Luận án Đời sống cộng đồng tín đồ phật giáo hòa hảo ở An Giang hiện nay

pdf 235 trang Bích Hải 08/04/2025 110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đời sống cộng đồng tín đồ phật giáo hòa hảo ở An Giang hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_doi_song_cong_dong_tin_do_phat_giao_hoa_hao_o_an_gia.pdf
  • pdfQD_NguyenVanDoi.pdf
  • docTrichyeu_NguyenVanDoi.doc
  • pdfTT Eng NguyenVanDoi.pdf
  • pdfTT NguyenVanDoi.pdf

Nội dung text: Luận án Đời sống cộng đồng tín đồ phật giáo hòa hảo ở An Giang hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN ĐỚI ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO Ở AN GIANG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÔN GIÁO HỌC HÀ NỘI - 2024
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN ĐỚI ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÒA HẢO Ở AN GIANG HIỆN NAY Ngành: Tôn giáo học Mã số: 9 22 90 09 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Hoàng Sa 2. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Ngọc HÀ NỘI - 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác, nghiêm túc, tin cậy và trung thực. Tác giả luận án Nguyễn Văn Đới
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................. 16 1.1. Nội dung đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang .......................................... 17 1.2. Những vấn đề đã nghiên cứu của đề tài và các định hƣớng tiếp tục nghiên cứu .......................... 34 CHƢƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO HÕA HẢO VÀ HÌNH THÁI ................................... 40 CỘNG ĐỒNG TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÕA HẢO Ở AN GIANG .................................................... 40 2.1. Khái quát về Phật giáo Hòa Hảo........................................................................................................ 40 2.2. Hình thái cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang .......................................................... 60 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÕA HẢO Ở AN GIANG HIỆN NAY .................................................................................................. 73 3.1. Thực trạng đời sống cộng đồng tín đồ phật giáo hòa hảo ở An Giang hiện nay .......................... 73 3.2. Đặc điểm đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang hiện nay .......................... 99 CHƢƠNG 4. XU HƢỚNG BIẾN ĐỔI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO HÕA HẢO Ở AN GIANG .................................................. 116 4.1. Xu hƣớng biến đổi của đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang ................. 116 4.2. Những vấn đề đặt ra của đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang và một số khuyến nghị ............................................................................................................................................... 129 KẾT LUẬN ............................................................................................................................................... 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ .................................................. 151 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ĐÃ CÔNG BỐ ........................................................................................ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................................... 152
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BSKH Bửu Sơn Kỳ Hƣơng BTS Ban trị sự ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long ĐSCĐ Đời sống cộng đồng ĐSXH Đời sống xã hội HĐTG Hoạt động tôn giáo PGHH Phật giáo Hòa Hảo PTGL Phổ truyền giáo lý SHTG Sinh hoạt tôn giáo TÂHN Tứ Ân Hiếu Nghĩa TGGL Thuyết giảng giáo lý TTXH Từ thiện xã hội
  6. DANH MỤC BẢNG Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh An Giang (nguồn: BanDoVietNam.COM.VN) .......................................................................... 60 Bảng 3.1: (Trả lời câu hỏi 9) Hiểu biết về giáo lý qua những nguồn nào. 76 Bảng 3.2: (Trả lời câu hỏi 22) Ăn chay ..................................................... 77 Bảng 3.3: (Trả lời câu hỏi 13) Tham gia bao nhiêu lễ hội PGHH trong năm ..................................................................................................................... 81 Bảng 3.4: (Trả lời câu hỏi 19) Có quy định cụ thể về việc tín đồ phải có những đóng góp (bắt buộc) ....................................................................... 100 Bảng 3.5: (Trả lời câu hỏi 16) Giáo lý có phù hợp với hiện tại ................ 104 Bảng 3.6: (Trả lời câu hỏi 12) Những cách thức để giải tỏa khi gặp khó khăn, trở ngại ............................................................................................. 105 Bảng 3.7: (Trả lời câu hỏi 2) Có bàn thờ nào trong nhà ........................... 106 Bảng 3.9: (Trả lời câu hỏi 23) Đóng góp cho phong trào ở địa phƣơng . 111
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài PGHH ra đời ở An Giang năm 1939, sau đó đã phát triển nhanh chóng trên toàn vùng Tây Nam Bộ và trở thành một trong những tôn giáo lớn nhất của Nam Bộ Việt Nam. Trải qua những thăng - trầm trong dòng lịch sử dân tộc, PGHH vẫn thể hiện là một tôn giáo có sức sống mạnh mẽ và sự ảnh hƣởng to lớn đến đời sống xã hội các địa phƣơng trong vùng. Đặc biệt từ khi PGHH đƣợc Nhà nƣớc công nhận tƣ cách pháp nhân (năm 1999) để chính thức hoạt động trở lại, sức sống và ảnh hƣởng của tôn giáo này càng thể hiện rõ nét hơn qua những đổi thay, khởi sắc của ĐSCĐ tín đồ. Riêng tỉnh An Giang, vị trí đặc biệt của tỉnh trong không gian tôn giáo PGHH cùng với những sinh hoạt tôn giáo tự do, cởi mở, những hoạt động TTXH sôi nổi của tín đồ, và những tiến bộ đáng kể về đời sống vật chất – tinh thần của cộng đồng tín đồ PGHH nơi đây, đã tạo ra cho ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang tính cách đại diện cho sức sống mạnh mẽ của PGHH toàn đạo, nhƣ đã nêu ở trên. Nói cách khác, sự “hồi sinh” của PGHH qua những gì đƣợc thấy nơi ĐSCĐ tín đồ ở An Giang là tiêu biểu cho sức vƣơn lên mãnh liệt của PGHH toàn vùng Tây Nam Bộ và Nam Bộ Việt Nam. Trong khuôn khổ đƣờng lối, chính sách tôn giáo của Đảng cộng sản và Nhà nƣớc Việt Nam, những sự khởi sắc và phát triển của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang từ khi PGHH đƣợc phục hoạt chủ yếu dựa trên nền đạo tốt đẹp “Học Phật, Tu Nhân” của PGHH và nó đƣợc phát huy trong điều kiện, hoàn cảnh mới gắn liền với vai trò của hệ thống BTS từ Trung ƣơng đến cơ sở ở tỉnh An Giang. Hiện nay, vẫn dựa trên nền đạo tốt đẹp đó, hoạt động tích cực của cộng đồng tín đồ và những phát triển của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang đang đƣợc tiếp tục thúc đẩy, cùng với đó PGHH ngày càng thể hiện sự gắn kết, hòa nhịp chặt chẽ hơn với những bƣớc phát triển mọi mặt của ĐSXH tỉnh An Giang và các địa phƣơng khác trong khu vực. Những khởi sắc, hay sự bừng dậy của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang là kết quả sự “tương hợp” giữa nội lực phát 1
  8. triển bên trong PGHH với đƣờng lối, chính sách tôn giáo đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam, thể hiện việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo và đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu tôn giáo chính đáng của quần chúng tín đồ kể từ khi PGHH đƣợc công nhận tƣ cách pháp nhân. Điều đó cũng có nghĩa là những hoạt động tích cực, mạnh mẽ của quần chúng tín đồ gắn với quá trình mà nhu cầu tôn giáo chính đáng của họ đƣợc đáp ứng là nguồn sức mạnh to lớn gây tạo một ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang sống động và trở thành nội dung “trung tâm” của PGHH. Nhƣ vậy, việc nghiên cứu ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay là rất cấp thiết, từ đó có thể nhận thức toàn diện hơn, đầy đủ hơn về ĐSCĐ tín đồ PGHH và mối quan hệ của nó với các lĩnh vực của ĐSXH tỉnh An Giang. Ngoài những nhân tố giữ vai trò chủ đạo trong việc thúc đẩy sự phát triển của ĐSCĐ đã đƣợc nhận diện thì những hiện tƣợng, những hình thức sinh hoạt, hoạt động tôn giáo có tính chất tiêu cực, không bình thƣờng cũng đang tồn tại trong ĐSCĐ rất cần đƣợc xem xét, làm rõ hơn với tƣ cách là những nhân tố cản trở, ảnh hƣởng trái chiều đối với vận động, phát triển của ĐSCĐ tín đồ ở An Giang, cũng nhƣ là của PGHH. Việc có những nhận thức khoa học, toàn diện về ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang sẽ góp phần quan trọng nâng cao nhận thức về PGHH trong bối cảnh Nhà nƣớc ta đang tăng cƣờng công tác tôn giáo, giải quyết vấn đề tôn giáo ở Nam Bộ Việt Nam, bao gồm vấn đề các tôn giáo nội sinh mà PGHH là một điển hình. Cụ thể là những kết quả nghiên cứu ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay của luận án góp phần nhỏ giúp cho các chủ thể của PGHH cùng các cơ quan quản lý nhà nƣớc về HĐTG đối với PGHH ở An Giang thực hiện tốt chính sách hòa hợp dân tộc - tôn giáo, tiếp tục phối hợp, hợp tác chặt chẽ với nhau trong việc dựng xây ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang ngày càng phát triển ổn định, mạnh lành hơn, và cũng qua đó tạo điều kiện để PGHH đóng góp ngày càng nhiều hơn cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà. Từ trƣớc đến nay, PGHH đã là chủ đề nghiên cứu của nhiều công trình khác nhau, với các cấp độ và góc độ tiếp cận khác nhau, nhƣng chƣa có một công trình 2
  9. nào nghiên cứu riêng về ĐSCĐ tín đồ PGHH tỉnh An Giang ở cấp độ luận án tiến sỹ và dƣới góc độ tôn giáo học, vì vậy, chúng tôi đã chọn "Đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang hiện nay" để làm chủ đề cho công trình luận án tiến sỹ Tôn giáo học. Việc có thể kế thừa, tiếp nối đƣợc những kết quả, những thành tựu nghiên cứu của các công trình khoa học về PGHH trƣớc đây, cũng nhƣ có thể tìm kiếm, khai thác và sử dụng đƣợc nguồn thông tin, tƣ liệu, tài liệu mới và phong phú về ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay là cơ sở để chúng tôi tự tin lựa chọn và thực hiện thành công đề tài. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu cơ bản của luận án là làm rõ về thực trạng và đặc điểm của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay; kiến giải xu hƣớng biến đổi và những vấn đề đặt ra đối với ĐSCĐ tín đồ, từ đó nêu một số khuyến nghị với các bên liên quan của PGHH ở An Giang nhằm phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực trong ĐSCĐ tín đồ PGHH này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến đề tài. Thứ hai, khái quát về PGHH và hình thái cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay. Thứ ba, trình bày thực trạng ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay và chỉ ra những đặc điểm của ĐSCĐ đó. Thứ tư, xác định xu hƣớng biến đổi và những vấn đề đặt ra của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài “Đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang hiện nay”, đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là ĐSCĐ của tín đồ PGHH ở An Giang 3
  10. hiện nay. Theo đó, khách thể nghiên cứu của đề tài là những tín đồ PGHH và một bộ phận ngƣời dân không là tín đồ PGHH ở tỉnh An Giang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài luận án đƣợc giới hạn trong phạm vi tỉnh An Giang, nơi mà PGHH đƣợc ra đời và cũng là nơi tập trung đông nhất tín đồ từ khi PGHH ra đời đến nay. - Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài đƣợc tiến hành bởi 2 đợt khảo sát. Đợt 1, từ tháng 3 năm 2018 đến tháng 12 năm 2020. Đợt 2, từ tháng 3 năm 2021 đến tháng 7 năm 2023. Các thông tin (hồi cố) đƣợc chú trọng quan tâm tập trung thu thập khoảng thời gian từ năm 1999, năm mà PGHH đƣợc Nhà nƣớc chính thức công nhận tƣ cách pháp nhân đến nay. - Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu này tập trung vào mô tả thực trạng ĐSCĐ tín đồ PGHH tại địa bàn khảo sát với những yếu tố cơ bản tạo thành ĐSCĐ đó, đồng thời xem xét một số yếu tố khác ảnh hƣởng đến ĐSCĐ cùng sự biến đổi của ĐSCĐ nhƣ giáo lý PGHH, Giáo hội PGHH, ... và dự báo, phán đoán một số xu hƣớng thay đổi, biến đổi của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang trong thời gian tới. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Cơ sở lý luận của đề tài luận án là quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo. Ngoài ra, những lý thuyết tham chiếu khác cũng đƣợc tác giả luận án áp dụng vào nghiên cứu đề tài luận án. 4.1. Cách tiếp cận nghiên cứu - Cách tiếp cận tôn giáo học Đây là cách tiếp cận chủ đạo của luận án, xem PGHH là một tôn giáo với bản chất và cấu trúc nhất định mà ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang bao gồm trong đó. Các bộ phận trong cấu trúc của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang cũng đƣợc chỉ ra và xác định vai trò của từng bộ phận cùng mối liên hệ giữa chúng 4
  11. với nhau. Trong cấu trúc đó, niềm tin tôn giáo PGHH là cái quy định, chi phối một cách toàn diện những HĐTG của tín đồ PGHH mà tạo thành nội dung cơ bản của đời sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ đó. Đời sống tôn giáo và ĐSXH của cộng đồng tín đồ tác động ảnh hƣởng lẫn nhau theo các chiều hƣớng và mức độ khác nhau. - Cách tiếp cận triết học Cách tiếp cận triết học đƣợc sử dụng trong luận án để nghiên cứu về ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Theo đó, tôn giáo nói chung là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, một phạm trù có tính lịch sử (không phải là phạm trù vĩnh viễn), nó đƣợc hình thành trong những điều kiện xã hội nhất định và mất đi khi các nguyên nhân tạo ra nó không còn. Đề tài luận án vận dụng quan điểm triết học nêu trên nhằm có những đánh giá khách quan, xác đáng về nguyên nhân, nguồn gốc, bản chất cùng những đặc trƣng cơ bản của tôn giáo PGHH mà ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang là một cấu thành của nó. - Cách tiếp cận sử học tôn giáo Đây là cách tiếp cận mà việc trình bày tiến trình hình thành, củng cố và phát triển ĐSCĐ tín đồ PGHH đƣợc luận án chú trọng. Qua đó chúng ta có thể thấy đƣợc sự vận động, biến đổi của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang với từng giai đoạn, đƣợc minh họa bằng những thông tin định tính và định lƣợng. - Cách tiếp cận xã hội học Xã hội học nhìn nhận tôn giáo dƣới góc độ là những sự kiện xã hội về mặt vật chất và tinh thần. Ngoài ra xã hội học còn tiếp cận tôn giáo nhƣ là những thiết chế xã hội có chức năng kiểm soát cộng đồng, kết dính cộng đồng và đáp ứng nhu cầu đời sống tâm linh cho cộng đồng. - Cách tiếp cận tâm lý học Cách tiếp cận tâm lý học đƣợc sử dụng trong luận án để nghiên cứu về niềm tin tôn giáo liên quan đến hành vi tôn giáo của tín đồ PGHH và nghiên cứu 5
  12. tâm lý cộng đồng tín đồ PGHH trong quan hệ tác động qua lại với các yếu tố tôn giáo PGHH và ĐSXH chung quanh cộng đồng. - Cách tiếp cận nhân học tôn giáo Cách tiếp cận nhân học tôn giáo [xem: 61, tr.35, 61] là cách tiếp cận đƣợc tác giả luận án sử dụng nhằm phân tích sắc thái tôn giáo đặc trƣng của ngƣời Việt Nam Bộ, hay nói khác hơn, là làm rõ đặc tính dân tộc vùng Tây Nam Bộ Việt Nam của PGHH thể hiện qua những hình thức và nội dung sinh hoạt, HĐTG của ĐSCĐ tín đồ ở An Giang. Từ đó sẽ phân tích để làm rõ hơn về đặc điểm và một số xu hƣớng biến đổi của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang. 4.2. Khung lý thuyết nghiên cứu 4.2.1. Câu hỏi nghiên cứu - Câu hỏi nghiên cứu chính: ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay nhƣ thế nào? - Câu hỏi nghiên cứu phái sinh: • SHTG và đời sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay nhƣ thế nào? Các yếu tố cơ bản nào tác động tới đời sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang? • Hoạt động ĐSXH của cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay nhƣ thế nào? • ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay biến đổi theo xu hƣớng nào? 4.2.2. Giả thuyết nghiên cứu - ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay không tách rời khỏi thực tiễn vận động và phát triển của PGHH ở An Giang từ khi ra đời. Không gian tôn giáo PGHH đã tạo hình một ĐSCĐ tín đồ PGHH mang những đặc điểm riêng biệt, và những đặc điểm đó, về cơ bản, vẫn duy trì nhƣ thế đến ngày nay. - Đời sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay đƣợc mô tả dựa trên việc làm rõ mối quan hệ giữa niềm tin tôn giáo của tín đồ với SHTG, và với sự liên kết cộng đồng của tín đồ, trong đó niềm tin tôn giáo PGHH 6
  13. là yếu tố cơ bản chi phối toàn bộ quá trình của ĐSCĐ. Hình thức biểu hiện niềm tin tôn giáo thông qua sinh hoạt, HĐTG tôn giáo của tín đồ một cách phong phú, đặc sắc và có nét riêng ở ĐSCĐ tín đồ PGHH. - Ngoài yếu tố giáo lý, giáo hội tác động, ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang cũng đồng thời chịu tác động, ảnh hƣởng của các yếu tố bên ngoài khác, nhƣ đặc điểm lịch sử hình thành tôn giáo PGHH ở An Giang, hay điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá của địa phƣơng An Giang. Các yếu tố trên tác động tạo ra những thay đổi nhất định về hình thức và cả nội dung SHTG và hoạt động ĐSXH của tín đồ PGHH ở An Giang theo 4 xu hƣớng: 1) Hội nhập mạnh mẽ vào ĐSXH tỉnh An Giang và tiếp tục sự gắn bó, đồng hành cùng dân tộc; 2) Khẳng định và làm sâu sắc thêm những giá trị đạo đức PGHH thông qua hoạt động TTXH của cộng đồng tín đồ; 3) Mở rộng không gian và hình thức sinh hoạt, HĐTG của tín đồ; 4) “xích lại” gần hơn với Phật giáo Việt Nam trong một số lĩnh vực HĐTG của tín đồ. 4.2.3. Lý thuyết nghiên cứu - Lý thuyết thế tục hóa tôn giáo Lý thuyết thế tục hóa tôn giáo đƣợc vận dụng trong luận án cho biết về sự tác động, ảnh hƣởng mạnh mẽ từ các quá trình xã hội làm thay đổi, biến đổi nội dung sinh hoạt, HĐTG của cộng đồng tín đồ PGHH ở An Giang theo hƣớng thích nghi để tồn tại và ngày càng “đời hóa”, “vật chất hóa”. Thế tục hóa - đƣợc thể hiện ở việc hội nhập mạnh mẽ vào ĐSXH tỉnh An Giang - là một trong những xu hƣớng biến đổi của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang đã đƣợc nêu ra trong giả thuyết nghiên cứu của đề tài luận án. Theo đó, vận dụng lý thuyết thế tục hóa tôn giáo đem lại sự khẳng định về một biến đổi của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang, mà xét trong bối cảnh hiện nay, về cơ bản, là thuận chiều với những mục tiêu và giá trị phát triển chung của xã hội và đất nƣớc ta mà tỉnh An Giang cũng nằm trong quá trình đó. - Lý thuyết cấu trúc - chức năng 7
  14. Đây là lý thuyết mà các nhà nghiên cứu xã hội học nổi tiếng Phƣơng Tây xây dựng, nhƣ H.Spencer (1820-1903), E.Durkhem (1858-1917), R.Merton (1910-2003). Trong bài Lý thuyết xã hội trong nghiên cứu tôn giáo, tác giả Phạm Minh Anh chỉ ra điều đƣợc nhấn mạnh trong lý thuyết cấu trúc - chức năng là: "Mọi hệ thống đều bao gồm các yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và mạng lưới các mối quan hệ đó tạo thành cấu trúc của hệ thống (...). Mỗi hệ thống đều có quan hệ với môi trường cảnh quang xung quanh" [1, tr.112]. Nhƣ vậy, tôn giáo đƣợc coi là một thành tố cấu thành và không tách rời hệ thống xã hội. Bản thân thành tố tôn giáo cũng có cấu trúc - chức năng riêng. Nó đƣợc cấu thành bởi các thành tố nhƣ: Hệ thống giáo lý, hệ thống biểu tƣợng, hệ thống tổ chức. Các hệ thống này nằm trong một thể thống nhất nhằm thực hiện các chức năng nhƣ: Kiểm soát, kết dính cộng đồng và giải thích đời sống trƣớc và sau khi chết của con ngƣời trong cộng đồng. Không những vậy, tôn giáo còn là một thành tố có ảnh hƣởng quyết định đến việc hình thành một số hình thái kinh tế - xã hội. Những luận điểm nêu trên, lý thuyết cấu trúc - chức năng đƣợc vận dụng vào chƣơng 3 đề tài luận án để lý giải sự hình thành của PGHH gắn liền với những điều kiện lao động - xã hội ở An Giang, qua đó làm rõ mối quan hệ giữa SHTG và hoạt động ĐSXH trong đời sống tôn giáo của cộng đồng tín đồ PGHH ở đây. Đặc biệt, luận án làm rõ các mối liên hệ tôn giáo trong hoạt động TTXH của tín đồ PGHH ở An Giang nhƣ là sự biểu hiện của một pháp tu rất đặc thù đã liên kết chặt chẽ những đồng đạo PGHH, và nhiều khi nó lôi cuốn mạnh mẽ tín đồ các tôn giáo khác, các tổ chức, cá nhân không phải là tín đồ PGHH cùng tham gia tích cực các hoạt động TTXH của tôn giáo PGHH. - Lý thuyết vùng văn hóa Có nhiều trƣờng phái lý thuyết vùng văn hóa khác nhau nhƣ Trƣờng phái Tây Âu, trƣờng phái Bắc Mỹ, trƣờng phái Xô Viết v.v.. . Ở nƣớc ta, tác giả Ngô Đức Thịnh cho rằng, văn hóa vùng là vùng lãnh thổ có sự tƣơng đồng nhất định 8
  15. về điều kiện tự nhiên, dân cƣ với sự tƣơng đồng về kinh tế, xã hội mà trong đó các cá nhân - con ngƣời có sự giao lƣu, tƣơng tác, ảnh hƣởng văn hóa với nhau để hình thành văn hóa vật chất và tinh thần của cộng đồng cƣ dân [xem: 98, tr.62]. Nói đến văn hoá nói chung hay vùng văn hoá nói riêng thì phải nói đến hệ giá trị vật chất và tinh thần - là hạt nhân của văn hoá. Hạt nhân này đƣợc tạo lên trong những điều kiện kinh tế - xã hội và sự vận động của lịch sử có tính đặc thù vùng miền mà các vùng miền khác không có hoặc mờ nhạt. Tôn giáo nào cũng là kết tinh của cả hai thành tố giá trị vật chất và tinh thần tạo ra một hệ giá trị thống nhất. Lý thuyết vùng văn hóa đƣợc vận dụng trong luận án nhằm chỉ rõ việc PGHH ra đời trong một không gian địa lý - lịch sử đồng nhất về mặt văn hóa và có những đặc điểm, đặc trƣng riêng biệt, độc đáo, đó là Nam Bộ Việt Nam. PGHH là một tôn giáo nên không thể không là sản phẩm văn hóa dù ở một mức độ nào đó, của vùng đất Nam Bộ. Nội dung đề tài luận án về ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang cần bổ sung thêm sắc thái văn hóa - tôn giáo vùng Nam Bộ, nơi mà PGHH ra đời vào trong đó. 4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai thực hiện đề tài luận án, tác giả sẽ chủ yếu sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: 4.3.1. Phương pháp phân tích tài liệu Từ toàn bộ những tài liệu, tƣ liệu thu thập đƣợc nhƣ sách, báo, báo cáo, công trình luận án, luận văn khoa học, tạp chí v.v.. tác giả sẽ phân tích, tổng hợp, khái quát để đƣa ra những nhận định, đánh giá về ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang. 4.3.2. Phương pháp điều tra xã hội học (bảng hỏi) Đây là phƣơng pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi với số lƣợng 300 bảng khảo sát và cơ cấu mẫu hỏi phân theo giới tính, nghề nghiệp (4 loại), lứa tuổi (2 loại: trên 50 và dƣới 50 tuổi). Phân bố tại các xã, phƣờng, thị trấn (7 xã, 1 phƣờng và 2 thị trấn) đƣợc chọn mẫu điều tra đều có đông đảo tín đồ PGHH sinh 9
  16. sống và có BTS cơ sở PGHH đang hoạt động. Đây cũng là các đơn vị khá đặc thù về điều kiện kinh kế - xã hội ở từng huyện, thị. Cụ thể số bảng hỏi điều tra phát ra là: Thị trấn Phú Mỹ (30 bảng), Thị trấn Chợ Vàm (30 bảng), xã Phú Long (30 bảng) ở huyện Phú Tân; xã Mỹ An (30 bảng), xã Bình Phƣớc Xuân (30 bảng), xã Tấn Mỹ (30 bảng), xã Mỹ Hiệp (30 bảng) ở huyện Chợ Mới); xã Đa Phƣớc (30 bảng) ở Huyện An Phú; xã Hòa Bình Thạnh (30 bảng) ở huyện Châu Thành; Ph.Mỹ Long (30 bảng) ở Thành phố Long Xuyên. Kết quả bảng hỏi điều tra đã đƣợc xử lý bằng phần mềm chuyên dụng (SPSS) và tổng hợp để phục vụ cho việc phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề của giả thuyết đặt ra. Hầu hết các bảng thể hiện kết quả khảo sát đƣợc trình bày ở phần phụ lục. 4.3.3. Phương pháp phỏng vấn sâu Những nhóm đối tƣợng khác nhau nhƣ, cán bộ lãnh đạo chính quyền địa phƣơng, các ngƣời làm công tác tôn giáo, chức việc PGHH, các tín đồ có uy tín trong cộng đồng tín đồ PGHH đƣợc phỏng vấn theo kịch bản chuẩn bị trƣớc nhằm bổ sung các thông tin định tính, cung cấp thêm thông tin định lƣợng để chứng minh cho các vấn đề của giả thuyết đặt ra. Cụ thể: ở mỗi xã trong số 10 xã, phƣờng, thị trấn đƣợc chọn nói trên, tác giả luận án phỏng vấn 2 cá nhân là chức việc và 2 cán bộ, công chức chính quyền có tham gia hoặc liên quan trực tiếp đến công tác tôn giáo đối với PGHH trên địa bàn. Ngoài ra tác giả luận án đã phỏng vấn 2 cán bộ huyện Phú Tân An Giang có liên quan trực tiếp với công tác quản lý nhà nƣớc về tôn giáo ở huyện; 2 chức việc PGHH ở Ban đại diện PGHH tỉnh An Giang; 2 chức việc PGHH ở BTS Trung ƣơng Giáo hội PGHH. Nội dung các cuộc phỏng vấn đã đƣợc phân tích, sàng lọc và tổng hợp để phục vụ cho chƣơng 3 và chƣơng 4 của đề tài. Hai bản tổng hợp nội dung trả lời phỏng vấn nhƣ trên (một của phía đội ngũ cán bộ, công chức; và một của giới chức việc PGHH ở An Giang) đƣợc đƣa vào phần phụ lục. 10
  17. 4.3.4. Phương pháp quan sát - điền dã Đây là phƣơng pháp thu thập thông tin rất quan trọng đƣợc tiến hành nhiều lần, nhiều đợt trong quá trình thực hiện đề tài. Đó là việc nghiên cứu bằng trực tiếp quan sát các sinh hoạt, HĐTG của tín đồ tại cộng đồng PGHH ở An Giang trong ngày, trong hành lễ và trong các hoạt động ĐSXH của họ. Cùng với đó, tác giả có những tiếp xúc, trao đổi, hỏi chuyện trực tiếp với các đối tƣợng tín đồ PGHH khác nhau, một số thành phần xã hội khác nhau mà có hoạt động liên quan đến những vấn đề của PGHH và của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang. Thông tin quan sát và nội dung những cuộc tiếp xúc, trao đổi, hỏi chuyện đƣợc ghi ra, tổng hợp lại (từ các phƣơng tiện lƣu giữ nhƣ các bản ghi chép tốc ký, bản ghi âm, ghi hình v.v..) rồi sàng lọc, xử lý thành tƣ liệu (dạng văn bản) nhằm để minh họa, bổ sung, củng cố cho các phân tích, biện luận, lập luận, hay cùng với các thông tin định lƣợng khác giúp cho việc làm rõ các vấn đề của đề tài. Tƣ liệu văn bản nói trên, cùng với những hình ảnh, những đoạn video mà tác giả chụp và quay về sinh hoạt, HĐTG của cộng đồng tín đồ trong quá trình nghiên cứu điền dã đƣợc chọn lọc và cũng đƣợc đƣa vào phần phụ lục. 4.4. Các khái niệm cơ bản đƣợc sử dụng trong luận án Các khái niệm đƣợc định nghĩa sau đây chỉ nằm trong phạm vi phục vụ việc giải quyết vấn đề của đề tài luận án. - Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Tín đồ PGHH là những ngƣời tin tƣởng, theo và thực hành giáo lý, giáo luật của PGHH trong đời sống hằng ngày của họ, và đƣợc cơ quan BTS có thẩm quyền công nhận. Trong giáo luật của PGHH cũng có những quy định, những điều kiện nhập đạo để một ngƣời trở thành tín đồ của PGHH. Cụ thể quan niệm chính thức về ngƣời đƣợc gọi là tín đồ PGHH thể hiện tại điều 3, chƣơng I trong Hiến chƣơng Giáo hội PGHH, nhiệm kỳ V (2019 - 2024) rằng: “Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo không phân biệt nam nữ, thành phần dân tộc, tự phát nguyện tu hành theo tôn chỉ đường hướng và thờ cúng theo nghi thức ghi ở Điều 1 và Điều 2, 11
  18. tuân thủ giáo lý, giáo luật và tuân thủ pháp luật Nhà nước, gìn giữ sự trong sáng của giáo lý chân truyền, đoàn kết tôn giáo, đạo đời, thừa nhận bản Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo" [9, tr.2]. - Cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo Trƣớc khi trình bày về khái niệm cộng đồng tín đồ PGHH thì cần nêu ra ở đây khái niệm cộng đồng. Xã hội bao gồm rất nhiều cộng đồng tạo thành. Tồn tại xã hội là tồn tại của các loại hình cộng đồng liên kết với nhau. Cộng đồng là thuật ngữ đƣợc đƣa ra đầu tiên bởi Ph.Tôni (ngƣời Đức) vào năm 1887 (muộn hơn thuật ngữ “xã hội”). Ph.Tôni đã phân biệt, so sánh cộng đồng với xã hội để làm sáng tỏ ngữ nghĩa của cộng đồng: “Xã hội” bao gồm tập thể ngƣời rộng lớn hơn so với cộng đồng, cộng đồng gồm những ngƣời gắn bó mật thiết hơn so với xã hội. Gia đình và họ hàng là một trong những hình thức cộng đồng điển hình nhất. Thuật ngữ “cộng đồng” toát lên cái ý chỉ về sự chung nhau, cùng nhau, hiệp tác, gắn kết. Tuy ở mỗi ngành khoa học khác nhau, cộng đồng mang những sắc thái khác nhau, song nhìn chung, đối với một cộng đồng, bên cạnh những yếu tố, những tiêu chí khác, thì chúng ta phải nhận thấy sự thể hiện mong muốn, nguyện vọng chung và nhất là cùng chia sẻ một hệ giá trị của tất cả thành viên của “cộng đồng” ấy, thông qua hành động, hoạt động sống của họ. Đối với cộng đồng tôn giáo (nhìn chung cộng đồng tôn giáo đƣợc phân loại vào nhóm cộng đồng văn hóa) thì nét đặc trƣng nhất của cộng đồng này là cộng đồng chung niềm tin và gắn kết với nhau thông qua thực hành niềm tin cũng nhƣ tổ chức tiến hành các HĐTG. Theo nghĩa khái quát về cộng đồng nhƣ nói trên, cộng đồng tín đồ PGHH là cộng đồng những ngƣời là tín đồ PGHH, chỉ một tập hợp, một nhóm, một bộ phận tín đồ PGHH đang có mối liên hệ, quan hệ đồng đạo với nhau và cùng sinh sống ở một khu vực nhất định nào đó trong địa bàn dân cƣ. Mối quan hệ đồng đạo là sự liên kết niềm tin tôn giáo PGHH với thực hành theo niềm tin của con ngƣời 12
  19. dẫn đến việc những con ngƣời đó cùng sống với nhau, gần nhau mà thành cộng đồng và chia sẻ các giá trị cho nhau, nhất là các giá trị tôn giáo. - Đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ĐSCĐ tín đồ PGHH là chỉ những hoạt động vật chất – tinh thần nói chung để duy trì tồn tại cộng đồng của những ngƣời là tín đồ PGHH. Nói cách khác, đó là cộng đồng gồm có những tín đồ đang sống, đang sinh hoạt, HĐTG, HĐXH bằng sự liên kết, kết hợp với nhau nhằm xây dựng, duy trì và phát triển cộng đồng tôn giáo của mình. ĐSCĐ tín đồ PGHH có nội dung cơ bản là những sinh hoạt, HĐTG của tín đồ PGHH, gắn với những sinh hoạt xã hội đời thƣờng có liên quan, ảnh hƣởng với tôn giáo PGHH (về niềm tin, về giáo lý hay về các giá trị đạo đức, v.v..). Cụ thể, ĐSCĐ tín đồ PGHH trong khuôn khổ luận án đƣợc xác định bao gồm: SHTG của cộng đồng tín đồ; hoạt động TTXH của cộng đồng tín đồ; và hoạt động ĐSXH của cộng đồng tín đồ PGHH. Hoạt động TTXH của cộng đồng tín đồ PGHH đƣợc xếp vào trong ĐSCĐ tín đồ PGHH bởi vì đối với PGHH, hoạt động TTXH là hoạt động tôn giáo, là một “hạnh tu” của ngƣời tín đồ; là hành động chủ động đƣợc khởi phát từ niềm tin tôn giáo cùng là sự thôi thúc của ý thức trách nhiệm và bổn phận của một ngƣời tín đồ đối với cộng đồng, xã hội và đất nƣớc mà trong giáo lý PGHH đã chỉ ra rất rõ. Hoạt động TTXH cũng luôn đƣợc Giáo hội PGHH xác định là một trong những đạo sự trọng tâm (gọi là đạo sự TTXH) của Giáo hội với tƣ cách là tổ chức có vai trò định hƣớng, dẫn đắt tất cả những hoạt động của tôn giáo PGHH. Hoạt động ĐSXH của cộng đồng tín đồ PGHH đƣợc xếp vào trong ĐSCĐ tín đồ PGHH bởi vì đây là hoạt động nền tảng của tồn tại cộng đồng tín đồ. Song ở đây tác giả không đề cập toàn bộ ĐSXH của cộng đồng tín đồ vì nó bao hàm một nội dung rất rộng lớn, mà trình bày về những hoạt động ĐSXH, tức là chỉ xem xét những hoạt động tham gia vào các lĩnh vực ĐSXH địa phƣơng của cộng đồng tín đồ mà có liên quan, ảnh hƣởng, tác động lẫn nhau với các yếu tố tôn giáo PGHH mà thôi. 13
  20. - Đời sống cộng đồng tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở An Giang Trên cơ sở khái niệm ĐSCĐ tín đồ PGHH, ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang đƣợc xem xét bao gồm: SHTG, hoạt động TTXH và hoạt động ĐSXH của cộng đồng tín đồ PGHH trong phạm vi An Giang, trong không gian địa lý và không gian xã hội của tỉnh An Giang. Nhƣ vậy, ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang - do gắn liền với vị thế của PGHH ở An Giang và điều kiện, hoàn cảnh xã hội của tỉnh An Giang - sẽ có sự thể hiện, biểu hiện nội dung khác biệt, riêng biệt so với ĐSCĐ tín đồ PGHH ở các tỉnh, thành khác trong khu vực. 5. Đóng góp mới của luận án - Chỉ rõ đặc điểm có tính đặc thù của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang hiện nay. - Xác định xu hƣớng biến đổi và phát triển của ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận - Ứng dụng một số tri thức, một số lý thuyết tôn giáo học, triết học, xã hội học tôn giáo vào nghiên cứu một hiện tƣợng tôn giáo - dân tộc tiêu biểu của PGHH là ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang; đồng thời góp phần kiểm nghiệm một số lý thuyết về tôn giáo liên quan đƣợc ứng dụng vào nghiên cứu. - Những kết quả thu đƣợc trong nghiên cứu đề tài luận án sẽ góp phần vào việc nâng cao nhận thức về tính quy luật của sự hình thành, vận động và phát triển của tôn giáo, nói chung, cũng nhƣ của các tôn giáo nội sinh ở Việt Nam mà PGHH là một trƣờng hợp điển hình trong số đó. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua việc mô tả toàn cảnh về thực trạng ĐSCĐ tín đồ PGHH ở An Giang, đề tài luận án góp phần làm rõ nội dung và vai trò của ĐSCĐ tín đồ này đối với PGHH ở An Giang nói riêng, và với PGHH nói chung; kết quả đề tài luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên, học viên cao học, NCS 14