Luận văn Phân loại từ loại

pdf 34 trang yendo 7480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân loại từ loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_loai_tu_loai.pdf

Nội dung text: Luận văn Phân loại từ loại

  1. Luận văn Đề tài : Phân loại từ loại
  2. 1 PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1, Cơ sở lý luận: Đổi mới phương dạy học xuất phát từ nhu cầu của công cuộc đổi mới sâu sắc, nền kinh tế xã hội đang diễn ra trên đất nước ta hiện nay. Công cuộc đổi mới này cần những con người có bản lĩnh, có năng lực, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, thích ứng được với đời sống xã hội đang từng ngày từng giờ thay đổi. Thực tiễn này làm cho mục tiêu của nhà trường cũ phải điều chỉnh kéo theo sự thay đổi tất yếu của nội dung và phương pháp dạy học mới - Ta có thể khái quát hoá cơ sở lý luận đó bằng sơ đồ sau: Mục tiêu đào tạo Nội dung dạy Phương pháp dạy học học
  3. 2 (Mối quan hệ giữa Mục tiêu đào tạo với nội dung dạy học với phương pháp dạy học là mối quan hệ: hữu cơ, hỗ trợ, quy định, tất yếu khách quan với nhau). Đặc biệt trong từng bài dạy cụ thể mối quan hệ này thể hiện càng rõ nét: Mục tiêu dạy học (nhất là mục tiêu về tình cảm, thái độ) chỉ được thực hiện khi sử dụng PP dạy học thích ứng. Riêng lĩnh vực MT về nhận thức thì lĩnh vực dạy học đã khẳng định rằng mỗi PP dạy họcdẫn tới một trình độ lĩnh hội kiến thứcnhất định và ngược lại trình độ lĩnh hội kiến thức phụ thuộc vào PP dạy học. Có 4 loại nôị dung dạy học (Kiến thức về thế giới tự nhiên và xã hội - Na: kinh nghiệm thực hiện những cách thức hoạt động - Nb: Kinh nghiệm hoạt động sáng tạo - Nc: Các quy phạm đạo đức - Nd). Như vậy tương ứng với mỗi kiểu nội dung dạy học có một số PP dạy học thích hợp. Không có PP dạy học vạn năng. (các cơ sở lý luận này trích trong cuốn “Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học” TLBDTX - chu kỳ 1997 -2000). Điều này khẳng định mỗi thày cô giáo muốn thực hiện được mục tiêu dạy học phải đổi mới PP dạy học và muốn đổi mới PP dạy phải có trình độ kiến thức vững vàng. Như mọi người đều biết những nét tính cách chính của con người được hình thành từ trước và đầu tuổi học. Vì vậy trường tiểu học cần hình thành cho học sinh tính năng động sáng tạo bằng cách sớm chuyển sang hướng tích cực hoá người học, tập trung vào hoạt động của người học mới rèn luyện được cho trẻ những năng lực cần thiết đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước. Điều đó cũng phù hợp với với xu thế giáo dục mới là dạy học phát huy năng lực, sở trường của học sinh, làm cho học sinh linh hoạt và sáng tạo tự tiếp thu kiến thức mới. Trong nhà trường tiểu học môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác góp phần cùng giáo dục, giáo dưỡng các em thành những con người phát triển toàn diện. Ơ mỗi lớp môn Tiếng Việt có một vị trí yêu cầu và nhiệm vụ khác nhau. Đặc biệt giai đoạn cuối của bậc tiểu học có nhiệm vụ dạy cho học sinh nắm chắc vốn kiến thức cơ bản để tiếp tục học ở bậc trung học, vừa chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để các em có thể
  4. 3 bước vào cuộc sống lao động. Do đó trong giai đoạn này việc dạy và học môn Tiếng Việt vừa phải quan tâm đến hệ thống hoá, khái quát hoá nội dung học tập vừa phải chú ý quan tâm bồi dưỡng kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng ngôn ngữ đây là nhu cầu tất yếu của cuộc sống để giúp học sinh dễ dàng thích nghi khi bước vào cuộc sống cộng đồng - đây là cơ sở bắt buộc nâng phải cao chất lượng môn Tiếng Việt. Hơn thế nữa môn Tiếng Việt lại là môn học công cụ để học tốt các môn học khác (Vì ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy, ngôn ngữ là phương tiện của thông tin, học sinh tiểu học rất thiếu kinh nghiệm về ngôn ngữ ). Điều này quy định bắt buộc phải nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt ở tiểu học. Muốn nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt phải đổi mới về nội dung, về phương pháp dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học - Muốn làm được vậy trước tiên người thày giáo phải làm chủ được kiến thức môn Tiếng Việt có liên quan đến chương trình Tiếng Việt tiểu học. Các cơ sở lý luận này đã quy định phải làm thật tốt công tác bồi dưỡng kiến thức môn Tiếng Việt cho giáo viên hiện nay. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người hiệu trưởng hiện nay, nhất là công tác bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, một trong những mảng cần bồi dưỡng mang ý nghĩa thiết thực nhất cho đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay là bồi dưỡng những gì mà đội ngũ mình quản lý còn yếu đó là hệ thống kiến thức về Tiếng Việt, để giúp họ thực hiện tốt mục tiêu, nội dung, PP dạy học như đã phân tích trên. 2, Cơ sở thực tiễn: Trong thực tiễn hiện nay, tình hình chất lượng môn Tiếng Việt luôn thấp hơn chất lượng các môn khác (qua số liệu các bài khảo sát chất lượng, kiểm tra định kỳ, thi tốt nghiệp ), và có lẽ là ở tất cả các trường tiểu học, đều có thực tiễn này. Đây là trực tiễn lớn nhất trái ngược với các yêu cầu cơ sở lý luận trình bày trên.
  5. 4 Đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay có nhiều đồng chí yếu kém về kiến thức Tiếng Việt. Vì nhiều lý do: + Chất lượng môn Tiếng Việt ở các trường phổ thông cấp I, II, III trước các thày cô học chất lượng thấp nên các thày cô yếu về Tiếng Việt là tất yếu khách quan. + Nhiều thày cô trước khi dạy tiểu học lại là giáo viên cấp II, thậm chí là giáo viên toán, sinh, hoá, địa chưa được đào tạo lại, hoặc đào tạo lại chưa kỹ, còn yếu về kiến thức Tiếng Việt (Tại tiểu học Hồng Thái Tây có 6/20 G/V thuộc diện này). + Số các thày cô giáo ở tuổi 48 đến > 50, chiếm > 40% ở các trường tiểu học, số các thày cô này phần lớn đào tạo cấp tốc từ 7 + 2, THHC từ tại chức, đến chuyên tu (tiểu học Hồng Thái Tây có 5/20 G/V thuộc diện này) để tiêu chuẩn hoá - chất lượng đào tạo yếu, mà những môn chất lượng thấp nhất lại là môn Tiếng Việt Đã yếu kém về kiến thức thì tất yếu không làm chủ được kiến thức, không thể làm chủ được quá trình dạy học, không thể đổi mới được PP dạy và cũng tất yếu là chất lượng môn Tiếng Việt ở tiểu học ảnh hưởng theo: thấp nên kéo theo các môn học khác yếu (T - V là môn học công cụ). Trong thực tiễn dạy hàng ngày có nhiều đồng chí dạy sai kiến thức: Có đồng chí dạy " chân đau "(phân biệt từ đơn từ ghép lớp 5) là 1 từ ghép - coi đây là từ mang nghĩa đen - nghĩa bóng là từ "chân bàn", "chân đồi". Từ: " là " là từ nối (" Hồn tôi là một vườn hoa lá "), " Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân" C V V C , phân tích vế sau câu thơ sai khi đang học phần kiểu câu " Ai là gì ? " - TV lớp 4 (kể cả sai trong khi ra các đề thi định kỳ, sai trong xây dựng đáp án ôn tập gặp rất nhiều trong các giờ lên lớp hàng ngày hiện nay, thậm chí cả các giờ thao giảng, thi giảng giáo viên giỏi các cấp ).
  6. 5 Dạy lệ thuộc vào SGK, bài soạn sẵn của người khác, tình trạng giáo viên lâu năm, giáo viên giỏi hơn chép giáo án của G/V mới ra trường, G/V yếu hơn mình vẫn còn nhiều ở các trường hiện nay. Thực tiễn trên dẫn đến tình trạng đại đa số giáo viên tiểu học hiện nay chưa hiểu hết vai trò vị trí môn Tiếng Việt, chưa hiểu thấu đáo được nội dung chương trình, SGK Tiếng Việt , kiến thức dạy còn thiếu chính xác, chưa đúng trọng tâm chưa tìm ra được PP dạy thích hợp, dạy còn thiếu năng động sáng tạo. Học sinh học Tiếng Việt hiểu bài lơ mơ, kết quả làm bài chưa cao, thậm chí còn nhiều học sinh yếu kém, không có hứng thú học môn Tiếng Việt, không thích học môn Tiếng Việt. Để nâng cao được chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt, giải quyết các yêu cầu do cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn trên, theo tôi trước mắt phải làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao kiến thức về môn Tiếng Việt ngay cho đội ngũ giáo viên tiểu học của chúng ta. Trong thực tế làm công tác bồi dưỡng này, tôi đã đạt được hiệu quả rõ rệt - tôi xin tổng kết kinh nghiệm này. II. MỤC ĐÍCH CỦA BẢN SÁNG KIẾN: Bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên kiến thức về: Từ và Câu trong Tiếng Việt có liên quan thiết thực đến nội dung chương trình dạy môn Tiếng Việt ở tiêủ học, nhằm giải quyết các yêu cầu về cơ sở lý luận, yêu cầu về đổi mới về mục tiêu, nội dung, PP dạy học, thực hiện được vai trò vị trí môn Tiếng Việt trong giáo dục giáo dưỡng học sinh: nhất là giải quyết, khắc phục bằng được những yếu kém hiện nay của thày và trò trong dạy và học môn Tiếng Việt để từng bước nâng cao bằng được chất lượng môn Tiếng Việt trong trường tiểu học hiện nay III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
  7. 6 + Chỉ ra được cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn của việc cần thiết phải bồi dưỡng kiến thức cơ bản về Từ và Câu trong Tiếng Việt cho đội ngũ G/V tiểu học hiện nay. + Thực hiện bồi dưỡng những kiến thức cụ thể gì về từ và câu ? như thế nào về từ và câu ? cho có hiệu quả nâng cao kiến thức và giúp G/V vận dụng vào việc đổi mới PP giảng dạy nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo yêu cầu mới hiện nay. + Góp phần bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên những nội dung còn yếu kém mà các chương trình bồi dưỡng của trên chưa làm tới, theo nguyên tắc "Yếu gì bồi dưỡng ấy" để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, để thực hiện tốt các mục tiêu về giáo dục theo yêu cầu đổi mới chương trình phổ thông với bậc học tiểu học hiện nay. IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1, Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: dựa vào thực tiễn giảng dạy của đội ngũ giáo viên 2 trường tiểu học Hoàng Quế: 29 đồng chí, Hồng Thái tây 24 đồng chí, ngoài ra còn quan sát ở cả toàn bộ G/V tiểu học cụm 5 và có cả G/V tiểu học ở Đông Triều. Về kiến thức cơ bản liên quan đến bộ môn Tiếng Việt tiểu học. 2, Phạm vi nghiên cứu: Bồi dưỡng kiến thức về Tiếng Việt: phần từ và câu có liên quan đến nội dung chương trình, SGK Tiếng Việt tiểu học cho đội ngũ giáo viên tiểu học hiện nay nhằm dạy tốt nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói riêng và chất lượng dạy và học nói chung.
  8. 7 Năm học trước tôi tổng kết kinh nghiệm bồi dưỡng về các vấn đề: "Cách nhận biết và phân biệt giữa từ đơn, từ ghép: giữa từ ghép với cụm từ". Phạm vi sáng kiến kinh nghiệm năm nay tổng kết là vấn đề "Bồi dưỡng hệ thống kiến thức về: "Phân loại từ - 8 loại từ", "Câu trong Tiếng Việt" cho đội ngũ giáo viên, qua bồi dưỡng, cho họ nắm được các khái niệm, cấu trúc logic của các loại Từ, Câu: dấu hiệu nhận biết: chức năng ngữ pháp của các bộ phận, phân loại từ, câu những vấn đề đó nhằm xác định những nét bản chất nhất về từ, câu với cách dễ hiểu, dễ nhớ nhất: Vận dụng được mối quan hệ giưã các cấu trúc logic đó để xác định được mục đích yêu cầu giờ dạy, trọng tâm bài dạy, tìm những ví dụ tối ưu, câu hỏi tối ưu và bài tập tối ưu nhằm xác định được PP dạy phù hợp nhất, hiệu quả nhất cho những bài Tiếng Việt có liên quan đến kiến thức về từ và câu trong chương trình các lớp ở bậc tiểu học. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Qua việc nghiên cứu các tài liêu: Luật giáo dục tiểu học: chỉ thị các năm học: nội dung chương trình SGK các khối lớp, nhất là của môn Tiếng Việt tiểu học, THcơ sở, Giáo trình Tiếng Việt cao đẳng sư phạm cấp I, II: Các tài liệu về Tiếng Việt nâng cao, các tập san giáo dục: báo giáo dục thời đại: các tài liệu có liên quan Dùng PP phân tích, tổng hợp tôi đã tách khái niệm về từ, câu, các bộ phân chính phụ trong câu, dấu hiệu nhận biết về chúng, phân loại chúng thành các đơn vị lý thuyết để hiểu đặc thù, nét bản chất của từng đơn vị lý thuyết sau đó tổng hợp các kiến thức đó lại để tạo ra hệ thống, cấu trúc logic, để thấy được mối quan hệ tác động biện chứng giữa các đơn vị kiến thức. Bằng PP phân loại hệ thống lý thuyết, tôi đã sắp xếp lại các kiến thức của từng đơn vị kiến thức về câu theo một đơn vị kiến thức có cùng dấu hiệu bản chất, có cùng một hướng phát triển để nội dung dễ hiểu, dễ nhận biết, dễ vận dụng, dễ nhớ Sau cùng, bằng PP mô hình hoá lý thuyết đã tạo ra bản tổng hợp gọn nhất để nhận ra các khái niệm, loại câu, dấu hiệu nhận biết, nét giống, khác nhau, chức năng ngữ pháp của chúng
  9. 8 Qua các PP pháp trên tạo ra được các cơ sở đúng đắn cho nội dung tổng kết của bản sáng kiến kinh nghiệm (phần sau). Bằng phương pháp Thể nghiệm: Qua thể nghiệm ở các trường T H Hoàng Quế, Hồng Thái Tây tôi đã thấy có kết quả rõ rệt trong việc nâng cao trình độ kiến thức về Từ loại, Câu cho đội ngũ giáo viên ở các trường này, họ đã biết vận dụng tương đối thành thạo về xác định các khái niệm về Từ, Câu, tìm ra được cấu trúc logic của các định nghĩa từ đó xác định đúng các mục đích yêu cầu bài dạy, trọng tâm bài dạy, các ví dụ, câu hỏi dẫn dắt, bài luyện tập tối ưu nhất chính vì vậy mà đã hình thành và khắc sâu được cho h/s một cách sâu sắc nhất về các khái niệm về từ, câu cụ thể (có nhiều đổi mới PP pháp dạy học tối ưu nhất nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy có liên quan kiến thức về từ, câu). Khi tiến hành nghiên cứu tôi đã sử dụng rất nhiều các phương pháp nghiên cứu khác như: các PP nghiên cứu thực tiễn: thực nghiệm phát hiện, PP nghiên cứu sản phẩm hoạt động, PP tiếp xúc trò chuyện, PP tập hợp thống kê, PP quan sát, phương pháp điều tra khá cụ thể, phong phú nhưng trong phạm vi bài viết này tôi xin miễn trình bày chi tiết tại đây (Sáng kiến kinh nghiệm năm trước tôi đã trình bày rõ một số nội dung minh hoạ về những vấn đề cụ thể này). VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO: (Đã kê ở phần PP ngiên cứi lý thuyết ở trên) PHẦN THỨ II: NỘI DUNG KIẾN THỨC TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT ĐƯỢC TỔNG HỢP ĐỂ BỒI DƯỠNG CHO GIÁO VIÊN Toàn bộ hệ thống kiến thức 8 từ loại Tiếng Việt tôi trình bày khái quát ở 2 trang sau còn ở đây tôi chỉ xin phân tích,ví dụ minh hoạ cụ thể các ý đồ trình bày trên và tổng kết ở phần sau (Căn cứ vào bảng tổng hợp trang sau) để:
  10. 9 + Xét xem " là ", là ĐT hay từ nối. Khẳng định "là" là ĐT, vì nó là loại ĐT thứ 3: bị, được, có, là , khi nó kết hợp với danh từ để DT làm được vị ngữ trong câu: Bác // là non nước, là trời mây. CN VN VN + Xét: “chiến tranh ”: I Rắc đang chiến tranh với Mỹ. ĐT (vì kết hợp được với chỉ thời điểm đã, đang, sẽ). I Rắc chiến tranh rất ác liệt. TT ( vì kết hợp được từ chỉ mức độ: rất ) . + Xét “ ta ”: Ta về ta tắm ao ta. " Ta " là đại từ, không phải là danh từ (không thể thêm vào đằng sau đại từ các từ để trỏ: đây, này, đó, nọ, kia, kìa: nhưng danh từ thì thêm được từ để trỏ vào sau nó ). + Dựa vào bản tổng hợp đó để xây dựng được cấu trúc lô ghíc của khái niệm, từ đó tìm ra được các hệ thống ví dụ tối ưu nhất khi dạy về các khái niệm đó qua các nét bản chất của nó: Chức vụ ngữ pháp của động từ: - Học sinh // đang lao động. (Vị ngữ) - Lao động // là vinh quang. (Chủ ngữ)
  11. 10 - Lao động xong, Nam // gặp thày. (Trạng ngữ) - Người lao động // thường rất khoẻ. (Định ngữ) - Em // yêu lao động. (Bổ ngữ) + Xác định cấu trúc lô gic của khái niệm tính từ: Tính từ: là từ chỉ tính chất, màu sắc, hình dáng, kích thước, trọng lượng, a (tuyển) b (tuyển) c (tuyển) d (tuyển) đ (tuyển) dung lượng, phẩm chất của người, vật, sự vật. g ( tuyển) h Mối quan hệ giữa a, b, c, d, đ, g, h là quan hệ tuyển giữa 7 dấu hiệu nên khi xác định yêu cầu, trọng tâm, ví dụ, câu hỏi, luyện tập phải xác định cho đủ 7 nội dung tương ứng có vậy mới hình thành đủ và khắc sâu được khái niệm tính từ.
  12. 12 Tám từ loại Tiếng Việt tôi đã khái quát tổng hợp trong 2 trang, dưới dạng biểu bản sau nhằm thực hiện các vấn đề nêu trên (trang 6 B): 6 B BẢN HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ TỪ LOẠI TIẾNG VIỆT T Địng nghiã Dấu hiệu Phân loại Chức vụ ngữ pháp tt ừ - Thí dụ nhận biết loại
  13. 13 Là từ chỉ + Kết hợp Cặp 1: - Danh từ + Luôn làm chủ ngữ (H/s // đến người, vật, hiện được với từ chỉ số chung trường) D tượng (anh, học lượng đứng trước 1 anh - Danh từ + Vị ngữ (anh // đã cơm nước gì sinh, Tuấn, nhà, mèo, (1, 2, vài ) chưa) từ Hà Nội, gió, hoà bình, riêng đạo đức ) + Thêm Cặp 2: - DT cụ + Trạng ngữ (Hôm qua,trời // trở được vào 1 từ chỉ rét) thể (bằng giác quan: nhà, trỏ đứng sau (này, gió, anh) ấy, kia, đó ) + Định ngữ (Cha mẹ h/s // rất vui mừng về kết quả học tập của các em) - DT trừu tượng ( không = giác quan: đạo đức,hoà bình,niềm tin )
  14. 14 ĐT chỉ ngôi, + Ngôi thứ nhất + Chủ ngữ (Nó // đi chơi) dùng thay thế DT (Tự trỏ: tôi, tao, ta, tớ, Đ + Không thể + Vị ngữ (Hai anh em// cứ mày tao trong lời nói, để mình ) ại thêm vào sau nó hư quá xưng hô và để khỏi các từ chỉ trỏ (đây, + Ngôi thứ hai Tphải lặp lại DT (ta, + Trạng ngữ (Về này, đó, nọ, kia, kìa ) (Trỏ người nghe: mày, bay, ngươi, nó, tôi ) nó,cô/g//cónhậnxét tốt) ừ ngươi, cậu ) + Định ngữ (Cha mẹ tôi // vui lòng + Ngôi thứ ba (trỏ về kết quả học tập của tôi) người vật mà câu chuyện hướng tới: nó, hắn, họ) + Bổ ngữ (Mọi người // đều quý mến nó)
  15. 15 +Thêm + Nội ĐT: không + Vị ngữ: Học sinh // đang lao đượcvào trước nó nhằm vào đối tượng nào, động. Là từ chỉ từ chỉ mệnh lệnh khi đứng trong câu các hoạt động (bay, + Chủ ngữ: Lao động // là vinh Đ (hãy, đừng, chớ ) ĐT này không bắt buộc nhảy, cắt, xây dựng) quang. ộng có bổ ngữ (ngủ, bay, hay trạng thái (ngủ + Thêm nhảy ) + Trạng ngữ: Lao động, xong, thức xuất hiện) t được vào sau từ chỉ Ngọc// gặp thày. + Ngoại ĐT: ừ sự hoàn thành (xong rồi, rõ rồi, hiểu Nhằm vào đối tượng + Định ngữ: Người laođộng // rồi nhất định(đọc, cắt, thường rất khoẻ. xâydựng) + Bổ ngữ: Em // yêu lao động. + Các ĐT: bị, được, có, là
  16. 16 Là từ chỉ Phần lớn TT + TT thường: có + Vị ngữ: Bạn em // rất khoẻ. tính chất, màu sắc, có thể dùng kèm thể dùng kèm với từ chỉ T + Chủ ngữ: Khoẻ // là yêu nước. hình dáng, kích với từ chỉ mức độ mức độ. 4 ính (hơi, rrất, lắm, quá ) thước, trọng lượng, + Trạng ngữ: Khoẻ và xinh xắn, + TT không dùng t dung lượng, phẩm Thoa // được mọi người yêu mến. kèm với từ chỉ mức độ - ừ chất (đỏ, tròn, dài, nó có mức tuyệt đối + Định ngữ: Người khoẻ // luôn nặng, nhiều, tốt ) (Tròn xoe, nặng trịch, xanh yêu đời. biếc ) + Bổ ngữ: Ai // cũng muốn khoẻ.
  17. 17 Là từ chỉ số + Trả lời câu +Chỉ số lượng: + Chủ ngữ: Hai // cộng hai bằng lượng hoặc thứ tự hỏi bao nhiêu ? thứ Nhóm chính xác,nhóm bốn. S (Một, hai, thứ nhất, mấy ? ướcchừng(vài, dăm, mươi) ố + Bổ ngữ: Dân tộc Việt Nam // là thứ nhì + Có thể + Thứ tự hoặc số một. t thêm vào trước(đô, hiệu (thứ năm, tiểu đoàn +Định ngữ: Hai người // đều học ừ chừng,khoảng) 307 giỏi.
  18. 18 Là từ thường +PhóDT:(những,c đi kèm với DT, ác, từng mỗi ) P Bổ sung ý nghĩa cho DT, ĐT, TT hoặc ST để hó từ +PhóĐT:(đã, sẽ, ĐT,TT,ST. bổ sung ý nghĩa đang, cùng, vẫn ) cho các từ ấy. +PhóTT:(rất, khá, hơi, lắm ) +PhóST:(độ, chừng khoảng )
  19. 19 Là từ dùng để nối các + Liên từ: Nối các từ cùng giữ 1 chức vụ, các vế N từ, các vế trong câu, các câu trong câu ghép hoặc các câu trong 1 bài văn (và,với,cùng, ối các T với câu trong 1 bài văn giúp hay, hoặc,nhưng, mà,thì: có khi bằng 1cặp liên từ tuy nhưng: yếu tố ừ người đọc nghe hiểucác mối vì nên: chẳng những mà còn trong quan hệ từ,vế, câu. các n + Giới từ: dùng để nối định ngữ với DT: Bổ ngữ quan ối với ĐT, TT: TN với với các bộ phận câu (của, ở, tại, về, để, bằng ). hệ Là từ làm dấu hiệu cho Từ cảm không dùng gọi + Hô gọi: (ơi, hời, này, các cảm xúc, tình cảm, thái tên các cảm xúc, tình cảm, bớ,thưa ). T độ, mục đích của nói viết (ôi, á, mục đích, thái độ nó chỉ làm ừ + Đáp lời: (vang, dạ, bẩm, dạ, vâng, nhé, nhỉ ) dấu hiệu khác danh từ, động ừ ). c từ, tính từ. + Cảm thán: (ôi, chao ôi, ái ảm chà, ối, ới giời ơi ).
  20. 21 Toàn bộ hệ thống kiến thức về câu trong Tiếng Việt đã được tôi khái quát hoá tổng hợp theo kiểu biểu bảng sau: HỆ THỐNG KIẾN THỨC VỀ CÂU TRONG TIẾNG VIỆT I. Câu và các bộ phận của câu: 1. Câu: + Câu có thể gồm 1 hoặc nhiều từ, dùng để: - Hỏi về 1 hay vài sự việc, sự vật: Em làm gì ? - Kể hay tả về một hay vài sự việc sự vật: Em làm bài. - Yêu cầu người khác làm một hay vài việc: Em làm bài đi ! - Bộc lộ cảm xúc của người nói: Em làm bài tốt quá ! + Có nhiều dấu hiệu giúp ta nhận ra một câu: - Khi nói: hết câu phải nghỉ hơi. - Khi viết: hết câu phải có một trong các dấu:., ?, !, 2. Các bộ phận chính của câu: + Các bộ phận chính là những phần quan trọng nhất trong câu, không thể bỏ đi được. Chủ ngữ (C) + Các bộ phận chính đó là: Vị ngữ (V) Tên bộ C V
  21. 22 phận Là bộ phận chính nêu tên Là bộ phận chính của người, vật, sự việc được miêu tả, câu, nói rõ chủ ngữ là gì ? Định nhận xét, trong câu. làm gì ? như thế nào ? nghĩa - Tìm bộ phận chính (bộ - Tìm bộ phận chính phận không bỏ đi được). (bộ phận không bỏ đi được). Cách nhận biết - Tìm bộ phận chính trả lời - Tìm bộ phận chính câu hỏi: Ai ? Cái gì ? trả lời câu hỏi: Làm gì ? Như thế nào ? Là gì ? - Xét từ loại làm C: Thường - Xét từ loại: V là: Danh từ, đại từ. Đôi khi là: thường là động từ hoặc tính Động từ, tính từ, từ. Cũng có thể là danh từ Phân hay đại từ chỉ ngôi. - Xét chỗ đứng: C thường loại đứng trước V, trong điều kiện - Xét chỗ đứng: nhất định C có thể đứng sau V. thường đứng sau C. Trong điều kiện nhất định cũng có - Xét về số lượng có bộ thể đứng trước C. phận // làm C. - Xét về số lượng: có bộ phận // làm V.
  22. 23 3, Các bộ phận phụ trong câu: * Bộ phận phụ: Là bộ phận thêm vào câu để bổ sung ý nghĩa cho cả khối C - V hoặc từng Danh từ, Động từ, Tính từ trong câu. * Cách tìm: + Tìm bộ phận chính của câu: C - V. + Những bộ phận còn lại, không phải C - V là thành phần phụ. * Phân loại: a, Loại bổ sung ý nghĩa cho cả khối C - V là Trạng ngữ hoặc Hô ngữ. b, Loại bổ sung ý nghĩa cho từng Danh từ, Động từ, Tính từ trong câu là: Định ngữ, Bổ ngữ. Hệ thống kiến thức cơ bản về các thành phần phụ trong câu như sau: B Trạng ngữ Hô ngữ Định ngữ Bổ ngữ ộ (Tr) (H) (Đ) (B) phận Tr dùng H là những bổ sung ý nghĩa lời thưa gọi hoặc Đ dùng để B dùng tình huống cho tiếng kêu trong bổ sung ý nghĩa để bổ sung Đ câu (cho biết: câu, dùng để gây cho danh từ trong thêm ý nghĩa ịnh thời gian, nơi sự chú ý hoặc bộc câu. cho động từ chốn, nguyên lộ cảm xúc: vui, n hoặc tính từ
  23. 24 ghĩa nhân, mục đích buồn, sợ, ngạc trong câu. diễn ra sự việc nhiên nói trong câu. Xem nó có thể thêm các từ + Phân + Phân biệt + Phân chuyên dùng để biệt với H. nó với Tr, H. biệt nó với Tr, C thưa gọi hoặc kêu H. ách + Phân không ? (thưa, + Phân biệt biệt với Đ, B. kính thưa, hỡi, ạ, nó với B. + Phân n ơi, nhỉ, hả, nhé, biệt nó với Đ. hận ôi, ới, ái, eo ơi ). b iết + Các từ + B chuyên dùng để đứng trước + Tr có + Đ đứng thưa gọi (Eo ơi, động từ, tính thể là danh từ, trước danh từ chỉ nước lạnh quá). từ: đã, đang, động từ, tính từ. khối lượng, số sẽ, vừa, mới, P + Danh từ lượng sự vật. + Có thể từng, vẫn, cứ, hân hoạc đại từ chỉ là các bộ phận + Đ đứng còn, cũng, đều, ngôi thứ 2 đi kèm // sau danh từ chỉ không, chẳng, l với từ dùng thưa đặc điểm riêng chưa, hãy, oại gọi: (Phương bạn từng sự vật, trỏ đừng, chớ, rất, đi đâu đấy.) vào sự vật: Học khá, hơi + Có thể là
  24. 25 bộ phận // ghép sinh ấy. + B thành. đứng đằng sau có thể là: đại từ: nó, thật, lắm, quá, 4, Các bộ phận song song (//). Là các bộ phận đặt cạnh nhau cùng giữ một chức vụ ngữ pháp giống nhau trong câu. + C: Núi, đồi, thung lũng, làng bản chìm trong biển mây mù. + V: Mây bò trên mặt đất, tràn vào trong nhà, quấn lấy người đi đường. + Tr: Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ. + H: Hoa ơi, Hiền ơi, bố về rồi. + Đ: Kim Anh là học sinh ngoan và chăm chỉ. + B: Bạn Anh viết nhanh và rất đẹp. II. Các kiểu câu chia theo cấu tạo: Định Phân loại
  25. 26 iểu nghĩa câu 1. Câu đơn bình thường: Là kiểu câu có đủ C - V: Là loại Mặt trời / lên ngang cột buồm. Sương / tan. câu nói về từng 2. Câu đơn rút gọn: sự vật, sự việc, tình cảm, hoặc + Lược bỏ C: (Mặt trời lên chưa ?) - Lên rồi. âu cảm xúc. + Lược bỏ V: (Cái gì lên ngang cột buồm ?) - đơn Ví dụ: Mặt trời. Mặt trời lên ngang cột buồm. + Lược bỏ cả C - V: (Mặt trời lên đến đâu rồi ?) Sương tan. - Ngang cột buồm. 3. Câu đơn đặc biệt: Là kiểu câu không có cấu tạo C - V bình thường: VD: Bác Mèo Mướp luôn miệng kêu: " Eo ơi ! Rét ! Rét quá ! " + Xét về mặt cấu tạo ta không thể nói một cách chính xác các câu trên bị lược bỏ bộ phận chính nào. + Nó được dùng trong hoàn cảnh đặc biệt. VD: Ngày 8/3/1989. Hôm nay mẹ rất vui. Ôi ! Vui quá ! 1. Xét theo sự có mặt hayvắng mặt của cụm C- Vtrong câu: + Câu ghép bình thường (sự có mặt đủ C-V ở
  26. 27 các vế của câu): VD: Nếu mặt trời lên thì sương tan. Là loại C V C V câu nói về nhiều + Câu ghép rút gọn (kiểu ít nhất có một vế rút sự vật, sự việc, gọn C hay V hay bỏ cả C-V).VD: (Khi nào thì sương tan tình cảm hoặc ?): cảm xúc có liên quan chặt chẽ Nếu mặt trời lên ngang cột buồm thì tan. âu với nhau. ghép + Câu ghép đặc biệt (kiểu câu cấu tạo của nó VD:Mặt không có bộ phận chính C-V như kiểu câu bình thường). trời lên thì sương tan. VD: Mưa, lụt vất vả quá ! (Câu ghép 2. Xét theo cách ghép các vế câu: ít nhất có 2 vế. + Câu không có từ chỉ quan hệ. VD: Mặt trời lên Có thể tách ngang cột buồm, sương tan. thành 2 câu đơn: + Câu có một từ chỉ quan hệ. VD: Mặt trời lên - Mặt trời ngang cột buồm và sương tan. lên. + Câu ghép có cặp từ chỉ quan hệ. VD: Vì mặt - Sương trời lên ngang cột buồm nên sương tan. tan.) 3. Xét theo quan hệ giữa các vế của câu: + Câu ghép đẳng lập (Các vế ngang nhau). VD: Mặt trời lên ngang cột buồm, sương tan: Mặt trời lên ngang cột buồm và sương tan.
  27. 28 + Câu ghép chính phụ (diễn đạt những ý phụ thuộc lẫn nhau). VD: Nếu mặt trời lên ngang cột buồm thì sương tan. III. Các kiểu câu chia theo mục đích nói: 4 C Tác dụng thông báo Dấu hiệu nhận biết âu C Dùng đẻ kể hoặc tả + Khi nói: Được hạ giọng ở cuối câu. âu kể một vài sự việc, sự vật. + Khi viết có dấu chấm (.) hoặc chấm lửng( ) hoặc dấu 2 chấm (:). + Thường dùng những từ chuyên để hỏi: Ai, gì, nào, thế nào, sao, à, hả C Dùng để hỏi người âu hỏi khác về sự vật, sự việc. + Khi nói: Nhấn giọng ở điều cần hỏi. + Khi viết: Có dấu chấm hỏi (?). C Dùng để yêu cầu + Thường dùng các từ âu cầu người khác làm một hoặc chuyêndùng:Mời,đề nghị yêu cầu, nên, khiến một vài việc. VD: Em làm phải, cần, hãy, đừng, chớ
  28. 29 bài đi ! + Khi nói: Nhấn giọng nặng nhẹ theo nội dung. + Khi viết: Dùng dấu chấm than (!). + Thường có các từ chuyên dùng: Ôi, a, ồ, eo ơi, chao ơi, quá, lắm, ghê, thật C Dùng để bộc lộ tình âu cảm, cảm xúc. + Khi nói: Giọng thay đổi hợp tình cảm cảm. + Khi viết: Dùng dấu chấm than (!). C Khi dùng các loại âu hội câu trên để chuyện trò, hỏi + Câu hội thoại được đặt trong dấu thoại đáp, trực tiếp với người ngoặc kép khác thì đó là những câu hội thoại. (" ") hoặc dấu gạch ngang (-). IV. Các dấu câu: 1, Dấu phẩy: (,) 2, Dấu chấm: (.) 3, Dấu chấm hỏi (?) 4, Dấu chấm chấm cảm (chấm than) (!)
  29. 30 5, Dấu chấm lửng (dấu ba chấm) ( ) 6, Dấu chấm phẩy (:) 7, Dấu hai chấm (:) 8, Dấu ngoặc đơn (()) 9, Dấu ngoặc kép (" ") 10, Dấu gạch ngang (-) Với cách tổng kết như vậy, " một khối lượng kiến thức khá lớn đã nén vào 4 trang biểu bản khá chặt ", đảm bảo tính khoa học, đầy đủ, cụ thể, dễ hiểu, dễ nhớ, thiết thực cho giảng dạy nên chỉ cần bồi dưỡng cho giáo viên khoảng 4 buổi (8 tiết), in cho mỗi đ/c một bản, khi nào cần thì bỏ ra để thăm khảo phục vụ cho các giờ dạy như đã phân tích ở trên - với thời lượng, công sức như vậy theo tôi đây là vấn đề rất mong trường khác cùng tham khảo. PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG 1, Kết quả của kinh nghiệm: Qua một số năm áp dụng kinh nghiệm bồi dưỡng hệ thống kiến thức này ở hai trường tiểu học Hoàng Quế, Hồng Thái Tây chúng tôi đã thu được những kết quả rất tốt. Có 100 % số giáo viên đứng lớp được bồi dưỡng đã nắm được khá chắc chắn về hệ thống kiến thức trên, và nhiều người đã thuộc hệ thống kiến thức đó.
  30. 31 Có 100 % số giáo viên không còn bị nhầm lẫn giữa các từ loại, có kỹ năng phân biệt được các trường hợp dễ lẫn như đã trình bày trên. Có > 90 % số giáo viên sau khi được bồi dưỡng hệ thống kiến thức trên, đã nắm được bản chất các khái niệm về từ loại, khái niệm về câu, đã biết phân tích cấu trúc logic của các khái niệm từ loại cụ thể, câu cụ thể, qua đó đã chủ động tìm ra các phương pháp dạy tối ưu nhất nhằm hình thành và khắc sâu các khái niệm từ loại, các khái niệm về câu cho học sinh. Từ việc bồi dưỡng tốt được hệ thống kiến thức về từ loại, câu theo cách trên đã góp phần quan trọng trong việc giúp giáo viên làm chủ được kiến thức từ đó có cơ sở để đổi mới được cách suy nghĩ nhìn nhận về M Đ Y C, về kiến thức trọng tâm của từng bài dạy, nhất là biết tìm ra cách dạy tối ưu nhất cho các bài dạy về từ loại cụ thể, câu cụ thể góp phần quyết định đến việc nâng cao chất lượng giờ dạy. Qua nhiều năm vận dụng kinh nghiệm này ở trường Hoàng Quế, Hồng Thái Tây đã nâng được chất lượng học từ ngữ pháp ở các lớp, nhất là các lớp cuối cấp, cũng qua đó góp phần nâng cao chất lượng học của môn Tiếng Việt của trường nói riêng chất lượng dạy và học nói chung tại trường tiểu học Hoàng Quế, Hồng Thái Tây với tiến độ năm sau tốt hơn năm trước - đặc biệt nhìn nhận từ khía cạnh về chất lượng đại trà thực chất của trường. (Cụ thể được trình bày từ cơ sở thực tiễn trên). 2, Bài học kinh nghiệm rút ra: Muốn thực hiện được mục tiêu đào tạo của trường tiểu học hiện nay phải đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học. Muốn đổi mới được ND và PP dạy học, trước tiên hãy từ ông thày - Phải làm tốt công tác bồi dưỡng thày cô giáo, phải bồi dưỡng lại hệ thống kiến thức cho các thày cô (những kiến thức cơ bản tưởng như các thầy cô có đầy đủ nhưng lại hết sức trống rỗng như đã trình bày trên).
  31. 32 Bài học thứ hai là cần bồi dưỡng những kiến thức nào trước, hệ thống lại kiến thức đó ra sao, từ hệ thống kiến thức đó chỉ ra hướng PP sư phạm, giúp giáo viên vận dụng PP giảng dạy thiết thực kiến thức đó vào bài dạy như thế nào đã được kinh nghiệm trình bày trên thể hiện khá tường minh. Bài học thứ ba: Ai là người làm công tác bồi dưỡng này ? Phải là các trường tiểu học cụ thể. Bộ, sở, phòng giáo dục, các trường sư phạm đã làm công việc này với từng thày cô trong quá trình đào tạo thày cô rồi, họ tưởng các thày cô nắm chắc rồi Vì vậy các trường hãy tự bồi dưỡng cho nhau những phần còn yếu của mình là tối ưu nhất. Mỗi năm chúng ta tự bồi dưỡng cho giáo viên được một ít những kiến thức cụ thể, thiết thực phục vụ cho chương trình giảng dạy hàng ngày của mình làm như vậy một cách tự giác, kiên trì nhiều năm liền chúng ta sẽ có rất nhiều, sẽ lấp đầy dần những hà hổng về kiến thức cho đội ngũ giáo viên của chúng ta - đó cũng là quy luật tất yếu của lượng và chất. Bài học thứ tư (bài học mang tính chung muôn thủa) Là phải yêu nghề dạy học, có trách nhiệm với nghề, với học sinh, vượt khó, chủ động sáng tạo, nhất là ở vị thế người hiệu trưởng phải say chuyên môn, để mà quản lý nhà trường làm tốt công tác tự bồi dưỡng cho đội ngũ của mình theo các hướng trình bày trên một cách hoàn toàn tự giác, góp phần nâng cao trình độ đội ngũ thày cô do mình quản lý, góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường hiện nay. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ về công tác bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ giáo viên của trường tôi, trong quá trình thực hiện thấy nó có kết quả, tôi mạnh dạn tổng kết lại báo cáo với các hội đồng thi đua (tham gia vào nội dung hồ sơ thi đua C S T Đ cấp cơ sở năm học 2006 - 2007). Do trình độ có hạn, phạm vi tổng kết rộng, đối tưởng tổng kết hẹp bài viết có nhiều hạn chế mong các độc giả góp ý
  32. 33 thẳng thắn và hãy bỏ quá cho các khiếm khuyết của bản sáng kiến kinh nghiệm. Xin trân trọng cảm ơn !