Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

pdf 24 trang phuongvu95 6380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_tre_mau_giao_5_6.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội

  1. 1 MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài 1.1.Về mặt lý luận Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên và có một vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này. Do vậy, việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ và quản lý hoạt động giáo dục trẻ là nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác nâng cao chất lượng nhà trường. Công tác quản lý hoạt động giáo dục của hiệu trưởng là công việc được tiến hành thường xuyên, liên tục. Hiệu trưởng phải luôn quan tâm tăng cường các biện pháp quản lý, vừa thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, vừa nghiên cứu cải tiến công tác quản lý góp phần vào thành quả chung của ngành giáo dục mầm non, đáp ứng được yêu cầu đổi mới về chất lượng giáo dục trong thời kỳ mới. 1.2. Về mặt thực tiễn Trong những năm qua, giáo dục mầm non cả nước đã có bước phát triển toàn diện về quy mô và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Trong đó, mô hình trường mầm non tư thục phát triển nhanh. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục trẻ trong các trường mầm non ngoài công lập trong đó có các trường mầm non tư thục quận Đống Đa được đánh giá chưa cao, công tác quản lý hoạt động giáo dục còn nhiều khó khăn. Để khắc phục những hạn chế trên thì vai trò quản lý, chỉ đạo của người hiệu trưởng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thực tế cho thấy, nếu hiệu trưởng có những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường khoa học và phù hợp thì chất lượng chăm sóc -giáo dục trẻ của nhà trường ngày càng được nâng cao, thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục trẻ mầm non đặc biệt công tác chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5-6 tuổi sẵn sàng bước vào trường phổ thông. Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
  2. 2 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội, đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội nhằm phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, kỹ năng xã hội cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: Khái niệm quản lý, quản lý nhà trường, hoạt động giáo dục, nội dung giáo dục, hình thức giáo dục trẻ mầm non, các nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non, - Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội, thực trạng nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này. - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động giáo dục của các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội 4.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các tài liệu nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu 5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn + Phương pháp quan sát; + Phương pháp phỏng vấn; + Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi;
  3. 3 + Phương pháp tổng kết kinh nghiệm thực tiễn giáo dục + Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động 5.3. Các phương pháp bổ trợ Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý, thống kê các tài liệu điều tra khảo sát. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát 7. Giả thuyết khoa học Hoạt động giáo dục là hoạt động trọng tâm trong công tác chuyên môn của trường mầm non. Trong những năm gần đây, hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định, phục vụ công tác giáo dục của nhà trường. Nhưng đứng trước những yêu cầu đổi mới giáo dục thì hoạt động quản lý vẫn còn nhiều hạn chế như: Công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa được chú trọng; Phân công giáo viên chưa phù hợp, lập kế hoạch hoạt động giáo dục chưa gắn với điều kiện thực tế của nhà trường, Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội, góp phần đạt được mục tiêu giáo dục mầm non chất lượng cao trên địa bàn. 8. Đóng góp mới của luận văn - Hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về giáo dục và quản lý hoạt động giáo dục - Phát hiện và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục Quận Đống Đa, TP Hà Nội - Xây dựng, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục Quận Đống Đa, TP Hà Nội 9. Cấu trúc của luận văn - Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương.
  4. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUÔI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.2. Những nghiên cứu ở trong nước 1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Khái niệm về quản lý và chức năng của quản lý 1.2.1.1. Khái niệm quản lý Quản lý là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong tổ chức. Đó là quá trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung 1.2.1.2. Chức năng quản lý Chức năng quản lý có thể coi là những nhiệm vụ có tính nghề nghiệp mà tất cả các nhà quản lý phải thực hiện trong quá trình quản lý của mình. Các chức năng quản lý thể hiện bản chất của quá trình quản lý. Việc thực hiện các chức năng quản lý là đảm bảo cho hoạt động quản lý tồn tại và phát triển. 1.2.2. Khái niệm về quản lý hoạt động giáo dục, quản lý nhà trường và quản lý trường mầm non 1.2.2.1. Khái niệm về quản lý hoạt động giáo dục Quản lý giáo dục có thể hiểu một cách đơn giản là sự quản lý hệ thống giáo dục và đào tạo bao gồm một hay nhiều cơ sở giáo dục, trong đó nhóm, lớp là đơn vị cơ sở, ở đó diễn ra các hoạt động Quản lý giáo dục cơ bản nhất. Trong Quản lý giáo dục, chủ thể chính là bộ máy QL các cấp, đối tượng Quản lý chính là nguồn nhân lực, cơ sở vật chất - kỹ thuật và các hoạt động thực hiện chức năng của GD - ĐT. 1.2.2.2. Quản lý nhà trường Quản lý trường học thực chất là hoạt động có định hướng, có kế hoạch của các chủ thể quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục, để nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.
  5. 5 1.2.2.3. Quản lý trường mầm non Quản lý trường mầm non là quá trình tác động có mục đích có kế hoạch của chủ thể quản lý (Hiệu trưởng) đến tập thể cán bộ, giáo viên để chính họ tác động trực tiếp đến quá trình chăm sóc giáo dục trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của bậc học. 1.2.3. Khái niệm hoạt động giáo dục và đặc trưng hoạt động giáo dục ở trường mầm non 1.2.3.1. Khái niệm hoạt động giáo dục Hoạt động giáo dục là hoạt động sư phạm được tổ chức trong nhà trường một cách có kế hoạch, có mục đích. Trong đó dưới vai trò chủ đạo của nhà giáo dục, người được giáo dục tích cực, chủ động tự giáo dục, tự rèn luyện nhằm hình thành cơ sở của thế giới quan nhân sinh quan khoa học, những phẩm chất, nét tính cách của người công dân người lao động. 1.2.3.2. Đặc trưng của hoạt động giáo dục ở trường mầm non Hoạt động giáo dục trường mầm non là chương trình được xây dựng trong thời gian trẻ ở trường nhằm giúp cho trẻ được học, được chơi dưới nhiều hình thức phong phú tạo hứng thú, tò mò, kích thích trẻ tìm hiểu khám phá, qua đó góp phần vào sự hình thành và phát triển nhân cách cá nhân trẻ, bao gồm các hoạt động ở 5 lĩnh vực: phát triển thể chất, phát triển thẩm mỹ, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm quan hệ xã hội. 1.2.4. Khái niệm trường mầm non tư thục, chức năng, nhiệm vụ và đặc trưng của trường mầm non tư thục 1.2.4.1. Khái niệm trường mầm non, trường mầm non tư thục Trường mầm non là đơn vị cơ sở của bậc học mầm non và cũng được tổ chức theo các loại hình như các bậc học khác. Trường mầm non (mẫu giáo) tư thục là cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, được thành lập và đảm bảo kinh phí hoạt động bởi một tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân và nguồn vốn đầu tư đảm bảo hoạt động cho cơ sở này sẽ được xuất phát từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước [8]. 1.2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của trường mầm non Nhiệm vụ của trường mầm non: Tổ chức và nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi theo chương trình giáo dục mầm non do Bộ GD&ĐT ban hành.
  6. 6 1.2.4.3. Đặc trưng của trường mầm non tư thục Trường mầm non tư thục có chức năng nhiệm vụ của một tổ chức giáo dục và là mô hình tổ chức cung ứng một dịch vụ phổ biến và ngày càng phát triển trong xã hội hiện đại, đó là dịch vụ trông - nuôi - dạy trẻ. 1.2.4.4. Sự khác biệt cơ bản của trường mầm non tư thục và trường mầm non công lập Trường Mầm non công lập do cơ quan nhà nước thành lập, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên. Nhà trường, nhà trẻ, lớp mẫu giáo tư thục do cộng đồng dân cư hoặc do tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động bằng nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước. 1.2.5. Một số vấn đề lý luận về hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo tại trường mầm non 1.2.5.1. Đặc trưng cơ bản về sự phát triển nhân cách của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi - Đặc điểm phát triển về thể chất - Đặc điểm phát triển về tâm lí - Về ngôn ngữ - Về trí nhớ - Về tư duy - Về tưởng tượng - Về đời sống tình cảm - Tự ý thức của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 1.2.5.2. Mục tiêu giáo dục trẻ 5-6 tuổi Mục tiêu giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi được thể hiện trong chương trình giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục ban hành trên các lĩnh vực giáo dục phát triển gồm: - Về phát triển thể chất - Về phát triển nhận thức - Về phát triển ngôn ngữ - Về phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội - Phát triển thẩm mỹ 1.2.5.3. Nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi Theo Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT, ngày 24/01/2017 của Bộ trưởng
  7. 7 Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung giáo dục mầm non gồm: Theo cách tiếp cận nội dung giao dục phát triển, nội dung giáo dục trẻ 5-6 tuổi gồm: 5 nội dung, phát triển thể chất, phát triển nhận thức, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mỹ, phát triển tình cảm xã hội. 1.2.5.4. Phương pháp giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Các phương pháp giáo dục cụ thể bao gồm: - Các phương pháp sử dụng tình cảm - Các phương pháp dùng nghệ thuật - Các phương pháp trải nghiệm thực tiễn – luyện tập củng cố - Các phương pháp dùng lời nói. - Các phương pháp khích lệ kích thích và điều chỉnh hành vi - Các phương pháp trực quan – minh họa 1.2.5.5. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi * Theo mục đích và nội dung giáo dục, có các hình thức: - Tổ chức hoạt động có chủ định của giáo viên và theo ý thích của trẻ. - Tổ chức lễ, hội * Theo vị trí không gian, có các hình thức: - Tổ chức hoạt động trong phòng lớp. - Tổ chức hoạt động ngoài trời. * Theo số lượng trẻ,có các hình thức: - Tổ chức hoạt động cá nhân. - Tổ chức hoạt động theo nhóm. - Tổ chức hoạt động cả lớp. 1.2.5.6. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Đánh giá sự phát triển của trẻ (bao gồm đánh giá trẻ hằng ngày và đánh giá trẻ theo giai đoạn) nhằm theo dõi sự phát triển của trẻ, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và kịp thời điều chỉnh kế hoạch giáo dục cho phù hợp với trẻ, với tình hình thực tế ở địa phương. Trong đánh giá phải có sự phối hợp nhiều phương pháp, hình thức đánh giá; coi trọng đánh giá sự tiến bộ của từng trẻ, đánh giá trẻ thường xuyên qua quan sát hoạt động hằng ngày. 1.3. Vai trò, nhiệm vụ của hiệu trưởng, giáo viên trong trường mầm non 1.3.1.Vai trò của hiệu trưởng trong trường mầm non Hiệu trưởng là thủ trưởng nhà trường,đại diện cho nhà trường về quản lý, có trách nhiệm và có thẩm quyền cao nhất về hành chính và hoạt động chuyên môn trong nhà trường. Vì thế hiệu trưởng có vai trò quyết định kết quả phấn đấu của nhà trường.
  8. 8 1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của người hiệu trưởng trường mầm non - Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm học. - Điều hành các hoạt động của trường; - Phân công quản lý kiểm tra công tác của giáo viên, nhân viên - Quản lý hành chính, tài chính, tài sản của trường. - Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ trong nhà trường. - Quản lý trẻ em và các hoạt động của trẻ do trường tổ chức, nhận trẻ vào trường 1.3.3. Vai trò của giáo viên mầm non Trong trường mầm non, giáo viên mầm non giữ vai trò chủ đạo trong việc tổ chức các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ em. Người giáo viên mầm non phải phát hiện năng khiếu ban đầu, định hướng cho sự phát triển nhân cách của trẻ, uấn nắn vun đắp tâm hồn trẻ phát triển lành mạnh. 1.3.4. Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên mầm non * Nhiệm vụ của giáo viên mầm non: * Quyền hạn của giáo viên mầm non: 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non 1.4.1. Khái niệm quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non Quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm phát triển và nâng cao chất lượng các thành tố của quá trình giáo dục, làm cho hoạt động giáo dục trẻ mầm non tiến đến mục đích đã được đề ra của nhà trường. 1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm non *Nội dung quản lý thứ nhất: Lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và quản lý việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục của tổ chuyên môn và giáo viên *Nội dung quản lý thứ hai: Quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non * Nội dung quản lý thứ ba: Chỉ đạo đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên *Nội dung quản lý thứ tư: Chỉ đạo việc kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục *Nội dung quản lý thứ năm: Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi:
  9. 9 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tại trường mầm non tư thục 1.5.1. Năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên 1.5.2. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động dạy và học 1.5.3. Chế độ chính sách đối với CB, GV trong nhà trường 1.5.4. Sự phối kết hợp của gia đình và các tổ chức xã hội địa phương trong tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 1.5.5. Công tác thanh tra, kiểm tra 1.5.6. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Tiểu kết chương 1 Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Mục tiêu chung của giáo dục mầm non là: Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
  10. 10 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu về khảo sát 2.1.1. Mục đích khảo sát 2.1.2. Nội dung khảo sát 2.1.3. Đối tượng khảo sát 2.1.4. Phương pháp khảo sát 2.1.5. Xử lý số liệu khảo sát: 2.2. Giới thiệu về các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội Hiện nay, toàn quận Đống Đa có tổng số 18 trường mầm non ngoài công lập trong đó có 16 trường mầm non tư thục và 2 loại hình trường mầm non theo mô hình quốc tế với tổng số gần 2.400 học sinh. Các trường mầm non tư thục có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học trong các nhà trường được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ và hiện đại đáp ứng phần nào nhu cầu cho trẻ đến trường MN của người dân. Các trường tập trung tại khu vực trung tâm, thuận lợi về giao thông, phục vụ nhu cầu của phụ huynh trong quận. Trong quá trình khảo sát tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa chúng tôi tập trung khảo sát 6 trường mầm non tư thục sau: Trường Mầm non tư thục Mặt trời xanh, Trường mầm non tư thục Thế Hệ Mới, Trường Mầm non tư thục Tiểu Tiên, Trường Mầm non tư thục Ngôi nhà hồng, Trường Mầm non tư thục Tuổi thơ tài năng, Trường mầm non tư thục Ngôi nhà của bé. Các trường mầm non trên đều thực hiện Chương trình GDMN ban hành theo Thông tư số 01/VBHN-BGDĐT, ngày 24/01/2017. Trong quá trình hình thành và phát triển, ban đầu, các trường mầm non tư thục trên chỉ là một nhóm lớp mầm non độc lập, hoạt động chăm sóc nuôi dạy trẻ với quy mô 30 - 40 trẻ, trải qua thời gian hoạt động số trẻ dần tăng đều ở mỗi lớp qua các năm và phát triển với số lượng học sinh hơn 100 trẻ ở mỗi trường và duy trì sĩ số tương đối ổn định trong những năm gần đây. Các số liệu so sánh giữa 2 năm học gần đây cho thấy sự phát triển về số lượng lớp học, số học sinh
  11. 11 cũng như số cán bộ, giáo viên, nhân viên. Các số liệu so sánh giữa 2 năm học gần đây cho thấy sự phát triển về số lượng lớp học, số học sinh cũng như số cán bộ, giáo viên, nhân viên. Bảng 2.1: Số lớp học và số học sinh các năm học 2016-2017 và 2017-2018 Tổng số lớp học Tổng số học sinh Số học sinh lớp Trường mầm toàn trường toàn trường mẫu giáo 5-6 tuổi non tư thục Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học Năm học 2016- 2017- 2016- 2017- 2016- 2017- 2017 2018 2017 2018 2017 2018 Mặt trời xanh 6 7 127 135 25 27 Thế hệ mới 7 7 130 135 21 23 Tiểu Tiên 8 8 157 161 28 30 Ngôi nhà hồng 14 14 275 280 42 43 Tuổi thơ tài năng 6 6 125 120 22 24 Ngôi nhà của bé 7 8 145 150 27 30 Tổng số 48 50 959 981 165 177 Bảng 2.2: Số cán bộ giáo viên, nhân viên các năm học 2016 - 2017 và 2017 - 2018 Năm học 2016 – 2017 Năm học 2017 - 2018 Cao Trình độ Trung Cao đẳng Thạc Trung Thạc Tổng đẳng Tổng Cấp Đại học Sỹ cấp sỹ Đại học Cán bộ quản lý 2 17 1 20 1 18 1 20 Giáo viên lớp 26 20 0 46 28 20 0 48 nhà trẻ Giáo viên lớp 21 15 0 36 22 16 0 38 mẫu giáo Giáo viên lớp 6 8 0 14 4 10 0 14 mẫu giáo 5-6t Nhân viên 2 5 0 7 2 5 0 7 Cộng 57 65 1 123 57 69 1 127
  12. 12 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội 2.3.1.Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi của các trường mầm non non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội 2.3.2. Thực trạng hoạt động chăm sóc – nuôi dưỡng trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội 2.3.3. Thực trạng thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 2.3.4. Thực trạng thực hiện nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.3.5. Thực trạng tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.4.1. Thực trạng nhận thức của CBQL về các nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Bảng 2.9: Nhận thức của CBQL về các nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Mức độ nhận thức TT Nội dung quản lý Rất QT Quan trọng Không QT SL % SL % SL % Quản lý việc lập kế hoạch giáo 1 dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 18 90% 2 10% 0 0% Quản lý việc tổ chức thực hiện 19 95% 1 5% 0 0% 2 hoạt động giáo dục trẻ Quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp tổ chức hoạt 15 78.9% 5 21.1% 0 0% 3 động giáo dục, bồi dưỡng giáo viên Quản lý chỉ đạo việc kiểm tra 4 đánh giá hoạt động giáo dục trẻ 16 80% 4 20% 0 0% Quản lý cơ sở vật chất, trang 5 thiết bị đồ dùng, đồ chơi 17 85% 3 15% 0 0% Kết quả ở bảng 2.9 cho thấy, CBQL trường đã có nhận thức đúng về vai trò của công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Cụ thể: Ở 5
  13. 13 nội dung quản lý hoạt động giáo dục 100% CBQL đều đánh giá các nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là rất quan trọng và quan trọng. Điều đó chứng tỏ CBQL đã rất chú trọng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ trong nhà trường. 2.4.2. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục quận Đống Đa. Bảng 2.10: Mức độ thực hiện các nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Mức độ thực hiện Tổng TT Nội dung quản lý Tốt Trung bình Chưa tốt điểm SL % SL % SL % Quản lý việc lập kế hoạch giáo 1 20 100% 0 0% 0 0% 60 dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Quản lý việc tổ chức thực hiện 2 14 70% 5 25% 1 5% 53 hoạt động giáo dục trẻ Quản lý chỉ đạo đổi mới phương 3 pháp tổ chức hoạt động giáo dục, 12 60% 6 30% 2 10% 50 bồi dưỡng giáo viên Quản lý chỉ đạo việc kiểm tra đánh 4 15 75% 4 20% 1 5% 54 giá hoạt động giáo dục trẻ Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết 5 7 35% 9 45% 4 20% 43 bị đồ dùng, đồ chơi Kết quả bảng 2.10 cho thấy: Cả 5 nội dung quản lý này đều được đánh giá mức độ thực hiện ở mức độ "Tốt" tương đối cao. Điều này cho thấy, hoạt động quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, Hà Nội đã được chú trọng, đã thực hiện khá tốt các nội dung quản lý. Đặc biệt là nội dung quản lý hoạt động này như: "Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, Hà Nội" đã được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, nội dung quản lý "Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi ", có tổng điểm thấp nhất trong 5 nội dung quản lý. Vì vậy, cán bộ quản lý giáo dục cần phải chú trọng đến nội dung quản lý này trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
  14. 14 2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non mầm non tư thục quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2.4.3.1. Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và chỉ đạo việc lập kế hoạch giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của tổ chuyên môn và giáo viên 2.4.3.2. Thực trạng quản lý việc tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của giáo viên 2.4.3.3. Thực trạng quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên 2.4.3.4. Thực trạng quản lý chỉ đạo việc kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 2.4.3.5. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 2.4.4. Đánh giá vai trò của hiệu trưởng trong công tác quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 2.4.5. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội Bảng 2.18: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Đánh giá của CB, GV RQT QT KQT Tổng Thứ TT Các yếu tố ảnh hưởng TL TL điểm bậc SL TL% SL SL % % Năng lực và trình độ chuyên 1 môn nghiệp vụ của đội ngũ cán 31 91.1 3 8.9 0 0.0 99 1 bộ quản lý, giáo viên Cơ sở vật chất phục vụ cho các 2 28 82.4 6 17.6 0 0.0 96 2 hoạt động dạy và học Chế độ, chính sách đối với CB, 3 GV trong nhà trường 20 58.8 12 35.3 2 5.9 86 3 Sự phối kết hợp của gia đình và các tổ chức xã hội, địa phương 4 13 38.2 10 29.4 11 32.4 70 6 trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ 5 Công tác thanh tra, kiểm tra 12 35.3 18 52.9 4 11.8 76 5 Đặc điểm phát triển tâm lý của 6 15 44.1 17 50.0 2 5.9 81 4 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
  15. 15 Kết quả khảo sát ở bảng 2.18 cho thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi. Mỗi yếu tố được CBQL, GV đánh giá ở mức độ ảnh hưởng là khác nhau, trong đó yếu tố Năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CB, GV được đánh giá là yếu tố có vai trò quan trọng nhất, quyết định tới công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi với 31 ý kiến cho là rất quan trọng, 3 ý kiến cho là quan trọng và không có ý kiến nào đánh giá là không quan trọng. 2.5. Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa - TP Hà Nội 2.5.1. Điểm mạnh - Nguyên nhân Thuận lợi đầu tiên là tâm huyết và nỗ lực học hỏi của đội ngũ quản lý, lãnh đạo nhà trường, sức trẻ và nhiệt tình của đội ngũ giáo viên, sẵn sàng vượt khó, đoàn kết phấn đấu hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu của tổ chức, có ý thức rõ ràng về mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ chăm sóc nuôi dạy trẻ với hình ảnh và thương hiệu nhà trường. Thuận lợi thứ hai là các trường mầm non tư thục quận Đống Đa nằm trung tâm phát triển của toàn thành phố Hà Nội, mật độ dân cư đông, nhu cầu gửi trẻ của nhân dân trong khu vực ngày một tăng. Thuận lợi thứ ba là đội ngũ giáo viên trường đã tự khẳng định mình, vị trí vai trò của GVMN vừa là cô giáo, vừa là mẹ hiền đã được xác lập, được xã hội tin cậy. Nhà trường luôn nhận được sự ủng hộ của phụ huynh học sinh trong các hoạt động và nhất là các nội dung hoạt động mới nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ. 2.5.2. Điểm yếu - nguyên nhân Khó khăn thứ nhất là đội ngũ giáo viên nhân viên còn rất trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề. Do tình hình chung của ngành GDMN là cung thấp hơn cầu. Bên cạnh đó, các giáo viên trẻ mới ra trường cũng đồng thời ở trong độ tuổi kết hôn và thai sản nên mức độ gắn bó ổn định với công việc không cao, nghỉ ngắt quãng nhiều, tình trạng chuyển công tác từ cơ sở này sang cơ sở khác diễn ra thường xuyên. Khó khăn thứ hai là thiếu một cơ chế chính sách rõ ràng, thích hợp và có tính khích lệ, hỗ trợ trong quản lý của nhà nước đối với các cơ sở GDMN ngoài công lập.
  16. 16 Khó khăn thứ ba là nguồn vốn của các trường mầm non tư thục là do cá nhân đầu tư, hoàn toàn tự thu - chi và không nhận được hỗ trợ về vốn từ nhà nước. Khó khăn thứ tư là mặt bằng của các trường mầm non tư thục chủ yếu là mặt bằng thuê trong thời hạn nhất định từ 5-7 năm với những ràng buộc về diều khoản thuê mặt bằng gây hạn chế cho việc các trường mầm non tư thục thiết kế không gian lớp học, khu vực hoạt động giáo dục phù hợp tiêu chuẩn, một số trường diện tích mặt bằng thiếu không gian sân chơi ngoài trời để phục vụ cho các hoạt động thể chất,lao động, hoạt đông vui chơi của trẻ. 2.5.3. Cơ hội. Hiện nay, các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Đống Đa là những địa chỉ tin cậy đối với các bậc phụ huynh học sinh. Các trường đã xây dựng được thương hiệu giáo dục ở một mức độ nhất định, khẳng định được chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non trong quận và có cơ hội thu hút được nguồn lực giáo viên, nhân viên có trình độ, chuyên môn cao và tỷ lệ tuyển sinh học sinh hàng năm ổn định và phát triển với số lượng cao hơn. 2.5.4. Tồn tại, hạn chế Hệ thống quản lý chưa được hoàn thiện, các văn bản, sổ sách giấy tờ hướng dẫn công việc còn chưa đảm bảo tính khoa học, đôi khi tạo áp lực hành chính không cần thiết cho người giáo viên mầm non. Các mẫu sổ theo dõi chất lượng nhóm lớp cần được thiết kế lại cho phù hợp và thuận tiện. Hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí chất lượng trong công việc chưa đầy đủ, chưa bao quát hết được các mặt của hoạt động nhà trường. 2.5.5. Nguy cơ - thách thức Trong quá trình quản lý các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, tiếp cận quản lý chất lượng, các trường vẫn còn có những tồn tại và hạn chế như: - Một số giáo viên cảm thấy áp lực do việc phải thực hiện công việc theo quy trình và điều kiện bắt buộc để đảm bảo các nguyên tắc chất lượng đã đề ra. - Hệ thống quản lý chưa được hoàn thiện, các văn bản, sổ sách giấy tờ hướng dẫn công việc còn chưa đảm bảo tính khoa học, đôi khi tạo áp lực hành chính không cần thiết cho người giáo viên mầm non. - Chưa có chương trình đào tạo về Quản lý giáo dục để đảm bảo 100% cán bộ giáo viên nhân viên thông suốt về tư tưởng, am hiểu và có kĩ năng về quản lý giáo dục.
  17. 17 - Hệ thống giáo dục mầm non ngoài công lập của quận ngày càng phát triển, tạo đà cho các trường không ngừng nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ đồng thời đó là thách thức về mặt tuyển sinh rất lớn của các khối trường trong quá trình cạnh tranh về số lượng và chất lượng để duy trì và phát triển nhà trường. Tiểu kết chương 2 Trong chương 2 này, luận văn trình bày thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội qua 3 nội dung chính: 1, Vài nét giới thiệu về các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, thành phố Hà Nội 2, Thực trạng hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội; 3, Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội Đây chính là cơ sở thực tiễn quan trọng dẫn đến việc đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội.
  18. 18 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC QUẬN ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 3.1.2. Nguyên tắc công khai, dân chủ 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính cấp thiết và khả thi 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi cho CBQL, giáo viên tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội 3.2.2. Biện pháp 2: Chủ động, tích cực chỉ đạo lập kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội 3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chuyên môn tại các trường mầm non tư thục 3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo sát sao việc quản lý các điều kiện bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi: 3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác kiểm tra, điều chỉnh việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 3.2.7. Biện pháp 7: Xây dựng chế độ chính sách thu hút đội ngũ cán bộ - giáo viên - nhân viên đáp ứng sự phát triển của nhà trường. 3.2.8. Biện pháp 8: Tích cực lấy ý kiến phản hồi từ phụ huynh học sinh
  19. 19 3.2.9. Biện pháp 9: Ứng dụng thông tin trong quản lý hoạt động của nhà trường 3.2.10. Biện pháp 10: Chú trọng các hoạt động xây dựng uy tín của nhà trường. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp Mỗi biện pháp đã đề xuất có vị trí, vai trò, nhiệm vụ và cách thức tiến hành khác nhau. Biện pháp 1 về Nâng cao nhận thức về hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo cho CBQL và GV; Biện pháp 2 về Kế hoạch hoá quản lý tạo thế chủ động trong việc tổ chức hoạt động giáo dục trẻ; Biện pháp 3 về công tác đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chuyên môn tại các trường mầm non tư thục; Biện pháp 4 về quản lý các điều kiện đảm bảo cho thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ; Biện pháp 5 về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục trẻ; Biện pháp 6 về tăng cường kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi; Biện pháp 7 về xây dựng chế độ, chính sách thu hút đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng sự phát triển của nhà trường; Biện pháp 8 về lấy ý kiến phản hồi từ phụ huynh HS để điều chỉnh các biện pháp quản lý; Biện pháp 9 về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động của nhà trường và Biện pháp 10 về việc xây dựng uy tín của nhà trường. Các biện pháp có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, hỗ trợ nhau trong quá trình giáo dục trẻ. Thực hiện biện pháp này là điều kiện cho việc thực hiện tốt biện pháp kia. Việc thực hiện tốt, đồng bộ các biện pháp sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp hiệu trưởng trường mầm non hoàn thành chức trách nhiệm vụ quản lý đã đặt ra. 3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất * Mục đích khảo nghiệm Nhằm đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất, thông qua đó giúp chúng tôi hoàn thiện các biện pháp sát thực hơn, khả thi hơn về vai trò của hiệu trưởng trong quản lý giáo dục trẻ ở các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội hiện nay. * Nội dung khảo nghiệm Chúng tôi trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi với 20 CBQL và 127 GV trong 6 trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội. Đối tượng khảo sát đều là những lực lượng liên quan đến vấn đề nghiên cứu ở các trường MN
  20. 20 tư thục quận Đống Đa hiện nay. Sau khi khảo sát, xin ý kiến, tác giả tiến hành phân tích xử lí số liệu, tính điểm trung bình, xếp hạng theo thứ bậc để nhận xét đánh giá và rút ra kết luận. * Kết quả khảo nghiệm Bảng 3.1: Mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất Tính cần thiết Tính khả thi Không Rất cần Cần Rất khả Khả Không TT Biện pháp cần thiết thiết thi thi khả thi thiết SL % SL % SL % SL % SL % SL % Nâng cao nhận thức về 1 hoạt động giáo dục của 147 100 0 0 0 0 122 83,0 25 17,0 0 0 CBQL và GV Chỉ đạo lập kế hoạch 2 hoạt động giáo dục trẻ 147 100 0 0 0 0 123 83,6 24 16,4 0 0 mẫu giáo 5-6 tuổi Đổi mới, nâng cao chất 3 147 100 0 0 0 0 125 85,0 22 15,0 0 0 lượng tổ chuyên môn Chỉ đạo việc quản lý các điều kiện đảm bảo việc 4 tổ chức thực hiện hoạt 147 100 0 0 0 0 100 68.0 35 24,0 12 8,0 động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức 5 125 85.0 22 15 0 0 112 76,0 23 15,6 12 8,0 giáo dục trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi Tăng cường công tác kiểm tra, điều chỉnh việc 6 tổ chức thực hiện hoạt 127 86,4 20 13,6 0 0 117 79,6 21 14,2 9 6,2 động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
  21. 21 Xây dựng chế độ chính sách thu hút đội ngũ cán 7 bộ, giáo viên, nhân viên 147 100 0 0 0 0 130 88,4 12 8,2 5 3,4 đáp ứng sự phát triển của nhà trường Tích cực lấy ý kiến phản 8 hồi từ phụ huynh học 97 66,0 50 34,0 0 0 76 51,7 51 34,7 20 13,6 sinh Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý 9 86 58,5 61 41,5 0 0 71 48,3 37 25,2 39 26,5 hoạt động của nhà trường Chú trọng các hoạt động 10 xây dựng uy tín của nhà 112 76,2 37 23,8 0 0 98 66,7 27 18,4 47 14,9 trường Kết quả khảo sát bảng 3.1 cho thấy các khách thể khảo sát (CBQL, GV) đều cho rằng, các biện pháp đề xuất đều rất cần thiết và cần thiết. Còn ở mức không cần thiết, các biện pháp mà chúng tôi đề xuất không có ai đánh giá (0%). Tuy nhiên mức độ đánh giá ở các biện pháp ở mức rất cần thiết là có khác nhau. Biện pháp được đánh giá ở mức rất cần thiết cao nhất là biện pháp 1, 2, 3, 4, 6 và 7 đạt tỉ lệ 100%; biện pháp được đánh giá ở mức rất cần thiết thấp nhất là biện pháp 8 đạt tỉ lệ 58,5%. Việc đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất trong quá trình quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường MN tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội cũng thu được kết quả có tính khả thi cao. Trong đó biện pháp có tính rất khả thi cao nhất là biện pháp 7 đạt tỉ lệ 88,4%. Tiếp theo là biện pháp 3 đạt tỉ lệ 85%. Biện pháp có tính rất khả thi thấp hơn cả đó là biện pháp 9 đạt tỉ lệ 48.3%.
  22. 22 Bảng 3.2: Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất Tính cần thiết Tính khả thi TT Biện pháp quản lý Thứ Thứ ∑ ∑ X bậc X bậc 1 Biện pháp 1 441 3.00 1 416 2,83 2 2 Biện pháp 2 441 3,00 1 414 2,81 3 3 Biện pháp 3 441 3,00 1 419 2,85 1 4 Biện pháp 4 441 3.00 1 382 2,60 7 5 Biện pháp 5 434 2,95 2 394 2,68 6 6 Biện pháp 6 421 2,86 3 402 2,73 4 7 Biện pháp 7 441 3.00 1 419 2,85 1 8 Biện pháp 8 391 2,65 5 350 2,38 8 9 Biện pháp 9 380 2.58 6 326 2,21 9 10 Biện pháp 10 410 2,78 4 395 2,69 5 Tổng 2,88 2,66 Tiểu kết chương 3 Trên cơ cở lý luận, kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà nội trong các năm học, dựa trên những nguyên tắc cơ bản luận văn đã đề xuất 9 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội. Các biện pháp đã cố gắng hướng vào việc khắc phục những hạn chế trong quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội Các biện pháp quản lý đều được CBQL và GV tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Đống Đa đánh giá cao về mức độ phù hợp, tính cần thiết và rất khả thi. Tuy nhiên, để thực hiện đồng bộ các biện pháp trên cần có sự thống nhất trong nhận thức và hành động của các cán bộ quản lý đến các giáo viên trong nhà trường. Đây là một trong những yếu tố quan trọng nhất có tính chất quyết định đến sự thành công của quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Đống Đa, TP Hà Nội.
  23. 23 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Kết luận về kết quả nghiên cứu lý luận Luận văn đã tập trung vào việc xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục. Trong đó, luận văn đã xác định các khái niệm công cụ quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở các trường mầm non. Luận văn cũng đã xác định được các nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non Luận văn cũng đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục trẻ trong các trường mầm non tư thục là những căn cứ, định hướng giúp cho chúng tôi tiến hành điều tra thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non tư thục ở quận Đống Đa, TP Hà Nội. 1.2. Kết luận về kết quả nghiên cứu thực tiễn Luận văn đã phân tích sâu và chỉ ra kết quả nghiên cứu về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy: - Về mặt nhận thức: Tất cả 5 nội dung quản lý đều được cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức là vai trò " Rất quan trọng" và "Quan trọng". - Về mức độ thực hiện: Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về mức độ thực hiện 5 nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội cho thấy: Cả 5 nội dung quản lý này đều được đánh giá mức độ thực hiện ở mức độ "Tốt" chiếm tỷ lệ cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội. Trong đó, Cả 6 yếu tố: Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên; Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động dạy và học; Cơ chế, chính sách đối với CB, GV thực hiện hoạt động giáo dục trẻ; Công tác thanh tra, kiểm tra; Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, qua khảo sát đều được đánh giá là có ảnh hưởng nhiều tới quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường
  24. 24 mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội. Trên cơ cở lý luận, kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội trong các năm học trước, dựa trên những nguyên tắc cơ bản luận văn đã đề xuất 10 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội. Các biện pháp đã cố gắng hướng vào việc khắc phục những hạn chế trong quản lý hoạt động giáo dục trẻ tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội. Các biện pháp quản lý đều được các CBQL, GV đánh giá cao về mức độ phù hợp, tính cần thiết và rất khả thi. 2. Khuyến nghị 2.1. Với Phòng giáo dục và Đào tạo quận Đống Đa, TP Hà Nội 2.2. Với các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội 2.3. Với CBQL và GVMN tại các trường mầm non tư thục quận Đống Đa, TP Hà Nội.