Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường Mầm non quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

doc 26 trang phuongvu95 4140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường Mầm non quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_cham_soc_nuoi_duong_tre_t.doc

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường Mầm non quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGUYỄN THÙY DƯƠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ TRONG CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 8140114 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Đỗ Thị Thúy Hằng Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Học viện Quản lý giáo dục. Vào hồi .giờ .ngày .tháng .năm 2018 Có thể tìm đọc luận văn tại: Thư viện Học viện Quản lý Giáo dục
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục Mầm non là ngành học mở đầu trong hệ thống giáo dục quốc dân, chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục con người. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ xây dựng nhân cách ban đầu, làm nền tảng cho việc hình thành nhân cách trẻ em. Trong những năm qua, bậc học Mầm non quận Hai Bà Trưng đã có những thành công nhất định về mọi mặt: đội ngũ giáo viên phát triển số lượng, chất lượng. Số lượng trẻ đến lớp đông, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng tốt, uy tín của hầu hết các nhà trường được khẳng định trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi trên công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non còn gặp rất nhiều khó khăn: giá cả các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng cao, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo, dịch bệnh ngày càng nhiều và có tính lây lan trong cộng đồng rất nhanh, tỷ lệ trẻ béo phì ngày càng tăng, kỹ năng tự phục vụ của trẻ còn hạn chế. Đó chính là lý do lựa chọn đề tài: “Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội” làm hướng nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng quản lý các hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường Mầm Non Hà Nội nói chung và Quận Hai Bà Trưng nói riêng. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm 1
  4. non quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 3.2 Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong 5 trường mầm non quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 4. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ tại các trường mầm non quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội đã được thực hiện nhưng còn một số hạn chế trong các nội dung và chức năng quản lý. Nếu đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng có thể triển khai thực hiện được thì góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non công lập quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non. - Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội - Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung khảo sát thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở 5 trường mầm non công lập quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Các số liệu khảo sát, điều tra và thống kê giới hạn từ năm 2015 đến 2018. 7. Phương pháp luận nghiên cứu 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa 2
  5. những vấn đề lý luận trong các văn bản, tài liệu, sách báo, thông tin trên mạng Iternet có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp nghiên cứu sản phẩm giáo dục + Phương pháp khảo nghiệm: Sử dụng phương pháp khảo nghiệm để bước đầu kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp được đề xuất trong luận văn. 7.3 Phương pháp thống kê toán học Mục đích sử dụng phương pháp này nhằm để xử lý kết quả khảo sát và các số liệu thu được để định lượng kết quả nghiên cứu. 8. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn cấu trúc thành 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Chương 2. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội Chương 3. Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề Trong trường mầm non, bên cạnh các hoạt động giáo dục 3
  6. trẻ thì việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong các cơ sở giáo dục mầm non. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một. Tác giả Nguyễn Thu Hiền có nghiên cứu về việc chăm sóc sức khỏe trẻ em, trong đó tác giả rất quan tâm đến thời gian hoạt động, ăn, ngủ của trẻ ở trường mầm non, các hoạt động đó chiếm tỷ lệ khá lớn so với thời gian trong ngày. Cùng với gia đình, trường mầm non có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ. Điều đó đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non cần có những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ lứa tuổi mầm non [26]. Trường Mầm Non phải Chăm sóc – Nuôi dưỡng và Giáo Dục trẻ một cách toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Nếu trẻ được Chăm sóc – Nuôi dưỡng và Giáo Dục đúng cách, được sống trong một môi trường thuận lợi và được mọi người thương yêu, trẻ sẽ phát triển thuận lợi, khoẻ mạnh. Trẻ em là vốn quý của xã hội, là tương lai của đất nước, là hạnh phúc của mỗi gia đình, xã hội phải có trách nhiệm với các cháu, với thế hệ mai sau của đất nước.[20] 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (nói chung là khách thể quản lý) nhằm thực hiện được những mục tiêu dự kiến. 1.2.2 Quản lý nhà trường Quản lí nhà trường là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí đến đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên để thông qua đội ngũ sẽ tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động của nàh trường trẻ nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục. 4
  7. 1.2.3. Quản lý trường mầm non Quản lý trường mầm non là tập hợp những tác động tối ưu của chủ thể quản lý mà trực tiếp là hiệu trưởng đến tập thể cán bộ, giáo viên và nhân viên của trường nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu, kế hoạch giáo dục và các hoạt động xã hội của nhà trường, trên cơ sở tận dụng các tiềm lực vật chất và tinh thần của nhà trường, gia đình, xã hội và chính sách nhà nước. 1.2.4. Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ chính là những công việc cần thiết phải làm nhằm thỏa mãn nhu cầu và sự mong đợi của người được chăm sóc về mọi mặt, trong đó chú trong đến chế độ dinh dưỡng và môi trường sống lành mạnh đảm bảo phát triển tốt cả về sức khỏe, trí tuệ. 1.2.5. Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non là những tác động có mục đích của chủ thể quản lý nhà trường tới hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhằm nâng cao chất lượng chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện trẻ mầm non. 1.3 Những vấn đề cơ bản về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non 1.3.1 Vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn và tổ chuyên môn của trường mầm non Trường mầm non là đơn vị cơ sở của giáo dục mầm non trong hệ thống giáo dụcquốc dân. Trường đảm nhận việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm giúp trẻ em hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách; chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1. Trường mầm non có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: 5
  8. 1. Tiếp nhận và quản lý trẻ em trong độ tuổi; 2. Tổ chức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo chương trình chăm sóc, giáo dục mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; 3. Quản lý giáo viên, nhân viên và trẻ em; 4. Quản lý, sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật; 5. Chủ động kết hợp với các bậc cha mẹ trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em; kết hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội nhằm tuyên truyền, phổ biến những kiến thức về khoa học nuôi dạy trẻ em cho gia đình và cộng đồng; 6. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên và trẻ em của trường tham gia các hoạt động xã hội trong phạm vi cộng đồng; 7. Giúp đỡ các cơ sở giáo dục mầm non khác trong địa bàn; 8. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 1.3.2 Vai trò và tầm quan trong của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non 1.3.2.1 Vai trò của hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Trong những năm qua cùng với sự phát triển của các bậc học khác, bậc học mầm non là một bậc học có nhiều đóng góp to lớn, thực sự có trách nhiệm gieo những hạt giống tốt tạo tiền đề vững chắc cho thế hệ trẻ mai sau . Thấy rỏ tầm quan trọng của bậc học mầm non, những năm gần đây Bộ giáo dục và đào tạo luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục và coi chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu đối với bậc học mầm non. 1.3.3 Nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là một phần trong những công 6
  9. việc chính của trường MN, cùng với sự phát triển của ngành học, việc nuôi dưỡng trẻ trong trường MN ngày càng mang tính khoa học và đảm bảo những tiêu chuẩn về chất lượng do ngành học qui định theo các tiêu chuẩn, tiêu chí. Trẻ khỏe mạnh, an toàn là nhiệm vụ hàng đầu của trường MN. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, Hiệu trưởng phải có kế hoạch kết hợp với cơ sở y tế thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kì có đầy đủ các chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe cho trẻ. 1.4. Nội dung quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non 1.4.1. Xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non Trong tất cả các chức năng quản lý, chức năng lập kế hoạch đóng vai trò là chức năng đầu tiên, chức năng cơ bản của quá trình quản lý. Lập kế hoạch hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng là một chức năng quan trọng của công tác quản lý trường mầm non. Lập kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng tức là soạn thảo và thông qua những quyết định quản lý quan trọng nhất về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Lập kế hoạch là phải đặt ra mục tiêu, bước đi và các biện pháp cụ thể để đạt mục tiêu. Muốn có được bản kế hoạch phù hợp, khoa học và mang tính khả thi phải thực hiện tốt chức năng dự báo. Khi dự báo phải biết rõ thực lực của mình, đó là việc xác định nhu cầu và các mục tiêu mà cấp học của mình cần đạt tới từ cấp trường đến quận huyện, thị xã và cấp thành phố trên cơ sở căn cứ vào các văn bản, chỉ thị nhiệm vụ năm học của cấp trên, các điều kiện thực tiễn về các nguồn lực để thực hiện,về điều kiện kinh tế xá hội của địa phương, kết quả đã đạt được của năm trước, từ đó suy ra những định hướng cơ bản, lựa chọn các hướng ưu tiên, dự kiến các mục tiêu cần đạt và các tiêu chuẩn đánh giá. Có như vậy, bản kế hoạch đề ra mới có tính khả thi, có thể áp dụng 7
  10. được vào thực tiễn quản lý và đem lại kết quả tốt. 1.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đảm bảo các nội dung, thao tác chăm sóc, nuôi dưỡng của GV, NV đúng kỹ năng, phù hợp với yêu cầu độ tuổi, gắn hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng với hoạt động giáo dục toàn diện ở các lĩnh vực giáo dục. Thể hiện trong các cấp quản lý như sau: - Tổ chức thực hiện công tác chỉ đạo điểm của các phòng GD&ĐT trong việc xât dựng, triển khai kiến thức thực hành hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng. - Tổ chức thực hiện việc phân công nhân lực, tạo môi trường và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị thuận lợi cho đội ngũ CB, GV, NV thực hiện các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng. - Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng - Tổ chức thực hiện trang cấp, sử dụng thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. - Cải tiến, đổi mới công tác chăm sóc, nuôi dưỡng. Trong đó, quan trọng nhất là tạo động lực và kích thích tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ CBQL, GV, NV. - Xây dựng cơ chế và chính sách của địa phương phù hợp để phát huy tối đa nội lực đi đôi với sự tranh thủ tiềm lực của các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 1.4.3. Chỉ đạo thực hiện việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Chỉ đạo việc chăm sóc, nuôi dưỡng có vai trò vô cùng quan trọng dẫn đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ cao hay thấp. Nội dung công tác chỉ đạo thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng bao gồm: - Xây dựng thực đơn, khẩu phần ăn cho trẻ ở lứa tuổi nhà 8
  11. trẻ, mấu giáo. - Quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ thực hiện công tác quản lý và chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Xây dựng đội ngũ CBQL, GV, NV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu , vững vàng về chính trị, đặc biệt có đủ khả năng thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ luôn là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng quản lý công tác chăm sóc nuôi dưỡng của Sở GD ĐT. Sở GD ĐT cần phải xác định rõ các nội dung, hình thức bồi dưỡng, đối tượng bồi dưỡng, phương pháp bồi dưỡng, địa điểm bồi dưỡng cũng như phân công rõ trách nhiệm bồi dưỡng cho các phòng GD ĐT, BGH các trường mầm non công lập để thực hiện có hiệu quả công tác bồi dưỡng đội ngũ thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 1.4.4. Kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Trong quá trình quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, cấp Sở có quyền và trách nhiệm kiểm tra công tác quản lý của các phòng GD&ĐT, kiểm tra hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trong các trường mầm non và tự kiểm tra hoạt động quản lý của mình. Trong quá trình kiểm tra, cán bộ quản lý cấp Sở phải tuân thủ các nguyên tắc sau: Nguyên tắc pháp chế, nguyên tắc đảm bảo tính kế hoạch, tính khách quan, nguyên tắc hiệu quả và nguên tắc giáo dục. Các hoạt động quản lý chỉ đạo của phòng GD&ĐT, của trường mầm non đều là nội dung kiểm tra của cấp Sở. 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mầm non 1.5.1. Yếu tố khách quan - Sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương có ảnh hưởng rất lớn tới công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Việc cho trẻ ăn ngủ tại trường mầm non và mức đóng góp tiền ăn do điều kiện 9
  12. kinh tế và nhận thức của mỗi gia đình, của cộng đồng dân cư tại địa phương giữ vai trò quyết định đến chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non. - Các chủ trương, chính sách mới của ngành về GD mầm non. - Chế độ, chính sách đãi ngộ của thành phố, của ngành đối với cán bộ quản lý các cấp cũng như cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các trường mầm non. - Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của các cấp. - Sự am hiểu chuyên môn, thường xuyên cập nhật thông tin mới về khoa học giáo dục mầm non, nắm vững các vấn đề mới trong chăm sóc , nuôi dưỡng trẻ ở từng giai đoạn phát triển của xã hội, tham mưu và chỉ đạo của các cơ quan ban ngành. - Nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của gia đình và xã hội. 1.5.2. Yếu tố chủ quan - Trình độ, năng lực chuyên môn và nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý và thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng của cán bộ phòng GD&ĐT; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trường mầm non. Việc huy động số lượng trẻ ra lớp, tăng tỷ lệ trẻ được ăn bán trú tại trường và xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị phục vụ chăm sóc, nuôi là yếu tố cần thiết tạo thuận lợi để quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả. - Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và sự khai tác hiệu quả cơ sở vật chất tiến bị là một trong 2 yếu tố quan trọng nhất góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Kết luận chương 1 Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo 10
  13. dục quốc dân, với vai trò là cấp học nền tảng, việc chăm sóc, nuôi dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi này có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của trẻ ở những giai đoạn tiếp theo. Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, cán bộ quản lý các cấp cần nắm vững vai trò, trách nhiệm của cấp mình quản lý đối với nội dung về công tác quản lý chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, thực hiện tốt các chức năng lập kế hoạch, tổ chức,chỉ đạo, kiểm tra, từ đó mới có thể triển khai chỉ đạo, hướng dẫn cán bộ quản lý cấp trường thực hiện quản lý và triển khai hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt hiệu quả. Cơ sở lý luận về quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non là những căn cứ, định hướng giúp cho tác giả tiến hành điều tra thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội và Giáo dục & Đào tạo Quận Hai Bà Trưng 2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Quận Hai Bà Trưng với vị trí đặc biệt của một quận trung tâm của Thủ đô, nhiệm kỳ qua, Đảng bộ và nhân dân quận Hai Bà Trưng tranh thủ thời cơ, khắc phục khó khăn, nỗ lực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ XXIV. 2.1.2 Tình hình phát triển Giáo dục Trong năm qua, ngành GD&ĐT Hai Bà Trưng tiếp tục giữ vững chất lượng giáo dục; các cuộc vận động và phong trào thi đua được thực hiện có hiệu quả; các kỳ thi, hội thi của giáo viên 11
  14. và học sinh đều đạt được những thành tích đáng tự hào, được Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT tặng nhiều giấy khen, bằng khen cao quý. Có nhiều tấm gương thầy giáo, cô giáo được khen tặng là giáo viên tiêu biểu vì sự nghiệp giáo dục của toàn quốc. 2.2 Khái quát giáo dục mầm non quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 2.2.1. Giới thiệu chung về giáo dục Mầm non Quận Hai Bà Trưng là một Quận nội thành của thủ đô Hà Nội, được thành lập vào tháng 5/1960. Quận có 20 phường với 58 trường Mầm non trong đó có 30 trường mầm non công lập, 28 trường mầm non ngoài công lập. Nhiều năm gần đây, được sự quan tâm, đầu tư của các cấp Đảng ủy, HĐND, UBND quận Hai Bà Trưng ngành giáo dục nói chung trong đó giáo dục Mầm non nói riêng vẫn duy trì, phát huy được truyền thống dạy tốt, học tốt trong các nhà trường đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của Quận. Để nâng cao chất lượng giáo dục, 2.2.1 Quy mô trường, lớp và số lượng trẻ trong các trường mầm non công lập quận Hai Bà Trưng Hiện tại, trên địa bàn quân Hai Bà trưng có một hệ thông các trường MN công lập và ngoài công lập, tuy nhiên trong khuôn khổ nghiên cứu, đề tài tập trung vào các trường MN công lập. Bảng 2.1 Quy mô trường, lớp, trẻ trong các trường MN công lập TS Ghi TS trẻ TS trẻ TS trẻ trẻ chú T TS 3-4 4-5 5-6 dưới Tên trường T trẻ tuổi/ tuổi/ tuổi/ 3 TS lớp TS lớp TS lớp tuổi/ lớp 1 MG.Chim Non 382 104/3 109/ 3 169/ 4 0 2 MG.Sao Sáng 174 44/2 62/2 68/2 0 3 MG Ng .CôngTrứ 377 80/2 110/4 151/4 36/1 4 MG.Bùi Thị Xuân 78 32/2 13/1 33/1 0 5 MG.Bách Khoa 571 149/3 198/4 224/5 0 6 MG. Bạch Mai 296 73/2 84/2 106/2 33/1 12
  15. 7 MG.Đống Mác 263 80/2 81/2 102/2 0 8 MN.Minh Khai 375 95/3 102/3 142/3 36/1 9 MN. Bách Khoa 532 117/3 144/3 191/4 80/2 10 MN. Ng.Công Trứ 198 45/1 45/1 73/2 35/1 11 MN.Trương Định 432 119/2 122/3 167/3 24/1 12 MN. Đồng Tâm 317 75/2 87/2 122/2 33/1 13 MN. Vĩnh Tuy 536 140/3 146/3 205/4 44/1 14 MN.Quỳnh Mai 651 150/4 182/4 239/6 80/2 15 MN.Lê Quý Đôn 230 48/2 71/2 95/3 16/1 16 MN.Ng Thị Nhậm 175 40/1 45/1 64/2 26/1 17 MN.Quỳnh Lôi 482 141/2 118/2 174/4 49/1 18 MN .8/3 716 182/4 185/4 259/5 90/2 19 MN.Hoa Phượng 93 13/1 23/1 33/1 24/1 20 Hoa Thủy Tiên 320 85/2 90/2 105/2 40/1 21 MN. Lạc Trung 474 110/2 151/3 172/4 41/1 22 MN.Tuổi Hoa 494 124/4 123/4 177/4 70/3 23 MN.Ánh Sao 462 108/3 133/3 153/4 68/2 24 MN.Việt Bun 581 139/4 147/4 185/6 110/4 25 MN.Thanh Nhàn 183 45/1 70/2 68/2 0 26 MN .Vân Hồ 456 96/3 111/3 179/4 70/2 27 MN.Hoa Hồng 415 102/3 111/2 157/3 45/1 28 MN.Lê Đại Hành 409 98/3 108/3 145/3 58/2 29 MN.Bạch Đằng 404 75/2 111/3 177/5 41/1 30 MN.Thanh Lương 275 86/2 68/2 56/2 65/2 Tổng 11351 2795 3150 4191 1214 (Nguồn: Phòng GD&ĐT Hai Bà Trưng, tính đến tháng 3/2018) 13
  16. 2.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên Bảng 2.2 Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non công lập Ban giám Hiệu Giáo viên Trình độ Trình độ T TC TT Tên trường TS Đ C T TS ThS SC h ĐH CĐ H Đ C S 1 Chim Non 3 1 2 0 0 0 22 0 6 12 4 2 MG.Sao Sáng 2 0 2 0 0 0 13 0 6 5 2 3 MG Ng .C.Trứ 3 0 3 0 0 0 26 0 8 6 12 4 Bùi Thị Xuân 2 0 2 0 0 0 8 0 5 1 2 5 MG.Bách Khoa 3 1 2 0 0 0 26 0 19 3 4 6 MG. Bạch Mai 2 0 2 0 0 0 18 0 10 4 4 7 MG.Đống Mác 2 0 1 1 0 0 17 0 6 5 6 8 MN.Minh Khai 2 0 1 1 0 0 26 0 8 8 10 9 MN. Bách Khoa 3 0 2 1 0 0 28 0 15 8 5 10 MN.Ng.C. Trứ 2 0 2 0 0 0 11 0 5 2 4 11 MN.Tr .Định 3 0 1 2 0 0 20 0 12 3 5 12 MN. Đồng Tâm 2 0 2 0 0 0 21 0 15 3 3 13 MN. Vĩnh Tuy 3 0 3 0 0 0 24 0 20 2 2 14 MN.Quỳnh Mai 3 0 3 0 0 0 41 0 20 14 7 15 Lê Quý Đôn 2 0 2 0 0 0 17 0 5 6 6 16 Ngô Thị Nhậm 2 0 2 0 0 0 15 0 4 3 8 17 MN.Quỳnh Lôi 3 0 2 1 0 0 29 0 10 8 11 18 MN .8/3 3 0 3 0 0 0 38 0 11 10 17 19 MNHoa Phượng 3 0 2 1 0 0 10 0 5 1 4 20 Hoa Thủy Tiên 2 0 1 1 0 0 18 0 14 2 2 21 MN. Lạc Trung 3 2 1 0 0 0 30 0 15 8 7 22 MN.Tuổi Hoa 3 1 0 2 0 0 32 0 13 10 9 23 MN.Ánh Sao 3 0 2 1 0 0 26 0 6 5 15 24 MN.Việt Bun 3 1 2 0 0 0 49 0 30 10 9 25 Thanh Nhàn 2 0 2 0 0 0 10 0 7 1 2 26 MN .Vân Hồ 3 0 3 0 0 0 28 0 10 8 10 27 MN.Hoa Hồng 2 0 2 0 0 0 27 0 7 3 17 28 Lê Đại Hành 3 0 2 1 0 0 23 0 6 8 9 29 MN.Bạch Đằng 3 0 3 0 0 0 23 0 7 11 5 30 Thanh Lương 2 0 2 0 0 0 14 0 5 1 8 Tổng 77 6 59 12 0 0 690 0 310 171 209 (Nguồn: Phòng GD&ĐT Hai Bà Trưng, tính đến tháng 3/2018) 14
  17. 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội * Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng Mẫu khảo sát Triển khai khảo sát trên 05 trường mầm non, Cụ thể: MN Vân Hồ, MN Lê Đại Hành; MN Bạch Đằng; MN Lạc Trung; MN Tuổi Hoa 02 Lãnh đạo, chuyên viên phòng GD & ĐT Quận Hai Bà Trưng; 15 Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng; 136 GV của 5 trường Mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng Tổng số phiếu: 153 2.3.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Trong quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trong trường Mầm non thì thực hiện công tác lập kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng là một trong những nội dung quan trọng, quyết định chất lượng giáo dục của trường Mầm non. Để có số liệu đánh giá thực trạng thực hiện hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng qua khảo sát ý kiến cán bộ quản lý, GV, NV về hoạt động này, kết quả thu được cho thấy, đa số các ý kiến đều đánh giá các nuội dung có liên quan đến thực hiện hoạt động lập kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng ở mức độ tốt và rất tốt, trong đó 2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Trong quản lý trường mầm non thì việc chỉ đạo thực hiện các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng là một trong những nội dung quan trọng, quyết định chất lượng của trường Mầm non ngoài hoạt động giáo dục. Để có số liệu đánh giá thực trạng thực hiện hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng qua khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý và GV về hoạt động này, kết quả thu được như sau: 15
  18. Mức độ thực hiện S Bình Nội dung Rất tốt Tốt Chưa tốt T thường T SL % SL % SL % SL % Tổ chức thực hiện công tác chỉ đạo điểm của 1 55 35.9 83 54.3 15 9.8 0 0 phòng GD&ĐT Tổ chức thực hiện việc phân công thực hiện 2 45 29.4 81 53.0 24 15.7 3 1.9 các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng. Tổ chức thực hiện trang cấp, sử dụng thiết bị, 3 cơ sở vật chất phục vụ công tác chăm sóc, 46 30.1 74 48.3 26 17.0 7 4.6 nuôi dưỡng Tổ chức cải tiến, đổi mới công tác chăm sóc, 4 110 71.9 43 28.1 0 0 0 0 nuôi dưỡng Tổ chức thực hiện cơ chế và chính sách của 5 59 38.6 94 61.4 0 0 0 0 địa phương phù hợp với điều kiện của Quận Tổ chức hoạt động vệ sinh, an toàn thực phẩm 6 39 25.5 97 63.4 17 11.1 0 0 cho trẻ Tổ chức lồng ghép GD vệ sinh, dinh dưỡng 7 19 12.4 93 60.8 19 12.4 22 14.4 trong các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng Tổ chức góc tuyên truyền cho trẻ trong các 8 20 13.1 87 56.8 26 17.0 20 13.1 hoạt động trong chăm sóc nuôi dưỡng 2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Mức độ thực hiện S Bình Nội dung Rất tốt Tốt Chưa tốt T thường T SL % SL % SL % SL % Chỉ đạo ký kết hợp đồng thực phẩm 1 54 35.3 81 52.9 15 9.8 3 2.0 hàng ngày Chỉ đạo xây dựng thực đơn, khẩu phần 2 ăn cho trẻ ở nhà trẻ và mẫu giáo 45 29.4 81 53.0 24 15.7 3 1.9 Chỉ đạo chế biến món ăn cho trẻ theo 3 quy trình bếp 1 chiều 45 29.4 75 49.0 26 17.0 7 4.6 Phân chia thực phẩm cho trẻ theo định 4 110 71.9 43 28.1 0 0 0 0 xuất từ bếp ăn Chỉ đạo thực hiện các hoạt động ăn, 5 39 25.5 97 63.4 17 11.1 0 0 ngủ, vệ sinh cho trẻ Chỉ đạo thực hiện theo dõi sức khỏe trẻ 6 bằng biểu đồ tăng trưởng định kỳ 59 38.6 94 61.4 0 0 0 0 Chỉ đạo lồng ghép GD vệ sinh, an toàn 7 thực phẩm trong các hoạt động tại 19 12.4 93 60.8 19 12.4 22 14.4 nhóm lớp Chỉ đạo xây dựng góc tuyên truyền 8 trong chăm sóc nuôi dưỡng 22 14.4 87 56.8 26 17.0 18 11.8 16
  19. 2.3.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Trong các trường mầm non, để biết được chất lượng hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng như thế nào thì phải dựa vào việc kiểm tra thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng ra sao để có căn cứ và tính xác thực cho những nhận định cụ thể. Kết quả thu được giúp cho Hiệu trưởng biết được điểm mạnh và hạn chế của hoạt động này từ đó có kế hoạch điều chỉnh hoặc phát huy vai trò quản lý và chỉ đạo đội ngũ thực hiện tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung thông và hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng. 2.4 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non Quận Hai Bà Trưng Mức độ ảnh hưởng Không ảnh TT Nội dung Nhiều Ít hưởng SL % SL % SL % Sự phát triển kinh tế - xã hội của 1 98 64.1 55 35.9 0 0 địa phương Chế độ, chính sách đãi ngộ đến cán 2 bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các 35 22.9 118 77.1 0 0 trường mầm non Nhận thức về vai trò, tầm quan 3 trọng của công tác quản lý chăm 121 79.1 32 20.9 0 0 sóc, nuôi dưỡng trẻ của gia đình Trình độ, năng lực chuyên môn của 4 112 73.2 41 26.8 0 0 cán bộ quản lý Trình độ, năng lực chuyên môn của 5 122 79.7 31 20.3 0 0 giáo viên Chương trình chăm sóc, nuôi dưỡng 6 128 83.7 25 16.3 0 0 trẻ của trường Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục 7 vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng 67 43.8 86 56.2 0 0 trẻ 17
  20. 2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non Quận Hai Bà Trưng Với đội ngũ cán bộ quản lý, GV, NV đạt chuẩn và trên chuẩn cũng là một sự thuận lợi trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Thành tích các hoạt động giáo dục, chăm sóc và nuôi dưỡng đều tăng theo các năm và được chính quyền khẳng định. 2.5.1.Khó khăn Công tác quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ từ xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá cũng còn gặp một số khó khăn do phải chia nhỏ theo nhóm tuổi, việc bố trí sắp xếp đội ngũ CBQL và GV nói chung vẫn còn một một phần chưa đáp ứng theo nguyện vọng. 2.5.2 Nguyên nhân Do hoạt động quản lý trong các trường MN có nhiều yếu tố phức tạp, trẻ chưa biết thể hiện những mong muốn của mình một cách rõ ràng, vấn đề sức khỏe của trẻ cũng thực sự đáng quan tâm nên hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng với những khẩu phần cố định nhiều khi không đáp ứng như thực tế đặt ra. Kết luận chương 2 Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng thông qua khảo sát dựa trên các nội dung liên quan đến các hoạt động chỉ đạo xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng, dựa trên chương trình chăm sóc nuôi dưỡng cùng các quy định quy chế chăm sóc nuôi dưỡng và hoạt động kiểm tra, đánh giá. Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1 Đảm bảo tính toàn diện 18
  21. 3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 3.1.3 Đảm bảo tính kế thừa 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ở các trường mầm non quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 3.2.1. Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý,giáo viên, nhân viên và phụ huynh trẻ các trường mầm non về tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ a. Mục đích của biện pháp Tăng cường các hoạt động tuyên truyền cho đội ngũ CBQL, GV, NV các trường MN nhận thức đầy đủ, toàn diện về chức trách, nhiệm vụ của mình trong việc quản lý, thực hiện các nôi dung về hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường MN. b. Nội dung biện pháp Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn kết hợp tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về chăm sóc nuôi dưỡng cho đội ngũ giáo viên, nhân viên bằng nhiều hình thức c. Cách tiến hành Dựa vào những thực tế cho thấy việc tuyên truyền tới phụ huynh về phương pháp và biện pháp chăm sóc và GD trẻ ở lứa tuổi MN là một việc làm thiết thực và vô cùng quan trọng. d. Điều kiện thực hiện - Để thực hiện được các giải pháp này, kế hoạch bồi dưỡng của Sở GD ĐT cần được xây dựng phù hợp, đầy đủ các nội dung, thời gian, địa điểm, đối tượng bồi dưỡng, số ngày bồi dưỡng, giảng viên và các điều kiện khác. - Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác bồi dưỡng của phòng GD & ĐT, các trường MN trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. 3.2.2. Đổi mới hoạt động xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường 19
  22. mầm non a. Mục đích của biện pháp b. Nội dung biện pháp c. Cách tiến hành d. Điều kiện thực hiện - Lãnh đạo phòng GD & ĐT Hai Bà Trưng và BGH các trường có trách nhiệm nghiên cứu văn bản để triển khai thực hiện. - Sử dụng các điều kiện thực hiện công tác quản lý và thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng theo kế hoạch đề ra. 3.2.3 Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và nhân viên về chuyên môn và nghiệp vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non a. Mục đích biện pháp b. Nội dung biện pháp c. Cách tiến hành Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ theo mục tiêu chung của ngành, theo yêu cầu công việc, theo chức năng nhiệm vụ nhất là nội dung thường xuyên kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, kỹ thuật nấu nướng d. Điều kiện thực hiện - Xây dựng KH đào tạo, bồi dưỡng phù hợp và khả thi của các trường. Có kế hoạch kinh phí để tổ chức các lớp bồi dưỡng. - Xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực chuyên môn nghiệp vụ của CBQL, GV, NV về công tác quản lý và thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng hiệu quả, cụ thể; Đề xuất nội dung bồi dưỡng kịp thời, đúng đối tượng. - Cán bộ quản lý, GV, NV cần phải có ý thức tham gia học tập , bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. 20
  23. 3.2.4 Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non a. Mục đích biện pháp b. Nội dung biện pháp c. Cách tiến hành d. Điều kiện thực hiện 3.2.5 Chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non a. Mục đích biện pháp Thông qua kiểm tra, CBQL quản lý Phòng GD&ĐT Hai Bà Trưng, BGH trường MN chỉ đạo và tổ chức các các trường quan tâm đến hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. b. Nội dung biện pháp Để thực hiện tốt được công việc này đòi hỏi người cán bộ quản lý phải nắm được tâm lý, sở trường cũng như năng lực của giáo viên đồng thời giáo viên cũng phải hiểu rõ việc mình phải làm, luôn giữ đúng vai trò của một người giáo viên mầm non. Người giáo viên mầm non phải xác định được mình sẽ là người đặt nền móng đầu tiên cho nguồn nhân lực, tài lực quý giá của nước nhà. Do vậy trong công tác quản lý vấn đề kiểm tra - đánh giá hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. c. Cách tiến hành - Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng từ phòng GD&ĐT Hai Bà Trưng đến các trường MN. - Công tác quản lý xây dựng chỉ đạo điểm chăm sóc nuôi dưỡng của các trường trên địa bàn quận. - Công tác quản lý, chỉ đạo của phòng GD&ĐT Hai Bà Trưng, BGH các trường trong việc quản lý và tổ chức các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường. 21
  24. d. Điều kiện thực hiện - Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ và phân công CBQL, GV, NV thực hiện nhiệm vụ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. - Kiểm tra việc triển khai thực hiện công tác khắc phục các tồn tại , thiếu sót trong công tác quản lý sau thanh tra, kiểm tra. 3.2.6 Đổi mới hoạt động thi đua, khen thưởng nhằm phát huy trách nhiệm và sự sáng tạo trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng của đội ngũ giáo viên, nhân viên a. Mục tiêu của biện pháp b. Nội dung biện pháp c. Cách tiến hành d. Điều kiện thực hiện - Xây dựng được bộ tiêu chuẩn đánh giá thi đua khen thưởng, cụ thể. - Thành lập hội đồng thi đua, khen thưởng. - Xác định kết quả, thành tích đạt được, đối chiếu với tiêu chuẩn đặt ra để có kết quả chính xác, khách quan, công bằng. - Có môi trường sư phạm đoàn kết, thống nhất. Điều đó đảm bảo cho công tác khen thưởng được chính xác, khen thưởng đúng người đúng việc. 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp Tất cả 06 biện trên đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non trên địa bàn nghiên cứu, biện pháp này vừa là tiền đề vừa là cơ sở cho biện pháp kia. 22
  25. 3.5 Mối tương quan giữa các biện pháp Thứ Thứ TT Các biện pháp X Y bậc bậc D D2 X Y Bồi dưỡng nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên các 1 trường mầm non về tầm quan 2.15 2.15 2 2 0 0 trọng của công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ Chỉ đạo đổi mới hoạt động xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi 2 dưỡng trẻ nhằm nâng cao chất 2.10 2.10 3 3 0 0 lượng giáo dục trong trường mầm non Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên và nhân viên về chuyên 3 môn và nghiệp vụ chăm sóc 2.00 2.00 6 6 0 0 nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non Tăng cường quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác chăm sóc, nuôi dưỡng 4 2,05 2,05 5 4 1 1 nhằm nâng cao chất lượng các hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ Chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác 5 2.07 2.07 4 5 -1 1 chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng nhằm phát huy trách 6 nhiệm và sự sáng tạo trong 2.36 2.36 1 1 0 0 công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ 6 D2 r 1  N(N 2 1) 0,88 Kết quả thu được hệ số tương quan r = + 0.88 đã khẳng định mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non công lập trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội đã đề 23
  26. xuất là tương quan thuận và rất chặt chẽ. Nghĩa là giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp là rất phù hợp nhau. Kết luận chương 3 Từ việc đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trong các trường Mầm non trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội dựa trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, thông qua việc khảo nghiệm, xin ý kiến để khẳng định các biện pháp quản lí hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trong các trường Mầm non được đề xuất là phù hợp với điều kiện thực tế và có khả năng áp dụng trong điều kiện hiện nay. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1.Kết luận Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trong trường Mầm non vận dụng vào nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng trong một số trường Mầm non trên địa bàn quận Hai Bà Trưng. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội Sở Giáo dục và đào tạo Hà Nội cần quan tâm hơn chế độ đãi ngộ hợp lý với GV, nhân viên trong các trường MN. 2.2. Đối với UBND quận Hai Bà Trưng Quan tâm hỗ trợ đầu tư CSVC, thiết bị chăm sóc, nuôi dưỡng cho các trường còn khó khăn, hoặc thiếu. Hỗ trợ củng cố duy trì hoạt động cho các trường đạt chuẩn và đạt kết quả chăm sóc giáo dục chất lượng cao 2.3. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo quận Hai Bà Trưng Cần thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, tổ chức tốt các chuyên đề cấp thành phố, tổ chức cho cán bộ quản lý trường học tham quan học tập những trường quản lý tốt hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, tham quan các mô hình trường, lớp cách quản lý công tác chăm sóc, nuôi dưỡng khoa học của hiệu trưởng, tìm hiểu ở những trường tiên tiến nước ngoài để họ có điều kiện trao đổi, học tập kinh nghiệm trong công tác quản lý nhà trường. 24