Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở trường Trung học phổ thông thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

docx 26 trang phuongvu95 3570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở trường Trung học phổ thông thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_day_hoc_tich_hop_cac_mon.docx

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở trường Trung học phổ thông thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC LƯU THỊ THÚY HỒNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 8.14.01.14 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ HỘI - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Ngọc Long Phản biện 1:TS. Trương Đình Mậu Phản biện 2:TS Trương Thị Thúy Hằng Luận văn sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Học viện Quản lý giáo dục Vào hồi 13 giờ 00 phút ngày 11 tháng 01 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Quản lý giáo dục
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay của ngành Giáo dục đòi hỏi người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học sao cho HS tích cực và chủ động trong quá trình chiếm lĩnh tri thức, phát triển được năng lực, phẩm chất của người học. Dạy học tích hợp liên môn trong các môn học là một trong những yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học. - Dạy học tích hợp liên môn giúp cho HS biết tổng hợp kiến thức, kỹ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập và hình thành năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn. - Hiện nay các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên nói riêng và trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung cùng với giáo dục cả nước đang thực hiện đổi mới dạy học theo định hướng tích hợp liên môn và bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn chưa mang tính đồng bộ, việc dạy tích hợp được thể hiện chủ yếu ở một số môn học khiến cho học sinh đôi khi chưa hình dung hết từng mảng kiến thức được huy động. Trên cơ sở những kiến thức thu nhận được cùng với thực tế giảng dạy trong trường phổ thông, trước đòi hỏi của xã hội và nhu cầu của người học, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” với mong muốn sẽ nghiên cứu một cách tương đối toàn diện về các vấn đề liên quan đến dạy học tích hợp trong hoạt động quản lý giáo dục cho HS ở trường THPT nói chung, Trường THPT Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở địa bàn nghiên cứu. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở các trường trung học phổ thông. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 4. Giả thuyết khoa học 1
  4. Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc chưa đáp ứng được các yêu cầu của chương trình giáo dục, nếu nhà trường thực hiện các biện pháp do tác giả đề xuất sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học tích hợp của các nhà trường. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu -Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở trường THPT. -Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở trường THPT thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. -Đề xuất một số biện pháp Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở trường THPT thành phố Vĩnh Yên. 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở trường THPT thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Việc khảo sát thực tiễn sẽ được thực hiện ở trường THPT Vĩnh Yên, trường THPT Nguyễn Thái Học, tỉnh Vĩnh Phúc. - Khách thể điều tra kết quả học tập của Giáo viên Trường THPT Vĩnh Yên; CBQL trường THPT Vĩnh Yên, trường THPT Nguyễn Thái Học. - Thời gian nghiên cứu: Năm 2019. 7. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu và làm rõ nội dung nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau đây: 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa vấn đề lý luận có liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở trường THPT thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra, khảo sát bằng phiếu hỏi, phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm, dự giờ ở trường THPT về các vấn đề thực tiễn quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở trường THPT thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. - Phương pháp phỏng vấn: Thiết kế câu hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn sâu, tìm hiểu kỹ hơn, sâu sắc hơn những khó khăn và thuận lợi khi dạy học tích hợp với các môn khoa học xã hội. - Phương pháp chuyên gia: Tham vấn và xin ý kiến của các chuyên gia giáo dục về những vấn đề liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở các trường THPT thành phố Vĩnh Yên. 2
  5. 7.3. Phương pháp thống kê: Thu thập thông tin, thống kê các quan điểm khác nhau về Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở các trường THPT thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. - Xử lí số liệu điều tra, khảo sát: Sử dụng phần mềm SPSS để xử lí các số liệu định lượng và phần mềm NVIVO để xử lí dữ liệu định tính. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài các phần: Mở đầu; Kết luận; Tài liệu tham khảo và các Phụ lục kèm theo, cấu trúc của luận văn bao gồm ba chương. Bố cục chi tiết của luận văn như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở trường THPT. Chương 2: Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở trường THPT thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh phúc. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở trường THPT thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh phúc. 3
  6. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MÔN KHXH Ở TRƯỜNG THPT 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề - Chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quản lý hoạt động dạy học giữ vai trò rất quan trọng. Do đó, quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường là một nội dung luôn được các nhà quản lý giáo dục quan tâm nghiên cứu. - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Tài liệu tập huấn dạy học tích hợp liên môn Lĩnh vực: Khoa học xã hội (Tài liệu dành cho CBQL và giáo viên THPT). - Ở nước ta, vấn đề xây dựng môn học tích hợp đã hình thành với những mức độ khác nhau. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách khoa học, có hệ thống về quản lý hoạt động dạy học theo hướng tích hợp ở trường THPT về các môn khoa học xã hội, vì vậy tác giả luận văn này đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc” 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Khái niệm quản lý tác giả sử dụng trong luận văn được hiểu là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra của tổ chức. 1.2.2. Quản lý nhà trường QL nhà trường là một bộ phận của QLGD. QL nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm khoa học và có tính định hướng của chủ thể QL đến tập thể GV, HS và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng trong thực tiễn Việt Nam 1.2.3. Giáo viên cốt cán Giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông có phẩm chất đạo đức tốt; hiểu biết về tình hình giáo dục; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt; có uy tín trong tập thể nhà trường; có năng lực tham mưu, tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp. 1.2.4. Dạy học Dạy học là quá trình cộng tác giữa thầy và trò luôn tác động qua lại, bổ sung cho nhau để truyền đạt - điều khiển và lĩnh hội- tự điều khiển tri thức nhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ, hoàn thiện nhân cách. 4
  7. 1.2.5. Dạy học tích hợp liên môn Dạy học tích hợp liên môn là dạy học những nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học. 1.2.6. Quản lý hoạt động dạy học Quản lý hoạt động dạy học là những tác động có mục đích của chủ thể quản lý đến hoạt động giảng dạy của GV, hoạt động học của HS và môi trường dạy học, đảm bảo cho các hoạt động đó được thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác, có chất lượng và hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, đạt được mục tiêu đề ra của nhà trường. 1.3. Hoạt động dạy học tích hợp các môn khoa học xã hội ở các trường THPT 1.3.1. Hoạt động dạy tích hợp các môn khoa học xã hội ở các trường THPT Khi thực hiện dạy học tích hợp, giáo viên phải truyền tải kiến thức của nhiều môn học, lĩnh vực giáo dục. Một trong mục tiêu dạy học tích hợp là tránh chồng chéo nội dung, giảm tải cho học sinh so với chương trình hiện hành. 1.3.2. Hoạt động học tích hợp các môn khoa học xã hội ở các trường THPT Hoạt động học của học sinh trong dạy học tích hợp các môn KHXH là khả năng của bản thân người học huy động, sử dụng những kiến thức, kỹ năng đã học trên lớp hoặc học qua trải nghiệm thực tế của cuộc sống để giải quyết những vấn đề đặt ra trong những tình huống đa dạng và phức tạp của đời sống một cách hiệu quả và có khả năng biến đổi nó. Năng lực vận dụng kiến thức thể hiện phẩm chất, nhân cách của con người trong quá trình hoạt động để thỏa mãn nhu cầu chiếm lĩnh tri thức. 1.3.3. Một số năng lực sư phạm cần có của giáo viên để tiến hành hoạt động dạy học tích hợp các môn KHXH ở trường THPT Những năng lực sư phạm cần thiết mà mỗi giáo viên cần có: Năng lực chẩn đoán nhu cầu và đặc điểm của đối tượng DH,GD. Năng lực xây dựng mục tiêu, kế hoạch, thiết kế các hoạt động DH,GD. Năng lực triển khai chương trình dạy học: Năng lực tổ chức, thực hiện kế hoạch hoạt động DH,GD. Năng lực giải quyết những tình huống có vấn đề nảy sinh trong thực tiễn DH,GD. Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả của các hoạt động DH,GD. Năng lực sử dụng thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và những phẩm chất của 5
  8. nhân cách. Năng lực thiết lập mối quan hệ với người khác: như quan hệ đồng nghiệp, quan hệ với phụ huynh HS và nhất là quan hệ với HS. 1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHXH ở trường THPT 1.4.1. Xây dựng kế hoạch dạy học 1.4.2. Tổ chức dạy học tích hợp liên môn 1.4.3. Chỉ đạo dạy học các chủ đề tích hợp liên môn Công tác quản lý việc dạy tích hợp các môn khoa học xã hội thể hiện ở việc kiểm tra kế hoạch dạy học của giáo viên, trong đó đặc biệt chú trọng đến tích hợp các phần kiến thức có liên quan đến bài học ở từng bộ môn. Điều này có được giáo viên thể hiện trong kế hoạch giảng dạy của mình hay không, ở từng bài cụ thể nào. 1.4.4. Kiểm tra dạy học các chủ đề tích hợp liên môn - Kiểm tra dạy học các chủ đề tích hợp được được tiến hành với các công việc sau: + Kiểm tra giáo án lên lớp của giáo viên + Kiểm tra hiệu quả của giờ dạy tích hợp. + Đối với học sinh, kiểm tra nhận thức của học sinh thông qua những bài tích hợp đã được học. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học tích hợp liên môn ở trường THPT 1.5.1. Chương trình giáo dục nhà trường 1.5.1.1. Quan điểm xây dựng chương trình giáo dục phổ thông Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng 1.5.1.2. Mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông Chương trình giáo dục phổ thông giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú. 1.5.1.3. Yêu cầu đạt về phẩm chất và năng lực - Chương trình giáo dục phổ thông hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất chủ yếu sau: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. - Góp phần phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu của học sinh. - Những yêu cầu cần đạt cụ thể về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi được quy định tại Mục IX Chương trình tổng thể và tại các chương trình môn học, hoạt động giáo dục. 6
  9. 1.5.1.4. Kế hoạch giáo dục Chương trình giáo dục phổ thông được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 đến lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 đến lớp 12). 1.5.2. Cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh 1.5.3. Cơ sở vật chất, tài chính 1.5.3.1. Cơ sở vật chất 1.5.3.2. Tài chính Tiểu kết chương 1 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP LĨNH VỰC KHXH Ở CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC 2.1. Tình hình giáo dục-đào tạo Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng 2.2.1. Mục tiêu khảo sát Tìm hiểu thực trạng Quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHXH ở trường THPT 2.2.2. Công cụ khảo sát Thiết kế các loại phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý, GV trực tiếp giảng dạy ở trường THPT; Thiết kế đề cương phỏng vấn; Đề cương tọa đàm đối với cán bộ quản lý, GV trực tiếp giảng dạy ở trường THPT. Mức độ phản hồi 1: Không đúng 2: Đúng phần nhỏ 3: Về cơ bản đúng 4: Đúng hoàn toàn Chuẩn đánh giá: 1.00 - 1.75: Không đúng 1.76 - 2.50: Đúng phần nhỏ 2.51 - 3.25: Về cơ bản đúng 3.26 - 4.00: Đúng hoàn toàn 2.2.3. Mẫu nghiên cứu + Mẫu nghiên cứu: Đối tượng khảo sát là GV, CBQL tại 2 trường THPT đã được lựa chọn và giới thiệu ở mục 2.1. Tác giả luận án xác định kích thước mẫu nghiên cứu thực trạng là 60 người. Phương pháp lấy mẫu trong nghiên cứu này là lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). Bảng hỏi được gửi trực tiếp đến từng đối tượng được khảo sát. Phân bố mẫu cho từng nhóm đối tượng như sau: CBQL trường THPT: 18; GV trường THPT: 42; Địa bàn khảo sát: Khảo sát được thực hiện tại Trường THPT Vĩnh Yên, Trường THPT Nguyễn Thái Học thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 7
  10. 2.2.4. Độ tin cậy và hiệu lực của phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu định tính: Mục tiêu nghiên cứu định tính nhằm khám phá và hiệu chỉnh các thang đo, xây dựng bảng hỏi phỏng vấn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Bên cạnh đó, để có thêm thông tin cho những đánh giá dựa trên kết quả nghiên cứu định lượng, luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn cán bộ quản lý (Phụ lục 3) - Nghiên cứu định lượng + Thiết kế bảng hỏi Nội dung bảng hỏi gồm: Phần thông tin cá nhân để xác định thông tin liên quan đến biến quan sát; phần cốt lõi bao gồm những câu hỏi về các nhân tố cho phép khái quát về thực trạng kỹ năng dạy học tích hợp các môn KHXH của GV trường THPT. Bảng hỏi được thiết kế theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1: Xây dựng bảng hỏi và khảo sát thử (Phụ lục 1). Bảng hỏi lần 1 được sử dụng trong khảo sát thử với 50 GV và CBQL trường THPT. Cụ thể: * Thang đo về dạy học tích hợp các môn KHXH: - Độ tin cậy thang đo Bảng 2.1 Thống kê độ tin cậy của thang đo dạy học tích hợp các môn KHXH Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .922 27 Chạy dữ liệu SPSS lần 1, hệ thống tương quan cần điều chỉnh ở mục item cau1.6 (loại bỏ item này vì tương quan âm). Dữ liệu chạy lần 2, kết quả đảm bảo độ tin cậy và hiệu lực của thang đo với Cronbach"s Alpha là 0,922 và tổng trích phương sai là 82.391. Bảng 2.2 Thống kê tương quan của thang đo dạy học tích hợp các môn KHXH Item-Total Statistics Scale Scale Mean if Variance if Corrected Cronbach's Item Item Item-Total Alpha if Item Deleted Deleted Correlation Deleted Câu1.1 83.200 105.306 .350 .922 Câu1.2 83.160 101.525 .591 .919 8
  11. Câu1.3 83.160 103.647 .478 .921 Câu1.4 83.120 100.108 .573 .919 Câu1.5 83.480 100.663 .639 .918 Câu1.6 83.040 97.998 .750 .916 Câu1.7 83.360 99.337 .769 .916 Câu1.8 83.120 102.557 .493 .920 Câu1.9 83.120 100.353 .556 .919 Câu1.10 83.240 99.207 .632 .918 Câu1.11 83.360 101.868 .508 .920 Câu1.12 83.000 103.837 .370 .922 Câu1.13 83.080 101.708 .609 .919 Câu1.14 83.080 104.402 .384 .922 Câu1.15 82.880 102.965 .617 .919 Câu1.16 83.320 101.855 .449 .921 Câu1.17 83.360 96.807 .711 .916 Câu1.18 83.240 99.451 .536 .920 Câu1.19 83.240 101.982 .601 .919 Câu1.20 83.120 104.353 .355 .922 Câu1.21 83.160 103.402 .586 .919 Câu1.22 83.080 101.953 .479 .921 Câu1.23 83.000 102.939 .484 .920 Câu1.24 83.120 103.781 .398 .922 Câu1.25 83.000 100.653 .605 .919 Câu1.26 83.160 104.464 .407 .921 Câu1.27 83.160 103.647 .478 .921 Nhận xét: Dữ liệu ở bảng 2.1 và phụ lục 5 cho thấy tương quan từng item với toàn bộ thang đo từ 0,37 đến 0.75 phản ánh các item cùng miền đo, thang đo đảm bảo sự bao trùm của thang đo với nội dung nghiên cứu 9
  12. với tổng trích phương sai 82,391. Hệ số Cronbach's Alpha của 27 item là 0,922 thể hiện thang đo có độ tin cậy cao. Với hệ số KMO là 0,640, sig là 0,00 cho phép sử dụng phân tích nhân tố * Thang đo về quản lý dạy học tích hợp các môn KHXH: Độ tin cậy thang đo: Thang đo được xây dựng thành 13 mục hỏi và được khảo sát để xác định độ tin cậy và giá trị Bảng 2.3 Thống kê độ tin cậy của thang đo quản lý dạy học tích hợp các môn KHXH Reliability Statistics Cronbach's Alpha N of Items .876 13 Bảng 2.4 Thống kê tương quan của thang đo quản lý dạy học tích hợp các môn KHXH Item-Total Statistics Scale Mean if Scale Corrected Cronbach's Item Variance if Item-Total Alpha if Item Mã Deleted Item Deleted Correlation Deleted Câu2.1 40.000 23.349 .386 .876 Câu2.2 39.727 21.598 .752 .857 Câu2.3 39.909 24.178 .276 .881 Câu2.4 39.955 22.928 .446 .873 Câu2.5 40.000 22.419 .551 .867 Câu2.6 39.909 21.387 .707 .858 Câu2.7 39.864 24.027 .367 .876 Câu2.8 39.955 21.719 .583 .866 Câu2.9 40.045 23.486 .455 .872 Câu2.10 40.000 20.930 .732 .856 Câu2.11 39.955 22.277 .560 .867 10
  13. Câu2.12 39.909 21.573 .673 .860 Câu2.13 40.045 21.812 .688 .860 Chạy dữ liệu SPSS lần 2, hệ thống tương quan cần điều chỉnh ở mục item cau1.6 (loại bỏ item này vì tương quan âm). Dữ liệu chạy lần 2, kết quả đảm bảo độ tin cậy và hiệu lực của thang đo với Cronbach"s Alpha là 0.876 và tổng trích phương sai là 70.322 Dữ liệu ở bảng 2.2 và phụ lục 4 cho thấy thang đo về nội dung phát triển kỹ năng dạy học tích hợp các môn KHXH cho giáo viên các trường THPT (Phụ lục 2) với tổng trích phương sai: 70.322%; tương quan của từng item với toàn bộ thang đo đều lớn hơn 0,3 đảm bảo cho các item cùng miền đo. Thang đo có độ tin cậy cao với Cronbach’s Alpha là 0.876; với KMO là 0.887 và sig. là 0,00 đảm bảo thang đo có khả năng phân tích nhân tố. [30], [31], [34].Như vậy, hai thang đo đều đảm bảo độ tin cậy và độ hiệu lực, phụ lục 1 và 2 cũng đồng thời là thang đo chính thức. Giai đoạn 2: Thu thập dữ liệu, xác định độ tin cậy của bảng hỏi thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha. Qua dữ liệu đầu ra của thang đo chính thức cũng cho kết quả tương đương với dữ liệu khảo sát ở vòng 1, kết quả này khẳng định thêm độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo. 2.3. Thực trạng hoạt động dạy học tích hợp ở trường THPT Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 2.3.1. Thực trạng hoạt động dạy tích hợp các môn KHXH ở trường THPT Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Đánh giá thực trạng hoạt động dạy của giáo viên, phương pháp điều tra được sử dụng với 60 giáo viên, kết quả thể hiện ở bảng sau Bảng 2.5. Thống kê thực trạng hoạt động dạy tích hợp các môn KHXH ở trường THPT thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Sai số chuẩn Trung trung Độ lệch Phương sai Thứ Mã Nội dung bình bình chuẩn (Std. (Variance) bậc (Mean) (Std. Deviation) Error of Mean) 11
  14. Câu1.1 Giáo viên rà soát chương trình các môn học có liên quan với nhau 3.167 .0679 .5262 .277 trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đối với các môn KHXH Câu1.2 Giáo viên xác định những kiến thức chung để xây dựng thành 3.167 .0758 .5871 .345 các chủ đề dạy học tích hợp liên môn các môn KHXH Câu1.3 Giáo viên định hướng cho học sinh chuẩn bị bài theo các chủ 3.172 .0783 .5964 .356 đề đã tích hợp liên môn thuộc các môn KHXH Câu1.4 Giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học tích hợp các 3.233 .0991 .7673 .589 môn KHXH cho học sinh theo các chủ đề 12
  15. Câu1.5 Giáo viên cho học sinh nêu nội dung chủ đề 2.900 .0847 .6561 .431 tích hợp liên môn các môn KHXH Câu1.6 Giáo viên xác định mục tiêu chủ đề tích hợp 3.267 .1059 .8206 .673 liên môn KHXH Câu1.7 Giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học 3.000 .0823 .6378 .407 tích hợp liên môn theo từng chủ đề KHXH Câu1.8 Giáo viên thiết kế tiến trình dạy học tích hợp liên 3.200 .0850 .6587 .434 môn các môn KHXH Câu1.9 Giáo viên đặc biệt chú ý đến việc lựa chọn kiến thức trọng 3.300 .0960 .7433 .553 tâm của các chủ đề tích hợp liên môn tránh ôm đồm, dàn trải 13
  16. Câu1.10 Giáo viên xác định cách thức đánh giá kết quả học tập của 3.067 .1005 .7782 .606 học sinh thông qua học tích hợp các môm KHXH Câu1.11 Trong giảng dạy tích hợp các môn KHXH giáo viên Lịch sử, Địa lý phối 2.967 .0920 .7123 .507 hợp tổ chức cho học sinh học theo hình thức trải nghiệm Câu1.12 Giáo viên môn Ngữ Văn và Giáo dục công dân tổ chức cho 3.414 .0888 .6763 .457 học sinh học tập những bài học đạo đức làm người Câu1.13 Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày sản 3.276 .0845 .6433 .414 phẩm sau khi học tích hợp KHXH Nhận xét: Dữ liệu ở bảng 2.5 phản ánh mẫu nghiên cứu là ngẫu nhiên, độ lệch chuẩn và sai số trung bình nằm trong ngưỡng cho phép. Các nội dung đánh giá việc thực hiện mục tiêu đều nằm ở mức độ "Đúng hoàn toàn" với điểm số dao động từ 2.9 đến 3.4. Mục tiêu được đánh giá cao nhất là "Giáo viên môn Ngữ Văn và Giáo dục công dân tổ chức cho học sinh học tập những bài học đạo đức làm người" có điểm trung bình là 3.41. 14
  17. Kết hợp với phỏng vấn và câu hỏi mở trong phiếu điều tra, có những đánh giá sau: Giáo viên có mã số 05 cho rằng: "Hiện nay việc tích hợp các môn KHXH còn gặp khó khăn vì thiếu về cơ sở vật chất. Chính vì vậy, việc tiếp nhận kiến thức của học sinh còn gặp hạn chế". 2.3.2. Thực trạng hoạt động học tích hợp các môn KHXH ở trường THPT Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Sau đây là kết quả điều tra bằng phiếu hỏi: Bảng 2.6. Thống kê thực trạng hoạt động học tích hợp các môn KHXH ở trường THPT thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Sai số chuẩn trung Độ lệch Trung Phương bình chuẩn Thứ Mã Nội dung bình sai (Std. (Std. bậc (Variance) (Mean) Error Deviation) of Mean) Câu1.14 Học sinh được tiếp cận vấn đề thực tiễn khi học tập các 3.300 .0834 .6457 .417 4 chuyên đề thuộc các môn KHXH Câu1.15 Học sinh được vận dụng kiến thức để giải quyết tình 3.379 .0731 .5565 .310 1 huống trong thực tiễn Câu1.16 Học sinh lập kế hoạch để giải quyết 3.069 .1040 .7917 .627 10 tình huống đặt ra. Câu1.17 Học sinh phân tích được tình huống để phát hiện được vấn 3.069 .1096 .8348 .697 10 đề đặt ra của tình huống. 15
  18. Câu1.18 Học sinh đề xuất được giải pháp giải 3.103 .1119 .8520 .726 9 quyết tình huống. Câu1.19 Học sinh xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, 3.103 .0804 .6124 .375 9 tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết; năng lực tự học Câu1.20 Học sinh kĩ năng quan sát, thu thập, phân tích và xử lý thông tin, hình 3.276 .0845 .6433 .414 5 thành phương pháp nghiên cứu khoa học Câu1.21 Học sinh ý thức được hoạt động của bản thân, có trách nhiệm với chính 3.207 .0639 .4870 .237 7 mình, với gia đình, nhà trường và xã hội Câu1.22 Dạy học tích hợp các môn KHXH là để hình thành và phát triển năng lực học sinh, giúp học 3.207 .0945 .7196 .518 7 sinh vận dụng để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn của cuộc sống 16
  19. Câu1.23 Dạy học tích hợp KHXH giúp giáo viên có điều kiện 3.310 .0859 .6545 .428 3 tăng tải kiến thức có ích cho học sinh Câu1.24 Dạy học tích hợp KHXH tránh chồng chéo nội dung, giảm tải cho học sinh so 3.207 .0807 .6144 .377 7 với chương trình hiện hành Câu1.25 Dạy học tích hợp các môn KHXH làm cho quá trình 3.321 .0887 .6635 .440 2 học tập mang tính mục đích rõ rệt Câu1.26 Giáo viên hình thành ở học sinh năng lực tìm kiếm thông tin để giải 3.172 .0783 .5964 .356 8 quyết vấn đề trong tình huống có ý nghĩa. Câu1.27 Sau mỗi chuyên đề tích hợp KHXH, giáo viên tiến hành 3.241 .0750 .5716 .327 6 kiểm tra, đánh giá kết quả chung những chuyên đề Nhận xét: Dữ liệu ở bảng 2.6 phản ánh mẫu nghiên cứu là ngẫu nhiên, độ lệch chuẩn nằm trong ngưỡng cho phép. Các nội dung đánh giá việc thực hiện mục tiêu đều nằm ở mức độ "Đúng hoàn toàn" với điểm số dao động từ 3.0 đến 3.3. Kết hợp với phỏng vấn và câu hỏi mở trong phiếu điều tra, có những đánh giá sau: Giáo viên có mã số 03 cho rằng: "Khi học sinh lập kế hoạch để 17
  20. giải quyết tình huống đặt ra, các em còn gặp khó khăn về việc hình dung tình huống và cách thức để giải quyết tình huống". 2.4. Thực trạng công tác quản lý dạy học tích hợp ở trường THPT Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc 2.4.1. Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy tích hợp ở trường THPT Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Bảng 2.7. Thống kê thực trạng quản lý hoạt động dạy tích hợp các môn KHXH ở trường THPT thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Sai số chuẩn Trung trung Độ lệch Phương sai Thứ Mã Nội dung bình bình chuẩn (Std. (Variance) bậc (Mean) (Std. Deviation) Error of Mean) Câu2.1 Nhà trường lập kế hoạch rà soát chương trình các môn học có liên quan với nhau 3.208 .0940 .6510 .424 6 trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đối với các môn KHXH Câu2.2 Nhà trường lập kế hoạch giúp giáo viên dạy học các môn KHXH xác định những 3.417 .1024 .7096 .504 1 kiến thức chung để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn 18
  21. Câu2.3 Nhà trường trang bị về cơ sở vật chất, thiết bị trường học để 3.417 .0833 .5774 .333 1 phục vụ nhu cầu dạy học tích hợp các môn KHXH Câu2.4 Nhà trường kiểm tra kế hoạch dạy học của giáo viên, trong đó đặc biệt chú trọng 3.375 .0924 .6400 .410 2 đến tích hợp các phần kiến thức có liên quan đến bài học ở từng bộ môn KHXH Câu2.5 Lựa chọn giáo viên cốt cán tham 3.250 .0868 .6014 .362 5 gia dạy tích hợp các môn KHXH Câu2.6 Nhà trường lập kế hoạch và tổ chức dạy tích hợp 3.364 .0980 .6503 .423 3 liên môn các môn KHXH Câu2.7 Nhà trường giao cho các tổ chuyên môn thuộc lĩnh vực KHXH xây 3.417 .0719 .4982 .248 1 dựng và chịu trách nhiệm về khung chương trình được đề ra. 19
  22. Câu2.8 Sau mỗi chuyên đề tích hợp KHXH, giáo viên 3.292 .0986 .6829 .466 4 tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả Câu2.9 Tiếp đến là kiểm tra giáo án lên lớp của giáo viên xem tích hợp ở 3.250 .0759 .5259 .277 5 nội dung nào, mục nào, phần nào. Nhận xét: Dữ liệu ở bảng 2.7 phản ánh mẫu nghiên cứu là ngẫu nhiên, độ lệch chuẩn nằm trong ngưỡng cho phép. Các nội dung đánh giá việc thực hiện mục tiêu đều năm ở mức độ "Đúng hoàn toàn" với điểm số dao động từ 3.2 đến 3.4. Kết hợp với phỏng vấn và câu hỏi mở trong phiếu điều tra, có những đánh giá sau: Giáo viên có mã số 04 cho rằng: "Kinh phí nhà trường còn khó khăn nên đầu tư cho cơ sở vật chất, thiết bị còn thiếu chưa đảm bảo phục vụ nhu cầu dạy của giáo viên và học tập của học sinh". 2.4.2. Quản lý hoạt động học tích hợp liên môn ở các trường THPT Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Bảng 2.8. Thống kê quản lý hoạt động học tích hợp các môn KHXH của học sinh các trường THPT thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Sai số chuẩn Trung trung Độ lệch Phương sai Thứ Mã Nội dung bình bình chuẩn (Std. (Variance) bậc (Mean) (Std. Deviation) Error of Mean) 20
  23. Câu2.10 Nhà trường kiểm tra hiệu quả giờ dạy tích hợp các 3.261 .1004 .6810 .464 môn KHXH của giáo viên Câu2.11 Hướng dẫn về kĩ thuật học tích cực được sử dụng trong tổ chức hoạt động (động não, khăn trải bàn, các 3.292 .0986 .6829 .466 mảnh ghép, phòng tranh ) thể hiện trong kế hoạch dạy học các chủ đề đã được biên soạn Câu2.12 Nhà trường hướng dẫn để làm rõ về cách chuyển giao nhiệm vụ cho học sinh đã được 3.292 .0986 .6829 .466 biên soạn trong kế hoạch dạy học mỗi chủ đề qua: lời nói; tài liệu, thiết bị dạy học, Câu2.13 Hướng dẫn phương án đánh giá kết quả hoạt động học của học 3.208 .0940 .6510 .424 sinh đã được thể hiện trong kế hoạch dạy học mỗi chủ đề Nhận xét: Dữ liệu ở bảng 2.8 phản ánh mẫu nghiên cứu là ngẫu nhiên, độ lệch chuẩn nằm trong ngưỡng cho phép. Các nội dung đánh giá việc thực 21
  24. hiện mục tiêu đều năm ở mức độ "Đúng hoàn toàn" với điểm số dao động từ 3.20 đến 3.29. Kết hợp với phỏng vấn và câu hỏi mở trong phiếu điều tra, có những đánh giá sau: Giáo viên có mã số 06 cho rằng: "Khi áp dụng các kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy học tích hợp các môn KHXH, học sinh còn lúng túng khi làm việc nhóm". 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học tích hợp liên môn ở trường THPT Ý kiến đánh giá ảnh hưởng tích cực nhất là chương trình giáo dục rõ ràng, giáo viên được hướng dẫn và tập huấn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về dạy học tích hợp. 2.6. Đánh giá thực trạng công tác quản lý dạy học tích hợp các môn KHXH ở trường THPT Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 2.6.1. Điểm mạnh Dạy học tích hợp các môn KHXH giúp học sinh phát triển các năng lực, đặc biệt là trí tưởng tượng khoa học và năng lực tư duy của HS, vì nó luôn tạo ra các tình huống để học sinh vận dụng kiến thức gần với cuộc sống. Nó cũng làm giảm sự trùng lặp các nội dung giữa các môn học, góp phần giảm tải nội dung học tập. 2.6.2. Điểm yếu Dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn các môn KHXH đòi hỏi GV phải có năng lực trong tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho HS, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, việc làm này chưa tiến hành thường xuyên. 2.6.3. Thời cơ Dạy học tích hợp liên môn trong đó có dạy học tích hợp các môn KHXH ở trường THPT là hoạt động không thể thiếu trong tiến trình đổi mới giáo dục. 2.6.4. Thách thức - Việc dạy học tích hợp các môn KHXH đòi hỏi giảm sĩ số trong một lớp học để giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá phù hợp các đối tượng học sinh khác nhau. - Việc sắp xếp thời khóa biểu, quản lý quá trình và kết quả học tập của CBQL cần phù hợp. - Nhu cầu học các chuyên đề học tập của HS sẽ rất khác nhau trong khi khả năng đáp ứng của nhà trường lại hạn chế. Tiểu kết chương 2 22
  25. CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC TÍCH HỢP CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI Ở TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ VĨNH YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa và phát triển 3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học tích hợp các môn KHXH ở trường THPT Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 3.2.1. Biện pháp 1: Nhà trường lập kế hoạch rà soát chương trình các môn học có liên quan với nhau trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành đối với các môn KHXH 3.2.2. Biện pháp 2: Tổ chức lựa chọn giáo viên cốt cán tham gia dạy tích hợp các môn KHXH 3.2.3. Biện pháp 3: Kiểm tra giáo án lên lớp của giáo viên về những nội dung tích hợp 3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức hướng dẫn phương án đánh giá kết quả hoạt động của học sinh đã được thể hiện trong kế hoạch dạy học mỗi chủ đề tích hợp của các môn KHXH 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp Bốn biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau và phát huy tác dụng của nhau để mang lại hiệu quả trong công tác quản lý dạy học tích hợp các môn KHXH ở trường THPT. Cần tổ chức phối kết hợp đồng bộ cả bốn biện pháp trong công tác quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHXH ở trường THPT thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, để hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục theo tinh thần đổi mới giáo dục mà Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cấp chính quyền đang tiến hành nhằm phát triển năng lực, phẩm chất người học; góp phần đưa nền giáo dục nước nhà phát triển thêm một bước mới . 3.4. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm Qua nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHXH ở trường THPT thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn đề xuất bốn biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học tích hợp các môn KHXH ở trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Để khẳng định giá trị thực tiễn và tính khả thi của các biện pháp, tác giả tiến hành khảo nghiệm giá trị của 23
  26. các biện pháp thông qua phiếu trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý, giáo viên đang làm việc tại trường THPT Vĩnh Yên, trường THPT Nguyễn Thái Học trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên. Cách tính toán: Lấy trung bình cộng điểm số trên khách thể điều tra và lập bảng số. 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp đề xuất Bảng 3.1 Khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất Mức Mức TT Các biện pháp đề xuất cần thiết khả thi Nhà trường lập kế hoạch rà soát chương trình các môn học có liên quan với nhau 2.8 1 2.8 trong chương trình giáo dục (0,93) phổ thông hiện hành đối với các môn KHXH Tổ chức lựa chọn giáo viên 2.2 2 cốt cán tham gia dạy tích hợp 2.2 (0,73) các môn KHXH Kiểm tra giáo án lên lớp của 2.4 3 giáo viên về những nội dung 1.6 (0,80) tích hợp Tổ chức hướng dẫn phương án đánh giá kết quả hoạt động của học sinh đã được 2.4 4 2.4 thể hiện trong kế hoạch dạy (0,80) học mỗi chủ đề tích hợp của các môn KHXH Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo 2.2. Đối với các trường THPT 2.3. Đối với Bộ môn và giáo viên giảng dạy các môn KHXH 24