Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục ở trường Mầm non theo Bộ chuẩn Phát triển trẻ em 5 tuổi trên địa bàn Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội

pdf 24 trang phuongvu95 8440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục ở trường Mầm non theo Bộ chuẩn Phát triển trẻ em 5 tuổi trên địa bàn Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_o_truong_mam_non.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục ở trường Mầm non theo Bộ chuẩn Phát triển trẻ em 5 tuổi trên địa bàn Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội

  1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục và đào tạo có vị trí, vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn thế hệ trẻ “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai cùng các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” (HCM toàn tập, 1995, tập 4, tr33). Nghị Quyết TW 3, khoá 7 năm 1993 khẳng định: “Khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Trong hệ thống GD quốc dân, GDMN là bậc học đầu tiên có vai trò quan trọng, là nền tảng cho sự phát triển ở các giai đoạn tiếp theo. Mục tiêu của GDMN là giúp trẻ phát triển toàn diện các mặt GD: Đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ, lao động. Làm tiền đề cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì cần phải kết hợp hài hòa giữa chăm sóc và GD trẻ là điều tất yếu. Nhận thức được tầm quan trọng của GDMN, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến công tác chăm sóc GD trẻ. Các quan điểm và chính sách GD trẻ em được thể hiện một cách nhất quán trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Trung ương 2, Khóa VIII và Nghị quyết Đại hội IX đã khẳng định: “Phải chăm lo phát triển GDMN, mở rộng hệ thống nhà trẻ trong trường, lớp MN trên mọi địa bàn dân cư ” [11]. Tiếp đó, cùng với việc thực hiện chương trình GDMN mới trên phạm vi toàn quốc, Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 09 tháng 2 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi giai đoạn 2010-2015 với những nội dung: “Đổi mới nội dung, chương trình, PP GDMN; Ban hành và hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn’’ [10]; Công văn số 3835 /BGDĐT-GDMN của Bộ GD - Đào tạo ngày 22 tháng 8 năm 2017 về việc “Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDMN năm học 2017 - 2018” cũng nêu rõ: “Tiếp tục hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn theo quy định tại Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ trưởng Bộ GDDT, đảm bảo
  2. 2 đúng mục đích hỗ trợ thực hiện chương trình GDMN, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1.” [4] Trong những năm qua, nhận thức đúng các quan điểm GD của Đảng và Nhà nước, cũng như thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT Hà Nội, Phòng GD&ĐT Quận Ba Đình đã chỉ đạo các trường MN trên địa bàn quận thực hiện công tác GD trẻ ở các trường MN Quận Ba Đình và đạt được một số thành tích: + 75% cơ sở GDMN có trang bị Camera giám sát; + 99% cơ sở GDMN có máy tính, kết nối mạng. + 100% bếp ăn bán trú đủ điều kiện theo điều lệ trường mầm non và ký cam kết đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm với cơ quan quản lý,đáp ứng cho 100% trẻ được ăn bán trú tại trường, chất lượng dinh dưỡng, thực phẩm an toàn. + Tổng số Hoạt động kiểm tra định kỳ, đột xuất: 112 trong đó Xếp loại Giỏi: 97,Khá: 14 ,ĐYC: 01, CĐYC: 0 [28] Tuy nhiên, chất lượng hoạt động GD trẻ 5 tuổi trong các trường MN Quận Ba Đình vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng theo chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi: nhiều trường MN có số trẻ/lớp cao hơn so với quy định, nhiều giáo viên còn cứng nhắc trong quá trình thực hiện các nội dung giáo dục, lúng túng khi thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, khó khăn trong việc đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn. Vì vậy, chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới của bậc học. Do đó, việc nâng cao chất lượng hoạt động GD trẻ 5 - 6 tuổi trong các trường MN là một vấn đề hết sức cấp bách. Để đáp ứng mục tiêu GD trẻ thì vấn đề tìm ra biện pháp để quản lý hoạt động GD trẻ 5 tuổi ở các trường MN là vô cùng cần thiết. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động giáo dục ở trường mầm non theo Bộ chuẩn Phát triển trẻ em 5 tuổi trên địa bàn Quận Ba Đình – Thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GD trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn trên địa bàn Quận
  3. 3 Ba Đình – Hà Nội góp phần nâng cao chất lượng GDMN của Thành phố Hà Nội 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động GD trẻ ở trường MN theo Bộ chuẩn 3.2 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động GD trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn trên địa bàn Quận Ba Đình – Hà Nội 4. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động GD ở trường mầm non theo Bộ chuẩn trên địa bàn Quận Ba Đình – Hà Nội đã đạt được nhiều thành tựu nhưng vẫn còn những tồn tại như: chỉ đạo thiết kế và tổ chức thực hiện nội dung chương trình chưa đáp ứng tốt mục tiêu đặt ra; quản lý việc xây dựng và thực hiện kế hoạch chưa tốt; nhiều GV có tuổi chưa sử dụng linh hoạt các PP GD Vì vậy, nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động GD ở trường mầm non theo chức năng quản lý hướng vào việc thực hiện Bộ chuẩn phù hợp thì sẽ nâng cao đuợc chất lượng GD trẻ mẫu giáo lớn, chuẩn bị tốt cho trẻ vào lớp 1, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ở trường Mầm non, quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 tuổi theo Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. 5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ em 5tuổi theo Bộ chuẩn trên địa bàn Quận Ba Đình, TP Hà Nội 5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn trên địa bàn Quận Ba Đình, TP Hà Nội 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn khách thể nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về một số biện pháp quản lý hoạt động GD trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn trên địa bàn Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Hiện nay mới có Bộ chuẩn dành cho trẻ em 5 tuổi vì vậy đề tài xin giới hạn khách thể nghiên cứu là trẻ khối mẫu giáo lớn (5 tuổi)
  4. 4 6.2. Địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu tại 14 trường MN ( là các trường MN công lập) trên địa bàn Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội 6.3. Khách thể khảo sát - Khảo sát 156 khách thể: + Cán bộ quản lý: 42 người + GV: 114 người. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 7.2.3. Phương pháp chuyên gia 8. Cấu trúc của luận văn - Phần Mở đầu - Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục ở trường MN theo Bộ chuẩn Pt trẻ em 5 tuổi - Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn ở các trường Mầm non Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. - Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn ở các trường Mầm non Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. - Kết luận và khuyến nghị - Phụ lục và tài liệu tham khảo
  5. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MN THEO BỘ CHUẨN PT TRẺ EM 5 TUỔI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới 1.1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam 1.2. Những khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Quản lý là một quá trình tác động có định hướng phù hợp quy luật khách quan của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm khai thác và tận dụng hiệu quả những tiềm năng và cơ hội của đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu quản lý trong một môi trường luôn biến động, chủ thể quản lý tác động bằng các chế định xã hội, tổ chức về nhân lực, tài lực và vật lực, phẩm chất và uy tín, chế độ chỉnh sách đường lối chủ chương trong các phương pháp quản lý và công vụ quản lý để đạt mục tiêu quản lý. Trong quá trình quản lý, chủ thể tiến hành các hoạt động cơ bản như: xác định mục tiêu, chủ trương, chính sách, kế hoạch; tổ chức thực hiện, điều chỉnh các hoạt động để thực hiện các mục tiêu đề ra. Trong đó, mục tiêu quan trọng nhất là nhằm tạo ra môi trường, điều kiện cho sự phát triển của đối tượng quản lý. 1.2.2. Quản lý giáo dục: Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý GD, song thường người ta đưa ra quan niệm quản lý GD theo hai cấp độ chủ yếu: cấp vĩ mô và vi mô. Quản lý vĩ mô tương ứng với khái niệm về quản lý một nền GD (hệ thống GD) và quản lý vi mô tương ứng với khái niệm về quản lý một nhà trường. [30] - Quản lý cấp vĩ mô: - Quản lý cấp vi mô Từ những góc độ trên chúng tôi kết luận: Quá trình quản lý GD là hoạt động của các chủ thể quản lý và đối tượng quản lý thống nhất với nhau trong một cơ cẩu nhất định nhằm đưa hệ thống GD đạt tới mục tiêu dự kiến và tiến lên trạng thái mới về chất. Quản lý GD vừa là một hiện tượng xã hội (hiện
  6. 6 tượng hoạt động, lao động, công tác), vừa là một loại quá trình xã hội (quá trình quản lý) đồng thời cũng là một hệ thống xã hội (hệ thống quản lý). 1.2.3. Giáo dục Giáo dục với tư cách là một ngành khoa học không thể tách rời những truyền thống giáo dục từng tồn tại trước đó. Trong xã hội, người lớn giáo dục người trẻ những kiến thức và kỹ năng cần phải thông thạo và cần trao truyền lại cho thế hệ tiếp theo. Sự phát triển văn hóa, và sự tiến hóa của loài người, phụ thuộc vào lề lối trao truyền tri thức này. Ở những xã hội tồn tại trước khi có chữ viết, giáo dục được thực hiện bằng lời nói và thông qua bắt chước. Những câu chuyện kể được tiếp tục từ đời này sang đời khác. Rồi ngôn ngữ nói phát triển thành những chữ và ký hiệu. Chiều sâu và độ rộng của kiến thức có thể được bảo tồn và trao truyền gia tăng vượt bậc. Khi các nền văn hóa bắt đầu mở rộng kiến thức vượt quá những kỹ năng cơ bản về giao tiếp, đổi chác, kiếm ăn, thực hành tôn giáo, v.v , giáo dục chính quy và việc đi học cuối cùng diễn ra. 1.2.4. Hoạt động giáo dục trẻ Theo Điều 24, Điều lệ trường MN thì hoạt động GD trẻ bao gồm: hoạt động chơi; hoạt động học; hoạt động lao động; hoạt động ngày hội, ngày lễ. Hoạt động học ở trường MN trong chương trình GDMN hiện nay bao gồn các hoạt động ở 5 lĩnh vực: Phát triển thể chất, phát triển ngôn ngữ, phát triển nhận thức, phát triển tình cảm - kỹ năng xã hội, phát triển thẩm mỹ. Các lĩnh vực phát triển này được thiết kế theo hướng đồng tâm phát triển thể hiện ở chương trình khung dành cho các độ tuổi. Đặc biệt, các hoạt động GD trong chương trình GDMN không bó khuôn mà có độ mở, tạo cơ hội cho GV lựa chọn các hoạt động GD phù hợp với các điều kiện thực tế và yếu tố vùng miền, tạo điều kiện cho trẻ trải nghiệm những vấn đề gần gũi, thiết thực trong môi trường xung quanh của trẻ, từ đó đạt được mục đích GD cao nhất. 1.2.5. Giáo dục mầm non Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, chịu trách nhiệm chăm sóc - giáo dục trẻ từ 0 - 6 tuổi, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em. Những kỹ năng mà trẻ được tiếp thu qua chương trình chăm sóc giáo dục
  7. 7 mầm non sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Do vậy, phát triển giáo dục mầm non, tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ là yếu tố quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. Mục tiêu chung của GDMN là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp Một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [5]. 1.2.6. Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi Theo thông tư 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/07/2010 hướng dẫn sử dụng Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi, mục đích ban hành Bộ chuẩn được quy định như sau: Hỗ trợ thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, chuẩn bị tâm thế cho trẻ em năm tuổi vào lớp 1. Bộ chuẩn là cơ sở để cụ thể hóa mục tiêu, nội dung chăm sóc, giáo dục, lựa chọn và điều chỉnh hoạt động chăm sóc, giáo dục cho phù hợp với trẻ mẫu giáo năm tuổi. Bộ chuẩn là cơ sở để xây dựng bộ công cụ theo dõi đánh giá sự phát triển của trẻ mẫu giáo năm tuổi. Bộ chuẩn là căn cứ để xây dựng chương trình, tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn các bậc cha mẹ và cộng đồng trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ em năm tuổi nhằm nâng cao nhận thức về sự phát triển của trẻ em. Trên cơ sở đó tạo sự thống nhất trong chăm sóc, giáo dục trẻ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Nội dung của Bộ chuẩn được thể hiện ở phụ lục 3. 1.3. Nội dung hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn tại trường Mầm non Hoạt động giáo dục trẻ 5 tuổi tại trường mầm non theo Bộ chuẩn nhằm phát triển thể chất, tình cảm - quan hệ xã hội, ngôn ngữ và giao tiếp, nhận thức cho trẻ.
  8. 8 * Lĩnh vực phát triển thể chất bao gồm các nội dung: - ND 1: Động tác phát triển các nhóm cơ và hô hấp - ND 2: Các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động - ND 3: Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe * Lĩnh vực phát triển tình cảm - quan hệ xã hội bao gồm các nội dung: - ND 1: Phát triển tình cảm - ND 2: Phát triển kỹ năng xã hội * Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ và giao tiếp gồm các nộ dung: - ND 1: Nghe - ND 2: Nói - ND 3 : Làm quen với đọc, viết * Lĩnh vực phát triển nhận thức gồm các nội dung: - ND 1: Các bộ phận của cơ thể con người - ND 2: Động vật và thực vật - ND 3: Một số hiện tượng tự nhiên - ND 4: Làm quen với một số khái niệm sơ đẳng về toán - ND 5: Khám phá xã hội 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn tại trường Mầm non 1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn 1.4.1.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục PT thể chất. + Hít vào, thở ra + Đưa 2 tay lên cao, ra phía trước, sang 2 bên (kết hợp với vẫy bàn tay, quay cổ tay, kiễng chân). + Co và duỗi từng tay, kết hợp kiễng chân. Hai tay đánh xoay tròn trước ngực, đưa lên cao. + Ngửa người ra sau kết hợp tay giơ lên cao, chân bước sang phải, sang trái. + Quay sang trái, sang phải kết hợp tay chống hông hoặc hai tay dang ngang, chân bước sang phải, sang trái.
  9. 9 + Đưa ra phía trước, đưa sang ngang, đưa về phía sau. + Nhảy lên, đưa 2 chân sang ngang + Nhận biết, phân loại một số thực phẩm thông thường theo 4 nhóm thực phẩm. + Nhận biết sự liên quan giữa ăn uống với bệnh tật (ỉa chảy, sâu răng, suy dinh dưỡng, béo phì ). 1.4.1.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục PT tình cảm - quan hệ xã hội. - Tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động tự giới thiệu bản thân: nói tên, tuổi, giới tính của bản thân. Giới thiệu tên bố, mẹ, địa chỉ nhà, số điện thoại của bố mẹ - Nói được mình có điểm gì giống và khác bạn (dáng vẻ bên ngoài, giới tính, sở thích và khả năng). - Biết biểu lộ cảm xúc: vui, buồn, sợ hãi, tức giận, ngạc nhiên, xấu hổ - Biết an ủi và chia vui với người thân và bạn bè - Chú ý nghe khi cô, bạn nói, không ngắt lời người khác. - Biết nói cảm ơn, xin lỗi, chào hỏi lễ phép - Biết lắng nghe ý kiến, trao đổi, thoả thuận, chia sẻ kinh nghiệm với bạn. - Biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn (dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận nhường nhịn) - Bỏ rác đúng nơi quy định - Tiết kiệm trong sinh hoạt: tắt điện, tắt quạt khi ra khỏi phòng, khoá vòi nước sau khi dùng, không để thừa thức ăn. 1.4.1.3. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục PT ngôn ngữ và giao tiếp - Làm quen các bài thơ, câu truyện, đồng dao ca dao; các bài hát - Tập kể chuyện bằng rối tay, rối que, kể chuyện theo tranh - Trả lời các câu hỏi về nội dung câu chuyện, bài thơ đã nghe. - Kể truyện theo tranh minh họa và kinh nghiệm của bản thân - Dạy trẻ biết nhờ người khác khi gặp khó khăn, biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm. - Dạy trẻ biết cảm ơn, xin lỗi, xưng hô lễ phép với người lớn và mọi người xung quanh. - Tham gia vào các hoạt động tìm hiểu khám phá
  10. 10 - Dạy trẻ nhận biết, phát âm 29 chữ cái - Tham gia vào các hoạt động như đồ chữ, sao chép tên, chữ cái - Tổ chức các hoạt động đọc sách: Hướng dẫn trẻ cách đọc sách (tư thế ngồi, cách giở sách, cách đọc, cách lấy và cất sách) - Biết cách “đọc sách” từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đầu sách đến cuối sách 1.4.1.4. Xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục phát triển nhận thức - Nói được tên các giác quan của cơ thể, chức năng và cách bảo vệ - Phối hợp các giác quan để quan sát, xem xét và thảo luận về sự vật, hiện tượng như sử dụng các giác quan khác nhau để xem xét lá, hoa, quả và thảo luận về đặc điểm của đối tượng. - Làm thử nghiệm và sử dụng công cụ đơn giản để quan sát, so sánh, dự đoán, nhận xét và thảo luận. Ví dụ: Thử nghiệm gieo hạt/trồng cây được tưới nước và không tưới, theo dõi và so sánh sự phát triển. - Thu thập thông tin về đối tượng bằng nhiều cách khác nhau: xem sách tranh ảnh, băng hình, trò chuyện và thảo luận. - Nói được tên các mùa trong năm, đặc điển nổi bật về thời tiết của các mùa đó. - Nhận xét được mối quan hệ đơn giản của sự vật, hiện tượng. Ví dụ: “Nắp cốc có những giọt nước do nước nóng bốc hơi”. - Giải quyết, phán đoán các vấn đề đơn giản bằng cách khác nhau: trời nổi gió, nhiều mây đen là sắp mưa - Đếm trên đối tượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. - So sánh số lượng của ba nhóm đối tượng trong phạm vi 10 bằng các cách khác nhau và nói được kết quả: bằng nhau, nhiều nhất, ít hơn, ít nhất. - Gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 10 và đếm. - Tách một nhóm đối tượng trong phạm vi 10 thành hai nhóm bằng các cách khác nhau. 1.4.2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn - Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên phụ trách lớp 5 tuổi thực hiện kế hoạch hoạt động giáo dục trẻ theo các lĩnh vực:
  11. 11 * Phát triển thể chất: * Phát triển tình cảm - quan hệ xã hội * Phát triển ngôn ngữ và giao tiếp * Phát triển nhận thức 1.4.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn - Kiểm tra, đánh giá hoạt động GD trẻ em 5 tuổi theo từng nội dung lĩnh vực: + PT thể chất + PT tình cảm - quan hệ xã hội : + PT ngôn ngữ và giao tiếp: + PT nhận thức: 1.5. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn Mục tiêu: Tạo điều kiện đầy đủ CSVC, đồ chơi, đồ dùng dạy học, tài liệu chuyên môn nhằm giúp GV nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình cũng như hiệu quả GD. 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn ở trường Mầm non 1.6.1. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên 1.6.2. Điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi 1.6.3. Công tác thanh tra, kiểm tra
  12. 12 Tiểu kết chương 1 GDMN là cấp học đầu tiên trong hệ thống GD quốc dân, đặt nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ cho trẻ em, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời. Trên đây là một số cơ sở lý luận về QL hoạt động GD trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn, những khái niệm như: quản lý, quản lý giáo dục, giáo dục mầm non, và những nội dung về trường MN như: Mục tiêu của GDMN, nội dung hình thức, phương pháp giáo dục trẻ mầm non, một số nội dung về Bộ chuẩn, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác QL hoạt động GD trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn đã được nêu ra và phân tích rõ ràng, chi tiết. Những lý luận ở trên sẽ là cơ sở cho việc phân tích thực trạng QL hoạt động GD trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn ở Chương 2 và việc đề ra các biện pháp QL hoạt động GD trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn ở Chương 3 một cách chính xác, logic, khách quan, khoa học hơn.
  13. 13 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ EM 5 TUỔI THEO BỘ CHUẨN TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Giới thiệu đặc điểm địa bàn nghiên cứu 2.1.1. Về địa lý, kinh tế - xã hội 2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục Quận Ba Đình 2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục trẻ 5 tuổi theo Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non Quận Ba Đình Hoạt động giáo dục trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non hiện nay được đánh giá theo bốn lĩnh vực của Bộ chuẩn. Với từng chỉ số trong lĩnh vực được đánh giá theo hai mức độ: Đạt (ký hiệu bằng dấu +) và Chưa đạt (ký hiệu bằng dấu -) - Mức độ Đạt: trẻ thực hiện được từ 75% yêu cầu của chỉ số trở lên - Mức độ Chưa đạt: trẻ thực hiện được dưới 75% yêu cầu của chỉ số. Khảo sát về kết quả đánh giá trẻ theo các nội dung của Bộ chuẩn ở trường MN quận Ba Đình thu được kết quả như sau (xem bảng 2.1) Bảng 2.1: Thực trạng đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn Chưa Lĩnh vực Nội dung hoạt động GD Đạt đạt Động tác phát triển các nhóm cơ và hô + PT thể chất hấp Các kĩ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động + Giáo dục dinh dưỡng và sức khỏe - Phát triển tình cảm - Phát triển tình cảm + quan hệ xã hội Phát triển quan hệ xã hội + Nghe + Phát triển ngôn ngữ và Nói + giao tiếp Làm quen với đọc, viết + Các bộ phận của cơ thể con người + Phát triển nhận thức Động vật và thực vật + Một số hiện tượng thiên nhiên - Làm quen với một số khái niệm sơ + đẳng về toán Khám phá xã hội +
  14. 14 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn trên địa bàn quận Ba Đình, Hà Nội. 2.3.1. Thực trạng quản lý HĐ giáo dục PT thể chất Khảo sát trên 165 khách thể nghiên cứu về mức độ thực hiện việc quản lý HĐGD phát triển thể chất tác giả thu được kết quả như sau (xem bảng 2.2): Bảng 2.2: Mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động giáo dục thể chất HĐQL Tổ chức, chỉ đạo Xây dựng kế hoạch Kiểm tra đánh giá thực hiện QLHĐ Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB PT thể chất 125 31 139 17 140 15 1 Nội dung 1 80.1% 19.9% 89.1% 10.9% 89.8% 9.6% 0.6% 134 21 145 11 133 23 Nội dung 2 85.9% 13.5% 92.9% 7.1% 85.3% 14.7% 5 39 112 83 73 35 121 Nội dung 3 3.2% 25% 71.8% 53.2% 46.8% 22.4% 77.6% 2.3.2. Thực trạng quản lý HĐ giáo dục PT tình cảm - quan hệ xã hội Khảo sát trên 165 khách thể nghiên cứu về mức độ thực hiện việc quản lý HĐGD phát triển tình cảm – quan hệ xã hội tác giả thu được kết quả như sau (xem bảng 2.3) Bảng 2.3: Mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động giáo dục tình cảm – QHXH HĐQL Tổ chức, chỉ đạo thực Xây dựng kế hoạch Kiểm tra đánh giá hiện QLHĐ PTTC- Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB QHXH 144 12 141 15 129 27 Nội dung 1 92.3% 7.7% 90.4% 9.6% 82.7% 17.3% 139 17 145 11 133 23 Nội dung 2 89.1% 10.9% 92.9% 7.1% 85.3% 14.7%
  15. 15 2.3.3. Thực trạng quản lý HĐ giáo dục PT ngôn ngữ và giao tiếp Khảo sát trên 165 khách thể nghiên cứu về mức độ thực hiện việc quản lý HĐGD phát triển ngôn ngữ và giao tiếp tác giả thu được kết quả như sau (xem bảng 2.4) Bảng 2.4: Mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động giáo dục ngôn ngữ và giao tiếp HĐQL Tổ chức, chỉ đạo Xây dựng kế hoạch Kiểm tra đánh giá thực hiện QLHĐ PT ngôn Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB ngữ và giao tiếp 149 3 147 9 143 13 Nội dung 1 95.5% 4.5% 94.2% 5.8% 91.7% 8.3% 135 21 138 18 133 23 Nội dung 2 86.5% 13.5% 88.5% 11.5% 85.3% 14.7% 150 6 148 8 145 11 Nội dung 3 96.2% 3.8% 94.9% 5.1% 93% 7% 2.3.4. Thực trạng quản lý HĐ giáo dục PT nhận thức Khảo sát trên 165 khách thể nghiên cứu về mức độ thực hiện việc quản lý HĐGD phát triển nhận thức tác giả thu được kết quả như sau (xem bảng 2.5) Bảng 2.5: Mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động giáo dục nhận thức HĐQL Tổ chức, chỉ đạo Xây dựng kế hoạch Kiểm tra đánh giá thực hiện QLHĐ PT Tốt Khá TB Tốt Khá TB Tốt Khá TB nhận thức 145 11 147 9 143 13 Nội dung 1 92.9% 7.1% 94.2% 5.8% 91.7% 8.3% 136 20 138 18 133 23 Nội dung 2 87.2% 12.8% 88.5% 11.5% 85.3% 14.7% 14 123 33 56 86 139 17 Nội dung 3 9% 78.8% 21.2% 35.9% 55.1% 89.1% 10.9% 142 13 1 110 46 126 30 Nội dung 4 91% 8.4% 0.6% 70.5% 29.5% 80.8% 19.2% 142 14 124 32 132 24 Nội dung 5 91% 9% 79.4% 20.6% 84.6% 15.4%
  16. 16 2.4. Thực trạng việc quản lý cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi trong hoạt động giáo dục trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi. Để đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu của CSVC đối với việc PT thể chất; tình cảm – quan hệ xã hội; ngôn ngữ và giao tiếp; nhân thức tác giả đã tiến hành khảo sát và thu được kết quả như bảng 2.6 Bảng 2.6: Mức độ đáp ứng yêu cầu CSVC Mức độ Lĩnh vực Tốt Khá TB Chưa đáp ứng 15 101 40 PT thể chất 9.6% 64.7% 25.7% 147 9 PT tình cảm - QHXH 94.2% 5.8% 143 13 PT ngôn ngữ và giao tiếp 91.6% 8.4% 129 27 PT nhận thức 82.7 % 17.3% 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn ở trường Mầm non Quận Ba Đình Những yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ em theo Bộ chuẩn là: đội ngũ CBGV, điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi và công tác thanh tra kiểm tra. Qua thu thập số liệu tác giả thu được các bảng kết quả sau: Bảng 2.8. Đánh giá của GV và CBQL về các yếu tổ ảnh hưởng đến QL hoạt động GD trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn ở trường MN Quận Ba Đình Đánh giá của khách thể Không STT Các yếu tố Có ảnh Bình ảnh hưởng thường hưởng 148 8 1 Năng lực, trình độ của CBQL và GV 94.9% 5.1% 2 132 21 3 Điều kiện CSVC đồ dùng, đồ chơi 84.6% 13.5% 1.9% 3 140 16 Công tác thanh tra, kiểm tra 89.7% 10.3%
  17. 17 2.6. Đánh giá chung về công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 em tuổi theo Bộ chuẩn ở trường Mầm non Quận Ba Đình 2.6.1. Điểm mạnh 2.6.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế *Hạn chế *Nguyên nhân của những hạn chế Tiểu kết chương 2 Thông qua các số liệu và tư liệu nghiên cứu về thực trạng quản lý HĐGD như đã trình vày ở trên, chúng ta có thể thấy rằng trong những năm gần đây chất lượng GDMN ở các trường trên địa bàn Quận Ba Đình đã không ngừng tăng lên, CSVS được chú trọng đầu tư để đáp ứng yêu cầu đổi mới, tạo được niềm tin đối với phụ huynh và xã hội. Điều này có được là do đội ngũ CBQL không ngừng cố gắng nâng cao năng lực quản lý, khắc phục mọi khó khăn và luôn sáng tạo để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Việc tổ chức thực hiện các mục tiêu, nội dung hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc. Giáo viên tích cực đổi mới, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy, biết xây dựng các tiêu chí đánh giá trẻ theo Bộ chuẩn phù hợp với điều kiện của trường. Tuy nhiên, hoạt động quản lý giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn vẫn còn tồn tại một số những hạn chế như phần phân tích phía trên. Vì vậy việc đưa ra những giải pháp để khắc phục những hạn chế yếu kém là vô cùng cần thiết. Từ những cơ sở lý luận đã được phân tích và thực trạng hoạt động giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn quận Ba Đình đã được khảo sát, phân tích đó là tiền đề cho tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 -6 tuổi ở các trường mầm non quận Ba Đình với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục trẻ em 5 tuổi nói riêng trong chương 3.
  18. 18 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ 5 TUỔI THEO BỘ CHUẨN TẠI TRƯỜNG MẦM NON QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu của hoạt động giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ 5 tuổi theo Bộ Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội. 3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về quản lý hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi, làm cơ sở cho việc tổ chức, quản lý các hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi có chất lượng 3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp Đối với CBQL: Cần nhận thức đúng vai trò quyết định chất lượng giáo dục trẻ của đội ngũ GV. Hiểu rõ xu thế phát triển GDMN và yêu cầu XH đối với chất lượng giáo dục trẻ. Nâng cao trách nhiệm trong việc bồi dưỡng đội ngũ GVMN, nâng cao chất lượng, đảm bảo hiệu quả. 3.2.1.3. Điều kiện thực hiện 3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng cho GV về năng lực thiết kế giáo án và tổ chức triển khai các HĐGD theo Bộ chuẩn 3.2.2.1.Mục đích Giúp cho GV nắm được mục tiêu, kế hoạch chương trình, chủ động thực hiện các hoạt động GD trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn phù hợp với điều kiện thực tế của lớp 5 tuổi và khả năng nhận thức của trẻ. 3.2.2.2. Nội dung, cách thực hiện biện pháp Hướng dẫn GV cách xác định nội dung kiến thức trọng tâm cho mỗi
  19. 19 tiết dạy, đặc biệt là dạy trẻ tìm hiểu khám phá về khoa học tự nhiên, xã hội. Bồi dưỡng cho GV những PP tổ chức mới, hiệu quả; giúp GV biết lựa chọn phương tiện dạy học và vui chơi cho trẻ phù hợp với điều kiện của lớp mình - Tạo điều kiện cho GV tham gia các lớp tập huấn chuyên môn do Sở, Phòng GD và ĐT tổ chức. 3.2.2.3. Điều kiện thực hiện 3.2.3.Biện pháp 3: Đổi mới HĐ kiểm tra, đánh giá về nội dung giáo dục giá trị dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ 3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp Kiểm tra đánh giá được coi là một biện pháp quan trọng trong quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo đối với GV trường MN, kiểm tra cũng là một trong bốn chức năng cơ bản của QL, kiểm tra nhằm thu thập thông tin về đối tượng, qua đó đánh giá mức độ đạt được so với mục tiêu đề ra, giúp chủ thể QL đưa ra những quyết định kịp thời điều chỉnh hành vi của đối tượng QL nhằm đưa hệ thống tiến đến mục tiêu. 3.2.3.2.Nội dung và cách thực hiện Hàng năm BGH và tổ, nhóm chuyên môn của nhà trường phải phối hợp xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá để đảm bảo thống nhất hoạt động kiểm tra đánh giá chung của trong nhà trường. 3.2.3.3. Điều kiện thực hiện 3.2.4. Biện pháp 4: Vận động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn. 3.2.4.1. Mục đích Đảm bảo điều kiện cần thiết cho việc thực hiện các hoạt động GD, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà trường và giáo viên có đầy đủ CSVC, đồ dùng đồ chời phục vụ việc dạy học, đặc biệt là áp dụng PP dạy học theo hướng phát huy tính tích cực cho trẻ, nâng cao tay nghề phát huy sự sáng tạo ở mỗi GV. 3.2.4.2.Nội dung và cách thức thực hiện - Hiệu trưởng gặp gỡ các đối tác là doanh nghiệp trên địa bàn để vận động giúp đỡ Nhà trường trong một số những hoạt động như tổ chức các buổi tham quan dã ngoại ngoài trời, các hoạt động ngoại khóa - Hiệu trưởng và GV tìm trong Hội cha mẹ học sinh những phụ huynh
  20. 20 có điều kiện giúp đỡ nhà trường trong việc tổ chức các hoạt động GD như tổ chức sự kiện, ngày hội ngày lễ 3.2.4.3. Điều kiện thực hiện 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp 3.4.1. Mục đích yêu cầu của khảo nghiệm Qua khảo nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn ở trường MN trên địa bàn quận Ba Đình mà luận văn đã đề cập, nhằm góp phần khẳng định tính đúng đắn của các biện pháp trong thực tế. Hình thức khảo nghiệm là triển khai đồng thời các biện pháp quản lý mà luận văn đã đề cập đến tại 14 trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu. 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Qua triển khai các biện pháp quản lý, việc thu nhập kết quả khảo nghiệm được tiến hành bằng phiếu hỏi đối với CBQL và giáo viên các trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu, kết quả thu được như sau 3.4.2.1.Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất Bảng 3.1: Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất Tính cần thiết Ít cần Rất cần thiết Cần thiết STT Các biện pháp QL thiết SL % SL % SL % Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm 1 115 73,7 41 26,3 0 quan trọng của hoạt động giáo dục trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn Bồi dưỡng cho GV về năng lực thiết kế giáo án và tổ chức triển 2 khai các HĐGD theo Bộ chuẩn 145 92.9 11 7,1 0 Đổi mới HĐ kiểm tra, đánh giá về nội dung giáo dục giá trị 3 139 89.1 14 9.0 3 1,9 dinh dưỡng và sức khỏe cho trẻ Vận động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng cơ sở vật chất 132 84.6 24 15.4 4 cho hoạt động giáo dục trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn.
  21. 21 Qua bảng khảo sát 3.1 cho thấy các chuyên gia đánh giá ở mức độ rất cần thiết ở biện pháp 2 với tỉ lệ cao nhất là 92.9%; tiếp sau là biện pháp 3 và 4 với tỉ lệ tương đồng nhau; cuối cùng là biện pháp 1 với mức độ rất cần thiết tỉ lệ thấp 73.7% Như vậy, mức độ cần thiết của các biện pháp phát triển đội ngũ GV đã đề xuất tương đối đồng đều. Điều đó khẳng định để quản lý hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn ở trường MN trên địa bàn Quận Ba Đình đạt hiệu quả cao cần phải phối hợp cả 4 biện pháp trên, mỗi biện pháp có những thế mạnh riêng, bổ trợ cho nhau. 3.4.2.1 Tính khả thi của các biện pháp đề xuất Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất Tính khả thi Ít khả Rất khả thi Khả thi STT Các biện pháp QL Thi SL % SL % SL % Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tầm quan 1 153 98.1 3 1.9 0 trọng của hoạt động giáo dục trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn Bồi dưỡng cho GV về năng lực 2 thiết kế giáo án và tổ chức triển 150 96.2 3.8 6 0 khai các HĐGD theo Bộ chuẩn Đổi mới HĐ kiểm tra, đánh giá về 3 nội dung giáo dục giá trị dinh 146 93.6 10 6.4 0 dưỡng và sức khỏe cho trẻ Vận động các lực lượng xã hội tham gia xây dựng cơ sở vật chất 4 142 91.0 14 9 0 cho hoạt động giáo dục trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn.
  22. 22 Tiểu kết chương 3 Trên cơ sở vận dụng chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước về GD&ĐT, các kiến thức của khoa học quản lý giáo dục, kế thừa những đề tài trước đó và đặc biệt là thông qua thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn ở trường MN trên địa bàn Quận Ba Đình, tác giả đã đề xuất các biện pháp QL, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn ở trường MN trên địa bàn Quận Ba Đình. Tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã được khẳng định thông qua khảo nghiệm. Các biện pháp này nếu được triển khai thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở các trường mầm non. Tuy vậy việc vận dụng và khai thác lại tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện của mỗi trường và của người quản lý, dựa vào điều kiện thực tế mà người quản lý có thể tham khảo và vận dụng cho phù hợp.
  23. 23 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn ở trường MN trên địa bàn Quận Ba Đình, một trong những công việc quan trọng hàng đầu hiện nay là cần phải tập trung đổi mới công tác quản lý, muốn vậy cần tập trung sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng CBQL về công tác chăm sóc giáo dục trẻ và bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp thực hiện công tác giảng dạy trẻ trong các nhà trường. Quản lý trường MN có nhiều nét đặc trưng khác biệt so với quản lý các cấp học khác. Một mặt trường MN là cấp học mang tính tự nguyện, không bắt buộc, mặt khác trong trường đa số là nữ giới do đó người HT trường MN có nhiều nhiệm vụ khó khăn. Với nội dung trọng tâm của việc quản lý của HT trường MN là quản lý hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó các nội dung về quản lý tài chính, xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh. Đây là cơ sở để xác định nội dung cần bồi dưỡng cho GV, CBQL và nhân viên trường MN. Đồng thời cũng là cơ sở để xác định, lựa chọn các biện pháp quản lý thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục chung của nhà trường. Việc quản lý công tác giáo dục trẻ em 5 tuổi không chỉ sử dụng một biện pháp mà phải sử dụng tổng hợp nhiều biện pháp, các biện pháp được sắp xếp có hệ thống đảm bảo tính logic, có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Việc xác định các biện pháp quản lý công tác giáo dục trẻ em 5 tuổiphải đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tăng cường hiệu lực quản lý và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong độ tuổi MN. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và điều tra thực trạng về quản lý công tác giáo dục trẻ em 5 tuổicủa Hiệu trưởng, tác giả đã đưa ra các biện pháp quản lý HĐ giáo dục trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn là:
  24. 24 - Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và NV về công tác giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn. - Tăng cường quản lý việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn. - Tăng cường việc kiểm tra, đánh giá các hoạt động giáo dục đối với GV trường MN. - Quản lý tốt CSVC trang thiết bị đồ dùng đồ chơi Kết quả khảo nghiệm tính thực tiễn và tính khả thi của các biện pháp đã khẳng định hiệu quả và khả năng áp dụng của HT về các biện pháp đã đề xuất trong luận văn này. 2. Khuyến nghị Để tạo thuận lợi cho việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục trẻ em 5 tuổi theo Bộ chuẩn, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau: 2.1. Sở GD&ĐT Hà Nội Tăng cường các lớp tập huấn, bồi dưỡng CBQL, GV về hoạt động giáo dục trẻ 5 tuổi theo Bộ chuẩn. Tổ chức các chương trình thăm quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm với các quận huyện về quản lý giáo dục trẻ 5 tuổi theo từng lĩnh vực của Bộ chuẩn. 2.2. Đối với Phòng GD&ĐT Quận Ba Đình Xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể cho khối mẫu giáo lớn bám theo bốn lĩnh vực của Bộ chuẩn. Trong quá trình thực hiện cần xây dựng những tiêu chí riêng phù hợp đối với từng trường. 2.3. Đối với CBQL, GV các trường MN Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương tăng cường huy động đầu tư cơ sở vật chất, quy hoạch mạng lưới trường lớp đảm bảo các điều kiện tốt nhất khi trẻ đến trường. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới về sự phát triển và chuẩn bị cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1. Chủ động trong việc phối hợp với gia đình trong việc PT thể chất, tình cảm – quan hệ xã hội, ngôn ngữ - giao tiếp và nhận thức cho trẻ.