Luận án Tổ chức bộ máy ngành hải quan trong bối cảnh mới
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tổ chức bộ máy ngành hải quan trong bối cảnh mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
luan_an_to_chuc_bo_may_nganh_hai_quan_trong_boi_canh_moi.pdf
Quyetdinh.NguyenTraMy.pdf
tomtattienganh.NguyenTraMy.pdf
Tomtattiengviet.NguyenTraMy.pdf
trangthongtintienganh.NguyenTraMy.pdf
Trangthongtintiengviet.NguyenTraMy.pdf
Trichyeuluanan.NguyenTraMy.pdf
Nội dung text: Luận án Tổ chức bộ máy ngành hải quan trong bối cảnh mới
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TRÀ MY TỔ CHỨC BỘ MÁY NGÀNH HẢI QUAN TRONG BỐI CẢNH MỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN TRÀ MY TỔ CHỨC BỘ MÁY NGÀNH HẢI QUAN TRONG BỐI CẢNH MỚI NGÀNH: Quản lý công MÃ SỐ: 9340403 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển 2. TS. Lương Minh Việt HÀ NỘI, 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu kết quả nêu trong luận án là trung thực có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận án NGUYỄN TRÀ MY
- LỜI CẢM ƠN Bên cạnh sự nỗ lực và nghiên cứu nghiêm túc của bản thân, luận án được hoàn thành nhờ sự tạo điều kiện của Ban giám đốc Học viện, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Quản lý Hành chính học - Học viện Hành chính Quốc gia và đặc biệt là sự định hướng, hướng dẫn tận tình, động viên kịp thời của tập thể giảng viên hướng dẫn khoa học là GS.TS. Nguyễn Hữu Khiển và TS. Lương Minh Việt trong suốt quá trình thực hiện luận án. NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô và trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu đó. Nghiên cứu sinh cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các anh, chị tại Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan ở các tỉnh, thành phố đã tham gia khảo sát, tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình tìm hiểu, thu thập dữ liệu. NCS xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, tất cả bạn bè, đồng nghiệp, những người luôn ủng hộ, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để người viết hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã rất cố gắng song luận án khó tránh khỏi thiếu sót, NCS rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô, các nhà khoa học để luận án được hoàn thiện hơn. Nghiên cứu sinh xin được trân trọng cảm ơn!
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG VIỆT CCHC Cải cách hành chính CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa HQ Hải quan KT Kiểm tra KTSTQ Kiểm tra sau thông quan NSNN Ngân sách nhà nước TCHQ Tổng cục Hải quan TCBM Tổ chức bộ máy XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG ANH NGHĨA TIẾNG VIỆT WCO The World Customs Tổ chức Hải quan Thế giới Organization FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do WTO World Trade Tổ chức Thương mại Thế Organization giới ASEAN Association of Southeast Hiệp hội các quốc gia Đông Asian Nations Nam Á
- DANH MỤC BẢNG, HÌNH Hình 1. Cấu trúc điển hình của trụ sở ngành hải quan ................................... 47 Hình 2. Quá trình hình thành và phát triển hải quan Việt Nam theo thời gian ..... 88 Hình 3. Tổ chức bộ máy của Hải quan Việt Nam năm 1994 ........................... 92 Hình 4. Tổ chức bộ máy của Hải quan Việt Nam năm 2002. .......................... 94 Hình 5. So sánh về kim ngạch xuất khẩu, số thu thuế, số vụ buôn lậu, gian lận thương mại bị bắt giữ, biên chế hải quan từ năm 1999-2003. ........................ 95 Hình 6. Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính. ....................................................... 99 Hình 7. Tổ chức bộ máy ngành hải quan Việt Nam. ...................................... 100 Hình 8. Cơ cấu tổ chức bộ máy ngành Hải quan theo Quyết định số 02/2010/NĐ-CP ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ ....................... 106 Hình 9. Cơ cấu tổ chức bộ máy ngành hải quan hiện nay ............................. 119 Hình 10. Số lượng biên chế hải quan qua các năm từ 1999-2024 ................ 128 Hình 11. Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy ngành hải quan .......................... 155 Bảng 1. So sánh diện tích địa lý và số lượng cấp hải quan Vùng của Việt Nam và một số nước trên thế giới ............................................................................. 82 Bảng 2. Quy mô và phân bố các Cục Hải quan tỉnh, thành phố theo các miền Bắc, Trung, Nam và theo quy mô theo QĐ 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ ............................................................................... 111 Bảng 3. Thực trạng ngành Hải quan Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và định hướng giải pháp ............................................................................................. 146 Bảng 4. Đề xuất mô hình tổ chức bộ máy của Hải quan Việt Nam ............... 156 Bảng 5. Đề xuất thành lập cơ quan hải quan cấp Vùng ................................ 162
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, HÌNH MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài luận án ........................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận án .......................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án ..................................................... 4 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ............................................. 5 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................................ 7 6. Những đóng góp mới của luận án .................................................................. 9 7. Kết cấu luận án ............................................................................................. 10 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................... 11 1.1. Công trình nghiên cứu tổ chức bộ máy nhà nước ..................................... 11 1.2. Công trình nghiên cứu về ngành hải quan và tổ chức bộ máy ngành hải quan .................................................................................................................. 15 1.2.1. Công trình nghiên cứu về hải quan ........................................................ 15 1.2.2. Công trình nghiên cứu về tổ chức bộ máy ngành hải quan ................... 24 1.3. Công trình nghiên cứu về ngành hải quan và tổ chức bộ máy ngành hải quan trong bối cảnh mới ................................................................................... 29 1.4. Nhận xét về công trình đã công bố liên quan đến chủ đề của luận án ............ 31 1.5. Định hướng nghiên cứu về tổ chức bộ máy ngành hải quan trong bối cảnh mới .................................................................................................................... 32 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY NGÀNH HẢI QUAN TRONG BỐI CẢNH MỚI ....................................................... 34 2.1. Khái quát về ngành hải quan ..................................................................... 34 2.1.1. Khái niệm ............................................................................................... 34
- 2.1.2. Vị trí, vai trò của ngành hải quan .......................................................... 36 2.1.3. Đặc điểm của ngành hải quan ............................................................... 38 2.2. Lý luận về tổ chức bộ máy ngành hải quan trong bối cảnh mới ............... 39 2.2.1. Khái niệm liên quan đến tổ chức bộ máy ngành hải quan .................... 39 2.2.2. Nguyên tắc tổ chức bộ máy ngành hải quan ......................................... 42 2.2.3. Nội dung tổ chức bộ máy ngành hải quan ............................................. 44 2.2.4. Vai trò, đặc điểm tổ chức bộ máy ngành hải quan ................................ 52 2.2.5. Tiêu chí đánh giá nhiệm vụ tổ chức bộ máy ngành hải quan ................ 55 2.3. Bối cảnh mới và yêu cầu đặt ra với tổ chức bộ máy ngành hải quan ............... 60 2.3.1. Bối cảnh mới .......................................................................................... 60 2.3.2. Yêu cầu từ bối cảnh mới đối với tổ chức bộ máy ngành hải quan ........ 67 2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy ngành hải quan trong bối cảnh mới .................................................................................................................... 69 2.4.1. Nhóm nhân tố khách quan ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy ngành hải quan trong bối cảnh mới .................................................................................. 69 2.4.2. Nhóm nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy ngành hải quan trong bối cảnh mới ........................................................................................... 71 2.5. Kinh nghiệm tổ chức bộ máy hải quan của một số quốc gia trên thế giới và giá trị tham khảo cho Việt Nam .................................................................. 74 2.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về tổ chức bộ máy ngành hải quan .............. 74 2.5.2. Giá trị tham khảo cho Việt Nam ............................................................ 83 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY NGÀNH HẢI QUAN VIỆT NAM ...................................................................................................... 88 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành Hải quan Việt Nam .................... 88 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Hải quan Việt Nam ................. 88 3.1.2. Đánh giá chung về quá trình hình thành phát triển ngành Hải quan Việt Nam .................................................................................................................. 97 3.2. Hiện trạng tổ chức bộ máy ngành Hải quan Việt Nam giai đoạn 2010 - 2023 .................................................................................................................. 99 3.2.1. Về chức năng nhiệm vụ ........................................................................ 100 3.2.2. Về cơ cấu tổ chức ................................................................................. 101
- 3.2.3. Tổ chức hoạt động ................................................................................ 102 3.2.4. Về mối quan hệ ..................................................................................... 121 3.2.5. Về xây dựng và phát triển nguồn nhân lực .......................................... 125 3.3. Đánh giá chung về tổ chức bộ máy ngành Hải quan Việt Nam .............. 133 3.3.1. Những ưu điểm, thành công về tổ chức bộ máy ngành hải quan Việt Nam và nguyên nhân ...................................................................................... 133 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về tổ chức bộ máy ngành hải quan Việt Nam .......................................................................................... 137 CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY NGÀNH HẢI QUAN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI .......... 149 4.1. Quan điểm hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành Hải quan Việt Nam trong bối cảnh mới ................................................................................................... 149 4.2. Giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành Hải quan Việt Nam trong bối cảnh mới ......................................................................................................... 151 4.2.1. Hoàn thiện thể chế, hệ thống văn bản pháp luật để thực hiện chức năng, nhiệm vụ hải quan .......................................................................................... 151 4.2.2. Đổi mới mô hình tổ chức ngành Hải quan ........................................... 154 4.2.3. Phát triển nguồn nhân lực ngành Hải quan ........................................ 166 4.2.4. Cải thiện mối quan hệ công tác giữa hải quan với doanh nghiệp và các bên liên quan .................................................................................................. 169 4.2.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và hoạt động của ngành Hải quan ....................................................................................... 170 4.2.6. Tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế ngành hải quan .................. 173 KẾT LUẬN ................................................................................................... 175 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ............... 178 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 179 PHỤ LỤC
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài luận án Hải quan Việt Nam với truyền thống gần 80 năm xây dựng và trưởng thành, đã góp phần tích cực vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Hải quan hiện nay thực hiện các chức năng và nhiệm vụ bao gồm kiểm tra, kiểm soát hàng hoá xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải và hành khách xuất nhập cảnh, thu thuế xuất nhập khẩu, điều tra chống buôn lậu cũng như nhiều hoạt động khác theo quy định của pháp luật hiện hành. Các hoạt động này nhằm mục đích chính là để bảo vệ, phục vụ, thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng sức cạnh tranh của hàng hoá, thuận lợi hoá giao thương quốc tế, đẩy mạnh xuất nhập khẩu, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia, an ninh kinh tế, an toàn xã hội. Địa bàn hoạt động hải quan chủ yếu diễn ra ở các khu vực biên giới, như cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng biển quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, các địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu, khu chế xuất, kho ngoại quan, kho bảo thuế, khu vực ưu đãi hải quan, bưu điện quốc tế, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam, trụ sở doanh nghiệp khi tiến hành kiểm tra sau thông quan và các địa bàn hoạt động hải quan khác theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, trong tiến trình chuyển đổi số và hiện đại hoá hải quan, nhiều hoạt động hải quan đã và đang được thực hiện trên môi trường số, nền tảng số. Hải quan là ngành đặc thù trong hệ thống các ngành kinh tế của quốc gia. Cũng như các ngành khác, ngành hải quan được vận hành bởi tổ chức bộ máy phù hợp với chức năng, thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, đảm bảo thu ngân sách nhà nước, chống buôn lậu và gian lận thương mại, cơ quan hải quan còn được giao những trọng trách lớn về tạo thuận lợi thương mại, giao thương quốc tế, trong tiến trình hội nhập quốc tế, chuyển đổi số, chuyển đổi 1
- xanh và ứng dụng các thành tựu của Cách mạng Công nghiệp 4.0. Xác định được tầm quan trọng của Ngành và để thực thi các nhiệm vụ, trọng trách của ngành trong bối cảnh phát triển mới, đặc biệt là trong công cuộc cải cách bộ máy hành chính quốc gia, Hải quan Việt Nam đã thực thi nhiều chủ trương, chính sách hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy, cũng như củng cố và phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu hoạt động của bộ máy tổ chức. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu và kết quả tích cực đạt được, thực tế vẫn còn một số tồn tại và hạn chế cả về tổ chức bộ máy và nhân lực của ngành. Cơ cấu tổ chức của một số đơn vị hải quan các cấp chưa thực sự tinh gọn và đáp ứng hiệu quả tối ưu trong vận hành và thực thi chức năng, nhiệm vụ và sứ mệnh của tổ chức; một số nhân lực của ngành còn hạn chế về ngoại ngữ, tin học và nghiệp vụ, tư duy, nhận thức phương pháp làm việc vẫn còn theo lối truyền thống cũ; chính sách đào tạo, bồi dưỡng công chức còn chưa theo kịp sự phát triển hiện đại hóa của ngành Hải quan, nhất là trong chuyển đổi số, dẫn tới công tác bồi dưỡng còn bị động, thiếu tổng thể. Đáp ứng yêu cầu của đất nước, qua các thời kỳ, đặc biệt là trong những năm gần đây, ngành Hải quan đã tiến hành nhiều biện pháp cải tiến qui trình nghiệp vụ, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào các hoạt động của ngành. Để thực hiện các nhiệm vụ lớn đề ra tại Chiến lược phát triển Hải quan giai đoạn 2021-2030 của Hải quan Việt Nam trong thời gian tới: Xây dựng lực lượng Hải quan chính quy, hiện đại; Xây dựng Hải quan số, Hải quan thông minh; Xây dựng mô hình quản lý biên giới tích hợp, thông minh; Thực hiện đề án kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm tại cửa khẩu. đưa hải quan Việt Nam phát triển ngang tầm Hải quan các nước tiên tiến trên thế giới và hội nhập thành công, việc tiến hành cải cách, hiện đại hóa ở hầu hết các lĩnh vực công tác, trong đó có việc cơ cấu lại tổ chức bộ máy của ngành Hải quan Việt Nam là một nội dung rất quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số cũng là nhân tố quan trọng, giúp cơ quan hải quan tăng cường hiệu quả quản lý, thúc đẩy tạo thuận lợi thương mại. 2
- Tiến trình mở cửa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng của Việt Nam đã ghi nhiều dấu ấn khả quan, liên quan đến hoạt động và đóng góp của ngành hải quan đối với sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Từ một quốc gia bị cấm vận và cô lập, đến nay Việt Nam là nền kinh tế có độ mở vào nhóm bậc nhất thế giới, quan hệ thương mại và đầu tư với trên 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều loại hàng hoá tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị ở những nấc thang giá trị cao, một số hàng hoá soán ngôi hàng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu (như gạo, cà phê, tiêu ), là quốc gia hơn 20 năm liên tục nhập siêu đã chuyển sang xuất siêu với năng lực cạnh tranh trên các cấp độ được cải thiện. Đồng thời, những thay đổi trong xu hướng thương mại và đầu tư quốc tế, cũng như thương mại xuyên biên giới cũng đặt ra nhiều vần đề đối với quản lý của ngành hải quan. Hơn thế nữa, hiện nay và trong thời gian sắp tới, với sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đang gấp rút hiện thực hóa chủ trương tinh gọn bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước, đặc biệt là tổ chức các bộ đa ngành đa lĩnh vực theo tinh thần Nghị quyết 18 Đại hội lần thứ XII của Đảng. Thực trạng phát triển giai đoạn vừa qua cũng như bối cảnh trong thời gian tới đòi hỏi phải có tổ chức bộ máy ngành hải quan khoa học, tinh gọn và hiệu quả. Vì những lý do trên, nghiên cứu cơ sở khoa học, phân tích, đánh giá hiện trạng tổ chức bộ máy của ngành Hải quan Việt Nam, đánh giá những mặt được và những mặt còn tồn tại, xác định những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong giai đoạn tới, từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành Hải quan trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu, rộng và tiến trình chuyển đổi số, chuyển đổi xanh diễn ra mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu mới của phát triển kinh tế - xã hội của đất nước là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài luận án Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu luận cứ khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành hải quan Việt Nam trong bối cảnh mới. 3
- Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu để từ đó xác định khoảng trống nghiên cứu và xác định hướng nghiên cứu của đề tài luận án; - Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức bộ máy ngành hải quan trong bối cảnh mới, đặc biệt làm rõ khái niệm, nội dung, nguyên tắc và các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy ngành hải quan; - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về tổ chức bộ máy ngành hải quan và rút ra bài học cho Việt Nam; - Phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy ngành hải quan Việt Nam, xác định những vấn đề đặt ra đối với hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành hải quan trong bối cảnh mới; - Đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành hải quan Việt Nam trong bối cảnh mới; 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu luận án - Đối tượng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến tổ chức bộ máy ngành hải quan. - Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Tập trung vào những vấn đề liên quan đến tổ chức bộ máy ngành hải quan (gồm chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy, nhân sự, các mối quan hệ) trong bối cảnh mới (gồm chuyển đổi số, hội nhập quốc tế và cải cách hành chính nhà nước). + Phạm vi nghiên cứu về không gian: trên lãnh thổ Việt Nam. + Phạm vi nghiên cứu về thời gian: đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy ngành Hải quan giai đoạn 2010-2023 và đề xuất giải pháp đến năm 2030, định hướng đến 2045. Để đủ thời gian nghiên cứu về tổ chức bộ máy ngành hải quan, nghiên cứu sinh lựa chọn phạm vi nghiên cứu từ năm 2010. Việc lựa chọn phạm vi 4
- nghiên cứu từ năm 2010, với các căn cứ: Quyết định 02/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính và các quyết định triển khai của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Luật Hải quan có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015; Quyết định 65/2015/ QĐ- TTg ngày 17 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính và các quyết định triển khai của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Nghị định 36/2015/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định tiêu chí thành lập Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp; Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quyết định 4291/QĐ-TCHQ ngày 12 tháng 12 năm 2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Bên cạnh những căn cứ pháp lý như trên, cả về lý luận và thực tiễn cho thấy yêu cầu và nguyên tắc tổ chức bộ máy ngành hải quan đòi hỏi phải có tính ổn định, phù hợp và khả thi, đồng thời có thể có những điều chỉnh cần thiết trước yêu cầu của thực tiễn. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận nghiên cứu Sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Triết học Mác - Lênin, vận dụng các lý thuyết về khoa học quản lý nhà nước về kinh tế, lý thuyết kinh tế học vĩ mô, vi mô, quản lý công, kinh tế chính trị, khoa học tổ chức để nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức bộ máy ngành hải quan trong bối cảnh hội nhập quốc tế và chuyển đổi số, đáp ứng mục tiêu nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu Trên nền tảng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, để giải quyết chủ đề nghiên cứu đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu cụ thể được áp dụng trong luận án, đó là: 5
- + Phương pháp thống kê Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập dữ liệu, số liệu về hoạt động của ngành hải quan, tổ chức bộ máy, cơ cấu tổ chức bộ máy ngành hải quan qua các thời kỳ. Nguồn dữ liệu, số liệu được thu thập từ các báo cáo của Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, đề án của Bộ Tài chính, các văn bản pháp lý có liên quan được công bố bởi Chính phủ và các bộ ngành có liên quan . Bên cạnh đó, là các báo cáo, tài liệu từ hội thảo, công trình nghiên cứu về hải quan của một số quốc gia trên thế giới (phục vụ cho nghiên cứu tại bàn về kinh nghiệm tổ chức bộ máy hải quan của nước ngoài); + Phương pháp phân tích, so sánh, diễn giải và quy nạp Những phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu tài liệu mang tính học thuật, các văn bản pháp lý liên quan đến tổ chức bộ máy của nhà nước và các bộ ngành, cũng như các tài liệu liên quan đến chủ đề nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở những phương pháp nghiên cứu này, để xác định khung nghiên cứu và khung lý luận. Bằng việc sử dụng phương pháp phân tích, diễn giải và quy nạp, phương pháp so sánh, từ các dữ liệu, số liệu thu thập được, phản ánh hoạt động của ngành hải quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, cũng như bối cảnh kinh tế - xã hội, chính trị trong và ngoài nước tác động đến ngành hải quan và đặt ra yêu cầu đối với tổ chức bộ máy ngành hải quan trong bối cảnh mới; Những phương pháp nghiên cứu này cho phép tìm hiểu về cơ cấu tổ chức hải quan của một số quốc gia, gắn với bối cảnh phát triển của các quốc gia đó, từ đó đúc rút ra những bài học và hàm ý cho tổ chức bộ máy ngành hải quan ở Việt Nam; Bên cạnh đó, những phương pháp nghiên cứu trên cũng được sử dụng để phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức bộ máy ngành hải quan ở Việt Nam qua các thời kỳ phát triển, từ đó thấy được sự phù hợp, hiệu quả và những bất cập cần điều chỉnh, hoàn thiện về tổ chức bộ máy ngành hải quan để đáp ứng các yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh và phát triển ngành trong thời gian tới; 6
- + Phương pháp khảo sát, điều tra Phương pháp được sử dụng để thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu khảo sát (bảng hỏi) các cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia về công tác tổ chức công tác trong ngành Hải quan, (Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính, ). Đối tượng điều tra: là các cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia về công tác tổ chức công tác trong ngành Hải quan, Bộ Tài chính. Phạm vi điều tra: cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia về công tác tổ chức công tác trong ngành Hải quan, Bộ Tài chính trên phạm vi toàn quốc. Phương pháp điều tra: điều tra trực tiếp và gián tiếp. Phương pháp chọn mẫu đối tượng điều tra: sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên (chọn mẫu phi xác xuất) –có mục đích để tiến hành trưng cầu ý kiến từ các cán bộ quản lý nhà nước, cán bộ lãnh đạo, quản lý, chuyên gia về công tác tổ chức công tác trong ngành Hải quan dựa trên kinh nghiệm, sự hiểu biết tổng thể của tác giả và mục đích điều tra. Với cỡ mẫu lựa chọn là 100 phiếu, được tính toán theo công thức: n = 5*m, với n là cỡ mẫu và m là số câu hỏi độc lập (Mẫu phiếu có khoảng 20 câu hỏi) Phiếu khảo sát được gửi tới Bộ Tài chính, Tổng cục hải quan, các Cục và chi cục hải quan trên phạm vi toàn quốc. Kết quả phiếu khảo sát được phân tích, thống kê, so sánh, quy nạp để phục vụ cho nghiên cứu về nội dung và các tiêu chí đánh giá về tổ chức bộ máy ngành hải quan hiện nay ở nước ta; từ đó, xác lập các căn cứ thực tiễn cho đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành hải quan Việt Nam trong bối cảnh mới (xem xét sâu trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chuyển đổi số và cải cách bộ máy nhà nước trong nước). 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu của đề tài luận án là “Xác lập luận cứ khoa học và đề xuất giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành hải quan Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế”, những câu hỏi nghiên cứu đặt ra, cần giải quyết như sau: 7
- - Những vấn đề lý luận về tổ chức bộ máy nhà nước và tổ chức bộ máy ngành hải quan là gì? Nhân tố nào ảnh hưởng đến tổ chức bộ máy ngành hải quan và ảnh hưởng như thế nào? - Ở nước ngoài, cơ cấu tổ chức hay tổ chức bộ máy hải quan của một số quốc gia như thế nào? Có những bài học kinh nghiệm nào về tổ chức bộ máy ngành hải quan của nước ngoài có thể học hỏi và vận dụng vào Việt Nam? - Thực trạng hoạt động của ngành hải quan Việt Nam trong thập kỷ vừa qua diễn ra như thế nào? Tổ chức bộ máy ngành hải quan qua các thời kỳ phát triển có sự thay đổi như thế nào? Vấn đề đặt ra đối với hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành hải quan trong bối cảnh mới là gì? - Những quan điểm, phương hướng và giải pháp nào để hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành hải quan Việt Nam trong bối cảnh mới? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đặc biệt là ứng dụng thành tựu của Cách mạng Công nghiệp 4.0 trong mọi lĩnh vực đời sống; đồng thời với sự phát triển và tiến bộ của sản xuất hàng hoá trong nước, thương mại và đầu tư quốc tế của Việt Nam có sự tăng trưởng và bứt phá mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng, chất lượng, đòi hỏi sự quản lý và vận hành hiệu quả trong các lĩnh vực, đặc biệt là của hải quan. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu, rộng của Việt Nam đã ghi nhiều dấu ấn quan trọng, liên quan đến hoạt động và đóng góp của ngành hải quan đối với sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Đồng thời, những thay đổi trong xu hướng thương mại và đầu tư quốc tế, cũng như thương mại xuyên biên giới cũng đặt ra nhiều vần đề đối với quản lý của ngành hải quan. Bên cạnh đó, công cuộc cải cách hành chính và cải cách bộ máy nhà nước, cũng đã và đang đặt ra yêu cầu về cội dung và quy trình cải cách tổ chức bộ máy của các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế. Vì vậy, luận án nghiên cứu để xác lập các căn cứ khoa học, đề xuất định hướng và giải pháp 8
- hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành hải quan không chỉ đáp ứng yêu cầu cấp bách đối với thực thi các chức năng, nhiệm vụ của ngành, cũng như thực thi chiến lược phát triển ngành hải quan, hiện đại hoá ngành hải quan trong bối cảnh mới, mà còn góp phần tạo thuận lợi, thúc đẩy thương mại, đầu tư quốc tế của Việt Nam, bảo vệ thị trường và nền sản xuất trong nước. 6. Những đóng góp mới của luận án Thứ nhất, hệ thống hoá, làm rõ và bổ sung lý luận về tổ chức bộ máy ngành hải quan trong bối cảnh mới (phát triển kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, chuyển đổi số, cải cách hành chính và bộ máy nhà nước trong nước) theo đó, tổ chức bộ máy ngành hải quan đảm bảo tuân thủ nguyên tắc tập trung và thống nhất trong tổ chức, cơ cấu tổ chức đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ, sứ mệnh của ngành, với nguồn nhân lực được phân công, phân nhiệm đúng người đúng nhiệm vụ, đặc biệt là tổ chức bộ máy theo vùng (hoặc liên tỉnh) gắn với các hoạt động thương mại quốc tế và đặc thù của vùng trong hoạt động xuất nhập khẩu và xuất nhập cảnh; Thứ hai, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức bộ mày ngành hải quan trong bối cảnh phát triển mới của đất nước, đặc biệt là nhân tố hội nhập quốc tế, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và công cuộc cải cách hành chính, cải cách bộ máy nhà nước đã tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngành hải quan và đặt ra yêu cầu đối với tổ chức bộ máy ngành hải quan phải được sắp xếp, cơ cấu và hoàn thiện phù hợp với bối cảnh và xu hướng trên thế giới và ở Việt Nam, đồng thời đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá hải quan, hải quan thông minh và hải quan xanh; Thứ ba, bằng phân tích, đánh giá cả về lý luận và thực tiễn đã làm rõ thực trạng hoạt động ngành hải quan và tổ chức bộ máy ngành hải quan, từ đó minh chứng những ưu điểm và hạn chế, bất cập của tổ chức bộ máy ngành hải quan Việt Nam, xác định những vấn đề đặt ra cần phải hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành hải quan trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu, rộng và chuyển đổi số, trong đó tập trung vào đặc tính vùng (liên tỉnh) trong tổ chức bộ máy ngành hải quan; 9
- Thứ tư, từ căn cứ lý luận và thực tiễn được xác lập, đã đề xuất quan điểm, phương hướng, mô hình tổ chức bộ máy ngành hải quan (theo vùng, liên tỉnh) và giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành hải quan trong bối cảnh mới. Điển hình là giải pháp tạo lập cơ sở pháp lý; tổ chức bộ máy ngành hải quan theo vùng, liên tỉnh, theo cấp đáp ứng yêu cầu thực tiễn và đảm bảo nhân lực vận hành bộ máy và thực thi nhiệm vụ, chức năng của ngành hải quan. 7. Kết cấu luận án Ngoài các phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận án kết cấu thành 4 Chương Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Cơ sở khoa học tổ chức bộ máy ngành hải quan trong bối cảnh mới Chương 3: Thực trạng tổ chức bộ máy ngành Hải quan Việt Nam thời kỳ từ năm 2010 đến năm 2023 Chương 4: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống tổ chức ngành Hải quan Việt Nam trong bối cảnh mới 10
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trên thế giới và trong nước, đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận án, tuy nhiên, nghiên cứu sinh chỉ tìm hiểu và lựa chọn tập trung tổng quan những công trình có liên quan trực tiếp và gần gũi với chủ đề của luận án. 1.1. Công trình nghiên cứu tổ chức bộ máy nhà nước Giáo trình Khoa học quản lý, là công trình do tập thể tác giả thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, xuất bản năm 2004 với nhiều nội dung lý thuyết được đề cập, trong đó, các nội dung về tổ chức bộ máy được đề cập tại chương 8, Cơ cấu tổ chức quản lý [32] Cuốn sách “Giáo trình Hiến pháp và Luật tổ chức bộ máy nhà nước” do GS. TS Đinh Văn Mậu – Học viện Hành Chính Quốc gia chủ biên, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2011. Nội dung của Giáo trình tập trung giới thiệu cơ sở lý luận về Hiến pháp và Luật tổ chức bộ máy nhà nước, đồng thời phân tích thực trạng tại Việt Nam thời gian qua. Cuốn sách đã cung cấp những nội dung cơ bản của Hiến pháp, giởi thiệu khái quát mô hình tổ chức bộ máy của Nhà nước Việt Nam qua các Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992. Tiếp theo, tác giả tập trung giới thiệu về tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Việt Nam trên cơ sở các quy định pháp luật hiện hành và vấn đề cải cách tổ chức bộ máy, đặc biệt nêu rõ những giải pháp nhằm xây dựng nhà nước pháp quyền Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Trong đó, tác giả có nêu “xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” vừa nhằm tăng trưởng nhanh nền kinh tế, vừa duy trì định hướng xã hội chủ nghĩa để hướng thành quả phát triển kinh tế phục vụ tốt hơn cho đời sống đại bộ phận dân cư xã hội. Ngoài ra, tác giả cũng nhấn mạnh việc cải cách tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là công việc làm thường xuyên, đáp 11