Tóm tắt luận án Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An - Phan Quốc Hội

pdf 24 trang yendo 4470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt luận án Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An - Phan Quốc Hội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_thuc_trang_va_hieu_qua_can_thiep_nang_cao_na.pdf

Nội dung text: Tóm tắt luận án Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An - Phan Quốc Hội

  1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ở nước ta, hệ thống ĐDT là cấp quản lý đầu tiên của bệnh viện. ĐDT chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các y lệnh của thầy thuốc, quản lý nguồn lực và hành chính khoa. Chất lượng chăm sóc, phục vụ người bệnh, sử dụng nguồn lực có hiệu quả phụ thuộc đáng kể của hệ thống ĐDT. Theo điều tra năm 2007 của Hội Điều dưỡng Việt Nam, ĐDT nói chung có trình độ chuyên môn trung cấp chiếm 84,8 %, Cao đẳng 7,2 %, Đại học 7,8% và sau đại học là 0,2 %. Được đào tạo quản lý điều dưỡng chiếm tỷ lệ 37,8 %, hiệu quả công tác lãnh đạo điều hành, tham gia hoạt động đào tạo, hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn chỉ thực hiện tốt 33,7 % [42], [43]. Ở Nghệ An (2008), số lượng Điều dưỡng trưởng có hơn 400 người, trình độ chuyên môn trung cấp chiếm 91,9%; cao đẳng 8,1%; đã qua đào tạo về quản lý điều dưỡng chiếm 19,2% [71], [95]. Trong những năm qua, Nghệ An đã từng bước củng cố và hoàn thiện hệ thống quản lý điều dưỡng. Tuy nhiên trên thực tế đã bộc lộ một số hạn chế nhất định, đó là trình độ chuyên môn thấp, năng lực quản lý chưa hiệu quả, hệ thống quản lý nhiều bất cập, đã và đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng chăm sóc người bệnh. Trước những thách thức trong khám chữa bệnh, quá tải bệnh viện làm tăng tình trạng thiếu nhân lực điều dưỡng, hạn chế về trình độ là rào cản trong CSNBTD. Điều này thấy vai trò, trách nhiệm của người ĐDT trở nên rất quan trọng trong việc lập kế hoạch, điều phối công việc. Luận án là chìa khóa tháo gỡ cho những thách thức trên, càng trở nên cấp thiết và rất có ý nghĩa thực tiễn. Xuất phát từ yêu cầu trên chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: Thực trạng và hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An với các mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực Điều dưỡng trưởng tại các bệnh viện ở tỉnh Nghệ An năm 2010 - 2011. 2. Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực của Điều dưỡng trưởng tại các bệnh viện nghiên cứu năm 2011 - 2013. 2. Những đóng góp mới của luận án: - Mô tả được thực trạng năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý của Điều dưỡng trưởng các bệnh viện - tỉnh Nghệ An. - Xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý của ĐDT các bệnh viện - tỉnh Nghệ An. - Nhận định về thực trạng năng lực thực hiện nhiệm vụ quản lý của Điều dưỡng trưởng các bệnh viện - tỉnh Nghệ An. - Chứng minh các hoạt động can thiệp đã nâng cao được năng lực Quản lý Điều dưỡng cho Điều dưỡng trưởng.
  2. 2 - Tăng cường năng lực hệ thống y tế (xây dựng bộ qui trình kỹ thuật quản lý, hệ thống sổ sách, báo cáo) góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ CSĐD tại các bệnh viện - tỉnh Nghệ An. 3. Bố cục luận án: gồm 125 trang, Đặt vấn đề 2 trang, Tổng quan tài liệu 40 trang, Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 18 trang; Kết quả nghiên cứu 40 trang, Bàn luận 22 trang, Kết luận 2 trang và Kiến nghị 1 trang. Có 18 bảng, 17 biểu, 02 sơ đồ và 159 tài liệu tham khảo (Tiếng Việt: 110, tiếng Anh: 49). Chương 1. TỔNG QUAN 1.1 Khái niệm và định nghĩa liên quan: - Năng lực quản lý được đánh giá dựa trên khả năng ứng dụng kiến thức hiểu biết và kỹ năng về hoạt động quản lý: bao gồm kiến thức hiểu biết về các kỹ năng, nội dung quản lý. Thực hiện thành thạo các quy trình quản lý và thái độ trước công việc được giao trên tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, tự giác, biết hy sinh vì tập thể [74]. - Năng lực quản lý điều dưỡng (QLĐD) được thể hiện trên các mặt kiến thức, thực hành và thái độ: người điều dưỡng trưởng khoa (ĐDTK) vừa có trình chuyên môn kỹ thuật giỏi, vừa có trình độ quản lý tốt và thái độ nghiêm túc, trách nhiệm trước hành động. Tuy nhiên, việc áp dụng công cụ hệ thống quản lý chất lượng, ưu việt hỗ trợ cho người quản lý sẽ làm tăng hiệu quả quản lý [46], [47], [74], [91]. 1.2. Năng lực quản lý điều dưỡng: 1.2.1 Các kỹ năng đánh giá năng lực quản lý Điều dưỡng: Dựa vào kiến thức hiểu biết và thực hành các kỹ năng QLĐD, gồm 16 kỹ năng sau [16], [14], [20], [30], [40], [95]: Tổ chức chăm sóc người bệnh toàn diện; Chỉ đạo công tác vệ sinh; Quản lý nhân lực; Quản lý tài sản - Vật tư; Tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học; Lập kế hoạch; Tổ chức thực hiện kế hoạch; Đánh giá; Giám sát hỗ trợ; Ứng dụng công nghệ thông tin; Ra quyết định; Giải quyết vấn đề; Tổ chức cuộc họp; Quản lý thời gian; Văn bản hành chính và cách soạn thảo công văn và Quản lý hồ sơ. 1.2.2 Phương thức đánh giá năng lực QLĐD: - Đánh giá định kỳ, thường xuyên. - Đánh giá đột xuất; - Đánh giá định kỳ xen kẽ đột xuất [6], [10], [11], [39], [95]. 1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý Điều dưỡng: Những yếu tố tác động đến năng lực điều dưỡng, gồm: - Trình độ chuyên môn ĐD còn thấp [127], [129]. - Công tác hành chính, giấy tờ của điều dưỡng chiếm tỷ lệ thời gian tương đương với thời gian trực tiếp chăm sóc người bệnh (CSNB) (28%). Trong khi đó mỗi hoạt động, công tác chưa có bảng hướng dẫn, qui trình công việc để giúp cho quản lý bài bản, thống nhất [94].
  3. 3 - Nhận thức của cán bộ, sự tự ty, an phận của nhân viên y tế về người ĐD cũng phần nào ảnh hưởng tới hoạt động quản lý và mức độ bao phủ và mở rộng chăm sóc người bệnh toàn diện (CSNBTD) tại các bệnh viện. Sự bá quyền của Bác sỹ. Sự phối hợp giữa ĐD với ĐD [79]. - Người điều dưỡng (ĐD) thường có hành vi bị động, phụ thuộc, họ không chủ động tham gia vào sự đấu tranh cho ngành. Nội bộ ngành nhiều khi không đoàn kết. - Thiếu cơ hội giáo dục, đào tạo lại về chuyên môn, quản lý. - Ngoài ra, thu nhập thấp, số lượng bệnh nhân đông, thiếu trang thiết bị và sự phối hợp của bệnh nhân và gia đình chưa tốt cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác ĐD. 1.3 Nghiên cứu năng lực Điều dưỡng: 1.3.1 Trên thế giới: Về nghiên cứu khoa học trong ĐD, Theo Tiran và cộng sự tại Trường ĐH Greenwich của London cho thấy thiếu người đứng đầu để thúc đẩy cũng như chỉ dẫn việc nghiên cứu, đây cũng là một trong những lý do làm cho ĐDV lâm sàng không có hoặc giảm năng lực nghiên cứu [154]. Nghiên cứu về KT, TH, TĐ của ĐDV, ĐDT của Pamela Duffy và cộng sự tại Mỹ cho thấy có sự khác biệt về nhận thức thực hành của các bệnh viện tuyến tỉnh trước và sau tập huấn. Về kỹ năng trước tập huấn tỷ lệ ĐDV, ĐDT có độ tự tin thực hành lâm sàng là 46%, sau tập huấn là 60% (p=0.018), về thái độ cũng có sự khác biệt tương tự (p=0,046) [140]. Theo nghiên cứu Roderick tại Mỹ về nâng cao chất lượng CSNB [147] cho thấy, tỷ lệ hài lòng của người bệnh về bác sĩ cao hơn ĐDT, ĐDV tại các khoa lâm sàng chuyên sâu, nhưng ngược lại tại khoa sản sự hài lòng về ĐDT, ĐDV là 73%, về bác sĩ 71%. 1.3.2 Ở Việt Nam: * Về quản lý điều dưỡng: Theo kết quả điều tra của Hội Điều dưỡng Việt Nam năm 2007 cho thấy đội ngũ ĐDT các cấp trong bệnh viện tại Việt Nam có trình độ chuyên môn còn hạn chế 90,6 % là TC, độ tuổi dưới 35 chiếm 23, 9 %. Tỷ lệ ĐDT chưa được đào tạo quản lý còn cao (62,2 %) [42]; Nghiên cứu Phạm Đức Mục [59], điều tra hệ thống và nguồn nhân lực ĐDT bệnh viện tuyến TW và tỉnh năm 2007 cho thấy: Đã đào tạo về QLĐD là 63.3%. Thực hiện chức trách nhiệm vụ: Tổ chức, chỉ đạo thực hiện CSNBTD: tốt 72,3%; trung bình (TB) 22,1%; kém 4,1%; không làm 1,5%. Đôn đốc, kiểm tra thực hiện đúng qui trình kỹ thuật và qui chế bệnh viện: tốt 90,0%; TB 3,2%; kém 5,2%; không làm 1,5%. Tổ chức đào tạo và nâng cao trình độ: tốt 62,4%; TB 22,5%; kém 9,2%; không làm 5,9%. Tham gia hướng dẫn thực hành cho HS-SV: tốt 35,8%; TB 31,4%; kém 26,6%; không làm 6,3%. Lập kế hoạch mua sắm, kiểm tra sử dụng, bảo quản: tốt 48,0%; TB 31,4%; kém 26,6%; không làm 6,6%. Kiểm tra công
  4. 4 tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn: tốt 88,2%; TB 5,5%; kém 5,2%; không làm 1,1%. Tham gia công tác tổ chức, tuyển dụng: tốt 60,5%; TB 24,0%; kém 12,5%; không làm 3,0%. Tham gia NCKH: tốt 38,0%; TB 22,1%; kém 34,7%; không làm 5,2%. Tham gia chỉ đạo tuyến: tốt 45,8%; TB 20,3%; kém 22,8%; không làm 5,2%. Định kỳ sơ kết, tổng kết: tốt 62,0%; TB 27,5%; kém 8,0%; không làm 2,5%. Tham gia đề xuất các ý kiến liên quan CSĐD: tốt 77,9%; TB 17,0%; kém 4,1%; không làm 1,1%. Theo nghiên cứu của Đỗ Đình Xuân (2007) [107], cho thấy cả nước có 6.787 ĐDT đang làm việc tại các bệnh viện công lập trong cả nước, trong đó: ĐD chiếm 78,4%, HS chiếm 7,4%, Kỹ thuật Y học là 8,2%, còn 6,0% ĐDT không có trình độ chuyên ngành là ĐD tham gia QLĐD (y sĩ, dược sĩ). Về thực trạng năng lực của đội ngũ ĐDTK: 84% ĐDTK tự đánh giá có khả năng hoàn thành từ mức khá trở lên ở các nội dung: tổ chức CSNB; chỉ đạo công tác vệ sinh khoa, phòng; quản lý nhân lực; quản lý tài sản vật tư. Chỉ có 54,5% ĐDTK đã tham dự các khoá học về quản lý. Tham gia đào tạo, NCKH và chỉ đạo tuyến, có 61,40% đạt từ loại khá trở lên, đặc biệt, có tới 20,20% ĐDTK yếu trong công tác tham gia NCKH. Thực hiện yếu hoặc không tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học chiếm 24,40%. Vẫn còn 21,10% ĐDTK đạt ở mức trung bình trở xuống trong công tác xây dựng, tổ chức và duy trì công tác chăm sóc toàn diện. ĐDTK yếu hoặc không được tham gia tuyển chọn nhân viên mới chiếm 24,40%. * Về các yếu tố ảnh hưởng: Nghiên cứu của Đỗ Đình Xuân (2007) [107], chỉ ra rằng các yếu tố tuổi, giới, trang thiết bị và điều kiện làm việc, sự phối hợp của gia đình người bệnh và thầy thuốc cũng như sự quá tải công việc được coi là các yếu tố có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực của ĐDTK. Rất ít đề tài nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực ĐD, có chăng mới thống kê lại một số yếu tố liên quan làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chuyên môn, quản lý. Chưa có nghiên cứu phân tích nào đánh giá các yếu tố ảnh hưởng để có giải pháp can thiệp hiệu quả. * Về hồ sơ, biểu mẫu quản lý điều dưỡng: Theo Võ Thị Dinh việc ghi chép, lưu trữ hồ sơ, biểu mẫu là khá tốt, tình trạng ghi chép thừa, thiếu, trùng lặp thông tin so với quy định của Bộ Y tế còn xẩy ra [32]. Nguyễn Thị Thanh Mai cho rằng ghi chép diễn biến bệnh nhân mới vào khoa kém chiếm 5%, TB 73%, khá 22%; diễn biến trong quá trình điều trị kém 4%; TB 78%, khá 18%; xử lý chăm sóc kém 6%; TB 75%, khá 19% [55]. * Về sự hài lòng của người bệnh: Theo Vương Kim Lộc, nghiên cứu thực trạng công tác QLĐD tại bệnh viện Xanh Pôn năm 2007, kết quả người bệnh hài lòng đạt 55% [52]. Nghiên cứu Lê Thị Bình (2008), bệnh viện TW được người dân rất hài lòng 42.1%; hài lòng 48.2%; bệnh viện tỉnh/thành rất hài lòng 62%, hài
  5. 5 lòng 36% [2]. Nghiên cứu của Hà Thị Soạn (2007) đánh giá sự hài lòng của người bệnh và người nhà đối với nhân viên y tế về TĐ >90% hài lòng, chuyên môn >90%, hội đồng người bệnh 94%. Tuy nhiên vẫn còn 10-12% không hài lòng chủ yếu về thủ tục hành chính, làm xét nghiệm không giải thích, không hướng dẫn chế độ ăn, người bệnh phải mua thêm thuốc ngoài [71]. Kết quả khảo sát của Nguyễn Thị Ngọc (năm 2005) tại bệnh viện đa khoa khu vực Thống Nhất, Đồng Nai, tỷ lệ hài lòng trung bình chiếm 45,3% chủ yếu chưa hài lòng về hướng dẫn, giải thích, giáo dục sức khoẻ chưa chu đáo [64]. Nghiên cứu Hoàng Thu Nga cho rằng: tỷ lệ hài lòng về tinh thần thái độ phục vụ 87,8%; hướng dẫn khi nằm viện 87,1%; chế độ vệ sinh 84,8%; cơ sở vật chất, TTB 80,1%; an ninh trật tự 62,9% và chuyên môn là 93,7% [63]. 1.3.3 Ở Nghệ An: Nghiên cứu năm 2009, đội ngũ ĐD, HS tại Nghệ An có 1.735 cán bộ, chủ yếu là nữ chiếm 84,5%. Trong đó trình độ ĐH, CĐ là 11,7%, có trình độ A ngoại ngữ là 12,3%, tin học văn phòng chiếm 24,8%, được tập huấn QLĐD là 38,5% [72]. Theo khảo sát năm 2008 trên địa bàn Thành phố Vinh cho thấy: ĐDT có trình độ TC chiếm 91,9%; độ tuổi TB từ 35 - 55 chiếm 78,8%; chưa được tập huấn về QLĐD chiếm 76,8%, có khả năng về tin học văn phòng và trình độ A ngoại ngữ chiếm 54,5 - 62,6% [96]. Trong những năm qua, mặc dầu đã có nhiều chuyển biến tích cực trong lĩnh vực ĐD, CSNB ở Nghệ An. Tuy nhiên, các NCKH điều dưỡng còn nhiều hạn chế do lực lượng ĐD, HS và KTV chủ yếu là trình độ TC, sự hiểu biết về thiết kế nghiên cứu, phương pháp NCKH còn yếu. Các đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp mô tả, mang tính tổng kết, báo cáo, rất ít đề tài nghiên cứu phân tích, nội dung chủ yếu tập trung vào khảo sát nhân lực, thực hiện qui trình kỹ thuật điều dưỡng, tìm hiểu thái độ phục vụ người bệnh. Đặc biệt nghiên cứu can thiệp về năng lực ĐDT chưa có đề tài nào. Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu: - Điều dưỡng trưởng đang công tác tại bệnh viện trên địa bàn Nghệ An. - Cán bộ lãnh đạo khoa, bệnh viện nghiên cứu. - Hệ thống hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu quản lý các bệnh viện nghiên cứu; - Bệnh nhân đang điều trị nội trú tại các khoa, bệnh viện nghiên cứu. 2.2 Địa điểm điều tra năng lực của Điều dưỡng trưởng: tại 40 bệnh viện công lập và ngoài công lập ở Nghệ An. 2.3 Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ năm 2010 đến năm 2013, chia làm 2 giai đoạn:
  6. 6 2.4 Phương pháp nghiên cứu: 2.4.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp nghiên cứu can thiệp có đối chứng. 2.4.2 Cỡ mẫu nghiên cứu: Giai đoạn 1: Thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng năng lực ĐDT. 2.4.2.1 Nghiên cứu định lượng: Đối tượng Điều dưỡng trưởng: Như vậy, mẫu nghiên cứu đối tượng Điều dưỡng trưởng là 403. Hồ sơ, sổ sách, báo cáo lưu: Phân tích hồ sơ, sổ sách, báo cáo liên quan đến công tác chăm sóc điều dưỡng và quản lý điều dưỡng của các năm 2009 - 2013, bao gồm: bệnh án, phiếu theo dõi, phiếu chăm sóc, các sổ sách quản lý vật tư, nhân lực, kế hoạch, báo cáo sơ kết, tổng kết Bệnh nhân điều trị nội trú: Như vậy, mẫu được chọn nghiên cứu đối tượng bệnh nhân là 400. 2.4.2.2 Nghiên cứu định tính: - Phỏng vấn sâu: Giám đốc/phó giám đốc các bệnh viện: 8 người. - Thảo luận nhóm: 02 nhóm, mỗi nhóm 8 Trưởng hoặc Phó khoa. Giai đoạn 2: Đánh giá hiệu quả can thiệp "nâng cao năng lực của ĐDT". 2.4.2.3 Nghiên cứu can thiệp: Tổng số ĐDT cần cho nghiên cứu là 100 (nhóm can thiệp 100 và nhóm chứng 100). 2.4.4 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: 2.4.4.1 Nghiên cứu mô tả cắt ngang: - Đối với Điều dưỡng trưởng: Chọn toàn bộ ĐDT đang đương chức tại 40 bệnh viện công lập, ngoài công lập trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Đối với bệnh nhân nội trú: Chọn mẫu 02 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Chia các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện thành 2 vùng sinh thái (thuận lợi và khó khăn). - Giai đoạn 2: Mỗi vùng sinh thái chọn ngẫu nhiên theo tỷ lệ, khó khăn 3/12 bệnh viện và thuận lợi 7/28 bệnh viện để tiến hành điều tra, mỗi bệnh viện điều tra 40 bệnh nhân. 2.4.4.2 Nghiên cứu định tính: Chủ định chọn 8 bệnh viện nghiên cứu trên: Phỏng vấn sâu 8 Giám đốc/phó giám đốc. Tổ chức thảo luận 2 nhóm, mỗi nhóm 8 Trưởng hoặc Phó khoa [84]. 2.4.4.3 Nghiên cứu can thiệp: Bước 1: Chọn địa điểm nghiên cứu: chọn 21 bệnh viện/32 bệnh viện công lập phân ngẫu nhiên nhóm can thiệp và nhóm chứng.
  7. 7 Bước 2: Đánh giá trước can thiệp: Tiến hành đánh giá Năng lực của ĐDT; Các chỉ số hiệu quả trước can thiệp: Bước 3: Triển khai các giải pháp can thiệp nhằm nâng cao năng lực của ĐDT: * Xây dựng kế hoạch thực hiện, giám sát và đánh giá; * Tiến hành cung cấp dịch vụ và theo dõi dọc các chỉ tiêu nghiên cứu trong suốt thời gian can thiệp là 02 năm (24 tháng): - Triển khai các giải pháp đào tạo về Quản lý Điều dưỡng [17], [106]: Chương trình đào tạo: do Bộ Y tế ban hành kèm theo văn bản số 5909/YT-K2ĐTngày 16/8/2004 của Bộ Y tế, gồm 16 kỹ năng quản lý điều dưỡng [104], [105]; Xây dựng, sử dụng các quy trình, hướng dẫn, biểu mẫu quản lý điều dưỡng. - Tổ chức thực hiện áp dụng các kiến thức, kỹ năng và biểu mẫu Quản lý Điều dưỡng vào hoạt động hàng ngày của ĐDT. - Thực hiện giám sát định kỳ: 1 tháng/lần để giám sát hỗ trợ, 3 tháng/lần họp giao ban, rút kinh nghiệm. Bước 4: Thu thập, xử lý số liệu và đánh giá hiệu quả sau can thiệp. - Thu thập số liệu sau can thiệp. - Đánh giá so sánh sau can thiệp: Hai nhóm can thiệp và không can thiệp lúc ban đầu là như nhau ( ptct và ptc ), bất cứ sự khác biệt nào (các chỉ số) sau này quan sát được qua điều tra ngang ở psct và psc đều có thể liên quan đến sự tác động của giải pháp can thiệp. + Chỉ số hiệu quả nhóm can thiệp = ( psct - ptct )/ ptct x 100% + Chỉ số hiệu quả nhóm chứng = ( psc - ptc )/ ptc x 100% + Hiệu quả can thiệp = CSHQ nhóm can thiệp – CSHQ nhóm chứng Trong đó: CSHQ: Chỉ số hiệu quả; ptct : Chỉ số nghiên cứu trước can thiệp của nhóm can thiệp; psct : Chỉ số nghiên cứu sau can thiệp của nhóm can thiệp; ptc : Chỉ số nghiên cứu trước can thiệp của nhóm chứng; psc : Chỉ số nghiên cứu sau can thiệp của nhóm chứng CSHQ nhóm can thiệp > 0 và HQCT = CSHQ nhóm can thiệp - CSHQ nhóm chứng > 0 thì can thiệp có hiệu quả. 2.5 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu: 2.5.2 Xử lý số liệu: - Xử lý số liệu định lượng: phần mềm EpiData 3.1 và SPSS 16.0 với các test t; test 2. + So sánh 2 tỷ lệ: Nếu 2 tính toán > 2 bảng thì có khác biệt giữa hai tỷ lệ (chỉ số) là có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,05 hoặc 0,01. + So sánh hai giá trị trung bình: Kiểm định test t không ghép cặp, quan sát độc lập, phương sai đồng nhất và phân bố chuẩn [86]. + Yếu tố ảnh hưởng: Phân tích hồi qui logistis để phân tích mối liên quan đa biến, dựa trên qui trình stepwise. Các biến phụ thuộc, biến độc lập đưa về dạng biến nhị phân.
  8. 8 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý ĐDT: 3.1.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu: Kết quả về Thông tin chung về Điều dưỡng trưởng: Giới: Chủ yếu là nữ (81,6%); tuổi dưới 40 cao nhất là 57,1%; Dân tộc chủ yếu là người kinh (95,1%); Trình độ chuyên môn chủ yếu là TC (62,9%); Chuyên ngành ĐD chiếm 68,4%; Đã được đào tạo về QLĐD chiếm 25,7%; Trình độ ngoại ngữ chủ yếu trình độ A, B (58,0%); Trình độ tin học A, B (70,6%) và Tham quan học tập nước ngoài hầu hết (98,3%) chưa được đi. 3.1.2 Thực trạng năng lực quản lý ĐDT: 3.1.2.1 Kiến thức quản lý ĐDT: Phân loại kiến thức quản lý Điều dưỡng trưởng theo trình độ chuyên môn: kết quả cho thấy Trong 412 ĐDT, tỷ lệ kiến thức quản lý chung xếp loại khá, tốt chiếm 72,5%; ở nhóm trình độ từ CĐ trở lên chiếm 26,4%, nhóm TC là 46,1%. Theo tuyến tỉnh và huyện: tỷ lệ kiến thức quản lý chung xếp loại khá, tốt ở nhóm tuyến tỉnh là 29,4% ( x = 65,43), nhóm tuyến huyện là 43,2% ( x = 64,32). Theo bệnh viện công lập và ngoài công lập: tỷ lệ kiến thức quản lý chung xếp loại khá, tốt ở nhóm công lập là 65,1% ( x = 66,22), nhóm ngoài công lập là 7,5% ( x = 57,16). Theo vùng khó khăn, thuận lợi: tỷ lệ kiến thức quản lý chung xếp loại khá, tốt ở vùng khó khăn là 23,5%, thuận lợi là 49,0%. Điểm trung bình kiến thức quản lý chung theo trình độ chuyên môn: của 153 ĐDT có trình độ CĐ trở lên là 65,36 (Độ lệch chuẩn = 15,2), của 259 ĐDT trình độ TC là 64,73 (Độ lệch chuẩn = 15,7). Kết quả cho thấy ở trình độ CĐ trở lên cao hơn TC là 0.63 với khoảng tin cậy 95% là (- 2.49 đến 3.74). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,693. Theo tuyến tỉnh và huyện: Điểm trung bình kiến thức quản lý chung của 173 ĐDT tuyến tỉnh là 64,32 (Độ lệch chuẩn = 15,2), của 239 ĐDT tuyến huyện là 65,43 (Độ lệch chuẩn = 15,8). Kết quả cho thấy tuyến tỉnh thấp hơn tuyến huyện là 1,10 với khoảng tin cậy 95% là (- 4.16 đến 1.94). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,476. Theo công lập, ngoài công lập: Điểm TBC kiến thức quản lý của 355 ĐDT công lập là 66,22 (Độ lệch chuẩn = 14,7), của 57 ĐDT ngoài công lập là 57,16 (Độ lệch chuẩn = 18,3). công lập > ngoài công lập là 9,06 với khoảng tin cậy 95% là (3.99 đến 14.14). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Theo vùng khó khăn, thuận lợi: Điểm TBC kiến thức quản lý của 121 ĐDT vùng khó khăn là 69,14 (Độ lệch chuẩn = 14,6), của 291 ĐDT vùng thuận lợi là 63,23 (Độ lệch chuẩn = 15,6). Vùng khó khăn cao hơn vùng thuận lợi là 5,91 với khoảng tin cậy 95% là (2,65 đến 9,17). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,0001. 3.1.2.2 Thực hành quản lý ĐDT:
  9. 9 Kết quả nghiên cứu phân loại thực hành quản lý Điều dưỡng trưởng theo trình độ chuyên môn: tỷ lệ thực hành quản lý chung xếp loại khá, tốt chiếm 72,5%; ở nhóm trình độ từ CĐ trở lên (26,4%), nhóm TC (46,1%). Theo tuyến tỉnh và huyện: tỷ lệ thực hành quản lý chung xếp loại TB ở nhóm tuyến tỉnh là 19,7%, nhóm tuyến huyện là 17,0%. Theo công lập, ngoài công lập: Trong 412 ĐDT, tỷ lệ thực hành quản lý chung xếp loại TB ở nhóm công lập là 34,0%, nhóm ngoài công lập là 2,7%. Theo vùng khó khăn, thuận lợi: tỷ lệ thực hành quản lý chung xếp loại TB ở vùng khó khăn là 11,4%, thuận lợi là 25,2%. Kết quả nghiên cứu Điểm trung bình chung thực hành quản lý ĐDT theo trình độ chuyên môn: của 173 ĐDT nhóm trình độ từ CĐ trở lên là 64,4 (Độ lệch chuẩn = 17,4), của 239 ĐDT nhóm TC là 64,5 (Độ lệch chuẩn = 16,1). Kết quả cho thấy nhóm trình độ CĐ trở lên và TC là gần tương đương nhau với khoảng tin cậy 95% là (-3.51 đến 3,28). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,945. Theo tuyến tỉnh, huyện: Điểm TBC thực hành quản lý của 173 ĐDT tuyến tỉnh là 69,78 (Độ lệch chuẩn = 16,3), của 239 ĐDT tuyến huyện là 60,64 (Độ lệch chuẩn = 15,7). Kết quả cho thấy tuyến tỉnh cao hơn tuyến huyện là 9,14 với khoảng tin cậy 95% là (6,01 đến 12,27). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,0001. Theo bệnh viện Công lập, ngoài công lập: Điểm TBC thực hành quản lý của 355 ĐDT nhóm công lập là 65,39 (Độ lệch chuẩn = 16,9), của 57 ĐDT nhóm ngoài công lập là 58,77 (Độ lệch chuẩn = 13,4). Kết quả cho thấy nhóm công lập cao hơn nhóm ngoài công lập là 6,62 với khoảng tin cậy 95% là (2,66 đến 10,58). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Theo vùng khó khăn, thuận lợi: Điểm TBC thực hành quản lý của 121 ĐDT vùng khó khăn là 63,21 (Độ lệch chuẩn = 17,79), của 291 ĐDT vùng thuận lợi là 65,01 (Độ lệch chuẩn = 16,04). Kết quả cho thấy vùng khó khăn thấp hơn vùng thuận lợi là 1,80 với khoảng tin cậy 95% là (- 5.49 đến 1.89). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,337. Kết quả về phân loại Năng lực quản lý Điều dưỡng trưởng cho thấy tỷ lệ khá, tốt kiến thức quản lý chung chiến 72,6%; x = 64,97 (Std: 15,5); Tỷ lệ khá, tốt TH quản lý chung chiến 0%, TB chiếm 36,6%; x = 64,48 (Std: 16,6); Năng lực quản lý khá chiếm 13,8%, chủ yếu là TB (67,7%); x = 129,44 (Std: 23,2). 3.1.2.4 Đánh giá sự hài lòng của người bệnh về ĐDT: Đánh giá người bệnh hài lòng, rất hài lòng với năng lực ĐDT ở mức độ cao. Tuy nhiên vẫn còn không hài lòng, rất không hài lòng về Thực hiện chuyên môn có kế hoạch và hiệu quả 25,6%; Lời nói 23,6%; Cử chỉ 23,5%; Thủ tục khám và nhập viện 23,1%. 3.1.2.5 Yếu tố ảnh hưởng đến năng lực ĐDT: Các yếu tố có liên quan đến năng lực quản lý của ĐDT trong mô hình đơn biến: Những ĐDT trả lời có được hỗ trợ các yếu tố thì năng lực quản lý
  10. 10 điều dưỡng cao hơn những ĐDT không có sự hỗ trợ này: Bảng hướng dẫn, phác đồ (1,98 lần); Quy trình công việc (0,28 lần); Thảo luận với đồng nghiệp (2,25 lần). Bảng 3.13: Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực Điều dưỡng trưởng sau khi đưa vào mô hình đa biến để hiệu chỉnh khống chế nhiễu: Các yếu tố ảnh hưởng OR 95% CI p Bảng hướng dẫn phác đồ 1,67 1,11 2,74 p = 0,12 Quy trình công việc 0,29 0,13 0,63 p = 0,002 Thảo luận với đồng nghiệp 1,65 0,80 3,42 p = 0,177 Đào tạo lại 1,32 0,67 2,62 p = 0,423 Nhận xét: Trong mô hình hồi quy logistic đa biến để khống chế các yếu tố gây nhiễu, kết quả cho thấy yếu tố hỗ trợ chuyên môn thực sự giúp đỡ cho ĐDT là yếu tố Quy trình công việc. Những ĐDT trả lời có được hỗ trợ về Quy trình công việc có năng lực kém cao gấp 0,29 lần những ĐDT không có sự hỗ trợ này. Nghĩa là càng được hỗ trợ về quy trình công việc, người ĐDT càng có năng lực cao hơn. 3.2 Đánh giá hiệu quả can thiệp: 3.2.1 Kết quả đánh giá trước và sau tập huấn: Đánh giá kiến thức Điều dưỡng trưởng trước và sau tập huấn: Sau tập huấn, kiến thức ĐDT đạt yêu cầu (100%) cao hơn so trước tập huấn. HQ ĐÀO TẠO = 42,1. Can thiệp có hiệu quả. 3.2.2 Kiến thức quản lý Điều dưỡng trưởng: Đánh giá kiến thức quản lý Điều dưỡng trưởng trước và sau can thiệp: Trước can thiệp kiến thức quản lý ĐDT giữa 2 nhóm can thiệp (tốt, khá 7,5%) và chứng (tốt, khá 5,2%) không có sự khác biệt với p > 005. Sau can thiệp Kiến thức quản lý ĐDT của nhóm can thiệp (tốt, khá 48,0%) > nhóm chứng (7,9%), sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với p < 001. CSHQ nhóm can thiệp = 540%; CSHQ nhóm chứng = 50%; HQ can thiệp = 490%. Như vậy can thiệp có hiệu quả. Các cuộc thảo luận nhóm cũng cho ý kiến tương tự, kiến thức hiểu biết về quản lý điều dưỡng của các Điều dưỡng trưởng khoa còn nhiều hạn chế, thường thực hiện theo y lệnh và làm nhiệm vụ hành chính của khoa là chính, các nhiệm vụ được triển khai thông qua nội dung giao ban. Sau thời gian được đào tạo về quản lý điều dưỡng, lúc đầu còn lúng túng, về sau được giám sát hỗ trợ nên bây giờ ĐDT đã hiểu biết được các khái niệm, nội dung các qui trình hoạt động quản lý. Các ý kiến của nhà quản lý bệnh viện đều nhận xét tích cực hơn. Nhìn chung, đánh giá về kiến thức quản lý của ĐDT đã được các nhà quản lý bệnh viện/khoa nhìn nhận tốt, công việc được giao hoàn thành chất
  11. 11 lượng hơn. Như vậy, đánh giá hoạt động can thiệp mang lại hiệu quả bước đầu góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. 3.2.3 Thực hành các kỹ năng quản lý ĐDT: Đánh giá Thực hành quản lý Điều dưỡng trưởng: Trước can thiệp đánh giá thực hành quản lý Điều dưỡng trưởng giữa hai nhóm can thiệp (tốt, khá 5,7%) và chứng (tốt, khá 7,5%) không có sự khác biệt với p > 0,05. Sau can thiệp Thực hành quản lý ĐDT của nhóm can thiệp (tốt, khá 41,5%) cao hơn nhóm chứng (tốt, khá 4,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thông kê với p < 0,001. CSHQ nhóm can thiệp= 630%; CSHQ nhóm chứng = - 40%; HQ can thiệp = 670%. Như vậy can thiệp có hiệu quả. Các ý kiến phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng xoay quanh nhận xét về kỹ năng quản lý điều dưỡng của ĐDT được cải thiện rõ rệt. Như vậy, về kỹ năng quản lý của ĐDT đã được các nhà quản lý bệnh viện/khoa đánh giá cao, có sự cải thiện rõ rệt về chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc người bệnh. 3.2.4 Năng lực quản lý Điều dưỡng trưởng: Bảng 3.16: Đánh giá năng lực quản lý Điều dưỡng trưởng: Trước can thiệp Sau can thiệp Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Năng lực can thiệp chứng can thiệp chứng quản lý Tỷ Tỷ p Tỷ Tỷ p n = n = n = n = lệ lệ lệ lệ 117 112 117 112 % % % % Tốt 7 3,1 6 2,6 63 27,5 11 4,8 0,000 Kiến Khá 10 4,4 6 2,6 47 20,5 7 3,1 0,765 thức TB 49 21,4 46 20,1 5 2,2 81 35,4 Kém 51 22,3 54 23,6 2 0,9 13 5,7 Tốt 5 2,2 7 3,1 46 20,1 5 2,2 0,000 Thực Khá 8 3,5 10 4,4 49 21,4 6 2,6 0,060 hành TB 36 15,7 50 21,8 20 8,7 89 38,9 Kém 68 29,7 45 19,7 2 0,9 12 5,2 Đánh Tốt 6 2,6 1 0,4 63 27,5 7 3,1 0,000 giá Khá 2 0,9 13 5,7 45 19,7 11 4,8 năng TB 48 21,0 37 16,2 0,005 8 3,5 84 36,7 lực Kém 61 26,6 61 26,6 1 0,4 10 4,4 chung Nhận xét: Trước can thiệp năng lực quản lý chung của nhóm can thiệp (tốt, khá 3,5%) thấp hơn nhóm chứng (tốt, khá 6,1%), sự khác biệt có ý
  12. 12 nghĩa thống kế với p 0,05. Sau can thiệp thực trạng hồ sơ, biểu mẫu QLĐD của nhóm can thiệp (tốt, khá chiếm 44,1%) cao hơn nhóm chứng (tốt, khá là 22,8%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p 0,05). Sau can thiệp, sự hài lòng của người bệnh đối với ĐDT nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.
  13. 13 Chương 4. BÀN LUẬN 4.1 Thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý ĐDT: 4.1.1 Kiến thức quản lý Điều dưỡng trưởng: Theo kết quả nghiên cứu cho rằng tỷ lệ xếp loại tốt về kiến thức CSNB là 68%; CTVS (54,6%); QLTS (65,5%); ĐT-NCKH, chỉ đạo tuyến (18,0%); QLNL (61,4%); tỷ lệ kiến thức quản lý chung xếp loại khá, tốt chiếm 72,5%. Theo nghiên cứu của Phạm Đức Mục (2007) [59] CSNB tốt (72,3%); CTVS (88,2%); QLTS (90,0%); ĐT-NCKH, chỉ đạo tuyến (35,8 - 45,8%); QLNL (60,5%). Đỗ Đình Xuân (2007) [107] nghiên cứu trên 6787 ĐDT các bệnh viện công lập trong cả nước (914 ĐDTK) cho rằng 84% ĐDTK có khả năng hoàn thành từ mức khá trở lên các công việc. Nghiên cứu của Pamela Duffy và cộng sự tại Mỹ cho thấy có sự khác biệt về nhận thức thực hành của các bệnh viện tuyến tỉnh trước và sau tập huấn. Về kỹ năng trước tập huấn tỷ lệ ĐDV, ĐDT có độ tự tin thực hành lâm sàng là 46%, sau tập huấn là 60% (p = 0.018), về thái độ cũng có sự khác biệt tương tự (p = 0,046) [140]. Nghiên cứu Đào Thành (2007) cho rằng việc thực hiện nghiệm vụ NCKH còn yếu, trong đó 7,7% không thực hiện nhiệm vụ này [77]. Nghiên cứu của Trần Thị Châu (2007) cho rằng ĐDT được đào tạo QLĐD là 41,6%, thực hiện chức năng chủ yếu là quản lý hành chính [26]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với các nghiêm cứu trên. Nghệ An là tỉnh khu vực Bắc Miền Trung, điều kiện kinh tế - xã hội còn có nhiều mặt khó khăn hơn so với trung bình chung cả nước. Mặt khác tỷ lệ ĐDT có trình độ TC còn chiếm tỷ lệ 62,9% cao hơn cả nước (59,7%) [59]. Trong khi đó tổ chức đào tạo QLĐD những năm qua đã triển khai nhưng kết quả chưa được nhiều (25,7%). Vì vậy, kiến thức về QLĐD thấp hơn là phản ánh đúng thực trạng. Theo trình độ chuyên môn xếp loại kiến thức quản lý chung trong 412 ĐDT (Bảng 3.2), kết quả ở nhóm trình độ từ CĐ trở lên tỷ lệ kiến thức quản lý xếp loại khá, tốt (26,4%), nhóm TC (46,1%). Điểm TBC kiến thức quản lý (Biểu đồ 3.1) của 153 ĐDT có trình độ CĐ trở lên là 65,36, của 259 ĐDT trình độ TC là 64,73. Kết quả cho thấy Điểm TBC kiến thức của ĐDT có trình độ CĐ trở lên cao hơn TC là 0.63 với khoảng tin cậy 95% là (- 2.49 đến 3.74). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,693. Giữa hai nhóm theo trình độ chuyên môn này không có sự khác nhau về kiến thức là do chưa được tập huấn, làm quen với các kỹ năng quản lý điều dưỡng. Vì vậy, kiến thức quản lý không phụ thuộc vào trình độ chuyên môn. Do đó triển khai kế hoạch đào tạo QLĐD là vấn đề hết sức quan trọng, cần thiết. Kiến thức quản lý theo Tuyến tỉnh và huyện (Bảng 3.3), tỷ lệ kiến thức quản lý chung xếp loại khá, tốt ở nhóm tuyến tỉnh là 29,4%, tuyến
  14. 14 huyện là 43,2%. Điểm TBC kiến thức quản lý (Biểu đồ 3.2) của 173 ĐDT tuyến tỉnh là 65,43; của 239 ĐDT tuyến huyện là 64,32. Kết quả cho thấy Điểm TBC kiến thức quản lý của ĐDT tuyến tỉnh cao hơn tuyến huyện là 1,10 với khoảng tin cậy 95% là (- 4.16 đến 1.94). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,476. So sánh kiến thức giữa hai tuyến tỉnh và huyện, thoạt nhìn có thể cho rằng tuyến tỉnh sẽ có kiến thức cao hơn tuyến huyện nhưng trong nghiên cứu của chúng tôi thì không có sự khác biệt giữa hai nhóm theo tuyến. Lý do giải thích cho vấn đề ngày là chưa được tập huấn về QLĐD còn cao (74,3%). Tại Bảng 3.4 kết quả cho thấy tỷ lệ kiến thức quản lý chung xếp loại khá, tốt ở nhóm công lập là 65,1%, nhóm ngoài công lập là 7,5%. Điểm TBC kiến thức quản lý chung (Biểu đồ 3.3) của 355 ĐDT công lập là 66,22; của 57 ĐDT ngoài công lập là 57,16. Kết quả cho thấy Điểm TBC kiến thức quản lý của ĐDT công lập cao hơn ngoài công lập là 9,06 với khoảng tin cậy 95% là (3.99 đến 14.14). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Trên thực tế, số lượng ĐDT làm việc trong khu vực bệnh viện ngoài công lập được tuyển dụng từ hai nguồn tuyển mới và tuyển những người về hưu. Lực lượng này đều chưa được tập huấn về QLĐD; mặt khác họ quan tâm chủ yếu về chuyên môn, còn về quản lý theo mô hình ông chủ. Kết quả nghiên cứu tại Bảng 3.5 cho rằng tỷ lệ kiến thức quản lý chung xếp loại khá, tốt ở vùng khó khăn là 23,5%, vùng thuận lợi là 49,0%. Điểm TBC kiến thức quản lý (Biểu đồ 3.4) của 121 ĐDT vùng khó khăn là 69,14; của 291 ĐDT vùng thuận lợi là 63,23. Điểm TBC kiến thức quản lý của ĐDT vùng khó khăn cao hơn vùng thuận lợi là 5,91 với khoảng tin cậy 95% là (2,65 đến 9,17). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,0001. Có sự khác biệt này có thể do khác nhau về trình độ chuyên môn, ở vùng khó khăn có tỷ lệ ĐDT trình độ trung cấp chiếm 17,2%, ở vùng thuận lợi là 45,6%. Bên cạnh ở Nghệ An ĐDT trình độ trung cấp chiếm đa số (62,9%), trong khi đó số lượng ĐDT ở vùng thuận lợi là 291 người lớn hơn nhiều vùng khó khăn (121 người). Theo Đỗ Đình Xuân (2007) [107], điểm TBC quản lý theo tuyến (dao động từ 72,64 ± 18,29 đến 95,90 ± 7,55) và theo vùng (dao động từ 80,19 ± 13,08 đến 89,15 ± 11,28). Trong khi đó kết quả nghiên cứu chúng tôi chỉ đạt điểm TBC kiến thức quản lý thấp hơn (dao động từ 63,23 ± 15,6 đến 69,14 ± 14,6). Tuy nhiên, điểm TBC kiến thức quản lý theo vùng của nghiên cứu chúng tôi ở nhóm vùng khó khăn cao hơn so với vùng thuận lợi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê. Như vậy, nhìn chung số liệu nghiên cứu của chúng tôi so với một số nghiên cứu khác là thấp hơn. Giải thích cho vấn đề này là do đặc điểm khu vực, điều kiện làm việc cũng như học tập nâng cao trình độ tại Nghệ An còn nhiều hạn chế so với cả nước. Mặt khác, có thể do nghiên cứu của
  15. 15 chúng tôi là phỏng vấn trực tiếp, các nghiên cứu khác là phát vấn, nên kết quả nghiên cứu có phần khác nhau. Về vùng thuận lợi điểm trung bình kiến thức chung thấp hơn so với vùng khó khăn là do phương án chia vùng. Vì vậy kết quả kiến thức chung phản ảnh thực tế là phù hợp. Qua kết quả nghiên cứu đã nói lên rằng về kiến thức quản lý đội ngũ ĐDT tại Nghệ An còn thấp hơn so với mặt bằng chung cả nước. Để nâng cao chất lượng quản lý nói riêng, chất lượng dịch vụ y tế nói chung, ngành y tế cần phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về QLĐD. Mặt khác công tác qui hoạch cán bộ quản lý, tuyển dụng, bổ nhiệm cần xem xét, căn cứ vào chứng chỉ đào tạo QLĐD. 4.1.2 Thực hành quản lý Điều dưỡng trưởng: Kết quả nghiên cứu bảng 3.6 cho rằng tỷ lệ xếp loại khá về thực hành CSNB là 40,3%; CTVS (35,7%); QLTS (33,0%); ĐT-NCKH (2,9%); QLNL (3,5%); tỷ lệ THC xếp loại TB chiếm 36,7%, kém (63,3%). Trong 412 ĐDT, tỷ lệ thực hành quản lý chung xếp loại khá, tốt (0%), TB chiếm 36,7%. Điểm TBC thực hành quản lý (Biểu đồ 3.5) của nhóm trình độ từ CĐ trở lên là 64,4; nhóm TC là 64,5. Nhóm trình độ CĐ trở lên và TC là gần tương đương nhau với khoảng tin cậy 95% là (-3.51 đến 3,28). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,945. Như vậy, đánh giá thực hành quản lý của ĐDT cũng cho kết quả tương tự như kiến thức quản lý. Không có sự khác biệt giữa hai nhóm theo trình độ chuyên môn. Về phân loại thực hành theo tuyến tỉnh và huyện, nghiên cứu tại bảng 3.7 chỉ ra rằng tỷ lệ thực hành quản lý chung xếp loại TB ở nhóm tuyến tỉnh là 19,7%, nhóm tuyến huyện là 17,0%. Điểm TBC thực hành quản lý (Biểu đồ 3.6) của tuyến tỉnh là 69,78, tuyến huyện là 60,64. Tuyến tỉnh cao hơn tuyến huyện là 9,14 với khoảng tin cậy 95% là (6,01 đến 12,27). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,0001. Sự khác biệt này có thể giải thích là đội ngũ ĐDT ở tuyến tỉnh mặc dù chưa được đào tạo QLĐD như tuyến huyện nhưng ở tuyến tỉnh có nhiều điều kiện tiếp xúc với cán bộ quản lý có kinh nghiệm, được học hỏi qua nhiều kênh thông tin. Từ kinh nghiệm thực tế cuộc sống đã làm cho người ĐDT có kinh nghiệm hơn trong quản lý, tư duy tốt hơn trong thực hành các kỹ năng quản lý. Tỷ lệ thực hành quản lý chung (Bảng 3.8) xếp loại TB ở nhóm bệnh viên công lập là 34,0%, nhóm ngoài công lập là 2,7%. Điểm TBC thực hành quản lý (Biểu đồ 3.7) của nhóm công lập là 65,39; nhóm ngoài công lập là 58,77. Nhóm công lập cao hơn nhóm ngoài công lập là 6,62 với khoảng tin cậy 95% là (2,66 đến 10,58). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,001. Giải thích kết quả này cũng tương tự như đánh giá kiến thức. ĐDT ở bệnh viện ngoài công lập ít có cơ hội được giao lưu học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, họ chú tâm vào việc hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn, công tác quản lý ít quan tâm.
  16. 16 Nghiên cứu (Bảng 3.9) cho thấy tỷ lệ thực hành quản lý chung xếp loại TB ở vùng khó khăn là 11,4%, vùng thuận lợi là 25,2%. Điểm TBC thực hành (Biểu đồ 3.8) của vùng khó khăn là 63,21; của vùng thuận lợi là 65,01. Vùng khó khăn thấp hơn vùng thuận lợi là 1,80 với khoảng tin cậy 95% là (- 5.49 đến 1.89). Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p = 0,337. Về thực hành, không có sự khác biệt giữa hai vùng sinh thái. Trong điều kiện cùng một hệ thống tổ chức y tế, điều kiện đào tạo liên tục như nhau, cùng thực hiện chủ trương chung của ngành. Vì vậy nhìn chung không có sự khác biệt nhau nhiều về trình độ chuyên môn, chủ trương chính sách về đào tạo, cập nhật kiến thức. Họ khác nhau một ít về điều kiện kinh tế - xã hội, giao thông đi lại Như vậy, càng củng cố thêm kiến nghị muốn cải thiện kiến thức, thực hành ĐDT cần thiết phải triển khai tổ chức đào tạo liên tục về QLĐD. Về phân loại năng lực quản lý ĐDT (Bảng 3.10), tỷ lệ năng lực khá chiếm 19,8%, TB (65,5%), vẫn còn kém (14,6%) với điểm trung bình chung năng lực là x = 129,44 (Std: 23,2). So với một số nghiên cứu như Phạm Đức Mục (2007) [59], Đỗ Đình Xuân (2007) [107]; Nguyễn Thị Như Tú [93] và một số nghiên cứu khác, chúng tôi chưa có cơ sở để so sánh. Bởi vì, các nghiên cứu năng lực QLĐD chủ yếu dựa trên đánh giá trình độ chuyên ngành đào tạo, tin học, ngoại ngữ và một số qui trình kỹ thuật ĐD, có đề cập đến kiến thức, kỹ năng của qui trình quản lý, nhưng chưa đầy đủ so với qui định trong chương trình đào tạo QLĐD [16] và chức năng, nhiệm vụ của ĐDT [23]. Phương pháp thu thập thông tin cũng khác, chủ yếu dựa vào phát vấn, phỏng vấn sâu. Trong khi đó nghiên cứu của chúng tôi sử dụng bảng kiểm đánh giá kết quả thực hành thông qua quan sát trực tiếp hoặc gián tiếp thực hành quản lý; kết hợp thu thập thông tin qua hồ sơ, sổ sách, biểu mẫu quản lý lưu trữ. Chúng tôi thấy phân loại thực hành của ĐDT ở mức độ thấp, không có loại khá, tốt. Điều này có thể hiểu do ĐDT được đào tạo QLĐD chiếm tỷ lệ thấp (25,7%). Các hoạt động quản lý hàng ngày được thực hiện theo kinh nghiệm. Vì vậy, đội ngũ ĐDT cần được đào tạo một cách bài bản về QLĐD, trước khi bổ nhiệm phải có tiêu chuẩn căn cứ là chứng chỉ QLĐD. Đồng thời tăng cường củng cố, phát triển công tác lưu trữ, hồ sơ, biểu mẫu quản lý. 4.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý Điều dưỡng trưởng: Kết quả nghiên cứu cho rằng có mối liên quan khác biệt giữa năng lực quản lý ĐDT với Bảng hướng dẫn, phác đồ (2 = 1,98; p = 0,05); Qui trình công việc (2 = 0,28; p = 0,01); Thảo luận với đồng nghiệp (2 = 2,25; p = 0,05). Tại bảng 3.12 Kiểm định Hosmer and Lemeshow (Hosmer and Lemeshow 2 = 4,219; p = 0,75) cho thấy mô hình hồi quy đa biến có ý nghĩa. Khi phân tích hồi qui logistic phân tích mối liên quan của các yếu tố
  17. 17 với năng lực quản lý ĐDT các biến phụ thuộc và biến độc lập đã đưa về dạng nhị phân. Bảng 3.13 cho thấy: Kết quả phân tích cho thấy mô hình này là hoàn toàn phù hợp để phân tích đa biến giữa các yếu tố cá nhân, gia đình, cơ quan với năng lực quản lý điều dưỡng của ĐDT. Quy trình công việc có mối liên quan chặt chẽ với năng lực quản lý ĐDT, có qui trình công việc năng lực quản lý tốt gấp 0,28 lần (p < 0,01) so với không có qui trình công việc sau khi đã hiệu chỉnh cho các yếu tố khác. Kết quả này đã loại được một số yếu tố so với phân tích đa biến là vì đã loại bỏ các yếu tố nhiễu. Như vậy, đối với công tác quản lý, người ĐDT trong tư duy còn nặng việc làm theo, tính sáng tạo còn kém hoặc ngại. Trên thực tế, lực lượng ĐDT chủ yếu trình độ trung cấp nên việc làm theo qui trình kỹ thuật hơn việc sáng tạo là điều dễ hiểu. Mặt khác do hạn chế về điều kiện kinh phí, thời gian và cỡ mẫu nghiên cứu nên kết quả chưa phản ánh được mối liên quan rõ rệt của một số yếu tố khác. Từ phân tích trên, cần có nghiên cứu tiếp theo phân tích sâu về yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý điều dưỡng của ĐDT để có đề xuất giải pháp phù hợp góp phần nâng cao năng lực quản lý đáp ứng thực thi chức năng, nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Theo nghiên cứu của Đỗ Đình Xuân (2007) [107], các yếu tố tuổi, giới, trang thiết bị và điều kiện làm việc, sự phối hợp của gia đình người bệnh và thầy thuốc cũng như sự quá tải công việc được coi là các yếu tố có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực quản lý của ĐDTK. Theo Nguyễn Thị Như Tú (năm 2007) [93], yếu tố làm ảnh hưởng đến năng lực quản lý ĐDT như lãnh đạo xem nhẹ công tác CSNB, mất cân đối về số lượng bệnh nhân và nhân lực điều dưỡng; trình độ chuyên môn yếu, thấp; không được tham gia Hội đồng khen thưởng, kỷ luật, tuyển dụng, bổ nhiệm, thuyên chuyển. Tại TP Hồ Chí Minh, nghiên cứu của Trần Thị Châu (2007) cho rằng trình độ chuyên môn thấp (TC 78,3%); chưa được đào tạo QLĐD (59,4%) cũng là những yếu tố góp phần ảnh hưởng đến năng lực ĐDT [26]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho rằng các yếu tố có ảnh hưởng đến năng lực quản lý ĐDT có phần khác với các nghiên cứu trước đây. Lý do sự khác biệt này có thể do ảnh hưởng đến phong tục, tập quán, quan niệm khác nhau giữa các vùng. Bên cạnh đó, do thiết kế nghiên cứu cũng làm cho kết quả khác nhau. Từ trước đến nay, rất ít đề tài nghiên cứu đến các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực ĐD, có chăng mới thống kê lại một số yếu tố liên quan làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chuyên môn, quản lý thông qua phỏng vấn. Cần có nghiên cứu phân tích sâu để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng nhằm đưa giải pháp can thiệp hiệu quả. Như vậy, năng lực quản lý ĐDT chịu ảnh hưởng rất nhiều yếu tố, tùy theo từng địa phương, đối tượng cụ thể mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau.
  18. 18 4.1.4 Sự hài lòng của người bệnh: Kết quả nghiên cứu (Biểu đồ 3.15) cho thấy: Người bệnh hài lòng, rất hài lòng về Lời nói chiếm 76,3%; Cử chỉ chiếm 76,4%; Đáp ứng ngay khi có yêu cầu chiếm 77,8%; Thăm hỏi, động viên: chiếm 79,1%; Tư vấn, GDSK chiếm 86,1%; KT chuyên môn chiếm 78,1%; Kỹ thuật chuyên môn chiếm 79,1%; Thủ tục khám và nhập viện chiếm 76,8%; Cách bố trí công việc CS, điều trị chiếm 83,1%; Thực hiện chuyên môn có kế hoạch và hiệu quả chiếm 74,4%; Tuy nhiên vẫn còn không hài lòng, rất không hài lòng về Thực hiện chuyên môn có kế hoạch và hiệu quả 25,6%; Lời nói 23,6%; Cử chỉ 23,5% và Thủ tục khám và nhập viện 23,1%. Nghiên cứu Roderick tại Mỹ về nâng cao chất lượng CSNB [147] cho rằng tỷ lệ hài lòng của người bệnh về bác sĩ cao hơn ĐDT tại các khoa lâm sàng chuyên sâu, nhưng ngược lại tại khoa sản sự hài lòng về ĐDT là 73%, về bác sĩ 71%. Theo Vương Kim Lộc (2007), nghiên cứu thực trạng công tác QLĐD tại bệnh viện Xanh Pôn, kết quả người bệnh hài lòng đạt 55% [52]. Nghiên cứu Lê Thị Bình (2008), bệnh viện TW được người dân rất hài lòng 42.1%; hài lòng 48.2%; bệnh viện tỉnh/thành rất hài lòng 62%, hài lòng 36% [2]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc (năm 2005) tại bệnh viện đa khoa Thống Nhất, Đồng Nai, tỷ lệ hài lòng TB về năng lực ĐDT chiếm 45,3% chủ yếu chưa hài lòng về hướng dẫn, giải thích, giáo dục sức khoẻ chưa chu đáo [64]. Nghiên cứu của Hà Thị Soạn (2007) [71] đánh giá sự hài lòng của người bệnh và người nhà đối với nhân viên y tế về TĐ >90% hài lòng, chuyên môn >90%, hội đồng người bệnh 94%. Tuy nhiên vẫn còn 10-12% không hài lòng chủ yếu về thủ tục hành chính, làm xét nghiệm không giải thích, không hướng dẫn chế độ ăn, người bệnh phải mua thêm thuốc ngoài. Theo Hoàng Thu Nga cho rằng: tỷ lệ hài lòng về tinh thần thái độ phục vụ 87,8%; hướng dẫn khi nằm viện 87,1%; chế độ vệ sinh 84,8%; cơ sở vật chất, TTB 80,1%; an ninh trật tự 62,9% và chuyên môn là 93,7% [63]. So sánh kết quả này với nghiên cứu trước đây thì nghiên cứu của chúng tôi cho kết quả tương tự, mặc dầu trong điều kiện khác nhau về kinh tế xã hội, phong tục tập quán nhưng thầy thuốc nói chung, người ĐDT nói riêng đều hết lòng vì người bệnh, hy sinh, tâm huyết với nghề, hết lòng chăm sóc, phục vụ người bệnh. Mặt khác người bệnh chủ yếu thường kêu ca, phàn nàn về tinh thần, thái độ phục vụ, ứng xử. Thông qua kết quả nghiên cứu, giúp cho nhà quản lý biết được yêu cầu, mong muốn, các yếu tố liên quan đến sự hài lòng của người bệnh. 4.2 Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực quản lý của ĐDT: 4.2.1 Kiến thức quản lý Điều dưỡng trưởng: Kết quả nghiên cứu tại Biểu đồ 3.16 và 3.17 chỉ ra rằng đội ngũ ĐDT trước tập huấn nhận thức về 16 kỹ năng QLĐD đang còn hạn chế (11/16 kỹ năng không đạt). Sau tập huấn, kiến thức 100% ĐDT đạt yêu cầu. Điểm
  19. 19 trung bình chung trước đào tạo là 36,7; sau đào tạo là 77,9. HQ đào tạo = 42,1. Như vậy, can thiệp đào tạo có hiệu quả. Thông qua kết quả này, chúng ta biết rằng vai trò công tác đào tạo có vị trí quan trọng, nhưng để kết quả này phát triển bền vững thì cần có kế hoạch tăng cường giám sát hỗ trợ để kiến thức thực sự trở thành kỹ năng, kỹ xảo. Bảng 3.14, Trước can thiệp kiến thức quản lý ĐDT nhóm can thiệp (tốt, khá chiếm 7,5%) và nhóm chứng (tốt, khá là 5,2%), giữa hai nhóm không có sự khác biệt với p > 0,05. Sau can thiệp Kiến thức quản lý ĐDT của nhóm can thiệp (tốt, khá chiếm 48,0%) cao hơn nhóm chứng (tốt, khá là 7,9%), sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thông kê với p 0,05. Kết quả nghiên cứu sau can thiệp thực hành quản lý ĐDT của nhóm can thiệp (tốt, khá chiếm 41,5%) cao hơn nhóm chứng (tốt, khá là 4,8%), sự khác biệt này có ý nghĩa thông kê với p < 0,001. HQ can thiệp = 670%; kết quả đã phản ánh can thiệp có hiệu quả.
  20. 20 Trước can thiệp, thực hành quản lý ĐDT ở nhóm can thiệp và nhóm chứng không có sự khác biệt, sau can thiệp thực hành quản lý ĐDT nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng. Sở dĩ có sự khác biệt này là do nhóm can thiệp được áp dụng các biện pháp cầm tay chỉ việc, xây dựng và áp dụng qui trình các kỹ năng quản lý, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ tại chỗ người ĐDT. Sau 24 tháng can thiệp đánh giá thực hành quản lý ĐDT nhóm can thiệp cao hơn hẳn 35,8% so với trước. Kết quả này là bằng chứng đánh dấu sự quan tâm của lãnh đạo khoa/bệnh viện đối với đội ngũ quản lý điều dưỡng, sự nỗ lực phấn đấu của chính bản thân các ĐDT, sự hỗ trợ, giúp đỡ của đội ngũ cán bộ giám sát. Vì vậy, để duy trì kết quả can thiệp một cách bền vững, đòi hỏi người ĐDT tiếp tục học tập trau dồi kiến thức, kỹ năng quản lý. Mặt khác cần phải tăng cường công tác giám sát hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm thông qua giao ban, kiểm tra chéo giữa các khoa, rút kinh nghiệm, khắc phục, sửa chữa nhằm đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu thực thi nhiệm vụ. Về thảo luận nhóm, các nhà quản lý cấp khoa cũng đồng quan điểm như các nhà quản lý bệnh viện: “Người quản lý hiện nay nhìn chung về mặt chuyên môn thì làm tốt, còn các nghiệp vụ quản lý thì làm theo cảm tính, kinh nghiệm và bắt chước nên có phần chưa được”. Kiến thức quản lý của Điều dưỡng trưởng thì thiếu hụt, mơ hồ vì chưa được đào tạo nên các kỹ năng quản lý càng bộc lộ sự yếu kém “Các kỹ năng quản lý thực hiện không theo qui trình nào cả, hiểu sao làm vậy”. Kỹ năng quản lý Điều dưỡng được các nhà quản lý cấp bệnh viện và khoa nhận định mới chỉ hoàn thành nhiệm vụ, chưa hài lòng với việc đáp ứng yêu cầu chức năng nhiệm vụ, nên cần phải có giải pháp nâng cao năng lực quản lý nhằm góp phần cải thiện chất lượng dịch vụ y tế. Sau khi can thiệp thực hiện các hoạt động quản lý được các ĐDT triển khai đảm bảo theo các qui trình đã xây dựng. Nội dung, các bước qui trình cho mỗi hoạt động quản lý rất khoa học, phù hợp thực tế, dễ áp dụng. Các ý kiến phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm cũng xoay quanh nhận xét về kỹ năng quản lý điều dưỡng của ĐDT được cải thiện rõ rệt. 4.2.3 Năng lực quản lý Điều dưỡng trưởng: Qua khảo sát 229 ĐDT trên địa bàn Nghệ An, chúng tôi nhận thấy: Trước can thiệp (Bảng 3.16) năng lực chung của nhóm can thiệp (tốt, khá chiếm 3,5%) thấp hơn nhóm chứng (tốt, khá là 6,1%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,005. Sau can thiệp năng lực quản lý chung của ĐDT ở nhóm can thiệp (tốt, khá chiếm 47,2%) cao hơn nhóm chứng (tốt, khá là 7,9%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. HQ can thiệp = 1220%; như vậy can thiệp có hiệu quả. Sự khác biệt trên có lẽ là nhờ giải pháp can thiệp về đào tạo, các kỹ năng quản lý được xây dựng bằng qui trình. Người ĐDT ngoài việc được tập huấn, có qui trình kỹ năng để làm theo, bên cạnh
  21. 21 đó còn nhờ sự giám sát, hỗ trợ trong hoạt động quản lý hàng ngày. Cán bộ quản lý khoa là người trực tiếp quản lý lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát hàng ngày đối với ĐDT. Nhận xét, đánh giá của người cán bộ quản lý là chính xác, xác thực thông qua nhìn nhận hiệu quả công việc của ĐDT và hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của khoa về công tác điều dưỡng. Cán bộ quản lý khoa/bệnh viện nhận xét về sự thay đổi kiến thức, thực hành và năng lực ĐDT. Trước can thiệp, hầu hết các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm đều nhận định năng lực quản lý ĐDT hiện nay nhìn chung còn kém. Cần phải tăng cường năng lực, giải pháp hiệu quả hiện nay là tập huấn QLĐD. Thông qua kết quả can thiệp về đào tạo trong thời gian qua là bằng chứng thiết thực cho giải pháp trước mắt. Về lâu dài cần phải đào tạo liên tục, tăng cường công tác giám sát, kiểm tra tạo động lực thi đua học tập vươn lên. 4.2.4 Hồ sơ, biểu mẫu quản lý Điều dưỡng: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy (Bảng 3.17): Trước can thiệp thực trạng hồ sơ, biểu mẫu QLĐD của nhóm can thiệp (tốt, khá chiếm 20,5%), nhóm chứng (tốt, khá là 20,1%), sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Sau can thiệp thực trạng hồ sơ, biểu mẫu QLĐD của nhóm can thiệp (tốt, khá chiếm 44,1%) cao hơn nhóm chứng (tốt, khá là 22,8%), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p 0,05). Sau khi triển khai một số biện pháp can thiệp, sự hài lòng của người bệnh đối với ĐDT nhóm can thiệp cao hơn so với nhóm chứng; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Cải thiện được sự hài lòng của người bệnh ở nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng là nhờ nâng cao kiến thức, thực hành quản lý của đội
  22. 22 ngũ ĐDT, người ĐDT có thái độ, ứng xử với người bệnh được cải thiện; biết thực hiện các hoạt động điều dưỡng bài bản, khoa học mang lại hiệu quả tốt. Người bệnh nhìn nhận hiệu quả hoạt động quản lý thông qua tiếp xúc hàng ngày và kết quả chăm sóc điều dưỡng, người bệnh cảm thấy thoải mái về tinh thần, nâng cao thể chất, bệnh tật thuyên giảm, rút ngắn ngày nằm viện. Vì vậy, cần tổ chức đào tạo QLĐD để triển khai tổ chức các hoạt động điều dưỡng có kế hoạch, nhịp nhàng, khoa học, thực hiện chăm sóc, điều trị có chất lượng, hiệu quả. Các cuộc thảo luận nhóm nhận xét kiến thức hiểu biết về quản lý điều dưỡng của các Điều dưỡng trưởng khoa còn nhiều hạn chế, thường thực hiện theo y lệnh và làm nhiệm vụ hành chính của khoa là chính, các nhiệm vụ được triển khai thông qua nội dung giao ban. Sau khi triển khai can thiệp về QLĐD, sự nhìn nhận, đánh giá về ĐDT có tích cực hơn “Tổ chức sắp xếp lại chăm sóc người bệnh, tôi thấy hợp lý hơn, nghe nhiều người tán thành”. Nhận xét về năng lực Điều dưỡng trưởng, các nhà quản lý bệnh viện/khoa đánh giá cao, có sự cải thiện rõ rệt về chất lượng và hiệu quả công tác chăm sóc người bệnh và rất hài lòng, tin tưởng. KẾT LUẬN 1.1 Thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực của ĐDT: 1.1.1 Thực trạng năng lực quản lý Điều dưỡng trưởng: - Kiến thức: Đánh giá kiến thức quản lý chung QLĐD của ĐDT xếp loại khá, tốt chiếm 72,5%. Điểm TBC kiến thức quản lý nhóm CĐ trở lên (65,36) > TC (64,73) với p = 0,693. Tuyến tỉnh (65,43) > huyện (64,32) với p = 0,476. Công lập (66,22) > ngoài công lập (57,16) với p = 0,001. Khó khăn (69,14) > vùng thuận lợi (63,23) với p = 0,0001. - Thực hành: Đánh giá khá và tốt thực hành QLĐD của ĐDT là 0%; Trung bình 36,7%, kém 63,3%. Điểm TBC thực hành quản lý nhóm CĐ trở lên (64,4) và TC (64,5) với p = 0,945. Tuyến tỉnh (69,78) > tuyến huyện (60,64) là 9,14 với p = 0,0001. Công lập (65,39) > nhóm ngoài công lập (58,77) với p = 0,001. Khó khăn (63,21) < thuận lợi (65,01) với p = 0,337. - Năng lực quản lý: Đánh giá năng lực quản lý khá chiếm 19,8%, TB (65,5%), vẫn còn kém (14,6%) với điểm trung bình chung năng lực quản lý là x = 129,44 (Std: 23,2). 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý Điều dưỡng trưởng: Phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý ĐDT cho thấy Bảng hướng dẫn, phác đồ; Qui trình công việc; Thảo luận với đồng nghiệp; Đào tạo lại (p <0,05). Phân tích hồi qui logisyic đa biến những ĐDT trả lời có được hỗ trợ về Quy trình công việc có năng lực cao gấp 0,29 lần những ĐDT không có sự hỗ trợ.
  23. 23 1.2 Đánh giá hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực quản lý của ĐDT: 1.2.1 Kiến thức, thực hành, năng lực quản lý của Điều dưỡng trưởng: - Kiến thức quản lý: Trước can thiệp nhóm can thiệp đánh giá tốt, khá chiếm 7,5%, nhóm chứng 5,2% (p > 0,05). Sau can thiệp nhóm can thiệp đánh giá tốt, khá chiếm 48,0%, nhóm chứng 7,9% (p 0,05). Sau can thiệp nhóm can thiệp đánh giá tốt, khá chiếm 41,5%, nhóm chứng 4,8% (p 0,05. Sau can thiệp thực trạng hồ sơ, biểu mẫu QLĐD của nhóm can thiệp (tốt, khá chiếm 44,1%) cao hơn nhóm chứng (tốt, khá là 22,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 0,05). Sau can thiệp: sự hài lòng của người bệnh đối với Điều dưỡng trưởng nhóm can thiệp cao hơn nhóm chứng; sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. KIẾN NGHỊ Qua phân tích kết quả thu được, dựa vào kết luận nghiên cứu, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau: 1. Kiến thức, thực hành quản lý của ĐDT còn khiêm tốn, cần phải tổ chức đào tạo, cấp chứng chỉ QLĐD cho đội ngũ ĐDT hiện đang đương chức và trong nguồn qui hoạch. 2. Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra hoạt động quản lý điều dưỡng và cần có giải pháp phù hợp nâng cao chất lượng công tác lưu trữ. 3. Nghiên cứu sâu về yếu tố ảnh hưởng để có đề xuất giải pháp đồng bộ, toàn diện nâng cao năng lực ĐDT góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế.
  24. 24 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Phan Quốc Hội, Nguyễn Trọng Tài, Trần Quốc Kham, Nguyễn Thị Thu Yến (2013), “Thực trạng và yếu tố ảnh hưởng đến năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An”. Tạp chí Y học thực hành, số 12/2013, tr. 135 – 140. 2. Phan Quốc Hội, Trần Quốc Kham, Nguyễn Thị Thu Yến (2013), “Hiệu quả can thiệp nâng cao năng lực Điều dưỡng trưởng tại tỉnh Nghệ An”. Tạp chí Y học thực hành, số 12/2013, tr. 138 – 141.