Luận án Nghiên cứu một số giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tập môn Giáo dục thể chất của học sinh Trung học Phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu một số giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tập môn Giáo dục thể chất của học sinh Trung học Phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_mot_so_giai_phap_phat_huy_tinh_tich_cuc_t.docx
343 QĐ Hội đồng đánh giá LATS cấp Trường Nguyễn Thị Hồng Loan 02052024.pdf
thông tin đóng góp mới luận án.docx
tóm tắt.pdf
Nội dung text: Luận án Nghiên cứu một số giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tập môn Giáo dục thể chất của học sinh Trung học Phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG VIỆC HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC TRONG VIỆC HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Giáo dục học Mã số: 9140101 Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Đỗ Vĩnh 2. TS Nguyễn Văn Hùng THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hồng Loan
- MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU....................................5 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất ...........5 1.2. Các khái niệm sử dụng trong nghiên cứu.................................................12 1.2.1. Giáo dục thể chất.......................................................................................12 1.2.2. Giải pháp ...................................................................................................13 1.2.3. Tính tích cực..............................................................................................15 1.2.4. Một số khái niệm liên quan với tính tích cực ............................................18 1.3. Khái quát về công tác giáo dục thể chất...................................................19 1.3.1. Đặc điểm môn học giáo dục thể chất.........................................................19 1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục thể chất...............................20 1.4. Đặc điểm tâm sinh lý và thể lực của HS THPT .......................................23 1.4.1. Đặc điểm tâm lý của HS THPT.................................................................23 1.4.2. Đặc điểm giải phẫu sinh lý của HS THPT ................................................24 1.4.3. Đặc điểm phát triển tố chất thể lực của HS THPT ....................................26 1.5. Khái quát về tính tích cực..........................................................................29 1.5.1. Tính tích cực trong học tập........................................................................29 1.5.2. Quá trình phát triển của tính tích cực ........................................................33 1.5.3. Vai trò của tính tích cực trong học tập ......................................................35 1.5.4. Vai trò của tính tích cực trong giáo dục thể chất.......................................38 1.5.5. Một vài đặc điểm về tính tích cực của HS.................................................41
- 1.6. Các công trình nghiên cứu liên quan........................................................44 1.6.1. Các công trình nghiên cứu về tính tích cực...............................................44 1.6.2. Các công trình nghiên cứu về tính tích cực trong GDTC.....................45 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................49 2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ..........................................................49 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................49 2.1.2. Khách thể nghiên cứu................................................................................49 2.1.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................50 2.2. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................50 2.2.1. Phương pháp tham khảo tài liệu ................................................................50 2.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học ...............................................................50 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu .............................................................................51 2.2.4. Phương pháp quan sát sư phạm.................................................................52 2.2.5. Phương pháp kiểm tra sư phạm.................................................................52 2.2.6. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ..........................................................54 2.2.7. Phương pháp toán học thống kê ................................................................55 2.3. Tổ chức nghiên cứu ....................................................................................58 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ...........................60 3.1. Đánh giá thực trạng tính tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT ở TP.HCM ..............................................................................................60 3.1.1. Thực trạng các điều kiện đảm bảo công tác giảng dạy GDTC cho HS THPT ở TP.HCM ...........................................................................................................60 3.1.2. Thực trạng nhu cầu, mục đích, khó khăn của HS THPT ở TP.HCM khi học GDTC ..................................................................................................................67 3.1.3. Thực trạng tính tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT ở TP.HCM ..............................................................................................................69
- 3.1.4. Thực trạng thể lực của HS THPT ở TP.HCM...........................................84 3.1.5. Bàn luận thực trạng tính tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT ở TP.HCM ................................................................................................92 3.2. Đề xuất các giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT tại TP.HCM...............................................................................93 3.2.1. Căn cứ đề xuất các giải pháp.....................................................................93 3.2.2. Kết quả đề xuất các giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT tại TP.HCM....................................................................103 3.2.3. Bàn luận về kết quả đề xuất các giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT tại TP.HCM...............................................116 3.3. Đánh giá hiệu quả các giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT tại TP.HCM .......................................................117 3.3.1. Xây dựng chương trình, kế hoạch thực nghiệm ......................................117 3.3.2. Đánh giá sự phát triển thể lực của HS THPT sau thời gian thực nghiệm các giải pháp ............................................................................................................119 3.3.3. Đánh giá tính tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT tại TP.HCM sau thời gian thực nghiệm các giải pháp............................................131 3.3.4 Bàn luận hiệu quả các giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT tại TP.HCM....................................................................140 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................144 KẾT LUẬN ......................................................................................................144 KIẾN NGHỊ .....................................................................................................145 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT THUẬT NGỮ ĐẦY ĐỦ CBQL Cán bộ quản lý ĐC Đối chứng ĐH Đại học GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDTC Giáo dục thể chất GV Giáo viên HS Học sinh HT Hứng thú HV Hành vi NC Nhu cầu NxB Nhà xuất bản NT Nhận thức SV Sinh viên THPT Trung học phổ thông TB Trung bình TDTT Thể dục thể thao TN Thực nghiệm TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
- DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC ở 61 TP.HCM Bảng 3.2. Thực trạng số lượng đội ngũ giáo viên GDTC ở các trường 62 THPT tại TP.HCM Bảng 3.3. Thực trạng giới tính, trình độ của đội ngũ giáo viên GDTC 63 ở các trường THPT tại TP.HCM Bảng 3.4. Thực trạng thâm niên giảng dạy và tỷ lệ giáo viên trên HS 64 của đội ngũ giáo viên GDTC ở các trường THPT tại TP.HCM Bảng 3.5. Thống kê chương trình giảng dạy GDTC chính khóa cho 66 HS trường THPT tại TP.HCM Bảng 3.6: Kết quả đề xuất các nội dung thang đo đánh giá tính tích 69 cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT ở TP.HCM Bảng 3.7: Kết quả phỏng vấn bảng hỏi thang đo thực trạng tính tích 70 cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT ở TP.HCM. Bảng 3.8. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của 72 thang đo nhận thức trong việc học tập môn GDTC của HS TPHT ở TPHCM Bảng 3.9. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lần 2 73 của thang đo nhu cầu trong việc học tập môn GDTC của HS TPHT ở TPHCM Bảng 3.10: Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của 73 thang đo động cơ trong việc học tập môn GDTC của HS TPHT ở TPHCM Bảng 3.11. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha lần 2 74 của thang đo hứng thú trong việc học tập môn GDTC của HS
- Bảng 3.12. Kết quả phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của thang đo đánh giá hành vi tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS Bảng 3.13. Kết quả kiểm định KMO và kiểm định Bartlett's 75 Bảng 3.14. Kết quả ma trận xoay nhân tố của phân tích nhân tố EFA 76 Bảng 3.15. Thống kê đánh giá của HS đối với nhóm nhận thức trong 80 việc học tập môn GDTC Bảng 3.16. Thống kê đánh giá của HS đối với nhóm nhu cầu trong 81 việc học tập môn GDTC Bảng 3.17. Thống kê đánh giá của HS đối với nhóm động cơ trong 82 việc học tập môn GDTC Bảng 3.18. Thống kê đánh giá của HS đối với nhóm hứng thú trong 83 việc học tập môn GDTC Bảng 3.19. Thống kê đánh giá của HS đối với nhóm hành vi trong 83 việc học tập môn GDTC Bảng 3.20. Thực trạng thể lực của nam HS TP.HCM Sau trang 85 Bảng 3.21. Thực trạng thể lực của nữ HS TP.HCM Sau trang 85 Bảng 3.22. So sánh thể lực của nam HS TP.HCM cùng lứa tuổi Sau trang 85 Bảng 3.23. So sánh thể lực của nữ HS TP.HCM cùng lứa tuổi Sau trang 85 Bảng 3.24. Đánh giá thể lực của nam HS theo tiêu chuẩn phân loại 90 thể lực của Bộ GD&ĐT Bảng 3.25. Đánh giá thể lực của nữ HS theo tiêu chuẩn phân loại thể 91
- lực của Bộ GD&ĐT Bảng 3.26. Kết quả phỏng vấn lựa chọn các giải pháp phát huy tính Sau trang tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT ở TP.HCM. 103 Bảng 3.27. Kết quả đánh giá tính khả thi của các giải pháp 113 Bảng 3.28. Thực trạng thể lực của nam lớp 10 nhóm thực nghiệm và 120 nhóm đối chứng trước thực nghiệm Bảng 3.29. Thực trạng thể lực của nam lớp 11 nhóm thực nghiệm và 120 nhóm đối chứng trước thực nghiệm Bảng 3.30. Thực trạng thể lực của nam lớp 12 nhóm thực nghiệm và 121 nhóm đối chứng trước thực nghiệm Bảng 3.31. Thực trạng thể lực của nữ lớp 10 nhóm thực nghiệm và 122 nhóm đối chứng trước thực nghiệm Bảng 3.32. Thực trạng thể lực của nữ lớp 11 nhóm thực nghiệm và 122 nhóm đối chứng trước thực nghiệm Bảng 3.33. Thực trạng thể lực của nữ lớp 12 nhóm thực nghiệm và 123 nhóm đối chứng trước thực nghiệm Bảng 3.34: So sánh tiêu chuẩn xếp loại thể lực HS trước thực nghiệm 124 của hai nhóm nam đối chứng và thực nghiệm Bảng 3.35. So sánh tiêu chuẩn xếp loại thể lực HS trước thực nghiệm 125 của hai nhóm nữ đối chứng và thực nghiệm Bảng 3.36. Sự khác biệt thể lực của nam HS nhóm đối chứng và thực Sau trang nghiệm sau thực nghiệm 127 Bảng 3.37. Sự khác biệt thể lực của nữ HS nhóm đối chứng và thực Sau trang nghiệm sau thực nghiệm 27
- Bảng 3.38. Sự tăng trưởng thể lực của nam HS nhóm thực nghiệm Sau trang sau thực nghiệm 127 Bảng 3.39. Sự tăng trưởng thể lực của nữ HS nhóm thực nghiệm sau Sau trang thực nghiệm 127 Bảng 3.40. Nhịp tăng trưởng của nam HS nhóm đối chứng và thực Sau trang nghiệm sau thực nghiệm 127 Bảng 3.41. Nhịp tăng trưởng của nữ HS nhóm đối chứng và thực Sau trang nghiệm sau thực nghiệm 127 Bảng 3.42. So sánh tiêu chuẩn xếp loại thể lực HS, SV sau thực Sau trang nghiệm của hai nhóm nam đối chứng và thực nghiệm 130 Bảng 3.43. So sánh tiêu chuẩn xếp loại thể lực HS, sinh viên sau thực Sau trang nghiệm của hai nhóm nữ đối chứng và thực nghiệm 130 Bảng 3.44. Kết quả thống kê tính tích cực HS nhóm ĐC trước thời 133 gian TN Bảng 3.45. Kết quả thống kê tính tích cực HS nhóm TN trước thời Sau trang gian TN 135 Bảng 3.46. So sánh kết quả tính tích cực của HS nhóm ĐC và TN Sau trang trước thời gian TN 135 Bảng 3.47. So sánh kết quả tính tích cực của HS nhóm ĐC và TN sau 136 thời gian TN
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Kết quả thống kê thực trạng nhu cầu HS THPT ở 68 TP.HCM đối với giờ học GDTC Biểu đồ 3.2: Kết quả thống kê thực trạng mục đích HS THPT ở 68 TP.HCM khi tham gia giờ học GDTC Biểu đồ 3.3: Kết quả thống kê thực trạng khó khăn HS THPT ở 69 TP.HCM khi học GDTC Biểu đồ 3.4: Kết quả thống kê đánh giá của HS đối với nhóm nhận 80 thức trong việc học tập môn GDTC Biểu đồ 3.5: Kết quả thống kê đánh giá của HS đối với nhóm nhu 81 cầu trong việc học tập môn GDTC Biểu đồ 3.6: Kết quả thống kê đánh giá của HS đối với nhóm động 82 cơ trong việc học tập môn GDTC Biểu đồ 3.7: Kết quả thống kê đánh giá của HS đối với nhóm hứng 83 thú trong việc học tập môn GDTC Biểu đồ 3.8: Kết quả thống kê đánh giá của HS đối với nhóm hành 84 vi tích cực trong việc học tập môn GDTC Biểu đồ 3.9: Phân loại các tỷ lệ theo tiêu chuẩn phân loại thể lực của 90 Bộ GD&ĐT của nam HS lớp 10,11,12 TP.HCM Biểu đồ 3.10: Phân loại các tỷ lệ theo tiêu chuẩn phân loại thể lực 91 của Bộ GD&ĐT của nữ HS lớp 10,11,12 TP.HCM Biểu đồ 3.11: Kết quả đánh giá tính khả thi của các giải pháp dành 114 cho nhà trường Biểu đồ 3.12: Kết quả đánh giá tính khả thi của các giải pháp dành 115 cho GV TDTT
- Biểu đồ 3.13: Kết quả đánh giá tính khả thi của các giải pháp dành 115 cho HS Biểu đồ 3.14: Nhịp tăng trưởng trung bình của nam HS nhóm đối 129 chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm Biểu đồ 3.15: Nhịp tăng trưởng trung bình của nữ HS nhóm đối 130 chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm Biểu đồ 3.16: So sánh kết quả đánh giá sau TN của 2 nhóm ĐC, TN 137 đối với nhóm nhận thức trong việc học tập môn GDTC Biểu đồ 3.17: So sánh kết quả đánh giá sau TN của 2 nhóm ĐC, TN 138 đối với nhóm nhu cầu trong việc học tập môn GDTC Biểu đồ 3.18: So sánh kết quả đánh giá sau TN của 2 nhóm ĐC, TN 139 đối với nhóm động cơ trong việc học tập môn GDTC Biểu đồ 3.19: So sánh kết quả đánh giá sau TN của 2 nhóm ĐC, TN 139 đối với nhóm hứng thú trong việc học tập môn GDTC Biểu đồ 3.20: So sánh kết quả đánh giá sau TN của 2 nhóm ĐC, TN 140 đối với nhóm hành vi tích cực trong việc học tập môn GDTC
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU Trong suốt tiến trình cách mạng, Đảng và nhà nước đã luôn khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là những chính sách trọng tâm, có vai trò chính yếu của nhà nước. Giáo dục thể chất (GDTC) là một trong những nội dung quan trọng, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh (HS) trong nhà trường. GDTC được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”. Giáo dục thể chất trong trường học các cấp là một bộ phận hữu cơ của nhiệm vụ giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, đồng thời là một bộ phận quan trọng trong hệ thống GDTC quốc dân. GDTC trong trường học đang góp phần cùng với Thể thao thành tích cao, đảm bảo cho nền Thể dục thể thao (TDTT) nước ta phát triển cân đối và đồng bộ, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược củng cố, xây dựng và phát triển TDTT Việt Nam từ năm 2000 - 2025, đưa nền TDTT nước ta hoà nhập và đua tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nhà trường của chúng ta với mục tiêu đào tạo học sinh, sinh viên thành những người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt có kiến thức toàn diện, có sức khoẻ và có đầy đủ phẩm chất, năng lực để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nên càng phải coi trọng thể dục. Vì GDTC là một mặt của giáo dục toàn diện không thể thiếu được ở nhà trường phổ thông. GDTC còn là một biện pháp tích cực nhằm bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho HS, SV, góp phần cải tạo nòi giống, đẩy mạnh sự phát triển toàn diện, nhịp nhàng, cân đối của cơ thể, tăng cường tố chất và nâng cao khả năng vận động. Tính tích cực của con người góp phần quyết định hình thành và phát triển xã hội loài người. Tính tích cực của con người biểu hiện ở chỗ con người đã chủ động sản xuất ra những của cải vật chất cần thiết cho sự tồn tại và phát triển xã
- 2 hội; chủ động cải biến môi trường tự nhiên bắt chúng phục vụ mình, chủ động cải biến xã hội để xã hội ngày càng phát triển theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Trong hoạt động học tập tích cực là tính tích cực nhận thức, đặc trưng ở khát vọng hiểu biết, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức khoa học. Tính tích cực nhận thức có ảnh hưởng quyết định đến kết quả hoạt động, đặc biệt là hoạt động học tập. Ở các trường THPT, học tập của HS là một quá trình nhận thức đặc biệt trong đó HS đóng vai trò chủ thể của hoạt động này. Tính tích cực học tập có vai trò quyết định hiệu quả học tập của HS. Mặt khác trong hoạt động dạy học, tính tích cực học tập không chỉ tồn tại như một trạng thái, một điều kiện mà nó còn là kết quả của hoạt động học tập, là mục đích của quá trình dạy học. Tính tích cực học tập là một phẩm chất nhân cách, một thuộc tính của quá trình nhận thức giúp cho quá trình nhận thức luôn luôn đạt kết quả cao, giúp cho con người có khả năng học tập không ngừng. Thực tiễn cho thấy, HS tại các trường THPT ở TP.HCM nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong học tập, đặc biệt là khó khăn trong việc học tập các môn GDTC. Do đó việc nghiên cứu tính tích cực học tập của HS và tìm giải pháp để nâng cao tính tích cực học tập, góp phần nâng cao chất lượng học tập là một việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với việc giảng dạy môn GDTC hiện nay ở các trường. Trên cơ sở đánh giá thực trạng tích tích cực của HS, sẽ giúp việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp có đủ cơ sở khoa học, được kiểm chứng trong thực tế phù hợp với điều kiện hoạt động GDTC cho HS sẽ góp phần thu hút đông đảo HS tham gia tập luyện, nâng cao được thể lực cũng như kết quả học tập của HS trong thời gian học tập tại nhà trường. Xuất phát từ những lý do nêu trên, việc tiến hành “Nghiên cứu một số giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tập môn GDTC của học sinh Trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh” là cần thiết được thực hiện. Kết quả của nghiên cứu này sẽ là một trong những cơ sở quan trọng để xây dựng, cải tiến
- 3 và nâng cao chất lượng công tác GDTC cho HS trong các trường THPT tại TP.HCM trong tương lai. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài trên cơ sở đánh giá thực trạng đề xuất một số giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT ở TP.HCM nhằm nâng cao hiệu quả giờ học GDTC. Mục tiêu nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành giải quyết các mục tiêu sau: 1. Đánh giá thực trạng tính tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT ở TP.HCM. - Thực trạng các điều kiện đảm bảo công tác giảng dạy GDTC cho HS THPT ở TP.HCM - Thực trạng nhu cầu, mục đích, khó khăn của HS THPT ở TP.HCM khi học GDTC - Thực trạng thể lực của HS THPT ở TP.HCM - Thực trạng tính tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT ở TP.HCM 2. Đề xuất các giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT tại TP.HCM. -Căn cứ đề xuất các giải pháp - Phỏng vấn các chuyên gia, nhà chuyên môn, giáo viên để chọn giải pháp 3. Đánh giá hiệu quả các giải pháp phát huy tính tích cực trong việc học tập môn GDTC của HS THPT tại TP.HCM. - Xây dựng chương trình kế hoạch thực nghiệm một số giải pháp. - Tiến hành thực nghiệm - Đánh giá kết quả thực nghiệm một số giải pháp.
- 4 Giả thuyết khoa học Nếu chỉ rõ được những thành tố cơ bản và có yếu tố ảnh hưởng thì sẽ lý giải được thực trạng tính tích cực trong giờ học GDTC của HS THPT ở TP.HCM. Trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp phù hợp và hiệu quả thì sẽ góp phần phát huy tính tích cực trong giờ học GDTC trong giai đoạn hiện tại và tương lai tốt hơn, góp phần thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo cho HS THPT ở TP.HCM.
- 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục thể chất Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sức khỏe con người đối với vận mệnh đất nước cũng như đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng Tổ quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn chú trọng đến việc tăng cường và mở rộng các hoạt động TDTT và đặc biệt là công tác GDTC cho thanh thiếu niên. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác TDTT trong trường học, bởi vì TDTT trường học là một bộ phận cấu thành quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện. Vì thế TDTT trong trường học là do nhu cầu của xã hội đối với giáo dục quyết định, nhằm đào tạo những lớp người “Phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức .” Đó là mục tiêu của Đảng và Nhà nước, là ước nguyện của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ Việt Nam – những người sẵn sàng kế tục sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của TDTT trường học nước ta là “nhằm tăng cường sức khoẻ, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học” [ 14]. Đó là phương hướng chiến lược của TDTT trường học, trong đó đòi hỏi tất cả các mặt giáo dục phải hướng tới phát triển HS toàn diện về đức, trí, thể, mỹ và kỹ để họ trở thành những người mới xã hội chủ nghĩa. Để tăng cường và mở rộng các hoạt động TDTT và trực tiếp chỉ đạo công tác GDTC cho thế hệ trẻ, ngày 27/3/1946 Chủ Tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 32 thành lập Nha Thanh niên và Thể dục thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục. Đồng thời, Bác cũng viết Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục trong đó có nêu rõ: “Luyện tập thể dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”,
- 6 “ Mỗi người dân mạnh khỏe làm cho cả nước mạnh khỏe, mỗi người dân yếu ớt làm cho cả nước yếu ớt một phần, dân cường, nước thịnh. Tự tôi ngày nào cũng tập...”[4] Rèn luyện TDTT là một biện pháp quan trọng nhằm đem lại sức khỏe và thể chất cường tráng cho thế hệ trẻ hiện tại và mai sau. Bởi vậy việc chăm lo cho công tác giáo dục thể chất trong trường học là việc làm có tầm quan trọng đặc biệt trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nhằm chuẩn bị cho sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Hoạt động TDTT trong nhà trường ở các cấp còn giữ vị trí quan trọng và then chốt trong chiến lược phát triển sự nghiệp TDTT. Về mặt này, trong Nghị định 11 của chính phủ đã nêu rõ: “Hoạt động thể thao trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của HS, SV, được tổ chức theo phương thức ngoại khóa, câu lạc bộ thể dục, thể thao, nhóm, cá nhân phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe, nhằm hoàn thiện các kỹ năng vận động, hỗ trợ thực hiện mục tiêu giáo dục thể chất thông qua các hình thức luyện tập, thi đấu thể thao, tạo điều kiện cho HS, SV thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu thể thao; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng thể thao.” [40] Ngày 9/10/2000 Chủ Tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam công bố lệnh về việc ban hành Pháp lệnh TDTT đã được ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X thông qua ngày 25/9/2000. Pháp lệnh có 9 chương, 59 điều. Trong đó có 1 chương, 6 điều quy định về TDTT trường học. Điều 14 của Pháp lệnh ghi rõ: “TDTT trường học bao gồm giáo dục thể chất và hoạt động TDTT ngoại khóa cho người học. Giáo dục thể chất trong trường học là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học. Nhà nước khuyến khích hoạt động TDTT ngoại khóa trong trường” [32].
- 7 Điều 15 của pháp lệnh quy định “Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban TDTT thực hiện các nhiệm vụ: xây dựng, chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục thể chất. Quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và đánh giá kết quả rèn luyện thân thể của người học. Đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đủ giáo viên, giảng viên TDTT. Quy định hệ thống thi đấu TDTT trường học” [32]. Để cụ thể hóa các văn bản pháp luật, có tính định hướng, chỉ đạo nói trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành: “Quy chế Giáo dục thể chất trong nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”[5]. Trong quy định: - Nhiệm vụ của giáo dục thể chất là hình thành ở thế hệ trẻ nếp sống lành mạnh, có tri thức, kỹ năng và phương pháp giữ gìn sức khỏe, phát triển thể lực, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. - Ngành giáo dục đào tạo phối hợp với ngành TDTT, y tế và các ngành có liên quan tạo điều kiện để tất cả HS, SV được học tập và tham gia các hoạt động TDTT, tham gia thi đấu các giải thể thao. - Nội dung của hoạt động giáo dục thể chất bao gồm: dạy và học môn thể dục nội khóa, các hoạt động TDTT trong và ngoài nhà trường, các hoạt động ngoại khóa để bảo vệ và tăng cường sức khỏe, vệ sinh cá nhân, môi trường và dinh dưỡng. - Dạy và học môn thể dục là hình thức giáo dục thể chất cơ bản trong nhà trường, được tiến hành chủ yếu bằng các giờ nội khóa. - Nhà trường phải đảm bảo dạy đúng và đủ nội dung và thời gian môn học theo quy định của Bộ. Nội dung chương trình giáo dục thể chất nội khóa gồm phần bắt buộc và phần tự chọn. Phần tự chọn gồm các môn phù hợp với điều kiện cụ thể của từng trường. - Hoạt động ngoại khóa về TDTT bao gồm các hình thức: tự tập luyện, tập luyện có hướng dẫn, tập luyện trong và ngoài nhà trường, trong các câu lạc bộ thể thao trường học.