Khóa luận Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa

pdf 60 trang thiennha21 16/04/2022 3120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tap_truyen_ngan_ha_noi_trong_mat_toi_cua_nguyen_kh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN === === LỜI CẢM ƠN MAI DUY KHÁ NH Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, đề tài khóa luận tốt nghiệp mang tên “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa” đã hoàn thành. Với tình cảm chân thành, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới TTiếẬn sĩP La TRUY Nguyệt Anh,Ệ Nngư ờNGi đã tậẮn tìnhN HÀhướng NdẫnỘ choI tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài . Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, côTRONG trong khoa Ng Mữ vẮăn Ttrư ờTÔIng Đại h Cọc SỦư Aphạ mNGUY Hà Nội 2 đãỄ cóN nh KHững gópẢ Iý quý báu cho đề tài khóa luận . Và để hoàn thành đề tài khóa luận này tôi xin được nói lờ i DƯcảm ơnỚ tớIi giaGÓC đình, bNHÌNạn bè, nhữ ngVĂN người đã HÓA luôn ở bên động viên và giành mọi sự giúp đỡ tốt nhất cho tôi. Đề KHÓAtài “Tập truy LUện ẬngNắn THàỐ NTộ iNGHI trong mắỆt Ptôi ĐcủẠa NguyI HỌễnC Kh ải dưới góc nhìn văn hóa” vẫn còn có những thiếu sót nhất định, hi vọng các thầy cô Chuyên ngành: Văn học Việt Nam trong Hội đồng bảo vệ khóa luận và các bạn cho ý kiến đóng góp để tôi có thể tiếp thu thêm được nhiều kiến thức mới. Trân trọng! Người hướng dẫn khoa học Hà N ội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên TS. LA NGUYỆ T ANH Mai Duy Khánh HÀ NỘI - 2017 HÀ NỘI - 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS La Nguyệt Anh. Đề tài khóa luận không trùng lặp với bất cứ nghiên cứu nào. Tôi xin cam đoan các tài liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực. Các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Người cam đoan Mai Duy Khánh
  3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Cấu trúc của khóa luận 7 NỘI DUNG 8 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 10 1.1. Khái niệm văn hóa, văn học 10 1.1.1. Khái niệm văn hóa 10 1.1.2. Khái niệm văn học 12 1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 13 1.2. Tác giả Nguyễn Khải 18 1.2.1. Tiểu sử 18 1.2.2. Giá trị văn hóa, văn học từ những sáng tác của Nguyễn Khải 22 1.2.3. Vị trí của tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi trong hành trình sáng tạo văn học, văn hóa của Nguyễn Khải 28 CHƯƠNG 2. NHÃN QUAN VĂN HÓA CỦA NGUYỄN KHẢI QUA TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI 30 2.1. Thăng Long ngàn năm tuổi 31
  4. 2.2. Thăng Long - Hà Nội - Những giá trị văn hóaError! Bookmark not defined. 2.3. Nếp sống của người Hà Nội 34 CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC VĂN HÓA QUA TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI CỦA NGUYỄN KHẢI.43 3.1. Thời gian và không gian nghệ thuật 43 3.1.1. Thời gian nghệ thuật 43 3.1.2. Không gian nghệ thuật 46 3.2 Ngôn ngữ người kể chuyện và giọng điệu trần thuật 50 3.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện 50 3.2.2. Giọng điệu trần thuật 53 KẾT LUẬN 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việc lựa chọn đề tài “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi dưới góc nhìn văn hóa” xuất phát từ hai lý do chính. Thứ nhất, từ lý do khoa học. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa và văn học trước đây, quan hệ văn hóa và văn học được coi là quan hệ tương hỗ. Quan hệ ngang bằng của hai hình thái ý thức xã hội cùng thuộc thượng tầng kiến trúc, cùng phản ánh một cơ sở hạ tầng. Bởi thế, nghiên cứu văn hóa thì văn học được coi như một nguồn tài liệu, còn nghiên cứu văn học thì lại tìm thấy ở nó những chủ đề văn hóa, cũng là một kiểu tài liệu. Như vậy, văn hóa và văn học hoàn toàn có thể bổ trợ cho nhau trong việc cung cấp tài liệu nghiên cứu cũng như bổ sung nhiều góc nhìn mới lạ. Xét trong mối quan hệ giữa văn học và văn hoá, có thể thấy văn học là một bộ phận của văn hoá. Đây là mối quan hệ biện chứng, phản ánh đặc điểm có tính quy luật của quan hệ riêng chung mang tầm triết học như Lenin đã nói trong Bút ký triết học, Nxb. Sự thật, 1963: “ cái riêng chỉ tồn tại trong mức độ nó liên hệ với cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng ” [7, 384]. Nghiên cứu văn học không thể tách rời văn học khỏi những mối liên hệ của nó với các bộ phận (cái riêng) khác, và nhất là không thể không đặt nó trong mối quan hệ với văn hoá (cái chung) với tư cách là toàn bộ sáng tạo vật chất và tinh thần của nhân loại, như M. Bakhtin xác định trong Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb. Khoa học xã hội, 1990: “Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hoá. Không thể hiểu nó ngoài cái mạch nguyên vẹn của toàn bộ văn hoá của một thời đại trong đó nó tồn tại” [9,362]. Mối quan hệ giữa văn học và văn hoá còn là mối quan hệ đa chiều kích và có tính nguyên tắc. Đối với việc tiếp cận các tác phẩm của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa hiện nay còn chưa được chú ý nhiều, với tập truyện ngắn Hà Nội 1
  6. trong mắt tôi điều đó cũng xảy ra tương tự. Bởi vậy tôi chọn đề tài “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải” dưới góc nhìn văn hóa để làm sáng tỏ hơn các nội dung của tác phẩm. Thứ hai xuất phát từ thực tiễn, Hà Nội là một trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, vệc nghiên cứu văn hóa của mảnh đất ngàn năm văn hiến luôn là việc làm có ý nghĩa lớn và thông qua đó chúng ta có thể hiểu thêm và yêu thêm mảnh đất, con người nơi đây. Cùng với đó là niềm yêu mến đặc biệt với Thủ đô nói chung và với nét văn hóa của Hà Nội nói riêng của cá nhân, với Đất và Người Tràng An đã thôi thúc tôi chọn đề tài này. Ngoài ra cũng không thể không bày tỏ sự ngưỡng vọng và kính mến của tôi đối với cá nhân nhà văn Nguyễn Khải, với cuộc đời và sự nghiệp mà ông đã để lại cho chúng ta ngày hôm nay, trong đó có những đóng góp về văn hóa nói chung và văn hóa Hà Nội nói riêng mà ông đã xây dựng qua những trang viết của mình. Hơn nữa vấn đề tôi lựa chọn để nghiên cứu cho tới thời điểm hiện tại, chưa có công trình nào thực sự đề cập tới một cách hệ thống. Vì những lý do trên tác giả khóa luận đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa”. 2. Lịch sử vấn đề Do đây là một tập truyện ngắn được tập hợp bởi 10 truyện ngắn khác nhau, sáng tác vào các khoảng thời gian khác nhau, đã từng được in riêng rẽ nên việc đánh giá, phê bình và nghiên cứu cũng chưa thực sự được sắp xếp thành hệ thống đầy đủ và chi tiết, bởi vậy lịch sử của vấn đề là những trang viết rời rạc, được các nhà văn, nhà phê bình, báo chí đề cập tới qua từng góc độ, từng bình diện khác nhau giữa các truyện ngắn. Theo đó thì mức độ quan tâm, sự chuyên sâu trong nghiên cứu không nhiều. Cũng một phần nguyên nhân do Nguyễn Khải có những sáng tác có phần “trội” hơn, nên vấn đề được 2
  7. đặt ra trong khóa luận còn ít được nghiên cứu. Tuy nhiên cũng có thể lược qua một số bài viết về vấn đề này. Tác giả Trần Thanh Phương trên Phụ san Văn nghệ quân đội (1998) với bài viết Nguyễn Khải với Hà Nội trong mắt tôi đã nhận xét: “Hà Nội trong mắt tôi không tuân theo những khuôn mẫu thông thường của truyện ngắn truyền thống đòi hỏi phải có cốt truyện và những pha hấp dẫn li kì của sự thắt nút, cởi nút ở đây vai trò hư cấu dường như bị tước bỏ: toàn truyện người thực, việc thực” hoặc “Sự kết hợp nhiều thể loại vào trongt một thể loại đã làm cho truyện ngắn Nguyễn Khải giống như một bức tranh giàu màu sắc với nhiều mảng sáng tối xen kẽ, tạo ra một thế giới đa dạng phong phú. Đó là đặc điểm tạo nên truyện ngắn Nguyễn Khải” hay “Tác giả thường xuyên sử dụng thủ pháp tự giễu mình, giễu cái nghề của mình, giễu cả bạn bè đồng nghiệp. Nhiều khi ông mượn lời nhân vật tự giễu rồi lại tự xác nhận. Cách giễu cợt ấy có tác dụng xoá nhoà khoảng cách nhà văn với các nhân vật, kéo độc giả lại gần với mình, tạo ra sự bình đẳng thân mật, thậm chí có thể vỗ vai cợt nhả nữa" [11]. Đinh Quang Tốn trong Nguyễn Khải tác gia tác phẩm (2004) có bài viết Nguyễn Khải với Hà Nội đã có những nhận xét tốt đẹp về tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi: “Hà Nội trong mắt tôi là một tập truyện ngắn hay. Mỗi truyện một vấn đề, mỗi người một nhân cách. Cả tập truyện là tập hợp những nhân cách Hà Nội. Mỗi người một vẻ nhưng không có ai hèn. Có lẽ không pải ngẫu nhiên mà giữa những biến động lớn của cuộc sống, con người bị khủng hoảng nhân cách trầm trọng .” [12, 377] Năm 2000, Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nguyễn Khải tác gia tác phẩm cũng có những nhận xét khái quát về Nguyễn Khải và các sáng tác của ông: “Té ra Nguyễn Khải không chỉ là nhà văn của những nông dân lao động trên nông trường Điện Biên ngày nào, của những giáo dân và cha cố xứ đạo Bùi Chu, Phát Diệm, của những người lính ở Cồn Cỏ, Trường Sơn thời chống 3
  8. Mỹ Ông còn là nhà văn của những con người thuộc một thế giới khác hẳn – thế giới của thượng lưu, đài các của Hà Nội “Vang bóng một thời” Một Hà Nội đủ khôn ngoan và nhẫn nhục để thích ứng với thời thế, nhưng vẫn quý trọng một cách đầy kiêu hãnh cái nếp sống, cái sở thích riêng mà mình cho là đẹp, là sang. Một Hà Nôi phong lưu, thanh lịch, không chỉ thể hiện ở cung cách sinh hoạt bề ngoài mà ở trong tâm tư sâu kín, mà nếu không phải là người đã từng sống với nó đã mang dòng máu của nó, thì không thể hiểu được, không thể đồng cảm được, không thể có thái độ trân trọng thật sự để có thể xem nó như “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội, hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng” (Một người Hà Nội) [13, 420]. Năm 2012 PGS.TS Đoàn Trọng Huy trong bài viết Nhớ về Hà Nội – Cốt cách tài năng của Nguyễn Khải trên Văn nghệ quân đội đã dành những lời trân trọng cho nhà văn và tác phẩm của ông, trong đó đặc biệt đánh giá Nguyễn Khải là một trong những gương mặt đóng góp vào các sáng tác có giá trị về Hà Nội cùng với các bậc đàn anh có tên tuổi. Tác giả nhận xét: "Tính theo một cách sắp xếp thì đủ một bộ “ngũ tử” người Thủ đô viết về Hà Nội: Thạch Lam, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nguyễn Tuân và Nguyễn Khải, mỗi người một vẻ đặc sắc riêng. Ông viết về Hà Nội với những con người mang cốt cách tinh hoa của Hà Nội văn hiến – Hà Nội có truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp" [2]. Năm 2015, Chu Thị Hảo trên Văn nghệ đất Tổ cũng có những nhận định về tập truyện ngắn này: " Nguyễn Khải muốn dành tập Hà Nội trong mắt tôi trong đó có truyện ngắn Một người Hà Nội để trình bày những kiến giải của nhà văn về đất kinh kỳ. Đến với trang văn của Nguyễn Khải ta bắt gặp chiều sâu văn hóa của mảnh đất này. Tiết mưa xuân lây rây lả lướt là vẻ đẹp văn hóa của đất kinh kỳ. Đặc biệt hình ảnh cây si bên đền Ngọc Sơn - một cây si cổ thụ gợi cho người đọc vẻ đẹp cổ kính của Hà Nội. Đáng chú ý nhà 4
  9. văn miêu tả cây si ấy bị bão quật đổ bật rễ được cần cẩu kéo lên sau một tháng lại trổ lá non. Đây là cây si của Hà Nội là biểu tượng cho vẻ đẹp của Hà Nội “Hà Nội thời nào cũng đẹp, mỗi thời có một vẻ đẹp riêng của nó”. Hình ảnh cây si giàu sức sống mang ý nghĩa tượng trưng cho thiên nhiên của đất kinh kỳ - vẻ đẹp văn hóa của đất kinh kỳ" [1]. Trên đây là các công trình nghiên cứu, bài báo, bài phê bình văn học có đề cập tới tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi hoặc các truyện ngắn riêng lẻ trong tập truyện này ở các mức độ quan tâm khác nhau. Các ý kiến đề cập tới tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải đều chỉ ra những nét đặc sắc của tác phẩm, đến những yếu tố văn hóa mà tập truyện ngắn đề cập tới, tuy nhiên văn chương là thế giới muôn màu nên việc khám phá vẻ đẹp của văn chương là không có điểm dừng, mặc dù các nhà nghiên cứu đã đề cập đến một số yếu tố văn hóa trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi nhưng vấn đề mà khóa luận này hướng đến thì chưa có một công trình nào thực sự đi sâu vào và có hệ thống. Trên tinh thần tiếp thu những ý kiến, kinh nghiệm của người đi trước và phát huy những thành tựu đó, tôi triển khai nghiên cứu vấn đề : “Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn Khải dưới góc nhìn văn hóa”. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận này nhằm tìm ra các nét văn hóa được truyền tải thông qua các nhân vật, ngôn ngữ, không gian, thời gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi. Khóa luận cũng tập trung vào việc nghiên cứu các nét văn hóa của Thủ đô Hà Nội được thể hiện trong các trang viết của nhà văn Nguyễn Khải. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là là tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của nhà văn Nguyễn Khải. Trong đó bao gồm 10 truyện được tập hợp thành cuốn 5
  10. Hà Nội trong mắt tôi. Và ở đây tôi xem các truyện ngắn này là một chỉnh thể xuyên suốt xâu chuỗi với nhau trong tư duy văn hóa của Nguyễn Khải 4.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính ở đây là yếu tố văn hóa được thể hiện trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của nhà văn Nguyễn Khải. Trong khóa luận này cũng đề cập tới các yếu tố ngôn ngữ của nhà văn, các yếu tố không gian thời gian nghệ thuật thể hiện cảm thức văn hóa của nhà văn. 4.3. Phạm vi tư liệu Phạm vi tư liệu của khóa luận là tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi của nhà văn Nguyễn Khải gồm 10 truyện ngắn. Và ở đây, tôi xem các truyện ngắn này là một chỉnh thể xuyên suốt, xâu chuỗi với nhau trong tư duy văn hóa của Nguyễn Khải. 5. Phương pháp nghiên cứu Sáng tác của Nguyễn Khải trải dài trên nhiều thập kỷ, với số lượng đồ sộ có cả tiểu thuyết và truyện ngắn. Với giới hạn của đề tài, trong một tập truyện ngắn, yếu tố văn hóa gần như xuyên suốt các tác phẩm, ở từng phương diện và khía cạnh vì vậy tôi sử dụng hệ thống các phương pháp : + Phương pháp phân tích tác phẩm văn học. + Phương pháp so sánh là rất cần thiết vì có so sánh mới làm rõ được đối tượng nghiên cứu đó là đi vào so sánh ngang giữa các tác phẩm để làm rõ các yếu tố văn hóa thể hiện trong từng tác phẩm với nhau . + Phương pháp nghiên cứu liên ngành. Các phương pháp nói trên đều nhằm mục đích nghiên cứu, khai thác một cách hiệu quả nhất cho khóa luận. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận được triển khai thành ba chương: 6
  11. CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CHƯƠNG 2. NHÃN QUAN VĂN HÓA CỦA NGUYỄN KHẢI QUA TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC VĂN HÓA QUA TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI CỦA NGUYỄN KHẢI KẾT LUẬN 7
  12. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Khái niệm văn hóa, văn học 1.1.1 Khái niệm văn hóa Đến nay có không ít những định nghĩa về văn hóa. Theo đó các định nghĩa này có những điểm khác nhau, bởi mỗi học giả lại đứng trên một quan điểm, cứ liệu, mục đích riêng để nghiên cứu. Trong giới hạn của đề tài này, tất nhiên không thể đưa ra hết các định nghĩa về văn hóa mà chỉ có thể lược ra một vài định nghĩa cơ bản có sức thuyết phục cũng như phục vụ cho mục đích nghiên cứu của khóa luận. Tuy được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng xét chung , khái niệm văn hoá có thể qui về hai cách hiểu chính: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng. Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hoá, văn hoá nghệ thuật ). Giới hạn theo chiều rộng, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hoá giao tiếp, văn hoá kinh doanh ). Giới hạn theo không gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hoá Tây Nguyên, văn hoá Nam Bộ ). Giới hạn theo thời gian, văn hoá được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hoá Hoà Bình, văn hoá Đông Sơn ) Có thể hiểu một cách đơn giản, văn hoá thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Trong tập Nhật Ký trong tù, Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt 8
  13. cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [3]. Theo Từ điển Tiếng Việt – Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam thì văn hóa là: “văn trong nghĩa văn minh, hóa trong nghĩa giáo hóa, nền giáo hóa theo mỗi văn minh của thời đại, điều hiểu biết kiến thức ” [16, 860]. Tóm lại, văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong mối quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tái tạo con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra. 1.1.2. Khái niệm văn học Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “văn học là sản phẩm lịch sử, văn học tự nó cũng là một quá trình. Văn học cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của đời sống thực tại, chịu ảnh hưởng của các hình thái ý thức xã hội khác như chính trị, đạo đức, triết học, tôn giáo, khoa học Những ảnh hưởng cụ thể sẽ quy định bộ mặt văn học của mỗi thời.” [17, 401]. Về văn học khó có thể đưa ra một định nghĩa có tính chặt chẽ, mặc dù các nhà nghiên cứu, phê bình văn học đã có những cố gắng khác nhau nhằm đưa ra một khái niệm mang chính xác văn học. Có thể định nghĩa nó như tác phẩm viết mang tính "tưởng tượng" hiểu theo nghĩa hư cấu - tác phẩm viết "không chân thật" hiểu theo nghĩa đen của cụm từ này. Nhưng ngay cả sự phản ánh ngắn gọn nhất về những gì người ta thường đưa vào dưới tiêu đề văn học lại cho thấy định nghĩa này sẽ không đứng vững nổi. Bởi nếu văn học là loại tác phẩm viết có tính "tưởng tượng" và "sáng tạo" thì chẳng hoá ra lịch 9
  14. sử, triết học và khoa học tự nhiên là những thể loại không có tính tưởng tượng và sáng tạo? Tuy nhiên cũng có thể xem văn học là một loại hình sáng tác, tái hiện những vấn đề của đời sống xã hội và con người. Phương thức sáng tạo của văn học được thông qua sự hư cấu, cách thể hiện nội dung các đề tài được biểu hiện qua ngôn ngữ. 1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học Văn học, nghệ thuật cùng với triết học, chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục là những bộ phận hợp thành của toàn thể cấu trúc văn hoá. Nếu văn hoá thể hiện quan niệm và cách ứng xử của con người trước thế giới, thì văn học là hoạt động lưu giữ những thành quả đó một cách sinh động nhất. Để có được những thành quả đó, văn hoá của một dân tộc cũng như của toàn thể nhân loại từng trải qua nhiều chặng đường tìm kiếm, chọn lựa, đấu tranh và sáng tạo để hình thành những giá trị trong xã hội. Văn học vừa thể hiện con đường tìm kiếm đó, vừa là nơi định hình những giá trị đã hình thành. Cũng có thể nói văn học là văn hoá được thể hiện bằng ngôn từ nghệ thuật. Văn học biểu hiện văn hoá, cho nên văn học là tấm gương của văn hoá. Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hoá qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Đó là bức tranh văn hoá dân gian trong thơ Hồ Xuân Hương (tục ngữ, câu đố tục giảng thanh, trò chơi ), là những vẻ đẹp của văn hoá truyền thống trong truyện ngắn và tuỳ bút Nguyễn Tuân (hoa thuỷ tiên, nghệ thuật pha trà, thư pháp ). Tác phẩm văn học còn dẫn ta đi đến những nguồn mạch sâu xa của văn hoá qua việc lý giải tấn bi kịch lịch sử trong kịch Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng hay cốt cách người nông dân được đào luyện qua những biến thiên cách mạng trong các truyện ngắn Khách ở quê ra và Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ bầu khí quyển tinh thần bao bọc hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của bạn đọc. Bản thân nhà văn với thế giới nghệ thuật của mình là 10
  15. một sản phẩm văn hoá. Người đọc, với chân trời chờ đợi hướng về tác phẩm, cũng được rèn luyện về thị hiếu thẩm mỹ trong một môi trường văn hoá nhất định. Chính không gian văn hoá này chi phối cách xử lý đề tài, thể hiện chủ đề, xây dựng nhân vật, sử dụng thủ pháp nghệ thuật trong quá trình sáng tác; đồng thời cũng chi phối cách phổ biến, đánh giá, thưởng thức trong quá trình tiếp nhận. Một nền văn hoá cởi mở, bao dung mới tạo điều kiện thuận lợi cho văn học phát triển. Vì vậy, có thể nói văn học là thước đo, là “nhiệt kế” vừa lượng định, vừa kiểm nghiệm chất lượng và trình độ văn hoá của một xã hội trong một thời điểm lịch sử nhất định. Trong tinh thần đó, nhiều nhà nghiên cứu đã căn cứ vào những dữ liệu văn học để tìm hiểu bức tranh văn hoá của một thời đại. Nói cách khác, thực tiễn văn học có thể cung cấp những cứ liệu đáng tin cậy cho khoa nghiên cứu văn hoá. Chẳng hạn, thông qua nội dung tái hiện của văn xuôi Việt Nam đầu thế kỷ XX, người ta có thể chứng minh cho quá trình thâm nhập của văn hoá Tây Âu trong xã hội thời kỳ này, cũng như khoảng cách văn hoá của người thị dân so với người sĩ phu bị buộc chặt vào những tín điều Nho giáo, một bên, và với người nông dân bị giới hạn trong văn hoá nông thôn ở làng xã, một bên khác. Tuy nhiên, cách nghiên cứu có phần “thực dụng” này cũng có nguy cơ làm cho nghiên cứu văn hoá nuốt chửng nghiên cứu văn học và thủ tiêu chính đối tượng toàn vẹn của văn học. Nếu văn hoá chi phối hoạt động và sự phát triển của văn học, thì ngược lại, văn học cũng tác động đến văn hóa, hoặc trên toàn thể cấu trúc, hoặc thông qua những bộ phận hợp thành khác của nó. Những nhà văn tiên phong của dân tộc bao giờ cũng là những nhà văn hoá lớn. Bằng nghệ thuật ngôn từ, họ đấu tranh, phê phán những biểu hiện phản văn hoá, đồng thời khẳng định những giá trị văn hoá dân tộc, nhân bản và khai phóng. Dù là phản ứng trước 11
  16. những làn sóng văn hoá tiêu cực hay cổ vũ cho sự tiếp biến văn hoá, giới trí thức sáng tác tinh hoa bao giờ cũng là những người tiên phong mở ra hướng nhìn về vận hội mới của văn hoá dân tộc. Giữa văn học và văn hoá có mối quan hệ hữu cơ mật thiết như vậy, nên việc tìm hiểu văn học dưới góc nhìn văn hoá là một hướng đi cần thiết và có triển vọng. Cùng với những cách tiếp cận văn học bằng xã hội học, mỹ học, thi pháp học , cách tiếp cận văn học bằng văn hoá học giúp chúng ta lý giải trọn vẹn hơn tác phẩm nghệ thuật với hệ thống mã văn hoá được bao hàm bên trong nó. Những yếu tố văn hoá liên quan đến thiên nhiên, địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, ngôn ngữ có thể được vận dụng để cắt nghĩa những phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Nó cũng có thể góp phần lý giải tâm lý sáng tác, thị hiếu độc giả và con đường phát triển nói chung của văn học. Cách tiếp cận văn hoá học như vậy thực chất là đặt văn học trong không gian văn hoá với những đặc trưng của nó đã thâm nhập một cách tinh vi vào thế giới sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Sự thẩm thấu này truyền đi cả theo hai chiều lịch đại và đồng đại. Một mặt, những giá trị từ nguồn văn hoá truyền thống rì rầm chảy trong mạch ngầm của nó và thấm vào thế giới hình tượng và ngôn từ của tác phẩm mà đôi khi chủ thể sáng tạo không ý thức một cách tự giác. Mặt khác, những giá trị văn hoá mới hình thành vào lúc đương thời không thôi cám dỗ, kêu gọi, thách thức, đòi hỏi nhà văn phải trả lời, trực tiếp hay gián tiếp, bằng ngôn ngữ nghệ thuật trong tác phẩm của mình. Đối với những tài năng bậc thầy, cả hai chiều thẩm thấu ấy hoà trộn một cách nhuần nhuyễn đến mức khó mà tách bạch rõ ràng. Văn hoá không bao giờ là một hiện tượng thuần nhất. Sự đan xen văn hoá có khi dẫn đến sự pha tạp, trộn lẫn, nhưng cũng có thể dẫn đến sự kết tinh, chưng cất nên những giá trị mới. Về mặt thời gian, khi cái cũ chưa bàn giao cho cái mới, văn học có thể là nơi hội tụ của những tìm tòi cho sự chuẩn bị 12
  17. chuyển tiếp thời đại. Còn về mặt không gian, khi một địa bàn trở thành ngã ba đường của sự giao lưu văn hoá, thì văn học có thể là nơi hoà giải của những xung đột tinh thần, nhằm tìm một tiếng nói cho sự chung sống giữa các nhóm người. Ở xa, văn học thừa hưởng và hấp thụ những yếu tố của một không gian văn hoá rộng: văn hoá phương Đông, văn hoá dân tộc. Ở gần, văn học thừa hưởng và hấp thụ những yếu tố của một không gian văn hoá hẹp: văn hoá tộc người, văn hoá vùng. Những vùng văn hoá giao nhau sẽ tạo ra những nét chung trong văn học của từng vùng, đồng thời nó vẫn giữ lại những nét riêng làm căn cước giúp ta nhận diện bộ mặt của từng vùng văn hoá, từ đó phân biệt “lãnh thổ” trên bản đồ văn học. Trong một bối cảnh văn hoá như vậy, chúng ta sẽ thấy sự nối tiếp và gần gũi giữa Sơn Nam, Bình Nguyên Lộc, Phi Vân ở nửa cuối thế kỷ XX với Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Bửu Mộc, Nguyễn Chánh Sắt ở nửa đầu thế kỷ đó. Và mặc dù không thiếu những nét chung với những nhà văn cùng cộng đồng vận mệnh trong thế kỷ đầy biến động này, ngay trong đề tài về cuộc sống ở nông thôn, sáng tác của họ cũng có một khoảng cách nhất định với sáng tác của Võ Hồng, Nguyễn Văn Xuân, Võ Phiến ở miền Trung và Trần Tiêu, Bùi Hiển, Nguyễn Đình Lạp, Mạnh Phú Tư ở miền Bắc. Nằm trong cấu trúc văn hoá, đạo đức là những quy luật tinh thần hướng con người vươn đến điều Thiện, bao gồm những nguyên tắc ứng xử, những chuẩn mực và quy phạm trong đời sống xã hội. Nói đến quan hệ giữa văn học và đạo đức chính là nói đến quan hệ giữa cái đẹp và cái Thiện. Mỹ học truyền thống phương Đông cũng như phương Tây luôn nhấn mạnh sự thống nhất của hai phạm trù này và khẳng định văn học góp phần củng cố bầu không khí đạo đức của xã hội, trong đó tình người, lương tâm, bổn phận, sự trung thực, lòng nhân ái, lẽ công bằng được đề cao. Ngược lại, khi xã hội vững chãi về 13
  18. phong hoá, đạo đức, thì văn học sẽ tiếp nhận nguồn động lực để nói lên sự thật về cuộc đời và về lòng người. Văn học gắn liền với ý thức đạo đức đó là tiếng nói của bổn phận và lương tâm ngay cả khi không có áp lực của xã hội và dư luận. Văn học khơi dậy sự ăn năn, cắn rứt của lương tâm con người về những tội lỗi mà có thể không một toà án nào xử phạt được. Đó là sự sám hối, xưng tội của con người với chính bản thân mình: con người tự kết án, tự biện hộ, tự phán quyết và tự hoà giải với lương tâm mình. Có thể nói, ở nơi mà luật pháp, dư luận xã hội không can thiệp được, thì văn học có khả năng khơi dậy và tỉnh thức lương tri của con người. Từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, không có một nền giáo dục chân chính nào xem nhẹ văn học. Văn học giữ một vị trí then chốt trong hệ thống các môn khoa học nhân văn ở nhà trường tiểu học, trung học và đại học. Trên những chặng đường đời người ta có thể quên đi những định lý toán học, định luật vật lý hay công thức hoá học; nhưng người ta sẽ nhớ mãi những bài văn hay được học từ thời thơ ấu. Cùng chia sẻ những giá trị đạo đức chung, nhưng mỗi dân tộc, mỗi tộc người, thậm chí mỗi vùng đất có thể có những phong tục, tập quán riêng. Tôn trọng bản sắc văn hoá cũng là tôn trọng những phong tục, tập quán đó và không lấy phong tục nơi này làm chuẩn mực đánh giá phong tục nơi khác. Ở Việt Nam đã hình thành cả một dòng văn xuôi phong tục với những tác gia am hiểu sâu sắc đời sống nông thôn: Ngô Tất Tố với Việc làng và Lều chõng, Trần Tiêu với Con trâu và Chồng con, Mạnh Phú Tư với Làm lẽ và Sống nhờ, Bùi Hiển với Nằm vạ, Nguyễn Đình Lạp với Ngoại ô Tất nhiên, tác phẩm có sức ám ảnh là nhờ trên cái nền của sự miêu tả phong tục đó, nhà văn tái hiện những tình huống bi kịch của kiếp người. Viết về phong tục, các nhà văn không chỉ làm công việc miêu tả đơn thuần, mà còn bày tỏ 14
  19. một thái độ trước những phong tục tập quán đã lỗi thời, không còn phù hợp với thời đại mới vì ngăn trở con người đi tìm tự do và hạnh phúc. Tóm lại, văn học luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các lĩnh vực khác nhau của văn hoá. Có thể nói nhà văn đích thực là một nhà hoạt động văn hoá, tác phẩm văn học là một sản phẩm văn hoá và người đọc là một người thụ hưởng văn hoá. Trong thời đại ngày nay, đa số quốc gia đều là xã hội đa văn hoá, văn học vì vậy cũng đa dạng như văn hoá. Chính sách đối với văn học là một phần của chính sách văn hoá mà tiêu điểm là con người với những nhu cầu tinh thần ngày càng phát triển, và nói theo Jacques Rigaud, nó hướng đến việc tìm kiếm “một ngôn ngữ chung giữ cho chúng ta không quay trở lại thời kỳ man rợ” 1.2. Tác giả Nguyễn Khải 1.2.1. Tiểu sử Nguyễn Khải tên thật là Nguyễn Mạnh Khải, sinh ngày 3 tháng 12 năm 1930 tại Hà Nội. Quê nội ở thành phố Nam Định nhưng tuổi nhỏ sống ở nhiều nơi. Khi Nguyễn Khải đang học trung học thì gặp Cách mạng tháng Tám. Trong kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Khải gia nhập tự vệ chiến đấu ở thị xã Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tá rồi làm báo. Bắt đầu viết văn từ những năm 1950, được chú ý từ tiểu thuyết Xung đột (phần I năm 1959, phần II năm 1962). Sau năm 1975, Nguyễn Khải chuyển vào sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Ông rời quân đội năm 1988 với quân hàm đại tá để về làm việc tại Hội Nhà văn Việt Nam. Nguyễn Khải từng là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa 2, 3 và là Phó tổng thư ký khóa 3. Ông là Đại biểu Quốc hội khóa VII. Ông mất ngày 15 tháng 1 năm 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh do bệnh tim. Chủ đề các tác phẩm của Nguyễn Khải khá phong phú: về nông thôn trong quá trình xây dựng cuộc sống mới, về bộ đội trong những năm chiến 15
  20. tranh chống Mỹ, về những vấn đề xã hội - chính trị có tính thời sự và đời sống tư tưởng, tinh thần của con người hiện nay trước những biến động phức tạp của đời sống. Sáng tác của Nguyễn Khải thể hiện sự nhạy bén và cách khám phá riêng của nhà văn với các vấn đề xã hội, năng lực phân tích tâm lý sắc sảo, sức mạnh của lý trí tỉnh táo. Năm 1982, Nguyễn Khải nhận Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam với tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm. Năm 2000, nhà văn được phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt II về Văn học nghệ thuật. Các tác phẩm nổi bật của Nguyễn Khải có thể kể đến như: Mùa xuân ở Chương Mỹ (1954), Người con gái quang vinh (1956), Xung đột (truyện, 1959), Mùa lạc (tập truyện ngắn, 1960), Hãy đi xa hơn nữa (truyện vừa, 1963), Người trở về (tập truyện vừa, 1964), Họ sống và chiến đấu (ký sự, 1966), Hoà Vang (bút ký, 1967), Đường trong mây (tiểu thuyết, 1970), Ra đảo (1970), Chủ tịch huyện (truyện, 1972), Chiến sĩ (tiểu thuyết, 1973), Tháng ba Tây nguyên (ký, 1976), Cách mạng (kịch, 1978), Gặp gỡ cuối năm (tiểu thuyết, 1982), Thời gian của người (1985), Điều tra về một cái chết (tiểu thuyết, 1986), Vòng sống đến vô cùng (truyện, 1987), Một cõi nhân gian bé tí (tiểu thuyết, 1989), Một người Hà Nội (tập truyện ngắn, 1990), Sư già chùa Thắm, và Ông đại tá về hưu (tập truyện vừa, 1993,) Một thời gió bụi (truyện ngắn, 1993), Hà Nội trong mắt tôi (tập truyện ngắn, 1995), Chút phấn của đời (truyện ngắn và kịch, 1999), Chuyện nghề (1999), Nắng chiều (tập truyện ngắn, 2001), Hãy đi xa hơn nữa (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2002), Mẹ và các con (tập truyện ngắn thiếu nhi, 2002), Sống ở đời (tập truyện, 2003), Ký sự & Kịch (2003), Thượng đế thì cười (tiểu thuyết, 2003), Nghề văn cũng lắm công phu (truyện - tạp văn, 2003), Vòng tròn trống rỗng (kịch, 2003), Một chặng đường (tiểu thuyết, 2005, Đi tìm cái tôi đã mất (tùy bút, 2006) Có thể thấy Nguyễn Khải là một cây bút trí tuệ, luôn luôn suy nghĩ sâu lắng về những vấn đề mà cuộc sống đặt ra và cố gắng tìm một lời giải đáp 16
  21. thuyết phục theo cách riêng của mình. Cho nên trong các tác phẩm của nhà văn, thông qua sự kiện xã hội, chính trị có tính thời sự nóng hổi, bao giờ cũng nổi lên những vấn đề khái quát có ý nghĩa triết học và đạo đức nhân sinh ". 1.2.2 Giá trị văn hóa, văn học từ những sáng tác của Nguyễn Khải Hơn nửa thế kỷ lao động không ngưng nghỉ, thành công ở hầu khắp các thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký, kịch Mỗi tác phẩm của Nguyễn Khải ra đời, dù ở vào thời điểm nào, đều gây được sự chú ý của độc giả, của giới nghiên cứu phê bình và các đồng nghiệp. Các tác phẩm của ông không chỉ đánh dấu bước đi của đời sống hiện thực mà còn của cả những tìm tòi trăn trở của nhà văn trên con đường sáng tạo. Qua các tác phẩm tiêu biểu: Xung đột, Mùa lạc, Tầm nhìn xa (thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc những năm hoà bình mới lập lại); Họ sống và chiến đấu, Chiến sỹ, Tháng ba ở Tây Nguyên, Cha và con và (thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước); Cách mạng, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của Người, Vòng sóng đến vô cùng, Ðiều tra về một cái chết (thời kỳ thống nhất đất nước); Nắng chiều, Một người Hà Nội, Chúng tôi và bọn hắn, Lạc thời, Đời khổ, Anh hùng bĩ vận (thời kỳ đổi mới), Nguyễn Khải đã phản ánh sinh động hiện thực cách mạng cũng như đời sống tinh thần của con người thời đại. Vì lý tưởng của cách mạng, vì một cái đẹp chân chính, tích cực, ở bất cứ một giai đoạn sáng tác nào Nguyễn Khải cũng cố gắng xông vào những lĩnh vực phức tạp của đời sống, dùng ngòi bút của mình phản ánh những vấn đề nóng bỏng, sâu sắc của xã hội; những biểu hiện thầm kín, tinh vi trong nhận thức, tư tưởng con người thời đại và trở thành một trong những ngòi bút giàu tính chiến đấu của nền văn học. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã làm thay đổi cuộc đời ông. Trong tiểu thuyết Thượng đế thì cười, ông viết “Không có cách mạng thì đến làm người tầm thường cũng khó, nói gì làm một nhà văn”. Cho nên, khi tiếp xúc với những cái mới mẻ của cách mạng, con người trẻ tuổi đó đã tự nguyện 17
  22. đứng trong đội ngũ với tất cả tấm lòng nhiệt thành, sôi nổi đóng góp sức mình cho cuộc kháng chiến. Khi đến với nghề văn, Nguyễn Khải là nhà văn sớm có ý thức dùng văn học để phục vụ sự nghiệp cách mạng, để góp phần làm cho cuộc sống của con người ngày một tốt đẹp hơn, hạnh phúc hơn. Năm 1957, sau một số sáng tác đầu tay ít nhiều gây được ấn tượng như: Ra ngoài (1951), Xây dựng (1951), Nằm vạ (1956), Nguyễn Khải cho ra đời tác phẩm Xung đột, thể hiện sự quan tâm của nhà văn đến một vấn đề nóng bỏng của đời sống - vấn đề của cuộc đấu tranh giai cấp gay gắt đang diễn ra ở nông thôn ngay trong điều kiện hoà bình, vấn đề mâu thuẫn giữa đức tin tôn giáo và niềm tin mới ở lý tưởng cách mạng trong lòng người có đạo. Tác phẩm ra đời là một sự kiện đáng chú ý, được dư luận sôi nổi đón nhận và bước đầu khẳng định tài năng của tác giả văn xuôi Nguyễn Khải. Vũ Tú Nam nhận xét: “Xung đột là một tác phẩm có nhiều sáng tạo và tác giả thật sự có phong thái của một người viết tiểu thuyết. Với những trang viết còn nóng hổi hơi thở của cuộc sống bộn bề và sôi động; với những nhận xét sắc sảo, tinh tế, Xung đột đã đem đến cho nền văn học cách mạng nước ta một cái nhìn nghệ thuật mới mẻ, độc đáo về nông thôn, một “phong cách văn xuôi hiện thực tỉnh táo”. Ngay nay đọc lại Xung đột, chúng ta vẫn thấy đó là một đỉnh cao trong sáng tác của Nguyễn Khải. Năm 1960, trong phong trào xây dựng quê hương mới và hàn gắn vết thương chiến tranh, Nguyễn Khải có mặt ở nông trường Điện Biên, một nơi tiêu biểu thuộc miền rừng núi Tây Bắc xa xôi của Tổ quốc. Và chính ở nơi trước đây từng là bãi chiến trường đẫm máu, ngòi bút nhạy cảm với cái mới của nhà văn đã viết những tác phẩm: Mùa lạc, Đứa con nuôi, Chuyện người tổ trưởng máy kéo, Hãy đi xa hơn nữa, Đó là những trang viết xúc động, sôi nổi mà ấm áp về một cuộc sống mới đang được dựng xây, về tình yêu và sự đổi thay của số phận con người, về những quan hệ đạo đức mới xã hội chủ nghĩa đầy tình thương và trách nhiệm giữa con người với con người. 18
  23. Những trang viết về Điện Biên có thể nói là những trang viết đầy cảm hứng về cuộc sống lao động, chan chứa tình người thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc và phẩm chất lãng mạn của cây bút Nguyễn Khải. Ông đã “đến với nhân vật bằng tình cảm yêu thương và thái độ trân trọng”, vừa ca ngợi con người nhưng cũng lại khám phá cái thế giới tinh thần vốn đa dạng và phức tạp để cải hóa con người. Những trang viết về lao động đầy cảm hứng trong sáng tác của Nguyễn Khải giai đoạn này đã để lại hình ảnh đẹp đẽ của những con người đang hăng say lao động cùng những nét đẹp diệu kỳ của cuộc sống mới. Đó là điều mà văn học trước Cách mạng không thể có. Khi đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, Nguyễn Khải đã có mặt ở những nơi nóng bỏng của cuộc chiến đấu. Đến với các chiến sĩ ở đảo Cồn Cỏ - vị trí đầu sóng ngọn gió canh giữ biển trời của Tổ quốc, Nguyễn Khải cho ra đời thiên ký sự Họ sống và chiến đấu, một trong những cuốn sách tràn đầy chủ nghĩa anh hùng cách mạng của quân đội ta. Đến với những chiến sĩ công binh đang trấn giữ một địa điểm cực kỳ ác liệt ở Trường Sơn, ông viết Đường trong mây; vào đất lửa Vĩnh Linh, đến với những con người xông pha vượt mọi nguy hiểm để đưa hàng tiếp tế ra Cồn Cỏ, viết Ra đảo; đi chiến dịch đường Chín - Nam Lào, viết Chiến sĩ; tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam, viết Tháng Ba ở Tây Nguyên. Trong cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân ta, ngòi bút Nguyễn Khải hào hứng viết về những con người anh hùng không tiếc sức mình cho cuộc kháng chiến của dân tộc. Và ở đây, ông đặc biệt đi sâu vào vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ. Đó là những người lính trẻ, những Thái Văn A, Đinh Kinh, bác sĩ Lê, Những con người với tất cả tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, vô tư, thanh thản. “Nó là đôi cánh của cuộc sống, có nó cái sự nghiệp nặng nề mà chúng ta đang gánh vác sẽ nhẹ nhõm hơn, nên thơ hơn và vui vẻ hơn rất nhiều” (Họ sống và chiến đấu). 19
  24. Mặt khác, chính từ hoàn cảnh cuộc sống chiến đấu gian khổ, ngòi bút Nguyễn Khải lại sắc sảo đi vào phân tích mọi vấn đề và lý giải sức mạnh của con người trong chiến đấu. Với Chiến sĩ, ông phát hiện những nét tưởng như đơn giản mà ẩn chứa cả sức mạnh của con người - “Tình cảm con người ta ghê gớm thật, nó nghiêng về phía nào, toàn bộ sức mạnh trút về phía ấy” (lời Thịnh trong Chiến sĩ). Bằng những tác phẩm viết về cuộc chiến tranh cách mạng, Nguyễn Khải đã thể hiện một cách đặc sắc hiện thực sôi động của cuộc sống chiến đấu của quân dân ta. Cái hiện thực theo ông “tự nó đã là một thiên anh hùng ca cảm động nhất, giàu màu sắc lãng mạn nhất. Và chính cái chất lãng mạn ấy là khía cạnh tích cực của bản thân hiện thực, là đôi cánh hiện thực”. Đời văn ông gắn liền với những yêu cầu lớn của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xã hội chủ nghĩa. Ông luôn khao khát có mặt trong cuộc sống, tranh biện với người đương thời, đưa ra những vấn đề thiết cốt và đóng góp cho những quá trình đấu tranh xã hội. Từ sau chiến thắng vĩ đại mùa Xuân năm 1975, đất nước thống nhất, Nguyễn Khải đến với một hiện thực hoàn toàn mới mẻ - hiện thực cuộc sống ở miền Nam sau giải phóng. Đối với các tầng lớp nhân dân và các giai cấp ở miền Nam, đây sẽ là một cuộc thay đổi lớn trong suy nghĩ và tình cảm của mỗi người. Đặc biệt đối với những người từng gắn bó sâu sắc với chế độ cũ tất sẽ không tránh khỏi một cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt và quyết liệt. Trước hiện thực đa dạng và phức tạp đó, nhà văn của chúng ta vốn đã trải qua những năm tháng xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn miền Bắc, qua cuộc kháng chiến cứu nước gian khổ, giờ đây lại phát hiện thêm một khía cạnh mới của hiện thực: thắng lợi của cuộc cách mạng trong nhận thức của những con người vốn gắn bó sâu sắc với chế độ Sài Gòn cũ; ý nghĩa thâm trầm của nó. Các tác phẩm Cách mạng, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của người, đã ra đời trong khung cảnh đó. 20
  25. Thời kỳ đất nước tiến hành đổi mới từ năm 1986, đặc biệt là sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường kéo theo nhiều sự thay đổi về các quan hệ xã hội và ngay cả trong quan niệm về cuộc sống của con người, Nguyễn Khải có dịp đến với nhiều miền đất lạ, trở lại những nơi ông đã từng qua, đã lấy tài liệu để viết suốt một thời tuổi trẻ. Thời thế đem đến cho ông những cách nhìn mới, khác lạ, như là sự tự phát hiện lại mình - “vẫn đất nước mình mà thêm một bước đi là một bước lạ. Vẫn là con người Việt Nam mình mà gặp thêm một người lại tưởng như buộc mình phải hiểu lại chút ít về con người”. Chính trong bối cảnh đó, ông viết về những con người mà lẽ sống duy nhất là suốt đời đóng góp cho cách mạng, cho đất nước, dù trên đường đời gặp nhiều gian nan và có cả những trắc trở lẽ ra không đáng có. Nguyễn Khải còn có những sáng tác về Hà Nội, nơi ông sinh ra và mang bao kỷ niệm thời tuổi trẻ. Đó là những trang viết ấm áp đầy thương cảm. Ông viết về người cô họ, cô Hiền, một người bình thường như bao người bình thường khác nhưng trong suy nghĩ và tình cảm của bà lại ẩn giấu nhiều giá trị nhân văn làm nên một phong thái Hà Nội. Đó là nếp ứng xử hợp tình hợp lý trong gia đình và ngoài xã hội, sang trọng, bản lĩnh, tự tin. Có được cái nhìn về “một hạt bụi vàng” như thế của Hà Nội thực không dễ dàng. Và ao ước “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó, ở mỗi góc phố Hà Nội, hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng” (Một người Hà Nội). Nhân vật trong những sáng tác về Hà Nội của Nguyễn Khải thường là những con người bình thường, những người trong gia đình, bè bạn, đồng nghiệp. Một bà cô suốt đời chăm lo gìn giữ gia phong của một dòng họ (Nếp nhà). Cô em họ biết tính toán hợp thời nhưng bao giờ cũng trọng cái danh hơn cả (Tiền). Bà cụ bình thường mà cách ứng xử lại danh giá (Người của ngày xưa). Một nhà văn, một người vợ biết sống cho phải trước những biến thiên của cuộc đời 21
  26. Nguyễn Khải còn viết cả về lớp trẻ “những nhân vật chính của một vận hội mới” thời mở cửa. Ông đánh giá đúng tiềm năng to lớn ở họ. Nhưng ông cũng tỉnh táo nhìn nhận những khiếm khuyết của tuổi trẻ và đặt vấn đề làm sao cho lớp trẻ phấn đấu tạo ra những giá trị có ý nghĩa đối với sự chấn hưng của dân tộc (Chúng tôi và bọn hắn). So với những sáng tác thời tuổi trẻ, cái nhìn của Nguyễn Khải thực đằm thắm và bao dung. Ngòi bút nhà văn tìm hiểu, khám phá nhiều giá trị nhân văn sâu sắc ẩn chứa sau những nhân vật rất đỗi bình thường trong cuộc sống. Trong những câu chuyện cảm động về những con người bình thường của Hà Nội, thường lấp lánh những suy tư khiến người đọc phải chiêm nghiệm, thấm thía: “Chỉ có cái tâm tốt của con người mới nảy nở được những cái mầm yêu thương” (Nắng chiều); “Cái nghĩa tình thầm lặng, nhỏ nhoi của mỗi gia đình, của mỗi vùng đất luôn luôn bị quên đi trong cái ồ ạt, xáo động, ngầu đục của dòng đời vẫn cứ là mạch nước ngầm trong suốt, vô nhiễm để nuôi sống những tinh hoa của dân tộc” (Đất kinh kỳ); “Ở đời chỉ có cái đức là trường tồn, càng có nhiều càng tốt không sợ thừa. Kỳ dư những thứ khác đều phù du cả, có đấy mất đấy, phúc đấy, hoạ đấy, không tính trước được đâu” (Người của ngày xưa) Nguyễn Khải là nhà văn luôn luôn có ý thức, có trách nhiệm với thời đại, với xã hội, với con người. Ông luôn nhìn cuộc sống trong sự vận động và biến đổi và bao giờ cũng muốn khám phá, lôi tuột ra những vấn đề của hiện thực. Ông có ý thức sâu sắc về sự gắn bó với những vấn đề thời sự và những nhiệm vụ chính trị của thời đại. Để thay lời tổng kết cho văn nghiệp của Nguyễn Khải với tất cả niềm cảm kích, nhà văn Nguyên Ngọc đã viết: “Trước hết, tôi muốn nói điều này: Đấy là người tài năng nhất trong thế hệ của chúng tôi, thế hệ những người cầm bút vậy mà hóa ra vắt qua cả mấy thời kì lịch sử quan trọng: một chút thời Pháp thuộc, đầy đủ Cách mạng Tháng Tám, đẫm mình trong hai cuộc 22
  27. chiến tranh lớn, và cả hòa bình nữa ( ) các bước đường tư tưởng và sáng tác của Nguyễn Khải. Theo tôi, đấy là con đường rất tiêu biểu của chuyển động văn học ta suốt một thời kì lịch sử dài và không hề đơn giản, dễ dàng, tiêu biểu nhất là ở Nguyễn Khải, chính vì đấy đúng là cái tạng của anh và cũng vì anh là người tài năng nhất, cũng trung thực nhất với chính mình.” 1.2.3. Vị trí của tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi trong hành trình sáng tạo văn học, văn hóa của Nguyễn Khải Hà Nội trong mắt tôi là tập truyện ngắn hoàn thành vào ngày 27 tháng 11 năm 1989, gồm một loạt truyện ngắn: Nếp nhà, Chúng tôi và bọn hắn, Người vợ, Người của ngày xưa, Tiền, Danh phận Đất kinh kỳ, Nghệ nhân ở làng, Một người Hà Nội, Nắng chiều Đúng như tên gọi, Hà Nội trong mắt tôi là một chân dung khá toàn vẹn và sống động về một Hà Nội trong mắt tác giả với các sự kiện, nhân vật, các cuộc đời được soi chiếu dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Ở góc độ thể loại, có thể thấy, các truyện ngắn trong tập truyện này của Nguyễn Khải có sự xâm lấn của thể loại ký. Tác giả hiện thân trong tác phẩm là nhân vật tôi, quan sát ghi chép lại hiện thực ở nhiều góc độ, nhiều lát cắt, nhiều phương diện. Một người Hà Nội nổi lên những chủ đề chính: Vẻ đẹp văn hóa của Hà Nội và của người Hà Nội, nếp nhà, sự tha hóa của nhân cách con người trong bối cảnh mới, nguy cơ đánh mất các giá trị truyền thống, chân dung của những nghệ sĩ đất Hà Thành Tác phẩm chứa những lo âu, những cảnh báo, và cũng mang theo những cả tự hào, yêu thương, và ấm áp một niềm tin sâu sắc vào con người, vào cuộc đời, vào sự trường tồn của văn hóa (Nếp nhà, Người của ngày xưa, Một người Hà Nội ). Thông qua một loạt truyện ngắn trong tập Hà Nội trong mắt tôi, tính triết luận của Nguyễn Khải lại có dịp thể hiện, đó là những trăn trở về một xã hội thời đại kim tiền, những giá trị văn hóa, gia phong của người Hà Nội trước ngưỡng cửa đổi mới ngay trước vỉa hè nhà mình. Đó là những suy tư của nhà văn về thay đổi trong văn hóa ứng xử, những lo lắng có phần xa xôi 23
  28. của người cô cho tương lai của ngôi nhà khi viết sẵn di chúc và phân chia tài sản ngay khi còn sống Sự thay đổi nhận thức của Nguyễn Khải đã chuyển từ tính triết luận mang cảm hứng chính trị thời đại sang tính triết luận mang hơi thở của cuộc sống thường nhật, ông xoáy sâu vào những con người vô danh, những “hạt bụi vàng” để trăn trở với thời cuộc. Tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi tuy không nổi bật trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khải nhưng đây là tuyển tập những sáng tác có tính “nhìn lại” của ông, một sự lắng, tĩnh cần thiết khi những xô bồ ngoài xã hội đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ. Với Hà Nội trong mắt tôi, Nguyễn Khải bằng cái nhìn riêng của mình đã khẳng định và lưu giữ những dấu ấn văn hóa của đất kinh kỳ. Đó là nếp sống sang trọng, thanh lịch của Một người Hà Nội, là những ước vọng bình dị, đẹp đẽ của Một nghệ nhân làng, là nỗi lòng của một bà cô suốt đời chăm lo việc giữ Nếp nhà Nhân vật của Nguyễn Khải là những con người rất truyền thống nhưng cũng là đại diện của vận hội mới, một thời đại mở cửa, làm giàu, làm giàu cho mình và cho đất nước. Nguyễn Khải nhận thấy những tiềm năng to lớn ẩn chứa trong con người họ, nhưng ông cũng có những đánh giá thẳng thắn và chiêm nghiệm sâu sắc: “Còn phải gạn lọc chán những giá trị ấy mới trở thành giá trị thật để chấn hưng dân tộc” (Chúng tôi và bọn hắn). Ông trân trọng, nâng niu những "hạt bụi vàng" bay lên từ đất kinh kì 24
  29. CHƯƠNG 2 NHÃN QUAN VĂN HÓA CỦA NGUYỄN KHẢI QUA TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI 2.1. Hà Nội qua những thăng trầm lịch sử Mảnh đất Thăng Long – Hà Nội đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, chứng kiến sự hưng vong của rất nhiều triều đại, là nơi ca khúc khải hoàn của dân tộc sau mỗi cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, đây cũng là nơi tinh hoa văn hóa của dân tộc hội tụ và lan tỏa. Theo thời gian, năm tháng, trước những xô bồ của cuộc sống, trước cơn lốc của thời hội nhập, rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị cuốn trôi, song với con người Hà Nội, dù cho đi đâu ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ nét văn hóa đất Tràng An xưa. Trải qua những biến thiên thời đại, người Hà Nội dù trong bất kì hoàn cảnh nào vẫn luôn giữ cho mình một sắc thái văn hóa riêng, nó thể hiện ở lối ăn mặc, nói năng và ứng xử với thời đại. Dẫu đó là thời kì bao cấp khó khăn, thời chiến tranh ác liệt hay hội nhập phát triển sau này. “Trời hơi tối, mặt đường hơi sẫm nhưng mặt người và quần áo rét họ mặc cứ sáng bừng lên những màu sắc tươi tắn. Đã có mùi son phấn và nước hoa bất chợt thoảng qua ở một góc phố, trong một đám đông. Nói nhỏ đi, cười nhỏ hơn, ít nghe những câu chửi tục, những tiếng đệm tục”. (Nếp nhà) . Hà Nội cũng chịu những tác động của lịch sử, thậm chí đây còn là nơi chứng kiến sự xoay vần của thời gian, thể chế nhiều hơn bất cứ nơi nào, vậy nhưng hễ có điều kiện để “phục hưng”, Hà Nội lại trở nên duyên dáng và diễm lệ như thường. Ở đây dường như luôn thường trực hai đối cực: một bên cổ kính, e lệ và khuôn phép, một bên cởi mở, phóng khoáng, vượt ra ngoài khuôn phép thông thường. Đó là sự đấu tranh của cái mới và cũ, của những thăng trầm liên tục đổi thay. 25
  30. Với Chúng tôi và bọn hắn, ngay từ nhan đề tác giả đã khiến người đọc liên tưởng tới một trật tự xã hội mới, nơi những người như “bọn hắn” đang dần thắng thế trước thay đổi của lớp người “chúng tôi”, trước xã hội mới. Đồng thời đó cũng là sự nuối tiếc, lời thở than nhẹ nhàng của thế hệ người Hà Nội cũ, những người dường như đang không thuộc thời đại này : “Giàu hơn trước nhiều, sang hơn trước nhiều, cứ cho là bề ngoài thì cũng vẫn rất đáng mừng”. Tác giả đã cho thấy rằng, một lớp người mới đang hình thành theo thời đại mới, và lớp người đó cũng đang xây dựng nên những giá trị mới cho Hà Nội, nhưng có lẽ cần một khoảng thời gian đủ dài để “gạn đục khơi trong”: “Cứ nhìn vào con mình và con cái của bạn bè là biết ngay thời thế đã thay đổi. Chúng là những nhân vật chính của một vận hội mới, một thời buổi mới, thời mở cửa, thời làm giàu, làm giàu cho mình và làm giàu cho nước, cái sự riêng chung này ly kỳ lắm, còn phải nói nhiều” (Tiền). Ở Chúng tôi và bọn hắn, sự xuất hiện của những con người mới trong thước đo giá trị được đặt dấu hỏi : “Là thời mà các giá trị cũ đã mất tính tuyệt đối. Còn những giá trị mới thì lòe nhòe, bảo là phải cũng được, bảo là trái cũng được. Nó là những giá trị của buổi giao thời. Nghĩa là còn phải gạn lọc chán những giá trị ấy mới trở thành giá trị thật để chấn hưng một dân tộc”. Dù là xã hội nào đi nữa việc liên tục thanh lọc và đào thải trở thành một tiêu chuẩn cho thấy sự đi lên hay tụt lùi của đất nước. Những giá trị mới đang hình thành nhưng chắc chắn cần có thời gian để kiểm định tính đúng sai, hay dở của nó. Văn hóa lại càng cần đến sự thanh lọc, cuối cùng những gì được công nhận sẽ tồn tại cùng với thời gian và con người: Sự thăng trầm của Hà Nội kéo theo những thay đổi của trật tự xã hội giờ đây len lỏi vào trong từng khu phố, vào từng nhà và ở ngay trong từng con người. Những con người vừa mới đây thôi còn là “chủ” của Hà Nội đang dần trở nên thất thế và vô hình trước sức mạnh của nền kinh tế thị trường: 26
  31. “Xưa kia những người chủ gia đình ở phố này chỉ nói có chuyện chính trị, chính trị trong nước, chính trị quốc tế và các bà vợ thì ngồi nghe ké. Bây giờ chỉ có các bà nói, các con nói, nói toàn chuyện tiền bạc, nói sự đối xử bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, nói cảnh sát kinh tế, nói cán bộ thuế vụ, giọng lưỡi chao chát, sát phạt, còn các đức ông chồng đã về hưu thì ngồi nín lặng với vẻ mặt sầu muộn của người đã mất quyền. Này, như thế có phải là thời thế đã đổi thay không nhỉ? Nhưng thay đổi là tốt, tốt hơn trước nhiều. Cứ nhìn mặt người ở phố Lý Nam Đế là biết, họ vui lắm, đi lại hối hả, tất bật, ăn nói uốn éo, kiểu cách như dân buôn chính hiệu” (Người của ngày xưa). Tác giả luôn đặt ra câu hỏi về sự xuất hiện của những con người đang dần thay thế xã hội cũ cùng với việc chạy đua với đồng tiền. Nhưng ở một góc độ khác ông cũng hi vọng về những con người đó có thể làm cho bộ mặt xã hội được thay da đổi thịt theo chiều hướng tích cực: “Chúng là những nhân vật chính của một vận hội mới, một thời buổi mới, thời mở cửa, thời làm giàu, làm giàu cho mình và làm giàu cho nước” (Chúng tôi và bọn hắn). Sự đổi thay của thời thế được thể hiện rõ nét qua những dòng viết về sự khó khăn của cuộc sống thời bao cấp và sự đổi thay của nó sau khi Đổi mới. Trong “Tiền” nhân vật Hiền về nhà chồng mấy tháng mà bữa cơm không có lấy miếng thịt nào: “Hiền về nhà chồng đã vài tháng nhưng không được ăn một bữa cơm nào có thịt, phiếu thịt dành mua mỡ, một thìa mỡ rưới lên một nồi chuối xanh kho tương với cá vụn, ăn được cả tuần”. Một xã hội mà tất cả tìm mọi cách để tồn tại, chỉ tồn tại thôi đã, chứ chưa nói được giàu sang. Cuối cùng thì mọi thứ cũng thay đổi, có khấm khá hơn: “Có dễ đến mười mấy năm mới được ăn canh nấm. Này, nhà đại gia mới dám ăn canh nấm vào bữa thường đấy nhá!”. Bố chồng giơ cao ly rượu sâm ngắm nghía một lúc rồi mới nhấp một ngụm nhỏ, gắp rón rén một mảnh đậu Hòa Lan, một miếng giò, nhai chậm rãi và ngẫm nghĩ, hai má dần dần rựng đỏ ” nhưng có lẽ cái giá phải 27
  32. trả cũng không hề rẻ chút nào: “Nửa năm sau, không rõ bằng cách chạy chọt nào, bằng những quen thuộc nào, Hiền không nói mà tôi cũng không hỏi”. Sau Đổi mới, Hà Nội cũng như nhiều nơi khác đồng tiền len lỏi vào từng ngóc ngách của cuộc sống và chiếm lĩnh tất cả, một thế hệ chạy đua với thời gian để kiếm tiền, bằng mọi giá để đạt được mục đích: “Đám trẻ bây giờ chúng nó kiếm tiền quyết liệt lắm, lạnh lùng, tàn nhẫn hơn bọn em nhiều. Và không vì một ai cả, không thương một ai cả. Có tiền để trở thành người mạnh, thành ông chủ, chúng bảo thế. Mỗi thời cái cách dùng đồng tiền lại một khác anh nhỉ?” (Nếp Nhà). Mặt trái của thời thế hội nhập làm những người già thấy ngợp, tiếc nuối, những lời thở than của nhân vật tuy không trực tiếp xuất hiện trong văn bản nhưng nó như những mạch ngầm ẩn sâu dưới lớp vỏ hào nhoáng bên trên, một xã hội bao cấp, một xã hội với những con người cũ đang nhường bước cho lớp người mới. Trước và sau Đổi mới, từ thời kì bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường con người, kinh tế, xã hội có nhiều sự đổi thay cả tích cực và tiêu cực, Nguyễn Khải đã rất tinh tế và nhạy cảm khi thể hiện trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi. Không nằm ngoài sự thay đổi đó, Hà Nội là nơi thể hiện rõ nét nhất những biến thiên của thời đại. Trong tập truyện này, các tầng lớp nhân dân gần như có mặt đầy đủ: tư sản, tiểu tư sản, nông dân, trí thức, quan lại Mỗi một tầng lớp lại có cái nhìn khác nhau về thời thế. Khang là con một nhà tư sản có ba chiếc xe ô tô chở hàng hóa, anh ta đã từng thú nhận : “Trước đây những người như hắn không có chỗ đứng trong văn chương cách mạng. Hoặc giả nếu có bóng dáng của hắn và bạn bè thì không là quân lưu manh cũng là phường thảo khấu, sinh ra là để phá phách mọi vẻ đẹp của xã hội ” Tuy nhiên “Những thay đổi trong hàng loạt chính sách lớn của nhà nước những năm này quả thật đã tạo ra vô số cơ may cho toàn xã hội. Đã là công dân Việt Nam đều được hưởng sự may mắn như nhau. Vẫn còn có sự phân biệt, nhưng sự phân biệt ấy không ghi trong pháp luật mà chỉ là tàn dư 28
  33. của một thời kỳ bao cấp kéo quá dài. Xã hội đã được vận hành theo những quy luật thông thường” (Danh phận). Đó là Hà Nội của những năm sau Đổi mới, còn trước đó rất lâu, sau kháng chiến Hà Nội nhỏ bé và có vẻ xơ xác : “Từ kháng chiến trở về một Hà Nội nhỏ hơn trước, vắng hơn trước”. Chế độ mới đã làm thay đổi không chỉ đời sống kinh tế, chính trị mà còn ở ngay cách thức xưng hô: “ Một lần tôi đến thăm cô chú, thằng em trai đã 14, 15 tuổi chạy ra mở cửa kêu ầm lên: Mẹ ơi! Đồng chí Khải đến!. Cô tôi cau mặt gắt: “Phải gọi là anh Khải, hiểu chưa?” (Một người Hà Nội). Dấu ấn của thời đại trong tập truyện ngắn này tựu chung lại là những yếu tố liên quan tới kinh tế, chính trị xã hội của thời kì trước và sau khi Đổi mới, đó là sự lên ngôi của đồng tiền, sự tha hóa trong một bộ phận người dân trước sức mạnh của kim tiền, những xô lệch của nền nếp, gia phong những giá trị xưa cũ bị lùi dần vào dĩ vãng Nếu như đất nước có sự thay đổi nhỏ nào đó, điều ấy đương nhiên đã diễn ra ở Hà Nội đầu tiên, nếu có sự biến đổi trong cuộc sống, phải bắt nguồn từ Hà Nội. Vị thế của từng thành phần xã hội cũng trở nên khác biệt, dẫu mới chỉ trong vòng mươi năm trở lại, nếu như sau khi giải phóng ít lâu, những người lính là lớp người được xã hội trọng vọng và kính nể bởi đã làm nên những chiến công hiển hách “ Là người lính vừa chiến thắng, người lính đang được cả xã hội trọng vọng”. Thế nhưng sau khi có những thay đổi ở tầng vĩ mô, mọi thứ xoay vần đến chóng mặt: “ Còn bây giờ, sau bữa tiệc mừng đại thắng mười lăm năm, tầng lớp lính đã mất ngôi vị độc tôn của mình rồi. Bây giờ là thời các giám đốc công ty, các tổng giám đốc công ty, các cố vấn, chuyên viên kinh tế thật giả đủ loại lên ngôi ban phát mọi tiêu chuẩn giá trị cho cả xã hội”. Nhưng cũng nhờ thế mà người ta thấy: “Chưa bao giờ Hà Nội vui như bây giờ. Phố xá vui, mặt người vui”. Cái vui đã trở lại trên những khuôn mặt 29
  34. và bộc lộ cả trên phố phường: - Nhiều người nói Hà Nội đã sống lại. Có đúng một phần, phần xác thôi, còn phần hồn thì chưa. Cứ nhìn nghe những người Hà Nội buôn bán, ăn uống, nói năng, cư xử với nhau ở ngoài đường là đủ rõ (Một người Hà Nội). Dẫu có những điều chưa hay, chưa được, những gam màu sáng tối lẫn lộn trong khoảng thời thế xoay vần, nhưng tác giả vẫn ngầm hi vọng về một Hà Nội giàu có, đẹp đẽ và thanh lịch khi thế hệ sau này đã được “gạn đục khơi trong” . 2.1.2. Nếp sống của người Hà Nội "Ăn Bắc, mặc Kinh" - câu ngạn ngữ chỉ nét đẹp trong trang phục của người kinh đô Thăng Long với dấu ấn Hà thành cổ kính và thanh lịch. Và người Hà Nội rất tự hào với sự vinh danh ấy, đặc biệt là những cô gái của 36 phố phường thuở xưa. Người Hà Nội có văn hóa mặc rất đặc trưng. Họ mặc đẹp, cái đẹp của sự nền nã, kín đáo chứ không phô trương, lòe loẹt. Nét văn hóa đặc trưng này luôn được họ gìn giữ ngay cả trong thời chiến tranh thiếu thốn, những năm bao cấp khó khăn hay trước cơn lốc của thời kỳ mở cửa. Mỗi thời kỳ lại có những trang phục riêng nhưng tất cả đều tuân theo "mẫu số chung": đó là sự thanh lịch. Trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi, tác giả đã miêu tả những người Hà Nội của thời kì Đổi mới với trang phục dẫu có hiện đại, tân thời hơn nhưng vẫn gìn giữ nét riêng: “ Con gái Hà Nội mặc quần chẽn đen, gót xẻ, có dải buộc dưới bàn chân, mặc măng tô lửng, hoặc đi bít tất đen dài, quần cộc, áo vét trùm Đàn ông cũng diện lắm, áo vét tông các kiểu, thắt cà vạt đủ màu, giầy đen, cứ như họ từ các đại sảnh bước ra. Không phải đâu, chỉ là quần áo thường ngày thôi, cũng giống như trước kia họ mặc áo bông xanh, quần kaki vàng và đi dép nhựa. Chưa bao giờ tôi thấy người Hà Nội ăn mặc sang trọng như bây giờ.” (Nếp Nhà). Ngày thường đã thế, ngày lễ nhà có 30
  35. khách cái sự mặc lại càng được chú trọng hơn, như một thứ lễ nghi cần phải có của người Hà Nội: “Rồi cửa trong mở, bà chủ xuất hiện trước như diễn viên trên sân khấu, lược giắt trâm cài hoa hột lấp lánh, rồi một loạt bảy tám bà tóc đã bạc hoặc nửa xanh nửa bạc, áo nhung, áo dạ, đeo ngọc đeo dây đi lại uyển chuyển” (Một người Hà Nội). Hiếm có vùng đất nào lại được người ta chú ý đến cách ăn mặc như thế, người vùng khác nhìn vào Hà Nội để tìm thấy sự đẹp đẽ bởi đây là đất kinh kỳ văn hiến ngàn đời. Người Hà Nội vì thế mà cũng tự ý thức bản thân mình đang ở chốn đô hội, cần phải có sự chuẩn mực cho vùng miền khác nhìn vào. Chẳng thế mà từ việc mặc như thế nào đến lời nói hằng ngày, dường như đã được đúc kết thành một quy tắc: “Là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng” (Một người Hà Nội) bởi nếu họ buông tuồng, ngoài khuôn khổ thì đã tự mình làm mất đi cái hay cái đẹp đáng ra phải có. Đó cũng chính là nền nếp của những người có văn hóa ở vùng đất văn hóa. Nếp sống của người Hà thành cũng khác với các vùng miền còn lại. Người ta ăn, chơi cũng đặc biệt. Người ta chơi lan, dù là chơi hoa đó nhưng cũng chẳng kém phần cầu kì. Loại hoa nào dễ trồng, dễ ra hoa mà lại ra hoa quanh năm thì lại bị rẻ rúng, bị “khinh”, “ Lan Tứ Thời, thơm lừng lẫy, lá dài hẹp, cứng đơ, trồng dễ lại đẻ khỏe. Nhưng các cụ khinh, liệt vào loại hoa hèn cỏ nội. Vì sao? Vì thời nào nó cũng sống được, cũng thơm được. Cái thứ hoa nịnh đời, nịnh người đến thế thì trọng làm quái gì.” Nếp sống thanh tao, giản dị nhưng đầy chất thơ ấy nếu đi một vòng quanh Hà Nội không khó để bắt gặp, người xưa có câu “Không thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” hẳn là có nguyên cớ riêng của nó. Người Hà Nội dù thuộc tầng lớp nào trong xã hội cũng luôn gắng giữ cho mình một nếp sống không phụ thuộc, nhẹ nhàng và sâu lắng. Đó 31
  36. là những nếp ăn, nếp mặc, nếp chơi, là những thói quen được hình thành và gìn giữ qua nhiều thế hệ để ngày nay còn lan tỏa đi khắp bốn phương. Xã hội xáo trộn, khiến cho từng gia đình xáo trộn, và từng cá nhân trong cơn bão ấy cũng nghiêng ngả trong canh bạc cuộc đời để tìm kiếm giá trị sống, tìm kiếm giá trị làm người. Chủ đề nếp nhà, trong bối cảnh đó, với mỗi cá nhân vừa là một điểm tựa tinh thần, giúp con người định vị mình giữa bối cảnh xã hội hỗn loạn, tìm kiếm được một con đường để sống có cốt cách, có phẩm giá. Mặt khác, nếp nhà, cũng như bất kì giá trị nào trong thời kì chuyển giao giá trị, khi mà cái cũ đã mất đi nhưng cái mới chưa hình thành, cũng phải trải qua một cuộc “lửa thử vàng”, cái mới đối lập với cái cũ, cái tiến bộ đối lập với cái lạc hậu, để thay đổi. Sư thay đổi đó, có cả tốt, và có cả xấu. Trong Hà Nội trong mắt tôi, nếp nhà thường gắn với những người phụ nữ có vẻ đẹp trí tuệ sắc sảo, họ chính là những người thấu hiểu nhất giá trị của nếp nhà, và chính là những người gìn giữ nếp nhà. Khác với hình tượng người phụ nữ Việt Nam truyền thống thường gắn với các phẩm chất đức hạnh như hy sinh, tảo tần, thương chồng thương con, chung thủy, nghĩa tình , một số hình tượng người phụ nữ của Nguyễn Khải trong tập Hà Nội trong mắt tôi được khai thác đậm nét dưới phương diện trí tuệ. Những người phụ nữ như cô Hiền, hay bà cụ trong Nếp nhà đều là những người có trí tuệ hơn người, tỉnh táo và lý trí trước thời cuộc, có cốt cách văn hóa. Họ có bản lĩnh kiên cường, và thay thế vị trí của người đàn ông, họ mới chính là trụ cột của gia đình, là người nội tướng chèo chống, lèo lái gia đình giữa vòng xoáy xã hội. Vẻ đẹp nữ tính ở đây có sự sáng tạo, mới mẻ, không còn đơn thuần là vẻ đẹp phẩm chất, đức hạnh, mà nổi bật lên chính là vẻ đẹp của trí tuệ, của bản lĩnh sống. Trí tuệ sắc sảo giúp họ có cách cư xử khéo léo, uyển chuyển trong cuộc sống, để gia đình được êm ấm, thuận hòa. Bà cụ trong Nếp nhà trong cuộc sống với dâu, rể rất tế nhị, tinh tế, nên được cả con dâu và con rể quý mến. Người con dâu cả của bà vốn là con gái Hàng Bộ, đỗ đại học, kiêu hãnh, tự 32
  37. tin, không dễ nhân nhượng. Thế nhưng hai người phụ nữ ấy sống trong một gia đình rất thuận hòa. Bởi lẽ, bà cụ đối xử với con dâu rất khéo léo, chân tình. Theo bà: “Đúng là tôi có phần chịu nó, nhưng nó cũng phải có phần chịu tôi, mỗi bên chịu một nửa” (Nếp Nhà). Con dâu đối với bà là “vàng trời cho”, bà chiều và quý trọng con dâu thật lòng nên cả hai cô con dâu ai cũng cởi mở, gắn bó với bà. Không phải một sớm một chiều mà người ta có thể sống được với nhau như thế, đó là cả quá trình hình thành nếp sống, nếp nghĩ qua nhiều thế hệ mà tạo thành vậy. Người Hà Nội coi trọng gia đình, gia phong bởi đó là một cái nôi tạo dựng các thế hệ tương lai cho đất nước. Cha mẹ, ông bà luôn là tấm gương mẫu mực cho con cháu noi theo. Việc trong nhà to nhỏ đều tự xử. Đưa nhau ra tòa là nhà vô phúc, thế mới có câu “Vô phúc đáo tụng đình”. Với Nếp nhà tính triết luận của Nguyễn Khải dường như hòa quyện vào cách nghĩ, cung cách ứng xử trong gia đình. Nét thanh lịch của người Hà Nội không những thể hiện ra ngoài xã hội, ngay trong gia đình cũng luôn tồn tại một cung cách ứng xử đầy văn hóa, trong Nếp nhà ta có thể thấy một gia đình nền nếp đến cổ điển: “Trong nhà này, ba đời nay, không một ai biết tới câu mày, câu tao”. Chỉ qua cách ăn nói, ứng xử với nhau giữa những con người trong cùng một gia đình sống giữa trung tâm thủ đô có thể biểu hiện sự khái quát cho nét văn hóa thanh lịch của người Tràng An. Ngay cả việc chia tài sản vốn là chuyện rất dễ gây ra những mối bất hòa thậm chí có thể làm tan nát một gia đình, bởi thế cung cách ứng xử của người chủ gia đình cụ thể ở đây là bà cô tỏ ra rất thuyết phục, bà chia tài sản thành sáu phần không ai hơn ai, không ai phải bỏ phần của mình ra để lo việc chung, đó là cách giữ cho nếp nhà luôn được yên ấm: “Chia khéo thì trai gái dâu rể mãi mãi là con của mình, mãi mãi là anh em ruột thịt của nhau. Chia vụng thì xẻ đàn tan nghé ngay tức khắc, càng đông con cháu càng lắm mối họa”(Nếp Nhà). Với Hà Nội trong mắt tôi, một nét văn hóa trong ứng xử gia 33
  38. đình đã được Nguyễn Khải khéo léo lồng vào giữa những câu chuyện có tính thời sự, giữa sự áp đảo của kim tiền. 2.3. Bản lĩnh và nhân cách của người Hà Nội Trên mảnh đất "lắng hồn núi sông ngàn năm", lịch sử đã hun đúc truyền thống văn hiến, anh hùng và bao lần trào dâng cảm xúc hào hùng của chiến thắng khải hoàn. Truyền thống ngàn năm văn hiến nếu không được thấm đẫm trong mỗi hành động, cách ứng xử hàng ngày thì truyền thống chỉ dừng lại ở hồi tưởng, ở sách vở. Ở tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi, các nhân vật của Nguyễn Khải đã phần nào góp vào việc gìn giữ truyền thống văn hóa ấy. Tác giả đã khéo léo truyền tải đến người đọc một phác họa những người Hà Nội với bản lĩnh và nhân cách của con người vùng đất kinh sư. Muốn hình thành nên một xã hội tốt đẹp đương nhiên phải xuất phát từ những con người có nhân cách tốt. Cái tốt ở đây cũng không cao xa gì, đơn giản chỉ là sống cho đúng với thời thế, đúng với lương tâm và trách nhiệm của một người với xã hội. Trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi, nhân vật bà Hiền là một biểu tượng sáng cho lớp người Hà Nội như thế : “Theo tôi được biết từ trẻ đến già cô tôi sống theo một số nguyên tắc, thời thế có thể thay đổi nhưng cách sống của bà dứt khoát không thay đổi. Đó là: sống thẳng thắn, sống lương thiện và sống theo pháp luật hiện hành” (Một người Hà Nội). Thời thế có thể thay đổi nhưng nhân cách đó luôn giữ vững, để làm trụ đỡ cho một gia đình giữa vòng xoáy của xã hội. Đứng trước cơ hội làm giàu, mà làm giàu một cách chính đáng, nhưng bà Hiền dường như không màng tới điều đó “ In tập thơ đó chắc chắn sẽ thu lãi nhiều, bà biết thế nhưng vẫn từ chối. Vì nhà xuất bản Nguyễn Du do bà chủ trương chỉ in có sách giáo khoa, đúng như trong giấy phép”. Giữ cho bàn tay không vương mùi tiền bạc giữa thời đại kinh tế là thước đo cho mọi thứ quả thật không hề đơn giản. Thế nhưng những người Hà Nội như bà vẫn tìm được cách để không vướng vào nó. Bởi vậy ngôi nhà 34
  39. nằm giữa con phố trung tâm của thủ đô vẫn chỉ để bày bán những mặt hàng sơn mài, những bưu thiếp nho nhỏ. Đó thực sự là “cái khôn ngoan cao siêu chứ không phải là khôn vặt”. Bởi những người như bà quan niệm rằng : “Đồng tiền do may mắn mà có, do thời thế đổi thay mà có rất dễ là mầm mống của nhiều tai họa. Vì người có tiền chưa kịp học cách tôn trọng đồng tiền, sai khiến đồng tiền”. Đấy là bản lĩnh của người Hà Nội mà giờ đây chúng ta khó có thể bắt gặp được nữa. Sống giữa thủ đô nhộn nhịp, năng động và hầu như mọi người đều mải miết đi tìm cho mình sự giàu sang bất kể bằng cách nào. Nhưng vẫn còn những con người mà: “Theo bà cụ, thời bây giờ có được vài trăm cây vàng không phải là khó, cũng không phải là lâu, nhưng có được một gia đình hạnh phúc phải mất vài đời người, phải được giáo dục vài đời. Hạnh phúc không bao giờ là món quà tặng bất ngờ, không thể đi tìm mà cũng không nên cầu xin. Nó là cách sống, một quan niệm sống, là nếp nhà, ở trong tay mình nhưng nhận được ra nó, có ý thức vun trồng nó lại hoàn toàn không dễ” (Nếp Nhà). Tiền với nhiều người là mục đích sống, là thứ cần phải có và phải có nhiều, nhưng với bà cụ tiền lại như một nỗi khiếp sợ, không cần thiết mà cái quan trọng là một gia đình hạnh phúc. Một nếp nhà yên ấm được giáo dục qua nhiều đời luôn có giá trị hơn vàng mười. Đó thực sự là bản lĩnh của người Hà Nội không chỉ ở sức sống bền bỉ qua những biến thiên thời đại, đó còn là sự gìn giữ một Nếp nhà khỏi xiêu đổ trước giông bão cuộc sống, trước sức mạnh của đồng tiền. Đọc Nếp nhà ta thấy chân dung Một người Hà Nội đầy bản lĩnh trước thời cuộc luôn cố gắng giữ lấy sự cân bằng giữa gia đình và sức mạnh của đồng tiền. Cô Hiền trong Một người Hà Nội có cuộc sống ung dung, tự tại, giữ được cốt cách, bản lĩnh của người Hà Nội dù trải qua nhiều biện động thăng trầm, do cô ý thức rất rõ về bản thân và thời cuộc. Cô và gia đình ở lại Hà Nội suốt những năm tháng chống Pháp vì không thể xa Hà Nội. Cô luôn tự hào 35
  40. với mảnh đất mình sinh ra và lớn lên, tự hào là Một người Hà Nội, có trách nhiệm giữ gìn nếp sống của người Hà Nội, dù có những lúc bị hiểu lầm đó là lối sống tư sản, “một cách sống tư sản nhưng lại không bóc lột ai cả”. Cô luôn tìm cách dạy dỗ con cháu giữ lấy niềm tự hào ấy, “Là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”. Ngay cả trong nhưng năm chiến tranh, cô vẫn giữ thói quen họp mặt bạn bè hàng tháng, ăn mặc sang trọng, kiểu cách khác ngày thường. “Rồi cửa trong mở, bà chủ xuất hiện trước , lược giắt hoa trầm cài hột lấp lánh, áo nhung, áo da, đeo ngọc đeo dây đi lại uyển chuyển. Ngày thường các bà mặc áo bông ngắn, quần thâm, đi dép đi guốc, vuông khăn tơi tớp buộc cổ hay bịt đầu, là các cô Lọ Lem của mỗi ngày”. Chính cách sống ấy đã làm sống lại nét sinh hoạt giao tiếp sang trọng, đẹp đẽ như truyền thống kinh kì. Sau bao nhiêu biên thiên của lịch sử, phòng khách, cũng như cô Hiền, vẫn mang vẻ cổ kính, lịch lãm, quý phái và tinh tế của Hà Nội, “suốt mấy chục năm không hề thay đổi”: Tấm bình phong bằng gỗ chạm, bộ salon gụ, sập gụ, tủ chùa, lọ men Thúy Hồng, lư hương đời Hán, liễn hấp sâm Giang Tây Đó là những cổ vật quý giá, thể hiện cốt cách văn hóa của chủ nhân. Căn phòng khách như biểu tượng cho con người có thế giới thanh sạch, luôn bình tâm trước mọi đổi thay. Và con người, chủ nhân của không gian ấy, cũng mang một giá trị không phai nhòa của một thời vàng son. Nếu bản lĩnh là sự mạnh mẽ và có quá trình đấu tranh thì nhân cách là cái được hun đúc qua nhiều thăng trầm của cuộc sống, do tự bản thân nhìn nhận cuộc sống và ứng xử với nó. Là một người Hà Nội, người ta không thể sống mà bằng mọi cách đạp lên trên mọi người, phải là người có nhân cách mới được xã hội công nhận: “Tiếng nói của họ dầu là chính thức hay không chính thức vẫn tác động tới đời sống tinh thần của cả nước. Nhưng không có con buôn đâu nhá, dầu là tỷ phú vẫn cứ bị dân Hà Nội xem là lái buôn. Cũng không có quan lại đâu nhá, quan lại phải đỗ đại khoa, phải sống cao thượng, 36
  41. đẹp đẽ mới được xem là trí thức. Cụ Thiếu Hà Đông vẫn cứ là bồi Tây. Còn Tổng đốc Hoàng Diệu mới là sĩ phu Bắc Hà” (Đất kinh kỳ). Bởi thế mà người Hà Nội truyền nhau sống sao cho đúng, cho xứng : “Này, sống ở Hà Nội là phải rất cẩn thận! Anh vô danh thì không nói làm gì nếu anh đã có tí chút tên tuổi là anh sẽ được đánh giá. Ai đánh giá, không có tác giả, không có địa chỉ, chỉ biết một lúc nào đó dư luận chợt bùng lên để đánh giá về một con người, về một tầng lớp người, là bia miệng đấy, trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng ” Cái dư luận lợi hại ấy là một thứ luật không văn bản để người Hà Nội phải sống đúng theo lề luật của dân kinh đô. Và sự đánh giá của nó, của đất kinh kỳ, về việc về người là rất quan trọng, có giá trị lưu truyền hậu thế. Nhân cách cao đẹp không chỉ hình thành và tồn tại trong ứng xử, giao tiếp giữa người với người. Ngay cả thú chơi hoa cũng lại nói lên con người đất kinh kỳ, người ta chơi hoa nhưng cũng tùy từng loại mà đánh giá như đánh giá một con người vậy, có loại lan Địa lan, Hoàng lan, Thanh lan thì được quý trọng nâng niu mà “ Lại có thứ lan Tứ Thời, thơm lừng lẫy, lá dài hẹp, cứng đơ, trồng dễ lại đẻ khỏe. Nhưng các cụ khinh, liệt vào loại hoa hèn cỏ nội. Vì sao? Vì thời nào nó cũng sống được, cũng thơm được. Cái thứ hoa nịnh đời, nịnh người đến thế thì trọng làm gì” (Đất kinh kỳ). Vậy mới thấy, người Hà thành sống có những quy tắc riêng ăn sâu vào máu thịt mới hình thành nên một vùng kinh sư để bốn phương mến mộ như vậy. Ở đây họ truyền nhau lấy cái đức làm gốc, còn sang giàu chỉ là thứ yếu “Các anh chị nuôi dạy con cháu rồi cưới vợ gả chồng cho chúng nó, nhớ lấy cái đức làm đầu, tài sắc phú quý tính sau. Ở đời chỉ có cái đức là trường tồn, càng có nhiều càng tốt, không sợ thừa”. Một xã hội đề cao nhân đức là một xã hội đáng được ngưỡng vọng, nó đến từ những con người bình thường, nhỏ bé thôi nhưng không từ bỏ những giá trị tốt đẹp: “Người đàn bà tầm thường thôi nhưng cái cách ứng xử một đời không thay đổi của bà lão lại chẳng tầm 37
  42. thường một chút nào: biết thích ứng nhanh để hòa nhập nhưng không chịu để mất những niềm tin riêng, cái cốt cách riêng của mình”. Bản lĩnh và nhân cách của người Hà Nội đã xây dựng nên một Hà Nội phồn hoa, tráng lệ mà thâm trầm sâu sắc. Người ta coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, miễn sao được cùng mọi người sống và chết vì Hà Nội, vì đất nước: “Có một lần nào đó, khi tôi còn ở Hà Nội, Khang đã nói với tôi, rằng hắn không tiếc gì mấy cái xe hái ra tiền của gia đình. Bạn bè cùng lứa tuổi ở Hà Nội nhiều người ra đi kháng chiến mà không có ngày về thì sao? Cái chết còn dám coi nhẹ tựa lông hồng huống gì tiền bạc (Danh phận). Đó là lời của người thanh niên, còn các bà mẹ, bà vợ cũng mạnh mẽ và tự trọng không kém: “Không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nói phải chết, cũng là một cách giết chết nó”. Rồi cô chép miệng: “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì” (Một người Hà Nội). Đó là những người thuộc tầng lớp tư sản, những người khó khăn hơn cũng thể hiện mình là một người giàu lòng tự trọng, sống vì những điều tốt đẹp và chết cũng vì nó: “Chao ôi! Một anh thợ vô danh ở làng mà dám có cao vọng đoạt quyền tạo hóa bằng cái chàng cái đục của mình sao? Biết thế nào được! Cõi mơ mộng của con người ta vốn vô cùng mà.” (Nghệ nhân ở làng). Bản lĩnh và nhân cách của người Hà thành không xa xôi, cũng không quá khó để đi tìm, nó nằm ngay trong cách mà người với người đối xử với nhau, mang đến cho nhau hơi ấm của tình yêu. Đọc Nắng chiều, ta bắt gặp một tình yêu chân thành mà mong mỏi đến cuối đời của bà Bơ, của bà Đại. Tình cảm của hai người già khi đã ở tuổi thất thập sao đẹp đẽ và lung linh như ánh nắng ban chiều, vừa đủ đẹp nhưng cũng khiến cho người ta thấy nuối tiếc trước sự trôi chảy của thời gian và sự trêu ngươi của tạo hóa. Với Nắng chiều, điều đọng lại là lòng yêu thương của những con người dành cho nhau, luôn 38
  43. nghĩ về người khác mong cho người khác được hạnh phúc cũng như bản thân được hạnh phúc. Xuyên suốt tập truyện, tác giả khéo léo đan cài những giá trị văn hóa tốt đẹp của đất và người Hà Nội, là người cũ, là người trẻ nhưng thấp thoáng đâu đó giữa những xô bồ khắc nghiệt của cuộc sống vẫn ánh lên sắc màu huyền diệu của vùng đất đế đô, những con người vẫn miệt mài gìn giữ truyền thống tốt đẹp của cha ông và truyền lại cho con cháu đời sau CHƯƠNG 3. NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC VĂN HÓA QUA TẬP TRUYỆN NGẮN HÀ NỘI TRONG MẮT TÔI CỦA NGUYỄN KHẢI 3.1 Thời gian và không gian văn hóa qua Hà Nội trong mắt tôi 3.1.1. Thời gian văn hóa qua Hà Nội trong mắt tôi Trong thi pháp văn học, thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể chiêm nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm với các chiều thời gian hiện tại, quá khứ và tương lai. Thời gian nghệ thuật được sáng tạo ra nên nó mang tính chủ quan, gắn với thời gian tâm lý. Thời gian nghệ thuật là phạm trù đặc trưng của văn học bởi văn học là nghệ thuật thời gian. Điều đặc biệt, thời gian nghệ thuật là một biểu hiện, biểu trưng thể hiện quan niệm của nhà văn về đời sống và con người, nó có thể dài như thế kỷ mà có thể ngắn như cái chớp mắt. Trong tác phẩm văn học, thời gian nghệ thuật có thể dài, ngắn, đảo chiều, từ xa xưa tới thực tại hoặc ngược lại tùy thuộc vào quan điểm của nhà văn và cách anh ta nhìn hiện thực cuộc sống. Thời gian nghệ thuật trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi vừa là thời gian vật lý vừa là thời gian văn hóa mang dấu ấn văn hóa của thời đại. Nổi bật trong tập truyện là thời gian văn hóa quá khứ và thời gian văn hóa hiện tại. 39
  44. Thời gian quá khứ thường được nhắc tới trong các câu chuyện của nhân vật, qua những phong tục, cách ứng xử của người xưa, từ đó chiếu rọi tới hiện tại làm nổi bật lên sự khác biệt văn hóa của quá khứ không xa lắm với hiện tại đầy xáo trộn của Hà Nội, của người Hà Nội. Với Nếp Nhà, thời gian dường như ngưng đọng lại nơi ngôi nhà của nhân vật bà cô, nơi đây mọi thứ dường như vẫn y nguyên từ “ba đời” trước từ lời ăn tiếng nói, từ cách ăn mặc, lối sống lối sinh hoạt Thời gian ở trong Nếp Nhà còn là thời gian của phố phường, của tiết trời mùa xuân Hà Nội. Trong cảm thức của nhân vật “tôi”, “Mùa xuân ở Hà Nội bao giờ cũng đẹp. Với tôi đã nhiều năm không được sống ở Hà Nội vào mùa xuân lại càng thấy đẹp”. Trong Nếp Nhà, tác giả đưa ta đến với Hà Nội qua các câu chuyện không liền mạch thời gian, lúc đột ngột đến, rồi đi sau đó trở lại. Với Đất Kinh kỳ, người đọc như được trở lại những năm năm mươi của thế kỷ trước với nghệ thuật trồng cây cảnh của cụ Vĩnh phố Hàng Trống. Với Một người Hà Nội, thời gian quá khứ dường như làm chủ trong những câu chuyện của nhân vật tôi và bà cô Hiền. Một nguời Hà Nội được tác giả chia thành 7 phần và có đánh số từng phần. Mở đầu cho mỗi phần ấy đều là những mốc thời gian của quá khứ: từ kháng chiến trở về, Xưa kia, Chín năm xa phố phường, Tháng 12 năm 75, Nhiều năm đã trôi qua dường như quá khứ là một chất liệu chính cho câu chuyện, thông qua những mốc thời gian ấy tác giả lồng vào những câu chuyện về một Hà Nội diễm lệ, hào hoa: “Bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định/ khăn vấn bỏ đuôi gà, áo tứ thân bằng hàng tơ dệt thưa gọi là xuyến, mặc quần lĩnh Bưởi và đi hài”. Đấy cũng chính là một ước ao bình dị, chân thành từ Một người Hà Nội: “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì”. Với Người của ngày xưa, thời gian quá khứ được khai thác triệt để, đưa người đọc trở về thời kì cách nay non thế kỷ cua những ông tuần bà phủ, 40
  45. thông qua những câu chuyện của quá khứ mà răn dạy hiện tại, trong Người của ngày xưa thời gian quá khứ hoàn toàn chiếm trọn trong tác phẩm, cái hiện tại chỉ tô điểm thêm cho nhận định, là sự tự khẳng định như cuối truyện viết : “Cụ là cô gái nghèo, thuộc lớp đáy của xã hội, bỗng chốc thành phu nhân, danh vọng và tiền bạc đều dư thừa mà không lóa mắt, không đua đòi, không chịu để mất cái phẩm giá riêng, nghĩ lại thật đáng sợ. người đàn bà tầm thường thôi nhưng cái cách ứng xử một đời không thay đổi của bà lão lại chẳng tầm thường một chút nào” đó là việc biết thích ứng nhanh để hòa nhập nhưng không chịu để mất những niềm tin riêng, cái cốt cách riêng của mình. Đó cũng là cách ứng xử của những người Hà Nội có văn hóa xưa. Cốt cách của người Hà Nội đã được thể hiện qua những câu chuyện của quá khứ, để đúc kết lên như một triết lí, Hà Nội đẹp bởi những con người, của bề dầy truyền thống như “những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kỳ chói sáng những ánh vàng” (Một người Hà Nội). Cùng với thời gian quá khứ, trang viết của Nguyễn Khải có sự đồng hiện của thời gian hiện tại. Có thể nói, Nếp nhà mở đầu cho tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi là có lý do của nó. Thời gian nghệ thuật được tác giả đan xen nhau giữa hiện tại và quá khứ, từ những năm trước Đổi mới cho tới khi Hà Nội đã lột xác, nhưng đọng lại trong nếp nhà ấy vẫn phảng phất nét văn hóa của đất kinh kỳ. Thời gian hiện tại của Nếp nhà là mùa xuân, là sự điều chỉnh gia pháp theo thời đại, thời mà kim tiền bắt đầu đánh chiếm vào phên lũy của văn hóa. Trong Chúng tôi và bọn hắn thời gian cũng được trở đi trở lại, từ hiện tại ngược về quá khứ, từ quá khứ nối tiếp tới hiện tại. Hiện tại là những giá trị đang đảo lộn, những toan tính mưu cầu công danh bằng tiền bạc. Trong truyện ngắn này tồn tại một thời gian thú vị, đó là thời gian ‘chờ đợi” khi kết thúc tác phẩm tác giả cài vào đó một câu “Vâng, để rồi xem, đó 41
  46. là chuyện sau này chứ đâu phải chuyện ngay ngày mai. Cháu vẫn còn thời gian để chờ đợi mà”. Đó như một lời thách thức của hiện tại xô bồ vào quá khứ trầm mặc, sự thách thức của thực tại với những giá trị văn hóa truyền thống giữa những người trẻ và thế hệ cũ của Hà Nội. Với Người của ngày xưa thời gian hiện tại không nhiều, nó bị thời gian quá khứ lấn át hoàn toàn, chỉ một đôi dòng thôi nhưng nó làm cái đối trọng nặng nề với thời gian quá khứ; Xưa kia những người chủ gia đình ở phố này chỉ nói có chuyện chính trị, chính trị trong nước, chính trị quốc tế và các bà vợ thì ngồi nghe ké. Bây giờ chỉ có các bà nói, các con nói, nói toàn chuyện tiền bạc, nói sự đối xử bất bình đẳng giữa doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, nói cảnh sát kinh tế, nói cán bộ thuế vụ, giọng lưỡi chao chát, sát phạt, còn các đức ông chồng đã về hưu thì ngồi nín lặng với vẻ mặt sầu muộn của người đã mất quyền. Này, như thế có phải là thời thế đã đổi thay không nhỉ?” Có thể nói trong tập truyện ngắn này, thời gian của hiện tại là thứ thời gian của những thay đổi, thay đổi trong cách nghĩ, cách nói, cách làm, thay đổi cả trong trật tự xã hội và thay đổi trong phông văn hóa. Nếu như thời gian quá khứ chủ yếu nói về những năm đói khổ, ăn không đủ no ngày nay ăn lo ngày mai, nhưng nếp nhà luôn yên ấm và nền nếp, người trẻ biết kính trọng người già và giữa người với người chưa có sự nghi kỵ lẫn nhau, thì với thời gian hiện tại hay nói cách khác đi chính là thực tại những năm sau Đổi mới, mọi thứ dường như đảo lộn, những anh chàng châm chọc người già ngay trên phố (Nếp nhà) những giá trị cũ lỗi thời nhường chỗ cho xe hơi, cho chức vụ và quyền thế, cho tiền bạc và giàu sang (Chúng tôi và bọn hắn) và cuối cùng là những trăn trở của một lớp người cũ nhìn về quá khứ, thở dài với thực tại, với những xô bồ náo nhiệt đang cướp đi văn hóa truyền thống ngay từ trong những ngôi nhà và ngoài xã hội. Hà Nội đứng trước cuộc chuyển mình vĩ đại nhưng đầy đau đớn, những giá trị văn hóa có nguy cơ bị nhường chỗ cho sự 42
  47. lên ngôi của kinh tế thị trường. Thời gian nghệ thuật như một thước đo hữu hiệu cho điều ấy. 3.1.2. Không gian văn hóa qua Hà Nội trong mắt tôi Cũng như trong thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Nếu như mọi vật thể trong thế giới đều tồn tại trong không gian ba chiều là cao, rộng và sâu thì không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân vật nào không có nền cảnh nào đó. Không gian nghệ thuật là sự sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về sự phản ánh giản đơn của không gian địa lý đơn thuần, không gian nghệ thuật là sự biểu hiện mô hình thế giới của tác giả trong tác phẩm bằng ngôn ngữ của các biểu tượng không gian. Theo đó, không gian nghệ thuật ấy cũng góp chuyên chở những dấu ấn văn hóa của quá khứ hay hiện tại. Với tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi, Nguyễn Khải đã tái hiện cả không gian văn hóa quá khứ và không gian văn hóa hiện tại. Trong tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi, thời gian và không gian quá khứ luôn song hành cùng nhau, nó như một thước đo, một kiểu mẫu cho xã hội, biểu hiện văn hóa truyền thống của Hà Nội đối lập với thời gian và không gian hiện tại của Hà Nội những năm sau Đổi mới. Trong Nếp Nhà, không gian quá khứ chính nằm ở ngôi nhà cũ giữa Thủ đô, nó đại diện cho văn hóa truyền thống, nơi mà mấy thế hệ cùng nhau chung sống trong không gian nhỏ hẹp nhưng đậm đặc chất Hà thành, không xô bồ, không mưu toan và không xích mích. Một không gian nhỏ như thế nhưng giống như viên ngọc giữa bể khơi, các giá trị văn hóa tụ lại ở đây đã vài thế hệ không có gì thay đổi, những con người hằng ngày vẫn đi về, vẫn đạp xe xuống phố và bày bán những mặt hàng sơn mài nhỏ xinh. Không gian trong các truyện ngắn ở tập truyện này không rộng, không mênh mang trải dài mà gói gọn trong lòng thành phố, thậm chí gói gọn trong 43
  48. một ngôi nhà, với Hà Nội, dường như mọi thứ văn hóa nó tạo ra đều được đưa vào ngôi nhà, nhỏ thôi nhưng như ngự trên đất linh nên cũng khác thường. Một ngôi nhà đến mấy thế hệ chung sống, có già có trẻ lại có cả người điên nhưng vẫn giữ cái danh nhà làm bánh kẹo nổi tiếng đất Hà Thành (Tiền), ngôi nhà ôm lấy cái truyền thống như ông cụ giữ lấy cái nghề của mình vậy. Đến nỗi : “Cái miếng ngon không thể nói bằng lời, viết ra giấy mà làm được. Phải vừa làm vừa học mới biết. Rồi ông lại nói: Phàm đã làm gì cho đặc sắc thì phải có chủ có thợ. Thợ phải do chủ chọn, làm theo ý chủ, không được cãi. Nhưng nó lại trái với cái thời bây giờ. Hiền ao ước sẽ có ngày cô mua lại cả cái nhà này, sẽ mở lại cửa hàng làm bánh kẹo như ngày xưa, treo lại cái bảng hiệu của ngày xưa” (Tiền). Cũng trong một ngôi nhà, nhưng ở ngoại thành Hà Nội, cái tinh hoa của làng nghề truyền thống nằm ở một người nghệ nhân chạm khắc. Người nghệ nhân ấy dồn hết tất cả tâm huyết của mình vào một cái lèo tủ, thật đáng ngưỡng mộ: “Em có làm theo sự đặt hàng đâu mà cần làm cho nhanh, làm cho xong. Mỗi ngày em chỉ đục có một cái mặt của bạn bè, lúc đưa cái đục vũm hay cái đục tách lên mặt gỗ lại như được sống trong khoảnh khắc với người ấy. Còn khi đã làm xong lại là chuyện khác, nó chỉ là khúc gỗ vô hồn thôi, mình với nó lại là hai, không còn là một. Làm xong cái lèo tủ em buồn mất mấy ngày vì lại phải xa nhau một lần nữa, lần này có thể là mãi mãi. Lắm đêm vắng lặng không ngủ được, em cứ lắng tai nghe chỗ để tượng có tiếng động đậy gì không?” (Nghệ nhân ở làng). Nhịp sống xô bồ hình như không chạm tới nơi đây. Với Một người Hà Nội, không gian trùm lấp cả truyện là Hà Nội, từ Hà Nội những năm trước 54 tới Hà Nội sau giải phóng, đó là không gian lớn và xuyên suốt. Nhưng trong đó lại có một không gian nhỏ hơn, là không gian của một ngôi nhà cụ thể, ở đó có tấm bình phong cao hơn đầu người bằng gỗ chạm đặt trước nơi tiếp khách suốt mấy chục năm không hề thay đổi. Một bộ sa lông gụ “cái khánh”, 44
  49. cái sập gụ chân quỳ chạm rất đẹp nhưng không khảm, cái tủ chùa một cánh bên trong bày một cái lọ men Thúy hồng, một cái lư hương đời Hán, một cái liễn hấp sâm Giang Tây, và mấy thứ bình lọ màu men thì thường nhưng có dáng lạ, chả rõ từ đời nào. Không gian ấy mang đậm tính hoài cổ của một quá khứ diễm lệ hào hoa những năm đầu thế kỷ 20. Tóm lại, ở trong tập truyện ngắn này, không gian quá khứ khiến người ta hồi tưởng, hoài cổ về một Hà Nội của những năm trước, chưa xa lắm nhưng lại đang bị phủ một lớp bụi mờ, một Hà Nội không lạ lẫm nhưng lại như mới quen bởi nó cổ kính và nên thơ. Cùng với không gian văn hóa quá khứ, không gian văn hóa hiện tại xuất hiện trong tác phẩm như một mảng đối lập với không gian văn hóa quá khứ . Trong tập truyện ngắn này, không gian của thực tại đầy ắp những nét tươi mới nhưng cũng chứa đầy hào nhoáng bóng bẩy của xã hội hiện đại, những nét cổ kính rêu phong chìm lấp dưới những ngôi nhà cao tầng, Hà Nội chói lòa bởi ánh đèn điện và nhộn nhịp tiếng xe: “Chưa bao giờ Hà Nội vui như bây giờ. Phố xá vui, mặt người vui. Nhiều người nói Hà Nội đã sống lại. - Tôi nói: Có đúng một phần, phần xác thôi, còn phần hồn thì chưa. Cứ nhìn nghe những người Hà Nội buôn bán, ăn uống, nói năng, cư xử với nhau ở ngoài đường là đủ rõ”. (Một người Hà Nội). Cái xô bồ cũng tìm đến tận ngoại thành, ở một làng chạm khắc ngà voi và gỗ khi “Tôi đã đi suốt làng cả một buổi chiều, thăm nhiều nhà, ngắm nhìn nhiều tượng gỗ, tượng Phật có, tượng Thánh có, rồi ông Tiều ông Ngư, trẻ trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo, sư tử vờn cầu, hổ nằm, hổ đứng, đẹp thì có đẹp nhưng không thích, chỉ là sản phẩm thủ công của những ông thợ làm nghề, chỉ thấy giá tiền, nơi bán, quy luật thương trường, chứ không được nghe một câu nào về nghệ thuật, về cái thần bí của nghề, những chuyện của nghề. Đứng đâu ngồi đâu cũng nghe nói đến tiền, đến chính mình cũng phải luôn luôn nghĩ đến tiền. Thật chán quá!” (Nghệ nhân ở làng) 45
  50. Không gian hiện tại ngập ngụa trong mớ hỗn độn của đồng tiền, ở đâu cũng thấy người ta nhắc tới tiền; ngay cả ở trong nhà: “hai gia đình chỉ có một cửa hàng, chỉ có một chỗ làm ra tiền, sẽ không ai chịu nhường ai, cũng không ai muốn chung đụng với ai trong cái thời buổi đến thần thánh cũng phải quỵ lụy kẻ có tiền”(Tiền). Không gian hiện tại của Hà Nội trong mắt tôi ngập tràn sự đảo lộn, là không gian của những người trẻ như Lộc (Chúng tôi và bọn hắn), như Nghĩa (Người của ngày xưa) và Hiền (Tiền), Hà Nội không còn dành cho người già, những người ưa lối sống chậm và coi thường tiền bạc, tránh xa xô bồ, ngược lại những người trẻ sẵn sàng lao vào nó “Bây giờ các con anh đều lao vào kiếm tiền, đều nuôi mộng làm triệu phú tỷ phú trong chớp mắt (Nếp nhà). Trong tập truyện này, Hà Nội của hiện tại hiện lên có phần xấu xí, đó như là điều không thể tránh khỏi sau khi mở cửa. Tác giả dường như không ngại ngùng khi nói lên một cách chân thực mặt trái của Hà Nội trong vận hội mới, nhiều thách thức. 3.2. Ngôn ngữ người kể chuyện và giọng điệu trần thuật mang đậm màu sắc văn hóa thời đại 3.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện Đỗ Hải Phong trong: Vấn đề người kể chuyện trong thi pháp tự sự hiện đại, đã dẫn lời của Todorov như sau: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới tưởng tượng Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện. Ngôn ngữ của người kể chuyện tập trung ở lời người kể chuyện. Nó bao gồm phần lời giới thiệu, miêu tả, trần thuật sự việc, con người; bao gồm cả lời dẫn thoại; lời trữ tình” [10, 116 – 125]. Lời người kể chuyện thường mang tính khách quan hơn so với lời nhân vật, nó có nhiệm vụ làm nền cho sự xuất hiện của câu chuyện và của lời nhân vật, là mối dây liên kết các yếu tố tổ chức tác phẩm. Lời người kể chuyện là thành tố quan trọng trong ngôn ngữ kể chuyện, nó chiếm một tỷ trọng lớn trong lời văn nghệ thuật toàn tác phẩm. 46
  51. Với Nguyễn Khải, ngòi bút của ông hướng nhiều vào đời sống thế sự với sự chiêm nghiệm và triết lí về nhân sinh, tìm kiếm những giá trị bền vững vĩnh hằng của con người và đời sống. Thế giới nhân vật của Nguyễn Khải vì thế cũng được mở rộng, thay đổi, với nhiều kiểu loại nhân vật mới và nhất là được soi ngắm, định giá từ những thang bậc giá trị khác – những giá trị bền vững về nhân cách, về lối sống. Những nhân vật ấy tuy rất khác với các nhân vật lí tưởng của Nguyễn Khải hồi trước đổi mới nhưng giữa họ lại có những nét chung, đó là bản lĩnh, niềm tin vào điều mình đã lựa chọn, là sự sắc sảo, thông minh, có tài ăn nói. Bà Hiền trong Một người Hà Nội là một nhân vật rất tiêu biểu cho một mẫu người được tác giả ưa thích, say mê trong sáng tác của ông ở thời kì đổi mới. Truyện Một người Hà Nội được tác giả chia làm 7 phần, có đánh số mỗi phần, kể những chuyện về bà Hiền và gia đình bà trong một khoảng thời gian dài suốt mấy chục năm, chủ yếu từ sau cuộc kháng chiến chống Pháp, Hà Nội được giải phóng cho đến những năm đầu đổi mới, qua lời kể của nhân vật kể chuyện xưng tôi – người cháu họ gọi bà Hiền bằng cô. Truyện Một người Hà Nội khá tiêu biểu cho lối viết quen thuộc và ưa thích của Nguyễn Khải: không xây dựng một cốt truyện chặt chẽ xung quanh một tình huống cơ bản, mà là sự xâu chuỗi nhiều sự việc, nhiều mẩu chuyện, nhiều khi không có quan hệ trực tiếp với nhau, nhưng đều tập trung làm nổi rõ một vấn đề hoặc một nhân vật. Cách viết này có ưu thế là cho phép ngòi bút tác giả được tự do, chủ động trong lựa chọn chi tiết, sự việc, lại có thể xen vào những nhận xét bình luận của mình, không bị quá lệ thuộc vào một cốt truyện chặt chẽ, với các chi tiết, sự việc phải sắp xếp theo quan hệ nhân quả. Sử dụng phương thức kể là chủ yếu xen với bình luận và miêu tả cũng là cách viết quen thuộc của ngòi bút Nguyễn Khải. Qua lời kể của nhân vật “tôi” (mang dáng dấp của chính tác giả), người đọc hình dung được gần như trọn vẹn về cuộc đời bà Hiền, từ thời thiếu nữ 47
  52. mơ mộng, chủ nhân của một xa lông văn chương có tiếng của Hà Nội trước 1945, đến một bà Hiền, chủ một gia đình, trong việc nuôi dạy con cái, trong cách sống hằng ngày và trong các quan hệ với xã hội mới, với cuộc kháng chiến. Cố nhiên, trong một truyện ngắn nhà văn không thể và cũng không có ý định tạo dựng một hình tượng nhân vật toàn vẹn, với mọi mối quan hệ trong đời sống riêng chung và mọi bình diện của cuộc sống con người. Cái mà tác giả quan tâm và tập trung thể hiện ở nhân vật bà Hiền chính là vẻ đẹp của một lối sống, nhân cách người Hà Nội, “Một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn”, như chính lời của người kể chuyện nói về nhân vật bà Hiền. Trong lời nhận xét này, có hai khía cạnh được nhấn mạnh ở tư cách người Hà Nội của nhân vật bà Hiền: “Thuần túy không pha trộn” và “Một người Hà Nội của hôm nay”. Ngôn ngữ người kể chuyện trong các truyện ngắn được tập hợp thành tập truyện ngắn Hà Nội trong mắt tôi,“tôi’’ là một người rất yêu Hà Nội, am hiểu sâu sắc về Hà Nội. Từng sống gắn bó với Hà Nội qua nhiều thời đoạn, nhiều chặng đường hiện thực của đất nước, tôi đã cảm nhận và khám phá nhiều vẻ đẹp của Hà Nội, con người Hà Nội. Năm 1955, khi cùng đồng dội về tiếp quản Thủ đô, “tôi” còn trẻ lắm, mới hăm bốn, hăm lăm “cái xuân xanh”, “tôi” thấy Hà Nội thật đẹp ở cái vẻ ngoài rực rỡ, náo nhiệt với bao nhiêu “phố phường” lung linh “ánh điện”. Khi đã có tuổi,“tôi”lại thấy Hà Nội đẹp ở vẻ trầm mặc, cổ kính. Ngôn ngữ của người kể chuyện ở tập truyện này đôi khi là suồng sã, bốp chát đậm tính ‘’ kinh tế thị trường’’ : “Chạy lộn đường rồi! Văn Điển đi lối kia cụ ơi!” (Nếp nhà), hay như: ‘’ Hắn cười khẽ: “Tất nhiên là bằng xe hơi của cháu”. (Chúng tôi và bọn hắn). Ngôn ngữ của người kể chuyện trong cùng một tác phẩm luôn có sự đối lập với nhau, một bên đầy tính đời thường, xù xì và trần trụi, một bên đầy tính triết luận, trải đời của nhân vật (hay chính là nhà văn), hai dạng ngôn ngữ này cùng nhau tung hứng để tạo nên màu sắc 48
  53. khác biệt giữa một lớp người cũ đại diện cho truyền thống, văn hóa của Hà Nội ‘xưa” và một bên là những người trẻ, lớp người của thời buổi kinh tế thị trường: “Rồi anh xem, riêng trong cái lĩnh vực này đồng tiền chả có nghĩa lý gì”. Hắn lại cười mủm mỉm, một nụ cười rất là “cáo”: - Vâng, để rồi xem, đó là chuyện sau này chứ đâu phải chuyện ngay ngày mai. Cháu vẫn còn thời gian để chờ đợi mà (Chúng tôi và bọn hắn). Ngôn ngữ trong các tác phẩm cũng được nhà văn chọn lựa rất kĩ càng, khi nói về những truyền thống, cung cách của một Hà Nội xưa, người kể chuyện thường trở nên trầm lắng, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc và tinh tế, khi nói đến những vấn đề nhức nhối hiện tại, ngôn ngữ của người kể chuyện trở nên “đanh” hơn, chua chát hơn. Nó tạo ra cho tác phẩm những luồng mạch rõ rệt, người đọc sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt của hai thế hệ. Người kể chuyện đồng thời cũng là nhân vật trong tác phẩm luôn đưa ra những lời kết cho câu chuyện của mình bằng một đoạn có tính triết luận : “Chao ôi! Một anh thợ vô danh ở làng mà dám có cao vọng đoạt quyền tạo hóa bằng cái chàng cái đục của mình sao? Biết thế nào được! Cõi mơ mộng của con người ta vốn vô cùng mà” (Nghệ nhân ở làng) hay như “ không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng”; “hoặc sống cả hoặc chết cả, vui lẻ thì có hay hớm gì”(Một người Hà Nội), nhưng với thế hệ trẻ, người kể chuyện trở thành một người đồng niên, ngôn ngữ sinh động hơn, hoạt bát hơn: “Cái thằng nhóc ấy, cái thằng tôi ẵm bế nó từ thuở mới có mấy tháng lại ghê gớm đến thế à? Nó được đào tạo từ bao giờ, hả? Bố Phúc nó chưa dễ đã làm được huống chi nó. Còn nó thì nó đã làm rồi đấy. Cái xí nghiệp của nó đã có tiếng tăm rồi đấy. Chẳng gì nó cũng là một ông tỷ phú, tỷ phú nhà nước thôi, của cái thời bây giờ” (Chúng tôi và bọn hắn). Tóm lại, trong tập truyện ngắn này, ngôn ngữ người kể chuyện thường linh hoạt, chuyển tiếp mềm mại giữa hai tuyến truyện, hai tuyến nhân vật. 49
  54. Điều đó góp phần làm nổi bật vấn đề xung đột của tác phẩm mà nhà văn nhắm tới. 3.2.2. Giọng điệu trần thuật Với Nguyễn Khải, một trong những cách tân lớn nhất là chuyển đổi giọng điệu trần thuật từ quan niệm duy ý chí, giọng điệu trang trọng ngợi ca mang âm hưởng của sử thi anh hùng ca, đó cũng gần như là giọng điệu chung cho hầu hết các nhà văn giai đoạn trước giải phóng. sang màu sắc triết luận, tranh biện, điển hình là hình tượng cái tôi xuất hiện với tần suất nhiều hơn, giọng văn mang nhiều tâm tình của nhà văn với xã hội hơn Giọng điệu trần thuật của Nguyễn Khải ở Hà Nội trong mắt tôi nghiêng nhiều về khuynh hướng triết luận, tranh luận trong đó người kể chuyện thường được đặt ở ngôi thứ nhất xưng “tôi”. Tất cả 10 truyện ngắn trong tập này đều được kể dưới lời kể của nhân vật tôi, đó là người dẫn dắt độc giả đi vào trong câu chuyện, đảm đương mạch dẫn dắt tự sự. Nếu trước đây triết lý của Nguyễn Khải chủ yếu được khơi gợi xung quanh vấn đề lý tưởng, hành động ý thức giác ngộ (Tầm nhìn xa, Hãy đi xa hơn nữa) thì ở trong tập truyện này các tác phẩm như Chúng tôi và bọn hắn mang màu sắc khác. Nhà văn hướng sâu hơn vào vấn đề đạo đức, lương tâm, những trăn trở về một xã hội mới đang xuất hiện phá vỡ những trật tự văn hóa cũ, những câu chuyện thế sự và sự lên xuống của đời người không biết trước được (Người của ngày xưa). Giọng điệu ở đây đã không còn cái tỉnh táo sắc lạnh của hơn 20 năm trước, thay vào đó là sự trải đời của tác giả đến người trần thuật, từ nhân vật tới nhân vật; đó là sóng ngầm của thời bình, thời mở cửa kinh tế thị trường như trong Nếp Nhà khi ngôi nhà ở giữa trung tâm lọt vào tầm ngắm của giới kinh doanh, là sự cám dỗ của đồng tiền mà lại phải rất khéo léo sử dụng nó trong Chúng tôi và bọn hắn, là sự suy tư, tiếc nuối về những giá trị xưa cũ mà ngày nay Hà Nội đang dần mất đi: “ Hà Nội bây giờ không còn là của mình nữa. Nó là của các anh. Nó sẵn sàng phục vụ cho mọi tham vọng của các anh 50
  55. (Chúng tôi và bọn hắn). Giọng điệu của nhân vật “tôi” mang nặng tính chiêm nghiệm của người từng trải, xen lẫn vào đó là sự nuối tiếc của một người từng gắn bó với Hà Nội trước những đổi thay như một cơn lốc có thể cuốn đi các giá trị truyền thống từ bao đời. Từ những ngóc ngách không ngờ của thế giới nhân vật, đời sống thực tại hiện ra như kính vạn hoa ở phía hào nhoáng nhất và cổ kính nhất, hiện tại hào nhoáng va chạm với quá khứ rêu phong, giữa quan hệ tiền bạc và máu mủ ruột thịt (Tiền). Hàng loạt vấn đề cứ ngồn ngộn trải ra qua nhân vật tôi, trong đó triết lý của cuộc đời được đưa ra theo hai chiều hướng đối lập: già và trẻ (Chúng tôi và bọn hắn), giữa hiện tại và quá khứ (Người của ngày xưa, Nếp nhà) thức thời và lạc thời, hoa và rác Nguyễn Khải rất biết khai thác những cuộc đối thoại mặt đối mặt giữa hai thế hệ già và trẻ với ý thức về quá khứ và hiện tại với thời gian đã mất và vận hội không dành nhiều cho người già. Đồng điệu hay đối lập, phê phán hay ngợi ca có những vấn đề trước đây nhà văn chưa từng đặt ra nhưng nay với sự xuất hiện của một lớp người mới, nhà văn như tâm tình cùng những con người cũ của Hà Nội, như tâm tình với một Hà Nội xưa cũ trước ngưỡng cửa của thời đại mới, trong đó Nguyễn Khải thấy được một lớp người cũ có cái chất vàng đáng quý cần học lấy, cái mà người trẻ đầy kiêu hãnh chưa chắc đã có được (Một người Hà Nội, Đất kinh kỳ, Nếp nhà ) Đối thoại trong tập truyện này được Nguyễn Khải tập trung vào việc hai thế hệ có những chạm trán gay gắt về quan niệm sống, về cách sống (Chúng tôi và bọn hắn). Viết về Hà Nội, Nguyễn Khải dường như muốn cho người ta thấy một Hà Nội bình thản đi qua biết bao bão giông, qua những thay đổi và thăng trầm của lịch sử. Ở đó có những con người đại diện cho nét văn hóa của thủ đô, là những hạt bụi vàng (Một người Hà Nội), từ chuyện văn chương cho tới việc đời thường giọng văn của ông như thấm cái “sang”, cái tinh tế của vùng đất này để làm nổi bật những “ cốt cách vàng” góp phần làm đẹp thêm, ý nghĩa 51
  56. hơn cho cuộc đời (Đất kinh kỳ, Một người Hà Nội, Nếp nhà, Người của ngày xưa) là sự tự chiêm nghiệm khi với Hồ Dzếnh đó là phải “tráng chút hơi hướng Tràng An” trong văn chương đích thực, là một bà cô già tưởng như lẩm cẩm nhưng lại là sợi dây bền chặt giữ lại một nếp nhà giữa trung tâm Hà Nội. Trong tập truyện này, ngoài giọng văn mang tính triết luận, Nguyễn Khải còn thể hiện một giọng điệu mang âm hưởng tâm tình, đầy sự trải nghiệm của người đã đi qua những biến đổi trong cuộc sống. Cái tâm tình đó là lời của một bà cô già về sự thay đổi của xã hội khi đồng tiền làm con người ta mờ mắt (Nếp nhà), đó cũng là sự tâm tình của một anh thợ mộc chuyên đục, chạm (Nghệ nhân ở làng), lời tâm tình trải đời ấy được thể hiện dưới góc độ của nhiều nhân vật khác nhau, ở các địa vị xã hội khác nhau nhưng có một điểm chung đó là những người đã già, những người đang trải qua một sự thay đổi lớn lao của xã hội nói chung, của Hà Nội nói riêng. Nguyễn Khải đã đặt nhân vật vào nhiều vùng không gian, thời gian khác nhau trong các cuộc thoại, của hồi ức và sự chiêm nghiệm với chất giọng tâm tình, chia sẻ luôn hướng con người vào sự tự ý thức. Hiện tại có từ hôm qua, một Hà Nội mới bắt nguồn từ những trầm tích văn hóa xưa cũ khó có thể từ bỏ. Giọng điệu trần thuật trong tác phẩm như lời thủ thỉ tâm tình của người lớn tuổi đang trò chuyện cùng ngày xưa, cùng ngày nay. 52