Luận văn Ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam

pdf 245 trang tranphuong11 27/01/2022 8791
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_ung_dung_mo_hinh_du_bao_lam_phat_trong_dieu_hanh_ch.pdf

Nội dung text: Luận văn Ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG oOo PHẠM ĐỨC ANH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG oOo PHẠM ĐỨC ANH ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ NGÀNH: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC TRUNG 2. PGS.TS. PHẠM THỊ HOÀNG ANH HÀ NỘI, 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Mọi số liệu và trích dẫn trong luận án đều có nguồn gốc rõ ràng, chính xác và tin cậy. Những lập luận, phân tích của luận án chưa từng được công bố ở bất kỳ một công trình nào, trừ các bài báo của riêng tôi hoặc bài báo của tôi và đồng tác giả đã công bố được nêu trong danh mục công trình nghiên cứu của tác giả. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên. Tác giả luận án Phạm Đức Anh
  4. ii LỜI CẢM ƠN Mở đầu thông điệp, tôi xin trân trọng cảm ơn quý thày cô trong Ban Giám đốc và Khoa Sau Đại học – Học viện Ngân hàng đã tạo mọi điều kiện để tôi có cơ hội tham dự khóa đào tạo nghiên cứu sinh 2016 – 2020 tại Học viện Ngân hàng. Tiếp theo đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thày cô gồm PGS.TS. Tô Ngọc Hưng, PGS.TS. Tô Kim Ngọc (Học viện Ngân hàng) và PGS.TS. Nguyễn Vũ Hùng (Đại học Kinh tế Quốc dân), bằng sự tận tâm và lòng nhiệt thành đã truyền đạt những kiến thức cơ sở và chuyên ngành quý báu cho tôi trong năm đầu tiên của khóa nghiên cứu sinh. Lời cảm ơn chân thành xin dành tới anh chị em đồng nghiệp, đặc biệt là TS. Chu Khánh Lân, TS. Phạm Mạnh Hùng và TS. Trần Huy Tùng (Viện NCKH Ngân hàng – Học viện Ngân hàng); ThS. Đặng Ngọc Hà và ThS. Hoàng Việt Phương (Vụ Dự báo, thống kê – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam); ThS. Bùi Quốc Dũng và Lưu Xuân Khôi (Ban Kinh tế Trung ương) về những góp ý chuyên môn và kinh nghiệm quý báu được chia sẻ, điều góp phần không nhỏ làm nên thành công của luận án này. Trên tất cả, tôi xin dành lời tri ân sâu sắc tới hai nhà khoa học hướng dẫn là PGS.TS. Nguyễn Đức Trung (Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh) và PGS.TS. Phạm Thị Hoàng Anh (Học viện Ngân hàng) đã luôn tận tình động viên, dìu dắt và hướng dẫn tôi trong suốt 4 năm thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin dành lời cảm ơn tới gia đình, những người thân yêu và các anh chị đồng niên khóa 2016 – 2020 đã luôn giúp đỡ, san sẻ và động viên tinh thần tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận án. Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2020 Phạm Đức Anh
  5. iii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN 1 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2 2.1. Sự phát triển các lý thuyết về lạm phát 2 2.2. Các nhân tố tác động tới lạm phát 9 2.3. Ứng dụng và phát triển mô hình dự báo lạm phát 15 3. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 18 3.1. Khoảng trống nghiên cứu 18 3.2. Câu hỏi nghiên cứu 19 4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 19 4.1. Mục tiêu chung 19 4.2. Mục tiêu cụ thể 20 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 20 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU 20 6.1. Phương pháp nghiên cứu 20 6.2. Dữ liệu 21 7. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 21 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 23 8.1. Về mặt lý luận 23 8.2. Về mặt thực tiễn 23 9. KẾT CẤU LUẬN ÁN 24 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 25 1.1. TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT 25 1.1.1. Khái niệm lạm phát 25 1.1.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát 27 1.2. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 32 1.2.1. Khái niệm chính sách tiền tệ 32 1.2.2. Mục tiêu chính sách tiền tệ 33 1.2.3. Vai trò của chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát 40
  6. iv 1.3. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 43 1.3.1. Tổng quan về dự báo lạm phát 43 1.3.2. Tổng quan về mô hình dự báo lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ 47 1.3.3. Đánh giá chất lượng mô hình dự báo lạm phát 58 1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 59 1.4.1. Kinh nghiệm về lựa chọn mô hình dự báo lạm phát 59 1.4.2. Kinh nghiệm về lựa chọn đơn vị thực hiện dự báo lạm phát 61 1.4.3. Kinh nghiệm về xây dựng và vận hành mô hình dự báo lạm phát 62 1.4.4. Kinh nghiệm về ứng dụng kết quả dự báo lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ 74 1.4.5. Bài học dành cho Việt Nam 76 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 81 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 82 2.1. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM 82 2.1.1. Diễn biến lạm phát giai đoạn 2000 - 2007 82 2.1.2. Diễn biến lạm phát giai đoạn 2008 – tháng 4/2012 85 2.1.3. Diễn biến lạm phát giai đoạn tháng 5/2012 - 2019 89 2.2. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ NHẰM KIỂM SOÁT LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM 98 2.2.1. Mục tiêu chính sách tiền tệ 98 2.2.2. Điều hành chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát tại Việt Nam 101 2.3. THỰC TRẠNG MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 111 2.3.1. Đặc trưng mô hình dự báo lạm phát tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam111 2.3.2. Dữ liệu cho mô hình dự báo 112 2.3.3. Thực trạng ứng dụng mô hình dự báo tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 112
  7. v 2.4. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG KẾT QUẢ DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 116 2.4.1. Xây dựng kịch bản chính sách 116 2.4.2. Xây dựng báo cáo phân tích phục vụ tham mưu Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước 117 2.4.3. Tham chiếu cho việc thiết lập và điều chỉnh mục tiêu lạm phát 118 2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM 119 2.5.1. Kết quả 119 2.5.2. Tồn tại 119 2.5.3. Nguyên nhân của tồn tại 121 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 123 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 124 3.1. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN MÔ HÌNH ARIMA 124 3.1.1. Lí do lựa chọn mô hình 124 3.1.2. Mô tả dữ liệu 124 3.1.3. Thiết lập cấu trúc mô hình theo phương pháp Box-Jenkins 125 3.1.4. Kết quả dự báo 126 3.2. ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN MÔ HÌNH VECM 129 3.2.1. Lí do lựa chọn mô hình 129 3.2.2. Lựa chọn biến số và cấu trúc dữ liệu 130 3.2.3. Kiểm định tính dừng của chuỗi 137 3.2.4. Xác định độ trễ cho mô hình 137 3.2.5. Kiểm định đồng tích hợp và xác định mô hình phù hợp 138 3.2.6. Phân tích tác động của các biến số tới lạm phát 138 3.2.7. Kết quả dự báo 143 3.3. SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH DỰ BÁO 150 3.3.1. Đánh giá hiệu quả mô hình ARIMA 151 3.3.2. Đánh giá hiệu quả mô hình VECM 151 3.3.3. So sánh hiệu quả dự báo của hai mô hình 152
  8. vi TÓM TẮT CHƯƠNG 3 155 CHƯƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VỀ VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 156 4.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG DỰ BÁO TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 156 4.1.1. Mục tiêu tổng quát điều hành chính sách tiền tệ 156 4.1.2. Định hướng giải pháp điều hành chính sách tiền tệ 156 4.1.3. Định hướng phát triển hoạt động dự báo tại Việt Nam 157 4.2. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NHẰM HOÀN THIỆN MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM 158 4.2.1. Khuyến nghị 1 158 4.2.2. Khuyến nghị 2 159 4.2.3. Khuyến nghị 3 161 4.3. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NHẰM THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM 162 4.3.1. Khuyến nghị 1 162 4.3.2. Khuyến nghị 2 166 4.3.3. Khuyến nghị 3 167 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 168 KẾT LUẬN CHUNG 169 TÀI LIỆU THAM KHẢO 172 PHỤ LỤC 182 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 228
  9. vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng nước ngoài Nguyên nghĩa tiếng Việt ARIMA Autoregressive Integrated Moving Mô hình trung bình trươṭ kết hơp̣ Average Model tư ̣ hồi quy ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BIS Bank for International Settlements Ngân hàng Thanh toán quốc tế BOC Bank of Canada Ngân hàng Trung ương Canada BOE Bank of England Ngân hàng Trung ương Anh BSP Bangko Sentral ng Pilipinas Ngân hàng Trung ương Philippines (Central Bank of the Philippines) BVAR Bayesian Vector Autoregressive Tự hồi quy vector Bayes CPI Consumer Price Index Chỉ số giá tiêu dùng CPTPP Comprehensive and Progressive Hiệp định đối tác toàn diện và Agreement for Trans-Pacific tiến bộ xuyên Thái Bình Dương Partnership CSTK Chính sách tài khóa CSTT Chính sách tiền tệ CVAR Cointegrated Vector Autoregressive Tự hồi quy vector đồng tích hợp DSGE Dynamic Stochastic General Cân bằng động học ngẫu nhiên Equilibrium tổng quát ECDC European Centre for Disease Trung tâm Phòng chống Dịch bệnh Prevention and Control Châu Âu ECM Error Correction Model Mô hình hiệu chỉnh sai số EU European Union Liên minh Châu Âu FED Federal Reserve System Cục Dự trữ Liên bang FPI Foreign Portfolio Investment Đầu tư gián tiếp nước ngoài FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GTCG Giấy tờ có giá
  10. viii Chữ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng nước ngoài Nguyên nghĩa tiếng Việt IIP Index of Industrial Production Chỉ số sản xuất công nghiệp ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động quốc tế IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế MPC Monetary Policy Committee Ủy ban Chính sách tiền tệ NBRM National Bank of the Republic of Ngân hàng Quốc gia Macedonia Macedonia NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương NKPC New-Keynesian Phillips Curve Đường Keynes Phillips mới NSLĐ Năng suất lao động NSNN Ngân sách Nhà nước OLS Ordinary Least Squares Bình phương nhỏ nhất OMO Open Market Operation Nghiệp vụ thị trường mở PACF Partial Autocorrelation Function Hàm tự tương quan riêng phần PBOC People’s Bank of China Ngân hàng Nhân dân Trung Hoa PCA Principal Component Analysis Phân tích thành phần chính PPI Producer Price Index Chỉ số giá sản xuất PPP Public-Private Partnerships Hợp tác công - tư PSA Philippine Statistics Authority Cơ quan Thống kê Philippines RBA Reserve Bank of Australia Ngân hàng Dự trữ Úc SACF Sample Autocorrelation Function Hàm tự tương quan mẫu SVAR Structural Vector Autoregressive Tự hồi quy vector cấu trúc TCTD Tổ chức tín dụng TCTK Tổng cục Thống kê TFP Total Factor Productivity Năng suất các nhân tố tổng hợp TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
  11. ix Chữ viết tắt Nguyên nghĩa tiếng nước ngoài Nguyên nghĩa tiếng Việt USD United States dollar Đô la Mỹ VAR Vector Auto-Regression Tự hồi quy vector VCCI Vietnam Chamber of Commerce Phòng Thương mại và Công nghiệp and Industry Việt Nam VDB Vietnam Development Bank Ngân hàng Phát triển Việt Nam VECM Vector Error Correction Model Mô hình hiệu chỉnh sai số vector WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới
  12. xi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: GDP, CPI, tín dụng và M2, 2000 – 2007 83 Bảng 2.2: Quy mô tín dụng và M2, 2000 – 2007 84 Bảng 2.3: GDP, CPI, tín dụng và M2, 2008 – 2012 85 Bảng 2.4: GDP, CPI, tín dụng và M2, 2012 – 2019 91 Bảng 2.5: Mục tiêu và thực hiện CSTT, 2000 – 2019 99 Bảng 2.6: Mô tả các biến trong mô hình VAR của NHNN 113 Bảng 2.7: Định dạng cấu trúc VECM tần suất tháng/quý của NHNN 115 Bảng 3.1: Dự báo CPI tổng thể và thành phần, 2020m1 – 2020m3 126 Bảng 3.2: CPI dự báo và thực tế theo nhóm hàng hóa, 2019m10 – 2019m12 126 Bảng 3.3: Đánh giá hiệu quả dự báo CPI tổng thể, 2019m10 – 2019m12 127 Bảng 3.4: Đóng góp của các nhóm hàng hóa trong CPI tổng thể 128 Bảng 3.5: Cấu trúc dữ liệ u mô hinh̀ VECM tần suất tháng 135 Bảng 3.6: Cấu trúc dữ liệ u mô hinh̀ VECM tần suất quý 136 Bảng 3.7: Cấu trúc mô hình VECM theo các trình tự khác nhau 144 Bảng 3.8: Kết quả dự báo của mô hình VECM tần suất tháng đối với các biến nội sinh quan trọng trong năm 2020 149 Bảng 3.9: Kết quả dự báo của mô hình VECM tần suất quý đối với các biến nội sinh quan trọng trong năm 2020 150 Bảng 4.1: Mẫu báo cáo đề xuất dự báo 163 Bảng 4.2: Theo dõi và đánh giá kết quả dự báo lạm phát để lựa chọn mô hình dự báo tốt nhất 165 Bảng 4.3: Theo dõi và đánh giá kết quả dự báo lạm phát để lựa chọn kỳ hạn dự báo tốt nhất 165
  13. xii DANH MỤC HÌNH Hình 1: Mối liên hệ giữa lượng tiền và mức giá 3 Hình 1.1: Mối quan hệ lạm phát – giảm phát – thiểu phát 27 Hình 1.2: Lạm phát do lượng tiền cung ứng tăng liên tục và kéo dài 28 Hình 1.3: Lạm phát do theo đuổi mục tiêu công ăn việc làm 29 Hình 1.4: Hệ thống mục tiêu và công cụ của CSTT 33 Hình 1.5: Đường cong Phillips ngắn hạn 37 Hình 1.6: Khuôn khổ thực thi CSTT lạm phát mục tiêu 44 Hình 1.7: Quy trình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT 46 Hình 1.8: Dự báo lạm phát tổng thể trong tháng tiếp theo so với thực tế – Trường hợp Philippines (2013m1 – 2015m8) 67 Hình 1.9: So sánh sai số dự báo của dự báo lạm phát tổng thể 1, 2, 3 tháng tiếp theo – Trường hợp Philippines (2013m1 – 2015m8) 67 Hình 1.10: Tăng trưởng GDP, lạm phát và lãi suất của Mỹ 69 Hình 1.11: Biểu đồ “dòng sông máu” mô phỏng dự báo lạm phát của BOE 76 Hình 2.1: Diễn biến CPI của Việt Nam, 2000 – 2019 82 Hình 2.2: Tăng trưởng GDP thực tế và tiềm năng, 2000 – 2007 83 Hình 2.3: Tình hình thu chi và thâm hụt NSNN, 2008 – 2012 85 Hình 2.4: Diễn biến CPI tổng thể và một số nhóm hàng hóa cơ bản, 2009 – 2012 87 Hình 2.5: Diễn biến lạm phát của Việt Nam so với Trung Quốc và các quốc gia ASEAN, 2008 – 2011 88 Hình 2.6: Biến động tỷ giá USD/VND và CPI, 2015 – 2019 92 Hình 2.7: Đóng góp vào mức tăng CPI chung của các nhóm hàng hóa năm 2019 93 Hình 2.8: Tỷ trọng đóng góp các yếu tố vào tăng trưởng GDP 96 Hình 2.9: Hệ số ICOR, tăng trưởng NSLĐ và GDP, 2000 – 2019 96 Hình 2.10: Nơ ̣ công, bộ i chi NSNN và CPI, 2000 – 2019 97 Hình 3.1: Diễn biến CPI tổng thể của Việt Nam, 2005 – 2019 124 Hinh̀ 3.2: Diễn biến CPI tổng thể và CPI thành phần, 2018m1 – 2020m3 127 Hình 3.3: Kênh truyền tải tác động tới lạm phát 135 Hình 3.4: Phân rã phương sai biến động của log(CPI) 143
  14. xiii DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1.1: Danh mục biến trong mô hình nhân tố động của Macedonia 182 Phụ lục 1.2: So sánh kết quả dự báo lạm phát của Macedonia theo các cách tiếp cận và giai đoạn dự báo khác nhau 184 Phụ lục 1.3: Đánh giá hiệu quả dự báo lạm phát của Macedonia 185 Phụ lục 1.4: Danh mục cấu phần, cấu trúc mô hình và sai số dự báo CPI của Philippines 186 Phụ lục 1.5: Đóng góp của các thành tố giá trong phương sai dự báo bình quân gia quyền lạm phát của Phillipines 187 Phụ lục 1.6: Phổ phân rã của độ biến động đối với các tần suất khác nhau – mô hình SVAR của FED 187 Phụ lục 1.7: Hệ số phương trình quy tắc Taylor mới – mô hình SVAR của FED 188 Phụ lục 1.8: Phản ứng của các biến số trước cú sốc lạm phát – mô hình VECM của FED 189 Phụ lục 1.9: Mối quan hệ giữa các khối kinh tế vĩ mô của Trung Quốc 190 Phụ lục 1.10: Thống kê số liệu đầu vào mô hình VAR của PBOC 191 Phụ lục 1.11: Diễn biến lạm phát và thành phần chính của Trung Quốc (1998m1- 2007m5) 192 Phụ lục 1.12: Dự báo lạm phát 12 tháng của Trung Quốc với các mô hình VAR3, PC4, TS1 (2006m6 – 2007m5) 192 Phụ lục 1.13: RMSFE của 15 mô hình VAR của PBOC 193 Phụ lục 1.14: RMSPE và MPE với các biến số tương ứng trong mô hình VECM của PBOC 193 Phụ lục 2.1: Kết quả dự báo CPI tổng thể trong mẫu - Mô hình ARIMA(1,1,6) của NHNN 194 Phụ lục 2.2: Định dạng cấu trúc VAR của NHNN với 3 biến nội sinh 195 Phụ lục 2.3: Định dạng cấu trúc VAR của NHNN với 4 biến nội sinh 196 Phụ lục 2.4: Đánh giá kết quả dự báo lạm phát của mô hình VAR tần suất tháng của NHNN (giai đoạn 2003 – 2012) 197 Phụ lục 2.5: Đánh giá kết quả dự báo lạm phát của mô hình VAR tần suất quý của NHNN (giai đoạn 2003 – 2012) 198 Phụ lục 2.6: Hiệu quả dự báo lạm phát trong mẫu sử dụng mô hình VECM tần suất tháng của NHNN 199 Phụ lục 2.7: Hiệu quả dự báo lạm phát trong mẫu sử dụng mô hình VECM tần suất quý của NHNN 199
  15. xiv Phụ lục 3.1: Kiểm định nghiệm đơn vị đối với chuỗi CPI thành phần 200 Phụ lục 3.2: Xác định cấu trúc mô hình dự báo ARIMA 200 Phụ lục 3.3: Kết quả dự báo CPI trong mẫu đối với các nhóm hàng hóa dựa trên mô hình ARIMA (2005m1 – 2019m12) 201 Phụ lục 3.4: Kiểm định tính dừng cho các chuỗi số liệu mô hình VECM tháng 203 Phụ lục 3.5: Kiểm định tính dừng cho các chuỗi số liệu mô hình VECM quý 203 Phụ lục 3.6: Lựa chọn độ trễ cho mô hình VECM tháng 204 Phụ lục 3.7: Kiểm định tự tương quan phần dư và tính ổn định - Mô hình VAR(2) tháng 204 Phụ lục 3.8: Lựa chọn độ trễ cho mô hình VECM quý 206 Phụ lục 3.9: Kiểm định tự tương quan phần dư và tính ổn định - Mô hình VAR(4) quý 206 Phụ lục 3.10: Kiểm định đồng liên kết Johansen đối với mô hình VECM tháng 208 Phụ lục 3.11: Kiểm định đồng liên kết Johansen đối với mô hình VECM quý 208 Phụ lục 3.12: Kết quả thực nghiệm mô hình VECM tần suất tháng 209 Phụ lục 3.13: Kết quả thực nghiệm mô hình VECM tần suất quý 211 Phụ lục 3.14: Kết quả hàm phản ứ ng Cholesky của cú sốc các biến trong mô hinh̀ VECM 213 Phụ lục 3.15: Kết quả hàm phản ứ ng Cholesky của cú sốc các biến IIP_GAP, CPI (quá khứ ), M2, LENDING_R, ER_VCB, PPI và WAGE đối vớ i biến CPI 214 Phụ lục 3.16: Hiệu quả dự báo lạm phát trong mẫu với mô hình VECM tháng 215 Phụ lục 3.17: Hiệu quả dự báo lạm phát trong mẫu với mô hình VECM quý 215 Phụ lục 3.18: Kiểm định dự báo quá khứ đối với các biến nội sinh tần suất tháng (năm 2019) 216 Phụ lục 3.19: Kiểm định dự báo quá khứ đối với các biến nội sinh tần suất quý (năm 2019) 218 Phụ lục 3.20: Quy trình truyển tải tác động của tỷ giá vào lạm phát 219 Phụ lục 3.21: Đánh giá độ vững theo trình tự biến nội sinh trong mô hình VECM - Kết quả hàm phản ứ ng Cholesky củ a các cú sốc đối vớ i biến CPI 220 Phụ lục 3.22: Cấu trúc mô hình VECM với các biến đại diện thay thế 222 Phụ lục 3.23: Đánh giá mức độ lây nhiễm COVID-19 trên phạm vi toàn cầu 223 Phụ lục 3.24: Kịch bản tác động của COVID-19 đối với kinh tế toàn cầu 225 Phụ lục 4.1: Đề xuất khung báo cáo chính thức về lạm phát, tăng trưởng, ngân sách và tiền tệ - tín dụng 227
  16. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN Lạm phát là chỉ tiêu kinh tế vĩ mô có tầm ảnh hưởng hết sức sâu rộng tới đời sống kinh tế - xã hội. Tại phần lớn các nước đang phát triển, tăng trưởng nhanh kết hợp với dòng vốn vào "nóng" thường theo kèm mức lạm phát cao và kéo dài, đồng nội tệ mất giá, thâm hụt ngân sách cao, gây ra những bất ổn vĩ mô, từ đó dẫn đến tình trạng thất nghiệp và bất ổn chính trị - xã hội và đe dọa sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Thực tế cho thấy lạm phát cao không chỉ là vấn đề của riêng các nền kinh tế đang phát triển, mà điều này cũng từng diễn ra tại những quốc gia phát triển, điển hình là trường hợp lạm phát phi mã của CHLB Đức giai đoạn 1929 - 1933. Sau thời gian dài chống chọi với tỷ lệ lạm phát cao cùng những hệ luỵ đi kèm thì vào những năm đầu thập kỷ 90, khuôn khổ chính sách tiền tệ (CSTT) lạm phát mục tiêu đầu tiên trên thế giới đã ra đời tại New Zealand, theo đó Chính phủ và Ngân hàng NHTW đặt ra mục tiêu lạm phát từng năm cũng như trong trung hạn và được quyền chủ động sử dụng công cụ CSTT như nghiệp vụ thị trường mở, công cụ lãi suất, tỷ giá, dự trữ bắt buộc để đạt được mục tiêu đó. Một CSTT theo đuổi lạm phát mục tiêu được coi là thành công nếu tỷ lệ lạm phát thực tế dao động quanh ngưỡng mục tiêu đã đề ra. Từ đó đến nay, đã có 27 quốc gia trên thế giới áp dụng đầy đủ khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu (Hammond, 2012). Đa số các nước theo đuổi khuôn khổ này đã thành công trong việc duy trì mức lạm phát thấp, hợp lý với thực trạng nền kinh tế, cá biệt trong số đó có 3 nước hiện duy trì mục tiêu lạm phát ở mức 10% (Cộng hòa Séc, Colombia và Hungary). Một số quốc gia khác, tuy chỉ áp dụng một phần hoặc không áp dụng CSTT lạm phát mục tiêu, vẫn thừa nhận dự báo lạm phát là một trong những hoạt động ưu tiên hàng đầu của họ. Giống với đa số nền kinh tế đang phát triển, Việt Nam từng trải qua thời kỳ lạm phát cao, điển hình như giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á (1997 – 1998), hậu gia nhập WTO (2004 – 2006) và khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007 – 2008). Điều đáng nói là, kể từ 2014 đến nay, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giảm về mức thấp một cách bất thường. Trên thực tế, lạm phát ở mức thấp trong nhiều tình huống sẽ gây ra trở lực đối với phát triển tiềm năng kinh tế. Nó thường kéo theo sức mua ì ạch, hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, người tiêu dùng trì hoãn tiêu dùng để chờ đợi giá giảm sâu hơn, doanh nghiệp ngừng đầu tư và tuyển dụng để tiết kiệm chi phí. Ở một khía cạnh khác, lạm phát quá thấp sẽ làm bào mòn doanh thu thuế, làm cản trở lộ trình tăng lương, bào mòn lãi suất cận biên, dẫn đến làm tăng gánh nặng nợ đối với doanh nghiệp và Chính phủ. Diễn biến lạm phát khó lường như vậy đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt động phân tích, dự báo và kiểm soát lạm phát tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, sao cho việc thực thi CSTT đạt hiệu quả cao, từ đó ổn định được giá trị đồng nội tệ trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và trước nguy cơ bất ổn từ kinh tế thế giới. Theo đó, quá trình điều hành CSTT cần phải được lượng hóa toàn
  17. 2 diện nhằm đảm bảo dự báo lạm phát và các nhân tố vĩ mô quan trọng được tiến hành thuận lợi và hiệu quả. Mặt khác, theo lập luận của Bùi Quốc Dũng (2014), việc xây dựng, vận hành và phát triển các lớp mô hình kinh tế lượng dự báo lạm phát được xem là điều kiện tiên quyết để NHNN có thể áp dụng khuôn khổ CSTT lạm phát mục tiêu thực thụ trong tương lai. Chỉ khi năng lực dự báo lạm phát của NHNN được nâng tầm cùng NHTW các nước, việc điều hành CSTT của NHNN hướng về mục tiêu lạm phát mới thực sự đạt hiệu quả như mong đợi. Với việc điểm qua một số vấn đề còn tồn tại của công tác dự báo lạm phát trong hoạch định và điều hành CSTT, đồng thời nhận thấy hiện nay chưa có bất kỳ công trình khoa học nào đủ tầm bao quát về xây dựng và phát triển hệ thống mô hình dự báo lạm phát dành cho Việt Nam (đa số nghiên cứu mới dừng ở việc tập trung khai thác vào từng mô hình riêng lẻ), việc triển khai đề tài luận án “Ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam” là hết sức cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Sự phát triển các lý thuyết về lạm phát Các lý thuyết về laṃ phát đươc̣ hình thành từ khá sớ m và không ngừ ng được hoàn thiệ n theo thờ i gian. Trong tác phẩm “The Wealth of Nations”, Smith (1776) lần đầu đề cậ p đến thuật ngữ “lạm phát” khi tác giả này phân biệ t “giá thực” và “giá danh nghiã ”. Theo đó, giá thưc̣ của hàng hóa (giá trị) đươc̣ định nghiã là khả nă ng mua đươc̣ hàng hóa đó, trong khi giá danh nghiã (tiền) chi ̉ là chi phí đươc̣ đo lường duy nhất bằng tiền (đươc̣ giữ cố định theo giá trị của vàng hoặ c mộ t số kim loaị quý khác). Theo quan điểm này, giá thực củ a hàng hóa dưạ trên sứ c lao độ ng, trong khi giá danh nghiã laị biến độ ng theo sư ̣ sẵn có của các kim loaị quý và luậ t pháp của chế độ cai trị trong việ c xác định kim loaị quý. Mặ c dù các nhà kinh tế hoc̣ cổ điển cho rằng biến độ ng về giá của hàng hóa có thể tác độ ng bất lợi tớ i nền kinh tế mộ t cách taṃ thờ i (như taọ ra phân phố i của cải mộ t cách thất thường giữa các bên bị ràng buộ c theo hơp̣ đồng quy định giá tiền cố định); sau cùng, những biến độ ng này chi ̉ đơn thuần là sự thay đổi quy mô mà theo đó giá trị đươc̣ đo lườ ng (Bryan, 1997). Quan điểm cho rằng sư ̣ thay đổ i về lương̣ của tiền chi ̉ tác độ ng đến duy nhất giá tiền của hàng hóa (chứ không phải giá trị) cũng đươc̣ nhiều nhà kinh tế hoc̣ cổ điển đồng tình. Quan điểm này được coi là nền tảng để phát triển các lý thuyết về laṃ phát trong đầu thế kỷ 20, trong đó phải kể đến nhà kinh tế học người My ̃ Irving Fisher nổi tiếng vớ i học thuyết số lương̣ tiền tệ (Quantity Theory of Money). Lý thuyết của Fisher đươc̣ phát triển trong mộ t thờ i gian dài, đặ c biệ t trong bố i cảnh cuộ c tranh luậ n về tiền tệ diễn ra gay gắt trong cuộ c bầu cử tổng thống nă m 1986 (Laidler, 2011). Theo lý thuyết này, thờ i kỳ giảm phát thấp của My ̃ là do nguồn cung vàng thất baị
  18. 3 trong duy trì sản lương̣ cần thiết để tương xứ ng vớ i tốc độ tă ng trưởng nhanh của tiền tệ , theo đó, tình trang̣ giảm phát cần có mộ t giải pháp CSTT phù hơp,̣ đó là gia tă ng cung tiền. Hình 1: Mối liên hệ giữa lượng tiền và mức giá Nguồn: Friedman (1989) Bất chấp những ý kiến trái chiều, Fisher (1911) tiếp tuc̣ phát triển lý thuyết này bằng đẳng thứ c nổ i tiếng giữa laṃ phát và tiền tệ như sau: PT = MV + M’V’ Trong đó: - P: mứ c giá chung - T: tổng lương̣ giao dịch bằng tiền - M: tổng lương̣ tiền giao dịch chính thứ c - V: tốc độ lưu thông tiền M - M’: tổng lương̣ tiền tín dung̣ - V’: tốc độ lưu thông tiền M’ Phương trình trên đươc̣ thiết lập với các giả định: (i) P là biến phụ thuộ c - chịu tác độ ng bởi các biến độ c lậ p khác; (ii) tỷ trọng M’/M là cố định; (iii) V và V’ không đổi và độ c lậ p vớ i sự thay đổi của M và M’; (iv) T không đổi và độ c lậ p so vớ i M, V, M’, V’; (v) cầu tiền tệ tươ ng xứ ng vớ i giá trị giao dịch; (vi) cung tiền là biến ngoại sinh không thay đổi; (vii) phươ ng trình trên chỉ áp dụng trong phân tích ngắn hạn; và (viii) nền kinh tế ở trạng thái toàn dụng lao độ ng (Ajuzie và cộng sự, 2008).
  19. 4 Những giả định trên tiếp tuc̣ là chủ đề thu hút nhiều ý kiến bình luậ n của các nhà kinh tế hoc̣ thờ i bấy giờ. Trong đó, những bình luậ n sắc sảo và có tầm ảnh hưởng nhất thuộ c về John Maynard Keynes (Higgins, 1978) khi ông cho rằng lý thuyết của Fisher quá cứ ng nhắc trong việ c phân tích tác độ ng của việ c thay đổi cung tiền đố i vớ i tiêu dùng và mứ c giá chung trong nền kinh tế. Trong tác phẩm “The General Theory of Employment, Interest and Money”, Keynes (1936) đã phát triển lý thuyết của riêng mình vớ i tên goị “Lý thuyết ưa chuộng thanh khoản” (Liquidity Preference Theory) nhằm bác bỏ kết luậ n của lý thuyết Fisher cho rằng việ c tă ng cung tiền se ̃ dẫn đến giá tă ng thêm mộ t lương̣ tương ứ ng. Lý thuyết của Keynes có mộ t số điểm khác biệ t so vớ i Fisher, cụ thể: (i) bác bỏ luậ n điểm cho rằng hộ gia đình và doanh nghiệ p muốn nắm giữ mộ t lương̣ cố định trong thu nhậ p của ho;̣ (ii) độ ng cơ nắm giữ tiền của hộ gia đình và doanh nghiệ p phu ̣ thuộ c vào “tính ưa thích thanh khoản” của ngườ i nắm giữ tài sản; (iii) giả định tính ưa thích thanh khoản và cầu tiền tích luy ̃ có quan hệ ngươc̣ chiều vớ i mứ c lãi suất hiệ n tai;̣ (iv) tốc độ thu nhậ p về tiền có thể thay đổ i theo thờ i gian do sư ̣ thay đổ i trong kỳ vong̣ đố i vớ i biến độ ng lãi suất trong tương lai; (v) cung tiền thay đổ i có thể dẫn đến tốc độ lưu thông tiền thay đổ i; (vi) giả định nền kinh tế toàn dung̣ lao độ ng có thể bỏ qua trong phân tích kinh tế mà vẫn đảm bảo độ tin cậ y của kết quả. Vớ i những giả định trên, Keynes cho rằng phaṃ vi, trong đó tă ng cung tiền dẫn đến tă ng chi tiêu, phu ̣ thuộ c vào nhiều yếu tố trong việ c xác định tốc độ tă ng thu nhập về tiền; tă ng chi tiêu không dẫn đến tă ng mứ c giá chung mộ t cách tương xứ ng; và quan hệ giữa cung tiền và tă ng giá là không đơn giản như theo lý thuyết của Fisher. Nhậ n định của Keynes được xem là sự bổ sung quan trọng vào sư ̣ phát triển lý thuyết về laṃ phát trên thế giớ i, mà cho đến nay mộ t số nhậ n định của ông vẫn đúng đắn và còn nguyên giá trị (Higgins, 1978). Sau John Maynard Keynes, không thể không đề cập tới mô hình đườ ng cong Phillips nổ i tiếng, mà theo khẳng định của Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đứ c Thành (2010), các lý thuyết laṃ phát hiệ n đại chủ yếu xuất phát từ mô hình này. Dựa trên việc so sánh tốc độ tă ng tiền lương vớ i tỷ lệ laṃ phát ở Anh giai đoaṇ 1861 – 1957, Phillips (1958) chỉ ra rằng khi thị trường lao độ ng bị thắt chặ t và tỷ lệ thất nghiệ p giảm, tiền lương có xu hướ ng tă ng nhanh hơn. Do mứ c tă ng tiền lương tương quan chặ t che ̃ vớ i mứ c tă ng giá, mố i quan hệ trên thường đươc̣ giải thích là sư ̣ đánh đổ i giữa laṃ phát và thất nghiệ p. Đườ ng cong thể hiệ n sư ̣ đánh đổ i này mang tên “đườ ng cong Phillips”. Mộ t đường cong Phillips ổn định chứ ng tỏ nhà làm chính sách choṇ mộ t trong nhiều tổ hơp̣ giữa laṃ phát và thất nghiệ p ở mứ c chấp nhậ n đươc̣ và xác định nó là muc̣ tiêu trong các chính sách kinh tế vi ̃ mô (Cashell, 2004). Trong một nghiên cứu khác về CSTT, Friedman (1968) đưa ra một số luận điểm gắn với mô hình đườ ng cong Phillips: (i) các nhà tạo lập chính sách không có khả nă ng lưạ choṇ bất cứ tỷ lệ thất nghiệ p nào trong dài haṇ ngoài tỷ lệ thất nghiệ p tư ̣ nhiên, vốn phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc lao độ ng và sản phẩm thị trường trong nền kinh tế; (ii) các giả định về sư ̣ đánh đổi giữa thất nghiệ p và tỷ lệ laṃ phát chi ̉ có tác dung̣ trong ngắn haṇ như mộ t hiệ n
  20. 5 tương̣ taṃ thờ i; (iii) laṃ phát đươc̣ duy trì dướ i mứ c cân bằng cấu trúc se ̃ dẫn đến sư ̣ gia tă ng tích luy ̃ củ a giá và tiền lương chủ yếu do sư ̣ bất ổn trong kỳ vong̣ (Friedman, 1968; Gordon, 2011). Trong khi đó, Phelps (1967) đã phát triển mộ t lý thuyết mớ i về tỷ lệ thất nghiệ p và laṃ phát, trong đó nhấn manḥ vai trò của laṃ phát kỳ vong̣ cũng như thông tin bất hoàn hảo trong thị trường lao độ ng. Từ những nhậ n định trên, Friedman và Phelps đã đi đến chung mộ t kết luậ n rằng không có sư ̣ đánh đổi giữa laṃ phát và tỷ lệ thất nghiệ p trong dài haṇ (Forder, 2010; Schawarzer, 2012). Lucas (1972) sau đó tiếp tục bổ sung yếu tố kỳ vong̣ hơp̣ lý vào mô hình đườ ng cong Phillips với ngu ̣ ý những sai sót trong kỳ vong̣ bất hơp̣ lý (“erroneous expectation errors”) se ̃ không lặ p lai.̣ Ý tưởng về kỳ vong̣ hơp̣ lý đã giúp Lucas và các học giả sau đó đưa ra mộ t dư ̣ đoán đáng chú ý. Tác giả này lậ p luậ n rằng CSTT đươc̣ tiên liệ u trước không thể thay đổ i đươc̣ GDP thưc̣ tế theo phương pháp thông thườ ng hay theo phương pháp dư ̣ báo, kết quả mà sau đó đươc̣ biết đến như “mệ nh đề không hiệ u quả về chính sách”. So vớ i phương pháp của Friedman và Phelps, phương pháp của Lucas hàm ý sư ̣ thay đổ i trong sản lương̣ ngày càng xa so vớ i mức tư ̣ nhiên có thể dẫn đến sư ̣ thay đổ i về giá mộ t cách độ t ngộ t, đến mức NHTW không thể thay đổ i sản lương̣ thông qua thưc̣ hiệ n thay đổ i đã đươc̣ dư ̣ báo trước đó trong CSTT (Gordon, 2011). Những năm sau đó, đường cong Phillips tiếp tuc̣ đươc̣ hiệu chinh,̉ bổ sung, cu ̣ thể: Fischer (1977) và Taylor (1979) xem xét thêm sư ̣ cứ ng nhắc về tiền lương danh nghiã vào mô hình; Calvo (1983) mô hình hóa việ c điều chinh̉ giá ngẫu nhiên; trong khi Gali và Gertler (1999) bổ sung yếu tố chi phí lao độ ng vào mô hình. Những điều chinh̉ liên tiếp này dẫn tới sư ̣ ra đờ i của đườ ng Phillips mớ i (New-Keynesian Phillips Curve - NKPC) vớ i đặc trưng về kỳ vong,̣ nghiã là laṃ phát đươc̣ quyết định bở i các các yếu tố kỳ vong̣ trong tương lai. Tuy nhiên sau đó, NKPC tiếp tuc̣ đươc̣ điều chinh̉ khi hàng loaṭ các bằng chứ ng đáng tin cậ y cho thấy rằng tỷ lệ laṃ phát hiệ n taị còn phu ̣ thuộ c vào tỷ lệ laṃ phát trong quá khứ . Trong các nghiên cứu gần đây của Woodford (2003) và Christiano và cộng sự (2005), giá trị quá khứ của laṃ phát cũng bắt đầu được xem xét trong mô hình đườ ng Phillips. Mô hình NKPC lai bao gồm cả những đặ c điểm kỳ vong̣ tương lai và những giá trị quá khứ củ a laṃ phát và cả mộ t biến đo lườ ng áp lưc̣ của laṃ phát do tồn taị dư cầu trong hệ thống. Trong quá trình xác định các nhân tố tác độ ng đến laṃ phát, không thể không nhắc đến “lạm phát cơ bản”, mộ t khái niệ m trong nhiều cuộ c tranh luậ n giữa các nhà chính sách trong hơn hai thậ p kỷ qua. Theo Wynne (2008), thuậ t ngữ “lạm phát cơ bản” lần đầu tiên được sử dụng bởi Schreder (1952) trong bối cảnh các nhà lậ p pháp đang tranh cãi về chênh lệ ch laṃ phát mà nước My ̃ phải đố i mặ t vào đầu những nă m 1950, theo đó “ngay cả những ngườ i có khuynh hướ ng đồng tình vớ i khái niệ m cân bằng giữa cung và cầu, cũng chỉ ra rằng đang có mộ t lượng cung tiền cực lớ n – và đó chính là lạm phát cơ bản lượng cung tiền của chúng ta đang cao gấp hơn 3 lần so vớ i mứ c của nă m 1939 ” (p.153). Sau
  21. 6 Schreder (1952), Tobin (1972) và Sprinkel (1975) tiếp tục gợi nhắc về “lạm phát cơ bản”, song cả ba học giả không đưa ra bất cứ bình luậ n nào về thuậ t ngữ này. Theo tìm hiểu của Wynne (2008), Otto Eckstein là ngườ i đầu tiên đưa ra định nghiã chính thứ c về laṃ phát cơ bản vào nă m 1981. Trong tác phẩm “Core Inflation”, Eckstein (1981) định nghiã laṃ phát cơ bản là thành phần tă ng giá có tính xu hướ ng trong tổng cung, đồng thờ i đưa ra công thứ c e tính laṃ phát (π), theo đó laṃ phát gồm có ba cấu phần: laṃ phát cơ bản (π ), laṃ phát cầu kéo (πd) và laṃ phát chi phí đẩy (πs): π = πe + πd + πs Theo Eckstein (1981), laṃ phát cơ bản đươc̣ đo lường bằng bình quân của tốc độ gia tă ng chi phí lao độ ng đơn vị và chi phí sử dung̣ vốn; đồng thờ i “tỷ lệ lạm phát cơ bản phản ánh sự tă ng giá cần thiết do sự gia tă ng mang tính xu hướ ng của chi phí đầu vào đối vớ i quá trình sản xuất. Sự gia tă ng chi phí, đến lượt nó, là mộ t hàm kỳ vọng về giá cơ bản. Những kỳ vọng này là kết quả của những trải nghiệ m trướ c đó, được tạo ra bởi nhu cầu và các cú sốc lạm phát trong lịch sử”. Bắt đầu từ tháng 12/1975, báo cáo “CPI Detailed Report” của Bộ Lao độ ng My ̃ đã công bố các chỉ số: “all items less energy” (tất cả khoản mục trừ nă ng lượng), “all items less food” (tất cả khoản mục trừ lươ ng thực); đến nă m 2001 bổ sung thêm mộ t số chi ̉ số khác như “all items less shelter” (tất cả khoản mục trừ nhà ở), “all items less medical care” (tất cả khoản mục trừ chă m sóc y tế) , qua đó ngầm thể hiệ n cách tính toán chi ̉ số laṃ phát cơ bản của My ̃ trong thờ i kỳ này (Wynne, 2008). Cũng nghiên cứ u về laṃ phát cơ bản, Quah và Vahey (1995) định nghiã laṃ phát cơ bản là “thành phần trong lạm phát được tính toán mà không có tác độ ng trung và dài hạn đến sản lượng”; đồng thờ i, để tính toán laṃ phát cơ bản, các tác giả đã đưa ra mộ t số giả định sau: (1) yếu tố có thể tác độ ng đến laṃ phát gồm 2 biến ngoaị sinh (biến nhiễu); (2) hai biến nhiễu này đươc̣ phân biệ t thông qua tác độ ng của nó đến sản lương̣ và không có tương quan taị tất cả các biến tớ i (leads) và biến trễ (lags); (3) biến nhiễu thứ nhất không có tác độ ng đến sản lương̣ sau mộ t khoảng thờ i gian ngắn; (4) biến nhiễu thứ hai có thể có tác độ ng lớ n đến sản lương̣ trong trung và dài han;̣ (5) laṃ phát cơ bản vậ n độ ng trên laṃ phát đươc̣ tính toán chi ̉ phu ̣thuộ c duy nhất vào biến nhiễu thứ nhất (do laṃ phát cơ bản đươc̣ xác định là trung tính đối vớ i sản lương̣ trong trung dài han,̣ nhưng vẫn có thể có tác độ ng đến sản lương̣ trong ngắn han);̣ và (6) sản lương̣ và laṃ phát có quan hệ ngẫu nhiên nhưng không đồng nhất. Từ những giả định này, Quah và Vahey (1995, p.1133) đưa ra phương trình mô phỏng laṃ phát cơ bản như sau: ∞ X(t) = D(0) η(t) + D(Ι) η(t – Ι) + = ∑�=0 �(�)�(� − �) Trong đó: - Var(η) = Ι; - X = (ΔY, Δπ)’: vớ i Y là sản lương̣ và π là laṃ phát; - η = (η1, η2)’: vớ i η1, η2 là 2 biến nhiễu.
  22. 7 So sánh mô hình về laṃ phát cơ bản giữa Eckstein và Quah-Vahey, có thể rút ra các điểm khác biệt cơ bản sau: (i) Eckstein loaị bỏ hoàn toàn tác độ ng chu kỳ đối vớ i laṃ phát liên quan đến áp lưc̣ cầu vươṭ mứ c; (ii) sư ̣ khác biệ t giữa laṃ phát cơ bản và laṃ phát phi cơ bản của Quah và Vahey là sư ̣ khác biệ t cần thiết giữa laṃ phát dư ̣ đoán trước và laṃ phát không thể dư ̣ đoán trước; (iii) laṃ phát cơ bản theo Quah và Vahey có tương quan khá lớ n đối vớ i sản lương̣ trong ngắn han,̣ trong khi laṃ phát cơ bản của Eckstein laị trung tính so với sản lương̣ trong ngắn haṇ (Roger, 1998). Tuy có mộ t số khác biệ t, nhưng hai mô hình này đươc̣ sử dung̣ rộ ng rãi bở i tại các NHTW, qua đó giúp: (i) có cái nhìn dài haṇ hơn về xu thế laṃ phát nhờ haṇ chế đươc̣ biến độ ng của yếu tố thờ i vu,̣ ngắn han;̣ (ii) nâng cao hiệ u quả trong việ c đề xuất chính sách, qua đó củng cố niềm tin công chúng và nhà đầu tư. Bên canḥ lý thuyết laṃ phát cơ bản, thế giớ i còn mộ t số lý thuyết trong việ c giải thích nguyên nhân cũng như nhân tố tác độ ng đến laṃ phát; tuy nhiên, hầu hết trong số đó đươc̣ xây dưng̣ trên cơ sở của lý thuyết tổng cầu (cầu kéo) và lý thuyết chi phí đẩy. Trên tất cả, 2 lý thuyết nền tảng này đươc̣ xem là ít gây tranh cãi và phổ biến nhất (Greenidge và DaCosta, 2009). Lý thuyết cầu kéo cho rằng laṃ phát là kết quả từ việ c tă ng tổng cầu; do đó lý thuyết này xem sư ̣ thay đổ i về giá như cơ chế thanh toán bù trừ thị trường và laṃ phát đươc̣ xem như là kết quả của tổng cầu quá mứ c trên các thị trường yếu tố và hàng hóa. Theo đó, các nhân tố tác độ ng đến laṃ phát cầu kéo bao gồm sư ̣ gia tă ng trong cung tiền, chi tiêu chính phủ và mứ c giá chung trong phần còn laị của thế giớ i. Ngươc̣ lai,̣ theo lý thuyết chi phí đẩy, laṃ phát đươc̣ xem là kết quả khi các nhân tố giá tă ng nhanh hơn các nhân tố nă ng suất. Về cơ bản, laṃ phát chi phí đẩy xuất hiệ n khi tổng cung suy giảm. Điều này có thể là do sư ̣ tă ng giá của tiền lương hoặ c sư ̣ mất giá của nguyên vậ t liệ u thô. Những gia tăng này se ̃ khiến chi phí sản xuất cao hơn, từ đó dẫn đến laṃ phát “chi phí đâỷ ”. Chi phí sản xuất cao hơn có thể khiến tỷ lệ thất nghiệ p và sản lương̣ suṭ giảm. Thông qua các lý thuyết về cầu kéo và về chi phí đẩy, các nhà nghiên cứ u theo trường phái Keynes và theo trường phái trong̣ tiền đã xây dưng̣ các phương pháp khác nhau để tìm hiểu về quá trình hình thành laṃ phát (Greenidge và DaCosta, 2009). Theo trường phái Keynes, laṃ phát là kết quả của sư ̣ xáo trộ n trong thu nhậ p và các cú sốc đối vớ i nền kinh tế, như sư ̣ gia tă ng của giá dầu; trong khi trường phái trong̣ tiền tin rằng laṃ phát xuất hiệ n do cầu tiền dư thừ a và các chính sách tiền tệ không phù hơp̣ vớ i tình hình thưc̣ của nền kinh tế. Mô hình trường phái Keynes có dạng thức sau: π = f (l, w, u, o, pe) Trong đó: - π: laṃ phát - l: cầu dư thừ a về lao độ ng (labour) - w: tiền lương (wage) - u: tỷ lệ thất nghiệ p (unemployment)
  23. 8 - o: sản lương̣ (output) - pe: kỳ vong̣ về giá (price expectation) Trong khi đó, mô hình theo trường phái trong̣ tiền đươc̣ xây dưng̣ theo hàm sau: π = f (y, ms, i) Trong đó: - π : laṃ phát - y : sư ̣ thay đổ i trong thu nhập thực tế - ms : cung tiền - i : chi phí nắm giữ tiền mặ t (interest rate). Các nhà lý thuyết cổ điển cũng xây dưng̣ mộ t số mô hình để có thể hiểu rõ hơn nguyên nhân khiến mứ c giá chung trong nền kinh tế tă ng lên. Phương pháp của các nhà nghiên cứ u này rất tương đồng vớ i phương pháp củ a trường phái trong̣ tiền, theo đó lạm phát xuất hiệ n khi quá nhiều tiền để mua quá ít hàng hóa (Greenidge và DaCosta, 2009). Trong tình huống này, tă ng cung tiền se ̃ dẫn đến sư ̣ gia tă ng trong tổng cầu đối vớ i hàng hóa và dịch vu,̣ và do đó se ̃ gây ra tình trang̣ laṃ phát trong nền kinh tế. Bên canḥ các lý thuyết trên, còn có lý thuyết về phía cung, lý thuyết có liên quan đến trường phái trong̣ tiền và cho rằng cung hàng hóa và dịch vu ̣ (thay vì cung tiền) có thể có tác độ ng đến laṃ phát. Cu ̣ thể là, khi trong nền kinh tế có quá nhiều tiền để mua quá ít hàng hóa, có hai giải pháp hoặ c là giảm cung tiền hoặ c tă ng cung hàng hóa và dịch vu.̣ Các biến để xác định laṃ phát trong mô hình này gồ m có: chênh lệ ch về sản lương̣ (đaị diệ n cho độ chệ ch giữa sản lương̣ thực tế và sản lương̣ mong muốn) và tiền dư thừ a (đaị diệ n cho sư ̣ chênh lệ ch giữa lương̣ tiền thưc̣ tế và lương̣ tiền mong muốn đưa vào nền kinh tế). Nhằm phản biệ n laị những phê phán của trường phái trong̣ tiền, trường phái Keynes đã hiệ u chinh̉ lý thuyết về laṃ phát, chủ yếu dưạ trên sư ̣ canḥ tranh không hoàn hảo. Theo lý thuyết này, các nhà lý thuyết theo trường phái Keynes cho rằng đối vớ i mộ t ngườ i lao độ ng trong đàm phán về tiền lương thì mứ c giá là biến ngoaị sinh; tuy nhiên, đố i vớ i tất cả ngườ i lao độ ng trong đàm phán tiền lương thì đây laị là biến nộ i sinh. Kết quả là, laṃ phát xuất hiệ n khi những ngườ i lao độ ng muốn mứ c tiền lương cao hơn và doanh nghiệ p muốn mứ c lơị nhuậ n cao hơn. Do đó, nếu ngườ i lao độ ng đươc̣ trả vớ i mứ c tiền lương cao hơn, doanh nghiệ p se ̃ tă ng giá sản phẩm và điều này sẽ dẫn đến laṃ phát. Có nghiã là, laṃ phát bị ảnh hưở ng bở i tiền lương̣ tă ng và giá sản phẩm của doanh nghiệ p tă ng. Tương tư ̣ trường phái Keynes, các nhà nghiên cứ u theo trường phái trong̣ tiền cũng tìm cách đáp trả những phê bình củ a trường phái Keynes bằng cách đề xuất mộ t lý thuyết, trong đó doanh nghiệ p không chắc chắn về nguyên nhân khiến giá tă ng. Có nghiã là, các doanh nghiệ p có thể không chắn chắn khi có những sứ c ép về laṃ phát hoặ c nếu nhu cầu của ngườ i tiêu dùng thưc̣ sư ̣ tă ng. Sau khi tìm ra đươc̣ những nguyên nhân khiến giá tă ng, các doanh nghiệ p sẽ
  24. 9 điều chinh̉ giá tương ứ ng, dưạ trên kỳ vong̣ hơp̣ lý về giá. Do đó, kỳ vong̣ về giá se ̃ có tác độ ng đến tỷ lệ laṃ phát. Ngoài ra, các nhân tố về cấu trúc như điều kiện khí hậu, các chính sách nhằm bảo vệ mộ t số ngành công nghiệ p hoặ c các chính sách về thương mai,̣ cũng có thể tác độ ng đến tỷ lệ laṃ phát. Nếu có cơn bão gây thiệ t haị đối vớ i nguồn cung thưc̣ phẩm và cơ sở ha ̣ tầng, sau đó giá hàng hóa và dịch vu ̣ chắc chắn se ̃ tă ng vot.̣ Cũng như vậ y, để bảo vệ mộ t số ngành công nghiệ p, các hàng hóa và dịch vu ̣ vớ i giá rẻ hơn có thể không đươc̣ cho phép nhậ p khẩu vào trong nước, do đó giá mộ t số hàng hóa và dịch vu ̣ se ̃ tă ng cao hơn. Điều này chứ ng tỏ laṃ phát có thể là hậ u quả của điều kiệ n thờ i tiết và hoaṭ độ ng thương maị hoặ c các chính sách bảo hộ . Phương pháp khác để tìm hiểu quá trình hình thành laṃ phát đươc̣ xây dưng̣ dưạ trên mô hình “nhậ p khẩu laṃ phát theo trường phái cấu trúc” (Frisch, 1977). Mô hình này chi ̉ ra rằng mộ t quốc gia phu ̣thuộ c vào thị trường nước ngoài có thể “nhậ p khẩu” laṃ phát, nhất là khi sư ̣ phu ̣ thuộ c quá lớ n vào các biến ngoaị vi se ̃ taọ ra sứ c ép lớn đố i vớ i giá hàng hóa trong nước. Mộ t mô hình khác thuộ c trường phái cấu trúc là mô hình Scandinavia đươc̣ đánh giá rất phù hơp̣ đối vớ i các nền kinh tế nhỏ mở, theo đó mô hình này giả thuyết rằng laṃ phát bị tác độ ng bở i giá thế giớ i, tiền lương và nă ng suất (Cumberbatch, 1995). Frisch (1977) cũng đề cậ p đến mô hình Scandinavia gia tă ng của Branson và Myhrman (1976), trong đó tỷ lệ thất nghiệ p và laṃ phát kỳ vong̣ đươc̣ bổ sung là nhân tố tác độ ng đến laṃ phát trong mô hình Scandinavia. Dlamini và cộng sự (2001) tiến hành khảo sát các nghiên cứ u gần đây, trong đó các tác giả này đã kết luậ n rằng các lý thuyết mớ i nhất về laṃ phát tậ p trung vào niềm tin đố i vớ i chính sách, tính ổn định chính trị, chu kỳ chính trị, và uy tín của Chính phủ. Tuy nhiên, các tác giả cũng chi ̉ ra rằng các lý thuyết này dưạ trên các biến số không thể lương̣ hóa đươc̣ và do đó bị loaị trừ ra khỏi hầu hết các nghiên cứ u thưc̣ nghiệ m. Ngoài ra, Selialia (1995) cũng chứ ng minh rằng phương pháp kinh tế chính trị đối vớ i các chính sách kinh tế vi ̃ mô chủ yếu nhấn manḥ tầm quan trong̣ đối vớ i các nước công nghiệ p, do đó phương pháp này có thể không phù hơp̣ vớ i các nướ c đang phát triển. 2.2. Các nhân tố tác động tới lạm phát Cùng vớ i quá trình xây dưng̣ và phát triển các lý thuyết cơ bản về laṃ phát, nhiều nghiên cứ u thưc̣ nghiệ m trên thế giớ i đã áp dung̣ hiệ u quả các lý thuyết cơ bản này làm cơ sở để xác định những nhân tố chủ yếu tác độ ng đến laṃ phát, qua đó phần nào khắc hoạ những đặ c điểm quan trong̣ về tình hình laṃ phát trên thế giớ i. Khi nghiên cứ u nguyên nhân gây ra laṃ phát taị khu vưc̣ châu Phi giai đoaṇ 1960 – 1989, Chhibber (1991) chi ̉ ra được mố i quan hệ chặ t che ̃ giữa chế độ tỷ giá vớ i laṃ phát, theo đó các quốc gia sử dung̣ chế độ tỷ giá thả nổi thườ ng xảy ra tình trang̣ laṃ phát cao, trong khi các nướ c áp dung̣ chính sách tỷ giá cố định thì thườ ng có mứ c laṃ phát thấp hơn.
  25. 10 Tuy nhiên, qua phân tích thưc̣ nghiệ m ky ̃ lưỡng, vấn đề này phứ c tap̣ hơn nhiều. Theo kết quả nghiên cứ u trên, taị các nướ c Ghana, Uganda, Sierra Leon và Zambia, tình trang̣ laṃ phát cao vẫn diễn ra phổ biến trong thờ i kỳ sử dung̣ chính sách tỷ giá cố định. Nghiên cứ u về điều chinh̉ tỷ giá của Ghana còn chi ̉ ra rằng việ c điều chinh̉ tỷ giá chính thứ c thậ m chí còn giúp giảm laṃ phát nhờ giảm thâm huṭ tài khóa. Mứ c laṃ phát thấp và ổn định taị các quốc gia có chế độ tỷ giá cố định là do sư ̣ phối hơp̣ giữa tài chính và tiền tệ , chứ không phải ở tỷ giá hố i đoái cố định. Do đó, tác giả này đi đến kết luậ n chính sách tỷ giá không có tác độ ng quá lớ n đến laṃ phát taị các nước khu vưc̣ châu Phi trong giai đoaṇ 1960 – 1989. Song, quan điểm trên không nhậ n đươc̣ đồng tình của một số học giả. Cụ thể, qua phân tích tác độ ng của chính sách tỷ giá đến laṃ phát trong cả dài haṇ và ngắn haṇ taị mộ t nền kinh tế nhỏ, mở điển hình kết hơp̣ vớ i phân tích laṃ phát trong thị trường ngoaị hố i dướ i góc nhìn tài chính công, Bodart (1996) nhậ n thấy sư ̣ vậ n độ ng của laṃ phát thay đổi rõ rệ t ngay cả khi việ c điều chinh̉ tỷ giá là thường xuyên hoặ c taṃ thờ i. Cu ̣ thể, nếu điều chinh̉ là taṃ thờ i nhưng ngườ i dân xem là thường xuyên, laṃ phát se ̃ tă ng trước và sau đó sẽ giảm dần về đến điểm dừ ng trước đó. Ngươc̣ lai,̣ nếu công chúng xem sư ̣ điều chinh̉ là taṃ thờ i, sư ̣ vậ n độ ng của laṃ phát thậ m chí còn thất thườ ng hơn: đầu tiên se ̃ tă ng lên trên mức khi tỷ giá thay đổ i, sau đó giảm xuống dướ i điểm dừ ng, và sau cùng là phuc̣ hồ i sau khi quay lại mứ c tỷ giá hố i đoái hơp̣ nhất. Bodart (1996) còn chứ ng minh rằng tỷ giá hố i đoái thả nổi đươc̣ duy trì lâu bao nhiêu thì mứ c độ biến độ ng của laṃ phát càng lớ n bấy nhiêu. Đối vớ i tác độ ng của việ c điều chinh̉ tỷ giá chính thứ c liên tuc̣ đến laṃ phát, tác giả này chi ̉ ra rằng trong mộ t nền kinh tế vớ i tỷ giá danh nghiã chính thứ c cố định, việ c chuyển đổ i liên tuc̣ các tỷ giá chính thứ c chi ̉ có tác độ ng taṃ thờ i đến laṃ phát. Ngươc̣ lai,̣ khi NHTW điều chinh̉ tỷ giá chính thứ c nhằm thu hep̣ khoảng cách vớ i tỷ giá trên thị trường tư ̣ do, tác độ ng đến laṃ phát se ̃ mang tính dài han.̣ Khi nghiên cứ u các nhân tố chủ yếu tác độ ng đến laṃ phát ở Tanzania giai đoaṇ 1992 – 1998, sử dung̣ mô hình kinh tế lương̣ để phân tích cấu trúc vậ n độ ng của laṃ phát trong cả dài haṇ lẫn ngắn han,̣ Laryea và Sumaila (2001) rút ra kết luậ n rằng trong ngắn han,̣ sản lương̣ và tiền tệ (cung tiền M2) là những nhân tố chính gây nên tình trang̣ laṃ phát taị Tanzania. Tuy nhiên, trong dài han,̣ tỷ giá thị trường tư ̣ do cũng đóng vai trò quan trong̣ đối vớ i laṃ phát cùng vớ i sản lương̣ và tiền tệ . Bên canḥ đó, nghiên cứ u này còn chi ̉ ra rằng tác độ ng của tỷ giá đến laṃ phát chủ yếu đươc̣ thể hiệ n qua hoaṭ độ ng thương maị hàng hóa, trong đó chủ yếu là hàng hóa nhậ p khẩu trong linh̃ vưc̣ phi chính thứ c. Từ đinh̉ điểm 18,6% của nă m 1986, laṃ phát ở Nam Phi đã giảm manḥ xuống còn 5,2% vào nă m 1999, mứ c thấp nhất của nước này kể từ nă m 1970, song vẫn cao hơn laṃ phát taị các nước đố i tác thương maị quan trong̣ là Đứ c, Nhậ t Bản, Anh và My ̃ (Akinboade và cộng sự, 2004). Để xác định các nhân tố chủ yếu gây ra tình trang̣ laṃ phát taị Nam Phi trong giai đoaṇ từ Q1/1970 - Q1/2001, Akinboade và cộng sự (2004) sử dung̣ mô hình kinh
  26. 11 tế lương̣ để phân tích mố i quan hệ giữa laṃ phát vớ i thị trường tiền tệ , thị trường lao độ ng và thị trường ngoaị hố i ở Nam Phi, từ đó đã đưa ra mộ t số kết quả có thể đươc̣ khái quát như sau: (i) trong ngắn haṇ , sư ̣ gia tă ng của chi phí lao độ ng và cung tiền mở rộ ng có tác độ ng làm tă ng laṃ phát, trong khi tỷ giá danh nghiã hữu hiệ u có tác độ ng ngươc̣ chiều đối vớ i laṃ phát; và (ii) trong dài haṇ , laṃ phát tỷ lệ nghịch vớ i lãi suất, nhưng vẫn tỷ lệ thuậ n vớ i cung tiền mở rộ ng và sư ̣ tă ng chi phí lao độ ng trong nền kinh tế. Nhằm đánh giá tác độ ng của tỷ giá đến laṃ phát trong bố i cảnh hậ u khủ ng hoảng, Ito và Sato (2008) lựa choṇ phân tích các nước Indonesia, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia và Singapore trong giai đoạn 1993 – 2005, từ đó đi đến các kết luậ n sau: (i) mứ c chuyển củ a cú sốc tỷ giá đố i vớ i laṃ phát là tương đối thấp, trừ trường hơp̣ của Indonesia; (ii) laṃ phát hậ u khủ ng hoảng của Indonesia khác vớ i các quốc gia (bị khủ ng hoảng) khác nằm ở chính sách tiền tệ của Indonesia; và (iii) tác độ ng của tỷ giá cũng chính là nguyên nhân khiến laṃ phát gia tă ng, đồng thờ i việ c phá giá đồng nộ i tệ khiến các giải pháp khắc phuc̣ trở nên kém hiệ u quả. Điều này đưa đến mộ t hàm ý rằng laṃ phát bản chất vẫn nằm ở chính sách tiền tệ nộ i taị hơn là các tác độ ng từ bên ngoài, mặ c dù những tác độ ng này vẫn hiệ n hữu. Không riêng gì các nước từng trải qua thời kỳ laṃ phát cao, các nước laṃ phát thấp cũng là đối tương̣ thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứ u. Xác định các nhân tố tác độ ng đến laṃ phát có ý nghiã quan trong̣ đối vớ i Croatia trong nỗ lưc̣ đáp ứ ng tiêu chuẩn Maastricht nói riêng cũng như để gia nhậ p EU nói chung. Malesevic (2009) áp dung̣ phương pháp đồng tích hơp̣ để phân tích số liệ u laṃ phát của Croatia trong giai đoaṇ tháng 6/1994 – 6/2006, qua đó chi ̉ ra rằng trong dài haṇ laṃ phát có quan hệ vớ i tỷ giá, chi phí lao độ ng, nhưng laị không có quan hệ gì vớ i mứ c cung tiền. Cu ̣ thể, việ c tă ng giá tiền lương, phá giá đồng nộ i tệ đã làm tă ng laṃ phát; trong khi cung tiền laị không có nhiều tác độ ng đến laṃ phát của Croatia, điều này ngu ̣ ý rằng chính sách tiền tệ của Chính phủ trong thờ i gian này có thể phuc̣ vu ̣ cho các muc̣ tiêu khác. Đặ c biệ t, kết quả nghiên cứ u của Malesevic khá tương đồng vớ i các nghiên cứ u trước đó về Croatia như của Payne (2002), Botric và Cota (2006) về tác độ ng của tiền lương và tỷ giá đến laṃ phát; cũng như nhiều nghiên cứ u về các quốc gia châu Âu khác như: Haderi và cộng sự (1999) về Albania; Ross (2000) về Slovenia; Brada và Kutan (2002) về Cộ ng hòa Séc, Hungary và Ba Lan. Khi nghiên cứu về các nhân tố tác động đến lạm phát tại các quốc gia vùng Caribbean (Barbados, Jamaica, Guyana và Trinidad và Tobago) trong giai đoạn 1970 – 2006, Greenidge và DaCosta (2009) rút ra các kết luận chính sau: (i) tại mỗi quốc gia, biến động giá dầu đều có tác động đến lạm phát trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn, và tuy độ lớn có khác nhau, tác động dài hạn nhìn chung nhiều hơn so với tác động trong ngắn hạn; (ii) thay đổi của tỷ giá hối đoái danh nghĩa cũng là một nhân tố quan trọng tác động đến lạm phát đối với những quốc gia sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi, theo đó trong 3 nước áp dụng chế độ tỷ giá thả nổi, sự thay đổi của tỷ giá danh nghĩa đã dẫn đến tăng lạm phát trong ngắn hạn; (iii)
  27. 12 lãi suất tăng sẽ làm lạm phát tăng trong ngắn hạn, nhưng trong dài hạn lạm phát sẽ giảm dần xuống mức thấp hơn so với trước đó, hay nói cách khác tác động của tăng lãi suất là ngược chiều với lạm phát trong dài hạn; và (iv) mức kỳ vọng đối với lạm phát trong quá khứ có tác động làm tăng mức lạm phát trong hiện tại của 3 trong số 4 quốc gia được nghiên cứu. Bashir và cộng sự (2011) nghiên cứ u thưc̣ trang̣ laṃ phát taị Pakistan trong giai đoaṇ 1972 – 2010 nhằm xác định những nhân tố tác độ ng chủ yếu đến laṃ phát của quốc gia này. Bằng sử dung̣ phương pháp đồng tích hơp̣ Johansen để phân tích cân bằng dài haṇ và phương pháp hiệu chỉnh sai số (Error Correction Model – ECM) để phân tích ngắn han,̣ nghiên cứ u này kết luậ n: cung tiền, tổng sản phẩm quốc nộ i, chi tiêu chính phủ và nhậ p khẩu là những nhân tố làm tă ng laṃ phát trong dài haṇ ở Pakistan trong giai đoaṇ này và laṃ phát có xu hướ ng giảm dần nhờ mứ c thu ngân sách nhà nước cao hơn. Kết quả này cũng tương đồng vớ i Ahmed và cộng sự (2013) khi nghiên cứu về các nhân tố tác độ ng đến laṃ phát taị Pakistan trong giai đoaṇ 1971 – 2012, cụ thể: cung tiền, chi tiêu chính phủ, nhậ p khẩu, khủ ng hoảng giá nă ng lương̣ và sản lương̣ quốc gia dướ i mứ c tiềm nă ng là những nhân tố làm gia tă ng laṃ phát; trong khi xuất khẩu hầu như không có tác độ ng đến laṃ phát taị Pakistan. Cũng trong nă m 2011, các quốc gia châu Phi tiếp tuc̣ là mối quan tâm đối vớ i nhiều nhà nghiên cứ u, nhất là khi laṃ phát cao tiếp tuc̣ tái diễn taị 4 nước là Ethiopia (bình quân 39%/năm), Uganda (bình quân 19%/năm), Kenya (bình quân 16%/năm) và Tanzania (13%/năm) trong giai đoaṇ 2010 - 2011 (AfDB 2011). Thông qua phân tích định lương̣ trong cả dài haṇ và ngắn han,̣ Ngân hàng Phát triển Châu Phi (AfDB) đã chi ̉ ra rằng gia tă ng cung tiền đóng góp vào mức lạm phát chung trong ngắn hạn lên đến 30% và 40% lần lượt tại Uganda và Ethiopia; trong khi đó, taị Kenya và Tanzania, tác nhân gây ra lạm phát có thể kể đến giá dầu vớ i mứ c đóng góp tương ứ ng là 20% và 25%, bên canḥ nhân tố cung tiền mở rộ ng. Trong dài han,̣ nghiên cứ u chi ̉ ra rằng chính sách mở rộ ng tiền tệ đóng vai trò quan trong̣ đối vớ i sư ̣ gia tă ng của laṃ phát; đồng thờ i lưu ý tác độ ng của laṃ phát kỳ vong̣ đố i vớ i vòng xoáy laṃ phát taị các quốc gia châu Phi này. Tại Việt Nam, một loạt các nghiên cứu thực nghiệm đã được triển khai nhằm giải thích biến động của lạm phát. Dựa trên các lý thuyết nền tảng, các nghiên cứu về lạm phát tại Việt Nam cũng xem xét các nhân tố tác động tích hợp từ cả phía cầu kéo và phía chi phí đẩy nhằm luận giải sự biến động của lạm phát. Tuy nhiên, do khuyết thiếu dữ liệu hoặc chủ ý của tác giả, đa phần các nghiên cứu này đều bỏ qua các tác nhân quan trọng từ phía cung mà chỉ tập trung vào các nhân tố từ phía cầu. Tác nhân từ cung được sử dụng phổ biến hơn cả là giá dầu thế giới (trong một số trường hợp được thay thế bằng giá gạo). Về cơ bản, các nghiên cứu gần đây cho trường hợp Việt Nam thường xoay quanh: CPI, cung tiền, lãi suất, tỷ giá, sản lượng, giá dầu quốc tế.
  28. 13 Áp dụng mô hình VAR đối với chuỗi dữ liệu tháng trong giai đoạn 1996 – 2005, Camen (2006) chỉ ra rằng: (i) tiń dung̣ của nền kinh tế đóng góp tới 25% vào biến động của CPI và là nhân tố trọng yếu tác động tới lạm phát sau 24 tháng; (ii) M2 và lãi suất chỉ giải thích được một phần ít ỏi trong biến độ ng CPI (dướ i 5%); (iii) tỷ giá, giá dầu và giá hàng hóa thế giới đóng một vai trò quan trong̣ trong việc giải thich́ biến độ ng của laṃ phát (khoảng 20%); (iv) cung tiền M3 của My ̃ (đại diện cho thanh khoản quốc tế) cũng đóng góp vai trò quan trong̣ vào việc luận giải diễn biến CPI của Việt Nam trong hầu hết giai đoaṇ nghiê n cứ u. Trong khi đó, bàn về mối quan hệ giữa đô la hóa và biến động giá cả tại Việt Nam, Goujon (2006) chỉ ra rằng vớ i tinh̀ trang̣ đô la hóa của nền kinh tế, cung tiền chi ̉ thực sự tác độ ng tới laṃ phát nếu nó tinh́ đến số lương̣ USD đươc̣ nắm giữ. Nghiê n cứ u này sử dung̣ cách tiếp cậ n kinh tế hoc̣ tiền tệ cho giai đoạn từ tháng 1/1991 đến tháng 6/1999. Sử dung̣ dữ liệ u quý từ nă m 2001 – 2006, IMF (2006) chỉ ra được vai trò quan trong̣ của tiền tệ đối vớ i laṃ phát. Theo đó, tốc độ tă ng cung tiền và tiń dung̣ bắt đầu có sự tương quan vớ i laṃ phát kể từ năm 2002. Điều này được lý giải một phần từ sự tư ̣ do hóa mộ t loaṭ các loaị giá cả quan trong̣ trong những nă m 2000. Nghiê n cứ u này cũng cho thấy khi kỳ vong̣ laṃ phát và khoảng cách sản lương̣ có tác độ ng tới laṃ phát, vai trò của các cú sốc giá dầu và tỷ giá trong việc lý giải biến động của lạm phát là hết sức khiêm tốn. Hơn nữa, laṃ phát ở Việ t Nam thườ ng kéo dài hơn các nướ c khác trong khu vưc,̣ hàm ý rằng mộ t khi ngườ i dâ n đã có kỳ vong̣ về laṃ phát, việ c kiểm soát nó sẽ trở nên khó khăn hơn. Nguyen và Fujita (2007) sử dung̣ mô hình VAR để đánh giá tác độ ng của tỷ giá thưc̣ tới sản lương̣ và laṃ phát ở Việ t Nam giai đoaṇ 1992 – 2005. Các tác giả chỉ ra rằng nguyê n nhâ n chủ yếu khiến sản lương̣ và mứ c giá thay đổi là do biến động của chính các biến này trong quá khứ , đồng thời tỷ giá dường như ảnh hưởng mạnh mẽ tới cán câ n thương maị và sản lương̣ hơn là tới laṃ phát. Các biến sử dụng trong mô hinh̀ VAR gồm có: sản lương̣ cô ng nghiệ p, CPI, tỷ giá, cung tiền, thâ m huṭ thương maị và lãi suất FED (đóng vai trò là biến ngoaị sinh). Với phương pháp thực nghiệm tương tự và dữ liệu cập nhật hơn (2001 – 2007) khi nghiê n cứ u về sự truyển tải tác động của tỷ giá vào laṃ phát, Võ Vă n Minh (2009) kết luận mứ c chuyển tỷ giá ở Việ t Nam là khô ng hoàn toàn và thấp hơn hẳn kết quả tìm thấy ở các nghiên cứu trong giai đoạn trước. Sư ̣ khác biệ t này là do mô i trường laṃ phát chuyển đổi trạng thái, sư ̣ giảm bớt của tinh̀ trang̣ đô la hóa và việ c tư ̣ do hóa lãi suất giữa 2 giai đoan.̣ Chuỗi biến đươc̣ sử dung̣ gồm: tỷ giá hữu hiệ u danh nghia,̃ khoảng cách sản lương,̣ giá dầu, CPI, chi ̉ số giá nhậ p khẩu và cung tiền rộ ng M2. Sử dụng mô hình SVAR và dữ liệu giai đoạn 1994 – 2008, Phaṃ Thế Anh (2008) thấy rằng biến độ ng trong quá khứ của các biến có vai trò giải thich́ cho hầu hết các biến nghiê n cứ u, trong khi vai trò của các cú sốc M2 và lãi suất là rất nhỏ. Tiếp theo, khi nghiê n cứ u các nhâ n tố tác động tới laṃ phát cho giai đoaṇ Q2/1998 - Q4/2008 vớ i số liệ u CPI, cung tiền, lãi suất, tỷ giá, sản lương̣ cô ng nghiệ p và sai số ECM có đươc̣ từ kiểm định tư ̣
  29. 14 tương quan cho quan hệ PPP và quan hệ cầu tiền, Phaṃ Thế Anh (2009) khẳng định lại vai trò của laṃ phát trong quá khứ và sản lương̣ đối vớ i laṃ phát, song lại thấy rằng giá dầu quốc tế khô ng thực sự tác động tới laṃ phát hiệ n tai.̣ Một phát hiện đáng chú ý nữa từ nghiên cứu này, đó là vai trò khá quan trọng của tăng trưởng M2 đến lạm phát, trong khi lãi suất đóng vai trò bị động. Dựa trên số liệu vĩ mô theo tháng giai đoạn 2000 – 2010, Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành (2010) xây dựng mô hình thực nghiệm để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố tới biến động lạm phát tại Việt Nam. Trong đó, ba kênh truyền tải tác động đến mức giá được xem xét gồm: (i) kênh ngang giá sức mua; (ii) kênh tổng cầu (AD); (iii) kênh tổng cung (AS). Kết quả cho thấy: (i) Sự tri ̀ trệ của laṃ phát là mộ t nhâ n tố quan trong̣ quyết định laṃ phát hiện tại của Việ t Nam; (ii) một khi lạm phát tăng cao, những điều chỉnh để thích ứng của thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối là khá thấp; (iii) mứ c chuyển tỷ giá vào laṃ phát là đáng kể trong ngắn haṇ vớ i việ c phá giá dẫn đến sự gia tăng về giá, trong khi thâ m huṭ ngâ n sách khô ng có ảnh hưở ng lớn tới laṃ phát; (iv) cung tiền vài lãi suất có tác độ ng tới laṃ phát, song với độ trễ nhất định; (v) mứ c chuyển trong ngắn haṇ của giá quốc tế đến giá cả trong nước cũng có vai trò nhất định, mặc dù không thực sự lớn. Ngoài ra, khi nghiên cứu về tác độ ng của chính sách tỷ giá đến laṃ phát ở Việ t Nam giai đoaṇ 2000 – 2012, Lương Thị Nga và cộng sự (2014) nhận thấy tác độ ng trên hiện diện qua 4 kênh truyền dẫn chính: (i) xuất khẩu ròng (nộ i tệ giảm giá giúp tă ng xuất khẩu ròng, làm tă ng tổng cầu, qua đó làm tă ng mứ c giá và sản lương̣ cân bằng, sau đó làm laṃ phát gia tă ng); (ii) cán cân thanh toán (khi xuất khẩu ròng tă ng, cán cân thanh toán tổng thể đươc̣ cải thiệ n, tứ c là dòng vốn nước ngoài đổ vào trong nước tă ng, từ đó làm tă ng mứ c giá chung của nền kinh tế, bất kể Chính phủ áp dung̣ chính sách tỷ giá hố i đoái cố định hay thả nổ i); (iii) giá hàng nhậ p khẩu (khi tỷ giá tă ng làm cho giá hàng hóa nhậ p khẩu tă ng, từ đó làm tă ng mứ c giá chung trong nền kinh tế theo hướ ng chi phí đẩy); (iv) laṃ phát kỳ vong̣ (tỷ giá ảnh hưở ng tớ i laṃ phát kỳ vong̣ thông qua tâm lý, theo đó ngườ i dân se ̃ rất nhaỵ cảm trong việ c nắm giữ tiền đồng trước các biến độ ng của nền kinh tế). Các kênh này đặ c biệ t tác độ ng manḥ đối vớ i các quốc gia đang trong quá trình phát triển, độ mở thương maị cao, nền kinh tế chứ a đưng̣ nhiều rủ i ro như Việ t Nam. Có thể thấy, các lý thuyết cơ bản về laṃ phát đã đươc̣ hình thành khá sớ m và không ngừ ng phát triển theo thờ i gian, qua đó trở thành nền tảng, cơ sở vững chắc các công trình nghiên cứ u thưc̣ nghiệ m sau này. Qua việc khảo lược các nghiên cứ u thưc̣ nghiệ m về các nhân tố tác độ ng đến laṃ phát taị các quốc gia trên thế giớ i, có thể thấy các nhân tố này thể hiện mố i quan hệ tương hỗ, tác độ ng lẫn nhau một cách chặt chẽ. Điều này hoàn toàn phù hơp̣ vớ i thưc̣ tế khi các biến số kinh tế vi ̃ mô trong nền kinh tế thưc̣ luôn có mố i tương quan, tác độ ng lẫn nhau nói riêng và đối vớ i laṃ phát nói chung. Tưụ chung laị, có thể tổng kết các nhân tố tác độ ng đến laṃ phát trong ngắn haṇ gồm: sản lượng, cung tiền, chi phí lao
  30. 15 độ ng và yếu tố quốc tế (ví dụ: giá dầu thế giới, lãi suất của FED); trong khi nhân tố tác độ ng trong dài haṇ gồm: sản lượng, cung tiền, lãi suất, tỷ giá (bao gồm cả tỷ giá thị trườ ng tự do), cán cân ngân sách, lạm phát kỳ vọng và yếu tố quốc tế. Tuy nhiên, xét trên bình diện Việt Nam, hầu hết nghiên cứu trước đây chỉ tập trung phân tích các tác nhân từ phía cầu và sử dụng duy nhất biến giá dầu (hoặc giá gạo) thế giới để đại diện cho yếu tố từ phía cung. Trong khi đó, nhiều yếu tố từ phía cung quan trọng khác như chi phí lao động, chi phí sản xuất và các yếu tố cứng nhắc khác đều bị bỏ qua. 2.3. Ứng dụng và phát triển mô hình dự báo lạm phát Dư ̣ báo laṃ phát là mộ t trong những cấu phần quan trong̣ trong hoacḥ định chính sách vĩ mô của nhiều quốc gia trên thế giớ i. NHTW dưạ vào dư ̣ báo laṃ phát để đưa ra các biệ n pháp nhằm đaṭ đươc̣ muc̣ tiêu của CSTT. Trong khi đó, các chủ thể khác của nền kinh tế cũng dưạ vào dư ̣ báo laṃ phát để đánh giá phản ứ ng của các cơ quan hoacḥ định chính sách cũng như xác định kỳ vong̣ laṃ phát trong tương lai. Kể từ thập niên 80 của thế kỷ trước, trước biến độ ng mạnh mẽ và khó lường của laṃ phát, nhiều nghiên cứ u đã ra đời nhằm phân tích, đánh giá về độ chính xác tương đối củ a các mô hình dư ̣ báo laṃ phát. Cùng với đó, các phương pháp kiểm định chất lượng mô hình dư ̣ báo laṃ phát cũng phát triển đa dạng. Theo cách tiếp cậ n của Fama và Gibbons (1982, 1984), dư ̣ báo laṃ phát đươc̣ tiến hành dưạ trên lãi suất danh nghiã quan sát đươc̣ của thị trường về laṃ phát. Meyler và cộng sự (1998) đã đưa ra mô hình chuỗi thờ i gian ARIMA để dư ̣ báo laṃ phát ở Ireland, qua đó cho thấy mô hình này có kết quả dư ̣ báo tốt hơn. Các thủ tuc̣ ước lương̣ mô hình ARIMA cho mộ t chuỗi thờ i gian, goị là phương pháp Box-Jenkins ba bướ c: Định dang̣ mô hình, ước lương,̣ và kiểm định mô hình. Ba bước này đươc̣ lặ p lại cho đến khi nào có đươc̣ mô hình tốt. Ở Việ t Nam, mô hình ARIMA đã đươc̣ sử dung̣ khá phổ biến. Gần đây, mô hình này đươc̣ áp dung̣ trong nghiên cứu của Đào Hoàng Dũng (2013) để dư ̣ báo CPI quý 1/2013 vớ i kết quả dư ̣ báo đạt độ chính xác cao. Bước sang những năm đầu thế kỷ XXI, cùng sự ra đời của học thuyết tăng trưởng kinh tế mới, nghiên cứu của Sims (2006) chỉ ra rằng hầu hết các biến số vĩ mô đều là biến nội sinh và có sự tương tác lẫn nhau. Dựa trên ý tưởng này, các lớp mô hình chuỗi thời gian đa biến bắt đầu phổ biến và được ứng dụng ngày càng rộng rãi cho mục tiêu dự báo, tiêu biểu hơn cả là VAR và VECM. Engle và Yoo (1987) so sánh kết quả dư ̣ báo đươc̣ ước lương̣ bở i mô hình VECM vớ i giả định rằng bậ c độ trễ và hang̣ tích hơp̣ đươc̣ biết trước vớ i kết quả dư ̣ báo của mô hình VAR vớ i độ trễ chính xác; từ đó kết luậ n rằng mô hình VECM chi ̉ cho kết quả sai số bình phương trung bình trong dài han.̣ Clements và Hendry (1995) lưu ý rằng kết luậ n của Engle và Yoo (1987) có thể không vững nếu các đối tương̣ nghiên cứ u được xử lý sai phân chứ không đặt ở dạng nguyên trị, và sử dung̣ quan sát này cho biệ n pháp thay thế chúng nhằm so sánh dư ̣ báo đa biến. Christoffersen và Diebold (1998) cũng sử dung̣ cách thiết lậ p mô hình củ a Engle và Yoo, song lậ p luậ n ngươc̣ laị bằng cách sử
  31. 16 dung̣ VAR ở dạng nguyên trị như mộ t tiêu chuẩn trên cơ sở mô hình VAR chi ̉ áp đặ t mứ c đồng liên kết mà không áp đặ t nghiệ m đơn vị. Mô hình đươc̣ xác định thứ tư ̣ trễ dựa trên tiêu chuẩn AIC và so sánh hiệ u suất dư ̣ báo của mô hình ước lương̣ dướ i tất cả các số có thể có của vector đồng liên kết (0 - 4) trong mộ t hệ thống 4 biến. Các tác giả nhậ n thấy rằng, giữ trậ t tư ̣ trễ liên tuc,̣ các mô hình số chính xác của vector đồng liên kết đaṭ đươc̣ mức sai số MSFE thấp hơn dư ̣ báo dài han,̣ đặ c biệ t là liên quan đến mộ t mô hình quá chi tiết về hang̣ đồng tích hơp.̣ Có nhiều nghiên cứ u dù đã đánh giá được hiệ u quả của các tiêu chí choṇ mô hình cho việc quyết định độ dài trễ và số đồng liên kết, song vẫn chưa thể đánh giá chính xác hiệ u quả của mô hình dư ̣ báo đươc̣ lưạ chon.̣ Gonzalo và Pitarakis (1999) chi ̉ ra trong mộ t hệ thống lớ n, các bướ c lưạ choṇ mô hình thông thườ ng có thể làm giảm số hang̣ đồng tích hơp̣ rất lớ n. Cogley và Sargent (2001, 2005), Benati (2004) và Levin và Piger (2004) đều cho rằng sư ̣ thay đổ i về thờ i gian có ý nghiã quan trong̣ quyết định giá trị trung bình và tính ỳ của laṃ phát. Haldane và Quah (1999), Cogley và Sargent (2001) ghi nhậ n sư ̣ thay đổi lớ n trong tương quan giữa laṃ phát và thất nghiệ p trong giai đoaṇ sau Thế chiến II. Về các bằng chứ ng trong giai đoaṇ hậ u Thế chiến II, các chuỗi thờ i gian của biến số vi ̃ mô cho thấy sư ̣ đứ t gãy phương sai nhưng không liên quan đến sư ̣ thay đổi của giá trị kỳ vong.̣ Cogley và Sargent (2005), Cogley và cộng sự (2010) đã sử dung̣ mô hình cấu trúc VAR vớ i chuỗi thờ i gian cho nền kinh tế My:̃ các biến số laṃ phát, thất nghiệ p và lãi suất đặ t trong mẫu vớ i sư ̣ thay đổ i ngẫu nhiên trên cơ sở ma trậ n hiệ p phương sai nhiễu tương ứ ng. Thêm vào đó, Sims và Zha (2006) khẳng định việ c sử dung̣ mô hình cấu trúc BVAR vớ i biến thờ i gian thay đổ i theo chuỗi Markov mà biến thờ i gian đươc̣ quan sát ở trong môi trường độ ng của My ̃ là hoàn toàn do điểm gãy của biến đổi các cú sốc mà không phải do các tham số hồi quy. Điều này gơị ý việ c bổ sung các thay đổ i cấu trúc vào mô hình chuỗi thờ i gian có thể tă ng khả nă ng dư ̣ báo laṃ phát. Kết quả ngoài mẫu của mô hình này có vẻ là mộ t lưạ choṇ tốt hơn so vớ i các mô hình có thể thay thế khác. Tổng quát hơn, Pesaran và cộng sự (2006), Koop và Potter (2007) đã chi ̉ ra mô hình dư ̣ báo vớ i các điểm gẫy cấu trúc đưa ra dư ̣ báo tốt ngoài mẫu đối vớ i mộ t loaṭ chuỗi biến vi ̃ mô. Mộ t vấn đề khác của dư ̣ báo laṃ phát là làm thế nào để choṇ biến dư ̣ báo cho laṃ phát kỳ vong.̣ Ví du,̣ dạng rút goṇ của đườ ng cong Phillips ám chi ̉ việ c lưạ choṇ mô hình khi laṃ phát phu ̣ thuộ c vào laṃ phát quá khứ và laṃ phát kỳ vong.̣ Tỷ lệ thất nghiệ p điển hình đươc̣ sử dung̣ như một thước đo về sư ̣ trì trệ của nền kinh tế trong mô hình dư ̣ báo laṃ phát. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn nhiều ý kiến bất đồng về các thước đo phù hơp̣ của hoaṭ độ ng thưc̣ tế đươc̣ sử dung̣ trong mô hình như vậ y. Theo đó, có hai cách tiếp cậ n được xét đến: (i) dưạ trên sư ̣ kết hơp̣ dư ̣ báo của các lưạ choṇ có thể của các mô hình dư ̣ báo đường cong Philips; (ii) dựa trên mô hình đườ ng cong Phillips duy nhất chứa đựng thành phần chính là các biến trễ kinh tế cũng như các đo lườ ng thưc̣ tế.
  32. 17 Stock và Watson (1999) cho thấy việc sử dụng mô hình đa biến nhằm dự báo ngoài mẫu cho hiệu quả vượt trội hơn so với mô hình tư ̣ hồi quy (AR). Theo đó, khi áp dung̣ mô hình Bayesian trung bình với 93 thông số tiềm nă ng để dư ̣ báo laṃ phát My ̃ theo quý ngoài mẫu, Wright (2009) đã quyết định loaị bỏ dư ̣ báo laṃ phát của AR ngoài mẫu. Các học giả trên tiếp cận vấn đề thông qua mô hình đườ ng cong Phillips dưạ trên tỷ lệ thất nghiệ p và các chi ̉ số Chicago Fed Economic Activity được lấy độ trễ thích hợp. Giống như Stock và Watson, Groen và cộng sự (2013) dự báo lạm phát sử dung̣ mô hình tư ̣ hồi quy có bổ sung biến ngoaị sinh gia tă ng (mô hình ARX). Song, điểm khác biệt của nghiên cứu này thể hiện ở chỗ các tác giả sử dung̣ mộ t khuôn khổ cho phép cả sư ̣ không chắc chắn trong mố i quan hệ giữa laṃ phát và biến dư ̣ báo cũng như sư ̣ không chắc chắn về các nhân tố tiềm nă ng trong hồi quy dư ̣ báo laṃ phát. Để đối phó với những bất định trên, mô hình trung bình Bayesian (BMA) đươc̣ sử dung̣ nhằm cho phép phá vỡ cấu trúc của nhiễu ngẫu nhiên (sai số) trong các thông số hồi quy hoặc phương sai lỗi của kết quả mô hình, hoặ c cả hai. Do đó, thủ tuc̣ dư ̣ báo của ho ̣ đồng thờ i kết hơp̣ hai nguồn chính của sư ̣ không chắc chắn. Tại Việ t Nam, việc nghiên cứ u và ứ ng dung̣ mô hình dư ̣ báo laṃ phát cũng đã thu hút sư ̣ quan tâm của không chi ̉ cơ quan quản lý vi ̃ mô mà còn có các việ n nghiên cứ u, các chuyên gia và học giả kinh tế nhiều kinh nghiệ m. Nổi bậ t trong số đó có thể kể đến: Võ Trí Thành và cộng sự (2001) vớ i mô hình tư ̣ hồi quy vector (VAR) và hiệu chỉnh sai số (ECM) cho thấy mố i quan hệ giữa tiền tệ , CPI, tỷ giá và giá trị sản lương̣ công nghiệ p thưc̣ tế vớ i dữ liệ u từ nă m 1992 – 1999; Nguyễn Thị Kim Thanh (2006) nghiên cứ u về laṃ phát cơ bản; Nguyễn Thị Liên Hoa và Trần Đặ ng Dũng (2013) nghiên cứ u laṃ phát taị Việ t Nam theo phương pháp SVAR; Phạm Thế Anh (2009) với mô hình ước lượng các nhân tố tác động tới lạm phát tại Việt Nam; Đào Hoàng Dũng (2013) dự báo lạm phát Q1/2013 sử dụng mô hình đơn biến ARIMA; Bùi Quốc Dũng và Hoàng Việt Phương (2014) sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số vector (VECM) để dự báo lạm phát tại NHNN Việt Nam; Nguyễn Đức Trung và Nguyễn Hoàng Chung (2017) ứng dụng mô hình cân bằng động học ngẫu nhiên tổng quát (DSGE) để dự báo các yếu tố vĩ mô cho nền kinh tế Ngoài ra, còn các nghiên cứu của Võ Văn Minh (2009), Phạm Thị Thu Trang (2009), Nguyen (2010), Tô Ánh Dương và cộng sự (2012), Lương Thị Nga và cộng sự (2014), Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự (2014), Nguyễn Thị Thu Trang (2017); BIDV (2018) Tóm lại, dù đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận về dự báo lạm phát, các nghiên cứu trước đây chưa thể giải quyết một cách thấu đáo và có hệ thống các mục tiêu: (i) Hệ thống hóa lý thuyết về mô hình dự báo lạm phát; (ii) Thiết lập mô hình định lượng khám phá mối liên hệ giữa các biến số vĩ mô và CPI, tạo tiền đề cho việc dự báo lạm phát và hoạch định chính sách; (iii) Hoàn thiện hệ thống mô hình dự báo lạm phát cho Việt Nam dựa trên các yêu cầu đặc thù trong điều hành chính sách. Để tìm lời giải đáp đối với những vấn đề bỏ ngỏ trên, tác giả quyết định thực hiện đề tài luận án này.
  33. 18 3. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3.1. Khoảng trống nghiên cứu Dựa trên tổng quan nghiên cứ u, có thể thấy mặc dù chủ đề phát triển mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT không còn mớ i mẻ, song vẫn tồn tại những khoảng trống có thể tiếp tục khai thác và phát triển, cụ thể: Thứ nhất, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào tổng kết được một cách có hệ thống khung lý thuyết về mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT. Đề tài được thực hiện nhằm trước hết hoàn thiện khoảng trống lý luận trên. Thứ hai, khi áp dụng mô hình đơn biến để dự báo lạm phát, các nghiên cứu trước mới dừng ở việc sử dụng các thước đo giá cả truyền thống có tính tổng hợp như chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giá sản xuất (PPI) hoặc chỉ số giá giảm phát (GDP deflator) chứ chưa có sự phân tách cụ thể từng nhóm hàng hóa chủ chốt cấu thành CPI tổng thể. Do đó, kết quả dự báo thu được từ các nghiên cứu này được đánh giá còn nặng tính phổ quát, kém tin cậy và thiếu sức thuyết phục. Với việc lần đầu tiên thực nghiệm mô hình cho chuỗi giá các hàng hóa thành phần chính trong rổ CPI, luận án được kỳ vọng có thể cung cấp thêm một cách tiếp cận mới đầy đột phá trong công tác dự báo các biến số vĩ mô sử dụng mô hình đơn biến tại Việt Nam, nhờ đó, chất lượng dự báo có thể được nâng lên đáng kể dựa trên hàm lượng thông tin tiên lượng cụ thể và dồi dào. Thứ ba, chưa có nghiên cứ u độ c lậ p nào ở Việ t Nam ứng dụng và phát triển mô hình đa biến để dự báo mức tăng giá cả dựa trên việc xem xét đầy đủ các nhân tố từ cả phía cung và phía cầu của lạm phát. Trên thực tế, đa phần các nghiên cứu trước đây thường tập trung vào các yếu tố “cầu kéo” khi phân tích, đánh giá biến động của lạm phát mà bỏ qua hẳn kênh tác động từ phía tổng cung. Nhân tố duy nhất từ phía cung được đưa vào xem xét trong các nghiên cứu này là giá cả quốc tế (các cú sốc ngoại sinh). Hơn nữa, các nghiên cứu mới nhất về dự báo lạm phát tại Việt Nam được tiến hành trên các chuỗi dữ liệu từ năm 2015 trở về trước, theo đó mô hình thực nghiệm dường như đã bỏ qua sự hiện diện của nhiều yếu tố mới có ảnh hưởng trọng yếu tới kết quả dự báo lạm phát (ví dụ: chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; hiệp định TPP sụp đổ với sự rút lui của Mỹ và sau được thay thế bằng hiệp định CPTPP được ký kết giữa 11 quốc gia đối tác xuyên Thái Bình Dương; sự bùng phát của đại dịch COVID-19 khiến kinh tế toàn cầu tiến gần hơn tới một cuộc “đại khủng hoảng” ). Luận án được kỳ vọng có thể cung cấp thảo luận chính sách và phân tích chuyên sâu nhằm bao quát tốt những vấn đề lớn có tính thời sự nhờ việc vận dụng các công cụ định lượng hiện đại, được kiểm chứng chặt chẽ về mặt khoa học cùng các bằng chứng đáng tin cậy. Thứ tư, việc dự báo lạm phát trong các nghiên cứu trước đây thường tập trung ở một số dạng thức mô hình nhất định, theo đó việc đánh giá, so sánh hiệu quả dự báo giữa các mô hình chưa được chú trọng. Bởi lẽ việc đánh giá chất lượng mô hình dự báo chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm, người đọc khó có thể bị thuyết phục rằng các mô hình được đề
  34. 19 xuất này cung cấp kết quả đáng tin cậy và có luận cứ khoa học vững vàng, mặt khác, điểm mới đột phá của mô hình nghiên cứu so với các công trình trước đây cũng ít khi được đề cập. Khắc phục tồn tại trên, luận án được triển khai không dừng lại ở việc thực nghiệm dự báo lạm phát thông qua các lớp mô hình dự báo khác nhau theo tần suất tháng và quý trong ngắn và trung hạn, việc đánh giá riêng rẽ, kết hợp so sánh hiệu quả dự báo giữa các lớp mô hình được triển khai cũng như so sánh với các mô hình được thực nghiệm trước đây cũng sẽ được nhấn mạnh nhằm rút ra bài học kinh nghiệm, hàm ý chính sách đối với công tác hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô nói chung và điều hành giá cả nói riêng tại Việt Nam. 3.2. Câu hỏi nghiên cứu Để tiếp tuc̣ đóng góp vào cơ sở lý luậ n đối với chủ đề dự báo lạm phát trong hoạch định và điều hành CSTT, đồng thờ i phần nào lấp đầy các khoảng trống đã nêu, luận án hướng tới giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, việc phát triển mô hình dự báo lạm phát trên cơ sở tổng hợp kết quả dự báo đơn biến đối với chuỗi giá các mặt hàng thành phần chính trong rổ CPI liệu có tạo sự đột phá về hiệu quả dự báo so với dự báo đơn biến với riêng chuỗi CPI tổng hợp? Thứ hai, các nhân tố xuất phát từ phía cung (giá sản xuất, tiền lương, tỷ giá), từ phía cầu (chênh lệch sản lượng, cung tiền, tín dụng, lãi suất) và từ phía nền kinh tế thế giới (giá dầu, giá hàng hóa thế giới, lãi suất hiệu dụng của FED) tác động ra sao tới biến động lạm phát qua các năm? Trong số này, kênh nào tác động chủ chốt nhất? Từ đó, liệu việc áp dụng cấu trúc mô hình chứa đựng đầy đủ các kênh tác động có thể giúp cải thiện đáng kể chất lượng dự báo lạm phát so với các cấu trúc khuyết thiếu trước đây? Thứ ba, trong các lớp mô hình dự báo được đề cập, mô hình nào là sự lựa chọn tối ưu cho mục đích dự báo lạm phát trong ngắn hạn và trung hạn? Tần suất dữ liệu (tháng/quý) nên được khai thác và vận dụng ra sao để hỗ trợ có hiệu quả cho các thủ tục dự báo? Mặt khác, khi tiến hành dự báo lạm phát ngoài mẫu trong bối cảnh xuất hiện cú sốc diện rộng (lúc này, các kịch bản thông thường bị vô hiệu hóa), lớp mô hình nào nên được áp dụng và điều chỉnh kỹ thuật nào cần được can thiệp để đảm bảo ổn định hiệu quả dự báo? Thứ tư, từ kết quả dự báo thu được theo tần suất và tầm xa khác nhau, có thể đưa ra những giải pháp, khuyến nghị nào để phát triển và áp dụng có hiệu quả các lớp mô hình dự báo lạm phát khác nhau phục vụ điều hành CSTT tại Việt Nam? 4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4.1. Mục tiêu chung Luận án hướng tới ứng dụng mô hình dự báo lạm phát phục vụ điều hành CSTT tại Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm thúc đẩy ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT.
  35. 20 4.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, luận án trình bày cơ sở lý thuyết về mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT. Thứ hai, luận án phân tích kinh nghiệm của NHTW các nước về ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Thứ ba, luận án phân tích thực trạng lạm phát và điều hành CSTT nhằm kiểm soát lạm phát tại Việt Nam để tạo cơ sở cho việc thiết lập mô hình mối quan hệ giữa các biến số vĩ mô với lạm phát. Thứ tư, luận án phân tích thực trạng phát ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT tại NHNN Việt Nam, từ đó rút ra đánh giá. Thứ năm, luận án đề xuất hoàn thiện mô hình dự báo lạm phát ngắn hạn và trung hạn trong điều hành CSTT cho Việt Nam, từ đó đánh giá chất lượng mô hình dự báo. Thứ sáu, luận án đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm thúc đẩy ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT tại Việt Nam đến năm 2025. 5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận án là việc phát triển thực nghiệm mô hình định lượng dự báo chuỗi lạm phát theo tháng và quý trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa các biến số vĩ mô và chỉ số giá trong giai đoạn 2005 – 2019 tại Việt Nam. Ngoài ra, luận án cũng tiến hành phân tích thực trạng lạm phát, điều hành CSTT nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát và thực trạng ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT tại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về thời gian của luận án kéo dài từ năm 2000 tới 2019. Riêng với nghiên cứu định lượng, do hạn chế trong tiếp cận dữ liệu tần suất tháng và quý, giai đoạn nghiên cứu sẽ chỉ giới hạn từ tháng 1/2005 tới tháng 12/2019. Phaṃ vi trê n vẫn đảm bảo tinh́ đầy đủ, tin cậ y về mặt dữ liệ u cũng như độ dài của chuỗi, theo đó việc xử lý thực nghiệm mô hình định lượng là hoàn toàn khả thi. Ngoài ra, để đảm bảo dự báo ngoài mẫu đạt được sự chính xác và gắn kết với bối cảnh thực, thông tin dữ liệu mới nhất đến thời điểm tháng 4/2020 cũng sẽ được cập nhập đầy đủ. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU 6.1. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đề ra. Cụ thể: - Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp gắn với thu thậ p số liệ u, triǹ h bày, tinh́ toán và mô tả các đặ c trưng khác nhau để phản ánh tổng quát về đối tương̣ nghiê n cứ u. Phương pháp này đươc̣ sử dung̣ xuyê n suốt quá trình thu thậ p, xử lý số liệ u, tinh́ toán, phân tich́ và trinh̀ bày các nộ i dung gắn với laṃ phát taị Việ t Nam.
  36. 21 - Phương pháp phâ n tich́ và tổng hơp̣ lý thuyết: là phương pháp nghiê n cứ u các tài liệ u, lý thuyết khác nhau thông qua việc phâ n tich́ chú ng thành từ ng bộ phậ n để tim̀ hiểu sâ u sắc về đối tương,̣ từ đó liê n kết từ ng bộ phậ n thô ng tin đã phâ n tich́ nhằm taọ ra mộ t hệ thống lý thuyết mớ i đầy đủ và sâ u sắc về đố i tương.̣ Phương pháp này đươc̣ sử dụng chủ yếu trong quá trình phâ n tich́ và tổng hơp̣ các vấn đề lý thuyết về laṃ phát, CSTT và mô hình dự báo lạm phát của Việ t Nam và trên thế giớ i. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành phỏng vấn sâu đối với 15 chuyên gia, bao gồm lãnh đạo cấp Vụ, lãnh đạo cấp Phòng và cán bộ chuyên trách thuộc các Vụ Dự báo, Thống kê và Chính sách tiền tệ nhằm tìm hiểu quan điểm, nhận định, đánh giá của họ về thực tiễn triển khai dự báo lạm phát tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đồng thời thu thập các ý kiến đề xuất, gợi mở của chuyên gia về việc phát triển hoàn thiện và đồng bộ hệ thống các mô hình dự báo, qua đó phục vụ hiệu quả cho hoạch định, điều hành CSTT tại Việt Nam. - Phương pháp mô hinh̀ hóa: là phương pháp dựa trên nghiên cứu cụ thể các đố i tương̣ mục tiêu, có thể tiến hành mô phỏng laị (simulate) đối tương̣ đó theo các cơ cấu, chứ c nă ng của đố i tương.̣ Trong luận án, phương pháp trê n đươc̣ sử dung̣ để mô hinh̀ hóa (ở dạng phương trình) mố i quan hệ giữa các biến số vi ̃ mô vớ i laṃ phát taị Việ t Nam trong giai đoaṇ 2005 – 2019. - Phương pháp tiên lượng: Dưạ trê n mố i quan hệ giữa các biến số vi ̃ mô vớ i lạm phát taị Việ t Nam trong giai đoaṇ 2005 – 2019 đã đươc̣ mô hinh̀ hóa, luận án áp dung̣ phương pháp này để tiên lượng (dư ̣ báo sử dụng mô hình định lượng) laṃ phát taị Việ t Nam trong ngắn và trung han.̣ 6.2. Dữ liệu Dữ liệu phục vụ nghiên cứu được thu thập từ các nguồn sau: (i) dữ liệu tiền tệ - ngân hàng từ Thống kê tài chinh́ quốc tế của IMF và NHNN Việt Nam; (ii) dữ liệ u kinh tế vi ̃ mô từ Tổng cuc̣ Thống kê ; (iii) dữ liệu giá cả quốc tế từ Fed St. Louis; (iv) dữ liệu về tình hình dịch COVID-19 từ Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Châu Âu (ECDC). 7. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
  37. 23 8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 8.1. Về mặt lý luận Thứ nhất, về lý thuyết điều hành CSTT, luận án trình bày và phân tích vai trò của CSTT trong việc kiểm soát lạm phát dựa trên việc xem xét ba cơ chế đặc trưng: chính sách cố định tỷ giá hối đoái, chính sách hướng vào cung tiền và chính sách mục tiêu lạm phát. Theo đó, ứng với từng mô hình chính sách, các đặc trưng quan trọng, ưu điểm và hạn chế đều được chỉ rõ. Thứ hai, về lý thuyết mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT, trước tiên luận án làm rõ khái niệm và mục tiêu của dự báo lạm phát, phân tích vai trò của nó trong điều hành CSTT và đề xuất quy trình dự báo lạm phát với 8 bước. Tiếp đó, luận án giới thiệu lý thuyết nền về các lớp mô hình dự báo lạm phát đang được áp dụng phổ biến gồm: lớp mô hình đơn biến (ARIMA) và lớp mô hình đa biến (gồm VAR và VECM). Thứ ba, luận án phân tích kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT, tập trung vào các khía cạnh: lựa chọn mô hình dự báo và đơn vị thực hiện dự báo, xây dựng, vận hành mô hình dự báo và ứng dụng kết quả dự báo lạm phát trong điều hành CSTT, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. 8.2. Về mặt thực tiễn Thứ nhất, luận án tiến hành phân tích toàn diện diễn biến lạm phát thực tế tại Việt Nam trong vòng 20 năm (2000 – 2019). Đối với từng lát cắt giai đoạn, tác giả rút ra các đặc trưng chính gắn với diễn biến lạm phát giai đoạn đó, làm rõ các nguyên nhân căn cơ đằng sau cũng như phân tích cụ thể cơ chế và thực tiễn điều hành CSTT hướng tới mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng. Đây là cơ sở quan trọng cho việc phân tích mối quan hệ giữa các biến số vĩ mô với lạm phát tại Việt Nam. Thứ hai, luận án tiến hành phân tích, đánh giá toàn diện thực trạng phát triển các lớp mô hình dự báo lạm phát tại NHNN Việt Nam và ứng dụng chúng trong điều hành CSTT. Việc đánh giá này giúp chỉ ra một số kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của tồn tại, căn cứ vào đó để đề xuất khuyến nghị, giải pháp hoàn thiện mô hình dự báo đang được vận hành tại NHNN. Thứ ba, luận án cải tiến, phát triển thực nghiệm các lớp mô hình ARIMA và VECM để dự báo lạm phát tại Việt Nam xuất phát từ lý thuyết về lạm phát, quá trình khảo lược các nghiên cứu trước đây, kết quả đánh giá thực trạng phát triển mô hình dự báo tại NHNN và thực tiễn vận hành của nền kinh tế Việt Nam. Cụ thể, với mô hình ARIMA phục vụ dự báo ngắn hạn, tác giả phân tách cụ thể 10 nhóm chỉ số giá hàng hóa nhằm dự báo, đánh giá tác động và mức độ đóng góp của từng nhóm hàng hóa thành phần tớ i CPI tổng thể. Trong khi đó, với mô hình VECM được hiệu chỉnh, cải tiến từ cấu trúc mô hình gốc được áp dụng tại NHNN, tác giả hướng tới giải quyết hai mục tiêu quan trọng gồm: (i) phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa các nhân tố vĩ mô và lạm phát; (ii) tiến hành dự báo lạm phát trong trung
  38. 24 hạn sử dụng các chuỗi biến tần suất tháng và quý. Kết quả đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn thống kê cho thấy chất lượng dự báo của các mô hình do luận án đề xuất tỏ ra vượt trội so với các phiên bản mô hình trước, và về cơ bản bám khá sát xu hướ ng thực. Thứ tư, vận dụng mô hình VECM tần suất tháng và quý được cải tiến và phát triển về mặt cấu trúc, luận án đạt được thành công trong việc dự báo diễn biến CPI trong năm 2020 dựa theo các kịch bản chi phối của đại dịch COVID-19 đối với biến ngoại sinh (kịch bản “bất thường”). Kết quả chỉ ra rằng Việt Nam Nam có thể trải qua một cuộc giảm phát với CPI bình quân tháng giảm từ 1,07 – 1,23% và CPI bình quân quý giảm từ 2,11 – 2,13%. Thứ năm, dựa trên định hướng về điều hành CSTT và phát triển hoạt động dự báo tại Việt Nam kết hợp tham khảo kinh nghiệm quốc tế và các đánh giá từ phân tích thực trạng, luận án đề xuất giải pháp, khuyến nghị nhằm thúc đẩy ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành CSTT tại Việt Nam đến năm 2025. 9. KẾT CẤU LUẬN ÁN Ngoài phần Phần mở đầu, Kết luận chung, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án được kết cấu theo bốn chương sau: Chương 1: Tổng quan mô hình dự báo lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ; Chương 2: Thực trạng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam; Chương 3: Đề xuất hoàn thiện mô hình dự báo lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam; Chương 4: Khuyến nghị chính sách về việc ứng dụng mô hình dự báo lạm phát trong điều hành chính sách tiền tệ tại Việt Nam.
  39. 25 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN MÔ HÌNH DỰ BÁO LẠM PHÁT TRONG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1. TỔNG QUAN VỀ LẠM PHÁT 1.1.1. Khái niệm lạm phát Theo Oxford English Dictionary (1989), thuật ngữ “lạm phát” được lần đầu tiên được sử dụng với hàm ý là sự mất giá của tiền tệ. Đến năm 1874, “lạm phát” còn mang thêm nghĩa là sự gia tăng liên tục của giá cả. Lạm phát theo nghĩa sự tăng lên của giá cả được nhấn mạnh trong suốt cuộc nội chiến tại Mỹ (1861-1865) khi đồng đô la bản vị vàng bị thay thế bằng đồng bạc xanh, loại tiền giấy phát hành bởi Chính phủ Mỹ và có xu hướng mất giá theo thời gian (Bernholz, 2003). Lạm phát theo đó là một hiện tượng kinh tế xuất hiện cùng sự ra đời của tiền giấy và được nhìn nhận dưới nhiều góc độ bởi các tác động của nó đối với đời sống kinh tế - xã hội. Trong lịch sử, các nhà kinh tế đã định nghĩa lạm phát theo nhiều cách tiếp cận khác nhau. Theo Kemmerer (1942) và Crowther (1958), lạm phát là hiện tượng mà giá trị đồng tiền bị suy giảm theo thời gian. Trong khi đó, Samuelson (1961) cho rằng lạm phát biểu thị bằng sự tăng lên của mặt bằng chung giá cả. Cùng quan điểm với Samuelson, Johnson (1963) định nghĩa lạm phát là sự tăng lên bền vững của giá cả, còn Friedman (1968) nhận định lạm phát là việc giá cả tăng nhanh và kéo dài. Tuy vậy, đa số các nhà kinh tế học hiện nay đồng tình với định nghĩa của Ackley (1961) theo đó, lạm phát là sự tăng lên liên tục và có thể xác định được của mặt bằng giá cả hàng hóa nói chung. Làm rõ hơn khái niệm này, Dwivedi (2005) nhấn mạnh sự tăng giá phải diễn ra liên tục trong một khoảng thời gian (từ 1 – 2 năm) và sự tăng giá này không có phản ứng với bất kỳ các chính sách kiềm chế lạm phát nào khác. Về nguyên nhân gây ra lạm phát, các nhà kinh tế cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Các nhà kinh tế theo trường phái cổ điển, đại diện là Fisher (1911), chỉ ra rằng lạm phát gây ra bởi sự tăng lên của lượng cung tiền tại một mức sản lượng nhất định. Nghiên cứu của tác giả này cho rằng giá cả bị ảnh hưởng của lượng cung tiền nhiều hơn là do lượng cung hàng hóa. Mức giá cả nói chung hầu như chỉ thay đổi bởi các yếu tố tiền tệ (vàng, bạc, tiền giấy, tín dụng) và ít chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố hàng hóa. Tuy nhiên, các nhà kinh tế theo trường phái Keynes, mà đại diện là J.M. Keynes và Wicksell, cho rằng lạm phát được xác định dựa trên sự thay đổi của mặt bằng giá cả nói chung vốn được xác định dựa trên tổng cầu và tổng cung hàng hóa (Hansen, 1951). Theo đó, lạm phát là trường hợp mà tổng cầu hàng hóa, dịch vụ vượt quá lượng cung tại mức giá phổ biến; việc cầu vượt quá cung là nhân tố chung khiến cho lạm phát xuất hiện và tăng lên (Gupta, 2008). Trong khi đó, các nhà kinh tế trường phái tân cổ điển mà đaị diệ n là Samuelson (1961) khẳng định: laṃ phát xảy ra khi mứ c chung của giá cả cũng như chi phí tă ng (giá
  40. 26 bánh mì, dầu xă ng, xe ô tô tă ng, tiền lương, giá đất, tiền thuê tư liệ u sản xuất) và do đó laṃ phát chính là biểu thị sư ̣ tă ng lên của giá cả. Theo các nhà kinh tế theo trường phái tiền tệ , laṃ phát là mộ t hiệ n tương̣ tiền tệ (Friedman, 1989), theo đó laṃ phát xuất hiệ n chủ yếu bở i sư ̣ tă ng lên của cung tiền tệ lớ n hơn mứ c tă ng trưởng của nền kinh tế (Dornbush và Fischer, 1993). Việ c tă ng lên của lương̣ cung tiền taọ thành laṃ phát và việ c cung tiền giảm đi gây ra giảm phát. Nói mộ t cách đơn giản nhất, có thể giả định rằng việ c tă ng cung tiền có thể khiến cho giá tiêu dùng tă ng lên (Gupta, 2008). Như vậ y, hiểu một cách thấu đáo, laṃ phát là sư ̣ tă ng lên liên tục của mứ c giá cả chung. Sư ̣ tă ng giá tương đối của mộ t số mặt hàng cụ thể có thể do chứ c nă ng, cơ chế phân phố i của thị trường thì không đươc̣ coi là laṃ phát. Ví du,̣ việ c tă ng giá hàng hóa lương thưc̣ có thể có nguyên nhân do việ c mất mùa hơn là ảnh hưở ng củ a laṃ phát. Ngoài ra, việ c tăng lên của mứ c giá chung phải “liên tuc̣ ” chứ không mang tính nhất thờ i do chịu ảnh hưở ng của các cú sốc mang tính taṃ thờ i và không lặ p lai.̣ Thuật ngữ “liên tuc̣ ” hàm ý các chủ thể trong nền kinh tế bắt đầu tính toán về sư ̣ tă ng lên của mứ c giá khi đưa ra các quyết định kinh tế của mình. Bên cạnh lạm phát, một số phạm trù khác liên quan tới sự thay đổi của mức giá hay mức độ tăng giá cần đươc̣ đề cậ p trong phần này là giảm phát (deflation) và thiểu phát (disinflation). Trái ngược với lạm phát, giảm phát là tình trạng giảm giá chung của các loaị hàng hóa, trong đó nguyên nhân có thể đến từ sư ̣ suṭ giảm manḥ của tổng cầu khiến nhà sản xuất phải cắt giảm manḥ giá bán để hấp dẫn ngườ i mua (Bernanke, 2002). Trong thập niên 1920 – 1930, tại Mỹ, hiện tượng giảm phát xảy ra khá thường xuyên khi các điều hành đánh giá thấp tác độ ng của giảm phát cũng như không đưa ra những biệ n pháp cần thiết để đối phó vớ i hiệ n tương̣ này. Tuy nhiên, tại các quốc gia đã từ ng tồn taị chế độ bản vị vàng, ví dụ như Thuỵ Điển, việc thoát khỏi giảm phát dường như diễn ra khá nhanh chóng. Trong khi đó, thiểu phát là hiện tượng sụt giảm liên tục của tỷ lệ lạm phát và nó thường xảy ra trước mỗi thời kỳ giảm phát. Nguyên nhân gây ra thiểu phát có thể xuất phát từ việc áp dụng các biện pháp chống lạm phát quá liều (ví dụ: thắt chặt tiền tệ, tài khóa và hạn chế cầu quá mức), sử dụng các biện pháp ngăn ngừa lạm phát một cách cứng nhắc như trực tiếp kiểm soát giá của một số mặt hàng, hoặc có thể xuất phát từ những sai lầm trong điều hành vĩ mô (Cao Thị Ý Nhi và Đặng Anh Tuấn, 2017). Giảm phát và thiểu phát ít nhiều có các hình thức biểu hiện bên ngoài khó phân biệt do chúng cùng thể hiện xu hướng sụt giảm của mức giá cả chung. Mặt khác, cũng có không ít người ngộ nhận và đánh đồng giữa hai phạm trù giảm phát và thiểu phát, theo đó xóa nhòa ranh giới giữa hai học thuyết quan trọng: thuyết lạm phát giá cả và thuyết lạm phát lưu thông tiền tệ.
  41. 27 (i) Thuyết lạm phát giá cả nhìn nhận lạm phát là quá trình tăng mức giá chung, trong khi giảm phát là quá trình giảm mức giá chung trong nền kinh tế. Theo giác độ này, không hề có chỗ đứng cho khái niệm về thiểu phát. (ii) Thuyết lạm phát lưu thông tiền tệ (hay thuyết lạm phát số lượng tiền tệ) xem xét lạm phát là hiện tượng giá cả tăng do chính phủ bơm quá nhiều tiền vào lưu thông. Ngược lại, việc cung ứng lượng tiền vào lưu thông thấp hơn mức cần thiết, dẫn đến sản xuất và lưu thông trong nền kinh tế bị “tắc nghẽn” do thiếu hụt tiền là hiện tượng thiểu phát (hay lạm phát âm). Dựa trên thuyết này, lạm phát zero là thời điểm tại đó xác lập sự cân bằng giữa cung – cầu tiền tệ, lượng tiền phát hành ra phù hợp với mức yêu cầu cần thiết của cầu lưu thông hàng hóa, dịch vụ của nền kinh tế. Khi giảm phát vượt qua ngưỡng này thì nó và lạm phát sẽ biến mất và tình trạng thiểu phát xuất hiện. Mối quan hệ giữa lạm phát, giảm phát và thiểu phát có thể được biểu diễn như Hình 1.1. Hình 1.1: Mối quan hệ lạm phát – giảm phát – thiểu phát Lạm phát Giảm phát (+) Thừa tiền (-) Thiếu tiền Thiểu phát Lạm phát zero Nguồn: Cao Thị Ý Nhi và Đặng Anh Tuấn (2017) 1.1.2. Nguyên nhân gây ra lạm phát 1.1.2.1. Lạm phát do tăng cung tiền Theo lý thuyết số lượng tiền tệ, lượng tiền trong nền kinh tế quyết định giá trị của tiền và sự gia tăng khối lượng tiền tệ là nguyên nhân chủ yếu gây ra lạm phát. Xét phương trình: M×V=P×Y, sự gia tăng lượng tiền trong nền kinh tế có thể đạt được thông qua một trong ba kịch bản sau: mức giá cả (P) tăng; sản lượng (Y) tăng; tốc độ lưu thông tiền tệ (V) giảm. Khi tăng lượng cung ứng tiền tệ một cách nhanh chóng, kết quả là lạm phát sẽ tăng cao. Tiền tệ là nguyên nhân trực tiếp gây ra lạm phát, tức là chỉ có tăng lượng tiền mới có thể tăng giá. Vì vậy, việc quản lý tốt hạn mức tín dụng và linh hoạt hóa vòng quay của tiền được coi là một trong những giải pháp sử dụng đồng tiền có hiệu quả và góp phần kiềm chế lạm phát. Ban đầu nền kinh tế ở điểm 1 với mức sản lượng (tỷ lệ thất nghiệp) tự nhiên Yn, mức giá cả P1 – điểm giao nhau giữa đường tổng cung AS1 và đường tổng cầu AD1. Khi cung tiền tệ tăng lên, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải tới vị trí AD2. Trong thời gian rất ngắn, nền kinh tế sẽ chuyển động đến điểm 1’ và mức sản lượng tăng vượt mức tự nhiên, đạt tới Y’ (Y’ > Yn). Điều này đã làm giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới mức tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tiền lương tăng lên và làm giảm đường tổng cung, theo đó đường tổng cung
  42. 28 dịch chuyển tới vị trí AS2. Tại đây, nền kinh tế quay trở lại mức sản lượng tự nhiên trên đường tổng cung dài hạn. Ở điểm cân bằng mới (điểm 2), mức giá cả tăng từ P1 lên P2. Hình 1.2: Lạm phát do lượng tiền cung ứng tăng liên tục và kéo dài Nguồn: Mishkin (2016) Cung tiền tệ tiếp tục tăng lên, đường tổng cầu lại dịch chuyển sang phải đến vị trí AD3, đồng thời đường tổng cung tiếp tục dịch chuyển sang trái tới vị trí AS3, tạo nên điểm cân bằng mới của nền kinh tế (điểm 3). Tại đây, mức giá cả tiếp tục thể hiện xu hướng tăng đến P3. Nếu cung tiền tệ tiếp tục được gia tăng, sự dịch chuyển của đường tổng cầu và tổng cung sẽ tiếp tục diễn ra như kịch bản trên, theo đó mức giá tăng liên tục và lạm phát trở nên ngày càng tồi tệ hơn. Những phân tích của trường phái Keynes về tác động của việc tăng chi tiêu chính phủ hoặc cắt giảm thuế cũng sẽ làm gia tăng tổng cầu, từ đó đẩy giá cả lên cao. Tuy nhiên, những vấn đề của CSTK luôn có những giới hạn của nó, vì vậy việc tỷ lệ lạm phát tăng cao trong trường hợp này chỉ là tạm thời. Một phân tích khác của trường phái Keynes về tác động của các cú sốc tiêu cực lên tổng cung (ví dụ: việc tăng giá dầu do hậu quả của lệnh cấm vận dầu mỏ, công nhân biểu tình đòi tăng lương) cũng sẽ đẩy giá cả tăng cao. Song, nếu cung tiền không tiếp tục tăng để tác động tới tổng cầu thì tới một lúc nào đó, tổng cung sẽ tự động dịch chuyển trở về vị trí ban đầu, do đó sự tăng giá trong trường hợp này cũng chỉ là hiện tượng nhất thời. Với các phân tích trên, quan điểm của trường phái Keynes và trường phái tiền tệ về cơ bản đều thống nhất với nhau. Họ đều cho rằng lạm phát là hệ quả tất yếu từ việc tăng trưởng tiền tệ cao. Ngoài ra, những phân tích trên cũng cho thấy ngoài lượng tiền, các tác nhân khác như CSTK và cú sốc cung cũng có thể tác động tới tổng cầu và tổng cung, từ đó tác động tới giá cả và là nguyên nhân gây ra lạm phát.
  43. 29 1.1.2.2. Lạm phát do theo đuổi mục tiêu công ăn việc làm Một mục tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng mà đa số chính phủ các nước theo đuổi thường dễ gây ra lạm phát, đó là mục tiêu công ăn việc làm. Có hai dạng lạm phát là kết quả của chính sách ổn định năng động nhằm thúc đẩy công ăn việc làm, đó là lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chi phí đẩy (Hình 1.3). Hình 1.3: Lạm phát do theo đuổi mục tiêu công ăn việc làm (1) Lạm phát do cầu kéo (2) Lạm phát do chi phí đẩy Nguồn: Mishkin (2016) a. Lạm phát do cầu kéo Laṃ phát do cầu kéo xảy ra do tổng cầu tă ng, đặ c biệ t khi sản lương̣ đã đaṭ hoặc vươṭ quá mứ c tư ̣ nhiên. Thưc̣ ra đây cũng là mộ t cách định nghiã về laṃ phát dưạ theo nguyên nhân gây ra laṃ phát: laṃ phát đươc̣ coi là do sư ̣ tồn taị của mộ t mứ c cầu quá cao. Theo lý thuyết này, nguyên nhân của tình trang̣ dư cầu đươc̣ giải thích do nền kinh tế chi tiêu nhiều hơn nă ng lưc̣ sản xuất. Tuy nhiên để cho định nghiã này có sứ c thuyết phuc̣ thì cần phải giải thích taị sao chi tiêu laị liên tuc̣ lớ n hơn mứ c sản xuất. Luận án se ̃ lần lươṭ xem xét các thành tố của tổng cầu. Laṃ phát hình thành khi xuất hiệ n sư ̣ gia tă ng độ t biến trong nhu cầu tiêu dùng và đầu tư. Chẳng han,̣ khi có những làn sóng mua sắm mớ i làm tă ng manḥ tiêu dùng, giá cả của những mặ t hàng này se ̃ tă ng, làm cho laṃ phát tăng lên và ngươc̣ lai.̣ Tương tư,̣ laṃ phát cũng phu ̣ thuộ c vào sư ̣ biến độ ng trong nhu cầu đầu tư: sư ̣ lac̣ quan của các nhà đầu tư làm tă ng nhu cầu đầu tư và do đó đẩy mứ c giá tă ng lên. Trong nhiều trường hơp,̣ laṃ phát thườ ng bắt nguồn từ sư ̣ gia tă ng quá mứ c trong các chương trình chi tiêu của chính phủ. Khi chính phủ quyết định tă ng chi tiêu cho tiêu dùng và đầu tư nhiều hơn vào cơ sở ha ̣ tầng, thì mứ c giá se ̃ tă ng. Ngươc̣ lai,̣ khi chính phủ quyết định cắt giảm các chương trình chi tiêu công cộ ng, hoặ c các công trình đầu tư lớn đã kết thúc, thì mứ c giá se ̃ giảm.