Luận án Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông

pdf 146 trang yendo 5920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_xuat_khau_lao_dong_cua_viet_nam_sang_thi_truong_trun.pdf

Nội dung text: Luận án Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông

  1. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh, thị trường lao động quốc tế ngày càng trở nên sôi động, việc mở cửa cho lao động nước ngoài và khuyến khích lao động trong nước ra nước ngoài làm việc đã trở thành một xu thế quốc tế phù hợp với quy luật phân công lại lao động thế giới. XKLĐ trên thế giới ngày nay đang gia tăng mạnh mẽ, sự di chuyển lao động từ nước này sang nước khác vì mục đích tìm kiếm việc làm đang diễn ra sôi động. Theo ước tính, hiện nay có khoảng gần 200 triệu người di cư trên thế giới, bình quân 35 người trên thế giới thì có một người sống và làm việc ngoài đất nước họ. XKLĐ đã là một bộ phận trong chính sách chính thức của chính phủ Việt Nam từ thập niên 1980, khi chính phủ bắt đầu gửi công nhân đến các quốc gia Đông Âu. Tuy nhiên, nó vẫn chưa đóng một vai trò quan trọng cho đến thập niên 1990. So sánh với những quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam gia nhập vào thị trường lao động châu Á và quốc tế khá muộn và vẫn chưa là nhà XKLĐ lớn trong khu vực. Chính sách XKLĐ của quốc gia được đánh dấu bởi ba làn sóng chính: Hai làn sóng đầu tiên hướng trực tiếp đến Đông Âu và khối Xô Viết, nhắm đến việc thanh toán phần nào những món nợ đang gia tăng của Việt Nam với những quốc gia này. Làn sóng thứ 3 bắt đầu từ năm 1994, với Đông Á trở thành điểm đến chính của công nhân làm việc theo hợp đồng. XKLĐ quốc tế đã gia tăng đáng kể từ cuối thập niên 1990, Đông Á và một số quốc gia Trung Đông là những điểm đến chính của lao động Việt Nam. Với thị trường Trung Đông, việc nhập khẩu lao động nước ngoài dường như là chìa khóa cho những hình thức toàn cầu hóa và khu vực hóa, điển hình như là nhằm mục đích thu hút đầu tư nước ngoài; bù đắp sự thiếu hụt nguồn lao động trong nước; góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế; tận dụng được nguồn lao động nước ngoài trẻ có hiệu suất lao động cao, tạo điều kiện thực hiện phân công lao động và tái cơ cấu nền kinh tế; đặc biệt có ý nghĩa đối với khu vực xuất khẩu dầu mỏ là việc nhập khẩu lao động sẽ giúp cho các nước này đảm bảo cân đối cán cân thương mại trong nền kinh tế. Trong xu thế khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều quốc gia trên thế giới lên kế hoạch giảm nhu cầu tiếp nhận lao động nhập cư và ban hành một số chính sách hỗ trợ lao động nước ngoài về nước trước hạn thì tại các nước Trung Đông, nhiều chủ sử dụng lao động vẫn có nhu cầu lớn nhận lao động nước ngoài vào làm việc. Việt Nam, với nguồn cung lao động lớn hơn cầu, tỷ lệ lao động thiếu việc làm cao, đẩy mạnh XKLĐ là một chủ trương của Đảng và Nhà nước, được coi là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho một bộ phận lao động, tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. Việt Nam hiện có khoảng 600.000 lao động làm việc tại hơn 40 quốc gia, vùng lãnh thổ. Mỗi năm, số tiền mà các lao động ngoài nước gửi về cho đất nước khoảng 2 tỷ USD. Trong thời gian qua, Việt Nam đã đẩy mạnh XKLĐ nhưng vẫn còn xuất khẩu được số lượng thấp so với các nước khác như Philippin, Pakistan Mặt khác, chúng ta vẫn chưa chiếm lĩnh được thị trường Trung Đông, một thị trường có nhu cầu nhập khẩu lao động lớn, bình dân, nhiều tiềm năng. Vấn đề đặt ra là: Thị trường lao động Trung Đông có nhu cầu nhập khẩu lao động cao và Việt Nam có cơ hội để đẩy mạnh XKLĐ vào thị trường này. 1
  2. Tìm hiểu thị trường lao động Trung Đông để từ đó xác định nhu cầu của thị trường này; đánh giá đúng thực trạng XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong thời gian qua và xây dựng quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong thời gian tới, góp phần phát triển XKLĐ của nước ta. Đây là một vấn đề mới, có tính chiến lược trong lĩnh vực XKLĐ của đất nước. Vì vậy, vấn đề: “Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông” được chọn làm đề tài luận án tiến sỹ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích: Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về XKLĐ Việt Nam sang thị trường Trung Đông, đối chiếu với thực trạng XKLĐ Việt Nam vào thị trường lao động Trung Đông thời gian qua, đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy mạnh XKLĐ Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ: (1) Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về XKLĐ; tìm hiểu về cung lao động, cầu lao động và các quy định lao động ở thị trường Trung Đông, tập trung vào các nước GCC. (2) Tìm hiểu kinh nghiệm XKLĐ của một số nước trong khu vực châu Á (3) Đánh giá thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Trung Đông những năm qua, phát hiện những vấn đề cấp thiết đối với XKLĐ Việt Nam sang thị trường Trung Đông hiện nay. (4) Dự báo về XKLĐ Việt Nam sang thị trường Trung Đông và đưa ra quan điểm, giải pháp đẩy mạnh XKLĐ Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Trung Đông phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận lao động Việt Nam và thông lệ quốc tế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Trung Đông phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật các nước khu vực Trung Đông tiếp nhận lao động Việt Nam và thông lệ quốc tế. Luận án tập trung nghiên cứu XKLĐ của Việt Nam sang nhóm nước giàu tài nguyên, thiếu nhân công của Trung Đông, đó là nhóm sáu nước vùng Vịnh (GCC): Baranh, Cô Oét, Ôman, Cata, Arập Xê út, Các Tiểu vương quốc Arập. Thời gian nghiên cứu chủ yếu từ năm 2000 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin; quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam để nghiên cứu XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Trung Đông. Đồng thời luận án vận dụng các phương pháp cụ thể trong nghiên cứu khoa học kinh tế như phân tích và tổng hợp, thống kê và so sánh; luận án tiếp cận các tài liệu chuyên sâu trong và ngoài nước, các công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu chuyên ngành về khu vực Trung Đông; kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học về XKLĐ trước đây để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án (1). Luận án đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về XKLĐ và xây dựng khái niệm về XKLĐ: XKLĐ là một hình thức kinh tế đối ngoại, trong đó các tổ chức kinh tế của một nước 2
  3. đưa lao động trong nước đi làm việc ở nước ngoài thông qua các hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu lao động, theo quy định của các nhà nước có liên quan, trên cơ sở đảm bảo lợi ích kinh tế của các bên và của người lao động. (2). Luận án làm rõ các đặc điểm của thị trường lao động Trung Đông, nhất là các nước vùng Vịnh, trên cơ sở phân tích cung, cầu lao động và các quy định về lao động của khu vực này. Luận án đã rút ra được nguyên nhân của việc nhập khẩu lao động ở các nước Trung Đông và đưa ra những yêu cầu đối với lao động khi nhập khẩu vào thị trường này. (3). Luận án phân tích, đánh giá thực trạng XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong thời gian qua, thông qua đó làm rõ những vấn đề đặt ra cần giải quyết cho XKLĐ Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong thời gian tới. (4). Luận án dự báo tình hình và xây dựng định hướng cho XKLĐ Việt Nam sang thị trường Trung Đông nói chung và XKLĐ Việt Nam sang các nước GCC nói riêng. Trên cơ sở đó, luận án xây dựng các nhóm giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh XKLĐ Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong thời gian tới. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Luận án đã góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn về XKLĐ Việt Nam sang TTTĐ; Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc giảng dạy học tập, nghiên cứu cũng như trong hoạch định các chính sách liên quan đến XKLĐ ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính của Luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Trung Đông. Chương 3: Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Trung Đông thời gian qua. Chương 4: Quan điểm, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong thời gian tới. 3
  4. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG Vấn đề “Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường Trung Đông” đã được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu ở các mức độ khác nhau. Luận án tổng quan các công trình nghiên cứu này theo từng nhóm: * Thứ nhất, nhóm những công trình bàn về di cư quốc tế và thị trường lao động quốc tế: - International migration: Facing the challenge (Di dân quốc tế: Đương đầu với thách thức), by Philip Martin and Jonas Widgren, Population Bulletin, Vol.57, No.1, March 2002. Đây là công bố tham khảo của Cục dân số. Vấn đề được bàn đến ở đây là sự đương đầu với thách thức về việc di dân quốc tế. Công trình đã dự báo: Người di cư có thể tăng trong thế kỷ 21, hầu hết dân cư ra đi từ các quốc gia chưa phát triển, di dân quốc tế chưa tới 3% dân số thế giới. - Asian female migrant workert require protection, says ILO (Theo ILO, nữ công nhân nhập cư Châu Á yêu cầu bảo vệ), By Chakravarthi Raghavan, TWN online. Theo một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế cho biết, hiện nay phụ nữ Châu Á với tốc độ phát triển nhanh về số công nhân nhập cư cần có sự bảo vệ đặc biệt, vì khi di dân thì họ không còn là công nhân của nước họ, họ dễ bị tổn thương vì các hình thức phân biệt đối xử, bị khai thác, và lạm dụng. Bản báo cáo cho thấy rằng việc Liên Hợp Quốc, các cơ quan chuyên môn như ILO và các tổ chức chính phủ và phi chính phủ đang tận dụng lợi thế trên để thể hiện mối quan tâm lao động phụ nữ di dân và đẩy mạnh hơn các hành động để bảo vệ những nhóm người dễ bị tổn thương này. - Migration in the Middle East and Mediterranean (Sự di cư ở vùng Trung Đông và Địa Trung Hải) by Martin Baldwin-Edwards, Mediterranean Migration Observatory, University Research Institute for Urban Environment and Humam Resources Panteion University Athens, Greece, September 2005 Vùng Địa Trung Hải và Trung Đông là vùng địa lý đặc biệt nhất của thế giới gắn với lực lượng lao động di cư. Công trình không đề cập đến ảnh hưởng tiêu cực của sự di cư và hoạt động những người tị nạn đến các quốc gia trong vùng lãnh thổ ấy mà xác định sự di cư ấy đã đem lại những lợi ích nhất định đối với các quốc gia đó. Công trình nghiên cứu mô hình di trú và xu hướng lịch sử ở vùng Trung Đông và Địa Trung Hải, mô tả lần lượt bản chất, xu hướng, hệ thống di cư và nghiên cứu các thông lệ tốt trong khu vực: Chính sách đối đầu với sự nhập cư trái phép, chính sách đối đầu với những người buôn bán trái phép, chính sách bảo vệ nhân quyền và lợi ích kinh tế của dân di cư, chính sách cho việc hợp nhất dài hạn của dân di cư, chính sách quản lý dân di cư tốt hơn và phát triển kinh tế. Như vậy những công trình bàn về di cư quốc tế và thị trường lao động quốc tế mà tác giả luận án đã tiếp cận ở trên đã bàn đến những thách thức của việc di dân quốc tế, lợi ích mà quá trình di cư mang lại cho các quốc gia vùng Địa Trung Hải và Trung Đông, bàn đến sự cần thiết phải bảo vệ công nhân nhập cư, sự quan tâm của Liên Hợp Quốc, tổ chức lao động quốc tế, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ đối với người lao động. Tuy nhiên những công 4
  5. trình này chưa bàn cụ thể đến các vấn đề cung cầu của thị trường lao động khu vực Trung Đông, những vấn đề này sẽ được tác giả giải quyết trong luận án. * Thứ hai, nhóm những công trình bàn về thị trường lao động ở Trung Đông: - Manpower and International Labor Migration in the Middle East and North Africa (Nhân lực và di cư lao động quốc tế khu vực Trung Đông và Nam Phi), Ismail Serageldin, James A. Socknat, Stace Birks, Bob Li, và Clive A. Sinclair, Published for The World Bank, Oxford University Press. Công trình này là bản tóm tắt các kết quả từ dự án nghiên cứu của Ngân hàng thế giới có tên là “Lao động nhập cư quốc tế và nhân lực ở khu vực Trung Đông và Nam Phi”. Các số liệu và các trích dẫn khác trong công trình được dựa trên các dự án nhân lực trong từng nước Ả rập, làm nên bộ phận trong dự án nghiên cứu di cư lao động của Ngân hàng thế giới và dự án nghiên cứu nhân lực ở Trung Đông, Nam Phi. Mục đích của nghiên cứu là hoạch định ra các dòng lao động di cư đến và di cư giữa các quốc gia trong khu vực Trung Đông và Nam Phi. - The Road Not Traveled Education Reform in the Middle East and North Africa (Con đường chưa đi. Cải cách giáo dục Trung Đông và Nam Phi), Mena development report, The World Bank. Các cá nhân và chính phủ đầu tư vào giáo dục, đều mong muốn thu được lợi suất cao hơn. Mỗi cá nhân quyết định việc học của mình đều phải cân nhắc đến sự lựa chọn nghề nghiệp và khoản tiền họ sẽ kiếm được khi làm việc. Chính phủ thì mong muốn có một đội ngũ lao động trí thức để góp phần làm tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao hơn và cải thiện nền sản xuất, mang đến một mức sống được cải thiện hơn. Tuy nhiên, sẽ không đạt được những mong muốn trên nếu thị trường lao động không thu hút được đội ngũ lao động tri thức và tạo điều kiện để họ phát huy kiến thức chuyên môn. Vì thế thị trường lao động khu vực Trung Đông và Nam Phi (MENA) đóng vai trò quan trọng đối với việc phát huy lợi suất giáo dục và sự phát triển của nền kinh tế của khu vực. - Unlocking the Eployment Potential in the Middle East and North Africa. Toward a Neww Social Contract (Hé mở tiềm lực việc làm khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Hướng đến một khế ước xã hội mới), Mena development report, The World Bank. Công trình làm rõ, trong hơn hai thập niên vừa qua, khu vực Trung Đông và Nam Phi (MENA) đối mặt với thách thức việc làm chưa từng thấy. Trong năm 2000, lực lượng lao động trong khu vực tổng cộng là 104 triệu, số lượng này ước tính sẽ đạt đến 146 triệu trước năm 2010 và 185 triệu trước năm 2020. Với mức tăng như trên, các nền kinh tế trong khu vực sẽ phải tạo ra 80 triệu việc làm mới trong hai thập niên tới. Với tỉ lệ thất nghiệp hiện nay khoảng 15%, nhiều mục tiêu tham vọng hơn được đề ra nhằm thu hút những lao động chưa có việc làm để bổ sung cho lao động mới vào nghề, điều này đòi hỏi phải tạo ra gần 100 triệu việc làm trước năm 2020, gấp đôi mức lao động trong hai thập niên đầu thế kỉ 21. Công trình cho rằng thách thức trên đòi hỏi có sự biến đổi trong xã hội và cấu trúc kinh tế khu vực MENA. MENA cần một mô hình phát triển mới dựa trên một khu vực tư nhân được tái hỗ trợ, sự hòa nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, và sự quản lý tốt nguồn tài nguyên dầu. Những người cầm lái việc tăng trưởng và tạo ra việc làm trong tương lai cần có sự tài trợ tốt hơn từ Chính phủ. Hơn nữa, sự biến đổi này cần phải có một khế ước xã hội mới. 5
  6. - Labour Migration in the United Arab Emirates (Sự di trú của lao động trong các nước Tiểu vương quốc Ả- rập thống nhất), Brigitte Suter,2005 Công trình giải thích tại sao công nhân di cư lại đến UAE. Mặt khác, công trình nghiên cứu cuộc sống và điều kiện làm việc của những công nhân di trú đó ở UAE. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng những công ước quốc tế để so sánh với thực tế trong UAE. - Managing Human Resources in the Middle East (Quản lý nguồn nhân lực ở Trung Đông), Pawan S. Budhwar and Kamel Mellahi. Công trình này trình bày các vấn đề liên quan đến quản lý nguồn nhân lực (HRM) trong mười bốn quốc gia của khu vực Trung Đông: Iran, Oman, UAE, Kuwait, Saudi Arabia, Qatar, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Ai Cập, Sudan, Tunisia, Angiêri và Marốc. - Labor Markets in the Middle East and North Africa (Thị trường lao động ở Trung Đông và Bắc Phi), by Christopher A. Pissarides the London school of Economics, Middle East and North Africa, No.5.-February 1993. Công trình này nghiên cứu thị trường lao động của các quốc gia ở vùng Trung Đông và Bắc Phi từ việc nghiên cứu các nước: Ai Cập, Jordan, Marốc và Algeria. Mục đích chính của việc nghiên cứu này là xác định nhu cầu lao động của khu vực, đưa ra những biện pháp giải quyết để thu hút lực lượng lao động nhằm đối phó với những khó khăn của thị trường lao động những năm 1980. - Knowledge dissemination in Arab countries (Sự phổ biến kiến thức ở các nước Ả- rập), Building a knowledge society, The Arab human evelopment report 2003, United Nations Development programme. Đây là chương 2 trong Báo cáo phát triển nhân lực ở Ả- rập năm 2003 . Công trình trình bày và phân tích quá trình phổ biến kiến thức ở các nước Ả -rập, xem xét vai trò và thực trạng nền giáo dục Ả- rập, nhất là chất lượng giáo dục. - Job creation in an era of high growth (Tạo công ăn việc làm trong thời đại tăng trưởng cao), 2007 Economic Developments and Prospects, Middle East and North Africa Region, The World bank. Công trình nghiên cứu vấn đề tạo công ăn việc làm trong thời đại tăng trưởng cao ở Trung Đông. Những nội dung được đề cập: Thứ nhất, nguồn lực lao động của Trung Đông và Bắc Phi đã thay đổi như thế nào trong vài năm vừa qua và điều đó liên quan như thế nào đến tình trạng việc làm và thất nghiệp? Thứ hai, sự tăng trưởng cao ảnh hưởng như thế nào đến tỉ lệ tạo ra việc làm và thất nghiệp? Thứ ba, việc làm được tạo ra ở lĩnh vực nào và cho những đối tượng nào? Thứ tư, trong môi trường tăng trưởng cao thì loại việc làm nào sẽ được tạo ra? Số lượng việc làm lớn không phải là mục tiêu dài hạn của khu vực này. Những việc làm được tạo ra phải là những việc làm tốt, ổn định trong thời gian dài, với triển vọng thu nhập ngày càng tăng. - Contractual Solutions for Migrant Labourers: The Case ò Domestic Workers in the Middle East (Những giải pháp bằng hợp đồng cho những lao động nhập cư: Trường hợp của những người làm giúp việc trong nhà tại Trung Đông), Gwenann S. Manseau. Bài báo bàn luận về những giải pháp bằng hợp đồng cho những lao động nhập cư giúp việc trong nhà tại Trung Đông.Từ những năm 1970 đã xuất hiện những người thực hiện công việc giúp việc trong nhà, chủ yếu từ Đông Nam Á, Nam Á hay Châu Phi, sống và làm việc trong những nước vùng Vịnh Ả-rập. Tác giả đã nêu lên một tổng quan ngắn gọn về hoàn cảnh 6
  7. lao động nhập cư trong Vịnh Ả-rập, những chi phí, những lợi ích đối với vùng này, và yêu cầu sự bình đẳng cho lao động giúp việc trong nhà. Tác giả đánh giá những vấn đề liên quan đến pháp luật để cho thấy việc bảo vệ lao động yếu kém của cả nước nhận lao động và nước gửi lao động đi. - Labou market participation among youth in the Middle East and North Africa and the special challenges faced by young women (Sự tham gia thị trường lao động trong thanh niên ở Trung Đông và Bắc Phi và những thách thức đặc biệt mà phụ nữ trẻ đang đối mặt) Tham gia hoạt động kinh tế là một trong số những nguyên tắc cơ bản và là cách bổ ích nhất mà thanh niên hòa nhập cộng đồng và đóng góp tích cực đối với sự phát triển của xã hội. Tác giả đã xác định những ràng buộc của thị trường lao động đối với thanh niên ở Trung Đông và Bắc Phi. Bên cạnh đó, tác giả còn tập trung vào những thách thức đặc biệt mà lực lượng lao động phụ nữ trẻ gặp phải khi tham gia thị trường lao động trong vùng. - Labour Shortages, Migration, and Segmentation: The Case of Saudi Labour Market (Sự thiếu hụt, nhập cư và phân hóa lao động: Tình cảnh của thị trường lao động Ảrập Xêút) Từ sự khai thác dầu được bắt đầu vào những năm 1930, Ảrập Xêút đã giáp mặt với sự thiếu lực lượng lao động, cả công nhân không lành nghề và lành nghề. Để ngăn chặn vấn đề này, đặc biệt những năm 1970 và 1980, chính sách lao động được định hướng là nhập khẩu lao động để đáp ứng nhu cầu lao động cho những dự án mới ở cả khu vực tư nhân lẫn những khu vực công cộng. Những công nhân nước ngoài bên cạnh những công nhân bản xứ, trở thành thành phần chính của lực lượng lao động ở nước này. Công trình này đã tập trung vào khảo sát những thay đổi trong những chính sách nhập cư ở Ảrập xêút những năm 1970 và 1990, giải thích những nguồn gốc của sự phân hóa trong thị trường lao động Ảrập Xêút. - Migrant construction workers facing pressure on wages and working conditions (Công nhân xây dựng làm việc ở nước ngoài gặp phải áp lực về tiền lương và hoàn cảnh làm việc), ILO Home> About the ILO> Media and public information> Press releases Bản báo cáo đã cho biết: Những biện pháp bảo vệ công nhân của nước xuất khẩu lao động là không hiệu quả, nước nhập khẩu lao động gặp nhiều khó khăn trong việc tự tìm ra cách làm cho những phần luật lao động liên quan đến lao động nước ngoài có hiệu lực. - Doing business in the Middle East (Làm kinh doanh ở Trung Đông), GB Magazine on Jul 2005 by Dan Matthews. Tác giả đã bàn đến những cơ hội kinh doanh ở Trung Đông: Du bai đang phát triển cực kì nhanh chóng, với một số lượng lớn khách sạn, trung tâm mua sắm mới và sắp tới là những hòn đảo nhân tạo xuất hiện trong một công trình kiến trúc; Ảrập Xêút, vòi dầu chính của thế giới, sản xuất hơn 9 triệu thùng dầu mỗi ngày, và đang có kế hoạch tăng sản phẩm lên 12 triệu thùng để cân nhắc tăng nhu cầu gas ở Châu Á và Hoa Kì - Challenges and Opportunities - The Population of the Middle East and North Africa (Cơ hội và thách thức - Dân cư ở Trung Đông và Bắc Phi), by Farzaneh Roudi- Fahimi and Mary Mederios Kent, Population Bulletin, Vol.62, No.2, June 2007. Công trình nghiên cứu về những cơ hội và thách thức trong vấn đề dân cư ở Trung Đông và Bắc Phi. Khu vực đang trải qua sự gia tăng trong dân số trẻ, điều đó đòi hỏi cần có những cơ hội mới trong giáo dục và việc làm. Công trình này là thành quả quan trọng của bà Roudi-Fahimi và những đồng nghiệp về các vấn đề dân số và sức khoẻ trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi, đặc biệt là, những bản tóm tắt chính sách được liệt kê ở trang 20. Tại tổ 7
  8. chức PRB, Lori S. Ashford, giám đốc kĩ thuật về thông tin chính sách, và Richard Skolnik, giám đốc những chương trình quốc tế, đã đưa ra những lời bình có giá trị về vấn đề này. - Population trends and challenges in the Middle East and North Africa (Xu hướng dân số và những vấn đề khó khăn ở Trung Đông và Bắc Phi), Population Reference Bureau. Đây là cuộc điều tra tổng quát xu hướng dân số của thế giới và những vấn đề khó khăn ở vùng Trung Đông và Bắc Phi (MENA) được Bộ tham vấn dân số thực hiện để phân tích tình hình dân số, môi trường, sức khỏe. Chính phủ MENA phải đối mặt với những thách thức như dự phòng nền tảng cần thiết cho sự gia tăng dân số thành thị, đầu tư nhà ở, cải thiện điều kiện vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ, nâng cao nền giáo dục và đào tạo ra nhiều việc làm - Labor market situation (Tình hình thị trường lao động), 2008 Overseas Labor market situation, Source: POLO and Philippine embassy reports. Báo cáo nêu tình hình thị trường lao động ở Trung Đông, châu Á, châu Đại Dương, châu Mỹ và châu Âu. Báo cáo nêu rõ Vùng Vịnh ở Trung Đông, cụ thể là: Xê-út Arabia, UAE, Cata, Cô oét, Baranh, và Ôman sẽ tiếp tục cung cấp cơ hội việc làm rộng lớn trong năm 2008 cho lao động nước ngoài trong việc xây dựng, y tế, du lịch, bán lẻ, năng lượng, kỹ sư và viễn thông, vận hành và bảo dưỡng, khách sạn, nhà hàng và các lĩnh vực CNTT - Middle East and North Africa Reform: Rooted in Economic and Political Ground (Cải cách tại Trung Đông và Bắc Phi: Cội rễ từ nền tảng kinh tế và chính trị), Economic Reform, Issue Paper, No. 0804 February 2008, Authors John D.Sullivan, Executive Director and Anna adgrodkiewicz, Clobal Program Officer. Những nội dung chính mà công trình đề cập đến: Chìa khóa dẫn tới những cải cách thành công tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA) được xây dựng bằng sự liên kết giữa sự cai quản dân chủ và nền kinh tế thị trường. Áp lực nhân khẩu, khu vực công thiếu hiệu quả, và sự cần thiết của việc đa dạng hóa nền kinh tế từ khu vực tư nhân là một trong những thử thách mà các quốc gia MENA phải đối mặt. Những cải cách có ý nghĩa đòi hỏi phải gỡ bỏ sự độc quyền của Nhà nước về sức mạnh chính trị và kinh tế. Các nhà cầm quyền MENA nên tập trung vào việc tạo môi trường cho khu vực tư nhân, làm cho kinh tế tăng trưởng bền vững và tạo ra nhiều việc làm cho nền kinh tế. - Is there a demand for IT professionals in Dubai? (Các chuyên gia công nghệ thông tin ở Dubai có việc làm hay không?), Posted on 27.11.2001, By Shanti Kalyaan in conversation with Sanjay Batheja, Career Counsellor, Jobs Online. Sanjay Batheja nhận thấy rằng hiện nay xu hướng Thương mại điện tử ở Dubai đang ngày một phát triển. Các công ty đều có nhu cầu tuyển dụng nhân viên, nhưng đó phải là những người giỏi nhất. Bằng cấp là thứ có tính thuyết phục nhất để chứng tỏ bạn là ứng cử viên sáng giá cho công việc mà bạn muốn làm.Từ kinh nghiệm của những người chủ thì bằng cấp cho phép họ biết rằng bạn có đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu mà họ đặt ra hay không, tuy nhiên, ngoài bằng cấp ra thì các ứng cử viên đòi hỏi cần phải có kinh nghiệm thực tế. - Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Trung Đông, PGS. TS Đỗ Đức Định chủ nhiệm đề tài, Đề tài cấp Bộ, Viện nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Hà Nội 2008. Công trình đi sâu tìm hiểu về đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, tình hình chính trị, xã hội, kinh tế ở khu vực này để hiểu hơn về một Trung Đông đầy tiềm năng nhưng cũng đầy bất ổn. Đây là một trong những nỗ lực đầu tiên ở Việt Nam tập trung tìm hiểu những vấn đề 8
  9. chính trị - kinh tế cơ bản của khu vực Trung Đông và mối quan hệ Việt Nam- Trung Đông nhằm tăng thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai phía, góp phần thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam và các nước Trung Đông. - Châu Phi và Trung Đông năm 2008 những vấn đề và sự kiện nổi bật, PGS. TS Đỗ Đức Định- TS Nguyễn Thanh Hiền, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009. Đây là báo cáo thường niên về châu Phi và Trung Đông. Công trình đã phác họa một bức tranh tổng thể về châu Phi và Trung Đông trong năm 2008 trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội - môi trường và quan hệ của toàn khu vực với Việt Nam. Công trình chỉ ra những đặc điểm riêng của tình hình khu vực này, đưa ra một số nhận xét và đánh giá về các sự kiện và diễn biến quan trọng, đồng thời ở một mức độ nhất định đã đưa ra một số dự báo về xu hướng phát triển của khu vực trong những năm tiếp theo. Khi bàn về thị trường lao động ở Trung Đông, các công trình khoa học đã nghiên cứu về điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực này; nghiên cứu về vấn đề quản lý nguồn nhân lực của khu vực Trung Đông; nghiên cứu các dòng lao động di cư đến và di cư giữa các quốc gia trong khu vực Trung Đông và Nam Phi; vấn đề tạo công ăn việc làm trong thời đại tăng trưởng cao ở Trung Đông; sự tham gia thị trường lao động trong thanh niên ở Trung Đông và Bắc Phi; cơ hội và thách thức trong vấn đề dân cư ở Trung Đông và Bắc Phi; những cơ hội việc làm của vùng Vịnh ở nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, các công trình cũng đã xác định vai trò của cải cách giáo dục đối với sự phát triển của thị trường lao động, vai trò của chính phủ đối với việc tạo việc làm cho người lao động. Các công trình này đều mới bàn đến thị trường lao động Trung Đông ở các góc độ khác nhau, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống về cung cầu lao động và các quy định của thị trường lao động nhằm cung cấp thông tin cho các nước xuất khẩu lao động vào Trung Đông. Trong luận án này, tác giả đã hệ thống các đặc điểm của thị trường sức lao động Trung Đông, phát hiện nhu cầu lao động ở đây để Việt Nam tham gia XKLĐ vào khu vực này. * Thứ ba, nhóm những công trình bàn về XKLĐ của Việt Nam và kinh nghiệm XKLĐ sang thị trường Trung Đông - Sổ tay thống kê thông tin thị trường lao động ở Việt Nam, PTS Nguyễn Lương Trào chủ biên, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 1999. Thông tin thị trường lao động là cơ sở rất quan trọng để thiết lập sự kiểm soát kinh tế vĩ mô. Nó cung cấp các cơ sở dữ liệu để xác định mức cung lao động, từ đó hình thành các chính sách về bố trí, phát triển nguồn nhân lực, về việc làm và nâng cao tay nghề, về các chính sách xã hội. Để thực hiện có hiệu quả việc quản lý vĩ mô các hoạt động của thị trường lao động cần phải có hệ thống cơ sở dư liệu và thông tin đầy đủ, thường xuyên. Công trình này đã nghiên cứu thị trường lao động nước ta, đưa ra những chỉ dẫn thông tin chính xác, kịp thời giúp cho quá trình nghiên cứu thị trường lao động nước ta hiệu quả hơn. - Thị trường lao động Việt Nam thực trạng và giải pháp, TS. Nguyễn Thị Thơm chủ biên, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội 2006. Thông qua những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường lao động, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, công trình giúp người đọc thấy được bức tranh toàn cảnh thị trường lao động nước ta; qua đó cùng tác giả suy ngẫm về những giải pháp nhằm phát triển đúng hướng, hiệu quả thị trường này. 9
  10. - Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt nam, TS. Nguyễn Hữu Cát chủ nhiệm đề tài, Đề tài KH- BĐ (2005- 24), Ban kinh tế trung ương, Hà Nội 2006. Đề tài tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về XKLĐ như di chuyển lao động, tính khách quan của XKLĐ, hiệu quả XKLĐ và các chỉ tiêu phản ánh XKLĐ của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế; chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về XKLĐ; kinh nghiệm của một số nước trong khu vực về XKLĐ có thể vận dụng vào Việt Nam; đánh giá hiệu quả của XKLĐ thời gian qua; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả XKLĐ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. - Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo nghề tiếp cận trình độ khu vực Đông Nam Á, TS. Trần Văn Xuyên chủ nhiệm đề tài, Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số CB 2006 - 04 - BS, Bộ lao động thương binh và xã hội, Trường Kỹ thuật - Công nghệ, Hà Nội 2008. Đề tài làm rõ cơ sở khoa học và thực tiễn để nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tiếp cận trình độ khu vực Đông Nam Á. Trên cơ sở đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đào tạo trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ, đề tài đề ra các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tiếp cận trình độ khu vực Đông Nam Á. - Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy về dạy nghề đáp ứng yêu cầu hội nhập, ThS. Đỗ Năng Khánh chủ nhiệm đề tài, Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số: CB2006 - 03 – BS, Bộ lao động thương binh và xã hội, Tổng cục dạy nghề, Hà Nội 2007. Đề tài nghiên cứu những căn cứ để xác định các nội dung hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề đáp ứng yêu cầu hội nhập; phân tích đánh giá các văn bản quy phạm pháp luật về dạy nghề liên quan đến hội nhập. Từ đó, đề tài đề xuất các văn bản cần xây dựng, sửa đổi, bổ sung trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; xây dựng lộ trình thực hiện và khuyến nghị các giải pháp tổ chức thực hiện. - Xây dựng cơ chế phát triển nguồn và sử dụng hiệu quả Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước, TS. Hoàng Kim Ngọc chủ nhiệm đề tài, Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số: CB 2007- 03 - 04, Bộ lao động thương binh và xã hội, Cục quản lý lao động ngoài nước, Hà Nội 2008. Đề tài làm rõ cơ sở khoa học xây dựng cơ chế phát triển nguồn và sử dụng hiệu quả quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; thực trạng hoạt động xuất khẩu lao động và hoạt động hỗ trợ xuất khẩu lao động. Từ đó đề tài hoàn thiện cơ chế chính sách và các giải pháp để phát triển nguồn và sử dụng hiệu quả quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước. - Nghiên cứu hoàn thiện văn bản pháp quy về lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập, CN. Đặng Đức San chủ nhiệm đề tài, Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số: CB2006 - 01 - BS, Bộ lao động thương binh và xã hội, Vụ Pháp chế, Hà Nội 2007. Đề tài nêu những căn cứ để xác định các nội dung hoàn thiện văn bản pháp quy về lao động đáp ứng yêu cầu hội nhập; phân tích đánh giá các văn bản pháp quy về lao động liên quan đến hội nhập. Từ đó đề tài đề xuất các văn bản cần sửa đổi, bổ sung trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hội nhập; xây dựng lộ trình và các giải pháp thực hiện. - Vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng của lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Thực trạng và giải pháp, KS. CNL Vũ Đình Toàn chủ nhiệm đề tài, Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số: CB2006 - 01- 04, Bộ lao động thương binh và xã hội, Cục quản lý lao động ngoài nước, Hà Nội 2006. 10
  11. Đề tài làm rõ cơ sở khoa học để bảo vệ quyền lợi chính đáng của lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài; nêu thực trạng công tác bảo vệ quyền lợi chính đáng của lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Từ đó khuyến nghị các giải pháp nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. - Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chế tài xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu lao động, CN Nguyễn Thanh Hòa chủ nhiệm đề tài, Đề tài khoa học cấp Bộ, Mã số: CB2006 – 07- BS, Bộ lao động thương binh và xã hội, Hà Nội 2007. Đề tài làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn để hình thành chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ. Từ đó đề tài định hướng và khuyến nghị các chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực XKLĐ. - Đẩy mạnh xuất khẩu lao động của nước ta trong giai đoạn hiện nay, Nguyễn Đình Thiện, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2000. Luận văn làm rõ sự cần thiết phải đẩy mạnh XKLĐ ở nước ta; tìm hiểu tình hình XKLĐ của một số nước như Philipin, Thái Lan, Bănglađét và phân tích tình hình XKLĐ ở nước ta qua hai giai đoạn 1980 - 1989 và 1990 đến nay. Từ đó luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh XKLĐ của Việt Nam trong thời gian tới. Như vậy, công trình này đã nghiên cứu về tình hình XKLĐ chung của Việt Nam, chưa đi sâu tìm hiểu về XKLĐ của Việt Nam vào thị trường Trung Đông. - Xuất khẩu lao động của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á - thực trạng và giải pháp, Lưu Văn Hưng, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2005. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động XKLĐ; làm rõ nhu cầu tuyển dụng LĐNN của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và phương hướng XKLĐ của Việt Nam sang các nước này; tìm ra một số nguyên nhân của thành công và hạn chế trong hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á, rút ra một số kinh nghiệm về hoạt động XKLĐ của Việt Nam. Từ đó luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế các phát sinh tiêu cực, đồng thời thúc đẩy hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang thị trường khu vực Đông Bắc Á phát triển trong thời gian tới. - Labour Export from Viet Nam: Issues of Policy and Practice (Xuất khẩu lao động từ Việt Nam: Những vấn đề về chính sách và thực tiễn), Dang Nguyen Anh, PhD, Paper for presentation at the 8th International Conference of Asia Pacific Migration, Research Network, Fuzhou, China, 25-29 May 2007. Mục đích chính của nghiên cứu này là tập trung vào các vấn đề nổi lên của chính sách và thực tiễn liên quan đến xuất khẩu lao động từ Việt Nam để có thể trợ giúp cho quá trình quản lý lao động di cư từ Việt Nam, sắp xếp nguồn nhân lực và lao động ở nước ngoài tốt hơn. Việc Việt Nam ngày càng mở cửa đã thúc đẩy sự xuất hiện của các dòng vốn nước ngoài, mặt khác, cũng đã mở ra nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam trong việc XKLĐ. Bàn về XKLĐ Việt Nam, các công trình khoa học đã làm rõ các vấn đề lý luận cơ bản về XKLĐ, bàn đến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về XKLĐ cũng như kinh nghiệm các nước trong khu vực về lĩnh vực này; đánh giá hiệu quả XKLĐ trong thời gian qua, đề ra các giải pháp trong thời gian tới. Các công trình nghiên cứu cũng đã bàn đến vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lao động, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật nhằm 11
  12. bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Tuy nhiên các công trình chỉ mới nghiên cứu chung về XKLĐ của Việt Nam hoặc XKLĐ Việt Nam sang một số thị trường Đông Bắc Á, chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể tình hình XKLĐ Việt Nam sang thị trường Trung Đông. Đây là vấn đề được tác giả tiếp tục nghiên cứu trong luận án. - Chính sách di cư quốc gia của Pakistan nhằm thúc đẩy di cư lao động và bảo vệ người lao động di cư, Bộ lao động, nguồn nhân lực và người Pakistan ở nước ngoài, Islamabad, 2008. Công trình đã khẳng định được sự đóng góp của người lao động di cư Pakistan và cộng đồng người lao động di cư Pakistan vào nền kinh tế quốc dân là rất quan trọng. Đó là nguồn kiều hối, đó là nguồn nhân lực, là sự thúc đẩy các hoạt động kinh tế thông qua tiêu dùng của người nhận kiều hối. Chính phủ Pakistan nhận thức được vai trò đó vì vậy đặc biệt chú trọng việc đảm bảo giá trị của người di cư cũng như bảo vệ các quyền cơ bản của họ. Công trình đã phân tích các các chính sách của Pakistan nhằm thúc đẩy di cư lao động và bảo vệ người lao động của họ. Để có tư liệu, cơ sở khoa học và thực tiễn, luận án đã tập trung nghiên cứu một số công trình trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề thị trường sức lao động Trung Đông và cơ hội XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Trung Đông. Luận án đã chia các công trình trên thành ba nhóm vấn đề: Thứ nhất, nhóm những công trình bàn về di cư quốc tế và thị trường lao động quốc tế; Thứ hai, nhóm những công trình bàn về thị trường lao động ở Trung Đông; Thứ ba, nhóm những công trình bàn về XKLĐ Việt Nam; Kinh nghiệm XKLĐ nói chung và XKLĐ sang thị trường Trung Đông nói riêng. Các công trình nghiên cứu trên đã góp phần làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Trung Đông. Nhiều vấn đề đã được luận giải và làm luận cứ khoa học trong việc vận dụng vào hoạt động thực tiễn, bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Với nhiều lý do khác nhau nên những công trình này chưa giải quyết toàn diện và đầy đủ các vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra. Việc nghiên cứu vấn đề XKLĐ của Việt Nam sang thị trường Trung Đông là vấn đề mới, quan trọng và cần thiết đối với thực tiễn Việt Nam. Như vậy, qua xem xét khái quát những công trình này, luận án đã xác định được những vấn đề mà các công trình đã nghiên cứu, những vấn đề đã nghiên cứu nhưng còn phải tiếp tục nghiên cứu và những vấn đề chưa được nghiên cứu; trên cơ sở đó, luận án xác định nội dung cần nghiên cứu tiếp theo. Như vậy luận án là một công trình khoa học độc lập, nghiên cứu đặc điểm thị trường lao động Trung Đông, nghiên cứu quá trình XKLĐ Việt Nam sang thị trường Trung Đông và đưa ra các quan điểm, giải pháp thúc đẩy XKLĐ Việt Nam sang thị trường Trung Đông trong thời gian tới. 12
  13. Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG ĐÔNG 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 2.1.1. Khái niệm xuất khẩu lao động Nước ta bắt đầu thực hiện XKLĐ vào những năm 1980 bằng quyết định 46/CP ngày 01/02/1980. Giai đoạn này chủ yếu là Việt Nam thực hiện cung cấp lao động, đáp ứng nhu cầu lao động bị thiếu hụt ở các nước tiếp nhận với hình thức Nhà nước tuyển chọn và trực tiếp đưa lao động ra nước ngoài. Mục đích của hoạt động này là đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề ở các nước tiếp nhận lao động trên tinh thần giúp đỡ, hợp tác hữu nghị, chưa chú trọng đến mục đích kinh tế nên được gọi là Hợp tác quốc tế về lao động. Từ đầu những năm 1990, cụm từ Đưa người lao động đi làm việc (có thời hạn) ở nước ngoài được dùng thay thế cụm từ Hợp tác quốc tế về lao động. Điều này đã đánh dấu sự thay đổi nhận thức về sức lao động và việc đưa lao động ra nước ngoài làm việc. Sức lao động đã được thừa nhận là một hàng hóa có thể trao đổi, mua bán trong và ngoài nước. Xuất khẩu lao động là thuật ngữ được sử dụng có ý nghĩa tương đương với cụm từ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Theo Đại từ điển kinh tế thị trường, “Xuất khẩu lao động là đưa sức lao động ra nước ngoài, bao gồm hai hình thức do Chính phủ tổ chức và xuất khẩu tự nhiên. Xuất khẩu lao động tạo ra thu nhập nhất định về ngoại tệ, có thể giải quyết một phần áp lực yêu cầu việc làm trong nước”. Tác giả Nguyễn Lương Trào đứng ở góc độ chuyên ngành kinh tế và tổ chức lao động lại cho rằng: "Việc tổ chức đưa lao động ra nước ngoài làm việc được nhà nước xem đó là một lĩnh vực hoạt động kinh tế hợp pháp và cho phép các tổ chức kinh tế (nhà nước hoặc tư nhân) thực hiện thì đó chính là hoạt động xuất khẩu lao động" [114, tr.5]. Khi xem XKLĐ là một hoạt động nghiệp vụ ngoại thương, tác giả Nguyễn Phúc Khanh đánh giá: "Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế đối ngoại đặc thù của một quốc gia, thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở hợp đồng có thời hạn, có tính chất pháp quy được thống nhất giữa quốc gia đưa và nhận lao động" [57, tr.10]. Nhìn nhận XKLĐ dưới góc độ quản lý kinh tế, tác giả Nguyễn Văn Tiến quan niệm: "Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế của một quốc gia, thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định, hợp đồng giữa các nhà nước, tổ chức kinh tế, pháp nhân, cá nhân của quốc gia xuất khẩu với các quốc gia nhập khẩu" [104, tr. 5]. Trong quá trình nghiên cứu của mình, tác giả Lưu Văn Hưng đã có cách nhìn nhận khái quát về vấn đề XKLĐ: Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế - xã hội đặc thù, thuộc lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế của một quốc gia nhằm thực hiện việc cung ứng hàng hóa sức lao động cho nhu cầu sử dụng ở nước ngoài theo các hình thức do nhà nước quy định. Đây là một hình thức giao dịch hàng hóa sức lao động trên thị trường lao động quốc tế, trong đó người chủ bán hàng hóa sức lao động cho người sử dụng ở nước ngoài thông qua các tổ chức môi giới trung gian của nhà nước hoặc tư nhân [54, tr.13]. Như vậy, mặc dù được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau nhưng khi nói đến XKLĐ là chúng ta nói đến những yếu tố cơ bản hình thành nên hoạt động này: Đó là hoạt 13
  14. động kinh tế của một quốc gia, đưa sức lao động ra nước ngoài làm việc theo các hình thức do Nhà nước quy định và mang lại lợi ích cho cả quốc gia xuất khẩu lẫn quốc gia nhập khẩu lao động. Từ đó, luận án xây dựng khái niệm XKLĐ: Xuất khẩu lao động là một hình thức kinh tế đối ngoại, trong đó các tổ chức kinh tế của một nước đưa lao động trong nước đi làm việc ở nước ngoài thông qua các hợp đồng kinh tế với đối tác nước ngoài có nhu cầu nhập khẩu lao động, theo quy định của các nhà nước có liên quan, trên cơ sở đảm bảo lợi ích kinh tế của các bên và của người lao động. Hoạt động XKLĐ khác cơ bản với hiện tượng di chuyển lao động. Di chuyển lao động là quá trình người lao động chuyển công việc hoặc nơi làm việc từ khu vực này sang khu vực khác (chẳng hạn từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, từ nông thôn sang thành thị), từ nước này sang nước khác, do có sự chênh lệch về thu nhập hoặc lý do khác. XKLĐ là một hoạt động kinh tế xã hội đặc thù thuộc lĩnh vực hợp tác kinh tế quốc tế của một quốc gia. Hoạt động XKLĐ thực hiện việc cung ứng hàng hóa sức lao động đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của nước ngoài theo các hình thức do nhà nước quy định. Đây là một hình thức giao dịch hàng hóa sức lao động trên thị trường lao động quốc tế. Thông qua các tổ chức môi giới trung gian của nhà nước hoặc tư nhân, người chủ bán hàng hóa sức lao động bán sức lao động cho người sử dụng lao động ở nước ngoài. Phạm vi hoạt động xuất khẩu lao động bao gồm một hệ thống từ việc khai thác, thăm dò thị trường, tổ chức đưa lao động đi, quản lý quá trình lao động làm việc ở nước ngoài cho đến khi lao động trở về nước. Hoạt động xuất khẩu lao động liên quan đến các khái niệm: Hợp đồng cung ứng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức sự nghiệp của nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam với nước ngoài về điều kiện, nghĩa vụ của các bên trong việc cung ứng và tiếp nhận lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài; Hợp đồng đưa người đi làm việc ở nước ngoài là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổ chức sự nghiệp của nhà nước, doanh nghiệp Việt Nam với người lao động về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa người lao động Việt Nam với người sử dụng lao động nước ngoài về việc làm, tiền công, điều kiện lao động và sinh hoạt, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động ở nước ngoài; Phí dịch vụ là khoản tiền mà người lao động trả cho doanh nghiệp, tổ chức để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Phí môi giới là khoản tiền doanh nghiệp, tổ chức hoặc người lao động trả cho bên môi giới để đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. 2.1.2. Tính khách quan của xuất khẩu lao động - Sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước là một trong những nguyên nhân khách quan cơ bản của hoạt động XKLĐ. Sự chênh lệch này đã phân chia thế giới tư bản thành nhóm nước giàu và nhóm nước nghèo với sự chênh lệch ngày càng tăng về mức sống. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, các nước trên thế giới đã có những cải tiến vượt bậc trong các lĩnh vực cơ khí hóa và tự động hóa. Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế được đẩy nhanh, nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả của nền kinh tế, tăng cường khả năng cạnh tranh của quốc gia, dẫn đến hiện tượng, ở nhiều ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế của một quốc gia nào đó, đôi khi chính lực lượng lao động của nước đó cũng không đáp ứng được mà phải sử dụng lao động từ nước ngoài. Bên cạnh đó, ở một số nước đang phát triển, 14
  15. chậm phát triển, nước nghèo nhưng đông dân, có mức tiền công lao động thấp, thường xuyên dư thừa lao động, lại nảy sinh nhu cầu cung ứng lao động cho những nước thiếu lao động. - Sự chênh lệch về mức tăng dân số tự nhiên giữa các nhóm nước và các nước cụ thể không giống nhau. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có ảnh hưởng rõ rệt đến tình hình biến động dân số và được coi là động lực phát triển dân số. Sự gia tăng dân số quá nhanh và sự phát triển dân số không hợp lí ở các nước đang phát triển đã và đang gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với kinh tế - xã hội và môi trường. Ngược lại, một số nước phát triển có tỉ suất gia tăng tự nhiên bằng 0 và âm, không đủ mức sinh thay thế nên đang vấp phải nhiều khó khăn do không đủ lao động cho phát triển sản xuất, tỉ lệ người già cao. Bên cạnh còn hiện tượng gia tăng cơ học. Con người không chỉ sinh sống trên một lãnh thổ cố định. Do những nguyên nhân và mục đích khác nhau, họ phải thay đổi nơi cư trú, di chuyển từ một đơn vị hành chính này sang một đơn vị hành chính khác, thay đổi chỗ ở thường xuyên trong một khoảng thời gian xác định. Gia tăng cơ học bao gồm hai bộ phận: Một là xuất cư, tức là những người rời khỏi nơi cư trú; hai là nhập cư, tức là những người đến nơi cư trú mới. Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là hiện tượng gia tăng cơ học. Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng cơ học không ảnh hưởng đến số dân, nhưng đối với từng khu vực, từng quốc gia và từng địa phương thì nhiều khi nó lại có ý nghĩa quan trọng, làm thay đổi số lượng dân cư, cơ cấu tuổi, giới và các hiện tượng kinh tế - xã hội. Sự gia tăng dân số là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, một vùng. Nó được thể hiện bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và tỉ suất gia tăng cơ học (tính bằng %). Mặc dù gia tăng dân số bao gồm hai bộ phận cấu thành, song động lực phát triển dân số vẫn là gia tăng tự nhiên. Sự chênh lệch về mức tăng dân số tự nhiên giữa các nhóm nước và các nước cụ thể không giống nhau chính là yếu tố khách quan cho hoạt động XKLĐ của các nước trên thế giới. - Quá trình toàn cầu hóa và hoạt động của các công ty xuyên quốc gia (TNCs). Toàn cầu hóa là một quá trình xã hội hóa ngày càng sâu sắc sự phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cùng với những mối quan hệ biện chứng của hai yếu tố này trên quy mô toàn cầu. Đó là một quá trình giao lưu và quốc tế hóa trên mọi lĩnh vực của đời sống con người và đời sống các quốc gia trong cộng đồng quốc tế mà toàn cầu hóa kinh tế ngày càng trở thành yếu tố quyết định trong quá trình giao lưu quốc tế. Toàn cầu hóa kinh tế làm cho hàng hóa, vốn, công nghệ và lao động lưu chuyển ra khỏi quốc gia ngày càng nhiều hơn, tự do hơn. Đây chính là phương thức giải quyết mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế làm cân đối cung - cầu những yếu tố đầu vào và đầu ra của sản xuất như vốn, công nghệ, quản lý, nhân công, hàng hóa, nhằm tối ưu hóa việc phân bố và sử dụng những yếu tố này trên phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hóa đã thúc đẩy mạnh mẽ sự di chuyển các dòng đầu tư và thương mại giữa các quốc gia, kéo theo sự di chuyển của người lao động. Quá trình này thúc đẩy người lao động có xu hướng di chuyển tới làm việc ở những nơi có thu nhập cao hơn, sức lao động được định giá cao hơn. Cùng với sự di chuyển của người lao động là sự tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp làm trung gian đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhà nước trực tiếp 15
  16. tham gia vào hoạt động này nhằm đảm bảo được quyền lợi của các bên tham gia và giữ trật tự an toàn xã hội. Hoạt động của các TNCs đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phân công lao động và quá trình tái cơ cấu kinh tế ở các quốc gia, nảy sinh nhu cầu trao đổi lao động giữa các nước. Cùng với quá trình tích tụ và tập trung tư bản để thực hiện sự bành trướng kinh tế của TNCs là việc tìm kiếm nguồn cung cấp các yếu tố đầu vào giá rẻ từ các nước khác, trong đó có sức lao động. Như vậy, một dòng di chuyển lao động giữa các nước được tạo ra, nhất là từ các nước nghèo, đông dân sang các nước giàu hơn. Bên cạnh đó quá trình tái cơ cấu TNCs ở các quốc gia, hình thành các chi nhánh, công ty con của TNCs để thực hiện chuyên môn hóa trong hệ thống sản xuất kinh doanh của TNCs cũng tạo ra các nhu cầu lao động khác nhau ở các nước khác nhau, thúc đẩy sự di chuyển lao động từ nước này sang nước khác. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác- Lênin và các nhà kinh tế khác đã phân tích thực tiễn một cách khoa học và kết luận: Cùng với sự phát triển của LLSX , tất yếu dẫn đến tăng trưởng và hoàn thiện phân công lao động xã hội. Sự tác động của tiến bộ kỹ thuật đã làm cho LLSX phát triển, đạt tới trình độ cao nhất trong lịch sử, vượt ra khỏi biên giới quốc gia; sản xuất lớn chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi mở rộng quan hệ phân công và hợp tác lao động không chỉ trong một nước mà còn giữa các nước. Bên cạnh đó, sự phát triển không đều về kinh tế, chính trị và xã hội, sự phân bố không đều về tài nguyên và dân cư đã làm cho không có quốc gia nào lại có đầy đủ, đồng bộ các yếu tố sản xuất. Một thị trường quốc tế về các yếu tố của sản xuất trong đó có thị trường sức lao động được hình thành. Nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài ở nhiều nước rất đa dạng về chủng loại, cơ cấu nghề nghiệp và trình độ. Hiện nay nhiều nước đã và đang đồng thời diễn ra hai quá trình ngược chiều nhau: vừa xuất khẩu lao động vừa nhập khẩu lao động. Tuy nhiên trong từng thời kỳ nhất định vẫn xuất hiện những khu vực có nhu cầu lớn về lao động nước ngoài tùy thuộc vào tình hình kinh tế và quan hệ cung - cầu cụ thể. 2.1.3. Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến xuất khẩu lao động 2.1.3.1. Sự quản lý của nhà nước Vai trò quản lý nhà nước quyết định sự ổn định và phát triển của XKLĐ. Nhà nước xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách về XKLĐ; Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nội dung chương trình, tài liệu bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng do nhà nước quy định. Đây là một vấn đề rất quan trọng đối với người lao động, trang bị cho người lao động hành trang đầy đủ để tham gia XKLĐ. Bên cạnh đó, nhà nước còn có nhiệm vụ tổ chức quản lý và chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác quản lý XKLĐ; tổ chức bộ máy quản lý XKLĐ; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ trong lĩnh vực XKLĐ đồng thời nghiên cứu tiến tới thực hiện quản lý người lao động xuất khẩu bằng mã số. Nhà nước có trách nhiệm trong việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực XKLĐ, trong việc đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Nhà nước tổ chức việc phát triển thị trường lao động ngoài nước; quy định khu vực, ngành, nghề và công việc mà người lao động không được đến làm việc ở nước ngoài nhằm hạn chế rủi ro cho người lao động. Mặt khác, nhà nước cung cấp thông tin về thị trường lao động ngoài nước cho các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp và người lao động; cấp, đổi, thu hồi giấy phép, thậm chí cả đình chỉ XKLĐ Quan trọng hơn, nhà nước còn kiểm tra, thanh 16
  17. tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong XKLĐ đồng thời giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong XKLĐ. Nhà nước tập trung quy hoạch mạng lưới doanh nghiệp có chức năng XKLĐ; xây dựng tiêu chí và quy trình kiểm định doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài; tập trung đầu tư xây dựng một số DN mạnh, có đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, có cơ sở đào tạo nghề cho người lao động theo tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường khả năng khai thác thị trường; chuẩn hóa các chức danh cán bộ quản lý trong DN, tăng cường đào tạo cán bộ làm công tác XKLĐ của địa phương, DN. Một vấn đề đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý nhà nước là cải tiến và tiếp tục phát triển mô hình liên kết giữa DN đưa người Việt Nam đi làm việc nước ngoài với các cấp chính quyền, đoàn thể ở địa phương trong công tác tuyển chọn, đào tạo người lao động; bảo đảm thông tin công khai, minh bạch về số lượng, tiêu chuẩn và chi phí của người lao động đối với từng thị trường; cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài; quản lý chặt chẽ hoạt động tuyển chọn lao động tại các địa phương, kịp thời phát hiện để ngăn ngừa và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong XKLĐ. 2.1.3.2. Năng lực của doanh nghiệp DN chủ động tìm kiếm và mở rộng thị trường, thiết lập các mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước, tìm kiếm thông tin, tuyển chọn, đào tạo, giáo dục định hướng, đưa lao động ra nước ngoài làm việc, bảo vệ người lao động ở nước ngoài và ngăn ngừa có hiệu quả tiêu cực phát sinh trong tất cả các khâu của quy trình XKLĐ. DNXKLĐ là cầu nối giữa nhu cầu tuyển dụng lao động của nước ngoài với nhu cầu XKLĐ trong nước. Các DNXKLĐ đủ năng lực và hoạt động một cách chuyên nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển bền vững hoạt động XKLĐ của quốc gia. DNXKLĐ thực hiện hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, chịu trách nhiệm tuyển chọn người lao động ở các địa phương, thỏa thuận với người lao động về việc ký quỹ, giới thiệu người bảo lãnh; yêu cầu người lao động hoặc người bảo lãnh bồi thường thiệt hại do người lao động gây ra. DN ký kết hợp đồng cung ứng lao động với nước ngoài, ký kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc nước ngoài với người lao động, ký kết hợp đồng bảo lãnh với người bảo lãnh trước khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài. DN có quyền khiếu nại, khởi kiện về các quyết định hoặc hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. DNXKLĐ có nghĩa vụ trực tiếp tuyển chọn người lao động và không được thu phí tuyển chọn người lao động. DN phải thông báo với SLĐTB & XH khi tuyển chọn lao động tại địa phương; định kỳ 6 tháng đến một năm DN phải báo cáo với SLĐTB & XH về kết quả tuyển chọn và số lượng người lao động đã được đưa đi làm việc ở nước ngoài. DN phối hợp với chính quyền địa phương thông báo, cung cấp thông tin cho người lao động về số lượng lao động xuất khẩu, tiêu chuẩn tuyển chọn và các điều kiện của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. DN có trách nhiệm tổ chức bồi dưỡng kiến thức, tổ chức hoặc liên kết với các cơ sở dạy nghề, các cơ sở đào tạo để tiến hành dạy nghề, dạy ngoại ngữ cho người lao động, đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu lao động. Chính DN tổ chức quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động mà DN chịu trách nhiệm đưa đi. Khi có các vấn đề phát sinh ở nước ngoài đối với người lao động như: người lao động bị chết, bị tai nạn lao động, tai nạn rủi ro, bị bệnh nghề nghiệp , DN sẽ phối hợp với nước ngoài để giải quyết. 17
  18. DN thường xuyên báo cáo và phối hợp với cơ quan lãnh sự của nước mình ở nước ngoài để quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động. DNXKLĐ có nghĩa vụ bồi thường theo quy định của pháp luật cho người lao động, người bảo lãnh những thiệt hại mà DN gây ra; thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người lao động; đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; đặc biệt, định kỳ hằng năm hoặc đột xuất Báo cáo với BLĐTB & XH về tình hình đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài [40, tr.105-106]. 2.1.3.3. Người lao động tham gia xuất khẩu lao động Người lao động khi tham gia XKLĐ có trách nhiệm giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình, đồng thời tôn trọng phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động, biết đoàn kết với người lao động của nước tiếp nhận lao động cũng như người lao động của các nước khác. Trước khi XKLĐ, người lao động chủ động, tích cực trong việc học nghề, học ngoại ngữ và tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến việc XKLĐ cũng như các quy định của nước tiếp nhận lao động. Việc bồi dưỡng kiến thức cần thiết trước khi đi làm việc ở nước ngoài là rất cần thiết, vì vậy, nhất thiết người lao động phải tham gia và thấm nhuần những kiến thức này. Một vấn đề rất quan trọng là người lao động cần tự giác tuân thủ pháp luật nước mình cũng như pháp luật của nước tiếp nhận lao động, phải làm việc đúng nơi quy định, thực hiện nghiêm túc nội quy nơi làm việc. Khi chấm dứt Hợp đồng lao động, người lao động cần trở về nước, phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật nước mình và pháp luật của nước tiếp nhận lao động. Nâng cao chất lượng người lao động tham gia XKLĐ sẽ đảm bảo được nguồn cung lao động xuất khẩu cả về chất lượng và số lượng, đồng thời nâng cao khả năng cạnh tranh của lao động xuất khẩu và DNXKLĐ, cao hơn nữa là năng lực cạnh tranh trong XKLĐ của quốc gia. Người lao động cần được đào tạo nghề và giáo dục định hướng. Quá trình này sẽ giúp người lao động nâng cao trình độ, thành thạo tay nghề, có vốn hiểu biết về xã hội phong phú, đáp ứng tốt các điều kiện tuyển dụng và có khả năng thích nghi tốt với môi trường sống và lao động ở nước ngoài. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa BLĐTB&XH, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ ngành chức năng, các cơ sở dạy nghề và các DNXKLĐ trong vấn đề nội dung, phương pháp giảng dạy, chất lượng và số lượng được đào tạo để nâng cao hiệu quả hoạt động đào tạo nguồn lao động xuất khẩu, phù hợp với nhu cầu sử dụng của các nước nhập khẩu lao động, giúp người lao động chủ động tiếp cận thị trường lao động ngoài nước. 2.1.4. Vai trò của xuất khẩu lao động XKLĐ có vai trò quan trọng đối với các nước hữu quan. Quá trình XKLĐ góp phần tăng cường hợp tác hữu nghị giữa nước XKLĐ và nước nhập khẩu lao động. Quá trình người lao động sống và tham gia lao động ở nước ngoài cùng với người dân bản địa là quá trình trao đổi, giao lưu phong tục tập quán, giao lưu giữa các nền văn hóa, tăng cường sự hiểu biết giữa các quốc gia. Đây chính là một điều kiện để mỗi nước giới thiệu, quảng bá về đất nước, con người của mình, tạo điều kiện duy trì và phát triển quan hệ nhiều mặt giữa các nước. 2.1.4.1. Vai trò của xuất khẩu lao động đối với nước xuất khẩu lao động - XKLĐ tạo điều kiện để toàn dụng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động: Giải quyết tình trạng thất nghiệp, tạo việc làm cho người lao động là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. XKLĐ ra nước ngoài đã mở ra cơ hội sử dụng số lao động thất 18
  19. nghiệp trong các quốc gia, là biện pháp tốt để góp phần giải quyết nguồn cung dư thừa ở các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Trong thời đại toàn cầu hóa, lao động di chuyển từ nước này sang nước khác đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến. Vấn đề lao động tuy không nhộn nhịp như vấn đề tư bản và công nghệ nhưng đó cũng là một yếu tố sản xuất ngày càng vượt biên giới quốc gia, tìm nơi có mức thù lao cao hơn. - XKLĐ làm tăng nguồn thu cho hộ gia đình và tăng thu nhập quốc gia: Đó chính là quá trình người lao động tham gia vào việc sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở nước ngoài, mang lại thu nhập cho bản thân, cho gia đình và làm gia tăng thu nhập quốc gia. Quá trình người lao động tăng nguồn thu cho hộ gia đình, có tiết kiệm sẽ làm tăng đầu tư tư nhân trong dài hạn, góp phần đầu tư, phát triển nền kinh tế. Đối với các quốc gia đang phát triển, XKLĐ đem lại nguồn thu nhập quan trọng cho đất nước thông qua các khoản kiều hối mà họ gửi về gia đình và khoản thuế mà họ đóng cho Chính phủ. Nhìn chung, nguồn thu nhập từ lao động xuất khẩu đã và đang đóng vai trò ngày càng lớn đối nhiều nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là trong vấn đề việc làm tăng nguồn tài chính để dáp ứng nhu cầu nhập khẩu, tăng nhu cầu tiêu dùng và đầu tư vào các thị trường trong nước. Theo Ngân hàng thế giới, lượng kiều hối do lao động xuất khẩu mang về cho các nước đang phát triển ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương đã gia tăng gấp đôi, lên tới hơn 43 tỷ USD. Riêng đối với các nước Nam Á, trong thời gian này, thu nhập từ XKLĐ đã tăng 67% và đạt 32 tỷ USD. - XKLĐ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Để đáp ứng yêu cầu các nước nhập khẩu lao động, trước khi tham gia XKLĐ, người lao động được đào tạo nghề, đào tạo ngoại ngữ, rèn luyện kỹ năng sống Trong quá trình lao động ở nước ngoài, người lao động lại được tiếp cận với kỹ thuật mới, với trình độ quản lý cao, được nâng cao trình độ tay nghề, được rèn luyện ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, được giao lưu với các nền văn hóa khác nhau và tạo nên một phong cách làm việc hiện đại cho bản thân Nhận thức của người lao động trong môi trường làm việc hiện đại sẽ được phát triển theo quy luật: “3I”(Imitation- Bắt chước, Initiative- Cải tiến, Innovation- Sáng tạo). Bởi vậy, XKLĐ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được gửi đi. Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng trong phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia nói chung, của một DN, đơn vị nói riêng. Khi lực lực lượng sản xuất phát triển thì nhân tố quyết định đến sự thành bại của một DN là chất lượng nguồn nhân lực được sử dụng, đặc biệt là lao động quản lý, kỹ thuật. Tuy nhiên, quá trình XKLĐ cũng mang lại những kết quả không mong muốn cho bản thân người lao động. Thứ nhất, đối với phụ nữ, khi họ tham gia XKLĐ, họ đã không thực hiện được đầy đủ thiên chức làm vợ, làm mẹ trong gia đình; Thứ hai, người lao động khi đi làm việc ở nước ngoài dễ bị phân biệt đối xử, gây tổn thương về tinh thần khi pháp luật nước sở tại thường bảo hộ quyền lợi cho công dân nước sở tại. Mặt khác, đối với người lao động có trình độ ngoại ngữ chưa tốt, hiểu biết pháp luật nước sở tại còn hạn chế thì không thể chấp hành đúng, cũng như không thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bản thân được. 2.1.4.2. Vai trò của xuất khẩu lao động đối với nước nhập khẩu lao động - Giải quyết tình trạng khan hiếm lao động trong nước: Đối với các quốc gia nhập khẩu lao động, xu hướng quốc tế hóa thị trường lao động đang giúp cho các công ty và DN ở những nước phát triển có điều kiện thuận lợi để tuyển dụng lao động từ nhiều nước khác nhau, chủ yếu là các nước đang phát triển và giảm nhẹ vấn đề thiếu nhân công ở các 19
  20. nước công nghiệp phát triển. XKLĐ bù đắp được sự thiếu hụt nguồn lao động trong nước, giảm áp lực thiếu lao động ở các ngành nghề khác nhau, đảm bảo cho hoạt động kinh tế được diễn ra bình thường, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo phân công lao động quốc tế. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới phải đối mặt với tình trạng khan hiếm lao động bởi nhiều lý do khác nhau: đó là vấn đề già hóa dân số, vấn đề tỷ lệ sinh đẻ thấp kéo dài, vấn đề một bộ phận người lao động không muốn làm việc Đối với những nước này, nhập khẩu lao động trở thành chính sách cần thiết, quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. - Giải quyết nhóm công việc có tính chất 3D: Đây là những công việc lao động được tiến hành trong môi trường nặng nhọc, khó khăn (difficult); dơ bẩn (dirty); độc hại, nguy hiểm (dangerous); không ổn định, thu nhập thấp Đối với nhóm các nước phát triển, người lao động bản địa đã có sự lựa chọn, tập trung vào các ngành nghề có thu nhập cao, làm việc nhàn hạ; còn đối với các ngành nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì dần chuyển sang cho lao động nhập khẩu. Những người lao động nhập khẩu thuộc nhóm lao động giản đơn, nhất là lao động nông nghiệp, sẵn sàng làm các công việc nặng nhọc với mức lương thấp hơn so với những người lao động ở nước sở tại. - Góp phần giảm chi phí sản xuất, thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế: Lao động nhập khẩu thường chỉ làm việc trong thời gian ngắn vì vậy các nước sở tại không phải chi phí nhiều bảo hiểm xã hội, lương hưu cho người lao động. Mặt khác, sử dụng lao động nhập khẩu, các nước sở tại không cần phải mất chi phí đào tạo tay nghề hoặc chỉ phải bồi dưỡng thêm trong thời gian ngắn. Cùng một công việc, số lao động này lại chấp nhận tham gia lao động với mức lương thấp hơn người bản xứ. Như vậy, việc sử dụng lao động nhập khẩu đã giúp các nước sở tại tiết kiệm được chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Các nước nhập khẩu lao động đã tận dụng được nguồn lao động trẻ, khỏe, có hiệu suất lao động cao. Bên cạnh đội ngũ lao động phổ thông, các nước nhập khẩu còn khai thác được chất xám của các chuyên gia, các kỹ thuật viên chuyên ngành, tăng năng lực sản xuất và lợi nhuận cho nền kinh tế. Sự xuất hiện của đội ngũ lao động nhập khẩu đã giúp các nước phát triển hình thành cơ cấu sử dụng lao động mới, người lao động bản địa sẽ tham gia lao động trong các ngành, các lĩnh vực có mức lương cao hơn; các ngành có mức lương thấp chủ yếu dành cho lao động nhập khẩu. Riêng đối với các nước đang phát triển, việc nhập khẩu lao động trình độ cao đã bù đắp cho họ các chuyên gia, kỹ thuật viên trong các ngành công nghiệp mới, giúp họ đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, các nước nhập khẩu lao động cũng gặp một số khó khăn trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài. Người lao động nhập khẩu trong quá trình làm việc đã chuyển về nước phần thu nhập của họ, làm giảm tổng thu nhập quốc gia của các nước nhập khẩu lao động. Mặt khác, trong sinh hoạt và lao động, người lao động nhập khẩu đã mang theo lối sống, văn hóa không phù hợp với phong tục, tập quán, gây phiền phức, lộn xộn cho nước sở tại Như vậy, XKLĐ đã mang lại những hệ quả kinh tế, chính trị, xã hội đối với cả nước nhập và nước xuất khẩu lao động. Đây chính là cơ sở cho các nước xem xét, ký kết các hiệp định song phương và đa phương về XKLĐ. 20
  21. 2.2. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TRUNG ĐÔNG 2.2.1. Cung lao động ở thị trườngTrung Đông 2.2.1.1. Trung Đông là khu vực có nguồn cung lao động dồi dào Thế kỉ 20 đã mang lại sự gia tăng dân số nhanh chóng đến khu vực Trung Đông và Bắc Phi. Tổng dân số vào năm 1950 đạt 104 triệu người, sau đó tăng gấp 4 lần, tới hơn 400 triệu người vào năm 2000. Năm 2007, dân số khoảng 432 triệu người. Những dự đoán dân số gần đây nhất của khu vực cho thấy tổng dân số sẽ đạt gần 700 triệu người vào năm 2050 [129, tr 5] Hình 2.1: Tăng trưởng dân số trong các khu vực MENA: năm 1950, 2007 và 2050 Nguồn: Phân khu dân số Liên hiệp quốc, Viễn cảnh dân số thế giới: Xem xét lại năm 2006 (năm 2007; ngày 07/04/2007). 21
  22. Bảng 2.1: Quy mô và tăng trưởng dân số tại các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi: năm 1950, 2007 và 2050 Dân số (nghìn) Tỉ lệ trong dân số Quốc gia và khu vực 1950 2007 2050* 2007/1950 2050/2007 Trung Đông và Bắc Phi (MENA) 103886 431587 692229 4.2 1.6 MENA – Tây Á 51452 215976 332081 4.2 1.5 Iran 16913 71208 100174 4.2 1.4 Iraq 5340 28993 61942 5.4 2.1 Israel 1258 6928 10527 5.5 1.5 Jordan 472 5924 10121 12.5 1.7 Lebanon 1443 4099 5221 2.8 1.3 Lãnh thổ Palestine 1005 4017 10265 4.0 2.6 Syria 3536 19929 34887 5.6 1.8 Thổ Nhĩ Kỳ 21484 74877 98446 3.5 1.3 Bán đảo Ả Rập 8336 58544 123946 7.0 2.1 Bahrain 116 753 1173 6.5 1.6 Kuwait 152 2851 5240 18.7 1.8 Oman 456 2595 4639 5.7 1.6 Qatar 25 841 1333 33.6 1.8 Ả Rập Saudi 3201 24735 45030 7.7 1.9 Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất 70 4380 8521 63.9 2.6 Yemen 4316 22389 58009 5.2 Bắc Phi 44099 157068 236272 3.6 1.5 Algeria 8753 33858 49610 3.9 1.5 Ai Cập 21834 75498 121219 3.5 1.6 Marốc 8953 31224 42583 3.5 1.4 Libya 1029 6160 9683 6.0 1.6 Tunisia 3530 10327 13178 2.9 1.3 *Theo dự tính Nguồn: Phân khu dân số Liên hiệp quốc, Viễn cảnh dân số thế giới: Xem xét lại năm 2006 (năm 2007; ngày 07/04/2007): Bảng A.2. Những bước cải thiện trong sự sinh tồn của nhân loại, đặc biệt là trong suốt nửa sau thế kỉ 20, đã khuấy động sự gia tăng dân số nhanh chóng ở khu vực Trung Đông và Bắc Phi và những khu vực kém phát triển hơn. Việc ứng dụng những thiết bị y học hiện đại và sự can thiệp của y tế công cộng, như các loại kháng sinh, miễn dịch và việc cải thiện điều kiện vệ sinh đã làm giảm mạnh tỉ lệ tử vong trong thế giới đang phát triển này từ sau năm 1950. Tỉ lệ sinh sản của khu vực Trung Đông và Bắc Phi vẫn ở mức tương đối cao, tạo nên tỉ lệ gia tăng 22
  23. tự nhiên cao (hiệu số của sinh sản và tử vong). Ở hầu hết các nước trong khu vực, phụ nữ vẫn có hơn 2,5 trẻ trong độ tuổi sinh đẻ. Do hệ quả của xu hướng dân số, lực lượng lao động trong khu vực MENA tăng trưởng vượt hẳn so với các khu vực khác trên thế giới từ đầu những năm 1980. Tác động bởi sinh sản cao và tử vong giảm, tăng trưởng dân số hàng năm của khu vực Trung Đông và Bắc Phi đạt đỉnh 3%. Dân số khu vực MENA tăng nhanh: Nhìn vào hình 2.1 và bảng 2.1, ta nhận thấy quá trình tăng trưởng dân số nhanh ở cả khu vực Trung Đông. Khu vực bán đảo Ả rập bao gồm Baranh, Cô oét, Ôman, Ca ta, Ả rập Saudi, các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Yemen là vùng có dân số thấp nhất của Trung Đông: Năm 1950 là 8336 nghìn người, năm 2007 là 58544 nghìn người, dự kiến năm 2050 là 123946 nghìn người. Trong khi đó dân số ở Mena- Tây Á tương ứng với các năm trên là 51452 nghìn người, 215976 nghìn người, 332081 nghìn người; ở Bắc Phi là 44099 nghìn người, 157068 nghìn người, 236272 nghìn người. Tuy nhiên mức độ tăng dân số thì vùng Ả rập tăng nhanh hơn nhiều so với MENA- Tây Á và Bắc Phi: Vùng Ả rập, tỷ lệ tăng dân số năm 2007/ 1950 là 7,0 lần, năm 2050/2007 là 2,1 lần tương tự vùng MENA- Tây Á là 4,2 lần và 1,6 lần; vùng Bắc Phi là 3,6 lần và 1,5 lần. Dân số MENA tăng trưởng nhanh làm tăng sự tham gia của lực lượng lao động. Tuy nhiên sự phát triển việc làm để thu hút nguồn cung lao động này chưa tương xứng với sự phát triển của lực lượng lao động. Bắt đầu từ những năm 1990, tăng trưởng dân số ở MENA vượt qua khỏi khuôn khổ để tạo việc làm. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp trong những năm 1980 đến 1990 làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực này tăng cao, đặc biệt ở Angeria, Morocco, Cộng hòa Ả Rập Syrian, Jordan, Tuynisia.Tăng trưởng dân số nhanh, cùng với mức giảm tỉ lệ sinh bị trì hoãn, cho thấy áp lực lớn thị trường lao động đã tồn tại ở MENA lâu hơn những khu vực khác. Theo hình 2.2 , tỷ lệ tăng trưởng lực lượng lao động trung bình là nhiều hơn 3% mỗi năm từ 1970 đến 2010. Chưa từng có quốc gia đang phát triển nào trải qua những áp lực thị trường lao động lớn và lâu dài như ở MENA [151, tr.55-56]. Hình 2.2: Tăng trưởng lực lượng lao động thực tế ở những khu vực đang phát triển, 1970-2010 23
  24. 1970 - 1980 1980 - 1990 (percent) 1990 - 2000 2000 - 2010 4.0 3.5 3.0 2.5 2.0 1.5 1.0 0.5 0 east asian latin america mena south asia sub-saharan and the africa caribbean Nguồn: Tổ chức lao động quốc tế (ILO) 1996, Triển vọng dân số Liên hiệp quốc 2002. Lực lượng lao động ở MENA phát triển nhanh. Theo hình 2.3, từ năm 1960 và dự báo đến năm 2020, tốc độ tăng dân số trong độ tuổi lao động sẽ thấp hơn tốc độ tăng lực lượng lao động, tỷ lệ lao động tham gia vào nền kinh tế tăng mạnh vào những năm 2010 và 2020. Hình 2.3: Cung lao động ở MENA, 1960-2020 (percent) 66 4 64 3.5 62 60 3 58 2.5 56 54 2 52 1.5 50 growthannual average 48 1 1960 1970 1980 1990 2000 2010 2020 participation rate working-age population growth (right axis) labor-force growth (right axts) Nguồn: Ngân hàng thế giới 2003e. 24
  25. Theo hình 2.4, nguồn cung khu vực MENA sau khi duy trì mức ổn định 54.5 % từ năm 1960 đến 1980, tỉ lệ lao động tham gia vào thị trường lao động tăng đến 57.0% vào năm 1990 61% vào năm 2000 và dự kiến đạt 63.0% năm 2010. Mức tăng này càng cho thấy tác động của áp lực thị trường lao động bắt nguồn từ tăng trưởng số người trong độ tuổi lao động. Do kết quả của hai nhân tố trên, mức tăng trưởng lực lượng lao động tăng từ 2.1 % một năm trong những năm 1960 đến 3.1% trong những năm 1970, 3.4% trong những năm 1980, và 3.6% trong suốt những năm 1990. Tỉ lệ tăng trưởng lực lượng lao động dự kiến từ năm 2000 đến 2010 là 3.5% một năm, và đến năm 2020 áp lực thị trường lao động sẽ giảm ở mức vừa phải như trong những năm 1960. Hình 2.4: Cung lao động ở các nước khu vực MENA trong những năm 1950 đến 2010 participation rate 66 4.0 64 3.5 62 60 3.0 58 2.5 56 54 2.0 52 1.5 50 averageannualgrowth 48 1.0 1950s 1960s 1970s 1980s 1990s 2000s 2010s participation rate working-age population growth (right axis) (and of decade, left axis) labor-force growth (right axts) Nguồn: Tổ chức lao động thế giới 1996, Triển vọng dân số Liên hiệp quốc 2002. Mặc dù luồng lao động ở MENA quan hệ không nhiều so với các luồng khác ở những khu vực đang phát triển, nhưng tầm quan trọng của nó rất lớn. Từ năm 1950 đến 1990, có 47 triệu công nhân tham gia vào lực lượng lao động, hay 1.1 triệu công nhân mỗi năm. Trong thập niên vừa qua, lực lượng lao động tăng 32 triệu người. Sẽ có thêm 42 triệu lao động trong thập niên này, và gần 39 triệu trong thập niên tới. Vì vậy, trong hai thập niên đầu thế kỉ 21, lực lượng lao động ở MENA sẽ tăng trưởng như trong nửa thế kỉ trước [151, tr.57-58]. Theo hình 2.5, sự phát triển lực lượng lao động trung bình hằng năm thực tế và dự kiến của các nước MENA từ năm 1970 đến 2010, hầu hết các nước được khảo sát như Egypt, Iran, Syrian, Yemen đều có số lao động tăng ở giai đoạn năm từ 1990 đến 2010 so với giai đoạn 1970- 1990. Hình 2.5: Sự phát triển lực lượng lao động trung bình hàng năm thực tế và dự kiến của các nước MENA từ năm 1970 đến năm 2010 25
  26. (percent) 1970-90 1990-2010 5 4 3 2 1 0 egypt iran morocco syrian tunisia yemen arab islamic arad. rep rep. of rep. of rep. of Nguồn: ILO 1996; Những dự đoán dân số của Liên Hợp Quốc 2002. Do tỷ lệ công nhân xa xứ tham gia lao động khá cao nên những quốc gia nhập khẩu lao động có tỷ lệ lao động cao hơn so với những quốc gia khác trong khu vực MENA. Từ năm 1970 đến năm 1990, lực lượng lao động ở các quốc gia xuất khẩu dầu tăng với mức trung bình là 6,4% mỗi năm, so với mức tăng 3% của các nước còn lại trong khu vực MENA. Từ đầu những năm 1990, tỷ lệ di cư thấp hơn đã làm chậm lại việc phát triển lao động ở các nước này. Sự tăng lực lượng lao động vốn đã cao, bây giờ được thúc đẩy thêm bằng cách tăng tỷ lệ tham gia lao động và mở rộng dân số ở độ tuổi lao động trên toàn quốc [151, tr.60]. 2.2.1.2. Lao động trẻ đang tăng dần làm tăng lực lượng lao động, cơ cấu giới tính trong lực lượng lao động đang thay đổi Số lượng thanh niên độ tuổi lao động từ 15-29 tham gia vào lực lượng lao động đã tạo nên số lượng lớn công nhân trên thị trường lao động. Số lượng thanh niên trong độ tuổi lao động vẫn chiếm tỷ lệ không ít hơn 47% trong suốt nửa thế kỷ qua (hình 2.6), đạt đỉnh điểm là 51,5% trong những năm 1980 và sẽ duy trì ở mức trên 40% tối thiểu là đến năm 2020. Mặc dù lượng thanh thiếu niên chiếm số đông trong dân số nhưng lại chưa tạo nên một lực lượng đông đảo trong thị trường lao động. Số thanh thiếu niên tham gia lao động bao giờ cũng ít hơn số thanh thiếu niên trong dân số, với mức trung bình 45% từ năm 1950 đến năm 2000, và đạt mức cao nhất là 47% năm 1980. Xu hướng này chủ yếu do thanh niên ở MENA cũng giống như những bạn đồng tuổi khác kéo dài thời gian học lâu hơn và do đó chậm trễ tham gia vào thị trường lao động. Hình 2.6: Tỷ lệ thanh thiếu niên độ tuổi 15-29 trong dân số và lực lượng lao động hiện tại, dự kiến tương lai giai đoạn 1950-2010 26
  27. 60 50 40 30 20 10 0 1950 1970 1990 2010 Share in labor force Shre in working-age poppulation Nguồn: ILO 1996; Những dự đoán dân số của Liên Hợp Quốc 2002 Cơ cấu giới tính trong lực lượng lao động đang thay đổi. Trong khi nam giới chậm trễ tham gia vào lực lượng lao động thì nữ giới hăng hái tham gia với số lượng nhiều hơn (Assaad 2002b). Tỷ lệ tham gia lao động của nam giới độ tuổi 15-29 từ 77% năm 1970 giảm còn 67% năm 2000. Ngược lại, tỷ lệ tham gia lao động của nữ giới từ 23% tăng lên 32%. Do đó, trong khi số lượng nam giới tham gia lao động giảm xuống thì số lượng nữ giới tăng lên. Kết quả là, sức ép lao động từ thanh niên trong giai đọan 1990-2010 cao bằng với giai đọan 1970-1990. Sự tham gia lao động ngày càng nhiều của phụ nữ từ những năm 1980 đã tạo nên một trong những bước phát triển quan trọng ảnh hưởng tới quá trình cung cấp lao động trong khu vực những năm gần đây (Ngân hàng Thế giới 2003c). Xu hướng này mà thể hiện ra nhất ở nữ giới trẻ thì không tương ứng với tất cả nhóm tuổi. Theo hình 2.7, lực lượng lao động nữ tăng từ 22% năm 1960 lên 25% năm 1980, 27% những năm 1990 và 32% năm 2000. Hơn thế nữa, số lượng lao động nữ dự đoán sẽ đạt mức 43% vào năm 2020. Tỷ lệ cung cấp lao động tăng lên 27% trong năm 2000 và sẽ đạt mức 32% vào năm 2010.[151, tr 65] Số phụ nữ tham gia lao động đạt tỷ lệ cao ở các nước nông nghiệp, đặc biệt là các nước Ai Cập, Morocco và Cộng Hòa Yemen. Hình 2.7: Tỷ lệ cung lao động nữ ở MENA những năm 1950 đến những năm 2010 27
  28. (percent) 60 6.0 50 5.0 40 4.0 30 3.0 20 2.0 10 1.0 average annual growth 0 1950s 1960s 1970s 1980s 1990s 2000s 2010s femal participation rate (end of decade, left axis) female-male ration in the labor force (end of decade, left axis) average annual labor force growth(right axis) Nguồn: ILO 1996; Những dự đoán dân số của Liên Hợp Quốc 2002. 2.2.1.3. Lực lượng lao động ngày càng được chuyên môn hóa cao Những lao động trẻ tuổi không chỉ tham gia lao động ngày càng nhiều mà họ còn có trình độ chuyên môn ngày càng cao. Đó là hiệu quả đầu tư đúng đắn của các cấp Chính Phủ MENA về nguồn nhân lực. Theo phụ lục 3, trong những năm 1960, những thành tựu giáo dục trong khu vực đạt mức ít nhất thế giới: nhóm tuổi từ 15 trở lên đạt trình độ học vấn ít hơn 1 năm. Đến năm 1980, MENA bắt đầu thu hẹp khoảng cách với các khu vực đang phát triển khác, và trong 20 năm qua, chính sách về giáo dục đã đem lại những thành quả bất ngờ. Thành tựu giáo dục đạt được ở nhóm trẻ trong khu vực MENA tăng hơn 150%, nhanh hơn so với các khu vực và các nhóm thu nhập khác trên thế giới. Với trình độ học vấn trung bình 5,3 năm của nhóm tuổi 15 trở lên, MENA đứng trước Nam Á và Châu Phi hạ Sahara, ít hơn 1 năm so với Đông Á và Châu Mỹ La Tinh. Những cuộc khảo sát gần đây ở Ai Cập và Morocco đã cung cấp thông tin chi tiết về thành tựu giáo dục mà 2 nước này đạt được. Ví dụ như ở Ai Cập, nhóm tuổi từ 65 đến 69 có trình độ học vấn hệ trên 3 năm, và nhóm tuổi từ 45 đến 49 đạt học vấn hệ 5- 6 năm. Còn nhóm từ 30-35 tuổi thì đạt trình độ hệ gần 8 năm [151, tr 66]. 2.2.1.4. Cung lao động ở GCC Trong giai đoạn 1980-1990, tốc độ tăng trưởng dân số của Côoét trung bình là 4,5%/năm, Cata 7,5%/năm, Ôman 4,6%/năm, Arập Xêut 4,8%/năm, Baranh 3,4%/năm và UAE là 6,8%/năm. Trong giai đoạn 1990-2000, tốc độ tăng dân số ở Côoét là 3,6%/năm, Cata 2,1%/năm, Ôman 3,3%/năm, Arập Xêut 2,7%/năm, Baranh 2,5%/năm, UAE 2,5%/năm. Giai đoạn 2000-2005, tốc độ tăng trưởng dân số của các nước GCC tuy có giảm, nhưng vẫn thuộc diện cao nhất thế giới [128]. Vào năm 2007, tốc độ tăng trưởng dân số của UAE là 7,2%/năm, cao nhất GCC và của Bahrain là 2%/năm - thấp nhất GCC, trong khi tốc độ tăng trưởng dân số trung bình của các nước đang phát triển chỉ là 1,2%/năm. Chính tốc độ tăng trưởng dân số nhanh, nên cơ cấu dân số ở GCC hiện nay đang ở “giai đoạn vàng” về lực lượng lao động. Theo số liệu của Economist Intelligence Unit, năm 2009 cơ cấu dân số của GCC phân theo nhóm tuổi như sau: từ 0-14 tuổi chiếm 30,38% dân số, từ 15-64 tuổi chiếm 50,16% dân số, trên 65 tuổi chiếm 19,46% dân số. 28
  29. Sự di cư đã tạo nên động lực thúc đẩy sự phát triển lực lượng lao động ở các nước GCC. Số lượng công nhân xa xứ cho thấy sự tăng nhanh nhu cầu về lao động theo sau giá dầu tăng cao trong những năm 1970. Giữa những năm 1980, có 4.1 triệu kiều bào nước ngoài làm việc cho những quốc gia xuất khẩu dầu trong GCC, chiếm khoảng 67% tổng số lao động và gần 26% dân số. Theo một vài ước tính, gần 10% lực lượng lao động của Ai Cập và gần 15% lực lượng lao động của Cộng hòa Yemen đi xuất khẩu lao động trong khu vực vào những năm 1980. Hình 2.8: Số lượng lao động ngoại quốc trong tổng số lực lượng lao động từ năm 1975 đến năm 2000 ở các nước GCC 1975 1985 (percent) 1995 2000 100 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 bahrain kuwait oman qatar saudi united arabia arab emirates Nguồn : Girgis, Hadad-Zevos, và Coulibaly 2003. Lực lượng lao động của GCC có sự phát triển từng bước. Từ năm 1975 đến năm 1985 là những năm đỉnh điểm của sự phát triển chủ yếu là dầu trong khu vực, các nước thành viên GCC đã chứng kiến sự phát triển chưa từng thấy ở lực lượng lao động, tăng 7,7% mỗi năm, trong đó ở Baranh là 10,5% và Saudi Arabia là 8,1%. Sự tăng đột biến này chủ yếu là do số lượng lớn dân nhập cư tìm việc làm ở các nước trong vùng Vịnh nơi đang mở rộng tăng trưởng kinh tế nhưng lại thiếu nhân công. Trong những năm này, lực lượng lao động ngoại quốc tăng trung bình 13% mỗi năm, trong đó 15% ở Baranh và 17% ở Saudi Arabia. Nhìn chung, ở các nước thành viên GCC, người ngoại quốc chiếm hơn 67% lực lượng lao động năm 1985, tăng hơn so với 39% cách đây 10 năm. Khi giá dầu giảm vào giữa những năm 1980, sự phát triển trong khu vực cũng như nhu cầu lao động giảm theo. Tỷ lệ lao động ở GCC giảm ở mức 4,4% từ 1985 đến 1995 đã phản ánh mức giảm 4,4% tỷ lệ lao động ngoại quốc và mức tăng từ 1,6% lên 4,5% tỷ lệ lao động trong nước. Tổng số lao động ngoại quốc ở GCC tiếp tục tăng trong suốt năm 1995, xu hướng này bắt đầu biến mất khi sức ép dân số ở các nước thành viên GCC đã dẫn tới số lượng lớn người dân sở tại phải tìm kiếm việc làm [151, tr.58]. Khi giá dầu giảm, đa số các nước vùng Vịnh bắt đầu chứng kiến sự tăng dân số của nhóm tuổi từ 15 trở lên. Sức ép cung lao động trong nước đã tăng kể từ sau những năm 1990. Do vậy, tỷ lệ tăng trưởng tăng đến 4,9% mỗi năm ở các nước thành viên GCC, nhưng sau đó 29
  30. giảm xuống còn 2,8% mỗi năm từ năm 1995 đến năm 2000. Số lượng lao động ngoại quốc trong tổng số lực lượng lao động duy trì mức ổn định hoặc giảm sút ở hầu hết các nước thành viên GCC từ mức trung bình 67% năm 1995 chỉ còn 64% năm 2000. Sự suy giảm tệ nhất là ở Saudi Arabia, nơi có số lượng lao động ngoại quốc trong tổng số lực lượng lao động giảm từ 64,2% còn 55,8% [151, tr.59]. Theo hình 2.9, ở các nước GCC, giai đoạn từ 1975- 1985, lực lượng lao động ngoại quốc chiếm tỷ lệ rất cao, đến giai đoạn 1985- 1995, lực lượng lao động trong nước và lực lượng lao động ngoại quốc có tỷ lệ ngang bằng nhau nhưng đến giai đoạn 1995- 2000 thì lực lượng lao động trong nuớc đã cao hơn nhiều lực lượng lao động ngoại quốc. Hình 2.9: Sự phát triển tỷ lệ lao động ở các nước thành viên GCC trong giai đoạn 1975-2000 (percent) 14 Nationals Nonnationals 12 10 8 6 4 2 0 1975-85 1958-95 1995-2000 Nguồn: Girgis, Hadad-Zevos, và Coulibaly 2003. Đánh giá về nguồn cung lao động ở Trung Đông, ta cần nhận thấy: Theo tiềm năng kinh tế, Trung Đông được phân thành ba nhóm nước, thứ nhất là nhóm nước nghèo tài nguyên, có quy mô dân số nhỏ, thu nhập đầu người trung bình, bao gồm Libăng, Gioocdani; thứ hai là nhóm nước giàu tài nguyên, quy mô dân số lớn, dư thừa lao động và đều là những nước xuất khẩu lao động, bao gồm: Iran, Irắc, Ixraen, Manta, Xiri, Tây bán cầu và dải Gada, Yemen; thứ ba là nhóm nước giàu tài nguyên, hầu hết có quy mô dân số nhỏ, thu nhập bình quân đầu người cao, khan hiếm lao động và phải nhập khẩu lao động, đó là 6 nước: Arập Xêút, UAE, Ba ranh, Cô oét, Cata, Ô man. Nhìn chung, Trung Đông có nguồn cung lao động dồi dào, dân số tăng trưởng nhanh làm tăng sự tham gia của lực lượng lao động, nhất là lực lượng lao động trẻ. Đặc biệt, vấn đề cơ cấu giới tính trong lực lượng lao động cũng đang thay đổi, lực lượng lao động nữ trong nền kinh tế đang ngày càng tăng lên. Nhờ sự đầu tư đúng đắn của các cấp chính phủ MENA về nguồn nhân lực, lực lượng lao động ở đây có trình độ chuyên môn ngày càng cao. Đối với khu vực GCC, sự di cư đã tạo nên động lực thúc đẩy sự phát triển 30
  31. lực lượng lao động của khu vực này. Mặc dù lực lượng lao động ngoại quốc ở khu vực này rất lớn nhưng lực lượng lao động trong nước vẫn có xu hướng cao hơn lực lượng lao động ngoại quốc như ở Baranh, Arap Xêut, Ôman. 2.2.2. Cầu lao động ở Trung Đông 2.2.2.1. Tốc độ tăng trưởng việc làm ở các nước GCC rất lớn Điều này có vẻ đối nghịch với tỷ lệ thất nghiệp cao ở các nước GCC hiện nay. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng việc làm ở các nước GCC chỉ dành chủ yếu cho lao động nhập cư bởi người dân bản địa các nước GCC một mặt không muốn đi làm, mặt khác do trình độ giáo dục thấp nên họ không đáp ứng được các yêu cầu đòi hỏi kỹ năng trình độ cao của công việc. Trong giai đoạn 1975-1985, do sự bùng nổ giá dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng việc làm ở GCC lên tới 7,7%/năm, đặc biệt ở Bahrain có tốc độ tăng trưởng việc làm rất cao là 10,5%/năm, Arập Xêut 8,1%/năm. Trong giai đoạn này, số lượng lao động nước ngoài nhập cư vào GCC tăng ở tốc độ 13%/năm, đạt cao nhất là ở Arập Xêut 17%/năm, tiếp theo là Baranh 15%/năm. Trong giai đoạn 1985-1995 do giá dầu thế giới giảm vào giữa thập kỷ 1980 nên tốc độ tăng trưởng việc làm ở GCC đó giảm còn 4,4%/năm. Trong giai đoạn 2002-2008, do sự bùng nổ của giá dầu lửa, tốc độ tăng trưởng việc làm ở GCC tiếp tục tăng cao, đặc biệt là trong ngành xây dựng. Sự bùng nổ của ngành xây dựng ở các nước vùng Vịnh kể từ năm 2002 đã biến Trung Đông trở thành công trường xây dựng của thế giới, trong đó UAE, Cata, Arập Xêut là những nước đầu tư rất lớn cho ngành xây dựng, khiến tốc độ tăng việc làm tăng lên rất cao. Sự tăng trưởng cao được duy trì liên tục có khả năng sẽ tiếp tục làm gia tăng nhu cầu về lao động nước ngoài ở các nước GCC. Khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào lao động ngoài nước. Ngoài ra, mức độ tăng trưởng cao hơn có thể sẽ dẫn đến lương cho công nhân nước ngoài lên cao, làm cho việc tuyển dụng lao động nước ngoài trở nên hấp dẫn hơn. Kết quả dự đoán dân số từ Tổ chức Liên hiệp quốc kết hợp với tỉ lệ tham gia của lực lượng lao động cho thấy, nếu không có sự di cư, lực lượng lao động ở các nước GCC sẽ tăng lên với tốc độ 2,3% mỗi năm trong giai đoạn 2005-2010. Nhưng sau năm 2010, lực lượng lao động sẽ giảm xuống. Hình 2.10: Dân số và lực lượng lao động dự báo cho các nước GCC 31
  32. 0-14 and 65+age groups/15-64 age group non-active poplation/lador force 1.6 1.4 1.2 1.0 0.8 0.6 0.4 0.2 0.0 2005 2010 2020 2030 Nguồn: Dự báo dân số của Liên hiệp quốc, 2006 Tỉ lệ thất nghiệp xuống thấp trong bối cảnh nguồn lực lao động đang tăng trưởng nhanh chóng là minh chứng cho số lượng việc làm được duy trì và tăng cao trong khu vực. Từ năm 2000 đến 2005, tỉ lệ gia tăng việc làm đạt đến 4.5%. Tính tổng cộng, 12 quốc gia trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi mà chúng tôi đề cập tạo ra 3 triệu việc làm mỗi năm, so với 2.8 triệu người bổ sung vào nguồn lực lao động mỗi năm [134, tr.47]. Sự phát triển của việc làm vẫn tăng rất cao so với các sự phát triển khác trong khu vực. Sự gia tăng của việc làm khu vực Trung Đông và Bắc Phi là 50% cao hơn Châu Mỹ Latinh và vùng Caribê và hơn 2 lần các khu vực phát triển khác như Nam Á, châu Âu và Trung Á, Đông Á Thái Bình Dương (xem hình 2.11). Hình 2.11: Việc làm được tạo ra tại MENA và các vùng phát triển khác (Tỷ lệ việc làm tăng trưởng hàng năm, 2000- 2005) 32
  33. 5.0 4.0 3.0 2.0 percent 1.0 0 -10 South Asian Europe and East Asian East Asian LatinAmerican Middile East -20 Central Asia and Pacific and Pacific* and Cariddean and north Africa Nguồn: Đánh giá của Ngân hàng thế giới dựa trên số liệu của Tổ chức lao động quốc tế 2006 và nguồn của quốc gia. Việc làm gia tăng khắp mọi nơi trong khu vực nhưng không ổn định. Các quốc gia nghèo tài nguyên có sự gia tăng nghề nghiệp ở mức thấp, các quốc gia giàu tài nguyên có mức gia tăng cao hơn. Tất cả các quốc gia khu vực Trung Đông đều có tỉ lệ việc làm gia tăng khá ấn tượng (xem hình 2.12). Hình 2.12: Sự giao động lớn của việc làm giữa các quốc gia 33
  34. 10 9.0 9.0 9.2 9 8 7 6.3 6.1 6 5.2 5 4.8 4.4 4.6 4.5 percent 3.9 4.1 4 3.5 3 2.8 2.2 2 1.2 1 0 Qatar RPLA RRLA RRLI Tunisia Jordan KuwaitAIgeria MENA Morocco Bahrain Saudi ArabiaEgypt, Arabia west ban and Gaza Iran,IsIamic Rep. of United Arab Emirates Nguồn: Đánh giá của Ngân hàng thế giới dựa trên số liệu của Tổ chức lao động quốc tế 2005, 2006 và nguồn của quốc gia. Theo hình 2.12, những nước thuộc nhóm RPLA là những nước nghèo tài nguyên, lao động dồi dào, gồm: Tây bán cầu và dải Gada, Marốc, Tuynidi, Iran; những nước thuộc nhóm RRLA là những nước giàu tài nguyên, lao động dồi dào: Cô oét, Angiêri; nhóm RRLI là nhóm giàu tài nguyên, thiếu lao động, bao gồm các nước: Arâp Xê út, Gioocdan, Cata, Baranh, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất. Như vậy, cơ hội việc làm tập trung vào các nước có nguồn tài nguyên dồi dào và lực lượng lao động khan hiếm, điển hình như Cata, Baranh, UAE. Nạn thất nghiệp có xu hướng được hạ thấp, hình 2.13 cung cấp cái nhìn tổng thể về sự phát triển của khu vực Trung Đông và Bắc Phi dựa trên số liệu về thị trường lao động của 12 quốc gia: Algeria, Baranh, Ai Cập, Iran, Jordan, Cô oét, Morooc, Cata, Arâp Saudi, Tunisia, UAE, và khu bờ Tây and Gaza 5 . Hình 2.13: Thị trường lao động trong khu vực, 2000-2005 34
  35. 6.0 5.1 5.0 4.5 4.0 3.6 3.0 2.8 2.0 1.0 0 working-age labor force jobs gdp population Nguồn: Nhân viên ngân hàng thế giới ước lượng dựa theo ILO và nguồn quốc gia. Toàn bộ những điều này cho thấy những tín hiệu đáng mừng về khu vực Trung Đông và Bắc Phi: Từ năm 2000 đến 2005, tình hình lao động có việc làm tăng quá nhanh với một số lượng đáng kể ở cả nguồn lực lao động, số dân trong độ tuổi lao động, số việc làm và GDP. Điều này được minh chứng bởi số liệu cho thấy tỉ lệ thất nghiệp trong khu vực giảm trong lúc tỉ lệ lao động có việc làm- tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và việc làm- lại tăng. 2.2.2.2. Lao động nhập cư chiếm phần lớn lực lượng lao động ở GCC Theo số liệu của Tổ chức lao động Arab (ALO), vào năm 1975, lao động nhập cư chiếm khoảng 39% lực lượng lao động của GCC, năm 1985 đã tăng lên chiếm 67% lực lượng lao động của nhóm nước này do có sự bùng nổ giá dầu mỏ, sau đó giảm còn 64% vào năm 2000 do giá dầu mỏ có sự suy giảm vào giữa thập niên 1980, rồi lại tiếp tục tăng lên chiếm khoảng 71% lực lượng lao động ở GCC do có sự bùng nổ giá dầu và ngành xây dựng. Tại các nước cụ thể, cơ cấu lao động nhập cư là như sau: Hình 2.14: Lao động người nước ngoài ở GCC, 2000-2005 ĐVT: Nghìn người 35
  36. Nguồn: UN DESA, 2005. Hình 2.15: Lao động nước ngoài ở Trung Đông, 2000-2005, % trong tổng dân số Trong số những nước GCC, Arập Xêut là nước thu hút nhiều lực lượng lao động nước ngoài nhất, khoảng 6,361 triệu lao động nước ngoài, trong khi Baranh là nước thu hút ít lao động nước ngoài nhất, khoảng 295 nghìn người (Hình 14). Tuy nhiên, xét trong tỷ lệ dân số, thì Cata lại là nước có lao động nhập cư chiếm tới 78,3% dân số, cao nhất nhóm GCC, tiếp theo là UAE (chiếm 71,4%), Cô oét (chiếm 62,1%), Bahrain (40,6%), Arập Xêut (25,9%), Ôman (24,4%) (Hình 15). Xét về số lượng, năm 1970 GCC có khoảng 1 triệu lao động người nước ngoài, năm 1980 đã tăng lên đạt 4 triệu, năm 2000 là khoảng 9,6 triệu và năm 2005 là 12,8 triệu. 36
  37. Trong cơ cấu lao động nước ngoài ở GCC hiện nay, lao động người Ấn Độ chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 3,2 triệu người vào năm 2002), tiếp theo là Pakistan 1,75 triệu người, Ai Cập 1,45 triệu người, Bangladest 820 nghìn người, Philippin 730 nghìn người, Indonesia 250 nghìn người. Ngoài ra, còn có lực lượng lao động đông đảo đến từ Sri Lanca, Yemen, Pakistan, Trung Quốc, Việt Nam và một số nước châu Âu. Tính cho toàn bộ nhóm GCC, lao động người châu Á chiếm tới 74% lực lượng lao động nước ngoài ở GCC (khoảng 7,5 triệu người). Lực lượng lao động châu Á có nguồn gốc Arab chiếm tới 38% ở Arập Xêut, 46% ở Côoét, 25% ở Cata, 10% ở UAE và dưới 5 % ở Ôman. Trong cơ cấu ngành nghề, lao động người nước ngoài ở Trung Đông chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực xây dựng, nhà hàng khách sạn, thương mại bán buôn và bán lẻ, dịch vụ trong nhà. Lao động nữ trên thị trường lao động GCC chủ yếu là lao động nhập cư. Do những yếu tố văn hóa và tôn giáo, phụ nữ Arập Trung Đông ít tham gia thị trường lao động. Do vậy, hầu hết lao động nữ ở các nước GCC là lao động người nước ngoài. Trong tổng số 7,5 triệu lao động châu Á năm 2005, 30% là lực lượng lao động nữ. Hầu hết họ làm việc trong lĩnh vực dịch vụ trong nhà như chăm sóc gia đình, kế toán, bán hàng hóa, lễ tân Những năm gần đây, lao động nữ ở thị trường lao động GCC có xu hướng tăng nhanh. Tại Baranh năm 2007 có khoảng 64.000 công nhân nước ngoài làm việc trong lĩnh vực dịch vụ trong nhà, có tới 64,7% là lao động nữ. Tại Cata năm 2007 có khoảng 72.765 công nhân nước ngoài làm việc trong lĩnh vực dịch vụ trong nhà, trong đó có khoảng 60,2% là lao động nữ. 2.2.2.3. Nhu cầu lao động ở các nước GCC Thị trường Trung Đông đang là cơ hội lớn cho xuất khẩu lao động Việt Nam. Theo đánh giá của tạp chí Arabian Business ngày 27 tháng 8 năm 2008, các nước GCC hiện nay đang thiếu lao động nghiêm trọng, đặc biệt là trong các ngành xây dựng, bán buôn bán lẻ, dịch vụ trong nhà Theo dự báo đến năm 2020 dân số GCC sẽ là 53 triệu người so với 36 triệu người của năm 2005 và lực lượng lao động ở GCC dự đoán sẽ là khoảng 20,7 triệu người. Trong xu hướng đó, nhập cư lao động nước ngoài vào GCC vẫn tiếp tục là xu hướng chủ đạo bởi chính phủ các nước GCC hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đào tạo lao động trong nước và khuyến khích họ tham gia thị trường lao động. Vào năm 2020 dự báo lao động chuyên gia nước ngoài ở GCC sẽ là 16,37 triệu người, chiếm khoảng 30% dân số khu vực này [133]. Do điều kiện phát triển kinh tế và những yếu tố chính trị - xã hội trong nước, các nước GCC thời gian tới sẽ tăng cường thu hút lao động có kỹ năng cao, đồng thời sẽ có những chính sách quản lý lao động nhập cư nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là lao động nhập cư bất hợp pháp. Hình 2.16: Tăng trưởng lực lượng lao động ở GCC, 1990-2020 ĐVT: Triệu người 37
  38. Nguồn: World Migration 2008 Xu hướng trên đem lại nhiều cơ hội cho xuất khẩu lao động của Việt Nam. Hợp tác lao động Việt Nam với Trung Đông đã phát triển mạnh khi Việt Nam đưa lao động sang làm việc tại Iraq, Côoét thời kỳ trước chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Trong những năm gần đây, Việt Nam bắt đầu đưa lao động sang UAE, Cata và Arập Xêut. Tại các quốc gia vùng Vịnh, bao gồm những nước giàu do dầu hỏa là Baranh, Côoét, Ôman, Cata, Ả rập Saudi và Tiểu vương quốc Ả rập, tỉ lệ lao động có việc làm được đẩy lên cao do sự đóng góp lớn của những người lao động ở nước ngoài: phần lớn những người trong độ tuổi lao động ở nước ngoài đều có việc làm trong lúc đó tỉ lệ lao động trong nước có việc làm lại thấp hơn (Arập Saudi là một ngoại lệ vì nguồn lao động sử dụng chủ yếu là lao động trong nước). Ưu điểm của thị trường này là chi phí XKLĐ không cao (khoảng trên dưới 20 triệu đồng), thu nhập ổn định, người lao động không phải đóng thuế thu nhập cũng như bất kỳ khoản thuế, phí nào khác cho chính phủ nước sở tại. Các chi phí như vé máy bay, nhà ở, 3 bữa ăn và phương tiện đi lại được chủ sử dụng lao động cung cấp miễn phí. Thị trường Trung Đông phù hợp với lao động Việt Nam vì cần khá nhiều lao động phổ thông, như giúp việc gia đình (thu nhập khoảng 5 triệu đồng/tháng), lao động có tay nghề như lái xe (thu nhập khoảng 12-14 triệu đồng/tháng), công nhân đóng tàu, thợ lắp ráp đường ống, thợ điện, thợ xây, thợ nề, thợ sắt, thợ mộc cốppha và thợ hàn công nghệ cao Tig, Mig trình độ 3G- 6G. Lao động đi thị trường này không bị ảnh hưởng nhiều do suy thoái kinh tế, đặc biệt là lao động ngành xây dựng không lo mất việc vì khi hết công trình, lao động sẽ được chuyển đổi sang công ty khác do nhu cầu về lao động ngành xây dựng của các tập đoàn về xây dựng rất lớn. Các nước Xêút Arabia, UAE, Cata, Côoét, Baranh, và Ôman sẽ tiếp tục cung cấp cơ hội việc làm rộng lớn trong thời gian dài cho lao động nước ngoài trong việc xây dựng, y tế, du lịch, bán lẻ, năng lượng, kỹ sư, viễn thông, vận hành và bảo dưỡng, khách sạn, nhà hàng và các lĩnh vực công nghệ thông tin, dầu khí Trung Đông, mà đặc biệt là khu vực GCC có tốc độ tăng trưởng việc làm rất lớn, lao động nhập cư chiếm phần lớn lực lượng lao động ở GCC. Khu vực Trung Đông chỉ mới tận dụng một lượng nhỏ nguồn lao động có tiềm năng của khu vực này. Tỉ lệ lao động có việc làm trong khu vực hiện nay dưới 40% tại khu Bờ Tây và dải Gaza, Irac và Jordan, từ 40 đến 50% tại Cộng hòa Yemen, Lebanon, Cộng hòa Hồi giáo Iran, và trên 56% tại các quốc gia vùng Vịnh. Mặc dù tỉ lệ lao động có việc làm tăng đáng kể, nhưng tỉ lệ lao động có việc làm ở khu 38
  39. vực Trung Đông và Bắc Phi vẫn thấp hơn tình trạng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển khác. Tỉ lệ lao động có việc làm thấp tiếp tục là gánh nặng đối với những người phải cưu mang người sống phụ thuộc, và chứng minh rằng khu vực Trung Đông vẫn còn một số lượng lớn những người nhàn rỗi [134, tr.52]. Nguyên nhân phụ thuộc lao động nước ngoài của khu vực Trung Đông, đó là: Kinh tế, dân số, văn hóa và chính sách đối với việc làm khu vực quốc doanh. Thứ nhất là yếu tố kinh tế: Trung Đông là khu vực có tình trạng thất nghiệp cao hơn các khu vực khác trên thế giới. Tình trạng này tác động đến hầu hết các quốc gia trong khu vực, kể cả những nước chuyên xuất khẩu dầu mỏ, những nước này thường phải nhập khẩu lao động từ bên ngoài để bổ sung cho nguồn lao động trong nước. Ở GCC, lao động trẻ đông nhưng cơ hội việc làm lại không phù hợp nên tỷ lệ thất nghiệp rất cao, chiếm khoảng 20% lực lượng lao động ở Arập Xêut, 15% lực lượng lao động ở Baranh và Ôman (năm 2005). Do nhiều yếu tố văn hóa, xã hội và đặc biệt là sự giàu có về tài nguyên dầu lửa, lực lượng thanh niên của các nước GCC không muốn đi làm với mức lương thấp. Tỷ lệ thất nghiệp ở Trung Đông nói chung và GCC nói riêng hiện nay cao thứ hai trên thế giới, sau châu Phi cận Sahara. Chẳng hạn ở UAE và Côoét, trong giai đoạn 1996-2000 có tới 75-90% việc làm mới được tạo ra, nhưng hầu hết việc làm này lại dành cho lao động nước ngoài. Tại các nước này, do ngoại tệ thu được từ xuất khẩu dầu mỏ quá lớn, thanh niên từ 21 tuổi trở lên đã có khả năng tài chính dồi dào, đủ đáp ứng nhu cầu lấy vợ và sinh con. Với mức lương thấp khoảng 500 USD/tháng, người dân Baranh và các nước GCC khác đều không muốn đi làm. Với sự tăng giá dầu mỏ sau những năm 1972, toàn bộ khu vực nhanh chóng phụ thuộc vào lao động nước ngoài.Trong năm 1975, dân số nước ngoài ở GCC đã lên tới 3.8 triệu người, chiếm 40% toàn bộ dân số. Tất nhiên, tiêu chuẩn kinh tế dựa vào việc khai thác những nguồn khoáng sản dầu lửa rộng lớn của khu vực vốn được coi là “trái tim dầu lửa” của trái đất này, chiếm 50% trữ lượng thế giới. Từ những năm 1930 (giai đoạn mà những mỏ khoáng sản đầu tiên được khai thác trong khu vực) và nhất là sau vụ bùng nổ dầu lửa năm 1973, món quà dầu lửa mà thượng đế ban phát đã đem lại một sức bật ghê gớm cho các nền kinh tế địa phương. Sự xuất hiện ồ ạt của những người nhập cư là cần thiết, không những cho việc khai thác vàng đen mà còn cần thiết cho việc phát triển mọi lĩnh vực kinh tế năng động và rất đa dạng nhờ những nguồn thu từ việc phân phối lợi nhuận dầu lửa. Khi giá dầu sụt giảm, người ta nhận thấy có một sự giảm sút làn sóng nhập cư vào khu vực này, nhu cầu về nhân công giảm sút. Trong tình trạng đó, các chính phủ đã trục xuất ồ ạt những người lao động nước ngoài, đôi khi trước khi hợp đồng của họ kết thúc. Một sự phục hồi hoạt động kinh tế sẽ dẫn tới một sự trở lại của những người di cư. Quá trình nhập khẩu sức lao động ở đây sẽ giúp cho khu vực xuất khẩu dầu mỏ này cân bằng cán cân thanh toán quốc tế giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Yếu tố thứ hai dẫn tới tình trạng di cư là dân số: Các nước giàu có về dầu lửa là những nước dân số ít, vì vậy họ không có đủ nhân công cho sự phát triển mạnh mẽ cho một nền kinh tế đa dạng như vậy. Catherine Wihtol de Wenden, nhà nghiên cứu của CERI, nêu rõ rằng hiếm có những nước Trung Đông vừa có nhân công vừa có nguồn lực dự trữ dầu lửa lớn (chỉ Algeria và Iraq có đầy đủ hai yếu tố đó). Yếu tố thứ ba là văn hoá: Do đặc điểm tôn giáo và xã hội, phụ nữ chủ yếu làm nội trợ trong khi nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế ngày càng cao, nhiều nước có nhu cầu lớn về 39