Luận văn Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát thực tế ở Hà Tĩnh)

pdf 97 trang yendo 11000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát thực tế ở Hà Tĩnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_van_de_giao_duc_y_thuc_phap_luat_cho_sinh_vien_viet.pdf

Nội dung text: Luận văn Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên Việt Nam hiện nay (Qua khảo sát thực tế ở Hà Tĩnh)

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ THANH HUYỀN VẤN ĐỀ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY (QUA KHẢO SÁT THỰC TẾ Ở HÀ TĨNH) Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60 22 80 LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN NGỌC UẨN HÀ NỘI - 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luân văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. TÁC GIẢ Phạm Thị Thanh Huyền
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TẦM QUAN TRỌNG VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7 1.1. Ý thức pháp luật - khái niệm, đặc điểm và cấu trúc 7 1.2. Tầm quan trọng và nội dung của việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay 20 Chương 2: GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN Ở TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 32 2.1. Thực trạng giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 32 2.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay 66 KẾT LUẬN 89 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ý thức pháp luật là một trong những hình thái ý thức xã hội, được hình thành, tồn tại và phát triển trong những hình thái kinh tế - xã hội đã có giai cấp, nhà nước và pháp luật. Ý thức pháp luật thể hiện tri thức và sự đánh giá về tính công bằng của những quy chế được chấp nhận trong một xã hội nhất định với tính cách là luật pháp, về quyền hạn và nghĩa vụ các thành viên trong cộng đồng, xã hội về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi con người, nó là một trong những vấn đề cơ bản, đa dạng, phức tạp của đời sống pháp luật - xã hội. Ý thức pháp luật phản ánh trực tiếp các quan hệ kinh tế của xã hội, trước hết là các quan hệ sản xuất được thể hiện trong hệ thống pháp luật. Bằng việc thông qua sự duy trì, điều hành của nhà nước mà ý thức pháp luật tác động mạnh mẽ đến cơ sở kinh tế và các hình thái ý thức xã hội khác. Mức độ và hiệu quả sự tác động của ý thức pháp luật đối với đời sống xã hội một phần phụ thuộc vào sự truyền bá và xâm nhập của ý thức pháp luật cả về bề rộng và bề sâu của nó vào trong quần chúng nhân dân. Vì vậy, việc tổ chức giáo dục ý thức pháp luật nhằm nâng cao sự đồng thuận, tính tích cực và tự giác trong việc chấp hành pháp luật cho mọi người ngày càng đóng vai trò quan trọng và trở thành nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Công cuộc đổi mới đất nước, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang đi vào chiều sâu, mở rộng hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá, thì yêu cầu tiếp tục mở rộng hiểu biết và nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên nói chung, sinh viên nói riêng - họ là một bộ phận của thanh niên, là lớp người có trình độ, có tri thức, nhiệt huyết, nhạy bén trong tiếp thu cái mới, là “nguồn lực đặc biệt quan trọng” cho tương lai, lực lượng xung kích trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá - là vấn đề có ý nghĩa quan trọng và cần thiết.
  5. 2 Thực tiễn cách mạng cho thấy, ở nước ta thanh niên là thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, lớp người xây dựng và phát triển đất nước. Sự phát triển của thanh niên không những quan hệ đến vận mệnh và tồn tại của đất nước mà còn ảnh hưởng đến tương lai dân tộc. Vì vậy, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo thanh niên thành những người kế thừa, xây dựng chủ nghĩa xã hội ‘vừa hồng vừa chuyên” là nhiệm vụ hết sức quan trọng, trong đó giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên, sinh viên là nhiệm vụ không thể thiếu trong bồi dưỡng phát triển thanh niên hiện nay. Quán triệt, thực hiện quan điểm của Đảng về vị trí, vai trò của thanh niên, sinh viên trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm qua trên phạm vi cả nước nói chung, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, lực lượng thanh niên, sinh viên đã được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức về nhiều mặt, trong đó hiểu biết, nhận thức về pháp luật của sinh viên từng bước được nâng cao, ý thức chấp hành pháp luật trong sinh viên có nhiều chuyển biến Vì vậy, đã góp phần tích cực bồi dưỡng, phát triển thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng đóng góp xứng đáng tài năng , trí tuệ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Hà Tĩnh là một tỉnh nằm ở miền trung của đất nước, là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua các trường đại học, cao đẳng ở đây đã đào tạo được số lượng lớn lao động có chất lượng cao, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển của. Tuy nhiên, nằm trong bối cảnh chung của đất nước cho đến nay, Hà Tĩnh vẫn là một tỉnh có kinh tế còn chậm phát triển, đời sống của nhân dân còn thấp, nhiều mặt của đời sống xã hội còn nhiều hạn chế, sự hiểu biết về Hiến pháp và pháp luật của nhân dân còn thấp kém, việc giáo dục ý thức pháp luật cho người dân nói chung và thanh niên, sinh viên nói riêng trong tỉnh còn nhiều khó khăn, bất cập và chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng vi phạm pháp luật của
  6. 3 thanh niên, sinh viên vẫn tiếp tục xẩy ra, tập trung vào một số lĩnh vực như an toàn giao thông, trộm cắp, ma tuý, hôn nhân, gia đình Những mặt hạn chế nêu trên, đã và đang là những yếu tố gây ảnh hưởng và cản trở không nhỏ đến sự đóng góp của lực lượng thanh niên, sinh viên cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Do đó, việc tiếp tục giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên, sinh viên nói chung, sinh viên ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng là vấn đề có ý nghĩa cơ bản, lâu dài và cấp bách. Vì thế, tác giả lựa chọn đề tài: “Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua khảo sát thực tế ở Hà Tĩnh)” làm luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Triết học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Ngoài những nội dung cơ bản về ý thức pháp luật được thể hiện trong các tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và các chính sách của Nhà nước Việt Nam, trong các sách giáo khoa triết học Mác - Lênin, các giáo trình giảng dạy trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp về ý thức pháp luật, thì vấn đề ý thức pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật còn được nhiều tác giả nghiên cứu, khai thác theo từng khía cạnh chuyên biệt và đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong đó có một số công trình có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến đề tài “Vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên Việt Nam hiện nay (qua khảo sát thực tế ở Hà Tĩnh)”. Cụ thể như: Lê Quý Đình (1991), “Giáo dục ý thức pháp luật cho học sinh trong nhà trường phổ thông ở nước ta hiện nay” ,Luận án phó tiến sĩ, bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Ngọc Hưng (1993), “Pháp luật với quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội ở địa phương miền núi” ,Luận văn thạc sĩ, bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Nguyễn Như Phát (1993), “Chính sách pháp luật và ý thức pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nhà
  7. 4 nước và Pháp luật, số 4; “Tội phạm ở Việt Nam, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp” (Đề tài KX.04.14, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1994); Lê Ngọc Lan (1994), “Vấn đề giáo dục pháp luật trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề”, Tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, số 6; Vương Thanh Hương và Nguyễn Minh Đức đồng chủ biên (1995), “Thực trạng phạm tội của học sinh, sinh viên trong mấy năm gần đây và vấn đề giáo dục pháp luật trong nhà trường”, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội; Đinh Xuân Thảo (1996), “Giáo dục ý thức pháp luật trong các trường đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề (không chuyên luật) ở nước ta hiện nay”, Luận án phó tiến sĩ, bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Đào Duy Tấn (2000), “Những đặc điểm của quá trình hình thành ý thức pháp luật ở Việt Nam hiện nay”, Luận án tiến sĩ, bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Mai Thị Minh Ngọc (2003), “Ý thức pháp luật với việc xây dựng nền dân chủ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ, bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Trần Đức Hữu (2006), “Giáo dục ý thức chính trị qua truyền thông đại chúng ở Quảng Trị hiện nay” Luận văn thạc sĩ, bảo vệ tại trường Đại học Khoa học Huế; Lương Đình Hải (2006), “Xây dựng Nhà nước pháp quyền và vấn đề dân chủ hoá xã hội ở nước ta hiện nay” Tạp chí Triết học, số 1; “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và các định chế xã hội ở nước ta hiện nay” của Lê Văn Quang và Văn Đức Thanh đồng chủ biên (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006); Nguyễn Thế Kiệt (2006), “Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” Tạp chí Triết học, số 6; Nguyễn Đình Hoà “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” Tạp chí Triết học, số 7, 2006; Nguyễn Thị Nga (2007), “Vấn đề xây dựng ý thức xã hội mới ở nước ta hiện nay” Tạp chí Triết học, số 4.
  8. 5 Những công trình nghiên cứu trên đã đạt được những kết quả nhất định, và đã giải quyết được một số vấn đề về lý luận, về phương pháp, vấn đề thực trạng, giải pháp và phương hướng của công tác giáo dục ý thức pháp luật trong các trường đại học, cao đẳng.v.v Tuy nhiên cho đến nay, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên ở Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích ý thức pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên Việt Nam hiện nay, qua khảo sát thực tế ở Hà Tĩnh, đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên Hà Tĩnh hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên đây, nhiệm vụ của luận văn là: - Làm rõ tầm quan trọng và nội dung của giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên Việt Nam hiện nay. - Phân tích thực trạng và nguyên nhân của việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên ở Hà Tĩnh hiện nay - Nêu ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên ở Hà Tĩnh hiện nay 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Nghiên cứu về việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên ở Việt Nam hiện nay và qua thực tế ở Hà Tĩnh mà đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Hà Tĩnh hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được thực hiện trên cơ sở những nguyên lý, quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về ý thức pháp luật, về công tác giáo dục
  9. 6 chính trị, tư tưởng nói chung và ý thức pháp luật nói riêng cho sinh viên Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác - Lênin, luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể chủ yếu sau: lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh và hệ thống hoá 6. Những đóng góp về khoa học của luận văn - Luận văn làm rõ tầm quan trọng và nội dung của việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên Việt Nam hiện nay. - Làm rõ thực trạng giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên Hà Tĩnh thời gian qua, trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu cho việc giáo dục và nâng cao ý thức pháp luật cho sinh viên ở Hà Tĩnh hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho những đối tượng quan tâm đến vấn đề này và tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy những nội dung liên quan trong chương trình các môn lý luận Mác - Lênin ở các trường đại học và cao đẳng, nâng cao nhận thức lý luận và việc vận dụng lý luận vào thực tiễn. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết.
  10. 7 Chương 1 TẦM QUAN TRỌNG VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Ý THỨC PHÁP LUẬT - KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CẤU TRÚC 1.1.1. Khái niệm ý thức pháp luật Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội trong xã hội có giai cấp; nó tồn tại bên cạnh một số hình thái ý thức xã hội khác như: triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, nghệ thuật Theo đó, ý thức pháp luật thể hiện tri thức và sự đánh giá về tính công bằng của những quy tắc được chấp nhận trong một xã hội nhất định với tính cách là luật pháp, về quyền hạn và nghĩa vụ các thành viên trong cộng đồng, xã hội, về tính hợp pháp hay không hợp pháp của hành vi con người, nó là một trong những vấn đề cơ bản, đa dạng, phức tạp của đời sống pháp luật. Đời sống pháp luật đó là nhu cầu cần phải điều chỉnh những hành vi có tính lặp đi, lặp lại thường xuyên, phổ biến của con người trong đời sống xã hội nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp nắm quyền lực và duy trì sự ổn định của cộng đồng xã hội. Nhu cầu cần điều chỉnh đó được con người phản ảnh một cách tích cực và sáng tạo hình thành ý thức pháp luật. Pháp luật ra đời cùng với Nhà nước để thực hiện quyền lực công cộng, nó là công cụ của bộ máy nhà nước nhằm quản lý và điều chỉnh xã hội. Thực chất của pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được thể chế hoá và được thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Do vậy, bên cạnh sự phản ánh sự công bằng xã hội theo những chuẩn mực nhất định, ý thức pháp luật phản ánh sâu sắc ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội. Ý thức pháp luật hiểu theo nghĩa thông thường thì đó là ý thức chấp hành những quy định pháp luật của con người. Quan niệm này thường được xem như sự đánh giá và thái độ chủ quan của một cá nhân nào đó về mức độ
  11. 8 chấp hành hành vi của một đối tượng nhất định trong việc thực hiện pháp luật theo những quy định trong văn bản pháp lý, đó là sự đánh giá mức độ ý thức pháp luật cao hay thấp, tốt hay xấu của họ. Cách quan niệm này đã đồng nhất ý thức pháp luật với hình thức biểu hiện cụ thể của nó (ý thức pháp luật đồng nghĩa với ý thức chấp hành pháp luật). Như vậy, sẽ là quá hẹp, phiến diện vì nó chưa thể hiện rõ được vai trò, chức năng, bản chất và kết cấu của ý thức pháp luật. Trong khoa học lý luận, ý thức pháp luật được hiểu theo nghĩa rộng, có tính khách quan, toàn diện và khái quát cao. Tuy nhiên, do mục đích yêu cầu và phương diện nghiên cứu khác nhau nên cho đến nay đã xuất hiện nhiều quan niệm khác nhau về ý thức pháp luật. Quan niệm thứ nhất cho rằng: "Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, biểu thị mối quan hệ của con người đối với pháp luật" [45, tr.130]. Đây là quan niệm mang tính khái quát cao, nhưng lại quá chung, chưa thể hiện đầy đủ kết cấu, nội dung và nguồn gốc của ý thức pháp luật. Cách quan niệm thứ hai: lại nhấn mạnh mặt này hay mặt khác của ý thức pháp luật. Chẳng hạn, có quan niệm tập trung nhấn mạnh kết cấu của ý thức pháp luật như: Ý thức pháp luật là tổng hợp những tư tưởng quan điểm pháp luật và tâm lý pháp luật. Hay cụ thể hơn, là tổng hợp những nhận thức, những hiểu biết quan điểm pháp lý, những tình cảm pháp luật cùng với sự tôn trọng và thói quen chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật [52, tr.233]. Nhấn mạnh yếu tố pháp lý của ý thức pháp luật, một quan niệm khác lại cho rằng: ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những học thuyết, quan điểm, tư tưởng, tình cảm của con người, thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của pháp luật, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người, trong các hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức
  12. 9 chính trị - xã hội và của các chủ thể khác. Nếu xét theo góc độ của người làm công tác quản lý pháp luật, quan niệm này chưa thể hiện được tính khái quát của ý thức pháp luật. Vì rằng "tính hợp pháp hay không hợp pháp" còn cần phải được xem xét dưới giác độ giai cấp, gắn với một thể chế nhà nước nhất định và sự phục vụ cho giai cấp cầm quyền nào trong xã hội. Mặt khác, quan niệm trên chỉ hàm ý áp dụng cho thể chế chính trị xã hội chủ nghĩa, nhà nước xã hội chủ nghĩa, nó chưa phản ánh toàn diện kết cấu nội dung ý thức pháp luật. Quan điểm thứ ba cho rằng: Ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa là tổng hoà những quan điểm, quan niệm, tình cảm về pháp luật thể hiện thái độ của giai cấp công nhân và của nhân dân lao động do giai cấp công nhân lãnh đạo đối với pháp luật, đối với các yêu cầu khác của pháp luật, đối với quyền và nghĩa vụ của công dân [52, tr.196]. Theo quan niệm này, chỉ phản ảnh nội dung cơ bản ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa theo thể chế chính trị Xô Viết, nhà nước xã hội chủ nghĩa theo mô hình tập trung, kế hoạch hoá với sự thuần chất và đồng điệu giai cấp, nó đã đề cao và nhấn mạnh yếu tố giai cấp, thực tế nó được áp dụng trong điều kiện mô hình xã hội chủ nghĩa Xô Viết trước khi chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã. Trong điều kiện chế độ dân chủ nhân dân, trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội với sự tồn tại của nhiều thành phần giai cấp và tầng lớp xã hội thì nó khó tránh khỏi một sự chủ quan và phiến diện. Quan niệm thứ tư, lại thu hẹp kết cấu ý thức pháp luật, chỉ mới nhấn mạnh mặt tri thức pháp luật, yếu tố hợp pháp, yếu tố pháp nhân của ý thức pháp luật, như: Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm và quan niệm thịnh hành trong xã hội, thể hiện thông qua sự hiểu biết của con người đối với pháp luật hiện hành, pháp luật đã và pháp
  13. 10 luật phải có, thể hiện sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi xử sự của con người cũng như trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội [20, tr.229]. Một quan niệm khác lại tập trung nhấn mạnh ý thức pháp luật thể hiện ý thức của chủ thể pháp luật, rằng: " ý thức pháp luật là trình độ hiểu biết của các tầng lớp nhân dân về pháp luật ý thức pháp luật còn là thái độ đối với pháp luật, ý thức tôn trọng hay coi thường pháp luật, đó là thái độ đối với hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm" [51, tr.19]. Ý thức phải gắn với chủ thể, với một đối tượng nhất định, song với cách quan niệm trên sẽ là chưa hoàn chỉnh, bởi lẽ nó chưa đề cập đến yếu tố giáo dục, văn hoá pháp luật cũng như chức năng quản lý xã hội của Nhà nước thông qua pháp luật. Quá nhấn mạnh khía cạnh răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật của con người ta sẽ gây tâm trạng bắt buộc, cưỡng chế và thụ động bởi sự áp đặt của văn bản pháp luật, quy phạm pháp luật, nó không thể hiện tính nhân đạo ưu việt của pháp luật xã hội chủ nghĩa. Như vậy, có thể nói do mục đích nghiên cứu của các chủ thể, ý thức pháp luật được xem xét theo những góc độ khác nhau nên nó cũng quan niệm một cách khác nhau. Trên bình diện khoa học triết học, qua tham khảo các ý kiến nêu trên, theo mục đích yêu cầu và nhiệm vụ của đề tài luận văn đặt ra, chúng tôi quan niệm rằng: ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội. Nó là toàn bộ các quan điểm, quan niệm của con người và thái độ của họ đối với pháp luật xuất phát từ từ các quan hệ kinh tế, đặc biệt là quan hệ sản xuất trong một giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử. Mặt khác nó còn chịu sự tác động của các hình thái ý thức xã hội khác, trước hết là ý thức chính trị, ý thức đạo đức, ý thức thẩm mỹ, cả ý thức tôn giáo và kế thừa ý thức pháp luật truyền thống trong lịch sử. Vì vậy, khi nghiên cứu ý thức pháp luật không nên nhìn nhận phiến diện một chiều mà phải đặt nó trong mối quan hệ phức tạp của đời sống xã
  14. 11 hội. Là một hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật phản ánh sâu sắc đời sống pháp luật, trước hết là sự phản ánh quá trình nhận thức về pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân và việc điều chỉnh hành vi của họ nhằm duy trì trật tự kỷ cương xã hội theo pháp luật của Nhà nước. Bởi vậy, để xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân ở Việt Nam, đòi hỏi một mặt phải nâng cao hiệu lực pháp luật xã hội chủ nghĩa, mặt khác phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục ý thức pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đối tượng sinh viên ở nước ta hiện nay. 1.1.2. Đặc điểm của ý thức pháp luật Là một hình thái ý thức xã hội, ý thức pháp luật tuân thủ quy luật chung của sự hình thành ý thức xã hội, phản ánh đời sống pháp luật mà trước hết là nhu cầu pháp lý đặt ra của đời sống xã hội thông qua chuẩn mực pháp luật để điều chỉnh hành vi con người nhằm thiết lập trật tự, kỷ cương xã hội theo ý chí của giai cấp cầm quyền. Những đặc điểm cơ bản sẽ giúp chúng ta nhận diện một cách rõ hơn về ý thức pháp luật với tư cách là một hình thái ý thức xã hội như: chịu sự quy định của tồn tại xã hội; tính độc lập tương đối; tính giai cấp. Thứ nhất, ý thức pháp luật chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Đây là đặc điểm cơ bản chỉ rõ nguồn gốc ra đời của ý thức pháp luật. Những nhận thức, thái độ, tình cảm, quan niệm, mong muốn của con người về pháp luật, về nhà nước suy cho cùng đều do những điều kiện xã hội khách quan quy định, chi phối. Trong tác phẩm "Hệ tư tưởng Đức", C.Mác đã phê phán triết học Đức trước đó khi họ tuyên bố rằng ý thức chính trị, ý thức pháp luật, ý thức đạo đức là ý thức tôn giáo hay ý thức thần học, rằng con người chính trị, con người pháp luật và con người đạo đức xét cho cùng "con người nói
  15. 12 chung" - là con người tôn giáo Người ta lấy sự thống trị của tôn giáo làm tiền đề. Và dần dà, người ta tuyên bố mọi quan hệ thống trị là một quan hệ tôn giáo và người ta biến quan hệ đó thành sự sùng bái pháp luật, sùng bái nhà nước, v.v [31, tr.26-27]. C.Mác khẳng định rằng: "không phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức" [31, tr.38]. Một nền kinh tế mà ở đó người dân sản xuất ra thứ gì phải cống, nạp ít nhiều, phải chịu đựng sưu cao, thuế nặng, sự hà khắc của luật pháp phong kiến, người dân sẽ có thái độ chống đối pháp luật và tìm kiếm những quy định của cộng đồng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của họ. Điều đó khác xa với thái độ quan tâm tới pháp luật một cách tự giác, tuân thủ pháp luật một cách tự nguyện và chủ động tham gia xây dựng pháp luật của người dân trong nền kinh tế thị trường hiện đại. Thứ hai, ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối. Mặc dù ý thức pháp luật chịu sự quy định của tồn tại xã hội, phản ánh tồn tại xã hội, nhưng nó vẫn có sự độc lập tương đối, có những sự khác biệt, sự phát triển tự thân. Tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật được biểu hiện ra ở một số khía cạnh như: Ý thức pháp luật thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Mặc dù xã hội cũ đã bị xã hội mới thay thế nhưng ý thức pháp luật của xã hội cũ vẫn còn tồn tại ở xã hội mới trong một khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là trong lĩnh vực tâm lý pháp luật. Sự tồn tại của ý thức pháp luật của xã hội cũ dựa trên hai lý do cơ bản, đó là: hoặc vì lợi ích giai cấp hoặc do thói quen của chủ thể. Khi xã hội mới được thiết lập thường đi kèm với nó là sự xoá bỏ các quy định đem lại lợi ích cục bộ cho một giai cấp nào đó hoặc cho một số ít nhóm người trong xã hội. Vì vậy, giai cấp này muốn lưu giữ, hành động theo quy định pháp luật cũ nhằm duy trì lợi ích của giai cấp mình, về cơ bản, sẽ đi ngược lại, thậm chí chống lại pháp luật của xã hội mới. Còn tồn tại do thói
  16. 13 quen có thể là: thói quen hàng ngày, lâu dài, ổn định, sự thay đổi các quy định pháp lý làm cho chủ thể không kịp thay đổi theo, hoặc chủ thể có thói quen phản ứng với những quy định mới. Chẳng hạn, sự phản ứng của người dân về sự thay thế tiền đồng bằng tiền giấy của triều đại nhà Hồ, mặc dù đây là một cải cách mà cho đến nay đã chứng minh được tính hiện đại và đúng đắn của nó. Ngoài nguyên nhân trên, tính lạc hậu của ý thức pháp luật so với tồn tại xã hội sản sinh ra nó còn thể hiện sự vận động, thay đổi, phát triển không ngừng của tồn tại xã hội, của thực tiễn. C.Mác từng lưu ý chúng ta: "Tư duy của con người không theo kịp tiến trình của các sự kiện" [35, tr.41]. Pháp luật phản ánh các lợi ích xã hội tất nhiên là sau khi có sự thay đổi của các điều kiện kinh tế - xã hội và nhất là phải sau đó một khoảng thời gian nhất định đủ để nhận thức, đo lường và cân nhắc các điều kiện thay đổi đó. Độ dài của khoảng thời gian đó có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào tính chất của các quan hệ xã hội, vào mối quan hệ và sự mong muốn của các giai cấp và vào một số nhân tố khác như tư tưởng và lý luận tiên tiến, khuynh hướng phát triển chung của nhà nước và pháp luật v.v Mặc dù ý thức pháp luật thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội, nhưng trong những điều kiện nhất định, những tư tưởng pháp luật tiến bộ mang tính khoa học có thể đi trước so với tồn tại xã hội. Điều đó thể hiện: xuất phát từ những ý tưởng, do tầm nhìn của chủ thể và nếu tư tưởng pháp luật đó là của giai cấp thống trị thì nó có thể được ghi nhận, được thể chế hoá và sẽ thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội của thời đại sinh ra nó, nhưng nó có tính kế thừa một số yếu tố nhất định của ý thức pháp luật của các thời đại trước đó. Các tư tưởng, quan điểm của pháp luật tiến bộ của xã hội này có thể sử dụng trong một xã hội khác. Tính tương đối của ý thức pháp luật còn thể hiện ở chỗ: một mặt nó chịu sự quy định của tồn tại xã hội, nhưng mặt khác nó lại tác động trở lại đối
  17. 14 với tồn tại xã hội, tác động tới ý thức chính trị, ý thức đạo đức v.v các yếu tố khác của thượng tầng kiến trúc xã hội như nhà nước, pháp luật v.v Sự tác động này cũng diễn ra theo hai hướng: nếu ý thức pháp luật tiến bộ thì sẽ tác động thúc đẩy sự phát triển của tồn tại xã hội và các yếu tố nêu trên. Ngược lại, ý thức pháp luật lạc hậu, bảo thủ sẽ là lực cản kìm hãm sự phát triển của kinh tế - xã hội, kìm hãm sự năng động sáng tạo của con người. Trong các hình thái ý thức xã hội mà ý thức pháp luật tác động, mối liên hệ gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại giữa ý thức pháp luật với ý thức chính trị và ý thức đạo đức diễn ra rõ rệt hơn và tương hỗ cho nhau cùng phát triển. Ý thức pháp luật và ý thức đạo đức cùng phản ánh tồn tại xã hội, nhưng khác nhau ở phương thức và kết quả phản ánh: ý thức pháp luật phản ánh đời sống pháp luật xã hội, mà kết quả phản ánh được mô hình hoá thành quyền và nghĩa vụ mang tính bắt buộc chung, được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế từ nhà nước để điều chỉnh hành vi con người; còn ý thức đạo đức phản ánh tồn tại xã hội dưới dạng các quy tắc điều chỉnh hành vi con người bằng lương tâm và sự tự điều chỉnh, tự đánh giá về hành động của mình, hoặc cùng lắm là chịu sức ép của dư luận xã hội. Mặc dù có sự khác nhau như trên, nhưng cả hai có mối quan hệ tác động qua lại và hỗ trợ, làm tiền đề cho nhau trong sự hình thành và phát triển. Trong đó, ý thức đạo đức có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và thúc đẩy con người ngày càng nâng cao ý thức pháp luật của mình một cách tự giác. Cùng với pháp luật, các quy phạm đạo đức hàng ngày, hàng giờ cùng đang tham gia điều chỉnh các lĩnh vực sinh hoạt xã hội một cách có hiệu quả. Các quy phạm đạo đức có ý nghĩa bổ sung cho pháp luật trong điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy cùng ra đời và tồn tại với ý thức chính trị trong xã hội có giai cấp, ý thức pháp luật vừa có tính độc lập tương đối, vừa chịu sự chi phối của ý thức chính trị. Ý thức chính trị phản ánh các quan hệ chính trị, kinh tế giữa các giai cấp, các quốc gia dân tộc, cũng như thái độ của các giai cấp đối với
  18. 15 quyền lực nhà nước, nó thể hiện trực tiếp và tập trung lợi ích giai cấp. Còn ý thức pháp luật phản ánh trực tiếp các quan hệ kinh tế - xã hội, trước hết là các quan hệ sản xuất, thể hiện trong các bộ luật, luật của nhà nước. Mỗi chế độ xã hội có giai cấp, có nhà nước chỉ có một hệ thống pháp luật duy nhất, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền. Dù trong xã hội còn có hệ tư tưởng, quan điểm pháp luật của các giai cấp khác, thể hiện ý chí và phản ánh lợi ích riêng của các giai cấp đó, nhưng đều bị chi phối bởi ý chí của giai cấp cầm quyền. Như vậy, trong mối quan hệ với ý thức chính trị, ý thức pháp luật bị chi phối, ảnh hưởng bởi ý thức chính trị và điều đó quy định tính giai cấp của ý thức pháp luật. Thứ ba, ý thức pháp luật luôn mang tính giai cấp. C.Mác đã viết: Trong mọi thời đại, những tư tưởng của giai cấp thống trị là những tư tưởng thống trị. Điều đó có nghĩa là giai cấp là lực lượng vật chất thống trị trong xã hội thì cũng là lực lượng tinh thần thống trị trong xã hội. Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất thì cũng chi phối luôn cả những tư liệu sản xuất tinh thần những tư tưởng thống trị không phải là cái gì khác mà chỉ là sự biểu hiện tinh thần của những quan hệ vật chất thống trị, chúng là những quan hệ vật chất thống trị được biểu hiện dưới hình thức tư tưởng [31, tr.66-67]. Xét riêng trong mối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp luật thì ý thức pháp luật là cái lõi. Pháp luật là quá trình vật chất hoá ý thức pháp luật, biến ý thức pháp luật thành các quy phạm pháp luật thực định. Trong xã hội có giai cấp, nhu cầu sử dụng các quy tắc để điều chỉnh hành vi của con người trong đời sống cộng đồng được giai cấp nhận thức và hình thành nên ý thức pháp luật của giai cấp mình. Xuất phát từ lợi ích giai cấp, những giai cấp khác nhau sẽ nhìn nhận nhu cầu điều chỉnh hành vi của con người khác nhau. Trong một xã hội có nhiều giai cấp thì ý thức pháp luật cũng khác nhau, thậm chí ý thức pháp luật của một giai cấp cũng không thuần nhất. Trong đó, ý thức pháp luật giữ địa vị thống trị là ý thức pháp luật của giai cấp nắm quyền lực nhà nước. Các giai
  19. 16 cấp bị trị chịu ảnh hưởng và tác động của ý thức pháp luật của giai cấp thống trị, bắt buộc phải tuân theo ý thức pháp luật của giai cấp thống trị. 1.1.3. Cấu trúc của ý thức pháp luật Cấu trúc của ý thức pháp luật là cách thức tổ chức bên trong của ý thức pháp luật. Trong đó các nhân tố cấu thành của ý thức pháp luật vừa thống nhất với nhau vừa tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuỳ từng góc độ nghiên cứu khác nhau mà chúng ta có thể xem xét ý thức pháp luật bao gồm những thành tố nhất định. Xét về trình độ bao gồm: ý thức pháp luật lý luận (ý thức pháp luật khoa học) và ý thức pháp luật thông thường. Ý thức pháp luật thông thường là những quan niệm, hiểu biết nhất định của chủ thể về các quy phạm pháp luật, hình thành một cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hoá, khái quát hoá. ý thức pháp luật thông thường phản ánh những hiện tượng pháp lý - xã hội mang tính bề ngoài, chưa đi sâu vào bản chất của vấn đề, về chức năng giải thích các sự kiện pháp lý cũng như tập quán, thói quen, tiêu chuẩn hành vi. ý thức pháp luật thông thường có ưu điểm là phản ánh một cách sinh động, trực tiếp, chân thực các hiện tượng pháp lý, nó có tính phong phú, gần gũi với cuộc sống, trong nhiều trường hợp, ý thức pháp luật này lại góp phần nâng cao sự hiểu biết pháp luật của quần chúng nhân dân lao động có hiệu quả hơn ý thức pháp luật lý luận. Hơn nữa, ý thức pháp luật thông thường có vai trò rất quan trọng, làm tiền đề cho sự hình thành các ý tưởng khoa học, các lý thuyết khoa học về pháp luật. Ý thức pháp luật lý luận tồn tại dưới dạng các quan điểm, học thuyết, trường phái pháp lý khác nhau về bản chất của pháp luật, về sự tương tác giữa pháp luật với các hiện tượng xã hội khác như chính trị, đạo đức, văn hoá v.v Những quan điểm về pháp luật mang tính lý luận, khoa học thường có tính khái quát hoá, hệ thống hoá cao, được xây dựng trên cơ sở khoa học đúc kết từ thực tiễn. Nó có vai trò chỉ đạo, hướng dẫn ý thức pháp luật thông thường. Căn cứ vào chủ thể mang ý thức pháp luật, có thể phân chia ý thức
  20. 17 pháp luật thành ý thức pháp luật cá nhân, ý thức pháp luật nhóm (tập thể), ý thức pháp luật xã hội. Ý thức pháp luật cá nhân là những tư tưởng và tâm lý pháp luật của mỗi con người cụ thể, hình thành dưới ảnh hưởng của các quan hệ pháp luật mà cá nhân sinh sống. Do có sự khác biệt về điều kiện sống, môi trường giáo dục, hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn, kinh nghiệm, v.v mà ý thức pháp luật của mỗi cá nhân cũng khác nhau, đa dạng và phong phú, đặc biệt là về trình độ ý thức pháp luật. Ý thức pháp luật nhóm phản ánh những đặc điểm của từng nhóm xã hội nhất định. Sự tồn tại của các nhóm xã hội khác nhau được liên kết lại vì những mục tiêu, lợi ích nhất định, nghề nghiệp và trong những điều kiện sống có nhiều nét tương đồng. Do vậy, mỗi nhóm xã hội có những quan niệm, tư duy, thái độ, tình cảm, cách đánh giá tương đối giống nhau đối với các quy phạm pháp luật hiện hành. Ý thức pháp luật xã hội phản ánh quan hệ đối với pháp luật của một xã hội. Là tổng thể những tư tưởng và tâm lý pháp luật phản ánh đời sống pháp luật. Ý thức pháp luật xã hội xuất phát từ ý thức pháp luật cá nhân nhưng không phải là tổng số giản đơn các ý thức pháp luật cá nhân, mà là một hệ thống hoàn chỉnh, hình thành từ sự tác động lẫn nhau giữa ý thức pháp luật cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể. Ý thức pháp luật xã hội luôn vận động theo xu hướng phát triển của xã hội và chịu sự quy định bởi ý thức pháp luật của bộ phận giai cấp cầm quyền (giai cấp thống trị). Ý thức pháp luật xã hội còn được thể hiện trong quan điểm mang tính nguyên tắc là pháp luật phải vì con người, vì những lợi ích chính đáng của con người. Ý thức pháp luật cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, xét về cấp độ, nó bao gồm tâm lý pháp luật và hệ tư tưởng pháp luật. Tâm lý pháp luật được hình thành trong hoạt động thực tiễn của con người trên bình diện cá nhân và các nhóm xã hội. Tâm lý pháp luật gắn liền với các hiện tượng tâm lý con người, đó chính là các cảm xúc, tâm trạng, tình
  21. 18 cảm, thói quen,tập quán, truyền thống, niềm tin, thái độ đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lý khác. Truyền thống, thói quen, niềm tin pháp luật là những yếu tố tương đối ổn định. Trong lịch sử, nhiều truyền thống pháp luật tốt đẹp được lưu giữ và phát huy. Chính nó giúp cho con người hoạt động tự tin, kiên định, nó là nhân tố biểu lộ tích cực, tiến bộ nên thường được tuyên truyền, khuyến khích phát triển. Tình cảm pháp luật, tâm trạng pháp luật là nhân tố rất quan trọng trong tâm lý pháp luật. Bởi vì trong thực tế cuộc sống, một số quy định pháp luật ra đời phù hợp với lợi ích, nguyện vọng, nhu cầu của con người thì xuất hiện trong họ tình cảm hưng phấn, thái độ tích cực. Ngược lại, nếu những quy định đó đi trái với mục đích và lợi ích của họ thì xuất hiện trạng thái tiêu cực, chống đối, miễn cưỡng khi chấp hành. Tâm lý pháp luật được hình thành một cách tự phát, thiếu tính hệ thống nhưng nó có tính bền vững, ít biến đổi và tính bảo thủ cao. Tâm lý pháp luật của các cá nhân chịu sự tác động mạnh mẽ, thường xuyên từ phía các yếu tố khách quan và chủ quan như môi trường xã hội, tình trạng kinh tế, văn hoá, tôn giáo, học vấn, tính cách, các mối quan hệ gia đình và xã hội của cá nhân Ví dụ như: tâm lý sợ hãi pháp luật; thái độ thờ ơ, lãnh đạm với những vi phạm pháp luật nơi công cộng hay tình cảm, thái độ không khoan nhượng với những hành vi vi phạm pháp luật: cướp giật trên đường phố, trộm cắp, móc túi, đánh bạc hay gây tai nạn giao thông rồi bỏ chạy Yếu tố quan trọng nhất của tâm lý pháp luật là thái độ đối với pháp luật, nó được thể hiện ra bên ngoài của hành vi con người đối với các quy định pháp luật. Đó là thái độ đồng tình hay phản đối, thờ ơ hay trân trọng, xem thường hay tôn trọng pháp luật thông qua thái độ ấy mà con người thể hiện niềm tin, trạng thái tâm lý khác nhau trong thực hiện hành vi ứng xử. Thái độ đối với pháp luật có thể chia thành hai loại biểu hiện, đó là thái độ tôn trọng pháp luật và thái độ coi thường pháp luật. Thái độ tôn trọng pháp
  22. 19 luật là việc chấp hành pháp luật thông qua hành vi tuân thủ pháp luật trong hoạt động và trong thực tế cuộc sống. Thái độ coi thường pháp luật, đó là sự thờ ơ, không quan tâm đến những quy định của pháp luật hoặc chống đối pháp luật. Trong xã hội có lợi ích đối kháng, thái độ cố tình vi phạm pháp luật của quần chúng lao động, cách mạng là để phản đối lại các đạo luật bất công đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, lại có những cá nhân, nhóm xã hội cố tình vi phạm pháp luật là để làm ăn phi pháp, trục lợi cho cá nhân làm thiệt hại cho xã hội, đó là điều chúng ta cần lên án. Vì vậy, thái độ coi thường pháp luật cũng có thể là tích cực hoặc tiêu cực, điều này phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh lịch sử. Hệ tư tưởng pháp luật là tổng thể các tư tưởng, học thuyết về pháp luật, phản ánh đời sống pháp luật một cách sâu sắc và được hình thành một cách tự giác. Hệ tư tưởng pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp một cách sâu sắc. Mỗi một chế độ chính trị - xã hội ở mỗi quốc gia dân tộc, ở mỗi thời đại khác nhau, hệ tư tưởng pháp luật chính thống bao giờ cũng là hệ tư tưởng thống trị. Nó sẽ là tiến bộ, dân chủ, khoa học, cách mạng khi giai cấp cầm quyền là lực lượng tiến bộ, có lợi ích kinh tế - xã hội phù hợp với lợi ích của số đông quần chúng và đại diện cho những lợi ích đó. Ngược lại, hệ tư tưởng pháp luật sẽ trở nên lạc hậu khi nó đối lập với sự phát triển của xã hội. Tuy nhiên, điều đó chỉ xảy ra khi giai cấp cầm quyền trở thành lực lượng bảo thủ, phản động. Những quan điểm, tư tưởng, học thuyết pháp luật chủ yếu đề cập đến vai trò, bản chất giai cấp, các thuộc tính, giá trị của pháp luật cũng như mối quan hệ giữa pháp luật với dân chủ, công bằng, tự do, quyền con người, mối quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ pháp lý trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về nhận thức, sáng tạo và thực hiện pháp luật.
  23. 20 So với tâm lý pháp luật thì hệ tưởng pháp luật mang tính lý luận khoa học, tính hệ thống hơn. Tư tưởng pháp luật thể hiện sự nhận thức khoa học về pháp luật với tư cách là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, nó có tính chiều sâu hơn tâm lý pháp luật trong nhận thức pháp luật. Nhưng điều đó không có nghĩa là hệ tư tưởng pháp luật có vị trí cao hơn, quan trọng hơn hay đứng trước so với tâm lý pháp luật. Đây là hai bộ phận của ý thức pháp luật tồn tại trong mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau rất chặt chẽ. Tâm lý pháp luật ra đời và phản ánh thái độ, tình cảm của con người đối với pháp luật một cách chưa hoàn chỉnh, mức độ cảm xúc, tình cảm pháp luật của con người phụ thuộc vào trình độ tư tưởng pháp luật của cá nhân và chịu sự chi phối của hệ tư tưởng pháp luật. Ngược lại, sự phát triển và hoàn thiện của hệ tư tưởng pháp luật cũng chịu ảnh hưởng của tâm lý pháp luật, nó là điều kiện, tiền đề kích thích tư duy sáng tạo của con người, hướng họ vươn lên trình độ tư tưởng pháp luật. V.I.Lênin đã từng cho rằng: "Không có sự "xúc cảm của con người" thì xưa nay không có và không thể có sự tìm tòi chân lý" [27, tr.131]. Sự phân chia ý thức pháp luật thành các bộ phận, dù theo tiêu chí nào, cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối, phục vụ cho các mục đích khảo sát, nghiên cứu. Bởi vì các bộ phận hợp thành ấy luôn nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại và bổ sung cho nhau. Tóm lại, khi nói đến kết cấu của ý thức pháp luật là cách thức tổ chức bên trong của ý thức pháp luật. Nó bao gồm nhiều nhân tố cấu thành, tùy theo góc độ nghiên cứu mà người ta phân chia ý thức pháp luật theo các cách thức khác nhau. 1.2. TẦM QUAN TRỌNG VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN HIỆN NAY 1.2.1. Đặc điểm của sinh viên “Sinh viên” là thuật ngữ dùng để chỉ những người đang học tập ở các trường đại học và cao đẳng. Ở một số nước, nội hàm của khái niệm sinh viên
  24. 21 được mở rộng hơn. Chẳng hạn, ở nước Pháp, thuật ngữ: “sinh viên” không chỉ dùng để gọi những người đang học trong các trường đại học và cao đẳng, mà còn dùng cho cả những người đang học trong các trường trung học và các trường dạy nghề. Sinh viên là đội ngũ trí thức trong tương lai, là lực lượng trẻ có học thức, họ là những người nhạy cảm với cái mới, năng động và sáng tạo, là chủ nhân tương lai của đất nước. Sinh viên là một tầng lớp xã hội luôn được gia đình, nhà trường và xã hội hết sức quan tâm. Bởi lẽ, ngay từ khi đất nước còn chiến tranh, sinh viên Việt Nam đã từng gắn bó và có những đóng góp lớn lao vào sự nghiệp cách mạng và thắng lợi của dân tộc ta. Ngày nay, trong sự phát triển của đất nước, sinh viên Việt Nam có vai trò hết sức to lớn. Tại Đại hội sinh viên toàn quốc lần thứ V, nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: Sự nghiệp đổi mới của đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công hay không thành công, đất nước ta bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, chủ yếu do thế hệ thanh niên hiện nay quyết định, trong đó sinh viên là một bộ phận có vai trò hết sức quan trọng. Độ tuổi chủ yếu của họ trong khoảng 18 đến 25, lứa tuổi này ở con người đã có sự trưởng thành nhất định về mặt sinh học lẫn quan hệ xã hội. Về mặt sinh học, sinh viên ở giai đoạn thanh niên của đời người, cơ thể đang dần đi đến hoàn thiện về mọi mặt: cơ bắp, chiều cao, trọng lượng tăng nhanh, các đặc điểm sinh lý, giới tính phát triển đến độ chín muồi, đặc biệt là sự phát triển của bộ não. Có thể nói, đây là độ tuổi cơ thể con người đang ở thời kỳ hài hoà, đẹp đẽ với sinh lực dồi dào nhất. Về đời sống tâm lý, xã hội, ở sinh viên có sự phong phú, phức tạp, bộc lộ nhiều mối quan hệ khác nhau, phản ánh tồn tại xã hội nhiều vẻ, đa dạng. Với tâm lý nhạy cảm, thích cái mới lạ, ưa tìm tòi, khám phá, sáng tạo, sinh viên là những người giàu ước mơ, hoài bảo, giàu trí tưởng tượng, luôn mong muốn tự khẳng định mình, không lệ thuộc vào người khác, có nhu cầu cao về học vấn,
  25. 22 về tình bạn, tình yêu nam nữ, thích công bằng, ghét bất công, thích giao lưu và các hoạt động xã hội. Vì vậy, về mặt xã hội, sinh viên đã biết quan tâm đến tương lai của bản thân và suy nghĩ đến sự phát triển của dân tộc. Ở họ, bước đầu đã ý thức được trách nhiệm của người công dân cũng như nghĩa vụ của mình đối với tổ quốc. Về hoạt động, sinh viên khi nhập học, với tư cách là một cộng đồng xã hội mới, hoạt động chính chi phối họ là học tập, đây chính là thời gian quá độ chuyển từ học tập là cơ bản sang hoạt động chủ đạo là lao động về sau này, đồng thời cũng là giai đoạn quá độ chuyển từ vị trí là học trò sang vị thế “nhà trí thức” sinh viên hiện tại và là trí thức của tương lai. Dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giảng viên, hoạt động học tập của họ có tính chất nghiên cứu nhằm nắm lấy tri thức, các kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho nghề nghiệp của mình sau này. Tri thức họ được trang bị gồm tri thức cơ bản, tri thức chuyên ngành của một lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, văn hoá cụ thể nào đó, theo hướng cơ bản, hiện đại và thiết thực, nhằm đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường sức lao động, của sự phát triển đất nước và sự hội nhập khu vực cũng như quốc tế. Hoạt động học tập, rèn luyện của nhà trường làm người sinh viên lớn lên mọi mặt, đặc biệt là khả năng trí tuệ, tư duy độc lập, sáng tạo ngày càng phát triển, năng lực khái quát hoá, trừu tượng hoá được nâng cao; khối lượng tri thức, thông tin trở nên phong phú theo thời gian, con người ngày càng trưởng thành. Nhà trường đào tạo nhiều thế hệ sinh viên khác nhau, nhưng các thế hệ sinh viên đều có cái chung giống nhau là: đến trường thực hiện quá trình học tập tri thức khoa học, rèn luyện những phẩm chất đạo đức cần thiết phục vụ cho mục tiêu phát triển đất nước trong tương lai. Các thế hệ sinh viên, trí thức đã có sự đóng góp nhiều cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đều thấy nổi bật lên một điều là giữa tri thức khoa học và phẩm chất đạo đức của họ có quan hệ mật thiết với nhau. Nhờ có phẩm chất đạo đức làm điểm tựa, làm bàn
  26. 23 đạp, đã giúp cho họ tiến xa hơn trong lĩnh vực khoa học. Ngược lại, những tri thức khoa học của họ được kết hợp với những phẩm chất đạo đức phù hợp với xã hội đã có ở họ, làm cho việc đóng góp của họ với xã hội trở nên hữu ích hơn. Sinh viên Việt Nam là một bộ phận của thanh niên Việt Nam, đây là lớp người có trình độ học vấn nhất định, nhạy bén, năng động trong việc tiếp nhận cái mới, khẳng định những giá trị mới, nhưng sự phát triển vẫn chưa hoàn thiện, ở họ vẫn còn có những hạn chế nhất định: bồng bột, chủ quan, thiếu thực tế, dễ bốc đồng, ham chuộng hình thức, bệnh cá nhân, anh hùng không muốn thua kém ai, dễ bị dao động, bị chi phối bởi tác động của những tiêu cực của cơ chế thị trường dẫn đến mất phương hướng về chính trị, tha hoá về đạo đức, lối sống và vì vậy, dễ bị kích động, bị lợi dụng mua chuộc, bị lôi kéo vào các hoạt động thiếu lành mạnh, ảnh hưởng xấu đến bản thân, gia đình và xã hội. Sở dĩ có những nhược điểm này là vì sinh viên đang ở độ tuổi phát triển, đang định hình về mặt nhân cách, chưa từng trải, thiếu kinh nghiệm cuộc sống, do đó, việc định hướng rèn luyện cho sinh viên biết khắc phục mặt yếu, phát huy mặt mạnh của mình trong học tập, đặc biệt là trong rèn luyện đạo đức để trở thành những con người đủ đức, đủ tài, đáp ứng được yêu cầu cách mạng của đất nước là điều rất cần thiết. Như vậy, nói đến sinh viên là nói đến tầng lớp trí thức trẻ trong tương lai, có trình độ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, là những người có lòng nhiệt tình và cũng rất nhạy cảm trong cuộc sống. Đây là nét nổi bật có ở tầng lớp sinh viên. Những ước mơ, những hoài bảo lớn là động lực chắp cánh cho người sinh vịên thời nay bay cao, bay xa. Với lòng nhiệt tình, tính hăng say, không chịu lùi bước trước những khó khăn, thử thách của cuộc đời, đại bộ phận sinh viên có chí tiến thủ, vươn lên trong học tập. Bên cạnh những ưu đểm đó, trong đội ngũ sinh viên vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: tính bồng
  27. 24 bột, muốn tự khẳng định mình, trong khi bản thân chưa có điều kiện, và khi thất bại thì dễ nản chí và trượt dài. Do vậy, hiểu rõ đặc điểm tâm - sinh lý lứa tuổi sinh viên là một vấn đề hết sức quan trọng để có phương pháp giáo dục, vận động sinh viên một cách khoa học, thiết thực, phù hợp. 1.2.2. Tầm quan trọng của việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay Hiện nay, để thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước do Đảng ta lãnh đạo, nhằm xây dựng xã hội Việt Nam ngày càng trở nên giàu đẹp thì chúng ta cần có nguồn lực con người vững mạnh, đó phải là những con người mới, những con người phát triển toàn diện về mọi mặt, trong đó, ý thức chấp hành pháp luật là một nhiệm vụ mà mỗi sinh viên cần phải được giáo dục, rèn luyện, bởi lẽ, chính ý thức chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh sẽ góp phần hình thành tính tự giác, tích cực ở sinh viên. Với chiến lược phát triển con người toàn diện phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thế hệ trẻ Việt Nam là đối tượng cần phải chú ý đầu tiên, bởi lẽ, họ “là người chủ tương lai của nước nhà” và “muốn hồi sinh dân tộc, trước hết phải hồi sinh thanh niên”, trong đó, đội ngũ sinh viên có vai trò hết sức quan trọng. Chính vì vậy, việc xây dựng, hình thành ý thức chấp hành pháp luật cho sinh viên có một ý nghĩa quan trọng đặc biệt, khẳng định điều đó là do: Một là, vị trí, vai trò của sinh viên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (khoá X) Đảng ta xác định: "Thanh niên là lực lượng xã hội to lớn, một trong những nhân tố quan trọng quyết định tương lai, vận mệnh dân tộc; là lực lượng chủ yếu trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi hỏi hy sinh, gian khổ, sức khoẻ và sáng tạo" [12, tr.35] trong đó có sinh viên. Sinh viên là một lực lượng xã hội đặc thù, là lực lượng tinh tuý trong thanh niên. Với họ, sức sống của tuổi trẻ, tri thức khoa học, bản lĩnh chính trị,
  28. 25 phẩm chất đạo đức và ý thức pháp luật luôn gắn bó chặt chẽ với nhau. Mặt khác, sinh viên còn là lực lượng dự bị cho đội ngũ trí thức của đất nước và khi họ trở thành những trí thức thì sự đóng góp của họ cho đất nước càng to lớn, càng có ý nghĩa hơn. Trong thư "Gửi Đại hội quốc tế các sinh viên xã hội chủ nghĩa", Ph.Ăngghen viết rằng: Các bạn hãy cố gắng làm cho thanh niên ý thức được rằng giai cấp vô sản lao động trí óc phải được hình thành từ hàng ngũ sinh viên. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương (khoá X) Đảng ta khẳng định: Trong mọi thời đại, trí thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức ( ) Bằng hoạt động sáng tạo, trí thức nước ta đã có đóng góp to lớn trên tất cả các lĩnh vực xây dựng, bảo vệ Tổ quốc [12, tr.81-82]. Thực tiễn chỉ cho chúng ta thấy, muốn có đội ngũ trí thức thì không thể không thông qua đào tạo cơ bản. Bước đầu tiên để xây dựng, đào tạo đội ngũ trí thức tương lai là đào tạo họ trong trường đại học, cao đẳng. Với sinh viên, những ngày họ học ở trường là quá trình tích luỹ tri thức cơ bản, kỹ năng, kỹ xảo, phương pháp tư duy của nghề nghiệp để tiếp tục đi sâu hơn vào sự nghiệp khoa học sau này. Vì vậy, hơn bao giờ hết, vấn đề giáo dục ý thức pháp luật cho đội ngũ sinh viên ngày càng trở nên cấp thiết. Ý thức pháp luật giúp họ ý thức được trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước, biết sống vì mọi người, tăng cường ý chí vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập tu dưỡng bản thân, sống có trách nhiệm với mình và với cộng đồng. Ở đây, ý thức pháp luật là động lực, là sức mạnh thôi thúc con người tránh xa cái ác, cái xấu đi ngược lại với lợi ích xã hội, bảo vệ và phát triển cái tốt, cái thiện, làm cho xã hội ngày càng phát triển. Hai là, giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên trong các trường Đại học, Cao đẳng bắt nguồn từ việc đề cao nhân tố con người. Trước triết học Mác, các nhà triết học chưa có sự nhìn nhận và đánh giá một cách đúng đắn và khách quan về con người và xã hội loài người. Chỉ đến
  29. 26 khi triết học Mác ra đời, vấn đề con người mới được đánh giá một cách toàn diện và hệ thống, C.Mác coi con người là chủ thể của lịch sử, của mọi giá trị và của mọi nền văn minh, văn hóa. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay khẳng định: trước hết con người phải được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công, phải được sống trong đất nước hòa bình, độc lập, phải vươn lên làm chủ xã hội, phải được tự do, phát triển toàn diện. Vì vậy, để thể chế hóa và ghi nhận hệ thống các quyền và nghĩa vụ của cá nhân - công dân xã hội thành hệ thống các qui phạm pháp luật cần thống nhất tinh thần luật pháp phải vì con người, phục vụ con người, đảm bảo sự an toàn cho con người, thể hiện nguyên tắc không phải con người tồn tại vì pháp luật mà luật pháp tồn tại vì con người. Để thực hiện được nguyên tắc đó thì vai trò của giáo dục nói chung và giáo dục ý thức pháp luật nói riêng là vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao trình độ văn hóa pháp lý cho mọi công dân là nhu cầu cấp bách để nâng cao tính tích cực pháp lý công dân trong mối quan hệ pháp luật với nhà nước. Ngày nay, cùng với công cuộc đổi mới đất nước, hơn lúc nào hết, chúng ta cần hiểu sâu sắc những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa. Phải coi con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức là động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước phải quán triệt việc chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người và “tăng cường giáo dục lòng yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục đạo đức và nhân văn, lịch sử dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc” [14, tr.109]. Trong giáo dục nhân cách văn hóa cho hôm nay và ngày mai chứa đựng nội dung giáo dục ý thức pháp quyền. Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa đòi hỏi cần có con người nhân văn, con người công nghệ vừa phải vươn tới con người xã hội - con người công dân.
  30. 27 Rõ ràng là vấn đề ý thức pháp luật cần phải hết sức coi trọng, bởi ý thức pháp luật là biểu hiện của văn minh, của sự phát triển. Tôn trọng pháp luật là văn hóa, văn minh, tôn trọng con người, tự tạo ra cái đẹp và cái hay trong cuộc sống hàng ngày. Ba là, pháp luật còn là công cụ hữu hiệu để giáo dục con người mới năng động, sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có ý thức sống có trách nhiệm của người công dân, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, có ý chí vươn lên góp phần vào mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Cùng với sự phát triển ý thức pháp luật của sinh viên, pháp luật còn là cơ sở vững chắc để bảo vệ quyền công dân, quyền con người, bảo vệ lợi ích hợp pháp và công lý cho sinh viên trên tất cả các mặt kinh tế - chính trị - văn hóa của đời sống xã hội, đồng thời đòi hỏi mỗi công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội. Các hành động xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của sinh viên đều bị xử lý nghiêm minh. Pháp luật còn tác động tới nhận thức pháp luật của sinh viên bằng nhiều cách thức khác nhau, cảm biến ý thức pháp luật của sinh viên một cách đúng đắn từ đó tác động tích cực tới hoạt động thực tiễn của sinh viên nhằm thiết lập một một trật tự có lợi cho các quan hệ xã hội, mang lại cuộc sống hạnh phúc, yên bình cho nhân dân. Bên cạnh đó, pháp luật và ý thức pháp luật còn tác động tới ý thức đạo đức để xây dựng hình thành các chuẩn mực pháp luật, từ đó, pháp luật mới dễ dàng đi vào cuộc sống, dễ được thực hiện, nội dung của pháp luật phải chứa đựng cả nội dung tinh thần của đạo đức. Bởi lẽ, một sinh viên có đạo đức tốt thì cũng là người có ý thức thực hiện pháp luật tốt và ngược lại, người không có đạo đức tốt thì dễ vi phạm pháp luật. Pháp luật và ý thức pháp luật còn góp phần ngăn chặn những quan niệm đạo đức không lành mạnh, đồng thời tác động để hình thành những tư tưởng, quan niệm đạo đức tiến bộ trong xã hội. ý thức pháp luật thông qua các chức năng của mình, tác động lên nhận
  31. 28 thức và hoạt động thực tiễn của sinh viên, trở thành động lực thúc đẩy sinh viên tự giác điều chỉnh hành vi của mình một cách chủ động và hợp pháp, đồng thời còn giúp cho sinh viên điều chỉnh hoạt động thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật và đấu tranh chống vi phạm pháp luật một cách đúng đắn Bốn là, giáo dục ý thức pháp luật giúp sinh viên có phương pháp nhận thức và hành động đúng đắn, trở thành những người có ích cho xã hội, thực sự là những người chủ tương lai của công cuộc xây dựng đất nước ta ngày càng to đẹp, hùng cường hơn. Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, nó chịu sự quy định của tồn tại xã hội, nhưng mặt khác ý thức pháp luật cũng tác động trở lại tồn tại tại xã hội. Vì vậy, thông qua việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên, phương pháp nhìn nhận, cải tạo hành vi sẽ được hình thành và phát triển. Mặt khác, giáo dục ý thức pháp luật là phương pháp rèn luyện tính tự giác cho người học, chủ yếu là gắn lý luận với thực tiễn. Giáo dục ý thức pháp luật không những cung cấp tri thức về pháp luật ở trong nhà trường mà còn hướng dẫn chỉ đạo cho sinh viên biết đem tri thức ấy vào rèn luyện trong đời sống thực tiễn, biến những tri thức thành những phong trào hành động, vào những việc làm cụ thể có ích cho bản thân và xã hội. Đó là sự thống nhất giữa học và hành, lời nói và việc làm. Như vậy, ý thức pháp luật còn giúp cho sinh viên tham gia vào hoạt động thực tiễn đạt kết quả tốt và cũng là quá trình giúp cho sinh viên rèn luyện kỷ năng giải quyết cộng việc của mình, cũng như tự rèn luyện mình để hoà nhập vào hoạt động chung của xã hội. Tóm lại, việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học hiện nay là môt vấn đề quan trọng, nó không chỉ xuất phát từ vai trò, vị trí của sinh viên trong xã hội, mà còn góp phần tích cực vào việc hình thành ý thức tự giác thực hiện pháp luật, đưa pháp luật vào cuộc sống hàng ngày, giúp tạo nên trật tự xã hội lành mạnh. Giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học giúp hình thành thế hệ tương
  32. 29 lai của đất nước sáng về nhân cách, rèn luyện tính kỷ luật, kỉ cương, bởi đây là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ góp phần vào thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. 1.2.3. Nội dung của việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên hiện nay Sinh viên vừa là một phạm trù lứa tuổi, vừa như một phạm trù xã hội học, có đặc trưng trưởng thành sớm về tâm sinh lý, song còn hạn chế về khẳ năng và kinh nghiệm sống để tham gia có trọng lượng, có uy tín vào các thiết chế xã hội để xây dựng và phát triển đất nước. Sự tự ý thức trong sinh viên thường mang tính cực đoan đôi khi còn mang tính xung đột, thiếu ổn định về nhân cách, lý tưởng và niềm tin, trong nhiều sinh viên còn thiếu tính tích cực xã hội. Việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên là việc làm cần thiết đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ý thức pháp luật bao hàm nhiều nội dung, song với đặc thù của sinh viên, những mặt hạn chế của việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên vì vậy nên giáo dục ý thức pháp luật có thể bao gồm một số nội dung sau đây: Thứ nhất, giáo dục ý thức pháp luật là giáo dục cho sinh viên có tình cảm pháp luật Ý thức pháp luật cũng giống như các hình thái ý thức xã hội khác, nó đều chịu sự quy định của tồn tại xã hội. Tuy nhiên ý thức pháp luật một mặt cũng tác động trở lại tồn tại xã hội. Khi ý thức pháp luật hình thành, nó tác động trực tiếp đến ý thức của con người, theo đó tùy vào mỗi cá nhân khác nhau, họ sẽ có thái độ, tình cảm khác nhau đối với vấn đề đó. Tình cảm pháp luật do giao tiếp của con người mà hình thành. Các biểu hiện sợ hãi trước hành vi vi phạm pháp luật hay phấn khởi do pháp luật được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả là biểu hiện của tình cảm pháp luật. Tình cảm pháp luật thường không bền vững và do đó không có tác dụng hình thành trực tiếp hệ
  33. 30 thống pháp luật. Mặc dù vậy, trong quá trình giảng dạy, học tập nếu sinh viên được trang bị một cách đầy đủ những tri thức về hệ thống pháp luật, được định hướng thì khi tiếp nhận những qui tắc pháp ấy sẽ không bị bất ngờ, không sợ hãi trước những qui phạm pháp luật ấy. Giáo dục ý thức pháp luật nhằm giúp cho sinh viên nắm rõ được nguồn gốc của vấn đề và có tình cảm đúng đắn với những vấn đề đặt ra. Từ đó, việc tuân thủ pháp luật, thực hiện pháp luật ở sinh viên không phải là bắt buộc nữa mà nó là những hành vi tự giác hàng ngày. Hơn nữa, khi đã hình thành ý thức pháp luật đúng đắn, sinh viên sẽ tự mình uốn nắn hành động của mình theo hướng tích cực, chủ động trước những mặt trái của xã hội. Thứ hai, về thái độ, tâm trạng Đối với con người nói chung và thế hệ sinh viên nói riêng đều có những phản ứng khác nhau trước hệ thống pháp luật. Trong đó tâm trạng là một yếu tố linh động của tâm lý pháp luật, cũng là yếu tố chúng ta cần chú ý trong quá trình giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên. Giáo dục ý thức pháp luật giúp sinh viên tránh thái độ thờ ơ, lãnh đạm đối với pháp luật. Bởi vì, hiện nay do tác động của cơ chế thị trường, do quá trình hội nhập quốc tế, những luồng tư tưởng bên ngoài du nhập vào nước ta đã làm cho một bộ phận không nhỏ sinh viên có thái độ thờ ơ với cuộc sống, không quan tâm đến những diễn biến trong xã hội, kể cả những sự thay đổi của pháp luật, hay những hành vi vi phạm pháp luật diễn ra trong xã hội. Giáo dục ý thức pháp luật giúp sinh viên biết tôn trọng pháp luật, cương quyết, không khoan dung đối với những hành vi vi phạm pháp luật. Thứ ba, giáo dục ý thức pháp luật là giáo dục còn là công cụ hữu hiệu để giáo dục con người mới năng động, sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có ý thức sống có trách nhiệm của người công dân. Cùng với sự phát triển ý thức pháp luật của sinh viên, pháp luật còn là cơ sở vững chắc để bảo vệ quyền công dân, quyền con người, bảo vệ lợi ích
  34. 31 hợp pháp và công lý cho sinh viên trên tất cả các mặt kinh tế - chính trị - văn hóa của đời sống xã hội, đồng thời đòi hỏi mỗi công dân phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội. Các hành động xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của sinh viên đều bị xử lý nghiêm minh. Giáo dục ý thức pháp luật cần phải tác động tới nhận thức pháp luật của sinh viên bằng nhiều cách thức khác nhau, cảm biến ý thức pháp luật của sinh viên một cách đúng đắn từ đó tác động tích cực tới hoạt động thực tiễn của sinh viên nhằm thiết lập một một trật tự có lợi cho các quan hệ xã hội, mang lại cuộc sống hạnh phúc, yên bình cho mọi người dân. Thứ tư, giáo dục ý thức pháp luật phải đặt trong mối quan hệ với giáo dục đạo đức Trong quá trình giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên chúng ta cần phải đặt nó trong mới quan hệ với đạo đức. Bởi vì, pháp luật và ý thức pháp luật nó còn tác động tới ý thức đạo đức để xây dựng hình thành các chuẩn mực pháp luật, từ đó, pháp luật mới dễ dàng đi vào cuộc sống, dễ được thực hiện, nội dung của pháp luật phải chứa đựng cả nội dung tinh thần của đạo đức. Bởi lẽ, một sinh viên có đạo đức tốt thì cũng là người có ý thức thực hiện pháp luật tốt và ngược lại, người không có đạo đức tốt thì dễ vi phạm pháp luật. Pháp luật và ý thức pháp luật còn góp phần ngăn chặn những quan niệm đạo đức không lành mạnh, đồng thời tác động để hình thành những tư tưởng, quan niệm đạo đức tiến bộ trong xã hội. ý thức pháp luật thông qua các chức năng của mình, tác động lên nhận thức và hoạt động thực tiễn của sinh viên, trở thành động lực thúc đẩy họ tự giác điều chỉnh hành vi của mình một cách chủ động và hợp pháp, đồng thời còn giúp cho sinh viên điều chỉnh hoạt động thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật và đấu tranh chống vi phạm pháp luật một cách đúng đắn.
  35. 32 Chương 2 GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN Ở TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 2.1. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO SINH VIÊN Ở TỈNH HÀ TĨNH HIỆN NAY 2.1.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên ở tĩnh Hà Tĩnh * Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên ở tỉnh Hà Tĩnh Tỉnh Hà Tĩnh là tỉnh miền trung, nằm ở toạ độ địa lý: 17054' - 18054' vĩ độ Bắc, 105048' - 108000' kinh độ Ðông; phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Tây giáp nước bạn Lào, phía Ðông giáp biển Ðông; cách thủ đô Hà Nội 333 km về phía Nam. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 6.055,74 km2, chiếm gần 1,8% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Hiện nay tỉnh Hà Tĩnh có 9 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố. Là tỉnh được kế thừa và thụ hưởng các tuyến đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 1A dài 100 km, quốc lộ 8A dài 60km, đường Hồ Chí Minh dài 68 km, đường sắt thống nhất từ ga Thọ Tường (huyện Ðức Thọ) đến ga La Khê (huyện Hương Khê) dài 50 km, có đường biển dài 137 km. Hệ thống sông ngòi chính gồm Sông Lam, sông La, sông Ngàn Phố, sông Ngàn Sâu, sông Rác, sông Nghèn Do nằm ở phía Ðông dãy Trường Sơn, nên địa hình tỉnh Hà Tĩnh hẹp và dốc nghiêng từ Tây sang Ðông. Diện tích vùng miền núi và trung du là 4.175 km2, chiếm gần 70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; vùng đồng bằng là 1.879km2, chiếm gần 30%. Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt
  36. 33 lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt, mùa lạnh và mùa nóng. Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông thường từ 18 - 22oC, ở mùa hè bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 - 33oC. Tuy nhiên, nhiệt độ đất thường thay đổi theo loại đất, màu sắc đất, độ che phủ và độ ẩm của đất. Hà Tĩnh có lượng mưa nhiều, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lượng mưa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm. Hà Tĩnh là một địa phương giàu truyền thống văn hóa, truyền thống yêu nước và cách mạng, là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa - lịch sử nổi tiếng và nhiều lãnh tụ xuất sắc của Đảng. Con người Hà Tĩnh thật thà, chất phác, cần cù, chịu khó. Cuộc sống sản xuất, đấu tranh với thiên tai, giặc dã khiến con người nơi đây vừa gan dạ, vừa lạc quan yêu đời, gắn với một nền văn nghệ dân gian dồi dào mà đậm đà chân chất. Tuy nhiên, có lẽ cũng do hoàn cảnh khó khăn về mặt tự nhiên, thiên nhiên không có sự ưu đãi cho vùng đất này, nên đã hình thành ở con người Hà Tĩnh một lối sống chịu khổ hơn là chịu khó, người dân chỉ quen với cách thức làm ăn nhỏ lẽ theo lối tiểu nông và tư tưởng bằng lòng với hoàn cảnh, ít có sự vươn lên. Trong hoàn cảnh khó khăn thì bằng nổ lực khắc phục, nhưng khi hoàn cảnh đã có những thuận lợi nhất định thì sinh ra thói tự mãn, bằng lòng với những gì đã có. Cái mới, cái tiến bộ rất khó xâm nhập vào vùng đất này, bởi tư tưởng bảo thủ, cục bộ. Chính những thói quen trong tư tưởng đó cũng góp phần làm cho sự kém phát triển của địa phương. Bên cạnh đó, có thể khẳng định, hiếu học là truyền thống quý báu, được tiếp nối liên tục, không hề đứt đoạn, từ xưa đến nay của con người Hà Tĩnh. Trong suốt chiều dài lịch sử, bất kỳ ở thời đại nào, cùng với những anh hùng hào kiệt của dân tộc. Hiện nay truyền thống hiếu học đang được phát huy mạnh mẽ ở mọi gia đình, dòng họ, thôn, xã, vùng, miền trong phạm vi toàn tỉnh.
  37. 34 Kể từ ngày tái lập (9/1991), trải qua hai thập kỷ xây dựng và phát triển, Hà Tĩnh đã tạo được những chuyển biến to lớn, tương đối toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị. Mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2001 - 2005 đạt 8.85% và giai đoạn 2005 - 2010 là 9,6%. Trong tương lai không xa Hà Tĩnh sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp ở khu vực miền trung. Vì vậy, Hà Tĩnh cần phải đầu tư xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nói chung và đội ngũ trí thức nói riêng để đáp ứng được với yêu cầu phát triển của nền kinh tế. * Ảnh hưởng của thiết chế làng xã đến việc hình thành và phát triển ý thức pháp luật cho sinh viên Làng xã ở Việt Nam nói chung là một cộng đồng khép kín dựa trên cơ sở là quan hệ dòng tộc, họ hàng, nên quan hệ giữa các cá nhân rất khăng khít, gắn bó. Cùng với chế độ công hữu về ruộng đất và hình thức sản xuất tự cung tự cấp, các hộ nông dân hầu như đều thu mình trong vỏ bọc của lệ làng một cách thụ động, ý thức cá nhân không được phát triển. Đây là rào cản rất lớn cho việc tiếp nhận pháp luật, hình thành ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật. Xét về mặt lịch sử, làng xã ở Việt Nam là những làng lâu đời, được hình thành trên nền tảng là một xã hội công xã thị tộc cổ xưa. Ở đó, yếu tố huyết thống dòng họ rất được coi trọng, dân gian còn gọi là “ba họ chín đời”. Vì vậy, làng xã Việt Nam nói chung và trong đó có Hà Tĩnh mang đậm tính kết dính, có bề dày hội tụ truyền thống. Mối liên kết chặt chẽ giữa người với người chủ yếu là tình nghĩa họ hàng, anh em, giữa các chi, các nhánh của nhiều dòng họ khác nhau và can thiệp sâu vào đời sống của cá nhân, gia đình, làng xã. Với sự bao trùm của hệ thống bộ máy hành chính cai trị chặt chẽ, bao gồm ba cơ quan: cơ quan nghị quyết, cơ quan chấp hành, và cơ quan trị an, rất khó để cho người dân có thể hình thành ý thức tự chủ, tự do và quan hệ
  38. 35 bình đẳng trong xã hội, ý thức cá nhân chỉ xếp ở hàng thứ yếu so với ý thức cộng đồng, hương ước và lệ làng, cùng với chế độ công hữu về đất đai và nền sản xuất hàng hóa chậm phát triển thì đây cũng chính là một trở ngại trong việc tiếp nhận pháp luật, hình thành thái độ tình cảm của mỗi người đối với pháp luật. Cộng đồng làng xã Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng được gắn kết chặt chẽ với nhau bởi tông pháp, lệ làng, hương ước. Làng, xã được xem là một cộng đồng khép kín mà ở đó sự liên kết giữa các thành viên vô cùng chặt chẽ, chất tự do, độ tự chủ cũng như nhân cách cá nhân không có điều kiện để tồn tại. Do đó, định hướng nhân cách theo ý thức cá nhân và ứng xử trong cộng đồng luôn được bảo đảm phải phù hợp với quy tắc, luật lệ đã được áp đặt sẵn. Ý thức cá nhân, nhân cách cá thể là tiền đề của tự do và dân chủ, là cách để đấu tranh bảo bệ quyền lợi và lợi ích của mình. Và chỉ trên cơ sở mỗi công dân, ý thức được đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình thì lối sống theo pháp luật mới thực sự trở thành tự giác. Nếu như cá nhân bị phụ thuộc vào cộng đồng, buộc phải ẩn mình vào cộng đồng, không nhận ra vai trò cá thể thì đó là hành động hùa theo đám đông. Đây được xem là rảo cản lớn nhất để hình thành nên ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật trong các giai đoạn chuyển tiếp của xã hội sau này. Làng xã Việt Nam luôn trải qua một bề dày lịch sử của sự biến động về kinh tế, chính trị dẫn tới sự phân hóa và phân cực cao, hình thành sự thích nghi của con người với hoàn cảnh và sự nhạy cảm với các định chế pháp luật. Chúng ta biết rằng, làng xã Việt vốn được hình thành từ sự tan rã của công xã nông thôn, trải qua bao đời trị vì của các triều đại phong kiến và xâm lược của các nước bên ngoài cộng với chính sách chia để trị, lấy giai cấp địa chủ, cường hào làm chỗ dựa cho mình, bên cạnh đó vào thế kỷ XVII - XVIII xã hội Việt Nam có nhiều sự biến động khi hình thành mầm mống của tiểu
  39. 36 thương và sản xuất hàng hóa, mậu dịch phát triển. Nông thôn Việt Nam lúc đó diễn ra sự phân hóa mạnh mẽ, ruộng đất tập trung hầu hết vào tay quan lại, địa chủ, cường hào, đa số nông dân trắng tay phải bán sức lao động của mình trên các thửa ruộng khoán của địa chủ để lấy tiền công nuôi sống bản thân. Thời kỳ Pháp thuộc, với âm mưu vơ vét và khai thác thuộc địa, thực dân Pháp chủ trương hình thành tầng lớp đại địa chủ, càng đẩy nông dân thành kẻ trắng tay, bị bóc lột tàn bạo làm cho sự phân cực đó càng gay gắt. Do đó, với sự thay đổi về bộ máy cai trị này thực ra chỉ là một hình thức “rượu cũ bình mới”, thực dân Pháp dựa trên cơ sở chính quyền phong kiến cũ để áp đặt một cách khôn khéo cách thức bóc lột của mình. Giai đoạn miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội và trước thời kỳ trước đổi mới, hầu hết ruộng đất và các hình thức sản xuất vật chất đều được mô hình hợp tác xã và tập đoàn sản xuất thâu tóm, thì sự phân hóa mới được ngăn chặn. Song, sự phân hóa vẫn diễn ra dưới hình thức biến dạng, bởi đặc quyền, đặc lợi và “kinh tế ngầm”, “kinh tế tự do” phát triển vượt khỏi các chế định pháp luật, đặc biệt là ở miền Nam. Như vậy, sự phân hóa, phân cực sâu sắc làm cho cơ cấu giai cấp trong xã hội ít nhiều cũng biến đổi, những biến động đó làm cho người Việt trở nên thích nghi cao với hoàn cảnh, nhưng lại bị bó hẹp trong lối tư duy cũ kỹ của lệ làng cho nên lại mang nặng tâm lý thụ động, phụ thuộc vào vào những chính sách áp đặt mà chính quyền đại phương đưa ra, điều đó đã trở thành một “ bức tường rào” ngăn cản, tác động tiêu cực tới đến việc nhận thức pháp luật và hình thành tình cảm thái độ của người dân đối với pháp luật. Bộ máy quản lý làng xã được duy trì bởi một cơ cấu tự quản, điều chỉnh quan hệ cộng đồng làng xã thông qua hương ước. Vì vậy, người dân tiếp cận với pháp luật phải qua khâu trung gian là làng xã. Đó là các quan hệ chồng chéo, nhiều mối ràng buộc, ứng với nó là hệ thống các thiết chế tạo ra một cộng đồng bền vững và chặt chẽ. Thiết chế được nói ở đây chính
  40. 37 là phe, giáp, họ hàng can thiệp sâu vào đời sống của cá nhân, gia đình và làng xã, vai trò tự chủ của gia đình hầu như không còn mà bị chi phối bởi hương ước và lệ làng. Ở làng xã Việt Nam truyền thống với quan hệ gần như là tự quản, tự trị, yếu tố lãnh đạo của chính quyền Trung ương tỏ ra yếu ớt, hầu hết mỗi làng đều lập nên một hương ước khác nhau và coi đó là nguyên tắc chung cho mọi thành viên trong làng, bởi vậy mới có câu nói truyền miệng trong dân gian: “phép vua thua lệ làng” chính là nói đến đặc điểm này. Như vậy, làng xã Việt Nam nói chung và Hà Tĩnh nói riêng được quản lý chủ yếu bằng lệ làng, hương ước. Đây cũng chính là sợi dây kết nối giữa các thành viên với cộng đồng. Pháp luật của Nhà nước để đến với người dân phải thông qua khâu trung gian đó là làng xã, vì vậy, những chính sách, thay đổi của pháp luật đên với người dân thường rất muộn, điều này có tác động tiêu cực đến sự nhận thức, tình cảm, thái độ của họ đối với pháp luật, làm chậm quá trình hình thành ý thức sống theo pháp luật. Trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội Việt Nam đã có nhiều biến đổi theo hướng hiện đại và văn minh. Với hệ thống chính trị và cơ chế vận hành Nhà nước khoa học, hiệu quả, vai trò độc quyền của bộ máy cai trị làng xã cũng như vai trò của hương ước, lệ làng ngày càng lùi vào dĩ vãng. Trên hình thức, các giá trị của nó bị xóa bỏ hoàn toàn, người dân nói chung và sinh viên nói riêng được tự do thể hiện “cái tôi”, tự do thể hiện những tâm tư, nguyện vọng và nhu cầu pháp luật trong đời sống của mình. Tuy nhiên do nhiều yếu tố chủ quan và khách quan mà tư tưởng lệ làng vẫn ăn sâu trong tiềm thức của sinh viên Việt Nam, đặc biệt là bộ phận sinh viên xuất thân từ nông thôn. Do đó, vai trò của việc giáo dục, phổ biến pháp luật hết sức quan trọng trong việc cải tạo nhận thức của sinh viên, định hướng cho sinh viên cách thức để đến gần hơn với pháp luật, đưa pháp luật vào chính cuộc sống của họ.
  41. 38 * Ảnh hưởng của tính cách người Việt truyền thống đến việc hình thành và phát triển ý thức pháp luật của sinh viên Dân tộc Việt Nam, trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, đã hình thành nên một tính cách đặc trưng riêng và khắc sâu trong tiềm thức của bao thế hệ người Việt xuyên suốt chiều dài lịch sử đất nước Việt Nam là một quốc gia nằm trong vùng Đông Nam Á, nơi mà những giá trị tinh thần, tâm linh, truyền thống rất được coi trọng. Chính vì vậy, ảnh hưởng của các yếu tố đó chi phối mạnh mẽ lên ý thức của cộng đồng. Tuy nhiên, vì điều kiện lịch sử hình thành khác nhau nên bên cạnh những đặc điểm chung đó vẫn có những nét riêng biệt. Là một quốc gia mà nông dân chiếm phần lớn, người Việt nói chung, có nguồn gốc xuất thân trực tiếp hoặc gián tiếp là những nông dân lao động sống trong những làng xã lâu đời theo mô hình khép kín, tự cung tự cấp. Cái mà người Việt truyền thống quan tâm không phải là pháp luật mà là tục lệ, hương ước, bởi lẽ, sự tác động và những quy định pháp luật của Nhà nước đến với người dân không bằng một cách trực diện mà là thông qua trung gian đó là bộ máy cai trị làng xã, pháp luật chỉ tác động tới tầng lớp quan viên. Vì sống trong hoàn cảnh như vậy, con người ở làng xã truyền thống là con người nhỏ bé, được bao bọc sau lũy tre làng, là thân phận “con sâu, cái kiến” luôn luôn trong hoàn cảnh bị chà đạp, áp bức, con người của những gánh nặng lệ làng, pháp gia đè nặng trên lưng, cái riêng bị lu mờ so với cái chung. Lối sống, lối ứng xử của mọi người bị lệ thuộc chặt chẽ vào cộng đồng với những giáo điều nghiêm ngặt, phải đi theo một khuôn mẫu cứng nhắc đã được định sẵn từ trước. Cho nên, tâm nguyện của người dân chỉ mong muốn có cuộc sống yên ổn để làm ăn chứ không mong tiến bộ , phát triển. Ai lo phận người nấy, không dám vượt ra ngoài giới hạn của mình. Đó là con người chưa có ý thức mạnh mẽ đấu tranh cho tự do, cho nhân quyền, công bằng dân chủ. Các yếu tố trên đã làm cho người Việt lệ thuộc đối với làng xã. Hệ quả tất yếu của
  42. 39 nó là tuy rằng tinh thần cộng đồng mạnh, tính trọng thể diện , sự tinh tế và chất dân chủ trong tính cách văn hóa nhưng mặt trái của nó là sự coi nhẹ vai trò cá nhân, thói đố kị, ganh ghét, dựa dẫm, thói cào bằng, óc địa phương. Người Việt truyền thống thường mong muốn hướng đến một môi trường sống nhẹ nhàng, yên bình. Biểu hiện của nó có thể tìm thấy trong bất cứ lĩnh vực nào của nhận thức, lối sống xã hội. Chẳng hạn, như trong cư xử hàng ngày, người Việt luôn sống có lý, có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn, khi cần cân nhắc giữa tình với lý thì tình được đặt cao hơn lý: “Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”; đưa nhau đến trước cửa quan thì bên ngoài là lý bên trong là tình.v.v Những mặt trái này đã ít nhiều cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội thời hiện đại. Lối tư duy như vậy có thể bảo toàn sự ổn định của quốc gia chứ chưa thể tạo nên một đất nước giàu mạnh và phát triển, chưa thể tạo nên một nền văn minh lớn; chỉ có thể hướng tư duy người Việt thiên về khám phá và cải tạo thế giới bên cạnh gìn giữ những giá trị tích cực của văn hóa thì mới có thể tạo nên một dân tộc giàu mạnh, văn minh. Mặt khác, sự du nhập và cách tiếp cận cởi mở của người Việt đối với Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo ở Trung Quốc từ khá sớm đã dần dần đưa các tôn giáo này lên vị trí độc tôn và nhiều triều đại phong kiến lấy đó làm quốc giáo, đặc biệt là Nho giáo. Điều này đồng nghĩa với việc người Việt phải sống trong các thiết chế luân lý mới với nhiều sự tác động đa chiều làm cho cuộc sống và bản tính của người dân có sự thay đổi. Con người chỉ chú trọng việc sống làm sao để đừng phạm vào các quy tắc đó một cách thụ động. Họ quên mất giá trị bản thân và tiếng nói cá nhân của mình cũng cần được quan tâm. Đối với họ, nhận thức chung của xã hội cũng chính là nhận thức riêng của cá nhân. Tuy nhiên, những giá trị của Nho giáo Trung Quốc khi du nhập vào Việt Nam đã có sự biến tướng cho phù hợp với tâm lý người dân nước ta. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng, người Việt có đặc tính “ ngưỡng cổ”, chỉ thích nhìn về quá khứ với những thành tựu, những chặng đường đã đi qua của
  43. 40 một dân tộc hay một con người. Họ xem đó là nơi tự hào nhất để bám víu lòng tự tôn của mình mặc cho các điều kiện khách quan có tác động đến mức nào đi nữa. Nhưng người Việt lại không nhận thức được sự thay đổi của thế giới khách quan, của lịch sử là một điều tất yếu mà bắt buộc họ phải thích ứng, phải thay đổi theo nếu không muốn xã hội bị trì trệ, lạc hậu, yếu kém. Đứng trước thách thức của thời đại mới, chúng ta không thể chỉ nhốt mình trong ánh hào quang của truyền thống, mà còn phải thừa nhận những nhược điểm của tính truyền thống. Cho nên, cần phải phê phán một cách sắc sảo và tỉnh táo thói tôn sùng cái cũ một cách thiếu chọn lọc, phê phán những thói hư tật xấu của người Việt Nam để khuyến khích cái mới lành mạnh, rèn luyện con người mới với những đức tính mới rất cần cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tất cả những đặc tính trên là một trong những yếu tố căn bản cấu thành nên tính cách chung của người Việt, nó tạo thành lối mòn ăn sâu vào tiềm thức của người dân từ đời này sang đời khác vì vậy mà tính bền vững của nó rất cao. Xét một cách khách quan, với lối tư duy và đặc điểm tính cách như vậy, sự ảnh hưởng tiêu cực tới việc hình thành và phát triển ý thức pháp luật của người dân là không hề nhỏ, quá trình người dân tiếp xúc và hình thành lối sống theo pháp luật là một chặng đường dài đầy khó khăn. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, bên cạnh mặt hạn chế cố hữu thì đặc điểm tính cách của người Việt lại có những mặt tích cực đáng được khẳng định, bồi dưỡng và duy trì về sau. Đó là những phẩm chất đã được cha ông đúc kết, ca ngợi và trở thành những biểu tượng thiêng liêng trong tâm hồn người Việt. Đó là niềm tự hào dân tộc, tính cách khí phách kiên cường và một lòng yêu nước sâu sắc đã trở thành những tượng đài bất diệt, không thể lay chuyển của nhân dân ta. Thực tiễn đã chứng minh rằng, trong những thời khắc quan trọng của lich sử, đứng trước vận mệnh của đất nước, nhân dân ta, những người “nông dân áo vải, chân đất” lại trở thành những anh hùng với
  44. 41 một sức mạnh và ý chí lớn lao quyết hy sinh thân mình để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước, bảo vệ quyền độc lập tự do. Bên cạnh đó, lối sống nông nghiệp theo cơ chế làng xã khép kín khiến người Việt Nam phải có đầu óc linh hoạt trong ứng xử để tồn tại. Tính linh hoạt thể hiện rõ nét trong tư duy, trong lối sống, trong cung cách ứng xử với cả tự nhiên và xã hội. Sống trong một đất nước được thiên nhiên ưu đãi nhưng cũng lắm thiên tai, chính thiên nhiên khắc nghiệt đã buộc con người phải cố kết lại với nhau để chống chọi, khắc phục những hậu quả thiên tai qua đó tạo khả năng thích ứng trong điều kiện phải thường xuyên đối mặt với những trận cuồng phong, bão lũ, hạn hán.v.v tính linh hoạt này gắn với sự cần cù, chịu thương chịu khó, kiên trì nhẫn nại. Hệ quả của tính linh hoạt này là khả năng thích nghi cao với môi trường, sự nhạy bén của cá nhân với những thay đổi của cuộc sống và xã hội. Từ đó, tác động tích cực đến nhận thức pháp luật sau này của tầng lớp sinh viên nước ta đó là tính linh hoạt, khéo léo trong việc thực hiện và áp dụng pháp luật vào đời sống, làm sao cho không những mang lại sự công bằng mà còn phù hợp với hoàn cảnh, vừa có sự nghiêm khắc nhưng cũng có sự mềm mỏng nhất định hay nói cách khác là hợp tình, hợp lý. Như vậy, sự tác động của tính cách truyền thống người Việt đến sự hình thành ý thức pháp luật là không nhỏ. Đó là tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thức, con đường tiếp cận pháp luật của sinh viên. Mặt tích cực cũng như hạn chế trong tính cách truyền thống của người Việt ảnh hưởng đến ý thức pháp luật của nhân dân nói chung và tầng lớp sinh viên nói riêng sẽ từng bước được sàng lọc, biến đổi cho phù hợp với môi trường sống của người Việt hiện nay và hướng sinh viên tạo lập thói quen sống và làm việc theo những quy chuẩn của Hiến pháp và pháp luật. Mặt khác, sự hoàn thiện của hệ thống cũng là một yếu tố quan trọng nhằm thay đổi tư duy thói quen lạc hậu, tiêu cực để hướng đến một thế hệ người Việt, đặc biệt là sinh viên những người chủ tương lai của đất nước suy nghĩ và hành động trong khuôn khổ của
  45. 42 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. 2.1.2. Những thành tựu, kết quả về giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên tỉnh Hà Tĩnh Thứ nhất, trong những năm vừa qua các trường cao đẳng, đại học ở Hà Tĩnh tiếp tục được nâng cấp, quy mô chuyên ngành đào tạo được mở rộng, vì vậy tạo điều kiện cho sinh viên học tập, nghiên cứu, nâng cao hiểu biết chuyên môn, kiến thức pháp luật. Hiện tại, Hà Tĩnh có trường Đại học Hà Tĩnh, trường Cao đẳng Y tế, trường Cao đẳng nghề Việt - Đức và trường Cao đẳng văn hóa thể thao và du lịch Nguyễn Du. Mỗi trường có chức năng, nhiệm vụ riêng, song nhiệm vụ trung tâm là đào tạo cử nhân, kĩ sư đại học, cao đẳng, lao động kĩ thuật, công nhân lành nghề nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức được thành lập ngày 31/12/2007 tại Quyết định số: 1871/QĐ/BLĐTBXH của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tiền thân Trường Dạy nghề kỹ thuật Việt - Đức thành lập tháng 5/2002 tại Quyết định số: 919/QĐ/UB-TC ngày 03/5/2002 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Trường được tiếp nhận dự án hỗ trợ đào tạo nghề do Chính phủ Cộng hoà Liên bang Đức viện trợ theo Hiệp định của hai Chính phủ về hỗ trợ phát triển giữa Việt Nam và Cộng hòa liên bang Đức; Được đánh giá dự án hợp tác thành công trong lĩnh vực đào tạo nghề của Chính phủ cộng hòa liên bang Đức tại Việt Nam. Trường có cơ sở vật chất trang thiết bị đồng bộ, tiên tiến tiếp cận thiết bị dạy học của các nước phát triển, được lắp đặt khoa học đáp ứng tốt cho mục tiêu đào tạo chất lượng, tất cả giáo viên giảng dạy đều được đào tạo chuẩn hóa trong và ngoài nước thông qua các chương trình đào tạo nâng cao do dự án mang lại từ năm 2002 cho đến nay, có 100% chương trình
  46. 43 đang giảng dạy được xây dựng theo phương pháp Modul do các Chuyên gia Quốc tế, chuyên gia trong nước, giáo viên của trường và các cơ sở sản xuất tham gia xây dựng đang được áp dụng và cho kết quả tốt. Trường cũng đã thực hiện tốt mục tiêu đào tạo gắn với sản xuất, đào tạo theo hợp đồng doanh nghiệp, nên 100% học sinh, sinh viên ra trường đều được các đơn vị sản xuất tiếp nhận vào làm việc và có thu nhập ổn định. Trường được nhiều trường dạy nghề trong cả nước đến học tập rút kinh nghiệm với nhiều mô hình điển hình, địa chỉ tin cậy của phụ huynh gửi gắm con em vào học và mỗi năm có từ 2.700 - 3.000 học sinh nộp hồ sơ xin vào học tại trường, địa chỉ hấp dẫn tin cậy của học sinh học nghề. Trường đang thực hiện nhiệm vụ đào tạo nghề theo 3 cấp trình độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề với quy mô ổn định về đào tạo nghề chính quy Cao đẳng và Trung cấp năm 2009: 3.081 học sinh, sinh viên và quy mô 3.500 học sinh, sinh viên vào năm 2010. Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh được thành lập ngày 19 tháng 9 năm 2006 theo quyết định số 5195/QĐ-BGD ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở nâng cấp từ trường Trung cấp y tế Hà Tĩnh, trường có nhiệm vụ: Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ có trình độ Cao đẳng và các trình độ thấp hơn gồm các chuyên ngành chủ yếu: Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỷ thuật y học, Y học cổ truyền, Dược; Nghiên cứu khoa học phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Sau khi được nâng cấp thành Trường Cao đẳng Y tế, với sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân Tỉnh, được sự quan tâm giúp đỡ của các ngành và địa phương liên quan, trường Cao đẳng Y tế đã từng bước tăng cường cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển nhân lực y tế cho Tỉnh và cho các địa phương khác. Đến cuối năm 2008 Trường đã hoàn tất thủ tục quyền sử dụng đất tại địa điểm mới (Phường Thạch Linh - Thành phố Hà Tĩnh) với diện tích trên 80.000 m2. Dự án đầu tư
  47. 44 xây dựng Trường giai đoạn I được Ủy ban nhân dân tỉnh Tỉnh phê duyệt ngày 09/5/2008 với tổng mức đầu tư trên 54 tỷ đồng, bắt đầu khởi động từ năm 2009. Quy mô đào tạo của từng giai đoạn 2008 - 2010: Số học sinh, sinh viên hàng năm tại trường từ 1.200 đến 1.500. Tuyển sinh các ngành Cao đẳng Điều dưỡng đa khoa, Phụ sản. Liên kết đào tạo Cao đẳng Xét nghiệm và Chẩn đoán hình ảnh. Tuyển sinh đào tạo Y sĩ đa khoa, Điều dưỡng trung cấp, Hộ sinh trung cấp, Xét nghiệm trung cấp, Dược sĩ trung cấp, đào tạo nghề và bồi dưỡng cán bộ y tế. Giai đoạn 2011 - 2015: Tuyển sinh đào tạo Cao đẳng điều dưỡng đa khoa và cao đẳng kỷ thuật một số chuyên ngành. Tăng số lượng tuyển sinh hệ Cao đẳng, giảm dần đào tạo trung cấp. Số lượng học sinh sinh viên hiện nay là 1500-2000. Trường Văn hóa nghệ thuật Hà Tĩnh được thành lập năm 1964, đến năm 1976 sáp nhập tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh trở thành Trường Văn hoá nghệ thuật Nghệ Tĩnh. Ngày 15/06/1996, Ủy ban nhân dân tỉnh có quyết định thành lập Trường Trung cấp Văn hoá nghệ thuật Hà Tĩnh (sau khi tách tỉnh Nghệ Tĩnh). Sau 15 năm phát triển Trường Cao đẳng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Du được thành lập theo quyết định số 1328/QĐ-BGDĐT ngày 04/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ khi thành lập, trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Hà Tĩnh đã tập trung đào tạo cán bộ văn hóa có trình độ trung cấp chuyên môn nghiệp vụ cho các trung tâm, các cơ sở gồm các chuyên ngành: Âm nhạc, Hội họa, Sân khấu, Múa, Thư viện, Bảo tàng, Phát hành sách, Văn hóa quần chúng, Văn hóa cơ sở, cử nhân múa, Sư phạm Âm nhạc và sư phạm Mỹ thuật. Tính đến năm 2010 nhà trường đã đào tạo được 1734 học sinh tốt nghiệp ra trường. Trường văn hóa nghệ thuật Hà Tĩnh đã không ngừng đổi mới chương trình đào tạo, bám sát chương trình khung của Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Văn hóa thể thao - Du lịch nhằm đưa chất lượng đào tạo theo hưởng chuẩn kiến thức, kỹ năng cho học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường nên ngày càng được nâng cao và khẳng định được thương hiệu đào tạo. Để đáp ứng
  48. 45 yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn mới, bồi dưỡng và chuẩn hóa nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Văn hóa cơ sở và đội ngũ giáo viên Âm nhạc, từ năm 1999 đến nay trường tổ chức liên kết đào tạo với trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Hoạ Trung ương, Học viện Âm nhạc Huế, Đại học Nghệ thuật Huế, Đại học Văn hóa Hà Nội mở các lớp Cao đẳng Sư phạm Nhạc- Họa, Đại học Sư phạm Nhạc, đại học Sư phạm Mỹ thuật và Quản lý văn hóa hệ không chính quy loại hình vừa làm vừa học tại Hà Tĩnh. Đến nay đang đào tạo khóa 5 Đại học Âm nhạc - Mỹ thuật. Quy mô đào tạo hiện nay có tổng số 597 /26 lớp học sinh - sinh viên. Trường Đại học Hà Tĩnh được thành lập ngày 19 tháng 3 năm 2007 theo quyết định số 318/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sáp nhập và nâng cấp 3 đơn vị:Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh;Trường Trung học Kinh tế Hà Tĩnh và Phân hiệu Đại học Vinh tại Hà Tĩnh. Trường Đại học Hà Tĩnh là một trường công lập, đa cấp, đa ngành, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng. Sau 5 năm thành lập nhà trường đã vượt qua mọi khó khăn, thử thách ban đầu cùng nhau xây dựng một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực đạt chất lượng của tỉnh Hà Tĩnh. Kể từ khi thành lập đến nay nhà trường đã nhanh chóng mở rộng quy mô đào tạo, quy mô tổ chức, đội ngũ giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học. Tính đến năm 2011 nhà trường đang đào tạo hơn 9000 sinh viên với 48 mã ngành khác nhau. Chương trình đào tạo được dựa trên chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo và thực hiện chương trình đào tạo từ bậc trung học, cao đẳng và đại học. Nhà trường liên tục mở rộng quy mô đào tạo, liên kết và đa dạng hóa chương trình đào tạo với các trường đại học trong nước như Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Đà Nẵng mở chương trình đào tạo sau đại học cho đội ngũ cán bộ của tỉnh.
  49. 46 Thứ hai, cùng với việc mở rộng quy mô các chuyên ngành đào tạo, tùy theo các đối tượng cụ thể, các trường cao đẳng, đại học đã đưa nội dung giáo dục pháp luật vào chương trình giảng dạy. * Nội dung chương trình giáo dục ý thức pháp luật trong các trường Đại học, Cao đẳng Qua khảo sát thực tế tại các trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Tĩnh cho thấy, ngoài khối lượng kiến thức các môn khoa học Mác - Lênin có liên quan đến nội dung giáo dục ý thức pháp luật thì nội dung, chương trình giáo dục ý thức pháp luật tùy thuộc vào chuyên ngành đào tạo, phù hợp với đối tượng, bao gồm kiến thức lí luận chung về nhà nước và pháp luật, giới thiệu lí luận cơ bản về bản chất, hình thức, chức năng của nhà nước; những nguyên lí, khái niệm, phạm trù cơ bản về pháp luật và mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật; phần pháp luật cụ thể giới thiệu một số luật trong hệ thống pháp luật của nước ta. Đối với các trường đào tạo không chuyên luật, tùy thuộc vào đối tượng đào tạo khác nhau, nhà trường đã đưa ra chương trình giảng dạy khác nhau. Trường Cao đẳng nghề Việt Đức, sinh viên chủ yếu là học nghề, vì vậy trong nội dung chương trình giáo dục pháp luật chỉ tập trung chủ yếu vào ngành Luật Lao động nhằm cung cấp cho các em sinh viên những kiến thức cơ bản để có thể áp dụng vào công việc sau khi ra trường. Các trường có đào tạo các chuyên ngành Kinh tế, ngoài những kiến thức chung của môn pháp luật đại cương, thì sinh viên còn được đào tạo thêm chuyên ngành Luật Kinh tế. Việc thiết kế nội dung chương trình về giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Tĩnh hiện nay là công việc khoa học cần phải có đầy đủ cơ sở lí luận và thực tiễn của nó. Về mặt cấu trúc, chương trình giáo dục ý thức pháp luật cần bao gồm những nội dung chủ yếu như: bản chất và vai trò của pháp luật; chức năng và nhiệm vụ của bộ máy nhà nước, các tổ chức xã hội; quyền và nghĩa vụ của công dân; về tính hợp pháp và không hợp pháp của hành vi con người trong xã hội.v.v
  50. 47 Hiện nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn đều đưa môn học pháp luật đại cương vào chương trình học chính khóa. Đây chính là kênh thông tin quan trọng nhằm giúp sinh viên nắm vững và hiểu rõ hơn kiến thức pháp luật về lý luận nhà nước và pháp luật, tìm hiểu về đối tượng, phương pháp điều chỉnh và nội dung của một số ngành luật cụ thể Những kiến thức đó sẽ là hành trang trang bị cho các em sau khi ra trường, bước vào cuộc sống mới, tránh sự bỡ ngỡ. * Về đội ngũ cán bộ giảng dạy các trường cao đẳng, đại học ở Hà Tĩnh Đội ngũ cán bộ, giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các trường cao đẳng, đại học có vai trò rất quan trọng quyết định đến việc giáo dục ý thức pháp luật cho sinh viên. Chất lượng của đội ngũ này được thể hiện trên các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ (học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ) và năng lực tổ chức thực hiện (lãnh đạo, quản lí, điều hành, vận động quần chúng). Trong những năm qua, nhất là từ năm 2005 đến nay, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức và viên chức các trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Tĩnh đã được nâng lên đáng kể, nhất là đội ngũ giáo viên đã được tăng cường về số lượng, từng bước nâng cao về chất lượng. Để tăng cường đội ngũ giảng viên đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học tập các trường đại học, cao đẳng đã có những quy định cụ thể trong việc tuyển giảng viên, tuyển sinh viên trẻ có kết quả học tập loại khá, giỏi hoặc đã có bằng thạc sỹ về công tác tại trường. Qua khảo sát thực tế hiện nay tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Tĩnh, số cán bộ, giáo viên của các trường tăng lên rất nhiều so với những năm trước, trong số đó 100% cán bộ giảng viên có trình độ từ đại học trở lên, số cán bộ, giáo viên đã được đào tạo thạc sỹ là 67%, 8,3% là tiến sĩ và 0,7% giáo sư, phó giáo sư. Hiện nay các trường đang tích cực đào tạo, gửi đi đào tạo thạc sỹ, nghiên cứu sinh không chỉ trong nước mà cả nước ngoài. Hơn nữa, các cán bộ giảng viên công tác ở các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Tĩnh đều có tâm huyết, yêu nghề, trách nhiệm với nghề nghiệp cao. Các giảng viên ở các trường đều được rèn luyện, tìm tòi và có
  51. 48 kinh nghiệm thực tiễn cao. Trong những năm qua, các trường cao đẳng, đại học đều tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, nhiều giáo viên đã đạt kết quả rất cao trong các cuộc thi dạy giỏi quốc gia. Cán bộ giảng viên ở các trường cao đẳng, đại học ở Hà Tĩnh đều có tuổi đời trẻ, năng động, nhiệt huyết, thường xuyên tìm tòi, tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tin học, ngoại ngữ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Hầu hết các các bộ giáo viên ở đây đều được đào tạo nghiệp vụ sư phạm và tham gia các lớp học về lý luận và phương pháp giảng dạy đại học, cao đẳng. Chính những điều đó đã làm cho chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. * Về phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá: Phương pháp dạy học là phương pháp được hình thành trong quá trình dạy học nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ, nội dung dạy học đã được xác định. Phương pháp giảng dạy thể hiện cách thức tác động giữa người dạy trực tiếp hoặc gián tiếp với người học cùng nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung dạy học. Cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình, các trường cao đẳng, đại học đã coi trọng đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học chuyên ngành nói chung và các môn pháp luật nói riêng theo hướng là chuyển vị trí trọng tâm từ người thầy sang học trò. Chuyển việc truyền thụ tri thức thụ động "thầy giảng - trò ghi' sang "hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự nghiên cứu tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp, phát triển năng lực cá nhân của mỗi sinh viên, tăng cướng tính chủ động, sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập, trong các hoạt động đoàn thể trong nhà trường". Với cách dạy mới này, người giảng viên có vai trò mới, là người tổ chức quá trình tự học của sinh viên ở lớp cũng như ở nhà. Giảng viên không học hộ sinh viên bằng cách thuyết trình toàn bộ nội dung của môn học. Trong giờ giảng dạy, giáo viên sử dụng tổng hợp các phương
  52. 49 pháp, phương pháp thuyết trình, phương pháp phát vấn, phương pháp tình huống, trắc nghiệm, trực tiếp tiếp xúc với sinh viên để giải đáp, thực hiện hình thức thi bằng trắc nghiệm trên máy và viết tiểu luận. Bên cạnh đó, giáo viên phải tự đào tạo về năng lực sư phạm để phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên phải biết khêu gợi để sinh viên dám nói, dám hỏi, dám tranh luận để bảo vệ chính kiến Ở một số trường hầu hết giáo viên đã sử dụng những phương tiện hiện đại như máy chiếu, băng hình, sơ đồ, biểu đồ Phương pháp giảng dạy mới cùng với các phương tiện giảng dạy hiện đại đã bước đầu gây hứng thú cho sinh viên trong học tập các môn pháp luật, giúp cho sinh viên nắm kiến thức vững chắc và liên hệ được với thực tiễn, gắn được học đi đôi với hành, lý luận với thực tiễn. Bên cạnh đó, một số trường đã đầu tư cơ sở vật chất cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy và có những quy định cụ thể về chuyên môn đối với giảng viên, yêu cầu giảng viên phải coi đổi mới phương pháp giảng dạy là một nhiệm vụ trọng tâm của người giảng viên. Với mục tiêu hướng sinh viên tự học là cơ bản để nhằm đem lại hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy và học tập. Phương pháp giảng dạy mới có tác dụng trực tiếp đến nâng cao chất lượng dạy và học xong vẫn chưa thực sự được sử dụng giảng dạy phổ biến trong các trường đại học, cao đẳng ở Hà Tĩnh, bởi có nhiều lý do: - Đòi hỏi người giảng viên phải có trình độ cao không chỉ về chuyên môn mà cả trình độ tin học và ngoại ngữ. - Giảng viên phải có sự đầu tư rất lớn về thời gian chuẩn bị, trong khi đó giảng viên lại phải đảm nhiệm giảng dạy với một khối lượng thời gian lớn, ngoài ra nguồn kinh phí còn hạn hẹp. Kiểm tra, thi đánh giá kết quả cũng là một nhân tố quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy và học các môn pháp luật. Thi và kiểm tra không những là một hình thức để đánh giá kết quả học tập của sinh viên và điểm thi là căn cứ để sinh viên được lên lớp, ra trường mà còn có ý nghĩa lớn về mặt
  53. 50 nhận thức, giúp cho sinh viên có thể khái quát những kiến thức đã thu nhận được, sắp xếp những kiến thức thành hệ thống hoàn chỉnh từ đó mà thế giới quan duy vật biện chứng được hình thành trong mỗi sinh viên. Những năm qua, hầu hết các trường đại học và cao đẳng ở Hà Tĩnh với các bộ môn pháp luật thường sử dụng hình thức thi viết. Với hình thức thi như vậy thực chất chủ yếu đòi hỏi học sinh chỉ ở mức độ học thuộc bài của thầy giảng, mà không thể đánh giá được sinh viên có hiểu bài không, có sự sáng tạo khi vận dụng kiến thức của môn học vào giải quyết một vấn đề thực tiễn nào đó? Hơn nữa, kết quả thi cũng khó có thể đánh giá đầy đủ chất lượng học tập của sinh viên. Bởi vì chỉ trong thời gian 90 đến 120 phút làm bài với một khối lượng nội dung nhỏ so với nội dung chương trình vì vậy không đánh giá bao quát sinh viên trong việc hiểu rõ và nắm bài đến đâu? Ngoài ra hiện tượng học sinh quay cóp khi thi hay học tủ cũng trở nên phổ biến. Các trường cao đẳng, đại học ở Hà Tĩnh hiện nay đã bắt đầu thực hiện biện pháp tránh quay cóp trong phòng thi bằng cách đổi mới cách ra đề thi. Mặc dù 50% là nội dung kiến thức nhưng không hỏi theo cách sinh viên học thuộc mà là cách sinh viên nắm nội dung như thế nào, 50% nội dung tự luận giải quyết một vấn đề cụ thể, một tình huống phát sinh trong thưc tế. Tuy nhiên, biện pháp này chưa được sử dụng nhiều bởi vì nó đòi hỏi người giảng viên phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, trình độ chuyên môn sâu và năng lực thực tiễn rộng. Thứ ba, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, các cấp các ngành, các trường đại học, cao đẳng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho thanh niên nói chung và sinh viên nói riêng. Những năm qua, cùng với sự chuyển biến nhanh chóng về ý thức xã hội của đại đa số người dân tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh nền kinh tế xã hội đang bước vào giai đoạn phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, thì sự biến đổi về nhận thức pháp luật của người dân nói chung và sinh viên tỉnh Hà Tĩnh nói
  54. 51 riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Để thực hiện mục đích chung đó, Đảng uỷ, chính quyền tỉnh cùng với Tỉnh đoàn Hà Tĩnh phối hợp với các trường cao đẳng, đại học trong toàn tỉnh đã có những động thái tích cực, nỗ lực cố gắng trong mục tiêu bồi dưỡng ý thức pháp luật cho sinh viên và đã đạt được những kết quả khả quan đáng ghi nhận đáp ứng với đòi hỏi của thời kỳ mới. Thực hiện Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 26/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên giai đoạn 2011 - 2015”. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã chỉ đạo các sở, ban ngành, phối hợp cùng Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố tiến hành quán triệt và tổ chức thực hiện. Đến nay, Tỉnh Đoàn, thành Đoàn và đoàn trường các trường cao đẳng, đại học đã tổ chức triển khai tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong thanh thiếu niên, học sinh sinh viên thông qua nhiều hình thức như lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch cụ thể của từng cơ sở, đơn vị, trường học; quán triệt tuyên truyền bằng văn bản thông qua các hội nghị, các lớp tập huấn, sinh hoạt chuyên đề, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng Công tác giáo dục sinh viên ý thức chấp hành pháp luật, tuyên truyền pháp luật được triển khai dưới nhiều hình thức, trong đó chú trọng việc hướng dẫn cho sinh viên nghiên cứu và tổ chức tuyên truyền luật, kết hợp với các cuộc thi viết, vẽ tranh tìm hiểu pháp luật, các hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên trẻ về pháp luật. Sau khi được tiếp cận về pháp luật qua nhiều kênh thông tin khác nhau, nhận thức, tình cảm, thái độ đối với pháp luật của sinh viên có phần sâu rộng hơn. Qua khảo sát cho thấy: 85,2% sinh viên có nhu cầu học các kiến thức về pháp luật, chỉ có 0,8% sinh viên khẳng định “không cần học kiến thức về pháp luật”. Kết quả cụ thể: 68,2% sinh viên muốn tìm hiểu pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân; 82,4% sinh viên muốn học tập và tìm hiểu về pháp luật kinh tế; 57,8% sinh viên muốn học tập và tìm hiểu về luật hình sự; 34,6% sinh viên có nhu cầu học và tìm hiểu luật