Luận văn Nghiên cứu phương pháp tự động hóa thiết kế tham biến kết cấu ụ nổi bằng thép theo yêu cầu độ bền và độ ổn định khi uốn ngang toàn bộ
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Nghiên cứu phương pháp tự động hóa thiết kế tham biến kết cấu ụ nổi bằng thép theo yêu cầu độ bền và độ ổn định khi uốn ngang toàn bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- luan_van_nghien_cuu_phuong_phap_tu_dong_hoa_thiet_ke_tham_bi.pdf
Nội dung text: Luận văn Nghiên cứu phương pháp tự động hóa thiết kế tham biến kết cấu ụ nổi bằng thép theo yêu cầu độ bền và độ ổn định khi uốn ngang toàn bộ
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP TỰ ĐỘNG HÓA THIẾT KẾ THAM BIẾN KẾT CẤU Ụ NỔI BẰNG THÉP THEO YÊU CẦU ĐỘ BỀN VÀ ĐỘ ỔN ĐỊNH KHI UỐN NGANG TOÀN BỘ Kỹ sư : Nguyễn Hữu Tuấn Lớp/Khoá: Kỹ thuật tàu thủy /2012-2015 Người hướng dẫn : TS. LÊ MINH THỤ HẢI PHÒNG - 2015 1
- NỘI DUNG CHƢƠNG MỞ ĐẦU CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CHƢƠNG II: MÔ HÌNH HOÁ BÀI TOÁN THIẾT KẾ THAM BIẾN KẾT CẤU TRÊN CƠ SỞ YÊU CẦU QUY PHẠM - XÂY DỰNG TỔ HỢP PHẦN MỀM CHƢƠNG III: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ĐỂ THIẾT KẾ THAM BIẾN KẾT CẤU PÔNGTÔNG CỦA Ụ NỔI KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 2
- CHƢƠNG MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ụ nổi là một dạng công trình thuỷ với những đặc điểm như: + Tính linh động cao, các phương án khai thác phong phú, phù hợp với nhiều địa hình phức tạp. + Việc hạ thuỷ an toàn, không gây ra biến dạng thân tàu và tránh được việc phải gia cố thân tàu để chống ứng suất phụ (khi đóng mới các tàu lớn). 3
- Quy trình tính toán, thiết kế kết cấu ụ nổi trải qua các bước: + Tính toán kết cấu theo các yêu cầu độ bền và độ ổn định cục bộ. + Tính toán kết cấu theo các yêu cầu độ bền và độ ổn định khi thân ụ chịu uốn ngang toàn bộ. + Tính toán kết cấu theo các yêu cầu độ bền và độ ổn định khi thân ụ chịu uốn dọc toàn bộ. Đối với các ụ có sức nâng tải lớn, các yêu cầu độ bền cục bộ của các kết cấu tấm chính (tôn đáy, tôn boong triền, tôn mạn và tôn vách) không quyết định độ dày của các kết cấu tấm đó. Độ dày của các kết cấu tấm là kết quả tính toán kết cấu theo các yêu cầu độ bền và độ ổn định khi thân ụ chịu uốn ngang và uốn dọc toàn bộ. 4
- Xuất phát từ đặc điểm trên thì bài toán tính toán thiết kế các tham biến kết cấu ụ nổi theo các yêu cầu độ bền và độ ổn định khi thân ụ chịu uốn ngang toàn bộ là bài toán đang được quan tâm. Bài toán đó là dạng bài toán nhỏ nhưng không thể thiếu trong bài toán lớn khi tính toán thiết kế ụ nổi: Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu phương pháp tự động hóa thiết kế tham biến kết cấu ụ nổi bằng thép theo yêu cầu độ bền và độ ổn định khi uốn ngang toàn bộ”.
- 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài. Xây dựng thuật toán và phần mềm tính toán thiết kế kết cấu ụ nổi nhằm rút ngắn thời gian tính toán, nâng cao hiệu quả và chất lượng của công việc thiết kế kết cấu. Làm công cụ thiết kế áp dụng trong thiết kế, giảng dạy, thực hành của sinh viên 6
- 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. Đối tượng nghiên cứu: Các pông tông, ụ nổi đang được sử dụng tại các nhà máy. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu lý thuyết thiết kế kết cấu ụ nổi bằng thép đi sâu vào phân tích, lựa chọn các giá trị cho các thông số của kết cấu để đưa ra một thiết kế tối ưu, thích hợp cho ụ nổi. 7
- 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. Tìm hiểu lý thuyết thiết kế kết cấu ụ nổi bằng thép. Sử dụng phương pháp mô hình toán học các bài toán thiết kế tham biến kết cấu ụ nổi bằng thép, phương pháp giải tích và các phương pháp tính toán số trong cơ học đóng tàu. Vận dụng các ngôn ngữ lập trình để xây dựng một chương trình tính toán, thiết kế. 8
- 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Ý nghĩa khoa học của đề tài: Đề tài đã đưa ra sơ đồ thuật toán hợp lý để tính toán tự động tham biến kết cấu ụ nổi bằng thép theo yêu cầu quy phạm trên cơ sở ứng dụng thành tựu của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu, phần mềm thiết kế kết cấu pông tông ụ nổi sẽ là một công cụ trong việc thiết kế ụ nổi, trong giảng dạy và trong học tập. 9
- CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu chung. Để thực hiện tính toán, thiết kế kết cấu ụ nổi theo Quy phạm cần phải có đầy đủ một số lượng lớn các thông tin đầu vào bổ sung: + Theo hình học của thân vỏ và các cấu trúc bên trong. + Theo loại khoang két. + Theo việc bố trí các tải trọng khối lượng. + Theo vật liệu kết cấu vỏ . 10
- Một trong những bài toán quan trọng nhất khi thiết kế ụ nổi là tính toán kết cấu pôngtông theo các yêu cầu độ bền và độ ổn định khi thân ụ chịu uốn ngang toàn bộ. Khi thiết kế các ụ pôngtông rời, kết quả của bài toán sẽ quyết định quy cách kết cấu của pôngtông bởi vì đối với loại ụ này thì pôngtông không tham gia vào uốn dọc toàn bộ thân ụ. Chính vì vậy: trong khuôn khổ luận văn, tác giả đi sâu nghiên cứu và lập phần mềm tính toán kết cấu ụ theo các yêu cầu độ bền và độ ổn định khi thân ụ chịu uốn ngang toàn bộ.
- Ụ nổi có thể phân loại: + Theo vật liệu: ụ nổi thép, ụ nổi bê tông, ụ nổi composite ; + Theo chức năng: ụ nổi sửa chữa (dùng để nâng, hạ tàu tại chỗ), ụ nổi vận chuyển (dùng để vận chuyển các phương tiện nổi khác) ; + Theo số tháp và số phân đoạn: ụ nổi một tháp, ụ nổi hai tháp, ụ nổi ba phân đoạn tự nâng ; + Theo phương pháp dằn nước: ụ nổi có các khoang khô (tại mặt phẳng dọc tâm để bố trí bơm, van cút và các đường ống), ụ nổi không có khoang khô ;
- + Theo hình dáng và phương pháp liên kết các khối: ụ nổi phân đoạn (gồm nhiều đoạn ghép lại với nhau bằng liên kết cơ khí), ụ nổi pông tông (gồm các pông tông ghép lại và ghép với hai tháp ở hai bên bằng liên kết cơ khí), ụ nổi nguyên khối (ụ nổi nguyên khối gồm cả hai tháp và các pông tông liên kết hàn) Trong luận văn tốt nghiệp chỉ tính toán cho ụ nổi hai tháp (ụ nổi nguyên khối, ụ nổi phân đoạn, ụ nổi pông tông) bằng thép.
- 1.2. Các cơ sở yêu cầu của Quy phạm Đăng kiểm tàu biển Nga đối với độ bền của kết cấu thân ụ nổi. 1.2.1. Sự thay đổi độ dày tôn trong thời hạn phục vụ Sự thay đổi độ dày của các chi tiết kết cấu Δs, mm, trong thời hạn phục vụ theo tính toán của ụ T, năm, được đánh giá bằng công thức: Δs = kuT Trong đó: u - định mức tốc độ giảm trung bình hàng năm độ dày các tấm và các kết cấu của ụ, mm/năm; k - hệ số tính đến các điều kiện vùng hoạt động của ụ nổi. 14
- 1.2.2. Độ bền cục bộ của các phần tử tấm và các phần tử dầm Độ dày của các tấm theo điều kiện độ bền cục bộ được xác định theo mối quan hệ sau: p s mak s k n Ql Mô đun chống uốn: 3 W W 'k 10 k mk n Diện tích mặt cắt của bản thành: nQ f f ' f 10 0,1h s k n
- 1.2.3. Độ bền của ụ nổi khi thân ụ chịu uốn ngang toàn bộ Mô đun chống uốn: 3 M fw W W' W 10 100h f f (2 ) k n 6 Diện tích mặt cắt của bản thành: N fw f 'w fw 10 10hw sw k n
- 1.3. Các cơ sở yêu cầu của Quy phạm Đăng kiểm tàu biển Nga đối với độ ổn định khi thân ụ chịu uốn dọc và uốn ngang toàn bộ Điều kiện ổn định của các phần tử tấm và phần tử dầm khi chịu tải cực trị: k c cr Trong đó: + k - hệ số dự trữ độ ổn định; + σc, σcr - ứng suất nén và ứng suất tới hạn theo tính toán đối với kết cấu của ụ mới.
- CHƢƠNG II: MÔ HÌNH HOÁ BÀI TOÁN THIẾT KẾ THAM BIẾN KẾT CẤU TRÊN CƠ SỞ YÊU CẦU QUY PHẠM XÂY DỰNG TỔ HỢP PHẦN MỀM
- * Thiết kế kết cấu thân ụ theo các yêu cầu đối với độ bền và độ ổn định khi thân ụ chịu uốn ngang toàn bộ.
- b1(y) n01(y) y0i n03(y) b3(y) z3u(y) h0i, s0i,b0i, f0i, i0i e(X,y) z3l(y) n02(y) b2(y) Mặt cắt ngang của liên kết ngang chính (vách ngăn) của pôngtông.
- Mô hình toán học của bài toán thiết kế kết cấu pôngtông ụ nổi theo các yêu cầu đối với độ bền và độ ổn định khi thân ụ chịu uốn ngang toàn bộ được trình bày như sau: Tối thiểu hóa hàm: i 3 i 3 A X, y bi (y)xi (y) n0i (y) f 0i (y) i 1 i 1 A(X,y): diện tích mặt cắt của liên kết ngang chính của pông tông. B(y): chiều rộng của dải tôn kèm. n0i(y): số lượng dầm (nẹp gia cường – đối với bản thành) tại phần tử thứ i của liên kết ngang chính. f0i(y): diện tích mặt cắt của dầm (nẹp gia cường)
- Khi có các giới hạn: g1(X, y) W'1 (X, y) W'(y) 0 g2 (X, y) W'2 (X, y) W'(y) 0 g3 (X, y) f w '(X, y) f w '(y) 0 g4 (X, y) x1 (y) s1 buckling(X, y) 0 g5 (X, y) x2 (y) s2 buckling(X, y) 0 g6 (X, y) x3 (y) s3 buckling(X, y) 0 0 g7 (X, y) x1(y) s1 0 0 g8 (X, y) x2 (y) s2 0 0 g9 (X, y) x3 (y) s3 0
- W'1 (X, y) W1(X, y) W1(X, y) W'2 (X, y) W2 (X, y) W2 (X, y) f 'w (X, y) fw (X, y) fw (X, y) Giá trị mô đun chống uốn và diện tích mặt cắt bản thành của các kết cấu đã bị ăn mòn hoàn toàn (vào cuối thời hạn phục vụ của ụ) theo các giá trị tiêu chuẩn (được quy định theo Quy phạm) của tốc độ ăn mòn khi cho trước thời hạn phục vụ tính toán của ụ. W’(y), f’w(y) : mô đun chống uốn, diện tích mặt cắt yêu cầu vào cuối thời hạn phục vụ của ụ theo tính toán; s1 buckling( X, y) độ dày yêu cầu theo các điều kiện về độ ổn định của boong triền, đáy, bản thành của liên kết ngang chính. si: các giá trị giới hạn dưới của tham số kết cấu, các giá trị này bằng các chiều dày của kết cấu tấm theo yêu cầu đối với độ bền cục bộ và yêu cầu chiều dày nhỏ nhất theo Quy phạm đăng kiểm tàu biển Nga. 23
- Thuật toán để giải bài toán: 1. Xác định các mô men uốn và lực cắt theo tính toán. 2. Dựng mặt cắt ngang của liên kết ngang chính của pôngtông và xây dựng hàm mục tiêu . 3. Lập các hàm - giới hạn g1(X,y) – g3(X,y); g4 – g6; g7 – g9. 4. Giải bài toán lập trình phi tuyến. 5. Sau khi nhận được kết quả giải bài toán lập trình phi tuyến, chọn độ dày của các kết cấu tấm theo quy cách tiêu chuẩn gần với kết quả nhận được và tính toán lại đặc tính hình học mặt cắt ngang của liên kết ngang chính của pôngtông, các tham số độ bền ngang và độ ổn định theo độ dày đã chọn. 6. Trình bày các kết quả sau khi giải bài toán ở dạng tài liệu báo cáo.
- Cấu trúc của tổ hợp phần mềm P O N T O O N (И(GIAOНТЕ ФDIỆN)ЕЙС ) D A T A R E S U L T S Tải dữ liệu(под từго ;товка данных) Tạo dữ (просм(xemотр р kếtезу quả)льта тов) Загрузка данных из ; , , Фliệuорм trongирова ;ние данных в ; , đểФ оtínhрми toánрова нmặtие дcắtан yны =х 0 д (iля = р 0)ас чtrongета , , ,сечения y = 0 (i = 0) в В ,изуализация к оXemнстр kếtукц иcấu,й, , сиlựcл и và м оmôме нmenтов F L E X S I ChínhУт xácочн еhóaние véctơ ( P O N T O O N _R D . F O R ) - начальbanног оđầu ве ктора (xác ( оđịnhпре дvéctơелен banие н đầu,ача лquyьно địnhго в еkíchкто рthướcа, ban đầuза дcủaан иđaе нgiácача biếnльно dạng,го ра quyзме рđịnhа giá деtrịф оchỉрм tiêuиру еhộiмо tụго trongмног оquáгра trìnhнник tìmа, з аkiếm,дани е ФTạoорм dữир оliệuван đểие xemданн lựcых значения индикатора сходимости поиска, điều khiển quá trình giải bài toán) i = 0 дvàля môвиз уmenали зGraph.txt>ации сил и управление процессом решения задачи) (y = 0) моментов + i = i + 1 ЗGhiапис cácь ре kếtзул ьquả:тато в : , , ; ; i ,T3.DAT>, ,redu.txt>, , ,
- Giao diện chương trình thiết kế kết cấu ụ theo các yêu cầu đối với độ bền và độ ổn định khi thân ụ chịu uốn ngang toàn bộ - «PONTOON».
- CHƢƠNG III: ỨNG DỤNG PHẦN MỀM ĐỂ THIẾT KẾ THAM BIẾN KẾT CẤU PÔNGTÔNG CỦA Ụ NỔI Để ứng dụng phần mềm “PONTOON” (thiết kế tham biến kết cấu ụ nổi đã lập ở chương II), ta thực hiện việc tính toán cho ụ nổi PD-30 [12]. Ụ nổi được công ty J.L.-MOSOR thiết kế và đóng vào năm 1979. Kiểu kiến trúc và kết cấu của ụ: ụ tự nâng, là ụ pôngtông có thân vỏ hình dạng chữ U, số lượng pôngtông là 6 3.1. Dữ liệu ban đầu của bài toán Cấu trúc của dữ liệu đầu vào để thiết kế kết cấu pôngtông của ụ nổi theo các yêu cầu độ bền và độ ổn định khi thân ụ chịu uốn ngang toàn bộ được trình bày trong các bảng dưới đây.
- 3.2. Kết quả tính toán thiết kế kết cấu thân ụ theo các yêu cầu đối với độ bền và độ ổn định khi thân ụ chịu uốn ngang toàn bộ Trường hợp pôngtông có hệ thống khung dọc, các yêu cầu đối với độ ổn định sẽ quyết định độ dày của kết cấu, đặc biệt là khi tính đến độ võng ban đầu của các phần tử tấm bị biến dạng do hàn. Khi uốn ngang toàn bộ, ở những biến dạng nhỏ ban đầu thì các phần tử tấm có độ võng do biến dạng hàn sẽ chưa chịu tác dụng của ứng suất kéo (các phần tử này chưa bị kéo căng ngay từ lúc đầu). Điều này có nghĩa là khi tính toán độ bền ngang hoặc khi thiết kế các kết cấu theo các yêu cầu đối với độ bền ngang cần tính đến “hệ số giảm bớt” của phần tử tấm tôn mặt sàn của boong triền, tôn bao đáy và tôn của các liên kết ngang chính (các vách ngăn ngang của pôngtông). Kết quả tính toán “hệ số giảm bớt" theo phương pháp Pavkovich được trình bày trong các bảng dưới đây.
- * Nhằm mục đích đánh giá sự ảnh hưởng của hệ thống khung xương của boong triền và đáy đến các kết quả thiết kế, chúng ta thực hiện tính toán thiết kế cho các sơ đồ kết cấu sau: 1. Boong triền và đáy có hệ thống khung xương dọc, vách ngăn ngang được gia cường bằng các nẹp gia cường đứng và một xà ngang khỏe nằm ngang; 2. Boong triền và đáy có hệ thống khung xương ngang, vách ngăn ngang được gia cường bằng các nẹp gia cường nằm ngang.
- * Nhằm mục đích phân tích ảnh hưởng của các yêu cầu đối với độ ổn định cần thực hiện các điều kiện tính toán sau: 1. Tính toán các kết cấu tuân thủ hoàn toàn theo các yêu cầu của Quy phạm khi ứng suất nén trong các liên kết cứng được xác định tương ứng với trường hợp tất cả các phần tử của mặt cắt ngang bị ăn mòn 100% theo giới hạn ăn mòn cho phép; 2. Tính toán các kết cấu dựa trên giả định rằng ứng suất nén tại các liên kết cứng tương ứng với trường hợp khi tất cả các phần tử của mặt cắt ngang bị ăn mòn 50% theo giới hạn ăn mòn cho phép; 3. Tính toán các kết cấu có tính đến “hệ số giảm bớt” đối với hệ thống khung xương dọc và cũng như hệ thống khung xương ngang của pôngtông.
- Hình 3.2. Lực cắt tính toán - а) và các mô men uốn tính toán - b) tại các liên kết ngang chính của pôngtông.
- а d b e
- c f Hình 3.3. Sự phụ thuộc độ dày của kết cấu tấm vào vị trí của mặt cắt tính toán so với mặt phẳng dọc tâm theo sơ đồ kết cấu 1, theo điều kiện tính toán 1 (а, b, c) và theo điều kiện tính toán 2 (d, e, f): a, d – boong triền; b, e – đáy; c, f– vách ngăn ngang. – Các giá trị khi đóng mới. – Kết quả giải bài toán (các hàm mục tiêu). – Các giá trị tính toán theo Quy phạm đăng kiểm 1974. – Các giá trị tính toán theo yêu cầu đối với độ bền ngang. – Các giá trị tính toán theo yêu cầu đối với độ ổn định. – Các giá trị tính toán theo yêu cầu đối với độ bền cục bộ và độ dày tối thiểu
- Hình 3.4. Sự phụ thuộc độ dày của kết cấu tấm vào vị trí mặt cắt tính toán so với mặt phẳng dọc tâm theo sơ đồ kết cấu 1, điều kiện tính toán 3: а – boong triền; b – đáy; c – vách ngăn ngang
- a d b e
- c f Hình 3.5. Sự phụ thuộc độ dày của kết cấu dạng tấm vào vị trí của mặt cắt tính toán so với mặt phẳng dọc tâm theo sơ đồ kết cấu 2, theo điều kiện tính toán 1 (а, b, c) và theo điều kiện tính toán 2 (d, e, f): а, d – boong triền; b, e – đáy; c, f– vách ngăn ngang.
- Kết quả nhận đƣợc cho phép đƣa ra các kết luận sau: 1. Áp dụng các thủ tục tối ưu hóa trong tìm kiếm là một phương pháp hiệu quả để giải quyết bài toán thiết kế kết cấu của pôngtông theo các yêu cầu độ bền khi thân ụ chịu uốn ngang toàn bộ. 2. Sự khác biệt về độ dày theo tính toán của boong triền và đáy của pôngtông so với độ dày khi đóng mới ụ cũng như so với độ dày theo yêu cầu của Quy phạm đăng kiểm Liên Xô năm 1974 có hiệu lực tại thời điểm đóng ụ, là do quy định các tiêu chuẩn khác nhau về độ ổn định và do các cách tiếp cận khác nhau trong việc cộng thêm các phần gia tăng do ăn mòn trong các Quy phạm đăng kiểm năm 2012 và năm 1974. 3. Sự khác biệt đáng kể của độ dày tính toán của boong triền và đáy pôngtông ở hệ thống khung xương dọc so với các giá trị khi đóng mới ụ (xem hình 3.4 a, b) cho thấy việc thắt chặt các yêu cầu đối với độ ổn định của các phần tử kết cấu dạng tấm trong Quy phạm đăng kiểm năm 2012.
- 4. Sử dụng hệ thống khung xương ngang cho boong triền và đáy là cách bố trí kết cấu hợp lý nhất của pôngtông. Với cách sắp xếp này, một phần diện tích tiết diện của các dải tôn kèm phía trên và phía dưới của liên kết ngang chính được hình thành bởi vật liệu của các nẹp ngang thuộc hướng chính, do vậy độ dày yêu cầu của boong triền và đáy được giảm đi. 5. Thiết kế kết cấu pôngtông khi chịu ứng suất nén định mức tại các liên kết cứng tương ứng với trường hợp tất cả các phần tử kết cấu trong mặt cắt ngang bị ăn mòn 50% theo giới hạn ăn mòn cho phép dẫn đến làm giảm sự khác biệt giữa độ dày theo tính toán và độ dày khi đóng mới ụ của các kết cấu tấm. 6. Các yêu cầu của Quy phạm đăng kiểm hiện hành cần được bổ sung các khuyến nghị về tính toán “hệ số giảm bớt” tôn của boong triền và đáy, đặc biệt trong trường hợp hệ thống khung xương theo chiều dọc. Ứng suất nén tính toán định mức cần xác định khi bị ăn mòn ước định là 50% theo giới hạn ăn mòn cho phép đối với tất cả các phần tử của mặt cắt ngang, bởi vì ăn mòn hoàn toàn theo giới hạn ăn mòn cho phép đối với tất cả các phần tử của mặt cắt vào cuối thời hạn phục vụ là khó xảy ra.
- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Tính cấp thiết của đề tài Dựa trên sự phân tích các đặc điểm kết cấu ụ nổi cũng như lý thuyết thiết kế ụ nổi bằng thép, tác giả đã đạt được: - Giới thiệu yêu cầu của Quy phạm Đăng kiểm tàu biển Nga đối với độ bền kết cấu thân ụ nổi cũng như các yêu cầu đối với độ ổn định khi thân ụ chịu uốn dọc và uốn ngang toàn bộ. - Thực hiện mô hình hoá bài toán thiết kế tham biến kết cấu trên cơ sở yêu cầu Quy phạm – xây dựng tổ hợp phần mềm. Trong đó thực hiện các bài toán: thiết kế phần tử tấm và phần tử dầm của kết cấu thân ụ theo yêu cầu đối với độ bền và độ ổn định cục bộ; thiết kế kết cấu thân ụ theo các yêu cầu đối với độ bền và độ ổn định khi thân ụ chịu uốn ngang toàn bộ - Ứng dụng phần mềm trong thiết kế ụ nổi. - Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành thiết kế tàu và những cơ sở thiết kế khác.
- 2. Kiến nghị và hƣớng phát triển của luận văn Mặc dù đã có cố gắng trong quá trình làm luận văn, tuy nhiên, bài toán tự động hoá thiết kế tham biến kết cấu ụ nổi bằng thép theo yêu cầu độ bền và độ ổn định khi uốn ngang toàn bộ là tương đối phức tạp. Việc tính toán còn hạn chế ở những trường hợp cụ thể. Tác giả cần thêm nhiều thời gian để có thể nghiên cứu sâu sắc hơn về lĩnh vực này. Tác giả mong các thầy cô, các đồng nghiệp tạo điều kiện về thời gian, tài liệu để tác giả có thể phát triển đề tài sâu hơn.
- Ch©n thµnh c¶m ¬n! 50