Luận văn Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

doc 119 trang yendo 8720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_van_bien_phap_quan_ly_sinh_vien_noi_tru_tai_truong_dai.doc

Nội dung text: Luận văn Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, giáo dục và đào tạo của mỗi quốc gia đóng vai trò then chốt, trọng yếu trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Trải qua gần 30 năm đổi mới, Đảng sớm thấy được vai trò to lớn của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội và việc phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo. Đảng ta giáo dục và đào tạo coi cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực của CNH, HĐH. Cương lĩnh chính trị xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 2011 (tại Đại hội XI) xác định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược”. Đặc biệt, tháng 11 năm 2013, tại Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”. Trong đó, “phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Giáo dục Đại học có một sứ mệnh rất to lớn là đào tạo nguồn nhân lực để phát triển đất nước theo yêu cầu của Đảng. Giáo dục Đại học không chỉ nghiêng về đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà phải hết sức chú ý đến giáo dục đạo đức, lý tưởng làm người. Muốn vậy Nhà trường Đại học phải coi trọng quản lý công tác sinh viên, đây là một nhiệm vụ quan trọng, phức tạp, nặng nề có tác dụng mạnh mẽ đối với chất lượng đào tạo của các Trường đại học. Trường Đại học Hàng hải được thành lập theo Quyết định số 2624/QĐ- TC ngày 7 tháng 7 năm 1976 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Ngày 03 tháng 7 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1056/QĐ-TTg về việc đổi tên Trường Đại học Hàng hải thành Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Là một Trường công lập, tọa lạc tại Thành phố Hải Phòng, một thành phố đang ra sức hội nhập, phát triển, một thành phố năng động nhưng cũng bị tác động thường xuyên của mặt trái cơ chế thị Trường. Một Nhà trường có tính chất quản lý theo phương thức bán quân sự, có 2 khu KTX để sinh viên ở
  2. 2 nội trú, gần 20% SV của Nhà trường ở trong KTX, do vậy, Trường ĐHHHVN luôn coi CTSV là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Nhà trường chăm lo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho SV trong học tập, nghiên cứu và sinh hoạt, nhằm thực hiện mục tiêu là đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và ý thức nghề nghiệp cao, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, sớm có khả năng đáp ứng thích nghi với yêu cầu và thực tiễn của ngành Hàng hải. Quản lý CTSV được xây dựng trên cở sở cụ thể hóa Thông tư, Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và bổ sung thêm một số điều khoản để phù hợp với những đặc điểm của Nhà trường bán quân sự. Từ năm 2010, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) triển khai kiểm tra việc thực hiện các công ước quốc tế quy định về vấn đề đào tạo thuyền viên, việc cấp các chứng chỉ có liên quan cho thuyền viên tại các cơ sở đào tạo có đáp ứng các yêu cầu đề ra trong công ước quốc tế không?. Như vậy, việc rèn luyện SV có tác phong quân sự của Trường ĐHHHVN ngày càng trở nên cấp thiết nhằm đáp ứng nhu cầu công việc trên các tàu trong khu vực và trên thế giới. Đã có các công trình nghiên cứu về việc nâng cao công tác QLSV nhằm theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của SV, tuy nhiên việc phân tích, đánh giá hiện trạng và đề ra giải pháp nhằm QLSV nội trú tại Trường ĐHHHVN thì chưa có công trình nào được công bố. Là một người trực tiếp làm công tác quản lý sinh viên, với mong muốn ứng dụng những kiến thức đã học cao học cũng như với kinh nghiệm của bản thân, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả quản lý của Nhà trường, vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý CTSV ở Trường ĐHHHVN, nghiên cứu đề xuất các biện pháp QLSV nội trú tại Trường ĐH nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác QLSV, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Trường.
  3. 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận về QLSV nội trú tại các Trường ĐH. - Khảo sát, đánh giá thực trạng công tác QLSV nội trú ở Trường ĐHHHVN. - Đề xuất các biện pháp QLSV nội trú tại Trường ĐHHHVN. - Thăm dò tính khả thi của biện pháp QLSV nội trú. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: CTSV ở Trường ĐH. - Đối tượng nghiên cứu: QLSV nội trú tại Trường ĐHHHVN. 5. Vấn đề nghiên cứu Đề tài tập trung vào nghiên cứu hai vấn đề cơ bản sau: - QLSV gồm những nội dung nào?. Nói cách khác đề tài phải làm rõ các nội dung trong QLSV nội trú. - Để đảm bảo hiệu quả trong quản lý CTSV nội trú có cần thiết phải có các biện pháp quản lý phù hợp hay không và biện pháp như thế nào thì hợp lý và có tính khoa học?. 6. Giả thuyết khoa học Hiện nay, nếu có các biện pháp quản lý CTSV nội trú phù hợp với quy luật khách quan, xây dựng và triển khai đồng bộ thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý CTSV nội trú ở Trường ĐHHHVN. 7. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Đề tài giới hạn ở phạm vi học tập và rèn luyện tại KTX của SV nội trú. - Khảo sát và sử dụng số liệu từ năm 2009 trở lại đây. 8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa các lý luận QLSV nội trú, chỉ ra những bài học thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để có đề xuất các biện pháp QLSV. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho các Trường ĐH khác đang quản lý sinh viên. Luận văn là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà quản lý giáo dục.
  4. 4 9. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích tổ hợp các công trình khoa học về QLSV và biện pháp quản lý CTSV; các văn kiện của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, Quy chế, Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông vận tải. - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi; quan sát, khảo sát thực tế; phương pháp tham vấn chuyên gia; phương pháp phỏng vấn, trao đổi giữa cán bộ quản lý và SV. - Nhóm phương pháp xử lý thông tin nghiên cứu: Phương pháp sử dụng các ứng dụng tin học, toán thống kê; phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp. 10. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý sinh viên ở các Trường Đại học Chương 2: Thực trạng công tác quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam Chương 3: Các biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
  5. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ SINH VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu Giáo dục là một chức năng của xã hội loài người, được thực hiện một cách tự giác, vượt qua ngưỡng “tập tính” của các giống loài động vật bậc thấp khác. Cũng như mọi hoạt động khác của xã hội loài người, sự ra đời của hoạt động giáo dục gắn liền với sự ra đời của hoạt động quản lý giáo dục và từ đó cũng xuất hiện khoa học về QLGD. Người học vừa là đối tượng đào tạo, vừa là mục tiêu đào tạo. Để nâng cao chất lượng đào tạo ngoài việc xem xét các yếu tố người dạy, nội dung, chương trình, cơ sở vật chất thì không thể không nghiên cứu trực tiếp là đối tượng người học. Xung quanh vấn đề người học có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu trong đó có vấn đề người học trong quá trình đào tạo tại các cơ sở giáo dục ở trong KNT. Năm 1997, Bộ GD&ĐT ban hành “Quy chế học sinh, SV nội trú trong các Trường ĐH, cao đẳng, TCCN” nhằm quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các Trường trong việc tổ chức quản lý KNT, quyền và nghĩa vụ của học sinh, SV trong các khâu liên quan đến việc ăn, ở, học tập, sinh hoạt trong khuôn viên nội trú của các trường đào tạo. Để phù hợp với mục tiêu đào tạo trong tình hình mới, ngày 18 tháng 10 năm 2002, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ký Quyết định số 41/2002/QĐ- BGD&ĐT về việc sửa đổi bổ xung công tác HSSV nội trú. Trên cơ sở các văn bản quy định của Nhà nước, quy chế về công tác HSSV của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy chế về QLSV nội trú, ngoại trú; Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của SV, các văn bản về việc thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đối với SV diện đối tượng chính sách, chế độ miễn giảm học phí
  6. 6 Ngày 26/7/2011 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Thông tư số 27/2011/TT-BGD&ĐT về việc Ban hành Quy chế công tác HSSV nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. Thông tư này có hiệu lực thi hành ngày 10 tháng 8 năm 2011 và thay thế Quyết định số 2137/GD-ĐT ngày 29/6/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế công tác HSSV nội trú trong các Trường ĐH, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; Quyết định số 41/2002/QĐ- BGDĐT ngày 18 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trước đây, phần lớn SV đến học tại các Trường ĐH, Cao đẳng hầu hết đều được ở trong KTX nhưng hiện nay nhu cầu ở KTX của SV tại các cơ sở GDĐH không đáp ứng được vì quy mô đào tạo của các Trường ĐH, Cao đẳng trong những năm gần đây phát triển không ngừng. Vấn đề nghiên cứu về quản lý SV nội trú ít được đề cập; có chăng cũng chỉ là những nghiên cứu liên quan đến việc tổ chức giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các bậc học khác nhau như: Nguyễn Hữu Hợp (chủ biên), Nguyễn Dục Quang - “Công tác giáo dục ngoài giờ lên lớp ở Trường tiểu học” (Giáo trình dành cho hệ tại chức đào tạo giáo viên tiểu học) - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 1995. Quản lý SV nội trú là vấn đề mới chưa được nghiên cứu nhiều tuy nhiên có một số tác giả nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh khác nhau về quản lý người học. Có thể kể đến các công trình sau: Đề tài luận văn thạc sỹ QLGD: “Biện pháp quản lý học sinh nội trú ở Trường trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Hải Phòng” của Nguyễn Thị Xuân năm 2011 đã đánh giá thực trạng công tác quản lý học sinh nội trú tại Trường Trung cấp kỹ thuật nghiệp vụ Hải Phòng và đề xuất một số giải pháp thích hợp nâng cao công tác quản lý đối với SV nội trú; Đối với đề tài nghiên cứu việc QLSV nội trú vùng miền núi phía bắc có công trình nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình: “Biện pháp QLSV nội trú ở Trường CĐSP Yên Bái” năm 2012 đã đánh giá thực trạng công tác quản lý SV nội trú của Trường CĐSP Hòa Bình và đề xuất một số giải pháp thích hợp nâng cao biện pháp quản lý SV nội trú; luận văn thạc sĩ QLGD: “Biện pháp quản lý CTSV tại Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội” của tác giả Nguyễn Huyền Trang năm 2012 đề cập đến một số biện pháp hoàn
  7. 7 thiện công tác QLSV tại Trường Cao đẳng du lịch Hà Nội. Một số nghiên cứu trên đã tìm hiểu thực trạng công tác QLSV trên nhiều lĩnh vực của các Nhà trường và đề xuất các biện pháp quản lý, góp phần vận dụng những hiểu biết về quản lý, quản lý giáo dục vào công tác QLSV trong các Trường ĐH, cao đẳng để từng bước nâng cao chất lượng Giáo dục và Đào tạo theo yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước. Công tác học sinh, SV là một trong những nội dung quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Nhà trường Muốn phát triển kinh tế - xã hội thì trước hết phải xây dựng và thực hiện tốt chiến lược phát triển toàn diện con người. Ở Việt Nam hiện nay, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đời sống vật chất của dân ta được cải thiện và ngày càng được nâng cao, nhân cách của con người đã có những biến đổi, bên cạnh mặt tích cực cũng có những mặt tiêu cực, có ảnh hưởng đến công tác giáo dục trong Nhà trường. Tình trạng suy thoái về lối sống, đạo đức của một bộ phận SV, ảnh hưởng của lối sống thực dụng, chán học, hay bỏ học, động cơ học tập chưa rõ ràng, các tệ nạn xã hội len lỏi vào Nhà trường, đây cũng là một trong những vấn đề xã hội trong thời gian gần đây. Những nghiên cứu trên đã tìm hiểu thực trạng công tác QLSV trong đó có QLSV nội trú và từ đó đề xuất các biện pháp quản lý. Tuy nhiên những nghiên cứu cụ thể áp dụng trong những môi trường cụ thể, của từng Trường trong khi đó công tác quản lý SV nội trú lại phụ thuộc vào đặc thù của từng Nhà trường Trường ĐHHHVN cũng gặp phải vấn đề trong công tác quản lý SV như các Trường khác nói chung nhưng xuất phát từ đặc điểm riêng của Trường nên không thể áp dụng biện pháp quản lý của một Trường khác. Do vậy, vấn đề “Biện pháp quản lý sinh viên nội trú tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam” là vấn đề cần được nghiên cứu. 1.2. Một số khái niệm cơ bản 1.2.1. Quản lý Quản lý là một hoạt động xuất hiện từ lâu trong xã hội loài người và hoạt động ngày càng phát triển trong xã hội. Trong quá trình lãnh đạo, đấu tranh với thiên nhiên để sinh tồn và phát triển, con người cần phải hợp sức nhau lại
  8. 8 để tự bảo vệ và kiếm kế sinh sống. Những hoạt động tổ chức, chỉ đạo, điều khiển các hoạt động của con người nhằm thực hiện những mục tiêu chung là những dấu hiệu đầu tiên của quản lý. Như vậy, hoạt động quản lý xuất hiện từ rất sớm và trải qua tiến trình phát triển từ xã hội lạc hậu đến xã hội văn minh, thì hoạt động quản lý cũng ngày càng phát triển, hoàn thiện và trở thành một hoạt động phổ biến. F.W. Taylor và Henri Fayol thường được xem là cha đẻ của thuyết quản lý khoa học. Các ông đã khẳng định hoạt động quản lý ở bất kỳ tổ chức nào cũng đều có các hoạt động cơ bản liên quan đến các chức năng kế hoạch, tổ chức, chỉ đọa và kiểm tra trên cơ sở thu thập và xử lý thông tin. Khoa học quản lý phát triển khá mạnh trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI và nhiều quan điểm mới đã xuất hiện. Còn nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về nội dung, thuật ngữ “quản lý”, có thể nêu một số định nghĩa như sau: - Theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về quản lý: Quản lý xã hội một cách khoa học là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý đối với toàn bộ hay những hệ thống khác nhau của hệ thống xã hội trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng đắn những quy luật khách quan vốn có của nó nhằm đảm bảo cho nó hoạt động và phát triển tối ưu theo mục đích đặt ra. - Quản lý là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó như thế nào, bằng phương pháp tốt nhất, rẻ nhất (William - Tay Lor). - Chủ tịch Hồ Chí Minh không để lại một tác phẩm riêng nào về quản lý, nhưng bằng những lời dạy của Người, đặc biệt qua tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, viết tại chiến khu Việt Bắc năm 1947, “Ngục trung nhật ký” viết năm 1942 - 1943, và một số bài nói; Đặc biệt là tấm gương đạo đức ứng xửu của Người trong suốt cuộc đời, Người đã tạo nên một tập “Đại thành” về quản lý. Với Hồ Chí Minh: Quản lý là sự đi thức tỉnh tâm hồn con người (mỗi con người đều có cái thiện, cái ác trong người, ta phải làm thế nào cho phần thiện tốt tươi như hoa mùa xuân và phần xấu mát dần đi); Quản lý phải đúng và khéo; Quản lý phải cần song phải cẩn (Cần là siêng năng, cẩn là cẩn thận). - Xuất phát từ các loại hình hoạt động quản lý, các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý là quá trình đạt đến mục
  9. 9 tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra” [3, tr. 1]. - Tác giả Đặng Xuân Hải - Nguyễn Sỹ Thư: Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm (tổ chức). Mục tiêu của quản lý là hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”. - Quản lý là dạng dao động đặc biệt của người lãnh đạo, mang tính tổng hợp các loại lao động trí óc, liên kết các bộ máy thành chỉnh thể thống nhất, điều hoà, phối hợp các khâu, các cấp quản lý, hoạt động nhịp nhàng đểtạo hiệu quả quản lý (Mai Hữu Khuê - Học viện Hành chính quốc gia). - Quản lý là một hệ thống xã hội mang tính khoa học và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt mục tiêu đã đề ra (Nguyễn Văn Lê - ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh). - Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý), trong tổ chức - nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức”. Cũng theo đó các tác giả còn phân định rõ hơn về hoạt động quản lý: là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra [10, tr. 1]. - Trong cuốn: “Khoa học tổ chức và quản lý” của nhiều tác giả: Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Quốc Chí, cho rằng: “Hoạt động quản lý nhằm làm cho hệ thống vận động theo mục tiêu đặt ra tính đến trạng thái có chất lượng mới” [3, tr. 176]. Mặc dù có nhiều cách hiểu khác nhau, cách diễn đạt khác nhau về quản lý, song một cách tổng quát nhất có thể khái quát: Quản lý là cách thức tác động (sự tác động có tổ chức, có mục đích ) của chủ thể quản lý lên chủ thể bị quản lý bằng các chế định xã hội, bằng tổ chức nguồn nhân lực, tài lực và vật lực, phẩm chất, uy tín của cơ quan quản lý hoặc người quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục đích trong điều kiện môi trường luôn biến động.
  10. 10 * Chức năng quản lý: - Lập kế hoạch (thiết kế mục tiêu, chương trình hành động). - Tổ chức thực hiện (phân công công việc, sắp xếp con người). - Chỉ đạo điều hành. - Kiểm tra (giám sát hoạt động của bộ máy nhằm kịp thời điều chỉnh sai sót, đưa bộ máy đạt mục tiêu đã xác định). - Thông tin (là công cụ không thể thiếu trong hoạt động quản lý, cần thiết cho tất cả các chức năng quản lý. Đây là quá trình hai chiều, trong đó mỗi người vừa là nguồn phát vừa là nguồn thu nhận) [26, tr. 2]. Có bốn chức năng cơ bản của quản lý liên quan mật thiết với nhau, đó là: lập kế hoạch; tổ chức, chỉ đạo thực hiện; kiểm tra đánh giá, trong đó thông tin là trung tâm của quản lý. Bốn chức năng trên quan hệ với nhau tạo thành một chu trình quản lý, được biểu diễn bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1.1: Chu trình quản lý Kế hoạch Kiểm tra Thông tin Tổ chức quản lý Chỉ đạo - Lập kế hoạch: Bao gồm việc xác định sứ mệnh, nhiệm vụ, dự báo xu hướng trong tương lai của tổ chức trên cơ sở thu thập và phân tích các thông tin và điều kiện thực tế của tổ chức. Từ đó, xác định các mục tiêu, các kế hoạch mang tính chiến lược, chiến thuật dựa trên việc tính toán về điều kiện thực tế các nguồn lực của tổ chức và xây dựng các giải pháp thực hiện. Thực chất của việc lập kế hoạch là xác định mục tiêu của tổ chức và
  11. 11 cách thức hoạt động, thực hiện của tổ chức để đặt được mục tiêu đó trong điều kiện nhất định. - Tổ chức: Chức năng này được xem như là công cụ của quản lý và có ý nghĩa quan trọng nhất trong hoạt động quản lý. Hoạt động quản lý có đạt được mục tiêu hay không, có thực hiện được kế hoạch hoặc không thì công tác tổ chức giữ vai trò quyết định, đó chính là việc sắp xếp, lựa chọn các nguồn lực và xây dựng một cơ cấu hợp lý dựa trên việc phân tích các nhiệm vụ nhằm thực hiện được kế hoạch mục tiêu đã đề ra. - Lãnh đạo: Việc thống nhất một đường lối hành động mà mọi bộ phận của tổ chức phải tuân theo nhằm hoàn thành các mục tiêu cần thiết. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này thì chức năng lãnh đạo của nhà quản lý phải được thực hiện một cách có hiệu quả. Đó là quá trình điều hành, điều khiển người bị lãnh đạo hoạt động theo sự lãnh đạo thống nhất thông qua việc hướng dẫn, động viên giúp cho họ nhiệt tình, hăng say và có ý thức tự giác sáng tạo, hoàn thành các công việc được giao. - Kiểm tra: Đối với hoạt động quản lý thì kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng, then chốt giúp nhà quản lý đánh giá được kết quả thực hiện mục tiêu kế hoạch trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn theo quy định. Mặt khác, kiểm tra đánh giá cũng giúp cho các nhà quản lý phát hiện được những hạn chế của hệ thống để kịp thời điều chỉnh hoạt động và trong những Trường hợp cần thiết có thể phải điều chỉnh cả mục tiêu để thông qua việc điều chỉnh kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo để hoạt động quản lý đạt được mục tiêu quản lý. Bên cạnh 4 chức năng cơ bản của quản lý, còn rất nhiều vấn đề liên quan khác như: Dự đoán; động viên; điều chỉnh, đánh giá, thông tin phản hồi, ra quyết định Các chức năng cơ bản của quản lý tạo thành một hệ thống thống nhất, không được coi nhẹ một chức năng nào. Để các chức năng của quản lý vận hành có hiệu quả, vấn đề thông tin đóng vai trò là trung tâm; tất cả các chức năng của quản lý thực hiện được đều phải đảm bảo sự thu thập thông tin; phân tích thông tin và ra quyết định quản lý cho đúng đắn. Vì thông tin có vai trò là huyết mạch của hoạt động quản lý đồng thời cũng là tiền đề của một quá trình quản lý tiếp theo. Công tác kiểm tra có 3 yếu tố cơ bản:
  12. 12 + Xây dựng chuẩn kiểm tra. + Đánh giá việc thực hiện trên cơ sở so sánh với chuẩn kiểm tra. + Điều chỉnh hoạt động hoặc điều chỉnh mục tiêu (trong Trường hợp cần thiết). - Ngoài 4 chức năng quản lý cơ bản trên, trong thực hiện quá trình quản lý không thể không đề cập đến thông tin quản lý và quyết định quản lý. + Thông tin quản lý là những dữ liệu về tình hình thực hiện các nhiệm vụ đã được xử lý giúp người quản lý hiểu đúng về đối tượng quản lý mà họ đang quan tâm để phục vụ cho việc đưa ra các quyết định quản lý cần thiết. + Quyết định quản lý, là sản phẩm của người quản lý trong quá trình thực hiện các chức năng quản lý. Mỗi chức năng có vị trí, vai trò riêng, song nó luôn quan hệ khăng khít, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành chu trình quản lý, trong đó chất xúc tác và liên kết giữa các chức năng cơ bản này là thông tin quản lý và quyết định quản lý. * Phương pháp quản lý: Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích đặt ra. Trong quản lý hiện đại, phương pháp quản lý được đúc kết từ nhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học xã hội và khoa học hành vi. Phương pháp quản lý rất phong phú, đa dạng và tùy theo từng tình huống cụ thể mà sử dụng các phương pháp khác nhau hoặc kết hợp các phương pháp với nhau. - Phương pháp thuyết phục: là phương pháp dùng lý lẽ để tác động đến nhận thức của con người. - Phương pháp kinh tế: là sự tác động của chủ thể đến đối tượng thông qua các lợi ích kinh tế. - Phương pháp hành chính tổ chức: là cách thức tác động của chủ thể tới đối tượng trên cơ sở quan hệ tổ chức và quyền lực hành chính. - Phương pháp tâm lý, giáo dục: đây là cách thức tác động đến đối tượng thông qua tâm lý, tình cảm, tư tưởng. 1.2.2. Quản lý giáo dục Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người, nhờ có
  13. 13 giáo dục mà các thế hệ nối tiếp nhau phát triển, tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại được kế thừa, bổ sung và trên cơ sở đó mà xã hội loài người không ngừng tiến lên 41, tr. 9. Quản lý giáo dục là một loại hình quản lý xã hội, tức là quản lý mọi hoạt động giáo dục trong xã hội. Có nhiều tác giả đưa ra khái niệm về quản lý giáo dục theo cách tiếp cận khác nhau: Theo tác giả Khuđôminski: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc giáo dục cộng sản chủ nghĩa cho thế hệ trẻ, đảm bảo sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ. Trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật chung vốn có của CNXH cũng như những quy luật khách quan của quá trình dạy học - giáo dục, của sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ em, thiếu niên cũng như thanh niên” [22, tr. 10]. Có tác giả nói: Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng trong xã hội nhằm thúc đẩy mảng công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Bên cạnh đó có tác giả cho quản lý giáo dục là quản lý Trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa Nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh. Từ các quan điểm trên có thể khái quát rằng: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sở giáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo thể hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh thời luôn coi trọng giáo dục, Người đã dày công chỉ đạo và xây dựng nền giáo dục Việt Nam phát triển trong sự gắn bó với quá trình bảo vệ đất nước, xây dựng nền văn hóa mới, nền kinh tế mới. Với sự chỉ đạo của Người, Việt Nam đã xây dựng nhanh được nền giáo dục
  14. 14 toàn dân, quán triệt tính dân tộc, tính đại chúng, tính nhân văn, tính khoa học với mục tiêu cao cả là phát triển giáo dục vì lợi ích của đất nước, lợi ích của người học. Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành cơ sở lý luận cho đường lối chính sách giáo dục, cho sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam, cho việc phát triển Nhà trường Tư tưởng của Người là kim chỉ nam cho quan điểm hành động của mỗi cán bộ giáo dục từ người điều hành vĩ mô, người làm chính sách giáo dục, người quản lý Nhà trường đến mỗi thầy cô giáo trên bục giảng. Do đó công tác quản lý giáo dục càng cần được coi trọng. Nói một cách khái quát: Quản lý giáo dục là một hiện tượng xã hội, đồng thời là một dạng lao động đặc biệt, mà những nét đặc trưng của nó là tính tích cực sáng tạo, năng lực vận dụng những tri thức đã có để đạt mục đích đặt ra có kết quả là sự cải biến hiện thực. Do đó chủ thể quản lý phải biết sử dụng không chỉ những chuẩn mực pháp quyền, mà còn sử dụng cả những chuẩn mực đạo đức, xã hội, tâm lý nhằm đảm bảo sự thống nhất và những mối quan hệ trong quá trình quản lý [23, tr. 18]. Chính sách quản lý nhà nước về giáo dục được quy định tại Điều 14 của luật giáo dục năm 2005 là: Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng, chứng chỉ; tập trung quản lý chất lượng giáo dục, thực hiện phân công, phân cấp QLGD, tăng cường quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục. Quản lý giáo dục có những đặc trưng sau đây: - Sản phẩm giáo dục là nhân cách, là sản phẩm có tính đặc thù nên quản lý giáo dục không phải dập khuôn, máy móc trong việc tạo ra sản phẩm, cũng như không được phép tạo ra phế phẩm. - Quản lý giáo dục chú ý đến sự khác biệt giữa đặc điểm sư phạm so với lao động xã hội nói chung. - Quản lý giáo dục đòi hỏi những yêu cầu cao về tính toàn diện, tính thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển. - Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, quản lý giáo dục phải quán triệt quan điểm vì quần chúng [32, tr. 7]. Tuỳ theo việc xác định đối tượng quản lý mà quản lý giáo dục có nhiều
  15. 15 cấp độ khác nhau cả về tầm vĩ mô và tầm vi mô. Ở tầm vĩ mô, người ta thường nói đến quản lý hệ thống giáo dục quốc dân ở tầm quốc gia, trong phạm vi một cơ sở giáo dục, người ta thường nói đến quản lý Nhà trường hay còn gọi là quản lý Trường học. 1.2.3. Quản lý Nhà trường Tại Điều 48, Luật Giáo dục năm 2005 quy định Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây: - Trường công lập do Nhà nước thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí cho nhiệm vụ chi thường xuyên. - Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động. - Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nhà trường là thiết chế xã hội, là một tổ chức chuyên biệt trong xã hội thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát triển của xã hội bằng các con đường giáo dục cơ bản. Quản lý Nhà trường thực chất là quản lý giáo dục trên tất cả các mặt liên quan đến hoạt động giáo dục trong phạm vi Nhà trường. Đó là một hệ thống những hoạt động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý giáo dục để đạt tới mục tiêu giáo dục đặt ra trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Quản lý Nhà trường là một khoa học được thực hiện trên những quy luật chung của khoa học quản lý, đồng thời có nét đặc thù riêng. Đó cũng là những nét quy định của bản chất của sự lao động. Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý Nhà trường ở Việt Nam là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa Nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới
  16. 16 mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và từng học sinh” [17, tr. 34]. Tác giả Nguyễn Ngọc Quang cho rằng: “Quản lý Nhà trường là quản lý quá trình dạy và quá trình học, tức là đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang trạng thái khác để dần dần tiến tới mục đích giáo dục” [26, tr. 34]. Lao động ở môi trường giáo dục là lao động sư phạm của người giáo viên mà đối tượng tác động chính là học sinh. Học sinh vừa là chủ thể, khách thể của hoạt động dạy và hoạt động. Sản phẩm đào tạo của Nhà trường chính là nhân cách, phẩm chất. Nói cách khác quản lý Nhà trường chính là quá trình tổ chức giáo dục và đào tạo nhằm hoàn thiện và phát triển nhân cách của học sinh một cách khoa học, có hiệu quả, đạt chuẩn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Vậy bản chất của quản lý Nhà trường là quản lý hoạt động dạy và hoạt động học, tức là tác động làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này tới trạng thái khác để dần tiến tới hoàn thành mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo trên phạm vi của một Trường. 1.2.4. Sinh viên và sinh viên nội trú Sinh viên Điều 83 Luật giáo dục năm 2005 quy định: Người học là người đang học tập tại cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Người học bao gồm: a) Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non; b) Học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, Trường trung cấp, Trường dự bị ĐH; c) SV của Trường Cao đẳng, Trường ĐH; d) Học viên của cơ sở đào tạo thạc sỹ; đ) Nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sỹ; e) Học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên. Như vậy, SV là người đang học tại các Trường ĐH và cao đẳng [38, tr. 116]. SV là một trong các thành tố quan trọng, là yếu tố trung tâm của quá trình giáo dục [38, tr. 19]. Như vậy, tất cả những người học ở bậc Cao đẳng và ĐH đều được gọi là SV.
  17. 17 Ngày nay, “Học, học nữa, học mãi” (V.I.Lênin) là khẩu hiệu của toàn xã hội và học tập là công việc suốt đời. Các Trường Cao và ĐH mở rộng cửa cho tất cả những ai có nguyện vọng và điều kiện không phân biệt lứa tuổi, giới tính, giàu nghèo đều có thể học bằng nhiều con đường, hình thức khác nhau: chuyên tu, tại chức, văn bằng 2 Do đó, với khái niệm SV như trên thì ngoại diên của nó rất rộng. Tuy nhiên, trong giới hạn của đề tài này chỉ nghiên cứu với đối tượng là SV hệ chính quy thì có thể thu hẹp nội hàm của khái niệm này như sau: - Đó là những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông - Người đã vượt qua kỳ thi tuyển sinh vào Trường ĐH và đỗ vào Trường - Người thuộc nhóm thanh niên, nam nữ từ 18 đến 25 tuổi - Người chưa có nghề nghiệp, việc làm xác định do đó còn lệ thuộc gia đình về kinh tế - Người là nhóm xã hội đặc biệt gồm những thanh niên xuất thân từ các tầng lớp xã hội khác nhau đang trong quá trình học tập, chuẩn bị nghề nghiệp chuyên môn để bước vào một nhóm xã hội mới là tầng lớp tri thức trẻ. Sinh viên nội trú SV nội trú là những SV ĐH hệ chính quy đang học tập tại Trường, hiện đang ở trong KNT của Trường. SV đăng ký ở nội trú nếu số người có nguyện vọng vào ở nội trú lớn hơn khả năng tiếp nhận của KNT thì thứ tự ưu tiên theo đối tượng HSSV như sau: 1. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động, thương binh bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, SV khuyết tật 2. Con liệt sỹ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách thương binh, con của người có công. 3. SV có hộ khẩu thường trú tại vùng cao, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn. 4. Người cha hoặc người mẹ là dân tộc thiểu số. 5. Con mồ côi cả cha lẫn mẹ. 6. SV là con hộ nghèo, cận nghèo theo quy định hiện hành của nhà nước. 7. SV nữ.
  18. 18 8. SV tích cực tham gia các hoạt động do Nhà trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội SV, KNT hoặc các tổ chức xã hội tổ chức [33, tr. 4]. SV nội trú phải chịu sự quản lý của Nhà trường, có nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước và Quy định CTSV nội trú hiện hành của Nhà trường 1.2.5. Biện pháp quản lý sinh viên nội trú Biện pháp quản lý SV nội trú là nội dung, cách thức giải quyết vấn đề SV nội trú của Nhà trường cùng những lực lượng ngoài Nhà trường có liên quan đến SV nội trú nhằm hình thành nhân cách của SV theo yêu cầu, mục tiêu đào tạo. Chủ thể chính thực hiện biện pháp quản lý SV nội trú là phòng CTSV, BQL KNT, chịu trách nhiệm phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong Nhà trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội SV, các khoa, bộ môn chuyên môn, chính quyền địa phương nhằm thực hiện các biện pháp quản lý do mình hoạch định đối với đối tượng chịu quản lý là SV nội trú theo yêu cầu của công tác này. Để đạt các mục tiêu quản lý, chủ thể quản lý phải tổ chức, phối hợp, khích lệ động viên, dẫn dắt, định hướng hoạt động của đối tượng quản lý vào mục tiêu đã được xác định trước thông qua việc sử dụng hệ thống các công cụ quản lý. Như vậy, xét cho cùng thì biện pháp quản lý SV nội trú chính là một loại công cụ quản lý, nhằm từng bước đưa SV nội trú đi đến mục tiêu của công tác SV nội trú. Bởi công cụ quản lý là những phương tiện, những giải pháp của chủ thể quản lý nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ, điều hòa, phối hợp hoạt động của con người và cộng đồng trong việc đạt được mục tiêu đề ra. 1.3. Công tác quản lý sinh viên ở các trường Đại học 1.3.1. Vị trí, vai trò của công tác quản lý sinh viên trong các trường Đại học CTSV là một trong những công tác trọng tâm của Nhà trường Trường chăm lo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho SV trong học tập, nghiên cứu và sinh hoạt, nhằm thực hiện mục tiêu là đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và ý thức nghề nghiệp cao, trung thành với lý
  19. 19 tưởng độc lập dân tộc và CNXH, sớm có khả năng đáp ứng, thích nghi với yêu cầu và thực tiễn lao động sản xuất. CTSV phải thực hiện đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo và các quy định khác của Trường. CTSV phải đảm bảo khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ trong các khâu có liên quan đến SV. Trong số những người được giáo dục - đào tạo để có thể đủ sức làm chủ nền khoa học, cộng nghệ hiện đại của đất nước sau này thì SV là người tiêu biểu, là những người đang được đầu tư, đang được đào tạo trong Nhà trường một cách có hệ thống. Đó là nguồn lực con người lao động có chất lượng và trình độ cao, có chuyên môn sâu, là lực lượng ưu tú về học vấn trong thanh niên, được Đảng, Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, gia đình và toàn thể xã hội quan tâm chăm sóc và đặt nhiều tin tưởng, hy vọng. Trong lĩnh vực diáo dục và đào tạo nói chung và trong các Trường ĐH, Cao đẳng nói riêng thì công tác quản lý SV góp phần hỗ trợ tích cực cho giảng dạy (thầy) và học tập (trò), cũng như đảm nhận mọi mặt của công tác quản lý. Quản lý SV từ các khâu hành chính, giáo vụ, đến giáo dục ngoài giờ lên lớp giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức và tổ chức phong trào SV (kết hợp với Đoàn Thanh niên, Hội SV ) sẽ hỗ trợ và tạo điều kiện về vật chất và tinh thần học tập để SV rèn luyện trở thành nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao. Công tác quản lý SV có ý nghĩa quyết định trong việc đổi mới và phát triển bền vững yếu tố con người về chất lượng nhận thức, tri thức và hành động. Quản lý SV là mảng công tác trọng tâm thiết yếu của nền giáo dục ĐH trong việc đảm bảo kỷ cương pháp luật Nhà trường và rèn luyện SV. Công tác này do Phòng (Ban) chính trị và công tác SV (hoặc Phòng Quản lý SV), Phòng (Ban) đào tạo phụ trách (đơn vị tham mưu cho Ban Giám hiệu trong công tác SV). 1.3.2. Nội dung của quản lý sinh viên trong các trường Đại học SV là nhân vật trung tâm trong Nhà trường Vì vậy, cần phải quản lý được đối tượng này theo mục đích quản lý để hướng SV vào mục tiêu đào tạo
  20. 20 của Nhà trường Chính vì vậy, bên cạnh công tác đào tạo thì công tác quản lý SV là một hoạt động lớn của Nhà trường Nội dung CTSV được tập trung vào các nội dung chính như sau: * Công tác tổ chức hành chính 1. Tổ chức tiếp nhận thí sinh trúng tuyển vào học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà trường, sắp xếp bố trí vào các lớp khóa học; chỉ định Ban cán sự lớp lâm thời (lớp trưởng, lớp phó) trong thời gian đầu khoá học; làm thẻ cho SV. 2. Tổ chức tiếp nhận SV vào ở tại KNT theo quy định. 3. Thống kê, tổng hợp dữ liệu, quản lý hồ sơ của SV. 4. Tổ chức phát bằng tốt nghiệp cho SV. 5. Giải quyết các công việc hành chính có liên quan cho SV. * Công tác tổ chức, quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của sinh viên 1. Theo dõi, đánh giá ý thức học tập, rèn luyện của SV; phân loại, xếp loại SV cuối mỗi học kỳ và cuối mỗi năm học, khoá học; tổ chức thi đua, khen thưởng cho tập thể và cá nhân SV đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện; xử lý kỷ luật đối với SV vi phạm quy chế, nội quy. 2. Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân SV” vào đầu khoá học, định kỳ hàng năm theo kế hoạch và cuối khóa học. Tổ chức đối thoại định kỳ giữa Hiệu trưởng Nhà trường, Trưởng các khoa chuyên môn trực tiếp QLSV. 3. Tổ chức cho SV tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học, thi Olympic các môn học, tham gia các câu lạc bộ học thuật và các hoạt động khuyến khích học tập khác. 4. Tổ chức triển khai công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho SV; tổ chức cho SV tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ, TDTT và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác. 5. Theo dõi công tác phát triển Đảng trong SV; tạo điều kiện thuận lợi cho SV tham gia tổ chức Đảng, các đoàn thể trong Trường ; phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội SV và các tổ chức chính trị - xã hội khác có liên quan trong các hoạt động phong trào của SV, tạo điều kiện cho SV có môi trường rèn luyện, phấn đấu.
  21. 21 6. Tổ chức tư vấn về học tập, nghề nghiệp và việc làm cho SV. Tổ chức gặp mặt giữa các nhà tuyển dụng lao động với SV. * Công tác y tế, thể thao 1. Tổ chức thực hiện công tác y tế Trường học; tổ chức khám sức khoẻ cho SV khi vào nhập học; chăm sóc, phòng chống dịch, bệnh và khám sức khoẻ định kỳ cho SV trong thời gian học tập theo quy định; xử lý những Trường hợp không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ để học tập. Đối với SV ngành đi biển, khi nhập học nếu không đủ tiêu chuẩn sức khoẻ theo yêu cầu thì Nhà trường sẽ bố trí chuyển sang ngành học khác cùng nhóm ngành tuyển sinh. 2. Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho SV luyện tập thể dục, thể thao; tổ chức cho SV tham gia các hoạt động thể dục, thể thao. 3. Tổ chức nhà ăn tập thể cho SV bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. * Thực hiện các chế độ, chính sách đối với sinh viên 1. Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước quy định đối với SV về học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, bảo hiểm y tế, tín dụng đào tạo và các chế độ khác có liên quan đến SV. 2. Tạo điều kiện giúp đỡ SV tàn tật, khuyết tật, SV diện chính sách, SV có hoàn cảnh khó khăn theo quy định của Nhà nước. * Thực hiện công tác an ninh chính trị, trật tự, an toàn, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội 1. Phối hợp với các ngành, các cấp chính quyền địa phương trên địa bàn Thành phố Hải Phòng, các quận, huyện, các phường lân cận Trường có SV nội trú xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự và an toàn cho SV; giải quyết kịp thời các vụ việc liên quan đến SV. 2. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, ma tuý, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạt động khác có liên quan đến SV; hướng dẫn SV chấp hành pháp luật và nội quy, quy chế. 3. Tư vấn pháp lý, tâm lý, xã hội cho SV. * Thực hiện công tác quán lý sinh viên nội trú, ngoại trú 1. SV sống tại KNT thực hiện theo quy chế QLSV nội trú của Nhà trường. BQL KNT cùng với các đơn vị chức năng của Nhà trường có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc để đảm bảo an ninh, trật tự nội vụ, vệ sinh tại KNT.
  22. 22 2. CTSV nội trú thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các quy định phân cấp hiện hành của Nhà trường. Trưởng phòng CTSV, Trưởng BQL KNT chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về việc tổ chức quản lý, theo dõi và kiểm tra việc học tập, ăn, ở của SV nội trú; phối hợp với các đơn vị chức năng của Nhà trường, với chính quyền và công an địa phương giải quyết các vụ việc có liên quan đến SV nội trú. 1.4. Công tác quản lý sinh viên nội trú trong các trường Đại học 1.4.1. Mục đích của công tác quản lý sinh viên nội trú trong các trường Đại học Theo Quy chế công tác HSSV nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 6 năm 2011 thì công tác SV nội trú trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân nhằm các mục tiêu sau: - Góp phần rèn luyện SV nội trú thực hiện nhiệm vụ của người học theo quy định của Luật giáo dục, điều lệ Nhà trường và quy chế cụ thể của từng Trường. Mục tiêu cuối cùng của công tác quản lý SV nói chung và công tác quản lý SV nội trú nói riêng là hướng SV vào hoạt động học tập và rèn luyện để thực hiện mục tiêu đào tạo của Nhà trường. - Xây dựng nề nếp kỷ cương trong việc quản lý SV nội trú: bảo đảm nắm bắt kịp thời thực trạng SV nội trú. Thực trạng SV nội trú tương đối phức tạp: Các hoạt động của SV ra sao, diễn biến tư tưởng như thế nào, đời sống ăn ở có những khó khăn, thuận lợi gì Công tác quản lý SV nội trú đòi hỏi phải nắm bắt được thực trạng này để có những biện pháp điều chỉnh kịp thời nhằm hướng các em vào việc thực hiện tốt nhiệm vụ của người học. - Ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ cơ bản những biểu hiện tiêu cực, không lành mạnh trong SV nội trú, đặc biệt là các tệ nạn xã hội. Với môi trường sống đông đúc, với những suy nghĩ giản đơn của tuối trẻ, thường xuyên chịu ảnh hưởng của những mặt trái của nền kinh tế thị trường, do vậy nguy cơ bị nhiễm các tệ nạn xã hội và có những biểu hiện tiêu
  23. 23 cực, không lành mạnh trong SV nội trú là không thể tránh khỏi. Vì vậy công tác quản lý SV nội trú phải nhằm mục đích là ngăn chặn, đẩy lùi, xóa bỏ cơ bản những biểu hiện tiêu cực không lành mạnh trong SV nội trú, đặc biệt là các tệ nạn xã hội. 1.4.2. Nội dung quản lý sinh viên nội trú Điều 8. Tiếp nhận sinh viên vào ở nội trú Căn cứ đơn xin ở nội trú của SV viết theo mẫu của Nhà trường : đối tượng ưu tiên theo quy định tại Điều 4 có xác nhận hợp lệ kèm theo và điều kiện của KNT, Nhà trường xem xét, ký hợp đồng xắp xếp chỗ ở nội trú với SV. Điều 9. Công tác quản lý sinh viên nội trú 1. Phổ biến các quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo và nội quy của Nhà trường về công tác SV nội trú. 2. Làm thủ tục đăng ký tạm trú cho SV ở nội trú với công an xã (phường, thị trấn) hoặc hướng dẫn SV làm thủ tục đăng ký tạm trú theo quy định hiện hành của pháp luật. 3. Lập sơ đồ các phòng ở và lập sổ theo dõi SV nội trú theo mẫu quy Định (tại Phụ lục số II của Quy chế này), cập nhật đầy đủ, kịp thời việc thay đổi chỗ ở của SV nội trú. 4. Phân công cán bộ trực trong KNT 24/24 giờ trong ngày để giải quyết kịp thời các vụ việc xảy ra. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nôi quy của SV trong KNT và sử lý các vi phạm. 5. Tổ chức các hoạt động tự quản của SV để phát huy vai trò chủ động trách nhiệm với bản thân và tôn trọng tập thể của SV nội trú. 6. Hàng quý tổ chức đối thoại giữa Ban giám hiệu Nhà trường hoặc BQL KNT với đại diện SV nội trú để kịp thời phát hiện, giải quyết nguyện vọng chính đáng của SV nội trú. 7. Xây dựng tiêu chí thi đua giữa các nhà, các phòng trong KNT về bảo đảm an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan trong phòng ở. Điều 10. Công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn, phòng chống dịch bệnh và các tệ nạn xã hội trong khu nội trú
  24. 24 Có kế hoạch định kỳ kiểm tra, kịp thời nâng cấp, sửa chữa, tu bổ các công trình hạ tầng cơ sở, công trình phục vụ sinh hoạt của SV và các thiết bị khác trong KNT. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ quản lý và đội tự quản trong công tác an ninh, trật tự, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong khu vực nội trú. Phát huy hiệu quả vai trò của các tổ chức đoàn thể trong Nhà trường, các hoạt động tự quản của SV trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trong KNT. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn SV bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác. Định kỳ phun thuốc về phòng dịch bệnh trong KNT. Khi phát hiện dấu hiệu dịch bệnh phải báo ngay cho cơ quan y tế địa phương áp dụng các biện pháp sử lý kịp thời. Có cán bộ y tế thường trực để thực hiện sơ cấp cứu ban đầu kịp thời cho SV nội trú. Điều 11. Các hoạt động hỗ trợ cho sinh viên nội trú 1. Tổ chức các dịch vụ trông giữ xe, điện thoại công cộng, internet, khu vui chơi, giải trí, thể thao trong KNT phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, nhu cầu chính đáng của SV để tạo sân chơi lành mạnh, góp phần giáo dục toàn diện cho SV nội trú. 2. Tổ chức các phòng học tự học, đọc báo, xem tivi, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ phục vụ SV nội trú. 3. Tổ chức nhà ăn, trung tâm dịch vụ, căng tin phục vụ cho SV nội trú thuận tiện, phù hợp với điều kiện kinh tế của SV, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. 4. Tổ chức các hoạt động tư vấn về tâm lý, sức khoẻ, kỹ năng sống, học tập, hướng nghiệp và việc làm cho SV trong KNT. 5. Tuỳ điều kiện từng Trường có thể tổ chức các khu vực hoặc phòng tự nấu ăn chung cho SV trong KNT. 6. Xây dựng quy định cụ thể về các hoạt động dịch vụ để phục vụ SV trong KNT.
  25. 25 Điều 12. Công tác phối hợp Chủ động phối hợp với các cơ quan công an, chính quyền địa phương để thực hiện có hiệu quả các biện pháp, phương án bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn KNT, xử lý kịp thời các vụ việc liên quan xảy ra trong KNT. Phối hợp với tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội SV Việt Nam, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam (nếu có) và các tổ chức đoàn thể khác trong Trường để tổ chức các hoạt động rèn luyện cho SV nội trú, thực hiện nếp sống văn minh trong KNT. (Trích chương III - Nội dung công tác HSSV) [33, tr. 6 - 7] Theo Quy chế công tác SV nội trú do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thì công tác quản lý SV nội trú của Nhà trường gồm 4 nội dung sau: Nội dung 1: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý SV nội trú đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu của công tác SV nội trú. Các yêu cầu đó là: - Phải đảm bảo phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa các đơn vị trong nội bộ Nhà trường, trước hết là phòng (ban) quản lý KTX với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội SV Nhà trường - Phải đảm bảo phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa Nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương. - Phải đảm bảo giám sát kịp thời trong việc nắm bắt thực trạng SV nội trú. Nội dung 2: Ban hành các quy đinh cụ thể của Nhà trường về công tác SV nội trú phù hợp với các quy định của quy chế công tác SV nội trú do Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành. Trong các quy định cụ thể của Nhà trường về công tác SV nội trú trước hết phải ban hành được quy định đối với bộ máy làm công tác quản lý SV nội trú của Nhà trường (về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn ), sau đó là quy định đối với SV nội trú (quyền hạn, trách nhiệm ). Làm việc với chính quyền địa phương để ban hành được quy chế phối hợp giữa Nhà trường - địa phương. Sau khi đã bàn bạc được các quy định này, cần phải tổ chức quán triệt các quy định đó cho tất cả các thành viên trong bộ máy quản lý (chủ thể quản lý) và các SV nội trú (đối tượng quản lý). Việc soạn thảo các quy định cho công tác quản lý SV nội trú phải dựa vào Quy chế của Bộ GD và ĐT, vào điều kiện cụ thể của Nhà trường, của địa
  26. 26 phương sao cho các quy định ấy mang tính khả thi, động viên được cả người quản lý và người bị quản lý. Nội dung 3: Tổ chức bộ máy quản lý SV nội trú Bộ máy quản lý SV nội trú phải được tổ chức như một chỉnh thể gồm các bộ phận chức năng, quyền hạn, trách nhiệm khác nhau, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được bố trí thành từng hàng, từng cấp, từng khâu, thực hiện các chức năng quản lý nhất định, nhằm đạt mục tiêu định trước của công tác SV nội trú. Thông thường, trong một trường ĐH, bộ máy quản lý SV được chia thành 3 cấp: Trường - Khoa - Lớp. Có thể khẳng định rằng: Bộ máy quản lý SV nội trú càng hoàn thiện thì công tác SV nội trú càng có cơ sở vững chắc mang tính quyết định cho sự thành công và đạt hiệu quả cao trong quản lý SV nội trú. Chính đối tượng SV nội trú quyết định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý SV nội trú. Việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức SV nội trú không mang mục đích tự thân mà là phương tiện để nâng cao hiệu quả quản lý SV nội trú. Như vậy, mỗi Nhà trường cần thành lập bộ phận quản lý KNT. Bộ phận này có các nhân sự từ các đơn vị, đoàn thể cơ sở của Trường: Phòng Công tác SV (chủ trì), phòng Đào tạo, Đoàn TN, Hội SV Trường, cán bộ quản lý SV Bộ phận quản lý KNT của Trường chịu sự quản lý hành chính (theo kế hoạch công tác SV nội trú của Trường ) của phòng Công tác SV - đơn vị cơ sở được Hiệu trưởng ủy quyền chỉ đạo và tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá công tác SV nội trú của Trường. Bộ phận quản lý SV nội trú thực hiện kế hoạch công tác SV nội trú được xây dựng trên các nội dung quản lý SV nội trú của Trường, nhằm thực hiện các yêu cầu, mục tiêu của công tác SV nội trú do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Nội dung 4: Kiểm tra đánh giá việc thực hiện công tác SV nội trú Kiểm tra, đánh giá là chức năng cuối cùng của quản lý. Kiểm tra là một chức năng có liên quan đến mọi cấp quản lý để đánh giá đúng kết quả hoạt động của hệ thống, đo lường các sai lệch nảy sinh trong quá trình hoạt động so với các mục tiêu và kế hoạch đã định, có kế hoạch tiếp tục hướng dẫn việc sử dụng các nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu và kiểm tra xác định xem chúng hoạt động có phù hợp với mục tiêu và kế hoạch hay không.
  27. 27 Mục đích của kiểm tra nhằm đảm bảo cho kế hoạch thành công, phát hiện kịp thời những sai sót, tìm ra nguyên nhân và biện pháp sửa chữa kịp thời những sai sót đó. Quá trình kiểm tra phổ biến cho mọi hệ thống gồm 3 bước: - Bước 1: Xây dựng các chỉ tiêu - Bước 2: Đo lường việc thực hiện nhiệm vụ theo các chỉ tiêu - Bước 3: Đánh giá các chỉ tiêu so với kế hoạch Kiểm tra việc thực hiện công tác SV nội trú nhằm cung cấp cho Nhà trường và địa phương các thông tin cần thiết để đánh giá đúng tình hình của SV nội trú và kết quả hoạt động của bộ máy quản lý SV nội trú, đồng thời dự kiến quyết định bước phát triển mới cho công tác SV nội trú. Việc đánh giá công tác SV nội trú cũng cần có quan điểm toàn diện, nghĩa là phải xem xét trên tất cả các mặt của công tác quản lý. Mỗi biện pháp quản lý thường đưa đến kết quả trên nhiều mặt và biểu hiện qua những khoảng thời gian nhất định. Do đó, phải tìm ra quan hệ bản chất của các kết quả quản lý SV nội trú đang thực hiện với các biện pháp trước đó. Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác SV nội trú phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng trong và ngoài Nhà trường Đây là việc làm không đễ thực hiện như một nề nếp, nếu không có kế hoạch cụ thể và quyết tâm cao của các Nhà trường. Trên đây là bốn nội dung cơ bản trong công tác quản lý SV nội trú của các Trường ĐH, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Bốn nội dung này có quan hệ mật thiết với nhau, thực hiện nội dung này là tiền đề cho việc thực hiện nội dung khác, nếu thiếu một nội dung hoặc nội dung này thực hiện không đạt được mục tiêu. Tại Điều 14 - Quy chế công tác SV nội trú (ban hành theo Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT) nêu rõ trách niệm của Nhà trường trong công tác SV nội trú bao gồm: - Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chính, trực tiếp chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá công tác SV nội trú của Trường. - Phòng (Ban) quản lý SV có trách nhiệm giúp Hiệu trưởng chỉ đạo và tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá công tác SV nội trú của Trường.
  28. 28 - Các đoàn thể, tổ chức xã hội trong Nhà trường, trước hết là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội SV có trách nhiệm góp phần thực hiện công tác SV nội trú. Như vậy trong mỗi trường ĐH, Cao đẳng phòng (Ban) quản lý SV là đơn vị tham mưu cho Hiệu trưởng và tổ chức, chỉ đạo, thực hiện về công tác SV nội trú. 1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý sinh viên nội trú ở trường Đại học 1.5.1. Môi trường xã hội Trải qua gần 30 năm đổi mới, đất nước ta đã có nhiều thay đổi quan trọng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước có những thay đổi to lớn. Chính trị ổn định, kinh tế có những bước tăng trưởng nhất định, văn hóa xã hội có tiến bộ trên nhiều mặt, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện Điều kiện thuận lợi này tạo tiền đề cho sự phát triển của giáo dục và đào tạo. Đầu tư cho giáo dục không ngừng tăng lên. Chủ trương xã hội hóa giáo dục nhận được sự đồng tình, ủng hộ của toàn xã hội. Được sự quan tâm chăm lo của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội, điều kiện sống và học tập của SV không ngừng được cải thiện. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi kể trên, cũng tồn tại không ít những hạn chế có ảnh hưởng tiêu cực đến công tác giáo dục và đào tạo. Môi trường xã hội xuất hiện một loạt những tệ nạn nảy sinh: nạn cờ bạc, rượu chè, ma túy, mại dâm đã hình thành lối sống chạy theo đồng tiền khiến mối quan hệ gắn bó giữa những người thân trong gia đình, giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng với cá nhân ngày càng kém khăng khít, các cá nhân có xu hướng sống biệt lập, chỉ biết mình Điều đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến tầng lớp trẻ nói chung và SV nói riêng - những người đang trong giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách, do không được quan tâm đúng mức nên đã hình thành những suy nghĩ, hành động lệch chuẩn. Đất nước mở cửa hội nhập kéo theo những biến động về hệ thống các giá trị truyền thống về đạo đức, về bản sắc văn hóa với sự du nhập của nhiều thang giá trị và nhiều luồng văn hóa. Thanh niên nói chung và SV nói riêng dễ bị choáng ngợp trước những điều mới lạ, khó xác định được đâu là những
  29. 29 tinh hoa văn hóa cần phải tiếp thu và với sức đề kháng còn yếu khiến những luồng văn hóa ngoại lai rất dễ xâm nhập. Toàn bộ môi trường xã hội trên với những mặt tích cực và tiêu cực của nó đang từng ngày từng giờ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới SV nói chung và SV nội trú nói riêng. Vì vậy mục tiêu của các nhà quản lý là phải làm sao hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực để SV chuyên tâm vào công việc học tập và rèn luyện vì mục tiêu giáo dục của đất nước. 1.5.2. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Trong bối cảnh kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, đất nước mở cửa, hội nhập với thế giới, sự nghiệp giáo dục cũng đang đổi mới mạnh mẽ. Đảng và Nhà nước đã dành cho giáo dục nhiều sự quan tâm đặc biệt. Chỉ thị 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện phát huy nguồn lực con người” 1, tr. 1. Giáo dục và đào tạo là vấn đề then chốt của xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành trung ương khóa IX (2002) khẳng định “Muốn tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững” [12, tr. 50]. Đại hội X của Đảng (2006) tiếp tục chỉ rõ nhiệm vụ: “Bồi dưỡng các giá trị văn hoá trong thanh niên, học sinh, sinh viên, đặc biệt là lý tưởng sống, lối sống, năng lực trí tuệ, đạo đức và bản lĩnh con người Việt Nam” [13, tr. 106]. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) chỉ rõ: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây
  30. 30 dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân học tập suốt đời” [14, tr. 77]. Nhà nước đã cụ thể hóa quan điểm của Đảng về giáo dục bằng hệ thống các chính sách theo hướng ưu tiên, tạo môi trường thuận lợi cho giáo dục phát triển. Các chính sách này tập trung vào các vấn đề như chính sách đầu tư, học phí và phát triển hệ thống, mạng lưới các Trường lớp, các chính sách đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng dân tộc và các vùng khó khăn; đổi mới giáo dục toàn diện từ nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống Trường lớp và hệ thống quản lý giáo dục, chính sách đối với giáo viên và người học; cải tiến cơ chế phối hợp giữa Nhà trường, gia đình và xã hội; thực hiện cải cách hành chính, hợp tác quốc tế trong giáo dục. Đặc biệt chủ trương xã hội hóa giáo dục đã khuyến khích, huy động các cộng đồng, các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước cùng chung tay sự nghiệp giáo dục. Liên quan đến SV và SV nội trú nói riêng, chính sách của Nhà nước về học bổng, học phí, tín dụng đào tạo, hỗ trợ SV tạo việc làm, các chính sách khuyến khích SV học tập và nghiên cứu khoa học là những chính sách thiết thực đã có tác động tích cực đến cuộc sống của SV. Nhìn chung những chính sách này đã thực sự tạo ra môi trường thuận lợi cho SV học tập. Tuy nhiên, xét trên tổng thể, hệ thống chính sách này vẫn chưa tạo ra bước đột phá trong việc góp phần giải quyết mâu thuẫn lớn của giáo dục hiện nay giữa một bên là yêu cầu cao về phát triển quy mô và nâng cao chất lượng và một bên là điều kiện còn hạn hẹp về nguồn lực. Xét trong phạm vi liên quan đến SV nói chung và SV nội trú nói riêng, chính sách của Nhà nước còn thiếu và yếu. SV còn gặp nhiều khó khăn trong môi trường sống và học tập của mình hiện nay.
  31. 31 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 SV là nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Để đạt được mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp, hoàn thành bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đòi hỏi công tác QLSV trong các Trường ĐH, Cao đẳng cần được coi trọng, được phối hợp triển khai thực hiện một cách khoa học, nghiêm túc. Việc nâng cao chất lượng công tác QLSV là một yêu cầu thiết thực, là vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Thông qua việc tìm hiểu sơ lược về vấn đề nghiên cứu các khái niệm cơ bản, vị trí, vai trò, nội dung của công tác QLSV và các chủ thể liên quan, các yêu cầu của công tác QLSV trong bối cảnh hiện nay, đã cho thấy một cơ sở lý luận về công tác QLSV.
  32. 32 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM 2.1. Khái quát về Trường Đại học Hàng hải Việt Nam 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển, truyền thống, thành tích đạt được, tầm nhìn sứ mệnh 2.1.1.1. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển Ngày 01/4/1956, Trường sơ cấp Lái tàu được thành lập tại Nhà máy nước đá, đường Cù Chính Lan Thành phố Hải Phòng (nay là trụ sở của Công ty vận tải thủy số 3). Ngày 01/7/1956, tại số 5 Bến Bính, Hải Phòng, Trường sơ cấp Máy tàu được thành lập. Đầu năm 1957, sáp nhập Trường Sơ cấp Lái tàu và Trường Sơ cấp Máy tàu thành Trường Sơ cấp Hàng hải, trụ sở tại số 5 Bến Bính, Hải Phòng. Tháng 5/1962, Trường về tiếp quản Trường Học sinh Miền Nam số 19 và 21 ở Cầu Rào. Tháng 1/1963, Trường đón đoàn chuyên gia Liên Xô gồm 4 người thuộc các chuyên ngành: Kinh tế vận tải, Hàng hải, Máy tàu, Điện tàu thủy sang giúp về bồi dưỡng giáo viên và xây dựng mục tiêu đào tạo. Năm 1965, Trường sơ tán về các xã ngoại thành thuộc Huyện Tiên Lãng, Hải Phòng. Thời kỳ này, Trường thành lập Ban Vỏ tàu thủy, mở thêm lớp Sơ cấp Thương vụ, Sơ cấp Hàng giang học 18 tháng, mở thí điểm lớp ĐH Tại chức các ngành Hàng hải như: Lái tàu, Máy tàu, Điện tàu thủy (gọi là lớp ĐH Chống Mỹ). Đến năm 1966, chính thức thành lập Khoa ĐH Hàng hải tại huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Năm 1968, Nhà trường mở thêm lớp đào tạo giáo viên ngành Hàn tàu. Năm 1970, hợp nhất các tổ Vỏ tàu, Hàn tàu, Sửa chữa máy thành Ban Cơ khí thủy. Từ năm 1971 đến năm 1975, Trường chuyển về số 338 Lạch Tray (Cầu Rào) chuẩn bị cho bước phát triển mới. Năm 1973, Trường được Chính phủ giao đào tạo 10 ngành học. Tháng 01/1973, Bộ Giao thông vận tải giao nhiệm vụ cho Trường Hàng hải Việt Nam đón các ngành học thuộc Khoa Hàng hải từ Phân hiệu Đại học Giao thông đường thủy về, chiêu sinh khóa mới, chuẩn bị thành lập Trường ĐH Hàng hải. Tháng 4 năm 1974 các ngành thuộc khoa Hàng hải từ Phân hiệu đã
  33. 33 được bàn giao xong. Trường Hàng hải chuyển từ nơi sơ tán về số 338 Lạch Tray, Hải Phòng. Tháng 8/1989, Bộ Giao thông vận tải chuẩn y mục tiêu, chương trình, nội dung đào tạo các ngành học của Trường gồm: 10 ngành ĐH 5 năm, 01 ngành ĐH 4 năm và 2 ngành Trung học đào tạo 3 năm. Tháng 9/1992, Nhà trường được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho mở đào tạo Cao học các ngành Bảo đảm an toàn Hàng hải, Thiết bị năng lượng tàu thuyền, Điện tàu thủy, Đóng tàu, Xây dựng công trình thủy, Kinh tế vận tải thuỷ Năm 1998, Nhà trường mở thêm 3 ngành đào tạo hệ ĐH: Điện tự động công nghiệp, Kinh tế ngoại thương, Xây dựng dân dụng và công nghiệp. Ngày 03 tháng 7 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1056/QĐ-TTg về việc đổi tên Trường Đại học Hàng hải thành Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. 2.1.1.2. Truyền thống Khi những tên lính xâm lược Pháp cuối cùng vừa rút khỏi Thành phố Cảng Hải Phòng, ngày 1/4/1956, Trường Sơ cấp Lái tàu được thành lập, trải qua hơn 55 năm vừa xây dựng vừa phát triển, từ sơ cấp, lên trung cấp, rồi trở thành Trường ĐHHHVN. Trường đã đào tạo gần 60.000 cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý kinh tế, sỹ quan thuyền viên, đóng góp sức mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong giai đoạn đổi mới, Trường tiếp tục đi tiên phong trong hội nhập quốc tế, trong đào tạo huấn luyện hàng hải, góp phần khẳng định tên tuổi, thương hiệu của Hàng Hải Việt Nam trong nền kinh tế biển thế giới. Ghi nhận thành tích to lớn của Trường, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Trường (1956 - 2006), năm 2006, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã trao tặng Nhà trường danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, huân chương Hồ Chí Minh. Những năm gần đây, thực hiện chiến lược biển của Đảng, Đảng bộ Trường ĐHHHVN lãnh đạo Nhà trường Thi đua “dạy tốt, học tốt”, tiếp tục đổi mới, nâng cao nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong tình hình nhiệm vụ mới. Công tác Đào tạo ĐH: thực hiện nghiêm túc chỉ thị 269 - CT/CP của thủ tướng chính phủ về đổi mới công tác quản lý đào tạo ĐH, thực hiện công bằng và minh bạch trong tuyển sinh, từ năm học 2009 - 2010, Trường đã
  34. 34 tuyển được 5762 SV cho 20 ngành học gồm 3255 SV hệ chính quy, 2507 SV hệ vừa làm vừa học, nâng tổng số SV Trường đang đào tạo lên trên 26.000 SV. Trong đào tạo, Trường thực hiện cuộc vận động “Hai không”: nói không với tiêu cực trong thi cử, nói không với bệnh thành tích trong giáo dục, điều chỉnh mục tiêu, chương trình đào tạo của các ngành học cho phù hợp với yêu cầu xã hội và xu thế đổi mới của thế giới, hoàn chỉnh toàn bộ giáo trình bài giảng chi tiết cho gần 600 học phần, triển khai đào tạo theo học chế tín chỉ trong toàn Trường, tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy ĐH, xây dựng “chuẩn đầu ra” cho tất cả các ngành đào tạo, triển khai chương trình đào tạo tiên tiến và học bằng tiếng Anh ngành “Toàn cầu hóa và thương mại vận tải” với 45 SV, xây dựng phương án tuyển sinh theo 2 khối A và D thực hiện từ năm 2011. Trường đã hoàn thành đề cương chi tiết của 2 ngành Logistic và chuỗi cung ứng, Kỹ thuật cơ điện tử trình Bộ GD và ĐT phê duyệt để tuyển sinh vào năm 2011. Năm học 2009 - 2010, kết quả học tập của SV như sau: - SV học theo hệ niên chế: loại giỏi 0,66%, loại khá 10,8%, loại TB khá: 50,01%, loại TB 37,37%, yếu kém 1,16%. - SV học theo hệ tín chỉ, học kỳ 2 có kết quả: xuất sắc 0,28%, giỏi 2,16%, khá 16,84%, TB 19,33%, số SV phải học lại và thi lại theo quy chế đào tạo tín chỉ là 61,39%. (Nhà trường đang từng bước nâng cao chất lượng đào tạo cũng như nghiên cứu điều chỉnh quy chế cho phù hợp với đào tạo tín chỉ trong điều kiện thực tế). Năm học 2009 - 2010, nhiều SV tham gia dự thi OLYMPIC các môn học cấp Trường và cấp quốc gia, nhiều em đạt giải cao. Trường đã xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn quốc tế cho các ngành Điều khiển tàu biển, Máy tàu biển, Đóng tàu. Triển khai từng bước công tác đào tạo theo địa chỉ cho các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực do Trường đào tạo (tuyển được 261 SV). Tổ chức kiểm tra trình độ Tiếng Anh của toàn bộ SV theo yêu cầu Toeic nhằm giúp SV chuẩn bị tốt cho việc học và thi lấy chứng chỉ đạt chuẩn đầu ra về trình độ tiếng Anh, tổ chức thi và bồi dưỡng tiếng Anh cho giáo viên qua các đợt thi giảng dạy bằng tiếng Anh để chuẩn bị cho việc đào tạo SV quốc tế trong những năm tới. Công tác đào tạo Sau ĐH: Từ năm học 2009 - 2010, theo chủ trương
  35. 35 chung, Bộ GD và ĐT giao toàn bộ công tác đào tạo Sau ĐH về các Trường, Trường đã chủ động và tăng cường liên kết đào tạo thạc sỹ với các Trường : ĐH Liege (vương quốc Bỉ), ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội. Trường đã tuyển được 190 học viên cao học, 6 NCS, tổ chức bảo vệ thành công luận án TS cho nhiều NCS, tổ chức bảo vệ và trao bằng tốt nghiệp cho 129 thạc sỹ. Công tác quản lý đào tạo cao học được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy chế, nâng cao uy tín và chất lượng đào tạo cao học của Trường. Công tác Huấn luyện Sỹ quan Hàng hải: Năm học 2009 - 2010, Trường đào tạo 4 lớp Sỹ quan Quản lý Boong, Máy, với 357 học viên và 4 lớp Sỹ quan Vận hành Boong, Máy với 391 học viên Đổi, gia hạn và cấp chứng chỉ cho 5.000 lượt học viên về huấn luyện an toàn cơ bản, huấn luyện nghiệp vụ, tổ chức đào tạo các lớp hoa tiêu cơ bản tại Thành phố Hải phòng và Thành phố Hồ Chí Minh. Các lớp đào tạo, huấn luyện đều được cập nhật kiến thức mới, hiện đại, phù hợp với yêu cầu của Tổ chức Hàng hải thế giới, yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: là một Trường ĐH có bề dày về thành tích NCKH, những năm qua Trường ĐH Hàng Hải đặc biệt chú trọng tới NCKH, chuyển giao công nghệ, xây dựng các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, chú ý tới sản xuất các sản phẩm mang thương hiệu ĐHHHVN (VIMARU). Năm học 2009 - 2010, Trường thực hiện 15 đề tài NCKH, tiêu chuẩn và chương trình mục tiêu cấp Bộ với kinh phí trên 5 tỷ đồng, nghiệm thu 91 đề tài NCKH cấp Trường (có 61 đề tài xuất sắc, 30 đề tài khá) đã trao giải thưởng hàng năm “Neptune” (Thần biển) cho 5 tập thể và 6 cá nhân có công trình đạt loại xuất sắc, đặc biệt Viện Khoa học Công nghệ Hàng hải của Trường đã bám sát các yêu cầu sản xuất, nghiên cứu chế tạo nhiều sản phẩm mang thương hiệu VIMARU, đã hoàn thành dự án cấp nhà nước: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất các thiết bị điện, tự động cho tàu thủy theo công nghệ khả trình” (đã nghiệm thu cấp cơ sở ),“Kiểm định phương án hạ thủy kho nổi chứa dầu FSO5 trọng tải 150.000 DWT”, “Lập phương án đưa kho nổi chứa dầu FSO5 trọng tải 150.000DWT từ Nam Triệu tới nơi khai thác dầu tại vùng biển phía nam” khẳng định tiềm năng và uy tín khoa học của các nhà khoa học ĐH
  36. 36 Hàng hải. Những năm học qua, Nhà trường định kỳ tổ chức Hội nghị KHCN Hàng hải với trên 100 báo cáo khoa học được công bố, nhiều công trình NCKH và chuyển giao công nghệ mang lại lợi nhuận cho Nhà trường, động viên mạnh mẽ phong trào NCKH, đặc biệt phong trào NCKH ứng dụng vào sản xuất của cán bộ, giảng viên. Công tác NCKH của SV cũng được triển khai rộng khắp từ các khoa, các Liên chi, các chi đoàn. Năm học 2009 - 2010, toàn Trường có 63 đề tài SV NCKH được nghiệm thu từ cấp khoa tới cấp Trường, nhiều đề tài được chọn dự thi toàn quốc, nhiều đề tài được trao giải khuyến khích điều đáng biểu dương là các em SV say mê với NCKH, đã xuất hiện nhiều CLB SV NCKH, nhiều nhà khoa học trẻ trong tương lai. Trường duy trì đều đặn hàng năm xuất bản 4 số Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng Hải, là diễn đàn trao đổi khoa học của các nhà khoa học, các giáo viên, có rất nhiều bài viết với giá trị khoa học, giá trị học thuật cao. Các khoa cũng xuất bản các nội san khoa học của mình với nhiều bài viết của giáo viên và SV. Trước yêu cầu to lớn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các ngành kinh tế biển, Đảng bộ Trường ĐHHHVN đang tập trung năng lực, trí tuệ lãnh đạo cán bộ giảng viên, SV thi đua “dạy tốt, học tốt”, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, xứng đáng với truyền thống hơn 55 năm xây dựng và phát triển của Nhà trường 2.1.1.3. Tầm nhìn sứ mệnh Trường ĐHHHVN phấn đấu trở thành ĐH Quốc gia Hàng hải Việt Nam, với các mục tiêu cụ thể như sau: - Trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao hàng đầu trong khu vực cho các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến kinh tế biển; Có đủ khả năng đào tạo đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ cao cho chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước; Tiến tới có khả năng thu hút được học viên từ các nước trong khu vực và thế giới, cũng như xuất khẩu giáo dục cho các nước trong khu vực. - Trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học, định hướng, chuyển giao và ứng dụng công nghệ đạt trình độ khu vực và thế giới; Có tầm ảnh hưởng
  37. 37 không chỉ trong nước mà cả ở khu vực Tiểu vùng sông Mê kông, các nước ASEAN và tiến tới có ảnh hưởng ở châu lục trong khoảng từ 7 đến 10 năm tới trong các lĩnh vực: Điều khiển tàu, Nghiên cứu phát triển máy tàu thủy, Quản lý đội tàu, Logistics và chuỗi cung ứng, Quản lý cảng, Thiết kế, đóng mới, sửa chữa tàu thủy và công trình nổi, Công trình biển và thềm lục địa, Bảo đảm an toàn hàng hải, Quản lý, bảo vệ môi trường thủy, Nghiên cứu biến đổi khí hậu và tác động của môi Trường. - Trở thành trung tâm hàng đầu khu vực và tiến tới tầm châu lục về định hướng, phát triển, thực nghiệm các công nghệ mới trong các lĩnh vực liên quan đến kinh tế biển và hải dương học phục vụ cho nhu cầu dân dụng và quân sự. Định hướng đổi mới quy mô và hình thức đào tạo. - Tăng số chuyên ngành đào tạo, số lượng SV các hệ, dự kiến quy mô đào tạo và đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong giai đoạn 2015 đến 2020 như sau: Bảng 2.1. Dự kiến quy mô đào tạo và đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu khoa học của Trường giai đoạn 2015 đến 2020 Quy mô Tổng số sinh viên Đội ngũ cán bộ tuyển sinh học viên chính quy giảng dạy, NCKH Giai đoạn Cao Cao GS, TSKH, ĐH NCS ĐH NCS ThS học học PGS TS Đến năm 6.050 720 41 18.000 1.500 36 49 125 465 2015 Đến năm 7.600 720 59 24.000 1.900 85 92 229 650 2020 - Đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị thực nghiệm, thực hành, đào tạo cán bộ để có đủ điều kiện áp dụng hệ thống đào tạo kết hợp: + “Trường - Xưởng” đối với các chuyên ngành kỹ thuật; + “Trường - Tàu huấn luyện” đối với các chuyên ngành hàng hải;
  38. 38 + “Trường - Doanh nghiệp” đối với các chuyên ngành kinh tế, quản lý. Định hướng đổi mới trọng tâm, phương thức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ (tiến tới có khả năng định hướng công nghệ chuyên ngành cho đất nước và khu vực). Các nội dung nghiên cứu trọng tâm (làm cơ sở để xây dựng các phòng, trung tâm thí nghiệm, thực nghiệm quốc gia) dự kiến: - Bảo vệ môi trường thuỷ, nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu. - Phát triển công nghệ đóng mới, sửa chữa tàu thuỷ, công trình biển và thềm lục địa. - Nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm động cơ tàu thuỷ (đặc biệt động cơ dùng nhiều loại nhiên liệu, nhiên liệu sinh học biofuel). - Logistics và chuỗi cung ứng. - Tự động điều khiển hàng hải. Định hướng đổi mới phương thức quản lý, kiểm định chất lượng: - Phân cấp mạnh trách nhiệm quản lý; định lượng hoá khối lượng công tác cho các đơn vị hành chính; giao quyền chủ động cho các Trường, khoa trực thuộc. - Xây dựng hoàn thiện hệ thống thanh tra, kiểm định, đánh giá chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và khối lượng/kết quả công tác của tất cả các đơn vị thành viên. Định hướng đổi mới cơ cấu tổ chức: Trong giai đoạn này, dự kiến sẽ xây dựng 5 TrườngĐH thuộc ĐH trọng điểm ngành. Các TrườngĐH được thành lập trên cơ sở các chuyên ngành chính của kinh tế biển gồm: - Học viện Hàng hải thành lập trên cơ sở các Khoa Điều khiển tàu biển, Máy tàu biển, một số ngành hàng hải khác, đồng thời mở rộng thêm một số ngành đào tạo mới, được xây dựng tại cơ sở mới ở xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thuỵ. - Trường ĐH Kinh tế được thành lập trên cơ sở Khoa Kinh tế Vận tải biển và một số ngành đào tạo mới, được xây dựng tại số 484 Lạch Tray (địa điểm hiện tại của Nhà trường).
  39. 39 - Trường ĐH Kỹ thuật tàu thủy được thành lập trên cơ sở Khoa Đóng tàu và mở rộng thêm một số ngành mới, được xây dựng tại cơ sở mới ở xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thuỵ. - Trường ĐH Kỹ thuật Công trình được thành lập trên cơ sở Khoa Công trình thuỷ, mở rộng thêm một số ngành đào tạo mới và được xây dựng tại cơ sở mới ở xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thuỵ. - Trường ĐH Kỹ thuật Điện - Điện tử được thành lập trên có sở Khoa Điện - Điện tử tàu biển và mở rộng thêm một số ngành đào tạo mới và được xây dựng tại cơ sở mới ở xã Đoàn Xá, huyện Kiến Thụy. - Trường cũng sẽ thành lập và nâng cấp một số Khoa, Trung tâm trên cơ sở các Ngành, Khoa hiện có như: + Khoa Công nghệ thông tin + Khoa Công nghệ môi trường + Trung tâm Giáo dục thể chất + Trung tâm Giáo dục quốc phòng Bên cạnh đó Trường cũng sẽ xây dựng một số trung tâm thực nghiệm quốc gia do các doanh nghiệp khoa học - công nghệ điều hành. Như vậy tổ chức hệ thống ĐH sẽ gồm các bộ phận chính yếu sau: - Các đơn vị quản lý hành chính. - Các Trường thành viên và khoa trực thuộc. - Các đơn vị thành viên đóng vai trò nguồn lực chung. - Các trung tâm đào tạo/huấn luyện chuyên ngành (hàng hải, logistics . . .). - Các doanh nghiệp thực tập/sản xuất (các chuyên ngành kỹ thuật). - Các phòng/trung tâm thí nghiệm/thực nghiệm quốc gia do các doanh nghiệp khoa học công nghệ vận hành. Các lĩnh vực cần đạt trọng tâm nghiên cứu/thực nghiệm trong thời gian tới gồm: Khoa học và công nghệ hàng hải; Công nghệ đóng tàu; Môi trường biển; Công trình biển và thềm lục địa. - Các doanh nghiệp, công ty liên doanh thuộc Trường.
  40. 40 2.1.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, hệ thống cơ sở vật chất 2.1.2.1. Vị trí, vai trò của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam Việt Nam là một quốc gia biển với 3.260 km đường bờ biển và trên 1.000.000 km2 lãnh hải, thềm lục địa tại một trong những vùng biển giàu tài nguyên và vận tải biển tấp nập nhất thế giới, có nguồn lợi chiến lược về an ninh - quốc phòng, năng lượng, khoáng sản, hải sản, vận tải biển, du lịch . . . Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế biển đối với đất nước, trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có chiến lược, quyết sách để phát triển kinh tế biển. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X (2007) “về Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020” khẳng định chiến lược tổng quát là: “Đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, đảm bảo vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu, mạnh”. Trường ĐHHHVN là cơ sở đào tạo ĐH lớn nhất trong ngành giao thông vận tải biển của cả nước với trên 25.000 học viên, SV đang theo học 20 chuyên ngành ĐH, 6 chuyên ngành cao học, 3 chuyên ngành nghiên cứu sinh thuộc các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến kinh tế biển. 2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ Trường ĐHHHVN (với tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM MARITIME UNIVERSITY, viết tắt VIMARU) có chức năng, nhiệm vụ được ban hành theo Quyết định số 2624/QĐ-TC ngày 7 tháng 7 năm 1976 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải. Theo đó, Trường ĐHHHVN chịu trách nhiệm đào tạo và huấn luyện như sau: - Bậc Tiến sỹ: 03 chuyên ngành - Bậc Thạc sỹ: 08 chuyên ngành - Bậc ĐH: 21 chuyên ngành thuộc 8 khoa chuyên môn. - Huấn luyện và cập nhật kiến thức để thi lấy Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn các mức trách nhiệm vận hành và quản lý cho sỹ quan hàng hải hạng 1 và hạng 2 theo yêu cầu của Công ước Quốc tế STCW 78/95. - Huấn luyện và cấp chứng chỉ an toàn cơ bản và nâng cao cho thuyền
  41. 41 viên theo yêu cầu của Công ước Quốc tế STCW 78/95. - Huấn luyện và cấp chứng chỉ huấn luyện nghiệp vụ, huấn luyện đặc biệt cho thuyền viên Mô phỏng RADAR/ARPA, GMDSS, tàu dầu, tàu chở khí hóa lỏng, tàu chở hóa chất, tàu khách, tàu Ro - Ro - Đội ngũ cán bộ, giảng viên: Giảng viên: 650; Cán bộ quản lý: 250 Trong đó: Giáo sư/Phó Giáo sư: 16; Tiến sĩ/Tiến sĩ khoa học: 71; Thạc sĩ khoa học: 360 - Chuyên ngành đào tạo: + Bậc Tiến sĩ: 03 chuyên ngành: Kỹ thuật tàu thủy; Khai thác, bào trì tàu thủy; Tổ chức và quản lý vận tải + Bậc Thạc sỹ: 08 chuyên ngành: Kỹ thuật tàu thủy; Khai thác, bảo trì tàu thủy; Tự động hóa; Bảo đảm an toàn hàng hải; Tổ chức và quản lý vận tải; Xây dựng công trình thủy; Điều khiển tàu biển; Kỹ thuật điện tử. + Bậc ĐH: 21 chuyên ngành: Bảng 2.2. Các chuyên ngành đào tạo đại học của Nhà trường STT Mã Tên ngành đào tạo Danh hiệu trên Ký hiệu lớp ngành bằng TN 1. 101 Điều khiển tàu biển Kỹ sư ĐKT Navigation 2. 102 Khai thác máy tàu biển Kỹ sư MKT Marine Engieering 3. 103 Điện tự động tàu thủy Kỹ sư ĐTT Marina Electrical Engieering 4. 104 Điện tử viễn thông Kỹ sư ĐTV Electronics & Telecommunication 5. 105 Điện tự động công nghiệp Kỹ sư ĐTĐ Industrial Electical Engineering 6. 106 Máy tàu thủy Kỹ sư MTT Marine Mechanical Engineering 7. 107 Thiết kế tàu thủy Kỹ sư VTT Naval Architecture
  42. 42 8. 108 Đóng tàu thủy Kỹ sư ĐTA Shipbuilding Technology 9. 109 Máy nâng chuyển Kỹ sư MXD Handing anh Lifting Machinery 10. 110 Xây dựng công trình thủy Kỹ sư CTT Hydraulic Engineering 11. 111 Kỹ thuật an toàn hàng hải Kỹ sư BĐA Maritime Safety Engineering 12. 112 Xây dựng dân dụng và công nghiệp Kỹ sư XDD Civil anh Industrial Engineering 13. 113 Kỹ thuật cầu đường Kỹ sư KCĐ Road anh Bridge Engineering 14. 114 Công nghệ thông tin Kỹ sư CNT Information Technology 15. 115 Kỹ thuật môi trường Kỹ sư KMT Enviromental Engineering 16. 401 Kinh tế vận tải biển Cử nhân KTB Maritime Business 17. 402 Kinh tế ngoại thương Cử nhân KTN International Business 18. 403 Quản trị kinh doanh Cử nhân QKD Business Administration 19. 404 Quản trị tài chính kế toán Cử nhân QKT Accouting & Financial Management 20. 405 Quản trị kinh doanh bảo hiểm Cử nhân QBH Insurance Management 21. 406 Toàn cầu hóa & thương mại VTB Cử nhân GMA Global Studies & Maritime Affairs
  43. 43 2.1.3. Quy định của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam về công tác quản lý sinh viên Ngày 18/01/2008, Hiệu trưởng Trường ĐH Hàng hải ký ban hành Quyết định số 150/QĐ-ĐT&CTSV về về công tác quản lý sinh viên, trong đó hệ thống tổ chức, quản lý CTSV của Trường gồm có: - Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng và 01 Phó Hiệu trưởng phụ trách CTSV); - Phòng CTSV; - Các tổ chức Đoàn thể: Đoàn TNCS Hồ Chí Minh - Hội SV từ cấp chi đoàn đến cấp Trường; - Bộ phận CTSV tại các khoa: gồm 01 Phó Trưởng khoa phụ trách CTSV, 01 trợ lý CTSV, quản sinh chuyên trách, các giáo vụ khoa, cố vấn học tập (CVHT), ban cán sự lớp - đoàn - chi hội SV thuộc Khoa; - BQL KNT. Trách nhiệm của Hiệu trưởng 1. Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức quản lý các hoạt động của CTSV theo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đảm bảo công khai, minh bạch và dân chủ trong CTSV; quyết định các biện pháp thích hợp nhằm đưa CTSV vào nề nếp, đảm bảo cho SV thực hiện tốt và đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình; 2. Bảo đảm các điều kiện để phát huy vai trò của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội SV Việt Nam trong CTSV; chú trọng công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống cho SV; 3. Quyết định sự tham gia của SV mang tính chất đại diện cho Trường khi có sự huy động của địa phương, các cấp, ngành hoặc tổ chức khác; 4. Hiệu trưởng giao cho một Phó Hiệu trưởng giúp Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo, tổ chức và triển khai công tác quản lý và rèn luyện SV, giải quyết các công việc hàng ngày có liên quan đến công tác này. Đơn vị phụ trách và liên quan đến CTSV 1. Phòng CTSV là đơn vị tham mưu cho Ban giám hiệu về các chủ trương, biện pháp và kế hoạch tổ chức các hoạt động nhằm giáo dục toàn diện cho SV; giải quyết các thủ tục hành chính về CTSV, là cầu nối giữa Nhà trường và Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giao thông Vận tải và các khoa, BQL KNT, các tổ chức đoàn thể và các đơn vị liên quan về CTSV.
  44. 44 2. Tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội SV hoạt động theo điều lệ của tổ chức đoàn thể với bộ máy từ cấp cơ sở đến cấp Trường. Đoàn TN - Hội SV các cấp phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp trong việc tổ chức triển khai CTSV, đặc biệt trong công tác tổ chức các hoạt động phong trào nhằm định hướng, giáo dục chính trị, tư tưởng cho SV. 3. Các Khoa là đơn vị trực tiếp tổ chức triển khai và thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ cụ thể về CTSV. Trưởng Khoa chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng Nhà trường về việc chỉ đạo Bộ phận CTSV Khoa thực hiện nhiệm vụ theo trách nhiệm được phân cấp theo Quyết định số 154/QĐ-ĐHHH ngày 29 tháng 01 năm 2007. 4. BQL KNT là đơn vị tổ chức QLSV diện ở nội trú, tổ chức quản lý và rèn luyện SV khối ngành đi biển trong 02 năm đầu (hệ ĐH) và 01 năm đầu (hệ Cao đẳng). Trưởng BQL KNT chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về CTSV trong KNT và các hoạt động phối hợp khác với các đoàn thể, đơn vị trong Trường. Nhiệm vụ cụ thể của các đơn vị phụ trách và liên quan đến CTSV thực hiện theo Quyết định số 154/QĐ-ĐHHH ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường ĐH Hàng hải ban hành Quy định về phân cấp QLSV. Cố vấn học tập Cố vấn học tập trực tiếp điều hành lớp; chịu trách nhiệm QLSV của lớp (cả SV nội, ngoại trú); đánh giá rèn luyện của SV; giáo dục cho SV ý thức chính trị, ý thức về Trường, Khoa, lớp học; ý thức về nghề nghiệp và tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và rèn luyện. Quy trình công tác giáo viên chủ nhiệm - cố vấn học tập như sau: Bước 1: Khoa cập nhật danh sách SV, quy chế học tập và rèn luyện từ Phòng Đào tạo và phòng CTSV. Bước 2: GVCN tiếp nhận danh sách SV BM.09.01.CTSV, danh sách cán bộ lớp từ Khoa BM.09.02.CTSV và cập nhật quy chế về học tập và rèn luyện, lập danh sách điểm danh BM.09.04.CTSV. Bước 3: GVCN tổ chức sinh hoạt lớp theo biểu mẫu BM.09.06.CTSV với các nội dung: yêu cầu SV cung cấp địa chỉ, quê quán, SĐT liên lạc với gia đình và hòm thư điện tử BM.09.05.CTSV, tìm hiểu hoàn cảnh tâm tư nguyện vọng của SV, đồng thời hướng dẫn các quy chế về học tập và rèn luyện, giới
  45. 45 thiệu chương trình khung toàn bộ khóa học và phương pháp học tập theo học chế tín chỉ, GVCN kết hợp chặt chẽ với BCNK, QS, Đoàn thanh niên, Hội SV tổ chức hoạt động tập thể, theo dõi giám sát bằng nhiều hình thức, thông tin hai chiều với gia đình SV về kết quả học tập, về tình hình tư tưởng của SV để phối hợp giáo dục và rèn luyện Bước 4: GVCN đánh giá từng kỳ BM.09.07.CTSV; tổng kết năm học BM.09.08.CTSV; tổng hợp kết quả học tập và rèn luyện của từng kỳ BM.09.09.CTSV, tổng hợp kết quả học tập năm học và rèn luyện của năm học BM.09.10.CTSV; đánh giá rèn luyện của SV: Hướng dẫn cho SV tự đánh giá rèn luyện BM.09.11.CTSV, tổ chức xét hạnh kiểm cho từng SV trong lớp. Gửi báo cáo cho Khoa. Bước 5: Khoa tổng hợp các báo cáo của các GVCN gửi về Phòng CTSV và Phòng Đào tạo. Nhiệm vụ cụ thể của Cố vấn học tập thực hiện theo Quyết định số 154/QĐ - ĐHHH ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Hiệu trưởng Trường ĐH Hàng hải ban hành Quy định về phân cấp QLSV. Lớp khóa học và lớp học phần 1. Lớp khóa học được tổ chức bao gồm những SV cùng ngành học và khoá học, được duy trì ổn định trong cả khoá học. Đối với SV học theo học chế tín chỉ, ngoài việc sắp xếp vào lớp khóa học để tổ chức, quản lý về thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động đoàn thể, các hoạt động xã hội, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, những SV đăng ký cùng học một học phần được sắp xếp vào lớp học phần theo từng học kỳ. 2. Ban cán sự lớp khóa học gồm: a) Lớp trưởng và từ 1 đến 2 lớp phó do tập thể SV trong lớp bầu. Trưởng Khoa ra quyết định công nhận. Riêng học kỳ thứ nhất của khoá học, Trưởng Khoa chỉ định ban cán sự lớp tạm thời. Nhiệm kỳ ban cán sự lớp khóa học theo năm học. b) Nhiệm vụ của ban cán sự lớp khóa học: - Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện, các hoạt động sinh hoạt, đời sống và các hoạt động xã hội theo kế hoạch của Trường, khoa, phòng, ban;
  46. 46 - Đôn đốc SV trong lớp chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế về học tập, rèn luyện. Xây dựng nề nếp tự quản trong lớp; - Tổ chức, động viên giúp đỡ những SV gặp khó khăn trong học tập, rèn luyện. Thay mặt cho SV của lớp liên hệ với Cố vấn học tập và các giáo viên bộ môn; đề nghị các Khoa, Phòng CTSV, các đơn vị liên quan và ban Giám hiệu Nhà trường giải quyết những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của SV trong lớp; - Phối hợp chặt chẽ và thường xuyên với ban cán sự Đoàn TN, chi Hội SV trong hoạt động của lớp; - Báo cáo đầy đủ, chính xác tình hình học tập, rèn luyện theo định kỳ và những việc đột xuất của lớp với Khoa và Nhà trường theo yêu cầu kế hoạch. c) Quyền của ban cán sự lớp khóa học: Được ưu tiên cộng điểm khi xét học bổng, xét phân loại thi đua theo quy định tại Mục 1, Điều 18 của Quy chế này. 3. Ban cán sự lớp học phần gồm lớp trưởng và 01 lớp phó do giảng viên phụ trách giảng dạy học phần chỉ định. Ban cán sự lớp học phần có trách nhiệm báo cáo việc chấp hành nội quy, quy chế của SV trong lớp với khoa, phòng, ban liên quan khi có yêu cầu. Ban cán sự lớp học phần được ưu tiên cộng điểm vào điểm học phần theo quy định tại Mục 1, Điều 18 của Quy chế này. 2.2. Thực trạng chất lượng đào tạo ở Trường Đại học Hàng hải Việt Nam 2.2.1. Quy mô, số lượng Trường ĐHHHVN có sự gia tăng đáng kể về quy mô đào tạo và thực hiện tốt các chỉ tiêu hàng năm về số lượng. Sau đây là kết quả về số lượng đào tạo sinh viên của Nhà trường trong những năm gần đây:
  47. 47 Bảng 2.3. Kết quả về số lượng đào tạo sinh viên của Nhà trường trong 3 năm (2010 - 2013) Tổng Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình Yếu Năm học số SV SL % SL % SL % SL % SL % 2010- 11090 233 2.1 488 4.4 2196 19.8 2296 20.7 5877 53.0 2011 2011- 10730 74 0.7 419 3.93 2176 20.34 2457 22.87 5605 72.17 2012 2012- 11146 221 1.99 610 5.48 2394 21.49 2280 20.46 5643 50.60 2013 Bảng 2.4. Tổng hợp xét cảnh báo học tập của sinh viên Nhà trường năm học 2012 - 2013 CẢNH BÁO CẢNH BÁO CẢNH BÁO TỔNG MỨC 3 (Buộc MỨC 1 MỨC 2 CỘNG NĂM HỌC thôi học) TỔNG HỌC KỲ TỶ TỶ TỶ LỆ TỶ SL LỆ SL LỆ SL SL % LỆ % % % 2012- 1 11258 1018 9.04 370 3.29 131 1.16 1519 13.49 2013 2 11094 884 7.97 432 3.89 102 0.92 1418 12.78 Bảng 2.5. Tổng hợp về số sinh viên bị kỷ luật từ năm 2010 đến năm 2013 Lao động, rèn Khiển trách Cảnh cáo Buộc thôi học luyện 1 năm Năm học SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng SL Tỷ trọng (SV) (SV) (SV) (SV) (%) (%) (%) (%) 2010 - 2011 569 5,13 400 3,61 27 0,24 113 1,02 2011 - 2012 293 2,58 352 3,10 24 0,21 73 0,64 2012 - 2013 1642 16,31 817 8,12 12 0,12 484 4,81
  48. 48 2.2.2. Các hoạt động của sinh viên Nhà trường SV của Trường thường xuyên tham gia các hoạt động VHVN, TDTT và các hoạt động khác diễn ra trong Trường. Với tinh thần đoàn kết, tương trợ, cùng nhau tiến bộ, SV Trường ĐHHHVN ngày càng thể hiện năng lực, phẩm chất và sự năng động của bản thân trong bất kỳ một hoạt động nào diễn ra trong Nhà trường Các hội thi về thể thao như bóng đá, cầu lông, bóng chuyền, bơi, chạy, nhảy xa, kéo co đều thu hút đông đảo SV tham gia, bên cạnh đó các hoạt động văn nghệ như hội diễn văn nghệ cấp Trường, gala SV cấp khoa, các cuộc thi tiếng hát SV thành phố và toàn quốc đều nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các em SV. Ngoài ra các hoạt động nhân đạo từ thiện, tham gia điều tiết giao thông tại các khu vực ngã tư có đèn tín hiệu giao thông, các buổi truyền thông, tuyên truyền về tệ nạn xã hội, luật giao thông đường bộ, luật hàng hải và Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982. 2.3. Thực trạng công tác quản lý sinh viên ở Trường Đại học Hàng hải Việt Nam 2.3.1. Các văn bản pháp quy thực hiện quản lý sinh viên, sinh viên nội trú ở Trường Đại học Hàng hải Việt Nam - Quyết định số 153/2003/ QĐ - TTg ngày 30/07/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành “Điều lệ Trường ĐH”. - Quyết định số 1584/GD - ĐT ngày 27/07/1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế công tác học sinh, SV trong các Trường đào tạo. - Quyết định số 39/2000/QĐ - BGD & ĐT về việc, bổ sung, sửa đổi một số điểm trong quy chế công tác học sinh, SV trong các Trường đào tạo của Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo. - Quyết định số 08/2000/QĐ - BGD & ĐT ngày 30/03/2000 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nghiên cứu khoa học của SV trong các Trường ĐH và cao đẳng. - Thông tư liên tịch số 40/1998/TTLT - GD ĐT - BYT ngày 18/ 07/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ y tế hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế học sinh, SV. - Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, SV các Trường ĐH, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm theo quyết
  49. 49 định số 42/2002/QĐ - BGD &ĐT ngày 21/10/2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Quyết định số 25/2006/QĐ - BGD &ĐT ngày 26/06/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành quy chế đào tạo ĐH và cao đẳng hệ chính quy. - Quyết định số 41/2002/QĐ-BDĐT ngày 18 tháng 10 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung một số điểm trong quy chế công tác học sinh, SV nội trú trong các Trường ĐH, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ban hành kèm theo Quyết định 2137/GD-ĐT ngày ngày 28 tháng 6 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo. - Quyết định số 42/ 2007/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế HSSV các Trường ĐH, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp chính qui. - Quyết định số 48/ 2006/QĐ-BGDĐT ngày 25 tháng 10 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy định về việc xử lý người học có liên quan đến tệ nạn ma túy. -Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 6 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành Quy chế công tác học sinh, SV nội trú trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân. 2.3.2. Các quy định của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam về quản lý sinh biên nội trú. Hiệu trưởng Trường ĐHHHVN quy định chức năng của các đơn vị trong Nhà trường về công tác QLSV nội trú như sau: Điều 3. Quyền của sinh viên ở nội trú 1. Được yêu cầu BQL KNT thực hiện đúng các điều khoản của Hợp đồng nội trú đã ký. SV được nhận bàn giao chỗ ở tại KNT với trang thiết bị cá nhân theo quy định cùng với các trang thiết bị dùng chung: hệ thống điện, ánh sáng đã được ghi rõ trong Biên bản nhận bàn giao phòng ở (Mẫu BM4-NT). 2. Được sử dụng điện, nước và các trang thiết bị khác do BQL KNT cung cấp để phục vụ ăn ở, học tập và rèn luyện. Tiền điện, nước thanh toán theo thực tế sử dụng với mức giá quy định của Nhà trường. 3. Được quyền tham gia các hoạt động phục vụ đời sống văn hoá, tinh thần do Nhà trường, các đoàn thể và BQL KNT tổ chức.
  50. 50 4. Được quyền khiếu nại hoặc đề đạt nguyện vọng, yêu cầu đến Trưởng BQL KNT, các đơn vị thuộc Trường về những vấn đề liên quan đến SV nội trú. 5. Được khen thưởng nếu có thành tích đặc biệt trong công tác nội trú, trong các phong trào tại KNT do Nhà trường phát động. 6. Được quyền lao động giảm điểm phạt theo Quy chế CTSV hiện hành. Điều 4. Trách nhiệm chung của sinh viên nội trú 1. Làm các thủ tục đăng ký ở nội trú, đăng ký tạm trú, tạm vắng theo hướng dẫn của BQL KNT sau khi vào ở nội trú; đóng phí nội trú, tiền đặt cọc theo quy định. 2. Chấp hành nghiêm túc nội quy ra vào KNT; chấp hành giờ giấc học tập và sinh hoạt trong ngày từ 05h00’ đến 22h30’, giờ giấc ngủ nghỉ ban đêm từ 22h30’ đến 05h00’ sáng hôm sau. Trong thời gian ngủ nghỉ ban đêm: mọi SV phải giữ gìn trật tự; tắt ánh sáng điện dùng chung ở các phòng; chỉ sử dụng đèn bàn có chụp (nếu có nhu cầu làm việc riêng); tuyệt đối không gây ồn ào ảnh hưởng tới mọi người xung quanh. 3. Có nhiệm vụ tham gia trực đảm bảo an ninh chung, trực nhà, lao động giữ gìn cảnh quan, vệ sinh chung theo kế hoạch của Nhà trường và BQL KNT; tích cực phòng ngừa đấu tranh và tố giác tội phạm, đặc biệt là ăn cắp, ăn trộm tại KNT. 4. Quần áo, tư trang, đồ dùng cá nhân, sách vở phải để gọn gàng ngăn nắp đúng nơi quy định trong phòng ở. Việc tắm giặt, phơi quần áo, chăn màn đúng nơi quy định. 5. Xe đạp, xe máy và các vật dụng cồng kềnh phải để đúng nơi quy định theo hướng dẫn của BQL KNT. 6. Trong Trường hợp KNT chưa có phòng tiếp khách, nếu được sự đồng ý của Trưởng BQL KNT và các thành viên cùng phòng thì được tiếp khách trong phòng ở ngoài giờ tự tu. 7. Chỉ được tổ chức hội họp, sinh hoạt văn hoá văn nghệ đúng nơi quy định khi được phép của Trưởng BQL KNT. 8. Tích cực tham gia giải quyết các Trường hợp bất thường xảy ra trong KNT như: hoả hoạn, rủi ro
  51. 51 9. Nộp phí nội trú, tiền điện và các phí quy định khác đầy đủ và đúng hạn. 10. Không tự ý sửa chữa, cải tạo phòng ở; không di chuyển trang thiết bị vật tư của KNT ra khỏi vị trí đã bố trí; có trách nhiệm đền bù những hư hỏng, mất mát do mình gây ra đối với các trang thiết bị của KNT; chủ động bảo quản tư trang và đồ đạc cá nhân. 11. Thực hiện yêu cầu của Trưởng BQL KNT về việc điều chuyển chỗ ở tại KNT trong Trường hợp cần thiết. Không chuyển nhượng hoặc cho thuê lại hợp đồng nội trú. 12. SV nội trú phải chịu sự giám sát, kiểm tra, di chuyển phù hợp với KNT, gửi tư trang đúng nơi quy định và bàn giao phòng ở trước khi về nghỉ Hè và nghỉ Tết cho BQL KNT để phục vụ bảo dưỡng, sửa chữa và các công tác khác của Nhà trường Điều 5. Những điều nghiêm cấm đối với sinh viên nội trú 1. Đi chơi đêm về khuya sau 22h30’ (riêng thứ Bảy và Chủ Nhật, được gia hạn đến 23h00’). Các Trường hợp SV về KNT sau giờ quy định, cán bộ BQL KNT và cán bộ Ban bảo vệ trực ca cần kiểm tra giấy tờ tuỳ thân hoặc thẻ SV còn giá trị và ghi vào Sổ trực ca trước khi cho phép SV vào KNT. 2. Tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí, pháo nổ, chất nổ, chất gây cháy, chất độc hại. 3. Tàng trữ, sử dụng dưới mọi hình thức các chất kích thích như thuốc phiện và các chế phẩm của nó; các loại nước uống có nồng độ cồn từ 12 độ trở lên. 4. Tàng trữ, lưu hành hoặc truyền bá phim ảnh, băng đĩa và các văn hoá phẩm có nội dung đồi trụy, kích thích bạo lực; các tài liệu chiến tranh tâm lý của địch hoặc các tài liệu tuyên truyền tà đạo trái phép và tham gia các tà đạo, tín ngưỡng, tôn giáo trái pháp luật. 5. Tổ chức hoặc tham gia đánh bài, đánh bạc, số đề, cá độ, mại dâm hoặc có quan hệ nam nữ bất chính dưới bất kỳ hình thức nào. 6. Gây gổ đánh nhau hoặc kích động đánh nhau, tổ chức băng nhóm, phe phái, tụ tập gây rối an ninh trật tự trong và ngoài KNT. Tổ chức đua xe hoặc cổ vũ đua xe trái phép dưới bất kỳ hình thức nào.
  52. 52 7. Có hành vi hủy hoại, trộm cắp tài sản của Nhà nước và Nhà trường, tài sản riêng của công dân hoặc cưỡng đoạt, cướp giật tài sản của công dân; sử dụng tài sản công không đúng mục đích. 8. Có hành động thiếu văn hoá, gây mất trật tự công cộng, gây ô nhiễm môi trường tại KNT; đun nấu ăn trong phòng ở; viết, vẽ bậy; dán tranh, ảnh, quảng cáo, áp phích lên tường phòng ở và khu công cộng khác. 9. Đưa người lạ vào ở trong phòng ở của mình mà không được sự đồng ý của Trưởng BQL KNT; tiếp khách trong phòng ngoài giờ quy định, đặc biệt là tiếp khách trong giờ tự tu buổi tối (từ sau 19h30’); che chắn phòng ở, giường ngủ làm mất mỹ quan hoặc nhằm mục đích không lành mạnh. 10. Đặt bát hương, thờ cúng trong phòng ở. 11. Có hành vi đe doạ cán bộ, công nhân viên, giảng viên Nhà trường Điều 6. Công tác rèn luyện đối với sinh viên diện nội trú bắt buộc SV năm thứ Nhất và năm thứ Hai thuộc 02 ngành Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu biển phải ở nội trú để rèn luyện theo chế độ riêng, cụ thể như sau: 1. Chấp hành nghiêm túc việc học tập, rèn luyện theo Khung thời gian biểu trong ngày cho SV các ngành đi biển (Phụ lục V), bắt đầu từ 05h00’ đến 22h30’ hàng ngày. 2. Mỗi tuần, thực hiện chế độ chạy dài 02 buổi sáng, cụ thể như sau: a. Thời gian: Ngành Điều khiển tàu biển: Thứ Ba + Thứ Năm Ngành Khai thác Máy tàu biển: Thứ Tư + Thứ Sáu b. Tuyến chạy: khoảng 1 - 2 km, cụ thể là: KNT→ Cầu Rào→ Giảng đường B (để điểm danh)→ về Khu NT. Các buổi sáng còn lại trong tuần, toàn bộ SV tập thể dục buổi sáng tại KNT (trừ sáng Thứ Bảy và Chủ Nhật). 3. Điểm danh, xếp hàng lên giảng đường hàng ngày: lớp học sáng từ 06h00’, lớp học chiều từ 11h20’ (trừ ngày thứ Hai dành cho sinh hoạt lớp và chào cờ định kỳ). 4. Mặc đồng phục theo đúng mẫu quy định, đội mũ kêpi, đi giầy da đen, đeo thẻ SV khi lên giảng đường hoặc làm việc với các đơn vị trong Nhà trường
  53. 53 5. Chấp hành chế độ báo động, điểm danh, kiểm tra định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Nhà trường 6. Thực hiện chế độ lao động, giữ gìn cảnh quan, môi trường KNT xanh, sạch, đẹp và văn minh theo kế hoạch của Nhà trường và BQL KNT. Điều 7. Quy trình, thủ tục đăng ký, gia hạn và chấm dứt nội trú Các SV làm thủ tục vào ở nội trú, chấm dứt nội trú có trách nhiệm liên hệ Văn phòng KNT để có sự chỉ dẫn hoặc mua các biểu mẫu cần thiết. Các quy trình và thủ tục cần thiết như sau: 1. Yêu cầu chung về phí nội trú và tiền đặt cọc nội trú Mức phí nội trú và mức tiền đặt cọc bảo đảm tài sản KNT (sau đây gọi là tiền đặt cọc) áp dụng cho mọi đối tượng SV nội trú và do Hiệu trưởng quy định cho từng năm học. Số tiền đặt cọc sẽ được Nhà trường thanh toán trả SV khi làm thủ tục chấm dứt nội trú, sau khi đã khấu trừ tài sản bị hư hỏng, thất thoát phải đền bù (nếu có). Phòng Tài vụ Nhà trường tổ chức thu phí nội trú theo học kỳ: thu một lần trước khi làm thủ tục đăng ký nội trú và phí nội trú được tính đến hết học kỳ hiện tại; thu một lần trong các học kỳ nội trú tiếp theo; thời gian mỗi học kỳ được tính 05 tháng (học kỳ I: tháng 8 - tháng 12; học kỳ II: tháng 1 - tháng 6). Thời hạn thu phí nội trú được quy định phải hoàn thành trước 30/10 cho học kỳ I, trước 30/03 cho học kỳ II. Căn cứ các mốc thời hạn trên, BQL KNT có trách nhiệm cung cấp danh sách, kiểm tra, đối chiếu với Phòng Tài vụ về số lượng SV nội trú và phí nội trú, đồng thời xử lý kỷ luật kịp thời các SV không chấp hành Quy chế. 2. Quy trình, thủ tục đăng ký ở nội trú a. Đối với sinh viên diện bắt buộc nội trú SV diện bắt buộc nội trú không phải làm thủ tục đăng ký ở nội trú. Sau khi làm thủ tục nhập học xong, SV chỉ cần mang “Phiếu nhập học” trong đó có ghi rõ phí nội trú đã nộp cho học kỳ I (do Bộ phận tiếp sinh đầu khoá của Trường đã cấp cho từng SV mới nhập Trường ) nộp về Văn phòng KNT. Văn phòng KNT có trách nhiệm cấp và hướng dẫn SV khai bản Kê khai hồ sơ cá nhân (Mẫu BM2-NT) và nộp lại, sau đó xếp SV vào phòng ở. Khi nhận bàn giao phòng ở, SV ký Biên bản nhận bàn giao phòng ở (Mẫu M4- NT) làm cơ sở theo dõi tài sản phòng ở từ ngày ký.