Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy

pdf 69 trang yendo 5931
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphan_tich_ket_qua_hoat_dong_kinh_doanh_tai_doanh_nghiep_tu_n.pdf

Nội dung text: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA KINH TẾ, LUẬT VÀ NGOẠI NGỮ BỘ MÔN KINH TẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂM THỦY Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Búp Chung Thanh Trúc Mssv: 111907053 Lớp: Đại học kế toán A Khóa: 2007 2011 Trà Vinh 2011
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH KHOA KINH TẾ, LUẬT VÀ NGOẠI NGỮ BỘ MÔN KINH TẾ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Đề tài : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂM THỦY Giáo viên hướng dẫn : Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Búp Chung Thanh Trúc Mssv: 111907053 Lớp: Đại học kế toán A Khóa: 2007 2011 Trà Vinh 2011
  3. LỜI CẢM TẠ O0O Trong suốt 4 năm học ở Trường Đại Học Trà Vinh, em đã được học rất nhiều kiến thức bổ ích từ quý Thầy (Cô). Nay được sự giới thiệu của Ban Lãnh Đạo Khoa Kinh Tế, Luật và Ngoại Ngữ để em được thực tập tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy, đây là một cơ hội vô cùng quý báu, là dịp tốt để em học hỏi rút kinh nghiệm thực tế, góp thêm cho mình những kiến thức để bước tiếp những chặng đường mới . Trong quá trình thực tập tại Doanh nghiệp, em đã được tiếp xúc với thực tế hiểu biết cặn kẽ hơn về những lý thuyết đã được học ở trường. Em xin chân thành cảm ơn: Cô Nguyễn Thị Búp giáo viên hướng dẫn đã tận tình, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cho em trong việc thực hiện chuyên đề này. Quý thầy (Cô) khoa Kinh tế, Luật và Ngoại ngữ Trường Đại học Trà Vinh. Ban giám hiệu, quý thầy cô Trường Đại học Trà Vinh đã giúp đỡ tạo điều kiện cơ sở vật chất cho em theo học suốt khoá học 2007 2011. Giám đốc Nguyễn Thanh Tâm, anh Trần Thiện Thuật cùng toàn thể nhân viên của doanh nghiệp đã cung cấp số liệu và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp theo thời gian qui định. Với sự giúp đỡ quí báu đó chính là sự động viên tinh thần rất lớn cho bản thân em trong suốt thời gian dài học tập và quá trình công tác sau này. Do thời gian thực hiện đề tài ngắn và kiến thức còn hạn chế, nên tiểu luận tốt nghiệp không tránh được những sai sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô để luận văn hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Ngày 18 tháng 08 năm 2011 Sinh viên thực hiện Chung Thanh Trúc i
  4. LỜI CAM ĐOAN O0O Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nào . Ngày 18 tháng 08 năm 2011 Sinh viên thực hiện Chung Thanh Trúc ii
  5. NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP O0O Ngày tháng năm 2011 Thủ trưởng đơn vị iii
  6. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN O0O Trà vinh,, ngày tháng năm 2011 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iv
  7. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN O0O Trà vinh, ngày tháng năm 2011 GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN vi
  8. DANH MỤC BIỂU BẢNG O0O Trang Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của DNTN Tâm Thuỷ qua 3 năm (2008 2010) 24 Bảng 2.2: Kết cấu và sự biến động doanh thu tại DNTN Tâm Thủy qua 3 năm (20082010) 26 Bảng 2.3: Kết cấu và sự biến động chi phí tại DNTN Tâm Thủy qua 3 năm (20082010) 28 Bảng 2.4. Bảng cân đối kế toán qua ba năm 20082010 31 Bảng 2.5: Tình hình tài sản tại DNTN Tâm Thủy qua ba năm (2008 – 2010) 33 Bảng 2.6: Tình hình tài nguồn vốn tại DNTN Tâm Thủy qua ba năm (2008 – 2010) 36 Bảng 2.7: Kết cấu tài sản tại DNTN Tâm Thủy qua ba năm (20082010) 39 Bảng 2.8: Kết cấu nguồn vốn tại DNTN Tâm Thủy qua ba năm (20082010) 41 Bảng 2.9: Tỷ số thanh toán hiện thời 43 Bảng 2.10: Tỷ số thanh toán 43 Bảng 2.11: Số vòng quay hàng tồn kho 44 Bảng 2.12: Số vòng quay các khoản phải thu 44 Bảng 2.13: Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn 45 Bảng 2.14: Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 46 Bảng 2.15: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 47 Bảng 2.16: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản 47 Bảng 2.17: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có 48 Bảng 2.18: Tỷ lệ lãi gộp 48 vi
  9. DANH MỤC HÌNH O0O Trang Hình 2.1: Sơ đồ hình thức chứng từ ghi sổ 21 Hình 2.2: Tình hình lợi nhuận của DNTN Tâm Thủy qua 3 năm 2008 – 2010 26 vii
  10. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT O0O DNTN: Doanh nghiệp tư nhân DT: Doanh thu DTT: Doanh thu thuần GVHB: Giá vốn hàng bán LN: Lợi nhuận LNHĐKD: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh LNHĐTC: Lợi nhuận hoạt động tài chính LNTT: lợi nhuận trước thuế QLDN: Quản lý Doanh nghiệp SXKD: Sản xuất kinh doanh TSCĐ: Tài sản cố định ix
  11. MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ i LỜI CAM ĐOAN ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN v DANH MỤC BIỂU BẢNG vi DANH MỤC HÌNH vii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT viii MỤC LỤC ix PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 3.1. Không gian 2 3.2. Thời gian 2 3.3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 2 4.2. Phương pháp phân tích số liệu 3 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN 3 PHẦN 2: NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 4 ix
  12. 1.1.1. Khái niệm 4 1.1.2. Đối tượng và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh 4 1.1.3. Mục đích và nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh 5 1.1.4. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh 5 1.1.5. Ý nghĩa của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh 6 1.1.6. Nhiệm vụ 6 1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH 6 1.2.1. Lựa chọn gốc so sánh 7 1.2.2. Điều kiện để so sánh được 7 1.2.3. Kỹ thuật so sánh 7 1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH THU CHI PHÍ LỢI NHUẬN 8 1.3.1. Doanh thu 8 1.3.2. Chi phí 9 1.3.3. Lợi nhuận 10 1.4. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH 12 1.4.1. Bảng cân đối kế toán 12 1.4.2. Báo cáo kết quả kinh doanh 13 1.4.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 13 1.4.4. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính 14 1.5. CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 14 1.5.1. Tỷ số thanh toán 14 1.5.2. Tỷ số hoạt động 15 1.5.3. Tỷ số sinh lợi 16 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂM THỦY TỪ NĂM 2008 2010 18 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 18 2.1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển 18 2.1.2. Chức năng lĩnh vực hoạt động 18 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Doanh nghiệp 19 2.1.4. Tổ chức quản lý của doanh nghiệp 19 x
  13. 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy 19 2.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂM THUỶ QUA BA NĂM 2008 2010 22 2.2.1. Phân tích tình hình chung kết quả hoạt động kinh doanh 22 2.2.2. Phân tích tình hình tài chính tại Doanh nghiệp 31 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP 49 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂM THỦY 51 3.1. ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN PHẢI THU 51 3.2. ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ 52 3.3. BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO DOANH THU 52 3.4. NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 53 3.5. ĐỐI VỚI CHI PHÍ 53 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 54 1. KẾT LUẬN 54 2. KIẾN NGHỊ 54 2.1. Kiến nghị đối với nhà trường 54 2.2. Kiến nghị đối với Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy 55 xi
  14. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta hiện nay là duy trì cơ chế kinh tế thị trường, nhằm thúc đẩy tận dụng tối đa các nguồn lực trong nước, ngoài nước để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng, đời sống nhân dân, phát triển kinh tế xã hội. Trong bối cảnh đó, các Doanh nghiệp vừa và nhỏ không ngừng ra đời và phát triển. Để đứng vững và tăng trưởng trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt hiện nay, doanh nghiệp phải nắm bắt và đáp ứng được tâm lý, nhu cầu của người tiêu dùng với sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp, mẫu mã phong phú, đa dạng chủng loại. Muốn vậy các doanh nghiệp phải giám sát tất cả các quy trình từ khâu mua hàng đến khâu tiêu thụ hàng hóa để đảm bảo tốc độ luân chuyển vốn, giữ uy tính với khách hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, doanh nghiệp có lợi nhuận để tích lũy mở rộng sản xuất kinh doanh. Để đạt được mục tiêu lợi nhuận và an toàn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các công ty phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp quản lý, trong đó hạch toán kế toán là công tác quan trọng không thể thiếu để tiến hành quản lý các hoạt động kinh tế, tính toán và xác định hiệu quả của từng hoạt động sản xuất kinh doanh là cơ sở vạch ra chiến lược kinh doanh. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp tự đánh giá về thế mạnh, thế yếu, củng cố, phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý. Từ đó doanh nghiệp vận dụng và phát huy mọi tiềm năng , khai thác tối đa những nguồn lực nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Kết quả của phân tích là cơ sở để đưa ra quyết định quản trị ngắn hạn và dài hạn. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro trong kinh doanh. Qua quá trình thực tập và tìm hiểu ở Doanh nghiệp, em đã nhận thấy tầm quan trọng của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh và đã chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy” nhằm giúp doanh nghiệp tìm ra những điều còn tồn tại và đưa ra giải pháp giúp hoàn thiện hoạt động kinh doanh tại đơn vị. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 1 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  15. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Vận dụng những kiến thức đã học ở trường vào nhu cầu thực tiễn để phân tích thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị qua 3 năm 2008 2010 và trên cơ sở đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích kết quả kinh doanh của doanh nghiệp qua 3 năm 2008 2010 thông qua phân tích các chỉ tiêu: doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp. Phân tích các tỷ số tài chính cơ bản để thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy. 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Không gian Luận văn được thực hiện tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm thủy, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh. 3.2. Thời gian Đề tài được thực hiện từ 04/04/2011 đến 08/05/2011. Số liệu sử dụng trong đề tài từ năm 2008 2010 3.3. Đối tượng nghiên cứu Doanh nghiệp kinh doanh các loại vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, vận tải hàng hóa đường bộ, mua bán phụ tùng xe ô tô, sang lắp mặt bằng, xây dựng công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, do đó đối tượng nghiên cứu là kết quả toàn bộ quá trình ho ạt động kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp như: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh, các số liệu kế toán có liên quan. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Phương pháp thu thập số liệu Số liệu được thu thập là số liệu thứ cấp: các bảng báo cáo tài chính, các tài liệu có liên quan, GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 2 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  16. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 4.2. Phương pháp phân tích số liệu Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối, tương đối, phân tích, tổng hợp kết hợp với lý luận để phân tích các biến số biến động qua các năm của đơn vị. Từ đó ta có thể thấy được thực tình hình của doanh nghiệp biến động qua các năm như thế nào để có thể tìm ra định hướng phát triển trong t ương lai cho doanh nghiệp. 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Bài luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích kết quả hoạt động kinh doanh. Chương 2 : Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy từ năm 2008 – 2010. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 3 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  17. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 PHẦN 2: NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Phân tích hoạt động kinh doanh là việc đi sâu nghiên cứu theo yêu cầu của hoạt động quản lý kinh doanh căn cứ vào tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế, bằng các phương pháp thích hợp hơn, so sánh số liệu và phân giải mối liên hệ nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinh doanh và các nguồn tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ nhận thức để cải tiến các hoạt động trong kinh doanh, một cách tự giác và có ý thức phù hợp với điều kiện cụ thể và với các yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan, nhằm đem lại hiệu quả trong kinh doanh cao hơn. 1.1.1. Khái niệm Phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động cụ thể như: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Bằng những phương pháp riêng kết hợp với những phương pháp kĩ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh, phát hiện những qui luật của các hoạt động trong một doanh nghiệp dựa vào các dữ liệu trong lịch sử, làm cơ sở cho các quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách cho tương lai. 1.1.2. Đối tượng và ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là kết quả kinh doanh. Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố đã tác động đến kết quả kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp, sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại và dịch vụ. Ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh doanh GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 4 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  18. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 + Là công cụ để kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. + Cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. + Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. + Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. + Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. + Hữu dụng cho cả trong và ngoài doanh nghiệp. 1.1.3. Mục đích và nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh doanh Mục đích cuối cùng của phân tích hoạt động kinh doanh là đúc kết quá trình kinh doanh và kết quả kinh doanh, tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ, thành qui luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp. Nhiệm vụ cụ thể của phân tích hoạt động kinh doanh là: + Đánh giá kết quả thực hiện được so với kế hoạch hoặc so với tình hình thực hiện kì trước, các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành hoặc chỉ tiêu trung bình ngành và các thông số thị trường. + Phân tích những yếu tố chủ quan và khách quan có khả năng tác động đến tình hình thực hiện kế hoạch. + Phân tích hiệu quả các phương án kinh doanh hiện tại và các dự án đầu tư dài hạn. + Xây dựng kế hoạch dựa trên kết quả phân tích. + Phân tích dự báo, phân tích chính sách và phân tích rủi ro trên các mặt hoạt động của doanh nghiệp + Lập báo cáo kết quả phân tích, thuyết minh và đề xuất biện pháp quản trị. 1.1.4. Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh Nội dung của phân tích kết quả kinh doanh là đánh giá quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh, với sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng và được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu về kinh tế. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 5 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  19. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ dừng lại ở đánh giá biến động của kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu xem xét các nhân tố ảnh hưởng tác động đến sự biến động của chỉ tiêu. 1.1.5. Ý nghĩa của phân tích kết quả hoạt động kinh doanh Là công cụ để kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Là biện pháp quan trọng để phòng ngừa rủi ro. Hữu dụng cho cả trong và ngoài doanh nghiệp. 1.1.6. Nhiệm vụ Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình nhận thức, hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp và là cơ sở cho việc ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, phân tích hoạt động kinh doanh có những nhiệm vụ sau: Kiểm tra và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế đã xây dựng. Xác định các nhân tố ảnh hưởng của các chỉ tiêu và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó. Đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của quá trình hoạt động kinh doanh. Xây dựng phương án kinh doanh dựa vào mục tiêu đã định. 1.2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH So sánh là phương pháp chủ yếu được dùng khi phân tích các số liệu tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh chỉ tiêu kì phân tích với một chỉ tiêu gốc. Khi sử dụng phương pháp so sánh phải dựa trên 3 nguyên tắc sau: GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 6 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  20. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 1.2.1. Lựa chọn gốc so sánh Các chỉ tiêu được chọn làm căn cứ so sánh, được gọi là gốc so sánh hay còn gọi là tiêu chuẩn so sánh. Các chỉ tiêu của kỳ được so sánh với kỳ gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả doanh nghiệp đạt được. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp, gốc so sánh có thể là: Tài liệu năm trước hoặc kì trước nhằm để đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu phân tích. Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự toán, định mức) để đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự toán, định mức có đúng với dự kiến hay không. Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng nhằm đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp so với các đơn vị khác trong ngành. Khẳng định vị trí của Doanh nghiệp, khả năng đáp ứng nhu cầu của ngành. 1.2.2. Điều kiện để so sánh được Để kết quả kinh doanh có ý nghĩa thì các chỉ tiêu được sử dụng so sánh phải đồng nhất về thời gian và không gian, cụ thể như sau: * Về thời gian: các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán như nhau (cụ thể như cùng tháng, quý, năm) và phải đồng nhất trên cả ba mặt: Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế Phải cùng phương pháp tính toán Phải cùng đơn vị đo lường * Về không gian: Các chỉ tiêu kinh tế cần phải được quy đổi về cùng quy mô tương tự như nhau (cụ thể là cùng một bộ phận, phân xưởng, một ngành, ). 1.2.3. Kỹ thuật so sánh Để đáp ứng mục tiêu so sánh người ta thường sử dụng các kĩ thhuật so sánh như sau: * So sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng kinh tế. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 7 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  21. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 ∆F = F 1 – F0 Trong đó: ∆F: Trị số so sánh. F1 : Trị số kì phân tích. F0 : Trị số kì gốc * So sánh bằng tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kì phân tích so với kì gốc của chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện tốc độ phát triển, mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế. ∆F = (F 1/F 0) x 100 * So sánh bằng số bình quân: là dạng đặc biệt của so sánh tuyệt đối, biểu hiện tính chất đặc trưng chung của một đơn vị kinh tế, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng tính chất. * So sánh mức biến động tương đối có điều chỉnh theo quy mô chung: là kết quả so sánh giữa pháp trừ giữa trị số của kì phân tích với trị số của kì gốc đã được điều chỉnh theo hệ số của chỉ tiêu có liên quan, mà chỉ tiêu có liên quan này quyết định chỉ tiêu của kì phân tích. Mức biến động tương đối = Chỉ tiêu kì phân tích – (Chỉ tiêu kì gốc x Hệ số điều chỉnh). So sánh theo chiều dọc: là so sánh để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng thể ở mỗi bảng báo cáo. So sánh theo chiều ngang: là quá trình so sánh để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối và số tuyệt đối của một chỉ tiêu nào đó qua các kỳ liên tiếp. 1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH THU CHI PHÍ LỢI NHUẬN 1.3.1. Doanh thu 1.3.1.1. Khái niệm doanh thu Doanh thu là phần giá trị mà công ty thu được trong quá trình hoạt động kinh doanh bằng việc bán sản phẩm hàng hóa của mình. Doanh thu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh quá trình hoạt động kinh doanh của đơn vị ở một thời điểm cần phân tích. Thông qua nó chúng ta có thể đánh giá được hiện trạng của doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không. Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động: Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 8 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  22. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Doanh thu từ hoạt động tài chính. Doanh thu từ hoạt động bất thường. Doanh thu thuần là doanh thu bán hàng sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ: chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, các loại thuế đánh trên doanh thu thực hiện trong kỳ như: thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, Doanh thu = Giá bán x Số lượng. 1.3.1.2. Điều kiện ghi nhận doanh thu Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu hoặc hàng hóa cho người mua. Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng. Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. 1.3.2. Chi phí 1.3.2.1. Khái niệm Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là những hao phí được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ các hoạt động từ khâu mua nguyên liệu tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó. Việc nhận định và tính toán từng loại chi phí là cơ sở để các nhà quản lí đưa ra những quyết định đúng đắn trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh. Do đó việc phân tích chi phí sản xuất kinh doanh là một bộ phận không thể thiếu được trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh, chi phí này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Qua phân tích chi phí sản xuất kinh doanh có thể đánh giá được mức chi phí tồn tại trong đơn vị, khai thác tìm kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 9 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  23. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 1.3.2.2. Chi phí bán hàng Chi phí này phản ánh các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, lao vụ bao gồm các chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo hành sản phẩm, Chi phí này bao gồm: Chi phí nhân viên. Chi phí vật liệu bao bì. Chi phí dụng cụ đồ dùng. Chi phí khấu hao tài sản cố định. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí bằng tiền khác. 1.3.2.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí này phản ánh các chi phí quản lý chung của Doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chánh, chi phí chung khác liên quan đến các hoạt động của Doanh nghiệp. Chi phí này bao gồm: Chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý. Chi phí đồ dùng văn phòng. Chi phí khấu hao tài sản cố định. Thuế, phí và lệ phí. Chi phí dự phòng. Chi phí dịch vụ mua ngoài. Chi phí bằng tiền khác. 1.3.3. Lợi nhuận Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới; mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của những tổ chức phi lợi nhuận là những công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. 1.3.3.1. Khái niệm Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá hiệu quả kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác lợi nhuận là phần còn lại của tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí trong hoạt động kinh doanh. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 10 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  24. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tiến hành tái sản xuất mở rộng quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian sau này. Lợi nhuận trước thuế là khoản lãi gộp trừ đi chi phí hoạt động. Lợi nhuận sau thuế là phần lợi nhuận còn lại sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Lợi nhuận giữ lại là phần lợi nhuận sau thuế còn lại, lợi nhuận giữ lại bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh. Lợi nhuận của doanh nghiệp được tạo ra từ các hoạt động sau: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính. Lợi nhuận từ hoạt động bất thường. Phân tích lợi nhuận là đánh giá tình hình lợi nhuận của doanh nghiệp, phân tích những nguyên nhân ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của lợi nhuận. Do đó, làm thế nào để nâng cao hiệu quả lợi nhuận đó là mong muốn của mọi doanh nghiệp, để từ đó có biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của Doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở để đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác cho việc sản xuất kinh doanh, để thích ứng với thị trường. Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí Tổng LNTT = LNHĐKD + LNHĐTC + Lợi nhuận khác 1.3.3.2. Ý nghĩa của lợi nhuận Lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng xã hội. Lợi nhuận được bổ sung vào khối lượng tư bản cho chu kì sản xuất sau, cao hơn trước. Đối với xã hội thì lợi nhuận mở rộng phát triển sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và tiêu dùng xã hội, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đối với doanh nghiệp thì lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh của doanh nghiệp trong nền kinh tế. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 11 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  25. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 1.4. GIỚI THIỆU HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH Báo cáo tài chính có vị trí quan trọng trong báo cáo thường niên của Doanh nghiệp. Báo cáo tài chính có thể có đôi nét khác nhau ở từng quốc gia, tuy nhiên nội dung mà chúng chứa đựng và phản ánh hoàn toàn thống nhất, hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống kế toán nói chung thuộc về tài sản nhân loại, là kết quả của trí tuệ và đúc kết qua thực tiễn của các nhà khoa học và của tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Hệ thống báo cáo tài chính gồm: Bảng cân đối kế toán. Báo cáo kết quả kinh doanh. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. 1.4.1. Bảng cân đối kế toán Là tài liệu quan trọng đối với nhiều đối tượng sử dụng khác nhau: bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Nội dung Bảng cân đối kế toán khái quát tình trạng tài chính của một Doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định, thường là cuối kì kinh doanh. Bảng cân đối kế toán phản ánh cấu thành của từng loại tài sản và từng loại nguồn vốn ở các thời điểm báo cáo. Đồng thời cho thấy sự biến động của từng loại tài sản từng loại nguồn vốn giữa các thời kì. Cơ cấu gồm 2 phần luôn bằng nhau là tài sản và nguồn vốn. Phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Phần tài sản gồm: A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Phần nguồn vốn (nguồn hình thành tài sản) phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có tại doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng tại doanh nghiệp mình. Phần nguồn vốn bao gồm: A: Nợ phải trả. B: Nguồn vốn chủ sở hữu. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 12 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  26. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 1.4.2. Báo cáo kết quả kinh doanh Còn gọi là báo cáo thu nhập, là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh, phản ánh thu nhập của hoạt động chính và các hoạt động khác qua một thời kỳ kinh doanh. Nội dung của báo cáo thu nhập là chi tiết hoá các chỉ tiêu của đẳng thức tổng quát quá trình kinh doanh. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng đồng thời phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của đơn vị như thuế và tình hình chấp hành Luật thuế giá trị gia tăng. Các yếu tố cơ bản của báo cáo hoạt động kinh doanh: Doanh thu. Trừ giá vốn hàng bán. Lãi gộp. Chi phí kinh doanh: + Chi phí bán hàng. + Chi phí quản lý. Cộng chi phí kinh doanh. Lãi từ hoạt động kinh doanh. Lợi tức và chi phí không kinh doanh. Lãi lỗ trước thuế. Thuế thu nhập doanh nghiệp. Lãi ròng sau thuế. Kết cấu của bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm 2 phần chính: Phần 1: lãi lỗ trong kinh doanh được phản ánh theo kì trước, của kì này và lũy kế từ đầu năm theo 3 chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Phần 2: tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước. 1.4.3. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Còn gọi là báo cáo ngân lưu, là báo cáo tài chính cần thiết không những đối với nhà quản trị hoặc giám đốc tài chính mà còn là mối quan tâm của nhiều đối tượng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp. Báo cáo ngân lưu thể hiện lượng tiền vào, tiền ra của doanh nghiệp. Kết quả phân tích ngân lưu giúp Doanh nghiệp điều phối lượng tiền mặt một cách cân đối giữa các lĩnh vực: kinh doanh, đầu tư, tài chính. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 13 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  27. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ được tổng hợp từ ba dòng tiền có được từ ba hoạt động của doanh nghiệp: Hoạt động kinh doanh (hoạt động chính của Doanh nghiệp): sản xuất, thương mại, dịch vụ. Hoạt động đầu tư: trang bị, thay đổi tài sản cố định, đầu tư chứng khoán, liên doanh, đầu tư kinh doanh bất động sản, Hoạt động tài chính: những hoạt động làm thay đổi cơ cấu tài chính, thay đổi trong vốn chủ sở hữu, nợ vay, phát hành trái phiếu, . 1.4.4. Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Là báo cáo được trình bày bằng lời văn nhằm giải thích thêm chi tiết của những nội dung thay đổi về tài sản, nguồn vốn mà các dữ liệu bằng số trong các báo cáo tài chính không thể thể hiện hết được. 1.5. CÁC TỶ SỐ TÀI CHÍNH 1.5.1. Tỷ số thanh toán 1.5.1.1. Tỷ số thanh toán hiện thời Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện thời = Nợ ngắn hạn Tỷ số thanh toán hiện thời cho biết cứ mỗi đồng nợ ngắn hạn mà Doanh nghiệp đang giữ, thì Doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Nếu tỷ số này nhỏ hơn một thì có nghĩa là Doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán khoản nợ ngắn hạn sắp đáo hạn. Tỷ số này có giá trị càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Doanh nghiệp càng lớn. Tuy nhiên, nếu giá trị của tỷ số này quá cao thì điều này lại không tốt vì nó phản ảnh Doanh nghiệp đã đầu tư quá mức vào tài sản lưu động so với nhu cầu của Doanh nghiệp. Tài sản lưu động dư thừa thường không tạo thêm doanh thu. 1.5.1.2. Tỷ số thanh toán nhanh Tỷ số thanh toán nhanh thể hiện quan hệ giữa các loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền để thanh toán các khoản nợ cần chi trả nhanh trong cùng thời điểm. Hàng tồn kho là tài sản khó hoán chuyển thành tiền nên hàng tồn kho không được xếp vào loại tài sản lưu động có khả năng chuyển nhanh thành tiền. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 14 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  28. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Tài sản lưu động – Hàng tồn kho Tỷ số thanh toán nhanh = Nợ ngắn hạn Tỷ số này thông thường nếu lớn hơn một thì tình hình thanh toán của Doanh nghiệp tương đối khả quan, Doanh nghiệp có thể đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh. Tuy nhiên, tỷ số này quá lớn lại gây tình trạng mất cân đối của vốn lưu động. 1.5.2. Tỷ số hoạt động 1.5.2.1. Số vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho là một loại tài sản dự trữ với mục đích bảo đảm cho quá trình sản xuất bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức độ tiêu thụ sản phẩm, thời vụ trong năm, Để tiến hành sản xuất liên tục và đáp ứng sản phẩm cho nhu cầu khách hàng, mỗi doanh nghiệp cần xác lập một mức dự trữ hàng tồn kho hợp lý. Sự luân chuyển của hàng tồn kho thiết lập nên mối liên hệ giữa khối lượng sản phẩm đã bán và hàng tồn kho. Sự luân chuyển của hàng tồn kho giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau thường khác nhau và ngay cả trong nội bộ các ngành cũng khác nhau. Khi phân tích khả năng thanh toán cần thiết phải xem xét số vòng quay các loại hàng tồn kho và các khoản phải thu, bởi vì tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm của nó ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã bán với hàng hóa dự trữ trong kho. Hệ số này thể hiện số lần hàng hóa tồn kho bình quân được bán trong kỳ. Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho = Trị giá hàng tồn kho bình quân Vòng quay hàng tồn kho cao thì doanh nghiệp được đánh giá hoạt động có hiệu quả, đã giảm được vốn đầu tư cho hàng hóa dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơ hàng hóa tồn kho trở thành hàng ứ đọng. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 15 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  29. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 1.5.2.2. Số vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu thể hiện quan hệ giữa doanh thu thuần với các khoản phải thu của khách hàng. Nó phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của Doanh nghiệp. Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Các khoản phải thu bình quân Vòng quay các khoản phải thu càng cao chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của khách hàng càng nhanh. Tuy nhiên nếu hệ số này quá cao có thể ảnh hưởng đến mức tiêu thụ vì hệ số này quá cao đồng nghĩa với kì hạn thanh toán ngắn, không hấp dẫn khách mua hàng. 1.5.2.3. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn Hiệu suất sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, chất lượng công tác quản lý sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở đó đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn = Tổng số vốn sử dụng Tỷ số này phản ánh toàn bộ vốn đã sinh ra và doanh thu như thế nào, qua đó đánh giá khả năng sử dụng vốn của Doanh nghiệp. 1.5.2.4. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Tỷ lệ này đo lường một đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = Toàn bộ tài sản 1.5.3. Tỷ số sinh lợi 1.5.3.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Mức lợi nhuận trên doanh thu hay còn gọi là suất sinh lợi của doanh thu, thể hiện một đồng doanh thu có khả năng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Lợi nhuận ròng Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = x 100% Doanh thu thuần GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 16 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  30. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận còn là chỉ tiêu để xem xét mức trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi đối với doanh nghiệp nhà nước khi duyệt quyết toán tài chính hàng năm của doanh nghiệp. 1.5.3.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) Lợi nhuận trên tài sản mang ý nghĩa: một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và quản lí tài sản càng hợp lí và hiệu quả. Lợi nhuận ròng ROA = x 100% Tổng tài sản Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. 1.5.3.3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) Chỉ tiêu này đo lường mức độ tạo ra lợi nhuận của vốn tự có hay là đo lường mức độ doanh lợi trên mức đầu tư của chủ sở hữu (mức lợi nhuận đạt được trên một đồng vốn). Lợi nhuận ròng ROE = x 100% Vốn tự có 1.5.3.4. Tỷ lệ lãi gộp Tỷ lệ lãi gộp cho phép dự kiến biến động của giá bán với biến động của chi phí, đây là khía cạnh quan trọng giúp doanh nghiệp nghiên cứu quá trình hoạt động với chiến lược kinh doanh. Lãi gộp Tỷ lệ lãi gộp = x 100% Doanh thu thuần Lãi gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 17 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  31. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂM THỦY TỪ NĂM 2008 2010 2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 2.1.1. Tóm lược quá trình hình thành và phát triển Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy được thành lập lần đầu vào ngày 08/02/2007 và đăng kí thay đổi lần 2 vào ngày 21/09/2010. Loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp tư nhân. Có trụ sợ tại: số 26, Bạch Đằng, Phường 4, Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh. Số điện thoại: 0743.851727. Mã số thuế: 2100334176. Chủ doanh nghiệp (giám đốc): Nguyễn Thanh Tâm Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy được thành lập dựa trên luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ dân sự theo luật định, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình trong s ố vốn do Doanh nghiệp quản lý, có con dấu riêng, có tài sản và các quỹ tập trung, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của nhà nước. Với số vốn ban đầu khoảng 2 tỷ đồng, Doanh nghiệp Tâm Thủy đã không ngừng phát triển. Hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp được tiến hành ổn định. Kết quả thời gian từ năm 2007 đến nay, Doanh nghiệp đã đứng vững trên thị trường, tự trang trải chi phí và hoạt động kinh doanh có lãi. Doanh thu ngày càng lớn, đời sống nhân viên ngày càng ổn định với mức thu nhập trung bình 1.500.000đồng/người/tháng. Quy mô Doanh nghiệp ngày càng được mở rộng với gần 20 lao động và 2 nhà kho. 2.1.2. Chức năng lĩnh vực hoạt động Doanh nghiệp Tâm Thủy là công ty hoạt đông trong lĩnh vực: mua bán vật liệu xây dựng và trang trí nội thất, vận tải hàng hóa đường bộ, mua bán phụ tùng xe ô tô, sang lắp mặt bằng, xây dựng công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, bờ kè, công trình hệ thống cấp nước sinh hoạt. Thông qua quá trình hoạt động kinh doanh nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu của thị trường về phát triển của Doanh nghiệp, tăng tích lũy cho ngân sách cải thiện đời sống GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 18 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  32. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 nhân viên. Doanh nghiệp Tâm Thủy các sản phẩn và dịch vụ phục cụ cho nhu cầu của thị trường theo nguyên tắc kinh doanh có lãi thực hiện tốt nghĩa vụ thuế và các khoản phải nộp ngân sách, hoạt động kinh doanh theo pháp luật đồng thời không ngừng nâng cao đời sống nhân viên trong toàn Doanh nghiệp. 2.1.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Doanh nghiệp Doanh nghiệp cung cấp các mặt hàng có chất lượng cho khách hàng. Khi khách hàng có yêu c ầu về sử dụng sản phẩm của Doanh nghiệp thì Doanh nghiệp có phương tiện vận chuyển để giao hàng tận nơi cho khách hàng. Với điều kiện kinh doanh canh tranh như hiện nay thì Doanh nghiệp không chỉ phục vụ cho khách hàng trong tỉnh mà đã mở rộng kinh doanh ra các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Bến Tre, 2.1.4. Tổ chức quản lý của doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp: điều hành và quản lý, chịu trách nhiệm trước pháp luật, định hướng, xây dựng các chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Kế toán: cung cấp thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính trong Doanh nghiệp, kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và báo cáo tình hình tài chính Doanh nghiệp. Nhân viên: thực hiện các nhiệm vụ do chủ Doanh nghiệp giao cho, giúp Doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu đã định. 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy Niên độ kế toán bắt đầu từ 01/01 đến 31/12 hàng năm. Phương pháp hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. Đơn vị tiền tệ áp dụng : đồng Việt Nam. Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ. Phương pháp khấu hao TSCĐ: phương pháp đường thẳng. Nhân viên kế toán thực hiện việc tổ chức hướng dẫn và kiểm tra thực hiện toàn bộ phương pháp thu thập xử lý thông tin ban đầu, thực hiện đầy đủ chiến lược ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính, cung cấp một cách đầy đủ chính xác kịp thời những thông tin toàn cảnh về tình hình tài chính của Doanh nghiệp. Từ đó tham mưu cho Giám đốc để đề ra biện pháp các quy định phù hợp với đường lối phát triển của Doanh nghiệp. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 19 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  33. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 2.1.5.1. Chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ kế toán Phiếu nhập kho, xuất kho. Phiếu thu, chi. Hóa đơn bán hàng. Trình tự và thời gian luân chuyển chứng từ kế toán do Giám đốc Doanh nghiệp quy định. Tất cả các chứng từ gốc của kế toán do đơn vị lập ra hay từ bên ngoài chuyển đến đều phải tập trung vào bộ phận kế toán của Doanh nghiệp. Bộ phận kế toán kiểm tra những chứng từ kế toán đó và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh tính pháp lý của chứng từ thì mới dùng những chứng từ kế toán đó ghi vào sổ kế toán. Trình tự chuyển chứng từ bao gồm các bước sau: Lập, tiếp nhận, xử lý chứng từ kế toán. Kiểm tra chứng từ: khi nhận chứng từ phải kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp và hợp lý của chứng từ. Kế toán viên kiểm tra và ký chứng từ, trình Giám đốc ký duyệt. Phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán, định khoản và ghi sổ kế toán Lưu trữ, bảo quản chứng từ: chứng từ là căn cứ pháp lý để ghi sổ đồng thời là tài liệu lịch sử của doanh nghiệp. Vì vậy sau khi ghi sổ và kết thúc kỳ hạch toán chứng từ được chuyển vào lưu trữ, bảo đảm an toàn. 2.1.5.2. Hình thức ghi sổ kế toán Doanh nghiệp áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ. Doanh nghiệp chỉ áp dụng một hệ thống chứng từ, sổ sách duy nhất do nhà nước qui định. Toàn bộ hoạt động và tài sản của Doanh nghiệp đều được phản ánh trên sổ kế toán. Sổ kế toán phải mở đầy đủ, chi tiết cho từng tiểu khoản, tài khoản để theo dõi, phản ánh toàn bộ hoạt động kinh tế phát sinh và tài sản do Doanh nghiệp quản lý. Phải mở sổ chi tiết nhập, xuất, tồn công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, . Tổ chức ghi chép trên s ổ sách kế toán phải theo đúng mẫu qui đinh: số ngày tháng, số chứng từ gốc, tài khoản đối ứng, đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 20 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  34. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Phải tiến hành khóa sổ kế toán đúng thời gian, đúng nguyên tắc: số phát sinh, lũy kế, số dư cuối kỳ. Chứng từ gốc Sổ quỹ Sổ thẻ kế toán Bảng tổng hợp chi tiết chứng từ gốc Sổ đăng ký chứng Chứng từ ghi sổ từ ghi sổ Bảng tổng Sổ cái hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Ghi hàng ngày Hình 2.1: Sơ đồ hình thức chứng từ ghi sổ GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 21 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  35. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Trình tự ghi sổ Căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra hợp lệ, từ đó tổng hợp, phân loại, đánh số thứ tự sau đó ghi vào chứng từ ghi sổ đồng thời vào sổ kế toán chi tiết. Từ chứng từ ghi sổ đã được lập ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ kế toán ghi vào sổ cái tài khoản, được ghi theo nguyên tắc nợ một tài khoản đối ứng ghi nhiều tài khoản và ngược lại. Từ sổ kế toán chi tiết lên bảng tổng hợp số liệu chi tiết, và từ sổ cái các tài khoản lập Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản, đồng thời kiểm tra đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp số liệu chi tiết và sổ cái, giữa bảng đăng ký chứng từ ghi sổ với Bảng cân đối tài khoản. Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối tài khoản và bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lập báo cáo tài chính. 2.2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂM THUỶ QUA BA NĂM 2008 2010 2.2.1. Phân tích tình hình chung kết quả hoạt động kinh doanh qua ba năm 20082010 Đối với tất cả các Doanh nghiệp hay các công ty thì vấn đề lợi nhuận là rất quan trọng và Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thuỷ cũng như thế, cũng luôn quan tâm đến kết quả sản xuất kinh doanh vì kết quả sản xuất kinh doanh sẽ phản ánh chỉ tiêu quan trọng nhất đó là lợi nhuận. Lợi nhuận được coi là đòn bẩy kinh tế và là chỉ tiêu cơ b ản để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp đồng thời là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp nói đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Việc phân tích các báo cáo tài chính là rất quan trọng, đặc biệt là báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta cần xác định từng vấn đề cơ bản như sau: Thứ nhất, cần xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trước thông qua việc so sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước. Đặc biệt chú ý đến sự biến động của doanh thu thuần, tổng lợi nhuận kế toán, lợi nhuận chịu thuế thu nhập Doanh nghiệp và l ợi nhuận sau thuế, đồng thời giải trình tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng hay giảm l à do những nhân tố nào tác động đến. Bởi đây là phần lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 22 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  36. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 và quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Căn cứ vào Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp ta tiến hành lập bảng phân tích sau: GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 23 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  37. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Bảng 2.1: KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI DNTN TÂM THUỶ QUA BA NĂM (2008 2010) Đơn v ị tính: Đồng 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) 1. Doanh thu bán hàng 101.132.728 1.505.560.941 3.624.717.937 1.404.428.213 1.388,7 2.119.156.996 140,8 và cung cấp dịch vụ 2. Các kho ản giảm trừ doanh thu 0 0 0 0 0 3. Doanh thu thuần về bán hàng 101.132.728 1.505.560.941 3.624.717.937 1.404.428.213 1.388,7 2.119.156.996 140,8 và cung cấp dịch vụ 4. Giá vốn hàng bán 50.566.364 1.422.755.000 3.377.954.410 1.372.188.636 2.713,6 1.955.199.410 137,4 5. Lợi nhuận gộp về bán hàng 50.566.364 82.805.941 246.763.527 32.239.577 63,8 163.957.586 198 và cung cấp dịch vụ 6. Doanh thu ho ạt động t ài chính 0 1.609.265 1.048.740 1.609.265 560.525 34.8 7. Chi phí tài chính 0 0 17.827.333 0 17.827.333 Trong đó: Chi phí l ãi vay 0 0 17.827.333 0 17.827.333 8. Chi phí qu ản lý kinh doanh 48.434.547 59.928.457 183.196.908 11.493.910 23,7 123.268.451 205,7 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt 2.131.817 24.486.749 46.788.026 22.354.932 1.048,6 22.301.277 91,1 động kinh doanh 10. Thu nhập khác 0 0 0 0 0 11. Chi phí khác 0 0 0 0 0 12. Lợi nhuận khác 0 0 0 0 0 13. Tổng lợi nhuận kế toán 2.131.817 24.486.749 46.788.026 22.354.932 1.048,6 22.301.277 91,1 trước thuế 14. Chi phí thuế thu nhập 0 2.142.590 11.697.007 2.142.590 9.554.417 445,9 doanh nghi ệp 15. Lợi nhuận sau thuế thu 2.131.817 22.344.159 35.091.019 20.212.342 948,1 12.746.860 57 nh ập doanh nghiệp (Nguồn: kế toán Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thuỷ, năm 20082010) GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 24 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  38. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Đồng 40000000 Lợi nhuận 30000000 20000000 10000000 Năm 0 2008 2009 2010 Hình 2.2: Tình hình lợi nhuận tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua ba năm 2008 – 2010 Qua bảng biểu đồ tình hình lợi nhuận của Doanh nghiệp Tâm Thủy ta thấy lợi nhuận của Doanh nghiệp không ngừng tăng lên qua các năm 2009 và 2010. Cụ thể như sau: lợi nhuận năm 2008 chỉ đạt 2.131.817 đồng, năm 2009 đạt 22.344.159 đồng, và năm 2010 tiếp tục tăng lên 12.746.860 đồng đạt 35.091.019 đồng tức là tăng 57% so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2008 Doanh nghiệp còn mới thành lập chưa được lâu nên tình hình lợi nhuận còn thấp. Đến năm 2009 về sau Doanh nghiệp rút ra được những kinh nghiệm hoạt động từ năm trước nên đã đưa ra những biện pháp quản lý hiệu quả hơn, làm cho kết quả hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp năm 2009 – 2010 không ngừng tăng lên. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 25 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  39. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 2.2.1.1. Phân tích kết cấu và sự biến động của doanh thu Bảng 2.2: KẾT CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG DOANH THU TẠI DNTN TÂM THỦY QUA BA NĂM (2008 2010) Đơn vị tính: Đồng TỶ TỶ TỶ 2009/2008 2010/2009 NĂM CHỈ TIÊU TRỌNG NĂM 2009 TRỌNG NĂM 2010 TRỌNG 2008 Số tiền (%) Số tiền (%) (%) (%) (%) Doanh thu bán hàng và 101.132.728 100 1.505.560.941 99,89 3.624.717.937 99,97 1.404.428.213 1.388,70 2.119.156.996 140,76 cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài 1.609.265 0,11 1.048.740 0,03 1.609.265 560.525 34,83 chính Doanh thu hoạt động 101.132.728 100 1.507.170.206 100 3.625.766.677 100 1.406.037.478 1.390,29 2.118.596.471 140,57 kinh doanh (Nguồn: kế toán Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thuỷ, năm 20082010) GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 26 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  40. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng: năm 2008 tổng doanh thu đạt 101.132.728 đồng, năm 2009 đạt 1.505.560.941 đồng tương ứng với tăng 1.388,70%, năm 2010 đạt 3.624.717.937 đồng tăng 2.119.156.996 đồng tức là tăng 140,8% so với năm 2009. Do Doanh nghiệp mới thành lập vào năm 2007 nên doanh thu và lợi nhuận của Doanh nghiệp không cao, vào năm 2009 và năm 2010 Doanh nghiệp đã ăn nên làm ra, tạo được uy tín và sự tín nhiệm với các đối tác nên bán được nhiều hàng hoá làm cho doanh thu bán hàng tăng cao qua hai năm. Doanh thu hoạt động tài chính của Doanh nghiệp không cao. Cụ thể như sau: doanh thu hoạt động tài chính năm 2008 là 0, năm 2009 là 1.609.265 đ ồng và năm 2010 là 1.048.740 đồng giảm 560.525 đồng so với năm 2009 tương ứng với giảm 34,83%. Nguồn doanh thu này chủ yếu là thu đư ợc từ khoản tiền gởi tại ngân hàng của Doanh nghiệp. Nguồn doanh thu này giảm là do nhu cầu sử dụng tiền mặt của Doanh nghiệp tăng vào năm 2010 nên số tiền tại ngân h àng của Doanh nghiệp giảm dẫn đến số tiền lãi thu được của Doanh nghiệp giảm theo. Xét về kết cấu thì doanh thu bán hàng của Doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu của Doanh nghiệp, cụ thể như sau: năm 2008 doanh thu bán hàng chiếm đến 100% trong tổng số doanh thu của Doanh nghiệp, năm 2009 doanh thu bán hàng chiếm 99,89% tổng doanh thu của Doanh nghiệp, còn lại 0,11% là doanh thu tài chính của Doanh nghiệp. Tỷ trọng các loại doanh thu năm 2010 thay đổi không nhiều so với năm 2009, doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng 99,97% trong tổng doanh thu của Doanh nghiệp trong khi doanh thu từ hoạt động tài chính chiếm tỷ trọng rất nhỏ là 0,03% trong tổng doanh thu. Nguyên nhân là do bán hàng là hoạt động chính của Doanh nghiệp dẫn đến tỷ trọng của nguồn doanh thu này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu của Doanh nghiệp. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 27 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  41. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 2.2.1.2. Phân tích kết cấu và sự biến động của chi phí Bảng 2.3: KẾT CẤU VÀ SỰ BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ TẠI DNTN TÂM THỦY QUA BA NĂM (2008 – 2010) Đơn vị tính: Đồng TỶ TỶ TỶ 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU NĂM 2008 TRỌNG NĂM 2009 TRỌNG NĂM 2010 TRỌNG Số tiền (%) Số tiền (%) (%) (%) (%) Giá vốn hàng 50.566.364 51,08 1.422.755.000 95,82 3.377.954.410 94,08 1.372.188.636 2.713,64 1.955.199.410 137,42 bán Chi phí tài 17.827.333 0,50 17.827.333 chính Chi phí quản 48.434.547 48,92 59.928.457 4,04 183.196.908 5,10 11.493.910 23,73 123.268.451 205,69 lý kinh doanh Chi phí thuế thu nhập 2.142,590 0.14 11.697.007 0,33 2.142.590 9.554.417 445,93 doanh nghiệp Tổng chi phí của doanh 99.000.911 100 1.484.826.047 100 3.590.675.658 100 1.385.825.136 1.399,81 2.105.849.611 141,82 nghiệp (Nguồn: kế toán Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thuỷ, năm 20082010) GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 28 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  42. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Tổng chi phí của Doanh nghiệp năm 2009 đạt 1.484.826.047 đồng, tăng 1.399,81% so với năm 2008. Năm 2010 tổng chi phí lại tăng lên thêm 141,82% so với năm 2009 đạt 3.590.675.658 đồng. Giá vốn hàng bán bị biến động theo sư biến động của nền kinh tế thị trường nên đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh. Giá vốn hàng bán năm 2009 là 1.422.755.000 đồng tăng 1.372.188.636 đồng so với năm 2008 tương ứng tăng 2.713,6%, và năm 2010 là 3.377.954.410 đồng tăng 1.955.199.410 đồng tương ứng với mức tăng là 137,4%. Nguyên nhân của sự tăng mạnh giá vốn hàng bán vào năm 2009 là do Doanh nghiệp đã mở rộng việc kinh doanh, số lượng hàng hóa tăng dẫn đến giá vốn hàng bán tăng. Chi phí tài chính của Doanh nghiệp chỉ phát sinh v ào năm 2010 là 17.827.333 đồng. Chi phí này phát sinh là do quy mô kinh doanh của Doanh nghiệp được mở rộng nên các khoản vay Ngân hàng bắt đầu xuất hiện để đáp ứng nhu cầu kinh doanh dẫn đến việc phát sinh các khoản lãi vay ngân hàng của Doanh nghiệp làm chi phí tài chính tăng lên. Chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp chiếm một khoảng chi phí tương đối lớn. Năm 2008 là 48.434.547 đồng, năm 2009 là 59.928.457 đồng tăng 23,7% so với năm 2008 và năm 2010 chí phí này tăng lên và đạt 183.196.908 đồng ứng mới mức tăng là 205,69%. Chính vì đây là doanh nghiệp mới thành lập nên vào năm 2008 và năm 2009 chi phí này không cao, nhưng năm 2010 hoạt động sản suất kinh doanh có hiệu quả nên Doanh nghiệp cũng phải đầu tư nhiều vào công tác quản lý làm cho chi phí này tăng lên. Chi phí thuế thu nhập Doanh nghiệp năm 2008 là 0, năm 2009 là 2.142.590 đồng và năm 2010 là 11.697.007 đồng tăng 9.554.417 đồng tức là tăng 445,9%. Do đây là Doanh nghiệp mới thành lập nên năm 2008 được miễn thuế và năm 2009, 2010 được giảm thuế nên dù lợi nhuận của Doanh nghiệp cao nhưng khoản chi phí này không cao. Xét về kết cấu thì khoản giá vốn hàng bán luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số chi phí của Doanh nghiệp. Cụ thể như sau: năm 2008 giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng 51,08 %, năm 2009 chiếm 95,82 %, năm 2010 chiếm 94,08% trong tổng số chi phí của Doanh nghiệp. Nguyên nhân của sự biến động tỷ trọng giá vốn hàng bán là do hoạt GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 29 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  43. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 động kinh doanh của Doanh nghiệp không ngừng được mở rộng dẫn đến số lượng hàng hóa bán ra của Doanh nghiệp tăng lên làm cho giá vốn hàng bán của Doanh nghiệp tăng. Chi phí quản lý kinh doanh của Doanh nghiệp cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí của Doanh nghiệp. Năm 2008 chi phí này chiếm 48,92%, năm 2009 chiếm 4,04%, năm 2010 chiếm 5,10%. Tỷ trọng của chi phí này có giảm là do việc kinh doanh của Doanh nghiệp được mở rộng làm cho tỷ trọng của giá vốn hàng bán tăng cao dẫn đến tỷ trọng của chi phí quản lý doanh nghiệp giảm. Chi phí hoạt động tài chính và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của Doanh nghiệp. Do Doanh nghiệp mới thành lập nên đối với Doanh nghiệp chi phí này là thấp. * Nhìn chung trong những năm qua chi phí có sự tăng lên nhưng Doanh nghiệp vẫn có mức lợi nhuận tăng. Để đạt tốc độ như vậy Doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư vào các khâu trong quá trình kinh doanh, đồng thời công tác quản lý của Doanh nghiệp ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 30 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  44. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 2.2.2. Phân tích tình hình tài chính tại Doanh nghiệp qua ba năm 2008 – 2010 Bảng 2.4. BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN QUA BA NĂM 2008 2010 Đơn vị tính: Đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn 239.116.766 1.456.788.338 4.004.145.526 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 17.029.093 431.369.102 369.489.410 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 48.000.000 772.584.334 3.087.271.011 1. Phải thu của khách hàng 48.000.000 772.584.334 2.867.947.434 2. Trả trước cho người bán 101.323.577 3. Các khoản phải thu khác 118.000.000 VI. Hàng tồn kho 171.342.763 252.834.902 547.385.105 1. Hàng tồn kho 171.342.763 252.834.902 547.385.105 V. Tài sản ngắn hạn khác 2.744.910 1. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 2.744.910 B. Tài sản dài hạn 187.954.545 1.892.894.999 1.927.524.090 I. Tài sản cố định 180.000.000 1.880.000.000 1.880.000.000 1. Nguyên giá 180.000.000 1.880.000.000 1.880.000.000 II. Bất động sản đầu tư III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn IV. Tài sản dài hạn khác 7.954.545 12.894.999 47.524.090 1. Tài sản dài hạn khác 7.954.545 12.894.999 47.524.090 TỔNG TÀI SẢN 427.071.311 3.349.683.337 5.931.669.616 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 123.603.968 1.332.871.835 3.880.787.095 I. Nợ ngắn hạn 123.603.968 1.332.871.835 3.880.787.095 1. Vay ngắn hạn 180.000.000 300.000.000 2. Phải trả cho người bán 50.000.000 387.883.315 608.759.863 3. Người mua trả tiền trước 620.955.000 2.851.310.000 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 3.603.968 74.033.520 120.717.232 5. Các khoản phải trả ngắn hạn khác 70.000.000 70.000.000 II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu 303.467.343 2.016.811.502 2.050.882.521 I. Vốn chủ sở hữu 303.467.343 2.016.811.502 2.050.882521 1. Vốn đầu tư vốn chủ sở hữu 300.000.000 2.000.000.000 2.000.000.000 2. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 3.467.343 16.811.502 50.882.521 II. Quỹ khen thưởng phúc lợi TỔNG NGUỒN VỐN 427.071.311 3.349.683.337 5.931.669.616 (Nguồn: kế toán Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thuỷ, năm 20082010) GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 31 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  45. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Thông qua Bảng cân đối kế toán của Doanh nghiệp ta có thể thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của Doanh nghiệp như thế nào. Để hiểu rõ hơn tình hình tình chính của Doanh nghiệp qua các năm ta sẽ phân tích các số liệu phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán bằng việc xác định những biến động về kết cấu và vi mô của tài sản và nguồn vốn. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 32 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  46. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 2.2.2.1. Phân tích tình hình tài sản tại Doanh nghiệp qua ba năm 2008 – 2010 Bảng 2.5: TÌNH HÌNH TÀI SẢN TẠI DNTN TÂM THỦY QUA BA NĂM (2008 – 2010) Đơn vị tính: đồng 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Chênh lệch (%) Số tiền (%) A. Tài sản ngắn hạn 239.116.766 1.456.788.338 4.004.145.526 1.217.671.572 509,2 2.547.357.188 174,9 I. Tiền 17.029.093 431.369.102 369.489.410 414.340.009 2.433,1 61.879.692 14,3 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn 48.000.000 772.584.334 3.087.271.011 724.584.334 1.509,6 2.314.686.677 299,6 hạn 1. Phải thu của khách hàng 48.000.000 772.584.334 2.867.947.434 724,584.334 1.509,6 2.095.363.100 271,2 2. Trả trước cho người bán 101.323.577 101.323.577 3. Các khoản phải thu khác 118.000.000 118.000.000 4. Dự phòng phải thu khó đòi VI. Hàng tồn kho 171.342.763 252.834.902 547.385.105 81.492.139 47,6 294.550.203 116,5 V. Tài sản ngắn hạn khác 2.744.910 2.744.910 100,0 B. Tài sản dài hạn 187.954.545 1.892.894.999 1.927.524.090 1.704.940.454 907,1 34.629.091 1,8 I. Tài sản cố định 180.000.000 1.880.000.000 1.880.000.000 1.700.000.000 944,4 0 0 II. Bất động sản đầu tư III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn IV. Tài sản dài hạn khác 7.954.545 12.894.999 47.524.090 4.940.454 62,1 34.629.091 268,5 TỔNG TÀI SẢN 427.071.311 3.349.683.337 5.931.669.616 2.922.612.026 684,3 2.581.986.279 77,1 (Nguồn: kế toán Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thuỷ, năm 20082010) GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 33 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  47. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Nhìn chung tổng tài sản của Doanh nghiệp qua ba năm đều tăng mạnh. Cụ thể là năm 2009 đạt 3.349.683.337 đồng tăng 2.922.612.026 đồng tương ứng tăng 684,3% so với năm 2008. Năm 2010 tiếp tục tăng thêm 2.581.986.279 đồng tương ứng tăng 77,1% so với năm 2009. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của sự tăng giảm các khoản mục tài sản ngắn hạn và dài hạn như sau: a. Tài sản ngắn hạn Căn cứ vào bảng 2.5 ta thấy tài sản ngắn hạn qua ba năm có xu hướng tăng lên. Cụ thể là tài sản lưu động năm 2008 so với năm 2009 tăng 1.217.671.572 đồng tương ứng với tăng 509,2%, năm 2010 tiếp tục tăng mạnh lên thêm 2.547.357.188 đồng tương ứng với tăng 174,9% so với năm 2009. Nguyên nhân của việc tăng như vậy là do ảnh hưởng của các khoản mục như sau: Vốn bằng tiền: năm 2009 tiền mặt t ại quỹ đạt 431.369.102 đồng, tăng 724.584.334 đồng so với năm 2008, tương ứng với tăng 2.433,1%, nguyên nhân là do trong năm 2009 doanh nghiệp đã thu nhiều trong việc bán hàng. Năm 2010 vốn bằng tiền giảm 61.879.692 đồng tương ứng với giảm 14,34% so với năm 2009. Nguyên nhân là do doanh nghiệp đã dùng tiền mặt tại quỹ để thanh toán các khoản phải trả, mua hàng thêm về nhập kho phục vụ lưu chuyển hàng hóa. Các khoản phải thu: năm 2009 các khoản phải thu đạt 772.584.334 đồng tăng 724.584.334 đồng tương ứng tăng 1.509,6 % so với năm 2008, đến năm 2010 các khoản phải thu tăng 2.314.686.677 đồng tương ứng tăng 299,6% so với năm 2009, các khoản thu tăng cho ta thấy qui mô của doanh nghiệp được mở rộng, có thêm nhiều khách hàng mới, khả năng chiếm lĩnh thị trường cao. Tuy nhiên ta thấy qua ba năm các khoản phải thu của Doanh nghiệp điều tăng đặc biệt là tăng mạnh vào năm 2009 làm cho nguồn vốn của Doanh nghiệp bị ứ đọng quá nhiều gây khó khăn cho khâu thanh toán, do chưa tích cực thu hồi các khoản nợ, doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Hàng tồn kho: Năm 2009 tăng 81.492.139 đồng đạt 252.834.902 đồng tương ứng tăng 47,6% so với năm 2008. Năm 2010 lại tăng thêm 294.550.203 đồng tương ứng tăng 116,5% so với năm 2009. Do hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp được mở rộng nên lượng hàng tăng lên để đảm bảo nguồn hàng trong lưu thông. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 34 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  48. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Tài ngắn hạn khác: năm 2008 tài sản ngắn hạn đạt 2.744.910 đồng. Đến năm 2009 và 2010 thì tài sản ngắn hạn này giảm chỉ còn 0. b. Tài sản dài hạn Nhìn chung ta thấy tài sản dài hạn của Doanh nghiệp tăng qua ba năm. Năm 2009 so với năm 2008 tăng mạnh 1.704.940.454 đồng đạt 1.892.894.999 đồng, tương ứng tăng 907,1% và năm 2010 tiếp tục tăng 34.629.091 đồng tương ứng tăng 1,8% so với năm 2009. Có sự tăng như vậy là do ảnh hưởng của các khoản mục: Tài sản cố định: năm 2009 tài sản cố định của Doanh nghiệp đạt 1.880.000.000 đồng, tăng 1.700.000.000 đồng tương ứng với tăng 944,4% so với năm 2008. Sang năm 2010 thì tài sản cố định này được giữ ổn định với mức 1.880.000.000 đồng. Nguyên nhân của sự tăng mạnh tài sản cố định vào năm 2009 là do Doanh nghiệp đầu tư nhiều vào việc mua sắm trang thiết bị và nhà xưởng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh đang được mở rộng. Tài sản dài hạn khác: năm 2009 đạt 12.894.999 đồng tăng 4.940.454 đồng tương ứng tăng 62,1% so với năm 2008. Đến năm 2010 tăng mạnh thêm 34.629.091 đồng tương ứng tăng 268,5% so với năm 2009. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 35 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  49. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 2.2.2.2. Phân tích tình hình nguồn vốn tại Doanh nghiệp qua ba năm 2008 – 2010 Bảng 2.6: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN TẠI DNTN TÂM THỦY QUA BA NĂM (2008 – 2010) Đon vị tính: đồng 2009/2008 2010/2009 CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Chênh lệch (%) Chênh lệch (%) A. Nợ phải trả 123.603.968 1.332.871.835 3.880.787.095 1.209.267.867 978,34 2.547.915.260 191,16 I. Nợ ngắn hạn 123.603.968 1.332.871.835 3.880.787.095 1.209.267.867 978,34 2.547.915.260 191,16 1. Vay ngắn hạn 180.000.000 300.000.000 180.000.000 120.000.000 66,67 2. Phải trả cho người bán 50.000.000 387.883.315 608.759.863 337.883.315 675,77 220.876.548 56,94 3. Người mua trả tiền 620.955.000 2.851.310.000 620.955.000 2.230.355.000 359,18 trư ớc 4. Thuế và các khoản phải 3.603.968 74.033.520 120.717.232 70.429.552 1954,22 46.683.712 63,06 nộp nhà nước 7. Các khoản phải trả ngắn 70.000.000 70.000.000 0 70.000.000 100,00 hạn khác II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu 303.467.343 2.016.811.502 2.050.882.521 1.713.344.159 564,59 34.071.019 1,69 I. Vốn chủ sở hữu 303.467.343 2.016.811.502 2.050.882.521 1.713.344.159 564,59 34.071.019 1,69 1. Vốn đầu tư vốn chủ sở 300.000.000 2.000.000.000 2.000.000.000 1.700.000.000 566,67 0 hữu 7. Lợi nhuận sau thuế 3.467.343 16.811.502 50.882.521 13.344.159 384,85 34.071.019 202,66 chưa phân phối II. Quỹ khen thưởng phúc lợi TỔNG 427.071.311 3.349.683.337 5.931.669.616 2.922.612.026 684,34 2.581.986.279 77,08 (Nguồn: kế toán Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thuỷ, năm 20082010) GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 36 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  50. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Nhờ vào việc phân tích sự biến động của nguồn vốn ta có thể đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm thấy được tình hình huy động, tình hình sử dụng các loại nguồn vốn đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, mặt khác thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Nhìn chung tổng nguồn vốn của Doanh nghiệp qua ba năm có sự tăng trưởng mạnh. Năm 2009 tổng nguồn vốn đạt 3.349.683.337 đồng tăng 2.922.612.026 đồng tương ứng với tăng 684,34 % so với năm 2008. Năm 2010 tăng thêm 2.581.986.279 đồng tương ứng với tăng 77,08 % so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng trưởng mạnh như vậy của nguồn vốn là do ảnh hưởng của các yếu tố: a. Nợ phải trả Từ bảng số liệu ta thấy nợ phải trả qua ba năm 2008, 2009, 2010 của Doanh nghiệp có xu hướng tăng lên. Năm 2009 tăng 1.209.267.867 đồng tương ứng tăng 978,34% so với năm 2008. Năm 2010 lại tiếp tục tăng 2.547.915.260 đồng tương ứng tăng 191,16% so với năm 2009. Nguyên nhân là do Doanh nghiệp đầu tư mạnh vào tài sản cố định và nhập kho hàng hóa để mở rộng qui mô kinh doanh do đó khoản nợ phải trả cũng tăng lên. Nợ phải trả của Doanh nghiệp tăng mạnh là do ảnh hưởng chủ yếu của nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn năm 2009 so với năm 2008 tăng 1.209.267.867 đồng tương ứng với tăng 978,34%. Năm 2010 tăng thêm 2.547.915.260 đồng tương ứng với tăng 191,16 % so với năm 2009. Trong đó: Vay ngắn hạn của Doanh nghiệp tăng từ 0 đồng năm 2008 lên 180.000.000 đồng vào năm 2009. Năm 2010 tiếp tục tăng thêm 120.000.000 đồng tương ứng với tăng 66,67% so với năm 2009. Nguyên nhân là do Doanh nghiệp cần thêm vốn để mở rộng quy mô kinh doanh nên khoản mục vay ngắn hạn của Doanh nghiệp đã tăng lên qua ba năm. Phải trả người bán năm 2009 đạt 387.883.315 đồng tăng 337.883.315 đồng tương ứng với tăng 675,77% so với năm 2008. Năm 2010 tăng thêm 220.876.548 đồng tương ứng với tăng 56,94%. Ta thấy qua ba năm khoản mục phải trả người bán của Doanh nghiệp đều tăng, đặc biệt là tăng mạnh vào năm 2009. Nguyên nhân là do việc kinh doanh của doanh nghiệp được mở rộng, cần thêm nhiều hàng hóa để đáp ứng nhu cầu thị trường làm cho việc mua hàng hóa tăng dẫn đến nợ các nhà cung cấp. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 37 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  51. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Người mua trả tiền trước tăng từ 0 đồng vào năm 2008 lên 620.955.000 đồng vào năm 2009. Vào năm 2010 khoản mục này tiếp tục tăng lên thêm 2.230.355.000 đồng tương ứng với tăng 359,18% so với năm 2009. Đây là tín hiệu vui cho Doanh nghiêp vì Doanh nhiệp đã có thêm nhiều khách hàng mới và uy tín của Doanh nghiệp trên thi trường đã được khẳng định, được khách hàng tín nhiệm. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước năm 2009 đạt 74.033.520 đồng tăng 70.429.552 đồng tương ứng với tăng 1954,22% so với năm 2008. Ở năm 2010 số tiền này tăng thêm 46.683.712 đồng tương ứng với tăng 63,058% so với năm 2009. Điều này cho thấy việc kinh doanh của Doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi và đạt được hiệu quả cao. Các khoản phải trả ngắn hạn khác của Doanh nghiệp được duy trì ổn định ở mức 70.000.000 đồng qua hai năm 2008, 2009. b. Nguồn vốn chủ sở hữu Qua bảng 2.6 ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu qua ba năm 2008, 2009, 2010 của Doanh nghiệp tăng lên. Cụ thể năm 2009 đạt 2.016.811.502 đồng tăng 1.713.344.159 đồng tương ứng tăng 564,59% so với năm 2008. Đến năm 2010 lại tăng thêm 34.071.019 đồng tương ứng tăng 1,69% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong hai năm 2009, 2010 Doanh nghiệp đã mở rộng qui mô kinh doanh, số lượng hàng hóa bán ra tăng lên nên lợi nhuận tăng lên. Từ đó nguồn vốn chủ sở hữu cũng tăng lên. Lợi nhuận sau thuế của Doanh nghiệp cũng tăng qua các năm: năm 2009 đạt 16.811.502 đồng tăng 384,85% so với năm 2008. Năm 2010 tăng thêm 202,66% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ việc kinh doanh của Doanh nghiệp là có lãi và hoạt động ngày càng có hiệu quả. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 38 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  52. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 2.2.2.3. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn tại Doanh nghiệp qua 3 năm 2008 – 2010 a. Phân tích kết cấu tài sản Bảng 2.7: KẾT CẤU TÀI SẢN TẠI DNTN TÂM THỦY QUA BA NĂM (2008 2010) Đơn vị tính: Đồng TỶ TỶ TỶ CHỈ TIÊU NĂM 2008 TRỌNG NĂM 2009 TRỌNG NĂM 2010 TRỌNG (%) (%) (%) A. Tài sản ngắn hạn 239.116.766 55,99 1.456.788.338 43,49 4.004.145.526 67,51 I. Tiền 17.029.093 3,99 431.369.102 12,88 369.489.410 6,23 II. Đầu tư tài chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn hạn 48.000.000 11,24 772.584.334 23,06 3.087.271.011 52,05 VI. Hàng tồn kho 171.342.763 40,12 252.834.902 7,55 547.385.105 9,23 V. Tài sản ngắn hạn khác 2.744.910 0,64 0 0 0 0 B. Tài s ản d ài h ạn 187.954.545 44,01 1.892.894.999 56,51 1.927.524.090 32,50 I. Tài sản cố định 180.000.000 42,15 1.880.000.000 56,12 1.880.000.000 31,69 II. Bất động sản đầu tư III. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn IV. Tài sản dài hạn khác 7.954.545 1,86 12.894.999 0,38 47.524.090 0,80 TỔNG 427.071.311 100,00 3.349.683.337 100,00 5.931.669.616 100,00 (Nguồn: kế toán Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thuỷ, năm 20082010) GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 39 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  53. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Qua ba năm 2008, 2009, 2010 tỷ trọng các khoản mục có sự thay đổi đáng kể. Thể hiện qua sự thay đổi giữa hai khoản mục lớn là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. * Tài sản ngắn hạn: năm 2008 chiếm tỷ trọng 55,99% trong tổng tài sản, đến năm 2009 giảm lại chỉ còn 43,49%, nhưng đến năm 2010 lại tăng lên chiếm 67,5% trong tổng tài sản. Trong đó: Tỷ trọng tiền mặt năm 2008 chiếm 3,99%, năm 2009 tỷ trọng này tăng lên chiếm 12,88%, năm 2010 tỷ trọng này lại giảm xuống còn 6,23%. Các khoản phải thu năm 2008 chiếm tỷ trọng 11,24%, năm 2009 tăng mạnh chiếm 23,06%, năm 2010 tỷ trong này lại tăng lên chiếm 52,05% Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 40,12% vào năm 2008, năm 2009 tỷ trọng này là 7,55%, năm 2010 chiếm tỷ trọng 9,23% Khoản mục tài sản ngắn hạn khác chỉ có ở năm 2008 và nó chiếm tỷ trọng là 0,64% trong tổng tài sản của Doanh nghiệp. Nguyên nhân của sự thay đổi tỷ trọng của tài sản ngắn hạn là do khi khi việc kinh doanh của Doanh nghiệp được mở rộng thì cần phải đầu tư nhiều hơn vào lượng hàng trong kho bên cạnh đó việc có thêm nhiều khách hàng sẽ dẫn đến việc khách hàng nợ tiền thanh toán khi mua hàng làm cho tỷ trọng của các khoản phải thu cũng tăng lên đáng kể. * Tỷ trọng của tài sản dài hạn qua ba năm có sự tăng giảm khác nhau: năm 2008 tỷ trọng tài sản dài hạn chiếm 44,01%, năm 2009 tỷ trọng này tăng lên 56,51%, đến năm 2010 tỷ trọng này giảm xuống còn 32,50% . Trong đó: Tài sản cố định năm 2008 chiếm tỷ trọng 42,15% trong tổng tài sản, năm 2009 chiếm 56,12%, năm 2010 chiếm 31,69% Tài sản dài hạn khác chiếm 1,86% năm 2008, đến năm 2009 chiếm 0,38% tỷ trọng trong tổng tài sản, năm 2010 tỷ trọng này là 0,80% Tổng tỷ trọng của tài sản dài hạn tăng từ năm 2008 đến năm 2009 và sang năm 2010 tỷ trọng này lại giảm xuống. Trong khi tình hình của tổng tài sản ngắn hạn thì ngược lại. Sự thay đổi của tài sản ngắn hạn chủ yếu là do sự thay đổi của hàng tồn kho và các khoản phải thu, đây là tín hiệu vui cho Doanh nghiệp vì chứng tỏ Doanh nghiệp đã làm ăn có hiệu quả. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 40 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  54. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 c. Phân tích kết cấu nguồn vốn Bảng 2.8: KẾT CẤU NGUỒN VỐN TẠI DNTN TÂM THỦY QUA BA NĂM (2008 2010) Đơn vị tính: Đồng TỶ TỶ TỶ CHỈ TIÊU NĂM 2008 TRỌNG NĂM 2009 TRỌNG NĂM 2010 TRỌNG (%) (%) (%) A. Nợ phải trả 123.603.968 28,94 1.332.871.835 39,79 3.880.787.095 65,42 I. Nợ ngắn hạn 123.603.968 28,94 1.332.871.835 39,79 3.880.787.095 65,42 1. Vay ng ắn hạn 180.000.000 5,37 300.000.000 5,06 2. Phải trả cho người bán 50.000.000 11,71 387.883.315 11,58 608.759.863 10,26 3. Ngư ời mua trả tiền tr ước 620.955.000 18,54 2.851.310.000 48,07 4. Thuế và các khoản phải nộp 3.603.968 0,84 74.033.520 2,21 120.717.232 2,04 nhà nước 7. Các khoản phải trả ngắn hạn 70.000.000 16,39 70.000.000 2,09 khác 8. Dự phòng phải trả ngắn hạn II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu 303.467.343 71,06 2.016.811.502 60,21 2.050.882.521 34,58 I. Vốn chủ sở hữu 303.467.343 71,06 2.016.811.502 60,21 2.050.882.521 34,58 1. V ốn đầu t ư v ốn chủ sở hữu 300.000.000 70,25 2.000.000.000 59,71 2.000.000.000 33,72 7. Lợi nhuận sau thuế chưa phân 3.467.343 0,81 16.811.502 0,50 50.882.521 0,86 phối II. Quỹ khen thưởng phúc lợi TỔNG 427.071.311 100,00 3.349.683.337 100,00 5.931.669.616 100,00 (Nguồn: kế toán Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thuỷ, năm 20082010) GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 41 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  55. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Nguồn vốn của đơn vị gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ kết cấu trong tổng số nguồn vốn hiện có tại đơn vị phản ánh tính chất hoạt động kinh doanh. Nguồn vốn thể hiện nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp, tài sản biến động tương ứng với sự biến động của nguồn vốn. Vì thế phân tích tài sản phải đi đôi với nguồn vốn. a. Nợ phải trả Nợ phải trả năm 2008 chiếm tỷ trọng 28,94%, năm 2009 tăng lên chiếm 39,79%, năm 2010 tỷ trọng này tiếp tục tăng lên chiếm 65,42% trong tổng nguồn vốn của Doanh nghiệp. Trong đó: Vay ngắn hạn tăng tỷ trọng từ 0% năm 2008 l ên 5,37% năm 2009, và năm 2010 tỷ trọng này đạt 5,06%. Tỷ trọng của vay ngắn hạn tăng lên trong tổng nguồn vốn nguyên nhân là do Doanh nghiệp đã huy động thêm nguồn vốn bên ngoài để đầu tư vào việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Tỷ trọng của phải trả người bán năm 2008 chiếm 11,71%, năm 2009 tỷ trọng này là 11,58%, năm 2010 khoản mục này chỉ còn chiếm 10,26% trong tổng nguồn vốn của Doanh nghiệp. Người mua trả tiền trước chiếm tỷ trọng là 18,54% vào năm 2009, trong khi tỷ trọng của khoản mục này vào năm 2008 là 0%, năm 2010 khoản mục này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng nguồn vốn, chiếm tới 48,07% trong tổng nguồn vốn. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn. Năm 2008 chiếm 0,84% trong tổng nguồn vốn, năm 2009 chiếm 2,21% đến năm 2010 tỷ trọng này là 2,04%. Các khoản phải trả ngắn hạn khác năm 2008 chiếm 16,39% nh ưng đến năm 2009 giảm chỉ còn 2,09% và sang năm 2010 tỷ trọng này là 0%. Nhận xét: Nhìn chung tình hình tài sản của Doanh nghiệp tăng qua ba năm. Điều này chứng tỏ quy mô hoạt động của Doanh nghiệp được mở rộng và Doanh nghiệp đã từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 42 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  56. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 b. Vốn chủ sở hữu Tỷ trọng vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp có xu hướng giảm qua ba năm 2008, 2009, 2010. Năm 2008 vốn chủ sở hữu chiếm đến 71,06% trong tổng nguồn vốn, nhưng đến năm 2009 tỷ lệ này chỉ còn chiếm 60,21% và năm 2010 chỉ còn chiếm 34,58%. Điều này chứng tỏ Doanh nghiệp đã dùng vốn sở hữu của mình để đầu tư vào việc mở rộng kinh doanh của Doanh nghiệp. 2.2.2.4. Phân tích các chỉ số tài chính tại Doanh nghiệp tư nhân tâm Thủy qua 3 năm 2008 – 2010 a. Tỷ số thanh toán * Tỷ số thanh toán hiện thời Bảng 2.9: TỶ SỐ THANH TOÁN HIỆN THỜI Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 239.116.766 1.456.788.338 4.004.145.526 Nợ ngắn hạn 123.603.968 1.332.871.835 3.880.787.095 Tỷ số thanh toán hiện thời 1,93 1,09 1,03 (Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tâm Thuỷ) Khả năng thanh toán hiện thời của Doanh nghiệp qua ba năm 2008, 2009, 2010 có chiều hướng giảm. Năm 2008 thì cứ 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo thanh toán bằng 1,93 đồng tài sản lưu động, nhưng đến năm 2009 thì 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ còn được đảm bảo bằng 1,09 đồng tài sản lưu động, và đến năm 2010 thì 1 đồng nợ ngắn hạn chỉ còn được đảm bảo bằng 1,03 đồng tài sản lưu động. Tuy khả năng thanh toán của Doanh nghiệp có giảm nhưng Doanh nghiệp vẫn còn khả năng đảm bảo thanh toán nguồn nợ ngắn hạn của mình. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 43 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  57. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 * Tỷ số thanh toán nhanh Bảng 2.10: TỶ SỐ THANH TOÁN NHANH Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Tài sản lưu động 239.116.766 1.456.788.338 4.004.145.526 Hàng tồn kho 171.342.763 252.834.902 547.385.105 Nợ ngắn hạn 123.603.968 1.332.871.835 3.880.787.095 Tỷ số thanh toán nhanh 0,55 0,90 0,89 (Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tâm Thuỷ) Tỷ số thanh toán nhanh của Doanh nghiệp tăng qua ba năm, tuy nhiên số tăng này là nhỏ và vẫn nhỏ hơn một. Điều này là một tin xấu cho Doanh nghiệp vì nếu chủ nợ đòi doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ thì Doanh nghiệp không có đủ khả năng sử dụng tài sản thanh khoản của mình để chi trả mà phải thanh lý hàng tồn kho. b. Tỷ số hoạt động * Số vòng quay hàng tồn kho Bảng 2.11: SỐ VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO Đơn v ị tính: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 Giá vốn hàng bán 1.422.755.000,00 3.377.954.410,00 Trị giá hàng tồn kho bình quân 212.088.832,50 400.110.003,50 Vòng quay hàng tồn kho 6,71 8,44 (Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tâm Thuỷ) Qua bảng 2.11 ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của Doanh nghiệp tăng nhanh và tương đối cao vào năm 2009 và năm 2010. Cụ thể là số vòng quay hàng tồn kho năm 2009 đạt 6,71 và tiếp tục tăng lên đạt 8,44 ở năm 2010. Điều này cho thấy Doanh nghiệp bán hàng khá nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Cụ thể là năm 2009 bình quân 360/6,71 = 53 ngày Doanh nghiệp luân chuyển hàng hoá trong GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 44 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  58. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 kho một lần. Năm 2010 thì tốc độ này nhanh hơn, cứ bình quân 360/8,44 = 42 ngày thì Doanh nghiệp luân chuyển hàng hoán trong kho một lần. * Số vòng quay các khoản phải thu Bảng 2.12: SỐ VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 Doanh thu thuần 1.505.560.941,00 3.624.717.937,00 Các khoản phải thu 410.292.167,00 1.929.927.672,50 Vòng quay các khoản phải thu 3,67 1,88 (Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tâm Thuỷ) Số vòng quay các khoản phải thu của Doanh nghiệp giảm dần từ năm 2009 đến năm 2010. Cụ thể như sau: Số vòng quay năm 2009 là 3,67 điều này có nghĩa là bình quân 360/3,67 = 98 ngày Doanh nghiệp mới thu được nợ, tuy số vòng quay này là không cao lắm nhưng điều này cũng chứng tỏ Doanh nghiệp có khả năng thu hồi nợ tương đối, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Năm 2010 hệ số vòng quay các khoản phải thu giảm còn 1,88 có nghĩa là bình quân 360/1,88 = 191 ngày thì Doanh nghiệp mới thu hồi được khoản nợ của mình. Vòng quay các khoản phải thu này thấp chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu chậm, nghĩa là vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng lâu. * Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn Bảng 2.13: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TOÀN BỘ VỐN Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Doanh thu thuần 101.132.728 1.505.560.941 3.624.717.937 Tổng số vốn sử dụng 303.467.343 2.016.811.502 2.050.882.521 Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn 0,33 0,75 1,77 (Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tâm Thuỷ) GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 45 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  59. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Qua bảng phân tích ta thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn của Doanh nghiệp tăng nhanh qua ba năm 2008 – 2010. Cụ thể là năm 2008 thì mỗi đồng vốn sinh ra được 0,33 đồng doanh thu thuần. Năm 2009 thì cứ 1 đồng vốn sinh ra 0,75 đồng doanh thu thuần. Năm 2010 hiệu suất này tăng lên m ạnh, cứ 1 đồng vốn sinh ra được 1,77 đồng doanh thu thuần. Điều này cho thấy Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn của mình ngày càng có hiệu quả, năm sau luôn cao hơn năm trước. * Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Bảng 2.14: HIỆU SUẤT SỬ DỤNG TOÀN BỘ TÀI SẢN Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Doanh thu thuần 101.132.728 1.505.560.941 3.624.717.937 Toàn bộ tài sản 427.071.311 3.349.683.337 5.931.669.616 Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản 0,24 0,45 0,61 (Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tâm Thuỷ) Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của Doanh nghiệp tăng từ năm 2008 đến năm 2010 tuy nhiên hiệu suất này vẫn còn rất thấp. Năm 2008 hiệu suất này đạt 0,24 nghĩa là 1 đồng tài sản chỉ tạo ra được 0,24 đồng doanh thu thuần. Đến năm 2009 thì 1 đồng tài sản tạo ra được 0,45 đồng doanh thu thuần và năm 2010 thì 1 đồng tài sản đã tạo ra được 0,61 đồng doanh thu thuần. Tình hình này là tương đối khả quan cho Doanh nghiệp vì hiệu suất này đang dần tăng lên, bên cạnh đó vì hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản còn thấp nên Doanh nghiệp sẽ rất dễ dàng để mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 46 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  60. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 c. Tỷ số sinh lợi * Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Bảng 2.15: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Lợi nhuận ròng 2.131.817 22.344.159 35.091.019 Doanh thu thuần 101.132.728 1.505.560.941 3.624.717.937 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 2,11 1,48 0,97 (Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tâm Thuỷ) Qua bảng số liệu phân tích ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên Doanh thu có chiều hướng giảm qua các năm, tuy nhiên Doanh nghiệp vẫn làm ăn có lãi do ROS > 0. Năm 2008 cứ 100 đồng doanh thu tạo ra được 2,11 đồng lợi nhuận trong. Đến năm 2009 thì 100 đồng doanh thu chỉ tạo ra được 1,48 đồng lợi nhuận ròng và đến năm 2010 thì 100 đồng doanh thu chỉ còn tạo ra được 0,97 đồng lợi nhuận ròng. Mặc dù khoản mục doanh thu của Doanh nghiệp tăng nhanh qua các năm nhưng do chi phí biến động tăng và thêm vào đó là sự cạnh tranh của các Doanh nghiệp với nhau trên thi trường làm cho khả năng sinh lợi trên doanh thu thuần giảm. * Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) Bảng 2.16: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN TÀI SẢN Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Lợi nhuận ròng 2.131.817 22.344.159 35.091.019 Tổng tài sản 427.071.311 3.349.683.337 5.931.669.616 ROA (%) 0,50 0,67 0,59 (Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tâm Thuỷ) Nếu tỷ số này lớn hơn 0, thì có nghĩa doanh nghiệp làm ăn có lãi. Tỷ số càng cao cho thấy doanh nghiệp làm ăn càng hiệu quả. Mức lãi hay lỗ được đo bằng phần trăm của giá trị bình quân tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ số cho biết hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập của doanh nghiệp. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 47 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  61. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Qua số liệu trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của Doanh nghiệp còn rất thấp. Cụ thể là năm 2008 tỷ suất này là 0.50%, nghĩa là cứ 100 đồng tổng tài sản tạo ra được 0,5 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2009 tỷ số này tăng lên đạt 0,67% điều này cho thấy 100 đồng tổng tài sản tạo ra được 0.67 đồng lợi nhuận ròng. Năm 2010 thì 100 đồng tổng tài sản chỉ còn sinh ra được 0,59 đồng lợi nhuận ròng. Việc ROA còn quá thấp và tăng giảm qua ba năm cho thấy Doanh nghiệp đã sử dụng chưa đạt hiệu quả cao trên toàn bộ tài sản của mình trong việc kinh doanh. * Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) Bảng 2.17: TỶ SUẤT LỢI NHUẬN TRÊN VỐN TỰ CÓ Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Lợi nhuận ròng 2.131.817 22.344.159 35.091.019 Vốn tự có 303.467.343 2.016.811.502 2.050.882.521 ROE(%) 0,70 1,11 1,71 (Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tâm Thuỷ) ROE của Doanh nghiệp là tương đối thấp nhưng qua các năm 2008 – 2010 tỷ suất này đã được nâng lên. Năm 2008 tỷ suất này chỉ đạt 0,70% nghĩa là cứ 100 đồng vốn tự có sẽ sinh ra 0,70 đồng lợi nhuận ròng. Đến năm 2010 thì 100 đồng vốn tự có đã sinh ra được 1,71 đồng lợi nhuận ròng. Điều này là tin vui cho Doanh nghiệp vì từ số vốn tự có của mình Doanh nghiệp đã bắt đầu làm ăn có lãi, từ một đồng vốn đã sinh ra nhiều đồng lợi nhuận hơn. Nhận xét: từ năm 2008 – 2010 tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có của Doanh nghiệp có sự chênh lệch nhau điều này cho thấy Doanh nghiệp đã sử dụng nguồn vốn của mình có hiệu quả nên đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 48 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  62. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 * Tỷ lệ lãi gộp Bảng 2.18: TỶ LỆ LÃI GỘP Đơn vị tính: đồng CHỈ TIÊU NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 Lãi gộp 50.566.364 82.805.941 246.763.527 Doanh thu thuần 101.132.728 1.505.560.941 3.624.717.937 Tỷ lệ lãi gộp (%) 0,50 0,06 0,07 (Nguồn: Phòng kế toán DNTN Tâm Thuỷ) Qua bảng phân tích ta thấy tỷ lệ lãi gộp có chiều hướng giảm. Năm 2008 là 0.50% đến năm 2009 tỷ lệ này giảm còn 0,06% và năm 2010 là 0,07%. Nguyên nhân là do chính sách bán hàng và s ử dụng các khoản chi phí của Doanh nghiệp chưa tốt lắm làm cho doanh thu thuần tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của lãi gộp. 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TÂM THỦY Nhìn chung thì tình hình kinh doanh của doanh nghiệp qua ba năm đều có lãi nhưng không cao, chưa tương xứng với qui mô hoạt động của công ty. Nguyên nhân là do còn tồn tại một số mặt hạn chế. Bên cạnh đó cũng có những mặt tích cực mà công ty có thể tận dụng, để tăng lợi nhuận cho công ty trong thời gian tới. Thông qua việc phân tích ta có thể rút ra một số nhận xét như sau: Thứ nhất, lợi nhuận của Doanh nghiệp tăng qua ba năm điều này chứng tỏ việc kinh doanh của Doanh nghiệp thật sự đạt hiệu quả. Thứ hai, tổng tài sản của Doanh nghiệp qua ba năm 2008, 2009, 2010 tăng trưởng mạnh. Điều này chứng tỏ qui mô của Doanh nghiệp qua ba năm đã từng bước được mở rộng. Thứ ba, các khoản phải thu của Doanh nghiệp tăng lên nhanh điều này chứng tỏ số lượng khách hàng của Doanh nhiệp đã được tăng lên. Tuy nhiên khi nhìn vào số vòng quay các khoản phải thu thì ta thấy Doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn ngày càng nhiều. Vì vậy Doanh nghiệp cần có thêm nhiều biện pháp để đôn đốc khách hàng trả nợ. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 49 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  63. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 Thứ tư, dựa vào tỷ số thanh toán ta thấy khả năng thanh toán các khoản nợ của Doanh nghiệp còn thấp. Vì thế Doanh nghiệp nên có biện pháp để nâng cao khả năng thanh toán các khoản nợ của mình, giúp hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp được ổn định. Thứ năm, thông qua các tỷ số sinh lợi của Doanh nghiệp ta thấy các tỷ số sinh lợi này còn quá nhỏ. Chẳng hạn như tỷ suất ROA cho ta thấy doanh thu tạo ra từ tài sản cố định chưa tương xứng với mức đầu tư tài sản của công ty. Điều này chứng tỏ tình hình hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp chưa đ ạt hiệu quả cao nhất. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 50 SVTH: CHUNG THANH TRÚC
  64. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy qua 3 năm 20082010 CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TÂM THỦY Trong cơ chế thị trường hiện nay, để tồn tại và phát triển thì các Doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả và ngày càng nâng cao tổng mức lợi nhuận của Doanh nghiệp mình. Lợi nhuận và chi phí luôn là những đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau, do đó Doanh nghiệp không những cần phải nâng cao doanh thu, khả năng sinh lời mà còn phải kiểm soát một cách tốt nhất chi phí của Doanh nghiệp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trên đây, ta đã phân tích tình hình của Doanh nghiệp tư nhân Tâm Thủy từ năm 2008 đến năm 2010. Từ sự phân tích đó, phần nào thấy được mặt tích cực và hạn chế còn tồn tại. Đối với những mặt tích cực, doanh nghiệp nên tiếp tục phát huy hơn nữa, còn những mặt hạn chế nên phấn đấu tìm biện pháp khắc phục. Những khó khăn này luôn cản trở con đường phát triển của doanh nghiệp. Từ nhận định đó, em xin có một vài đề xuất mong muốn đóng góp một phần nhỏ vì sự phát triển của doanh nghiệp. 3.1. ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN PHẢI THU Tuy sự tăng lên của các khoản phải thu là tin vui đối với Doanh nghiệp vì chứng tỏ Doanh nghiệp có thêm nhiều khách hàng và bán được nhiều sản phẩm nhưng điều đó cũng có nghĩa là tài sản của Doanh nghiệp đang bị chiếm dụng và ở tình trạng chậm luân chuyển. Vì vậy Doanh nghiệp nên có một số biện pháp để cải thiện tình hình các khoản phải thu của mình sao cho phù hợp. Chẳng hạn như khi giao dịch với khách hàng Doanh nghiệp nên có hợp đồng ký kết để quy định thời gian thanh toán các khoản nợ, bên cạnh đó Doanh nghiệp cũng có thể cho khách hàng hưởng chiết khấu nếu thanh toán sớm trong thời hạn 10 đến 15 ngày kể từ thời điểm mua hàng để tạo thêm động lực đối với khách hàng khi quyết định thanh toán. Nếu thực hiện được điều này sẽ giúp giảm bớt sự chiếm dụng của các khoản phải thu đối với tài sản của Doanh nghiệp vì khách hàng sớm thanh toán các khoản nợ cho Doanh nghiệp. Vừa tạo được mối quan hệ tốt với khách hàng nhờ vào việc cho khách hàng hưởng các khoản chiết khấu thanh toán. GVHD: NGUYỄN THỊ BÚP Trang 51 SVTH: CHUNG THANH TRÚC