Khóa luận Xây dựng hệ thống thông tin HĐH về KH&CN kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan lãnh đạo và quản lý, các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, dành quỹ ngoại tệ thích đáng để mua các tư liệu thông tin cần thiết từ nước ngoài

pdf 88 trang thiennha21 5250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Xây dựng hệ thống thông tin HĐH về KH&CN kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan lãnh đạo và quản lý, các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, dành quỹ ngoại tệ thích đáng để mua các tư liệu thông tin cần thiết từ nước ngoài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ay_dung_he_thong_thong_tin_hien_dai_hoa_ve_khoa_ho.pdf

Nội dung text: Khóa luận Xây dựng hệ thống thông tin HĐH về KH&CN kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan lãnh đạo và quản lý, các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, dành quỹ ngoại tệ thích đáng để mua các tư liệu thông tin cần thiết từ nước ngoài

  1. Khoá luận tốt nghiệp ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN KHOA THÔNG TIN - THƢ VIỆN 000 ĐỖ THỊ THANH TỊNH NHỮNG ƢU ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CỔNG TÌM KIẾM SIÊU DỮ LIỆU METALIB TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN – TƢ LIỆU VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH : THÔNG TIN –THƢ VIỆN Hệ đào tạo : Chính quy Khóa học : QH 2008 - X HÀ NỘI, 2012
  2. Khoá luận tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN * * * Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Nội dung khóa luận có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin đƣợc đăng tải trên các tạp chí, các sách báo chuyên ngành và các trang tài liệu trực tuyến đều đƣợc liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo của khóa luận . Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp với một đề tài tƣơng đối mới chắc chắn không tránh khỏi những khó khăn đặc biệt là về kiến thức và kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Song trong quá trình nghiên cứu tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, hƣớng dẫn hết sức tận tình của Ths. Phạm Tiến Toàn , ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi. Sự giúp đỡ, những ý kiến nhận xét của Thầy đã giúp tôi có thể hoàn thành đề tài này. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ từ các thầy cô trong khoa Thông tin thƣ viện - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm thông tin –tƣ liệu Viện Khoa học và công nghệ nơi tôi tiến hành khảo sát, con xin nói lên lòng biết ơn sâu sắc đối với Ông Bà, Cha Mẹ đã chăm sóc, nuôi dạy con thành ngƣời. Bạn bè cùng lớp đã đóng góp ý kiến giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những giúp đỡ quý báu đó. Trong quá trình thực hiện đề tài do còn nhiều hạn chế về thời gian cũng nhƣ kinh nghiệm nên cũng khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong đƣợc sự quan tâm, chỉ bảo cũng nhƣ những đóng góp của thầy cô và các bạn.
  3. Khoá luận tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, tháng 02 năm 2012 Đỗ Thị Thanh Tịnh
  4. Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải thích 1 CNTT Công nghệ thông tin 2 CAS Server Central Authentication Service ( Hệ thống chứng thực tập trung) 3 CSDL Cơ sở dữ liệu 4 HTML HyperText Markup Language (Ngôn ngữ Đánh dấu Siêu văn bản) 5 HTTP The Hypertext Transfer Protocol ( Giao thức truyền tải siêu văn bản) 6 ISSN International Standard Serial Number (Mã số tiêu chuẩn quốc tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ) 7 KH&CNVN Khoa học và Công nghệ Việt nam 8 MARC Metadata Authority Description ( Khổ mẫu biên mục máy tính đọc đƣợc) 9 TTTV Thông tin- thƣ viện 10 TVS Thƣ viện số 11 TT-TL Thông tin- tƣ liệu 12 W3C The World Wide Web Consortium (Tiêu chuẩn thiết kế web) 13 SFX Context sensitive linking Máy chủ xƣ̉ lý nối kết gốc – chuyển giao dịch vụ nối kết trong môi trƣờ ng học thuâṭ 14 XML Extensible Markup Language (Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng) Đỗ Thị Thanh Tịnh 1 K53 Thông tin –thư viện
  5. Khoá luận tốt nghiệp DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm 13 Hình 2: Cấu trúc hệ thống thư viện số 13 Hình 3: Metalib giúp nhiều nguồn tài nguyên hiển thị qua SFX 20 Hình 4: MetaLib tích hợp với SFX để chuyển giao tài nguyên 22 Hình 5: Giao diện hiển thị tìm kiếm tài nguyên trong Metalib 34 Hình 6: Đăng nhập theo tên và mật khẩu truy cập 35 Hình 7: Giao diện truy cập biểu ghi trong SFX 36 Hình 8: Giao diện hiển thị tìm kiếm tạp chí điện tử 37 Hình 9 : Giao diện tìm kiếm Cơ sở dữ liệu 39 Hình 10: Giao diện tìm kiếm nhiều Cơ sở dữ liệu 40 Hình 11 : Giao diện kết quả tìm kiếm nhiều cơ sở dữ liệu 42 Hình 12 : Tài nguyên trong metalib được hiển thị thành các bộ sưu tập 47 Hình 13 : Thống nhất giao diện tìm kiếm 49 Hình 14: Tìm kiếm đồng thời trên nhiều Cơ sỡ dữ liệu khác nhau 50 Hình 15: Các KnowledgeBase trong Metalib 52 Hình 16 : Cập nhật thông tin mô tả 55 Hình 17 :Cập nhật thông tin chức năng 56 Hình 18 : Giao diện tạo lập khu vực nghiên cứu riêng 61 Hình 19: Phân quyền truy cập tài nguyên đối với người dùng 62 Đỗ Thị Thanh Tịnh II K53 Thông tin – Thư viện
  6. Khoá luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU 6 1.Tính cấp thiết của đề tài 6 3. Mục đích nghiên cứu 8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 8 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 8 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 9 7. Đóng góp của đề tài 9 8. Bố cục của khóa luận 9 NỘI DUNG 10 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN TƢ LIỆU VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM, TỔNG QUAN VỀ CỔNG TÌM KIẾM SIÊU DỮ LIỆU METALIB 10 1.1 Khái quát về Trung tâm Thông tin tƣ liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 10 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 10 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm 11 1.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm 13 1.1.4 Nguồn tài nguyên 16 1.1.5 Đặc điểm Người dùng tin và Nhu cầu tin của Trung tâm 18 1.2 Tổng quan về cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib 19 1.2.1 Giải thích một số khái niệm 19 1.2.2 Lịch sử ra đời 21 Đỗ Thị Thanh Tịnh III K53 Thông tin – Thư viện
  7. Khoá luận tốt nghiệp 1.2.3 Những tính năng nổi bật 21 1.2.4 Những lợi ích của việc sử dụng cổng tìm kiếm 23 1.2.5 Tình hình áp dụng trên thế giới 24 CHƢƠNG 2: NHỮNG ƢU ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CỔNG TÌM KIẾM SIÊU DỮ LIỆU METALIB TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN –TƢ LIỆU VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 28 2.1 Sơ bộ về về tình hình áp dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib tại Trung tâm 28 2.1.1 Cơ sở áp dụng phần mềm 28 2.1.2 Lộ trình áp dụng tại Trung tâm 30 2.1.3 Thực trạng quá trình áp dụng tại Trung tâm. 32 2.2 Những ƣu điểm của quá trình áp dụng Metalib trong việc tìm kiếm cơ sở dữ liệu điện tử tại Trung tâm 45 2.2.1 Hướng tới lợi ích người dùng và các cấp chuyên gia 45 2.2.2 Dễ dàng quản lý 47 2.2.3 Tìm kiếm liên hợp 50 2.2.4 Khả năng xác thực truy cập tới nguồn tài nguyên thông tin 51 2.2.5 Quản l‎ý tài nguyên thông tin thuận tiện với Cơ sở dữ liệu KnowledgeBase 52 2.2.6 Tùy biến và cá biệt hóa danh mục tài nguyên thông tin 59 2.2.7 Đặc tính phân quyền quản trị truy cập 61 2.2.8 Hỗ trợ tiêu chuẩn thông tin thư viện 64 CHƢƠNG 3 : MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CỔNG TÌM KIẾM SIÊU DỮ LIỆU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN TƢ LIỆU VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM66 3.1 Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm 66 3.1.1 Tăng cường đầu tư kinh phí 66 Đỗ Thị Thanh Tịnh IV K53 Thông tin – Thư viện
  8. Khoá luận tốt nghiệp 3.1.2 Lập kế hoạch sát sao và ưu tiên đầu tư cho việc thu thập, xử lý và xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu điện tử tại cơ quan . 68 3.1.3 Các vấn đề bảo quản, khai thác và bản quyền 61 3.2 Đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng 72 3.2.1 Đào tạo Người dùng tin 73 3.2.2 Đào tạo cán bộ Trung tâm có trình độ làm chủ công nghệ tiên tiến 73 3.3 Khai thác triệt để ứng dụng phần mềm tại cơ quan 74 3.3.1 Tích hợp với các cổng thông tin chung 74 3.3.2 Tích hợp các dịch vụ thuật ngữ 75 3.3.3 Xây dựng tiêu chuẩn cho kết quả tìm kiếm liên hợp 75 KẾT LUẬN 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78 PHỤ LỤC 72 Đỗ Thị Thanh Tịnh V K53 Thông tin – Thư viện
  9. Khoá luận tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thế kỷ XXI là thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Tri thức với sức mạnh đã, đang và sẽ là công cụ, là động lực cho mọi sự phát triển. Tri thức đƣợc xem là một lực lƣợng sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội và giúp bảo tồn, phát huy và nâng cao sức mạnh của nhân loại. Trong xã hội hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ đang diễn ra với quy mô rộng lớn trên toàn thế giới. Khi khoa học ngày càng trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp của xã hội thì thông tin thực sự trở thành nguồn lực quan trọng cho mỗi quốc gia và toàn nhân loại vững bƣớc trên con đƣờng phát triển. Đồng thời, thế kỷ XXI cũng chứng kiến những thành tựu của khoa học công nghệ đã và đang góp phần vào sự phát triển cũng nhƣ sử dụng, bảo tồn và phát huy các giá trị đó là một nhu cầu tất yếu. Thƣ viện – nơi bảo quản và phân phối tri thức là đối tƣợng cần áp dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động. Với mục đích hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, tăng cƣờng khả năng phục vụ ngƣời dùng tin, các thƣ viện và cơ quan thông tin đã từng bƣớc tin học hóa, tự động công tác phục vụ ngƣời dùng đọc . Đảng và Nhà nƣớc ta đang rất quan tâm tới nguồn lực thông tin và nhận thấy đƣợc vai trò của các cơ quan thông tin - Thƣ viện trong việc quản lý các nguồn lực thông tin đó là không thể thiếu Nghị quyết 16/NQTW của Bộ Chính trị về khoa học và công nghệ trong thời kỳ đổi mới đã nêu rõ : “Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại hoá về khoa học và công nghệ kịp thời cung cấp thông tin cho các cơ quan lãnh đạo và quản lý, các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở sản xuất, dành quỹ ngoại tệ thích đáng để mua các tư liệu thông tin cần thiết từ nước ngoài, nhất là các nước có trình độ phát triển cao”. 6
  10. Khoá luận tốt nghiệp Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên và phát triển công nghệ theo các hƣớng trọng điểm của Nhà nƣớc . Trung tâm thông tin- tƣ liệu (TT-TL) Viện KHCNVN là một bộ phận vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của Viện. Đặc biệt trong những năm gần đây, với sự quan tâm của Viện KHCNVN Trung tâm đã kịp thời áp dụng những thành quả của Thƣ viện số trong hoạt động của trung tâm. Ứng dụng mới đây nhất tại Trung tâm TT-TL năm 2009 đó việc đƣa cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib vào vận hành thành công. Nhằm nâng cao nhận thức về ƣu điểm của cổng tím kiếm siêu dữ liệu Metalib trong việc khai thác nguồn tài nguyên số tại Trung tâm, cũng nhƣ tìm kiếm tài nguyên thông tin trong các CSDL tại các cơ quan TT-TV trên thế giới mà Trung tâm đƣợc cấp quyền truy cập nhằm cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao cho đất nƣớc. Nắm bắt đƣợc điều đó với xu thế tất yếu của thời đại, tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài khóa luận của mình là : “ Những ƣu điểm của quá trình áp dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib tại Trung tâm Thông tin- tƣ liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2. Lịch sử nghiên cứu Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực thông tin- tƣ liệu là một xu hƣớng tất yếu Chính vì vậy, vấn đề ứng dụng CNTT nói chung và ứng dụng phần mềm tìm kiếm dữ liệu nói riêng đã đƣợc nhắc đến trong một số hội nghị, hội thảo ngành thông tin- thƣ viện trên thế giới và mới đây tại một số cơ quan TT-TV Việt nam, do đây là một phần mềm tƣơng đối mới và tại Trung tâm TT- TL Viện KH&CN là nơi đầu tiên áp dụng phần mềm này. Đây là một phần mềm khá quan trọng trong quá trình xây dựng Thƣ viện số tuy nhiên chƣa có một công trình nghiên cứu cụ thể nào tại Việt Nam lấy cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib làm đối tƣợng nghiên cứu .Với mong muốn đƣợc hiểu biết và tập dƣợt nghiên cứu một 7
  11. Khoá luận tốt nghiệp vấn đề mới trong lĩnh vực thông tin thƣ viện, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “ Những ƣu điểm của quá trình áp dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib tại Trung tâm Thông tin- tƣ liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam" Đề tài có sự tham khảo và chắt lọc ‎ý kiến trên một số phƣơng tiện thông tin đại chúng. Phần mềm tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib là một phần mềm mới xuất hiện trên thị trƣờng Việt Nam, hứa hẹn mang tính cạnh tranh cao so với các phần mềm ứng dụng khác. 3. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực tế quá trình áp dụng cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib tại TTTT-TL Viện KHCNVN , những ƣu điểm của quá trình áp dụng thực tiễn cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib và tìm ra những định hƣớng nhằm nâng cao hiệu quả của phần mềm này tại Trung tâm nói riêng cũng nhƣ các cơ quan TT-TV Việt Nam nói chung. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu lý luận : Nghiên cứu tổng thể lý thuyết về cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu trong lĩnh vực TT-TV nói chung cũng nhƣ hệ thống các cơ quan TT-TV nói riêng, đặc biệt là những luận điểm nghiên cứu của các nhà khoa học về cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib. Nghiên cứu thực tiễn: Khóa luận nghiên cứu, phân tích ƣu điểm của việc áp dụng Cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib tại Viện KH&CN VN qua đó đƣa ra những định hƣớng nâng cao hiệu quả quá trình áp dụng cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib Trung tâm TT-TL viện KH&CN VN trong thời gian tới. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu : Cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib 8
  12. Khoá luận tốt nghiệp Phạm vi nghiên cứu: Tại Trung tâm TT-TL Viện KH&CN VN 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp sau: - Khảo sát thực tế - Phân tích và tổng hợp tài liệu - Quan sát - Phỏng vấn 7. Đóng góp của đề tài Đề tài nêu bật những tính năng quan trọng cũng nhƣ những lợi ích của việc sử dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib. Phân tích vai trò và ‎ý nghĩa của việc ứng dụng phần mềm tại một số nƣớc trên thế giới. Đồng thời nhìn nhận thực trạng ứng dụng cổng tìm kiếm tại Trung tâm TT-TL Viện KH&CN, một phần quan trọng trong việc xây dựng thƣ viện số tại Trung tâm, dựa trên cơ sở đó đi sâu nghiên cứu những ƣu điểm của phần mềm nhằm hỗ trợ ngƣời dùng tin cũng nhƣ thủ thƣ trong việc tìm kiếm tài nguyên số tại Trung tâm. Đƣa ra những định hƣớng quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng cổng tìm kiếm trong thời gian tới. 8. Bố cục của khóa luận Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận đƣợc chia làm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát về Trung tâm thông tin tƣ liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam, tổng quan về cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib. Chƣơng 2: Những ƣu điểm của quá trình áp dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib tại Trung tâm thông tin tƣ liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam 9
  13. Khoá luận tốt nghiệp Chƣơng 3: Một số định hƣớng nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib tại Trung tâm thông tin – tƣ liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam NỘI DUNG CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM THÔNG TIN - TƢ LIỆU VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM, TỔNG QUAN VỀ CỔNG TÌM KIẾM SIÊU DỮ LIỆU METALIB 1.1 Khái quát về Trung tâm Thông tin tƣ liệu Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Tên cơ quan : Trung tâm Thông tin tƣ liệu viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Địa chỉ: A11-18 đƣờng Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội Cơ quan chủ quản: Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam Trung tâm Thông tin khoa học nay là Trung tâm Thông tin – Tƣ liệu đƣợc thành lập theo Quyết định số 595/VKH-TCCB ngày 12 tháng 10 năm 1982 của Viện Khoa học Việt Nam. 10
  14. Khoá luận tốt nghiệp Theo Quyết định số 2178/QĐ-KHCNVN ngày 30/12/2008 của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trung tâm Thông tin – Tƣ liệu là đơn vị tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Viện KH & CN 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Chức năng: Trung tâm Thông tin tƣ liệu (sau đây gọi tắt là Trung tâm) có chức năng giúp Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thống nhất quản lý mạng lƣới thông tin – tƣ liệu khoa học và công nghệ ở mọi dạng thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện KH&CN VN) : thu thập, lƣu trữ, xử lý, tuyên truyền và phổ biến kiến thức, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển thị trƣờng khoa học và công nghệ. Nhiệm vụ Trung tâm có các nhiệm vụ chủ yếu sau:  Quản trị, cập nhập và đƣa vào khai thác các nguồn thông tin khoa học và công nghệ đƣợc lƣu trữ, bảo quản tại Trung tâm.  Tổ chức quản lý, xây dựng kết nối nguồn tài nguyên điện tử và xây dựng môi trƣờng tích hợp tài nguyên thân thiện với ngƣời dùng.  Tổ chức xây dựng và khai thác các cơ sở dữ liệu (CSDL) của Trung tâm thông tin tƣ liệu (sách, tạp chí, báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học, bài báo trích, bộ sƣu tập chuyên đề )  Cung cấp thông tin về thành tựu khoa học và công nghệ mới cho lãnh đạo Viện và các cán bộ khoa học thuộc Viện KH&CN VN. 11
  15. Khoá luận tốt nghiệp  Cung cấp các thông tin liên quan đến các hoạt động Sở hữu trí tuệ (Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích và các văn bản pháp lý mới có liên quan).  Lƣu trữ các kết quả nghiên cứu khoa học cấp nhà nƣớc và cấp Viện KH&CN VN  Thực hiện các đề tài nghiên cứu số liệu lịch Việt Nam và thế giới. Cung cấp số liệu lịch Việt Nam cho các nhà xuất bản trong cả nƣớc theo sự uỷ quyền của lãnh đạo Viện KH&CN VN.  Đào tạo nâng cao chất lƣợng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin – tƣ liệu trong mạng lƣới thƣ viện các viện chuyên ngành thuộc Viện KH&CN VN, tập trung vào hiện đại hoá hệ thống thông tin khoa học và công nghệ, xây dựng thƣ viện điện tử, xây dựng và áp dụng các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế vào hoạt động thông tin - tƣ liệu.  Cung cấp các dịch vụ và thực hiện hợp tác quốc tế về thông tin – tƣ liệu khoa học.  Thông tin tuyên truyền về các hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ của Viện KH&CN VN trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng và quảng bá các sản phẩm khoa học và công nghệ của các đơn vị thuộc Viện KH&CN VN.  Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam giao cho theo qui định của pháp luật. 12
  16. Khoá luận tốt nghiệp 1.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ của Trung tâm BAN LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Lƣu trữ thông quản lý thƣ nghiên thông tin thông tin tin sở tổng viện cứu khoa học hữu hợp ‎ khoa học lịch công nghiệp Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Trung tâm Các phòng ban của Trung tâm Thông tin tƣ liệu  Phòng Quản lý tổng hợp Là cơ quan giúp việc Giám đốc quản lý nhà nƣớc mọi mặt hoạt động của Trung tâm, có các bộ phận về tổ chức, hành chính, tài vụ, tài sản, kế hoạch, đào tạo cán bộ, thông tin tuyên truyền và hợp tác quốc tế. Phòng hiện có 6 cán bộ trong biên chế và 1 hợp đồng.  Phòng Thư viện 13
  17. Khoá luận tốt nghiệp Bổ sung, phân loại, quản lý và tổ chức khai thác, sử dụng hợp lý các loại sách báo, tạp chí khoa học của Viện. Đồng thời còn tổ chức quản lý, xây dựng kết nối nguồn tài nguyên điện tử và xây dựng môi trƣờng tích hợp tài nguyên thân thiện với ngƣời dùng. Đào tạo nâng cao chất lƣợng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin – tƣ liệu trong mạng lƣới thƣ viện các viện chuyên ngành thuộc Viện KH&CN VN. Hợp tác, trao đổi về thƣ viện học với các thƣ viện khác của nhà nƣớc và các ngành, các Bộ. Phòng hiện có 9 cán bộ trong biên chế và 2 hợp đồng.  Phòng Lưu trữ thông tin khoa học Lƣu trữ các tài liệu không công bố, các tƣ liệu khoa học kỹ thuật khác, nhƣ các báo cáo khoa học, tham quan khảo sát, thực tập, các luận án tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, tài liệu điều tra cơ bản, phim ảnh, băng từ, Tiến hành thu thập, phân loại, xử lý, bảo quản và tổ chức khai thác tài liệu khoa học kỹ thuật, lƣu giữ các tài liệu mật theo quy chế hiện hành. Thực hiện việc lập hồ sơ, tài liệu lƣu trữ của Trung tâm. Góp phần đào tạo cán bộ thuộc lĩnh vực lƣu trữ. Phòng hiện có 5 cán bộ trong biên chế.  Phòng Nghiên cứu Lịch Tổ chức nghiên cứu các vấn đề Lịch ở Việt Nam. Giúp Chủ tịch Viện tổ chức thẩm định, đánh giá các công trình nghiên cứu về Lịch Việt Nam. Tính toán và cung cấp bảng số liệu Lịch hàng năm cho Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các Nhà xuất bản để giúp Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về công tác xuất bản Lịch; thành lập Bảng đối chiếu âm 14
  18. Khoá luận tốt nghiệp lịch và dƣơng lịch chính thức của Nhà nƣớc. Theo dõi và tham gia cải cách Lịch thế giới. Phòng hiện có 3 cán bộ trong biên chế.  Phòng Thông tin khoa học Nhiệm vụ của phòng chủ yếu là thu thập, xử lý, phân tích, tổng hợp các loại hình tin có liên quan đến các lĩnh vực khoa học của Viện KH&CN VN. Ngoài ra tiến hành biên tập, xuất bản theo định kỳ các bản tin khoa học kỹ thuật: Bản tin Vật lý, bản tin Toán - Cơ, bản tin Sinh học, bản tin Hoá học, bản tin Các khoa học về Trái đất, bản tin Kỹ thuật nhiệt đới, bản tin Năng lƣợng, bản tin Điện tử, bản tin Khoa học và kỹ thuật thế giới, các bản tin chuyên đề, những thành tựu khoa học kỹ thuật đƣa vào sản xuất, tổ chức quản lý, các bản thông báo khoa học Theo dõi, giúp đỡ các cơ sở xuất bản các ấn phẩm thông tin khoa học. Nghiên cứu, cải tiến nghiệp vụ hoạt động thông tin khoa học. Phòng hiện có 5 cán bộ trong biên chế.  Phòng Thông tin sở hữu công nghiệp Cung cấp các giải pháp kỹ thuật, các bản mô tả sáng chế đã công bố ở trong nƣớc và quốc tế. Cung cấp thông tin sáng chế có chọn lọc, định kỳ hàng tháng theo từng lĩnh vực mà Viện KH&CN VN đã và đang tiến hành nghiên cứu theo từng lĩnh vực mà Viện KH&CN VN đã và đang tiến hành nghiên cứu dƣới mọi dạng thông tin. Hƣớng dẫn các thủ tục cần thiết cho hoạt động đăng ký Sở hữu trí tuệ (Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích ). Hƣớng dẫn sử 15
  19. Khoá luận tốt nghiệp dụng thông tin tƣ liệu sáng chế trong các hoạt động nghiên cứu - triển khai, phòng hiện có 4 cán bộ trong biên chế. 1.1.4 Nguồn tài nguyên Trung tâm TT- TL Viện KH&CN VN đã và đang có các CSDL khoa học và công nghệ sau: Cơ sở dữ liệu:  CSDL Sách: gồm gần 20.000 đầu tên sách, mới cập nhập khoảng 9.000 biểu ghi thƣ mục.  CSDL tạp chí : ScienceDirect của NXB Elsevier gồm 2156 đầu tạp chí nằm trong 14 chủ đề, 7 tạp chí của Hiệp hội Vật lý Mỹ AIP - APS , 66 tạp chí của Viện Vật lý Anh – IOP, cùng với 1200 đầu tạp chí của NXB Springer, các tạp chí của ProQuest Central cũng nhƣ các tạp chí Science Online and Science Now của NXB American Asociation for the Advancement of Science và sắp tới là 34 tạp chí điện tử của Amerian Chemical Society và 11 tạp chí điện tử của American Institute of Physics, trong đó có 652 tên tạp chí tiếng Latinh, 144 tên tạp chí tiếng Slavơ, với hơn 107.000 biểu ghi, các cán bộ nghiên cứu Viện KH&CN VN có thêm nguồn dữ liệu phong phú, giá trị phục vụ cho công tác chuyên môn cũng nhƣ nghiên cứu của mình. o SCIDOC Tiếng Việt: Tập hợp những bài báo của cán bộ nghiên cứu của Viện KH & CN Việt Nam đăng trên các tạp chí trong và ngoài nƣớc, các hội thảo, hội nghị khoa học trong nƣớc và quốc tế do Viện tổ chức, các tuyển tập, sách của các tác giả thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Đây là CSDL đƣợc xây dựng từ năm 1994 với số lƣợng biểu ghi trên 20.000 biểu, trên phần 16
  20. Khoá luận tốt nghiệp mềm ISIS for Windows. SCIDOC tiếng Việt là CSDL thƣ mục đa ngành về khoa học Trái đất , đƣợc xây dựng khá công phu và có chất lƣợng. o SCIDOC phiên bản tiếng Anh: Nội dung bao quát giống nhƣ SCIDOC phiên bản tiếng Việt. SCIDOC tiếng Anh đƣợc xây dựng từ 2001, số lƣợng biểu ghi hiện có khoảng 6000 biểu. SCIDOC tiếng Anh cũng đƣợc xây dựng trên phần mềm ISIS for Windows, với cấu trúc cũng tƣơng tự nhƣ SCIDOC tiếng Việt. o ĐTCB (điều tra cơ bản): Hệ CSDL ĐTCB cập nhật các kết quả nghiên cứu về tài nguyên, điều kiện tự nhiên và môi trƣờng thuộc các lĩnh vực địa lý, địa chất, vật lý địa cầu, hải dƣơng học Kinh phí cho nguồn tài nguyên điện tử chủ yếu từ ngân sách nhà nƣớc và đƣợc chú trọng bổ sung, tăng cƣờng hàng năm. Tăng cƣờng nguồn tài nguyên điện tử có đƣợc bằng chia sẻ, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nƣớc. Trọng tâm bổ sung tài nguyên thuộc các lĩnh vực nghiên cứu trọng điểm của Viện KH &CNVN nhƣ: Công nghệ thông tin và tự động hoá, Nghiên cứu biển và công trình biển, Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Các chất có hoạt tính sinh học, Công nghệ môi trƣờng, Điện tử. Cơ điện tử. Công nghệ vũ trụ, Khoa học vật liệu, Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Công nghệ sinh học. Các bản tin khoa học Hàng năm xuất bản Bản tin điện tử “Tóm tắt các patent đã đƣợc công bố trong nƣớc và quốc tế” theo các hƣớng nghiên cứu trọng điểm của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Có thể hỗ trợ các dịch vụ sau đây: Cung cấp thông tin về các giải pháp kỹ thuật, các sáng chế đã công bố trong và ngoài nƣớc theo các hƣớng nghiên cứu trọng điểm của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, bản tin “Thông tin khoa học và công nghệ”. 17
  21. Khoá luận tốt nghiệp  Bản tin ngắn chọn lọc Bản tin ngắn chọn lọc, là bản tin điện tử tập hợp các tin ngắn khoa học, đƣợc dịch và xử lý chọn lọc từ nguồn tài liệu mới nhất của nƣớc ngoài, nhằm cung cấp cho ngƣời đọc những thông tin mới về những thành tựu khoa học và công nghệ tiến tiến. Tần suất xuất bản 6 số/năm.  Bản tin dịch chọn lọc những thành tựu khoa học công nghệ thế giới Cùng với Bản tin thƣ mục và Bản tin ngắn chọn lọc, Bản tin dịch những thành tựu khoa học và công nghệ thế giới nhằm mục đich đa dạng hoá thông tin, giúp cho ngƣời đọc có đƣợc nhiều loại hình thông tin. Với tần suất 4 số/năm. 1.1.5 Đặc điểm Người dùng tin và Nhu cầu tin của Trung tâm Có thể chia Ngƣời dùng tin tại Viện KHCN làm hai nhóm :  Ngƣời dùng tin là cán bộ khoa học (trong biên chế, hợp đồng dài hạn, hợp đồng ngắn hạn) thuộc các đơn vị của Viện KH&CN VN : Đây là nhóm ngƣời dùng tin đặc biệt quan trọng, vì họ là ngƣời xây dựng đƣờng lối phát triển khoa học công nghệ của Đảng và Nhà nƣớc, các bộ và các ngành, là những ngƣời phát triển các hoạt động khoa học và công nghệ của Nhà nƣớc. Để lãnh đạo tốt, nhóm ngƣời này cần những thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời. Hơn nữa bên cạnh công tác quản lý họ còn làm công tác nghiên cứu khoa học, phụ trách đề tài khoa học từ cấp viện đến cấp Nhà nƣớc. Vì vậy, họ có rất ít thời gian đến thƣ viện đọc tài liệu gốc , do đó nguồn thông tin ở dạng tài liệu số truy cập bằng máy tính điện tử , nguồn thông tin chọn lọc sẽ phù hợp với nhóm ngƣời dùng tin này.  Ngƣời dùng tin là cán bộ nghiên cứu và giảng dạy: Đây là nhóm ngƣời dùng tin đa dạng và năng động nhất và nhìn chung họ đều có trình độ đại học trở lên. Do công việc của họ là chủ động nghiên cứu tìm kiếm những nguồn thông tin phù hợp với nhu cầu của họ, vì vậy 18
  22. Khoá luận tốt nghiệp họ cần bỏ ra nhiều thời gian để đọc tài liệu hơn và tự bản thân họ phải xử lý thông tin tìm đƣợc để tạo ra sản phẩm mới cho xã hội. Bên cạnh đó, họ cũng có nhu cầu rất cao trong việc sử dụng nguồn tin số hóa và sử dụng các công cụ tìm kiếm là hết sức quan trọng nhằm tiết kiệm thời gian, công sức và kinh phí trong việc tìm kiếm thông tin. 1.2 Tổng quan về cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib 1.2.1 Giải thích một số khái niệm Thƣ viện số  Thƣ viện số (TVS) là: “ Một Thư viện điện tử cao cấp trong đó toàn bộ các tài liệu của thư viện đã được số hóa và được quản lý bằng một phần mềm chuyên nghiệp có tổ chức giúp người dung dễ dàng truy cập tìm kiếm và xem được nội dung Hình 2: Cấu trúc hệ thống thư viện số toàn văn của chúng từ xa thông qua hệ thống mạng thông tin và các phương tiện truyền thông” (Theo Wikipedia mở) Theo Hiệp hội Thƣ viện kỹ thuật số Mỹ thì: "Thư viện số là các cơ quan/tổ chức có các nguồn lực, kể cả nguồn nhân lực chuyên môn hóa để lựa chọn, cấu trúc, diễn giải, phổ biến, bảo quản sự toàn vẹn, đảm bảo sự ổn định trong thời gian dài ccủa sưu tập các công trình số hóa mà chúng ở dạng sẵn sàng để sử dụng một cách kinh tế cho một hay một số cộng đồng nhất định" (2000). Khái niệm Siêu dữ liệu  : Là dữ liệu về dữ liệu ( data about data) hay dữ liệu có cấu trúc về dữ liệu, bao gồm những yếu tố mô tả về đối tƣợng thông tin   Digital library 19
  23. Khoá luận tốt nghiệp (Sách, trang Web, băng nhạc ) có thể định nghĩa nhƣ sau: “Siêu dữ liệu là dữ liệu đi kèm với đối tượng thông tin và nó cho phép những người sử dụng tiềm năng có thể biết trước sự tồn tại cũng như đặc điểm của đối tượng thông tin này”( ThS. Nguyễn Thị Thúy Hạnh, 2010, tr.69) Theo tiến sĩ Warwick Cathro (1994) :“Siêu dữ liệu là những thành phần mô tả tài nguyên thông tin hoặc hỗ trợ thông tin truy cập đến tài nguyên thông tin. Cụ thể trong tài liệu thì siêu dữ liệu được xác định là dữ liệu mô tả các thuộc tính của đối tượng thông tin và trao cho các thuộc tính này ý nghĩa, khung cảnh và tổ chức. Siêu dữ liệu còn có thể được định nghĩa là dữ liệu có cấu trúc về dữ liệu”. Khái niệm về cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib: MetaLib là bộ máy tìm kiếm thông tin học thuật phổ biến nhất hiện nay, có thể tìm kiếm trong hơn 1500 cơ sở dữ liệu tài nguyên học thuật lớn trên toàn thế giới, các nguồn tài nguyên có thể đƣợc cấp phép hoặc truy cập mở với hàng trăm nghìn đầu tạp chí, sách điện tử, cở sở dữ liệu toàn văn, tóm tắt đƣợc cập nhật thƣờng xuyên nhƣ là ScienceDirect, EBSCO Hình 3: Metalib giúp nhiều nguồn tài nguyên hiển thị qua SFX MetaLib cho phép tìm kiếm song song đồng thời trên nhiều nguồn tài nguyên khác nhau, loại bỏ kết quả trùng lặp, sắp xếp và phân nhóm theo chủ đề rồi trả về cho ngƣời dùng trong một giao diện duy nhất để ngƣời sử dụng không   Metadata 20
  24. Khoá luận tốt nghiệp phải mất nhiều thời gian và công sức tìm kiếm với từng cơ sở dữ liệu khác nhau. Ngoài tìm kiếm ra, MetaLib còn giúp thƣ viện quản lý và tổ chức tài nguyên điện tử từ xa thành nguồn lực trong thƣ viện nhƣ cho phép thủ thƣ thiết lập cấu hình tài nguyên phù hợp với ngƣời dùng, xây dựng và cá nhân hóa không gian ngƣời dùng, báo cáo thống kê sử dụng dành cho nhà quản l‎ý để đánh giá hiệu quả các nguồn tài nguyên và ra quyết định bổ sung 1.2.2 Lịch sử ra đời Phần mềm Metalib của công ty Ex Libris - là một công ty với quy mô toàn cầu, nhằm đáp ứng nhu cầu cung cấp các phần mềm tiện ích cho khách hàng ở những nơi họ đạt trụ sở cơ quan đại diện Ex Libris với hơn 460 nhân viên trên toàn thế giới, Ex Libris hoạt động với một mạng lƣới các cơ quan rộng khắp với 11 công ty con trực thuộc và 12 nhà phân phối sản phẩm. Sự hiểu biết về ngôn ngữ văn hóa của các thƣ viện ở các cơ quan công ty đặt trụ sở giúp cho việc truy cập, đáp ứng nhƣ cầu tin và quá trình trao đổi công việc dễ dàng hơn trên quy mô toàn cầu. Nhà phân phối của công ty Ex Libris tại Việt nam là Công ty Cổ phần TED Engineering Documents  Phòng 508, Tòa nhà Vân Nam 26 Đƣờng Láng, Quận Đống Đa ,Hà Nội. 1.2.3 Những tính năng nổi bật Tài nguyên điện tử đƣợc tổ chức thánh những bộ sƣu tập, thuận tiện cho ngƣời dùng tin lựa chọn tài liệu phù hợp với nhu cầu tin của mình. Với Metalib chức năng tìm kiếm đƣợc thực hiện cùng một lúc trên nhiều nguồn tài nguyên điện tử khác biệt, kết quả tìm kiếm thống nhất trên cùng một giao diện và đƣợc nhóm theo chủ đề, tạp chí, năm   Một công ty trong nƣớc chuyên kinh doanh trong ngành công nghiệp nội dung và thƣ viện với mục tiêu cung cấp các sản phẩm thông tin học thuật và cơ sở dữ liệu điện tử 21
  25. Khoá luận tốt nghiệp Kết quả tìm kiếm là tập hợp những biểu ghi, các biểu ghi tài nguyên điện tử đƣợc liên kết đến toàn văn, thông qua trình dịch vụ chuyển giao tài nguyên SFX cung cấp các dịch vụ thƣ viện : liên kết đến toàn văn, mƣợn tài liệu Ngƣời dùng tin có thể quản lý tài liệu tham khảo đã tìm đƣợc thông qua chức năng My Space, đồng thời thông qua chức năng này chúng ta có thể xây dựng chủ đề nghiên cứu riêng. Thông qua MetaLib một trình quản trị tài nguyên điện tử dễ dàng cho thủ thƣ, trong đó có cấu hình và biên tập tài nguyên, quản trị ngƣời dùng đọc, trao quyền truy cập và thống kê báo cáo. Một CSDL mô tả tài nguyên điện tử học thuật toàn cầu, ngƣời dùng dễ dàng kích hoạt tài nguyên điện tử mong muốn, thuận tiện trong quá trình biên tập biểu ghi, hỗ trợ truy cập tài nguyên theo cả IP và ID/PW. Dễ dàng xây dựng chủ đề, phân phối tài nguyên cho các cổng và nhóm ngƣời dùng đồng thời hệ thống còn có tính năng báo cáo tài nguyên và thống kê sử dụng. Hình 4: MetaLib tích hợp với SFX để chuyển giao tài nguyên 22
  26. Khoá luận tốt nghiệp 1.2.4 Những lợi ích của việc sử dụng cổng tìm kiếm Khai thác tài nguyên Tất cả trong một (One Stop Shop) giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm (Tìm song song trên nhiều nguồn tài nguyên). Tìm đƣợc nhiều thông tin hơn, mở rộng khả năng tìm đƣợc đúng tài liệu ngƣời dùng cần. Tài nguyên điện tử đƣợc tổ chức thành các bộ sƣu tập theo chủ đề giúp ngƣời dùng đọc dễ dàng định hƣớng khi tìm kiếm, phân tài nguyên theo nhóm ngƣời dùng để giúp ngƣời dùng đọc khai thác tài nguyên phù hợp với họ. Kết quả tìm kiếm đƣợc sắp xếp theo mức độ phù hợp và đƣợc phân nhóm theo chủ đề, phần tử thông tin, một cách tự động giúp dễ dàng lọc kết quả tìm kiếm. Kết quả tìm kiếm đƣợc lƣợc bỏ sự trùng lặp khi thực hiện tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau. Một công cụ tìm kiếm đơn giản, dễ sử dụng nhƣ Google (che dấu mọi sự phức tạp, những yêu cầu đặc biệt của từng tài nguyên), phù hợp với mọi đối tƣợng có trình độ tin học khác nhau. Ngƣời dùng có không gian làm việc riêng để lƣu các kết quả tìm kiếm, các nguồn tài nguyên ƣa thích, tổ chức lại các nguồn tài nguyên theo ý ngƣời dùng. Kết hợp với SFX - Một sản phẩm khác của Exlibris - để chuyển giao tài liệu: Có thể lấy ngay nội dung toàn văn từ nhiều nguồn khác nhau nếu có, xác định đƣợc tài liệu đang sẵn có ở những nguồn tài nguyên nào (cùng một tài liệu nhƣng có thể có tại nguồn truy cập mở miễn phí hoặc nguồn đã đƣợc cấp phép cho thƣ viện tuy cập hoặc phải mất phí truy cập) cũng nhƣ các dịch vụ chuyển giao khác có thể có đối với tài liệu đó nhƣ là mƣợn bản in của tài liệu trong thƣ viện. 23
  27. Khoá luận tốt nghiệp Quản lý tài nguyên Quản lý và tổ chức tài nguyên điện tử từ xa thành nguồn lực trong thƣ viện, thủ thƣ có thể tổ chức tài nguyên điện tử cho ngƣời dùng theo chủ đề, nhóm ngƣời dùng. Phân nhóm tài nguyên giúp ngƣời dùng dễ dàng định hƣớng khi khai thác tài nguyên. Quản lý đƣợc ngƣời dùng, cấp quyền truy cập và xác thực ngƣời dùng. Có thể sử dụng lại danh sách các ngƣời dùng đã sẵn có nếu thƣ viện đang dùng Proxy hoặc dịch vụ LDAP. Chủ động định hƣớng ngƣời dùng đọc vào các nguồn tài nguyên sẵn có của thƣ viện nhƣ là liên kết đến OPAC của thƣ viện để chuyển giao tài liệu in hay là các cơ sở dữ liệu điện tử mà thƣ viện đã đƣợc cấp phép sử dụng. Đồng thời có đƣợc báo cáo thống kê sử dụng dành cho nhà quản l‎ý để đánh giá hiệu quả các nguồn tài nguyên và ra quyết định bổ sung. Có thể nhúng tài nguyên thƣ viện vào các ứng dụng khác, ví dụ nhƣ cổng nghiên cứu chuyên đề, website, để đem tài nguyên của thƣ viện phổ biến tới ngƣời dùng. Tận dụng đƣợc hiểu biết về các nguồn tài nguyên học thuật toàn cầu đƣợc xây dựng sẵn trong Metalib/SFX - có đƣợc do mối quan hệ hợp tác toàn cầu của Ex libris đối với các nhà cung cấp nội dung trong nhiều năm. Tận dụng các nguồn truy cập mở miễn phí (Open Access): Giúp thƣ viện luôn sẵn có một bộ sƣu tập điện tử để khai thác khi mà ngân sách bổ sung của thƣ viện luôn hạn chế. Đặc biệt, Metalib hỗ trợ nhiều đơn vị quản trị, rất phù hợp cho một tổ chức lớn hay môi trƣờng consortium. 1.2.5 Tình hình áp dụng trên thế giới 1.2.5.1 Thách thức của việc tìm kiếm thông tin điện tử 24
  28. Khoá luận tốt nghiệp Đối với ngƣời sử dụng Do thông tin ngày càng chuyển dần sang điṇ h dạng điện tử , khối lƣợng khổng lồ tài nguyên thông tin từ xa sẵn có cho ngƣời dùng tăng với tốc độ rất nhanh chóng và ngày càng trở nên bị phân mảng (các nguồn tài nguyên rải rác, không đƣợc tổ chức, đƣợc phân nhóm để giúp ngƣời sử dụng định hƣớng khi tìm kiếm). Vì thế thách thức đối với ngƣời dùng là phải tìm kiếm đƣơc̣ thông tin cần thiết một cách nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian và công sức làm viê ̣ c trên nhiều hê ̣thống của nhiều nhà cung cấp thông tin khác nhau , phải học cách sử dụng nhiều giao diện khác nhau , phƣơng pháp tìm kiếm khác nhau cũng nhƣ găp̣ nhiều cách thƣ́ c trao quyền và xác thƣc̣ quyền truy câp̣ . Hơn nƣ̃a khi ngƣời dùng truy cập các tài nguyên thông tin từ xa này , họ còn phải đối mặt với thêm một thách thức là làm thế nào để so sánh các danh muc̣ kết quả tìm kiếm đƣợc từ nhiều nguồn khác nhau, lƣu trữ và quản lý các biểu ghi tìm đƣơc̣ và quan trọng hơn là cần xác định đƣợc tài liệu đang sẵn có ở những nguồn tài nguyên nào cũng nhƣ các hình thức chuyển giao khác có thể có đối với tài liệu Đối với thƣ viện Bạn đọc đang ngày càng xa rời thƣ viện!, 89% công việc tìm kiếm tài liệu trên mạng đều sử dụng các công cụ tìm kiếm phổ biến nhƣ Google bởi tính đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả của nó. Ngƣời dùng đọc rất ít khi tìm trong thƣ viện vì nguồn tài nguyên ít ỏi và thƣờng không thể tìm kiếm qua web hoặc nếu có thể tìm kiếm đƣợc thì cũng không thể chuyển giao tài liệu ngay lập tức (ngƣời dùng đọc không muốn vào thƣ viện vì ngại, mất công trong khi mong muốn tìm qua mạng và lấy đƣợc tài liệu luôn - tiện dụng, vào thƣ viện chỉ là bƣớc đƣờng cùng). Thƣ viện đang ngày càng xa rời bạn đọc!, Thƣ viện thƣờng có ít tài nguyên trong khi các tài nguyên truy cập mở hoàn toàn miễn phí thì không đƣợc 25
  29. Khoá luận tốt nghiệp tận dụng một cách hiệu quả còn với những tài nguyên đặt mua thì thƣ viện hoàn toàn bị động phụ thuộc vào nhà cung cấp. Sau khi đặt mua xong thì không làm gì nữa, không tổ chức đƣợc các nguồn tài nguyên thành các chủ đề, không quản trị đƣợc truy cập của ngƣời dùng đọc, không biết ai dùng và dùng bao nhiêu, hoàn toàn phụ thuộc vào báo cáo từ nhà cung cấp, không đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng để ra quyết định bổ sung, Quả thật trong môi trƣờng điện tử, thƣ viện đang đánh mất dần chức năng của mình đối với ngƣời dùng đọc. Vì thế MetaLib đƣợc xây dựng để hóa giải tất cả nhƣ̃ng vấn đề này. 1.2.5.2 Sơ lược về tình hình áp dụng cổng tìm kiếm siêu Metalib trên thế giới Với những thách thức của việc tìm kiếm thông tin điện tử, một loạt các cơ quan, tổ chức trên thế giới đã việc đi vào vận hành những giải pháp tài nguyên điện tử của Ex Libris, gần 3000 thƣ viện đang sử dụng, 10/10 trƣờng Đại học hàng đầu thế giới đang sử dụng: HARVARD, CAMBRIDGE, OXFORD, YALE, MASSACHUSETTS, nhiều cơ sở giáo dục đại học thành viên thuộc Ủy ban Liên hiệp Hỗ trợ và Đánh giá Giáo dục Đại học Brazil đã đi vào vận hành với giải pháp xử lý nối kết OpenURL SFX và cổng tìm kiếm siêu dữ liệu MetaLib. Ngƣời dùng ở hơn 300 cơ sở giáo dục đại học sẽ truy cập một bộ sƣu tập lớn tài nguyên điện tử cho học tập và nghiên cứu thông qua cổng Periodical Portal. Với sự đƣa hệ thống MetaLib và SFX vào sử dụng tại CAPES, cổng tài nguyên thƣ viện này đã hoàn toàn đƣợc thay đổi và số lƣợng tạp chí và sách điện tử sẵn có tăng lên rất nhiều. Cổng Periodical Portal cung cấp cho ngƣời dùng tin một sự trình bày và truy cập trực giác hơn, cùng khả năng tùy biến phù hợp với lĩnh vực quan tâm của các nhà nghiên cứu. giáo sƣ Jorge Guimaraxes, chủ tịch của liên hiệp CAPES  ( 2011), đã nhận xét: “Phiên bản mới của cổng Periodical Portal, được làm tăng sức mạnh bởi MetaLib, sẽ làm thay đổi khả năng chuyển giao thông tin khoa học và kỹ thuật của chúng tôi tới cộng đồng   Liên hiệp Hỗ trợ Khoa học & Đánh giá Giáo dục Đại học Brazil 26
  30. Khoá luận tốt nghiệp học tập và nghiên cứu tại Brazil và cho phép chúng tôi tăng khả năng truy cập của cộng đồng quốc tế tới những tạp chí được xuất bản tại quốc gia này.” Liên minh thƣ viện Đại học Bang California (California State University-CSU) đã nhận ra nhu cầu cần một hệ thống tìm kiếm siêu dữ liệu đầu năm 1997 chỉ mất một thời gian rất ngắn để nhận ra rằng cổng MetaLib của ExLibris, một hệ thống tìm kiếm siêu dữ liệu truy câp tài nguyên điện tử mà họ cần.Marvin Pollard, một quản lý dự án của Hệ thống Truy cập Thông tin Thống nhất tại CSU cho biết “ Vào năm 1997, chúng tôi đã có được hình dung này, song chúng tôi không thể tìm thấy một sản phẩm nào như thế trên thị trường lúc đó. Khi chúng tôi quyết định tìm kiếm lại trên thị trường vào năm 2002, thì nhận thấy rõ ràng MetaLib phù hợp cả về chức năng và công nghệ.” rất nhiều cơ quan, tổ chức khác trên thế giới đã và đang áp dụng thành công phần mềm này. Nhƣ vậy, có thể nhận thấy rằng phần mềm Metalib hiện đang đƣợc ứng dụng rộng rãi và hiệu quả tại nhiều cơ quan nghiên cứu cũng nhƣ các thƣ viện trƣờng Đại học hàng đầu trên thế giới. Sự phát triển của phần mềm này là nền tảng, là động lực to lớn cho sự phát triển của TVS tại các cơ quan TT- TV Việt nam. 27
  31. Khoá luận tốt nghiệp CHƢƠNG 2 NHỮNG ƢU ĐIỂM CỦA QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CỔNG TÌM KIẾM SIÊU DỮ LIỆU METALIB TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN –TƢ LIỆU VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 2.1 Sơ bộ về về tình hình áp dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib tại Trung tâm 2.1.1 Cơ sở áp dụng phần mềm Chính sách Chính sách, cơ chế là những yếu tố tiên quyết, quan trọng tới quá trình áp dụng cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib tại Trung tâm . Bởi lẽ nếu không có những chính sách đứng đắn, hợp lý manh tính vĩ mô chỉ đạo thì cũng thực khó nếu không muốn nói là không thể triển khai ứng dụng phần mềm. Tƣ duy công nghệ mới Đổi mới công nghệ phải xuất phát từ tƣ duy- tƣ duy đổi mới. Vấn đề ứng dụng Metalib tại Trung tâm đó chính là quá trình tiếp thu nhanh chóng những thành tựu khoa học va công nghệ tiên tiến trên thế giới. Chính điều này đòi hỏi ngƣời làm công tác thông tin tƣ liệu cũng nhƣ những ngƣời hoạch định chính sách của Trung tâm phải luôn cập nhật thông tin, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng tiếp cận và áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong điều kiền cho phép. Chỉ khi nhận thức đúng đắn ‎ ý nghĩa của việc ứng dụng công nghệ tiến tiến trong hoạt động thông tin – tƣ 28
  32. Khoá luận tốt nghiệp liệu và chuẩn bị mọi điều kiện tiếp cận, triển khai nó thì quá trình này mới có thể diễn ra nhanh chóng và đúng hƣớng. Kinh phí Ứng dụng Metalib tại Trung tâm TT-TL Viện KH&CN đòi hỏi phải có một nguồn kinh phí rất lớn của nhà nƣớc, nguồn kinh phí này đƣơc chú trọng và tăng cƣờng và bổ sung hàng năm, do hiện nay vấn đề đầu tƣ phát triển khoa học công nghệ trong nƣớc đang đƣợc Nhà nƣớc ƣu tiên hàng đầu. Ngoài ra Trung tâm còn nhận đƣợc nguồn kinh phí bằng việc chia sẻ, hợp tác với các đối tác. Đầu tƣ cơ sở vật chất Phần cứng (Hardware): Hệ thống máy tính, máy chủ, các máy trạm và các trang thiết bị hạ tầng mạng thông tin, các thiết bị ngoại vi, an ninh tự động nhƣ: Máy scan văn phòng; Máy scan chuyên dụng cho số hóa; Máy chiếu; Máy in; Máy photocopy; Máy quét mã vạch; Hệ thống an ninh; Cổng từ; Camera; Tivi; Đầu DVD Phần mềm (Software): Là những quy trình hệ thống, quản lý, nghiệp vụ đã đƣợc phân tích lập trình cho việc triển khai một cách tự động, nhiều loại phần mềm khác nhau thực hiện các khâu khác nhau trong quy trình hoạt động thông tin thƣ viện nhƣ: các phần mềm hệ thống, phần mềm ứng dụng Nguồn nhân lực Cán bộ thƣ viện cần phải đáp ứng những đòi hỏi nhƣ : - Quản trị TVS - Tổ chức thông tin và tri thức số - Phổ biến thông tin số - Phục vụ các dịch vụ tra cứu thông tin số - Cung cấp tri thức từ thông tin đang hình thành - Xử lý, số hoá, lƣu trữ và bảo quản thông tin số - Tìm và phục vụ thông tin số cho ngƣời dùng 29
  33. Khoá luận tốt nghiệp Trình độ Ngƣời dùng tin Trong môi trƣờng thông tin điện tử ,ngƣời sử dụng không bị giới hạn bởi thời gian và không gian ,có thể truy cập nguồn tin thông qua một máy tính có nối mạng.Ngƣời dung tin cần phải có kiến thức chuyên môn, kiến thức về máy tính, ngoại ngữ. Vấn đề xây dựng bộ sƣu tập tài liệu số Thứ nhất, tự tiến hành số hóa nguồn tƣ liệu trên giấy của Trung tâm , tức là chuyển tài liệu hiện có sang dạng số bằng phƣơng pháp quét hay nhập lại thông tin từ bàn phím Thứ hai, bổ sung, tích hợp nguồn tin điện tử thông qua việc mua, trao đổi tài liệu điện tử đang đƣợc xuất bản (bản tin, tạp chí điện tử, các chế bản điện tử trƣớc khi in ra trên giấy) Thứ ba, xây dựng các liên kết (tạo khả năng truy cập) đến các nguồn tài liệu trên Internet, nhất là nguồn của các cơ quan có diện chuyên đề bao quát Tạo lập và phát triển kho tài liệu số của mỗi cơ quan TTTV là vấn đề lớn nhất trong xây dựng TVS. Công việc này đòi hỏi phải đầu tƣ lớn và liên tục. Để làm tốt công tác này, các cơ quan xây dựng TVS cần có cách tiếp cận hợp lý, khả thi và tinh tế. Cụ thể là: Nhất thiết phải lập kế hoạch sát sao và ƣu tiên đầu tiên cho việc thu thập, xử lý và số hóa nguồn tin cơ bản, nguồn tin tiềm năng của cơ quan mình Phải phối hợp, tận dụng sản phẩm số hóa của các cơ quan TT-TV khác, nhất là của những cơ quan có cùng diện chuyên đề bao quát. Trên cơ sở đó mới có thể tăng nhanh nguồn tin của mình, tiết kiệm thời gian, công sức và tiền của. 2.1.2 Lộ trình áp dụng tại Trung tâm 30
  34. Khoá luận tốt nghiệp Đƣợc đánh giá bởi sự dễ dàng truy cập tới tài nguyên điện tử, hỗ trợ Unicode đầy đủ, những giải pháp thƣ viện cấp độ quốc tế và đƣợc sử dụng nhiều nhất bởi các cơ sở nghiên cứu và trƣờng đại học danh tiếng trên thế giới đã là những nhân tố chính thúc đẩy Viện KHCNVN chọn lựa giải pháp này của Ex Libris. Tại Hà Nội, Việt Nam - ngày 18 tháng 9 năm 2009. Công ty CP DVTM và Thông tin Kỹ thuật (TED Engineering Documents JSC), một nhà phân phối ủy quyền duy nhất cho các sản phẩm của Ex Libris ở Việt Nam, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã chọn lựa giải pháp xử lý nối kết OpenURL SFX và cổng tìm kiếm siêu dữ liệu MetaLib, cả hai giải pháp đều từ Ex Libris, nhƣ một phần của dự án thƣ viện số. Bằng việc thiết lập một cổng duy nhất tới tài nguyên điện tử, dự án thƣ viện số của Viện KHCNVN sẽ nâng cao khả năng truy cập mạnh mẽ hơn tới thông tin khoa học và công nghệ, đồng thời hỗ trợ mở rộng phạm vi và chiều sâu các hoạt động của những nhà nghiên cứu ở Viện KHCNVN. Cổng thƣ viện đƣợc xây dựng trên giải pháp MetaLib/SFX này đã đi vào vận hành thành công hôm 21 tháng 8 năm 2009. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thƣ viện nhằm góp phần cải thiện chất lƣợng phục vụ ngƣời dùng đọc, nâng cao năng suất, thay thế cho quy trình nghiệp vụ, quản lý và khai thác thƣ viện thủ công truyền thống (vốn tồn tại nhiều hạn chế) đang ngày càng trở nên phổ biến. Mặt khác, trong khoảng 10 năm gần đây, sách và tạp chí chuyên ngành của các nhà xuất bản có uy tín đang chuyền dần từ dạng tài liệu giấy sang dạng file điện tử. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống thƣ viện có mức độ tự động hóa cao, quản lý đƣợc kho tài nguyên điện tử, tài nguyên số, tăng cƣờng khả năng liên thông chia sẻ nguồn lực trở thành một yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của hệ thống thƣ viện Viện KHCNVN. Dự án xây dựng Thƣ viện điện tử của Viện KHCNVN đƣợc triển khai cũng không nằm ngoài những mục tiêu nói trên. 31
  35. Khoá luận tốt nghiệp Giai đoạn 1 của Dự án xây dựng Thƣ viện điện tử của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đƣợc triển khai từ tháng 11/2008 đến tháng 12/2009 với hai mục tiêu cơ bản: Thứ nhất là có đƣợc trang web chạy trên phần mềm quản lý tài nguyên ngoại sinh; Thứ hai là quản lý đƣợc việc truy cập tài nguyên ngoại sinh của độc giả từ bất kỳ máy tính nào có nối mạng internet. Dựa trên yêu cầu của hai mục tiêu cơ bản nói trên, các phần mềm Metablib và SFX của công ty Ex Libris Ltd đƣợc lựa chọn làm giải pháp công nghệ cho Dự án. Ƣu điểm của gói giải pháp này là cho phép tìm kiếm, phát hiện tài nguyên điện tử từ xa đồng thời đem đến các dịch vụ chuyển giao có thể có đối với các tài nguyên đó nhƣ Fulltext, Abstract, Reference Service Giai đoạn hiện nay, tuy mới đi vào hoạt động song nguồn cơ sở dữ liệu điện tử trong Thƣ viện số khá phong phú. Đầu tiên phải kể đến nguồn cơ sở dữ liệu đƣợc mua quyền truy cập từ kinh phí của Viện KHCNVN nhƣ Springer Link, ProQuest Central và một số tạp chí điện tử kèm theo tạp chí giấy. Ngoài ra, nguồn cơ sở dữ liệu của Thƣ viện số còn đƣợc bổ sung từ cơ sở dữ liệu dùng thử trong thời hạn nhất định (nhƣ Institute of Physics, Royal Sociaty of Chemistry) hay từ các tạp chí điện tử đƣợc kích hoạt và sử dụng miễn phí. Một điểm nổi bật nữa trong hệ thống cơ sở dữ liệu là nguồn sách điện tử từ Mylibrary với gần 200.000 đầu sách thực tế và trên 5.000 đầu bổ sung hàng tháng tích hợp từ hơn 350 nhà xuất bản trên toàn cầu. 2.1.3 Thực trạng quá trình áp dụng Metalib tại Trung tâm. Phần mềm tìm kiếm đƣợc ứng dụng tại Trung tâm là một phần quan trọng trong dự án Thƣ viện số của Trung tâm. Sau khi hoàn thành các cá nhân và đơn 32
  36. Khoá luận tốt nghiệp vị thuộc Viện KH&CN muốn truy cập Thƣ viện số phải điền đầy đủ thông tin trong phiếu đăng k‎ý tài khoản truy cập. Các cán bộ theo hợp đồng dài hạn và các cán bộ theo hợp đồng ngắn hạn có những mẫu đăng k‎ý tài khoản riêng, có xác nhận của thủ trƣởng các đơn vị. Phiếu yêu cầu này đƣợc gửi tới phòng quản lý tổng hợp và việc cấp tài khoản truy cập tài nguyên đƣợc thực hiện nhanh chóng. Sau khi cấp xong, tài khoản sẽ đƣợc gửi đến Email đã đăng ký trong mẫu cấp quyền truy cập . Mẫu đăng k‎ý tài khoản truy cập tài nguyên số Tiến hành đang nhập thông tin ngƣời dùng, đăng nhập theo địa chỉ đã đăng k‎ý 33
  37. Khoá luận tốt nghiệp Hình 5: Giao diện hiển thị tìm kiếm tài nguyên trong Metalib + Đăng ký theo địa chỉ IP tĩnh: Những đơn vị có địa chỉ IP tĩnh đăng ký (địa chỉ IP tĩnh, thủ trƣởng đơn vị ký tên, đóng dấu) gửi về Trung tâm Thông tin Tƣ liệu để truy cập thƣ viện số từ bất cứ máy tính nào có nối mạng Internet trongnội bộ mạng của đơn vị đó (on campus) + Đăng ký theo ID, Password: Các cán bộ khoa học của Viện KH&CN VN đăng ký truy cập vào thƣ viện số để đƣợc cấp một tài khoản riêng (username, password) truy cập thƣ viện số từ bất cứ máy tính nào có nối mạng internet (off campus). Với tài khoản riêng này, nhà khoa học có quyền tạo đƣợc vùng không gian riêng để cất những tài liệu nghiên cứu. Một khi ngƣời dùng tin nhập vào tên đăng nhập/mật khẩu, cổng sẽ nhận ra ngƣời dùng tin thuộc đơn vị thƣ viện nào và ngƣời dùng đó có quyền truy cập tới những tài nguyên thƣ viện nào. Những ngƣời dùng thƣ viện khi xác thực để đăng nhập vào hệ thống ngăn lập tức hệ thống sẽ trình bày những tài liệu sẵn có đối với họ và cho xem toàn cảnh bộ sƣu tập của thƣ viện. Ngoài việc truy cập cổng thƣ viện từ nhiều site thuộc trƣờng và dịch vụ khác nhau, nhiều tài nguyên đƣợc phép truy cập từ xa – đồng thời mở rộng phạm vi của thƣ viện để đáp ứng nhu cầu ngƣời dùng tin ở bất kỳ đâu. 34
  38. Khoá luận tốt nghiệp Nhập tên và mật khẩu truy cập Hình 6: Đăng nhập theo tên và mật khẩu truy cập 2.1.3.1 Ứng dụng tìm kiếm nhanh bài báo (Quick Search)  Tìm kiếm nhanh bài báo – tìm đơn giản Từ trang tìm kiếm ngƣời dùng thực hiện các bƣớc tìm kiếm sau: Lựa chọn chủ đề của Bộ sƣu tập. Ví dụ nhƣ : Lựa chọn chủ đề Vật l‎ý và thiên văn học ( Physics and Astronomy ) Xác định rõ ngƣời dùng cần tìm cái gì trong bộ sƣu tập, sau đó nhập toàn bộ từ khóa hoặc cụm từ khóa tìm kiếm, gõ những từ khóa vào trong hộp hội thoại truy vấn .Ví dụ với từ khóa : “ solar eclipse” Kết quả tìm kiếm hiển thị nhƣ sau : Kết quả tìm kiếm gồm các bài báo có từ khoá vừa tìm, xếp theo dạng bảng, dạng tóm tắt, dạng chi tiết, xếp theo mức độ phù hợp, chữ cái tên bài báo, tác giả, năm XB và tên CSDL, xếp theo các chuyên đề nhỏ của từ khoá vừa chọn, tìm kiếm xếp theo các năm có tài liệu Xem biểu ghi kết quả tìm: Nhấp chuột vào nhan đề của mỗi biểu ghi, sau đó vào CSDL chứa biểu ghi, biểu ghi sẽ trên trang chủ của CSDL, trình nối kết tới tài nguyên để chuyển sang cửa sổ truy cập biểu ghi trong SFX 35
  39. Khoá luận tốt nghiệp Hình 7: Giao diện truy cập biểu ghi trong SFX  Tìm kiếm nhanh bài báo – tìm nâng cao - Để thực hiện tìm kiếm nâng cao nhấp chuột vào Tìm kiếm nâng cao. - Hai trƣờng đƣợc cung cấp cho ngƣời dùng tin để xác định các thông tin tìm kiếm chi tiết hơn. Nhập từ hoặc cụm từ cho 1 hoặc cả 2 trƣờng. Nếu nhập vào cả 2 trƣờng thì phải có mối quan hệ giữa 2 trƣờng: . Chọn Và để xác định rằng hệ thống sẽ tìm kiếm các bản ghi có chứa từ hoặc cụm từ trong cả 2 trƣờng ngƣời dùng chọn. . Chọn Hoặc để xác định rằng hệ thống sẽ tìm kiếm bản ghi trong 1 hoặc 2 trƣờng ngƣời dùng chọn. Chọn Không để tìm kiếm bản ghi có cụm từ này không có cụm từ kia. Trong khi Metalib tìm kiếm, màn hình làm mới sẽ đƣợc thực thi và ghi các kết quả tìm kiếm và trạng thái tìm kiếm đƣợc trên mỗi cơ sở dữ liệu lên 1 bảng. Danh sách này cho thấy tình trạng của các quá trình tìm kiếm và bản ghi đƣợc tìm thấy trong mỗi cơ sở dữ liệu. Khi Metalib đã hoàn thành tìm kiếm.nó sẽ hiên thị 1 danh sách kết quả. Kết quả tìm kiếm nhanh hiển thị kết hợp kết quả đƣợc tìm thấy trong tất cả các cơ sở dữ liệu trong bộ sƣu tập ngƣời dùng chọn .Nó có thể đƣợc hiển thị theo 3 cách Dạng bảng, Dạng tóm tắt và Dạng đầy đủ. Các 36
  40. Khoá luận tốt nghiệp kết quả sẽ đƣợc hiển thị theo thứ tự liên quan đến từ hoặc cụm từ mà ngƣời dùng nhập.Ngƣời dùng có thể sắp xếp lại kết quả đó bằng cách chọn 1 tùy chọn trong trƣờng Sắp xếp theo lĩnh vực.Sắp xếp theo tác giả , năm, nhan đề cơ sở dữ liệu, theo thứ hạng. 2.1.3.2 Ứng dụng tìm kiếm Tạp chí điện tử ( Find e-Journal) Để sử dụng chức năng này ngƣời dùng nhấp chuột vào mục tìm tạp chí, sau đó ngƣời dùng có thể tìm kiếm tạp chí điện tử theo nhan đề, theo chủ đề, vị trí vốn tƣ liệu và trình kết nối trích dẫn. Danh mục tạp chí điện tử cho phép Ngƣời dùng duyệt danh sách tạp chí và truy cập dịch vụ SFX. Hình 8: Giao diện hiển thị tìm kiếm tạp chí điện tử  Tìm kiếm theo nhan đề Lựa chọn chức năng tìm theo tên tạp chí bằng cách lựa chọn tìm theo tên tạp chí, sau đó nhập chính xác tên tạp chí cần tìm hoặc có thể tìm theo chữ cái Nhấp chuột chính xác vào tên tạp chí, CSDL chứa tạp chí hoặc trình nối kết tới tài nguyên để tới cửa sổ truy cập tạp chí cần tìm Điền thông tin số năm, tập, số hoặc chính xác số trang trong tạp chí cần tìm  Tìm theo chủ đề Chọn tìm theo chủ đề: Chọn chủ đề và chuyên đề cụ thể cần tìm - Kết quả tìm: bao gồm tất cả các tạp chí tƣơng ứng với mỗi chuyên đề 37
  41. Khoá luận tốt nghiệp Có thể nhấp chuột vào tên tạp chí, CSDL chứa tạp chí hoặc trình nối kết tới tài nguyên để tới cửa sổ truy cập tạp chí cần tìm  Tìm theo vị trí vốn tƣ liệu Chọn vị trí vốn tƣ liệu - Điền thông tin nhan đề, ISSN, nhà cung cấp hoặc chủ đề tạp chí Kết quả tìm kiếm: có 1 tạp chí tìm đƣợc - Có thể nhấp chuột vào tên tạp chí, CSDL chứa tạp chí hoặc trình nối kết tới tài nguyên để tới cửa sổ truy cập tạp chí cần tìm  Tìm theo trình kết nối trích dẫn Chọn tìm theo trình kết nối trích dẫn - Điền thông tin về tạo chí: nhan đề tạp chí, chỉ số ISSN, số tập, tên bài báo Kết quả tìm kiếm: Điền thông tin về năm, tập, số, trang của bài báo, sau đó nhấp chuột để xem kết quả 2.1.3.3 Ứng dụng tìm kiếm Cơ sở dữ liệu ( Find Database) Tìm cơ sở dữ liệu cho phép ngƣời dùng tin tìm, chọn, và tìm kiếm một CSDL cụ thể nào đó. Để tìm kiếm cơ sở dữ liệu nhấp chuột vào Tìm cơ sở dữ liệu thanh thực đơn, với chức năng này cho phép ngƣời dùng cơ sở dữ liệu cụ thể từ các cơ sở dữ liệu đã có sẵn trong trung tâm, ngƣời dùng có thể tìm kiếm cơ sở dữ liệu ngay sau đó nếu biểu tƣợng đƣợc hiển thị, hoặc ngƣời dùng có thể chọn một vài cơ sở dữ liệu trên vùng nhớ tạm và chọn Tìm cơ sở dữ liệu để tìm kiếm dữ liệu. 38
  42. Khoá luận tốt nghiệp Hình 9 : Giao diện tìm kiếm Cơ sở dữ liệu - Có 3 dạng tìm kiếm :  Theo tên CSDL : Đánh tên cơ sở dữ liệu cần tìm kiếm vào khung tìm kiếm. Hoặc ngƣời dùng cũng có thể lựa chọn 1 ký tự trên bảng chữ cái để nhìn thấy tất cả các cơ sở liệu bắt đầu với ký tự đã chọn. Trong khi MetaLib đang tìm kiếm, trang web sẽ làm tƣơi sau mỗi giây để hiển thị tiến trình. Sự hiển thị này sẽ hiển thị trạng thái của việc tìm kiếm và số lần truy cập đƣợc tìm thấy, có thể chọn Hủy bỏ để dừng việc tìm kiếm và bắt đầu lại từ đầu.  Theo vị trí vốn tƣ liệu : Ngƣời dùng có thể chỉ định 1 số tiêu chí xác định các yêu cầu cho cơ sở dữ liệu nhƣ sắp xếp theo nhan đề,chủ đề, loại, nhà cung cấp hoặc bất cứ từ nào xuất hiện trong nội dung mô tả của cơ sở dữ liệu.  Theo chủ đề : Ngƣời dùng có thể chỉ định 1 chủ đề và chủ đề con để hiển thị danh sách các chủ đề cho chủ đề con. Lựa chọn danh mục CSDL Tìm Danh mục CSDL Kết quả có thể đƣợc hiển thị theo 2 dạng: Xem dạng bảng và Xem tóm tắt. Đối với xem dạng bảng mỗi cơ sở dữ liệu sẽ hiển thị trên 1 hàng,danh sách cơ sở dữ liệu sẽ hiển thị trên 1 cột. Xem tóm tắt cơ sở dữ liệu sẽ hiển thị cùng thông tin mô tả hiển thị ở bên dƣới . Kết quả tìm kiếm: Kết quả sẽ đƣợc hiển thị theo thứ tự mà cơ sở dữ liệu trả về. Với 1 số cơ sở dữ liệu thì kết quả trả về có thể đƣợc sắp xếp theo tác giả, 39
  43. Khoá luận tốt nghiệp nhan đề, hoặc theo năm bằng cách lựa chọn trƣờng Sắp xếp theo, kết quả tìm kiếm đƣợc thể hiện theo ba dạng lựa chọn hiển thị : Xem dạng bảng; Xem tóm tắt; Xem chi tiết. 2.1.3.4 Ứng dụng tìm kiếm nhiều Cơ sở dữ liệu (MetaSearch) Thuật ngữ Tìm nhiều Cơ sở dữ liệu , còn đƣợc gọi là tích hợp tìm kiếm, có nghĩa là để gửi một yêu cầu tìm kiếm cho nhiều cơ sở dữ liệu cùng 1 lúc.Các truy vấn sẽ đến cơ sở dữ liệu và tìm kiếm tối đa 10 CSDL cùng một lúc, việc tìm kiếm 10 CSDL cùng một lúc sẽ làm chậm quá trình tìm kiếm danh sách các kết quả sẽ đƣợc hiển thị từ tất cả các cơ sở dữ liệu theo các kết quả liên quan. Tìm nhiều cơ sở dữ liệu hỗ trợ các cơ sở dữ liệu đƣợc tìm kiếm và cung cấp nhiều tùy chọn để xem các kết quả trong các cơ sở dữ liệu. Lựa chọn dạng tìm kiếm, chọn bộ sƣu tập, trong mỗi bộ sƣu tập sẽ có 1 danh sách các cơ sở dữ liệu đƣợc tích hợp sẵn. Một danh sách cơ sở dữ liệu đƣợc hiển thị. Sau đó lựa chọn cơ sở dữ liệu đƣợc tìm kiếm. Hình 10: Giao diện tìm kiếm nhiều Cơ sở dữ liệu Tìm nhiều cơ sở dữ liệu với lựa chọn Tìm kiếm . Tìm nhiều cơ sở dữ liệu cung cấp các cơ sở dữ liệu để tìm kiếm và cung cấpnhiều tùy chọn để xem các kết quả trong các cơ sở dữ liệu, có thể lựa chọn các cơ sở dữ liệu để tìm kiếm trong danh sách. Các tùy chọn là: 40
  44. Khoá luận tốt nghiệp . Bộ sƣu tập: Hiển thị danh sách gồm các bộ sƣu tập , mỗi bộ sƣu tập sẽ bao gồm nhiều cơ sở dữ liệu. . Chủ đề: Hiển thị 1 danh sách các chủ đề, mỗi chủ đề sẽ có các chuyên mục tƣơng ứng. . Vị trí vốn tƣ liệu: Cho phép xác định vị trí thích hợp cho các cơ sở dữ liệu tìm kiếm .Ngƣời dùng có thể điền vào bất kỳ hoặc tất cả các lĩnh vực. . Nhập vào tên cơ sở dữ liệu. . Nhập vào nhà cung cấp nội dung. . Chọn chủ đề và chuyên mục từ danh sách chủ đề. . Nhập thông tin mô tả. . Chọn kiểu của cơ sở dữ liệu. Lựa chọn Lần tìm kiếm trƣớc: Lựa chọn này sẽ hiển thị 1 danh sách tìm kiếm trƣớc . Danh sách này sẽ bị xóa khi ngƣời dùng thoát ra khỏi phiên làm việc .Để lƣu giữ thông tin tìm kiếm trƣớc đó cho việc sử dụng sau này lựa chọn Lần Tìm kiếm trƣớc. Kết quả tìm kiếm : Kết quả tìm kiếm có thể xem kết quả từ việc tìm kiếm cơ sở dữ liệu. Ngƣời dùng có thể xem kết quả của 1 cơ sở dữ liệu bằng cách nhấp chuột vào Kết quả cơ sở dữ liệu và rồi nhấp chuột vào Xem hoặc Nhảy liên kết của bất cứ CSDL nào đƣợc hiển thị trong danh sách. Để đóng cửa sổ này nhấp chuột vào Quay lại. Để kết hợp nhiều kết quả tìm kiếm nhấp chuột vào từ nhiều cơ sở dữ liệu nhấp chuột vào Kết hợp kết quả. Nhấp chuột vào Kết quả bởi cơ sở dữ liệu để xem kết quả của 1 cơ sở dữ liệu hoặc xem tất cả kết quả kết hợp bằng cách nhấp chuột vào Xem Kết quả tìm kiếm. 41
  45. Khoá luận tốt nghiệp Kết quả tìm kiếm có thể xem theo 3 cách: Xem dạng bảng, Xem tóm tắt và Xem chi tiết. Ngƣời dùng có thể chuyển đổi qua lại giữa các cách xem khác nhau. Hình 11 : Giao diện kết quả tìm kiếm nhiều cơ sở dữ liệu 2.1.3.5 Ứng dụng tạo lập khu vực nghiên cứu riêng (My Research) Nhấp chuột vào tính năng tạo lập Khu vựa nghiên cứu trên thực đơn MetaLib cho phép ngƣời dùng tạo ra 1 không gian làm việc cho riêng mình, tạo danh sách cơ sở dữ liệu , lƣu các bản ghi ngƣời dùng tìm kiếm đƣợc cho mục đích sau này, và khai báo các cách hiển thị kết quả khác nhau. Khu vực nghiên cứu bản ghi cũng có thể hiển thị theo 3 cách : Xem dạng bảng, Xem tóm tắt và Xem chi tiết.  Khu vực nghiên cứu Thƣ mục Xem dạng bảng Xem dạng bảng hiển thị bản ghi trên 1 bảng, 1 dòng cho mỗi bản ghi Xem dạng bảng cung cấp nhiều lựa chọn khác nhau: . Lựa chọn thƣ mục trƣờng để xem những ràng buộc đến những thƣ mục khác nhau. . Nhấp chuột vào Nhan đề để xem bản ghi Xem chi tiết. 42
  46. Khoá luận tốt nghiệp . Nhấp chuột vào tên cơ sở dữ liệu. Nơi có thể,bản ghi sẽ đƣợc hiển thị trên giao diện cơ sở dữ liệu. . Nhấp chuột vào ,để sử dụng SFX cung cấp các lựa chọn đến tài nguyên điện tử,nhƣ tìm kiếm toàn văn của 1 bài báo hoặc lƣu giữ thông tin trên OPAC. . Nhấp chuột vào để xóa bỏ bản ghi từ giỏ hoặc từ các thƣ mục lựa chọn. . Đánh dấu vào ô của 1 bản ghi hoặc chọn tất cả các hồ sơ bằng cách nhấp vào Chọn tất cả. Sử dụng các lựa chọn , nhƣ: : . Nhấp chuột vào để lƣu thƣ mục với 1 tên mới. . Nhấp chuột vào để xóa nội dung của thƣ mục  Khu vực nghiên cứu Thƣ mục Xem tóm tắt . Lựa chọn Thƣ mục để xem tất cả các thƣ mục đã đƣợc tạo . Nhấp chuột vào nhan đề của biểu ghi để xem thông tin chi tiết của biểu ghi Xem chi tiết. . Nhấp chuột vào tên cơ sở dữ liệu. Để hiển thị bản ghi trên giao diện của trang web của cơ sở dữ liệu. . Nhấp chuột vào ,để sử dụng SFX cung cấp các lựa chọn đến tài nguyên điện tử. . Nhấp chuột vào để xóa bỏ bản ghi từ giỏ hoặc từ các thƣ mục ngƣời dùng lựa chọn. Sử dụng các lựa chọn , nhƣ: . Nhấp chuột vào để vào lƣu thƣ mục với 1 tên mới. . Nhấp chuột vào để xóa nội dung của thƣ mục. 43
  47. Khoá luận tốt nghiệp  Khu vực nghiên cứu Thƣ mục xem chi tiết Xem chi tiết cung cấp thông tin tất cả các bản ghi.Nó hiển thị 1 trang cho mỗi bản ghi và nhấn mạnh vào những từ ngƣời sử dụng yêu cầu. Lựa chọn thƣ mục . . Nhấp chuột vào , để sử dụng SFX cung cấp các lựa chọn đến tài nguyên điện tử. . Nhấp chuột vào , để lƣu kết quả vào 1 file trên máy tính của ngƣời dùng.1 của sổ sẽ đƣợc hiển thị ngƣời dùng có thể lựa chọn định dạng để lƣu. Từ trƣờng Định dạng bản ghi , Lựa chọn 1 trong những chuẩn phía dƣới: . Chuẩn : lƣu file nhƣ 1 dạng chuẩn trong định dạng văn bản . Định dạng MARC1: lƣu file với định dạng MARC1  Chức năng cài đặt hiển thị Khu vực nghiên cứu Chức năng Cài đặt hiển thị cho phép ngƣời dùng cá nhân hóa môi trƣờng Metalib Chọn cổng: nếu trung tâm đã khai báo 1 số cổng cho ngƣời sử dụng, ngƣời dùng có thể khai báo 1 cổng mặc định cho riêng và có thể thay đổi cài đặt tại bất cứ khoảng thời gian nào. Ngôn ngữ: Áp dụng đối với nhiều ngôn ngữ của trang web. Hiển thị của: Cho phép lựa chọn mặc định xem danh sách cơ sở dữ liệu Kết quả tìm kiếm và tìm kiếm Kết quả tìm kiếm 44
  48. Khoá luận tốt nghiệp Số kết quả hiển thị trên mỗi trang: Cho phép ngƣời sử dụng khai báo kết quả sẽ đƣợc hiển thị trên mỗi trang 2.2 Những ƣu điểm của quá trình áp dụng Metalib trong việc tìm kiếm cơ sở dữ liệu điện tử tại Trung tâm 2.2.1 Hướng tới lợi ích người dùng và các cấp chuyên gia Cổng tìm liếm có khả năng tùy biến cao , cho phép trung tâm đem nguồn thông tin khoa học công nghệ phù hợp với từng yêu cầu tin cụ thể của ngƣời dùng nhƣ: Tìm kiếm nhanh bài báo( Quick Search), tìm kiếm tạp chí điện tử ( Find e- Journal), tìm kiếm cơ sở dữ liệu ( Find Database), tìm kiếm nhiều cơ sở dữ liệu ( MetaSearch), ứng dụng quan trọng là tạo lập khu vực nghiên cứu riêng ( My Research). Cán bộ trung tâm đã tổ chức tài nguyên theo các bộ sƣu tập nhƣ: Hóa học và khoa học vật liệu Kỹ thuật và công nghệ ; Toán học Nông nghiệp và thực phẩm ; Khoa học máy tính ; Khoa môi trƣờng ; Vật lí và thiên văn ; Sinh học và khoa học về sự sống; Khoa học trái đất ; Sở hữu trí tuệ Bộ sƣu tập số tài liệu nội sinh dựa trên phần mềm mã nguồn mở Dspace do cán bộ trung tâm xây dựng- một bộ phần mềm hỗ trợ giải pháp xây dựng và phân phối các bộ sƣu tập số hóa trên Internet. Nhóm các tài liệu theo cách phân loại của Trung tâm, hoặc tùy biến các mô tả tài nguyên các thuộc tính đa dạng của thông tin các nguồn tài nguyên đó. Giao diện hiển thị của phần mềm hỗ trợ tìm kiếm tài nguyên số theo cấp độ ngƣời dùng khác nhau cho phép ngƣời dùng mới cũng nhƣ ngƣời dùng cấp 45
  49. Khoá luận tốt nghiệp chuyên gia truy xuất và quản lý thông tin với các tùy chọn hƣớng tìm kiếm phù hợp với trình độ và kỹ năng thông tin của họ. Thông qua phần mềm Metalib có ba dạng kết nối tới tài nguyên mục tiêu trong đó có : Dạng Full : Tìm kiếm trong Metalib kết quả trong Metalib Search and link : tìm kiếm trong Mtalib, kết quả trong Cơ sở dữ liệu mục tiêu Link Only : Tìm kiếm trong Cơ sở dữ liệu Tùy chọn tìm kiếm trong Metalib bao gồm : Tìm kiếm đơn giản và theo từ khóa. Tìm kiếm nâng cao kết hợp với các trƣờ ng thông tin vớ i các toán tử Boolean. Quy trình tìm kiếm nhanh đối vớ i ngƣờ i mớ i dùng Quy trình tìm kiếm siêu dƣ̃ liêụ (metasearch) đối vớ i ngƣờ i dùng cấp chuyên gia. Theo nhƣ nhận định của giám đốc Trung tâm TS. Nguyễn Tiến Đạt ( 2011) thì: “Metalib có khả năng tù y biến cao, cho phép thư viện đem đươc̣ thông tin phù hợp nhất đối vớ i từ ng nhu cầu cu ̣ thể của người dù ng . Thủ thư có thể tổ chứ c tài nguyên thông tin theo những bô ̣ sưu tâp̣ đã lưạ choṇ săñ , nhóm laị các tài nguyên theo cá ch phân loaị của thư viện , hoặc tù y biến cá c mô tả tài nguyên nhằ m là m nổi bật các thuộc tính đa daṇ g của thông tin của cá c nguồn tà i nguyên đó. Giao diện của Thư viện số hỗ trợ các cấp độ người dù ng khác nhau , cho phép ngườ i dù ng mớ i và ngườ i dù ng cấp chuyên gia cù ng truy xuất và quản lý thông tin với các tùy chọn tìm kiếm phù hợp với kỹ năng của chính họ”. 46
  50. Khoá luận tốt nghiệp Hình 12 : Tài nguyên trong metalib được hiển thị thành các bộ sưu tập Nhƣ vậy, có thể nhận thấy rằng với cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib thông tin đƣợc tìm kiếm dễ dàng và hỗ trợ các cấp độ ngƣời dùng khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu tin của họ mà có các lựa chọn tìm kiếm phù hợp. 2.2.2 Dễ dàng quản lý Ex Libris cung cấp một “ cơ sở kiến thức” toàn diện cho phép truy cập tài nguyên thông tin rộng lớn hiện đƣợc nhiều thƣ viện sử dụng. Hơn nữa, thƣ viện còn có thể truy cập đến một bộ công cụ “ cơ sở kiến thức” tạo điều kiện cho truy cập tài nguyên cụ thể của Trung tâm. Metalib tích hợp chặt chẽ các dịch vụ của Trung tâm thông qua phân hệ quản trị Thƣ mục bạn đọc ( Patron Directory Service- PDS) của Ex Libris, cung cấp một loạt các tùy chọn xác thực và trao quyền cho ngƣời sử dụng. PDS là một Module độc lập đƣợc tích hợp trong các sản phầm của Ex Libris để quản l‎ý tập trung thông tin ngƣời dùng, PDS cung cấp: Dịch vụ xác thực ngƣời dùng; Cung cấp thuộc tính của ngƣời dùng cho các ứng dụng để xác định quyền truy cập; Dịch vụ SSO (Single Sign-On/Sign-Off - đăng nhâp̣ /đăng xuất 1 lần). Sau khi đăng nhâp̣ , thuôc̣ tính của ngƣờ i dùng se ̃ đƣơc̣ l ấy để xác điṇ h quyền truy câp̣ các tài nguyên. Tích hợp với máy chủ Proxy Trung tâm . Proxy server là một lớp nằm giữa mạng LAN với các mạng bên ngoài nhƣ mạng Internet, máy khách kết nối 47
  51. Khoá luận tốt nghiệp đến Proxy server và Proxy server thực hiện các giao dịch TCP/IP cho phép ngƣời dùng có thể truy cập vào tài nguyên của Trung tâm đã đƣợc cấp phép truy cập thông qua Proxy mà tài nguyên đã xác thực bằng địa chỉ IP tĩnh. Sử dụng Proxy server nhằm hai mục đích chính : o Dùng để tìm kiếm (Search Proxy) đối với các nguồn tài nguyên cấp phép mà nguồn tài nguyên này xác thực bằng địa chỉ IP. o Dùng để liên kết đến trang gốc (Link to native) để lấy toàn văn sẵn có của nguồn tài nguyên cấp phép mà nguồn tài nguyên này xác thực bằng địa chỉ IP. Tích hợp với thƣ mục của máy chủ LDAP ( Lightweight Directory Access Protocol- giao thức truy cập nhanh các dịch vụ thƣ mục), tệp tin bạn đọc từ hệ thống thƣ viện tích hợp ILS và hệ thống đăng nhập đơn nhƣ dịch vụ xác thực trung tâm – CAS ( Central Authentication Service ) Tích hợp trong khổ mẫu Shibboleth Tùy chọn nhóm ngƣời sử dụng một cách linh hoạt Metalib cho phép Trung tâm tận dụng ƣu thế về các thỏa thuận chia sẻ tài nguyên trong các nhóm ngƣời dùng ( Consortina) trong khi vẫn cung cấp những lựa chọn tùy biến cho phép thƣ viện giữ đƣợc bản sắc riêng của mình. Hiển thị giao diện tìm kiếm chung : Thông tin phân tán ở nhiều nguồn khác nhau dẫn đến tình trạng có quá nhiều nguồn tài nguyên và mỗi tài nguyên lại có cách thức tìm kiếm khác nhau, những tài nguyên bị phân mảng không đƣợc tổ chức giúp ngƣời dùng tin dễ dàng định hƣớng gây ra nhiều khó khăn trong quá trình tìm kiếm thông tin phù hợp với nhu cầu của ngƣời dùng tin, Metalib là một phần mềm tìm kiếm dữ liệu giúp so sánh các danh mục kết quả tìm kiếm từ nhiều nguồn khác nhau, lƣu trữ và quản lý , tất cả đều đƣợc hiển thị trên một giao diện tìm kiếm chung. Một trong những tính năng vô cùng quan trọng của phần mềm nhằm dễ dàng tìm kiếm và quản lý tài nguyên thông tin cho ngƣời dùng. 48
  52. Khoá luận tốt nghiệp Hiện nay nguồn lực thông tin của Trung tâm khá phong phú và đa dạng. Do vậy, vấn đề áp dụng cổng tìm kiếm tại Trung tâm là vô cùng cấp thiết bởi ƣu điểm quan trọng nhất của phần mềm là tìm kiếm tài nguyên và trả về cho ngƣời dùng một giao diện duy nhất, nhƣ nhận định của giám đốc Trung tâm TS. Nguyễn Tiến Đạt ( 2011) thì: “ Metalib/SFX cho phép tìm kiếm song song và tổng hợp kết quả rồi trả về cho người dùng trong một giao diện duy nhất để người sử dụng không phải mất nhiều thời gian và công sức tìm kiếm với từng cơ sở dữ liệu khác nhau, loại bỏ trùng lặp, sắp xếp và phân nhóm kết quả ” Cơ chế hoạt động của Metalib thể hiện rõ nét đặc trƣng cơ bản là thống nhất giao diện tìm kiếm : Khi ngƣời dùng yêu cầu một lệnh tìm kiếm thì Metalib sẽ thay đổi câu lệnh để phù hợp với từng tài nguyên, các tài nguyên trả kết quả về cho Metalib, Metalib phân nhóm theo chủ đề, loại bỏ trùng lặp và hiển thị cho ngƣời dùng. Thông qua cổng tìm kiễm giúp tuỳ chọn giao diện ngƣởi sử dụng, với Stylesheet điều khiển sự hiển thị giao diện ngƣời dùng bao gồm có: Thay đổi màu sắc, gỡ bỏ một Module, thay đổi vị trí của Module, gỡ bỏ biểu tƣợng, dịch và thay đổi thành phần ngôn ngữ. Hình 13 : Thống nhất giao diện tìm kiếm Nhƣ vậy, có thể nhận thấy rằng việc sử dụng cổng tìm kiếm giúp cho việc quản l‎ý và tìm kiếm tài nguyên số dễ dàng hơn, rất phù hợp với yêu cầu của Trung tâm, nguồn tài nguyên với số lƣợng lớn trong đó có tài liệu nội sinh - là kết quả của những công trình nghiên cứu 49
  53. Khoá luận tốt nghiệp khoa học tại Viện KHCN, nguồn tài nguyên Trung tâm mua hàng năm nhằm đáp ứng những nhu cầu nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ tại Viện. 2.2.3 Tìm kiếm liên hợp Cổng tìm kiếm sẽ cho phép ngƣời sử dụng lựa chọn một hoặc nhiều nguồn thông tin, và sau đó cho phép tìm kiếm trên tất cả các nguồn thông tin đƣợc chọn một cách đồng thời. MetaLib hỗ trợ chức năng tìm kiếm thông suốt. Nói cách khác, chúng ta có thể tìm kiếm nhiều nguồn tài nguyên điện tử cùng một lúc chứ không phải một tài nguyên tại thời điểm khác nhau. Kết quả tìm kiếm trả về không chỉ là những danh mục tích hợp, rõ ràng và đƣợc sắp xếp thứ tự thích hợp theo nhiều tiêu chí, mà còn không hiển thị các biểu ghi trùng lặp đƣợc sử dụng cùng lúc với hệ thống SFX. Nếu tài nguyên không đƣợc tìm kiếm thấy, MetaLib cho phép nối kết trực tiếp tới giao diện khởi tạo chúng. Hình 14: Tìm kiếm đồng thời trên nhiều Cơ sỡ dữ liệu khác nhau MetaLib cung cấp những chức năng tìm kiếm đơn giản và nâng cao. Nó cho phép ngƣời dùng tiến hành tìm kiếm nhanh và cơ bản, nhƣng nếu ngƣời dùng cần một kỹ thuật tìm kiếm phức tạp hơn thì MetaLib cũng sẽ cung cấp nhiều lựa chọn cho việc tìm kiếm liên hợp các tài nguyên điện tử. Metalib có khả năng tìm kiếm cùng một lúc nhiều nguồn tài nguyên điện tử khác biệt, những kết 50
  54. Khoá luận tốt nghiệp quả tìm kiếm đƣợc nhóm theo chủ đề, tạp chí và năm, biểu ghi tài nguyên điện tử liên kết đến toàn văn, trình dịch vụ chuyển giao SFX cung cấp các dịch vụ thƣ viện nhƣ : Liên kết đến toàn văn, mƣợn tài liệu . Ngƣời sử dụng đƣợc cung cấp ngay lập tức một tập hợp kết quả kết hợp bởi các kết quả thu về từ mỗi nguồn thông tin đƣợc trộn vào nhau và có thể đƣợc xuất ra nhƣ là một danh mục đơn. Trong nhiều trƣờng hợp, tìm kiếm liên hợp ( hay siêu tìm kiếm, tìm kiếm chéo) là chức năng quan trọng nhất của phần mềm cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib . Ngƣời dùng tin có thể bắt đầu sử dụng Metalib tại Trung tâm bằng cách lựa chọn những tài nguyên điện tử đã đƣợc tổ chức thành những bộ sƣu tập nhƣ: Hóa học và khoa học vật liệu; Kỹ thuật và công nghệ; toán học; Nông nghiệp và thực phẩm; Khoa học máy tính; Khoa học môi trƣờng; Vật lý và thiên văn học ; Sinh học và khoa học về sự sống; Khoa học trái đất; Sở hữu trí tuệ. Một danh sách các nguồn tài nguyên điển tử có liên quan đƣợc trình bày cho ngƣời dùng tin, sử dụng chức năng tìm kiếm trong Metalib nhƣ : tìm kiếm nhanh một bài báo, tìm kiếm cơ sở dữ liệu, tìm tạp chí điện tử và tìm nhiều cơ sở dữ liệu Phần mềm tìm kiếm có khả năng tìm kiếm nguồn thông tin cùng một lúc trên nhiều tài nguyên điện tử khác nhau. 2.2.4 Khả năng xác thực truy cập tới nguồn tài nguyên thông tin Cổng tìm kiếm siêu dữ liệu Metalib đƣợc ứng dụng tại trung tâm là một công cụ rất hữu ích để truy cập tới những nguồn tài nguyên thƣơng mại hoặc có bản quyền tại Trung tâm nhƣ : ScienceDirect, EBSCO và những nguồn tài liệu nội sinh của Viện. Khi truy cập vào để tìm kiếm nguồn tài nguyên hệ thống không bắt ngƣời sử dụng phải đăng nhập vào mỗi nguồn tài nguyên với các mã ngƣời dùng và mật khẩu khác nhau. Xác thực đƣợc thực hiện một cách thông suốt, nhƣ vậy ngƣời sử dụng không cần đƣợc thông báo rằng họ đang đăng nhập vào một số các dịch vụ truy 51
  55. Khoá luận tốt nghiệp cập tài nguyên bên ngoài, hệ thống xƣ̉ lý nối kết đem đến cho ngƣời sử dụng khả năng chuyển giao tài nguyên sau khi đã đựợc phát hiện bằng hệ thống tìm kiếm. Hệ thống xử lý nối kết đƣa ra liên kết giữa đối tƣợng số đã đƣợc tìm thấy với các dịch vụ chuyển giao có thể có đối với đối tƣợng đó nhƣ là liên kết tới tài liệu toàn văn sẵn có hoặc đƣa ra những tuỳ chọn khác nhƣ là đăng ký mƣợn tài liệu in liên thƣ viện, nối kết tới mục lục trong thƣ viện (OPAC) hay dịch vụ tóm tắt, trích dẫn Quyền quản trị truy cập đã đƣợc xác lập do đó họ có quyền truy cập tới những nguồn tài nguyên nào, những nguồn tài nguyên đó có thể đƣợc cùng lúc truy cập bởi cá nhân hoặc nhóm ngƣời dùng. 2.2.5 Quản l‎ý tài nguyên thông tin thuận tiện với Cơ sở dữ liệu KnowledgeBase 2.2.5.1 Cập nhật thông tin nhanh chóng trong Cơ sở dữ liệu KnowledgeBase Central KnowledgeBase VAST KnowledgeBase (METALIB Institution) (VAST Institution) IRD Record IRD Record Inactive Active Configuration Record (METALIB Institution) Hình 15: Các KnowledgeBase trong Metalib Trong sơ đồ trên có thể nhận thấy tích hợp trong Metalib có 1 Central KnowledgeBase ( CKB) . Central KnowledgeBase là cơ sở dữ liệu của hệ thống 52
  56. Khoá luận tốt nghiệp chứa thông tin mô tả về các tài nguyên. MetaLib Central KnowledgeBase và một hoặc nhiều Local KnowledgeBase. Central KnowledgeBase thuộc vào METALIB Institution, là đơn vị quản trị mặc định của Metalib, thông tin trong CKB không đƣợc thay đổi bởi Thủ thƣ mà sẽ đƣợc Exlibris cập nhật (sẽ đƣợc đề cập trong phần CKB Update). Mỗi Local KnowledgeBase thuộc 1 đơn vị quản trị, là 1 bản sao của Central KnowledgeBase nhƣng có thể đƣợc cán bộ Trung tâm thay đổi thông tin cho phù hợp với nhu cầu riêng của Viện Khoa học và Công nghệ ( VAST Institution). Thông qua License của công ty ExLibris cấp cho Trung tâm 1 đơn vị quản trị là VAST Institution, đơn vị quản trị này có 1 Local KnowledgeBase sẽ đƣợc gọi là VAST KnowledgeBase . Nguồn tài nguyên đƣợc thêm mới thƣờng xuyên, tiện lợi và không mất nhiều thời gian nhờ việc cập nhật thông tin đƣợc lƣu trữ trong KnowledgeBase , đó là thông tin mô tả và thông tin chức năng  Thông tin mô tả Từ góc độ của thông tin mô tả, KnowledgeBase là một bộ sƣu tập siêu dữ liệu về tài nguyên. Mỗi tài nguyên đƣợc biên mục trong KnowledgeBase, là kết quả của sự hợp tác giữa Ex Libris, một đại diện của ở phía ngƣời sử dụng tài nguyên, và cũng là các thành viên của tổ chức thƣ viện, mỗi một thành viên nhƣ vậy có quyền giám sát và thêm vào những mục tiêu mới. Thông tin mô tả ( ví dụ : tên, nhà xuất bản, bản, loại ) cho phép một nhà nghiên cứu xác định đƣợc những tài nguyên phù hợp với chủ đề cụ thể nào đó. Các thủ thƣ sử dụng thông tin mô tả nhƣ là một công cụ để trình bày bộ sƣu tập của thƣ viện theo một cách thức toàn diện nhất. Ngoài việc cung cấp cho ngƣời dùng dữ liệu giàu thông tin, trung thực, thủ thƣ còn có thể phân loại tài nguyên và gán những từ khóa tới tài nguyên đó. Ngoài ra, thủ thƣ còn có thể xây dựng 53
  57. Khoá luận tốt nghiệp cầu hình chuyển giao tài nguyên đến ngƣời dùng dựa trên cơ sở phân nhóm ngƣời dùng . MetaLib sử dụng siêu dữ liệu của tài nguyên để cho phép ngƣời dùng xác định vị trí tài nguyên mà họ quan tâm. Ví dụ, một danh mục tài nguyên mặc định đƣợc biên tập bởi thủ thƣ hình thành lên một cơ sở danh mục tài nguyên cá nhân của một cán bộ nghiên cứu nào đó. Cán bộ nghiên cứu này sau đó có thể sửa đổi danh mục này và thêm vào những tài nguyên khác mà họ quan tâm. Khi tìm kiếm thông tin, ngƣời dùng có thể lựa chọn tài nguyên từ một danh mục cá nhân hóa của mình hoặc sử dụng chức năng “Resource Locator” trong MetaLib để xác định vị trí tài nguyên cho một câu hỏi truy vấn cụ thể. Ngoài ra, cũng có thể lựa chọn chế độ làm việc với những tài nguyên đƣợc thƣ viện xây dựng sẵn. Hầu hết thông tin mô tả đều sẵn có đối với ngƣời dùng một cách rõ ràng hoặc là ẩn chứa bên trong. Bất cứ lúc nào, một ngƣời dùng cũng có thể truy vấn thông tin về một tài nguyên. Khi tìm kiếm một tài nguyên cụ thể, ngƣời dùng mong muốn thấy tài nguyên hiển thị theo sự phân loại và tận dụng đƣợc thông tin đã lƣu trữ trƣớc đó. Ngƣời dùng chỉ thấy đƣợc tài nguyên mà một thƣ viện cài đặt trƣớc theo những quy luật trao quyền ngƣời dùng để cho phép họ có thể xem đƣợc. 54
  58. Khoá luận tốt nghiệp Hình 16 : Cập nhật thông tin mô tả  Thông tin chức năng Thông tin chức năng trong KnowlegeBase cho mỗi tài nguyên bao gồm cách thức hiển thị và cách thức truy vấn thông tin . Thông tin về cài đặt các quy luật để biên dịch và truyền tải một câu hỏi truy vấn. Thông tin này đƣợc cung cấp trên 3 cấp độ: Phƣơng pháp truyển tải (ví dụ: tƣơng tác máy chủ tới máy chủ, hoặc HTTP); khổ mẫu mà câu hỏi truy vấn đó đƣợc truyền tải (ví dụ : nó có thể đƣợc gửi nhƣ câu hỏi truy vấn Z39.50 hoặc nhƣ một yêu cầu HTTP, hoặc đƣợc mã hóa trên đƣờng dẫn URL hoặc gửi trong một tài liệu XML); xây dựng lại chính câu hỏi truy vấn đó. Việc xây dựng lại câu hỏi truy vấn liên quan đến khả năng thích nghi một cú pháp truy vấn, khả năng ánh xạ các chỉ mục tìm kiếm, và khả năng chuyển đổi ký tự. Thông tin cài đặt các quy luật cho biên dịch kết quả có đƣợc từ một tài nguyên. Thông tin này giống nhƣ thông tin của câu hỏi truy vấn và bao gồm quy luật cho phép biên dịch các biểu ghi có sự khác nhau về cấu trúc vật lý và cấu trúc logic, khổ mẫu biên mục (nhƣ MARC và MAB), và các bộ ký tự. Một khi các biểu ghi đƣợc biên dịch và chuyển đổi sang một khổ mẫu nội bộ thống nhất, thì các công cụ đƣợc lập trình tự động có thể hiện thị kết quả tới ngƣời dùng theo cùng một cách, so sánh các biểu ghi từ những tài nguyên khác biệt nhau, cung cấp dịch vụ 55
  59. Khoá luận tốt nghiệp Phù hợp cho từng loại biểu ghi cụ thể và nhiều dịch vụ khác. Hình 17 :Cập nhật thông tin chức năng  Cập nhật KnowledgeBase Cập nhật tài nguyên trong KnowledgeBase nhằm mục đích thêm mới nguồn tài nguyên trong CSDL, do nguồn tài nguyên đang tồn tại trong CSDL của Trung tâm đang bị thay đổi. thông tin thay đổi đƣợc tạo ra bởi Exlibris và đƣợc cán bộ của Trung tâm cập nhật thƣờng xuyên vào hệ thống Các bƣớc cập nhật bao gồm : Bƣớc 1: Thủ thƣ câp̣ nhâṭ KnowledgeBase từ giao diện quản trị hoặc có thể đặt lịch để tự động cập nhật hàng tháng. Bƣớc 2: Xem lại các tài nguyên đa ̃ thêm và đa ̃ thay đổi Bƣớc 3: Thƣc̣ hiêṇ thay đổi bằng tay đối với các tài nguyên đƣợc thay đổi Bƣớc 4: Kiểm tra trong giao diêṇ ngƣờ i dùng nhằm chắc chắn giao diện tài nguyên đã thay đổi trong giao diện ngƣời dùng hoạt động tốt. Trƣớc hết cán bộ Trung tâm cần Đăng ký vớ i MetaLib-Discuss Listserv để nhận email thông báo về các bản cập nhật Thông báo đƣợc gửi đi thƣờng tƣ̀ ngày 25 đến cuối tháng theo địa chỉ: L&H=LISTSERV.ND.EDU o Đối với tài nguyên mới đƣợc thêm vào: 56
  60. Khoá luận tốt nghiệp Kích hoạt nếu thấy cần thiết (Đánh giá tài nguyên mục tiêu trƣớc khi kích hoạt – Free Search, OA hay Licensed) Nếu kích hoạt thì cần cập nhật biểu ghi thông tin mô tả (Thêm thông tin mô tả, thông tin xác thực, phân quyền truy cập, phân nhóm tài nguyên) o Đối với tài nguyên đƣợc thay đổi: Chỉ thực hiện đối với tài nguyên đa ̃ đƣơc̣ kích hoạt và cần thiết phải sửa đổi. Nhƣ̃ng phần cần sƣ̉ a đổi: Thay đổi hostname: port 2.2.5.2 Hiển thị thống nhất các biểu ghi đã truy xuất khi đƣợc biên dịch phù hợp trong Cơ sở dữ liệu KnowledgeBase KnowledgeBase chứa đựng một bộ quy luật đƣợc chƣơng trình xử lý liên tục theo chuỗi nhằm hoàn thành ngay một nhiệm vụ vừa đƣợc đƣa ra bởi ngƣời dùng; ví dụ, chuyển đi một câu hỏi truy vấn và xử lý kết quả trả về. Nhiều bảng chuyển đổi giúp chƣơng trình biên dịch các quy luật của mỗi loại tài nguyên cụ thể và hành động theo những quy luật này cho cả xử lý câu hỏi truy vấn và dữ liệu truy xuất về. Quy luật áp dụng cho các câu hỏi truy vấn thực hiện những quy luật suy luận sử dụng một bộ chuyển đổi để chuyển câu hỏi truy vấn của ngƣời dùng vào một khổ mẫu phù hợp với đặc tính kỹ thuật của một đầu tìm kiếm tài nguyên. Ví dụ, . Một tài nguyên mục tiêu cụ thể nào đó yêu cầu tên tác giả trong câu hỏi truy vấn phải theo mẫu sau : - ? Nếu một ngƣời dùng nhập vào một tên nhƣ là “ Hoàng, Minh” (trong cú pháp tìm kiếm MetaLib) tên này phải đƣợc chuyển đổi sang “ HOÀNG - M ? ” Trong KnowlegdeBase, những chuyển đổi sau đây đƣợc xử lý liên tục theo chuỗi, đƣợc gán cho mỗi tài nguyên cụ thể : (1) Thay đổi chuỗi ký tự từ chữ thƣờng sang chữ hoa (2) Loại bỏ dấu phẩy 57
  61. Khoá luận tốt nghiệp (3) Thay thế những ký tự cuối cùng và để lại ký tự đầu tiên (4) Thay thế khoảng trống giữa hai chữ bằng một dấu gạch ngang (5) Đánh một dấu hỏi vào cuối từ Bằng việc thực hiện một quy luật sẵn có nhƣ vậy, MetaLib thể hiện logic một quy trình chuyển đổi và làm cho quy trình này dễ dàng hơn đối với cán bộ Trung tâm để có thể theo dõi và điều chỉnh khi cần thiết – không giống nhƣ thói quen lập trình mà ngƣời ta thƣờng tạo ra một hộp đen (Black box) trong hệ thống. Với Metalib, một cán bộ không có kiến thức lập trình có thể dễ dàng cài đặt quy luật áp dụng cho mỗi tài nguyên cụ thể; chƣơng trình sau đó sẽ kích hoạt quy luật để tạo một câu hỏi truy vấn và theo dõi từng bƣớc theo đúng với tài nguyên mục tiêu ở xa. Giai đoạn tiếp theo MetaLib giúp xác định chỉ những kết quả mong muốn và nhân tố quyết định những quy luật nào sẽ đƣợc áp dụng. Xử lý kết quả phức tạp hơn chuyển đi một câu hỏi truy vấn. Một khi các biểu ghi đƣợc truy xuất, khổ mẫu của chúng cần thiết đƣợc chuyển đổi vào một khổ mẫu chung. Sự chuyển đổi tất cả các kết quả vào một khổ mẫu thống nhất đem lại một số lợi ích: Một hiển thị thống nhất các biểu ghi mà chúng thƣờng khác biệt do sự ảnh hƣởng bởi giao diện gốc của tài nguyên mục tiêu Khả năng so sánh các biểu ghi, cho phép sắp xếp theo sự phù hợp cũng nhƣ kết hợp lại và loại bỏ trùng lặp trong danh mục kết quả cho dù biểu ghi trong các danh mục đó bắt nguồn từ các tài nguyên khác biệt nhau. Xây dựng một đƣờng dẫn OpenURL cho phép phát sinh các nối kết phù hợp ngữ cảnh (context-sensitive linking) tới các dịch vụ khác. Tiếp đó, xử lý kết quả đòi hỏi một bộ quy luật cần đƣợc tuân thủ, các quy luật cho phép phần mềm ánh xạ trƣờng dữ liệu chính xác, chuyển đổi các bộ ký tự, phân tích cú pháp trƣờng dữ liệu để xuất ra siêu dữ liệu phù hợp cho việc sinh ra một đƣờng dẫn OpenURL, và nhiều yêu cầu khác nữa 58
  62. Khoá luận tốt nghiệp Giả sử, một trƣờng dữ liệu dƣới đây: / , Vol. Issue , p Ví dụ :Macrobiotics Today May/June2002, Vol. 42 Issue 3, p25 Health June2002, Vol.16 Issue 5, p120 Cán bộ Trung tâm kích hoạt các quy luật để trích xuất thông tin cần thiết gồm: (1) Tên tạp chí ở trong vị trí đầu tiên và kết thúc trƣớc tên của một tháng (2) Tên của một tháng đƣợc tiếp theo bởi năm nếu không có dấu “/”. Một năm có bốn chữ số. (3) Sau chuỗi ký tự “Vol.” là số quyển, và tiếp đó là một khoảng trống (4) Sau chuỗi ký tự “issue” là số xuất bản định kỳ, và tiếp sau đó là một khoảng trống (5) Sau chuỗi ký tự “p” tiếp sau là số trang bắt đầu. Cấu trúc KnowledgeBase và các chức năng chứa đựng trong nó đã cho phép Trung tâm cài đặt các cổng tài nguyên nhanh chóng, đồng thời tận dụng đƣợc KnowledgeBase trung tâm nhƣ là cơ sở tƣơng tác với các tài nguyên mục tiêu, và đƣa vào đó ngữ cảnh đặc thù và yêu cầu quản trị riêng của Trung tâm . Hơn thế nữa, chính KnowledgeBase bao gồm một tài nguyên giá trị có tính tiềm năng mà các chƣơng trình máy tính có thể truy cập trong một ngữ cảnh không sử dụng MetaLib để trích xuất thông tin chứa đựng trong đó. 2.2.6 Tùy biến và cá biệt hóa danh mục tài nguyên thông tin Cổng thƣ viện phải cho phép tùy biến theo nhu cầu, cho phép tùy biến các danh mục tài nguyên theo từng nhóm ngƣời sử dụng, đƣợc định nghĩa theo tính chất của bộ phận, chức năng công việc hoặc các lĩnh vực quan tâm. Ngƣời sử 59
  63. Khoá luận tốt nghiệp dụng cũng cần cá biết hóa các vùng làm việc trong cổng thƣ viện, nó có thể chứa các lịch sử tìm kiếm, danh mục các nguồn tài nguyên yêu thích, tham chiếu đến các tài liệu hữu ích từng đƣợc thu thập và sử dụng. Các dịch vụ cá biệt hóa đặc trƣng bao hàm khả năng thực hiện tìm kiếm tự động trên các qui định cơ bản, với kết quả tìm kiếm đƣợc cung cấp bằng email, nhƣ vậy ngƣời sử dụng có thể thiết lập và quản lý các dịch vụ kiến thức riêng biệt của mình. Tiêu chí đánh giá phần mềm này đƣợc thể hiện rõ nhất thông qua chức năng tạo lập khu vực nghiên cứu riêng của phần mềm Metalib mà tại Trung tâm đang áp dụng tính năng này khá hiệu quả. Khu vực nghiên cứu riêng ( My reseach) đây chính là không gian riêng dành cho ngƣời dùng khi đăng nhập vào hệ thống, là nơi mà ngƣời sử dụng đƣợc phép lƣu giữ những biểu ghi đã tìm thấy trong mỗi lần truy cập CSDL, tạp chí và bài báo, thông qua đó giúp ngƣời dùng tin lƣu giữ những thông tin trong những lẫn tìm kiếm trƣớc nhƣ : Xây dựng chủ đề tìm kiếm CSDL riêng; Xây dựng chủ đề tìm kiếm riêng; Lƣu thuật ngữ tìm kiếm; Lƣu từ khóa tìm kiếm; kích hoạt thông báo kết quả tìm kiếm mới tự động cho ngƣời dùng cá nhân . Khi một tìm kiếm đƣợc thực hiện ngƣời sử dụng có thể truy cập vào Menu Tìm kiếm trƣớc để kiểm tra lại thông tin đã tìm kiếm trƣớc. Ngoài ra với chức năng này của phần mềm ngƣời sử dụng có thể điển từ khoá cần tìm các lần tiếp theo, ghi lại địa chỉ Email của mình và nếu có tài liệu mới sẽ gửi vào địa chỉ Email cá nhân. Ví dụ : Lựa chọn tìm kiếm tìm kiếm nhiều CSDL theo chủ đề nghiên cứu ( Vật l‎‎y và Thiên văn học ) với từ khoá tìm kiếm là “ Solar eclipse”, sau đó tích vào nút để xem thông tin về CSDL cần lựa chọn, tích vào dấu + để lựa chọn những CSDL phù hợp với yêu cầu tin. Nhƣ vậy, chúng ta đã lƣa chọn những tài liệu cần thiết sau khi tiến hành tìm kiếm trong CSDL của phần mềm. Vào tính 60
  64. Khoá luận tốt nghiệp năng tạo lập khu vực nghiên cứu riêng và mở CSDL của mình vừa lƣu trong quá trình tìm kiếm trƣớc ,nhấp chuột vào nút để tạo bộ sƣu tập của chủ đề nghiên cứu, ghi tên và miêu tả về bộ sƣu tập vừa tìm kiếm và cuối cùng chuyển các CSDL đã lƣa chọn vào tên bộ sƣu tập vừa tạo. Hình 18 : Giao diện tạo lập khu vực nghiên cứu riêng Nhƣ vậy, trong khu vực nghiên cứu riêng đã hiển thị những biểu ghi trong những lần tìm kiếm trƣớc và có 3 cách hiển thị : Xem dạng bảng; Xem dạng tóm tắt và xem dạng chi tiết. 2.2.7 Đặc tính phân quyền quản trị truy cập Tính năng quản trị quyền truy cập trong Metalib nổi lên với hai vấn đề chính • Xác thực ngƣời dùng (Authentication) • Trao quyền truy cập (Authorization) Xác thực ngƣời dùng : hệ thống nhận dạng ngƣời dùng tƣơng ứng với hành động kiểm tra User name / password trong Metalib. Việc xác thực quyền truy cập nhằm mục đích chính là : . Đối với ngƣời sử dụng: Để sƣ̉ duṇ g các tính năng dành riêng cho m ỗi ngƣời dùng . Tạo bộ sƣu tập riêng 61
  65. Khoá luận tốt nghiệp . Lƣu laị lic̣ h sƣ̉ tìm kiếm . Lƣu laị các cấu hình riêng (cách hiển thị và ngôn ngữ, ) . Sƣ̉ duṇ g các nguồn tài nguyên bị hạn chế truy cập . Đối với thƣ viện: . Cho phép ngƣời dùng đọc dùng các chức năng dành riêng cho mỗi ngƣời dùng . Quản trị truy cập Ngƣời sử dụng không cần xác thực khi đã đƣợc xác thực thông qua địa chỉ IP , không cần dùng các chức năng riêng biệt dành cho ngƣời sử dụng, các chính sách truy cập giống nhau đối với các Institutions, Portals, User groups khác nhau Ngƣời sử dụng không cần xác thực khi đã thông qua địa chỉ IP, không cần dùng các chức năng dành riêng cho ngƣời sử dụng Hình 19: Phân quyền truy cập tài nguyên đối với người dùng 2.2.7.1 Phân quyền truy cập đối với ngƣời dùng ( User ) Ngƣời dùng có Thuộc tính của ngƣời dùng, là cơ sở để Metalib trao quyền truy cập, các thuộc tính bao gồm: 62
  66. Khoá luận tốt nghiệp . Institutions: Là đơn vị quản trị ngƣời dùng, quản lý về mặt vật lý, ví dụ: User A is a student at VNU University User B is a student at HUT University . User Groups: Là phân chia về mặt logic, cơ sở để trao quyền truy cập, ví dụ: User C is a law student with access to X resource User D is a medical student with access to Y resource . Portals: Quyết định giao diện hiển thị (language, category, quickset, ), ví dụ: User D will see the ENG standard interface User E will see the VIE-language interface Thông qua đó thuộc tính ngƣời dùng sẽ quyết định những nguồn tài nguyên nào ngƣờ i dù ng có thể truy câp̣ , giao diêṇ nào se ̃ hiển thi ,̣ ngôn ngữ nào sẽ đƣợc hiển thị , QuickSets (bộ sƣu tập) nào sẽ đƣợc hiển thị, category (chủ đề) nào sẽ đƣợc hiển thị . 2.2.7.2 Phân quyền truy cập với nhóm ngƣời dùng ( User group ) Là cơ sở phân quyền sử dụng đối với một nhóm ngƣời sử dụng, ngƣời sử dụng bị hạn chế quyền truy cập đến những nguồn tài nguyên khác nhau, nghĩa là một tai nguyên thông tin đó có thể thuộc môtk hoặc nhiều nhóm ngƣời sử dụng khác nhau. Ngƣời dùng chỉ có thế sử dụng tài nguyên đã đƣợc cấp quyền cho nhóm mình, tất cả những ngƣời dùng trong nhóm sẽ cơ quyền ngang nhau đã đƣợc cấp cho nhóm đó Ví dụ : Nhóm “Khách” (Guest - Ngƣời dùng chƣa đăng ký hoặc đã đăng ký nhƣng chƣa đăng nhập) 63
  67. Khoá luận tốt nghiệp + Đăng ký theo địa chỉ IP tĩnh: Những đơn vị có địa chỉ IP tĩnh đăng ký (địa chỉ IP tĩnh, thủ trƣởng đơn vị ký tên, đóng dấu) gửi về Trung tâm Thông tin Tƣ liệu (Trung tâm TTTL) để truy cập thƣ viện số từ bất cứ máy tính nào có nối mạng internet trong nội bộ mạng của đơn vị đó (on campus). + Đăng ký theo ID, Password: Các cán bộ khoa học của Viện KH&CN VN đăng ký truy cập vào thƣ viện số để đƣợc cấp một tài khoản riêng (username, password) truy cập thƣ viện số từ bất cứ máy tính nào có nối mạng internet (off campus). Với tài khoản riêng này, nhà khoa học có quyền tạo đƣợc vùng không gian riêng để cất những tài liệu nghiên cứu. 2.2.7.3 Phân quyền truy cập đối với Thủ thƣ (Librarian) Đối với thủ thƣ (Librarian): Có thể phân quyền cho mỗi thủ thƣ sử dụng một số chức năng nhất định trong phần quản trị của Metalib, chẳng hạn: • Ngƣời chuyên cập nhật tài nguyên • Ngƣời chuyên tạo tài khoản ngƣời sử dụng • Ngƣời chuyên xem và tạo báo cáo Nhƣ vậy, có thể nhận thấy tính năng phần quyền truy cập của Metalib đối với thực tiễn phân quyền truy cập là tƣơng đối linh hoạt, thông qua tính năng này đối với từng nhóm ngƣời dùng có thể dễ dàng đăng k‎‎‎ý ( Tự tạo tài khoản riêng cho mình hoặc cho nhóm ngƣời sử dụng ) từ đó giới hạn nguồn tài nguyên truy cập, giúp cho việc tìm kiếm nguồn tài nguyên phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng . Tuy nhiên, chức năng này hiện không đƣợc hoạt động theo yêu cầu của Trung tâm mà chịu sự kiểm soát bởi nhà phân phối chính là công ty Ex Libris 2.2.8 Hỗ trợ tiêu chuẩn thông tin thư viện Dựa trên cơ sở tham khảo nhóm tiêu chí đánh giá phần mềm của TS. Tạ Bá Hƣng, KS.Nguyễn Điến, KS.Nguyễn Thắng ( Trung tâm thông tin KHCN 64
  68. Khoá luận tốt nghiệp Quốc gia), tài liệu đƣợc đăng trên tạp chí Thông tin- tƣ liệu số 2/2005, trong đó nêu bật lên ba nhóm tiêu chí đánh giá phần mềm cho thƣ viện Việt nam, trong đó nhóm tiêu chí về tiêu chuẩn nghiệp vụ TT-TV nhƣ :  Hỗ trợ MARC 21, MARC 21 VN : phần mềm sử dụng khổ mẫu biên mục theo chuẩn MARC 21, MARC 21 VN  Hỗ trợ các quy tắc biên mục và chuẩn hiển thị thông tin biên mục : phần mềm tuân thủ các chuẩn ISBD, AACR2, LC In – publication Catalog, TCVN 4743-89  Trao đổi dữ liệu với các hệ quản l‎ý siêu dữ liệu (MetaData) theo chuẩn Dublin Core, RDF/XML, chuẩn truy cập các kho lƣu trữ mở . Có thể nhận thấy rõ phần mềm đã đáp ứng đƣợc một số yêu cầu cơ bản về chuẩn nghiệp vụ TT-TV nhƣ: Metalib hỗ trợ đa ngôn ngữ , gắn kết vớ i tài liêụ hƣớ ng dâñ có khả năng truy xuất dê ̃ dàng và hỗ trợ các tiêu chuẩn thông tin thƣ viện và tiêu chuẩn giao tiếp thông tin tiên tiến nhất. Tƣơng thích Unicode Dƣạ trên bản hƣớ ng dâñ của W 3C về truy xuất nôị dung web phiên bản 1.0 (W3C Web Content Accessibility Guidelines 1.0, Level A, Section 508 of the - Rehabilitation Act – 29 U.S.C. 1974) Lƣơc̣ đồ biểu ghi : MARC, Dublin Core, MAB (Metadata Authority Description) Định dạng dữ liệu: XML, HTML. Giao thức giao diện: Z39.50, SRU/SRW, HTTP, NISO MXG (Metasearch XML Gateway) Phần mềm đáp ứng đƣợc những chuẩn nghiệp vụ TT-TV nhằm mục đích đảm bảo sự tƣơng thích trong trao đổi thông tin, vận hành các sản phẩm và dịch 65
  69. Khoá luận tốt nghiệp vụ thông tin trong môi trƣờng kết nối thông tin toàn cầu. Đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng nhằm xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin số dựa trên sự hợp tác , sự cộng tác chặt chẽ giữa Trung tâm TT-TL Viện KH&CN với các cơ quan TT-TV trong nƣớc và nƣớc ngoài. Nhân rộng mô hình TVS ứng dụng cổng tìm kiếm Siêu dữ liệu Metalib tại Việt Nam cũng nhƣ trên thế giới. CHƢƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƢỚNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG CỔNG TÌM KIẾM SIÊU DỮ LIỆU TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN - TƢ LIỆU VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 3.1 Phát triển nguồn lực thông tin tại Trung tâm 3.1.1 Tăng cường đầu tư kinh phí Thế giới đang diễn ra quá trình tiến vào “Xã hội thông tin toàn cầu”. Trong bối cảnh đó, việc hƣớng tới sự định hình một xã hội thông tin đã đặt ra yêu cầu đối với việc khai thác và sử dụng thông tin nhƣ một nguồn lực cơ bản và quan trọng để phát triển quốc gia. Hơn 30 năm trƣớc, nhà nghiên cứu chiến lƣợc Hoa kỳ D. Bell (1973) đã tiên liệu về vị trí và vai trò của nguồn lực thông tin và 66
  70. Khoá luận tốt nghiệp tri thức sẽ thay chỗ của nguồn lực lao động và tiền, vốn đã ngự trị hơn hai thế kỷ trong xã hội công nghiệp. Là loại tài sản vô hình, thông tin và tri thức khác với các nguồn lực vật chất truyền thống ở những đặc điểm nổi trội, ví nhƣ: không bị giới hạn về trữ lƣợng, trong quá trình sử dụng giá trị của thông tin không bị “hao mòn” hoặc bị mất đi thậm chí có thể đƣợc làm giàu hơn, tức là thông tin có khả năng tái sinh, tự sinh sản và không bao giờ cạn kiệt. Kể từ khi nền khoa học thế giới trƣởng thành với thẩm quyền là “khoa học lớn” (Theo Derek J. de Solla Price), lƣợng thông tin của nhân loại phát triển theo tốc độ hàm mũ. Với sự phát triển của mạng Internet, không gian thông tin của nhân loại đƣợc mở rộng và lớn hơn rất nhiều. Ngày càng có nhiều trang Web đƣợc xây dựng trên mọi lĩnh vực để đăng tải và truyền thông tin. Các bản tin, các loại ấn phẩm, các cơ sở dữ liệu, các cuộc thảo luận và tham vấn đƣợc xuất hiện trên mạng Internet. Mọi hoạt động trong xã hội hiện đại điều phải dựa trên thông tin. Do sự vậy, vấn đề đa dạng hóa nguồn tài nguyên thông tin nhằm bắt nhịp với phát triển của Khoa học và Công nghệ trên thế giới và trong nƣớc là vô cùng cấp thiết. Xây dựng nguồn tài nguyên thông tin đa dạng tại Trung tâm là một vấn đề quan trọng, tuy nhiên việc phát triển nguồn tài nguyên thông tin đòi hỏi sự đầu tƣ tƣơng đối lớn và khá tốn kém. Vì vậy, vấn đề lựa chọn và cập nhật nguồn tài nguyên sao cho phù hợp và đa dạng hoá nguồn lực thông tin với nhu cầu của ngƣời dùng tin tại Trung tâm là một việc làm cần thiết, đòi hỏi đầu tƣ nhiều công sức, trí tuệ và tâm huyết, cần đƣợc phát triển trên cơ sở một hệ thống chính sách ổn đinh, khoa học và có định hƣớng rõ ràng do việc đầu tƣ cho thƣ viện không phải thấy ngay hiệu quả cho nên việc xin kinh phí của nhà nƣớc khá khó khăn. Hiện nay, tại Trung tâm đã xây dựng một số Bộ sƣu tập nhƣ: Hóa học và khoa học vật liệu; kỹ thuật và công nghệ; toán học; Nông nghiệp và thực phẩm; Khoa học máy tính; Khoa học môi trƣờng; Vật lý và thiên văn học ; Sinh học và 67
  71. Khoá luận tốt nghiệp khoa học về sự sống; Khoa học trái đất; Sở hữu trí tuệ. Trong đó phần lớn là CSDL điện tử mua bản quyền truy cập của nƣớc ngoài nhờ khoản hỗ trợ kinh phí của Nhà nƣớc, Trung tâm cần chủ động hơn nữa xin nguồn viện trợ kinh phí của các tổ chức nƣớc ngoài đầu tƣ cho Trung tâm. Nhƣng vấn đề nảy sinh tiếp theo là làm sao có nguồn tài chính để duy trì các hoạt động của trung tâm khi đã hết nguồn kinh phí tài trợ, đây cũng là một bài toán khó vì trung tâm không phải là một đơn vị kinh doanh có thu. Để giải quyết bài toán này ngƣời quản lý phải năng động trong việc tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông tin có chất lƣợng nhƣ: dịch tài liệu, làm tổng luận, xây dựng cơ sở dữ liệu, để tạo ra các nguồn thu ngoài ngân sách. 3.1.2 Lập kế hoạch sát sao và ưu tiên đầu tư cho việc thu thập, xử lý và xây dựng nguồn cơ sở dữ liệu điện tử tại cơ quan . Dựa trên cơ sở những yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển của ngành thông tin –thƣ viện nói chung và của Viện KHCN nói riêng, tôi thiết nghĩ cần phải xây dựng nguồn lực thông tin số tại Trung tâm nhằm thúc đẩy sự phát triển về tổ chức và hoạt động của Viện đặc biệt trong nghiên cứu khoa học, đào tạo và quản lý và hợp tác quốc tế và ứng dụng khoa học và công nghệ vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc. Nguyên tắc của vấn đề thu thập và xử lý nguồn tài nguyên tại Trung tâm dựa trên một số cơ sở nhƣ : Xử lý một lần, sử dụng nhiều lần trên toàn cục trong xử lý tài liệu/ thông tin. Nếu kiểm tra các cơ sở dữ liệu, cùng một tài liệu có nhiều biểu ghi lặp trong một cơ sở dữ liệu ảnh hƣởng không tốt tới chất lƣợng và giá trị các cơ sở dữ liệu đƣợc xây dựng, chúng ta cần một mặt, xây dựng và thực hiện một quy trình nghiêm ngặt, mặt khác, cần có sự phân công rõ ràng về chức năng và nhiệm vụ của từng cán bộ trong việc xây dựng bộ sƣu tập số tại Trung tâm. 68
  72. Khoá luận tốt nghiệp Dựa trên cơ sở đó các công việc cần tiến hành bao gồm : - Xây dựng chƣơng trình, kế hoạch hoàn thiện vấn đề xây dựng nguồn tài nguyên sô tại Trung tâm . - Nguồn lực thông tin số là một bộ phận cấu thành quan trọng bên cạnh nguồn tài liệu dạng khác của Viện Xây dựng nguồn lực thông tin số đa dạng đồng thời đƣợc quản trị trong một hệ thống mạng Intranet/ Internet đảm bảo những yêu cầu nhƣ: khả năng vận hành của dữ liệu; khả năng đa truy cập; khả năng phát triển mở rộng nhằm phù hợp với xu thế phát triển của khoa học và công nghệ . Để thực hiện mục tiêu trên thì việc xây dựng chƣơng trình, kế hoạch phải đƣợc thực hiện theo một hệ thống, bao gồm những mục tiêu theo từng giai đoạn cụ thể và điều kiện thực tiễn, nhu cầu đặt ra . Yêu cầu cụ thể trong việc xây dựng và khai thác nguồn lực thông tin số tại Trung tâm bao gồm: Khả năng truy cập đa chiều: Tác giả, NXB, từ khoá, từng đoạn, câu , từ Cho phép lƣu giữ thông tin ở nhiều dạng khác nhau Cho phép nhiều ngƣời truy cập tại một thời điểm Tạo truy cập từ xa không giới hạn về không gian, thời gian Tạo khả năng tiếp cận trực tuyến với tác giả thông qua kênh phản hồi thông tin Nguồn lực thông tin số cần đƣợc lựa chọn và xây dựng trong môi trƣờng công nghệ hiện đại, tạo điều kiện cho việc lƣu giữ, quản l‎ý và khai thác có hiệu quả cao, ổn định và thân thiện đồng thời không bị giới hạn bởi không gian và thời gian Cần phát triển một hệ thống thông tin mở luôn thuận tiện cho việc cập nhật thông tin và tƣơng thích với nhiều loại nguồn tin khác nhau . Tính hữu dụng của tài nguyên : Hữu dụng là lý do cơ bản nhất để quyết định tài liệu điện tử Xác định rõ nhóm nhóm ngƣời dùng tin chính tại Trung tâm để xác định nguồn tin nào là phù hợp nhất với nhu cầu tìm kiếm và sử dụng thông tin của họ: Cán bộ lãnh đạo, các nhà 69