Tóm tắt Luận văn Hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ ở tuổi dậy thì tại các trung tâm chuyên biệt Thành phố Hà Nội

doc 25 trang phuongvu95 5900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ ở tuổi dậy thì tại các trung tâm chuyên biệt Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctom_tat_luan_van_ho_tro_tam_ly_cho_tre_em_gai_roi_loan_pho_t.doc

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ ở tuổi dậy thì tại các trung tâm chuyên biệt Thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGUYỄN THÙY LINH HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO TRẺ EM GÁI RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TUỔI DẬY THÌ TẠI CÁC TRUNG TÂM CHUYÊN BIỆT THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng Mã số: Thí điểm TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG HÀ NỘI - 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Nguyễn Thị Hoàng Yến Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sỹ Họp tại Học viện Quản lý giáo dục Vào hồi giờ phút ngày tháng năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Quản lý giáo dục
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Khi một đứa trẻ ra đời nó cũng không biết và không thể lựa chọn cho mình một cơ thể khỏe mạnh, một tinh thần minh mẫn hay một cơ thể khuyết tật, một tinh thần còi cọc, vì thế bên cạnh những cháu bé bình thường và phát triển tốt còn có một tỉ lệ không nhỏ các cháu bị khiếm khuyết về thể chất hay tâm lý và những cháu bé này cần có những sự can thiệp và hỗ trợ càng sớm càng tốt để giúp cho các em có được những cơ hội tốt nhất trong việc phát triển và hội nhập xã hội. Tại Việt Nam cũng như trên thế giới tỷ lệ trẻ khuyết tật chiếm một số lượng không nhỏ (khoảng 10% tổng số trẻ em được sinh ra). Vì thế công tác nhận diện , đặc điểm, can thiệp trẻ khuyết tật, đã và đang là vấn đề quan tâm chung của toàn xã hội và là nỗi niềm canh cánh của nhiều người và trách nhiệm cũng như nỗi lo âu lớn nhất của gia đình, bố mẹ các em. Giới tính ảnh hưởng trực tiếp đến những đứa trẻ tự kỷ, theo các nhà khoa học Đại học Stanford (Mỹ). Hành vi các bé gái đa dạng hơn so với các bé trai cùng mắc tự kỷ. Mặc dù chỉ chiếm số ít nhưng những bé gái mắc tự kỷ có nhiều đặc điểm riêng biệt hơn, là do sự khác biệt giới tính ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ. Mọi đứa trẻ đều sẽ trải qua tuổi dậy thì dù chỉ số IQ hay các kĩ năng xã hội của chúng như thế nào. Dù mức độ phát triển của một đứa trẻ không cân xứng so với độ tuổi thật thì não bộ của chúng cũng không “ra lệnh” cho cơ thể đứa trẻ ngừng phát triển. Tuổi dậy thì là một giai đoạn phát triển, tương tự như khi 1 đứa trẻ sơ sinh trở thành 1 em bé chập chững biết đi. Tuổi dậy thì thường bắt đầu từ 12 tuổi với các bé gái và từ 14 tuổi với các bé trai.
  4. 2 Trẻ tự kỷ tuổi dậy thì vẫn gặp khó khăn đáng kể vì bị giới hạn về trí tuệ và ngôn ngữ. Những trẻ này phải nỗ lực rất nhiều trong việc dùng khả năng trí tuệ để bù đắp cho giới hạn về mặt ngôn ngữ và giao tiếp xã hội của các em. Bé gái ở tuổi này thường có sự thay đổi sinh lý mạnh mẽ và rõ rệt. Hơn nữa tâm lý của trẻ cũng thay đổi khiến ba mẹ khó gần gũi con trong giai đoạn này. Sự mất cân bằng tạm thời của hệ thần kinh làm cho cảm xúc của tuổi này không ổn định: dễ xúc động, dễ vui, dễ buồn, dễ giận, dễ bực tức, dễ cáu gắt Theo nhiều nhà Tâm lý học thì mỗi người đều trải qua nhiều giai đoạn của cuộc đời từ tuổi ấu thơ đến lúc về già. Trong các thời điểm quan trọng ấy thì giai đoạn dậy thì là một quá trình vô cùng quan trọng. Nó có nhiều biến động về tâm lý. Nếu chúng ta không có sự am hiểu về những thay đổi này thì không thể nào giúp đỡ trẻ vượt qua những khủng hoảng mà trẻ gặp phải. Vì vậy, để hỗ trợ tâm lý cũng như giáo dục giới tính cho trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ thì chúng ta cần có sự hiểu biết rõ ràng. Vì những lý do trên tôi chọn đề tài “ Hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ ở tuổi dậy thì tại các trung tâm chuyên biệt Thành phố Hà Nội.” nhằm giúp chúng ta có cách nhìn cụ thể hơn về những khó khăn tâm lý của trẻ em gái không may mắc phải hội chứng rối loạn phổ tự kỷ và đưa ra được những biện pháp hỗ trợ tâm lý cho những trẻ em gái đó. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn, làm rõ mức độ khó khăn, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ tuổi dậy thì. Trên cơ sở đó đề xuất một số phác đồ hỗ trợ tâm lý nhằm giúp trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ vượt qua khó khăn của tuổi dậy thì.
  5. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Nhiệm vụ nghiên cứu lí luận Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về khó khăn tâm lý tuổi dậy thì của trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ ,những vấn đề hỗ trợ tâm lý trẻ em gái tuổi dậy thì. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn Xác định cơ sở lý luận về khó khăn tâm lý tuổi dậy thì của trẻ em gái rối loạn phổ Tự kỷ. Khảo sát đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng này ở trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ tuổi dậy thì Đề xuất và thực nghiệm phác đồ hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ kỷ tại các trung tâm chuyên biệt Thành phố Hà Nội. 4. Đối tượng nghiên cứu Các phương pháp hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái rối loạn phổ Tự kỷ ở tuổi dậy thì tại các trung tâm chuyên biệt thành phố Hà Nội. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5.1 Về khách thể nghiên cứu Đề tài chỉ nghiên cứu và sử dụng số liệu thu được từ việc khảo sát,phân tích thực trạng hỗ trợ tâm lý giúp trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ vượt qua khó khăn của tuổi dậy thì tại một số trung tâm chuyên biệt– Thành phố Hà Nội. Từ đó xây dựng các phác đồ hỗ trợ tâm lý cho các trẻ em gái tại một số trung tâm chuyên biệt – Thành phố Hà Nội Thời gian nghiên cứu : Tháng 12/2018 – 06/2019 Địa điểm nghiên cứu : Trung tâm chuyên biệt Tottochan, Trung tâm chuyên biệt hand in hand Đối tượng khảo sát : 20 giáo viên tại một số trung tâm chuyên biệt Thành phố Hà Nội . 20 cha mẹ có con gái trong độ tuổi dậy thì đang theo học tại một số trung tâm chuyên biệt Thành phố Hà Nội 20 trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ đang trong độ tuổi dậy thì học tại một số trung tâm chuyên biệt thành phố Hà Nội 5.2 Về nội dung nghiên cứu
  6. 4 Trong đề tài nghiên cứu những hỗ trợ tâm lý giúp trẻ em gái rối loạn tự kỷ vượt qua khó khăn của tuổi dậy thì ở những nội dung sau: - Những biểu hiện tâm lý của tuổi dậy thì. - Phương pháp để xác định biểu hiện tuổi dậy thì - Trợ giúp tâm lý cho trẻ em gái vượt qua khó khăn của tuổi dậy thì. 6. Giả thuyết nghiên cứu Nếu hỗ trợ tâm lý giúp trẻ em gái tự kỷ vượt qua khó khăn trong giai đoạn tuổi dậy thì sẽ thúc đẩy sự phát triển tốt cho trẻ em gái , từ những hành vi bất thường được thay thế bằng những hành vi phù hợp giúp trẻ em gái có những phản ứng phù hợp và có cơ hội hòa nhập xã hội tốt hơn. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát 7.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu 7.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 8. Những đóng góp mới của luận văn 8.1. Về lí luận - Luận văn đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ một số đặc điểm tâm lý của trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ tuổi dậy thì. - Luận văn đã phân tích, mô tả , xác định, đưa ra phác đồ hỗ trợ tâm lý. - Luận văn có thể được dùng để làm tài liệu tham khảo cho các trung tâm, các trường hòa nhập can thiệp tâm lý hiệu quả không chỉ cho các trẻ gái RLPTK mà còn cho các trẻ chậm phát triển trí tuệ. Bên cạnh kết quả nghiên cứu cũng có thể được sử dụng làm tài liệu bồi dưỡng cho các giáo
  7. 5 viên , chuyên viên tâm lý ở các cơ sở, trung tâm TL tâm lý, các trường chuyên biệt hay giáo dục đặc biệt. 8.2. Về thực tiễn Áp dụng hiệu quả các phác đồ hỗ trợ tâm lý giúp trẻ em gái tự kỷ vượt qua khó khăn của tuổi dậy thì. Qua thực nghiệm từ đó có được những cách thức xử lý, thay thế hành hành vi phù hợp góp phần hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ trong giai đoạn tuổi dậy thì một cách có hiệu quả. 9. Dự kiến cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1. Cơ sở lý luận của hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ ở tuổi dậy thì. Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ ở tuổi dậy thì tại các trung tâm chuyên biệt Thành phố Hà Nội.
  8. 6 CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO TRẺ EM GÁI RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TUỔI DẬY THÌ. 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tuổi dậy thì của trẻ em gái. Tuổi dậy thì là thời kỳ chuyển tiếp từ giai đoạn trẻ thơ sang giai đoạn trưởng thành tính dục, là thời kỳ quá độ khi không còn là trẻ con nhưng chưa hẳn là người lớn. Đây là thời kỳ mà bất cứ một thiếu niên nào cũng phải trải qua những biến đổi quan t0rọng về thể chất cũng như về tâm lý. Trong bối cảnh trẻ em bị dậy thì quá sớm, các bậc cha mẹ dù rất lo lắng nhưng cũng không thể đoán được con mình có dậy thì sớm hay không, và chỉ khi con mắc chứng dậy thì sớm thì lúc đó phụ huynh mới cảm thấy "đau đầu". Một báo cáo điều tra của Trung Quốc mới đây vừa công bố, thông qua việc kiểm tra chuyên môn phát hiện ra rằng, trong số 1258 trẻ em từ 4-12 tuổi tham gia khảo sát, có tới 31,32% trẻ có các yếu tố tiềm ẩn nguy cơ dậy thì sớm. Điều đáng chú ý là, việc đi khám về vấn đề dậy thì cho trẻ lại có tỉ lệ khá thấp. Theo giáo sư Lưu Văn Lợi, Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia, Khoa Thần kinh nhận thức, Đại học Sư phạm Bắc Kinh (TQ) cho rằng, vấn đề giáo dục giới tính cho trẻ em không chỉ dừng lại ở một số tiết học, mà nên được xem là một môn học. GS Lưu Văn Lợi cho biết, dựa trên tài liệu của Tổ chức UNESCO về giáo dục giới tính cho trẻ vị thành niên, Trung Quốc cũng đã có những tài liệu hướng dẫn trẻ nhỏ xử lý các tình huống gặp phải khi đến tuổi dậy thì như sự thay đổi của cơ thể, trẻ em gái có kinh nguyệt, cách vệ sinh bộ phận sinh dục. Nhiều nghiên cứu đã báo cáo một xu hướng ngược tuổi tác hiện nay đối với khởi phát dậy thì ở trẻ gái so với trước đây. Sự khởi đầu trung bình của thelarche, pubarche và menarche đã giảm trong những thập kỷ qua. Xu hướng này đã được quan sát cả ở Mỹ và Châu Âu. Một nghiên cứu của Biro et al. cho thấy 16% bé gái (với đỉnh 23,4% ở bé gái không phải gốc Tây Ban Nha) bắt đầu phát triển tuổi dậy thì khi 7 tuổi, trong khi 30% (với đỉnh là 42,9% ở bé gái không phải gốc Tây Ban Nha) bắt đầu từ 8 tuổi, thấp hơn mức trung bình trước đó. Askglaede nhấn mạnh độ tuổi trung bình khác nhau để bắt đầu các đặc điểm giới tính thứ cấp giữa đầu những năm 1990 và những năm đầu của thập kỷ này (trong khoảng thời gian khoảng 15 năm) ở Đan Mạch. Nếu trung bình là 10,8 tuổi trong những năm 1990,
  9. 7 nó đã giảm 1,02 năm từ năm 2006 đến 2008 (xuống 9,86 tuổi). Các bé gái có thời kỳ đầu tiên trung bình 0,29 năm trước đó (13,13 tuổi). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc giảm các dấu hiệu kích hoạt tuổi dậy thì (sự phát triển vú ở trẻ gái và tăng thể tích ở trẻ trai) đã xảy ra trong những năm gần đây, mặc dù việc duy trì các tiêu chuẩn không thay đổi đáng kể của cuộc sống. Nó cũng giải thích lý do tại sao số lượng nghiên cứu liên quan đến EDC và ảnh hưởng của chúng đối với sự phát triển của tuổi dậy thì ngày càng tăng. Một trong những nghiên cứu được thực hiện bởi Massart et al. ở Ý, nơi ở một khu vực hạn chế ở phía bắc đảo Tuscany, họ đã báo cáo tỷ lệ dậy thì sớm cao hơn: nghiên cứu đã làm dấy lên nghi ngờ rằng tỷ lệ gia tăng này có thể tương quan với các yếu tố môi trường . [18] Ở Việt Nam tuổi dậy thì ở trẻ em gái hiện nay tâm sinh lý thay đổi, làm cho hành vi ứng xử thay đổi. Trẻ gái tuổi dậy thì có biểu hiện lớn nhanh hơn các bạn đồng lứa tuổi, lúc đó hocrmon tăng trưởng phát triển nhanh. Khi một đứa trẻ bình thường đến tuổi dậy thì, những nhận thức của nó tương xứng với sự phát triển tính dục của cơ thể. Ngược lại, những đứa trẻ mắc chứng dậy thì sớm có nhu cầu về tính dục nhưng lại ở một cá nhân chưa phát triển về nhận thức, do vậy nhu cầu của chúng hoàn toàn mang tính bản năng. Nhiều báo cáo về mối tương quan giữa tình trạng dậy thì và quan hệ tình dục sớm đã được ghi nhận . Dậy thì sớm được cho là có liên quan đến một số bệnh như: ung thư vú, bệnh lý tim mạch. Những năm gần đây, tuổi thấy kinh của các bé gái ở nhiều quốc gia có xu hướng sớm hơn . Mặc dù có nhiều chuyên gia sản phụ khoa cũng như các nhà tâm lý học thông tin cho rằng “trẻ Việt Nam dậy thì sớm” đã được cảnh báo, nhưng trong những năm gần đây chưa thấy số liệu thống kê rõ ràng là tại TP. HCM tình trạng dậy thì ở các bé gái học cấp I. [4] 1.1.2. Tuổi dậy thì của trẻ em gái tự kỷ Một nghiên cứu của Phần Lan cho thấy các bé gái đến các phòng khám giới ở quốc gia đó có tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ cũng như các vấn đề về sức khỏe tâm thần khác. Các nhà nghiên cứu tìm thấy tỷ lệ mắc chứng tự kỷ 26% . 64% đã có hoặc có liên hệ điều trị do trầm cảm, 55%, do rối loạn lo âu, 53% do hành vi tự tử và tự làm hại bản thân, 13% do các triệu chứng loạn thần, 9% do rối loạn tiến hành, 4%, do lạm dụng chất gây nghiện, 26%, do rối loạn phổ tự kỷ và 11%, do tăng động giảm chú ý. Khó khăn xã hội là một đặc điểm chính của trẻ mắc chứng tự kỷ. Một nghiên cứu năm 2011 được công bố trên Tạp chí Rối loạn Tự kỷ và Rối loạn Phát triển Điều kiện phổ tự kỷ được đặc trưng bởi những khó khăn trong giao tiếp và giao tiếp xã hội, lợi ích hạn chế và hành vi lặp đi lặp lại. [20]
  10. 8 Ở Việt Nam trong những năm gần đây, việc chăm sóc, giáo dục cho trẻ có nhu cầu đặc biệt đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, tạo điều kiện để các em được phát triển và hòa nhập cộng đồng xã hội. Trẻ có RLPTK trong giai đoạn tuổi dậy thì có những hành vi ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ và những người xung quanh. Vấn đề tâm lý,hành vi hỗ trợ cho trẻ có RLPTK đã và đang được rất nhiều giáo viên, cha mẹ, các chuyên gia hay những người làm việc có liên quan nghiên cứu. Tuy nhiên, công tác hỗ trợ tâm lý cho trẻ có RLPTK tuổi dậy thì ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn do đội ngũ chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực này còn thiếu, các giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như những kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực tâm lý tuổi dậy thì cho trẻ RLPTK. 1.2. Một số khái niệm cốt lõi của đề tài 1.2.1. Rối loạn phổ tự kỷ. Theo thông báo của Hiệp Hội Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Tế: Rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder-ASD), được hiểu như Rối loạn phát triển lan tỏa (Pervasive Developmental Disorder-PDDs), nguyên nhân bởi sự suy giảm trầm trọng và bao phủ sự suy nghĩ, cảm giác, ngôn ngữ và khả năng quan hệ với người khác. Những rối loạn đó thông thường được chẩn đoán trong thời thơ ấu, gọi là rối loạn tự kỷ. 1.2.2.Tuổi dậy thì của trẻ em gái. Dậy thì là quá trình thay đổi thể chất từ cơ thể một đứa trẻ trở thành cơ thể người lớn có khả năng sinh sản. Dậy thì bắt đầu khi những tín hiệu hormone trong não truyền tới các tuyến sinh dục (buồng trứng). 1.2.3. Tuổi dậy thì của trẻ em gái Tự kỷ. Mọi đứa trẻ đều sẽ trải qua tuổi dậy thì dù chỉ số IQ hay các kĩ năng xã hội của chúng như thế nào. Dù mức độ phát triển của một đứa trẻ không cân xứng so với độ tuổi thật thì não bộ của chúng cũng không “ra lệnh” cho cơ thể đứa trẻ ngừng phát triển. Tuổi dậy thì là một giai đoạn phát triển, tương tự như khi 1 đứa trẻ sơ sinh trở thành 1 em bé chập chững biết đi. Tuổi dậy thì thường bắt đầu từ 12 tuổi với các bé gái và từ 14 tuổi với các bé trai. Những thay đổi về sinh lý ở độ tuổi này chủ yếu tập trung vào sự phát triển những đặc tính thứ cấp và lần đầu thấy kinh nguyệt (ở nữ). Ở tuổi dậy thì các nhân tố tạo nên sự trưởng thành ở người phổ tự kỷ không giống như những người khác với những thách thức có một không hai, sự đi xuống, sự thụt lùi và sự thay đổi lớn giữa các cá nhân. Ở giai đoạn này có thể tạo nên một hình thái không ổn định. 1.2.4. Hỗ trợ tâm lý
  11. 9 Trị liệu và hỗ trợ tâm lý là hoạt động chuyên sâu sử dụng các kiến thức ứng tâm lý học tác động và làm thay đổi tình trạng tâm lý, cảm xúc con người theo chiều hướng tích cực. 1.2.5. Trung tâm chuyên biệt Trung tâm giáo dục chuyên biệt là phương thức giáo dục tách biệt trẻ em có các dạng tách biệt khác nhau và cơ sở giáo dục khuyết tật riêng. Đây là mô hình phát hiện sớm nhất trong lịch sử giáo dục trẻ khuyết tật, nó được thực hiện từ năm đầu của thế kỉ XỈ các nước, Pháp,Đức, Tây Ban Nha và một số châu Âu khác. 1.2.6. Hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái tự kỷ Mức trưởng thành về tình cảm của trẻ em gái thấp hơn nhiều so với tuổi năm tháng của em, trong giai đoạn này có vẻ như em chỉ có sự chín chắn của trẻ bằng 2/3 tuổi của em. Sự trưởng thành thường được đo bằng hành động trong khi giao tiếp. Muốn thành thạo về tình cảm ta cần có thể cảm biết và hiểu những dấu hiệu khi tiếp xúc với người khác như cái nhíu mày, nhăn trán, cười, vẻ chán nản, cảm xúc v.v.; và ta phải có thể suy nghĩ rõ ràng về hành vi của mình cũng như hành vi của người khác. Thêm vào đó, giai đoạn trẻ dậy thì còn có nghĩa là thuận theo những luật bất thành văn về giao tiếp và hành vi trong xã hội. Tất cả những mặt này gây nhiều khó khăn cho trẻ gái rối loạn phổ tự kỷ, các em thường 'khờ khạo' hoặc 'ngây thơ', không hiểu những tương tác tế nhị giữa bạn bè hoặc biết cách hòa hợp vào chúng bạn 1.2.7. Hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái tự kỷ ở trung tâm chuyên biệt Những đặc tính tâm lý của trẻ em gái tự kỷ có vẻ như phức tạp hơn khi đến tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì phức tạp hơn hành vi hóa đậm nét hơn, cảm xúc tăng bội vì tâm tình thường đi từ thái cực này sang thái cực kia. Người tự kỷ đã có sẵn khó khăn là không hiểu được cảm xúc của chính mình. Đến tuổi dậy thì, những vấn đề về giao tiếp đâm ra nổi bật thêm lên. Giống như mọi thiếu niên khác, trẻ em gái tự kỷ cũng muốn cha mẹ tránh xa, ít can dự hơn vào đời mình, nhưng đây là chuyện đôi khi bất khả. Bởi tuy thân hình trưởng thành thấy rõ nhưng nó không đi đôi với sự chín chắn về tình cảm. Trên thực tế, trẻ gái trong lứa tuổi này thường cần được quan tâm nhiều hơn. Những đòi hỏi phức tạp về chuyện học, hành vi, và giao tế trong tuổi dậy thì sinh ra nhiều thử thách cho trẻ em gái. 1.3. Hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái tự kỷ vượt qua khó khăn của tuổi dậy thì 1.3.1. Khái niệm hỗ trợ tâm lý Theo từ điển Tiếng Việt ( Viện ngôn ngữ học, 1997), “ Hỗ trợ là giúp đỡ, giúp cho ai việc gì đó để giảm bớt khó khăn” . Khái niệm hỗ trợ còn được hiểu là sự giúp đỡ của một
  12. 10 người khác hoặc sự chỉ dẫn kịp thời cho người khác để họ có thể vượt qua những hoàn cảnh khó khăn. Hỗ trợ tâm lý là ứng dụng các tri thức của tâm lý học vào thực tiễn nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi làm thay đổi tình trạng tâm lý, cảm xúc con người theo chiều hướng tích cực. 1.3.2. Các phương thức hỗ trợ Hỗ trợ trực tiếp Hỗ trợ gián tiếp 1.4. Ý nghĩa của những hỗ trợ tâm lý giúp trẻ em gái tự kỷ vượt qua khó khăn của tuổi dậy thì. Tuổi dậy thì thường là chặng tuổi gây nhiều bâng khuâng, lo lắng cho phụ huynh, nhất là khi con em mình bị rối loạn phổ tự kỷ. Sự tăng trưởng từng ngày về thể xác cũng có nghĩa là sự kỳ vọng và áp lực của xã hội đối với các em sẽ gia tăng. Chẳng ai quan tâm hoặc lên án hành vi của đứa bé 3 tuổi tự lột tã lót, khoe hàng ở những nơi công cộng, nhưng rất khó cho mọi người cảm thông hay dung thứ nếu một thiếu niên tự kỷ tuột quần đứng tè giữa lộ thiên hay có những hành vi tự kích tình dục giữa chốn đông người. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng trẻ em tự kỷ sẽ gặp nhiều trở ngại hơn so với trẻ bình thường khác, bởi vì rất khó cho phụ huynh chuẩn bị trước để đối phó với những thay đổi sinh lý của con em mình, nhất là đối với các em tự kỷ thuộc dạng thấp (low-functioning), không có đủ khả năng về ngôn ngữ để diễn đạt hay hiểu được những lời giải thích của phụ huynh. Nhiều em tự kỷ tuổi dậy thì càng lớn thì thân hình càng vạm vỡ, có sức mạnh hơn cả phụ huynh khiến vấn đề kiềm giữ hay kiểm soát hành vi hung hăng, tự hại, hoặc gây thương tích cho người thân của các em trong gia đình càng trở nên khó khăn hơn. Tiểu kết chương 1 Với việc điểm luận các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, chương 1 đã đưa ra một cái nhìn tổng quát về thực trạng nghiên cứu cũng như các vấn đề tâm lý bé gái tuổi dậy thì ở trong vàngoài nước. Xét một cách tổng thể thì vấn đề khó khăn tâm lý của các bé gái tuổi dậy thì đang ngày được quan tâm và có nhiều nghiên cứu đi sâu nhằm tìm hiểu và làm rõ để có những can thiệp phù hợp. Đồng thời, trong chương 1 cũng làm rõ khái niệm cốt lõi của đề tài nghiên cứu giúp cho người đọc thống nhất cách nhìn với tác giả.
  13. 11 CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu 2.1.1. Vài nét về địa bàn và khách thể khảo sát 2.1.1.1. Về địa bàn khảo sát Quá trình nghiên cứu hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái tuổi dậy thì vượt qua khó khăn của chúng tôi được tiến hành trên địa bàn thành phố Hà Nội, tại 2 trung tâm + Trung tâm chuyên biệt Totochan. Trung tâm chuyên biệt Totochan đóng tại địa chỉ số nhà 33 ngách 371 Đê la Thành, Quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. + Trung tâm chuyên biệt Hand in hand. Trung tâm chuyên biệt Hand in hand đóng tại địa chỉ số 8 Lê Quang Đạo, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm thành phố Hà Nội. 2.1.1.2. Về khách thể khảo sát Nghiên cứu được tiến hành tại 2 trung tâm tên cơ sở can thiệp trực tiếp cho trẻ tại đây. Khách thể nghiên cứu được lựa chọn gồm 20 trẻ, các trẻ đều sinh sống tại Hà Nội có độ tuổi từ 10 đến 16 tuổi. Các khách thể đều là trẻ gái, đều có biểu hiện RLPTK . được cải thiện hơn trong thời gian tới. 2.2. Tiến trình và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Tiến trình nghiên cứu. Để hoàn thành luận văn chúng tôi tổ chức nghiên cứu theo bốn giai đoạn: Giai đoạn 1 : Nghiên cứu lý luận, được tiến hành từ tháng 12/2018 đến hết tháng 1 năm 2019. Trong giai đoạn này chúng tôi xây dựng đề cương, nghiên cứu tài liệu lý luận về những khó khăn tâm lý của trẻ em gái tuổi dậy thì và các biện pháp hỗ trợ tâm lý cho các trẻ em gái tuổi dậy thì tại các trung tâm chuyên biệt. Để tiến hành nghiên cứu, chúng tôi tiến hành thu thập các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến những khó khăn tâm lý tuổi dậy thì và các phương pháp hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái TK vượt qua khó khăn để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Giai đoạn 2 : Từ tháng 1 đến tháng 2 năm 2019 : Nghiên cứu tổng quan về các phương pháp can thiệp và những điều chỉnh cần thiết để CT tâm lý cho trẻ gái TK vượt qua khó khăn của tuổi dậy thì. Mục đích chính của giai đoạn này là tìm hiểu kỹ những khó khăn tâm lý tuổi dậy thì, từ đó xác định cách thức CT phù hợp với trung tâm và kết hợp các phương pháp CT khác để xây dựng chiến lược CT tối ưu cho các trẻ. Kết quả của giai đoạn này là chúng tôi xây dựng được các giáo án, các chương trình cụ thể về các nội dung CT chính để có thể chỉ định CT cho các trẻ gái giai đoạn sau.
  14. 12 Giai đoạn 3: Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2019 : Tiến hành đánh giá và CT hỗ trợ tâm lý cho 2 trường hợp trẻ gái tự kỷ tuổi dậy thì. Mục đích của giai đoạn này là đánh giá hành vi, cảm xúc, xã hội của trẻ gái tuổi dậy thì tại trung tâm chuyên biệt và tiến hành CT hỗ trợ tâm lý cho các ca lâm sàng. Giai đoạn 4: Từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2019: Tổng kết quá trình nghiên cứu, tổng kết, rút ra các kết luận nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hỗ trợ tâm lý giúp trẻ em gái tự kỉ vượt qua khó khăn tuổi dậy thì tại một số trung tâm chuyên biệt – Thành phố Hà Nội. 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận. 2.2.2.2.Nhóm phương pháp nghiên cứu định tính 2.2.2.2.1.Phương pháp quan sát 2.2.2.2.2.Phương pháp phỏng vấn sâu. 2.2.2.3.Phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study) 2.3. Công cụ khảo sát. Để đánh giá đối tượng tham gia, chúng tôi sử dụng Thang đo Trắc nghiệm CBCL ( Child Behavior Checklist) Phương pháp lượng giá bằng thang đo hành vi thích ứng của Vineland II: Tiểu kết chương 2 Quy trình nghiên cứu được tiến hành đúng trình tự, đảm bảo tính khoa học. Các phương pháp nghiên cứu của đề tài gồm có: phương pháp quan sát, bảng hỏi, phỏng vấn sâu, phương pháp nghiên cứu trường hợp. Trong đó phương pháp nghiên cứu trường hợp là công cụ nghiên cứu chính. Các thông tin thu được sẽ được phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa ra những kết luận về các đặc điểm tâm lý của trẻ gái RLPTK tuổi dậy thì dưới tác động của quá trình can thiệp.
  15. 13 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ VIỆC HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO TRẺ EM GÁI RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở TUỔI DẬY THÌ TẠI CÁC TRUNG TÂM CHUYÊN BIỆT THÀNH PHỐ HÀ NỘI. 3.1. Thực trạng nhận biết của giáo viên và phụ huynh về việc biến đổi tâm lý của trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ ở tuổi dậy thì. Để tìm hiểu thực trạng nhận biết của giáo viên và phụ huynh về việc biến đổi tâm lý của trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ ở tuổi dậy thì thì xử lý số liệu của câu hỏi số 2 (phụ lục 1) và ( phụ lục 2 )chúng tôi thu được kết quả như sau: Biểu đồ 3.1 Thực trạng nhận biết của giáo viên và phụ huynh Nhìn kết quả trên biểu đồ ta thấy thực trạng nhận biết của phụ huynh và giáo viên về việc biến đổi tâm sinh lý trong tuổi dậy thì cảm xúc và biểu hiện cơ thể - sinh lý là rõ ràng nhất. Nhiều thiếu niên tự kỷ có trục trặc hành vi ít nhiều với nguyên nhân khác nhau.Điều trước tiên ta nên biết hành vi là một hình thức liên lạc, muốn bầy tỏ một ý gì đó và chuyện cần mà đôi khi khó làm là hiểu hành vi muốn nói điều chi. Người khuyết tật nặng có thể không liên lạc tỏ ý được vì không thể nói hoặc nói rất kém, mà cũng có khi họ biết diễn tả nhưng không thể làm được lúc đó vì nhiều cảm giác ùa tới làm họ choáng ngợp, rối trí không suy nghĩ được. Việc không tỏ được ý đưa tới nhiều phản ứng, từ lắc lư thân hình càng lúc càng mạnh, tự kích thích tới nổi xung và la hét. Chuyện không may là đa số các phản ứng này là hành vi không thích hợp cho người xung quanh, nhưng chúng có chung một mục đích là muốn nói rằng họ không cảm thấy thoải mái, rằng có chuyện không ổn đối với họ. Điều quan trọng ta
  16. 14 cần biết là trẻ tự kỷ bị đòi hỏi phải xử sự thích hợp trong môi trường mà họ gần như không hiểu gì về chuyện xẩy ra chung quanh, một môi trường không ngừng thay đổi và chỏi với tánh muốn giữ y thông lệ, muốn mọi điều lúc nào cũng y như nhau của chứng tự kỷ. Kế nữa, cộng thêm với việc không biết nói, hoặc không có chữ để diễn tả ý, trẻ tự kỷ có thể không có óc tưởng tượng là khả năng rất cần thiết để đối phó hữu hiệu với những cảm xúc như lo lắng, sợ hãi, bất an. Thế nên không có gì đáng ngạc nhiên khi có lúc em phải dùng những hành vi quá độ, gây khó khăn cho mình và cho ai thân cận.Trẻ có được ngôn ngữ bằng lời hoặc bằng dấu, bằng hình, dù ít dù nhiều là điều hết sức cần thiết để làm cuộc sống của người tự kỷ được dễ dàng hơn. 3.2. Thực trạng hỗ trợ khó khăn tâm lý trẻ em gái tự kỷ tuổi dậy thì. 3.2.1. Vai trò hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái rối loạn Phổ tự kỷ ở tuổi dậy thì. Biểu đồ 3.2.: Vai trò hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ ở tuổi dậy thì. Từ kết quả điều tra từ bảng 3.2 chúng tôi nhận thấy rằng vai trò về việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái TK tuổi dậy thì là rất quan trọng, trong đó có 57 % các giáo viên được hỏi cho rằng rất quan trọng, 34 % trong số đó cho rằng là quan trọng . ở mức độ bình thường là 9% đặc biệt ở mức độ không quan trọng là 0 %. Dậy thì là cột mốc đánh dấu sự phát triển của trẻ bước sang một giai đoạn mới, lúc này hầu hết các trẻ đều có những thay đổi rõ ràng về tâm sinh lý. Những vấn đề liên quan đến nhận thức, tình cảm và thái độ của các em cũng thường bị biến đổi trong giai đoạn này. Chính vì thế việc định hướng hỗ trợ tâm lý cho trẻ ở tuổi dậy thì là rất quan trọng, Trong tiến trình can thiệp hỗ trợ tâm lý cho trẻ rõ ràng có rất nhiều
  17. 15 hình thức căng thẳng xuất hiện trong tuổi dậy thì ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ. 3.2.2. Thực trạng mức độ khó khăn tâm lý cho trẻ em gái rối loạn Phổ tự kỷ ở tuổi dậy thì. Để tìm hiểu về thực trạng mức độ khó khăn tâm lý của trẻ em gái tuổi dậy thì chúng tôi tìm hiểu Thực trạng mức độ khó khăn tâm lý cho trẻ em gái rối loạn Phổ tự kỷ ở tuổi dậy thì dưới sự đánh giá của giáo viên. Bảng 3.3. Thực trạng mức độ khó khăn tâm lý trẻ em gái RLPTK tuổi dậy thì dưới sự đánh giá của giáo viên BIỂU HIỆN TÂM STT MỨC ĐỘ LÝ Rất thường Thường Thỉnh Không Điểm xuyên xuyên thoảng bao giờ trung (3) bình (2) (1) (0) SP TL SP TL SP TL SP TL 1. Ngồi một mình một 11 55% 5 25% 1 5% 3 15% 2,2 chỗ 2. Tỏ ra buồn, lo lắng 2 10% 3 15% 13 65% 2 10% 1,25 nhất thời 3. Dễ bị kích thích 4 20% 8 40% 2 10% 6 30% 1,5 4. La hét, chửi mắng 1 5% 4 20% 5 25% 10 50% 0,8 người khác. 5. Cào cấu vào người 3 15% 6 30% 8 40% 3 15% 1,45 6. Không làm chủ bản 3 15% 3 15% 8 40% 6 30% 1,15 thân 7. Thiếu tự tin 12 60% 2 10% 4 20% 2 10% 2,2 8. Vui vẻ, hoạt bát 4 20% 6 30% 8 40% 2 10% 1,6 9. Để ý, chăm chút bản 2 10% 2 10% 4 20% 12 60% 0,7 thân 12 Ném hoặc vứt đồ đạc 1 5% 3 15% 4 20% 12 60% 0,65 13. Biết làm điệu, cười 8 40% 5 25% 6 30% 1 5% 2
  18. 16 tủm khi gặp bạn nam 14. Thiếu nhạy cảm với 16 80% 2 10% 2 10% 0 0% 2,7 các tình huống. 15. Quan tâm đến chủ đề 4 20% 1 5% 1 5% 14 70% 0,75 đặc biệt không còn thích hợp với độ tuổi mình. Từ kết quả điều tra từ bảng 3.3 chúng tôi nhận thấy thực trạng biểu hiện tâm lý của trẻ gái dưới sự đánh giá của giáo viên qua 4 mức độ :rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, không bao giờ tại các trung tâm cho rằng : Trẻ gái tự kỷ tuổi dậy thì thiếu nhạy cảm với các tình huống, thích ngồi một mình một chỗ, ăn lúc nào cũng thấy ngon miệng , Có nhiêu nguyên nhân dẫn đến những lo lắng, bất an của học sinh gái trong đó có những trăn trở về việc sinh lý thay đổi, những ngại ngùng ngượng nghịu của tuổi mới lớn, vốn từ ít thêm sự diễn đạt không tốt dẫn đến việc trẻ bị bối rối không biết cách giải tỏa bên cạnh đó còn có các mối quan hệ xã hội (bạn bè, tình yêu, tình bạn khác giới ) Do vậy, những băn khoăn ấy có ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của các em. Để tìm hiểu trạng mức độ biểu hiện khó khăn tâm lý trẻ em gái rối loạn Phổ tự kỷ ở tuổi dậy thì dưới sự đánh giá của phụ huynh thì xử lý số liệu của câu hỏi số 3(phụ lục 2 )chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 3.4. Thực trạng mức độ khó khăn tâm lý trẻ em gái RLPTK tuổi dậy thì dưới sự đánh giá của phụ huynh BIỂU HIỆN TÂM STT MỨC ĐỘ LÝ Thường Thỉnh Không Điểm Rất thường xuyên thoảng bao giờ trung xuyên bình (3) (2) (1) (0) SP TL SP TL SP TL SP TL 1. Tỏ ra buồn, lo lắng 2 10% 2 10% 1 5% 15 75% 0,55 nhất thời 2. La hét, chửi mắng , 1 5% 4 20% 8 40% 7 35% 0,95
  19. 17 cào cấu người khác. 3. Ngồi một mình một 6 30% 5 25% 5 25% 4 20% 1,65 chỗ 4. Không làm chủ bản 3 15% 3 15% 8 40% 6 30% 1,15 thân. 5. Thiếu tự tin. 4 20% 6 30% 5 25% 5 25% 2,05 6. Vui vẻ, hoạt bát 4 20% 2 10% 8 40% 6 30% 1,2 7. Để ý, chăm chút bản 2 10% 2 10% 4 20% 12 60% 0,7 thân 8. Biết làm điệu, cười 6 30% 5 25% 4 20% 5 25% 2,2 tủm khi gặp bạn nam 9. Quan tâm đến chủ đề 4 20% 3 15% 3 15% 10 50% 1,05 đặc biệt không còn thích hợp với độ tuổi mình. Từ kết quả điều tra từ bảng 3.4 chúng tôi nhận thấy thực trạng biểu hiện tâm lý của trẻ gái dưới sự đánh giá của phụ huynh qua 4 mức độ :rất thường xuyên, thường xuyên, thỉnh thoảng, không bao giờ cho rằng : Biểu hiện thích ngồi một mình một chỗ, thiếu tự tin , biết làm điệu, cười tủm khi gặp bạn nam xuất hiện nhiều trong nhóm đối tượng. Nhìn chung, ở những mức độ khó khăn tâm lý khác nhau, phụ huynh đều đánh giá con mình có gặp những khó khăn tâm lý, tuy nhiên mức độ khó khăn của các em cũng khác nhau. 3.2.3. Thực trạng việc hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ ở tuổi dậy thì.của giáo viên tại một số trung tâm chuyên biệt tại Thành phố Hà Nội.
  20. 18 Biểu đồ 3.5. Thực trạng hỗ trợ tâm lý Chúng tôi đã tiến hành khảo sát chung thực trạng về việc hỗ trợ tâm lý của trẻ em gái tự kỷ tuổi dậy thì ở hai trung tâm chuyên biệt, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu về vấn đề này cho thấy: giáo viên ở các trung tâm hỗ trợ tốt về mặt nhận thức, Kỹ năng làm việc nhóm và hành vi ở mức độ khá, Mối quan hệ xã hội và cảm xúc ở mức độ yếu. Qua kết quả trên chúng tôi thấy tại các trung tâm đã và đang hỗ trợ cho các em gái tuổi dậy thì. 3.3. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả của việc hỗ trợ tâm lý giúp trẻ em gái tự kỉ vượt qua khó khăn tuổi dậy thì tại một số trung tâm chuyên biệt – Thành phố Hà Nội 3.3.1. Một số phác đồ hỗ trợ tâm lý trẻ em gái tuổi dậy thì Biện pháp 1: Trẻ đối mặt với tình huống gây khó khăn. Biện pháp 2: Các kỹ thuật phòng ngừa Biện pháp 3: Can thiệp sớm 3.4. Nghiên cứu trường hợp điển hình. 3.4.1. Trường hợp 1 3.4.1.1. Tóm tắt thông tin thân chủ 3.4.1.2. Thực trạng khó khăn tâm lý của học sinh có mã hóa số 7 - Kết quả theo thang đánh giá CBCL M Điểm Trung Bình T HH Lo âu/ Thu Phàn Vấn đề Vấn đề Vấn đề Hành vi Hành vi
  21. 19 S trầm mình/ nàn cơ xã hội nhận chú ý vi phạm gây hấn cảm trầm thể thức quy tắc cảm B RG/ B RG/ B RG/ B RG/ B RG/ B RG/ B RG/ B RG/ T CV T CV T CV T CV T CV T CV T CV T CV Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 7 14 5 4 17 5 11 8 7 Trẻ có mã hóa số 7 có số điểm thô như sau : Điểm thang đo lâm sàng trên từng nhóm vấn đề về của thang đo CBCL được tính theo giá trị điểm quy ước với mỗi nhóm vấn đề mức rối loạn được đánh giá ở một mức điểm khác nhau; sau căn cứ theo kết quả của thang đo. Trên học sinh có mã số 7 thì thu được kết quả điểm thô các nhóm vấn đề như sau: Nhóm lo âu/ trầm cảm 14 điểm thuộc mức rối loạn Nhóm thu mình/ trầm cảm 7 điểm mức bình thường Nhóm phàn nàn về cơ thể 4 điểm thuộc mức bình thường Nhóm vấn đề xã hội 17 điểm thuộc mức rối loạn Nhóm vấn đề nhận thức 5 điểm thuộc mức bình thường Nhóm vấn đề Chú ý 11 điểm thuộc mức ranh giới, có vấn đề Nhóm vấn đề vi phạm quy tắc 8 điểm thuộc mức bình thường Nhóm vấn đề hành vi gây ấn 7 điểm thuộc mức bình thường • Tiêu chuẩn chẩn đoán theo ICD 10 Học sinh T có kết quả chẩn đoán như sau: có hai triệu chứng phổ biến là giảm sút sự tập trung và chú ý, nhìn vào tương lai thấy ảnh đại bi quan; rối loạn giấc ngủ; ngủ ít hay mất ngủ; thường thức giấc lúc nửa đêm; khó tiếp tục công việc hàng ngày và hoạt động xã hội. Ăn cơm không ngon miệng sút cân; giảm khí sắc không tương ứng với hoàn cảnh. Kết luận học sinh T có vấn đề trầm cảm bình thường. * Từ những thông tin về trẻ và gia đình, kết quả quan sát lâm sàng cho phép chúng tôi có một số nhận định sau: Quá trình học tập và can thiệp của trẻ trước tuổi dậy thì. Trẻ hợp tác tốt với các cô và các bạn. bước sang đến giai đoạn tuổi dậy thì trẻ gặp phải một số trở ngại như ngại ngùng trước mặt các bạn trai, ngại làm việc, không có hứng thú học tập hay rèn luyện bản thân. Hay ngồi một mình buồn, khóc. Tâm trạng bất an.
  22. 20 3.4.1.3. Kế hoạch can thiệp trị liệu. 3.4.1.4. Nhật ký can thiệp. 3.4.1.5. Kết quả sau can thiệp. Biểu đồ. 3.6. Trước và sau khi hỗ trơ can thiệp Nhìn kết quả ở biểu đồ 3. 6 ta thấy T Các triệu chứng của trầm cảm nhẹ cũng đã được cải thiện. Hiện tại học sinh không còn bị mất ngủ hay thức giấc giữa đêm hay ngủ ít nữa. Học sinh đã muốn tăng tương tác với bạn bè trong lớp và mọi người xung quanh, không còn hay buồn bã thất thường nữa. Nhìn kết quả đánh giá lại cho thấy các vấn đề tâm lý của thân chủ (Thủy) (có mã hóa số 7) đã được giảm khi gọi được tên cảm xúc và kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng giao tiếp. 3.4.2. Trường hợp 2 3.4.2.1. Tóm tắt thông tin về thân chủ. 3.4.2.2. Thực trạng khó khăn tâm lý của học sinh có mã hóa số 16 - Kết quả theo thang đánh giá CBCL M Điểm Trung Bình T HH Lo âu/ Thu Phàn Vấn đề Vấn đề Vấn đề Hành vi Hành vi S trầm mình/ nàn cơ xã hội nhận chú ý vi phạm gây hấn cảm trầm thể thức quy tắc cảm
  23. 21 B RG/ B RG/ B RG/ B RG/ B RG/ B RG/ B RG/ B RG/ T CV T CV T CV T CV T CV T CV T CV T CV Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ Đ 16 4 3 1 4 12 11 2 8 Trẻ có mã hóa số 16 có số điểm thô như sau : Điểm thang đo lâm sàng trên từng nhóm vấn đề về của thang đo CBCL được tính theo giá trị điểm quy ước với mỗi nhóm vấn đề mức rối loạn được đánh giá ở một mức điểm khác nhau; sau căn cứ theo kết quả của thang đo. Trên học sinh có mã số 16 thì thu được kết quả điểm thô các nhóm vấn đề như sau: Nhóm lo âu/ trầm cảm 4 điểm thuộc mức bình thường Nhóm thu mình/ trầm cảm 3 điểm mức bình thường Nhóm phàn nàn về cơ thể 1 điểm thuộc mức bình thường Nhóm vấn đề xã hội 4 điểm thuộc mức bình thường Nhóm vấn đề nhận thức 12 điểm thuộc mức ranh giới, có vấn đề. Nhóm vấn đề Chú ý 11 điểm thuộc mức ranh giới, có vấn đề Nhóm vấn đề vi phạm quy tắc 2 điểm thuộc mức bình thường Nhóm vấn đề hành vi gây hấn 8 điểm thuộc mức bình thường Kết quả thang đánh giá hành vi thích ứng Vineland II Thang đánh giá liên quan đến những vấn đề giao tiếp cơ bản, kỹ năng tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày, kỹ năng xã hội. Bảng hỏi này được đánh giá dựa trên thông tin những giáo viên cung cấp cho nhà tâm lý. Diễn giải kết quả : Thang Vineland II đánh giá trên 4 lĩnh vực chính là giao tiếp, kỹ năng sống, Sinh hoạt hàng ngày; Kỹ năng xã hội; Vận động. Đối với trường hợp của thân chủ lĩnh vực Vận động được bỏ qua vì nằm ngoài độ tuổi đánh giá của thang đo. Do đó trong bản báo cáo này sẽ đề cập đến 3 lĩnh vực còn lại của thang đo. 3.4.2.3. Kế hoạch can thiệp trị liệu. 3.4.2.4. Nhật ký can thiệp. 3.4.2.5. Kết quả sau can thiệp.
  24. 22 Biểu đồ 3.7 Trước và sau khi hỗ trợ can thiệp Nhìn vào biểu đồ 3.7 có thể thấy rằng sau khi D được hỗ trợ can thiệp của D đã có tiến bộ, các khả năng nhận thức, chú ý cũng đã được cải thiện. Hiện tại học sinh đã bớt chạy nhảy, cười khóc vô cớ. Học sinh đã muốn tăng tương tác với bạn bè trong lớp và mọi người xung quanh, không còn hay buồn bã thất thường nữa. Nhìn kết quả đánh giá lại cho thấy các vấn đề tâm lý của thân chủ (Dung) (có mã hóa số 16) đã được giảm khi gọi được tên cảm xúc và kỹ năng kiểm soát cảm xúc, khả năng chú ý và nhận thức. Tiểu kết chương 3 Về bản chất hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái rối loạn phổ tự kỷ ở tuổi dậy thì chính là chương trình trị liệu phòng ngừa giúp trẻ em gái vượt qua những khó khăn tâm lý của tuổi dậy thì. Dựa vào các thông tin chung về quá trình phát triển, tiểu sử gia đình kết hợp cùng với quan sát lâm sàng chuẩn đoán bằng thang CBCL, Thang đo hành vi thích ứng Vineland II, dựa trên các tiêu chí ICD 10, chúng tôi chuẩn đoán trẻ Lê Thị Thùy D và Nguyễn Thị Thu T là hai trường hợp của trẻ gái rối loạn phổ tự kỷ gặp khó khăn tâm lý trong tuổi dậy thì. Căn cứ trên kết quả chuẩn đoán kết hợp với các phương pháp trị liệu chúng tôi tiến hành can thiệp hỗ trợ tâm lý cho trẻ theo từng buổi đảm bảo tính vừa sức phù hợp với khả năng của trẻ. Kết quả can thiệp hỗ trợ cho thấy các trẻ đều cải thiện khả năng chú ý, nhận thức, biết gọi tên được cảm xúc và kiềm chế được cảm xúc khi gặp tình huống khó khăn.
  25. 23 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Từ việc nghiên cứu hỗ trợ tâm lý cho trẻ em gái tự kỷ tuổi dậy thì tại một số trung tâm chuyên biệt thành phố Hà Nội. Kết quả thu được có thể rút ra một số kết luận sau: Trong cuộc sống của mình, bạn không thể kiểm soát mọi thứ mà bạn muốn nhưng bạn có thể kiểm soát được suy nghĩ của mình. Trẻ tự kỷ thì lại không vậy, trẻ rất khó để kiểm soát hành vi và cảm xúc của chính bản thân mình. Trong thực tế, có thể hỗ trợ cho trẻ gái TK tuổi dậy thì bằng nhiều biện pháp khác nhau. CT tâm lý cho trẻ gái TK tuổi dậy thì là hệ thống những tác động vào các lĩnh vực : quan hệ xã hội, giao tiếp và các thói quen định hình. 2. Khuyến nghị 2.1. Về phía trung tâm chuyên biệt 2.2. Về phía giáo viên 2.3. Về phía phụ huynh