Khóa luận Hiện thực và con người Nam Bộ trong truyện và kí của Nguyễn Thi

pdf 56 trang thiennha21 16/04/2022 4740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Hiện thực và con người Nam Bộ trong truyện và kí của Nguyễn Thi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_hien_thuc_va_con_nguoi_nam_bo_trong_truyen_va_ki_c.pdf

Nội dung text: Khóa luận Hiện thực và con người Nam Bộ trong truyện và kí của Nguyễn Thi

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ THU HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI NAM BỘ TRONG TRUYỆN VÀ KÍ CỦA NGUYỄN THI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI – 2018
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ THU HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI NAM BỘ TRONG TRUYỆN VÀ KÍ CỦA NGUYỄN THI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. LA NGUYỆT ANH HÀ NỘI – 2018
  3. LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. La Nguyệt Anh. Cô đã trực tiếp hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu cũng nhƣ động viên và khuyến khích tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện tốt nhất giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Thu
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của TS. La Nguyệt Anh. Các số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố dƣới bất kì hình thức nào. Nếu sai tôi xin chịu trách nhiệm! Hà Nội, tháng 5 năm 2018 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 5 4. Đối tƣợng nghiên cứu 5 5. Phạm vi nghiên cứu 5 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 7. Đóng góp của khóa luận 5 8. Bố cục khóa luận 6 NỘI DUNG 7 Chƣơng 1. TRUYỆN VÀ KÍ CỦA NGUYỄN THI TRONG VĂN HỌC KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM 7 1.1. Những vấn đề lí luận về truyện và kí 7 1.1.1. Khái niệm truyện và kí 7 1.1.2. Thể loại truyện và kí trong văn học kháng chiến Việt Nam 9 1.2. Nguyễn Thi và Truyện và kí của Nguyễn Thi 12 1.2.1. Tác giả Nguyễn Thi 12 1.2.2. Qúa trình sáng tác 13 1.2.3. Truyện và kí của Nguyễn Thi 15 Chƣơng 2. BỨC TRANH HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI NAM BỘ TRONG TRUYỆN VÀ KÍ CỦA NGUYỄN THI 19 2.1. Bức tranh hiện thực đời sống Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn Thi 19 2.1.1. Hiện thực đời sống trên chiến trường 19 2.1.2. Hiện thực cuộc sống đời thường 22
  6. 2.2. Con ngƣời Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn Thi 26 2.2.1. Con người Nam Bộ trong chiến trường 26 2.2.2. Con người Nam Bộ trong cuộc sống đời thường 31 Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI TRONG TRUYỆN VÀ KÍ NGUYỄN THI 36 3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật 36 3.1.1. Không gian nghệ thuật 36 3.1.2. Thời gian nghệ thuật 38 3.2. Giọng điệu 40 3.2.1. Giọng điệu đa thanh 40 3.2.2. Sắc điệu chủ đạo trong Truyện và kí Nguyễn Thi 41 3.3. Ngôn ngữ 43 3.3.1. Ngôn ngữ trần thuật khách quan 43 3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại gần gũi, thân tình 45 KẾT LUẬN 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học luôn là tấm gƣơng phản chiếu đời sống hiện thực xã hội và nhà văn chính là ngƣời thƣ kí trung thành của thời đại. Nếu là một nhà văn vĩ đại thì tác phẩm của anh ta phải phản ánh ít nhất vài ba khía cạnh nào đó của cuộc cách mạng. Nhà thơ vĩ đại ngƣời Đức H.Haino đã từng so sánh hình tƣợng nhà thơ với cuộc sống cũng nhƣ thần Ăng-tê với đất Mẹ: “Thần Ăng-tê trở nên vô địch khi đặt chân lên đất Mẹ và mất hoàn toàn sức lực khi bị Hec-quyn nhấc bổng lên. Nhà thơ cũng thế, nhà thơ chỉ thực sự cƣờng tráng và dũng mãnh khi gắn liền với mảnh đất của đời sống hiện thực và trở nên bất lực khi tách rời cuộc sống và lơ lửng trên không”. Nhƣ vậy, hiện thực đời sống luôn luôn là nguồn cảm hứng vô tận, dồi dào của thơ văn. Và con ngƣời chính là nhân tố quan trọng nhất trong bức tranh hiện thực đó. Nên con ngƣời và hiện thực trong đời sống luôn là đề tài hấp dẫn, thu hút các nhà văn, nhà thơ và cũng chính là một khía cạnh đặc sắc để các nhà nghiên cứu khai thác. Hơn nữa, dân tộc ta đã trải qua nghìn năm văn hiến, chiến đấu hết mình để bảo vệ Tổ quốc, dù hiện nay đất nƣớc đã hòa bình nhƣng chúng ta vẫn không thể nào quên đƣợc những năm tháng chiến tranh đau thƣơng của dân tộc. Chiến tranh, Cách mạng ngay lúc bấy giờ là đề tài rất rộng lớn phản ánh sâu sắc hiện thực và con ngƣời, đặc biệt là trong kháng chiến chống Mĩ đƣợc các nghệ sĩ phản ánh từ nhiều khía cạnh khác nhau. Trên văn đàn văn học Việt Nam nói chung văn học Cách mạng nói riêng thì không thể không nói đến Nguyễn Thi – một nhà văn có phong cách sáng tác rất đặc sắc. Ông sinh ra ở Nam Định nhƣng cuộc đời và sáng tác của Nguyễn Thi luôn gắn bó với miền Nam. Hầu hết những tác phẩm của ông viết về miền Nam đƣợc tập hợp trong tập Truyện và kí do Nhà xuất bản Giải phóng in lần đầu vào năm 1969. Những tác phẩm này của Nguyễn Thi thể hiện rất rõ hiện thực chiến tranh chống Mĩ và sự căm thù giặc sâu sắc, lòng yêu nƣớc nồng nàn của đồng bào miền Nam. Hòa nhập cùng dòng văn học kháng chiến chống Mĩ lúc bấy giờ Nguyễn Thi cũng đã bộc lộ đƣợc cảm nhận của riêng mình. Nếu nhà văn Tô Hoài, Nguyễn Khải đi từ sự thay đổi thân phận công dân trong cuộc đời chung của dân tộc 1
  8. (Vợ chồng A Phủ, Mùa lạc, ), Nguyễn Minh Châu quan sát chiến tranh nhƣ cuộc phát lộ ánh sáng của tâm hồn con ngƣời (Mảnh trăng cuối rừng, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, ) thì Nguyễn Thi lại cảm nhận nó từ góc độ gia đình – một góc nhìn tƣởng chừng không có gì mới mẻ nhƣng lại là điều hệ trọng nhất đối với mỗi con ngƣời. Từ việc nắm bắt hiện thực chiến đấu anh dũng của đồng bào miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ, Nguyễn Thi đã vẽ lên bức tranh hùng tráng vừa chứa đựng sắc thái sử thi trữ tình vừa ẩn chứa những điều giản dị, thân thuộc của con ngƣời, của vùng đất Nam Bộ. Có rất nhiều nhà nghiên cứu cũng đã tìm hiểu sáng tác của Nguyễn Thi nhƣng chỉ tìm hiểu về các khía cạnh của truyện ngắn, hay về nghệ thuật trong tập Truyện và kí, chứ chƣa đi sâu vào tìm hiểu về nội dung. Việc khám phá hiện thực và con ngƣời trong Truyện và kí Nguyễn Thi là vô cùng cần thiết. Quá trình tìm hiểu bức tranh hiện thực và con ngƣời trong Truyện và kí cũng góp phần quan trọng vào việc tiếp nhận nội dung tác phẩm và thấy đƣợc phong cách sáng tác độc đáo của Nguyễn Thi. Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu kết quả nghiên cứu của thế hệ đi trƣớc cùng với tính cấp thiết của vấn đề, ngƣời viết lựa chọn đề tài này khẳng định bức tranh hiện thực và con ngƣời Nam Bộ trong tập Truyện và kí của Nguyễn Thi đồng thời làm nổi bật đƣợc một số phƣơng diện nghệ thuật thể hiện trong các tác phẩm. Mặt khác, tác phẩm của ông cũng đƣợc đƣa vào chƣơng trình sách giáo khoa ở phổ thông với truyện ngắn Những đứa con trong gia đình in trong tập Truyện và kí. Nên việc nghiên cứu đề tài: Hiện thực và con người Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn Thi cũng góp một phần vào việc tìm hiểu, nâng cao hiệu quả giảng dạy truyện ngắn của Nguyễn Thi cũng nhƣ truyện ngắn Việt Nam hiện đại. Xuất phát từ lòng mến mộ nhà văn – liệt sĩ Nguyễn Thi, tôi lựa chọn đề tài Hiện thực và con người Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn Thi với mong muốn góp một tiếng nói khẳng định tài năng, phong cách, những giá trị tiêu biểu trong sáng tác của nhà văn. 2. Lịch sử vấn đề Với sự thành công và phong cách nghệ thuật độc đáo của mình, Nguyễn Thi đã giành đƣợc nhiều trang viết của giới nghiên cứu và phê bình. Cho đến nay, rất 2
  9. nhiều báo chí từ Trung ƣơng đến địa phƣơng có công trình nghiên cứu, lời bàn về Nguyễn Thi và tác phẩm của ông. Ngay từ khi truyện ngắn Nguyễn Thi ra đời đã đƣợc đánh giá rất cao. Trong hai tập truyện ngắn đầu tay Trăng sáng (1960) và Đôi bạn (1962), Trần Hữu Tá đã nhận xét: “những yếu tố đầu tiên của một tài năng đã đƣợc bộc lộ. Khả năng dựng truyện tự nhiên, khả năng nhận xét tinh tế, phân tích tâm lí một cách sâu sắc, ngôn ngữ trong sáng và giàu chất trữ tình” [14;10]. Năm 1965, bài viết Phát hiện mới về nhà văn Nguyễn Ngọc Tấn (Tạp chí Văn học, số 2) Ngô Thảo đã bƣớc đầu giới thiệu về nhà văn Nguyễn Thi – một tài năng trẻ đầy triển vọng trong tƣơng lai. Năm 1966, nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ có bài viết Tính chất điển hình trong Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi đăng trên tuần báo Văn nghệ (ngày 01/4). Trong Từ điển văn học bộ mới, Đỗ Đức Hiểu – Trần Hữu Tá có những nhận xét xác đáng về Nguyễn Thi và đánh giá về truyện kí Người mẹ cầm súng: “Người mẹ cầm súng có tính dân gian Nam Bộ rất rõ nét, đƣợc thể hiện qua cách kể chuyện, lối mở đầu, các chƣơng đoạn, đặc biệt trong lời ăn tiếng nói, nếp suy nghĩ, cảm xúc nhân vật. Người mẹ cầm súng là tác phẩm hoàn chỉnh nhất của Nguyễn Thi, chứa đựng những yếu tố mầm mống của một nhà tiểu thuyết có tài” [6;1184]. Đặc biệt là công trình nghiên cứu của tác giả Nhị Ca năm 1983 viết về đời riêng và tác phẩm của ông Gương mặt còn lại – Nguyễn Thi đã một lần nữa khẳng định những đóng góp to lớn của Nguyễn Thi trong nền văn học kháng chiến Việt Nam. Bên cạnh các nhà nghiên cứu, phê bình có tên tuổi thì tác phẩm của Nguyễn Thi cũng đƣợc dành rất nhiều sự quan tâm của các thế hệ học viên, sinh viên, học sinh các trƣờng Đại học, Cao đẳng, Phổ thông cũng nhƣ các độc giả trên cả nƣớc. Có rất nhiều luận văn, khóa luận tốt nghiệp, công trình nghiên cứu của thạc sĩ, cử nhân về tác phẩm của Nguyễn Thi nhƣ: - Văn xuôi Nguyễn Thi (Nguyễn Chí Hòa, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh, 1999). - Nguyễn Thi trong văn xuôi chống Mĩ (Nguyễn Minh Bằng, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh, 2005). 3
  10. - Chất trữ tình trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn (Thái Thị Ngọc, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Vinh, 2004). - Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn (Phan Thị Nga, Khóa luận tốt nghiệp Đại học, Đại học Vinh, 2006). - Đặc điểm lời thoại nhân vật nữ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi (Hoàng Thị Sâm, Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Vinh, 2009). Về tập Truyện và kí cũng có một số nhà nghiên cứu quan tâm nghiên cứu và tìm hiểu nhƣ Nguyễn Thi qua Truyện và kí của Phong Lê đã đi sâu vào tài năng và phong cách của nhà văn. Hay bài nghiên cứu của Vũ Ngọc Phan năm 1966 về Phong cách dân gian của Người mẹ cầm súng in trong Tạp chí Văn học số 7. Trong Lời giới thiệu tuyển tập Truyện và kí của Nguyễn Thi Nhà xuất bản Giải phóng cũng đã nêu rõ: “Anh có khả năng quan sát độc đáo, nhạy bén và tinh tế, có một biệt tài dùng phép tƣơng phản để mô tả cái vĩ đại trong cái tầm thƣờng, hòa nhuyễn cái vĩ đại của cuộc chiến tranh thần kì trong hơi thở bình thƣờng của cuộc sống hàng ngày, của con ngƣời bình thƣờng. Nguyễn Thi cũng nắm chắc vốn kiến thức của quần chúng, đặc biệt là của nông dân Nam Bộ. Tất cả những cái đó cộng lại tạo cho Nguyễn Thi một phong cách riêng, bình thản mà không lạnh lùng sâu lắng nhƣng vẫn có cái sôi nổi thầm kín, đặc biệt là đậm đà màu sắc Nam Bộ trong cách dùng chữ, lời nói, điệu hồn chân chất, thân mật, phóng khoáng, dễ thƣơng, dễ mến biết bao” [15;6]. Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu của sinh viên về tập Truyện và kí của Nguyễn Thi nhƣ: Hiệu quả của việc sử dụng từ địa phương trong Truyện và kí của Nguyễn Thi (Ngô Thị Phƣơng, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, 2010). Hầu hết các công trình nghiên cứu chỉ đi sâu vào một tác phẩm, trong thể loại truyện ngắn hoặc nghệ thuật độc đáo trong Truyện và kí của Nguyễn Thi. Vấn đề hiện thực và con ngƣời trong Truyện và kí của Nguyễn Thi đã đƣợc bàn đến nhƣng vẫn còn nhiều bỏ ngỏ. Chính các công trình nghiên cứu này đã gợi mở cho 4
  11. tác giả khóa luận hƣớng tiếp cận mới, làm tiền đề cho tác giả đi sâu tìm hiểu đề tài: Bức tranh hiện thực và con người Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn Thi. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích cơ bản của khóa luận là làm rõ bức tranh hiện thực và con ngƣời Nam Bộ trong tập Truyện và kí của Nguyễn Thi. Từ đó thấy đƣợc những đóng góp của nhà văn trong nền văn học kháng chiến nói riêng và trong nền văn học Việt Nam nói chung. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là vấn đề hiện thực và con ngƣời trong sáng tác của Nguyễn Thi. 5. Phạm vi nghiên cứu Tập Truyện và kí của Nguyễn Thi – Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội (1978) 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Tìm hiểu Bức tranh hiện thực và con người Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn Thi, khóa luận có sử dụng các kiến thức về lí luận văn học và văn học sử. Do vậy, phƣơng pháp mà tôi sử dụng ở đây là phân tích tổng hợp. - Bên cạnh đó cũng kết hợp với các phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp so sánh, đối chiếu, 7. Đóng góp của khóa luận - Trên cơ sở những vấn đề lí luận về truyện và kí, thể loại truyện và kí trong văn học kháng chiến Việt Nam, ngƣời viết vận dụng để tìm hiểu, nghiên cứu các tác phẩm trong Truyện và kí của Nguyễn Thi. Từ đó khai thác, làm rõ bức tranh hiện thực và con ngƣời Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn Thi. - Đồng thời khẳng định đƣợc một số phƣơng diện nghệ thuật nhƣ: không gian, thời gian nghệ thuật; giọng điệu; ngôn ngữ Nam Bộ mà tác giả sử dụng rất thành công, nhuần nhuyễn trong tác phẩm. 5
  12. 8. Bố cục khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính khóa luận đƣợc triển khai trong 3 chƣơng: Chƣơng 1: Truyện và kí của Nguyễn Thi trong nền văn học kháng chiến Việt Nam Chƣơng 2: Bức tranh hiện thực và con ngƣời Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn Thi Chƣơng 3: Một số phƣơng diện nghệ thuật thể hiện hiện thực và con ngƣời trong Truyện và kí của Nguyễn Thi 6
  13. NỘI DUNG Chƣơng 1 TRUYỆN VÀ KÍ CỦA NGUYỄN THI TRONG VĂN HỌC KHÁNG CHIẾN VIỆT NAM 1.1. Những vấn đề lí luận về truyện và kí 1.1.1. Khái niệm truyện và kí 1.1.1.1. Khái niệm truyện Thuật ngữ truyện bao hàm rất rộng và có nhiều nghĩa khác nhau. Ban đầu với nguồn gốc chữ Hán, truyện có thể hiểu là giải thích kinh nghĩa nhƣ tác phẩm Xuân Thu tả truyện. Sau này truyện có nghĩa là bài văn xuôi ghi chép về sự tích một đời của một ngƣời nào đó nhƣ Lĩnh Nam chích quái liệt truyện ghi lại các sự tích Hồng Bàng, Bánh chưng, Ngư Tinh, Hồ Tinh, Trong tiếng Việt, thuật ngữ truyện chỉ tác phẩm văn học là một bản kể miêu tả nhân vật và những diễn biến sự kiện thú vị: truyện cổ tích, truyện thần thoại, truyện cƣời, truyện thần kì, truyện Nôm, truyện thơ, truyện dài, truyện vừa, truyện ngắn, truyện rất ngắn (mini), Theo Trần Đình Sử, khái niệm truyện là “một thể loại tự sự văn xuôi bắt nguồn từ các câu chuyện thần thoại, chuyện lịch sử, chuyện sinh hoạt, dần dần tách ra thành một thể loại, kể những chuyện kì lạ, khác thƣờng chỉ trong trí tƣởng tƣợng của con ngƣời. Ví dụ: truyện truyền kì, truyện cổ tích, ” [5;202] Truyện bao gồm nhiều thể loại, trong đó tiêu biểu là thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phƣơng diện của đời sống: đời tƣ, thế sự hay sử thi nhƣng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn đƣợc viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ” [5;370]. “Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận 7
  14. của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [5;328]. Nếu tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh toàn vẹn đời sống, có cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tƣ thì truyện ngắn lại hƣớng tới khắc họa một hiện tƣợng, phát hiện một nét bản chất trong đời sống tâm hồn hay quan hệ nhân sinh của con ngƣời. Vì vậy, truyện ngắn thƣờng ít nhân vật và ít những sự kiện phức tạp hơn tiểu thuyết. 1.1.1.2. Khái niệm kí Kí là một thể loại ra đời rất sớm, xuất hiện từ trƣớc đời Hán ở Trung Quốc. Vào đời Đƣờng, nhiều tác phẩm kí dùng để ghi lại sự việc xen với lời bình nhƣng sau đó nó ngày càng phát triển và ý thức hơn về đặc điểm thể loại. Kí theo nghĩa gốc là ghi chép lại một sự việc nào đó để không quên. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Kí là một loại hình văn học trung gian, nằm giữa báo chí và văn học, gồm nhiều thể, chủ yếu là văn xuôi tự sự nhƣ bút kí, hồi kí, du kí, phóng sự, kí sự, nhật kí, tùy bút, Do tính chất trung gian mà có ngƣời liệt kí vào cận văn học” [5;162]. Thể kí đã có từ rất lâu đời trong văn học Việt Nam nhƣng phải đến thế kỉ XVII đặc biệt là thế kỉ XIX, khi đời sống con ngƣời ngày càng nâng cao, báo chí, kĩ thuật in ấn phát triển, văn học bắt đầu thâm nhập vào đời sống tinh thần xã hội thì thể kí mới thực sự phát triển và trở thành thể loại phức tạp nhất của văn xuôi tự sự trung đại: Vũ trung tùy bút (Phạm Đình Hổ), Thượng kinh kí sự (Lê Hữu Trác), Sau Cách mạng tháng Tám 1945, thể kí hiện đại Việt Nam đặc biệt phát triển với nhiều tên tuổi nhƣ: Tô Hoài, Trần Đăng, Nguyễn Khải, Chế Lan Viên, Nguyễn Tuân, Nguyễn Huy Tƣởng, Anh Đức, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Trong lí luận văn học, có rất nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm và đặc trƣng của kí. Có nhà nghiên cứu nhận xét: “Về kí, thực tế là không thể nói đến cái gì xác định đƣợc đặc trƣng thể loại của nó” [11;275]. Lại có ngƣời cho kí là “loại thể văn học đặc biệt và phức tạp” [11;277]. Nhƣ vậy, đã có rất nhiều hƣớng tiếp cận khác nhau về thể kí nhƣng vẫn chƣa đƣa ra đƣợc một hệ thống lí luận thống nhất cho thể loại văn học này. 8
  15. Truyện và kí là hai thể loại độc lập trong văn học, tuy nhiên ranh giới thể loại đôi khi khó tách bạch, giữa hai thể loại có sự giao thoa. Trong khung thể loại của văn học Việt Nam hiện đại, có thể xem truyện và kí là biến thể độc đáo của thể loại truyện và thể loại kí. 1.1.2. Thể loại truyện và kí trong văn học kháng chiến Việt Nam Thể loại truyện và kí trong văn học kháng chiến Việt Nam thể hiện rõ qua các thời kì: kháng chiến chống Pháp, mƣời năm sau kháng chiến chống Pháp và trong kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Ở mỗi chặng đƣờng, thể loại này đều có những đặc điểm và thành tựu nổi bật. Truyện và kí trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp. Về thể loại truyện, thời kì này có nhiều tác phẩm phản ánh hiện thực đen tối, ngột ngạt của nhân dân Việt Nam dƣới ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật cùng không khí sục sôi của các phong trào Cách mạng. Tiêu biểu nhƣ Mò sâm panh (Nam Cao), Một phút yếu đuối (Nguyễn Huy Tƣởng). Đặc biệt là tập truyện ngắn Địa ngục và Lò lửa của Nguyên Hồng đã khắc họa hình ảnh những chiến sĩ anh dũng, kiên cƣờng đại diện cho lực lƣợng mới của dân tộc. Tiểu thuyết giai đoạn 1945 – 1975 chƣa có điều kiện phát triển nhiều. Tuy nhiên có thể kể đến một số tác phẩm nổi bật nhƣ: Nhà Phó Ba (Xuân Thu), Bên đường 12, Nhân dân tiến tới (Vũ Tú Nam), Xung kích (Nguyễn Đình Thi), Vùng mỏ (Võ Huy Tâm), Con trâu (Nguyễn Văn Bổng), Về thể loại kí, ngay ở những ngày đầu kháng chiến đã có những thiên kí sự, tùy bút ghi lại hình ảnh cả dân tộc: Lột xác (Nguyễn Tuân), Dân khí miền Trung (Hoài Thanh), Rãnh cày nổi dậy (Mạnh Phú Tƣ), Ở chiến khu (Nguyễn Huy Tƣởng), Ngoài ra còn có bút kí Nhật kí đường trong, Ở mặt trận Nam Trung Bộ (Tô Hoài) các nhà văn cũng đã hƣớng tới hình ảnh trung tâm là những con ngƣời thời đại mới cùng sự thức tỉnh và phẩm chất của họ. Thể kí ở giai đoạn này cũng đã có sự phát triển và đạt đƣợc nhiều thành tựu với các tác phẩm tiêu biểu nhƣ: Chặt gọng kìm đường Số Bốn của Hoàng Lộc, Ngược sông Thao của Tô Hoài, Kí sự Cao – Lạng của Nguyễn Huy Tƣởng, Tình chiến dịch, Đường vui, Tùy bút kháng chiến của Nguyễn Tuân, 9
  16. Nhìn chung, con ngƣời trong truyện và kí ở giai đoạn này không phải là con ngƣời trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, đời tƣ mà là con ngƣời mang tƣ cách công dân. Con ngƣời đƣợc thể hiện trên phƣơng diện con ngƣời chính trị và đƣợc đặt trong dòng chảy lịch sử với những biến cố của đời sống xã hội. Độc giả có thể bắt gặp ở những anh bộ đội trong tiểu thuyết Xung kích (Nguyễn Đình Thi), tình yêu làng của ông Hai trong truyện ngắn Làng (Kim Lân) hay nhân vật Mị, A Phủ trong Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), ngƣời lính trong kí sự Một cuộc chuẩn bị, Trận phố Ràng (Trần Đăng), Có thể thấy dù chƣa kết tinh đƣợc nhiều tác phẩm xuất sắc nhƣng truyện và kí giai đoạn này đã mở ra đƣợc hƣớng tiếp cận và phản ánh đời sống lịch sử xã hội, quan niệm nghệ thuật, con ngƣời, Và nó đã đóng góp một phần quan trọng vào quá trình phát triển của văn xuôi hiện đại. Truyện và kí trong mười năm sau cuộc kháng chiến chống Pháp. Các tác phẩm truyện trong thời kì này đã có sự mở rộng nội dung đề tài rõ rệt. Ngoài thể tài lịch sử dân tộc thì nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết đã hƣớng đến những vấn đề riêng tƣ, đời sống thế sự, những khát vọng đời thƣờng của con ngƣời lao động và những số phận của con ngƣời nhỏ bé trong xã hội: Mùa lạc, Đứa con nuôi, Chuyện người tổ trưởng máy kéo của Nguyễn Khải, Đi bước nữa của Nguyễn Thế Phƣơng, Bên cạnh đó cũng có nhiều tác phẩm truyện hƣớng về đề tài hiện thực, phản ánh những sự đổi thay của đất nƣớc và con ngƣời nhƣ tiểu thuyết Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm (Đào Vũ), truyện ngắn Đồng tháng Năm, Vụ mùa chưa gặt (Nguyễn Kiên), Ngoài ra, còn có nhiều đề tài theo khuynh hƣớng sử thi khai thác các vấn đề trong kháng chiến chống Pháp: Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Trên mảnh đất này (Hoàng Văn Bổn), Người người lớp lớp (Trần Dần), Đất lửa (Nguyễn Quang Sáng), Vượt Côn Đảo (Phùng Quán), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Sau mƣời năm kháng chiến chống Pháp cũng đã xuất hiện nhiều cây bút chuyên truyện ngắn nhƣ Vũ Thị Thƣờng, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Kiên, Kim Lân, Về tiểu thuyết, đã xuất hiện tiểu loại có quy mô lớn toàn xã hội gồm nhiều sự 10
  17. kiện, nhiều tuyến cốt truyện đan xen và hàng chục nhân vật có số phận, con đƣờng khác nhau trong dòng chảy của lịch sử nhƣ: Sống mãi với thủ đô (Nguyễn Huy Tƣởng), Vỡ bờ (Nguyễn Đình Thi), Cửa biển (Nguyên Hồng), Thời kì này thể kí tuy không phát triển mạnh nhƣ thời kì trƣớc nhƣng cũng để lại nhiều tác phẩm đặc sắc nhƣ tập Sông Đà của Nguyễn Tuân. Nhìn chung, giai đoạn này đã hình thành đƣợc một số khuynh hƣớng rõ rệt, những phong cách viết truyện và kí đặc sắc, thành công và có bƣớc tiến mới trong xây dựng nhân vật và nghệ thuật trần thuật. Truyện và kí đã có bƣớc phát triển mạnh mẽ, toàn diện đặc biệt là sự mở rộng đề tài và phản ánh hiện thực đời sống nhân dân. Có rất nhiều tác phẩm thành công với đề tài kháng chiến chống thực dân Pháp: Một chuyện chép ở bệnh viện (Bùi Đức Ái), Đất nước đứng lên (Nguyên Ngọc), Đất rừng phương Nam (Đoàn Giỏi), và nhiều tập truyện ngắn khác của các nhà văn chiến sĩ nhƣ: Bùi Hiển, Nguyễn Kiên, Hữu Mai, Ngoài ra, nhiều tác phẩm có sự trở lại với đề tài nông dân và lấy bối cảnh những năm 1935 – 1945, tiêu biểu nhƣ: Tranh tối và tranh sáng, Đống rác cũ (Nguyễn Công Hoan), Mười năm (Tô Hoài), Cửa biển (Nguyên Hồng), Truyện và kí trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ. Nhìn chung, truyện và kí trong thời kì này đều phản ánh cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ, hƣớng đến bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam giành độc lập và giải phóng đất nƣớc thể hiện trong: tập truyện và kí Bức thư Cà Mau, Hòn đất (Anh Đức), Bông cẩm thạch, Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng), Nguyễn Thi - Nguyễn Ngọc Tấn với tập truyện kí Người mẹ cầm súng và Ước mơ của đất, truyện ngắn và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc, tiểu thuyết Đất Quảng (Nguyễn Trung Thành), Khuynh hƣớng sử thi bao trùm trong truyện và kí thời kì chống đế quốc Mĩ thể hiện ngay ở nhan đề: Rừng xà nu, Rừng U Minh, Dấu chân người lính, Hòn Đất, Đó là những con ngƣời sử thi ý thức về vị trí của mình, thấu đƣợc những chân lí trong thời đại mình đang sống nhƣ lời cụ Mết trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành): “Kẻ thù đã cầm súng, chúng ta phải cầm lấy giáo” hay câu thề “Còn cái lai quần cũng đánh” của chị Út Tịch trong kí Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi, 11
  18. Nhân vật trong truyện và kí ở giai đoạn này đều đƣợc đặt trong mối quan hệ riêng chung, trong những hoàn cảnh nghiệt ngã của chiến tranh để làm nổi bật lên phẩm chất tốt đẹp của họ: cụ Mết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành), Út Tịch (Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi), Nguyễn Thị Hạnh (Ước mơ của đất – Nguyễn Thi), Nguyễn Văn Trỗi (Sống như anh – Trần Đình Vân), Nguyệt, Lãm (Mảnh trăng cuối rừng – Nguyễn Minh Châu), Chính khuynh hƣớng sử thi này đã tạo nên giọng điệu ngợi ca hào sảng, trang trọng, sùng kính cho các tác phẩm thuộc thể truyện và kí trong văn học kháng chiến chống Mĩ. 1.2. Nguyễn Thi và Truyện và kí của Nguyễn Thi 1.2.1. Tác giả Nguyễn Thi Nguyễn Thi tên thật là Nguyễn Hoàng Ca (bút danh khác là Nguyễn Ngọc Tấn), sinh ngày 15/5/1928, mất ngày 24/5/1968. Quê ở xã Quần Phƣơng Thƣợng, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Cha là Nguyễn Bội Quỳnh – một nhà giáo giàu lòng yêu nƣớc. Mẹ là Thành Thị Du, là vợ hai của giáo Quỳnh. Bà Du vốn là một ngƣời phụ nữ vừa có tài lại có sắc, lại rất đảm đang. Nguyễn Thi sinh ra trong một gia đình nghèo, đói khổ và bệnh tật. Nỗi buồn khổ của một gia đình tan nát đã ám ảnh ông suốt những tháng ngày thơ ấu. Khi gia đình sa sút, cuộc sống của hai mẹ con Hoàng Ca rất vất vả lại nơm nớp lo sợ những đòn ghen tuông từ ngƣời vợ cả của cha. Rồi cha mất, mẹ đi bƣớc nữa. Tuổi thơ của ông bắt đầu những tháng ngày bất hạnh, có lúc phải tự kiếm sống nhƣ một đứa trẻ lang thang. Năm lên 9 tuổi, cậu bé Hoàng Ca đã phải bắt đầu cuộc sống lƣu lạc, lúc bên ngoại khi bên nội, lúc lên Hà Nội khi lại về Nam Định. Cuộc sống tự lập đầy khó khăn, chịu bao sự ghẻ lạnh, hắt hủi đã tạo cho Nguyễn Ngọc Tấn vẻ bề ngoài lạnh lùng với nét mặt thƣờng xuyên đăm chiêu. Cuộc đời Nguyễn Thi là chuỗi ngày đầy biến động, gian khổ. Từ lúc còn nhỏ đến khi trƣởng thành ông phải gặp bao thử thách, chông gai nhƣng nhà văn đều vƣợt qua và hoàn thành ƣớc muốn, sứ mệnh cầm bút của mình. Năm 1943, ngƣời anh cùng cha khác mẹ định đƣa Tấn vào Sài Gòn ăn học nhƣng ông đã tự đi làm rồi đi học vì không muốn làm gánh nặng cho anh mình. Lúc 12
  19. này, Tấn bắt đầu bị thu hút bởi những trang sách văn học từ hiện thực đến lãng mạn, từ Thâm Tâm đến Nam Cao, Bên cạnh đó, Nguyễn Ngọc Tấn còn học cả ngoại ngữ, nhạc, vẽ, Năm 17 tuổi, Nguyễn Hoàng Ca tham gia cách mạng, làm thơ, viết văn với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn. Nhƣng sau đó, ông phải theo gia đình về Nam Định, ở đây Nguyễn Ngọc Tấn đã tham gia Trung đội lƣu động cảm tử Nguyễn Bình. Ông trở thành Đảng viên chính thức và cũng là duy nhất của tiểu đoàn 901. Tháng 12/1948, Nguyễn Ngọc Tấn đƣợc điều về làm cán bộ tuyên văn Ban chỉ huy tiểu đoàn. Thời gian này ông vừa lo việc thông tin, làm bích báo, cổ động, viết bài, làm thơ, vừa vẽ tranh cho Đoàn văn hóa kháng chiến. Tháng 1/1951, Nguyễn Ngọc Tấn đƣợc nhận giải thƣởng Văn nghệ Cửu Long về sáng tác nhiều thể loại. Năm 1954, Nguyễn Ngọc Tấn xây dựng gia đình với bà Bình Trang nhƣng chỉ sống chung trong thời gian ngắn ngủi thì họ phải chia li mỗi ngƣời một nơi. Tháng 12/1956, nhà văn đƣợc điều về tạp chí Văn nghệ Quân đội. Từ đây, Nguyễn Ngọc Tấn mới chuyên tâm làm việc mình yêu thích. Tháng 5 năm 1962, Nguyễn Ngọc Tấn xung phong vào Nam, đổi bút danh thành Nguyễn Thi (tên của con trai). Năm 1963, Nguyễn Thi về Mĩ Tho nhƣng đƣợc một năm ông lại vào Bến Tre. Tháng 5/1968, Nguyễn Thi theo một đơn vị pháo binh tham dự đợt Tổng tiến công Mậu Thân đợi 2 và đã anh dũng hi sinh vào ngày 24/5/1968 (Theo xác định mới nhất của Bảo tàng lực lƣợng Vũ trang miền Nam). 1.2.2. Qúa trình sáng tác Sự nghiệp văn học của Nguyễn Thi bắt đầu từ tập thơ Hương đồng nội vào năm 1950 với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn gồm 20 bài. Tác phẩm là tiếng lòng của con ngƣời tác giả khi bƣớc chập chững vào chặng đƣờng văn chƣơng mới đang tập quan sát, miêu tả và tự thể hiện nên chƣa đƣợc đánh giá cao. Hầu hết những sáng tác về thơ và truyện ngắn của anh là viết về những ngƣời tập kết, tâm tƣ, tình cảm của ngƣời tập kết. Nhƣng cho đến nay Nguyễn Thi vẫn đƣợc ít ngƣời biết đến với tƣ cách nhà thơ mà biết đến là một nhà văn tài năng. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc và trong thời gian này nhà văn mới cảm nhận đƣợc sự gắn bó sâu sắc của mình với 13
  20. miền Nam. Trƣớc khi quay lại chiến trƣờng miền Nam, Nguyễn Ngọc Tấn đã sáng tác hai tập truyện ngắn, mỗi tập gồm 7 truyện: Trăng sáng (1960), Đôi bạn (1962). Tập truyện ngắn đã thể hiện những mảng đề tài khá quen thuộc lúc bấy giờ là tấm lòng Bắc – Nam trong chia cắt, tình nghĩa quân dân giữa ngƣời dân miền Bắc cùng bộ đội miền Nam đi tập kết và tội ác của bọn đế quốc Mĩ xâm lƣợc. Sau hai chuyến vào năm 1963 và năm 1964 đi tìm hiểu lại chiến trƣờng, nhà văn mới bắt đầu viết những tác phẩm đầu tiên ở giai đoạn mới. Sáng tác của Nguyễn Thi gồm nhiều thể loại phong phú: thơ, bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết, Hầu hết, truyện và kí viết trong thời kì chiến tranh của đồng bào miền Nam đƣợc tập hợp trong cuốn: Truyện và kí gồm 11 tác phẩm trong đó có 1 tiểu thuyết, 4 truyện ngắn, 2 kí, 3 tùy bút và 1 ghi chép. Bên cạnh đó, Nguyễn Thi cũng đang chuẩn bị tài liệu để cho ra đời hai cuốn tiểu thuyết khác. Phần bản thảo còn lại đƣợc in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 1970 nhƣng đó chỉ là đề cƣơng ông viết lần đầu và chƣa có phần kết thúc. Ngoài ra, ông cũng có rất nhiều tác phẩm đăng báo. Về thơ có các sáng tác tiêu biểu: Áo mới, Thu tháng bảy, Em về mặc áo, Tặng một con người, Truyện và kí gồm: Trong xóm nhỏ (truyện ngắn), Chưa nói (truyện ngắn), Cha con (ghi chép), Im lặng (truyện ngắn), Một cuộc tranh luận (truyện ngắn), Những ngày cuối năm (bút kí), Những tên ngu dốt (bút kí), Trong rừng (bút kí), Tôi tập viết văn, Mùa mưa, Một cuốn truyện tốt của Hoàng Văn Bổn, Sáng tác rất nhiều thể loại phong phú cho thấy đƣợc sức viết cũng nhƣ tài năng của Nguyễn Thi. Các tác phẩm này đa số viết về đề tài chiến tranh, ngƣời chiến sĩ Cách mạng, Bởi lẽ trƣớc khi cầm bút ông đã cầm súng nên những gì nhà văn viết đều rất chân thực. Bản thân ông cũng cho rằng cảm hứng sáng tác của mình là từ anh em chiến sĩ. Một ngƣời bạn văn đã từng viết về ông: “Nguyễn Thi là nhà văn trƣởng thành từ chiến đấu. Trƣớc khi cầm bút anh đã cầm súng. Anh mồ côi cha từ nhỏ, sớm tham gia cách mạng. Cuộc sống tự lập, cuộc đấu tranh chịu đựng gạt bỏ những mất mát riêng tƣ trong tình cảm để lăn vào cuộc chiến đấu đã làm cho anh sớm có một bản lĩnh tạo ra một Nguyễn Thi, và sau này một phong cách Nguyễn Thi trong tác 14
  21. phẩm của anh” [14;5]. Nhƣng những tác phẩm nổi bật nhất, xuất sắc nhất làm nên phong cách nhà văn vẫn là các tác phẩm đƣợc in trong cuốn Truyện và kí. 1.2.3. Truyện và kí của Nguyễn Thi Phần lớn những tác phẩm của Nguyễn Thi viết về miền Nam đƣợc tổng hợp trong cuốn Truyện và kí in lần đầu vào năm 1969. Có thể khẳng định đây là một trong những thành tựu xuất sắc của nền văn học kháng chiến miền Nam. Tập truyện bao gồm 11 tác phẩm: Truyện ngắn Chuyện xóm tôi (1964), truyện ngắn Mùa xuân (1964), tùy bút Đại hội anh hùng (1965), tùy bút Dòng kinh quê hương (1965), truyện ngắn Những đứa con trong gia đình (1966), truyện ngắn Mẹ vắng nhà (1966), tùy bút Những câu nói trong Đại hội (1967), kí Người mẹ cầm súng (1965), ghi chép Những sự tích ghi ở đất thép, kí Ước mơ của đất và tiểu thuyết Ở xã Trung Nghĩa. Chuyện xóm tôi là truyện ngắn đầu tiên nhà văn lấy bút danh là Nguyễn Thi để nhớ về ngƣời con trai đang xa. Tác phẩm viết về hai đứa trẻ Đực và Bỉnh nhà cách nhau một bờ dừa trong một xóm nhỏ ở vùng Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Cả hai gia đình đều có chung mối thâm thù: hai ngƣời đàn ông – cha của Bỉnh và Đực bị tổng Phòng bắn chết cùng một ngày. Chị Hai của Bỉnh là một nữ du kích, ngƣời đã khơi dậy khao khát làm cán bộ đi chiến đấu trong Bỉnh và Đực. Qua tác phẩm này, Nguyễn Thi nhƣ muốn nhấn mạnh sức mạnh mà con ngƣời Việt Nam vùng dậy chính là từ lòng căm thù, quyết tâm trả thù nhà, nợ nƣớc của ngƣời dân từ già đến trẻ nhỏ. Truyện ngắn Mùa xuân nhƣ tiếp nối của Chuyện xóm tôi với bối cảnh cũ nhƣng lúc này những thanh niên trong xóm đã nô nức đi tòng quân. So với Chuyện xóm tôi thì tác phẩm này có cái nhìn bao quát hơn về tình thế Cách mạng, về vai trò và sức mạnh của quần chúng nhân dân. Đại hội anh hùng là tùy bút ghi chép về Đại hội mở ra ngày 2 tháng 5 năm 1965. Tác phẩm nêu rõ lòng quyết tâm, những chiến tích tuyệt đẹp, sự hi sinh cao cả của các anh hùng: Trần Dƣỡng, Nguyễn Thị Út, Trừ Văn Thố, Pi Năng Tắc, Phạm Văn Hai, Huỳnh Văn Đảnh, Bên cạnh đó, ngƣời đọc còn thấy đƣợc sự chiến đấu 15
  22. anh dũng, sự thông minh, dũng cảm cùng tinh thần đoàn kết của nhân dân ta đã làm nên chiến thắng vang dội. Tùy bút Dòng kinh quê hương kể về cuộc hành trình của tác giả khi trở lại dòng kinh anh hùng từng chứng kiến, chịu đựng bao đau thƣơng mà giặc Mĩ gây ra. Với sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại, mỗi khúc của dòng kinh tác giả lại hồi tƣởng về một khoảng thời gian trong quá khứ. Lần thứ nhất là khi giặc Mĩ mới đến xâm lƣợc, chúng tàn sát biết bao nhiêu ngƣời, gieo rắc cả khi độc xuống hầm của trẻ em và biết bao luận điệu phi nhân đạo của chúng. Lần thứ hai tác giả lại thấy đƣợc thời kì có ánh sáng của Cách mạng, sự góp sức của nhân dân quyết tâm đánh đuổi Mĩ - Ngụy. Cuối cùng là khi rời xa con kinh anh hùng là sức mạnh làm nên chiến thắng từ bao đời của dân tộc Việt “nhân nghĩa bị xúc phạm thì nhân nghĩa lại mang sức khởi quật ghê gớm”. Đến năm 1966 với truyện ngắn Những đứa con trong gia đình đƣợc đƣa vào chƣơng trình sách giáo khoa phổ thông hiện hành đã khẳng định đƣợc tài năng và phong cách độc đáo của Nguyễn Thi. Truyện kể về hai chị em Chiến và Việt đại diện cho thế hệ trẻ miền Nam trong cuộc chiến đấu với đế quốc Mĩ không cân sức. Tác phẩm đƣợc Nguyễn Thi nhìn từ góc độ gia đình cùng những chi tiết chân thực, cảm động (trƣớc ngày hai chị em lên đƣờng, khi Việt bị thƣơng phải nằm lại chiến trƣờng, lúc khiêng bàn thờ ba má sang gửi chú Năm, ). Mẹ vắng nhà là truyện ngắn đƣợc Nguyễn Thi viết vào tháng 6 năm 1966 sau truyện kí Người mẹ cầm súng. Tác phẩm dựa trên những sinh hoạt, tính cách của đám con chị Út Tịch nhằm giải thích thỏa những băn khoăn, thắc mắc trong lòng độc giả là tại sao chị có thể yên tâm để các con ở nhà đi chiến đấu nhƣ vậy. Truyện cho thấy những đứa trẻ đã đƣợc sống đầy ấm áp trong tất cả tình cảm, sự đùm bọc của bà con lối xóm. Bên cạnh đó cũng thấy đƣợc ý thức căm thù, đánh đuổi giặc Mĩ của đám con chị Út Tịch. Tùy bút Những câu nói ghi trong Đại hội, ngƣời đọc cũng thấy đƣợc hình ảnh những ngƣời anh hùng: Nguyễn Văn Trỗi, Võ Thị Sáu, Lê Thị Thanh, Huỳnh Văn Tạo, chị Lịch, Tác phẩm nêu rõ quá trình chiến đấu anh dũng, những chiến 16
  23. công và nhiều câu nói quen thuộc của họ đã trở thành chân lí, phƣơng châm sống cho cả nhân dân miền Nam. Truyện kí tiêu biểu nhất trong tập này là Người mẹ cầm súng và Ước mơ của đất. Người mẹ cầm súng có ngƣời gọi là truyện, có ngƣời nói là kí. Truyện viết dựa trên nguyên mẫu có thật là chị Út Tịch nhƣng cũng chính là nhân vật điển hình cho ngƣời dân Nam Bộ từ tính cách đến ý chí đánh giặc. Tác phẩm này đã đƣợc Hội đồng Văn học nghệ thuật của Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam trao giải thƣởng văn học Nguyễn Đình Chiểu ngay từ khi mới ra đời. Những sự tích ở đất thép là một ghi chép nhà văn viết tặng đồng chí Phạm Văn Cội, dũng sĩ diệt Mỹ. Tác phẩm kể về mảnh đất Củ Chi với những con ngƣời anh hùng. Phần I, ghi chép lại rất chi tiết về nhân vật Cần khi hoạt động kháng chiến, từ khi bắt gặp Cách mạng đến khi trở thành một chiến sĩ bất khuất, chiến đấu không ngừng nghỉ. Phần II là câu chuyện kể về cô gái tên Gần “điệu cổ một thằng Mỹ sống nhăn, băng qua cánh đồng làng Hạ” [16;221]. Ước mơ của đất là tập kí kể về cuộc đời nữ anh hùng Nguyễn Thị Hạnh từ khi đi tìm cách mạng đến khi chị trở thành cán bộ. Cô gái đất Ba Dừa mạnh mẽ đã vƣợt qua bao tình huống ngặt nghèo, gian khổ để móc nối, tổ chức các cuộc phá ấp chiến lƣợc vào những năm năm mƣơi. Cũng vì khi đang viết tập này mà Nguyễn Thi đã không tham gia đƣợc đợt I cuộc Tổng tiến công Mậu Thân. Tiểu thuyết Ở xã Trung Nghĩa lấy bối cảnh vào những năm sau Hiệp định Geneve – thời kì Cách mạng miền Nam ở trong tình thế gay go nhất. Nguyễn Thi đã chọn tình huống đắt giá nhất để đặt các nhân vật vào thử thách, những cuộc đụng độ. Thời kì này lực lƣợng kháng chiến phần lớn đã tập kết ra Bắc, một bộ phận còn lại thì rút vào bí mật. Dù tác phẩm mới chỉ ở dạng bản thảo, chƣa hoàn thành nhƣng ngƣời đọc không thể phủ nhận Nguyễn Thi - một “tiểu thuyết gia” đầy tài năng và hứa hẹn ở tƣơng lai. Có thể thấy, các tác phẩm trong tập Truyện và kí đều viết về nhân dân Nam Bộ trong cuộc kháng chiến trƣờng kì chống Mĩ cứu nƣớc. Từ đau thƣơng mà con ngƣời nơi đây phải gánh chịu đến những tháng ngày kiên cƣờng chiến đấu bảo vệ 17
  24. Tổ quốc; từ trẻ em, phụ nữ đến ngƣời già đều trở thành anh hùng dân tộc. Các tác phẩm đều toát lên đƣợc tinh thần yêu nƣớc mãnh liệt của đồng bào miền Nam nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung. Đồng thời tập Truyện và kí cũng là những trang văn miêu tả hành động, ngôn ngữ nhân vật rất sâu sắc của Nguyễn Thi. Truyện và kí của Nguyễn Thi là bản tố cáo đanh thép chế độ Mĩ Ngụy dã man, những hiện thực đời sống ngƣời dân Nam Bộ đầy đau thƣơng. Ngợi ca những con ngƣời bất khuất, dũng cảm đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Những trang viết của nhà văn đã góp phần tạo nên nét độc đáo, mang đến một hƣơng sắc riêng cho nền văn học kháng chiến nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. 18
  25. Chƣơng 2 BỨC TRANH HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI NAM BỘ TRONG TRUYỆN VÀ KÍ CỦA NGUYỄN THI 2.1. Bức tranh hiện thực đời sống Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn Thi 2.1.1. Hiện thực đời sống trên chiến trường Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, chiến tranh ở nƣớc ta chấm dứt bằng Hiệp định Geneve. Quân Pháp rút về nƣớc và miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Nhƣng với âm mƣu xâm lƣợc Việt Nam từ lâu, đế quốc Mĩ đã nhân cơ hội này quyết tâm biến nƣớc ta thành thuộc địa kiểu mới, chia cắt hai miền. Dân tộc ta lại phải trải qua một cuộc đấu tranh để giành độc lập. Với hoàn cảnh lịch sử nhƣ vậy, văn học giai đoạn này cũng buộc là một phƣơng tiện chiến đấu, phản ánh chính xác, đầy đủ hiện thực đồng thời cổ vũ, động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân. Thời kì này đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị thể hiện sâu sắc bức tranh hiện thực trong chiến tranh: Dấu chân người lính (Nguyễn Minh Châu), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Hòn Đất (Anh Đức), Con đường xuyên rừng (Lê Văn Thảo), Hầu hết các nhà văn đều từng là những ngƣời lính trên chiến trƣờng miền Nam vừa cầm súng vừa cầm bút nên tái hiện rất đầy đủ và chân thực về tội ác của giặc Mĩ cũng nhƣ số phận của đồng bào ta đã trải qua. Cùng với thế hệ các nhà văn đó, Nguyễn Thi dù sinh ra ở miền Bắc nhƣng gần nhƣ cả cuộc đời ông đều dành tình cảm cho miền Nam ruột thịt. Hiện thực trong sáng tác của ông đều là những hiện thực nhà văn từng trông thấy, cảm thấy và trải nghiệm. Chính thực tế đó đã tạo ra những trang văn chân thực, giản dị mà tinh tế. Nó đƣợc bứt phá từ trái tim đầy yêu thƣơng mãnh liệt dù hiện thực ấy có đắng cay, u ám hay hạnh phúc ngập tràn. Đọc Truyện và kí độc giả có thể cảm nhận đƣợc hiện thực đời sống con ngƣời Nam Bộ trong thời kì đó, hiện thực đầy đắng cay, gian khổ mà ngƣời dân vùng sông nƣớc đã trải qua để giành đƣợc tự do. Nguyễn Thi đã mở ra một bối cảnh đầy bom đạn mà giặc Mĩ đã gieo rắc xuống cho nhân dân miền Nam ở hầu hết các tác phẩm: Chuyện xóm tôi, Dòng kinh 19
  26. quê hương, Những sự tích ghi ở đất thép, nhƣ: “Máy bay Mĩ bắn xối xả vào xóm”, “lƣợn suốt ngày”, “chúng gấp rút cho từng đàn máy bay đi thả hết ngàn tấn bom này đến ngàn tấn bom khác. Từ các hải cảng ở Nhật, Phi-lip-pin chúng đem vào miền Nam ta hàng sứ đoàn lính Mỹ, hàng trăm tàu chiến, máy bay, chúng lén ra miền Bắc ném bom bừa bãi [16;47]. Ở Những sự tích ở đất thép thì “máy bay giặc đánh đu ở trên sông, chúng rình bắn bất kì cái gì khác với nƣớc” [16;191]. Bao nhiêu hố bom mới cũ kín cả lối đi, nhiều khi còn có cả “những miểng pháo nằm trong nồi canh” [16;194]. Chỉ điểm vài câu trong mỗi tác phẩm nhƣng Nguyễn Thi đã cho ngƣời đọc thấy đƣợc sự dã man, đầy tội ác của Mĩ – Ngụy. Cũng giống Nguyễn Trung Thành viết trong Rừng xà nu, ngay ở đầu tác phẩm: “Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy” [10;51]. Nếu nhƣ Nguyễn Trung Thành viết về vùng cao Tây Nguyên thì Nguyễn Thi lại viết về vùng đồng bằng Nam Bộ. Nếu ở Rừng xà nu chúng nó bắn đã thành lệ thì với không gian, thời gian rộng hơn Truyện và kí, chúng nó bắn nhiều hơn, bắn bất cứ khi nào khiến ngƣời dân khốn khổ hơn, không kịp chạy vào hầm. Cả hai nhà văn đều không sử dụng những từ ngữ đau thƣơng nhƣ Tây Tiến (Quang Dũng) nhƣng ngƣời đọc vẫn hình dung đƣợc bức tranh hiện thực đầy tàn nhẫn trong chiến tranh. Ngay cả những ngày Tết “máy bay trực thăng ngày đôi ba cữ đến trả thù, đánh nhau với du kích” [16;26]. Cuộc sống của ngƣời dân Nam Bộ nói riêng và đồng bào miền Nam nói chung trong suốt hơn 20 năm bị xâm lƣợc không lúc nào không chịu cảnh loạn lạc. Hết ném bom, chúng lùng từng nhà bắt cộng sản với chủ trƣơng “thà giết nhầm còn hơn bỏ sót”. Nhƣng cũng không làm mất đi ý chí chiến đấu giành độc lập của dân ta. Chính những đau thƣơng, bị áp bức đó lại càng dậy lên sức mạnh quyết tâm chiến thắng. Dù là cuộc chiến không cân sức nhƣng “trƣớc khó sau quen”, nhân dân Nam Bộ luôn mang trong mình ngọn lửa chiến đấu, đánh đuổi lũ xâm lƣợc. Nhà 20
  27. văn đã khắc họa thành công bức tranh đời sống nhân dân trong chiến tranh chân thực, tinh tế. Những ngày đầu, lực lƣợng của ta chƣa đủ mạnh nên cán bộ, bộ đội phải ở ẩn trong rừng cùng sự tiếp tế, hỗ trợ của nhân dân đợi thời cơ chiến đấu. Nhƣng trong Truyện và kí, Nguyễn Thi đặc biệt tập trung đến sự chiến đấu kiên cƣờng của nhân dân miền Nam. “Tổ du kích phối hợp với du kích toàn xã đánh giặc tới tấp. Mỹ vào cũng diệt, Mỹ co lại thì lôi ra mà đánh. Đánh với tất cả nghị lực và trí thông minh của ngƣời phụ nữ Việt Nam vì nƣớc, vì chồng, vì con, vì cuộc đời cơ cực mà cầm súng” [16;112]. Khi đã chịu quá nhiều cơ cực, uất ức thì điều hiển nhiên là vùng dậy đòi công bằng, tự do dù con đƣờng đó không hề dễ dàng, đầy hiểm nguy, cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Những ngƣời làm Cách mạng chúng bắt đƣợc thì đƣa đi tù, thậm chí tra tấn dã man, tàn khốc. Anh Chẩn - chồng chị Nguyễn Thị Hạnh trong Ước mơ của đất: “Hồi anh vƣợt ngục ở Biên Hòa, giặc bắt đƣợc, chúng đóng cọc vào tay anh, phơi nắng bảy ngày” [16;270]. Đọc Truyện và kí có thể thấy đƣợc toàn bộ quá trình đồng bào miền Nam chống Mĩ. Cách mạng bắt đầu hoạt động thì giặc Mĩ siết chặt ngƣời dân dùng súng, thép gai quây lại để dễ cai trị. Những nơi không lùa đƣợc, chúng chà xát, cấu xé, cán bộ cũng phải lánh ra bƣng. Khi không có ngƣời, không bắt đƣợc cộng sản, chúng bắn xung quanh, tàn phá từ những thứ nhỏ nhất “những cành cây bị bom Mỹ phạt rụng đang phơi thân khẳng khiu dầy đặc trên mặt nƣớc”, “những đàn cá lòng tong nhƣ những chiếc lá chết, nằm phơi bụng trắng bập bều trôi theo” [16;49]. Ở tùy bút Dòng kinh quê hương, nhà văn khắc họa chân thực những hành động dã man của giặc Mĩ khi chúng lùa khí độc xuống hầm trẻ em. Với ngôn ngữ đanh thép, Nguyễn Thi đã cho thấy hiện thực mà đồng bào ta phải chịu đựng trong chiến tranh. Trong cuốn tiểu thuyết duy nhất, dù chỉ 3 chƣơng, tác giả cũng chƣa kịp đặt tên nhƣng ngƣời đọc vẫn có thể cảm nhận đƣợc kết thúc tác phẩm sẽ là “một cuộc đồng khởi long trời lở đất” ở xã Trung Nghĩa. Cuốn tiểu thuyết này mang tính khái quát cho toàn bộ miền Nam đồng thời sẽ kéo theo sự sụp đổ âm mƣu Bắc tiến của Mĩ – Ngụy ở Sài Gòn; là tiền đề mở ra cuộc chiến tranh nhân dân phát triển đến đỉnh cao và đƣa đến ngày toàn thắng. 21
  28. Bức tranh hiện thực đời sống ngƣời dân Nam Bộ đƣợc Nguyễn Thi miêu tả đầy đủ, chân thực trong Truyện và kí với những tội ác của đế quốc Mĩ đồng thời thấy đƣợc tinh thần chiến đấu quật cƣờng của nhân dân. Trong bức tranh hiện thực đầy đau thƣơng đó, Nguyễn Thi đã tô điểm bằng những chiến công hào hùng của ngƣời dân miệt bƣng biền ngập nƣớc. Đó là ánh mắt vui sƣớng, “mừng húm” khi bắt đƣợc thằng Mĩ. Đó là tình huống dở khóc dở cƣời khi “thằng Mỹ nhƣ không còn đủ sức đứng nữa, khuỵu đầu gối xuống đất cái huỵch, khóc rống lên” [16;227]. Đó là những ngƣời lính muốn bỏ trốn khỏi chiến tranh đến xin tiền ngƣời dân. Điều này cho thấy một khía cạnh khác trên chiến trƣờng là không phải ngƣời lính Mĩ nào cũng ác, cũng muốn tham gia xâm lƣợc nƣớc ta và chúng rất “ham sống sợ chết”. Ở hai tác phẩm kí Người mẹ cầm súng và Ước mơ của đất tác giả đã miêu tả chi tiết từ những ngày đầu kháng chiến đến ngày toàn thắng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ – Ngụy. Trong hai tác phẩm đó nói riêng và Truyện và kí nói chung, bên cạnh bức tranh hiện thực đời sống đầy đau thƣơng, hào hùng còn có cuộc sống đời thƣờng vừa giản dị vừa chân thực. 2.1.2. Hiện thực cuộc sống đời thường Nếu nhƣ ở Dấu chân người lính, Nguyễn Minh Châu chỉ tập trung miêu tả khung cảnh rộng lớn và hào hùng trong chiến tranh, tinh thần dũng cảm, gan dạ của thế hệ trẻ: Lữ, Khuê, Cận, trong cuộc kháng chiến trƣờng kì thì đến với Truyện và kí của Nguyễn Thi, độc giả không chỉ thấy đƣợc bức tranh đời sống trên chiến trƣờng mà còn thấy đƣợc cuộc sống đời thƣờng khó khăn, đau thƣơng nhƣng tràn ngập tình cảm, tinh thần đoàn kết. Đó là những tháng ngày ngắn ngủi bọn giặc “nhịn ăn giữ hang”, cuộc sống của ngƣời dân mới có chút yên bình: “Hàng so đũa ven lộ bắt đầu đâm tƣợc. Mía cũng nảy lá non. Những cây thuốc non nằm thu gọn dƣới bóng của những chiếc nón lá đa, núp nắng. Gà con gây giống kêu chiêm chiếp dƣới hàng rào bông bụt. Trƣờng học mới đang lợp, nắng còn rọi vào lƣng áo trắng của cô giáo ngồi giảng bài. Trẻ con ngồi ê a và tự hình dung một cách rất nhạy rằng chữ ơ giống hệt trái lựu đạn” [16;28]. Nguyễn Du đã từng ví: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Ngƣời buồn cảnh 22
  29. có vui đâu bao giờ” (Truyện Kiều). Ở đây, Nguyễn Thi cũng ví cảnh mang tâm trạng của con ngƣời. Trong những ngày tháng ngắn ngủi, giặc yên, con ngƣời nhƣ “đâm tƣợc”, “nảy lá non”, Điều này cho thấy sự khao khát của nhân dân đƣợc sống những tháng ngày thanh bình. Những năm tháng tự do, sống yên bình với chính mình. Đó còn là bức tranh về những đứa trẻ vui đùa ở nhà, tự chơi với nhau để ba mẹ yên tâm đi đánh giặc trong truyện ngắn Mẹ vắng nhà, Người mẹ cầm súng. Thực tế những đứa trẻ trong hai tác phẩm này đều là một, là con của chị Út Tịch. Chúng mang dòng máu anh hùng của mẹ, chí khí của cha, tự ý thức đƣợc hiện thực lúc bấy giờ phải diệt hết bọn Mĩ xâm lƣợc. Chúng mang sự quyết tâm đó qua các trò chơi hàng ngày, qua những con chữ ê a học nói: “Tờ im tim huyền tìm Mỹ mà diệt Diệt Mỹ ngụy” [16;96]. Nhƣng đó chỉ là những ngày ngắn ngủi bọn Mĩ ngụy “ở ẩn”. Ngoài ra, Nguyễn Thi còn vẽ ra bức tranh cuộc sống đầy thiếu thốn, đau thƣơng mà đồng bào miền Nam phải gánh chịu, chiến đấu gian khổ, giành độc lập. Xã Tam Ngãi: “Năm đó, 1959, Tam Ngãi nghèo lắm, đất đai chui dần vào những bọn nhƣ Hàm Giỏi Tam Ngãi đói. Khoai tháng bảy cũng không đủ ăn. Nhà không còn hột gạo” [16;142]. Đó không chỉ là cuộc sống đói khổ của Tam Ngãi mà là của cả đồng bằng Nam Bộ, cả đồng bào miền Nam. Lũ giặc Mĩ siết chặt cả đồng bằng lẫn vùng núi. “Cả một vùng rộng lớn thiếu muối. Sáu ngàn ngƣời thèm muối, sáu ngàn ngƣời cả ngƣời già, trẻ con suốt ba năm trời nhịn muối” [16;41]. Muối là thứ gia vị không thể thiếu của nhân dân thời xƣa mà chúng cấm không cho dùng suốt bao năm. Đây là một tội ác không thể tha thứ. Nhƣng không chỉ dừng lại ở sự áp bức về vật chất, chúng còn rải chất độc màu da cam khiến ngày nay vẫn bao gia đình phải gánh hậu quả của nó. Chất độc màu da cam – cái tên mà bất kì ai nghe thấy cũng phải rợn ngƣời. Chất độc màu da cam thực chất là một thứ thuốc diệt cỏ mà quân Mĩ sử dụng trong chiến tranh bấy giờ. Có rất nhiều nhân chứng sống ghi lại những “sản phẩm” vô lƣơng tâm mà lũ xâm lƣợc gieo rắc cho con ngƣời. Năm 1960, bà Nguyễn Thị Ngọc Phƣợng là hộ 23
  30. sinh cho những đứa trẻ Sài Gòn. Năm 1968, bà đã chứng kiến một hài nhi không có óc và xƣơng sống. Sau đó, bà liên tục đỡ ra những đứa bé dị dạng, không tay, không chân, không mắt, Trƣờng hợp khác là bà Đào Thị Kiều – một nông dân ở Biên Hòa có khu ruộng bị giặc Mĩ rải thuốc diệt cỏ. Bà sinh đƣợc tám đứa con thì đến bảy đứa bị dị tật bẩm sinh và năm ngƣời đã chết yểu. Trong thời kì đó, bọn Mĩ Ngụy rải đơn tuyên truyền rằng thuốc diệt cỏ “tuyệt nhiên không gây độc hại cho ngƣời, vật cũng nhƣ nƣớc uống, hít phải hàng ngày cũng không sao”. Đây cũng là một sự hạn chế của ngƣời dân Việt Nam do thiếu sự hiểu biết và ít ngƣời biết chữ lúc bấy giờ nên đã tin vào luận điệu xảo trá của lũ xâm lƣợc. Trong Dòng kinh quê hương, Nguyễn Thi cũng lấy chính nhận xét của nhà văn lớn Mĩ để cho thấy những luận điệu man rợ: “Có một con lạc đà ăn đƣợc cả mảnh chì lẫn mảnh chai một cách bình thƣờng nhƣng khi ăn lầm phải một mảnh báo Mỹ thì bỗng lăn đùng ra chết” [16;51]. Những luận điệu man rợ, giả dối của chúng còn kinh khủng hơn những mảnh chì, mảnh chai độc, sắc bình thƣờng. Điều này càng nhấn mạnh lên sự vô nhân đạo của đế quốc Mĩ. Ngoài ra, đồng bào ta còn phải sống những tháng ngày thiếu thốn, chịu nhiều mất mát, những ngƣời phụ nữ chúng bắt đƣợc thì hãm hiếp, làm nhục, Dù đời sống đầy thiếu thốn, khó khăn, giặc Mĩ dùng mọi cách để dụ dân nhƣng cũng không thể lay chuyển đƣợc ý chí, tinh thần chiến đấu của họ. Mảnh đất đó đã chai cứng nhƣ chính tinh thần của ngƣời dân Nam Bộ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Tiểu thuyết Ở xã Trung Nghĩa cũng cho thấy cuộc sống đời thƣờng của xã Trung Nghĩa khi Cách mạng đang ở tình thế gay go nhất. Nhà văn lấy cảm hứng, ý tƣởng, tổng hợp chất liệu văn học từ hai vùng đất Mĩ Tho và Bến Tre. Từ diễn biến hiện thực ở hai khu trù mật: Long Trung và Thành Thới, Nguyễn Thi đã xây dựng nên một khu trù mật điển hình của xã Trung Nghĩa điển hình. Tác phẩm viết về những năm sau Hiệp định Geneve là bƣớc ngoặt quan trọng của Đảng và Cách mạng. Ở miền Nam lúc này, đế quốc Mĩ đã lợi dụng sự thất bại của thực dân Pháp để nhảy vào, đƣa tập đoàn phản động Ngô Đình Diệm lên nắm quyền. Chúng tập 24
  31. trung tiêu diệt phong trào Cách mạng Việt Nam, chia cắt hai miền nƣớc ta và biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới. Vì vậy, nhân dân miền Nam cùng sự tiếp tế của miền Bắc tiếp tục đấu tranh chống lại đế quốc Mĩ và lũ tay sai. Ngay ở những trang đầu tiên đã thấy đƣợc tính chất căng thẳng, đối đầu giữa nhân dân với bọn tay sai và sự thay đổi ở xã Trung Nghĩa khi đế quốc Mĩ chiếm đóng: “Nếu nhƣ hồi Pháp thì ngƣời ta gọi nó là nhà việc, nhƣng từ ngày trào chính phủ quốc gia lên coi quyền làng, nó đƣợc đặt lên lại là nhà công sở Trƣớc đây, trong miếu Bà, đầu cá vốn đƣợc đặt đúng cách hai bên xà hai con nhìn xuống giữa bái đƣờng, giờ con kia đâu mất, chỉ còn một con này đƣợc xây dựng lại, tùy tiện đến mức hàm cá thì ngửa lên trên, râu cá uốn ngƣợc xuống dƣới, một con mắt bị cái gì đâm lũng trông đau khổ nhƣ vừa bị trúng đạn” [16;381]. Miếu là một công trình kiến trúc văn hóa thờ thánh thần, là tín ngƣỡng bao đời nay của dân tộc ta, là một nơi yên tĩnh và thiêng liêng, đại diện cho cả vùng, cả con ngƣời nơi đây. Nhƣng, từ khi bọn xâm lƣợc đến, miếu trở nên lố bịch, biến dạng, không còn đƣợc tôn thờ nhƣ đúng nghĩa của nó. Điều này đã cho thấy đƣợc sự tàn phá, đối nghịch trong cuộc sống, phong tục của ngƣời dân Việt Nam trƣớc và sau khi bị xâm lƣợc. Chính đó đã cho thấy đƣợc hiện thực ngột ngạt, bất công của ngƣời dân xã Trung Nghĩa cũng nhƣ nhân dân miền Nam trong những ngày đầu đế quốc Mĩ xâm lƣợc. Nhƣng trên chiến trƣờng hay cuộc sống đời thƣờng ta vẫn thấy đƣợc niềm tin, sự lạc quan của ngƣời dân trong sinh hoạt hàng ngày. Đó là những tiếng cƣời, những câu chuyện đùa xua đi áp lực, đau thƣơng của chiến tranh nhƣ trong Những sự tích ở đất thép: - “Chị suôi ăn cơm nhẹn rồi đi nghe! - Anh suôi cứ đánh đi. Chị suôi ăn cơm xong chị suôi sẽ kêu” [16;231]. Anh suôi, chị suôi là cách để gọi thông gia giữa hai gia đình. Cách xƣng hô thân mật này đã diễn tả chân thực đƣợc tinh thần lạc quan, bất khuất của con ngƣời trong kháng chiến. Trong những tháng năm bị xâm lƣợc, chỉ vài giây phút hạnh phúc ngắn ngủi nhƣng cũng đủ tiếp thêm sức mạnh cho họ trên con đƣờng quyết chiến, quyết thắng. 25
  32. Chính những tháng ngày chịu áp bức đã thôi thúc những lớp thanh niên cầm súng ra chiến trƣờng. Từ thế hệ cha mẹ nhƣ chị Út Tịch, chị Nguyễn Thị Hạnh, đến Nga, Chỉnh, chị Hai, chị Chiến, Việt, và cả những cậu bé Đực, Bỉnh, con Bé, thằng Hiển, đều mang trong mình khát vọng chiến đấu giành tự do. Ngƣời ngƣời lớp lớp đều quyết tâm đánh đuổi bọn xâm lƣợc và lũ tay sai bán nƣớc. Có thể thấy Truyện và kí của Nguyễn Thi chính là một bản án tố cáo đanh thép những tội ác của thực dân Mĩ đã gây ra cho nhân dân miền Nam. Đồng thời, qua tập truyện độc giả cũng thấy đƣợc hiện thực đau thƣơng và chiến đấu hào hùng, anh dũng của đồng bào miền Nam. Tất cả những hiện thực đó đều đƣợc vun đắp bởi con ngƣời Nam Bộ, bởi ngƣời dân miền Nam kiên cƣờng, bất khuất. Những con ngƣời đó đƣợc Nguyễn Thi miêu tả vừa ẩn chứa vẻ dịu dàng, tình cảm trong cuộc sống đời thƣờng vừa mang vẻ hiên ngang, quyết liệt trong kháng chiến. 2.2. Con ngƣời Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn Thi 2.2.1. Con người Nam Bộ trong chiến trường Hầu hết các tác phẩm viết về chiến tranh đều khắc họa rất chân thực ngƣời chiến sĩ trên chiến trƣờng. Đó là Kinh, Lữ, Nhẫn, Lƣợng, Khuê, Xiêm, trong Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu trên chiến dịch tại mặt trận Khe Sanh. Khuê là một chiến sĩ cần vụ nhạy bén, khéo léo, thông minh và là cấp dƣới của cán bộ Kinh – một chính ủy đầy hoạt bát, đức độ, lí tƣởng, đặc biệt quan tâm tới cấp dƣới, giàu tình cảm. Nhẫn là một trung đoàn trƣởng của trung đoàn 5, là con ngƣời nghiêm khắc nhƣng thanh lịch do xuất thân là tiểu tƣ sản và từng đƣợc rèn luyện khắc khổ. Anh là cấp trên của Lƣợng – đại đội trƣởng bên đại đội trinh sát. Lƣợng có dáng vẻ cao lớn, vụng về, cứng nhắc, nghiêm nghị. Trong những lần đi tìm hiểu tình hình địch, anh nảy sinh tình cảm với Xiêm – một ngƣời phụ nữ có chồng theo hàng ngũ của địch. Nhƣng vì chiến tranh, vì bổn phận ngƣời chiến sĩ tình cảm ấy cũng chỉ là kỉ niệm trong hồi ức. Mọi ngƣời làm việc cùng nhau, mỗi ngƣời mang một tính cách riêng nhƣng giữa họ đều mang trong mình lòng nhiệt huyết tràn trề, sự chiến đấu kiên cƣờng và có niềm tin mãnh liệt vào cuộc kháng chiến trƣờng kì. Hay đó là cụ Mết, anh Quyết, Tnú, Mai, Dít, bé Heng trong Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành 26
  33. Nhƣng điều đặc biệt trong Truyện và kí của Nguyễn Thi là nhà văn chỉ tập trung làm nổi bật hình ảnh ngƣời phụ nữ anh hùng Nam Bộ, những ngƣời phụ nữ chân yếu tay mềm nhƣng khi bƣớc vào cuộc chiến họ rất anh dũng, kiên cƣờng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nƣớc. Đó là một truyền thống quý báu của dân tộc ta”. Dù vậy, truyền thống anh hùng Bà Trƣng, Bà Triệu của ta chƣa bao giờ đƣợc bộc lộ rõ nhất trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ này. Ta có thể bắt gặp những ngƣời anh hùng đƣợc lấy từ nguyên mẫu có thực: chị Út Tịch, chị Nguyễn Thị Hạnh, Đó cũng là những ngƣời “không ai nhớ mặt đặt tên” chiến đấu đến giây phút cuối cùng để bảo vệ đồng bào mình. Họ đều là những ngƣời nông dân chất phác, hiền lành nhƣng bƣớc vào cuộc chiến họ trở nên mạnh mẽ, hiên ngang, luôn giữ vững ý chí của mình. Đây chính là những ngƣời phụ nữ điển hình cho con ngƣời Nam Bộ, cho đồng bào miền Nam và cả dân tộc Việt Nam. Trong tiểu thuyết Hòn Đất, nhà văn Anh Đức đã đúc kết từ nguyên mẫu ngƣời con gái miền Nam – chị Sứ. Chị là ngƣời mang nhiều đức tính cao quý, sẵn sàng hi sinh vì sự sống của đồng đội, vì lí tƣởng mà suốt đời chị theo đuổi. Trong Truyện và kí, trƣớc hết Nguyễn Thi đã khắc họa đƣợc vẻ đẹp thông minh của con ngƣời Nam Bộ trong kháng chiến. Trong chiến tranh, đặc biệt là kháng chiến chống Mĩ – một cuộc chiến không cân sức thì sự thông minh là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Từ chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng đến Hạnh trong Ước mơ của đất đều vì cực khổ quá mà tìm đến Cách mạng. Khi đến đƣợc với Cách mạng thì họ luôn là những ngƣời phụ nữ thông minh, sắc sảo, quyết chiến với địch. Khi bọn lính tới nhà lùng anh Hai là cán bộ kháng chiến, chị Út mua rƣợu, mua gà sang nhà bên cạnh, dụ nó sang đó. Chị hiểu đƣợc bọn lính, thằng nào cũng nhƣ thằng nào nên rất dễ dụ. Nhờ chị mang rƣợu đến dụ lũ giặc nên quân ta đã lấy đƣợc một bót giặc. Dịp khác, hai lần chị không rải đƣợc truyền đơn, suýt bị giặc bắn, chị đã nghĩ ngay đến “phải nhờ dân”. Bà mẹ sáu con chân thật mang bụng bầu kể cho bà con chuyện đánh Mĩ, chuyện dân ta cực khổ, bị áp bức trong ấp chiến lƣợc, Và “sáng hôm sau, bọn giặc ở Cầu Kè thấy truyền đơn xuất hiện trắng trên 27
  34. con đƣờng phía cầu sắt. Chúng không hiểu nổi Giải phóng quân đã vô đây võ trang tuyên truyền từ lúc nào” [16;167]. Cô gái tên Gần ở vùng đất Củ Chi trong Những sự tích ở đất thép dù nhỏ bé nhƣng “điệu cổ” đƣợc cả thằng Mĩ “sống nhăn”, băng qua cánh đồng làng Hạ. Hình ảnh này khiến ta nhớ đến cô o du kích nhỏ trong bài thơ Tấm ảnh của Tố Hữu: “O du kích nhỏ giƣơng cao súng/ Thằng Mĩ lênh khênh bƣớc cúi đầu/ Ra thế! To gan hơn béo bụng/ Anh hùng đâu cứ phải mày râu”. Từ hình ảnh đối lập giữa nữ chiến sĩ với thằng Mĩ to cao đã cho thấy đƣợc sự can trƣờng, dũng cảm của nhân dân ta. Cô o du kích đó cũng nhƣ đại diện cho nhân dân Việt Nam ta tuy bé nhỏ nhƣng vẫn chiến thắng bọn Mĩ xâm lƣợc nhờ sự gan dạ, anh dũng. Những con ngƣời Nam Bộ đó còn rất gan dạ, bất khuất quyết chiến đến cùng. Phẩm chất này cũng xuất phát từ điều kiện địa lí đã có từ ngàn năm. Trƣớc đây, Nam Bộ chỉ là vùng đất rừng rậm, hoang vu, tràn ngập thú dữ, bốn bề quạnh hiu. Bởi thế mới có ca dao rằng: “Tới đây xứ sở lạ lùng/ Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê”. Không chỉ gặp những cảnh tƣợng lạ lùng mà con ngƣời còn luôn bị rình rập bởi thú rừng nhƣ: “Cà Mau khỉ khọt trên bƣng/ Dƣới sông sấu lội, trên rừng cọp um”, “Chèo ghe sợ sấu cắn chƣn/ Xuống sông sợ đỉa, lên rừng sợ ma”, Thiên nhiên hoang vu, bí ẩn, đầy hiểm nguy, không còn cách nào con ngƣời buộc phải sống, chống chọi với nó. Vì vậy, đây là mảnh đất của những ngƣời gan dạ. Miền Tây Nam Bộ cũng là mảnh đất lƣu đày và nổi dậy cuối cùng của đất nƣớc, sơn thủy tận cùng. Nếu không đủ nghị lực để sống ở đây thì đâm đầu xuống biển Thái Bình Dƣơng mà chết hoặc là phải cố bám trụ, đấu tranh mà sống. Chính nhờ đặc điểm thiên nhiên nhƣ vậy đã tạo ra con ngƣời Nam Bộ biết chấp nhận nguy hiểm, luôn có sức sống ngang tàng, một tính cách nghĩa khí, chí khí hiên ngang. Tính cách đó đã có từ thuở khai hoang nên khi chiến tranh xảy ra sức sống đó lại vùng lên mãnh liệt. Con còn nhỏ, lại bụng mang dạ chửa chị Út Tịch vẫn cầm súng ra chiến trƣờng. Ngay ở tiêu đề phần VII cũng thấy đƣợc sự gan dạ, ý chí chiến đấu của chị: 28
  35. “Có ai đánh giặc mà chờ sanh xong mới đánh”[16;148]. Đến việc sinh con chị cũng đặt sau nhiệm vụ chiến đấu đã cho thấy đƣợc sự gan lì, quả cảm của chị Út Tịch. Khi cận kề bót giặc, dù tay không chị cũng không hề sợ hãi, chị bắn một phát “một thằng chết nhảy dựng, Út lại la: Nó “lâm thôn” rồi! Đánh tới anh em ơi!” [16;149]. Cái giọng kiên định đó đã tạo nên khí thế cho dân ta vùng dậy, cái giọng khiến cả bọn giặc hoảng sợ. Hôm đó, chị Út đã mang về cho quân ta một bao đạn. Trong cuộc chiến không cân sức này sự gan dạ, dũng cảm là điều không thể thiếu và đó cũng chính là yếu tố quan trọng để dẫn đến sự toàn thắng. Từ nhỏ đến lớn, dù trong bất kì hoàn cảnh khó khăn nào ngƣời nữ anh hùng đều tìm mọi cách để hoạt động cách mạng và can đảm vƣợt qua: “Bị giặc lùng bắt, út bồng đứa con mới đẻ lƣu lạc lên Sa Đéc. Ở đó, chị lại móc đƣợc với cơ sở nội tuyến, đi tìm anh em mình vô phá cầu, lấy bót Cai Châu” [16;136]. Đó là phẩm chất kiên cƣờng, bất khuất của con ngƣời anh hùng chiến đấu hết mình vì dân tộc. Dù bị giặc lùng bắt, mới sinh con, phải bồng đứa nhỏ đi chạy trốn nhƣng chị vẫn không đầu hàng trƣớc số phận. Mang trong mình những phẩm chất anh hùng bất diệt của cách mạng, chính những con ngƣời Nam Bộ bình dị đã đánh bại kẻ thù tàn bạo nhƣ Tám Thế, Quận Hùm và lũ tay sai bán nƣớc, Bên cạnh đó còn có những cô gái không trực tiếp cầm súng chiến đấu, họ chọn con đƣờng ở sau chiến trƣờng làm y tá, chăm sóc cho bộ đội bị thƣơng. Khi đọc Nhật kí Đặng Thùy Trâm, độc giả có thể hình dung đƣợc công việc của các bác sĩ, y tá trên chiến trƣờng. Họ là những con ngƣời chăm sóc tận tình, đem lại niềm vui cho các chiến sĩ và luôn hi sinh một cách thầm lặng. Ở Truyện và kí ta cũng bắt hình ảnh cô gái Bƣng trong Những sự tích ở đất thép không xin đƣợc đi chiến đấu, cô học làm y tá thể hiện tài năng, tình cảm của mình: “Cô chạy thăm anh này, hỏi anh kia, rằng vết đau này không cần phải đi quân y, bệnh kia chỉ uống cái gì đó là hết ngay tức khắc” [16;196]. Trong tùy bút Đại hội anh hùng, Những câu nói ghi trong Đại hội, Nguyễn Thi đã ghi chép lại rất chân thực hình ảnh ngƣời chiến sĩ hào hùng trong kháng chiến. Ngƣời anh hùng Trần Dƣỡng hai mƣơi ngày nằm dƣới cát nghĩ cách đánh 29
  36. cho dân ta đến mức gió Lào thổi, anh nhƣ bị nung. Ngƣời anh hùng Trừ Văn Thố lấy thân lao vào bịt lỗ châu mai khi trận đánh diễn ra hết sức gay go. Ở vùng núi cao có anh hùng Pi Năng Tắc làm cầu nối giữa ngƣời dân với Cách mạng, bày cho dân cách làm bẫy đánh giặc. Họ chính là Đảng, là Cách mạng, là đại diện cho cả dân tộc, là hạt nhân của cả sáu ngàn ngƣời anh hùng. Họ chấp nhận hi sinh để đồng đội, đồng bào, đất nƣớc mình đƣợc độc lập. Trong chiến tranh, cái chết là điều không tránh khỏi. Có biết bao ngƣời đã anh dũng hi sinh, quyết tâm giành tự do cho dân tộc. Họ là những anh hùng đƣợc sinh ra từ chân lí, lẽ phải, đại diện cho dân tộc chống lại, đánh đuổi bọn xâm lƣợc. Cậu bé Việt trong Những đứa con trong gia đình, dù chƣa đủ tuổi vẫn xung phong đi kháng chiến. Khi bị thƣơng, phải nằm lại ở chiến trƣờng Việt vẫn quyết chiến đấu đến phút cuối cùng, tự nhủ lòng mình: “Việt còn đây! Việt sẽ tới phụ các anh! Việt chộp súng, lên đạn. Cả mƣời ngón tay không ngón nào còn lên nổi, Việt ghé răng, giựt mạnh cơ bẩm. Một viên đạn đã lên nòng ” [16;65]. Anh Nguyễn Văn Quang luôn nhắc đi nhắc lại câu nói “Chết! Chết đứng thẳng còn hơn sống quỳ”. Trong một trận đấu một mình anh với cây đại liên, xung quanh là giặc Mĩ. Dù ngƣời đồng đội thân thiết nhất đã hi sinh nhƣng anh đã giấu nỗi đau đó vào trong, bằng tất cả lòng căm thù, một tay xách cây đại liên nòng, tay kia xách thùng đạn, trên lƣng cõng thêm thùng nữa, hông thêm cây súng, vĩnh biệt đồng đội, anh “một mình một mũi”. Tất cả các hình ảnh con ngƣời trên chiến trƣờng đó đã cho thấy đƣợc sự kiên cƣờng, bất khuất của những con ngƣời Nam Bộ nói riêng và đồng bào miền Nam nói chung đã mang về những chiến công, giành lấy độc lập cho dân tộc. Chính nhờ những ngƣời dân, những con ngƣời Nam Bộ hiền lành, chất phác vì áp bức mà vùng lên chiến đấu là yếu tố then chốt quyết định sự thắng lợi của cuộc kháng chiến trƣờng kì, giải phóng miền Nam. Trong hoàn cảnh chiến tranh, ngƣời dân đặc biệt là ngƣời phụ nữ buộc phải mạnh mẽ, chiến đấu quyết liệt bằng tất cả sự gan góc, bản lĩnh của dòng máu Nam Bộ, của đồng bào miền Nam nhƣng trong họ vẫn mang những nét đời thƣờng, chân thật nhất. 30
  37. 2.2.2. Con người Nam Bộ trong cuộc sống đời thường Rời khỏi cuộc chiến đấu, đồng bào miền Nam lại trở về với con ngƣời đời thƣờng, với những gì chất phác, mộc mạc nhất. Bên cạnh hình ảnh con ngƣời đầy dũng cảm, gan dạ trên chiến trƣờng, Truyện và kí của Nguyễn Thi còn khắc họa thành công hình ảnh con ngƣời Nam Bộ trong cuộc sống bình dị hàng ngày. Trong tác phẩm của Nguyễn Thi, đa số những ngƣời đàn ông trụ cột gia đình đều bị giặc Mĩ sát hại để lại gánh nặng lên đôi vai ngƣời phụ nữ. Vốn sinh ra ở vùng đất đầy thiếu thốn, khó khăn nên con ngƣời Nam Bộ luôn sống bình dị, đoàn kết giúp đỡ nhau, đảm đang, lo toan mọi việc đặc biệt là ngƣời phụ nữ nhƣ: chị Út Tịch (Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi), chị Chiến (Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi), chị Sứ (Hòn Đất – Anh Đức), Chị Sứ trong tiểu thuyết Hòn Đất của Anh Đức, trên chiến trƣờng chị vô cùng kiên định, gan dạ, bất khuất nhƣng khi rời bỏ súng đạn chị lại là ngƣời mẹ trung hậu, đảm đang, lo toan từng chút cho con. Trong Truyện và kí, độc giả cũng có thể bắt gặp hình ảnh những ngƣời phụ nữ đảm đang nhƣ trong tác phẩm: Mùa xuân, Ước mơ của đất, Người mẹ cầm súng, Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình ta cũng thấy má Việt, chị Chiến biết thu gọn việc nhà, lo toan mọi việc để đi chiến đấu. Chị tính toán, thu vén từ việc gửi bàn thờ ba má để có ngƣời hƣơng khói đến cả ngôi nhà nhƣờng lại làm trƣờng học, Ở họ mang đầy đủ những phẩm chất của con ngƣời Nam Bộ. Ngƣời phụ nữ hết lòng yêu thƣơng chồng con phải chứng kiến chồng mình bị chặt đầu, chịu đựng bao đau thƣơng nhƣng vẫn vƣợt qua để nuôi đàn con khôn lớn. Ngƣời mẹ đó đối mặt với họng súng giặc để che chở cho đàn con khiến bọn chúng cũng phải run sợ trƣớc đôi mắt ấy. Đó còn là ngƣời con gái mang tên Chiến thay mẹ thu vén mọi việc trong gia đình. Theo dòng hồi tƣởng của Việt, trƣớc khi ra chiến trƣờng, chị tính toán sắp xếp việc nhà từ bàn thờ ba má đến nồi niêu, bát đũa, khiến chú Năm cũng phải thốt lên: “Khôn! Việc nhà nó thu đƣợc gọn thì việc nƣớc nó mở đƣợc rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nƣớc non” [16;80]. Bên cạnh má Việt, chị Chiến còn có hình ảnh chị Nguyễn Thị Hạnh trong truyện kí Ước mơ của đất. Chị kiên nhẫn từng bƣớc đi tìm Đảng, đi tìm Cách mạng. 31
  38. Ngày nào chị cũng đi vận động bà con, cắt rào gai thép của giặc, tiếp tế cán bộ nhƣng “Hạnh vẫn săn sóc căn nhà nhỏ của mình ở vƣờn cũ. Nếu anh Chẩn về thì anh ấy sẽ thấy nhƣ Hạnh vẫn còn ở nhà. Giặc phá Hạnh sửa lại” [16;293]. Ngƣời phụ nữ ấy vừa lo vẹn việc nhà vừa làm tròn việc nƣớc, không quên trách nhiệm ngƣời vợ của mình. Con ngƣời trong Truyện và kí còn rất trọng tình, trọng nghĩa – một phẩm chất điển hình của ngƣời dân Nam Bộ. Nếu ngƣời dân Bắc Bộ luôn sống trong môi trƣờng làng xã mang tính khép kín, sống ổn định, thân quen thì ngƣời Nam Bộ lại toàn dân tứ xứ, không quen biết, đùm bọc lẫn nhau nên tình cảm của họ không chỉ có tình mà còn có nghĩa. Nó trở thành nét tính cách điển hình của con ngƣời nơi đây. Trọng tình, trọng nghĩa đi sâu vào nếp văn hóa Nam Bộ. Dù họ không thân quen nhƣng khi tắt lửa tối đèn cần giúp đỡ thì họ vẫn sẵn sàng. Trong làng xóm ai cất nhà, cƣới xin, ma chay thì mỗi ngƣời đều chung tay giúp đỡ, tƣơng thân tƣơng ái, đùm bọc lẫn nhau. Khi đất nƣớc xảy ra chiến tranh, phẩm chất ấy lại đƣợc trỗi lên mãnh liệt. Trong truyện kí Người mẹ cầm súng, dù ba mẹ luôn vắng nhà nhƣng những đứa con chị Út Tịch vẫn sống hạnh phúc trong sự đùm bọc của bà con lối xóm: “Nhân dân Tam Ngãi cũng có một thói quen. Dù là Ngãi Nhứt, Ngọc Hồ nhiều vƣờn hay Bƣng Lớn nhiều lúa, dù là bà con Kinh hay ngƣời Khơ Me, dù là các mẹ chiến sĩ hay các cô gái trong đội văn nghệ, tất cả đều làm một việc giống nhau: giúp đỡ gia đình chị Út” [16;156]. Những đứa con của chị dù đang ở đâu, đang làm gì bất chợt có tiếng súng thì không ai bảo ai cũng kéo chúng vào hầm mình. Ra chợ, ngƣời này cho cái nọ, ngƣời khác cho cái kia nhƣ con cháu của mình. Ngƣời dân Nam Bộ luôn trọng tình nghĩa coi nhẹ vật chất, dù nghèo khổ đến đâu thì vẫn giúp đỡ ngƣời khác. Ngƣời dân Nam Bộ luôn trọng tình nghĩa coi nhẹ vật chất, dù nghèo khổ đến đâu vẫn cố hết sức giúp đỡ ngƣời khác. Trong tiểu thuyết Ở xã Trung Nghĩa, nhà văn cũng đã khắc họa rất chân thực hình ảnh ngƣời nông dân trong những năm đầu kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Nguyễn Thi đã đặt nhân vật vào thử thách, những cuộc đụng độ qua đối thoại giữa ông Tƣ Trầm và tên đại diện Hiếm. Ở thời kì đầu cuộc kháng chiến, ngƣời nông dân 32
  39. chƣa thể đánh bại bọn xâm lƣợc và lũ tay sai. Ngƣời dân luôn cảm thấy bất an về một tai họa nhƣ “nghìn cân treo sợi tóc” khi những nhu cầu thiết yếu: cơm ăn áo mặc và sự giao lƣu tối thiểu đang dần bị tƣớc đoạt. Ở tác phẩm, chỉ duy nhất một lần Nguyễn Thi nhắc đến cảm giác sung sƣớng. Những câu văn đầy sức gợi cảm, chắc nịch, nhà văn đã đƣa ngƣời đọc trở lại đề tài vấn đề ruộng đất của ngƣời nông dân là quan trọng nhất. Trong cuộc kháng chiến trƣờng kì của dân tộc, bên cạnh sự chiến đấu về quyền lợi của dân tộc còn có mồ mả của cha ông, nhà cửa bao đời, ruộng đất là hạnh phúc của ngƣời dân Nam Bộ: “Tấc đất ngọn rau ơn Chúa, tài bồi cho nƣớc nhà ta; bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó” (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu). Việc chia lại ruộng đất cho dân cày chính là đem lại cho họ sự sống. Khi Ba Sồi, Bảy Kiệt cấu kết với cảnh sát Âu, đại diện Hiếm cƣớp ruộng đất của ngƣời nông dân thì cũng có nghĩa đã đẩy họ vào cuộc sống buộc phải cầm súng đứng lên. Ở đây bọn chính quyền là đại diện cho giặc Mĩ xâm lƣợc, khi đã áp bức, dồn ép ngƣời nông dân vào bƣớc đƣờng cùng thì việc họ đấu tranh đòi lại công bằng, công lí là điều tất yếu. Trong Truyện và kí, sâu sắc nhất vẫn là tình cảm với gia đình, quê hƣơng và đất nƣớc của con ngƣời Nam Bộ. Tình cảm ấy đặc biệt thể hiện trong hai tác phẩm truyện kí: Ước mơ của đất và Người mẹ cầm súng. Chị Út Tịch trong Người mẹ cầm súng vốn là một cố nông, từ nhỏ đã đi ở đợ, chịu nhiều cay đắng, hành hạ. Chị đến với Cách mạng bằng cả trái tim, bằng tất cả những gì chân thật nhất. Năm 14 tuổi, chị đã đòi đi bộ đội. Không đƣợc làm bộ đội chị đi trinh sát cho quân ta. Với một đứa bé ốm tong teo thì phải có lòng yêu nƣớc sâu sắc mới dám làm nhƣ vậy. Và cứ nhƣ thế, chị đến với Cách mạng nhƣ loài hoa hƣớng dƣơng gặp ánh nắng mặt trời. Trong mọi hoàn cảnh, chị vẫn kiên định “cách mạng không ở đâu xa, ở ngay trong lòng mình” và “Út giữ chặt lòng mình với cách mạng”. Lòng yêu nƣớc nhƣ đã ngấm sâu vào dòng máu con ngƣời Nam Bộ và chị Út chính là đại diện. Khi cầm súng chị mang hết những gì gan góc, mãnh liệt vào cuộc chiến. Nhƣng khi trở về với đàn con, chị lại là ngƣời mẹ dịu hiền, tình cảm hết sức đằm thắm. Chị dạy đứa con gái lớn ở nhà lo việc nhà, chăm em để chị yên tâm chiến 33
  40. đấu. Ở bên con, chị quên hết mọi nhọc nhằn, quên hết những giây phút đối mặt với sự sống và cái chết. Đây chính là phẩm chất đặc biệt của ngƣời phụ nữ miền Nam. Cùng là đồng đội trinh sát trên chiến trƣờng nhƣng chị vẫn một mình lo việc nhà để chồng không phải bận tâm. Nhà hết gạo, chị định nhắn anh Tịch về cuốc mƣớn ít hôm để mua gạo cho con nhƣng chị lại thôi vì sợ ảnh hƣởng đến công việc của chồng. Chỉ với đức tính ấy, chị Út Tịch đã đại diện cho ngƣời phụ nữ Nam Bộ, ngƣời phụ nữ Việt Nam chịu thƣơng chịu khó, đảm đang, lo toan mọi việc của gia đình. Trong trận đánh bót Tám Thế, phải dùng mĩ nhân kế, dù chồng chị vui lòng nhƣng “Mình hy sinh thân mình đƣợc rồi, nhƣng anh ấy là chồng Làm sao xẻ đƣợc nỗi đau lòng ấy của anh để Út xin gánh chịu một mình?” [16;145]. Đúng là một ngƣời nặng tình với chồng, biết suy nghĩ chí tình, hợp lí. Nhƣng khi cả hai vợ chồng đã đặt cả tâm hồn với Đảng, tiếng nói mạnh mẽ của Cách mạng cất lên thì đã tiếp sức cho họ chiến đấu hết mình vì Tổ quốc. Trong cuộc chiến, con ngƣời đƣợc đặt trong mối quan hệ giữa gia đình và việc nƣớc. Ngƣời chiến thắng là biết hòa hợp giữa các mối quan hệ đó và chị Út Tịch là tiêu biểu. Chị vừa hoàn thành tốt việc nhà vừa đảm nhiệm đƣợc công việc chung của đất nƣớc. Đôi khi ngƣời phụ nữ Út Tịch cũng phải gác việc nhà để lo việc nƣớc nhƣng với chị chỉ khi đất nƣớc độc lập thì gia đình mới hạnh phúc. Mặt khác, ở cuộc chiến, chị cũng coi chồng nhƣ là một đồng chí, một ngƣời bạn chiến đấu bình đẳng, thân thiết đúng với tất cả ý nghĩa của nó. Qua đó, cũng đã làm nổi bật lên những phẩm chất cao quý của con ngƣời vùng bƣng biền ngập nƣớc, sự dung hòa nó trên cả chiến trƣờng và trong cuộc sống đời thƣờng. Nhƣ vậy, bức tranh hiện thực và con ngƣời Nam Bộ trong Truyện và kí của Nguyễn Thi chủ yếu đƣợc khắc họa trên hai phƣơng diện: chiến trƣờng và cuộc sống đời thƣờng. Ở Truyện và kí, tác giả đã tái hiện hiện thực trong chiến tranh hết sức chân thật. Nhà văn mở ra một bối cảnh đầy bom đạn, nhân dân phải chịu bao đau thƣơng, gánh những hậu quả đế quốc Mĩ gây ra. Nhƣng chính từ những thƣơng đau đó, đồng bào ta đã “đánh với tất cả nghị lực và trí thông minh” để giành độc lập. Bên cạnh đó, Nguyễn Thi cũng đan xen hiện thực trong cuộc sống hàng ngày 34
  41. của ngƣời dân Nam Bộ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung. Những giây phút hạnh phúc ngắn ngủi, những nụ cƣời trẻ thơ càng làm nổi bật lên khát vọng dân chủ, tự do của dân tộc. Tập Truyện và kí chính là một bản án tố cáo tội ác của đế quốc Mĩ đồng thời độc giả cũng cảm nhận đƣợc vẻ đẹp của con ngƣời Nam Bộ vừa dịu dàng đằm thắm trong cuộc sống đời thƣờng vừa gan dạ, anh dũng trên mặt trận. Bƣớc vào cuộc chiến, họ đều mang theo sự thông minh, sắc sảo, dũng cảm chiến đấu đến cùng nhƣng khi trở về cuộc sống hàng ngày những con ngƣời ấy vẫn lo toan vẹn toàn cho gia đình, trọng tình trọng nghĩa đặc biệt là có lòng yêu nƣớc tha thiết. Qua đó, ngƣời đọc cũng thấy đƣợc phong cách độc đáo, chân thực mang đậm dấu ấn Nam Bộ của Nguyễn Thi. 35
  42. Chƣơng 3 MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN HIỆN THỰC VÀ CON NGƢỜI TRONG TRUYỆN VÀ KÍ NGUYỄN THI 3.1. Không gian, thời gian nghệ thuật 3.1.1. Không gian nghệ thuật Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên: “Không gian là khoảng không bao la trùm lên tất cả sự vật, hiện tƣợng xung quanh đời sống con ngƣời”. Lại có ý kiến khác cho rằng: “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” [5;160]. Có thể thấy, không gian nghệ thuật đƣợc tác giả xây dựng dựa trên không gian có thực và đó chính là những quan niệm về không gian sinh hoạt trong đời sống hàng ngày. Nhà văn sẽ tùy vào từng hoàn cảnh để thể hiện không gian khác nhau qua ngôn từ để ngƣời đọc thấy đƣợc cái nhìn của họ. Tóm lại, không gian nghệ thuật chính là hình thức tồn tại của hình tƣợng nghệ thuật. Đó là không gian tồn tại, không gian sinh hoạt của nhân vật, là bối cảnh mà nhân vật bộc lộ tính cách, suy nghĩ, hành động, Không gian trong Truyện và kí của Nguyễn Thi là không gian rộng ở vùng Nam Bộ, trong đó mỗi tác phẩm là không gian một làng xã cụ thể. Không gian trong Người mẹ cầm súng là ở xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Ở ghi chép Những sự tích ở đất thép Nguyễn Thi viết về mảnh đất Củ Chi đầy máu lửa. Truyện ngắn Chuyện xóm tôi lại viết về vùng Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Hay đó là không gian ở xã Trung Nghĩa trong tiểu thuyết Ở xã Trung Nghĩa Tất cả đều đƣợc khắc họa từ một không gian gia đình nhỏ hẹp đến không gian của chiến trƣờng rộng lớn, từ cụ thể mở ra trừu tƣợng, từ không gian một làng một xã dũng cảm, kiên cƣờng mở ra một miền đất nƣớc hiên ngang, bất khuất. Trong Truyện và kí, Nguyễn Thi chỉ điểm chút miêu tả không gian cảnh vật nhƣng cũng đã thấy đƣợc sự tinh tế, tài hoa của tác giả. Đó là không gian hiện thực đƣợc nhà văn miêu tả chân thực trong những ngày nhân dân miền Nam chịu ách đô hộ. Qua không gian nghệ thuật, nhà văn thể hiện những tâm tƣ, nguyện vọng giành độc lập của nhân vật cũng nhƣ cả đồng bào miền Nam. 36
  43. Mỗi mảnh đất đều là sự kiên cƣờng, anh dũng của con ngƣời nơi đó. Nhiều khi mảnh đất hay những vật vô tri vô giác cũng chính là sự tƣợng trƣng cho hình ảnh con ngƣời. “Có những con đƣờng địa đạo dài từ hồi chín năm bây giờ vẫn còn nguyên. Đất ở đó đã chai cứng, mƣời mấy mùa mƣa đã phủ lên mặt nó một lớp rêu xanh nhƣ màu lá” [16;206]. Đó là không gian hiện thực của xã Bến, của quận Củ Chi đầy máu lửa. Mảnh đất đã chịu nhiều đau thƣơng, chịu mƣời mấy mùa áp bức, cay đắng, chịu bao bom đạn của bọn Mĩ – Ngụy đã thành chai sạn. Nhƣng họ không chịu đầu hàng mà vùng lên, vƣơn lên mạnh mẽ. Hay khi nói đến cái chết của mọi ngƣời trong xóm, những cái chết đầy dã man, oan khuất nhƣng những bà mẹ phải gƣợng dậy, tiếp tục nuôi đàn con, đánh giặc trả thù nhà nợ nƣớc và nghĩ về cuộc sống tự do của thế hệ sau: “Từ hƣớng bót Rạch Dầu, một đốm lửa nhỏ hắt lên trời, dần dần lan thành một vầng sáng đỏ rực, thấy rõ cả đƣờng viền răng cƣa của những tảng mây đen” [16;20-21]. Nhà văn đã dùng không gian cảnh vật để khắc họa con ngƣời, thể hiện niềm tin của nhân dân ở tƣơng lai. Không gian trong Truyện và kí có khi trải rộng theo không gian biển cả. Trong Ước mơ của đất, những tháng ngày anh Chẩn cùng bao chiến sĩ, cán bộ, đồng bào ta bị giam hãm “Biển ầm ầm sóng đánh, đêm ngày gào thét chung quanh một miếng đất choi loi toàn rừng và núi đá” [16;331]. Nhƣng không gian trong văn học không chỉ thể hiện trực tiếp tâm trạng, suy nghĩ, hành động, của nhân vật mà còn thông qua sự đối lập của không gian để hƣớng ngƣời đọc tìm hiểu, khai thác nội dung tác phẩm. Điều này đƣợc thể hiện ngay ở những trang đầu của tiểu thuyết Ở xã Trung Nghĩa nhà văn đã mở ra không gian nhà công sở của xã. Với sự thay đổi lố bịch, vô lí của nhà công sở đã mở ra cho độc giả thấy đƣợc sự mâu thuẫn, đối lập của hiện thực và con ngƣời nơi đây. Đọc hết tác phẩm có thể thấy đƣợc đó chính là sự đối lập của những ngƣời nông dân với bọn mang danh nghĩa chính quyền, giữa ông Tƣ Trầm với lão đại diện Hiếm, Nhƣ vậy, dù chỉ điểm chút về không gian nghệ thuật nhƣng ngƣời đọc cũng đã thấy đƣợc tài năng của Nguyễn Thi, phong cách của một nhà văn đậm chất Nam Bộ. 37
  44. 3.1.2. Thời gian nghệ thuật Đi liền với không gian nghệ thuật là thời gian nghệ thuật. Có ý kiến cho rằng: “Thời gian nghệ thuật là một phạm trù của hình thức nghệ thuật. Nó thể hiện phƣơng thức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu nhƣ thế giới thực tồn tại trong thời gian thì thế giới nghệ thuật cũng tồn tại trong thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là thời gian mang tính quan niệm và cá nhân. Mỗi tác giả có một cách cảm nhận khác nhau về thời gian để thể hiện ý đồ nghệ thuật của mình”. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tƣợng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng nhƣ không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhất định trong thời gian. Và cái đƣợc trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian đƣợc biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hình tƣợng ƣớc lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật” [5;322]. Thời gian trong Truyện và kí chủ yếu là thời gian tuyến tính và thời gian hồi tƣởng. Thời gian tuyến tính đƣợc thể hiện trong các tác phẩm: Mùa xuân, Ước mơ của đất, Mẹ vắng nhà. Ước mơ của đất là truyện kí viết về cuộc đời chị Nguyễn Thị Hạnh. Tác phẩm viết theo trình tự thời gian từ khi chị Hạnh lấy chồng đến từng bƣớc chị tham gia Cách mạng và lập chiến công. Với kiểu thời gian này ngƣời đọc sẽ dễ dàng theo dõi, tập trung, cuốn hút theo từng chặng đƣờng, từng giai đoạn mà nhân vật trải qua. Thời gian hồi tƣởng chứa đựng cả ba thời: quá khứ, hiện tại và tƣơng lai đan xen lẫn nhau. Ở truyện ngắn Chuyện xóm tôi, mở đầu tác giả hồi tƣởng về Bỉnh và Đực. Chúng lớn dần theo lòng căm thù giặc và ƣớc muốn tham gia chiến đấu. Từ hiện tại đó, Nguyễn Thi lại đƣa về quá khứ “Bốn năm về trƣớc ” với sự tàn ác dã man của bọn Tổng Phòng đã giết cha của Bỉnh và Đực. Từ quá khứ lại quay trở về hiện tại Bỉnh, Đực đòi đi đánh giặc nhƣ chị Hai nó và hƣớng đến tƣơng lai tƣơi sáng, đầy tiếng cƣời “dội vào không gian”. Với tùy bút Dòng kinh quê hương, Nguyễn Thi lại đƣa ngƣời đọc từ hiện tại nhân vật trở lại dòng kinh xanh biếc quay 38
  45. về ngày giặc Mĩ từng tàn phá con ngƣời, làng xóm và cả dòng kinh này. Thời gian đa chiều từ hiện tại – quá khứ - hiện tại đan xen đã tạo nên sự hấp dẫn, không gây nhàm chán đối với một tùy bút. Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình cũng đƣợc viết theo dòng thời gian hồi tƣởng của nhân vật Việt. Từ hiện tại, nhà văn đã xâm nhập vào hồi ức nhân vật, khơi dậy những mạch ngầm quá khứ với những kỉ niệm về má, chị Chiến, chú Năm, Nhờ kiểu thời gian này mà câu chuyện trở nên tự nhiên, hấp dẫn ngƣời đọc và bộc lộ đƣợc đời sống tâm hồn nhân vật mang đậm màu sắc Nam Bộ. Mở đầu tập truyện kí Người mẹ cầm súng cũng bằng dòng hồi tƣởng: “Tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có một ngƣời đàn bà đã sáu con tên là Nguyễn Thị Út ” [16;129]. Và tiếp đó, hàng loạt sự kiện nối tiếp diễn ra từ khi chị còn nhỏ đi ở đợ, bị ngƣời ta hành hạ đến khi tham gia Cách mạng, trở thành bà mẹ sáu con anh hùng. Với kiểu thời gian này đã đem đến nét đặc sắc nghệ thuật cho tác phẩm, lôi cuốn ngƣời đọc vào những sự kiện, biến cố của nhân vật. Ngoài ra, tác phẩm còn đan xen thời gian tâm trạng của tác giả tạo nên tính chân thực, truyền cảm cho tác phẩm. Kiểu thời gian hồi tƣởng từ hiện tại trở về quá khứ, độc giả có thể bắt gặp rất nhiều trong văn học Cách mạng. Quá khứ chiến tranh đầy ác liệt, thƣơng đau vẫn còn đọng lại ở ngƣời còn sống. Nhƣng chính sự hi sinh, mất mát đã qua khơi dậy lòng yêu nƣớc bao đời vẫn chảy trong huyết mạch dân tộc. Trong tác phẩm Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), hiện tại giặc vẫn tấn công đầy ác liệt nhƣng dân làng giờ đã có vũ khí, có chiến lƣợc, có Đảng, Từ hiện tại quay về quá khứ, về những ngày đầu tiên bọn Mĩ Diệm đến rừng xà nu. Dân làng không có súng, cán bộ chỉ có anh Quyết. Đó là những tháng ngày với cái chết của Mai, của những ngƣời tiếp tế cho cán bộ và nguyên nhân dẫn đến bàn tay cụt của Tnú. Cũng sử dụng thời gian hồi tƣởng, Nguyễn Thi đƣa ngƣời đọc từ hiện tại chiến đấu anh dũng về quá khứ khổ đau của nhân dân khi chƣa có Cách mạng, chƣa có Đảng soi đƣờng. Nhƣng mỗi nhà văn lại mang trong mình một phong cách riêng tạo nên sự khác biệt, độc đáo cho “những đứa con tinh thần” của mình. 39
  46. 3.2. Giọng điệu 3.2.1. Giọng điệu đa thanh Theo Từ điển thuật ngữ văn học, giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trƣờng tƣ tƣởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tƣợng đƣợc miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xƣng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm, ” [5;134]. Giọng điệu cũng chính là nơi nhà văn bộc lộ rõ nhất phong cách sáng tác của mình, thậm chí là của cả một giai đoạn văn học. Đa thanh là lời văn đa giọng điệu trong phát ngôn của nhà văn hoặc của nhân vật. Trong trần thuật có sự pha trộn của nhiều giọng đƣợc gọi là giọng điệu đa thanh. Với tiểu thuyết Ở xã Trung Nghĩa nhà văn sử dụng rất nhiều giọng điệu khác nhau: giọng khách quan của một thể loại tự sự hiện đại, giọng giễu nhại, giọng trắc ẩn, Ngay ở những trang mở đầu nhà văn đã dùng giọng giễu nhại để miêu tả trụ sở làm việc của chính quyền: “Nó nằm lấp ló đằng sau cái bót dân vệ có phòng tuyến ba góc, trông vừa đỏm dáng, vừa hãnh diện, giống hệt cái đuôi ròng ròng” [16;381]. Giọng điệu này còn thể hiện thói đạo đức giả của lão đại diện Hiếm, học đòi nhƣng nhiều khi “phép lịch sự không thắng nổi cái du côn gác chợ” của tên cảnh sát Âu, miêu tả Ba Kì với thói ăn phàm thứ “gà què ăn quẩn cối xay” và “hễ thấy hơi đồng thì mê” của vợ chồng Ba Sồi. Nguyễn Thi sử dụng giọng điệu này khiến độc giả có thể nhận ra nhân vật thù địch trong tác phẩm của mình. Nhƣng khi miêu tả ngƣời nông dân, nhà văn lại sử dụng giọng điệu xót xa, trắc ẩn thấm nhuần từ lời dẫn chuyện đến sự thể hiện ngoại hình, tâm trạng, tình cảm. Khi đứng trƣớc nguy cơ bị cƣớp ruộng thì tâm trạng vợ chồng ông Tƣ Trầm đầy đau xót, u ám. Đó là khi chỉ có hai vợ chồng già cô quạnh, đơn côi cùng tâm trạng nặng nề trong đêm sâu chỉ có “vầng trăng đỏ tía”, “có tiếng chó sủa”, “tiếng gõ mõ”, Trong những đoạn văn miêu tả cảnh bọn chính quyền ập vào nhà chị Hai Khê “bắt quả tang” gia đình bảng đen là nhà chị và bà Tƣ đi lại với nhau, tác giả sử dụng hai chủ âm: giọng châm biếm và cảm phục, trân trọng. Giọng châm biếm để vạch trần sự vụng trộm, rình mò khi bọn địch mới “ngoi ra từ một nơi không đứng 40
  47. đắn gì” [16;432]. Và nhà văn dùng giọng cảm phục đối với nghĩa khí của ngƣời nông dân. Trƣớc sự bắt quả tang, tra hỏi của lão đại diện, bà Tƣ vẫn bình tĩnh chống lại “thủng thẳng vấn lại mái tóc”, “nhìn ra ngoài, đôi mắt lạnh lẽo, nhƣ muốn nói: Ngƣời tao đây, ăn đi!” [16;433] và “thản nhiên ngồi chờ những hình phạt đến với mình” [16;435]. Nguyễn Thi cũng sử dụng sự kết hợp giữa hai giọng điệu trong chƣơng 3 khi ngƣời dân xã Trung Nghĩa đi làm ở khu trù mật. Nhà văn dùng giọng điệu khinh bạc để miêu tả lũ tham ăn, vô học mà lại nắm quyền hành; giọng hài hƣớc để vẽ ra các câu chuyện dân gian vui nhộn của Ba Lung; giọng giễu cợt, mỉa mai khi nhắc đến buổi lễ khánh thành của con đƣờng đi đến khu trù mật “Trẻ con hết dám ra cầu ngồi ỉa vì sợ chết chẹt. Ngƣời đã ít đi lại càng ít đi hơn. Đàn bà đi chợ bây giờ hoàn toàn đi bằng xuồng. Thỉnh thoảng ngƣời ta lại gặp những ngƣời đàn ông mặc áo ni-lông bỏ ra ngoài quần, hoặc những ả con gáo tóc chải tổ chim, móng tay tô đỏ, đạp những chiếc xe đạp có chuông dâu kêu roong roong, từ khu trù mật đang xây dở đi vào các xóm” [16;445]. Và có cả giọng điệu đầy xót xa, thƣơng cảm khi kể về vợ chồng Hai Rô “lấy vợ tậu nhà”, sự đắng cay, đau xót khi ông Tƣ Trầm đi đòi trả vợ về. Ở xã Trung Nghĩa còn mang giọng khách quan của thể loại tự sự hiện đại: “Một tiếng động nhỏ nhƣ đất lở ngoài bờ mƣơng. Ông Tƣ giở chiếu, ngồi chổm hổm, dòm qua khe vách. Vẫn hơi thở nhƣ tiếng rên của bà vợ và tiếng dế gáy u u trong lỗ tai. Ngoài kia, giữa rặng cây so đũa, ánh đèn gác trên bót dân vệ hắt lên nền trời một vệt sáng lờ mờ nhƣ cái mụn bọc” [16;403]. Nhƣ vậy, chỉ trong một tác phẩm Nguyễn Thi đã sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau nhƣ: giọng giễu nại, trắc ẩn, giọng khinh bạc, giọng tự sự khách quan, Việc sử dụng tinh tế, kết hợp linh hoạt các giọng điệu đã cho thấy đƣợc tài năng cũng nhƣ phong cách “nhà văn của vùng sông nƣớc”. 3.2.2. Sắc điệu chủ đạo trong Truyện và kí Nguyễn Thi Với một nhà văn dành trọn cuộc đời mình cho miền Nam ruột thịt – Nguyễn Thi thể hiện rất rõ giọng điệu Nam Bộ trong tác phẩm của ông, đặc biệt là tập Truyện và kí. Tập truyện viết về nhân dân Nam Bộ trong thời kì kháng chiến chống 41
  48. đế quốc Mĩ, giọng điệu bao trùm các tác phẩm là giọng sử thi. Dù đó là những trang văn về cuộc sống chiến đấu hay bức tranh con ngƣời, cảnh vật đời thƣờng, nó vẫn mang đậm giọng điệu sử thi. Ví dụ nhƣ trong tùy bút Đại hội anh hùng bằng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc cùng giọng điệu khẳng định, hào hùng đã tạo nên những trang viết “rất Nam Bộ”: “Chúng ta chỉ mất đi những quần bố tời đầy rận, mất đi cảnh con gái lớn phải cởi chuồng leo cau, mất đi cuộc đời ăn ngủ dƣới chuồng heo, quanh năm kẽ chân loét lở đến lòi xƣơng trắng” [16;44]. Với các từ ngữ quen thuộc: “quần bố tời đầy rận”, “cởi chuồng”, “kẽ chân loét lở”, đã tạo nên một giọng điệu vừa mạnh mẽ, dứt khoát vừa gần gũi, thân mật. Chính giọng điệu đầy khí thế đó đã tạo thành sức mạnh to lớn cổ vũ tinh thần nhân dân vùng dậy kháng chiến. Chúng ta đánh đuổi bọn xâm lƣợc là chúng ta sẽ mất đi những ngày đói khổ, nghèo nàn, bệnh tật. Giọng điệu hào hùng cùng con ngƣời anh hùng bao thế hệ đã tạo nên tính sử thi: “Mẹ già chạy theo giúi vào tay ta viên đạn mẹ đã lƣợm đƣợc của giặc. Em bé bốn năm tuổi níu lƣng ta đòi đi “Giải phóng”. Ngƣời vợ trẻ ở ấp chiến lƣợc Bình Giã nhất định xin đi theo ta cầm súng vì chồng chị giặc giết mất rồi. Những hình ảnh đó sớm chiều nuôi dƣỡng tâm hồn ta. Không ai bảo ta hãy trở thành anh hùng, nhƣng tự trong lòng ta có một điều suy nghĩ: nếu đã giết chết giặc một thì hãy giết chúng gấp đôi, gấp ba, gấp trăm lần hơn nữa” [16;45]. Truyện và kí lấy bối cảnh cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ đang diễn ra mạnh mẽ ở miền Nam. Từ hiện thực đau thƣơng ấy đã dậy lên ý chí chiến đấu quật cƣờng của dân tộc. Bao thế hệ từ ngƣời già, phụ nữ đến trẻ em đều góp sức mình vào công cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, cùng với giọng điệu đa thanh Truyện và kí còn nổi bật lên giọng điệu sử thi bao trùm các tác phẩm. Bên cạnh giọng điệu sử thi hào hùng, ta còn nhận ra giọng điệu trữ tình, nhẹ nhàng len lỏi trong trang văn Nguyễn Thi. Ngay ở đầu truyện ngắn Mẹ vắng nhà tác giả đã sử dụng giọng trữ tình, đằm thắm để mở ra không gian tác phẩm: “Nắng đứng ngọn. Gió ngoài sông Hậu vẫn thổi vào lồng lộng. Đã mấy ngày liền sáng nào cũng mƣa, trời oi và đục màu khói thuốc. Nắng lên làm cho trời cao và trong xanh. Lớp áo cát phủ quanh mình củ khoai lang bị bom hất vung vãi trên vồng bây giờ đã 42
  49. khô trắng và óng ánh dƣới nắng” [16;80]. Trƣớc khi bƣớc vào trang viết về những đứa con của nữ anh hùng – Út Tịch, tác giả đã sử dụng giọng trầm ấm để vẽ ra khung cảnh vừa thơ mộng, trữ tình đầy nắng gió vừa cảm nhận đƣợc sự gan góc của cả mảnh đất lẫn con ngƣời nơi đây. Trong tùy bút Những câu nói ghi trong Đại hội viết về những ngƣời anh hùng và chiến công của họ, nhà văn cũng sử dụng linh hoạt giọng điệu trữ tình: “Đôi mắt chị Lịch có sắc tràm của buổi trƣa nắng trên đỉnh núi; vầng trán Trƣơng Văn Hà mang vẻ dịu dàng và rất dễ nổi giận của những đồi cát; sự gan dạ rất trong sáng của Nguyễn Văn Thể; Nguyễn Đức Nghĩa hiện ngay trong nụ cƣời, đôi mắt của Nguyễn Văn Lên thỉnh thoảng lại ánh lên những vệt chớp của bộc phá” [16;116]. Nhờ việc sử dụng hài hòa các giọng điệu đã giúp tác phẩm viết về Cách mạng của Nguyễn Thi không nhàm chán, đơn điệu và khơi dậy hứng thú cho ngƣời đọc. Việc sử dụng sự kết hợp hài hòa giữa các giọng điệu trong Truyện và kí đã cho thấy đƣợc dụng ý nghệ thuật đặc sắc cũng nhƣ tài năng của Nguyễn Thi. Nhƣng dù sử dụng giọng điệu nào, ta cũng thấy đƣợc số phận đầy đau thƣơng, bất hạnh của ngƣời nông dân, sự tàn ác mà giặc Mĩ đã gây ra và từ đó việc vùng lên chiến đấu đánh đuổi lũ xâm lƣợc là điều tất yếu. 3.3. Ngôn ngữ 3.3.1. Ngôn ngữ trần thuật khách quan Ngôn ngữ “là yếu tố thứ nhất của văn học” (M.Gorki), là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện phẩm chất, cá tính sáng tạo cũng nhƣ tài năng của nhà văn. Định nghĩa về ngôn ngữ nghệ thuật thì có rất nhiều ý kiến khác nhau nhƣng khu biệt hơn cả là định nghĩa của Phan Trọng Luận: “Ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ chủ yếu dùng trong các tác phẩm văn chƣơng, không chỉ có chức năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con ngƣời. Nó là ngôn ngữ đƣợc tổ chức, xếp đặt, lựa chọn, tinh luyện từ ngôn ngữ thông thƣờng và đạt giá trị nghệ thuật – thẩm mĩ” [9;98]. Ở mỗi loại hình sáng tác, ngôn ngữ nghệ thuật lại có cách tổ chức với những đặc trƣng riêng. Nếu nhƣ ở thơ trữ tình chủ yếu sử dụng ngôn ngữ ở phƣơng diện bộc lộ cảm xúc, kịch khai thác ngôn ngữ ở ngôn ngữ đối thoại thì văn xuôi lại lấy ngôn ngữ trần thuật. 43
  50. Trong văn xuôi tự sự, trần thuật là “phƣơng diện cơ bản của phƣơng thức tự sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một ngƣời trần thuật nhất định” [5;364]. Ngôn ngữ trần thuật là nơi bộc lộ rõ ý thức sử dụng ngôn ngữ của nhà văn, thể hiện phong cách, cá tính tác giả. Nó là sự thể hiện toàn bộ giọng điệu, cấu trúc cũng nhƣ tƣ tƣởng của tác phẩm. Tìm hiểu tập Truyện và kí, nhận thấy Nguyễn Thi chủ yếu sử dụng nhiều ngôn ngữ trần thuật khách quan. Đây là kiểu trần thuật ngƣời kể xuất hiện ở ngôi thứ 3, có khoảng cách nhất định với các nhân vật, không tham gia vào các câu chuyện và đƣợc nhà văn sử dụng rất hiệu quả. Đó cũng chính là đặc trƣng của thể loại tác giả sử dụng, bởi ghi chép, tùy bút, kí đều chép lại một sự việc đã xảy ra. Ngay cả truyện ngắn, tiểu thuyết, kí Nguyễn Thi cũng sử dụng ngôn ngữ trần thuật một cách khách quan, tự nhiên nhƣng cũng rất lạnh lùng. Nhà văn khéo léo ẩn mình để ngƣời đọc tự lần theo diễn biến câu chuyện, đặc biệt tác phẩm vẫn mang đậm ngôn ngữ Nam Bộ. Trong truyện kí Ước mơ của đất có đoạn: “Cuộc chiến diễn ra một ngày hôm đó. Nhà bỏ trống, các bà mẹ bồng hết con cái đi theo. Trƣớc thì còn giả đò đi chợ, sau cứ nghe tiếng hô là bà con kéo ra. Con đƣờng ở trƣớc cửa bót đông đặc, xe cộ phải ngƣng lại từng chập. Cái đồn đóng trên một đại hội, giặc to dềnh dàng làm vậy, bây giờ coi tum húm. Mấy thằng lính chong súng ra ngoài lỗ châu mai, mặt non choẹt, bộ dạng nhƣ tƣớng cƣớp, thỉnh thoảng lại cƣời hô hố” [16;310]. Nhà văn đứng ngoài câu chuyện kể lại diễn biến một ngày đấu tranh của ngƣời dân khiến ngƣời đọc cảm nhận đƣợc sự khách quan, chân thật, sự việc nhƣ lần lƣợt diễn ra trƣớc mắt. Mặt khác, ở hầu hết các tác phẩm, Nguyễn Thi đều đƣa ra các số liệu chính xác: Ngày 2 tháng 5 năm 1965 mở đại hội anh hùng, mƣời bốn năm về trƣớc chị Võ Thị Sáu bƣớc ra chiến trƣờng, chị Thanh diệt 69 thằng Mĩ, càng tăng thêm sức thuyết phục. Bên cạnh đó, ngôn ngữ trần thuật còn đƣợc Nguyễn Thi sử dụng rất độc đáo khi viết về tội ác của giặc Mĩ, những nỗi đau mà đồng bào ta phải chịu đựng. Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình có đoạn: “Ba mày bị Tây nó chặt đầu, 44
  51. tao cứ đi theo cái thằng xách đầu mà đòi ” [16;71]. Tác giả sử dụng ngôn ngữ nhân vật, trần thuật lại qúa khứ nhƣng đó chỉ là bề ngoài ngôn ngữ còn khám phá bề sâu mạch truyện độc giả sẽ nhận thấy đƣợc sự xót thƣơng, đồng cảm của nhà văn đối với nhân dân trong thời kì loạn lạc. 3.3.2. Ngôn ngữ đối thoại gần gũi, thân tình Đối thoại đƣợc hiểu là: “các lời phát ngôn tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình giao tiếp và thực hiện giao tiếp. Chức năng của đối thoại là lời (đối đáp) trong cuộc giao tiếp song phƣơng mà lời này xuất phát nhƣ là phản ứng đáp lại lời nói trƣớc. Lời đối thoại bộc lộ thuận lợi nhất khi hai bên đối thoại có tiếp xúc phi quan phƣơng và công khai, không bị câu thúc, trong không khí bình đẳng về mặt đạo đức của ngƣời đối thoại” [1;160]. Qua hình thức đối thoại, tác phẩm văn học đã tái tạo những tiếng nói của con ngƣời, lƣu giữ trong nó sự phong phú của lời nói các thời đại, dân tộc, các nền văn hóa khác nhau. Trong Truyện và kí của Nguyễn Thi nếu ngôn ngữ trần thuật đƣợc sử dụng khách quan, tự nhiên thì ngôn ngữ đối thoại lại rất gần gũi, thân tình, đặc biệt là ở các truyện ngắn, tiểu thuyết, kí: Mùa xuân, Chuyện xóm tôi, Mẹ vắng nhà, Người mẹ cầm súng, Ở xã Trung Nghĩa, Ở truyện ngắn Chuyện xóm tôi chủ yếu là cuộc đối thoại giữa Bỉnh, Đực và chị Hai. Mùa xuân lại là cuộc thoại giữa các cô gái thanh niên xung phong Chỉnh, Nga, Hà. Trong truyện kí Ước mơ của đất là cuộc đối thoại giữa Hạnh với những ngƣời xung quanh: anh Chẩn, chị Ba, Mận, bà mẹ Mận, Các cuộc đối thoại của các nhân vật khác nhau, hoàn cảnh, tâm trạng khác nhau nhƣng tất cả đều gần gũi, thân tình, mang đậm sắc màu Nam Bộ, chứa đựng dấu ấn về mảnh đất và con ngƣời nơi “thành đồng Tổ quốc” trong cuộc kháng chiến chống Mĩ hào hùng: “ - Bộ mình chị biết đi trả thù à? - Hồi đó má nói cho tao đi, mày ở nhà làm ruộng với má, trọng trọng rồi đi sau” [16;76]. Trong một câu đối thoại ngắn cũng đã thấy đậm màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ khẩu ngữ nhƣ “bộ”, “trọng trọng”. 45
  52. Hay trong truyện kí Người mẹ cầm súng có đoạn: “Ngày mai nó bố, tụi em chuẩn bị đánh. Chị Chín nói em lên đây coi chị có khỏe mời chị xuống chỉ huy giúp tụi em. Chị Chín có chừa cho chị cây cạc bin ở trển. Út nói: “Bịnh tao cũng đi!” [16;184]. Ở các cuộc đối thoại, Nguyễn Thi vẫn giữ nguyên giọng điệu, ngôn ngữ của vùng đất Nam Bộ - mảnh đất của những con ngƣời mộc mạc, chân tình nên khi đƣa vào tác phẩm văn học sẽ mang đến cho độc giả sự gần gũi, quen thuộc. Sắc thái Nam Bộ thấm đẫm trong từng trang văn, từng nhân vật của Nguyễn Thi. Nhân vật của Nguyễn Thi từ trẻ nhỏ đến ngƣời già đều có cách nói rất đặc trƣng. Ở truyện ngắn Mẹ vắng nhà, nhà văn khắc họa hình ảnh những đứa con chị Út Tịch bằng ngôn ngữ nhân vật, nên mỗi nhân vật của ông rất gần gũi, nhƣ bƣớc từ cuộc đời vào tác phẩm: “ – Tao mang đạn cho má bắt chóc đùng, không cho mày đi! - Má của em mừ - Má của tao chớ má của mày hồi nào?” [16;97] Trong lối viết của Nguyễn Thi luôn đậm ngôn ngữ Nam Bộ vừa gần gũi, giản dị, vừa nhẹ nhàng đi sâu vào lòng ngƣời. Điều này mang đƣợc đặc trƣng riêng của vùng bƣng biền ngập nƣớc mộc mạc, đầy nghĩa tình của con ngƣời nơi đây. Nhƣ vậy, trong Truyện và kí Nguyễn Thi chủ yếu sử dụng một số phƣơng diện nghệ thuật nhƣ: không gian, thời gian nghệ thuật, giọng điệu và ngôn ngữ Nam Bộ. Không gian trong Truyện và kí là không gian rộng vùng Nam Bộ, tuy nhiên ở mỗi tác phẩm thể hiện một không gian cụ thể. Bên cạnh đó còn có không gian trải dài theo không gian biển cả không chỉ thể hiện trực tiếp tâm trạng, suy nghĩ, hành động, của nhân vật mà còn hƣớng ngƣời đọc thông qua đó để tìm hiểu nội dung tác phẩm. Cùng với không gian nghệ thuật là thời gian nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật trong Truyện và kí chủ yếu là thời gian tuyến tính và thời gian hồi tƣởng lôi cuốn độc giả vào những sự kiện, biến cố của nhân vật. Thông qua không gian, thời gian nghệ thuật sử dụng một cách hài hòa, linh hoạt đã cho thấy đƣợc tài năng độc đáo cũng nhƣ phong cách riêng của Nguyễn Thi. Trong tập Truyện và kí, nhà văn 46
  53. chủ yếu sử dụng giọng điệu đa thanh và giọng điệu sử thi hào hùng kết hợp với giọng trữ tình đằm thắm đã khắc họa lên một bức tranh đa sắc, vừa nóng vừa lạnh, vừa nhẹ nhàng vừa mạnh mẽ mang đậm dấu ấn của ngƣời dân vùng sông nƣớc. Mặt khác, Nguyễn Thi sử dụng ngôn ngữ trần thuật khách quan và ngôn ngữ đối thoại gần gũi, thân tình đã làm nổi bật lên phƣơng ngữ mộc mạc Nam Bộ. Có thể thấy, một số phƣơng diện nghệ thuật biểu hiện trong Truyện và kí cũng đã góp phần khẳng định đƣợc vị trí và tài năng của Nguyễn Thi trong nền văn học kháng chiến nói riêng và nền văn học Việt Nam nói chung. 47
  54. KẾT LUẬN Dù cuộc đời Nguyễn Thi rất ngắn ngủi, tác phẩm cũng không đồ sộ nhƣ các cây bút khác nhƣng lại có sự từng trải khổ luyện nên “những đứa con tinh thần” của ông thực sự là một tài sản quý giá cho kho tàng văn học. Từ chính trải nghiệm của mình cùng với tấm lòng giàu tình cảm nhà văn đã mang đến những trang viết thấm đƣợm màu sắc Nam Bộ, phản ánh chân thực hiện thực kháng chiến và con ngƣời nơi đây. Bằng công cuộc lao động nghệ thuật từ mồ hôi, nƣớc mắt và cả máu Nguyễn Thi đã mang đến niềm tin, lòng tự hào dân tộc trong những trang viết của mình. Qua Truyện và kí, Nguyễn Thi đã khắc họa rất chân thực hiện thực và con ngƣời Nam Bộ trong cuộc kháng chiến trƣờng kì của dân tộc. Đó là những năm tháng giặc Mĩ xâm lƣợc gieo rắc đau thƣơng cho đồng bào miền Nam ta, chúng ném bom đạn vào làng xóm, chèn ép ngƣời dân, bắt giết cán bộ cách mạng Nhƣng những đau thƣơng đó không thể làm mất đi ý chí chiến đấu quật cƣờng của dân tộc mà càng khiến nó thêm mạnh mẽ. Chính từ hiện thực đó đã trỗi dậy những con ngƣời anh hùng vùng sông nƣớc chiến đấu anh dũng, không chịu khuất phục. Khi đất nƣớc yên bình, họ là những ngƣời nông dân hiền lành, chất phác nhƣng chiến tranh xảy ra, chính họ trở thành anh hùng giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Tất cả những hiện thực và con ngƣời đó đều đƣợc “nhà văn của Nam Bộ” – Nguyễn Thi khắc họa đầy đủ, chân thực, mang đậm hƣơng sắc Nam Bộ. Bên cạnh đó, nhà văn còn sử dụng nhuần nhuyễn, rất sáng tạo các biện pháp nghệ thuật: không gian, thời gian nghệ thuật; giọng điệu; ngôn ngữ. Thông qua không gian, thời gian nghệ thuật sẽ mở ra hƣớng khai thác, đi sâu tìm hiểu các tác phẩm. Với sự kết hợp hài hòa của các giọng điệu đa thanh, giọng sử thi cùng trữ tình đằm thắm đã tạo ra cho tác phẩm sự độc đáo vừa hào hùng lại vừa nhẹ nhàng, sâu lắng. Mặt khác, Nguyễn Thi sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ đã mang đến cho Truyện và kí những trang văn đậm chất chân quê, mộc mạc mà thấm đƣợm tình ngƣời. Chỉ 48
  55. với tập truyện này đã cho thấy một phong cách độc đáo, một tài năng và một Nguyễn Thi rất Nam Bộ gần gũi với độc giả. Lao động nghệ thuật quên mình, Nguyễn Thi đã mang đến một bức tranh toàn cảnh về hiện thực và con ngƣời Nam Bộ cũng nhƣ đồng bào miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ đầy sức sống mãnh liệt. Cuộc đời và tác phẩm của ông xứng đáng là một trang đẹp trong kho tàng văn học Việt Nam, một tài sản quý giá của dân tộc. 49
  56. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 2. Nguyễn Minh Châu (1987), Dấu chân người lính, Nhà xuất bản Thanh niên. 3. Anh Đức (2001), Hòn Đất, Nhà xuất bản Hải Phòng. 4. Phan Cự Đệ (chủ biên) (2004), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (2015), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản Giáo dục. 6. Đỗ Đức Hiểu – Trần Hữu Tá (2010), Từ điển văn học (bộ mới), Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. 7. Hội nhà văn Việt Nam (2010), Nhà văn Việt Nam hiện đại, Nhà xuất bản Hội nhà văn. 8. Nguyễn Văn Long (chủ biên) (2013), Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại tập 2, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm. 9. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2016), Ngữ văn 10 (tập 2), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam 10. Phan Trọng Luận (Tổng chủ biên) (2016), Ngữ văn 12 (tập 2), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 11. Phƣơng Lựu (chủ biên) (2009), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Đại học Sƣ phạm. 12. Nhiều tác giả (2010), Vẻ đẹp văn học Cách mạng, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. 13. Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi (1999), Con người và tác phẩm, Văn nghệ Quân đội 4. 14. Ngô Thảo (1996), Nguyễn Ngọc Tấn – Nguyễn Thi toàn tập, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội. 15. Truyện kí Nguyễn Thi (1969), Nhà xuất bản Giải phóng, Hà Nội. 16. Truyện và kí Nguyễn Thi (1978), Nhà xuất bản Văn học.