Luận án Trí tuệ xã hội của sĩ quan trẻ ở đơn vị cơ sở trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

doc 242 trang Bích Hải 08/04/2025 170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Trí tuệ xã hội của sĩ quan trẻ ở đơn vị cơ sở trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_an_tri_tue_xa_hoi_cua_si_quan_tre_o_don_vi_co_so_trong.doc
  • doc1 BÌA LUẬN ÁN.doc
  • doc2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc2 TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
  • doc3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc3 TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
  • doc4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc

Nội dung text: Luận án Trí tuệ xã hội của sĩ quan trẻ ở đơn vị cơ sở trong quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

  1. BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ ĐẶNG VĂN CÔNG trÝ tuÖ x· héi cña sÜ quan trÎ ë ®¬n vÞ c¬ së trong qu©n ®éi nh©n d©n viÖt nam hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC Mã số: 931 04 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS Nguyễn Văn Kiên 2. PGS, TS Vũ Thị Khánh Linh HÀ NỘI - 2025
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, trích dẫn trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Đặng Văn Công
  3. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 14 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề trí tuệ xã hội 14 1.2. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 31 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ XÃ HỘI CỦA SĨ QUAN TRẺ Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 36 2.1. Lý luận về trí tuệ xã hội 36 2.2. Lý luận về trí tuệ xã hội của sĩ quan trẻ ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam 51 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ xã hội của sĩ quan trẻ ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam 70 Chương 3: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 82 3.1. Tổ chức nghiên cứu 82 3.2. Phương pháp nghiên cứu 85 3.3. Thang đánh giá và mức độ trí tuệ xã hội của sĩ quan trẻ ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam 98 Chương 4: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP TÂM LÝ - XÃ HỘI PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ XÃ HỘI CHO SĨ QUAN TRẺ Ở ĐƠN VỊ CƠ SỞ TRONG QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 105 4.1. Thực trạng trí tuệ xã hội của sĩ quan trẻ ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 105 4.2. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ xã hội của sĩ quan trẻ ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 139 4.3. Biện pháp tâm lý - xã hội phát triển trí tuệ xã hội cho sĩ quan trẻ ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 145 4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm 161 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 169 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173 PHỤ LỤC 183
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Điểm trung bình ĐTB 2 Độ lệch chuẩn ĐLC 3 Giao tiếp hiệu quả GTHQ 4 Nhận thức xã hội NTXH 5 Tạo sự tín nhiệm TSTN 6 Thể hiện bản thân THBT 7 Trí tuệ xã hội TTXH 8 Trước thực nghiệm TTN 9 Sau thực nghiệm STN 10 Sĩ quan trẻ SQT
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG Trang 2.1. Biểu hiện nhận thức của sĩ quan trẻ 62 2.2. Biểu hiện thể hiện bản thân của sĩ quan trẻ 64 2.3. Biểu hiệ tạo sự tín nhiệm của sĩ quan trẻ 66 2.4. Biểu hiện giao tiếp hiệu quả của sĩ quan trẻ 67 2.5. Biểu hiện năng thấu cảm của sĩ quan trẻ 69 3.1. Phân bố khách thể nghiên cứu 82 3.2. Mức độ trí tuệ xã hội của sĩ quan trẻ 101- 103 4.1. Kết quả thực trạng nhận thức xã hội của sĩ quan trẻ 105 4.2. So sánh kết quả giữa tự đánh giá của sĩ quan trẻ và cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ về biểu hiện nhận thức xã hội 109 4.3. So sánh thực trạng nhận thức xã hội của sĩ quan trẻ theo năm công tác 110 4.4. Kết quả thực trạng thể hiện bản thân của sĩ quan trẻ 111 4.5. So sánh kết quả tự đánh giá của sĩ quan trẻ với cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ về biểu hiện thể hiện bản thân 114 4.6. So sánh thực trạng thể hiện bản thân của sĩ quan trẻ theo năm công tác 115 4.7. Kết quả thực trạng tạo sự tín nhiệm của sĩ quan trẻ 116- 117 4.8. So sánh kết quả giữa tự đánh giá của sĩ quan trẻ và cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ về biểu hiện tạo sự tín nhiệm 120 4.9. So sánh thực trạng tạo sự tín nhiệm của sĩ quan trẻ theo năm công tác 121 4.10. Kết quả thực trạng giao tiếp hiệu quả của sĩ quan trẻ 122- 123 4.11. So sánh kết quả giữa tự đánh giá của sĩ quan trẻ và cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ 127 4.12. So sánh thực trạng giao tiếp hiệu quả của sĩ quan trẻ theo năm công tác 127-128 4.13. Kết quả thực trạng thấu cảm của sĩ quan trẻ 129
  6. 4.14. So sánh kết quả giữa tự đánh giá của sĩ quan trẻ và cán bộ, sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ 133 4.15. So sánh thực trạng thấu cảm của sĩ quan trẻ theo năm công tác 133 4.16. Kết quả khảo sát mức độ tự đánh giá các yếu tố tạo thành của trí tuệ xã hội 134 4.17. So sánh thực trạng trí tuệ xã hội của sĩ quan trẻ theo năm công tác 138 4.18. So sánh thực trạng trí tuệ xã hội của sĩ quan trẻ theo đơn vị công tác 139 4.19. Kết quả mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan 139 4.20. Kết quả mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan 142 4.21. Kết quả mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến trí tuệ xã hội 144 4.22. Tương quan giữa các yếu tố ảnh hưởng đến TTXH của SQT 145 4.23. Kết quả giao tiếp hiệu quả và thấu cảm trước thực nghiệm 161 4.24. Kết quả giao tiếp hiệu quả và thấu cảm trước và sau thực nghiệm 162 4.25. So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm 163 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ STT TÊN BIỂU ĐỒ Trang 4.1 Thực trạng nhận thức xã hội của sĩ quan trẻ 108 4.2 Thực trạng thể hiện bản thân của sĩ quan trẻ 114 4.3 Thực trạng tạo sự tín nhiệm của sĩ quan trẻ 120 4.4 Thực trạng giao tiếp hiệu quả của sĩ quan trẻ 126 4.5 Thực trạng thấu cảm của sĩ quan trẻ 132 4.6 Các yếu tố tạo thành trí tuệ xã hội của sĩ quan trẻ ở đơn vị cơ sở 136 4.7 So sánh kết quả trước và sau thực nghiệm 163 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ STT TÊN SƠ ĐỒ Trang 2.1 Các yếu tố tạo thành trí tuệ xã hội của sĩ quan trẻ 69 4.1 Tương quan giữa các yếu tố tạo thành trí tuệ xã hội của sĩ quan trẻ ở đơn vị cơ sở 136
  7. 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trí tuệ là vấn đề được các nhà tâm lý học trên thế giới tập trung nghiên cứu từ khá sớm. Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực trí tuệ đã cho thấy trí tuệ là một trong những nhân tố quan trọng trong cấu trúc nhân cách của mỗi cá nhân. Các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra trí tuệ không chỉ bao gồm trí thông minh, trí sáng tạo, trí tuệ cảm xúc mà còn có cả trí tuệ xã hội. Mỗi loại hình trí tuệ đều giữ vai trò nhất định trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách cá nhân. Trí tuệ xã hội phản ánh năng lực nhận thức xã hội và năng lực giải quyết vấn đề một cách thông minh trong các hoạt động giao tiếp ứng xử hoặc tương tác cùng người khác. Người có trí tuệ xã hội cao là người có khả năng đánh giá, nhìn nhận các vấn đề xã hội một cách thấu đáo, tương tác trong các mối quan hệ xã hội một cách khéo léo, hài hoà, hoà nhập và thích ứng nhanh chóng với những biến đổi của môi trường xã hội. Vì vậy, trí tuệ xã hội có vai trò rất lớn sự thành công của cá nhân, nhất là trong các lĩnh vực nghề nghiệp thường xuyên có sự tương tác xã hội. Xây dựng đội ngũ cán bộ là một nội dung then chốt của sự nghiệp xây dựng quân đội nhân dân cách mạng “chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”. Đội ngũ sĩ quan trẻ là lực lượng nòng cốt đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục, vững chắc các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội. Là những người trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy bộ đội thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ của quân đội ở đơn vị cơ sở. Sĩ quan trẻ có mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi nhất và trực tiếp, thường xuyên về mọi mặt với cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền. Sĩ quan trẻ là người chỉ đạo, điều hành và đưa ra các quyết định đảm bảo mọi hoạt động của đơn vị đạt được hiệu quả; luôn tiên phong, gương mẫu trong mọi lời nói, việc làm để cán bộ, chiến sĩ noi theo. Bên cạnh đó họ còn có trách nhiệm huấn luyện, giáo dục, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần, chia sẻ khó khăn, gian khổ, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất để cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.
  8. 6 Quá trình công tác, sĩ quan trẻ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải quyết, xử lý nhiều tình huống phong phú, đa dạng, mối quan hệ giao tiếp phức tạp, nhạy cảm với cấp trên, đồng cấp, cấp dưới và với các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân trên địa bàn đóng quân, các mối quan hệ đó được diễn ra trong một môi trường nghiêm ngặt về điều lệnh, điều lệ và kỷ luật quân đội. Tuy nhiên, các mối quan hệ đó cũng chịu sự chi phối bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường, các tệ nạn xã hội, các thói quen, hành vi xấu. Để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình, sĩ quan trẻ cần phải có đủ phẩm chất, năng lực trong đó có trí tuệ xã hội. Trí tuệ xã hội có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động nghề nghiệp, không chỉ giúp sĩ quan trẻ nâng tầm hiểu biết xã hội, suy xét thấu đáo, nắm vững và làm chủ tri thức khoa học hiện đại, mà còn nắm bắt được đặc điểm tâm lý của cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền. Có trí tuệ xã hội, giúp sĩ quan trẻ hiểu và sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, thuyết phục, lắng nghe và truyền đạt thông tin một cách rõ ràng trong giao tiếp, tiếp xúc với quân nhân, tập thể quân nhân và các tổ chức xã hội khác. Trí tuệ xã hội giúp sĩ quan trẻ nhạy bén với tâm trạng và cảm xúc, đồng cảm với mọi người, xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với cấp trên, đồng cấp, cấp dưới, giải quyết hài hòa, khéo léo các mối quan hệ xã hội, tạo được lòng tin và uy tín trong tập thể, đơn vị. Sĩ quan trẻ có trí tuệ xã hội phát triển sẽ xử lý linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả các tình huống trong chỉ huy, quản lý, huấn luyện, giáo dục bộ đội, điều chỉnh và kiểm soát tốt hành vi, cảm xúc của bản thân và người khác, thích ứng được với những biến động của hoạt động quân sự, nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đơn vị làm cho quá trình tương tác giữa sĩ quan trẻ với cấp trên, với cán bộ, chiến sĩ có hiệu quả hơn. Sĩ quan trẻ đã trải qua quá trình học tập, rèn luyện tại các nhà trường quân đội và thực tiễn công tác ở đơn vị, họ đã tích lũy được hệ thống tri thức, kỹ xảo, kỹ năng nghề nghiệp phong phú, trở thành các phẩm chất, năng lực nghề nghiệp và phát huy chúng trong thực tiễn công tác. Trí tuệ xã hội đã có sự phát triển nhất định, giúp sĩ quan trẻ nhanh chóng hoà nhập, thích ứng với hoạt động ở đơn vị cơ sở, từng bước khẳng định bản
  9. 7 thân, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ và có xu hướng phát triển tốt. Tuy nhiên, năng lực nhận thức xã hội, năng lực giao tiếp, sự đồng cảm của một bộ phận sĩ quan trẻ còn bộc lộ một số hạn chế như: Năng lực phân tích, nhận định, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, xu hướng dư luận, tâm lý cán bộ, chiến sĩ chưa tốt [ 18], [19]; phương pháp xử lý, giải quyết công việc chưa linh hoạt, tính quyết đoán còn hạn chế, dẫn đến vẫn còn những vi phạm kỷ luật trong tập thể và với cả chính bản thân sĩ quan trẻ [ 21]; nhận thức, trách nhiệm, tinh thần tự phê bình và phê bình, đặc biệt là tính tự học, tự rèn, động cơ phấn đấu còn hạn chế [ 20], [22]. Như trong Nghị quyết số 109-NQ/QUTW của Quân ủy trung ương đánh giá: “Một bộ phận cán bộ chỉ huy, quản lý cấp cơ sở năng lực tổ chức chỉ huy, huấn luyện, xử lý các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn còn hạn chế” [15, tr.2]. Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quân đội trong thời kỳ mới đang đặt ra những yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ nói chung, sĩ quan trẻ nói riêng cần phát triển toàn diện về phẩm chất, năng năng, trình độ chuyên môn. Đó không chỉ là yêu cầu mới, cao hơn về vũ khí kỹ thuật hiện đại, về khoa học và nghệ thuật quân sự, mà vấn đề cốt yếu nhất chính là chất lượng chính trị - tinh thần, chất lượng người cán bộ, chiến sĩ. Để giúp sĩ quan trẻ có khả năng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, cần phải chăm lo phát triển trí tuệ xã hội của họ. Vì vậy, nghiên cứu trí tuệ xã hội của sĩ quan trẻ có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Dưới góc độ tâm lý học, có một số tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu trí tuệ xã hội nhiều cấp độ, phạm vi, các khía cạnh khác nhau của khách thể trong đời sống xã hội. Các đề tài nghiên cứu trí tuệ xã hội chỉ mới hướng đến các đối tượng sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học. Chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về trí tuệ xã hội của sĩ quan trẻ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Xuất phát từ lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề “Trí tuệ xã hội của sĩ quan trẻ ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
  10. 8 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về TTXH của SQT; đề xuất các biện pháp tâm lý - xã hội phát triển TTXH cho SQT ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, góp phần hoàn thiện, phát triển nhân cách SQT, nâng cao chất lượng giáo dục, huấn luyện cán bộ, chiến sĩ đáp ứng nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến TTXH của SQT ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Xây dựng những vấn đề lý luận về TTXH của SQT ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng TTXH và các yếu tố ảnh hưởng tới TTXH của SQT ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Đề xuất biện pháp tâm lý - xã hội và tổ chức thực nghiệm 01 biện pháp tác động nhằm phát triển TTXH cho SQT ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Sĩ quan trẻ ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu Các yếu tố tạo thành, mức độ trí tuệ xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến trí tuệ xã hội của sĩ quan trẻ. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu mức độ của TTXH được thể hiện qua 05 yếu tố tạo thành (Năng lực nhận thức xã hội; năng lực thể hiện bản thân; năng lực tạo sự tín nhiệm; năng lực giao tiếp hiệu quả; năng lực thấu cảm) và các yếu tố ảnh hưởng đến TTXH của SQT trong hoạt động và giao tiếp.
  11. 9 Phạm vi khách thể: Tổng số khách thể nghiên cứu 500 SQT, các khách thể khảo sát là 120 cán bộ, sĩ quan (Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy và sĩ quan không thuộc đối tượng là sĩ quan trẻ), 120 hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị cơ sở. Phạm vi địa bàn: Luận án tập trung nghiên cứu khách thể ở 04 đơn vị sư đoàn bộ binh đủ quân đó là: f395 - Quân khu 3, f324 - Quân khu 4, f312 - Quân đoàn 12, f330 - Quân khu 9. Phạm vi thời gian: Các số liệu sử dụng phục vụ nghiên cứu của luận án được khảo sát, điều tra, tổng hợp từ năm 2020 đến 2025. 4. Giả thuyết khoa học Trí tuệ xã hội của SQT hiện nay ở mức độ cao tuy nhiên chưa có sự đồng đều ở các yếu tố tạo thành. Trong đó yếu tố năng lực tạo sự tín nhiệm ở mức độ cao nhất và năng lực thấu cảm của SQT ở mức độ thấp nhất. Có sự khác biệt có ý nghĩa về các yếu tố tạo thành TTXH của SQT theo số năm công tác. Trí tuệ xã hội của SQT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó tính tích cực hoạt động, rèn luyện và tính chất, yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của đơn vị trong tình hình mới là hai yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất. Có thể phát triển TTXH của SQT thông qua các biện pháp tâm lý -xã hội: Nâng cao nhận thức, thái độ của các chủ thể trong phát triển TTXH cho SQT; Thường xuyên tổ chức các hoạt động bồi dưỡng kiến thức gắn với phát triển TTXH cho SQT; Tổ chức tốt các hoạt động giao lưu, tương tác xã hội theo hướng phát triển năng lực giao tiếp và thấu cảm cho sĩ quan trẻ; Xây dựng môi trường văn hoá quân sự trong sạch, lành mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển TTXH của SQT; Phát huy tính tích cực tự học tập, tự rèn luyện của SQT trong phát triển TTXH. 5. Cơ sở lý luận, chính trị, pháp lý và thực tiễn Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng đội ngũ cán bộ; xây dựng Quân đội.
  12. 10 Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận của khoa học Tâm lý học và các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của Tâm lý học mác xít, đặc biệt là nguyên tắc hoạt động; nguyên tắc hệ thống; nguyên tắc phát triển; nguyên tắc tiếp cận nhân cách Nguyên tắc tiếp cận hoạt động Trí tuệ xã hội của SQT được hình thành, phát triển thông qua hoạt động, giao tiếp trong quá trình chỉ huy, quản lý, huấn luyện, giáo dục bộ đội ở đơn vị diễn ra trong điều kiện hoạt động quân sự, với các mối quan hệ phong phú, đa dạng và phức tạp, có sự đòi hỏi cao về trí lực, thể lực; khó khăn, gian khổ, thậm chí có thương vong, hy sinh và chịu sự quy định chặt chẽ của điều lệnh, điều lệ, kỷ luật quân đội. Vì vậy nghiên cứu trí tuệ xã hội của SQT không tách rời hoạt động của chính họ nghĩa là thông qua các hoạt động của SQT, các yếu tố tạo thành trí tuệ xã hội sẽ được xem xét, nghiên cứu một cách cụ thể. Việc đưa ra các phương hướng tổ chức các hoạt động là một trong những cách góp phần thay đổi mức độ trí tuệ xã hội của SQT. Nguyên tắc tiếp cận hệ thống Trong quá trình xem xét hiện tượng tâm lý ở nhiều mặt, nhiều bình diện như một hệ thống và sự hình thành các hiện tượng tâm lý là một hệ thống nhiều cấp độ được xây dựng theo thang bậc. Nghiên cứu TTXH của SQT, luận án cần tiếp cận TTXH là tổ hợp các năng lực được hình thành trong hoạt động và giao tiếp. Các năng lực thành phần có vị trí, vai trò không ngang bằng nhau nhưng có quan hệ biện chứng, tác động qua lại và chi phối, chuyển hóa lẫn nhau tạo thành chỉnh thể thống nhất. Mặt khác, TTXH của SQT ở đơn vị cơ sở chịu sự tác động, ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Theo đó, việc phân tích, làm rõ vai trò và mối quan hệ giữa các yếu tố tạo thành và sự ảnh hưởng của các yếu tố đến TTXH của SQT là cơ sở để xem xét, đánh giá đầy đủ thực trạng và mức độ TTXH; đồng thời, đề xuất các biện pháp tâm lý - xã hội tác động phù hợp để nâng cao mức độ TTXH cho SQT ở đơn vị cơ sở hiện nay. Nguyên tắc tiếp cận phát triển Mọi hiện tượng tâm lý đều có quá trình nảy sinh, vận động và phát triển biến đổi chứ không phải là cái cố định và bất biến. Bởi thế, khi nghiên cứu,
  13. 11 đánh giá, luận giải, dự đoán tâm lý con người và nhóm người phải có trong sự vận động, phát triển biến đổi, trong sự tác động qua lại của hiện tượng cũng như các thành phần tạo thành chúng. Do đó, nghiên cứu TTXH của SQT, phải trong sự vận động, biến đổi và phát triển hệ thống phẩm chất, năng lực của SQT một cách liên tục từ thấp đến cao, phù hợp với sự vận động và phát triển của hoạt động quân sự và những yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc. Nguyên tắc tiếp cận nhân cách Nghiên cứu tâm lý con người theo quan điểm tiếp cận nhân cách đòi hỏi phải nhìn nhận mỗi SQT là một nhân cách cụ thể, là sản phẩm của điều kiện xã hội - lịch sử, sản phẩm của giáo dục trong môi trường hoạt động quân sự, rèn luyện và tự rèn luyện của chính mỗi người, như thế tiếp cận nhân cách chính là tiếp cận với những con người cụ thể đang sống và hoạt động. Do đó, khi nghiên cứu TTXH của SQT cần tiếp cận một cách toàn diện, cần tính đến chức trách, nhiệm vụ, tính đặc thù về hoạt động quân sự và mối quan hệ để xem xét và phân tích TTXH trong điều kiện, hoàn cảnh công tác, quá trình rèn luyện, sinh hoạt, các mối quan hệ, giao tiếp của SQT. Cơ sở chính trị, pháp lý Luận án dựa trên cơ sở các Nghị quyết Đại hội Đảng. Thông tư, quy chế của Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới và Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2024), quy định về chức trách nhiệm vụ của cán bộ, sĩ quan quân đội. Cơ sở thực tiễn Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời kỳ mới. Các kết quả điều tra, khảo sát thực tế và các số liệu báo cáo, sơ kết, tổng kết của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến đề tài luận án. Thực tiễn hoạt động huấn luyện, giáo dục, rèn luyện cán bộ, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở. 6. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu văn bản, tài liệu
  14. 12 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp xin ý kiến chuyên gia Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp tọa đàm Phương pháp phỏng vấn sâu Phương pháp thực nghiệm tác động Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 7. Những đóng góp mới của luận án Đóng góp về mặt lý luận Luận án đã xây dựng được khái niệm khoa học về trí tuệ, TTXH, TTXH của SQT ở đơn vị cơ sở. Hệ thống hóa đặc điểm tâm, sinh lý và đặc điểm hoạt động của SQT ở đơn vị cơ sở, các yếu tố tạo thành TTXH của SQT bao gồm: Năng lực nhận thức xã hội; năng lực thể hiện bản thân; năng lực tạo sự tín nhiệm; năng lực giao tiếp hiệu quả; năng lực thấu cảm dựa trên mô hình S.P.A.C.E của K. Albrecht. Luận án xác định được các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến TTXH của SQT ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Đóng góp về mặt thực tiễn Luận án đã đánh giá được thực trạng TTXH của SQT, mối quan hệ giữa các yếu tố tạo thành TTXH, chỉ ra sự khác biệt về TTXH của SQT giữa các nhóm khách thể khác nhau. Luận án chỉ ra thực trạng ảnh hưởng của một số yếu tố đến TTXH của SQT ở đơn vị cơ sở. Từ đó, đã bổ sung số liệu thực tế, những nhận định mới, chi tiết hơn về TTXH của SQT trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đã đề xuất được các biện pháp tâm lý - xã hội cơ bản nhằm phát triển TTXH cho SQT ở đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay và thực nghiệm 01 biện pháp tác động nhằm phát triển TTXH cho SQT.
  15. 13 8. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa về mặt lý luận Luận án đã bổ sung một nghiên cứu về TTXH trong quân đội. Nghiên cứu này cũng đóng góp cách nhìn nhận, đánh giá TTXH của SQT một cách cụ thể, thực chứng; góp phần bổ sung và làm sáng tỏ hơn lý luận về TTXH, mở rộng quan niệm và hướng nghiên cứu mới mẻ về tâm lý học trí tuệ, cũng như đặc điểm tâm lý của SQT. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Từ kết quả nghiên cứu thực tiễn về TTXH của SQT ở đơn vị cơ sở, luận án cung cấp cơ sở thực tiễn cho cấp ủy Đảng, lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị về công tác lãnh đạo, chỉ đạo ở đơn vị; vận dụng, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để kích thích SQT tích cực, chủ động trong rèn luyện và tự rèn luyện hoàn thiện bản thân; có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao TTXH cho cán bộ, sĩ quan nói chung, SQT nói riêng nhằm đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ở đơn vị cơ sở. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là cơ sở nâng cao hơn nữa vai trò của SQT đối với việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng hoạt động lãnh đạo, chỉ huy ở đơn vị cơ sở. Kết quả có thể vận dụng trong hoạt động xem xét, đánh giá chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật ở đơn vị cơ sở hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho cán bộ, giảng viên, học viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội khi nghiên cứu về TTXH của SQT. 9. Kết cấu của luận án Luận án bao gồm: Mở đầu; 4 chương (12 tiết); kết luận; danh mục các công trình nghiên cứu của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục.
  16. 14 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề trí tuệ xã hội Trên thế giới, những nghiên cứu về TTXH bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ XX. Edward Thorndike (1920), chuyên gia tâm lý học tại Đại học Columbia là người đầu tiên nghiên cứu và xác định rõ nội hàm khái niệm “trí tuệ xã hội” (Social Intelligence - SI). Kể từ đây, vấn đề TTXH đã được đông đảo các nhà tâm lý học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Có thể khái quát thành các hướng nghiên cứu như sau: 1.1.1. Các nghiên cứu về nguồn gốc, bản chất của trí tuệ xã hội Trí tuệ xã hội là một vấn đề hấp dẫn, phức tạp đã và đang được nghiên cứu sâu rộng, được ứng dụng trong những tình huống xã hội nhất định. Tuy nhiên, cho đến nay trí tuệ xã hội vẫn còn được hiểu theo nhiều cách khác nhau và chưa có sự thống nhất. Thorndike E.L (1920), trong bài báo “Intelligence and its use” [116]. Theo ông, TTXH liên quan đến năng lực của một cá nhân để hiểu, kiểm soát người khác, để tham gia và hành động thích ứng trong các tương tác xã hội. Nói khác đi, TTXH chính là năng lực hiểu và kiểm soát mà mỗi cá nhân dùng để hành động một cách khôn ngoan trong các mối quan hệ với người khác. Quan điểm coi TTXH là tổ hợp các năng lực này được rất nhiều những nhà tâm lý học tiếp sau này đồng thuận và kế thừa khi nghiên cứu TTXH. Như vậy, theo quan niệm này TTXH là khả năng hiểu và tương tác với người khác một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu hoặc giải quyết vấn đề trong môi trường xã hội. Bao gồm các khả năng giải quyết vấn đề xã hội, thích ứng với môi trường xã hội và phát triển mối quan hệ xã hội. Nó không chỉ liên quan đến kiến thức và kỹ năng cá nhân mà còn bao gồm khả năng sử dụng và áp dụng kiến thức này để tương tác với người khác trong các tình huống xã hội phức tạp, thiết lập và duy trì các mối quan hệ, và khả năng đọc và hiểu cảm xúc của người khác.
  17. 15 Wechsler. D (1939, 1958), trong nghiên cứu: The measurement of adult intelligence và The measurement and appraisal of adult intelligence, 4 th ed, cho rằng, TTXH là trí tuệ chung được ứng dụng trong các tình huống xã hội và có thể được đánh giá bằng test WAIS [121], [122]. Theo quan niệm của D.Wechsler, TTXH là khả năng hiểu biết về mối quan hệ giữa con người và các tình huống xã hội, cũng như khả năng áp dụng kiến thức đó để giải quyết vấn đề và thành công trong các tình huống xã hội phức tạp. Ford M.E & Tisak M.S (1983), A further search for social intelligence, cho rằng TTXH là năng lực giải quyết các tình huống xã hội cụ thể, hai tác giả đã kết luận: “Các biện pháp đánh giá về TTXH đã được thích nghi trong ứng xử xã hội nên được sử dụng như là yếu tố tiên đoán về sự thể hiện hành vi ứng xử xã hội được quan sát trực tiếp hơn là các biện pháp của trí tuệ hàn lâm” [71, tr.197]. Kihlstrom J.F và Cantor N (1987), Personality and Social intelligence, các tác giả cho rằng, TTXH là vốn kiến thức của cá nhân về thế giới xã hội. TTXH được sinh ra để giải quyết các vấn đề của xã hội, cụ thể là điều tiết các nhiệm vụ của cuộc sống, các mối quan tâm của xã hội hiện tại [83]. H. J. Eysenck (1988), đã đề xuất mô hình trí tuệ 3 tầng bậc, trong đó ông cho rằng: TTXH là thể hiện của trí tuệ tâm trắc trong việc giải quyết nhiệm vụ trong đời sống thực tế, khả năng tự nhận thức về bản thân, nhận thức về xã hội và nhận thức về mối quan hệ của bản thân với xã hội. Trí tuệ mang bản chất sinh vật, tâm lý, xã hội và văn hóa. Trí tuệ người là thuộc tính nhân cách trải trên ba bình diện sinh vật, tâm lý và xã hội. Như vậy, TTXH là một dạng trí tuệ được thể hiện trên bình diện xã hội [32, tr.28]. H.Gardner (1998) Cơ cấu trí khôn - Lý thuyết về nhiều dạng trí khôn, cho rằng, trí tuệ là khả năng xử lý những thông tin, giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa. Ông đề xuất mô hình trí thông minh đa dạng, trong đó đề cập đến loại trí tuệ tương tác cá nhân, có nội hàm tương đồng TTXH. Đây là loại trí tuệ thể hiện năng lực chú ý và nhận ra sự khác biệt giữa các cá
  18. 16 nhân. Trong quan niệm của mình, ông nhấn mạnh TTXH như cách thức cá nhân chú ý, nhận biết và chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân, từ đó đạt được sự thấu cảm và thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh 23].[ Sternberg R.J (2000), Handbook of intelligence, cho rằng, bản chất của TTXH chính là năng lực giải quyết tình huống trong cuộc sống hàng ngày, đó là khả năng thích nghi với cuộc sống hàng ngày bằng kiến thức và kỹ năng sống. Trí tuệ thực tiễn có thể khiến một cá nhân hiểu cái mình cần phải làm trong một hoàn cảnh cụ thể [105]. Ronald E Riggio (2014), What is social intelligence why does it matter, coi TTXH là chìa khóa cho sự thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Ông cho rằng, TTXH phải học tập mà có, TTXH phát triển từ kinh nghiệm của con người và những điều học hỏi từ những thành công và thất bại trong môi trường xã hội. Tác giả định nghĩa, “TTXH là sự ứng biến tài tình, sự cảm nhận nhanh nhạy hoặc sự thông minh trên đường phố” [101]. Bashaer, A.M (2017), A Behavioral Approach to Leadership Competencies and its Influence on Employee and Organizational Performance in the United Arab Emirates Oil & Gas Sector, tác giả đã đưa ra quan niệm: TTXH là khả năng của cá nhân để đạt được các mục tiêu cần thiết trong một môi trường xã hội cụ thể, có liên quan đến tính cách cũng như hành vi cá nhân. TTXH là sử dụng tốt các kỹ năng của con người với sự hiểu biết việc sử dụng hiệu quả những kỹ năng đó sẽ ảnh hưởng tích cực đến người khác một cách có thể quan sát được. TTXH còn gọi là kỹ năng đánh giá, nằm ở trung tâm của sự lãnh đạo hiệu quả. TTXH là khả năng lựa chọn một phản ứng phù hợp, khả năng ứng xử linh hoạt. Tác giả cho rằng, TTXH được coi là nền tảng cho hoạt động quan trọng nhất của người lãnh đạo, tạo mối quan hệ tốt với những người khác để nâng cao hiệu suất công việc [67]. Trần Kiều (2001 -2005), Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số IQ, EQ, CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp
  19. 17 hóa, hiện đại hóa, định nghĩa trí tuệ cần được hiểu theo nghĩa mới có nội hàm rộng hơn bao gồm: trí thông minh, trí sáng tạo và trí tuệ xã hội. TTXH được định nghĩa là năng lực hoàn thành các nhiệm vụ trong hoàn cảnh có tương tác với người khác. Nó thể hiện và phát triển trong hoạt động cùng người khác trong điều kiện lịch sử, văn hóa và xã hội nhất định [32]. Phan Trọng Ngọ (2020), Nghiên cứu trí tuệ xã hội của học sinh trung học cơ sở đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới, đã có nghiên cứu về khái niệm TTXH đã đề cập tới các cách tiếp cận hiện có về TTXH, từ đó xác lập một cách hiểu đa diện hơn về trí tuệ xã hội, dựa trên cơ sở quan niệm bản chất của trí tuệ cá nhân không chỉ là những cấu trúc, năng lực liên quan tới hoạt động nhận thức, hiểu biết và tri thức, mà còn là năng lực "bản lĩnh", giúp cá nhân có những quyết định nhạy bén, thông minh, phù hợp trong những hoàn cảnh, tình huống khác nhau [45]. Tóm lại, trong hướng nghiên cứu bản chất TTXH, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Mỗi cách tiếp cận cung cấp một cách hiểu về bản chất TTXH. Tuy nhiên, có thể khái quát lại bản chất TTXH là khả năng của con người để tương tác với những người khác trong môi trường xã hội và sử dụng các kỹ năng xã hội, kiến thức văn hoá, đạo đức, cảm xúc, suy nghĩ và hành vi để đáp ứng các yêu cầu và thách thức trong cuộc sống. Đó là sự kết hợp giữa các yếu tố di truyền và môi trường xã hội, và được hình thành và phát triển thông qua quá trình tương tác giữa cá nhân và môi trường xã hội. Thông qua hướng nghiên cứu giúp cho chúng ta việc hiểu rõ hơn về một khía cạnh quan trọng của con người và xã hội, về khả năng đối phó và tương tác trong các tình huống xã hội phức tạp. Giúp tăng cường khả năng đối phó với các tình huống xã hội phức tạp và thay đổi liên tục, từ đó giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân và xã hội. Hướng nghiên cứu này cũng có thể áp dụng để xây dựng các chương trình giáo dục và đào tạo phù hợp với nhu cầu của xã hội. Từ đó kế thừa khi tiếp cận nghiên cứu các vấn đề lý luận về TTXH, đặc biệt là quan niệm coi TTXH là tổ hợp các năng lực của cá
  20. 18 nhân. Tuy nhiên, hướng tiếp cận theo nguồn gốc, bản chất TTXH còn có khoảng trống chưa đề cập đến. Chưa có khái niệm chung và rõ ràng về TTXH, từ đó dẫn đến khó khăn trong việc đo lường và đánh giá. 1.1.2. Các nghiên cứu về cấu trúc và biểu hiện của trí tuệ xã hội Các nghiên cứu khẳng định, TTXH là một cấu trúc độc lập, khác hoàn toàn với trí tuệ thông thường. Các nghiên cứu sau này đã khẳng định rằng, TTXH và trí tuệ hàn lâm là hai cấu trúc riêng biệt độc lập, nhưng hỗ trợ lẫn nhau. Guilford J.P (1967), The nature of intelligence, dựa trên mô hình cấu trúc trí tuệ đã đưa ra cấu trúc của TTXH bao gồm hai năng lực: (1) Hiểu được hành vi của người khác (Nhận thức về nội dung của hành vi); (2) Ứng phó với những hành vi của người khác (Sản phẩm phân kỳ về nội dung hành vi) [76]. Greenspan S.I (1979), Intelligence and adaptation: An integration of psychoanalytic and Piagetian developmental psychology, quan niệm rằng, TTXH đóng vai trò quan trọng trong khái niệm về thiểu năng trí tuệ (IQ < 70). Ông cho rằng cần thay thế chỉ số IQ và trí tuệ chức năng (Intellectual Functioning) bằng TTXH và trí tuệ thực tiễn khi chẩn đoán cho những người thiểu năng trí tuệ. Xuất phát từ quan điểm này, Greenspan đã đề xuất một cấu trúc của trí thông minh xã hội gồm 3 thành tố: sự nhạy cảm xã hội; hiểu biết xã hội; giao tiếp xã hội. Biểu hiện cụ thể bao gồm: nhận thức về xã hội, hiểu biết về tâm lý và đánh giá đạo đức, giải quyết các vấn đề xã hội [75]. Marlowe H.A. (1986), Social intelligence: Evidence for multidimensionality and construct, trong mô hình TTXH của mình, đã đưa ra một cấu trúc gồm năm lĩnh vực: Thái độ ủng hộ xã hội; Năng lực hoạt động xã hội; Đồng cảm; Thể hiện cảm xúc,; Sự tự tin trong tình huống xã hội. Các lĩnh vực đó được biểu hiện bằng sự quan tâm tới người khác, ở năng lực tương tác phù hợp và hiệu quả với người khác, năng lực nhận biết tâm trạng, dự định, động cơ của người khác, năng lực biểu hiện cảm xúc, tâm trạng của bản thân một cách phù hợp với tình huống xã hội, mức độ thoải mái của cá nhân khi tham gia vào các tình huống tương tác xã hội [85]. Riggio, R (2002), Multiple intelligence and leadership, xem xét tầm quan trọng của TTXH đối với sự lãnh đạo tổ chức hiệu quả. Tác giả đã xác