Luận văn Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội (SPI) của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

pdf 228 trang tranphuong11 4570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội (SPI) của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_tac_dong_cua_cau_truc_von_den_muc_do_ben_vung_va_hi.pdf

Nội dung text: Luận văn Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội (SPI) của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NGUYỄN BÍCH NGỌC TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN MỨC ĐỘ BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI (SPI) CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội, 2021
  2. NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG NGUYỄN BÍCH NGỌC TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN MỨC ĐỘ BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI (SPI) CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9340201 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đào Văn Hùng 2. PGS. TS. Lê Thanh Tâm Hà Nội, 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của các nhà khoa học: 1. PGS.TS. Đào Văn Hùng 2. PGS.TS. Lê Thanh Tâm Các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ nghiên cứu nào khác ngoài các bài báo/bài viết hội thảo của tôi hoặc các bài báo/bài viết hội thảo của tôi và đồng tác giả đƣợc nêu trong danh mục công trình khoa học có liên quan đến luận án. Các thông tin, dữ liệu đƣợc sử dụng trong luận án đƣợc thu thập từ thực tế, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng, đƣợc xử lý trung thực và khách quan. Hà Nội, Ngày tháng Năm 2020 Tác giả luận án Nguyễn Bích Ngọc
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i MỤC LỤC ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ix LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN, MỨC ĐỘ BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ 32 1.1 Tổng quan về tổ chức tài chính vi mô 32 1.1.1 Khái niệm và vai trò của tổ chức tài chính vi mô 32 1.1.2 Sản phẩm, dịch vụ của tổ chức tài chính vi mô 37 1.2 Cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô 45 1.2.1 Khái niệm 45 1.2.2 Biến đại diện cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô 46 1.3 Mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô 48 1.3.1 Khái niệm 48 1.3.2 Biến đại diện mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô. 49 1.4 Hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô 52 1.4.1 Khái niệm 52 1.4.2 Biến đại diện hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô 54 1.5 Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội 68 1.5.1 Lý thuyết M&M 68 1.5.2 Lý thuyết đánh đổi 70 1.5.3 Lý thuyết trật tự phân hạng 72 1.5.4. Đặc tính cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô 75
  5. iii 1.5.5 Cơ chế tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội 76 TÓM TẮT CHƢƠNG 1 80 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN, MỨC ĐỘ BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM 81 2.1 Quá trình hình thành các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 81 2.2. Môi trƣờng pháp lý cho hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam 81 2.3. Các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 84 2.4 Cấu trúc vốn của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 87 2.4.1. Thực trạng cấu trúc vốn của các TCTCVM đƣợc cấp phép tại Việt Nam 90 2.4.2 Thực trạng cấu trúc vốn của các TCTCVM có đăng kí tại Việt Nam 96 2.5 Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 99 2.5.1 Thực trạng về mức độ bền vững của các TCTCVM đƣợc cấp phép tại Việt Nam 99 2.5.2. Thực trạng về mức độ bền vững của các TCTCVM có đăng kí tại Việt Nam 100 2.6. Hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 102 2.6.1 Mức độ tiếp cận (A) 103 2.6.2 Tỉ lệ dƣ nợ bình quân trên thu nhập bình quân (B) 104 2.6.3 Chi phí trên một khách hàng vay (C) 104 2.6.4 Tỉ lệ khách hàng nữ (D) 105 2.6.5 Số lƣợng chi nhánh (E) 107 2.6.6 Tỉ lệ nợ rủi ro (G) và tỉ lệ xóa nợ (H) 107 2.6.7 Chỉ số SPI 110 TÓM TẮT CHƢƠNG 2 112 CHƢƠNG 3 ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN MỨC ĐỘ BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM 113 3.1 Tổng quan mô hình kinh tế lƣợng đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 113 3.1.1 Mô hình tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững 113
  6. iv 3.1.2 Mô hình tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả xã hội 115 3.2 Đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam thông qua mô hình kinh tế lƣợng 120 3.2.1 Mô tả mô hình và dữ liệu sử dụng trong mô hình 120 3.2.2 Mô tả các biến sử dụng trong mô hình 122 3.3 Số liệu và kết quả nghiên cứu 129 3.3.1 Mô tả số liệu thống kê 130 3.3.2 Kết quả nghiên cứu mô hình đánh giá sự tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 132 3.3.3 Kết quả nghiên cứu mô hình đánh giá sự tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam. 137 3.4 Kết luận 142 TÓM TẮT CHƢƠNG 3 145 CHƢƠNG 4: KHUYẾN NGHỊ VỀ CẤU TRÚC VỐN NHẰM NÂNG CAO MỨC ĐỘ BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ TẠI VIỆT NAM 146 4.1 Định hƣớng, chiến lƣợc hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2025 146 4.2 Khuyến nghị đối với các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 147 4.2.1 Khuyến nghị đối với các tổ chức tài chính vi mô đƣợc cấp phép 148 4.2.2 Khuy bảo an toàn hoạt động khuy bảo an toàn hoạt động có đăng kí 156 4.3 Khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc 161 4.3.1 Khuyến nghị đối với Chính Phủ 161 4.3.2 Khuyến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc 164 4.3.3 Khuyến nghị đối với Ủy ban nhân dân các cấp 166 4.3.4 Khuyến nghị đối với Trung tâm Tƣ vấn Nguồn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa 167 TÓM TẮT CHƢƠNG 4 170 KẾT LUẬN 171 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Diễn giải ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á CEP Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho ngƣời lao động nghèo tự tạo việc làm CGAP Nhóm tƣ vấn hỗ trợ những ngƣời nghèo nhất FEM Mô hình tác động cố định GMM Mô hình moment tổng quát M7MFI Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn M7 MFI Tổ chức tài chính vi mô NGO Tổ chức Phi Chính Phủ NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc REM Mô hình tác động ngẫu nhiên TCTCVM Tổ chức tài chính vi mô TYM Tổ chức tài chính vi mô TNHH MTV Tình Thƣơng VMFWG Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam
  8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Thống kê các nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô 15 Bảng 2. Thống kê các nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả xã hội của tổ chức TCVM 23 Bảng 1.1: Sản phẩm tín dụng vi mô 39 Bảng 1.2: Một số dịch vụ phi tài chính do các tổ chức, chƣơng trình vi mô trên thế giới cung cấp 44 Bảng 1.3: Ý nghĩa từng cấu phần của chỉ số SPI 57 Bảng 1.4: Danh sách tổ chức tiêu biểu xây dựng bộ công cụ đo lƣờng hiệu quả xã hội 61 Bảng 1.5: Cách thức đo lƣờng và ý nghĩa của từng cấu phần trong đo lƣờng SPI 67 Bảng 2.1. Thống kê số lƣợng tổ chức TCVM đƣợc nghiên cứu trong luận án 84 Bảng 2.2. Các nguồn vốn hỗ trợ tổ chức TCVM 88 Bảng 2.3. Sản phẩm tiết kiệm tại TYM và M7-MFI 93 Bảng 2.4: Mức độ bền vững của MFIs đƣợc cấp phép giai đoạn 2011-2019 99 Bảng 2.5: Tổng hợp so sánh các cấu phần đánh giá SPI của MFIs đƣợc cấp phép và có đăng kí 109 Bảng 3.1. Thống kê số lƣợng tổ chức TCVM đƣợc nghiên cứu trong luận án . 121 Bảng 3.2. Giả thuyết tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc 125 Bảng 3.3. Giả thuyết tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc 128 Bảng 3.4: Kết quả thống kê mô tả 130 Bảng 3.5: Kết quả kiểm định Hausman Test 132 Bảng 3.6: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy theo REM 133 Bảng 3.7: Kết quả mô hình 1 rút gọn 134 Bảng 3.8: So sánh giữa giả thuyết và kết quả nghiên cứu mô hình 1 134 Bảng 3.9: Kết quả mô hình hồi quy theo GMM 138 Bảng 3.10: So sánh giữa giả thuyết và kết quả nghiên cứu mô hình 2 139 Bảng 3.11: Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 143 Bảng 4.1: Gợi ý nhu cầu khách hàng đối với sản phẩm huy động 151 Bảng 4.2: Nội dung và lƣu ý chuyển đổi 159
  9. vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mô 33 Hình 1.2: Phân loại các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam 34 Hình 1.3: Phân loại khách hàng tài chính vi mô 36 Hình 1.4: Vai trò của tổ chức tài chính vi mô đối với kinh tế - xã hội 37 Hình 1.5: Nhu cầu bảo hiểm của ngƣời nghèo 41 Hình 3.1: Mô hình cho chuỗi dữ liệu tại nhiều quốc gia 113 Hình 3.2: Mô hình cho chuỗi dữ liệu tại một quốc gia 114 Hình 3.3: Mô hình cấu trúc vốn và mức độ bền vững 115 Hình 3.4: Mô hình chỉ sử dụng nhóm yếu tố vi mô 116 Hình 3.5: Mô hình sử dụng cả nhóm yếu tố vi mô và yếu tố vĩ mô 117 Hình 4.1: Cơ sở đề xuất khuyến nghị 147
  10. viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Nhu cầu về dịch vụ tài chính vi mô của ngƣời nghèo 38 Biểu đồ 1.2: Tần suất đƣợc sử dụng của các tiêu chí đo lƣờng hiệu quả xã hội 63 Biểu đồ 1.3 Cơ chế tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô 78 Biểu đồ 2.1: Hệ thống pháp lý điều chỉnh hoạt động của MFIs Việt Nam. 82 Biểu đồ 2.2. Cấu trúc nguồn vốn của hệ thống TCTCVM Việt Nam (tháng 7/2016) . 87 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu vốn của các nhóm tổ chức tài chính vi mô 89 Biểu đồ 2.4. Cấu trúc vốn của MFIs đƣợc cấp phép 2011 – 2019 90 Biểu đồ 2.5. Sự thay đổi của tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của MFIs đƣợc cấp phép (2011 – 2019) 91 Biểu đồ 2.6. Tỷ trọng vốn huy động từ tiền gửi trên tổng nguồn vốn của MFIs đƣợc cấp phép (2011 – 2019) 92 Biểu đồ 2.7. Tỷ trọng vốn vay trên tổng nguồn vốn của MFIs đƣợc cấp phép giai đoạn 2011 – 2019 95 Biểu đồ 2.8. Tỷ trọng nợ khác trên tổng nguồn vốn tại MFIs đƣợc cấp phép giai đoạn 2011 – 2019 96 Biểu đồ 2.9: Cấu trúc nguồn vốn của MFIs có đăng kí tại Việt Nam 2011 – 2019 97 Biểu đồ 2.10: Chỉ số OSS của MFIs có đăng kí giai đoạn 2011 – 2019 100 Biểu đồ 2.11: Giá trị OSS lớn nhất và nhỏ nhất của MFIs có đăng kí giai đoạn 2011 – 2019 101 Biểu đồ 2.12: Số lƣợng MFIs có đăng kí có OSS 120 giai đoạn 2011 - 2019 104 Biểu đồ 2.13: Số lƣợng khách hàng đang vay vốn bình quân tại MFIs trong giai đoạn 2011 - 2019 103 Biểu đồ 2.14: Dƣ nợ bình quân/GNI bình quân đầu ngƣời của MFIs tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2019 104 Biểu đồ 2.15: Chi phí trên một khách hàng vay bình quân của MFIs tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019 105
  11. ix Biểu đồ 2.16: Tỉ lệ khách hàng nữ của MFIs tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2019 106 Biểu đồ 2.17: Tỷ lệ nợ rủi ro của MFIs tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019 107 Biểu đồ 2.18: Tỷ lệ xóa nợ của MFIs tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2019 108 Biểu đồ 2.19: Chỉ số SPI của MFIs tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2019 110 Biểu đồ 3.1 Khung phân tích 119
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1 Yêu cầu nghiên cứu lý luận Tại các quốc gia trên thế giới và đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển nhƣ Việt Nam, tài chính đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nói chung (Agnello và cộng sự, 2012) và xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội nói riêng (Ledgerwood, 2013). Tuy nhiên, nếu nhƣ mức độ tiếp cận các dịch vụ tài chính cũng nhƣ phạm vi dịch vụ bị hạn chế thì lại có thể kìm hãm sự phát triển của cá nhân, doanh nghiệp. Tỉ lệ ngƣời nghèo trong xã hội cũng vì thế mà tăng lên. Chính vì vậy phát triển một hệ thống tài chính toàn diện, đáp ứng nhu cầu của tất cả các cá nhân trong xã hội là mục tiêu mà bất kì nền kinh tế nào cũng muốn hƣớng tới. Trong xu hƣớng đó, đối tƣợng ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp nhận đƣợc sự quan tâm nhiều hơn cả, bởi còn nhiều rào cản nhƣ trình độ, mức độ rủi ro hay giới tính hạn chế khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính từ khu vực chính thức của những đối tƣợng này. Chính vì vậy, vào khoảng thế kỷ thứ 17, tài chính vi mô đã đƣợc ra đời nhằm giúp ngƣời nghèo dễ dàng tiếp cận hơn với các dịch vụ tài chính. Mô hình này sau đó đã nhanh chóng phát triển và lan rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể, qua quá trình hoạt động, số liệu thống kê của Microfinance Barometer cho thấy các tổ chức tài chính vi mô trên thế giới đã cung ứng dịch vụ cho khoảng 136 triệu khách hàng thu nhập thấp vào năm 2016 và 139 triệu khách hàng vào năm 2017. Cũng theo thống kê này, tỉ lệ tăng trƣởng về số lƣợng khách hàng của MFIs cho hai năm 2016 và 2017 lần lƣợt là 9.6 và 5.6 . Nhƣ vậy, có thể thấy mặc dù số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ từ các tổ chức tài chính vi mô trên thế giới vẫn đang trên đà tăng trƣởng, nhƣng tốc độ tăng trƣởng đang chậm lại dần. Quan trọng hơn, khi so sánh giữa quy mô khách hàng hiện nay của tổ chức tài chính vi mô với tỉ lệ 10.9 ngƣời trên thế giới đang phải sống dƣới mức thu nhập $2/ngày theo thống kê của tỉ lệ ngƣời nghèo trên thế giới vào năm 2018, rõ ràng đối
  13. 2 tƣợng ngƣời nghèo đƣợc tiếp cận với dịch vụ tài chính vi mô vẫn còn rất nhỏ so với nhu cầu. Chính vì vậy, duy trì hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô trong dài hạn để có thể phục vụ nhiều hơn nữa khách hàng có thu nhập thấp trong tƣơng lai là vấn đề nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Trong đó Peter (2007); Daher và Le Saout (2013) và Quayes (2015) đều nhấn mạnh đạt đƣợc bền vững chính là chìa khóa của vấn đề bởi chỉ khi các tổ chức tài chính vi mô hoạt động bền vững, họ mới có thể phục vụ khách hàng trong một thời gian dài (Rhyne, 1998; Meyer, 2002) và giúp cho khách hàng của họ thoát nghèo một cách bền vững. Quan điểm này cũng hoàn toàn đồng nhất với kết luận đƣợc đƣa ra bởi các nhà nghiên cứu trong nƣớc nhƣ Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2013) khi các tác giả khẳng định đạt đƣợc sự bền vững chính là cơ sở nền tảng để các tổ chức tài chính vi mô có thể phục vụ thêm đƣợc nhiều khách hàng hơn nữa trong tƣơng lai. Tuy nhiên, Ndanyenbah (2017) trong nghiên cứu về sự biến đổi, sụp đổ và bền vững tài chính của MFIs đã chỉ ra rằng từ những năm 1990 khi mà các nhà tài trợ và Chính Phủ nhận thấy không còn đủ nguồn để tài trợ cho ngƣời nghèo thông qua hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô, thì cấu trúc vốn đã thực sự trở thành thách thức đối với các tổ chức tài chính vi mô trên con đƣờng đạt đƣợc sự bền vững. Điều này đã dẫn tới nhu cầu tìm kiếm các nguồn vốn từ bên ngoài để phục vụ cho hoạt động của MFIs. Tuy nhiên, cũng trên con đƣờng thƣơng mại hóa, vấn đề đảm bảo hiệu quả xã hội của MFIs cũng là đề tài đƣợc nhiều nhà nghiên cứu lƣu tâm, bởi quan điểm hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô đang chịu ảnh hƣởng rất lớn từ động lực và mục tiêu của các nhà tài trợ khác nhau (Jasmina Devinck, 2013). Do đó, sự thay đổi trong cấu trúc vốn của MFIs hẳn nhiên có những tác động nhất định đến định hƣớng phát triển cả về bền vững tài chính và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô trong tƣơng lai. 1.2 Yêu cầu nghiên cứu thực tiễn Đƣợc hình thành từ khá sớm vào giai đoạn những năm 1980, hoạt động tài chính vi mô tại Việt Nam đã trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển với những
  14. 3 thành quả đáng ghi nhận nhƣ giá trị tổng tài sản không ngừng tăng lên, số lƣợng khách hàng đƣợc tiếp cận với các dịch vụ tài chính và phi tài chính tại các tổ chức tài chính vi mô liên tục tăng trƣởng qua các năm (Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Hải, 2016), công tác triển khai các sản phẩm, dịch vụ nhƣ tín dụng, huy động tiết kiệm cũng nhận đƣợc đánh giá ngày càng cao từ phía khách hàng (VMFWG, 2017). Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu, hoạt động của tổ chính tài chính vi mô tại Việt Nam trong những năm gần đây cũng vấp phải những khó khăn nhất định. Cụ thể, thời điểm năm 2010 khi nƣớc ta đƣợc cấp phép bƣớc vào hàng ngũ các nƣớc có thu nhập trung bình, thì nguồn vốn ƣu đãi của tổ chức Phi Chính Phủ nƣớc ngoài vào Việt Nam có xu hƣớng thu hẹp dần. Do đó, việc tìm kiếm các nguồn vốn để duy trì hoạt động của các tổ chức, chƣơng trình, dự án tài chính vi mô bắt đầu trở nên khó khăn hơn. Điều này đã tạo nên thách thức cho các tổ chức trong việc phải nhanh chóng thích nghi, và tìm kiếm các nguồn vốn mới thay thế nhằm duy trì hoạt động trong dài hạn. Tuy nhiên, để tiếp cận với các nguồn vốn từ thị trƣờng, các tổ chức phải đảm bảo tuân thủ các quy định về hoạt động và chế độ tài chính theo yêu cầu của pháp luật – những điều kiện mà không phải trong thời gian ngắn các tổ chức có thể đáp ứng đƣợc. Bên cạnh đó, đa phần các tổ chức tài chính vi mô đều chƣa có định hƣớng cụ thể về phát triển nguồn vốn trong tƣơng lai. Chính vì vậy, công tác quản lý và phát triển nguồn vốn phục vụ cho hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam thực sự là một thách thức đối với lãnh đạo của MFIs. Hơn thế nữa, trong bối cảnh nguồn vốn gặp khó khăn, các nhà quản lý của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam còn phải đối mặt với áp lực đảm bảo cân bằng giữa bền vững tài chính và hiệu quả xã hội bởi đây chính là nguồn gốc sức mạnh của ý tƣởng về tài chính vi mô (Sinha, 2006). Cụ thể, trong khoảng thời gian từ 2010 trở về đây, số liệu thu thập đƣợc từ Danh bạ tài chính vi mô của Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam cho thấy khả năng bù đắp các chi phí hoạt động từ thu nhập hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam đang có xu hƣớng giảm dần. Bên cạnh đó, chỉ số hiệu quả xã hội theo tính toán của tác giả cũng có chiều hƣớng đi xuống. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc tiến hành nghiên cứu tác động
  15. 4 của từng nguồn vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô để đƣa ra những định hƣớng, khuyến nghị phù hợp cho tổ chức tài chính vi mô trong việc lựa chọn và phát triển nguồn vốn là điều cần thiết. Do đó, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội (SPI) của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu, khoảng trống trong lĩnh vực nghiên cứu Cấu trúc vốn, mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô trong những năm qua đã thu hút đƣợc rất nhiều sự quan tâm từ phía các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, các nghiên cứu trƣớc đây đa phần mới chỉ nghiên cứu riêng rẽ tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững hoặc tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả xã hội của MFIs, mà chƣa có nghiên cứu nào đi phân tích tác động của cấu trúc vốn đến đồng thời cả hai yếu tố này. Chính vì vậy, trong phần tiếp theo các nghiên cứu tiêu biểu về tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả xã hội của MFIs sẽ lần lƣợt đƣợc phân tích. 2.1. Tổng quan nghiên cứu về cấu trúc vốn và mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô 2.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Thực hiện kiểm chứng lý thuyết vòng đời trong tài trợ MFIs, Bogan (2012) tập trung vào phân tích mức độ bền vững của MFIs qua các giai đoạn phát triển (mới, trẻ và trƣởng thành) thông qua hai mô hình hồi quy. Trong đó, mô hình 1 phân tích các yếu tố tác động tới mức độ bền vững của MFIs, mô hình 2 tập trung đánh giá sự tác động của cấu trúc vốn, đặc tính và điều kiện kinh tế vĩ mô của quốc gia đến khả năng đạt đƣợc độ bền vững của tổ chức. Kết quả các mô hình cho thấy quy mô và cấu trúc vốn có tác động rõ nét đến mức độ bền vững của MFIs. Cụ thể, Bogan (2012) chỉ ra rằng việc quá phụ thuộc vào các khoản tài trợ trong tổng nguồn vốn sẽ khiến cho MFIs ngày càng xa rời mục tiêu bền vững. Do đó, thoát dần khỏi các nguồn tài trợ, và hoạt động theo định hƣớng
  16. 5 thƣơng mại sẽ là bƣớc đi cần thiết trong tƣơng lai để MFIs có thể đa dạng hóa nguồn vốn, cũng nhƣ thu hút đƣợc tiền gửi tiết kiệm cho tổ chức. Trên cơ sở đó các tổ chức tài chính vi mô mới có thể mở rộng danh mục tín dụng vi mô, giảm thiểu lãi suất cho vay, nâng cao khả năng tiếp cận, và đặc biệt là mức độ bền vững của tổ chức. Ngoài ra, tác giả cũng chỉ ra rủi ro tín dụng (tỉ lệ danh mục rủi ro trên 30 ngày), số lƣợng ngƣời vay và ngƣời gửi tiết kiệm đều có tác động đến mức độ bền vững của MFIs. Trái lại, điều kiện kinh tế vĩ mô của từng quốc gia lại cho thấy dƣờng nhƣ không có mối liên kết với mức độ bền vững. Kế thừa mô hình của Bogan (2012), Tehulu (2013) thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ bền vững tài chính của 23 MFIs tại khu vực châu Phi trong giai đoạn 2004 – 2009. Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa cấu trúc vốn mà cụ thể là chỉ số nợ trên vốn chủ sở hữu với mức độ bền vững của các TCTCVM là nghịch chiều với độ tin cậy là 95%. Giải thích cho kết quả này Tehulu cho rằng tại Châu Phi, thay vì trả cổ tức cho chủ đầu tƣ thì MFIs lại cung cấp cho họ các khoản vay ƣu đãi. Chính vì lẽ đó chi phí vốn chủ sở hữu trở nên rẻ hơn trong mối tƣơng quan với chi phí vốn vay, và tất yếu sử dụng nhiều nợ hơn hay hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu càng cao thì mức độ bền vững của các TCTCVM càng thấp. Ngoài ra, theo Tehulu (2013) sự tác động của tỉ lệ vốn huy động từ tiết kiệm trên tổng tài sản đến mức độ bền vững của MFIs là thuận chiều. Tuy nhiên, sự tác động này không có ý nghĩa thống kê. Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích tác động của các yếu tố nhƣ quy mô, tổng danh mục cho vay, hiệu quả quản lý (tỉ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản), rủi ro tín dụng (tỉ lệ khoản vay quá hạn trên 30 ngày) đến mức độ bền vững của MFIs. Trong đó, 2 nhóm yếu tố đầu có tác động thuận chiều đến mức độ bền vững, còn các nhóm yếu tố sau có tác động nghịch chiều. Thực hiện nghiên cứu về mức độ bền vững của TCTCVM ở các nƣớc Châu Phi dựa trên nền tảng lý thuyết vòng đời nhƣ Tehulu (2013); tuy nhiên, Nyamsogoro (2010); Kinde (2012) và Sekabira (2013) chỉ tập trung vào nghiên cứu MFIs trong phạm vi một quốc gia. Chính vì vậy, yếu tố kinh tế vĩ mô trong mô hình
  17. 6 bị loại bỏ và chỉ tập trung vào phân tích tác động của cấu trúc vốn cũng nhƣ đặc tính của MFIs đến mức độ bền vững. Cụ thể, Nyamsogoro (2010) chỉ ra rằng phần vốn chủ sở hữu giúp cải thiện đáng kể mức độ bền vững tài chính của TCTCVM ở mức ý nghĩa 5%. Bên cạnh đó các yếu tố nhƣ lãi suất, dƣ nợ trung bình, số lƣợng khách hàng nữ hay giá trị khoản vay cũng có tác động thuận chiều đến mức độ bền vững của MFIs. Trái lại, tác động nghịch chiều lại đƣợc chứng minh tại các biến nhƣ chi phí trên một khách hàng vay, chi phí nhân viên trên một đồng vốn cho vay ra, thời gian hoạt động của MFIs và số lƣợng khách hàng vay. Ngoài ra, sự tác động của các yếu tố liên quan đến kĩ thuật cho vay của MFI nhƣ số lƣợng các khoản trả góp, giá trị khoản vay tối thiểu và điều kiện về thời hạn đến mức độ bền vững là không đồng nhất giữa khoản vay cá nhân và khoản vay theo tổ, nhóm. Ủng hộ cho kết luận của Nyamsogoro (2010), Sekabira (2013) trong nghiên cứu tại Uganda đã chỉ ra rằng sử dụng nguồn vốn vay làm giảm mức độ bền vững tài chính của MFIs. Nguyên nhân đứng đằng sau mối quan hệ nghịch chiều này, theo Sekabira là do sự khác biệt về chi phí vốn. Cụ thể, lãi suất khác nhau mà MFIs phải trả cho chủ nợ có thể đe doạ đến hoạt động hoặc mức độ bền vững của các tổ chức này. Một ví dụ điển hình đó là các khoản vay của MFIs có thể đến từ các nguồn không chính thống – nguồn đòi hỏi mức lãi suất cao, nhƣng phải đƣợc trả lại trong thời gian ngắn. Hệ quả là chi phí tài chính tăng lên còn mức độ bền vững tài chính của TCTCVM lại suy giảm (Sekabira, 2013). Bên cạnh đó, mức độ rủi ro và số lƣợng ngƣời gửi tiền tiết kiệm tại tổ chức cũng có tác động nghịch chiều đến mức độ bền vững của tổ chức. Kết quả này, theo Sekabira là do sự gia tăng trong số lƣợng ngƣời tiết kiệm sẽ kéo theo sự gia tăng về chi phí trả lãi cho ngƣời gửi tiền. Do đó, làm giảm lợi nhuận của MFIs cũng nhƣ khả năng đạt đƣợc mức độ bền vững. Đặc biệt, trong tình huống của nghiên cứu khi số lƣợng ngƣời gửi tiền nhiều hơn số lƣợng ngƣời vay thì tác động này lại càng rõ nét. Trái lại, sự gia tăng trong số lƣợng ngƣời vay vốn giúp cải thiện mức độ bền vững của tổ chức. Áp dụng mô hình tƣơng đồng Nyamsogoro (2010) và Sekabira (2013) cho
  18. 7 nghiên cứu tại Ethiopia; Kinde (2012) trái lại đƣa ra kết quả có phần khác biệt khi chỉ ra rằng tác động của cấu trúc đến mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô mặc dù là nghịch chiều nhƣng không có ý nghĩa thống kê. Do đó, theo tác giả sự kết hợp của các nguồn vốn khác nhau không làm cải thiện khả năng đạt đƣợc mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô. Trong khi đó, số lƣợng khách hàng vay và giá trị khoản vay bình quân đƣợc chứng minh giúp cải thiện khả năng đạt đƣợc mức độ bền vững tài chính của MFIs. Cụ thể, sự tăng lên trong số lƣợng ngƣời vay sẽ là tiền đề giúp cho các tổ chức tài chính vi mô gia tăng khối lƣợng sản phẩm cung cấp, lợi nhuận và cuối cùng là gia tăng mức độ bền vững. Kết quả này cũng hoàn toàn trùng khớp với nhận định của Ali (2013) trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa mức độ bền vững tài chính và mức độ tiếp cận của MFIs tại Kenya. Sử dụng mô hình hồi quy OLS trên dữ liệu của 30 tổ chức tài chính vi mô, Ali chỉ ra rằng khách hàng đang vay vốn sẽ hỗ trợ thu hút thêm các khách hàng mới thông qua việc truyền miệng, giới thiệu về các dịch vụ họ đƣơc trải nghiệm tại MFIs. Qua đó, ngày càng nhiều ngƣời biết đến danh tiếng của tổ chức, lợi nhuận và hiệu quả tài chính của MFIs cũng vì thế mà tăng theo. Ngoài ra, tỉ lệ khách hàng nữ cũng đƣợc chứng minh có tác động mạnh mẽ đến mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô thông qua nâng cao mức độ tiếp cận cũng nhƣ tỉ lệ hoàn trả nợ vay. Kế thừa mô hình đƣợc xây dựng bởi Miyajima và cộng sự (2004) trong đánh giá sự tác động của cấu trúc vốn và đặc tính của tổ chức đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại Nhật Bản, Kyereboah-Coleman (2007) đƣa ra kết luận có phần khác biệt với Bogan (2012); Tehulu (2013); Nyamsogoro (2010) và Sekabira (2013) khi chỉ ra rằng đòn bẩy tài chính có tác động thuận chiều đến mức độ bền vững của tổ chức. Kết quả này theo nhƣ Kyereboah-Coleman là do việc sử dụng nợ vay đã tạo áp lực thúc đẩy các TCTCVM trong tìm kiếm khách hàng, mở rộng phạm vi tiếp cận và quyết tâm hơn trong việc thu hồi các khoản nợ của mình. Chính vì vậy, thu nhập, lợi nhuận và mức độ bền vững của MFIs sẽ tăng lên. Mặt khác, các yếu tố nhƣ mức độ rủi ro, thời gian hoạt động hay quy mô của MFIs lại có tác động nghịch
  19. 8 chiều lên mức độ bền vững của MFIs. Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy sự tăng trƣởng về quy mô của tổ chức đi cùng với sự tăng trƣởng về bộ máy tổ chức, cơ cấu quản lý của MFIs. Vì vậy, các tổ chức dễ dàng giải quyết các vấn đề liên quan rủi ro đạo đức của khách hàng cũng nhƣ lựa chọn đối nghịch. Bên cạnh đó, khi quy mô của MFIs tăng lên thì mức độ tiếp cận của các tổ chức có xu hƣớng giảm; tuy nhiên, sự tác động này là không rõ nét hay không có ý nghĩa thống kê. Ủng hộ cho kết luận của Kyereboah-Coleman (2007), Iezza (2010) trong nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ bền vững của 687 TCTCVM ở 63 quốc gia trên thế giới trong năm 2008, đã chỉ ra rằng cấu trúc vốn giữ vai trò quan trọng trong việc cải thiện độ mức độ bền vững của TCTCVM. Cụ thể, MFI sẽ có lợi thế đáng kể về thuế từ việc sử dụng các khoản nợ thay vì vốn cổ phần. Do đó, MFIs nên đƣợc tài trợ bằng các khoản nợ để tăng khả năng sinh lời của tổ chức. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vốn huy động trong nâng cao hiệu quả hoạt động của MFIs bởi đây đƣợc coi là nguồn vốn với chi phí thấp. Ngoài ra, lãi suất, tỉ lệ nợ rủi ro và tỉ lệ tài sản không sinh lời nhƣng có tính thanh khoản cao cũng có tác động rõ nét đến mức độ bền vững của MFIs. Cụ thể, tổ chức với tỉ lệ nợ rủi ro trên 30 ngày thấp hay khả năng thu hồi nợ của MFIs cao thì thƣờng có mức độ bền vững cao hơn các tổ chức khác. Tƣơng tự, MFIs có tỉ lệ tài sản không sinh lời càng thấp và lãi suất càng cao thì khả năng đạt đƣợc mức độ bền vững cũng càng cao. Cuối cùng, ở các quốc gia có duy trì tỉ lệ lạm phát và lãi suất cơ bản ở mức tƣơng đối thấp, thì MFIs thƣờng có điều kiện phát triển ổn định và đạt đƣợc mức độ bền vững cao hơn. Đặc biệt, nghiên cứu sâu hơn về độ phát triển của MFIs tại các khu vực địa lý khác nhau, Iezza còn chỉ ra rằng MFIs tại khu vực Đông Nam Á và trung tâm Thái Bình Dƣơng có mức độ thể hiện tốt hơn MFIs tại các khu vực khác. Đồng nhất với kết luận của Iezza; Muriu (2011) và Mwangi và cộng sự (2015) đều cho rằng vốn huy động từ tiền gửi đƣợc xem nhƣ một nguồn vốn giá rẻ, và do đó sẽ giúp giảm chi phí hoạt động cũng nhƣ có tác động tích cực đến mức độ bền vững của TCTCVM. Chính vì vậy, các TCTCVM nên đƣa ra các chiến lƣợc để
  20. 9 giành đƣợc lòng tin của ngƣời gửi tiền, cũng nhƣ đa dạng hóa các sản phẩm tiết kiệm của mình để có thể thu hút thêm khách hàng (Cull và cộng sự, 2011). Sử dụng mô hình nghiên cứu tƣơng đồng với Mwangi và cộng sự (2015); song, kết luận của Mwizarubi và cộng sự (2016) và Mwongeli và Ariemba (2018 ) về tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững tài chính của tổ chức tài chính vi mô lại không đồng nhất. Cụ thể, nghiên cứu về mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô hàng đầu ở Tanzania, Mwizarubi và cộng sự (2016) chỉ ra rằng mặc dù các khoản vay thƣơng mại có tác động tích cực tới mức độ bền vững; song sự tác động này không có ý nghĩa về thống kê. Kết luận này đƣợc ủng hộ bởi Hossain và Asam (2016) khi các tác giả chỉ ra rằng tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu tác động không rõ nét lên mức độ bền vững tài chính của 29 MFIs tại Bangladesh trong giai đoạn 2008 – 2012. Bên cạnh đó, các yếu tố nhƣ quy mô, thời gian hoạt động, tỉ lệ khách hàng nữ hay số lƣợng khách hàng vay trên một nhân viên ngân hàng cũng không có ảnh hƣởng đáng kể đến mức độ bền vững tài chính của MFIs tại Bangladesh trong khoảng thời gian nghiên cứu. Trái lại, tập trung vào phân tích tác động của cấu trúc vốn tới mức độ bền vững tài chính của các tổ chức tài chính vi mô đƣợc cấp phép nhận tiền gửi tại Kenya, Mwongeli và Ariemba (2018) khẳng định vai trò của đòn bẩy tài chính trong việc nâng cao mức độ bền vững tài chính của MFIs. Do đó, MFIs cần nắm bắt bất cứ cơ hội vay nợ nào để cải thiện độ mức độ bền vững tài chính của mình. Ngoài ra, lợi nhuận giữ lại và vốn cổ phần ƣu đãi cũng cho thấy có tác động tích cực và rõ nét lên mức độ bền vững tài chính của MFIs. Tuy nhiên, vốn cổ phần thông thƣờng lại có tác động nghịch chiều và không đƣợc khuyến khích sử dụng. Có phần khác biệt với các nghiên cứu trƣớc đó khi cân nhắc tới sự tác động của cấu trúc quản trị lên mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô, Mutua và Ali (2017) đã chỉ ra rằng nguồn tài trợ và chất lƣợng quản trị của MFIs có tác động mạnh tới mức độ bền vững của tổ chức. Cụ thể, một bộ máy quản trị tốt sẽ hỗ trợ cho sự tồn tại và thc đẩy sự phát triển, gia tăng mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô. Trái lại, bộ máy quản trị yếu kém sẽ làm suy giảm hoạt động của
  21. 10 MFIs. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng các tổ chức tài chính vi mô nên tận dụng tất cả các nguồn lực tài chính bao gồm vốn nhận viện trợ và vốn huy động tiết kiệm để nâng cao mức độ bền vững của họ. Cuối cùng, Mutua và Ali nhấn mạnh: bằng việc huy động tiền gửi từ khách hàng cũng nhƣ có cơ chế bảo vệ ngƣời gửi tiền một cách hiệu quả, các tổ chức tài chính vi mô sẽ không chỉ đạt đƣợc độ bền vững mà còn có thể mở rộng mức độ tiếp cận của mình. Sử dụng mô hình và phƣơng pháp nghiên cứu gần nhƣ tƣơng đồng với Mutua và Ali (2017), song với quy mô mẫu rộng hơn gồm 33 tổ chức tại Kenya, Kioko (2012) cũng đƣa ra nhận định tƣơng tự. Cụ thể, Kioko khẳng định các tổ chức tài chính vi mô cần chú trọng hơn tới tăng cƣờng cơ cấu quản trị, cũng nhƣ đa dạng hóa các dịch vụ tài chính nhằm nâng cao mức độ bền vững của tổ chức. Ngoài ra, tác giả cũng không quên nhấn mạnh vai trò của đòn bẩy tài chính, và đặc biệt là nguồn tài trợ đến hoạt động của MFIs. Điều này có thể đƣợc giải thích một phần bởi các tổ chức tài chính vi mô tại Kenya đang phần lớn dựa trên nguồn tài trợ để tồn tại và phát triển. 2.1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc Kế thừa mô hình nghiên cứu mối liên hệ giữa sự bền vững tài chính và mức độ tiếp cận của TCTCVM tại Kenya của Ali (2013), Nguyễn Quỳnh Phƣơng (2017) trong luận án tiến sĩ về phát triển hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam đã đánh giá tác động của cấu trúc vốn và mức độ tiếp cận lên sự bền vững của MFIs trong giai đoạn 2011 – 2015. Kết quả mô hình cho thấy trong khi tổng số khách hàng, tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, giá trị dƣ nợ tín dụng bình quân trên cán bộ tín dụng và tỷ lệ khách hàng là nữ giới có tác động thuận chiều lên mức độ bền vững của MFIs tại Việt Nam, thì giá trị khoản vay trung bình trên GDP bình quân lại cho thấy tác động nghịch chiều. Tuy nhiên, trong các nhân tố trên chỉ có yếu tố tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, giá trị dƣ nợ tín dụng bình quân trên cán bộ tín dụng và tỷ lệ khách hàng là nữ giới là có ý nghĩa thống kê, và làm cơ sở quan trọng để đƣa ra giải pháp cho luận án. Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Quỳnh Phƣơng (2017), sau đó đã đƣợc sử
  22. 11 dụng kết hợp với mô hình của Vanroose và D‟Espallier (2009) và Njuguna (2013) để xây dựng khung phân tích cho luận án tiến sĩ về hiệu quả tài chính của các tổ chức tài chính vi mô đƣợc cấp phép tại Việt Nam của Phan Thị Hồng Thảo (2019). Cụ thể, tác giả đã cân nhắc tới tác động của các yếu tố nhƣ môi trƣờng kinh tế vĩ mô, mức độ thâm nhập của ngân hàng, sự thay đổi của các quy định pháp lý về hoạt động của MFIs đƣợc cấp phép, mức độ tiếp cận của tổ chức tài chính vi mô, cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô, hiệu suất cán bộ của MFIs và các biến đặc tính nhƣ thời gian, quy mô và hình thức pháp lý của MFIs đến hiệu quả tài chính của MFIs bao gồm cả mức độ bền vững tài chính. Kết quả mô hình cho thấy mức độ tiếp cận của MFIs càng sâu hay MFIs càng phục vụ khách hàng có mức thu nhập ở phân khúc thấp thì mức độ bền vững càng cao. Trái lại, việc chuyển đổi thành tổ chức đƣợc cấp phép lại có tác động tiêu cực đến mức độ bền vững của MFIs. Điều này có thể lý giải bởi chi phí gia tăng từ việc đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng, cũng nhƣ đáp ứng các quy định của pháp luật sẽ khiến cho chi phí hoạt động của MFIs tăng và lợi nhuận giảm xuống. Kết quả cuối cùng là mức độ bền vững sẽ bị ảnh hƣởng. Cũng có tác động tiêu cực tới mức độ bền vững của MFIs là tỉ trọng nợ vay trong tổng nguồn vốn; tuy nhiên, tác động này không có ý nghĩa thống kê. Thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ bền vững của MFIs bằng cả phƣơng pháp định tính và định lƣợng, Đào Lan Phƣơng (2019) phát triển mô hình phân tích từ mô hình của Marakkath (2013); trong đó, cân nhắc tới sự tác động của các yếu tố nhƣ cấu trúc vốn, đặc điểm của tổ chức tài chính vi mô (tuổi, phạm vi hoạt động, tổng danh mục cho vay, tỷ lệ rủi ro của danh mục đầu tƣ, số tiền vay bình quân trên một khách hàng và hình thức pháp lý của tổ chức tài chính vi mô). Kết quả phân tích dữ liệu của 34 tổ chức là thành viên của nhóm công tác tài chính vi mô tại Việt Nam và có công bố số liệu trên MIX market giai đoạn 2011 – 2015 cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tổng dƣ nợ có tác động tích cực và rõ nét lên mức độ bền vững của MFIs tại Việt Nam. Cụ thể, tỉ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản càng cao thì chi phí hoạt động của tổ chức sẽ càng thấp
  23. 12 do chi phí sử dụng vốn sở hữu là thấp hơn tƣơng đối so với vốn đi vay. Do đó, sự gia tăng của tỉ lệ vốn chủ sở hữu sẽ giúp cải thiện mức độ bền vững của MFIs. Ngoài ra, giá trị tổng dƣ nợ cho vay cũng có tác động cùng chiều với mức độ bền vững. Điều này xuất phát từ thực tế sự gia tăng trong dƣ nợ sẽ giúp cho MFIs có thể gia tăng doanh thu, lợi nhuận cũng nhƣ mức độ bền vững. Trái lại, tỷ lệ rủi ro của danh mục đầu tƣ PAR30 lại có tƣơng quan nghịch chiều với mức độ bền vững. Tỉ lệ này tăng lên đồng nghĩa với việc chất lƣợng danh mục đầu tƣ bị suy giảm. Do đó MFIs sẽ phải gia tăng chi phí dự phòng rủi ro, lợi nhuận bị suy giảm và tác động tiêu cực đến mức độ bền vững của tổ chức. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các tổ chức tài chính vi mô có phạm vi hoạt động ở cấp tỉnh hay có hình thức pháp lý là các quỹ xã hội đang hoạt động hiệu quả hơn so với các tổ chức tài chính vi mô khác. Giải thích cho kết quả này, theo tác giả là do tổ chức đƣợc cấp phép phải đối mặt với nhiều khó khăn từ sự chuyển đổi nhƣ phải tuân thủ các quy định về hoạt động nhƣ các tổ chức tín dụng khác, chịu áp lực từ việc mở rộng mạng lƣới chi nhánh, phát triển sản phẩm mới do phải cạnh tranh bình đẳng với các ngân hàng thƣơng mại. Chính vì vậy, trong giai đoạn nghiên cứu của luận án các tổ chức tài chính vi mô là các quỹ xã hội đạt đƣợc mức độ bền vững tốt hơn. Mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam cũng là trọng tâm nghiên cứu trong luận án “Tiếp cận tài chính vi mô tại Trung Quốc, Bangladesh và Phillipines – Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam” của Đặng Thu Thủy (2017). Dựa trên nền tảng mô hình đƣợc xây dựng bởi Christen và cộng sự (1995), luận án đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến mức độ bền vững hoạt động của MFIs tại Việt Nam với các nhân tố độc lập gồm: thời gian hoạt động, số lƣợng khách hàng, giá trị khoản vay trung bình trên một khách hàng, tốc độ tăng trƣởng của tổng dƣ nợ, tỉ lệ chi phí hoạt động, tiền gửi trên tổng dƣ nợ và danh mục đầu tƣ rủi ro lớn hơn 30 ngày. Thông qua phân tích dữ liệu 34 tổ chức tài chính vi mô Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2014, tác giả chỉ ra rằng các yếu tố đều có tác động nhất định đến mức độ bền vững của MFIs. Mở rộng nhóm yếu tố tác động tới mức độ bền vững của MFIs Việt Nam
  24. 13 theo cả hai hƣớng gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài, Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2013) khẳng định mức độ bền vững của các tổ chức là không đồng nhất, và đặc biệt còn tổ chức vẫn chƣa đạt đƣợc mức độ bền vững. Nguyên nhân của những hạn chế này xuất phát cả từ phía các tổ chức tài chính vi mô và từ môi trƣờng hoạt động của các tổ chức. Cụ thể, từ phía các tổ chức vi mô, nhóm tác giả nhận định MFIs tại Việt Nam chƣa có chiến lƣợc và kế hoạch rõ ràng, năng lực quản trị và điều hành nhìn chung còn thấp, việc quản lý nguồn thu – chi còn chƣa tốt, chƣa minh bạch hóa thông tin, sản phẩm và dịch vụ kém đa dạng, nguồn vốn hoạt động hạn chế, chất lƣợng dịch vụ và chất lƣợng nguồn nhân lực còn thấp. Đối với nguyên nhân từ môi trƣờng, các yếu tố về môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng kinh tế - xã hội – tự nhiên và môi trƣờng hoạt động nói chung của MFIs đã đƣợc nhóm tác giả phân tích cũng nhƣ chỉ ra các điểm còn bất cập và có ảnh hƣởng tiêu cực đến tổ chức và khách hàng tài chính vi mô. Đƣa ra quan điểm tƣơng đồng với Nguyễn Kim Anh và cộng sự (2013), Lê Văn Luyện và Nguyễn Đức Hải (2016) trong nghiên cứu về phát triển bền vững các TCTCVM Việt Nam cũng chỉ ra bốn vấn đề trong phát triển bền vững của TCTCVM Việt Nam. Cụ thể, thứ nhất là vấn đề hạn chế về quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu của TCTCVM tại Việt Nam; thứ hai là số lƣợng khách hàng của TCTCVM có đăng kí tại Việt Nam còn hạn chế và chƣa đa dạng; thứ ba là năng lực hoạt động còn khiêm tốn của TCTCVM; cuối cùng là sự hạn chế về nguồn lực tài chính đầu tƣ cho khu vực TCVM có đăng kí. Nhƣ vậy, có thể thấy yếu tố về vốn đã đƣợc các tác giả nhận định là vấn đề còn tồn tại và có tác động quan trọng tới sự phát triển bền vững của MFIs. Nghiên cứu sâu hơn về bền vững tài chính dƣới giác độ mức độ phụ thuộc trợ cấp tại hai tổ chức tài chính vi mô tiêu biểu cho nhóm tổ chức tài chính vi mô đƣợc cấp phép – TYM và tổ chức tài chính vi mô phi đƣợc cấp phép – CEP, Nguyễn Thanh Huyền (2017) chỉ ra rằng TYM mặc dù thuận lợi hơn trong việc huy động vốn cũng nhƣ nhận đƣợc vốn ƣu đãi từ phía Chính Phủ; song, mức độ bền vững về mặt tài chính lại có phần thấp hơn so với CEP. Nhƣ vậy, rõ ràng sự gia tăng trong vốn huy động
  25. 14 không cùng chiều với sự gia tăng về mức độ bền vững của MFIs. Bên cạnh các nghiên cứu tập trung về nhân tố ảnh hƣởng tới mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam, sự phát triển hay hoạt động của MFIs nói chung cũng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong nƣớc. Cụ thể, Nguyễn Đức Hải (2012) trong luận án về phát triển tài chính vi mô tại Việt Nam đã chỉ ra hai nhóm yếu tố khách quan và chủ quan có tác động đến sự phát triển của MFIs. Cụ thể, các nhóm yếu tố khách quan bao gồm khuôn khổ pháp lý, môi trƣờng kinh tế, điều kiện phát triển của hạ tầng cơ sở và tình trạng đói nghèo; các nhóm yếu tố chủ quan bao gồm: hình thức cung ứng sản phẩm và dịch vụ, mô hình tổ chức và quản lý, hệ thống công nghệ thông tin. Chung định hƣớng với Nguyễn Đức Hải (2012) về nghiên cứu sự phát triển của hoạt động tài chính vi mô, nhƣng tập trung vào đối tƣợng là các tổ chức tín dụng, Phạm Bích Liên (2016) cũng nhận định nhóm yếu tố môi trƣờng bên ngoài và nhóm yếu tố bên trong tổ chức đều có tác động mạnh tới sự phát triển hoạt động của tổ chức tín dụng trong lĩnh vực tài chính vi mô. Cụ thể, đánh giá sự phát triển hoạt động của MFIs thông qua hai nhóm chỉ tiêu là nhóm chỉ tiêu bền vững tài chính và nhóm chỉ tiêu mức độ tiếp cận, hai mô hình nghiên cứu đƣợc tác giả xây dựng. Trong đó, mô hình 1 phân tích sự tác động của các nhân tố nhƣ thời gian hoạt động, sự bền vững, độ rộng tiếp cận, năng suất lao động, tỷ lệ nợ xấu lên giá trị khoản vay trung bình. Mô hình 2 tập trung phân tích mối quan hệ phụ thuộc giữa giá trị khoản vay với các yếu tố sự thuận tiện, chất lƣợng dịch vụ, thƣơng hiệu, giá cả, khuyến mại của tổ chức tín dụng. Kết quả phân tích mô hình cho thấy về cơ bản các biến độc lập đều có tác động đến sự phát triển hoạt động tài chính vi mô tại các tổ chức tín dụng. Qua các nghiên cứu ở trên có thể thấy đề tài về cấu trúc vốn trong mối liên hệ với mức độ bền vững của MFIs đã thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nƣớc. Cụ thể, các nghiên cứu đƣợc thống kê lại trong bảng sau:
  26. 15 Bảng 1: Thống kê các nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô Biến tác động Chiều tác động Cơ sở trích dẫn Bogan (2009); Phan Thị Hồng Thảo (2019); Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản - Sekabira (2013); Kyereboah – Coleman (2007) - Bogan (2009) Tỷ lệ vốn huy động/tổng tài Iezza (2010); Hossain và sản + Asam (2016) Bogan (2009); Iezza Cấu - (2010); Sekabira (2013); trúc Hossain và Asam (2016) vốn Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng Nyamsogoro (2010); tài sản Đào Lan Phƣơng (2019); + Nguyễn Quỳnh Phƣơng (2017) Tỷ lệ vốn nhận tài trợ/tổng Bogan (2009); Sekabira - tài sản (2013); Kinde (2012) Tehulu (2013); Sekabira - Tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu (2013); Kinde (2012) + Hossain và Asam (2016) Nguồn: Tổng hợp của tác giả Qua bảng thống kê các nghiên cứu trƣớc đây tác giả nhận thấy có một số điểm chính sau: - Thứ nhất, đa phần kết quả của các nghiên cứu trƣớc đây đều chỉ ra rằng nhóm biến cấu trúc vốn có tác động mạnh đến mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô. Tuy nhiên, chiều tác động của các biến đại diện cho cấu trúc vốn là
  27. 16 không tƣơng đồng cũng nhƣ không có sự thống nhất hoàn toàn trong kết quả của các nghiên cứu tại các quốc gia khác nhau. Điều này xuất phát từ thực tế khác biệt trong điều kiện kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia, cũng nhƣ đặc điểm hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tại mỗi nƣớc. Chính vì vậy, việc tập trung nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững của các tổ chức tài chính vi mô có cùng môi trƣờng hoạt động sẽ giúp nhận diện chính xác hơn chiều hƣớng tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững. - Thứ hai, các nghiên cứu ngoài nƣớc đa phần thực hiện nghiên cứu ở phạm vi rộng, nhiều quốc gia với mỗi quốc gia có những quy định và điều kiện hoạt động tài chính vi mô khác nhau. Chính vì vậy, các nghiên cứu chƣa đƣa ra đƣợc các giải pháp, cũng nhƣ khuyến nghị phù hợp nhằm cải thiện mức độ bền vững dựa trên nhóm biến về cấu trúc vốn. Bên cạnh đó, các nghiên cứu trong nƣớc hiện tại chƣa nghiên cứu nào tập trung vào khai thác sâu tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô. Do đó, việc đƣa ra các khuyến nghị phù hợp nhằm thúc đẩy mức độ bền vững dựa trên cấu trúc vốn của tổ chức còn khá hạn chế. Xuất phát từ thực tiễn đó, việc tập trung khai thác tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam là điều cần thiết. 2.2 Tổng quan nghiên cứu về cấu trúc vốn và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô Đƣợc biết tới là tổ chức hoạt động với mục tiêu kép bao gồm cả bền vững và hiệu quả xã hội (Fersi và Boujelbéne, 2017); song so với các nghiên cứu về mức độ bền vững thì các nghiên cứu về hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô có phần yếu thế hơn. Đặc biệt, các nghiên cứu về hiệu quả xã hội của MFIs mới chỉ thực sự nhận đƣợc sự chú ý từ các nhà nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 2010 trở lại đây (Hermes và Hudon, 2018). Chính vì vậy, số lƣợng các nghiên cứu về khía cạnh này trên thế giới chƣa nhiều và ở tại Việt Nam còn rất hạn chế. Cụ thể, các nghiên cứu đƣợc trình bày trong phần tiếp sau. 2.2.1 Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Nghiên cứu về mối quan hệ giữa đầu tƣ tƣ nhân và sự phát triển của tổ chức tài chính vi mô, Bérengère Basset và Julien Lefilleur (2009) nhận định thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tƣ tƣ nhân là cần thiết đối với sự phát triển của tổ
  28. 17 chức tài chính vi mô. Tuy nhiên, các tác giả cũng lƣu ý sự can thiệp của khu vực tƣ nhân đôi khi gây ra những bất lợi trong việc thực hiện sứ mệnh xã hội của MFI. Ủng hộ cho quan điểm của Bérengère Basset và Julien Lefilleur, Nair (2010) nhận định sự thay đổi về cơ cấu sở hữu của MFIs đặt trong bối cảnh số lƣợng các nhà đầu tƣ tìm kiếm lợi nhuận trong lĩnh vực tài chính vi mô tại Ấn Độ ngày càng tăng cao sẽ dẫn đến sự suy yếu trong vai trò tạo ra giá trị xã hội của các tổ chức tài chính vi mô trong tƣơng lai. Cũng thực hiện phân tích về mối quan hệ giữa nguồn vốn tài trợ đến hiệu quả xã hội của MFIs, song lựa chọn phạm vi nghiên cứu tại Ghana thay vì Ấn Độ nhƣ Nair (2010), Annim (2012) nhấn mạnh các tổ chức tài chính vi mô hoạt động chủ yếu dựa trên nguồn vốn chủ sở hữu thƣờng có xu hƣớng chuyển sang phục vụ khách hàng ở phân khúc có thu nhập cao hơn. Do đó, hiệu quả xã hội của tổ chức sẽ bị giảm sút. Tiến hành phân tích hoạt động của 114 tổ chức tài chính vi mô hoạt động tại 62 quốc gia, Hartarska và Nadolnyak (2007) cho thấy tỉ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản dƣờng nhƣ không có tác động tới hiệu quả xã hội của tổ chức. Thay vào đó, vai trò của vốn huy động đƣợc nhấn mạnh trong việc gia tăng số lƣợng khách hàng vay, và mở rộng mức độ tiếp cận. Ngoài ra, thời gian hoạt động và quy mô của tổ chức cũng có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận cũng nhƣ hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô. Đồng tình với quan điểm của Hartarska và Nadolnyak (2007), Khachatryan và cộng sự (2017) khẳng định các tổ chức tài chính vi mô nên tăng cƣờng hoạt động huy động vốn để đáp ứng nhu cầu của ngƣời nghèo cũng nhƣ giảm thiểu chi phí vốn của tổ chức. Ngoài ra, các tác giả cũng nhấn mạnh các khoản vay thƣơng mại, hay các khoản vay từ các ngân hàng có thể có tác động nghịch chiều đến hiệu quả xã hội nói chung và độ rộng tiếp cận nói riêng của MFIs. Minh chứng cho điều này, Hoque và cộng sự (2011) trong nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô trong giai đoạn 2003 – 2008, đã chỉ ra rằng việc sử dụng đòn bẩy tài chính sẽ dẫn đến áp lực tăng chi phí lãi vay. Hệ quả là rủi ro tín dụng tăng cao, và quan trọng hơn hết mục tiêu xã hội của tổ chức không đƣợc đảm bảo khi khả năng tiếp cận khách hàng có xu hƣớng bị suy giảm.
  29. 18 Điều đặc biệt là mặc dù khẳng định nợ vay thƣơng mại có tác động nghịch chiều lên hiệu quả xã hội của MFIs, Khachatryan và cộng sự (2017) lại chứng minh các khoản cho vay ƣu đãi có tác động tích cực đến khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính của đối tƣợng nghèo trong xã hội. Bên cạnh đó, các khoản vốn nhận đƣợc thông qua tài trợ sẽ có xu hƣớng chảy vào các hoạt động giúp nâng cao mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính vi mô và hiệu quả xã hội về chiều sâu. Kết luận này cũng hoàn toàn trùng khớp với nhận định của nhiều nghiên cứu trƣớc đó về mối quan hệ giữa hiệu quả xã hội và các khoản tài trợ. Cụ thể, Cull và cộng sự (2009) khẳng định nhiều tổ chức tài chính vi mô khi nhận đƣợc tiền tài trợ đã thể hiện mạnh mẽ vai trò của mình trong thúc đẩy các hoạt động xã hội, cũng nhƣ phục vụ các khách hàng nghèo nhất. Do đó, các khoản tiền viện trợ là cần thiết để thúc đẩy mức độ tiếp cận dịch vụ tài chính của phân khúc khách hàng nghèo cũng nhƣ nâng cao hiệu quả xã hội của tổ chức. Bổ trợ cho quan điểm của Cull và cộng sự (2009), Mersland và Urgeghe (2013) khẳng định tác động tích cực của các khoản vay trợ cấp đến hiệu quả xã hội của tổ chức. Đặc biệt, theo nhƣ D‟Espallier và cộng sự (2013), hiệu quả xã hội thậm chí còn bị giảm sút nếu nhƣ các tổ chức tài chính vi mô không nhận nguồn vốn viện trợ. Minh chứng cho lập luận của các nghiên cứu trên về tác động của nguồn vốn viện trợ tới hiệu quả xã hội của MFIs, Lebovics và cộng sự (2016) đã thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về trƣờng hợp tại Việt Nam. Kết quả phân tích cho thấy các tổ chức tài chính vi mô đƣợc nghiên cứu vẫn đang hƣởng lợi rất lớn từ các khoản viện trợ ngầm của nhiều tổ chức trong và ngoài nƣớc. Điều này khiến cơ cấu chi phí của các tổ chức tài chính vi mô đƣợc giảm bớt gánh nặng, tạo điều kiện cho các tổ chức nâng cao hiệu quả tài chính, và đặc biệt là theo đuổi đƣợc mục tiêu xã hội đề ra. Bên cạnh đó, Lebovics và cộng sự (2016) còn chỉ ra rằng các biến năng suất và chi phí trên một khách hàng vay cũng có tác động rõ nét đến mức độ tiếp cận nói riêng và hiệu quả xã hội nói chung của MFIs. Cụ thể, năng suất của nhân viên thể hiện qua biến tỉ lệ khách hàng hiện tại trên tổng số nhân viên có cùng chiều biến thiên với mức độ tiếp cận. Trái lại, mối quan hệ nghịch chiều đƣợc chứng minh tại biến chi phí trên một khách hàng vay. Thực hiện kiểm chứng lý thuyết vòng đời trong mối quan hệ giữa cấu trúc
  30. 19 vốn và hiệu quả xã hội của MFIs, Bogan (2012) đƣa ra nhận định có phần khác biệt với các nghiên cứu trên khi chỉ ra rằng các khoản tài trợ có tác động nghịch chiều lên mức độ tiếp cận theo chiều rộng nói riêng và hiệu quả xã hội nói chung của tổ chức tài chính vi mô. Tuy nhiên, sự tác động này không có ý nghĩa thống kê. Do đó, theo nhƣ tác giả không có mối quan hệ giữa nguồn vốn viện trợ và hiệu quả xã hội. Ngoài ra, khi cân nhắc tới sự tác động của các biến phản ánh đặc tính của tổ chức tài chính vi mô, Bogan (2012) nhận định quy mô tổ chức tăng lên sẽ giúp gia tăng cơ hội cho nhiều khách hàng nghèo đƣợc tiếp cận với các dịch vụ tài chính vi mô hơn. Không chỉ dừng lại đánh giá hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô ở một khía cạnh chiều sâu hay chiều rộng, Bibi và cộng sự (2018) đã kế thừa và phát triển mô hình của Hartarska và Nadolnyak (2007) để phân tích hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô thuộc khu vực Nam Á trên cả hai chiều tiếp cận. Kết quả phân tích chỉ ra rằng tác động của các yếu tố nhƣ cấu trúc vốn, quy mô, thời gian hoạt động, mức độ rủi ro hay chi phí hoạt động lên độ sâu và độ rộng tiếp cận là không đồng nhất. Cụ thể, trong khi vốn chủ sở hữu có tác động thuận chiều lên độ rộng tiếp cận, thì lại tác động tiêu cực lên độ sâu tiếp cận. Tuy nhiên, cả hai tác động này đều không có ý nghĩa thống kê. Trái lại, các yếu tố nhƣ chi phí hoạt động hay đặc điểm của tổ chức tài chính vi mô đều có tác động mạnh và rõ nét lên hiệu quả xã hội của tổ chức. Cũng thực hiện đánh giá hiệu quả xã hội của MFIs trên cả chiều sâu và chiều rộng, Abdulai và Tewari (2017) đồng nhất với kết luận của Bibi và cộng sự (2018) khi chỉ ra rằng sự tác động của các yếu tố lên hai chiều tác động là ngƣợc chiều nhau. Cụ thể, trong khi sự gia tăng trong chi phí hoạt động sẽ làm giảm khả năng tiếp cận với các dịch vụ tài chính của khách hàng nghèo, thì ở khía cạnh khác lại làm gia tăng số lƣợng khách hàng nữ đƣợc phục vụ bởi tổ chức. Điều này theo tác giả là do việc mở rộng mức độ tiếp cận với khách hàng nữ sẽ làm tăng chi phí hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô. Ngoài ra, có một số biến nhƣ dƣ nợ rủi ro hay năng suất nhân viên chỉ tác động lên một chiều tiếp cận là độ sâu hoặc độ rộng tiếp cận mà không tác động lên chiều còn lại. Mở rộng mô hình nghiên cứu về các biến tác động lên hiệu quả xã hội của tổ
  31. 20 chức tài chính vi mô tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2011, Adair và Berguiga (2013) còn cân nhắc tới vai trò của cả các biến kinh tế vĩ mô. Cụ thể, yếu tố môi trƣờng chính trị và điều kiện kinh tế vĩ mô (tổng thu nhập quốc dân) đƣợc đƣa vào đánh giá trong mô hình; tuy nhiên, sự tác động này là không rõ nét. Trái lại, các yếu tố nhƣ khu vực hoạt động hay phƣơng thức cho vay lại có tác động tích cực và rõ ràng lên độ sâu tiếp cận. Theo các tác giả, các tổ chức tài chính vi mô càng hoạt động mạnh ở khu vực nông thôn thì họ càng tiếp cận và phục vụ đƣợc nhiều khách hàng nghèo hơn, và do đó có tác động tích cực lên hiệu quả xã hội của tổ chức. Ngoài ra, phƣơng thức cấp tín dụng theo tổ nhóm cũng sẽ làm gia tăng cơ hội đƣợc tiếp cận với các dịch vụ tài chính của ngƣời nghèo, và do đó cũng làm gia tăng hiệu quả xã hội của MFIs. Tuy nhiên, đối với biến thời gian hoạt động, kết quả phân tích của Adair và Berguiga (2013) có phần trái ngƣợc với Hartarska và Nadolnyak (2007) khi nhận định mối quan hệ giữa thời gian hoạt động và mức độ tiếp cận trong dài hạn là phi tuyến; còn trong ngắn hạn thời gian hoạt động lại có tác động nghịch chiều lên mức độ tiếp cận. Tiếp cận hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô theo một phƣơng pháp hoàn toàn khác, Marr và Awaworyi (2012) đã sử dụng một nhóm tám yếu tố gồm mức độ tiếp cận, chi phí trên một khách hàng vay, tỉ lệ dƣ nợ bình quân trên thu nhập bình quân đầu ngƣời, số lƣợng nhân viên, mức độ tự vững hoạt động, tỉ lệ khách hàng nữ, tỉ lệ nợ rủi ro trên 90 ngày và tỉ lệ xóa nợ để đánh giá hiệu quả xã hội của MFI một cách tổng quát hơn. Cụ thể, các thông tin về các chỉ số này sau khi đƣợc thu thập từ dữ liệu trên MIX Market sẽ đƣợc lƣợng hóa và quy đổi lại giá trị sao cho tuân theo nguyên tắc phân phối chuẩn. Sau đó, các giá trị đã đƣợc điều chỉnh của tám yếu tố trên sẽ đƣợc cộng lại với nhau, và giá trị tổng chính là biến đại diện cho chỉ số về hiệu quả xã hội của mỗi tổ chức theo từng năm. Dựa trên chỉ số này, Marr và Awaworyi (2012) đã tiến hành phân tích tác động của thời gian hoạt động, tình trạng lợi nhuận, tình trạng pháp lý, quy mô và giá trị khoản vay trên một nhân viên tới hiệu quả xã hội của MFIs. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy sự tác động của biến giá trị khoản vay trung bình trên một cán bộ tín dụng lên hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô tại tất cả các khu vực trên thế giới luôn luôn là thuận chiều và có ý nghĩa thống kê. Ngoài ra, biến quy mô cũng là một yếu tố quan trọng,
  32. 21 có tác động tích cực tới hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô thuộc khu vực Đông Á và Thái Bình Dƣơng, châu Phi Mỹ La-tinh và Caribe và Nam Á. Trái lại, các tổ chức tài chính vi mô bị quản lý lại có xu hƣớng xa rời mục tiêu xã hội hơn là các tổ chức tài chính vi mô không bị quản lý. Thay vì phải tự tính toán chỉ số hiệu quả xã hội nhƣ Marr và Awaworyi (2012), Shulthoni và cộng sự (2018) sử dụng bộ dữ liệu sẵn có về hiệu quả xã hội của ngân hàng tại Indonesia trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc vốn không có tác động rõ nét đến hiệu quả xã hội của ngân hàng truyền thống và ngân hàng hồi giáo, cũng nhƣ không có ảnh hƣởng đáng kể đến sự khác biệt về chỉ số hiệu quả xã hội của hai nhóm ngân hàng này tại Indonesia. 2.2.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc Tại Việt Nam, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp bên cạnh việc thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng không ngừng thể hiện trách nhiệm của mình đối với xã hội. Đặc biệt, đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa khi số lƣợng các công ty đa quốc gia gia nhập vào Việt Nam càng nhiều, thì xu hƣớng này lại càng đƣợc thúc đẩy mạnh mẽ. Tuy nhiên, có phần khác biệt với các quốc gia khác khi hiệu quả xã hội của tổ chức đƣợc quan tâm đánh giá trên cả bốn phƣơng diện gồm cải thiện mức độ tiếp cận, chất lƣợng phục vụ, mang lại lợi ích cho khách hàng và cải thiện trách nhiệm xã hội, thì đa phần các nghiên cứu tại Việt Nam về mảng xã hội của doanh nghiệp mới chỉ trọng tậm vào nội dung về trách nhiệm xã hội. Còn trong lĩnh vực tài chính vi mô, các nghiên cứu về hiệu quả xã hội của MFIs cũng chƣa nhiều. Trong phần tiếp theo, các nghiên cứu về hiệu quả xã hội của doanh nghiệp nói chung và tổ chức tài chính vi mô nói riêng sẽ lần lƣợt đƣợc phân tích. Nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam từ giác độ của ngƣời lao động, cổ đông và ngƣời tiêu dùng, Phạm Long Châu (2014) nhận định hiểu biết của các doanh nghiệp Việt Nam về trách nhiệm xã hội còn rất mơ hồ, cũng nhƣ các doanh nghiệp chƣa chủ động thực hiện các hoạt động vì lợi ích cộng đồng. Chính vì vậy, tác giả đã đƣa ra các giải pháp cho doanh nghiệp trong việc
  33. 22 thực hiện trách nhiệm với ngƣời lao động, cổ đông và ngƣời tiêu dùng. Phân tích các nhân tố tác động đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của SMEs tại Việt Nam, Nguyễn Thị Lành và Phạm Thị Ngọc Trâm (2016) chỉ ra rằng trong 4 nhân tố đƣợc kiểm định là nhân lực, vốn, thể chế bắt buộc từ Nhà nƣớc và kiến thức về trách nhiệm xã hội, thì chỉ có 2 nhân tố là vốn và nhân lực có tác động rõ nét đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Cũng nghiên cứu về những nhân tố ảnh hƣởng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong các doanh nghiệp, nhƣng tập trung vào doanh nghiệp thuộc tập đoàn dệt may, Vƣơng Thị Thanh Trì và cộng sự (2016) đƣa ra kết quả có phần khác biệt với Nguyễn Thị Lành và Phạm Thị Ngọc Trâm khi chỉ ra rằng thể chế chính trị có ảnh hƣởng quan trọng đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội. Ngoài ra, Châu Thị Lệ Duyên và Nguyễn Minh Cảnh (2013) thực hiện phân tích những nhân tố thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của SMEs tại địa bàn thành phố Cần Thơ, đã chỉ ra rằng đạo đức kinh doanh mới là nhân tố có tác động mạnh nhất tới thúc đẩy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của SMEs. Nghiên cứu về thực trạng hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015, Nguyễn Quỳnh Phƣơng (2017) nhận định quy mô và thời gian hoạt động có tác động tích cực lên hiệu quả xã hội. Cụ thể, các tổ chức có thời gian hoạt động càng lâu và quy mô càng lớn, thì mức độ tiếp cận theo chiều rộng hay tỷ lệ tăng trƣởng về số lƣợng khách hàng và giá trị dƣ nợ tín dụng lại càng cao. Phân tích hiệu quả xã hội từ khía cạnh độ sâu tiếp cận, Phạm Bích Liên (2016) nhận định thời gian hoạt động của tổ chức có ảnh hƣởng ngƣợc chiều với độ sâu tiếp cận. Cụ thể, tổ chức tài chính vi mô có thời gian hoạt động càng dài thì giá trị khoản vay trung bình cấp cho khách hàng càng lớn; và do đó, độ sâu tiếp cận sẽ bị suy giảm. Trái lại, năng suất lao động (số lƣợng khách hàng vay trên một cán bộ tín dụng) và rủi ro tín dụng (tỉ lệ nợ xấu) có tác động tích cực lên độ sâu tiếp cận của tổ chức tài chính vi mô. Theo tác giả, năng suất lao động tăng đồng nghĩa với việc số lƣợng khách hàng tại tổ chức tài chính vi mô tăng lên; do đó, giá trị khoản vay trung bình trên một khách hàng giảm xuống và mức tiếp cận của tổ chức tài chính vi mô đối với khách hàng sẽ đƣợc sâu hơn. Ngoài ra, đối với các tổ chức có
  34. 23 mức độ rủi ro lớn, họ sẽ xu hƣớng cho vay các khoản nhỏ hơn trong tƣơng lai để giảm thiểu rủi ro. Chính vì vậy mức độ rủi ro sẽ đi cùng với mức độ tiếp cận theo chiều sâu của MFIs. Nhƣ vậy, có thể thấy đề tài về hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô đã nhận đƣợc sự quan tâm nhất định từ phía các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Trong đó, có nhiều quan điểm khác nhau về cách thức đánh giá hiệu quả xã hội cũng nhƣ các nhân tố tác động đến yếu tố này tại các tổ chức tài chính vi mô. Cụ thể, điểm chính trong các nghiên cứu kể trên đƣợc tóm tắt lại qua bảng sau: Bảng 2. Thống kê các nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả xã hội của tổ chức TCVM Biến tác động Chiều tác động Cơ sở trích dẫn Cấu Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản + Hartarska và Nadolnyak trúc (2007); Bogan (2012) vốn Tỷ lệ vốn huy động/tổng tài Hartarska và Nadolnyak sản + (2007); Khachatryan, Hartarska và Grigoryan (2017); Bogan (2012) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng - Hartarska và Nadolnyak tài sản (2007) + Khachatryan, Hartarska và Grigoryan (2017) Tỷ lệ vốn nhận tài trợ/tổng - Bogan (2012) tài sản + Khachatryan, Hartarska và Grigoryan (2017) Viện trợ nƣớc ngoài/tổng tài + Khachatryan, Hartarska sản và Grigoryan (2017) Nguồn: Thống kê của tác giả Qua bảng thống kê các nghiên cứu trƣớc đây tác giả nhận thấy có một số điểm chính sau: Thứ nhất, các quan điểm về khái niệm và cách thức đo lƣờng hiệu quả xã
  35. 24 hội của tổ chức tài chính vi mô là khá đa dạng với hai phƣơng pháp đo lƣờng tiếp cận phổ biến là thông qua độ rộng hoặc độ sâu tiếp cận và thông qua bộ chỉ số đánh giá hiệu quả xã hội của tổ chức. Tuy nhiên, mỗi phƣơng pháp tiếp cận đều có những ƣu và nhƣợc điểm riêng; do đó, tùy theo điều kiện về sự phù hợp của dữ liệu mà các nhà nghiên cứu lựa chọn phƣơng pháp đánh giá cho phù hợp. Tại Việt Nam, các nghiên cứu về đánh giá hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô chƣa nhiều; quan trọng hơn, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại đánh giá hiệu quả xã hội của MFIs thông qua mức độ tiếp cận nên mức độ khái quát hóa chƣa cao. Thứ hai, trong các nghiên cứu về hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô, số lƣợng các nghiên cứu chứng minh tác động rõ nét của cấu trúc vốn lên hiệu quả xã hội của MFIs là tƣơng đối nhiều; qua đó, có thể thấy cấu trúc vốn là một trong các biến quan trọng có tác động đến hiệu quả xã hội của MFIs. Tuy nhiên, hầu nhƣ chƣa có nghiên cứu nào tập trung nghiên cứu về tác động này tại Việt Nam. 2.3 Khoảng trống nghiên cứu Thông qua việc tìm hiểu các nghiên cứu cả trong và ngoài nƣớc, cũng nhƣ nhận diện những điểm chính về sự tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô, tác giả rút ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu nhƣ sau: Thứ nhất, bổ sung khung lý thuyết về hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô. Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về hiệu quả xã hội của doanh nghiệp nói chung, và tổ chức tài chính vi mô nói riêng; song, đến thời điểm hiện tại, quan niệm về hiệu quả xã hội của MFIs vẫn chƣa có sự thống nhất. Vì vậy, cần tiếp tục nghiên cứu để làm rõ khái niệm hiệu quả xã hội của MFIs. Thứ hai, xây dựng chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô. Sự không thống nhất trong khái niệm về hiệu quả xã hội cũng dẫn đến sự không đồng nhất trong cách thức đo lƣờng tiêu chí này. Một số công trình nghiên cứu tập trung đánh giá hiệu quả xã hội dựa trên mức độ tiếp cận theo chiều rộng, chiều sâu hoặc cả hai. Tuy nhiên, cách thức đo lƣờng này mới chỉ phản ánh đƣợc một khía cạnh, mà chƣa đánh giá đƣợc bao quát, tổng thể hiệu quả xã hội của MFIs. Một số nghiên cứu khác có sử dụng kết quả đo lƣờng từ các báo cáo thống kê hoặc thông qua công cụ SPI4. Tuy nhiên, việc thu thập dữ liệu đầu vào cho công cụ này
  36. 25 tƣơng đối khó khăn. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu để xây dựng chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả xã hội một cách tổng quát hơn, nhƣng cũng không quá phức tạp. Thứ ba, bổ sung nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn lên đồng thời cả mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của MFIs. Theo thời gian, các tổ chức tài chính vi mô đã trở nên dần thƣơng mại hóa với các cơ hội rộng mở trong đa dạng hóa nguồn vốn hoạt động của tổ chức; song các nghiên cứu nhấn mạnh về tác động của các nguồn vốn khác nhau đến hoạt động của MFIs còn chƣa nhiều (Hermes và Hudon, 2018). Chính vì vậy, nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn đến đồng thời cả mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của MFIs là cần thiết. 3. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu tập trung đƣa ra các khuyến nghị phù hợp về cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam để nâng cao mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức này. - Mục tiêu cụ thể: (i) Hoàn thiện khung lý thuyết về cấu trúc vốn, mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam; (ii) Phân tích và đánh giá thực trạng cấu trúc vốn, mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam dựa trên bộ tiêu chí; (iii) Đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam qua mô hình kinh tế lƣợng; (iv) Đề xuất hệ thống khuyến nghị nhằm nâng cao mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam. 4. Câu hỏi nghiên cứu Luận án tập trung phân tích để trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính nhƣ sau: Câu hỏi 1 (Q1): Cấu trúc vốn tác động thế nào đến mức độ bền vững của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam? Câu hỏi 2 (Q2): Cấu trúc vốn tác động thế nào đến hiệu quả xã hội (SPI) của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam? Câu hỏi 3 (Q3) Các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam nên thay đổi cấu trúc vốn theo hƣớng nhƣ thế nào để đảm bảo đƣợc mức độ bền vững và hiệu quả xã hội?
  37. 26 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu - Cấu trúc vốn, mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam. - Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam. 5.2 Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: cấu trúc vốn, mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức TCVM đƣợc cấp phép theo giấy phép của Ngân hàng Nhà nƣớc và các quỹ xã hội hoạt động tài chính vi mô, chƣơng trình tài chính vi mô chuyên trách nhƣng chƣa đăng kí thành lập tổ chức tài chính vi mô. - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu các tổ chức tài chính vi mô đƣợc cấp phép theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các quỹ xã hội hoạt động tài chính vi mô, chƣơng trình tài chính vi mô chuyên trách nhƣng chƣa đăng kí thành lập tổ chức tài chính vi mô. - Về thời gian: + Nghiên cứu thực trạng cập nhật cho giai đoạn 2011 – 2019 + Đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017. Dữ liệu của đề tài chủ yếu dựa vào dữ liệu thứ cấp đƣợc công bố trong ấn phẩm Danh bạ các tổ chức tài chính vi mô đƣợc xuất bản bởi Nhóm công tác tài chính vi mô tại Việt Nam. Tuy nhiên, tại thời điểm nghiên cứu ấn phẩm mới chỉ công bố dữ liệu đến năm 2017. Chính vì vậy, số liệu sử dụng trong mô hình phân tích tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam chỉ mới cập nhật tới 2017. + Đề xuất khuyến nghị đến năm 2025. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1 Thiết kế nghiên cứu Quy trình nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam đƣợc cụ thể hóa gồm các bƣớc nhƣ sau:
  38. 27 Sơ đồ 1 Quy trình nghiên cứu Tổng quan nghiên cứu Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của MFIs Khoảng trống nghiên cứu Xác định chủ đề nghiên cứu “Tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội (SPI) của MFIs tại Việt Nam” Nghiên cứu lý thuyết Nghiên cứu lý - Thu thập tài liệu về chủ đề nghiên cứu qua sách, báo, hội thảo thuyết - Phân loại, sắp xếp tài liệu theo từng chủ đề - Tổng hợp thông tin để hình thành khung lý thuyết của luận án Xây dựng khung lý thuyết của luận án Lực chọn, thiết kế mô hình nghiên cứu phù hợp Thu thập dữ liệu thứ cấp (VMFWG, The Mix) Thực hi ện phỏng vấn chuyên sâu với chuyên gia và lãnh đạo của MFIs tại Việt Nam Nghiên cứu thực tiễn So sánh, phân tích chỉ số - Phân tích hồi quy các nhân tố ảnh hƣởng bằng mô hình FEM và REM. - Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình. Hoàn thiện nghiên Nghiên cứu cuối cùng cứu
  39. 28 6.2 Phương pháp nghiên cứu 6.2.1 Phƣơng pháp thu thập dữ liệu Luận án tập trung khai thác dữ liệu từ hai nguồn chính gồm dữ liệu thứ cấp về MFIs Việt Nam đƣợc cung cấp bởi các tổ chức có uy tín, và dữ liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ quá trình tác giả thực hiện phỏng vấn chuyên sâu với đại diện của các tổ chức tài chính vi mô, cũng nhƣ các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính vi mô tại Việt Nam. Thứ nhất, đối với nguồn dữ liệu thứ cấp, căn cứ vào các nghiên cứu về tài chính vi mô trong và ngoài nƣớc, tác giả nhận thấy hai nguồn dữ liệu chính đƣợc các nhà nghiên cứu tin dùng là Danh bạ các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam đƣợc phát hành bởi Trung tâm Tƣ vấn nguồn lực Tài chính vi mô Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa (tiền thân là Nhóm Công tác Tài chính vi mô Việt Nam – VMFWG) và MIX market – chuyên trang cung cấp dữ liệu về các tổ chức tài chính vi mô trên thế giới. Tuy nhiên, trong thời gian luận án đƣợc thực hiện, trang MIX Market đã có sự chuyển đổi trong quản lý dữ liệu về tài chính vi mô sang cho Ngân hàng thế giới. Quan trọng hơn, hiện bộ dữ liệu vẫn chƣa đƣợc công bố trên trang web của World Bank. Do đó, nguồn dữ liệu thứ cấp chính đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này đƣợc thu thập từ Danh bạ các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam (danh sách các tổ chức đƣợc nghiên cứu trong luận án này đƣợc thể hiện trong phụ lục 1). Thứ hai, đối với nguồn dữ liệu sơ cấp, tác giả đã tiến hành phỏng vấn chuyên sâu với đại diện của các tổ chức tài chính vi mô cũng nhƣ các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính vi mô tại Việt Nam để luận án có đƣợc góc nhìn bao quát nhất về hoat động của các tổ chức dƣới cả giác độ chuyên gia, nhà quản lý và các tổ chức hoạt động thực tiễn. Qua đó, góp phần củng cố thêm cho việc phân tích thực trạng hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam. Cụ thể, tác giả đã thực hiện cả hình thức phỏng vấn trực tiếp và gửi bảng khảo sát qua email tới các tổ chức tài chính vi mô để thu thập các thông tin liên quan đến cấu trúc vốn; hoạt động của tổ chức tài chính vi mô; những vƣớng mắc, kiến nghị của tổ chức trong quá trình hoạt động và kết quả hoạt động của tổ chức trong giai đoạn 2018 – 2019 (nội dung câu hỏi cụ thể đƣợc thể hiện trong phụ lục 7).
  40. 29 6.2.2 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề ra, tác giả đã tiến hành sử dụng đồng thời cả phƣơng pháp phân tích định tính và phƣơng pháp định lƣợng. Cụ thể nhƣ sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: + Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Trong luận án, tác giả đã tiến hành nghiên cứu các sách, báo, tài liệu nghiên cứu khác nhau về cấu trúc vốn, mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của doanh nghiệp nói chung và tổ chức tài chính vi mô nói riêng; qua đó, tác giả hình thành nên cơ sở lý thuyết cho luận án tại chƣơng 1. Đặc biệt các nghiên cứu về lý thuyết và thực nghiệm tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội cũng đƣợc tác giả tổng hợp và phân tích cụ thể để lựa chọn ra mô hình nghiên cứu phù hợp cũng nhƣ xây dựng khung phân tích và hình thành các giả thuyết khoa học cho luận án. + Phƣơng pháp so sánh, phân tích chỉ số: Dựa trên bộ dữ liệu thứ cấp thu thập đƣợc từ danh bạ các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam, và dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn chuyên sâu với lãnh đạo tại các tổ chức tài chính vi mô, tác giả đã sử dụng phƣơng pháp so sánh để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu về cấu trúc vốn, mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô rtong khoảng thời gian từ 2011 đến 2019 tại chƣơng 2. - Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: Luận án sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính thông thƣờng (OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) để xử lý dữ liệu bảng bao gồm dữ liệu chéo là các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam và dữ liệu chuỗi thời gian từ 2011 đến 2017. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình phù hợp để phân tích tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội tại chƣơng 3. 7. Đóng góp mới của luận án Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc hiện có về cấu trúc vốn, mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô, luận án có
  41. 30 những đóng góp mới cả về lý luận và thực tiễn nhƣ sau: Thứ nhất, trong nội dung cơ sở lý thuyết, luận án đã làm rõ đƣợc khái niệm cấu trúc vốn, mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô. Thứ hai, luận án đã xây dựng mô hình mô phỏng cơ chế tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô. Lý thuyết M&M, lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng là các lý thuyết thƣờng đƣợc sử dụng trong các nghiên cứu về cấu trúc vốn tại doanh nghiệp nói chung và tổ chức tài chính vi mô nói riêng. Tuy nhiên, cơ chế tác động của cấu trúc vốn đến hiệu quả hoạt động của tổ chức tài chính vi mô có khác biệt so với doanh nghiệp, và vấn đề này chƣa đƣợc đề cập tại các công trình nghiên cứu khác. Luận án đã đi sâu làm rõ những điểm nổi bật trong cơ cấu nguồn vốn của tổ chức tài chính vi mô. Đây là nền tảng quan trọng để tiếp tục phân tích và đặc biệt là xây dựng mô hình mô phỏng tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả hoạt động tại các tổ chức tài chính vi mô. Thứ ba, luận án sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp từ danh bạ các tổ chức tài chính vi mô Việt Nam kết hợp cùng dữ liệu thu thập đƣợc từ quá trình phỏng vấn với chuyên gia và các nhà quản lý tổ chức tài chính vi mô để đánh giá thực trạng cấu trúc vốn, mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của MFIs tại Việt Nam. Các khía cạnh trên đƣợc luận án so sánh và phân tích giữa hai nhóm tài chính vi mô đƣợc cấp phép và tổ chức tài chính vi mô có đăng kí. Qua đây có thể thấy, mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của cả hai nhóm tổ chức đều có xu hƣớng giảm dần. Thứ tƣ, luận án phát triển mô hình đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam dựa trên lý thuyết, quá trình khảo lƣợc các nghiên cứu trƣớc đây, và đặc biệt là thực trạng hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam. Thứ năm, luận án đã đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam theo 2 hƣớng là khuyến nghị đối với các tổ chức tài chính vi mô và khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc. Trong đó dựa trên kết quả của mô hình nghiên cứu, khuyến nghị
  42. 31 đƣợc đƣa ra đối với các tổ chức tài chính vi mô là tập trung vào phát triển nguồn vốn huy động. Bên cạnh đó, dựa trên tài liệu phân tích thực trạng hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam và nhận định của các chuyên gia cùng nhà lãnh đạo, quản lý của MFIs, khuyến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc tập trung vào tạo điều kiện để các tổ chức tài chính vi mô dễ dàng tiếp cận và thu hút thêm đƣợc nhiều nguồn vốn huy động từ thị trƣờng. 8 Kết cấu luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng Chƣơng 1: Cơ sở lý thuyết về cấu trúc vốn, mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của tổ chức tài chính vi mô. Chƣơng 2: Thực trạng cấu trúc vốn, mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam Chƣơng 3: Đánh giá tác động của cấu trúc vốn đến mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam Chƣơng 4: Khuyến nghị về cấu trúc vốn nhằm nâng cao mức độ bền vững và hiệu quả xã hội của các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam.
  43. 32 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC VỐN, MỨC ĐỘ BỀN VỮNG VÀ HIỆU QUẢ XÃ HỘI CỦA TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ 1.1 Tổng quan về tổ chức tài chính vi mô 1.1.1 Khái niệm và vai trò của tổ chức tài chính vi mô 1.1.1.1 Khái niệm tổ chức tài chính vi mô Với nền tảng “Tài chính vi mô không phải là từ thiện. Đây là kinh doanh: Kinh doanh với một mục đích xã hội là giúp con ngƣời thoát nghèo” theo nhƣ phát biểu của giáo sƣ Muhammad Yunus, tổ chức tài chính vi mô bên cạnh nhiệm vụ trung gian tài chính, thì còn đảm nhận một vai trò vô cùng quan trọng là làm trung gian xã hội (Ledgerwood, 1998; Ledgerwood và White, 2006). Do đó, theo Kaur (2014), tổ chức tài chính vi mô là những tổ chức cung ứng các hoạt động tài chính và hoạt động xã hội nhằm đảm bảo hai mục tiêu cơ bản là bền vững về tài chính và tiếp cận sâu rộng về cộng đồng. Theo Rakhimov (2016) tổ chức tài chính vi mô là tổ chức tài chính chuyên cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các cá nhân hoặc các nhóm ngƣời có thu nhập thấp. Ngân hàng thế giới (2000) trong ấn phẩm về tài chính cho ngƣời nghèo định nghĩa tổ chức tài chính vi mô là những tổ chức mà hoạt động kinh doanh chính là cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô. Các tổ chức này bao gồm các tổ chức tại khu vực chính thức và bán chính thức. Đƣa ra định nghĩa cụ thể hơn dựa trên cách thức phân loại các tổ chức tài chính vi mô, Isern và cộng sự (2008) cho rằng các tổ chức tài chính vi mô có thể bao gồm các tổ chức tài chính đƣợc cấp phép và không đƣợc cấp phép bao gồm các tổ chức phi Chính Phủ, ngân hàng thƣơng mại, liên hiệp tín dụng và các ngân hàng hợp tác, ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng phát triển, ngân hàng tiết kiệm. Các tổ chức này có thể hoạt động dƣới dạng các nhà cung cấp tài chính vi mô chuyên trách hoặc các chƣơng trình và các tổ chức phát triển đa mục tiêu. Nhƣ vậy, có thể thấy các tổ chức tài chính vi mô nói chung đều đƣợc định nghĩa là các tổ chức đƣợc thành lập với mục đích cung cấp các dịch vụ tài chính và
  44. 33 phi tài chính cho đối tƣợng có thu nhập thấp và yếu thế trong xã hội nhằm giúp họ thoát nghèo một cách bền vững. Trên thực tế tồn tại rất nhiều loại hình khác nhau của các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mô. Theo nhƣ Ledgerwood và cộng sự (2013), các tổ chức này có thể tồn tại dƣới dạng các nhà cung cấp từ cộng đồng hoặc các tổ chức. Cụ thể, các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô đƣợc phân loại nhƣ sau: Hình 1.1: Các tổ chức cung ứng dịch vụ tài chính vi mô Các nhà cung cấp từ cộng đồng Các nhà cung cấp từ tổ chức Các nhóm hỗ trợ Các tổ chức có đăng Các tổ chức đƣợc cấp phép - Các hiệp hội tiết kí Các tổ chức tài chính vi mô đƣợc Cá nhân kiệm và tín dụng - Các hiệp hội tiết cấp phép nhận tiền gửi. - Bạn bè, ngƣời xoay vòng. kiệm và tín dụng Ngân hàng Nhà nƣớc thân, ngƣời cho - Các nhóm tiết - Các tổ chức tài chính Ngân hàng thƣơng mại cung cấp vay, tiệm cầm đồ kiệm, nhóm tƣơng vi mô NGO . dịch vụ tài chính vi mô. - Các nhà kinh trợ. - Các công ty chuyển Các tổ chức tài chính vi mô phi doanh - Các hiệp hội dịch tiền ngân hàng - Chủ cửa hàng vụ tài chính. - Các công ty hoạt Các đơn vị bảo hiểm thƣơng mại động cộng đồng Mức độ chính thức hóa Nguồn: Ledgerwood và cộng sự (2013) Căn cứ vào mức độ chính thức hóa của các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô cho ngƣời nghèo, Ledgerwood và cộng sự (2013) đã phân loại các đơn vị cung cấp thành bốn nhóm bao gồm cá nhân, nhóm hỗ trợ, các tổ chức có đăng kí và các tổ chức đƣợc cấp phép. Cách thức phân loại này cũng khá tƣơng đồng với cách thức quản lý các tổ chức tài chính vi mô ở Việt Nam hiện nay. Do đó, trong luận án này, các tổ chức tài chính vi mô cũng sẽ đƣợc phân loại thành 4 nhóm căn cứ vào cách thức phân loại của Ledgerwood và cộng sự (2013)
  45. 34 Hình 1.2: Phân loại các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam Các nhà cung cấp từ cộng đồng Các nhà cung cấp từ tổ chức - Vay qua bạn bè , Các tổ chức có đăng Các tổ chức đƣợc cấp phép ngƣời thân kí - Ngân hàng chính sách xã - Họ, hụi, bƣu, - Các tổ chức tài chính hội phƣờng vi mô chƣa đƣợc cấp - Ngân hàng Nông nghiệp và - Ngƣời cho vay phép, NGOs phát triển nông thôn nặng lãi - Các chƣơng trình, dự - Ngân hàng hợp tác; Quỹ tín - Cửa hàng cầm đồ án dụng nhân dân. - Nhà cung cấp - Các tổ chức, các quỹ - Các tổ chức tài chính vi mô đầu vào xã hội đƣợc cấp phép. Nguồn: Phân loại của tác giả dựa trên Ledgerwood, Earne và Nelson (2013) Thứ nhất, các nhà cung cấp từ cộng đồng bao gồm bạn bè, ngƣời thân, hội, họ, bƣu, phƣờng, ngƣời cho vay nặng lãi, cửa hàng cầm đồ và nhà cung cấp đầu vào. Tuy nhiên, theo nhận định của Nguyễn Tiến Đông (2016), các nhà cung cấp tại khu vực này không có tính chính danh cũng nhƣ không đƣợc pháp luật thừa nhận. Bên cạnh đó, hệ thống dữ liệu về khu vực này cũng không đầy đủ và chi tiết, nên luận án sẽ không khai thác sâu về chủ thể này. Thứ hai, các tổ chức có đăng ký hoạt động tài chính vi mô gồm các tổ chức tài chính vi mô chƣa đƣợc cấp phép, các tổ chức phi Chính Phủ, các chƣơng trình dự án trực thuộc tổ chức xã hội và quỹ xã hội hoạt động tài chính vi mô. Theo ghi nhận của nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam (2017), số lƣợng các tổ chức này là tƣơng đối lớn với hơn 400 tổ chức nhƣng lại chƣa có một cơ quan Nhà nƣớc nào thực hiện việc quản lý và giám sát. Chính vì vậy, thống kê về hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô tại khu vực này có những hạn chế nhất định, và chủ yếu tập trung tại dữ liệu về các chƣơng trình, dự án tài chính vi mô, quỹ xã hội là thành viên của Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam. Và đây cũng sẽ là đối tƣợng nghiên cứu trong luận án này. Trong đó, khái niệm về chƣơng trình/dự án tài chính vi mô đƣợc quy định cụ thể tại khoản 3 điều 3 QĐ 20/2017/QĐ-TTg: „„Chƣơng trình, dự
  46. 35 án tài chính vi mô là chƣơng trình, dự án hoạt động tài chính vi mô và một hoặc một số hoạt động khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tài chính vi mô, không vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần tạo việc làm, thực hiện xóa đói, giảm nghèo‟‟. Khái niệm về Quỹ xã hội đƣợc quy định tại khoản 2 điều 4 NĐ 93/2019/NĐ-CP: „„Quỹ xã hội: Là quỹ đƣợc tổ chức, hoạt động với mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, khoa học và phát triển nông nghiệp, nông thôn, không vì mục tiêu lợi nhuận.‟‟ Thứ ba, các tổ chức tài chính vi mô đƣợc cấp phép tại Việt Nam bao gồm ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng hợp tác, hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô đƣợc cấp phép theo luật các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, theo thời gian, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam có xu hƣớng tập trung vào khai thác phân khúc khách hàng có thu nhập cao. Do đó, phân khúc khách hàng nghèo, thu nhập thấp hiện nay là đối tƣợng phục vụ chính của ngân hàng chính sách xã hội, hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và các tổ chức tài chính vi mô đƣợc cấp phép. Ngoài ra, theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu mà tiêu biểu nhƣ Ngô (2012), quỹ tín dụng nhân dân mặc dù hoạt động trong lĩnh vực tài chính nông thôn, nhƣng khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính tại Quỹ đều đƣợc đánh giá là ở phân khúc khách hàng có thu nhập tƣơng đối tốt và hoàn toàn có thể tiếp cận với các dịch vụ ngân hàng. Minh chứng cho điều này, Le và Tran (2004) và Nguyễn Kim Anh (2010) có đƣa ra phân đoạn thị trƣờng tài chính vi mô dựa trên thu nhập của khách hàng.
  47. 36 Hình 1.3: Phân loại khách hàng tài chính vi mô Nguồn: Le và Tran (2004) và Nguyễn Kim Anh (2010) Qua biểu đồ có thể thấy các khách hàng thuộc hộ nghèo và hộ đói hiện chủ yếu đƣợc phục vụ bởi các tổ chức tài chính vi mô và ngân hàng chính sách xã hội. Tuy nhiên, do ngân hàng chính sách xã hội có sự chênh lệch quá lớn về quy mô hoạt động và các đặc điểm về thể chế so với các tổ chức tài chính vi mô còn lại. Chính vì vậy trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, tại khu vực đƣợc cấp phép tác giả chỉ tập trung vào đánh giá hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô đƣợc cấp phép. Trong đó, khái niệm về các tổ chức vi mô đƣợc cấp phép đƣợc quy định cụ thể tại khoản 5 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010: „„Tổ chức tài chính vi mô là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ’’. Xuất phát từ thực tiễn trên, trong luận án này dữ liệu về các tổ chức TCVM đƣợc cấp phép (đƣợc trình bày dƣới tên gọi MFIs đƣợc cấp phép) và các quỹ xã hội hoạt động tài chính vi mô, chƣơng trình tài chính vi mô chuyên trách nhƣng chƣa đăng kí thành lập tổ chức tài chính vi mô (đƣợc trình bày dƣới tên gọi MFIs có đăng kí) sẽ đƣợc tập trung phân tích. 1.1.1.2 Vai trò của tổ chức tài chính vi mô Khẳng định tổ chức tài chính vi mô bên cạnh nhiệm vụ trung gian tài
  48. 37 chính,thì còn đảm nhận một vai trò vô cùng quan trọng là làm trung gian xã hội (Ledgerwood, 1998; Ledgerwood và White, 2006); do đó, tổ chức tài chính vi mô có vai trò quan trọng trên cả khía cạnh kinh tế và xã hội. Hình 1.4: Vai trò của tổ chức tài chính vi mô đối với kinh tế - xã hội Nguồn: IFAD (2006) Về khía cạnh kinh tế: Các tổ chức tài chính vi mô giúp khách hàng có thu nhập thấp trong xã hội có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tài chính cơ bản nhƣ tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm. Qua đó, những ngƣời yếu thế có thêm cơ hội để tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, gia tăng thu nhập và giảm đói nghèo. Về khía cạnh xã hội: Bên cạnh các dịch vụ tài chính, các tổ chức tài chính vi mô còn cung cấp các dịch vụ phi tài chính nhằm nâng cao sức khỏe, ý thức, cũng nhƣ kĩ năng của ngƣời có thu nhập thấp nhằm giúp khách hàng tự tin hòa nhập tốt hơn vào các hoạt động kinh tế và xã hội trong cộng đồng. Cụ thể, vai trò của các tổ chức tài chinh vi mô đƣợc thể hiện rõ nét thông qua các sản phẩm, dịch vụ cung cấp bởi MFIs. 1.1.2 Sản phẩm, dịch vụ của tổ chức tài chính vi mô Giống nhƣ sự ra đời của bất kì tổ chức tài chính nào, các tổ chức tài chính vi mô cũng hình thành dựa trên nền tảng cung cầu, hay sự bất cân xứng trong
  49. 38 nhu cầu về khối lƣợng, giá trị, rủi ro của các bên tham gia. Tuy nhiên, điều khiến các tổ chức tài chính vi mô trở nên đặc biệt so với các tổ chức khác đó chính là khách hàng mà họ phục vụ - những ngƣời có thu nhập rất thấp, không ổn định cũng nhƣ có rất ít tài sản có thể sử dụng để bảo đảm cho khoản vay (Hoque, Hoque, Chishty và Halloway, 2011). Song không vì có thu nhập thấp mà nhu cầu sử dụng sản phẩm tài chính của ngƣời nghèo là hạn chế, trái lại khách hàng nghèo cũng có nhu cầu rất đa dạng. Biểu đồ 1.1: Nhu cầu về dịch vụ tài chính vi mô của ngƣời nghèo Nhu cầu có nơi an toàn để Nhu cầu về bảo cất trữ tiền hiểm Giáo dục, cƣới Bảo vệ cho nhân hỏi, thai sản mạng và tài sản Nhu cầu vay tín dụng vi mô Vốn kinh doanh Tiếp nhận Nhu cầu nhận vốn từ ngƣời và chuyển tiền thân Ốm đau và Các khoản vay cho các trƣờng Tuổi già Nhu cầu về quỹ nhu cầu bất thƣờng hợp khẩn cấp hƣu trí Nguồn: Worldbank Căn cứ vào vòng đời phát triển của một con ngƣời, ngân hàng thế giới đã nhận diện các nhu cầu tài chính cơ bản của con ngƣời gồm: nhu cầu có vốn để kinh doanh; nhu cầu tích lũy tiền để đầu tƣ cho các nhu cầu trong tƣơng lai nhƣ giáo dục, cƣới hỏi, thai sản; nhu cầu bảo hiểm cho nhân mạng và tài sản; nhu cầu nhận và chuyển tiền cho ngƣời thân; nhu cầu đầu tƣ, tích lũy khi về già và nhu cầu chi trả viện phí khi ốm đau hoặc các trƣờng hợp khẩn cấp khác. Chính vì vậy, các sản phẩm đƣợc cung cấp bởi tổ chức tài chính vi mô cần phải đa dạng để đáp ứng đƣợc đầy đủ các nhu cầu cơ bản của ngƣời dân nói chung và ngƣời nghèo nói riêng. Cụ thể, các sản phẩm tín dụng vi mô, tiết kiệm, bảo hiểm, thanh toán dần đƣợc hình thành. Bên cạnh đó, các dịch vụ hỗ trợ hay dịch vụ xã hội giúp cải thiện điều kiện sống của ngƣời nghèo cũng đƣợc các tổ chức tài chính vi mô cung cấp song hành với dịch vụ tài chính nhằm mang đến sự phát triển bền vững cho khách hàng. Đặc tính cụ thể của từng sản phẩm sẽ đƣợc lần lƣợt phân tích.
  50. 39 Thứ nhất, sản phẩm tín dụng. Đối tƣợng khách hàng của các tổ chức tài chính vi mô cũng có mục đích sử dụng vốn khá đa dạng nhƣ sản xuất, kinh doanh hoặc tiêu dùng. Tƣơng ứng với các mục đích sử dụng vốn này, MFIs thiết kế ra các sản phẩm phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cụ thể, theo thống kê của Trang thông tin tín dụng vi mô và tài chính vi mô dƣới sự bảo trợ của WorldPress, tín dụng vi mô gồm một số sản phẩm nhƣ: Bảng 1.1: Sản phẩm tín dụng vi mô Tên sản phẩm Mục đích Vay sản xuất, kinh doanh hộ gia đinh Tạo thu nhập, mua thêm tài sản cho hộ gia đinh Khoản vay khẩn cấp Đáp ứng cho các nhu cầu phát sinh khẩn cấp liên quan đến sức khỏe, nằm viện hay ma chay, cƣới hỏi Vay sản xuất, kinh doanh cá nhân Tạo thu nhập, mua thêm tài sản cho cá nhân Nguồn: Trang thông tin tín dụng vi mô - WorldPress Với đặc điểm khách hàng là hộ nghèo, trình độ thấp, không có tài sản để bảo đảm cho khoản vay nên sản phẩm tín dụng vi mô có những đặc trƣng sau: + Giá trị các khoản vay nhỏ: Khách hàng mục tiêu của các tổ chức tài chính vi mô là những ngƣời có thu nhập thấp, không ổn định; do đó, khả năng hấp thụ vốn cũng nhƣ tích lũy của nhóm đối tƣợng khách hàng này cũng có những hạn chế nhất định. Để giảm thiểu rủi ro tài chính cho chính tổ chức tài chính vi mô và khách hàng, giá trị các khoản vay tại đây đƣợc thiết kế với quy mô nhỏ, phù hợp với nhu cầu và khả năng trả nợ của khách hàng. + Thời hạn ngắn: Thời hạn của các khoản tín dụng vi mô tối đa thƣờng là một năm, và đặc biệt khách hàng tiến hành trả góp thƣờng xuyên với mỗi lần trả là một khoản nhỏ. Thiết kế này hoàn toàn phù hợp với đặc tính kinh doanh cũng nhƣ khả năng tạo thu nhập, tích lũy, cất trữ của khách hàng – những ngƣời còn gặp hạn chế trong quản lý và hoạch định kế hoạch tài chính cá nhân và gia đình.
  51. 40 + Lãi suất khoản vay cao (thƣờng cao hơn so với lãi suất của các ngân hàng thƣơng mại): Thực tế cho thấy chi phí hoạt động khi cho vay các khoản vay nhỏ lẻ là cao hơn so với các khoản vay lớn. Ngoài ra, rủi ro mà khách hàng vi mô mang lại cũng cao hơn so với các khách hàng ở phân khúc thu nhập trung bình và cao. Đặc biệt, trong bối cảnh khi các tổ chức tài chính vi mô không còn phụ thuộc vào nguồn vốn nhận viện trợ và tiến tới đạt đƣợc sự bền vững, thì sự gia tăng trong chi phí vốn đầu vào cũng góp phần làm cho chi phí sản phẩm đầu ra tăng lên theo. + Phƣơng thức cho vay theo tổ nhóm khá phổ biến: Ngoài phƣơng thức cho vay cá nhân, các tổ chức tài chính vi mô còn áp dụng hình thức cho vay theo tổ nhóm. Cụ thể, hình thức cho vay theo tổ nhóm là một phƣơng thức cấp vốn khá phổ biến tại các tổ chức tài chính vi mô bởi các lợi ích nhƣ: (i) Các thành viên có đồng trách nhiệm trong việc trả nợ cho khoản vay; do đó các thành viên vô hình chung sẽ có trách nhiệm giám sát và hỗ trợ nhau trong quá trình sử dụng vốn; (ii) Thông tin về từng thành viên đƣợc cung cấp bởi nhóm sẽ là một căn cứ quan trọng giúp tổ chức có thể đánh giá uy tín tín dụng của khách hàng; và sự đảm bảo của nhóm, bảo đảm xã hội sẽ là một biện pháp thay thế cho bảo đảm bằng tài sản; (iii) Các buổi họp nhóm đƣợc tổ chức thƣờng xuyên giúp cho các cá nhân có thể hỗ trợ nhau các vấn đề trong cuộc sống cũng nhƣ trong quá trình sử dụng vốn, do đó hiệu quả sử dụng vốn cũng tăng lên; (iv) Quản lý theo nhóm giúp giảm thiểu chi phí quản lý. Chính vì những lợi ích nhƣ vậy, phƣơng thức cho vay theo tổ nhóm đã đƣợc chấp nhận rộng rãi và triển khai tại các tổ chức tài chính vi mô trên thế giới dƣới hình thức nhóm tự tƣơng hỗ hoặc nhóm đồng trả nợ. Thứ hai, sản phẩm tiết kiệm. Các tổ chức tài chính vi mô cũng cung cấp dịch vụ tiết kiệm vi mô cho ngƣời nghèo để khuyến khích họ tích lũy, giúp cho ngƣời nghèo có nơi cất trữ tiền an toàn, và ngoài ra có thể kiếm lời trên số tiền nhàn rỗi. Hai hình thức tiết kiệm thƣờng đƣợc áp dụng tại các tổ chức tài chính vi mô đó là tiết kiệm bắt buộc và tiết kiêm tự nguyện. Trong đó, đối với chƣơng trình tiết kiệm bắt buộc ngƣời tham gia sẽ đƣợc yêu cầu phải tiết kiệm tối thiểu một khoản tiền mỗi tuần hoặc trong một khoảng thời gian nhất định. Số tiền tiết kiệm bắt buộc này đƣợc
  52. 41 coi nhƣ một phần của sản phẩm cho vay, và đƣợc sử dụng nhƣ tài sản bảo đảm cho khoản vay của khách hàng. Do đó quy định về cách thức cũng nhƣ thời điểm khách hàng có thể rút tiền từ tài khoản tiết kiệm bắt buộc là rất nghiêm ngặt. Trái lại là tiết kiệm tự nguyện – sản phẩm có cơ chế giống nhƣ sản phẩm tiết kiệm thông thƣờng tại các tổ chức tín dụng khác. Thứ ba, sản phẩm bảo hiểm. Với những đặc điểm của mình, hộ gia đình có thu nhập thấp cho thấy là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng trong xã hội, và thƣờng phải đối mặt với các rủi ro trong cuộc sống. Căn cứ vào khả năng xảy ra các biến cố và mức độ tổn thất của mỗi biến cố, Miller và Northrip (2000) đã chỉ ra 6 loại rủi ro cơ bản của các hộ nghèo gồm rủi ro vòng đời, rủi ro tính mạng, rủi ro tài sản, rủi ro sức khỏe, rủi ro thƣơng tật và rủi ro do thiên tai gây ra. Hình 1.5: Nhu cầu bảo hiểm của ngƣời nghèo Nguồn: Miller và Northrip (2000)
  53. 42 Căn cứ theo hình 1.4 có thể thấy rủi ro vòng đời (rủi ro liên quan tới các nấc sự kiện trong cuộc đời ví dụ nhƣ cần tiền để đầu tƣ giáo dục, ma chay, cƣới hỏi, nghỉ hƣu ) là hoàn toàn có thể dự báo, xảy ra rộng rãi và đặc biệt là ở mức chi phí mà hầu hết các hộ gia đình đều có thể chi trả đƣợc. Do đó, rủi ro này có thể đƣợc giảm thiểu thông qua tiết kiệm và tín dụng. Trái lại rủi ro thƣơng tật, sức khỏe hay tài sản mặc dù khó dự đoán, nhƣng thƣờng gây ra mức độ tổn thất cao hơn. Chính vì vậy đối với loại rủi ro này các sản phẩm bảo hiểm là lựa chọn hợp lý cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, không phải sản phẩm bảo hiểm nào cũng đƣợc đón nhận và triển khai thành công bởi những thách thức nhƣ lựa chọn đối nghịch hay rủi ro đạo đức. Do đó, theo Armendariz và Morduch (2010), mặc dù sự quan tâm đối với các sản phẩm bảo hiểm vi mô đang có xu hƣớng tăng lên nhƣng vẫn không thể sánh bằng sản phẩm tín dụng vi mô. Thứ tƣ, các sản phẩm dịch vụ tài chính khác. Song hành cùng các dịch vụ nhƣ tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, các tổ chức tài chính vi mô cũng bắt đầu triển khai dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Mặc dù việc cung cấp các dịch vụ này đòi hỏi thời gian và chi phí trong việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, song sẽ giúp nâng cao chất lƣợng dịch vụ sản phẩm tại các tổ chức tài chính vi mô, tăng kết nối giữa các tổ chức tài chính vi mô với các tổ chức tín dụng khác cũng nhƣ giảm thiểu thời gian và chi phí trong hoạt động của MFIs trong tƣơng lai. Thứ năm, các sản phẩm phi tài chính. Bên cạnh mục tiêu kinh tế, các chƣơng trình, tổ chức tài chính vi mô còn hƣớng tới cả mục tiêu xã hội (BRAC, 2005) bởi cuộc chiến chống nghèo đói không chỉ là giảm nghèo trên khía cạnh kinh tế mà còn phải cải thiện điều kiện sống của ngƣời nghèo thông qua các dịch vụ hỗ trợ hay dịch vụ xã hội. Nhận định này cũng hoàn toàn toàn đồng nhất với tuyên bố trong hội nghị Copenhagen về nghèo đói. Cụ thể, nghèo đói đƣợc mô tả nhƣ sự thiếu hụt nghiêm trọng trong thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con ngƣời về thực phẩm, nƣớc
  54. 43 uống an toàn, thiết bị vệ sinh, y tế, nơi cƣ trú, giáo dục và thông tin. Do đó, khi con ngƣời không đƣợc ăn no, không đƣợc đến trƣờng hay không đƣợc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thì đƣợc nhận định là nghèo đói bất kể thu nhập của họ là bao nhiêu. Chính vì vậy, MFIs ngoài nhiệm vụ cung cấp dịch vụ tài chính còn cung cấp cả các dịch vụ phi tài chính để hƣớng tới giảm nghèo bền vững. Cụ thể, BRAC (2005) chỉ ra các dịch vụ giúp phát triển con ngƣời nhƣ chƣơng trình sức khỏe, chƣơng trình giáo dục, chƣơng trình an ninh lƣơng thực. Trong đó, đối với chƣơng trình sức khỏe, các tổ chức tài chính vi mô áp dụng các phƣơng pháp để kiểm tra tình trạng sức khỏe của ngƣời dân, cũng nhƣ đƣa ra các phƣơng pháp nhằm cải thiện tình hình sức khỏe của khách hàng. Quy trình này đƣợc tiến hành và giám sát thƣờng xuyên, liên tục nhằm có những sự điều chỉnh phù hợp và đạt đƣợc kết quả cải thiện sức khỏe tốt nhất cho ngƣời nghèo. Đƣợc thực hiện song hành với các chƣơng trình sức khỏe, chƣơng trình giáo dục cũng hƣớng tới mục tiêu xóa mù chữ và nâng cao cơ hội đến trƣờng cho các trẻ em khuyết tật, trẻ em nghèo khó khăn. Ngoài ra, Zeller và Meyer (2002) nhấn mạnh tại các nƣớc đang phát triển việc đảm bảo cho hộ gia đình có đủ lƣơng thực là yêu cầu cơ bản và cần thiết cho việc đảm bảo sức khỏe ngƣời dân. Chính vì vậy, các dịch vụ hỗ trợ về nâng cao năng suất lao động, kĩ thuật canh tác là cần thiết. Bên cạnh các dịch vụ hỗ trợ cơ bản nhƣ trên, căn cứ vào nhu cầu và đặc điểm tại từng vùng miền, địa phƣơng mà các tổ chức tài chính vi mô có thể cung cấp thêm nhiều dịch vụ hỗ trợ khác. Cụ thể, một số dịch vụ phi tài chính đƣợc cung cấp bởi các tổ chức, chƣơng trình vi mô đƣợc thống kê qua bảng sau:
  55. 44 Bảng 1.2: Một số dịch vụ phi tài chính do các tổ chức, chƣơng trình vi mô trên thế giới cung cấp Tổ chức/ chƣơng trình Dịch vụ phi tài chính ARC/ Tây Phi - Phát triển kĩ năng kinh doanh - Hỗ trợ tiến hành kinh doanh - Giáo dục dinh dƣỡng ASA, Ấn Độ - Phát triển kĩ năng kinh doanh Chƣơng trình tín dụng bi mô Grama - Giáo dục giới tính Vidiyal - Bồi dƣỡng năng lực BRAC, Bangladesh - Hỗ trợ lƣơng thực 1. IGVGD - Rèn luyện kĩ năng tạo thu nhập 2. CFPR/TUP - Dịch vụ sức khỏe - Nâng cao vị thề xã hội FFH, Châu Mỹ, Châu Á, Mỹ Latin - Giáo dục sức khỏe, dinh dƣỡng Ngân hàng làng xã - Nâng cao khả năng tự tin - Quản lý công ty và tài chính ILO, Nam Á - Nâng cao vị thế xã hội Chƣơng trình chống lại sự ràng buộc về - Xóa mù chữ nợ tại khu vực Nam Á - Dịch vụ sức khỏe - Rèn luyện kĩ năng tạo thu nhập SEF, South Africa - Phát triển kĩ năng kinh doanh Chƣơng trình tín dụng Tšhomišano - Hỗ trợ tiến hành kinh doanh TUP, Campuchia - Phát triển kĩ năng kinh doanh W.O.M.E.N - Dịch vụ sức khỏe - Nhận thức về sức khỏe và bản thân PACT, OXFAM, FFH, CARE, CRS, - Phổ cập giáo dục NABARD - Phát triển kĩ năng kinh doanh Châu Á và Châu Phi - Nâng cao vị thế xã hội - Giáo dục giới tính Nguồn: Seep Network Poverty Outreach Working Group (2006)
  56. 45 1.2 Cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô 1.2.1 Khái niệm Đƣợc định nghĩa là nguồn gốc và phƣơng pháp hình thành nên nguồn để một doanh nghiệp có thể hoạt động (Kyereboah – Coleman, 2007), cấu trúc vốn ngày càng chứng minh vai trò quan trọng, giúp tạo nền tảng để doanh nghiệp phát triển một cách bền vững. Do đó, các nghiên cứu về cấu trúc vốn thƣờng nhận đƣợc nhiều sự quan tâm, và vì thế khái niệm cấu trúc vốn cũng khá đa dạng. Cụm từ “cầu trúc vốn” đƣợc đƣa ra bởi Weston và Brigham (1979) với định nghĩa cấu trúc vốn là nguồn tài chính thƣờng xuyên của doanh nghiệp, và đƣợc thể hiện thông qua nợ dài hạn, cổ phiếu ƣu đãi và giá trị ròng. Còn theo Van Horne và Wachowicz (1995) thì cấu trúc vốn là nguồn tài chính thƣờng xuyên dài hạn của một doanh nghiệp, và thƣờng bao gồm nợ, vốn cổ phần ƣu đãi và vốn cổ phần thông thƣờng. Nhƣ vậy, có thể thấy theo quan niệm của các nhà nghiên cứu trƣớc đây cấu trúc vốn không bao gồm các khoản nợ ngắn hạn. Điều này có phần khác biệt với khái niệm về cấu trúc vốn đƣợc đƣa ra bởi các nhà nghiên cứu trong thời gian gần đây. Cụ thể, Ross và cộng sự (2012) nhấn mạnh nợ phải trả (bao gồm cả nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) và vốn chủ sở hữu chính là các cấu phần tạo nên cấu trúc vốn trong một doanh nghiệp. Đồng quan điểm, Akter và cộng sự (2015) khẳng định cấu trúc vốn là sự kết hợp của tất cả các nguồn dùng để tài trợ cho hoạt động cũng nhƣ sự phát triển của một doanh nghiệp, và thƣờng bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, cổ phiếu thƣờng, cổ phiều ƣu đãi và lợi nhuận giữ lại. Nhƣ vậy, có thể thấy các nhà nghiên cứu đều đƣa ra các định nghĩa khác nhau về cấu trúc vốn, song đều chung một điểm đó là nhấn mạnh cấu trúc vốn thể hiện nguồn hình thành nên vốn để doanh nghiệp hoạt động. Tùy thuộc vào hình thức pháp lý, quy mô, lĩnh vực, ngành nghề, thời gian hoạt động mà cấu trúc vốn, của một doanh nghiệp sẽ có những thay đổi nhất định (El‐Masry và cộng sự, 2008). Chính vì vậy, đối với tổ chức tài chính vi mô - một tổ chức cấp tín dụng đặc biệt với những nét rất riêng từ đối tƣợng khách hàng, cách thức hoạt động đến tỉ lệ rủi ro,
  57. 46 mức độ hoàn trả thì cấu trúc vốn cũng có những khác biệt đáng kể so với các tổ chức tài chính khác. Cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô thƣờng bao gồm các cấu phần nhƣ vốn tài trợ, vốn chủ sở hữu, vốn huy động từ tiền gửi và vốn vay (Bogan, 2012). Trong đó, vốn từ tài trợ đƣợc biết đến là nguồn vốn thích hợp nhất dành cho các tổ chức tài chính vi mô ở giai đoạn khởi đầu hoặc các tổ chức mà khả năng tiếp cận với nguồn vốn thƣơng mại là hạn chế. Trái lại, vốn chủ sở hữu và vốn huy động từ tiền gửi thƣờng dành cho các tổ chức đƣợc cấp phép hoặc chịu sự quản lý của Nhà nƣớc. Cùng chung quan điểm về cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô, Calvin (2001) trong nghiên cứu trƣớc đó về các nguồn vốn tài trợ cho hoạt động của tổ chức tài chính vi mô cũng khẳng định cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô là sự kết hợp giữa vốn tài trợ, vốn huy động, vốn chủ sở hữu và vốn vay. Bên cạnh đó, nghiên cứu gần đây về cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô truyền thống và tổ chức tài chính vi mô hồi giáo, Fersi và Boujelbéne (2017) cũng đƣa ra quan điểm khá tƣơng đồng với Bogan (2012) và Calvin (2001) khi khẳng định vốn huy động từ tiền gửi, vốn chủ sở hữu, vốn nhận tài trợ và vốn vay là các cấu phần chủ chốt trong cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô. Quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu đều chỉ ra rằng cấu trúc vốn của MFIs đang thay đổi theo thời gian và dịch chuyển dần từ việc phụ thuộc vào các tổ chức tài trợ nhƣ các tổ chức phát triển cộng đồng, các quỹ bảo trợ tƣ nhân, sang thu hút vốn từ các thị trƣờng vốn và mở đƣờng cho sự phát triển của các quỹ đầu tƣ tƣ nhân vào thị trƣờng tài chính vi mô. Chính vì vậy, cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô đã ngày càng trở nên đa dạng hơn với nhiều phƣơng thức tạo lập và cấu phần khác nhau. Trong khuôn khổ luận án này, cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô đƣợc định nghĩa là sự kết hợp linh hoạt giữa các nguồn vốn tài trợ với các nguồn vốn thƣơng mại (vốn huy động từ tiền gửi, vốn chủ sở hữu, vốn vay) để giúp đảm bảo nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động của tổ chức tài chính vi mô. 1.2.2 Biến đại diện cấu trúc vốn của tổ chức tài chính vi mô Xuất phát từ định nghĩa về cấu trúc vốn của TCTCVM, nhiều hệ số khác