Tiểu luận Xử lý tình huống bạo lực gia đình của một người dân trong xã Yên Đồng - Huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

doc 23 trang thiennha21 7455
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Xử lý tình huống bạo lực gia đình của một người dân trong xã Yên Đồng - Huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu_luan_xu_ly_tinh_huong_bao_luc_gia_dinh_cua_mot_nguoi_da.doc

Nội dung text: Tiểu luận Xử lý tình huống bạo lực gia đình của một người dân trong xã Yên Đồng - Huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

  1. BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN TẠI HÀ NỘI Tên tình huống: “Xử lý tình huống bạo lực gia đình của một người dân trong xã Yên Đồng – huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định” Học viên: Phạm Vũ Bích Chức vụ : Chuyên viên Đơn vị : Trung tâm Hà Nội, tháng 7 năm 2019 1
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tiểu luận tình huống này, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của các thầy, cô, giảng viên, cán bộ quản lý Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cũng như sự động viên, hỗ trợ từ các bạn đồng nghiệp. Rất mong được sự góp ý của các thầy, cô và các bạn. Xin trân trọng cảm ơn. 2
  3. MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU . .3 PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH 5 I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG . .5 II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG 6 1.NGUYÊN NHÂN . .6 2.HẬU QUẢ . 7 III. MỤC TIÊU CỦA GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG .8 IV. XÂY DỰNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 9 1.CÁC PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ 10 2.LỰA CHỌN CÁC PHƯƠNG ÁN . 14 V. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN 14 1. MỤC ĐÍCH .14 2. YÊU CẦU . 15 3. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 15 PHẦN III. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN .20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 3
  4. PHẦN I. MỞ ĐẦU Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng lên. Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn trong nhân dân nổi lên nhiều tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, buôn bán trẻ em .đặc biệt là nạn bạo lực trong gia đình. Hậu quả của bạo lực gia đình để lại nhiều tổn hại cả về mặt thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực và phá vỡ tổ ấm gia đình. Chính vì vậy trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn đẩy mạnh công tác phòng chống bạo lực trong gia đình điều này được thể hiện qua các văn bản luật như Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 cũng như các nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2009. Mục đích của công tác phòng chống bạo lực gia đình là giảm thiểu tối đa các vụ bạo lực và nâng cao nhận thức của toàn xã hội trong công tác phòng chống bạo lực gia đình. Giúp nhân dân hiểu được phòng chống bạo lực là quyền và trách nhiệm của toàn xã hội. Yên Đồng là một xã thuộc về hạ lưu sông Hồng, nằm ở phía nam huyện Ý Yên tỉnh Nam Định; phía Bắc giáp với xã Yên Thắng; phía Tây nam giáp xã Yên Trị; phía Nam giáp sông Đáy; phía Đông giáp xã Yên Nhân, phía Tây giáp sông Sắt, là phân giới tự nhiên với xã Yên Khang. Cùng với sự phát triển kinh tế -xã hội công tác phòng chống bạo lực gia đình luôn được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và các cấp chính quyền. Vì vậy, công tác phòng chống bạo lực gia đình của tỉnh Nam Định, huyện Ý Yên nói chung và xã Yên Đồng nói riêng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực vào việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên ngoài những kết quả đã đạt được xã Yên Đồng vẫn đang phải đối mặt với tình trạng bạo lực gia đình ngày càng tăng. Chỉ tính riêng năm 2009 toàn xã có 40 vụ bạo lực; năm 2010: 50 vụ; năm 2011: 70 vụ. (Nguồn: theo kết quả báo cáo của Chủ tịch Hội phụ nữ xã Yên Đồng) 4
  5. Đứng trước thực trạng số vụ bạo lực gia đình ngày càng gia tăng trong các năm và hậu quả để lại lớn về thể chất, tinh thần mà còn cả về mặt kinh tế, xã hội. Bạo lực gia đình làm xói mòn các giá trị, chuẩn mực, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ sự bền vững của gia đình. Vì vậy, tôi xin chọn viết tiểu luận “Xử lý tình huống bạo lực gia đình của một người dân trong xã Yên Đồng – huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định”. Mục đích giúp chính quyền địa phương có cái nhìn khách quan, toàn diện trong công tác xử lý vi phạm về bạo lực gia đình của các đối tượng trên địa bàn xã. Từ đó giúp các cấp quản lý có được biện pháp xử lý sao cho phù hợp và đạt hiệu quả tối ưu nhất. 5
  6. PHẦN II. NỘI DUNG CHÍNH I. MÔ TẢ TÌNH HUỐNG Tại xã Yên Đồng – huyện Ý Yên – tỉnh Nam Định có chị Trần Thị P là người thường xuyên bị chồng bạo hành trong gia đình. Năm 2007 chị Trần Thị P kết hôn với anh Đỗ Hữu T người cùng xã Yên Đồng. Là con một của gia đình bà Q, ông H. Năm nay ông, bà 60 tuổi. Hoàn cảnh kinh tế gia đình khấm khá. Cuộc sống của chị P và anh T rất là êm đềm, hạnh phúc kể từ khi lấy nhau. Tuy nhiên Ông bà Q, H do hiếm muộn con nên từ khi anh T lấy chị P về - Mẹ chồng chị P đã luôn thúc ép con dâu sớm sinh cháu để cho hai ông bà có cháu bế và đặc biệt bà rất mong con dâu sẽ sớm sinh cho mình được thằng cháu đích tôn. Khi biết chị P có bầu ông bà Q, H và anh T rất vui sướng và thường xuyên cắt thuốc bổ về cho chị uống. Năm 2008 chị P sinh hạ được một cô con gái rất xinh nhưng đáp lại niềm vui của chị P thì Ông, bà Q và anh H lại buồn. Nhưng được sự động viên của bà con, hàng xóm “Đứa này mới là đứa đầu; lo gì; đứa sau ắt sẽ được con trai”. Ông bà Q, H và anh T đã dần vui trở lại. Ông bà Q, H do tâm lý quá mong mỏi có cháu đích tôn để nỗi dõi tông đường nên ông bà thường thúc ép con trai mình bảo vợ nhanh nhanh mang bầu để sinh đứa thứ hai. Đứng trước sức ép của bố mẹ chồng cũng như chồng. Năm 2010 chị sinh hạ thêm một cô con gái nữa và tiếp đến lần sinh thứ 3 (vào năm 2012) và thứ 4 (năm 2015) chị cũng sinh con gái. Không khí gia đình chị P và anh T ngày càng ảm đạm, bố mẹ chồng thì suốt ngày mắng chị là “đồ không biết đẻ”. Anh T hoàn toàn thay đổi nếu trước kia anh là người chồng rất mực yêu thương vợ và chịu khó làm ăn thì giờ đây anh suốt ngày rơi vào trạng thái say sỉn, chửi mắng vợ và đánh con suốt ngày. Chị P đã nhiều lần bị anh T trói vào cột nhà để đánh mỗi khi anh đi uống rượu họ về. Sau khi anh đánh vợ hả hê xong là anh lại bỏ nhà đi. Hàng xóm và câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình đến nhà tổ chức hòa giải thì anh T tỏ ra biết hối lỗi về hành động của bản thân và hứa sửa chữa. Gần đây nhất vào ngày 11 tháng 7 năm 2018 chị P bị anh T đánh cho mặt mày thâm tím, thương tích đầy 6
  7. người và phải vào nằm viện điều trị. Đứng trước thực trạng trên ngày 15 tháng 7 năm 2018 Ban chỉ đạo phòng chống bạo lực của xã đã mời anh T lên xã và ra quyết định xử phạt anh T với hình thức cảnh cáo. Tuy nhiên, sau khi ra về khỏi ủy ban nhân dân xã, anh T vẫn tiếp tục có hành vi bạo lực đối với vợ và anh còn nói với hàng xóm rằng đánh vợ mà chỉ bị cảnh cáo thì lần sau anh lại đánh tiếp. II. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN, HẬU QUẢ CỦA TÌNH HUỐNG 1. Nguyên nhân Do ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ tức coi trọng nam giới hơn nữ giới. Điều này ăn sâu vào tâm thức của người dân Việt Nam là làm sao phải có con trai để nối dõi dòng tộc, áp lực về con cái, về con nối dõi cứ truyền từ đời này qua đời khác. Người xưa quan niệm rằng có một con trai thì cũng coi như là có con còn có mười con gái mà không có con trai thì cũng coi như là không có con. Người đàn ông là trụ cột gia đình, có quyền quyết định mọi việc. Vì vậy mà anh T bằng giá nào cũng muốn vợ sinh cho mình một cậu ấm. Khi vợ không sinh cho anh được cậu ấm thì anh đã sẵn sàng bạo lực với vợ và nguyên nhân sâu xa của bạo lực gia đình chính là sự bất bình đẳng về giới. Nhận thức của anh T còn hạn chế về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình cũng như công tác bình đẳng giới. Dẫn đến anh đã có những hành vi sai phạm đối với vợ và bản thân anh T cũng không nhận thức rõ là anh đang đi ngược lại với pháp luật Nhà nước ban hành. Chính vì vậy, khi anh T bị xử phạt với hình thức cảnh cáo do hành vi bạo lực đối với vợ anh còn hùng hồn nói với hàng xóm là “đánh vợ mà chỉ bị cảnh cáo thì lần sau anh lại đánh”. Và thực tế là biện pháp xử lý cảnh cáo chưa đủ sức răn đe đối với anh do vậy anh T vẫn tiếp tục bạo lực đối với vợ qua nhiều hình thức: chửi, mắng, xúc phạm, đánh, đấm. Công tác tuyên truyền trong nhân dân còn chưa tốt. Việc phát hiện hành vi bạo lực của cán bộ chính quyền địa phương còn chưa nhanh, nhậy 7
  8. và kịp thời. Dẫn đến khi chị P bị anh T đánh nhiều lần thì mới có sự can thiệp của hàng xóm, câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình và những lần can thiệp trên đều không đạt hiệu quả và chị P thì vẫn bị anh T đánh cho mặt mày thâm tím. Và chỉ khi chị phải vào nhập viện điều trị thì mới có sự can thiệp của Ban chỉ đạo phòng chống bạo lực của xã và hình thức cao nhất là anh bị cảnh cáo nhưng anh cũng không sợ và nói sẽ tiếp tục có hành vi bạo lực đối với vợ mình. Do trong quá trình thực hiện, chính quyền địa phương, Hội phụ nữ .chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác phòng chống bạo lực gia đình và tiến tới là bình đẳng giới. Đặc biệt trong công tác tuyên truyền vận động thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình đến với từng nhà, từng người dân chưa tốt. Dẫn đến người dân chưa hiểu hết được mình có quyền và nghĩa vụ gì mà pháp luật quy định trong công tác phòng chống bạo lực gia đình. Trong quá trình đi tổ chức, thực hiện việc hòa giải câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình chưa phân tích được cho anh T là hành vi của anh đang vi phạm pháp luật cụ thể như Điều 21 trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 có nội dung “Vợ, chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau. Cấm vợ, chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau” hay trong Luật phòng chống Bạo lực gia đình năm 2007 cũng có những điều, khoản qui định đối với người gây ra bạo lực. Nếu hành động của anh T không chấm dứt với việc gây ra bạo lực cho vợ thì anh cũng có thể phải đối mặt với xử phạt hành chính hoặc nếu anh gây cho vợ thương tích nặng thì cũng có thể phải đối mặt với pháp luật dân sự . 2. Hậu quả Việc vi phạm luật phòng chống bạo lực trong gia đình mà gia đình anh T, chị P là điển hình nếu xử lý không tốt, không cương quyết của các cấp chính quyền sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác xử lý các tình 8
  9. huống bạo lực khác mà xảy ra trên địa bàn xã. Pháp luật sẽ không đi vào được đời sống và sẽ không có tính răn đe đối với người dân. Nếu mà như vậy thì các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước trong lĩnh vực gia đình sẽ khó khăn trong việc ngăn chặn bạo lực xảy ra ở các gia đình hay trang bị cho người dân những kiến thức liên quan đến phòng, chống bạo lực xảy ra cho chính bản thân mình nói riêng và toàn xã hội nói chung. Ngoài ra, bạo lực gia đình xảy ra để lại hậu quả rất to lớn cả về mặt tinh thần và thể chất, kinh tế. Bạo lực gia đình là nguyên nhân sâu xa gây đổ vỡ của một tổ ấm hạnh phúc. Trong tình huống này anh T có những hành vi bạo lực đối với chị P, vô tình anh đã làm chị P mất lòng tin vào người chồng, tình cảm vợ chồng rạn nứt, gia đình không có không khí vui tươi, đầm ấm. Ngoài ra, khi gây ra bạo lực đối với vợ vô tình anh đã gây hậu quả khó khăn về mặt kinh tế. Tức là phải bỏ tiền ra mua những vật dụng mà anh mỗi lần say sỉn về là đập phá, hay tiền mua thuốc về để chị P bôi vết thương sau mỗi lần chồng đánh. Quan trọng hơn là những đứa con trong gia đình chị P, anh T thường xuyên chứng kiến cảnh bố đánh đập, chửi mắng mẹ thì rất dễ ảnh hưởng không tốt trong quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ sau này. Tóm lại: Để khắc phục những hậu quả nêu trên các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước về gia đình cần phải xử lý nghiêm minh những người đã gây ra bạo lực gia đình hay văn bản, chính sách của Nhà nước cần phải được tuyên truyền, đi vào đời sống nhân dân để mọi người sống, hiểu pháp luật. Từ đó, mỗi người dân chấp hành pháp luật tốt hơn. III. MỤC TIÊU CỦA GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG Một là giúp anh T hiểu được việc anh gây ra bạo lực đối với vợ là đang vi phạm pháp luật. Từ đó anh thay đổi nhận thức bằng việc chấm dứt hành vi gây ra bạo lực đối với vợ. Giải quyết sự việc nhằm đảm bảo thực hiện đúng các nguyên tắc, quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước trong công tác xử lý vi phạm đối với người gây ra bạo lực. Đặc biệt lấy nó là bài học chung cho những ai đang có ý định gây ra bạo lực trên địa bàn xã. 9
  10. Hai là: Đề xuất những biện pháp, giải pháp có tính khả thi nhằm hạn chế, kiểm soát được tình trạng bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn xã ngày càng có xu hướng gia tăng. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của người dân trong việc thực hiện công tác phòng chống bạo lực. Góp phần làm cho bạo lực gia đình giảm xuống, đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho các tổ ấm gia đình. Ba là: Bản thân người chịu bạo lực có được những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ bản thân khi nhận thấy mình đang có nguy cơ bị bạo lực và kiên quyết đấu tranh để đòi lại quyền lợi cho bản thân khi có những kẻ gây ra bạo lực cho mình. IV. XÂY DỰNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ÁN GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Các phương án xử lý Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề cũng như hậu quả mà bạo lực gia đình để lại nghiêm trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội nên trong những năm gần đây công tác phòng, chống bạo lực gia đình luôn được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền quan tâm. Điều này được thể hiện qua các văn bản Luật, nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của luật như: Luật hôn nhân và gia đình (năm 2000), Bộ luật dân sự (năm 2005) luật Bình đẳng giới (năm 2006), Luật phòng, chống bạo lực gia đình (năm 2007) cũng như Nghị định 110/2009/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Điều này góp phần quan trọng trong công tác xử lý các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình. Trong các văn bản luật trên đều có những điều, khoản cụ thể qui định mức xử phạt, hình thức xử phạt đối với người gây ra bạo lực gia đình. Trong tình huống trên anh T đã vi phạm Điều 4 trong Luật hôn nhân và gia đình, 2000. Luật Hôn nhân và Gia đình quy định cấm ngược đãi, hành hạ các thành viên trong gia đình. Ngược đãi, hành hạ, hoặc xúc phạm danh dự, nhân phẩm của các thành viên trong gia đình, tùy theo tính chất và mức độ nghiêm trọng sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. 10
  11. Luật còn quy định rằng các cơ quan có thẩm quyền, trong đó có các cơ quan hành pháp và tư pháp, phải có biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình. Còn trong Luật phòng, chống bạo lực gia đình, 2007 Khoản 2 Điều 3: Hành vi bạo lực gia đình được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật. Các cơ quan hành pháp phải chú ý tới nguyên tắc này. Và việc xử phạt cũng được qui định rõ ở trong Luật. Điều 42 quy định người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cần lưu ý rằng mặc dù quy định cụ thể về những hành vi bạo lực gia đình nhưng Luật phòng, chống bạo lực gia đình không quy định những tội danh mới để xử lý hình sự người gây bạo lực. Các khung hình phạt áp dụng được quy định trong Bộ luật Hình sự. Các hình thức xử phạt hành chính quy định trong Pháp lệnh về xử phạt vi phạm hành chính có thể áp dụng cho các vụ bạo lực gia đình. Ngoài ra, điều 43 của Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định các biện pháp xử phạt hành chính đối với người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình. Chính phủ cũng đã quy định cụ thể các vi phạm hành chính và biện pháp xử phạt, như phạt tiền, trong Nghị định 110/2009. Điều 43 1. Người thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình đã được góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư mà trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày áp dụng biện pháp này vẫn có hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. 2. Người có hành vi bạo lực gia đình đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; đối với người dưới 18 tuổi thì có thể bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. 11
  12. 3. Thẩm quyền, thời hạn, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Nghị định số 110/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình quy định các mức xử phạt cho các hành vi bạo lực khác nhau. Nghị định quy định các hình thức xử phạt như sau (Điều 4): Các hình thức xử phạt: • Cảnh cáo. • Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 30.000.000đ Các hình thức xử phạt bổ sung: • Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăngký hoạt động, chứng chỉ hành nghề; • Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính; • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; • Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu. Đối chiếu với hình thức vi phạm của anh T ta thấy anh T đã vi phạm luật hôn nhân gia đình và Luật phòng chống bạo lực gia đình vì đã có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm cũng như gây ra các hành vi đánh đập đối với vợ. Ban chỉ đạo phòng chống bạo lực của xã đã xử phạt anh T dựa trên nghị định 110/2009/NĐ – CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống bạo lực gia đình cụ thể là điểm a Khoản 1 Điều 4. Tuy nhiên, với hình thức này không đủ sức răn đe nếu không nói là quá nhẹ đối với anh T. Vì vậy, dẫn đến việc anh T vẫn tiếp tục bạo lực đối với vợ. Trên cơ sở đó tôi đưa ra các phương án xử lý sau: Phương án 1: Sử dụng phương pháp tuyên truyền, vận động thông qua các phương tiện truyền thông và tăng cường sự tham gia của cơ quan chính quyền địa phương. 12
  13. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân thông qua các biện pháp tuyên truyền bằng: khẩu hiệu, băng rôn, đóng kịch , tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của chính quyền và sự tham gia của các ban, ngành liên quan trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Trong trường hợp này khi nhận được thông tin gia đình anh T đang có hành vi bạo lực gia đình, các cấp chính quyền cần phối hợp với các ban ngành liên quan tổ chức đến nhà anh T hòa giải. Đồng thời, trong quá trình hòa giải, tổ hòa giải cần tìm hiểu, phân tích nguyên nhân, diễn biến của sự việc, nắm rõ được tâm lý của anh T. Từ đó, thay đổi nhận thức muốn sinh con trai để nối dõi tông đường hay chấm dứt hành vi gây ra bạo lực đối với vợ. Tổ hòa giải cũng phải chỉ ra cho anh T là anh đang vi phạm pháp luật và hành động của anh không được pháp luật bảo vệ, nếu vẫn tiếp tục tái diễn thì anh sẽ có nguy cơ đối mặt với các xử phạt khác mà luật đã qui định đối với người có hành vi gây ra bạo lực. Ngoài ra, tổ hòa giải cũng cung cấp các kiến thức, kỹ năng, cách nhận biết, địa chỉ tạm lánh, số điện thoại đường dây nóng để khi bạo lực xảy ra thì chị P tự biết cách bảo vệ bản thân. → Tóm lại: khi họ thay đổi nhận thức thì dẫn đến hành vi sẽ thay đổi. * Ưu điểm: Phương án này giúp cho mọi người dân trong xã hiểu được nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân trong phát hiện và tìm cách ngăn chặn bạo lực gia đình xảy ra. Nâng cao tinh thần tự giác chấp hành pháp luật của mỗi người dân. Từ đó, xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu, cổ hủ như: muốn sinh con trai để nối dõi tông đường là nguồn gốc sâu xa và là căn nguyên của bạo lực gia đình. Phát huy được vai trò tham gia, chỉ đạo của chính quyền đoàn thể trong việc nâng cao, ý thức, trách nhiệm của chính quyền trong phát hiện, xử lý các hành vi bạo lực gia đình. * Nhược điểm 13
  14. Từ việc thay đổi nhận thức đến hành vi là một quá trình lâu dài đòi hỏi phải có sự kiên trì, bền bỉ, tốn nhiều thời gian, công sức và cần có sự giúp đỡ của nhiều người và nhiều tổ chức xã hội cùng tham gia. Phương án này đạt hiệu quả tối đa nếu như vận dụng vào trước khi sự việc xảy ra. Phương án 2: Dùng pháp lý để giải quyết Ban chỉ đạo phòng chống bạo lực của xã cần dùng các hình thức xử phạt nặng hơn, có sức răn đe đối với anh T để anh T không tái phạm nữa. Như trong trường hợp này anh T đã có hành vi đánh vợ nhiều lần và hậu quả để lại cho vợ là vết thương trên người đầy mình. Nguyên tắc xử phạt anh T sẽ áp dụng theo Khoản 2, Khoản 8 Điều 6 tình tiết tăng nặng hình phạt trong nghị định 110/2009/NĐ – CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình và nó có nội dung như sau: “ Thực hiện hành vi bạo lực gia đình nhiều lần hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính do thực hiện hành vi bạo lực gia đình mà vẫn tái phạm; Tiếp tục thực hiện hành vi bạo lực gia đình mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó” Như vậy, anh T sẽ phải chịu hình thức xử phạt cao hơn đó là hình thức phạt tiền (từ 1 000 000đ đến 1 500 00đ) cộng với hình thức xử phạt bổ sung chứ không chỉ đơn giản là hình thức xử lý cảnh cáo. Chỉ khi đánh vào lợi ích, quyền lợi của cá nhân thì họ sẽ sợ và trên cơ sở đó sẽ thay đổi hành vi của mình sao cho đúng. * Ưu điểm Phương án này giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, không mất thời gian và con người trong việc tuyên truyền, tạo được vị thế của chính quyền cơ sở. Phương án này đánh vào lợi ích, quyền lợi của mỗi cá nhân. Do vậy, bản thân mỗi cá nhân nếu không muốn bị xử phạt, mất quyền lợi thì chấp hành pháp luật một cách nghiêm minh. Nâng cao được vị thế của chính quyền địa phương trong công tác xử lý các vi phạm trong bạo lực gia đình và nó sẽ có ảnh hưởng tích cực đến 14
  15. những ai mà đang có ý định bạo lực đối với các thành viên trong gia đình thì hãy liệu trừng. Nếu không họ sẽ bị pháp luật trừng trị. * Nhược điểm Phương án này chưa thể hiện được vai trò tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. 2. Lựa chọn các phương án Qua việc phân tích 2 phương án trên cho thấy mỗi phương án đều có những ưu và nhược điểm riêng. Tình huống nêu trên là một tình huống phức tạp liên quan đến nhận thức, quyền và nghĩa vụ của dân nhân trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Vì vậy, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, để công tác phòng chống bạo lực sẽ đến được với từng người từng gia đình. Đồng thời để pháp luật đi vào đời sống, đủ sức răn đe phải có chế tài xử lý sao cho thích đáng. Từ đó, mọi người mới chấp hành pháp luật một cách tốt nhất. Bản thân là công chức đang hoạt động trong ngành Văn hóa – xã hội với những kiến thức được trang bị trong quá trình nghiên cứu, học tập chương trình “Bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch chuyên viên”, đối với lĩnh vực ngành, tôi nhận thấy để giải quyết tình huống trên một cách hiệu quả cần kết hợp 2 phương án là tuyên truyền giáo dục thuyết phục đồng thời kết hợp với thực hiện pháp luật dùng pháp lý để giải quyết sự việc. V. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Mục đích Tổ chức các buổi tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như băng rôn, pano, áp phích, các buổi diễn kịch để mọi người dân trong xã đều hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Từ đó, hạn chế tối đa các vụ bạo lực gia đình xảy ra trên địa bàn xã. 15
  16. Nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước của chính quyền địa phương trên lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình và công tác Bình đẳng giới. 2. Yêu cầu Chính quyền địa phương phải phối hợp với các ban ngành cùng tham gia vào công tác tuyên truyền pháp luật để mọi người dân đều có nhận thức đúng về công tác phòng, chống bạo lực gia đình và hành động sao cho không vi phạm pháp luật. Chính quyền địa phương cần phải có biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện ra hành vi bạo lực trong khu dân cư trên địa bàn mình quản lý. Khi áp dụng các hình thức xử phạt, chính quyền địa phương cần chú ý tới các tình tiết để tăng hay giảm nhẹ hình phạt. Và áp dụng hình phạt theo luật định. Xử lý tình huống nghiêm minh, có sức răn đe và phòng ngừa bạo lực xảy ra. 3. Tổ chức thực hiện Trong trường hợp này để anh T có thể thay đổi hành vi thông qua việc thay đổi nhận thức hay chấm dứt được các hành vi gây bạo lực đối với vợ. Chính quyền địa phương phải có sự phối kết hợp cùng với các ban, ngành trong công tác tuyên truyền và có được các hình thức xử phạt nghiêm minh, đủ sức răn đe đối với người gây ra bạo lực. Quá trình thực hiện sẽ được khái quát vào bảng sau đây: Thời Đối tượng Hành động cụ Thời gian Mục đích Kết quả dự kiến lượng làm việc thể TUẦN I Thứ 5 - Chị P - Tìm hiểu được - Đến nhà hỏi - Biết được nguyên (ngày - Anh T nguyên nhân anh thăm và đặt ra nhân gây ra bạo 19/7/2018 T có hành vi bạo một số câu hỏi lực đối với chị P ) lực đối với chị P. Thứ 6 - Chị P - Thay đổi nhận - Ban phòng - Nhận thức của (Ngày thức sai lệch của chống Bạo lực gia chị P thay đổi thể 20/7/2018) chị P đình chỉ ra cho hiện qua hành chị P chính hành động khi chồng động cam chịu đánh thì đã biết của chị như: khi phản kháng lại chồng đánh bằng cách thấy không có hành chồng bắt đầu say 16
  17. động phản kháng xỉn thì chị đã tìm lại. cách tránh không gặp chồng để chồng không có cơ hội đánh mình nữa Hoặc khi thấy mình bị chồng bạo lực thì có thể báo với chính quyền địa phương để được trợ giúp. - Hiểu được việc - Cung cấp một số sinh con gái không thông tin cho chị phải do lỗi của P về việc sinh con mình. trai hay con gái là do đàn ông quyết định chứ không phải là đàn bà quyết định Thứ 2 - Chị P - Cung cấp cho - Ban phòng - Chị P tự biết báo Ngày chị P một số địa chống bạo lực cho các cơ quan 23/7/2018 chỉ tin cậy mà chị cung cấp một số chức năng khi thấy có thể đến khi địa chỉ đáng tin mình có nguy cơ thấy mình có cậy có thể giúp trở thành nạn nhân nguy cơ bị bạo chị trong việc của bạo lực gia lực phòng tránh bạo đình. lực như: Hội phụ nữ, đoàn thanh niên, công an, chính quyền địa phương. Trước mắt họ sẽ giúp chị trong việc giảm thiểu việc chồng chị có thể gây ra bạo lực cho chị. Thứ 2 - Chị P - Chị P nắm được - Ban phòng - Chị P hiểu được TUẦN II Ngày Luật phòng chống chống bạo lực gia quyền và trách 30/7/2018 bạo lực gia đình đình cung cấp nhiệm của mình có và luật Bình đẳng một số điều qui định trong luật. giới. khoản qui định VD: điều 4, điều quyền và trách 5 trong chương I nhiệm của nạn 17
  18. có qui định rõ nhân bị bạo lực quyền và trách gia đình. nhiệm của người chịu bạo lực cũng như người gây ra bạo lực. - Từ đó hiểu rõ quyền và trách nhiệm của nạn nhân bị bạo lực gia đình là gì? Thứ 4 - Anh T - Tìm được sự - Ban chỉ đạo - Anh T đồng ý Ngày (người gây hợp tác từ chính phòng chống bạo hợp tác với Ban chỉ 01/8/2018 ra bạo lực) người gây ra bạo lực có buổi trao đạo phòng, chống lực đổi với anh T. Từ bạo lực. Đồng thời đó biết được Ban chỉ đạo phòng, nguyên nhân chống bạo lực biết chính dẫn đến được nguyên nhân hành động đánh dẫn đến hành vi vợ của anh đánh vợ của anh. Thứ 6 - Anh T - Thay đổi nhận - Ban chỉ đạo - Hiểu được việc Ngày (người gây thức sai lệch của phòng, chống bạo không sinh được lực cung cấp con trai không phải 3/8/2018 ra bạo lực) anh thông tin cho do lỗi của vợ. người gây ra bạo lực: Việc sinh con trai hay con gái là do người đàn ông quyết định chứ không phải là do phụ nữ TUẦN Thứ 4 - Anh T - Thay đổi hành - Ban chỉ đạo - Hiểu được mình III Ngày (người gây vi sai lệch của phòng, chống bạo đang vi phạm pháp 22/8/2018 ra bạo lực) anh T lực gia đình bằng luật và ngừng ngay việc sử dụng kĩ hành vi đánh vợ. năng đặt câu hỏi: Anh có biết việc anh thường xuyên say xỉn và đánh mắng vợ là đang vi phạm vào luật phòng chống bạo 18
  19. lực gia đình và Bình đẳng giới không? - Ban chỉ đạo phòng, chống bạo - Hiểu được luật - Giúp anh T hiểu lực cung cấp cho phòng chống bạo được một số điều anh T một số điều lực gia đình. khoản qui định khoản về luật trách nhiệm của phòng chống bạo người gây ra bạo lực gia đình lực. VD: Điều 4 trong chương I có ghi rõ trách nhiệm của người gây ra bạo lực. Từ đó sống và làm việc theo pháp luật qui định Thứ 5 - Ông bà - Thay đổi nhận - Ban chỉ đạo - Hiểu được hành Ngày Q,H (người thức sai lầm của phòng, chống bạo vi của mình là sai gián tiếp Ông bà Q,H lực chỉ ra cho 23/8/2018 trái và nhận thức gây ra bạo Ông bà Q,H chính lực đối với hành động thúc của mình là sai con dâu) ép của bà đối với lầm. Từ đó sửa đổi con đẻ và con hành vi và nhận dâu. Nó là nguyên thức từ Ông bà nhân gián tiếp gây ra bạo lực gia Q,H đình. Việc con dâu Ông bà không sinh được con trai không phải lỗi của con dâu mà do con trai ông bà. Vì con trai mới là nhân tố quyết định giới tính của 19
  20. thai nhi. - Ban chỉ đạo phòng, chống bạo lực cung cấp cho Ông bà một số điều luật trong Phòng chống bạo lực gia đình và Bình đẳng giới. Thứ 6 - Các tổ - Tăng cường các - Mở các khóa tập - Các tổ chức đoàn Ngày chức đoàn kĩ năng cho các tổ huấn, đẩy mạnh thể đã có được 24/8/2018 thể: Hội chức đoàn thể trò chơi đóng vai những kĩ năng nhất phụ nữ, trong việc can để xử lý các tình định trong việc can đoàn thanh thiệp giải quyết huống gây ra bạo thiệp giúp đỡ niên, chính các trường hợp bị lực gia đình cho người chịu bạo lực quyền địa bạo lực gia đình. các tổ chức đoàn trong gia đình. phương thể. Từ đó, họ sẽ học hỏi được các kĩ năng can thiệp. Ban chỉ đạo phòng, chống bạo - Đẩy mạnh công lực chỉ ra cho các tác tuyên truyền tổ chức đoàn thể - Trong thôn công để đưa Luật các phương tiện tác tuyên truyền đã phòng chống bạo giúp ích cho công mang được hiệu lực gia đình và tác đưa luật đến quả nhất định như: bất bình đẳng giới người dân như: mọi người đều biết đến với người dân Loa truyền thanh đến Luật phòng thôn, tờ rơi, trò chống bạo lực chơi trong gia đình và luật bình đẳng giới. 20
  21. PHẦN III. KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1. Kiến nghị Đối với các cơ quan Trung ương: Cần nâng cao nhận thức về giới, bình đẳng giới cho người dân cả nam và nữ đều nhận thức được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong xã hội. Cũng qua đó nâng cao nhận thức của người dân để họ không coi bạo lực gia đình là chuyện riêng của các gia đình hay là vấn đề cá nhân mà phải nhận thức là vấn đề xã hội cần giải quyết nó bằng các chính sách và luật pháp thích hợp. Đối với các cơ quan địa phương thì các cơ quan tư pháp, các tổ chức Hội liên hiệp phụ nữ cơ sở cần tăng cường giáo dục pháp luật cho hội viên phụ nữ và mọi tầng lớp nhân dân. Trợ giúp pháp lý tuyên truyền pháp luật, tư vấn cho phụ nữ. Chính quyền địa phương nơi người dân sinh sống cần được trang bị các kỹ năng làm việc cụ thể khi có bạo lực xảy ra, bao gồm các công tác cứu giúp nạn nhân và con cái họ, giáo dục trừng trị kẻ phạm tội, nhanh chóng ổn định trật tự an ninh xã hội. Xây dựng quỹ phòng chống bạo lực gia đình tại các địa phương là rất cần thiết để các chương trình phòng chống bạo lực gia đình có thể triển khai và đạt hiệu quả trong thực tiễn. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động trong nhân dân và sự phối kết hợp của các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Tổ chức tuyên dương những cá nhân, nhóm đã góp phần tích cực vào công tác phòng, chống bạo lực gia đình. Xử lý nghiêm minh những hành vi gây ra bạo lực và che dấu bạo lực. 2. Kết luận Qua việc phân tích tình huống trên giúp chúng ta nhận thấy được thực trạng vi phạm chính sách phòng, chống bạo lực gia đình mà gia đình anh T là điển hình. Để công tác phòng, chống bạo lực gia đình đạt hiệu quả, chính quyền địa phương phải phối kết hợp với các ban, ngành đoàn thể tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân để mọi người dân đều hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình trong công tác phòng, chống bạo lực. Đồng 21
  22. thời kết hợp với biện pháp tuyên truyền là biện pháp xử lý vi phạm hành chính trong công tác phòng, chống bạo lực. Để khi đánh vào lợi ích thì mọi người dân mới sợ và chấp hành theo pháp luật. Làm được điều trên là góp phần quan trọng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và huyện Ý Yên nói chung. 22
  23. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Luật Hôn nhân và gia đình số 22/2000/QH10 ngày 09 tháng 6 năm 2000; 2. Nghị định số 87/2001/NĐ – CP ngày 21 tháng 11 năm 2001 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình; 3. Luật Bình đẳng giới số 73/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc Hội; 4. Luật phòng, chống Bạo lực gia đình số 02/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007; 5. Nghị định 110/2009/NĐ – CP ngày 10 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. 23