Khóa luận Quá trình chuyển biến tư tưởng Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911-1930

pdf 68 trang thiennha21 15/04/2022 3080
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Quá trình chuyển biến tư tưởng Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911-1930", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_qua_trinh_chuyen_bien_tu_tuong_nguyen_ai_quoc_giai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Quá trình chuyển biến tư tưởng Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911-1930

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC Ngô Thị Tuyết Nhung QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TƢ TƢỞNG NGUYỄN ÁI QUỐC GIAI ĐOẠN 1911-1930 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X HÀ NỘI - 2020
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐHQGHN KHOA TRIẾT HỌC Ngô Thị Tuyết Nhung QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN TƢ TƢỞNG NGUYỄN ÁI QUỐC GIAI ĐOẠN 1911-1930 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TRIẾT HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Khóa học: QH-2016-X HÀ NỘI - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu “Quá trình chuyển biến tư tưởng Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911-1930” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các quan điểm, dẫn chứng nêu trong luận văn là quan điểm cá nhân, có sự tham khảo, sưu tầm và sự kế thừa những nghiên cứu của các tác giả đi trước. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Người cam đoan Ngô Thị Tuyết Nhung
  4. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cảm ơn sự dạy dỗ nhiệt tình của các thầy cô trong khoa Triết học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội trong suốt thời gian em học tại khoa, trường. Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Ngoài ra, em xin gửi lời cảm ơn tới những cá nhân cũng như tổ chức đã tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ em trong suốt quá trình làm khóa luận. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS Trần Thị Hạnh đã giúp đỡ và hướng dẫn em rất tận tình trong quá trình thực hiện và hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn khóa luận sẽ không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô cùng toàn thể các bạn sinh viên để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2020 Ngô Thị Tuyết Nhung
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 3 1.Lý do chọn đề tài 3 2. Tình hình nghiên cứu 4 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 6 6. Đóng góp của khóa luận 6 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6 8. Kết cấu khóa luận 6 NỘI DUNG 7 CHƢƠNG I: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ CHUYỂN BIẾN TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC GIAI ĐOẠN 1911-1930 7 1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội thế giới và Việt Nam đầu thế kỷ XX 7 1.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị thế giới đầu thế kỷ XX 7 1.1.2. Chuyển biến chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam 8 1.1.3. Khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam đầu thế kỷ XX10 1.2. Tiền đề cho sự ra đời và chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911-1930 11 1.2.1. Quan niệm dân tộc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam 11 1.2.2. Quan điểm về giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới của chủ nghĩa Mác Lênin 14 1.3. Nguyễn Ái Quốc và một số tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911-1930 19 1.3.1. Nguyễn Tất Thành đi tìm đường cứu nước 19 1.3.2. Nguyễn Ái Quốc tiếp cận chủ nghĩa Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản 21 Kết luận chƣơng 1 31 1
  6. CHƢƠNG II: SỰ CHUYỂN BIẾN TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC GIAI ĐOẠN 1911-1930 VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG 33 2.1. Sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về dân tộc thuộc địa 33 2.1.1. Tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về quan niệm “dân tộc thuộc địa” 33 2.1.2. Tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về mối quan hệ giữa “người bản xứ” và “người thực dân” 41 2.2. Sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về cách mạng giải phóng dân tộc 47 2.2.1. Nguyễn Ái Quốc xem xét vấn đề cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ với cách mạng thế giới. 49 2.2.2. Nội dung tư tưởng về mục tiêu, tính chất và các yếu tố của cách mạng Việt Nam 52 2.3. Giá trị của quá trình chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911-1930 đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam 56 Kết luận chƣơng II 59 KẾT LUẬN 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 2
  7. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tư tưởng Nguyễn Ái Quốc là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại. Lịch sử tư tưởng Nguyễn Ái Quốc đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử tư tưởng dân tộc nói chung và lịch sử tư tưởng nhân loại nói riêng. Do vậy, nghiên cứu lịch sử tư tưởng Nguyễn Ái Quốc luôn là hướng nghiên cứu quan trọng của khoa học xã hội nước ta, đáp ứng thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước. Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về tư tưởng Nguyễn Ái Quốc, tuy nhiên nghiên cứu về quá trình chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1911 – 1930 ở nước ta vẫn còn khá mới mẻ. Đây không chỉ là đối tượng của triết học, mà còn là đối tượng nghiên cứu của các chuyên ngành khoa học xã hội khác như chính trị học, sử học. Điều này đã tạo nên tính cấp thiết và tính hấp dẫn của việc nghiên cứu. Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911 – 1930 là sự phản ánh tồn tại xã hội Việt Nam thời kỳ đó, đồng thời nó cũng là kết quả của logic phát triển của lịch sử tư tưởng nước ta, là động lực phát triển cho lịch sử tư tưởng giai đoạn tiếp theo. Giai đoạn 1911 – 1930 là thời kỳ có sự chuyển biến rõ rệt trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc về vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng giải phóng dân tộc. Nó thể hiện logic phát triển của lịch sử tư tưởng Nguyễn Ái Quốc nói riêng, lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, lịch sử xã hội. Quá trình chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái 3
  8. Quốc trong giai đoạn này có vai trò quan trọng trong hoạt động cách mạng của nước ta. Nghiên cứu về quá trình chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911 - 1930 không chỉ góp phần làm sáng tỏ quan niệm của Nguyễn Ái Quốc về vấn đề dân tộc, độc lập dân tộc, mà còn góp phần làm rõ vai trò, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của tư tưởng Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng và hoạt động của Đảng, nhà nước ta hiện nay. Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn Quá trình chuyển biến tƣ tƣởng của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911 - 1930 làm đề tài cho khóa luận của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về tư tưởng Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911 - 1930 đã có nhiều công trình thuộc các ngành như chính trị học, triết học, Thứ nhất, các chuyên khảo lịch sử, các tác phẩm viết về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, như: “Chủ tịch Nguyễn Ái Quốc – tiểu sử và sự nghiệp” của Ban chấp hành Trung ương Đảng, “Trần Dân Tiên – Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch”, công trình “Nguyễn Ái Quốc tiểu sử”, đề tài mang mã số KX.02.11 thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX.02 giai đoạn 1991- 1995. “Hội thảo quốc tế về chủ tịch Nguyễn Ái Quốc – Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa lớn” nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh chủ tịch Nguyễn Ái Quốc (1890-1990). Ngoài ra còn có các báo cáo tại hội thảo nghiên cứu về thân thế, sự nghiệp, con người, những cống hiến nhiều mặt của Nguyễn Ái Quốc, “Nguyễn Ái Quốc – Một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp” (trích trong “Nguyễn Ái Quốc – Tinh hoa và khí phách của dân tộc của Phạm Văn Đồng), tác phẩm giới thiệu một cách cô đọng cuộc đời hoạt động, sự nghiệp những cống hiến của Nguyễn Ái Quốc đối với dân tộc, nhân loại, “Chiến sĩ quốc tế Nguyễn Ái Quốc – Hoạt động thực tiễn và lý luận” của Phan Ngọc Liên. 4
  9. Thứ hai, các tiểu luận tư tưởng Nguyễn Ái Quốc: tác phẩm “Sự hình thành về cơ bản tư tưởng Nguyễn Ái Quốc” của Trần Văn Giàu đã phân tích sâu nguồn gốc, cơ sở hình thành tư tưởng Nguyễn Ái Quốc, “Tư tưởng Nguyễn Ái Quốc và con đường cách mạng Việt Nam” đề tài mang mã số KX.02.01 thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX.02 giai đoạn 1991-1995. Công trình trình bày những vấn đề lý luận cơ bản tư tưởng Nguyễn Ái Quốc về con đường cách mạng Việt Nam, làm rõ những đóng góp về quá trình hình thành, phát triển của tư tưởng Nguyễn Ái Quốc và những luận điểm sáng tạo lớn của Nguyễn Ái Quốc về đường lối, phương pháp, chiến lược, sách lược, tổ chức các lực lượng cách mạng, tư tưởng quân sự, tư tưởng nhân văn, đạo đức, văn hóa Nguyễn Ái Quốc. Trong “Nguyễn Ái Quốc nhà tư tưởng lỗi lạc”, tác giả Song Thành tập trung làm rõ quan niệm và tiêu chí để xem xét một nhà tư tưởng, những tiền đề lý luận và thực tiễn 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu: 3.1. Mục đích của khóa luận Khóa luận phân tích và làm rõ sự chuyển biến trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911 – 1930, từ đó đưa ra nhận xét về giá trị ý nghĩa đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam nói chung và sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói riêng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Phân tích bối cảnh và những tiền đề hình thành tư tưởng Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911 – 1930 - Phân tích sự chuyển biến tư tưởng Nguyễn Ái Quốc trong giai đoạn 1911 – 1930 về hai nội dung chính: vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng giải phóng dân tộc 5
  10. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Quá trình chuyển biến tư tưởng Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911 - 1930 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sự chuyển biến tư tưởng trong giai đoạn 1911 – 1930 của Nguyễn Ái Quốc thông qua một số tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc trong Hồ Chí Minh toàn tập tập I, tập II và tập III (Hồ Chí Minh (2000), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội). 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Khóa luận được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mac – Lênin, đồng thời dựa trên những nghiên cứu đi trước có liên quan đến nội dung đề tài. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau, phương pháp nghiên cứu văn bản học, phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp lịch sử - cụ thể. 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận phân tích, chỉ ra sự chuyển biến những nội dung cơ bản trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911 – 1930 thông qua Hồ Chí Minh toàn tập, qua đó góp phần khẳng định giá trị của tư tưởng Nguyễn Ái Quốc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Nguyễn Ái Quốc và cho những ai quan tâm đến vấn đề nghiên cứu. 8. Kết cấu khóa luận Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, phần Nội dung của bài nghiên cứu được kết cấu thành 2 chương, 6 tiết. 6
  11. NỘI DUNG CHƢƠNG I: ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ CHO SỰ CHUYỂN BIẾN TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC GIAI ĐOẠN 1911-1930 1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội thế giới và Việt Nam đầu thế kỷ XX 1.1.1. Điều kiện kinh tế, chính trị thế giới đầu thế kỷ XX Về kinh tế, cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền sang chủ nghĩa tư bản cạnh tranh, đế quốc, tiêu biểu là Anh, Pháp, Đức, Mỹ. Từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, các nước phương tây đã tăng cường tiến hành các cuộc xâm lược thuộc địa và “miếng bánh thế giới đã bị phân chia xong”. Sự xâm lược thuộc địa của các nước tư bản đã làm nảy sinh mây thuẫn dân tộc giữa dân tộc áp bức và dân tộc bị áp bức. Bên cạnh đó, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, văn hóa, tư tưởng của các quốc gia phương Tây đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, cũng dẫn đến những tác động tiêu cực. Đồng thời, nó không thể biện hộ cho bản chất bóc lột và xâm lược của chủ nghĩa đế quốc. Các quốc gia phương Đông trực tiếp chịu sự đe dọa và xâm lược của các nước đế quốc phương Tây. Một số quốc gia chịu sự ảnh hưởng của mô hình nhà nước tập quyền chuyên chế của nền văn minh Trung Hoa như Triết Tiên, Nhật bản, Việt Nam đã phát triển đến đỉnh cao với các hình thức khác nhau và dần rơi vào bế tắc, khủng hoảng. Ở các nước phương Đông, mô hình kinh tế dựa trên nền nông nghiệp lúa nước theo phương thức tổ chức sản xuất dựa trên sự kết hợp giữa đơn vị kinh tế hộ gia đình và cộng đồng công xã nông thôn. Mặc dù thủ công nghiệp và thương nghiệp ra đời sớm và phát triển, tuy nhiên nó không tạo sự thay đổi mô hình phát triển, bởi bị cản trở do các chính sách của nhà 7
  12. nước phong kiến như “trọng nông ức thương”, “nông vi bản, thương vi mạt”, “bế quan tỏa cảng”. Cơ cấu xã hội điển hình của các quốc gia phương Đông gồm các giai cấp, tầng lớp: vua chúa, quý tộc, quan lại, nông dân, nông nô, trí thức chủ yếu là nho sĩ, cao tăng, thiển sư, thợ thủ công, thương nhân. Sự xâm lược của các nước phương Tây đã khiến các quốc gia phương Đông có nhiều thay đổi và dần tạo ra những mầm mống của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mầm mống của một cơ cấu xã hội mới, kiến trúc thượng tầng mới. 1.1.2. Chuyển biến chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam Nửa cuối thế kỷ XIX, nước Pháp nhanh chóng bước vào giai đoạn phát triển chủ nghĩa đế quốc và thành công trong việc hình thành một hệ thống thuộc địa lớn thứ hai sau Anh. Trong 25 năm từ 1858 đến 1883, Pháp xâm lược Việt Nam và bắt tay vào khai thác thuộc địa với mục đích tối cao là biến Đông Dương thành thuộc địa khai khẩn trọng yếu, mang lại lợi nhuận cao nhất cho chính quốc. Trong quá trình xâm lược, Pháp sử dụng nhiều chính sách trong đó có “chia để trị”. Việt Nam bị chia cắt thành ba kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau: Bắc Kỳ và Trung Kỳ là hai xứ bảo hộ về hình thức vẫn còn giữ lại chính quyền phong kiến, Nam Kỳ là đất thuộc địa hoàn toàn do Pháp nắm quyền cũng Lào và Campuchia. Hệ thống chính quyền dưới tỉnh là phủ, huyện, xã trên lãnh thổ Việt Nam đề do người Việt quản lý, với các chức tri phut, tri huyện, tri châu, chánh tổng, xã trưởng, lý trưởng. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), với tư cách là một nước thắng trận, Pháp ra sức khai thác thuộc địa, chủ yếu ở Đông Dương và Châu Phi. Pháp chủ trương tiếp tục sử dụng giai cấp địa chủ và tay sai người Việt vào cai trị. Các chính sách của Pháp nhằm lôi kéo một bộ phận nhỏ trong giới thượng lưu người Việt Nam gồm một số nhà tư sản và địa 8
  13. chủ lớn vì quyền lợi cá nhân đứng về phía Pháp để chống lại nhân dân ta, làm cho tình hình chính trị và sự phân hóa trong xã hội ở Việt Nam càng thêm gay gắt. Nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu thời phong kiến của Việt Nam dưới sự tác động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa do Pháp áp đặt vào dần chuyển sang nền kinh tế thuộc địa – tư bản chủ nghĩa, có sự phát triển nhanh chóng và tạo ra một cơ cấu kinh tế mất cân đối dẫn đến sự phân hóa không triệt để của cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội. Từ cuối thế kỷ XIX, xã hội Việt Nam xuất hiện một bộ phận tư sản, quan cai trị người Pháp. Kết cấu xã hội Việt Nam theo tứ dân: sĩ, nông, công, thương bị xóa bỏ, thay vào đó là sự phân chia giai cấp dựa vào quyền lợi kinh tế và quan hệ dựa trên kiến trúc thượng tầng theo phương Tây, gốm các giai cấp cơ bản: giai cấp địa chủ phong kiến, giai cấp nông dân, giai cấp công nhân, giai cấp tư sản, tiểu tư sản. Đầu thế kỷ XX, hệ thống giáo dục Việt Nam tồn tại ba hình thức khác nhau tương ứng với Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ. Ở Nam Kỳ, chữ Hán hầu như bãi bỏ, đa số các tổng xã đều có trường tiểu học Pháp – Việt dạy chữ Pháp và chữ Quốc ngữ. Ở Bắc Kỳ và nhất là Trung Kỳ, các trường lớp dạy chữ Hán vẫn tồn tại khắp nơi, trường dạy chữ Pháp và chữ quốc ngữ rất ít. Do ba chế dộ giáo dục khác nhau khiến người Pháp gặp khó khăn trong việc thống nhất chính sách cai trị nên Pháp đã thực hiện các cuộc cải cách giáo dục. Năm 1906, cải cách giáo dục lần thứ nhất do toàn quyền P.Beau khởi xướng và chỉ đạo, giáo dục Pháp – Việt và giáo dục Nho giáo cùng tồn tại. Cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai được chính quyền thuộc địa tiến hành từ năm 1917 đến năm 1929 với mục đích xóa bỏ nền giáo dục Nho giáo, xác lập và củng cố nền giáo dục Việt Nam do người Pháp thóng nhất, tổ chức và nhằm phục vụ mục đích nô dịch của người Pháp. 9
  14. Văn hóa, nghệ thuật, các trào lưu tư tưởng, thành tựu khoa học và kỹ thuật phương Tây du nhập vào Việt Nam thông qua sách báo trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy và tăng cường mối quan hệ tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Á – Âu, Đông – Tây, có sự giao thoa, đan xen và tồn tại đồng thời giữa những yếu tố văn hóa truyền thống và văn hóa ngoại lai. Hoạt động báo chí, văn hóa, các cơ sở sản xuất, mua bán tài liệu, sách báo phát triển và phổ biễn trên cả nước. Nhiều ấn phẩm văn hóa tiến bộ đã góp phần phản ánh được nguyện vọng tự do, dân chủ, nhân đạo, yêu nước của nhân dân, được đông đảo thanh niên hưởng ứng. trở thành động lực quan trọng của cao trào đấu tranh đòi tự do dân chủ những năm 20 – 30 của thế kỷ XX. 1.1.3. Khủng hoảng về đƣờng lối cứu nƣớc ở Việt Nam đầu thế kỷ XX Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào yêu nước đã nổ ra nhưng không mang lại kết quả. Năm 1885, phong trào Cần Vương do vua Hàm Nghi khởi xướng được sự hưởng ứng của cả ba miền đất nước, sỹ phu khắp nơi nổi dậy giúp vua chống Pháp nhằm khôi phục lại nền độc lập. Trong đó, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng. Khởi nghĩa Phan Đình Phùng kéo dài 10 năm nhưng cuối cùng cũng đi đến thất bại. Khởi nghĩa Hương Khê 1896 thất bại đã kết thúc giai đoạn cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến. Trào lưu dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX nước ta chịu ảnh hưởng của phong trào vận động cải cách duy tân của thế giới và khu vực, lãnh đạo là một bộ phận tiểu tư sản yêu nước, trí thức tiến bộ. Phan Bội Châu chủ trương chống đế quốc, giành độc lập dân tộc mà trước mắt là mục tiêu chống phong kiến. Ông khởi xướng phong trào Đông Du, chủ trương dựa vào nhật, cầu viện Nhật để chống thực dân Pháp. Trái với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh chủ trương chống đế quốc, giành tự do, dân chủ bằng phương pháp ôn hòa, dựa vào Pháp để chống phong kiến. Các phong trào duy tân do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp khởi 10
  15. xướng nhằm đổi mới chính trị và văn hóa đất nước để đi tới độc lập tự chủ. Phong trào này chủ trương “ỷ Pháp, cầu tiến bộ”, dựa vào sự giúp đỡ của đế quốc Pháp nhằm thực hiện “dân quyền”, “dân chủ” ở nước ta. Phương pháp tiến hành cách mạng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh lãnh đạo đã phân hóa phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản ở Việt Nam thành hai xu hướng: bạo động mang tính chất truyền thống và cải cách tư sản mới mẻ. Trên cơ sở đó, nhiều phong trào cứu nước mang sắc thái, hình thức hoạt động đa dạng nổ ra, tiêu biểu là phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục do Lương Văn Can và Nguyễn Quyền khởi xướng với mục tiêu truyền bá nền văn hóa mới để thực hiện chủ nghĩa yêu nước mới. Tuy nhiên các phong trào này đều lần lượt đi đến thất bại. Có thể thấy, tuy các phong trào yêu nước có xu hướng tư sản đều bộc lộ những hạn chế, sự bế tắc, không phát triển được và đi đến thất bại, nhưng chúng đã góp phần cổ vũ, thức tỉnh tinh thần yêu nước trong nhân dân, nhất là thanh niên, trí thức, học sinh. Như vậy, đầu thế kỷ XX, Việt Nam đứng trước sự khủng hoảng trầm trọng về đường lối cứu nước, các phong trào yêu nước đều thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo, tập hợp, thiếu lý luận tiên tiến dẫn đường. Do vậy, cần một lý luận mới, một bộ phận lãnh đạo có thể giải quyết được các vấn đề trước mắt và lâu dài. Những đặc điểm và chuyển biến trong chính trị, kinh tế, văn hóa, tư tưởng ở Việt Nam và thế giới là những điều kiện khách quan cho sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911-1930. 1.2. Tiền đề cho sự ra đời và chuyển biến tƣ tƣởng của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911-1930 1.2.1. Quan niệm dân tộc trong lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam Thời phong kiến, dân được hiểu theo nghĩa thường dân. Ý thức dân tộc đã thể hiện rõ trong lịch sử của dân tộc Việt Nam từ thời Lý Bí khi 11
  16. xưng đế và đặt tên nước là “Vạn Xuân” vào thế kỷ thứ VI. Thời kỳ này đã có sự giác ngộ về chủ quyền đất nước, ý thức về quyền được sống trong độc lập, tự do, sự đòi hỏi được phát huy tài năng của những người có tài, có đức và nói chung của người dân đất Việt. Bước sang giai đoạn phục hưng ban đầu của tư tưởng – văn hóa dân tộc, vào năm 1010, “Chiếu dời đô” của Lý Công Uẩn được công bố đã một lần nữa phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt. Dân tộc đã được Lý Công Uẩn với tư cách là một quốc gia độc lập có quốc hiệu, niên hiệu và kinh đô riêng. Kinh đô, như sự lý giải của Lý Công Uẩn, gắn liền với sự hung vong của một triều đại, một dân tộc, một đất nước. Một triều đại muốn mưu toan nghiệp lớn, một quốc gia muốn cường thịnh, bền vững, trường tồn cần phải có một kinh đô đủ tư cách là đầu mối giao thông, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa để “làm kế cho con cháu muôn vạn đời”. Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai, quan niệm dân tộc được thể hiện đầy đủ và rõ ràng hơn qua bài thơ Nam quốc sơn hà được Lý Thường Kiệt, tổng chỉ huy quân đội nhà Lý truyền bá rộng rãi nhằm khích lệ tinh thần chiến đấu của quân lính. “Nam quốc sơn hà Nam quốc sơn hà Nam đế cư, Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm? Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.”[8,321] Nam quốc sơn hà được coi là Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng chủ đạo và xuyên suốt bài thơ là sự khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam. So với giai đoạn trước, ở đây, khái niệm dân tộc đã được phát triển hơn, dân tộc gắn liền với chủ quyền. Trong điều 12
  17. kiện xã hội phong kiến phương Đông, chủ quyền của vua chính là chủ quyền dân tộc. Bài thơ như một lời tuyên bố đanh thép, phản bác lại tư tưởng sai trái của các triều đình phong kiến Trung Hoa chỉ coi Việt Nam là một bộ phận, những quận, huyện của Trung Quốc và khẳng định chủ quyền của dân tộc Việt Nam, nước Việt Nam tương đương và ngang hàng với Trung Hoa. Trong Hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn gắn quốc gia, dân tộc với sự thống nhất về mặt lợi ích: thái ấp, bổng lộc, gia quyến, xã tắc. Ông đã cảnh báo binh lính, nếu để mất nước thì “chẳng những thái ấp của ta không còn mà bổng lộc các ngươi cũng thuộc về tay kẻ khác, chẳng những gia quyến của ta bị đuổi mà vợ con các ngươi cũng bị kẻ khác bắt đi, chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào, chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận.” Nửa đầu thế kỷ XV, Nguyễn Trãi đã đưa ra tư duy sâu hơn, phát triển hơn về quốc gia, dân tộc Đại Việt trong Bình Ngô đại cáo. “Xét như nước Đại Việt ta, Thật là một nước văn hiến. Bờ cõi núi sông đã riêng. Phong tục Bắc Nam cũng khác. Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần nối đời dựng nước, Cùng Hán, Đường, Tống, nguyên đều chủ một phương. Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Mà hào kiệt không bao giờ thiếu”.[8,63] 13
  18. Tương tự như các tác phẩm khác, Bình Ngô đại cáo không cho thấy định nghĩa cụ thể của Nguyễn Trãi về dân tộc. Tuy nhiên, qua nội dung và cách thức trình bày của ông, quan niệm về quốc gia, dân tộc, về các yếu tố tạo thành quốc gia dân tộc được thể hiện rõ rệt. Quốc gia dân tộc bao gồm các yếu tố, đó là: lãnh thổ (song núi, bờ cõi), văn hóa (văn hiến), phong tục và lịch sử. Bước sang thế kỷ XX, thay thế quan niệm thần dân trong chế độ phong kiến, quan niệm về dân có một bước tiến quan trọng. Phan Bội Châu nhận thức vai trò của người dân với tư cách là người quốc dân, là người chủ của đất nước “dân là dân nước, nước là nước dân”. Tuy nhiên, quan niệm quốc dân chưa đạt tới quan niệm công dân, người dân chưa được coi như một chủ thể thực sự của xã hội có quyền tự do, có quyền sở hữu và có quyền mưu cầu hạnh phúc của tư tưởng tư sản. Tương tự như Phan Bội Châu, theo Phan Châu Trinh, người dân là người quốc dân, là người dân của đất nước, vì thế, phải có trách nhiệm với non sông đất nước. 1.2.2. Quan điểm về giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới của chủ nghĩa Mác Lênin Nguyễn Ái Quốc từng khẳng định chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa Người đến với V.I.Lênin và tin theo quốc tế III. Người tìm thấy trong “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin “cái cần thiết cho chúng ta”, “con đường giải phóng chúng ta”. Lý luận của V.I.Lênin là sự vận dụng sáng tạo lý luận của C.Mác và Ph.Ăngghen vào điều kiện cụ thể và nâng lý luận ấy lên một tầm cao mới. C.Mác đã nói tới phương thức tồn tại của con người với tư cách là toàn bộ hoạt động cải tạo thế giới vật chất của con người, hoạt động sản xuất của con người. Mác chỉ ra hình thức cộng đồng người đầu tiên trong lịch sử loài người là thị tộc(chỉ có khoảng vài trăm người có cùng huyết thống), tiếp theo là bộ lạc (được hình thành từ nhiều thị tộc có quan hệ 14
  19. huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân liên kết), sau nữa là bộ tộc(liên kết nhiều bộ lạc trên cùng một vùng lãnh thổ), cuối cùng là dân tộc(cộng đồng dân cư được hình thành từ một bộ tộc hoặc từ sự liên kết nhiều bộ tộc trên một vùng lãnh thổ). C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh, rằng tác nhân cơ bản dẫn tới việc chuyển từ hình thức cộng đồng người từ thị tộc sang dân tộc là tác nhân kinh tế và dân tộc điển hình là dân tộc tư sản. Dân tộc này bao gồm các giai cấp, tầng lớp khác nhau, trong đó tư sản và vô sản đối lập nhau về địa vị kinh tế, song lại có quan hệ chặt chẽ trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa. C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ ra khi chủ nghĩa tư bản trở thành thống trị, “nó buộc tất cả các dân tộc phải thực hành phương thức sản xuất tư sản, nếu không sẽ bị tiêu diệt, nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư sản”[12,601]. Bằng sức mạnh của mình, “nó đã bắt những dân tộc nông dân phải phụ thuộc vào những dân tộc tư sản, bắt phương Đông phải phụ thuộc vào phương Tây”[12,602]. Qua sự phân tích của mình, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ ra sự thống trị của giai cấp tư sản với dân tộc và với các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội. Hai ông cho rằng giai cấp vô sản –lực lượng có sứ mệnh thực hiện thành công sự nghiệp giải phóng con người, nhân loại, không thể thờ ơ hoặc đi ngược lại với lợi ích dân tộc mà “giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tư sản hiểu”[12,623-624]. Vì thế, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: “Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc. Đương nhiên là trước hết, giai cấp vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cấp tư sản nước mình đã”[12,624]. Theo 15
  20. đó, với C.Mác và Ph.Ăngghen, việc giải quyết vấn đề giai cấp có ý nghĩa quyết định đối với việc giải quyết vấn đề dân tộc, bởi vì xã hội hiện tại chia thành hai phe lớn thù địch với nhau, hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập nhau: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Mặt khác, khẳng định khi sự đối kháng giữa các giai cấp trong nội bộ dân tộc không còn thì sự thù địch giữa các dân tộc cũng đồng thời mất theo và “trong các cuộc đấu tranh của những người vô sản thuộc các dân tộc khác nhau, họ đặt lên hàng đầu và bảo vệ những lợi ích không phụ thuộc vào dân tộc và chung cho toàn thể giai cấp vô sản”[12,627]. Do vậy, “hãy xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ”[12,627]. Cuối cùng, C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định, rằng trong khi “xã hội không thể nào giải phóng cho mình được, nếu không giải phóng cho mỗi cá nhân riêng biệt”[5,627] thì cách mạng vô sản là con đường duy nhất để xoá bỏ ách áp bức giai cấp, áp bức dân tộc. Để tới được với chủ nghĩa cộng sản, khi thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp vô sản phải liên minh trên phạm vi quốc tế “Vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”. Nó là tiền đề đưa cách mạng vô sản đến thắng lợi trên phạm vi quốc tế để hoàn thành sứ mệnh lịch sử: giải phóng con người. V.I.Lênin là người bảo vệ thành công, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác lên một tầm cao mới. Ông cũng nói đến nhữngvấn đề giải phóng: dân tộc, giai cấp, con người nhưng dựa trên những tiền đề có tính lịch sử, thời đại, V.I.Lênin đã đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá mới về những vấn đề này.Thời đại mà V.I.Lênin sống là thời đại của chủ nghĩa đế quốc –giai đoạn độc quyền của chủ nghĩa tư bản. Các đế quốc tranh giành thuộc địa với mục đích phân chia lại thế giới. Theo V.I.Lênin các quốc gia có một nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa phát triển đều tiến rất nhanh đến việc xâm lược thuộc địa. 16
  21. Vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc để xây dựng quốc gia độc lập của các nước thuộc địa và phụ thuộc cũng trở thành một trong những vấn đề cấp bách của thời đại. Vấn đề dân tộc được V.I.Lênin nói tới trên khía cạnh: dân tộc là quốc gia dân tộc. V.I.Lênin nhận định rằng trong khi thế giới có sự phân chia thành dân tộc bị áp bức và dân tộc đi áp bức, thì phải coi việc đảm bảo quyền dân tộc tự quyết và thành lập các quốc gia độc lập là yêu cầu chính trị trung tâm trong vấn đề dân tộc –thuộc địa. Do vậy, V.I.Lênin khẳng định sự bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc, đồng thời đề cao vấn đề liên hiệp công nhân ở tất cả các dân tộc. Nhận thức rõ cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền và là bạn đồng minh của cách mạng vô sản, V.I.Lênin khẳng định: “Không có sự cố gắng tự nguyện tiến tới sự liên minh và sự thống nhất của giai cấp vô sản, rồi sau nữa, của toàn thể quần chúng cần lao thuộc tất cả các nước và các dân tộc trên toàn thế giới, thì không thể chiến thắng hoàn toàn chủ nghĩa tư bản được”[38,206] và “điều quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa phải là làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản. Bởi vì, chỉ có sự gần gũi ấy mới đảm bảo việc chiến thắng chủ nghĩa tư bản, nếu không có chiến thắng đó thì không thủ tiêu được ách áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng”[38,206-207]. V.I.Lênin đã đánh giá đúng vai trò của cách mạng dân tộc trong thời đại mới. Trong học thuyết về dân tộc và thuộc địa của mình, lần đầu tiên V.I.Lênin nêu bật vai trò to lớn của cách mạng giải phóng dân tộc đối với sự nghiệp giải phóng nhân loại khỏi chủ nghĩa tư bản. V.I.Lênin tiên đoán, rằng: “cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ không phải chỉ là một cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản cách mạng ở từng nước chống lại giai cấp tư sản ở nước mình, không phải thế, đó sẽ là cuộc đấu tranh của tất cả các thuộc địa và những nước bị chủ nghĩa đế quốc áp bức, của tất cả các nước phụ thuộc 17
  22. chống lại chủ nghĩa đế quốc quốc tế”[38,207]. V.I.Lênin đưa ra khẩu hiệu: Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại. Lúc này, chủ nghĩa đế quốc, một mặt tạo ra mâu thuẫn dân tộc sâu sắc, mặt khác, cũng tạo tiền đề để các dân tộc xích lại gần nhau trong khi tại những nước chưa có độc lập thì giaicấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới muốn trở thành giai cấp dân tộc, phải đi đầu trong cách mạng giải phóng dân tộc. Chính trong khi phân tích vấn đề dân tộc, V.I. Lênin cũng đồng thời nói đến vấn đề giải phóng giai cấp. Với V.I.Lênin, giai cấp là những tập đoàn lớn gồm những người khác nhau về địa vị, quan hệ, vai trò của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử. Vì vậy, đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản. Cuộc đấu tranh giai cấp theo nghĩa này mở rộng ra chính là đấu tranh dân tộc, đấu tranh vì bình đẳng thật sự giữa người và người, bởi hiện tại các nước chính quốc, bọn tư sản chính là những người nắm trong tay đặc quyền, đặc lợi trong khi giai cấp vô sản, nhân dân lao động ở các nước thuộc địa lại không có gì cả. Trong quan niệm của V.I.Lênin, vấn đề dân tộc, vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau,bởi cuộc cách mạng dân tộc nào cũng cần có một giai cấp dân tộc lãnh đạo. Mặt khác, dân tộc trong quan niệm của V.I.Lênin hoàn toàn không phải chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, ông đã giải quyết vấn đề dân tộc trên cơ sở gắn nó với giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, từ đó mở rộng phạm vi dân tộc nhỏ bé ở châu Âu thành vấn đề giải phóng, độc lập cho các dân tộc trên thế giới. Vì vậy vậy, những luận điểm của V.I.Lênin về vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người trở nên có ý nghĩa đối với tất cả các dân tộc bị áp bức. 18
  23. Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa củaV.I.Lênin đã góp phần tạo nên sự chuyển biến căn bản trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc, hướng Nguyễn Ái Quốc đi theo con đường của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga. Để sau đó diễn ra bước ngoặt cách mạng trong cuộc đời Nguyễn Ái Quốc khi quyết định tham gia Đại hội Tua, bỏ phiếu cho Quốc tế III, trở thành một trong những người cộng sản. Nguyễn Ái Quốc đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác –Lênin vào điều kiện cụ thể Việt Nam. Theo Nguyễn Ái Quốc, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài cách mạng vô sản. Dựa trên nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Nguyễn Ái Quốc nói chung và về vấn đề dân tộc thuộc địa, cách mạng giải phóng dân tộc được hình thành và phát triển. 1.3. Nguyễn Ái Quốc và một số tác phẩm của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911-1930 1.3.1. Nguyễn Tất Thành đi tìm đường cứu nước Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong gia đình khoa bảng, trong thời điểm có nhiều biến động cả về mặt chính trị, xã hội lẫn các luồng tư tưởng. Ngay từ thuở thiếu niên, Nguyễn Tất Thành đã sớm hiểu biết và rất đau xót trước thống khổ của đồng bào. Năm 1905, khi phong trào Đông Du nổ ra, lúc đó Nguyễn Tất Thành 15 tuổi, được gợi ý nên cùng bạn bè thanh niên đi học bên Nhật. Nhưng, khác với những thanh niên sôi nổi lúc ấy, Nguyễn Tất Thành từ chối. Mặc dù rất khâm phục các cụ Hoàng Hoa Tham, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành hoàn toàn cách làm của họ, vì nhận thấy những sai lầm của họ. Trong “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” của Trần Dân Tiên viết: “Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương. Anh nhận thấy điều đó là sai lầm, chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương. 19
  24. Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đánh đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác nào đuổi hổ cửa trước rước báo cửa sau. Cụ Hoàng Hoa Thám thực tế hơn vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng theo lời người ta kể thì Cụ còn nặng cốt cách phong kiến.”[19,15] Như vậy, Nguyễn Tất Thành thấy rõ những hạn chế của các quan điểm cứu nước đương thời, sự độc lập suy nghĩ đã khiến Nguyễn Tất Thành quyết định lựa chọn một con đường khác, không theo lối mòn. Xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, mang theo vốn hành trang Hán học và Quốc học, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, với mục đích “trở về giúp đồng bào” giải phóng. Nguyễn Tất Thành lựa chọn cách đi tìm đường cứu nước khác với những con đường đương thời: Thứ nhất, lựa chọn tàu buôn làm phương tiện để đi khắp thế giới, từ đó quan sát xã hội, tích lũy kiến thức, giao kết bạn bè. Sau châu Âu, Nguyễn Tất Thành tiếp tục làm công trên các tàu buôn, nhờ tàu buôn mà đi gần khắp các hải cảng châu Âu, cận Đông, châu Phi, châu Mỹ, Đi đến đâu cũng quan sát xã hội và ghi chép những nỗi thống khổ của các dân tộc bị áo bức, của giai cấp bị bóc lột, của người da màu bị khinh miệt và tàn sát, đồng cảm sâu sắc với tâm tư kỳ vọng của những người nô lệ. Đồng thời, kết bạn với những người yêu nước của các thuộc địa, những chiến sĩ đấu tranh chống áp bức dân tộc và chống bóc lột giai cấp. Thứ hai, Nguyễn Tất Thành lựa chọn hòa mình vào cuộc sống của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Đa phần những người lao động công nhân hay nông dân đều muốn cho chính mình hay con cái thoát khỏi kiếp làm lụng, tay chân, cố gắng học hành để làm quan hay trở thành thầy đồ. Tuy nhiên Nguyễn Tất Thành thì khác. Từ một thầy giáo dạy chữ Nho và chữ quốc ngữ trường Dục Thanh, Nguyễn Tất Thành trở thành thủy thủ 20
  25. tàu buôn rồi tiếp tục làm nhiều nghề lao động tay chân khác, khi xúc tuyết, khi bồi bếp, khi rửa ảnh, khi tô, vẽ đồ sứ. Nguyễn Tất Thành đã lựa chọn đặt mình vào đội ngũ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, Điều này đã giúp Nguyến Tất Thành hiểu rõ những vấn đề của phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa. Thứ ba, vừa lao động chân tay để kiếm sống, vừa tích lũy khối lượng kiến thức văn hóa phương Tây. Ngoài thời gian làm tàu, làm bếp, Nguyễn Tất Thành dành thời gian đi thư viện, đi bảo tàng, học tiếng Anh, tiếng Pháp, đọc sách của Dickens, Shakespear, Anatole France, viết kịch, viết báo, truyện ngắn, Nhờ tiếng Anh, tiếng Pháp, Nguyễn Tất Thành thông thạo lịch sử của các dân tộc châu Âu, châu Mỹ, hiểu rõ về các cuộc cách mạng cận đại ở những xứ đó, am hiểu về chế độ xã hội phương tây, nhạy cảm và theo dõi sát mọi tình hình chuyển biến trên thế giới. Nói tóm lại, Nguyễn Tất Thành ra đi không chỉ với lòng yêu nước, thương nòi, mà còn mang theo một hành trang văn hóa Hán học và Quốc học rộng lớn, cùng những kiến thức tiếp thu từ văn hóa phương Tây. Ngoài ra, Nguyễn Tất Thành đã lựa chọn con đường ra đi tìm đường cứu nước với những đặc điểm riêng, không theo lối mòn. Những yếu tố này là điều kiện giúp Nguyễn Tất Thành tiếp thu chủ nghĩa Lênin một cách sâu sắc và vận dụng sáng tạo, độc đáo vào điều kiện cụ thể Việt Nam. 1.3.2. Nguyễn Ái Quốc tiếp cận chủ nghĩa Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản Năm 1917, Nguyễn Ái Quốc từ Luân Đôn trở về Paris vì ở Paris có sự phân hóa chính trị mạnh mẽ, số lượng người Việt Nam và người thuộc địa đông. Theo tác giả J.Lacouture, lúc này “anh đã khám phá ra một nước Pháp mới, hình như khác hẳn với cái nước Pháp đã xâm chiếm quê hương anh. Đây là một quốc gia đang chiến đấu, đang bị đe dọa và có rất nhiều chiều hướng cách mạng sâu sắc, một dân tộc kiêu hãnh và từng khổ đau, có 21
  26. nhiều nét giống nhân dân ở nước anh”[19,39]. Ở Paris, Nguyễn Tất Thành liên lạc càng gần gũi với Phan Chu Trinh, các kiều bào, với những người yêu nước thuộc các dân tộc thuộc địa của Pháp, có mối quan hệ với các đoàn thể nhân dân như Tổng công hội, Hội Nhân quyền.Tiếng vang của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã được Nguyễn Ái Quốc từ Paris chăm chú theo dõi. Từ những năm 1911-1917,trong thời gian sống và hoạt động ở Pháp, đời sống chính trị - xã hội của nước Pháp nói chung, của Đảng Xã hội và công nhân Pháp nói riêng đã tác động mạnh mẽ đến Nguyễn Ái Quốc, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tư tưởng, nhận thức của Người lên một trình độ mới. Nguyễn Ái Quốc đã tự mình rút ra những kết luận quan trọng sau thời gian tìm tòi, khảo sát trước khi gặp được Luận cương của V.I.Lênin: Một là, từ Việt Nam đến các nước thuộc địa khắp thế giới và các nước chính quốc, ở đâu đâu quần chúng lao động cũng sống khổ cực, bị áp bức và bóc lột. Hai là, ở đâu chủ nghĩa tư bản và đế quốc cũng bộc lộ sự tàn bạo và những tội ác dã man. Ở đâu, Người cũng thấy khát vọng đấu tranh giải phóng, đòi quyền làm người của những người lao động nghèo khổ, thấy không thể chỉ dựa vào “yêu sách” để yêu cầu bọn thực dân đế quốc thực hiện công bằng, bình đẳng. Những nhận thức sâu sắc đó làm nảy nở ở Người tư tưởng về sự đoàn kết quốc tế của những người cùng khổ. Ba là, muốn đánh đổ chủ nghĩa tư bản, đế quốc và được giải phóng, các dân tộc phải trông cậy vào lực lượng của bản thân mình. Đoàn kết làm nên sức mạnh. Mặc dù tham gia tích cực vào các hoạt động cách mạng, nhưng Nguyễn Tất Thành vẫn chưa tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, phù hợp với dân tộc mình, phải đợi đến khi được tiếp cận và tiếp thu những tư 22
  27. tưởng cơ bản của V.I.Lênin trong Sơ thảo luận cương, Nguyễn Ái Quốc mới nhận rõ con đường cứu nước, giải phóng dân tộc Việt Nam. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc là thành viên của Đảng Xã hội Pháp. Trả lời lý do lựa chọn tham gia Đảng Xã hội, Nguyễn Ái Quốc nói vì “Hồi đó, nước chúng tôi đang ở dưới ách của thực dân Pháp, chúng tôi bị bóc lọt ghê gớm và khổ sở vô cùng. Tôi biết rất ít về chính trị, nhưng tôi muốn Tổ quốc tôi được giải phóng. Tôi bắt đầu viết và phát những truyền đơn tố cao tội ác của bọn thực dân Pháp. Tôi chưa biết đảng là gì, công đoàn là gì, càng không rõ chủ nghĩa xã hội khác với chủ nghiã cộng sản ở chỗ nào, Nhưng có ông bà trong Đảng Xã hội tỏ ý đồng tình với tôi, vì vậy tôi tham gia Đảng Xã hội”[19,32]. Mặc dù tham gia và là đảng viên hoạt động tích cực trong Đảng Xã hội Pháp, tuy nhiên quan điểm của Nguyễn Ái Quốc có nhiều sự xung đột về vấn đề dân tộc ở thuộc địa với quan điểm của Đảng Xã hội. Mặc dù Đảng Xã hội là một tổ chức dưới cờ chủ nghĩa xã hội, chống chủ nghĩa đế quốc, chống mọi chính sách hà khắc đối với thuộc địa, nhưng cũng như Công đảng ở Anh, đều không có chủ trương giải phóng thuộc địa, trong khi vấn đề trung tâm của Nguyễn Ái Quốc là giải phóng dân tộc, giải phóng thuộc địa. Như vậy, chủ nghĩa yêu nước đưa Nguyễn Ái Quốc vào Đảng xã hội. Tại Hội nghị Versailles tổ chức ở Paris 28/6/1919, thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị bản Yêu sách 8 điểm. Cùng ngày, bản yêu sách đó xuất hiện trên tờ báo Nhân đạo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội Pháp, dưới nhan đề: Quyền của các dân tộc. Bản Yêu sách còn được Nguyễn Ái Quốc dịch ra chữ Hán và chuyển thành một bài diễn ca tiếng quốc ngữ. Nó được in dưới dạng truyền đơn gửi tới các tòa báo, phân phát trong các mít tinh, cuộc họp ở nhiều tỉnh nước Pháp và bí mật gửi về Việt Nam qua con đường thủy thủ và khách về 23
  28. nước. Bản Yêu sách đã đánh dấu một bước ngoặt mới cho phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân An Nam, thức tỉnh những người Việt Nam yêu nước và các lực lượng tiến bộ tại Pháp, mở đầu cho cuộc đấu tranh lâu dài đòi hỏi cải cách dân chủ, để thức tỉnh, tập hợp nhân dân. Với bản yêu sách đó, Nguyễn Ái Quốc đã gây tiếng vang lớn không những trong dư luận xã hội nước Pháp mà còn dội mạnh về nước, tạo nên bước chuyển mới trong phong trào giải phóng dân tộc. Còn đối với bọn thực dân Pháp thì chúng đi từ kinh ngạc đến lồng lộn hò hét cuối cùng ra lệnh điều tra tung tích Nguyễn Ái Quốc và lập cơ quan chuyên trách theo dõi những hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và Việt kiều yêu nước để áp dụng những biện pháp ngăn chặn. Cũng chính chủ nghĩa yêu nước đưa Nguyễn Ái Quốc đến với Lênin, theo Quốc tế cộng sản. Nguyễn Ái Quốc đã khẳng định: “Chính chủ nghĩa yêu nước chớ không phải chủ nghĩa cộng sản đưa tôi theo Lênin, theo Quốc tế thứ ba”[19,37]. Mùa thu năm 1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo (Cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp). Lúc đầu, khi tiếp cận với “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”, Nguyễn Ái Quốc chưa hiểu hết nội dung vì có nhiều từ ngữ chưa biết rõ. Sau khi đã hiểu rõ nội dung và ý nghĩa sâu sắc của nó, Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường giải phóng cho dân tộc mình “Hỡi đồng bào bị đày đọa đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng của chúng ta”[19,32]. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tán thành Quốc tế thứ ba và tin theo Lênin. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, lúc này Đảng Xã hội Pháp đang phân hóa sâu sắc trong việc lựa chọn cương lĩnh chính trị. Một cánh trung thành tiếp tục đi theo khuynh hướng của Quốc tế II bám vào đường lối cải 24
  29. lương chủ nghĩa, một nhóm đi theo Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản được Lênin thành lập) ủng hộ con đường mà cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra, còn một nhóm chính giữa, lưng chừng, bị gọi một cách mỉa mai “quốc tế hai rưỡi”. Khi được hỏi “Theo bên nào”, Nguyễn Ái Quốc đã trả lời “bên nào ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc thuộc địa, thì tất theo bên ấy”[19,32]. Vì Đảng Xã hội lập lờ, còn Đảng Cộng sản kiên quyết ủng hộ, nên Nguyễn Ái Quốc đã lựa chọn đứng về phía Đảng Cộng sản. 22 giờ ngày 29 tháng 12 năm 1920, Đại hội Tua tiến hành bỏ phiếu quyết định việc Đảng ở lại Quốc tế II hay gia nhập Quốc tế III. Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản), tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Sau cuộc bỏ phiếu, nữ đồng chí Rôdơ (Rose) người ghi biên bản tốc ký đại hội, hỏi Nguyễn Ái Quốc: - Tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Quốc tế III? Nguyễn Ái Quốc trả lời: - Tôi hiểu rõ một điều, Quốc tế III rất chú ý đến giải quyết vấn đề giải phóng thuộc địa Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, là tất cả những điều tôi hiểu. Từ giây phút bỏ phiếu ủng hộ Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản. Là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đồng thời Nguyễn Ái Quốc cũng là người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam. Đây là sự kiện đánh dấu bước chuyển căn bản về nhận thức tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc theo đường lối của Quốc tế cộng sản, theo lập trường vô sản, nó có ý nghĩa to lớn: Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới hiện đại, một đại diện của giai cấp công nhân và dân tộc thuộc địa tham gia sáng lập Đảng tiên phong của giai cấp công nhân ở một nước đế quốc lớn đang áp bức dân tộc mình. Việc bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản đánh dấu một bước ngoặt quyết định trong cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Ái Quốc. Người đã xác định 25
  30. con đường cứu nước của Việt Nam phải đi theo đó là con đường cách mạng vô sản. Trong bài phát biểu tại phiên họp thứ 22 Đại hội V Quốc tế Cộng sản (1/7/1924), Nguyễn Ái Quốc viết: “Theo Lênin, cách mạng ở phương Tây muốn thắng lợi thì nó phải liên hệ chặt chẽ với phong trào giải phóng chống chủ nghĩa đế quốc ở các nước thuộc địa và các nước nô dịch và vấn đề dân tộc, như Lênin đã dạy chúng ta, chỉ là một bộ phận của vấn đề chung về cách mạng vô sản và chuyên chính vô sản”.[22,277] Luận cương của Lênin đóng vai trò quan trọng, mang tính quyết định, bước ngoặt đối với quá trình chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về con đường cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Lênin là người đầu tiên đã đặt cơ sở cho một thời đại mới, thật sự cách mạng trong các nước thuộc địa. Lênin là người đầu tiên đã kiên quyết lên án mọi thành kiến đối với nhân dân các nước thuộc địa đã ăn sâu vào tận xương tủy của nhiều công nhân châu Âu và châu Mỹ. Những Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc thuộc địa được Quốc tế cộng sản tán thành đã gây ra một cuộc cách mạng hoàn chỉnh trong tất cả các nước bị áp bức trên thế giới. Đồng chí Lênin là người đầu tiên đã nhấn mạnh và nhận thức hết tầm quan trọng to lớn của việc giải quyết một cách đúng đắn vấn đề thuộc địa với cách mạng thế giới. Trong tất cả các Đại hội của Quốc tế Cộng sản, của Quốc tế Công đoàn, và của Quốc tế Thanh niên cộng sản, vấn đề thuộc địa luôn được đặt lên hàng đầu. Lênin là người đầu tiên đã nhận thức và đánh giá hết tầm quan trọng lớn lao của việc lôi cuốn nhân dân các nước thuộc địa vào phong trào cách mạng. Lênin là người đầu tiên đã nhận thức rằng nếu không có sự tham gia của họ thì không thể có cách mạng và xã hội. . 26
  31. Đối với các dân tộc bị áp bức, bị nô dịch, Lênin đã thể hiện bước ngoặt trong lịch sử đau khổ cuộc đời nô lệ của họ, Lênin đã tượng trưng cho một tương lai sáng lạn.”[23,219-220] Luận cương gồm 12 điểm, là văn kiện trình bày một cách có hệ thống những vấn đề chiến lược của cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa và lệ thuộc trong tình hình thế giới sau Cách mạng tháng Mười thành công, nước Nga Xô viết được thành lập và đứng vững, phong trào cách mạng nhiều nước lên cao. Nội dung luận cương chỉ ra những tư tưởng mới mẻ, có tác động trực tiếp đến cách mạng Việt Nam và quá trình hình thành tư tưởng về con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Thứ nhất, Luận cương thể hiện rõ phương pháp luận duy vật và cái nhìn giai cấp trong phân tích nội bộ dân tộc cũng như quan hệ giữa các dân tộc. Điều này thể hiện qua việc đánh giá đúng tình hình lịch sử cụ thể, trước hết là tình hình kinh tế. Đồng thời, phân biệt rõ lợi ích giữa giai cấp thống trị với giai cấp bị áp bức, bóc lột, phân biệt rõ quyền lợi của dân tộc bị áp bức với quyền lợi của các lượng lượng đi áp bức. Hai yếu tố này đóng vai trò quyết định tới nhận thức về kẻ thủ của cách mạng giải phóng dân tộc và việc tập hợp, tổ chức lực lượng cách mạng. Do đó, tác động trực tiếp đến sự thành bại của cách mạng. Sự thất bại của các phong trào cứu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đều do sự xác định chưa đúng đắn về kẻ thù của cách mạng Việt Nam, bản chất cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, do ảnh hưởng bởi lối tư duy cũ, nên vẫn đồng nhất thực dân Pháp ở thuộc địa với dân tộc Pháp ở chính quốc nói chung, không nhận thức được mối quan hệ giữa thực dân Pháp và nhân dân bản xứ An Nam là mối quan hệ giữa kẻ áp bức và người bị áp bức. Đồng thời, việc không giải quyết đúng đắn vấn đề tổ chức lực lượng cách mạng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thất bại của các phong trào cứu nước. Mặc dù chủ 27
  32. trương bạo động, đoàn kết dân tộc nhưng Phan Bội Châu không đánh giá đúng sức mạnh, khả năng cách mạng và vị trí của từng giai cấp, tầng lớp trong lực lượng cách mạng, không nhận thức được động cơ cách mạng cũng như mố quan hệ giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội, từ đó không đưa ra những biện pháp thích hợp để tập hợp. tổ chức khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh dân tộc. Có thể thấy, các nhà yêu nước Việt Nam thười bấy giờ còn xa lạ với phương pháp tư duy và vấn đề giai cấp của Lênin. Nguyễn Ái Quốc đã tiếp nhận và vận dụng cách nhìn nhận của Lênin và phân tích tình hình cụ thể ở Việt Nam nói riêng và tình hình thuộc địa nói chung, coi đó là những cơ sở lý luận quan trọng trong việc xây dựng con đường cách mạng Việt Nam. Thứ hai, Lênin đặt vấn đề đoàn kết quốc tế giữa giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức. Những người cách mạng ở các xứ thuộc địa và lệ thuộc phải đoàn kết chặt chẽ với nhân dân lao động ở chính quốc. Đồng thời đặt ra cho những nước đã thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa thành công, phải đóng vai trò thành trì cách mạng thế giới, giúp đỡ, ủng hộ nhân dân các nước cách mạng chưa thành công ở cả chính quốc và các xứ thuộc địa. Trên cơ sở phân tích tình hình thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã bổ sung, phát triển quan điểm của Lênin, từ đó phát triển một bước mới trong lý luận về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. Thứ ba, Lênin đưa ra các yếu tố dân tộc ở các nước thuộc địa. Theo Lênin, quyền tự quyết của các dân tộc bao gồm quyền tự quyết của các dân tộc thuộc địa, phải đi đến công nhận, thực hiện quyền dựng nước độc lập tự chủ. Một mặt, Lênin lên án, phê phán những biểu hiện khác nhau của chủ nghĩa dân tộc tiểu tư sản, đó là “tinh thần ích ích kỷ dân tộc”, “những thành kiến dân tộc tiểu tư sản thâm căn cố đế,,. Mặt khác, chú trọng hai vấn đề là sự nghị kị của quần chúng cần lao “đối với các dân tộc đi áp bức nói chung, 28
  33. kể cả đối với giai cấp vô sản của các dân tộc đó” và sự lạc hậu của một quốc gia sẽ làm gia tăng, phát triển mạnh mẽ tính chất gia trưởng, lạc hậu ở quốc gia đó. Với những hiểu biết sâu sắc về dân tộc, sự nhạy cảm về chính trị và tư duy độc lập, sáng tạo, Nguyễn Ái Quốc đã nắm bắt được trọng tâm của vấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc trong tư tưởng của Lênin, từ đó ứng dụng sáng tạo đường lối chiến lược chung do Lênin đề ra vào Việt Nam. Tiếp thu tư tưởng Lênin, Nguyễn Ái Quốc nhận ra “chủ nghĩa dân tộc là động lực lớn của đất nước”. Chủ nghĩa dân tộc với tính cách là động lực lớn cùa đất nước trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc là chủ nghĩa dân tộc chân chính. Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Lênin. Đi từ chủ nghĩa Lênin đến chủ nghĩa Mác. Như vậy, việc tiếp xúc và chịu hưởng của “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” đãgiúp Nguyễn Ái Quốc sáng tỏ nhiều vấn đề về con đường cách mạng Việt Nam, mở ra trước mắt Nguyễn Ái Quốc con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc Việt Nam, đó là con đường cách mạng vô sản. Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Trong quan niệm chính trị của Nguyễn Ái Quốc, Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội chưa phải là một đảng, vì để trở thành một đảng tiên phong, trước hết phải là một tổ chức chặt chẽ của những người cách mạng theo chủ nghĩa Mác – Lênin được thử thách trong vận động cách mạng. Nguyễn Ái Quốc nhận thấy thực tiễn Việt Nam lúc đó chưa có những người tin theo chủ nghĩa cộng sản, mà chỉ dừng lại ở những người trẻ tuổi nhiệt tình yêu nước, mang tư tưởng quốc gia, dân tộc cách mạng. Do vậy, Nguyễn Ái Quốc quy tụ một số thanh niên hăng hái yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, lập hội thanh niên cách mạng nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, dạy họ học chính trị cách theo hướng chủ 29
  34. nghĩa Mác Lênin, theo hướng Quốc tế cộng sản, để từ đó giác ngộ và trở thành người chiến sĩ cộng sản. Mặc dù nhận thức rõ ràng về đảng cộng sản là đội ngũ tiên phong của giai cấp vô sản, nhưng Nguyễn Ái Quốc không có thành kiến, thái độ về nguồn gốc giai cấp mà chú trọng vào nguồn gốc chính trị (con cháu nhà cần vương, duy tân, minh tân, những người trẻ yêu nước có Tây học, Nho học, ). Hội đã công bố chương trình, điều lệ của Hội với mục đích: để làm cách mệnh dân tộc (đập tan bọn Pháp và giành độc lập cho xứ sở) rồi sau đó làm cách mạng thế giới (lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản). Về tổ chức gồm 5 cấp: tổng bộ, xứ (kỳ) bộ, tỉnh bộ, huyện bộ và chi bộ. Sau khi thành lập đã mở lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin cho những người trong tổ chức Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Ngoài ra, ban lãnh đạo Hội còn cử người đi học trường Đại học Cộng sản phương Đông (Liên Xô), trường Quân chính Hoàng Phố (Trung Quốc). Như vậy, Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội có thể được xem như một ngôi trường, lớp học đào tạo chiến sĩ cộng sản. Ngày 17 tháng 6 năm 1929, Đông Dương Cộng sản đảng ra đời với tính cách là tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, là kết quả tất yếu của sự truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, phong trào dân tộc và phong trào công nhân. Sau đó 4 tháng, vào tháng 10 năm 1929, An Nam Cộng sản Đảng ra đời. Điều này đã dẫn đến sự công kích, đấu tranh lẫn nhau giữa hai đảng cộng sản cùng một gốc sinh ra. Đầu những năm 1920, trong nước xuất hiện đảng Phục Việt của thanh niên trí thức tân học. Sau chuyển thành Tân Việt Cách mạng Đảng, chịu ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc và của Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Tháng 9 năm 1929, Tân Việt Cách mạng Đảng chấm dứt và tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. 30
  35. Sự ra đời ba tổ chức cộng sản trên cả nước diễn ra trong vòng nửa cuối năm 1929 và đầu năm 1930 đã khẳng định bước tiến về chất của phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản, phù hợp với xu thế và nhu cầu bức thiết của lịch sử Việt Nam. Tuy nhiên, sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở ba miền (đều tuyên bố ủng hộ Quốc tế Cộng sản, kêu gọi Quốc tế Cộng sản thừa nhận tổ chức của mình và đều tự nhận là đảng cách mạng chân chính) không tránh khỏi phân tán về lực lượng và thiếu thống nhất về tổ chức trên cả nước. Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã đến Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản lại thành một chính đảng duy nhất của Việt Nam. Việc hợp nhất đảng Đông Dương và An Nam, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử vĩ đại. Sự kiện này chứng tỏ rằng quan niệm của Nguyễn Ái Quốc về một đảng trong nước phải có sự độc lập quyết định công việc theo đường lối chung của Quốc tế cộng sản, đúng với chủ nghĩa Mác Lênin và phù hợp với tình hình cụ thể trong nước. Ngày 3 tháng 2 năm 1930, hội nghị hiệp nhất thành công, Đảng Cộng Sản Việt Nam được thành lập. Như vậy, việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3-2-1930 đánh dấu sự chuyển biến quan trọng trong tư tưởng, nhận thức của Nguyễn Ái Quốc về cách mạng Việt Nam. Kết luận chƣơng 1 Tư tưởng Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911 – 1930 được hình thành trên cơ sở các quan điểm trong lịch sử tư tưởng của dân tộc và sự tiếp thu các luồng tư tưởng trên thế giới. 31
  36. Sự chuyển biến tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về dân tộc thuộc địa và cách mạng giải phóng dân tộc là sự tổng hợp qua quá trình khảo sát, nhận thức, đánh giá thực tiễn, đồng thời là sự kế thừa và phát triển từ tư tưởng dân tộc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam và đặc biệt là tư tưởng về giai cấp vô sản, nhân dân lao động của chủ nghĩa Mác Lênin. Sự gặp gỡ với “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin” đóng vai trò rất quan trọng, đã tạo ra sự chuyển biến căn bản trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc. 32
  37. CHƢƠNG II: SỰ CHUYỂN BIẾN TƢ TƢỞNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC GIAI ĐOẠN 1911-1930 VỀ MỘT SỐ NỘI DUNG Thông qua sự kế thừa truyền thống văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, chủ nghĩa Mác – Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã lĩnh hội, vận dụng và phát triển sáng tạo để phù hợp với điều kiện cụ thể Việt Nam. Sự chuyển biến trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911-1930 chủ yếu ở các vấn đề sau: Thứ nhất, sự chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc về vấn đề dân tộc thuộc địa. Thứ hai, sự chuyển biến của Nguyễn Ái Quốc về cách mạng giải phóng dân tộc. 2.1. Sự chuyển biến tƣ tƣởng của Nguyễn Ái Quốc về dân tộc thuộc địa 2.1.1. Tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về quan niệm “dân tộc thuộc địa” Nguyễn Tất Thành xuất thân trong gia đình nhà Nho, sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Lam Hồng, Nghệ Tĩnh – nơi được coi là “Yên Triệu của Việt Nam” bởi “thời Xuân thu Chiến quốc bên Tàu, những nước Yên nước Triệu sản sinh nhiều anh tài xuất chúng, thì ở Việt Nam, miền Nghệ Tĩnh, Lam Hồng từ ngày còn châu Hoan, châu Diễn đã sản sinh nhiều bậc nhân kiệt, tiếng tăm lừng lẫy.”[17,18] Ngay từ thời niên thiếu, Nguyễn Tất Thành đã chịu ảnh hưởng của cha, không chỉ học nho từ đủ kinh, truyện, chư tử, sử, văn, mà còn thuộc nhiều quốc sử, quốc văn, am hiểu phong tục tập quán dân gian, Vốn kiến thức quốc học, Hán học rộng lớn đã có ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng của Nguyễn Tất Thành về dân tộc, vị trí và tầm quan trọng của nhân dân. Nguyễn Tất Thành nhận thức được vấn đề 33
  38. quốc gia độc lập, có chủ quyền, lãnh thổ, dân tộc phải có nền văn hóa và lịch sử riêng. Mặt khác, Nguyễn Tất Thành chịu ảnh hưởng của những tư tưởng tân học, tiếp cận với tư tưởng của các nhà yêu nước và các phong trào yêu nước duy tân thời bấy giờ như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Từ đó có những nhận thức về vấn đề dân quyền, dân chủ. Nguyễn Tất Thành đã chứng kiến hoàn cảnh cay đắng của đồng bào bị áp bức, bóc lột tàn bạo. Đồng thời, sinh trưởng và lớn lên trong một gia đình, trong một môi trường xã hội thời ấy, tiếp thu những quan điểm, tư tưởng khác nhau, chàng thanh niên trẻ tuổi ấy đã nhận thức được thực tiễn nỗi cay đắng nhất dân tộc Việt Namn đang phải đối mặt thời bấy giờ, đó là cảnh mất nước, mất tự do của dân tộc, không còn là một dân tộc độc lập có lãnh thổ, được tôn trọng văn hóa, lịch sử, mà phải chịu những chính sách nhằm xóa bỏ những đặc trưng của dân tộc. Như vậy, trước khi ra đi tìm đường cứu nước, tư tưởng của Nguyễn Tất Thành chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng dân tộc trong lịch sử và của các nhà duy tân. Đây là những tư tưởng đóng vai trò làm cơ sở, nền tảng trong quá trình chuyển quan niệm về dân tộc thuộc địa của Nguyễn Tất Thành. Tháng 7/1911, Nguyễn Tất Thành đặt chân đến Pháp. Những ngày tháng sống trên đất Pháp, Nguyễn Tất Thành nhận thấy rõ bên cạnh sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, xã hội Pháp còn có sự phân hóa rõ rệt giữa người giàu và người nghèo, người tốt và người xấu. Năm 1912, theo tàu buôn, Nguyễn Tất Thành đến nhiều quê hương khác của những người da đen và da trắng, quê hương của những người nô lệ. Nguyễn Tất Thành đặt chân đến Anh, tận mắt chứng kiến biểu tượng Nữ thần Tự do của phương Tây, Nguyễn bị thu hút bởi năm câu thơ của nhà thơ Emma Lazarus được khắc trên tượng đài: 34
  39. “Hãy trao cho ta những con người mệt nhọc nghèo khổ Đám quần chúng tả tơi khao khát tự do Những kẻ đói rách đã từ chối ở những vùng bở biển phì nhiêu khác Hãy gửi cho ta, những con người này, những kẻ vô gia cư bị bão tố dập vùi. Ta giương cao ngọn đuốc bên cánh cửa vàng son”[19,20] Tiếp cận với biểu tượng tự do, những tư tưởng về tự do, bình đẳng, tận mắt chứng kiến cuộc sống ở phương Tây, những chuyến đi lại qua nhiều nước từ châu Âu đến châu Phi, đến châu Mỹ, quan sát đời sống công nhân ở các hải cảng trên thế giới, Nguyễn Tất Thành đã có ý thức về số phận của những người dân bị lệ thuộc “Đến Đaca (Senegal) bể nổi sóng rất dữ. Tàu không thể vào bở, cũng không thể thả ca no xuống vì sóng rất to. Để liên lạc với tàu, bọn Pháp trên bờ bắt những người da đen phải bởi ra tàu. Một, hai, ba, bốn người da đen nhảy xuống nước. Người này đến người kia, họ bị sóng bể cuốn đi”[31, 27]. Nguyễn Tất Thành nhận thấy ở đâu cũng vậy, cũng tồn tại những người lao động nghèo khổ và những kẻ thống trị giàu có, ở đâu cũng có người tốt và kẻ xấu “Những người Pháp ở Pháp phần nhiều là tốt, song những người Pháp thực dân rất hung ác, vô nhân đạo. Ở đâu cũng thế. Ở ta, tôi cũng thấy chuyện như thế xảy ra ở Phan Rang. Bọn Pháp cười sặc sụa trong khi đồng bào ta chết đuối vì chúng nó. Đối với thực dân, tính mạng của người dân thuộc địa da vàng hay da đen cũng không đáng một xu”.[29, 24] Như vậy Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức về khái niệm dân tộc thuộc địa bao gồm các dân tộc bị áp bức, bóc lột ở các nước thuộc địa trên thế giới, cả da vàng và da đen. Dân tộc thuộc địa không chỉ bao gồm những người da vàng ở châu Á, mà còn ở châu Phi, châu Mỹ và châu Đại Dương - những con người không cùng màu da, không cùng ngôn ngữ, văn hóa 35
  40. nhưng đều có điểm chung là bị đặt dưới sự cai trị của thực dân Pháp, bị áp bức, bóc lột dã man, tàn bạo. Họ là những người dân bản xứ trong tất cả các xứ thuộc địa. Dân bản xứ thuộc địa “tùy theo từng vùng mà nó có tên gọi khác nhau: người An Nam, người Mangát, người Angiêri, người Ấn Độ, ”[22, 60] Các thuộc địa được gọi bằng cái tên mỹ miều “những nước Pháp hải ngoại”, và “người Pháp của những nước Pháp ấy là người An Nam, người Madagatxca, ”[23, 47] Ở châu Á, “nước Triều Tiên nghèo đói đang ở trong tay chủ nghĩa tư bản Nhật”[22, 34]. Ở Ấn Độ - xứ Ấn Độ đông dân và giàu có, người dân bị đè nặng dưới ách bọn bóc lột người Anh. Tuy họ chịu sự áp bức, bóc lột như nhau, nhưng “trình độ văn hóa, kinh tế và chính trị giữa xứ này với xứ khác lại rất khác nhau”[22, 34]. “Dân thuộc địa” trước hết là những con người bị bóc lột ở xứ Đông Dương – những người da vàng. Nguyễn Ái Quốc đặt vấn đề “dân bản xứ” xem xét trong mối quan hệ khăng khít với vấn đề “dân thuộc địa”, cụ thể những người dân An Nam là một đại diện tiêu biểu phản ánh rõ cuộc sống của nhân dân Đông Dương. Ngày 28 tháng 6 năm 1919, tại Hội nghị Versailles tổ chức ở Paris, thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị bản “Yêu sách 8 điểm của nhân dân An Nam”. Bản yêu sách không đặt vấn đề đòi độc lập dân tộc, tự chủ, tự quyết, giải phóng mà nói rõ là trong khi quyền tự quyết của các dân tộc chưa được thực hiện thì các nước thắng trận phải thực hiện những cải cách mà họ đã từng hứa hẹn trong lúc còn chiến tranh, những cải cách mà dân tộc thuộc địa cần có và có quyền đòi hỏi ở nhà cầm quyền. Có thể thấy, Nguyễn Ái Quốc đã có ý thức về vấn đề về các quyền tự do dân chủ tối thiểu của dân bản xứ, dân tộc thuộc địa. Trong các bài báo đăng trên tờ L,Humanite của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã phản ánh cái nhìn của mình về dân bản xứ An Nam. 36
  41. Theo Nguyễn Ái Quốc, dân bản xứ là nhân dân An Nam hay còn được gọi là “Annamít” theo cách gọi của thực dân. Đó là những người dân An Nam không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giàu hay nghèo, trí thức hay lao động chân tay, chịu nỗi đau mất nước, rơi vào cảnh nô lệ, đặt dưới sự cai trị, quản lý của thực dân, sự thống trị của chính quyền nước Pháp, chịu sự bóc lột, áp bức nặng nề và không có những quyền tự do cơ bản. Tại Đại hội Toàn Quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp, với tư cách là Đại biểu Đông Dương, thông qua việc trực tiếp lên án những tội ác của thực dân Pháp đối với người An Nam, Nguyễn Ái Quốc gián tiếp nêu lên thực trạng xã hội mà các dân tộc ở Đông Dương đang phải gánh chịu. Ở An Nam, nhà tù chiếm đa số và “đông đúc” hơn trường học, người bản xứ đều có thể bị bắt hoặc giết mà không cần xét xử, công lý tồn tại ở An Nam đại diện cho “cái gọi là công lý Đông Dương”[22, 22], cuộc sống của người bản xứ chỉ tồn tại sự bất bình đẳng, không có tự do, phải sống trong cảnh ngu dốt, tăm tối, hay cũng chính là cuộc sống của những con người da vàng khốn khổ khác “ở Đông Dương, bọn thực dân tìm mọi cách để đầu độc chúng tôi bằng thuốc phiện và làm cho chúng tôi đần độn bằng rượu.”[22, 23] Nếu như trong quan niệm của các nhà tư tưởng Việt Nam thời kỳ trước, “dân” có vị trí rất quan trọng, “ý dân”, “lòng dân” là cơ sở quan trọng cho sự an nguy, phồn thịnh của triều đại, quốc gia, thì đặt dưới sự thống trị của những kẻ chinh phục, vị trí của nhân dân là những người bị mất nước, bị khinh rẻ với cách gọi đầy miệt thị “cái giống nòi Annamít ấy”. Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo chủ nghĩa thực dân, vạch trần cái gọi là “khai hóa văn minh” của chúng. Người viết: “Để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người, chủ nghĩa tư bản thực dân luôn luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng: Bác ái, Bình đẳng, v.v.”[22, 75] và “Nếu lối hành hình theo kiểu Linsơ của những bọn 37
  42. người Mỹ hèn hạ đối với những người da đen là một hành động vô nhân đạo, thì tôi không còn biết gọi việc những người Âu nhân danh đi khai hóa mà giết hàng loạt người dân châu Phi là cái gì nữa”[22, 321]. Dân bản xứ buộc phải chịu sự cai trị của chính quyền Pháp với chủ trương “thống trị bằng sức mạnh”, thể hiện qua các chính sách được che giấu bởi một thuật ngữ cao cả và tốt đẹp “thân dân bản xứ” bên ngoài mà thực chất chỉ là bịp bợm, là bóc lột và ngu dân nhằm nhồi sọ, đần độn hóa họ. Không những bị mất nước, dân bản xứ còn bị coi là nô lệ, như những “con chó”, được “đào tạo”, “huấn luyện” nhằm mục đích phục vụ, bảo vệ sự ổn định, an toàn của bộ máy cai trị và bị áp dụng mọi biện pháp, phương thức để nhằm ngăn chặn nguy cơ làm lung lay đến vị trí thống trị của chính quyền thực dân. Chịu ảnh hưởng của những tư tưởng truyền thống về giá trị văn hóa dân tộc, qua quá trình khảo sát, đánh giá thực tiễn xã hội, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ tất cả những cái gọi là phẩm hạnh, tự do thân thể, quyền sống, của nhân dân thuộc địa, bất kể đó là ông vua hay người phu kéo xe, người già hay trẻ em, nam giới hay nữ giới, đều mất đi tính thiêng liêng, bất khả xâm phạm mà đáng ra một dân tộc cần phải có và được tôn trọng. Nguyễn Ái Quốc viết: “Chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Bạo lực đó đem ra đối xử với trẻ em và phụ nữ lại càng bỉ ổi hơn nữa. Thật là một sự mỉa mai đau đớn khi ta thấy rằng văn minh, dưới nhiều hình thức khác nhau, như tự do, công lý, được tượng trưng bằng một người đàn bà dịu hiền và được một hạng người nổi tiếng là hào hoa phong nhã ra sức điểm to – lại đối xử một cách hết sức bỉ ổi với người đàn bà bằng xương bằng thịt và xúc phạm một cách vô liêm sỉ tới phong hóa, trinh tiết và đời sống của họ”[22; 96]. Không chỉ bị tước đoạt những quyền con người cơ bản, dân tộc thuộc địa còn phải sống trong cảnh mất đi những giá trị văn hóa đặc trưng của dân tộc. Người An Nam từ bao đời nay có ý thức rất rõ về giá trị của 38
  43. chủ quyền dân tộc, về những giá trị vật chất và tinh thần mà bao thế hệ cha ông đã tạo dựng và giữ gìn. Những giá trị của nền văn minh được xây dựng từ lâu đời của những dân tộc thuộc địa, tiêu biểu là những người dân An Nam đã được Nguyễn Ái Quốc nhận thức rất rõ: “Chúng ta thấy ở đây cả một nền văn minh, mọi thứ đều xây dựng từ lâu. Nghệ thuật, khoa học, kể cả khoa học quản lý nhà nước đều phát triển mạnh mẽ. Luật pháp, cổ phong, tôn giáo, văn học, tất cả đều đã hoàn chỉnh và hòa hợp với nhau, trải qua bao nhiêu thế kỷ đã được điều hòa và ngày càng hoàn hảo thêm. Những vết tích man rợ đã mất từ lâu, dân tộc này đã sống trong một xã hội thuần thục có tổ chức trong khi những người phương Tây còn ở trạng thái bán khai. Yêu mến quê hương, quyến luyến gia đình, tôn kính tổ tiên, yêu chuộng công lý, tôn trọng chính nghĩa, ham thích khoa học, coi trọng lời nói thành hiền, thương yêu nòi giống, tôn kính lẽ phải, ghét xa hoa, không ham tiền tài, khinh ghét vũ lực, không sợ gian khổ, hy sinh: đó là những đức tính răn dạy trong sách vở thánh hiền, lưu lại trong cổ phong và ghi thành luật pháp; hiện nay cũng là những đặc điểm về bản tính của người An Nam hình thành từ bao thế hệ, những thế hệ luôn cố gắng thực hiện đạo đức ấy một cách thành kính; người An Nam bình thường mà người ta gặp ở bất cứ đâu cũng như vậy cả ” [22, 425]. Nguyễn Ái Quốc đã phản ánh hiện thực thực dân Pháp xâm hại đến ý thức dân tộc, đến lòng tự tôn dân tộc của nhân dân An Nam. Những giá trị văn hóa truyền thống đặc trưng của một dân tộc, những giá trị “bản tính” của “nhân dân bị chinh phục” đã bị “kẻ chinh phục” chà đạp, coi thường, coi như là không tồn tại. Năm 1923 -1924, trong tác phẩm “Đông Dương”, Nguyễn Ái Quốc viết: “Không chỉ người sống mới là nạn nhân của chế độ thực dân man rợ ấy. Biết người An Nam rất sùng bái tổ tiên, bọn Pháp còn có những hành động độc ác đối với người chết; chúng dày xéo thi thể cha mẹ người ta để cho con cái phải đau xót, hoặc hành hạ xác chết kẻ thù đã bị thua và bị giết chết, để cho hả lòng căm tức và tiếng bất lực không đánh bại 39
  44. được người đó khi họ còn sống”. [22, 353]. Xã hội của nhân dân An Nam dưới sự cai trị của thực dân đã bị phá hủy: “Khắp nơi, người ta vi phạm luật lệ của người An Nam, coi thường phong tục, cướp bóc tài sản; mượn cớ đi trấn áp, nên quân lính “được thể lại tha hồ cướp phá, giết chóc, thú tính xấu xa nhất lại hoành hành, đến cái vẻ ngoài công lỹ cũng không còn; không một viên chỉ huy nào mà miệng không chửi rủa, tay không múa dùi cui, chúng chỉ trấn áp chứ không giảng giải gì” [22, 426-427]. Người An Nam bị đầu độc, nhồi nhét văn minh “Đại Pháp”, nhằm mục đích đồng hóa, xóa bỏ những văn hóa, truyền thống dân tộc. “Theo tục lệ An Nam, khi trong làng có người chết thì những người xay lúa, giã gạo phải tỏ lòng kính trọng vong linh người đã chết và thông cảm nỗi đau buồn của tang gia bằng cách im lặng không hát hò trong khi xay giả như họ vẫn thường làm”[23, 30], ngược lại, nền văn minh thực dân tổ chức ngày hội với “nào là yến tiệc giữa vườn, nào là chợ phiên, nào là khiêu vũ ngoài trời, tóm lại sẽ có nhiều và đủ thứ trò chơi để ai ai cũng có thể góp phần làm việc nghĩa một cách thú vị nhất đời”[23, 30]. Trong “Bản án chế độ thực dân Pháp”, khi bàn về chính sách “chia để trị” của thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Chủ nghĩa thực dân không hề thay đổi cái châm ngôn chia để trị của nó. Chính vì thế mà nước An Nam, một nước có chung một dân tộc, chung một dòng màu, chung một phong tục, chung một lịch sử, chung một truyền thống, chung một tiếng nói đã bị chia năm xẻ bảy. Lợi dụng một cách xảo trá sự chia cắt ấy, người ta hy vọng làm nguội được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào trong lòng người An Nam và tạo ra mối xung khắc giữa anh em ruột thịt với nhau” [23, 116]. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc đã xem xét dân tộc thuộc địa như một cộng đồng những cá nhân chung một dân tộc, dòng máu, chung một phong tục, lịch sử, truyền thống và tiếng nói. Những cá nhân ấy có mối quan hệ 40
  45. với nhau với tính cách là đại biểu của cái chung, của những người cùng chịu áp bức của chế độ thực dân. 2.1.2. Tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về mối quan hệ giữa “người bản xứ” và “người thực dân” Về mối quan hệ giữa ngưởi thực dân và dân bản xứ, trước hết được Nguyễn Ái Quốc xem xét như mối quan hệ giữa kẻ chinh phục và nhân dân bị chinh phục - kẻ áp bức dân tộc và nhân dân của dân tộc bị áp bức. Người viết: “Tình hình đích thực là như sau: nay cũng như trước kia, kẻ chinh phục và nhân dân bị chinh phục đều sống mặt đối mặt, trong một bầu không khí nghi kỵ lẫn nhau”[22, 6-7]. Trong mối quan hệ ấy, hình thức tồn tại giữa kẻ chinh phục và nhân dân bị chinh phục do phương thức mà kẻ chinh phục sử dụng đối với nhân dân bị chinh phục. Phương thức tác động ấy đã được Nguyễn Ái Quốc khảo sát một cách toàn diện trên các cấp độ con người – cá nhân, con người – dân tộc và trên các lĩnh vực kinh tế, luật pháp, văn hóa, và khái quát lại là: “chế độ thực dân, tự bản thân nó, đã là một hành động bạo lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu”[22; 96], dưới chế độ tư bản chủ nghĩa “một cái quyền khác ra đời, dưới một dạng khác, còn xấu xa hơn: quyền của kẻ mạnh” [22; 238]. Xét trên phương diện kinh tế, “người ta hoàn toàn truất quyền sở hữu của người bản xứ. Vì thế sự phát triển của các thuộc địa thật là khó khăn: thuộc địa là những khách hàng yếu ớt của một nền công nghiệp chính quốc cũng đang bị tổn thất, thuộc địa là nơi cung ứng nhỏ nhoi do những sai lầm trong khai thác”[22;150]. Do vậy: “Có tài nguyên phong phú trên đất nước mình, có nền đại thương nghiệp tiến hành ở hải cảng mình, có những số tiền kếch xù luân chuyển quanh mình, ấy thế mà người dân An Nam lại sông đời sống nghèo nàn nhất. Sự phồn thịnh ấy do bàn tay họ làm nên những phải để họ hưởng. Sự áo bức về kinh tế cũng nặng trĩu ê chề trên lưng người bản xứ như sự áp bức về mặt xã hội” [22; 359]. 41
  46. Như vậy, xã hội thuộc địa dưới ách thống trị của thực dân là một xã hội mà giai cấp tư sản Pháp xây dựng bộ máy nhà nước trên cơ sở nắm giữ toàn bộ quyền lực chính trị, thiết lập một chế độ kinh tế xã hội phù hợp với nhu cầu, lợi ích của chính nó. Nguyễn Ái Quốc đã chứng minh là trong chủ nghĩa thực dân, rộng hơn là trong chủ nghĩa tư bản, chừng nào mà giai cấp tư sản, vì lợi ích của nó, tiến hành xâm lược các dân tộc nhược tiểu, và chừng nào mà mọi quyền lực chính trị trong các xã hội nhược tiểu ấy bị nó chiếm đoạt, thì chừng ấy, giai cấp tư sản - kẻ chinh phục - sẽ tổ chức lại xã hội ấy theo một mô hình mà nó sáng tạo ra do sự thúc đẩy của nhu cầu của bản thân nó, nhằm thoả mãn nhu cầu ấy, và nhu cầu ấy môt khi được thoả mãn sẽ tái sản xuất ra nhu cầu khác ngày càng tham lam hơn, đê tiện hơn - thông qua bộ máy nhà nước mà nó tổ chức nên. Sự thống trị của “kẻ chinh phục” biểu hiện dưới các hình thức kinh tế như thuế, phu phen tạp dịch, buôn bán rượu, thuốc phiện thể hiện quan hệ “cướp bóc”. Tất cả những quyền, đặc lợi đều tập trung về những người thực dân. Ở thuộc địa, kẻ chinh phục sau khi sử dụng quyền lực chính trị mà nó chiếm đoạt để thống trị kinh tế, tước đoạt mọi tư liệu sản xuất của người dân bản xứ, mối quan hệ giữa thực dân – dân bản xứ đã chuyển thành mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Nguyễn Ái Quốc viết: “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thực dân ở Đông Dương đã tạo ra ở xứ đó hai giai cấp vô sản, giai cấp vô sản công nghiệp và giai cấp vô sản nông nghiệp”[22; 357]. Đối với kẻ chinh phục, nhân dân bị chinh phục chỉ được thừa nhận tư cách là “vật liệu biết nói”, là “con vật thồ”. Nhân dân thuộc địa phải sống dưới sự “bảo hộ” của chế độ thực dân, “bảo hộ có nghĩa là che chở. Nước Pháp đang để cho hàng triệu anh em chúng ta chết đói, trong khi hàng nghìn người khác bị đưa sang Tiểu Á làm bia đỡ đạn”[22, 20-21]. Họ phải 42
  47. sống trong cảnh thiếu thốn không có các phương tiện hành động và học tập, bị tước đoạt các quyền tự do cơ bản và bị buộc phải sống với rượu cồn và thuốc phiện do chính sách ngu dân của Chính phủ. Họ “bị đầu độc cả về tinh thần lẫn thể xác, bị bịt mồm và bị giam hãm”[12, 28], trở thành mồi nhử, tấm khiên chắn “trong cuộc chém giết của bọn tư bản để bảo vệ những cái gì mà chính họ không hề biết”[12, 34]. Với tư cách là “cô gái cưng” của “người mẹ Pháp quốc”, những người da vàng ở xứ thuộc địa được bảo hộ, che chở bởi công lý mà cán cân trên tay nữ thần công lý đã “mất thăng bằng, đĩa cân chảy lỏng và biến thành những mẩu thuốc phiện và những chai rượu ty”[22, 37]. Cuộc sống của người dân Đông Dương bị “bóp nặn bằng đủ mọi thứ thuế khóa, sưu sai, tạp dịch, bằng cưỡng bức phải mua rượu và thuốc phiện theo lệnh quan trên”[23, 24]. Mặc dù, đối với thực dân, nhân dân bị chinh phục chỉ là những công cụ, những “vật liệu biết nói”, nhưng tư cách ấy cũng luôn luôn có nguy cơ bị tước đoạt tùy theo ý muốn của kẻ chinh phục. Nguyễn Ái Quốc viết: “Người ta không bao giờ muốn nói xâm chiếm thuộc địa là việc đốt nhà, tàn sat hay cướp bóc; và cũng không muốn nói đó là việc làm cho kiệt quệ một đất nước chỉ mong muốn được phát triển. Mà đó là triệt hạ sự sống của cả một vùng khi đặt nó vào tay một vài ông lớn chứ không phải để cho dân chúng canh tác trên mảnh đất đó” [22; 151]. Không chỉ thống trị về mặt kinh tế, “quyền của kẻ mạnh” còn thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trên phương diện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ sự đối kháng giữa dân bản xứ An Nam với dân chính quốc. Nhân dân An Nam không có những “bảo đảm cá nhân và vài quyền tự do mà tất cả những nước láng giềng của mình đều được hưởng ”[22, 4], “không được hưởng mọi quyền tự do phù hợp với sự phát triển chính trị của đại chúng”[22, 17] ngược lại, bị áp bức, bóc lột tàn bạo, nặng nề. Họ 43
  48. phải sống một cuộc sống dối lập với người Âu, trong khi những người Âu “hưởng mọi tự do và ngự trị như người chủ tuyệt đối”[22, 7], thì người bản xứ “bị bịt mõm và bị buộc dây dắt đi, chỉ có quyền phải phục tùng, không được kêu ca ”[22, 7]. Tất cả hoạt động của người bản xứ đều phải nhận được sự cho phép của chính quyền thuộc địa, đến cả quyền đi lại, dù chỉ đi từ địa phương này sang địa phương khác cũng phải có sự cho phép của các quan cai trị. Họ phải sống trong cảnh dốt nát, “phải đổ mồ hôi, sôi nước mắt trong những lao tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật, và hầu như chỉ bằng sức của họ thôi, để nuôi mọi ngân quỹ của chính quyền”[22, 8]. Trong tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Nguyễn Ái Quốc lên án mạnh mẽ tội ác của chủ nghĩa thực dân đã tước bỏ tất cả quyền con người và quyền dân tộc ở các thuộc địa. Những người dân thuộc địa bị áp bức, bóc lột dã man. Nguyễn Ái Quốc trích lời của Vinhe Doctong rằng “trên thế giới không có dân tộc chiến bại nào bị đàn áp và hành hạ như người dân thuộc địa”[23, 61]. Những người dân thuộc địa mặc nhiên bị coi là hạng người thấp kém và phải làm nô lệ cho thực dân, bị coi như súc vật, bị đối xử như chủ tớ, đối với họ “người bồi là tiêu biểu của cả chủng tộc da vàng”[23, 61]. Dân tộc thuộc địa, đại diện tiêu biểu là người dân bản xứ ở An Nam bị buộc phải đóng rất nhiều khoản thuế khác nhau với mức thuế rất cao, họ không chỉ làm tạp dịch phục vụ cho đội ngũ cai trị, mà còn phải làm những công việc nặng nhọc với tiền công rẻ mạt, cơm không đủ no, bị triệu tập, đẩy đi sang những nơi khác Trong quan hệ với “kẻ chinh phục”, “nhân dân bị chinh phục” chỉ có thể phục tùng kẻ cai trị, bị đặt trong thế phụ thuộc, bị động dưới “thói tùy hứng, chuyên quyền của các quan cai trị người Pháp và thói tham tàn của bọn làm tôi tớ ngoan ngoãn cho chúng, bọn quan lại, sản phẩm của chế độ mới!”[22, 7], họ không có quyền và không thể chống lại được sự cai trị hà khắc, xấu xa của chủ nghĩa thực dân, bất kì người bản xứ nào khi chống đối đều có thể bị khép vào tội “phản nghịch”, “người cách mạng” và bị xử lý 44
  49. theo pháp luật của chế độ thực dân. Ngoài ra, dưới sự cai trị của chính phủ Pháp, những người dân bản xứ phải sống trong tình trạng “đổ mồ hôi, sôi nước mắt trong những lao tác nặng nhọc nhất và bạc bẽo nhất để kiếm sống một cách chật vật, và hầu như chỉ bằng sức của họ thôi, để nuôi mọi ngân quỹ chính quyền”[22, 8] và phải hy sinh bắt buộc cho nước Pháp, bị triệu tập, bắt buộc đưa sang các chiến trường khác nhau nhằm phục vụ tham vọng chiến tranh. Ngoài ra, ở An Nam, đứng đầu là chính quyền cai trị Pháp với các chính sách cai trị hà khắc. Công lý hiện hữu trong xứ thuộc địa lúc bấy giờ không phải là lẽ phải chung của mọi người, bảo vệ công bằng, bình đẳng, ngược lại, đó là công lý theo định nghĩa của “Người Âu”, nói cách khác, công lý bảo vệ sự cai trị của chính quyền Pháp. Do vậy, nếu như lúc trước, người bản xứ “bao giờ cũng có thể kêu lên đến tận triều đình nhà vua, nhưng nay thì anh chàng “Annamít” khốn khổ chẳng biết có thánh nhân nào để dựa, và còn lại cho anh ta, chỉ là công lý của Chúa trời”[22, 8]. Họ buộc phải tôn sùng “công lý” của thực dân một cách vô lý, “nếu trên đời mà có một việc quái gở vừa lố bịch, thì đó hẳn là việc bắt một dân tộc đang chịu đựng đủ mọi thứ bất công và không có bất cứ thứ quyền nào phải làm lễ mừng cuộc chiến thắng “công lý” và “chính nghĩa”. Ấy thế mà ở bên này chúng tôi đã làm như thế đấy”[22, 31]. Đặt vấn đề dân thuộc địa ở Đông Dương trong so sánh với dân chính quốc là một ví dụ điển hình cho mối quan hệ giữa dân tộc thuộc địa và những người thực dân, Nguyễn Ái Quốc chỉ ra sự bất bình đẳng đang tồn tại ở Đông Dương lúc bấy giờ. Một bên là những người dân thuộc địa “sau khi đã dũng cảm bảo vệ chính nghĩa và công lý nay tay không trở về với chế độ bản xứ của họ, một chế độ không biết gì đến chính nghĩa và công lý cả”[23, 29], được các quan cai trị biết ơn, chào đón nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “Các anh đã bảo vệ Tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ 45
  50. chúng tôi không cần đến các anh nữa. Cút đi”[23, 29]. Một bên, là những người chính quốc, những thương binh người Pháp đều được cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện. “Ở bên ấy, tất cả người Pháp đều được phép làm cho dân bản xứ ngu muội đi bằng thuốc phiện, họ càng bán được nhiều thuốc phiện, thì càng được quý trọng, nhưng ở bên này, nếu anh đem bán thứ thuốc độc ấy thì, anh sẽ bị tóm cổ ngay lập tức. Nếu ở Pháp, một viên chức cao cấp được phép vận quần áo lót để đi ra đường, thì ngược lại một ông hoàng bản xứ không có quyền mặc áo bản xứ, ngay cả khi ở nhà và đang ốm”[23, 47]. Ở thuộc địa luôn tồn tại phân biệt đối xử giữa những người da màu (người da vàng và người da đen) với những người da trắng, hễ là người da trắng thì đều là những người quý phái, thuộc chủng tộc thượng đẳng. Như vậy, Nguyễn Ái Quốc phản ánh mối quan hệ giữa “người thực dân” và “người bản xứ” trước hết là mối quan hệ giữa kẻ áp bức dân tộc và người nô lệ bị mất quyền tự quyết dân tộc. Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc có cơ hội tiếp cận với “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin. Luận cương của V.I.Lênin đã có ảnh hưởng sâu sắc, tác động đến sự vận động trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về mối quan hệ giữa “người thực dân” và “người bản xứ”. Đồng thời, qua quá trình nghiên cứu thực tiễn giai cấp ở nhiều nước phương Đông khác, Nguyễn Ái Quốc nhận thức rằng chính sự tồn tại của chế độ thực dân, của người thực dân và phương thức thực dân đã dẫn đến sự xuất hiện mối quan hệ mới là mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Về phía người lao động, chính hành động tước đoạt tư liệu sản xuất của những người thực dân đã biến người lao động thành người vô sản, thành hai giai cấp vô sản: vô sản công nghiệp – công nhân và vô sản nông nghiệp – nông dân. Từ đó, “kẻ chinh phục” tự biến mình trở thành kẻ tư 46
  51. hữu nông nghiệp – chủ đất và kẻ tư hữu công nghiệp – tư bản. Nguyễn Ái Quốc viết: “Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản thực dân ở Đông Dương đã tạo ra ở xứ đó hai giai cấp vô sản, giai cấp vô sản công nghiệp và giai cấp vô sản nông nghiệp” [23, 357]. Đồng thời, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “Việc tạo ra một giai cấp vô sản và dạy cho người An Nam biết sử dụng súng ống là một bằng cớ chứng tỏ chủ nghĩa đế quốc tự đào hố chôn mình”[23, 361]. Về phía những tầng lớp địa chủ và tư bản người Việt Nam, mặc dù trong quan hệ với nhân dân lao động, họ là những người áp bức giai cấp và do vậy, họ có những lợi ích chung với địa chủ và tư bản người Pháp. Tuy nhiên, họ vẫn là những người bản xứ, vẫn phải phục vụ cho lợi ích của thực dân. Do vậy, họ đứng về phía những người lao động. Có thể thấy rằng, theo Nguyễn Ái Quốc, sự áp bức bóc lột nhằm thỏa mãn lợi ích và các nhu cầu của người thực dân đã làm biến đổi sâu sắc mối quan hệ giữa người thực dân và người bản xứ thành mối quan hệ giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Tóm lại, sau khi tiếp xúc với Luận cương Lênin, trong tư tưởng Nguyễn Ái Quốc đã có một quá trình vận động từ nhận thức sự chuyển hóa bản chất, nội hàm của khái niệm dân thuộc địa, đến phân tích sự chuyển hóa mối quan hệ giữa “người thực dân” và “người bản xứ”. Đây cũng chính là quá trình hình thành những nội dung căn bản của tư tưởng Nguyễn Ái Quốc về con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam. 2.2. Sự chuyển biến tƣ tƣởng của Nguyễn Ái Quốc về cách mạng giải phóng dân tộc Sự vận động trong tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc từ lúc ra đi tìm đường cứu nước đến tin theo Lênin và lựa chọn con đường cách mạng vô sản là cơ sở hết sức quan trọng để Nguyễn Ái Quốc đưa ra những nội dung tư tưởng về con đường cách mạng vô sản ở Việt Nam. 47
  52. Trước hết, Nguyễn Ái Quốc xác định nội hàm khái niệm “cách mạng”. Trong bài Đông Dương (4/1921), Nguyễn Ái Quốc sử dụng khái niệm “cách mạng” để mô tả phong trào đấu tranh của toàn thể nhân dân Đông Dương. Người dự đoán rằng dưới sự áp bức bóc lột và các chính sách nô dịch phi nhân tính khác, người Đông Dương không thể bị tiêu diệt cũng như không thể tiêu diệt được “tư tưởng cách mạng”, “tinh thần cách mạng” của họ, “đằng sau sự phục tùng tiên cực, người Đông Dương dấu một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến”[22, 28], đối tượng của sự “bùng nổ” ấy là giai cấp tư sản thực dân và bọn quan lại bản xứ. Như vậy, theo Nguyễn Ái Quốc, khái niệm “cách mạng” có thể hiểu là một phong trào thực tiễn, nhằm cải tạo xã hội, do toàn thể nhân dân thuộc địa Đông Dương thực hiện, nhằm lật đổ chế độ thực dân và những chủ nghĩa đế quốc đang áp bức, bóc lột họ. Trong thư gửi ông H (Thượng Huyền) vào tháng 4 năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã định nghĩa khái niệm “cách mạng” trong sự so sánh với các khái niệm “tiến hóa” và “cải cách”: “Tiến hoá là mội loạt những biến đổi liên tiếp và nhữmg biến đổi có tính chất hoà bình. Còn cải cách là những thay đổi xảy ra ít hay nhiều trong thể chế một nước, những biến đổi ấy có kèm theo hoặc không kèm theo bạo lực. Sau những cải cách, vẫn còn tồn tại một cái gì đấy của hình thức ban đầu. Còn cách mệnh thì đem một chế độ mới thay hẳn cho mội chế độ cũ. Theo nghĩa mà chúng ta hiểu ngày nay về Cách mệnh thì Thành Thang và Võ Vương không phải là đã hoàn thành một sự nghiệp cách mệnh. Khi họ đấu tranh chống lại các vua Trụ và Kiệt, họ đã dấy lên trong nước một cuộc cách mệnh. Nhưng khi Trụ, Kiệt bị đánh bại rồi, thì họ lại lên ngôi hoàng đế và vẫn duy trì chế độ quân chủ. Nói rằng họ làm cách mệnh là không đúng.”[23, 160-161]. 48
  53. Như vậy, khái niệm “cách mạng” ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp – cách mạng chính trị, chỉ sự biến đổi về chất trong một chế độ. Ngoài ra, theo nghĩa rộng, “không phải chỉ có Chính phủ là đối tượng của cách mệnh. Tất cả những biến đổi xảy ra trong mọi sự vật trên thế giới cũng đều có thể gọi là cách mệnh”[23, 161]. Trong tác phẩm Đường Cách mệnh, khái niệm “cách mệnh” được hiểu là “phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt.” [23, 263]. Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ ba kiểu cách mạng: cách mạng vô sản, cách mạng tư sản và cách mạng giải phóng dân tộc. Người giải thích ba thứ cách mạng: “Tư bản cách mệnh như Pháp cách mệnh năm 1789. Mỹ cách mệnh độc lập năm 1776 (đuổi Anh), Nhật cách mệnh năm 1864. Dân tộc cách mệnh như Ytali đuổi cường quyền Áo năm 1859, Tàu đuổi Mãn Thanh năm 1911. Giai cấp cách mệnh như công nông Nga đuổi tư bản và giành lấy chính quyền năm 1917.”[23, 263-264] Từ việc xác định nội hàm khái niệm “cách mạng”, trên cơ sở tiếp thu sáng tạo chủ nghĩa Mác Lênin, Nguyễn Ái Quốc đưa ra tư tưởng của mình về con đường thực hiện cách mạng vô sản ở Việt Nam. 2.2.1. Nguyễn Ái Quốc xem xét vấn đề cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ với cách mạng thế giới. Xác định rõ thực chất của vấn đề dân tộc, cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa là vấn đề đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đặt cách mạng Việt Nam trong quỹ đạo với các cuộc cách mạng của những dân tộc khác, không chỉ đấu tranh cho độc lập của dân tộc Việt Nam, mà còn đấu tranh cho độc lập của tất cả các dân tộc bị áp bức 49
  54. Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Thế giới chỉ có nền hoà bình cuối cùng khi tất cả các dân tộc tự mình thoả thuận với nhau cùng tiêu diệt con quái vật đế quốc chủ nghĩa ở khắp mọi nơi mà họ gặp nó”[22, 11]. Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa nhằm đoàn kết nhân dân các nước thuộc địa trong mặt trận chung chống chủ nghĩa đế quốc và xây dựng quan hệ đoàn kết chiến đấu giữa các dân tộc thuộc địa với dân tộc Pháp. Tuyên ngôn của Hội do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo nêu rõ mục đích tập hợp mọi người dân thuộc địa cư trú trên đất Pháp nhằm tố cáo trước dư luận những tội ác của chủ nghĩa thực dân, tuyên truyền giác ngộ nhân dân các thuộc địa đứng lên tự giải phóng. Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ sự suy yếu của các dân tộc phương Đông trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân là do thiếu sự đoàn kết quốc tế: “Nguyên nhân đầu tiên gây ra sự suy yếu của các dân tộc phương Đông, đó là SỰ BIỆT LẬP. Không giống như các dân tộc phương Tây, các dân tộc phương Đông không có những quan hệ và tiếp xúc giữa các lục địa với nhau. Họ hoàn toàn không biết đến những sự việc xảy ra ở các nước láng giềng gần gũi của họ. Do đó họ THIẾU SỰ TIN CẬY LẪN NHAU, SỰ PHỐI HỢP HÀNH ĐỘNG VÀ SỰ CỔ VŨ LẪN NHAU.”[6, 263]. Theo Nguyễn Ái Quốc, các dân tộc thuộc địa phải thiết lập một liên minh, quan hệ với các dân tộc thuộc địa khác, vì các dân tộc thuộc địa có chung kẻ thủ, chung lợi ích. “Chúng ta cùng chịu chung một nỗi đau khổ: sự bạo ngược của chế độ thực dân. Chúng ta đấu tranh vì một lý tưởng chung: giải phóng đồng bào chúng ta và giành độc lập cho tổ quốc chúng ta”[22, 191]. Bên cạnh đó, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam, cũng như các cuộc cách mạng ở các nước thuộc địa khác cần quan hệ chặt chẽ, là bộ phận của cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản thế giới. Nguyễn Ái Quốc 50
  55. khẳng định các dân tộc phương Đông sẽ không bao giờ có thể ngẩng đầu lên được nếu không gắn bó với giai cấp vô sản thế giới. Đồng thời, sự giúp đỡ của giai cấp vô sản thế giới góp phần tiêu diệt kẻ thù trực tiếp của họ - giai cấp tư sản, vì những hành động của chủ nghĩa đế quốc thực dân “không những chỉ nguy cho riêng vận mệnh của giai cấp vô sản Đông Dương và Thái Bình Dương nó còn nguy cho cả vận mệnh của giai cấp vô sản quốc tế nữa”[22, 247]. Mặt khác, Nguyễn Ái Quốc còn đề cao mối quan hệ giữa cách mạng thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc, giữa nhân dân lao động ở thuộc địa và nhân dân lao dộng chính quốc. Mặc dù hoạt động tích cực trong Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, nhưng quan điểm của Nguyễn Ái Quốc có nhiều điểm không trùng hợp với quan điểm của Trung ương Đảng Cộng sản Pháp và Quốc tế Cộng sản, trong đó có vấn đề dân tộc ở thuộc địa. Người phê phán sự không quan tâm đến cách mạng thuộc địa của một số Đảng Cộng sản trên thế giới “Cách mạng, ngoài vấn đề tương lai của các thuộc địa còn có cả nguy cơ của các thuộc địa. Song, tôi thấy rằng hình như, các dồng chí chưa hoàn toàn thấm nhuần tư tưởng cho rằng vận mệnh của giai cấp vô sản thế giới và đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản ở các nước đi xâm lược thuộc địa gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa”.[22, 273] Tuy nhiên, theo Nguyễn Ái Quốc, tầm quan trọng của mối quan hệ này chưa được cả hai bên quan tâm đúng mức do hai bên không hiểu biết lẫn nhau, không hiểu tầm quan trọng của việc đoàn kết và do sự ngăn cản, chia rẽ của chủ nghĩa thực dân. Một bước tiến mới, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa cách mạng chính quốc và cách mạng thuộc địa đã được thể hiện trong tác phẩm Đường Cách mệnh. Trong tác phẩm này, bên cạnh luận điểm “An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản 51
  56. Pháp yếu thì công nông Pháp làm giai cấp cách mệnh cũng dễ”[23, 266], Nguyễn Ái Quốc còn chỉ rõ: “nếu công nông Pháp cách mệnh thành công, thì dân tộc An Nam sẽ được tự do”[23, 266]. Như vậy, từ những nghiên cứu về chủ nghĩa thực dân và phong trào đấu tranh ở thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc đã đưa ra dự đoán mang tính then chốt: cách mạng thuộc địa có thể thành công trước cách mạng chính quốc, cách mạng Việt Nam có thể thành công trước cách mạng Pháp. Như vậy, từ quá trình hoạt động thực tiễn, tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, vận dụng và sáng tạo vào điều kiện cụ thể Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã xem xét vấn đề cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ với phong trào các mạng thế giới. 2.2.2. Nội dung tư tưởng về mục tiêu, tính chất và các yếu tố của cách mạng Việt Nam Giải phóng dân tộc cần xác định một con đường phát triển cho dân tộc phù hợp với những yêu cầu thực tiễn của đất nước. Từ những phong trào cứu nước của dân tộc và thế giới, với sự tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại đặc biệt là chủ nghĩa Mác Lênin, Nguyễn Ái Quốc đưa ra những tư tưởng về mục tiêu, tính chất và lực lượng cách mạng Việt Nam. Trong tác phẩm Đường Cách Mệnh, Nguyễn Ái Quốc chỉ ra hai vấn đề của cách mạng Việt Nam là dân tộc cách mạng và giai cấp cách mạng. Về dân tộc cách mạng, Nguyễn Ái Quốc viết: “Nói tóm lại là bọn cường quyền này bắt dân tộc kia làm nô lệ, như Pháp với An Nam. Đến khi dân nô lệ ấy không chịu nổi nữa, tỉnh ngộ lên, đoàn kết lại, biết rằng thà chết được tự do hơn sống làm nô lệ, đồng tâm hiệp lực đánh đuổi tục áp bức mình đi: ấy là dân tộc cách mệnh”.[23, 265] Về giai cấp cách mạng, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ “nước ta như vậy, các nước cũng nlur vậy. Công nông không chịu nổi, đoàn kết nhau đánh 52
  57. đuổi tư bản đi, như bên Nga, ấy là giai cấp cách mệnh, nói tóm lại là giai cấp bị áp bức cách mệnh để đạp đổ giai cấp đi áp bức mình”.[23, 265] Như vậy, cách mạng Việt Nam vừa là “dân tộc cách mệnh”, vừa là “giai cấp cách mệnh”, đều là cuộc cách mạng lật đổ chế độ thực dân và có sự thống nhất hữu cơ giữa vấn đề cách mạng dân tộc và cách mạng giai cấp. Theo Nguyễn Ái Quốc, làm cách mạng thực chất là để giải quyết mâu thuẫn cơ bản trong xã hội. Do đó, để làm cách mạng thành công, trước hết phải xác định đúng đắn mâu thuẫn xã hội và mâu thuẫn thời đại. Người nhận thấy ở Việt Nam có hai mâu thuẫn cơ bản cần phải giải quyết: Một là, mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc cướp nước, Hai là, mâu thuẫn giữa đông đảo quần chúng nhân dân, chủ yếu là nông dân, với giai cấp địa chủ phong kiến. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc khẳng định: Mâu thuẫn cơ bản trên thế giới lúc bấy giờ là mâu thuẫn giữa các giai cấp đi áp bức bóc lột và các giai cấp bị áp bức bóc lột, mâu thuẫn cơ bản ở Việt Nam cần tập trung giải quyết là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc cướp nước và tay sai của chúng. Đến Chánh cương, Sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc đã có bước phát triển hơn so với tư tưởng tromg Đường Cách mệnh. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Nguyễn Ái Quốc đã khái quát mục tiêu và tính chất của cách mạng thông qua việc đưa ra đường lối của cách mạng Việt Nam là: “làm tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[24, 1]. Tư sản dân quyền và thổ địa cách mạng có mối quan hệ mật thiết với nhau. “Tư sản dân quyền” là cách mạng về phương diện chính trị, đây là giai đoạn chiến lược giải phóng dân tộc, hoàn thành nhiệm vụ chống đế 53
  58. quốc, giành độc lập dân tộc (chưa tiến hành triệt để cuộc cách mạng ruộng đất). “Thổ địa cách mạng” là cách mạng về phương diện kinh tế, là một giai đoạn chiến lược với nhiệm vụ chủ yếu là cách mạng ruộng đất. “Đi tới xã hội cộng sản” là giai đoạn phát triển lâu dài để đi tới mục tiêu cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Như vậy, mục tiêu của cách mạng là làm cách mạng dân tộc dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Nguyễn Ái Quốc xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng trong giai đoạn này là đánh đổ đế quốc và phong kiến, làm cho nước Việt Nam được độc lập, nhân dân được tự do. Chánh cương vắn tắt của Đảng chỉ rõ: “A. Về phương diện xã hội thì: a) Dân chúng được tự do tổ chức, b) Nam nữ bình quyền, c) Phổ thông giáo dục theo công nông hóa. B. Về phương diện chính trị: a) Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, b) Làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập, c) Dựng ra Chính phủ công nông binh, d) Tổ chức ra quân đội công nông. C - Về phương diện kinh tế: a) Thủ tiêu hết các thứ quốc trái, b) Thâu hết sản nghiệp lớn (như công nghiệp, vận tải, ngân hàng, ) của tư bản đế quốc chủ nghĩa Pháp để giao cho Chính phủ công nông binh quản lý, 54
  59. c) Thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân cày nghèo d) Bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo e) Mở mang công nghiệp và nông nghiệp f) Thi hành luật ngày làm 8 giờ.”[24, 1-2] Về lực lượng cách mạng, Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ là tất cả người dân Việt Nam yêu nước trên nền tảng liên minh công nông. Chủ thể chính để đánh đổ đế quốc và phong kiến tay sai là công – nông “công nông là gốc cách mệnh”[22,266]. Vì “công nông bị áp bức nặng hơn, là vì công nông là đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết, là vì công nông là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc”[23, 266]. Các tầng lớp khác như học trò, nhà buôn, điền chủ nhỏ chỉ là “bầu bạn cách mệnh của công nông” vì “cũng bị tư bản áp bức, song không cực khổ bằng công nông”[23, 266]. Đối với tiểu tư sản, trí thức và trung nông, Sách lược vắn tắt ghi rõ: “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, Thanh Niên, Tân Việt,v.v. để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp”[24, 3]. Với tầng lớp phú nông, tầng lớp trung tiểu địa chủ và tư sản dân tộc “mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm cho họ đứng trung lập”[24, 3]. Đối với bộ phận đã ra mặt phản cách mạng ví như Đảng lập hiến thì phải đánh đổ. Về giai cấp lãnh đạo cách mạng, Nguyễn Ái Quốc khẳng định “trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi”[23, 267- 55
  60. 268]. Sách lược vắn tắt ghi rõ: “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”[24, 3]. Trong “Chương trình tóm tắt của Đảng”, Nguyễn Ái Quốc viết: “1. Đảng là đội tiên phong của đạo quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ đủ năng lực lãnh đạo quần chúng. 2. Đảng tập hợp đa số quần chúng nông dân, chuẩn bị cách mạng thổ địa và lật đổ bọn địa chủ và phong kiến 3. Đảng giải phóng công nhân và nông dân thoát khỏi ách tư bản”[24, 4]. Trong “Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam”, Nguyễn Ái Quốc khẳng định tôn chỉ của Đảng là “Đảng Cộng sản Việt Nam tổ chức ra để lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã hội cộng sản”.[23,5] Về phương pháp cách mạng, Nguyễn Ái Quốc chủ trương sử dụng bạo lực cách mạng, tức là sử dụng sức mạnh của nhân dân. Trong quan hệ quốc tế, Sách lược vắn tắt nêu rõ “ trong khi tuyên truyền cái khẩu hiệu nước An Nam độc lập, phải đồng tuyên truyền và thực hành liên lạc với bị áp bức dân tộc và vô sản giai cấp thế giới, nhất là vô sản Pháp”.[24, 3] 2.3. Giá trị của quá trình chuyển biến tƣ tƣởng của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911-1930 đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam Quá trình chuyển biến tư tưởng về dân tộc thuộc địa và vấn đề cách mạng giải phóng dân tộc đã góp phần khẳng định vai trò lịch sử của Nguyễn Ái Quốc trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc đã hoàn thành việc nhận thức đầy đủ, đúng đắn về cách mạng Việt Nam thể hiện rõ rệt qua quá trình bắt đầu tiếp cận với Luận cương Lênin đến việc 56