Luận án Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở các trường Trung cấp Công an Nhân dân trong bối cảnh hiện nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở các trường Trung cấp Công an Nhân dân trong bối cảnh hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
luan_an_quan_ly_giao_duc_dao_duc_nghe_nghiep_cho_hoc_vien_o.doc
2. BÌA TÓM TẮT Tiếng Việt.doc
2. Tóm Tắt Luận án Tiếng Việt.doc
3. BÌA Tóm tắt Tiếng Anh.doc
3. Tóm Tắt Luận án Tiếng Anh.doc
4. Thông tin mạng Tiếng Anh.doc
4. Thông tin mạng Tiếng Việt.doc
Nội dung text: Luận án Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở các trường Trung cấp Công an Nhân dân trong bối cảnh hiện nay
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ BÙI VĂN QUÂN Qu¶n lý gi¸o dôc ®¹o ®øc nghÒ nghiÖp cho häc viªn ë c¸c trêng trung cÊp C«ng an nh©n d©n trong bèi c¶nh hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2024
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ BÙI VĂN QUÂN Qu¶n lý gi¸o dôc ®¹o ®øc nghÒ nghiÖp cho häc viªn ë c¸c trêng trung cÊp C«ng an nh©n d©n trong bèi c¶nh hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 914 01 14 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Xuân Sinh 2. TS. Hà Minh Phương HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp hoặc sao chép bất cứ công trình khoa học nào đã công bố. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Bùi Văn Quân
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 13 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài luận án 13 1.2 Giá trị các công trình nghiên cứu đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 39 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 43 2.1 Những vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở các trường trung cấp Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay 43 2.2 Những vấn đề lý luận về quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở các trường trung cấp Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay 72 2.3 Các yếu tố tác động đến quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở các trường trung cấp Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay 81 Chương 3 THỰC TRẠNG CỦA QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 90 3.1. Khái quát về các trường trung cấp Công an nhân dân 90 3.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng 96 3.3. Thực trạng giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở các trường trung cấp Công an nhân dân 98 3.4. Thực trạng quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở các trường trung cấp Công an nhân dân hiện nay 107 3.5. Thực trạng tác động của các yếu tố đến quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở các trường trung cấp Công an nhân dân 119 3.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục đạo đức cho học viên ở các trường trung cấp Công an nhân dân 122
- Chương 4 YÊU CẦU VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG CẤP CÔNG AN NHÂN DÂN TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY 128 4.1. Yêu cầu quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở các trường trung cấp Công an nhân dân 128 4.2. Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở các trường trung cấp Công an nhân dân 134 Chương 5 KHẢO NGHIỆM VÀ THỬ NGHIỆM 154 5.1. Khảo nghiệm 154 5.2. Thử nghiệm và phân tích kết quả thử nghiệm biện pháp 159 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 179 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 182 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 183 PHỤ LỤC 193
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT 1 An ninh nhân dân ANND 2 Công an nhân dân CAND 3 Công nghiệp hoá, hiện đại hoá CNH, HĐH 4 Đạo đức nghề nghiệp ĐĐNN 5 Quản lý giáo dục QLGD
- DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1. Khảo sát đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên và học viên về phẩm chất, biểu hiện ĐĐNN ở các trường trung cấp CAND. 99 2 Bảng 3.2. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của quản lý giáo dục ĐĐNN cho học viên 108 3 Bảng 3.3. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về thực trạng tổ chức kiểm tra quá trình tự giáo dục, tự tu dưỡng, tự rèn luyện ĐĐNN của học viên ở các trường trung cấp CAND 112 4 Bảng 3.4. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về tổ chức hiệp đồng phối hợp hoạt động của các chủ thể giáo dục ĐĐNN cho học viên 114 5 Bảng 3.5. Quản lý chủ thể và đối tượng giáo dục ĐĐNN 115 6 Bảng 3.6. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về kiểm tra, đánh giá quá trình giáo dục ĐĐNN cho học viên các trường trung cấp CAND 117 7 Bảng 3.7. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về mức độ tác động của các yếu tố tới quản lý giáo dục ĐĐNN cho học viên 120 8 Bảng 5.1. Thống kê kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của các biện pháp 155 9 Bảng 5.2. Thống kê kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp 156 10 Bảng 5.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 157 11 Bảng 5.4 Lượng hoá các tiêu chí đánh giá về kết quả thử nghiệm 163 12 Bảng 5.5 Chất lượng của các lớp tham gia thử nghiệm 165 13 Bảng 5.6 Tổng hợp kết quả kiểm tra trước thử nghiệm 166
- 14 Bảng 5.7 Thống kê kết quả kiểm tra sự tiến bộ về nhận thức các giá trị ĐĐNN của học viên 168 15 Bảng 5.8 Phân phối tần xuất kết quả kiểm tra sự tiến bộ về nhận thức các giá trị ĐĐNN của học viên qua thử nghiệm 169 16 Bảng 5.9 Phân phối tần xuất luỹ tích kết quả kiểm tra sự tiến bộ về nhận thức các giá trị ĐĐNN của học viên 169 17 Bảng 5.10 Phân phối các tham số đặc trưng kết quả tiến bộ về nhận thức các giá trị ĐĐNN của học viên ở cơ sở thử nghiệm 1 171 18 Bảng 5.11 Phân phối các tham số đặc trưng kết quả tiến bộ về nhận thức các giá trị ĐĐNN của học viên ở cơ sở thử nghiệm 2 174 19 Bảng 5.12 So sánh kết quả đánh giá sự tiến bộ về nhận thức các giá trị ĐĐNN của học viên các lớp thử nghiệm và đối chứng 175 20 Bảng 5.13 So sánh kết quả đánh giá sự tiến bộ về hành vi ĐĐNN của học viên các lớp thử nghiệm và đối chứng 176
- DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ TT Tên biểu đồ Nội dung Trang 1 Biểu đồ 3.1. Đánh giá của cán bộ, giáo viên và học viên về 103 giáo dục chuẩn mực ĐĐNN cho học viên 2 Biểu đồ 3.2. Đánh giá của cán bộ, giáo viên và học viên về kết quả giáo dục ĐĐNN cho học viên các trường 106 trung cấp CAND 3 Biểu đồ 3.3. Mức độ tác động của các yếu tố tới quản lý giáo 122 dục ĐĐNNcho học viên 4 Đồ thị 5.1 Tương quan giữa tính cần thiết với tính khả thi của các biện pháp 158 5 Đồ thị 5.2 Đồ thị biểu diễn tần xuất luỹ tích điểm kết quả tiến bộ về nhận thức các ĐĐNN ở cơ sở thử nghiệm 1 170 9 Biểu đồ 5.3 So sánh kết quả tiến bộ về nhận thức các giá trị ĐĐNN của học viên giữa lớp thử nghiệm và đối chứng ở cơ sở thử nghiệm 1 170 7 Đồ thị 5.4 Đồ thị biểu diễn tần xuất luỹ tích điểm kết quả tiến bộ về nhận thức các giá trị ĐĐNN của học viên ở cơ sở thử nghiệm 2 172 8 Biểu đồ 5.5 So sánh kết quả tiến bộ về nhận thức các giá trị ĐĐNN của học viên giữa lớp thử nghiệm và đối chứng ở cơ sở thử nghiệm 2 173
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, tác động từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp và khó lường; những hành vi vi phạm pháp luật cùng thủ đoạn của các thế lực thù địch chống phá đất nước ngày càng tinh vi hơn. Công an nhân dân với vai trò là lực lượng nòng cốt của nhà nước trong dân, có nhiệm vụ đảm bảo trật tự, bình yên cho xã hội, giữ gìn an ninh quốc gia càng cần phải trao dồi kỹ năng nghiệp vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, lối sống, chống lại âm mưu, thủ đoạn của thế thế lực thù địch. Hiện nay Bộ Công an, thực hiện xây dựng lực lượng CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Do tính đặc thù của nghề nghiệp của Công an nhân dân, đòi hỏi trong quá trình đào tạo chuyên môn cần có sự quan tâm giáo dục đạo đức nghề nghiệp một cách đúng mức và quản lý chặt chẽ quá trình tổ chức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường trung cấp Công an nhân dân. Thực tiễn cho thấy, trong quá trình xây dựng, phát triển của các trường trung cấp Công an nhân dân đã đào tạo nhiều thế hệ học viên tốt nghiệp ra trường đầy đủ những phẩm chất chính trị, nghiệp vụ. Họ thực sự không chỉ là những người giỏi về chuyên môn mà còn là những cán bộ, chiến sĩ có đạo đức cách mạng trong sáng, yêu ngành, mến nghề, có phong cách ứng xử chuẩn mực được thể hiện trong khi thực hiện nhiệm vụ cũng như trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên vẫn còn tồn tại một số những hạn chế, bất cập. Biểu hiện cụ thể ở việc một bộ phận cán bộ, giáo viên và học viên có nhận thức chưa đúng về giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên. Nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên còn nhiều hạn chế bất cập. Kết quả khảo sát thực tiễn đã cho thấy: Xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo của các nhà trường theo hướng tăng cường giáo dục định hướng giá trị đạo đức nghề nghiệp cho học viên chưa được thể hiện rõ nét; phương pháp giáo dục còn
- 6 chung chung, thiếu tính cụ thể với từng đối tượng học viên. Xu hướng nghề nghiệp của một số học viên chưa rõ ràng, thiếu tính ổn định, chưa vững chắc. Công tác quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên chưa gắn kết với đặc điểm loại hình đào tạo, chưa có kế hoạch tổng thể quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp; vấn đề chỉ đạo, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục cho học viên, tổ chức kiểm tra đánh giá giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên đôi lúc chưa thực hiện nghiêm túc. Vì vậy, tình hình thực tiễn đó đang đặt ra đối với quá trình đào tạo, các trường trung cấp Công an nhân dân cần phải đổi mới công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tăng cường hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường trung cấp Công an nhân dân, đây là vấn đề có tính thực tiễn tính cấp thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu hiện nay. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề giáo dục đạo đức nghề nghiệp, quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên nói chung, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, luận giải ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào liên quan đến quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên các trường trung cấp Công an nhân dân. Với những lý do trên, tác giả luận án chọn vấn đề: “Quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở các trường trung cấp Công an nhân dân trong bối cảnh hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục, vừa có giá trị lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về giáo dục ĐĐNN và QLGD ĐĐNN; đề xuất các biện pháp quản lý giáo dục ĐĐNN cho học viên ở các trường trung cấp CAND trong bối cảnh hiện nay nhằm quản lý hoạt động này có chất lượng, hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các nhà trường nói chung, đào tạo người cán bộ CAND đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới.
- 7 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến giáo dục ĐĐNN và QLGD ĐĐNN. - Khái quát, hệ thống hóa, phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về giáo dục ĐĐNN và QLGD ĐĐNN cho học viên ở các trường trung cấp CAND. - Phân tích, đánh giá thực trạng giáo dục ĐĐNN và QLGD ĐĐNN cho học viên ở các trường trung cấp CAND thời gian qua, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất các biện pháp QLGD ĐĐNN cho học viên ở các trường trung cấp CAND trong trong bối cảnh hiện nay; Tiến hành khảo nghiệm và thực nghiệm các biện pháp đã đề xuất. 3. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khách thể nghiên cứu Quản lý giáo dục đạo đức cho học viên ở các trường CAND trong bối cảnh hiện nay. Đối tượng nghiên cứu Quản lý giáo dục ĐĐNN cho học viên ở các trường trung cấp CAND trong bối cảnh hiện nay. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu quản lý giáo dục ĐĐNN cho học viên ở các trường trung cấp CAND theo tiếp cận quản lý chức năng, nghiên cứu giáo dục ĐĐNN theo phức hợp (cả quá trình và cả hoạt động) và giá trị - nhân cách; chủ thể quản lý là đội ngũ cán bộ quản lý ở các trường trung cấp CAND. - Phạm vi về khách thể khảo sát: Luận án chỉ tập trung khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học viên của các trường trung cấp CAND. - Phạm vi về thời gian: Thời gian tiến hành khảo sát năm 2022 và đầu năm 2023; các số liệu, tư liệu nghiên cứu sinh sử dụng quá trình nghiên cứu luận án được tổng hợp từ năm 2017 đến nay.
- 8 4. Giả thuyết khoa học Trong bối cảnh hiện nay, trước tác động của tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa thế giới, khu vực, trong nước có nhiều tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội; sự chống phá của các thế lực thù địch bằng thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, “tự diến biến”, “tự chuyển hóa”; sự thoái hóa, biến chất của một số cán bộ, trong đó có những cán bộ CAND. Trước tình hình đó việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho học viên ở các trường trung cấp CAND trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, góp phần xây dựng lực lượng Công an nhân dân chính qui, tinh nhuệ, hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giữ gìn an ninh Quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong tình hình hiện nay. Vì vậy, nếu các chủ thể quản lý chỉ đạo xây dựng được hệ thống chuẩn mực ĐĐNN CAND phù hợp; chỉ đạo đổi mới nội dung giáo dục ĐĐNN CAND theo hướng tích hợp; xây dựng được cơ chế tổ chức các lực lượng giáo dục ĐĐNN hợp lý; thường xuyên kiểm tra, giám sát giáo dục ĐĐNN cho học viên thì sẽ quản lý được hoạt động giáo dục ĐĐNN cho học viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học viên ở các trường trung cấp CAND trong bối cảnh hiện nay. 5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Quá trình nghiên cứu đề tài luận án dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đạo đức, ĐĐNN, giáo dục và QLGD ĐĐNN. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, đề tài vận dụng tiếp cận theo các quan điểm: Hệ thống - cấu trúc; lịch sử - lôgíc; thực tiễn; giá trị - nhân cách; tiếp cận chức năng; tiếp cận phức hợp quá trình và hoạt động nhằm làm sáng tỏ những vấn đề về lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Cụ thể, đề tài lựa chọn các hướng tiếp cận chủ yếu sau: Tiếp cận hệ thống - cấu trúc: Nhằm luận giải những vấn đề nghiên cứu cụ thể nhưng nằm trong tổng thể để thấy được mối liên hệ và sự gắn bó giữa các nội dung của vấn đề nghiên cứu.
- 9 Tiếp cận lịch sử - logic: Tiếp cận các công trình, đề tài đã nghiên cứu về giáo dục và quản lý giáo dục ĐĐNN, các vấn đề lý luận để luận giải rõ hơn các nội dung của vấn đề nghiên cứu. Tiếp cận thực tiễn: Thông qua hoạt động thực tiễn giáo dục ĐĐNN để tác giả luận án thấy được bức tranh chung về thực trạng của các trường trung cấp CAND hiện nay. Từ đó, tác giả trên cơ sở các phương pháp nghiên cứu thực tiễn để rút ra những kết luận khoa học, đề xuất các biện pháp khắc phục. Tiếp cận giá trị - nhân cách: Phẩm chất ĐĐNN và năng lực công tác của học viên trong các trường trung cấp CAND được hình thành và phát triển chỉ thông qua giáo dục. Tiếp cận chức năng: Các chủ thể giáo dục thông qua các chức năng giáo dục để giáo dục ĐĐNN cho học viên thông qua các nội dung giáo dục và đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục. Tiếp cận quá trình kết hợp với tiếp cận hoạt động giáo dục: Giáo dục ĐĐNN cho học viên ở các trường trung cấp CAND được luận án này giải quyết trên hai hướng tiếp cận: quá trình và hoạt động. Sở dĩ tác giả lựa chọn cách tiếp cận phức hợp trong nghiên cứu luận án này là do phẩm chất và năng lực của học viên hình thành và phát triển trong hoạt động giáo dục nhưng chủ thể giáo dục phải tác động có mục đích, có kế hoạch đến toàn bộ quá trình giáo dục ở nhà trường. Theo đó, tác giả luận án sẽ vừa bám sát những yếu tố cấu thành quá trình giáo dục, vừa tính đến cấu trúc của hoạt động giáo dục để nghiên cứu thực trạng, biện pháp giáo dục ĐĐNN cho học viên ở các trường trung cấp CAND trong bối cảnh nay. Cơ sở thực tiễn - Đề tài nghiên cứu các văn bản, báo cáo sơ kết, tổng kết, đánh giá thực trạng hoạt động giáo dục ĐĐNN và quản lý hoạt động giáo dục ĐĐNN của các trường trung cấp CAND và các cơ quan quản lý thuộc Bộ Công an. Đồng
- 10 thời, kế thừa có chọn lọc và phát triển kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án để luận giải, luận chứng cơ sở thực tiễn. - Xin ý kiến của các nhà khoa học trong và ngoài lực lượng về một số vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Khái quát, hệ thống hóa các tài liệu lý luận, chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài nước, các bài báo khoa học về quản lý, QLGD và các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. Phân tích, tổng hợp các chỉ thị, nghị quyết về đổi mới GD, ĐT và QLGD của Đảng, Nhà nước. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp trưng cầu ý kiến: Khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến với 190 giáo viên, 190 cán bộ QLGD và 320 học viên (của các trường trung cấp CAND). Phiếu trưng cầu ý kiến đặt ra những câu hỏi và các phương án trả lời các vấn đề có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu. Từ đó tổng hợp kết quả đối chiếu với thực trạng, tính khả thi của các biện pháp mà nghiên cứu sinh đã đề xuất trong luận án. Phương pháp toạ đàm, phỏng vấn trực tiếp: Trò chuyện, trao đổi với cán bộ quản lý giáo dục (Ban Giám hiệu, giáo viên, cán bộ các cơ quan chức năng các trường trung cấp CAND). Phương pháp quan sát: Nghiên cứu sinh tiến hành quan sát các hoạt động ngoài giờ lên lớp ở các trường trung cấp CAND. Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục, quản lý học viên ở các trường trung cấp CAND. Phương pháp chuyên gia: Tiến hành trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động GD, ĐT nhất là các giáo viên có những sáng kiến, cải tiến, kinh nghiệm. Đồng thời, xin ý kiến chuyên gia
- 11 của một số nhà khoa học về lĩnh vực quản lý giáo dục ĐĐNN cho học viên ở các trường trung cấp CAND. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh hoàn thiện những nội dung nghiên cứu của luận án. Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm: Tiến hành khảo nghiệm các biện pháp đã đề xuất và tiến hành thử nghiệm một biện pháp đã đề xuất để khẳng định thêm một lần nữa tính khả thi của các biện pháp đó trong thực tiễn. Nhóm phương pháp hỗ trợ Phương pháp toán học: Sử dụng toán thống kê để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạng ĐĐNN, giáo dục ĐĐNN và QLGD ĐĐNN cho học viên ở các trường trung cấp CAND hiện nay. Phương pháp sử dụng phần mềm tin học: Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để vẽ bảng số liệu, biểu đồ... giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác và đảm bảo độ tin cậy. 6. Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã xây dựng được bộ khái niệm cơ bản của đề tài, trong đó tập trung xây dựng khái niệm trung tâm QLGD ĐĐNN cho học viên ở các trường trung cấp CAND trong bối cảnh hiện nay; Xác định được chuẩn mực ĐĐNN CAND; Chỉ ra thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục ĐĐNN và QLGD ĐĐNN cho học viên ở các trường trung cấp CAND. Xây dựng 05 biện pháp nhằm QLGD ĐĐNN cho học viên ở các trường trung cấp CAND trong bối cảnh hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án - Về mặt lý luận: Luận án phân tích làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản lý, QLGD, QLGD ĐĐNN cho học viên ở các trường trung cấp CAND trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời, bổ sung, phát triển lý luận giáo dục và có thể xây dựng thành tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác quản lý, giảng dạy ở các trường CAND hiện nay. - Về mặt thực tiễn: Kết quả điều tra khảo sát của luận án sẽ chỉ ra thực trạng giúp cho các cấp lãnh đạo các trường trung cấp CAND thấy rõ
- 12 hiệu quả việc QLGD ĐĐNN cho học viên ở đơn vị đang quản lý. Đồng thời luận án đề xuất các biện pháp để các trường trung cấp CAND tham khảo trong nghiên cứu, phục vụ công tác QLGD ĐĐNN hiện nay đạt chất lượng cao, hướng tới xây dựng Công an nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại. 8. Kết cấu của luận án Kết cấu của luận án gồm: Phần mở đầu, 5 chương (15 tiết), kết luận và kiến nghị, danh mục công trình khoa học của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.
- 13 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, giáo dục đạo đức nghề nghiệp 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức đã xuất hiện cách đây hơn 2600 năm trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại. Danh từ đạo đức được bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos (moris) - lề thói (moralis nghĩa là có liên quan với lề thói, đạo nghĩa). Còn “luân lý” được xem như đồng nghĩa với “đạo đức” có gốc từ tiếng hy lạp là ethicos - lề thói, tập tục. Khi nói đến đạo đức là nói đến lề thói và tập tục biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người với người trong giao tiếp với nhau hàng ngày. Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm: moral là đạo đức còn ethicos là Đạo đức học. Ở phương Đông, các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại xuất hiện sớm, trong đó những quan niệm về đạo và đức của họ được biểu hiện khá rõ nét. Đạo đức là một trong những phạm trù quan trọng nhất của triết học Trung Quốc cổ đại các học thuyết về đạo đức của người Trung Quốc cổ đại được biểu hiện trong quan niệm “đạo” và “đức”. “Đạo” là một trong những phạm trù cơ bản của triết học Trung Quốc cổ đại. Kết cấu văn tự của chữ “đạo” gồm chữ “thủ” và chữ “xước”, có nghĩa là đường đi, con đường của tự nhiên, quy luật vận hành của trời đất. Đối với đời sống của con người, “đạo” còn có nghĩa là đường sống, đạo đời, đạo làm người của con người. Trong cuốn Luận ngữ của Khổng Tử, cuốn sách tiêu biểu của nho giáo, Khổng Tử bàn đến đạo đức của người quân tử được biểu hiện rõ nhất là chữ “Nhân”. Khổng Tử cho rằng trong dạy học, muốn học trò tốt về đạo đức trên hết người thầy phải làm gương, mô phạm cho học sinh noi theo “Thân giáo trọng ư ngôn giáo”. Muốn làm được như vậy thì người thầy phải thường xuyên tự sửa, tự soi để chỉnh đốn bản thân, phải “khắc kỷ, tứ vô, tự tụng, tự tỉnh” [88, tr.213].
- 14 Lão Tử (571 TCN - 471 TCN), ông là một triết gia và một nhà tư tưởng vĩ đại, có tầm ảnh hưởng rất lớn và quan trọng đối với nền triết học Đông phương cũng như của nhân loại sau này. Học thuyết của ông được thu gọn lại thể hiện khá đầy đủ trong cuốn Đạo đức Kinh, cuốn đạo đức kinh có tổng là 81 chương, bao gồm : Thượng Kinh có 37 chương và Hạ Kinh có 44 chương, đây được xem như tác phẩm triết học quan trọng đầu tiên và nó có tầm ảnh hưởng lớn tới nền triết học phương đông. Qua tác phẩm này, Lão Tử được xem như là người đầu tiên luận về vũ trụ về cách ứng xử, về thái độ và về hành vi của con người. Lão Tử cho rằng, “về bản chất của con người cơ bản là tốt và lòng tốt sinh lòng tốt” [89, tr.234]. Aristote (384-322 TCN), người đã viết bộ sách Đạo đức học với 10 cuốn. Trong các tác phẩm của mình, ông có đề cập đến nhiều những góc độ khác nhau về đạo đức, nhưng đặc biệt hơn ông quan tâm sâu đến phẩm hạnh của con người. Đạo đức học của Aristote thẳng thắn hướng đến mục đích. Ông quan tâm đến hành vi, không phải hành vi tự nó đúng bất chấp mọi nhận định khác, mà là hành vi đưa đến điều thiện cho con người. Cái đưa đến chỗ đạt được sự thiện (hoặc mục đích) sẽ là một hành vi “đúng” về phía con người: còn hành vi đối nghịch với việc đạt đến điều thiện đích thực sẽ là một hành vi “sai” [4, tr.57]. J.A Komensky (1592-1670), ông được sinh ra ở Tiệp Khắc. Ông được mệnh danh là một nhà sư phạm lỗi lạc của thế kỷ XVI - XVII. J.A Komensky đã mang hết tâm trí và tài năng cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, một lĩnh vực mà ông gọi là“xưởng rèn luyện nhân cách”. Theo tài liệu của các chuyên gia nghiên cứu về J.A Komensky, ông đã xuất bản ít nhất 135 ấn phẩm các loại viết bằng tiếng La tinh và tiếng Séc bao gồm sách giáo khoa, sách về phương pháp dạy học, từ điển, sách văn học, triết học và cả bản đồ nước Tiệp. Trong tác phẩm nổi tiếng “Thiên đường của những trái tim”, J.A Komensky cho rằng: Việc trau dồi đức hạnh cần phải bắt đầu từ lúc tuổi thơ và từ đây trẻ nhỏ vẫn giữ được tâm hồn trong sáng, cách cư xử của con người với nhau là sự chân thành, thật thà. Ông chỉ ra trong
- 15 cách giáo dục của ông là đề cao giáo dục động cơ và hành vi đạo đức, xây dựng hệ thống chuẩn mực của mỗi con người từ khi còn nhỏ. Giáo dục trẻ em tốt nhất cần cải tạo môi trường giáo dục và phải được giáo dục bằng tấm gương của mọi người xung quanh nhằm đạt được những ấn tượng ban đầu tốt đẹp lên trẻ em. Theo J.A Komensky thì nhà trường phải thực sự là “xưởng rèn nhân cách”, quản lý quá trình giáo dục phải tuân theo quy luật phát triển tự nhiên “như sinh hoạt của cỏ, cây, hoa, lá, của cuộc sống xem có phù hợp không, nếu không phù hợp sẽ trái quy luật và dẫn tới đổ vỡ trong giáo dục” [39, tr.112]. Anton Makarenko (1888 - 1939), cho đến ngày nay ông là nhà lý luận và thực tiễn xuất sắc của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Ông đã vận dụng sáng tạo lý luận mácxit vào thực tế để rút ra kinh nghiệm làm phong phú cho lý luận xã hội chủ nghĩa nói chung và giáo dục nhân loại nói riêng. Trong cuốn Giáo dục trong thực tiễn, lý luận về giáo dục của ông đã chứng minh sự cần thiết trong thực tiễn, cho đến nay nó đã được vận dụng linh hoạt và phổ biến rộng rãi trong các nhà trường sư phạm[54]. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, như C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận xét trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản rằng: “không để lại giữa người và người một mối quan hệ nào khác, ngoài lợi ích trần trụi và lối tiền trao cháo múc không tình, không nghĩa; Giai cấp tư sản đã dìm những xúc động thiêng liêng của lòng sùng đạo, của nhiệt tình hiệp sĩ, của tính đa cảm tiểu tư sản xuống dòng nước giá lạnh của sự tính toán ích kỷ. Nó đã biến phẩm giá của con người thành một giá trị trao đổi”[51, tr.600]. Với tư tưởng thực dụng, giai cấp tư sản coi lao động chỉ là phương tiện làm ra lợi nhuận và sức lao động của giai cấp vô sản chỉ là một thứ hàng hoá mà chúng có thể mua bán, đổi chác. Trong xã hội đó, nghề nghiệp làm cho giai cấp vô sản giống như một bộ phận của máy móc, năng lực phát triển một cách què quặt và không có hứng thú với nghề. Trong hoạt động bản năng của loài vật, họ cảm thấy mình là người, còn khi làm việc của con người thì thấy mình là con vật.