Tóm tắt Luận văn Đánh giá kỹ năng tương tác với trẻ rối loạn phổ tự kỷ 6-10 tuổi của giáo viên kèm hòa nhập trong môi trường lớp học hòa nhập

docx 26 trang phuongvu95 5041
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Đánh giá kỹ năng tương tác với trẻ rối loạn phổ tự kỷ 6-10 tuổi của giáo viên kèm hòa nhập trong môi trường lớp học hòa nhập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtom_tat_luan_van_danh_gia_ky_nang_tuong_tac_voi_tre_roi_loan.docx

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Đánh giá kỹ năng tương tác với trẻ rối loạn phổ tự kỷ 6-10 tuổi của giáo viên kèm hòa nhập trong môi trường lớp học hòa nhập

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC ___ ___ QUÁCH THỊ THU TRANG KĨ NĂNG TƯƠNG TÁC VỚI TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 6-10 TUỔI CỦA GIÁO VIÊN KÈM HÒA NHẬP TRONG MÔI TRƯỜNG LỚP HỌC HÒA NHẬP TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG HÀ NỘI - 2019
  2. CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI HỌC VIỆN QUẢN LÍ GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Hoàng Minh Phản biện1: TS. Cao Xuân Liễu Phản biện 2:TS. Nguyễn Hiệp Thương Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Học viện Quản lý giáo dục. Vào hồi 16 giờ ngày 10 tháng 01 năm 2019 CÓ THỂ TÌM HIỂU LUẬN VĂN TẠI THƯ VIỆN HỌC VIỆN QUẢN LÍ GIÁO DỤC
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội càng phát triển thì trẻ khuyết tật càng được quan tâm. Việc chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật không chỉ là sự thương cảm mà còn là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người. Điều này được thể hiện và qui định trong Công ước quốc tế về Quyền trẻ em (1990), trong điều 23 của Công ước có nêu “ Các quốc gia thành viên phải thừa nhận rằng trẻ em khuyết tật về tinh thần hay thể chất cần được hưởng một cuộc sống đầy đủ và tươm tất, được chăm sóc, giáo dục trong những điều kiện phải đảm bảo được phẩm giá, thúc đẩy khả năng tự lực và tạo cơ sở cho trẻ em tham gia tích cực vào cộng đồng. Nước ta cũng đã ban hành Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (16/8/1991) trong đó có ghi rõ “Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy để phát triển về thể chất, trí tuệ, đạo đức”, luật còn hướng tới phấn đấu cho một tương lai tốt đẹp cho mọi trẻ em trong đó có các trẻ em khuyết tật. Trong pháp lệnh người tàn tật (1998) cũng đã nêu rất rõ ở chương 3 “Việc học tập của trẻ em tàn tật được tổ chức thực hiện bằng các hình thức học hòa nhập trong các trường phổ thông, trường chuyên biệt dành cho người tàn tật, cơ sở nuôi dưỡng người tàn tật và tại gia đình ”. Đặc biệt, ngày 17 tháng 6 năm 2010 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII kỳ họp thứ 7 đã thông qua Luật số 51/2010/QH12 – Luật người khuyết tật gồm 53 điều trong 12 chương. Luật người khuyết tật của nước ta được ban hành đã đi vào cuộc sống như một sự đảm bảo về tính pháp lý và sự cam kết của nhà nước đối với người khuyết tật. Tất cả đều đề cập đến vấn đề bình đẳng trong giáo dục, mọi trẻ em đều được đến trường trong đó có trẻ khuyết tật phát triển – trẻ rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK). Lĩnh vực giáo dục trẻ em RLPTK đang được quan tâm bởi các giáo viên mà cả các nhà nghiên cứu, các nhà xã hội học, tâm lý học nhằm xây dựng những giải pháp hỗ trợ trẻ trong học tập và hòa nhập xã hội một cách hiệu quả. Học sinh rối loạn phổ tự kỷ ở tiểu học thường là những trẻ tự kỷ dạng nhẹ, tức là có những “nét tự kỉ” hoặc những trẻ đã được can thiệp sớm ở lứa tuổi mầm non được khắc phục những khó khăn của rối loạn phổ tự kỷ nên được đi học trong lớp hòa nhập. Những học sinh này chưa có sự đãi ngộ nào về chính sách giáo dục vì chúng được xem như những đứa trẻ bình thường. Các em chưa được hưởng một phương pháp giáo dục phù hợp do các giáo viên tiểu học chưa thực sự nắm rõ về dạng 1
  4. rối loạn ở những trẻ này và thiếu các kiến thức về dạy trẻ tự kỷ học hòa nhập. Hướng hiện nay trên thế giới là trẻ khuyết tật cùng học với những trẻ em khác, trong trường phổ thông, ngay tại nơi trẻ sinh sống và chấp nhận sự khác biệt. Thực hiện giáo dục hòa nhập cần được giáo viên điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu và khả năng của từng trẻ. Tuy nhiên với nhu cầu giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ có rất nhiều và số lượng giáo viên kèm hòa nhập lại còn rất hạn chế nên việc đảm bảo chất lượng cho giáo dục hòa nhập đã và đang đặt ra một dấu hỏi lớn cho những nhà giáo dục và người làm công tác quản lý giáo dục. Hiện tại, một số phụ huynh có con mắc rối loạn phổ tự kỷ khi cho con đi can thiệp và học hòa nhập đều tự mình thuê giáo viên kèm hòa nhập bên ngoài hoặc là từ các trung tâm can thiệp. Việc liên kết giữa nhà trường và giáo viên kèm hòa nhập còn chưa có sự liên kết phối hợp chặt chẽ, dẫn đến việc đảm bảo chất lượng về giáo dục hòa nhập chiếm tỉ lệ rất thấp. Nhà trường, các cán bộ quản lí giáo dục cũng không thể đánh giá chính xác được hiệu quả của việc giáo dục hòa nhập đối với trẻ mắc rối loạn phổ tự kỉ trong quá trình học tập của trẻ. Giáo viên kèm hòa nhập đã và đang giáo dục cho trẻ tự kỷ những gì? Bằng những kĩ năng nào? Những kỹ năng đó có phù hợp để dạy trẻ tự kỷ hay không? Đó cũng là vấn đề đáng được quan tâm trong quá trình giáo dục hòa nhập. Trên thực tế, các nhà quản lí và cán bộ ở các trường phổ thông vẫn còn lúng túng trong việc tổ chức và đánh giá kỹ năng tương tác với trẻ rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên kèm hòa nhập. Chính vì vậy việc làm thế nào để có thể đánh giá kỹ năng tương tác với trẻ rối loạn phổ tự kỷ của giáo viên kèm hòa nhập là vấn đề mà chúng tôi đang rất quan tâm. Đó là một thách thức không chỉ với những nhà quản lý giáo dục, các nhà chuyên môn mà còn cả với cha mẹ trẻ - những người trực tiếp làm việc với trẻ. Thông qua đánh giá sẽ có cơ sở để xây dựng chuẩn chung đánh giá kỹ năng của giáo viên kèm hòa nhập– những người đã và đang làm việc với trẻ đặc biệt nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. Đây cũng là sự chuẩn bị cần thiết cho việc so sánh chất lượng đào tạo của trường có các tiêu chí đánh giá cụ thể về giáo dục hòa nhập với các trường khác trong nước, trong khu vực và trên thế giới trong quá trình hội nhập hiện nay. Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại kể trên, tác giá lựa chọn đề tài : “Đánh giá kỹ năng tương tác với trẻ rối loạn phổ tự kỷ 6-10 tuổi của giáo viên kèm hòa nhập trong môi trường lớp học hòa nhập”. Nghiên cứu này sẽ điều 2
  5. tra xem những người cung cấp dịch vụ kèm hòa nhập cho trẻ đặc biệt có ý thức được kĩ năng cần có mà họ đã và đang làm hay không. Đồng thời, nghiên cứu cũng tìm kiếm những khó khăn hoặc cản trở mà những giáo viên gặp phải khi kèm hòa nhập cho trẻ tự kỉ. Đây là bước khởi đầu cho những nghiên cứu tiếp theo như là xây dựng chuẩn đánh giá kĩ năng khi kèm hòa nhập cho trẻ tự kỉ, phát hành hướng dẫn chi tiết xử lý các tình huống lưỡng nan trong quá trình giáo dục hòa nhập, xây dựng Bộ đánh giá năng lực thực hành tâm lý (trong đó có kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ), hoàn thiện chương trình giáo dục đào tạo kèm hòa nhập cho trẻ tự kỉ của giáo viên. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu này sẽ đánh giá kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập được thừa nhận và mang tính phổ biến trong quá trình hỗ trợ giáo dục cho trẻ tự kỉ. Từ đó sẽ đề xuất áp dụng một số biện pháp nhằm nâng cao hoặc hỗ trợ giáo viên trong quá trình giáo dục trẻ tự kỉ học hòa nhập. 3. Giả thiết khoa học - Những giáo viên đang tham gia kèm hòa nhập cho trẻ tự kỉ hiện nay có kĩ năng tương tác với trẻ thực sự tốt hay không? Kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập đạt mức độ như thế nào so với chuẩn bình quân của thế giới? - Các kĩ năng thành phần nào trong kĩ năng tương tác được áp dụng trong giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ? Mức độ thực hiện và tần suất của các kĩ năng đó như thế nào? - Khi gặp các vấn đề khó khăn trong quá trình tương tác với trẻ thì giáo viên kèm hòa nhập thường tìm đến những nguồn trợ giúp nào? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình tương tác với trẻ ở trên lớp hay không? Nghiên cứu được thực hiện dựa trên những giả thiết khoa học sau đây: - Giả thiết 1: Mức độ kĩ năng tương tác của giáo viên kèm hòa nhập hiện nay còn thấp hơn so với mức chuẩn bình quân của thế giới. - Giả thiết 2: những kĩ năng thành phần mà giáo viên áp dụng khi kèm hòa nhập trẻ tự kỉ bao gồm: kĩ năng tương tác bằng mắt với trẻ, kĩ năng hỗ trợ trẻ tham gia vào các môn học văn hóa, kĩ năng hỗ trợ trẻ quản lý hành vi và cảm xúc, kĩ năng giao tiếp, . Các kĩ năng được sử dụng thường xuyên và có đem lại hiệu quả 3
  6. - Giả thiết 3: phần đông những giáo viên đều cảm thấy khó khăn khi tìm nguồn hỗ trợ có giá trị. Những yếu tố về giáo dục, đào tạo hay kinh nghiệm có thể giúp cải thiện kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu vấn đề lý luận liên quan đến kĩ năng tương tác, trẻ tự kỉ, kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ, các kĩ năng thành phần - Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ đo lường kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ thông qua các tình huống giả định - Khảo sát thực trạng áp dụng các kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập. 5. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 5.1. Khách thể nghiên cứu Giáo viên kèm hòa nhập cho trẻ tự kỉ ở Việt Nam 5.2. Đối tượng nghiên cứu Kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập tại Việt Nam 6. Phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để đo đạc kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập. Địa bàn khảo sát là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Những người được hỏi là bất kỳ ai đang đang cung cấp dịch vụ đánh giá và/hoặc trị liệu tâm lý. Thời gian nghiên cứu là 7 tháng từ tháng 3/2018 đến hết tháng 10/2018. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu các kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ thường được sử dụng ở Việt Nam và nước ngoài - Nghiên cứu các lĩnh vực mà giáo viên kèm hòa nhập thường gặp khó khăn trong quá trình giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ - Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện kĩ năng tương tác với trẻ đồng thời giúp giáo viên tìm được nhiều nguồn hỗ trợ có ích 7.2 Nghiên cứu thực tiễn - Bảng hỏi về nhân khẩu học 4
  7. - Thang đo về kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ đã được sử dụng của giáo viên - Bảng hỏi về các tình huống lưỡng nan để thăm dò quyết định của giáo viên - Bảng hỏi về những khó khăn gặp phải trong quá tình kèm hòa nhập - Thang đo về những nguồn để tham khảo có liên quan đến kĩ năng tương tác - Phỏng vấn không cấu trúc các chuyên gia và những người đang kèm hòa nhập cho trẻ tự kỉ 8. Đóng góp của nghiên cứu - Tìm ra mức độ thực hiện kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập hiện nay - Tìm ra được các yếu tố có thể giúp cải thiện kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập. 9. Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu Phần nội dung gồm 3 chương Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu Phần kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo Các phụ lục 5
  8. CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về trẻ rối loạn phổ tự kỷ 1.1.2. Tổng quan nghiên cứu kỹ năng tương tác với trẻ tự kỷ của giáo viên kèm hòa nhập 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Tự kỷ - Rối loạn phổ tự kỷ Tự kỷ là một dạng rối loạn phát triển tồn tại suốt đời, thường xuất hiện trong ba năm đầu đời với các biểu hiện đa khiếm khuyết, trong đó đặc trưng bởi ba khiếm khuyết chính: (1) tương tác xã hội, (2) ngôn ngữ - giao tiếp và (3) có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp lặp đi lặp lại. 1.2.2. Kỹ năng - Kỹ năng tương tác 1.2.2.1. Kỹ năng Kỹ năng là sự thực hiện thành thạo và có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành động phù hợp với ngữ cảnh và điều kiện cụ thể. Kĩ năng không phải là khả năng, không phải là kĩ thuật hành động, mà chính là hành động được thực hiện có ý thức, có kĩ thuật và có kết quả” 1.2.2.2. Kỹ năng tương tác Kỹ năng tương tác là hành động, hoạt động tự giác để tác động lên đối tượng và phản ứng với những tác động ngược lại từ đối tượng nhằm đạt những mục đích nhất định. Với mỗi đối tượng khác nhau, trẻ cần những kĩ năng tương tác khác nhau. 1.2.3. Giáo viên kèm hòa nhập Giáo viên kèm hòa nhập không phải là khái niệm xa lạ đối với những người đã và đang làm giáo dục. Giáo viên kèm hỏa nhập là người giáo dục cho trẻ em trong đó đối tượng chính là trẻ khuyết tật, cùng học với trẻ bình thường, trong môi trường phổ thông ngay tại nơi mà trẻ sinh sống theo chương trình giáo dục chung. Giáo viên kèm hòa nhập cần hỗ trợ, can thiệp và nắm bắt được cả quá trình học tập cũng như sinh hoạt ở trên lớp của trẻ, để có thể đạt được hiệu quả giáo dục cao nhất 1.2.4. Giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỷ Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục cho mọi trẻ em trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ bình thường ở trường phổ thông ngay tại nơi trẻ sinh sống theo cùng một chương trình giáo dục chung. 1.3. Đặc điểm về giáo dục trẻ tự kỷ 6-10 tuổi ở môi trường hòa nhập 6
  9. 1.3.1. Tiêu chí chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ 1.3.2. Đặc điểm phát triển của trẻ rối loạn phổ tự kỷ 6-10 tuổi 1.3.3. Đặc điểm tâm lý của trẻ tự kỷ trong quá trình giáo dục hòa nhập ở Tiểu học 1.3.4. Đặc điểm của lớp học hòa nhập trong trường Tiểu học 1.3.5. Nội dung giáo dục kỹ năng tương tác cho trẻ tự kỷ trong môi trường giáo dục hòa nhập Bao gồm các kĩ năng Kĩ năng tương tác mắt; Kĩ năng bắt chước; Kĩ năng giao tiếp; Kĩ năng hỗ trợ trẻ quản lý và điều chỉnh hành vi, cảm xúc; Kĩ năng hỗ trợ học tập các môn học văn hóa trên lớp cho trẻ tự kỉ 1.4. Hoạt động đánh giá kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập trong quá trình giáo dục hòa nhập ở trường tiểu học. 1.4.1. Vị trí, vai trò chức năng của đánh giá kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập 1.4.2. Các thành tố của quá trình đánh giá kỹ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập trong môi trường lớp học hòa nhập tại trường tiểu học 1.4.2.1. Mục tiêu đánh giá kỹ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập trong môi trường lớp học hòa nhập 1.4.2.2. Nội dung đánh giá kỹ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập trong môi trường lớp học hòa nhập 1.4.2.3. Phương pháp, hình thức đánh giá kỹ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập trong môi trường lớp học hòa nhập. 1.4.2.4. Công cụ đánh giá kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập trong môi trường lớp học hòa nhập. 1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng và một số yêu cầu khi thực hiện quá trình đánh giá kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên giáo dục dặc biệt trong môi trường lớp học hòa nhập - Các yếu tố chủ quan: Những khiếm khuyết trong nhận thức, tư duy và hạn chế về mặt ngôn ngữ của trẻ khiến trẻ khó khăn về việc tiếp thu các chỉ dẫn. Điều này khiến quá trình tương tác giữa giáo viên và trẻ gặp nhiều khó khăn. Thêm nữa, trẻ gặp khó khăn trong vấn đề quản lý hành vi và cảm xúc nên khi bị yêu cầu làm những điều trẻ không muốn trẻ sẽ có những hành vi tiêu cực và không hợp tác. 7
  10. - Các yếu tố khách quan: Khi xung quanh có nhiều người thì trẻ sẽ nhận được nhiều chỉ dẫn từ cô giáo, giáo viên kèm hòa nhập thậm chí cả bạn bè khiến trẻ bị “quá tải” Tiểu kết chương 1 Qua việc nghiên cứu cơ sở lý luận về việc đánh giá kĩ năng tương tác với trẻ rối loạn phổ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập trong môi trường lớp học hòa nhập chúng tôi nhận thấy: - Việc giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ là một lĩnh vực khó và không dễ có thể thực hiện. Trẻ tự kỉ từ 6-10 tuổi là một độ tuổi khó để can thiệp khi trẻ theo học hòa nhâp trong nhà trường phổ thông. Trong quá trình giáo dục hòa nhập thì kĩ năng tương tác với trẻ là một trong những kĩ năng quan trọng nhất mà giáo viên cần có và thành thục. - Kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ trong khi kèm hòa nhập của giáo viên gồm nhiều kĩ năng thành phần đó là: kĩ năng tương tác bằng mắt với trẻ, kĩ năng dạy trẻ bắt chước hoạt động của những người xung quanh, kĩ năng giao tiếp với trẻ tự kỉ, kĩ năng hỗ trợ trẻ học tập các môn văn hóa trên lớp, kĩ năng hỗ trợ trẻ quản lý hành vi và cảm xúc. Những kĩ năng này sẽ giúp giáo viên có thể quan sát, giảng dạy, hỗ trợ trẻ tự kỉ trong các tình huống sư phạm. - Trong quá trình tương tác với trẻ tự kỉ, giáo viên kèm hòa nhập sẽ gặp nhiều vấn đề và khó khăn, sẽ có những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục bao gồm cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan. Việc nhìn nhận và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng từ đó tìm ra được biện pháp giải quyết hay hướng trợ giúp từ bên ngoài sẽ có ích cho giáo viên trong quá trình kèm trẻ tự kỉ học hòa nhập. 8
  11. CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tiến trình nghiên cứu 2.1.2. Các giai đoạn nghiên cứu 2.1.2.1. Nghiên cứu lý luận 2.1.2.2. Khảo sát thực trạng, xử lý số liệu. 2.2. Chọn mẫu điều tra 2.2.1. Chọn mẫu 2.2.2. Quy trình thực hiện phát phiếu bản giấy trực tiếp 2.2.3. Quy trình phát phiếu trực tuyến online 2.3. Sơ lược về địa bàn nghiên cứu 2.4. Mẫu nghiên cứu 2.5. Đặc điểm khách thể nghiên cứu 2.5.1. Tuổi 2.5.2. Giới tính 2.5.3. Trình độ chuyên môn 2.5.4. Chuyên ngành đào tạo 2.5.5. Hình thức và đối tượng kèm hòa nhập của giáo viên 2.5.6. Nơi làm việc chủ yếu của người tham gia 2.5.7. Kinh nghiệm làm việc 2.5.8. Giám sát hành nghề 2.6. Phương pháp nghiên cứu 2.6.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, thang đo. 2.6.2. Phương pháp phỏng vấn 2.6.3. Phương pháp thống kê toán học Tiểu kết chương 2 Qua khảo sát thực trạng về việc đánh giá kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập trong môi trường lớp học chúng tôi nhận thấy: + Giáo viên tham gia kèm hòa nhập trên cả nước đã có chuyên môn nhất định và có hiểu về trẻ tự kỉ. Giáo viên có sự trẻ hóa từ Bắc vào Nam. + Dựa trên cơ sở lý luận, chúng tôi tiến hành xây dựng các tiêu chí cụ thể trong từng kĩ năng thành phần của kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập để có thể đánh giá về thực tế kĩ năng tương tác hiện nay của giáo viên, mức độ sử dụng phương pháp giáo dục để tương tác với trẻ tự kỉ, mức độ thực hiện kĩ năng tương tác với trẻ và tìm kiếm nguỗn trợ giúp hỗ trợ khi gặp khó khăn. 9
  12. Trong mỗi giai đoạn nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau, từ các phương pháp nghiên cứu lý luận đến nghiên cứu thực tiễn như: nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi, phỏng vấn sâu, thống kê toán học. Các thang đo mức độ kĩ năng tương tác được thực hiện dựa trên sự kế thừa và phát triển thêm của các nghiên cứu khác nhau trên thế giới và trong nước. 10
  13. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập 3.1.1. Những vấn đề chung Tổng ĐTB chung của tất cả các câu hỏi khảo sát về kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập là 0.68 điểm, ĐLC 0.2, ĐTB tối thiểu là 0.37 và ĐTB tối đa là 0.95. Có tới 33.6% số người trả lời chỉ nhận diện và thực hành kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ ở mức độ trung bình và có tới 53.4% số người được hỏi thực hành kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ ở mức độ khá và cao. Như vậy, có thể thấy kĩ năng tương tác ở mức độ hiểu và áp dụng của giáo viên đối với trẻ tự kỉ ở Việt nam đang ở mức độ khá so với đòi hỏi chung của ngành trên toàn thế giới. Hỗ trợ Sử dụng Các kĩ Hỗ trợ Đánh Chưa ĐTB và can phương năng trẻ giá và phân chung thiệp pháp tương thích tự loại chung giáo dục tác ứng đánh để tương thành với giá kĩ tác phần môi năng trường tương lớp tác với học trẻ hòa nhập ĐTB 0.62 0.71 0.72 0.86 0.61 0.73 0.7 ĐLC 0.12 0.17 0.14 0.2 0.24 0.3 0.2 Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết những lĩnh vực có ĐTB dao động từ 0.61 đến 0.86 điểm, riêng lĩnh vực hỗ trợ trẻ thích ứng với môi trường lớp học hòa nhập đạt 0.86 điểm. Ở tất cả các lĩnh vực đều có người đạt ĐTB tuyệt đối (1 điểm), nhưng một số nhóm như “đánh giá và tự đánh giá kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ” và “hỗ trợ can thiệp giáo dục chung” có người đạt ĐTB thấp (0.2 và 0.3). Riêng lĩnh vực đánh giá và tự đánh giá kĩ năng tương tác với trẻ quan trọng nhưng ĐTB lại đạt thấp nhất chỉ có 0.61 điểm, lĩnh vực hỗ trợ và can thiệp chung cũng không khả quan hơn với 0.62 điểm. Lĩnh vực hỗ trợ trẻ thích ứng với môi trường lớp học hòa nhập 11
  14. với trẻ mặc dù đạt điểm cao nhất nhưng cần xét trên thực tiễn trẻ tự kỉ có rất nhiều hạn chế về ngôn ngữ và giao tiếp. Do đó, nếu tính về tương tác hai chiều cân bằng giữa giáo viên và trẻ thì ĐTB lĩnh vực sẽ bị giảm xuống. Như vậy kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập ở Việt Nam chưa đạt yêu cầu so với thế giới. 3.1.2. Thực trạng kĩ năng tương tác của giáo viên kèm hòa nhập trong lĩnh vực hỗ trợ và can thiệp giáo dục chung cho trẻ tự kỉ ở môi trường lớp học hòa nhập Bảng 3.4. Phân tích ĐTB của lĩnh vực hỗ trợ và can thiệp chung Câu 9.1 9.2 9.3 9.4 9.5 ĐTB ĐTB 0.58 0.61 0.59 0.62 0.64 lĩnh vực ĐLC 0.44 0.46 0.47 0.3 0.71 ĐTB Câu 9.6 9.7 9.8 9.9 9.10 0.62 ĐTB 0.72 0.57 0.60 0.65 0.64 ĐLC ĐLC 0.38 0.32 0.36 0.31 0.43 0.12 Hỗ trợ và can thiệp giáo dục là một trong những bước đầu tiên và căn bản khi kèm hòa nhập cho trẻ tự kỉ. Vì vậy lĩnh vực này được phân tích đầu tiên để đánh giá kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập. 3.1.3. Thực trạng kĩ năng của giáo viên kèm hòa nhập trong nhóm các kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ Bảng 3.5. Phân tích các kĩ năng tương tác với trẻ của giáo viên kèm hòa nhập Câu 10 Câu 11 Câu 12 Câu 13 Câu 14 Câu18 ĐTB lĩnh vực ĐTB 0.7 0.68 0.51 0.77 0.89 0.71 0.71 ĐLC 0.35 0.12 0.14 0.25 0.31 0.42 0.15 ĐTB của nhóm kĩ năng tương tác với trẻ của giáo viên kèm hòa nhập nhìn chung là cao hơn so với tổng ĐTB là 0.7 điểm. Trong lĩnh vực này, kĩ năng giao tiếp với trẻ đạt ĐTB cao nhất bao gồm câu 12 và câu 13. Trong khi đó kĩ năng hướng dẫn trẻ bắt chước lại có ĐTB thấp nhất, chỉ có 0.51 điểm nằm ở câu 12. Những kĩ năng khác như kĩ năng tương tác 12
  15. mắt, kĩ năng hỗ trợ trẻ kiểm soát cảm xúc hay kĩ năng thiết lập các mối quan hệ với trẻ đều dao động trong khoảng từ 0.7 đến 0.71. 3.1.4. Thực trạng kĩ năng tương tác của giáo viên kèm hòa nhập trong lĩnh vực sử dụng các phương pháp giáo dục khác nhau Bảng 3.6. Phân tích các phương pháp được giáo viên sử dụng trong quá trình kèm hòa nhập cho trẻ tự kỉ Câu 9.11 9.12 9.13 9.15 9.16 9.17 9.18 9.19 9.20 ĐTB ĐTB 0.68 0.8 0.67 0.73 0.72 0.64 0.6 0.58 0.83 0.71 ĐLC 0.41 0.52 0.34 0.26 0.3 0.36 0.43 0.4 0.32 Câu 9.21 9.22 9.23 9.24 9.25 9.26 9.27 9.28 9.29 ĐLC ĐTB 0.66 0.71 0.75 0.65 0.63 0.78 0.61 0.69 0.74 0.17 ĐLC 0.21 0.35 0.44 0.48 0.26 0.38 0.46 0.51 0.15 Nhìn chung, ĐTB của các phương pháp giáo dục trẻ tự kỉ không có nhiều sự khác biệt, dao động từ 0.6 đến 0.8, với ĐLC là 0.17. Câu 9.12 đạt ĐTB cao nhất,hầu hết giáo viên đều đồng ý rằng việc khen thưởng cho trẻ khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ là điều đúng đắn cũng như việc có hình phạt hay kỉ luật mỗi khi trẻ sai phạm Nhìn tổng thể, giáo viên kèm hòa nhập cũng có sử dụng rất nhiều phương pháp để giáo dục trẻ tự kỉ trong môi trường lớp học. Các phương pháp đa số đều được sử dụng ở mức độ “thi thoảng” và “khá thường xuyên” (70-80%)., còn lại số ít rơi vào mức độ ‘hiếm khi”, “rất thường xuyên” và “không bao giờ” (20%) 3.1.5. Thực trạng kĩ năng tương tác của giáo viên kèm hòa nhập trong lĩnh vực hỗ trợ trẻ thích ứng với môi trường lớp học hòa nhập Bảng 3.7. Phân tích sự hỗ trợ trẻ thích ứng trong môi trường lớp học hòa nhập Câu 15 16 17 19 20.14 20.15 20.16 ĐTB lĩnh vực ĐTB 0.89 0.77 0.83 0.75 0.81 0.75 0.74 0.86 ĐLC 0.51 0.42 0.16 0.22 0.24 0.36 0.42 0.2 Điểm trung bình lĩnh vực hỗ trợ trẻ thích ứng với môi trường lớp học hòa nhập tương đối cao, đạt 0.86 điểm so với ĐTB chung. Đạt số điểm cao nhất là ở câu 15, tình huống đưa ra khi trẻ tham gia vào các tiết 13
  16. học thư viện, tiết học bổ sung. Trong quá trình theo học hòa nhập, trẻ tự kỉ sẽ phải tham gia đầy đủ các tiết học cùng với các bạn trong lớp, thực hiện theo nội quy mà nhà trường, lớp học đã đề ra. Chính vì thế, giáo viên kèm hòa nhập cũng phải tuân theo những quy định giờ học đề ra, sẽ tạo cho trẻ tính kỉ luật thực hiện theo nội quy. ĐTB của lĩnh vực dao động trong khoảng từ 0.74 - 0.89. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp điểm trung bình thấp hơn đó liên quan đến vấn đề thi cử và vận động của trẻ tự kỉ. Trong quá trình tham gia vào học hòa nhập, khi hết năm học hoặc hết kì học, trẻ tự kỉ vẫn phải tham gia đầy đủ các kì thi hết năm và kì thi cuối kì, vì nhận thức của trẻ tự kỉ chậm hơn so với trẻ bình thường nên các kì thi sẽ rất khó khăn và gây trở ngại đối với cả trẻ và giáo viên kèm hòa nhập. Đa số giáo viên lựa chọn phương án để trẻ tự mình hoàn thành bài thi mà không có sự giúp đỡ nào từ giáo viên, số ít thì tham khảo ý kiến giám thị phòng thi để mang lại một kết quả thi khách quan nhất cho trẻ và những học sinh khác trong lớp. Vấn đề tiếp theo là về mặt thể chất của trẻ, tuy trẻ tự kỉ có thể tham gia hoạt động thể chất cùng với trẻ thường nhưng khả năng vận động linh hoạt cũng như sức bền về thể chất luôn là điểm yếu của trẻ tự kỉ, chính vì thế, có rất nhiều tình huống phát sinh trong quá trình trẻ hoạt động thể chất cùng các bạn trong lớp, điều này sẽ làm sự hỗ trợ trong quá trình trẻ hoạt động của giáo viên gặp thách thức. Chính vì thế, có không ít giáo viên kèm hòa nhập không đồng ý với việc cho trẻ hoạt động thể chất tự do với các bạn khác mà không có sự theo dõi của mình. Điều đó cũng cho thấy được giáo viên kèm hòa nhập đã có sự hiểu rõ về thể chất của trẻ tự kỉ mà mình hỗ trợ. Ở câu 20.15 có 95% giáo viên kèm hòa nhập đồng ý với việc tạo mối liên kết giữa trẻ tự kỉ và giáo viên giảng dạy trên lớp là đúng đắn và cần thiết. Một nửa giáo viên đồng tình với việc “để trẻ tự giải quyết những vấn đề mà trẻ có thể giải quyết được” (câu 20.16). 3.1.6. Thực trạng kĩ năng tương tác của giáo viên kèm hòa nhập trong lĩnh vực đánh giá và tự đánh giá kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập 14
  17. Bảng 3.8. Phân tích sự đánh giá và tự đánh giá kĩ năng tương tác của giáo viên kèm hòa nhập Câu 9.14 20.1 20.2 20.3 20.4 ĐTB lĩnh vực ĐTB 0.6 0.64 0.53 0.61 0.6 0.6 ĐLC 0.18 0.23 0.46 0.54 0.37 0.24 Câu 20.5 20.6 20.7 20.8 20.9 20.10 ĐTB 0.65 0.54 0.71 0.63 0.58 0.88 ĐLC 0.28 0.15 0.11 0.26 0.34 0.19 ` Trong quá trình kèm hòa nhập cho trẻ tự kỉ, việc nhận được sự đánh giá cũng như tự đánh giá kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cần thiết. Chú trọng vào các tiêu chí đánh giá để có thể chi tiết hóa được những vấn đề mà trẻ gặp phải cũng như vấn đề mà giáo viên đã và đang có thể giải quyết cùng trẻ. Điểm trung bình ở lĩnh vực này đạt 0.64 điểm, là một số điểm khá thấp so với ĐTB chung. Có thể thấy , giáo viên chưa để tâm đến việc đánh giá này. Đạt số điểm 0.88 cao nhất trong lĩnh vực này là câu 20.10, về việc khen thưởng khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ được giao. Khen thưởng và kỉ luật là một trong những kĩ thuật dạy học tích cực, tuy nhiên, việc áp dụng những mức độ khen thưởng và kỉ luật giáo viên cần phải đặt ra những tiêu chí cụ thể, đi từ thấp đến cao và nằm trong giới hạn cho phép. Sử dụng thang đo và các test đã được chuẩn hóa để đánh giá trẻ đạt điểm trung bình là 0.6, với số điểm thấp, có 59.3% số người được hỏi cho biết họ “hiếm khi” và 10.3% “chưa bao giờ” thực hiện việc đánh giá trẻ tự kỉ bằng các test khi dạy học hòa nhập, chứng tỏ việc các giáo viên kèm hòa nhập chưa chú trọng đến việc hoàn thành mục tiêu chi tết, theo từng tiêu chí cụ thể và theo mức độ. Cộng thêm là do một bộ phận giáo viên chưa sử dụng thành thạo các thang đo và test, nên mới dẫn đến sự tụt giảm về điểm trung bình. Điểm trung bình lĩnh vực dao động từ 0.53 đến 0.88, sở dĩ có sự chênh lệch này là do giáo viên kèm hòa nhập chưa nhận thức rõ được việc đánh giá kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ sẽ đem lại hiệu quả khác so với việc không đánh giá. Phỏng vấn nhanh hiện trường trả lời Phiếu khảo sát thì được biết những người tham gia cũng không chắc chắn về việc sử dụng thang đo và các test đánh giá có thực sự cần thiết và hiệu quả trong quá trình kèm trẻ tự kỉ học hòa nhập không. Họ 15
  18. sử dụng công cụ đánh giá vì yêu cầu của phụ huynh và của người quản lý chất lượng giáo dục hòa nhập. Kể cả họ biết được về các công cụ đánh giá và cách sử dụng chúng thì họ cũng gặp khó khăn khi thời gian trên lớp họ không thể triển khai được. Điều này thể hiện ở việc họ đánh giá tình huống khi cần tương tác với trẻ (câu 20). Tuy nhiên, có tới hơn một nửa số người được hỏi (chiếm 51.4%) đã lựa chọn sai cách để tương tác, chỉ có chưa đầy một nửa (chiếm 40.3%) lựa chọn chính xác cách tương tác khi trẻ cần. Điều này đã kéo điểm trung bình của câu 20.5 và 20.6 xuống mức thấp là 0.65 và 0.54. 3.1.7. Chưa phân loại Bảng 3.9. Phân tích những câu hỏi chưa phân loại Câu 22.1 22.2 22.3 22.4 22.5 22.6 22.7 ĐTB lĩnh vực ĐTB 0.69 0.81 0.67 0.7 0.62 0.73 0.66 0.73 ĐLC 0.2 0.34 0.46 0.29 0.33 0.49 0.3 0.3 Từ câu 22.1 đến câu 22.7 là những yếu tổ ảnh hương đến quá trình tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập. Điểm trung bình ở mức cao, dao động từ 0.62 đến 0.81 và ĐTB chung đạt 0.73. Câu 22.7 “Các mối quan hệ” và câu 22.6 “Áp lực tâm lý” là hai câu mà giáo viên cho rằng các mối quan hệ là yếu tố rất gây ảnh hưởng đến quá trình tương tác với trẻ. Phỏng vấn nhanh tại hiện trường trả lời phiếu khảo sát, giáo viên kèm hòa nhập cho biết: “Kèm trẻ tự kỉ học hòa nhập có rất nhiều áp lực đè nặng: việc con tiến bộ từng ngày ra sao, việc con học được những gì trên lớp rồi đến việc con giao tiếp với bạn bè với cô giáo cũng cần có mình can thiệp, tất cả mọi hành động của trẻ đều nằm trong tầm nhìn của cô giáo vì nếu bỏ qua hay bỏ lỡ rất có thể trẻ sẽ gặp phải khó khăn hoặc trở ngại về mặt tâm lý. Điều đó làm cho giáo viên dù chỉ kèm một học sinh cũng đã là thử thách không hề nhỏ” Với kết quả này, giáo viên kèm hòa nhập đã nhận thức được chính xác các yếu tố gây ảnh hưởng đến quá trình tương tác với trẻ tự kỉ trên lớp học 16
  19. 3.2. Mối quan hệ giữa các đặc điểm nhân khẩu học và nguồn hỗ trợ thông tin đối với kết quả thực hành kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập 3.2.1. Các biến nhân khẩu học 3.2.2. Sử dụng nguồn hỗ trợ 3.3. Kiểm định hồi quy dự báo sự ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học tới tổng điểm kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập Tiểu kết chương 3 Kết quả khảo sát kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập nói chung và những người đang cung cấp dịch vụ tâm lý cho trẻ em nói riêng ở Việt Nam nhìn chung là thấp hơn so với thế giới và đòi hỏi nghề nghiệp. Những người được khảo sát đã không nhận thức đầy đủ và áp dụng thành thạo các kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ với ĐTB 0.7, ĐLC 0.2. ĐTB thực hành tương tác cao nhất thuộc về lĩnh vực hỗ trợ học tập trên lớp cho trẻ tự kỉ 0.86, ĐLC 0.2. ĐTB giữa các miền Bắc - Trung - Nam không có sự chênh lệch nhiều với nhau và với ĐTB cả nước, dao động từ 0.67 đến 0.73. Phân tích chi tiết các lĩnh vực cho thấy còn có rất nhiều vấn đề xảy ra, đe dọa tới chất lượng kèm hòa nhập của giáo viên. Giáo viên kèm hòa nhập rất dễ bỏ qua những trình tự căn bản để giáo dục trẻ tự kỉ. Việc vận dụng nhiều phương pháp khác nhau trong quá trình dạy học và hỗ trợ hòa nhập cũng chưa có hiệu quả cao. Đánh giá và tự đánh giá kĩ năng tương tác trong khi dạy học hòa nhập cũng chưa được các giáo viên coi trọng và quan tâm. Tuy sử dụng nhiều kĩ năng tương tác thành phần nhưng thời gian tương tác hai chiều thì giáo viên luôn là người chiếm ưu thế.So sánh điểm của các câu hỏi về thực hành kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ và mức độ nhận thức đánh giá kĩ năng tương tác với trẻ cho thấy giáo viên có thực hành kĩ năng tương tác tốt hơn nhận thức, chứng tỏ đào tạo lý luận sẽ không đủ để đảm bảo có được kĩ năng tương tác tốt với trẻ tự kỉ mà quan trọng là phải có thực hành và giám sát thực hành chuyên nghiệp nhiều hơn để tạo thói quen. Ngoài ra, kết quả phân tích thống kê cũng gợi ý nên có nghiên cứu xa hơn về nhận thức và sử dụng các công cụ đánh giá kĩ năng của giáo viên kèm hòa nhập. Với nghiên cứu này, kết quả phân tích so sánh chỉ ra rằng kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập không bị ảnh hưởng có 17
  20. ý nghĩa bởi các nhân tố nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi , vùng miền, hình thức thực hành, nơi công tác, kinh nghiệm làm việc và sự giám sát. Tuy nhiên, khi so sánh giữa mức độ đào tạo thì thấy điểm kĩ năng được cải thiện khi giáo viên nâng cao trình độ và ngành đào tạo tâm lý lâm sàng có kĩ năng tốt hơn các ngành khác được nghiên cứu. Kết quả so sánh tương quan cũng cho thấy một số nguồn thông tin có ý nghĩa chưa phát huy được hiệu quả trong khi giáo viên gặp khó khăn khi cần trợ giúp như ý kiến của đồng nghiệp, của những người có kinh nghiệm và các buổi hội thảo tâm lý. Việc tìm sự hỗ trợ khi khó khăn vẫn còn phải phụ thuộc vào những nguồn thông tin như nhóm hội tâm lý giáo viên tham giá, các phương pháp giáo dục đã được công bố. Giống như so sánh, kết quả kiểm định hồi quy chỉ ra các yếu tố về giáo dục (nâng cao trình độ chuyên môn) có ý nghĩa dự báo về những thay đổi trong kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập. Tóm lại, kết quả điều tra cho thấy năng lực của giáo viên đang kèm hòa nhập cho trẻ tự kỉ trên thị trường hiện nay của đảm bảo đúng tiêu chuẩn. Những khó khăn, sai phạm về thực hành kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ khá phổ biến phù hợp với những nghiên cứu trước đây ở Việt Nam và các nhà tâm lý Việt Nam cũng đang gặp khó khăn đối với các tình huống lưỡng nan khi tương tác với trẻ tự kỉ. Nói cách khác, nếu không có những biện pháp tác động hiệu quả thì tình trạng tương tác không hiệu quả với trẻ sẽ tiếp tục duy trì và trở thành nguyên nhân trực tiếp làm giảm chất lượng giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập. 18
  21. KẾT LUẬN Thành quả nghiên cứu của Luận văn này được thể hiện qua kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiền. Về lý luận, luận văn đã khái quát được bức tranh tổng thể về lịch sử nghiên cứu, xu hướng phát triển và thực hành kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên nói chung và giáo viên kèm hòa nhập nói riêng cả ở trên thế giới và Việt Nam. Điểm quan trọng về lý luận là đã xây dựng bộ 6 lĩnh vực liên quan đến kĩ năng tương tác với trẻ của giáo viên kèm hòa nhập cơ bản phù hợp với sự phát triển chung của giáo dục, làm cơ sở đánh giá thực tiễn thực hành kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ của giáo viên kèm hòa nhập. Ngoài ra, nghiên cứu cũng làm sáng tỏ những lĩnh vực mà kĩ năng tương tác với trẻ của giáo viên xảy ra với mức độ cao ở Việt Nam Nghiên cứu thực tiễn đã đưa ra được kết quả để khẳng định và phủ đinh các giả thiết khoa học đã được đề cập ở phần Mở đàu của Luận văn. Cụ thể như sau: Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng còn nhiều cá nhân hiện nay đang thực hành hỗ trợ giáo dục hòa nhập cho trẻ tự kỉ không có kĩ năng tương tác với trẻ thực sự tốt. Mức độ năng lực thực hành kĩ năng của giáo viên thấp hơn rất nhiều so với mức chuẩn bình quân 1 điểm trên thế giới. ĐTB của những người tham gia câu trả lời chỉ đạt 0.7 nghĩa là những người đã và đang kèm hòa nhập cho trẻ tự kỉ chỉ đạt 70% về kĩ năng tương tác với trẻ tự kỉ. Điều này cho thấy có một khoảng cách khá xa giữa kĩ năng tương tác của giáo viên kèm hòa nhập ở Việt Nam với yêu cầu chung của thế giới. Lĩnh vực hỗ trợ và can thiệp giáo dục chung, rất nhiều giáo viên chưa hiểu kĩ về hoàn cảnh và thông tin về trẻ mà mình đang kèm. Thông tin ban đầu, tiểu sử bệnh lí, hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân dẫn đến vấn đề mà trẻ đang gặp phải, giáo viên kèm hòa nhập đa số chưa nắm rõ những thông tin đó. Trong nhiều trường hợp cần liên hệ với phụ huynh để giúp trẻ khắc phục những hành vi không mong muốn từ trẻ thì giáo viên còn rất ngần ngại và phân vân. Thêm nữa việc lên kế hoạch hỗ trợ học tập, mục tiêu, xây dựng kế hoạch kèm hòa nhập và đánh giá kết quả đạt được của giáo viên còn đang ở mức trung bình. Giáo viên kèm hòa nhập chưa chú trọng chi tiết đi vào từng khâu mà chỉ bao quát chung bên ngoài của quá trình kèm hòa nhập cho trẻ tự kỉ. Mức độ “thỉnh thoảng” và “hiếm khi” ở trong 19
  22. lĩnh vực hỗ trợ chung là cao nhất so với các lĩnh vực khác. Có vẻ như, giáo viên chưa thực sự để tâm đến điều này Đạt điểm cao nhất là lĩnh vực hỗ trợ học tập cho trẻ tự kỉ ở trên lớp. Khi học hòa nhập, điểm quan trọng nữa là trẻ sẽ theo học cả kiến thức văn hóa ở trên lớp, điều này các giáo viên kèm hòa nhập đã và đang làm rất tốt. Khi hỗ trợ trẻ tiếp thu kiến thức trên lớp, hoàn thành bài tập về nhà, thực hiện các kì thi theo nội quy được đưa ra và đảm bảo một phần chất lượng các môn học văn hóa. Trong những tình huống cụ thể, giáo viên kèm hòa nhập đã có những cách xử lí và tương tác chính xác với trẻ để trẻ có thể hoàn thành những nhiệm vụ được giao. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mức điểm cao của lĩnh vực hỗ trợ này có thể là do sự tâm huyết, trách nhiệm và sự yêu thương trẻ của giáo viên kèm hòa nhập cho trẻ tự kỉ mang lại. Kết quả phân loại nhóm câu đánh giá về mức độ lý thuyết (các câu 9) đạt ĐTB thấp hơn nhóm câu về tình huống thực tế (từ câu 10-19) cho thấy những người có kĩ năng tương tác thực tế tốt hơn trên lý thuyết. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định những kĩ năng tương tác mà giáo viên kèm hòa nhập thường sử dụng gồm (1) kĩ năng tương tác mắt, (2) kĩ năng giao tiếp; (3) kĩ năng hỗ trợ trẻ bắt chước; (4) kĩ năng hỗ trợ trẻ quản lí cảm xúc hành vi; (5) kĩ năng thiết lập các mối quan hệ với trẻ và người xung quanh; đã được đặt ra trong giả thiết là chính xác và cơ bản. Thực tế cho thấy những người tham gia trả lời cũng tương tác với trẻ bằng những kĩ năng thành phần như trên. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ 1. Đề xuất khuyến nghị chung 2. Đối với từng chủ thể 2.1. Đối với đơn vị đào tạo giáo viên kèm hòa nhập: Thiết kế và tổ chức giảng dạy môn học về đánh giá trong giáo dục; dành ít nhất 50% thời lượng cho thực hành các tình huống lưỡng nan; thành tích thực hành có giá trị ít nhất 30% tổng điểm thành tích học tập; thực hiện giám sát thường xuyên về các bài học kĩ năng cho học sinh sinh viên thực tập tại cơ sở chuyên biệt. 2.2. Đối với tổ chức cung cấp dịch vụ giáo dục hòa nhập: Tuyển dụng và sử dụng người được đào tạo đúng chuyên ngành và cấp độ đào tạo; tổ chức giám sát thực hành, nghiên cứu; tạo điều kiện thuận lợi hoặc khích lệ tinh thần thường xuyên cho giáo viên. 20
  23. 2.3. Đối với giáo viên kèm hòa nhập: Trước khi bắt đầu kèm hòa nhập nên tìm hiểu thật kĩ và nắm rõ thông tin về trẻ, tạo mối quan hệ tin tưởng ở trẻ, lên kế hoạch chi tiết và mục tiêu rõ ràng; sử dụng thành thạo các công cụ đánh giá; tham gia giáo dục và trực tiếp hỗ trợ trẻ khi cần thiết; tìm sự trợ giúp có ích trước những tình huống khó khăn. Nâng cao trình độ chuyên môn, có nhiệt huyết, lòng yêu nghề, yêu trẻ. 21
  24. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1. Bệnh viện tâm thần Trung ương (1992), Phân loại bệnh Quốc tế về các rối loạn tâm thần và hành vi, Viện sức khỏe tâm thần, Hà Nội 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Chương trình Giáo dục tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội 3. Bộ giáo dục và đào tạo, Số 23/2006/QB-BGDĐT (2006), Quy định về giáo dục hòa nhập dành cho người tàn tật, khuyết tật, Hà Nội 4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật người khuyết tật, 51/2010/QH12. 5. Trịnh Đức Duy (2000), Dạy học hoà nhập cho trẻ khuyết tật, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 6. Phạm Minh Hạc - Trần Trọng Thủy (1998), Tâm lý học tập 1, Nxb Giáo dục 7. Đặng Thành Hưng (2010), Nhận diện và đánh giá kĩ năng, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 62, tháng 11/2010 8. Vũ Thị Bích Hạnh (2007), Trẻ tự kỉ - Phát hiện sớm, can thiệp sớm, Nxb Y học, Hà Nội. 9. Lê Khanh (2003), Trẻ Tự kỷ - Những thiên thần bất hạnh, Nxb Phụ nữ 10. Khoa Giáo dục đặc biệt Trường Đại học sư phạm Hà Nội, Trích dịch các bài tập trong cuốn “Sự can thiệp về hành vi cho trẻ em Tự kỷ” của Catherine Maurice. 11. Bùi Thị Lâm, Hoàng Thị Nho (2012), Giáo trình giáo dục hòa nhập, NXB Giáo dục Việt Nam 12. Nguyễn Ngọc Khước - Trần Thị Khấn và B.s Phạm Ngọc Khanh. Những hoạt động dạy trẻ tư kỷ 13. Nguyễn Lân (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội 14. Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (2008), Phục hồi chức năng trẻ tự kỷ (Tài liệu số 15), Nxb Y học Hà Nội 22
  25. 15. Nguyễn Văn Thành (2006), Trẻ em Tự kỷ phương thức giáo dục, Nxb Tôn giáo 16. Nguyễn Thị Thanh (2014), Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục: Biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỉ 3 - 4 tuổi, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 17. Trần Thị Thiệp, Bùi Thị lâm, Hoàng Thị Nho, Trần Thị Minh Thành (2006), Can thiệp sớm và Giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, Nxb giáo dục 18. Trần Thị Lệ Thu (2010), Đại cương Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật trí tuệ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. Trung tâm nghiên cứu giáo dục và chăm sóc trẻ em (2011), Những điều cần biết về hội chứng tự kỉ. NXB Đại học Sư Phạm 20. Trần Đình Thuận (2009), Nhìn lại công tác giáo dục học sinh khuyết tật cấp Tiểu học trong những năm qua, Chuyên đề GDTH tập 39/2009, Nxb Giáo dục Việt Nam. 21.Trần Thị Tuyết Oanh (2004), Đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 22. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2012), Giáo dục đặc biệt và những thuật ngữ cơ bản, Nxb Đại học Sư phạm 23. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2012), Tự kỷ - những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm. Tài liệu nước ngoài 24. Liz Hannah, Teaching young children with autistic spectrum disorders to learn, A practical guide for parents and staff in mainstream schools and nurseries,Illustrations by Steve Lockett. 25. Tara Delaney, M.S.,OTR (2010),101 Games and Activities for Children 23
  26. with Autism, Asperger , S, and Sensory Processing Disorders. Tài liệu nguồn Website 26. Trang: tranvancong.net, Tổng quan về tự kỷ. 27. Bài viết của Bác sĩ Nguyễn Thu Hà, Đặc điểm hành vi của trẻ tự kỷ. 28. truongchuyenbietbimbim.com, Bài viết của TS. Trương Thị Xuân Huệ (Khoa Giáo dục đặc biệt, trường Cao đẳng sư phạm Trung ương TP.HCM), Đặc điểm tâm lý của trẻ tự kỷ và các xu hướng giáo dục cơ bản. 29. www.helpautismnow.com, Bài viết của Bác sĩ Phạm Ngọc Thanh- Khoa tâm lý bệnh viện Nhi đồng 1, Phát triển kỹ năng tương tác của trẻ tự kỷ qua trò chơi. 30. 31. 32. 33. 34. 24