Luận án Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam

pdf 238 trang yendo 12201
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_van_dung_chuan_muc_ke_toan_quoc_te_de_hoan_thien_he.pdf

Nội dung text: Luận án Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp trong điều kiện ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ HOÀNG PHÚC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ HOÀNG PHÚC VẬN DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ ĐỂ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG ĐIỀU KIỆN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : KẾ TOÁN Mã số : 62343001 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS VÕ VĂN NHỊ TP.HCM, năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và nội dung trong luận án là trung thực. Kết quả của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án
  4. MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục Bảng Danh mục Hình PHẦN MỞ ĐẦU 1 Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 9 1.1. Bản chất của Báo cáo tài chính 9 1.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính 9 1.1.2. Mục đích của báo cáo tài chính 10 1.1.2.1. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế 10 1.1.2.2. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ 11 1.1.3. Vai trò của báo cáo tài chính 12 1.2. Đặc điểm chất lượng và các nhân tố tác động đến Báo cáo tài chính 14 1.2.1. Đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính 14 1.2.1.1. Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích 14 1.2.1.2. Nhận xét về đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích 20 1.2.2. Các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính 21 1.2.2.1. Các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính 21 1.2.2.2. Nhận xét về các nhân tố tác động đến báo cáo 28 tài chính
  5. 1.3. Nội dung Báo cáo tài chính 30 1.3.1. Các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của báo cáo tài chính 30 1.3.1.1. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế 30 1.3.1.2. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ 33 1.3.2. Nội dung của báo cáo tài chính 34 1.3.2.1. Báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kế toán quốc tế 34 1.3.2.2. Báo cáo tài chính doanh nghiệp tại Mỹ, Pháp và Trung Quốc 42 1.3.3. Nhận xét về Nội dung báo cáo tài chính 45 1.4. Áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế đối với báo cáo tài chính tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam 47 1.4.1. Tóm tắt quá trình phát triển và khái quát nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế 47 1.4.1.1.Tóm tắt quá trình phát triển chuẩn mực kế toán quốc tế 47 1.4.1.2. Khái quát nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế 48 1.4.2. Thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với báo cáo tài chính tại các quốc gia 51 1.4.2.1. Đối với Mỹ 52 1.4.2.2. Đối với Pháp và các nước Liên minh Châu Âu 54 1.4.2.3. Đối với Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á 55 1.4.3. Kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế 58 Chương 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 62 2.1. Tóm tắt quá trình phát triển của hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam 62
  6. 2.1.1. Giai đoạn trước năm 1995 62 2.1.2. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay 63 2.2. Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam hiện hành 66 2.2.1. Đặc điểm của các nhân tố tác động đến hệ thống báo cáo 66 tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam 2.2.2. Mục đích, yêu cầu, nguyên tắc soạn thảo báo cáo 73 tài chính 2.2.3. Kết cấu, nội dung hệ thống báo cáo tài chính doanh 76 nghiệp hiện hành 2.3. Đánh giá thực trạng và vấn đề cần giải quyết đối với hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam 81 2.3.1. Đối chiếu một số nội dung của hệ thống báo cáo tài chính theo quy định của Việt Nam với IASB 81 2.3.1.1. Các nội dung tương đồng 83 2.3.1.2. Các nội dung khác nhau 84 2.3.2. Một số ý kiến của doanh nghiệp, nhà đầu tư và chuyên gia về hệ thống báo cáo tài chính hiện hành 91 2.3.2.1. Ý kiến của một số doanh nghiệp, nhà đầu tư 91 2.3.2.2. Ý kiến của chuyên gia 96 2.3.3. Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam 99 2.3.3.1. Ưu điểm 99 2.3.3.2. Hạn chế 101 2.3.4. Nhận diện những vấn đề cần giải quyết đối với hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 112
  7. Chương 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 116 3.1. Quan điểm, phương hướng hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam 116 3.1.1. Quan điểm hoàn thiện 117 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện 120 3.2. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam 123 3.2.1. Các giải pháp trong ngắn hạn để khắc phục hạn chế của hệ thống báo cáo tài chính hiện hành 123 3.2.1.1. Hoàn thiện các quy định về khung lý thuyết cho Báo cáo tài chính 123 3.2.1.2. Điều chỉnh, bổ sung kết cấu, nội dung hệ thống Báo cáo tài chính hiện hành 127 3.2.1.3. Xây dựng hệ thống báo cáo tài chính linh hoạt trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam 136 3.2.2. Các giải pháp dài hạn phát triển, hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam 140 3.2.2.1. Định hướng sử dụng Giá trị hợp lý trong định giá các yếu tố của báo cáo tài chính 140 3.2.2.2. Định hướng ghi nhận và báo cáo nguồn lực tri thức doanh nghiệp trên báo cáo tài chính 152 3.2.2.3. Định hướng ghi nhận và báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên báo cáo tài chính 161 3.2.3. Lộ trình thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính 169 3.3. Một số kiến nghị hỗ trợ cho việc hoàn thiện hệ thống Báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam 173
  8. 3.3.1. Đối với Nhà nước, cơ quan chức năng quản lý về kế toán kiểm toán và công bố thông tin trên thị trường chứng khoán 173 3.3.2. Đối với các tổ chức nghề nghiệp và cơ sở đào tạo kế toán, kiểm toán 177 3.3.3. Đối với các doanh nghiệp 178 KẾT LUẬN 181 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính CĐKT Cân đối kế toán FASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (Financial Accounting Standard Board) Framework Khuôn mẫu lý thuyết cho Báo cáo tài chính (The Conceptual Framework for Financial Reporting) GAAP Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận rộng rãi (Generally accepted accounting principles) IASB Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standard Board ) IAS Chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standard) IFRS Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (International Financial Reporting Standard) KQHĐKD Kết quả hoạt động kinh doanh TTCK Thị trường chứng khoán TSCĐ Tài sản cố định VAS Chuẩn mực kế toán Việt Nam
  10. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 : Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích theo IASB và FASB Bảng 1.2 : Tác động của các giá trị văn hóa đến giá trị kế toán Bảng 1.3 : Tình hình sử dụng IAS/IFRS tại các quốc gia đến tháng 06/2013 Bảng 2.1: Đối chiếu mục đích, đặc điểm chất lượng, ghi nhận các yếu tố và nguyên tắc soạn thảo, trình bày BCTC giữa VAS và IAS/IFRS Bảng 2.2 : Đối chiếu hệ thống báo cáo, các BCTC cơ bản giữa VAS và IAS/IFRS Bảng 2.3 : Đối chiếu nội dung một số khoản mục chủ yếu trên BCTC giữa VAS và IAS/IFRS Bảng 2.4 : Thống kê mô tả kết quả khảo sát doanh nghiệp, nhà đầu tư. Bảng 2.5 : So sánh việc ghi nhận giá trị các nguồn lực tri thức trong cơ cấu tài sản vô hình của doanh nghiệp giữa VAS và IAS/IFRS Bảng 3.1 : Các thành phần và thuộc tính của nguồn lực tri thức Bảng 3.2 : Các thành phần và thuộc tính chủ yếu của nguồn lực tri thức trình bày trên BCTC doanh nghiệp Việt Nam Bảng 3.3 : Nội dung cơ bản của Báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Việt Nam Bảng 3.4 : Các yếu tố trình bày trên báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Việt Nam Bảng 3.5 : Hệ thống chỉ số đánh giá trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Việt Nam Bảng 3.6 : Lộ trình phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam.
  11. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 : Mô hình quan hệ giữa nguồn cung cấp vốn và văn hóa Hình 3.1 : Mô hình về phạm vi của thông tin công bố trong hệ thống BCTC linh hoạt Hình 3.2 : Mô hình về mức độ chi tiết của thông tin công bố trong hệ thống BCTC linh hoạt Hình 3.3 : Mô hình khung xây dựng các hệ số đánh giá nguồn lực tri thức doanh nghiệp Việt Nam.
  12. - 1 - PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu Báo cáo tài chính (BCTC) là sản phẩm của kế toán tài chính, là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán. Mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài chính hữu ích về doanh nghiệp cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp (IASB, 2010a). BCTC là nguồn thông tin quan trọng cho các giao dịch về vốn của doanh nghiệp, đặc biệt trên thị trường chứng khoán. Việc hoàn thiện BCTC không chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết mà nó còn có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc đáp ứng một cách phù hợp nhu cầu thông tin đa dạng trong quá trình phát triển không ngừng của các nền kinh tế. Trên phương diện lý thuyết, những kết quả của dự án hội tụ giữa IASB và FASB về việc xây dựng một khuôn mẫu lý thuyết cho việc lập và trình bày BCTC là sản phẩm của một vấn đề được tranh luận tích cực, từ việc xác định cách tiếp cận, mục đích, đặc điểm chất lượng, cho đến các nguyên tắc chi phối việc soạn thảo và trình bày BCTC (Choi and Meek, 2011). Trên phương diện thực tiễn, các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đang trong quá trình đổi mới để hướng đến một bộ chuẩn mực kế toán toàn cầu, chất lượng cao (a high quality, global accounting standards), phục vụ cho thị trường vốn. Ở Việt Nam, sau hơn 35 năm kể từ khi thống nhất đất nước, hệ thống kế toán và BCTC doanh nghiệp hiện nay về cơ bản đã được xây dựng theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế trên cơ sở thực tiễn của Việt Nam, có sự cải cách, khá đầy đủ và có tính hệ thống. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán mạnh mẽ như hiện nay, tính hữu ích của thông tin kế toán
  13. - 2 - không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia, các tiêu chuẩn chất lượng và công bố thông tin phải được tiếp cận theo thông lệ quốc tế, hệ thống BCTC hiện nay đã bộc lộ những tồn tại chưa được giải quyết, từ những vấn đề cụ thể như đo lường, ghi nhận, đến việc củng cố các luận cứ khoa học, làm cơ sở vững chắc, ổn định cho việc ban hành các chuẩn mực kế toán, đánh giá chất lượng BCTC. Cơ sở định giá, đặc điểm chất lượng và nguyên tắc lập BCTC chưa được quy định đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; hệ thống BCTC mang tính khuôn mẫu, thiếu sự linh hoạt; hệ thống báo cáo, một số nội dung, khoản mục trên BCTC chưa đầy đủ, hoặc chưa phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; chưa đề cập hoặc quy định việc ghi nhận và trình bày nguồn lực tri thức, trách nghiệm xã hội doanh nghiệp trên báo cáo Những hạn chế này có nguyên nhân khách quan, chủ quan khác nhau, ảnh hưởng đáng kể đến tính hữu ích và quá trình hội nhập quốc tế của hệ thống BCTC. Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu liên quan đến BCTC, cũng như việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia. Tuy nhiên, hầu như chưa có một nghiên cứu có hệ thống liên quan trực tiếp đến việc đánh giá và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán. Ở Việt Nam, gần đây, có một số nghiên cứu chuyên sâu về BCTC doanh nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Phúc Sinh (2008) đã tiếp cận với các luận điểm về hệ thống BCTC doanh nghiệp của IASB, FASB nhằm đưa ra giải pháp nâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Cúc (2009) đã nhận định lại về khung pháp lý cho việc lập và trình bày BCTC doanh nghiệp, tương thích với quy mô và cơ cấu tổ chức của các loại hình doanh nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Đình Hùng (2010) đề cập đến việc kiểm soát sự minh bạch thông tin tài chính công bố của các công ty niêm yết tại Việt Nam. Các nghiên cứu của Võ Thị Ánh Hồng (2008), Phạm Đức Tân
  14. - 3 - (2009) đề xuất một số giải pháp nâng cao tính hữu ích của thông tin kế toán phục vụ việc ra quyết định của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Liên Hương (2010) mô tả sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam với chuẩn mực kế toán quốc tế và ảnh hưởng của nó đến thông tin trình bày trên BCTC và quyết định của nhà đầu tư Bên cạnh đó, Vũ Hữu Đức và Trình Quốc Việt (2009) đã đề nghị áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các công ty niêm yết, công ty đại chúng, ngân hàng, doanh nghiệp bảo hiểm. Tăng Thị Thu Thủy (2009) đề xuất hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam theo thông lệ quốc tế trên cơ sở những đặc điểm của Việt Nam. Nguyen &Tran (2012) đề cập đến những khó khăn của việc tồn tại song song hệ thống chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán trong quá trình hòa hợp kế toán quốc tế Các nghiên cứu này đã đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao tính hữu ích của hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam, trên cơ sở vận dụng và hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, hạn chế trong việc củng cố luận cứ khoa học và kinh nghiệm cho việc ban hành các chuẩn mực, chế độ kế toán, quy định soạn thảo và đánh giá chất lượng BCTC trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, chưa được làm rõ. Giải pháp dài hạn và lộ trình cho sự phát triển, hội nhập của hệ thống BCTC chưa được phác họa. Các nghiên cứu cũng chưa đề cập hoặc giải quyết các nội dung mang tính toàn cầu hiện nay trong soạn thảo và trình bày BCTC, chẳng hạn, vấn đề sử dụng giá trị hợp lý trong định giá, trình bày nguồn lực tri thức hay trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC. Luận án này kế thừa các nghiên cứu trước đây, góp phần giải quyết các vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng nêu trên.
  15. - 4 - 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận án là xác lập quan điểm, phương hướng, đề xuất các giải pháp ngắn hạn, giải pháp dài hạn hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, nâng cao tính hữu ích của BCTC, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Các quan điểm, phương hướng và giải pháp được xây dựng trên cơ sở đã phân tích, tổng hợp, làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, cũng như trên cơ sở nhận diện các đặc điểm về môi trường kế toán tại Việt Nam, ưu điểm, hạn chế và các vấn đề cần giải quyết đối với hệ thống BCTC doanh nghiệp hiện hành. 3. Phạm vi, nội dung nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định trong khuôn khổ BCTC riêng của các loại hình doanh nghiệp, không bao gồm các ngân hàng và các tổ chức tài chính tương tự. Phạm vi chuẩn mực kế toán quốc tế được vận dụng để hoàn thiện hệ thống BCTC bao gồm các IAS/IFRS liên quan trực tiếp đến trình bày và công bố thông tin BCTC, không bao gồm toàn bộ các IAS/IFRS hiện có. Luận án tập trung vào các nội dung sau: (1) Lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; (2) Thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam; (3) Quá trình phát triển của hệ thống BCTC Việt Nam qua các thời kì;
  16. - 5 - (4) Đánh giá thực trạng hệ thống BCTC Việt Nam hiện hành trên cơ sở đối chiếu hệ thống BCTC theo quy định của Việt Nam với hệ thống BCTC theo quy định của IASB, ý kiến của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và chuyên gia về hệ thống BCTC doanh nghiệp, các nhân tố môi trường kế toán, cũng như yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam. (5) Quan điểm, phương hướng, mục tiêu hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam; (6) Các giải pháp ngắn hạn và giải pháp dài hạn mang tính khoa học và khả thi, trên cơ sở vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế, nhằm phát triển, hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp, nâng cao tính hữu ích của BCTC, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ở Việt Nam. Định hướng về nội dung và phương pháp đo lường giá trị hợp lý, báo cáo nguồn lực tri thức, báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC. 4. Phương pháp nghiên cứu Về định tính, tác giả phân loại, đánh giá và chọn lọc nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước, khai thác các thông tin thứ cấp có liên quan đến BCTC để phân tích, lý giải, đánh giá các đối tượng nghiên cứu theo các chủ điểm về nội dung và mục tiêu nghiên cứu đã được thiết kế. Tác giả đã thực hiện việc phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia đầu ngành về kế toán và BCTC doanh nghiệp, sử dụng kết hợp với các thông tin đáng tin cậy khác để lý giải, đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp. Về định lượng, tác giả sử dụng phiếu câu hỏi điều tra, khảo sát ý kiến của một số doanh nghiệp và nhà đầu tư về hệ thống BCTC, kết hợp với sử dụng các dữ liệu định lượng khác để diễn giải, so sánh, phân tích, nhằm tạo ra cơ sở tham khảo hữu ích cho những nhận định, đánh giá hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam trong mối quan hệ với đặc điểm, yêu cầu của quá trình phát triển.
  17. - 6 - Về phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu; phương pháp chuyên gia; phương pháp điều tra. Phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp tư duy cũng được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp theo từng nội dung và mục tiêu cụ thể của luận án. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tác giả phân loại, đánh giá, và chọn lọc nhiều tài liệu nghiên cứu chuyên sâu trong và ngoài nước, các quy định, thông lệ quốc tế, kinh nghiệm của các quốc gia và các thông tin thứ cấp có liên quan đến BCTC doanh nghiệp để tiến hành phân tích, tổng hợp, làm rõ những vấn đề lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; mô tả, lý giải, làm rõ những vấn đề tồn tại của hệ thống BCTC hiện hành và xác định vấn đề cần phải giải quyết, phương hướng và giải pháp thực hiện. - Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp tư duy đã được sử dụng kết hợp theo từng nội dung và mục tiêu cụ thể của luận án. Theo đó, phương pháp phân tích, tổng hợp đã được sử dụng để hệ thống hóa cơ sở lý luận, đưa ra nhận xét về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế và quá trình áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế tại các quốc gia, kinh nghiệm cho Việt Nam. Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu hệ thống BCTC theo quy định của Việt Nam với hệ thống BCTC theo quy định của IASB, giữa thực trạng hệ thống BCTC với những yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế. Phương pháp tư duy được sử dụng phối hợp với phương pháp chuyên gia, phương pháp tổng hợp để xác định vấn đề cần giải quyết, xây dựng phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống BCTC. - Phương pháp chuyên gia: Tác giả tiến hành phỏng vấn để thu thập ý kiến các chuyên gia về kế toán và BCTC doanh nghiệp. Các ý kiến trả lời được tổng hợp, lý giải, làm cơ sở hoặc củng cố cho nhận định về hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam.
  18. - 7 - - Phương pháp điều tra: Tiến hành khảo sát bằng các phiếu điều tra đối với một số doanh nghiệp và nhà đầu tư. Thang đo Likert được sử dụng để đo lường các mức độ đánh giá. Thực hiện thống kê mô tả kết quả điều tra và phân tích phương sai Anova một yếu tố để kiểm tra về sự khác biệt trong kết quả đánh giá giữa các nhóm đối tượng. Kết hợp kết quả với những dữ liệu thứ cấp khác để diễn giải, so sánh, nhằm tạo ra cơ sở tham khảo hữu ích cho những nhận định, đánh giá. Như vậy, phương pháp định tính, với những tổng hợp, lý giải, đánh giá các thông tin, là phương pháp được sử dụng chủ yếu, nhằm diễn giải hoặc quy nạp theo các chủ điểm về nội dung và mục tiêu đã được thiết kế của luận án. Các phân tích và đánh giá được thực hiện bằng những lý luận khách quan, theo các chủ điểm đã được thiết kế. Các biểu hiện cụ thể của các phương pháp nghiên cứu sẽ được thể hiện trong các nội dung của luận án. Ở một góc độ khác, khi xác định phương hướng hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp, trên quan điểm lịch sử, cụ thể, luận án đã xuất phát từ sự vận động và phát triển của các điều kiện môi trường kế toán, gắn với các yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán ở Việt Nam. 5. Những đóng góp chính của luận án (1) Phân tích, tổng hợp, đánh giá, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hệ thống BCTC doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế, trong đó có những vấn đề còn khá mới ở các quốc gia, như: đo lường giá trị hợp lý; báo cáo nguồn lực tri thức; báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. (2) Phân tích thực trạng áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế đối với hệ thống BCTC tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam. (3) Làm rõ tính tất yếu của quá trình cải cách hệ thống kế toán và BCTC doanh nghiệp Việt Nam. Đánh giá thực trạng hệ thống BCTC doanh nghiệp
  19. - 8 - Việt Nam hiện hành, nhận diện vấn đề tồn tại cần giải quyết. (4) Xác lập một cách khoa học và phù hợp quan điểm, mục tiêu và phương hướng hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp, trên cơ sở nhận diện những điều kiện và bối cảnh mà hệ thống kế toán Việt Nam đang tồn tại và phát triển. (5) Đề xuất các giải pháp ngắn hạn, đặc biệt là các giải pháp dài hạn, mang tính khoa học và khả thi, xác định lộ trình phù hợp, nhằm phát triển và hoàn thiện hệ thống BCTC doanh nghiệp Việt Nam, nâng cao tính hữu ích của BCTC, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Luận án đã định hướng về nội dung và phương pháp những vấn đề mang tính đột phá ở Việt Nam liên quan đến định giá và trình bày thông tin trên BCTC, như: đo lường giá trị hợp lý; báo cáo nguồn lực tri thức; báo cáo trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. 6. Kết cấu luận án Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, luận án có 3 chương: - Chương 1 : Cơ sở lý luận về Báo cáo tài chính doanh nghiệp. - Chương 2 : Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam. - Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, luận án còn có 17 Phụ lục để minh họa hoặc mô tả chi tiết một số nội dung của luận án.
  20. - 9 - Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Bản chất của Báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính (Financial statements) là sản phẩm của kế toán tài chính, là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán, phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả tài chính của doanh nghiệp. BCTC cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết quả tài chính và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế, nó cũng cho thấy kết quả quản lý của ban giám đốc đối với các nguồn lực được giao phó cho họ (IASB, 2012). Để đáp ứng mục tiêu này, BCTC trình bày thông tin về: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí, bao gồm cả lãi và lỗ, khoản góp vốn của chủ sở hữu và phân phối cho chủ sở hữu, các dòng tiền. Thông thường, một hệ thống BCTC bao gồm: báo cáo tình hình tài chính, báo cáo thu nhập; báo cáo vốn chủ sở hữu; báo cáo lưu chuyển tiền và thuyết minh BCTC. Có nhiều cách thức và khía cạnh khác nhau trong việc tiếp cận với BCTC. Chẳng hạn, khi xem xét dưới góc độ khoa học kế toán, thì BCTC được xem là kết quả của phương pháp tổng hợp - cân đối. Khi xem xét dưới góc độ các yếu tố của một hệ thống thông tin kế toán thì BCTC được xem là đầu ra của hệ thống này, được xử lý và cung cấp bởi quy trình kế toán tài chính. Khi đề cập đến lợi ích của người sử dụng thì BCTC là nguồn cung cấp thông tin tài chính hữu ích cho việc ra quyết định kinh tế v.v Vì vậy, khó có thể đưa ra một định nghĩa duy nhất về BCTC. Mục đích và vai trò của BCTC, vì vậy, cũng không phải là duy nhất và bất biến. Mục đích và vai trò của BCTC được đề cập dưới đây chủ yếu dựa trên các quan điểm của một số tổ chức có vai trò và ảnh hưởng quan trọng đến kế toán trên thế giới, được tiếp cận theo hướng phục vụ cho việc phát triển, hoàn thiện hệ thống BCTC như mục tiêu đề ra của luận án.
  21. - 10 - 1.1.2. Mục đích của Báo cáo tài chính 1.1.2.1. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) Khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC quốc tế (IFRS Framework) do IASB phê chuẩn tháng 09/2010 xác định mục đích của BCTC cho mục đích chung (sau đây gọi tắt là mục đích của BCTC) là “cung cấp thông tin tài chính hữu ích về doanh nghiệp cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp” (IASB, 2010a, p.OB2). Những quyết định này liên quan đến việc mua, bán hoặc nắm giữ cổ phiếu và công cụ nợ, cung cấp, thanh toán các khoản vay hoặc các hình thức vay mượn khác. IFRS Framework lưu ý rằng, các đối tượng khác, chẳng hạn các nhà quản lý, có thể tìm thấy trong các BCTC những thông tin hữu ích. Tuy nhiên, mục đích của BCTC và mục tiêu của các quy chế quản lý tài chính có thể không phù hợp với nhau. Do vậy, cơ quan quản lý không được xem là đối tượng sử dụng chính của BCTC. BCTC không hướng chủ yếu đến cơ quan quản lý hoặc các đối tượng khác (IASB, 2010a). BCTC cung cấp thông tin về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đó là thông tin về các nguồn lực kinh tế và nghĩa vụ nợ của của doanh nghiệp. BCTC cũng cung cấp thông tin về những ảnh hưởng của giao dịch và các sự kiện khác làm thay đổi các nguồn lực kinh tế và nghĩa vụ nợ, nó hữu ích cho các quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp. Thông tin về bản chất, quy mô nguồn lực kinh tế và các các nghĩa vụ nợ có thể giúp người sử dụng xác định điểm mạnh và điểm yếu về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Những thông tin này có thể giúp người sử dụng đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, cũng như nhu cầu bổ sung nguồn lực tài chính (IASB, 2010a). Thông tin về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giúp người sử dụng đánh giá được các khoản thu nhập tạo ra từ việc sử dụng các nguồn lực kinh tế. Thông tin này giúp đánh giá trách nhiệm quản lý trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực của doanh nghiệp. Thông tin về kết quả kinh doanh, cũng như sự thay đổi và các yếu tố cấu thành của các khoản thu nhập cũng quan trọng trong việc đánh giá
  22. - 11 - khả năng tạo tiền trong quá khứ và tương lai của doanh nghiệp. Thông tin về lưu chuyển tiền trong một kỳ của doanh nghiệp giúp người sử dụng đánh giá khả năng doanh nghiệp tạo ra dòng tiền thuần trong tương lai. Nó chỉ ra phương thức doanh nghiệp tạo ra và chi tiêu tiền, bao gồm thông tin về vay và trả nợ, cổ tức bằng tiền hoặc phân phối bằng tiền khác cho các nhà đầu tư, và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Thông tin về dòng tiền “giúp người sử dụng dụng hiểu rõ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hoạt động đầu tư và tài chính, ước tính tính thanh khoản, khả năng thanh toán và giải thích các thông tin về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp” (IASB, 2010a, p.OB20). Theo IAS 1- Trình bày BCTC (IASB hiệu chỉnh tháng 05/2012), mục đích của BCTC là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, kết quả tài chính và các luồng tiền của doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu của số đông những người sử dụng trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. BCTC cũng báo cáo kết quả đạt được trên cương vị quản lý của ban giám đốc đối với các nguồn lực được giao phó. Để đáp ứng mục tiêu này, BCTC trình bày thông tin về: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí, khoản góp vốn và phân phối cho chủ sở hữu, lưu chuyển tiền tệ, cùng với những thông tin thuyết minh. 1.1.2.2. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB) Mở đầu Chương Mục đích của BCTC trong Khái niệm kế toán tài chính số 8 - Statement of Financial Accounting Concepts No.8 (SFAC 8), FASB khẳng định, mục đích của BCTC là nền tảng của khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC. FASB cũng xác định mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài chính hữu ích về doanh nghiệp cho các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn tương đồng với IFRS Framework của IASB. Các nội dung thông tin về các nguồn lực kinh tế của doanh nghiệp và các nghĩa vụ nợ, cũng như sự thay đổi của chúng, thông tin về kết quả tài chính, thông tin về lưu chuyển tiền trình bày trong SFAC 8 cũng được FASB quy định hoàn toàn tương đồng với IFRS Framework của IASB. Đây là kết quả của một dự án
  23. - 12 - hội tụ kế toán giữa IASB và FASB (IASB - FASB Convergence Project) được triển khai từ năm 2004, trong đó có dự án hội tụ về khuôn mẫu lý thuyết cho BCTC. Theo đó, với việc lựa chọn quan điểm đơn vị (entity pespective) thay vì quan điểm chủ sở hữu (proprietary pespective), cả IASB và FASB đều khẳng định cần có sự ưu tiên trong những người sử dụng BCTC để đảm bảo tính tập trung của thông tin cho việc ra quyết định. Như vậy, mục đích của BCTC là cung cấp thông tin tài chính hữu ích về doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác, trong việc đưa ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho doanh nghiệp. 1.1.3. Vai trò của Báo cáo tài chính Thông thường, vai trò của BCTC được xem xét thông qua mục đích và lợi ích mang lại của việc sử dụng thông tin của một số đối tượng chủ yếu. Theo IASB và FASB, các đối tượng sử dụng BCTC bao gồm nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác và một số đối tượng khác liên quan đến việc ra các quyết định kinh tế. Các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác cần thông tin về các nguồn lực của doanh nghiệp không chỉ để đánh giá triển vọng của dòng lưu chuyển tiền thuần trong tương lai mà còn đánh giá hiệu quả quản lý đối với việc sử dụng các nguồn lực hiện hữu của doanh nghiệp. Họ không thể yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin trực tiếp mà phải dựa vào BCTC cho nhiều thông tin tài chính mà họ cần. Vì vậy, họ là những người sử dụng chính mà BCTC hướng tới. Các quyết định của nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng về việc mua, bán hoặc nắm giữ cổ phiếu và công cụ nợ phụ thuộc vào thu nhập mà họ mong đợi từ việc đầu tư, ví dụ như cổ tức, các khoản thanh toán nợ gốc và lãi hoặc sự gia tăng giá trị thị trường. Tương tự như vậy, quyết định của người cho vay và các chủ nợ khác về việc cung cấp các khoản cho vay và các hình thức tín dụng khác phụ thuộc vào các khoản thanh toán nợ gốc và lãi hoặc các khoản thu nhập khác mà họ mong đợi. Kỳ vọng của các các nhà đầu tư, người cho vay và các chủ nợ khác
  24. - 13 - về lợi nhuận phụ thuộc vào đánh giá của họ về giá trị, thời gian và triển vọng của dòng lưu chuyển tiền thuần trong tương lai. Do vậy, các nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác cần thông tin để giúp họ đánh giá triển vọng lưu chuyển tiền thuần trong tương lai của doanh nghiệp. Tuy nhiên, BCTC không thể cung cấp tất cả thông tin mà nhà đầu tư, người cho vay và chủ nợ khác cần. Những người sử dụng cần phải xem xét thông tin cần thiết từ các nguồn khác, chẳng hạn, điều kiện và triển vọng của nền kinh tế, sự kiện, môi trường chính trị, công nghệ, tương lai doanh nghiệp. BCTC không được thiết kế để trình bày thông tin về giá trị doanh nghiệp nhưng chúng cung cấp thông tin giúp nhà đầu tư, người cho vay và các chủ nợ khác ước tính giá trị doanh nghiệp (IASB, 2010a). IFRS Framework cũng lưu ý rằng, các bên liên quan khác như cơ quan quản lý, tổ chức, công chúng không phải là những nhà đầu tư, chủ nợ cũng có thể tìm thấy thông tin hữu ích trên BCTC, mặc dù BCTC không phục vụ trực tiếp cho những nhóm đối tượng này. Ở một khía cạnh khác, khi tiếp cận vai trò của BCTC dưới góc độ yêu cầu pháp lý của việc cung cấp thông tin, thì vai trò của BCTC được thể hiện thông qua trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc soạn thảo BCTC và công bố thông tin. Chẳng hạn, các nội dung trình bày trên BCTC nộp cho cơ quan thống kê, thuế vụ có xu hướng khuôn mẫu, thiếu linh hoạt, đủ đáp ứng yêu cầu pháp lý có liên quan. Ngoài ra, vai trò của BCTC đối với người sử dụng còn bị chi phối bởi quy mô, đặc điểm của doanh nghiệp. Chẳng hạn, đối với các doanh nghiệp nhỏ, vai trò của BCTC hướng đến người quản lý doanh nghiệp nhiều hơn, mục đích công bố thông tin nhằm tìm kiếm vốn đầu tư hay nhà tài trợ thường hạn chế Tóm lại, bản chất của BCTC là đầu ra của hệ thống thông tin kế toán, cung cấp thông tin cho những người có quan hệ lợi ích với doanh nghiệp trong việc ra các quyết định kinh tế, chủ yếu bao gồm nhà đầu tư hiện tại và tiềm năng, người cho vay và các chủ nợ khác. Kết quả của dự án hội tụ giữa IASB và FASB khẳng định cần có sự ưu tiên trong những người sử dụng BCTC để đảm bảo tính tập
  25. - 14 - trung của thông tin cho việc ra quyết định. Tất cả các bên cung cấp vốn đều có quyền được cung cấp thông tin đầy đủ; những nhà đầu tư và chủ nợ tiềm năng cần được cung cấp thông tin cho việc ra quyết định. Những đối tượng khác có thể tìm thấy những thông tin hữu ích từ BCTC nhưng họ không phải là đối tượng chính mà BCTC hướng tới. Các thông tin cung cấp trên BCTC được xác định cân bằng cho các đối tượng sử dụng chủ yếu, thông tin để đánh giá khả năng quản lý cũng được xem là một mục đích quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quyết định của những người cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Sau gần 25 năm ban hành khuôn mẫu lý thuyết của IASB (từ năm 1989) và 35 năm của FASB (từ năm 1978), khái niệm sự thay đổi nguồn lực được hệ thống thành 2 nhóm chính: thay đổi do kết quả kinh doanh và không do kết quả kinh doanh. Thông tin về hoạt động kinh doanh và thông tin về lưu chuyển tiền trở thành hai cách tiếp cận bổ sung cho nhau trong việc trình bày sự thay đổi tình hình tài chính của doanh nghiệp trên BCTC. 1.2. Đặc điểm chất lượng và các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính 1.2.1. Đặc điểm chất lượng của báo cáo tài chính 1.2.1.1. Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích Tính hữu ích của BCTC cũng chính là tính hữu ích của thông tin kế toán được trình bày trên BCTC. Chính xác hơn, chính những tính chất đặc trưng của thông tin trên BCTC đã làm cho nó trở nên hữu ích qua việc thông tin được quan tâm, được tin cậy và sử dụng để mang lại lợi ích. Để có thể cung cấp thông tin hữu ích, BCTC cần thỏa mãn các đặc điểm chất lượng. Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích trình bày dưới đây là theo kết quả của một dự án hội tụ giữa IASB và FASB. Nói cách khác, các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích là tương đồng theo quan điểm của IASB và FASB (Chương 3 trong IFRS Framework và Chương 3 trong SFAC 8). Theo đó, các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích là các đặc tính thông tin có thể hữu ích nhất cho nhà đầu tư, người cho vay và chủ nợ khác trong việc ra quyết định về doanh nghiệp trên cơ sở thông tin trên BCTC (IASB, 2010a).
  26. - 15 - Theo IASB và FASB, các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích được phân ra thành các đặc điểm chất lượng cơ bản và các đặc điểm chất lượng bổ sung. Các đặc điểm chất lượng cơ bản: thích hợp và trình bày trung thực. Các đặc điểm chất lượng bổ sung: có thể so sánh; có thể kiểm chứng; kịp thời và có thể hiểu. Các đặc điểm chất lượng cơ bản (1) Thích hợp (Relevance) Để thích hợp, thông tin kế toán phải có khả năng tạo ra sự khác biệt trong việc ra quyết định của đối tượng sử dụng thông tin. Theo đó, “nó phải có giá trị dự đoán, giá trị xác nhận, hoặc cả hai” (IASB, 2010a, p.QC7). Thông tin tài chính có giá trị dự đoán (predictive value) nếu nó có thể được sử dụng như một dữ liệu đầu vào cho người sử dụng dự đoán kết quả tương lai. Thông tin tài chính có giá trị xác nhận (confirmatory value) nếu nó cung cấp thông tin phản hồi về các đánh giá trước đó. Giá trị dự đoán và giá trị xác nhận của thông tin tài chính liên quan đến nhau. Thông tin có giá trị dự đoán thường cũng có giá trị xác nhận. Chẳng hạn, thông tin về doanh thu năm hiện tại, có thể được sử dụng làm cơ sở để dự đoán doanh thu trong những năm tương lai, cũng có thể được so sánh với dự đoán doanh thu cho năm hiện tại đã được thực hiện trong năm trước. Kết quả của những so sánh đó có thể giúp cải thiện các quy trình đã được sử dụng để thực hiện những dự đoán trước đó (IASB, 2010a). Trọng yếu là một khía cạnh của tính thích hợp mà nó tùy thuộc vào tính chất và mức độ của khoản mục được đề cập. Vì vậy, IASB và FASB không xác định một ngưỡng định lượng thống nhất cho trọng yếu hay đưa ra trước những gì có thể là trọng yếu. (2) Trình bày trung thực (Faithful representation) Thông tin được trình bày trung thực khi nó được mô tả đầy đủ (complete), trung lập (neutral) và không mắc lỗi (free from error) (IASB, 2010a). Thông tin đầy đủ bao gồm tất cả các thông tin cần thiết cho người sử dụng
  27. - 16 - hiểu được các hiện tượng, bao gồm tất cả các mô tả và giải thích cần thiết. Đối với một số khoản mục, thông tin đầy đủ cũng đòi hỏi có sự giải thích các sự kiện quan trọng về chất lượng và tính chất của khoản mục, các yếu tố và điều kiện ảnh hưởng đến bản chất của khoản mục. Thông tin trung lập khi không có sự thiên vị trong việc lựa chọn hoặc trình bày, không bị thiên lệch nhằm đạt đến một kết quả định trước hay chịu ảnh hưởng của một thái độ cá biệt. Trình bày trung thực không có nghĩa là chính xác trong tất cả các khía cạnh. Không mắc lỗi có nghĩa là không có sai sót hoặc thiếu sót trong các mô tả và quy trình soạn thảo thông tin. Chẳng hạn, một ước tính không thể được xác định là chính xác hoặc không chính xác, tuy nhiên, việc trình bày ước tính được xem là trung thực nếu số tiền được mô tả một cách rõ ràng, bản chất và hạn chế của quá trình ước tính được giải thích. IASB và FASB lưu ý rằng, thông tin hữu ích khi nó vừa thích hợp vừa được trình bày trung thực. Việc trình bày trung thực thông tin không thích hợp hoặc trình bày không trung thực thông tin thích hợp đều không giúp cho người sử dụng trong việc ra quyết định hữu ích. Ngoài ra, thông tin trình bày trung thực không nhất thiết tạo ra được thông tin hữu ích. Chẳng hạn, một ước tính được trình bày trung thực nếu doanh nghiệp áp dụng quy trình thích hợp, mô tả rõ ràng các ước tính và giải thích các yếu tố không chắc chắn ảnh hưởng đến các ước tính, tuy nhiên, nếu mức độ không chắc chắn là đáng kể thì thông tin ước tính sẽ khó mà đạt được sự hữu ích đặc biệt. IASB và FASB cũng chỉ ra quy trình cơ bản cho việc áp dụng các đặc điểm chất lượng cơ bản. Theo đó, trước hết, dự kiến thông tin kinh tế có khả năng hữu ích cho người sử dụng thông tin tài chính của doanh nghiệp. Tiếp theo, nhận dạng các thông tin mà nó sẽ thích hợp nhất nếu nó có sẵn và được trình bày trung thực. Sau cùng, xác định trong đó các thông tin có sẵn và có thể được trình bày trung thực (IASB, 2010a). Các đặc điểm chất lượng bổ sung Có thể so sánh, có thể kiểm chứng, kịp thời và có thể hiểu là những đặc điểm chất lượng nhằm nâng cao tính hữu ích của thông tin thích hợp và được trình bày trung thực.
  28. - 17 - (1) Có thể so sánh (Comparability) Thông tin về một doanh nghiệp sẽ hữu ích hơn nếu nó có thể được so sánh với thông tin tương tự ở doanh nghiệp khác hoặc ở cùng một doanh nghiệp trong các kỳ khác nhau. Có thể so sánh cho phép người sử dụng phân biệt và hiểu sự giống nhau hay có khác nhau về các khoản mục (IASB, 2010a). Có thể so sánh liên quan đến sự nhất quán, nhưng chúng không phải là một. Sự nhất quán đề cập đến việc sử dụng các phương pháp giống nhau cho các các khoản mục tương tự nhau. Có thể so sánh là mục tiêu, còn nhất quán là điều kiện để đạt được mục tiêu đó. IASB và FASB cũng cho rằng, tính có thể so sánh có thể đạt được từ việc đạt được các đặc điểm chất lượng cơ bản. Một sự trình bày trung thực các thông tin kinh tế thích hợp tự nó đạt được, ở một mức độ nào đó, sự có thể so sánh được với các thông tin thích hợp tương tự được trình bày trung thực bởi một doanh nghiệp khác. (2) Có thể kiểm chứng (Verifiability) Có thể kiểm chứng giúp đảm bảo với người sử dụng rằng những thông tin trình bày trung thực đối với các hiện tượng kinh tế. Có thể kiểm chứng có nghĩa là những người quan sát và đánh giá đủ năng lực và độc lập khác nhau có thể đạt được sự đồng thuận, mặc dù không phải là hoàn toàn, về việc thông tin được trình bày trung thực. Kiểm chứng có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp. Kiểm chứng trực tiếp là việc xác minh một khoản mục hoặc một thuyết minh thông qua việc quan sát trực tiếp, chẳng hạn như đếm tiền. Kiểm chứng gián tiếp là việc kiểm tra dữ liệu đầu vào, các công thức tính toán, hoặc tính toán lại đầu ra bằng phương pháp tương tự. Chẳng hạn, kiểm tra giá trị ghi sổ hàng tồn kho bằng cách kiểm tra số lượng và giá trị đầu vào và tính toán lại hàng tồn kho cuối kỳ bằng việc sử dụng giả định phương pháp tính giá hàng tồn kho, ví dụ phương pháp nhập trước xuất trước. IFRS Framework và SFAC 8 cũng đề cập đến việc có thể gặp khó khăn trong việc kiểm chứng một số thuyết minh và thông tin tài chính dự báo tương
  29. - 18 - lai. Để giúp người sử dụng thông tin quyết định có sử dụng thông tin như vậy hay không, cần phải công bố những giả định cơ bản, phương pháp lập và các nhân tố, điều kiện khác hỗ trợ, tác động đến thông tin (IASB, 2010a). (3) Kịp thời (Timeliness) Kịp thời có nghĩa là có thông tin có sẵn cho người sử dụng ra quyết định đúng lúc. Nói chung, thông tin cũ thì kém hữu ích hơn. Nếu báo cáo chậm trễ thì thông tin sẽ mất đi tính thích hợp. Tuy nhiên, một số thông tin có thể vẫn hữu ích lâu sau khi kết thúc kỳ báo cáo, bởi vì người sử dụng cần các thông tin để xác định và đánh giá xu hướng phát triển. (4) Có thể hiểu (Understandability) Thông tin có thể hiểu nếu nó được phân loại, mô tả và trình bày rõ ràng, súc tích. BCTC được trình bày cho người sử dụng là những người có những kiến thức nhất định về kinh doanh và hoạt động kinh tế cũng như có khả năng nhất định trong đánh giá và phân tích thông tin. Một số thông tin vốn nó đã phức tạp và rất khó để có thể dễ hiểu. Việc loại trừ những thông tin này ra khỏi BCTC có thể làm cho thông tin dễ hiểu hơn, tuy nhiên, điều này làm cho báo cáo trở nên không đầy đủ, và do vậy, có thể gây hiểu nhầm. Đôi khi những nhà phân tích phải cần đến sự tư vấn để có thể hiểu những hiện tượng kinh tế phức tạp. Các đặc điểm chất lượng bổ sung nên được tối đa hóa đến mức có thể. Tuy nhiên, đặc điểm chất lượng bổ sung, riêng lẻ hoặc một nhóm, không thể làm cho thông tin hữu ích nếu thông tin không thích hợp hoặc không được trình bày trung thực. Đôi khi, một đặc điểm chất lượng bổ sung có thể phải gia giảm nhằm tối đa hóa một đặc điểm chất lượng khác. Chẳng hạn, việc gia giảm trong ngắn hạn tính có thể so sánh như là kết quả của việc áp dụng một chuẩn mực BCTC mới là cần thiết để có thể gia tăng tính thích hợp hoặc trình bày trung thực trong dài hạn. Về rào cản đối với thông tin tài chính hữu ích, IASB và FASB cho rằng, chi phí là rào cản đối với thông tin cung cấp bởi BCTC. Quan hệ giữa chi phí và lợi ích sẽ ảnh hưởng đến thông tin trên BCTC nói chung. Lợi ích của BCTC phải biện minh được cho chi phí của người sử dụng và người lập BCTC, trên cả hai phương diện định lượng và định tính. IASB và FASB cũng xem xét ảnh hưởng
  30. - 19 - của quy mô doanh nghiệp và các yếu tố khác đến những yêu cầu báo cáo khác nhau trong những tình huống nhất định. Như vậy, các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích theo quan điểm của IASB và FASB có thể được khái quát tại Bảng 1.1 Bảng 1.1 : Các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích theo IASB và FASB Các đặc điểm Thích hợp Trình bày trung thực chất lượng (Relevance) (Faithful representation) cơ bản (Fundamental qualitative characteristics) Các đặc điểm Có thể Có thể Kịp thời Có thể hiểu chất lượng so sánh kiểm (Timeliness) (Understandability) bổ sung (Comparability) chứng (Enhancing (Verifiability) qualitative characteristics) Rào cản Chi phí (Pervasive (Cost) constraint) Nguồn : IASB (2010), Framework, và tổng hợp của tác giả. 1.2.1.2. Nhận xét về đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích Những vấn đề liên quan đến đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích đã được các nhà nghiên cứu đề cập từ nhiều năm qua. Theo một kết quả một nghiên cứu của Lev and Zarowin (1999), hệ thống đo lường và báo cáo kế toán không đáp ứng tốt sự thay đổi đang tác động sâu sắc đến hoạt động kinh doanh và giá trị thị trường của doanh nghiệp, và đó là nguyên nhân chính giải thích cho sự suy giảm về tính hữu ích của thông tin tài chính. Thời gian gần đây,
  31. - 20 - bên cạnh các nghiên cứu về đặc điểm chất lượng của BCTC là những nghiên cứu về phương pháp đo lường để đánh giá chất lượng của BCTC. Beest et al (2009) đã xây dựng một chỉ số 21 mục để đo lường chất lượng của BCTC theo 2 đặc điểm chất lượng cơ bản và 4 đặc điểm chất lượng bổ sung, trên cơ sở 231 báo cáo thường niên của các công ty đã được niêm yết trên TTCK Mỹ, Anh, Hà Lan năm 2005 và 2007. Kết quả cho thấy, chất lượng của BCTC ngày càng tăng theo thời gian; có sự ảnh hưởng đáng kể của các biến quy mô công ty, quốc gia, ngành công nghiệp đến chất lượng BCTC Về các đặc điểm chất lượng của BCTC, bên cạnh quan điểm thống nhất của IASB và FASB, cũng có một số quan điểm của các tổ chức và quốc gia khác với các mức độ tương đồng khác nhau với IASB và FASB. Chẳng hạn, AASB (Hội đồng chuẩn mực kế toán Úc) xác định trong Framework bốn đặc điểm chất lượng của BCTC gồm: có thể hiểu, thích hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh và ba rào cản gồm: kịp thời, lợi ích và chi phí, cân đối các đặc điểm chất lượng (AASB, 2009). Quá trình hội tụ quan điểm về đặc điểm chất lượng của BCTC giữa IASB và FASB cũng cho thấy đã có một sự thay đổi và điều chỉnh khá rõ nét. Theo đó, khái niệm “đáng tin cậy” đã được thay bằng “trình bày trung thực”, với ý nghĩa là, việc phản ánh đúng bản chất của một hiện tượng kinh tế sẽ thể hiện chính xác hơn chất lượng được mong đợi của BCTC. Khái niệm “nội dung quan trọng hơn hình thức” không được đề cập riêng vì nó đã được bao hàm trong “trình bày trung thực”, trong khi “có thể kiểm chứng” được xem như một đặc điểm bổ sung vì không phải thông tin trình bày trung thực nào cũng có thể kiểm chứng độc lập. Ngoài ra, “thận trọng” cuối cùng đã được loại ra khỏi một yêu cầu chất lượng mong đợi của BCTC, bởi lẽ nó có thể mâu thuẩn với yêu cầu “trung lập”. Như vậy, đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích là một khái niệm mang tính lịch sử, cụ thể. Nó gắn liền và thay đổi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của các nền kinh tế - xã hội của các châu lục, các quốc gia với các đặc điểm, điều kiện khác nhau. Nói cách khác, các đặc điểm chất lượng của thông tin tài chính hữu ích không phải là bất di bất dịch, do vậy, khó có thể có một khuôn mẫu chi tiết duy nhất cho việc nâng cao tính hữu ích của BCTC, mà nó
  32. - 21 - cần phải được xác định trong các điều kiện cụ thể. 1.2.2. Các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính 1.2.2.1. Các nhân tố tác động đến báo cáo tài chính Ảnh hưởng môi trường là chìa khóa để giải thích hệ thống kế toán của một quốc gia. Nói cách khác, kế toán là sản phẩm của môi trường của nó, nghĩa là, “nó được hình thành, phản ánh, và củng cố đặc điểm riêng độc đáo với môi trường quốc gia của mình" (Radebaugh và Gray, 1997). Các nghiên cứu về tác động của các nhân tố môi trường đến hệ thống kế toán và BCTC đã được nghiên cứu từ những năm 1970 với nhiều nghiên cứu của Muller (1967), Jaggi (1975), Nobes (1981), Gray (1988), Walton (1998) Có nhiều yếu tố được đề cập, trong đó nhân tố về văn hóa và kinh tế được ghi nhận sớm nhất. Năm 1975, ảnh hưởng của môi trường văn hóa lên chuẩn mực và thông lệ kế toán đã được đề cập bởi nghiên cứu của Jaggi. Năm 1977, Hiệp hội Kế toán Mỹ (AAA) đã đưa ra 8 thông số quan trọng được xem là yếu tố đặc trưng ảnh hưởng đến kế toán, bao gồm: hệ thống chính trị; hệ thống kinh tế; giai đoạn phát triển kinh tế; mục đích của BCTC; nguồn gốc hoặc thẩm quyền biên soạn chuẩn mực kế toán; giáo dục và đào tạo; việc thực thi đạo đức và chuẩn mực; và người sử dụng dịch vụ. Choi và Muller (1984) trích trong Zhang (2005) đưa ra danh mục 12 yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát phát triển hệ thống kế toán, bao gồm: hệ thống pháp luật; hệ thống chính trị; bản chất của quyền sở hữu kinh doanh; sự khác nhau về quy mô và hoạt động của các công ty; môi trường xã hội; mức độ phức tạp của hoạt động kinh doanh; trình độ dự báo kinh doanh; sự hiện diện của pháp luật kế toán; tốc độ đổi mới kinh doanh; giai đoạn phát triển kinh tế; mô hình tăng trưởng của nền kinh tế; và thực trạng giáo dục chuyên nghiệp. Hofstede (1987) cho rằng, hệ thống kế toán thay đổi dọc theo dòng văn hóa dân tộc. Mô hình của Gray (1988) cho thấy rằng, ngoài các giá trị văn hóa, các yếu tố thể chế, chẳng hạn như hệ thống pháp luật, sẽ có ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ thống kế toán. Gần đây, Choi and Meek (2011) cho rằng có 8 nhân tố gây ảnh hưởng đáng kể lên sự phát triển của kế toán gồm: các nguồn lực tài chính; hệ thống luật
  33. - 22 - pháp; thuế; kinh tế - chính trị; lạm phát; trình độ phát triển kinh tế, trình độ giáo dục; và nền văn hoá. Với góc độ nhận diện sự tồn tại và tác động của các nhân tố đến hệ thống kế toán và BCTC nhằm đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp phát triển, hoàn thiện hệ thống BCTC, luận án tập trung xem xét 5 nhóm nhân tố tác động đáng kể đến hệ thống kế toán và BCTC, bao gồm: nhân tố kinh tế; nhân tố chính trị; nhân tố pháp lý; nhân tố văn hóa và quá trình toàn cầu hóa. (1) Nhân tố kinh tế Sự phát triển của kế toán là một quá trình phụ thuộc vào và đan xen với phát triển kinh tế. Nói cách khác, môi trường kinh tế có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển của kế toán (Zhang, 2005). Các nhân tố kinh tế chủ yếu tác động đến hệ thống kế toán và BCTC bao gồm: đặc điểm và giai đoạn phát triển của nền kinh tế; nguồn cung ứng tài chính và lạm phát. Đặc điểm và giai đoạn phát triển của nền kinh tế có quan hệ với kế toán và BCTC. Một nền kinh tế phát triển sẽ đòi hỏi công cụ kế toán hữu hiệu nhằm tạo niềm tin cho giao dịch và sử dụng vốn hiệu quả (Enthoven, 1965 cited by Yapa, 1995). Môi trường kinh doanh của một quốc gia sẽ có ảnh hưởng đến các công bố tài chính thông qua nhiều nhân tố: thị trường vốn, quyền sở hữu công ty (Jaggi and Lowf, 2000). Các yếu tố đặc trưng của một nền kinh tế, như cơ chế quản lý, hình thức sở hữu chủ đạo (tư nhân, nhà nước, nước ngoài), định hướng phát triển (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, tri thức), đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô, đặc điểm của thị trường hàng hoá , cùng với hình thức kinh doanh chiếm ưu thế và phổ biến trong hoạt động của các doanh nghiệp, sẽ tác động đến các chính sách kế toán và đối tượng kế toán, nhằm làm tương thích với bản chất các quan hệ kinh tế, đáp ứng yêu cầu ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin. Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết các doanh nghiệp thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh và đầu tư theo nhu cầu thị trường, điều này đã làm nảy sinh sự ràng buộc lẫn nhau về nhu cầu thông tin tài chính. Chính vì vậy, kinh tế thị trường đòi hỏi sự đa dạng trong cung cấp, sử dụng thông tin trên BCTC. Khi mức độ hoạt động kinh tế và quy mô của các công ty tăng lên, có một sự gia tăng
  34. - 23 - tương ứng trong hoạt động kế toán. Mức độ phát triển của xuất khẩu và nhập khẩu có thể có một tác động tích cực đến sự phát triển của kế toán (Belkaoui, 1985 cited by Zhang, 2005). Khi TTCK phát triển, nó sẽ làm phát sinh kế toán mua bán, phát hành, chuyển đổi cổ phiếu, trái phiếu; nhiều đối tượng, hình thức giao dịch mới phát sinh cần được kế toán đo lường, ghi nhận và trình bày trên BCTC, như lãi cơ bản trên cổ phiếu, thặng dư vốn cổ phần, cổ phiếu quỹ, hoặc báo cáo dòng tiền cũng được chú ý hơn để phục vụ cho nhu cầu thông tin dự báo của các nhà đầu tư Nguồn cung ứng tài chính sẽ quyết định đối tượng chủ yếu sử dụng thông tin tài chính và do vậy, quyết định đặc điểm của thông tin tài chính được cung cấp. Theo đó, tại các nước mà nguồn cung ứng tài chính chủ yếu là thị trường vốn (như Mỹ, Anh, Úc ), nơi mà các công ty cổ phần chiếm vị trí chủ yếu trong nền kinh tế, TTCK là nơi cung cấp vốn chủ yếu cho doanh nghiệp, yêu cầu đối với thông tin tài chính là cần đảm bảo trình bày trung thực, hợp lý và đầy đủ. Sự đầy đủ của thông tin tài chính giúp nhà đầu tư có thể dựa vào các BCTC để đưa ra quyết định kinh tế mà ít khi phải thu thập thêm các thông tin khác (Nobes, 1998). Ngược lại, tại những quốc gia mà nguồn cung ứng tài chính chủ yếu là nhà nước (như ở Pháp ) hoặc hệ thống ngân hàng (như ở Đức ) thường không có sự đòi hỏi cao về sự đầy đủ và hợp lý của thông tin tài chính. Yêu cầu đối với thông tin kế toán tại các quốc gia này thường là sự tuân thủ các luật định. Ngoài ra, thông tin kế toán sẽ hướng đến việc bảo đảm lợi ích của người cho vay, việc công bố thông tin ra công chúng trở thành thứ yếu. Một minh chứng khá rõ ràng cho ảnh hưởng của nguồn cung ứng vốn đến hệ thống kế toán và BCTC là trường hợp Nhật Bản. Chính sự phát triển nhanh chóng của TTCK và sự giảm dần vai trò của ngân hàng trong cung ứng vốn đã làm cho hệ thống kế toán của Nhật Bản có những thay đổi đáng kể theo hướng xích lại gần với việc trình bày trung thực, hợp lý và đầy đủ (Nobes and Parker, 1995, trích trong Vũ Hữu Đức, 2010). Lạm phát cũng được xem là một nhân tố tác động đến hệ thống kế toán
  35. - 24 - của các quốc gia. Tại các quốc gia có lạm phát cao, ảnh hưởng lũy kế của nó qua nhiều năm có thể làm cho các thông tin kế toán trở nên vô nghĩa, trừ khi nó được điều chỉnh phù hợp (Zhang, 2005). Lạm phát là một nhân tố bên ngoài khó kiểm soát, gây ảnh hưởng may rủi đến BCTC, mức độ ảnh hưởng thay đổi giữa các công ty (Ilter, 2007). Đối với các quốc gia đang phải đối đầu với lạm phát (như Brazil, Iran, Bangladest ), khái niệm bảo toàn vốn trở nên quan trọng và một số biện pháp kế toán cần phải được sử dụng để loại trừ ảnh hưởng của biến đổi giá giá cả đến BCTC. Chẳng hạn, tại Brazil, BCTC của các công ty phải được điều chỉnh để phản ánh đúng giá trị tài sản và thu nhập. (2) Nhân tố chính trị Hệ thống chính trị xác định cơ chế kinh tế của một quốc gia, và vì vậy, xác định mô hình kế toán. Một hệ thống kế toán có ích cho nền kinh tế quản lý tập trung phải khác với hệ thống kế toán tối ưu cho một nền kinh tế thị trường. Nhân tố này còn được đề cập dạng các thể chế chính trị trong đó Nhà nước can thiệp nhiều hay ít vào nền kinh tế. Hệ thống chính trị cũng phát triển ra bên ngoài và du nhập các chuẩn mực và thông lệ kế toán. Chẳng hạn như việc nước Đức đã sử dụng chính trị để ảnh hưởng đến kế toán tại Nhật Bản và Thụy Điển. Trong những năm gần đây, nhân tố chính trị còn được đề cập dưới dạng các chính sách của quốc gia trong tiến trình hội tụ quốc tế. Chẳng hạn, Zeff (2007) đã đề cập đến ảnh hưởng của quan hệ chính trị giữa EU, Hoa Kỳ và IASB trong việc ra quyết định về hội tụ kế toán. (3) Nhân tố pháp lý Môi trường pháp lý có tác động mạnh mẽ đến hệ thống kế toán và BCTC tại các quốc gia. Doupnik and Salter (1992) đã nghiên cứu tác động của hệ thống pháp luật trên sự phát triển của hệ thống kế toán tại các quốc gia khác nhau, và đưa ra giả thuyết rằng sự khác biệt về hệ thống pháp luật của các nước khác nhau có thể giải thích sự khác biệt trong sự phát triển của hệ thống kế toán. Các nhân tố chủ yếu của môi trường pháp lý tác động đến hệ thống kế toán bao gồm: hệ thống pháp luật; vai trò của Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp; và pháp luật về thuế.
  36. - 25 - Hệ thống pháp luật tại các quốc gia, một cách chung nhất, có thể được phân thành 2 loại: hệ thống pháp luật dựa dựa trên thông luật (common law) và hệ thống pháp luật dựa trên điển luật (codified law). Thông luật dựa trên những phán quyết theo tập quán của tòa án. Hệ thống này hình thành ban đầu ở Anh và sau đó lan sang nhiều nước chịu ảnh hưởng của Anh như Mỹ, Úc, Canada Thông luật về cơ bản không hướng đến việc xây dựng những bộ quy tắc chung; luật công ty thường không đưa ra các quy tắc cụ thể và chi tiết về việc lập và trình bày BCTC (Zhang, 2005). Những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng, ở các nước mà hệ thống pháp luật dựa trên thông luật, mức độ cao của sự bảo hộ pháp luật đối với nhà đầu tư và chủ nợ cũng như đặc điểm của công ty, đã tạo ra nhu cầu cao hơn của người sử dụng thông tin trên BCTC (Jaggi et al, 2000). Điển luật là hệ thống pháp luật có nền tảng từ hệ thống pháp luật của Pháp, Đức, hiện được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới. Đặc điểm của nó là sử dụng luật thành văn, dưới dạng các văn bản quy phạm pháp luật. Trong lĩnh vực kế toán, việc soạn thảo và trình bày BCTC được quy định chi tiết trong các đạo luật, thường là Luật Công ty hay Luật Thương mại. Chẳng hạn, tại Pháp, các quy định về kế toán chủ yếu được ban hành dưới dạng một hệ thống kế toán thống nhất bao gồm các tài khoản kế toán thống nhất, thường được gọi là Tổng hoạch đồ kế toán (Plan Comptable Géneral - PCG). Ở nhiều quốc gia như Đức, Pháp, Việt Nam , cơ sở, nguyên tắc kế toán được quy chiếu vào chế độ kế toán quốc gia; Nhà nước có vai trò kiểm soát kế toán về phương pháp đo lường, đánh giá, soạn thảo và trình bày báo cáo, bao gồm cả phương phép ghi chép số liệu, phương pháp lập và trình bày BCTC. Vai trò của Nhà nước và Hội nghề nghiệp trong vấn đề về kế toán giữa các quốc gia cũng khác nhau. Tại một số quốc gia như Anh, Pháp, Úc , Nhà nước ít khi đưa ra các quy định cụ thể về kế toán; những nguyên tắc, chuẩn mực kế toán thường được thiết lập bởi các hội nghề nghiệp, là những tổ chức tư nhân chuyên nghiệp. Các nguyên tắc và chuẩn mực nghề nghiệp do hội nghề nghiệp ban hành thường được sự chấp thuận rộng rãi của xã hội và Nhà nước. Chẳng hạn, tại Mỹ hiện nay, Hội
  37. - 26 - đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB), một tổ chức tư nhân độc lập, được sự ủng hộ và thừa nhận của Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) trở thành tổ chức chịu trách nhiệm chính trong xây dựng và ban hành chuẩn mực BCTC (SFAS). Tại nhiều quốc gia khác như Pháp, Đức, Việt Nam , Nhà nước giữ vai trò quyết định trong những vấn đề về kế toán. Việc soạn thảo, ban hành các chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán và các hướng dẫn thực hiện ở các quốc gia này thường do các cơ quan nhà nước thực hiện và được đặt trong luật hoặc các văn bản dưới luật. Vai trò của hội nghề nghiệp thường không đủ mạnh để chủ trì xây dựng và ban hành các nguyên tắc hay chuẩn mực nghề nghiệp. Pháp luật về thuế cũng là một yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kế toán và BCTC. Tại một số quốc gia như Anh, Mỹ, Hà Lan , ảnh hưởng của thuế đến việc tính toán lợi nhuận của kế toán là không đáng kể. Tại một số quốc gia khác, không có sự khác biệt đáng kể giữa kế toán thuế và kế toán tài chính. Các tài khoản thuế gần như tương đồng với các tài khoản thương mại; việc ghi chép sổ sách kế toán phải tuân thủ quy định của thuế. Tại các quốc gia như Đức, Bỉ, hay Việt Nam, tồn tại mối liên hệ nhất định giữa BCTC và báo cáo thuế, và điều này có thể làm cho nhà đầu tư có thái độ thiếu dứt khoát khi sử dụng thông tin trên BCTC. Gần đây, mối quan hệ giữa kế toán và thuế ngày càng thay đổi, thường là theo hướng từ phụ thuộc chuyển sang độc lập với nhau. Chẳng hạn, tại Tây Ban Nha, sau một thời gian dài luật thuế chi phối kế toán thì từ sau cuộc cải cách năm 1989, chúng đã trở nên độc lập với nhau hơn (Choi and Meek, 2011). (4) Nhân tố văn hóa Hofstede (1984) đã đưa ra 5 yếu tố văn hóa quan trọng để giải thích sự tương đồng và khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia trên thế giới, bao gồm: chủ nghĩa cá nhân (Individualism - Idv); khoảng cách quyền lực (Power distance - Pd); sự tránh né những vấn đề chưa rõ ràng (Uncertainty avoidance - Uav); nam tính (Masculinity - Mas) và định hướng dài hạn (Long-term orientation - Lto). Trên cơ sở đó, Gray (1988) đã đưa ra bốn giá trị kế toán có liên quan đến năm yếu tố trên, bao gồm: phát triển nghề nghiệp và kiểm soát theo luật định;
  38. - 27 - thống nhất và linh hoạt; thận trọng và lạc quan; và bảo mật và công khai. Gray cũng đã lập luận và mô tả tác động của các giá trị văn hóa đến giá trị kế toán (Bảng 1.2). Bảng 1.2 : Tác động của các giá trị văn hóa đến giá trị kế toán Các giá trị văn hóa Các giá trị kế toán Phát triển Thống Thận Bảo mật nghề nghiệp nhất trọng Chủ nghĩa cá nhân Tăng Giảm Giảm Giảm Khoảng cách quyền lực Giảm Tăng Không Tăng Tránh né vấn đề chưa Giảm Tăng Tăng Tăng rõ ràng Nam tính Tăng Không Giảm Giảm Định hướng dài hạn Giảm Không Tăng Tăng Nguồn : Gray et al, 2001, cited by Vũ Hữu Đức, 2010. Các nghiên cứu thực nghiệm đã được tiến hành để kiểm tra ảnh hưởng của các yếu tố văn hóa đến hệ thống kế toán và BCTC các quốc gia theo lý thuyết của Hofstede và Gray. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, lý thuyết của Gray đã không thể giải thích mối quan hệ giữa kế toán và giá trị văn hóa một cách hoàn toàn thỏa đáng. Các giá trị văn hóa dân tộc ít có ảnh hưởng đáng kể, trực tiếp trên các thuyết minh tài chính của các công ty tại các quốc gia thông luật (Jaggi et al, 2000). Hoặc là, không có bằng chứng thuyết phục cho thấy mối quan hệ giữa văn hóa và tính thận trọng (Doupnik, 2004, trích trong Vũ Hữu Đức, 2010). Bên cạnh đó, phần lớn các nghiên cứu đã chỉ ra, giữa các giá trị văn hóa với vấn đề công bố thông tin có mối mối quan hệ nhất quán với lý thuyết của Gray. Eddie (1991) đã tìm kiếm mối liên hệ giữa các giá trị xã hội và kế toán bằng cách nghiên cứu mười ba nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, xác nhận dấu hiệu về mối liên hệ giữa các giá trị xã hội và kế toán. Nghiên cứu thực nghiệm của Salter and Niswander (1995) chỉ ra rằng mô hình của Gray có
  39. - 28 - một sức mạnh giải thích đáng kể, cũng như đã cung cấp một lý thuyết khả thi để có thể giải thích sự khác biệt giữa các quốc gia trong cấu trúc và thực hành kế toán. Chow (1995) đã áp dụng mô hình Hofstede-Gray với trường hợp của Trung Quốc, và cho rằng với tình trạng hiện tại của nghề kế toán, đo lường và công bố thông tin ở Trung Quốc, sự phát triển của hệ thống kế toán sẽ bị hạn chế bởi ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc (5) Quá trình toàn cầu hóa Quá trình hòa hợp khu vực và quốc tế trong những năm gần đây cũng có những tác động đáng kể đến hệ thống kế toán và BCTC của các quốc gia. Kết quả của tiến trình toàn cầu hóa là sự gia tăng tính phụ thuộc của các quốc gia trong các luồng đầu tư và thương mại quốc tế, các quyết định về phân bổ nguồn lực, giá cả, các giao dịch quốc tế. Friedman (2005), trong “Thế giới phẳng”, đã chỉ rõ: toàn cầu hóa đã thúc đẩy việc phát triển các quá trình kinh doanh được tiêu chuẩn hóa. Còn cựu chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ Paul Volcker (2000) thì cho rằng, trong thế giới toàn cầu hóa nhanh chóng, cùng giao dịch kinh tế phải được hạch toán cùng tính chất dù ở các vùng quốc gia lãnh thổ khác nhau. Như vậy, quá trình toàn cầu đã dẫn đến nhu cầu phải có một tiêu chuẩn thống nhất trình bày và công bố thông tin về BCTC. Kết quả tất yếu của yêu cầu này là quá trình hòa hợp và hội tụ kế toán giữa các quốc gia trên thế giới. Hiện nay, có nhiều tổ chức tham gia vào việc đề xuất các chuẩn mực kế toán quốc tế và thúc đẩy hòa hợp kế toán quốc tế, trong đó có một số tổ chức giữ vai trò quan trọng như: Hội đồng Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB), Ủy ban Châu Âu (EC) Sự ra đời của chuẩn mực kế toán quốc tế cũng đã ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống kế toán của nhiều quốc gia. 1.2.2.2. Nhận xét về các nhân tố tác động đến hệ thống BCTC Thứ nhất, kế toán và sự phát triển của hệ thống kế toán và BCTC không tách rời mà phản ánh và chịu tác động của môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý và văn hóa tại mỗi quốc gia và khu vực. Các nhân tố này không độc lập mà có mối quan hệ với nhau khá chặt chẽ. Chẳng hạn, các quốc gia theo điển chế luật phần lớn có thị trường vốn không mạnh và kế toán có mối quan hệ với thuế, các giá trị kế toán thiên về hướng thận trọng, bảo mật, thống nhất và tuân thủ. Ngược
  40. - 29 - lại, các quốc gia theo hướng thông luật (common law) có nguồn cung cấp vốn chủ yếu từ thị trường vốn, không có quan hệ chặt chẽ giữa kế toán và thuế, các giá trị kế toán thiên về hướng minh bạch, linh hoạt và phát triển nghề nghiệp. Trong một chừng mực nào đó, môi trường kinh tế, chính trị, pháp lý và các giá trị kế toán có gốc rễ từ các giá trị văn hóa, cùng chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như địa lý, lịch sử và tạo nên mối quan hệ chặt chẽ (Gray, 1988). Chẳng hạn, khoảng cách quyền lực có thể tác động đến hệ thống pháp lý, hay chủ nghĩa cá nhân có thể tác động đến sự phát triển của các tổ chức nghề nghiệp. Nobes (1998) cũng đã phát triển một mô hình giải thích mối quan hệ giữa nguồn cung cấp vốn và văn hóa. Theo đó, ông chia các quốc gia phát triển thành 2 nhóm: nhóm quốc gia A - kế toán phục vụ cho cổ đông bên ngoài; nhóm quốc gia B - kế toán phục vụ cho cơ quan thuế và chủ nợ (Hình 1.1). Môi Văn hóa, Tầm quan Nhóm trường bao gồm cả trọng của quốc gia bên thể chế nguồn tài trợ từ (A hoặc B) ngoài bên ngoài Hình 1.1 : Mô hình quan hệ giữa nguồn cung cấp vốn và văn hóa. Nguồn : Nobes (1998). Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa trong những năm gần đây trở thành một nhân tố quan trọng tác động mạnh đến hệ thống kế toán và BCTC của các quốc gia. Quá trình này một mặt tác động đến các nhân tố kinh tế, văn hóa, pháp lý, một mặt nó tạo ra nhu cầu phải có một tiêu chuẩn thống nhất trong trình bày và công bố thông tin về BCTC. Quá trình hòa nhập khu vực và quốc tế tuy không phải là nhân tố trực tiếp song nó là yếu tố gián tiếp có tác động quan trọng đến hệ thống kế toán và BCTC tại nhiều quốc gia. Thứ ba, việc xác định các nhân tố, phạm vi ảnh hưởng và khả năng tác động của nó đến hệ thống kế toán và BCTC cần được xem xét trong những điều kiện cụ thể của quá trình phát triển hệ thống kế toán tại từng quốc gia. Bởi lẽ, bản thân các nhân tố này thường xuyên thay đổi, có mối quan hệ đan xen với nhau và với nhiều nhân tố khác. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu thực nghiệm
  41. - 30 - gần đây cho thấy thiếu bằng chứng thuyết phục cho lý thuyết của Gray và cần phải tiếp tục nghiên cứu thêm (Finch, 2009). Với sự đa dạng trong mô hình phát triển của các quốc gia, ngày càng có thêm nhiều nhân tố được nhận diện và phân tích. 1.3. Nội dung báo cáo tài chính 1.3.1. Các yếu tố và ghi nhận các yếu tố của Báo cáo tài chính Xác định và ghi nhận các yếu tố của BCTC là một nội dung quan trọng của khuôn mẫu lý thuyết về BCTC. Căn cứ vào mục đích của luận án, việc xác định và ghi nhận các yếu tố của BCTC được trình bày chủ yếu theo quy định của IASB, đồng thời có tham chiếu với quy định của FASB. 1.3.1.1.Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) IFRS Framework cho rằng, BCTC mô tả ảnh hưởng tài chính của các giao dịch và sự kiện bằng cách nhóm chúng theo đặc điểm kinh tế - được gọi là các yếu tố của BCTC (IASB, 2010a). Các yếu tố trực tiếp phản ánh tình hình tài chính là tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Tài sản và nợ phải trả có thể được phân loại theo tính chất hoặc chức năng của chúng nhằm trình bày thông tin một cách hữu ích nhất đến người sử dụng cho mục đích ra quyết định kinh tế. Ngoài ra, trong việc đánh giá liệu một khoản mục có đáp ứng định nghĩa tài sản, nợ phải trả hay vốn chủ sở hữu hay không, cần quan tâm đến bản chất kinh tế chứ không phải đơn thuần là hình thức pháp lý (IASB, 2010a). Tài sản là “nguồn lực được kiểm soát bởi doanh nghiệp như là kết quả của các sự kiện trong quá khứ và từ đó mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai” (IASB, 2010a, p.4.4). Khái niệm “lợi ích kinh tế tương lai” bao hàm ý nghĩa “dịch vụ tiềm tàng” trong tài sản mà doanh nghiệp sẽ sử dụng, hoặc trở thành dòng tiền vào của doanh nghiệp trong tương lai. Khái niệm “kiểm soát” bảo đảm khả năng doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích kinh tế từ tài sản, cũng như giới hạn những người khác sử dụng lợi ích kinh tế đó, trừ khi phải trả một khoản chi phí nhất định cho doanh nghiệp. Khái niệm “kết quả của một sự kiện trong quá khứ” nhấn mạnh đến việc
  42. - 31 - doanh nghiệp đã có quyền tiếp cận và kiểm soát lợi ích kinh tế tương lai của tài sản. Một tài sản được ghi nhận trên BCTC khi “có khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai, và tài sản có giá trị có thể xác định một cách đáng tin cậy” (IASB, 2010a, p. 4.44). Nợ phải trả “là một một nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ mà việc thanh toán sẽ làm giảm lợi ích kinh tế của doanh nghiệp” (IASB, 2010a, p.4.4). Khái niệm “nghĩa vụ hiện tại” đề cập đến trách nhiệm phải thực hiện một hành động một cách chắc chắn. Điều này thông thường gắn với một trách nhiệm pháp lý, trừ một số trường hợp khác, chẳng hạn, việc thực hiện một trách nhiệm mang tính đạo lý hoặc tập quán. Khái niệm “thanh toán” và “làm giảm lợi ích kinh tế” liên quan đến việc chuyển giao lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Khái niệm “phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ” nhấn mạnh nợ phải trả là kết quả từ các giao dịch trong quá khứ hoặc các sự kiện khác trong quá khứ. Một khoản nợ phải trả được ghi nhận trên BCTC khi gần như chắc chắn làm giảm lợi ích kinh tế để thanh toán nghĩa vụ hiện tại, và nợ phải trả có giá trị có thể xác định một cách đáng tin cậy. Vốn chủ sở hữu là “phần lợi ích còn lại trong tài sản của doanh nghiệp sau khi trừ đi mọi khoản nợ phải trả” (IASB, 2010a, p.4.4). Vốn chủ sở hữu gồm hai phần: phần vốn đóng góp hoặc chi trả cho chủ sở hữu; phần vốn liên quan đến hoạt động trong kỳ (lợi nhuận tổng hợp). Các yếu tố trực tiếp phản ánh kết quả hoạt động là thu nhập và chi phí. Thu nhập là sự tăng lên về lợi ích kinh tế trong kỳ do sự gia tăng tài sản hay giảm nợ phải trả, làm tăng vốn chủ sở, mà không phải do góp vốn. Thu nhập bao gồm doanh thu (revenue) và thu nhập khác (gains). Doanh thu phát sinh từ những hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, trong khi thu nhập khác thì có thể hoặc không phát sinh từ những hoạt động kinh doanh bình thường” (IASB, 2010a, p.4.30). Định nghĩa thu nhập của IASB thể hiện quan điểm tiếp cận dựa trên tài sản và nợ phải trả, trong đó thu nhập đặt nền tảng trên sự tăng lên của tài sản hay giảm đi của nợ phải trả. Doanh thu và thu
  43. - 32 - nhập khác đều phản ánh sự tăng lên về lợi ích kinh tế, do vậy không có sự khác nhau về bản chất. Thu nhập được ghi nhận “khi có sự gia tăng lợi ích kinh tế tương lai liên quan đến sự tăng lên của tài sản hay giảm xuống của nợ phải trả đã xảy ra, và có thể xác định một cách đáng tin cậy” (IASB, 2010a, p.4.47). Chi phí là sự giảm xuống về lợi ích kinh tế trong kỳ do giảm tài sản hay gia tăng nợ phải trả, làm giảm vốn chủ sở hữu, nhưng không phải do phân phối vốn cho chủ sở hữu. Chi phí bao gồm chi phí phát sinh từ hoạt động kinh doanh bình thường (expenses) và và các khoản chi phí khác (losses). Định nghĩa chi phí của IASB thể hiện quan điểm tiếp cận dựa trên tài sản và nợ phải trả, trong đó chi phí đặt nền tảng trên giảm xuống của tài sản hay sự gia tăng của nợ phải trả. Chi phí và chi phí khác đều phản ánh sự giảm xuống về lợi ích kinh tế, do vậy không có sự khác nhau về bản chất. Chi phí được ghi nhận “khi có sự giảm lợi ích kinh tế tương lai liên quan đến sự giảm xuống của tài sản hay tăng lên của nợ phải trả đã xảy ra, và có thể xác định một cách đáng tin cậy” (IASB, 2010a, p.4.49). IFRS Framework cũng đề cập, trong nhiều trường hợp, việc sử dụng các ước tính hợp lý là một phần thiết yếu của việc chuẩn bị các BCTC và không làm giảm độ tin cậy của BCTC. Tuy nhiên, khi một ước tính hợp lý không thể thực hiện, khoản mục sẽ không được ghi nhận. Về định giá các yếu tố trên BCTC, IFRS Framework, tại đoạn 4.55, đã đưa ra một số cơ sở được sử dụng với mức độ và cách kết hợp khác nhau trong BCTC, bao gồm: - Giá gốc (Historical cost); - Giá hiện hành (Current cost); - Giá trị thuần có thể thực hiện (Realisable value); - Hiện giá (Present value). Giá gốc là cơ sở đánh giá được sử dụng thông dụng nhất hiện nay, nhưng thường được kết hợp với các cơ sở định giá khác. Khuôn mẫu không bao gồm các khái niệm hay nguyên tắc lựa chọn cơ sở định giá cần được sử dụng cho
  44. - 33 - các yếu tố nhất định của BCTC hay trong những trường hợp cụ thể. Liên quan đến đo lường các yếu tố của BCTC, tháng 05/2011, IASB đã ban hành IFRS 13 - Đo lường giá trị hợp lý (Fair Value Measurement). 1.3.1.2. Theo Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB) Trong Khái niệm kế toán tài chính số 6 (SFAC 6) đã sửa đổi, FASB xác định 10 yếu tố đo lường hoạt động và tình trạng tài chính của một doanh nghiệp, đó là: tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, đầu tư của chủ sở hữu, phân phối cho chủ sở hữu, lợi nhuận tổng hợp, doanh thu, chi phí, thu nhập khác, chi phí khác. Theo đó, 7 yếu tố phải có trên BCTC của các tổ chức lợi nhuận lẫn phi lợi nhuận là “tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu/tài sản thuần, doanh thu, chi phí, thu nhập khác và chi phí khác” và 3 yếu tố chỉ dành cho tổ chức lợi nhuận là “đầu tư của chủ sở hữu, phân phối cho chủ sở hữu, và lợi nhuận tổng hợp” (FASB, 2008). Định nghĩa các yếu tố của BCTC theo FASB trong SFAC 6 được trình bày tại Phụ lục 01. FASB cũng đưa ra 4 tiêu chuẩn chung cho việc ghi nhận các yếu tố của BCTC, bao gồm : - Định nghĩa: đối tượng phải thỏa mãn định nghĩa về yếu tố liên quan; - Khả năng đo lường: có thể xác định giá trị với độ tin cậy đầy đủ; - Thích hợp: thông tin về đối tượng có thể ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng; - Đáng tin cậy: thông tin trung thực, có thể kiểm chứng và không thiên lệch. Nhìn chung, việc xác định các yếu tố và ghi nhận các yếu tố trên BCTC giữa IASB và FASB về cơ bản là tương đồng. Các định nghĩa về tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí hầu như là tương đồng với nhau; doanh thu, thu nhập, chi phí đều được IASB và FASB tiếp cận dựa trên tài sản và nợ phải trả Sự khác nhau về việc xác định các yếu tố và ghi nhận các yếu tố trên BCTC giữa IASB và FASB bao gồm các điểm chủ yếu sau: - Thứ nhất, FASB đưa ra 3 yếu tố liên quan đến vốn chủ sở hữu là đầu tư của chủ sở hữu, phân phối cho chủ sở hữu và lợi nhuận tổng hợp nhằm làm rõ
  45. - 34 - hơn khái niệm vốn chủ sở hữu, trong khi các yếu tố trên không được IASB xem như yếu tố của BCTC. Thực ra, việc trình bày lợi nhuận tổng hợp (Comprehensive income) đã được IASB và FASB hướng dẫn sửa đổi gần như hòa hợp với nhau vào tháng 06/2011 (IASB sửa đổi IAS1- Trình bày BCTC, còn FASB ban hành cập nhật số 2011-50, chủ đề 220 - Lợi nhuận tổng hợp) (FASB, 2012). - Thứ hai, FASB định nghĩa thu nhập khác và chi phí khác như là một yếu tố độc lập trên BCTC, trong khi IASB xem thu nhập khác là một bộ phận của thu nhập, còn chi phí khác là một bộ phận của chi phí. Khác với FASB, IASB không xem sự khác nhau giữa doanh thu và thu nhập khác, tương tự cho chi phí và chi phí khác, là sự khác nhau về bản chất, mà xem đây là vấn đề liên quan đến khai báo thông tin. 1.3.2. Nội dung của Báo cáo tài chính Để thực hiện vai trò cung cấp thông tin hữu ích cho người sử dụng, trên cơ sở các nguyên tắc, các tiêu chuẩn chất lượng, các yếu tố và ghi nhận các yếu tố, BCTC phải chứa đựng nội dung để phục vụ cho việc phản ánh thông tin. Căn cứ vào mục đích của luận án, nội dung của BCTC dưới đây được trình bày chủ yếu theo quy định của IASB, có tham chiếu với nội dung của BCTC tại Mỹ, Pháp và Trung Quốc. 1.3.2.1. BCTC theo Chuẩn mực kế toán quốc tế Theo IAS 1 (2012) - Trình bày BCTC, một hệ thống BCTC đầy đủ gồm : (1) Báo cáo tình hình tài chính (a statement of financial position); (2) Báo cáo lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác (a statement of profit or loss and other comprehensive income); (3) Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu (a statement of changes in equity); (4) Báo cáo lưu chuyển tiền (a statement of cash flows); (5) Bản Thuyết minh BCTC (Notes); (6) Báo cáo tình hình tài chính tại thời điểm bắt đầu của kỳ so sánh gần nhất khi doanh nghiệp áp dụng hồi tố chính sách kế toán hoặc thực hiện việc điều chỉnh hồi tố đối với một số khoản mục trên BCTC, hoặc khi doanh nghiệp thực hiện phân loại lại các khoản mục trên BCTC.
  46. - 35 - IAS 1 (2012) đưa ra 8 đặc tính cơ bản của BCTC, bao gồm: trình bày hợp lý và phù hợp với các chuẩn mực BCTC quốc tế; hoạt động liên tục; cơ sở kế toán dồn tích; trọng yếu và tập hợp; bù trừ; tần suất báo cáo; thông tin so sánh; trình bày nhất quán (Phụ lục 02). Dưới đây là kết cấu và nội dung của các BCTC quy định tại IAS 1 (2012). (1) Báo cáo tình hình tài chính Đây là một bộ phận quan trọng của BCTC, dùng để phản ánh thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp, mà nó được thể hiện thông qua các thông tin về nguồn lực do doanh nghiệp kiểm soát, cơ cấu tài chính, tính thanh khoản, khả năng thanh toán. Theo IAS1 (2012), thông tin tối thiểu trên Báo cáo tình hình tài chính phải bao gồm các khoản mục trình bày các số liệu sau: (a) Nhà cửa, máy móc và thiết bị; (b) Bất động sản đầu tư; (c) Tài sản vô hình; (d) Tài sản tài chính, ngoại trừ số liệu trình bày ở phần (e), (h) và (i); (e) Các khoản đầu tư được hạch toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu; (f) Tài sản sinh học; (g) Hàng tồn kho; (h) Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác; (i) Tiền và các khoản tương đương tiền; (j) Tổng tài sản được phân loại là nắm giữ để bán và các nhóm tài sản chờ thanh lý được phân loại là giữ để bán theo quy định của IFRS 5 - Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động gián đoạn; (k) Các khoản phải trả người bán và phải trả khác; (l) Các khoản dự phòng; (m) Các khoản nợ phải trả tài chính (ngoại trừ các khoản được liệt kê ở mục (k) và (l); (n) Các khoản phải trả thuế thu nhập hiện hành và tài sản thuế thu nhập hiện hành, theo quy định của IAS 12 - Thuế Thu nhập; (o) Khoản phải trả thuế thu nhập hoãn lại và tài sản thuế thu nhập hoãn lại,
  47. - 36 - theo quy định của IAS 12 - Thuế Thu nhập; (p) Các nghĩa vụ nợ phải trả có liên quan đến các nhóm tài sản chờ thanh lý được phân loại là giữ để bán theo quy định IFRS 5 - Tài sản dài hạn nắm giữ để bán và hoạt động gián đoạn; (q) Các lợi ích của cổ đông không nắm quyền kiểm soát, được trình bày trong phạm vi vốn chủ sở hữu; và (r) Vốn được phát hành và các quỹ dự trữ thuộc về các chủ sở hữu của công ty mẹ. IAS 1 (2012) không áp đặt định dạng cố định cho Báo cáo tình hình tài chính, “không quy định hình thức hay mẫu biểu trình bày các khoản mục” (IASB, 2012a, p.57), các khoản mục khác biệt về bản chất hay chức năng cần được trình bày tách biệt trên báo cáo. Doanh nghiệp trình bày riêng biệt tài sản ngắn hạn và dài hạn, nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn trên Báo cáo tình hình tài chính. Khi doanh nghiệp không thực hiện được sự phân loại này, tài sản và nợ phải trả được trình bày theo tính thanh khoản của chúng (IASB, 2012a, p.60). Doanh nghiệp phân loại tài sản là ngắn hạn khi: - Doanh nghiệp dự kiến bán tài sản, hoặc dự tính bán hay sử dụng nó trong một chu kỳ kinh doanh bình thường; - Doanh nghiệp nắm giữ tài sản chủ yếu cho mục đích thương mại; - Doanh nghiệp dự kiến bán tài sản trong vòng 12 tháng sau ngày kết thúc kỳ báo cáo; hoặc - Tài sản là tiền hoặc tương đương tiền, trừ khi tài sản này bị cấm không được trao đổi hoặc sử dụng để thanh toán một nghĩa vụ nợ trong ít nhất 12 tháng sau ngày kết thúc kỳ báo cáo. Doanh nghiệp phân loại các tài sản còn lại là tài sản dài hạn. Doanh nghiệp phân loại một khoản nợ phải trả là ngắn hạn khi: - Doanh nghiệp dự kiến thanh toán khoản nợ phải trả này trong một chu kỳ kinh doanh bình thường; - Doanh nghiệp nắm giữ khoản nợ chủ yếu vì mục đích thương mại;
  48. - 37 - - Khoản nợ phải trả đến hạn thanh toán trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc kỳ báo cáo; hoặc - Doanh nghiệp không có quyền trì hoãn vô điều kiện việc thanh toán khoản nợ phải trả trong ít nhất 12 tháng kể từ sau ngày kết thúc kỳ báo cáo. Doanh nghiệp phân loại các khoản nợ phải trả còn lại là nợ phải trả dài hạn. (2) Báo cáo lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác Báo cáo lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác (còn gọi là Báo cáo lợi nhuận tổng hợp - statement of comprehensive income) trình bày lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác trong kỳ, thể hiện khả năng tạo ra lợi nhuận từ các nguồn lực đã được đầu tư. Những thông tin trên Báo cáo lợi nhuận tổng hợp hữu dụng cho người sử dụng trong việc xem xét lợi nhuận tạo ra trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí, từ đó đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp. IAS 1 (2012) tại đoạn 10A quy định việc trình bày lãi lỗ và lợi nhuận khác như sau: - Doanh nghiệp có thể trình bày lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác trong một báo cáo duy nhất (báo cáo lợi nhuận tổng hợp), với lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác được trình bày thành hai phần. - Doanh nghiệp cũng có thể trình bày lãi lỗ trong một báo cáo lãi lỗ riêng. Trong trường hợp này, báo cáo lãi lỗ riêng sẽ được đặt trước báo cáo lợi nhuận tổng hợp, vốn được bắt đầu bằng lãi lỗ. Báo cáo lợi nhuận tổng hợp trình bày: - Lãi lỗ ; - Tổng thu nhập tổng hợp khác; - Tổng cộng lợi nhuận trong kỳ, bao gồm lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác. Thông tin trình bày trên Báo cáo lãi lỗ, được quy định trong IAS 1 (2012) tại đoạn 82, bao gồm các khoản mục trình bày các số liệu trong kỳ về: - Doanh thu; - Thu nhập hoặc chi phí từ việc ngừng ghi nhận tài sản tài chính được xác định giá trị theo giá trị phân bổ; - Các chi phí kinh doanh, chi phí tài chính;
  49. - 38 - - Phần lãi hoặc lỗ của của khoản đầu tư liên doanh, liên kết, được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu; - Bất kỳ một khoản thu nhập hay chi phí phát sinh từ sự chênh lệch giữa giá trị ghi sổ trước khi phân loại lại và giá trị hợp lý tại ngày phân loại lại (theo định nghĩa tại IFRS 9- Công cụ tài chính) khi một tài sản tài chính được phân loại lại để được đánh giá theo giá trị hợp lý; - Chi phí thuế; và - Tổng giá trị về hoạt động kinh doanh bị gián đoạn. Thông tin về thu nhập tổng hợp khác, được xác định trong IAS 1 (2012) tại đoạn 7, bao gồm : - Thay đổi trong thặng dư đánh giá lại tài sản (theo quy định tại IAS 16 - Tài sản, nhà cửa và thiết bị và IAS 38 - Tài sản vô hình); - Đánh giá lại giá trị của các kế hoạch phúc lợi (theo quy định tại IAS 19- Lợi ích nhân viên); - Lãi và lỗ phát sinh từ việc chuyển đổi BCTC của hoạt động nước ngoài (theo quy định tại IAS 21 - Ảnh hưởng của sự thay đổi tỷ giá ngoại tệ); - Lãi và lỗ từ khoản đầu tư vào công cụ vốn được xác định theo giá trị hợp lý thông qua thu nhập tổng hợp khác (theo quy định tại IFRS 9- Công cụ tài chính); - Phần lãi và lỗ được ghi nhận đối với công cụ bảo hiểm rủi ro dòng tiền (theo quy định tại IAS 39 - Công cụ tài chính: Ghi nhận và đánh giá); - Phần thay đổi trong giá trị hợp lý do các thay đổi về rủi ro tín dụng của nghĩa vụ nợ đối với các nghĩa vụ nợ cụ thể được xác định theo giá trị hợp lý thông qua lãi lỗ (theo quy định tại IFRS 9- Công cụ tài chính). Doanh nghiệp cần trình bày chi phí được ghi nhận trong báo cáo lãi lỗ theo cách phân loại dựa trên bản chất hoặc chức năng của chi phí, sao cho nó cung cấp thông tin đáng tin cậy và phù hợp hơn. Các chi phí được phân loại chi tiết hơn nhằm làm rõ các thành phần của kết quả kinh doanh mà các thành phần này có thể khác nhau về tần suất, về dự kiến lãi hoặc lỗ và khả năng có thể dự đoán được. Phần thu nhập tổng hợp khác phải được trình bày thành các dòng chỉ tiêu khác nhau phản ánh giá trị các khoản thu nhập tổng hợp khác thu được trong kỳ, được
  50. - 39 - phân loại dựa trên bản chất (IASB, 2012a). (3) Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu cung cấp thông tin về sự thay đổi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, phản ánh sự tăng, giảm giá trị của tài sản thuần trong kỳ, bao gồm các thông tin sau: - Tổng lợi nhuận tổng hợp của một kỳ, trình bày riêng phần chia cho chủ sở hữu của công ty mẹ và các cổ đông thiểu số; - Tác động của việc áp dụng hồi tố hoặc điều chỉnh hồi tố lên từng thành phần của vốn chủ sở hữu, theo quy định của IAS 8- Chính sách kế toán, sự thay đổi trong ước tính kế toán và sai sót; và - Đối chiếu giữa giá trị đầu kỳ và cuối kỳ cho từng thành phần của vốn chủ sở hữu và thuyết minh riêng các thay đổi phát sinh từ: + Lãi lỗ (hoạt động kinh doanh); + Thu nhập tổng hợp khác; và + Các giao dịch với chủ sở hữu của doanh nghiệp với tư cách là chủ sở hữu, trình bày rõ giá trị đóng góp của chủ sở hữu và giá trị phân chia cho các chủ sở hữu và thay đổi về tỷ lệ sở hữu của chủ sở hữu trong các công ty con mà không dẫn đến mất quyền kiểm soát. Doanh nghiệp trình bày hoặc trong báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu hoặc trong thuyết minh BCTC số cổ tức được ghi nhận như là sự phân phối cho chủ sở hữu trong kỳ. Như vậy, thay đổi trong vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp từ đầu đến cuối kỳ báo cáo thể hiện sự tăng lên hoặc giảm đi của tài sản thuần trong kỳ. Trừ những thay đổi do các giao dịch với chủ sở hữu với tư cách là chủ sở hữu (như góp vốn, mua lại cổ phần của đơn vị và cổ tức) và chi phí giao dịch liên quan trực tiếp đến những giao dịch này, báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu trong kỳ trình bày tổng thu nhập và chi phí, kể cả thu nhập và chi phí khác, tạo ra từ các hoạt động của doanh nghiệp trong kỳ (IASB, 2012a). (4) Báo cáo lưu chuyển tiền Báo cáo lưu chuyển tiền cung cấp cơ sở để người sử dụng đánh giá khả năng tạo ra tiền và các khoản tương đương tiền của doanh nghiệp và nhu cầu sử
  51. - 40 - dụng các dòng tiền này của doanh nghiệp. IAS 7 - Báo cáo lưu chuyển tiền (2012) trình bày các quy định của IASB về trình bày và công bố thông tin lưu chuyển tiền. Báo cáo lưu chuyển tiền “trình bày lưu chuyển tiền trong một kỳ được phân loại theo hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính” (IASB, 2012b, p.10). Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động tạo ra doanh thu chính của doanh nghiệp hoặc hoạt động khác không phải là hoạt động đầu tư hay tài chính. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh “là một chỉ số quan trọng xác định mức độ hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá khả năng tạo ra nguồn tiền để thanh toán nợ, duy trì hoạt động, trả cổ tức, tiến hành các hoạt động đầu tư mới mà không cần viện đến các nguồn tài trợ bên ngoài” (IASB, 2012b, p.13). Doanh nghiệp có thể trình bày lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh theo một trong hai phương pháp: phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp gián tiếp. Luồng tiền từ hoạt động đầu tư là luồng tiền phát sinh từ việc mua hoặc thanh lý các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác. Việc công bố tách biệt lưu chuyển tiền của hoạt động đầu tư là quan trọng vì nó thể hiện được quy mô của các khoản đầu tư tạo ra thu nhập và dòng tiền tương lai. IAS 7 (2012) trình bày một số nội dung lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư, gồm: tiền chi mua sắm hoặc tiền thu nhượng bán TSCĐ và tài sản dài hạn khác; tiền chi cho vay và mua các công cụ nợ; tiền thu hồi các khoản cho vay hoặc bán các công cụ nợ; các khoản tiền thu chi của các hợp đồng giao sau, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn (trừ hợp đồng cho mục đích thương mại) Luồng tiền từ hoạt động tài chính là luồng tiền phát sinh từ các hoạt động làm thay đổi quy mô và thành phần của vốn chủ sở hữu và vốn vay, liên quan đến việc huy động và hoàn trả các nguồn lực từ bên ngoài. Việc công bố tách biệt lưu chuyển tiền của hoạt động tài chính là quan trọng vì điều này hữu ích cho nhận định về xu hướng dòng tiền tài trợ của nhà cung cấp vốn cho doanh nghiệp. IAS 7 (2012) đề cập một số nội dung lưu chuyển tiền từ hoạt động
  52. - 41 - tài chính, gồm: - Tiền thu từ phát hành cổ phiếu hoặc các công cụ vốn cổ phần khác; - Tiền chi thanh toán cho chủ sở hữu; - Tiền thu từ phát hành trái phiếu, giấy nợ và các khoản vay ngắn hạn hoặc dài hạn khác; - Tiền chi thanh toán các khoản nợ; và - Tiền chi trả nợ thuê tài chính. (5) Thuyết minh BCTC Theo IAS 1 (2012), đoạn 112, Thuyết minh BCTC hướng đến các mục tiêu: - Trình bày các thông tin về cơ sở cho việc soạn thảo BCTC và các chính sách kế toán được sử dụng; - Thuyết minh bất cứ thông tin nào đã được yêu cầu bởi các chuẩn mực BCTC quốc tế mà chưa được trình bày trên BCTC; và - Cung cấp thêm về những thông tin không được trình bày trên BCTC nhưng được xem là phù hợp cho việc hiểu rõ hơn về chúng. Thuyết minh BCTC phải được trình bày một cách có hệ thống. Mỗi khoản mục trong Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo lợi nhuận tổng hợp, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu và Báo cáo lưu chuyển tiền cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong Thuyết minh BCTC (IASB, 2012a). Theo IAS 1 (2012), đoạn 114, nhằm hỗ trợ người sử dụng trong việc so sánh với báo cáo của doanh nghiệp khác, thuyết minh BCTC cần được trình bày theo trình tự sau: - Báo cáo về sự tuân thủ các chuẩn mực BCTC quốc tế ; - Tóm tắt những chính sách kế toán quan trọng được áp dụng, gồm: cơ sở định giá sử dụng trong soạn thảo BCTC và các chính sách kế toán khác mà được xem là phù hợp cho việc tìm hiểu về BCTC; - Các thông tin chi tiết về các khoản mục đã trình bày trên Báo cáo tình hình tài chính, Báo cáo lãi lỗ và thu nhập tổng hợp khác, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, Báo cáo lưu chuyển tiền, theo trình tự mà chúng được trình bày trên các báo cáo; và - Các công bố khác, bao gồm:
  53. - 42 - + Nợ tiềm tàng, các cam kết trong hợp đồng chưa được ghi nhận; và + Các công bố thông tin phi tài chính, ví dụ như, mục tiêu và chính sách quản trị rủi ro tài chính doanh nghiệp Ngoài ra, theo các đoạn 125 đến 138 của IAS 1 (2012), các nội dung sau cũng cần công bố trong thuyết minh BCTC: thông tin về các giả định về tương lai và cơ sở chính cho sự không chắc chắn của các ước tính được thực hiện vào cuối kỳ báo cáo khi các giả định hoặc ước tính này có nhiều rủi ro sẽ gây ra các điều chỉnh trọng yếu tới giá trị được ghi nhận của tài sản và nợ phải trả trong năm tài chính tiếp theo; các thông tin cho phép người sử dụng BCTC đánh giá các mục tiêu, chính sách và quy trình quản lý vốn của doanh nghiệp; các công cụ tài chính có quyền yêu cầu mua lại được phân loại là công cụ vốn; các thông tin chi tiết về cổ tức. 1.3.2.2. BCTC doanh nghiệp tại Mỹ, Pháp và Trung Quốc (1) BCTC doanh nghiệp tại Mỹ Mỹ là quốc gia có trình độ phát triển kinh tế cao, nguồn cung ứng tài chính chủ yếu từ TTCK, hệ thống pháp luật dựa trên thông luật (Choi and Meek, 2011). Hệ thống kế toán Mỹ dựa trên khuôn mẫu lý thuyết được ban hành dưới dạng các khái niệm kế toán tài chính (SFAC) và các chuẩn mực kế toán tài chính (SFAS). Các khái niệm và chuẩn mực kế toán tài chính được ban hành bởi FASB (Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính), một tổ chức tư nhân độc lập thành lập năm 1973, được SEC (Ủy ban chứng khoán) thừa nhận và ủng hộ. Tính đến tháng 06/2012, FASB đã ban hành 8 khái niệm kế toán tài chính và 9 bộ chuẩn mực kế toán (được tổng hợp theo chủ đề trên cơ sở 168 chuẩn mực kế toán tài chính) (Phụ lục 03). Đạo luật Sarbanes-Oxley (2002) của Mỹ mở rộng đáng kể các yêu cầu về quản trị doanh nghiệp, các quy định của nghề nghiệp kế toán kiểm toán, công bố thông tin và báo cáo, trong đó, phù hợp với nguyên tắc kế toán được chấp nhận (GAAP) được xem là “sự sát hạch” của trình bày trung thực và hợp lý. GAAP bao gồm tất cả các chuẩn mực kế toán, các luật lệ, quy định được tôn trọng khi soạn thảo BCTC. FASB và SEC cũng đang cân nhắc việc chuyển các chuẩn mực dựa trên quy tắc (rules-based) hướng đến dựa trên nguyên lý (principles-based)
  54. - 43 - trong trình bày và công bố BCTC (Choi and Meek, 2011). FASB xác định 7 yếu tố trình bày trên BCTC của các tổ chức lợi nhuận lẫn phi lợi nhuận là “tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu/tài sản thuần, doanh thu, chi phí, thu nhập khác và chi phí khác” và 3 yếu tố chỉ dành cho tổ chức lợi nhuận là “đầu tư của chủ sở hữu, phân phối cho chủ sở hữu, và lợi nhuận tổng hợp” (FASB, 2008). Hệ thống BCTC thường niên của Mỹ (đối với doanh nghiệp lớn) bao gồm: - Báo cáo quản lý; - Báo cáo của kiểm toán viên độc lập; - Các BCTC cơ bản: Bảng CĐKT, Báo cáo thu nhập, Báo cáo thu nhập tổng hợp, Báo cáo lưu chuyển tiền, Báo cáo thay đổi vốn cổ phần ; - Báo cáo thảo luận và phân tích kết quả hoạt động và tình hình tài chính; - Công bố chính sách kế toán có ảnh hưởng quan trọng đến BCTC; - Thuyết minh BCTC; - Báo cáo so sánh dữ liệu tài chính (chọn lọc) trong 5 hoặc 10 năm; - Báo cáo quý (chọn lọc). BCTC hợp nhất là yêu cầu bắt buộc, quy tắc hợp nhất đòi hỏi tất cả các công ty con được hợp nhất đầy đủ. BCTC quý là bắt buộc với các công ty niêm yết trên TTCK nhưng không bắt buộc phải kiểm toán đối với các báo cáo này. (2) BCTC doanh nghiệp Pháp Trung tâm của hệ thống kế toán Pháp là Tổng hoạch đồ kế toán (PCG), một hệ thống kế toán thống nhất bao gồm các nguyên tắc kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, mẫu BCTC, cách thức xử lý những trường hợp đặc biệt, phương pháp lập báo cáo hợp nhất và các hướng dẫn về kế toán quản trị. Hội đồng kế toán quốc gia Pháp (CNC) và Ủy ban quy định kế toán (CRC) được giao giám sát việc thực hiện cũng như đề xuất cải tiến PCG. Năm 2009, Cơ quan chuẩn mực kế toán Pháp (ANC) được thành lập, thay thế CNC và CRC, với chức năng chính là thiết lập chuẩn mực kế toán dưới hình thức các quy định cho khu vực tư nhân. Hệ thống BCTC của Pháp bao gồm : - Bảng cân đối kế toán (Balance sheet); - Báo cáo lợi nhuận (Income statement);
  55. - 44 - - Bản Thuyết minh BCTC (Notes to financial statements); - Báo cáo của hội đồng quản trị (Directors’ report); - Báo cáo kiểm toán (Auditor’s report). Luật thương mại Pháp cho phép đơn giản hoá BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; không có yêu cầu bắt buộc đối với Báo cáo thay đổi tình hình tài chính và Báo cáo lưu chuyển tiền. Tuy nhiên, CNC yêu cầu các doanh nghiệp lớn phải lập thêm bốn mẫu báo cáo gồm: Báo cáo tình trạng ngân quỹ, Báo cáo lưu chuyển tiền, Bản dự báo thu nhập, và Bản kế hoạch kinh doanh. Các doanh nghiệp niêm yết phải lập báo cáo giữa niên độ và Báo cáo kết quả hoạt động môi trường (Choi and Meek, 2011). Đặc điểm của BCTC doanh nghiệp tại Pháp là yêu cầu công bố rộng rãi và chi tiết đối với các thuyết minh và chú thích Một đặc điểm quan trọng khác là hệ thống BCTC doanh nghiệp Pháp xem trọng vấn đề báo cáo về môi trường và trách nhiệm xã hội. Báo cáo trách nhiệm xã hội là một yêu cầu đối với tất cả các công ty có 300 nhân viên trở lên. Báo cáo này mô tả, phân tích, và báo cáo về các vấn đề đào tạo, quan hệ lao động, điều kiện sức khỏe và an toàn, mức lương và lợi ích công việc khác, môi trường làm việc Các công ty niêm yết thì lập thêm báo cáo môi trường (về tình hình tiêu thụ, tiết kiệm nguyên liệu, nước, năng lượng; việc xử lý chất thải, tiếng ồn, và chi phí liên quan; khoản dự phòng cho rủi ro về môi trường ) (Choi and Meek, 2011). (3) BCTC doanh nghiệp Trung Quốc Luật Kế toán Trung Quốc giao cho Bộ Tài chính trách nhiệm thiết lập chuẩn mực kế toán và các quy định kế toán liên quan. Năm 1992, Bộ Tài chính ban hành các chuẩn mực kế toán doanh nghiệp (ASBE). Năm 1998, Ủy ban chuẩn mực kế toán (CASC) được thành lập, trực thuộc Bộ Tài chính, phục vụ cho việc phát triển các chuẩn mực. Năm 2003, CASC được tái cấu trúc, bao gồm 26 thành viên do Bộ Tài chính chỉ định từ các cơ quan nhà nước, giới học giả, các tổ chức nghề nghiệp và cộng đồng doanh nghiệp. Tuy nhiên, quyết định ban hành chuẩn mực kế toán vẫn thuộc về Bộ Tài chính. Đến nay, hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Trung Quốc (ASBE) bao gồm một chuẩn mực cơ bản và 38 chuẩn mực kế toán được áp dụng đối với tất cả các công ty niêm yết Trung Quốc.
  56. - 45 - Hệ thống BCTC định kỳ của Trung Quốc được thực hiện theo niên lịch, bao gồm : - Bảng cân đối kế toán; - Báo cáo lợi nhuận; - Báo cáo lưu chuyển tiền; - Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu; - Thuyết minh BCTC. Thuyết minh BCTC được yêu cầu công bố các thông tin về suy giảm giá trị tài sản; thay đổi cơ cấu vốn; phân bổ lợi nhuận; phân khúc kinh doanh; chính sách kế toán; các khoản dự phòng, các sự kiện quan trọng sau ngày kết thúc niên độ BCTC phải được thể hiện bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc. BCTC năm phải được kiểm toán. BCTC quý là yêu cầu bắt buộc với các công ty niêm yết. Các công ty niêm yết phải đánh giá kiểm soát nội bộ của họ và thuê kiểm toán viên bên ngoài đánh giá về hệ thống kiểm soát và cho ý kiến về báo cáo. 1.3.3. Nhận xét về Nội dung báo cáo tài chính Sau khi tìm hiểu khái quát nội dung hệ thống BCTC theo quy định của IASB và một số quốc gia đại diện cho một số trường phái kế toán trên thế giới, luận án rút ra một số nhận xét như sau: Thứ nhất, có sự tương đồng nhất định trong cấu trúc của các hệ thống BCTC nói chung Theo đó, hệ thống BCTC đều dựa trên 5 mẫu báo cáo cơ bản, gồm: Bảng CĐKT, Báo cáo Lợi nhuận, Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu, Báo cáo lưu chuyển tiền và Thuyết minh BCTC, để cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng, phù hợp với đặc điểm quốc gia và hòa hợp trong xu hướng hội nhập quốc tế. Thứ hai, có sự khác nhau trong khuynh hướng cung cấp thông tin và chênh lệch về độ sâu, độ rộng của thông tin, giữa các quốc gia theo các trường phái khác nhau - IASB: không áp đặt định dạng cố định cho các báo cáo; báo cáo hướng đến nhà đầu tư, người cho vay, các chủ nợ khác. - Mỹ: Ngoài việc không áp đặt định dạng cố định cho các báo cáo, báo cáo
  57. - 46 - hướng đến nhà đầu tư, người cho vay, các chủ nợ khác, BCTC xem trọng các “giải trình” của nhà quản lý và các thông tin liên quan đến lợi nhuận, các thảo thảo luận và phân tích kết quả hoạt động và tình hình tài chính; chịu ảnh hưởng bởi các hiệp hội nghề nghiệp và Ủy ban chứng khoán. - Pháp: Hệ thống kế toán và BCTC thống nhất, thiên về tính tuân thủ; yêu cầu công bố rộng rãi và chi tiết đối với các thuyết minh và chú thích; xem trọng các thông tin “xã hội”, “môi trường”. - Trung Quốc: thiên về tính khuôn mẫu, thống nhất và tuân thủ; chịu sự chi phối của Nhà nước (chủ yếu là Bộ tài chính). Thứ ba, có sự đa dạng về nội dung của các BCTC để đáp ứng linh hoạt nhu cầu thông tin của các đối tượng sử dụng - Đối với các doanh nghiệp lớn, niêm yết hoặc có vai trò quan trọng: nội dung BCTC sẽ đầy đủ và phức tạp; BCTC phải được kiểm toán. - Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: có sự đơn giản hóa trong nội dung BCTC. Thứ tư, nhiều quốc gia quan tâm đến nội dung báo cáo về nguồn lực tri thức và trách nhiệm xã hội Nguồn lực tri thức (intellectual capital) là sở hữu trí tuệ, kinh nghiệm áp dụng, công nghệ tổ chức, các mối quan hệ khách hàng và các kỹ năng chuyên nghiệp mà nó tạo ra cho công ty lợi thế cạnh tranh trên thị trường (Edvinsson, 2000). Abeysekera (2003) xác định nguồn lực tri thức bao gồm 3 thành phần: nguồn lực con người (Human capital), nguồn lực tổ chức (Structural capital) và nguồn lực quan hệ (Relational capital), trong đó, nguồn lực tổ chức bao gồm sở hữu trí tuệ (Intellectual property) và các tài sản hạ tầng (Infrastructure assets). IASB quy định, phương pháp đo lường và báo cáo về các nguồn lực tri thức (nếu được vốn hoá) thực hiện theo quy định về phương pháp kế toán các tài sản vô hình. Mặc dù vẫn còn nhiều tranh cãi, nguồn lực tri thức đã được ghi nhận và trình bày trên BCTC thường niên của các công ty lớn tại nhiều quốc gia như Thụy Điển, Đan Mạch, Úc, Mỹ, Ai Cập, Malaysia . Theo đó, các công ty lớn như Skandia ở Thụy Điển đã áp dụng các hình thức của báo cáo nguồn lực tri
  58. - 47 - thức như là bao cáo bổ sung cho các BCTC hàng năm. Nguồn lực tri thức cũng là một phần của nguyên tắc kế toán và nội dung công bố tại Đan Mạch kể từ tháng 01 năm 2002, công ty có nghĩa vụ báo cáo về nguồn lực tri thức nếu nó trọng yếu và kiểm toán viên phải xác nhận báo cáo (J.R. Raj, 2011). Trách nhiệm xã hội (Corporate Social Responsibility - CSR) là tác động tích cực và cải thiện các tác động tiêu cực của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường, thông qua các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ và sự tương tác của nó với các bên liên quan như nhân viên, khách hàng, nhà đầu tư, cộng đồng và các nhà cung cấp. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm và thực hiện báo cáo trách nhiệm xã hội. Một nghiên cứu của KPMG trên 250 công ty hàng đầu (G 250) tại 21 quốc gia cho thấy, tỷ lệ các công ty có báo cáo trách nhiệm xã hội (trong một báo cáo riêng hoặc là một phần của báo cáo thường niên) tăng từ mức trung bình 45% năm 2000 lên 64% năm 2005, 83% năm 2008 và 95% năm 2011 (KPMG, 2011). Tương tự như việc ghi nhận và trình bày nguồn lực tri thức, mặc dù chưa có một cơ sở hoàn chỉnh quy định về nguyên tắc, nội dung cũng như phương pháp, việc ghi nhận và báo cáo về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên BCTC hoặc báo cáo thường niên hiện đang là một xu hướng tất yếu tại nhiều quốc gia trên thế giới. 1.4. Áp dụng Chuẩn mực kế toán quốc tế đối với BCTC tại các quốc gia và kinh nghiệm cho Việt Nam 1.4.1. Tóm tắt quá trình phát triển và khái quát nội dung của chuẩn mực kế toán quốc tế 1.4.1.1.Tóm tắt quá trình phát triển chuẩn mực kế toán quốc tế Kế toán quốc tế nói chung và chuẩn mực kế toán quốc tế nói riêng có một lịch sử phát triển khá lâu dài (Phụ lục 04). Từ năm 1904, các tổ chức kế toán trên thế giới đã lần lượt tổ chức những hội nghị kế toán quốc tế tại nhiều nơi như ở Saint Louis, Mỹ (1904), Amsterdam, Hà Lan (1926), New York, Mỹ (1929) Cho đến hội nghị tổ chức tại