Luận văn Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

pdf 135 trang tranphuong11 28/01/2022 4930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_xu_ly_no_xau_tai_ngan_hang_tmcp_bao_viet_tren_dia_b.pdf

Nội dung text: Luận văn Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH HOÀNG NHẬT MINH HOÀNG NHẬT MINH HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT TẠI THÀNH XỬ LÝ NỢ XẤUPH TỐẠ IH NỒGÂN CHÍ H MINHÀNG TMCP BẢO VIỆT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬNLUẬN VĂNVĂN THẠCTHẠC SĨ SỸ KINH KINH TẾ TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 TP. Hồ Chí Minh, năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH HOÀNG NHẬT MINH HOÀNG NHẬT MINH HOÀNXỬ LÝ THI NỢ ỆXNẤ UCÔNG TẠI NTÁCGÂN X HỬÀNG LÝ N TMCPỢ XẤU B CẢỦOA VINGÂNỆT TRÊN HÀNG Đ ỊTMCPA BÀN B THÀNHẢO VIỆ TPH TỐẠI H THÀNHỒ CHÍ PHỐ HMINHỒ CHÍ MINH Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜINGƯỜI HƯỚNG HƯỚNG DẪN DẪN KHOA HỌC HỌC PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG PGS.TS. BÙI KIM YẾN TP. Hồ Chí Minh, năm 2013 TP. Hồ Chí Minh – Năm 20
  3. i LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt trên địa bàn TPHCM” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Kim Yến. Tôi xin cam đoan bản luận văn nay hoàn toàn là do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn được thu thập từ nguồn thực tế và các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ theo hướng dẫn trong phạm vi hiểu biết của tác giả. TP.HCM, ngày 10 tháng 10 năm 2013 Tác giả Hoàng Nhật Minh
  4. ii MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan i Mục lục ii Danh mục từ viết tắt vi Danh mục các bảng biểu vii Danh mục các biểu đồ, phụ lục viii LỜI MỞ ĐẦU Cơ sở hình thành đề tài ix Mục tiêu của đề tài x Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu x Phương pháp nghiên cứu xi Cấu trúc của luận văn xi CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NHTM 1.1.1 Rủi ro tín dụng 1 1.1.1.1. Khái niệm 1 1.1.1.2. Phân loại 1 1.1.1.3. Đặc điểm 2 1.1.1.4. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của hệ thống NHTM 3 1.1.2. Nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng NHTM 4 1.1.2.1. Khái niệm nợ quá hạn & nợ xấu trên thế giới 4 1.1.2.2. Trường hợp của Việt Nam 5 1.1.2.3. Điểm khác nhau trong phân loại nợ (quan điểm về nợ xấu) của Việt Nam và trên thế giới 6 1.1.2.4. Ảnh hưởng của nợ xấu đến ngân hàng thương mại & nền kinh tế của Việt Nam 8 1.1.2.5. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại các NHTM 10
  5. iii 1.2. Xử lý nợ xấu của NHTM 18 1.2.1. Khái niệm 18 1.2.2. Các biện pháp xử lý nợ xấu 18 1.2.3. Quy trình xử lý nợ xấu 21 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá công tác xử lý nợ xấu 21 1.2.5. Ý nghĩa công tác xử lý nợ xấu 21 1.2.5.1. Đối với NHTM 21 1.2.5.2. Đối với khách hàng 22 1.2.5.3. Đối với nền kinh tế 23 1.3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 23 1.3.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 23 1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 25 1.3.3. Kinh nghiệm của Hungary 26 1.3.4. Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xử lý nợ xấu 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 30 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẢO VIỆT KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Bảo Việt 31 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 31 2.1.2. Những kết quả đạt được trong giai đoạn từ năm 2009-2012 31 2.2. Thực trạng nợ xấu và nguyên nhân nợ xấu của hệ thống Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại khu vực TPHCM 33 2.2.1. Thực trạng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM 33 2.2.2. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề nợ xấu của Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM 41 2.2.2.1. Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn 41
  6. iv 2.2.2.2. Nguyên nhân từ phía ngân hàng 44 2.3. Thực trạng xử lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM 47 2.4. Khảo sát thực tế các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý nợ xấu 54 2.5. Đánh giá công tác xử lý nợ xấu của hệ thống Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại khu vực TPHCM 55 2.5.1. Chính sách xử lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Bảo Việt 55 2.5.2. Khung pháp lý xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt 57 2.5.3. Quy trình xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt 57 2.5.4. Kết quả xử lý nợ xấu 59 2.5.5. Đánh giá công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt 63 2.6. Những hạn chế tồn tại trong công tác xử lý nợ xấu & nguyên nhân tồn tại 65 2.6.1. Những hạn chế tồn tại 65 2.6.2. Nguyên nhân tồn tại 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 71 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢO VIỆT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Bảo Việt đến năm 2020 72 3.1.1. Định hướng phát triển chung 72 3.1.2. Định hướng hoạt động kinh doanh 72 3.1.3. Định hướng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng & xử lý nợ xấu 73 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt trên địa bàn TPHCM 74 3.3. Một số ý kiến đề xuất - kiến nghị 80 3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Bảo Việt Hội Sở Chính 80 3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN 87 3.3.3. Kiến nghị đối với Chính phủ, cơ quan, ban ngành liên quan 94 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 100
  7. v KẾT LUẬN CHUNG 101 Tài liệu tham khảo xii Phụ lục 01 xv Phụ lục 02 xix Phụ lục 03 xxiii
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AMC : Công ty Quản lý & khai thác tài sản BaoVietBank : Ngân hàng TMCP Bảo Việt BIS : Ngân hàng thanh toán quốc tế DNNN : Doanh nghiệp nhà nước DNTN : Doanh nghiệp tư nhân NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTG : Ngân hàng Thế giới NHTM : Ngân hàng thương mại NQH : Nợ quá hạn TCTC : Tổ chức tài chính TCTD : Tổ chức tín dụng TMCP : Thương mại cổ phần TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TNHH MTV : Trách nhiệm hữu hạn một thành viên TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 : Bảng Phân loại nợ theo Ngân hàng thế giới Bảng 1.2 : Nợ xấu tại các NHTM Bảng 1.3 : Kinh nghiệm Chính phủ một số nước Châu Á thực hiện xử lý nợ xấu của các NHTM Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của Ngân hàng TMCP Bảo Việt Bảng 2.2 : Tình hình dư nợ và nợ xấu của các Doanh nghiệp tại BaoVietBank khu vực TPHCM Bảng 2.3 : Phân loại nợ quá hạn có TSĐB Bảng 2.4 : Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế năm 2012 Bảng 2.5 : Xử lý nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM Bảng 2.6 : Phân loại nợ quá hạn của BaoVietBank tại TPHCM Bảng 2.7 : Dư nợ xấu được cơ cấu của BaoVietBank tại TPHCM Bảng 2.8 : Dư nợ xử lý, phát mãi TSĐB Bảng 2.9 : Xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro Bảng 2.10 : Xử lý nợ xấu bằng trình miễn/giảm lãi. Bảng 2.11 : Kết quả thu hồi nợ xấu của Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM (Năm 2009-2012) Bảng 2.12 : Đề xuất các giải pháp xử lý nợ quá hạn từ nhóm 2 đến nhóm 5
  10. viii DANH MỤC HÌNH - BIỂU ĐỒ - PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 : Phân lọai rủi ro tín dụng Ngân hàng Hình 1.2 : Nợ xấu của các ngân hàng thương mại qua các năm Hình 1.3 : Vai trò của KAMCO trong xử lý nợ xấu Hình 3.1 : Trình tự xử lý nợ xấu tại NHTM thông qua AMC Hình 3.2 : Kỳ vọng số tiền nợ xấu VAMC sẽ xử lý DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 : Tốc độ tăng trưởng tín dụng và GDP giai đoạn 2005 đến 2012 Biểu đồ 2.1 : Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế năm 2012 Biểu đồ 2.2 : Cơ cấu nợ xấu của BaovietBank khu vực TPHCM Biểu đồ 2.3 : Kết quả thu hồi nợ xấu của hệ thống Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM (Năm 2009-2012) DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 01 : Bảng câu hỏi khảo sát Phụ lục 02 : Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động của các TCTD, Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài. Phụ lục 03 : Điều tra khảo sát và kết quả.
  11. ix LỜI MỞ ĐẦU SỰ CẦN THIẾT:  CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI : Cùng với xu hướng phát triển của lĩnh vực tài chính-ngân hàng, hệ thống NHTM đang ngày càng mở rộng phạm vi và quy mô hoạt động của mình theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, đồng thời tỷ trọng tín dụng cũng được đẩy mạnh tăng theo vì đây là nguồn thu chính cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng, nói một cách dễ hiểu là sự tăng lên của các khoản cho vay. Trong suốt 1 thập kỉ qua, giai đoạn 2000-2010, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam luôn ở mức trung bình trên 32% mức tăng được coi là quá nóng. Nhưng giới hạn cho tăng trưởng tín dụng đã bị thắt lại, chỉ còn 1/3 (năm 2011 tín dụng chỉ tăng hơn 10%), thậm chí chỉ còn 1/10 (hết tháng 10/2012, tín dụng chỉ tăng 3,3%). Khi tín dụng thắt chặt để phục vụ cho mục tiêu kìm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, cộng với sự tụt dốc của kinh tế thế giới, thì chu trình vận động của dòng tiền trong nền kinh tế sẽ xảy ra những hệ lụy. Sự dồn ứ của những khoản vay trước đây là điều dễ nhận thấy, áp lực trả nợ cộng lãi suất càng làm cho các khoản nợ này phình to, nghĩa là nợ xấu cũng ngày càng gia tăng. Hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam đang trải qua thời kỳ khó khăn và nhiều thách thức. Một trong những vấn đề có tính trọng tâm hiện nay là làm thế nào để hạn chế, quản lý & xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam là một đề tài mà các nhà quản trị ngân hàng đã và đang nghiên cứu nhằm hoàn thiện trong điều kiện mới. Hiện nay, tính đến cuối 2012, theo các thông tin chính thống, nợ xấu ở mức 8,6-10%, tức là khoảng 10-11% GDP của Việt Nam. Đây là con số chưa ở mức báo động nhưng tương đối đáng quan ngại. Do đó, việc tìm ra được những nguyên nhân & các giải pháp phù hợp để xử lý lượng nợ xấu trên là rất cần thiết nhằm lành mạnh hóa hoạt động của hệ thống NHTM, điều tiết các hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo được nợ xấu ở mức trung bình ngành. Đảm bảo
  12. x một tiền đề vững chắc cho sự phát triển đúng định hướng, có mục tiêu và an toàn, hiệu quả lâu dài. Vậy định hướng kinh doanh, mục tiêu tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTM nói chung và của Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM nói riêng đã có phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ và định huớng của NHNN hay chưa ? Bên cạnh đó việc hạn chế và công tác xử lý nợ xấu của Ngân hàng có đáp ứng được mục tiêu cũng như kỳ vọng ban đầu đặt ra hay không ? các yếu tố nào là nguyên nhân và ảnh hưởng trực tiếp phát sinh nợ xấu của Ngân hàng ? Thời gian qua Ngân hàng Bảo Việt đã xử lý nợ xấu như thế nào, kết quả ra sao, những mặt đã đạt được và những mặt còn tồn tại. Trước những đòi hỏi cấp thiết của mục tiêu giải quyết & hạn chế nợ xấu của hệ thống ngân hàng trong tình hình hiện nay, tôi đã chọn đề tài: “Xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt trên địa bàn TP Hồ Chí Minh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.  MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU : Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về công tác xử lý nợ xấu của NHTM. Trên cơ sở đó luận văn tập trung phân tích thực trạng công tác xử lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TP Hồ Chí Minh từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.  ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Công tác xử lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TP Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu tìm các giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại khu vực TP Hồ Chí Minh. Phạm vi không gian: Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại khu vực TP Hồ Chí Minh. Phạm vi thời gian: đề tài được tiến hành từ tháng 12/2012, dữ liệu nghiên cứu trong 03 năm từ năm 2009 đến năm 2012.
  13. xi  PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : Sử dụng kết hợp các phương pháp định tính (phân tích, thống kê, so sánh ) và thống kê mô tả khảo sát các nhân viên ngân hàng. Từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị mang tính thực tiễn, khả thi.  KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN : Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu gồm ba chương chính : • Chương 1: Tổng quan về xử lý nợ xấu tại Ngân hàng thương mại • Chương 2: Thực trạng công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. • Chương 3: Giải pháp - kiến nghị hoàn thiện công tác xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.
  14. 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA NHTM : 1.1.1 Rủi ro tín dụng : 1.1.1.1. Khái niệm : Rủi ro là những biến cố không mong đợi khi xảy ra sẽ dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút lợi nhuận thực tế so với dự kiến hoặc phải bỏ ra thêm một khoản chi phí để có thể hoàn thành được một nghiệp vụ tài chính nhất định. Theo định nghĩa Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của NHNN thì rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả năng xảy ra với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết. Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến những tổn thất tài chính, tức giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường vốn. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến phá sản. Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả hay rủi ro sai hẹn. 1.1.1.2. Phân loại : Hình 1.1 : Phân lọai rủi ro tín dụng Ngân hàng - Rủi ro giao dịch : là hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch bao gồm ba loại rủi ro chính phát sinh như rủi ro lựa chọn, rủi ro đảm bảo và rủi ro nghiệp vụ.
  15. 2 + Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan tới quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng thẩm định những phương án hiệu quả để quyết định đầu tư cho vay. + Rủi ro bảo đảm phát sinh từ những tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, hình thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị TSĐB. + Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản vay có vấn đề. - Rủi ro danh mục : là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được chia làm 02 lọai là rủi ro nội tại & rủi ro tập trung. + Rủi ro nội tại : xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. + Rủi ro tập trung : là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 1.1.1.3. Đặc điểm : Để có thể chủ động phòng ngừa rủi ro tín dụng một cách hiệu quả ta có thể dựa vào đặc điểm của rủi ro tín dụng cụ thể như sau : - Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp : trong hoạt động tín dụng ngân hàng chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng gặp những tổn thất hay hoạt động kinh doanh thất bại trong quá trình sử dụng vốn là nguyên nhân chính yếu gây nên rủi ro tín dụng ngân hàng. Do tình trạng thông tin bất cân xứng nên thường ngân hàng rơi vào thế bị động, ngân hàng thường biết thông tin sau hoặc biết thông tin không chính xác về những khó khăn thất bại của khách hàng và do đó thường có những ứng phó chậm trễ.
  16. 3 - Rủi ro tín dụng có tính đa dạng & phức tạp : biểu hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, kết quả của rủi ro tín dụng do đặc tính của họat động tài chính kinh doanh tiền tệ. Vì vậy khi phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phải xem xét và chú ý đến các đặc điểm, dấu hiệu rủi ro, nguyên nhân xuất phát, bản chất của rủi ro tín dụng mà có biện pháp xử lý và phòng ngừa thích hợp. - Rủi ro tín dụng mang tính tất yếu và gắn liền với hoạt động kinh doanh NHTM : hiện tượng thông tin bất cân xứng là một trong những nguyên nhân gây nên rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng vì ngân hàng không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách toàn diện và đầy đủ. Hoạt động kinh doanh ngân hàng thực chất là hoạt động kinh doanh tiền tệ chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro tuy nhiên tùy mức độ tương ứng sẽ đạt được những mức lợi nhuận phù hợp. 1.1.1.4. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến hoạt động của hệ thống NHTM :  Rủi ro tín dụng làm giảm khả năng thanh toán của NHTM : Khi rủi ro tín dụng xảy ra ngân hàng không thu được vốn tín dụng đã cấp và lãi cho vay nhưng đồng thời ngân hàng phải trả lãi và vốn gốc cho khoản tiền huy động đến hạn. Việc này sẽ làm cho ngân hàng mất cân đối trong việc thu chi, vòng quay vốn tín dụng giảm làm cho Ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, lợi nhuận bị ảnh hưởngthậm chí trường hợp xấu hơn có thể dẫn đến phá sản. Các NHTM trong nước có liên quan với nhau và là chuỗi mắc xích trong hệ thống NHTM Việt Nam có liên quan đến các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân trong nền kinh tế. Do đó nếu một ngân hàng hoạt động kinh doanh xấu thậm chí bị mất khả năng thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu đến ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu NHNN và Chính phủ không can thiệp kịp thời thì tác động tâm lý mất khả năng chi trả của ngân hàng sẽ bị lan truyền và khách hàng sẽ rút tiền hàng loạt tại các NHTM làm cho các ngân hàng khác vô hình cũng sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán tạm thời.  Rủi ro tín dụng suy giảm uy tín của NHTM : Ngoài ra hậu quả của rủi ro tín dụng sẽ làm giảm uy tín của NHTM đặc biệt là trong giai đoạn phát triển và cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM hiện nay. Hoạt động
  17. 4 ngân hàng luôn đặt chữ tín lên hàng đầu nhằm thu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cung cấp và gửi tiền, hạn chế tối đa các thông tin xấu hoặc không tốt trên các phương tiện thông tin báo đài. Nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu trên tổng nợ lớn, hoặc nằm trong diện kiểm soát đặc biệt thì uy tín của ngân hàng sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Khi đó họ sẽ mất các khách hàng không còn sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đó nữa cũng như sẽ rút tiền gửi khỏi ngân hàng.  Rủi ro tín dụng làm giảm lợi nhuận kinh doanh của NHTM : Theo quy định của NHNN, đối với các khoản nợ xấu các ngân hàng đều phải trích lập dự phòng, tỷ lệ trích dự phòng tùy mức độ nợ xấu và tài sản đảm bảo. Vì vậy, tất cả các khoản nợ xấu và tài sản đảm bảo có độ rủi ro cao sẽ bị buộc phải trích dự phòng rủi ro cao hơn. Đồng thời số tiền trích dự phòng càng lớn thì càng ảnh hưởng tăng chi phí và giảm lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng.  Ngoài ra rủi ro tín dụng còn dẫn đến nguy cơ phá sản ngân hàng, vỡ nợ tín dụng. 1.1.2. Nợ quá hạn và nợ xấu trong hoạt động tín dụng NHTM : 1.1.2.1. Khái niệm nợ quá hạn & nợ xấu trên thế giới: - Khi đánh giá về chất lượng tín dụng, chất lượng tài sản Có; lý thuyết về kinh doanh ngân hàng thường đưa ra các khái niệm về nợ quá hạn như: nợ xấu (bad debt), nợ quá hạn (non-performing loan), nợ có vấn đề (doubtful debt). Trong đó nợ xấu (bad debt) là các khoản nợ hầu như không có khả năng thanh toán và bắt buộc phải xử lý bằng bút toán xóa nợ (Write off). - Theo định nghĩa chính thức của Quỹ Tiền tệ Quốc Tế IMF “Một khoản nợ được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền lãi và tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên; hoặc tại thời điểm ít nhất 90 ngày của khoản thanh toán lãi đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ”. - Theo định nghĩa của Phòng Thống Kê - Liên Hợp Quốc “Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả
  18. 5 theo thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Như vậy, nợ xấu về cơ bản được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Đây được coi là định nghĩa của Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) đang được áp dụng phổ biến hiện hành trên thế giới. 1.1.2.2. Trường hợp của Việt Nam: - Ở Việt Nam, do đặc điểm mang tính lịch sử, quá trình phát sinh các khoản nợ quá hạn, nợ xấu gắn liền phần lớn với các khoản vay mang tính chỉ định của Chính Phủ; các khoản nợ cho vay DNNN. Trong thời kỳ đầu của quá trình phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam theo cơ chế thị trường, việc xử lý các khoản nợ mang tính “tài trợ”, “thực hiện chính sách Nhà nước” như: cho vay thanh toán công nợ, cho vay bảo lãnh các DNNN, cho vay hỗ trợ lũ lụt, đánh bắt xa bờ đã làm xuất hiện các khái niệm : nợ đọng, nợ khoanh, nợ chờ xử lý Vì lẽ đó, trong quá trình đổi mới ngân hàng, nhiều khái niệm nợ xấu thể hiện trong một số tài liệu trước đây chưa có tính thống nhất cao. Tuy nhiên theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của NHNN, các khái niệm về nợ quá hạn, nợ xấu có thể được hiểu như sau: + Nợ quá hạn: là khoản nợ mà “Khi đến kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi, nếu KH không trả nợ đúng hạn và không được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc hoặc lãi hoặc không được gia hạn nợ gốc hoặc lãi, thì TCTD chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn”theo Điều 13 của “ Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng” (ban hành kèm theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001. + Định nghĩa nợ xấu của Việt Nam tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).” Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời theo Quyết định nói trên cũng quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
  19. 6 Như vậy nợ xấu cũng được xác định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa của Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS). 1.1.2.3. Điểm khác nhau trong phân loại nợ (quan điểm về nợ xấu) ở Việt Nam và trên thế giới: Có sự khác biệt rõ ràng giữa con số về quy mô nợ xấu của Việt Nam do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hoặc các ngân hàng thương mại Việt Nam công bố và với cũng con số đó nhưng là của các tổ chức nước ngoài công bố. Sự khác biệt lớn này là do việc phân loại nợ xấu ở Việt Nam của NHNN và/hoặc các ngân hàng thương mại dựa vào Tiêu chuẩn Kế toán Việt Nam (VAS) trong khi các tổ chức quốc tế sử dụng Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (IAS) để phân loại nợ xấu của hệ thống các ngân hàng Việt Nam.  Phân loại nợ xấu trên thế giới: Trên thực tế không có một tiêu chuẩn toàn cầu nào dùng để phân loại nợ xấu. Tuy nhiên theo quan điểm quốc tế nợ xấu được phân loại như sau: Bảng 1.1: Ngân hàng thế giới đã tiến hành phân loại Nợ theo bảng sau Khoản vay Những đặc điểm và thời hạn - Không nghi ngờ về khả năng trả nợ Đạt tiêu chuẩn - Tài sản đảm bảo bằng tiền hoặc tương đương - Quá hạn dưới 90 ngày - Những điểm yếu tiềm tàng có thể ảnh hưởng tới khả năng trả nợ Cần theo dõi - Các điều kiện kinh tế hoặc viễn cảnh tài chính khó khăn - Quá hạn dưới 90 ngày - Các nhược điểm rõ rệt về tín dụng có thể ảnh hưởng tới Dưới tiêu khả năng trả nợ chuẩn - Những khoản nợ đã được thỏa thuận lại - Quá hạn từ 90 đến 180 ngày Đáng ngờ - Không chắc thu hồi được nợ toàn bộ dựa trên các điều kiện
  20. 7 hiện tại - Có khả năng thất thoát - Quá hạn từ 180 đến 360 ngày - Các khoản vay không thu hồi được Mất vốn - Luôn có khả năng thu hồi lại một phần - Quá hạn hơn 360 ngày (Nguồn: The Bank Credit Analysis Handbook, author Jonathan Golin)  Phân loại nợ xấu ở Việt Nam: Hiện nay việc phân loại nợ của các NHTM Việt Nam chuẩn bị được thực hiện theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN có hiệu lực thi hành từ ngày 01.06.2014 quy định về việc phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động tín dụng của các TCTD. Điểm mới của thông tư này so với Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN là tất cả các tổ chức tín dụng ngoài việc phải phân loại nợ theo 5 nhóm như cũ, còn phải kèm theo các tiêu chí chặt chẽ hơn. Đặc biệt nhiều khoản cấp tín dụng dưới các hình thức như ủy thác đầu tư, cho vay hợp vốn, mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết phải trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro.  Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định lượng: Chi tiết theo Phụ lục 02  Phân loại nợ và cam kết ngoại bảng theo phương pháp định tính: Chi tiết theo Phụ lục 02 Mặc dù cả 2 phương pháp định tính và định lượng đều đã được NHNN quy định rõ trong Thông tư 02 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, nhưng hiện tại chưa có nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng cả 2 phương pháp này. Một lý do, để áp dụng được phương pháp định tính thì các ngân hàng thương mại phải xây dựng được hệ thống đánh giá tín nhiệm nội bộ vốn không dễ thực hiện. Lý do khác là vì Thông tư 02 không có các hướng dẫn rõ ràng về việc áp dụng phương pháp định tính. Nhưng lý do lớn nhất là do nếu áp
  21. 8 dụng cả 2 phương pháp này đồng thời thì tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng vọt, là điều không mấy ngân hàng thương mại nào mong muốn. 1.1.2.4. Ảnh hưởng của nợ xấu đến ngân hàng thương mại và nền kinh tế Việt Nam: Xét dưới góc độ quản trị ngân hàng, ảnh hưởng của nợ xấu phản ánh ở các phương diện: Thứ nhất: Nợ xấu phát sinh làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, giảm hiệu quả sử dụng vốn, ảnh hưởng khả năng thanh toán ngân hàng, cụ thể: - Chi phí tăng cao ngoài dự kiến, thậm chí có thể dẫn đến thua lỗ, ngay cả khi khoản vay đó chưa được sắp xếp vào loại nợ khê đọng. - Lợi nhuận thu được nằm ngoài dự kiến, tức là khoản vay đó vẫn thu đủ gốc, chi phí không tăng, nhưng lãi thu được thấp hơn nhiều theo tính toán khi ký hợp đồng tín dụng. - Hoạt động chính của ngân hàng là nhận tiền gửi và cho vay. Nếu các khoản tín dụng gặp rủi ro thì việc thu hồi nợ vay gặp nhiều khó khăn, không thu hồi được hoặc thu hồi không đầy đủ nợ gốc và lãi. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải trả đầy đủ và đúng hạn các khoản tiền gửi & huy động. Sự mất cân đối trên đến một mức nào đó tất yếu sẽ dẫn tới ngân hàng mất khả năng thanh toán. Thứ hai: Việc giải quyết nợ xấu chậm sẽ dẫn đến tình trạng các bảng cân đối kế toán của các ngân hàng vẫn chiếm tỷ lệ nợ xấu cao, đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ không thể cho vay và các doanh nghiệp không tiếp cận được vốn để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế của đất nước trong những năm tiếp theo. Thứ ba: Nợ xấu phát sinh làm hạn chế khả năng phát triển các hoạt động kinh doanh, hoạt động dịch vụ của ngân hàng cũng như làm giảm uy tín của ngân hàng trên thị trường tiền tệ trong mối quan hệ với các TCTD khác trong và ngoài nước. Điều này thể hiện trên các mặt: - Nợ xấu tác động trực tiếp làm giảm thu nhập và tích lũy của ngân hàng. Kết quả là khả năng tài chính bị suy yếu, làm ảnh hưởng đến quá trình mở rộng và phát triển
  22. 9 dịch vụ. Đặc biệt là hạn chế đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại trong kinh doanh do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của chính ngân hàng. Đây là tác động ảnh hưởng rất lớn đến các TCTD trong điều kiện kinh tế hội nhập hiện nay. - Nếu tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu quá cao gấp 2-4 lần giới hạn an toàn của quốc tế, TCTD không thể thực hiện đúng các cam kết mở LC, uy tín của hệ thống NHTM trên thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế sẽ giảm sút nghiêm trọng. Thứ tư: Nợ xấu làm chậm quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn của Ngân hàng, làm tăng chi phí, thu hẹp hoạt động tín dụng. - Nguồn vốn để cho vay của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế. Chính vì đó, phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn đồng nghĩa với việc một số khoản vay không thu hồi được đúng hạn để có điều kiện thanh toán tiền gửi của khách hàng. Từ đó, bắt đầu phát sinh sự không khớp nhau giữa quá trình huy động và cho vay. Một bộ phận vốn sẽ không được sử dụng hiệu quả trong khi đó ngân hàng vẫn phải tiếp tục trả lãi cho các khoản tiền gửi. Tác động này ảnh hưởng bản chất và cơ bản nhất của nợ xấu đối với hoạt động ngân hàng và có tính lan tỏa cao, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng. Thứ năm: TCTD có tỷ lệ nợ xấu cao, thu nhập sẽ giảm sút kéo theo giảm phần nộp ngân sách, hạn chế tích lũy đầu tư để hiện đại hóa công nghệ ngân hàng và đầu tư đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, chuyên viên ngân hàng. Ngân hàng mất vốn phải khoanh nợ, giãn nợ thậm chí là xóa nợ. Khi thực hiện điều này ngoài một phần ngân sách cấp bù thì phần chủ yếu là do các ngân hàng sử dụng nguồn vốn từ trích lập dự phòng rủi ro, làm giảm thu nhập giảm lương. Từ đó tiếp tục bị cuốn vào vòng lẩn quẩn: cán bộ nghỉ việc nhiều, thiếu cán bộ có đủ năng lực (mà nguồn nhân lực chất lượng cao là rất quan trọng đối với hệ thống ngân hàng), kết quả kinh doanh không ổn định, hoạt động ngày càng trì trệ đi xuống. Thứ sáu: Khi nợ xấu càng kéo dài thì các chi phí bỏ ra về mặt hữu hình và vô hình đối với xử lý nợ xấu càng lớn. Về mặt hữu hình là việc các tài sản cầm cố tại ngân hàng sẽ ngày càng bị hao mòn, hư hỏng, giá trị và giá trị sử dụng sẽ mất
  23. 10 dần, nếu nợ xấu được xử lý nhanh thì các tài sản này sẽ được đem ra sử dụng nhanh chóng, tạo nên giá trị và giá trị thặng dư cho nền kinh tế. Về mặt vô hình khi quá trình xử lý nợ xấu kéo dài, dẫn tới hệ số tín nhiệm của Việt Nam sẽ khó mà duy trì được mức tín nhiệm như hiện nay, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường đầu tư. Tóm lại: Nợ xấu phát sinh do khách hàng, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, sẽ tác động dần và tích lũy ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, vì ngân hàng là trung gian luân chuyển vốn, mạch máu lưu thông chính của nền kinh tế. Ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế, do vốn ứ đọng, sản xuất kinh doanh đình trệ. 1.1.2.5. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu tại các NHTM : Có nhiều nguyên nhân gây ra nợ xấu và của hệ thống NHTM Việt Nam, trong đó có một số nguyên nhân mang tính lịch sử lâu dài. Nợ xấu của hệ thống NHTM nước ta đã để tồn đọng quá lâu, nợ xấu cũ chưa được xử lý dứt điểm đã xuất hiện nợ xấu mới chồng chất và có thể chia ra làm 02 nhóm nguyên nhân lớn gây ra nợ xấu như sau :  Nguyên nhân khách quan : Hình 1.2: Nợ xấu của các ngân hàng thương mại qua các năm Nhóm các nguyên nhân khách quan bao gồm : Loại nguyên nhân bất khả kháng và những nguyên nhân do cơ chế chính sách của Nhà nước thay đổi. Có thể
  24. 11 nêu một số nguyên nhân chính như sau : -Những nguyên nhân bất khả kháng như : thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, mất mùa, dịch bệnh. Đây là những nguyên nhân gây ra nợ xấu vượt ngoài tầm kiểm soát và mong muốn của cả bản thân hệ thống NHTM và cả bản thân cá con nợ bao gồm : Các DNNN, DNTN và các cá nhân. Đây là nhóm nguyên nhân gây ra rủi ro không thể tránh được, những mất mát do nguyên nhân này gây ra cần được sự chia sẽ của Nhà nước, xã hội và các khoản nợ xấu này thường được đưa vào diện khoanh nợ, xóa nợ. - Nhóm nguyên nhân bất khả kháng của các khách nợ như : biến động thị trường, thay đổi lãi suất, tỷ giá, ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, nợ công và biến động chính trị và những nguyên nhân do thay đổi cơ chế chính sách kinh tế vĩ mô gây ra tạo sức ép và những gánh nặng nợ không đáng có cho các con nợ. Trong hoạt động thực tiễn, các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh như : thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, biến động giá cả sản phẩm, cạnh tranh không lành mạnh nhiều doanh nghiệp phải tiến hành sắp xếp lại, sáp nhập, giải thể, phá sản doanh nghiệp nhưng không còn khả năng trả nợ, hoặc không còn đối tượng để thu hồi nợ. Rủi ro, mất mát do những nguyên nhân này gây ra cũng nằm ngoài ý chí và sự cố gắng của các con nợ cũng như các NHTM. Bên cạnh đó, chủ trương chính sách còn thiếu tính ổn định đặt hệ thống ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ rủi ro chính sách, nhất là các chính sách về lãi suất, tỷ giá, vàng Một thực tế thay vì dựa trên phán đoán các tín hiệu từ diễn biến thị trường, thì trên thị trường tài chính Việt Nam các TCTD chủ yếu nhìn vào động thái chính sách để đưa ra các quyết định kinh doanh. Các chính sách về tài chính tiền tệ càng thắt chặt thì xu thế này càng biểu hiện rõ nét hơn. Những năm qua, thị trường tài chính Việt Nam đang có những dấu hiệu cạnh tranh quá mức, thiếu lành mạnh khó kiểm soát bằng các công cụ kinh tế nên việc điều hành bằng các công cụ hành chính là rất cần thiết. Tuy nhiên sự hạn chế căn bản của việc điều hành bằng các công cụ hành chính rất dễ gây sốc cho nền kinh tế nên cần phải xác định đúng điểm dừng để nhanh chóng chuyển sang điều hành thị trường tài chính bằng các công cụ
  25. 12 kinh tế. Ngoài ra nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao. Những tác động tiêu cực này khiến cho tốc độ tăng trưởng kinh tế và tổng cầu chậm lại. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chỉ số tồn kho tăng mạnh và ở mức cao. Hàng tồn kho nhiều dẫn đến đọng vốn trong sản xuất kinh doanh và làm tăng nợ xấu của các TCTD. Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự thay đổi môi trường kinh doanh hạn chế. Vì vậy, khi môi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng, đồng thời tiêu thụ hàng hoá khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp. -Trong những năm trước đây và thực tiễn tồn tại trong hoạt động tín dụng của một số các NHTM các hoạt động cho vay theo chỉ đạo, chỉ định của Chính Phủ, cho vay theo kế hoạch của Nhà nước đã gây rủi ro và tổn thất không nhỏ cho các NHTM đặc biệt là các NHTM Quốc doanh (cho vay thu mua nông sản bình ổn giá, cho vay giải phóng mặt bằng, theo các dự án đã được duyệt ).  Nguyên nhân chủ quan : Bảng 1.2: Nợ xấu tại các NHTM (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo NHNN) Có nhiều nguyên nhân chủ quan gây ra nợ xấu, bao gồm cả chủ quan của người cho vay (ngân hàng) lẫn chủ quan của người đi vay. Trong đó, một số nguyên nhân trọng yếu có thể kể đến như sau :
  26. 13  Thứ nhất, bản thân môi trường pháp lý hoạt động kinh doanh của các NHTM vừa thiếu, vừa chưa đồng bộ nên đã có nhiều rủi ro cộng với nguồn lực tài chính nhỏ bé hạn hẹp nên không có nguồn bù đắp cho những mất mát, thất thoát lớn. Cơ chế quản lý và điều hành kinh doanh của các NHTM đang từng bước chuyển đổi theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên quyền chủ động & tự chủ tài chính của các NHTM cũng còn bị hạn chế, chưa tách bạch giữa tín dụng ưu đãi theo chính sách của Chính phủ một cách rạch ròi với tín dụng thương mại hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Đưa đến tình trạng trong quản lý, hạch toán, phân định trách nhiệm không công khai minh bạch. Lĩnh vực hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn những rủi ro cao, để giúp giảm thiểu rủi ro, đòi hỏi phải có sự hậu thuẫn của hệ thống pháp luật. Nếu hệ thống pháp luật đồng bộ và hoàn thiện sẽ tạo tiền đề cho sự hoạt động lành mạnh an toàn của hệ thống ngân hàng. Nhưng dù những năm qua, các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng đã được xây dựng và từng bước hoàn thiện, nhưng nhìn một cách tổng thể, hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động tín dụng chưa đồng bộ : Một số quy định đã được ban hành nhưng chưa được triển khai (về xiết nợ, phát mại TSĐB, về thế chấp, cầm cố, các quy định liên quan đến quyền về đất đai ). Mặt khác, hiệu lực thực thi các văn bản luật nói chung, trong đó đặc biệt là các văn bản luật về hoạt động ngân hàng chưa cao, điều này đã và đang tiếp tục gây ra những rủi ro tiềm ẩn rất cao đối với lĩnh vực hoạt động ngân hàng tại Việt Nam.  Thứ hai, do năng lực quản trị rủi ro tại các ngân hàng còn yếu kém, kiểm soát nội bộ, hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng và đảm bảo an toàn hệ thống còn nhiều bất cập : Hiện nay, việc xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng của TCTD mang tính chất chủ quan. Các ngân hàng chưa xây dựng được thước đo lượng hóa rủi ro nên chưa tính toán chính xác được yếu tố này dẫn đến quyết định cho vay, phân loại nợ chưa chính xác. Bên cạnh đó, về phía các doanh nghiệp đối tượng giải ngân vốn quan trọng của các TCTD, theo nghiên cứu hiện có đến 90% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, không ít doanh nghiệp có báo cáo tài chính không chính xác, trong khi phần lớn
  27. 14 các báo cáo tài chính này lại không được kiểm toán. Ngay cả đối với những doanh nghiệp lớn được kiểm toán thì sự chậm chễ trong việc công bố báo cáo cũng như chất lượng kiểm toán cũng gây không ít khó khăn cho ngân hàng. Bên cạnh đó, việc phân tích đánh giá thực trạng tín dụng chưa được thực hiện triệt để, chưa xuất phát từ mục tiêu an toàn, hiệu quả, nên đã đầu tư cho vay các dự án, đơn vị hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, không đủ điều kiện cho vay. Hoạt động thanh tra ngân hàng còn theo kiểu xử lý vụ việc phát sinh một cách thụ động, ít có khả năng ngăn chặn và phỏng ngừa rủi ro vi phạm. Các quy định an toàn hoạt động ngân hàng (phân loại tài sản có, vốn và mức độ đủ vốn, trích lập dự phòng rủi ro, gia hạn nợ ) còn nhiều bất cập và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong một thời gian dài xuất hiện tình trạng thao túng ngân hàng cho vay ‘‘sân sau’’ nhưng không được phát hiện và xử lý kịp thời, làm môi trường kinh doanh ngân hàng bị méo mó, biến dạng, xói mòn dần hình ảnh tích cực của hệ thống ngân hàng đối với người dân. Bản chất của hoạt động ngân hàng dựa trên uy tín, thương hiệu, nhưng thương hiệu bị xói mòn sẽ khiến hệ thống ngân hàng hoạt động khó khăn.  Thứ ba, do hạn chế về trình độ & đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng và khách hàng kém dẫn đến tình trạng thông đồng rút ruột ngân hàng : Trình độ và kinh nghiệm của một số cán bộ ngân hàng còn nhiều bất cập trong công tác phân tích các thông tin kinh tế xã hội, phân tích đánh giá dự án cho vay còn nhiều chủ quan, chậm phát hiện các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, dẫn đến những sai lầm trong các quyết định cho vay, đưa đến chất lượng tín dụng kéo dài, phát sinh nợ xấu. Bên cạnh đó Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc thù, cần dựa trên sự tin cậy và mức độ tín nhiệm thì đạo đức phải được đặt lên hàng đầu và ở khía cạnh nào đó còn mang tính bắt buộc. Thực tế cho thấy, nhiều cán bộ ngân hàng đã thông đồng rút ruột với khách hàng, cho vay khống dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Chính vì vậy đã có chi nhánh phải xử lý hàng chục nhân viên do cấu kết với nhau rút ruột ngân hàng. Tuy nhiên hiện chưa có tính toán trong tỷ lệ nợ xấu có bao nhiêu xuất
  28. 15 phát từ đạo đức ngân hàng.  Thứ tư, công nghệ ngân hàng còn nhiều bất cập so với yêu cầu hoạt động như hiện nay : Cùng với sự gia tăng rất nhanh danh mục các sản phẩm dịch vụ lẫn số lượng các Chi nhánh/Phòng giao dịch thì công tác quản trị hoạt động sẽ rất phức tạp. Để các hoạt động diễn ra thuận lợi, an toàn và hiệu quả thì cần có sự hậu thuẫn của công nghệ, nhất là công nghệ thông tin. Nếu như điều kiện này không được đáp ứng thì cũng có nghĩa là các NHTM càng mở ra thêm nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ, càng mở ra thêm nhiều mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch, tốc độ tăng trưởng tín dụng càng nhanh, thì rủi ro sẽ càng gia tăng khó kiểm soát hơn.  Thứ năm, thực tế trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng các khách hàng doanh nghiệp vay quá nhiều trong khi cơ chế quản lý doanh nghiệp còn yếu kém và bất cập : Thống kê cho thấy, hầu hết các Doanh nghiệp Việt Nam có tỷ lệ vốn tự có thấp (chỉ đáp ứng được khoảng 20-30% vốn hoạt động) và để mở rộng hoạt động kinh doanh thì hầu hết phụ thuộc vào vốn tín dụng (chiếm từ 70-80% vốn kinh doanh của Doanh nghiệp). Sự lệ thuộc quá nhiều vào vốn vay như vậy sẽ dẫn đến các hậu quả : (i) Năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp hầu như phải trông chờ vào ‘‘lòng tốt’’ của các NHTM, bởi nếu như các NHTM tăng lãi suất tín dụng thì ngay lập tức chi phí sản xuất kinh doanh tăng cao và năng lực cạnh tranh bị suy giảm. Đối với các Doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì đây là một sự lệ thuộc quá nguy hiểm, bởi khi chi phí vốn tăng cao sẽ làm đội giá thành sản xuất và nguy cơ mất khả năng cạnh tranh và mất thị trường là khó tránh khỏi (kể cả thị trường trong nước bị thôn tính bởi các Doanh nghiệp FDI) ; (ii) Các Doanh nghiệp có xu hướng kinh doanh mạo hiểm. Đây là một xu hướng tất yếu trong điều kiện đòn bẩy nợ tăng cao. Thực tế là những năm qua hầu hết các khách hàng Doanh nghiệp đều chưa chú ý đúng mức đến cải thiện và cơ cấu vốn đầu tư, chưa quan tâm đúng mức tới đầu tư nhằm cải thiện hạ tầng công nghệ (bởi hầu hết các NHTM vẫn tập trung vào tín dụng ngắn hạn nhằm tránh rủi ro kỳ hạn không mong đợi). Sự yếu kém về kỹ thuật công nghệ lại là
  29. 16 nguyên nhân khiến năng lực cạnh tranh thương trường của hầu hết các Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay khá yếu, hệ quả tất yếu là hàng tồn kho tăng cao. Khi Doanh nghiệp không bán được hàng, nợ xấu sẽ tăng cao.  Thứ sáu, trong thời gian qua việc thành lập quá mức cần thiết số lượng các NHTM cổ phần và Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở trong khi bản thân các TCTD này vốn điều lệ ít ỏi, năng lực tài chính yếu kém, thiếu rất nhiều điều kiện để cạnh tranh, đứng vững trong kinh doanh theo cơ chế thị trường (trong khi lợi thế thuộc về các Ngân hàng nước ngoài và các NHTM Nhà nước) cũng đã dẫn đến nhiều rủi ro, mất mát tiền vốn cho hệ thống NHTM. Cạnh tranh tín dụng ngân hàng trở nên quá nóng trong giai đoạn 2008-2012. Thực tế trong những năm qua luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM để giành giật thị phần, đặc biệt một số NHTM Cổ phần nhỏ, mới được thành lập một số năm gần đây, có xu hướng mở rộng thị phần tín dụng bằng mọi giá, bỏ qua quy trình tín dụng, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, tìm cách lẩn tránh hàng rào kiểm soát của Chính phủ. Hoạt động tín dụng lại là hoạt động tiềm ẩn rủi ro rất cao, nhưng một số NHTM lại quá mạo hiểm trong khi năng lực và kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng còn yếu, tất yếu rủi ro sẽ gia tăng khó kiểm soát.  Nợ xấu là hệ quả tất yếu của quá trình tăng trưởng tín dụng quá nóng : Trong thời gian qua cộng với cơn sốt cho vay bất động sản, chứng khoán ồ ạt trong thời kỳ 2006-2008 (các khoản vay thường có kỳ hạn dài khoảng 5 năm). Trong những năm trở lại đây mặc dù NHNN thường xuyên yếu cầu các NHTM phải hạn chế tăng trưởng tín dụng không quá cao, nhưng thực tế tăng trưởng vẫn trên 20%, năm 2007 tăng trưởng tín dụng tới 51,39% ; năm 2009 là 37,7%, năm 2010 là 29,8% cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng GDP trong khi tăng trưởng huy động vốn rất thấp. Năng lực quản trị rủi ro còn yếu cùng với chính sách cho vay lỏng lẻo những năm trước đã để lại những hệ lụy trong đó có nợ xấu gia tăng.
  30. 17 Biểu đồ 1.1 : Tốc độ tăng trưởng tín dụng và GDP giai đoạn 2005 đến 2012  Bên cạnh đó ‘‘tình trạng sở hữu chéo giữa các NHTM’’ : Một nghiên cứu của Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright công bố mới đây về sở hữu chéo giữa Ngân hàng với doanh nghiệp tại Việt Nam cho thấy hệ thống Ngân hàng đã hình thành một mạng lưới sở hữu chéo và cho vay theo quan hệ rất phức tạp, nhằm mục đích thâu tóm ngân hàng, thu xếp vốn cho những dự án đầu tư chưa minh bạch. Theo đó, rất nhiều công ty lớn, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế Nhà nước và các tập đoàn cổ phần, dù không thuộc lĩnh vực tài chính nhưng hiện đang đầu tư dài hạn với vai trò nhà sáng lập, nhà đầu tư chiến lược trong các Ngân hàng thương mại. Hiện không ít tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước và tư nhân cũng đang đầu tư, sở hữu chéo khi họ có trong tay khá nhiều Ngân hàng. Tình trạng sở hữu chéo này có thể dẫn tới rất nhiều hệ lụy, một trong số đó làm tăng tỷ lệ xấu của các ngân hàng. Bởi lẽ, việc sở hữu chéo sẽ dẫn đến tình trạng các Ngân hàng sẽ tạo điều kiện để cho các doanh nghiệp sở hữu ngân hàng này có thể dễ dàng vay được vốn từ ngân hàng kia, hoặc dễ dàng cho các công ty con của các doanh nghiệp có vốn sở hữu tại ngân hàng vay vốn, thậm chí khi một tổ chức tín dụng lớn chiếm cổ phần chi phối ngân hàng khác và biến ngân hàng này thành "sân sau” của mình, họ có thể buộc ngân hàng bị chi phối cấp tín dụng cho những dự án không an toàn hoặc cho doanh nghiệp có quan hệ thân thiết. Việc cho vay dễ dàng, thiếu kiểm soát cộng với việc thẩm định vốn vay thiếu cẩn trọng tất yếu sẽ dẫn đến nợ xấu. Do đó, tình trạng sở hữu chéo được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ
  31. 18 xấu tăng cao trong thời gian gần đây của các NHTM. 1.2. Xử lý nợ xấu của NHTM: 1.2.1 Khái niệm : - Xử lý nợ xấu là những hoạt động của ngân hàng được triển khai khi nợ xấu đã phát sinh nhằm giảm thiểu những tổn thất do nợ xấu gây ra bằng các công cụ phổ biến như : đòi nợ, tái cơ cấu các khoản nợ, bán nợ ; phong tỏa tài sản của người vay, thanh lý tài sản thế chấp, gán nợ, xiết nợ, yêu cầu bồi thường từ những người có trách nhiệm liên đới ; sử dụng quỹ dự phòng tài chính hoặc xử lý từ dự phòng rủi ro tín dụng và các biện pháp tài trợ rủi ro tín dụng khác. 1.2.2 Các biện pháp xử lý nợ xấu : Việc xử lý nợ xấu của NHTM đã được khá nhiều các nước với các biện pháp khác nhau sử dụng. Có thể tập trung lại ở 5 nhóm giải pháp sau : + Chính phủ góp vốn hoặc mua cổ phần để nắm giữ quyền quản lý : - Phương pháp này đảm bảo việc giữ lại được các ngân hàng, đảm bảo ổn định hệ thống trước mắt cũng như giữ được niềm tin của dân chúng vào hệ thống. Tuy nhiên, đây cũng là cách tạo ra gánh nặng tài khóa, tiền tệ rất lớn. Trong điều kiện của VIệt Nam hiện nay, Ngân sách Nhà nước luôn trong tình trạng thâm hụt, nợ công ngày càng cao và nguồn thu ngân sách ngày càng trở nên khan hiếm thì vấn đề tìm nguồn tiền để giải quyết thực sự nan giải. - Đầu những năm 2000 Nhật Bản hứng chịu hàng nghìn tỷ Yên nợ xấu đến từ bong bóng Bất động sản. Ban đầu, Nhật Bản bơm hàng nghìn tỷ Yên vào các Ngân hàng lớn hoặc lập các quỹ đầu tư có vốn góp của cả tư nhân để mua lại nợ xấu. Tuy nhiên, cả hai cách này đều vô hiệu và nợ xấu vẫn không được giải quyết. Với Mỹ (năm 2008) để giải cứu các TCTD sắp chết, FED đã quyết định bơm 700 tỷ USD để mua lại nợ xấu của NHTM, giải quyết thanh khoản tạm thời cho những đơn vị yếu kém và phần còn lại nhưng chiếm tỷ trọng lớn là mua cổ phiếu ưu đãi của các Ngân hàng. Về mặt bản chất chính là FED cho vay nhưng không nắm quyền kiểm soát các Ngân hàng. Tuy nhiên đến hiện tại cách này vẫn chưa thể hiện hiệu quả rõ rệt.
  32. 19 + Đóng cửa các Ngân hàng : - Việc đóng cửa các Ngân hàng mất khả năng thanh khoản sẽ làm trong sạch hệ thống ngân hàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên đây cũng lại là cách gây áp lực lên vấn đề việc làm và các vấn đề xã hội khác. Cách này cũng có thể tạo ra hiệu ứng ‘‘ too big to fall ’’ gây mất niềm tin vào hệ thống Ngân hàng, tạo ra ‘‘bank run’’ nếu không có cơ chế bảo hiểm tiền gửi tốt. - Chính phủ Indonesia đã từng đóng cửa 16 Ngân hàng trong tháng 11/1997 mà không đề cập gì đến lợi ích người gửi tiền, điều này đã làm cho cuốc khủng hỏang tài chính, tiền tệ ở các nước này càng trầm trọng hơn. Nhưng cũng những cách này lại mang đến thành công cho Nhật Bản đầu những năm 2000 khi kết hợp với quốc hữu hóa các ngân hàng và loại bỏ các cổ đông. + Sáp nhập các Ngân hàng : - Đây là cách làm tăng quy mô vốn của ngân hàng mà vẫn giữ lại được các Ngân hàng. Tuy nhiên đây cũng là cách lấy đi rất nhiều chi phí giao dịch. Cách này cũng khá bị động bởi nó phụ thuộc nhiều vào sự thỏa thuận giữa các ngân hàng. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế tài chính đang suy thoái và gặp nhiều khó khăn thì vấn đề đặt ra là liệu có bao nhiêu ngân hàng đủ lớn và đủ tiềm lực lành mạnh để thâu tóm các ngân hàng ‘’có vấn đề’’ như trong nước giai đoạn vừa qua một số các Ngân hàng TMCP lớn sẵn sàng đứng ra thực hiện việc sáp nhập như BIDV, SHB và các tập đoàn công ty lớn có tiềm năng như Tập Đoàn Thiên Thanh thực hiện thâu tóm TrustBank để thành lập ra Ngân hàng Xây Dựng Việt Nam - Bên cạnh đó nếu các tổ chức, công ty tài chính trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu M&A của thị trường mình thì sẽ bị lệ thuộc vào các Ngân hàng, tập đoàn nước ngoài. Điển hình thương vụ M&A lớn nhất trong lịch sử ngành tài chính ngân hàng thất bại là vụ Consortium Royal Bank – Scotland, ngân hàng Fortis – Bỉ và Banco Satander mua lại ABN Amro của Hà Lan. Vụ M&A này bị coi là thất bại vì thiếu sự làm việc chuyên tâm của các bên, giá trị và sức mạnh tổng hợp của ABN Amro bị đánh giá quá cao, nhiều bên tham gia khác nhau tranh giành các phần khác nhau, đặc biệt có sự tham gia của Chính phủ Hà Lan. Cuộc chiến sáp nhập đã diễn ra
  33. 20 hết sức căng thẳng trong thời gian dài. + Thành lập Công ty mua bán nợ & quản lý tài sản AMC : - Công ty AMC sẽ mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng giúp làm lành mạnh tài sản của ngân hàng nhanh chóng. Việc thành lập công ty AMC sẽ tốn khá nhiều chi phí quản lý và thời gian. Về cơ chế AMC do ai quản lý, nguồn vốn từ đâu cũng như các phương thức hoạt động là việc mà các quốc gia khi thành lập đều có những ý kiến trái chiều nhau. Thông thường từ kinh nghiệm các nước thì đây là cách xử lý nợ xấu có tiến trình khá chậm. Hàn Quốc và Thái Lan là 02 quốc gia đã khá thành công sử dụng phương pháp này để vượt qua khủng hoảng năm 1998. Để giải quyết khoản nợ xấu 118 ngàn tỷ won, bằng 18% tổng dư nợ (27%/GDP) trong đó 42% là nợ quá hạn 3-6 tháng, 58% là nợ quá hạn trên 6 tháng, Chính phủ Hàn Quốc đã cải tiến lại chức năng và nhiệm vụ của KAMCO – Công ty quản lý tài sản nợ thuộc Ngân hàng Phát Triển Hàn Quốc đã giúp nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Hàn Quốc giảm xuống còn 2,3% vào cuối năm 2002. KAMCO thậm chí còn thành công đến mức đã lôi kéo thêm được rất nhiều AMC thuộc sở hữu tư nhân cùng tham gia vào thị trường mua bán nợ xấu. + Thay đổi cơ cấu sở hữu Ngân hàng : - Một đơn vị ngoài ngân hàng (các công ty, tổng công ty, tập đoàn ) sẽ tham gia một phần vốn vào ngân hàng đủ để sở hữu và làm thay đổi quản trị ngân hàng. Phương pháp này có thể có rủi ro không giải quyết được tận gốc sự yếu kém nếu như người đại diện phần vốn thay đổi đó không có khả năng quản trị tốt. Bên cạnh đó nếu không khống chế một tỷ lệ nhất định thì có thể gây ra tình trạng sở hữu chéo và những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động hệ thống ngân hàng. - Mặc dù cách này cũng khó thực hiện ở Việt Nam tuy nhiên thời gian qua cũng đã có một số trường hợp các công ty đứng ra sở hữu các NH yếu kém làm thay đổi cách điều hành quản trị và phát sinh vấn đề nhóm khách hàng liên quan cũng như phục vụ các mục đích dự án riêng của các công ty sân sau Trong thực tế cũng tương đối ít có đơn vị ngoài Nhà nước có thể mua được một phần vốn của ngân hàng. Hơn nữa, trong một thị trường tài chính nói chung chưa thực sự phát triển thì
  34. 21 khả năng quản lý của các đơn vị ngoài ngành cũng sẽ gây ra những quan ngại. 1.2.3. Quy trình xử lý nợ xấu : Việc xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại về cơ bản gồm 03 bước như sau : Bước 1 : Cán bộ quản lý khách hàng có nhiệm vụ kiểm tra, nghiên cứu đề xuất danh mục các khoản vay có vấn đề đề nghị xử lý, các biện pháp xử lý phù hợp cho từng khoản nợ/khách hàng và trình lãnh đạo phòng. Bước 2 : Lãnh đạo phòng xem xét tờ trình của cán bộ tín dụng nếu đồng ý chấp thuận thì ký nếu không đồng ý thì nêu rõ quan điểm của mình trong tờ trình và ký để báo cáo Ban Giám Đốc chi nhánh và thông qua Tổ xử lý nợ của chi nhánh. Bước 3 : Tổ xử lý nợ của chi nhánh xem xét danh mục xử lý để trình Ban quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng quyết định phương pháp xử lý cụ thể cho từng khoản nợ/từng khách hàng. 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá công tác xử lý nợ xấu : Hoạt động xử lý nợ xấu của NHTM căn cứ vào một số các tiêu chí sau để đánh giá hiệu quả của công tác xử lý nợ như : - Mức giảm tỷ lệ nợ xấu - Mức giảm tỷ lệ xóa nợ ròng/tổng dư nợ xấu - Tốc độ tăng trưởng nợ xấu - Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã thu hồi/tổng dư nợ xấu - Tỷ lệ các khoản nợ xấu đã tái cấu trúc/tổng dư nợ - Sự thay đổi trong cơ cấu các nhóm nợ trong nợ xấu Trong đó tiêu chí mức giảm tỷ lệ nợ xấu là yếu tố quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả của việc xử lý nợ xấu tại ngân hàng. 1.2.5 Ý nghĩa công tác xử lý nợ xấu: 1.2.5.1. Đối với NHTM : Thứ nhất, các NHTM có thể làm đẹp bảng cân đối cũng như kết quả hoạt động
  35. 22 kinh doanh của mình. Bên cạnh đó việc xử lý được nợ xấu giúp cho các ngân hàng có thể hoạt động hiệu quả và lành mạnh hơn, nâng cao khả năng thanh khoản cũng như tạo dựng lại niềm tin đối với khách hàng. Khi thu hồi được nợ xấu, đặc biệt là ở các ngân hàng có tỷ trọng nợ xấu trên tổng dư nợ cao điều này có ý nghĩa rất lớn : Nó cho phép ngân hàng ‘‘cắt’’ lỗ ; là quá trình xóa đi những khoản phải trừ khỏi vốn tự có do vậy làm cho hệ số an toàn vốn của ngân hàng tăng lên. Thứ hai, xử lý và thu hồi được nợ đọng tạo điều kiện cho các TCTD nâng cao hiệu quả trong kinh doanh nhờ thu hồi được vốn. Đây là nền tảng để các ngân hàng kinh doanh có lãi và từng bước có tích lũy để bổ sung vốn điều lệ hoặc có số dư trên các quỹ dự trữ. Kết quả là tạo điều kiện để tăng vốn tự có, do đó cũng làm tăng hệ số an toàn vốn. Việc này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thứ ba, các NHTM có thể chủ động rà soát, đánh giá và thiết lập hệ thống quản lý rủi ro mới để kiểm soát nợ xấu và từng bước giảm nợ xấu, nâng cao tính minh bạch của hệ thống, tiết kiệm chi phí và tái cấu trúc lại hệ thống nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. Cuối cùng vấn đề quan trọng nhất là giúp các ngân hàng thay đổi là thay đổi thói quen trong kinh doanh từ thụ động sang chủ động, luôn luôn có cách nghĩ mới, cách làm mới tập trung vào năng suất hiệu quả thực hiện với khách hàng là nhân tố trung tâm trong hoạt động. Tóm lại : Với các ý nghĩa quan trọng như như nêu trên, yêu cầu xử lý và thu hồi nợ tồn đọng một cách kiên quyết là rất cần thiết và cần có các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu đến mức thấp nhất nợ xấu, nợ tồn đọng phát sinh. 1.2.5.2. Đối với khách hàng : Khi nợ xấu tăng cao & nguy cơ rủi ro tiềm ẩn, nền kinh tế rơi vào cảnh : kẻ có tiền cũng không cho vay được, không dám cho vay, người đi vay không thể vay được hoặc không biết vay để làm gì.
  36. 23 Vì vậy việc xử lý được cục máu đông ‘‘nợ xấu’’ giúp Ngân hàng & khách hàng có thể khơi thông nguồn vốn, người đi vay có kế hoạch sử dụng vốn vay của mình một cách có hiệu quả, và kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp trong từng thời kỳ. 1.2.5.3. Đối với nền kinh tế : Giảm áp lực đối với ngân sách khi không phải xử lý nợ xấu trong khi nguồn thu ngân sách ngày càng khó khăn, khan hiếm do sự đình trệ của nền kinh tế. Luồng vốn trong dân cư được luân chuyển một cách có hiệu quả từ nền kinh tế, dân cư vào ngân hàng, và từ ngân hàng đến tài trợ cho các hoạt động trong nền kinh tế. Thúc đẩy quá trình luẩn chuyển vốn, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. 1.3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam : 1.3.1 Kinh nghiệm của Hàn Quốc : Những yếu kém trong cấu trúc nền kinh tế Hàn Quốc là vốn dựa quá nhiều vào việc mở rộng thị trường và vay mượn, cộng với việc dòng vốn nước ngoài bị các nhà đầu tư nước ngoài rút ra trong cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 đã dẫn tới cuộc khủng hoảng tín dụng và sau đó là khủng hoảng tiền tệ tại quốc gia này. Chính phủ Hàn Quốc đã có những biện pháp quyết liệt nhằm thực thi xử lý nợ xấu bằng các biện pháp: (1) Buộc các TCTD phải sử dụng vốn để xử lý một nửa giá trị các khoản nợ xấu bằng việc yêu cầu các KH trả nợ hoặc bán tài sản thế chấp ; (2) Để Công ty Quản Lý Tài Sản Hàn Quốc (KAMCO) mua lại một nửa các khoản nợ xấu.
  37. 24 Hình 1.3 : Vai trò của KAMCO trong xử lý nợ xấu KAMCO ưu tiên mua các khoản nợ mà có thể dễ dàng chuyển giao quyền thu nợ, các khoản nợ có thể giúp các TCTC khôi phục lại hoạt động và hình ảnh trước công chúng, và các khỏan cho vay đồng tài trợ. Sau khi mua lại, KAMCO sẽ nhóm các khoản nợ xấu này lại để phát hành các chứng khoán có đảm bảo bằng tài sản dựa trên các khoản nợ xấu đã mua hoặc bán cho các nhà đầu tư thông qua đấu giá quốc tế cạnh tranh. Luật chứng khoán có bảo đảm bằng tài sản đã được ban hành để thúc đẩy việc bán các khoản nợ cho các công ty có chức năng chứng khoán hóa các khoản nợ xấu và bán lại cho các nhà đầu tư. Hàn Quốc đã rất thành công trong việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào xử lý nợ xấu thông qua mua các trái phiếu được đảm bảo bằng các khoản nợ xấu cũng như mua các khoản nợ xấu thông qua đấu giá. Chính sự thành công trong việc thu hút các NĐT nước ngoài đã khuyến khích các NĐT trong nước tham gia. Bên cạnh đó KAMCO cũng tịch thu TSTC của các khoản nợ xấu có đảm bảo để bán thu hồi lại tiền. KAMCO nắm giữ các khoản nợ xấu và cố gắng tái cơ cấu nợ, tái tài trợ hay chuyển đổi nợ thành VCSH nếu công ty đó có khả năng hồi phục, giảm lãi suất, giản nợ Nhờ sử dụng đồng loạt các biện pháp xử lý nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ 17,7% vào năm 1998 xuống còn 3,9% năm 2000. Hàn Quốc đã thực hiện thành công việc giải quyết nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp, tái cấu trúc khu vực tài chính góp
  38. 25 phần ổn định nền kinh tế là do Chính phủ Hàn Quốc đã có những can thiệp nhanh chóng, kịp thời và toàn diện, triển khai các biện pháp xử lý nợ xấu hợp lý khi đưa KAMCO vào hoạt động và phát triển thị trường thứ cấp cho các khoản nợ xấu, các chứng khoán được đảm bảo bằng nợ xấu được tiến hành giao dịch thuận lợi, thu hút các nhà đầu tư. 1.3.2 Kinh nghiệm của Trung Quốc : Năm 2004, các AMCs tại Trung Quốc mới chỉ xử lý được 675 tỷ NDT nợ xấu (tương đương 39% các khoản nợ xấu mà họ đã mua lại), tỷ lệ thu hồi tiền mặt (cash recovery rate) của các AMCs chỉ khoảng 20,3%. Thực trạng này do nhiều nguyên nhân (chất lượng tài sản thấp, khuôn khổ pháp lý chưa hoàn thiện, rủi ro đạo đức giữa các SOEs và AMCs). Tuy nhiên để xử lý nợ xấu, nợ khó đòi Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp như :  Hoàn thiện các Bộ Luật, văn bản pháp quy về tiền tệ, Phát hành trái phiếu Chính phủ đặc biệt để bổ sung vốn cho NHTMNN.  Xử lý nợ của các NHTM thông qua việc cải cách quản lý nợ và phân loại nợ thành 5 cấp dựa trên mức độ rủi ro : loại nợ đạt tiêu chuẩn, loại nợ đáng chú ý, lọai nợ bình thường, loại nợ có nghi vấn và loại nợ dễ bị mất nhằm tạo điều kiện cho các NH chủ động thi hành các biện pháp cần thiết.  Thành lập 4 công ty quản lý tài sản trực thuộc 4 NHTMNN để xư lý nợ khó đòi theo hướng chuyển nợ thành vốn cổ phần. Vốn ban đầu của các công ty quản lý tài sản là do Bộ tài chính cấp. Vốn hoạt động của 4 công ty này là 10 tỷ Nhân dân tệ tương đương 1,21 tỷ USD. Các công ty này có quyền phát hành trái phiếu được đảm bảo của Bộ tài chính ra công chúng, sau đó dùng vốn thu được để mua lại khoản nợ khó đòi của NH, trực tiếp chuyển các khoản nợ khó đòi này thành các khoản đầu tư vào DN hoặc thành cổ phần của DN, tổ chức lại DN thông qua việc chuyển nợ thành cổ phần ; thanh lý phá sản đối với đối với các khoản nợ khổng lồ không có khả năng thanh toán Như vậy, thông qua việc chuyển nợ thành cổ phần, các DN thay vì trả lãi cho NH đã chuyển sang trả cổ tức cho các cổ đông.
  39. 26 Bảng 1.3: Kinh nghiệm Chính phủ một số nước Châu Á thực hiện xử lý nợ xấu của các NHTM (thông qua mua lại các khoản nợ xấu) (Nguồn : Public asset management companies in East Asia) 1.3.3 Kinh nghiệm của Hungary : Nợ xấu tại Hungary được chia làm hai nhóm: Các khoản nợ lớn và phức tạp được giao cho một cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ngân hàng Phát triển Hungary (HDB) giải quyết. Các khoản nợ còn lại do các ngân hàng tự giải quyết theo thỏa thuận với Bộ Tài chính. Quá trình xử lý nợ xấu 3 giai đoạn : Quá trình xử lý nợ xấu tại Hungary bao gồm 3 quá trình nối tiếp nhau: (1) Làm sạch danh mục vốn đầu tư của các ngân hàng; (2) xóa nợ cho các DNNN quan trọng và (3) tái cấp vốn cho các ngân hàng. Đầu tiên, Hungary thực hiện lành mạnh hóa danh mục vốn đầu tư của các ngân hàng. Hungary cho phép các ngân hàng chuyển các khoản nợ xấu hoặc nợ cũ sang trái phiếu kỳ hạn 20 năm. Một cơ quan thu hồi nợ xấu được thành lập vào tháng 12/1992 (HDB), cơ quan này dùng trái phiếu chính phủ để đổi lấy các khoản nợ xấu được coi là các khoản nợ lớn và quan trọng. Cơ quan này có quyền bán các khoản nợ xấu hoặc tham gia vào quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. Chính phủ Hungary đã xóa nợ cho các DNNN mà Chính phủ coi là quan trọng. Các khoản nợ xấu này được xóa trên bảng cân đối của ngân hàng; đổi lại ngân hàng sẽ được nhận trái phiếu chính phủ kỳ hạn 20 năm. Chi phí cho công tác xóa nợ này tương đương khoảng 1,6% GDP. Hungary quyết định sẽ tái cấp vốn cho các ngân hàng nhằm giúp các ngân
  40. 27 hàng đạt được tỷ lệ CAR 8%. Tái cấp vốn được thực hiện dưới hình thức Chính phủ dùng trái phiếu Chính phủ để mua các cổ phiếu mới phát hành của các ngân hàng nằm trong chương trình tái cấp vốn. Kết quả là sở hữu Nhà nước trong ngân hàng tăng tạm thời. Sau đó, Hungary gia hạn cho các khoản vay phụ cho các ngân hàng nhằm không làm gia tăng sở hữu Nhà nước trong hệ thống ngân hàng. Tiếp theo, các ngân hàng phải tự giải quyết nợ xấu. Hầu hết các ngân hàng đều được yêu cầu thành lập một bộ phận riêng để giải quyết nợ xấu (ngay trong chính ngân hàng hoặc một bộ phận độc lập). Việc này sẽ giúp tách bạch được hoạt động xử lý nợ xấu với các hoạt động bình thường của ngân hàng và giúp phân loại được ngân hàng tốt và xấu cho quá trình tư nhân hóa. Bằng cách xử lý các khoản nợ xấu lớn thông qua một cơ quan chuyên biệt và HDB, các khoản nợ xấu còn lại do ngân hàng tự giải quyết; kết hợp cùng công tác giải quyết nợ xấu trực tiếp từ phía các DNNN và tái cấp vốn cho ngân hàng, Hungary đã thành công trong công tác xử lý nợ xấu. Nợ xấu tại Hungary đã giảm từ gần 30% vào năm 1993 xuống khoảng 5% vào năm 1997 với chi phí xử lý nợ xấu của Hungary khoảng 13% GDP. Tóm lại, bằng cách kết hợp nhiều giải pháp, công tác xử lý nợ xấu của Hungary tỏ ra khá hiệu quả. Điều này có được là nhờ công tác xử lý nợ xấu của Hungary được điều chỉnh kịp thời khi các biện pháp giải quyết nợ xấu ban đầu tỏ ra không hiệu quả. Hơn thế nữa, các biện pháp Hungary sử dụng đã xử lý được triệt để hơn gốc rễ phát sinh nợ xấu. 1.3.4 Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xử lý nợ xấu :  Thành lập công ty quản lý nợ xấu trực thuộc Ngân hàng Nhà nước: Như kinh nghiệm của các quốc gia, việc thành lập công ty xử lý nợ xấu chuyên biệt trực thuộc Chính phủ (ủy quyền cho NHNN thực hiện quản lý) là điều cần thiết. Việt Nam với sự ra đời của Công ty Quản Lý Tài Sản các TCTD - VAMC là mô hình học tập từ các nước trên thế giới, tuy nhiên, kah1c với quy định về chức
  41. 28 năng, nhiệm vụ và quyền hạn hiện tại của VAMC, công ty này sẽ chỉ xử lý một phần nợ xấu của các NHTM. Cụ thể,nên tập trung vào xử lý nợ xấu của các tập đoàn, DNNN tại các NHTM. Việc xử lý có thể thực hiện theo một trong những phương thức sau: (1) Xóa nợ thông qua việc thay thế bằng các trái phiếu do Chính phủ phát hành. Theo mô hình của Hungary, NHNN có thể cho phép các ngân hàng chuyển các khoản nợ xấu hoặc nợ cũ sang trái phiếu kỳ hạn 20 năm. Công ty này sẽ dùng trái phiếu Chính phủ để đổi lấy các khoản nợ xấu được coi là các khoản nợ lớn và quan trọng. có quyền bán các khoản nợ xấu hoặc tham gia vào quá trình tái cấu trúc các doanh nghiệp không có khả năng trả nợ. (2) Hoán đổi các khoản nợ của tập đoàn kinh tế và DNNN với các NHTM cho vay (gồm cả các NHTM Cổ phần và NHTM có vốn Nhà nước chi phối) thành vốn cổ phần. Theo đó, sở hữu Nhà nước sẽ gia tăng trong một số NHTM (gồm cả NHTM cổ phần). Điều này tuy tốn chi phí nhưng sẽ tạo thuận lợi cho NHNN trong chỉ đạo việc hợp nhất, sáp nhập các NHTM phục vụ quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng. Nguồn vốn của VAMC có thể hình thành từ việc phát hành trái phiếu do Chính phủ/NHNN bảo lãnh. Trên thực tế, hoạt động của NHTM Việt Nam nếu được tái cấu trúc thành công và kinh doanh trong một môi trường thuận lợi thì sẽ tạo lượng lợi nhuận rất lớn (điều này đã được chứng minh trong giai đoạn từ 2005 đến 2009), tăng tính khả thi trong việc hoàn trả các khoản nợ trái phiếu được bảo lãnh bởi Chính phủ/NHNN.  Việc xử lý nợ xấu có thể thông qua Công ty quản lý và khai thác tài sản AMC của các NHTM : Theo tính toán, đến nay các NHTM đã trích lập dự phòng tín dụng 67,3 nghìn tỷ, trong đó 84% nợ xấu có tài sản đảm bảo với giá trị tài sản đảm bảo tương đương 134% giá trị các khoản nợ và đa phần là bảo đảm bằng bất động sản. Như vậy, các NHTM hoàn toàn có thể chủ động xử lý các khoản nợ xấu của mình (với điều kiện là có tài sản bảo đảm). Vấn đề là phải xây dựng cơ chế hợp lý. Cơ chế
  42. 29 phải đảm bảo được 5 nguyên tắc: (1) Hỗ trợ các NHTM thu hồi được vốn đã đầu tư vào nợ xấu nhanh chóng nhưng không gây ra tổn thất quá lớn cho các NHTM; (2) việc thu hồi nợ xấu không làm trầm trọng thêm tình hình thị trường bất động sản; (3) giảm thiểu tối đa thiệt hại của các nhà đầu tư; (4) giảm thiểu tối đa chi phí của Chính phủ; (5) tách biệt hoạt động xử lý nợ xấu và hoạt động kinh doanh của NHTM. Căn cứ theo kinh nghiệm của 3 quốc gia được nghiên cứ trên, nên thực hiện cơ chế như sau: Thứ nhất, các NHTM bắt buộc phải sử dụng dự phòng để xử lý những khoản vay đối với các doanh nghiệp tư nhân mà không có tài sản bảo đảm hoặc có tài sản bảo đảm nhưng sụt giảm nghiêm trọng giá trị hoặc tranh chấp pháp lý quá phức tạp. Thứ hai, tất cả các NHTM có nợ xấu bắt buộc phải thành lập công ty quản lý nợ (AMC) để tách hoạt động xử lý nợ xấu khỏi hoạt động kinh doanh của NHTM. Thứ ba, các NHTM sẽ nhóm toàn bộ các khoản nợ xấu này lại và bán cho các AMC trực thuộc NHTM. Các AMC của NHTM sẽ căn cứ theo mức độ rủi ro của các khoản nợ, giá trị thực của tài sản bảo đảm để phát hành ra các loại trái phiếu (đây là một dạng của phương thức chứng khoán hóa các khoản vay có bảo đảm). Chẳng hạn, AMC có thể chia trái phiếu thành 3 hạng ứng với 3 nhóm nợ là nhóm 3, 4 và 5. Mỗi loại này sẽ có mức lãi suất khác nhau nhưng tối thiểu phải cao hơn lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn. Số tiền thu hồi này sẽ được chuyển cho NHTM để phục vụ việc cho vay các hoạt động kinh doanh, sản xuất. Thứ tư, Chính phủ/NHNN nên thực hiện bảo lãnh với các trái phiếu trên đồng thời thành lập cơ quan quản lý bất động sản trực thuộc Chính phủ để quản lý các bất động sản trong trường hợp Chính phủ phải thực hiện chi trả bảo lãnh cho các trái phiếu. Chỉ với sự bảo lãnh của Chính phủ/NHNN thì các nhà đầu tư trong nước và quốc tế mới thấy được sự hấp dẫn từ các loại trái phiếu trên. Hơn thế, sự trầm lắng của bất động sản cũng như hoạt động tín dụng bất động sản chỉ là tạm thời ở Việt Nam nếu nhìn toàn bộ chu kỳ phát triển của thị trường này tại Việt Nam từ năm 1991 đến nay. Khi thị trường phục hồi thì mọi thứ sẽ trở lại quỹ đạo tích cực. Vấn đề là cơ chế phải tạo điều kiện cho các NHTM và thị trường vượt qua giai
  43. 30 đoạn khó khăn hiện nay. Thứ năm, Chính phủ nên giao nhiệm vụ rõ ràng cho NHNN trong việc ban hành quy chế về hoạt động AMC cũng như hoạt động chứng khoán hóa. Đồng thời xác định rõ trách nhiệm của NHNN trong việc giám sát hoạt động trên, tránh tối đa các NHTM sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa trên để làm gia tăng rủi ro hệ thống (giống trường hợp của Mỹ giai đoạn 2007-2009). Việc xử lý nợ xấu của Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của các quốc gia, tuy nhiên, việc vận dụng các kinh nghiệm trên phải tính đến điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay là (1) kinh tế vĩ mô chưa thực sự ổn định; (2) hoạt động cho vay phần lớn dựa trên tài sản bảo đảm là bất động sản trong khi thị trường bất động sản chỉ có thể phục hồi trong trung hạn; (3) xử lý nợ xấu không được gây tổn thất quá lớn cho Chính phủ và bản thân các NHTM. Với 2 nhóm khuyến nghị xử lý nợ xấu trên, hy vọng việc áp dụng các kinh nghiệm của Hàn Quốc, Trung Quốc và Hungary sẽ đảm bảo xử lý nợ xấu phù hợp với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trong chương 1 đã khái quát được những vấn đề mang tính lý luận cơ bản về nhận định nợ xấu trong hoạt động tín dụng ngân hàng : khái niệm rủi ro tín dụng, xử lý nợ xấu, quan điểm về phân loại nợ xấu ở Việt Nam và trên thế giới, qua đó phân tích những nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động dẫn đến nợ quá hạn của hệ thống NHTM, đánh giá và dự đoán khả năng phát sinh nợ xấu. Đồng thời phân tích và làm rõ tác động, ảnh hưởng của nợ xấu ngân hàng đến nền kinh tế, xã hội và hệ thống ngân hàng thương mại. Phát triển và mất cân đối luôn tồn tại đằng sau là nợ xấu, nợ quá hạn. Do vậy, cần học tập kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới trong việc xử lý nợ xấu và vận dụng thích hợp vào điều kiện và hoàn cảnh tại Việt Nam. Đây là những vấn đề lý luận cần thiết liên quan tới đề tài nghiên cứu.
  44. 31 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẢO VIỆT KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Bảo Việt : 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển : Được thành lập ngày 11/12/2008 theo giấy phép hoạt động số 328/GP-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP Bảo Việt là thành viên trẻ nhất của tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm Bảo Việt cũng như hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Sự ra đời của Ngân hàng TMCP Bảo Việt góp phần hình thành thế chân kiềng vững chắc giữa Bảo hiểm - Ngân hàng - Chứng khoán, tạo nên sức mạnh tổng hợp, đảm bảo cho sự phát triển bền vững, toàn diện cho toàn hệ thống Bảo Việt. Với các cổ đông sáng lập là Tập đoàn Bảo Việt, Tổng Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) và Công ty Cổ phần Tập đoàn CMC cùng một số cổ đông là các tổ chức có uy tín khác trong nước, Ngân hàng TMCP Bảo Việt có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc phát triển quan hệ đối tác với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, ứng dụng công nghệ ngân hàng tiến tiến và hiệu quả để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho ngân hàng, tạo tiền đề để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam vào năm 2015. 2.1.2. Những kết quả đạt được trong giai đoạn từ năm 2009-2012 : + Về nguồn vốn huy động : Mặc dù là ngân hàng mới ra đời, hoạt động với nguồn vốn không lớn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của Chi nhánh không cao nhưng luôn đạt được mức tăng trưởng ổn định, đạt mức bình quân giai đoạn 2009-2012 là 8%/năm (năm 2009 : 1.514 tỷ đồng ; năm 2010 : 1.796 tỷ đồng ; năm 2011 : 1.943 tỷ đồng & năm 2012 là 1.894 tỷ đồng) + Về tình hình cho vay : Các chi nhánh chủ yếu tập trung cho vay các TCKT, cá nhân trong nước. Tuy nhiên tỷ trọng tập trung cho vay các TCKT là chính chiếm đến hơn 85%/tổng dư nợ
  45. 32 của chi nhánh. Năm 2012 dư nợ cho vay của các chi nhánh đạt 1.811 tỷ đồng tăng 14% (1.586 tỷ đồng) so với năm 2011. + Kết quả hoạt động kinh doanh : Năm 2008 Ngân hàng TMCP Bảo Việt ra đời và hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu của ngân hàng là 1.500 tỷ đồng. Năm 2012 sau khi hoàn thành tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Tổng tài sản của Ngân hàng Bảo Việt đã đạt 13.283 tỷ đồng, tổng huy động ước đạt 6.265 tỷ đồng, dư nợ cho vay đạt 6.611 tỷ đồng, doanh thu thuần đạt 429 tỷ đồng, LNTT đạt 121 tỷ đồng. Lãi sau thuế 91 tỷ đồng năm 2012, giảm 21% so với cùng kỳ. Tăng trưởng huy động của Ngân hàng TMCP Bảo Việt âm 11%. Nợ xấu đến cuối năm 2012 là 5,94%. Lũy kế năm 2012, thu nhập lãi thuần Ngân hàng TMCP Bảo Việt tăng 8% so với cùng kỳ, đạt gần 400 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 21 xuống 91 tỷ đồng. So với kế hoạch LNTT 200 tỷ đồng mà ĐHCĐ đã thông qua cho năm 2012 thì ngân hàng mới hoàn thành được 60,5% kế hoạch. Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của Ngân hàng TMCP Bảo Việt Đơn vị: tỷ đồng, % (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 của Ngân hàng TMCP Bảo Việt) Hệ số an toàn vốn CAR đạt 42% tăng gấp đôi so với năm 2011 là 22%.
  46. 33 Hoạt động chứng khoán kinh doanh năm 2012 giảm 59% so với cùng kỳ năm trước, xuống 23,5 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Bảo Việt trong năm 2012 tăng 36% so với năm 2011. Năm 2012, huy động khách hàng của Ngân hàng TMCP Bảo Việt đạt 6.265 tỷ đồng, giảm 10,88% so với năm trước. Cho vay khách hàng trong khi đó tăng 0,53% và đạt 6.748 tỷ. 2.2. Thực trạng nợ xấu và nguyên nhân nợ xấu của Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM: 2.2.1. Thực trạng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM :  Thứ nhất, hệ thống Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM cũng như tại các TCTD khác, nợ xấu vẫn tập trung chủ yếu vào nhóm các DNNN là chính : Tính đến 31/12/2012 dư nợ cho vay các DNNN đã trên 435 tỷ đồng chiếm 24%/tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM. Trong đó điển hình là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản và cho thuê vận tải biển so với bình quân dư nợ của các DNNN trong hệ thống các NHTM khoảng 30-35% tổng dư nợ của khối. Dư nợ xấu của khối DNNN chiếm tỷ trọng 57%/tổng nợ xấu của Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại khu vực TPHCM Bảng 2.2: Tình hình dư nợ và nợ xấu của các Doanh nghiệp tại BaoVietBank khu vực TPHCM Cty TNHH, DN Nhà nước TP khác Tổng cộng Năm CP Dư nợ NQH Dư nợ NQH Dư nợ NQH Dư nợ NQH 2009 518 59 582 36 194 8 1.295 104 2010 498 97 641 60 285 14 1.425 171 2011 475 190 713 117 397 27 1.586 333 2012 435 175 814 108 561 25 1.811 308 (Nguồn: Báo cáo dư nợ của Ngân hàng TMCP Bảo Việt theo các năm)
  47. 34 Vốn là một Ngân hàng TMCP, Ngân hàng Bảo Việt cũng bị ảnh hưởng chung tình trạng của các NHTM khác là việc cho vay tập trung quá nhiều vào các DNNN, trong khi các đơn vị này lại đầu tư ngoài ngành tràn lan, không kiểm soát dẫn đến kinh doanh không hiệu quả. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra nợ xấu cho Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM trong giai đoạn hiện nay. Cùng với tiến trình cổ phần hóa DNNN cũng như chuyển dịch hướng đầu tư, giảm tỷ trọng cho vay doanh nghiệp nhà nước yếu kém, chú trọng cho vay các loại hình doanh nghiệp khác, cơ cấu dư nợ cho vay đã có sự chuyển dịch. Tỷ trọng dư nợ cho vay DNNN có xu hướng giảm dần (năm 2009: 40%, năm 2010: 35%, năm 2011: 30%, năm 2012: 24%), dư nợ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh liên tục tăng về số lượng và tỷ trọng (năm 2009: 582 tỷ đồng; năm 2010: 641 tỷ đồng; năm 2011: 713 tỷ đồng và năm 2012 là 841 tỷ đồng).  Thứ hai, dư nợ xấu của hệ thống Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM đa phần là dư nợ có tài sản đảm bảo : Theo số liệu tính đến cuối tháng 11/2012 của Cơ quan Thanh tra, Giám sát Ngân hàng, 84% nợ xấu của hệ thống ngân hàng được đảm bảo bằng tài sản thế chấp và tổng giá trị các tài sản thế chấp này bằng 135% giá trị nợ xấu. Đối với Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM thì con số này là 164%. Tuy nhiên trong thực tế việc giải quyết tài sản đảm bảo gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có khung pháp lý về xử lý tài sản đảm bảo. Khâu này thực tế mất rất nhiều thời gian và chi phí do các tranh chấp, bất đồng về lợi ích giữa các bên liên quan đến thủ tục tố tụng như : cách thức định giá trị tài sản phát mãi, quy trình đấu giá, thủ tục, tính hợp pháp, hợp lý của loại tài sản khó khăn trong xử lý tài sản thu hồi nợ dẫn đến việc xử lý nợ xấu còn phức tạp và gian nan.
  48. 35 Bảng 2.3: Phân loại nợ quá hạn có TSĐB ĐVT: tỷ đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ Tiêu 1.295 1.425 1.586 1.811 Dư nợ 1.230 1.354 1.507 1.720 Dư nợ cho vay có TSBĐ - Nợ nhóm 1 1.131 1.129 1.090 1.308 - Nợ nhóm 2 60 125 163 195 - Nợ nhóm 3 35 78 187 133 - Nợ nhóm 4 23 32 46 11 - Nợ nhóm 5 46 61 100 163 104 171 333 308 Tổng dư nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu 8% 12% 21% 17% Tỷ lệ nợ xấu có TSBĐ (nợ xấu có TSBĐ/dư nợ cho 8% 13% 22% 18% vay có TSBĐ) (Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng TMCP Bảo Việt)  Thứ ba, nợ xấu hệ thống Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM tập trung vào các lĩnh vực bất động sản (điển hình như Công ty CP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD 584.8 dư nợ 20.519 tr đồng ; Công ty CP Đầu tư & Hạ tầng Kỹ Thuật Dầu Khí dư nợ 102.456 tr đồng ) và chứng khoán (Công ty CP Chứng Khoán SME hiện đã gặp vấn đề về pháp lý, dư nợ 83.249 tr đồng ) và vận tải biển (Công ty CP Vận tải Biển Hải Âu & Vitranschart dư nợ hơn 100.687 triệu đồng) Trong thực tế bất động sản và chứng khoán là 2 lĩnh vực nhạy cảm với sự thay đổi về kinh tế vĩ mô, chính sách nhà nước. Vì vậy, việc thị trường BĐS đóng băng trong nhiều năm qua và sự sụt giảm của thị trường chứng khoán đã tác động không nhỏ đến khả năng trả nợ cho các khoản đầu tư vốn cho 2 lĩnh vực nêu trên. Dư nợ xấu của hệ thống NHTM trong lĩnh vực BĐS tính đến cuối tháng 12/2012 được công bố khoảng 280.000 tỷ đồng, dư nợ xấu chiếm 13,5% cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung rất nhiều. Tuy nhiên số liệu về nợ xấu của hai lĩnh vực này còn chưa thống nhất, cập nhật. Chính vì vậy nợ xấu trong hai lĩnh vực này cần phải đánh giá một cách khách quan và thực
  49. 36 chất để có giải pháp căn cơ quyết định xem có nên hỗ trợ các Doanh nghiệp bất động sản hoặc cứ để cho thị trường tự điều chỉnh để thị trường bất động sản trở về với đúng bản chất vốn có của nó, giá cả tự động sẽ được điều chỉnh giảm, các Doanh nghiệp trong ngành sẽ không còn tình trạng siêu lợi nhuận. Tuy nhiên nếu nhận được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ sẽ kịp thời tạo đòn bẩy kích thích sự ‘‘rã băng’’ của bất động sản cũng như sự ‘‘ấm lên’’ của thị trường chứng khoán nhằm tạo điều kiện giải quyết nợ xấu. Bảng 2.4: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế cuối năm 2012 Đvt : triệu đồng STT Ngành cho vay Dư nợ %/tổng dư nợ 1 Ngành Bất động sản 615 34% 2 Ngành tài chính, bảo hiểm 416 23% 3 Ngành xây dựng 235 13% 4 Ngành vận tải biển 199 11% 5 Ngành công nghiệp chế tạo 108 6% Ngành Nông, lâm nghiệp, 6 108 6% thủy sản 7 Ngành sản xuất và phân phối 90 5% 8 điNgànhện dịch vụ khác 36 2% Tổng cộng 1.811.000 100% (Nguồn : Số liệu thống kê qua các năm của BaoVietBank) Biểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay theo ngành kinh tế cuối năm 2012 Ngành Nông, Ngành sản Ngành dịch lâm nghiệp,xuất và phân vụ khác thủy sản phối điện Ngành Bất 2% 6% 5% động sản 34% Ngành công nghiệp chế tạo 6% Ngành vận tải biển Ngành tài 11% Ngành xây chính, bảo dựng hiểm 13% 23%
  50. 37 Giai đoạn từ khi thành lập đến hiện tại hệ thống Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại khu vực TPHCM luôn bị ảnh hưởng chi phối bởi các chỉ tiêu hoạt động cơ bản như : huy động vốn, dư nợ vay, tỷ lệ nợ xấu Sự tăng trưởng, mở rộng đầu tư tín dụng luôn đi kèm với những rủi ro tiềm ẩn. Thực tế hoạt động tín dụng cho thấy, với sự tăng trưởng nóng, đẩy nhanh tín dụng một giai đoạn nào đó, thường để lại hậu quả về tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong những năm tiếp theo. Đối với Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM lại càng rõ nét hơn khi đã đầu tư danh mục tín dụng với tỷ trọng tương đối lớn vào các lĩnh vực nhạy cảm như nêu trên thì trong tình hình khó khăn chung của các ngành hiện tại tỷ lệ nợ xấu phát sinh là điều tất yếu. Hệ thống Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại khu vực TPHCM đã tập trung phát triển tín dụng trong những giai đoạn đầu thành lập và khi đó nền kinh tế trong nước đang phát triển mạnh cũng như các Ngân hàng khác việc đẩy mạnh tín dụng cho vay các Doanh nghiệp, cá nhân, TCKT là điều tất yếu. Do đó, hệ thống Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM năm 2010-2011 chất lượng tín dụng đã bị ảnh hưởng suy giảm, tỷ lệ nợ quá hạn & các khoản nợ xấu gia tăng trong khi giai đoạn trước đó tỷ lệ nợ quá hạn luôn được khống chế ở mức thấp dưới một con số. Tỷ lệ nợ xấu của BaoVietBank tại TPHCM thời điểm cuối năm 2012 là 17% (cuối năm 2011 là 21%).  Thứ tư, nợ xấu mặc dù đã được xử lý tương đối tuy nhiên vẫn còn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ của BaoVietBank tại TPHCM: Bảng 2.5: Xử lý nợ quá hạn của Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM (Đvt : tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Dư nợ tín dụng 1.295 1.425 1.586 1.811 Các khoản NQH : Trong 104 171 333 308 đó - Nợ nhóm 3 35 78 187 133 - Nợ nhóm 4 23 32 46 11 - Nợ nhóm 5 46 61 100 163 Xử lý nợ xấu trong năm 37 65 98 104
  51. 38 % Nợ quá hạn 8% 12% 21% 17% (Nguồn : Báo cáo nợ xấu giai đoạn 2009-2012 của Ngân hàng TMCP Bảo Việt)  Phân tích diễn biến nợ xấu của BaoVietBank tại TPHCM qua các năm : Bảng 2.6: Phân loại nợ quá hạn của BaoVietBank tại TPHCM ĐVT: tỷ đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ Tiêu Dư nợ 1.295 1.425 1.586 1.811 - Nợ nhóm 1 1.131 1.129 1.090 1.308 - Nợ nhóm 2 60 125 163 195 - Nợ nhóm 3 35 78 187 133 - Nợ nhóm 4 23 32 46 11 - Nợ nhóm 5 46 61 100 163 Tổng dư nợ xấu 104 171 333 308 Tỷ lệ nợ xấu 8% 12% 21% 17% (Nguồn : Báo cáo nợ xấu giai đoạn 2009-2012 của Ngân hàng TMCP Bảo Việt) 200 187 180 163 160 140 133 120 100 - Nợ nhóm 3 100 78 - Nợ nhóm 4 80 61 60 46 46 - Nợ nhóm 5 35 32 40 23 20 11 0 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nợ xấu của BaovietBank khu vực TPHCM  Nợ quá hạn trong giai đoạn từ năm 2009-2011 đều tăng về số lượng tuyệt đối lẫn số tương đối: Cùng với tình hình khủng hoảng tài chính của nền kinh tế thế giới đã gây ảnh hưởng đến toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế Việt
  52. 39 Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Cụ thể năm 2010 nợ quá hạn của BaoVietBank tại TPHCM tăng 67 tỷ đồng (tăng 64%) so với năm 2009, năm 2011 nợ quá hạn tăng 162 tỷ đồng (tăng 94%) so với năm 2010. + Năm 2009: Dư nợ xấu của BaoVietBank tại TPHCM là 104 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 8%/tổng dư nợ. Có thể thấy tỷ lệ nợ quá hạn của BaoVietBank tại TPHCM trong giai đọan này khá lớn, toàn bộ số nợ quá hạn này chủ yếu phát sinh do sự phát triển kinh tế quá nóng, đồng thời BaoVietBank mới trong giai đoạn đầu thành lập nên tập trung phát triển tín dụng tương đối mạnh, bên cạnh đó trong việc kiểm tra, kiểm soát giải ngân vốn, cho vay mở rộng đầu tư thiếu kinh nghiệm, lại gặp phải chính sách chung của nhà nước thay đổi không ổn định (như chính sách tỷ giá, lãi suất, chính sách đất đai ). Đồng thời cơ cấu nợ quá hạn chủ yếu là khối các doanh nghiệp nhà nước và công ty TNHH,CP. Cũng trong giai đoạn này, nợ quá hạn trong cho vay trung và dài hạn có tỷ lệ cao hơn so với nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn. Với mục tiêu tăng trưởng dư nợ tại khu vực TPHCM, BaoVietBank đã đẩy mạnh dư nợ tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm và cần nhiều vốn như Bất động sản, chứng khoán và Vận tải biển. Đặc biệt là các hình thức tài trợ dự án xây dựng, kinh doanh bất động sản và các dự án mua tàu biển cũng như tài trợ vốn luu động cho các ngành nghề này. + Năm 2010: Dư nợ xấu đạt hơn 171 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 12%/tổng dư nợ cho vay của BaoVietBank tại TPHCM. Năm 2010 có thể thấy mặc dù nền kinh tế Việt Nam bắt đầu chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái toàn cầu, tuy nhiên với định hướng tín dụng trong giai đoạn này BaoVietBank tại TPHCM vẫn chú trọng tập trung phát triển dư nợ cho vay, đặc biệt đối với lĩnh vực nhạy cảm như nêu trên trong đó, chủ yếu đáng kể vẫn là những Doanh nghiệp Nhà nước và phụ thuộc lớn vào mối quan hệ của Ban Giám đốc các chi nhánh và cho vay theo chỉ đạo của Hội sở chính. Trong giai đoạn này, Chính phủ đã ban hành hàng loạt các công cụ, chính sách thắt chặt tiền tệ, tài chính, chi tiêu công như thông tư 13,
  53. 40 Nghị quyết 11 bên cạnh đó, hàng loạt các ngành, các DN bắt đầu chịu ảnh hưởng tình hình kinh doanh gặp khó khăn về thị trường đầu ra, dòng tiền trả nợ vay ngân hàng phát sinh vấn đề. Theo đó, không chỉ riêng BaoVietBank mà các NHTM cũng đã tiến hành cơ cấu nợ hàng loạt cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các DN trong ngành chứng khoán, bất động sản, xây dựng, vận tải biển Vì vậy, trong năm 2010 cơ cấu dư nợ Nhóm 02 của BaoVietBank tại TPHCM đã tăng mạnh hơn 125 tỷ đồng (tăng 108% so với năm 2009), đồng thời một số các doanh nghiệp sau khi cơ cấu nhiều lần không trả được nợ vay ngân hàng hoặc dòng tiền kinh doanh thu hồi chậm do bị chiếm dụng theo quy định bắt buộc phải chuyển nhóm. Theo đó, Nợ nhóm 03 đạt trên 78 tỷ (tăng 122%), Nhóm 04 đạt 32 tỷ và Nợ nhóm 05 là 61 tỷ đồng (tăng 32%). + Năm 2011: Tổng dư nợ xấu đạt hơn 333 tỷ đồng, tăng hơn 94% so với năm 2010 có thể nói đây là con số nợ xấu cao nhất trong giai đoạn 2009-2012 và chiếm tỷ trọng đến 21%/tổng dư nợ của BaoVietBank tại TPHCM. Giai đoạn này BaoVietBank Hội Sở Chính đã có những chỉ đạo quyết liệt để giúp xử lý nợ xấu và đây cũng chính là định hướng ưu tiên hàng đầu trong chính sách tín dụng trong năm của BaoVietBank. Năm 2011 tình hình kinh tế trong nước khó khăn ngày càng được thể hiện rõ nét, bên cạnh nguồn tiêu thụ đầu ra gặp khó khăn, tại các doanh nghiệp chỉ số tồn kho tăng mạnh và ở mức cao. Hàng tồn kho nhiều dẫn đến đọng vốn trong sản xuất kinh doanh và làm tăng nợ xấu của ngân hàng. Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản cũng tăng mạnh hàng loạt các khó khăn diễn ra cùng với việc thắt chặt hơn các chính sách của Chính phủ, cắt giảm chi tiêu, chỉ số tiêu dùng trong nền kinh tế cũng suy giảm, lạm phát tăng cao, thâm hụt thương mại, đầu tư công kém hiệu quả Năm 2011 không chỉ riêng các DN mà ngành ngân hàng phải đối mặt với nhiều thách thức từ vấn đề áp lực tái cấu trúc hệ thống, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, xử lý nợ xấu Một loạt các DN của BaoVietBank tại TPHCM đã xuất hiện vấn đề trong hoạt động kinh doanh và đã chuyển sang nợ xấu tại BaoVietBank ở TPHCM như : Vụ việc lừa đảo của Chủ tịch Công ty CP Chứng Khoán SME (dư
  54. 41 nợ 83.249 tr đồng) ; Công ty TNHH XD ĐT PT Lĩnh Phong-Conic (dư nợ 100.910 tr đồng ; Công ty CP Sản Xuất và Kinh Doanh VLXD 584.8 (dư nợ 20.519 tr đồng) ; Công ty CP Đầu tư & Hạ tầng Kỹ Thuật Dầu Khí (dư nợ 102.456 tr đồng ) ; Công ty CP Vận tải Biển Hải Âu & Vitranschart dư nợ hơn 100.687 triệu đồng)  Bước sang năm 2012 : nợ quá hạn có xu hướng giảm ở Nợ nhóm 03 và nợ nhóm 04 là do Hội sở chính đã có những chỉ đạo hợp lý giúp các chi nhánh tại TPHCM tập trung xử lý thông qua phương án sử dụng quỹ dự phòng và miễn giảm lãi khuyến khích KH trả nợ, qua đó giúp BaoVietBank tại TPHCM giảm được 25 tỷ đồng nợ khó đòi. Đồng thời các chi nhánh đã thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng tín dụng và kiểm soát tăng trưởng, hạn chế rủi ro, tháo gỡ kịp thời những khó khăn trong hoạt động tín dụng. Thực hiện nghiêm túc công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 493 và Quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, tỷ lệ nợ quá hạn khống chế ở mức (17%). Tuy nhiên trong năm 2012 vẫn có phát sinh dư nợ quá hạn mới. Cụ thể nợ nhóm 02 tăng từ 163 tỷ lên đến 195 tỷ đồng (tăng 19%) ; nợ nhóm 05 tăng từ 100 tỷ đồng lên 163 tỷ đồng (tăng 63%). Trong đó tập trung ở một số các khách hàng doanh nghiệp mới trong lĩnh vực kinh doanh thương mại như: Công ty TNHH KMS Đệ Nhất Phan Khang (29.669 tr đồng), Công ty TNHH Thương Mại Trà My (15.510 tr đồng) và chủ yếu ở một số các khách hàng cá nhân như: Nguyễn Thị Ngọc Phụng (10.724 tr đồng), Phạm Thị Tuấn Anh (4.666 tr đồng), Ngô Thế Vũ (9.400 tr đồng) 2.2.2 Nguyên nhân chủ yếu vấn đề nợ xấu của Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM : 2.2.2.1 Nguyên nhân từ phía khách hàng vay vốn : - Thứ nhất, do môi trường kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tình hình kinh doanh và tài chính của các Doanh nghiệp suy giảm : Từ cuối năm 2008, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của khủng hoảng tài
  55. 42 chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát cao. Tại các doanh nghiệp chỉ số tồn kho tăng mạnh và ở mức cao. Tại thời điểm 01/06/2012, chỉ số tồn kho của ngành công nghiệp chế biến tăng 26% so với cùng kỳ năm 2011. Hàng tồn kho nhiều dẫn đến đọng vốn trong sản xuất kinh doanh và làm tăng nợ xấu của các TCTD. Bên cạnh đó, rất nhiều doanh nghiệp của BaoVietBank có năng lực tài chính yếu, chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, vốn chủ sở hữu nhỏ và khả năng ứng phó với sự biến động môi trường còn hạn chế. Vì vậy, khi môi trường kinh doanh xấu đi, chính sách kinh tế vĩ mô thắt chặt, lãi suất tăng, đồng thời tiêu thụ hàng hóa khó khăn đã ảnh hưởng lớn đến điều kiện tài chính, kết quả kinh doanh và khả năng trả nợ vay ngân hàng của doanh nghiệp. - Thứ hai, khách hàng vay vốn nhưng hoạt động kinh doanh không hiệu quả, dẫn đến thua lỗ, phá sản : đây là nguyên nhân chính và tương đối phổ biến đối với nợ xấu tại BaoVietBank khu vực TPHCM. Một phần nguyên nhân cũng là do năng lực thẩm định khách hàng của ngân hàng còn yếu kém, trong thời gian qua hàng loạt các khách hàng bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp đều bị rơi vào tình trạng kinh doanh không hiệu quả hoặc không đủ năng lực để thực hiện các hợp đồng, dự án từ đó dẫn đến tình trạng inh doanh thua lỗ, thu nhập giảm sút, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. - Thứ ba, do khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích (dùng vốn vay kinh doanh để đầu tư vào các lĩnh vực nhạy cảm như chứng khoán, bất động sản ) bên cạnh đó còn xuất hiện tình trạng khách hàng dùng vốn vay ngắn hạn để đầu tư trung dài hạn gây ra tình trạng bị mất cân đối nguồn, ảnh hưởng khả năng trả nợ vay ngân hàng một số các khách hàng như Công ty CP Vận Tải và Thuê Tàu Biển Việt Nam, Công ty CP TM DV Dược Phẩm Hương Mỹ Thông thường xảy ra trong những tình huống cụ thể như sau : + Khách hàng hoạt động kinh doanh với nhiều dự án, phương án (đặc biệt là đầu tư ngoài ngành kinh doanh Bất động sản, chứng khoán ) dùng nguồn thu dự kiến của phương án này làm nguồn trả nợ cho dự án kia, phương án khác ở mức độ thường xuyên và thiếu kiểm soát dòng tiền hoạt động.
  56. 43 + Khách hàng vay và có dư nợ tại nhiều TCTD không kiểm soát được dòng tiền và chất lượng tín dụng cũng như thời hạn các món vay. Khách hàng có nhiều chi nhánh/công ty con kinh doanh ở nhiều địa bàn xa so vói địa bàn chi nhánh cho vay. Dẫn đến tình trạng khó khăn cũng như thiếu kiểm soát của ngân hàng để cho khách hàng sử dụng nguồn vốn vay sai mục đích và dễ dàng. - Thứ tư, khách hàng bị chiếm dụng vốn, mất cân đối nguồn vốn hoạt động, tiền vay và tài sản hình thành từ vốn vay không cân đối (Ví dụ : Phải thu ngắn hạn + Hàng tồn kho < Phải trả người bán + Vay ngắn hạn. Điển hình như Công ty TNHH MTV XNK Lâm Hưng, Công ty TNHH Phan Huy Minh Xác suất rủi ro này xảy ra trong các lĩnh vực khách hàng/khoản vay có những đặc điểm sau : + Khách hàng giải ngân sử dụng vốn sai mục đích, không có biện pháp chính sách quản lý tốt công nợ phải thu (nhất là trong lĩnh vực XDCB, sử dụng vốn ngân sách ). + Giải ngân ứng vốn cho các chi nhánh, công ty con (số lượng nhiều) nhưng không kiểm soát được dẫn đến bị thất thoát, chiếm dụng vốn. + Các cổ đông góp vốn công ty, nhưng sau đó bất ngờ thoái vốn, rút tiền mặt. Làm ảnh hưởng mất cân đối nguồn công ty/khách hàng. - Thứ năm, khách hàng không đủ vốn lưu động kinh doanh (ví dụ Công ty CP Vận Tải Biển Hải Âu, Công ty TNHH KMS Đệ Nhất Phan Khang ) thường xảy ra trong một số trường hợp sau : + Trường hợp cho vay đầu tư dự án tính toán chưa chính xác tổng mức đầu tư, nhất là tính toán vốn lưu động cần vay. + Khách hàng không có đủ vốn đối ứng tham gia PAKD do ngân hàng tài trợ, đẩy tỷ lệ xin vay cao hơn nhất là các DNNN năng lực yếu kém, hoặc tính toán vốn tự có trên cơ sở bán sản phẩm. + Khách hàng có chỉ số vay nợ cao như : Nợ vay ngắn hạn/VCSH cao trên 04-05 lần. + Khách hàng bị đối tác chiếm dụng vốn ảnh hưởng nguồn vốn hoạt động. Hoạt
  57. 44 động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn vay và vốn chiếm dụng lại của đối tác. Ảnh hưởng cơ cấu tài chính mất cân đối, KNTT bị ảnh hưởng. - Thứ sáu, chính sách luật thường thay đổi trong một số ngành, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng như chứng khoán, xây dựng, bất động sản, kinh doanh vận tải . Làm ảnh hưởng tình hình kinh doanh khó khăn, khả năng thanh toán bị giảm sút nghiêm trọng. - Thứ bảy, thực tế có những khách hàng đã có chủ ý lừa đảo muốn lấy được tiền từ ngân hàng thường các khách hàng/doanh nghiệp đó sẽ thành lập nhiều công ty trong cùng một nhóm để vay vốn, đảo nợ luân chuyển tiền từ các công ty trong cùng nhóm nhưng bản chất không thực sự tạo bất kỳ GTGT trong việc sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng (Chẳng hạn như vụ việc lừa đảo của Ban lãnh đạo Công ty CP Chứng Khoán SME, Lãnh đạo Công ty CP PT KT XD CAD mang tiền bỏ trốn ) Tóm lại : Không chỉ riêng tại BaoVietBank khu vực TPHCM mà nợ xấu cao và ngày càng lớn của các NHTM gần đây phản ánh mô hình tăng trưởng không hợp lý và kém hiệu quả, đặc biệt khi môi trường kinh tế đang khó khăn hơn. Việc tăng trưởng kinh tế (GDP) cao và dựa vào vốn là chính, trong khi công nghệ, mà cụ thể là quản lý không theo kịp, thì vấn đề doanh nghiệp càng vay nhiều càng khó có khả năng quản lý hiệu quả các đồng vốn vay đó (hay doanh nghiệp trở nên bất cẩn hơn với đồng vốn dễ dãi) là một trong những nguyên nhân chính đóng góp trong việc nợ xấu gia tăng. 2.2.2.2 Nguyên nhân từ phía ngân hàng :  Nguyên nhân chính : - Thứ nhất, do áp lực chỉ tiêu của BaoVietBank Hội sở chính giao và trong giai đoạn đầu thành lập, BaoVietBank tại TPHCM đã tập trung đầu tư tăng trưởng tín dụng ồ ạt chạy theo chỉ tiêu được giao và đặt ra mà không có sự chọn lọc, kiểm soát mang tính thận trọng. Vì vậy, buông lỏng cũng như giảm thấp các điều kiện cung cấp tín dụng, phát vay cũng như nới lỏng kiểm soát cho vay. Chưa chú trọng đến chất lượng khách hàng và chất lượng TSĐB. Việc phân tích, đánh giá thực trạng tín
  58. 45 dụng chưa được thực hiện triệt để, chưa xuất phát từ mục tiêu an toàn hiệu quả nên đã đầu tư cho vay các đơn vị kém hiệu quả, các dự án không đủ điều kiện cho vay. Đặc biệt lại tập trung dư nợ vào các khách hàng DNNN tương đối nhiều, trong thực tiễn giai đoạn khủng hoảng vừa qua cũng đã chứng minh các đơn vị này hoạt động đầu tư ngoài ngành tràn lan, không kiểm soát dẫn đến kinh doanh không hiệu quả gây thất thoát lớn nguồn vốn Nhà nước và hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng đáng kể, hoạt động cầm chừng và không có nguồn trả nợ vay ngân hàng dẫn đến tình trạng thường xuyên cơ cấu nợ và không ít DNNN đã bị áp dụng chuyển nợ quá hạn tại BaoVietBank. - Thứ hai, xuất phát từ thực trạng dư nợ xấu của hệ thống Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM đa phần là dư nợ có tài sản đảm bảo. Trong thực tế khung pháp lý về xử lý tài sản đảm bảo chưa hoàn thiện do đó việc giải quyết tài sản đảm bảo gặp rất nhiều khó khăn, đây là một trong những nguyên nhân khiến cho nợ xấu không chỉ riêng của hệ thống BaoVietBank tại TPHCM mà các NHTM khác cũng kéo dài dây dưa và chưa thể xử lý được dứt điểm. Bên cạnh đó, việc xử lý tài sản cũng phải mất nhiều năm khi đó giá trị tài sản giảm thấp sẽ không đủ đảm bảo cho khoản vay gốc ban đầu, do đó nếu có xử lý thì cũng chỉ có thể trả được một phần và phần còn lại vẫn tiếp tục là nợ xấu kéo dài. - Thứ ba, trong giai đoạn đầu thành lập với mục tiêu phát triển dư nợ tại khu vực trọng điểm phía Nam trong đó TPHCM là khu vực ưu tiên phát triển. Theo đó, dư nợ tín dụng giai đoạn 2009-2012 tăng bình quân 12%/năm, trong đó danh mục tín dụng của BaoVietBank tại TPHCM lại tập trung vào các lĩnh vực nhạy cảm và chiếm dụng vốn lớn bất động sản, chứng khoán và vận tải biển Tuy nhiên bước sang năm 2011 tình hình kinh tế trong nước bị ảnh hưởng càng rõ nét sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, các chính sách kìm chế lạm phát của chính phủ, hạn chế đầu tư công, các NHTM dừng và không tiếp tục giải ngân tài trợ các DN trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản, thị trường chứng khoán và ngành vận tải biển cũng bị ảnh hưởng suy giảm. Do đó, các DN trong các ngành này đã gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn đầu ra, không có khả năng trả nợ vay ngân hàng đúng hạn
  59. 46 mà phải thực hiện cơ cấu nợ một cách thường xuyên và từ đó phát sinh nợ quá hạn tại BaoVietBank khu vực TPHCM.  Nguyên nhân khác : - Nợ xấu gia tăng trong thời gian dài, mặc nhiên về phía ngân hàng cũng phản ánh ngân hàng yếu kém về quản trị rủi ro hoạt động và xử lý nợ xấu nói chung. Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên nhân khác góp phần làm gia tăng nợ xấu của BaoVietBank tại TPHCM có thể kể đến như sau : + Quy trình kiểm tra, giám sát sau cho vay của ngân hàng còn nhiều lỏng lẻo, thiếu xót : có thể nói trong giai đoạn đầu mới thành lập hoạt động của Ngân hàng Bảo Việt tại TPHCM còn nhiều bất cập, quy trình quy chế chưa rõ ràng hoặc thiếu xót. Chính vì thế, việc kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn khách hàng cũng như hiệu quả dòng tiền giải ngân chưa hợp lý, dẫn đến tình trạng khách hàng đã thu hồi nguồn tiền từ khoản ngân hàng đã cho vay tuy nhiên chưa muốn trả nợ thay vào đó, khách hàng sử dụng đầu tư cho những mục đích khác không hiệu quả và bị tổn thất. Công tác kiểm tra kiểm soát sau cho vay thiếu tính thực tế mà chỉ mang tính đối phó trên sổ sách, giấy tờ không thường xuyên xuống kiểm tra doanh nghiệp/khách hàng hoặc xuống kho kiểm tra TSĐB nên khách hàng lợi dụng và thực hiện theo những mục đích riêng mà ngân hàng không thể kiểm soát được. + Chưa xây dựng mô hình quản lý kinh doanh phê duyệt tập trung triệt để, tránh sự quản lý chủ quan và chiều theo chủ ý khách hàng của các chi nhánh, phòng ban tác nghiệp trực tiếp như Phòng Quan Hệ Khách Hàng + Các chi nhánh mặc dù biết rõ lý do khách hàng không trả được nợ nhưng để khỏi phải trích dự phòng rủi ro hoặc làm đẹp hình ảnh chất lượng tín dụng, nâng cao thành tích trong kinh doanh đã tìm cách trì hoãn việc chuyển nợ quá hạn bằng cách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, đảo nợ, thậm chí có những khoản nợ đến hạn mà không trả được nợ nhưng vẫn không thực hiện chuyển sang nhóm nợ cao hơn vì sợ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng. + Năng lực thẩm định, phân tích của cán bộ tín dụng còn yếu kém, hạn chế
  60. 47 không phát hiện nắm bắt chính xác thực tế tình hình và hoạt động của khách hàng mà có những đề xuất, giải pháp trình cấp tín dụng phù hợp, hạn chế được những rủi ro cũng như luôn giám sát chặt chẽ quá trình trước, trong và sau cho vay của ngân hàng, để không bị thất thoát và gây ra nợ xấu. + Tập trung trọng điểm và mục tiêu gia tăng dư nợ vào các lĩnh vực nhạy cảm như chứng khoán, bất động sản, vận tải biển cho vay trung dài hạn (chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro cũng như khả năng thu hồi), trong khi huy động vốn dân cư chủ yếu là ngắn hạn gây nên tình trạng mất cân đối vốn cũng như góp phần gia tăng tồn kho bất động sản trong giai đoạn khó khăn giải phóng như hiện nay, bên cạnh đó hoạt động thị trường chứng khoán cũng chưa có dấu hiệu hồi phục vẫn trong tình trạng suy giảm. Là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm gia tăng nợ xấu trong giai đọan vừa qua. 2.3. Thực trạng xử lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Bảo Việt tại TPHCM :  Xây dựng phương án xử lý nợ xấu : Hàng năm, trên cơ sở kết quả phân loại nhóm nợ & trích lập dự phòng rủi ro, các chi nhánh luôn chủ động rà soát xây dựng phương án, biện pháp xử lý nợ xấu phát sinh đảm bảo tỷ lệ nợ xấu năm sau phải thấp hơn năm trước trong đó đề ra các biện pháp thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng đồng thời kiểm soát sự gia tăng của nợ xấu đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.  Thành lập Tổ Xử lý Nợ xấu : Ngân hàng TMCP Bảo Việt chủ động thành lập Tổ xử lý nợ xấu tại các chi nhánh gồm những thành viên là phụ trách là Ban Giám Đốc và lãnh đạo các phòng ban liên quan công tác tín dụng để xây dựng kế hoạch và các biện pháp cụ thể, tham mưu cho Giám Đốc chi nhánh các quyết định thích hợp để xử lý nợ xấu kịp thời và đúng tiến độ. Tổ xử lý nợ xấu thực hiện họp định kỳ mỗi tháng một lần để đảm bảo việc kiểm tra, giám sát các hoạt động xử lý nợ xấu một cách toàn diện và liên tục.  Xử lý nợ xấu bằng Cơ cấu nợ : Cơ cấu nợ vay là biện pháp sử dụng khi một khoản nợ đến hạn trả nợ nhưng
  61. 48 ngân hàng đánh giá khách hàng đó đang gặp khó khăn tạm thời trong hoạt động kinh doanh, hoặc dòng tiền khách hàng không về kịp trả nợ vay ngân hàng và khách hàng hoàn toàn có khả năng trả nợ trong thời gian kế tiếp theo lịch trả nợ mà ngân hàng đã đề ra. Ngoài ra, nếu ngân hàng thực hiện cơ cấu nợ (gia hạn/điều chỉnh kỳ hạn trả nợ) thì khách hàng cảm thấy giảm nhẹ áp lực đồng thời hoàn toàn có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng đúng thời hạn được cơ cấu. Bảng 2.7: Dư nợ xấu được cơ cấu của BaoVietBank tại TPHCM Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chỉ Tiêu 1.295 1.425 1.586 1.811 Tổng Dư nợ Dư nợ cơ cấu 194 242 397 326 - Nợ nhóm 1 1.131 1.129 1.090 1.308 - Nợ nhóm 2 60 125 163 195 - Nợ nhóm 3 35 78 187 133 - Nợ nhóm 4 23 32 46 11 - Nợ nhóm 5 46 61 100 163 Dư nợ cơ cấu/tổng dư 15% 17% 25% 18% nợ (Nguồn : Báo cáo xử lý nợ xấu giai đoạn 2009-2012 của Ngân hàng TMCP Bảo Việt) Trong năm 2012 trước diễn biến tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, tuy nhiên nhận định một số khách hàng có khả năng vượt qua khó khăn tạm thời và cần có sự hỗ trợ của ngân hàng giúp DN được cơ cấu, điều chỉnh thời hạn trả nợ phù hợp với dòng tiền của khách hàng. Trong năm 2012 tổng dư nơ nợ được cơ cấu của các khách hàng BaoVietBank tại TPHCM làm hơn 326.980 tr đồng. BaoVietBank tại TPHCM đã mạnh dạn thực hiện cơ cấu nợ cho một số các khách hàng như : + Công ty TNHH TM Trà My (Dư nợ cơ cấu 43.403 tr đồng) – Nợ nhóm 02 + Công ty TNHH KMS Đệ Nhất Phan Khang (Dư nợ cơ cấu 19.884 tr đồng) – Nợ nhóm 01 + Công ty CP ĐT HT Và Đô thị Dầu Khí (Dư nợ cơ cấu 98.078 tr đồng) – Nợ