Luận văn Nghiên cứu văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_nghien_cuu_van_hoa_an_toan_nguoi_benh_tai_benh_vien.pdf
Nội dung text: Luận văn Nghiên cứu văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM TRẦN NGUYỄN NHƯ ANH NGHIÊN CỨU VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. PHẠM KHÁNH NAM
- TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2015 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 2 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.3.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.3.2. Mục tiêu cụ thể: 3 1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1.6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5 2.1 AN TOÀN NGƯỜI BỆNH 5 2.2. VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH 9 2.3.1 Định nghĩa 9 2.3.2 Lược khảo các nghiên cứu về Khảo sát văn hóa an toàn người bệnh sử dụng bộ câu hỏi HSOPSC 11 2.4. MỐI LIÊN HỆ GIỮA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH VÀ NHỮNG THIỆT HẠI VỀ NGƯỜI VÀ KINH TẾ DO SAI SÓT Y KHOA VÀ LỖI HỆ THỐNG 12
- CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15 3.1. KHUNG PHÂN TÍCH 15 3.2. THANG ĐO NGHIÊN CỨU 16 3.3. MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT CỦA CÁC THÀNH PHẦN VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH THEO CÁC ĐẶC ĐIỂM CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP, CHỨC VỤ, THỜI GIAN CÔNG TÁC TẠI BỆNH VIỆN VÀ THU NHẬP 16 3.4. DỮ LIỆU 21 3.4.1 Các định nghĩa về dữ liệu 21 3.4.2 Số mẫu 22 3.4.3 Phương pháp tiến hành 22 CHƯƠNG 4 : TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ 24 4.1 Giới thiệu Bệnh viện Từ Dũ 24 4.2 HOẠT ĐỘNG AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ 26 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 31 5.1 MÔ TẢ MẪU: 31 5.2. ĐÁNH GIÁ THANG ĐO VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA) VÀ KIỂM ĐỊNH ĐỘ TIN CẬY BẰNG PHÉP KIỂM CRONBACH’S ALPHA 36 5.3 THỐNG KÊ MÔ TẢ XÁC ĐỊNH VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH CỦA BỆNH VIỆN 42 5.4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUI 53 5.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 5 58 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 60 6.1. TÓM LƯỢC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 60 6.2. CÁC KHÁM PHÁ CHÍNH CỦA NGHIÊN CỨU 60 6.3. HÀM Ý CHÍNH SÁCH 61 6.4. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ HƯỚNG MỞ RỘNG 62
- TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung AHRQ Agency for Healthcare Research and Quality ATNB An toàn người bệnh BN Bệnh nhân BV Bệnh viện DNA Deoxyribo Nucleic Axit EFA Exploratory Factor Analyses HPV Human Papilloma Virus HSOPSC Hospital Survey on Patient Safety Culture IOM Institute of Medicine ISBAR Kỹ thuật truyền tải thông tin quan trọng bao gồm Introduction Situation Background Assessment Reccomendation MLR Multi Linear Regression MRI Magnetic Resonance Imaging SUR Seemingly Unrelated Regression SYT Sở Y Tế TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
- 1 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.5.1 Tỉ lệ tai biến tại các nước phát triển 13 Bảng 3.3 Mô tả các biến trong mô hình Hồi qui dường như không liên quan 18 Bảng 5.1 Số lượng nhân viên theo khối 32 Bảng 5.2 Chức danh nghề nghiệp 32 Bảng 5.3 Thời gian công tác tại Bệnh viện 33 Bảng 5.4 Thời gian công tác tại Khoa/Phhòng 34 Bảng 5.5 Công việc trực tiếp tiếp xúc với người bệnh 34 Bảng 5.6 Chức vụ tại khoa/phòng 31 Bảng 5.7 Thu nhập 35 Bảng 5.8 Đánh giá thang đo 36 Bảng 5.9 Phân độ An toàn người bệnh 41 Bảng 5.10 Quan điểm tổng quát về An toàn người bệnh 41 Bảng 5.11 Tần suất ghi nhận sự cố/sai sót/lỗi 42 Bảng 5.12 Tần suất sự cố/sai sót/lỗi được báo cáo 43 Bảng 5.13 Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý 44 Bảng 5.14 Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống 45 Bảng 5.15 Làm việc theo ê kíp trong Khoa/phòng 45 Bảng 5.16 Trao đổi cởi mở 46 Bảng 5.17 Phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi 47 Bảng 5.18 Không trừng phạt khi có sai sót/lỗi .48 Bảng 5.19 Nhân sự 50 Bảng 5.20 Hỗ trợ về quản lý cho An toàn người bệnh 50 Bảng 5.21 Làm việc theo ê kíp giữa các Khoa/phòng 51 Bảng 5.22 Bàn giao và chuyển tiếp 52 Bảng 5.23 Kết quả phân tích hồi qui 54
- 2 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Khung phân tích 15 Hình 4.1. Sơ đồ hoạt động Ban An toàn người bệnh 28 Hình 5.4 Khung phân tích – Mô hình sau hiệu chỉnh 53
- 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Đặt vấn đề Hàng năm có khoảng 44.000 đến 98.000 trường hợp tử vong và một triệu thương tổn liên quan đến sai sót y khoa, cao hơn hẳn so với số tử vong do tai nạn giao thông (43.458), ung thư vú (42.297), và bệnh AIDS (16.516) (IOM, 1999). Dựa trên các báo cáo thống kê của các nước, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tổng kết, trong 10 người bệnh nhập viện thì có một bệnh nhân gặp phải sự cố y khoa, và trong 300 sự cố có một sự cố đặc biệt nghiêm trọng dẫn đến tử vong (Nieva, 2003). So sánh với nguy cơ tử vong do tai nạn máy bay thì tỉ lệ chỉ là 1/10.000.000 hành khách, do vậy người bệnh khi nhập viện phải chấp nhận khả năng rủi ro cao hơn gấp nhiều lần so với chọn lựa đi lại bằng đường hàng không. Cox (1999) nhận định “Nằm viện nguy hiểm hơn nhiều so với đi máy bay”. Bên cạnh đó, hậu quả của các sự cố y khoa không mong muốn làm cho người bệnh phải nằm viện kéo dài và tăng phí tổn điều trị như ở Anh tổn thất 800.000.000 bảng Anh hàng năm; Mỹ 19,5 tỷ USD/năm và Châu Âu từ 13 đến 24 tỷ Euro/năm (Famolaro, 2012). Tình hình này tại các nước đang phát triển thì sao? Dù chưa có những dữ liệu thống kê công bố nhưng dựa trên những khó khăn về hạ tầng, trang thiết bị, nhân lực, hoặc chất lượng thuốc. Tổ chức Y tế thế giới cũng dự báo chắc chắn rằng chúng ta không tránh khỏi những con số biết nói nêu trên, thậm chí là có thể tỉ lệ này cao hơn hẳn. Tuy nhiên, qua việc tổng hợp dữ liệu từ các công trình nghiên cứu về sai sót – sự cố y khoa, cũng như tai biến điều trị tại các bệnh viện thuộc các nước phát triển cho thấy tỉ lệ tai biến điều trị tính trên tổng số bệnh nhân nhập viện dao động từ 3,2 đến 16,6 trong đó hơn 50 các sự cố là có thể ngăn ngừa được. Trước tình hình đó, WHO (2001) đã đưa ra quan điểm an toàn người bệnh nhằm phòng ngừa các sai sót có thể gây nguy hại cho người bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc. Họ cũng đưa ra các khuyến cáo cũng như các giải pháp an toàn người bệnh nhưng các giải pháp này vẫn chưa mang lại hiệu quả mong muốn.
- 2 Thách thức lớn nhất để hướng đến một hệ thống y tế an toàn chính là sự thay đổi từ nền văn hóa trừng phạt cá nhân phạm lỗi thành nền văn hóa an toàn; trong đó lỗi không được xem là thất bại của cá nhân mà là cơ hội để cải tiến hệ thống và phòng ngừa hậu quả (IOM, 1999). Văn hóa an toàn của một tổ chức là sản phẩm giá trị của cá nhân và nhóm – là thái độ, nhận thức, năng lực, và hành vi quyết định sự cam kết, định hình phong cách và trình độ quản lý tổ chức y tế. Tổ chức nào có nền văn hóa an toàn thì ở đó thông tin liên lạc được xây dựng trên sự tin tưởng, mọi người nhận thức về tầm quan trọng của an toàn, và độ tin cậy tính hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa (AHRQ, 2004). Do vậy, việc thiết lập văn hóa an toàn người bệnh trong thực hành y khoa được xem là bước ngoặc quan trọng trong cải thiện môi trường chuyên môn và nâng cao chất lượng chăm sóc điều trị. Vậy liệu tại Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện chuyên khoa hạng nhất trực thuộc Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh, được Bộ Y Tế giao trọng trách chỉ đạo tuyến cho 32 tỉnh và thành phố phía Nam, với lịch sử hơn 90 năm xây dựng và phát triển với qui mô 1.700 giường, hơn 2.400 nhân viên thì văn hóa an toàn người bệnh đã được thực hiện như thế nào? Yếu tố nào tác động đến văn hóa an toàn người bệnh để từ đó có cơ sở đề xuất giải pháp cải tiến. Xuất phát từ nhu cầu này, tác giả tiến hành nghiên cứu “Văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ”. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Đề tài sẽ phác thảo bức tranh toàn cảnh về văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện, và lý giải các yếu tố tác động đến văn hóa an toàn người bệnh nhằm giúp nâng cao văn hóa an toàn người bệnh của nhân viên y tế công tác tại Bệnh viện Từ Dũ. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ từ tháng 10/2014 đến tháng 3/2015.
- 3 1.3.2. Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu cụ thểt thứ nhất là đánh giá văn hóa an toàn người bệnh bằng bộ câu hỏi khảo sát văn hóa an toàn người bệnh với phiên bản dùng tại bệnh viện có tên là Hospital Survey on Patient Safety Culture (HSOPSC) của Cơ quan chất lượng và nghiên cứu sức khỏe Hoa Kỳ (AHRQ) tại bệnh viện Từ Dũ. Mục tiêu cụ thể thứ hai là kiểm định sự khác biệt về văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ theo các yếu tố chức danh nghề nghiệp, chức vụ, thâm niên công tác tại Bệnh viện và mức thu nhập của nhân viên bệnh viện gồm Bác sĩ, nữ hộ sinh/điều dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên, hộ lý, hoặc nhân viên hành chính. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng khảo sát là nhân viên đang công tác tại Bệnh viện Từ Dũ từ 6 tháng trở lên và tự nguyện tham gia vào nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu khảo sát 12 thành phần văn hóa an toàn người bệnh. Dữ liệu nghiên cứu lấy từ bản câu hỏi được khảo sát trực tiếp từ nhân viên bệnh viện. Thời gian nghiên cứu từ 10/2014 đến 03/2015. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng qua kết quả khảo sát 2.118 nhân viên bệnh viện bằng cách phỏng vấn bộ câu hỏi HSOPSC. Phương pháp thống kê mô tả nhằm xác định thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Từ Dũ, từ đó làm nền tảng giúp hỗ trợ cho kết quả của phương pháp định lượng. Qua đó tác giả xây dựng hàm hồi qui dường như không liên quan (Seemingly Unrelated Regression – SUR) với biến phụ thuộc là văn hóa an toàn người bệnh, các biến độc lập (biến giải thích) là các yếu tố chức danh nghề nghiệp, chức vụ, thời gian công tác tại bệnh viện và mức thu nhập. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analyses - EFA) và phép kiểm Cronbach’s Alpha để kiểm định giá trị, độ tin cậy của bộ câu hỏi, và xây dựng biến số văn hóa an toàn người bệnh; phân tích số liệu với phần mềm xử lý thống kê Stata12.
- 4 1.6. Kết cấu của đề tài Đề tài nghiên cứu được tác giả trình bày gồm 6 chương. Chương 1 trình bày tổng quan về đề tài. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết. Chương 3 trình bày về phương pháp nghiên cứu. Chương 4 tổng quan về văn hóa An toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ. Chương 5 trình bày về kết quả nghiên cứu và bàn luận. Cuối cùng là Chương 6 trình bày kết luận nghiên cứu, đề xuất giải pháp, hướng mở rộng nghiên cứu và những hạn chế của đề tài.
- 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT Chương này, tác giả trình bày các khái niệm về an toàn người bệnh, văn hóa an toàn người bệnh, và tầm quan trọng của an toàn người bệnh với những mối liên hệ mật thiết với con người và hệ thống. Phần lược khảo các nghiên cứu liên quan sẽ được trình bày lồng ghép vào các phần trên. 2.1. An toàn người bệnh Tai biến (Adverse event) là sự cố gây nguy hại cho bệnh nhân ngoài ý muốn, xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chăm sóc người bệnh chứ không phải do bệnh lý hoặc cơ địa bệnh nhân gây ra. Tai biến điều trị được phân thành 3 mức độ như sau: thứ nhất là nhóm tai biến nặng đòi hỏi người bệnh phải được cấp cứu hoặc phải can thiệp sâu về điều trị nội khoa/ngoại khoa, gây mất chức năng vĩnh viễn hoặc gây tử vong cho người bệnh; thứ hai là nhóm tai biến trung bình đòi hỏi can thiệp điều trị, kéo dài thời gian nằm viện, và ảnh hưởng đến chức năng lâu dài, và cuối cùng là nhóm tai biến nhẹ, người bệnh tự hồi phục, chỉ cần điều trị tối thiểu hoặc không cần điều trị. Sự cố suýt xảy ra (Near miss) là sự cố có khả năng gây nguy hại cho người bệnh nhưng đã không xảy ra do may mắn có hành động sữa chữa hoặc can thiệp kịp thời. Sai sót là thất bại trong việc thực hiện một hành động đã được lập kế hoạch dự kiến hoặc áp dụng kế hoạch sai hay có sự khác biệt giữa những gì làm được trong thực tế và những gì lẽ ra phải ra làm được (Runciman B, 2007). Sai sót cũng được phân loại như sau, bao gồm sai sót chủ động (active error) là sai sót xảy ra trong quá trình trực tiếp chăm sóc bệnh nhân; sai sót tiềm ẩn (latent error) liên quan đến các yếu tố của môi trường chăm sóc tạo điều kiện thuận lợi cho sai sót chủ động dễ xảy ra. Sức khỏe là trạng thái khỏe mạnh về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ là không mắc bệnh hoặc ốm yếu. Chăm sóc sức khỏe là các dịch vụ mà cá nhân và cộng đồng nhận được để nâng cao, duy trì, giám sát hoặc phục hồi sức khỏe.
- 6 An toàn người bệnh là sự phòng ngừa các sai sót có thể gây nguy hại cho người bệnh trong quá trình điều trị và chăm sóc (WHO, 2001). An toàn người bệnh là một chuyên ngành trong lĩnh vực y tế, áp dụng các phương pháp an toàn nhằm hướng đến mục đích xây dựng một hệ thống cung ứng dịch vụ y tế đáng tin cậy (AHRQ, 2004). An toàn người bệnh còn là một thuộc tính của ngành y tế, nó tối thiểu hóa các sự cố và tối đa hóa sự phục hồi từ các sự cố. An toàn người bệnh ngày nay được xem là một môn học trong khoa học quản lý bao gồm các nguyên lý chính về an toàn người bệnh như sau, cách tiếp cận hệ thống, văn hóa không buộc tội, tư duy yếu tố con người vào môi trường làm việc tạo nên một hệ thống khó mắc lỗi và văn hóa an toàn người bệnh. Nguyên lý tiếp cận hệ thống, hệ thống là một thuật ngữ được dùng để mô tả bất kỳ tập hợp nào gồm hai hoặc nhiều thành phần tương tác với nhau, hoặc “một nhóm sự vật/thành phần độc lập tạo thành một thể thống nhất (WHO, 2011). Công tác chăm sóc sức khỏe là một hệ thống phức tạp, vì chăm sóc y tế hiếm khi do một cá nhân thực hiện mà nó phụ thuộc lẫn nhau giữa các nhân viên y tế (Washington, 2005). Chăm sóc người bệnh an toàn và hiệu quả phụ thuộc không chỉ vào kiến thức, kỹ năng và hành vi của các nhân viên y tế trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, mà cả vào cách thức các nhân viên đó hợp tác và liên lạc với nhau trong môi trường làm việc. Nói cách khác, bệnh nhân phụ thuộc vào việc nhiều người làm đúng việc và đúng thời điểm. Tức là họ phụ thuộc vào hệ thống chăm sóc. Không những vậy, chăm sóc y tế còn là hoạt động rất phức tạp do sự đa dạng của các nhiệm vụ liên quan đến cung ứng chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, sự đa dạng về bệnh nhân, bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng và các nhân viên khác; rồi còn vô số các mối quan hệ giữa bệnh nhân, thân nhân người bệnh, nhân viên y tế, các nhà quản lý, và cộng đồng; cũng như những khác biệt trong cách bố trí các khoa/phòng, hay tạo dựng các qui định chồng chéo, không thống nhất hoặc không có qui định cũng tạo nên vô số rắc rối, phức tạp trong vận hành hệ thống Hay như chưa kể đến một hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, vật tư tiêu hao, công nghệ kỹ thuật mới đa dạng và phức tạp. Điều đó cũng tạo nên nhiều cơ hội mắc lỗi và nhiều sai sót hơn (Runciman, 2007). Do vậy, tất cả nhân viên trong cơ sở y tế cần
- 7 hiểu bản chất phức tạp trong hệ thống y tế để tránh đổ lỗi cho những cá nhân trực tiếp liên quan đến tai biến, sự cố, sai sót mà không nhận ra rằng luôn có nhiều yếu tố khác góp phần và qua đó giúp phân tích, đề xuất giải pháp phòng ngừa biến cố bất lợi tránh lặp lại lỗi tương tự về sau. Tóm lại, cách tiếp cận hệ thống buộc chúng ta phải từ bỏ văn hóa đổ lỗi, buộc tội để hướng tới cách tiếp cận hệ thống. Ví như khi phân tích nguyên nhân của tai biến điều trị đòi hỏi phải đi tìm các sai sót của cả một hệ thống chứ không chỉ dừng ở sai sót cá nhân hay nói cách khác là phải tìm cho ra những lỗi tiềm ẩn trong hệ thống bên cạnh lỗi chủ động đã được phát hiện. Văn hóa buộc tội là cách tiếp cận truyền thống khi có sự cố, tai biến, sai sót xảy ra. Văn hóa đổ lỗi, văn hóa buộc tội là một cách tiếp cận con người rất mạnh mẽ và cũng rất tự nhiên (Reason, 1990). Mỗi khi xảy ra tai biến, câu hỏi đầu tiên thường gặp là “Ai? Ai làm sai?” (Who’s wrong ?), và thường có khuynh hướng qui trách nhiệm liên quan đến cá nhân, người trực tiếp chăm sóc người bệnh ở thời điểm gây ra tai biến. Với cách tiếp cận này, thường sẽ tạo ra tâm lý che giấu sai sót và ngại báo cáo. Hậu quả là các sai sót có thể lặp đi lặp lại ở các cá nhân khác hoặc ở khoa khác do bệnh viện không biết và đương nhiên chưa có giải pháp chủ động phòng ngừa. Bên cạnh đó, xét đến khía cạnh tâm lý của cá nhân liên quan, dù người bị quy trách nhiệm có vai trò gì trong quá trình dẫn đến sự cố đi chăng nữa, có rất ít khả năng là hành động của người đó là cố ý gây tổn hại người bệnh mà phần lớn họ thường rất buồn vì nghĩ rằng hành động của họ hoặc việc họ không hành động đã có thể góp phần gây ra sự cố. Và điều họ không cần đến nhất là bị trừng phạt. Theo cách tiếp cận hệ thống nêu trên, để có thể nhận diện hết những sai sót liên quan đến tai biến bao gồm sai sót chủ động và sai sót tiềm ẩn, tốt nhất tìm hiểu xem chuyện gì đã xảy ra và vì sao lại xảy ra? Giúp nhận diện những nguyên nhân hoặc yếu tố có liên quan, từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục. Với cách tiếp cận như vậy, không những làm giảm sự e ngại khi báo cáo sai sót mà còn giúp bệnh viện chủ động phòng ngừa các sai sót lặp đi lặp lại.
- 8 Yếu tố con người trong văn hóa an toàn người bệnh. Ủy ban về an toàn và chất lượng chăm sóc sức khoẻ của Úc (2005), yếu tố con người công nhận bản chất của con người là có thể mắc sai lầm. Ngành hàng không là một ví dụ tốt về ngành công nghiệp đã ứng dụng nghiên cứu về yếu tố con người như một cách tiếp cận để nâng cao an toàn. Từ giữa thập niên 1980, ngành hàng không đã chấp nhận khả năng phạm lỗi của con người là điều không thể tránh khỏi và thay vì đòi hỏi con người phải luôn hoàn thiện, và có biện pháp trừng phạt sai sót một cách công khai, thì ngành công nghiệp này đã thiết kế các hệ thống để giảm thiểu tác động của sai sót do con người gây ra. Kỷ lục về an toàn của ngành hàng không ngày nay là minh chứng cho cách tiếp cận đó, mặc dù mỗi năm trung bình có 10 triệu lượt máy bay cất cánh và hạ cánh, nhưng từ năm 1965 đến nay trên toàn thế giới mỗi năm trung bình chỉ xảy ra chưa đến 10 vụ máy bay rơi và thường xảy ra ở các nước đang phát triển theo một báo cáo của Hiệp hội An toàn và chất lượng cơ sở y tế của Úc (2006). Hoạt động chăm sóc y tế cũng phải học hỏi kinh nghiệm từ các ngành công nghiệp khác vì con người không phải là những cỗ máy, con người dễ bị mất tập trung. Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh có mối liên quan mạnh mẽ giữa sự mệt mỏi và áp lực với mức độ thực hiện công việc kém của con người, một yếu tố nguy cơ trong an toàn người bệnh (Pilcher, 1996; Weinger, 2002; Flin, 2008). Cũng như làm việc kéo dài nhiều giờ liền có ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng hoạt động của con người tương đương như tác động của nồng độ cồn trong máu 0,05 mmol/l, là mức qui định không được phép lái xe ở nhiều nước (Dawson, 1997). Chúng ta không thể loại bỏ bản chất có thể mắc lỗi của con người (Kohn, 1999), song chúng ta có thể hành động để giảm bớt và hạn chế nguy cơ. Điều quan trọng đối với tất cả nhân viên y tế là phải nhận diện được các tình huống làm tăng khả năng xảy ra sai sót (Vincent, 2001). Vì vậy, việc tạo dựng môi trường làm việc, một hệ thống khó mắc lỗi giúp hạn chế khả năng gây sai sót của con người như sau. Tạo dựng môi trường làm việc tránh dựa vào trí nhớ như xây dựng phần mềm kê toa điện tử hoặc hình ảnh/sơ đồ hóa các bước trong qui trình; giúp làm mọi việc trở nên rõ ràng hơn như sử dụng hình vẽ và hướng dẫn về các bước vận hành trang thiết bị; hay như đơn giản hóa các bước trong qui trình, càng đơn giản càng tốt, vì
- 9 quá phức tạp là công thức cho sai sót xảy ra. Ví dụ giới hạn các loại thuốc sẵn có để kê đơn; hay giới hạn số liều của các loại thuốc sẵn có; và giữ bản kiểm kê các loại thuốc thường được dùng cho bệnh nhân hay như đơn giản hóa qui trình thông tin liên lạc bằng cách nhắc lại hai lần, hoặc ISBAR (Vlayen, 2012). Chuẩn hoá các qui trình và thủ tục, vì tại bệnh viện hoặc tại các cơ sở y tế rất dễ dàng quan sát thấy mỗi Khoa/phòng, mỗi nhân viên thực hiện cùng một công việc với những cách khác nhau. Điều đó có nghĩa là họ phải học lại cách thực hiện công việc mỗi khi chuyển sang một lĩnh vực mới. Với phương pháp làm việc tiêu chuẩn hóa các qui trình và thủ tục sẽ giúp nhân viên đỡ phải dựa vào trí nhớ, hạn chế sai sót, sự cố và giúp tăng hiệu suất làm việc và tiết kiệm thời gian. Sử dụng bảng kiểm, một công cụ đơn giản nhưng hiệu quả nếu được tuân thủ nghiêm túc, ví như bảng kiểm an toàn phẫu thuật của Tổ chức Y tế thế giới (Eiras, 2014). Và hạn chế phụ thuộc vào khả năng tập trung của con người vì họ dễ bị mất tập trung và cảm thấy chán khi họ tham gia những hoạt động kéo dài và lặp đi lặp lại. 2.2. Văn hóa An toàn người bệnh 2.2.1 Định nghĩa Hiệp hội An toàn người bệnh quốc gia tại Mỹ (2001), văn hóa an toàn người bệnh là văn hóa thể hiện năm thuộc tính ở mức cao mà nhân viên y tế nỗ lực đưa vào thao tác thông qua việc triển khai thực hiện các hệ thống quản lý an toàn mạnh mẽ; (1) văn hóa trong đó mọi nhân viên y tế (gồm những người trực tiếp điều trị cho người bệnh, và cán bộ quản lý điều hành) đứng ra chịu trách nhiệm về an toàn của bản thân, của đồng nghiệp, bệnh nhân, thân nhân người bệnh và khách đến thăm; (2) văn hóa ưu tiên đặt an toàn lên trước mục tiêu về tài chính và tổ chức; (3) văn hóa khuyến khích và khen thưởng nỗ lực phát hiện, thông báo và giải quyết các vấn đề an toàn; (4) văn hóa trong đó tổ chức có cơ hội rút kinh nghiệm từ sự cố/tai biến; (5) văn hóa cung cấp nguồn lực, cơ cấu và trách nhiệm giải trình phù hợp để duy trì hiệu quả các hệ thống đảm bảo an toàn.
- 10 Một tổ chức được xem là có văn hoá an toàn khi mỗi thành viên của tổ chức đó, bất chấp ở cương vị nào, đều thể hiện vai trò chủ động trong phòng ngừa sai sót, và vai trò của từng cá nhân nhân này được sự hỗ trợ của tổ chức (AHRQ, 2004). Nghiên cứu về văn hóa an toàn người bệnh, các tác giả đã đút kết bảy yếu tố cấu thành văn hóa an toàn người bệnh trong bệnh viện, (1) Lãnh đạo xem an toàn người bệnh là ưu tiên hàng đầu trong mọi hoạt động của bệnh viện, (2) các hoạt động trong bệnh viện được tổ chức làm việc theo đội/nhóm một cách hiệu quả, (3) thực hành dựa vào chứng cớ như phác đồ điều trị của bệnh viện phải dựa trên cơ sở y học chứng cớ, và thực hành lâm sàng tuân thủ phác đồ điều trị, (4) mọi người được quyền nói và chỉ ra những nguy cơ, sai sót trong khoa mình, được tham gia sáng kiến cải tiến về an toàn người bệnh, (5) cách thức bệnh viện tổ chức học hỏi từ sai sót, và cải tiến từ sai sót; (6) đảm bảo công bằng, xem xét lỗi hệ thống trước khi kết luận lỗi cá nhân và nguyên tắc thứ 7 rất quan trọng và xuyên suốt hoạt động công tác của bất cứ một tổ chức y tế nào chính là “lấy người bệnh làm trung tâm”. Cơ quan chất lượng và nghiên cứu sức khỏe Hoa Kỳ đã xây dựng bộ công cụ khảo sát văn hóa an toàn người bệnh trong các môi trường khác nhau, trong đó phiên bản dùng tại bệnh viện có tên là Hospital Survey on Patient Safety Culture (HSOPSC). Hiện bộ câu hỏi đã được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu và được chứng minh là có giá trị trong phản ánh văn hóa an toàn người bệnh (Singer, 2007). Ngoài ra, thông qua việc lượng giá, bộ câu hỏi khảo sát văn hóa an toàn người bệnh (HSOPSC) còn được xem là công cụ có tính can thiệp lên hệ thống để cải thiện tình trạng văn hóa an toàn người bệnh (Jones, 2008; Adams, 2008). Mục đích của khảo sát nhằm cung cấp một chỉ số hữu hình về thực trạng hoạt động an toàn người bệnh của từng bệnh viện, từ đó làm cơ sở chính để tiến hành đánh giá hiệu quả của những cải tiến trong hoạt động an toàn người bệnh. Bộ câu hỏi khảo sát văn hóa an toàn người bệnh dùng cho bệnh viện của cơ quan chất lượng và nghiên cứu sức khỏe Hoa Kỳ bao gồm 42 câu hỏi, đánh giá 12 lĩnh vực như sau, (1) Làm việc theo ê kíp trong cùng một Khoa/phòng, (2) Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý, (3) Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống, (4) Hỗ trợ về quản lý cho an toàn người bệnh, (5)
- 11 Quan điểm tổng quát về an toàn người bệnh, (6) Phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi, (7) Trao đổi cởi mở, (8) Tần suất ghi nhận sự cố/sai sót/lỗi, (9) Làm việc theo ê kíp giữa các Khoa/phòng, (10) Nhân sự, (11) Bàn giao và chuyển tiếp, và cuối cùng là Không trừng phạt khi có sai sót/lỗi. 2.2.2 Lược khảo các nghiên cứu về Khảo sát văn hóa an toàn người bệnh sử dụng bộ câu hỏi HSOPSC Bộ câu hỏi khảo sát văn hóa an toàn người bệnh được dịch thành 16 thứ tiếng và được nhiều nơi trên thế giới áp dụng (Nie, 2013; Occelli, 2013; Brborovic, 2014; Reis, 2012; Gama, 2013). Tại Bỉ một cuộc khảo sát 3.940 nhân viên y tế, kết quả cho thấy phần nội dung thấp điểm nhất thuộc về các nhóm sự hỗ trợ của lãnh đạo (35 ), văn hóa không trừng phạt (36 ), chuyển bệnh và bàn giao trong tổ chức (36 ) và làm việc nhóm giữa các đơn vị trong tổ chức (40 ) (Vlayen, 2012). Một khảo sát tương tự tại 13 bệnh viện đa khoa của thành phố Riyadh - Ả rập Saudi, kết quả lại thấy các vấn đề nổi bật cần phải cải tiến vẫn là báo cáo sự cố, văn hóa không trừng phạt, nhân sự và làm việc nhóm giữa các đơn vị trong tổ chức (Najjar, 2013). Khảo sát tại Thổ Nhĩ Kỳ cho thấy vấn đề an toàn người bệnh được đánh giá cao nhất là làm việc nhóm trong từng đơn vị, trong khi đó vấn đề cấp bách cần phải cải tiến là báo cáo sự cố (15 ) (Van Vegten, 2011). Một nghiên cứu khác tại Đài Loan cho thấy phản ứng tích cực nhất trong nhóm - làm việc theo nhóm trong các đơn vị, vấn đề có phản ứng tích cực thấp nhất là vấn đề về nguồn nhân lực. Tiếp đến, một điều tra với qui mô 68 bệnh viện với 6.807 nhân viên tại Li Băng cho thấy lĩnh vực được đánh giá tích cực nhất là làm việc theo đội nhóm trong từng đơn vị, sự hỗ trợ của lãnh đạo trong cải tiến chất lượng, trong khi các lĩnh vực nhân sự và văn hóa không trừng phạt được đánh giá tích cực thấp (Robida, 2013). Và các nghiên cứu khác tại các quốc gia Châu Âu như Hà Lan, Tây Ban Nha và Nhật đều cho thấy cần cải thiện làm việc đội nhóm của các đơn vị trong tổ chức, học hỏi từ sai sót và văn hóa không trừng phạt (Ito, 2011). Tại Việt Nam, Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh khảo sát thực trạng và văn hóa an toàn người bệnh trong phạm vi toàn bệnh viện và tại các khoa
- 12 theo 12 lĩnh vực liên quan đến chăm sóc người bệnh, tỉ lệ trả lời tích cực cao tập trung ở các lĩnh vực làm việc nhóm trong khoa, hỗ trợ của bệnh viện trong việc khuyến khích an toàn người bệnh, thông tin phản hồi và học tập cải tiến liên quan đến an toàn người bệnh. Trong khi đó, có nhiều phản hồi không tích cực ở các lĩnh vực như sự phối hợp giữa các khoa/phòng, phối hợp giữa các khoa trong bàn giao chuyển bệnh, thiếu nhân sự, cởi mở trong thông tin về sai sót, tần suất báo cáo sự cố và nhất là “hành xử không buộc tội khi có sai sót”. 2.3. Mối liên hệ giữa An toàn người bệnh và những thiệt hại về người và kinh tế do sai sót y khoa và lỗi hệ thống Một trong những thách thức lớn nhất hiện nay trong công tác chăm sóc sức khỏe là làm sao để công tác này an toàn hơn nữa trong môi trường y tế vô cùng phức tạp, đầy áp lực và thay đổi nhanh chóng (WHO, 2001). Thách thức này được minh chứng một cách rõ nét từ cuối thập niên 1990, từ hai bản Báo cáo có tầm ảnh hưởng lớn - Nhân vô thập toàn, do Viện Y khoa Mỹ xuất bản năm 1999 và Một tổ chức của chính phủ Vương quốc Anh công bố năm 2000. Cả hai Báo cáo đều thừa nhận sai sót là chuyện thường gặp trong quá trình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xảy ra đối với khoảng 10% trường hợp nhập viện điều trị. Trong một số trường hợp, tác hại của sai sót rất nghiêm trọng, thậm chí làm chết người. An toàn người bệnh trở thành một quan ngại ở tất cả các nước phát triển cũng như không phát triển. Từ đó mở ra nhiều nghiên cứu xem xét số liệu về kết quả điều trị bệnh nhân cho thấy có nhiều biến cố bất lợi có thể ngăn ngừa được (Dubois, 1988; Bedell, 1991; Leape, 1993). Trong một nghiên cứu của Leape và cộng sự (1993) đã thực hiện, ghi nhận hơn 2/3 số biến cố bất lợi trong số mẫu mà họ thu thập được có thể ngăn ngừa được, 28 trong số đó là do sự xao lãng của nhân viên y tế và 42 do các yếu tố khác. Họ kết luận rằng nhiều bệnh nhân bị thương do hậu quả của quản lý y khoa yếu kém và chăm sóc không đến nơi đến chốn. Ngoài ra, một nghiên cứu khác của Bates và cộng sự (1995) cho thấy các sự cố bất lợi liên quan đến dược cũng rất phổ biến và sự cố bất lợi nghiêm trọng liên quan đến thuốc cũng có thể
- 13 ngăn ngừa được. Họ còn thấy rằng trong 100 bệnh nhân nhập viện tại các bệnh viện thực hành lớn ở Mỹ có khoảng 6,5 bệnh nhân được cho sử dụng các loại thuốc gây hại. Không dừng lại ở đó, nhiều nghiên cứu khẳng định sai sót y khoa là chuyện thường nhật trong hệ thống y tế, và chi phí liên quan đến sai sót y khoa là rất lớn. Ở Úc, 18.000 trường hợp tử vong và hơn 50.000 bệnh nhân bị tàn tật do sai sót y khoa (Weingart, 2000). Tại Mỹ, ước tính mỗi năm có khoảng 44.000 đến 98.000 bệnh nhân chết, và hơn một triệu người bị tàn tật do sai sót y khoa (Kohn, 1999). Một số công bố các nghiên cứu quốc tế được liệt kê trong bảng dưới đây cho thấy những con số choáng ngợp về số ca tai biến điều trị, với tỉ lệ dao động trong khoảng 3,2 đến 16,6 (Runciman, 2007). Nghiên cứu Năm Số ca Số tai Tỉ lệ tai nhập viện biến biến (%) Mỹ (New York) (Nghiên cứu 1984 30.195 1.133 3,8 thực hành y khoa - Harvard) Mỹ (Utah-Colorado) (UTCOS) 1992 14.565 475 3,2 Mỹ (UTCOS) 1992 14.565 787 5,4 Úc (QAHCS) 1992 14.179 2.353 16,6 Úc (QAHCS) 1992 14.179 1.499 10,6 Anh 1999 - 2000 1.014 119 11,7 Đan Mạch 1998 1.097 176 9,0 New Zealand 1998 6.579 849 12,9 Canada 2001 3.720 279 7,5 Bàng 2.5.1 Tỉ lệ tai biến tại các nước phát triển Qua việc hồi cứu 15.548 hồ sơ của 26 bệnh viện thuộc 8 nước Châu Phi (Egypt, Jordan, Kenya, Morocco, Tunisia, Sudan, South Africa and Yemen ) vào
- 14 năm 2005, cho thấy tỉ lệ tai biến điều trị dao động từ 2,5 đến 18,4 trong tổng số bệnh nhân nhập viện (BMJ, 2012). Trong đó, 83 các tai biến thuộc nhóm có thể phòng ngừa được, trong khi có đến 30 tai biến dẫn đến tử vong, và khoảng 34 tai biến do sai sót điều trị trong bệnh cảnh không phức tạp (Vlayen, 2012). Tình hình này ở các nước đang phát triển nói chung, và tại Việt Nam nói riêng hiện chưa có số liệu công bố chính thức về tai biến điều trị. Tuy nhiên tỉ lệ tai biến điều trị tại các nước này chắc chắn sẽ cao hơn nhiều do những khó khăn về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị yếu kém, cung ứng và chất lượng thuốc không đáng tin cậy, yếu kém trong công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, cũng như nguồn nhân lực chưa đáp ứng được mong đợi do thiếu kỹ năng làm việc và tạo động lực thấp (WHO, 2009). Riêng nhiễm khuẩn bệnh viện, Tổ chức y tế thế giới (2009) ước tính tại các nước đang phát triển cao gấp 20 lần so với các nước đã phát triển. Những quan ngại về an toàn người bệnh không chỉ gây tổn hại và đau đớn về thể chất và tinh thần cho người bệnh và gia đình của họ, mà còn gây ra những gánh nặng về mặt kinh tế với chi phí y tế do sai sót y khoa gây ra ở một số nước là từ 6 tỷ đến 29 tỷ đô la Mỹ hàng năm do thời gian nằm viện điều trị kéo dài, chi phí kiện tụng, khiếu nại, nhiễm khuẩn bệnh viện, mất thu nhập, tàn phế (Kohn, 1999).
- 15 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong chương 3, tác giả trình bày khung phân tích, cách xây dựng thang đo nghiên cứu, giới thiệu mô hình phân tích các yếu tố tác động đến văn hóa An toàn người bệnh và trình bày về cách thức thu thập bộ dữ liệu. 3.1. Khung phân tích Hình 3.1 Khung phân tích văn hóa an toàn người bệnh Văn hóa An toàn người bệnh Khung phân tích tác giả sử dụng mô hình hồi qui dường như không liên quan (Seemingly Unrelated Regression – SUR) nhằm mục đích phân tích sự khác biệt của từng thành phần văn hóa an toàn người bệnh giữa các yếu tố chức danh nghề
- 16 nghiệp, chức vụ, thời gian công tác tại bệnh viện và mức thu nhập khác nhau. Và trong kiểm định thống kê này, với giả định các biến phụ thuộc không có quan hệ với nhau, mô hình SUR bây giờ thực chất là một tập hợp các mô hình hồi qui đơn lẻ. 3.2. Thang đo nghiên cứu Văn hóa an toàn người bệnh được khảo sát xuyên suốt qua 42 câu hỏi gồm 12 thành phần như (1) Làm việc theo ê kíp trong cùng một Khoa/phòng, (2) Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý, (3) Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống, (4) Hỗ trợ về quản lý cho an toàn người bệnh, (5) Quan điểm tổng quát về an toàn người bệnh, (6) Phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi, (7) Trao đổi cởi mở, (8) Tần suất ghi nhận sự cố/sai sót/lỗi, (9) Làm việc theo ê kíp giữa các Khoa/phòng, (10) Nhân sự, (11) Bàn giao và chuyển tiếp, và cuối cùng (12) là Không trừng phạt khi có sai sót/lỗi với thang đo Likert 5 giá trị do Cơ quan chất lượng và nghiên cứu sức khỏe Hoa Kỳ (AHRQ) xây dựng, và đã được triển khai tại 16 quốc gia trên thế giới như Mỹ, Ả rập Saudi, Bỉ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hà Lan, Tây Ban Nha, Đài Loan, Libăng, , vì đề tài nghiên cứu không những mang tính đa chiều, đa thành phần mà còn là dạng xác định ý kiến hoặc thái độ của đối tượng nghiên cứu. Bên cạnh đó, văn hóa an toàn người bệnh không chỉ dựa vào một biến hay một chỉ tiêu mà được tính trên tổng số điểm của rất nhiều tiêu chí. 3.3. Mô hình kiểm định sự khác biệt của các thành phần văn hóa An toàn người bệnh theo các đặc điểm chức danh nghề nghiệp, chức vụ, thời gian công tác tại bệnh viện và thu nhập Mô hình hồi qui dường như không liên quan (Seemingly Unrelated Regression – SUR) được sử dụng nhằm phân tích các yếu tố tác động đến văn hóa an toàn người bệnh; văn hóa an toàn người bệnh được định nghĩa là một biến và được gọi là biến phụ thuộc với tên biến là Y. Biến phụ thuộc Y được mã hóa (số hóa) bao gồm các giá trị là từ 1 đến 12 tương ứng với (1) Làm việc theo ê kíp trong cùng một Khoa/phòng, (2) Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý, (3) Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống, (4) Hỗ trợ về
- 17 quản lý cho an toàn người bệnh, (5) Quan điểm tổng quát về an toàn người bệnh, (6) Phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi, (7) Trao đổi cởi mở, (8) Tần suất ghi nhận sự cố/sai sót/lỗi, (9) Làm việc theo ê kíp giữa các Khoa/phòng, (10) Nhân sự, (11) Bàn giao và chuyển tiếp, và cuối cùng (12) là Không trừng phạt khi có sai sót/lỗi. Các yếu tố tác động đến văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ bao gồm chức danh nghề nghiệp, chức vụ, thời gian công tác tại bệnh viện và thu nhập được gọi là các biến độc lập hay còn gọi là biến giải thích trong mô hình kinh tế lượng.
- 18 Bảng 3.3: Mô tả các biến trong mô hình Hồi qui Tên biến Ký hiệu Định nghĩa Thang đo Biến phụ thuộc Rất không đồng ý (1) Làm việc theo ê kíp trong cùng một Khoa/phòng Không đồng ý Văn hóa ATNB Yi (2) Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản Không biết (i=1, 2, , 12) lý Rất đồng ý Đồng ý (3) Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống (4) Hỗ trợ về quản lý cho an toàn người bệnh (5) Quan điểm tổng quát về an toàn người bệnh Không bao giờ (6) Phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi Hiếm khi (7) Trao đổi cởi mở Đôi khi (8) Tần suất ghi nhận sự cố/sai sót/lỗi Thường xuyên (9) Làm việc theo ê kíp giữa các Khoa/phòng Luôn luôn (10) Nhân sự (11) Bàn giao và chuyển tiếp (12) Không trừng phạt khi có sai sót/lỗi Biến độc lập Chức danh nghề X1 Là tên gọi thể hiện trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ Bác sĩ nghiệp trong từng lĩnh vực ngành nghề hoạt động của viên chức Nữ hộ sinh/điều dưỡng Dược sĩ Kỹ thuật viên Hộ lý Khác
- 19 Chức vụ X2 Là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị nào đó trong một tổ chức, một Trưởng khoa/phòng tập thể Phó khoa/phòng Nhân viên Thời gian công tác tại X3 Số năm làm việc tại bệnh viện Dưới 1 năm Bệnh viện Từ 1 đến 5 năm 6 đến 10 năm 11 đến 15 năm 16 đến 20 năm Trên 20 năm Thu nhập X4 Thu nhập bình quân hàng tháng của cá nhân Từ 3 đến dưới 5 triệu 5 đến dưới 8 triệu 8 đến 12 triệu Trên 12 triệu
- 20 Căn cứ bảng 3.3, hàm hồi qui dường như không liên quan (Seemingly Unrelated Regression – SUR) có dạng như sau: Yi = α + 1X1i + 2X2i + 3X3i + 4X4i + . Trong đó Yi là biến định lượng phản ánh văn hóa an toàn người bệnh với i từ 1 đến 12; X1i, X2i, X3i, X4i lần lượt là các biến giả thể hiện chức danh nghề nghiệp; chức vụ, thời gian công tác tại bệnh viện, và thu nhập của cá nhân i. Hàm hồi qui dường như không liên quan SUR cho phép các phần dư (error term) trong 10 phương trình tương quan với nhau. Phần dư trong 1 phương trình là phần chứa các yếu tố không quan sát được (các yếu tố quan sát được là chức danh nghề nghiệp, chức vụ, thời gian công tác và thu nhập). Các yếu tố không quan sát được (chẳng hạn lòng trắc ẩn của 1 người) tác động đến Y1 thì cũng có thể tác động đến Y2a và các biến Yi khác. Mô hình này gồm 10 phương trình hồi qui dường như không liên quan này được viết lại dưới dạng ma trận như sau; trong đó M là ký hiệu số phương trình, K là số biến giải thích và T là số quan sát. Kết hợp 10 phương trình đơn lẻ vào một hàm tổng quát nêu trên, tác giả trình bày ma trận phương sai – hiệp phương sai như sau.
- 21 3.4. Dữ liệu 3.4.1 Các định nghĩa về dữ liệu Văn hóa an toàn người bệnh bao gồm (1) Làm việc theo ê kíp trong cùng một Khoa/phòng, (2) Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý, (3) Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống, (4) Hỗ trợ về quản lý cho an toàn người bệnh, (5) Quan điểm tổng quát về an toàn người bệnh, (6) Phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi, (7) Trao đổi cởi mở, (8) Tần suất ghi nhận sự cố/sai sót/lỗi, (9) Làm việc theo ê kíp giữa các Khoa/phòng, (10) Nhân sự, (11) Bàn giao và chuyển tiếp, và cuối cùng là Không trừng phạt khi có sai sót/lỗi được đo lường bởi thang đo Likert 5 giá trị rất không đồng ý, không đồng ý, không biết, rất đồng ý, và đồng ý; hoặc không bao giờ, hiếm khi, đôi khi, thường xuyên và luôn luôn. Các yếu tố tác động như chức danh nghề nghiệp là bác sĩ, nữ hộ sinh, điều dưỡng, dược sĩ, kỹ thuật viên, hộ lý, hoặc nhân viên hành chính; chức vụ là trưởng, phó khoa/phòng; thời gian công tác là số năm làm việc tại bệnh viện với thang đo dưới 1 năm, từ 1 đến 5 năm, 6 đến 10 năm, 11 đến 15 năm, 16 đến 20 năm và trên 20 năm; và thu nhập là thu nhập bình quân hàng tháng của cá nhân từ 3 đến dưới 5 triệu, 5 đến dưới 8 triệu, 8 đến 12 triệu, và trên 12 triệu.
- 22 3.4.2 Số mẫu: Bộ câu hỏi HSOPSC dùng để đánh giá văn hóa an toàn người bệnh của các nhân viên y tế có tham gia chăm sóc trực tiếp và gián tiếp bệnh nhân, trong đó có thể kể đến nhân viên y tế chăm sóc trực tiếp người bệnh như bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, hộ lý. Nhân viên y tế không trực tiếp chăm sóc người bệnh nhưng công việc của họ có ảnh hưởng đến việc chăm sóc người bệnh như dược sĩ, kỹ thuật viên xét nghiệm, kỹ thuật viên trang thiết bị, nhân viên hành chính và người quản lý. Với đối tượng nghiên cứu là tất cả nhân viên bệnh viện có thời gian công tác tại bệnh viện ít nhất là sáu tháng vì khi đó họ đã hiểu được văn hóa tổ chức, do vậy số mẫu mà đề tài thực hiện nghiên cứu thỏa mãn tiêu chí nêu trên là 2.118/2.153 nhân viên bệnh viện. 3.4.3 Phương pháp tiến hành Đầu tiên, tác giả hình thành nhóm nghiên cứu tại bệnh viện với thành viên là 35 nhân viên chuyên trách mạng lưới quản lý chất lượng trực thuộc các Khoa/phòng. Trong đó, tác giả xây dựng một nhóm bao gồm một bác sĩ lâm sàng, một bác sĩ cận lâm sàng, một dược sĩ, một nữ hộ sinh và một nhân viên hành chính dịch bộ câu hỏi HSOPSC từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Sau khi thống nhất về bản dịch, tác giả gởi bản dịch Anh – Việt đến hai nhân viên chuyên trách khác thuộc nhóm nghiên cứu để dịch ngược từ tiếng việt sang tiếng anh nhằm xác định sự việt hóa trong bộ câu hỏi vẫn tuân theo nội dung nguyên tác. Tác giả tiến hành thử nghiệm bản dịch bao gồm 35 thành viên khoa/phòng và mỗi thành viên sẽ đánh giá lỗi chính tả, ngữ nghĩa các câu có dễ hiểu, có nội dung gây hiểu lầm không, và các câu có phản ánh trung thực ý muốn chuyển tải về khảo sát văn hóa an toàn người bệnh. Kết quả thử nghiệm cho thấy 3/4 số nhân viên tham gia thử nghiệm hiểu bộ câu hỏi nghiên cứu, chỉ vài ý kiến từ nhân viên hành chính cho rằng cần làm rõ khái niệm sự cố. Như vậy sau khoảng sáu tuần việt hóa bộ câu hỏi, bản dịch bộ câu hỏi HSOPSC hoàn thành. Tác giả cùng nhóm nghiên cứu tiến hành lập danh sách, số lượng nhân viên mỗi khoa/phòng, tập huấn điền phiếu câu hỏi, và xây dựng kế hoạch hành động
- 23 khảo sát từng khoa/phòng và mỗi thành viên nhóm nghiên cứu có trách nhiệm triển khai việc khảo sát bộ câu hỏi đến khoa/phòng mình phụ trách. Thời gian triển khai và thu thập bản câu hỏi hoàn thiện gởi về tác giả trực thuộc phòng Quản lý chất lượng 6 tuần sau đó. Tiếp đến, tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analyses - EFA) để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo nhằm xác định các câu hỏi được phân bổ vào từng lĩnh vực thuộc một khái niệm; và kiểm định độ tin cậy của các câu hỏi bằng phép kiểm Cronbach’s Alpha. Dữ liệu nghiên cứu sẽ được nhập liệu với phần mềm Epi-data 3.1 với tiêu chuẩn chọn như sau, phiếu câu hỏi được tham gia phân tích số liệu phải trả lời đầy đủ 12 chuyên mục, trong mỗi chuyên mục phải trả lời trên 70 số câu hỏi và không có hiện tượng trả lời đồng loạt 1 đáp án. Và để xử lý số liệu, tác giả sử dụng phần mềm Stata 12, và kết quả của mục tiêu 1 về khảo sát thực trạng văn hóa an toàn người bệnh sẽ được trình bày theo hướng dẫn của Cơ quan nghiên cứu chất lượng y tế - AHRQ để có thể so sánh cùng các nghiên cứu tương tự trên thế giới. Và điều quan trọng là cá nhân tham gia nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện và không tiết lộ danh tính.
- 24 CHƯƠNG 4 : TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA AN TOÀN NGƯỜI BỆNH TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ 4.1 Giới thiệu Bệnh viện Từ Dũ Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện phụ sản hàng đầu tại khu vực phía Nam, Việt Nam. Với qui mô hơn 1.700 giường, 2.153 nhân sự , bệnh viện tiếp nhận khám và điều trị cho khoảng 220.000 lượt bệnh nhân ngoại trú và 120.000 lượt nội trú hàng năm. Và để vận hành cỗ máy khổng lồ này là sự phối hợp công tác của 35 Khoa/phòng, và tùy thuộc vào đặc thù công việc, chức năng, nhiệm vụ của từng khoa/phòng mà hệ thống bệnh viện chia làm 3 khối chính như sau, khối phòng chức năng, khối lâm sàng, và khối cận lâm sàng. Đối với khối phòng chức năng bao gồm Phòng Kế hoạch tổng hợp có trách nhiệm chỉ đạo công tác chuyên môn trong bệnh viện, tổ chức đào tạo chuyên môn cho đội ngũ y bác sĩ, thực hiện công tác hợp tác quốc tế và đảm bảo việc lưu trữ hồ sơ bệnh án, tổng kết chuyên môn theo đúng quy định. Phòng Tổ chức cán bộ thực hiện công tác tổ chức, sắp xếp, đào tạo nhân lực cán bộ, thực hiện công tác bảo vệ chính trị, an ninh nội bộ của bệnh viện, xây dựng lề lối làm việc tương quan giữa các khoa/phòng, tổ chức phong trào thi đua, các đợt học tập thời sự, chính trị, để nâng cao y đức, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ công nhân viên chức. Phòng Chỉ đạo tuyến có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, hỗ trợ và đánh giá hiệu quả công tác hoạt động chuyên môn về công tác Bảo vệ sức khỏe Bà Mẹ - Trẻ em - Kế hoạch hóa gia đình của 32 tỉnh thành khu vực phía nam (từ Đà Nẵng đến Cà Mau), và phối hợp với các chuyên khoa tổ chức đào tạo liên tục cho cán bộ tuyến dưới. Phòng Hành chính quản trị cung ứng vật tư, trang thiết bị thông dụng cho các khoa phòng kịp thời, quản lý tốt và có hệ thống công văn đi, đến; Quản lý, sửa chữa nhà cửa, duy tu, bão dưỡng kịp thời. Bên cạnh đó, phòng đảm bảo công tác hậu cần phục vụ tiếp khách và các hội nghị của bệnh viện, cũng như cung cấp đầy đủ điện, nước sạch, vệ sinh ngoại cảnh luôn sạch đẹp. Phòng Tài chánh Kế toán thực hiện, giám sát chặt chẽ chế độ thu, chi tài chánh kế toán của bệnh viện và thực hiện các nghiệp vụ kế toán lao động tiền lương, chế độ chính sách, vật tư tài sản,
- 25 chính xác và kịp thời. Phòng Điều dưỡng điều hành, đôn đốc và giám sát công tác chăm sóc người bệnh của toàn bộ điều dưỡng, nữ hộ sinh và hộ lý thực hiện đúng các qui trình kỹ thuật, quy chế bệnh viện của Bộ y tế, và tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho điều dưỡng, nữ hộ sinh Phòng Vật tư - Thiết bị y tế xây dựng kế hoạch mua sắm, thay thế, sửa chữa, thanh lý tài sản, thiết bị y tế trong bệnh viện, tổ chức đấu thầu mua sắm, và xây dựng, duy tu, bão dưỡng thiết bị y tế kịp thời. Phòng Công nghệ Thông tin phụ trách triển khai hoạt động công nghệ thông tin tại bệnh viện. Và Phòng Quản lý Chất lượng phụ trách công tác cải tiến chất lượng, đào tạo, nghiên cứu khoa học, và thư viện bệnh viện. Đối với khối lâm sàng, các khoa có trách nhiệm chăm sóc, điều trị cho người bệnh – khách hàng, và cũng là nơi đào tạo sinh viên của các trường đại học Y, với chức năng và nhiệm vụ cụ thể như Khoa Khám phụ khoa có trách nhiệm tiếp nhận, khám và điều trị các bệnh lý phụ khoa cho các bệnh nhân ngoại trú. Khoa chăm sóc trước sinh tư vấn tiền sản, thực hiện thủ thuật chọc ối, sinh thiết gai nhau, thủ thuật hủy thai, khám thai tiền sản và Quản lý thai kỳ cho thai phụ. Khoa Cấp cứu-chống độc tiếp nhận các trường hợp cấp cứu về sản khoa, phụ khoa và sơ sinh. Khoa Sanh thực hiện công tác đỡ sanh, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ sơ sinh ngay sau khi sanh. Khoa Sản A tiếp nhận điều trị và chăm sóc các sản phụ đang có thai bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường, tim mạch, bệnh lý tuyến giáp, và sản phụ sau khi sanh có bệnh lý. Hậu sản N, H, C, M tiếp nhận và điều trị và chăm sóc các sản phụ sau sanh thường và sanh mổ. Hậu phẫu chăm sóc người bệnh sau mổ phụ khoa, mổ sản khoa. Khoa Ung bướu phụ khoa chăm sóc và điều trị bệnh nhân ung thư buồng trứng, thai trứng, bệnh lý tế bào nuôi, bệnh lý tuyến vú và tầm soát ung thư vú. Khoa phụ điều trị nội trú tất cả bệnh phụ khoa viêm nhiễm đường sinh dục, rong kinh, rong huyết, động thai, thai lưu trên 13 tuần, chuẩn bị tiền phẫu cho bệnh nhân sắp phẫu thuật phụ khoa. Khoa Nội soi điều trị nội trú các bệnh nhân Thai ngoài tử cung, chuẩn bị tiền phẫu và chăm sóc hậu phẫu cho các bệnh nhân phẫu thuật nội soi (U buồng trứng, U xơ tử cung, Vô sinh, .). Khoa Gây mê hồi sức gồm hệ thống các buồng phẫu thuật để thực hiện các phẫu thuật, theo chương trình và cấp cứu, khu vực hồi sức sau phẫu thuật và các bệnh lý nội khoa nặng. Khoa Hiếm muộn tư
- 26 vấn, khám và điều trị bệnh nhân hiếm muộn. Khoa Kế hoạch hoá gia đình tư vấn, khám và thực hiện các phương pháp kế hoạch hóa gia đình, cung cấp dịch vụ thân thiện vị thành niên, tư vấn và thực hiện dịch vụ bỏ thai bằng phương pháp ngoại và nội khoa cho khách hàng. Khoa Sơ sinh tiếp nhận và điều trị chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý, non tháng, có trách nhiệm theo dõi sức khỏe, chích ngừa cho trẻ em tại phòng khám trẻ. Và Khoa Phục hồi chức năng tiếp nhận, điều trị vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật. Đối với khối cận lâm sàng, Khoa Dược có trách nhiệm thực hiện cung ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hoá chất và sinh phẩm trong bệnh viện. Khoa Xét nghiệm thực hiện các xét nghiệm về huyết học, hoá sinh, vi sinh. Khoa Giải phẫu bệnh – Tế bào thực hiện các xét nghiệm sinh thiết, tế bào học, đọc tiêu bản, phết tế bào âm đạo để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung. Khoa Xét nghiệm di truyền y học tư vấn di truyền, tư vấn trước sinh, phân tích nhiễm sắc thể đồ (karyotype), chẩn đoán DNA, phát hiện đột biến gen gây bệnh thalassaemia, chẩn đoán nhiễm HPV gây ung thư cổ tử cung, xét nghiệm tầm soát trước sinh triple test và tầm soát sơ sinh. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện quy chế phòng chống nhiễm khuẩn trong toàn bệnh viện. Khoa Chẩn đoán hình ảnh: thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh như: X- Quang, siêu âm, chụp nhũ ảnh, đo loãng xương, MRI. Và Khoa Dinh dưỡng thực hiện công tác phục vụ ăn uống cho người bệnh nội/ngoại trú, và có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho nhân viên bệnh viện 4.2 Hoạt động an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ Từ tháng 9 năm 2011 với nhận định sâu sắc An toàn là một trong sáu tiêu chuẩn chất lượng của chăm sóc sức khỏe. Từ thời Hipporates, ông tổ của ngành y, vấn đề an toàn người bệnh đã được đặt ra “First do no harm”. Điều đó có nghĩa là “việc đầu tiên nhân viên y tế cần làm cho người bệnh là không làm gì gây hại cho người bệnh”. An toàn người bệnh là không để xảy ra các tai biến hay tổn thương có tbể ngăn ngừa do chăm sóc y tế gây ra, và cải tiến chất lượng liên tục nhằm cải thiện sức khỏe và đạt đến kết quả tốt nhất cho người bệnh (WHO, 2001). Tuy nhiên,
- 27 bên cạnh đó, William Osler cũng chỉ ra rằng y khoa là khoa học của sự bất định, và là nghệ thuật của xác suất. Một thuật điều trị được xem là tiêu chuẩn vàng hôm nay vẫn có thể trở thành sai lầm nguy hiểm trong tương lai (Michael, 1999). Vì thế trong ngành y, sai sót có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào của quá trình chăm sóc sức khỏe từ chẩn đoán, điều trị, đến phòng ngừa. Sai sót 80 từ lỗi hệ thống và sai sót, sự cố là cơ hội cho cải tiến. Vậy làm thế nào để tạo một môi trường khuyến khích nhận diện sai sót, báo cáo sai sót, và học hỏi từ sai sót, để xác định nguyên nhân và có hoạt động thích hợp để cải thiện cho tương lai. Xuất phát từ nhận định, quan điểm đó, Ban An toàn người bệnh trực thuộc phòng Kế hoạch tổng hợp được hình thành với nhiệm vụ thiết lập hệ thống thu thập và báo cáo các sự cố tự nguyện, nhầm lẫn, sai sót chuyên môn kỹ thuật toàn bệnh viện, sau đó tiến hành điều tra và định kỳ phân tích nguyên nhân nhằm rút kinh nghiệm và có đề xuất biện pháp phòng ngừa hiệu quả, từ đó thông tin, học hỏi từ sai sót. Bên cạnh đó, Ban An toàn người bệnh cũng hỗ trợ xây dựng, ban hành những quy định cụ thể về bảo đảm an toàn cho người bệnh. Triển khai và giám sát thực hiện các biện pháp phòng ngừa, bảo đảm an toàn, tránh nhầm lẫn cho người bệnh trong việc dùng thuốc, phẫu thuật và thủ thuật. Hoạt động của Ban An toàn người bệnh được sơ đồ hóa như sau:
- 28 Hình 4.2.1 Sơ đồ hoạt động Ban An toàn người bệnh Qua hai năm hoạt động, Ban an toàn người bệnh đã xây dựng được mạng lưới Tiểu ban An toàn người bệnh với 76 thành viên có nhiệm vụ triển khai các hoạt động của Ban đến tất cả nhân viên khoa/phòng. Ban cũng đã hoàn thiện qui trình quản lý sự cố bệnh viện, triển khai tập huấn cho tất cả thành viên mạng lưới, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc báo cáo sự cố và cơ chế khuyến khích khen thưởng khi báo cáo sự cố. Số phiếu báo cáo sự cố tăng lên qua hàng năm, năm 2012 với 40 sự cố được báo cáo đã tăng lên gấp đôi vào một năm sau đó. Và để xử trí cho các bước tiếp theo của qui trình quản lý sự cố, hàng năm, Ban An toàn người bệnh tổ chức ba diễn đàn về an toàn người bệnh, và 8 chương trình học hỏi từ sai sót về các chuyên đề liên quan đến sự cố được báo cáo như Băng huyết sau sanh, Suy thai trong chuyển dạ và xuất bản 6 bản tin An toàn
- 29 người bệnh như một kênh thông tin các sự cố và đề xuất giải pháp khắc phục đến tất cả nhân viên bệnh viện. Hoạt động của An toàn người bệnh tại Bệnh viện ngày càng mạnh mẽ và qui cũ hơn vào cuối tháng 11 năm 2013, phòng quản lý chất lượng bệnh viện hình thành theo thông tư 19 của Bộ Y tế về triển khai công tác quản lý chất lượng bệnh viện. Các hoạt động tập huấn qui trình quản lý sự cố được lặp đi lặp lại với nhiều hình thức tổ chức tích cực tạo sự phấn khích và chủ động cho người tham dự, các cuộc họp phân tích nguyên nhân gốc được triển khai hàng tuần với quan điểm “Vấn đề là gì? Tại sao vấn đề đó xảy ra? Và giải pháp là gì? Giúp giảm được phần nào mối quan ngại của văn hóa buộc tội trong nhân viên. Số phiếu báo cáo sự cố gởi về càng nhiều với hơn 100 sự cố được báo cáo trong năm 2014, và trong vòng 3 tháng đầu năm 2015, số sự cố được báo cáo bằng với con số thống kê năm 2014. Trong đó, số sự cố suýt xảy ra chiếm 35 , sự cố sai biệt chiếm 55 và sự cố đặc biệt nghiêm trọng chiếm 10 . Trong đó, 60 sự cố được báo cáo từ hệ thống điều dưỡng, nữ hộ sinh. Nhận định 80 lỗi hệ thống hiện diện trong tất cả các sự cố được phân tích nguyên nhân gốc, phòng quản lý chất lượng tiến hành xây dựng và chuẩn hóa các qui trình liên quan trong bệnh viện, và đến nay với hơn 85 qui trình đã phê duyệt, 45 qui trình đã soạn thảo và 30 qui trình đang trong quá trình hoàn thiện do chính các thành viên mạng lưới quản lý chất lượng (200 thành viên – tiền thân mạng lưới tiểu ban An toàn người bệnh) thực hiện. Cuộc họp mạng lưới quản lý chất lượng được tổ chức thường xuyên định kỳ mỗi sáu tuần, nhằm tập huấn các nội dung liên quan đến An toàn người bệnh – quản lý chất lượng như giới thiệu về kỹ thuật 5S, hướng dẫn về cách viết qui trình, cách xây dựng kế hoạch, cách thức quản lý thời gian cũng như ôn lại các bước trong qui trình quản lý sự cố ; nhưng điều quan trọng hơn cả là quan điểm “An toàn người bệnh là an toàn thầy thuốc”, “Bệnh nhân hạnh phúc làm nên những người bác sĩ hạnh phúc”, “Sự cố của người này là bài học kinh nghiệm cho người khác” và
- 30 “Bệnh viện đã tốt nay còn tốt hơn” cùng với hình thức hoạt động nhóm sinh động và tạo động lực luôn được lồng ghép trong cách thức tổ chức. Hoạt động an toàn người bệnh chưa dừng lại tại đó, Ban giám đốc bệnh viện chỉ đạo và tổ chức thành công các lớp kỹ năng mềm giúp thúc đẩy hoạt động quản lý chất lượng – An toàn người bệnh đạt được những bước tiến nhanh hơn như tổ chức 17 lớp Kỹ năng giao tiếp hiệu quả và 2 lớp Kỹ năng làm việc đội/nhóm dành cho nhân viên; đối với cán bộ quản lý triển khai 4 lớp Phát triển kỹ năng cá nhân, 1 lớp Kỹ năng dẫn giảng lấy người học làm trọng tâm, 4 lớp Chân dung nhà quản lý chuyên nghiệp, 1 lớp Kỹ năng quản lý con người và một cho Quản trị nguồn nhân lực những kỹ năng cần thiết và quan trọng trong công tác quản lý cấp trung – xương sống của bệnh viện. Vì có triển khai thực hiện thì càng hiểu rõ bốn chữ “cam kết lãnh đạo”, tiêu chí tiên quyết cho hoạt động An toàn người bệnh và quản lý chất lượng, một hành trình có điểm bắt đầu nhưng chưa điểm kết thúc. Tóm lại, chương 4 giới thiệu sơ lược công tác khám chữa bệnh với chức năng nhiệm vụ cụ thể 35 khoa/phòng của Bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện tuyến một trong hệ thống y tế Việt Nam với một qui mô tầm cỡ; và tổng quan hoạt động công tác An toàn người bệnh tại bệnh viện từ tháng 9 năm 2011 đến nay.
- 31 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN Chương này tác giả trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm 4 phần, đầu tiên tác giả mô tả mẫu, tiếp đến tác giả mô tả kết quả đánh giá thang đo văn hóa an toàn người bệnh bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analyses - EFA) để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo nhằm xác định các câu hỏi được phân bổ vào từng lĩnh vực thuộc một khái niệm; và kiểm định độ tin cậy của các câu hỏi bằng phép kiểm Cronbach’s Alpha; và phần thứ 3 tác giả trình bày kết quả của nghiên cứu gồm dạng thống kê mô tả nhằm xác định thực trạng văn hóa an toàn người bệnh của Bệnh viện, được trình bày theo hướng dẫn của Cơ quan nghiên cứu chất lượng y tế (AHRQ) để có thể so sánh cùng các nghiên cứu tương tự trên thế giới; và cuối cùng trình bày kết quả kiểm định sự khác biệt của các thành phần văn hóa an toàn người bệnh theo các đặc điểm chức danh nghề nghiệp, chức vụ, thời gian công tác tại bệnh viện và thu nhập được thể hiện qua mô hình hồi qui dường như không liên quan (Seemingly Unrelated Regression – SUR). 5.1 Mô tả mẫu: Tổng số đối tượng khảo sát là 2.118 người tương ứng với 2.118 bản câu hỏi. Kết quả thống kê mô tả số lượng nhân viên theo khối, chức danh nghề nghiệp, chức vụ tại khoa, thâm niên công tác tại bệnh viện cũng như tại khoa/phòng, đặc thù công việc có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh và mức thu nhập trung bình hàng tháng của nhân viên sẽ được trình bày dưới dạng bảng như sau.
- 32 Bảng 5.1 Số lượng nhân viên theo khối 18.2 Khối phòng chức năng 16.3 Khối cận lâm sàng 65.5 Khối lâm sàng Số liệu bảng 5.1 cho thấy nhân viên được phân bổ đến các khối lâm sàng, cận lâm sàng và chức năng chiếm tỉ lệ lần lượt như sau 65,5 , 16,3 và 18,2 . Bảng 5.2 Chức danh nghề nghiệp 14.4 18.2 BS 6.9 ĐD/NHS DS 2.6 KTV 51 Khác
- 33 Bảng 5.2 cho thấy trong 2.118 đối tượng khảo sát, có 305 Bác sĩ tham gia nghiên cứu (14,4 ), 1.080 điều dưỡng/nữ hộ sinh chiếm 51 số lượng nhân viên bệnh viện; 2,6 dược sĩ; 6,9 kỹ thuật viên; và nhân viên văn phòng, thư ký y khoa, thu ngân, kế toán chiếm tỉ lệ khoảng 18,2 . Qua số liệu thống kê này cho thấy, tại Bệnh viện Từ Dũ cứ một bác sĩ thì có khoảng 3 điều dưỡng/nữ hộ sinh. Trong khi đó ở Việt Nam, cứ một bác sĩ thì có 1,5 điều dưỡng, trong khi tỷ lệ tối thiểu mà Tổ chức Y tế Thế giới (2001) khuyến cáo là 1 bác sĩ/4 điều dưỡng. Sự thiếu hụt điều dưỡng/nữ hộ sinh cũng là yếu tố nguy cơ làm tăng tần suất sự cố, rủi ro trong quá trình chăm sóc sức khỏe sinh sản thai phụ. Bảng 5.3 Thời gian công tác tại Bệnh viện 7.25 10 năm 17.83 Bảng số liệu nêu trên cho thấy chỉ có khoảng 7 nhân viên bệnh viện có thời gian công tác tại bệnh viện trên 6 tháng và dưới 1 năm, khoảng 23 nhân viên làm việc từ một đến năm năm, và gần 70 nhân viên có thâm niên công tác tại bệnh viện từ 6 năm trở lên. Qua số liệu nêu trên cho thấy hầu hết nhân viên bệnh viện với thâm niên công tác từ một năm trở lên đủ thời gian hiểu rõ về văn hóa tổ chức mình công tác.
- 34 Bảng 5.4 Thời gian công tác tại Khoa/Phhòng Số liệu thống kê nêu trên cho thấy thời gian công tác tại bệnh viện và thời gian công tác tại khoa/phòng của nhân viên bệnh viện chiếm tỉ lệ xấp xỉ bằng nhau. Bảng 5.5 Công việc trực tiếp tiếp xúc với người bệnh 80 nhân viên bệnh viện tiếp xúc trực tiếp với người bệnh trong quá trình công tác.
- 35 Bảng 5.6 Chức vụ tại khoa/phòng Số liệu thống kê cho thấy, trong số 2.118 nhân viên được khảo sát chỉ có gần 7 đối tượng giữ chức vụ là trưởng/phó khoa/phòng. Bảng 5.7 Thu nhập Kết quả bảng 5.7 cho thấy, khoảng 50 nhân viên có thu nhập trung bình hàng tháng từ 8 đến 12 triệu, 30 nhân viên có thu nhập trung bình từ 5 đến dưới 8
- 36 triệu. Nhân viên có thu nhập trên 12 triệu chiếm 13 , và thu nhập từ 3 đến dưới 5 triệu chiểm tỉ lệ khoảng 7 . 5.2. Đánh giá thang đo văn hóa an toàn người bệnh bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và kiểm định độ tin cậy bằng phép kiểm Cronbach’s Alpha Tác giả tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho từng thành phần/lĩnh vực của văn hóa an toàn người bệnh nhằm xác định các biến nào đạt yêu cầu nghiên cứu. Những biến có hệ số tải nhân tố (factor loading) dưới 0,5 và tổng phương sai trích (cumulative) dưới 0,5 sẽ bị loại khỏi thang đo. Tiếp đến, tác giả phân tích độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha (CA) với tiêu chí alpha ≥ 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của mỗi nhân tố (item – rest correlation) ≥ 0,3 thì các nhân đó đạt yêu cầu và chứng minh thang đo thu được là tốt, có giá trị và độ tin cậy. Kết quả tổng hợp được trình bày chi tiết trong bảng sau. Bảng 5.8 Đánh giá thang đo Văn hóa an toàn người bệnh EFA Cronbach’s Alpha Kết Nhân tố Factor cumulative alpha item – rest quả loading correlation Y1 Làm việc theo ê kíp trong 0.5863 0.7632 Đạt khoa/phòng Mọi người trong khoa luôn 0.80 - - 0.61 sẵn lòng hỗ trợ nhau (A1) Nhân viên trong khoa luôn 0.72 - - 0.52 làm việc theo nhóm để hoàn thành các công việc mang tính khẩn cấp (A3) Mọi người trong khoa luôn 0.81 - - 0.62 tôn trọng nhau (A4) Nhân viên trong khoa tự giác 0.70 - - 0.49 hỗ trợ lẫn nhau khi khoa bị quá tải công việc (A11) Y2 Quan điểm và hành động về 0.78 - Đạt ATNB của người quản lý
- 37 Lãnh đạo khoa động viên, 0.75 - khen ngợi khi nhân viên thực hiện theo đúng các qui trình đảm bảo an toàn 0.78 Y2a cho người bệnh (B1) Lãnh đạo khoa luôn lắng 0.79 - nghe và xem xét nghiêm túc các đề xuất của nhân viên trong việc cải tiến an toàn cho người bệnh (B2) Khi áp lực công việc tăng 0.60 - cao, lãnh đạo khoa luôn hối thúc nhân viên hoàn thành dù có thể bỏ qua 0.66 Y2b các qui trình an toàn (B3) Dù có các sai sót cứ lặp đi 0.45 - lặp lại trong khoa nhưng lãnh đạo khoa vẫn không quan tâm (B4) Cải tiến liên tục – Học tập Không Y3 0.52 0.54 hệ thống Đạt Khoa chủ động triển khai 0.78 0.41 các hoạt động để đảm bảo ATNB (A6) Nhân viên trong khoa cảm 0.64 0.29 thấy chính các sai sót đã giúp khoa cải tiến tốt hơn (A9) Khoa có tiến hành đánh 0.73 0.35 giá hiệu quả sau khi thực hiện các biện pháp can thiệp để cải tiến ATNB (A13) Y4 Hỗ trợ về quản lý cho 0.52 0.56 Đạt ATNB Lãnh đạo Bệnh viện (BV) 0.78 0.32 luôn cung cấp một môi trường làm việc nhằm thúc đẩy ATNB (F1) Các hoạt động của BV 0.76 0.32 cho thấy ATNB là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động chăm sóc người bệnh (F8) BV chỉ quan tâm đến -0.61 0.26* ATNB khi có sự cố xảy ra (F9)* Quan điểm tổng quát về Không Y5 0.60 ATNB đạt Khoa luôn đặt vấn đề 0.43 ATNB lên hàng đầu hơn
- 38 là cố gắng hoàn thành thật 0.41 nhiều việc (A15) Y5a Khoa có những qui trình 0.44 và biện pháp hiệu quả để phòng ngừa sai sót xảy ra (A18) Khoa của Anh/Chị chưa 0.05 0.07 có sai sót nghiêm trọng Y5b xảy ra,chủ yếu là do may mắn (không phải do khoa chủ động phòng ngừa) (A10) Khoa đã từng có một số 0.11 sai sót liên quan đến ATNB (A17) Phản hồi và trao đổi về sai Đạt Y6 0.68 0.76 sót Anh/Chị được thông báo 0.80 0.57 về các sự cố trong khoa/bệnh viện và biện pháp khắc phục phòng ngừa được áp dụng (C1) Nhân viên được thông tin 0.85 0.64 về các sai sót xảy ra trong khoa (C3) Khoa có tổ chức thảo luận 0.81 0.58 các biện pháp để ngừa sai sót tái diễn (C5) Y7 Trao đổi cởi mở 0.61 0.68 Đạt Nhân viên có thể thoải 0.82 0.48 mái góp ý với lãnh đạo khoa khi họ thấy có những sai sót trong khoa ảnh hưởng đến BN (C2) Nhân viên cảm thấy thoải 0.82 0.47 mái, không e ngại trong việc yêu cầu lãnh đạo khoa/BV thực hiện các cải tiến nâng cao ATNB (C4) Nhân viên e ngại không -0.70 0.40 dám thắc mắc và có ý kiến khi có những sự việc không đúng hoặc có thể có sai sót xảy ra trong khoa (C6)
- 39 Y8 Tần suất ghi nhận sự cố 0.63 0.71 Đạt Báo cáo sự cố xảy ra 0.64 0.37 nhưng đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời trước khi ảnh hưởng lên bệnh nhân (D1) Báo cáo sự cố xảy ra do 0.85 0.61 không tuân thủ các chính sách, quy trình, quy định, của BV (D2) Báo cáo sự cố gây tử vong 0.87 0.64 hoặc gây tổn thương nghiêm trọng không mong đợi về mặt thể chất hoặc tinh thần người bệnh (D3) Y9 Làm việc theo ê kip giữa 0.47 0.61 Đạt các khoa/phòng Có sự hợp tác tốt giữa các 0.78 0.45 khoa phòng (F4) Các khoa hợp tác tốt với 0.73 0.41 nhau để đảm bảo chăm sóc BN tốt nhất (F10) Giữa các khoa phòng -0.65 0.37 không có sự phối hợp tốt với nhau (F2) Anh/Chị cảm thấy không -0.56 0.31 thoải mái khi làm việc với các nhân viên khoa khác (F6) Nhân sự Không Y10 0.42 0.53 đạt Khoa có đủ nhân sự để làm -0.51 0.21 việc (A2) Thời gian làm việc trong 0.71 0.33 khoa chưa đảm bảo chăm sóc bệnh nhân (BN) tốt nhất (A5) Số lượng nhân viên trong 0.81 0.42 khoa chưa đảm bảo chăm sóc BN tốt nhất (A7) Khoa thường làm việc một 0.51 0.20 cách vội vã, cố gắng làm thật nhiều và thật nhanh các công việc nên dễ có nguy cơ sai sót (A14) Bàn giao và chuyển bệnh Đạt Y11 0.44 0.59
- 40 Khi chuyển bệnh, các 0.68 0.37 thông tin của người bệnh không được ghi nhận và bàn giao đầy đủ theo qui định (F3) Các thông tin quan trọng 0.70 0.38 trong chăm sóc người bệnh thường không được bàn giao giữa các ca trực (F5) Việc trao đổi thông tin 0.74 0.45 chăm sóc BN giữa các khoa thường có sai sót (F7) Có nhiều vấn đề liên quan 0.52 0.25* đến ATNB xảy ra trong thời gian bàn giao giữa các ca trực ở BV (F11)* Y12 Không trừng phạt khi có 0.52 0.56 Đạt sai sót Nhân viên trong khoa cảm 0.79 0.40 thấy bị thành kiến khi phạm sai sót (A8) Khi có sự cố xảy ra, khoa 0.75 0.36 chỉ xem xét trách nhiệm cá nhân mà không tìm hiểu nguyên nhân do qui trình hay hệ thống (A12) Nhân viên lo lắng các sai 0.61 0.26* sót của họ (nếu có) sẽ bị ghi nhận và làm cơ sở để đánh giá thi đua của họ (A16)* *Loại trừ nhân tố Đã hiệu chỉnh Bảng 5.8 trình bày kết quả phân tích EFA, các hệ số factor loading có giá trị từ 0,45 đến 0,85. Và các giá trị Cronbach’s alpha được tính đạt từ 0,56 đến 0,78. Như vậy, sau phần kiểm định thang đo 12 nhân tố thì thành phần Cải tiến liên tục, học tập có hệ thống, Quan điểm tổng quát về an toàn người bệnh và Nhân sự bị loại. Thành phần Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý tách ra thành 2 nhân tố. Do vậy, mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh có tất cả 10 yếu tố. Phần phân tích hồi qui dường như không liên quan - SUR sẽ thực hiện trên mô hình hiệu chỉnh này.
- 41 5.3 Thống kê mô tả xác định văn hóa an toàn người bệnh của Bệnh viện Kết quả nghiên cứu về văn hóa an toàn người bệnh tại Bệnh viện Từ Dũ được trình bày theo hướng dẫn của Cơ quan nghiên cứu chất lượng y tế (AHRQ) để có thể so sánh cùng các nghiên cứu tương tự trên thế giới. Bảng 5.9 Phân độ An toàn người bệnh Hoàn hảo Rất tốt Chấp nhận được Kém Rất kém Qua khảo sát 2.118 nhân viên bệnh viện, kết quả cho thấy, 70 nhân viên bệnh viện nhận định bệnh viện đã làm rất tốt/hoàn hảo công tác an toàn người bệnh, chỉ 1/3 số nhân viên nhận định an toàn người bệnh tại bệnh viện là chấp nhận được, trong khi chỉ có một số rất nhỏ, không đáng kể (1,3 ) nhìn nhận là công tác an toàn người bệnh kém/rất kém. Bảng 5.10 Quan điểm tổng quát về An toàn người bệnh* Hoàn toàn Rất không đồng ý Không đồng ý Không biết Đồng ý đồng ý Không đồng ý Không biết Đồng ý Khoa luôn đặt vấn đề an toàn người bệnh lên hàng đầu hơn là cố gắng hoàn thành thật nhiều việc (A15) Khoa có những qui trình và biện pháp hiệu quả để phòng ngừa sai sót xảy ra (A18) Khoa của Anh/Chị chưa có sai sót nghiêm trọng xảy ra, chủ yếu là do may mắn (không phải do khoa chủ động phòng ngừa) (A10) Khoa đã từng có một số sai sót liên quan đến an toàn người bệnh (A17) *Mang tính chất tham khảo
- 42 Qua số liệu thống kê nêu trên chứng minh rằng các Khoa/phòng luôn đặt vấn đề an toàn người bệnh lên hàng đầu hơn là cố gắng hoàn thành thật nhiều việc chiếm 86%. Một kết quả thật đáng mừng vì đảm bảo an toàn người bệnh là trách nhiệm của mọi cơ sở y tế, mọi cán bộ lãnh đạo bệnh viện và cũng là sứ mệnh của mọi thầy thuốc, mọi nhân viên y tế cũng như lời thề Hippocrates – nguyên tắc hàng đầu trong y khoa là “First, do no harm – Điều đầu tiên là không gây hại cho người bệnh”. Không những thế, hầu hết tất cả khoa/phòng (93%) cho rằng họ có những qui trình và biện pháp hiệu quả để phòng ngừa sai sót xảy ra. Do vậy, khoảng 80% nhân viên bệnh viện không đồng thuận việc khoa/phòng của họ chưa có sai sót nghiêm trọng xảy ra, chủ yếu là do may mắn chứ không phải là do khoa chủ động phòng ngừa. Tuy nhiên, cũng hơn ½ tổng số nhân viên thừa nhận rằng Khoa đã từng có một số sai sót liên quan đến an toàn người bệnh. Điều này có thể lý giải vì y tế là một hệ thống phức tạp và đa dạng trong lĩnh vực chăm sóc bệnh nhân (Runciman B, 2007). Bảng 5.11 Tần suất ghi nhận sự cố/sai sót/lỗi Không bao Thường giờ Hiếm khi Đôi khi xuyên Luôn luôn Điểm trung bình Báo cáo sự cố xảy ra nhưng đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời trước khi ảnh 3.7480 hưởng lên bệnh nhân (D1) Báo cáo sự cố xảy ra do không tuân thủ các chính sách, quy trình, quy định, 2.9646 của bệnh viện (D2) Báo cáo sự cố gây tử vong hoặc gây tổn thương nghiêm trọng không mong đợi về mặt 3.0443 thể chất hoặc tinh thần người bệnh (D3) Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng 70 nhân viên sẵn sàng báo cáo sự cố suýt xảy ra (là sự cố xảy ra nhưng đã được phát hiện và ngăn chặn kịp thời trước khi ảnh hưởng lên bệnh nhân), trong khi chỉ có 1/3 tổng số nhân viên báo cáo sự cố sai
- 43 biệt (sự cố xảy ra do không tuân thủ các chính sách, quy trình, quy định, của bệnh viện), và chỉ khoảng ½ số nhân viên thực hiện báo cáo sự cố đặc biệt nghiêm trọng (sự cố gây tử vong hoặc gây tổn thương nghiêm trọng không mong đợi về mặt thể chất hoặc tinh thần người bệnh). Điều này cho thấy mức độ tác động của sự cố trên người bệnh sẽ ảnh hưởng đến hành vi báo cáo. Bảng 5.12 Tần suất sự cố/sai sót/lỗi được báo cáo 0 1 - 5 ≥ 6 Bảng 5.11 và bảng 5.12 cho thấy nhận thức và hành vi báo cáo đôi khi không song hành, dù lần lượt có 70 nhân viên sẵn sàng báo cáo sự cố suýt xảy ra, 37 báo cáo sự cố sai biệt, và 45 báo cáo sự cố đặc biệt nghiêm trọng. Nhưng khi khảo sát định lượng về số sự cố đã được báo cáo trong một năm qua thì chỉ có khoảng 1/3 nhân viên đã từng thực hiện hành vi này.
- 44 Bảng 5.13 Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý Hoàn toàn không đồng Không Không Rất đồng Đểm ý đồng ý biết Đồng ý ý trung bình Không Không đồng ý biết Đồng ý Lãnh đạo khoa động viên, khen ngợi khi nhân viên thực hiện theo đúng các qui trình đảm 4,1076 bảo an toàn cho người bệnh (B1) Lãnh đạo khoa luôn lắng nghe và xem xét nghiêm túc các đề xuất của nhân viên trong việc 4,0369 cải tiến an toàn cho người bệnh (B2) Khi áp lực công việc tăng cao, lãnh đạo khoa luôn hối thúc nhân viên hoàn thành dù có thể 2,1307 bỏ qua các qui trình an toàn (B3) Dù có các sai sót cứ lặp đi lặp 1,8576 lại trong khoa nhưng lãnh đạo khoa vẫn không quan tâm (B4) Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết nhân viên (88,35 ) đều nhận định rất tốt về các cấp quản lý của họ trong cả quan điểm và hành động trong công tác quản lý an toàn người bệnh như 91,3 ghi nhận Lãnh đạo khoa luôn động viên, khen ngợi khi nhân viên thực hiện theo đúng các qui trình đảm bảo an toàn cho người bệnh. Không những thế, Lãnh đạo khoa luôn lắng nghe và xem xét nghiêm túc các đề xuất của nhân viên trong việc cải tiến an toàn cho người bệnh chiếm 90 . Và khi áp lực công việc tăng cao, lãnh đạo khoa luôn hối thúc nhân viên hoàn thành dù có thể bỏ qua các qui trình an toàn, có 82,1 nhân viên không đồng thuận với quan điểm này. Và cũng 90 ý kiến không đồng ý quan điểm “Dù có các sai sót cứ lặp đi lặp lại trong khoa nhưng lãnh đạo khoa vẫn không quan tâm”.
- 45 Bảng 5.14 Tính cải tiến liên tục và học tập một cách hệ thống* Hoàn toàn Không đồng không đồng ý ý Không biết Đồng ý Rất đồng ý Không đồng ý Không biết Đồng ý Khoa chủ động triển khai các hoạt động để đảm bảo an toàn người bệnh (A6) Nhân viên trong khoa cảm thấy chính các sai sót đã giúp khoa cải tiến tốt hơn (A9) Khoa có tiến hành đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện các biện pháp can thiệp để cải tiến an toàn người bệnh (A13) *Mang tính chất tham khảo Hầu hết nhân viên ghi nhận rằng:”Bệnh viện đã luôn cải tiến không ngừng và học tập có hệ thống”. Điều đó được chứng tỏ qua những con số được khảo sát trong nghiên cứu như sau: hơn 90% nhân viên cho rằng Khoa chủ động triển khai các hoạt động để đảm bảo an toàn người bệnh, và họ cảm thấy chính các sai sót đã giúp khoa cải tiến tốt hơn. Và 83,4% nhân viên ghi nhận Khoa có tiến hành đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện các biện pháp can thiệp để cải tiến an toàn người bệnh. Bảng 5.15 Làm việc theo ê kíp trong Khoa/phòng Hoàn toàn Không không đồng ý đồng ý Không biết Đồng ý Rất đồng ý Điểm Trung bình Không Không đồng ý biết Đồng ý Mọi người trong khoa 4,2999 luôn sẵn lòng hỗ trợ nhau (A1) Nhân viên trong khoa 4,1566 luôn làm việc theo nhóm (team work) để hoàn
- 46 thành các công việc mang tính khẩn cấp (A3) Mọi người trong khoa 4,1392 luôn tôn trọng nhau (A4) Nhân viên trong khoa tự 4,1347 giác hỗ trợ lẫn nhau khi khoa bị quá tải công việc (A11) Từ số liệu bảng 5.15 cho thấy, trung bình có 92,3 đối tượng nghiên cứu có những trả lời rất tích cực trong lĩnh vực làm việc theo ê kíp trong khoa/phòng, mọi người trong khoa luôn sẵn lòng hỗ trợ nhau (95,4 ); luôn tôn trọng nhau (90,8 ); họ luôn làm việc theo nhóm để hoàn thành các công việc mang tính khẩn cấp (91,7%) và luôn tự giác hỗ trợ lẫn nhau khi khoa bị quá tải công việc (91,4%). Làm việc đội nhóm hiệu quả trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe có tác động lớn và tích cực đối với an toàn người bệnh (Baker, 2005), giúp giảm tần suất sai sót y khoa (Kohn, 1999). Bảng 5.16 Trao đổi cởi mở Hoàn toàn Không không đồng ý đồng ý Không biết Đồng ý Rất đồng ý Điểm Trung bình Không Không đồng ý biết Đồng ý Nhân viên có thể thoải mái góp ý với lãnh đạo khoa khi họ thấy có những sai sót trong khoa ảnh hưởng đến 3,4672 bệnh nhân (C2) Nhân viên cảm thấy thoải mái, không e ngại trong việc yêu cầu lãnh đạo khoa/BV thực hiện các cải 3,5875 tiến nâng cao an toàn người bệnh (C4) Nhân viên e ngại không dám thắc mắc và có ý kiến khi có những sự việc không đúng hoặc có thể có sai sót 2,4411 xảy ra trong khoa (C6)
- 47 Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, hơn ½ tổng số nhân viên có thể thoải mái góp ý với lãnh đạo khoa khi họ thấy có những sai sót trong khoa ảnh hưởng đến bệnh nhân (52,7 ), và họ cũng không có cảm giác e ngại trong việc yêu cầu lãnh đạo khoa/bệnh viện thực hiện các cải tiến nâng cao an toàn người bệnh (61,4%). Do vậy, có hơn 50 nhân viên không đồng ý quan điểm “Nhân viên e ngại không dám thắc mắc và có ý kiến khi có những sự việc không đúng hoặc có thể có sai sót xảy ra trong khoa”. Điều này cho thấy, mối liên hệ giữa nhân viên và lãnh đạo khoa/phòng rất tốt, họ cởi mở và trao đổi thông tin trong khoa với nhau tốt, họ tôn trọng lẫn nhau và điều quan trọng hơn cả là an toàn người bệnh được đặt lên hàng đầu. Bảng 5.17 Phản hồi và trao đổi về sai sót/lỗi Hoàn toàn Không Không Rất đồng không đồng ý đồng ý biết Đồng ý ý Điểm trung bình Không Không đồng ý biết Đồng ý Anh/Chị được thông báo 3,9627 về các sự cố trong khoa/bệnh viện và biện pháp khắc phục phòng ngừa được áp dụng (C1) Nhân viên được thông tin 4,0204 về các sai sót xảy ra trong khoa (C3) Khoa có tổ chức thảo 3,8896 luận các biện pháp để ngừa sai sót tái diễn (C5) Số liệu thống kê của bảng trên cho thấy, khoảng 80 nhân viên bệnh viện được thông báo về các sự cố/sai sót trong khoa/bệnh viện và biện pháp khắc phục phòng ngừa được áp dụng; và họ có tổ chức thảo luận các biện pháp để ngừa sai sót tái diễn. Điều này cho thấy việc trao đổi thông tin trong khoa, đặc biệt là việc phản hồi và trao đổi về sai sót xảy ra được ghi nhận rất tích cực.
- 48 Bảng 5.18 Không trừng phạt khi có sai sót/lỗi Hoàn toàn không đồng Không đồng ý ý Không biết Đồng ý Rất đồng ý Điểm Trung Không đồng ý Không biết Đồng ý bình Nhân viên trong khoa cảm 2.5051 thấy bị thành kiến khi phạm sai sót (A8) Khi có sự cố xảy ra, khoa chỉ xem xét trách nhiệm cá nhân mà không tìm hiểu 2.1997 nguyên nhân do qui trình hay hệ thống (A12) Nhân viên lo lắng các sai 3.4427 sót của họ (nếu có) sẽ bị ghi nhận và làm cơ sở để đánh giá thi đua của họ (A16) Về văn hóa không trừng phạt tại bệnh viện thì có khoảng 56,2 nhân viên có ý kiến tích cực về lĩnh vực này. Tỉ lệ nhân viên trong khoa cảm thấy không bị thành kiến khi phạm sai sót chiếm 64,4 . Và khi có sự cố xảy ra, khoa tiếp cận vấn đề theo cách hệ thống (Cái gì? Tại sao?), chứ không tập trung vào yếu tố con người (Ai làm?) với kết quả khảo sát chiếm 78,4 . Điều này rất quan trọng vì giúp tạo ra một văn hóa làm việc khuyến khích công tác báo cáo sự cố với các yếu tố nguy cơ, rủi ro cao góp phần cải thiện hệ thống và an toàn người bệnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, số nhân viên lo lắng các sai sót của họ (nếu có) sẽ bị ghi nhận và làm cơ sở để đánh giá thi đua chiếm tỉ lệ khá cao (64,6 ). Điều này có nghĩa rằng, dù trong thực tiễn hoạt động bệnh viện, công tác báo cáo sự cố/sai sót được khuyến khích, văn hóa trừng phạt dần bị đẩy lùi và được thay thế từ từ bằng văn hóa khuyến khích khen thưởng, nhưng có lẽ niềm tin cần được gầy dựng qua các hoạt động xử trí sự cố ngày càng mạnh mẽ hơn nữa và cần có yếu tố thời gian để họ chiêm nghiệm và vững tin vào một văn hóa không buộc tội và không trừng phạt. Và để lý giải cho lo lắng, quan ngại này của hơn 1.368 nhân viên, tác giả đã tìm hiểu và nhìn lại bức tranh lịch sử môn an toàn người bệnh và nguồn gốc của văn hóa buộc tội. Từ xưa đến nay, cách chúng ta giải quyết những vấn đề, sự cố, sai sót
- 49 trong y khoa là luôn dựa trên cơ sở cách tiếp cận con người - chúng ta chọn ra một người liên quan trực tiếp đến chăm sóc bệnh nhân vào thời điểm xảy ra sự cố và buộc họ chịu trách nhiệm. Hành động “quy trách nhiệm” này là cách làm phổ biến để giải quyết vấn đề, và hành động này được coi là một trong những cản trở lớn nhất đối với khả năng quản trị rủi ro và nâng cao chất lượng chăm sóc của hệ thống y tế (Reason, 1990; Millenson, 2002; Gault, 2002; Berwick, 2003; Watton, 2004). Xét về khía cạnh tâm lý học xã hội thì bản chất con người là muốn đổ lỗi cho người khác và đổ lỗi được cho ai đó sẽ mang lại cảm giác hài lòng cho tất cả mọi người tham gia điều tra vụ việc. Mấu chốt của nhu cầu là niềm tin rằng hành động trừng phạt là thông điệp mạnh mẽ cho những người khác hiểu rằng sai sót là không thể chấp nhận được và những người mắc sai sót sẽ bị trừng phạt (Maurino, 1995). Năm 1984, cách nay ba thập kỷ, Perrow (1999) là một trong những người đầu tiên viết về sự cần thiết phải dừng ngay việc “quy kết trách nhiệm” cho các cá nhân, khi ông nhận thấy 60 đến 80 những sự cố, sai sót là lỗi hệ thống (Steel, 1981). Từ công trình nghiên cứu của Perrow và Turner (1976), Reason (1997) cũng phân tích nguyên nhân sai sót của con người là do hành động của con người gần như luôn bị kiềm chế và chi phối bởi những yếu tố nằm ngoài sự kiểm soát trực tiếp của cá nhân, cũng như con người khó có thể tránh được những hành động mà họ không cố ý thực hiện. Ngày nay, phần lớn các nhà quản lý của các hệ thống công nghiệp, công nghệ cao đều nhận thức rằng văn hóa buộc tội sẽ không giải quyết được các vấn đề an toàn (Helmreich, 1998). Hệ thống y tế ở nhiều quốc gia mặc dù đã nhận thức được vấn đề này, nhưng thực tế cho thấy con người vẫn chưa tách khỏi được cách tiếp cận con người – văn hóa buộc tội hay văn hóa im lặng tập thể (che giấu sai sót/sự cố) để hướng tới một văn hóa cởi mở hơn với cách tiếp cận quy trình, hệ thống nhằm giúp nhận diện, phát hiện và phòng ngừa sai sót.
- 50 Bảng 5.19 Nhân sự* Hoàn toàn không Không đồng đồng ý ý Không biết Đồng ý Rất đồng ý Không đồng ý Không biết Đồng ý Khoa có đủ nhân sự để làm việc (A2) Thời gian làm việc trong khoa chưa đảm bảo chăm sóc bệnh nhân (BN) tốt nhất (A5) Số lượng nhân viên trong khoa chưa đảm bảo chăm sóc BN tốt nhất (A7) Khoa thường làm việc một cách vội vã, cố gắng làm thật nhiều và thật nhanh các công việc nên dễ có nguy cơ sai sót (A14) *Mang tính chất tham khảo Kết quả nghiên cứu cho thấy 64% nhân viên có những nhận định rất tích cực về lĩnh vực nhân sự của bệnh viện. Qua số liệu thống kê cho thấy, Khoa có đủ nhân sự để làm việc chiếm khoảng 70%; 60% nhân viên không đồng tình việc thời gian làm việc trong khoa chưa đảm bảo chăm sóc bệnh nhân tốt nhất và khoảng 80% ý kiến không đồng tình về việc Khoa thường làm việc một cách vội vã, và cố gắng làm thật nhiều, thật nhanh các công việc nên dễ có nguy cơ sai sót. Bảng 5.20 Hỗ trợ về quản lý cho An toàn người bệnh Hoàn toàn Không không đồng ý đồng ý Không biết Đồng ý Rất đồng ý Điểm Trung bình Không Không đồng ý biết Đồng ý Lãnh đạo Bệnh viện (BV) luôn cung cấp một môi trường làm việc nhằm thúc 4.0220 đẩy an toàn người bệnh (F1) Các hoạt động của BV cho 4.2054 thấy an toàn người bệnh là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động chăm sóc người bệnh (F8)
- 51 BV chỉ quan tâm đến an 2.3785 toàn người bệnh khi có sự cố xảy ra (F9) Số liệu cho thấy tại bệnh viện Từ Dũ, an toàn người bệnh được cấp quản lý và lãnh đạo quan tâm (84 ). Điều này được minh chứng một cách cụ thể qua các số liệu như sau. Hầu hết nhân viên nhận định Lãnh đạo Bệnh viện luôn cung cấp một môi trường làm việc nhằm thúc đẩy an toàn người bệnh và các hoạt động của bệnh viện cho thấy an toàn người bệnh là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động chăm sóc người bệnh, chứ không chỉ quan tâm đến an toàn người bệnh khi có sự cố xảy ra chiếm 67,3 . Bảng 5.21 Làm việc theo ê kíp giữa các Khoa/phòng Hoàn toàn Không không đồng ý đồng ý Không biết Đồng ý Rất đồng ý Điểm Trung bình Không Không đồng ý biết Đồng ý Có sự hợp tác tốt giữa các 3.8978 khoa phòng (F4) Các khoa hợp tác tốt với 4.0177 nhau để đảm bảo chăm sóc BN tốt nhất (F10) Giữa các khoa phòng 2.4434 không có sự phối hợp tốt với nhau (F2) Anh/Chị cảm thấy không 2.3873 thoải mái khi làm việc với các nhân viên khoa khác (F6) Qua số liệu khảo sát cho thấy 78 phản hồi tích cực về việc phối hợp hoạt động giữa các Khoa/phòng. Hầu như các khoa luôn hợp tác tốt với nhau để đảm bảo chăm sóc người bệnh tốt nhất và họ luôn cảm thấy thoải mái khi làm việc cùng nhau (71,8%).
- 52 Bảng 5.22 Bàn giao và chuyển tiếp Hoàn toàn Không đồng không đồng ý ý Không biết Đồng ý Rất đồng ý Điểm Trung Không đồng ý Không biết Đồng ý bình Khi chuyển bệnh, các 2,2914 thông tin của người bệnh không được ghi nhận và bàn giao đầy đủ theo qui định (F3) Các thông tin quan 2,2263 trọng trong chăm sóc người bệnh thường không được bàn giao giữa các ca trực (F5) Việc trao đổi thông tin 2,4838 chăm sóc BN giữa các khoa thường có sai sót (F7) Có nhiều vấn đề liên 2,8397 quan đến an toàn người bệnh xảy ra trong thời gian bàn giao giữa các ca trực ở BV (F11) Theo dữ liệu bảng trên cho thấy tại bệnh viện Từ Dũ, việc bàn giao, thông tin khi chuyển bệnh được thực hiện khá tốt chiếm tỉ lệ hơn 63 . Trong đó, các thông tin quan trọng của người bệnh được ghi nhận và bàn giao đầy đủ theo qui định chiếm hơn 70 . Việc trao đổi thông tin chăm sóc người bệnh giữa các khoa thường có sai sót chỉ chiếm khoảng 1/5 số trường hợp. Và một số vấn đề liên quan đến an toàn người bệnh xảy ra trong thời gian bàn giao giữa các ca trực chiếm khoảng 30 . Việc trao đổi thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống y tế phức tạp (JCI, 2011) thì việc chăm sóc người bệnh phụ thuộc rất nhiều vào thông tin và liên lạc; liên lạc với cộng đồng, bệnh nhân, thân nhân người bệnh và giữa các nhân viên y tế. Việc thất bại trong công tác liên lạc là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mất an toàn cho người bệnh. Vì thế, với những số liệu thống kê nêu trên là tín hiệu đáng mừng trong công tác an toàn người bệnh.
- 53 Tóm lại, qua kết quả thống kê mô tả nêu trên cho thấy văn hóa an toàn người bệnh được đánh giá tích cực nhất là lĩnh vực “Làm việc theo ê kíp trong khoa/phòng” với điểm số trung bình là 4,18 điểm, tiếp đến là “Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý” với điểm trung bình là 4,07; và lĩnh vực nhận phản hồi tích cực thấp nhất, chỉ khoảng 2,3 điểm là thành phần “Bàn giao và chuyển bệnh” và “Không trừng phạt khi có sai sót”. 5.4. Kết quả phân tích hồi qui Sau khi đánh giá thang đo, văn hóa an toàn người bệnh chỉ gồm 10 thành phần. Do vậy, mô hình nghiên cứu được hiệu chỉnh như sau. Hình 5.4 Khung phân tích – Mô hình sau hiệu chỉnh
- 54 Bảng 5.23 Kết quả phân tích hồi qui Văn hóa An toàn người bệnh Tham chiếu Y1 Y2a Y2b Y4 Y6 Y7 Y8 Y9 Y11 Y12 Chức danh nghề nghiệp Nữ hộ sinh/Điều 0,12 0,01 -0.14 0,12 0,14 -0,07 -0,17 -0,004 -0,26 -0,16 dưỡng Bác sĩ * Kỹ thuật viên -0,08 -0,14 0.04 0,08 -0,02 -0,05 -0,30 0,038 -0,02 0,07 Dược sĩ -0,22 -0,23 0.06 0,20 -0,08 -0,12 -0,30 -0,005 0,04 0,10 * * Khác -0,10 -0,09 0.14 -0,02 -0,19 -0,12 -0,22 -0,010 0,18 -0,01 Chức vụ Trưởng K/P Phó Khoa/Phòng 0,05 0.001 -0,07 0,26 -0,02 -0,07 -0,12 -0,05 -0,11 -0,08 (K/P) Nhân viên -0,22 -0,228 0,11 -0,04 -0,15 -0,15 -0,32 -0,01 -0,05 0,34 * * Thời gian công tác tại bệnh viện 1 – 5 năm -0,19 -0,26 0,17 -0,17 -0,11 0,03 -0,13 0,01 0,02 0,23
- 55 * 20 năm -0,10 -0,14 0,25 -0,09 0,01 0,19 0,11 0,06 0,03 0,32 * Thu nhập hàng tháng 3 - 12 triệu -0,06 0,03 -0,26 0,01 0,09 -0,009 -0,08 -0,12 -0,33 -0,10 cons 4,46 4,54 1,87 4.13 4,19 3,32 3,74 3,17 2,5 1.92 Lưu ý: *, , có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10 , 5 và 1
- 56 Theo kết quả hồi qui, tác giả nhận thấy chức danh nghề nghiệp ảnh hưởng đến hầu như các thành phần của văn hóa an toàn người bệnh, ngoại trừ lĩnh vực “Làm việc theo ê kíp giữa các khoa/phòng. Trong đó, yếu tố chức danh nghề nghiệp có ảnh hưởng nhiều nhất trên lĩnh vực “Tần suất báo cáo sự cố” với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Qua số liệu nghiên cứu, tác giả nhận thấy nhóm điều dưỡng/nữ hộ sinh làm việc theo ê kíp tốt hơn nhóm bác sĩ; họ hỗ trợ về quản lý trong công tác an toàn người bệnh nhiều hơn bác sĩ, và khi có sai sót xảy ra, họ phản hồi và trao đổi nhiều hơn bác sĩ, cũng quan ngại về việc bị trừng phạt khi có sai sót xảy ra và “Hành động về an toàn người bệnh của người quản lý” cao hơn bác sĩ một cách có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, bên cạnh đó, số liệu cũng chỉ ra rằng tần suất ghi nhận sự cố và thông tin chính xác trong bàn giao và chuyển bệnh của họ thấp hơn nhóm bác sĩ. Một điều thú vị trong nghiên cứu khi kết quả cho thấy rằng việc báo cáo sự cố của điều dưỡng và nữ hộ sinh thấp hơn nhóm bác sĩ trong khi thực tiễn hoạt động bệnh viện cho thấy chiều ngược lại. Bên cạnh đó, dữ liệu phân tích cho thấy yếu tố chức vụ ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến các thành phần văn hóa an toàn người bệnh như làm việc theo ê kíp trong củng khoa/phòng, hỗ trợ quản lý về an toàn người bệnh, phản hồi và trao đổi sai sót, trao đổi cởi mở, cũng như tác động đến tần suất ghi nhận sự cố và không trừng phạt khi sai sót. Đặc biệt trong sự khác biệt có ý nghĩa thống kê đấy, tác giả chú ý đến kết quả nhân viên quan tâm đến việc khi sai sót xảy ra, khoa/phòng xem xét trách nhiệm hệ thống chứ không đổ lỗi cá nhân, không có cảm giác thành kiến khi vi phạm và quan trọng không dựa vào sai sót để làm cơ sở đánh giá thi đua. Điều đó thể hiện qua kết quả nghiên cứu khi nhóm nhân viên quan tâm đến thành phần này cao hơn hẳn trưởng khoa/phòng. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm nhân viên làm việc theo ê kíp không tốt như nhóm trưởng khoa/phòng. Yếu tố “thâm niên công tác tại bệnh viện” có ảnh hưởng tích cực đến lĩnh vực không trừng phạt khi sai sót và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý. Văn hóa không trừng phạt hiện hữu rõ trong nhóm nhân viên có thời gian
- 57 công tác trên một năm cao hơn nhóm làm việc dưới 1 năm. Và nhân viên có thâm niên công tác càng lâu thì hành động an toàn người bệnh càng rõ nét khi họ không bị chi phối trong công tác và luôn đặt an toàn lên hàng đầu cũng như quan tâm đến các sai sót cứ lặp đi lặp lại. Tuy nhiên, số liệu nghiên cứu cho thấy nhóm nhân viên công tác tại bệnh viện trên 1 năm thì làm việc nhóm không gắn kết và hỗ trợ về quản lý cho công tác an toàn người bệnh thấp hơn nhóm thâm niên công tác dưới 1 năm. Nhóm này cũng không nghĩ rằng lãnh đạo khoa luôn lắng nghe và xem xét các đề xuất của nhân viên trong việc cải tiến an toàn cho người bệnh, cũng như không nhận hay ít nhận được sự động viên, khen ngợi của lãnh đạo khoa khi họ thực hiện đúng qui trình cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm công tác dưới 1 năm. Thu nhập trung bình hàng tháng của nhân viên có ảnh hưởng đến làm việc theo ê kíp trong cùng một khoa/phòng, cụ thể là nhóm có mức thu nhập từ 5 triệu đến dưới 8 triệu cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm có mức thu nhập thấp nhất bệnh viện. Và nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nhóm có thu nhập thấp nhất bệnh viện thì thông tin bàn giao và chuyển bệnh chưa chính xác cao hơn các nhóm khác có ý nghĩa thống kê. Tóm lại với kết quả phân tích hồi qui dường như không liên quan (Seemingly Unrelated Regression – SUR), tác giả nhận thấy thành phần “Không trừng phạt khi có sai sót” chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chức danh nghề nghiệp, chức vụ và thời gian công tác tại bệnh viện với sự quan tâm của hơn 1.900 nhân viên có thâm viên công tác tại bệnh viện trên một năm. Thông tin bàn giao và chuyển bệnh chưa chính xác cũng như tần suất ghi nhận sự cố của nhóm nữ hộ sinh, điều dưỡng và nhóm nhân viên hành chính, kế toán, hoặc thư ký y khoa cần được chú trọng vì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Những lĩnh vực như phản hồi, trao đổi về sai sót hay như hỗ trợ về quản lý trong công tác an toàn người bệnh của nhóm điều dưỡng, nữ hộ sinh có tác động tích cực đến thành phần văn hóa an toàn người bệnh. Điều quan trọng tác giả nhận thấy qua kết quả bộ dữ liệu, nhân viên có thâm niên công tác tại bệnh viện từ một năm trở lên có khuynh hướng làm việc theo ê kíp kém hơn (Y1), hỗ trợ quản lý cho an toàn người bệnh thấp hơn và khi sai sót xảy ra thì thiếu
- 58 phản hồi và trao đổi so với nhóm công tác dưới 1 năm. Nhân viên có thu nhập thấp nhất bệnh viện thì thông tin bàn giao và chuyển bệnh chưa chính xác cao hơn các nhóm khác có ý nghĩa thống kê. 5.5. Tóm tắt Chương 5 Trong chương 5, kết quả nghiên cứu ghi nhận dữ liệu như sau, với số mẫu 2.118 nhân viên, trong đó chiếm hơn ½ là điều dưỡng và nữ hộ sinh, bác sĩ chiếm tỉ lệ 14,4 ; và chỉ có khoảng 7 đối tượng khảo sát giữ chức vụ trưởng/phó khoa/phòng. Hầu hết người trả lời bản câu hỏi có thời gian công tác tại bệnh viện từ một năm trở lên. Và 50 người tham gia nghiên cứu có mức thu nhập hàng tháng trung bình từ 8 đến 12 triệu, 30 nhân viên trong khoảng 5 đến dưới 8 triệu và chỉ 7 nhân viên có mức thu nhập thấp nhất bệnh viện. Số liệu thống kê của nghiên cứu cho thấy văn hóa an toàn người bệnh được đánh giá tích cực nhất là lĩnh vực “Làm việc theo ê kíp trong khoa/phòng” với điểm số trung bình là 4,18 điểm, tiếp đến là “Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý” với điểm trung bình là 4,07; và lĩnh vực nhận phản hồi tích cực thấp nhất, chỉ khoảng 2,3 điểm là thành phần “Bàn giao và chuyển bệnh” và “Không trừng phạt khi có sai sót”. Sau khi kiểm định tính giá trị và độ tin cậy của thang đo nghiên cứu, văn hóa an toàn người bệnh được hiệu chỉnh từ 12 thành phần xuống 10 thành phần sau khi loại bỏ 3 nhân tố gồm “Cải tiến liên tục – học tập hệ thống”, “Quan điểm tổng quất về an toàn người bệnh” và “Nhân sự”. Kết quả phân tích mô hình hồi qui dường như không liên quan (Seemingly Unrelated Regression – SUR) chứng minh thành phần “Không trừng phạt khi có sai sót” chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chức danh nghề nghiệp, chức vụ và thời gian công tác tại bệnh viện với sự quan tâm của hơn 1.900 nhân viên có thâm viên công tác tại bệnh viện trên một năm. Thông tin bàn giao và chuyển bệnh chưa chính xác cũng như tần suất ghi nhận sự cố của nhóm nữ hộ sinh, điều dưỡng và nhóm nhân viên hành chính, kế toán, thư ký y khoa cần được chú trọng vì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Những lĩnh vực như phản
- 59 hồi, trao đổi về sai sót hay như hỗ trợ về quản lý trong công tác an toàn người bệnh của nhóm điều dưỡng, nữ hộ sinh có tác động tích cực đến thành phần văn hóa an toàn người bệnh. Điều quan trọng tác giả nhận thấy qua kết quả bộ dữ liệu, nhân viên có thâm niên công tác tại bệnh viện từ một năm trở lên có khuynh hướng làm việc theo ê kíp kém hơn, hỗ trợ quản lý cho an toàn người bệnh thấp hơn và khi sai sót xảy ra thì thiếu phản hồi và trao đổi so với nhóm công tác dưới 1 năm. Nhân viên có thu nhập thấp nhất bệnh viện thì thông tin bàn giao và chuyển bệnh chưa chính xác cao hơn các nhóm khác có ý nghĩa thống kê.
- 60 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH Chương 6 là chương tổng kết nghiên cứu. Chương này bao gồm phần tổng kết phương pháp nghiên cứu, các khám phám chính của nghiên cứu, hàm ý chính sách và phần nêu lên những hạn chế của nghiên cứu cũng như hướng mở rộng của nghiên cứu. 6.1. Tóm lược phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng qua kết quả khảo sát 2.118 nhân viên bệnh viện có thời gian công tác tại bệnh viện ít nhất 6 tháng bằng cách phỏng vấn bộ câu hỏi HSOPSC. Phương pháp thống kê mô tả được thực hiện nhằm xác định thực trạng văn hóa an toàn người bệnh tại bệnh viện Từ Dũ, từ đó làm nền tảng giúp hỗ trợ cho kết quả của phương pháp định lượng. Qua đó tác giả xây dựng hàm hồi qui dường như không liên quan (Seemingly Unrelated Regression – SUR) với biến phụ thuộc là văn hóa an toàn người bệnh, các biến độc lập (biến giải thích) là các yếu tố chức danh nghề nghiệp, chức vụ, thời gian công tác tại bệnh viện và mức thu nhập. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analyses - EFA) và phép kiểm Cronbach’s Alpha để kiểm định giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi, và phân tích số liệu bằng phần mềm xử lý thống kê Stata12. 6.2. Các khám phá chính của nghiên cứu Văn hóa an toàn người bệnh được đánh giá tích cực nhất là lĩnh vực “Làm việc theo ê kíp trong khoa/phòng” với điểm số trung bình là 4,18 điểm, tiếp đến là “Quan điểm và hành động về an toàn người bệnh của người quản lý” với điểm trung bình là 4,07; và lĩnh vực nhận phản hồi tích cực thấp nhất, chỉ khoảng 2,3 điểm là thành phần “Bàn giao và chuyển bệnh” và “Không trừng phạt khi có sai sót”. Thành phần “Không trừng phạt khi có sai sót” chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố chức danh nghề nghiệp, chức vụ và thời gian công tác tại bệnh viện với sự quan tâm của hơn 1.900 nhân viên có thâm viên công tác tại bệnh viện trên một năm. Thông tin bàn giao và chuyển bệnh chưa chính xác cũng như tần suất ghi nhận sự
- 61 cố của nhóm nữ hộ sinh, điều dưỡng và nhóm nhân viên hành chính, kế toán, thư ký y khoa cần được chú trọng vì có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Những lĩnh vực như phản hồi, trao đổi về sai sót hay như hỗ trợ về quản lý trong công tác an toàn người bệnh của nhóm điều dưỡng, nữ hộ sinh có tác động tích cực đến thành phần văn hóa an toàn người bệnh. Điều quan trọng tác giả nhận thấy qua kết quả bộ dữ liệu, nhân viên có thâm niên công tác tại bệnh viện từ một năm trở lên có khuynh hướng làm việc theo ê kíp kém hơn, hỗ trợ quản lý cho an toàn người bệnh thấp hơn và khi sai sót xảy ra thì thiếu phản hồi và trao đổi so với nhóm công tác dưới 1 năm. Nhân viên có thu nhập thấp nhất bệnh viện thì thông tin bàn giao và chuyển bệnh chưa chính xác cao hơn các nhóm khác có ý nghĩa thống kê. 6.3. Hàm ý chính sách “Không trừng phạt khi có sai sót” là sự quan tâm của nhân viên bệnh viện. Thấm nhuần quan điểm “Sai sót/sự cố là cơ hội cho cải tiến chất lượng bệnh viện” và “Sai sót của người này là bài học kinh nghiệm cho người khác, cấp quản lý - lãnh đạo bệnh viện cần tạo dựng tích cực hơn nữa một môi trường khuyến khích, khen thưởng cho việc nhận diện và báo cáo sai sót tự nguyện với cơ chế khen thưởng như sau. Tại mỗi khoa/phòng công tác, nhân viên báo cáo sự cố/sai sót nhiều nhất sẽ được đánh giá A+ theo tháng. Bác sĩ, điều dưỡng, nữ hộ sinh trưởng, phó khoa/ phòng sẽ được vinh danh trong các cuộc họp giao ban lớn với Ban giám đốc và trưởng, phó khoa/phòng khác. Tên của cá nhân và tập thể sẽ được vinh danh trong Bản tin bệnh viện vì những đóng góp trong hành trình chất lượng. Hình thức khen thưởng tạo động lực có thể được thay đổi theo phong trào hoặc vào những thời điểm nhất định nhằm mục đích mang lại hiệu quả cao nhất cho đúng nhu cầu và giá trị mong đợi từ cá nhân và tập thể. Bên cạnh đó, trong các cuộc họp phân tích nguyên nhân gốc sự cố, sai sót, ban giám đốc và trưởng, phó khoa phòng thấm nhuần quan điểm “Vấn đề là gì? Tại sao xảy ra và giải pháp khắc phục”. Thông tin đến tất cả nhân viên về sai sót, sự cố nhằm tránh lặp lại tương tự bằng các hình thức tổ chức học hỏi từ sự cố, sai sót như
- 62 đóng vai, hay tổ chức trò chơi liên quan; trong đó vai trò của người tham dự là trung tâm. Thông tin trong bệnh viện, đặc biệt trong lĩnh vực khảo sát bàn giao và chuyển bệnh cần được chuẩn hóa qui trình và tập huấn cho nhân viên. Nhân viên cần được tập huấn lặp đi lặp lại hàng năm những kỹ năng giao tiếp hiệu quả, hoặc kỹ năng làm việc nhóm bên cạnh chuyên môn ngành y, đặc biệt dành cho nhân viên có thâm niên công tác từ một năm trở lên. Không những vậy, cấp quản lý, lãnh đạo cần có những chính sách về tài chính – kinh tế y tế nhằm tăng thu nhập cho nhân viên vì nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân viên có thu nhập thấp nhất bệnh viện thì thông tin chưa chính xác cao hơn các nhóm khác có ý nghĩa thống kê. Khuyến nghị chưa dừng lại tại đó, với tầm vĩ mô, cấp lãnh đạo bệnh viện cần có những đóng góp ý kiến với cấp Sở y tế và Bộ y tế về việc thảo luận và ban hành những luật định, thông tư hướng dẫn về việc nâng cao an toàn người bệnh trong đó có cơ chế khen thưởng, khuyến khích và thông tin sai sót, sự cố nhằm tạo động lực và niềm tin tại đơn vị triển khai. 6.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng mở rộng Điểm thuận lợi của HSOPSC hiện nay đã có trang thông tin điện tử liên kết các thành viên áp dụng bộ công cụ trên để khảo sát và có thể so sánh giữa các bệnh viện với nhau. Một điểm yếu được nêu ra của HSOPSC là tính chính xác phụ thuộc nhiều vào tình trạng tâm lý của đối tượng nghiên cứu, đặc biệt là các nội dung liên quan đến sự quản lý hỗ trợ của các nhà lãnh đạo. Sau nghiên cứu này, tác giả nhận định cần có những nghiên cứu sâu hơn trong từng lĩnh vực văn hóa an toàn người bệnh như “Không trừng phạt khi có sai sót”, “Làm việc nhóm” và lĩnh vực trao đổi – tần suất ghi nhận sai sót/sự cố hay phong cách lãnh đạo ảnh hưởng như thế nào đến văn hóa an toàn người bệnh.
- 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO Adams-Pizarro I., W. Z. A., Robinson J., et al. (2008). Using the AHRQ Hospital Survey on Patient Safety Culture as an Intervention Tool for Regional Clinical Improvement Collaboratives. In: Henriksen K, Battles JB, Keyes MA, Grady ML, eds. Advances in Patient Safety: New Directions and Alternative Approaches Vol 2: Culture and Redesign. Baker DP., e. a. (2005). Medical teamwork and patient safety: the evidence-based relation. Literature review, 050053. Bedell S., e. a. (1991). Incidence and characteristics of preventable iatrogenic cardiac arrests. Journal of the American Medical Association, 265, 2815- 2820. Berwick., D. M. (2003). Improvement, trust and the health care workforce. . Quality and Safety in Health Care, 12 (Suppl. 1), :i2i6. Brborovic H., S. I., Brborovic O., et al. (2014). Development of a Croatian version of the US Hospital Survey on Patient Safety Culture questionnaire: dimensionality and psychometric properties. Postgrad Med J, 90, 125-132. Dawson D, R. K. (1997). Fatigue, alcohol and performance impairment. Nature, 388, 235-237. Dubois R, B. R. (1988). Preventable deaths: who, how often, and why? Annals of Internal Medicine, 109, 582-589. Eiras M., E. A., Grillo I. M., et al. . (2014). The hospital survey on patient safety culture in Portuguese hospitals: instrument validity and reliability. International journal of health care quality assurance, 27, 111-122. Famolaro T, S. J., Dyer N. (2012). Hospital Survey on Patient Safety culture 2012 User Comparative Database Report. Agency for Healthcare Research and Quality, Publication 12. Flin R, O. C. P., Crichton M. . (2008). Safety at the sharp end: a guide to nontechnical skills. Aldershot, UK, Ashgate Publishing Ltd.
- 64 Gama Z. A., B. A. M., Silva I. G., et al. (2013). Cross-cultual adaptation of the Brazilian version of the Hospital Survey on Patient Safety Culture: opportunities for improvement. Cadernos de saude publica, 29 (1473-5). Gault., W. (2002). Blame to aim, risk management in the NHS. Risk Management Bulletin, 7, 6-11. Helmreich RL, M. A. (1998). Culture at work in aviation and medicine. Ashgate Publishing. Human factors in health care. Australian Commission on Safety and Quality in Health Care. (2006). Ito S., S. K., Kigawa M., et al. . (2011). Development and applicability of Hospital Survey on Patient Safety Culture (HSOPS) in Japan. BMC Health Serv Res, 11:28. Jones K. J., S. A., Xu L., et al. . (2008). The AHRQ Hospital Survey on Patient Safety Culture: A Tool to Plan and Evaluate Patient Safety Programs. In: Henriksen K, Battles JB, Keyes MA, Grady ML, eds. Advances in Patient Safety: New Directions and Alternative Approaches. Vol 2: Culture and Redesign. Kohn LT, C. J., Donaldson MS. (1999). To err is human: Building a safer health system. Washington, DC, Committee on Quality of Health Care in America, Institute of Medicine, National Academies Press. Leape L., e. a. (1993). Preventing medical injury. Quality Review Bulletin, 8, 144- 149. Maurino DE, R. J., Johnson N, Lee RB. . (1995). Beyond aviation human factors UK, Ashgate Publishing Ltd. Millenson., M. (2002). Breaking bad news Quality and Safety in Health Care. 11, 206-207. Najjar S., H. M., Baillien E., et al. (2013). The Arabic version of the hospital survey on patient safety culture: a psychometric evaluation in a Palestinian sample. BMC Health Serv Res, 13, 193.