Tóm tắt Luận văn Can thiệp tâm lý cho trẻ 5 - 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi tại trường Mầm non thực hành Hoa Hồng

pdf 24 trang phuongvu95 8041
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Can thiệp tâm lý cho trẻ 5 - 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi tại trường Mầm non thực hành Hoa Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_can_thiep_tam_ly_cho_tre_5_6_tuoi_cham_phat.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Can thiệp tâm lý cho trẻ 5 - 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi tại trường Mầm non thực hành Hoa Hồng

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Theo tổ chức y tế thế giới WHO, người chậm phát triển chiếm khoảng 8- 10% dân số thế giới tương đương với khoảng 500 triệu người, trong đó khoảng 150 triệu là trẻ em. Hàng năm xuất hiện thêm khoảng 3 triệu trẻ em bị chậm phát triển do nhiều nguyên nhân, trong đó 27% là chậm phát triển trí tuệ (CPTTT). Phần lớn người chậm phát triển nói chung và trẻ em CPTTT nói riêng đều bị rơi vào tình cảnh bị phân biệt đối xử. Ước tính dân số Việt Nam khoảng 80 triệu người, trong đó trẻ dưới 16 tuổi khoảng 30 triệu. Tỉ lệ phần trăm dân số có nhu cầu đặc biệt của nước ta theo ước tính của tổ chức Văn hoá, khoa học và giáo dục liên hợp quốc (UNESCO) và tổ chức Y tế thế giới (WHO) là khoảng 10%. Tỉ lệ này cao thấp còn tuỳ thuộc vào khái niệm nhu cầu đặc biệt. Nhìn chung, qua các cuộc điều tra ở nhiều nước khác nhau trên thế giới cho thấy tỉ lệ phần trăm trẻ có nhu cầu đặc biệt khoảng 10%. Trẻ em là những mầm non tương lai, do đặc điểm tâm lý của các em lứa tuổi mầm non là học thông qua chơi vì vậy mà phương châm CTTL ở đây là thông qua trò chơi. Do những hạn chế nhất định về mặt trí tuệ, nhận thức, cho nên trẻ CPTTT rất khó khăn trong các lĩnh vực giao tiếp, kỹ năng sống hàng ngày, xã hội hóa, và kỹ năng vận động. Đa số trẻ CPTTT gặp rất nhiều khó khăn trong việc học tập vì khả năng ghi nhớ kém, mau quên. Hiện nay, ở Việt Nam, một số trẻ CPTTT mức độ nhẹ đều được học hòa nhập trong các lớp mẫu giáo ở các trường mầm non, nhưng do mỗi trẻ CPTTT có những đăc điểm khó khăn không giống nhau nên thường gây rất nhiều khó khăn cho người giáo viên trong quá trình chăm sóc và giáo dục. Thông qua trò chơi, trẻ bộc lộ các xung đột nội tâm, các huyễn tưởng, ước muốn và các chức năng tâm lý - nhận thức khác. Đây chính là cơ sở quan trọng để cho các nhà tâm lý trị liệu quan sát, chẩn đoán, đánh giá đúng vấn đề và mức độ phát triển tâm lý của trẻ hiện tại. Khi chơi, đứa trẻ bộc lộ đời sống nội tâm thông qua thái độ, hành động cụ thể bằng các cơ chế tự vệ tâm lý. Nếu trò chơi được thiết kế với tính chất và dạng thức phù hợp, các chức năng, vấn đề tâm lý không chỉ được bộc lộ mà còn được thích ứng, điều chỉnh, phát triển. Chính vì vậy, can thiệp tâm lý thông qua trò chơi không chỉ giúp chẩn đoán, đánh giá tâm lý mà còn có ý nghĩa như một phương pháp can thiệp quan trọng. Giai đoạn 5 – 6 tuổi là một bước ngoặt quan trọng trước khi trẻ bước vào trường tiểu học. Đó là sự chuyển qua một lối sống mới với những điều kiện
  2. 2 hoạt động mới, một địa vị xã hội mới, những mối quan hệ mới. Học sinh bắt đầu phải tự chủ trong các hoạt động của mình, chuyển từ hoạt động vui chơi ở lứa tuổi mầm non sang hoạt động học tập. Do đó, lứa tuổi này đặt ra cho giáo viên và các nhà quản lý những yêu cầu phải giúp trẻ CPTTT hoà nhập và có được một kết quả tốt nhất để chuẩn bị chuyển sang một môi trường giáo dục mới. Việc can thiệp tâm lý cho trẻ 5 – 6 tuổi CPTTT thông qua trò chơi hiện nay gặp nhiều khó khăn: Thứ nhất: Do mỗi trẻ CPTTT đều có đặc điểm riêng, nếu giáo viên không nắm bắt được các đặc điểm riêng của trẻ thì khi tổ chức trò chơi sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Thứ hai: Do các trò chơi mà giáo viên tổ chức hàng ngày là trò chơi chung dành cho tất cả mọi trẻ trong lớp, còn trẻ CPTTT học hòa nhập được giáo viên điều chỉnh yêu cầu trong từng trò chơi để trẻ CPTTT có thể tham gia được. Thứ ba: Số trẻ trong các lớp mẫu giáo đông nên giáo viên cũng không quan tâm được các trẻ CPTTT. Thứ tư: Nhiều phụ huynh của trẻ CPTTT mức độ nhẹ không nhận ra được những mặt hạn chế của con, hoặc không chấp nhận rằng con mình chậm hơn các bạn nên không hợp tác với các giáo viên trong việc giáo dục. Do đó, tôi lựa chọn đề tài: “Can thiệp tâm lý cho trẻ 5 - 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi tại trường mầm non thực hành Hoa Hồng” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục cho trẻ 5 - 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ ở trường mầm non thực hành Hoa Hồng trong bối cảnh hiện nay. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực trạng, đề tài hướng tới mục tiêu đề xuất các biện pháp can thiệp tâm lí cho trẻ 5 - 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi học tập, giúp trẻ CPTTT học hoà nhập đạt kết quả tốt hơn. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp tổ chức trò chơi học tập cho trẻ 5 - 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ. - Khách thể nghiên cứu: 02 trẻ 5 – 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ. 4. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4.1. Xây dựng cơ sở lí luận về can thiệp tâm lí cho trẻ 5 - 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi học tập.
  3. 3 4.2. Nghiên cứu các trò chơi học tập và tiến hành can thiệp tâm lý cho một số trường hợp điển hình trẻ CPTTT thông qua trò chơi học tập. 4.3. Đề xuất các biện pháp can thiệp tâm lí cho trẻ 5 - 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi học tập tại trường mầm non thực hành Hoa Hồng, Đống Đa, Hà Nội. 5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu và đề xuất một số trò chơi học tập nhằm can thiệp tâm lí cho trẻ 5 – 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ trong môi trường giáo dục hoà nhập. Đề tài được tiến hành khảo sát, can thiệp giới hạn tại trường mầm non thực hành Hoa Hồng, Đống Đa, Hà Nội, trên 02 trẻ từ 5 - 6 tuổi CPTTT. 6. Giả thuyết khoa học Trẻ 5 – 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ gặp rất nhiều khó khăn trong tư duy logic và các lĩnh vực trong hành vi thích ứng như: Giao tiếp, kỹ năng sống hàng ngày, xã hội hóa và kỹ năng vận động Nếu tổ chức tốt, trò chơi học tập có thể trở thành biện pháp can thiệp tâm lí cho trẻ 5 – 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ, giúp trẻ CPTTT hoà nhập tốt hơn trong quá trình học tập với các trẻ khác. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát 7.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu 7.2.3. Phương pháp chuyên gia 7.2.4. Phương pháp nghiên cứu trường hợp 7.2.5. Phương pháp trắc nghiệm 8. Những đóng góp mới của luận văn 8.1. Về lí luận - Làm sáng tỏ các khái niệm và các đặc điểm tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi CPTTT, can thiệp tâm lí cho trẻ 5 – 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi học tập, làm phong phú cơ sở lý luận về giáo dục cho trẻ CPTTT. - Xác định được những tác động của giáo viên trong môi trường giáo dục hòa nhập đến sự phát triển tâm lý của trẻ 5 – 6 tuổi CPTTT. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho giáo viên các trường mầm non trong vấn đề CT tâm lí cho trẻ CPTTT thông qua TCHT.
  4. 4 8.2. Về thực tiễn - Xây dựng các trò chơi học tập nhằm can thiệp tâm lý cho trẻ 5 – 6 tuổi CPTTT hòa nhập ở trường mầm non, làm cơ sở để xây dựng tài liệu hướng dẫn cho phụ huynh và giáo viên. - Can thiệp tâm lý cho trẻ 5 – 6 tuổi CPTTT thông qua trò chơi được kiểm chứng qua 02 trường hợp nghiên cứu có giá trị trong giáo dục trẻ. Đây là tài liệu tham khảo có ý nghĩa cho giáo viên và phụ huynh. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận về can thiệp tâm lí cho trẻ 5 – 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu. Chương 3 : Biện pháp can thiệp tâm lí cho trẻ 5 – 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi học tập. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CAN THIỆP TÂM LÍ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ THÔNG QUA TRÒ CHƠI 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới Vấn đề lí luận về TCHT và tổ chức cho trẻ chơi loại trò chơi này được các nhà sư phạm trên thế giới rất quan tâm. Trong các hệ thống giáo dục cổ điển và hiện đại, vấn đề này được xem xét nghiên cứu theo nhiều khuynh hướng khác nhau. * Khuynh hướng thứ nhất: Nghiên cứu và sử dụng TCHT vào mục giáo dục - phát triển nhân cách cho toàn diện trẻ em. Trò chơi được nghiên cứu, xem xét như một phương pháp giáo dục nhân cách toàn diện có hiệu quả cho trẻ mẫu giáo (P.A. Bexonova, O.P. Seina, V.I. Đalia, E.A. Pokrovxki , Z. Kontauchene, M.A. Bulatow ). * Khuynh hướng thứ hai: Nghiên cứu và sử dụng TCHT bó hẹp trong mục đích dạy học, coi TCHT như một phương tiện dạy học. Nghĩa là, TCHT được xác định không những như là một phương pháp, biện pháp dạy học mà còn như
  5. 5 là một hình thức dạy học phù hợp với trẻ mẫu giáo (I.B. Bazedora, X.G. Zalxmana, Ph. Phroebel, M. Montessori ). * Khuynh hướng thứ ba: Nghiên cứu và sử dụng TCHT vào mục đích giáo dục và phát triển một số năng lực, phẩm chất trí tuệ cho trẻ mẫu giáo (T.M. Babunova, A.K. Bônđarencô). Phần lớn các công trình nghiên cứu về TCHT trên thế giới tập trung vào việc nghiên cứu lý luận sử dụng TCHT vào mục đích dậy học và giáo dục cho trẻ mẫu giáo. 1.1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam, vấn đề về trò chơi nói chung và TCHT của trẻ mẫu giáo được các nhà tâm lí học và giáo dục học quan tâm nghiên cứu. Nhóm tác giả Nguyễn Thạc, Nguyễn Ngọc Trâm, Trần Lan Hương đã sưu tầm và biên soạn từ chương trình giáo dục sớm Kidsmart IBM “Tuyển tập các trò chơi phát triển cho trẻ mẫu giáo”. Tác giả Ngô Thị Nguyệt với nghiên cứu “Biện pháp phát triển ngôn ngữ diễn đạt cho trẻ khuyết tật trí tuệ 5 – 6 tuổi thông qua sử dụng trò chơi”: Tác giả Lê Thu Huyền với nghiên cứu “Phát triển kỹ năng nhận thức cho trẻ khuyết tật trí tuệ 5 - 6 tuổi học hòa nhập thông qua tổ chức trò chơi học tập”: Tác giả Đoàn Thị Thao với nghiên cứu “Biện pháp phát triển kỹ năng xã hội cho trẻ khuyết tật trí tuệ từ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian”. 1.2. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong đề tài nghiên cứu. 1.2.1. Trẻ chậm phát triển trí tuệ Khái niệm CPTTT được sử dụng trong luận văn là theo bản phân loại DSM-IV của các nhà tâm thần học Mỹ: 1. Chức năng trí tuệ dưới mức độ trung bình, tức là chỉ số trí tuệ đạt 70 hoặc dưới 70. trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân. 2. Bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là hai trong số những hành vi thích ứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kĩ năng xã hội/ liên cá nhân, sử dụng các phương tiện trong công cộng, tự định hướng, kĩ năng học đường chức năng, làm việc, giải trí, sức khoẻ và an toàn. 3. Tật xuất hiện trước 18 tuổi: 1.2.2. Trò chơi học tập Trò chơi học tập là loại trò chơi có luật và có nội dung định trước. Đó là trò chơi của nhận thức hướng đến sự mở rộng, chính xác hoá, hệ thống hoá biểu tượng của trẻ về thế giới xung quanh, hướng đến sự phát triển các năng lực trí
  6. 6 tuệ, giáo dục lòng ham hiểu biết cho trẻ, trong đó có nội dung học tập được kết hợp với hình thức chơi. 1.2.3. Can thiệp tâm lí Can thiệp tâm lý là những hình thức tác động có chủ định của nhà tâm lý hoặc nhà trị liệu tới cấu trúc, chức năng của các thành tố nhất định trong đời sống tâm lý của cá nhân, bằng các liệu pháp tâm lý để hướng tới mục đích thay đổi chức năng, thành tố nhất định trong đời sống tâm lý của cá nhân hoặc điều chỉnh lại những rối loạn, lệch lạc trong đời sống tâm lý trong tiến trình phát triển. 1.3. Đặc điểm tâm lý, nguyên nhân và chẩn đoán trẻ chậm phát triển trí tuệ 1.3.1. Nguyên nhân dẫn đến chậm phát triển trí tuệ 1.3.1.1. Nguyên nhân trước khi sinh + Những yếu tố nội sinh: Lỗi NST, lỗi gen, rối loạn do nhiều yếu tố. + Những yếu tố ngoại sinh: Do lây nhiễm khi bà mẹ mang thai, nhiễm độc, suy dinh dưỡng ở người mẹ hoặc thiếu iốt trong thức ăn hoặc nước uống. 1.3.1.2. Nguyên nhân trong khi sinh - Thiếu oxi ở trẻ, tổn thương trong khi sinh, viêm nhiễm, đẻ non hoặc thời gian mang thai của mẹ đủ nhưng cân nặng trẻ quá thấp. 1.3.1.3. Nguyên nhân sau khi sinh - Viễm nhiễm, tổn thương não, u não, nhiễm độc. 1.3.1.4. Nguyên nhân do môi trường - Không được chăm sóc đầy đủ về y tế và thể chất, thiếu thốn về tâm lý xã hội, trong gia đình sử dụng ngôn ngữ hạn chế, ít có cơ hội đến trường, trẻ được nuôi dưỡng theo cách để người khác định đoạt cuộc sống của nó. 1.3.2. Tiêu chí, công cụ chẩn đoán chậm phát triển trí tuệ Theo DSM – IV dựa trên sự yếu kém về khả năng thích ứng, kết hợp với hoạt động trí tuệ dưới mức trung bình, tức là chỉ số trí tuệ đạt 70 hoặc dưới 70. trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân. và thời điểm xuất hiện hiện tượng CPTTT (trước 18 tuổi) để chẩn đoán trẻ CPTTT. 1.3.3. Đặc điểm tâm lý của trẻ chậm phát triển trí tuệ Nhân cách trẻ CPTTT có cấu trúc khác so với trẻ bình thường.Trong cấu trúc nhân cách của trẻ CPTTT có mối quan hệ vừa độc lập vừa tác động lẫn nhau giữa yếu tố vận động và trí tuệ. Trong trí tuệ của trẻ CPTTT, mức độ và nhịp độ chậm của các thành phần không giống nhau. Trong cấu trúc trí tuệ của trẻ CPTTT, không có sự kết hợp giữa 2 phương diện tự nhiên và văn hóa.
  7. 7 1.3.4. Đặc điểm trẻ 5 – 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ trong trò chơi học tập Trẻ CPTTT đạt mức độ phát triển hoạt động chơi thấp hơn nhiều lần so với trẻ em bình thường cùng độ tuổi. Trẻ CPTTT tri giác các đối tượng chậm hơn so với trẻ bình thường. Mức độ phát triển nhất định về lĩnh vực tâm lý của trẻ CPTTT trong trò chơi học tập cũng có những hạn chế. Với trẻ CPTTT, số lượng trò chơi được ghi nhận là ít hơn. Mặt khác nội dung phản ánh trong trò chơi thường nghèo nàn, đơn giản, trẻ có thể chỉ thích chơi lặp đi lặp lại một số trò chơi nhất định. Về nội dung chơi, trò chơi của trẻ CPTTT thường rất đơn giản, ít thiết lập các tình huống trong khi chơi và trẻ rất ít chơi theo nhóm, trẻ sẽ rất khó khăn khi chơi trò chơi học tập. Trẻ khó có thể xử lý các tình huống xẩy ra trong quá trình chơi. 1.4. Can thiệp tâm lí cho trẻ 5 – 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi học tập 1.4.1. Khái niệm can thiệp tâm lí cho trẻ 5 – 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi học tập Can thiệp tâm lý thông qua trò chơi học tập là những hình thức tác động có chủ định của nhà tâm lý hoặc nhà trị liệu tới cấu trúc, chức năng của các thành tố nhất định trong đời sống tâm lý của cá nhân, bằng các trò chơi học tập để hướng tới mục đích thay đổi chức năng, thành tố nhất định trong đời sống tâm lý của cá nhân hoặc điều chỉnh lại những rối loạn, lệch lạc trong đời sống tâm lý trong tiến trình phát triển. 1.4.2. Ý nghĩa của việc can thiệp tâm lí cho trẻ 5 – 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi học tập Trong quá trình can thiệp tâm lý, trò chơi không chỉ giúp chẩn đoán, đánh giá tâm lý mà còn có ý nghĩa như một phương pháp can thiệp quan trọng. Trò chơi có nghĩa đối với cả trẻ và nhà trị liệu. Thông qua chơi, trẻ bộc lộ các xung đột nội tâm, các huyễn tưởng, ước muốn và các chức năng tâm lý - nhận thức khác. Đây chính là cơ sở quan trọng để cho các nhà tâm lý trị liệu quan sát, chẩn đoán, đánh giá đúng vấn đề và mức độ phát triển tâm lý của trẻ hiện tại. Khi chơi, đứa trẻ bộc lộ đời sống nội tâm thông qua thái độ, hành động cụ thể bằng các cơ chế tự vệ tâm lý. Nếu TCHT được thiết kế với tính chất và dạng thức phù hợp, các chức năng, vấn đề tâm lý không chỉ được bộc lộ mà còn được thích ứng, điều chỉnh, phát triển.
  8. 8 TCHT giúp cho chúng ta biết được các lĩnh vực phát triển hiện tại của trẻ, qua đó có cách tác động phù hợp để giúp trẻ phát triển toàn diện các lĩnh vực. TCHT không những là phương tiện củng cố, làm giàu những tri thức, kĩ năng đã biết của trẻ mà còn là phương tiện giải quyết nhiệm vụ dạy học có hiệu quả, lĩnh hội tri thức mới, kĩ năng mới và nắm được các phương thức của hoạt động nhận thức của trẻ. Trò chơi giúp trẻ cân bằng những xúc cảm tiêu cực, những ẩn ức dồn nén có thể làm lệch lạc các chức năng tâm lý – nhận thức. 1.4.3. Mục tiêu can thiệp tâm lí cho trẻ 5 – 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi học tập Phát triển các lĩnh vực giao tiếp, kỹ năng sống hàng ngày, xã hội hóa, kỹ năng vận động, tư duy logic cho trẻ CPTTT thông qua trò chơi học tập. Nhằm cải thiện mối quan hệ cho trẻ CPTTT, giúp trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp với bạn bè thầy cô và mọi người. Tạo hứng thú cho trẻ đến lớp. 1.4.4. Nội dung can thiệp tâm lí cho trẻ 5 – 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi học tập. Can thiệp vào 4 nhóm trong lĩnh vực hành vi thích ứng cho trẻ: Giao tiếp, kỹ năng sống hàng ngày, xã hội hóa, và kỹ năng vận động. Phát triển tư duy logic cho trẻ, 1.4.5. Qui trình can thiệp tâm lí cho trẻ 5 – 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi học tập Qui trình can thiệp tâm lí cho trẻ 5 – 6 tuổi CPTTT thông qua trò chơi học tập được tiến hành theo 3 giai đoạn: Giai đoạn I: Bao gồm: Phát hiện, chuẩn đoán, giới thiệu và đánh giá ban đầu về mức độ CPTTT cho trẻ 5 – 6 tuổi. Giai đoạn II: Bao gồm: Xây dựng các TCHT, tổ chức chơi, đánh giá kết quả. Giai đoạn III: Chuyển sang kế hoạch mới. 1.4.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến can thiệp tâm lí cho trẻ 5 – 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi học tập 1.4.6.1. Kiến thức, kỹ năng, phương pháp của giáo viên 1.4.6.2. Môi trường vật chất và khả năng khuyến khích sự tham gia của trẻ chậm phát triển trí tuệ 1.4.6.3. Sự phối hợp của gia đình trẻ chậm phát triển trí tuệ Kết luận chương 1 Trò chơi học tập là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ về tâm lý và có hiệu quả tốt đối với trẻ CPTTT. Tuy nhiên nếu không biết cách tổ chức can thiệp tâm lý một cách khoa học và phù hợp với đặc điểm của trẻ thì trò chơi
  9. 9 sẽ không phát huy được hết vai trò của nó. Vì vậy khi can thiệp tâm lý cho trẻ CPTTT thông qua trò chơi, giáo viên cần chú ý đến đặc điểm của trẻ, tâm lý của trẻ và đặc điểm của trò chơi để phát huy được hết tác dụng của trò chơi trong can thiệp tâm lý cho trẻ CPTTT. TCHT có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ em mẫu giáo nói chung và trẻ CPTTT độ tuổi tiền học đường nói riêng. Kết quả phân tích lý luận và các nghiên cứu trước đây về trò chơi học tập cho thấy, hoàn toàn có thể sử dụng trò chơi học tập để can thiệp tâm lý cho trẻ CPTTT. CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu 2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu Trường mầm non thực hành Hoa Hồng tiền thân là Nhà trẻ Hoa Hồng, sau đó là trường Thực Nghiệm Hoa hồng, được thành lập ngày 27 tháng 12 năm 1976. Năm 1995, trường thực nghiệm Hoa Hồng được quyền chuyển giao về trực thuộc trường Cao đẳng sư phạm Nhà trẻ mẫu giáo Trung ương 1 nay là trường Cao đẳng sư phạm Trung ương để làm cơ sở thực hành. Với diện tích 7.699m2 (trong đó có 5.775m2 sân trường). Trường được thiết kế theo phong cách Thụy Sỹ, có 2 tầng, các khối nhà liên thông với nhau bằng các dãy hành lang, các lớp học được thiết kế rộng rãi, trung bình 150m2 sàn/ lớp học. Địa chỉ: 111 Vĩnh Hồ - Đống Đa - Hà Nội. 2.1.2. Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu được lựa chọn gồm 02 trẻ, các trẻ đều sinh sống tại Hà Nội và có độ tuổi từ 5 – 6 tuổi. Các khách thể lựa chọn đều là trẻ CPTTT mức độ nhẹ không kèm theo các rối loạn khác, hiện đang theo học ở 2 lớp mẫu giáo lớn khác nhau tại trường mầm non thực hành Hoa Hồng. Sơ lược về 02 trẻ can thiệp: Trẻ Nguyễn Văn Khoa (tên trẻ đã được thay đổi) sinh ra trong gia đình bố mẹ là trí thức, mẹ hiện tại đang làm ở cục Hải Quan, bố làm cán bộ ngân hàng. NVK là con trai thứ hai trong gia đình, do công việc của bố và mẹ đều bận nên không giành thời gian nhiều cho trẻ. Trẻ Đắc Hải Phong (tên trẻ đã được thay đổi). ĐHP sinh ra trong gia đình bố mẹ đều làm nghề tự do, mẹ hiện tại 34 tuổi, bố hiện tại 39 tuổi đi
  10. 10 xuất khẩu lao động ở nước ngoài. ĐHP là con trai duy nhất trong gia đình, do thiếu thốn tình cảm của bố từ nhỏ nên ĐHP được mẹ và ông bà rất cưng chiều. 2.2. Tiến trình và phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Tiến trình nghiên cứu - Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận, được tiến hành từ tháng 10 năm 2018 đến tháng 11 năm 2018. - Giai đoạn 2: Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2018: Tiến hành nghiên cứu tổng quan về trò chơi học tập và những điều chỉnh cần thiết để CT tâm lý cho trẻ CPTTT. - Giai đoạn 3: Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2019: Tiến hành đánh giá và CT tâm lý cho 02 trường hợp trẻ CPTTT. - Giai đoạn 4: Từ tháng 6 đến tháng 7 năm 2019, tổng kết quá trình nghiên cứu, Rút ra các kết luận nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả CTTL cho trẻ 5 – 6 tuổi CPTTT tại trường mầm non thực hành hoa hồng và hoàn thiện luận văn. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu - Nhằm thu thập tài liệu, khái quát hóa những thông tin, những nghiên cứu của tác giả trong, ngoài nước về vấn đề CPTTT và CTTL cho trẻ CPTTT, từ đó xác định cách tiếp cận khái niệm công cụ, các tiêu chí đánh giá, xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. 2.2.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn gồm. * Phương pháp phỏng vấn sâu * Phương pháp quan sát * Phương pháp trò chuyện * Phương pháp chuyên gia * Phương pháp trắc nghiệm: Sử dụng trắc nghiệm trí tuệ Raven màu, thang đo hành vi thích ứng của Vineland II. Kết luận chương 2 Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó phương pháp được sử dụng chủ yếu trong đề tài này là phương pháp quan sát và phương pháp nghiên cứu trường hợp, phương pháp lượng giá, phương pháp trò chuyện. Các phương pháp khác là phương
  11. 11 pháp hỗ trợ làm căn cứ đưa ra nhận định và đánh giá chính xác về các kết quả nghiên cứu. Các thông tin thu được sẽ được phân tích, tổng hợp, xử lý và đưa ra những kết luận về các đặc điểm tâm lý cơ bản và sự thay đổi của trẻ CPTTT dưới tác động của quá trình can thiệp. CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP CAN THIỆP TÂM LÝ CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ THÔNG QUA TRÒ CHƠI HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG MẦM NON THỰC HÀNH HOA HỒNG 3.1. Nguyên tắc can thiệp tâm lý cho trẻ 5 – 6 tuổi CPTTT thông qua trò chơi học tập tại trường mầm non Hoa Hồng 3.1.1. Nguyên tắc 1: Đảm bảo yêu cầu chung của tổ chức trò chơi học tập cho trẻ mầm non 3.1.2. Nguyên tắc 2: Đảm bảo cho trẻ chậm phát triển trí tuệ được hướng dẫn và hỗ trợ để hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tham gia trò chơi 3.1.3. Nguyên tắc 3: Đảm bảo phát triển tâm lý của trẻ chậm phát triển trí tuệ trong quá trình tham gia trò chơi học tập 3.1.4. Nguyên tắc 4: Đảm bảo tổ chức trò chơi học tập tự nhiên, không gò ép và kích thích hứng thú của trẻ 3.1.5. Nguyên tắc 5: Đảm bảo trò chơi học tập có tính kết nối trách nhiệm của tập thể và sự tham gia trách nhiệm của trẻ chậm phát triển trí tuệ trong hoạt động chơi 3.2. Can thiệp cho trẻ 5 – 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ qua trò chơi ở những trường hợp điển hình 3.2.1. Trường hợp 1: Trẻ Nguyễn Văn Khoa (tên trẻ đã được thay đổi) 3.2.1.1. Thông tin chung về Nguyễn Văn Khoa (NVK) NVK sinh ngày 30/12/2013 (bé trai). Hiện tại NVK đang ở cùng gia đình tại Khương Thượng Hà Nội, học lớp mẫu giáo lớn tại trường mầm non thực hành Hoa Hồng thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. NVK sinh ra trong gia đình bố mẹ là trí thức, mẹ hiện tại 38 tuổi là công chức nhà nước ở cục Hải Quan, bố hiện tại 39 tuổi là cán bộ ngân hàng. NVK là con trai thứ hai trong gia đình, anh
  12. 12 trai hơn NVK 3 tuổi. Là con út và gia đình có điều kiện kinh tế nhưng lại không có thời gian chăm sóc trẻ Thông tin về bệnh sử và quá trình phát triển của trẻ: - Cha mẹ và anh chị em trẻ đều mạnh khỏe, không có bệnh lý bất thường. Trong quá trình mang thai, mẹ không nghén, sinh trẻ khi thai được 40 tuần tuổi. Trẻ được sinh thường cân nặng lúc mới sinh 3,4kg. Trẻ bị mắc bệnh viêm tai giữa khi được 3 tháng. - Trẻ biết đi lúc 12 tháng, biết chạy lúc 18 tháng, thuận tay trái, biết nói một từ đơn lúc 2 tuổi như: ba, mẹ, bà biết nói câu 2 - 3 từ lúc 3 tuổi, trẻ chưa biết kể lại chuyện và tường thuật lại sự việc vừa xẩy ra, trẻ biết tự đi vệ sinh khoảng 2 - 3 tuổi, trẻ không có khó khăn về ăn uống. Giai đoạn từ 3 đến 4 tuổi: Xuất hiện biểu hiện tâm lý sợ sệt, nhút nhát không thích giao tiếp và không chủ động giao tiếp với người lớn, trong lớp trẻ chỉ chơi với 1 trẻ nam tên là VP, trẻ không thuộc bài thơ, bài hát nào trọn vẹn. - Ở nhà, trẻ thường chơi với bố mẹ và anh trai vào buổi tối, khoảng 3 tuổi bố mẹ thấy con phát triển chậm hơn so với các bạn. Đến 5 tuổi bố mẹ mới cho con đi khám tại 1 trung tâm nghiên cứu tâm lý và tâm bệnh về trẻ em Nguyễn Khắc Viện. Gia đình cho trẻ theo học một cô tại trung tâm khoảng 2 tháng, sau đó thì cho trẻ nghỉ vì gia đình chuyển chỗ ở mới. 3.2.1.2. Đánh giá, chẩn đoán ban đầu + Kết quả trắc nghiệm trí tuệ Raven màu cho thấy NVK thực hiện đúng được 9/36 câu, tương đương IQ = 65. + Kết quả Thang đo hành vi thích ứng Vineland II: NVK đạt 61 điểm (mức độ thấp). + Kết quả Tiêu chí chẩn đoán DSM-IV: NVK có đủ 3 dấu hiệu đặc trưng của trẻ CPTTT. Từ đó có thể kết luận trẻ NVK bị CPTTT mức độ nhẹ. Bảng 3.1. Kết quả đánh giá hành vi thích ứng của bé NVK trước CT Lĩnh vực Điểm Tuổi tương ứng thô GIAO TIẾP Tiếp nhận 23 1 tuổi 11 tháng Diễn đạt 47 2 tuổi 3 tháng Văn bản 3 2 tuổi 9 tháng KỸ NĂNG SỐNG HÀNG NGÀY Cá nhận 40 2 tuổi 11 tháng
  13. 13 Gia đình 3 1 tuổi 6 tháng Cộng đồng 5 1 tuổi 10 tháng XÃ HỘI HÓA Quan hệ xã hội 25 1 tuổi 1 tháng Thời gian chơi và giải trí 20 1 tuổi 11 tháng Kỹ năng ứng xử 6 1 tuổi 6 tháng KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG Vận động thô 68 3 tuổi 2 tháng Vận động tinh 36 3 tuổi 2 tháng Kết luận: Sử dụng các công cụ chẩn đoán kết hợp với quan sát lâm sàng cho thấy, trẻ NVK bị CPTTT mức độ nhẹ, trẻ đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của trẻ CPTTT theo DSM – VI. 3.2.1.3. Kế hoạch can thiệp Căn cứ trên cơ sở kết quả lượng giá chúng tôi xây dựng và triển khai chương trình can thiệp cho trẻ NVK thông qua trò chơi học tập. Dự định liệu trình tiến hành trong vòng 6 tháng, Ngoài các trò chơi trên trong quá trình can thiệp nhà trị liệu luôn tiến hành xây dựng vòng tay bạn bè cho NVK trong các trò chơi. Hướng dẫn cho 4 bé nhanh nhẹn trong lớp mẫu giáo hòa nhập là bé KA, VK, BC, TT cách chơi cùng và hỗ trợ NVK trong khi chơi. Tạo ra các tình huống có vấn đề cho NVK trong các trò chơi. Nhà trị liệu luôn tạo ra các tình huống trong khi chơi yêu cầu NVK phải suy nghĩ, giao tiếp, và giải quyết tình huống giúp NVK phát triển toàn diện các lĩnh vực. 3.2.1.4. Kết quả can thiệp Can thiệp được tiến hành trong 6 tháng và sau 2 tháng đánh giá một lần, từ kết quả đánh giá làm căn cứ để điều chỉnh kế hoạc tổ chức các trò chơi cho trẻ nếu cần thiết. Kết quả can thiệp được đánh giá cả 3 đợt ở bé NVK thể hiện trong bảng 3.5
  14. 14 Bảng 3.5. Thống kê mô tả kết quả sau can thiệp cho trẻ NVK Điểm Điểm Điểm thô Điểm thô thô CT Thô CT Lĩnh vực CT trước khi tháng tháng tháng CT 1 - 2 5 - 6 3 - 4 GIAO TIẾP Tiếp nhận 23 24 28 29 Diễn đạt 47 59 71 79 Văn bản 3 4 7 11 KỸ NĂNG SỐNG HÀNG NGÀY Cá nhận 40 44 47 51 Gia đình 3 6 10 12 Cộng đồng 5 6 11 17 XÃ HỘI HÓA Quan hệ xã hội 25 28 32 35 Thời gian chơi và giải trí 20 25 32 37 Kỹ năng ứng xử 6 8 11 16 KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG Vận động thô 68 70 72 74 Vận động tinh 36 40 45 50 - Về lĩnh vực giao tiếp Đến cuối giai đoạn can thiệp kết quả cho thấy NVK đã khá lên trong giao tiếp, về lĩnh vực tiếp nhận trẻ chỉ đúng được các bộ phận nhỏ khi cô yêu cầu, ví dụ: Cằm, mi mắt, ngón tay, răng, lưỡi, khủy tay trẻ tập trung chú ý lắng nghe chuyện và những lời chỉ dẫn của cô và bố mẹ hơn, thực hiện được 2 chỉ dẫn hành động cùng một lúc khi được yêu cầu, ví dụ: hãy cất quả bóng và mang ghế lại đây Về lĩnh vực diễn đạt trẻ đã bắt đầu tường thuật lại được sự việc mình đã trải qua, nói được nhu cầu của mình, sử dụng được các đại từ nghi vấn như ai đấy, bố đi đâu, tiếng gì đấy nói đúng tên tuổi khi được hỏi, phát âm rõ ràng, vốn từ phong phú trẻ chủ động giao tiếp với các bạn, khoe các bạn về đồ vật mình có. Trẻ biết chủ động chào tạm biệt bạn khi ra về. Về lĩnh vực văn bản trẻ đã nhận ra được hết các chữ cái, phân biệt cấu tạo của chữ cái, nhận ra được tên của mình dưới nét chữ, chép được tên riêng cùa mình theo mẫu.
  15. 15 - Về kỹ năng sống hàng ngày: Trẻ chủ động hơn trong sinh hoạt cá nhân. Khi có nhu cầu muốn đi vệ sinh, trẻ chủ động trong việc vệ sinh cá nhân của mình, trẻ biết cài được những khuy to đúng lỗ khuyết. Trong lĩnh vực sinh hoạt gia đình, trẻ chủ động giúp đỡ mẹ những công việc nhà đơn giản như nhặt rau, dọn dẹp đồ chơi khi chơi xong không cần phải nhắc nhở, khi sử dụng các dụng cụ gây nguy hiểm như kéo, dao trẻ đã biết cách cầm sao cho an toàn, khi sinh hoạt cộng đồng trẻ chủ động giúp đỡ người khác. Ví dụ giúp cô bê bàn, cất bàn và chủ động hỏi cô xem có phải cất bàn không - Về xã hội hóa : Trong quá trình tham gia các trò chơi trẻ NVK chủ động hơn trong quá trình chơi, biết chờ đợi luân phiên đến lượt, chủ động tìm kiếm bạn khác chơi cùng ngoài bạn VP, tuân thủ các luật chơi trong khi chơi, đã bắt đầu biết sử dụng các đồ vật thay thế, tham gia cùng người khác trong những trò chơi nhập vai đơn giản như giả vờ làm người bán hàng, hoặc mua hàng trong trò chơi đi chợ - Về kỹ năng vận động. Trẻ biết phối hợp các vận động linh hoạt hơn, chính xác hơn, trẻ cầm kéo cắt được các hình tròn hình vuông, hình tam giác theo đường viền. Về kỹ năng tạo hình trẻ bắt đầu vẽ được các bức tranh có nội dung và bố cục, ví dụ khi cô yêu cầu trẻ vẽ ôtô thì ngoài vẽ ôtô đang chạy trên đường trẻ còn vẽ thêm cây và ngôi nhà Tổng hợp sự tiến bộ của trẻ NVK sau 6 tháng can thiệp có thể được hình dung trong biểu đồ sau. Tuổi 5 4.10 4.7 4.6 4.5 4.5 3.11 4 3.10 3.10 3.5 3.2 3.2 2.11 3 2.10 2.9 2.3 2.3 1.11 1.11 2 1.10 1.6 1.6 1.1 1 Tiếp Diễn Văn Cá Gia Cộng QH TG KN VĐ VĐ nhận đạt bản nhân đình đồng xã hội Chơi ứng xử thô tinh và GT Trước can thiệp Sau can thiệp Biểu đồ 3.5. Các lĩnh vực hành vi thích ứng của trẻ NVK trước và sau can thiệp
  16. 16 3.2.2. Trường hợp 2: Trẻ Đắc Hải Phong (tên trẻ đã được thay đổi) 3.2.2.1. Thông tin chung về Đắc Hải Phong (ĐHP) ĐHP sinh ngày 14/11/2013 (bé trai), hiện tại ĐHP đang ở cùng gia đình tại Nguyễn trãi - Thanh xuân - Hà Nội, học lớp mẫu giáo lớn tại trường mầm non thực hành Hoa Hồng thuộc quận Đống Đa, Hà Nội. ĐHP sinh ra trong gia đình bố mẹ đều làm nghề tự do, mẹ hiện tại 34 tuổi, bố hiện tại 39 tuổi đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. ĐHP là con trai duy nhất trong gia đình, do thiếu thốn tình cảm của bố nên ĐHP được mẹ và ông bà rất cưng chiều. Thông tin về bệnh sử và quá trình phát triển của trẻ - Cha mẹ trẻ đều mạnh khỏe, không có bệnh lý bất thường. Trong quá trình mang thai mẹ không nghén, sinh trẻ khi thai được 38 tuần tuổi. Trẻ được sinh thường cân nặng lúc mới sinh 3.0kg. Trẻ hay bị mắc bệnh về đường hô hấp và điều trị tại nhà. - Trẻ biết lẫy lúc 2,5 tháng, biết bò lúc 10 tháng, biết đi lúc 17 tháng, biết nói một từ đơn khoảng gần 3 tuổi, và nói câu 2 - 3 từ khoảng 3 tuổi rưỡu, trẻ chủ động đi vệ sinh vào khoảng 3 tuổi rưỡu, không thuộc bài thơ bài hát nào trọn vẹn. - Ở nhà trẻ thường chơi với mẹ và ông bà nội, khoảng 3 tuổi mẹ thấy con phát triển chậm hơn so với các bạn nên cho con đi khám viện nhi Trung ương chuẩn đoán: Trẻ bị hẹp hộp sọ (đầu nhỏ do liền thóp sớm) dẫn đến teo não chậm phát triển trí tuệ. Hiện tại gia đình cũng chưa cho trẻ đi can thiệp ở đâu. 3.2.2.2. Đánh giá, chuẩn đoán ban đầu + Kết quả trắc nghiệm trí tuệ Raven màu cho thấy, ĐHP thực hiện đúng được 9/36 câu, tương đương IQ = 65. + Kết quả Thang đo hành vi thích ứng Vineland II: ĐHP đạt 62 điểm (mức độ thấp). + Kết quả Tiêu chí chẩn đoán DSM-IV: ĐHP có đủ 3 dấu hiệu đặc trưng của trẻ CPTTT. Từ đó, có thể kết luận trẻ ĐHP bị CPTTT mức độ nhẹ.
  17. 17 Bảng 3.6. Kết quả đánh giá hành vi thích ứng của bé ĐHP trước CT Lĩnh vực Điểm Tuổi tương ứng thô GIAO TIẾP Tiếp nhận 19 1 tuổi 6 tháng Diễn đạt 56 2 tuổi 6 tháng Văn bản 1 2 tuổi 1 tháng KỸ NĂNG SỐNG HÀNG NGÀY Cá nhận 30 2 tuổi 4 tháng Gia đình 3 1 tuổi 6 tháng Cộng đồng 8 2 tuổi 5 tháng XÃ HỘI HÓA Quan hệ xã hội 35 2 tuổi 3 tháng Thời gian chơi và giải trí 25 2 tuổi 7 tháng Kỹ năng ứng xử 7 1 tuổi 9 tháng KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG Vận động thô 68 3 tuổi 2 tháng Vận động tinh 31 2 tuổi 9 tháng Kết luận: Sử dụng các công cụ chuẩn đoán kết hợp với quan sát lâm sàng cho thấy, trẻ ĐHP bị CPTTT mức độ nhẹ, trẻ đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn của trẻ CPTTT theo DSM – VI. 3.2.2.3. Kế hoạch can thiệp Ngoài các trò chơi trên trong quá trình can thiệp nhà trị liệu luôn tiến hành xây dựng vòng tay bạn bè cho ĐHP trong các trò chơi. Hướng dẫn cho các bé nhanh nhẹn trong lớp cách chơi cùng và hỗ trợ ĐHP trong khi chơi. Tạo ra các tình huống có vấn đề cho ĐHP trong các trò chơi. Nhà trị liệu luôn tạo ra các tình huống trong khi chơi yêu cầu ĐHP phải suy nghĩ, giao tiếp, và giải quyết tình huống giúp ĐHP phát triển toàn diện các lĩnh vực. 3.2.2.4. Kết quả can thiệp Can thiệp được tiến hành trong 6 tháng và sau 2 tháng đánh giá một lần, từ kết quả đánh giá làm căn cứ để điều chỉnh kế hoạch tổ chức các trò chơi cho
  18. 18 trẻ nếu cần thiết. Kết quả can thiệp được đánh giá cả 3 đợt ở bé ĐHP thể hiện trong bảng 3.10 Bảng 3.10. Thống kê mô tả kết quả sau can thiệp cho trẻ ĐHP Điểm Điểm Điểm Điểm thô thô CT thô CT Thô CT Lĩnh vực trước khi tháng tháng tháng CT 1 - 2 3 - 4 5 - 6 GIAO TIẾP Tiếp nhận 19 23 25 29 Diễn đạt 56 65 79 82 Văn bản 1 2 4 7 KỸ NĂNG SỐNG HÀNG NGÀY Cá nhận 30 35 40 46 Gia đình 3 6 8 10 Cộng đồng 8 10 14 18 XÃ HỘI HÓA Quan hệ xã hội 35 37 42 48 Thời gian chơi và giải trí 25 32 35 39 Kỹ năng ứng xử 7 8 11 17 KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG Vận động thô 68 70 72 74 Vận động tinh 31 36 40 45 Từ bảng 3.10 cho thấy, qua các lần đo kết quả CT điểm nhóm lĩnh vực giao tiếp trong đó “tiếp nhận” ĐHP đạt từ 19 lên 29 điểm, “diễn đạt” từ 56 lên 82 điểm, “văn bản” từ 1 lên 7 điểm. Lĩnh vực kỹ năng sống hàng ngày trong đó có “cá nhân” ĐHP đạt từ 30 lên 46 điểm, “gia đình” đạt từ 3 lên 10 điểm, “cộng đồng” đạt từ 8 lên 18 điểm. Lĩnh vực xã hội hóa trong đó có “quan hệ xã hội” ĐHP đạt từ 35 lên 48 điểm, ‘thời gian chơi và giải trí” đạt từ 25 lên 39 điểm, “kỹ năng ứng xử” đạt từ 7 lên 17 điểm. Lĩnh vực kĩ năng vận động trong đó có “vận động thô” ĐHP đạt từ 68 lên 74 điểm, “vận động tinh” ĐHP đạt từ 31 lên 45 điểm. Đến cuối giai đoạn can thiệp kết quả cho thấy ĐHP đã khá lên trong giao tiếp, về lĩnh vực tiếp nhận trẻ đã bắt đầu tập trung chú ý lắng nghe chuyện ngắn và những lời chỉ dẫn của cô và người thân trong gia đình, trẻ thực hiện được 2 chỉ dẫn hành động cùng một lúc khi được yêu cầu. Ví dụ hãy mang giấy
  19. 19 và màu vẽ lại đây Về lĩnh vực diễn đạt trẻ tường thuật lại được sự việc mình đã trải qua, nói được nhu cầu của mình, sử dụng được các đại từ nghi vấn như ai đấy, bố đi đâu, nói đúng tên khi được hỏi, vốn từ phong phú, tuy nhiên phát âm vẫn chưa rõ ràng, trẻ biết sử dụng với đại từ nghi vấn như: khi nào bố mẹ về Về lĩnh vực văn bản trẻ đã nhận ra được một số chữ cái như o, ô, ơ, trẻ bắt đầu biết sao chép lại tên của mình dưới hình thức viết nhưng không liên tục. - Về kỹ năng sống hàng ngày: Trẻ chủ động hơn trong một số sinh hoạt cá nhân. Ví dụ khi có nhu cầu muốn đi vệ sinh trẻ chủ động trong việc vệ sinh, không ị đùn, đái dầm. Trẻ chủ động vệ sinh cá nhân của mình vào ban đêm mà không cần người lớn phải dẫn đi. Trong lĩnh vực sinh hoạt gia đình trẻ chủ động giúp đỡ mẹ và ông bà công việc nhà đơn giản như dọn dẹp đồ chơi khi chơi xong không cần phải nhắc, ăn cơm xong biết phụ giúp người nhà dọn bát, khi sử dụng các dụng cụ gây nguy hiểm như kéo, dao trẻ đã biết cách cầm cho an toàn, khi sinh hoạt cộng đồng trẻ chủ động giúp đỡ người khác, ví dụ giúp cô bê bàn, cất bàn và bê bát về cho các bạn, cất đồ chơi khi chơi xong - Về xã hội hóa Trong quá trình tham gia các trò chơi trẻ ĐHP chủ động hơn trong quá trình chơi, trẻ đã biết chờ đợi luân phiên đến lượt, chủ động tìm kiếm bạn khác chơi cùng, và tuân thủ các luật chơi trong quá trình chơi. Trẻ đã bắt đầu biết sử dụng các đồ vật thay thế, tham gia cùng người khác trong trong những trò chơi nhập vai đơn giản như giả vờ làm người bán hàng hoặc mua hàng trong trò chơi đi chợ - Về kỹ năng vận động. Trẻ phối hợp các vận động linh hoạt hơn, chính xác hơn, trẻ cầm kéo cắt được các hình tròn, hình vuông, về kỹ năng tạo hình trẻ vẽ được các bức tranh có nội dung và bố cục đơn giản, ví dụ khi cô yêu cầu trẻ vẽ trời mưa thì ngoài trời mưa trẻ còn vẽ thêm cây và ngôi nhà - Kết quả đánh giá quá trình CT trên trẻ cho thấy các biện pháp tổ chức được vận dụng vào trong điều kiện thực tế của trẻ ĐHP là phù hợp và đã mang lại kết quả tích cực trong sự phát triển các lĩnh vực của trẻ. Trẻ ĐHP đã có sự tiến bộ rõ nét nhất ở lĩnh vực văn bản, cộng đồng, tham gia chơi và giải trí. - Chương trình CT thông qua trò chơi học tập đã chứng minh được hiệu quả trong quá trình can thiệp, điều này cho thấy chương trình này có thể áp dụng để can thiệp cho những trẻ CPTTT mức độ nhẹ như ĐHP. - Sự tiến bộ của ĐHP cho thấy sự thực hiện đồng bộ các trò chơi và có sự điều chỉnh về nội dung, mục tiêu cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và chức năng hiện tại của trẻ ở lớp học hòa nhập là rất quan trọng. Hơn thế gia đình
  20. 20 ĐHP đã phối hợp với các cô và NTL trong việc củng cố lại cho trẻ các nội dung can thiệp trên lớp và rèn cho trẻ các kỹ năng ở nhà. Tổng hợp sự tiến bộ của trẻ ĐHP sau 6 tháng can thiệp có thể được hình dung trong biểu đồ sau. Tuổi 5 4.8 4.2 4.2 4.5 4.1 3.11 3.11 4 3.10 3.5 3.5 3.2 2.11 3 2.9 2.7 2.6 2.5 2.4 2.3 2.1 2 1.9 1.6 1.6 1 Tiếp Diễn Văn Cá Gia Cộng QH TG KN VĐ VĐ Các lĩnh vực nhận đạt bản nhân đình đồng xã hội Chơi ứng xử thô tinh và GT Trước can thiệp Sau can thiệp Biểu đồ 3.10. Các lĩnh vực hành vi thích ứng của trẻ ĐHP trước và sau can thiệp 3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả can thiệp tâm lý cho trẻ 5 – 6 tuổi chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi học tập tại trường mầm non thực hành Hoa Hồng 3.3.1. Biện pháp 1: Đánh giá chi tiết mức độ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ 3.3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch can thiệp tâm lý chi tiết, khoa học trên cơ sở kết quả chẩn đoán chính xác 3.3.3. Biện pháp 3: Tăng cường phối hợp với phụ huynh để can thiệp tâm lý cho trẻ chậm phát triển trí tuệ 3.3.4. Biện pháp 4: Sử dụng các trò chơi học tập một cách linh hoạt, phù hợp để can thiệp tâm lý cho trẻ chậm phát triển trí tuệ. 3.3.5. Biện pháp 5: Xây dựng vòng tay bạn bè bổ trợ cho việc can thiệp tâm lý cho trẻ chậm phát triển trí tuệ thông qua trò chơi học tập 3.3.6. Biện pháp 6: Xây dựng môi trường chơi thúc đẩy quá trình phát triển tâm lý cho trẻ chậm phát triển trí tuệ 3.3.7. Biện pháp 7: Tạo ra các tình huống có vấn đề trong khi chơi để thúc đẩy hiệu quả quá trình can thiệp tâm lí cho trẻ chậm phát triển trí tuệ.
  21. 21 Mối quan hệ giữa các biện pháp Sự phân chia các biện pháp này cao hiệu quả CTTL thông qua trò chơi cho trẻ CPTTT chỉ mang tính tương đối, tạo điều kiện thuận lợi và tường minh trong quá trình nghiên cứu. Thực tế, trong quá trình tổ chức rất khó có thể rạch ròi giữa từng biện pháp. Không thể tách rời lúc nào sử dụng nhóm biện pháp can thiệp trực tiếp và khi nào thực hiện nhóm biện pháp can thiệp hỗ trợ, bởi trong từng biện pháp đã chứa đựng những yếu tố của nhau và khi thực hiện biện pháp này thì cũng đồng thời phải sự dụng biện pháp kia. Kết luận chương 3 Về bản chất CT tâm lý cho trẻ 5 – 6 tuổi CPTTT thông qua trò chơi chính là chương trình “trò chơi trị liệu” giúp trẻ CPTTT thông qua chơi khắc phục được những điểm yếu trong các lĩnh vực nhận thức, tư duy và các lĩnh vực trong hành vi thích ứng. Dựa vào các thông tin chung về quá trình phát triển, tiểu sử gia đình kết hợp cùng quan sát lâm sàng, chuẩn đoán bằng thang trắc nghiệm Raven màu, thang đo hành vi thích ứng Vineland II và dựa trên các tiêu chí chẩn đoán DSM-IV, chúng tôi chuẩn đoán trẻ Nguyễn Văn Khoa, Đắc Hải Phong (tên của trẻ đã được thay đổi) là 2 trường hợp của trẻ CPTTT mức độ nhẹ, các lĩnh vực hành vi thích ứng, tư duy logic và nhận thức còn kém so với trẻ bình thường cùng tuổi. Căn cứ trên kết quả chuẩn đoán, lấy các trò chơi học tập làm gốc, kết hợp với các biện pháp khác một cách hợp lý, chúng tôi tiến hành CT cho trẻ theo từng tuần, từng tháng cụ thể, đảm bảo tính vừa sức và phù hợp với mức độ phát triển từng lĩnh vực của từng trẻ. Kết quả CT cho thấy, các trẻ đều tham gia tích cực các trò chơi đề ra, tên trò chơi có thể lặp lại nhưng nội dung can thiệp theo từng chủ điểm khác nhau như: chủ điểm động vật, chủ điểm thực vật, chủ điểm giao thông. Kết quả cho thấy các lĩnh vực CT đều được cải thiện, kết quả sau 6 tháng CT cho thấy các lĩnh vực hành vi thích ứng phát triển khá nhanh, tư duy logic và nhận thức đều tăng. Điều này chứng minh hiệu quả của các trò chơi mang lại cho trẻ. Như vậy, các trò chơi đề ra hoàn toàn phù hợp để CT cho 2 trẻ CPTTT trong 2 ca lâm sàng này.
  22. 22 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Theo tổ chức y tế thế giới WHO, người chậm phát triển chiếm khoảng 8- 10% dân số thế giới tương đương với khoảng 500 triệu người, trong đó khoảng 150 triệu là trẻ em. Hàng năm xuất hiện thêm khoảng 3 triệu trẻ em bị chậm phát triển do nhiều nguyên nhân, trong đó 27% là chậm phát triển trí tuệ (CPTTT). Phần lớn người chậm phát triển nói chung và trẻ em CPTTT nói riêng đều bị rơi vào tình cảnh bị phân biệt đối xử. Theo bản phân loại DSM-IV của các nhà tâm thần học Mỹ đưa ra Khái niệm CPTTT là: Trẻ được coi là CPTTT sẽ đáp ứng đầy dủ 3 tiêu chí: 1. Chức năng trí tuệ dưới mức độ trung bình, tức là chỉ số trí tuệ đạt xấp xỉ 70 hoặc thấp hơn 70 trên một lần thực hiện trắc nghiệm cá nhân. 2. Bị thiếu hụt hoặc khiếm khuyết ít nhất là hai trong số những hành vi thích ứng sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sống tại gia đình, kĩ năng xã hội/ liên cá nhân, sử dụng các phương tiện trong công cộng, tự định hướng, kĩ năng học đường chức năng, làm việc, giải trí, sức khoẻ và an toàn. 3. Tật xuất hiện trước 18 tuổi. Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề chăm sóc và giáo dục đối với trẻ em nói chung và đối với trẻ CPTTT nói riêng càng được quan tâm và chú trọng. Trong tâm lý trị liệu và giáo dục đặc biệt, các biện pháp can thiệp sớm được tiến hành trong 5 năm đầu tiên có tác dụng nhằm kích thích và phát huy tối đa sự phát triển của trẻ, làm giảm nhẹ hay khắc phục những khuyết tật, rỗi nhiễu trong quá trình phát triển. Đây chính là sự chuẩn bị quan trọng cho việc học và tiếp tục học của trẻ. Can thiệp sớm chuẩn bị tiền đề cần thiết để trẻ có thể hội nhập tại các trường phổ thông. Can thiệp sớm hay can thiệp tâm lý là những hình thức tác động có chủ định của nhà tâm lý hoặc nhà trị liệu tới cấu trúc, chức năng của các thành tố nhất định trong đời sống tâm lý của cá nhân, bằng các liệu pháp tâm lý để hướng tới mục đích thay đổi chức năng, thành tố nhất định trong đời sống tâm lý của cá nhân hoặc điều chỉnh lại những rối loạn, lệch lạc trong đời sống tâm lý trong tiến trình phát triển.
  23. 23 Do đặc điểm tâm lý của trẻ là học thông qua chơi vì vậy mà phương châm CTTL cho trẻ CPTTT ở đây là can thiệp thông qua trò chơi. Dựa vào các thông tin chung về quá trình phát triển, tiểu sử gia đình, kết hợp cùng kết quả quan sát lâm sàng; thang đo trắc nghiệm trí tuệ Raven màu; thang đo hành vi thích ứng Vineland II, tham chiếu trên các tiêu chí chẩn đoán DSM-IV về trẻ CPTTT, chúng tôi chẩn đoán trẻ Nguyễn Văn Khoa và Đắc Hải Phong (tên của trẻ đã được thay đổi) là 02 trường hợp trẻ bị CPTTT mức độ nhẹ. Về chỉ số IQ của 02 trẻ chỉ đạt được 65, và 70, các hành vi thích ứng đều đạt mức thấp và trung bình thấp, tức là các hành vi thích ứng và IQ đều kém hơn so với các bạn cùng tuổi. Kết quả đánh giá quá trình CT trên trẻ cho thấy các TCHT được vận dụng vào trong điều kiện thực tế của trẻ là phù hợp, đã mang lại kết quả tích cực trong sự phát triển tâm lý của trẻ. Trẻ đã có sự tiến bộ nhất định trong các lĩnh vực hành vi thích ứng như: Tiếp nhận, diễn đạt, văn bản, cá nhân, gia đình, cộng đồng, quan hệ xã hội, thời gian chơi và giải trí, kỹ năng ứng xử, vận động thô, vận động tinh. Chương trình CT thông qua trò chơi học tập đã chứng minh được hiệu quả trong quá trình can thiệp, điều này cho thấy chương trình này có thể áp dụng để can thiệp cho những trẻ CPTTT mức độ nhẹ. 2. Khuyến nghị Với những kết quả đã được chứng minh trong nghiên cứu này, TCHT được sử dụng thành hệ thống sẽ góp phần đắc lực vào việc phát triển các quá trình tri giác, cảm giác và biểu tượng của trẻ. Chính vì vậy mà TCHT có thể được sử dụng như một liệu pháp can thiệp hoặc phương tiện dạy học có hiệu quả cho trẻ CPTTT, đặc biệt giai đoạn 5 – 6 tuổi là giai đoạn chuẩn bị cho trẻ vào trường tiểu học. Chúng tôi khuyến nghị áp dụng rộng rãi các trò chơi học tập cho nhiều trẻ CPTTT. Hệ thống các trò chơi đã được thiết kế để can thiệp cho 2 ca lâm sàng nghiên cứu trong luận văn và có thể được sử dụng như những công cụ trực tiếp trong quá trình CT cho các trẻ CPTTT. Các trò chơi học tập nêu trên có tính mở cao, trong đó nội dung CT được linh hoạt thay đổi phù hợp với chủ đề của các trường mầm non đề ra. Vì vậy, tiềm năng của các trò chơi trong việc CT cho trẻ CPTTT là rất lớn, cần tiếp tục
  24. 24 có những nghiên cứu tiếp theo hướng ứng dụng để nâng cao hiệu quả CT của các trò chơi này. Các bậc phụ huynh, các tổ chức bảo mẫu cần hiểu được một số biểu hiện căn bản và tác hại của CPTTT đối với sự phát triển chung của trẻ để có cách giáo dục con hợp lý. Khi phát hiện con có dấu hiệu CPTTT cần đưa ngay đến cơ sở chuyên môn để thăm khám, chuẩn đoán và có liệu pháp CT kịp thời. Có thể tìm hiệu thêm về các trò chơi để phối hợp nhịp nhàng cùng NTL. Cần tìm hiểu và tin tưởng vào khả năng của trẻ. Tạo cơ hội để trẻ bộc lộ và phát triển TL thông qua các hoạt động hằng ngày. Dạy trẻ chơi và chơi cùng trẻ các trò chơi học tập, khuyến khích trẻ tham gia tự tin vào các hoạt động chơi. Quan tâm, khen ngợi kịp thời những gì trẻ làm được.