Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo Phương Pháp Montessori tại các Trường Mầm Non Thực hành trên địa bàn Hà Nội

pdf 24 trang phuongvu95 9334
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo Phương Pháp Montessori tại các Trường Mầm Non Thực hành trên địa bàn Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_tre_3_6_tuoi_the.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo Phương Pháp Montessori tại các Trường Mầm Non Thực hành trên địa bàn Hà Nội

  1. 1 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài GDMN là nấc thang đầu tiên của hệ thống GD quốc dân. Trong những năm gần đây, GDMN có những bước đổi mới, trong đó bước chuyển mình cơ bản nhất là “GD lấy trẻ làm trung tâm” – đây là một quan điểm GD thay đổi vị trí của trẻ và vai trò của giáo viên trong quá trình GD. Quan điểm này định hướng cho GVMN trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường GD, lập kế hoạch GD để đạt hiệu quả cao nhất cho trẻ. Thực hiện đường lối chính sách của Đảng và nhà nước, nhiều chính sách về công tác chăm sóc, GD trẻ MN đã được xây dựng và triển khai. Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ đã xác định rằng: “Triển khai đổi mới GD theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực; phát triển năng lực và phẩm chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống”. Vậy tổ chức cho trẻ MN học như thế nào có hiệu quả nhất? Phương pháp GD tiên tiến nào có thể áp dụng trong bối cảnh của Việt Nam đang là vấn đề cấp thiết cần được nghiên cứu. Phương Pháp Montessori là một PPGD do bà Maria Montessori sáng lập ra , Đây là phương pháp với tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác. Phương pháp này đáp ứng được yêu cầu lấy trẻ làm trung tâm bằng việc trẻ học qua tự trải nghiệm tích cực với môi trường sống xung quanh. Trẻ được học trong môi trường đã được chuẩn bị sẵn giúp trẻ tràn đầy hứng thú và thích học. Với nhiều ưu điểm vượt trội, phương pháp Montessori đã được đưa vào chương trình giảng dạy tại nhiều trường MN tư thục ở Việt Nam, còn ở các trường mầm non công lập chỉ ứng dụng phương pháp Montessori vào từng lĩnh vực phát triển cho trẻ. Tuy nhiên là những trường tiên phong được vận dụng những cái mới, các phương pháp giáo dục tiên tiến dựa trên chương trình khung GDMN quốc gia và bên cạnh đó Trường Cao Đẳng sư phạm MGTW và Trường Trung cấp SPMGNT Hà Nội được Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT Hà Nội cấp phép đào tạo cấp chứng chỉ giáo viên Montessori. Những trường mầm non Thực hành như Trường Mầm non TH Linh Đàm, Trường mầm non TH Hoa Sen và Trường MN TH Hoa Thủy Tiên đã mạnh dạn ứng dụng PP Montessori vào chương trình GD của mình, làm thí điểm tại một số lớp. Từ nhận thức về đổi mới phương pháp GD mà nhiệm vụ của GVMN không phải truyền thụ kiến thức như trước đây, mà là tạo các cơ hội trải nghiệm cho trẻ thông qua các hoạt động học trong môi trường được chuẩn bị kỹ lưỡng, tỉ mỉ với các giáo cụ được sắp xếp ngăn nắp, có tính thẩm mỹ cao. Với mong muốn nâng cao chất lượng CS-GD cho trẻ MN, bên cạnh phương pháp GDMN truyền thống, các trường MN thực hành đã vận dụng linh hoạt PP Montessori một cách linh hoạt. Tuy nhiên đây là vấn đề còn mới mẻ, cần được nghiên cứu để không ngừng nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động học cho trẻ phù hợp và hiệu quả.Từ những lý do nêu trên chúng tôi chọn vấn đề: Quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo Phương Pháp Montessori tại các Trường Mầm Non Thực hành trên địa bàn Hà Nội làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
  2. 2 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo phương pháp Montessori và công tác quản lý nhằm đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục PP Montessori tại các trường mầm non TH trên địa bàn Hà Nội với hy vọng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non. hách th à đ i tư ng nghiên cứu hách th nghiên cứu: Hoạt động giáo dục theo PP Montessori tại các trường mầm non Thực hành trên địa bàn Hà Nội. Đ i tư ng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục theo PP Montessori tại các trường mầm non Thực hành trên địa bàn Hà Nội. 4 Giả thuyết khoa học: Quản lý hoạt động giáo dục nói chung, quản lý hoạt động giáo dục theo PP Montessori tại các trường mầm non Thực hành trên địa bàn Hà Nội là công tác quan trọng của hiệu trưởng, hiệu phó chuyên môn nhằm đảm bảo chất lượng CS-GD trẻ, tuy nhiên đây là một lĩnh vực còn rất mới mẻ nên còn một số hạn chế nhất định cần giải quyết. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ theo PP Montessori thì sẽ nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non như: trẻ chủ động và sáng tạo trong việc học của cá nhân; trẻ hứng thú và tập trung chú ý cao độ trong học tập; trẻ sẽ được học theo tốc độ và phù hợp khả năng riêng của bản thân. 5 Nhiệm ụ nghiên cứu: Nghiên cứu và hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ theo PP Montessori tại trường mầm non để xây dựng khung lý luận cho vấn đề nghiên cứu. Khảo sát và đánh giá thực trạng thực hiện hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục theo PP Montessori tại các trường mầm non Thực hành trên địa bàn Hà Nội; các yếu tố ảnh hưởng trong công tác quản lý hoạt động giáo dục này- Đề xuất một số biện pháp quản lý Hoạt động giáo dục theo PP Montessori tại các trường mầm non Thực hành trên địa bàn Hà Nội. 6 Phạm i à giới hạn nghiên cứu: 6.1. Phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non có rất nhiều nội dung cần quan tâm nghiên cứu, cũng như hiện nay có nhiều trường MN đang áp dụng phương pháp GD Montessori, song do điều kiện eo hẹp về thời gian, nên chúng tôi chỉ lựa chọn nội dung quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi theo phương pháp Montessori với chủ thể quản lý là Hiệu trưởng ở một số trường mầm non thực hành trên địa bàn Hà Nội. 6.2. Giới hạn nghiên cứu: a. Giới hạn nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục theo phương pháp Montessori với chủ
  3. 3 thể quản lý là Hiệu trưởng ở một số trường mầm non thực hành trên địa bàn Hà Nội. b. Giới hạn mẫu nghiên cứu: Về cán bộ quản lý: nghiên cứu 15 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và Tổ trưởng chuyên môn) của 3 trường MN thực hành: Trường MNTH Linh Đàm, Trường MNTH Hoa Sen,Trường MN Hoa Thủy Tiên. Về giáo viên: Chỉ khảo sát trên mẫu 50 giáo viên trong 2 năm học gần đây (từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2017 - 2018) của 3 trường TH. Về PHHS:Khảo sát 150 PHHS có con học lớp Montessori tại 3 trường Thực hành. Về học sinh: tiến hành khảo sát 250 trẻ của cả 3 trường MN thực hành trên địa bàn Hà Nội trong 2 năm học gần đây (từ năm học 2016 - 2017 đến năm học 2017 - 2018). 7 Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả đã kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 7 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: 7 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 7.2.1. Phương pháp điều tra: 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn: 7.2.3. Phương pháp quan sát: 7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: 7.2.5. Phương pháp toán thống kê, tổng hợp: 7.2.6. Phương pháp chuyên gia: 8. Cấu trúc luận ăn: Phần I: Mở đầu Phần II: Nội dung * Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori tại trường mầm non. * Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori tại các trường mầm non Thực hành trên địa bàn Hà Nội. * Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori tại các trường mầm non Thực hành trên địa bàn Hà Nội. Phần III: Kết luận và kiến nghị PHẦN II: NỘI DUNG Chương : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 3-6 TUỔI THEO PP MONTESSORI 1.1. Tổng quan nghiên cứu ấn đề 1.1.1. Nghiên cứu nước ngoài: 1.1.2. Nghiên cứu trong nước Một s khái niệm cơ bản c a đề tài 1.2.1. Quản lý 1.2.2. Quản lý giáo dục
  4. 4 1.2.3. Hoạt động Giáo dục 1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục trẻ mầm non. 1.2.5. Phương pháp Montessori : 1.2.6. Quản lý HĐGD trẻ MN theo PP Montessori. 1.2.7. Trường mầm non thực hành. Nội dung hoạt động giáo dục cho trẻ -6 tuổi theo PP Montessori tại trường mầm non 1.3.1. Lĩnh vực Thực hành cuộc sống theo PP Montessori tại trường Mầm non Học các kỹ năng sống cơ bản hay còn được gọi là thực hành cuộc sống là một phần của Chương trình học của Montessori, có sự kết nối với môi trường ở nhà và lớp học. Trẻ em thường yêu thích trật tự, và mong muốn được độc lập, và những mong muốn này đều được thể hiện trong các bài tập về thực hành cuộc sống. Trong suốt quá trình thực hành, trẻ sử dụng những học cụ và các hoạt động để có thể giúp gia tăng việc kiểm soát và hoàn thiện về:phối hợp và cân bằng toàn bộ cơ thể, các kỹ năng vận động tinh, tự kiểm soát được sự chú ý và khả năng tập trung, khả năng sắp xếp trình tự các bước của một nhiệm vụ để đạt được mục tiêu, kỹ năng sống hằng ngày. Lĩnh vực Thực hành cuộc sống bao gồm các nội dung: ND 1: Các bài tập về sự duyên dáng và lịch sự. ND 2: Các bài tập rèn sự khéo léo đôi bàn tay. ND 3: Các bài tập chăm sóc bản thân. ND4 : Các bài tập chăm sóc môi trường. ND5: Các bài tập về Ẩm Thực 1.3.2. Lĩnh vực Cảm giác theo PP Montessori tại trường Mầm non Trẻ sử dụng giác quan của mình để tiếp xúc và khám phá môi trường. Qua khám phá bằng giác quan trẻ có được vô số ấn tượng giác quan từ khi chào đời.Từ khoảng ba tuổi, sự phát triển tâm trí cùng với giai đoạn nhạy cảm về trật tự giúp trẻ phân biệt sự giống và khác nhau một cách tự nhiên để trẻ có thể phân loại, sắp xếp nhiều trải nghiệm giác quan chúng đã trải nghiệm. Những trải nghiệm giác quan trẻ xây dựng ở độ tuổi này sẽ trở thành nguồn tài nguyên trẻ sử dụng để suy nghĩ và sáng tạo. Các bài tập giác quan giúp trẻ sắp xếp ấn tượng cảm giác trong não bộ, hoặc gọi là hệ thống phân loại, cùng với vốn từ vựng chính xác để trẻ sử dụng cho duy và thể hiện sáng tạo. Lĩnhvực Cảm giác bao gồm các nội dung: ND 1: Các bài tập phát triển xúc giác. ND2: Các bài tập phát triển thị giác. ND3: Các bài tập phát triển thính giác. ND4: Các bài tập phát triển khứu giác và vị giác 1.3.3. Lĩnh vực Toán học theo PP Montessori tại trường Mầm non Nghiên cứu về toán học là sự phản ánh những khuynh hướng của con người về tìm hiểu và định hướng, trật tự và phân loại, lập luận và phán xét, tính toán và đo lường. Trong PP Montessori, khi được giới thiệu lần đầu tiên với trẻ, các khái niệm toán học được thể hiện trong những giáo cụ cụ thể.Toán học lấy nền tảng và mở rộng các bài tập về thực tế cuộc sống và các bài tập giác quan cũng như những trải nghiệm toán học trẻ em tình cờ gặp được trong cuộc sống. Sau khi được giới thiệu thông tin mới trẻ cần cơ hội để lặp lại những thông tin
  5. 5 đó. Trẻ được giới thiệu cách để thực hành để sử dụng và ghi nhớ những kiến thức mới và tích hợp nó với những gì đã biết. Trẻ có cơ hội xây dựng và củng cố kiến thức thông qua việc sử dụng các học cụ, cho đến khi kiến thức đó trở thành tự động. Lĩnh vực Toán gồm các nội dung: ND 1: Chuẩn bị học đếm. ND2: Làm quen với hình dạng. ND3: Làm quen với bộ số 1.3.4. Lĩnh vực Ngôn ngữ theo PP Montessori tại trường Mầm non Tiến sĩ MariaMontessori đã thiết kế chương trình học ngôn ngữ sớm cho trẻ, trong đó tất cả những yếu tố của ngôn ngữ nói và viết được dạy theo cách tăng dần nhưng lại được tích hợp và kết hợp với nhau.Trong ngôn ngữ nói của trẻ đã được phát triển từ khi mới sinh nay được tiếp tục và hoàn thiện qua một loạt các hoạt động làm giàu ngôn ngữ bao gồm các bài hát, trò chơi, bài thơ, những câu chuyện và bộ thẻ hình ảnh đã được phân loại. Tất cả các yếu tố của chương trình ngôn ngữ Montessori mang đến cho trẻ một nền tảng để xây dựng sự tự tin và sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo thông qua hàng hoạt các mô thức giao tiếp khác nhau. Trẻ cũng có cơ hội thưởng thức nhiều tác phẩm văn học đa dạng, chất lượng cao và các loại sách thực tế, sách tham khảo. Lĩnh vực Ngôn ngữ gồm các nội dung: ND 1: Nghe. ND2: Nói. ND3: Làm quen với đọc và viết 1.3.5. Lĩnh vực Văn hóa địa lý theo PP Montessori tại trường Mầm non Trẻ bước vào lớp học Montessori khi sự hứng thú và tò mò về những hiện tượng xã hội và tự nhiên của chúng đã đạt tới đỉnh điểm.Thời điểm này trẻ đang trong quá trình xây dựng khuôn khổ để phân loại những đặc điểm của thế giới bên ngoài. “Bài tập giác quan” có tác dụng phát triển và sàng lọc những khả năng quan sát và nhận thức cảm quan của trẻ. Trẻ sẽ học cách ghi nhận thể giới tự nhiên và thế giới xã hội bằng những cảm giác của chính mình: Lĩnh vực Văn hóa địa lý gồm các nội dung: ND1: Lịch sử. ND2: Địa lý . ND3: Văn hóa. ND4: Sinh vật học 1.3.6. Cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động theo PP Montessori Môi trường học tập Montessori được chuẩn bị để cho trẻ học tập và tìm hiểu thông qua hoạt động của chính mình. Nghĩa là môi trường này trao sự tự do và độc lập hết sức cho trẻ phù hợp với lứa tuổi, giai đoạn phát triển và khả năng và được điều chỉnh bởi chính nguyên tắc của trẻ. Ngoài ra môi trường còn có rất nhiều giáo cụ và các hoạt động để kích thích hứng thú và niềm đam mê của trẻ và giúp trẻ thực hiện những hoạt động có mục đích đòi hỏi sự tập trung và phán xét. Những gì được trang bị trong môi trường sẽ xác định sự phát triển về trí tuệ, cảm xúc và tinh thần của trẻ. 1.3.7. Yêu cầu đối với giáo viên theo phương pháp Montessori Trong lớp học của Montessori giáo viên có vai trò kết nối các em với môi trường Montessori được chuẩn bị. Yêu cầu đối với giáo viên thực hiện theo phương pháp Montessori là: Chuẩn bị môi trường học tập và Kết nối các trẻ em với các hoạt động đầy thử thách và phù hợp. Để con tự do tham gia vào một hoạt động cho đến khi trẻ thỏa mãn được hứng thú và niềm đam mê của mình,
  6. 6 chỉ hỗ trợ khi có yêu cầu.Ghi lại tiến bộ và thành tựu của trẻ. Giáo viên quan sát trẻ chính có thêm bằng chứng để đưa ra quyết định về việc làm thế nào để thúc đẩy lợi ích của trẻ và đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ. Quan sát cũng là một cách để giáo viên theo dõi sự tiến bộ của trẻ. 1.4. Nội dung quản lý các hoạt động giáo dục cho trẻ -6 tuổi theo PP Montessori tại trường mầm non 1.4.1. Lập kế hoach hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori tại trường mầm non. Dựa vào mục tiêu giáo dục ở các lĩnh vực để xây dựng kế hoạch cụ thể cho các hoạt động. Xây dựng kế hoạch là một mắt xích quan trọng của chu trình quản lý,là một chức năng quan trọng của người quản lý.Chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định sự thành công của một tổ chức. Có thể nói xây dựng kế hoạch giáo dục là hoạt động quyết định chính đảm bảo sự thành công của hoạt động giáo dục ở từng lĩnh vực theo PP Montessori cho trẻ trong trường mầm non.Có thể lập kế hoạch giáo dục cho trẻ theo từng khối lớp hoặc cho toàn trường. Mỗi giáo viên tự xây dựng lên kế hoạch giáo dục cho từng lĩnh vực cụ thể ở nhóm lớp mình dạy. Khối giáo viên tổng hợp kế hoạch các nhóm thành kế hoạch cho cả khối. Căn cứ vào kế hoạch nhóm lớp để lập kế hoạch cho trường. Đồng thời, mỗi giáo viên phải lập kế hoạch giáo dục trẻ theo các nội dung hoạt động của Montessori trong từng lĩnh vực. 1.4.2. Tổ chức và chỉ đạo hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori tại trường mầm non. Tổ chức hoạt động ở các lĩnh vực trong Montessori là chức năng được tiến hành sau khi lập xong kế hoạch nhằm chuyển hóa những mục đích, mục tiêu giáo dục trong kế hoạch thành hiện thực. Nhờ đó các bộ phận liên quan trong hoạt động giáo dục được liên kết thống nhất, cùng nhau thực hiện công việc và đạt được hiệu quả nhất định. Quá trình thực hiện có rất nhiều việc phải làm sao cho các mục tiêu đề ra trong công tác giáo dục đều phải đạt được. Để hoạt động giáo dục trẻ được thực hiện hoàn tất và có hiệu quả, Hiệu trưởng nên tổ chức cụ thể hoạt động giáo dục trẻ cho giáo viên các khối lớp về mục tiêu, nội dung, phương pháp chăm sóc, phân công trách nhiệm cho từng thành viên, yêu cầu cần đạt trong hoạt động ở từng lĩnh vực. Hiệu trưởng chỉ đạo cụ thể hoạt động giáo dục ở các lĩnh vực theo Montessori trong nhà trường về mục tiêu, nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục Montessori, phân công trách nhiệm cho từng các bộ, giáo viên, nhân viên, những yêu cầu cần đạt trong hoạt động giáo dục trẻ. Chỉ đạo giáo viên, nhân viên thực hiện đúng chương trình giáo dục Montessori, chế độ sinh hoạt theo quy định từng độ trẻ. Chỉ đạo đội ngũ giáo viên luôn học tập, không ngừng nâng cao phẩm chất, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nắm bắt kịp thời các thông tin đổi mới về phương pháp giáo dục trẻ em. Chỉ đạo việc quản lý cơ sở
  7. 7 vật chất, trang thiết bị, giáo dục, phục vụ cho hoạt động giáo dục theo Montessori. 1.4.3. Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori tại trường mầm non. Để công tác giáo dục trẻ đạt kết quả tốt không thể không có kiểm tra., đánh giá. Chương trình giảng dạy Montessori được tổ chức theo một trình tự phát triển từ giai đoạn này đến giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên, từng học sinh có thể học tập và hoạt động thành công thông qua các yếu tố của chương trình giảng dạy theo một chuỗi duy nhất cho từng em. Vì thế sự so sánh giữa em này và em kia là không có ý nghĩa. Trong môi trường Montessori, hiệu lực đánh giá theo tiêu chuẩn và việc xếp loại học sinh ít hơn. Vì vậy sự đánh giá học sinh trong môi trường Montessori dựa vào kiến thức và kỹ năng của học sinh tại bất cứ điểm nào của chuỗi học tập.Những quan sát hàng ngày và ghi chép cụ thể của giáo viên đối với học sinh giúp các cô soạn giáo án phù hợp với từng đối tượng, từng độ tuổi. Ghi chép của giáo viên Montessori gồm: Bài học trên lớp,việc theo dõi công việc do từng em hoàn thành, tiến bộ và thành tích của học sinh, khó khăn của từng học sinh và cách giải quyết và vượt qua những khó khăn đó. 1.5. Các yếu t ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục theo PP Montessori tại trường mầm non 1.5.1 Các yếu tốnăng lực, trình độ CBQL, GV. 1.5.2 Các yếu tố CSVC đồ dùng,đồ chơi. 1.5.3 Các yếu tố Công tác kiểm tra đánh giá. Ti u kết chương 1 Chương : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ -6 TUỔI THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM TH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về các trường Mầm non Thực hành trên địa bàn Hà Nội. 2.1.1. Khái quát đặc điểm tình hình của các trường mầm non Thực hành trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên địa bàn thành phố Hà Nội có hệ thống các trường mầm non là cơ sở thực hành của các trường đào tạo chuyên nghành sư phạm mầm non. Các trường Thực hành trên đều thực hiện chương trình giáo dục mầm non truyền thống do bộ ban hành. Bên cạnh đó các trường còn mạnh dạn ứng dụng các phương pháp giáo dục tiên tiến cụ thể đó chính là Phương pháp giáo dục Montessori. Quy mô nhóm lớp mầm non ứng dụng PP Montessori tại các trường Mầm non thực hành như sau:
  8. 8 Bảng 2.1. Quy mô nhóm lớp mầm non ứng dụng PP Montessori tại các trường mầm non Thực hành (Năm học 2017-2018) S lớp ứng S S học STT Tên Trường dụng PP lớp sinh Montessori 1 Trường MNTH Linh Đàm 16 08 240 2 Trường MNTH Hoa Sen 26 10 300 3 Trường MNTH Hoa Thủy tiên 12 04 120 Tổng 54 26 660 2.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý và GVMN giảng dạy theo phương pháp Montessori tại các trường mầm non thực hành trên địa bàn Hà Nội. Với đặc thù của các trường mầm non Thực hành vừa có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ và vừa có nhiệm vụ đón thực hành thực tập. Đội ngũ giáo viên của trường thực hành sư phạm có nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ và hướng dẫn giáo sinh thực hành, thực tập. Bên cạnh đó các giáo viên còn tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học, vận dụng kinh nghiệm, thực nghiệm các sáng kiến, các kết luận khoa học về đề tài thực hành sư phạm. Chúng tôi tiến hành tổng hợp số liệu về đội ngũ giáo viên dạy Montessori của 3 trường mầm non thực hành và được thể hiện ở bảng 2.2 Bảng 2.2: Cơ cấu đội ngũ giáo viên Montessori tại các trường MNTH Thâm niên Chuẩn ĐT GV Độ tuổi Trường mầm công tác (năm) mầm non số GV số non 45 10 TC ĐC CĐ Tổng GV có GV chứng 30 45 MN Linh Đàm 52 20 chỉMontessori 17 32 3 5 17 30 48 4 0 MN Hoa Thủy 37 21 9 26 2 3 7 27 35 2 0 Tiên MN Hoa Sen 75 34 15 43 17 11 18 46 68 7 0 Tổng 164 75 41 101 22 19 42 103 151 13 0 Tỉ lệ % 100 45,7 25 61,5 13,5 11,5 25,5 63 92 7,9 0 2.2. Thực trạng HĐGD trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori tại trường các Trường Mầm non Thực hành trên địa bàn Hà Nội. Phương pháp Montessori có chương trình riêng theo từng độ tuổi. Khả năng và sự phát triển của trẻ theo thời kỳ nhạy cảm. Maria Montessori gọi thời kỳ đó nằm trong tiến trình phát triển của trẻ khi mà trẻ tập trung vào môi trường đặc biệt, có khả năng tiếp thu tốt nhất. Dựa vào thời kỳ nhạy cảm này mà chương trình dạy của PP Montessori được phân chia theo 5 lĩnh vực: Thực hành cuộc sống, Giác quan, Toán, ngôn ngữ, Văn hóa địa lý. Sau khi khảo sát thực trạng thực hiện các nội dung của hoạt động GD cho trẻ từ 3-6 tuổi.
  9. 9 Bảng 2.3. Thực trạng HĐGD cho trẻ từ 3-6 tuổi theo PP Montessori Mức độ đánh giá Nội dung thực hiện hoạt động ST GD cho trẻ từ 3-6 tuổi theo PP Tốt Khá TB Yếu T Montessori SL TL SL TL SL TL SL TL Lĩnh vực Thực hành GV 41 82 7 14 2 4 0 0 1 cuộc sống HS 132 52,8 102 40,8 21 8,4 0 0 GV 35 70. 11 22 4 8 0 0 2 Lĩnh vực Cảm giác HS 129 51,6 101 40,4 16 6,4 4 1,6 GV 34 68 14 28 2 4 0 0 3 Lĩnh vực Toán HS 130 52 121 48,4 9 3,6 0 0 GV 70 15 30 0 0 0 0 4 Lĩnh vực Ngôn ngữ HS 132 52,8 95 38 20 8.0 3 1,2 GV 34 68 13 26 3 6.0 0 0 5 Lĩnh vực Văn hóa địa lý HS 35 52,4 101 40,4 15 6.0 3 1,2 2.3. Thực trạng quản lý HĐGD trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori tại trường các Trường Mầm non Thực hành trên địa bàn Hà Nội. 2.3.1.Thực trạng nhận thức của CBQL,GV, CMHS về HĐGD cho trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori. Phương pháp giáo dục Montessori được hình thành trên cơ sở thực nghiệm quan sát và nghiên cứu đã tạo nên sự thay đổi mang tính cách mạng cho nền giáo dục trên thế giới trong hàng trăm năm qua.Tuy nhiên với đại đa số PHHS và kể cả các cán bộ quản lý và các giáo viên thì PPGD Montessori vẫn là một phương pháp mới mẻ. Để tìm hiểu về thực trạng nhận thức của CBQL,GV và của CMHS có con đang theo học tại các lớp Montessori trong 3 trường mầm non: chúng tôi đã khảo sát 15CBQL, 50 CBGV và 150 PHHS về nội dung này. Kết quả đánh giá được thể hiện ở bảng 2.4 Bảng 2.4. Thực trạng nhận thức của CBQL,GV, CMHS về HĐGD cho trẻ 3- 6 tuổi theo PP Montessori Mức độ đánh giá T Hoạt động GD cho trẻ -6 Không Rất quan Quan Bình T tuổi theo PPGD Montessori quan trọng trọng thường trọng SL TL SL TL SL TL SL TL 1 Lĩnh vực Thực CBQL+ 56 86,1 9 13.9 0 0 0 0 hành cuộc sống GV CMHS 93 62 51 34 6 4 0 0 2 Lĩnh vực CBQL+ 55 84,6 10 15,4 0 0 0 0 Cảm giác GV CMHS 78 52 56 37,3 14 10,7 0 0 3 Lĩnh vực CBQL+ 56 86,1 9 13,9 0 0 0 0
  10. 10 Toán học GV CMHS 83 55,3 49 32,7 18 0 0 0 4 Lĩnh vực CBQL+ 54 83 11 16,9 0 0 0 0 ngôn ngữ GV CMHS 86 57,3 45 30 19 12,7 0 0 5 Lĩnh vực CBQL+ 52 80 13 20 0 0 0 0 Văn hóa địa lý GV CMHS 89 53,9 46 28,7 15 9,3 0 0 2.3.2. Thực trạng quản lý HĐGD trong Lĩnh vực Thực hành cuộc sống. Hoạt động Thực hành cuộc sống trong PPGD Montessori được đánh giá là hoạt động nhằm phát triển khả năng kiểm soát và phối hợp các hoạt động của các bộ phận trên cơ thể đặc biệt là sự khéo léo của đôi bàn tay mà bà Maria cho rằng; Đôi bàn tay là công cụ trí thông minh của loài người.Đôi bàn tay làm gì tâm trí sẽ khắc ghi cái đó.Các bài học của lĩnh vực THCS góp phần rất quan trọng trong việc phát triển trí tuệ,nhân cách và là kim chỉ nam hướng tâm hồn trẻ đến với chân-thiện-mỹ. Hiểu được điều đó những cán bộ quản lý và giáo viên đã đánh giá mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori ở Lĩnh vực Thực hành cuộc sống theo bảng đánh giá sau: Bảng 2.5: Mức độ thực hiện việc quản lý HĐGD trong Lĩnh vực Thực hành cuộc sống Xây dựng kế hoạch Tổ chức và chỉ đạo Ki m tra đánh giá HĐQL thực hiện HĐ THCS T t Khá TB T t Khá TB T t Khá TB ND1: Các bài tập về 56 9 54 11 51 14 sự duyên dáng và 86,1% 13.9% 83,1% 16,9% 78.4% 21,5% lịch sự ND2:Các bài tập rèn 54 11 53 12 50 13 2 sự khéo léo đôi bàn 83,1% 16,9% 81,5% 18,5% 76,9% 20% 3,1% tay. ND3: Các bài tập 41 19 5 43 18 6 42 19 4 chăm sóc bản thân 63,0% 29,3% 7,7% 66,1% 27,7% 9,2% 64,6% 29,2% 6,1% ND4: Các bài tập 43 19 3 42 21 4 41 18 6 chăm sóc môi trường 66,1% 29,3% 4,6% 64,6% 32,3% 6,1% 63,0% 27,7% 9,2% ND5; Các bài tập về 45 18 2 42 17 6 41 17 7 Ẩm Thực 69,2% 27,7% 3,1% 64,6% 26,1% 9,2% 63% 26,1% 10,8% 2.3.3. Thực trạng quản lý HĐGD trong Lĩnh vực Cảm giác. Các bài tập trong lĩnh vực Cảm giác mang đến cho trẻ các phương thức khám phá cũng như một phương tiện để điều chỉnh nhận thức và xây dựng nền tảng cho tư duy trìu tượng và sáng tạo.Các bài tập của lĩnh vực cảm giác giúp trẻ phát triển nhận thức của mình để phân biệt được các biến thể ngày càng tốt và tinh tế hơn bằng cách sử dụng các giác quan:Thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Hiểu được điều đó những cán bộ quản lý và giáo viên đã
  11. 11 đánh giá mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori ở Lĩnh vực Cảm giác theo bảng đánh giá sau: Bảng 2.7: Mức độ thực hiện việc quản lý HĐGD trong Lĩnh vực Cảm giác HĐQL Xây dựng kế hoạch Tổ chức và chỉ đạo Ki m tra đánh giá thực hiện HĐ THCS T t Khá TB T t Khá TB T t Khá TB ND1: Các bài tập phát 54 11 51 14 41 19 5 triển xúc giác 83,1% 16.9% 78,4% 21,5% 63,1% 29,2% 7,7% ND2: Các bài tập phát 52 14 49 16 45 17 3 triển thị giác 80% 20% 75,4% 24,6% % % 4,6% ND3: Các bài tập phát 43 19 3 41 22 2 42 19 4 triển thính giác 66,1% 29,3% 4,6% 63,0% 33,9% 3,1% 64,6% 29,2% 6,1% ND4: Các bài tập phát 41 19 5 39 20 6 39 21 5 triển khứu giác và vị 63,0% 29,3% 7,7% 60% 30.8% 9.2% 60% 32,3% 7,7% giác 2.3.4. Thực trạng quản lý HĐGD trong Lĩnh vực Toán học Toán học trong Montessori là một điều thú vị và tuyệt vời, sự ưu việt của những bộ giáo cụ làm cho các con đón nhận những kiến thức toán học một cách đơn giản. Trẻ nhận diện được các các con số trong dãy số tự nhiên từ 1-10,sử dụng các con số trên giấy. Vì vậy từ việc xây dựng kế hoach, đến tổ chức và chỉ đạo thực hiện đến kiểm tra đánh giá các hoạt động ở lĩnh vực Toán học được làm cụ thể. Hiểu được điều đó những cán bộ quản lý và giáo viên đã đánh giá mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori ở Lĩnh vực Toán theo bảng đánh giá sau: Bảng 2.9: Mức độ thực hiện việc quản lý HĐGD trong Lĩnh vực Toán học HĐQL Tổ chức và chỉ Xây dựng kế hoạch Ki m tra đánh giá đạo thực hiện HĐ Toán T t Khá TB T t Khá TB T t Khá TB ND1:Chuẩn bị 56 9 54 11 42 19 4 học đếm 86,2% 13,8% 83,1% 16,9% 64,6% 29,2% 6,1% ND2: Làm quen 52 13 51 14 45 14 6 với hình dạng 80% 20% 78,5% 21,5% 69,2% 21,5% 9,2% ND3: Làm quen 46 15 4 44 16 5 43% 17% 54% với bộ số 70,8% 23,1% 6,1% 67,7% 24.6% 7,7% 2.3.5. Thực trạng quản lý HĐGD trong Lĩnh vực Ngôn ngữ Cũng giống như phương pháp mầm non truyền thống,sự phát triển ngôn ngữ của trẻ trên 4 phương diện nghe,nói,đọc,viết. Với mỗi phương diện này có những hoạt động và bài tập khác nhau phù hợp với độ tuổi với lớp các con đang theo học. Những bộ giáo cụ ngôn ngữ được thiết kế đặc biệt vừa mang tính đơn giản, vừa mang tính khoa học.Trẻ được giới thiệu các âm của chữ cái qua các
  12. 12 con chữ trên giấy, chúng sẽ rượt theo mỗi chữ cái và phát âm chữ cái đó. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori Lĩnh vực Ngôn ngữ được các CBQL,GV thể hiện ở bảng đánh giá sau: Bảng 2.11: Mức độ thực hiện việc quản lý HĐGD trong Lĩnh vực Ngôn ngữ HĐQL Tổ chức và chỉ đạo Xây dựng kế hoạch Kiểm tra đánh giá thực hiện HĐCG Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB ND1: Nghe 59 6 54 11 52 11 2 90,8% 9,2% 83,1% 16,9% 80% 16,9% 3,1% ND2:Nói 54 11 53 12 51 10 4 83,1% 16,9% 81,5% 18,5% 78,5% 15,4% 6,2% ND3: Làm 55 10 52 13 49 12 4 quen với 84,6% 15,4% 80% 20% 75,4% 18,5% 6,25% đọc và viết 2.3.6. Thực trạng quản lý HĐGD trong Lĩnh vực Văn hóa địa lý Ngôi nhà trẻ thơ là một khu vườn văn hóa trẻ nhỏ. Ngay từ khi mới sinh ra trẻ em đã bị hấp dẫn và quan tâm đến thế giới xung quanh. Trẻ bị cuốn hút bởi sự vận hành của thế giới, bởi cuộc sống của động vật,thực vật,bởi đặc điểm của các sự vật mà trẻ có thể tìm thấy nơi sống của mình, trẻ tự tìm thấy mình trong mối quan hệ, sự hoạt động, phong tục,tập quán của những người xung quanh bản thân mình.Vì thế nên trẻ quan sát thế giới và tiếp thu văn hóa xã hội nơi chúng được sinh ra một cách tự nhiên đúng như lứa tuổi của trẻ. Trong các bài tập của lĩnh vực Văn hóa,trẻ thường theo đuổi hứng thú về khoa học, địa lý, lịch sử.Ngoài ra,nội dung của các bài học còn mang đến cho trẻ cơ hội được khám phá toàn thế giới bao gồm các châu lục, quốc gia, văn hóa con người,đặc điểm vùng lãnh thổ. Bảng 2.13: Mức độ thực hiện việc quản lý HĐGD trong Lĩnh vực Văn hóa địa lý HĐQL Xây dựng kế Tổ chức và chỉ Ki m tra đánh giá hoạch đạo thực hiện HĐCG T t Khá TB T t Khá TB T t Khá TB ND1: Lịch 53 12 51 14 49 12 4 sử 81,5% 18,5% 78,5% 21,5% 75,4% 18,5% 6,2% ND2: Địa lý 52 13 48 17 46 13 5 80% 20% 73,8% 26,2% 70,8% 20% 7,8% ND3: Văn 54 11 52 13 51 11 3 hóa 83,1% 16,9% 80% 20% 78,5% 16,9% 4,6% ND4: Sinh 56 9 53 12 48 13 4 vật học 86,1% 13,9% 81,5% 18,5% 73,8% 20% 6,2%
  13. 13 2.4. Thực trạng quản lý CSVC phục vụ các HĐGD theo các yêu cầu c a GDMN và PP Montessori. Các trường mầm non Thực hành là các trường thực hiện song song 2 nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ và đón sinh viên khoa giáo dục mầm non thực hành thực tập vì vậy các trường thực hành mong muốn hướng tới việc cung cấp một môi trường giáo dục chất lượng cao để phục vụ cho các bạn học viên được đào tạo cấp chứng chỉ giáo viên Montessori. Nên các trường đều quan tâm và được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo mục tiêu giáo dục mà nhà trường đã đề ra. Sau khi tìm hiểu về mức độ đáp ứng về CSVC cho các hoạt động theo từng lĩnh vực Montessori.Chúng tôi tìm hiểu về mức độ đáp ứng cơ sở vật chất, môi trường bên ngoài lớp học và các trang thiết bị của ba trường mầm non thực hành: Bảng 2.15. Mức độ đáp ứng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục trẻ Mức độ đáp ứng(%) T Cơ sở ật chất, trang thiết bị T t Khá TB Yếu T phục ụ công tác giáo dục trẻ SL TL SL TL SL TL SL TL Có đủ diện tích đất sử dụng 59 1 theo quy định,các công trình 90,8% 6 9,2% 0 0 0 0 của nhà trường xây kiên cố Có đủ thiết bị đồ dùng, đồ chơi, 2 phương tiện dạy học tối thiểu 61 93,8% 4 6,2% 0 0 0 0 dùng cho GDMN và sử dụng hiệu quả trong CSGD trẻ Có sân hoạt động thể chất và 3 sân chơi ngoài trời có thiết kế 47 72,3% 18 27,7% 0 0 0 0 phù hợp. Có các phòng chức năng cho trẻ theo quy định của Điều lệ 4 53 81,5% 12 18,5% 0 0 0 0 Trường mầm non (Phòng múa, đàn) 5 Có phòng chơi sáng tạo cho trẻ 48 73,8% 17 26,1% 0 0 0 0 6 Có sân chơi cát nước cho trẻ 53 81,5% 12 18,5% 0 0 0 0 Trang bị đầy đủ giáo cụ cho các 7 lĩnh vực của hoạt động 35 53,8% 18 27,7% 12 18,5% 0 0 Montessori Quy mô lớp học phù hợp với sĩ 8 52 80% 13 20% 0 0 0 0 số học sinh
  14. 14 5 Thực trạng các yếu t ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori tại các trường mầm non Thực hành Những yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động giáo dục giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori tại các trường mầm non Thực hành.là: đội ngũ CBGV, điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi và công tác kiểm tra đánh giá.Qua thu thập số liệu tác giả thu được các bảng kết quả sau: Bảng 2.16. Đánh giá của CBQL và GV về các yếu tổ ảnh hưởng Đánh giá STT Các yếu t Có ảnh Bình Không ảnh hưởng thường hưởng Năng lực, trình độ của CBQL và 56 9 1 GV 86,1% 13.9% 58 7 2 Điều kiện CSVC đồ dùng, đồ chơi 89,2% 10,8% 59 6 3 Công tác kiểm tra,đánh giá 90,8% 9,2% 6 Đánh giá chung ề thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori tại các trường Mầm non Thực Hành. 2.6.1. Kết quả đạt được CBQL có đủ năng lực, trình độ chuyên môn để chỉ đạo, quản lý, tổ chức, triển khai và đánh giá các hoạt động giáo dục, chú trọng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori dựa trên kế hoạch cụ thể của từng năm học và tình hình đặc điểm của từng trường để lập kế hoạch bồi dưỡng cán bộ,giáo viên,nhân viên,quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ theo PP Montessori. Đã phối hợp vơi các chuyên gia đầu ngành về nghiên cứu PP Montessori để có kế hoạch cân đối, điều chỉnh hoạt động đồng bộ,khoa học tạo động lực cho CBGV,NV có cơ hội phát triển và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. CBQL luôn quan tâm tới việc triển khai cho giáo viên, nhân viên nắm vững các mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục cụ thể ở từng lĩnh vực theo hàng tuần, tháng, để giáo viên triển khai, tăng cường thêm các hoạt động trải nghiệm cho trẻ để rèn luyện các kỹ năng tự phục vụ bản thân, rèn khả năng tự tin cho trẻ thông qua các hoạt động tập thể. Khi xây dựng các kế hoạch quản lý các hoạt động giáo dục trẻ theo PP Montessori BGH luôn có kế hoạch cụ thể, sát thực tế CBQL còn nghiên cứu ứng dụng các lĩnh vực của PP Montessori vào các góc chơi của mầm non cho các lớp dạy trẻ theo PP mầm non truyền thống dựa trên nguyên tắc của PPGD Montessori. 2.6.2. Những hạn chế và nguyên nhân: Công tác quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ từ 3-6 tuổi theo PP Montessori còn chưa được thực hiện bài bản đồng bộ từ việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo đến kiểm tra đánh giá. Ở mỗi khâu còn có hạn chế, thiếu sót nên dẫn đến hiệu quả quản lý chưa cao.
  15. 15 Phụ huynh còn chưa quan tâm và chú trọng nhiều đến việc phối hợp với nhà trường để tổ chức tốt cho trẻ các hoạt động theo PP Montessori. Một số PHHS còn chưa hiểu rõ về tinh thần của triết lý giáo dục theo PP Montessori, nên hoạt động dạy và học chưa đạt được kết quả cao, phối hợp vẫn còn hạn chế nhất định. CBQL các trường cần thực hiện tốt hơn việc hướng dẫn giáo viên giảng dạy, sử dụng, bảo quản CSVC,thiết bị giáo cụ Montessori nên chưa phát huy được tối đa hiệu quả giáo dục trẻ theo PP Montessori. Trong quá trình kiểm tra đánh giá CBQL còn thiên về hình thức nhắc nhở, đôn đốc, rút kinh nghiệm, chưa thực hiện triệt để kết quả kiểm tra để xếp thi đua. Một số giáo viên còn có tư tưởng làm hộ trẻ. Ti u kết chương Chương : BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ 3-6 TUỔI THEO PHƯƠNG PHÁP MONTESSORI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ -6 tuổi theo PP Montessori tại các trường mầm non thực hành 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori. 3.2.1.1. Mục đích Biện pháp này nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu trong phần thực trạng về nhận thức của CBQL,GV và CMHS cho thấy đa số các CBQL, GV và CMHS đều đánh giá cao tầm quan trọng của các nội dung HĐGD theo PP Montessori. Từ việc nâng cao nhận thức cho CMHS về sự ưu việt cũng như tầm quan trọng của các nội dung HĐGD cho trẻ theo PP Montessori thì biện pháp này còn giúp cho CMHS biết cách tổ chức các hoạt động giáo dục theo PP Montessori tại nhà, phối hợp cùng với nhà trường tham gia các hoạt động trải nghiệm giúp cho CMHS nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của HĐGD theo PP Montessori nhằm đạt mục tiêu giáo dục mà nhà trường đề ra. 3.2.1.2. Nội dung Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc giáo dục trẻ theo PP Montessori cho CBQL,GV và PHHS trong trường MN, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình đối với hoạt động giáo dục trẻ. Đối với CBQL: Cần nhận thức đúng vai trò quyết định chất lượng giáo dục trẻ của đội ngũ GV. Hiểu rõ xu thế phát triển GDMN và yêu cầu XH đối với chất lượng giáo dục
  16. 16 trẻ. Đối với GV đứng lớp: Cần nhận thức đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình và ý thức được vấn đề bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đối với PHHS: Cần nhận thức đúng vai trò của PP Montessori đối với sự phát triển của trẻ để nâng cao công tác phối hợp với giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. khuyến khích CMHS tham gia các Hội thảo với các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục và chăm sóc trẻ nhỏ để tăng cường hoạt động phối hợp giữa gia đình và nhà trường. 3.2.1.3. Tổ chức thực hiện Ngay từ đầu năm học, trường cần xác định rõ tầm nhìn chung của nhà trường về hoạt động giáo dục. Điều này cần được cụ thể hóa trong các bản Kế hoạch năm học, kế hoạch chuyên môn, kế hoạch dạy học. Khi xây dựng các kế hoạch thì CBQL,GV cần cụ thể hóa các nội dung trong kế hoạch thành những chương trình hành động cụ thể để thuận lợi cho việc lập các tiêu chí đánh giá thi đua,khen thưởng nhằm tạo động lực cho toàn thể CBGV,NV hoàn thành nhiệm vụ giáo dục đạt hiệu quả cao nhất. 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện Những cán bộ quản lý phải là những người có nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trẻ theo PP Montessori nên CBQL phải là những người tiên phong, đi đầu trong việc học tập, nâng cao kỹ năng giáo dục có thể truyền lại cho CBGV những triết lý của như nguyên tắc của PP Montessori. Nhà trường cần có kế hoạch rõ ràng về nội dung và thời gian để có sự hợp tác, phối hợp cùng với các trung tâm và chuyên gia về giáo dục. Các nội dung tuyên truyền cho phụ huynh cần ngắn gọn, đơn giản và dễ hiểu. Trong quá trình gặp gỡ với phụ huynh cần tạo một bầu không khí gần gũi, tạo sự tin tưởng đến phụ huynh. 3.2.2. Biện pháp 2: Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên về cách tiếp cận tích hợp 5 lĩnh vực theo PPGD Motessori. 3.2.2.1.Mục đích Biện pháp này nhằm nâng cao năng lực về vận dụng tư tưởng, triết lý, nguyên tắc PP Montessori vào thực tiễn GDMN Việt Nam của những CBQL, GV. Từ thực trạng các CBQL,GV tại các trường mầm non Thực hành các giáo viên được phân công chủ nhiệm các lớp Montessori đều có chứng chỉ giáo viên Montessori tuy nhiên vẫn còn nhiều giáo viên chưa được tham gia các khóa học chuyên sâu nên chưa thấm nhuần tư tưởng và triết lý vì vậy khi vận dụng vào tổ chức các nội dung HĐGD cho trẻ theo PP Montessoritheo từng lĩnh vực cụ thể tuy nhiên còn hạn chế về cách tiếp cận tích hợp giữa các lĩnh vực, chưa linh hoạt và chủ động triển khai các nội dung giáo dục ở các lĩnh vực để có sự xuyên suốt và liên quan đến nhau. 3.2.2.2.Nội dung Đào tạo bồi dưỡng giáo viên về PP Montessori để hiểu về phương pháp, biết cách ứng dụng và chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện tốt cả 5
  17. 17 lĩnh vực theo PP Montessori: Lĩnh vực THCS, lĩnh vực Cảm giác, lĩnh vực Toán, Lĩnh vực Ngôn ngữ, lĩnh vực Văn hóa địa lý. Giáo viên không tổ chức riêng lẻ rời rạc từng lĩnh vực mà có sự tích hợp các lĩnh vực với nhau tạo hứng thú cho học sinh và hiệu quả giáo dục cao nhất. 3.2.2.3.Tổ chức thực hiện Để tổ chức HĐGD theo PP Montessori, Ban giám hiệu nhà trường cần tổ chức cho giáo viên tham gia học các lớp đào tạo giáo viên Montessori chuyên sâu, các lớp tập huấn, các buổi hội thảo, các buổi bồi dưỡng chuyên môn về phương pháp giáo dục Montessori để hiểu về triết lý, nguyên tắc hoạt động và cách tổ chức. Thông qua hoạt động này sẽ giúp cán bộ quản lý thấy được nhu cầu của giáo viên cần gì về chuyên môn, giáo viên còn thiếu gì để có phương án bồi dưỡng kịp thời.Ngoài ra thông qua các buổi hội thảo, giáo viên có dịp trao đổi chia sẻ kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp về phương pháp dạy, hình thức tổ chức giờ học,nghệ thuật thu hút trẻ, cách sử lý các tình huống sư phạm. Nhận thức được điểm mới trong chương trình, nội dung giáo dục theo PP Montessori được cấu trúc theo lĩnh vực phát triển của trẻ về phương pháp là tăng cường cho trẻ được hoạt động, được trải nghiệm cá nhân và luôn quan tâm đến hứng thú, nhu cầu cá nhân. Ban giám hiệu cần chỉ đạo các giáo viên tích cực, chủ động và sáng tạo trong việc quan sát trẻ, khơi gợi hình thành các ý tưởng, xây dựng kế hoạch giáo dục cho cả 5 lĩnh vực theo hướng tích hợp chứ không riêng rẽ từng lĩnh vực. 3.2.2.4.Điều kiện thực hiện Ban giám hiệu nhà trường phối hợp các trung tâm và tổ chức của Hiệp Hội Montessori quốc tế. Hiệp hội Montessori Hoa Kỳ, Trung tâm phát triển giáo dục Unesco để đào tạo giáo viên, xây dựng môi trường, lập kế hoạch giáo dục kết hợp với chương trình mầm non truyền thống, đánh giá giáo viên và học sinh, cầm tay chỉ việc cho giáo viên những năm đầu thực hiện tổ chức hoạt động cho trẻ theo PP Montessori. Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, hỗ trợ các điều kiện về kinh phí cho giáo viên tham gia các lớp học chuyên sâu về PP Montessori. Nhà trường có đủ sách, tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu tìm hiểu chính sách, pháp luật và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cảu cán bộ GV.Có các tiêu trí đánh giá quy định về việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên nhằm nâng cao sự tự giác, tích cực của giáo viên,nhân viên trong công tác bồi dưỡng, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. 3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới kiểm tra, đánh giá, kết quả hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori. 3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục trẻ theo PP Montessori nhằm kiểm soát chất lượng hoạt động dạy và học, là một khâu rất quan trong trong PP Montessori.Thông qua công tác kiểm tra đánh giá nhằm để phát hiện, điều chỉnh lại việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo thực hiện các hoạt động cho trẻ theo PP Montessori. Phát hiện kịp thời những sai sót, lệch lạc
  18. 18 trong quá trình thực hiện từ đó có những biện pháp khắc phục. Đồng thời thông qua hoạt động kiểm tra đánh giá cũng thúc đẩy giáo viên, nhân viên, tích cực hơn trong công tác giáo dục trẻ. Biện pháp này hướng tới việc nâng cao năng lực cho giáo viên trong việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục trẻ. Như kết quả nghiên cứu ở phần thực trạng giáo viên chưa có những định hướng, chưa có bộ chuẩn để đánh giá giống như bộ chuẩn đánh giá của giáo dục mầm non truyền thống và chỉ dùng kinh nghiệm và kỹ năng quan sát trẻ để đánh giá nên kết qua chưa mang tính khách quan. Biện pháp này nhằm đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động theo hướng xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí chỉ số đánh giá trong các lĩnh vực của Montessori như bộ chuẩn của giáo dục mầm non truyền thống. 3.2.3.2. Nội dung Chương trình giảng dạy Montessori được tổ chức theo một trình tự phát triển từ giai đoạn này đến giai đoạn tiếp theo. Tuy nhiên từng học sinh có thể học tập và hoạt động thành công qua các yếu tố của chương trình giảng dạy theo một chuỗi duy nhất cho từng em. Trong môi trường Montessori, hiệu lực đánh giá theo tiêu chuẩn dựa vào kiến thức, kỹ năng các em tham gia cùng các bộ giáo cụ và cách các con áp dụng được những cái đã học vào thực tế. Thực hiện nội dung của chức năng kiểm tra đánh giá trong quản lý để vận dụng vào hoạt động giáo dục trẻ theo PP Montessori đối với giáo viên. Kiểm tra giám sát toàn bộ quá trình tổ chức hoạt động của giáo viên từ lúc xây dựng kế cho trẻ theo PP Montessori, tổ chức thực hiện, quản lý hoạt động, nội dung hình thức thực hiện, đánh giá trước, trong và sau quá trình tổ chức hoạt động; kiểm tra việc thực hiện mục tiêu, nội dung, phương pháp hình thức tổ chức hoạt động của giáo viên. 3.2.3.3.Cách thực hiện: Ban giám hiệu nhà trường cùng tổ chuyên môn kết hợp với trung tâm phát triển giáo dục thành lập Hội đồng đánh giá. Người đứng đầu hội đồng đánh giá là hiệu trưởng, sau đó đến Hiệu phó chuyên môn, các chuyên gia của trung tâm, tổ trưởng chuyên môn phụ trách chuyên môn Montessori, và các giáo viên. Những thành viên trong hội đồng phải là những người có năng lực chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong công tác giáo dục trẻ và được các thành viên trong trường yêu mến. Hàng năm BGH và tổ chuyên môn của nhà trường phải phối hợp xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá để đảm bảo thống nhất hoạt động kiểm tra đánh giá chung của trong nhà trường. Các hình thức kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục đối với giáo viên. Kiểm tra việc lập kế hoạch và xây dựng chương trình Montessori theo từng lĩnh vực ở các nhóm lớp. Hội đồng đánh giá căn cứ vào các tiêu chí của tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT ban hành, dựa vào chương trình giáo dục theo PP Montessori của trường để xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hoạt động giáo dục trẻ phù hợp với trường. 3.2.3.4. Điều kiện thực hiện Hội đồng thi đua phải có năng lực về chuyên môn, có kinh nghiệm trong giảng dạy, công bằng và trách nhiệm, kiểm tra là góp phần hoàn thành
  19. 19 nhiệm vụ, không tạo nên không khí căng thẳng, tránh làm sai nguyên tắc. Đoàn kiểm tra phải phân tích, khi kiểm tra phải rút ra ưu khuyết điểm một cách đúng đắn. Ban kiểm tra, phải xây dựng được các tiêu chí cơ bản của việc đánh giá giáo viên trong thời gian một năm học, trên cơ sở các tổ, nhóm chuyên môn tham gia đóng góp ý kiến bàn bạc và được thông qua hội nghị cán bộ viên chức đầu năm. Các tiêu chí được xây dựng để đánh giá giáo viên trong hoạt động dạy học theo biểu điểm đã được thống nhất. Hội đồng nhà trường ra quyết định cụ thể về mức thưởng và xử phạt. 3.2.4. Biện pháp 4: Bổ sung cơ sở vật chất nhằm hỗ trợ hiệu quả các HĐGD cho trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori. 3.2.4.1.Mục đích Để đáp ứng và nâng cao chất lượng giáo dục theo PP Montessori tại các trường mầm non. Biện pháp này nhằm khắc phục những hạn chế về thực trạng quản lý cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động giáo dục ở các lĩnh vực theo PP Montessori. Kết quả ở phần thực trạng cho thấy đa số các trường mầm non đã đáp ứng về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác giáo dục trẻ chủ yếu ở mức độ tốt và khá. Tuy nhiên chỉ có các trang thiết bị giáo cụ phục vụ cho các lĩnh vực Montessori vẫn còn được đánh giá ở mức trung bình 18,5% điều này có nghĩa CBQL cần lưu ý bổ sung thêm các giáo cụ Montessori nguyên bản, bổ sung thêm các bộ giáo cụ tự làm. Đảm bảo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các hoạt động GD cho trẻ theo PP Montessori, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường và giáo viên có đầy đủ CSVC, đồ dùng giáo cụ phục vụ việc dạy học, đặc biệt giúp giáo viên dạy theo hướng tích hợp các lĩnh vực theo PP Montessori. Biện pháp này hướng đến quản lý, các nội dung quản lý như bảo quản và sử dụng có hiệu quả hệ thống CSVC trong công tác chăm sóc GD trẻ. Giúp cho HT luôn xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn CSVC và các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trước mắt và có hướng phát triển lâu dài. 3.2.4.2.Nội dung Đảm bảo đầy đủ CSVC trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động GD trẻ. Quản lý sử dụng CSVC, trang thiết bị dạy học và các phương tiện kỹ thuật hiện có. Giúp cho HT luôn xây dựng kế hoạch bổ sung nguồn CSVC và các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trước mắt và có hướng phát triển lâu dài. 3.2.4.3.Cách thực hiện Bổ sung các điều kiện, cơ sở vật chất,trang thiết bị đồ dùng giáo cụ Montessori phục vụ công tác giáo dục trẻ. Các điều kiện, phương tiện,trang thiết bị,giáo cụ Montessori phục vụ giáo dục trẻ là những phương tiện cần thiết để giáo viên thực hiện nhiệm vụ giáo dục. Ngay từ đầu năm học,khi tổ chức các cuộc họp với hội cha mẹ học sinh, vơi PHHS của lớp để triển khai kế hoạch năm học mới thì BGH, đội ngũ
  20. 20 giáo viên, nhân viên nhà trường phải thống nhất quan điểm về công tác xây dựng, bảo quản, sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ cho các hoạt động giáo dục theo PP Montessori của nhà trường.Việc thực hiện kế hoạch phát triển quy mô trường lớp và cơ sở vật chất, chỗ nào còn thiếu, cần mua sắm các giáo cụ theo từng lĩnh vực như hế nào cho phù hợp với nội dung chương trình giáo dục đã đưa ra ở từng nhóm lớp.BGH phải có kế hoạch cho người thống kê cụ thể từng danh mục của các thiết bị và của từng giáo cụ để thông qua hội nghị viên chức và PHHS được biết trong cuộc họp đầu năm. Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch trang bị cho mỗi lớp Montessori một máy tính, một máy in màu, một máy ép plastic để giáo viên thiết kế và làm những bộ giáo cụ đặc biệt ở lĩnh vực Ngôn ngữ và lĩnh vực Cảm giác. Giáo viên lên danh sách cụ thể từng bài ở mỗi lĩnh vực, giáo cụ, tranh ảnh cần cho các bài tập, các thẻ từ, thẻ tranh, các mô hình để làm và tích hợp với các chủ đề của chương trình giáo dục mầm non truyền thống để làm cho giáo cụ phong phú. 3.2.4.4.Điều kiện thực hiện Hiệu trưởng nắm rõ quy chế thiết bị giáo dục trong trường mầm non, nắm rõ tiêu chuẩn về bộ giáo cụ trong lớp học Montessori. Hiệu trưởng nhà trường có phải có trách nhiệm xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị, tiếp nhận, phân phối thiết bị giáo dục theo đúng quy định hiện hành ,phù hợp với chương trình giáo dục, thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng thiết bị giáo dục, lập báo cáo lên cơ quan cấp trên mỗi năm một lần. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để nhà trường có thêm nguồn kinh phí đầu tư xây dựng, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, giáo cụ Montessori và tăng thêm mức khen thưởng từ các lực lượng trong xã hội ngoài nguồn tiền thưởng theo quy định để động viên những cá nhân xuất sắc trong công tác tổ chức hoạt động GD cho trẻ theo PP Montessori. 3.3. M i quan hệ giữa các biện pháp Các biện pháp trên tồn tại trong mốỉ quan hệ biện chứng có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Trong thực tế, cần áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori. 4 hảo nghiệm tính cần thiết, khả thi c a các biện pháp 3.4.1. Mục đích yêu cầu của khảo nghiệm Để khảo nghiệm về tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori tại các trường mầm non TH trên địa bàn Hà Nội. Hình thức khảo nghiệm là triển khai đồng thời các biện pháp quản lý mà luận văn đã đề cập đến tại 3 trường mầm non thực hành trên địa bàn nghiên cứu. 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Qua triển khai các biện pháp quản lý, việc thu nhập kết quả khảo nghiệm được tiến hành bằng phiếu hỏi đối với CBQL,GV các trường MN TH Linh Đàm, Mầm non TH Hoa Sen và MNTH Hoa Thủy Tiên. Tổng số CBQL và GV được điều tra về việc đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp là 65 CBQL,GV kết quả thu được như sau:
  21. 21 3.4.2.1.Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất Tính cần thiết Rất cần Ít cần STT Cần thiết Các biện pháp QL thiết thiết SL % SL % SL % Nâng cao nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh về hoạt 1 56 86,2% 9 10,8% 0 động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori. Đổi mới hoạt động đào tạo,bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên về cách tiếp cận tích hợp 5 61 93,8% 4 6,2% 0 2 lĩnh vực theo PPGD Motessori. Đổi mới kiểm tra,đánh giá,kết quả hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP 58 89,2% 7 10,8% 3 Montessori. Bổ sung cơ sở vật chất nhằm hỗ trợ hiệu quả các HĐGD cho trẻ 3-6 tuổi theo PP 59 90,8% 6 9,2% 4 Montessori. Như vậy, mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ GV đã đề xuất tương đối đồng đều. Điều đó khẳng định để quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori đạt hiệu quả cao cần phải phối hợp cả 4 biện pháp trên, mỗi biện pháp có những thế mạnh riêng, bổ trợ cho nhau. 3.4.2.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất Tính khả thi Ít khả Rất khả thi hả thi STT Các biện pháp QL thi SL % SL % SL % Nâng cao nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo 1 viên và phụ huynh học sinh về hoạt động giáo 63 96,9% 2 3,1% 0 dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori. Đổi mới hoạt động đào tạo,bồi dưỡng cho cán 2 bộ giáo viên về cách tiếp cận tích hợp 5 lĩnh vực 62 95,4% 3 4,6% 0 theo PPGD Motessori. Tăng cường kiểm tra,đánh giá,kết quả hoạt động 61 93,8% 4 6,2% 0 3 giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori. Bổ sung cơ sở vật chất nhằm hỗ trợ hiệu quả các 59 90,8,% 6 9,2% 0 4 HĐGD cho trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori.
  22. 22 Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: Về cơ bản cả 4 biện pháp mà tác giả đề xuất đều đã được trên 90% các cán bộ quản lý và giáo viên tán thành, đại đa số các ý kiến cho rằng 4 biện pháp đều mang tính khả thi và cần thiết để làm tốt công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori. Ti u kết chương PHẦN III: ẾT LUẬN VÀ IẾN NGHỊ ết luận 1.1. Dựa trên khung lý thuyết về quản lý các nội dung HĐGD trẻ theo PP Montessori ở 5 lĩnh vực mà luận văn đã khảo sát thực trang quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori tại các trường mầm non thực hành trên địa bàn Hà Nội. Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy : Đa số các CBQL đã hiểu về lý thuyết, nguyên tắc của PP Montessori, đã biết hướng dẫn giáo viên cách xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động theo PP Montessori. CBQL có sự chuyển biến về nhận thức phương pháp GD mới, những khó khăn trong quá trình quản lý chỉ đạo đội ngũ, bài toán đầu tư và thay đổi quan điểm thực sự vì “đứa trẻ”. Bên cạnh những ưu điểm của CBQL, GV là bước đầu đã tiếp cận tinh thần của GDMN theo PP Montessori còn bộc lộ những hạn chế về quản lý giáo dục như sau: 1.2. Nhà trường và gia đình đã bước đầu có hoạt động phối hợp trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ theo PP Montessori. Tuy nhiên chưa cao. Việc thực hiện các chức năng quản lý sự phối hợp như là: xây dựng kế hoạch, quản lý việc xây dựng kế hoạch; các biện pháp tổ chức, phân công thực hiện các kế hoạch phối hợp đã đề ra; các biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục theo PP Montessori còn chưa đồng bộ và hiệu quả. Một số chức năng quản lý hoạt động giáo dục trẻ chưa được lãnh đạo các trường, thực hiện một cách đầy đủ và thường xuyên dẫn đến hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục trẻ theo PP Montessori chưa đạt được mức độ tối đa. Khi tổ chức các HĐGD theo PP Monteessori đa số các GV mới chỉ làm được cơ bản ở từng lĩnh vực mà chưa linh hoạt để tích hợp được các lĩnh vực. 1.3. CBQL đã chú trọng đào tạo chuyên môn cho giáo viên, có ý thức nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở đổi mới giáo dục.Trang bị kiến thức chuyên môn cho giáo viên các lớp Montessori , tạo điều kiện cho giáo viên được học chuyên sâu và thăm quan học tập, đi thực tế trong và ngoài nước để giáo viên hiểu sâu hơn quan điểm “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” và phương pháp GD Montessori, cách áp dụng phương pháp GD tiên tiến trong bối cảnh hiện tại. Tuy nhiên một số CBQL chưa thấm nhuần nguyên tắc của PP Montessori và chưa được tham gia đào tạo chuyên sâu các khóa học của Montessori vì vậy chưa triển khai được ý tưởng độc đáo của PP Montessori
  23. 23 xem giáo viên là một bộ phận của môi trường nhằm kích thích trẻ độc lập, khám phá sáng tạo vẫn chưa trở thành điểm nhấn trong các khâu của hoạt động quản lý. Cơ sở vật chất để phục vụ trực tiếp cho các hoạt động giáo dục theo PP Montessori chưa khai thác được triệt để . CSVC trang bị còn chưa đồng bộ và chưa khuyến khích được giáo viên tạo ra những bộ giáo cụ từ các giáo cụ nguyên bản.Trong thực tế quản lý CSVC vẫn chịu ảnh hưởng của quản lý CSVC phục vụ cho các hoạt động giáo dục mầm non truyền thống. 1.4. Dựa trên khung lý thuyết của đề tài và kết quả nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đề xuất 4 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori đó là: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của Cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh về hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori. Biện pháp 2: Đổi mới hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên về cách tiếp cận tích hợp 5 lĩnh vực theo PPGD Motessori. Biện pháp 3: Đổi mới kiểm tra, đánh giá, kết quả hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori. Biện pháp 4: Bổ sung cơ sở vật chất nhằm hỗ trợ hiệu quả các HĐGD cho trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori. Các biện pháp trên đây có mối quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, thúc đẩy và hỗ trợ lẫn nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Do vậy trong quá trình quản lý thì cần sử dụng đồng thời và kết hợp các biện pháp một cách linh hoạt mới đem lại hiệu quả cao. 1.5. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp có tính khả thi và tính cần thiết cao, có thể áp dụng vào trong thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi theo PP Montessori. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo + Bộ cần có những chính sách khuyến khích cho các trường mầm non có ứng dụng các phương pháp Montessori. + Xây dựng bộ chuẩn đánh giá các hoạt động trẻ theo PPMontessori tương ứng với bộ chuẩn đánh giá của giáo dục mầm non truyền thống. 2.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội + Xây dựng văn bản quản lý giáo dục mầm non theo PP Montessori + Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, năng lực chuyên môn cho giáo viên được bổ sung kiến thức và nâng cao năng lực chăm sóc trẻ theo PP Montessori + Tổ chức Hội thảo Tập huấn Quản lý hoạt động giáo dục theo PP Montessori tại các trường mầm non. 2.3. Đối với các trường mầm non + Tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các khóa học chuyên sâu, được tham gia các Hội thảo về các PP giáo dục sớm , thăm quan học tập tại các trường Montessori để giáo viên có thêm trải nghiệm , tổ chức linh hoạt các hoạt động giáo dục cho trẻ trên tinh thần dạy học lấy trẻ làm trung tâm đạt hiệu quả nhất.
  24. 24 + Tăng cường các hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở các lĩnh vực theo PP Montessori, tăng cường tổ chức các hoạt động học, trải nghiệm ngoài trời. + Tăng cường hợp tác, phối hợp với gia đình trong việc giáo dục trẻ theo PP Montessori, hỗ trợ PHHS cách hướng dẫn tổ chức các hoạt động Montessori tại nhà cho trẻ. 2.4. Đối với phụ huynh, hội cha mẹ học sinh + Xây dựng quy chế phối hợp giữa cha mẹ học sinh và nhà trường góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. + Tích cực tham gia các buổi họp PHHS, các buổi hội thảo về cách chăm sóc và GD trẻ theo PP Montessori tổ chức tại trường, cùng tham gia các sự kiện, các trải nghiệm cùng con trong các ngày lễ hội.