Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Hồng Sơn, thôn Tuấn Sơn, Thôn Luồng thuộc xã Biên Sơn - Huyện Lục Ngạn - Tỉnh Bắc Giang năm 2018

pdf 74 trang thiennha21 13/04/2022 5920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Hồng Sơn, thôn Tuấn Sơn, Thôn Luồng thuộc xã Biên Sơn - Huyện Lục Ngạn - Tỉnh Bắc Giang năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_cap_giay_chung_nhan_quyen_su_dun.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thôn Hồng Sơn, thôn Tuấn Sơn, Thôn Luồng thuộc xã Biên Sơn - Huyện Lục Ngạn - Tỉnh Bắc Giang năm 2018

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRIỆU NGUYỄN NGỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BIÊN SƠN - HUYỆN LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG NĂM 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  TRIỆU NGUYỄN NGỌC Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BIÊN SƠN - HUYỆN LỤC NGẠN TỈNH BẮC GIANG NĂM 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Lớp : K47– ĐCMT Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Chí Hiểu Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên em đã được sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Quản lý Tài nguyên, cũng như các thầy cô giáo trong Ban Giám hiệu Nhà trường, các Phòng ban và Phòng đào tạo điều đó giúp em tiếp thu và tích lũy kiến thức và phục vụ cho cuộc sống. Đây là một khoảng thời gian rất quý báu, bổ ích và có ý nghĩa vô cùng lớn đối với bản thân em. Tại nơi đây em đã được trang bị một lượng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và một lượng kiến thức về xã hội để sau này khi ra trường em không còn bỡ ngỡ và có thể đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trở thành người có ích cho xã hội. Để hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này, ngoài sự phấn đấu và lỗ lực của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và rất tâm huyết của các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Quản lý Tài nguyên đặc biệt là sự hướng dẫn chỉ đạo tận tình của thầy giáo TS. Nguyễn Chí Hiểu. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn đến ban Lãnh đạo Công ty cổ phần TNMT Phương Bắc, các chú, các anh trong công ty đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho em trong thời gian thực tập. Cuối cùng em xin gửi lời kính chúc sức khỏe đến quý thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Triệu Nguyễn Ngọc
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1: Cơ cấu các ngành kinh tế của xã Biên Sơn giai đoạn 2017 - 2018 35 Bảng 4.2. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2018 40 Bảng 4.3. Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2018 42 Bảng 4.4. Kết quả cấp GCNQSDĐ cho đất ở, đất nông nghiệp thôn Hồng Sơn, Thôn Tuấn Sơn, Thôn Luồng năm 2018 43 Bảng 4.5. Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp đối với hộ gia đình cá nhân thôn Hồng Sơn, Thôn Tuấn Sơn, Thôn Luồng năm 2018 43 Bảng 4.6. Kết quả cấp GCNQSDĐ đất ở đối với hộ gia đình cá nhân thôn Hồng Sơn, Thôn Tuấn Sơn, Thôn Luồng năm 2018 44 Bảng 4.7. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thôn Hồng Sơn, Thôn Tuấn Sơn, Thôn Luồng năm 2018 45 Bảng 4.8. Kết quả cấp GCNQSDĐ của thôn Hồng Sơn, Thôn Tuấn Sơn, Thôn Luồng năm 2016 46 Bảng 4.9. Kết quả cấp GCNQSDĐ của thôn Hồng Sơn,thôn Tuấn Sơn, thôn Luồng năm 2017 47 Bảng 4.10. Kết quả cấp GCNQSDĐ của thôn Hồng Sơn,thôn Tuấn Sơn, thôn Luồng năm 2018 48 Bảng 4.11. Bảng tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ của thôn Hồng Sơn,thôn Tuấn Sơn, thôn Luồng giai đoạn 2016 – 2017 49 Bảng 4.12. Kết quả điều tra trình độ hiểu biết của người dân theo các chỉ tiêu của công tác cấp GCNQSDĐ 51
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Cán bộ huyện Lục Ngạn thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân. 27 Hình 4.1. Bản đồ vị trí địa lý xã Biên Sơn 31 Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất đai xã Biên Sơn năm 2018 39 Hình 4.3. Kết quả công tác cấp GCNQSDĐ thôn Hồng Sơn,thôn Tuấn Sơn, thôn Luồng 2016 – 2018 (theo số lượng) 49
  6. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CT-TTg : Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ GCN : Giấy chứng nhận GCNQSDĐ :Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐBT : Hội đồng bộ trưởng HĐND : Hội đồng nhân dân KH-UB : Kế hoạch của uỷ ban NĐ-CP : Nghị định Chính phủ NQ-QH : Nghi quyết Quốc hội NQ-TU : Nghị quyết Tỉnh uỷ NQ-TW : Nghị quyết trung ương QĐ-BTNMT : Quyết định của Tài nguyên và Môi trường QĐ-CP : Quyết định Chính phủ QĐ-ĐKTK : Quyết định đăng ký thống kê TM&MT : Tài nguyên và môi trường TTLT : Thông tư liên tịch TT-TCĐC : Thông tư Tổng cục Địa chính UBND : Ủy ban nhân dân VPĐKQSD : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.2.3. Yêu cầu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1.Vai trò của công tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai 4 2.1.2.Vai trò của công tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đối với người sử dụng đất. 4 2.2.Cơ sở pháp lý 5 2.2.1. Căn cứ pháp lý của việc cấp GCNQSDĐ 5 2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai 5 2.2.3. Quyền của người sử dụng đất 6 2.2.4. Tổng quan về công tác đăng ký đất đai 7 2.2.5. Tổng quan về công tác cấp GCNQSDĐ 10 2.3. Tình hình cấp GCNQSDĐ đất 20 2.3.1. Kết quả của công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính toàn quốc 20
  8. vi 2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Bắc Giang. 24 2.3.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Lục Ngạn 26 PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 28 3.3. Nội dung nghiên cứu 28 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang 28 3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Biên Sơn 28 3.3.3 Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của xã Biên Sơn qua số liệu thứ cấp 28 3.3.4. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ đất qua điều tra hộ gia đình 29 3.3.5. Những thuận lợi khó khăn và giải pháp khắc phục trong công tác cấp GCNQSDĐ xã Biên Sơn 29 3.4. Phương pháp nghiên cứu 29 3.4.1. Nghiên cứu các văn bản luật và các văn bản dưới luật về công tác cấp GCNQSDĐ 29 3.4.2. Phương pháp thống kê , thu thập tài liệu, số liệu 29 3.4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập được 29 3.4.4. Phương pháp so sánh 29 3.4.5. Phương pháp chuyên gia 29 3.4.6. Phương pháp kế thừa bổ sung. 30 3.4.7. Phương pháp phỏng vấn. 30 PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 31 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 31 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 34 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 38 4.2 Hiện trạng sử dụng đất của xã Biên Sơn 39
  9. vii 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. 39 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp 41 4.2.3 Hiện trạng đất chưa sử dụng. 41 4.3 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thôn Hồng Sơn, Thôn Tuấn Sơn, Thôn Luồng năm 2018 42 4.3.1. Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ của thôn Hồng Sơn, Tuấn Sơn, Luồng xã Biên Sơn cho đất ở, đất nông nghiệp. 42 4.3.2 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thôn Hồng Sơn, Tuấn Sơn, Luồng xã Biên Sơn Năm 2018 45 4.3.3 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thôn Hồng Sơn,thôn Tuấn Sơn, thôn Luồng theo từng năm trong giai đoạn 2016 - 2018 46 4.3.4. Kết qủa tổng hợp cấp GCNQSDĐ của thôn Hồng Sơn,thôn Tuấn Sơn, thôn Luồng giai đoạn 2016- 2018 49 4.4. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ đất qua điều tra hộ gia đình 50 4.5 Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục trong công tác cấp GCNQSDĐ xã Biên Sơn 53 4.5.1. Những thuận lợi trong công tác cấp GCNQSDĐ 53 4.5.2 Những khó khăn, tồn tại trong công tác cấp GCNQSDĐ 54 4.5.3 Đề xuất giải pháp 55 PHẦN 5 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 57 5.1. Kết luận 57 5.2. Kiến nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Đó là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi diện tích, ranh giới, vị trí Việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai này được thực hiện theo quy định của nhà nước, tuân thủ luật đất đai và những văn bản pháp lý có liên quan. Hiến pháp 1992 và Luật đất đai năm 2003 đã xác định rõ “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân” và “do nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả” . Để đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý đất đai thì công tác đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được thực hiện nghiêm túc. Công tác này không chỉ đảm bảo sự thống nhất quản lý mà còn bảo đảm các quyền lợi và nghĩa vụ cho người sử dụng, giúp cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư, sản xuất, xây dựng các công trình Hiện nay vấn đề về đất đai là vấn đề được toàn xã hội quan tâm, nhà nước đã giao trách nhiệm cho các ngành địa chính phối hợp cùng các chính quyền địa phương thực hiện hàng loạt các biện pháp đo đạc, phân hạng đánh giá đất đai quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Trong đó công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hết sức quan trọng , nó trực tiếp liên quan đến quyền lợi của người sử dụng đất là văn bản pháp lý cao nhất xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa nhà nước và chủ sử dụng đất để chủ sử dụng đất yên tâm sản xuất, chủ động đầu tư khai thác tốt tiềm năng của đất và chấp hành tốt luật đất đai. Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước như ngày nay đã làm cho thị trường bất động sản trở nên sôi động, trong đó đất đai là hàng hoá chủ yếu của thị trường này. Nhưng thực tế trong thị trường này thị trường ngầm phát triển rất mạnh mẽ. Đó là vấn đề đáng lo ngại nhất
  11. 2 hiện nay. Để đảm bảo cho thị trường này hoạt động công khai, minh bạch thì yêu cầu công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận phải được tiến hành. Ngoài ra một vấn đề quan trọng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là giúp cho nhà nước có cơ sở pháp lý trong việc thu tiền sử dụng đất, tăng nguồn ngân sách cho nhà nước. Nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của vấn đề, đồng thời để khắc phục những tồn tại trên thì việc làm cần thiết là thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quy chủ cho các thửa đất để quản lý và sử dụng đất đai có hiệu quả và đúng theo pháp luật. Là sinh viên lớp Địa chính môi trường, khoa Quản lý tài nguyên, Trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Được sự đồng ý của chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên, dưới sự hướng dẫn của giảng viên: TS.Nguyễn Chí Hiểu, em tiến hành thực hiện đề tài“Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn Thôn Hồng Sơn, Thôn Tuấn Sơn, Thôn Luồng thuộc xã Biên Sơn – huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang năm 2018”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ đất tại xã Biên Sơn - huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang qua đó đề xuất những giải pháp khả thi để phục vụ quá trình quản lý và sử dụng đất đai hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao trong thời gian tiếp theo. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể -Điều tra, phân tích, đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở xã Biên Sơn - huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2018 - 2019. - Xác định một số nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình cấp GCNQSDĐ đất của xã Biên Sơn - huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành công tác cấp GCNQSDĐ đất ở xã Biên Sơn. 1.2.3. Yêu cầu - Cần nắm vững những quy định của pháp luật về đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật đất đai năm 1993; luật đất đai sửa đổi 2003, 2013; hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai của trung ương và địa phương.
  12. 3 - Các số liệu thu được phải chính xác, phải phản ánh khách quan trung thực công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ của địa phương. - Các giải pháp đưa ra phải phù hợp với địa phương và phải có tính khả thi. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp củng cố lại những kiến thức đã học trong nhà trường và bước đầu làm quen với công tác cấp GCNQSDĐ đất trong thực tiễn. - Trên thực tế: Đề tài đánh giá, phân tích tìm ra những thuận lợi khó khăn của công tác cấp GCNQSDĐ. Đưa ra những kiến nghị đề xuất với các cấp có thẩm quyền để có những giải pháp phù hợp cho công tác cấp GCNQSDĐ đất nói riêng và công tác quản lý nhà nước nói chung được tốt hơn.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1.Vai trò của công tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với công tác quản lý Nhà nước về đất đai Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013:[4] “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”. Như vậy GCNQSDĐ đất là chứng thư pháp lý xác định quyền sử dụng đất đai hợp pháp của người sử dụng đất. Đây là một trong những quyền quan trọng được người sử dụng đất đặc biệt quan tâm. Thông qua công tác cấp GCNQSDĐ đất Nhà nước xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu đất đai với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất sử dụng. Công tác cấp GCNQSDĐ đất giúp Nhà nước nắm chắc được tình hình đất đai tức là biết rõ các thông tin chính xác về số lượng và chất lượng, đặc điểm về tình hình hiện trạng của việc quản lý sử dụng đất. Từ việc nắm chắc tình hình đất đai, Nhà nước sẽ thực hiện phân phối lại đất theo quy hoạch, kế hoạch chung thống nhất. Nhà nước thực hiện quyền chuyển giao, quyền sử dụng từ các chủ thể khác nhau. Cụ thể hơn nữa là Nhà nước thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất và thu hồi đất. Vì vậy cấp GCNQSDĐ đất là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. 2.1.2.Vai trò của công tác cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với đối với người sử dụng đất. - GCNQSDĐ đất là giấy tờ thể hiển mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước và người sử dụng đất. - GCNQSDĐ đất là điều kiện để tham gia vào thị trường bất động sản.
  14. 5 - GCNQSDĐ đất là điều kiện để người sử dụng đất được bảo hộ các quyền lợi ích hợp pháp của mình trong quá trình sử dụng đất. 2.2.Cơ sở pháp lý 2.2.1. Căn cứ pháp lý của việc cấp GCNQSDĐ Văn bản sau Luật đất đai 2013 có hiệu lực - Luật Đất đai năm 2013 ngày 29 tháng 11 năm 2013 có hiệu lực thi hành vào ngày 01 tháng 07 năm 2014. - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014). - Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. - Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định về giá đất. - Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận). - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính. - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bản đồ địa chính. - Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất. - Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. 2.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai Để công tác quản lý và vấn đề sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao nhất, tại mục 2 điều 22 Luật Đất Đai năm 2013 đề ra 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai như sau: [4]
  15. 6 1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sở địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất ; lập bản đồ địa chính bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất. 4. Quản lý quy hoach kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6.Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi thu hồi đất 7. Đăng kí đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 8.Thống kê, kiểm kê đất đai. 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến giáo dục về đất đai 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai. 15. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai. -Thông qua 15 nội dung về quản lý đất đai ta thấy được một trong những nội dung quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất là công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. ”Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác liên quan đến đất đai là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản gắn liền với đất hợp pháp của con người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất”.(Luật đất đai 2013). 2.2.3. Quyền của người sử dụng đất Điều 166 Luật đất đai 2013 [4] quy định người sử dụng đất có các quyền sau đây:
  16. 7 1. Được cấp GCNQSDĐ đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất. 3. Được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp. 4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp. 5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình. 6. Được nhà nước bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của luật này. 7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và các hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. 2.2.4. Tổng quan về công tác đăng ký đất đai 2.2.4.1. Khái quát về đăng ký đất đai Quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những quyền cơ bản nhất của chủ thể được Nhà nước giao quyền sử dụng. Bởi vì xuất phát từ quyền này, chủ thể sử dụng đất mới thực hiện được các quyền và lợi ích hợp pháp khác theo qui định của pháp luật. Tại Điều 693 Bộ luật dân sự năm 1995 có qui định, một trong 4 Điều kiện để chuyển quyền sử dụng đất đó là: “Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về đất đai”. Rõ ràng, có được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới thực hiện được các quyền của mình như chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp và cho thuê giá trị quyền sử dụng đất. Hiện nay ở nước ta, vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nói chung và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân nói riêng đang tiến hành rất chậm và gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Đây là vấn đề bức xúc nhất đang được các cơ quan chức năng quan tâm giải quyết, sự chậm trễ này, do các nguyên nhân sau : Chúng ta biết rằng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là khâu cuối của một quá trình rất phức tạp, từ điều tra, đo đạc, đánh giá giao đất, đăng ký sử dụng đất, sau đó mới tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Muốn tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đòi hỏi đầu tiên đó là đất sử dụng ổn định không có
  17. 8 tranh chấp và ranh giới thửa đất phải rõ ràng. Trong khi đó, quan hệ đất đai ở nước ta trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, đã để lại nhiều tồn đọng, tranh chấp về đất đai rất khó giải quyết. Trình độ đội ngũ cán bộ Địa chính ở các địa phương hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn về pháp luật đất đai đồng thời vừa hoàn thành được nhiệm vụ chuyên môn, vừa giải thích pháp luật đất đai cho dân hiểu từ đó thực hiện việc sử dụng đất đai đúng theo quy định của pháp luật. Phương tiện, kinh phí, trình độ chuyên môn phục vụ cho việc đo, vẽ bản đồ địa chính hiện nay chưa đáp ứng được với đòi hỏi của thực tế. Những phương tiện cũ thì quá lạc hậu, còn phương tiện hiện đại thì cán bộ địa chính hiện nay chỉ có một số ít nắm bắt và sử dụng được. Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập hồ sơ địa chính, nhằm để xác lập chính thức mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng, làm cơ sở quản lý chặt chẽ cho toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất. Việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất gồm có hai loại đăng ký: - Đăng ký quyền sử dụng đất: Ghi nhận quyền sử dụng đất hợp pháp trong phạm vi toàn quốc đối với toàn bộ các loại đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho những người có quyền sử dụng đất đai. - Đăng ký biến động: Thực hiện khi đất đai đã có sự biến động về hình thể, diện tích, loại ruộng đất, mục đích sử dụng, tên chủ sử dụng đất, thời hạn sử dụng đất. Công tác thống kê đất đai góp phần tạo lập dựa trên cơ sở cung cấp đầy đủ và kịp thời những số liệu về diện tích, phân loại sử dụng đất, về người sử dụng đất và bổ sung kịp thời những biến động. [8] 2.2.4.2. Hồ sơ đăng kí đất đai, xin cấp GCNQSDĐ đất Hồ sơ đăng kí đất đai + Đơn xin đăng kí quyền sử dụng đất: 02 bản, nộp tại UBND xã, xã nơi có đất (gọi chung là UBND cấp xã); UBND cấp xã giữ một bản cho người sử dụng đất nơi có đất, người đó cầm tờ đơn tới cơ quan TN&MT.
  18. 9 + Quyết định giao đất hoặc cho thuê đất: 01 bản (bản sao có công chứng) + Bản đồ địa chính khu đất được giao hoặc thuê: 01 bản (có xác nhận của sở TN&MT). + Hợp đồng thuê đất: 01 bản (đối với tổ chức thuê đất, bản sao có công chứng). + Tờ khai sử dụng đất (đối với tổ chức trong nước chuyển sang thuê đất, đã khai theo Chỉ thị 245-TTg). Sau khi nhận đủ hồ sơ, trong thời hạn 5 ngày UBND cấp xã, xã phải hoàn thành việc xem xét và đăng kí vào sổ địa chính tại xã, xã cập nhật những biến động trên bản đồ, sổ sách, xác nhận đã đăng kí đất đai vào đơn đăng kí quyền sử dụng đất (phần ý kiến của UBND xã) thu lệ phí theo quy định và phải trả lại chủ sử dụng một tờ đơn để nộp Sở TN&MT hoặc Phòng TN&MT để được cấp GCNQSDĐ đất. Cán bộ Địa chính xã báo cáo phòng TN&MT, sở TN&MT để cập nhật những thay đổi vào hồ sơ địa chính lưu ở từng cấp. (Nghị định 43/2014/NĐ-CP) [5] * Hồ sơ địa chính Hồ sơ địa chính là hệ thống tài liệu, bản đồ, số sách chứa đựng những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc bản đồ địa chính, đăng ký ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp GCN. Hồ sơ địa chính được lập thành một bản gốc và hai bản sao từ bản gốc. Hồ sơ địa chính do văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường lập, chỉnh lý, quản lý đồng thời sao gửi hồ sơ cho văn phòng đăng ký đất thuộc phòng Tài nguyên và Môi trường, UBND xã, xã, thị trấn để phục vụ nhiệm vụ quản lý đất đai của địa phương. Theo quy định hiện hành hồ sơ địa chính có hai dạng là hồ sơ địa chính dạng giấy và hồ sơ địa chính dạng số. Nguyên tắc lập hồ sơ địa chính: - Lập hồ sơ địa chính thực hiện theo đơn vị hành chính xã, thị trấn. - Lập và chỉnh lý biến động cho từng thửa đất theo đúng trình tự thủ tục quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP. - Hồ sơ địa chính phải đảm bảo chính xác, thống nhất giữa các tài liệu.
  19. 10 + Giữa bản đồ, sổ địa chính, sổ mục kê + Giữa bản đồ gốc và các bản sao của hồ sơ địa chính + Giữa HSĐC với GCN và hiện trạng sử dụng đất Nội dung của HSĐC bao gồm thông tin về thửa đất như sau: - Số liệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí của thửa đất. - Người sử dụng đất. - Nguồn gốc, mục đích, thời hạn sử dụng đất. - Giá đất, tài sản gắn liền với đất, nghĩa vụ tài chính về đất đai đã thực hiện và chưa thực hiện. - GCN, quyền và những hạn chế về sử dụng đất. - Biến động trong quá trình sử dụng đất và các thông tin khác có liên quan. Việc cung cấp thông tin đất đai từ HSĐC được Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định tại Thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau: + Tra cứu, xem thông tin. + Xin trích lục Bản đồ địa chính (đối với từng thửa đất). + Xin trích sao Hồ sơ địa chính (đối với từng thửa đất hoặc từng chủ sử dụng đất). + Trích sao sổ Mục kê đất đai (đối với từng thửa đất hoặc từng chủ sử dụng đất). + Xin tổng hợp thông tin đất đai. + Xin sao thông tin HSĐC vào thiết bị máy tính. HSĐC gồm 2 dạng: HSĐC dạng giấy và HSĐC dạng số (cơ sở dữ liệu địa chính). Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế đối với việc lập HSĐC trên giấy và HSĐC dạng số; hướng dẫn việc lập, chỉnh lý và quản lý HSĐC trên giấy và HSĐC dạng số; quy định tiến trình thay thế hệ thống HSĐC trên giấy bằng hệ thống HSĐC dạng số. 2.2.5. Tổng quan về công tác cấp GCNQSDĐ 2.2.5.1. Mẫu GCNQSDĐ GCNQSDĐ đất là giấy do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, là chứng thư pháp lý xác nhận mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng [11].
  20. 11 GCNQSDĐ đất cấp theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với mọi loại đất do Bộ Tài nguyên và Môi trường phát hành. GCN được cấp theo từng thửa đất gồm 2 bản, trong đó một bản cấp cho người sử dụng đất, một bản lưu tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất. Quá trình cấp GCN là quá trình xác lập căn cứ pháp lý đầy đủ nhất để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến quan hệ đất đai (giữa Nhà nước với người sử dụng đất và giữa người sử dụng đất với nhau) theo đúng pháp luật [11]. Hiện nay tồn tại 4 loại GCN sau: Loại thứ nhất: GCN đang được cấp theo Luật Đất đai 1998 do Tổng cục địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành theo mẫu quy định tại Quyết định 201/QĐ/ĐK ngày 14/07/1989 của Tổng cục Quản lý ruộng đất cấp cho đất nông nghiệp, lâm nghiệp và đất ở có màu đỏ. Loại thứ hai: GCN quyền sở hữu nhà ở tại đô thị do Bộ Xây Dựng phát hành theo mẫu quy định tại Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 05/07/1994 của Chính phủ và theo Luật Đất đai 1993. GCN có hai mầu: Màu hồng giao cho sử dụng đất và màu trắng lưu tại Sở Địa chính (nay là Sở Tài nguyên và Môi trường). Loại thứ ba: GCN được lập theo quy định của Luật Đất đai 2003, mẫu giấy chứng nhận theo Quyết định số 24/2004/BTNMT ngày 1/11/2004 và Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 sửa đổi quyết định số 24/2004/BTNMT. Giấy có hai mầu: Màu đỏ giao cho chủ sử dụng đất và mầu trắng lưu tại cơ quan Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, tỉnh. Loại thứ tư: GCN được cấp theo Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 và Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 quy định mẫu giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giấy có màu hồng cánh sen và có 01 bản. 2.2.5.2 Những trường hợp được cấp GCN - Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật Đất đai 2013 [4]
  21. 12 - Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật Đất đai 2013 có hiệu lực thi hành. - Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ. - Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành. - Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất. - Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. - Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước. - Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có. - Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. 2.2.5.3. Những trường hợp không được cấp GCN Theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp không được cấp GCN như sau: - Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 Luật Đất đai 2013. - Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, xã, thị trấn. - Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  22. 13 - Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng. - Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp GCN. - Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp GCN nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh. [5] 2.2.5.4. Nguyên tắc cấp GCNQSDĐ đất Nguyên tắc cấp GCNQSDĐ đất được quy định tại điều 98 Luật đất đai 2013 [4] như sau: Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 1 . Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, xã, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó. 2 . Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. 3 . Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  23. 14 Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp. 4 . Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu. 5 . Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.
  24. 15 2.2.5.5. Điều kiện cấp GCNQSDĐ đất Người sử dụng đất được cấp GCNQSDĐ đất khi: * Có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp hoặc đang sử dụng đất ổn định được UBND xã nơi có đất xác nhận.Những giấy tờ hợp pháp gồm: - Giấy tờ do chính quyền Cách mạng giao đất trong cải cách ruộng đất mà chủ sử dụng đất vẫn đang sử dụng ổn định từ đó đến nay. - Giấy tờ giao đất hoặc cho thuê đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thuộc các thời kì Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong quá trình thực hiện sai các chính sách về đất đai mà người sử dụng đất vẫn đang sử dụng từ đó đến nay. - Những giấy tờ chuyển nhượng đất từ năm 1980 trở về trước của chủ sử dụng đất hợp pháp đã được chính quyền địa phương xác nhận. - Những giấy tờ chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế quyền sử dụng đất sau ngày 15/10/1993 đã được cấp có thẩm quyền xác nhận. - Các quyết đinh giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định theo pháp luật đất đai. - Giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất mà người sử dụng đất đó vẫn sử dụng liên tục từ đó đến nay mà không có tranh chấp. - Giấy tờ giao nhà tình nghĩa. - GCNQSDĐ đất tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có trong sổ địa chính mà không có tranh chấp. - Bản án hoặc quyết định của Toà Án nhân dân có hiệu lực pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật. - Giấy tờ của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cấp đất cho hộ gia đình, xã viên của Hợp tác xã trước ngày 28/06/1975 (trước ngày ban hành Nghị định 125/CP). - Giấy tờ về thanh lí hoá giá nhà theo quy định của pháp luật.
  25. 16 - Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà kèm theo chuyển nhượng quyền sử dụng đất được UBND xã nơi có đất thẩm tra là đất đó không có tranh chấp và được UBND cấp huyện xác nhận kết quả thẩm tra của UBND xã. * Trường hợp khi người sử dụng đất đã có một trong các giấy tờ nói trên, mà đất đó nằm trong quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có quyết định thu hồi để thực hiện quy hoạch đó thì vẫn được cấp GCNQSDĐ đất nhưng phải chấp hành đúng các quy định về xây dựng. * Trường hợp người sử dụng đất đã có một trong các giấy tờ nói trên, mà đất đó nằm trong vi phạm bảo vệ an toàn công trình nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được cấp GCNQSDĐ đất nhưng phải chấp hành đúng quy định về bảo vệ an toàn công trình theo quy định của pháp luật. * Người sử dụng đất ổn định nhưng không có giấy tờ hợp pháp, thì phải được UBND cấp xã xác nhận một trong các trường hợp sau: - Có giấy tờ hợp pháp nhưng bị thất lạc do thiên tai, chiến tranh và có chỉnh lí trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan Nhà nước hoặc Hội đồng đăng kí đất đai cấp xã xác nhận. - Người được thừa kế của tổ tiên qua nhiều thế hệ. - Người được chia tách, chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ. - Người tự khai hoang từ năm 1980 trở về trước đến nay vẫn sử dụng đất phù hợp với quy hoạch. - Trường hợp đất có nguồn gốc khác nhưng nay đang sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch và chấp hành đúng quy định pháp luật của Nhà nước trong quá trình sử dụng. (Nguyễn Thị Lợi, 2010) [8] 2.2.5.6. Trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ - Theo điều 135 nghị định 181/2004/NĐ-CP [5] Trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ đất cho hộ gia đình, cá nhân cộng đồng dân cư đang sử dụng đất tại xã, xã, thị trấn - Hộ gia đình, cá nhân nộp tại uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất 01 bộ hồ sơ gồm có: + Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  26. 17 + Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 (nếu có). + Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có). * Trình tự thực hiện việc cấp giấy: Hộ gia đình, cá nhân nộp một bộ hồ sơ tại UBND xã, thị trấn nơi có đất. UBND xã, thị trấn sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì có trách nhiệm: + Thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp GCNQSDĐ đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất. + Thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp người sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất). + Công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn trong thời gian 15 ngày. + Xem xét các ý kiến đóng góp đối với trường hợp xin cấp giấy. + Gửi hồ sơ đến VPĐKQSD đất thuộc phòng Tài nguyên & Môi trường. Thời gian UBND xã, thi trấn kiểm tra hồ sơ, nguồn gốc sử dụng đất và gửi đến VPĐKQSD đất trực thuộc Phòng Tài nguyên & Môi trường cấp Huyện không quá 20 ngày làm việc (Không kể thời gian 15 ngày công bố công khai danh sách các hộ). Trong thời gian nhận được hồ sơ xin cấp GCNQSDĐ đất thì VPĐKQSD đất có trách nhiệm: + Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện + Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính đối với thửa đất nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính (đối với trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy) + Gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  27. 18 + Gửi hồ sơ đối với trường hợp đủ diều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy đến Phòng Tài nguyên & Môi trường. Thời gian VPĐKQSD đất thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp GCNQSDĐ đất, trích lục bản đồ địa chính, trích đo địa chính, trích sao hồ sơ địa chính gửi hồ sơ đến phòng Tài nguyên & Môi trường cấp huyện không quá 15 ngày làm việc (Không kể thời gian người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính). - Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được số liệu địa chính, cơ quan thuế có trách nhiệm xác định nghĩa vụ tài chính và thông báo cho VPĐKQSD đất. - Trong thời gian làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Phòng Tài nguyên & Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình UBND cùng cấp quyết định. Thời gian cơ quan Tài nguyên & Môi trường kiểm tra hồ sơ trình UBND cấp có thẩm quyền Quyết định cấp giấy, ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được nhà nước cho thuê đất không quá 10 ngày làm việc. Thời gian thực hiện các công việc quy định tại điều này không quá 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ tới ngày người sử dụng đất nhận được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 2.2.5.7. Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ đất Thẩm quyền cấp GCN quy định theo Luật Đất đai 2013 [4], chương VII, mục 2, Điều 105 như sau: 1.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 2. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng
  28. 19 đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. 3. Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. 2.2.5.8. Nhiệm vụ của các cấp trong cấp GCNQSDĐ đất Đăng kí đất đai, cấp GCNQSDĐ đất là cơ sơ để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, là điều kiện đảm bảo để Nhà nước quản lý chặt chẽ quỹ đất trong phạm vi lãnh thổ và để cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý, tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, công tác cấp GCNQSDĐ đất đóng vai trò quan trọng trong chiến lược quản lý nhà nước về đất đai. Điều đó đòi hỏi các cấp từ Trung ương đến địa phương phải có chính sách quản lí đất đai phù hợp với thực tế và xu hướng phát triển của xã hội để sử dụng đất hiệu quả và hợp lí. * Trung ương - Ban hành các văn bản, chính sách đất đai, thông tư, hướng dẫn, quy trình, biểu mẫu về đăng kí đất đai. - In ấn, phát hành GCNQSDĐ đất, biểu mẫu, sổ sách, thống nhất trong phạm vi cả nước. - Hướng dẫn, tập huấn chuyên môn cho các bộ địa chính các tỉnh trong cả nước về thủ tục đăng kí đất đai, cấp GCNQSDĐ đất. - Xây dựng chủ trương, kế hoạch thực hiện đăng kí đất đai, cấp GCNQSDĐ đất trong cả nước. * Cấp tỉnh - Ban hành các công văn, quyết địnhh hướng dẫn cụ thể về việc thực hiện đăng kí đất đai, cấp GCNQSDĐ đất ở địa phương. - Tổ chức triển khai đăng kí đất đai, cấp GCNQSDĐ đất trên phạm vi toàn tỉnh theo thẩm quyền.
  29. 20 - Chỉ đạo, hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính cấp cơ sở phục vụ cho công tác cấp GCNQSDĐ đất ở địa phương mình. - Làm thủ tục để UBND cấp có thẩm quyền xét cấp GCNQSDĐ đất và quyết định cấp GCNQSDĐ đất cho những đối tượng thuộc thẩm quyền quản lí. - Kiểm tra đôn đốc việc thực hiên công tác cấp GCNQSDĐ đất trong phạm vi quản lí. * Cấp huyện - Thực hiện việc lập kế hoạch triển khai cụ thể cho từng xã, xã, thị trấn trên địa bàn huyện. - Chỉnh lí tài liệu, bản đồ địa chình phục vụ cho triển khai công tác cấp GCNQSDĐ đất. - Tổ chức hướng dẫn chỉ đạo làm thí điểm về cấp GCNQSDĐ đất và đôn đốc cấp cơ sở làm kế hoạch triển khai. - Làm thủ tục để UBND cấp có thẩm quyền xét cấp GCNQSDĐ đất và quyết định cấp GCNQSDĐ đất cho những đối tượng thuộc thẩm quyền quản lí. - Quản lí hồ sơ địa chính theo phân cấp để nắm bắt thường xuyên tình hình sử dụng đất ở xã, xã, thị trấn thuộc thẩm quyền quản lí. * Cấp xã - Thực hiện triển khai công tác cấp GCNQSDĐ đất theo đúng kế hoạch cùng với cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường. - Tuyên truyền phổ biến cho nhân dân hiểu và đến đăng kí đất đang sử dụng. - Tổ chức tập huấn lực lượng, thu thập tài liệu, chuẩn bị vật tư kinh phí, thành lập Hội đồng đăng kí đất để phục vụ cho công tác cấp GCNQSDĐ đất. - Tổ chức kê khai đăng kí đất đai, xét duyệt đơn xin cấp GCNQSDĐ đất và lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền xét duyệt. - Thu lệ phí địa chính và giao GCNQSDĐ đất cho người sử dụng. (Nguyễn Thị Lợi, 2010) [8] 2.3. Tình hình cấp GCNQSDĐ đất 2.3.1. Kết quả của công tác đăng ký đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính toàn quốc
  30. 21 Trên cơ sở Luật Đất đai năm 1993, 2003 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Luật Đất đai năm 1998, 2001. Tổng cục Địa chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường ), đã ban hành nhiều văn bản quản lý về đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như là Thông tư 346/TT - TCĐC và đến nay là Thông tư 1990/2001/TT - TCĐC hướng dẫn về việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tổng cục Địa chính đã tăng cường chức năng kiểm tra, chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn các địa phương trên cả 3 lĩnh vực này. Chỉ đạo các địa phương tham mưu, xây dựng pháp lý hồ sơ địa chính, điều tra, khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa hình, địa chính để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đặc biệt đã thực hiện việc cải tiến và đơn giản hoá thủ tục cấp giấy chứng nhận, nên tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã có bước tiến đáng kể, nhanh hơn so với những năm trước. [12] 2.3.1.1. Kết quả cấp GCN theo Luật Đất đai Đến nay cả nước đã có 10 tỉnh hoàn thành cơ bản việc cấp GCN, đạt trên 90% diện tích các loại đất chính gồm Bình Phước, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tây Ninh. Bên cạnh đó còn 10 tỉnh có kết quả cấp GCN các loại đất chính đạt thấp dưới 60% gồm Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Tuyên Quang, Hải Phòng, Hưng Yên, Ninh Thuận, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông. Kết quả cấp GCN từng loại đất của cả nước đến ngày 31 tháng 12 năm 2014 như sau: - Đối với đất sản xuất nông nghiệp: Trong hai năm 2013 và 2014 cả nước đã cấp được 1.197,984 giấy với diện tích 402.050 ha (tăng 9,8% so với số giấy đã cấp đến năm 2010). Tính đến nay cả nước đã cấp được 13.392,895 giấy với diện tích 7.413,504 ha, đạt 81,3% so với diện tích cần cấp; trong đó cấp cho hộ gia đình và cá nhân là 13.388,099 giấy với diện tích 6.935,931 ha; cấp cho tổ chức 4.796 giấy với diện tích 477.573 ha. Đã có 29 tỉnh hoàn thành cơ bản việc cấp GCN cho đất sản xuất nông nghiệp (đạt trên 90%) gồm Hòa Bình, Phú Thọ, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, An
  31. 22 Giang, Bạc Liêu, Cà Mau; có 4 tỉnh đạt từ 80% đến 90% gồm Hà Giang, Hải Dương, Quảng Bình, Đồng Tháp; có 16 tỉnh đạt từ 70% đến 85% gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lào Cai, Bắc Giang, Hà Nội, Hà Tây, Thái Bình, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Kon Tum, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang; các tỉnh còn lại đạt dưới 70%, đặc biệt có 03 tỉnh đạt thấp gồm Lai Châu (đạt 24,6%), Đăk Nông (đạt 42,4%), Yên Bái (46,2%). - Đối với đất lâm nghiệp: Trong hai năm 2013 và 2014 cả nước đã cấp được 291.502 giấy với diện tích 2.331,712 ha (tăng 27,6 % so với số giấy đã cấp đến năm 2010). Tính đến nay cả nước đã cấp được 1.085,952 giấy với diện tích 7.739,894 ha đạt 59,2% diện tích cần cấp giấy; trong đó có 11 tỉnh cơ bản hoàn thành (đạt trên 90%) gồm Hòa Bình, Phú Thọ, Thanh Hóa, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Bình Phước, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Kiên Giang; có 6 tỉnh đạt từ 85% đến 90% gồm Điện Biên, Quảng Ninh, Sơn La, Hà Tĩnh, Phú Yên, Hậu Giang; có 7 tỉnh đạt từ 70% đến 85% gồm Lai Châu, Lào Cai, Bắc Ninh, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bình Thuận, Tiền Giang. Các tỉnh còn lại đạt dưới 70%, đặc biệt có các tỉnh đạt dưới 30% gồm Tuyên Quang, Bắc Cạn, Yên Bái, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau. Việc cấp GCN cho đất lâm nghiệp đã gặp khó khăn do không có bất kỳ loại bản đồ địa chính nào. Chính phủ đã quyết định đầu tư để làm bản đồ địa chính mới cho toàn bộ đất lâm nghiệp, tuy nhiên đến nay, tiến độ cấp GCN đất lâm nghiệp tại một số địa phương vẫn chưa đẩy lên được vì đang chờ quy hoạch lại 3 loại rừng và quy hoạch lại đất do các lâm trường quốc doanh sử dụng [12]. - Đối với đất nuôi trồng thủy sản: Tính đến nay cả nước đã cấp được 641.065 giấy với diện tích 478.000 ha, đạt 68,73% so với diện tích cần cấp giấy, trong đó có 7 tỉnh đã cơ bản hoàn thành (đạt trên 90%) gồm Hà Giang, Thanh Hóa, Bình Dương, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu; có 05 tỉnh đạt từ 70% đến 85% gồm Lào Cai, Bình Phước, thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Cà Mau; các tỉnh còn lại đạt dưới 70%, trong đó có 19 tỉnh đạt dưới 10% gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Lai Châu, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng
  32. 23 Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Yên, Gia Lai, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp. Đa số đất nuôi trồng thủy sản mới được hình thành gần đây, hầu như các thửa đất đều có quyết định giao đất, cho thuê đất nên việc cấp GCN không gặp khó khăn, nếu các tỉnh tập trung sẽ hoàn thành trong thời gian ngắn. [12] - Đối với đất ở tại đô thị: Trong hai năm 2013 và 2014 cả nước đã cấp được 724.803 giấy với diện tích 27.654 ha (tăng 36,7 % so với số giấy đã cấp đến năm 2010). Tính đến nay cả nước đã cấp được 2.698,161 giấy với diện tích 58.929 ha, đạt 56,9% so với diện tích cần cấp giấy; trong đó có 7 tỉnh cơ bản hoàn thành (đạt trên 90%) gồm Hà Nam, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Phước, Tây Ninh, Cần Thơ, Đồng Tháp; có 18 tỉnh đạt từ 70% - 85% gồm Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Sơn La, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Đắk Lăc, Đắk Nông, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang; các tỉnh còn lại đạt dưới 70%, đặc biệt có 8 tỉnh đạt dưới 30% gồm Điện Biên, Lai Châu, Quảng Ninh, Hưng Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Trà Vinh. - Đối với đất ở tại nông thôn: Trong hai năm 2013 và 2014 cả nước đã cấp được 1.924,635 giấy với diện tích 140.698 ha (tăng 23,4 % so với số giấy đã cấp đến năm 2010). Tính đến nay cả nước cấp được 10.130,513 giấy với diện tích 376.070 ha đạt 75% so với diện tích cần cấp giấy; trong đó có 13 tỉnh cơ bản hoàn thành (đạt trên 90%) gồm Lào Cai, Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Kon Tum, Khánh Hòa, Bình Phước, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang; có 11 tỉnh đạt từ 85% đến 90% gồm Thái Nguyên, Sơn La, Phú Thọ, Hải Dương, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Vĩnh Long, Sóc Trăng; có 20 tỉnh đạt từ 70% đến 85% gồm Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Hà Nam, Nam Định, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nghệ An, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Đắc Nông, Đăk Lăk, Lâm Đồng, Bình Dương, Tây Ninh, Trà Vinh, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau; các tỉnh còn lại đạt dưới 70%, trong đó có 8 tỉnh đạt dưới 50% gồm Điện Biên, Lai Châu, Hải Phòng, Hưng Yên, Phú Yên, Ninh Thuận, Gia Lai, Thành phố Hồ Chí Minh.[12]
  33. 24 - Đối với đất chuyên dùng: Trong hai năm 2013 và 2014 cả nước đã cấp được 31.128 giấy. Tính đến nay cả nước cấp được 69.973 giấy với diện tích 211.267 ha, đạt 38% so với diện tích cần cấp giấy, trong đó có 5 tỉnh cơ bản hoàn thành (đạt trên 90 %) gồm Lào Cai, Hậu Giang, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu; có 18 tỉnh đạt trên 50% gồm Hà Giang, Yên Bái, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Kon Tum, Đăk Nông, Ninh Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa -Vũng Tàu, Tp. Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ, Cà Mau; các tỉnh còn lại đạt dưới 50%, trong đó có 26 tỉnh đạt dưới 30% gồm Cao Bằng, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Điện Biên, Hòa Bình, Sơn La, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Tây, Nam Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Gia Lai, Lâm Đồng, Bến Tre, Trà Vinh. Việc cấp GCN cho đất chuyên dùng đạt tỷ lệ thấp do các tỉnh chưa tập trung chỉ đạo thực hiện.[12] - Đối với đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: Tính đến nay cả nước đã cấp được 9.504 giấy với diện tích 3.212 ha, đạt 17% so với diện tích cần cấp giấy. Việc cấp GCN cho loại đất này được thực hiện chủ yếu trong năm 2013 và 2014, thực hiện được nhiều nhất là Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Long An, Cần Thơ, Sóc Trăng. Việc cấp GCN đối với đất tôn giáo, tín ngưỡng gặp một số khó khăn về tranh chấp đối với ranh giới sử dụng hình thành trong lịch sử của thửa đất và việc cấp giấy cho những loại đất khác mà cơ sở tôn giáo đang sử dụng. [12] 2.3.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tỉnh Bắc Giang. Bắc Giang là Là một tỉnh thuộc vùng đông bắc Bắc Bộ, có 10 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố và 9 huyện, được phân chia thành 227 đơn vị hành chính cấp xã gồm 10 phường, 16 thị trấn và 204 xã. Với tổng diện tích toàn tỉnh là 3.851,4 km2. chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của Việt Nam. Theo tài liệu năm 2000, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang, đất nông nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; còn lại là đồi núi, sông suối chưa sử dụng và các loại đất khác.
  34. 25 Thực hiện chỉ thị số 18/CT/TTg ngày 29/3/1999 của thủ tướng chính phủ về một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thiện cấp GCNQSDĐ đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000. Tỉnh Bắc Giang đã thực hiện xét cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn tỉnh Bắc Giang kết quả như sau: Đối với đất nông nghiệp: Số hộ đã được cấp GCNQSDĐ 84.328 hộ với 84.588 giấy đạt 96,4%. Diện tích đã cấp GCNQSDĐ 35.063,39 ha đạt 60,5%. Đối với đất lâm nghiệp Số hộ đã được cấp GCNQSDĐ 36.106 hộ với 36.381 giấy đạt 83,6% Diện tích đã cấp GCNQSDĐ 123.446,5 ha đạt 64,4%. Cấp GCNQSDĐ cho đất lâm nghiệp còn thấp là do sự phối hợp giữa ngành kiểm lâm và tài nguyên môi trường thiếu chặt chẽ, những vướng mắc về chuyên môn nghiệp vụ chưa được tháo gỡ kịp thời, nhiều nơi chưa có bản đồ địa chính,công tác khoanh vẽ thiếu chính xác trên bản đồ địa hình tỉ lệ 1/25000 cũng làm chậm tiến độ cấp GCNQSDĐ đối với đất lâm nghiệp. Đối với đất ở + Đất ở nông thôn: Số hộ đã cấp GCNQSDĐ 92.489 với 93.739 giấy, đạt 91,8%. Diện tích đã cấp GCNQSDĐ 3.009,0 ha đạt 85,4%. Đất ở nông thôn cơ bản đã hoàn thành cấp GCNQSDĐ, số hộ chưa được cấp chủ yếu thuộc các xã vùng sâu, vùng xa. Diện tích đất nông thôn chưa sát với thực tế sử dụng là do các chủ sử dụng đất tự kê khai chưa phản ánh đúng hiện trạng mà gia đình đang sử dụng. ,+ Đất ở đô thị: Số hộ đã cấp GCNQSDĐ 35.803 hộ với 36.520 giấy, đạt 91,8%. Diện tích đã cấp GCNQSDĐ 641,9 ha, đạt 85,4% Việc cấp GCNQSDĐ đất ở đô thị cơ bản đã hoàn thành theo kế hoạch đã đề ra. Số hộ chưa được cấp GCNQSDĐ chủ yếu do nhận chuyển nhượng, tự chuyển mục đích sử dụng đất, tự ý xây dựng trên đất cơ quan, đơn vị chưa được cấp có
  35. 26 thẩm quyền cho phép. Việc xác định nguồn gốc đất đai và xác định nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước theo quy định của luật đất đai gặp nhiều khó khăn phức tạp cũng làm ảnh hưởng đến công tác cấp GCNQSDĐ. Đối với đất chuyên dùng Đã cấp GCNQSDĐ cho 981 tổ chức với 991 giấy, đạt 63,1%. Diện tích đã cấp GCNQSDĐ 58.197,1 ha, đạt 60,0%.[13] 2.3.3. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của huyện Lục Ngạn Lục Ngạn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang và là huyện có diện tích lớn nhất tỉnh Bắc Giang. Có tổng cộng 220.416 người , gồm các dân tộc như Kinh:53%, Sán Dìu, Nùng, Cao Lan, Hoa. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Lục ngạn là 1.012 km². Gồm 1 thị trấn Chũ và 29 xã Biển Động, Biên Sơn, Cấm Sơn, Đèo Gia, Đồng Cốc, Giáp Sơn, Hộ Đáp, Hồng Giang, Kiên Lao, Kiên Thành, Kim Sơn, Mỹ An, Nam Dương, Nghĩa Hồ, Phì Điền, Phong Minh, Phong Vân, Phú Nhuận, Phượng Sơn, Quý Sơn, Sa Lý, Sơn Hải, Tân Hoa, Tân Lập, Tân Mộc, Tân Quang, Tân Sơn, Thanh Hải, Trù Hựu . Theo UBND huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), từ đầu năm đến nay toàn huyện cấp mới được gần 5.450 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân, vượt 15% so với kế hoạch năm. Các xã có số giấy chứng nhận được cấp mới nhiều là: Kiên Thành, Kiên Lao, Quý Sơn và thị trấn Chũ Có được kết quả trên là do ngay từ đầu năm, UBND huyện đã phân bổ kế hoạch cấp giấy chi tiết cho các xã, thị trấn. Đồng thời chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Chi nhánh đăng ký quyền sử dụng đất huyện hướng dẫn người dân thiết lập, thẩm định hồ sơ cấp giấy tại cơ sở nhằm rút ngắn thời gian. Được biết, từ nay đến cuối năm, huyện Lục Ngạn phấn đấu cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân.
  36. 27 Hình 2.1. Cán bộ huyện Lục Ngạn thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân. (Nguồn internet )
  37. 28 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Công tác cấp GCNQSDĐ đất của thôn Hồng Sơn, Tuấn Sơn, Luồng xã Biên Sơn - huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được giới hạn nghiên cứu nội dung công tác đăng ký cấp GCNQSDĐ đất tại xã Biên Sơn - huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Thời gian: Từ 28-5-2018 đến 15-9-2018 - Địa điểm: Xã Biên Sơn - huyện Lục Ngạn - tỉnh Bắc Giang. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang Điều kiện tự nhiên của xã Biên Sơn Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Biên Sơn Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 3.3.2. Hiện trạng sử dụng đất của xã Biên Sơn Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Hiện trạng sự dụng đất ở Hiện trạng đất chưa sử dụng 3.3.3 Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của xã Biên Sơn qua số liệu thứ cấp Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ của xã Biên Sơn cho đất ở, đất nông nghiệp và đất rừng sản xuất Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn xã năm 2018 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thôn Hồng Sơn , thôn Tuấn Sơn, Thôn Luồn theo năm trong giai đoạn 2018 - 2019
  38. 29 3.3.4. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ đất qua điều tra hộ gia đình 3.3.5. Những thuận lợi khó khăn và giải pháp khắc phục trong công tác cấp GCNQSDĐ xã Biên Sơn 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Nghiên cứu các văn bản luật và các văn bản dưới luật về công tác cấp GCNQSDĐ - Nghiên cứu luật đất đai sửa đổi năm 2013 - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014). - Quyết định số 08/QĐ ngày 21/07/2006 của bộ tài nguyên môi trường ban hành quy định về cấp GCNQSDĐ 3.4.2. Phương pháp thống kê , thu thập tài liệu, số liệu - Sử dụng các phương pháp thu thập tài liệu, số liệu về cấp GCNQSDĐ ở các nơi có liên quan như UBND xã, phòng Tài nguyên và Môi trường, sở Tài nguyên và Môi trường. 3.4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu, tài liệu thu thập được - Phân tích các số liệu sơ cấp, tìm ra các yếu tố đặc trưng tác động đến việc cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Biên Sơn giai đoạn 2018 - 2019. - Tổng hợp số liệu sơ cấp, thứ cấp trên cơ sở đó tổng hợp các số liệu theo các chỉ tiêu nhất định để khái quát kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Biên Sơn giai đoạn 2018 - 2019. - Đối chiếu với quy định của nhà nước về cấp GCNQSDĐ. 3.4.4. Phương pháp so sánh So sánh giữa lý luận và thực tế của công tác cấp GCNQSDĐ tại xã Biên Sơn, sử dụng hệ thống các biểu đồ để so sánh. So sánh công tác cấp GCNQSDĐ giữa các năm, các khu với nhau. 3.4.5. Phương pháp chuyên gia Tham khảo ý kiến của thầy cô, các anh chị những người có kinh nghiệm, cân nhắc để đi đến giải pháp cấp GCNQSDĐ có hiệu quả nhất.
  39. 30 3.4.6. Phương pháp kế thừa bổ sung. Tham khảo những tài liệu đã có trước đó, kế thừa những gì còn đúng và phù hợp với thực tại, bổ sung những gì còn thiếu sót để bài làm được hoàn thiện hơn. 3.4.7. Phương pháp phỏng vấn. Tiến hành phỏng vấn đều trên địa bàn 3 thôn, với 60 phiếu điều tra chia điều cho mỗi thôn 20 phiếu. Đối tượng được điều tra chủ yếu là người dân sản xuất nông nghiệp với 30 phiếu, tiếp đến là cán bộ công chức với 15 phiếu và cuối cùng là dân kinh doanh buôn bán tự do với số phiếu là 15.
  40. 31 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Biên Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Xã Biên Sơn là xã trung du miền núi nằm ở phía bắc của huyện Lục Ngạn- tỉnh Bắc Giang. Xã có 18 thôn, dân số 8160 người với tổng diện tích đất tự nhiên là 2063,23 ha. - Về địa giới: + Phía đông giáp Trường bắn TB1 + Phía bắc giáp xã Hộ Đáp + Phía nam giáp xã Hồng Giang và trường bắn TB1 + Phía tây giáp xã Thanh Hải Hình 4.1. Bản đồ vị trí địa lý xã Biên Sơn
  41. 32 - Xã Biên Sơn có 02 đường giao thông chính chạy qua là: Tỉnh lộ 290 chạy theo chiều Bắc - Nam có chiều dài khoảng 6 km. Và đường huyện lộ 83 chạy theo chiều Đông - Tây có chiều dài khoảng 2,5km. - Về địa hình: xã Biên Sơn có địa hình bán sơn địa, cao ở phía Đông Bắc, thấp dần về phía Tây Nam tạo nên độ cao thấp của địa hình mang đặc thù xã miền núi bắc bộ. + Phía Bắc không được bằng phẳng, đồi núi nhiều, hệ thống ruộng đa số là ruộng bậc thang , có chênh lệch về độ cao giữa các ruộng khá lớn, không có hệ thống thuỷ lợi canh tác phụ thuộc vào nước trời. + Phía Nam và phía Tây địa hình tương đối bằng phẳng tạo nên vùng trồng lúa và các cây công nghiệp ngắn ngày, hệ thống ao hồ, kênh mương tại đây tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. - Về khí hậu, xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt, nhiệt độ cao nhất khoảng 36 - 39oC (tháng 7 - 8), nhiệt độ thấp nhất khoảng 7 - 9oC (tháng 02 - 03). Lượng mưa trung bình hàng năm 1600 - 1800 mm. Nhìn chung khí hậu và thời tiết của xã Biên Sơn tương đối thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi. 4.1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo Xã Biên Sơn có địa hình tương đối bằng phẳng xen vào những cánh đồng và khu dân cư là những đồi bát úp rải rác trong toàn xã, có độ cao trung bình 20m so với mặt nước biển. Địa hình của xã nghiêng dần từ Bắc đến Nam. Tuy địa hình tương đối bằng phẳng nhưng điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng, giao thông đi lại khó khăn, thêm vào đó lại thường xuyên bị úng ngập do nước sông Cầu dâng cao điều này ảnh hưởng lớn tới việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và phát triển kinh tế. 4.1.1.3. Khí hậu Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Giang, xã Biên Sơn mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Miền núi phía Bắc chia ra làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3
  42. 33 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 20oC, nhiệt độ tối đa 37oC. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 8000oC. Tổng giờ nắng trong năm đạt 1628 giờ. Với điều kiện thời tiết khí hậu như vậy rất thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp. Ảnh hưởng tích cực: Có mùa đông lạnh nên tạo ra sự đa dạng về giống cây trồng, ngoài các loài cây có ở vùng nhiệt đới có thể trồng các loài cây vùng ôn đới như su hào, súp lơ, bắp cải Ảnh hưởng tiêu cực: Có lượng mưa thấp lại không đồng đều trong năm nên thường thiếu nước tưới vào mùa khô và gây lũ lụt vào mùa mưa. Mùa đồng thường xảy ra rét đậm rét hại làm chết gia súc và một số cây chịu rét kém. 4.1.1.4. Thủy văn Nguồn nước mặt gồm có hệ thống kênh hồ bấu , mương đồng phấn , và hệ thống kênh mương nội đồng, ao hồ, đập nằm rải rác trong xã, tạo điều kiện khá thuận lợi cho sản xuất của nhân dân. Nguồn nước ngầm chưa được khảo sát cụ thể, nhưng qua thực tế sử dụng của nhân dân cho thấy: đối với giếng đào có độ sâu từ 4 - 15 m, đối với giếng khoan gia đình loại nhỏ có độ sâu 15 - 50 m. Khối lượng và chất lượng nguồn nước cơ bản đảm bảo cho sinh hoạt của các hộ gia đình trong năm. Riêng vào mùa khô Có hộ không có nước dùng. 4.1.1.5. Đất đai Đất thủy thành gồm các loại đất phù sa sông suối, đất dốc tụ. Đất đia thành gồm 2 nhóm chính: Đất Feralit và đất Feralit điển hình nhiệt đới. Đất phù sa sông suối nằm ở địa hình thấp được phân bố dọc theo bờ sông Chanh được bồi và không được bồi hàng năm, có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, hàm lượng các chất trung bình. Đất dốc tụ phân bố chủ yếu ơ các khe suối, chân đồi và các thung lũng có đồi núi bao quanh, loại đất này có thành phần cơ giới thịt trung bình, đất chặt, hàm lượng dinh dưỡng trung bình, phần lớn có phản ứng chua.
  43. 34 Đất Feralit vàng đỏ và đất Feralit đỏ nâu phân bố chủ yếu ở phía nam và phía đông của xã, được phát triển trên nền đá sét và đá vôi, thành phần cơ giới là đất thịt trung bình, hàm lượng chất hữu cơ từ nghèo đến trung bình, có phản ứng chua[2]. 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 4.1.2.1. Lĩnh vực kinh tế Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Phát huy những tiềm năng và thế mạnh, khắc phục hạn chế, huy động một cách có hiệu quả các nguồn lực vào phát triển kinh tế nên trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2017, kinh tế xã Biên Sơn đang trên đà tăng trưởng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tích cực, nhờ đó đã góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Cơ cấu kinh tế phát triển năm 2017: nông nghiệp (60,7%), dịch vụ thương mại (20%), Tiểu thủ công nghiệp (19,3%). Cơ cấu kinh tế của xã đang giảm dần tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng khu vực thương mại - dịch vụ. Kinh tế nông nghiệp Tổng diện tích đất nông nghiệp năm 2017 là 1893,16 ha, chiếm 91,76% diện tích tự nhiên, tăng 73,81 ha so với năm 2010 (1.819,35ha). Ngành nông nghiệp giữ vai trò trọng yếu trong phát triển kinh tế của xã. Đồng thời, nông nghiệp của xã có vai trò quan trọng trong việc cân bằng môi trường sinh thái, tạo cảnh quan. Vì thế, trong những năm qua, ngành trồng trọt có sự chuyển dịch mạnh từ đất rừng, đất trồng cây hàng năm sang cây lâu năm, đặc biệt là cây vải thiều, nhãn và cây ăn quả có múi Ngành trồng trọt: trên địa bàn xã trong thời gian qua khá phát triển, đã góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội nói chung và thu nhập của người dân trên địa bàn xã nói riêng, trong đó: Đất trồng cây hàng năm có 280,6 ha chủ yếu trồng lúa và cây hoa mầu tuy nhiên do bị dịch bệnh thường xuyên nên năng suất giảm, hiệu quả
  44. 35 kinh tế không cao, một số chuyển sang cây ăn quả có múi cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Đất trồng cây lâu năm có 410,03 ha chủ yếu là cây vải thiều, nhãn (diện tích trồng mới 21,5ha, diện tích cho sản phẩm 370 ha). Ngành chăn nuôi: Được quản lý chặt chẽ, công tác đăng ký chăn nuôi, tiêm phòng gia súc, gia cầm và vệ sinh tiêu độc chuồng trại được thực hiện tốt. Ngành chăn nuôi trên địa bàn xã có quy mô khá đa dạng theo hộ gia đình. Năm 2017 trên địa bàn xã có 1575 con trâu, bò, ngựa. 5700 con lợn. Dê 2500 con, và hơn 70.000 con gia cầm. Nhìn chung, trong những năm gần đây do tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, đồng thời giá cả biến động khá lớn làm cho ngành chăn nuôi của xã phát triển không như mong muốn Kinh tế dịch vụ - Tiểu thủ công nghiệp Dịch vụ thương mại đang trên đà phát triển, ngày càng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân. Trên địa bàn hiện có khoảng 205 hộ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá tập trung dọc Tỉnh lộ 290, Đường Liên xã đi Thanh hải và các đường liên thôn, đã đáp ứng nhu cầu cơ bản cho sinh hoạt tiêu dùng của người dân trong xã. Tiểu thủ công nghiệp đã từng bước phát triển, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã. Bảng 4.1: Cơ cấu các ngành kinh tế của xã Biên Sơn giai đoạn 2017 - 2018 Đơn vị tính % STT Ngành kinh tế 2017 2018 Tăng (+) Giảm (-) Tăng trưởng kinh tế và chuyển 1 42,8 39,2 -3,6 dịch cơ cấu kinh tế 2 Kinh tế nông nghiệp 19,2 22,5 + 3,3 Kinh tế dịch vụ - Tiểu thủ công 3 30,4 32,8 + 2,4 nghiệp (Nguồn: Thống kê xã Biên Sơn)[1]
  45. 36 4.1.2.2. Lĩnh vực xã hộ * Dân số lao động Dân số toàn xã đến 31/12/2017 là 8160 nhân khẩu, là xã có dân số trung bình, với 1873 hộ gia đình, trong đó: nữ chiếm 49,2% dân số toàn xã. Mật độ dân số 395,5 người/km2. Các khu dân cư tập trung chủ yếu dọc các tuyến đường chính trong xã. Một phần nhỏ diện tích đất ở nằm xen lẫn trong đất sản xuất nông nghiệp. Nguồn lao động của xã tương đối dồi dào, tổng số người trong độ tuổi lao động là 5050 người, chiếm 61,9% dân số. Nhưng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ trên 60% (so với chương trình trình xây dựng nông thôn mới tỷ lệ lao động khu vực nông lâm nghiệp phải thấp hơn 45%), đây là vấn đề khó khăn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. * Giáo dục-đào tạo Sự nghiệp giáo dục đào tạo của xã đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tỷ lệ học sinh trong độ tuổi 6 - 14 đi học đạt 100%. Toàn xã có 60% dân số đạt trình độ văn hóa 12/12. Bằng sự nỗ lực của nhân dân và sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước tính đến nay trên địa bàn xã đã có 3 trường học trong đó có 1 trường Mầm Non, 1 trường Tiểu Học, 1 trường THCS với đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trình độ chuyên môn khá, tuy nhiên chất lượng dạy và học ở các trường chưa đồng đều, đội ngũ giáo viên còn thiếu về số lượng, nhất là giáo viên cấp II ( nhất là giáo viên nhạc họa và giáo viên các môn tự nhiên ). Trường Mầm Non cũng được đầu tư xây dựng, tuy nhiên trang thiết bị phục vụ cho việc vui chơi, học tập của các cháu còn hạn chế về số lượng và chất lượng. * Y tế Được xây dựng liền kề trục đường huyện, cạnh trụ sở UBND xã, nhà xây 2 tầng, có các phòng khám và điều trị, có cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu cho khám và điều trị bệnh ở tuyến xã. Đội ngũ cán bộ y tá hộ lý, có tinh thần phục vụ nhiệt tình, có trách nhiệm cao, công tác kế hoạch hóa gia đình và các chương trình tiêm chủng mở rộng, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em được
  46. 37 triển khai và thực hiên tốt. Tuy nhiên thì còn hạn chế các trang thiết bị phục vụ công tác phòng ngừa bệnh cho nhân dân. * Văn hóa Toàn xã có 18/18 thôn có nhà văn hóa, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho bà con nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa như bàn ghế, ti vi, âm ly loa đài Hệ thống thông tin liên lạc được củng cố cụ thể là xã đã xây dựng được điểm bưu điện văn hóa xã, tổ chức văn nghệ quần chúng, tổ chức tọa đàm, mít tinh nhân ngày lẽ lớn, ngày truyền thống Các hoạt động thể dục - thể thao được phát triển rộng khắp trên địa bàn với nhiều hình thức và cách thứ phong phú như: thi đấu bóng chuyền, bóng bàn, bóng đá, cầu lông. * cơ sở vật chất kỹ thuật - Giao thông: Trong những năm qua được sự quan tâm của Nhà Nước với chương trình kiên cố hóa đường giao thông với phương châm Nhà Nước cùng nhân dân cùng làm hầu hết các trục đường, các ngõ trong các khu, đã được bê tông hóa tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên do địa hình dốc mưa lụt nhiều nên chất lượng các tuyến đường xuống cấp nhanh. Do đó trong tương lai cần có kế hoạch làm mới và đầu tư bảo dưỡng nâng cao chất lượng các tuyến đường để phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã. - Thủy lợi: Các công trình thủy lợi hiện có trên địa bàn xã nhìn chung hoạt động tương đối có hiệu quả, nhưng để khai thác triệt để tiềm năng của đất đai và nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp thì trong tương lai cần phải khai thác hết công suất các công trình thủy lợi đồng thời có các biện pháp nâng cao tuổi thọ công trình. - Năng lượng: Hiện nay điện lưới quốc gia đã được phủ khắp trên địa bàn xã, trong những năm qua xã đã làm tốt công tác quản lý kinh doanh và công tác cung cấp điện cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong xã
  47. 38 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 4.1.3.1 Thuận lợi + Luôn được sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các cấp, các nghành của thị xã và tỉnh; có đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học nhiệt tình, năng động, có trách nhiệm, biết vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế - xã hội của xã. + Điều kiện tự nhiên như khí hậu, thủy văn, nền thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trồng, vật nuôi cho phép sản xuất trên nền nông nghiệp phong phú, năng suất cao làm cơ sở cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. + Nền kinh tế đang có bước phát triển nhanh, ổn định cơ cấu kinh tế đang có bước chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp xây dựng, dịch vụ- du lịch. Đời sống nhân dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. + Có nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm, có trình độ thâm canh, có ý thức hướng tới sản xuất hàng hóa, được chú trọng trong đào tạo nên hiệu quả sử dụng đất tương đối cao. + Diện tích đất nông nghiệp còn khá, tạo điều kiện chuyển đổi một phần diện tích cho các mục đích sử dụng khác mà không ảnh hưởng đến an ninh lương thực. + Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc tạo điều kiện tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển nền kinh tế đa dạng. + Trình độ dân chí ngày càng cao, 100% các em ở độ tuổi từ 4 – 11 đều được đi học.Có 60% dân số có trình độ học vấn 12/12, trình độ văn hóa đóng vai trò rất quan trọng trong công tác cấp GCNQSDĐ. 4.1.3.2 Khó khăn + Sự gia tăng dân số, nhu cầu phát triển công nghiệp hóa, đô thị hóa đòi hỏi quỹ đất ở, đất chuyên dùng phải tăng lên. Tất cả các nghành kinh tế- xã hội theo định hướng phát triển đều đỏi hỏi nhu cầu về quỹ đất không chỉ về quy mô diện tích mà còn về cả vị trí. Điều đó gây áp lực đối với quỹ đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng.
  48. 39 Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội lâu dài. Bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất theo hướng khoa học trên cơ sở: tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả kinh tế cao; bố trí sử dụng đất phải đáp ứng được nhu cầu về đất sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội cũng như phục vụ cho việc hiện đại hóa nông nghiệp. 4.2 Hiện trạng sử dụng đất của xã Biên Sơn * Theo số liệu kiểm kê đất đai của địa phương: Tổng diện tích tự nhiên của xã là 2.063,23ha bao gồm: - . Diện tích đất nông nghiệp: 1569,71 ha chiếm 76,08 % tổng diện tích đất hành chính - Diện tích đất phi nông nghiệp: 413,5 ha chiếm 20,04 % tổng diện tích đất hành chính. - Diện tích đất chưa sử dụng: 10,42 ha chiếm 0,50% tổng diện tích đất hành chính. Hình 4.2. Cơ cấu sử dụng đất đai xã Biên Sơn năm 2018 (Nguồn: Công ty Cổ phần Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc) 4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp: 1569,71 ha chiếm 76,08 % tổng diện tích đất hành chính. Trong đó:
  49. 40 1. Diện tích sản xuất nông nghiệp: 914,7 ha chiếm 44,33% tổng diện tích đất hành chính. - Diện tích đất trồng cây hàng năm: 103,24 ha chiếm 5,00 % tổng diện tích đất hành chính. - Diện tích đất trồng cây lâu năm 811,46 ha chiếm 39,33 % tổng diện tích đất hành chính. .2. Diện tích đất lâm nghiệp: 654,46 ha chiếm 31,72 % tổng diện tích đất hành chính. - Diện tích đất rừng sản xuất là: 654,46 ha chiếm 31,72 % tổng diện tích đất hành chính. - Diện tích đất phòng hộ là: 0 ha chiếm 0,00 % tổng diện tích đất hành chính. .3. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản: 0,55 ha chiếm 0,03% tổng diện tích đất hành chính. .4. Diện tích đất nông nghiệp khác là 0 ha chiếm 0,00 % tổng diện tích đất hành chính. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp của xã được thể hiện trong bảng: Bảng 4.2. Diện tích, cơ cấu đất nông nghiệp năm 2018 Diện tích Cơ cấu Thứ tự Loại đất (ha) % I Tổng diện tích đất 2.063,23 100,0 1 Đất nông nghiệp 1569,71 76,08 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 914,7 44,33 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 103,24 5,00 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 811,46 39,33 1.2 Đất lâm nghiệp 654,46 31,72 1.2.1 Đất rừng sản xuất 654,46 31,72 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 0,55 0,03 1.4 Đất làm muối 00 0 1.5 Đất nông nghiệp khác 000 (Nguồn: Công ty Cổ phần Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc)
  50. 41 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp Diện tích đất phi nông nghiệp: 413,5 ha chiếm 20,04 % tổng diện tích đất hành chính. Trong đó: - Diện tích đất khu dân cư nông thôn: 320,68 ha chiếm 15,54 % tổng diện tích đất hành chính. - Diện tích đất chuyên dùng: 56,43 ha chiếm 2,74 % tổng diện tích đất hành chính. Trong đó: + Đất xây dựng trụ sở cơ quan: 0,55 ha chiếm 0,03 % tổng diện tích đất hành chính. + Đất xây dựng công trình sự nghiệp: 3,1 ha chiếm 0,15 % tổng diện tích hành chính. + Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: 23,91chiếm 1,16% tổng diện tích hành chính. + Đất sử dụng vào mục đích công cộng: 16,7 ha chiếm 0,81% tổng diện tích đất hành chính. - Diện tích đất tín ngưỡng: 0,29 ha chiếm 0,01% tổng diện tích đất hành chính. - Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng: 3,22 ha chiếm 0,16% tổng diện tích đất hành chính. - Diện tích đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 0,85 ha chiếm 0,04% tổng diện tích đất hành chính. - Diện tích đất có mặt nước chuyên dùng: 32,02 ha chiếm 1,55% tổng diện tích đất hành chính. 4.2.3 Hiện trạng đất chưa sử dụng. Diện tích đất chưa sử dụng: 10,42 ha chiếm 0,50% tổng diện tích đất hành chính. - Diện tích đất núi đá chưa có rừng cây: 0 ha chiếm 0,00% tổng diện tích đất hành chính.
  51. 42 Bảng 4.3. Diện tích, cơ cấu đất phi nông nghiệp năm 2018 Diện Cơ cấu TT Loại đất tích(ha) % I Tổng diện tích đất 2.063,23 100,0 2 Đất phi nông nghiệp 413,5 20,04 2.1 Đất ở 320,68 15,54 2.2 Đất chuyên dùng 56,43 2,74 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 0,55 0,03 2.2.2 Đất quốc phòng 12,2 3,78 2.2.3 Đất an ninh 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 3,1 0,15 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 23,91 1,16 2.2.6 Đất có mục đích công cộng 16,7 0,81 2.3 Đất cơ sở tôn giáo 0 0 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng 0,29 0,01 2.5 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, NHT 3,22 0,16 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 0,85 0,04 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 32,02 1,55 2.8 Diện tích đất chưa sử dụng 10,42 0,5 (Nguồn: Công ty Cổ phần Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc) 4.3 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thôn Hồng Sơn, Thôn Tuấn Sơn, Thôn Luồng năm 2018 4.3.1. Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ của thôn Hồng Sơn, Tuấn Sơn, Luồng xã Biên Sơn cho đất ở, đất nông nghiệp. Tính đến tháng 12 năm 2018 cả 3 thôn đã xét và đề nghị cấp được 878 giấy chứng nhận QSDĐ với diện tích được cấp là 72,98 ha đạt 93,38 % diện tích đăng ký. Trong đó diện tích đất nông nghiệp được cấp là 31,83 ha đạt 90,91%, diện tích đất ở được cấp là 22,93 ha đạt 89,19% tổng số diện tích được cấp. Cụ thể được thể hiện ở bảng 4.4.
  52. 43 Bảng 4.4. Kết quả cấp GCNQSDĐ cho đất ở, đất nông nghiệp thôn Hồng Sơn, Thôn Tuấn Sơn, Thôn Luồng năm 2018 Bao gồm các loại đất DT Đất nông DT DT chưa Tỷ lệ Đất ở Đơn vị cần cấp được % nghiệp STT DT DT DT (khu) cấp được cấp cấp DT cấp cần cấp cần (ha) (ha) (ha) được được cấp được cấp (ha) (ha) (ha) (ha) 1 Hồng Sơn 17,01 15,97 1,04 93,88 10,14 9,13 6,86 6,72 2 Tuấn Sơn 32,54 30,69 1,85 94,31 18,91 17,25 13,63 13,44 3 Luồng 28,60 26,32 2,28 92,02 16,33 14,54 12,27 11,78 Tổng 78,15 72,98 5,17 93,38 45,38 40,92 32,76 31,94 (Nguồn: Công ty Cổ phần Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc)[1] Phần lớn diện tích được cấp là đất ở và đất nông nghiệp. Đã có 3 thôn hoàn thành việc cấp GCNQSDĐ cả về diện tích đất nông nghiệp và đất ở theo yêu cầu, đó là thôn Hồng Sơn tỷ lệ phần trăm cấp được cũng khá cao lên đến 93,88% , thôn Tuấn Sơn có ít hộ gia đình tranh trấp hay có vấn đề về thửa đất nên có tỷ lệ cao nhất là 94,31% , thôn Luồng có số phần trăm thấp nhất đạt 92,02% một số trường hợp không được cấp vì lí do như: Hộ gia đình ông Vi Văn Nôm có thửa đất 340 m2 đang có tranh chấp với thôn, hộ gia đình ông Lôi Văn Khảo có lô đất 405 m2 chưa đủ giấy tờ hợp lệ 4.3.1.1. Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp Bảng 4.5. Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp đối với hộ gia đình cá nhân thôn Hồng Sơn, Thôn Tuấn Sơn, Thôn Luồng năm 2018 Số hộ và diện tích Số hộ và diện tích Tỷ lệ cấp đăng ký cấp GCN đã cấp GCN Diện Diện % số % diện STT Đơn vị Số Số Số Số tích tích hộ đã tích đã (Thôn) hộ giấy hộ giấy (ha) (ha) cấp cấp 1 Hồng Sơn 136 10,14 201 125 9,13 190 91,91 90,03 2 Tuấn Sơn 129 18,91 192 120 17,25 183 93,02 91,22 3 Luồng 99 16,33 134 85 14,54 120 85,85 89,03 Tổng 364 45,38 527 330 40,92 493 90,65 90,17 (Nguồn: Công ty Cổ phần Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc) [1]
  53. 44 Việc hoàn thành giao đất cấp GCNQSDĐ nông nghiệp là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước vừa là quan trọng vừa là cấp bách trong cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Trong giai đoạn này tổng số hộ được cấp là 330 hộ, đạt 90,65 % trên tổng số 364 hộ đăng ký cấp GCN đất nông nghiệp, với diện tích đất nông nghiệp được cấp là 40,92 ha đạt 90,17 % . Trong đó chỉ có thôn Tuấn Sơn diện tích đã cấp được 91,22% do các khu này nằm trên tuyến đường quy hoạch và độ hiểu biết cao hơn các thôn khác.Thôn Hồng Sơn đạt 90,03% diện tích đã cấp , thôn Luồng đạt 89,03% diện tích đã cấp cũng là thôn thấp nhất trong 3 thôn do còn tồn tại một số các vướng mắc như hộ gia đình Vi Văn Xế với thửa đất 7087m2 do không đủ giấy tờ hợp lệ, hộ gia đình Nông Văn Hoan với thửa đất 1762m2 đang có tranh chấp, khiếu nại về quyền thừa kế thửa đất mà chưa đủ điều kiện để cấp giấy và một số hộ gia đình tranh chấp khác. 4.3.1.2 Kết quả cấp GCNQSDĐ ở Bảng 4.6. Kết quả cấp GCNQSDĐ đất ở đối với hộ gia đình cá nhân thôn Hồng Sơn, Thôn Tuấn Sơn, Thôn Luồng năm 2018 Số hộ và diện tích Số hộ và diện tích Tỷ lệ cấp đăng ký cấp GCN đã cấp GCN % Diện Diện % số STT Đơn vị Số Số Số Số diện tích tích hộ đã (Thôn) hộ giấy hộ giấy tích (ha) (ha) cấp đã cấp 1 Hồng Sơn 136 6,86 152 127 6,72 143 93,38 97,95 2 Tuấn Sơn 129 13,63 144 122 13,44 137 94,57 98,60 3 Luồng 99 12,27 116 88 11,78 105 88,88 96,00 Tổng 364 32,76 412 337 31,94 385 92,58 97,49 ( Nguồn: Công ty Cổ phần Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc) [1] Cũng như việc đăng ký, kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp việc đăng ký, kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở cũng bị ngưng trệ. Năm 2012 trở về những năm trước đó, số giấy cấp được rất ít đất ở là do nhiều nguyên nhân, diện tích của các hộ gia đình là do nhân dân tự kê khai. Vì vậy có nhiều hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm giữa các hộ gia đình với nhau và diện tích không thống nhất. các hộ được cấp giấy đạt tỷ lệ khá cao 92,58%. Tổng số hộ
  54. 45 được cấp là 337 hộ trên 364 hộ đăng ký cấp đất ở, diện tích được cấp đạt 97,49 %. Trong đó thôn Hồng Sơn đạt 97,95% diện tích đã cấp , thôn Tuấn Sơn là thôn cấp được nhiều nhất đạt 98,60% diện tích đã cấp , thôn Luồng vẫn là thôn cấp được thấp nhất đạt 96,00% diện tích đã cấp. Những hộ còn lại do còn tồn tại một số các vướng mắc như: hộ gia đình Nông Văn Tẹo với thửa đất 280m2 đang có khiếu nại tố cáo về quyền sử dụng thửa đất, hộ gia đình Nguyễn Thị Mơ với thửa đất 107m2 không có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, hộ gia đình Trần Văn Trình với thửa đất 213m2 nằm trong phạm vi quy hoạch giao thông của Thôn, gian đình Vũ Văn Si có thửa đất 342 m2 đang tranh chấp với nhà Lôi Văn Bộ do một số các lý do này mà gây tồn đọng trong công tác GCNQSDĐ ở. 4.3.2 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thôn Hồng Sơn, Tuấn Sơn, Luồng xã Biên Sơn Năm 2018 Trong năm 2018 xã Biên Sơn đã tiến hành kê khai để cấp giấy CNQSDĐ cho các tổ chức hoạt động trên địa bàn xã, tình hình cấp giấy cho các tổ chức được thể hiện qua bảng 4.7 như sau: Bảng 4.7. Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức trên địa bàn thôn Hồng Sơn, Thôn Tuấn Sơn, Thôn Luồng năm 2018 Tổng số tổ chức Tổng số tổ chức Số tổ được cấp chưa được cấp STT Tên tổ chức chức cần cấp Số tổ chức % Số tổ chức % 1 Trạm Y tế xã 01 01 100 0 0 2 Giáo dục 01 01 100 0 0 3 Đền Thờ 01 01 100 0 0 4 Nhà văn hóa 03 03 100 0 0 Tổng 06 06 100 0 0 (Nguồn: Công ty Cổ phần Tài Nguyên và Môi Trường Phương Bắc) [1] Qua bảng số liệu cho thấy toàn xã có 6 tổ chức cần cấp GCNQSDĐ theo kế hoạch trong đó ngành giáo dục có 1 tổ chức đó là Trường Mầm non xã Biên Sơn và 1 trạm y tế xã Biên Sơn, 1 đền thờ, 3 nhà văn hóa thôn Hồng Sơn, thôn Tuấn Sơn, thôn Luồng, kết quả kết quả đạt 100% số giấy cần cấp, 6 tổ chức trên đều được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . Kết quả cấp GCNQSDĐ cho
  55. 46 các tổ chức trên địa bàn đạt kết quả cao như vậy là do các tổ chức đã nhận thấy được tầm quan trọng của việc cấp GCNQSDĐ và đã kê khai xin cấp GCNQSDĐ để yên tâm sử dụng. 4.3.3 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của thôn Hồng Sơn,thôn Tuấn Sơn, thôn Luồng theo từng năm trong giai đoạn 2016 - 2018 4.3.3.1 Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ của thôn Hồng Sơn,thôn Tuấn Sơn, thôn Luồng năm 2016 Bảng 4.8. Kết quả cấp GCNQSDĐ của thôn Hồng Sơn, Thôn Tuấn Sơn, Thôn Luồng năm 2016 Tỷ lệ Diện Diện Số Số Số Tỷ lệ % Đơn vị tích tích đã GCN GCN GCN STT % DT GCN (Khu) cần cấp cấp cần đã chưa đã cấp đã (ha) (ha) cấp cấp cấp cấp 1 Hồng Sơn 12,06 10,92 90,54 240 201 39 96,66 2 Tuấn Sơn 23,34 20,19 86,50 237 208 28 97,46 3 Luồng 20,31 18,75 92,31 182 142 40 93,95 Tổng 55,71 49,86 89,49 659 551 107 83,61 (Nguồn: UBND xã Biên Sơn)[1] Tình hình cấp giấy của năm 2016 đạt tỷ lệ khá cao với diện tích được cấp là 51,77 ha trên tổng số 55,71 ha đạt 92,92%. Số giấy chứng nhận được cấp là 551 giấy trên tổng số 659 giấy đạt 83,61%. Xong đó vẫn tồn đọng 107 chưa được cấp, nguyên nhân là do: hộ gia đình bà Lương Văn Sớ với thửa đất 250m2 không có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, Trịnh Văn Nhỉm với diện tích 460m2 nằm trong phạm vi quy hoạch của xã, hộ gia đình Trần Minh Phúc với diện tích đất 845m2 do quá trình mua bán chuyển nhượng không thống nhất được diện tích, hộ gia đình Trần Văn Vinh với diện tích 310m2 đất đang trong tình trạng tranh chấp quyền thừa kế do vậy mà chưa đủ điều kiện để cấp, là nguyên nhân gây ra sự tồn đọng trong công tác cấp GCNQSDĐ.
  56. 47 4.3.3.2 Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ của thôn Hồng Sơn,thôn Tuấn Sơn, thôn Luồng năm 2017 Bảng 4.9. Kết quả cấp GCNQSDĐ của thôn Hồng Sơn,thôn Tuấn Sơn, thôn Luồng năm 2017 Tỷ lệ Diện Diện Số Số Số Tỷ lệ % Đơn vị tích tích đã GCN GCN GCN STT % DT GCN (Khu) cần cấp cấp cần đã chưa đã cấp đã (ha) (ha) cấp cấp cấp cấp 1 Hồng Sơn 13,05 12,08 92,56 294 263 31 89,45 2 Tuấn Sơn 29,07 27,51 94,63 281 259 22 92,17 3 Luồng 23,54 20,47 86,95 217 180 37 86,60 Tổng 65,66 60,06 91,47 792 702 90 88,63 (Nguồn: UBND xã Biên Sơn)[1] Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân đã tạo cho họ thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của luật Đất đai, đồng thời làm cơ sở cho nhà nước quản lý chặt chẽ hơn, việc khiếu kiện tranh chấp Đất đai đã giảm rõ rệt. Năm 2017 đã cấp được 60,06 ha đất được cấp trên tổng số 65,66 ha đạt 91,47%. Số giấy được cấp là 702 giấy trên tổng số 792 giấy đạt 88,63%. do tồn tại những vướng mắc: hộ gia đình bà Hoàng Văn Coóc với diện tích đất nông nghiệp 9531m2 chưa kê khai đăng ký đất đai, hộ gia đình Hoàng Văn Du với diện tích đất ở 410m2 đang có tranh chấp với gia đình Hoàng Văn Cau vì vậy tỷ lệ được cấp không đạt được theo đúng tiêu chuẩn đề ra.
  57. 48 4.3.3.3 Đánh giá kết quả cấp GCNQSDĐ của thôn Hồng Sơn,thôn Tuấn Sơn, thôn Luồng 2018 Bảng 4.10. Kết quả cấp GCNQSDĐ của thôn Hồng Sơn,thôn Tuấn Sơn, thôn Luồng năm 2018 Tỷ lệ Diện Diện Số Số Số Tỷ lệ % Đơn vị tích tích đã GCN GCN GCN STT % DT GCN (Khu) cần cấp cấp cần đã chưa đã cấp đã (ha) (ha) cấp cấp cấp cấp 1 Hồng Sơn 17,01 15,97 93,88 353 333 20 94,33 2 Tuấn Sơn 32,54 30,69 94,31 336 320 16 95,23 3 Luồng 28,60 26,32 92,02 250 225 25 90,00 Tổng 78,15 72,98 93,38 939 878 61 93,50 (Nguồn: Công ty Cổ phần Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc)[1] Nhìn chung năm 2018, việc cấp giấy đạt kết quả cao. Cụ thể là đã cấp được 72,98ha đất trên tổng số 78,15 ha đăng ký, tỷ lệ diện tích đã cấp đạt 93,38%. Số giấy đã cấp là 878 giấy trên 939 tổng số giấy cần cấp, đạt 93,50% GCN đã cấp. Xong vẫn còn 61 GCN không đủ điều kiện để cấp, do nhiều nguyên nhân khác nhau như : hộ gia đình Chu Văn Nang với diện tích 564m2 đất không đủ giấy tờ hợp lệ, hộ Nông Thị Hỉn với diện tích 521m2 đất đang có tranh chấp, lấn chiếm với hộ Vũ Văn Tuấn, hộ Nguyễn Thị Lợi với diện tích đất 340m2 đất nằm trong phạm vi quy hoạch của xã .Qua tìm hiểu về những nguyên nhân gây tồn đọng trong việc cấp GCNQSDĐ của xã chủ yếu là do việc không đủ giấy tờ, giấy tờ không hợp lệ và do sự tranh chấp đất đai của những hộ gia đình trên địa bàn xã đó là 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc cấp giấy chưa được hoàn thành.
  58. 49 4.3.4. Kết qủa tổng hợp cấp GCNQSDĐ của thôn Hồng Sơn,thôn Tuấn Sơn, thôn Luồng giai đoạn 2016- 2018 Bảng 4.11. Bảng tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ của thôn Hồng Sơn,thôn Tuấn Sơn, thôn Luồng giai đoạn 2016 – 2017 Số Số Số Tỷ lệ Diện tích Diện Tỷ lệ GCN GCN GCN % STT Năm cần cấp tích đã % DT cần đã chưa GCN (ha) cấp (ha) đã cấp cấp cấp cấp đã cấp 1 2016 55,71 49,86 89,49 659 551 107 83,61 2 2017 65,66 60,06 91,47 792 702 90 88,63 3 2018 78,15 72,98 93,38 939 878 61 93,50 Tổng 199,5 182,9 91,67 2390 2131 258 89,16 (Nguồn: Công ty Cổ phần Tài nguyên và Môi trường Phương Bắc) Hình 4.3. Kết quả công tác cấp GCNQSDĐ thôn Hồng Sơn,thôn Tuấn Sơn, thôn Luồng 2016 – 2018 (theo số lượng)
  59. 50 Qua biểu đồ trên, ta thấy được kết quả công tác cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2016 - 2018 có chiều hướng tăng dần. Năm 2016 có kết quả cấp GCNQSDĐ thấp nhất, 2018 đạt kết quả cao nhất. Số GCN cần cấp năm 2016 là 659 giấy, năm 2018 là 939 giấy tăng 280 giấy. Số GCN đã cấp năm 2016 là 551 giấy, năm 2018 là 878 giấy tăng 327 giấy. Nhìn chung trong giai đoạn này công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ đạt được những kết quả tích cực. Do sự phát triển kinh tế- xã hội, điều kiện đời sống con người ngày càng được cải thiện, trình độ văn hóa, nhận thức của người dân ngày càng được nâng lên. Cùng với sự quan tâm lãnh đạo của các cấp các ngành có liên quan đến đất đai do vậy mà giúp cho công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSDĐ hoàn thành theo yêu cầu. Xong vẫn tồn tại những khó khăn nhất định mà số GCN còn tồn đọng 258 giấy chưa đủ điều kiện cấp. Do nhu cầu con người về đất tăng dẫn đến giá đất ngày càng tăng và kéo theo nhiều trường hợp tranh chấp lấn chiếm đất đai ngày càng nghiêm trọng. Ý thức tự giác người dân chưa cao gây khó khăn cho công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã. 4.4. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ đất qua điều tra hộ gia đình Quyền được cấp GCNQSDĐ đất là một trong 6 quyền chung của người sử dụng đất để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất thì việc cấp GCNQSDĐ đất phải đảm bảo theo quy định của pháp luật. Trình độ hiểu biết của người dân có ảnh hưởng rất lớn tới công tác cấp GCNQSDĐ đất. Tiến độ cấp GCNQSDĐ diễn ra nhanh hay chậm là chủ yếu tùy thuộc vào nhận thức của người dân. Để điều tra trình độ hiểu biết của người dân của 3 thôn là Thôn Hồng Sơn, thôn Tuấn Sơn, thôn Luồng mỗi thôn lấy 20 hộ để đánh giá , vậy tổng cộng 3 thôn sẽ có 60 hộ tương đương với 60 phiếu phát ra. Để đi sâu vào nghiên cứu, điều tra trình độ hiểu biết của người dân xã Biên Sơn, đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá như: Về cấp GCNQSDĐ đất, điều kiện, thủ tục, trình tự cấp giấy . Trình độ hiểu biết của người dân được tổng hợp ở 3 thôn khác nhau. Mỗi chỉ tiêu là một phần trong 60 phiếu điều tra. Kết quả quả điều tra ở bảng 4.12.
  60. 51 Bảng 4.12. Kết quả điều tra trình độ hiểu biết của người dân theo các chỉ tiêu của công tác cấp GCNQSDĐ Hiểu biết Không hiểu biết TT Chỉ tiêu Tỷ lệ Hộ Hộ Tỷ lệ (%) (%) 1 Cấp GCNQSDĐ 46 76,66 14 23,33 2 Điều kiện cấp 51 85,0 9 15,0 3 Trình tự, thủ tục cấp 45 75,0 15 25,0 4 Nội dung ghi trên GCNQSDĐ đất 33 55,0 27 45,0 5 Ký hiệu các loại đất 39 65,0 21 35,0 6 Cấp mới GCNQSDĐ 36 60,0 24 40,0 7 Thẩm quyền cấp giấy CNQSDĐ 39 65,0 21 35,0 (Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu điều tra) Nhìn vào kết quả đạt được ở trên, nhận thấy ở mỗi chỉ tiêu khác nhau thì trình độ hiểu biết của người dân của 3 thôn cũng khác nhau. Về trình độ hiểu biết về cấp GCNQSDĐ đất đạt tỷ lệ cao có 46 hộ trả lời đúng chiếm 76,66 %, có 14 hộ chưa trả lời được chiếm 23,33 %. Về điểu kiện cấp GCNQSDĐ đất đạt tỷ lệ cao nhất có 51 hộ trả lời đúng, chiếm 85,0%, còn 9 hộ chưa trả lời đúng, chiếm 15,0% . Thường trả lời đúng những câu sau: Khi chưa hoàn thiện hồ sơ có được cấp GCNQSDĐ đất không? Chỉ có đất nông nghiệp mới được cấp GCNQSDĐ đất? Một số câu nhiều hộ không trả lời được hoặc trả lời chưa chính xác như: Nhà nước giao đất không phải cấp GCNQSDĐ đất? Khi được chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho có được cấp GCNQSDĐ đất không? Về trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ đất có 45 hộ trà lời đúng, chiếm 75,0%, còn15 hộ chưa trả lời được, chiếm 25,0%. Những hộ còn lại chưa trả lời được do chưa từng kê khai đăng ký đất đai, nên không rõ về trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ đất như: Nộp ở đâu? Lấy thông báo ở đâu? Nộp tiền lệ phí trước hay sau khi cấp GCNQSDĐ đất?
  61. 52 Về nội dung ghi trên GCNQSDĐ đất có 33 hộ trả lời đúng, chiếm 55,0%. Còn 27 hộ trả lời chưa đúng chiếm 45,0%. Nguyên nhân là do các hộ này chưa chú ý, quan tâm đến GCNQSDĐ đất của gia đình mình. Nhiều hộ chỉ chú ý đến phần diện tích, thời hạn sử dụng đất ghi trong GCNQSDĐ đất chưa để ý đến các mục khác trên GCNQSDĐ đất như: Sơ đồ thửa đất, các tài sản gắn liền với đất . Về ký hiệu các loại đất có 39 hộ trả lời đúng chiếm 65,0%, còn 21 hộ trả lời chưa được chiếm 35,0%. Nguyên nhân là do các hộ chưa chú ý, quan tâm trên GCNQSDĐ đất có ký hiệu về loại đất như nào, chỉ biết GCNQSDĐ đất đang cầm có mục đích gì?. Về cấp mới GCNQSDĐ đất có 36 hộ trả lời đúng chiếm 60,0%, còn 24 hộ chưa trả lời được chiếm 40,0%. Một số hộ chưa trả lời được do chưa hiểu rõ về các trường hợp được cấp GCNQSDĐ đất như tách thửa, hợp thửa, ranh giới thay đổi có phải là cấp mới GCNQSDĐ đất hay không? Về thẩm quyền cấp GCNQSDĐ đất có 39 hộ trả lời đúng chiếm 65,0%, còn có 21 hộ chưa trà lời đúng chiếm 35,0%. Có nhiều hộ chưa trả lời được do họ không tìm hiểu về quá trình cấp GCNQSDĐ đất. Nên nhiều hộ không biết cấp nào có thẩm quyền cấp, cấp nào xét duyệt * Đánh giá chung về trình độ hiểu biết của các hộ gia đình, cá nhân tại 3 thôn Hồng Sơn,thôn Tuấn Sơn, thôn Luồng về việc cấp GCNQSDĐ Trình độ hiểu biết của người dân có ảnh hưởng rất lớn đến công tác cấp GCNQSDĐ đất. Nó không chỉ đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ đất mà còn góp phần rất lớn trong việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả. Đối với các chỉ tiêu đưa ra nhằm đánh giá trình độ hiểu biết của người dân, đã được người dân nhiệt tình tham gia trà lời và cũng thu được kết quả khá tốt, tất cả những câu hỏi đưa ra người dân đã trả lời hết tuy nhiên có những câu trả lời sai và những đáp án không biết. Những hộ chưa nắm rõ quy định cũng như Luật đất đai hiện hành, do chưa có điều kiện tiếp cận vấn đề này như: Trình tự, thủ tục cấp, ký hiệu các loại đất, thẩm quyền cấp Chủ yếu tập trung ở các hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp.
  62. 53 Sau khi điều tra đánh giá và thống kê lại thì có được kết quả : Thôn Tuấn Sơn : có số hộ trả lời đúng nhiều nhất Thôn Hồng Sơn : có số hộ trả lời đúng đứng thứ hai Thôn Luồng: có số hộ trả lời sai nhiều nhất So sánh sự hiểu biết giữa các thôn thì thấy thôn Luồng là có sự hiểu biết kém nhất còn thôn Tuấn Sơn thì có sự hiểu biết rộng hơn nên có số phiếu trả lời đúng nhiều hơn kết quả trên cũng có liên quan đến kết quả cấp GCNQSDĐ thôn Tuấn Sơn có số phiếu trả lời đúng nhiều nhất và cũng là thôn cấp GCNQSDĐ được nhiều nhất, thôn Luồng là thôn có sự hiểu biết thấp nhất nên cũng là thôn cấp được GCNQSDĐ ít nhất . Đề nghị UBND xã Biên Sơn cần đẩy mạnh hơn công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi trong đông đảo quần chúng nhân dân, giúp người dân am hiểu tốt hơn về Luật đất đai nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa bàn xã Biên Sơn. Đặc biệt cần phải nâng cao trình độ hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ đất cho tất cả các hộ gia đình, cá nhân còn lại trên địa bàn xã giúp cho người dân yên tâm sử dụng đất. 4.5 Những thuận lợi, khó khăn và giải pháp khắc phục trong công tác cấp GCNQSDĐ xã Biên Sơn Từ việc nghiên cứu đánh giá những công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tôi đã rút ra một số những thuận lợi khó khăn sau. 4.5.1. Những thuận lợi trong công tác cấp GCNQSDĐ Là một xã có mạng lưới giao thông tương đối thuận lợi vì vậy công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã có nhiều thuận lợi, nhất là trong công tác thống kê, đo đạc xây dựng bản đồ. Tạo nên thuận lợi cho công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . Mặt khác là do những nỗ lực của chính UBND xã Biên Sơn và có sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân xã Biên Sơn. Tạo diều kiện để công tác đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoàn thành được chỉ tiêu đề ra. Các cán bộ địa chính có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao. Ngoài ra những năm qua, Chính phủ và Bộ Tài nguyên & Môi trường luôn nỗ lực trong công tác cải thiện chính sách đất đai sao cho phù hợp với tình hình mới.
  63. 54 Sau khi Luật đất đai 2013 ra đời và các văn bản kèm theo hướng dẫn cụ thể về công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hồ sơ địa chính được hoàn thiện nhất là việc xây dựng bản đồ địa chính, cũng như công tác dồn điền, đổi thửa thành công tạo nên những thuận lợi nhất định. Công tác tuyên truyền phổ biến Pháp luật được triển khai đến người dân làm thay đổi nhận thức của người dân về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, do được sự đồng tình ủng hộ của đồng bào nhân dân trên địa bàn xã nên việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thuận lợi và đạt kết quả cao. Trên đây là những thuận lợi mà xã có được trong quá trình thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó cũng có không ít khó khăn. 4.5.2 Những khó khăn, tồn tại trong công tác cấp GCNQSDĐ Công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã còn gặp nhiều khó khăn, nhất là trong công tác thống kê, đo đạc xây dựng bản đồ. Tạo nên khó khăn cho công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất . Mặt khác về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường thay đổi, thủ tục cấp giấy còn nhiều phức tạp đặc biệt đối với tổ chức. Điều đó dẫn đến tình trạng chậm trễ trong công tác này. Trong thực tế công tác đôi khi nảy sinh những trường hợp như sự cung cấp thông tin của các hộ dân còn chưa đầy đủ, không phối hợp với các cán bộ chuyên môn để hoàn thiện hồ sơ theo đúng quy định; Ranh giới sử dụng đất có sự biến động về diện tích; một số hộ còn xảy ra tranh chấp QSD đất; Một số hộ phải thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng các hộ không có khả năng thực hiện. Chính sách Nhà nước trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Dẫn đến nhiều dự án được thực hiện chậm hơn so với kế hoạch, có nơi nhân dân không đồng tình và gây khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng và trong công tác cấp GCNQSDĐ đất. Ngoài ra công tác quản lý Nhà nước về đất đai thường gặp những khó khăn do giai đoạn trước để lại. Việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn tiến hành thủ công, chưa áp dụng công nghệ mới nên khó đẩy nhanh được tiến độ.
  64. 55 Ngân sách đầu tư của Nhà nước về máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý đất đai còn thấp. Hệ thống hồ sơ sổ sách như: Bản đồ địa chính, sổ địa chính quá cũ và còn thiếu nhiều quản lý chưa theo hệ thống mà vẫn thực hiện manh mún, nhỏ lẻ gây ra nhiều khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ, cộng thêm chưa được đo đạc hệ thống bản đồ mới dẫn đến nhiều biến động không được cập nhật mất nhiều thời gian xác minh thực địa, do đó gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai. Trình độ hiểu biết của người dân còn thấp, nhận thức về pháp luật còn hạn chế nên ảnh hưởng lớn đến việc kê khai đăng ký đất đai để xin cấp GCNQSDĐ đất. Bên cạnh đó còn một bộ phận người dân chưa ý thức được vai trò và tầm quan trọng của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên việc cấp giấy còn gặp nhiều khó khăn. 4.5.3 Đề xuất giải pháp Để đạt được mục tiêu đề ra, trong năm tiếp theo đòi hỏi UBND xã Biên Sơn phải có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ những thuận lợi và khó khăn trên có thể đưa ra những giải pháp cho giai đoạn tới như sau: - Cần phải nghiên cứu triển khai việc áp dụng Luật đất đai 2013, cập nhật những đổi mới Luật đất đai vào công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Giải quyết dứt điểm các trường hợp tranh chấp đất đai theo đúng quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm đất đai. Yêu cầu các trường hợp chuyển nhượng trái pháp luật thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. - Đối với trường hợp trước đây cấp trái thẩm quyền cần sớm có giải pháp xử lý thỏa đáng. Việc cấp GCNQSDĐ cho các tổ chức cần giảm bớt những thủ tục phiền hà. Xây dựng và trình kế hoạch cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lên cấp tỉnh, cũng như việc rà soát lại nhu cầu sử dụng đất của các tổ chức. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào công tác cấp Giấy chứng nhận. Các cấp có liên quan thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện.