Tiểu luận Thực trạng ô nhiễm môi trường và hoạt động quản lý của chính quyền quận Ô Môn thành phố Cần Thơ

docx 25 trang thiennha21 13/04/2022 21372
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tiểu luận Thực trạng ô nhiễm môi trường và hoạt động quản lý của chính quyền quận Ô Môn thành phố Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtieu_luan_thuc_trang_o_nhiem_moi_truong_va_hoat_dong_quan_ly.docx

Nội dung text: Tiểu luận Thực trạng ô nhiễm môi trường và hoạt động quản lý của chính quyền quận Ô Môn thành phố Cần Thơ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP  TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN QUẬN Ô MÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ GVHD: PGS.TS. TRẦN THỊ THU HÀ HVTH: TRẦN THANH XUÂN LỚP: QLKT 28A4 Cần Thơ, ngày 21 tháng 06 năm 2021
  2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề báo cáo môn học Kinh tế và Quản lý tài nguyên môi trường, trước hết em xin gửi đến quý Thầy, Cô giáo trong khoa Kinh tế và khoa Công nghệ và Hợp tác quốc tế trường Đại học Lâm Nghiệp lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin gởi đến Cô Trần Thị Thu Hà, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo nghiên cứu này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực hiện báo cáo nghiên cứu này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ Cô. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Trân trọng! Cần Thơ, ngày 21 tháng 06 năm 2021 Học viên thực hiện Trần Thanh Xuân i
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1-2 PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 3 1.1. Khái niệm về môi trường 3 1.2. Vai trò của môi trường 3 1.2.1. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người . 3-4 1.2.2. Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra 4-5 1.2.3. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người 5 1.2.4. Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài 5 1.3. Khái niệm về ô nhiễm môi trường 5 1.4. Các dạng ô nhiễm môi trường chính 6 1.4.1. Ô nhiễm không khí 6 1.4.2. Ô Nhiễm nguồn nước 6 1.4.3. Ô nhiễm đất 7 PHẦN 2: THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA CHÍNH QUYỀN QUẬN Ô MÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 8 2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại quận Ô Môn thành phố Cần Thơ hiện nay 8-10 2.2. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường 10-11 2.2.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở ven sông Hậu 11-12 2.2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của Công ty TNHH Một thành viên Ecotech Cần Thơ .12 2.2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm ở rạch Cái Chôm phường Phước Thới 13 ii
  4. 2.3. Những hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường 13-14 2.4. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường 14-16 2.5. Hoạt động quản lý của chính quyền quận Ô Môn 16-19 PHẦN 3: KẾT LUẬN 20 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 iii
  5. MỞ ĐẦU Môi trường bao gồm tất cả mọi thứ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất hay các hành vi của cơ thể sống, các loài bao gồm ánh sáng, không khí, nước, đất và các cơ thể sống khác. Môi trường trong lành bền vững luôn là điều chúng ta mong muốn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của nhân loại, cùng với sự phát triển của nền kinh tế sẽ sản sinh ra chất thải điều này không tránh khỏi sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm, phá hủy hệ sính thái, có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏa và cuộc sống của con người chúng ta và thế hệ tương lại. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc môi trường bị ô nhiễm, trong đó nguyên nhân lớn nhất từ các cơ sở sản xuất kinh doanh, các nhà máy, xí nghiệp và các khu chế xuất, khu công nghiệp. Thành Phố Cần Thơ như là một thành phố trẻ, năng động, giàu tiềm năng. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như xâm nhập mặn, ngập lụt, gia tăng nhiệt độ, ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế - xã hội và sự phát triển của thành phố. So với trước đây, sự đa dạng thành phần loài động thực vật của hệ sinh thái đất ngập nước đã bị suy giảm do dư lượng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp; ô nhiễm nguồn nước; sự gia tăng dân số; sử dụng xung điện, xuyệt điện để khai thác thủy sản; sinh vật ngoại lai. Ô nhiễm nguồn nước, chất thải rắn, ô nhiễm không khí đang có xu hướng gia tăng trong khi sức chịu tải của môi trường tự nhiên hạn chế. Tình trạng quy hoạch các khu đô thị chưa gắn liền với vấn đề xử lý chất thải vẫn còn tồn đọng nên tại các thành phố lớn, việc hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị dẫn đến ô nhiễm môi trường là vấn đề tất yếu. Theo ước tính, trong tổng số 183 khu công nghiệp trong cả nước thì có trên 60% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Tại các đô thị, chỉ có khoảng 60% - 70% chất thải rắn được thu gom, cơ sở hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải, chất thải nên chưa thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hầu hết lượng nước thải bị nhiễm dầu mỡ, hóa chất tẩy rửa, hóa phẩm nhuộm chưa được xử lý đều đổ thẳng ra các sông, hồ tự nhiên. 1
  6. Trong những năm qua, ngành công nghiệp quận Ô Môn nói riêng, thành phố Cần Thơ nói chung phát triển mạnh mẽ, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Tuy nhiên, địa phương cũng đang đối mặt với vấn đề hết sức nan giải, đó là tình trạng ô nhiễm môi trường do các nhà máy, xí nghiệp, nhất là các cơ sở sản xuất trên lĩnh vực chế biến phụ phẩm cá tra, cá ba sa gây ra. Theo số liệu từ Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ô Môn, hiện nay, trên địa bàn quận có đến 4 công ty và 2 doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực chế biến phụ phẩm cá tra, cá ba sa, thủy sản. Điều đáng lo ngại là trong số 6 doanh nghiệp chỉ có 1 doanh nghiệp làm bản Đánh giá tác động môi trường theo qui định. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này gây ra mùi hôi thối rất khủng khiếp nhưng lại không đầu tư trang thiết bị để xử lý chất thải, không khí, nước thải. Theo một chuyên viên của Phòng Môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Cần Thơ, việc đầu tư trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường là khoản chi không thu lợi nhuận. Do đó, nhiều doanh nghiệp ngán ngại bỏ tiền ra mua trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, dẫn đến tình trạng doanh nghiệp hoạt động gây ô nhiễm môi trường kéo dài, làm người dân bức xúc. Ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, bụi bặm cùng các chất thải rắn có nguy cơ gây hại ngày càng cao. Sự gia tăng trong ống xả khí thải và chất rắn trong các hoạt động công nghiệp ngày càng cao tác động trực tiếp đến sức khỏe của người lao động và môi trường sống. Với những lý do trên em chọn đề tài “Thực trạng môi trường và hoạt động quản lý của chính quyền quận Ô Môn” để làm đề tài nghiên cứa cho tiểu luận. 2
  7. PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 1.1. Khái niệm về môi trường Môi trường là tổng hợp các yếu tố bên ngoài của một hệ thống nào đó, chúng tác động lên hệ thống này, xác định xu hướng và tình hình tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong các hệ thống đang xem xét là một tập hợp con và có tính tương tác với hệ thống đó. Trong sinh vật học môi trường có thể định nghĩa như là tổng hợp các yếu tố khí hậu, sinh thái học, xã hội và thổ nhưỡng tác động lên cơ thể sống và xác định các hình thức sinh tồn của chúng. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường). Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác (Khoản 2 điều 3 Luật môi trường) 1.2. Vai trò của môi trường Trong cuộc sống hàng ngày mỗi con người điều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi sản xuất, Như vậy, chức này này đồi hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Yêu cầu không gian sống của con người thay đổi tùy theo trình độ khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, trong việc sử dụng không gian sống và quan hệ với tự nhiên, có hai tính chất mà con người cần chú ý là tính chất sự cân bằng, nghĩa là khả năng của các hệ sinh thái có thể gánh chịu trong điều kiện khó khăn nhất và tính bền vững của hệ sinh thái. 1.2.1. Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. 3
  8. Nhu cầu của cong người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên về cả số lương, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của môi trường còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm: - Rừng tự nhiên: Có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ, củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái. - Các thủy vực: Có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn thủy hải sản. - Động – thực vật: Cung cấp lương thực, thục phẩm và các nguồn gen quý hiếm. - Không khí, nhiệt độ, năng lương mặt trời, nước, gió: Có chức năng duy trì hoạt động trao đổi chất. - Các loại quặng, dầu mỏ: Cung năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất. 1.2.2. Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra Trong quá trình sống con người luôn tạo ra chất thải và môi trường. Tại đây các chất thải dưới sự tác động của các vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác sẽ bị phân hủy biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt các quá trình sinh địa hóa phức tạp. Trong thời kỳ sơ khai dân số ít chủ yếu quá trình phân hủy tự nhiên làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất định lại trở thành trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Sự gia tăng dân số thế giới nhanh chóng, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa làm số lượng chất thải tăng lên không ngừng dẫn đến chức năng này nhiều nơi, nhiều chổ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi trường. Khả năng đệm khi lương chất thải thành phần nhiều chất độc nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tự phân hủy như vậy môi trường sẽ bị ô nhiễm. Chức năng này có thể phân loại như sau: - Chức năng biến đổi lý – hóa học: Phân hủy hóa học nhờ ánh sáng, hấp thụ, tách chiết các vật thải và độc tố. 4
  9. - Chức năng biến đổi sinh hóa: sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình nitơ và cacbon, khử các chất độc bằng con đường sinh hóa. - Chức năng biến đổi sinh học: Khoán hóa các chất thải hữu cơ, mùn hóa, nitrat hóa và phản nitrat hóa 1.2.3. Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người Môi trường trái đất được xem là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì chính môi trường trái đất là nơi: - Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người. - Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão, động đất, núi lửa - Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác. 1.2.4. Bảo vệ con người và sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời. 1.3. Khái niệm về ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật (khoảng 6 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường). 5
  10. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường xuất phát từ các hành vi tác động xấu đến môi trường, gây ra những biết đổi các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường. Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật (khoản 7 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường). Sự cố môi trường là tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi thất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trưởng nghiêm trọng (khoản 8 điều 3 Luật Bảo vệ môi trường). 1.4. Các dạng ô nhiễm môi trường chính 1.4.1. Ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí là sự có mặt của một số chất lạ, chất bị biến đổi thành phần khiến cho không khí mất đi sự trong lành, gây nên mùi khó chịu và có thể gây hạn chế tầm nhìn của con người. Hiện nay, ô nhiễm đang trở thành vấn đề được toàn thế giới quan tâm chứ không còn là nỗi lo riêng của một quốc gia nào. Không khí ngày càng chuyển biến xấu gây ảnh hưởng rất nặng nề tới sức khỏe của con người nói và hệ sinh thái thiên nhiên. Nhất là tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm không khí càng nặng nề. Nồng độ bụi mịn luôn có xu hướng tăng cao, đặc biệt là các khu vực có trục giao thông lớn, tuyến đường chính. Theo thống kê tại đô thị thì số ngày có giá trị bụi mịn vượt QCVN chiếm tỉ lệ rất cao. Bụi mịn đặc biệt nhiều vào những ngày không khí khô hoặc nhiệt độ thấp, gây tác hại rất lớn tới sức khỏe con người. Không chỉ vậy, ô nhiễm không khí còn trở nên đáng lo ngại hơn tại các khu công nghiệp lớn. Nơi thường xuyên xả trực tiếp các khí độc hại ra ngoài môi trường. 1.4.2. Ô Nhiễm nguồn nước Môi trường nước bị ô nhiễm khi xuất hiện các chất lạ hoặc sự biến đổi tiêu cực của nước làm cho nguồn nước trở nên độc hại với sinh vật và con người. Ô nhiễm môi trường nước làm giảm độ đa dạng sinh vật và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Xét về độ nghiêm trọng thì ô nhiễm nước có tốc độ lây lan và nghiêm trọng hơn ô nhiễm đất. 6
  11. Hiện nay môi trường nước tại các thành phố lớn, khu công nghiệp ngày càng bị ô nhiễm nặng nề bởi lượng chất xả thải lớn ra nguồn nước mặt. Hơn nữa, rất nhiều cơ sở sản xuất xả thải thẳng ra ngoài môi trường mà không thông qua xử lý chất thải đúng cách. Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa và gia tăng dân số gây nên những áp lực nặng nề cho môi trường nước. Thậm chí có những con sông, hồ lớn “chết trắng” vì ô nhiễm. 1.4.3. Ô nhiễm đất Ô nhiễm môi trường đất là hiện tượng suy thoái của lớp đất trên bề mặt do rác thải và sự suy kiệt tài nguyên gây nên. Các hoạt động của con người chính là tác động lớn nhất gây nên ô nhiễm đất. Việt Nam những năm gần đây đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm đất nghiêm trọng. Với tốc độ gia tăng của các ngành công nghiệp, đô thị hóa cùng sự tăng lên chóng mặt của dân số khiến diện tích đất ngày càng bị thu hẹp, suy thoái và ô nhiễm. 7
  12. PHẦN 2 THỰC TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA QUẬN Ô MÔN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường tại Quận Ô Môn thành phố Cần Thơ hiện nay Ô Môn là quận nội ô của thành phố Cần Thơ có diện tích là 13.222 hecta trong đó diệc tích nông nghiệp là 10.130,7 hecta, phi nông nghiệp 3.590 hecta, dân số khoảng 140.030 người, nằm ven sông Hậu thuận lợi cho việc phát triển nuôn trồng thủy sản như cá tra, cá bống, cá rô phi, tôm với sản lượng khoảng 50.000 tấn/năm. Diện mạo đô thị của quận phát triển nhanh chóng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội ngày càng hoàn thiện. Đặc biệt đã đầu tư những công trình hạ tầng quan trọng như Vườn ươm công nghệ Việt Nam – Hàn Quốc, nhà máy nhiệt điện Ô Môn, khu công nghiệp Trà Nóc 2 đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiểm môi trường của quận. - Những công ty, xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy sản và những hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng ven sông Hậu như phường Phước Thới, Long Hưng, Thới Long, Thới An trong hoạt động của mình gây ra ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất làm ảnh hưởng đến đời sống sản xuất của những hộ dân sống trên địa bàn này. - Hoạt động xử lý và tiêu hủy rác thải Công ty TNHH Một thành viên Ecotech Cần Thơ ở khu công nghiệp Trà Nóc 2 gây nên. Theo tìm hiểu được biết Công ty Ecotech Cần Thơ được đầu tư xây dựng với quy mô 47 ha tại phường Phước Thới, quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ. Tại đây, công ty lắp đặt 07 lò đốt với công suất 15 tấn/ngày, 01 lò đốt công suất 150 tấn/ngày và 01 lò đốt công suất 250 tấn/ngày và đang tiếp nhận rác của 04 quận (Ô Môn, Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy). Theo người dân, từ khi đi vào hoạt động công ty đã gây ô nhiễm và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt và tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân. - Những công ty, xí nghiệp chế biến thủy, hải sản chất thải chưa được xử lý sả ra môi trường làm ô nhiễm nguồn nước điểm hình ở rạch Cái Chôm phường Phước Thới. 8
  13. + Theo người dân ở đây cho biết, cách nay khoảng 10 năm nguồn nước trên tuyến rạch Cái Chôm có chiều dài khoảng 3km (với một đầu tiếp giáp Quốc lộ 91 và một đầu giáp sông Hậu) là nơi cung cấp nguồn nước phục vụ sinh hoạt, sản xuất cho hàng chục hộ dân. Tuy nhiên, từ năm 2016 đến nay, nguồn nước mặt trên tuyến rạch này thường xuyên bị ô nhiễm nghiêm trọng (báo TN&MT đã có bài phản ánh) khiến cho đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn. + Mới đây nhất là trong các ngày từ 15 đến 18/8/2020, một đoạn rạch Cái Chôm với chiều dài khoảng 700 mét bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguồn nước mặt tại đoạn rạch này xuất hiện màu đen và bốc mùi hôi thối. + Các nhà máy, xí nghiệp thuộc Khu Công nghiệp Trà Nóc thải chất thải trực tiếp ra sông làm ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, cũng như nguồn lợi thủy sản bị tận diệt trong thời gian dài nhưng chưa được xử lý. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ở quận Ô Môn là ô nhiễm nước do các hoạt động của người dân và những hộ dân nuôi trồng thủy sản chăn nuôi gia súc, gia cầm, chất thải từ sinh hoạt thường ngày của người dân sống ven các sông Hậu Phường Thới Long, Long Hưng, Thới An làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của bà con ở phường này. Từ kết quả quan trắc chất lượng ô nhiễm tập trung tại thành phố Cần Thơ nói chung cho thấy, tại các kênh rạch quận, huyện nội ô thành phố Cần Thơ đã bị ô nhiễm hữu cơ và vi sinh; tuy nhiên, mức độ ô nhiễm chưa nặng và không thay đổi nhiều qua các năm. Đối với chất lượng nước ngầm, các thông số chỉ có 02/13 thông số quan trắc vượt quy chuẩn cho phép, cụ thể là thông số Coliform và Clorua. Thông số Coliform tại quận Ô Môn vượt quy chuẩn cho phép, đối với chỉ tiêu Clorua, đạt quy chuẩn cho phép. Về chất lượng môi trường không khí nhìn chung còn tốt, hầu hết các thông số tại các điểm quan trắc đều đạt so với các quy chuẩn so sánh. Tuy nhiên, ở các điểm có mật độ giao thông cao, các công trình xây dựng thì nồng độ bụi lơ lửng, các chất gây ô nhiễm không khí như NO2, SO2 thường vượt mức cho phép vào các giờ cao điểm. 9
  14. Nhiều đoạn sông, kênh rạch bị ô nhiễm, môi trường đất, nước bị đe dọa. Thông tin phản ánh của công dân về tình trạng ô nhiễm môi trường từ các cơ sở sản xuất, công ty, doanh nghiệp xả thải gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sinh hoạt và đời sống người dân ngày càng nhiều. Ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề bức xúc của người dân trong khu vực bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến khiếu kiện tập thể kéo dài nhiều năm. Thế nhưng, trên thực tế tình trạng vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường vẫn diễn ra và có xu hướng ngày càng tinh vi, với sự chủ động đối phó từ các đơn vị vi phạm. Cơ quan chức của quận thực hiện phối hợp liên Ngành trong kiểm tra các cơ sở, công ty, xí nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận đã phát hiện sai phạm đồng thười có hướng dẫn, nhắc nhở và phạt hành chính một số đơn vị vi phạm về môi trường như: Vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại (vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại không đúng quy định) gây ô nhiễm môi trường, vi phạm quy định về xả nước thải, khí thải, tiếng ồn, vi phạm các quy định về Vệ sinh An toàn thực phẩm, khai thác, đánh bắt thủy sản không đúng quy định, vi phạm các quy định khác của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Mỗi ngày thu gom rác thải sinh hoạt của người dân đạt từ 85% - 90%, phần còn lại người dân tự chôn lấp hoặc đốt. Việc thu gom và xử lý chất thải rắn của quận có phần được cải thiện đáng kể từ khi Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ tại xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, đi vào hoạt động tháng 12/2018. Nhà máy đốt rác phát điện Cần Thơ đã xử lý được khoảng 175.000 tấn rác thải sinh hoạt của cả thành phố, tạo ra 53,2 triệu kWh điện. Từ đó, ấp lực xử lý rác thải rắn của quận được cải thiện sẽ làm giảm sự ô nhiễm môi trường của quận đáng kể. 2.2. Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường Hiện nay ô nhiễm môi trường là vấn đề quan trọng liên quan trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của con người được quan tâm nhất hiện nay. Hậu quả mà nó để lại rất nghiêm trọng, hủy hoại môi trường sống của con người và động vật, hao hụt lượng lớn tài nguyên quý giá trên Trái Đất. 10
  15. Nguyên nhân chủ yếu từ quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa phát triển một cách nhanh chóng; quá trình khai thác, sử dụng một cách quá mức so với sự phục hồi của thiên nhiên. Bên cạnh đó còn chịu sự tác động của thiên nhiên như bão, gió, lũ lụt, triều cường, gặp úng đây chỉ là tai nạn do thiên nhiên gây ra ít phổ biến. 2.2.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở ven sông Hậu Thành phố Cần Thơ hiện có 8 khu công nghiệp với tổng diện tích 2.267 ha. Trong đó, 6 khu công nghiệp với 225 nhà máy nằm sát sông Hậu đã đi vào hoạt động gồm: Trà Nóc 1, Trà Nóc 2, Thốt Nốt, Hưng Phú 1, Hưng Phú 2 và Hưng Phú 2B. Tuy nhiên, đến nay, mới chỉ có KCN Trà Nóc 1 (112 nhà máy) và Trà Nóc 2 (50 nhà máy) là có nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất 6.000 m3/ngày đêm. Thời gian qua, do “bỏ quên” khâu xử lý chất thải, nhiều nhà máy lén lút xả thải trực tiếp ra sông Hậu. Một trong những vụ vi phạm điển hình xảy ra tại Công ty TNHH Phương Duy (KCN Trà Nóc 2). Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Huy Việt - Tây Đô (KCN Trà Nóc 2) xả thải trực tiếp ra sông Hậu không qua khâu xử lý. Những hộ dân nuôi trồng thủy sản xả nước thải trực tiếp ra sông Hậu làm ô nhiễm nguồn nước. 2.2.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường của Công ty TNHH Một thành viên Ecotech Cần Thơ Sự thiếu trách nhiệm của các khu công nghiệp, nhà máy chế biến thủy hải sản, đặc biệt hoạt động xử lý và tiêu hủy rác thải Công ty TNHH Một thành viên Ecotech Cần Thơ gây nên. Vì lợi nhuận cá nhân, họ bất chấp hủy hoại môi trường sống, hủy hoại sức khỏe cộng đồng, hay chính bản thân mình. Xử lý và tiêu hủy rác thải đã thải ra môi trường khí độc hại, chất thải làm ô nhiễm nguồn nước mà không xử lí đúng quy trình, đạt chuẩn theo quy định. Cuộc sống yên bình của người dân khu vực Thới Trinh phường Phước Thới và phường Thới An, quận Ô Môn đã bị phá vỡ hoàn toàn kể từ khi Công ty TNHH Một thành viên Ecotech Cần Thơ (Công ty Ecotech Cần Thơ) chuyên xử lý và tiêu hủy chất 11
  16. thải đi vào hoạt động. Lý do cũng bởi công ty này nằm ngay sát khu dân cư, ngày đêm tiêu hủy, đốt chất thải với công suất lớn, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Tại đây những cột khói đua nhau nhả khói đen kịt ra môi trường, lúc màu xanh, lúc màu đen, do hít phải khí thải của nhà máy khiến con người hít phải bị hoa mắt, chóng mặt không thể nào chịu được. Theo quan sát thấy mái phía trên nhà máy xuống cấp nghiêm trọng, rách nát và bị phủ một lớp bụi đen xì khiến ai chứng kiến cũng không khỏi lo cho sức khỏe bà con trong vùng. Ngoài ra, tại phía sau nhà máy xử lý rác, những chất thải đốt chưa cháy hết, vỏ bình gas, hộp sơn, túi nilong được công ty đổ trực tiếp ra môi trường mà không được phân loại, lưu giữ và che chắn gì. Tại khu vực đổ chất thải sau khi đã đốt, công ty không xây tường ngăn, không có bất cứ biện pháp xử lý chống thấm, khiến nước rác thải ra đen xì, ruồi, muỗi, bọ bâu kín bốc mùi hôi thối nồng nặc. Theo người dân sống cạnh Cổng B khu công nghiệp khu vực Thới Trinh phường Phước Thới cho biết: Từ khi nhà máy đốt chất thải của Công ty Ecotech Cần Thơ đi vào hoạt động đến nay đã làm đảo lộn cuộc sống của bà con, nước thải, khói bụi của nhà máy rác không được xử lý thải ra làm chết lúa, hoa màu và cây trái giảm năng suất, khói đen thải ra ngùn ngụt không qua xử lý theo hướng gió thổi thẳng vào nhà chúng tôi. Nhà có con nhỏ nên hầu như không bao giờ dám mở cửa vì lượng khói bụi, khí thải từ công ty cứ ập thẳng vào nhà, rất khó thở. Sáng ra lau nhà bàn ghế, vật dụng bụi đen phủ kín, bị ảnh hưởng trực tiếp từ khói, bụi, mùi hôi thối của công ty thải ra thế nhưng bao năm qua các hộ gia đình nơi đây không hề nhận được khoản hỗ trợ nào của công ty về việc ảnh hưởng ô nhiễm. Người dân trong khu vực Thới Trinh phường Phước Thới và phường Thới An đã nhiều lần đề nghị chính quyền, cơ quan chức năng của Quận và Thành phố kiểm tra hoạt động của nhà máy này và yêu cầu khắc phục ô nhiễm để người dân được sống trong môi trường trong lành, nhưng ô nhiễm không những thuyên giảm mà còn trầm trọng hơn. 12
  17. 2.2.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm ở rạch Cái Chôm phường Phước Thới Theo người dân sống trên tuyến gạch này, mặt dù nguồn nước mặt tại rạch Cái Chôm bị ô nhiễm trong thời gian qua, nhưng Phòng tài nguyên và môi trường quận Ô Môn gặp khó khăn trong việc xác định đâu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này, vì tuyến rạch này là nơi thoát nước thải sinh hoạt của hàng trăm hộ dân, là nơi tiếp nhận một phần nguồn nước thải từ Khu công nghiệp Trà Nóc 2 và nước thải từ hệ thống thoát nước của quốc lộ 91. Hiện nay Phòng tài nguyên và môi trường quận Ô Môn đang giám sát chặt chẽ các nguồn xả thải của các hộ dân cũng các công ty, xí nghiệp tại Khu công nghiệp Trà Nóc 2 hoạt động cặp tuyến rạch này; đồng thời gửi văn bản đề nghị các sở, ngành chức năng của thành phố tiến hành kiểm tra, rà soát để xác định đâu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước và có biện pháp xử lý trả lại môi trường trong sạch cho tuyến rạch Cái Chôm. Một số cơ quan chức năng cũng chưa thật sự quan tâm đến vấn đề bảo về môi trường, chưa có biện pháp chế tài thật sự hiệu quả để xử lý các trường hợp vi phạm. 2.3. Những hậu quả nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường - Đối với kinh tế xã hội: Theo đó, ô nhiễm môi trường có thể gây ảnh hưởng đối với môi trường kinh tế – xã hội. Cụ thể: Gây thiệt hại về kinh tế do nhiều bệnh tật, làm sức khoẻ con người suy giảm, ảnh hưởng lớn đến kinh tế mà trực tiếp là vấn đề về nguồn lao động Gây thiệt hại về kinh tế do ảnh hưởng đến nông sản và thuỷ sản, nông sản và thuỷ sản trong môi trường bị ô nhiễm sẽ có nguy cơ lớn bị nhiễm độc và không thể sử dụng được, làm giảm năng suất, sản lượng. Gây thiệt hại về kinh tế do phải cải thiện môi trường, chi phí để cải thiện môi trường là một con số không hề nhỏ, ảnh hưởng rất nhiều đến tài chính quốc gia. 13
  18. Những năm gần đây, cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng và nhiều khu công nghiệp mới được hình thành, kéo theo tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp và rác thải sinh hoạt ngày một gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống người dân và chiến lược phát triển du lịch. - Đối với hệ sinh thái: Ô nhiễm môi trường sẽ dẫn tới sự điều tiết của hệ sinh thái bị thay đổi. Mối đe doạ chính và tác động trực tiếp đối với hệ sinh thái chính là ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí có thể dẫn tới mưa axit làm huỷ diệt các khu rừng. Mặc dù không dẫn tới tuyệt chủng nhưng việc cây cối bị chết sẽ dẫn tới cấu trúc loài bị giảm. - Đối với sức khoẻ con người: Ô nhiễm không khí có ảnh hưởng khá lớn đến sức khoẻ con người mà chủ yếu là hệ hô hấp. Một số bệnh do ô nhiễm không khí gây ra: viêm phế quản, hen suyển, chóng mặt, đau đầu, các vấn đề về tim mạch, .Đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất là người cao tuổi, phụ nữ mang thai, người đang mang bệnh, trẻ em dưới 15 tuổi, Ngoài ra, vấn đề về biến đổi khí hậu khiến cho nhiệt độ tăng giảm bất thường, gây ra các bệnh như đột quỵ, chuột rút do nhiệt hoặc gây tử vong. Nước bị ô nhiễm là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Các bệnh gây ra cho ô nhiễm nước là tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, viêm gan, viêm não, bệnh do muỗi truyền, thiếu máu Vấn đề hô hấp, phát ban da cũng là một trong những vấn đề sức khoẻ mà ô nhiễm nước gây ra. Ô nhiễm đất ảnh hưởng trực tiếp đến nông sản, làm nông sản nhiễm độc và người sử dụng nông sản đó sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều về sức khoẻ. Các bệnh có thể gây ra khi sử dụng nông sản bị nhiễm độc là gan to, hệ thần kinh, hệ di truyền, giảm chỉ số thông minh ở trẻ em 2.4. Biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường - Người dân nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường, vức rác đúng nơi quy định không xả rác bừa bãi. Giáo dục, nâng cao nhận thức từ nhỏ về bảo vệ môi trường. Ngoài 14
  19. ra, nên hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa bằng hóa chất sẽ đưa vào đất một lượng chất thải nguy hại mới thay vào đó sử dụng chất tẩy rửa bằng chất vi sinh. - Nhà nước tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, trong đó có những chế tài thực sự mạnh để đủ sức răn đe các đối tượng vi phạm. Bên cạnh đó, cần xây dựng hệ thống quản lý môi trường trong các nhà máy, các khu công nghiệp theo tiêu chuẩn Quốc tế. Tổ chức giám sát nhằm hướng tới một môi trường tốt đẹp hơn. - Tại các khu du lịch, khu đông dân cư, các tuyến đường lớn cần bổ sung thêm nhiều thùng rác và nhà vệ sinh công cộng. - Tăng cường công tác nắm tình hình, thanh tra, giám sát về môi trường. Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ phụ trách môi trường và trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại để phục vụ có hiệu quả cho các lực lượng này. - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về môi trường trong toàn xã hội tạo ra sự chuyển biến và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường - Cần có nhiều biện pháp răn đe, xử lí nghiêm minh các doanh nghiệp vi phạm - Khuyến khích các cơ sở công nghiệp đẩy mạnh đổi mới thiết bị, máy móc thân thiện với môi trường; xây dựng hệ thống thu gom, xử lý bụi, chất thải, khắc phục rò rỉ chất thải độc hại; cải thiện điều kiện lao động - Tiếp tục thay đổi nhận thức, tuyên truyền sâu rộng về tầm quan trọng của môi trường sinh thái, trên cơ sở này xây dựng ý thức sinh thái, tức là làm cho mọi người nhận thức được một cách tự giác về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Con người cần phải nhận thức lại vị trí vai trò của mình và xã hội trong hệ thống tự nhiên. Thông qua quá trình phát triển khoa học công nghệ, nhất là trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư hiện nay, con người cần nắm bắt được các quy luật của tự nhiên và tìm cách vận dụng một cách hợp lý các quy luật đó vào thực tiễn của xã hội, để tạo cơ sở tự nhiên bền vững cho phát triển xã hội. - Nền sản xuất xã hội cần phải thực hiện thêm chức năng tái sản xuất các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Khắc phục tình trạng tiêu xài phung phí nguồn tài nguyên thiên nhiên 15
  20. không tái tạo được (các nguyên, nhiên liệu hóa thạch), cần tận dụng tối đa tính năng vốn có sử dụng tài nguyên thiên nhiên từ bề rộng sang bề sâu, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. 2.5. Hoạt động quản lý của chính quyền quận Ô Môn Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ đang khẩn trương đầu tư xây dựng 13 lò đốt rác thải công suất vừa và nhỏ từ 12 đến 110 tấn/ngày tại các quận Ô Môn, Cờ Đỏ, Cái Răng nhằm giải quyết khó khăn về xử lý rác sau khi bãi rác Tân Long (Hậu Giang) đóng cửa. Bên cạnh việc quy hoạch bãi rác Phước Thới (quận Ô Môn) 400 tấn/ngày trên diện tích 47 ha, trong đó giai đoạn 1 quy hoạch 20 ha xây dựng và lắp đặt nhà máy đốt rác sinh điện, ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tiến hành lắp đặt 10 lò đốt rác cỡ nhỏ tổng công suất 110 tấn, trong đó đã vận hành thử được 7 lò đốt rác mỗi lò công suất 12 tấn/ngày đêm tại quận Ô Môn và Cái Răng. Như vậy, đến ngày 5-9-2014, các lò đốt rác ở quận Ô Môn đủ điều kiện tiếp nhận rác thải để xử lý nhằm giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước tại bãi rác Phước Thới. Ngày 15-12/2020 Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ có công văn về việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố gửi Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc các Sở Xây dựng, khoa học và công nghệ, kế hoạch và đầu tư, Tài chính và chủ tịch ủy ban nhân dân quận, huyện. Cung cấp hồ sơ có liên quan đến các bãi chôn lấp ở địa phương gửi Sở tài nguyên và môi trường. Thực hiện các biện pháp kiểm soát, ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất về ảnh hưởng đến môi trường. Cụ thể là nước rỉ rác ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm, đất và không khí khu vực các bãi chôn lấp. Thực hiện chỉ đạo của cấp trên về công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong thời gian tới, ủy ban nhân dân quận, lập quy hoạch các trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường và theo đúng quy định. 16
  21. Rà soát các quy định về đấu thầu, tổ chức đấu thầu thực hiện công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn quận những năm tiếp theo đảm bảo thuận lợi, có hiệu quả và phù hợp quy định. Đối với lò đốt chất thải rắn sinh hoạt của Công ty TNHH MTV Ecotech Cần Thơ, Sở tài nguyên và môi trường khẩn trương thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch ủy ban nhân dân tại công văn 3628; Giao ủy ban nhân dân quận Ô Môn rà soát trách nhiệm xử lý tro xỉ phát sinh để lộ thiên (từ tháng 11-2014 đến nay) không có biện pháp che chắn. Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Võ Thành Thống vừa có văn bản chỉ đạo về việc xử lý rác tồn đọng, khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường tại Khu xử lý chất thải rắn Ô Môn quận Ô Môn. Theo đó, chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ yêu Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở tài nguyên và môi trường thành phố Cần Thơ và đơn vị liên quan kiểm tra tình hình xử lý rác tại Khu xử lý chất thải rắn Ô Môn của Công ty TNHH MTV Ecotech Cần Thơ, đảm bảo lượng rác tiếp nhận vào phải được xử lý hết. Ecotech Cần Thơ phải khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường, đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường về khói thải bay ra tại miệng lò đốt, khí thải, nước thải, mùi hôi, tại khu xử lý. Công ty này hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu trong quá trình vận hành lò đốt gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người dân sống xung quanh khu xử lý Các cơ quan, đơn vị có liên quan cần thường xuyên kiểm tra quan trắc về khói, bụi và nước thải để công bố kết quả cho người dân biết. Vào năm 2016, ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đã ra quyết định xử phạt hành chính Cty TNHH MTV Ecotech Cần Thơ (hoạt động trong lĩnh vực xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại) đóng trên địa bàn phường Phước Thới, quận Ô Môn. Theo đó, Công ty TNHH MTV Ecotech Cần Thơ bị xử phạt số tiền 904 triệu đồng do thải chất thải rắn thông thường không đúng quy định về bảo vệ môi trường và nhiều hành vi gây ô nhiễm môi trường khác. Công ty này hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu trong quá trình vận hành lò 17
  22. đốt gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt của người dân sống xung quanh khu xử lý Lãnh đạo Sở Tài nguyên môi trường thành phố Cần Thơ cho biết đã nắm được thông tin nguồn nước mặt rạch Cái Chôm bị ô nhiễm trong thời gian vừa qua. Cũng theo vị lãnh đạo này, trong thời gian tới Sở Tài nguyên Môi trường sẽ phối hợp với các Sở, ngành chức năng và ủy ban nhân dân quận Ô Môn tiến hành kiểm tra, xác minh để xác định cụ thể đâu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng ô nhiễm. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra biện pháp xử lý cũng như khắc phục tình trạng ô nhiễm cho tuyến rạch này. Sở Tài nguyên và Môi trường đã lập Đoàn kiểm soát ô nhiễm tại rạch Cái Chôm, phường Phước Thới, quận Ô Môn vào tháng 5-2013. Qua kiểm tra cho thấy: do dọc hai bên bờ rạch Cái Chôm có khoảng 350 hộ dân sinh sống và chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản (cá trê) nên chất thải phát sinh từ các hộ gia đình và chất thải từ chăn nuôi đã thải xuống rạch. Ngoài ra, nước thải từ các hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp trong khu công nghiệp Trà Nóc 2 đã thải vào rạch Cái Chôm thông qua cống xả thải. Đối với tình trạng ô nhiễm môi trường tại rạch Cái Chôm, Sở Tài nguyên và Môi trường kiến nghị như sau: - Đề nghị Ban Quản lý Các khu chế xuất và khu công nghiệp Cần Thơ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của các nhà máy, xí nghiệp thuộc Khu Công nghiệp Trà Nóc. Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp với Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường thanh tra, kiểm tra các cơ sở gây ô nhiễm môi trường tại Khu Công nghiệp Trà Nóc và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định. - Đối với các hộ sinh sống dọc hai bên rạch Cái Chôm, đề nghị ủy ban nhân dân quận Ô Môn và các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, tuyên truyền, giáo dục nhân dân có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường sống cũng là bảo vệ sức khỏe của chính người dân tại khu vực. 18
  23. Đối với đơn vị Công ty TNHH Phương Duy (KCN Trà Nóc 2). Khuya 4-9-2015, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an thành phố Cần Thơ bắt quả tang công nhân Công ty Phương Duy cho công nhân dùng ghe gắn động cơ vận chuyển chất thải rắn màu đen, đựng trong túi lưới 2 lớp thả xuống rạch Cái Chôm để thải ra sông Hậu. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện công ty này đặt đường ống dưới nền gạch rồi bơm chất thải vào túi lưới đặt sẵn dưới lườn ghe để kéo đi đổ. PC49 - Công an thành phố Cần Thơ nhận định đây là thủ đoạn đầu độc môi trường tinh vi, rất khó phát hiện. Gần đây nhất PC49 - Công an thành phố Cần Thơ bắt quả tang Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Huy Việt - Tây Đô (KCN Trà Nóc 2) xả thải trực tiếp ra sông Hậu. Nhà máy này lắp đặt đường ống kim loại đấu nối với đường ống nhựa đặt chìm dưới sông. Hằng ngày, canh lúc thủy triều xuống, công ty cho người kéo đầu ống nhựa lên lắp vào ống kim loại, sau đó vận hành máy bơm nước để xã nước thải trực tiếp từ hồ chứa không qua xử lý ra sông Hậu. Trung bình, thời gian thực hiện xả thải kéo dài từ 90 phút đến 120 phút/ngày. Với hành vi vi phạm nghiêm trọng này, vừa qua, UBND thành phố Cần Thơ ra quyết định xử phạt Công ty Huy Việt - Tây Đô 860 triệu đồng. 19
  24. PHẦN 3 KẾT LUẬN Môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người, mọi hoạt động của con người điều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp với môi trường. Tuy nhiên, do việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm. Qua bài viết này, chúng ta càng hiểu rõ hơn về thực trạng của ô nhiễm môi trường và những biện pháp mà chính quyền địa phương đưa ra nhằm bảo vệ môi trường. Nắm được các biện pháp bảo vệ môi trường từ đó có những biện pháp nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ các đơn vị sản xuất kinh doanh, thay đổi một vài thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày để góp phần giảm bớt tình trạng ô nhiễm môi trường, bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm. Phối hợp giữa các ban Ngành, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường từ khi trên nhà trường. Tuyên truyền phổ biến tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đến với người. Còn công ty nào vi phạm thì thẳng tay phạt nặng, rút giấy phép hoạt động. Thực hiện nhiều phong trào về môi trường như phong trào “Giờ Trái Đất” – một phong trào mang một ý nghĩa vô cùng thiết thực của nhân dân toàn cầu trong việc góp phần giảm bớt tình trạng Trái Đất nóng lên. Đó cũng là một trong những hoạt động thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường. Và chúng ta cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm môi trường, tạo ra môi trường sống trong lành cho con người. Ô nhiễm môi trường hiện nay là một vấn nạn toàn cầu nó gây hậu quả nghiêm trọng và lâu dài. Hãy bảo vệ môi trường, hãy giữ cho môi trường của chúng ta được trong lành. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống của mọi người. Vì vậy mỗi người chúng ta cần có ý thức, góp phần chung tay xây dựng một môi trường xanh - sạch - đẹp. 20
  25. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình “kinh tế và quản lý tài nguyên môi trường” Luật bảo vệ môi trường năm 2014 21