Tóm tắt Luận văn Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình theo tiếp cận chuẩn hóa

pdf 24 trang phuongvu95 3610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình theo tiếp cận chuẩn hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_phat_trien_doi_ngu_hieu_truong_truong_trung.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình theo tiếp cận chuẩn hóa

  1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hiệu trưởng có vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường, hoạt động của Hiệu trưởng có vai trò quyết định đến sự thành công của nhà trường. Hiệu trưởng là lực lượng tiên phong trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Ngành, biến các văn bản pháp quy trở thành thực tiễn trong hoạt động dạy học và giáo dục của nhà trường. Hiệu trưởng phải ý thức được trách nhiệm, vai trò, sứ mệnh của mình gắn với sứ mệnh của nhà trường. Thực tiễn đòi hỏi người Hiệu trưởng phải đáp ứng không chỉ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, phẩm chất chính trị mà yêu cầu về năng lực quản lý trưởng học được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, việc phát triển đội ngũ Hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu quản lý nhà trường trong giai đoạn hiện nay được coi là nhiệm vụ vừa cấp thiết, vừa có tính chiến lược lâu dài. Giáo dục nói chung và giáo dục trung học cơ sở nói riêng của tỉnh Thái Bình, trong những năm gần đây đã có sự phát triển mạnh mẽ về mạng lưới và quy mô, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của nhân dân. Chất lượng giáo dục ở các cấp có những tiến bộ đáng kể. Công tác quản lý giáo dục, quản lý nhà trường có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, so với sự phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu đổi mới, phát triển giáo dục, đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Tiền Hải tuy đã cơ bản đạt trình độ chuyên môn về bằng cấp theo quy định của Luật giáo dục, nhưng so với chuẩn Hiệu trưởng theo quy định của thông tư số 29/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành quy định chuẩn Hiệu trưởng trường THCS,THCS và trường cơ sở có nhiều cấp học, đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS huyện Tiền Hải còn nhiều bất cập như: công tác quy hoạch chưa thực sự bám sát theo chuẩn, phần lớn khi bổ nhiệm là những giáo viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn vững vàng trong giảng dạy được quy hoạch và đề bạt làm cán bộ quản lý, do vậy mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn còn thiếu đồng bộ, chưa khách quan. Kế hoạch đào tạo bồi dưỡng Hiệu trưởng theo chuẩn thường được triển khai chậm, nặng về hình thức , cơ chế, chính sách chưa thực sự tháo gỡ khó khăn và khuyến khích đội ngũ Hiệu trưởng tham gia quá trình đào tạo, bồi dưỡng cũng như việc tự bồi dưỡng. Từnhững phân tích trên, trong tình hình hiện nay của tỉnh Thái Bình, rất cần có công trình nghiên cứu có nội dung vận dụng lý luận quản lý giáo dục, quản lý nguồn nhân lực để tìm ra các giải pháp phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS, đảm bảo đội ngũ này nhanh chóng được chuẩn hóa. Tác giả lựa chọn đề tài luận văn :" Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái bình theo tiếp cận chuẩn hóa". 1
  2. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở, đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình theo chuẩn Hiệu trưởng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong quản lý giáo dục hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS theo chuẩn Hiệu trưởng. 3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS và công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng theo chuẩn ở trường THCS huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình hiện nay. 3.3. Đề xuất các biện pháp phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình theo chuẩn HT. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu : hát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình theo tiếp cận chuẩn hóa. 5. Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu biện pháp phát triển đội ngũ HT các trường THCS trên địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 6. Giả thuyết khoa học. Trong những năm qua, việc phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở đã đạt được những kết quả đáng kể song bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại trong công tác quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng Do vậy, nếu đề xuất và thực hiện đồng bộ các biện pháp mà tác giả đề xuất, tác động đến các thành tố của quá trình phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS của huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình theo chuẩn Hiệu trưởng, tập trung vào việc quy hoạch , bổ nhiệm, tạo nguồn, đào tạo - bồi dưỡng - đánh giá theo chuẩn, tạo môi trường - động lực phát triển, cụ thể hóa chuẩn Hiệu trưởng phù hợp với đặc điểm địa bàn huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình thì sẽ phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục cơ sở trong giai đoạn hiện nay. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận hệ thống; Tiếp cận phức hợp; Tiếp cận phát triển 2
  3. 7.2. Phương pháp nghiên cứu : hương pháp nghiên cứu lý luận, Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn; Nhóm các phương pháp xử lý thông tin 8. Cấu trúc của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận chuẩn hóa. Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình theo tiếp cận chuẩn hóa. Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình theo tiếp cận chuẩn hóa. NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận chuẩn hóa 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Các nghiên cứu ngoài nước 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Khái niệm quản lý và quản lý giáo dục 1.2.1.1. Quản lý 1.2.1.2. Quản lý giáo dục 1.2.2. Khái niệm Hiệu trưởng. Luật Giáo dục 2005 quy định tại Điều 54: “Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của nhà trường, do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận”. 1.2.3. Khái niệm chuẩn, Chuẩn Hiệu trưởng. Chuẩn Hiệu trưởng là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với Hiệu trưởng về phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; năng lực lãnh đạo, quản lý nhà trường; năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh và xã hội 1.2.4. Khái niệm phát triển, phát triển đội ngũ Hiệu trưởng 1.2.4.1.Phát triển Phát triển là quá trình tăng trưởng về số lượng và biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng đã có, đã được xây dựng nhưng chưa hoàn chỉnh, chưa đầy đủ, phải tiếp tục được nâng cao để đáp ứng yêu cầu trong thời đại mới. 1.2.4.2. Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng Phát triển đội ngũ HT trường THCS là quá trình xây dựng đội ngũ HT trường THCS đủ về quy mô số lượng, nâng cao chất lượng theo xu hướng 3
  4. đảm bảo năng lực thực hiện nhiệm vụ và tạo lập một cơ cấu đồng bộ trong hệ thống, thông qua các nội dung phát triển theo tiến trình từ khâu qui hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ vv, nhằm hoàn thiện lực lượng QL chủ chốt trong các trường của hệ thống GDTHCS. 1.2.5. Khái niệm phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận chuẩn hóa. Theo tác giả : Phát triển đội ngũ HT trường THCS theo tiếp cận chuẩn hóa là quá trình xây dựng đội ngũ HT trường THCS đủ về quy mô số lượng, nâng cao chất lượng theo xu hướng chuẩn hóa, đảm bảo năng lực thực hiện nhiệm vụ và tạo lập một cơ cấu đồng bộ trong hệ thống, thông qua các nội dung phát triển theo tiến trình từ khâu qui hoạch, tuyển chọn, sử dụng, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, chính sách đãi ngộ, tạo động lực cho đội ngũ vv, nhằm hoàn thiện lực lượng QL chủ chốt trong các trường của hệ thống GDTHCS 1.3. Đặc điểm lao động và vai trò của Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở 1.3.1. Đặc điểm lao động của Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở. 1.3.1.1. Tính chất lao động sư phạm của Hiệu trưởng trường THCS 1.3.1.2. Tổ chức lao động của người hiệu trưởng trường THCS 1.3.2. Vai trò của Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở 1.4. Nội dung cơ bản của Chuẩn Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học bao gồm 3 tiêu chuẩn và 23 tiêu chí với nội dung cơ bản như sau: 1.4.1. Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp 1.4.2. Năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm 1.4.3. Năng lực quản lý nhà trường 1.5. Phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở 1.5.1. Các quan điểm phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS 1.5.2. Các yêu cầu phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở. 1.5.2.1. Yêu cầu phát triển về số lượng 1.5.2.2. Yêu cầu phát triển về chất lượng 1.5.2.3. Yêu cầu phát triển về cơ cấu 1.6. Nội dung phát triển đội ngũ Hiệu trưởng Trường THCS trong bối cảnh đối mới giáodục 1.6.1. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng THCS 4
  5. 1.6.2. Tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm Hiệu trưởng THCS 1.6.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng Hiệu trưởng THCS 1.6.4. Công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại Hiệu trưởng THCS 1.6.5. Tạo môi trường làm việc thuận lợi và động lực thúc đẩy phát triển Hiệu trưởng trường THCS. 1.7. Các yếu tổ ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 1.7.1. Các yếu tố khách quan 1.7.2. Yếu tố chủ quan Kết luận chương 1 Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu về các vấn đề phát triển NNL; phát triển đội ngũ CBQLGD cũng như hệ thống hóa các khái niệm cơ bản của đề tài (quản lý, quản lý giáo dục, phát triển; chuẩn Hiệu trưởng; phát triển đội ngũ HT trường THCS;, trên những bình diện đó, luận văn làm sáng tỏ khái niệm phát triển đội ngũ HT trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTHCS. Theo đó, nội dung phát triển đội ngũ HT trường THCS bao gồm 6 nội dung: quy hoạch phát triển đội ngũ HT trường THCS; tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm Hiệu trưởng;; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ HT trường THCS; công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại Hiệu trưởng thực hiện chính sách, chế độ đãi ngộ và tạo môi trường, động lực để phát triển đội ngũ HT trường THCS Kết thúc chương 1, luận văn đã tập trung phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ HT trường THCS. 5
  6. Chương 2: Thực trạng phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình theo tiếp cận chuẩn hóa 2.1. Vài nét về tình hình kinh tế - xã hội huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. 2.2. Thực trạng giáo dục Trung học cơ sở ở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình 2.2.1. Mạng lưới trường lớp và quy mô học sinh 2.2.2. Chất lượng giáo dục Trung học cơ sở 2.2.3. Đội ngũ giáo viên các trường THCS 2.3. Giới thiệu tổ chức khảo sát thực trạng 2.3.1. Mục đích khảo sát Nhằm đánh giá chính xác, khách quan về thực trạng phát triển đội ngũ HT trường THCS huyện Tiền Hải đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTHCS 2.3.2. Nội dung khảo sát Nội dung phiếu hỏi đảm bảo các nội dung nghiên cứu:Thực trạng đội ngũ HT trường THCS; Thực trạng công tác phát triển đội ngũ HT trường THCS 2.3.3. Đối tượng khảo sát Khảo sát thông qua bộ phiếu điều tra thực trạng bao gồm 3 nhóm đối tượng là G THCS; HT vàphó HT các trường THCS; Lãnh đạo, chuyên viên GDTHCS hòng Giáo Dục & Đào tạo. 2.3.4. Công cụ khảo sát Xây dựng mẫu phiếu khảo sát gồm 3 mẫu: Mẫu 1 dành cho đội ngũ G THCS; Mẫu 2 dành cho HT và phó HT trường THCS; Mẫu 3 dành cho Lãnh đạo, chuyên viên hòng Giáo Dục & Đào tạo.Số lượng phiếu khảo sát: 390 phiếu (Mẫu 1: 360G THCS; mẫu 2: 24 HT và HT; mẫu 3: 6 cán bộ lãnh đạo và chuyên viên phòng GD&ĐT).Thời gian khảo sát: Từ 01/9/2017 đến 01/10/2017 2.3.5. Phương pháp khảo sát điều tra - Khảo sát điều tra bằng phiếu hỏi - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp xử lý số liệu 2.3.6. Phương pháp đánh giá Được thực hiện với m i nội dung là một thang đo, trong m i thang đo gồm các nội dung cụ thể của một nội dung quản lý tương ứng; m i hoạt động có phương án trả lời t y nội dung cụ thể. ận dụng lý thuyết toán xác suất, thống kê để tính điểm trung bình X về 4 mức độ sau: Mức 1, với 1 ≤ X ≤ 1. 5: Còn yếu; Mức 2, với 1. 5 < X ≤ 2.0: Trung bình ; Mức 3,với 2.0 < X ≤ 3.0: Khá; Mức 4, với 3.0 < X ≤ 4.0: Tốt 6
  7. 2.4. Thực trạng đội ngũ Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở huyện Tiền Hải 2.4.1. Về số lượng và cơ cấu 2.4.2. Phẩm chất chính trị và đạo đức nghề nghiệp 2.4.3. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm 2.4.4. Năng lực quản lý nhà trường 2.5. Thực trạng công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở huyện Tiền Hải theo tiếp cận chuẩn hóa. 2.5.1. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ Hiệu trưởng THCS Bảng 2.6: Kết quả khảo sát thực trạng công tác quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THCS Mức độ đạt được Trung Còn TT Các hoạt động quản lý Tốt Khá bình yếu X Xếp (4) (3) (2) (1) thứ Chỉ ra cơ hội và thách thức từ ngoài đối 1 với hoạt động phát triển đội ngũ hiệu 146 100 138 0 3,02 4 trưởng trường giai đoạn hiện nay. Nhận biết được khó khăn về số lượng, 2 cơ cấu, trình độ đào tạo, năng lực và 92 164 90 0 2,7 9 phẩm chất của đội ngũ hiệu trưởng. Nhận biết được thuận lợi về số lượng, 3 cơ cấu, trình độ đào tạo, năng lực và 149 154 81 0 3,2 2 phẩm chất của đội ngũ hiệu trưởng. Thực hiện dự báo đúng về quy mô phát 4 triển trường THCS để nhận biết được 492 465 212 0 3,04 3 nhu cầu số lượng hiệu trưởng. 7
  8. Đề ra được mục tiêu phát triển đội ngũ 5 hiệu trưởng về số lượng, cơ cấu, trình 194 156 34 0 3,4 1 độ đào tạo, năng lực và phẩm chất . Xác định lộ trình thực hiện từng hoạt 6 động phát triển đội ngũ hiệu trưởng để 125 163 96 0 2,75 8 đạt được các mục tiêu của quy hoạch. Dự kiến được các nguồn lực (nhân lực, 7 tài lực và vật lực) cho hoạt động phát 84 191 109 0 2,9 6 triển đội ngũ hiệu trưởng trường THCS. Xác định các giải pháp hoặc biện pháp 8 thực hiện các hoạt động phát triển đội 102 167 115 0 2,96 5 ngũ hiệu trưởng trường THCS. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy 9 hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng 56 144 184 0 2,6 10 trường THCS theo lộ trình quy hoạch. Có các quyết định quản lý kịp thời để 10 điều chỉnh quy hoạch theo thực tiễn 92 125 167 0 2,8 7 cho phù hợp với các kết quả dự báo. Trung bình của X các hoạt động quản lý 2,9 Qua khảo sát bằng phiếu hỏi và trao đổi trực tiếp với một số CBQL các trường THCS tại huyện Tiền Hải cho thấy: Công tác quy hoạch đã nhận biết khá đầy đủ về thuận lợi, khó khăn,trình độ và năng lực, phẩm chất của đội ngũ hiệu trưởng các trường THCS và đã dự báo đúng về quy mô phát triển 8
  9. hệ thống trường THCS của huyện để phục vụ tốt cho công tác phát triển nhân sự cán bộ quản lý giáo dục. Công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ quản lý trong đó có hiệu trưởng trường THCS đã được ngành giáo dục và đào tạo huyện Tiền Hải triển khai thực hiện, nhưng chủ yếu ở cấp Sở và Phòng, tại trường THCS chỉ là bước giới thiệu nhân sự. Công tác quy hoạch chủ yếu thực hiện theo chỉ đạo, quy trình quy định về quy hoạch cán bộ lãnh đạo các cấp của Tỉnh ủy, Huyện ủy. Chuẩn hiệu trưởng trường THCS, trường THCS và trường phổ thông có nhiều cấp học đã được ban hành, tuy nhiên còn tồn tại quan niệm cho rằng hiệu trưởng trường THCS là cán bộ quản lý chuyên môn thuần túy, quy hoạch hiệu trưởng trường THCS theo chuẩn hiệu trưởng là công việc của ngành giáo dục và đào tạo nên hầu như chưa có chủ trương cụ thể của các cấp quản lý, lãnh đạo địa phương về quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THCS theo chuẩn hiệu trưởng đã được ban hành 2.4.2. Công tác tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm Hiệu trưởng THCS. Bảng 2.7: Kết quả khảo sát thực trạng tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm Hiệu trưởng trường THCS Mức độ đạt được Trung Còn TT Các hoạt động quản lý Tốt Khá bình Yếu X Xếp (4) (3) (2) (1) thứ Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức 1 về lựa chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, sử 144 102 138 0 3,01 6 dụng và miễn nhiệm hiệu trưởng Thực hiện công khai tiêu chuẩn, nguyên 2 tắc, quy trình, thủ tục bổ nhiệm, luận 192 154 38 0 3,4 1 chuyển và miễn nhiệm hiệu trưởng. Tổ chức đánh giá theo Chuẩn từng hiệu 3 trưởng đương chức để nhận biết những 125 168 91 0 3,09 3 người có thể bổ nhiệm lại, luân chuyển. Thực hiện thường xuyên rà soát, đánh giá 4 để lựa chọn người kế cận hiệu trưởng từ 187 94 103 0 3,2 2 9
  10. đội ngũ nhà giáo trong các trường. Tổ chức giới thiệu người dự nguồn (theo Hướng dẫn số 15/HD-BTCTW, 5 ngày 05/11/2012 của BCH TW về công 136 120 128 0 3,02 5 tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý). Thiết lập hồ sơ, lý lịch, nguyện vọng cá 6 nhân của người được giới thiệu để bổ 95 163 126 0 2,92 9 nhiệm và công khai rông rãi hồ sơ đó. Thành lập Hội đồng thi tuyển hoặc xét 7 tuyển để lựa chọn những ứng viên đủ 152 113 119 0 3,08 4 điều kiện bổ nhiệm thành hiệu trưởng. Công khai kết quả lựa chọn người sẽ bổ 8 nhiệm giữ chức vụ hiệu trưởng để nhận ý 86 124 164 0 2,71 11 kiến phản hồi từ các tổ chức, cá nhân. Xử lý các thông tin phản hồi (nếu có), 9 có ý kiến tiếp thu hoặc giải thích với các 57 145 182 0 2,67 12 tổ chức, cá nhân để có sự đồng thuận. Ban hành quyết định bổ nhiệm mới, bổ 10 nhiệm lại hiệu trưởng, hoặc luận chuyển 98 186 100 0 2,99 7 đến trường khác khi hết nhiệm kỳ. Thực hiện giao trách nhiệm cho từng 11 hiệu trưởng sau bổ nhiệm trên nguyên 121 103 160 0 2,89 10 tắc tiếp tục thử thách để phát triển. Thực hiện miễn nhiệm theo quy định 12 cho các hiệu trưởng khi họ có nguyên 118 134 132 0 2,96 8 vọng nghỉ quản lý hoặc có sai phạm. Trung bình của X các hoạt động quản lý 2,99 10
  11. Khảo sát thực trạng vấn đề này ở huyện Tiền Hải, kết quả cho thấy: Việc bố trí, đề bạt CBQL giáo dục trong đó hiệu trưởng trường THCS nhìn chung đều dựa vào quy định của Đảng và Nhà nước về tiêu chuẩn cán bộ quản lý, lãnh đạo, trong đó các tiêu chuẩn cốt lõi là trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, lối sống; quy trình bổ nhiệm CBQL trường THCS được thực hiện theo các quy định của Đảng, Nhà nước và quy định cụ thể của huyện ủy, UBND huyện Tiền Hải. Ngành giáo dục và đào tạo huyện Tiền Hải đã có chủ trương đào tạo, bồi dưỡng những giáo viên ưu tú tại cơ sở giáo dục trở thành CBQL các trường học nói chung và trường THCS nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý còn bất cập, năng lực tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chưa đáp ứng với yêu cầu của công tác đổi mới giáo dục và tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nguyên nhân của tình trạng này là do chưa làm tốt công tác quy hoạch, phát triển cán bộ nên việc đào tạo bồi dưỡng nguồn cán bộ quản lý chưa đạt yêu cầu về chất lượng. 2.4.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng Hiệu trưởng THCS Bảng 2.8: Kết quả khảo sát thực trạng tổ chức bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường THCS Mức độ đạt được TT Các hoạt động quản lý Tốt Khá Trung Còn Xếp bình yếu X (4) (3) (2) (1) thứ Tổ chức đánh giá năng lực của hiệu 1 trưởng theo Chuẩn Hiệu trưởng trường 94 165 125 0 2,79 8 THCS để nhận biết yêu cầu bồi dưỡng. Tổ chức đánh gia cán bộ nguồn để biết 2 tiềm năng và triển vọng của đội ngũ 102 106 176 0 2,8 7 này và yêu cầu cần bồi dưỡng. Thực hiện phân loại hiệu trưởng và cán 3 bộ nguồn ở diện bồi dưỡng hoặc tự bồi 143 120 121 0 3,05 2 dưỡng nâng cao trình độ. Tổ chức tìm hiểu nguyện vọng và hoàn 11
  12. 4 cảnh của hiệu trưởng để lựa chọn hình 126 148 110 0 3,04 3 thức bồi dưỡng thích hợp. Liên hệ với các cơ sở bồi dưỡng CBQL 5 giáo dục để giới thiệu Hiệu trưởng và 98 123 163 0 2,83 6 cán bộ nguồn đi bồi dưỡng. 6 Phối hợp với các cơ sở bồi dưỡng 75 154 155 0 2,75 CBQLgiáo dục để góp ý về mục tiêu, chươngtrình và nội dung bồi dưỡng. Tổ chức bồi dưỡng hiệu trưởng đương 7 chức và cán bộ dự nguồn bằng hình 158 143 83 0 3,18 1 8 Khuyến khích việc tự bồi dưỡng của hiệu trưởng và cán bộ dự nguồn bằng 116 145 123 0 2,98 4 hình thức tự học, kèm cặp, học từ xa. Xây dựng, thực hiện quy định h trợ 9 thời gian, kinh phí và chế độ cho người 44 162 178 0 2,65 10 tham gia bồi dưỡng hoặc tự bồi dưỡng Thực hiện gắn kết các kết quả bồi 10 dưỡng, tự bồi dưỡng với việc tuyển 103 149 132 0 2,92 5 chọn, bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại. Trung bình của X các hoạt động quản lý 2,9 Bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường THCS là một khâu quan trọng của lý luận quản lý nguồn nhân lực. Làm tốt công tác này sẽ góp phân nâng cao năng lực quản lý trường học theo hướng “tự chủ, giải trình trách nhiệm xã hội”. Khảo sát về vấn đề này qua trao đổi với một số Hiệu trưởng trường THCS, cho thấy các cấp quản lý giáo dục đã kết nối, phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục trong cả nước giới thiệu người đến đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS; đồng thời khuyến khích cho nhiều CBQL giáo dục được tham gia đào tạo (thạc sĩ, tiến sĩ) và 12
  13. bồi dưỡng.Qua việc phỏng vấn một số CBQL về nhân sự giáo dục cấp huyện và một số Hiệu trưởng trường THCS; đồng thời qua xử lý các câu hỏi mở trong m i bảng câu hỏi cho thấy: mức độ còn yếuvềcáchoạt động quản lý thực trạng quản lý công tác tổ chức bồi dưỡng đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS đương chức và đội ngũ kế cận được như trên có nguyên nhân là do công tác quản lý nhân sự giáo dục của các tỉnh. Thông qua phỏng vấn trực tiếp với Hiệu trưởng trường THCS, có thể đưa ra một số thực trạng như: Còn một tỉ lệ tương đối cao hiệu trưởng trường THCS chưa thực sự quan tâm đến việc tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, việc đầu tư thời gian, tâm sức để cập nhật kiến thức quản lý mới còn rất hạn chế, vì vậy chất lượng quản lý sẽ bị ảnh hưởng. Hiệu trưởng tham gia nghiên cứu khoa học khá thấp. Quản lý là lĩnh vực khoa học đang phát triển rất nhanh trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Để cập nhật, nâng cao kiến thức quản lý nhất thiết hiệu trưởng trường THCS phải tham gia nghiên cứu khoa học. Tóm lại, để nâng cao chất lượng quản lý trường THCS, các cấp quản lý cấp trên cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường THCS; tổ chức cho hiệu trưởng trường THCS học tập kinh nghiệm quản lý của các trường điển hình tiên tiến; tăng cường các hoạt động tự bồi dưỡng như truy cập internet, tham gia nghiên cứu khoa học. 2.4.4. Công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại Hiệu trưởng trườngTHCS Qua việc phỏng vấn một số CBQL về nhân sự giáo dục cấp tỉnh và một số Hiệu trưởng trường THCS; đồng thời qua xử lý các câu hỏi trong m i bảng câu hỏi cho thấy: mức độ còn yếuvềcáchoạt động quản lý thực trạng quản lý hoạt động đánh giá công tác của đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS của huyện Tiền Hải còn hạn chế là do công tác quản lý nhân sự giáo dục của tỉnh chưa tăng cường và đặc biệt là việc xử lý tốt các kết quả đánh giá để tạo động lực cho m i Hiệu trưởng và cho cả đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS của các tỉnh này. Mặt khác, trên thực tế tuy rằng huyện Tiền Hải đều được xây dựng kế hoạch đánh giá kết quả hoạt động hiệu trưởng theo định kỳ, thường xuyên, đột xuất; xác định các nội dung đánh giá những hoạt động của hiệu trưởng trên cơ sở quyền hạn và trách nhiệm của họ; có so sánh kết quả hoạt động của hiệu trưởng với các tiêu chí để nhận biết các điểm tốt, thiếu sót hoặc sai phạm; hằng năm sau đánh giá các tỉnh đã có thông báo những thông báo kết quả đánh giá (quyết định quản lý) đối với hiệu trưởng, bao gồm những ưu điểm, hạn chế cần khắc phục và triển vọng; nhưng chưa có biện pháp khả thi trong phát động phong trào thi đua khen thưởng để động viên tinh thần và vật chất nhằm tạo động lực cho Hiệu trưởng trường THCS phát triển. 13
  14. Từ đó cho thấy, việc đánh giá đội ngũ HT trường THCS còn mang tính hình thức, chưa có ý nghĩa sử dụng kết quả đánh giá trong khen thưởng, thăng tiến đối với HT trường THCS và giúp cho việc đo lường tác động của việc đánh giá HT đối với sự phát triển của trường THCS; chưa căn cứ kết quả đánh giá để thực hiện các điều chỉnh cần thiết sau đánh giá (thăng tiến, miễn nhiệm, bãi nhiệm, luân chuyển) đối với HT, đảm bảo sự phát triển, sự ổn định và bền vững của trường THCS; chưa có biện pháp khả thi trong phát động phong trào thi đua khen thưởng để động viên tinh thần và vật chất nhằm tạo động lực cho đội ngũ HT trường THCS phát triển 2.4.5 Tạo môi trường làm việc thuận lợi và động lực thúc đẩy phát triển Hiệu trưởng trường THCS. Qua việc phỏng vấn một số CBQL về nhân sự giáo dục cấp tỉnh và một số Hiệu trưởng trường THCS; đồng thời qua xử lý các câu hỏi trong m i bảng câu hỏi cho thấy: mức độ còn yếuvềcáchoạt động tạo môi trường phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS là do công tác quản lý nhân sự giáo dục của huyện chưa đẩy mạnh. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhân sự CBQL giáo dục cấp tỉnh chưa có những giải pháp quản lý khả thi nhằm tạo ra môi trường pháp lý, môi trường làm việc, xây dựng và thực hiện các chính sách đãi ngộ riêng của tỉnh đối với đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS nhằm tạo động lực cho đội ngũ này phát triển. Ngoài ra, tại huyện Tiền Hải còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém cần phải được khắc phục đó là: bố trí nơi công tác trên nguyên tắc hợp lý hóa gia đình để tạo điều kiện tốt cho hiệu trưởng kết hợp tốt công việc chung và riêng; tổ chức hiệu quả các hoạt động tham quan học hỏi kinh nghiệm quản lý cho Hiệu trưởng ở trong và ngoài nước. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên là cũng thuộc về các cơ quan quản lý nhân sự giáo dục của huyện Tiền Hải chưa vận dụng có hiệu quả lý luận về phát triển đội ngũ nhân lực trong một tổ chức và chưa có các giải pháp nhằm xoá bỏ các mâu thuẫn, tháo gỡ các khó khăn và khắc phục các bất cập trong các hoạt động quản lý phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS của các tỉnh đó. 2.5. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS. 2.6. Đánh giá chung về công tác phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở huyện Tiền Hải. 2.6.1. Những kết quả đạt được Qua phân tích thực trạng phát triển đội ngũ HT trường THCS cho thấy công tác phát triển đội ngũ HT trường THCS ở huyện Tiền Hải bước đầu đã đạt được một số kết quả như sau: hẩm chất chính trị của đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS ở huyện Tiền Hải về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu 14
  15. của chuẩn Hiệu trưởng.Huyện Tiền Hải đã quan tâm đến công tác phát triển đội ngũ CBQL nói chung và đội ngũ HT trường THCS nói riêng, đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để phát triển GDTHCS.Quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường THCS đều nằm trong quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành, không có quy hoạch riêng cho công tác quản lý này. Công tác quy hoạch đã nhận biết khá đầy đủ về thuận lợi, khó khăn,trình độ và năng lực, phẩm chất của đội ngũ hiệu trưởng các trường THCS và đã dự báo đúng về quy mô phát triển hệ thống trường THCS của huyện để phục vụ tốt cho công tác phát triển nhân sự cán bộ quản lý giáo dục.Việc bố trí, đề bạt CBQL giáo dục trong đó hiệu trưởng trường THCS nhìn chung đều dựa vào quy định của Đảng và Nhà nước về tiêu chuẩn cán bộ quản lý, lãnh đạo, trong đó các tiêu chuẩn cốt lõi là trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức, lối sống; quy trình bổ nhiệm CBQL trường THCS được thực hiện theo các quy định của Đảng, Nhà nước và quy định cụ thể của huyện ủy, UBND huyện Tiền Hải.Công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ HT trường THCS được chú trọng triển khai theo kế hoạch, mục tiêu của ngành và nhu cầu của người học, giúp cho đội ngũ HT trường THCS có đủ điều kiện đảm bảo theo Chuẩn HT trường THCS. Các cấp quản lý giáo dục đã kết nối, phối hợp với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục trong cả nước giới thiệu người đến đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS; đồng thời khuyến khích cho nhiều CBQL giáo dục được tham gia đào tạo (thạc sĩ, tiến sĩ) và bồi dưỡng. 2.6.2 Những hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được như trình bày ở trên, công tác phát triển đội ngũ HT trường THCS huyện Tiền Hải vẫn còn những hạn chế sau: Đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS huyện Tiền Hải vẫn còn bộc lộ một số tồn tại về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm: chất lượng của một bộ phận Hiệu trưởng có trình độ đại học vừa làm vừa học và từ xa chưa thật sự đảm bảo, chưa có Hiệu trưởng có trình độ sau đại học. ề năng lực ngoại ngữ và sử dụng công nghệ thông tin của các HT tự đánh giá chỉ ở mức khá. Quy hoạch hiệu trưởng trường THCS theo chuẩn hiệu trưởng là công việc của ngành giáo dục và đào tạo nên hầu như chưa có chủ trương cụ thể của các cấp quản lý, lãnh đạo địa phương về quy hoạch phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THCS theo chuẩn hiệu trưởng đã được ban hành . Còn một tỉ lệ tương đối cao hiệu trưởng trường THCS chưa thực sự quan tâm đến việc tự bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, việc đầu tư thời gian, tâm sức để cập nhật kiến thức quản lý mới còn rất hạn chế, vì vậy chất lượng quản lý sẽ bị ảnh hưởng. Hiệu trưởng tham gia nghiên cứu khoa học khá thấp. Quản lý là lĩnh vực khoa học đang phát triển rất nhanh trong điều kiện hội nhập quốc 15
  16. tế hiện nay. Để cập nhật, nâng cao kiến thức quản lý nhất thiết hiệu trưởng trường THCS phải tham gia nghiên cứu khoa học . Mức độ còn yếu về các hoạt động tạo môi trường phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS là do công tác quản lý nhân sự giáo dục của huyện chưa đẩy mạnh. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhân sự CBQL giáo dục cấp tỉnh chưa có những giải pháp quản lý khả thi nhằm tạo ra môi trường pháp lý, môi trường làm việc, xây dựng và thực hiện các chính sách đãi ngộ riêng của tỉnh đối với đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS nhằm tạo động lực cho đội ngũ này phát triển. Kết luận chương 2 Trên cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ HT trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTHCS, luận văn đã phân tích phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ HT trường THCS và thực trạng phát triển đội ngũ HT trường THCS huyện Tiền Hải. Kết quả phân tích cơ sở thực tiễn phát triển đội ngũ HT trường THCS huyện Tiền Hải cho thấy: Công tác phát triển đội ngũ HT trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTHCS ở huyện Tiền Hải đã đạt được những kết quả cơ bản như: số lượng đội ngũ HT tăng nhanh, cơ bản đáp ứng với quy mô trường, lớp; chất lượng được nâng cao và cơ cấu đã tương đối đồng bộ; công tác phát triển đội ngũ HT trường THCS đã được các cấp quan tâm, chỉ đạo Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng cho thấy những hạn chế trong công tác phát triển đội ngũ HT trường THCS ở huyện Tiền Hải như: chất lượng đội ngũ HT trường THCSvề tính chuyên nghiệp chưa cao, trình độ và năng lực quản lý điều hành còn bất cập ; Các khâu trong quá trình phát triển đội ngũ HT trường THCS bộc lộ nhiều bất cập như: Nhận thức của các cấp và cộng đồng về công tác phát triển đội ngũ HT trường THCS chưa cao; Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ HT trường THCS chưa hợp lý, còn nặng về hình thức; Công tác đào tạo bồi dưỡng chưa thật sự nâng cao năng lực cho HT; công tác đánh giá đội ngũ HT trường THCS chưa thật sự hiệu quả Từ đó cho thấy công tác phát triển đội ngũ HT trường THCS hiện nay đang có nhiều bất cập: nhiều chính sách, nhưng kém hiệu lực, đặc biệt là việc chưa xác định khung năng lực HT trường THCS và quá trình thực hiện các nội dung phát triển chưa dựa vào năng lực dẫn đến năng lực đội ngũ HT trường THCS chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới GDTHCS trong xu thế hiện nay. Đây là cơ sở thực tiễn làm căn cứ để các giải pháp phát triển đội ngũ HT trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTHCS được đề xuất ở chương tiếp theo. 16
  17. Chương 3: Biện pháp phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình theo tiếp cận chuẩn hóa 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa 3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình theo tiếp cận chuẩn hóa. 3.2.1. Đổi mới công tác quy hoạch tạo nguồn phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS. ục tiêu biện pháp Quy hoạch đội ngũ HT trường THCS làm cơ sở định hướng cho việc lập kế hoạch phát triển đội ngũ HT trường THCS dài hạn, trung hạn; Xây dựng kế hoạch chiến lược để phát triển đội ngũ HT trường THCS theo chuẩn năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTHCS. Đồng thời làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ HT để họ có khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.Công tác quy hoạch giúp cho cơ quan quản lý, nhà quản lý biết được số lượng, chất lượng, cơ cấu của đội ngũ HT, đồng thời xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ HT trường THCS. ội dung biện pháp Cần đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ HT trường THCS theo các nội dung cụ thể như sau: Làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan QL đối với công tác quy hoạch đội ngũ HT trường THCS.; Thực hiện xây dựng kế hoạch quy hoạch đội ngũ HT trường THCS trên cơ sở xác định căn cứ quy hoạch phát triển đội ngũ HT theo chuẩn năng lực; lập kế hoạch phát triển đội ngũ HT trường THCS.; Đổi mới đồng bộ tất cả các khâu của công tác quy hoạch (hoàn thiện hệ thống văn bản, tăng cường bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác quy hoạch ); Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng những đơn vị thực hiện tốt công tác quy hoạch HT trường THCS; Cần đổi mới công tác quy hoạch đội ngũ HT trường THCS theo hướng cần xem xét, áp dụng những kinh nghiệm ph hợp đặc th của điạ phương. Tổ chức thực hiện i) Tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cơ quan QL đối với công tác quy hoạch đội ngũ HT trường THCS 17
  18. ii) Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn thực hiện quy hoạch đội ngũ HT trường THCS iii) Đổi mới các khâu trong quy trình quy hoạch đội ngũ HT trường THCS iv) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, biểu dương khen thưởng những đơn vị thực hiện tốt công tác quy hoạch HT trường THCS Điều kiện thực hiện 3.2.2. Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ Hiệu trưởng THCS theo tiếp cận chuẩn hóa. ục tiêu biện pháp Thực hiện đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ HT trường THCS nhằm giúp cho các cơ sở GDTHCS có được đội ngũ HT trường THCS đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo chất lượng đạt chuẩn năng lực đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTHCS. ội dung biện pháp Đổi mới cách tuyển chọn và sử dụng đội ngũ HT trường THCS phải bảo đảm, giữ vững nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ HT. Thu hút, phát hiện người có đức, có tài, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chức trách nhiệm vụ đặt ra trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế, đòi hỏi HT trường THCS phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, hội đủ các nhóm năng lực của người lãnh đạo trong thời đại mới. Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ HT trường THCS phải xuất phát từ mục tiêu, yêu cầu của nhà trường và công việc; cần phải căn cứ vào tiêu chuẩn năng lực HT trường THCS để tuyển chọn và sử dụng. Áp dụng hình thức thi tuyển HT ở những nơi có điều kiện hợp lý, công bằng và đảm bảo khách quan. Lập kế hoạch tuyển chọn đội ngũ HT trường THCS và thông báo rộng rãi, công khai; Tổ chức tuyển chọn đội ngũ HT trường THCS dựa vào tiêu chuẩn năng lực chức danh HT trường THCS; hân công, bố trí đội ngũ HT trường THCS theo năng lực ph hợp vị trí công tác và địa điểm công tác. Tổ chức thực hiện i) Xây dựng căn cứ để tuyển chọn và sử dụng đội ngũ HT trường THCS ii) Xây dựng kế hoạch tuyển chọn và sử dụng đội ngũ HT trường THCS iii) Tuyển chọn và sử dụng đội ngũ HT trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTHCS 18
  19. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.3. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đội ngũ HT trường THCS theo tiếp cận chuẩn hóa ục tiêu biện pháp Yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đòi hỏi đội ngũ HT trường THCS phải có đủ năng lực đáp ứng nhiệm vụ trong bối cảnh mới. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ HT trường THCS có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của HT trường THCS; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ. ội dung biện pháp Bảo đảm nâng cao năng lực nghề nghiệp; ý thức trách nhiệm, đạo đức của đội ngũ HT trường THCS; gắn đào tạo, bồi dưỡng với nhu cầu và quy hoạch sử dụng lâu dài. Tăng cường trách nhiệm và tạo điều kiện cho đội ngũ HT trường THCS tham gia hoạt động đào tạo, bồi dưỡng một cách tích cực. Nâng cao toàn diện chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ HT trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTHCS cần bảo đảm thực hiện tốt quy trình đào tạo, bồi dưỡng gồm bốn bước cơ bản là: Xác định nhu cầu; lập kế hoạch; thực hiện kế hoạch và đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên có một loạt các yếu tố liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến quy trình này như thể chế, ngân sách đào tạo, bồi dưỡng, chương trình tài liệu, giáo viên và năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cơ sở vật chất, trang thiết bị h trợ giảng dạy của cơ sở đào tạo cũng như năng lực và động lực học tập của học viên. Đổi mới nội dung, chương trình, phương thức bồi dưỡng HT trường THCS một cách khoa học, bảo đảm tính hiệu quả, thiết thực, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Tổchức thực hiện i) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ HT trường THCS. ii) Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng iii) Lập kế hoạch thực hiện xác định nhu cầu đào tạo. hân tích nhu cầu đào tạo iv) Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡn v) Đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng Điều kiện thực hiện 3.2.4. Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường kỳ năng lực quản lý của hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận chuẩn hóa 19
  20. ục tiêu biện pháp Thông qua kiểm tra, đánh giá sẽ nắm được trình độ, năng lực của đội ngũ hiệu trưởng trường THCS huyện Tiền Hải hiện nay so với chuẩn như thế nào; nắm được tâm tư, nguyện vọng và các kiến nghị, đề xuất của họ. Căn cứ kết quả kiểm tra, đánh giá các cấp quản lý cấp trên có chủ trương, chính sách, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hiệu trưởng trường THCS đáp ứng các yêu cầu của chuẩn hiệu trưởng. Nội dung biện pháp Nội dung biện pháp này bao gồm các công việc sau đây: Hàng năm, đánh giá đội ngũ HT trường THCS được tiến hành theo 2 nội dung: Đánh giá công chức theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BN về việc đánh giá xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập; (2) Đánh giá theo chuẩn HT trường THCS (Ban hành k m theo Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT). Để công tác đánh giá thực sự đem lại hiệu quả, cần phải đổi mới đánh giá HT trường THCS, nội dung cụ thể:Xây dựng kế hoạch đánh giá đội ngũ HT trường THCS và tổ chức đánh giá thường kỳ năng lực HT trường THCS ;Qui định công khai kế hoạch, mục đích, tiêu chuẩn đánh giá đội ngũ HT trường THCS; Thực hiện nghiêm túc qui trình đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá đội ngũ HT trường THCS. Tổ chức thực hiện i) Đổi mới công tác đánh giá công chức ii) Đổi mới đánh giá đội ngũ HT trường THCS theo Chuẩn HT trường THCS ph hợp với huyện Tiền Hải Điều kiện thực hiện 3.2.5. Đảm bảo chính sách, chế độ đãi ngộ, tạo động lực làm việc cho đội ngũ hiệu trưởng trường THCS ục tiêu biện pháp Chính sách, chế độ đãi ngộ thỏa đáng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm khuyến khích, tạo động lực phấn đấu, đóng góp sức lực vào sự nghiệp đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục iệt Nam của đội ngũ HT trường THCS. Đãi ngộ theo hiệu quả công việc sẽ khuyến khích sự sáng tạo, đề cao trách nhiệm cá nhân, tất nhiên là phải căn cứ vào hiệu quả công việc và những cống hiến của họ. Chính sách đãi ngộ đội ngũ HT trường THCS phải thực sự xác định là động cơ trực tiếp, quan trọng nhất phát triển GDTHCS ội dung biện pháp Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục, huy động nguồn lực xây dựng nhà trường; Thực hiện đầy đủ các chế độ về lương và các loại phụ cấp theo quy định hiện hành; Đầu tư thoả đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội 20
  21. ngũ HT trường THCS; Đầu tư kinh phí, trang bị các phương tiện, điều kiện làm việc cho đội ngũ HT trường THCS theo hướng hiện đại hoá đáp ứng với yêu cầu đổi mới GDTHCS hiện nay; Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ HT trường THCS. Giao quyền tự chủ về quản lí tổ chức bộ máy, quản lí ngân sách cho các trường THCS theo Nghị định 43 của Chính phủ để nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao hiệu quả quản lí các nhà trường; Đổi mới công tác thi đua, khen thưởng để việc đánh giá mức độ tiến bộ của các trường THCS gắn với vai trò, trách nhiệm đội ngũ HT trường THCS. Thực hiện tốt chính sách đãi ngộ, thu hút nhân tài và sử dụng ngân sách cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ HT trường THCS. Cải thiện môi trường làm việc để tạo động lực cống hiến, phấn đấu vươn lên của đội ngũ HT trường THCS. Nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quản lý đội ngũ HT trường THCS; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; hoàn thiện cơ chế, chính sách cho đội ngũ HT trường THCS. Tổ chức thực hiện i) Thực hiện tốt các chính sách, chế độ đãi ngộ, thu hút nhân tài và sử dụng ngân sách cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ HT trường THCS. ii) Cải thiện môi trường làm việc để tạo động lực cống hiến, phấn đấu vươn lên của đội ngũ HT trường THCS. iii) Xây dựng tính đồng thuận trong tập thể sư phạm và phát triển tập thể sư phạm trở thành “tổ chức biết học hỏi” Điều kiện thực hiện 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp Các biện pháp hát triển đội ngũ HT trường THCS huyện Tiền Hải đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTHCS được đề xuất trong luận văn này có quan hệ mật thiết với nhau. Để công tác hát triển đội ngũ HT trường THCS đạt được hiệu quả cao cần thực hiện đồng bộ và toàn diện các biện pháp trên. Mục đích, nội dung, cách thức tiến hành của m i biện pháp chỉ mang ý nghĩa tương đối vì chúng có mối quan hệ chặt chẽ, hữu cơ, tương tác, bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau trong toàn bộ quá trình phát triển đội ngũ HT trường THCS đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 21
  22. Bảng 3.1 .Kết quả thăm dò, đánh giá tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp Tính cấp thiết (%) Tính khả thi (%) Rất Các biện pháp Rất Không Khả Không Cần khả cần cần thi khả thi thi Biện pháp 1: Đổi mới công tác quy hoạch tạo nguồn phát triển 76,04 23,96 0 80,2 19,8 0 đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS. Biện pháp 2: Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ 73,4 26,6 0 71,5 28,5 0 Hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục hiện nay Biện pháp 3: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đội ngũ HT 80,7 19,3 0 64,2 35,8 0 trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTHCS Biện pháp 4: Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường kỳ năng lực 78,6 21,4 0 72,8 27,2 0 quản lý của hiệu trưởng trường THCS theo chuẩn hiệu trưởng Biện pháp 5: Đảm bảo chính sách, chế độ đãi ngộ, tạo động 83,9 16,1 0 79,5 20,5 0 lực làm việc cho đội ngũ hiệu trưởng trường THCS Xuất phát từ cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ CBQL giáo dục, điều kiện thực tiễn của đất nước và đặc biệt là của huyện Tiền Hải, trên cơ sở thực trạng đội ngũ hiệu trưởng trường THCS huyện Tiền Hải. Định hướng để lựa chọn các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Tiền Hải là các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chiến lược phát triển giáo dục của Nhà nước và kinh nghiệm của các quốc gia trong thời kỳ hội 22
  23. nhập quốc tế và toàn cầu hoá, nên có cơ sở vững chắc, đảm bảo tính khoa học và tính hiện đại.Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Tiền Hải theo quan điểm chuẩn hoá bao gồm 5 biện pháp: Đổi mới công tác quy hoạch tạo nguồn phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS; Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ Hiệu trưởng theo tiếp cận chuẩn hóa; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đội ngũ HT trường THCS theo tiếp cận chuẩn hóa; Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường kỳ năng lực quản lý của hiệu trưởng trường THCS theo tiếp cận chuẩn hóa; Đảm bảo chính sách, chế độ đãi ngộ, tạo động lực làm việc cho đội ngũ hiệu trưởng trường THCS. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu về các vấn đề phát triển NNL; phát triển đội ngũ CBQLGD cũng như hệ thống hóa các khái niệm cơ bản của đề tài (quản lý, quản lý giáo dục, phát triển; chuẩn Hiệu trưởng; phát triển đội ngũ HT trường THCS;, trên những bình diện đó, luận văn làm sáng tỏ khái niệm phát triển đội ngũ HT trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTHCS.Nội dung phát triển đội ngũ HT trường THCS bao gồm 5 nội dung: quy hoạch phát triển đội ngũ HT trường THCS; tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm Hiệu trưởng; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ HT trường THCS; công tác kiểm tra, đánh giá xếp loại Hiệu trưởng thực hiện chính sách, chế độ đãi ngộ và tạo môi trường, động lực để phát triển đội ngũ HT trường THCS Kết thúc chương 1, luận văn đã tập trung phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ HT trường THCS. Kết quả phân tích cơ sở thực tiễn phát triển đội ngũ HT trường THCS huyện Tiền Hải cho thấy: Công tác phát triển đội ngũ HT trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTHCS ở huyện Tiền Hải đã đạt được những kết quả cơ bản như: số lượng đội ngũ HT tăng nhanh, cơ bản đáp ứng với quy mô trường, lớp; chất lượng được nâng cao và cơ cấu đã tương đối đồng bộ; công tác phát triển đội ngũ HT trường THCS đã được các cấp quan tâm, chỉ đạo Bên cạnh đó, kết quả phân tích cũng cho thấy những hạn chế trong công tác phát triển đội ngũ HT trường THCS ở huyện Tiền Hải như:chất lượng đội ngũ HT trường THCS về tính chuyên nghiệp chưa cao, trình độ và năng lực quản lý điều hành còn bất cập ; Các khâu trong quá trình phát triển đội ngũ HT trường THCS bộc lộ nhiều bất cập như: Nhận thức của các cấp và cộng 23
  24. đồng về công tác phát triển đội ngũ HT trường THCS chưa cao; Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ HT trường THCS chưa hợp lý, còn nặng về hình thức; Công tác đào tạo bồi dưỡng chưa thật sự nâng cao năng lực cho HT; công tác đánh giá đội ngũ HT trường THCS chưa thật sự hiệu quả. Đây là cơ sở thực tiễn làm căn cứ để các giải pháp phát triển đội ngũ HT trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTHCS được đề xuất ở chương tiếp theo. Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS huyện Tiền Hải theo quan điểm chuẩn hoá bao gồm 5 biện pháp: Đổi mới công tác quy hoạch tạo nguồn phát triển đội ngũ Hiệu trưởng trường THCS; Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng đội ngũ Hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục hiện nay; Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất đội ngũ HT trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới GDTHCS; Tổ chức kiểm tra, đánh giá thường kỳ năng lực quản lý của hiệu trưởng trường THCS theo chuẩn hiệu trưởng; Đảm bảo chính sách, chế độ đãi ngộ, tạo động lực làm việc cho đội ngũ hiệu trưởng trường THCS Các biện pháp phát triển đội ngũ hiệu trưởng được lựa chọn, thiết kế nhằm tác động vào các chủ thể chính và các khâu then chốt của quá trình quản lý đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ hiệu trưởng đạt hiệu quả. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạoTỉnh Thái Bình 2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tiền Hải 2.3. Đối với Hiệu trưởng trường THCS TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Hà Thị Thu Hà PGS.TS Nguyễn Công Giáp 24