Tóm tắt Luận văn Quản lý đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông tại Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

pdf 24 trang phuongvu95 4990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông tại Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_doi_ngu_giang_vien_khoa_cong_nghe_t.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông tại Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội hiện đại, nhu cầu phát triển và ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT, ICTs) ngày càng cao, Công nghệ thông tin và truyền thông có mặt ở gần như tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế xã hội. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực CNTT, đặc biệt là nguồn nhân lực Công nghệ thông tin và truyền thông chất lượng cao đặt ra rất lớn, theo dự báo của Vietnamworks, chỉ tính đến cuối năm 2018, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 70.000 nhân lực ngành này. Để đáp ứng nhu cầu cả về cơ cấu, số lượng và nâng cao chất lượng, các cơ sở đào tạo Công nghệ thông tin và truyền thông cần có chiến lược phát triển đồng bộ, trong đó phát triển đội ngũ giảng viên là khâu then chốt. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là một trong các cơ quan nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành lớn nhất của cả nước, tập trung lực lượng cán bộ nghiên cứu trình độ cao và các đơn vị nghiên cứu. Việc quản lý đội ngũ giảng viên cho các chuyên ngành Công nghệ thông tin tại Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam từ khi thành lập đến nay đã đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên trong công tác phát triển và quản lý đội ngũ giảng viên còn nhiều bất cập so với nhu cầu. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: "Quản lý đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông tại Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam" làm đề tài cho luân văn thạc sỹ. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo cứu lý luận, Đánh giá thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông tại Học viện Khoa học và Công nghệ, đề xuất một số biện pháp quản lý đội ngũ giảng Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông - Học viện Khoa học và Công nghệ, phù hợp với thực tế của Học viện nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của xã hội về công nghệ thông tin hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống cơ sở lý luận về công tác quản lý đội ngũ giảng viên và giảng viên ngành Công nghệ thông tin. - Nghiên cứu thực trạng về đội ngũ giảng viên và công tác quản lý ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông của Học viện Khoa học và Công nghệ.
  2. 2 - Đề xuất các biện pháp phát triển quản lý đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông của Học viện Khoa học và Công nghệ. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông (Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông) của Học viện Khoa học và Công nghệ. Quản lý đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông của Học viện Khoa học và Công nghệ. 5. Phạm vi nghiên cứu - Đề tài nghiên cứu trong khoảng thời gian từ khi Học viện Khoa học và Công nghệ thành lập đến nay (Tháng 11/2014 - đến nay) - Điều tra khảo sát đối với Giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông, Cán bộ quản lý, và một số chuyên gia, các nhà khoa học có liên quan. 6. Giả thuyết khoa học Quản lý đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông ở Học viện Khoa học và Công nghệ còn tồn tại một số điểm bất cập, nếu phân tích được rõ các nguyên nhân của những bất cập, đề ra biện pháp quản lý để phát triển đội ngũ giảng viên phù hợp với đặc điểm của Học viện và các biện pháp được thực hiện hệ thống đồng bộ thì có thể nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đáp ứng được yêu cầu về công tác đào tạo, góp phần phát triển Học viện trong bối cảnh hiện nay. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp này nhằm phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các vấn đề lý luận trong các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến đề tài. Khảo cứu các văn kiện của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành Giáo dục liên quan đến vấn đề xây dựng đội ngũ giảng viên, nhất là giảng viên ngành Công nghệ thông tin để làm cơ sở pháp lý cho việc nghiên cứu và đề xuất biện pháp. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích tổng hợp, hệ thống hóa và nghiên cứu tài liệu. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng kết kinh nghiệm, phương pháp khảo sát, điều tra bằng Phiếu điều tra, lấy ý kiến của các giảng viên, các cán bộ quản lý trong Học viện.
  3. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG 1.1. Tổng quan vấn đề Trong điều kiện toàn cầu hóa và sự bùng nổ tri thức hiện nay trên thế giới, hệ thống giáo dục của nước ta bị đặt vào tình trạng khủng hoảng sâu sắc. Để tồn tại và bắt kịp với đà phát triển đó, đổi mới giáo dục đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học, sau đại học là yêu cầu bắt buộc phải làm. Trong chiến lược đổi mới giáo dục đào tạo nói chung, có rất nhiều điều cần làm và phải được tiến hành đồng bộ, song quản lý đội ngũ giảng viên có chất lượng cao là một chiến lược được quan tâm hàng đầu. Các trường Đại học trong cả nước nói chung, Học viện Khoa học và Công nghệ nói riêng đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và đặc biệt giảng viên ngành Công nghệ thông tin và Viễn thông là việc làm hết sức cấp bách và cần thiết. Học viện xác định rằng Công nghệ Thông tin là nền tảng cho sự phát triển, phục vụ đáp ứng nhu cầu xã hội, Khoa Công nghệ Thông tin và Viễn thông được thành lập dựa trên cơ sở đó với sứ mệnh nghiên cứu, thực hiện, áp dụng và chuyển giao những công nghệ mới vào giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực Công nghệ Thông tin trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và dịch vụ 1.2. Các khái niệm cơ bản 1.2.1. Giảng viên Giảng viên là người thực hiện hoạt động về dạy học, giáo dục và phát triển tiềm năng của sinh viên, hướng đạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia vào quản lý khoa và các hoạt động của các tổ chức tại trường Đại học, Cao đẳng. 1.2.2. Quản lý, quản lý giáo dục 1.2.2.1. Quản lý Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu tốt nhất và hiệu quả”. Mô tả theo sơ đồ sau:
  4. 4 Chủ thể quản lý Đối tượng quản lý Xác định Thực hiện Mục tiêu quản lý Sơ đồ: 1.1. Mô tả khái niệm quản lý 1.2.2.2. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là hoạt động của chủ thể quản lý giáo dục tác động có kế hoạch, tổ chức tác động tới đối tượng quản lý giáo dục nhằm đưa vào hệ thống giáo dục nhằm hệ giáo dục hoạt động một cách có hiệu quả và đạt mục tiêu đã đề ra. 1.2.3. Đội ngũ, đội ngũ giảng viên 1.2.3.1. Đội ngũ Đội ngũ là một tập thể gắn kết cùng thực hiện một hay nhiều chức năng cùng chung một nhiệm vụ, mục đích gắn bó với nhau thông qua vật chất và tinh thần. 1.2.3.2. Đội ngũ giảng viên Đội ngũ và giảng viên thì ta có Khái niệm Đội ngũ giảng viên là tập hợp các giảng viên giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại các Trường Cao Đẳng, Đại học, họ cùng chung một nhiệm vụ là thực hiện mục tiêu giáo dục theo hệ thống, quy định trong khuôn khổ pháp luật. 1.2.4. Quản lý đội ngũ giảng viên Quản lý đội ngũ giảng viên là một trong những nội dung chủ yếu của quá trình quản lý nguồn nhân lực ngành Giáo dục, là xây dựng kế hoạch tuyển dụng, phân bổ đủ về số lượng, hợp lý trong cơ cấu tổ chức, đặc biệt quan tâm đến nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên về chuyên môn, năng lực giảng dạy được đánh giá trong suốt quá trình nhằm đáp ứng mục tiêu trước mắt và mục tiêu dài hạn của Trường học. 1.3. Các nội dung quản lý đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và viễn thông
  5. 5 Xây dựng quy hoạch giảng viên: nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, giảng viên có số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu hiện nay, có nguồn dự trữ dồi dào cho phát triển sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực. 1.3.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ Đội ngũ giảng viên có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, “cái gốc” của công tác giảng dạy, quyết định trực tiếp đến kết quả giáo dục - đào tạo. Do đó, làm tốt công tác đào tạo gắn với quy hoạch, đảm bảo cho đội ngũ này luôn vững vàng về tư tưởng chính trị, trong sáng về đạo đức, lối sống, có trình độ tri thức toàn diện, chuyên sâu, yêu nghề, tâm huyết với công việc, có phong cách, tác phong sư phạm mẫu mực. 1.3.2. Tuyển dụng, sử dụng, đánh giá đội ngũ giảng viên Nhằm có được đội ngũ giảng viên đủ về sống lượng, tốt về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng tư tưởng, có đủ sức khỏe để để hoàn thành nhiệm vụ, việc tuyển chọn thực chất là bổ sung và sàng lọc trên cơ sở đội ngũ giảng viên đã có, bổ sung những vị trí công việc đang thiếu hoặc người có năng lực để phát triển đội ngũ giảng viên của nhà trường. 1.3.3. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo định hướng chiến lược của nhà trường, hoàn thiện năng lực từng giảng viên, để có một đội ngũ giảng viên vừa “hồng”, vừa “chuyên” thì công tác đào tạo, bồi dưỡng giảng viên là nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bồi dưỡng thường xuyên cho giảng viên về chính trị tư tưởng, giúp giảng viên nắm vững đường lối, chủ trương và chính sách Giáo dục, xu thế phát triển của xã hội và giáo dục sẽ tác động lớn đến giảng viên trong công cuộc đổi mới. Bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy là một trong tiêu chí đánh giá của giảng viên, nâng cao chất lượng chuyên môn. 1.3.4. Chính sách đối với giảng viên Chính sách đối với giảng viên từng bước được quan tâm. Hiện nay, giảng viên được hưởng các chính sách chung đối với nhà giáo trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ngoài ra, còn có một số chế độ, chính sách riêng đối với giảng viên như: chế độ làm việc, chế độ sử dụng, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ; chính sách về phụ cấp cho giáo viên khi dạy thực hành các nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
  6. 6 1.3.5. Quản lý thực hiện phối hợp với các viện chuyên ngành trong Học viên KH&CN Học viện KHCN được sử dụng toàn bộ trang thiết bị, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm của các Viện chuyên ngành để phục vụ công tác đào tạo sau đại học của Học viện. Như vậy, việc phối hợp quản lý đội ngũ giảng viên cũng là công tác cần thiết trong công tác quản lý giảng viên của Khoa CNTT&VT nói riêng, giảng viên Học viện Khoa học và Công nghệ nói chung. 1.3.5. Cơ sở vật chất và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giảng viên Cùng với sự phát triển của ứng dụng Công nghệ thông tin trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, ứng dụng Công nghệ thông tin trong ngành giáo dục và đào tạo đã ngày càng trở nên phổ biến, phát triển và đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục và đào tạo; Trong công tác quản lý giáo dục, Công nghệ thông tin cung cấp công cụ xử lý thông tin nhanh chóng, hiệu quả và việc hoạch định chính sách, chiến lược giáo dục thuận lợi và chính xác hơn. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và viễn thông 1.4.1. Yếu tố bên ngoài - Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội và khoa học - công nghệ - Cơ chế, chính sách của Nhà nước 1.4.2. Yếu tố bên trong - Bộ máy quản lý và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý - Uy tín thương hiệu của cơ sở giáo dục và môi trường sư phạm 1.5. Kinh nghiệm phát triển công tác quản lý đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và viễn thông của một số cơ sở Giáo dục Đại học tại Việt Nam Ban hành các chế độ chính sách, chương trình đãi ngộ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giảng viên giảng dạy. Nhà trường đã tập trung đầu tư phát triển nguồn nhân lực, có chế độ tuyển dụng, ưu đãi, thực hiện tốt chế độ, chính sách, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên không ngừng học tập, nâng cao trình độ. Đội ngũ cán bộ, giáo viên khối công nghệ thông tin của nhà trường từng bước được củng cố, đủ về số lượng, đảm bảo về chất
  7. 7 lượng, cơ cấu hợp lý, đa dạng, phù hợp với chuyên ngành đào tạo, được trẻ hóa mạnh mẽ, có đủ năng lực, trình độ để hoàn thành nhiệm vụ Tiểu kết chương 1 Quan điểm quản lý đội ngũ giảng viên ngành CNTT&VT là lực lượng nòng cốt quyết định việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của chiến lược giáo dục, phối hợp giữa quản lý nâng cao năng lực phát triển cá nhân với đội ngũ. Để nhà trường phát triển đúng hướng, lãnh đạo nhà trường là người nắm rõ nhất và có biện pháp quản lý đến đội ngũ giảng viên nhằm đạt được mục tiêu chiến lược của nhà trường. Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ VIỄN THÔNG TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu về Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam. 2.1.1. Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam có 52 đơn vị trực thuộc phân bố tại 35 tỉnh, thành phố đặc trưng cho hầu hết các vùng địa lý của Việt Nam. Tính đến tháng 11/2016, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt có tổng số trên 4000 cán bộ, viên chức, trong đó có 2425 cán bộ biên chế; 48 GS, 170 PGS, 32 TSKH, 808 TS, 905 ThS và 595 cán bộ, viên chức có trình độ đại học. Viện có mạng lưới các cơ sở nghiên cứu trên toàn quốc đang cùng với các cơ quan nghiên cứu khác, giải quyết những yêu cầu đặt ra của cuộc sống, góp phần đưa đất nước nhanh chóng hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2.1.2. Học viện Khoa học và Công nghệ Học viện Khoa học và Công nghệ trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam là Học viện công lập nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  8. 8 Học viện Khoa học và Công nghệ được thành lập để thực hiện nhiệm vụ đào tạo sau đại học trên cơ sở sắp xếp lại 19 cơ sở đào tạo hiện nay thuộc 19 Viện nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, có chức năng và nhiệm vụ chủ yếu là đào tạo trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ các chuyên ngành về khoa học tự nhiên và công nghệ, nghiên cứu khoa học và các đề án về phát triển nguồn nhân lực. Ngày 22 tháng 9 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1691/QĐ-TTg về việc thành lập Học viện Khoa học và Công nghệ. 2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông của Học viện KH&CN. 2.2.1. Giới thiệu Khoa CNTT&VT, Học viện Khoa học và Công nghệ Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông được thành lập theo Quyết định số 2051/QĐ-VHL ngày 29/12/2014 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện Khoa học và Công nghệ. * Giảng viên: Đội ngũ cán bộ giảng dạy của Khoa bao gồm 48 cán bộ, trong đó có 04 GS.TSKH, 02 GS.TS, 17 PGS và 25 TS với trình độ chuyên môn sâu, kiến thức, kỹ năng vững vàng luôn tâm huyết với nghề và sẵn sang đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giảng dạy. * Cơ sở vật chất: - Thư viện khang trang, được bố trí riêng một tầng với diện tích 200m2 trong tòa nhà với 25 giá sách lớn. Thư viện quản lý kho tài liệu khoa học phong phú theo các chuyên ngành nghiên cứu, có phòng đọc riêng và được trang bị máy tính, máy in, mạng Internet phục vụ độc giả. Hiện tại thư viện có 7600 đầu sách và trên 300 mã tạp chí. Với phần mềm quản lý, thư viện đã đáp ứng tốt nhu cầu khai thác, tra cứu thông tin qua mạng máy tính, có liên kết với các thư viện cùng ngành dọc như Thư viện KHKT Trung ương, Trung tâm thông tin tư liệu của Viện Hàn lâm KHCNVN, Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NASATI),
  9. 9 * Về hợp tác quốc tế của Khoa giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học: - Tiếp tục triển khai các dự án và chương trình hợp tác nghiên cứu dựa trên nền tính toán lưới, tính toán đám mây theo thỏa thuận hợp tác giữa Viện Hàn lâm KHCNVN và Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp (CNRS). - Duy trì hợp tác trong Tổ chức nghiên cứu và phát triển các hệ thống tính toán lưới vùng lòng chảo Thái Bình Dương (PRAGMA) mà Viện CNTT là thành viên. - Thực hiện hợp tác với Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến quốc gia Nhật Bản (AIST) thông qua các dự án JSPS, dự án hợp tác quốc tế của Viện KHCNVN, - Thực hiện hợp tác với các công ty Nhật Bản (NANO, Panasonic) thực hiện các hợp đồng phát triển phần mềm trong lĩnh vực kiểm chứng phần mềm và phần mềm nhúng. - Tiếp tục triển khai đề án phối hợp đào tạo tiến sỹ ngành CNTT giữa Viện CNTT và JAIST (Nhật Bản). - Triển khai thực hiện dự án “Speech - to - speech Translation” trong khuôn khổ A-Star với ATR (Advanced Telecommunication Research International Institute) và NICT (National Institule of Communication Technology) tại Kyoto, Nhật Bản. - Triển khai hợp tác song phương với Viện SZTAKI, Hungary trong lĩnh vực CNTT và tự động hóa. - Triển khai một số thỏa thuận trong Biên bản ghi nhớ với Đại học San Diego (UCSD - Mỹ), đại học OSAKA city (Nhật bản) về nghiên cứu khoa học và đào tạo cán bộ. - Triển khai các hoạt động về đào tạo và huấn luyện tại Trung tâm sáng tạo Microsoft (MIC). 2.2.1.1. Thực trạng về nhận thức vai trò của giảng viên Bảng 2.3. Thống kê số liệu nhận thức vai trò của giảng viên Mức độ Rất Quan Bình Không TT Khách thể quan trọng trọng thường quan trọng SL/% SL/% SL/% SL/% 29 6 1 Cán bộ 0 0 82,8% 17,1% 66 9 0 0 2 Giảng viên 88% 12%
  10. 10 Với số liệu thống kê về nhận thức vai trò của giảng viên như trên, tất cả ý kiến đều đánh giá chủ yếu rất quan trọng, không có ý kiến nào đánh giá bình thường và không quan trọng. 2.2.1.2. Thực trạng số lượng giảng viên Bảng 2.4. Cơ cấu số lượng giảng viên Khoa CNTT&VT Phân theo trình độ (số lượng) Nội dung Giáo sư. Tiến sĩ Giáo sư Phó giáo sư Tiến sĩ khoa học Giảng viên 04 02 17 25 Tổng 48 Để tìm hiểu thực trạng số lượng giảng viên đã đáp ứng yêu cầu, tôi sử dụng câu hỏi số 2 trong Phụ lục 1, kết quả như sau: Bảng 2.5 Thực trạng số lượng giảng viên Khoa CNTT&VT Mức độ Cân đối Bình thường Chưa cân đối SL % SL % SL % 0 0 72 65,45% 38 34,5% G iảng viên của Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt số lượng, đặc biệt, giảng viện hiện nay của Học viện là giảng viên kiêm nhiệm. 2.2.1.2. Thực trạng cơ cấu độ tuổi, giới tính giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông. Sử dụng câu hỏi 1 ở Phụ lục 1 để nói lên thực trạng về độ tuổi của giảng viên CNTT&VT, ta thấy: Bảng 2.6. Thực trạng độ tuổi giảng viên Khoa CNTT&VT Mức độ Cân đối Bình thường Chưa cân đối SL % SL % SL % 93 84,5% 17 15,4% 0 0 Mức độ cân đối chiếm 84,5%, mức độ bình thường chiếm 15,4%, qua trao đổi, phỏng vấn các ý kiến đều cho rằng cơ cấu độ tuổi tương đối cân đối đồng đều, vì độ tuổi giảng viên ngành CNTT từ 35-50 tuổi là độ tuổi có trình
  11. 11 độ, kinh nghiệm, có đội ngũ kế cận để các giảng viên đến tuổi về hưu không quá ảnh hưởng. - Về độ tuổi: Biểu đồ 2.2. Thống kê giảng viên theo độ tuổi - Về giới tính: Biểu đồ 2.3. Thống kê giảng viên theo giới tính Tỷ lệ giảng viên nữ giới chiếm 6% ít hơn rất nhiều so với nam giới 93.75%, mất cân bằng giới tính ngành Công nghệ thông tin, có thể xuất phát từ suy nghĩ định kiến xã hội, nữ giới không nên làm việc về kỹ thuật. Cần có cơ chế, chính sách thu hút giảng viên là nữ giới, bởi nữ giới còn có nhiều thế mạnh nổi trội hơn nam giới trong công việc như: xử lý vấn đề mềm mỏng, giao tiếp khéo léo, có khả năng giải quyết nhiều việc cùng lúc, tư duy tổng hợp và óc
  12. 12 sáng tạo tốt. Nữ giới có kỹ năng ngôn ngữ tự nhiên, khả năng làm việc nhóm hiệu quả. 2.2.1.3. Về trình độ và thâm niên của giảng viên Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 tại Phụ lục 1 để tìm hiểu về thực trạng trình độ, thâm niên của giảng viên: Bảng 2.7. Thực trạng trình độ, thâm niên giảng viên Mức độ Cân đối Bình thường Chưa cân đối SL % SL % SL % 84 76,3 % 26 23,6 % 0 0 Với 84 ý kiến cho rằng trình độ, thâm niên giảng viên Khoa CNTT&VT đang ở mức cân đối và 26 ý kiến ở mức độ bình thường, như vậy về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu hoạt động đào tạo của Học viện. Biểu đồ 2.4. Thống kê giảng viên theo trình độ Qua thống kê cho thấy, giảng viên chủ yếu học hàm học vị Phó Giáo sư chiếm 35% và Tiến sĩ chiếm 52%, chiếm phần lớn là một lợi thế cho công tác giảng dạy sau Đại học của Học viện, vì các giảng viên của Khoa hầu hết học tập và đã từng công tác tại nước ngoài nên cả về trình độ ngoại ngữ và chuyên môn hoàn toàn đáp ứng tốt, hiệu quả cho công tác giảng dạy.
  13. 13 2.2.1.4. Thực trạng về chất lượng giảng dạy của Giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông. Bảng 2.8. Thực trạng chất lượng giảng dạy giảng viên Mức độ TT Nội dung Rất tốt Tốt Chưa tốt SL % SL % SL % 1 Công tác giảng dạy 0 0 92 83,6 % 18 16,3% Công tác nghiên cứu 2 103 93,6 % 7 6,3 % 0 0 khoa học 3 Đạo đức nghề nghiệp 107 97,2% 3 2,72% 0 0 Thực trạng về công tác giảng dạy, tất cả các ý kiến đều lựa chọn ở mức độ tốt chiếm 83,6%, công tác nghiên cứu khoa học mức độ rất tốt chiếm lên đến 93,6%, bởi tính chất đặc thù của giảng viên Khoa là các nhà nghiên cứu khoa học, tham gia giảng dạy nên về công tác giảng dạy đôi khi vẫn còn chưa hoàn thiện. 2.2.2. Khoa CNTT&VT, quan hệ phối hợp các Viện nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc với Học viện Khoa học và Công nghệ Quyết Định số 2051/QĐ-VHL ngày 29/12/2014 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Học viện khoa học và công nghệ. Chỉ thị số 03/CT-VHL ngày 09/9/2016 của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN về nâng cao chất lượng, tăng cường phối hợp giữa Học viện KHCN và các Viện nghiên cứu chuyên ngành, các đơn vị trực thuộc về hoạt động đào tạo sau đại học của Viện Hàn lâm KHCNVN. Bản thỏa thuận hợp tác về hoạt động đào tạo sau đại học giữa Học viện Khoa học và Công nghệ và Viện Cơ học và tin học ứng dụng ngày 27/9/2016. Bản thỏa thuận hợp tác về hoạt động đào tạo sau đại học giữa Học viện Khoa học và Công nghệ và Viện Cơ học ngày 27/9/2016. Bản thỏa thuận hợp tác về hoạt động đào tạo sau đại học giữa Học viện Khoa học và Công nghệ và Trung tâm phát triển Công nghệ cao ngày 27/9/2016. Bản thỏa thuận hợp tác về hoạt động đào tạo sau đại học giữa Học viện Khoa học và Công nghệ và Viện Công nghệ thông tin ngày 27/9/2016.
  14. 14 Bản thỏa thuận hợp tác về hoạt động đào tạo sau đại học giữa Học viện Khoa học và Công nghệ và Viện Toán học ngày 27/9/2016. Bản thỏa thuận hợp tác về hoạt động đào tạo sau đại học giữa Học viện Khoa học và Công nghệ và Trung tâm đào tạo, tư vấn và chuyển giao công 2.3. Thực trạng các công tác quản lý đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông của Học viện Khoa học và Công nghệ. 2.3.1. Thực trạng Quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông. Sử dụng câu hỏi số 4 Phụ lục 1 để khảo sát thực trạng quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên, với kết quả như sau: Bảng 2.9. Thực trạng quy hoạch đội ngũ giảng viên Mức độ Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % SL % 0 0 0 0 79 71,8 % 31 28,1 % Với số liệu thực trạng và qua trao đổi phỏng vấn trực tiếp, nhiều ý kiến chọn mức độ bình thường là 71,8% và mức độ chưa tốt chiếm 28,1%, cũng có nhiều lý do, một trong lý do dẫn đến thực trạng trên là vì Học viện KHCN mới được thành lập nên công tác quy hoạch cũng chưa đạt được nhiều, tuy nhiên, được sự quan tâm của cơ quan chủ quản Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Viện chuyên ngành trực thuộc, Ban lãnh đạo Học viện Khoa học và Công nghệ đã xây dựng kế hoạch, bố trí, sắp xếp, tạo nguồn xây dựng và phát triển về số lượng, cơ cấu, chất lượng, làm cơ sở cho việc xác định kế hoạch đào tạo, quản lý, sử dụng, phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học. 2.3.2. Thực trạng công tác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông. Sử dụng câu hỏi số 5 tại Phục lục 1 về việc đánh giá thực trạng công tác tuyển dụng, sử dụng đánh giá giảng viên để nâng cao chất lượng giảng viên kết quả như sau:
  15. 15 Bảng 2.10. Thực trạng công tác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá đội ngũ giảng viên Mức độ Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % SL % 0 0 0 0 41 37,2 % 69 62,7 % Về công tác tuyển dụng, sử dụng và đánh giá đội ngũ giảng viên theo bảng đánh giá thực trạng cho thấy kết quả mức độ bình thường chiếm 37%, chưa tốt chiếm 62,7% vì cơ chế đặc thù của Học viện KHCN, dựa trên công tác quản lý, điều phối của cơ quan chủ quản Viện Hàn lâm KHCNVN. 2.3.3. Thực trạng Đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Khoa CNTT&VT. Sử dụng câu hỏi số 6 Phụ lục 1 để khảo sát thực trạng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng viên, kết quả như sau: Bảng 2.11. Thực trạng công tác tuyển dụng, sử dụng, đánh giá đội ngũ giảng viên Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện Rất Không Cần Bình Rất Bình Không cần cần Tốt thiết thường tốt thường tốt thiết thiết SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 98 89 12 10,9 0 0 0 0 0 46 41,8 64 58,1 Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng được rất nhiều ý kiến cho rằng rất cần thiết chiếm đến 89% nhưng ở mức độ thực hiện mới đat ở tốt chiếm 41,8% và mức độ bình thường chiếm 58,1 %. Cho đến nay, Khoa CNTTVT đã được hình thành gần 4 năm, nhưng về công tác bồi dưỡng đến nay chưa được thực hiện, với số liệu như trên, cũng là đóng góp với các cấp quản lý để đưa ra biện pháp nâng cao đội ngũ giảng viên phát triển hơn. 2.3.4. Thực trạng thực hiện Chính sách phát triển, đãi ngộ đối với giảng viên Khoa CNTT&VT Sử dụng câu hỏi số 7 Phụ lục 1 để nêu thực trạng việc thực hiện chính sách phát triển, đãi ngộ đối với giảng viên Khoa CNTT&VT. Kết quả như sau:
  16. 16 Bảng 2.12. Thực trạng hính sách phát triển, đãi ngộ đối với giảng viên Khoa CNTT&VT Mức độ TT Nội dung Bình Rất tốt Tốt thường Chính sách phụ cấp đối với giảng 69 41 1 0 viên 62,7% 37,2% 4 106 2 Chính sách đào tạo giảng viên 0 3,6% 96,3% 12 98 3 Chính sách tuyển dụng giảng viên 0 10,9% 89% Chính sách khuyến khích giảng 79 31 4 0 viên 71,8% 28,1% Hoạt động văn hóa thể thao cho 102 8 5 0 giảng viên 92,7% 7,2% Qua bảng số liệu trên ta thấy, ý kiến đánh giá của giảng viên về mức độ thực hiện các chính sách phát triển, đãi ngộ giang viên về cơ bản đạt ở mức độ trung bình, chính sách về phụ cấp, đào tạo, tuyển dụng còn ở mức bình thường, về chính sách khuyến khích, hoạt động văn hóa thể thao được Khoa, Học viện chú trọng hơn bằng các giải thưởng trong nghiên cứu khoa học và trong thể thao giải trí được đánh giá cao. 2.3.5. Thực trạng quản lý thực hiện phối hợp với các viện chuyên ngành trong Học viên KH&CN Sử dụng câu hỏi số 8 Phục lục 1 để đánh giá công tác quản lý thực hiện phối hợp với các chuyên ngành trong Học viện, kết quả: Bảng 2.14. Thực trạng quản lý thực hiện phối hợp với các viện chuyên ngành trong Học viên KH&CN Mức độ Rất tốt Tốt Bình thường Chưa tốt SL % SL % SL % SL % 0 0 79 71,8% 31 28% 0 0
  17. 17 Với số liệu ý kiến như trên, nhìn chung công tác phối hợp với các Viện chuyên ngành tương đối tốt, dựa trên quy định từ khối quản lý cơ quan chủ quan cho đến các lãnh đạo Viện chuyên ngành đều phối hợp nhịp nhàng, cùng mục tiêu chung để nâng cao phát triển công tác đào tạo của Học viện. 2.3.6. Thực trạng nguồn lực cơ sở vật chất và mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý phục vụ công tác đào tạo ở Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông. 2.3.6.1. Cơ sở vật chất Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông. Thư viện của Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông có diện tích 200m2 trong tòa nhà của Viện Công nghệ thông tin với 25 giá sách lớn. Hiện tại thư viện có 7600 đầu sách và trên 300 mã tạp chí. Với phần mềm quản lý, thư viện đã đáp ứng tốt nhu cầu khai thác, tra cứu thông tin qua mạng máy tính, có liên kết với các thư viện cùng ngành sẽ giúp cho học viên của Khoa công nghệ thông tin và Viễn thông thuận tiện cho việc học tập. 2.3.6.2. Ứng dụng Công nghệ thông tin trong phục vụ công tác đào tạo của Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông. Việc áp dụng Công nghệ thông tin trong đào tạo, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 10 tại Phụ lục 1, kết quả như sau: Bảng 2.17. Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ công tác đào tạo tại Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông Mức độ Tốt Bình thường Chưa tốt Không tốt SL % SL % SL % SL % 91 82,7% 19 17,2% 0 0 0 0 Với kết quả như trên, việc ứng dụng CNTT trong công tác đào tạo đang được sử dụng với đánh giá tốt là 82,7%, trong những năm qua, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm, coi trọng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước. 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý đội ngũ giảng viên Khoa CNTT&VT phục vụ đào tạo sau đại học ở Học viện KH&CN 2.4.1. Những mặt mạnh Đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông đều có học hàm học vị Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, là các giảng viên có khả năng chuyên
  18. 18 môn tốt, có trình độ ngoại ngữ, nhiệt tình, tâm huyết với sự nghiệp đào tạo, với khối lượng lớn các công trình nghiên cứu. Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Ban Lãnh đạo Học viện Khoa học và Công nghệ, ban Lãnh đạo Khoa luôn quan tâm đến việc phát triển đội ngũ giảng viên đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng và hợp lý cơ cấu. Cán bộ quản lý Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông được nâng cao về ý thức trách nhiệm trong xây dựng và tổ chức thực hiện qui hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của Học viện 2.4.2. Những mặt còn tồn tại Số lượng đội ngũ giảng viên chưa đáp ứng được yêu cầu lâu dài, qui mô lớn đang phát triển theo từng năm của Khoa, dẫn đến tình trạng thiếu hụt giữa các thế hệ giảng viên, số lượng giảng viên cao tuổi chiếm đến 31% trên tổng số. Chất lượng đội ngũ giảng viên của Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông hiện nay, đều từ trình độ Tiến sĩ, có học hàm Phó Giáo sư, Giáo sư, những thành tích nghiên cứu khoa học, số lượng bài báo công bố trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế khá lớn, thâm niên công tác nghiên cứu và giảng dạy, tuy nhiên về mặt nghiệp vụ sư phạm, giảng viên của Khoa vì xuất phát là các cán bộ nghiên cứu nên vẫn còn hạn chế. Cán bộ quản lý Khoa chưa chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kỳ công tác quản lý phát triển giảng Chế độ chính sách, bồi dưỡng đối với giảng viên vẫn còn chưa hợp lý. Tiểu kết chương 2 Qua những thực trạng đội ngũ giảng viên trên của Khoa Công nghệ thông tin và viễn thông cho thấy, vai trò đội ngũ giảng viên Khoa vô cùng quan trọng, giảng viên Khoa trước mắt đã đáp ứng các hoạt động của Học viên. Bằng những phương pháp quan sát, thống kê, phân tích tổng hợp các dữ liệu, nghiên cứu đã tìm ra những mặt còn hạn chế của đội ngũ giảng viên Khoa, những mặt tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý đội ngũ giảng viên, làm tiền đề cho việc nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý phát triển đội ngũ giảng viên của Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông sẽ được trình bày chương tiếp theo.
  19. 19 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN KHOA CNTT&VT TẠI HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống toàn diện Chúng ta cần nhận thức sâu sắc và đúng đắn các quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý đội ngũ giảng viên, giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông nói riêng, giảng viên của Học viện Khoa học và Công nghệ nói chung, đồng thời căn cứ vào tình hình phát triển khoa học công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội, đánh giá thực trạng giáo dục và đội ngũ cán bộ quản lý. 3.2.2. Nguyên tắc đảo bảo tính kế thừa và tính hội nhập Việc đề xuất biện pháp cần có sự kế thừa những thành tựu đạt được trong thực tiễn Việt Nam và thế giới, tổng kết lại các kinh nghiệm những sáng tạo đã được các cơ sở đào tạo áp dụng. Biện pháp cần phát huy ưu điểm, khắc phục các nhược điẻm đồng thời đưa ra các biện pháp chưa có hoặc đã có nhưng chưa đạt yêu cầu mong muốn. 3.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi Các biện pháp xây dựng quản lý đội ngũ giảng viên phải dựa trên cơ sở lý luận, thực tiễn cụ thể và công tác quản lý giảng viên của Học viện. xây dựng trên luận cứ khoa học đáp ứng yêu cầu thực tế, đặc điểm và các chính sách khoa học công nghệ, kinh tế xã hội của Nhà nước, đảm bảo tính khả thi cao, nhằm mang lại hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng mở rộng qui mô, khẳng định thương hiệu và chất lượng đào tạo về khoa học công nghệ của Học viện. 3.2. Các biện pháp công tác quản lý đội ngũ giảng viên Khoa CNTT&VT, Học viện Khoa học và Công nghệ Tác giả phân tích công tác quản lý đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông, đưa ra thực trạng và biện pháp cho Khoa CNTT&VT cũng mục đích nêu lên thực trạng chung giảng viên của 12 Khoa thuộc Học viện Khoa học và Công nghệ. Trên cơ sở đó, nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý và phát triển đội ngũ giảng viên Học viện Khoa học và Công nghệ.
  20. 20 3.2.1. Thống nhất nhận thức về vai trò, trách nhiệm và quan hệ hợp tác, phối hợp của giảng viên Khoa CNTT&VT trước sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước. * Mục tiêu: * Nội dung và phương thức thực hiện 3.2.2. Bổ sung quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của Khoa CNTT&VT * Mục tiêu: * Nội dung và phương thức thực hiện 3.2.3. Chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật. * Mục tiêu * Nội dung và phương phức thực hiện 3.2.4. Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên * Mục tiêu * Nội dung và phương thức thực hiện 3.2.5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá giảng viên * Mục tiêu * Nội dung và phương thức thực hiện 3.3. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 3.3.1. Mục đích khảo nghiệm Nhằm lấy ý kiến đánh giá của Ban lãnh đạo Học viện, Ban lãnh đạo Khoa, các đơn vị quản lý, đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên về các biện pháp nâng cao công tác quản lý đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông về mức độ cần thiết và mức độ khả thi, trên cơ sở đó giúp tác giả điểu chỉnh, bổ sung, hoàn thiện thêm cách thực hiện đối với biện pháp chưa phù hợp, đồng thời khẳng định độ tin cậy của các biện pháp được đánh giá cao. 3.3.2. Đối tượng được khảo nghiệm Đối tượng khảo nghiệm (xin ý kiến): 110 người, bao gồm cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên của Học viện Khoa học và Công nghệ. 3.3.3. Nội dung khảo nghiệm - Các biện pháp được đề xuất có cần thiết đối với việc quản lý đội ngũ giảng viên Khoa CNTT&VT, Học viện Khoa học và Công nghệ để nâng cao chất lượng và phát triển đội ngũ giảng viên của Khoa CNTT&VT nói riêng, Giảng viên của Học viện Khoa học và Công nghệ nói chung. Có 3 cấp độ: Rất cần thiết, Cần thiết và Không cần thiết
  21. 21 - Các biện pháp được đề xuất có khả thi đối với công tác quản lý đội ngũ giảng viên Khoa CNTT&VT hay không. Cấp độ: Rất khả thi, Khả thi và Không khả thi. 3.3.4. Thời gian khảo nghiệm Tháng 4 - 7 năm 2018 3.3.5. Kết quả khảo nghiệm 3.3.5.1 Kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết Bảng 3.1. Đánh giá của cán bộ và giảng viên của Học viện KH&CN về mức độ cần thiết của biện pháp Mức độ cần thiết TT Nội dung Rất Cần Không cần thiết thiết cần thiết Nâng cao nhận thức về công SL 69 41 tác quản lý đội ngũ giảng viên, 1 0 vai trò và trách nhiệm của từng % 63% 37% giảng viên Khoa CNTT&VT Bổ sung quy hoạch, xây dựng SL 84 26 kế hoạch phát triển đội ngũ 2 0 giảng viên của Khoa % 76% 24% CNTT&VT SL 87 23 Chính sách đãi ngộ, khen 3 0 thưởng, kỷ luật. % 79% 21% SL 62 48 4 Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên 0 % 56% 44% SL 83 27 5 Tổ chức kiểm tra, đánh giá 0 % 75% 25% 385 165 Tổng 69.80% 30.20% Qua bảng 3.1. trên ta thấy, các biện pháp đều được đánh giá ở mức độ rất cần thiết và cần thiết, trong đó mức độ rất cần thiết chiếm 69.80%, cần thiết chiếm 30.20%, Biện pháp số 2,3,5 được đánh giá mức độ rất cần thiết khá cao, từ 83% - 87%.
  22. 22 3.3.5.1 Kết quả khảo nghiệm mức độ khả thi Bảng 3.2. Đánh giá của cán bộ, giảng viên Học viện KH&CN về tính khả thi của các biện pháp Mức độ cần thiết TT Nội dung Rất Khả Không khả thi thi khả thi Nâng cao nhận thức về công tác SL 72 38 quản lý đội ngũ giảng viên, vai trò 1 0 và trách nhiệm của từng giảng viên % 65% 35% Khoa CNTT&VT Bổ sung quy hoạch, xây dựng kế SL 89 21 2 hoạch phát triển đội ngũ giảng viên 0 của Khoa CNTT&VT % 81% 19% SL 91 19 Chính sách đãi ngộ, khen thưởng, 3 0 kỷ luật. % 83% 17% SL 67 43 4 Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên 0 % 61% 39% SL 85 25 5 Tổ chức kiểm tra, đánh giá 0 % 77% 23% 404 146 Tổng 73.40% 26.60% Kết quả của bảng 3.2. trên cho thấy, tính rất khả thi của 5 biện pháp nêu trên khá cao, chiếm 73.40%, trong đó, Biện pháp 3: Chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật được đánh giá khá cao chiếm 91%, Biện pháp 2: Bổ sung quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giảng viên của Khoa CNTT&VT chiếm 89%. Như vậy, các biện pháp nêu trên được các cán bộ, giảng viên của Học viện Khoa học và Công nghệ được đánh giá rất khả thi nếu được áp dụng.
  23. 23 Tiểu kết chương 3 Trên cơ sở lý luận công tác quản lý phát triển đội ngũ giảng viên và Thực trạng công tác quản lý đội ngũ giảng viên Khoa CNTT&VT có thể trước mắt đề xuất 5 biện pháp cho tình hình hiện nay. Kết quả khảo nghiệm đã nêu tính rất cần thiết và rất khả thi chiếm khá lớn. Đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo của Khoa, Học viện. Chất lượng đội ngũ giảng viên Khoa CNTT&VT về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu của Học viện, tuy nhiên, với chiến lược phát triển của Học viện, mở rộng quy mô thì giảng viên thể hiện vài điểm hạn chế. Thực tế trong hơn 3 năm qua, tuy để chính thức đi vào hoạt động thì mới chỉ có 2 năm nên trong công tác quản lý để phát triển đội ngũ giảng viên còn yếu kém, giảng viên Khoa CNTT&VT nói riêng, giảng viên Học viện Khoa học và Công nghệ nói chung cần đặc biệt quan tâm và nắm rõ vai trò trong công tác phát triển, đào tạo nguồn nhân lực về khoa học công nghệ có trình độ cao cho Viện Hàn lâm KH&CN VN nói riêng và đất nước nói chung. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Tác giả nghiên cứu cơ sở lý luận về việc công tác phát triển đội ngũ giảng viên, làm điểm tựa phân tích thực trạng của đơn vị trong giai đoạn hiện nay và đưa ra các biện pháp phù hợp. Tác giả tiến hành khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của 5 biện pháp đã nêu trên. Các biện pháp của Khoa CNTT&VT cũng như của Học viện đã triển khai hơn 3 năm nay đã phần nào góp phần quan trọng nhằm từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, chất lượng đào tạo toàn diện của cơ sở giáo dục. Công tác quản lý đội ngũ giảng viên là một lĩnh vực nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, góp phần quan trọng vào sự phát triển của Học viện Khoa học và Công nghệ, cũng như của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tuy nhiên, các biện pháp đó mới chỉ đóng góp phần nào chưa tạo tính đột phá. Học viện Khoa học và Công nghệ là đơn vị sự nghiệp công lập mới thành lập, việc quản lý, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là mục tiêu đặt ra hàng đầu. Tác giả dựa trên việc công tác quản lý đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông, cũng như đề xuất cho các cán bộ giảng viên của 12 Khoa của Học viện, vì những thực trạng nếu trên của Khoa CNTT&VT cũng chính là thực trạng của 12 Khoa còn lại. Việc xây dựng đội ngũ giảng viên đủ
  24. 24 về số lượng, đảm bảo chất lượng và đồng bộ về cơ cấu là yêu cầu cần thiết, là một trong những biện pháp cần phải được ưu tiên trong công tác quản lý giảng viên của Học viện Khoa học và Công nghệ. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Ban lãnh đạo Khoa CNTT&VT - Ban lãnh đạo Khoa CNTT&VT rà soát, đánh giá thực trạng đội ngũ giảng viên của Khoa. - Xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển đội ngũ giảng viên của Khoa - Đề xuất Ban Giám đốc Học viện Khoa học và Công nghệ kế hoạch bồi dưỡng giảng viên - Kiểm tra, đánh giá, phân loại giảng viên để có thể đề xuất phương án quy hoạch đội ngũ giảng viên của Khoa. 2.2. Đối với Ban Giám đốc Học viện Khoa học và Công nghệ - Ban Giám đốc chỉ đạo công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên kế cận, chú trọng sử dụng người tài đức, huy động nguồn lực cho sự phát triển của Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông. - Liên kết tổ chức các khóa học ngắn hạn về nghiệp vụ sư phạm, hội thảo nâng cao trình độ giảng dạy, nghiên cứu khoa học cho Giảng viên. - Xây dựng nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Giảng viên theo Quy định Luật Giáo dục và đáp ứng phát triển của thời đại. - Tổ chức, kiểm tra đánh giá thường niên để tăng cường công tác phát triển đội ngũ giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông và Giảng viên Học viện Khoa học và Công nghệ nói chung. - Xây dựng chính sách thu hút giảng viên giỏi, các chuyên gia về công tác. - Quan tâm đời sống vật chất, điều kiện làm việc tốt nhất, - Khen thưởng, động viên, kỷ luật, khích lệ các giảng viên nâng cao trình độ chuyên môn. 2.3. Đối với giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông - Nâng cao nhận thức vai trò trách nhiệm của giảng viên trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. - Xây dựng kế hoạch học tập, tự học hỏi, tự bồi dưỡng của cá nhân và tập thể để nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực phát triển nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức. - Thực hiện đúng qui chế tự kiểm tra đánh giá cá nhân và tập thể để động viên phấn đấu nâng cao chất lượng giảng viên Khoa Công nghệ thông tin và Viễn thông.