Tóm tắt Luận văn Can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi tại các trường tiểu học Thành phố Cao Bằng thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực

pdf 24 trang phuongvu95 4580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi tại các trường tiểu học Thành phố Cao Bằng thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_can_thiep_tam_ly_cho_tre_roi_nhieu_hanh_vi.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi tại các trường tiểu học Thành phố Cao Bằng thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực

  1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay chúng ta nhận thức được rằng kỷ luật thể chất (đòn roi không chỉ kém hiệu quả mà còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe tâm thần không chỉ đối với trẻ mà với cả những người chăm sóc. Hình phạt đòn roi được chứng minh có liên quan đến hành vi chống đối xã hội hoặc hành vi xâm hại người khác, trạng thái mất niềm tin vào bản thân, cuộc sống, lo âu, trầm cảm khi trưởng thành. Mặt khác, hình phạt thể chất chỉ có tính chất ngăn cản, do đó không giúp trẻ có định hướng cho những hành động đúng đắn mà chỉ hình thành ở trẻ thái độ thù địch, từ đó dẫn đến các vấn đề về ứng xử, tương tác (3) (4). Tại Mỹ tỷ lệ mắc các vấn đề về hành vi gây hấn ở trường mầm non là từ 10% đến 25%, tỉ lệ trẻ có rối nhiễu hành vi phổ biến trọn đời khoảng 6% dân số. 50% - 80% trẻ em và vị thành niên được chẩn đoán rối nhiễu hành vi tiếp tục được chẩn đoán rối nhiễu hành vi sau đó 3 đến 4 năm. 10% trẻ em và vị thành niên được chẩn đoán rối nhiễu hành vi tiếp tục được chẩn đoán rối nhiễu hành vi trong suốt cuộc đời. Tại Mỹ, tổng chi phí cho mỗi một trẻ có rối nhiễu hành vi nghiêm trọng trong suốt cuộc đời khoảng 2 triệu đô la Mỹ (7). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu cha mẹ được hướng dẫn để có kỹ năng tương tác với trẻ thì có thể giảm các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ, tăng chất lượng mối quan hệ cha mẹ - con cái, tăng hạnh phúc gia đình (10). Do đó, cần thiết phải có một chương trình hướng dẫn cha mẹ các kỹ năng tương tác để ngăn chặn và can thiệp các vấn đề sức khỏe tâm thần, đặc biệt là các rối nhiễu hành vi ở trẻ. Có một số chương trình tập huấn dành cho cha mẹ được thực hiện trên thế giới và ở Việt Nam và đều chứng minh được hiệu quả. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra sự phù hợp và chứng minh được hiệu quả của các chương trình này trong việc can thiệp các rối nhiễu hành vi của trẻ. Mặt khác, thành phố Cao Bằng – Tỉnh Cao Bằng là một thành phố vùng núi phía Bắc Việt Nam, nơi nhiều trẻ em chưa nhận được sự hỗ trợ phù hợp về tâm lý, giáo dục từ phía gia đình. Từ những lý do đó, chúng tôi chọn nghiên cứu “Can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi tại các trường tiểu học Thành phố Cao Bằng thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực” nhằm tác động đến các rối nhiễu hành vi ở trẻ và đánh giá hiệu quả của
  2. 2 chương trình làm cha mẹ tích cực trong việc can thiệp các rối nhiễu hành vi của trẻ em tại Cao Bằng. 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực, qua đó đánh giá hiệu quả của chương trình làm cha mẹ tích cực trong việc can thiệp các rối nhiễu hành vi của trẻ. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực. Khảo sát thực trạng trẻ rối nhiễu hành vi tại các trường tiểu học Thành phố Cao Bằng. Sàng lọc trẻ có nguy cơ hoặc đang có rối nhiễu hành vi, chọn mẫu cha mẹ của những trẻ này để triển khai tập huấn chương trình làm cha mẹ tích cực. Đo thực trạng rối nhiễu hành vi của trẻ trước và sau khi kết thúc chương trình tập huấn cho cha mẹ. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Can thiệp tâm lí cho trẻ rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực. 4.2. Khách thể nghiên cứu Học sinh tiểu học có nguy cơ hoặc đang có rối nhiễu hành vi tại các trường Tiểu học Thành phố Cao Bằng - Tỉnh Cao Bằng. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 5.1. Về khách thể nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện đánh giá trên 16 trẻ có nguy cơ hoặc đang có rối nhiễu hành vi, trong độ tuổi từ 6 - 10 tuổi, tại TP Cao Bằng, Tỉnh Cao Bằng được can thiệp thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực và so sánh với nhóm đối chứng 16 trẻ rối nhiễu hành vi nhưng không được can thiệp. 5.2. Về nội dung Can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực. 6. Giả thuyết nghiên cứu + Nội dung chương trình làm cha mẹ tích cực phù hợp với các gia đình tại Thành phố Cao Bằng - Tỉnh Cao Bằng.
  3. 3 + Chương trình làm cha mẹ tích cực có hiệu quả trong việc cải thiện các vấn đề về hành vi ở trẻ rối nhiễu hành vi. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. PP trắc nghiệm 7.2.2. PP thực nghiệm 7.3. Phương pháp nghiên cứu thống kê toán học 8. Đóng góp mới của luận văn 8.1. Về lý luận Đề tài thực hiện thành công sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc can thiệp cho trẻ rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực. 8.2. Về thực tiễn Chương trình làm cha mẹ tích cực nếu được thực hiện thành công sẽ góp phần cải thiện các rối nhiễu hành vi của trẻ, nâng cao chất lượng đời sống tâm lý của trẻ, góp phần phát triển nhân cách trẻ; Cải thiện mối quan hệ cha mẹ - con cái, cải thiện bầu không khí tâm lý gia đình, tăng hạnh phúc gia đình. 9. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của luận văn được cấu trúc gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực. Chương 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chương 3. Kết quả nghiên cứu can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực tại các trường Tiểu học Thành phố Cao Bằng – tỉnh Cao Bằng
  4. 4 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CAN THIỆP TÂM LÝ CHO TRẺ RỐI NHIỄU HÀNH VI THÔNG QUA CHƯƠNG TRÌNH LÀM CHA MẸ TÍCH CỰC 1.1. Tổng quan nghiên cứu về can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực 1.1.1.Tổng quan nghiên cứu về các hình thức can thiệp cho trẻ rối nhiễu hành vi Về cơ bản, những chương trình can thiệp rối nhiễu hành vi cho trẻ đã được đề xuất gồm các dạng như sau (18): + Chương trình can thiệp dự phòng (Contingency Management Programs) + Chương trình đào tạo quản lý phụ huynh (Parent Management Training) + Chương trình đào tạo kỹ năng nhận thức- hành vi (Cognitive- Behavioural Skills Training (CBST) + Chương trình can thiệp bằng thuốc kích thích (Stimulant Medication) John B. Reid cho rằng: Can thiệp rối nhiễu hành vi trước tuổi đi học tốt nhất là dựa trên can thiệp gia đình và huấn luyện hành vi cha mẹ, sau tuổi đi học là kết hợp với nhà trường (11). Còn Miller và cộng sự xác định các phương pháp để tối đa hóa lợi ích điều trị cho trẻ bị rối nhiễu hành vi được tổ chức thành ba cách tiếp cận: Cải tiến và mở rộng (a) tập trung vào quá trình tương tác (cha-mẹ-con cái), (b) mô hình sinh thái gia đình và (c) mô hình đa hệ thống (16). Nhóm tác giả Webster-Stratton, Carolyn H nghiên cứu phát triển một chương trình can thiệp tương tác cho các gia đình có con nhỏ (3 - 8 tuổi) bị rối loạn thách thức chống đối (chương trình BASIC), bao gồm các kỹ thuật tự quản lý và giải quyết xung đột của cha mẹ, đào tạo can thiệp gia đình thúc đẩy sự tự kiểm soát của phụ huynh, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, tự chăm sóc và thành thạo trong việc tìm kiếm hỗ trợ xã hội (25). Một số tác giả khác đã chỉ ra bốn chiến lược can thiệp để ngăn ngừa hoặc điều trị rối nhiễu hành vi là: Chương trình tập trung can thiệp cho cha mẹ và gia đình, chương trình nâng cao nhận thức xã hội, chương trình can thiệp đồng đẳng và can thiệp tại trường học, chương trình can thiệp cộng đồng (9).
  5. 5 Như vậy, các nghiên cứu về phương pháp can thiệp cho trẻ rối nhiễu hành vi có hiệu quả đều nhất trí khuyến cáo cần tác động lên các lực lượng tương tác xung quanh trẻ (cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình, nhà trường) để giúp giảm các tác động không hiệu quả lên hành vi của trẻ. Trong các lực lượng đó, gia đình là một lực lượng cần quan tâm nhất khi can thiệp hành vi cho trẻ. Cung cấp cho cha mẹ trẻ một chương trình hỗ trợ rèn luyện các kỹ năng giúp họ tương tác hiệu quả hơn với con sẽ giúp ngăn chặn các rối nhiễu hành vi nảy sinh ở trẻ, hạn chế dần hoặc dập tắt các hành vi kém thích nghi đã hình thành và giúp trẻ hình thành hành vi mới tích cực hơn. 1.1.2.Tổng quan nghiên cứu về các chương trình làm cha mẹ tích cực được chứng minh có hiệu quả trong việc can thiệp rối nhiễu hành vi của trẻ 1.1.2.1. The Positive Parenting Program (Triple P) 1.1.2.2. Incredible Years (IY) 1.1.2.3. Families and schools together (FAST) 1.1.2.4. The Strengthening Families Program – for Parents and Youth 10–14 (SFP 10–14) 1.1.2.5. Strengthening Families, Strengthening Communities (SFSC): 1.1.2.6. Chương trình “Giáo dục không trừng phạt” của Thomas Gordon. 1.1.2.7. Hệ thống đào tạo cha mẹ hiệu quả (Systematic traning for effective parenting - STEP) của Don Dinkmeyer và Gary McKay 1.1.2.8. Chương trình của nhóm tác giả Sue C Bratton và cộng sự được thể hiện trong cuốn “Child parent relationship therapy - CPRT”. 1.1.2.9. Chương trình của Anna Lau 1.1.2.10. Chương trình “Kỷ luật tích cực” của Lê Văn Hảo Qua việc nghiên cứu về nội dung triết lý của các chương trình, phân tích về hiệu quả của các chương trình trên nhóm cha mẹ, chúng tôi thấy Triple P là chương trình có bằng chứng hiệu quả lớn và bên vững. Triple P được chứng minh có hiệu quả trong việc cải thiện các rối nhiễu hành vi của trẻ. Những cải thiện trong việc nuôi dạy con cái và hành vi của trẻ trước và sau khóa học có cách biệt đáng kể. Đối với việc can thiệp các rối nhiễu hành vi, cả SFP 10 –14 và Incredible Years kém hiệu quả hơn Triple P. Triple P cũng tốt hơn đáng kể so với các chương trình khác trong việc giảm thiểu các vấn đề về hành vi cụ thể của trẻ được báo cáo (10).
  6. 6 Các chương trình làm cha mẹ tích cực kể trên đều được chứng minh có hiệu quả trong việc cải thiện các vấn đề sức khỏe tâm thần của cả cha mẹ và con cái. Tuy nhiên, mỗi chương trình chỉ thực hiện được một hoặc một phần các tiêu chí. Khắc phục được hạn chế đó, Triple P ra đời, hướng đến hỗ trợ cha mẹ tổng hợp các kỹ năng làm cha mẹ tích cực trong những tình huống khác nhau. Đặc biệt, Triple P còn phân loại các cấp độ vấn đề của trẻ, từ đó phân loại các nhóm cha mẹ phù hợp cho từng cấp độ của chương trình. Do đó, người sử dụng có thể linh hoạt sắp xếp và lựa chọn chiến lược dịch vụ phù hợp với mình. Mặt khác, Triple P là một chương trình nuôi dạy con dựa trên bằng chứng, do đó có thể vận dụng trong phạm vi rộng, với các nền văn hóa không quá khác biệt. Triple P còn phù hợp với cha mẹ có con trong các độ tuổi khác nhau. Chương trình cũng tập trung vào can thiệp các rối nhiễu hành vi cụ thể của trẻ trong môi trường gia đình và trong một số tình huống xã hội cụ thể có liên hệ chặt với trẻ. Do đó, với mục tiêu hướng đến nhóm cha mẹ trong quá trình can thiệp rối nhiễu hành vi của trẻ, chúng tôi chọn ứng dụng Triple P trong việc can thiệp rối nhiễu hành vi cho học sinh tiểu học tại Thành phố Cao Bằng. 1.2. Cơ sở lý luận về việc can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực 1.2.1. Can thiệp tâm lí Hai tác giả Strotzka (1978) và Huber (1993) đã đề xuất khái niệm liệu pháp trị liệu tâm lý và định nghĩa này tỏ ra đầy đủ nhất : Liệu pháp trị liệu tâm lý là một quá trình tương tác có ý thức và có kế hoạch nhằm tác động đến những rối nhiễu hành vi, những trạng thái đau khổ, được thực hiện trong sự đồng thuận (giữa bệnh nhân, nhà trị liệu, nhóm tham chiếu), được xem là cần thiết một đợt trị liệu bằng những liệu pháp tâm lý (chẳng hạn như giao tiếp) phổ biến nhất bằng ngôn ngữ nói, nhưng có khi cả bằng cử chỉ phi ngôn ngữ, hướng tới một mục đích đã được xác định, nếu có thể được vạch ra chung (giảm đến tối thiều các triệu chứng hay là thay đổi cấu trúc nhân cách) bằng các kỹ thuật có thể là giảng dạy trên cơ sở một lý thuyết về hành vi bình thường và bệnh lý. Nói chung, việc này cần một mối quan hệ tình cảm vững chắc. Như vậy chúng tôi thấy rằng: Can thiệp tâm lí là sự tác động của chủ thể đến đối tượng nhất định dựa trên các đặc điểm tính cách hoặc các vấn đề ảnh hưởng tới tâm lí của đối tượng nhằm thay đổi, hướng đến các mục tiêu đề ra. 1.2.2. Trẻ rối nhiễu hành vi 1.2.2.1. Hành vi
  7. 7 Từ một số quan điểm Tâm lý học, trong nghiên cứu này chúng tôi quan niệm hành vi là một hiện tượng tâm lý người được hình thành thông qua việc con người phản ứng, tác động tới hoàn cảnh, môi trường mà họ tham gia vào. 1.2.2.2.Rối nhiễu hành vi Một hành vi được coi là bình thường khi nó thực hiện được các chức năng: Lập kế hoạch, thực hiện và điều chỉnh để thích nghi và đạt được mục đích. Các hành vi cũng cần phù hợp với sự phát triển lứa tuổi. Như vậy, một hành vi không đáp ứng được các tiêu chí trên có nguy cơ trở thành rối nhiễu. Rối nhiễu hành vi: Là những hành vi không phù hợp, gây cản trở đến chức năng sống và hiệu quả hoạt động của trẻ. 1.2.2.3. Trẻ rối nhiễu hành vi Từ các cơ sở lý luận về hành vi, rối nhiễu hành vi được kể đến ở trên, chúng tôi quan niệm rằng trẻ rối nhiễu hành vi là những trẻ chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn hành vi theo DSM V, nhưng có các hành vi không phù hợp hoàn cảnh, không phù hợp chuẩn mực, không phù hợp lứa tuổi, gây ảnh hưởng đến các chức năng sống và hiệu quả hoạt động của trẻ. Như vậy, các hành vi rối nhiễu không giới hạn trong nhóm hành vi cụ thể nào. Nó có thể là tất cả các hành vi trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống, ở mọi phương diện của trẻ như: Ăn, ngủ, chơi, bài tiết, khóc lóc, la hét, đập phá, trêu trọc, phá hoại, nói bậy, nói xấu, nói tục, không tuân thủ nội quy, không nghe lời, đánh người, đánh súc vật Tiêu chí để đánh giá các hành vi này là rối nhiễu khi nó ảnh hưởng đến các chức năng sống của trẻ và khiến trẻ không đạt được hiệu quả tích cực trong hoạt động. Trong nghiên cứu này, chúng tôi không khảo sát các rối nhiễu hành vi cụ thể, chỉ khảo sát trẻ có rối nhiễu hành vi chung trên cơ sở một công cụ đo rối nhiễu hành vi. 1.2.3. Can thiệp tâm lí cho trẻ rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực 1.2.3.1. Can thiệp cho trẻ rối nhiễu hành vi Can thiệp tâm lí cho trẻ rối nhiễu hành vi là nhà trị liệu tâm lí sử dụng những biện pháp tác động đến trẻ rối nhiễu hành vi nhằm thay đổi, giảm thiểu ở trẻ những hành vi không phù hợp với hoàn cảnh, không phù hợp với chuẩn mực, không phù hợp với lứa tuổi, và những hành vi gây ảnh hưởng đến các chức năng sống và hiệu quả hoạt động của trẻ.
  8. 8 1.2.3.2. Can thiệp tâm lí cho trẻ rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực Can thiệp trẻ rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực đã được chứng minh về tính hiệu quả. Mặc dù mục tiêu chính của những chương trình này là giảm thiểu hành vi có vấn đề ở trẻ em và vị thành niên nhưng phần lớn thời gian của nhà tâm lý lại dành làm việc với cha mẹ các em. Cấu trúc của can thiệp bao gồm Tư vấn tâm lý giáo dục cha mẹ về bản chất vấn đề hành vi, mối quan hệ tiêu cực cha mẹ - con cái; Xây dựng mối quan hệ tưởng thưởng cha mẹ - con cái; Rèn luyện kỹ năng làm cha mẹ tích cực (khen, hướng dẫn hiệu quả, thưởng); Rèn luyện kỹ năng kỷ luật tích cực (phớt lờ chủ động, khoảng lặng, kỷ luật tích cực); Khái quát hóa kỹ năng ra môi trường ngoài gia đình. Ngoài ra, các nhiệm vụ về nhà là không thể thiếu để giúp cha mẹ rèn luyện kỹ năng làm cha mẹ tích cực. Bằng chứng nghiên cứu đi trước cho thấy các chương trình này đã mang lại hiệu quả trong cả ngắn hạn và dài hạn; cả trong can thiệp, phòng ngừa và phòng chống tái phát. Hiệu quả của những chương trình được thể hiện trên nhiều phương diện từ việc giảm các vấn đề hành vi của trẻ; tăng cảm giác hạnh phúc ở trẻ; tăng kiến thức và sự hài lòng về kỹ năng làm cha mẹ ở các bậc phụ huynh; tăng cương chất lượng mối quan hệ cha-mẹ- con Các chương trình huấn luyện hành vi làm cha mẹ còn có hiệu quả cả với trẻ dưới 12 tháng tuổi, các chương trình này đã giúp tăng cường sự đáp ứng của mẹ, tăng cường chất lượng giấc ngủ của trẻ; giảm quấy khóc; tự tin trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh; giảm trầm cảm sau sinh; tăng cảm giác làm cha mẹ hiệu quả. Trên cơ sở tổng quan điểm luận về rối nhiễu hành vi, can thiệp rối nhiễu hành vi cho trẻ và các chương trình làm cha mẹ tích cực, chúng tôi nhận định rằng: “Can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực là thực hiện tập huấn các kỹ năng làm cha mẹ tích cực cho cha mẹ của những trẻ có rối nhiễu hành vi, qua đó tác động đến trẻ nhằm cải thiện các rối nhiễu hành vi của trẻ”. Từ những ưu điểm vượt trội đã được chứng minh trong các nghiên cứu trước so với các chương trình huấn luyện kỹ năng làm cha mẹ, chúng tôi lựa chọn Triple P làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu này.
  9. 9 1.2.4.Nguyên nhân rối nhiễu hành vi ở trẻ Di truyền Mô hình nguyên nhân kháng cự Mô hình xử lý thông tin xã hội Mô hình hẫng hụt – xâm khích Mô hình tập nhiễm 1.2.5.Một số yếu tố ảnh hưởng đến rối nhiễu hành vi ở trẻ 1.2.5.1. Yếu tố học tập 1.2.5.2. Yếu tố môi trường gia đình Như vậy, trên cơ sở tổng quan điểm luận về rối nhiễu hành vi, can thiệp rối nhiễu hành vi cho trẻ và các chương trình làm cha mẹ tích cực, chúng tôi nhận định rằng: “Can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực là thực hiện tập huấn các kỹ năng làm cha mẹ tích cực cho cha mẹ của những trẻ có rối nhiễu hành vi, qua đó tác động đến trẻ nhằm cải thiện các rối nhiễu hành vi của trẻ”. Từ những ưu điểm vượt trội đã được chứng minh trong các nghiên cứu trước so với các chương trình huấn luyện kỹ năng làm cha mẹ, chúng tôi lựa chọn Triple P làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu này. TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Học sinh tiểu học là những học sinh trong lứa tuổi từ 6 đến 10 tuổi, những rối nhiễu hành vi của trẻ trong độ tuổi này thường có xu hướng ở mức độ nhẹ hơn, chưa đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn hành vi. Tuy nhiên, những vấn đề rối loạn hành vi khởi phát trong giai đoạn này nếu được can thiệp kịp thời sẽ có khả năng giảm dần, chấm dứt, giúp trẻ thích nghi hoàn toàn với môi trường và phát triển tích cực. Can thiệp tâm lý cho các rối nhiễu hành vi thông qua gia đình, bằng chương trình hỗ trợ cha mẹ rèn luyện kỹ năng làm cha mẹ tích cực Triple P đã được chứng minh là có hiệu quả. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn Triple P làm cơ sở lý luận cho việc can thiệp các rối nhiễu hành vi của trẻ tại trường Tiểu học Thành phố Cao Bằng – Tỉnh Cao Bằng.
  10. 10 Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu 2.1.1. Xác định mục đích nghiên cứu Nghiên cứu nhằm can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực, qua đó đánh giá hiệu quả của chương trình làm cha mẹ tích cực trong việc can thiệp các rối nhiễu hành vi ở trẻ. 2.1.2. Vài nét về khách thể và đối tượng nghiên cứu Khách thể nghiên cứu: Để chọn lọc được nhóm trẻ có nguy cơ hoặc đang có rối nhiễu hành vi để tiến hành can thiệp và đối chứng, chúng tôi khảo sát 165 học sinh tiểu học tại Thành phố Cao Bằng – Tỉnh Cao Bằng. Chúng tôi liên hệ với cha mẹ các em học sinh thông qua thông tin liên lạc do nhà trường cung cấp để hỏi ý kiến về việc thực hiện đánh gía hành vi của con họ. Chúng tôi nhận được 165 sự đồng ý từ phía 165 cha mẹ học sinh. Sau đó, chúng tôi tiến hành khảo sát trên 165 học sinh đó, kết quả thu được 150 phiếu khảo sát hợp lệ. 150 học sinh được sử dụng kết quả để nghiên cứu là các học sinh từ lớp một đến lớp năm với tuổi nhỏ nhất là 6 tuổi, lớn nhất là 10 tuổi, tuổi trung bình là 8 tuổi, trong đó có 56.8% học sinh nam, 40% học sinh nữ. Sau khi khảo sát, chúng tôi sàng lọc được 32 học sinh có nguy cơ hoặc đang có rối nhiễu hành vi. Chúng tôi phân chia ngẫu nhiên 32 học sinh này vào hai nhóm: Nhóm can thiệp (16 học sinh) và nhóm đối chứng (16 học sinh). Sau đó, chúng tôi tiến hành can thiệp trên nhóm can thiệp bằng cách tập huấn chương trình làm cha mẹ tích cực Triple P cho cha mẹ của những học sinh này. Với nhóm đối chứng, chúng tôi không tiến hành tập huấn mà chỉ phát tài liệu cho cha mẹ của các học sinh thuộc nhóm này. Sau can thiệp, chúng tôi tiến hành đo và đối chứng mức độ rối nhiễu hành vi của trẻ trong hai nhóm tại các thời điểm và đối chứng mức độ rối nhiễu hành vi của 16 trẻ nhóm can thiệp tại hai thời điểm trước và sau can thiệp. Đối tượng nghiên cứu: Can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực Triple P. 2.1.3. Tiến trình nghiên cứu + Xây dựng khung lý luận của đề tài.
  11. 11 + Liên hệ với cha mẹ học sinh Tiểu học Thành phố Cao Bằng – Tỉnh Cao Bằng để hỏi ý kiến về việc khảo sát trên trẻ. + Đo lần thứ nhất thực trạng các rối nhiễu hành vi của trẻ (sử dụng các items đo hành vi của thang đo CBCL dành cho trẻ từ 6 đến 18 tuổi). + Sàng lọc nhóm trẻ có có nguy cơ hoặc đang có rối nhiễu hành vi trên cơ sở kết quả thu được từ lần đo thứ nhất. + Phân loại ngẫu nhiên hai nhóm: Nhóm can thiệp (16 học sinh) và nhóm đối chứng (16 học sinh). + Viết thư mời cha mẹ học sinh có nguy cơ hoặc đang có vấn đề hành vi trong nhóm can thiệp và nhóm đối chứng tham gia nghiên cứu (tập huấn chương trình làm cha mẹ tích cực cho 16 cha mẹ của 16 học sinh trong nhóm can thiệp; Phát tài liệu về chương trình làm cha mẹ tích cực cho 16 cha mẹ của 16 học sinh trong nhóm đối chứng). + Thực hiện tập huấn chương trình làm cha mẹ tích cực cho cha mẹ của học sinh trong nhóm can thiệp. + Đo lần hai thực trạng mức độ rối nhiễu hành vi của 32 học sinh ngay sau khi khóa tập huấn kết thúc. + Đo lần ba thực trạng mức độ rối nhiễu hành vi của 32 học sinh ba tháng sau khi khóa tập huấn kết thúc. + Đối chiếu kết quả giữa hai nhóm và giữa các lần đo để đánh giá hiệu quả của chương trình làm cha mẹ tích cực đối với trẻ có rối nhiễu hành vi. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.2.2.1. PP trắc nghiệm Sử dụng trắc các tiểu thang đo hành vi gây hấn và hành vi vi phạm quy tắc của trắc nghiệm CBCL dành cho trẻ 6 đến 18 tuổi do cha mẹ báo cáo để sàng lọc trẻ có nguy cơ hoặc đang có rối nhiễu hành vi, bao gồm: items 2, 26, 28, 39, 43, 63, 67, 72, 81, 82, 90, 96, 99, 101, 105, 3, 16, 19, 20, 21, 22, 23, 37, 57, 68, 86, 87, 89, 94, 95, 97, 104. 2.2.2.2. PP thực nghiệm Kế thừa những ưu điểm của chương trình Triple P và căn cứ vào đặc điểm tâm lý của cha mẹ học sinh tại Thành phố Cao Bằng – Tỉnh Cao Bằng, chúng tôi xây dựng quy trình huấn luyện kỹ năng làm cha mẹ cho phụ huynh học sinh với những mục tiêu và nội dung cụ thể như sau:
  12. 12 STT Mục tiêu Nội dung 1 Cha mẹ cam kết + Tư vấn cho cha mẹ về sự cần thiết tham gia tham gia quá khóa tập huấn trình tập huấn. + Giới thiệu cho cha mẹ về nội dung chương trình; + Chỉ ra cho cha mẹ thấy rằng trẻ luôn có tiềm năng, nhưng với những trẻ rối nhiễu hành vi thì cần có những cách ứng xử phù hợp để phát triển tiềm năng đó, và điều này cần phải học; + Thống nhất với cha mẹ rằng họ mới chính là người sẽ giúp đỡ con của họ trong việc cải thiện và thay đổi hành vi, bởi họ là người dành nhiều thời gian cho con, ảnh hưởng đến con nhiều hơn những chuyên gia, chuyên gia chỉ là những người bạn giúp cha mẹ trong hành trình đó. + Giới thiệu cho cha mẹ về đặc điểm hành vi của trẻ. Chỉ ra cho cha mẹ thấy rằng về cơ bản hành vi của trẻ là hành vi tích cực, nhưng đôi khi trẻ có những hành vi tiêu cực. Những hành vi tiêu cực đều có lý do. 2 Giúp cha mẹ + Hướng dẫn cha mẹ cách giải tỏa căng thẳng chuẩn bị tâm thế trong quá trình can thiệp, nhấn mạnh nếu và biết cách giải không có kỹ thuật thì việc tương tác với trẻ sẽ tỏa căng thẳng có thể khiến cha mẹ rơi vào trạng thái căng trong hành trình thẳng. can thiệp rối nhiễu hành vi cho trẻ. 3 Hình thành cho + Hướng dẫn cha mẹ cách thiết lập mối quan cha mẹ kỹ năng hệ gần gũi, cởi mở với con; chú ý đến hành vi + Giúp cha mẹ nhận thức được vai trò của tích cực của con. việc dành thời gian chơi cùng con; + Hướng dẫn cha mẹ cách chơi cùng con hiệu quả: Chú ý đến hành vi của con, thuyết minh
  13. 13 STT Mục tiêu Nội dung hành vi của con, đưa ra chỉ dẫn hiệu quả. 4 Hình thành cho Hướng dẫn cha mẹ các kỹ thuật để xử lý khi cha mẹ kỹ năng con làm tốt theo chỉ dẫn của cha mẹ: củng cố hành vi + Kỹ thuật khen; tích cực của con. + Kỹ thuật thưởng. 5 Hình thành cho Hướng dẫn cha mẹ các kỹ thuật xử lý tình cha mẹ kỹ năng huống trẻ có các vấn đề hành vi tiêu cực: xử lý các hành vi + Kỹ thuật phớt lờ chủ động; chưa phù hợp của + Kỹ thuật khoảng lặng. con. 6 Hướng dẫn cha + Hướng dẫn cha mẹ kỹ năng lập kế hoạch. mẹ một số kỹ + Hướng dẫn cha mẹ kỹ năng giải quyết xung năng cần thiết để đột. dạy cho trẻ, giúp + Hướng dẫn cha mẹ phương pháp dạy kỹ trẻ tự giải quyết năng cho trẻ. một số tình huống xã hội. 7 Kết thúc và duy + Hướng dẫn cha mẹ dự đoán một số tình trì hệ thống hành huống có thể xảy ra ngoài gia đình. vi tích cực đã + Hướng dẫn cha mẹ kỹ năng quản lý hành vi hình thành được của trẻ ngoài gia đình: Công viên, trường học, ở trẻ. chợ, siêu thị, chỗ đông người. + Việc tập huấn chương trình cho cha mẹ được diễn ra 1 buổi/ tuần, 90 phút/ 1 buổi, kéo dài trong 7 tuần. + Sau tập huấn, chúng tôi tiến hành đo lần hai mức độ rối nhiễu hành vi của 16 em học sinh này, đối chiếu với kết quả đo lần thứ nhất để đánh giá hiệu quả can thiệp rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực. Chúng tôi cũng tiến hành đo đánh giá chủ quan của phụ huynh về các nội dung tập huấn Kết quả đánh giá chủ quan của phụ huynh và báo cáo mức độ rối nhiễu hành vi của trẻ đo được qua các thời điểm sẽ phản ánh hiệu quả của chương trình can thiệp làm cha mẹ tích cực.
  14. 14 2.2.3. Phương pháp nghiên cứu thống kê toán học TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Chúng tôi thiết kế nghiên cứu của mình như sau: + Xây dựng khung lý luận của đề tài + Đo lần thứ nhất thực trạng các rối nhiễu hành vi của trẻ (sử dụng các items đo hành vi của thang đo CBCL cha mẹ báo cáo cho trẻ 6 đến 18 tuổi). + Sàng lọc nhóm trẻ có rối nhiễu hành vi trên cơ sở kết quả thu được từ lần đo thứ nhất. + Viết thư mời cha mẹ học sinh có vấn đề về hành vi trong nhóm can thiệp và nhóm đối chứng tham gia nghiên cứu (tập huấn chương trình làm cha mẹ tích cực cho 16 cha mẹ của 16 học sinh trong nhóm can thiệp; Phát tài liệu về chương trình làm cha mẹ tích cực cho 16 cha mẹ của 16 học sinh trong nhóm đối chứng). + Phân loại hai nhóm: Nhóm can thiệp (16 học sinh) và nhóm đối chứng (16 học sinh) trên cơ sở sự đồng ý tham gia của cha mẹ học sinh. + Thực hiện tập huấn các kỹ năng làm cha mẹ tích cực cho cha mẹ của học sinh trong nhóm can thiệp. + Đo lần hai thực trạng mức độ rối nhiễu hành vi của 32 học sinh ngay sau khi kết thúc quá trình tập huấn cho cha mẹ. + Đối chiếu kết quả giữa hai nhóm và giữa các lần đo để đánh giá quá trình can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi tại các trường Tiểu học Thành phố Cao Bằng – Tỉnh Cao Bằng thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực. Để thực hiện nghiên cứu theo thiết kế như trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu lý luận; Phương pháp trắc nghiệm (bộ công cụ CBCL do cha mẹ báo cáo các vấn đề hành vi của trẻ từ 6 đến 18 tuổi); Phương pháp thực nghiệm; Phương pháp thống kê toán học. Trong đó, phương pháp trắc nghiệm và phương pháp thực nghiệm là hai phương pháp cơ bản của đề tài này.
  15. 15 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CAN THIỆP TÂM LÝ CHO TRẺ RỐI NHIỄU HÀNH VI TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ CAO BẰNG – TỈNH CAO BẰNG 3.1. Thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh Tiểu học Thành phố Cao Bằng – Tỉnh Cao Bằng trong nghiên cứu sàng lọc Phần này trình bày số liệu bức tranh thực trạng rối nhiễu hành vi của học sinh ở các trường Tiểu học Thành phố Cao Bằng – Tỉnh Cao Bằng trong nghiên cứu sàng lọc. Số liệu thu được được như sau: Trong 150 học sinh tham gia sàng lọc, số điểm nhỏ nhất bằng 2; Số điểm lớn nhất bằng 36; Độ lệch chuẩn bằng 9,71, tức là khoảng cách giữa các giá trị điểm đo rối nhiễu hành vi của trẻ khá xa, không tập trung, khoảng cách đó được tính bằng 9,71 đơn vị. Điểm trung bình đo mức rối nhiễu hành vi của học sinh là 10,89, thuộc mức bình thường. Như vậy, nhìn chung vấn đề hành vi của học sinh Tiểu học tại Thành phố Cao Bằng – Tỉnh Cao Bằng là bình thường. Tuy nhiên trong đó có 32 học sinh có điểm rối nhiễu hành vi ở mức lâm sàng, chiếm 20,7%; 1 học sinh thuộc nhóm có nguy cơ, chiếm 0,7%; 117 học sinh ở mức bình thường, tức không có rối nhiễu hành vi, chiếm 78,7%. Bảng 3.2: Tỉ lệ mức độ rối nhiễu hành vi của học sinh Mức độ rối nhiễu hành vi Số lượng Tỉ lệ % Bình thường 117 78,7 Có nguy cơ 1 0,7 Có rối nhiễu 32 20,7 Tổng 150 100,0 Nói cách khác, tỉ lệ học sinh có mức điểm rối nhiễu hành vi ở mức lâm sàng trong mẫu khảo sát là 20,7%. Số liệu này cũng tương đương với số liệu khảo sát điều tra của một số tác giả khác đã công bố. Trong số 88 học sinh nam được khảo sát, có 23 học sinh có rối nhiễu hành vi, chiếm 26,1%; Còn lại 65 học sinh (73,9%) bình thường, không có rối nhiễu hành vi. Cụ thể: 15% nam học sinh đang có nguy cơ gặp rối nhiễu hành vi vi phạm quy tắc, chiếm 17,0 %; Có 5 học sinh nam ở mức rối nhiễu hành vi vi phạm quy tắc, chiếm 5,7 %. Có 5 học sinh nam đang có nguy cơ gặp rối
  16. 16 nhiễu hành vi gây hấn, chiếm 5,7 %. Có 18 học sinh nam đang có rối nhiễu hành vi gây hấn, chiếm 20.,5%. Như vậy, nhìn chung, học sinh nam thường có rối nhiễu ở cả hai nhóm hành vi gây hấn và hành vi vi phạm quy tắc. Tuy nhiên, tỉ lệ học sinh nam đang có rối nhiễu ở hành vi gây hấn lớn hơn đối với hành vi vi phạm quy tắc. Tương quan giữa hành vi gây hấn và hành vi vi phạm quy tắc của học sinh nam là tương quan thuận, rất chặt chẽ và có ý nghĩa trong tổng thể thống kê. Điều này cho thấy nếu học sinh nam có vấn đề hành vi gây hấn thì cũng sẽ có nguy cơ cao có vấn đề hành vi vi phạm quy tắc. Bên cạnh đó, trong tổng số 62 học sinh nữ được khảo sát, 8 học sinh có rối nhiễu hành vi, chiếm 12,9 %; 1 học sinh có nguy cơ rối loạn, chiếm 1,6 %; 53 nữ học sinh còn lại (85,5 %) bình thường, không có rối nhiễu hành vi. Các rối nhiễu hành vi ở nhóm học sinh nữ cũng được đo cụ thể trên hai nhóm rối nhiễu hành vi: Hành vi gây hấn và hành vi vi phạm quy tắc. Số liệu cụ thể như sau: 8 học sinh nữ đang có nguy cơ gặp rối nhiễu hành vi vi phạm quy tắc, chiếm 12,9 %. Không có nữ học sinh nào đang trong mức rối nhiễu hành vi vi phạm quy tắc. Đối với nhóm hành vi gây hấn, có 4 nữ học sinh đang có nguy cơ, chiếm 6,5 %; Có 4 học sinh nữ đang có rối nhiễu hành vi gây hấn, chiếm 6,5 %. Như vậy, nữ học sinh có hành vi gây hấn chiếm tỉ lệ cao hơn so với hành vi vi phạm quy tắc. Tương quan giữa hành vi gây hấn với hành vi vi phạm quy tắc của học sinh nữ là tương quan thuận, rất chặt chẽ và có ý nghĩa trong tổng thể thống kê. Điều này cho thấy nếu học sinh nữ có vấn đề hành vi gây hấn thì cũng sẽ có nguy cơ cao có vấn đề hành vi vi phạm quy tắc. 3.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp cho trẻ rối nhiễu hành vi tại các trường tiểu học Thành phố Cao Bằng – Tỉnh Cao Bằng thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực đã được xây dựng 3.2.1. Thực trạng mức độ rối nhiễu hành vi của học sinh trước can thiệp Trong 32 học sinh có điểm số rối nhiễu hành vi ở mức lâm sàng, chúng tôi tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên 16 em tham gia nhóm can thiệp và 16 em tham gia nhóm đối chứng. Trước khi can thiệp, chúng tôi khảo sát mức điểm của các nhóm. Số liệu về mức độ được thể hiện trong bảng dưới đây.
  17. 17 Bảng 3.7: So sánh mức độ rối nhiễu hành vi của học sinh các nhóm thực nghiệm và đối chứng trước can thiệp Số Điểm Mức ý Các nhóm Điểm T lượng TB nghĩa Tổng điểm Thực nghiệm 16 12,16 0,4353 1,98 hành vi Đối chứng 16 12,24 Điểm trung bình về mức rối nhiễu hành vi nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng lần lượt là 12,16 và 12,24 là hoàn toàn tương đồng với nhau. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê thể hiện qua kiểm định t = 0,43 và mức ý nghĩa thống kê với p>0,05. Sự khác biệt trong quá trình can thiệp giữa hai nhóm sẽ phản ảnh hiệu quả của chương trình can thiệp. 3.2.2 Đánh giá chủ quan của phụ huynh về các nội dung chương trình can thiệp Một cách chủ quan, sau khi tham gia chương trình can thiệp, chúng tôi cũng hỏi các phụ huynh trong nhóm thực nghiệm đánh giá về các kiến thức kỹ năng thu được tương ứng với từng nội dung tập huấn. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.8 dưới đây Bảng 3.8: Tỉ lệ đánh giá của cha mẹ về việc tiếp thu các kiến thức kỹ năng của chương trình can thiệp Đã Đã Chưa Đã nắm nắm Nội dung nắm nắm được được được được tốt vững 1. Nguyên nhân hành vi ứng xử sai và sự cần thiết tham gia chương trình. Vai 0,00 56,06 37,88 6,06 trò quan trọng và xuyên suốt của cha mẹ trong điều chỉnh hành vi cho con 2. Mô hình 4 yếu tố kích hoạt hành vi không thích nghi và các kỹ thuật giúp 3,79 62,12 27,27 6,82 cha mẹ vượt qua cảm xúc tiêu cực và căng thẳng của bản thân 3. Kỹ năng chú ý đến hành vi tích cực của con (kỹ thuật thời gian chơi đặc 2,27 48,48 35,61 13,64 biệt)
  18. 18 4. Kỹ năng củng cố hành vi tích cực 4,55 52,27 28,79 14,39 (khen, thưởng, chỉ dẫn hiệu quả) 5. Kỹ năng quản lý các hành vi không phù hợp trong gia đình (phớt lờ, khoảng 4,55 58,33 24,24 12,88 lặng) 6. Kỹ năng quản lý hành vi không phù hợp ngoài gia đình (mất quyền lợi, việc 1,52 59,09 27,27 12,12 khó chịu, thông báo trước) Về cơ bản, có thể thấy rằng tất cả phụ huynh tham gia tập huấn đã nắm được, nắm tốt và nắm vững kiến thức về nguyên nhân hành vi ứng xử sai cũng như sự cần thiết của cha mẹ khi tham gia chương trình. Không có cha mẹ nào chưa nắm được nguyên nhân về hành vi ứng xử sai của con cũng như vai trò của bản thân trong việc can thiệp hành vi sai của con. Như vậy có thể nhận định cha mẹ không chỉ nắm được lý thuyết mà còn thực hành tốt các nội dung được tập huấn. Đặc biệt, cha mẹ thực hành các kỹ năng được hướng dẫn cụ thể tốt hơn lý thuyết. 3.2.2 Hiệu quả của chương trình can thiệp thể hiện qua sự cải thiện các vấn đề hành vi của trẻ sau can thiệp 3.2.2.1. Sự cải thiện các vấn đề hành vi so sánh giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng trước và sau can thiệp Bảng 3.9: So sánh mức độ cải thiện các vấn đề hành vi so sánh giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng trước và sau can thiệp Số Trước can Các nhóm Sau can thiệp lượng thiệp Tổng điểm Thực nghiệm 16 12,16 6,16 hành vi Đối chứng 16 12,24 10,12 Kiểm định t(p) 0,43(p>0,05) -8,98(p 0,05 nhưng sự khác biệt sau can thiệp là lớn có ý nghĩa
  19. 19 thống kê với t = -8,98 và p<0,001. Điều này khẳng định chương trình đã có những tác động tích cực đến hành vi của cha mẹ và hành vi của trẻ. 3.2.2.2. Sự cải thiện các vấn đề hành vi trên nhóm thực nghiệm trước và sau can thiệp Để cụ thể hơn, trong phần này, chúng tôi khảo sát hiệu quả chương trình can thiệp dựa trên sự cải thiện điểm số của riêng trẻ nhóm thực nghiệm để làm rõ xem những sự tiến bộ tập trung vào những nhóm vấn đề nào và có hiệu quả như thế nào giữa các giới. Các cặp biến được so sánh với nhau bao gồm: Tổng điểm hành vi chung, tổng điểm hành vi chung của nữ, tổng điểm hành vi chung của nam, tổng điểm hành vi gây hấn của nữ, tổng điểm hành vi gây hấn của nam, tổng điểm hành vi vi phạm quy tắc của nữ, tổng điểm hành vi vi phạm quy tắc của nam. Chúng tôi thực hiện so sánh các biến trên dựa trên giá trị đo trước can thiệp với sau can thiệp. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.10 dưới đây. Bảng 3.10: So sánh sự tiến triển trước và sau can thiệp của nhóm thực nghiệm Chênh Ý So sánh cặp trước - sau can thiệp lệch t Df nghĩa ĐTB Tổng điểm hành vi trước can thiệp 13,4 Cặp 1 & Tổng điểm hành vi sau can 6 15 0 thiệp 2 Tổng điểm hành vi trước can thiệp Cặp 2 & Tổng điểm hành vi sau can 1,33 6,33 5 0,001 thiệp (nữ) Tổng điểm hành vi trước can thiệp & Cặp 3 1,9 5,01 9 0,001 tổng điểm hành vi sau can thiệp (nam) Điểm hành vi gây hấn trước can Cặp 4 thiệp & điểm hành vi gây hấn sau 1,8 3,21 9 0,011 can thiệp(nam)
  20. 20 Điểm hành vi gây hấn trước can Cặp 5 thiệp & Điểm hành vi gây hấn sau 0,5 2,24 5 0,076 can thiệp (nữ) Điểm hành vi vi phạm quy tắc Cặp 6 trước can thiệp & Điểm hành vi vi 0,3 1,96 9 0,081 phạm quy tắc sau can thiệp (nam) Điểm hành vi vi phạm quy tắc Cặp 7 trước can thiệp & Điểm hành vi vi 0,5 2,24 5 0,076 phạm quy tắc sau can thiệp (nữ) Sự chênh lệch điểm trung bình của tổng điểm hành vi giữa hai lần đo là +6, tức là lần đo sau khi can thiệp giảm 6 điểm so với trước khi can thiệp. Giá trị mức ý nghĩa của tổng điểm hành vi trước và sau can thiệp bằng 0 < 0,05, tức là có sự khác biệt lớn giữa tổng điểm hành vi sau can thiệp với tổng điểm hành vi trước can thiệp. Sự khác biệt về điểm đo mức độ rối nhiễu hành vi này có ý nghĩa trong tổng thể thống kê. Tương quan giữa hai mức điểm này là tương quan thuận, chặt chẽ (r = 0,92), tức là tổng điểm rối nhiễu hành vi của học sinh sau khi can thiệp giảm đều, tương quan với tổng điểm rối nhiễu hành vi của các em trước can thiệp, không có trường hợp giảm sâu đặc biệt. Sự khác biệt này đúng cả với học sinh nữ và học sinh nam (mức ý nghĩa bằng 0,001, chênh lệch điểm trung bình bằng 1,33 với nữ; Mức ý nghĩa bằng 0,001, chênh lệch điểm trung bình bằng 1,9 với nam). Như vậy, nhờ can thiệp thông qua tập huấn kỹ năng làm cha mẹ tích cực cho cha mẹ trẻ có nguy cơ hoặc đang có rối nhiễu hành vi thì mức độ rối nhiễu hành vi của trẻ đã giảm xuống ngay sau can thiệp. Phân loại theo giới tính và theo từng nhóm hành vi, kết quả được thể hiện trong bảng trên có thể diễn giải như sau: Sự khác biệt lớn nhất và có ý nghĩa trong tổng thể thống kê là sự khác biệt giữa mức độ hành vi gây hấn của học sinh nam trước và sau can thiệp với giá trị mức ý nghĩa bằng 0.01 và chênh lệch điểm trung bình bằng 1.8. Hành vi gây hấn của học sinh nữ, hành vi vi phạm quy tắc của cả học sinh nam và học sinh nữ có sự khác biệt giữa trước và sau can thiệp, nhưng sự khác biệt này nhỏ (chênh lệch điểm trung bình lần lượt bằng 0,5; 0,3; 0,5) và không có ý nghĩa trong tổng thể thống kê (giá trị mức ý nghĩa đều bằng 0,08). Như vậy có thể thấy can
  21. 21 thiệp rối nhiễu hành vi cho học sinh tiểu học tại Thành phố Cao Bằng có hiệu quả nhất trên học sinh nam, đặc biệt với hành vi gây hấn. Chương trình này chưa thật sự hiệu quả trên các mặt biểu hiện hành vi của học sinh nữ và đối với các loại hành vi vi phạm quy tắc của học sinh nam. Nhìn từ góc độ từng học sinh, điểm đo mức độ rối nhiễu hành vi giảm rõ rệt sau khi can thiệp so với trước khi can thiệp. Điều này được biểu hiện trong biểu đồ dưới đây: 40 34 35 33 32 31 30 30 30 30 30 30 30 30 29 30 28 28 28 27 27 26 25 24 24 24 25 23 23 23 22 21 21 20 20 17 16 15 10 5 0 20 40 41 42 43 56 82 86 88 92 100 101 112 126 147 149 Trước can thiệp Sau can thiệp Biểu đồ 3.6: Điểm rối loạn hành vi của học sinh trước và sau can thiệp Tóm lại có thể nhận xét rằng can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực có hiệu quả. Hiệu quả này thể hiện ở cả trên đánh giá chủ quan của người tham gia chương trình (cha mẹ) và ở bằng chứng khách quan qua sự giảm xuống đáng kể về mức độ của các biểu hiện hành vi của trẻ theo báo cáo của phụ huynh. 3.3. Hiệu quả của việc can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực thể hiện qua một trường hợp lâm sàng Thông tin học sinh: Mã phiếu 41 Giới tính: Nữ Học lớp: 1 Tuổi: 6 tuổi
  22. 22 Điểm đo mức độ rối nhiễu hành vi trước can thiệp: 30 Điểm đo mức độ rối nhiễu hành vi sau can thiệp: 21 Lý do báo cáo lâm sàng: Đây là học sinh có sự thay đổi điểm đo rối nhiễu hành vi lớn nhất sau khi can thiệp so với trước khi can thiệp (Chênh lệch điểm trung bình là 9 điểm). Đánh giá sự cải thiện rối nhiễu hành vi của học sinh thông qua báo cáo của cha mẹ trước mỗi buổi can thiệp về tình hình cha mẹ thực hiện các kỹ năng được học của buổi trước và tình hình biến chuyển trong hành vi của trẻ. Kết quả sau 7 phiên can thiệp được báo cáo sau mỗi phiên: Hành vi của học sinh được cải thiện dần, cải thiện rõ nhất sau phiên huấn luyện cha mẹ kỹ năng khen thưởng và chỉ dẫn tích cực. Cha mẹ của học sinh này cũng báo cáo chấp nhận và thực hành tốt các kỹ năng được hướng dẫn. Tuy nhiên họ cần thời gian để thực hành, làm quen và cần được tiếp tục hướng dẫn sau khi kết thúc khóa tập huấn. TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 Nhìn chung hành vi của học sinh tiểu học tại Thành phố Cao Bằng - Tỉnh Cao Bằng là bình thường, chỉ có khoảng 21,4 % học sinh đang có nguy cơ và đang có rối nhiễu tâm lý. Sự phân bố các mức độ rối nhiễu hành vi của học sinh không đều, tập trung ở khoảng có rối nhiễu cao hơn mức có nguy cơ. Sau khi can thiệp cho những học sinh có nguy cơ và đang có rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực thì mức độ rối nhiễu hành vi của học sinh giảm xuống. Sự thay đổi rõ ràng nhất là hành vi gây hấn của học sinh nam. Kết quả so sánh với nhóm đối chứng càng khẳng định can thiệp rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực có hiệu quả rõ rệt hơn không can thiệp chương trình. Cha mẹ học sinh, những người trực tiếp tham gia chương trình cũng thừa nhận hiệu quả của chương trình qua từng kỹ năng cụ thể. Họ mong muốn tiếp tục nhận được hỗ trợ của chương trình để can thiệp tốt hơn rối nhiễu hành vi cho con họ. Như vậy, có thể nhận định rằng việc can thiệp cho học sinh có rối nhiễu hành vi tại các trường Tiểu học Cao Bằng – Thành phố Cao Bằng thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực do nhóm tác giả xây dựng trong nghiên cứu này là có hiệu quả.
  23. 23 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua kết quả khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng học sinh Tiểu học tại Thành phố Cao Bằng – Tỉnh Cao Bằng phần lớn không có rối nhiễu hành vi. Tỉ lệ học sinh ở mức bình thường là 78,7%. Chỉ có hơn 20% học sinh có nguy cơ hoặc đang có rối nhiễu hành vi. Tuy nhiên, tính chất rối nhiễu hành vi của học sinh ở đây tương đối đặc biệt. Có 1 học sinh trong nhóm nguy cơ rối nhiễu hành vi, nhưng có đến 32 học sinh có hành vi rối nhiễu, chiếm 20.7% tổng khách thể nghiên cứu. Có sự khác biệt về rối nhiễu hành vi giữa học sinh nam với học sinh nữ nhưng không đáng kể. Sau khi tiến hành can thiệp cho 16 học sinh có nguy cơ hoặc đang có rối nhiễu hành vi thông qua chương trình làm cha mẹ tích cực do tác giả đề xuất, kết quả cho thấy mức độ rối nhiễu hành vi trên tổng thể 16 học sinh được can thiệp giảm rõ rệt. Mức độ rối nhiễu hành vi giữa nhóm can thiệp với nhóm đối chứng (không can thiệp) có sự khác biệt rõ rệt, trong đó mức độ rối nhiễu hành vi của học sinh nhóm can thiệp giảm rõ ràng và ổn định, mức độ rối nhiễu hành vi của học sinh nhóm đối chứng gần như không giảm, thậm chí còn tăng và không ổn định. Trong đó, hành vi gây hấn của học sinh nam có điểm số giảm rõ nhất và có ý nghĩa trong tổng thể thống kê. Như vậy có thể nhận định rằng có thể ứng dụng chương trình làm cha mẹ tích cực như đã đề xuất vào can thiệp rối nhiễu hành vi cho trẻ trong môi trường văn hóa Việt Nam. Việc ứng dụng chương trình huấn luyện hành vi cha mẹ trong nghiên cứu này nhằm can thiệp rối nhiễu hành vi cho học sinh tiểu học Thành phố Cao Bằng – Tỉnh Cao Bằng là có hiệu quả. Hiệu quả này được thể hiện trên sự thay đổi điểm đo mức độ rối nhiễu hành vi ở trẻ và thể hiện trong nhận định khách quan của cha mẹ trẻ. Cha mẹ các trẻ được can thiệp chấp nhận chương trình và thực hành tốt nhất kỹ năng củng cố hành vi tích cực của trẻ. Mức độ rối nhiễu hành vi của trẻ cũng giảm sau khi được can thiệp, trong đó có hiệu quả rõ rệt nhất là hành vi gây hấn của học sinh nam. Can thiệp có hiệu quả đối với hành vi vi phạm quy tắc của học sinh nam và các loại hành vi của học sinh nữ nhưng hiệu quả không cao và kết quả đo được không đại diện cho tổng thể thống kê. Đối với trường hợp học sinh cụ thể, việc can thiệp rối nhiễu hành vi cho học sinh này thông qua tập huấn kỹ năng làm cha mẹ tích cực cho cha
  24. 24 mẹ trẻ mang lại hiệu quả tích cực qua từng buổi tập huấn. Hành vi của trẻ được cải thiện rõ rệt sau mỗi buổi tập huấn. Cha mẹ của học sinh này cũng chấp nhận và thực hiện tốt các kỹ năng được hướng dẫn. Theo nhận định của cha mẹ, nếu họ làm tốt theo các tiêu chí được tập huấn thì hiệu quả cải thiện rối nhiễu hành vi của trẻ có thể sẽ cao hơn. Những vấn đề cần lưu ý trong việc thực hiện các kỹ năng của cha mẹ: Chưa chủ động trong mọi vấn đề hành vi của trẻ mà chủ yếu tập trung vào các tình huống được hướng dẫn; Cha mẹ cũng chưa thực sự dành công sức để lên kế hoạch cho phần thưởng cho trẻ; Cha mẹ khó thay đổi thói quen chú ý đến hành vi chưa phù hợp của trẻ nên đôi khi họ bị đứng ở giữa ranh giới lúc thì tập trung vào hành vi tích cực của con, lúc lại tập trung vào những hành vi chưa tích cực. 2. Khuyến nghị Mặc dù việc can thiệp tâm lý cho trẻ rối nhiễu hành vi thông qua huấn luyện kỹ năng làm cha mẹ tích cực theo chương trình nhóm tác giả xây dựng trong nghiên cứu này được đánh giá là có hiệu quả. Tuy nhiên số lượng khách thể trong nghiên cứu này tương đối nhỏ, chưa đủ để đại diện cho toàn bộ học sinh Tiểu học tại Thành phố Cao Bằng – Tỉnh Cao Bằng, do vậy kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trên nhóm mẫu nhiều hơn, tính đại diện cho tổng thể thống kê không cao. Nghiên cứu cũng chưa có điều kiện đánh giá trường diễn để khẳng định hiệu quả của chương trình về lâu dài. Các nghiên cứu tiếp theo nếu khắc phục được các hạn chế này sẽ cung cấp một kết quả nghiên cứu có giá trị hơn.