Luận văn Xây dựng mô hình xhtd nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Xây dựng mô hình xhtd nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_xay_dung_mo_hinh_xhtd_noi_bo_doanh_nghiep_che_bien.pdf
Nội dung text: Luận văn Xây dựng mô hình xhtd nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN THỊ ÁNH TUYẾT XÂY DỰNG MÔ HÌNH XHTD NỘI BỘ DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI NGÂN HÀNG KỸ THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGUYỄN THANH TUYỀN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
- Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn “Xây dựng mô hình XHTD nội bộ của NHTM Việt Nam đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong đề tài này được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này không sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. TP.HCM, tháng 10/2013 Tác giả luận văn Trần Thị Ánh Tuyết
- MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh sách các bảng Danh sách các hình vẽ, đồ thị Lời mở đầu Chương 1: TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG 1.1. KHÁI NIỆM XẾP HẠNG TÍN DỤNG 1 1.1.1. Khái niệm XHTD trên thế giới 1 1.1.2. Khái niệm XHTD nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 1 1.1.3. Đặc điểm XHTD nội bộ 3 1.1.4. Mục đích XHTD nội bộ 3 1.1.5. Đối tượng XHTD nội bộ 4 1.1.6. Các nhân tố cần xem xét trong XHTD nội bộ doanh nghiệp 5 1.1.7. Hệ thống thang đo 7 1.1.8. Các phương pháp XHTD 8 1.1.8.1. Phương pháp chuyên gia (Analyst Driven Ratings) 9 1.1.8.2. Mô hình toán học (Model Driven Ratings) 10 1.1.8.3. Phương pháp kết hợp 11 1.1.9. Quy trình XHTD nội bộ tại ngân hàng Techcombank 11 1.2. TỔNG QUAN XHTD TRÊN THẾ GIỚI 12 1.2.1. Chỉ số Z của Edward I. Altman 14 1.2.2. Chỉ số Zeta® 18 1.2.3. Phương pháp XHTD của một số tổ chức xếp hạng tín dụng trên thế giới 20 1.2.3.1. Phương pháp XHTD doanh nghiệp của Fitch Ratings 20 1.2.3.2. Phương pháp XHTD doanh nghiệp của S&P 24 1.2.3.3. Phương pháp XHTD doanh nghiệp của Moody’s 27 1.2.4. Phương pháp XHTD doanh nghiệp của một số ngân hàng trên thế giới 30 1.2.4.1. Ngân hàng Nhật 30 1.2.4.2. Ngân hàng Trung ương Pháp
- Chương 2: THỰC TRẠNG XHTD TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 2.1. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUY ĐỊNH VỀ XHTD NỘI BỘ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 34 2.1.1. Giai đoạn từ Quyết định 299 – trước Quyết định 57 34 2.1.2. Giai đoạn từ Quyết định 57 – trước Quyết định 493 36 2.1.3. Giai đoạn từ Quyết định 493 đến nay 38 2.2. XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP TẠI TECHCOMBANK 41 2.2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Techcombank 41 2.2.2. Hệ thống XHTD nội bộ doanh nghiệp của Techcombank 42 Chương 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH XHTD NỘI BỘ DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI TECHCOMBANK 3.1. SƠ LƯỢC NGÀNH VÀ DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN 46 3.1.1. Sơ lược ngành chế biến thủy sản Việt Nam 46 3.1.2. Đặc trưng mô hình XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản 47 3.1.3. Tình hình cho vay thủy sản tại Techcombank 47 3.1.4. Định hướng kinh doanh đối với khách hàng thủy sản đến 31/12/2013 47 3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH 48 3.2.1. Lựa chọn mô hình 48 3.2.2. Chọn mẫu và mô tả mẫu 49 3.2.3. Lựa chọn biến số 50 3.2.4. Ứng dụng hồi quy Logistic 52 3.2.4.1. Phân tích nhân tố EFA 53 3.2.4.2. Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha 55 3.2.4.3. Hồi quy Logistic các thang đo và lựa chọn mô hình 58 3.2.4.4. Mô hình hồi quy được xây dựng 61 3.2.5. Mô hình XHTD được xây dựng đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản 61 3.3. CÁC HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 62 Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính TCTD Tổ chức tín dụng CP Chi phí TMCP Thương mại cổ phần CTCP Công ty cổ phần TNHH Trách nhiệm hữu hạn DNNN Doanh nghiệp nhà nước TSĐB Tài sản đảm bảo NHTM Ngân hàng thương mại XHTD Xếp hạng tín dụng SPDV Sản phẩm dịch vụ XHTDDN Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp
- DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1.1 - So sánh thang đo XHTD của 3 tổ chức xếp hạng lớn của thế giới Bảng 1.2 - So sánh chỉ số Z’’ điều chỉnh và hạn mức tín nhiệm S&P Bảng 1.3 - 7 biến số trong mô hình Zeta® Bảng 1.4 - So sánh độ chính xác giữa Zeta® và chỉ số Z Bảng 1.5 - Phân phối 11 tỷ số chính của Moody’s theo mức XHTD Bảng 1.6 - Điểm số các nhân tố phân tích tại ngân hàng Nhật Bảng 1.7 - Chấm điểm nhân tố Đặc điểm của doanh nghiệp tại Ngân hàng Nhật Bảng 1.8 - Mức xếp hạng tại Ngân hàng Nhật Bảng 1.9 - Chấm điểm XHTD tại Ngân hàng Trung Ương Pháp Bảng 2.1 - 4 nhóm nợ theo Quyết định 299 Bảng 2.2 - 11 chỉ tiêu tài chính theo Quyết định 57 Bảng 2.3 - Xếp loại tín dụng doanh nghiệp theo Quyết định 57 Bảng 2.4 - Trích lập dự phòng theo Điều 6 Quyết định 493 và 18 Bảng 2.5 - Trích lập dự phòng theo Điều 7 Quyết định 493 và 18 Bảng 2.6 - Chấm quy mô doanh nghiệp ngành chế biến thủy sản Bảng 2.7 - Trọng số các chỉ tiêu đánh giá Bảng 2.8 - Các mức XHTD Bảng 3.1 - Các biến độc lập được chọn để xây dựng mô hình Bảng 3.2 - KMO và Kiểm định Bartlett Bảng 3.3 - Tổng phương sai trích Bảng 3.4 - Ma trận xoay Bảng 3.5 - Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo 1 Bảng 3.6 - Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo 1 điều chỉnh Bảng 3.7 - Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo 2 Bảng 3.8 - Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo 3 Bảng 3.9 - Bảng đánh giá độ tin cậy của thang đo 4 Bảng 3.10 - Hồi quy Logistic Y với biến Z1 và Z2 Bảng 3.11 - Hồi quy Logistic Y với biến Z2 Bảng 3.12 - Bảng xếp hạng chỉ tiêu định tính Bảng 3.13 - Bảng xếp hạng chỉ tiêu định lượng Bảng 3.14 - Đề xuất ra quyết định
- DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 - Phương pháp XHTD kết hợp Hình 1.2 - Quy trình XHTD tại Techcombank Hình 3.1 – Diễn biến dư nợ ngành thủy sản tại Techcombank Hình 3.1 - Quy trình xây dựng mô hình Logistic trong XHTD
- Lời mở đầu Lý do chọn đề tài: Thực tế hiện nay tại các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam có tới 65%-70% trong cơ cấu lợi nhuận đến từ hoạt động tín dụng. Do đó, việc quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng được đặt ra là vấn đề cấp thiết. Một trong những biện pháp quản lý rủi ro tín dụng là xếp hạng tín dụng (XHTD) khách hàng. Kết quả của việc xếp hạng là tài liệu quan trọng giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định thích hợp với “khẩu vị rủi ro” của ngân hàng mình: cho vay hay không cho vay? mức cho vay bao nhiêu nếu chấp nhận cho vay? cần có tài sản bảo đảm không? lãi suất áp dụng như thế nào? Đã có rất nhiều nghiên cứu lớn nhỏ trong nước và nước ngoài đã đề cập đến vấn đề này như các nghiên cứu của Edward I. Altman và các đồng sự, Bina Lehmann, Rob Slotemaker, Dinh Thi Huyen Thanh&Stefanie Kleimeier, hay các kết quả ứng dụng của các tổ chức xếp hạng lớn trên thế giới hiện nay S&P, Moody’s, Fitch; luận án tiến sỹ của tác giả Trần Thị Kỳ, đề tài khoa học của Tạ Quang Khánh, bộ chỉ tiêu của Ernst&Young, Học viên đã kế thừa kết quả các nghiên cứu trước đây và một lần nữa đề cập đến đề tài này ở khía cạnh mang tính thực nghiệm, đồng thời đã áp dụng mô hình định lượng vào luận văn của mình: “Xây dựng mô hình XHTD nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam” Xin lưu ý rằng việc XHTD doanh nghiệp chế biến thủy sản, đơn thuần chỉ là cách để thu hẹp phạm vi nghiên cứu, đồng thời tăng tính ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu, với tham vọng đưa ra một hàm toán học phù hợp nhất có thể với các đặc trưng đặc thù của ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số kết quả nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về XHTD, đặc biệt là các nhân tố/biến quan sát được sử dụng để xem xét đưa vào mô hình xếp hạng. Xây dựng mô hình XHTD từ ứng dụng toán học và phương pháp chuyên gia để tham khảo cho các NHTM Việt Nam trong việc xếp hạng khách hàng doanh nghiệp chế biến thủy sản. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Phương pháp định tính cho phép học viên khảo sát, thống kê, mô tả các nghiên cứu của các chuyên gia, kết hợp với tổng kết thực tiễn, logic. Phương pháp định lượng nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến. Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên cả khối, là phương pháp phù hợp trong trường hợp không có sẵn danh sách đầy đủ các đơn vị trong tổng thể cần nghiên cứu. Các quan
- sát trong mẫu là các doanh nghiệp chế biến thủy sản được niêm yết trên sàn HOSE, HNX, OTC và các doanh nghiệp thủy sản hiện là khách hàng của cơ quan học viên đang công tác. Dữ liệu thu thập là báo cáo tài chính 2 năm gần nhất (năm 2011, 2012), là dữ liệu thứ cấp. Công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để sàng lọc các thang đo, đồng thời ứng dụng mô hình hồi quy Logistic để xây dựng mô hình XHTD. Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu là các doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam, là doanh nghiệp sản xuất có tỷ trọng doanh thu từ chế biến thủy sản lớn hơn 50% (nghĩa là không bao gồm các doanh nghiệp chỉ thuần về thương mại thủy sản và doanh thu từ chế biến thủy sản ít hơn 50%). Đối tượng nghiên cứu là sự tác động của các chỉ tiêu đến khả năng trả nợ của khách hàng 1-2 năm tới. Kết cấu của luận văn Luận văn được chia làm 3 chương với nội dung trình tự như sau: i. Chương 1: Tổng quan về XHTD ii. Chương 2: Thực trạng xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Techcombank iii. Chương 3: Xây dựng mô hình XHTD nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Techcombank
- Chương 1 TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN DỤNG 1.1. KHÁI NIỆM XẾP HẠNG TÍN DỤNG 1.1.1. Khái niệm XHTD trên thế giới Xếp hạng tín dụng (credit rating / credit scoring) là thuật ngữ do John Moody đưa ra năm 1909 trong ấn phẩm “Cẩm nang phân tích đầu tư chứng khoán ngành đường sắt” 1. Hiện nay, trên thế giới, có nhiều định nghĩa khác nhau đối với thuật ngữ này: Theo Standard & Poor’s, XHTD là những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng, khả năng và sự sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ, đúng hạn của chủ thể phát hành (như doanh nghiệp, Chính phủ, chính quyền địa phương). XHTD cũng đề cập đến xác suất tương đối mà chủ thể phát hành khoản nợ có thể vỡ nợ. Theo Moody’s, XHTD là những ý kiến đánh giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của các nghĩa vụ nợ dựa trên các kết quả phân tích tín dụng cơ bản và thể hiện thông qua hệ thống ký hiệu từ Aaa đến C. Theo FitchRatings, XHTD là ý kiến đánh giá về khả năng chủ thể phát hành đáp ứng các cam kết tài chính, đó là hoàn trả vốn gốc, tiền lãi, cổ tức ưu đãi, các khiếu nại bảo hiểm, Theo Samir El Daher (1999), XHTD là việc đánh giá mức độ tín nhiệm của người vay nợ về phương diện chấp hành các cam kết tài chính cụ thể, đó có thể là một nhóm các cam kết nghĩa vụ hoặc chỉ là một thỏa thuận tài chính nhỏ nào đó như là một hợp đồng thương mại. Việc đánh giá phân loại dựa trên xác suất có nguy cơ phá sản, đây là tiêu chí phản ánh khả năng và sự sẵn sàng trả nợ của người vay cả gốc, lãi đúng hạn theo các cam kết nghĩa vụ của khoản vay. 1.1.2. Khái niệm XHTD nội bộ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Ở Việt Nam, thuật ngữ “xếp hạng tín dụng” đang tồn tại nhiều tên gọi như “xếp hạng tín nhiệm”, “xếp loại tín dụng”, “xếp hạng khách hàng”, Trong luận văn này, học viên sử dụng thống nhất thuật ngữ là “xếp hạng tín dụng” (XHTD). 1 “Analyses of Railroad Investments”
- 2 XHTD nội bộ được hiểu là hệ thống XHTD áp dụng trong nội bộ của một ngân hàng nhất định. Theo Điều 4 trong Quyết định 493 của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 22/04/2005 quy định: “tổ chức tín dụng phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm: Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng; Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết; Uy tín đối với tổ chức tín dụng đã giao dịch trước đây; Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề và địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.” Do hướng tiếp cận của luận văn là “Xây dựng mô hình XHTD nội bộ doanh nghiệp chế biến thủy sản tại Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam”, nên có thể hiểu XHTD nội bộ là đánh giá hiện thời về khả năng và sự sẵn sàng thanh toán các nghĩa vụ tài chính (gốc và lãi phát sinh) của đối tượng được xếp hạng (khách hàng doanh nghiệp chế biến thủy sản) một cách đầy đủ và đúng hạn, dựa vào các thông tin hiện tại và quá khứ của chính doanh nghiệp đó, môi trường liên quan. Việc XHTD nội bộ được thể hiện thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu đã được xác định trước. Với mô hình phương pháp phân tích phù hợp, hạng xếp hạng là một trong các căn cứ quan trọng để nhà quản trị ngân hàng đưa ra quyết định tín dụng kịp thời, thích hợp và có hiệu quả. Tóm lại, một cách ngắn gọn và dễ hiểu, XHTD nội bộ doanh nghiệp là đánh giá khả năng của khách hàng doanh nghiệp vay vốn về hoàn trả vốn gốc và lãi phát sinh cho ngân hàng. Tại Sacombank, XHTD nội bộ được định nghĩa là hệ thống đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và ước lượng mức độ rủi ro trong cấp tín dụng.
- 3 Tại Techcombank, XHTD nội bộ khách hàng doanh nghiệp được định nghĩa là đo lường rủi ro về khả năng trả nợ của một doanh nghiệp đối với khoản cấp tín dụng tại Techcombank. 1.1.3. Đặc điểm XHTD nội bộ Hạng tín dụng phản ánh cái nhìn về tương lai. Các thông tin đầu vào trong xếp hạng là các thông tin quá khứ, hiện tại và ước lượng tác động tiềm tàng của những sự kiện tương lai có thể dự báo được. Vì vậy, những đánh giá của XHTD không chỉ phản ánh rủi ro tín dụng hiện tại mà còn hướng đến tương lai. Mà vấn đề ngân hàng quan tâm hàng đầu khi cấp tín dụng cho khách hàng là thu được toàn bộ nghĩa vụ tài chính đã cam kết của khách hàng đúng hạn trong tương lai. Xếp hạng không đảm bảo tuyệt đối chất lượng tín dụng và rủi ro tín dụng trong tương lai, vì không thể chắc chắn các sự kiện sẽ xảy ra. XHTD chỉ cung cấp ý kiến tương đối về rủi ro tín dụng của chủ thể đi vay hoặc một khoản vay cụ thể. 1.1.4. Mục đích XHTD nội bộ Ngân hàng thương mại, với tư cách là trung gian tài chính, thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng và các dịch vụ thanh toán. Trong đó, kinh doanh tín dụng là nghiệp vụ truyền thống, trực tiếp tạo ra nguồn thu và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lợi nhuận (khoảng 65%-70%). Do đó, rủi ro tín dụng như một tất yếu khách quan của hoạt động ngân hàng, bên cạnh rất nhiều rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường, Vấn đề đặt ra là ngân hàng chấp nhận rủi ro ở mức độ nào và kiểm soát rủi ro đến đâu. Rủi ro tín dụng xảy ra khi ngân hàng không thu hồi được đầy đủ, đúng hạn hoặc mất khả năng thu hồi các khoản vay, dẫn đến toàn bộ hoặc một phần gốc và lãi vay bị tổn thất. Khi đó, ngân hàng bị giảm khả năng mở rộng tín dụng; tăng chi phí quản lý và có thể làm giảm lợi nhuận; hoặc dẫn đến rủi ro thanh khoản – ngân hàng không thể thanh toán vốn lãi của các nghiệp vụ huy động vốn khi đến hạn; và nặng nề hơn gây nên tác động dây truyền cho hệ thống tài chính. Một giải pháp quan trọng trong việc kiểm soát rủi ro tín dụng là XHTD. Với kết quả XHTD khách hàng có được, nhà quản trị ngân hàng có thể: Ra quyết định cấp tín dụng: mức cấp tín dụng, thời hạn, lãi suất, biện pháp bảo đảm, (XHTD trước khi cấp tín dụng)
- 4 Giám sát và đánh giá khách hàng trong quá trình cấp tín dụng, dự báo chất lượng tín dụng, phát hiện sớm rủi ro và có biện pháp đối phó kịp thời (XHTD định kỳ hàng quý, năm) Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ khó thu hồi để trích lập dự phòng tổn thất, từ đó đưa ra các biện pháp giảm tổn thất cho ngân hàng (XHTD khi chất lượng nợ suy giảm. 1.1.5. Đối tượng XHTD nội bộ XHTD hiện nay tại các ngân hàng thương mại Việt Nam áp dụng là xếp hạng tổ chức tín dụng, khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Trong đó, Xếp hạng tổ chức tín dụng: đánh giá tổng thể và xếp loại về khả năng tài chính và hoạt động của TCTD (bao gồm TCTD Việt Nam và TCTD nước ngoài)2 XHTD cá nhân: được thực hiện dựa trên lịch sử vay - trả nợ, tài sản đảm bảo, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, mức độ danh tiếng cá nhân, XHTD doanh nghiệp: dựa trên các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. XHTD doanh nghiệp giao dịch lần đầu: Theo kinh nghiệm của các tổ chức xếp hạng và các ngân hàng trên thế giới, cần thiết sử dụng dữ liệu của 3-5 năm gần nhất. Nếu doanh nghiệp có thời gian hoạt động ít hơn thì xem xét dữ liệu từ khi được thành lập. Ngoài ra, cần phối hợp với các thông tin thu thập được về quan hệ giao dịch với ngân hàng khác. XHTD doanh nghiệp đã giao dịch: Ngân hàng xếp hạng căn cứ vào thông tin năm hiện hành về doanh nghiệp vay vốn, kết hợp với dữ liệu quá khứ của những lần xếp hạng trước. Trong khuôn khổ luận văn này, chỉ đề cập đến việc XHTD cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp (tổ chức kinh tế), cụ thể đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản – xin lưu ý rằng đây chỉ là một cách để thu hẹp phạm vi nghiên cứu, đồng thời nâng cao tính ứng dụng thực tiễn của luận văn. Từ đó, người quan tâm có thể áp 2 Sacombank, Quyết định về “Xếp hạng tín dụng nội bộ - tổ chức tín dụng”. TCTD Việt Nam là TCTD 100% vốn Việt Nam, TCTD liên doanh vốn giữa nước ngoài và Việt Nam, TCTD 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. TCTD nước ngoài là TCTD 100% vốn nước ngoài hoạt động tại nước ngoài, có hoặc không có chi nhánh tại Việt Nam.
- 5 dụng tương tự để xây dựng XHTD khách hàng doanh nghiệp sản xuất/thương mại/dịch vụ trong các ngành nghề khác. 1.1.6. Các nhân tố cần xem xét trong XHTD nội bộ doanh nghiệp 1.1.6.1. Nhân tố phi tài chính Môi trường hoạt động của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong một điều kiện cụ thể nào đó của môi trường kinh doanh và các yếu tố môi trường tác động mang đến doanh nghiệp các cơ hội và cả thách thức. Môi trường vĩ mô, với các chính sách của Nhà nước: ổn định/thường xuyên thay đổi, khuyến khích/hạn chế phát triển, Môi trường ngành: triển vọng tăng trưởng, khả năng gia nhập ngành, áp lực cạnh tranh trong ngành, Sản phẩm và thị trường của doanh nghiệp Thông tin sản phẩm: vai trò sản phẩm đối với xã hội và nền kinh tế, vòng đời sản phẩm, khả năng sản phẩm bị thay thế, Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều sản phẩm, cần đánh giá lần lượt từng sản phẩm và mức đóng góp của mỗi sản phẩm để xác định vị thế của doanh nghiệp. Thị trường đầu ra: quy mô thị trường (khu vực, cả nước, xuất khẩu), thị phần của doanh nghiệp, mức độ ổn định của thị trường, mức độ phụ thuộc vào khách hàng, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, Thị trường đầu vào: tính ổn định, khả năng thay thế nguyên liệu đầu vào, mức độ phụ thuộc vào nhà cung cấp, mạng lưới thu mua, Quản trị doanh nghiệp Thông tin về công nghệ: công nghệ hiện tại của doanh nghiệp, chiến lược đổi mới công nghệ, Thông tin quản trị nguồn nhân lực: văn hóa doanh nghiệp, tổ chức hoạt động, chính sách nhân sự, đội ngũ nhân sự, năng lực quản trị Thông tin chiến lược Marketing được áp dụng như thế nào, đầu tư cho hoạt động R&D ra sao, Lịch sử quan hệ với ngân hàng
- 6 Chất lượng nợ trong quá khứ và hiện tại, Thiện chí hợp tác, uy tín giao dịch, Mức độ sử dụng các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng, Mức độ trung thành, Quy mô doanh nghiệp: Quy mô là một yếu tố quan trọng cần xem xét trong XHTD. Bởi với mức quy mô khác nhau, sẽ có những chỉ tiêu tiêu chuẩn đánh giá tài chính phù hợp với quy mô đó. Để đánh giá quy mô doanh nghiệp thường dựa vào quy mô tổng tài sản, doanh thu, vốn chủ sở hữu, số lượng sử dụng lao động, Thông thường, phân loại doanh nghiệp theo quy mô là doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. 1.1.6.2. Nhân tố tài chính Phân tích thông tin tài chính là trọng tâm của XHTD doanh nghiệp, vì là cơ sở cung cấp sức khỏe tài chính của doanh nghiệp so với trung bình ngành, cũng như khả năng trả nợ trong tương lai Hệ thống chỉ tiêu tài chính thường được chia thành các nhóm: Chỉ tiêu thanh khoản nhằm đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn; được đo lường thông qua tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán hiện thời, . Chỉ tiêu hoạt động nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản thông qua vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay khoản phải thu, hiệu suất sử dụng TSCĐ, Chỉ tiêu đòn bẩy phản ánh quy mô nợ, áp lực nợ của doanh nghiệp, là bằng chứng về khả năng hoàn trả các khoản nợ trong dài hạn, là nhân tố quan trọng đánh giá khả năng chống đỡ những cú sốc khắc nghiệt của môi trường kinh doanh. Một số tỷ số trong nhóm chỉ tiêu này là Nợ phải trả / Tổng tài sản, Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu, Nợ quá hạn / Tổng dư nợ, Chỉ tiêu lợi nhuận đánh giá hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận. Các chỉ số về khả năng sinh lời như ROE, ROA, EBIT/Tổng tài sản, Quy mô lợi nhuận ròng, lợi nhuận gộp,
- 7 Doanh thu: Doanh thu/ Tổng tài sản cao là điều kiện đầu tiên để thu hồi vốn được và có lời, đồng thời ảnh hưởng tích cực tới khả năng thanh toán, từ đó làm giảm khả năng có nguy cơ phá sản Tỷ lệ tăng trưởng: doanh nghiệp tăng trưởng chứng tỏ hoạt động kinh doanh tốt, tuy nhiên nếu tăng trưởng nhanh thì cần xem xét về mức độ bền vững của nó. Liệu sự phát triển về mặt quản trị doanh nghiệp có tương xứng, nguồn tài trợ cho tăng trưởng có được từ lợi nhuận giữ lại hay gia tăng nợ. Chính sách phân phối lợi nhuận Có thể gọi là chính sách cổ tức, nếu doanh nghiệp có chính sách phù hợp sẽ được các nhà đầu tư vốn như chủ nợ, cổ đông đánh giá cao. Chẳng hạn một chính sách cổ tức danh nghĩa trong giai đoạn khởi sự và tăng trưởng, hay chính sách cổ tức cao trong giai đoạn bão hòa. Cổ phiếu của doanh nghiệp có chính sách cổ tức ổn định và tăng trưởng được đánh giá cao và “yêu thích” trên thị trường, đem lại khả năng dễ tiếp cận thị trưởng vốn, tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vốn tiềm năng, tất nhiên chính sách đó phải phù hợp với giai đoạn phát triển nhất định trong vòng đời tồn tại. Dòng tiền (cash flow) của doanh nghiệp Phân tích dòng tiền rất có ý nghĩa trong việc đánh giá khả năng đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho đầu tư và trả nợ của doanh nghiệp. Nếu như các chỉ tiêu thanh khoản đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn ở thời điểm hiện tại và trong quá khứ (do dữ liệu dựa vào Bảng cân đối kế toán), trong khi từ phân tích dòng tiền ta có thể nhận định khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn trong tương lai. Do vậy, dòng tiền là một cơ sở chính xác để đo lường tình hình sức khỏe tài chính, năng lực trả nợ của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp mặc dù có tăng trưởng tốt, doanh thu cao nhưng luồng tiền bị cạn kiệt, có thể dẫn đến bị kiệt quệ tài chính hay phá sản. 1.1.7. Hệ thống thang đo Hệ thống thang đo XHTD hiện nay trên thế giới sử dụng các chữ cái làm biểu tượng chính, nhằm cung cấp một bảng tiêu chuẩn phục vụ cho việc đánh giá và so sánh rủi ro tín dụng tương đối của các đối tượng xếp hạng.
- 8 Bảng 1.1 - So sánh thang đo XHTD của 3 tổ chức xếp hạng lớn của thế giới Fitch S&P Moody’s Chất Cấp độ lượng tín 3 LTM STM LTM STM LTM STM dụng AAA F1+ AAA A-1+ Aaa P-1 Hoàn hảo AA+ AA+ Aa1 AA F1+ AA A-1+ Aa2 P-1 Rất cao AA- AA- Aa3 A+ F1+ A+ A1 Cấp độ A-1 A F1 A A2 P-2 Cao đầu tư A-2 A- F2 A- A3 BBB+ F2 BBB+ A-2 Baa1 P-2 Tốt BBB F3 BBB A-3 Baa2 BBB- F3 BBB- A-3 Baa3 P-3 Khá BB+ B BB+ B Ba1 NP Trung bình BB BB Ba2 B B NP Thấp BB- BB- Ba3 B+ B+ B1 B B B B B2 NP Khá thấp B- B- B3 Cấp độ CCC+ Caa1 đầu cơ CCC C CCC C Caa2 NP Rất thấp CCC- Caa3 CC CC Gần như C C Ca NP C C vỡ nợ RD/D RD/D SD/D C NP Vỡ nợ Nguồn: Fitch 2012, S&P 2012, Moody’s 2012 Ghi chú: LTM (Long-term): dài hạn, STM (Short-term): Ngắn hạn, NP (Not Prime): Không có phẩm chất tốt 1.1.8. Các phương pháp XHTD Phần này sẽ thống kê lại các phương pháp XHTD đã và đang được áp dụng, phát triển trên thế giới. Từ đó, tại các ngân hàng với những đặc thù và điều kiện riêng có thể lựa chọn, phối hợp phương pháp để áp dụng vào thực tiễn phù hợp nhất. 3 “Cấp độ đầu tư” mô tả các đối tượng xếp hạng có khả năng thanh toán tốt và chất lượng tín dụng cao. “Cấp độ đầu cơ” mô tả các đối tượng xếp hạng có thể hoàn trả nợ vay nhưng rủi ro tín dụng gia tăng dần khi phải đối mặt với các điều kiện kinh doanh và tài chính bất lợi. Hai thuật ngữ được hình thành từ thói quen của thị trường, và không hàm ý bất kỳ khuyến nghị đầu tư nào.
- 9 1.1.8.1. Phương pháp chuyên gia (Analyst Driven Ratings) Phương pháp chuyên gia là dựa trên những kinh nghiệm đã được đúc kết của các chuyên gia về mối liên hệ giữa khả năng thanh toán nợ của đối tượng xếp hạng và các nhân tố ảnh hưởng đến nó. Kinh nghiệm tích lũy được có từ: Những quan sát và trải nghiệm thực tế mang tính chủ quan Phỏng đoán mối tương quan giữa khả năng trả nợ và các nhân tố ảnh hưởng Các kiến thức kinh tế liên quan Không chỉ những nhân tố liên quan tới khả năng thanh toán nợ được xác định bằng kinh nghiệm, mà mức độ tương quan của chúng trong toàn bộ đánh giá cũng được xây dựng dựa trên kinh nghiệm chủ quan. Chuyên gia sẽ thu thập thông tin trong các báo cáo của doanh nghiệp, thông tin thị trường, thông tin từ phỏng vấn và thảo luận với Ban quản trị doanh nghiêp. Sau đó sử dụng những thông tin này để đánh giá tình trạng hoạt động, chính sách và chiến lược quản trị rủi ro, từ đó đưa ra mức XHTD cuối cùng. Kết quả xếp hạng sẽ phản ánh khả năng thực hiện các cam kết hoàn trả nợ đối với ngân hàng và có thuộc mức độ rủi ro trong phạm vi mà ngân hàng có thể chấp nhận. Một số mô hình được biết đến trong phương pháp này như mô hình 6C (Character, Capacity, Cashflows, Collateral, Conditions, Control); 5P (Purpose, Payment, Protection, Policy, Pricing); Ưu điểm: Phương pháp cho phép tận dụng được kinh nghiệm và tri thức chuyên sâu của các chuyên gia Nhược điểm: Kết quả đánh giá mang tính chủ quan cao, phụ thuộc cách thức xử lý thông tin của mỗi chuyên gia Quyết định có được từ phương pháp đánh giá có thể thay đổi từ người này sang người khác nên khó tranh luận và truyền thụ Không thể giải quyết với số lượng lớn đối tượng cần đánh giá hoặc phải duy trì một hệ thống chuyên gia, chuyên viên phân tích chi phí cao
- 10 1.1.8.2. Mô hình toán học (Model Driven Ratings) Các tổ chức xếp hạng hầu như tập trung vào các dữ liệu định lượng để đưa vào các mô hình toán học. Thông qua mô hình, tổ chức xếp hạng có thể đánh giá năng lực tài chính, khả năng sinh lời, khả năng trả nợ, của đối tượng xếp hạng. Thông tin chủ yếu được lấy từ các báo cáo tài chính. Đã có rất nhiều mô hình được các nhà kinh tế xây dựng và đề cập: từ mô hình xác suất tuyến tính (LPM - Linear probability model) và phân tích biệt số đa nhân tố (MDA - Multiple Disciminant Analysis) đã được sử dụng từ những năm 1930, đến mô hình hồi quy Logistic và Probit đang được ứng dụng từ những năm 1980 và gần đây xuất hiện các cách thức tiếp cận mới phức tạp như lân cận gần nhất K (K- nearest neighbor) và mạng nơron thần kinh (neural network). Nhiều nghiên cứu đã kết luận mô hình ước lượng và dự báo dựa trên phương pháp lân cận gần nhất K và mạng nơron thần kinh tốt hơn mô hình dựa trên MDA hay hồi quy Logistic. Nhưng do lân cận gần nhất K và mạng nơron thần kinh đòi hỏi dữ liệu đầu vào lớn, tối thiểu thường từ 500 quan sát trở lên, các phương pháp này cũng rất phức tạp và chưa phổ biến ở nước ta. Trong khuôn khổ của phần này, học viên không tiến hành đi sâu vào các thuật toán được sử dụng trong các mô hình, mà hướng tới khái quát đặc điểm chính và ưu nhược điểm của phương pháp. Đặc điểm: việc lựa chọn nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp và trọng số của chúng được tiến hành xác định một cách khách quan từ bộ dữ liệu thực nghiệm. Ưu điểm: Đơn giản và dễ dàng cho người sử dụng khi mô hình được ứng dụng vào trong tin học. Có thể loại bỏ khía cạnh chủ quan trong kết quả định giá khi việc XHTD chỉ dựa trên cơ sở định lượng. Nhược điểm: Nếu chất lượng bộ dữ liệu thực nghiệm không tốt có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả xếp hạng
- 11 Khi áp dụng phương pháp này, trong một số mô hình phải thỏa mãn các giả thiết đưa ra nên đó lại chính là những hạn chế. Bởi nếu các giả thiết của mô hình không được thỏa mãn thì kết quả xếp hạng có thể không đáng tin cậy. 1.1.8.3. Phương pháp kết hợp Từ những ưu điểm, nhược điểm được nêu ra trong từng phương pháp, cho thấy không có phương pháp nào toàn năng, mà mỗi phương pháp áp dụng thích hợp cho một số nội dung đánh giá nhất định. Vì vậy, để tận dụng ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi phương pháp, người ta hướng tới áp dụng phương pháp kết hợp. Các mô hình thống kê toán học thể hiện sức mạnh trong đánh giá dữ liệu định lượng, nhưng hầu hết những mô hình này không thể thực hiện được với dữ liệu định tính. Dữ liệu định tính được đánh giá tốt bằng mô hình chuyên gia. Việc kết hợp kết quả đầu ra của các mô hình tạo thành mô hình XHTD tối ưu: Phương pháp chuyên gia Mô hình toán học (Dữ liệu định tính) (Dữ liệu định lượng) Xếp hạng tín dụng Hình 1.1 –Phương pháp XHTD kết hợp 1.1.9. Quy trình XHTD nội bộ tại ngân hàng Techcombank Có nhiều quy trình xếp hạng khác nhau, tùy thuộc vào từng đối tượng hay mục đích xếp hạng. Trong phạm vi bài luận văn này chỉ đề cập đến việc các ngân hàng tiến hành XHTD cho đối tượng là khách hàng doanh nghiệp, với mục đích là cấp tín dụng. Quy trình ở dạng khái quát được thể hiện trong hình 1.2. Quy trình được tham khảo từ quy trình XHTD tại Ngân hàng Techcombank.
- 12 Hình 1.2 – Quy trình XHTD tại Techcombank 1.2. TỔNG QUAN XHTD TRÊN THẾ GIỚI Trước đây, để đánh giá rủi ro tín dụng của các khách hàng doanh nghiệp, các ngân hàng/tổ chức xếp hạng thường sử dụng phương pháp chuyên gia. Phương pháp sử dụng mọi loại thông tin liên quan đến khách hàng mà chuyên viên tín dụng thấy cần thiết và dùng những phán đoán chủ quan để đánh giá rủi ro. Từ kết quả đánh giá, người ta sẽ quyết định cấp hay không cấp các khoản tín dụng. Trong bài báo của Sommerville và Taffler (1995) được đăng trên tạp chí JBF đã đưa ra một số nhận định về phương pháp chuyên gia như sau: (1) Các chuyên gia thường hướng tới tình trạng bi quan và không thích mạo hiểm với rủi ro (2) Hệ thống chấm điểm tín dụng khách hàng chỉ bao gồm những ý kiến chủ quan của các chuyên gia
- 13 Dần về sau, các ngân hàng/tổ chức xếp hạng hướng tới những phương pháp có cơ sở khách quan hơn, bằng việc sử dụng các biến tài chính và ứng dụng phương pháp thống kê toán học. Các tổ chức thường so sánh những chỉ tiêu tài chính của người đi vay với ngành hoặc nhóm khách hàng đang hoạt động trong cùng ngành. Khi sử dụng những mô hình nhiều biến, các biến tài chính được kết hợp với trọng số tương ứng để cho điểm rủi ro tín dụng hoặc đo lường xác suất phát sinh nợ xấu (PD) tương ứng. Nếu điểm số rủi ro tín dụng hoặc xác suất phát sinh nợ xấu tương ứng với một giá trị cụ thể nào đó theo tiêu chuẩn đánh giá, người đi vay sẽ bị từ chối cho vay hoặc cần phải có những đánh giá kỹ càng hơn. Theo Rob Slotemaker (2008), có ít nhất 4 mô hình XHTD cơ bản dựa vào phương pháp thống kê Mô hình xác suất tuyến tính Mô hình phân tích biệt số đa nhân tố MDA Mô hình hồi quy Logistic Mô hình Probit Trong đó, mô hình xác suất tuyến tính hầu như không còn được sử dụng trong XHTD. MDA được ứng dụng phổ biến nhất tiếp đến là mô hình hồi quy Logistic. MDA được sử dụng trong nghiên cứu của Altman (1968) khi đưa ra chỉ số Z gồm 5 biến số, nghiên cứu của Altman – Haldeman – Narayanan (1977) với chỉ số ZETA gồm 7 biến số. Mục đích của MDA là tìm một hàm tuyến tính của các biến tài chính và thị trường để có thể phân biệt một cách tốt nhất giữa hai lớp đối tượng xếp hạng là có khả năng trả nợ và không có khả năng trả nợ. Mô hình tiếp đến là hồi quy Logistic trong nghiên cứu của Lawrence, Smith và Rhoades (1992) để dự báo xác suất vỡ nợ của những người vay mua nhà có thế chấp ở Mỹ. Plat (1991) đã sử dụng mô hình hồi quy Logistic trong kiểm định và lựa chọn các biến tài chính, cho rằng các biến tài chính ngành tốt hơn biến tài chính doanh nghiệp đơn lẻ, để dự báo sự phá sản của doanh nghiệp. Mô hình Probit có hướng tiếp cận tương tự như hồi quy Logistic nên cũng mang lại hiệu quả khá tương tự. Ngoài ra, ta có thể tiếp cận những mô hình mới hơn như: Mô hình định giá quyền chọn OPM (option price model), được sử dụng trong trường hợp khi không sẵn có số liệu cho việc sử dụng MDA hay hồi quy Logistic. Ý tưởng chính của OPM là doanh nghiệp có nguy cơ phá sản khi giá trị thị trường
- 14 các tài sản của doanh nghiệp thấp hơn giá trị các khoản nợ phải trả. Vấn đề quan trọng của mô hình được sử dụng là mức độ biến động của giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là cơ sở cho việc xác định giá trị thị trường các tài sản của doanh nghiệp. OPM được đưa ra bởi Black & Scholes (1973), và phát triển thêm bởi Hull & White (1995), Mô hình đem lại kết quả xếp hạng mang tính khách quan cao, tuy nhiên đòi hỏi tham số đầu vào đáng tin cậy và chỉ thích hợp với các doanh nghiệp đại chúng. Một số mô hình khác được xây dựng dựa trên thị trường vốn như mô hình lãi suất đáo hạn4 của Altman. Mô hình này sử dụng dữ liệu quá khứ của những trái phiếu đã mất khả năng chi trả. Các hãng xếp hạng tín nhiệm như Moody’s và Standard&Poor cũng đã ứng dụng hướng tiếp cận này trong nghiệp vụ của mình. (Altman & Saunder, 1997) Hướng tiếp cận mới nhất hiện nay là lân cận gần nhất K và mạng nơron thần kinh để đánh giá rủi ro tín dụng. Hai mô hình này đòi hỏi dữ liệu đầu vào lớn và phương pháp khá phức tạp nên chưa thực sự phổ biến. Một số nghiên cứu có thể tìm thấy trong hướng tiếp cận này như nghiên cứu của Altman, Marco và Varetto (1994) ứng dụng để dự báo rủi ro tín dụng các doanh nghiệp Italy hoặc Coats và Fant (1993) dự báo rủi ro các doanh nghiệp ở Mỹ, Sau khi điểm qua một số nghiên cứu trước đây trên thế giới, cho thấy đã có rất nhiều mô hình được đề xuất, áp dụng và thu được những kết quả nhất định trong thực tiễn. Tuy nhiên, MDA và hồi quy Logistic được các chuyên gia sử dụng nhiều nhất và đánh giá cao trong quá trình phát triển các mô hình XHTD. Trong khuôn khổ của luận văn này, học viên đi sâu về một thành tựu đáng kể của thế giới khi sử dụng mô hình MDA – đó là chỉ số Z, Zeta của Altman. Tiếp đến là tìm hiểu Phương pháp XHTD của một số tổ chức xếp hạng tín dụng trên thế giới. 1.2.1. Chỉ số Z của Edward I. Altman Chỉ số Z (Z-score model) được xây dựng bởi Edward I. Altman (1968) dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ. Chỉ số Z là công cụ được giới học thuật và thực hành công nhận và sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Mặc dù chỉ số Z được phát minh tại Mỹ nhưng hầu hết các nước 4 Mortality rate model
- 15 vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao như Mexico, Ấn Độ, Chỉ số dựa trên phương pháp thống kê với công cụ phân tích biệt số đa nhân tố MDA. Chỉ số Z bao gồm 5 biến: Vốn luân chuyển X1 = Tổng tài sản Trong đó, vốn luân chuyển = tài sản ngắn hạn – nợ ngắn hạn Altman đánh giá rằng những khoản thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sẽ làm giảm tỷ số X1 và chỉ số này quan trọng hơn 2 chỉ số thanh toán nhanh, thanh toán hiện thời trong nhóm chỉ tiêu thanh khoản. Lợi nhuận giữ lại X2 = Tổng tài sản Tỷ số này đo lường lợi nhuận giữ lại tích lũy qua thời gian. Các công ty mới thành lập thường có tỷ số này thấp vì chưa đủ nhiều thời gian để tích lũy lợi nhuận. Hơn nữa, chỉ số này còn đo lường được mức độ vay nợ của công ty. Nếu chỉ số X2 cao thì chứng tỏ tài sản tăng thêm được tài trợ bằng lợi nhuận giữ lại thay vì sử dụng nợ nhiều hơn. EBIT X3 = Tổng tài sản Sự tồn tại và khả năng trả nợ của công ty xét cho cùng đều dựa vào khả năng tạo ra lợi nhuận của tài sản. Theo Altman, tỷ số này thể hiện tốt nhất trong các thước đo tỷ suất sinh lời. Giá trị thị trường của vốn cổ phần X4 = Giá trị sổ sách của nợ Giá thị trường của vốn cổ phần = thị giá cổ phần thường + thị giá cổ phần ưu đãi Nợ = nợ ngắn hạn + nợ dài hạn Tỷ số này cho biết giá trị tài sản công ty sụt giảm bao nhiêu lần trước khi lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Chẳng hạn, một công ty có thị giá vốn cổ phần là $1,000 và nợ là $500 giá trị tài sản công ty có thể sụt giảm 2/3 trước khi lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên, nếu thị giá vốn cổ phần của công ty đó là $250 thay vì $1,000 thì công ty sẽ
- 16 lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nếu giá trị tài sản sụt giảm 1/3. Như vậy, tỷ số này thấp hơn 1/3 thì xác suất công ty phá sản là rất cao. Đối với công ty chưa cổ phần hóa thì giá trị thị trường được thay bằng giá trị sổ sách của vốn cổ phần. Doanh thu X5 = Tổng tài sản Tỷ số này đo lường khả năng tạo ra doanh thu từ tài sản của công ty X5 thay đổi trên một khoảng rộng đối với các ngành khác nhau và các quốc gia khác nhau. Chỉ số Z được xây dựng như sau: Z = 1.2X1 + 1.4X2 + 3.3X3 + 0.64X4 + 0.999X5 Nếu Z > 2.99: doanh nghiệp trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.8 2.9: doanh nghiệp trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.23 < Z’ < 2.9: doanh nghiệp trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản Nếu Z’ < 1.23: doanh nghiệp trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao Z” áp dụng đối với các doanh nghiệp khác: Mô hình chỉ số Z” được xây dựng bởi Altman, Hatzell & Peck (1995), với tỷ số X4 được đo lường từ giá trị sổ sách của vốn cổ phần và X5 được đưa ra khỏi mô hình do sự khác nhau khá lớn của X5 giữa các ngành.
- 17 Z” = 6.56X1 + 3.26X2 + 6.72X3 + 1.05X4 Nếu Z” > 2.6: doanh nghiệp trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản Nếu 1.2 8.15 AAA 7.60 – 8.15 AA+ 7.30 – 7.60 AA Doanh nghiệp 7.00 – 7.30 AA- nằm trong vùng 6.85 – 7.00 A+ Trái phiếu có an toàn, chưa có thể đầu tư nguy cơ phá sản 6.65 – 6.85 A 6.40 – 6.65 A- 6.25 – 6.40 BBB+ 5.85 – 6.25 BBB 5.65 – 5.85 BBB- Doanh nghiệp 5.25 – 5.65 BB+ nằm trong vùng 4.95 – 5.25 BB Trái phiếu có cảnh báo, có thể độ rủi ro cao có nguy cơ phá 4.75 – 4.95 BB- sản 4.50 – 4.75 B+ 4.15 – 4.50 B 3.75 – 4.15 B- Doanh nghiệp 3.20 – 3.75 CCC+ Trái phiếu nằm trong vùng 2.50 – 3.20 CCC không nên đầu nguy hiểm, nguy tư cơ phá sản cao 1.75 – 2.50 CCC- 0 – 1.75 D Nguồn: Altman (7/2000)
- 18 Một số nghiên cứu vào thập niên 1960 đã chỉ ra rằng, các tỷ số dòng tiền trên nợ có hiệu quả rất cao trong dự báo rủi ro tín dụng, nhưng do trong giai đoạn này dữ liệu về dòng tiền và khấu hao của các doanh nghiệp còn nhiều bất cập, không nhất quán nên chỉ số Z của Altman không bao gồm các tỷ số có liên quan đến dòng tiền. Đặc điểm này khá tương đồng với thực trạng thông tin tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, chỉ số Z đã từng được sử dụng hiệu quả ở Mỹ và hiện nay được áp dụng nhiều tại các nước đang phát triển, nên rất có thể cũng ứng dụng tốt tại Việt Nam trong lĩnh vực XHTD. 1.2.2. Chỉ số Zeta® Năm 1977, Altman, Haldeman và Narayanan xây dựng mô hình thế hệ 2 cũng dựa trên phân tích biệt số đa nhân tố MDA, được gọi là chỉ số Zeta®. Zeta® làm việc tốt với dữ liệu tài chính của công ty sản xuất và cả công ty bán lẻ, với độ chính xác trong dự báo là hơn 90% trước khi phá sản 1 năm và chính xác 70% trước khi phá sản 5 năm. Có một số lý do giải thích chỉ số Zeta® có thể cải thiện hiệu quả và mở rộng phạm vi áp dụng so với chỉ số Z: (i) Quy mô tài sản của các doanh nghiệp gia tăng đột ngột. Chỉ số Zeta® được nghiên cứu từ sử dụng mẫu gồm các công ty có quy mô tài sản trước khi phá sản khoảng 100 triệu USD, không có công ty có quy mô tài sản dưới 20 triệu USD; (ii) Cần thiết cập nhật lại dữ liệu để phản ánh đúng tình hình phát triển thực tế của doanh nghiệp; (iii) Chỉ số Z chưa áp dụng được với ngành bán lẻ - là ngành vốn dĩ dễ bị tổn thương trước những điều kiện kinh tế bất lợi; Vì tính độc quyền của mô hình nên Altman không công bố một cách đầy đủ các trọng số của mô hình mà chỉ cung cấp 7 biến số mà mô hình sử dụng: Bảng 1.3 – 7 biến số trong mô hình Zeta® Biến số Ghi chú Tổng tài sản tại biến X cũng như tại các Return on asset: 1 biến khác được điều chỉnh bằng cách cộng EBIT X = thêm tài sản thuê tài chính, nhưng không bao 1 T ổng tài s ản gồm lợi thế thương mại và tài sản vô hình. Stability of earnings: Chỉ tiêu này đo lường sự dao động của biến X2 = Mức ổn định thu nhập X1 trong vòng 5 đến 10 năm. Rủi ro kinh
- 19 doanh thường được biểu hiện thông qua sự dao động của thu nhập, nên biến số này tỏ ra có hiệu quả Debt service: Biến số này được chuyển sang thước đo log EBIT cơ số 10 để chuẩn hóa và làm cho khác biệt X = 3 Lãi vay giữa các biến số không quá lớn. Chỉ tiêu này bao hàm được các nhân tố như Cumulative profitability: thời gian hoạt động của doanh nghiệp, chính Lợi nhuận giữ lại X = sách nợ và chi trả cổ tức, cũng như các kỷ 4 Tổng tài sản lục lợi nhuận đạt được trong quá khứ Trong mô hình Zeta®, Altman sử dụng chỉ số Liquidity: thanh toán hiện thời thông dụng để đo lường Tài sản lưu động X = chỉ tiêu thanh khoản, thay vì sử dụng chỉ số 5 Tổng tài sản Vốn luân chuyển/ Tổng tài sản. Tổng vốn = Vốn cổ phần thường + cổ phần Capitalization: ưu đãi + nợ dài hạn + tài sản thuê ngoài đã Vốn cổ phần thường được vốn hóa. X = 6 Tổng vốn Vốn cổ phần thường được tính bằng giá trị thị trường bình quân trong thời gian 5 năm. Size: Biến số cũng được chuyển sang thước đo log X7 = Quy mô (Tổng tài sản) cơ số 10 để chuẩn hóa Nguồn: Altman, Haldeman và Narayanan (1977) So sánh hiệu quả giữa Zeta® và chỉ số Z cho thấy độ chính xác trong dự báo trước khi phá sản 1 năm gần tương tự nhau đối với cả hai mô hình (96.2% đối với Zeta và 93.9% đối với chỉ số Z). Tuy nhiên, từ năm thứ 2 trước khi phá sản trở đi, độ chính xác dự báo của mô hình Zeta® liên tục cao hơn so với mô hình chỉ số Z Bảng 1.4 - So sánh độ chính xác giữa Zeta® và chỉ số Z Số năm Zeta® Chỉ số Z trước khi phá sản Phá sản Không phá sản Phá sản Không phá sản 1 96.2% 89.7% 93.9% 97.0% 2 84.9% 93.1% 71.9% 93.9% 3 74.9% 91.4% 48.3% n.a
- 20 4 68.1% 89.5% 28.6% n.a 5 69.8% 82.1% 36.0% n.a Nguồn: Altman (2000) 1.2.3. Phương pháp XHTD của một số tổ chức xếp hạng tín dụng trên thế giới Nghiên cứu thực nghiệm của Bina Lehmann (2003) với 20,000 quan sát là doanh nghiệp Đức vừa và nhỏ trong bộ dữ liệu tín dụng của một ngân hàng thương mại, nhằm giải quyết vấn đề theo cách diễn đạt của ông là: các nhân tố mềm (soft facts) có thực sự cải thiện khả năng dự báo của hệ thống XHTD nội bộ đã được xử lý dựa trên nhân tố cứng (hard facts) ở các ngân hàng? Các nhân tố mềm là các thông tin định tính, các điều chỉnh chủ quan của chuyên viên phân tích tín dụng; Các nhân tố cứng là các chỉ số tài chính và dữ liệu tài khoản thanh toán của công ty vay nợ. Lehman so sánh 2 mô hình hồi quy Logistic: một mô hình chỉ đơn thuần dựa trên các nhân tố cứng và một mô hình bao gồm các nhân tố mềm. Kết quả cho thấy, các nhân tố mềm thực sự có thể cải thiện khả năng dự báo mức tín nhiệm của các công ty. Và đây cũng là cách mà các tổ chức xếp hạng hàng đầu trên thế giới đang sử dụng: kết hợp các nhân tố mềm với các nhân tố cứng. 1.2.3.1. Phương pháp XHTD doanh nghiệp của Fitch Ratings Fitch Ratings là một công ty con của tập đoàn Fitch, là một tổ chức xếp hạng tín nhiệm toàn cầu cung cấp những ý kiến tín dụng độc lập, nghiên cứu và dữ liệu, . Như là một kết quả của tăng trưởng liên tục từ năm 1913 đến nay, Fitch Ratings hôm nay có hơn 2.000 chuyên gia với hơn 50 văn phòng trên toàn thế giới. Fitch Ratings có trụ sở chính tại New York và London. Fitch xếp hạng doanh nghiệp dựa trên phân tích định tính và phân tích định lượng. Phương pháp phân tích của Fitch bao gồm phân tích dữ liệu tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm. Mục tiêu chủ yếu trong cách tiếp cận của Fitch là phân tích so sánh mà Fitch sử dụng để đánh giá sức mạnh của mỗi doanh nghiệp và rủi ro kinh doanh trong mối quan hệ với các doanh nghiệp khác trong cùng một nhóm các doanh nghiệp tương đồng. Thêm vào đó, phân tích độ nhạy cũng được thực hiện thông qua một vài kịch bản
- 21 để đánh giá khả năng của doanh nghiệp khi đương đầu với những thay đổi trong môi trường kinh doanh. Phân tích định tính gồm có phân tích rủi ro ngành, môi trường kinh doanh, vị thế của doanh nghiệp trong ngành, năng lực của ban quản trị, phân tích kế toán. Rủi ro ngành: Fitch xếp hạng các doanh nghiệp trong bối cảnh chung của ngành mà nó hoạt động. Những ngành tăng trưởng thấp, cạnh tranh ở mức cao, đòi hỏi vốn lớn, không ổn định thì rủi ro vốn sẽ lớn hơn các ngành ổn định với ít đối thủ cạnh tranh, rào cản gia nhập ngành cao, nhu cầu có thể dự báo dễ dàng. Môi trường kinh doanh: Fitch khảo sát tỉ mỉ những rủi ro và cơ hội có thể tác động đến ngành từ sự thay đổi tập quán tiêu dùng, dân số, khoa học kỹ thuật Ví dụ, kết cấu dân số ngày càng già đi cho thấy một sự sụt giảm trong triển vọng ngành bán lẻ và một sự gia tăng triển vọng của ngành dịch vụ tài chính. Vị thế công ty: một vài nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sự xuất hiện các sản phẩm thay thế, khả năng mặc cả với người mua và người bán. Để duy trì vị thế của mình các công ty phải dựa vào sự đa dạng hóa sản phẩm, bán hàng trải đều khắp các khu vực, đa dạng hóa khách hàng và người cung ứng, quản lý tốt chi phí Về năng lực của ban quản trị: các đánh giá về chất lượng quản trị thường mang tính chủ quan do đây là một yếu tố định tính. Nên người ta thường thông qua các chỉ tiêu tài chính để làm thước đo năng lực ban quản trị, điều này sẽ khách quan và dễ so sánh hơn. Fitch cũng đánh giá thành tích của ban quản trị thông qua khả năng tạo ra sự hài hòa về mọi mặt trong doanh nghiệp, duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh và củng cố vị thế công ty trên thị trường. Về kế toán: mục tiêu của phân tích kế toán là nghiên cứu chính sách kế toán như nguyên lý kế toán, phương pháp định giá hàng tồn kho, phương pháp khấu hao, nhận diện thu nhập, cách xử lý kế toán ngoại bảng, Sau đó điều chỉnh và trình bày lại BCTC của doanh nghiệp để có thể so sánh với các công ty khác, tránh xảy ra tình trạng khác biệt về chính sách kế toán. Phân tích định lượng Trong phân tích định lượng, Fitch nhấn mạnh đến thước đo dòng tiền của thu nhập, các khoản đảm bảo (coverage) và đòn bẩy. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cung cấp cho doanh nghiệp sự đảm bảo rủi ro tín dụng nhiều hơn là từ nguồn
- 22 tài trợ bên ngoài. Và Fitch quan tâm tới phân tích xu hướng của một nhóm các tỷ số hơn việc phân tích bất kỳ một tỷ số riêng lẻ nào. Fitch sử dụng một cách đa dạng các thước đo định lượng về dòng tiền, thu nhập, đòn bẩy và các khoản đảm bảo nợ để đánh giá rủi ro tín dụng. Sau đây là những thước đo chính mà Fitch dùng để phân tích rủi ro tín dụng: Các thước đo dòng tiền (Cash flow mesures) FFO (Funds From Operations – dòng tiền trước thay đổi vốn lưu động): được xem là một chỉ số cơ bản, đo lường dòng tiền của công ty sau khi trang trải các chi phí hoạt động trong đó có thuế, lãi vay, cổ tức ưu đãi, nhưng chưa bao gồm các luồng ngân lưu vào ra liên quan tới vốn luân chuyển (khoản phải thu, hàng tồn kho, ). Tóm lại, FFO là chỉ số đo lường khả năng tạo tiền sau thuế, lãi và trước những biến động vốn luân chuyển 5 CFO (Cash Flow from Operations – dòng tiền hoạt động kinh doanh): đo lường dòng tiền từ hoạt động kinh doanh chính, sau khi chi trả toàn bộ chi phí hoạt động 6 FCF (Free Cash Flow – dòng tiền tự do): là chỉ số dòng tiền quan trọng thứ 3, đo lường dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sau khi chi trả lãi vay, thuế, các biến động vốn luân chuyển, chi phí đầu tư (CAPEX) và cổ tức 7 Tóm lại: FFO là CFO không bao gồm các biến động của vốn luân chuyển CFO = FFO ± biến động của vốn luân chuyển FCF = CFO – chi phí đầu tư – cổ tức RCF = FFO – cổ tức (Retained cash flow – dòng tiền giữ lại) EBITDA (Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization): lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu hao tài sản hữu hình và vô hình EBITDAR = EBITDA + chi phí thuê tài chính (bởi trong một số ngành như hàng không, chi phí thuê tài chính là rất lớn so với các ngành khác) Các thước đo bảo đảm (Coverage ratios) Nợ thuần (net debt) = Nợ (gross debt) - Tiền mặt và tương đương tiền 5 FFO : Post-interest and tax, Pre-working capital 6 CFO: Post-interest, tax and working capital 7 FCF: Post-interest, tax, working capital, capital expenditures and dividends
- 23 Do sự khác nhau tại các nơi trên thế giới về cách tiếp cận đánh giá nhận định các vấn đề tài chính, nên Fitch định lượng nợ của công ty dựa trên cả 2 chỉ số là Nợ và Nợ thuần FFO interest coverage FFO + lãi vay + cổ tức cổ phần ưu đãi FFO interest coverage = lãi vay + cổ tức cổ phần ưu đãi Fitch đánh giá FFO interest coverage là thước đo quan trọng nhất trong nhóm này, đo lường khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh so với việc đảm bảo chi trả các chi phí tài chính (gồm lãi vay và cổ tức cổ phần ưu đãi) FFO fixed-charge coverage FFO + lãi vay + cổ tức cổ phần ưu đãi + CP thuê tài chính = lãi vay + cổ tức cổ phần ưu đãi + CP thuê tài chính Thước đo này áp dụng cho các công ty có hoạt động thuê mua tài chính. FCF debt-service coverage FCF + lãi vay + cổ tức cổ phần ưu đãi = lãi vay + cổ tức cổ phần ưu đãi + Nợ NH + Nợ DH đến hạn trả Chỉ số cho biết khả năng của công ty trong việc hoàn trả các nghĩa vụ nợ, bao gồm cả tiền lãi và tiền gốc Các thước đo đòn bẩy (Leverage mesures) Tổng nợ + tài sản thuê tài chính + cổ phần ưu đãi FFO adjusted leverage = FFO + lãi vay + cổ tức cổ phần ưu đãi + CP thuê tài chính Tổng nợ + tài sản thuê tài chính EBITDAR Tổng nợ Tổng mức vốn hóa thị trường Các thước đo khả năng sinh lời (Profitability ratios) EBITDAR Doanh thu thuần
- 24 1.2.3.2. Phương pháp XHTD doanh nghiệp của S&P Standard and Poor’s (S&P) đánh dấu sự ra đời của mình từ năm 1860, năm mà Henry Varnum Poor xuất bản cuốn “Lịch sử ngành đường sắt”. Trải qua hơn 150 năm hoạt động, đến nay S&P đã có văn phòng tại 23 quốc gia, cung cấp cho các nhà đầu tư trên thế giới những phân tích độc lập về rủi ro tín dụng. Cũng như Fitch, phương pháp xếp hạng của S&P bao gồm cả phân tích định tính và định lượng. S&P cũng tập trung nhiều vào phân tích dòng tiền và khả năng thanh toán trong quá khứ. Về phân tích khả năng sinh lợi, theo tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp 2006, là một phần trong bước phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp nhưng theo tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp 2008, S&P nhấn mạnh khả năng sinh lợi như một phần của bước đánh giá rủi ro kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Trong quy trình xếp hạng, S&P không phân loại theo tính chất của dữ liệu mà phân loại theo rủi ro là rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. Rủi ro kinh doanh bao gồm rủi ro ngành, khả năng cạnh tranh/ vị thế doanh nghiệp trong ngành/ lợi thế kinh tế, khả năng sinh lợi trong sự so sánh với các doanh nghiệp khác trong nhóm tương đồng. S&P nhấn mạnh nhân tố chính trong rủi ro kinh doanh là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì các vấn đề phân tích trong rủi ro kinh doanh hay trong phân tích định tính của Fitch, S&P và Moody's hầu hết là giống nhau. Rủi ro tài chính gồm phân tích chính sách tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro, kế toán và báo cáo tài chính, khả năng đáp ứng của dòng tiền, cấu trúc vốn, thanh khoản. S&P cũng nhấn mạnh vai trò của phân tích dòng tiền khi nhận định rằng khả năng thanh toán các nghĩa vụ tài chính của một doanh nghiệp được quyết định bởi năng lực tạo tiền – không phải lợi nhuận. Áp lực thanh khoản có thể gia tăng thậm chí đối với một doanh nghiệp có thu nhập cao, như trường hợp các khoản thu nhập không tạo ra tiền mặt trong một thời gian dài hoặc khi doanh nghiệp có nhu cầu chi tiêu vốn lớn. Một vài thước đo thường được sử dụng nhất bởi các chuyên gia của S&P gồm: Các tỷ số thanh toán nợ vay:
- 25 FFO FFO to debt = Tổng nợ Là thước đo thường được sử dụng khi xếp hạng các công ty sản xuất Tổng nợ Debt to EBITDA = EBITDA Lưu ý rằng tỷ số này có thể thổi phồng khả năng trả nợ của doanh nghiệp do lợi nhuận chưa bao gồm gánh nặng lãi suất. Tổng nợ Debt to Discretionary CF = CFO - CAPEX - cổ tức Chỉ số cho biết số năm cần thiết để hoàn trả các khoản nợ hiện hành. Discretionary CF được gọi là dòng tiền tùy nghi Trong đó, CAPEX (capital expenditure): chi phí đầu tư, là chi phí mua sắm, sửa chữa, nâng cấp tài sản cố định; nếu chi phí làm tăng giá trị tài sản thì sẽ được tính vào nguyên giá và hạch toán vào Bảng cân đối kế toán đồng thời tính khấu hao lại, nếu chi phí đó chỉ sử dụng để duy trì tài sản ở trạng thái ban đầu thì sẽ được trừ dần vào các kỳ tiếp theo. Cổ tức: gồm cổ tức cho cổ phần thường, cổ phần ưu đãi FCF FCF to debt = Tổng nợ Tỷ số thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp dựa trên dòng tiền kinh doanh nội bộ. Khi phân tích các doanh nghiệp yếu, chỉ số này trở nên quan trọng hơn bởi đặc tính dễ bị tổn thương trong các kỳ hạn gần (near- term: trong một vài tháng tới). Các tỷ số thanh toán lãi vay: EBITDA EBITDA interest coverage = Lãi vay Tỷ số được đánh giá rất hữu ích bởi sự đơn giản, được sử dụng rộng rãi và có thể tham chiếu cho ngành.
- 26 FCF + lãi vay Lãi vay Tỷ số tương tự như EBITDA interest coverage, nhưng được đánh giá là toàn diện hơn và ít bị bóp méo hơn. FCF + lãi vay Lãi vay + Nợ ngắn hạn Tỷ số đo lường khả năng thanh toán lãi và vốn gốc từ dòng tiền tự do FCF. Tỷ số thích hợp hơn khi sử dụng cho các dự án với các khoản nợ có dư nợ giảm dần Một số tỷ số khác: EBIT ROC = Vốn bình quân ROC (return on capital): hiệu suất sử dụng vốn Trong đó, Vốn bình quân = Vốn vay bình quân + Vốn chủ sở hữu bình quân Vốn vay bình quân = Tổng số tiền lãi vay trong kỳ/Lãi suất bình quân của khoản tiền vay trong kỳ. Vốn chủ sở hữu bình quân: xác định dựa trên những thời điểm tăng/giảm vốn chủ sở hữu trong kỳ. FFO - cổ tức (cổ phần thường, ưu đãi) Net CF to CAPEX = CAPEX Giải thích các tỷ số không phải là công việc dễ dàng và sự phân tích cẩn trọng luôn luôn cần thiết, bởi vì cùng một tỷ số có thể dẫn đến những kết luận khác nhau, tùy thuộc vào doanh nghiệp cụ thể. Một doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp hoặc nhu cầu thị trường đang suy giảm có thể biểu lộ dòng tiền tự do khá mạnh do nhu cầu đầu tư tài sản cố định và vốn lưu động thu hẹp. Đối với những doanh nghiệp này, cần chú trọng vào tính bền vững của dòng tiền và những rủi ro có thể làm suy yếu dòng tiền đó. Ngược lại các doanh nghiệp đang tăng trưởng cao có thể có dòng tiền tự do yếu hoặc âm bởi vì các nhu cầu đầu tư hỗ trợ cho sự tăng trưởng. Đối với những doanh nghiệp này, cần xem xét kỹ mối tương quan giữa dòng tiền
- 27 thâm hụt trong kỳ hiện tại và lợi nhuận tiền mặt bắt đầu được tạo ra từ các khoản đầu tư đó trong tương lai. Không có sự tương quan đơn giản giữa chất lượng tín dụng và giá trị của các tỷ số tài chính, mà tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh, các đánh giá định tính trong những đặc thù riêng của nó – đó là sự cần thiết duy trì tính nghệ thuật song song với tính khoa học. 1.2.3.3. Phương pháp XHTD doanh nghiệp của Moody’s Moody’s Corporation là công ty mẹ của Moody's Investors Service (là công ty chuyên đánh giá tín nhiệm bằng cách sử dụng một tiêu chuẩn đánh giá có quy mô) và Moody's Analytics (công ty cung cấp những dịch vụ phần mềm hàng đầu). Moody's Investors Service được thành lập năm 1909 bởi John Moody. Một trong những chủ sở hữu lớn nhất của Moody’s là công ty Berkshire Hathaway của tỉ phú Warren Buffet. Hiện tại Moody’s chiếm 40% thị phần thị trường đánh giá tín dụng trên toàn thế giới. Moody’s sử dụng gần 6.400 nhân viên và có mặt tại 28 quốc gia trên toàn thế giới. Cũng như Fitch và S&P, phương pháp xếp hạng của Moody’s bao gồm cả phân tích định tính và định lượng. Trong phân tích định lượng, Moody's thiết lập 11 tỷ số chung để sử dụng, các tỷ số này được Moody's ứng dụng rộng rãi ở những quốc gia, ngành và cả ở các công ty khác nhau. Tuy nhiên, trong quy trình cụ thể, Moody's có thể xem xét bớt hoặc thêm vào các chỉ tiêu cho phù hợp với từng ngành/công ty riêng biệt. 11 tỷ số thường được Moody's sử dụng gồm: EBIT Tổng tài sản trung bình EBIT Lãi vay EBIT EBIT biên (EBIT margin) = Doanh thu thuần FFO + Lãi vay Lãi vay FFO Nợ
- 28 RCF FFO - cổ tức = Nợ Nợ Tổng nợ EBITDA Tổng nợ (*) Tổng nợ + Thuế hoãn lại + Lợi ích cổ đông thiểu số + Vốn hóa cổ phần thường Lợi nhuận hoạt động kinh doanh Lợi nhuận biên = Doanh thu thuần CAPEX Khấu hao Độ lệch chuẩn của doanh thu trong 5 năm Mức biến động doanh thu = Trung bình của doanh thu trong 5 năm Dựa trên số liệu thống kê của Moody’s (2009) về tỷ số của các doanh nghiệp phi tài chính, có 10 tỷ số tương quan khá với các mức XHTD từ Aaa đến C, chỉ có 1 tỷ số tương quan yếu là mức độ biến động doanh thu. Tỷ số này lại có tương quan âm với tất cả các tỷ số khác Bảng 1.5 - Phân phối 11 tỷ số chính của Moody’s theo mức XHTD (FFO+lãi XHTD FFO/Nợ EBIT/Lãi vay Nợ/EBITDA Tỷ số (*) vay)/Lãi vay Aaa 17.5 118.3% 18.6 0.7 22.2% Aa 13.8 59.9% 13.3 1.3 35.3% A 9.3 42.9% 8.4 1.8 42.2% Baa 6.6 30.9% 5.2 2.4 44.5% Ba 4.7 22.2% 3.3 3.1 51.3% B 2.4 10.6% 1.4 5.4 74.0% C 1.3 2.6% 0.4 7.6 102.6% Lợi nhuận EBIT/Tổng CAPEX/ Biến XHTD EBIT biên RCF/Nợ biên TS TB Khấu hao động DT Aaa 17.9% 21.4% 15.2% 1.3 201.3% 14 Aa 21.0% 22.1% 20.0% 1.4 46.7% 14.5 A 15.5% 16.6% 14.5% 1.3 35.7% 15 Baa 13.2% 14.3% 10.8% 1.3 28.0% 17
- 29 Ba 11.1% 12.8% 9.2% 1.2 21.5% 20 B 8.4% 9.8% 7.1% 1.0 10.2% 17 C 1.8% 2.7% 2.9% 0.8 2.6% 14.5 Nguồn: Moody’s (2009) Luận văn có đính kèm Phụ lục Xếp hạng tín dụng ngành công nghiệp chế biến thực phẩm của Moody’s, một ví dụ thực tế để tìm hiểu Moody’s thực hiện công việc như thế nào. Là công cụ để tham khảo một số biến tài chính khi xây dựng mô hình XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản trong Chương 3. Nhìn chung, các tổ chức xếp hạng hàng đầu trên thế giới gồm Fitch, S&P, Moody's sử dụng kết hợp phương pháp chuyên gia và thống kê toán học, đánh giá một cách toàn diện về nền kinh tế, ngành và doanh nghiệp. Với chỉ tiêu phi tài chính được nỗ lực lượng hóa tối đa, chỉ tiêu tài chính được tính toán sau khi dữ liệu đã điều chỉnh để có thể so sánh với các doanh nghiệp tương đồng hoặc các doanh nghiệp trong ngành. Họ cũng chú trọng xem xét các nhóm tỷ số hơn bất kỳ tỷ số riêng lẻ nào và thiên về đánh giá dòng tiền thực chất mà doanh nghiệp tạo ra được với dòng tiền mà doanh nghiệp phải chi trả. Trong nghiên cứu “The new world of credit ratings” của UBS (2004) cũng đã kiểm định có sự tương quan tốt giữa các tỷ số đánh giá rủi ro tín dụng và các mức phân loại của S&P trong thời gian 10 năm từ 1993-2003, và cho thấy các thước đo định lượng đang ngày càng trở thành một công cụ đáng tin cậy hơn trong XHTD. Nguyên nhân có thể do chất lượng báo cáo tài chính ngày càng được cải thiện, số liệu đáng tin cậy hơn. UBS cũng đã nhấn mạnh vai trò của các chỉ tiêu sau: Quy mô: quy mô có thể là doanh thu, tài sản, vốn. Thước đo quy mô có tương quan cao với các hạng mức xếp hạng, vì nó phản ánh các nhân tố định tính quan trọng như sự đa dạng hóa sản phẩm, thị trường, vị thế cạnh tranh, nhãn hiệu, Đòn bẩy tài chính: UBS đề cao vai trò của tỷ số Nợ/EBITDA, ngoài ra có thể sử dụng thêm Nợ/Tổng vốn, Nợ/Vốn cổ phần, Nợ/Giá trị doanh nghiệp, Tỷ số đảm bảo: EBIT/Lãi vay, EBITDA/Lãi vay Dòng tiền: FCF/Nợ, FFO/Nợ, RCF/Nợ Khả năng sinh lời: ROCE8, EBITDA biên (EBITDA/Doanh thu) 8 Return On Capital Employed (tỷ suất sinh lời trên vốn sử dụng): Có nhiều cách tính chỉ số này trên thế giới, cách theo UBS là Lợi nhuận hoạt động kinh doanh sau thuế/Tài sản thuần đầu kỳ. Tài sản thuần là Vốn cổ đông
- 30 Tính thanh khoản: chỉ số thanh khoản hiện thời (Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn), tỷ số chuyển đổi tiền mặt (OCF/Doanh thu), chỉ số thanh khoản [(Tiền mặt + OCF)/Nợ ngắn hạn] 1.2.4. Phương pháp XHTD doanh nghiệp của một số ngân hàng trên thế giới 1.2.4.1. Ngân hàng Nhật Các ngân hàng Nhật tiến hành cho điểm doanh nghiệp từ 3 nhân tố: Bảng 1.6 – Điểm số các nhân tố phân tích tại ngân hàng Nhật Nhân tố phân tích Điểm Khả năng trả nợ Nhân tố định lượng 115 điểm Vị thế tài chính Môi trường kinh doanh Nhân tố định tính 75 điểm Đặc điểm của doanh nghiệp Lưu chuyển tiền tệ 10 điểm Tổng điểm 200 điểm Nguồn: Trần Thị Kỳ (2003) Mỗi nhóm nhân tố gồm nhiều chỉ tiêu với số điểm tối đa khác nhau. Ví dụ ở chỉ tiêu đặc điểm của doanh nghiệp thuộc nhóm nhân tố định tính: Bảng 1.7 – Chấm điểm nhân tố Đặc điểm của doanh nghiệp tại Ngân hàng Nhật Môi trường kinh doanh 25 điểm Số năm kinh doanh 5 điểm Quản lý và chính sách quản lý 10 điểm Sự kiểm soát của cổ đông 5 điểm Đặc điểm của doanh 50 điểm Mối quan hệ công nhân và lãnh đạo 3 điểm nghiệp Cơ sở kinh doanh 10 điểm Cạnh tranh 15 điểm Kiểm toán độc lập 2 điểm Nguồn: Trần Thị Kỳ (2003) (vốn điều lệ), Lợi nhuận để lại, Vốn chênh lệch do phát hành cổ phiếu ra công chúng cao hơn mệnh giá, Lỗ trong hoạt động kinh doanh và các quỹ.
- 31 Tổng số điểm của các chỉ tiêu là 200 điểm, được quy về 100, từ đó là căn cứ để xếp hạng. Có 15 mức hạng khác nhau: Bảng 1.8 – Mức xếp hạng tại Ngân hàng Nhật 1 - 9 10 - 12 13 - 15 Quan hệ tín dụng bình thường Kiểm soát đặc biệt Nguy cơ phá sản cao (Normal) (Close watch) (Bankrupt) Nguồn: Trần Thị Kỳ (2003) Ba mức hạng 10, 11, 12 thì: (i) khoản vay sẽ được kiểm soát đặc biệt nếu đã cấp tín dụng; (ii) không cho vay hoặc khoản vay phải có biện pháp giám sát chặt chẽ nếu khoản vay đang đệ trình xin cấp. Để có thêm căn cứ tính điểm, các ngân hàng Nhật so sánh chỉ tiêu phân tích kỳ hiện tại với các kỳ trước và với hệ số trung bình ngành. Ngoài ra, có một số căn cứ để điều chỉnh mức hạng sau khi doanh nghiệp đã được xếp hạng ban đầu: Đánh giá khả năng trả nợ bổ sung: + Đánh giá tài sản đảm bảo và các tài sản hiện có của doanh nghiệp theo giá ghi sổ, giá thị trường; và tính khả mại của tài sản. + Sự hỗ trợ của công ty mẹ, sự bảo lãnh, Tham khảo sự xếp hạng của các tổ chức bên ngoài đối với doanh nghiệp đang được xếp hạng. Đánh giá tình trạng thực tế của các món nợ tại tổ chức tín dụng khác Xem xét các rủi ro liên quan đến kiện tụng, Cuối cùng, ứng với mỗi hạng là diễn giải khả năng trả nợ vay hay mức rủi ro tín dụng. Chẳng hạn, ở hạng 1 là căn bản không có rủi ro (risk free) – Người vay có khả năng trả nợ và tính ổn định cao nhất 1.2.4.2. Ngân hàng Trung ương Pháp Ở Ngân hàng Trung ương (NHTW) Pháp, việc XHTD được tiến hành bí mật và chỉ phục vụ cho hệ thống các ngân hàng thương mại. Điểm xếp hạng doanh nghiệp là 1 dãy ký tự gồm chữ cái và số, được cấu thành từ các yếu tố (ví dụ B375T): Đánh giá quy mô (doanh thu) Đánh giá tín dụng Đánh giá thanh toán
- 32 Đánh giá khác: Nhà lãnh đạo, Cung cấp thông tin Bảng 1.9 – Chấm điểm XHTD tại Ngân hàng Trung Ương Pháp Yếu tố Điểm Nội dung Ghi chú A ≥ 800 triệu euro Khi đánh giá thì lĩnh vực B ≥ 160 - 800 triệu euro hoạt động C ≥ 80 - 160 triệu euro cũng được D ≥ 32 - 80 triệu euro các chuyên gia quan tâm E ≥ 16 - 32 triệu euro theo từng Quy mô F ≥ 8 - 16 triệu euro trường hợp, (doanh đó là doanh G ≥ 2 - 8 triệu euro thu) nghiệp sản H ≥ 1 - 2 triệu euro xuất hay phi J < 1 triệu euro sản xuất, Điều này N Không đáng kể cho phép đánh giá Không được biết đến hoặc số liệu quá cũ (Báo cáo tài X chính xác chính đã kết thúc trên 21 tháng) hơn. Những doanh nghiệp đã từng quan hệ tín dụng với ngân 0 hàng và hiện tại không giao dịch nữa. Thỏa mãn 3 điều kiện: . Tài chính tại thời điểm báo cáo gần nhất tốt . Năng lực của người lãnh đạo doanh nghiệp tốt 3 . Giao dịch trả vốn lãi cho ngân hàng tốt Lưu ý, doanh nghiệp phải đạt điểm 7 trong Đánh giá thanh toán Doanh nghiệp có một trong những dấu hiệu sau: . Có dấu hiệu kém về hiệu quả kinh doanh và khả Tín năng tự tài trợ . Có nhiều khoản chi tiêu tài chính nặng nề trong dụng 4 năm tài chính hiện hành . Có dấu hiệu mất cân bằng tài chính Lưu ý, doanh nghiệp phải đạt điểm 8 trong Đánh giá thanh toán Doanh nghiệp có một trong những dấu hiệu sau: . Mức sinh lời kém, khả năng tự tài trợ kém . Vốn lưu động ròng âm trong năm tài chính hiện 5 hành . Có sự cố trong khâu thanh toán nên dẫn đến điểm 9 . Có sự cố thay đổi nhân sự có liên quan đến vấn đề tài chính
- 33 Doanh nghiệp hoạt động xấu: . Hoạt động lỗ trong 3 năm liên tục . Gánh nặng về tài chính (Nợ/Nguồn vốn đạt > 6 80%) liên tục trong 3 năm . Vốn lưu động ròng âm . Không có khả năng tự trả nợ . Đang vướng vào vấn đề tố tụng của pháp luật Thanh toán nợ vay đủ và đúng hạn, giao dịch uy tín, 7 không có khó khăn về ngân quỹ Thanh toán nợ vay đúng hạn, tuy có ít nhiều khó khăn Thanh 8 về ngân quỹ, nhưng không ảnh hưởng lớn đến việc toán thanh toán các khoản tín dụng đến hạn. Thanh toán không đúng hạn, ngân quỹ khó khăn ảnh 9 hưởng đến việc trả các khoản nợ đến hạn. 0 Không lưu trữ thông tin (không có giao dịch) Lãnh đạo doanh nghiệp không thuộc đối tượng xét xử 5 Nhà của tòa án lãnh đạo Lãnh đạo doanh nghiệp ít nhất 1 lần bị phá sản (thông 6 tin về lãnh đạo của doanh nghiệp được lưu trữ trong 10 năm liên tục). Doanh nghiệp đang bị tòa án xét xử. Thông T Công khai thông tin minh bạch tin R Thiếu/chậm/không hợp tác trong cung cấp thông tin Nguồn: Tạ Quang Khánh và Nguyễn Hữu Đương (2002) Tóm tắt chương Tín dụng ngân hàng là kênh tài trợ vốn quan trọng cho các doanh nghiệp và doanh nghiệp là khách hàng chủ yếu của ngân hàng, do đó rủi ro tín dụng luôn tồn tại. Vấn đề là mức chấp nhận rủi ro của ngân hàng cũng như thiết lập các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát rủi ro tín dụng. Một trong các biện pháp được hầu hết các ngân hàng sử dụng là xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Việc xếp hạng đều dựa trên cơ sở thu thập thông tin về doanh nghiệp, để phân tích chỉ tiêu định lượng và định tính, nhắm tới mục đích đánh giá khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng. XHTD chính xác hay không phụ thuộc nhiều yếu tố như: chuẩn mực kế toán được áp dụng, thu thập và lưu giữ thông tin, lựa chọn các chỉ tiêu phân tích, tiêu chuẩn so sánh, đánh giá, Nền tảng lý luận về xếp hạng và kinh nghiệm của một số tổ chức xếp hạng, ngân hàng trên thế giới về XHTD doanh nghiệp là bài học cho Việt Nam học tập và vận dụng.
- 34 Chương 2 THỰC TRẠNG XHTD TẠI NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 2.1. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUY ĐỊNH VỀ XHTD NỘI BỘ TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM Dựa trên hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật còn được lưu trữ tại Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, Xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB9) tại các NHTM Việt Nam có thể xem như được ghi nhận chính thức trong Quyết định 299/QĐ-NH5 (gọi tắt Quyết định 299), và đến nay trải qua 3 giai đoạn chính: từ Quyết định 299 – trước Quyết định 57/2002/QĐ-NHNN (Quyết định 57), từ Quyết định 57 – trước Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (Quyết định 493), và từ Quyết định 493 đến nay. 2.1.1. Giai đoạn từ Quyết định 299 – trước Quyết định 57 Quyết định 299 về “Quy chế phân loại dư nợ cho vay của tổ chức tín dụng” ban hành ngày 13/11/1996 bởi Ngân hàng Nhà nước, với nội dung phân loại dư nợ thành 4 nhóm: Bảng 2.1 – 4 nhóm nợ theo Quyết định 299 Nhóm nợ Nội dung - Số dư nợ của các khoản vay đang còn trong hạn mà Tổ chức tín dụng đánh giá là khách hàng vay có khả năng trả nợ (gốc và lãi) đầy đủ, đúng hạn theo quy định trong hợp đồng vay; Nhóm 1 - Số dư nợ của các khoản vay mà khách hàng vay chưa trả được nợ (gốc, lãi) khi đến hạn, nhưng đã được Tổ chức tín dụng gia hạn nợ theo quy định hiện hành và đánh giá là khách hàng vay có khả năng trả nợ đúng hạn, đầy đủ khi đến hạn trả nợ mới. - Số dư nợ của các khoan vay mà khách hàng vay không trả được một Nhóm 2 phần hoặc toàn bộ gốc, lãi trong vòng 180 ngày, kể từ ngày đến hạn phải trả. 9 Internal Ratings Based Approach
- 35 - Số dư nợ của các khoản vay mà khách hàng vay không trả được một Nhóm 3 phần hoặc toàn bộ gốc, lãi trong thời gian từ 181 ngày đến 360 ngày, kể từ ngày đến hạn phải trả. - Số dư nợ của các khoản vay mà khách hàng vay không trả được một phần hoặc toàn bộ gốc, lãi sau 360 ngày, kể từ ngày đến hạn phải trả Nhóm 4 nợ; - Số dư nợ của các khoản vay còn trong hạn, nhưng có đủ cơ sở để Tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi. Nguồn: Quyết định 299 (1996) Quy chế cũng nêu rõ dư nợ tại nhóm 2, 3, 4 phải được phân loại dựa trên các nguyên nhân chủ quan và khách quan, tuy nhiên những nguyên nhân này chưa được nhận diện cụ thể. Tới Công văn 102/CV-NH1 ban hành ngày 12/02/1997, về việc “Xếp loại, xử lý dư nợ hiện tại và cho vay mới đối với DNNN”, thì XHTD mới được đề cập với 2 loại chỉ tiêu định tính và định lượng: Các chỉ tiêu định tính gồm: phương án sản xuất kinh doanh, định hướng phát triển, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng có đáp ứng đầy đủ nghĩa vụ nợ hay không. Các chỉ tiêu định lượng được dẫn chiếu tới Công văn số 180/CV-TD3, ngày 20/06/1994 của Ngân hàng Nhà nước trung ương về việc “Hướng dẫn phân tích hoạt động kinh tế và xếp loại doanh nghiệp". Tuy nhiên Công văn này hiện không còn được lưu trữ tại Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. Trong giai đoạn này, một số các NHTM đã dần áp dụng hoạt động xếp hạng doanh nghiệp đi vay để phục vụ cho việc thiết lập chiến lược khách hàng (lựa chọn khách hàng, lựa chọn biện pháp bảo đảm tiền vay) như Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Vietinbank, trước đây là Incombank) đã bắt đầu thực hiện từ năm 1994, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ năm 1995, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) từ năm 2000, Ngân hàng Á Châu (ACB) từ năm 2002, Các hệ thống xếp hạng này còn thô sơ, nhiều thiếu sót (thường đánh giá chủ quan cho các chỉ tiêu định lượng, trùng chỉ tiêu, thiếu chỉ tiêu quan trọng, ) và mang tính hình thức.
- 36 Qua khảo sát chưa đầy đủ của học viên, hệ thống XHTD nội bộ của Maritime Bank có thể đánh giá cao hơn cả trong giai đoạn này. 2.1.2. Giai đoạn từ Quyết định 57 – trước Quyết định 493 Trong giai đoạn này, việc XHTD có những chuyển biến tích cực kể từ khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Quyết định 57 ngày 24/01/2002 về việc “Triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp” đối với CIC (Trung tâm Thông tin tín dụng). Theo Quyết định 57, các doanh nghiệp đã được phân loại chi tiết hơn theo ngành kinh tế và theo quy mô: Ngành: nông lâm ngư nghiệp; thương mại dịch vụ; xây dựng; công nghiệp; Quy mô: lớn; vừa; nhỏ. Sau khi phân loại ngành và quy mô, doanh nghiệp sẽ được đánh giá và cho điểm 11 chỉ tiêu tài chính theo ngành và quy mô đó. 11 chỉ tiêu tài chính thuộc 4 nhóm: Bảng 2.2 – 11 chỉ tiêu tài chính theo Quyết định 57 TT Chỉ tiêu TT Chỉ tiêu Các chỉ tiêu thanh khoản Các chỉ tiêu cân nợ 1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 6 Nợ phải trả/Tổng tài sản 2 Khả năng thanh toán nhanh 7 Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu 8 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng Các chỉ tiêu hoạt động Các chỉ tiêu thu nhập 3 Vòng quay hàng tồn kho 9 Tổng thu nhập trước thuế/Doanh thu 4 Kỳ thu tiền bình quân 10 Tổng thu nhập trước thuế/Tổng tài sản Hiệu quả sử dụng tài 5 11 Tổng thu nhập trước thuế/Vốn chủ sở hữu sản(DT/TTS) Nguồn: Quyết định 57 (2002) Điểm số của các chỉ tiêu sẽ được điều chỉnh với trọng số, và tổng điểm sau cùng được phân theo 6 hạng mức từ AA đến C. Bảng 2.3 - Xếp loại tín dụng doanh nghiệp theo Quyết định 57 Ký hiệu Nội dung xếp loại AA Doanh nghiệp này là doanh nghiệp hoạt động rất tốt, đạt hiệu quả cao và
- 37 có triển vọng tốt đẹp. Rủi ro thấp. Doanh nghiệp này là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, A tài chính lành mạnh, có tiềm năng phát triển. Rủi ro thấp. Doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả, có tiềm năng phát triển. Tuy BB nhiên, có hạn chế nhất định về nguồn lực tài chính và có những nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro thấp. Doanh nghiệp hạng này hoạt động chưa đạt hiệu quả, khả năng tự chủ B tài chính thấp, có nguy cơ tiềm ẩn. Rủi ro trung bình. Doanh nghiệp này có hiệu quả hoạt động thấp, tài chính yếu kém, thiếu CC khả năng tự chủ về tài chính. Rủi ro cao. Doanh nghiệp này kinh doanh thua lỗ kéo dài, tình hình tài chính yếu, C không có khả năng tự chủ tài chính, có nguy cơ phá sản. Rủi ro rất cao. Nguồn: Quyết định 57 (2002) Cuối năm 2004, phần lớn ngân hàng đã hoàn thành sổ tay tín dụng của mình, trong đó có hướng dẫn về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Về cơ bản, hệ thống XHTD nội bộ của các ngân hàng đều dựa trên Quyết định 57 về 11 chỉ tiêu tài chính. Riêng BIDV có điều chỉnh thêm bớt một vài tỷ số, và điều chỉnh này đem lại hiệu quả hơn. Cụ thể là việc thay thế tỷ số Nợ phải trả/Tổng tài sản và Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu bằng tỷ số Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản để tránh tính điểm hai lần cho chỉ tiêu cấu trúc vốn và loại bỏ tỷ số Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng vì không liên quan đến rủi ro tín dụng của doanh nghiệp. Các ngân hàng cũng phát triển nhiều chỉ tiêu phi tài chính hơn Quyết định 57 để đánh giá đầy đủ hơn các rủi ro có thể ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của doanh nghiệp theo phương pháp chuyên gia. Nhìn chung, hệ thống XHTD doanh nghiệp của các ngân hàng trong giai đoạn này đã có nhiều tiến bộ với phương pháp đánh giá chi tiết hơn. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ mạnh để có thể ứng dụng hiệu quả trong thực tế. Đó cũng là lý do các ngân hàng sử dụng hệ thống XHTD với mục đích tham khảo là chính, làm theo quy định, hơn là đóng góp tương xứng trong quyết định cho vay.
- 38 XHTD nội bộ của Vietcombank là ví dụ minh họa cho việc xếp hạng khách hàng của các ngân hàng trong giai đoạn này. 2.1.3. Giai đoạn từ Quyết định 493 đến nay Sự kiện quan trọng nhất trong giai đoạn này là sự ra đời của Quyết định 493 về việc “phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” ban hành ngày 22/04/2005; và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung Quyết định 493. Quyết định 493 xuất phát từ hiệp ước Basel II được ban hành năm 2004, trong đó Basel II đưa ra 3 phương pháp tiếp cận rủi ro tín dụng: tiếp cận chuẩn hóa (SA)10, tiếp cận dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ cơ bản (F-IRB)11 và tiếp cận dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ nâng cao (A-IRB)12. Đối với các ngân hàng áp dụng phương pháp SA, họ phải dựa vào các hạng mức tín dụng của các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp bên ngoài, tuy nhiên hiện nay tổ chức XHTD của Việt Nam vẫn còn non trẻ, số lượng ít và chủ yếu là cung cấp thông tin tín dụng (như CTCP Xếp hạng Tín nhiệm Doanh nghiệp Việt Nam - CRV, Trung tâm Thông tin Tín dụng - CIC, Công ty TNHH Thông tin Tín nhiệm và Xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam - Vietnam Credit). Phương pháp A-IRB thì quá phức tạp đối với hạ tầng nhân sự và công nghệ hiện tại của các Ngân hàng thương mại Việt Nam, nên F-IRB là một sự lựa chọn hợp lý để phân loại nợ và dự phòng rủi ro. Theo Quyết định 493 và 18, có 2 hướng để TCTD phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro: Hướng thứ nhất (Điều 6): sử dụng thông tin nợ của doanh nghiệp trong quá khứ và hiện tại Bảng 2.4 – Trích lập dự phòng theo Điều 6 Quyết định 493 và 18 Lập dự Nhóm nợ Nội dung phòng Nhóm 1 - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có (Nợ đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn; 0% tiêu - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng 10 SA: Standardised Approach 11 F-IRB: Foundation Internal Rating Based Approach 12 A-IRB: Advanced Internal Rating Based Approach
- 39 chuẩn) đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại - Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Nhóm 2 - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với (Nợ cần khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng 5% chú ý) phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu) - Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nhóm 3 - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các (Nợ dưới khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào 20% tiêu nhóm 2 theo quy định tại Điểm b Khoản này; chuẩn) - Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng - Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nhóm 4 - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn (Nợ nghi 50% dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; ngờ) - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ Nhóm 5 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; (Nợ có - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn 100% khả năng theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; mất vốn) - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn; - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý Nguồn: Quyết định 493 (2005) và Quyết định 18 (2007) Hướng thứ hai (Điều 7): dựa trên mức phân loại mà doanh nghiệp đạt được theo F-IRB. NHNN cũng đã quy định rõ điều kiện để TCTD có thể áp dụng:
- 40 Có hệ thống XHTD nội bộ đã được áp dụng thử nghiệm tối thiểu 1 năm Kết quả xếp hạng tín dụng được Hội đồng quản trị phê duyệt; Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng; Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả; Phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc; Hệ thống thông tin hiệu quả để đưa ra các quyết định, điều hành và quản lý. Bảng 2.5 - Trích lập dự phòng theo Điều 7 Quyết định 493 và 18 Lập dự Nhóm nợ Nội dung phòng Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là Nhóm 1 có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi 0% (Nợ đủ tiêu chuẩn) đúng hạn. Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là Nhóm 2 có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi 5% (Nợ cần chú ý) nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ. Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến Nhóm 3 hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng 20% (Nợ dưới tiêu chuẩn) đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi. Nhóm 4 Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là 50% (Nợ nghi ngờ) khả năng tổn thất cao. Nhóm 5 (Nợ có khả Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là 100% năng mất vốn) không còn khả năng thu hồi, mất vốn. Nguồn: Quyết định 493 (2005) và Quyết định 18 (2007)
- 41 Đến nay, nhìn chung các ngân hàng đã có hệ thống XHTD nội bộ và hầu hết các ngân hàng đều sử dụng dịch vụ tư vấn xây dựng hoặc hoàn thiện hệ thống XHTD nội bộ của Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y) như BIDV, Agribank, Vietinbank, Vietcombank, ACB, MB, Sacombank, HDBank, Hệ thống XHTD nội bộ của E&Y được chi tiết và nâng cấp hơn so với hệ thống XHTD mà các ngân hàng đã xây dựng trước giai đoạn Quyết định 493. So với Quyết định 57, E&Y đã loại ra chỉ tiêu Nợ quá hạn/Tổng dư nợ ngân hàng như BIDV và đưa thêm 4 chỉ tiêu: Khả năng thanh toán tức thời, Vòng quay vốn lưu động, Lợi nhuận gộp/Doanh thu thuần, EBIT/Chi phí lãi vay. Các chỉ tiêu phi tài chính được tinh lọc và phát triển dựa trên 5 nhân tố chính là: Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, Trình độ quản lý và môi trường nội bộ, Quan hệ với ngân hàng, Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong bộ chỉ tiêu phi tài chính còn có chỉ tiêu bổ sung là chỉ tiêu đặc trưng của doanh nghiệp. Điểm nổi bật trong F-IRB của E&Y là các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính được đánh giá riêng cho 30 ngành nghề khác nhau, khả năng phân biệt giữa các ngành sẽ mạnh hơn. Do đó, hệ thống XHTD nội bộ do E&Y soạn thảo có thể mang lại hiệu quả trong thực tiễn hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên hệ thống XHTD nội bộ của E&Y toàn bộ là chấm điểm theo khung điểm đã được xây dựng sẵn bởi các chuyên gia E&Y (thậm chí đối với cả các chỉ tiêu tài chính), E&Y chưa áp dụng mô hình định lượng vào việc xếp hạng. 2.2. XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP TẠI TECHCOMBANK 2.2.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Techcombank Lịch sử hình thành Techcombank Techcombank được thành lập ngày 27/09/1993 với số vốn ban đầu là 20 tỷ đồng, đến nay Techcombank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 190 ngàn tỷ đồng (tính đến hết năm 2012). Techcombank có cổ đông chiến lược là ngân hàng HSBC. Với mạng lưới hơn 300 chi nhánh, phòng giao dịch trong cả nước. Hiện tại, với đội ngũ nhân viên lên tới 7.200 người, Techcombank luôn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ dành
- 42 cho khách hàng. Techcombank hiện phục vụ trên 2,3 triệu khách hàng cá nhân, trên 66 .000 khách hàng doanh nghiệp. Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Sứ mệnh Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm. Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt. Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế. 5 Giá trị cốt lõi Khách hàng là trên hết Liên tục cải tiến Tinh thần phối hợp Phát triển nhân lực Cam kết hành động. 2.2.2. Hệ thống XHTD nội bộ doanh nghiệp của Techcombank Hệ thống XHTD nội bộ doanh nghiệp của TCB dựa trên 2 nhóm chỉ tiêu: Nhóm chỉ tiêu tài chính: dựa trên thông tin BCTC của khách hàng Nhóm chỉ tiêu phi tài chính: dựa trên các thông tin định tính về khách hàng, trong đó có bao gồm lịch sử giao dịch của khách hàng doanh nghiệp trong thời gian quan hệ với TCB (thông tin từ phần mềm T24) và lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng với các tổ chức tín dụng (thông tin từ CIC). Hệ thống XHTD nội bộ doanh nghiệp của Techcombank dựa trên sự kết hợp của 4 nhóm chỉ tiêu để đưa ra điểm số, tương ứng với các hạng của khách hàng. Thang điểm và trọng số của các chỉ tiêu lượng hóa mức độ ảnh hưởng đến khả năng có nợ
- 43 quá hạn của khách hàng được tính toán dựa trên các phương pháp toán thống kê. Hạng suy giảm dần theo thứ tự A1, A2, A3, B1, B2, B3, C1, C2, C3, D1. Các chỉ tiêu được chấm theo quy mô (lớn/trung bình/nhỏ dựa vào thông tin vốn chủ sở hữu, lao động, doanh thu thuần, tổng tài sản) và theo 30 ngành khác nhau. Bảng chấm quy mô doanh nghiệp ngành chế biến thủy sản cụ thể trong Bảng 2.6. Bảng 2.6 - Chấm quy mô doanh nghiệp ngành chế biến thủy sản Mức Chỉ tiêu điểm Vốn chủ sở hữu Lao động Doanh thu thuần Tổng tài sản Từ 100 tỷ đồng Từ 700 người trở Từ 400 tỷ đồng Từ 200 tỷ đồng 8 trở lên lên trở lên trở lên Từ 85 tỷ đến dưới Từ 500 người đến Từ 250 tỷ đến Từ 170 tỷ đến 7 100 tỷ đồng dưới 700 người dưới 400 tỷ đồng dưới 200 tỷ đồng Từ 70 tỷ đến Từ 300 người đến Từ 200 tỷ đến Từ 140 tỷ đến 6 dưới 85 tỷ đồng dưới 500 người dưới 250 tỷ đồng dưới 170 tỷ đồng Từ 55 tỷ đến Từ 200 người đến Từ 150 tỷ đến Từ 110 tỷ đến 5 dưới 70 tỷ đồng dưới 300 người dưới 200 tỷ đồng dưới 140 tỷ đồng Từ 40 tỷ đến Từ 150 người đến Từ 100 tỷ đến Từ 80 tỷ đến 4 dưới 55 tỷ đồng dưới 200 người dưới 150 tỷ đồng dưới 110 tỷ đồng Từ 25 tỷ đến Từ 100 người đến Từ 50 tỷ đến Từ 50 tỷ đến 3 dưới 40 tỷ đồng dưới 150 người dưới 100 tỷ đồng dưới 80 tỷ đồng Từ 10 tỷ đến Từ 50 người đến Từ 20 tỷ đến Từ 15 tỷ đến 2 dưới 25 tỷ đồng dưới 100 người dưới 50 tỷ đồng dưới 50 tỷ đồng 1 Dưới 10 tỷ đồng Dưới 50 người Dưới 20 tỷ đồng Dưới 15 tỷ đồng Xếp loại quy mô 0-10 Nhỏ 11-20 Trung bình 21-24 Lớn Nguồn: Techcombank Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính chi tiết tại Phụ lục 2, 3 đính kèm. Điểm số chấm được sẽ điều chỉnh theo trọng số tương ứng với trường hợp BCTC đã kiểm toán/BCTC chưa kiểm toán như trong bảng 2.7.
- 44 Bảng 2.7 – Trọng số các chỉ tiêu đánh giá Điểm tài chính Điểm phi tài chính BCTC đã kiểm toán 35% 65% BCTC chưa kiểm toán 30% 70% Nguồn: Techcombank Điểm của các chỉ tiêu sau khi điều chỉnh theo trọng số sẽ được phân loại vào 10 mức xếp hạng, cụ thể: Bảng 2.8 – Các mức XHTD Tổng số điểm Xếp hạng Phân loại nợ 90 100 A1 Đủ tiêu chuẩn 80 90 A2 Đủ tiêu chuẩn 75 80 A3 Đủ tiêu chuẩn 70 75 B1 Cần chú ý 65 70 B2 Cần chú ý 60 65 B3 Cần chú ý 56 60 C1 Dưới tiêu chuẩn 53 56 C2 Dưới tiêu chuẩn 45 53 C3 Nghi ngờ 20 45 D1 Có khả năng mất vốn Nguồn: Techcombank Ưu điểm Đã kết hợp được yếu tố cứng và yếu tố mềm trong hệ thống xếp hạng. Hệ thống xếp hạng đã xem xét đến yếu tố quy mô ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính, và phân loại theo 30 ngành nghề khác nhau. Đã đưa chỉ tiêu tài chính EBIT/Chi phí lãi vay vào đánh giá xếp hạng chỉ tiêu tài chính, đó là chỉ tiêu được đánh giá cao bởi các tổ chức xếp hạng tiên tiến trên thế giới.
- 45 Nhược điểm Cách thức xếp hạng chủ yếu là chấm điểm hơn là ứng dụng các nghiên cứu định lượng để tìm ra mối quan hệ giữa các nhân tố tác động tới hạng tín dụng. Chưa đưa được các chỉ tiêu dòng tiền vào bảng đánh giá chỉ tiêu tài chính. Trọng số của các chỉ tiêu phi tài chính còn khá cao, ảnh hưởng đến tính khách quan trong kết quả xếp hạng. Từ những tồn tại của hệ thống XHTD nội bộ đối với khách hàng doanh nghiệp của Techcombank, tác giả luận văn kiến nghị Xây dựng mô hình được trình bảy trong Chương 3.
- 46 Chương 3 XÂY DỰNG MÔ HÌNH XHTD NỘI BỘ DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN TẠI TECHCOMBANK Trong chương 1, 2 đã trình bày một cách có hệ thống về XHTD, cũng như thống kê một số kết quả nghiên cứu trước đây, kinh nghiệm trên thế giới cũng như thực trạng XHTD tại Techcombank. Từ đó, với hy vọng đóng góp thêm một tài liệu nhỏ trong vô vàn các công trình đồ sộ về XHTD. Hướng nghiên cứu nhỏ này đang cố gắng đi sát với thực tiễn Việt Nam và của ngân hàng Techcombank: Nền kinh tế Việt Nam đang trong công cuộc Đổi mới, với sự ra đời bùng nổ của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Thông thường các doanh nghiệp này có BCTC chưa được kiểm toán, và hoạt động mang tính gia đình. Chưa ứng dụng mạnh mô hình toán học vào XHTD nội bộ của Ngân hàng. Loại bỏ tính chủ quan đối với các chỉ tiêu định lượng. Việc XHTD doanh nghiệp chế biến thủy sản, đơn thuần chỉ là cách để thu hẹp phạm vi nghiên cứu, đồng thời tăng tính ứng dụng thực tiễn của nghiên cứu, với tham vọng đưa ra một hàm toán học phù hợp nhất có thể với các đặc trưng của ngành chế biến thủy sản tại Techcombank. 3.1. SƠ LƯỢC NGÀNH VÀ DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN 3.1.1. Sơ lược ngành chế biến thủy sản Việt Nam Theo Hiệp hội thủy sản Việt Nam, ngành thủy sản có tỷ lệ xuất khẩu/GDP thuộc loại cao nhất trong các ngành và cao hơn nhiều so với tỷ lệ tương ứng của toàn bộ nền kinh tế (năm 2012 đạt khoảng 103,3% so với 81,6%). Từ năm 2000 đến 2009 ghi nhận sự tăng trưởng liên tục trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản (bình quân tăng 16,6%/năm), từ năm 2010 đến nay, tăng trưởng không ổn định: năm 2010 tăng 16,7%, năm 2011 tăng 21,8%, năm 2012 giảm 0,3%. Theo trang thông tin chính thức của Thủ tướng Chính phủ, dư nợ đối với nông, lâm, thủy sản chiếm khoảng trên 20% tổng dư nợ ngân hàng. Doanh số cấp tín dụng ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 621.584 tỷ đồng, trong đó tín dụng
- 47 ngành chế biến thủy sản chiếm 5,7% (tương đương 35.245 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu trong ngành chế biến thủy sản là khoảng 6%. 3.1.2. Đặc trưng mô hình XHTD nội bộ đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản Doanh nghiệp chế biến thủy sản là đối tượng xếp hạng, do đó, cần thiết hiểu được đặc trưng của đối tượng, để hiểu được đặc trưng của mô hình xếp hạng đối với doanh nghiệp chế biến thủy sản. Đặc trưng của khách hàng doanh nghiệp chế biến thủy sản theo Báo cáo ngành tháng 4/2013 của Techcombank như sau: Khoảng 90% doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến thủy sản tham gia vào hoạt động xuất khẩu, nhu cầu về giao dịch ngoại tệ cao, như thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, tín dụng, Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu chi phối nhiều bởi các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng/công nghệ ứng dụng các quy định rào cản thương mại của các nước nhập khẩu. Do nên, cần thiết đưa vào mô hình xếp hạng những chỉ tiêu đặc trưng này. Dòng tiền và khả năng sinh lời của đối tượng xếp hạng không ổn định: Do giá nguyên liệu đầu vào dễ biến động trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, mùa vụ hay thiên tai. Chi phí gia tăng có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận và dòng tiền của doanh nghiệp. Do nên, các chỉ tiêu về dòng tiền để trang trải nợ vay và chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lời được đưa vào mô hình nhiều hơn. 3.1.3. Tình hình cho vay thủy sản tại Techcombank Tổng dư nợ ngành thủy sản tại Techcombank tính đến 31/12/2012 đạt 445 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1.76% tổng giá trị danh mục cho vay 25.283 tỷ đồng của Khối khách hàng doanh nghiệp, trong đó chưa bao gồm dư nợ xấu của 4 doanh nghiệp là 33.8 tỷ đồng (hiện đã bán cho AMC). Trường hợp tính cả dư nợ đã bán cho AMC thì NPL ngành thủy sản là 7.6%. Lãi suất cho vay bình quân ngành thủy sản là 14.7% (lãi suất VND) và 6.2% (lãi suất USD)
- 48 Hình 3.1 – Diễn biến dư nợ ngành thủy sản tại Techcombank 3.1.4. Định hướng kinh doanh đối với khách hàng thủy sản đến 31/12/2013 Tập trung tối đa khai thác, phục vụ các khách hàng hiện hữu: Hiện tại, danh mục khách hàng thủy sản tại Techcombank gồm có 32 khách hàng, cần ưu tiên tập trung phân tích và lựa chọn những khách hàng tối ưu nhất tại địa bàn, nhằm tiếp tục cung cấp SPDV theo nhóm 5 tiêu chí định hướng chung: Doanh nghiệp chế biến thuỷ sản có thị trường xuất khẩu tốt, đa dạng, không phụ thuộc quá lớn vào một thị trường, ưu tiên các doanh nghiệp không bị áp thuế chống phá giá hoặc có tên trong danh sách bị áp thuế chống phá giá (POR8) của Mỹ hoặc các hàng rào kỹ thuật khác của nước nhập khẩu đối với thị trường xuất khẩu chính của doanh nghiệp; Ưu tiên doanh nghiệp chế biến thuỷ sản có quy trình sản xuất, chế biến xuất khẩu khép kín từ khâu con giống, thức ăn, vùng nuôi, chế biến và xuất khẩu nhằm chủ động nguyên liệu và tiết giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh đối với sản phẩm đầu ra trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới đang gặp rất nhiều khó khăn; Hạn chế tối đa các doanh nghiệp bị mất cân đối tài chính dài hạn do việc đầu tư dàn trải và thiếu hiệu quả trong các năm vừa qua, đặc biệt lưu ý đối với các doanh nghiệp đầu tư ngoài ngành và không phục vụ cho hoạt động kinh doanh chính là chế biến xuất khẩu thủy sản. Ưu tiên tiếp nhận các TSBĐ có chất lượng tốt như tài sản bảo đảm là nhóm 1(Hợp đồng tiền gửi/ Sổ tiết kiệm/ ), bất động sản, máy móc thiết bị hoặc hàng hóa có khả năng đánh giá và kiểm soát tốt.
- 49 Ưu tiên các doanh nghiệp có thời gian quan hệ giao dịch lâu năm, được đánh giá tốt và xếp hạng tín dụng cao tại Techcombank, chưa phát sinh nợ quá hạn từ nhóm 2 trở lên tại tất cả các TCTD trong 2 năm gần nhất. Tiếp cận và khai thác khách hàng mới có hoạt động kinh doanh hiệu quả Chỉ tiếp cận các khách hàng thủy sản mới với hoạt động kinh doanh hiệu quả và uy tín vượt trội trong ngành hoặc chỉ ưu tiên khai thác hệ khách hàng mới theo hướng thực hiện các dịch vụ phi tín dụng như: FX/Casa/tiền gửi/chiết khấu Bộ chứng từ hoặc các dịch vụ khác. 3.2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH 3.2.1. Lựa chọn mô hình Các tiêu chí đối với mô hình XHTD Tính ứng dụng: kết quả thể hiện trong XHTD phải tương ướng với khả năng thực hiện nghĩa vụ tín dụng đối với bên đối tác, cụ thể là đối với ngân hàng. Tiêu chí này được xem là một yêu cầu đầu tiên đối với một mô hình xếp hạng. Tính đầy đủ: kết quả xếp hạng phải bao trùm được đầy đủ những thông tin liên quan đến nguy cơ phát sinh nợ xấu. Do đó, để đảm bảo tính đầy đủ trong XHTD, hiệp ước Basel II yêu cầu các TCTD xem xét tất cả các thông tin có sẵn trong báo cáo tài chính khi tiến hành xếp hạng doanh nghiệp. Tính khách quan: kết quả XHTD phải loại bỏ được tối đa ý kiến chủ quan của nhân viên tín dụng bằng cách ứng dụng mô hình thống kê toán học và công nghệ thông tin vào XHTD. Tính phù hợp: doanh nghiệp vừa và nhỏ là bộ phận khách hàng trọng yếu đối với Techcombank, phần đa BCTC của nhóm khách hàng này không được kiểm toán, dữ liệu về dòng tiền và khấu hao chưa rõ ràng, thông tin chưa thực sự minh bạch. Do đó, cần thiết thiết kế mô hình XHTD phù hợp với thực trạng thông tin tài chính. Với các tiêu chí nêu trên và đặc điểm nền kinh tế Việt Nam hiện nay, cũng như với các ưu điểm của phương pháp kết hợp. Vì vậy, nghiên cứu đề xuất Xây dựng mô hình XHTD là mô hình kết hợp của:
- 50 i. Mô hình chuyên gia: đối với dữ liệu định tính theo phương pháp chấm điểm. Các chỉ tiêu định tính được sử dụng theo Bộ chỉ tiêu phi tài chính của Ernst&Young (Chi tiết theo Phụ lục đính kèm) ii. Mô hình hồi quy Logistic: đối với dữ liệu định lượng, được lấy từ BCTC của các doanh nghiệp Từ mục 3.2.2 đến mục 3.2.4 sẽ tập trung xây dựng mô hình hồi quy Logistic để phân biệt 2 nhóm doanh nghiệp có nguy cơ/có nợ xấu và nhóm doanh nghiệp không có nguy cơ/không có nợ xấu trong ngành chế biến thủy sản. 3.2.2. Chọn mẫu và mô tả mẫu Thu thập thông tin, số liệu cho mẫu là một giai đoạn quan trọng trong bất kỳ một nghiên cứu định lượng nào, bởi số liệu chính xác sẽ mô tả tốt nhất cho việc xây dựng mô hình. Tuy nhiên trên thực tế, không ít doanh nghiệp vẫn có 3 BCTC: một báo cáo lỗ để “né” thuế, một báo cáo lãi để vay vốn và một báo cáo trung thực chỉ có Ban lãnh đạo biết. Tất nhiên phải chấp nhận rủi ro mang tính khách quan trong mẫu quan sát, nên tôi giả định rằng những quan sát thu thập được phần lớn nằm trong số doanh nghiệp trung thực hoặc tính về trung bình có thể loại bỏ được các yếu tố sai lệch. Đề tài đã chọn mẫu là thông tin tài chính 2 năm gần nhất (2011, 2012) của 37 doanh nghiệp chế biến thủy sản được giao dịch trên các sàn chứng khoán (chính thức và OTC) có BCTC kiểm toán và thông tin doanh nghiệp khá minh bạch, để tăng độ tin cậy của bộ dữ liệu đầu vào. Đồng thời, 14 doanh nghiệp cùng ngành tại Techcombank cũng đã được đưa vào bộ dữ liệu. Chi tiết các doanh nghiệp trong mẫu đã chọn được liệt kê tại Phụ lục các doanh nghiệp trong mẫu. Trong mẫu của nghiên cứu gồm 102 quan sát được chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 là nhóm các quan sát không có nguy cơ/không có nợ xấu (38 quan sát, chiếm 37%), Nhóm 0 là nhóm các quan sát có nguy cơ/có nợ xấu (64 quan sát, chiếm 63%). Quan sát được xếp vào nhóm có nguy cơ/có nợ xấu trong các trường hợp sau: i. Phát sinh nợ nhóm 3,4,5 theo thông tin CIC Đứng trên góc độ ngân hàng, đây là tiêu chí quan trọng để xét duyệt cho vay. Nếu phát sinh, chứng tỏ doanh nghiệp không có khả năng thực hiện
- 51 nghĩa vụ tín dụng. Đối với khách hàng trường hợp này, cần có nhiều hơn những cân nhắc, thận trọng nhất định trong khi quyết định cấp tín dụng. ii. Vốn lưu động ròng < 0 Doanh nghiệp muốn hoạt động không bị gián đoạn thì phải duy trì một mức vốn hoạt động thuần hợp lý để đáp ứng việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và dự trữ hàng tồn kho. Vốn lưu động ròng càng cao, tình hình tài chính lành mạnh hơn. Khi vốn lưu động ròng âm, chứng tỏ một bộ phận tài sản dài hạn được hình thành bằng nguồn vốn ngắn hạn, dẫn đến cán cân thanh toán mất cân bằng và nguy cơ phát sinh nợ xấu của doanh nghiệp là cao. 3.2.3. Lựa chọn biến số Để áp dụng hồi quy Logistic, trong quá trình xây dựng mô hình cần phải xác định biến độc lập và biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc Biến phụ thuộc dùng để phân biệt đối tượng trên cơ sở các biến độc lập được lựa chọn, nói cách khác là mỗi quan sát phải được sắp xếp vào một nhóm duy nhất. Gọi Y là biến phụ thuộc phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp 1-2 năm tới. 0 Có nguy cơ/ ó nợ xấu = 1 Không có nguy ơ/ ℎô ó nợ xấu Biến độc lập Hệ thống các biến độc lập có thể được sử dụng trong mô hình XHTD là các biến tài chính, gồm: Bảng 3.1 – Các biến độc lập được chọn để xây dựng mô hình TT Biến quan sát Ký hiệu Tài sản ngắn hạn/Tổng tài sản (%) Li1 Thanh 1 khoản Vốn luân chuyển/Tổng tài sản (%) Li2 (Li) Nợ ngân hàng/Tổng tài sản (%) Li3 Trang trải EBIT/Lãi vay cover1 lãi vay và 2 (CFO+Lãi vay)/Lãi vay cover2 nợ gốc (cover) EBIT/Nợ ngân hàng cover3
- 52 EBIT/Tổng nợ phải trả cover4 (FCF+Lãi vay)/(Lãi vay+Nợ ngắn hạn) (%) cover5 Giá vốn hàng bán/Hàng tồn kho bình quân hdong1 Hoạt động 3 Doanh thu thuần/Khoản phải thu bình quân hdong2 (hdong) Doanh thu/Tổng tài sản bình quân hdong3 EBIT/Doanh thu thuần (EBIT biên) (%) sinhloi1 Tỷ suất Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân(ROA)(%) sinhloi2 4 sinh lời (sinhloi) EBIT/Tổng tài sản bình quân (%) sinhloi3 Lợi nhuận giữ lại/Tổng tài sản (%) sinhloi4 Tổng tài sản qm1 5 Quy mô Doanh thu thuần qm2 Các biến được lựa chọn này bằng phương pháp chuyên gia, chủ yếu được lấy từ các nghiên cứu của Altman, của các tổ chức XHTD lớn trên thế giới và một số biến mà hiện các ngân hàng Việt Nam đang sử dụng. 3.2.4. Ứng dụng hồi quy Logistic Hồi quy Logistic sử dụng biến phụ thuộc dạng nhị phân để ước lượng xác suất xảy ra nợ xấu với những thông tin của biến độc lập theo quy tắc: nếu xác suất < 0.5 thì quan sát có/có nguy cơ nợ xấu, nếu xác suất ≥ 0.5 thì quan sát không có/không có nguy cơ nợ xấu. Hàm hồi quy được thể hiện: ( ⋯ P = E(Y=1/X) = i ( ⋯ Trong đó Pi là xác suất quan sát i không có nguy cơ/ không có nợ xấu với n biến độc lập X1, X2, Xn được tính toán từ báo cáo tài chính của I, và β1, β2, βn là các hệ số hồi quy của hàm Logistic. Vì số lượng biến độc lập khá lớn (17 biến), nên để tìm được mô hình Logistic tốt nhất một cách nhanh chóng, học viên lập ra quy trình để đánh giá tác động tổng thể của các nhân tố đến biến phụ thuộc Y như hình 3.2:
- 53 Phân tích nhân tố EFA Đánh giá độ tin cậy (phương pháp trích Principal components và xoay nhân tố Varimax) Cronbach’s Alpha Nhận diện các nhân tố cơ bản tác động đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp Hồi quy Logistic (để ước lượng xác suất xảy ra nợ xấu) Hình 3.2 – Quy trình xây dựng mô hình Logistic trong XHTD 3.2.4.1. Phân tích nhân tố EFA Các tiêu chuẩn sử dụng: KMO ≥ 0.5: Phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu Tổng phương sai trích (total variance explained) ≥ 50% Sig < 5%: Các biến độc lập có tương quan với nhau Biến bị loại bỏ khi │hệ số tải nhân tố│max < 0.5 và khoảng cách giữa │hệ số tải nhân tố│lớn thứ nhất và thứ nhì của mỗi biến < 0.3. Kết quả phân tích nhân tố EFA 17 biến: Bảng 3.2 - KMO và Kiểm định Bartlett (KMO and Bartlett's Test) Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .666 Approx. Chi-Square 1991.989 Bartlett's Test of df 136 Sphericity Sig. .000 Bảng 3.3 - Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) Comp Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared onent Loadings Loadings Total % of Cumulati Total % of Cumulati Total % of Cumulati Variance ve % Variance ve % Variance ve % 1 6.372 37.485 37.485 6.372 37.485 37.485 5.451 32.066 32.066 2 2.989 17.581 55.066 2.989 17.581 55.066 2.751 16.185 48.252 3 2.304 13.551 68.617 2.304 13.551 68.617 2.410 14.174 62.426 4 1.317 7.744 76.361 1.317 7.744 76.361 2.369 13.936 76.361