Tóm tắt Luận văn Phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường Tiểu học huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

doc 26 trang phuongvu95 17972
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường Tiểu học huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctom_tat_luan_van_phat_trien_nang_luc_nghe_nghiep_cua_doi_ngu.doc

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường Tiểu học huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHANTHẾ SĨ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 81.40.114 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI – 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN LIÊN CHÂU Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họp tại: Học viện Quản lý giáo dục Vào hồi .giờ phút ngày tháng .năm 20 . Có thể tìm luận văn tại: Thư viện Học viện Quản lý giáo dục
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài GD&ĐT là môi trường để phát triển và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Loài người đã bước sang thế kỉ XXI, thế kỉ mà trí tuệ đóng vai trò quyết định. Vì vậy hơn bao giờ hết các quốc gia đang dành nguồn nhân lực tối đa cho phát triển, nâng cao chất lượng của giáo dục quốc dân. Quá trình đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đòi hỏi sự nỗ lực của toàn xã hội. Trong đó, đội ngũ nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng bởi họ chính là lực lượng trực tiếp thực hiện vào sự đổi mới này. Việc nâng cao chất lượng giáo dục ở nước ta hiện nay đang là yêu cầu cấp thiết mà một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục là chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài “Phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” làm đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành QLGD. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông tại địa phương. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Đội ngũ giáo viên các trường tiểu học. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang. 4. Giả thuyết khoa học Phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trong những năm qua bên cạnh những thành tựu vẫn còn những hạn chế nhất định. Nếu đề xuất được các biện pháp đảm bảo tính khoa học, có tính khả thi thì sẽ nâng cao hiệu quả trong việc phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 1
  4. 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận việc phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học. 5.2. Thực trạng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang. 5.3. Đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên ở các trường tiểu học huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu lý luận, thực trạng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học 6.2. Thời gian nghiên cứu Nămm học 2017-2018 và năm học 2018-2019 6.3. Địa bàn nghiên cứu 5 trường tiểu học: Cảnh Thụy, Tư Mại, Xuân Phú, Lãng Sơn, Đồng Phúc thuộc địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang. 7. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu tác giả sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: 7.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu lý luận, các văn kiện Đảng, các chủ trương, chính sách của nhà nước, của ngành, của địa phương có liên quan đến đề tài. 7.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, phân tích, tổng hợp các vấn đề thực tiễn liên quan đến đề tài; lấy ý kiến chuyên gia về mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp. 7.3. Nhóm phương pháp khác: Sử dụng các phương pháp thống kê, phương pháp dự báo, phương pháp so sánh. 8. Đóng góp của đề tài 8.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận việc phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV các trường tiểu học nhằm từng bước nâng cao chất lượng. 8.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất những biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học phù hợp với thực tế của huyện và có tính khả thi giúp nâng cao chất lượng đội ngũ GVTH trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: 2
  5. Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học. Chương 2: Thực trạng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Chương 3: Biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 3
  6. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TIỂU HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.2. Năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học 1.2.1. Đội ngũ giáo viên tiểu học - Khái niệm giáo viên tiểu học Giáo viên tiểu học là những viên chức làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh trong trường tiểu học và cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục tiểu học. - Khái niệm đội ngũ giáo viên tiểu học Đội ngũ giáo viên tiểu học là một tập thể những người đảm nhiệm công tác dạy học và giáo dục ở các trường tiểu học, cơ sở giáo dục tiểu học, là một tập thể có tổ chức, có sự chỉ huy thống nhất, bị rằng buộc bởi trách nhiệm, quyền hạn của nhà giáo do luật pháp quy định và người tổ chức chỉ huy chung đó là cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục. 1.2.2. Năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học 1.2.2.1. Khái niệm về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học * Năng lực nghề nghiệp Năng lực nghề nghiệp là tổ hợp các yếu tố đáp dứng được yêu cầu của nghề nghiệp, giúp cho hoạt động nghề nghiệp được hiệu quả. Năng lực nghề nghiệp bao gồm các năng lực sau: Năng lực chuyên môn nghiệp vụ; năng lực các ngành, lĩnh vực liên quan; Năng lực cơ bản. * Năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học Năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học là tổ hợp các yếu tố đáp ứng được yêu cầu lao động sư phạm tiểu học, giúp cho lao động sư phạm tiểu học đạt hiệu quả. * Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học 1.2.2.2. Hệ thống năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp 1.3. Phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học học 1.3.1. Khái niệm về phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học * Phát triển Phát triển được hiểu là tăng trưởng tiến lên, biểu hiện sự thay đổi cả về lượng lẫn về chất, cả về thời gian và không gian của sự vật, hiện tượng, con người trong xã hội. * Phát triển năng lực nghề nghiệp 4
  7. Phát triển năng lực nghề nghiệp có nghĩa là tăng cường kỹ năng và các kiến thức cho các thành viên của một tổ chức nhằm phát triển phẩm chất cá nhân và năng lực làm việc của họ. * Phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học Phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học là tăng cường kỹ năng và các kiến thức cho các giáo viên cấp tiểu học nhằm phát triển phẩm chất cá nhân và năng lực làm việc của họ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cấp tiểu học hiện nay. 1.3.2. Nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học 1.3.2.1. Lập kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học 1.3.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học 1.3.2.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học 1.3.2.4. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học 1.4.1. Yếu tố chủ quan 1.4.2. Yếu tố khách quan 1.4.2.1. Sự quản lí, chỉ đạo của các cấp quản lí 2.5.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lí các cấp về sự cần thiết phải phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên 2.5.2.3. Môi trường văn hóa học tập, chia sẻ trong mỗi nhà trường 2.5.2.4. Điều kiện cơ sở vật chất 2.5.2.5. Các chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên 5
  8. Tiểu kết chương 1 Trên cơ sở phân tích các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, xác định những yêu cầu của công tác phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp là cơ sở khoa học và phương pháp luận cho việc khảo sát thực trạng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học. Việc phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ GVTH mang tính đặc thù riêng về đối tượng. Hoạt động sư phạm của đội ngũ GVTH có tính đặc thù riêng về học sinh, về nội dung chương trình giáo dục, về đội ngũ giáo viên, Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học 1. Yếu tố chủ quan 2. Yếu tố khách quan - Sự quản lí, chỉ đạo của các cấp quản lí - Nhận thức của cán bộ quản lí các cấp về sự cần thiết phải phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên - Môi trường văn hóa học tập, chia sẻ trong mỗi nhà trường - Điều kiện cơ sở vật chất - Các chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên Những nội dung lý luận cơ bản được trình bày ở chương 1 này là cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá thực trạng; đề xuất các biện pháp quản lý phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang. 6
  9. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN YÊN DŨNG TỈNH BẮC GIANG 2.1. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục của huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang 2.1.1. Về kinh tế 2.1.2. Về văn hoá - xã hội 2.1.3. Về giáo dục * Về Giáo dục tiểu học Bảng 2.1: Kết quả xếp loại phẩm chất và năng lực của học sinh TH huyện Yên Dũng Phẩm chất Năng lực Năm Tổng Tỷ Tỷ Tỷ lệ Chưa Tỷ lệ Chưa học số HS Đạt lệ Đạt lệ % đạt % đạt % % 2014- 9316 9313 99,97 3 0,03 9301 99,84 15 0,16 2015 2015- 9905 9901 99,96 4 0,04 9874 99,69 31 0,31 2016 2016- 10331 10324 99,93 7 0,07 10305 99,75 26 0,25 2017 2017- 10805 10784 99,81 21 0,19 10762 99,6 43 0,40 2018 2018- 11961 11937 99,80 24 0,20 11928 99,72 33 0,28 2019 Nguồn: Phòng GD&ĐT Yên Dũng Bảng 2.2: Kết quả xếp loại các mô học của học sinh TH huyện Yên Dũng Chưa hoàn Tổng số Hoàn thành Năm học thành HS SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% 2014-2015 9316 9265 99.45 51 0.55 2015-2016 9905 9861 99.56 44 0.44 2016-2017 10331 10299 99.69 32 0.31 2017- 2018 10805 10739 99.39 66 0.61 2018- 2019 11961 11915 99.6 46 0.4 Nguồn: Phòng GD&ĐT Yên Dũng 7
  10. 2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 2.2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích khảo sát để nhận định, đánh giá thực trạng về công tác phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên và tổ chức thực hiện đánh giá năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên tiểu học, điều kiện và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học. 2.2.2. Nội dung nghiên cứu - Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên; - Công tác quản lý chỉ đạo của Phòng GD&ĐT về bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên; - Đánh giá về các khóa bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên; - Đánh giá về nội dung phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học; - Đánh giá về phương pháp bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên; 2.3.3. Đối tượng nghiên cứu Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang. 2.2.4. Phương pháp khảo sát thực trạng - Quan sát, thu thập thông tin; - Phỏng vấn; - Điều tra thăm dò. 2.2.5. Cách xử lý số liệu khảo sát Tổng hợp số liệu, tính tỷ lệ % các ý kiến ở các nội dung đánh giá; So sánh, phân tích số liệu đưa ra các nhận xét đánh giá. 2.3. Thực trạng năng lực đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang 2.3.1. Thực trạng về số lượng đội ngũ giáo viên tiểu học Bảng 2.3: Thống kê số lượng đội ngũ giáo viên từ năm học 2014- 2015 đến năm học 2018-2019 Bảng 2.3: Sự phát triển số lượng GVTH huyện Yên Dũng Tổng số Tổng số Tỷ lệ giáo Số GV thừa Năm học giáo viên lớp viên/lớp (+) /thiếu (-) 2014-2015 514 356 1,44 (-19) 2015-2016 505 365 1,38 (-43) 2016-2017 541 370 1,46 (-14) 8
  11. 2017- 2018 531 374 1,42 (-30) 2018- 2019 547 394 1,39 (-44) Nguồn: Phòng GD&ĐT Yên Dũng 2.3.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ giáo viên tiểu học * Cơ cấu dạy giáo viên dạy các môn học Bảng 2.4: Cơ cấu giáo viên dạy các môn học từ năm học 2014- 2015 đến năm học 2018-2019 Số giáo viên theo bộ môn Năm Số Tổng số Văn học lớp GV T.Anh Â.nhạc M.thuật T.dục Tin hóa 2014- 355 514 393 34 33 32 10 12 2015 2015- 365 505 384 30 28 42 6 15 2016 2016- 370 541 400 45 29 40 10 17 2017 2017- 373 531 387 43 30 42 11 18 2018 2018- 394 547 402 43 30 41 13 18 2019 Nguồn: Phòng GD&ĐT Yên Dũng Bảng 2.5: Cơ cấu giáo viên theo giới tính và cơ cấu xã hội Cơ cấu Số lượng Tỉ lệ % Giáo viên nam 60 10,9 Giáo viên nữ 487 89,0 Giáo viên là Đảng viên 304 55,5 Giáo viên là người trong huyện 506 92,5 Nguồn: Phòng GD&ĐT Yên Dũng * Cơ cấu giáo viên theo độ tuổi Bảng 2.6: Cơ cấu giáo viên theo độ tuổi Độ tuổi Số lượng Nam Nữ Tỉ lệ % Từ 30 tuổi trở xuống 109 10 99 19,9 Từ 31 đến dưới 40 143 18 125 26,1 Từ 41 đến dưới 50 247 26 221 45,2 Từ 51 đến dưới 55 44 2 42 8,0 Từ 55 trở lên 4 4 0 0,7 Nguồn: Phòng GD&ĐT Yên Dũng 9
  12. 2.3.3. Thực trạng về chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang a. Phẩm chất đội ngũ b) Chất lượng đội ngũ * Giáo viên dạy giỏi các cấp Bảng 2.7: Giáo viên dạy giỏi, Giáo viên chủ nhiệm giỏi TH huyện Yên Dũng Tổng số GV dạy giỏi GV dạy GVCN GVCN GV cấp tỉnh giỏi giỏi giỏi cấp huyện cấp tỉnh cấp huyện T.số Nữ T.số Nữ T.số Nữ T.số Nữ T.số Nữ S. 547 487 53 52 235 216 20 20 36 36 lượng Tỷ 100 89,0 9,7 9,5 43,0 39,5 3,7 3,7 6,6 6,6 lệ(%) Nguồn: Phòng GD&ĐT Yên Dũng * Trình độ đào tạo Bảng 2.8: Thống kê trình độ đào tạo giáo viên tiểu học các trường huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang Trình độ Tổng STT Đơn vị Thạc Trung số GV ĐH CĐ sĩ cấp 1 TH Cảnh Thuỵ 23 14 9 2 TH Đồng Phúc 26 20 6 3 TH Đồng Việt 17 11 6 4 TH Đức Giang 28 18 8 2 5 TH Hương Gián 36 26 9 1 6 TH Lãng Sơn 26 16 10 7 TH Lão Hộ 17 11 5 1 8 TH Nham Sơn 22 17 5 9 TH Nội Hoàng 27 17 10 10 TH Quỳnh Sơn 23 14 9 11 TH&THCS Tân An 18 11 7 12 TH Tân Liễu 24 14 10 13 TH Thắng Cương 11 9 2 14 TH Tiến Dũng 25 17 7 1 15 TH Tiền Phong 33 16 15 2 10
  13. Trình độ Tổng STT Đơn vị Thạc Trung số GV ĐH CĐ sĩ cấp 16 TH Trí Yên 20 10 10 17 TH thị trấn Neo 30 24 6 18 TH thị trấn Tân Dân 28 17 11 19 TH Tư Mại 29 21 8 20 TH Xuân Phú 29 18 10 1 21 TH Yên Lư số 1 28 14 14 22 TH Yên Lư số 2 27 16 10 1 Cộng 547 351 187 9 Nguồn: Phòng GD&ĐT Yên Dũng 2.3.4. Thực trạng về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang theo Chuẩn Bảng 2.9: Thống kê kết quả đánh giá GVTH theo chuẩn nghề nghiệp huyện Yên Dũng từ năm học 2014-2015 đến năm học 2018-2019 T.số Loại chưa Loại tốt Loại khá Loại đạt Năm học giáo đạt viên SL % SL % SL % SL % 2014-2015 514 128 24,9 263 51,2 123 23,9 0 0 2015-2016 505 136 26,9 251 49,7 118 23,4 0 0 2016-2017 541 151 27,9 284 52,5 106 19,6 0 0 2017- 531 165 31,1 268 50,5 98 18,5 0 0 2018 2018- 547 151 27,6 207 37,8 152 27,8 37 6,8 2019 Nguồn: Phòng GD&ĐT Yên Dũng Bảng 2.10: Thống kê kết quả đánh giá GVTH huyện Yên Dũng theo từng tiêu chuẩn của Chuẩn nghề nghiệp năm học 2018-2019. T.số Loại Tiêu Loại tốt Loại khá Loại đạt giáo chưa đạt chuẩn viên SL % SL % SL % SL % Tiêu chuẩn 547 165 30,2 263 48,1 119 21,8 0 0 1 Tiêu chuẩn 547 151 27,6 207 37,8 189 34,6 0 0 2 Tiêu chuẩn 547 128 23,4 135 24,7 284 51,9 0 0 3 11
  14. Tiêu chuẩn 547 130 23,8 153 28,0 264 48,3 0 0 4 Tiêu chuẩn 547 83 15,2 168 30,7 259 47,3 37 6,8 5 Nguồn: Phòng GD&ĐT Yên Dũng 2.4. Thực trạng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang 2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học 2.4.4. Thực trạng kiểm tra thực hiện kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học 2.5.1. Yếu tố chủ quan 2.5.2. Yếu tố khách quan 2.5.2.1. Sự quản lí, chỉ đạo của các cấp quản lí 2.5.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lí về sự cần thiết phải phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên 2.5.2.3. Môi trường văn hóa học tập, chia sẻ trong mỗi nhà trường 2.5.2.4. Điều kiện cơ sở vật chất 2.5.2.5. Các chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ giáo viên Kết quả điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên cho thấy: Bảng 2.15: Kết quả thăm dò các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên. Rất ảnh Không ảnh Ảnh hưởng Các nhân tố hưởng hưởng SL % SL % SL % Nhu cầu, thái độ học hỏi 65 68,4 24 25,3 06 6,3 của mỗi giáo viên Sự quản lí, chỉ đạo của 80 84,2 13 13,7 02 2,1 các cấp quản lí Nhận thức của cán bộ 87 91,6 05 5,3 03 3,1 quản lí về sự cần thiết phải phát triển năng lực 12
  15. nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên Môi trường văn hóa học 60 63,2 30 31,6 05 5,2 tập, chia sẻ trong mỗi nhà trường Điều kiện cơ sở vật chất 40 42,1 32 33,7 23 24,2 Các chính sách đãi ngộ 25 26,3 55 57,9 15 15,8 đối với đội ngũ giáo viên Nguồn: Phòng GD&ĐT Yên Dũng 2.6. Đánh giá chung về thực trạng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 2.6.1. Ưu điểm Phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên tiểu học có tinh thần vượt khó, cầu tiến trong học tập nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy và rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống để hoàn thiện nhân cách người giáo viên trước yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Công tác bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ GVTH có chuyển biến theo chiều hướng tốt đạt được những kết quả nhất định trong việc mở rộng quy mô, cải tiến nội dung, phương thức bồi dưỡng; đánh giá ngày càng đi vào thực chất và có chiều sâu. Các loại hình bồi dưỡng: Bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuẩn hóa được triển khai khẩn trương, đồng bộ, nhịp độ tăng dần, đúng kế hoạch và đảm bảo chất lượng. Bồi dưỡng trình độ trên chuẩn được quan tâm và chú trọng và ngày càng thu hút giáo viên theo học các lớp chuyên tu, tại chức các trường Đại học. Công tác đánh giá năng lực nghề nghiệp theo chuẩn nghề nghiệp được triển khai đồng bộ và rộng khắc đến toàn thể giáo viên, hoạt động tự bồi dưỡng luôn được quan tâm ở tất cả các trường học trên địa bàn thông qua việc sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề, thông qua việc thăm lớp dự giờ, thao giảng; việc thu thập minh chứng trong đánh giá hàng năm dần đi vào thực chất đây là một tín hiệu đáng mừng, mở ra hướng đi hợp xu thế của thời đại. Bộ máy quản lý giáo dục được kiện toàn và củng cố. Đa số cán bộ quản lý đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, có kiến thức cơ bản về quản lý giáo dục, có khả năng đảm nhận chức danh quản lý, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các kế hoạch chương trình, các văn bản của ngành và của Nhà nước áp dụng trong ngành. Qua những năm đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp GVTH, điều đáng phấn khởi là hầu hết giáo viên đều có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt; có kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức môn học được quy định trong 13
  16. chương trình; có kỹ năng giáo dục, giảng dạy khá tốt. Biết lập kế hoạch bài dạy, hình thức tổ chức giờ dạy linh hoạt, có nghiệp vụ làm công tác chủ nhiệm lớp. Sự phối hợp 3 môi trường giáo dục được thực hiện khá tốt. Phần lớn giáo viên đã nhận thức được vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác giáo dục, hiểu biết về công tác quản lý giáo dục và các lĩnh vực khoa học được mở rộng, gắn với quan điểm đổi mới của Đảng để từ đó vận dụng vào thực tế công tác giảng dạy góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Ý thức tổ chức, thái độ học tập, nghiên cứu của giáo viên trong các lớp bồi dưỡng rất nghiêm túc với tinh thần tự giác và cầu thị. Như vậy, nhận thức của giáo viên qua các đợt bồi dưỡng đã nâng lên rõ rệt. Kết quả xếp loại theo chuẩn hàng năm đều tăng và đạt kết quả đáng trân trọng 2.6.2. Hạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được, so với yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp GVTH thì đội ngũ GVTH vẫn còn bộc lộ một số thiếu sót trên cả 5 lĩnh vực, đó là: - Về Phẩm chất nhà giáo: Một bộ phận giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa có tinh thần phấn đấu vươn lên, tinh thần hợp tác chưa cao. Còn một vài trường hợp giáo viên vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật. - Về Năng lực phát triển chuyên môn, nghiệp vụ: Sự hiểu biết chung còn hạn chế. Kiến thức chung về nghiệp vụ sư phạm, về tâm lý học lứa tuổi, về quản lý hành chính, về phương pháp, về kiểm tra đánh giá kết quả còn nhiều bất cập. Kỹ năng lập kế hoạch bài học còn chung chung, chưa làm rõ hoạt động của thầy và hoạt động của trò; kiến thức cần củng cố, khắc sâu qua từng nội dung bài học chưa được chỉ rõ. Kỹ năng tổ chức, điều hành, hướng dẫn các hoạt động học tập còn chưa hiệu quả nên chất lượng giờ dạy chưa cao. - Về năng lực xây dựng môi trường giáo dục: Một số giáo viên vẫn thụ động làm theo những định hướng của cán bộ quản lý, việc thực hiện các quy tắc ứng xử ở cơ quan trường học còn gặp khó khăn, qua hành vi của giáo viên còn có những người chưa thực sự coi trường học như nhà mình thờ ơ trước những tình huống xảy ra khi không được phân công đảm nhiệm - Về năng lực phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Còn có những giáo viên đến trường chỉ biết dạy mà không quan tâm tìm hiểu điều kiện hoàn cảnh gia đình học sinh dẫn đến hiểu biết chưa đầy đủ về học sinh, chưa thực sự lắng nghe học sinh, thờ ơ trước những khó khăn của học sinh trong học tập và sinh hoạt. 14
  17. - Về năng lực sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác và sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục: Cơ bản giáo viên thiếu tự tin trong giao tiếp khi có người nước ngoài đến trường, họ rất ngại giao tiếp nếu như không có người phiên dịch. Những giáo viên cao tuổi việc sử dung các thiết bị công nghệ phục vụ việc giảng bài và các phần mềm ứng dụng trong thiết kế bài dạy còn gặp khó khăn. - Công tác phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học: Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên chưa hoàn thiện, một số khâu trong quy trình làm chưa tốt. Công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập đặc biệt là nội dung, phương pháp và tổ chức cũng như chất lượng bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên hiệu quả chưa cao. Công tác kiểm tra thực hiện kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên chưa thực sự sát sao, đánh giá còn phiến diện thấp hơn so với yêu cầu. 2.6.3. Nguyên nhân Giữa yêu cầu quy hoạch đội ngũ giáo viên và cơ chế quản lý hiện nay còn bất cập. CBQL cơ sở còn thụ động trong việc quy hoạch cán bộ, giáo viên và quy hoạch công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học. Nguồn lực cho công tác bồi dưỡng còn hạn chế, thiếu giáo viên cốt cán cho các môn học đặc thù, nguồn tài chính đầu tư cho việc biên soạn tài liệu, bài giảng còn chưa được quan tâm, nguồn tài liệu bồi dưỡng còn nghèo nàn, ít được bổ sung, tăng cường. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, giáo viên nhận thức về hoạt động bồi dưỡng còn hạn chế, mơ hồ, xem nhẹ công tác này. Các cấp quản lý chưa chú trọng công tác quy hoạch bồi dưỡng dẫn đến thiếu khoa học, mang tính chắp vá, chưa thể hiện quan điểm ưu tiên cho các môn học đặc thù, chưa đảm bảo tính đổng bộ về cơ cấu môn học và cơ cấu giáo viên theo từng vùng. Trong quy hoạch chưa thể hiện quan điểm coi trọng hoạt động tự bồi dưỡng của cơ sở và tự học của giáo viên. Việc lập kế hoạch bồi dưỡng chưa sát với thực tế, chưa tính đến nhu cầu cụ thể, nguyện vọng bồi dưỡng của từng cá nhân hoặc không nhìn thấy những điểm yếu, những mặt hạn chế của giáo viên để giải quyết cho giáo viên trong công tác bồi dưỡng, các lớp bồi dưỡng còn mang tính đại trà, số lượng lớp có khi quá đông nhất là với chương trình bồi dưỡng thường xuyên. Đội ngũ cốt cán khi tiếp thu về truyền đạt lại qua nhiều tầng nên khi đến từng giáo viên thì lượng tri thức đã bị hao hụt. Hình thức bồi dưỡng phát triển năng lực của đội ngũ giáo viên chưa phong phú, chưa có sự chỉ đạo nhất quán từ huyện đến cơ sở, từ phòng 15
  18. GD&ĐT tới các nhà trường để tăng cường loại hình tự bồi dưỡng. Hoạt động này còn mang tính mùa vụ, chưa tìm ra hướng đi mới cho phù hợp với thực tiễn và tạo ra sự thu hút đối với giáo viên. Hiện nay hình thức bồi dưỡng tập trung vẫn phố biến, thường vào dịp nghỉ hè của mỗi năm học. Các hình thức bồi dưỡng bán tập trung, bồi dưỡng từ xa và tự bồi dưỡng chưa được trọng đúng mực. Nội dung, hình thức bồi dưỡng giáo viên đã góp phần tích cực trong việc đổi mới giáo dục tiểu học và đã nâng dần chất lượng đội gũ giáo viên tiểu học, bên cạnh đó vẫn còn một số nội dung, hình thức bồi dưỡng, có những chuyên đề chưa hợp lý, chưa gắn với giáo dục tiểu học, thậm chí chưa phù hợp với đối tượng bồi dưỡng. Các chương trình bồi dưỡng chưa chú ý đến đặc điểm địa phương, vùng miền để đề ra các nội dung bồi dưỡng phù hợp. Các biện pháp đề ra chưa cụ thể, chưa đủ mạnh, đôi khi còn mang tính hình thức, các văn bản pháp quy còn nhiều bất cập. Rất ít những thắc mắc được đề xuất, chủ yếu chỉ là câu hỏi về những khó khăn cụ thể của nghề nghiệp. Tài liệu được trang bị, nhưng thiếu sự đầu tư, nghiên cứu. Câu hỏi kiểm tra được yêu cầu dồn vào một vài chủ điểm cho trước dẫn tới việc đánh giá kết quả chưa thực chất dần đến hiệu quả của công tác bồi dưỡng chưa cao. Phương pháp bồi dưỡng giáo viên chậm đổi mới, chủ yếu giáo viên thuyết trình, học viên tập trung nghe giảng, chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của học viên Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan mà giáo viên dạy chương trình và SGK mới vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như: lúng túng trong phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá học sinh; trong việc sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại; vẫn còn một bộ phận giáo viên dạy theo phương pháp cũ. Cơ sở vật chất đối với công tác bồi dưỡng trong những năm qua đã được đầu tư thích đáng nhưng đối với yêu cầu công tác bồi dưỡng nhằm đạt được mục tiêu chuẩn hóa, đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông như hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế. Việc chuẩn bị cho công tác bồi dưỡng giáo viên như: SGK, sách giáo viên, thiết bị, phòng học, kinh phí, giảng viên, chưa đồng bộ và kịp thời, vẫn còn tình trạng phòng học bố trí hàng trăm người ngồi nghe giảng viên giảng. Điều kiện ăn ở, nghỉ trưa cho giáo viên còn nhiều khó khăn, tài liệu phục vụ công tác bồi dưỡng chưa phát hành và biên soạn, cấp đủ, kịp thời, giáo viên chưa có thời gian tự nghiên cứu tài liệu trướng khi đến lớp, phương tiện bồi dưỡng còn thiếu thốn, lạc hậu, Các chính sách nhằm động viên, khuyến khích các giáo viên tham dự các khoá bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức. Cơ 16
  19. chế phối hợp quản lý công tác BDGV giữa các ngành, các cấp quản lý còn thiếu chặt chẽ, chưa tạo được sự liên thông, đa tuyến trong sự phối hợp quản lý việc tra đánh giá kết quả mang nặng tính hình thức, chưa có cơ chế phối hợp trong quản lý để tạo điều kiện đúng mức cho hoạt động tự bồi dưỡng của giáo viên. Việc quản lý đối với công tác tự học và tự bồi dưỡng của giáo viên chưa có sự đầu tư và chỉ đạo quyết liệt. Hầu hết hiệu trưởng các trường tiểu học chưa xây dựng được kế hoạch cho tập thể và cá nhân ngay tại cơ sở trường học. Việc tổ chức, quản lý hoạt động tự học hầu như chưa được các cấp quản lý chú ý tới, mà chỉ tuỳ thuộc vào ý thức tự giác và nỗ lực của từng giáo viên. song hầu như tính tự giác của giáo viên chưa cao nên việc quản lý và chỉ đạo về công tác bồi dưỡng còn hình thức, kém hiệu quả. Chưa có cơ chế, chế tài được quy định cụ thể trong các nhà trường đối với các giáo viên không tham gia hoặc chưa hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo quy định, bên cạnh đó cũng chưa có cơ chế khen thưởng kịp thời đối với những đơn vị, cá nhân thực hiện tốt việc bồi dưỡng thường xuyên, do đó phần nào chưa động viên và khuyến khích được khả năng tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. Về kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng giáo viên: Kiểm tra, đánh giá là một trong những khâu rất quan trong trong công tác bồi dưỡng giáo viên. Trong những năm qua các cấp lãnh đạo, hiệu trưởng các trường tiểu học, ĐNGV đã thực hiện tương đối tốt công tác bbòi dưỡng nhưng mới chỉ dừng lại ở kiểm tra sau một số chuyên đề, có chuyên đề thông báo được kết quả, có chuyên đề không kiểm tra, mới chỉ tổ chức thi cấp chứng chỉ cho các chương trình BDTX theo chu kỳ. Tuy nhiên chương trình thi này do mang tính đại trà nên kết quả chưa thực sự phản ánh chất lượng, hiệu quả của công tác bồi dưỡng. Đổi mới kiểm tra, đánh giá là biện pháp để có thông tin hai chiều, kích thích được công tác bồi dưỡng. 17
  20. Tiểu kết chương 2 Trong chương 2 đã trình bày khái quát về đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội và giáo dục ở huyện Yên Dũng hiện nay. Thực trạng năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GVTH và thực trạng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu, điều tra, khảo sát cho thấy việc phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học vẫn còn những vấn đề cần nghiên cứu giải quyết, với việc phân tích thực trạng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học và chỉ ra những hạn chế yếu kém về phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học huyện Yên Dũng làm tiền đề cho việc đề xuất các biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GVTH theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Yên Dũng - tỉnh Bắc Giang, nhằm khắc phục các tồn tại, giải quyết các vấn đề bất cập trên. 18
  21. CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TIỂU HỌC HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG 3.1. Những định hướng để xây dựng biện pháp 3.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp - Nguyên tắc bảo đảm tính hệ thống - Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa - Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn - Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 3.3. Biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh bắc Giang 3.3.1 Nâng cao nhận thức về phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 3.3.2. Đổi mới lập kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 3.3.3 Nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang. 3.3.4. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp 3.3.5. Tăng cường chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học tập trung phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên 3.3.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt động phát triển năng lực nghề nghiệp gắn với đánh giá hàng năm theo Chuẩn nghề nghiệp 3.4. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp Đề kiểm tra tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp GVTH theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đã đề xuất trong luận văn, tác giả đã tiến hành khảo nghiệm thông qua phiếu thăm dò ý kiến như sau: Tổng số phiếu thăm dò: 135 Trong đó: Lãnh đạo, chuyên viên phòng GD&ĐT: 5 Hiệu trưởng: 10 Phó Hiệu trưởng: 20 Giáo viên: 100 Mức độ cần thiết của công tác phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo Chuẩn nghề nghiệp. 19
  22. Rất cần thiết: 89; tỷ lệ 65,9% Cần thiết: 46; tỷ lệ 34,1% Có hay không cũng được: 0; tỷ lệ 0%. Các mức hợp lý và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Quy ước về mức độ hợp lý, khả thi trong bảng thống kê như sau: Số 3: Chỉ mức độ rất hợp lý, rất khả thi. Số 2: Chỉ mức độ hợp lý, rất khả thi. Số 1: Chỉ mức không hợp lý, không khả thi. Bảng 3.3: Khảo nghiệm tính hợp lí và khả thi của các biện pháp Tính hợp lý Tính khả thi TT Biện pháp quản lý % (YK) % (YK) 3 2 1 3 2 1 Tổ chức nâng cao nhận thức về phát triển 1 64,7 25,3 0 68 22 0 năng lực nghề ngiệp giáo viên TH Đổi mới xây dựng kế hoạch phát triển 2 76,0 14,0 0 75,3 14,7 0 năng lực nghề nghiệp giáo viên TH Nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện kế 3 hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp 72,7 17,3 0 74,7 15,3 0 giáo viên TH Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực 4 nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo 61,3 28,7 0 64,7 25,3 0 chuẩn Tăng cường chỉ đạo hiệu trưởng các 5 trường tiểu học tập trung phát triển năng 62,7 29,3 0 63,3 24,7 0 lực nghề nghiệp giáo viên Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả 6 quản lý hoạt động bồi dưỡng gắn với đánh 60,7 29,3 0 65,3 24,7 0 giá hàng năm theo chuẩn nghề nghiệp Ý kiến đề xuất, bổ sung: Những biện pháp cắt bỏ: Không Những biện pháp và nội dung cần điều chỉnh: Không Biện pháp đề nghị bổ sung: Không 20
  23. Tiểu kết chương 3 Xuất phát từ những cơ sở lý luận và nhận thức thực tiễn về quản lý hoạt động bồi dưỡng GVTH theo chuẩn nghề nghiệp của phòng GD&ĐT huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang thời gian qua. Luận văn đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới công tác GD&ĐT, góp phần nâng cao chất lượng dạy và giáo dục của huyện trong thời gian tới. 1. Tổ chức nâng cao nhận thức về phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên các trường TH trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 2. Đổi mới xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên các trường TH trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 3. Nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên các trường TH trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang 4. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp 5.Tăng cường chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học tập trung phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên 6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý hoạt động bồi dưỡng gắn với đánh giá hàng năm theo chuẩn nghề nghiệp Việc đề xuất các biện pháp trên sẽ trực tiếp nâng cao trình độ của giáo viên cũng như chất lượng giáo dục toàn diện trong mỗi nhà trường. Và như vậy, các biện pháp này cần phải tiến hành đồng bộ và hỗ trợ nhau cả về mặt ý thức, ý tưởng, công tác tổ chức, các điều kiện cơ sở vật chất, tài chính và những quan điểm chỉ đạo, điều hành của phòng GD&ĐT đến hiệu trưởng các trường tiểu học và sự tự thân vận động của chính mỗi giáo viên. Các biện pháp đề xuất đã được CBQL, cán bộ chuyên viên phòng GD&ĐT, Ban Giám hiệu và giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đồng tình, ủng hộ. Mong muốn sẽ được tiếp tục phát huy trong công tác bồi dưỡng giáo viên tiểu học hàng năm ở huyện Yên Dũng đạt chất lượng, hiệu quả. Đây chính là điều kiện, là động lực để giáo dục tiểu học huyện Yên Dũng ổn định, phát triển. 21
  24. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo giáo viên tiểu học và quản lý hoạt động phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học. Hệ thống các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển GDTH cũng như việc xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiểu học của tỉnh Bắc Giang nói chung và thực tế quản lý hoạt động bồi dưỡng GVTH theo chuẩn nghề nghiệp của phòng GD&ĐT huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, Đảng và Nhà nước đặt con người ở vị trí trung tâm, con người là yếu tố quyết định sự thành công xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực của chủ nghĩa xã hội. Tăng cường nguồn lực cho giáo dục và đào tạo, xây dựng đội ngũ giáo viên, tạo nguồn lực cho người dạy, người học. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp nhằm đạt tới mục tiêu của chương trình. Để đạt được những mục tiêu nêu trên cũng như có những cơ sở lý luận mang tính khoa học cao, luận văn đi sâu phân tích những đặc trung cơ bản của GDTH nói chung, trong đó có GDTH huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, làm rõ những vấn đề trọng tâm về phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp. Bên cạnh đó, các chức năng cũng như nhiệm vụ và phạm vi quản lý của phòng GD&ĐT đối với hoạt động bồi dưỡng cũng được phân tích kỹ. Qua việc nghiên cứu lý luận nói trên đã định hướng và tạo cơ sở để chúng tôi nghiên cứu thực trạng, làm cơ sở đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Các biện pháp tổ chức quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp trong tình hình mới được đề ra khá cụ thể, thiết thực. Ý nghĩa thực tiễn của các biện pháp xuất phát từ việc xác định cụ thể những mâu thuẫn nổi bật và từ vấn đề mưng tính bức xúc: Vấn đề chất lượng và hiệu quả của công tác bồi dưỡng bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường tiểu học. Kết quả trưng cầu ý kiến chuyên gia, những biện pháp mà tác giả đề xuất trong luận văn đều được cho rằng manh tính cấp thiết. Đa số các ý kiến được hỏi đều cho rằng các biện pháp đề xuất đều hợp lý, cần thiết có tính khả thi cao. 22
  25. Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp, luận văn đưa ra 06 biện pháp: 1. Tổ chức nâng cao nhận thức về phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường TH trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. 2. Đổi mới xây dựng kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường TH trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang 3. Nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên các trường TH trên địa bàn huyện Yên Dũng tỉnh Bắc Giang 4. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp 5.Tăng cường chỉ đạo hiệu trưởng các trường tiểu học tập trung phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên 6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả quản lý phát triển năng lực nghề nghiệp gắn với đánh giá hàng năm theo chuẩn nghề nghiệp Các biện pháp nêu trên có quan hệ biện chứng với nhau, ràng buộc lẫn nhau, hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện để tạo nên một thể hoàn chỉnh và thống nhất. Phát triển năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GVTH theo chuẩn nghề nghiệp là công việc được vận hành trong mối quan hệ hữu cơ theo quy định chặt chẽ. Do vậy, việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý phải tiến hành động bộ nhất quán. Khi thực hiện các biện pháp nào đó luôn đặt trong sự chi phối và bao giờ cũng phải hướng tới hỗ trợ cho việc thực hiện các biện pháp khác. Nếu độc lập hóa việc thực hiện bất kỳ một biện pháp nào đó thì chẳng những không có ý nghĩa tăng cường quản lý mà còn khó lòng đem lại kết quả cho ngay chính biện pháp đó. Trong quá trình vận hành, hoạt động bồi dưỡng thường có những vấn đề nảy sinh ảnh hưởng xấu đến chất lượng, hiệu quả công tác bồi dưỡng, nhưng chắc chắn sẽ có những yếu tố thuận lợi chưa được phát hiện, khơi nguồn. Do vậy, các biện pháp đã nêu có tính độc lập tương đối trong việc giải quyết các vấn đề nảy sinh và khai thác, phát huy những lợi thế riêng trong quản lý. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo Quản lý hoạt động phát triển năng lực nghề nghiệp đội ngũ GV của phòng GD&ĐT đòi hỏi hệ thống văn bản, quy định có tính pháp lý. Những 23
  26. văn bản này vừa mang tính chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức hoạt động từ phòng đến trường, tổ chuyên môn và cá nhân giáo viên, vừa là cơ sở để phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch và tiến hành theo dõi, kiểm tra, hỗ trợ. Tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn cần lựa chọn thời điểm thích hợp và số lượng, thành phần học viên tham gia cũng như nội dung và cách thức bồi dưỡng thích hợp trên cơ sở điều tra nhu cầu, mong muốn được bồi dưỡng của giáo viên. Chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tại trường bằng nhiều hình thức và quy mô khác nhau (liên trường, nhà trường, tổ chuyên môn, nhóm ) để kết hợp cải tiến thực tiễn với nâng cao năng lực của giáo viên. 2.2. Đối với các trường tiểu học Cần coi trọng sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường (toàn thể hội đồng, tổ chuyên môn, nhóm giáo viên) như một hoạt động tự bồi dưỡng chuyên môn phát triển năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ giáo viên. Xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên môn hướng vào cải tiến thực tiễn dạy học trong các bài cụ thể theo các ý tưởng, mục tiêu đặt ra từ: Soạn giáo án, tổ chức hoạt động giảng dạy trên lớp, dự giờ thăm lớp, sinh hoạt rút kinh nghiệm, viết đề tài sáng kiến kinh nghiệm, thi giáo viên dạy giỏi các cấp. Đặc biệt là phải động viên, khuyến khích giáo viên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng ngày càng cao của GD&ĐT trong giai đoạn hiện nay. 24