Tiểu luận Xã hội hoá vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng

doc 47 trang yendo 7220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Xã hội hoá vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu_luan_xa_hoi_hoa_vai_tro_gioi_tren_mot_so_phuong_tien_tr.doc

Nội dung text: Tiểu luận Xã hội hoá vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng

  1. TIỂU LUẬN XÃ HỘI HỌC VỀ GIỚI Đề tài: Xã hội hoá vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng. 1
  2. Mục Lục PHẦN I: MỞ ĐẦU 1 1. Lýdo chọn đề tài 2 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2 3. Mục đích nghiên cứu 3 PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH 4 Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 4 PHẦN III: KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ 42 3.1 Kết luận .42 2
  3. PHẦN I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội hoá vai trò giới không đến một cách tự nhiên mà nó là quá trình con người học cách thích ứng với đặc điểm giới của cá nhân. Truyền thông đại chúng từ lâu đã đóng vai trò là phương tiện xã hội hoá cùng với gia đình và các nhóm đồng đẳng, làm nên vai trò giới. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, các hình ảnh phản ánh sự khác biệt giới là rất phổ biến. Do đó, truyền thông đại chúng thực hiện vai trò quan trọng của mình trong việc gây dựng quan niệm về vai trò giới, góp phần đem lại cho người xem những mô hình điển hình trong một thế giới rộng lớn. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng, con người, đặc biệt là trẻ em học được các hành vi và thái độ được coi là phù hợp với một giới tính nhất định. Bé trai học cách làm con trai, bé gái học cách làm bé gái. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề này, chúng tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài này. Từ việc mô tả hình ảnh và vai trò của nam giới và nữ giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, báo, tạp chí, chúng tôi muốn tìm hiểu sự ảnh hưởng của các mô tả nói trên tới quá trình xã hội hoá vai trò giới trong xã hội. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn: 2.1. Ý nghĩa khoa học 3
  4. Nghiên cứu này góp phần củng cố và phát triển các lý thuyết Xã hội học chuyên biệt như: Xã hội học Giới, Xã hội học Gia đình, Xã hội học Truyền thông đại chúng 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề xuất những giải pháp có giá trị tham khảo cho các nhà nghiên cứu về Giới và các nhà Truyền thông trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về quá trình xã hội hoá vai trò giới, nhằm góp phần hướng tới một cách nhìn bình đẳng hơn đối với vai trò của nam giới và nữ giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng. 3. Mục đích nghiên cứu - Mô tả hình ảnh và vai trò của giới nam và giới nữ được biểu hiện trên truyền hình, báo in, tạp chí. - Tìm hiểu sự tác động của những hình ảnh, vai trò của nam và nữ thể hiện trên truyền hình đến quá trình xã hội hoá vai trò giới của các cá nhân. 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Xã hội hoá vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng. 4.2. Khách thế nghiên cứu Các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu: sách báo, tạp chí khoa học và một số trang web. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích tài liệu. 5. Giả thuyết nghiên cứu 4
  5. Giả thuyết 1: Vai trò của đa số phụ nữ trên các phương tịên truyền thông đại chúng đều bị hạn chế, họ thường được môt tả với vai trò là người nội trợ hơn là trong những công việc xã hội. Giả thuyết 2 : Các phương tiện truỷền thông đại chúng có vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hoá vai trò giới, nhất là ở giai đoạn vị thành niên. . Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Các lý thuyết áp dụng 1.1.1.1. Có 3 dạng lý thuyết giải thích cho sự xã hội hoá giới là lý thuyết phân tích tâm lý, lý thuyết nhận thức xã hội và lý thuyết phát triển nhận thức. Lý thuyết phân tích tâm lý của Freud tập trung vào sự quan sát của trẻ em về các đặc tính sinh dục của chúng ( như nỗi lo sợ bị thiến hay sự độ kỵ về kích thước dương vật). Lý thuyết này chưa được củng cố bằng nhiều nghiên cứu thực nghiệm lắm. Các lý thuyết về nhận thức xã hội là các lý thuyết hành vi tin vào việc củng cố và thiết lập sự giải thích hành vi – môi trường làm con người thực hiện hành vi. Các lý thuyết về phát triển nhận thức thừa nhận rằng “ trẻ em học về giới ( và các khuôn mẫu giới) thông qua nỗ lực tinh thần nhằm tổ chức thế giới xã hội của chúng” 5
  6. Một vấn đề với một số biến thể của lý thuyết này là giả thuyết rằng trẻ em học về giới là bởi đó là khía cạnh tự nhiên của thế giới nhiều hơn là bởi đó là khía cạnh quan trọng của thế giới xã hội. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tầm quan trọng mà trẻ em đánh giá giới còn phụ thuộc vào tầng lớp xã hội, chủng tộc, cấu trúc gia đình, bản năng giới tính của cha mẹ Một cách tiếp cận theo hướng cấu trúc xã hội như của Bem và Coltrane là một dạng của thuyết phát triển nhận thức. Bem đã xác định 3 “thấu kính giới” chủ chốt ( các giả thuyết ẩn): sự phân cực giới (đàn ông và đàn bà là khác nhau và sự khác biệt này một nguyên tắc tổ chức trung tâm của cuộc sống xã hội), androcentrism (nam giới ưu trội hơn nữ giới; kinh nghiệm nam giới là là tiêu chuẩn); và chủ nghĩa thiên về những kiến giải sinh học ( hai thấu kính đầu tiên là do sự khác biệt về sinh học giữa các giới tính). Bà đưa ra sự thay thế thấu kính “sự khác biệt cá nhân” nhấn mạnh “sự khác biệt đáng kể của các cá nhân trong các nhóm” Một cách tiếp cận cấu trúc xã hội (của Bem và Coltrane) đã nhìn nhận sự tiếp nhận đặc điểm về giới như sự đoán trước hoàn thiện nhân cách cá nhân. Luận điểm quan trọng nhất trong nghiên cứu về xã hội hoá giới là: bởi vì các bé trai và bé gái được đối xử khác nhau và được đặt trong các môi trường học tập khác nhau do đó chúng phát triển các nhu cầu, mong muốn, ước vọng, kỹ năng và khí chất khác nhau; nói ngắn gọn là chúng trở thành những kiểu mẫu con người khác nhau - đàn ông và đàn bà- mà hầu như không bao giờ hỏi câu hỏi tại sao chúng lại khác nhau và vì đâu chúng lại như thế 6
  7. Một vấn đề nữa là sự dự đoán hoàn thiện nhân cách cá nhân. Bởi mọi người đều nghĩ rằng bé gái và bé trai là phải khác nhau nên họ đối xử với chúng khác nhau và dành cho chúng cơ hội phát triển khác nhau. Sự đối xử khác biệt này củng cố cho những hành vi và hình ảnh về bản thân tái tạo nên những khuôn mẫu văn hoá mang tính định kiến về giới. Quá trình này được lặp đi lặp lại và lưu truyền qua các thế hệ. do đó mặc dầu các khuôn mẫu giới kuôn được tái tạo và biến hoá đi nhưng chúng vẫn có vẻ như tự nhiên và dường như không thể nào thay đổi được. (Coltrane, p. 114) Trẻ em học về giới và cách thể hiện giới bởi đó là trung tâm của cách thức chúng ta tổ chức xã hội. Trẻ em học cách nghĩ và cách tồn tại một cách văn hoá cũng như chúng theo những nghi lễ hàng ngày và trả lời lại nhu cầu hàng ngày của thế giới mà chúng đang sống trong đó Để được công nhận là một thành viên của xã hội, chúng phải học cách thích ứng với đặc điểm giới của cá nhân” (Coltrane, p. 114) Xã hội hoá giới biến trẻ em thành các “thực thể văn hoá”, những người biết thực tế văn hoá của mình mà không nhận ra rằng thực tế khác cũng có thể được. 1.1.1.2. Lý thuyết chức năng về giới của Mirriam Johnson Vị trí xã hội cơ bản của phụ nữ trong cấu trúc gia đình như là nhà sản xuất chính của các chức năng cốt yếu (xã hội hoá trẻ con và tân tạo về mặt tình cảm các thành viên trưởng thành của nó, các hoạt động chủ yếu đối với sự cấu kết xã hội và sự tái sản xuất giá trị). Trong những hoạt động đó người phụ nữ phải định hướng cách thể hiện tình cảm, nghĩa là sự hoà hợp và sự phản ứng trong quan hệ có tính chất tình cảm. Các chức năng của phụ nữ trong gia đình và định hướng về sự thể hiện tình cảm ảnh hưởng tới các chức năng trong mọi cấu trúc xã hội khác của 7
  8. họ, đặc biệt là kinh tế. Phụ nữ, ví dụ, được hướng tới các nghề nghiệp có tính thể hiện tình cảm điển hình; còn trong các nghề nghiệp mà đàn ông thống trị, họ được kì vọng có tính chất biểu cảm nhưng đồng thời bị trừng phạt về định hướng này. Các kìm hãm thể chế và văn hoá đòi hỏi phụ nữ phải yếu ớt và phục tùng trong mối quan hệ với chồng của họ, người thông qua phương tiện trung gian cạnh tranh trong nền kinh tế mang lại cho gia đình mình sự an toàn ở cấp độ kinh tế. Nhìn nhận mẹ chúng trong vai trò “bà vợ yếu đuối”, bọn trẻ học cách tôn sung chế độ gia trưởng và hạ thấp giá trị của sự biểu cảm với ý nghĩa là một thái độ trong quan hệ đi ngược lại phương tiện dường như mạnh mẽ và có giá trị hơn. Sự đánh giá tính chất phương tiện của nam giới là có hiệu quả hơn tính biểu cảm của nữ giới được phổ biến, lan rộng trong nền văn hoá. 1.1.1.2. Lý thuyết phân tích xung đột theo khía cạnh giới của Janet Chafetz Chafetz thăm dò các cấu trúc và điều kiện xã hội có ảnh hưởng tới cường độ của sự phân tầng giới tính – hay các bất lợi cua rphụ nữ - trong mọi xã hội và mọi nền văn hoá. Các cấu trúc và điều kiện này bao gồm sự phân biệt giới tính về vai trò, ý thức hệ gia trưởng, gia đình và tổ chức lao động, các điều kiện định khuôn như các khuôn mẫu sinh sản, sự phân cách của các vị trí lao động và nội trợ, thặng dư kinh tế, tính phức tạp về kỹ thuật, mật độ dân số và sự khắc nghiệt của môi trường - tất cả được nhận thức như là các biến số. Sự tương tác giữa các biến số này quyết định mức độ của sự phân tầng giới tính, vì chúng định khuôn các cấu trúc chủ yếu của sự nội trợ và sự sản xuất kinh tế và mức độ mà các phụ nữ di động giữa hai lĩnh vực này. Quan điểm của Chafetz là phụ nữ chịu đựng sự bất lợii ở mức thấp nhất khi họ có thể cân bằng giữa các 8
  9. trách nhiệm nội trợ với vai trò quan trọng và độc lập trong nền sản xuất thị trường. Nội trợ/gia đình được xem không phải là một lĩnh vực nằm ngoài lao động, một khu vực của tình cảm và sự nuôi dưỡng, mà là một lĩnh vực trong sự lao động diễn ra - sự chăm sóc trẻ, công việc nhà và đôi khi cũng là lao động (như ở gia đình nông trại) mà đối với chúng có những ban thưởng vật chất vượt khỏi phạm vi nội trợ. Sự tiếp nhận của phụ nữ đối với các ban thưởng đó hoặc thông qua sự nội trợ hoặc thông qua sự sản xuất thị trường trở thành sự giảm nhẹ các bất lợi xã hội và hình thái của sự nội trợ là cấu trúc chủ yếu tạo điều kiện thuận lợi hay gây trở ngại cho sự tiếp nhận này 1.1.2. Các khái niệm công cụ 1.1.2.1. Xã hội hoá (socialization) Xã hội hoá là quá trình thích ứng và cọ xát với các giá trị, chuẩn mực và hình mẫu hành vi xã hội mà trong quá trình đó một thành viên xã hội tiếp nhận và duy trì khả năng hoạt động xã hội . Xã hội hóa nghiên cứu xem với tư cách là điều kiện và các yếu tố cấu thành, cơ cấu và quá trình xã hội, văn hoá, kinh tế và sinh thái có tác dụng bằng cách nào và ở mức độ nào đạt tới sự phát triển nhân cách con người. ( Từ điển xã hội học ) Xã hội hoá là quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của mình ( Neli Smelser ). Xã hội hoá là một quá trình tương tác giữa người này với người khác , kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động và thích nghi với những khuôn mẫu hành động đó ( Fichter ) . Xã hội hoá là quá trình hai mặt. Một mặt cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi trường xã hội, vào hệ 9
  10. thống các quan hệ xã hội. Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một cách chủ động hệ thống các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội (Andreeva ) Quá trình quá độ mà chúng ta có thể tiếp nhận được nền văn hoá của xã hội mà trong đó chúng ta đã được sinh ra – quá trình mà nhờ nó chúng ta đăt được những đặc trưng xã hội của bản thân, học được cách suy nghĩ và ứng xử được coi là thích hợp trong xã hội của chúng ta - được coi là quá trình xã hội hoá. ( Tony Bilton và các cộng sự “Nhập môn xã hội học”, tr27) Mô hình 1: Quá trình xã hội hoá (Nguồn: rticleid=700&action=article) 10
  11. Mô hình 2: Môi trường xã hội hoá (Nguồn: 1.1.2.2. Giới (gender) Khái niệm giới nói đến mô hình hành vi đặc hữu về mặt văn hoá mà có thể gắn bó với giới tính. Khái niệm giới không chỉ đề cập đến nam và nữ mà cả mối quan hệ giữa nam và nữ. Trong mối quan hệ này có sự phân biệt vai trò, trách nhiệm, hành vi xã hội mong đợi và quy định cho mỗi giới, phù hợp với những đặc điểm văn hoá, chính trị, kinh tế và tôn giáo. Do vậy, nó luôn biến đổi theo thời gian và có sự khác biệt theo không gian. ( Hoàng Bá Thịnh, 2005) 11
  12. Các đặc điểm về xã hội, liên quan đến vị trí, tiếng nói, công việc của của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội được gọi là giới. Đây là những đặc điểm có thể đổi chỗ cho nhau. Ví dụ: phụ nữ có thể làm bộ trưởng quốc phòng, nam giới có thể làm người nuôi dạy trẻ. Giới không bất biến mà luôn thay đổi tuỳ theo sự biến đổi của điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, tập quán Ví dụ: địa vị xã hội của phụ nữ hiện nay hoàn toàn khác so với thời phong kiến. Ngay như ở thời nay, thì địa vị xã hội của phụ nữ nông thôn cũng không hoàn toàn giống với phụ nữ thành thị. Vì vậy khi nói đến quan hệ giới thì cần nói đến các đối tượng cụ thể và hoàn cảnh cụ thể của họ. ( Nguồn: Bình đẳng giới và kỹ năng sống - Bộ tài liệu đào tạo dành cho nữ và nam thanh niên Việt Nam) 1.1.2.3. Vai trò giới (gender role) Vai trò giới là một hệ thống chuẩn mực hành vi được đặc biệt quy gán cho đàn ông và đàn bà trong một nhóm hay hệ thống xã hội nhất định. Theo cách phân tích của khoa học xã hội, nó có thể là một dạng của sự phân công lao động theo giới. Giới là một thành phần của hệ thống giới/giới tính có liên quan đến “hệ thống sắp xếp mà nhờ đó một xã hội chuyển giao bản năng giới tính thành những sản phẩm của hoạt động con người” (Reiter 1975:159) (Nguồn: Dịch từ ) Vai trò giới là những công việc khác nhau mà phụ nữ và nam giới thực tế đang làm. Những công việc này thường xuất phát từ sự trông chờ/mong đợi của xã hội đối với mỗi giới. Ví dụ: phụ nữ làm việc nhà, nam giới làm các công việc xã hội 12
  13. Trong các xã hội nói chung, người phụ nữ thường phải đảm nhận ba vai trò: (1) sinh sản và nuôi dưỡng, (2) sản xuất và (3) hoạt động cộng đồng, trong khi đó nam giới thường chỉ phải đảm nhận hai vai trò đó là sản xuất và các hoạt động quản lý tại cộng đồng - Vai trò sinh sản và nuôi dưỡng: việc sinh sản và trách nhiệm chăm sóc con cái, cũng như việc nội trợđược coi là công việc của người phụ nữ. Đây là những công việc nhằm bảo đảm sự duy trì và tái sản xuất sức lao động. Nó bao gồm không chỉ tái sản xuất về sinh học mà còn về chăm sóc và duy trì lực lượng lao động (những người đàn ông và con cái ở độ tuổi lao động trong gia đình) và lực lượng lao động trong tương lai (trẻ sơ sinh và trẻ em đang đi học) - Vai trò sản xuất: cả nam giới và phụ nữ cùng gánh vác trách nhiệm làm việc tạo thu nhập. Trong đó bao gồm cả sản xuất kinh doanh để trao đổi và sản xuất nhằm phục vụ tiêu dùng của gia đình. - Vai trò hoạt động cộng đồng: những hoạt động này chủ yếu do người phụ nữ đảm trách nhằm đảm bảo việc cung cấp và duy trì những nguồn lực khan hiếm cho tiêu dùng của cộng đồng như nước, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục. Đây là những công việc “tình nguyện” không được trả lương và được thực hiện trong những thời gian “ rỗi”. - Vai trò quản lý cộng đồng: các hoạt động này chủ yếu do nam giới đảm nhiệm. Đây thường là những công việc được trả lương, trực tiếp hoặc gián tiếp, tuỳ thuộc vào vị trí hoặc quyền lực. 13
  14. Việc thực hiện các vai trò: của nam và nữ có những khác biệt như: + Nam giới : đảm nhận các vai trò điển hình của họ một cách liên tục, chủ yếu tập trung vào vai trò sản xuất. + Nữ giới : thường xuyên phải đảm nhận đồng thời nhiều vai trò, phải tự cân bằng các nhu cầu của bản thân và của cả gia đình trong khoảng thời gian hạn hẹp của mình. ( Nguồn : Bình đẳng giới và kỹ năng sống - Bộ tài liệu đào tạo dành cho nữ và nam thanh niên Việt Nam) Vai trò giới là một dạng vai trò xã hội, một hệ thống các khuôn mẫu hành vi ( hoặc chuẩn mực) được mong đợi ở nam giới và phụ nữ. Vai trò giới được hiểu như là sự chấp nhận những mệnh lệnh xã hội rõ ràng, những hành vi tương ứng với một giới nhất định được thể hiện bởi ngôn ngữ, cách xử sự, quần áo, cử chỉ ( Nguồn: Dịch từ “Gender and mass media: Representation of Women’s Images in television commercials”- Irina A Ilchenko ) Vai trò giới là những hành vi được học trong bất kỳ một cộng đồng xã hội nào hay một nhóm mà quy định những hình động, nhiệm vụ và trách nhiệm cho nam giới và phụ nữ. Vai trò giới bị chi phối bởi độ tuổi, giai cấp, dân tộc, tín ngưỡng và bởi môi trường địa lý, kinh tế, chính trị. Những thay đổi trong vai trò giới thường xảy ra tương ứng với những thay đổi kinh tế, các điều kiện chính trị và tự nhiên bao gồm cả những hoạt động phát triển. ( Nguồn: Kỷ yếu hội thảo giới - truyền thông và phát triển) 14
  15. Mô hình 3: Chúng ta học về vai trò giới từ đâu ? HỌC TỪ ĐÂU CÁC THỂ CHẾ XH HÀNG XÓM SÁCH, TRUYỆN HỌ HÀNG TIVI NHỮNG ĐIỀU CHÚNG TA ĐƯỢC ÔNG BÀ HỌC ĐỂ TRỞ PHIM ẢNH THÀNH PHỤ NỮ VÀ NAM GIỚI CHA MẸ CA DAO, NGẠN NGỮ BẠN BÈ TRƯỜNG HỌC BÁO CHÍ (Nguồn : Bình đẳng giới và kỹ năng sống - Bộ tài liệu đào tạo dành cho nữ và nam thanh niên Việt Nam) 1.1.2.4. Xã hội hoá vai trò giới (gender socialization) Heslin (1999: 76) cho rằng “một phần quan trọng của xã hội hoá là việc học tập cách thể hiện một cách văn hoá vai trò giới” Do vậy, xã hội hoá vai trò giới chính là việc học các hành vi và thái độ được coi là phù hợp với một giới tính nhất định. Các cậu bé học cách làm các cậu bé và các cô bé học cách làm các cô bé. 15
  16. Mô hình 4: Sự xã hội hoá vai trò giới (Nguồn: ssons/socializationandyou/socializationandyou.html) Việc học này xảy ra bởi nhiều kênh trung gian của quá trình xã hội hoá như gia đình, bạn bè, trường học, công việc và truyền thông đại chúng. ( Nguồn: Dịch từ ) Trong khuôn khổ nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập đến sự xã hội hoá vai trò giới trên một số phương tiện thông tin đại chúng như báo in, truyền hình 1.1.2.5. Truyền thông đại chúng: “Truyền thông đại chúng là những thiết chế sử dụng những phát triển kỹ thuật ngày càng tinh vi của công nghệ để phục vụ sự giao lưu tư tưởng, những mục đích thông tin, giải trí và thuyết phục tới 16
  17. đông đảo khán thính giả, cho dầu bằng phương tiện báo chí, truyền thanh, truyền hình, sách, tạp chí, quảng cáo hay bất cứ gì đó.” (Nguồn: Tony Bilton và các công sự “Nhập môn xã hội học”, tr 381”) Truyền thông đại chúng là một cách truyền những tín hiệu bằng ra- đi-ô, Internet, hay TV tới một đại chúng ("thính giả", "độc giả" hay "khán giả"). Như vậy một đài trên Internet có thể phân bố văn hay nhạc trên toàn thế giới, nhưng còn một hệ phát biểu trong (ví dụ) một cơ sở có thể truyền âm thanh đặc biệt cho những người trong phạm vi nhỏ. ( Nguồn: Từ điển wikipedia) 1.1.2.6. Giá trị giới Là các ý tưởng mà mọi người nghĩ phụ nữ và nam giới nên như thế nào và những hành động mà họ nên làm. VD: Phụ nữ nên duyên dáng, nam giới nên dũng cảm, phụ nữ nên nhường nhịn chồng con Các giá trị giới có liên quan chặt chẽ đến vai trò và trách nhiệm của nam giới và nữ giới. (Nguồn : Bình đẳng giới và kỹ năng sống - Bộ tài liệu đào tạo dành cho nữ và nam thanh niên Việt Nam) 1.1.2.7. Định kiến giới Là suy nghĩ của mọi người về những gì mà phụ nữ và nam giới có khả năng làm và loại hoạt động họ có thể làm. VD: Phụ nữ làm việc nhà tốt hơn nam giới, nam giới làm quản lý tốt hơn phụ nữ (Nguồn : Bình đẳng giới và kỹ năng sống - Bộ tài liệu đào tạo dành cho nữ và nam thanh niên Việt Nam) 17
  18. 1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Xã hội hoá vai trò giới trên các phương tiện truyền thông đại chúng là một vấn đề nghiên cứu mới mẻ ở Việt Nam. Mặc dù vậy nó lại có một nền tảng khá vững vàng bởi có những tác phẩm nghiên cứu về giới và truyền hình, nhưng đa số là những nghiên cứu ở nước ngoài. Qua quá trình tìm hiểu vấn đề nhóm báo cáo chúng tôi đã có dịp tiếp cân với một số tác phẩm đề cập đến vấn đề giới, vai trò giới và truyền thông: + Nghiên cứu mang tên “Television and gender roles”, Daniel Chandler. Trong tác phẩm này, tác giả đã phân tích và đưa ra một số số liệu cho thấy sự khác biệt trong việc mô tả giới nam và nữ trên truyền hình và phần nào ông khẳng định vai trò của truyền hình trong việc hình thành và củng cố nên những khuôn mẫu vai trò giới cho trẻ em. + Nghiên cứu mang tên “Media and the gender”, John K. Simmons, 2002. Tác phẩm nêu lên các số liệu và một số đặc điểm của nam giới và nữ giới trên truyền hình, chân dung của nhà truyền thông theo góc độ giới. Ngoài ra, nhóm tác giả còn thao khảo một số tạp chí khoa học, các trang web có đề cập tới vấn đề giới, vai trò giới, xã hội hoá vai trò giới. 18
  19. Chương 2: Xã hội hoá vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng 2.1. Sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng Phương tiện thông tin đại chúng phải thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ: Truyền bá các chính sách của chính phủ, thông tin và giải thích về các chính sách cho người dân; đồng thời đóng vai trò như cơ quan ngôn luận của dân, phản ánh những vấn đề mà nhân dân; đặc biệt là tầng lớp phụ nữ đang phải đối mặt, nói lên những ý kiến, đóng gớp của họ, kết nữa dân và chính phủ trong việc tìm ra những giải pháp có lợi cho cả hai bên. Phương tiện thông tin đại chúng có vai trò rất quan trọng trong việc đưa người dân, nhất là người phụ nữ tham gia vào những quyết định quan trọng của quốc gia thông qua các cuộc phỏng vấn, hỏi ý kiến họ về những vấn đề mà cả xã hội đang quan tâm. Phụ nữ cũng nên được khuyến khích tham gia vào công việc phóng viên bởi vì hơn ai hết họ có thể hiểu được những vấn đề, những khó khăn mà những người cùng giới với họ gặp phải. Hơn nữa phụ nữ sẽ cảm thấy thoải mái và cởi mở hơn khi trò truyện với người cùng giới, họ cũng sẽ cảm thấy tự hào đi theo những tấm gương của các nữ phóng viên, những người mà họ cho là dũng cảm và đầy tài năng đi khắp mọi nơi để gặp gỡ, phỏng vấn, nói chuyện với những người thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Các hãng truyền thông phải hết sức nỗ lực kêu gọi, thuyết phục chính phủ quan tâm đến số phận của người phụ nữ bằng cách đem lại cho họ những sự giúp đỡ về nhiều mặt để họ có thể đứng trên đôi chân cua rmình, tự tin thực hiện các nhiệm vụ đối với gia đình, cộng đồng, xã hội. Báo chí, 19
  20. truyền hình, phải dũng cảm lên án tất cả những hành động, việc làm xấu xa chống lại phụ nữ của các quan chức cao cấp. Ngoài việc khai thác lợi ích do sự ra đời của công nghệ mới và quá trình toàn cầu hoá mang lại, các phương tiện thông tin đại chúng phải biết sử dụng những thuận lợi đó sao cho có ích cho đất nước nói chung và cho người phụ nữ nói riêng, đồng thời đem công nghệ mới, kiến thức mới, cách thức làm việc tới cho người phụ nữ để họ có đủ khả năng, năng lực tham gia một cách bình đẳng vào xã hội. Phương tiện thông tin đại chúng phải xác định được những lĩnh vực hay nơi cần tới sự giúp đỡ, hỗ trợ trong nước và quốc tế, biết được những sự đầu tư có khả năng đem lại lợi ích cho cả hai bên, chỉ ra cho các nhà kinh doanh, đầu tư, những nhà tài trợ cách làm việc hay khởi đầu các dự án của họ. Giáo dục và thông tin phải được đưa tới cho người dân để họ có thể đối mặt với bất cứ sự thay đổi hay khó khăn thử thách nào. Truyền thông đại chúng còn có sức mạnh đặc biệt trong việc xã hội hoá nói chung và xã hôi hoá vai trò giới nói riêng do loài người ngày nay, trong thời đại thông tin ngày càng có xu hướng tiếp nhiều với các phương tiện truyền thông đại chúng. Nghiên cứu của giáo sư người Mỹ John K.Simmons, khoa Tâm lý học và nghiên cứu tôn giáo, trường Đại học Western Illinois mang tên “Media and the gender” đã cho thấy con người hiện đại dành thời gian nhiều thế nào cho việc tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng. + Mỗi năm, một người Mỹ tiêu tốn 650 USD cho lĩnh vực truyền thông ( Trong đó 186 USD dành cho sách báo và tạp chí, còn lại là cho các phương tiện truyền thông nghe nhìn như CD, DVD, băng và phim ảnh. + Hơn 98% các hộ gia đình ở Mỹ có ít nhất một chiếc tivi. 20
  21. + Trung bình mỗi người trưởng thành dành 26-33% thời gian giải trí cho việc xem truyền hình. + Mỗi người Mỹ dành 1600 giờ cho việc xem truyền hình mỗi năm. + Hơn 67 % đã sử dụng dịch vụ cáp truyền hình. ( Nguồn: “Media and the gender”, 2002, John K.Simmons) Ông còn cho rằng hầu hết những thông tin chúng ta thu nhận được không phải là từ những kinh nghiệm trực tiếp. Những tri thức về đời sống con người ngày càng được truyền đạt nhiều bằng các phương tiện truyền thông đại chúng như đài phát thanh, truyền hình, báo, tạp chí, phim ảnh Chính vì vậy mà sức mạnh của những người, những tổ chức quản lý truyền thông là rất lớn. Theo ông truyền thông còn có thể kiến tạo nên và củng cố các chuẩn mực, giá trị văn hoá. Xã hội hoá lại là quá trình thích ứng và cọ xát với các chuẩn mực văn hoá. Vì vậy những gì truyền hình mô tả đóng góp một phần trong việc xã hội hoá. Trên truyền hình chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều hình ảnh về giới, những khuôn mẫu ứng xử liên quan đến đặc điểm giới, những vai trò mà các giới đảm nhận. Do đó, truyền hình cũng có khả năng hình thành và củng cố cho người xem nó về vai trò giới, góp phần trong quá trình xã hội hoá vai trò giới trong xã hội. 2.2. Xã hội hoá vai trò giới trên truyền hình Giới và các sản phẩm truyền hình Truyền hình hiện vẫn duy trì các khuôn mẫu giới bởi nó phản ánh các giá trị xã hội ưu trội. Truyền hình không chỉ phản ánh mà còn củng cố và thể hiện các giá trị xã hội này như là cái tự nhiên vốn dĩ phải như vậy. Khi một người mong đợi vào một xã hội vẫn do đàn ông thống trị, đàn ông thống trị các sản phẩm truyền hình và bị ảnh hưởng bởi các khuôn mẫu đó thì một 21
  22. cách vô thức sẽ tái sản xuất ra cách nhìn của nam giới, duy trì các khuôn mẫu giới ưu trội. Nhiều chương trình truyền hình tường thuật thực chất được thiết kế để truyền tải cách nhìn của nam giới. Người xem thường bị lôi cuốn vào việc bị đồng nhất hoá bởi cách nhìn của nam giới. Điều này được gọi là ‘the male gaze’(cái nhìn lấy nam giới làm trung tâm). Cách nhìn này được gọi là ‘không được đánh dấu’ : nó là một khuynh hướng vô hình và không còn nghi ngờ gì nữa- cách nhìn nam giới là chuẩn mực. Các bé gái hoặc từ truyền hình rằng đây là một thế giới của đàn ông, và học cách thay đổi cách nhìn của riêng chúng. Trong những năm gần đây có sự tăng đáng kể về số lượng phát thanh viên thời sự là nữ giới. Trước đây, các đạo diễn truyền hình (tất nhiên là phần lớn là nam giới) đã cho rằng khán giả ít xem trọng phụ nữ hơn. Tuy nhiên, có người cũng nhận định rằng sự hấp dẫn về ngoại hình có thể đóng vai trò nhiều hơn trong việc họ lựa chọn hơn là chỉ vì phát thanh viên đó là nam giới. Trên thực tế có một số bằng chứng cho thấy các bé gái (từ 8-12 tuổi) có thể có xu hướng nhìn nhận rằng một phát thanh viên thời sự là nam giới sẽ đáng tin cậy hơn là nữ giới, tuy nhiên giới tính của phát thanh viên thời sự có vẻ không ảnh hưởng gì đến niềm tin của các bé trai. Trong quá trình trưởng thành của mình, các bé gái nhìn chung luôn thấy rằng hình ảnh của nam giới trên truyền hình là mạnh mẽ và hiểu biết hơn. Số lượng nam giới và nữ giới trên truyền hình Số lượng phụ nữ xuất hiện trên truyền hình là ít hơn nam giới rất nhiều. Tỉ lệ nam giới xuất hiện trên các chương trình truyền hình nói chung so với nữ giới là 3 đến 4 nam trên 1 nữ. 70-80% những nhân vật xuất hiện trên các chương trình cho thiếu nhi là nam giới và trên các bộ phim hoạt hình cho thiếu nhi, nam giới xuất hiện nhiều hơn nữ giới với tỉ lệ là 10 nam trên 1 nữ. Thậm chí là trong các phim truyền hình dài tập thì tỉ lệ này cũng là 22
  23. 7 nam trên 3 nữ. Số lượng nam giới cũng đông hơn nữ giới trong các bảng phân vai. Trái với thực tế sự thống trị của nam giới trên truyền hình, ta nhận thấy trong đời sống hàng ngày thực tế phụ nữ có phần đông hơn nam giới. Ở góc độ này, truyền hình không phản ánh được thực tế nhân khẩu học quan sát được, tuy nhiên nó lại có thể phản ánh khá rõ sự phân phối quyền lực và các giá trị của những người nắm giữ nó. Giới và giới tính Hầu hết các nhà khoa học xã hội đều phân biệt giới với giới tính. - Giới tính : các đặc điểm về cấu tạo cơ thể, liên quan đến chức năng sinh sản của phụ nữ và nam giới được gọi là giới tính. Đây là những đặc điểm mà phụ nữ và nam giới không thể đổi chỗ cho nhau. Cụ thể là phụ nữ mang thai, sinh con, cho con bú, nam giới tạo ra tinh trùng để thụ thai. - Giới : các đặc điểm về xã hôi, liên quan đến vị trí, tiếng nói, công việc, của phụ nữ và nam giới trong gia đình và xã hội được gọi là giới. Đây là những đặc điểm có thể đổi chỗ cho nhau. BẢNG SO SÁNH GIỚI VÀ GIỚI TÍNH GIỚI TINH GIỚI Mang đặc trưng sinh học Mang đặc trưng xã hội Sinh ra đã có Do học mà có Ví dụ : Chỉ có phụ nữ mới có thể Ví dụ : Phụ nữ chăm sóc con cái mang thai và sinh con Giống nhau trên toàn thế giới Khác nhau ở các vùng, quốc gia Ví dụ : Ở mọi nơi phụ nữ đều có thể Ví dụ : ở một số nơi nam giới là sinh đẻ người chăm sóc con cái 23
  24. Bất biến, không thay đổi về mặt Có thể thay đổi về mặt không gian thời gian và không gian và thời gian dưới tác động của các Ví dụ : Nam giới không bao giờ yếu tố xã hội mang thai và sinh đẻ được Ví dụ : Thời phong kiến nam giới hầu như không chăm sóc con cái (Nguồn: Bình đẳng giới và kỹ năng sống - Bộ tài liệu đào tạo dành cho nữ và nam thanh niên Việt Nam) Khái niệm vai trò giới không đề cập khía cạnh sinh học mà là khía cạnh văn hoá và lịch sử, những gì mà các cá nhân trải qua trong suốt quá trình sống. Bởi vậy, vai trò giới được các nhà khoa học xã hội mô tả như với cấu trúc mang tính xã hội cao. Con người học các dạng hành vi và nhân cách có được mong đợi trong bối cảnh văn hoá của họ thích hợp cho nam giới và nữ giới. Thậm chí trong cùng một nền văn hoá, nam tính và nữ tính cũng có thể khác nhau trong các nhóm khác nhau, đặc biệt là nhóm theo các tiêu chí dân tộc, độ tuổi, tầng lớp xã hội và bản năng sinh dục. Ở khía cạnh này thì không có sự nam tính hay nữ tính đơn lẻ mà phải tính đến sự phức hợp nam tính và nữa tính. Không phải tất cả đàn ông đều có khả năng lãnh đạo, hiếu chiến, quyết đoán, độc lập, biết đối đầu với thử thách và cũng không phải mọi người phụ nữ đều dễ xúc động, hiền lành, sống tình cảm, thích dựa dẫm, thích chăm sóc người khác Những đặc điểm đó được tìm thấy ở nhiều khía cạnh khác nhau ở mỗi người. Nhưng tất cả đàn ông và phụ nữ đều nhận thức được sự quy ước mang tính văn hoá của các khuôn mẫu giới truyền thống, và truyền hình góp phần vào sự nhận thức này. Vai trò giới tính có liên quan đến sự kỳ vọng về văn hoá, chẳng hạn như đàn ông thường sự thành công và sự thống trị còn phụ 24
  25. nữ thì phục tùng và hỗ trợ. Mối quan hệ của các cá nhân với những kỳ vọng như vậy thường dẫn đến trạng thái căng thẳng. Giới và nghề nghiệp Vai trò của đa số phụ nữ trên truyền hình đều bị hạn chế. Bên cạnh đó, vai trò của nam giới rộng hơn và thú vị hớn. Người phụ nữ trên truyền hình thường xuất hiện với các vai trò như người nội trợ, người mẹ, thư ký và y tá ; người đàn ông thì xuất hiện không chỉ với vai trò người chồng, người cha mà còn là vận động viên, người nổi tiếng và các trùm tư bản. Khi nói đến phụ nữ truyền hình thường nhắc đến tình trạng hôn nhân hơn đàn ông. Đàn ông trên truyền hình thường được miêu tả như những người đi làm, có xu hướng có địa vị cao hơn trong xã hội và ít khi họ được mô tả khi ở nhà. Phụ nữ thì thường được mô tả là thành công trên phạm vi các công việc nội trợ trong khi đó lại không được hạnh phúc lắm trong đời sống cá nhân của họ. Đây thực sự là sự phân phối vai trò nghề nghiệp trên truyền hình chậm hơn so với thực tế tại các công sở. Sự mô tả vai trò giới Mặc dù không nặng nề như những năm trước đây nhưng rõ rằng sự miêu tả về đàn ông và phụ nữ trên truyền hình vẫn còn đậm tính truyền thống và rập khuôn. Điều này đáp ứng việc củng cố sự phân cực vai trò giới. Nữ giới thì được gắn với những được điểm như là giàu tình cảm, thận trọng, tính hợp tác, tinh thần cộng đồng và sự phục tùng. Còn nam giới có xu hướng được gắn với các đặc điểm như duy lý, có năng lực, thích ganh đua, chủ nghĩa cá nhân và sự tàn nhẫn. Meehan đã chỉ ra việc truyền hình đã mô tả người phụ nữ tốt phải có các đặc điểm là dễ bảo, nhạy cảm và dễ thuần phục ; còn người phụ nữ xấu mang những đặc điểm là nổi loạn, độc lập và ích kỷ. Hình mẫu người phụ nữ lý tưởng là phải hiền lành, kín đáo, nhạy cảm, dễ bảo, không ganh đua và 25
  26. thích phụ thuộc. Mẫu hình nam giới lý tưởng là phải có cơ thể cường tráng, hiếu chiến, quyết đoán, sáng tạo, độc lập, thích ganh đua và có tham vọng. Truyền hình và những bộ phim về các anh hùng thường miêu tả lòng tốt, quyền lực, khả năng kiểm soát, sự tự tin, năng lực và sự thành công. Nói cách khác là thành công trông một hệ thống kinh tế đầy cạnh tranh. Trong các bộ phim phương Tây, phim chiến tranh, có không ít những hình mẫu nam giới hiếu chiến. Có rất nhiều cậu bé cố gắng ganh đua những đặc điểm này thông qua các hành động và sự hiếu chiến. Chỉ có một vài phụ nữ được đóng vai trò anh hùng trong ‘Alines’ của Sigourney Weaver. Đàn ông có xu hướng được miêu tả là độc đoán hơn, bạo lực hơn và có quyền lực hơn phụ nữ. Đàn ông xuất hiện trên truyền hình có vẻ như thường có thái độ coi thường phụ nữ. Họ lái xe, uống rượu bia và hút thuốc nhiều hơn, thực hiện những công việc cần sức khoẻ hơn và lập ra được nhiều kế hoạch hơn. Họ được tìm thấy nhiều trong thế giới các đồ vật hơn là trong các mối quan hệ. Phụ nữ xuất hiện trên truyền hình có xu hướng trẻ hơn nam giới, thường là dưới 30 tuổi. Vì vậy mà hình ảnh của truyền hình phản ánh rộng rãi các quan điểm mang tính gia trưởng truyền thống. Ví dụ như sự nam tính mang tính rập khuôn được mô tả như điều tự nhiên, bình thường và mang tính phổ biến, nhưng trên thực tế nó là một cấu trúc đặc thù. Đó là nhóm những người nam giới có khuynh hướng tình dục khác giới, trong đó bất cứ đặc tính nào của nữ giới hay đồng tính đều không được chấp nhận, phụ nữ thì được coi là phụ thuộc vào nhóm nam giới này. Quan điểm sự khác biệt giới tính tự nhiên đã giúp duy trì sự bất bình đẳng mà hệ thống kinh tế của chúng ta vẫn tiếp tục dựa vào đó. 26
  27. Quảng cáo nói chung Trong quảng cáo truyền hình, khuôn mẫu giới có khuynh hướng rõ rệt hơn rất nhiều do đối tượng khán giả thường được mặc định là nam hoặc nữ. Khuynh hướng này có giảm bớt trong những năm gần đây nhưng khuôn mẫu nói chung thì vẫn như vậy. Trong quảng cáo, đàn ông được mô tả là mang tính tự trị cao hơn. Họ được mô tả ở nhiều lĩnh vực nghề nghiệp hơn phụ nữ, còn phụ nữ thì hầu hết chỉ được mô tả trong vai trò người nội trợ, người mẹ (quảng cáo bột giặt, quảng cáo sữa, quảng cáo bột nêm ). Đàn ông thường được mô tả trong các quảng cáo xe hay các sản phẩm thương mại còn phụ nữ thì thường được mô tả trong các quảng cáo đồ gia dụng. Đàn ông thường được mô tả khi họ đang ở bên ngoài xã hội hoặc trong công việc còn phụ nữ thường được mô tả khi đang làm nội trợ. Đàn ông thì thường được mô tả như những người có quyền uy. Và cùng với sự phát triển của quảng cáo thì dường như uy tín trong hình ảnh người đàn ông ngày càng tăng trong khi người phụ nữ lại biến mất dần đi. Những phát thanh cho các chương trình truyền hình là những người được coi là có tiếng nói của sự uy tín. Họ hầu hết là nam giới ( chiếm trên 94%). Trong những năm gần đây cũng có nhiều phát thanh viên nữ hơn những chủ yếu là tiếng nói của họ là trong lĩnh bực thực phẩm, các sản phẩm gia dụng và mỹ phẩm. Các phát thanh viên nam có xu hướng được gắn kết với nhiều loại sản phẩm hơn. Quảng cáo cho trẻ em Hầu hết các quảng cáo truyền hình hiện đại đều làm nổi bật cả bé gái và bé trai, tuy nhiên bé trai lại có phần nổi trôi hơn. Các quảng cáo có mục đích hướng vào các bé trai có phần nhiều các hành vi mang tính hoạt động, hiếu chiến và ồn ào hơn là những quảng cáo có đối tượng là các bé gái. Các bé trai thường được miêu tả với các đặc điểm như là hoạt bát, hiếu thắng, có 27
  28. lý trí và hay bất mãn. Quảng cáo của các bé trai bao gồm những đồ chơi mang tính hoạt động, nhiều hình ảnh, được quay với tốc độ nhanh, có âm thanh và nhạc rất to. Còn quảng cáo dành cho các bé gái thì có xu hướng hơi mờ nhạt và có nhạc nền nhẹ nhàng.( Welch et al) Những chương trình thiếu nhi Có trên 85% nhân vật trong các chương trình truyền hình thiếu nhi là nam giới, ngay cả trong những bộ phim hoạt hình cũng vậy, với các nhân vật là động vật như là khủng long, sư tử thì sự phân phối về giới cũng diễn ra tương tự. (ví dụ: Phim hoạt hình vua sư tử, Tom và Jerry, hoạt hình siêu nhân ). Tương tự như vậy nghề nghiệp của các nhân vật nữ trên các chương trình thiếu nhi là hạn chế hơn nam giới. Trẻ em trên truyền hình Trên truyền hình nói chung, các bé trai được miêu tả với các đặc điểm là hoạt bát, hiếu thắng, xử sự lý trí và hay bướng bỉnh. Những bé trai thường được gắn với các hoạt động truyền thống đặc trưng cho nam giới như thể thao, thám hiểm và gây chuyện. Trong khi đó các bé gái thường được miêu tả là đang nói chuyện điện thoại, đọc sách và giúp bố mẹ việc nhà. Có thể nhận thấy hình mẫu này trong cả các chương trình giáo dục cho thiếu nhi. Giới và các thể loại truyền hình Nhiều nhà phê bình cho rằng nam và nữ thì ưa thích những chương trình truyền hình khác nhau. Một số nhà lý thuyết có sự phân biệt trong phong cách của các chương trình dành cho nam giới với các chương trình dành cho nữ giới. Những chương trình dành cho nam giới bao gồm các chương trình mang tính hành động, phiêu lưu, có tính thực tế cao; còn các chương trình dành cho nữ giới gồm phim truyền hình dài tập, phim tình cảm lãng mạn và nhạc kịch. Các chương trình mang tính hành động, phiêu lưu xác định người đàn ông trong mối quan hệ với quyền lực, uy tín, sự hiếu 28
  29. thắng và công nghệ. Còn các phim truyền hình dài tập thì xác định người phụ nữ trong mối quan hệ với gia đình. Tuy nhiên trong một số phim truyền hình thì người đàn ông cũng mô tả nhấn mạnh vào sự chăm sóc, yêu thương và khía cạnh tình cảm hơn là sự độc đoán và hiếu thắng. Phim truyền hình Phim truyền hình nói chung có lượng khán giả đa phần là phụ nữ, mặc dù những phim truyền hình nổi tiếng như Dallas có ý nhằm tới mọi đối tượng khán giả và trên thực tế có ít nhất 30 % khán giả của bộ phim này là nam giới. Theo Ang thì khi xem Dallas nam giới chủ yếu quan tâm đến các mối quan hệ, các vấn đề trong kinh doanh, quyền lực và tài sản, trong khi đó phụ nữ thì thường thấy thích thú với các vấn đề gia đình và tình yêu. Như vậy là trong trường hợp của phim truyền hình Dallas thì rõ ràng chương trình này có ý nghĩa khác nhau đối với khán giả nam giới và khán giả nữ giới. Khán giả của phim truyền hình đúng là có bao gồm cả nam giới, tuy nhiên một số nhà lý thuyết cho rằng do đặc điểm về giới của khán giả in dấu trên chương trình này nên phim truyền hình vẫn là được coi là chương trình dành cho phái nữ. Dorothy Hobson cho rằng phụ nữ coi phim truyền hình như một cách để trực tiếp nói về thái độ và hành vi của chính bản thân họ. Không thể phủ nhận rằng nói chuyện với gia đình và bạn bè về các bộ phim truyền hình là một trong các thú vui của phụ nữ. Tính mở của phim truyền hình nhiều tập Một vài học thuyết nữ quyền đã cho rằng phim truyền hình dài kỳ xuất phát từ thị hiếu của người phụ nữ trái ngược hẳn với hầu hết những chương trình truyền hình trong những giờ cao điểm. Những chương trình này không giồng như những tác phẩm truyền thống, tức là chỉ có đoạn đầu, đoạn giữa và đoạn kết: những bộ phim đó không có bắt đầu hoặc kết thúc, 29
  30. không có cấu trúc nhất định. Nó không được xây dựng nhằm hướng tới một kết thúc hoặc một đoạn kết có ý nghĩa. Người xem có thể xem bộ những phim này vào bất kỳ trường đoạn nào : có nhiều hình tượng được xây dựng để thể hiện nhiều khía cạnh của tình tiết. Không có những dòng miêu tả riêng lẻ. Theo chiều hướng này thì những tình tiết của phim truyền hình không đi theo một đường thẳng. Những dòng miêu tả được xen lẫn qua thời gian. Cấu trúc của phim truyền hình phức tạp và nó không lời kết cho bất cứ tập nào. Một phim trưyền hình chứa đựng rất nhiều viễn cảnh phức tạp và không có sự đồng thuận. Sự mẫu thuẫn trong tư tưởng là đặc trưng của thể loại truyền hình này. Điều đó làm cho phim truyền hình đặc biệt mang tính mở đối với những kiến giải của các cá nhân. Modleski cho rằng sự hài lòng về hình mẫu nam giới được mô tả tạo nên trung tâm của kết thúc phim. Bà cũng nhận thấy rằng sự miêu tả về nam giới trong tác phẩm văn học mang trong nó cái nhìn của độc giả là nam giới, những người ngày càng có quyền lực vô hạn trong khi phim truyền hình lại có ‘hình mẫu bà mẹ lý tưởng’ được người xem khắc sâu - một sự đồng cảm của người nghe về tất cả các khía cạnh. Trong các phim truyền hình hiện thực, nhân vật nữ thường được mô tả một cách trung tâm hơn là trong những bộ phim hành động, họ được miêu tả như những còn người bình thường đối mặt với những vấn đề hàng ngày. Christine Geraghty cho rằng người xem có thể nhìn thấy các sự kiện trong phim truyền hình hiện thực thông qua cách nhìn của phụ nữ ( in Dyer et al., 1981). Trong phim truyền hình, không có những nhân vật anh hùng riêng lẻ và không có cách nhìn đạo đức được ưu tiên. Easthope cho rằng sự ưu tiên cho lòng tự trọng ở người đàn ông hình thành một cách độc lập và nó có chiều hướng chấm dứt. Nam giới thường có những hành động mà nó vượt quá sự trao đổi và không đề cập đến những gì 30
  31. không rõ ràng nhằm hương tới sự kết thúc /giải quyết. Đó chính là cách thức và định hướng. Những cuộc trao đổi của nam giới nhằm dàn xếp một vấn đề nào đó, những vấn đề mà nó đã được giải thích, sàng lọc và làm đơn giản hoá. John Fiske đã cho rằng những chương trình cho nam giới giảm bớt sự phức tạp hơn so với chương trình của nữ giới., những chương trình có xu hướng ngày càng mở rộng và khó hiểu. Điều chắc chắn là nữ giới thường đưa ra những tin quan trọng của họ trong các cuộc nói chuyện với người khác thông qua những tình huống và những đặc điểm riêng của những chương trình mà họ xem. Những đặc điểm của xu hướng này sẽ trở thành 1 phần trong cuộc sống hàng ngày của người xem. Trong những chương trình sự trao đổi này diễn ra mơ hồ và gây cản trở. Những chương trình này tạo ra những kết quả quan trọng hơn những tác động và nó chứa đựng nhiều phức tạp. Không có nhiều sự ngẫu nhiên trong các chương trình này bởi vì nó không có những ảnh hưởng nhanh chóng. Trong một số chương trình như Conoration Street and Brookside là những chương trình mà vấn đề đó là tác động của những sự việc tới uy tín. Đây là những điều đã được bộc lộ thông qua những đặc điểm về giao tiếp của mỗi người. Người xem có xu hướng chú ý tới những sự việc bị gián đoan từ những đặc điểm thông thường của những hoàn cảnh của sự việc đó tới chính sự việc ấy hoặc tới chính những cái mà họ biết về nó. Nữ giới là những người nội trợ và những bà mẹ là những người có thể làm nhiều việc trong cùng một lúc, xoay sở từ việc này sang việc khác, giải quyết những vấn đề của người khác, ngăn chăn chúng. Modelski cho rằng những chương trình truyền hình dài kỳ giúp cho người phụ nữ làm quen với sự gián đoạn và sự chia nhỏ. Giống như Livingstone đã đề cập : họ đã xây dựng một chương trình rất rườm rà và có sự lặp lại một cách khá dễ 31
  32. dàng, họ mang đến sự hài lòng thông qua việc tạo ra những sự việc căng thẳng và trì hoãn sự ban thưởng. Tuy vậy, thật dễ dàng để đơn giản hoá sự khác nhau về giới thông qua các chương trình trên truyền hình. Giai cấp, dân tôc, tuổi tác và trình độ là tất cả những nhân phức tạp và nó chính là những khác biệt đáng kể về giới. Những thể loại chương trình dành cho nam giới Các chương trình thể thao trên truyền hình do đàn ông chiếm ưu thế và có xu hướng gắn cho những giá trị của nam giới. Các chương trình thể thao xác định cho người đàn ông trong mối quan hệ với sự cạnh tranh, sức khoẻ và tính kỷ luật. Hầu hết những bộ phim chiến tranh đều nhấn mạnh đến khía cạnh bạo lực mang tính bản năng và anh hùng là dành cho nam giới. Nữ giới trong các bộ phim được gắn cho những người điển hình đó là những bà mẹ, những nô lệ và gái làng chơi. Những người đàn ông là những người gắn với những lời tuyên bố, những hành động anh hùng và và tính nhẫn nại. Giống như John Wayne đã từng nói , ‘Các quý ông đừng bao giờ xin lỗi – nó giống như dấu hiệu của sự yếu đuối’ . Những nhiệm vụ nguy hiểm được thực hiện bởi những người đàn ông trong các bộ phim không có chỗ cho sự thể hiện của cảm xúc. Easthope cho rằng những câu truyện trinh thám đem lại cho người đàn ông lòng tự trọng với những ưu thế nhất định, nó được thể hiện một cách rõ ràng trong kết thúc. Những câu truyện trinh thám dẫn đến những manh mối và tình tiết được làm sáng tỏ sau đó để tái lập cảm giác trật tự. 32
  33. Cách nhìn lấy nam giới làm trung tâm Tôi đã thấy được sự liên quan về ưu thế trong việc sử dụng nam giới trong vai trò là phát ngôn viên. Bằng mắt thường nó tương tự như việc đưa ra một tầm ảnh hưởng vô hình cua rngười đàn ông. . Erving Goffman (1979) đã nhận thấy rằng trong các phương tiện truyền thông quảng cáo của nam giới có xu hướng được ở vị trí cao hơn so với nữ giới và nữ giới bị đánh giá thấp hơn so với nam giới. Ông cũng nhấn mạnh rằng ‘ sự suy giảm các quy luật tự nhiên trong một số sự việc hoặc những sự phục tùng khác ‘ là ‘ 1 khuôn mẫu cao nhất của sự tôn trọng ‘ . Nó thể hiện những kết quả rằng phụ nữ chỉ như là cấp dưới của người đàn ông. Sự hợp tác Đây được gọi là ‘ sự hợp tác trong điện ảnh‘ miêu tả một cách cụ thể về những đôi bạn nam giới như là những người cùng là anh hùng và có xu hướng hành động một cách có định hướng. Trong đó, những người đàn ông thường hành động cặp đôi cùng nhau hơn là xu hướng hành động cùng với người phụ nữ.Phương Tây có xu hướng giải thích một cách rõ rang về hình ảnh của những mối quan hệ của nam giới trên ti vi, Butch Cassidy and Sundance Kia đã làm một lễ kỷ niệm rất lớn về sự hợp tác. Người phụ nữ trong phim bị đối xử như người ở bên ngoài và như là cơ hội khách quan giữa 2 đối tác ( xem Easthope ) . Một ví dụ khác cho đề tài về người bạn thân đó là The Man from U.N.C.L.E., Starsky & Hutch, M*A*S*H, Star Trek and Miami Vice. Có nhiều môt tả về những mối quan hệ xuyên suốt hành động hơn là sự riêng tư – dù đôi khi những sự riêng tư đã được mô tả (as in Starsky & Hutch ). Và mối quan hệ này mang tính định hướng hơn lkà những mối quan hệ mang tính chất tình cảm. Tình bạn của nam giới trên ti vi hiếm khi mang tính chất gần gũi. Bất cứ quan hệ tình cảm nào giữa những người đàn ông chỉ có thể tìm thấy trong 33
  34. các vở hài kịch (những chương trình có xu hướng vào số lượng lớn những phụ nữ và trẻ em ) . Người đàn ông trong các vở kịch là người bộc lộ những cảm xúc của họ để làm một điều gì đó thật lớn cho người phụ nữ. Easthope cho rằng những câu truyện trinh thám đem lại cho người đàn ông lòng tự trọng với những ưu thế nhất định, chắc chắn rồi , nó được thể hiện một cách rõ ràng trong các phần kết thúc. Những câu truyện trinh thám bao gồm những tình tiết và nó được làm sáng tỏ sau khi đã loại bỏ những chi tiết phán đoán không chính xác. • Cái nhìn chi tiết về nam giới Tôi đã thấy được sự liên quan về ưu thế trong việc sử dụng nam giới trong vai trò là phát ngôn viên. Một cách trực tiếp nó thể hiện rõ ràng thông qua tầm ảnh hưởng không chính thức của người đàn ông . Erving Goffman (1979) đã nhận thấy rằng trong các phương tiện truyền thông quảng cáo nam giới có xu hướng được ở vị trí cao hơn so với nữ giới và nữ giới bị đánh giá thấp hơn so với nam giới. Ông cũng nhấn mạnh rằng ‘ sự suy giảm các quy luật vốn có trong một số dạng thức hoặc những sự phục tùng’ là ‘ 1 khuôn mẫu cao nhất của sự tôn trọng ‘ . Nó thể hiện những kết quả rằng phụ nữ chỉ như là cấp dưới của người đàn ông. • Sự hợp tác Đây được gọi là ‘sự hợp tác trong điện ảnh’ miêu tả một cách cụ thể về những cặp diễn viên nam như là những cặp anh hùng và có xu hướng hành động một cách có định hướng. Trong đó, những người đàn ông thường hành động cặp đôi cùng nhau hơn là xu hướng hành động cùng với người phụ nữ. Phương Tây có xu hướng lấy tấm gương về hình ảnh của những mối quan hệ của nam giới trên các chương trình truyền hình, Butch Cassidy and Sundance Kia đã làm một lễ kỷ niệm rất lớn về sự hợp tác này. 34
  35. Người phụ nữ trong phim bị đối xử như người ở bên ngoài và như là cơ hội khách quan giành cho cả 2 đối tác ( xem Easthope ). Một ví dụ khác cho đề tài về người bạn diễn đó là The Man from U.N.C.L.E., Starsky & Hutch, M*A*S*H, Star Trek and Miami Vice. Có nhiều môt tả về những mối quan hệ này với những hành đông xuyên suốt hơn là cảm xúc – dù đôi khi những cảm xúc đó cũng đã được mô tả (as in Starsky & Hutch ). Và mối quan hệ này mang tính định hướng hơn là những mối quan hệ mang tính chất tình cảm. Tình bạn của nam giới trên ti vi hiếm khi mang tính chất riêng tư. Bất cứ quan hệ tình cảm nào giữa những người đàn ông chỉ có thể tìm thấy trong các vở hài kịch (những chương trình có xu hướng nghiêng về số lượng lớn những phụ nữ và trẻ em ) . Người đàn ông trong các vở kịch là người bộc lộ những nhiều cảm xúc của mình dành cho người phụ nữ. • Những người đồng giới với truyền hình. Tình cảm giữa những người đồng giới đã gây ra những phản ứng trái ngược của dư luận. Đặc trưng của những người đồng giới là hình ảnh của những người không có đặc diểm nam tính . Với những người đồng tính, sự mong muốn về quan hệ đối với người khác giới không mang ý nghĩa. Mặc dù những người đồng giới xuất hiện không nhiều trên các chương trình truyền hình, những chương trình mà ở đó xu hướng ngày càng tăng về những dấu hiệu đặc trưng mang tính khuôn mẫu của những người đồng giới , cho dù những chương trình đó rất hiếm khi tạo ra được những hứng thú trong cuộc sống hàng ngày (in Dynasty, one recalls Steven’s lovers getting killed). Thì những câu chuyện về những người đồng giới có xu hướng tập trung vào các hệ giá trị. Thậm chí khi những người đồng giới nam được miêu tả thì có xu hướng là trung tâm hứng chịu những phản ứng của những người coi điều này là ‘ 1 vấn đề’. Nếu như đây được coi như một sự kì thị 35
  36. đặc biệt thì sẽ có một vài giả định đó là, những hình ảnh trên truyền hình có thể đóng vai trò quan trọng trong việc đồng nhất sự khởi đầu với quá trình hoà nhập xã hội của những người đồng giới hơn là vấn đề về quan hệ của họ. • Phương thức sử dụng Trong cuốn tầm quan trọng trong nghiên cứu về truyền hình trong gia đình của David Morley đã đưa ra 1 nhận xét về sự khác biệt giữa những người cha và những người mẹ trong cách thức mà họ sử dụng các chương trình truyền hình, thông qua việc họ xem ít hay nhiều và công việc của họ - đối với tất cả các loại hình . Morley đã nhấn mạnh rằng ông không lấy những sự khác biệt về cách thức sử dụng để gắn với những khác biệt giới tính về mặt sinh học, nhưng nó cũng có tầm quan trọng về mặt xã hội trong các gia đình và sự phân bổ quyền lực. Với người đàn ông trước tiên gia đình vẫn là chỗ nghỉ ngơi trong thời gian rỗi rãi, còn với người phụ nữ ( cho dù họ có làm việc ở bên ngoài ) thì gia đình vẫn là nơi làm việc chính của họ. Cách thức người đàn ông sử dụng ti vi vốn đã không nhiều nhưng với Charlotte Brunsdon coi nó là 1 mô hình của quyền lực. • Mức độ của sự quan tâm Morley giải thích rằng rất nhiều người đàn ông thích xem ti vi với sự tập trung cao độ , không bị gián đoạn và mất trật tự, và những người phụ nữ thì xem với sự chú ý ít hơn. Một vài nguời phụ nữ thích xem và nói chuyện trong cùng một thời điểm, xem các hình ảnh ti vi như là một hoạt động xã hội. Những người phụ nữ cũng bàn luận nhiều hơn những người đàn ông khi nói với bạn bè và đồng nghiệp về những chương trình trên ti vi . 1 người phụ nữ ( Cited by Hobson, in Seiter et ai. ) đã bày tỏ ‘Tôi chỉ xem duy nhất chương trình Coronation Street vì thế tôi chỉ có thể nói về nó’ 36
  37. Những người cha trở thành người bị thu hút bởi các chương trình ti vi ( hầu hết là những chương trình mới ) tất nhiên điều đó nó cũng làm giảm bớt trách nhiệm của họ tới những thành viên khác trong gia đình. Một số nhà bình luận cho rằng cách xem đó thể hiện sự thận trọng của người đàn ông trong việc tận dụng thời gian rỗi dành cho gia đình. Nó sẽ là hiếm đối với những bà mẹ hay sao nhãng công việc gia đình về khía cạnh này : họ có xu hướng đảm nhận vai trò kiểm soát. Có một vài cơ hội trong các chương trình truyền hình để cho có được sự tiếp xúc về mặt xã hội đối với những người xem. Hầu hết những bà mẹ cảm thấy có lỗi khi xem những chương trình ti vi một cách nghiêm túc như rất nhiều người đàn ông vẫn làm và khuôn mẫu phổ biến về trách nhiệm trong gia đình không cho phép người phụ nữ xem theo cách mà người đàn ông xem. Theo Ang đưa ra rằng ( in Seiter et al ) : ‘Người đàn ông có thể xem ti vi với kiểu tập trung bởi vì họ không bị hạn chế bởi vai trò mà họ đang đảm nhận. Tác động của hình ảnh giới trên truyền hình Truyền thông đại chúng từ lâu đã đóng vai trò là phương tiện xã hội hoá cùng với gia đình và các nhóm đồng đẳng, làm nên vai trò giới. Trên thực tế chúng ta học cách làm nam giới và nữ giới nhưng điều đó không đến một cách tự nhiên và truyền thông đại chúng chính là phương tiện đã làm cho các vai trò đó trở nên tự nhiên. Và rõ ràng truyền hình đã thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc gây dựng hình ảnh giới. Một số nghiên cứu cho thấy nhiều cậu bé dành nhiều thời gian với các hình mẫu vai trò của nam giới trên truyền hình hơn là với người cha của mình. Nhưng chỉ một mình truyền hình không thể tạo nên vai trò giới. Có rất nhiều hành vi mang tính phân loại giới xung quanh chúng ta trong thế giới xã hội. Truyền hình đã góp phần đem lại cho người xem những mô hình điển hình trong một thế giới rộng lớn hơn là những gì họ trải niệm ở nhà 37
  38. hay nơi ở của mình. Cho dù trẻ em có được ý niệm về vấn đề giới từ đâu, từ khi chúng mới 6 tuổi, ( ngay cả trong các gia đình có thành kiến về giới) thì có vẻ như hầu hết trẻ em đều phát triển những khuôn mẫu hết sức rõ ràng về việc giới nam hay nữ được hay không được làm gì. Và bởi trên truyền hình có không ít các hình ảnh về giới, hơn nữa bọn trẻ lại xem rất nhiều chương trình truyền hình nên sự tạo nên khuôn mẫu vai trò giới nhiều khi được quy kết cho truyền hình. Những nhà nghiên cứu gần đây (như Sue Sharpe) có xu hướng nhìn nhận truyền hình như một yếu tố không thể thiếu được trong xã hội hoá trẻ em vào những khuôn mẫu vai trò truyền thống bởi vì sự phổ biến của các hình ảnh giới trên truyền hình và tầm quan trọng của chúng đối với trẻ. Tuy nhiên như thế là đánh giá quá cao sức mạnh của truyền thông và đánh giá thấp tầm quan trọng của sự tích luỹ kinh nghiệm của bản thân cá nhân bằng nhiều cách khác nhau. Hình ảnh trên truyền hình của các bé trai, bé gái, đàn ông, phụ nữ phong phú và không rõ ràng bằng những luận điểm đã được đưa ra. Truyền hình mang đến những hình ảnh mâu thuẫn mà có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau và người xem có thể chủ động làm sáng tỏ hơn là bị động nhận những giải thích được đưa ra như thế. Kevin Durkin nhấn mạnh nhân tố phát triển. Trong những năm trước khi đến trường (khoảng chừng trên 4 tuổi), trẻ học sử dụng giới như một cách để đối xử với người khác. Truyền hình dường như không phải là yếu tố ảnh hưởng lớn ở độ tuổi này, bởi giai đoạn này trẻ chú ý nhiều hơn đến sự tương tác xã hội với gia đình và bạn bè, và nhiều chưong trình truyền hình là quá phức tạp để trẻ có thể hiểu một cách đầy đủ trong những năm đầu tiên này. Trong suốt những năm đầu tiên đi học (khoảng 4-7 tuổi), ý thức của trẻ về giới trở nên được hình thành rõ rệt hơn, mặc dù 1 fần nào đó kiểu 38
  39. mẫu hơi cứng nhắc Trong suốt giai đoạn này, trẻ chú ý nhiều hơn đến những hình ảnh cùng giới hơn là những hình ảnh khác giới trên màn hình. Điều này có thể đáp ứng nhu cầu khẳng định và mở rộng quan niệm của đứa trẻ về giới. Rõ ràng rằng truyền hình không đóng vai trò quá lớn trong việc xã hội hoá trẻ em gai đoạn này mà thầy cô giáo kết hợp với bạn bè và gia đình và nhóm đồng đẳng mới đóng vai trò ý nghĩa hơn cả. Ở giữa thời thơ ấu ( khoảng chừng 7-12 tuổi), trẻ chọn lọc tinh tế hơn những cái gì thuộc về tâm lý giới của chúng và bắt đầu dành quyền ưu tiên cho các chương trình truyền hình có mang đặc trưng về giới của chúng. Thậm chí ở giai đoạn này chúng không nhất thiết chấp nhận như thực tế hoặc đáng khát khao những gì mà chúng xem. Quả thực một vài bằng chứng cho thấy rằng rất nhiều khán giả đã thể hiện những hoài nghi về khuôn mẫu giới. Ảnh hưởng của truyền hình có thể là lớn nhất trong suốt giai đoạn vị thành niên bởi trong giai đoạn này giới trở thành yếu tố chủ chốt trong đời sống xã hội. Ở giai đoạn này những hình ảnh giới chiếm ưu thế trên truyền hình có thể góp phần củng cố sự mong đợi mang tính truyền thống giữa các thiếu niên với nhau, vì vậy gây nên mâu thuẫn vai trò. Nhiều nhà phê bình cho rằng khoảng cách giữa hình ảnh của bản thân thiếu niên và những hình ảnh quá đẹp trên truyền hình đôi khi có thể gây ra sự thiếu tự tin ở các cá nhân. Nói tóm lại, mặc dù có những khoảng cách lớn trong nhận thức về những yếu tố phát triển, nhưng viễn cảnh của sự phát triển vẫn làm chúng ta nhấn mạnh đến sự ảnh hưởng cuả truyền hình lên trẻ em nói chung. Và tầm quan trọng của gia đình là không thể bỏ qua. Trẻ em cũng rất có thể chịu ảnh hưởng bằng những cách khác nhau mà cha mẹ chúng sử dụng truyền hình. Trong những gia đình mà ở đó vai trò của giới còn mang đậm 39
  40. tính truyền thống thì truyền hình có xu hướng đáp ứng việc củng cố vai trò đó. Ở khía cạnh này, truyền hình thực sự đóng vai trò lớn trong việc hình thành vai trò giới. Hơn nữa, chúng ta cần phải nhớ rằng tất cả mọi người xem đều có nhiều sự lựa chọn cách thức nhìn nhận các hình ảnh giới: chấp nhận chúng, coi nhẹ chúng, hiểu chúng theo cách của họ hay phủ nhận chúng. Theo John Fiske, “truyền hình không phải là công cụ tự nó mang ý nghĩa cũng không phải là một cái hộp tự làm nên những ý nghĩa” . Việc nói tục của trẻ em xuất phát từ việc chúng lặp âm từ những chương trình quảng cáo là một ví dụ vui từ cách hiểu của trẻ khi chúng xem truyền hình theo cách nhìn của chúng. Truyền hình cung cấp cho người xem một loạt các khuôn mẫu vai trò cả tích cực và tiêu cực. Nhiều người tìm thấy những hình mẫu này là có lợi. điều không thể không tránh khỏi đó là khán giả đón nhận các hình ảnh giới mà không đặt ra câu hỏi, nhưng nhiều nhà phê bình thì cho rằng họ có xu hướng tinh tế hơn người bình thường. Không phải tất cả mọi phụ nữ, trẻ em mà ngay cả nam giới là nạn nhân tích cực của hình mẫu gia trưởng. Mặc dù có chút hoài nghi rằng truyền hình chiếu nhiều hình ảnh giới truyền thống, vẫn có nhiều bằng chứng về sự ảnh hưởng của những hình ảnh đó đối với thái độ và cách cư xử của từng giới. Khó mà tách biệt được vai trò của truyền hình bởi vì con người bị ảnh hưởng bởi toàn bộ môi trường xung quanh họ mặc dù cũng phải khẳng định rằng truyền hình có thể có ảnh hưởng tới quan niệm của con người về vai trò của giới. Có nghiên cứu cho rằng xem truyền hình nhiều có thể góp phần làm sự phát triển hoặc củng cố vai trò giới trong trẻ em và thanh thiếu niên . Durkin cho rằng những bằng chứng như vậy vẫn còn chưa đủ. Tuy nhiên, 40
  41. có bằng chứng cho rằng các hình ảnh không rập khuôn dường như có thể ảnh hưởng đến sự cảm nhận của trẻ em về sự lựa chọn của chúng, nhưng những hình ảnh như thế vẫn còn hiếm . Nói tóm lại, những nghiên cứu về ảnh hưởng của hình ảnh giới trên truyền hình đối với trẻ em là vẫn chưa thực sự đầy đủ, phần lớn do chúng chưa được thiết kế tốt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự liên kết giữa hình mẫu và các khuôn mẫu giới. Hiện vẫn chưa có nhiều bằng chứng cho bất kỳ một ảnh hưởng lớn nào của truyền hình. Trẻ em không phải là đối tượng tiếp nhận một cách thụ động hình ảnh truyền hình. Thái độ của chúng về vai trò giới đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thu hình ảnh giới trên truyền hình. Vì vậy, một lần nữa, các bằng chứng hiện có không tại nên một bức tranh đơn giản về vai trò của truyền hình trong việc phát triển vai trò giới. Và trong khoa học xã hội bao giờ cũng như vậy, bức tranh còn rất tinh vi, phức tạp và còn nhiều mảnh ghép là cơ hội cho chúng ta có thể nghiên cứu và khám phá 2.3 . Vài nét về xã hội hoá vai trò giới trên báo in Sự mô tả vai trò giới trên báo in cũng có nét tương đồng với vai trò giới được thể hiện trên truyền hình ở chỗ quan niệm gắn cho phụ nữ một số vai trò nghề nghiệp hạn chế hơn so với nam giới. Cũng trong nghiên cứu của John K.Simmons đã đề cập ở trên có một vài số liệu đáng chú ý sau: + 15 % tin tức trên trang nhất của các báo là về phụ nữ. + 24% tin trên các báo địa phương là về phụ nữ. + 14 % các bài báo viết về lĩnh vực kinh doanh của phụ nữ + 65 % các bài báo là do nam giới viết + Phụ nữ chiếm 60 % những người tốt nghiệp từ các trường báo chí. + Trong 54.000 người làm việc cho các tờ báo lớn, có 37 % là phụ nữ. 41
  42. + 19,4 % các tờ báo có chủ biên là phụ nữ. + 8 % các tờ báo là do phụ nữ lãnh đạo ( Nguồn: “Media and the gender”, 2002, John K.Simmons) Nhìn vào các số liệu nói trên, có thể thấy báo in đề cập không nhiều đến phụ nữ, hình ảnh phụ nữ xuất hiện rất ít trong lĩnh vực kinh doanh. Điều này chứng tỏ vai trò của nam giới trong kinh doanh phần nào được các tờ báo xem trọng hơn phụ nữ. Nghiên cứu của ông còn nêu ra sự khác biệt về nội dung thể hiện trên các tờ tạp chí của nam giới và nữ giới: Bảng : Những vấn đề thường được đề cập trên các tạp chí dành cho phụ nữ và nam giới. Tạp chí dành cho phụ nữ Tạp chí dành cho nam giới (Cosmopolitan, Glamour ) (Sports Illustrated, Playboy, Field & Stream ) Coi trọng nữ tính Vấn đề tài chính/kinh doanh/công Đặc điểm bề ngoài nghệ. Chuyện tình yêu Thể thao/Sở thích Sự thành công trong nghề nghiệp Tình dục Chủ đề về sự kiểm soát và chinh phục ( Nguồn: Tổng hợp từ “Media and the gender”, 2002, John K.Simmons) 42
  43. Sự khác biệt về những nội dung được đề cập trong các tạp chí dành cho hai giới đã cho thấy rằng đặc trưng giới đã làm cho nam giới và nữ giới có những mối quan tâm khác nhau. Qua những mô tả về giới trên tạp chí, ta cũng nhận thấy vai trò xây dựng và củng cố hình ảnh giới và vai trò giới trong xã hội nói chung. 43
  44. PHẦN III: KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ 3.1. Kết luận Qua tìm hiểu về đề tài xã hội hoá vai trò giới trên một số phương tiện truyền thông đại chúng, nhóm báo cáo có thê rút ra một số kết luận như sau: + Truyền thông đại chúng cùng với gia đình, bạn bè và các nhóm đồng đẳng cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình xã hội hoá vai trò giới. Nó đã thực hiện tốt vai trò của mình trong việc gây dựng hình ảnh giới, góp phần đem lại cho người xem những mô hình điển hình về giới. + Các phương tiện truyền thông đại chúng vẫn duy trì các khuôn mẫu giới truyền thống và áp đặt như truyền tải cách nhìn của nam giới, lấy cách nhìn của nam giới làm chuẩn mực + Số lượng nữ giới xuất hiện ít hơn nam giới + Vai trò của phụ nữ trên truyền hình thường xuất hiện với các vai trò như là người nội trợ, người mẹ, còn người chồng thường xuất hiện với tư cách là người đi làm và có địa vị cao trong xã hội. + Các vai trò giới và sự phân công lao động theo giới có thể được thay đổi. Tuy nhiên nó đòi hỏi một quá trình lâu dài (trải qua nhiều thế hệ). Việc thay đổi sự bất bình đẳng vai trò giới chỉ có thể thành công khi cả phụ nữ và nam giới đều cùng tham gia vào quá trình để hướng đến sự thay đổi này. 3.2. Khuyến nghị Đối với Nhà nước và các tổ chức xã hội: + Áp dụng các biện pháp khuyến khích phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo nhằm cải thiện vai trò của nữ giới trong xã hội. + Hoàn thiện Luật bình đẳng giới và giám sát việc đưa luật này vào đời sống. 44
  45. Đối với nhà truyền thông: + Xây dựng kế hoạch và các chương trình truyền hình, báo in, tạp chí với các vai trò và định kiến giới theo cách phi đối dấu. + Tuyên truyền cho sự nhìn nhận vai trò giới một cách bình đẳng. Đối với cá nhân + Tìm hiểu những khả năng có thể làm thay đổi sự phân công vai trò và trách nhiệm mang tính bất bình đẳng trong xã hội. 45
  46. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng (2001). Xã hội học đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2. Tony Bilton và cộng sự (1993). Nhập môn xã hội học. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. G. Endruweit và G. Trommsdorff (2002). Từ điển xã hội học. NXB Thế giới, Hà Nội. 4. Hoàng Bá Thịnh (2005). Xã hội học về giới và phát triển. Trường ĐHKHXH & NV. 5. Hoàng Bá Thịnh. Chuẩn mực kép và quan hệ giới. Tạp chí Tâm lý học. Số 11(92), 11-2006. 6. Vũ Quang Hà (2002). Các lý thuyết xã hội học hiện đại. Tập 1. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. John K. Simmons (2002). Media and the gender. Westen Illinois University. 8. Irina A Ilchenko (translated by Olena Prykhodko) 2004. Gender and mass media: Representation of Women’s Images in the television commercials. 9. Daniel Chandler. Television and gender roles. 10. Bộ tài liệu dành cho nữ và nam thanh niên Việt Nam. Bình đẳng giới và kỹ năng sống. 11. Ngân hàng Thế giới (tháng 12, 2006). Đánh giá tình hình giới ở Việt Nam. 12. Kỷ yếu hội thảo giới truyền thông và phát triển. 13. Báo cáo phát triển Việt Nam 2007 (Hà Nội, 14-15 tháng 12, 2006). Hướng đến tầm cao mới 46
  47. 14. Một số trang web: - www.las.iastate.edu/ /modules/gender%20and%20mass%20media/Ge nder%20and%20Mass%20Media,%20English.doc - - - rticleid=700&action=article) ssons/socializationandyou/socializationandyou.html) 47