Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất cho học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Vân Hồ, Tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình phổ thông hiện nay

doc 25 trang phuongvu95 5190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất cho học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Vân Hồ, Tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình phổ thông hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_day_hoc_mon_giao_duc_the.doc

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất cho học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Vân Hồ, Tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình phổ thông hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC VŨ QUỐC TUẤN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG HIỆN NAY Chuyên ngành: Quản lý Giáo dục Mã số: 8140114 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Từ Đức Văn Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ Họp tại Học viện Quản lý giáo dục Vào hồi giờ phút ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Quản lý giáo dục
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tại tỉnh Sơn La, đặc biệt là huyện Vân Hồ, điều kiện cơ sở vật chất phục vụ dạy học nói chung và quản lý dạy học môn học giáo dục thể chất nói riêng ở các nhà trường phổ thông là vấn đề đáng bàn nhất hiện nay. Theo quan sát của chúng tôi, tại nhiều trường, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho môn học dục thể chất còn nhiều hạn chế và thiếu thốn, quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất tại các trường THCS của huyện còn lỏng lẻo nên hiệu quả học tập môn học này của các học sinh THCS còn hạn chế. Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GD phổ thông, góp phần thực hiện thành công công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; một câu hỏi đặt ra làm thế nào để phát triển và nâng cao năng lực dạy và học, đặc biệt năng lực giảng dạy cho giáo viên THCS đáp ứng chương trình GD phổ thông mới đang là bài toán đặt ra cho các nhà quản lý? Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất cho học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Vân Hồ, Tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình phổ thông hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất cho học sinh các trường THCS huyện Vân Hồ, Tỉnh Sơn La, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất cho học sinh các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở các trường THCS 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục hiện nay. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La có thể đạt được hiệu quả tốt các mặt như: quản lý cơ sở vật chất phục vụ trong hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất; quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất, việc tổ chức thực hiện kế hoạch Tuy nhiên, nhà trường vẫn chưa có biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả quản lí hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất. Nếu đề xuất được các biện pháp phù hợp, hệ thống, dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn thì sẽ nâng cao hiệu quả công tác quản lí hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 1
  4. 5.1. Phân tích, hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay 5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La trong bối cảnh hiện nay 5.3. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay và khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất của giáo viên thực hiện giảng dạy môn giáo dục thể chất (gọi tắt giáo viên dạy môn GDTC) ở các trường THCS. - Về địa bàn: 6 trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La: THCS Vân Hồ, THCS Chiềng Yên, THCS Song Khùa, THCS Chiềng Khoa, THCS Xuân Nha, THCS Nội trú - Về đối tượng khảo sát: CBQL, GV, HS - Thời gian: Từ tháng 12/2018 - 06/2019 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn Về mặt lý luận: Xác định được khung lý thuyết về hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất và quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Về mặt thực tiễn: Đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất phù hợp với điều kiện thực tiễn, có tính khả thi giúp học sinh các trường THCS được học tập môn giáo dục thể chất đúng khoa học, an toàn, hiệu quả và chất lượng. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục luận văn còn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất cho học sinh các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông Chương 2: Thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất cho học sinh các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất cho học sinh các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 2
  5. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Jonh Locke (1632 – 1704) là một triết gia duy vật xuất sắc của nước Anh thế kỉ XVII, ông đánh giá rất cao vai trò của sức khoẻ. Nhà nhân đạo chủ nghĩa người Ý - Vichtôrinô Đơ Pheltơrô (1378 – 1446) đã thành lập trường học kiểu mới “nhà vui sướng”. Pétxtalôdi (1746 – 1827) là một trong những nhà giáo dục thời kì Tư bản chủ nghĩa. Ông coi giáo dục thể chất là một trong những trung tâm hệ thống giáo dục quan trọng. Với A.X. Makarenko (1888 – 1939), giáo dục thể chất được ông coi trọng và đề cao. Theo ông, tập thể giáo dục là phải được rèn luyện sức khỏe đều đặn, tham gia tập GDTC và chơi thể thao. Như vậy, qua các nghiên cứu của các nhà tư tưởng giáo dục trên thế giới, có thể thấy rằng giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục quan trọng và cần thiết. 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam Ngay sau khi cách mạng Tháng tám thành công năm 1945, Đảng và Hồ Chủ Tịch đã rất quan tâm đến GDTC thể thao. Nghiên cứu hiệu quả của môn GDTC đối với sự phát triển tố chất thể lực của nam học sinh phổ thông (lứa tuổi 8 - 17 tuổi) ở Thành phố Hồ Chí Minh của Nguyễn Anh Tuấn (năm 1988); Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh nữ tiểu học (từ 7 - 11 tuổi) ở Thành phố Hồ Chí Minh của Huỳnh Trọng Khải (năm 2000); Nghiên cứu của các tác giả Ngũ Duy Anh và Trần Văn Lam về “Thực trạng và giải pháp nâng cao công tác giáo dục thể chất trường học”, đã đánh giá thực trạng các hoạt động giáo dục thể chất; Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên đây đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục thể chất, quản lý hoạt động giáo dục thể chất, đưa ra các tiêu chí đánh giá giáo dục thể chất, xây dựng một số biện pháp tác động, đánh giá kết quả các biện pháp. Những kết quả nghiên cứu nêu trên của các nhà khoa học là những cơ sở giúp tác giả có thêm những cơ sở lý luận để nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận, thực tiễn và đề ra biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở các trường THCS tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Từ sự tổng quan trên cho thấy, cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở các trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. 3
  6. Vì thế, tác giả lựa chọn vấn đề này để nghiên cứu đề tài luận văn cao học của mình. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục và quản lý hoạt động dạy học 1.2.1.1. Quản lý 1.2.1.2. Quản lý giáo dục 1.2.1.3. Quản lý hoạt động dạy học 1.2.2. Giáo dục thể chất Tổng hợp từ nhiều tài liệu, giáo dục thể chất là một quá trình được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch thực hiện với chức năng chuyên biệt nhằm phát triển các kỹ năng vận động, các tố chất vận động và phát triển thể lực cho người học. Giáo dục thể chất là một trong những nội dung giáo dục toàn diện nhân cách người học trong các nhà trường nói chung và trường THCS nói riêng, nó có thể được tiến hành bằng nhiều con đường, trong đó con đường dạy học môn GDTC là con đường cơ bản và quan trọng nhất. 1.2.3. Hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất Dạy học môn Giáo dục thể chất quan hệ với các bộ môn khác, với các mặt giáo dục khác nên cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ để tất cả cùng hướng tới sự phát triển hài hòa giữa thể chất và tinh thần của nhân cách con người. 1.2.4. Quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất - Quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất là tổ chức điều hành phối hợp các lực lượng giáo dục thể chất nhằm thúc đẩy công tác dạy học môn giáo dục thể chất cho học sinh theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. - Quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất với đặc trưng cơ bản là quản lý con người nên đòi hỏi phải có tính khoa học, tính nghệ thuật, tính kỹ thuật cao. Trong quá trình quản lý hiệu quả hoạt động dạy học giáo dục thể chất được đo lường bằng kết quả thực hiện các mục tiêu quản lý, trong đó mục tiêu phát triển thể chất và kỹ năng vận động là cơ bản. 1.3. Hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất cho học sinh Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình phổ thông hiện nay 1.3.1. Đổi mới giáo dục phổ thông và môn giáo dục thể chất trong chương trình đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay 1.3.2. Mục tiêu và nhiệm vụ dạy học môn giáo dục thể chất ở trường THCS 1.3.3. Nội dung hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở trường Trung học cơ sở 1.3.4. Đặc điểm hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất của học sinh Trung học cơ sở 1.3.5. Vai trò của hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất đối với quá trình phát triển nhân cách học sinh Trung học cơ sở 1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất ở 4
  7. trường Trung học cơ sở 1.4.1. Quản lý đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy GDTC ở trường THCS 1.4.2. Quản lý cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy GDTC ở trường THCS 1.4.3. Quản lý tốt việc học tập, việc rèn luyện thân thể của học sinh theo qui chế của Bộ GD&ĐT: 1.4.4. Quản lý hồ sơ chuyên môn của giáo viên giảng dạy: 1.4.5. Quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên thực hiện nhiệm vụ GDTC: 1.4.6. Quản lý hoạt động ngoại khoá môn GDTC 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất cho học sinh ở trường Trung học cơ sở 1.5.1. Các yếu tố chủ quan 1.5.2. Các yếu tố chủ quan Kết luận chương 1 - Hoạt động dạy học giáo dục thể chất là hoạt động giáo dục không thể không có ở nhà trường phổ thông, nó được tồn tại và phát triển song song với các hoạt động giáo dục khác. Thông qua sự phối hợp nhịp nhàng với các nội dung giáo dục khác như: trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động trong nhà trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. - Quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất là hệ thống tác động liên tục mang tính mục đích, tính kế hoạch của chủ thể quản lý trường học đến các hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất do giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác thực hiện nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho người học theo đúng nguyên lý giáo dục, đúng mục tiêu đào tạo và phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội. - Ngoài ra, nội dung quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất cũng được làm rõ như: quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất trong các tiết học chính khóa thông qua bộ môn GDTC và việc tích hợp liên môn; hay là thông qua hoạt động ngoại khóa như ngoài giờ lên lớp và phong trào Hội khỏe Phù Đổng; quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất. Đây là cơ sở quan trọng để thực hiện khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy 5
  8. học môn giáo dục thể chất ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình GDPT hiện nay. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA 2.1. Khái quát tình hình giáo dục của huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Trong quá trình tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học , ngành Giáo dục và Đào tạo Vân Hồ luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Huyện uỷ, HĐND - UBND huyện Vân Hồ; sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La; Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học được bổ sung, củng cố, từng bước đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay. Đội ngũ cán bộ quản lý ở một số đơn vị trường học còn chưa chủ động và sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, đội ngũ giáo viên và các loại hình nhân viên chưa được bổ sung kịp thời. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã có sự đầu tư, song chưa đáp ứng kịp với yêu cầu của sự phát triển. Phòng thư viện, thí nghiệm còn thiếu nên việc bảo quản và sử dụng trang thiết bị dạy học còn gặp nhiều khó khăn. Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất cho các đơn vị trường học xây dựng trường chuẩn quốc gia chưa đạt được tiến độ theo kế hoạch. 2.2. Tổ chức tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất cho học sinh các trường Trung học cơ sở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La 2.2.1. Khách thể khảo sát Chúng tôi tiến hành điều tra trên dung lượng mẫu là 570 khách thể tại Phòng Giáo dục và 6 trường THCS của huyện Vân Hồ, đó là: THCS Vân Hồ, THCS Chiềng Yên, THCS Song Khùa, THCS Chiềng Khoa, THCS Xuân Nha, THCS Nội trú, đảm bảo khách quan trong quá trình điều tra. Sau khi loại bỏ các phiếu không hợp lệ chúng tôi tập trung nghiên cứu trên dung lượng mẫu đại diện là 567 khách thể. Trong đó: Quản lý và chuyên viên phòng giáo dục phụ trách giáo dục thể chất: 3 Ban giám hiệu: 18 Tổ trưởng chuyên môn và giáo viên dạy môn giáo dục thể chất: 16 Giáo viên chủ nhiệm: 30 Học sinh: 300 Phụ huynh học sinh: 200 6
  9. Mẫu học sinh và phụ huynh học sinh được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên thuộc 6 trường trên 2.2.2. Nội dung khảo sát Nghiên cứu công tác quản lý hoạt động dạy học môn giáo dục thể chất của giáo viên thực hiện giảng dạy môn giáo dục thể chất ở các trường THCS, cụ thể: Thực trạng hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở các trường Trung học cơ sở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở các trường Trung học cơ sở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La 2.2.3. Phương pháp khảo sát * Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: * Phương pháp phỏng vấn: * Phương pháp quan sát * Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 2.2.4. Cách thức sử dụng số liệu nghiên cứu Số liệu được phân tích, bình luận theo từng nội dung khảo sát, dựa trên điểm số trung bình, độ lệch chuẩn, thứ hạng của bảng. Trên cơ sở kết quả xử lý số liệu người nghiên cứu tiến hành đưa ra những nhận định cụ thể về tình hình quản lý hoạt động giáo dục thể chất. 2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở các trường Trung học cơ sở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La 2.3.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục thể chất của các trường Trung học cơ sở Để khảo sát thực trạng về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục thể chất và tình hình thực hiện nhiệm vụ của các giáo viên dạy môn giáo dục thể chất, đề tài tiến hành thu thập và phân tích một số số liệu thể hiện ở bảng 2.1: Bảng 2.1: Số lượng và chất lượng giáo viên dạy môn giáo dục thể chất của các trường THCS huyện Vân Hồ Trình độ giáo viên Tên trường Tổng số TT Trung Cao Đại Kiêm cấp đẳng học nhiệm 1 THCS Vân Hồ 1 1 2 2 THCS Chiềng Yên 1 1 3 THCS Song Khùa 1 1 2 4 THCS Chiềng Khoa 1 1 5 THCS Xuân Nha 1 1 2 6 THCS Nội trú 2 2 7
  10. Tổng cộng 3 7 10 Bên cạnh đó, trong năm học 2017 - 2018, tổng số các tiết học GDTC của các trường THCS huyện Vân Hồ là 4.190 tiết/năm học. Như vậy, bình quân trong năm học, mỗi giáo viên dạy môn giáo dục thể chất phải lên lớp 419 tiết/năm học, tương đương 11,3 tiết/ tuần. Kết quả thống kết số lượng tiết học GDTC của các trường được thể hiện ở bảng 2.2: Bảng 2.2: Số lượng tiết học GDTC của các trường THCS huyện Vân Hồ năm học 2017 - 2018 Số lượng Tên trường tiết học GDTC/năm học Tổng số TT Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 1 THCS Vân Hồ 250 250 270 250 1020 2 THCS Chiềng Yên 90 90 90 90 360 3 THCS Song Khùa 180 180 180 180 720 4 THCS Chiềng Khoa 90 90 90 90 360 5 THCS Xuân Nha 160 170 170 170 670 6 THCS Nội trú 260 260 260 280 1060 Tổng cộng 1030 1040 1060 1060 4190 Là một huyện mới của tỉnh Sơn La, nơi có điều kiện còn hạn chế về công tác giáo dục nói chung và công tác giáo dục thể chất nói riêng, với tổng số 10 giáo viên dạy môn giáo dục thể chất của 6 trường thì có thể thấy rằng số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục thể chất THCS của huyện Vân Hồ còn nhiều hạn chế. 2.3.2. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh về vai trò của môn giáo dục thể chất Để khảo sát thực trạng nhận thức của những người tham gia vào hoạt động này, đề tài đã tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi với nội dung phỏng vấn được trình bày ở phiếu điều tra phụ lục số 1. Kết quả phỏng vấn: Bảng 2.3: Nhận thức của CBQL, GV, HS và phụ huynh HS về vai trò của môn GDTC đối với việc phát triển thể chất cho HS THCS Khách thể điều tra Mức độ 8
  11. Quan Bình Không quan trọng thường trọng n % n % n % Cán bộ quản lý (n = 27) 12 44.4 15 55.6 0 0 Giáo viên (n = 40) 23 57.5 17 42.5 0 0 Học sinh (n = 300) 54 18.0 218 72.7 28 9.3 Phụ huynh học sinh (n = 200) 25 12.5 107 53.5 68 34.0 Tổng cộng 114 20.1 357 63.6 96 16.3 Từ các kết quả điều tra trên ta có thể rút ra nhận xét chung là: Các cán bộ quản lý, giáo viên và phụ huynh học sinh đã có nhận thức đúng đắn về vai trò của môn GDTC đối với việc phát triển thể chất và giáo dục toàn diện cho học sinh. Song ở đối tượng học sinh còn có một tỷ lệ khá lớn chưa nhận thức được đầy đủ vai trò của hoạt động GDTC trong nhà trường. Đây cũng chính là một trong những rào cản trong việc nâng cao chất lượng GDTC mà công tác quản lý GDTC ở các trường THCS huyện Vân Hồ cần tháo gỡ. 2.3.3. Thực trạng cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập môn giáo dục thể chất ở các trường Trung học cơ sở Bảng 2.4: Tình hình sân bãi tập GDTC của các trường THCS huyện Vân Hồ Diện tích Số lượng Bình quân m2 TT Tên trường sân tập học sinh sân tập/HS 1 THCS Vân Hồ 850m2 907 0,94 2 THCS Chiềng Yên 300m2 156 1,92 3 THCS Song Khùa 450m2 221 2,04 4 THCS Chiềng Khoa 300m2 156 1,92 5 THCS Xuân Nha 600m2 381 1,57 6 THCS Nội trú 500m2 168 2,97 Tổng cộng 2.700m2 1.833 1,47 Qua khảo sát, thống kê tình hình sân bãi phục vụ hoạt động giảng dạy và học tập môn học GDTC của các trường thì có thể thấy rằng, diện tích trung bình m2 đất/học sinh còn ở mức thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ cho việc học tập và rèn luyện GDTC của các trường học. Bên cạnh đó, chất lượng mặt sân tập GDTC của các trường học cũng chưa đảm bảo, hầu hết các sân, bãi tập luyện của các trường đề là những bãi đất đơn giản, mặt phẳng còn nhiều mấp 9
  12. mô; đường chạy các nội dung điền kinh không đủ cự ly, hố nhảy cao, nhảy xa không đảm bảo tiêu chuẩn. Bảng 2.5: Tình hình trang bị thiết bị, dụng cụ phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập GDTC của các trường THCS năm học 2017 - 2018 Trường THCS/ Số lượng TT Tên thiết bị Vân Chiềng Song Xuân Chiềng Nội Hồ Yên Khùa Nha Khoa trú 1 Quả bóng đá 2 3 0 5 5 2 2 Quả bóng 4 3 0 0 2 3 chuyền 3 Quả cầu lông 150 40 35 20 35 35 4 Quả bóng bàn 20 0 10 0 0 10 5 Quả cầu đá 25 35 15 40 24 15 6 Vợt cầu lông 40 20 21 18 15 21 7 Vợt bóng bàn 2 0 0 0 0 0 8 Sân bóng đá 1 0 0 1 1 0 9 Sân bóng 0 0 1 0 0 1 chuyền 10 Sân cầu lông - 2 1 1 1 1 1 đá cầu 11 Bàn bóng bàn 1 1 0 0 0 0 12 Cột nhảy cao 1 1 1 1 0 1 13 Đệm nhảy cao 1 0 0 0 0 0 14 Bàn đạp xuất 3 2 0 2 1 0 phát 15 Gậy tiếp sức 0 0 0 0 3 0 16 Đồng hồ bấm 2 2 1 2 1 1 giây 17 Quả bóng ném 30 17 12 22 11 12 18 Dây kéo co 0 0 0 1 0 0 19 Dây nhảy 0 0 0 8 0 0 20 Dây đích 1 0 0 0 0 0 Qua kết quả khảo sát, thống kê tình hình trang thiết bị dạy học môn học GDTC của các trường tại bảng 2.5 nêu trên, có thể thấy rằng các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giảng dạy và học tập môn GDTC còn ít về số lượng, hạn chế về chất lượng và thiếu về chủng loại. Đây cũng chính là những hạn chế 10
  13. trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác GDTC trong các trường THCS trên địa bàn huyện Vân Hồ. 2.3.4. Thực trạng hứng thú hoạt động GDTC ngoại khoá của học sinh các trường Trung học cơ sở Để đánh giá đúng thực trạng hứng thú học môn GDTC giờ chính khoá và tập luyện thể thao ngoại khoá, đề tài tiến hành thăm dò hứng thú học tập và tập luyện của học sinh. Kết quả: Bảng 2.6: Hứng thú học môn GDTC chính khoá và tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá của học sinh (n=300) Hứng thú (HT) của học sinh Nội dung học Tổng Điểm Thứ TT tập Rất Hứng Bình Ít Không HT thú thường HT HT số TrB bậc Giờ học 1 GDTC 85 90 70 40 15 300 3,80 1 chính khoá Hoạt động thể 2 thao ngoại 99 75 87 29 10 300 3,26 2 khoá Để có thể đánh giá sâu hơn về mối liên hệ giữa những học sinh có hứng thú tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá với kết quả học tập môn GDTC trong giờ chính khoá, đề tài đã thống kê kết quả học tập cụ thể năm học 2017 - 2018 của các học sinh rất hứng thú và hứng thú tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá. Kết quả: Bảng 2.7: Kết quả học tập môn GDTC của các học sinh rất hứng thú và hứng thú tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá Kết quả học môn GDTC Giỏi Khá TB Yếu, kém TT Đối tượng học sinh Số Số Số Số % % % % lượng lượng lượng lượng Rất hứng thú hoạt 1 động thể thao ngoại 53 67,1 26 32,9 0 0 0 0 khoá (n = 79) Hứng thú hoạt động 2 thể thao ngoại khoá 71 53,4 56 42,1 6 4,5 0 0 (n=133) Bên cạnh việc xác định thực trạng hứng thú hoạt động thể thao ngoại khoá của học sinh, đề tài cũng đã tiến hành khảo sát về các nội dung và hình thức hoạt động thể thao ngoại khoá của các học sinh với kết quả cụ thể được thể hiện 11
  14. tại bảng 2.8: Bảng 2.8: Nội dung, hình thức hoạt động thể thao ngoại khoá thường xuyên của các học sinh THCS (n=300) Số lượng HS Tập luyện Hình thức, nội dung Tự tập luyện ở các lớp, tập luyện TT Ở trường Ở các sân bãi của các CLB học địa phương GDTC 1 Đi bộ GDTC, Chạy 16 2 Bơi 5 3 Bóng đá 53 68 4 Bóng chuyền 5 Cầu lông 89 64 6 Bóng bàn 31 53 7 Đá cầu 112 36 8 Võ 86 9 Cờ vua, cờ tướng 32 17 10 Các môn thể thao khác 21 Qua kết quả khảo sát nội dung và hình thức tập luyện thể thao ngoại khoá thường xuyên của các học sinh THCS trên địa bàn huyện Vân Hồ có thể thấy rằng số lượng học sinh tham gia các hoạt động thể thao ngoại khoá thường xuyên chưa nhiều và hầu hết việc tập luyện của các em mang tính tự phát. Số lượng các học sinh tham gia tập luyện tại các câu lạc bộ thể thao, các lớp năng khiếu thể thao chưa nhiều, bên cạnh đó các lớp năng khiếu, các câu lạc bộ thể thao cũng chưa phong phú về số lượng các môn thể thao để đáp ứng nhu cầu tập luyện của các em học sinh. 2.4 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở các trường Trung học cơ sở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La 2.4.1. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục thể chất Để đánh giá, thực trạng về xây dựng kế hoạch quản lý GDTC, đề tài đã xây dựng phiếu hỏi về mục tiêu, tổ chức giám sát thực hiện và kiểm tra đánh giá trong quá trình thực hiện kế hoạch. Kết quả khảo sát: Bảng 2.9: Ý kiến của cán bộ quản lý về xây dựng kế hoạch quản lý GDTC Nội dung Ý kiến Tổng Điểm 12
  15. số TB Thứ TT Đúng một Không phiếu bậc Rất đúng phần đúng SL % SL % SL % Kế hoạch quản lý về giáo dục thể 1 chất chưa đặt ra 20 74,1 7 25,9 0 0 27 2,8 1 các mục tiêu cụ thể cho từng năm Công tác quản lý các 2 hoạt động GDTC chưa được quan 18 66,7 6 22,2 3 11,1 27 2,5 4 tâm đúng mức Chưa đặt ra được các tiêu chí cụ thể 3 để đánh giá giáo 19 70,4 5 18,5 3 11,1 27 2,7 3 dục thể chất đối với nhà trường Chưa thường xuyên kiểm tra, 4 giám sát, đánh giá 20 74,1 7 25,9 0 0 27 2,8 1 về việc dạy học GDTC trong nhà trường Căn cứ vào kết quả thăm dò ý kiến ở bảng 2.9 nhận thấy số ý kiến cho rằng lập kế hoạch quản lý về GDTC chưa đặt ra các mục tiêu cụ thể cho từng năm, từng giai đoạn chiếm 100% số ý kiến cho là rất đúng và đúng một phần. Số ý kiến về việc chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động về mặt dạy học GDTC trong nhà trường có 100% cho là rất đúng và đúng một phần. Như vậy việc hoạch định mục tiêu chưa đặt ra cụ thể. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động GDTC chưa thường xuyên là mặt yếu kém nhất trong quản lý hoạt động GDTC ở các trường THCS. 2.4.2. Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình giáo dục thể chất Chương trình GDTC chia đều cho 4 khối lớp, mỗi tuần 2 tiết. Nội dung cơ bản phân bố theo bảng 2.10: 13
  16. Bảng 2.10: Phân phối chương trình GDTC các lớp bậc học THCS TT Nội Dung Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9 Tổng 1 Lý thuyết chung (tiết) 2 2 2 2 8 2 Đội hình đội ngũ 8 6 4 2 20 3 Bài GDTC phát triển chung 6 6 6 6 24 4 Chạy nhanh 8 8 8 8 32 5 Chạy bền 6 6 6 6 24 6 Bật nhảy 10 12 - - 22 7 Kỹ thuật nhảy xa (kiểu ngồi) - - 8 8 16 8 Kỹ thuật nhảy cao (kiểu bước qua) - - 8 10 18 9 Ném bóng 6 6 6 6 24 13 Thể thao tự chọn 12 12 12 12 48 11 ôn tập - kiểm tra 8 8 6 6 28 12 Kiểm tra tiêu chuẩn RLTT 4 4 4 4 16 Tổng cộng 70 70 70 70 280 Thể thao tự chọn là các hoạt động: đá cầu, bóng đá mini, bóng chuyền mini, cầu lông. Việc thực hiện chương trình tại các nhà trường là thống nhất và đồng bộ về nội dung và thời lượng (chung một chương trình). Bên cạnh đó, gần như 100% số giáo viên dạy môn giáo dục thể chất tại các trường phải đảm nhiệm các hoạt động ngoại khoá. Bởi vậy việc thực hiện chương trình, đảm bảo về nội dung và thời lượng vẫn luôn là vấn đề khó khăn trong các trường THCS. 2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục thể chất ngoài giờ học trên lớp của học sinh Để đánh giá, thực trạng quản lý GDTC ngoài giờ lên lớp của học sinh, đề tài đã xây dựng phiếu hỏi mức độ quản lý các hoạt động ngoại khoá môn GDTC của học sinh. Kết quả: Bảng 2.11: Ý kiến của cán bộ quản lý về nội dung quản lý hoạt động ngoại khoá môn GDTC ở các trường THCS Ý kiến TT Tổng số Điểm Nội dung Bình Chưa Thứ Tốt phiếu TB thường tốt bậc 14
  17. SL % SL % SL % 1 Quản lý hoạt động GDTC giữa giờ 8 29,6 13 48,2 6 22,2 27 2,13 1 2 Quản lý hoạt động GDTC theo chủ 6 22,2 12 44,5 9 33,3 27 1,8 3 điểm 3 Quản lý hoạt động vui chơi mang tính 6 22,2 11 40,7 10 37,1 27 1,73 4 vận động 4 Quản lý hoạt động thi đấu thể thao của 7 26,0 11 40,7 9 33,3 27 1,86 2 học sinh Qua kết quả khảo sát, có thể thấy rằng, các nội dung quản lý hoạt động GDTC ngoài giờ học chính khoá trên lớp của các nhà trường còn cơ bản thực hiện ở mức độ trung bình và chưa tốt. 2.4.4. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất cho học sinh Để đánh giá thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ cho hoạt động GDTC của học sinh, đề tài đã xây dựng phiếu hỏi mức độ quản lý các hoạt động ngoại khoá môn GDTC của học sinh. Kết quả: Bảng 2.12: Ý kiến của cán bộ quản lý về điều kiện đảm bảo chất lượng cho hoạt động GDTC Mức độ Điểm Không Thứ Khó Bình trung TT Nội dung - yêu cầu khó Tổng bậc khăn thường bình khăn 1 Có đủ giáo viên được đào tạo 10 12 4 27 2,46 6 dạy GDTC 2 Điều kiện về dụng cụ thể thao, 17 6 4 27 2,73 2 sân bãi cho luyện tập 3 Xây dựng kế hoạch thực hiện 14 8 5 27 2,6 4 chương trình GDTC 4 Phân công giáo viên giảng dạy 4 15 9 27 1,73 7 GDTC 5 Thực hiện đủ giờ theo kế 4 14 9 27 1,66 8 hoạch dạy học 15
  18. 6 Tổ chức các hoạt động văn hoá 4 9 14 27 1,33 9 thể thao trong trường 7 Tổ chức h/s tham gia các hoạt 18 14 4 27 2,86 1 động thể thao ở địa phương 8 Kiểm tra đánh giá kết quả giáo 13 10 4 27 2,6 4 dục thể chất 9 Kinh phí tổ chức các hoạt 14 9 4 27 2,66 3 động GDTC Căn cứ vào kết quả thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên dạy môn giáo dục thể chất, giáo viên chủ nhiệm về những khó khăn khi tổ chức hoạt động GDTC ta có thể nhận thấy: Cán bộ quản lý còn chưa quan tâm đúng mức đến tổ chức thực hiện mục tiêu GDTC ở trường THCS. 2.4.5. Thực trạng việc kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục thể chất Nguyên nhân gây ra những khó khăn trên là do điều kiện về đội ngũ, về cơ sở vật chất, tài chính khó khăn. Mặt khác là do công tác quản lý chưa có kế hoạch và những mục tiêu cụ thể về GDTC, chưa kiểm tra đánh giá thường xuyên, động viên khích lệ đội ngũ giáo viên, học sinh thực hiện nhiệm vụ GDTC trong nhà trường. 2.5. Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất ở các trường Trung học cơ sở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La 2.5.1. Ưu điểm - Công tác giáo dục nói chung và công tác GDTC nói riêng của huyện Vân Hồ luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của ngành GD&ĐT tỉnh Sơn La, của cấp uỷ, chính quyền địa phương - Đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục thể chất của các trường THCS huyện Vân Hồ thường xuyên được tham gia tổ chức các hoạt động thể thao cấp huyện, thị, cấp tỉnh, - Đại đa số các học sinh THCS huyện Vân Hồ đều có ý thức đối với việc tập luyện GDTC để nâng cao sức khoẻ, nâng cao thể chất. 2.5.2. Hạn chế - Nhận thức của các học sinh về vai trò của môn GDTC đối với việc phát triển thể chất và giáo dục toàn diện cho học sinh còn chưa đồng đều. Nhiều học sinh còn coi nhẹ môn học GDTC, coi các giờ học GDTC là thời gian vui đùa - Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập môn GDTC nói chung và phục vụ cho các hoạt động thể thao trong các nhà trường còn thiếu. - Đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục thể chất của các nhà trường còn thiếu về số lượng. - Việc tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khoá cho học sinh còn chưa 16
  19. được quan tâm đúng mức. - Công tác xã hội hoá giáo dục của huyện Vân Hồ còn hạn chế, chưa thu hút được nhiều nguồn lực trong xã hội để góp phần đầu tư nâng cao chất lượng, phát triển hệ thống cơ sở vật chất - Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp cho giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu về việc đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập của các nhà trường. 2.5.3. Nguyên nhân của hạn chế Để tìm hiểu nguyên nhân yếu kém trong quản lý hoạt động GDTC ở các trường THCS, đề tài đã khảo sát ở một nhóm đối tượng là 27 cán bộ quản lý của Phòng Giáo dục huyện Vân Hồ và 06 trường THCS trên địa bàn huyện Vân Hồ. Kết quả khảo sát: Bảng 2.13: Ý kiến của cán bộ quản lý về nguyên nhân dẫn đến các yếu kém trong GDTC ở các trường THCS Mức độ Đúng Tổng Điểm Rất Không một số trung Thứ đúng đúng TT Nguyên nhân phần phiếu bình bậc (n3) (n1) (n2) Chưa nhận thức đúng đắn 1 về vai trò và vị trí giáo dục 25 2 0 27 2,8 1 thể chất đối với học sinh 2 Không đủ đội ngũ giáo viên dạy môn GDTC 19 7 1 27 2,26 4 3 Giáo viên phải dạy chéo môn chưa qua đào tạo dạy 15 10 2 27 1,92 6 GDTC Công tác quản lý chưa 4 quan tâm đúng mức đến 16 8 3 27 2,13 5 giáo dục thể chất Hệ thống sân bãi, trang 5 thiết bị, dụng cụ tập luyện 24 3 0 27 2,73 2 còn thiếu thốn Các hoạt động thể thao ngoại khoá chưa nhiều, 6 chưa thu hút và chưa đáp 22 3 2 27 2,58 3 ứng được nhu cầu tập luyện của học sinh Bên cạnh khó khăn cơ bản dẫn đến thực trạng việc xây dựng kế hoạch chưa đạt 17
  20. được những yêu cầu cần thiết thì còn những khó khăn khác tuy không quyết định nhưng cũng là những thực trạng làm ảnh hưởng đến việc kế hoạch hoá hoạt động GDTC cụ thể như: Thiếu đội ngũ giáo viên, giáo viên dạy chéo môn chưa qua đào tạo chuyên môn GDTC đây là những khó khăn mang đặc thù của các địa phương miền núi mà ít gặp ở vùng miền xuôi. Kết luận chương 2 - Chương 2 đã nêu những nét khái quát về tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội và sự nghiệp giáo dục - đào tạo của huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. - Khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động GDTC ở các trường THCS của huyện Vân Hồ. - Chương 2 cũng đã khảo sát về thực trang quản lý hoạt động GDTC ở các trường THCS của huyện Vân Hồ. Từ đó tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của công tác này trong thời gian qua, đặt ra những vấn đề mới trong công tác chỉ đạo, tổ chức điều hành, thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động GDTC của các nhà trường, khắc phục những hạn chế, phát huy những điểm mạnh để trong thời gian tới để quản lý GDTC được tốt hơn, đáp ứng được yêu cầu phát triển của nhà trường và nhu cầu của xã hội. CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VÂN HỒ, TỈNH SƠN LA 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Giáo dục thể chất tại các trường Trung học cơ sở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình phổ thông hiện nay. 3.2.1. Tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của môn GDTC trong trường THCS 3.2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 3.2.1.2. Nội dung của biện pháp 3.2.1.3. Cách tiến hành 3.2.2. Thường xuyên chú trọng bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục thể chất 3.2.2.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 18
  21. 3.2.2.2. Nội dung của biện pháp 3.2.2.3. Cách tiến hành 3.2.3. Đa dạng hoá các hoạt động ngoại khoá GDTC ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS 3.2.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 3.2.3.2. Nội dung của biện pháp 3.2.3.3. Cách tiến hành 3.2.4. Huy động các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội) tham gia tích cực vào công tác giáo dục thể chất cho học sinh 3.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 3.2.4.2. Nội dung của biện pháp 3.2.4.3. Cách tiến hành 3.2.5. Tăng cường quản lý đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho hoạt động GDTC 3.2.5.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 3.2.5.2. Nội dung của biện pháp 3.2.5.3. Cách tiến hành 3.2.6. Thường xuyên giám sát, kiểm tra, đánh giá kết hợp tự kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục thể chất 3.2.6.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp 3.2.6.2. Nội dung của biện pháp 3.2.6.3. Cách tiến hành 3.3. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Để đánh giá tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất, tác giả tiến hành khảo nghiệm bằng phương pháp chuyên gia, phỏng vấn, điều tra thông qua phiếu xin ý kiến đánh giá. Trả lời câu hỏi về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý GDTC do đề tài đề xuất, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.1: Bảng 3.1: Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp đề xuất Mức độ Tổng Điểm Thứ Rất Không TT Tên biện pháp Cần điểm TB bậc cần cần Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh 25 2 0 27 2,83 2 1 về vai trò của môn GDTC trong các trường THCS Tăng cường bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho 2 20 5 2 27 2,66 4 đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục thể chất 19
  22. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động ngoại khoá 3 24 3 0 27 2,70 3 GDTC ngoài giờ lên lớp cho học sinh THCS Huy động các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà 4 trường, xã hội) tham gia 17 6 4 27 2,55 5 tích cực vào công tác GDTC cho học sinh Tăng cường cơ sở vật chất 5 phục vụ cho hoạt động 27 0 0 27 2,89 1 GDTC Tăng cường giám sát, kiểm 6 tra, tự kiểm tra đánh giá kết 15 8 4 27 2,46 6 quả hoạt động GDTC Thăm dò ý kiến về tính khả thi của các biện pháp đề xuất, đề tài thu được kết quả ở bảng 3.2: Bảng 3.2: Kết quả đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất Mức độ Rất Tổng Điểm Thứ Tên biện pháp Khả Không TT khả điểm TB bậc thi khả thi thi Tổ chức quán triệt nhận 1 thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về vai trò của môn 26 1 0 181 2,78 1 GDTC trong các trường THCS Thường xuyên chú trọng bồi 2 dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo 20 5 2 157 2,41 5 viên dạy môn giáo dục thể chất Đa dạng hoá các hình thức 3 hoạt động ngoại khoá GDTC ngoài giờ lên lớp cho 24 2 1 168 2,58 3 học sinh THCS Huy động các lực lượng 4 giáo dục (gia đình, nhà trường, xã hội) tham gia tích 22 4 1 160 2,46 4 cực vào 20
  23. công tác GDTC cho học sinh Quản lý đầu tư cơ sở vật chất, 5 phương tiện phục vụ cho hoạt 25 2 0 175 2,69 2 động GDTC Tăng cường giám sát, kiểm 6 tra, dánh giá kết hợp tự kiểm 19 7 1 151 2,32 6 tra đánh giá kết quả hoạt động GDTC Nhìn vào kết quả thăm dò ý kiến được tổng hợp ở 2 bảng trên chúng ta thấy: Tất cả 6 biện pháp nhằm tăng cường công tác quản lý hoạt động GDTC ở trường THCS trên địa bàn huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La do tác giả nghiên cứu đề xuất đều được đại đa số người được hỏi trả lời nhất trí là cần thiết, rất cần thiết và mang tính khả thi, rất khả thi cao. Từ đó cho thấy nếu các biện pháp đề xuất được áp dụng trong thực tiễn chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động GDTC của các trường THCS trên địa bàn huyện Vân Hồ.Do vậy khi thực hiện chức năng quản lý hoạt động GDTC đối với các trường THCS huyện Vân Hồ phải lưu ý phối hợp thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp, như vậy mới phát huy tối đa hiệu quả của biện pháp và chất lượng dạy và học ở các nhà trường THCS mới được nâng lên, mới đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng GDTC trong giai đoạn hiện nay. Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất Tính cần Tính khả thi thiết Hiệu 2 TT Tên biện pháp Điểm Thứ Điểm Thứ số (X-Y) trung bậc trung bậc (X-Y) bình (X) bình (Y) Nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh về 1 vai trò của môn GDTC 2,83 2 2,78 1 1 1 trong các trường THCS Tăng cường bồi dưỡng 2 chuyên môn nghiệp vụ cho 2,66 4 2,41 5 -1 1 đội ngũ giáo viên dạy môn giáo dục thể chất 21
  24. Đa dạng hoá các hình thức hoạt động ngoại khoá 3 GDTC ngoài giờ lên lớp cho 2,70 3 2,58 3 0 0 học sinh THCS Huy động các lực lượng giáo dục (gia đình, nhà 4 trường, xã hội) tham gia 2,55 5 2,46 4 1 1 tích cực vào công tác GDTC cho học sinh 5 Tăng cường cơ sở vật chất 2,89 1 2,69 2 -1 1 phục vụ cho hoạt động GDTC Tăng cường giám sát, kiểm 6 tra, tự kiểm tra đánh giá kết 2,46 6 2,32 6 0 0 quả hoạt động GDTC Với hệ số tương quan thứ bậc Spearman R = 0,89 cho phép kết luận: Giữa nhận thức và mức độ thực hiện của các biện pháp quản lý mà tác giả nghiên cứu đề ra có mối tương quan thuận và chặt chẽ, có nghĩa là mức độ nhận thức và mức độ thực hiện là phù hợp. Hay nói cách khác, các biện pháp quản lý được nhận thức ở mức độ quan trọng như thế nào thì mức độ thực hiện cũng quan trọng tương đương như vậy. Kết luận chương 3 - Từ các nghiên cứu về lý luận và thực trạng quản lý hoạt động GDTC ở các trường THCS huyện Vân Hồ, đề tài đã đề xuất 6 biện pháp giải quyết các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý. - Các biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất biện chứng với nhau. - Trong quá trình triển khai quản lý hoạt động dạy học môn GDTC trong các trường THCS huyện Vân Hồ, đòi hỏi các trường thực hiện đồng bộ các biện pháp đã nêu ở trên, đồng thời phải căn cứ điều kiện của từng trường để vận dụng linh hoạt. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, làm sáng tỏ một số khái niệm về quản lý GDTC trong trường THCS, tiếp cận các quan điểm quản lý hiện đại để phân tích các điều kiện đảm bảo chất lượng GDTC ở trường THCS; phân tích làm sáng tỏ các chức năng quản lý; xây dựng kế hoạch, tổ chức, giám sát, kiểm tra đánh giá làm cơ sở lý luận cho việc đề xuất các biện pháp quản lý. Đề tài đã vận dụng lý luận để xây dựng các phiếu hỏi cán bộ quản lý, giáo 22
  25. viên, học sinh và phụ huynh học sinh để phát hiện thực trạng quản lý GDTC ở các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Qua kết quả khảo sát thực trạng đã cho phép rút ra các nhận xét đánh giá mặt mạnh, mặt yếu của công tác quản lý GDTC và nguyên nhân dẫn đến các yếu kém ở huyện Vân Hồ. Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn nêu trên, luận văn đã đề xuất 6 nhóm biện pháp quản lý hoạt động GDTC đối với các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Những kết quả thăm dò ý kiến của các chuyên gia, của cán bộ quản lý, giáo viên có kinh nghiệm lâu năm của các trường THCS huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La đã xác nhận sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp này. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La 2.2. Đối với UBND huyện Vân Hồ 2.3. Đối với Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Vân Hồ - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, hữu quan, với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao trong trường và các cụm trường. - Tạo điều kiện cho giáo viên dạy môn giáo dục thể chất tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, cập nhật được những thông tin khoa học tiên tiến phục vụ cho hoạt động dạy học và hoạt động phong trào trong các nhà trường. 2.4. Đối với các trường THCS trên địa bàn huyện Vân Hồ - Tăng cường đổi mới và nâng cao nhận thức về vai trò của hoạt động GDTC thông qua các buổi hội thảo. - Xây dựng kế hoạch hoạt động GDTC, đặt ra các yêu cầu cụ thể cho năm học. Phối hợp cùng hội cha mẹ học sinh để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục nhằm tạo điều kiện cho tổ chức các hoạt động GDTC - Khuyến khích giáo viên dạy môn giáo dục thể chất tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 23