Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi tại các trường Mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

pdf 24 trang phuongvu95 5160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi tại các trường Mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_giao_duc_cho_tre_3_6_tuoi.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi tại các trường Mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một. (Điều 21 - Luật GD 2005). Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, đầu tư tạo điều kiện cho giáo dục Mầm non phát triển. Đặc biệt, tại các Thành phố lớn rất nhiều trường Mầm non được xây dựng với quy mô hiện đại, cơ sở vật chất theo hướng chuẩn hóa, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh học sinh. Bên cạnh đó, các loại hình trường ngoài công lập cũng phát triển mạnh mẽ thúc đẩy ngành học Mầm non phát triển không ngừng. Tuy nhiên, bên cạnh các trường Mầm non có quy mô lớn, các trường Mầm non đạt chuẩn thì cũng còn rất nhiều các trường Mầm non có nhiều nhiều điểm trường, diện tích nhỏ hẹp, nhiều trường sử dụng các khu vực chung với nhà dân, nhiều điểm trường nằm rải rác, cơ sở vật chất khó khăn nên công tác quản lý về chăm sóc giáo dục trẻ có nhiều bất cập. Đa số các trường mầm non có nhiều điểm trường không được xây dựng đúng quy cách của trường Mầm non, nhiều lớp học nằm trong ngõ nhỏ, xen kẽ với nhà dân và có diện tích rất khiêm tốn. Có lớp học diện tích chỉ 30 m2, các khu vực xuống cấp nhưng không thể xây mới, sửa chữa vì liên quan đến các hộ dân liền kề. Trên địa bàn của quân Hai Bà Trưng với tổng số 30 trường mầm non công lập thì có tới 9 trường mầm non có nhiều điểm trường trong đó có trường Mầm non có tới 6 nhiều điểm trường nằm rải rác trên địa bàn của 2 phường nên công tác quản lý các hoạt động gặp vô vàn khó khăn. Chính vì những yếu tố nêu trên nên công tác quản lý hoạt động giáo dục tại các trường Mầm non có nhiều nhiều điểm trường hiện nay còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Công tác thu hút trẻ, phát triển số lượng của các nhà trường rất khó khăn do điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của phụ huynh. Không gian vui chơi, trải nghiệm của trẻ gần như không có, việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động còn hạn chế. Chất lượng đội ngũ giáo viên và chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ chưa được bám sát, quản lý chặt chẽ. Sự quan tâm bồi dưỡng, phát triển đội ngũ CBQL và giáo viên chưa kịp thời, đồng bộ. Công tác kiểm tra, đánh giá cán bộ, giáo viên, nhân viên
  2. 2 và các hoạt động tại các trường mầm non có nhiều điểm trường còn hình thức, chưa đánh giá thực chất. Việc bảo quản và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, tận dụng các điều kiện sẵn có còn lãng phí, chưa linh hoạt với điều kiện thực tế của nhà trường. Với các lý do nêu trên, tác giả lựa chọn vấn đề: “Quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi tại các trường Mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cuối khoá đào tạo Thạc sỹ quản lý giáo dục. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích thực tiễn, luận văn đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi tại các trường Mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng công tác giáo dục trẻ mầm non trong toàn ngành học của quận Hai Bà Trưng. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 3 - 6 tuổi ở trường mầm non. - Phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi ở trường Mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. - Đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi ở trường Mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường Mầm non có nhiều điểm trường. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi ở trường Mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. 5. Phạm vi nghiên cứu Đề tài được triển khai khảo sát, nghiên cứu tại 9 trường Mầm non công lập có nhiều điểm trường thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. 6. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi ở các trường Mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội đã được
  3. 3 Hiệu trưởng các trường mầm non quan tâm, triển khai và thực hiện theo đúng quy định và đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế cần giải quyết. Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi một cách đồng bộ và phù hợp với thực tiễn của các nhà trường đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục thì sẽ khắc phục được những hạn chế, hiệu quả hoạt động giáo dục cho trẻ được nâng cao, góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi ở các trường Mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 7. Phương pháp nghiên cứu 8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8.3. Phương pháp xử lý số liệu 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC CHO TRẺ 3 - 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngoài Trên thế giới, rất nhiều các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu về lĩnh vực chăm sóc, giáo dục trẻ. 1.1.2. Nghiên cứu ở trong nước Tại Việt Nam, đã có nhiều những công trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp Bộ, cấp cơ sở và một số Luận văn Thạc sỹ, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành về GDMN về đề tài chăm sóc, giáo dục trẻ. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Quản lý là quá trình tác động có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để nhằm đạt được mục tiêu đề ra. 1.2.2. Giáo dục Giáo dục vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Giáo dục là một quá trình đào tạo con người một cách có mục đích, nhằm chuẩn bị cho họ
  4. 4 tham gia vào đời sống xã hội, lao động sản xuất, bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của loài người. 1.2.3. Giáo dục mầm non Giáo dục mầm non là bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi. 1.2.4. Hoạt động giáo dục trẻ ở trường Mầm non Các hoạt động giáo dục trẻ ở trường MN được tổ chức theo chế độ sinh hoạt một ngày tại các trường MN. Giáo viên MN là người hướng dẫn, tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ để đạt được các mục tiêu, kế hoạch đề ra. 1.2.5. Quản lý trường Mầm non Quản lý trường mầm non thực chất là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá các hoạt động của trường Mầm non để thực hiện được mục tiêu giáo dục đã đề ra. 1.2.6. Trường mầm non có nhiều điểm trường Trường mầm non có nhiều điểm trường là trường mầm non có từ hai điểm trường trở nên. 1.3. Nội dung hoạt động giáo dục cho trẻ 3 - 6 tuổi ở trường mầm non 1.3.1. Các hoạt động vui chơi cho trẻ Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo 3 - 6 tuổi. Thông qua vui chơi, hành động chơi với những mối quan hệ bạn bè cùng chơi giúp trẻ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội, và mở ra một chặng đường phát triển mới về chất. Vì vậy có thể nói trẻ "học mà chơi, chơi bằng học". 1.3.2. Các hoạt động học tập cho trẻ Hoạt động học được tổ chức có chủ định theo kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Hoạt động học ở mẫu giáo 3 - 6 tuổi được tổ chức dưới hình thức chơi. Việc tổ chức hoạt động học cho trẻ mẫu giáo được giáo viên hướng dẫn từ dễ đến khó và nội dung hoạt động được xây dựng theo quy tắc vòng tròn đồng tâm phát triển của lứa tuổi bé - nhỡ - lớn. 1.3.3. Các hoạt động lao động cho trẻ Hoạt động lao động đối với lứa tuổi mẫu giáo không nhằm tạo ra sản phẩm vật chất mà được sử dụng như một phương tiện giáo dục. Các hoạt động lao động đối với trẻ mẫu giáo gồm: - Lao động tự phục vụ
  5. 5 - Lao động trực nhật - Lao động tập thể 1.3.4. Các hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân cho trẻ Đây là các hoạt động nhằm hình thành một số nề nếp, thói quen trong sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu sinh lý của trẻ, tạo cho trẻ trạng thái thoải mái, vui vẻ. - Hoạt động ăn; - Hoạt động ngủ; - Hoạt động vệ sinh 1.3.5. Hoạt động phối hợp giữa nhà trường gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ. 1.3.5.1. Các nội dung phối hợp nhằm phát triển hoạt động vui chơi: 1.3.5.2. Các nội dung phối hợp nhằm phát triển hoạt động học tập: 1.3.5.3. Các nội dung phối hợp nhằm phát triển hoạt động lao động: 1.3.5.4. Các nội dung phối hợp nhằm phát triển hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh: 1.3.6. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục cho trẻ 3 - 6 tuổi ở trường MN Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non được quy định trong Điều lệ trường MN: - Diện tích xây dựng nhà trường - Quy định về khối phòng nhóm trẻ, lớp MG trong trường MN - Quy định về khối phòng tổ chức ăn: có khu vực nhà bếp, kho. - Quy định về khối phòng hành chính, quản trị - Quy định về sân vườn - Quy định về thiết bị, đồ dùng đồ chơi, tài liệu 1.4. Quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 3 - 6 tuổi ở trường MN Hiệu trưởng quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ gồm: quản lý hoạt động vui chơi, quản lý hoạt động học tập, quản lý hoạt động lao động, quản lý hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh và quản lý các hoạt động hỗ trợ, ảnh hưởng đến các hoạt động của trẻ đó là: hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và quản lý cơ sở vật chất phục vụ cho trẻ ở trường mầm non. 1.4.1. Quản lý hoạt động vui chơi 1.4.1.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi 1.4.1.2. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động vui chơi 1.4.1.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động vui chơi 1.4.2. Quản lý hoạt động học tập 1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động học tập 1.4.2.2. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động học tập
  6. 6 1.4.2.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động học tập 1.4.3. Quản lý hoạt động lao động 1.4.3.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động lao động 1.4.3.2. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động lao động cho trẻ: 1.4.3.3. Kiểm tra, đánh giá hoạt động lao động: 1.4.5. Quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ 1.4.5.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động giáo dục. 1.4.5.2. Tổ chức, chỉ đạo hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và XH 1.4.5.3.Kiểm tra, đánh giá hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và XH 1.4.6. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục trẻ. 1.4.6.1. Xây dựng kế hoạch trang bị, sử dụng, bảo quản CSVC, ĐDĐC cho trẻ. 1.4.6.2. Tổ chức, chỉ đạo công tác trang bị, sử dụng, bảo quản CSVC, ĐDĐC. 1.4.6.3. Kiểm tra, đánh giá công tác trang bị, sử dụng, bảo quản CSVC, ĐDĐC. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động giáo dục trẻ 3 - 6 tuổi ở trường MN 1.5.1. Nhận thức và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên 1.5.1.1. Về nhận thức: Đội ngũ CBQL, GV là nhân tố quyết định, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động giáo dục trẻ. Việc nhận thức của CBQL và đặc biệt là của giáo viên về tầm quan trọng, về mục tiêu của hoạt động giáo dục vô cùng quan trọng. Nhận thức đúng sẽ tạo cho CBQL, GV chủ động, tự giác trong công việc, nâng cao trách nhiệm trong quản lý và thực hiện các hoạt động giáo dục để đạt mục tiêu giáo dục đề ra. 1.5.1.2. Về năng lực: Với đội ngũ CBQL, chúng ta cần quan tâm đến phẩm chất và năng lực QL hoạt động GD: CBQL phải có năng lực chỉ đạo, năng lực lập kế hoạch, năng lực kiểm tra đánh giá Về đội ngũ GV, phải nâng cao trình độ năng lực như: năng lực lập kế hoạch, năng tổ chức môi trường cho hoạt động GD, năng lực tổ chức các hoạt động dạy học, năng lực đánh giá trẻ, năng lực xử lý các tình huống sư phạm 1.5.2. Điều kiện cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi Điều kiện CSVC, đồ dùng, đồ chơi của trường MN đã được quy định rất rõ trong Điều lệ trường MN (Ban hành kèm theo quyết định số 05/2014/VBHN-
  7. 7 BGDĐT ngày 13 tháng 2 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). 1.5.3. Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội là sự gắn kết các lực lượng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giáo dục trẻ trong các trường MN. Thực hiện tốt hoạt động này sẽ thống nhất được các nội dung giáo dục, đảm bảo định hướng các mục tiêu giáo dục của các nhà trường và huy động được mọi nguồn lực tham gia đóng góp vật chất, tinh thần, nâng cao chất lượng giáo dục MN. Tiểu kết chương 1 Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận liên quan đến biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non, luận văn trình bày một số khái niệm cơ bản của quản lý, giáo dục, hoạt động giáo dục, giáo dục mầm non, hoạt động giáo dục ở trường Mầm non, quản lý trường mầm non. Luận văn cũng đã trình bày nội dung hoạt động giáo dục, nội dung quản lý hoạt động giáo dục trẻ trẻ 3-6 tuổi trong các trường Mầm non, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các trường MN có nhiều điểm trường. Những lý luận ở trên sẽ là cơ sở cho việc phân tích thực trạng QL hoạt động GD trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non có nhiều điểm trường ở Chương 2 và việc đề xuất các biện pháp QL hoạt động GD trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non có nhiều điểm trường ở Chương 3 một cách chính xác, logic, khách quan, khoa học hơn. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ 3 - 6 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MN CÓ NHIỀU ĐIỂM TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về các trường Mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng. 2.1.1. Lý do xuất hiện loại hình trường mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn quận. Có nhiều lý do xuất hiện loại hình trường mầm non có nhiều điểm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. Đa số các trường mầm non có nhiều điểm trường ở quận Hai Bà Trưng đều xuất hiện từ rất sớm trước những năm 1975, có những
  8. 8 trường xuất hiện trước Giải phóng như trường MG Sao Sáng, trường MN Hoa Phượng. Những điểm trường lẻ này là những lớp học nhỏ lẻ hoặc là những lớp Mầm non tư thục nằm rải rác sau này được tập trung lại thành một trường mầm non có nhiều điểm trường. 2.1.2. Số lượng các trường mầm non có nhiều điểm trường ở quận Hai Bà Trưng. Năm học 2017 - 2018, trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có 30 trường mầm non công lập, 28 trường mầm non tư thục và 85 nhóm lớp, cơ sở mầm non độc lập phân bố rải rác trên địa bàn của 20 phường trong quận. Trong số 30 trường mầm non công lập thì có tới 9 trường mầm non có từ 2 điểm trường trở lên. Cá biệt có những trường Mầm non có tới 6 điểm trường và nằm trên địa bàn của 2 phường (trường mầm non Hoa Phượng). 2.1.3. Một số đặc điểm của trường mầm non có nhiều điểm trường ở quận Hai Bà Trưng Hai Bà Trưng. 2.1.3.1. Về quy mô, diện tích: Đa số các trường mầm non có nhiều điểm trường của quận Hai Bà Trưng là trường hạng 2 với quy mô nhỏ, hầu hết các trường đều không đạt theo tiêu chuẩn quy định của Điều lệ trường MN. 2.1.3.2. Về sân chơi, không gian: Đa số trường MN có nhiều điểm trường có sân chơi rất nhỏ hoặc không có diện tích sân chơi. Trong số 9 trường MN có nhiều điểm trường của quận Hai Bà Trưng thì có tới 4 trường không có sân chơi, 5 trường còn lại có sân nhưng không đạt chuẩn tối thiểu. 2.1.3.3. Về khối phòng ban, phòng học: Hầu hết các trường MN có nhiều điểm trường thiếu khối phòng phục vụ học tập như phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật, phòng đa chức năng, nhiều trường khối phòng hành chính, quản trị không đầy đủ như: thiếu Phòng hành chính quản trị như, thiếu phòng Y tế, phòng bảo vệ, phòng dành cho nhân viên, khu vệ sinh cho giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe cho giáo viên, cán bộ, nhân viên. 2.2. Tổ chức hoạt động khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục đích khảo sát 2.2.2. Nội dung khảo sát 2.2.3. Địa bàn, đối tượng khảo sát 2.2.4. Phương pháp khảo sát
  9. 9 2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục ở các trường mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Bảng 2.4.Thực trạng hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường MN có nhiều điểm trường Hoạt động giáo Nội dung khảo sát Tốt Khá T.Bình Yếu dục 36 67 45 Trang bị CSVC, đồ dùng, đồ chơi của trẻ 24,3% 45,3% 30,4% 31 58 54 5 Hoạt Xây dựng môi trường tổ chức HĐVC 20,9 39,2% 36,5% 3,4% động 57 66 25 vui chơi Triển khai tổ chức HĐVC 38,5% 44,6% 16,9% 34 60 41 3 Các HĐ vui chơi ngoài trời 23% 40,5% 27,7 2% 57 69 22 Cơ sở vật chất, đồ dùng, phương tiện học tập. 38,5% 46,6% 14,9 42 59 47 Hoạt Xây dựng môi trường cho hoạt động học tập 28,4% 39,9% 31,7% động 65 63 20 học tập Triển khai tổ chức HĐ học tập 43,9% 42,6% 13,5 Các HĐ học tập trải nghiệm, khám phá có 24 65 53 5 không gian 16,2% 43,9% 35,8% 3,4% Cơ sở vật chất, dụng cụ, phương tiện lao 35 81 32 động. 23,6% 54,7% 21,6% Xây dựng môi trường cho hoạt động lao 34 66 44 4 Hoạt động 23% 44,6% 29,7% 2,7% động lao 43 67 37 1 Tổ chức hoạt động lao động. động 29,1% 45,3% 25% 0,7% 18 61 64 5 Các hoạt động lao động ngoài lớp học. 12,2% 41,2% 43,2% 3,4% Cơ sở vật chất, đồ dùng phục vụ hoạt động 84 39 25 Hoạt ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân. 56,8 26,3% 16,9% động ăn, Môi trường cho hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá 67 54 27 ngủ, vệ nhân. 45,3% 36,5% 18,2% sinh Tổ chức hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân. 89 43 16
  10. 10 Hoạt động giáo Nội dung khảo sát Tốt Khá T.Bình Yếu dục 60,1% 29,1% 10,8% Tạo thói quen và duy trì nề nếp ăn, ngủ, vệ 98 41 9 sinh cá nhân của trẻ. 66,2% 27,7% 6,1% 48 72 18 Công tác tuyên truyền về các HĐGD 32,4% 48,6% 12,2% Phối hợp Thống nhất các nội dung GD ở trường và ở 52 65 21 giữa nhà gia đình. 35,1% 43,9% 14,2% trường, 48 77 23 gia đình Phối hợp rèn luyện các kỹ năng trong HĐGD 32,4% 52% 15,5% và xã hội Vận động XHH giáo dục để XD môi trường 14 45 54 35 HĐGD. 9,5% 30,4% 36,5% 23,6% 46 45 57 Cơ sở vật Sân chơi, CSVC, ĐDĐC ngoài trời 31,1% 30,4% 38,5% chất, đồ 38 45 65 dùng, đồ Hệ thống các khối phòng học tập, hành chính 25,7% 30,4% 43,9% chơi nhà 37 65 39 7 trường Sử dụng và bảo quản CSVC, ĐDĐC 25,0% 43,9% 26,4% 4,7% 2.3.1. Thực trạng hoạt động vui chơi: Nhìn vào bảng khảo sát trên cho thấy: Hoạt động vui chơi, các đối tượng được khảo sát đánh giá nội dung triển khai tổ chức HĐVC cho trẻ ở mức độ tương đối tốt. Tỉ lệ đạt tốt ở nội dung này chiếm 38,5%, tỉ lệ khá chiếm 44,6% và tỉ lệ trung trình đạt 16,9%. Ở các nội dung còn lại: trang bị CSVC, đồ dùng, đồ chơi của trẻ, xây dựng môi trường tổ chức HĐVC và các HĐ vui chơi ngoài trời được đánh giá tương đối thấp. 2.3.2. Thực trạng hoạt động học tập: Ở nội dung 2: thực trạng về hoạt động học tập, đây là nội dung được đánh giá cao nhất trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non có nhiều điểm trường. Về cơ sở vật chất phục vụ học tập, mức độ đánh giá tốt được đánh giá là 38,5%, mức độ khá 46,6% và trung bình là 14,9%. Việc triển khai hoạt động cũng được đánh giá tương đối tốt. Tuy nhiên các hoạt động học tập, trải nghiệm khám phá có không gian được đánh giá thấp nhất ở nội dung này với mức độ đánh giá tốt chỉ 16,2%, mức độ khá 43,9%, mức độ trung bình là 35,8% và cá biệt mức độ yếu là 3,4%.
  11. 11 2.3.3. Thực trạng hoạt động lao động: Thực trạng về hoạt động lao động (nội dung 3) cũng còn nhiều bất cập. Các nhà trường cũng có đầu tư CSVC, phương tiện lao động để tiến hành hoạt động lao động việc xây dựng môi trường cho hoạt động lao động, việc tổ chức các hoạt động lao động, đặc biệt là các hoạt động lao động ngoài lớp học chưa được thực hiện tốt. 2.3.4. Thực trạng hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh: Nội dung 4: hoạt động ăn, ngủ vệ sinh được CBQL và GV đánh giá tương đối cao. CSVC đáp ứng HĐ ăn, ngủ, vệ sinh mức độ tốt đánh giá với tỉ lệ 56,8, mức độ khá 26,3% và mức độ trung bình là 16,9%. 2.3.5. Thực trạng hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Ở nội dung 5: Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, các nội dung công tác tuyên truyền về các HĐGD, thống nhất các nội dung GD ở trường và ở gia đình và Phối hợp rèn luyện các kỹ năng trong HĐGD được đánh giá tương đối đồng đều. Mức độ đánh giá tốt từ 32% đến 35%; đánh giá khá đạt tỉ lệ từ 43% đến 52% và đánh giá ở mức độ trung bình từ 13% đến 15%. Riêng nội dung vận động XHH giáo dục để XD môi trường HĐGD đánh giá thu được ở mức thấp, tỉ lệ đánh giá tốt chỉ đạt 9,5%; mức độ khá đạt tỉ lệ 30,4%, tỉ lệ trung bình đạt 36,5%, đánh giá mức độ yếu tương đối cao với 23,6%. 2.3.6. Thực trạng CSVC phục vụ hoạt động giáo dục cho trẻ: Ở nội dung 6: cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi nhà trường, đây được coi là điểm yếu nhất của các trường MN có nhiều điểm trường. Về sân chơi, CSVC, ĐDĐC ngoài trời được đánh giá với mức độ rất thấp với mức đánh giá khá là 31,1%, trung bình là 30,4%, mức độ yếu tới 38,5%, không có đánh giá ở mức độ tốt. Về hệ thống các khối phòng học tập, hành chính cũng tương tự, không có đánh giá ở mức độ tốt, đánh giá mức độ khá là 25,7%, trung bình là 30,4% và mức độ yếu lên tới 43,9%. Về sử dụng , bảo quản CSVC, ĐDĐC cũng không được đánh giá cao, mức độ tốt đạt tỉ lệ 25%, mức độ khá đạt 43,9%, mức độ trung bình đạt 26,4% và mức độ yếu là 4,7%. 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 2.4.1. Thực trạng quản lý hoạt động vui chơi
  12. 12 Bảng 2.5: Mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động vui chơi HĐQL Tổ chức, chỉ đạo Xây dựng kế hoạch Kiểm tra đánh giá thực hiện QL HĐ Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Vui chơi 1. Trang bị CSVC, 58 71 19 37 73 38 37 69 42 đồ 36,1% 49,3% 13,2% 25% 49,3% 25,7% 25% 46,6% 28,4% dùng, đồ chơi của trẻ. 2. Xây dựng môi 41 53 51 3 22 62 62 2 36 55 57 trường 27,7% 35,8% 34,5% 2% 14,9% 41,9% 41,9% 1,4% 24,3% 37,2% 38,5% tổ chức HĐVC. 3. Triển khai tổ 76 55 17 67 65 16 61 65 22 chức 51,4% 37,2% 11,5% 45,3% 43,9% 10,8% 41,2% 43,9% 14,9% HĐVC. 4. Các HĐ vui 27 65 44 12 15 49 82 2 23 68 55 2 chơi 18,2% 43,9% 29,7% 8,1% 10,1% 33,1% 55,4% 1,4% 15,5% 45,9% 37,2% 1,4% ngoài trời. Quản lý trang bị CSVC, đồ dùng, đồ chơi của trẻ được thực hiện khá thường xuyên. Quản lý việc xây dựng môi trường tổ chức HĐ vui chơi và các hoạt động vui chơi ngoài trời được đánh giá tương đối thấp, tỉ lệ đánh giá đạt mức độ trung bình và yếu khá cao. 2.4.2. Thực trạng quản lý hoạt động học tập
  13. 13 Bảng 2.6: Mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động học tập HĐQL Tổ chức, chỉ đạo Xây dựng kế hoạch Kiểm tra đánh giá thực hiện QL HĐ Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Vui chơi 1. Cơ sở vật chất, đồ dùng, 64 69 15 47 74 27 47 79 22 phương 43,2% 46,6% 10,1% 31,8% 50% 18,2% 31,8% 53,4% 14,9% tiện học tập. 2. Xây dựng môi 51 53 44 32 60 54 2 36 59 53 trường 34,5% 35,8% 29,7% 21,6% 40,5% 36,5% 1,4% 24,3% 39,9% 35,8% cho hoạt động học tập 3. Triển khai tổ 76 55 17 67 72 9 54 78 16 chức HĐ 51,4% 37,2% 11,5% 45,3% 48,6% 6,1% 36,5% 52,7% 10,8% học tập 4. Các HĐ học tập trải nghiệm, 37 75 29 7 14 53 79 2 40 70 38 khám 25,0% 50,7% 19,6% 4,7% 9,5% 38,5% 53,4% 1,4% 27,0% 47,3% 25,7% phá có không gian Quản lý trang bị CSVC, đồ dùng phương tiện học tập của trẻ được đánh giá thực hiện khá thường xuyên. Quản lý việc xây dựng môi trường tổ chức hoạt động học tập được đánh giá thấp. Đánh giá việc triển khai, tổ chức hoạt động học tập (nội dung 3) được các CBQL và GV đánh giá tương đối tốt. Các HĐ học tập trải nghiệm, khám phá có không gian được đánh giá quản lý chưa sát sao.
  14. 14 2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động lao động Hoạt động lao động hiện nay vẫn chưa được chú trọng trong các trường MN đặc biệt là các trường MN có nhiều điểm trường. Việc quản lý hoạt động này vẫn chưa đi vào nề nếp thường xuyên. Đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động, đa số các đối tượng CBQL và GV cho rằng, mặc dù trong những năm gần đây các nhà trường đã quan tâm đến nội dung này nhiều hơn, tuy nhiên chưa đi sâu về nội dung, hình thức tổ chức, chưa xây dựng những kỹ năng chuẩn trong hoạt động lao động nên GV còn lúng túng khi tổ chức thực hiện. 2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh Quản lý hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh là hoạt động tiến hành thường xuyên trong trường MN. Đây là hoạt động có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thể lực, bù đắp năng lượng hoạt động của trẻ trong một ngày, vì vậy việc quản lý phải thực hiện sát sao thường xuyên. Bảng 2.8: Mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh HĐQL Tổ chức, chỉ đạo Xây dựng kế hoạch Kiểm tra đánh giá thực hiện Các HĐ Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Ăn, ngủ,VS 1. Cơ sở vật chất, đồ dùng phục 85 51 12 87 55 6 91 48 9 vụ hoạt 57,4% 34,5% 8,1% 58,8% 37,2% 4,1% 61,5% 32,4% 6,1% động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân. 2. Môi trường cho hoạt động 81 56 11 69 54 25 83 53 12 ăn, ngủ, vệ 54,7% 37,8% 7,4% 46,6% 36,5% 16,9 56,1% 35,8% 8,1% sinh cá nhân. 3. Tổ chức hoạt động 97 46 5 100 43 5 92 45 11 ăn, ngủ, vệ 65,5% 31,1% 3,4 % 67,6% 29,1% 3,4 % 62,2% 30,4% 7,4% sinh cá nhân.
  15. 15 HĐQL Tổ chức, chỉ đạo Xây dựng kế hoạch Kiểm tra đánh giá thực hiện Các HĐ Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Ăn, ngủ,VS 4. Tạo thói quen và duy trì nề 99 40 9 102 41 5 104 41 3 nếp ăn, 66,9% 27,0% 6,1% 68,9% 27,7% 3,4 % 70,3% 27,7% 2,0% ngủ, vệ sinh cá nhân của trẻ. Nhìn vào bảng kết quả khảo sát trên có thể đánh giá việc quản lý hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cho trẻ được thực hiện tương đối tốt. 2.4.5. Thực trạng quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong công tác giáo dục trẻ Bảng 2.9: Mức độ thực hiện việc quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. HĐQL Tổ chức, chỉ đạo Xây dựng kế hoạch Kiểm tra đánh giá thực hiện QL HĐ Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Tốt Khá TB Yếu Lao động Công tác tuyên 58 71 19 47 73 28 57 69 22 truyền về 36,1% 49,3% 13,2% 31,8% 49,3% 18,9% 38,5% 46,6% 14,9% các HĐGD Thống nhất các nội dung 61 63 24 62 64 22 66 55 27 GD ở 41,2% 42,6% 16,2% 41,9% 43,2% 14,9% 44,6% 37,2% 18,2% trường và ở gia đình. Phối hợp 76 55 17 67 16 61 65 rèn luyện 65 22 51,4% 37,2% 11,5% 45,3% 10,8% 41,2% 43,9% các kỹ 43,9% 14,9%
  16. 16 năng trong HĐGD. Vận động XHH giáo dục để 47 75 24 2 45 49 52 2 43 68 35 2 XD môi 31,8% 50,7% 16,2% 1,4% 30,4% 33,1% 35,1% 1,4% 29,1% 45,9% 23,6% 1,4% trường HĐGD. Nhìn vào bảng khảo khát trên, có thể thấy công tác quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội thực hiện khá đồng đều ở 3 nội dung: Công tác tuyên truyền về các HĐGD, Thống nhất các nội dung GD ở trường và ở gia đình, Phối hợp rèn luyện các kỹ năng trong HĐGD. Mức độ đánh giá của 3 nội dung này đạt tỉ lệ tốt và khá đều đạt trên 80%, đánh giá mức trung bình dưới 20%. 2.4.6. Thực trạng quản lý cơ sở vật chất nhà trường Qua kết quả ở bảng khảo sát thực trạng quản lý cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi trong nhà trường có thể thấy việc quản lý CSVC, ĐDĐC trong các trường MN có nhiều điểm trường đánh giá chưa cao. 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ở các trường Mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng. 2.5.1. Điểm mạnh - Các nhà trường nhận được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương có sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát; các phòng, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể quan tâm, phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển chất lượng GD trẻ Mầm non. - Địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là địa bàn có tình hình kinh tế, chính trị, giáo dục ổn định, dân trí cao, an ninh tốt. - Đội ngũ CBQL và GV có kinh nghiệm, được đào tạo chính quy nên nắm được các kiến thức chuyên ngành. - Cán bộ quản lý đều qua lớp bồi dưỡng CBQL có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín với tập thể và cộng đồng, có tinh thần cầu tiến, có ý thức xây dựng nhà trường. - Việc xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch hoạt động giáo dục được thực hiện thường xuyên qua nhiều năm học, được góp ý, chỉ đạo, phê duyệt của
  17. 17 các cấp lãnh nên việc triển khai thuận lợi, đúng hướng. - Hiệu trưởng sát sao trong quá trình chỉ đạo tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với trường, lớp mình phụ trách. - Việc tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục nghiêm túc đạt được các mục tiêu trong kế hoạch đề ra. - Công tác kiểm tra được duy trì thường xuyên. Sự phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường thực hiện tương đối tốt. - Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, năng động trong công việc. 2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế - Các trường MN có nhiều điểm trường có hạn chế lớn nhất về CSVC: diện tích, không gian chật hẹp, thiếu các điều kiện về khối phòng học tập, quản trị, đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ của các nhà trường. - Đội ngũ GV chưa được bồi dưỡng nhận thức hàng năm về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục thực hiện trong điều kiện của trường MN có nhiều điểm trường. - Việc xây dựng môi trường cho hoạt động giáo dục của GV còn lúng túng, chưa linh hoạt do giáo viên thiếu kỹ năng tổ chức, một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm xây dựng môi trường phù hợp với thực tế đặc thù của trường MN có nhiều điểm trường. - Công tác kiểm tra, đánh giá chưa thực hiện đồng đều ở một số nội dung. - Một số GV trẻ, bản tính sôi nổi, nhiệt tình, nhạy bén tiếp nhận đổi mới chương trình nhanh chóng, tuy nhiên còn hạn chế về tính kiên trì, cách xử lý tình huống sư phạm, nhận thức về HĐGD và QL HĐGD chưa đầy đủ. - Cơ sở hạ tầng còn thiếu, một số trường chưa có đủ các phòng chức năng theo quy định. Tiểu kết chương 2 Từ những cơ sở lý luận đã được phân tích và thực trạng hoạt động giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục trẻ trẻ 3 - 6 tuổi tại các trường MN có nhiều điểm trường đã được khảo sát, phân tích đó là tiền đề cho tác giả đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ trẻ 3 - 6 tuổi tại các trường MN có nhiều điểm trường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và giáo dục trẻ em tại các trường MN có nhiều điểm trường nói riêng trong chương 3.
  18. 18 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẺ 3 - 6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÓ NHIỀU ĐIỂM TRƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI. 3.1. Nguyên tắc xây dựng biện pháp Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trẻ ở 3 - 6 tuổi ở các trường mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng là một vấn đề cấp thiết, khi xây dựng các biện pháp cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau: 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đáp ứng các mục tiêu GDMN 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và tính hệ thống 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ở các trường Mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng. 3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về mục tiêu, tầm quan trọng, các giải pháp đổi mới của chương trình GDMN trong điều kiện trường MN có nhiều điểm trường. 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.1.2. Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp 3.2.1.3. Điều kiện thực hiện 3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo CBQL, GV xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học, ĐDĐC, tận dụng linh hoạt các điều kiện thực tế của trường MN có nhiều điểm trường để nâng cao chất lượng hoạt động GD. 3.2.2.1 Mục đích của biện pháp 3.2.2.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 3.2.2.3. Điều kiện thực hiện 3.2.3. Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng môi trường cho CBQL, GV trong điều kiện thực tế của trường MN có nhiều điểm trường. 3.2.3.1 Mục đích của biện pháp 3.2.3.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp 3.2.3.3. Điều kiện thực hiện 3.2.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo CBQL, GV tổ chức các hoạt động vui chơi, trải nghiệm, khám phá có không gian ở các trường MN có nhiều điểm trường.
  19. 19 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.4.2.Nội dung và cách thực hiện 3.2.4.3. Điều kiện thực hiện 3.2.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo CBQL, GV thực hiện tốt công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ. 3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.5.2. Nội dung, cách thức thực hiện của biện pháp 3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp Các biện pháp đều có liên hệ hữu cơ, trong quá trình quản lý nếu kết nối, phối hợp tốt các biện pháp sẽ giúp phát huy tối đa, nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục trẻ. 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp 3.4.1. Mục đích yêu cầu của khảo nghiệm Qua khảo nghiệm một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi ở các trường MN có nhiều điểm trường mà luận văn đã đề cập, nhằm góp phần khẳng định tính đúng đắn của các biện pháp trong thực tế. Hình thức khảo nghiệm là triển khai đồng thời các biện pháp quản lý mà luận văn đã đề cập đến 9 trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu. 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Qua triển khai các biện pháp quản lý, việc thu nhập kết quả khảo nghiệm được tiến hành bằng phiếu hỏi đối với CBQL và giáo viên các trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu, kết quả thu được như sau: 3.4.2.1.Tính cần thiết của các biện pháp đề xuất Bảng 3.1: Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất Tính cần thiết Rất cần Ít cần TT Các biện pháp QL Cần thiết thiết thiết SL % SL % SL % Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về mục tiêu, tầm quan 1 trọng, các giải pháp đổi mới của chương 116 78,4 32 21,6 0 trình GDMN trong điều kiện trường MN có nhiều điểm trường. Chỉ đạo CBQL, GV xây dựng CSVC, trang 2 thiết bị dạy học, ĐDĐC, tận dụng linh hoạt 139 93,9 9 6,1 0 các điều kiện thực tế của trường MN có
  20. 20 nhiều điểm trường để nâng cao chất lượng hoạt động GD. Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng môi 3 trường cho CBQL, GV trong điều kiện thực 122 82,4 21 14,2 2 1,4 tế của trường MN có nhiều điểm trường. Chỉ đạo CBQL, GV tổ chức các hoạt động 4 vui chơi, trải nghiệm, khám phá có không 137 92,6 11 7,4 0 gian ở các trường MN có nhiều điểm trường. Chỉ đạo CBQL, GV thực hiện tốt công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội 5 121 81,8 27 18,2 0 để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ. Qua bảng khảo sát 3.1 cho thấy các chuyên gia đánh giá ở mức độ rất cần thiết ở biện pháp 2 với tỉ lệ cao nhất là 93,9%; tiếp sau là biện pháp 3 với tỉ lệ 92,6% , kế tiếp là biện pháp 4 và biện pháp 5 đánh giá ở mức độ rất cần thiết có tỉ lệ tương đồng nhau lần lượt là 82,4% và 81,6% và cuối cùng là biện pháp 1 với mức độ rất cần thiết tỉ lệ thấp nhất 78,4% Như vậy, mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non có nhiều điểm trường đã đề xuất tương đối đồng đều. Điều đó khẳng định để quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng đạt hiệu quả cao cần phải phối hợp cả 5 biện pháp trên, mỗi biện pháp có những thế mạnh riêng, bổ trợ cho nhau. 3.4.2.2. Tính khả thi của các biện pháp đề xuất Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất Tính khả thi Ít khả TT Các biện pháp QL Rất khả thi Khả thi thi SL % SL % SL % Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về mục tiêu, tầm quan trọng, 1 các giải pháp đổi mới của chương trình 145 98,0 3 2,0 0 GDMN trong điều kiện trường MN có nhiều điểm trường. Chỉ đạo CBQL, GV xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học, ĐDĐC, tận dụng linh hoạt 2 các điều kiện thực tế của trường MN có nhiều 143 96,6 5 3,4 0 điểm trường để nâng cao chất lượng hoạt động GD.
  21. 21 Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng môi 3 trường cho CBQL, GV trong điều kiện thực tế 132 89,2 16 10,8 0 của trường MN có nhiều điểm trường. Chỉ đạo CBQL, GV tổ chức các hoạt động vui 4 chơi, trải nghiệm, khám phá có không gian ở 139 93,9 9 6,1 0 các trường MN có nhiều điểm trường. Chỉ đạo CBQL, GV thực hiện tốt công tác 5 phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội để 124 85,1 22 14,9 0 nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ. Nhận xét: Các biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao theo thứ tự từ trên xuống dưới là: - Biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về mục tiêu, tầm quan trọng, các giải pháp đổi mới của chương trình GDMN trong điều kiện trường MN có nhiều điểm trường” có tỉ lệ là 98,0%. - Biện pháp “Chỉ đạo CBQL, GV xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học, ĐDĐC, tận dụng linh hoạt các điều kiện thực tế của trường MN có nhiều điểm trường để nâng cao chất lượng hoạt động GD” có tỉ lệ là: 96.6%. - Biện pháp “Chỉ đạo CBQL, GV tổ chức các hoạt động vui chơi, trải nghiệm, khám phá có không gian ở các trường MN có nhiều điểm trường.” có tỉ lệ: 93.9%. - Biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng môi trường cho CBQL, GV trong điều kiện thực tế của trường MN có nhiều điểm trường” có tỉ lệ: 89,2%. - Biện pháp “Chỉ đạo CBQL, GV thực hiện tốt công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ” có tỉ lệ là: 85,1%. Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: Về cơ bản cả 5 biện pháp mà tác giả đề xuất đều đã được trên 85% các cán bộ quản lý và giáo viên tán thành, đại đa số các ý kiến cho rằng 5 biện pháp đều mang tính khả thi và cần thiết để làm tốt công tác quản lý hoạt động giáo dục trẻ 3-6 tuổi tại các trường mầm non có nhiều điểm trường.
  22. 22 Kết luận chương 3 Trên cơ sở của nghiên cứu lý luận ở chương 1 và điều tra, phân tích thực tiễn ở chương 2, đề tài đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường Mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Đó là các biện pháp sau: - Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về mục tiêu, tầm quan trọng, các giải pháp đổi mới của chương trình GDMN trong điều kiện trường MN có nhiều điểm trường. - Biện pháp 2: Chỉ đạo CBQL, GV xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học, ĐDĐC, tận dụng linh hoạt các điều kiện thực tế của trường MN có nhiều điểm trường để nâng cao chất lượng hoạt động GD. - Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng năng lực xây dựng môi trường cho CBQL, GV trong điều kiện thực tế của trường MN có nhiều điểm trường. - Biện pháp 4: Chỉ đạo CBQL, GV tổ chức các hoạt động vui chơi, trải nghiệm, khám phá có không gian ở các trường MN có nhiều điểm trường. - Biện pháp 5: Chỉ đạo CBQL, GV thực hiện tốt công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ. Đề tài cũng đã tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất và đã thu được kết quả rất khả quan. Từ các kết quả khảo sát có thể thấy rằng: - Các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mà đề tài đề xuất là cần thiết và có tính khả thi cao; đã được đa số các cán bộ quản lý, các Hiệu trưởng công nhận và ủng hộ. - Nếu các biện pháp nêu trên được thực hiện một cách hệ thống, đồng bộ, linh hoạt sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực trong việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ 3-6 tuổi ở các trường mầm non có nhiều điểm trường trên địa bàn quận Hai bà Trưng nói riêng và trên toàn thành phố Hà nội nói chung trong tình hình hiện nay.
  23. 23 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Để quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ đạt hiệu quả, người hiệu trưởng cần: lập kế hoạch hoạt động giáo dục; tổ chức, chỉ đạo, điều khiển hoạt động, giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động giáo dục thông qua các hoạt động: vui chơi, ăn, ngủ, lao động vệ sinh cá nhân. Hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ ở các trường MN phụ thuộc vào các yếu tố như cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, môi trường hoạt động, tổ chức thực hiện và vai trò phối hợp của ba yếu tố nhà trường, gia đình và xã hội. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động cho trẻ 3-6 tuổi ở các trường MN có nhiều điểm trường cho thấy: bên cạnh những ưu điểm của CBQL và GV đã tiếp cận được tinh thần của Giáo dục mầm non theo định hướng đổi mới thì còn bộc lộ những hạn chế như sau: - Chưa quan tâm đến việc nâng cao nhận thức cho CBQL và GV hiểu được mục tiêu, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trong điều kiện thực hiện của trường mầm non có nhiều điểm trường. - Mới chỉ làm được làm được những vấn đề cơ bản, mà chưa linh hoạt, khai thác triệt để cơ sở vật chất, tận dụng những điều kiện thực tế vào hoạt động giáo dục. - Chưa chú trọng đến đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên. - Chưa phối hợp tốt, lôi cuốn sự tham gia của cha mẹ trẻ, của các tổ chức xã hội trong công tác giáo dục trẻ. Dựa trên khung lý thuyết của đề tài và kết quả nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động giáo dục cho trẻ 3-6 tuổi ở trường mầm non có nhiều điểm trường: Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về mục tiêu, tầm quan trọng, các giải pháp đổi mới của chương trình GDMN trong điều kiện trường MN có nhiều điểm trường; Biện pháp 2: Tăng cường CSVC, trang thiết bị dạy học, ĐDĐC, tận dụng linh hoạt các điều kiện thực tế của trường MN có nhiều điểm trường để nâng cao chất lượng hoạt động GD; Biện pháp 3: Nâng cao năng lực tổ chức môi trường trong điều kiện thực tế của trường MN có nhiều điểm trường; Biện pháp 4: Đẩy mạnh các hoạt động vui chơi, trải nghiệm, khám phá có không gian ở các trường MN có nhiều điểm trườn và biện pháp 5: Tăng cường các biện pháp phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trẻ. Các biện pháp trên đây có mối quan hệ mật thiết, gắn bó hữu cơ, thúc đẩy và hỗ trợ
  24. 24 lẫn nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh. Do vậy trong quá trình quản lý thì cần sử dụng đồng thời và kết hợp các biện pháp một cách linh hoạt mới đem lại hiệu quả cao. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Đẩy nhanh việc quy hoạch mạng lưới trường lớp, gom các điểm lẻ đã xuống cấp, hoạt động kém hiệu quả, quan tâm xây dựng trường mầm non công lập mới trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội theo định hướng của kế hoạch 143/KH-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về kế hoạch phát triển giáo dục mầm non thành phố Hà nội đến năm 2020 . 2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận Hai Bà Trưng, Hà nội - Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho CBQL và GV về nhận thức của cán bộ, giáo viên đáp ứng nhiệm vụ giáo dục MN trong tình hình giáo dục hiện nay. - Tổ chức các lớp bồi dưỡng cho Hiệu trưởng, đội ngũ cốt cán về xây dựng môi trường theo hướng mở phù hợp với điều kiện thực tế của từng nhà trường. - Tham mưu với phòng tài chính tăng ngân sách trang bị CSVC cho các trường MN có nhiều điểm trường. 2.3. Đối với cán bộ quản lý, giáo viên các trường mầm non - Tham mưu với các cấp chính quyền địa phương tăng cường huy động đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt cho các trường MN có nhiều điểm trường, quy hoạch mạng lưới trường, lớp đảm bảo các điều kiện giáo dục tốt nhất khi trẻ đến trường. - Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới về đổi mới giáo dục Mầm non - Chủ động trong hoạt động tuyên truyền, phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự gắn kết giữa các lực lượng chăm lo cho công tác giáo dục trẻ.