Tóm tắt Luận văn Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi tại các trường mầm non

pdf 24 trang phuongvu95 7921
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi tại các trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_dac_diem_giao_tiep_trong_moi_truong_giao_du.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi tại các trường mầm non

  1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội càng phát triển, kéo theo những dịch vụ đi kèm cũng rất phát triển. Dịch vụ sàng lọc trước khi sinh trong lĩnh vực y tế đã góp phần rất nhiều khi sàng lọc và hạn chế cho ra đời những đứa trẻ có sự phát triển bất thường về thể chất và tinh thần như Hội chứng Down, trẻ khiếm thính . Tuy nhiên, có những tổn thương mà cho đến nay, y học vẫn chưa thể nào sàng lọc được trước và ngay sau sinh để có phương hướng chữa trị hiệu quả. Đó chính là tình trạng rối loạn phổ tự kỷ. Bất cứ trẻ nào ra đời, mỗi cha mẹ và cả đứa trẻ, thậm chí là cả y học cũng không thể lựa chọn cho mình một cơ thể khỏe mạnh hay một cơ thể ốm yếu. Chính vì vậy, bên cạnh những cháu bé khỏe mạnh, nhanh nhẹn vẫn có không nhỏ những đứa trẻ kém may mắn gặp phải các khiếm khuyết về thể chất và tâm lý. Những trẻ này rất cần tới sự quan tâm, giúp đỡ của toàn xã hội, cần được phát hiện và can thiệp sớm để có những điều kiện tốt nhất hòa nhập vào cuộc sống bình thường. Một trong những rối loạn gây ra nhiều khiếm khuyết ở trẻ em, đó chính là rối loạn phổ tự kỷ. Trẻ rối loạn phổ tự kỷ là rối loạn thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nó trở thành nỗi lo đồng nhất của tất cả các bạc phụ huynh ngay từ khi con họ vẫn còn đang nằm trong bụng mẹ. Đây cũng là mối quan tâm đăc biệt của nghiên cứu ngành y học và tâm lý học. Trẻ rối loạn phổ tự kỷ xử lý thông tin theo những cách khách nhau, khác với mọi người và có thể từ nhẹ tới nặng với những triệu chứng như hạn chế tương tác xã hội. Dấu hiệu nhận biết trẻ rối loạn phổ tự kỷ là thời điểm trước 3 tuổi. Đặc biệt, ở bé trai có nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ cao gấp 5 lần so với bé gái. Hội chứng tự kỷ (Autism Spectrum Disorder ASD) được hiểu đơn giản là một tình trạng về tâm lý ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của não, khiến cho bệnh nhân không có khả năng giao tiếp theo tiêu chuẩn “bình thường” của xã hội, và có những hạn chế trong giao tiếp, hoặc những hành vi lập lại liên tục. Tình trạng này được gọi là “spectrum disorder” là vì nó không gây ra bởi một nhân tố nhất định, và cũng không có những triệu chứng giống nhau giữa các trẻ có tình trạng này, nói một cách khác thì nguyên nhân và triệu chứng của ASD giống như một dải cầu vồng nhiều màu sắc (spectrum: Dải hay phổ) vậy, không màu nào giống màu nào. Hội chứng tự kỷ không mang đến cái chết bất thình lình như tai nạn, chết dần chết mòn như ung thư, nhưng hội
  2. 2 chứng tự kỷ đã để lại những hậu quả đáng báo động. Mới đây nhất, theo thống kê của các cơ sở y tế, nhất là các khoa tâm bệnh, số trẻ đến khám và chẩn đoán về tự kỷ đang tăng với cấp số nhân, năm sau cao hơn năm trước. Vì những hậu quả kéo dài mà nhân “Ngày Thế giới nhận thức về chứng tự kỷ” năm 2017, 19.000 tòa nhà tại 142 quốc gia hưởng ứng chiến dịch đầy ý nghĩa này, trong đó phải kể đến Nhà Trắng, Trung tâm Rockerfeller- khu cao ốc gồm 19 tòa nhà chọc trời tại NewYork, Mỹ; Tháp truyền hình Canada - tháp cao nhất thế giới trong suốt 31 năm; Tượng chúa cứu thế ở Rio de Janeiro, Brazil), Petra - khu di tích khảo cổ ở miền Tây Nam Jordan- một trong 7 kỳ quan thế giới Được biết hội chứng tự kỷ ảnh hưởng tới khoảng 70 triệu người trên toàn thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới, trung bình cứ 160 người thì có một người tự kỷ. Hiện có tới 80% số người tự kỷ trưởng thành không có việc làm, phải sống phụ thuộc. Rõ ràng đây đều là những con số rất đáng báo động, và vì vậy, điều quan trọng nhất khi hỗ trợ người tự kỷ chính là bước vào thế giới của họ, giúp họ nhận thức, thực hành sự độc lập của cá nhân, từ đó ghi nhận những điểm mạnh và thiên hướng của họ, tạo điều kiện cho họ phát triển thế mạnh của chính họ. Giao tiếp là một quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được một mục đích nào đó. Như chúng ta đã biết, giao tiếp là một hoạt động đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Dù trong cuộc sống hay trong công việc giao tiếp đều là cầu nối giữa con người với con người giúp chúng ta hiểu nhau hơn. Giao tiếp có vai trò vô cùng quan trọng, là điều kiện tồn tại của cá nhân và xã hội, là nhu cầu sớm nhất của con người từ khi tồn tại đến khi mất đi. Thông qua giao tiếp con người gia nhập vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội nền văn hóa xã hội, đạo đức, chuẩn mực xã hội và thông qua giao tiếp con người hình thành năng lực tự ý thức. Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng mà bất cứ ai cũng cần phải học trước khi bước vào cuộc sống, tuy nhiên với trẻ tự kỷ thì làm được điều này là vô cùng khó khăn, vì không chỉ cần dạy trẻ kỹ năng giao tiếp mà còn phải giúp trẻ nhớ lâu, hiểu được. Tuy nhiên, dù khó khăn thì vấn đề giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ cũng là điều cần quan tâm, vì thông qua giao tiếp, các biểu hiện/ triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ tuy không được giảm đi nhưng sẽ được thay thế sang các dạng tích cực hơn trong vận động của trẻ. Như trên đã nói, phổ tự kỷ giống như một dải cầu vồng nhiều màu sắc, không màu nào giống màu nào, biểu hiện của từng trẻ gặp phải rối loạn này là
  3. 3 khác nhau, vì thế rối loạn phổ tự kỷ là một hội chứng có tính “dị truyền” (heterogenetic) vì nó gây ra bởi nhiều loại gen khác nhau. Vì thế, kế hoạch can thiệp với trẻ rối loạn phổ tự kỷ cần phải được gọt dũa cho phù hợp với từng trẻ một, từng vấn đề từng nội dung một, trong đó có vấn đề giao tiếp tại môi trường giáo dục hòa nhập. Trẻ mắc chứng tự kỷ có những hạn chế nhất định về nhận thức nói chung và giao tiếp nói riêng, nhưng không vì những hạn chế đó chúng ta làm mất đi tương lai về sự phát triển của trẻ. Sự tăng cường, kết hợp trong giao tiếp, sử dụng các biện pháp, các cách thức khác nhau trong giao tiếp sẽ giúp trẻ rối loạn phổ tự kỉ cải thiện được vấn đề của mình, và đó cũng là sự quan tâm, là đích đến của nhà trường, phụ huynh và xã hội. Nhận thức, tình cảm, tâm lý trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại các trường mầm non đang là vấn đề được các nhà tâm lý học, giáo dục học, sinh lý học, xã hội học quan tâm nghiên cứu. Nhưng chưa có đề tài nào đề cập nhiều đến đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại các trường mầm non, đề xuất biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp cho trẻ mắc hội chứng rối loạn phổ tự kỷ ở mầm non. Hơn nữa, với tư cách là người làm công tác giáo dục, cộng với những trăn trở liên quan đến vấn đề này, tôi quyết định chọn đề tài: Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi tại các trường mầm non làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát thực trạng đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự kỉ tại các trường mầm non, đề xuất biện pháp tác động nhằm nâng cao hiệu quả giao tiếp cho trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ ở mầm non. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hòa nhập của của trẻ rối loạn phổ tự kỷ ở lứa tuổi mầm non. 3.2. Khách thể nghiên cứu - Trẻ rối loạn phổ tự kỷ 4 - 5 tuổi trong môi trường hòa nhập tại các trường mầm non. - Giáo viên mầm non dạy trẻ rối loạn phổ tự kỷ 4 - 5 tuổi trong môi trường hòa nhập tại các trường mầm non.
  4. 4 -Phụ huynh có con rối loạn phổ tự kỷ 4- 5 tuổi trong môi trường hòa nhập tại các trường mầm non. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 4.1. Giới hạn về nội dung Trong đề tài này chúng tôi tập trung nghiên cứu đặc điểm giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỉ với người lớn, bạn bè, giáo viên trong môi trường giáo dục hoà nhập tại các trường mầm non với nội dung chung như: nhu cầu giao tiếp, nội dung giao tiếp và các kỹ năng giao tiếp (tập trung chú ý, cách bắt chước lời nói, luân phiên, nghe hiểu nội dung giao tiếp, cách sử dụng ngôn ngữ ) trong quá trình giao tiếp. 4.2. Giới hạn về địa bàn Tại 3 trường thực hành của trường CĐSPTƯ (Trường mầm non thực hành Hoa Hồng, thực hành Hoa Sen, thực hành Hoa Thủy Tiên ). 4.3. Giới hạn khách thể - Trẻ rối loạn phổ tự kỷ 4 - 5 tuổi: 30 trẻ đang học tại các lớp ở 3 trường thực hành - Giáo viên Mầm Non: 30 giáo viên dạy tại các lớp có trẻ rối loạn phổ tự kỷ - Phụ huynh học sinh : 30 phụ huynh có con rối loạn phổ tự kỷ đang theo học ở 3 trường thực hành 5. Giả thuyết nghiên cứu Giao tiếp là một trong các khiếm khuyết chính của trẻ rối loạn phổ tự kỷ làm cho trẻ khó khăn trong hình thành và phát triển các mối quan hệ với các bạn bè cùng lứa tuổi khi tham gia vào các hoạt động trong trường mầm non. Tăng cường các biện pháp tác động phù hợp sẽ giúp cho trẻ tham gia tích cực và hiệu quả vào các hoạt động học tập, vui chơi tại trường mầm non. Đồng thời làm tiền đề cho trẻ hòa nhập tốt vào môi trường cộng đồng và xã hội sau này. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu 6.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: tự kỷ, rối loạn phổ tự kỷ, đặc điểm giao tiếp ở trẻ rối loạn phổ tự kỷ, 6.2. Đặc điểm giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ trong môi trường hòa nhập tại các trường mầm non. 6.3. Đề xuất một số biện pháp, tiến hành thực nghiệm tác động nhằm phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỷ 4- 5 tuổi tại các trường mầm non.
  5. 5 7. Phương pháp nghiên cứu Với nội dung nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp nhiều phương pháp trong quá trình nghiên cứu để đảm bảo các thông tin thu được khách quan và đảm bảo tính khoa học. Các phương pháp chúng tôi sẽ sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: 7.1. Nhóm Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu, đọc tài liệu, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài. 7.2. Nhóm Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn 7.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 7.2.4. Phương pháp thực nghiệm khoa học 7.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 7.3. Phương pháp thống kê toán học 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luận văn gồm có 3 phần: - Phần mở đầu - Phần nội dung: gồm 3 chương cụ thể: + Chương 1: Cơ sở lý luận về đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hòa nhập của trẻ rối loạn phổ tự kỷ 4 - 5 tuôỉ tại các trường mầm non + Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu + Chương 3: Thực trạng đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hòa nhập của của trẻ rối loạn phổ tự kỷ 4 - 5 tuổi tại các trường mầm non - Phần kết luận, kiến nghị.
  6. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CỦA TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ 4 - 5 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đặc điểm giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ 1.1.1. Các nghiên cứu trên thế giới về trẻ tự kỷ và đặc điểm giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ 1.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam về trẻ tự kỷ và đặc điểm giao tiếp của trẻ rối loạn phổ tự kỷ 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Tự kỷ Năm 2008 Liên hiệp quốc đưa ra khái niệm “Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển tồn tại suốt cuộc đời, thường xuất hiện trong 3 năm đầu đời. TK là do rối loạn thần kinh, gây ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của não bộ. Tự kỷ có thể xảy ra ở bất cứ cá nhân nào không phân biệt giới tính, chủng tộc hoặc điều kiện kinh tế - xã hội. Đặc điểm của Tự kỷ là những khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ và có hành vi, sở thích, hoạt động mang tính hạn hẹp, lặp đi lặp lại”. Đây được coi là khái niệm tương đối đầy đủ và được sử dụng phổ biến nhất. 1.2.2. Trẻ rối loạn phổ tự kỷ - Trẻ rối loạn phổ tự kỉ là những trẻ có khiếm khuyết về tương tác xã hội; giao tiếp xã hội và tính linh hoạt trong tư duy. 1.2.3. Giao tiếp Tổng hợp những dấu hiệu từ các nghiên cứu, chúng tôi nhận định rằng: Giao tiếp là sự truyền đạt, tiếp nhận, trao đổi thông tin qua việc hiểu ngôn ngữ và diễn đạt ngôn ngữ bằng ngôn ngữ và phi ngôn nhữ nhằm tạo nên các mối quan hệ xã hội và hình thành nhân cách và đây là khái niệm công cụ của đề tài này. 1.2.4. Giáo dục hòa nhập Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ bình thường với sự điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ cũng như sự phát triển sau này của trẻ.
  7. 7 1.2.5. Giao tiếp trong môi trường giáo dục hòa nhập của trẻ RLPTK Giao tiếp trong môi trường giáo dục hòa nhập của trẻ RLPTK là sự tham gia vào quá trình giao tiếp, những đứa trẻ này với khiếm khuyết chủ yếu trong các lãnh vực: giao tiếp, truyền đạt, trí tưởng tượng, khả năng sinh hoạt và niềm vui thích hạn hẹp sẽ được tham gia truyền đạt, tiếp nhận, trao đổi thông tin qua việc hiểu ngôn ngữ và diễn đạt ngôn ngữ bằng ngôn ngữ và phi ngôn nhữ nhằm tạo nên các mối quan hệ xã hội và hình thành nhân cách giữa các trẻ bình thường với trẻ có các khuyết tật khác nhau ngay tại môi trường giáo dục hòa nhập. 1.3. Lý luận về trẻ rối loạn phổ tự kỷ 1.3.1. Đặc điểm trẻ rối loạn phổ tự kỷ - Đặc điểm về hình dáng cơ thể - Đặc điểm cảm giác - Đặc điểm về chú ý - Đặc điểm về cảm xúc - Đặc điểm tưởng tượng - Đặc điểm tư duy - Đặc điểm về ngôn ngữ và giao tiếp 1.3.2. . Nguyên nhân trẻ rối loạn phổ tự kỷ - Do não bất thường - Do bệnh lý ở não - Do bất thường về nhiễm sắc thể - Do bộ phận tiêu hóa của trẻ kém - Do yếu tố môi trường - Môi trường sống của gia đình 1.3.3. Phân loại trẻ Rối loạn phổ tự kỷ - Theo thời điểm mắc tự kỷ - Theo chỉ số thông minh - Theo mức độ 1.3.4. Công cụ chẩn đoán trẻ rối loạn phổ tự kỷ - Cuốn DSM – IV và DSM – V - Thang chẩn đoán tự kỷ tuổi ấu thơ CARS (Childhood Autism Rating Scale) 1.4. Một số vấn đề về môi trường giáo dục hòa nhập 1.4.1. Đặc điểm môi trường giáo dục hòa nhập - Cơ sở vật chất của nhà trường
  8. 8 - Con người trong môi trường giáo dục hòa nhập - Chuyên môn 1.4.2. Tổ chức giáo dục và dạy học cho trẻ có nhu cầu đặc biệt 1.5. Lý luận về đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hòa nhập của trẻ RLPTK 1.5.1. Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hòa nhập của trẻ RLPTK 1.5.1.1 Khái niệm đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hòa nhập của trẻ RLPTK Đặc điểm của giao tiếp của trẻ RLPTK trong môi trường giáo dục hòa nhập là trẻ không chủ động trong giao tiếp mà chủ động trong phản ứng có sự lựa chọn, có tính toán thể hiện qua thái độ hành vi, cử chỉ, cách nói năng, tùy thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả giao tiếp cao nhất. 1.5.1.2. Biểu hiện đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hòa nhập của trẻ RLPTK - Khả năng quan sát - Khả năng tập trung - Khả năng dùng cử chỉ - Sự hạn chế trong việc hiểu lời nói - Chậm phát triển ngôn ngữ nói 1.5.1.2.1. Nhu cầu giao tiếp trong môi trường giáo dục hòa nhập của trẻ RLPTK 1.5.1.2.2. Nội dung giao tiếp trong môi trường giáo dục hòa nhập của trẻ RLPTK 1.5.1.2.3. Kỹ năng giao tiếp trong môi trường giáo dục hòa nhập của trẻ RLPTK 1.5.2. Ý nghĩa phát triển giao tiếp cho trẻ Rối loạn phổ tự kỷ trong môi trường GDHN 1.5.3. Mục tiêu phát triển giao tiếp cho trẻ RLPTK trong môi trường GDHN 1.5.4. Nội dung phát triển giao tiếp cho trẻ RLPTK trong môi trường GDHN 1.5.5. Con đường phát triển giao tiếp cho trẻ RLPTK trong môi trường GDHN 1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp cho trẻ RLPTK trong môi trường GDHN - Khả năng của trẻ
  9. 9 - Năng lực của giáo viên - Môi trường gia đình - Môi trường lớp học - Môi trường bạn bè - Môi trường xã hội Tiểu kết chương 1 Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Chương này sẽ trình bày cách thức tiến hành nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài. Phần đầu giới thiệu một vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu. Phần tiếp theo mô tả tiến trình nghiên cứu cũng như những nội dung đã được triển khai trong quá trình nghiên cứu. Phần cuối cùng trình bày các phương pháp mà chúng tôi đã sử dụng để phân tích dữ liệu thu thập được từ quá trình điều tra, đồng thời mô tả một cách kỹ lưỡng cách mà chúng tôi đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo. 2.1. Tổ chức nghiên cứu 2.1.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu. 2.1.1.1. Khách thể nghiên cứu 2.1.1.2. Địa bàn nghiên cứu 2.1.2. Tiến trình nghiên cứu Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận (từ tháng 8 đến tháng 12/2017) Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn (từ tháng 1 đến tháng 5/2018) Giai đoạn 3 (từ tháng 6/2018 đến tháng 11/2018) 2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu lý luận - Nghiên cứu thực tiễn 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 2.2.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.2.2.2.1. Phương pháp quan sát 2.2.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn 2.2.2.2.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
  10. 10 2.2.2.2.4. Phương pháp thực nghiệm khoa học 2.2.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 2.2.2.2.6. Phương pháp thống kê toán học Tiểu kết chương 2 Chương 3 THỰC TRẠNG ĐẶC ĐIỂM GIAO TIẾP TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC HÒA NHẬP CỦA TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 4 - 5 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON 3.1. Thực trạng đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự kỉ (4-5 tuổi) tại các trường mầm non 3.1.1. Thực trạng nhu cầu giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự kỉ (4-5 tuổi) tại các trường mầm non Bảng 3.1 Mức độ tham gia các hoạt động theo nhóm của trẻ RLPTK TT Mức độ SL % 1 Rất ít tham gia 12 40 2 Tham gia khá đầy đủ 5 16.7 3 Tùy hoạt động 13 43.3 Bảng 3.2. Nhu cầu giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự kỉ (4-5 tuổi) tại các trường mầm non TT Mức độ SL % 1 Rất cần thiết 25 83.3 2 Cần thiết 5 16.7 3 Bình thường 0 0 4 Không cần thiết 0 0 3.1.2. Thực trạng nội dung giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự kỉ (4-5 tuổi) tại các trường mầm non
  11. 11 Bảng 3.3. Nội dung giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự kỉ (4-5 tuổi) tại các trường mầm non TT Nội dung SL % 1 Trò chơi đóng vai theo chủ đề 12 40 2 Tình cảm với cô thầy, bạn bè 11 36.7 3 Hoạt động cùng đồ vật 27 90 4 Tham gia vào các trò chơi 9 30 5 Chia sẻ cuộc sống thường ngày 5 16.7 Biểu đồ 3.1. Nội dung giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự kỉ (4-5 tuổi) tại các trường mầm non (%) 3.1.3. Thực trạng kỹ năng giao tiếp của trẻ 4-5 tuổi tại các trường mầm non thực hành trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự kỉ (4-5 tuổi) tại các trường mầm non Bảng 3.4. Tầm quan trọng của việc phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ RLPTK TT Mức độ SL % 1 Rất cần thiết 30 100 2 Cần thiết 0 0 3 Bình thường 0 0 4 Không cần thiết 0 0
  12. 12 Bảng 3.5. Đánh giá của thầy cô về các kỹ năng giao tiếp của trẻ RLPTK STT Kỹ năng Điểm TB Lắng nghe người khác nói chuyện 3.7 3.7 Nhìn vào đối tượng giao tiếp 3.4 Kỹ năng Tập trung vào chỉ dẫn của đối tượng giao tiếp 3.2 tập trung Nhìn vào đồ vật trong một thời gian ngắn 4.1 chú ý Tập trung vào một nhiệm vụ và lắng nghe được 3.8 những hướng dẫn Bắt chước hành động của người khác 4.1 Bắt chước âm thanh của người khác 3.8 Kỹ năng Bắt chước lời nói của người khác 3.7 3.9 bắt chước Bắt chước cử chỉ của người khác 3.9 Bắt chước điệu bộ của người khác (biểu lộ tình cảm) 3.9 Đáp ứng yêu cầu của người khác 3.6 Chờ đến lượt mình khi hoạt động 3.4 Kỹ năng Lần lượt thực hiện hành động trong hoạt động/ hội 3.3 3.6 luân phiên thoại Lần lượt sử dụng đồ vật 3.8 Khởi đầu hội thoại và chờ người giao tiếp đáp lại 4.1 Hiểu chỉ dẫn bằng lời kết hợp với cử chỉ, hành động 3.8 Hiểu được những chỉ dẫn bằng lời nói 3.7 Hiểu tranh, đồ vật và chỉ vào tranh, đồ vật khi được Hiểu 3.9 3.7 nêu tên Hiểu được các cử chỉ thể hiện cảm xúc 3.7 Hiểu tình huống chơi giả vờ đơn giản 3.4 Đáp ứng với người lớn bằng cách nhìn mặt và quay Sử dụng 3.2 theo tiếng động 3.6 ngôn ngữ Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để chào và 4.1 chia tay, cảm ơn, xin lỗi Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để yêu cầu, từ chối 3.7 Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để đưa ra thông tin, 3.4 trả lời câu hỏi Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để thu hút sự chú ý, 3.4 duy trì giao tiếp
  13. 13 Sau khi ra kết quả chung nhất ở bảng 3.5 là đánh giá của thầy cô về các kỹ năng giao tiếp của trẻ RLPTK, chúng tôi tiến hành chia ra từng bảng kỹ năng nhỏ để tiến hành phân tích cho cụ thể hơn và dễ đọc kết quả hơn. Vì vậy bảng 3.5.1. và các bảng 3.5.2., 3.5.3, là được tách ra từ bảng 3.5. Bảng 3.5.1. Kỹ năng tập trung chú ý của trẻ RLPTK Bình Không Điểm STT Kỹ năng Rất tốt Tốt thường tốt TB Lắng nghe người khác 1 4 6 5 15 3.7 nói chuyện Nhìn vào đối tượng 2 3 5 6 16 3.4 giao tiếp Tập trung vào chỉ dẫn 3 2 3 9 16 3.2 của đối tượng giao tiếp Nhìn vào đồ vật trong 4 5 6 9 10 4.1 một thời gian ngắn Tập trung vào một nhiệm vụ và lắng nghe 5 4 5 9 12 3.8 được những hướng dẫn Bảng 3.5.2. Kỹ năng bắt chước của trẻ RLPTK Rất Bình Không Điểm STT Kỹ năng Tốt tốt thường tốt TB Bắt chước hành động 1 5 6 8 11 4.1 của người khác Bắt chước âm thanh 2 4 6 7 13 3.8 của người khác Bắt chước lời nói của 3 5 5 4 16 3.7 người khác Bắt chước cử chỉ của 4 6 5 4 15 3.9 người khác Bắt chước điệu bộ 5 của người khác (biểu 5 6 6 16 3.9 lộ tình cảm)
  14. 14 Bảng 3.5.3. Kỹ năng luân phiên của trẻ RLPTK Rất Bình Không Điểm STT Kỹ năng Tốt tốt thường tốt TB Đáp ứng yêu cầu của 1 5 4 5 17 3.6 người khác Chờ đến lượt mình khi 2 3 5 5 17 3.4 hoạt động Lần lượt thực hiện 3 hành động trong hoạt 3 4 6 17 3.3 động/ hội thoại Lần lượt sử dụng đồ 4 4 5 9 12 3.8 vật Khởi đầu hội thoại và 5 chờ người giao tiếp 5 6 8 11 4.1 đáp lại Bảng 3.5.4. Kỹ năng hiểu của trẻ RLPTK Rất Bình Không Điểm STT Kỹ năng Tốt tốt thường tốt TB Hiểu chỉ dẫn bằng lời 1 kết hợp với cử chỉ, 4 6 7 13 3.8 hành động Hiểu được những chỉ 2 5 5 4 16 3.7 dẫn bằng lời nói Hiểu tranh, đồ vật và 3 chỉ vào tranh, đồ vật 6 5 4 15 3.9 khi được nêu tên Hiểu được các cử chỉ 4 4 6 5 15 3.7 thể hiện cảm xúc Hiểu tình huống chơi 5 3 5 6 16 3.4 giả vờ đơn giản
  15. 15 Bảng 3.5.5. Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ RLPTK Rất Bình Không Điểm STT Kỹ năng Tốt tốt thường tốt TB Đáp ứng với người lớn 1 bằng cách nhìn mặt và 2 3 9 16 3.2 quay theo tiếng động Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để chào 2 5 6 9 10 4.1 và chia tay, cảm ơn, xin lỗi Sử dụng cử chỉ/lời 3 nói/hành động để yêu 4 6 5 16 3.7 cầu, từ chối Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để đưa 4 3 5 6 16 3.4 ra thông tin, trả lời câu hỏi Sử dụng cử chỉ/lời nói/hành động để thu 5 2 3 9 16 3.4 hút sự chú ý, duy trì giao tiếp 3.1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển giao tiếp cho trẻ RLPTK Bảng 3.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển giao tiếp cho trẻ RLPTK TT Yếu tố SL % 1 Cha mẹ 12 40 2 Giáo viên chưa có kinh nghiệm phát triển giao tiếp cho 15 50 trẻ RLPTK 3 Môi trường giao tiếp trong gia đình 16 53.3 4 Môi trường xã hội 18 60
  16. 16 Biểu đồ 3.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển giao tiếp cho trẻ RLPTK 3.2. Một số biện pháp phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non 3.2.1. Cơ sở đề xuất biện pháp 3.2.1.1. Cơ sở lý luận của các biện pháp 3.2.1.2. Cơ sở thực tiễn của các biện pháp 3.2.2. Nguyên tắc xây dựng biện pháp 3.2.2.1. Nguyên tắc đảm bảo giữa tổng thể và toàn diện khi can thiệp và hỗ trợ trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3.2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp dựa trên nhu cầu và khả năng của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 3.2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng hóa và tính linh hoạt 3.2.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính cá nhân hóa 3.2.3. Một số biện pháp rèn kĩ năng giao tiếp 3.2.3.1. Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp
  17. 17 Bảng 3.7. Tính cần thiết của các biện pháp để phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non TT Biện pháp SL % 1 Đánh giá mức độ giao tiếp hiện tại của trẻ 27 90 2 Xây dựng kế hoạch phát triển kĩ năng giao tiếp 29 96.7 3 Biện pháp phối hợp với phụ huynh 28 93.3 4 Sử dụng các kĩ thuật rèn luyện kĩ năng giao tiếp 28 93.3 5 Giao tiếp qua tranh ảnh 25 83.3 6 Hỗ trợ cá nhân 30 100 7 Xây dựng vòng tay bạn bè 27 90 8 Tạo cơ hội cho trẻ giao lưu, tiếp xúc với cộng đồng 30 100 9 Tạo môi trường thân thiện 29 96.7 10 Tạo ra các tình huống có vấn đề 26 86.7 * Hỗ trợ cá nhân * Tạo môi trường thân thiện cho trẻ 3.2.3.2. Khảo sát tính khả thi của các biện pháp Bảng 3.8. Tính khả thi của các biện pháp để phát triển giao tiếp cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ lứa tuổi mầm non TT Biện pháp SL % 1 Đánh giá mức độ giao tiếp hiện tại của trẻ 16 53.3 2 Xây dựng kế hoạch phát triển kĩ năng giao tiếp 12 40 3 Biện pháp phối hợp với phụ huynh 14 46.7 4 Sử dụng các kĩ thuật rèn luyện kĩ năng giao tiếp 17 56.7 5 Giao tiếp qua tranh ảnh 16 53.3 6 Hỗ trợ cá nhân 14 46.7 7 Xây dựng vòng tay bạn bè 18 60 8 Tạo cơ hội cho trẻ giao lưu, tiếp xúc với cộng đồng 16 53.3 9 Tạo môi trường thân thiện 22 73.3 10 Tạo ra các tình huống có vấn đề 15 50
  18. 18 3.3. Thực nghiệm biện pháp phát triển kĩ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ 4 - 5 tuổi 3.3.1. Những vấn đề chung về thực nghiệm 3.3.1.1. Mục đích của thực nghiệm 3.3.1.2. Nội dung của thực nghiệm Phần nội dung thực nghiệm điều chỉnh cho từng trẻ sẽ được trình bày cụ thể trong từng trường hợp nghiên cứu. 3.3.1.3. Tổ chức thực nghiệm 3.3.1.3.1. Điều kiện thực nghiệm 3.3.1.3.2. Chuẩn bị thực nghiệm a. Lựa chọn khách thể b. Thu thập thông tin về trẻ và lập hồ sơ cá nhân c. Xây dựng đội ngũ và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thực nghiệm d. Lập kế hoạch thực nghiệm chi tiết e. Chuẩn bị các điều kiện và phương tiện cần thiết cho thực nghiệm 3.3.1.3.3.Tiến trình và theo dõi thực nghiệm * Bước 1: Đánh giá trước thực nghiệm * Bước 2: Sử dụng các biện pháp tác động * Bước 3: Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.3.1.3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm * Các tiêu chí và công cụ đánh giá * Cách tiến hành đo và theo dõi thực nghiệm * Xử lý kết quả thực nghiệm và phân tích kết quả 3.3.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm 3.3.2.1. Trường hợp bé M.A - Thông tin chung M.A sinh ngày 28/2/2014 (bé trai), ở cùng gia đình tại Thanh Xuân - Hà Nội và đang học lớp mẫu giáo tại trường mầm non Hoa Sen, Hà Nội. M.A sinh ra trong gia đình mẹ làm giảng viên, bố mở công ty kinh doanh phân bón sạch. M.A là con trai đầu và duy nhất trong gia đình, không có anh chị em. Gia đình M.A rất thương yêu và chiều M.A vì là con trai duy nhất trong gia đình. Cả gia đình và người giúp việc đều chăm chút cho M.A. Thức ăn hằng ngày dành cho M.A đều xay vì sợ M.A phải nhai vất vả. Lúc còn nhỏ không cho M.A đi ra ngoài chơi sợ ốm yếu. Điển hình trong giao tiếp của M.A là ngại giao tiếp, không chơi theo nhóm bạn mà chơi một mình, cảm thấy bực tức khi các bạn
  19. 19 đến cùng chơi. - Sử dụng các kĩ thuật rèn luyện kĩ năng giao tiếp Rèn kĩ năng nghe hiểu các từ ngữ, nghe hiểu các yêu cầu và câu hỏi đơn giản trong quá trình chơi như: ai? Cái gì? ở đâu? Đang làm gì? Sử dụng ngôn ngữ nói khi giao tiếp với mọi người xung quanh. Nói được tên đồ vật, ý muốn của mình khi mong muốn điều gì. Nói câu 2 - 4 tiếng trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Hằng ngày bé M.A tham gia vào các hoạt động theo chế độ sinh hoạt dành cùng với tất cả các bé trong lớp độ tuổi mẫu giáo bé. Bên cạnh đó có KHGDCN theo từng mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn trong một năm học. Đối với M.A hoạt động hỗ trợ cá nhân được tiến hành hằng ngày tại lớp do giáo viên của lớp thực hiện lồng ghép vào hoạt động chơi tự do buổi chiều và bố mẹ cùng giáo viên can thiệp dạy tại gia đình vào buổi tối. - Phối hợp với phụ huynh để phát triển giao tiếp cho trẻ trong sinh hoạt hằng ngày để can thiệp Phát triển mối quan hệ cho M.A ở tại gia đình. - Xây dựng vòng tay bạn bè khuyến khích trẻ giao tiếp Giáo viên tiến hành xây dựng vòng tay bạn bè cho M.A ở tất cả các hoạt động. Ví dụ trong giờ chơi tạo cơ hội để các bạn giúp trẻ nói, giao tiếp với các bạn trong khi chơi, chẳng hạn, khi trẻ đang chơi đồ chơi các bạn đến hỏi: M.A đang làm gì đấy? Đây là cái gì? Nhìn tớ làm này!. - Tạo môi trường thân thiện giữa cô giáo và các trẻ khác với M.A để giúp trẻ giao tiếp và sửa sai cho M.A Để tạo được môi trường thân thiện ngay từ hoạt động đón trẻ vào buổi sáng GV giao tiếp trực tiếp với trẻ, yêu cầu trẻ nói chào cô, đặt các câu hỏi với trẻ như: hôm nay ai đưa con đi học? con mặc áo màu gì? Con ăn sáng món gì? Hằng ngày, GV điều chỉnh mục tiêu và nội dung hoạt động phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ để trẻ tham gia cùng các bạn, giáo viên cho trẻ ngồi cạnh những bạn khá giỏi hoặc ngồi gần phía cô giáo để được trợ giúp nhiều hơn. Tuy chỉ mới sử dụng 3 biện pháp nhưng M.A đã có sự tiến bộ rõ nét về giao tiếp trong quá trình thực nghiệm. Kết quả đánh giá quá trình TN trên trẻ cho thấy các biện pháp tổ chức được vận dụng vào trong điều kiện thực tế của bé M.A là phù hợp và đã mang lại kết quả tích cực trong sự phát triển giao tiếp của bé. 3.3.2.2. Trường hợp bé Đ.A - Thông tin chung Đ.A sinh ngày 21/12/2014 (bé trai), hiện tại Đ.A đang ở cùng gia đình tại Khu đô thị Ecopark, học lớp mẫu giáo nhỡ tại trường mầm non thực hành
  20. 20 Hoa Sen thuộc quận Ba Đình, Hà Nội. Đ.A sinh ra trong gia đình bố mẹ là trí thức, mẹ là công chức nhà nước, bố là giám đốc công ty xây dựng. Đ.A là con trai thứ hai trong gia đình, anh trai hơn Đ.A 5 tuổi đang học ở trường hòa nhập Nguyễn Đình Chiểu. Là con út và gia đình có điều kiện kinh tế nên Đ.A được bố mẹ rất cưng chiều, đó cũng là một phần lý do trẻ có sự tiến bộ chậm về ngôn ngữ. - Sử dụng các kĩ thuật rèn luyện kĩ năng giao tiếp - Sử dụng các kĩ thuật rèn luyện kĩ năng giao tiếp Hỗ trợ cá nhân: Hoạt động hỗ trợ cá nhân dành cho Đ.A được tiến hành dưới 2 hình thức: Hỗ trợ tại lớp do các giáo viên của lớp tiến hành và Hỗ trợ vào buổi tối ở gia đình do bố mẹ thực hiện. Trên cơ sở KHGDCN của Đ.A được xây dựng theo tháng, quý, năm học được thống nhất bởi giáo viên tại lớp, phụ huynh và GV hỗ trợ cá nhân đều thực hiện theo kế hoạch đặt ra. Xây dựng vòng tay bạn bè khuyến khích trẻ giao tiếp Giáo viên tiến hành xây dựng vòng tay bạn bè cho Đ.A ở tất cả các hoạt động. Hướng dẫn cho 3bé nhanh nhẹn trong lớp MGHN là bé M.K, Đ.K, A.T cách chơi cùng và hỗ trợ Đ.A trong khi chơi. Đây cũng là 4 bé mà Đ.A rất thích chơi trong nhóm. - Phối hợp với phụ huynh để phát triển giao tiếp cho trẻ trong sinh hoạt hằng ngày, can thiệp Phát triển mối quan hệ cho Đ.A ở tại gia đình. Tạo môi trường thân thiện giữa cô giáo và các trẻ khác Giáo viên luôn tạo cho Đ.A có được một cảm giác an toàn khi đến trường không quát mắng, dọa nạt Đ.A. GV cử các bạn trong lớp chơi với Đ.A, khi Đ.A muốn đồ vật gì cô và các bạn luôn hỏi và giải thích để Đ.A nói lên được ý muốn của mình cho người khác hiểu. 3.3.2.3. Một số ý kiến bình luận về 02 trường hợp nghiên cứu Hạn chế về thời gian và kinh phí nên người nghiên cứu chỉ mới sử dụng 3 biện pháp trong số các biện pháp điển hình được đề xuất để nâng cao giao tiếp cho trẻ RLPTK đang học tại các cơ sở hòa nhập. Mặc dù chỉ mới sử dụng 3 biện pháp nhưng M.A và Đ.A đã có sự tiến bộ rõ nét về giao tiếp trong quá trình thực nghiệm. Kết quả đánh giá quá trình TN trên trẻ cho thấy các biện pháp tổ chức được vận dụng vào trong điều kiện thực tế của bé M.A và Đ.A là phù hợp và đã mang lại kết quả tích cực trong sự phát triển giao tiếp của các bé. Tiểu kết chương 3
  21. 21 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nền GD nước ta cũng đang dần đổi mới để phù hợp với sự phát triển của nhân loại. Trước đây giáo dục MN chưa thực sự nhận được sự quan tâm của GD, nhưng vài năm trở lại đây khi đất nước đang đà đi lên NN và bộ GD đã đánh giá GDMN là một trong những bậc học đầu tiên và quan trọng, góp phần tạo nên những thế hệ tương lai với những phẩm chất tốt đẹp. Cùng với đó việc quan tâm nhiều hơn tới vấn đề y tế, sức khỏe của các em cũng được chú trọng. Riêng đối với trẻ TK nói chung và trẻ RLPTK nói riêng thì cái nhìn về các em cũng đang dần thay đổi, các em được xã hội quan tâm nhiều hơn, được chăm sóc nhiều hơn và có thêm những chính sách hỗ trợ cả về vật chất và tinh thần. Chính điều đó đã giúp xã hội nhìn nhận các em như những trẻ bình thường và mở ra cánh cửa giúp các em đến với mọi người. Và việc giáo dục, dạy dỗ các em sao cho các em sống tốt hơn, trở thành những con người sống có ích cho xã hội đang là mục tiêu chung của toàn nền GD. 1. Kết luận 1.1. Nghiên cứu về trẻ RLPTK đã có từ rất lâu, và được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) hay còn gọi là tự kỷ, là một dạng khuyết tật phát triển suốt đời, bộc lộ ngay từ những năm đầu đời. 1.2. Trẻ RLPTK là những trẻ giao tiếp và tương tác kém, chậm chễ trong ngôn ngữ nói, có hành vi rập khuôn, định hình. Khó khăn lớn nhất của trẻ trong cuộc sống hằng ngày là giao tiếp và có nhiều công cụ khác nhau để chẩn đoán trẻ RLPTK. Trẻ RLPTK là những trẻ chậm chễ trong ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ nói khác thường; giao tiếp và tương tác kém, có những hành vi rập khuôn, định hình, khả năng tư duy trừu tượng kém. Mỗi trẻ RLPTK đều có đặc điểm khác nhau những có một điểm chung là khó khăn về giao tiếp. 1.3. Trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích các kết quả nghiên cứu khoa học nước ngoài và trong nước có liên quan tới trẻ RLPTK và phát triển giao tiếp cho TRLPTK, luận văn đã khẳng định mối quan hệ giữa quá trình tổ chức
  22. 22 các hoạt động hằng ngày ở trường mầm non và sự phát triển giao tiếp cho trẻ RLPTK. 1.4. Giáo dục hòa nhập là phương thức giáo dục trong đó trẻ khuyết tật cùng học với trẻ bình thường với sự điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức cho phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ cũng như sự phát triển sau này của trẻ và đây là phương thức giáo dục quan trọng, cần thiết thực hiện với trẻ RLPTK. 1.5. Hiện nay trẻ RLPTK đã được học hòa nhập ở các trường mầm non, khó khăn lớn nhất của trẻ RLPTK khi học hòa nhập ở trường mầm non là giao tiếp. Vốn từ ít, khó khởi xướng cuộc giao tiếp nên trong hoạt động hằng ngày trẻ gặp nhiều khó khăn khi giao tiếp với cô giáo và các bạn. Hơn nữa, hiện nay trong các trường mầm non các thành phố lớn có nhiều trẻ RLPTK theo học nhưng còn một số hạn chế cần được điều chỉnh như về số lượng trẻ quá đông, nhận thức của giáo viên kiến thức, kỹ năng, phương pháp dạy cho trẻ RLPTK , nên việc phát triển giao tiếp cho trẻ RLPTK càng khó khăn. Cần tăng cường thiết lập mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường trong quá trình chăm sóc và dạy trẻ, cần có chế độ ưu đãi dành cho giáo viên dạy hoà nhập. Kết quả thực trạng cũng cho thấy có một bộ phận giáo viên đã có nhận thức đúng về các biện pháp phát triển KNGT cho trẻ RLPTK tuy nhiên còn có những hạn chế khi áp dụng trong thực tế. 1.6. Thực trạng nghiên cứu cho thấy ý kiến của giáo viên cho rằng nhu cầu giao tiếp của trẻ RLPTK là rất cần thiết, tuy nhiên các trẻ RLPTK có nội dung giao tiếp như những đứa trẻ bình thường nhưng trẻ RLPTK chỉ quan tâm những trò chơi 1 mình, hoặc nếu có tham gia cùng trẻ khác thì các bé quậy phá và không hòa nhập cùng. Trong đánh giá của thầy cô về các kỹ năng giao tiếp của trẻ RLPTK, kỹ năng được đánh giá ở có điểm trung bình cao nhất là kỹ năng Bắt chước cử chỉ của người khác (3.9). Tiếp đến là nhóm kỹ năng hiểu (3.7), cùng số điểm trung bình là nhóm kỹ năng tập trung chú ý. Việc thực nghiệm cho thấy nếu tăng cường các biện pháp thì các kỹ năng giao tiếp của TRLPTK sẽ được cải thiện đáng kể.
  23. 23 1.7. Để giúp trẻ RLPTK phát triển KNGT rất cần các biện pháp tác động của giáo viên phù hợp và bên cạnh đó cần có sự phối hợp đồng bộ của gia đình - nhà trường - xã hội. 2. Kiến nghị Qua kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn về “Đặc điểm giao tiếp trong môi trường giáo dục hoà nhập của trẻ rối loạn phổ tự kỉ 4 - 5 tuổi tại các trường mầm non”, có thể quan tâm một số biện pháp sau đây nhằm cải thiện thực trạng nghiên cứu, phát triển giao tiếp cho trẻ RLPTK như sau: Về phía nhà trường - Có sự hỗ trợ động viên với các giáo viên dạy lớp hoà nhập có trẻ khuyết tật nói chung và trẻ RLPTK nói riêng, nên sắp xếp số lượng trẻ trong lớp có trẻ RLPTK phù hợp có 1 đến 2 trẻ trong một lớp, lớp học có trẻ Tự kỷ học hòa nhập nên được giảm sĩ số so với các lớp khác. - Tổ chức những lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp chăm sóc và giáo dục cho giáo viên dạy hòa nhập trẻ RLPTK, tạo môi trường thuận lợi cho trẻ RLPTK phát triển trong môi trường học tập, vui chơi hoà nhập. - Thiết lập mối quan hệ với gia đình trẻ nhằm trao đổi, thống nhất kế hoạch chăm sóc và phát triển khả năng cho trẻ RLPTK. - Có cái nhìn đa dạng về trẻ RLPTK, không có quan điểm đánh đồng tất cả trẻ đều có sự tiến bộ giống nhau khi tổ chức giáo dục hòa nhập cho trẻ. Về phía giáo viên - Tự trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ của mình để có sự hiểu biết hơn về trẻ khuyết tật và đặc biệt là trẻ RLPTK. Luôn học hỏi, trau dồi kinh nghiệm dạy học và chăm sóc trẻ theo hướng tích cực. - Chủ động liên lạc với gia đình trẻ để thông báo cũng như thiết lập mối quan hệ nhằm xây dựng những kế hoạch và có những phương pháp, biện pháp dạy trẻ tốt hơn. - Trong quá trình dạy trẻ RLPTK cần có tình yêu thương trẻ, cảm thông với gia đình và sự kiên trì chịu đựng khi trẻ RLPTK có những biểu hiện bùng nổ về hành vi lệch chuẩn.
  24. 24 Về phía phụ huynh - Chủ động liên hệ với giáo viên để trao đổi về vấn đề của con ở trường. - Chủ động tìm tòi tài liệu, học hỏi kinh nghiệm, có thái độ thông cảm, với giáo viên, tích cực tìm hiểu về những phương pháp dạy con hiệu quả. - Tiếp thu lắng nghe ý kiến, kinh nghiệm của những người đi trước hay những người có kinh nghiệm trong dạy con để giúp con mình tiến bộ. Tích cực tham gia các câu lạc bộ nh- câu lạc bộ gia đình Tự kỷ để được chia sẻ về tài liệu tham khảo, kinh nghiệm thực tế hay những phương pháp mới giúp cho việc dạy con mình đạt kết quả cao hơn. - Hiểu con mình, không nên nhìn phiến diện, bi quan về sự phát triển của con. Mỗi TRLPTK đều có sự phát triển cá biệt riêng, có trẻ tốt ở mặt này nhưng lại kém ở mặt khác.