Luận án Chất lượng kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của các ủy ban kiểm tra Đảng ủy trung đoàn bộ binh hiện nay
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Chất lượng kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của các ủy ban kiểm tra Đảng ủy trung đoàn bộ binh hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
luan_an_chat_luong_kiem_tra_to_chuc_dang_va_dang_vien_khi_co.doc
1. BÌA LUẬN ÁN.doc
2. BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
2. TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.doc
3. BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
3. TÓM TẮT TIẾNG ANH.doc
4. THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH.doc
4. THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT.doc
Nội dung text: Luận án Chất lượng kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của các ủy ban kiểm tra Đảng ủy trung đoàn bộ binh hiện nay
- BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ HOÀNG ANH TUẤN CHÊT lîng kiÓm tra tæ chøc §¶ng vµ §¶ng viªn khi cã dÊu hiÖu vi ph¹m cña C¸C ñy ban kiÓm tra §¶ng ñy trung §oµn bé binh hiÖn nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 931 02 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS Bùi Quang Cường 2. TS Bùi Thanh Cao HÀ NỘI - 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng Tác giả luận án Hoàng Anh Tuấn
- MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 10 1.2. Các công trình khoa học ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 19 1.3. Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 26 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM CỦA CÁC ỦY BAN KIỂM TRA ĐẢNG ỦY TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 31 2.1. Những vấn đề cơ bản về ủy ban kiểm tra đảng ủy trung đoàn bộ binh và kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của các ủy ban kiểm tra đảng ủy trung đoàn bộ binh 31 2.2. Những vấn đề cơ bản về chất lượng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của các ủy ban kiểm tra đảng ủy trung đoàn bộ binh 59 Chương 3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM CỦA CÁC ỦY BAN KIỂM TRA ĐẢNG ỦY TRUNG ĐOÀN BỘ BINH 74 3.1. Thực trạng chất lượng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của các ủy ban kiểm tra đảng ủy trung đoàn bộ binh 74
- 3.2. Nguyên nhân thực trạng và một số vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của các ủy ban kiểm tra đảng ủy trung đoàn bộ binh 96 Chương 4 YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM CỦA CÁC ỦY BAN KIỂM TRA ĐẢNG ỦY TRUNG ĐOÀN BỘ BINH HIỆN NAY 111 4.1. Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của các ủy ban kiểm tra đảng ủy trung đoàn bộ binh hiện nay 111 4.2. Những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của các ủy ban kiểm tra đảng ủy trung đoàn bộ binh hiện nay 122 KẾT LUẬN 164 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 166 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 167 PHỤ LỤC 182
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1. Ban Chấp hành Trung ương BCHTW 2. Dấu hiệu vi phạm DHVP 3. Kiểm tra, giám sát KT, GS 4. Nội dung lưu hành nội bộ M 5. Quân ủy Trung ương QUTW 6. Tổ chức đảng và đảng viên TCĐ&ĐV 7. Trong sạch vững mạnh TSVM 8. Trung đoàn bộ binh TĐBB 9. Tự phê bình và phê bình TPB&PB 10. Ủy ban kiểm tra UBKT 11. Vững mạnh toàn diện VMTD
- 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Trong đó, kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP có vai trò hết sức quan trọng, bảo đảm cho quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của cấp ủy các cấp được quán triệt, thực hiện nghiêm túc, trực tiếp giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất và củng cố niềm tin của nhân dân. Ủy ban kiểm tra đảng ủy TĐBB là cơ quan chuyên trách về công tác KT, GS của đảng ủy trung đoàn, thực hiện nhiệm vụ KT, GS theo quy định của Điều lệ Đảng và các quy định của Trung ương. Kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản, thường xuyên của UBKT đảng ủy TĐBB. Thực hiện tốt nhiệm vụ này trực tiếp răn đe, cảnh báo, phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm kỷ luật của TCĐ&ĐV, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí, “lợi ích nhóm”, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác KT, GS, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, cán bộ chủ trì và sự hướng dẫn, chỉ đạo của UBKT cấp trên, trực tiếp là của đảng ủy TĐBB, các UBKT đảng ủy TĐBB thường xuyên được kiện toàn, củng cố; công tác KT, GS và thi hành kỷ luật đảng nói chung, kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của UBKT đảng ủy TĐBB nói riêng có nhiều đổi mới; chất lượng hiệu quả ngày càng cao, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; thúc đẩy các TĐBB thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, xây dựng đảng bộ TĐBB trong sạch vững mạnh, trung đoàn VMTD “Mẫu mực tiêu biểu”. Bên cạnh đó, chất lượng kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của UBKT đảng ủy TĐBB vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém cả về nhận thức, trách nhiệm, năng lực của các chủ thể, lực lượng, cả về nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành; tính
- 6 chủ động, chiến đấu, giáo dục và hiệu quả của các cuộc kiểm tra khi có DHVP chưa cao; hiện tượng nể nang, né tránh, vì chạy theo thành tích mà bao che, giấu giếm khuyết điểm, chưa coi trọng tự kiểm tra, xử lý vi phạm; tình hình vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật Nhà nước của TCĐ&ĐV ở một số TĐBB tiếp tục diễn biến phức tạp, vẫn còn những vụ việc TCĐ&ĐV có DHVP chậm được phát hiện và xử lý kịp thời, gây bức xúc, hoài nghi trong cán bộ, đảng viên và quần chúng ở cơ sở, trực tiếp ảnh hưởng tới hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”, bản chất, truyền thống tốt đẹp của Quân đội. Trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, những năm tới, nhiệm vụ xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; trực tiếp là việc thực hiện chủ trương của Đảng về sắp xếp, kiện toàn tổ chức biên chế của các binh đoàn chủ lực trong Quân đội theo hướng “tinh, gọn, mạnh, linh hoạt”, nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng chính quy, chấp hành kỷ luật của các TĐBB có bước phát triển mới, đòi hỏi các đảng bộ TĐBB phải được xây dựng TSVM, có năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu cao. Trước những âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và thực trạng chấp hành pháp luật, kỷ luật của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở các đảng bộ TĐBB hiện nay, việc nâng cao chất lượng kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của các UBKT đảng ủy TĐBB, từ đó chủ động phát hiện, phòng ngừa, ngăn chặn khuyết điểm, vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên ngày càng có ý nghĩa quan trọng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay. Tình hình trên đã và đang đặt ra yêu cầu khách quan phải nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác KT, GS và kỷ luật đảng của cấp ủy, UBKT các cấp nói chung, kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của UBKT đảng ủy TĐBB nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Chất lượng kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của các ủy ban kiểm tra đảng ủy trung đoàn bộ binh hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước.
- 7 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP và chất lượng kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của các UBKT đảng ủy TĐBB, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của các UBKT đảng ủy TĐBB hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án; rút ra giá trị lý luận, thực tiễn của các công trình đã tổng quan đối với đề tài luận án và xác định những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu. Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP và chất lượng kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của các UBKT đảng ủy TĐBB. Đánh giá đúng thực trạng chất lượng kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của các UBKT đảng ủy TĐBB; xác định một số vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của các UBKT đảng ủy TĐBB. Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của các UBKT đảng ủy TĐBB hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Chất lượng kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của các UBKT đảng ủy TĐBB là đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án. Phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của các UBKT đảng ủy TĐBB và chất lượng kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của các UBKT đảng ủy TĐBB, xác định yêu cầu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của UBKT đảng ủy TĐBB đủ quân thuộc các sư đoàn bộ binh đủ quân ở các quân khu, quân đoàn.
- 8 Tập trung điều tra, khảo sát một số TĐBB đủ quân làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu thuộc: Sư đoàn 3/Quân khu 1, Sư đoàn 316/Quân khu 2, Sư đoàn 2/Quân khu 5, Sư đoàn 5/Quân khu 7, Sư đoàn 330/Quân khu 9, Sư đoàn 312/Quân đoàn 1, Sư đoàn 325/Quân đoàn 2. Các tư liệu, số liệu điều tra, khảo sát thực tiễn phục vụ đề tài luận án chủ yếu từ năm 2015 đến nay. Các giải pháp có giá trị ứng dụng đến năm 2035 và những năm tiếp theo. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của đề tài luận án là hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, về công tác KT, GS và kỷ luật đảng, về kiểm tra TCĐ&ĐV có DHVP. Cơ sở thực tiễn Toàn bộ hiện thực công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của các UBKT đảng ủy TĐBB; các nghị quyết, chỉ thị của QUTW, hướng dẫn của UBKT Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị về công tác KT, GS, về kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP; các nghị quyết, chỉ thị, báo cáo sơ kết, tổng kết công tác xây dựng Đảng, công tác KT, GS và kỷ luật đảng của cấp ủy, UBKT các cấp. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành và chuyên ngành; trong đó chú trọng các phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgic và lịch sử, thống kê và so sánh, tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp mới của luận án Đưa ra quan niệm và luận giải yếu tố quy định, biểu hiện chất lượng kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của các UBKT đảng ủy TĐBB.
- 9 Xác định một số vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của các UBKT đảng ủy TĐBB. Đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, khả thi trong những giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của các UBKT đảng ủy TĐBB hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc thêm những vấn đề lý luận, thực tiễn về chất lượng kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của các UBKT đảng ủy TĐBB. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong nâng cao chất lượng kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP của các UBKT đảng ủy TĐBB. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các học viện, nhà trường trong Quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: Phần mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, các công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đề đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục.
- 10 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Các công trình khoa học ở nước ngoài liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng Phu-Thắc-Thít Tha-Nu-Son (2003), Công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay [104]. Tác giả luận án khẳng định tính cấp bách của công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong tình hình mới. Theo tác giả, công tác kiểm tra của Đảng “là một khâu quan trọng của tổ chức thực hiện, là biện pháp hiệu nghiệm để khắc phục bệnh quan liêu, bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch vững mạnh” [104, tr. 5]. Một trong những phương hướng, nhiệm vụ cơ bản được tác giả chỉ rõ, đó là: UBKT các cấp phải tập trung kiểm tra tư cách, phẩm chất đạo đức cách mạng của đảng viên; kiểm tra ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm của đảng viên đối với việc thi hành Điều lệ Đảng. Khăm-phăn Mi-la-vông (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra của Đảng (cấp tỉnh) ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay [ 82]. Tác giả luận án cho rằng: “Công tác kiểm tra phải linh hoạt, chủ động, kịp thời, chính xác, nghiêm minh, có tính giáo dục cao, phòng ngừa chặt chẽ, không chỉ đơn thuần thụ động xử lý các vi phạm” [ 82, tr. 108]; kiểm tra không chỉ riêng của UBKT mà là việc chung của toàn Đảng, toàn xã hội. Tác giả cho rằng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra của Đảng phải bao gồm các mặt: Nâng cao phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng; nâng cao năng lực và trí tuệ; nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn. Chăn-Sy Seng-Sổm-Phu (2011), Chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra đảng và nhà nước cấp tỉnh ở các tỉnh phía Bắc nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay [34]. Tác giả luận án đã làm rõ một số vấn đề về đối tượng, nội dung, phương pháp kiểm tra. Theo tác giả tiến hành công tác kiểm tra phải chọn đúng nội dung, đồng thời phải có phương pháp thẩm tra, xác
- 11 minh hết sức khoa học, cần phân biệt giữa đối tượng kiểm tra với đối tượng thẩm tra, xác minh, “đối tượng thẩm tra, xác minh có cả đối tượng có thể biết trước, định hướng trước nhưng cũng còn có những đối tượng qua quá trình kiểm tra do nẩy sinh tình huống hoặc tình tiết mới, sẽ xác định thẩm tra, xác minh mới” 34,[ tr. 133]. Bạch Lập Bình (2013), “Tăng cường xây dựng tác phong cán bộ thiết thực thực hiện vì dân, thực tế, thanh liêm” [1]. Tác giả bài hội thảo chỉ ra “bốn tác phong” cần phải xử lý gồm: “Chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa quan liêu, chủ nghĩa hưởng thụ, tác phong xa xỉ” [1, tr. 142]. Coi giám sát tác phong quần chúng, thực tế, thanh liêm của cán bộ là một nội dung bắt buộc của cấp ủy, UBKT kỷ luật đảng các cấp. Kết hợp giữa giáo dục tư tưởng với chỉnh đốn tác phong, “khi vấn đề tác phong cán bộ nổi cộm, thì cần kiên trì triển khai kịp thời hoạt động tập trung chỉnh đốn với tinh thần chỉnh phong, thực hiện một đợt đại kiểm tra, đại chỉnh sửa, đại truy quét” [1, tr. 140]. Chạ-lơn Dia-pao-hơ (2014), “Củng cố việc lãnh đạo của Đảng trong điều kiện quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội bằng pháp luật” [32]. Tác giả cho rằng kiểm tra là cách thức quan trọng để củng cố sự lãnh đạo của Đảng. Theo tác giả: “Đảng Nhân dân cách mạng Lào luôn coi trọng việc phát huy vai trò lãnh đạo và củng cố, cải thiện sự lãnh đạo đối với Nhà nước thông qua việc kiểm tra và đề cao chất lượng của việc kiểm tra” [32, tr. 79], trong đó, vấn đề trọng yếu cần quan tâm là: “Ngăn chặn và phòng chống bệnh quan liêu, xa rời thực tế; làm việc theo cơ chế và kế hoạch, nghiêm minh kỷ luật; có cơ chế phối hợp, báo cáo, họp, phản ánh một cách khoa học” [32, tr. 82 - 83]. Tập Cận Bình (2015), Về quản lý đất nước Trung Quốc120]. [ Nội dung cuốn sách chỉ ra: Tình hình nhiệm vụ của Đảng càng khó khăn, phức tạp thì càng cần phải tăng cường xây dựng kỷ luật. “Cơ quan kiểm tra kỷ luật đảng các cấp cần đặt việc bảo vệ kỷ luật chính trị của Đảng lên vị trí hàng đầu, tăng cường giám sát, kiểm tra tình hình chấp hành kỷ luật chính trị” 120,[ tr. 518]. Theo tác giả, “chủ nghĩa người tốt”, dạng người không mưu cầu công lao, chỉ mong không có sai sót mà tồn tại nhiều thì sự
- 12 nghiệp của Đảng và nhân dân không thể tiến lên phía trước. Dùng người phù hợp, “Cần cải tiến phương pháp, cách thức kiểm tra, đánh giá, vừa thấy sự phát triển, vừa thấy được nền móng cơ sở, vừa thấy thành tích nổi bật, vừa thấy thành tích tiềm ẩn” [120, tr. 564], lấy thành tích thực tế làm nội dung kiểm tra, đánh giá chính. “Cần thực hiện chế độ trách nhiệm, hơn nữa là cần truy cứu trách nhiệm suốt đời”120, [ tr. 565]. Đao-bua La-pha Ba-vông-phết (2017), Chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay [71]. Theo tác giả luận án, chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào “là tổng hợp những tính chất thể hiện mức độ đạt được của việc xây dựng đường lối, chủ trương, kế hoạch công tác kiểm tra; việc thực hiện nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra và kết quả công tác kiểm tra của Đảng” [71, tr. 67]. Các yếu tố quy định chất lượng công tác kiểm tra gồm: Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chủ trương của Đảng về công tác kiểm tra; đường lối, phương hướng, nhiệm vụ, nguyên tắc, nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra; chất lượng chủ thể kiểm tra; các lực lượng tham gia công tác kiểm tra; các điều kiện và phương tiện để hoạt động của cơ quan kiểm tra và cán bộ kiểm tra tiến hành cuộc kiểm tra; mức độ hiệu lực thực hiện kết luận kiểm tra. Sa-vát Chăn-tha Pri-xay (2017), “Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào” [110]. Tác giả bài báo đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác KT, GS và kỷ luật của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào hiện nay, trong đó nhấn mạnh: “Cán bộ làm công tác kiểm tra phải được xây dựng ngang tầm với nhiệm vụ chính trị và tính khoa học của công tác kiểm tra” [110, tr. 66]; UBKT các cấp chủ động xây dựng kế hoạch, xác định nội dung trọng tâm, trọng điểm, chủ động kiểm tra TCĐ&ĐV khi có DHVP. Lý Lương Đống (Chủ biên, 2019), Nghiên cứu về vấn đề cải cách và hoàn thiện phương thức lãnh đạo, phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quố93].c [ Cuốn sách khái quát, luận giải quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Trung quốc về tính tất yếu của việc giám sát quyền lực, thực hiện cầm quyền khoa học, cầm quyền dân
- 13 chủ, cầm quyền theo pháp luật. Theo các tác giả: “Để giảm bớt hoặc ngăn ngừa xảy ra hiện tượng quyền lực bị lạm dụng, bảo vệ lợi ích công của dân chúng trong xã hội, duy trì chức năng bản chất của quyền lực công xã hội cần phải tăng cường ràng buộc và giám sát quyền lực” [93, tr. 329] và “trọng điểm của giám sát dân chủ trong Đảng là cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo các cấp là đảng viên”93, [ tr. 394]. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm Chu Húc Đông (2004), “Kiên trì phương châm quản lý đảng nghiêm minh, triển khai cuộc xây dựng Đảng liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng” [36]. Nội dung tham luận phân tích nguyên nhân chủ yếu của tình trạng tham nhũng và nảy sinh tiêu cực, suy thoái của đảng viên ở Trung Quốc. Đồng thời, đề xuất một số biện pháp xây dựng Đảng liêm chính và đấu tranh phòng chống tham nhũng, gồm: Không ngừng tăng cường tính tự giác của cán bộ, đảng viên; phê bình, uốn nắn tác phong không lành mạnh; tăng cường xây dựng văn bản pháp quy và quy chế liêm chính; tăng cường công tác giám sát, từng bước xóa bỏ nguồn gốc nảy sinh tham nhũng; tăng cường giám sát dân chủ và ban hành quy chế kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng, thoái hóa, biến chất. Theo tác giả, để xây dựng đảng phong liêm chính và chống tham nhũng, cần phải: “Nhằm vào những vấn đề có thể xuất hiện trong cán bộ lãnh đạo, phải thông báo sớm, rung chuông cảnh tỉnh, đôn đốc nghiêm ngặt” [36, tr. 163] và “chống tham nhũng cần phải dựa vào pháp luật Nhà nước và kỷ luật Đảng một cách nghiêm ngặt, kiên trì lấy sự thật làm căn cứ, lấy pháp luật và kỷ luật làm chuẩn mực” 36,[ tr. 165]. Chu Chí Hòa (2010), Đổi mới công tác xây dựng đảng ở nông thôn [35]. Tác giả cuốn sách khẳng định việc đổi mới công tác giám sát là bước đột phá quan trọng để ngăn ngừa DHVP của TCĐ&ĐV. Theo tác giả: Chủ thể giám sát nội bộ Đảng là các ủy ban kiểm tra, kỷ luật; chủ thể giám sát ngoài Đảng là các cơ quan kiểm toán, tư pháp, các phương tiện thông tin đại chúng, “cơ sở để thực hiện giám sát của các chủ thể ngoài đảng chủ yếu là pháp luật, pháp quy và bao
- 14 gồm cả các quy phạm đạo đức cơ bản” [35, tr. 299]. Tác giả nhấn mạnh đối thoại, cảnh báo răn đe cần phải có phương pháp mới, “nếu phát hiện cán bộ manh nha biểu hiện tiêu cực phải kịp thời tiến hành đối thoại, cảnh báo răn đe căn cứ theo quyền hạn quản lý cán bộ” [35, tr. 328]; thực hiện cơ chế “ba đối thoại”, phương châm “ba điểm cần bàn” và “ba điểm cần làm” để xử lý ngay từ đầu những vấn đề vi phạm, tránh nảy sinh những sai phạm lớn, coi trọng “cảnh báo, răn đe đối với cán bộ lãnh đạo bị nhân dân phản ánh” [35, tr. 329]. Tạng Thắng Nghiệp (2013), “Tăng cường xây dựng kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của đảng” [119]. Tác giả cho rằng, xét về tính chất và nội dung, kỷ luật của Đảng gồm các mặt: Kỷ luật chính trị của Đảng; kỷ luật tổ chức của Đảng; kỷ luật công tác quần chúng của Đảng; kỷ luật công tác kinh tế của Đảng; kỷ luật liêm chính của Đảng. Trong đó, “kỷ luật chính trị là kỷ luật quan trọng nhất, căn bản nhất, then chốt nhất” [119, tr. 234]. Để giữ nghiêm kỷ luật và nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống suy thoái, biến chất của cán bộ, đảng viên, phải tăng cường KT, GS “kịp thời phát hiện và kiên quyết uốn nắn mọi vấn đề có tính manh nha, tính khuynh hướng liên quan đến vi phạm kỷ luật Đảng” [119, tr. 239]; mở rộng đối tượng, nội dung, phạm vi giám sát; sử dụng nhiều hình thức giám sát, kịp thời phát hiện DHVP của TCĐ&ĐV. Mao Chiếu Huy (2013), “Ý nghĩa quan trọng của sách lược trừng trị tham nhũng đánh cả hổ lẫn ruồi” [95]. Tác giả khẳng định kiên trì sách lược “đả hổ diệt ruồi” của Đảng Cộng sản Trung Quốc “vừa có tác dụng trị ngọn rõ rệt, lại có chức năng quan trọng của trị tận gốc, vừa có thể tấn công vào xu thế lan rộng của phần tử tham nhũng, lại có thể nâng cao mức độ hài lòng của quần chúng nhân dân” [95, tr. 281]. Theo tác giả, trừng trị tham nhũng, điều tra phá án chỉ là biện pháp, “phòng ngừa ngay từ khi chưa xảy ra” mới là mục đích cuối cùng; trừng trị là một kiểu phòng ngừa đặc thù, biện pháp quan trọng để hóa giải động cơ tham nhũng, “điều tra, xử lý một vụ án, giáo dục cả một đám đông” [95, tr. 284]. Tác giả cho rằng, để có thể thực hiện được sách lược này, phải xây dựng
- 15 thể chế và đào tạo đội ngũ cán bộ chống tham nhũng trung thành, tin cậy, “không có cơ quan chống tham nhũng đủ mạnh, thì không thể nào thực sự “đánh hổ”, thậm chí có thể ngược lại bị hổ làm bị thương” [95, tr. 283]. Hồ Thành Quốc (2016), Đạo làm quan [79]. Nội dung cơ bản của cuốn sách đề cập tới vấn đề tăng cường tính kỷ luật, đẩy mạnh chế độ sáng tạo chống tham nhũng và làm trong sạch của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo tác giả phải thực thi xây dựng, kiện toàn chế độ giáo dục đi đôi với giám sát, trừng trị đi đôi với đề phòng tha hóa quyền lực; thiết thực tăng cường giám sát đón đầu (giám sát trước khi xảy ra sự việc, giám sát trong khi xảy ra sự việc và giám sát sau khi xảy ra sự việc), áp dụng nhiều biện pháp giám sát, khai thác rộng rãi nguồn thông tin; nắm bắt tính quy luật, cảnh báo sẵn từ trước và giám sát phải có trọng điểm. Theo tác giả, “chức năng mấu chốt nhất của cán bộ lãnh đạo là ở chỗ dùng người dùng người thích đáng thì sự nghiệp phát triển, được lòng dân, dùng người không thích đáng thì sự nghiệp sẽ suy vong, lòng dân phẫn nộ” [79, tr. 393 - 394]. Ban Bình luận Nhân dân Nhật báo, Trung Quốc (2020), Tập Cận Bình kể chuyện [6]. Cuốn sách đề cập tới nhiều vấn đề về kỷ luật và phòng ngừa vi phạm kỷ luật trong Đảng. Tác giả nhấn mạnh: “Trong lòng luôn giữ cho mình sự e sợ, trong tay luôn giữ chuẩn mực không dám vượt qua” 6,[ tr. 107] để khẳng định tầm quan trọng của việc tuân thủ kỷ luật, pháp luật. Theo tác giả, phòng tuyến đầu tiên để cán bộ giữ gìn liêm khiết, tác phong tốt đẹp chính được xây dựng từ những việc nhỏ, “từ lượng đổi dẫn đến chất đổi”, nguyên nhân là do “tuyệt đại đa số các phần tử tham nhũng đều bắt đầu tự việc không coi trọng những việc nhỏ, tình tiết nhỏ nên dần dẫn tới con đường sa ngã, trụy lạc” [6, tr. 40]. Khẳng định Đảng phải quản lý Đảng nghiêm minh, việc tuân thủ kỷ luật đảng là vô điều kiện, đã ban hành kỷ luật tất phải thực hiện, hễ ai vi phạm sẽ bị kiểm tra làm rõ, tuyệt đối “không thể coi kỷ luật chỉ như một thứ ràng buộc lỏng lẻo hoặc là một thứ để cất đi mà không thực hiện được”6, [tr. 265]; yêu cầu đặt ra về việc chấp hành kỷ luật nghiêm minh là “muốn rèn được sắt thì bản thân mình phải cứng”, đồng thời “toàn Đảng phải thức tỉnh lên”6, [ tr. 268].
- 16 Viện Nghiên cứu Xây dựng Đảng, Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (2022), Quản trị Đảng nghiêm minh toàn diện - Thành tựu và kinh nghiệm trong công tác tổ chức và xây dựng Đảng Cộng sản Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII [150]. Nội dung cuốn sách tập trung luận giải, làm rõ ý nghĩa, kết quả và kinh nghiệm quản trị đảng nghiêm minh toàn diện theo tư tưởng Tập Cận Bình, khẳng định: “Kỷ luật là sinh mạng của Đảng, là tiêu chuẩn hành vi cho đảng viên” [150, tr. 405], kiên trì việc kỷ luật nghiêm minh hơn luật pháp, kỷ luật xếp trước luật pháp; trong đó, kỷ luật chính trị và quy định chính trị là những thứ đứng đầu mà mọi TCĐ&ĐV phải tuân thủ. Cần thực hiện toàn diện trách nhiệm chủ thể của đảng ủy và trách nhiệm giám sát của UBKT kỷ luật, thực hiện “điều tra song song”, “vừa truy cứu trách nhiệm của đương sự, vừa truy cứu trách nhiệm của chủ thể và trách nhiệm giám sát” [150, tr. 415]. Cuốn sách đề cập tới “bốn loại hình thái” trong xử lý cán bộ, đảng viên có sai phạm, trong đó, việc “cử các tổ kiểm tra kỷ luật và cán bộ kiểm tra kỷ luật của Đảng đến đóng (nằm vùng) tại các cơ quan Trung ương và Nhà nước là một biện pháp quan trọng để kiên trì Đảng phải quản Đảng”150, [ tr. 431]. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong Đảng bộ Quân đội E. Ph. Xu-li-mốp, V. V. Se-li-ắc (1980), Sự lãnh đạo khoa học trong các lực lượng vũ trang Xô - viết [155]. Cuốn sách trình bày quan điểm khoa học về hoạt động lãnh đạo các lực lượng vũ trang Xô - viết. Bàn về công tác kiểm tra, tác giả cho rằng: “Kiểm tra và kiểm soát việc chấp hành không chỉ là phát hiện khuyết điểm, mà còn là nghiên cứu sâu sắc, tổng kết và áp dụng một cách tích cực vào thực tiễn những kinh nghiệm hay, những biện pháp và phương pháp hoạt động tiên tiến” [155, tr. 125]. Về đối tượng kiểm tra, “không phải chỉ kiểm tra những người lãnh đạo yếu kém, không có kinh nghiệm mà cả những người làm tốt, có năng lực để có thể sử dụng đầy đủ kinh nghiệm hay của họ, phổ biến cho những nơi khác” [155, tr. 125]. Tác giả nhấn mạnh: trong huấn luyện, quản lý bộ đội không có gì là thứ yếu, tất cả đều quan trọng. Vì vậy, “Bản chất
- 17 của công tác kiểm tra trước hết là ở sự phân tích sâu sắc tình hình công việc và đánh giá nó một cách có phê phán, ở việc kịp thời giúp bộ đội sửa chữa những sai sót đã được phát hiện” [155, tr. 182]. Chương Tư Nghị (2006), Công tác đảng, công tác chính trị của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc [38]. Cuốn sách đề cập tới nhiều vấn đề về công tác kiểm tra kỷ luật của quân đội. Tác giả cho rằng, các nhiệm vụ của cơ quan kiểm tra kỷ luật quân đội gồm: Duy trì, bảo vệ Điều lệ Đảng và các chế độ quy định quan trọng; phân tích tình hình kỷ luật Đảng và Đảng phong trong đơn vị, hợp đồng cùng cơ quan chính trị tiến hành giáo dục tính Đảng, kỷ luật Đảng chỉnh sửa tác phong không đúng đắn; kiểm tra và xử lý các tổ chức đảng, các đảng viên vi phạm; bảo đảm quyền lợi dân chủ của đảng viên; phê chuẩn những vụ án của UBKT kỷ luật cấp dưới, báo cáo lên UBKT cấp trên và đảng ủy cùng cấp kết quả xử lý; báo cáo sơ tổng kết định kỳ. Theo tác giả, cơ quan kiểm tra kỷ luật phải kiên trì tinh thần thực sự cầu thị; việc xử lý đảng viên phải lấy sự thực làm căn cứ, phải đúng người, đúng tội; “Trước khi đưa ra kết luận phải nghiêm túc điều tra nghiên cứu, lắng nghe những ý kiến khác nhau, xác minh kỹ càng, rút ra những chứng cứ chuẩn xác, tuyệt đối không được đưa ra luận điệu trước, chứng cứ sau, xác định tính chất trước, thu gom tài liệu sau” 38,[ tr. 278]. Bun-phêng Sỉ-pa-xợt (2008), “Nâng cao chất lượng lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong Đảng bộ Quân đội Nhân dân Lào” [30]. Bài báo bàn nhiều vấn đề về công tác kiểm tra, trong đó, tác giả khẳng định, nhờ vào việc nhạy bén trong phát hiện, đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực mà chất lượng lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên, “công tác kiểm tra đảng còn thiếu chủ động, chưa chú trọng lựa chọn nội dung trọng tâm, giải pháp thiết thực để kiểm tra, nên chưa kịp thời, chậm phát hiện trong việc chấn chỉnh những thiếu sót, khuyết điểm, khâu yếu, mặt yếu của cấp dưới” [30,tr. 58]. Để khắc phục những hạn chế trên, theo tác giả: “Cấp ủy cấp trên, nhất là cấp trên trực tiếp cơ sở, phải sâu sát và nắm vững tình hình mọi mặt của cơ sở, hiểu rõ những mặt mạnh, mặt yếu của từng đơn vị cơ sở, để giúp cơ sở một cách thiết thực và hiệu quả” 30,tr.[ 59].
- 18 Sẻng-Khăm-Doong Phôm-Mạ-Păn-Nha (2009), “Tăng cường công tác kiểm tra của đảng bộ Quân đội nhân dân Lào trong tình hình mới” 112].[ Tác giả bài báo khẳng định: “tách công tác kiểm tra ra khỏi hoạt động lãnh đạo của Đảng đều làm suy yếu và hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng” 112,[ tr. 85]. Tác giả nhận định: Một số cán bộ kiểm tra và UBKT chưa nhận thức đầy đủ về công tác kiểm tra chấp hành Điều lệ Đảng, “còn tình trạng thiếu tính chiến đấu, hữu khuynh, nể nang, né tránh kiểm tra người đứng đầu, cán bộ chủ chốt, các ủy viên cùng cấp khi có DHVP” 112,[ tr. 86]. Tác giả đề xuất 6 giải pháp, trong đó nhấn mạnh: UBKT các cấp phải nắm vững chức năng, nhiệm vụ, “tăng cường kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên, trước hết là người đứng đầu cơ quan, đơn vị cấp dưới, ủy viên cùng cấp, cán bộ thuộc diện cấp ủy cấp mình quản lý, chủ động phát hiện và kịp thời kiểm tra khi có DHVP”112, [ tr. 88]. Sẻng-Khăm-Doong Phôm-Mạ-Păn-Nha (2010), Chất lượng công tác kiểm tra của Đảng bộ Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay [113]. Tác giả luận án đã làm rõ quan niệm, tiêu chí đánh giá chất lượng công tác kiểm tra của Đảng bộ Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Theo tác giả, công tác kiểm tra có các chức năng chủ yếu gồm: Chính trị, tổ chức, tâm lý và giáo dục, thông tin; mục đích là để xác định chính xác mức độ sai lầm, khuyết điểm, “chứ không phải chủ yếu chỉ là để xử lý kỷ luật, mà điều quan trọng là để giáo dục, nhắc nhở, giúp đỡ đối tượng kịp thời sửa chữa khuyết điểm”113, [ tr. 34]. Tiến hành công tác kiểm tra phải tuân thủ nguyên tắc về tính lịch sử, cụ thể, theo tác giả, UBKT phải “đánh giá kết luận chính xác cái đúng, cái sai, cái tốt, cái xấu, cái thiếu, cái thừa, cái thật, cái giả, cái quá khứ, hiện tại và tương lai (triển vọng) của mọi hiện tượng”113, [ tr. 56]. Bun-lon Sa-luôi-sắc (2016), Xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay [ 29]. Tác giả luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị ở các trung đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào. Trong đó, tác giả cho rằng, KT, GS là khâu quan trọng trong quy trình lãnh đạo của Đảng, mục đích của công tác KT, GS nhằm thấy rõ mặt tốt để phát huy, hạn chế để khắc phục, chấn chỉnh, sửa chữa. Trong KT, GS phải đánh giá khách quan, kết luận chính
- 19 xác những hạn chế, bất cập. Biện pháp quan trọng được tác giả đề cập: “Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh những nhận thức và việc làm không đúng trong xây dựng đội ngũ thủ trưởng chính trị” [29, tr. 129]. 1.2. Các công trình khoa học ở trong nước liên quan đến đề tài luận án 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng Phạm Thị Ngạn (2015), “Tầm quan trọng của phương pháp thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra” [101]. Tác giả bài báo cho rằng thẩm tra, xác minh phải bảo đảm tính đúng đắn, tính khoa học, linh hoạt, sáng tạo. Tính đúng đắn là yêu cầu quan trọng nhất; “tính khoa học thể hiện ở việc xây dựng và thực hiện trình tự tiến hành hợp lý với những biện pháp tác động phù hợp với đối tượng tác động”101, [ tr. 32]. Tính linh hoạt, sáng tạo giúp cán bộ kiểm tra xử lý tình huống. Khả năng vận dụng phương pháp thẩm tra, xác minh phải thể hiện ở phương pháp tiếp cận nguồn thông tin, phương pháp khai thác thông tin và phương pháp xử lý thông tin. Phương pháp xử lý thông tin là xác định độ tin cậy, đánh giá tính khách quan, hợp pháp, hợp lý và tính đầy đủ, toàn diện của thông tin nhằm tránh oan sai hoặc bỏ lọt vi phạm. Mai Thế Dương (Chủ biên, 2016), Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng qua 30 năm đổi mới [44]. Tác giả cuốn sách đã khái quát quá trình phát triển tư duy lý luận của Đảng về KT, GS. Theo tác giả, “cần phân định rành mạch giữa nội dung, đối tượng kiểm tra, giám sát trong Đảng với nội dung, đối tượng kiểm tra, thanh tra, điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật” 44,[ tr. 290]. Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KT, GS, gồm: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng đối với công tác KT, GS, kỷ luật đảng; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo công tác KT, GS, kỷ luật đảng của cấp ủy các cấp; hoàn thiện mối quan hệ công tác giữa cấp ủy với UBKT cùng cấp và mối quan hệ giữa UBKT cấp trên với UBKT cấp dưới. Phạm Ngọc Lợi (2017), Chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra huyện ủy ở miền Đông Nam Bộ hiện nay 91].[ Tác giả luận án đã làm rõ quan niệm chất lượng công tác kiểm tra của UBKT huyện ủy ở miền Đông Nam Bộ. Theo tác giả, chất lượng công tác kiểm tra của UBKT huyện ủy ở miền Đông Nam Bộ hiện