Khóa luận Vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại trung tâm thanh toán quốc tế Ngân hàng TMCP An Bình

pdf 97 trang thiennha21 25/04/2022 4932
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại trung tâm thanh toán quốc tế Ngân hàng TMCP An Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_van_dung_ucp_600_va_isbp_745_trong_thanh_toan_quoc.pdf

Nội dung text: Khóa luận Vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại trung tâm thanh toán quốc tế Ngân hàng TMCP An Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ KHÁNH LINH VẬN DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM THANH TOÁN QUỐC TẾ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 7340201 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC Th.S VŨ THỊ HẢI MINH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ KHÁNH LINH VẬN DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM THANH TOÁN QUỐC TẾ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ CHUYÊN NGÀNH: 7340201 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC Th.S VŨ THỊ HẢI MINH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học của Th.S Vũ Thị Hải Minh. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa đƣợc công bố dƣới bất kỳ hình thức nào trƣớc đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin đƣợc hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận tốt nghiệp của mình. Trƣờng Đại học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). Tác giả Phạm Thị Khánh Linh
  4. TÓM TẮT Thanh toán quốc tế là lĩnh vực nắm giữ vị trí quan trọng trong hoạt động thƣơng mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng. Trong thanh toán quốc tế, tín dụng chứng từ (TDCT) là phƣơng thức đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến vì có nhiều ƣu điểm vƣợt trội tuy nhiên lại có quy trình phức tạp do đƣợc điều chỉnh bởi các quy tắc và tập quán quốc tế. Do đó, việc tìm hiểu về hiệu quả vận dụng các quy tắc và tập quán quốc tế này trong ngân hàng là vô cùng cần thiết khi mà hiện nay, các tranh chấp trong TTQT vẫn còn tồn tại. Từ những lý do trên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, khóa luận hệ thống hóa lý thuyết phƣơng thức TDCT, tập trung phân tích những thay đổi quan trọng giữa UCP 600 và UCP 500, giữa ISBP 745 và ISBP 681. Bên cạnh đó, khóa luận liên hệ đến thực tiễn vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong TTQT bằng phƣơng thức TDCT tại ngân hàng Thƣơng mại cổ phần (TMCP) An Bình, phân tích kết quả đạt đƣợc nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng. Từ đó đƣa ra giải pháp nhằm hạn chế những bất hợp lệ trong BCT và củng cố những điểm mạnh hiện có, giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động TTQT bằng phƣơng thức TDCT tại ngân hàng TMCP An Bình.
  5. MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu 2 3. Mục tiêu nghiên cứu 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 4 6. Đóng góp mới của đề tài 4 7. Bố cục của khóa luận 5 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ, UCP 600 VÀ ISBP 745 6 1.1. PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 6 1.1.1. Khái niệm 6 1.1.2. Các bên liên quan 6 1.1.3. Tính chất của thƣ tín dụng 10 1.1.4. Rủi ro trong phƣơng thức Tín dụng chứng từ 12 1.2. TỔNG QUAN VỀ UCP 600 VÀ ISBP 745 14 1.2.1. Giới thiệu chung 15 1.2.2. Những điểm mới nổi bật của UCP 600 so với UCP 500 18 1.2.3. Những điểm mới nổi bật của ISBP 745 so với ISBP 681 25 CHƢƠNG II: THỰC TIỄN VẬN DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 TRONG KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ THEO PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM THANH TOÁN QUỐC TẾ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH 32
  6. 2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM THANH TOÁN QUỐC TẾ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH 32 2.1.1.Giới thiệu về Ngân hàng TMCP An Bình 32 2.1.2. Giới thiệu về Trung tâm Thanh toán quốc tế 33 2.1.3. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế tại Trung tâm Thanh toán quốc tế ABBANK 34 2.1.4. Quy trình thanh toán bằng phƣơng thức Tín dụng chứng từ 37 2.2. THỰC TIỄN VẬN DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 TRONG KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ XUẤT TRÌNH THEO THƢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH 41 2.2.1. Một số nguyên tắc kiểm tra chứng từ 42 2.2.2. Phƣơng pháp kiểm tra bộ chứng từ xuất trình theo L/C 44 2.2.3. Một số lƣu ý khác 58 2.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VẬN DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 63 2.3.1. Kết quả 63 2.3.2. Hạn chế 65 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 TRONG VIỆC KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ THEO PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH 69 3.1. ĐỀ XUẤT ĐIỀU CHỈNH VÀ HOÀN THIỆN NỘI DUNG TRONG HƢỚNG DẪN KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỨ THEO THƢ TÍN DỤNG 69 3.1.1. Về các nguyên tắc kiểm tra chứng từ 69 3.1.2. Về phƣơng pháp kiểm tra bộ chứng từ 70
  7. 3.2. ĐỀ XUẤT CẢI THIỆN CHẤT LƢỢNG KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ TẠI TT THANH TOÁN QUỐC TẾ ABBANK 72 3.2.1. Tập trung đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho các chuyên viên thanh toán quốc tế tại ngân hàng 72 3.2.2. Nâng cao chất lƣợng tƣ vấn cho khách hàng 72 3.2.3. Phát huy chính sách đối ngoại của ngân hàng 75 3.2.4. Cải thiện điều kiện về trang thiết bị, công nghệ hiện đại 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC 83
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa ABBANK Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần An Bình BCT Bộ chứng từ CN Chi nhánh CVXK Chuyên viên xuất khẩu CVNK Chuyên viên nhập khẩu CVQHKH Chuyên viên quan hệ khách hàng CVTTQT Chuyên viên thanh toán quốc tế ICC Phòng Thƣơng mại quốc tế Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân ISBP hàng trong kiểm tra chứng từ theo phƣơng thức tín dụng chứng từ KH Khách hàng NHCĐ Ngân hàng chỉ định NHPH Ngân hàng phát hành NHTB Ngân hàng thông báo NHXN Ngân hàng xác nhận NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại PGD Phòng giao dịch TMCP Thƣơng mại cổ phần TTD/ L/C Thƣ tín dụng Quy tắc và thực hành thống nhất về tín UCP dụng chứng từ
  9. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Bảng 2.1. Cơ sở tham chiếu các nguyên tắc kiểm tra chứng từ tại ABBANK 41 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm TTQT ABBANK 33 Hình 2.2. Doanh số thanh toán quốc tế tại Trung tâm TTQT ABBANK giai 35 đoạn năm 2013- 2017 Hình 2.3. Quy trình thanh toán nhập khẩu bằng phƣơng thức TDCT 38 Hình 2.4. Quy trình thanh toán xuất khẩu bằng phƣơng thức TDCT 39 Hình 2.5. Tỷ trọng doanh thu L/C trên tổng doanh thu TTQT tại ABBANK 62 giai đoạn 2013 – 2017 Hình 2.6. Số lƣợng hoạt động trong phƣơng thức TDCT tại ABBANK trong 62 giai đoạn năm 2013 – 2017
  10. 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Lý do chọn đề tài Nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kì hội nhập với nền kinh tế thế giới mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Để đạt đƣợc những bƣớc phát triển nhƣ ngày hôm nay, phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của hoạt động thƣơng mại quốc tế đã thúc đẩy giao thƣơng giữa Việt Nam và các quốc gia trên thế giới. Thanh toán quốc tế (TTQT) là lĩnh vực nắm giữ vị trí quan trọng trong hoạt động thƣơng mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất - nhập khẩu nói riêng, đặc biệt trong bối cảnh các quốc gia đều đặt thƣơng mại quốc tế lên hàng đầu và là chiến lƣợc tất yếu để phát triển kinh tế. TTQT là bƣớc quan trọng trong quá trình mua bán và trao đổi hàng hóa giữa cá nhân và tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau, hạn chế rủi ro và giúp quá trình thực hiện hợp đồng diễn ra một cách thuận lợi, xây dựng niềm tin đối với các bên liên quan trong giao dịch. Nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của TTQT trong thƣơng mại quốc tế, các bên kí kết luôn xem xét kỹ lƣỡng để có thể lựa chọn đƣợc phƣơng thức thanh toán thích hợp nhất, nhằm bảo vệ quyền lợi của mình trong trƣờng hợp có phát sinh tranh chấp. Hiện nay, có rất nhiều phƣơng phức thanh toán đang đƣợc sử dụng trong thƣơng mại quốc tế nhƣ: nhờ thu, chuyển tiền, tín dụng chứng từ, Nhƣng trong đó, tín dụng chứng từ (TDCT) là phƣơng thức đƣợc sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn cả vì nhiều ƣu điểm vƣợt trội hơn các phƣơng thức còn lại. Tuy nhiên, đây cũng là phƣơng thức thanh toán đòi hỏi quy trình nghiệp vụ phức tạp vì có liên quan đến các quy tắc và tập quán áp dụng trên phạm vi toàn thế giới, dẫn đến việc chuyên viên thanh toán quốc tế cần phải xem xét và kiểm tra kỹ lƣỡng để hạn chế xảy ra sai sót. Đƣợc sửa đổi và bổ sung nhiều lần, Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) và Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng trong kiểm tra chứng từ theo phƣơng thức tín dụng chứng từ (ISBP) có ý nghĩa rất quan trọng
  11. 2 trong phƣơng thức TDCT. Việc tìm hiểu về UCP 600 và ISBP 745 là vô cùng cần thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà những tranh chấp trong TTQT bằng phƣơng thức TDCT vẫn còn tồn tại, chủ yếu xoay quanh những sai sót do thiếu thận trọng trong việc kiểm tra chứng từ và chƣa hoàn toàn hiểu về các quy tắc trong UCP và ISBP. Điều này không chỉ gây ra thiệt hại về thời gian và kinh tế của doanh nghiệp mà còn ảnh hƣởng nghiêm trọng đến uy tín của ngân hàng. Từ những lý do trên, khóa luận đi sâu tìm hiểu về thực tiễn áp dụng UCP 600 và ISBP 745 trong TTQT bằng phƣơng thức TDCT tại Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần (TMCP) An Bình, phân tích kết quả đạt đƣợc nhằm tìm ra những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng. Từ đó đƣa ra giải pháp nhằm hạn chế những sai sót và củng cố những điểm mạnh hiện có, giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động TTQT bằng phƣơng thức TDCT tại Ngân hàng TMCP An Bình. 2. Tình hình nghiên cứu Từ những vƣớng mắc trong thực tế kiểm tra chứng từ xuất trình theo thƣ tín dụng (TTD), sự ra đời của UCP 600 và ISBP 745 có ý nghĩa quan trọng góp phần làm giảm những tranh chấp liên quan đến chứng từ. Đã có rất nhiều bài viết và nghiên cứu phân tích những điểm mới trong UCP 600 và ISBP 745, điển hình nhƣ một số nghiên cứu sau: UCP 600 có gì mới? – bài viết của Nguyễn Hữu Đức (2008) cung cấp cái nhìn tổng quan về những sự thay đổi giữa UCP 600 và UCP 500, tuy nhiên bài viết chỉ dừng lại ở một số điều khoản có sự thay đổi nổi bật và chƣa đi sâu phân tích những thay đổi trong từ ngữ hay những điểm cần lƣu ý khi áp các quy tắc. ISBP 745 có gì mới? – bài viết của Nguyễn Hữu Đức (2013) đã đƣa ra một cái nhìn tổng quan về những thay đổi đáng lƣu ý trong ISBP 745. Ngoài ra, bài viết còn đi sâu vào phân tích các cụm từ và các thuật ngữ mới đƣợc ISBP 745 bổ sung nhằm làm rõ ý nghĩa của các quy tắc. Tuy nhiên, bài viết chỉ đề cập đến những quy tắc kiểm tra phổ biến đồng thời vẫn chƣa nêu ra đƣợc những điểm bất cập của quy tắc nhằm lƣu ý các ngân hàng và doanh nghiệp khi áp dụng ISBP 745.
  12. 3 Những lưu ý trong lập và kiểm tra vận đơn đường biển theo tinh thần ISBP 745 – nghiên cứu của Nguyễn Văn Tiến – Nguyễn Thị Hồng Hải (2014). Từ những ví dụ minh họa cho các trƣờng hợp vận đơn đƣờng biển mâu thuẫn với TTD, bài viết đƣa ra những lƣu ý cho các doanh nghiệp xuất khẩu khi lấy Bill of Lading (B/L), các công ty vận tải khi phát hành B/L và các ngân hàng khi kiểm tra B/L. Bài viết tập trung chủ yếu vào cách thức ghi chú “on board”, mâu thuẫn trong lộ trình chuyên chở và quy tắc xác định ngày giao hàng trong một lần xuất trình. Đinh Xuân Trình – Đặng Thị Nhàn, Một số vấn đề pháp lý cần lưu ý khi sử dụng tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo UCP 600 (ISBP 745 ICC 2013), phân tích những lý do khiến ISBP 745 không thể tách rời UCP 600, đồng thời cũng đƣa ra những điểm cần lƣu ý và những thay đổi nổi bật trong ISBP 745. Phân tích những điểm mới của ISBP 745 và thực tiễn kiểm tra chứng từ tại Ngân hàng TMCP An Bình dưới góc nhìn ISBP 745 – Đỗ Thành Trung (2014) đã tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý thuyết của phƣơng thức tín dụng chứng từ, so sánh những điểm khác biệt giữa ISBP 745 và ISBP 681 một cách chi tiết. Đồng thời, tác giả còn dựa trên sự tham chiếu những hƣớng dẫn của Ngân hàng TMCP An Bình đến UCP 600 và ISBP 681 để đánh giá hiệu quả vận dụng UCP 600 và đƣa ra những khuyến nghị chỉnh sửa văn bản hƣớng dẫn cho phù hợp với tinh thần ISBP 745. Tiếp thu nghiên cứu trên, Ngân hàng TMCP An Bình đã có những thay đổi trong văn bản hƣớng dẫn của mình vào năm 2015, tuy nhiên trong văn bản hƣớng dẫn này vẫn còn một số nội dung chƣa đúng với các quy định của UCP 600 và ISBP 745. Do đó cần thiết phải bổ sung nghiên cứu mới và những giải pháp mới đối với văn bản hƣớng dẫn này. 3. Mục tiêu nghiên cứu Dựa trên những cơ sở lý luận về TTQT bằng phƣơng thức TDCT, quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, các tập quán thống nhất về kiểm tra chứng từ và các tài liệu tham khảo khác. Khóa luận tập trung phân tích những thay đổi trong
  13. 4 UCP 600 so với UCP 500 và ISBP 745 so với ISBP 681, thực tiễn áp dụng UCP 600 và ISBP 745 tại Ngân hàng TMCP An Bình. Từ đó, đánh giá kết quả đạt đƣợc, nhằm đề xuất các giải pháp phát huy những thuận lợi hiện có và khắc phục những khó khăn còn tồn tại, giúp nâng cao hiệu quả trong hoạt động TTQT bằng phƣơng thức TDCT tại Ngân hàng TMCP An Bình. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu : ứng dụng thực tiễn của UCP 600 và ISBP 745 trong TTQT bằng phƣơng thức TDCT - Phạm vi nghiên cứu : Trung tâm TTQT Ngân hàng TMCP An Bình 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nguồn dữ liệu: Khóa luận sử dụng các giáo trình về TTQT và thực hành nghiệp vụ TTQT, bộ quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, tập quán thống nhất về kiểm tra chứng từ theo thƣ tín dụng, báo cáo tài chính và các bộ chứng từ (BCT) của Ngân hàng TMCP An Bình. - Phƣơng pháp nghiên cứu: Để hoàn thành những mục tiêu đề ra, khóa luận sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp tổng hợp để hệ thống hóa các khái niệm và các nguyên tắc Phƣơng pháp đối chiếu và so sánh để đánh giá các thay đổi trong UCP 600 và ISBP 745 Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích để đánh giá hiệu quả trong vận dụng UCP 600 và ISBP 745 tại Ngân hàng TMCP An Bình 6. Đóng góp mới của đề tài - So sánh và đối chiếu các sự thay đổi mới trong UCP 600 so với UCP 500 và ISBP 745 so với ISBP 681 - Phân tích thực tiễn vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong kiểm tra chứng từ tại TT TTQT Ngân hàng TMCP An Bình dựa vào các tình huống thực tế phát sinh, khóa luận đƣa ra những phân tích nhằm làm rõ ý nghĩa của các quy tắc và lƣu ý về các lỗi sai thƣờng gặp nhằm nâng cao hiệu quả trong phƣơng thức TDCT.
  14. 5 - Phân tích tỷ trọng doanh thu của phƣơng thức TDCT so với doanh thu TTQT của Ngân hàng TMCP An Bình trong 5 năm (giai đoạn 2013 – 2017), từ đó đánh giá hiệu quả vận dụng UCP 600 và ISBP 745. Qua những kết luận trên, khóa luận đề nghị một số giải pháp nhằm khắc phục những khuyến điểm còn tồn tại và những ƣu điểm cần tiếp tục phát huy, củng cố trong thời gian sắp tới. Kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ là luận cứ khoa học làm tăng hiệu quả trong việc vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong phƣơng thức TDCT. Cụ thể là: - Giúp Ngân hàng TMCP An Bình đƣa ra những điều chỉnh phù hợp trong kiểm tra chứng từ, góp phần tăng hiệu quả vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong phƣơng thức TDCT - Giúp các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu có thêm thông tin để có thể chuẩn bị các chứng từ liên quan hoặc đƣa ra các quy định trong TTD một cách chính xác, hợp lý nhằm tiết kiệm thời gian và kinh tế. 7. Bố cục của khóa luận Khóa luận gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về phƣơng thức tín dụng chứng từ, UCP 600 và ISBP 745 Chƣơng 2: Thực tiễn vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong kiểm tra bộ chứng từ trong phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Trung tâm Thanh toán quốc tế Ngân hàng TMCP An Bình Chƣơng 3: Giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng UCP 600 và ISBP 745 trong việc kiểm tra bộ chứng từ trong phƣơng thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP An Bình
  15. 6 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ, UCP 600 VÀ ISBP 745 1.1. PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ 1.1.1. Khái niệm Tín dụng chứng từ (TDCT) là phƣơng thức thanh toán, trong đó nhà nhập khẩu (nhà NK) đề nghị ngân hàng phát hành một văn bản gọi là thƣ tín dụng (TTD) (có tên tiếng Anh là Letter of credit - L/C) bao gồm các điều kiện và điều khoản dành cho ngƣời thụ hƣởng (nhà xuất khẩu – nhà XK). Ngay khi ngƣời thụ hƣởng xuất trình đƣợc bộ chứng từ (BCT) phù hợp, ngân hàng có nghĩa vụ phải thanh toán ngay, thanh toán sau hoặc chấp nhận hối phiếu cho ngƣời thụ hƣởng (Lê Phan Thị Diệu Thảo, 2013). TDCT không chỉ là phƣơng thức tín dụng (cho vay) thông thƣờng nhƣ tên gọi của nó, mà còn đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn là cho vay sự tín nhiệm – credit. Thƣơng mại quốc tế tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho cả hai bên xuất – nhập khẩu do các yếu tố nhƣ địa lý, sự khác biệt giữa luật pháp ở mỗi quốc gia; hơn nữa trong các giao dịch này, các bên thƣờng không có cơ hội gặp mặt trực tiếp dẫn đến sự thiếu tin tƣởng trong giao dịch. Nhà XK lo ngại tình huống đã giao hàng rồi nhƣng nhà NK không thanh toán tiền nên thƣờng yêu cầu nhà NK thanh toán trƣớc, ngƣợc lại nhà NK nghi ngờ nhà XK giao hàng không đúng thời hạn hoặc không đúng với thỏa thuận nhƣ hợp đồng nên thƣờng không chấp nhận thanh toán trƣớc. Bằng việc cung cấp phƣơng thức TDCT, ngân hàng giúp cho những giao dịch quốc tế diễn ra đúng nhƣ kế hoạch, trung hòa rủi ro và xây dựng sự tin tƣởng cho cả hai bên bằng chính sự tín nhiệm của mình (Nguyễn Thị Lan Phƣơng, 2013). 1.1.2. Các bên liên quan  Ngƣời đề nghị mở L/C (Applicant): là ngƣời đề nghị ngân hàng phục vụ mình phát hành L/C. Trong phƣơng thức TDCT, ngƣời đề nghị mở L/C là nhà NK (Importer).
  16. 7  Ngƣời thụ hƣởng (Beneficiary): là ngƣời đƣợc ngân hàng phát hành L/C cam kết thanh toán ngay khi xuất trình đƣợc BCT phù hợp. Trong phƣơng thức TDCT, ngƣời thụ hƣởng là nhà XK (Exporter) hoặc ngƣời kí phát hối phiếu (Drawer).  Ngân hàng phát hành (Issuing Bank): là ngân hàng theo yêu cầu và chỉ thị của ngƣời đề nghị mở L/C hoặc nhân danh chính mình, phát hành L/C cho ngƣời thụ hƣởng. Ngân hàng phát hành (NHPH) là ngƣời thanh toán cuối cùng trong phƣơng thức TDCT. Vai trò và trách nhiệm của NHPH trong phƣơng thức TDCT đã đƣợc qui định rõ trong Điều 7 UCP 600, bao gồm: Ngay cả khi các ngân hàng chỉ định không thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng khi ngƣời thụ hƣởng xuất trình BTC hợp lệ thì NHPH phải có trách nhiệm thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng. Ngay khi phát hành L/C, NHPH bị ràng buộc với cam kết không hủy ngang việc thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng trừ khi có sự đồng ý của ngƣời thụ hƣởng. Ngoài ra, NHPH phải cam kết hoàn trả tiền cho ngân hàng chỉ định khi ngân hàng này đã thanh toán hoặc thƣơng lƣợng thanh toán với một BCT đƣợc xuất trình phù hợp và chuyển giao BCT cho NHPH, và cam kết này hoàn toàn độc lập với cam kết của NHPH đối với ngƣời thụ hƣởng.  Ngân hàng thông báo (Advising Bank): là ngân hàng thực hiện thông báo L/C cho ngƣời thụ hƣởng theo yêu cầu của NHPH. Các NHPH phải thông báo TTD và những lần sửa đổi tiếp theo cho ngƣời thụ hƣởng thông qua cùng một ngân hàng thông báo (NHTB). Thông thƣờng, để thuận tiện cho việc thông báo L/C đến ngƣời thụ hƣởng, NHTB có thể là chi nhánh của NHPH tại quốc gia của ngƣời thụ hƣởng hoặc là một ngân hàng có quan hệ đại lý với NHPH, hoặc là “NHTB thứ hai” nếu không có quan hệ đại lý với NHPH. Trong phƣơng thức TDCT, NHTB đóng vai trò và trách nhiệm tại Điều 9 UCP 600 nhƣ sau: TTD và bất cứ tu chỉnh nào có thể đƣợc thông báo đến ngƣời thụ hƣởng thông qua NHTB.
  17. 8 NHTB không có nghĩa vụ thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng trừ trƣờng hợp nó đóng vai trò là ngân hàng xác nhận. NHTB phải cho biết rằng tự bản thân nó đã hài lòng về tính chân thật bên ngoài của TTD và NHTB phải đảm bảo rằng thông báo TTD phản ánh chính xác các điều kiện và điều khoản của TTD và các tu chỉnh đã nhận đƣợc từ NHPH.  Ngân hàng xác nhận ( Confirming Bank): là ngân hàng theo yêu cầu và sự ủy quyền của NHPH, thực hiện bổ sung xác nhận của mình cho khoản tín dụng. Đứng trên quan điểm của ngƣời thụ hƣởng, có hai rủi ro chính mà họ phải chịu là rủi ro quốc gia của NHPH và NHPH mất khả năng chi trả. Sự bổ sung cam kết bảo đảm thanh toán lần thứ hai cho TTD đến từ phía ngân hàng xác nhận (NHXN) đƣợc xem là giải pháp an toàn giúp ngƣời thụ hƣởng loại bỏ hai rủi ro trên. Và đồng thời, ngay khi ngân hàng thực hiện xác nhận TTD thì đây đƣợc xem là một cam kết không thể hủy ngang đối với việc thanh toán và thƣơng lƣợng thanh toán, nghĩa là kể cả khi NHPH và NHCĐ không trả tiền cho ngƣời thụ hƣởng, NHXN vẫn có trách nhiệm phải thanh toán số tiền đó. Theo Điều 8 UCP 600, NHXN có trách nhiệm: Thanh toán, nếu tín dụng có giá trị trả ngay, trả sau hoặc chấp nhận đối với NHXN. Thanh toán, nếu tín dụng có giá trị trả ngay với một NHCĐ khác nhƣng ngân hàng này không thanh toán. Thanh toán, nếu tín dụng có giá trị trả sau với một NHCĐ khác nhƣng ngân hàng này không cam kết trả tiền, hoặc có cam kết trả tiền nhƣng không trả tiền khi đáo hạn. Thanh toán, nếu tín dụng có giá trị chấp nhận với một NHCĐ khác nhƣng ngân hàng này không chấp nhận hối phiếu, hoặc có chấp nhận hối phiếu nhƣng không trả tiền khi đáo hạn. Thanh toán, nếu tín dụng có giá trị thƣơng lƣợng thanh toán với một NHCĐ khác và ngân hàng này không thƣơng lƣợng thanh toán.
  18. 9 Thƣơng lƣợng thanh toán, miễn truy đòi, nếu tín dụng có giá trị thƣơng lƣợng thanh toán tại NHXN. Sự xác nhận của NHXN chỉ có thể không còn hiệu lực trong những trường hợp sau: Ngƣời thụ hƣởng không xuất trình BCT trong khoảng thời gian cho phép đã đƣợc qui định trong L/C. Ngƣời thụ hƣởng xuất trình BCT không thống nhất và không thể loại bỏ sự sai biệt trong khoảng thời gian xuất trình.  Ngân hàng đƣợc chỉ định (Nominated Bank): là ngân hàng mà TTD có giá trị thanh toán hoặc bất cứ ngân hàng nào trong trƣờng hợp TTD có giá trị thanh toán với bất cứ ngân hàng nào (Điều 2 UCP 600) (trong trƣờng hợp này, TTD còn đƣợc gọi là thƣ tín dụng tự do chuyển nhƣợng). Ngân hàng chỉ định (NHCĐ) có hai trách nhiệm chính theo qui định của UCP 600 là: Trách nhiệm thanh toán Với sự xuất trình BCT phù hợp, NHCĐ nên chấp nhận thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng. Hơn nữa, NHCĐ có thể thƣơng lƣợng sự xuất trình BCT phù hợp nếu TTD có giá trị thƣơng lƣợng. Ngoài ra, trừ khi NHCĐ là NHXN, thì sự ủy quyền thanh toán hoặc thƣơng lƣợng thanh toán không ràng buộc thêm bất kỳ nghĩa vụ nào đối với NHCĐ, trừ khi có sự đồng ý rõ ràng của NHCĐ hoặc đƣợc truyền đạt đến ngƣời thụ hƣởng. Trách nhiệm chấp nhận xuất trình Nếu TTD có giá trị thanh toán tại NHCĐ thì NHCĐ phải chấp nhận sự xuất trình của ngƣời thụ hƣởng. Cần lƣu ý, việc chấp nhận ngƣời thụ hƣởng xuất trình BCT không có nghĩa NHCĐ có nghĩa vụ thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng. Bằng việc xuất trình BCT tại một ngân hàng tại quốc gia của ngƣời thụ hƣởng, ngƣời thụ hƣởng có thể hoàn tất việc xuất trình nhanh hơn, đây là lợi ích lớn nhất mà NHCĐ mang lại cho ngƣời thụ hƣởng. Sự khác biệt giữa NHCĐ và NHXN
  19. 10 Theo quy tắc TDCT, các NHCĐ và NHXN có thể là các ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, trên thực tế các ngân hàng sẽ không bổ sung xác nhận vào TTD nếu họ không có trong tay TTD, nghĩa là NHXN phải đóng vai trò là một NHCĐ, trái lại NHCĐ không nhất thiết phải là NHXN. Nghĩa vụ thanh toán của NHXN là cam kết không thể hủy ngang. Ngƣợc lại, NHCĐ có thể hoặc không chấp nhận thanh toán đối với kể cả những BCT đƣợc xuất trình phù hợp. Trên thực tế, NHCĐ thƣờng nhận BCT từ ngƣời thụ hƣởng và chuyển cho NHPH sau đó yêu cầu NHPH hoặc NHXN thanh toán. 1.1.3. Tính chất của thƣ tín dụng Phƣơng thức TDCT là một phƣơng thức đƣợc sử dụng rộng rãi trong thƣơng mại quốc tế, tuy nhiên lại có quy trình phức tạp và dễ nảy sinh tranh chấp, kiện tụng giữa các bên. Nhằm có thể hạn chế tối đa rủi ro và tạo ra một hệ thống các quy chuẩn đồng nhất để việc thanh toán diễn ra suôn sẻ, TTD ra đời với hai tính chất vô cùng quan trọng, đó là: tính độc lập và tính tuân thủ nghiêm ngặt. Mặc dù, ICC không sử dụng cụm từ “độc lập” và “tuân thủ nghiêm ngặt” trong bất cứ phiên bản nào của UCP. Tuy nhiên, hai tính chất này lại đƣợc phản ánh rất rõ ràng qua các điều khoản nhất định. 1.1.3.1. Độc lập “TTD, về bản chất, là một giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở của tín dụng. Và các ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi các hợp đồng như thế ” - Điều 4a UCP 600. Theo đó, TTD là độc lập với hợp đồng thƣơng mại và các hợp đồng dẫn chiếu đến TTD. Đƣợc hiểu là, nghĩa vụ thanh toán của NHPH cho ngƣời thụ hƣởng đƣợc tách ra khỏi nghĩa vụ của ngƣời thụ hƣởng đã cam kết với nhà nhập khẩu trong hợp đồng thƣơng mại. Đồng thời, nghĩa vụ thanh toán của NHPH cũng không phụ thuộc vào mối quan hệ giữa NHPH với ngƣời đề nghị mở L/C. Có nghĩa là, kể cả khi ngƣời này bị mất khả năng thanh toán, NHPH vẫn phải thực hiện cam kết thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng. Ngoài ra, ngƣời thụ hƣởng cũng không đƣợc lợi dụng mối quan hệ giữa
  20. 11 các ngân hàng hoặc giữa ngƣời đề nghị phát hành TTD và NHPH để tạo lợi ích cho mình. Hơn nữa, “Các ngân hàng giao dịch chỉ trên cơ sở các chứng từ chứ không phải bằng hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác mà chứng từ có liên quan” - Điều 5 UCP 600. Điều này cũng dẫn đến việc ngân hàng hoàn toàn không liên quan và chịu trách nhiệm về hàng hóa đƣợc giao. Do đó, mọi tranh chấp giữa nhà NK (ngƣời đề nghị mở L/C) và nhà XK (ngƣời thụ hƣởng) đƣợc giải quyết dựa trên các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thƣơng chứ không phải trong TTD. Nguyên tắc độc lập đƣợc tạo ra nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của ngƣời thụ hƣởng và ngân hàng. Đối với nhà XK (ngƣời thụ hƣởng), họ sẽ nhận đƣợc cam kết bảo đảm thanh toán từ phía NHPH miễn là họ xuất trình BCT phù hợp mà không cần lo ngại các rủi ro nhƣ: nhà NK nhận hàng nhƣng không trả tiền hoặc nhà NK bị mất khả năng thanh toán. Đối với ngân hàng, họ sẽ tránh đƣợc các rủi ro không liên quan đến các tranh chấp về mặt pháp lý. Trên thực tế, các ngân hàng thƣờng có chuyên môn hạn chế về loại hàng hóa đƣợc giao dịch giữa ngƣời mua và ngƣời bán. Do đó, ngay cả khi có vấn đề phát sinh về hàng hóa, ngân hàng sẽ không chịu trách nhiệm về việc thanh toán cho ngƣời bán khi BCT xuất trình phù hợp và họ cũng không bắt buộc phải đảm bảo hàng hóa đƣợc giao đáp ứng đầy đủ các điều kiện và điều khoản trong hợp đồng (Yan Hao & Ling Xiao 2013). 1.1.3.2. Tuân thủ nghiêm ngặt “Ngân hàng chỉ định hành động theo sự chỉ định, ngân hàng xác nhận (nếu có) và ngân hàng phát hành phải kiểm tra việc xuất trình, chỉ dựa trên cơ sở bề mặt chứng từ để giải quyết chứng từ, thể hiện trên bề mặt của chúng, có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không” – Điều 14a UCP 600. Và xuất trình phù hợp đƣợc định nghĩa là: “ một xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của TTD, của các điều khoản có thể áp dụng của quy tắc này và với Thực tiễn ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế” – Điều 2 UCP 600.
  21. 12 Từ các quy tắc trên, có thể hiểu là trong quá trình xử lý và kiểm tra TTD cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các điều kiện và điều khoản không chỉ đƣợc quy định trong L/C mà còn trong UCP và ISBP. Một mặt, nó yêu cầu ngƣời bán phải xuất trình đƣợc BCT phù hợp để đƣợc thanh toán. Mặt khác, nó là các tiêu chuẩn để ngân hàng có thể từ chối BCT không phù hợp (Yan Hao & Ling Xiao 2013). Tuy nhiên, đây là cũng tính chất gây tranh cãi, bởi vì việc BCT đã tuân thủ một cách nghiêm ngặt để tạo nên sự xuất trình phù hợp hay chƣa lại tùy thuộc vào góc nhìn của mỗi bên. Theo UCP 600 chỉ ra rằng, miễn là dữ liệu của BCT không mâu thuẫn với L/C, ngân hàng vẫn sẽ chấp nhận BCT nhƣ khi BCT đã tuân thủ các quy tắc, điều này góp phần làm giảm tính phức tạp của nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt. Nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt nhằm mục đích bảo vệ ngƣời mua khi họ vừa không có cơ hội để kiểm tra hàng hóa cũng nhƣ không thể giám sát đƣợc quy trình vận chuyển do khoảng cách địa lý. Do đó, BCT là sự bảo đảm duy nhất cho ngƣời mua vì BCT chứng minh đƣợc rằng hàng hóa đã đƣợc giao theo đúng điều kiện và điều khoản trong hợp đồng. Đồng thời, nguyên tắc tuân thủ cũng mang lại lợi ích cho ngƣời bán do chỉ cần xuất trình đƣợc BCT phù hợp, ngƣời bán sẽ đƣợc ngân hàng chấp nhận thanh toán mà không phải chờ cho đến khi hàng hóa đƣợc vận chuyển an toàn đến ngƣời mua. Ngoài ra, ngân hàng cũng hạn chế nhiều rủi ro khi áp dụng nguyên tắc tuân thủ trong L/C. Ngân hàng sẽ đƣợc miễn trách nhiệm khi có bất kỳ hậu quả pháp lý nào xảy ra miễn là khi thanh toán cho ngƣời bán, ngân hàng đã thực hiện theo đúng những nguyên tắc kiểm tra BCT (Norman Mugarura, 2014). 1.1.4. Rủi ro trong phƣơng thức Tín dụng chứng từ 1.1.4.1. Đối với nhà xuất khẩu Là ngƣời thụ hƣởng TTD, nếu có rủi ro phát sinh trong giao dịch thì nhà XK là ngƣời đầu tiên gánh chịu. Rủi ro dễ gặp phải nhất là khi nhà XK lập BCT gửi hàng thƣờng có những sai sót rất nhỏ nhƣ sai chính tả, tên, địa chỉ, số lƣợng và những sai sót lớn hơn là thiếu chứng từ, hoặc chứng từ bị mâu thuẫn với nhau. Hoặc thậm chí vì chủ quan và tin
  22. 13 tƣởng nhà NK nên không kiểm tra kỹ L/C, nhà NK cũng có thể đƣa ra những yêu cầu mà nhà XK không thể đáp ứng hoặc kiểm soát đƣợc. Bằng cách sử dụng nguyên tắc quan trọng trong TTD là “tuân thủ nghiêm ngặt” việc xuất trình BCT, nhà NK đề nghị ngân hàng phát hành TTD với các điều kiện và điều khoản không phù hợp với hợp đồng, ví dụ nhƣ tăng số tiền bảo hiểm, thay đổi cảng đến hoặc mô tả hàng hóa, sử dụng từ ngữ dễ gây hiểu lầm về nội dung. Hành vi này làm cho nhà XK khó khăn trong việc thực hiện giao hàng đúng nhƣ hợp đồng và gây ảnh hƣởng trực tiếp đến BCT cần xuất trình, dẫn đến NHPH từ chối thanh toán ngƣời thụ hƣởng (Yan Hao & Ling Xiao, 2013). Ngoài ra, nhà XK còn phải chịu rất nhiều rủi ro khác nhƣ TTD giả mạo, sự xung đột giữa các điều khoản trong TTD và luật pháp ở các quốc gia, hay nhà NK gian lận bằng việc tu chỉnh TTD không thông qua nhà XK. 1.1.4.2. Đối với nhà nhập khẩu Là ngƣời sử dụng TTD, nhƣng UCP 600 qui định khá ít các điều khoản bảo vệ nhà NK mà chỉ tập trung bảo vệ lợi ích của ngƣời thụ hƣởng. Vậy nên, nhà NK cũng gặp nhiều rủi ro khi thanh toán bằng phƣơng thức TDCT. Dựa trên nguyên tắc độc lập – “về bản chất, tín dụng là giao dịch riêng biệt với hợp đồng mua bán hoặc các hợp đồng khác mà có thể là cơ sở tín dụng ” (Khoản a Điều 4 UCP 600), và nguyên tắc tuân thủ nghiêm ngặt – “ngân hàng không có trách nhiệm pháp lý hay trách nhiệm về hình thức, tính đầy đủ, tính chính xác, sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của bất cứ chứng từ nào ” (Điều 34 UCP 600), do đó ngân hàng không có trách nhiệm kiểm tra và giám sát việc giao hàng của ngƣời thụ hƣởng có đúng theo hợp đồng hay không. Đồng thời, ngân hàng chỉ kiểm tra bề mặt BCT, miễn là BCT đƣợc xuất trình phù hợp, NHPH sẽ thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng và ghi nợ nhà NK, và ngân hàng không chịu trách nhiệm pháp lý trong trƣờng hợp BCT giả mạo.
  23. 14 Từ những điều khoản thiên vị này, rất nhiều rủi ro đã phát sinh cho nhà NK. Nhà xuất khẩu có thể giả mạo BCT, xuất trình cho ngân hàng để đƣợc thanh toán nhƣng trên thực tế không giao hàng, hoặc giao hàng không đúng số lƣợng. Bên cạnh đó, chất lƣợng hàng hóa cũng là một vấn đề khó để nhà NK có thể kiểm tra. Trong nhiều trƣờng hợp, sau khi ngân hàng đã thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng, nhà NK cầm BCT nhận hàng thì mới phát hiện chất lƣợng hàng hóa không đúng nhƣ thỏa thuận trong hợp đồng. 1.1.4.3. Đối với các ngân hàng Về phía NHPH, họ phải đối mặt với rủi ro lớn nhất là tình trạng tài chính và độ tín nhiệm của ngƣời đề nghị mở L/C. Trong nhiều trƣờng hợp, bên NK (ngƣời đề nghị mở L/C) bị mất khả năng thanh toán nhƣng NHPH vẫn có trách nhiệm đứng ra thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng mà không nhận đƣợc khoản hoàn tiền nào từ nhà NK. Hay nhà NK không chấp nhận BCT mà ngƣời thụ hƣởng đã xuất trình trong khi NHPH đã thanh toán rồi. Về phía NHCĐ, trừ khi là NHXN, họ không có trách nhiệm phải thanh toán cho ngƣời thụ hƣởng trƣớc khi nhận đƣợc tiền từ NHPH. Tuy nhiên, trong thực tế, khi thấy BCT phù hợp, NHCĐ thƣờng ứng trƣớc cho nhà XK với điều kiện truy đòi để tài trợ cho nhà XK, tuy nhiên nếu nhà XK không đủ khả năng thanh toán thì NHCĐ sẽ gặp rủi ro. Do đó, họ phải tự chịu rủi ro tín dụng với NHPH hoặc với nhà XK. Về phía NHXN, nếu NHXN không nắm rõ đƣợc tình hình tài chính và độ tín nhiệm của NHPH mà bất cẩn bổ sung sự xác nhận của mình vào TTD, họ chịu rủi ro là phải trả tiền cho nhà XK bất luận có đƣợc NHPH hoàn tiền lại hay không, đặc biệt là khi NHPH mất khả năng thanh toán hoặc thiếu thiện chí. 1.2. TỔNG QUAN VỀ UCP 600 VÀ ISBP 745 Trong phƣơng thức TDCT, để sự xuất trình đƣợc xem là phù hợp, thì BCT cần phải đáp ứng yêu cầu không chỉ của các điều khoản và điều kiện quy định trong TTD mà còn cần phải tuân thủ các quy tắc trong UCP và ISBP.
  24. 15 1.2.1. Giới thiệu chung 1.2.1.1. UCP UCP hay còn gọi là UCP-DC (Uniform Customs Practice - Documentary Credit có tên tiếng Việt là Quy tắc thống nhất về thực hành tín dụng chứng từ – đƣợc sử dụng cho thanh toán trong thƣơng mại quốc tế bằng phƣơng thức TDCT). UCP đƣợc phát hành bởi phòng Thƣơng mại quốc tế ICC (International Commerce Chamber). ICC đƣợc thành lập vào năm 1919 có trụ sở tại Paris (Pháp) với mục tiêu ban đầu là thúc đầy thƣơng mại quốc tế vào thời điểm mà chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa bảo hộ đe dọa nghiêm trọng hệ thống thƣơng mại thế giới. Trên tinh thần đó, UCP đƣợc ban hành lần đầu tiên vào năm 1933 (UCP số 82) nhằm thống nhất những quy tắc trong thực hành TTD để có thể giảm thiểu tối đa sự xung đột pháp luật giữa các giới thƣơng nhân đến từ các quốc gia khác nhau và giữa họ với các ngân hàng trong vấn đề thanh toán liên quan đến TTD. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có hơn 180 quốc gia trên thế giới và khu vực áp dụng UCP trong phƣơng thức TDCT đã minh chứng cho sự thành công của quy tắc này (Nguyễn Tiến Đà, 2009). Cần lƣu ý rằng UCP là quy tắc của một tổ chức quốc tế phi chính phủ (ICC), chứ không phải là luật pháp quốc gia, luật pháp quốc tế hay công ƣớc quốc tế, vì vậy nó chỉ đóng vai trò điều chỉnh hoạt động thanh toán bằng phƣơng thức TDCT và không mang tính chất bắt buộc các bên trong hợp đồng ngoại thƣơng phải áp dụng. Việt Nam đã công nhận và tuyên bố áp dụng, nếu áp dụng thì dẫn chiếu đến UCP trong thƣ tín dụng của mình. Hiện nay đã có phiên bản UCP 600 nhƣng điều đó không có nghĩa là các UCP trƣớc đó hết hiệu lực, các bên vẫn có quyền sử dụng bất cứ UCP nào nếu muốn dẫn chiếu nó vào TTD. Đồng thời, các bên không có nghĩa vụ phải thực hiện đúng từng quy định của UCP, nếu thỏa thuận thống nhất có quy định khác so với nội dung một số điều trong UCP thì ghi rõ quy định đó trong TTD nhằm ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên. Chỉ có UCP bản gốc bằng tiếng Anh do Phòng Thƣơng mại quốc tế ICC phát hành mới có giá trị dẫn chiếu khi xử lý tranh chấp, các loại bản dịch sang các thứ tiếng chỉ có giá trị tham khảo và UCP chỉ áp
  25. 16 dụng trong thanh toán quốc tế chứ không áp dụng trong thanh toán nội địa (Nguyễn Tiến Đà, 2009). 1.2.1.2. ISBP Do UCP chỉ bao gồm những điều khoản có nội dung rất ngắn gọn nhƣng về mặt ý nghĩa lại chứa đựng rất nhiều các quy tắc điều chỉnh, dẫn đến việc phát sinh các cách hiểu khác nhau khi áp dụng từ đó nảy sinh các tranh chấp. Vì vậy, ICC nhận thấy cần thiết phải ban hành một bộ tập quán quốc tế để diễn giải và hƣớng dẫn áp dụng các điều khoản của UCP. Từ đó ISBP (International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credits) ra đời, có tên tiếng Việt là Tiêu chuẩn quốc tế về thực hành ngân hàng trong kiểm tra chứng từ theo phƣơng thức tín dụng chứng từ. ISBP thể hiện sự nhất quán với UCP, đồng thời không sửa đổi UCP mà chỉ giải thích rõ ràng cách thực hiện UCP đối với những ngƣời tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm tra BCT xuất trình theo TTD (Đinh Xuân Trình & Đặng Thị Thanh Nhàn, 2013). Phiên bản đầu tiên có tên gọi ISBP 645 đƣợc Ủy ban Ngân hàng ICC ấn hành năm 2002. Sau hơn 4 năm sử dụng, Ủy ban Ngân hàng quyết định tiến hành sửa đổi ISBP 645 và thông qua phiên bản 2007 với tên gọi là ISBP 681. Tuy nhiên, sau gần hai năm áp dụng, ISBP 681 đã bộc lộ nhiều thiếu sót và chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực tế về kiểm tra chứng từ theo L/C, do vậy, tại cuộc họp Dubai vào tháng 3/2009, Ủy ban Ngân hàng ICC một lần nữa quyết định sửa đổi ISBP 681. Vào ngày 17/4/2013 Ủy ban Ngân hàng ICC họp tại Lisbon (Bồ Đào Nha) đã thông qua Bản Dự thảo cuối cùng ISBP với tên gọi là ISBP 745 (Đỗ Thành Trung, 2014). 1.2.1.3. Tầm quan trọng của UCP và ISBP trong thƣơng mại quốc tế Đối với ng n hàng UCP tạo ra cơ sở chung nhất trong việc phục vụ kiểm tra chứng từ thanh toán của doanh nghiệp xuất khẩu bằng phƣơng thức TDCT, bảo vệ quyền lợi cho ngƣời xuất – nhập khẩu. Đối với do nh nghiệp uất nhập khẩu UCP là cẩm nang giúp doanh nghiệp NK mở L/C một cách chính xác, kiểm tra chứng từ thanh toán của ngƣời XK để
  26. 17 nhập đƣợc hàng theo đúng yêu cầu của mình. Giúp các doanh nghiệp XK lập chứng từ thanh toán đúng với các điều kiện và điều khoản quy định trong L/C để đƣợc ngân hàng thanh toán tiền hàng. UCP còn là căn cứ để doanh nghiệp kiện, khiếu nại về thanh toán làm ảnh hƣởng đến quyền lợi của doanh nghiệp mình. Cùng với UCP, ISBP đƣợc xem là cuốn cẩm nang hƣớng dẫn không thể thiếu trong việc tạo lập và kiểm tra BCT xuất trình theo TTD đối với các ngân hàng, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. ISBP giúp giải quyết một cách thấu đáo những vƣớng mắc mà ngƣời kiểm tra BCT xuất trình theo TTD thƣờng gặp phải khi áp dụng UCP và giúp làm giảm những tranh chấp liên quan đến chứng từ. 1.2.1.4. Mối quan hệ giữa UCP 600 và ISBP 745 Trong phần giới thiệu của UCP 600 đã cho biết: “ ấn phẩm ISBP 645 đã trở thành một tài liệu quan trọng đính kèm theo UCP để xác định mức độ tuân thủ của BCT đối với các điều kiện và điều khoản của TTD”, đồng thời trong phần giới thiệu của ISBP 745 cũng chỉ ra rằng: “Ấn phẩm này được hiểu là gắn liền với UCP 600 và không tách biệt” và nhấn mạnh rằng “Trong ấn phẩm này, các tập quán mô tả nổi bật các điều khoản của UCP 600 sẽ phải được diễn giải và áp dụng như thế nào trong chừng mực của các điều khoản và điều kiện của TTD hoặc bất cứ sự sửa đổi điều khoản nào có thể áp dụng trong UCP 600”. Đồng thời trong UCP 600 cũng đã quy định rõ rằng việc xuất trình phù hợp không chỉ phải đáp ứng các điều kiện quy định trong L/C mà còn các điều khoản có thể áp dụng trong UCP 600 và ISBP, không đề cập đến ISBP phiên bản nào. Từ những đề cập trên có thể thấy đƣợc rằng, ISBP 745 nhƣ một “hành lang pháp lý” để các ngân hàng tham chiếu khi kiểm tra BCT xuất trình theo TTD tuân thủ theo UCP 600, do đó ISBP 745 phải đƣợc sử dụng cùng với UCP 600. Ở chiều ngƣợc lại, UCP 600 không bắt buộc áp dụng ISBP 745, thay vào đó có thể sử dụng các phiên bản ISBP còn hiệu lực khác nhƣ ISBP 681 và ISBP 645. Do đó, để tránh xảy ra các tranh cãi, một khi TTD áp dụng ISBP 745 thì đƣơng nhiên sẽ phải áp dụng
  27. 18 UCP 600. Tuy nhiên, khi TTD áp dụng UCP 600 thì việc áp dụng phiên bản ISBP nào thì TTD cần phải quy định rõ (Đinh Xuân Trình & Đặng Thị Nhàn, 2014). 1.2.2. Những điểm mới nổi bật của UCP 600 so với UCP 500 Với sự tiến bộ không ngừng của nền thƣơng mại quốc tế trong suốt hơn 15 năm qua kể từ khi UCP 500 ra đời (năm 1993) và sự b ng nổ của hệ thống ngân hàng c ng với trình độ công nghệ kĩ thuật tiên tiến. Đồng thời ngoại thƣơng ngày càng phát triển mạnh, các liên kết khu vực và liên kết quốc tế liên quan đến thƣơng mại quốc tế phát triển nhanh, phƣơng thức thanh toán quốc tế bằng TDCT vẫn đóng vai trò chủ đạo, tuy nhiên hệ thống chứng từ theo phƣơng thức thanh toán L/C của UCP 500 đã trở nên không đáp ứng kịp, có nhiều bất cập cho các nhân viên ngân hàng khi phục vụ quá trình thanh toán. UCP 600 đã ra đời để kịp thay thế những lạc hậu và bổ sung những điểm mới. Nhìn chung, dƣới sự nỗ lực của ICC, UCP đã đƣợc biên soạn lại để có thể làm rõ và cô đọng nội dung của UCP 500. Cụ thể là số điều khoản đã giảm từ 49 xuống còn 39 do đã loại bỏ, bổ sung một vài điều khoản và đồng thời kết hợp nhiều điều khoản lại với nhau. Theo nghiên cứu của Steven Jeffery – The New UCP 600 (2007), sự khác biệt chủ yếu giữa các điều khoản trong UCP 600 và UCP 500 đƣợc thể hiện nhƣ sau: 1.2.2.1. Các điều khoản chung, định nghĩa và diễn giải Điều 1: Áp dụng UCP Nhìn chung, điều khoản này tƣơng tự với Điều 1 UCP 500, tuy nhiên quy định rõ ràng hơn là các điều khoản của UCP 600 đƣợc áp dụng cho bất kỳ tín dụng nào nếu tín dụng ghi rõ áp dụng UCP 600. Do đó, L/C đƣợc gửi bằng điện MT700 bắt đầu từ ngày 18/11/2016 không tự động áp dụng phiên bản UCP mới nhất mà đã bổ sung trƣờng bắt buộc 40E để ghi rõ quy tắc nào đƣợc áp dụng. Điều 2: Định nghĩa Thay đổi lớn nhất trong UCP 600 có lẽ là việc bổ sung các định nghĩa, điển hình là:
  28. 19 Người đề nghị (Applicant) là bên mà L/C đƣợc phát hành dựa trên yêu cầu của họ, thay vì “khách hàng của NHPH” nhƣ trong định nghĩa tại Điều 2 UCP 500. Ngày làm việc của ngân hàng không chỉ đƣợc xem là một ngày mà ngân hàng thƣờng mở cửa mà còn là nơi nghiệp vụ có liên quan đến những quy tắc này đƣợc thực hiện. Xuất trình phù hợp là sự xuất trình phù hợp với các điều kiện và điều khoản của TTD, UCP 600 và ISBP, và dƣờng nhƣ không giới hạn bất kỳ phiên bản ISBP nào. Thuật ngữ thương lượng thanh toán (hay còn gọi là chiết khấu) vẫn đƣợc giữ lại với một khái niệm rõ ràng hơn, đƣợc định nghĩa là việc NHCĐ mua lại các hối phiếu ký phát đòi nợ ngân hàng khác và/hoặc các chứng từ bằng thanh toán trƣớc hoặc chấp nhận thanh toán trƣớc cho ngƣời thụ hƣởng. Thay vì sử dụng cụm từ khó hiểu “the giving of the value” (Điều 10b(ii) UCP 500), ICC đã thay bằng từ “purchase” (mua) rất ngắn gọn, giúp cho thuật ngữ trên rõ ràng hơn. Điều 3: Diễn giải Điều khoản này là sự tổng hợp của các điều khoản tại UCP 500 giúp cho việc kiểm tra và xử lý rõ ràng và thuận tiện hơn, bao gồm các điều 2, 6c, 20, 46 và 47. Đồng thời, có những điểm đáng lƣu ý nhƣ sau: Thứ nhất là việc loại trừ khái niệm về TTD có thể hủy ngang, cụ thể là loại bỏ Điều 6a trong UCP 500. Có nghĩa là, đối với trƣờng hợp sử dụng TTD hủy ngang thì cần chuyển sang áp dụng UCP 500 vì UCP 600 chỉ chấp nhận TTD không hủy ngang. Thứ hai là các cụm từ dạng số ít có thể có nghĩa là số nhiều, ví dụ nhƣ Document có thể đƣợc hiểu là Documents. Và ngƣợc lại, các cụm từ ở dạng số nhiều có thể mang ý nghĩa là số ít ví dụ nhƣ Full set of originals có thể đƣợc hiểu là xuất trình 01 bản gốc. Thứ ba là bổ sung định nghĩa ng n hàng độc lập là các chi nhánh của một ngân hàng ở các nƣớc khác nhau.
  29. 20 Thứ tư là h định ngày đ o hạn, nếu sử dụng cụm từ “from” hoặc “after” thì ngày bắt đầu tính sẽ là ngày sau ngày đƣợc đề cập. Điều 5: Các chứng từ, hàng hóa, dịch vụ hoặc sự thực hiện: Thay đổi duy nhất trong nội dung này là sự nhấn mạnh rằng ngân hàng chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ chứ không phải hàng hóa, dịch vụ hoặc các thực hiện khác. 1.2.2.2. Hình thức và thông báo L/C Điều 6: Thanh toán, ngày hết hạn và nơi xuất trình Điều khoản này hợp nhất các điều 9, 10 và 42 của UCP 500. Đồng thời, bổ sung các điểm mới nhƣ sau: Mở rộng định nghĩa về TTD tự do chuyển nhƣợng quy định tại Điều 10(b)(i) UCP 500, giờ đây đƣợc quy định là “một TTD có giá trị thanh toán với bất cứ ngân hàng nào” và đồng thời nó cũng có thể xuất trình tại bất cứ ngân hàng nào. Ngoài ra đề cập thêm quyền lựa chọn ngân hàng trả tiền: “TTD có giá trị thanh toán tại NHCĐ thì cũng có giá trị thanh toán tại NHPH”. Ngoài ra, điều khoản này còn quy định rõ TTD không đƣợc phát hành có giá trị thanh toán bằng một hối phiếu ký phát đòi tiền ngƣời đề nghị mở L/C. Trong khi đó, tại điều 9 UCP 500, loại hối phiếu nên trên đƣợc xem là chứng từ phụ. TTD phải quy định rõ ngày hết hạn xuất trình, đồng thời ngày hết hạn thanh toán hoặc thƣơng lƣợng sẽ đƣợc coi là ngày hết hạn xuất trình. Điều 7 và 8: Cam kết của NHPH và NHXN Điều 9(a) và (b) của phiên bản UCP cũ đƣợc sử dụng để quy định trách nhiệm của NHPH và NHXN – nay đã đƣợc tách ra thành Điều 7 (NHPH) và Điều 8 (NHXN). Hai điều khoản này là ví dụ điển hình cho sự tinh giản từ ngữ của UCP 600. Điều 9a UCP 500 sử dụng cụm từ “một thƣ tín dụng không hủy ngang cấu thành một cam kết chắc chắn của NHPH”, thì nay đã đƣợc loại bỏ khỏi UCP 600 và thay thế bằng thuật ngữ “tín dụng” (Điều 2 UCP 600), rất ngắn gọn và súc tích.
  30. 21 Điều 7 và 8 quy định rằng NHPH (hoặc NHXN) cam kết hoàn trả tiền cho một NHCĐ mà ngân hàng này đã thanh toán hoặc chiết khấu (has honoured or negotiated) cho một BCT xuất trình phù hợp và đã chuyển giao (forwarded) các chứng từ cho NHPH (hoặc NHXN). Và việc hoàn trả số tiền này sẽ là vào lúc đáo hạn, cho dù NHCĐ đã trả tiền trƣớc hoặc đã mua lại trƣớc khi đáo hạn hay chƣa. Quy định này nhằm mục đích bảo vệ NHCĐ trong trƣờng hợp thanh toán trƣớc hạn đối với L/C trả chậm. Qua đó, NHCĐ đƣợc phép thanh toán trƣớc hoặc chiếu khấu trƣớc cho ngƣời thụ hƣởng ngay cả khi không có hối phiếu. Bên cạnh đó, trong 2 điều khoản này còn quy định rõ rằng cam kết giữa NHPH (hoặc NHXN) đối với NHCĐ độc lập với cam kết của NHPH (hoặc NHXN) đối với ngƣời thụ hƣởng. Ngoài ra, NHXN còn có trách nhiệm thanh toán, miễn truy đòi đối với BCT xuất trình phù hợp nếu tín dụng có giá trị tại NHXN. Điều 12: Sự chỉ định Điều khoản này là cách giải quyết của ICC đúc kết sau những vụ tranh chấp nhƣ Bancon Santander với Banque Paribas hay nhƣ vụ tranh chấp tại Pháp của Canara Bank với Credit Lyonnais. “Về diễn biến vụ Banco Santander, có thể tóm tắt như sau: Khi nhận được chứng từ phù hợp với L/C trả chậm (deferred payment L/C) được phát hành bởi Banque Parisbas, Banco Santander với tư cách là ngân hàng xác nhận (NHXN – NHCĐ) đã phát hành cam kết trả tiền cho người hưởng lợi khi đáo hạn, đồng thời thực hiện chiết khấu cam kết trả chậm của chính mình, tức là trả tiền cho người thụ hưởng trước khi đáo hạn. Chứng từ sau đó được gửi đến Banque Paribas. Tuy nhiên, Banque Paribas phát hiện một trong những chứng từ là giả mạo và thông báo ngay lập tức cho Banco Santander về vấn đề này và từ chối hoàn trả tiền cho Banco Santander (cho dù Điều 15 UCP 500 quy định ngân hàng được miễn trách đối với sự giả mạo hoặc hiệu lực pháp lý của các chứng từ). Vụ tranh chấp được xử bởi Toà án Thương mại rồi được phúc thẩm bởi Toà Phúc thẩm nước Anh nhưng kết quả vẫn y án: Banco Santander thua kiện, tức là không
  31. 22 nhận được tiền hoàn trả của Banque Paribas. Toà án nước Anh lập luận rằng với L/C trả chậm không có hối phiếu, Banque Parisbas chỉ uỷ quyền cho Banco Santander cam kết trả tiền có kỳ hạn khi chứng từ xuất trình phù hợp với L/C trả chậm và thực hiện trả tiền khi đáo hạn chứ không uỷ quyền cho Banco Santander chiết khấu cam kết trả chậm của mình.” – (Nguyễn Hữu Đức, 2010). Vụ kiện giữa Banco Santander và Banque Paribas xảy ra vào thời điểm năm 1998 khi TTD vẫn còn đƣợc điều chỉnh bởi UCP 500 và ở phiên bản này vẫn chƣa có quy định về việc NHCĐ có thể chiết khấu trƣớc hoặc trả trƣớc L/C của chính mình. Theo đó, Điều 12(b) đã ra đời nhằm xác định về sự chỉ định của NHPH dành cho NHCĐ trong trƣờng hợp chấp nhận hối phiếu hoặc cam kết trả chậm, đƣợc hiểu là khi NHPH chỉ định một ngân hàng chấp nhận hối phiếu hoặc thực hiện cam kết trả tiền sau nghĩa là NHPH đó đã ủy quyền cho NHCĐ trả tiền trƣớc hoặc mua hối phiếu đƣợc chấp nhận hoặc thực hiện cam kết trả tiền sau của NHCĐ đó. Ngoài ra, trong nội dung này, UCP 600 còn bổ sung các quy định hƣớng dẫn về tiếp nhận chứng từ, chuyển chứng từ và kiểm tra chứng từ, và những thực hiện trên không tạo ra nghĩa vụ hay hành động thanh toán, thƣơng lƣợng thanh toán. 1.2.2.3. Xuất trình và kiểm tra chứng từ Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ Đây là điều khoản có những sự thay đổi quan trọng nhất trong UCP, là tập hợp của các điều khoản 13, 21, 22, 27 và 43 trong UCP 500. Trong một khảo sát toàn cầu vào năm 2003 đƣợc đề cập trong phần giới thiệu của UCP 600, có khoảng 70% BCT xuất trình theo TTD bị từ chối ngay từ lần xuất trình đầu tiên với nguyên nhân xuất phát từ các sai biệt. Và Điều 14 UCP 600 mang sứ mệnh giảm thiểu các sai sót không đáng có này. Một trong những thay đổi quan trọng là tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ “với sự cẩn thận hợp lý” (with reasonable care) đã đƣợc loại bỏ, thay vào đó Điều 14 UCP 600 chỉ đơn giản quy định rằng mỗi NHCĐ, NHXN và NHPH “phải kiểm tra sự xuất trình, chỉ dựa trên cơ sở chứng từ, để quyết định xem những gì thể hiện trên bề mặt
  32. 23 BCT có tạo thành một xuất trình phù hợp hay không. Bên cạnh đó, Điều 14 còn thay đổi và bổ sung các điểm cần lƣu ý nhƣ sau: Thời hạn kiểm tra BCT là tối đa 5 ngày làm việc của ngân hàng Thời hạn xuất trình chứng từ vận tải bản gốc là 21 ngày lịch kể từ ngày giao hàng (UCP bản cũ không quy định rõ ngày gì) Dữ liệu trong chứng từ không nhất thiết phải giống hệt nhƣ dữ liệu tín dụng, nhƣng không đƣợc mâu thuẫn với chính nó và các chứng từ khác Mô tả về hàng hóa trong chứng từ không nhất thiết phải cụ thể và chính xác nhƣ trong L/C, trừ hóa đơn thƣơng mại Khi L/C yêu cầu xuất trình một loại chứng từ không đƣợc quy định trong UCP 600 thì loại chứng từ đó phải thể hiện đúng chức năng đƣợc yêu cầu và không đƣợc mâu thuẫn với L/C, với chính nó và với các chứng từ khác. Khi đó, chứng từ mới đƣợc coi là một chứng từ phù hợp Khi L/C quy định một điều khoản mà không quy định chứng từ nào phù hợp với điều kiện đó thì ngân hàng sẽ coi nhƣ không có và không xem xét đến điều khoản đó Ngày phát hành ghi trên chứng từ có thể trƣớc ngày phát hành L/C nhƣng không đƣợc muộn hơn ngày xuất trình của chứng từ đó Trừ khi L/C quy định khác, địa chỉ của ngƣời thụ hƣởng và ngƣời đề nghị mở L/C trên các chứng từ xuất trình có thể khác với địa chỉ đã ghi trên L/C nhƣng vẫn phải trong cùng một quốc gia. Các thông tin liên hệ khác nhƣ số fax, điện thoại, email sẽ đƣợc bỏ qua và không đƣợc xem là cơ sở để từ chối BCT Tên ngƣời gửi hàng (Shipper/Consignor) ghi trên các chứng từ không nhất thiết phải là ngƣời thụ hƣởng, trừ khi L/C quy định khác. Trừ khi L/C có quy định khác, một chứng từ vận tải có thể do bất cứ bên nào khác phát hành, không nhất thiết phải là ngƣời chuyên chở (carrier), chủ tàu (owner), thuyền trƣởng (master) hay ngƣời thuê tàu (charterer); miễn là BCT đáp ứng đƣợc các yêu cầu từ Điều 19 đến 24 của UCP 600. 1.2.2.4. Bộ chứng từ
  33. 24 Điều 18: Hóa đơn thƣơng mại Bổ sung quy định về loại tiền tệ trong hóa đơn thƣơng mại phải giống với loại tiền tệ trong TTD. Điều 19 đến 28: Chứng từ vận tải Điều 19 đã làm rõ những điều khoản về Chứng từ vận tải đa phƣơng thức khi hiện nay, chứng từ này đang dần phổ biến hơn Vận đơn truyền thống, đồng thời cấu trúc điều khoản theo một cách quy chuẩn hơn, đầu tiên là định nghĩa về chứng từ vận tải đa phƣơng thức, sau đó là đến cách thức ký phát và ngƣời ký phát, nơi xuất phát và nơi đến và cuối c ng là địa điểm trung chuyển. Điều 22 quy định ngƣời phát hành B/L (đã loại bỏ ngƣời chuyên chở) bao gồm chủ tàu, thuyền trƣởng, ngƣời thuê tàu hoặc đại lý phải đƣợc ghi rõ họ tên; ký hoặc đƣợc đại lý ký trên danh nghĩa của họ. Đồng thời, ngân hàng sẽ không kiểm tra hợp đồng thuê tàu ngay cả khi hợp đồng thuê tàu đƣợc yêu cầu xuất trình trong L/C. Điều 23 bổ sung thêm các quy định về chứng từ vận tải hàng không, qua đó vận đơn hàng không phải chỉ rõ ngày phát hành. Ngày phát hành đƣợc coi là ngày giao hàng trừ khi có ghi chú thêm về ngày giao hàng, đồng thời bất cứ thông tin nào trên chứng từ về số chuyến bay, ngày bay đều không đƣợc coi là ngày giao hàng. Điều 27 quy định rõ ràng ngân hàng chỉ chấp nhận vận đơn hoàn hảo, nghĩa là chữ hoàn hảo không nhất thiết phải thể hiện trên bề mặt chứng từ vận tải mà chỉ cần không có bất cứ điều khoản hoặc ghi chú nào về tình trạng khuyết tật của hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa. Điều 28 quy định về việc thêm điều khoản loại trừ vào điều kiện “all risks” không đƣợc xem là cơ sở để từ chối BCT, trừ khi L/C quy định khác. 1.2.2.5. Các điều khoản hỗn hợp Điều 38: TTD có thể chuyển nhƣợng Điều khoản bổ sung thêm quy định nhƣ sau: NHPH có thể là ngân hàng chuyển nhƣợng
  34. 25 TTD chuyển nhƣợng chỉ có thể chuyển nhƣợng một lần từ ngƣời thụ hƣởng thứ nhất cho ngƣời thụ hƣởng thứ hai. Tuy nhiên, TTD có thể chuyển nhƣợng từng phần cho nhiều ngƣời thụ hƣởng thứ hai với điều kiện TTD cho phép trả tiền và giao hàng từng phần. Trong trƣờng hợp ngƣời thụ hƣởng thứ nhất xuất trình BCT có sai sót và không sửa chữa đƣợc sai sót sau yêu cầu lần 1, trong khi đó ngƣời thụ hƣởng thứ hai xuất trình BCT phù hợp; thì khi đó ngân hàng chuyển nhƣợng có quyền xuất trình BCT của ngƣời thụ hƣởng thứ hai cho NHPH mà không có trách nhiệm gì đối với ngƣời thụ hƣởng thứ nhất. Ngƣời thụ hƣởng thứ hai phải xuất trình BCT tại ngân hàng chuyển nhƣợng 1.2.3. Những điểm mới nổi bật của ISBP 745 so với ISBP 681 Tổng quan, số lƣợng quy tắc của ISBP 745 so với 681 tăng lên 95 quy tắc (từ 185 tăng lên 280 quy tắc), do sự bổ sung của nhóm soạn thảo về các vấn đề liên quan đến: giấy gửi hàng đƣờng biển không chuyển nhƣợng; phiếu đóng gói; bảng kê trọng lƣợng; giấy chứng nhận của ngƣời thụ hƣởng; giấy chứng nhận phân tích, giám định, y tế, kiểm dịch thực vật, số lƣợng và các giấy chứng nhận khác. 1.2.3.1. Phần mở đầu Sự thay đổi dễ nhận ra nhất và cũng quan trọng nhất đã tác động đến tính chất của ISBP phiên bản mới đó chính là sự thay đổi trong tên gọi. ISBP 745 với tên gọi đầy đủ là International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under UCP 600 – ISBP 2013 ICC Publication No. 745 đã nhấn mạnh rằng phiên bản mới này hoàn toàn gắn liền và có quan hệ không tách rời với UCP 600, điều này cũng đƣợc khẳng định lại trong phần Mở đầu, mục Phạm vi áp dụng của ISBP 745. Trong khi đó, ISBP 681 với tên gọi International Standard Banking Practice for the Examination of Documents under Documentary Credits – ISBP 681 2007 ICC chỉ khẳng định mối quan hệ gắn liền của nó với tín dụng chứng từ. Ngoài ra, dựa vào định nghĩa bản chất của tín dụng (Điều 4) trong UCP 600, ISBP 745 còn bổ sung rằng không chỉ TTD mà bất cứ sửa đổi nào kèm theo đều độc lập với các hợp đồng mua bán và hợp đồng là cơ sở của tín dụng.
  35. 26 1.2.3.2. Các nguyên tắc chung Theo nghiên cứu của Th.S Vũ Thị Hải Minh – Những điểm khác biệt trong phần mở đầu và những nguyên tắc chung của ISBP 745 so với ISBP 681 (năm 2014), sự khác biệt về trong phần các nguyên tắc chung chủ yếu là: Về chữ viết tắt, đối với ISBP 681, chữ viết tắt chỉ đƣợc chấp nhận khi nó là những chữ viết tắt thông dụng, ví dụ nhƣ Ltd thay cho Limited, Co. thay cho Company và ngƣợc lại. Đồng thời, theo quan điểm của ISBP 681, ký hiệu “/” có thể hàm chứa rất nhiều ý nghĩa khác nhau, cho nên chỉ đƣợc sử dụng trong ngữ cảnh rõ ràng và không nên sử dụng để thay thế cho một từ. Đối với ISBP 745, chữ viết tắt đƣợc mở rộng phạm vi áp dụng khi bổ sung rằng miễn là TTD sử dụng từ viết tắt thì BCT xuất trình đƣợc phép thể hiện những từ viết tắt đó hoặc bất cứ chữ viết tắt nào giống nhƣ thế nhƣng phải c ng nghĩa hoặc đúng chỉnh tả hoặc ngƣợc lại. Ngoài ra, ở phiên bản này, quy định về sử dụng ký hiệu “/” và bổ sung thêm ký hiệu “,” trong ngữ cảnh không rõ ràng cũng đƣợc giải thích rõ. Theo đó, nếu TTD có điều khoản sử dụng ký hiệu “/” hoặc “,” mà không có bất kỳ sự giải thích nào thêm, thì ký hiệu này đƣợc hiểu là cho phép sử dụng một hoặc nhiều quyền chọn. Ví dụ: TTD quy định “Đỏ/Xanh/Đen” đồng thời không kèm sự giải thích nào thêm, thì được hiểu là Đỏ hoặc Xanh hoặc Đen hoặc bất cứ sự phối trộn nào giữa các màu sắc này đều được chấp nhận. Về các giấy chứng nhận, sự chứng nhận, lời khai và bản tuyên bố; ISBP 681 chỉ đề cập đến quy định về việc ký và ghi ngày tháng đối với sự chứng nhận và lời khai đồng thời không kèm theo ví dụ cụ thể hƣớng dẫn nào. Trong khi đó, ISBP 745 mở rộng phạm vi quy định khi đề cập thêm đến giấy chứng nhận và bản tuyên bố. Cụ thể, giấy chứng nhận, sự chứng nhận, lời khai và bản tuyên bố phải đƣợc ký. Bên cạnh đó, việc có cần ghi ngày tháng hay không sẽ phụ thuộc vào loại của những chứng từ kể trên, và cách diễn đạt của các điều khoản quy định trong TTD. Ngoài ra, ISBP 745 còn đƣa ra một ví dụ rất rõ ràng nhƣ sau:
  36. 27 “TTD yêu cầu xuất trình một giấy chứng nhận do người chuyên chở hoặc đại lý của nó phát hành xác nhận tuổi tàu chuyên chở nhỏ hơn 25 tuổi, thì giấy chứng nhận có thể chứng minh bằng cách chỉ ra rằng: i. Ngày hoặc năm đóng tàu, và với ngày hoặc năm đó không được quá 25 năm trước ngày giao hàng hoặc năm mà việc giao hàng được tiến hành, trong trường hợp này, ngày phát hành không cần thiết phải ghi, hoặc ii. Trong trường hợp mà những từ ngữ quy định trong TTD yêu cầu phải ghi ngày phát hành, do đó chứng minh được rằng cho đến ngày đó thì tuổi của tàu chuyên chở vẫn chưa quá 25 năm.” Về các bản sao của chứng từ vận tải quy định từ điều 19 – 25, ISBP 681 khẳng định rằng những bản sao của chứng từ vận tải không đƣợc chấp nhận, do đó không thể áp dụng các điều từ 19 – 25 trong UCP 600 và điều 14(c) vì các điều khoản này chỉ áp dụng cho chứng từ vận tải bản gốc. Trong khi đó, theo quan điểm của ISBP 745 bổ sung và chỉnh sửa thêm rằng, bản sao của chứng từ vận tải không đƣợc áp dụng các điều khoản từ 19 – 25 trong UCP 600, và chỉ đƣợc kiểm tra trong phạm vi đã quy định rõ trong TTD, nếu không thì phải kiểm tra theo điều 14(f) UCP 600. Ngoài ra, vì không phải là bản gốc, nên các bản sao chứng từ vận tải trên sẽ không áp dụng thời hạn xuất trình là 21 ngày lịch nhƣ theo quy định tại điều 14(c) UCP 600 hay bất cứ thời hạn xuất trình bản gốc chứng từ vận tải nào mà TTD quy định. Thay vào đó, các bản sao chứng từ vận tải này đƣợc phép xuất trình bất cứ lúc nào miễn là không muộn hơn ngày hết hạn của TTD hoặc khi TTD quy định rõ ràng về thời hạn xuất trình các bản sao chứng từ vận tải. Về các phép tính toán, trong ISBP 681 quy định rằng ngân hàng sẽ không kiểm tra các phép tính toán chi tiết trong chứng từ mà chỉ có nghĩa vụ kiểm tra tổng giá trị so với TTD và các chứng từ yêu cầu khác. Trong khi đó, ISBP 745 bổ sung thêm rằng, nếu chứng từ xuất trình thể hiện các phép tính toán thì ngân hàng phải xác định rằng tổng số nói trên so với các tiêu chuẩn nhƣ số tiền, số lƣợng, khối lƣợng và số bao gói, không đƣợc mâu thuẫn với chứng từ hay bất kỳ chứng từ quy định nào.
  37. 28 Tuy nhiên, ISBP 745 không đề cập đến vấn đề ngân hàng có cần phải kiểm tra các phép tính toán nhƣ trong ISBP 681 đã từng quy định hay không. Câu hỏi đặt ra là liệu ngân hàng có phải tính toán lại các phép tính để xác định xem tổng số tiền hoặc tổng số lƣợng có chính xác nhƣ thể hiện trên hóa đơn hay không? Về điều kiện phi chứng từ và mâu thuẫn dữ liệu, mặc d đây là một vấn đề rất quan trọng tuy nhiên ISBP 681 lại không thể hiện hƣớng dẫn nào. Ngƣợc lại, ISBP 745 bổ sung hƣớng dẫn về trƣờng hợp TTD chứa những điều kiện phi chứng từ kèm theo ví dụ cụ thể. Theo đó, khi TTD có những điều khoản mà không quy định loại chứng từ nào phải đƣợc xuất trình để chứng minh sự phù hợp với những điều khoản đó (các điều khoản nhƣ vậy đƣợc gọi là điều khoản phi chứng từ), thì bất kỳ chứng từ nào đƣợc yêu cầu xuất trình theo TTD không cần chứng minh sự phù hợp với những điều kiện đó. Tuy nhiên, dữ liệu thể hiện trên các chứng từ xuất trình theo TTD không đƣợc mâu thuẫn với những điều kiện phi chứng từ đƣợc quy định trong TTD. Có thể hình dung về quy định này qua ví dụ sau đây: L/C quy định “packing in wooden cases” (đóng gói trong các thùng gỗ) nhưng không quy định rằng loại chứng từ nào cần xuất trình để thể hiện việc hàng hóa được đóng trong thùng gỗ, do đó các chứng từ xuất trình không cần phải chứng minh hàng hóa có được đóng trong các thùng gỗ hay không. Tuy nhiên, nếu các chứng từ xuất trình theo TTD thể hiện rằng hàng hóa đã được đóng gói theo kiểu, hoặc chất liệu khác thì được xem là mâu thuẫn dữ liệu. Về chứng từ kết hợp, ISBP 745 bổ sung thêm quy định rằng, một chứng từ đƣợc yêu cầu xuất trình theo L/C mà chứng từ này có nhiều hơn một chức năng, thì có thể xuất trình với tƣ cách một chứng từ kết hợp hoặc các chứng từ riêng lẻ thể hiện cho mỗi chức năng. 1.2.3.3. Hối phiếu Về người bị ký phát, trong ISBP 681 quy định, hối phiếu phải do ngƣời thụ hƣởng ký phát và ngƣời bị ký phải là một bên (party) đã đƣợc quy định trong L/C (quy tắc 52 ISBP 681). Tuy nhiên, đến phiên bản ISBP 745, nhóm soạn thảo đã điều chỉnh
  38. 29 quy định này để phù hợp với Điều 6(c) trong UCP 600, cụ thể ngƣời thụ hƣởng vẫn phải là ngƣời ký phát hối phiếu, tuy nhiên ngƣời bị ký phát phải là một ngân hàng (bank) đƣợc quy định trong L/C (Nguyễn Hữu Đức, 2014). Về thời hạn và ngày đ o hạn, ISBP 745 gần nhƣ giữ nguyên các quy tắc về thời hạn của hối phiếu và chỉ bổ sung đồng thời kết hợp các Điều 43(e) và 43(f) để tính ngày đáo hạn của hối phiếu dựa trên vận tải đơn đƣợc xuất trình theo hối phiếu thành ba trƣờng hợp nhƣ sau: Nếu vận tải đơn đó thể hiện hàng hóa đƣợc dỡ từ tàu này sang tàu khác (chuyển tải) và có ghi chú nhiều ngày bốc hàng lên tàu, thì ngày sớm nhất trong các ngày đó sẽ đƣợc d ng để tính ngày đáo hạn. Nếu vận tải đơn đó thể hiện rằng việc giao hàng trên cùng một con tàu và có ghi chú nhiều ngày bốc hàng lên tàu, thì ngày muộn nhất trong các ngày đó sẽ đƣợc d ng để tính ngày đáo hạn. Nếu có nhiều bộ vận tải đơn đƣợc xuất trình theo hối phiếu thì ngày bốc hàng lên tàu muộn nhất sẽ đƣợc d ng để tính ngày đáo hạn. Theo quan điểm của ISBP 681, thì ngày đáo hạn của hối phiếu phải phù hợp (in accordance) với những yêu cầu quy định trong L/C. Đồng thời, đƣa ra các trƣờng hợp để xác định ngày đáo hạn của hối phiếu dựa trên việc ngân hàng trả tiền có thông báo từ chối BCT hay không. Mặt khác, ISBP 745 đã đƣa những quy định rõ ràng hơn về ngày đáo hạn của hối phiếu, theo đó “ngày đáo hạn của hối phiếu phải đƣợc phản ánh trong các điều khoản quy định L/C”. Bên cạnh đó, các yếu tố nhƣ BCT có đƣợc xuất trình phù hợp hay không, hoặc nếu BCT xuất trình phù hợp thì ngân hàng trả tiền có thông báo từ chối hay không và ngân hàng trả tiền có phải là ngân hàng phát hành hay không; đều là cơ sở để xác định ngày đáo hạn của hối phiếu (Đỗ Thành Trung, 2014). Về số tiền, ISBP 745 bổ sung quy định rằng trong trƣờng hợp số tiền bằng số không phản ánh đúng số tiền bằng chữ thì số tiền bằng chữ sẽ đƣợc kiểm tra trƣớc. 1.2.3.4. Hóa đơn
  39. 30 Về mô tả hàng hóa, các dịch vụ hoặc thực hiện và những vấn đề chung khác có liên qu n đến hó đơn; ở ISBP 745 bổ sung thêm quy định về việc hóa đơn có thể thêm các dữ liệu miễn là không thể hiện sự khác nhau về bản chất, chủng loại và loại hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện. Bên cạnh đó, ISBP 745 còn cho rằng hóa đơn có thể chỉ ra một khấu trừ do thanh toán trƣớc hoặc chiết khấu mà không đƣợc quy định trong L/C (trong khi đó ISBP 681 lại quy định hóa đơn chỉ phải thể hiện các chiết khấu và giảm giá đã đƣợc quy định trong L/C) (Nguyễn Hữu Đức, 2014). Về thanh toán và giao hàng nhiều lần (instalment drawings or shipments), ISBP 745 đã đƣa ra những hƣớng dẫn cụ thể hơn so với ISBP 681 và UCP 600, giúp phân biệt giữa thanh toán và giao hàng nhiều lần với thanh toán và giao hàng từng phần (partial drawings or shipments). Theo đó, khi L/C quy định các khoảng thời gian, cụ thể là một chuỗi các ngày tháng quyết định ngày bắt đầu và kết thúc cho mỗi lần giao hàng, thì Điều 32 UCP 600 về thanh toán và giao hàng nhiều lần sẽ đƣợc áp dụng. Đối với trƣờng hợp L/C chỉ quy định một số ngày chậm nhất để giao hàng và không kèm theo một khoảng thời gian cụ thể nào, việc xuất trình sẽ phải tuân thủ các quy định về giao hàng và thanh toán từng phần tại Điều 31 UCP 600. Ngoài ra, khi cho phép thanh toán và giao hàng từng phần thì thanh toán hoặc giao hàng nhiều đợt trong mỗi lần giao hàng là đƣợc phép, đồng thời có thể thanh toán hoặc giao hàng vào hoặc trƣớc ngày thanh toán hoặc giao hàng chậm nhất (Đỗ Thành Trung, 2014). 1.2.3.5. Các chứng từ vận tải đƣợc quy định từ điều 19 – 25 UCP 600 Không chỉ hƣớng dẫn về ký hậu vận đơn nhƣ trong ISBP 681, ISBP 745 còn triển khai hƣớng dẫn về các vấn đề nhƣ phát hành, ngƣời chuyên chở, nhận dạng ngƣời chuyên chở và ký chứng từ vận tải đa phƣơng thức. Trong khi ISBP 681 chỉ đƣa ra hƣớng dẫn về ghi chú “hàng đã bốc lên tàu” (on board) thì ISBP 745 đƣa ra thêm quy định rõ ràng và rất đầy đủ về các vấn đề khác nhƣ: ngày giao hàng, nơi nhận hàng và cảng bốc hàng. Riêng quy định về ghi chú “on board”, ISBP 745 đã tham khảo và chỉnh sửa để phù hợp với đề xuất của Uỷ
  40. 31 ban ngân hàng (Recommendation of Banking Commission) theo văn bản số 470/1128revfinal – 22/4/2010 (Nguyễn Hữu Đức, 2014). 1.2.3.6. Chứng từ bảo hiểm và bảo hiểm Về ngày tháng, rút kinh nghiệm từ việc ISBP 681 đƣa ra những hƣớng dẫn khó hiểu dẫn đến nhiều tranh chấp, ISBP 745 đã đƣa ra những hƣớng dẫn cụ thể về vấn đề này, điển hình là chứng từ bảo hiểm không đƣợc quy định ngày hết hạn xuất trình đối với bất kỳ khiếu nại nào. Đồng thời, ngày có hiệu lực của chứng từ bảo hiểm không đƣợc muộn hơn ngày giao hàng. Trong trƣờng hợp chứng từ bảo hiểm không thể hiện ngày phát hành hoặc ngày có hiệu lực, thì ngày ký đối chứng sẽ đƣợc xem là ngày bảo hiểm có hiệu lực. Ngoài ra, về bên được bảo hiểm, ISBP 745 không khuyến khích L/C quy định chứng từ bảo hiểm đƣợc phát hành “cho ngƣời cầm chứng từ” (to bearer) hay “theo lệnh” (to order), mà L/C nên quy định rõ tên của bên đƣợc bảo hiểm (Nguyễn Hữu Đức, 2014). 1.2.3.7. Các chứng từ khác Đối với giấy chứng nhận xuất xứ (C/O), và các chứng từ khác không đƣợc đề cập trong ISBP 681 (phiếu đóng gói, bảng kê trọng lƣợng, chứng nhận của ngƣời thụ hƣởng, các chứng nhận phân tích, giám định, y tế, kiểm dịch thực vật, số lƣợng, chất lƣợng và các chứng nhận khác); ISBP 745 triển khai hƣớng dẫn chi tiết theo các đặc điểm nhƣ sau: yêu cầu cơ bản và chức năng của chứng từ, ngƣời phát hành, nội dung của chứng từ. KẾT LUẬN CHƢƠNG I Từ những khái niệm cơ bản về phƣơng thức TDCT và nghĩa vụ của các bên liên quan trong giao dịch, có thể thấy rằng đây là một phƣơng thức thanh toán rất phức tạp do có sự tham gia của rất nhiều chủ thể với trách nhiệm khác nhau. Mặc dù là một phƣơng thức thanh toán khá an toàn tuy nhiên phƣơng thức TDCT vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên tham gia giao dịch. Để hạn chế tối đa những rủi ro và tranh
  41. 32 chấp phát sinh, phƣơng thức TDCT đƣợc điều chỉnh bởi những quy tắc và tập quán của quốc tế đƣợc ban hành bởi Phòng Thƣơng mại quốc tế ICC, cụ thể là UCP và ISBP. Những thay đổi quan trọng trong nội dung giữa UCP 600 và UCP 500, giữa ISBP 745 và ISBP 681 cho thấy Nhóm soạn thảo của ICC đã rất nỗ lực trong việc hoàn thiện về không chỉ mặt nội dung mà còn cả về hình thức theo hƣớng vừa mở rộng phạm vi điều chỉnh đồng thời đƣa ra những hƣớng dẫn chi tiết hơn. Điều này vô c ng có ý nghĩa trong việc hạn chế rủi ro và các tranh chấp không đáng có phát sinh trong phƣơng thức TDCT. CHƢƠNG II: THỰC TIỄN VẬN DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 TRONG KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ THEO PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM THANH TOÁN QUỐC TẾ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH 2.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƢƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM THANH TOÁN QUỐC TẾ NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH 2.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP An Bình Vào ngày 13/05/1993, theo giấy phép số 535/GP-UB do UBND TP.HCM cấp, Ngân hàng TMCP An Bình (tên viết tắt: ABBANK) (tên giao dịch: An Binh Commercial Joint Stock Bank) đƣợc thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng. Chỉ trong vòng hơn hai thập kỷ hoạt động, từ một ngân hàng cổ phần nông thôn, theo quyết định của NHNN số 1333 ngày 07/9/2005, An Bình đƣợc chấp thuận trở thành ngân hàng có quy mô đô thị với vốn điều lệ đạt 70.04 tỷ đồng vào năm 2004 và tăng lên gần 4,800 tỷ đồng vào năm 2014. Với tốc độ phát triển đáng kinh ngạc, từ một ngân hàng với quy mô nhỏ, ABBANK dần vƣơn xa ra tầm cỡ quốc tế. Năm 2008, Maybank chính thức trở thành cổ đông chiến lƣợc của Ngân hàng An Bình, với tỷ lệ sở hữu là 15% và tăng lên 20% vào cuối năm 2009. Tính đến thời điểm hiện tại, ABBANK đã đạt đƣợc nhiều thành tựu
  42. 33 đáng kể, phải kể đến vào năm 2015, lần đầu tiên ABBANK vƣợt qua các NHTM lớn khác tại Việt Nam để trở thành ngân hàng có mức xếp hạng tín nhiệm cao nhất theo Moody‟s, dựa trên ba chỉ số quan trọng: Sức mạnh tài chính cơ sở (B3), tín nhiệm tiền gửi nội tệ và ngoại tệ (B2), tín nhiệm tổ chức phát hành nội tệ và ngoại tệ (B2). Đặc biệt, trong hai năm (năm 2016 và 2017), ABBANK liên tục nhận giải thƣởng “Ngân hàng phát triển bán lẻ tốt nhất Việt Nam” do tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên thế giới là Global Banking And Finance Review bình chọn (ABBANK, 2017). 2.1.2. Giới thiệu về Trung tâm Thanh toán quốc tế Trung tâm TTQT Ngân hàng TMCP An Bình đƣợc thành lập vào năm 2006 tại Hà Nội, là đơn vị trực thuộc Hội sở NH TMCP An Bình với phân khúc khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu. Trong thời gian hoạt động, trung tâm TTQT ABBANK luôn phấn đấu để thực hiện các giao dịch thƣơng mại quốc tế nhanh và chính xác nhất, đảm bảo uy tín trong việc thanh toán. Năm 2017, ABBANK đƣợc Maybank trao tặng giải thƣởng “Đối tác Thanh toán xuất sắc khu vực Đông Nam Á”. Tính đến nay, ABBANK đã xây dựng mối quan hệ đại lý với 447 ngân hàng trong nƣớc và quốc tế. Ngoài ra, chất lƣợng điện thanh toán của trung tâm luôn đạt chuẩn ở mức gần nhƣ tuyệt đối (99%) và đƣợc các ngân hàng quốc tế tin tƣởng và lựa chọn là đối tác thân thiết (Minh Trí, VNExpress 2017).
  43. 34 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm TTQT ABBANK (Nguồn: TT TTQT ABBANK) 2.1.3. Tổng quan về hoạt động thanh toán quốc tế tại Trung tâm Thanh toán quốc tế ABBANK Nhằm đáp ứng mục đích của khách hàng khi thực hiện các giao dịch thƣơng mại quốc tế, ABBANK đã cung cấp cho khách hàng rất nhiều các dịch vụ thanh toán quốc tế với các ƣu điểm nhƣ: thủ tục đơn giản, mức phí cạnh tranh, đảm bảo đối tác nhận đƣợc tiền mặt nhanh nhất. Ngoài ra, khách hàng còn đƣợc ABBANK hƣớng dẫn chuẩn bị hồ sơ và tƣ vấn về chế độ quản lý ngoại hối và phòng chống rửa tiền, PHÒNG SWIFT TRUNG TÂM PHÒNG CHUYỂN TTQT MIỀN BẮC TIỀN PHÒNG XỬ LÝ L/C, NHỜ THU PHÒNG THANH TOÁN XUẤT KHẨU TRUNG TÂM TTQTTÂM TRUNG TRUNG TÂM PHÒNG THANH TTQT MIỀN NAM TOÁN NHẬP KHẨU PHÒNG BẢO LÃNH QUỐC TẾ các thông tin cấm vận; hơn nữa, khách hàng còn đƣợc ABBANK tài trợ thông qua các dịch vụ tài trợ nhập khẩu. Các dịch vụ thanh toán điển hình của ABBANK là:  Phát hành L/C nhập khẩu, với thời gian phát hành L/C ngắn, hình thức phát hành phong phú và đƣợc chấp nhận tại hầu hết các ngân hàng trên thế giới, ABBANK sẽ phát hành L/C theo yêu cầu của khách hàng trong thời gian ngắn nhất. Ngoài ra, L/C có thể đƣợc phát hành miễn ký quỹ hoặc ký quỹ một tỷ lệ nhất định tùy thuộc vào đối tƣợng khách hàng cũng nhƣ theo thỏa thuận riêng giữa ABBANK và khách hàng.  Thanh toán nhờ thu chứng từ, đối với dịch vụ nhận BCT gửi đi thanh toán theo nhờ thu hàng xuất khẩu, ABBANK cung cấp dịch vụ lập và chuyển chứng từ
  44. 35 đến ngân hàng ngƣời nhập khẩu và yêu cầu thanh toán theo phƣơng thức trả ngay hoặc trả chậm. Đối với thông báo thanh toán nhờ thu hàng nhập khẩu, ABBANK cung cấp dịch vụ nhận, kiểm tra, thông báo chứng từ đến ngân hàng nƣớc ngoài cùng với điều kiện đi kèm và thực hiện các lệnh thanh toán theo chỉ dẫn của ngân hàng nƣớc ngoài  Chiết khấu chứng từ theo thư tín dụng xuất khẩu, ABBANK cung cấp dịch vụ chiết khấu miễn truy đòi và chiết khấu có truy đòi BCT của L/C xuất khẩu cho khách hàng. Đối với chiết khấu miễn truy đòi, ABBANK thực hiện mua BCT của TTD xuất khẩu và chịu rủi ro khi NHPH từ chối thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán. Đối với chiết khấu có truy đòi, ABBANK thực hiện chiết khấu BCT và đƣợc quyền truy đòi khách hàng khi NHPH từ chối thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán. (Theo ABBANK, 2016) Trong suốt thời kỳ hoạt động của mình, ABBANK luôn cố gắng không ngừng trong nâng cao chất lƣợng dịch vụ, thực hiện các giao dịch thƣơng mại quốc tế nhanh và chính xác nhất. Và để đáp lại sự nỗ lực đó, hoạt động thanh toán quốc tế của ABBANK ngày càng khởi sắc và đƣợc các đối tác trong nƣớc và quốc tế công nhận, đánh giá cao. Hình 2.2. Doanh số thanh toán quốc tế tại Trung tâm TTQT ABBANK giai đoạn năm 2013 - 2017 (đơn vị: triệu USD) 1787 1800 1499 1600 1335 1400 [VALUE] 1200 859.7 1000 800 600 400 200 0 2013 2014 2015 2016 2017
  45. 36 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm TT TTQT ABBANK) Dựa vào số liệu của hình 2.1, nhìn chung doanh số thanh toán quốc tế của ABBANK trong giai đoạn năm 2013 – 2017 tăng nhanh. Trong năm 2013, doanh số TTQT đạt 859.7 triệu USD và không đáp ứng đủ kế hoạch đề ra, cụ thể chỉ đạt 71% so với kế hoạch năm 2013 (1,210 triệu USD) và giảm 13.6% so với năm 2012 (995 triệu USD) do chịu ảnh hƣởng của số khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu lớn của ABBANK còn gặp nhiều khó khăn. Đến năm 2014, doanh số TTQT đạt 1,229 triệu USD, tăng 43% so với năm 2013 và hoàn thành 120% so với kế hoạch năm 2014 đề ra (1,024 triệu USD). Năm 2015, doanh số TTQT tăng 8.6% so với năm 2014 (mức tăng thấp nhất trong toàn giai đoạn) tuy nhiên lại hoàn thành đƣợc 93% so với kế hoạch năm 2015 (1,430 triệu USD). Nguyên nhân là vì trong giai đoạn này, ABBANK thực hiện theo quy định của NHNN về Phòng chống rửa tiền (AML) và Đạo luật Mỹ (FATCA), do đó ABBANK đã rà soát, đóng các tài khoản không đạt yêu cầu, kéo theo số lƣợng khách hàng doanh nghiệp giảm sút, trong khi đó mảng TTQT của ABBANK chỉ tập trung vào hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, vì vậy chỉ tiêu doanh số TTQT chỉ hoàn thành 93% so với kế hoạch. Từ năm 2015 đến năm 2016, doanh số TTQT của ABBANK tăng mạnh, tăng khoảng 34% tƣơng ứng 452 triệu USD. Thành tựu này phải kể đến ABBANK đã thực hiện đảm bảo an toàn giao dịch lên đến 98% và 95% giao dịch đạt chuẩn thời gian xử lý giao dịch và không có giao dịch nào bị phàn nàn, đồng thời trung tâm TTQT còn phối hợp với phòng kiểm toán nội bộ để thực hiện kiểm tra việc tuân thủ quy trình tại các chi nhánh. Ngoài ra, ABBANK còn xây dựng và đƣa vào sử dụng hệ thống luân chuyển chứng từ TTQT hai chiều giữa trung tâm TTQT và các đơn vị kinh doanh. Điều này giúp hoạt động TTQT giao dịch nhanh và chính xác hơn, giảm khả năng sai sót và bị từ chối thanh toán. Đến năm 2017, doanh số TTQT của ABBANK giảm còn 1,499 triệu USD tuy nhiên hoàn thành 90% kế hoạch đặt ra (1,665 triệu USD), cụ thể đối với KHDN là 1,136 triệu USD và đối với SMEs (doanh nghiệp vừa và nhỏ) là 363 triệu USD. Nguyên
  46. 37 nhân là vì trong giai đoạn này ABBANK tiếp tục thực hiện siết chặt các quy định về phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố thông qua hiện đại hóa công tác sàng lọc giao dịch, phát hiện, xử lý giao dịch đáng ngờ và công tác tra soát theo các danh sách liên quan đến cấm vận, trừng phạt phục vụ công tác tra soát theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Đồng thời trong giai đoạn này, ABBANK còn thực hiện xây dựng đội ngũ chuyên trách về phòng, chống rửa tiền tại từng đơn vị kinh doanh. Do đó, kéo theo số lƣợng giao dịch thanh toán quốc tế giảm mạnh do không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đề ra của ABBANK. Năm 2018, ABBANK đặt ra mục tiêu phát triển sản phẩm và cung cấp các sản phẩm dịch vụ sử dụng công nghệ cao để phù hợp với xu hƣớng giao dịch ngân hàng số và đồng thời thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng trong mảng giao dịch TTQT, cụ thể doanh số kế hoạch TTQT năm 2018 sẽ đạt 1,700 triệu USD, so với doanh số thực hiện của năm 2017 tăng khoảng 201 triệu USD (tƣơng ứng 13.4%). 2.1.4. Quy trình thanh toán bằng phƣơng thức Tín dụng chứng từ Khi nền công nghệ - kĩ thuật đang trên đà phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết, các NHTM trên thế giới đang có xu hƣớng trang bị phần mềm công nghệ hiện đại, thiết lập các quy trình tối ƣu và hiệu quả nhất cùng với đội ngũ nhân sự lành nghề; để đảm bảo các giao dịch đƣợc diễn ra đáp ứng đủ các tiêu chí: nhanh, chính xác và an toàn. Và một trong những xu hƣớng nổi bật nhất là xây dựng các trung tâm xử lý tập trung các giao dịch TTQT và tài trợ thƣơng mại. Với kỳ vọng sẽ có những bƣớc phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong mảng TTQT, ABBANK đã nhanh chóng triển khai mô hình này, theo đó xây dựng trung tâm TTQT và tài khoản Nostro duy nhất của ABBANK đóng vai trò là đầu mối xử lý các giao dịch liên quan đến TTQT và tài trợ thƣơng mại tại chi nhánh (CN)/ phòng giao dịch (PGD). Và quy trình thanh toán bằng phƣơng thức TDCT tại ABBANK khi triển khai theo mô hình này đƣợc thể hiện nhƣ sau: Đối với quy trình thanh toán nhập khẩu (hình 2.3), các bƣớc kiểm tra BCT đƣợc thực hiện tại cả ở trung tâm TTQT (bƣớc 6) và CN/PGD (bƣớc 9), cụ thể:
  47. 38 - CVNK tại trung tâm TTQT thực hiện kiểm tra BCT dựa trên Hướng dẫn kiểm BƢỚC TRUNG TÂM TTQT CN/PGD tra bộ chứng từ theo thư tín dụng, sau đó ghi rõ ý kiến về tình trạng BCT trên Phiếu kiểm tra chứng từ L/C nhập khẩu theo mẫu LCN/11 (Phụ lục 1). Sau khi đƣợc phê duyệt, CVNK lập Giấy báo chứng từ L/C nhập khẩu theo mẫu LCN/12 (Phụ lục 2) thông báo CN/PGD. - Tại CN/PGD, CVQHKH/CVTTQT tại CN/PGD kiểm tra Giấy báo chứng từ L/C hàng nhập và BCT xuất trình theo TTD. Nếu phát hiện sai sót thì liên hệ trung tâm TTQT để kịp thời xử lý; nếu phù hợp thì gửi Giấy báo chứng từ L/C hàng nhập và bản photo BCT đến cho khách hàng đề nghị khách hàng phải có ý kiến phản hồi về BCT trong 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc. (Đỗ Thành Trung, 2014) Hình 2.3: Quy trình thanh toán nhập khẩu bằng phƣơng thức TDCT (Nguồn: Tác giả tổng hợp theo tài liệu của trung tâm TTQT)
  48. 39 Tiếp nhận hồ sơ xin phát hành L/C 1 hoặc sửa đổi L/C 2 Phê duyệt và cấp hạn mức phát hành 3 Hồ sơ phát hành 4 Tiếp nhận hồ sơ xin phát hành L/C hoặc sửa đổi L/C 5 Đăng ký phát hành L/C hoặc sửa đổi L/C 6 Nhận BCT, kiểm ra 7 Phê duyệt 2 lần 8 Thông báo CN Kiểm tra BCT, thông báo cho KH 9 10 Tiếp nhận trả lời, giao chứng từ, lập thông báo từ chối/ đề nghị thanh toán gửi TT TTQT Phê duyệt 2 lần 11 12 Tiếp nhận thông báo từ chối, chấp nhận thanh toán, kiểm tra, hạch toán và soạn điện 13 Phê duyệt 2 lần 14 Phát điện, lƣu hồ sơ Hình 2.4: Quy trình thanh toán xuất khẩu bằng phƣơng thức TDCT BƢỚC TRUNG TÂM TTQT CN/ PGD
  49. 40 1 Nhận LC/ tu chỉnh từ NHPH/ NHTB, kiểm tra và thông báo 2 Phê duyệt Nhận thông báo LC, tu chỉnh L/C 3 chuyển cho khách hàng, thu phí 4 Phê duyệt 5 Nhận BCT theo L/C xuất, kiểm tra 6 Phê duyệt Tiếp nhận BCT, lập chỉ thị thanh 7 toán, gửi chứng từ 8 Phê duyệt 9 Nhập báo có, kiểm tra, hạch toán 10 Phê duyệt Báo có cho khách hàng, hạch 11 toán 12 Phê duyệt 13 Lƣu hồ sơ và xử lý sai sót (nếu có) (Nguồn: Tác giả tổng hợp theo tài liệu của Trung tâm TTQT) Đối với quy trình thanh toán hàng xuất khẩu (hình 2.4), các bƣớc kiểm tra BCT cũng đƣợc thực hiện ở cả trung tâm TTQT (bƣớc 1) và CN/PGD (bƣớc 5 và 7), cụ thể: - Tại trung tâm TTQT, sau khi nhận đƣợc thƣ phát hành/ sửa đổi L/C từ NHPH, nếu đồng ý, CVXK thực hiện lập một bản gốc và bản sao Thông báo/ sử đổi TTD theo mẫu LCX/03 (Phụ lục 3) kèm theo ghi rõ các điều kiện bất lợi của L/C. Bản gốc đƣợc đính kèm thƣ phát hành và sửa đổi L/C của NHPH, gửi cho ngƣời thẩm quyền phê duyệt; bản sao đƣợc d ng để lƣu hồ sơ.
  50. 41 - Tại CN/PGD, CVQHKH/CVTTQT thực hiện kiểm tra BCT, gửi Giấy yêu cầu thanh toán chứng từ xuất khẩu theo L/C kèm chữ ký xác nhận của mình và của khách hàng cùng với Đề nghị gửi chứng từ đòi tiền theo L/C xuất khẩu và BCT về trung tâm TTQT. - CVXK tại trung tâm TTQT tiếp nhận các giấy tờ trên, nếu thấy đầy đủ và phù hợp thì kiểm tra lại BCT một lần nữa, sau đó lập Phiếu kiểm tra chứng từ L/C hàng xuất theo mẫu LCX/05 (phụ lục 4), gửi cho ngƣời có thẩm quyền phê duyệt. (Đỗ Thành Trung, 2014) 2.2. THỰC TIỄN VẬN DỤNG UCP 600 VÀ ISBP 745 TRONG KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ XUẤT TRÌNH THEO THƢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH Xuyên suốt quy trình thực hiện thanh toán bằng phƣơng thức TDCT, ngoài vận dụng bộ tập quán quốc tế UCP và ISBP trong việc kiểm tra BCT xuất trình theo TTD, các CVTTQT/CVQHKH của ABBANK còn tham khảo một tài liệu khác với tên gọi Hướng dẫn kiểm tra bộ chứng từ theo thư tín dụng. Trong phần giới thiệu của hƣớng dẫn này, ABBANK nhấn mạnh rằng việc ban hành hƣớng dẫn trên cho các CV TTQT thuộc trung tâm TTQT và các đơn vị kinh doanh có chức năng trực tiếp kiểm tra BCT theo TTD là nhằm mục đích chuẩn hóa hoạt động TTQT trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, do đây chỉ là cẩm nang nghiệp vụ tham khảo nên không thể bao trùm hết mọi khía cạnh của việc kiểm tra BCT. Do đó các CV TTQT, trong quá trình xử lý chứng từ, cần tham chiếu đến các tài liệu khác nhƣ: Các điều kiện thƣơng mại quốc tế - Incoterms của ICC, Quy tắc thống nhất về hoàn trả theo TTD – URR 725, Luật các công cụ chuyển nhƣợng của nƣớc Cộng Hòa Xã Hội chủ nghĩa Việt Nam số 49/2005/QH11,v.v Hướng dẫn kiểm tra bộ chứng từ kèm theo thư tín dụng đƣợc chia thành hai phần theo thứ tự nhƣ sau: một số nguyên tắc kiểm tra chứng từ và phƣơng pháp kiểm tra BCT xuất trình theo L/C.
  51. 42 2.2.1. Một số nguyên tắc kiểm tra chứng từ Trong phần các nguyên tắc kiểm tra chứng từ, ABBANK chia thành 09 nội dung với cơ sở tham chiếu là phần Các nguyên tắc chung trong ISBP 745 kết hợp với một vài quy định trong UCP 600. Bảng 2.1. Cơ sở tham chiếu các nguyên tắc kiểm tra chứng từ tại ABBANK Tên nội dung Ghi chú Bản gốc và bản sao Tham chiếu từ Điều 17(a),(b),(d) và (e) UCP 600 Tham chiếu Mục A27, 28, 29 và 30 ISBP 745 Tên của các chứng từ kết hợp Tham chiếu Mục A39 và A40 ISBP 745 Mâu thuẫn trong chứng từ Tham chiếu Điều 14d UCP 600 Thời gian kiểm tra và xuất trình Tham chiếu Điều 14b UCP 600 chứng từ theo UCP 600 Những điều kiện không kèm Tham chiếu Điều 14h UCP 600 chứng từ Quy định không rõ ràng/ mập Tham chiếu Điều 3 UCP 600 mờ về ngƣời phát hành chứng từ Các phép tính Tham chiếu một phần Mục A22 ISBP 745 Lỗi chính tả hoặc đánh máy Tham chiếu Mục A23 ISBP 745 Các quy định khác Tham chiếu Điều 14(i), (j) UCP 600 Tham chiếu Mục A11, 19 ISBP 745 (Nguồn: tác giả tham khảo khóa luận “Phân tích những điểm mới của ISBP 745 và thực tiễn kiểm tra chứng từ tại Ngân hàng TMCP An Bình dưới góc nhìn ISBP 745”- (Đỗ Thành Trung, 2014) và tổng hợp theo tài liệu cung cấp bởi ABBANK) Ngoài những dẫn chiếu đến các điều khoản trong UCP 600 và hƣớng dẫn trong ISBP 745, ABBANK còn tự đƣa ra các điều chỉnh khác, cụ thể nhƣ sau: Về bản gốc và bản sao, mặc dù UCP 600 và cả ISBP 745 đều chỉ quy định rằng “số lượng bản gốc xuất trình ít nhất bằng số lượng mà L/C hay UCP 600 yêu cầu”,
  52. 43 tuy nhiên ABBANK mở rộng phạm vi áp dụng này cho bản sao. Cụ thể, ABBANK quy định rằng số lƣợng bản gốc và cả bản sao xuất trình đều phải tuân thủ theo quy định của L/C. Hƣớng dẫn về kiểm tra số lƣợng bản gốc và bản sao của ABBANK đã tổng hợp các hƣớng dẫn khá cụ thể về bản gốc và bản sao của các chứng từ xuất trình theo L/C. Tuy nhiên, việc xuất trình bản gốc và bản sao các chứng từ không phải loại nào cũng tuân theo quy định này của UCP 600. Sau đây tác giả xin đƣa ra một tình huống đã xảy ra trong thực tế tại ABBANK về việc xuất trình bản gốc và bản sao các chứng từ cần phải tham chiếu thêm các điều khoản khác của UCP. L/C yêu cầu xuất trình 2 bản giống như nhau (in duplicate) chứng từ bảo hiểm. Theo đó, nhà XK xuất trình chứng từ, trong đó có 01 bản gốc và 01 bản sao chứng từ bảo hiểm và cho rằng chứng từ đã thỏa mãn được yêu cầu của L/C.  Trên chứng từ bảo hiểm có nêu rõ số lượng bản gốc được phát hành là 03 bản. TT TTQT nêu bất hợp lệ BCT xuất trình và yêu cầu nhà XK nộp đủ 03 bản gốc chứng từ bảo hiểm.  ĐVKD nhận kết quả kiểm tra BCT xuất trình và thông báo với nhà XK. Tuy nhiên nhà XK không đồng ý và phản hồi rằng nhà XK đã nộp đủ đúng 02 bản như yêu cầu của L/C, đồng thời tham chiếu tới điều 17 UCP 600 rằng: khi TTD yêu cầu 02 bản như nhau (in duplicate) thì chỉ cần 01 bản gốc là đủ. Để giải quyết thắc mắc trên của KH, TT TTQT củ ABBANK đã đư r giải thí h như s u:  Theo Điều 28b UCP 600: Nếu chứng từ bảo hiểm ghi rõ là đã đƣợc phát hành nhiều hơn một bản gốc, thì tất cả các bản gốc phải đƣợc xuất trình  Bên cạnh đó, Mục K8 của ISBP 745 cũng một lần nữa khẳng định: Nếu TTD yêu cầu chứng từ bảo hiểm phát hành nhiều hơn một bản gốc hoặc nếu chứng từ bảo hiểm quy định rằng đƣợc phát hành nhiều bản gốc, thì tất cả bản gốc đều phải đƣợc xuất trình và thể hiện đã đƣợc ký.
  53. 44 Tác giả cho rằng, việc xuất trình chứng từ xuất khẩu theo đúng yêu cầu của L/C là vô cùng quan trọng để BCT đƣợc ngân hàng nƣớc ngoài thanh toán, vì vậy, khi kiểm tra chứng từ khách hàng xuất trình, ngân hàng của nhà xuất khẩu cần nắm chắc các quy định để đảm bảo các chứng từ đó không chỉ thỏa mãn yêu cầu L/C mà còn phải thỏa mãn không chỉ một, mà trong nhiều trƣờng hợp, một vài điều khoản của UCP 600, cũng nhƣ các quy định khác liên quan, đối với bản thân loại chứng từ đó. Do đó, các CV TTQT ABBANK đã nghiên cứu kỹ các quy định trong ISBP và UCP để tƣ vấn và giải đáp thắc mắc cho KH khá tốt. Về thời gian kiểm tra và xuất trình chứng từ theo UCP 600, trong trƣờng hợp L/C không quy định về thời hạn của việc xuất trình BCT (period for presentation), ABBANK quy định “việc xuất trình này phải do người thụ hưởng/ người thay mặt người thụ hưởng thực hiện nhưng không được muộn hơn 21 ngày sau ngày giao hàng và không được muộn hơn ngày hết hạn hiệu lực của L/C”. Trong khi đó, theo quan điểm của UCP 600 và ISBP 745, thời hạn xuất trình BCT theo quy định trên của ABBANK chỉ áp dụng cho các chứng từ vận tải gốc chứ không áp dụng cho BCT. Bên cạnh đó, UCP 600 và ISBP 745 không đƣa ra quy định nào về thời hạn xuất trình BCT trong trƣờng hợp nói trên, có thể hiểu rằng BCT phải đƣợc xuất trình theo thời hạn mà L/C quy định; ngƣợc lại trong trƣờng hợp L/C không đƣa ra quy định nào về thời hạn xuất trình BCT thì BCT có thể xuất trình bất cứ lúc nào miễn là không đƣợc muộn hơn ngày hết hạn của L/C (với điều kiện BCT đó không có chứng từ vận tải gốc). 2.2.2. Phƣơng pháp kiểm tra bộ chứng từ xuất trình theo L/C Trước khi tiến hành kiểm tra BCT xuất trình theo L/C, các CV TTQT tại ABBANK cần thực hiện bước đọc TTD và các tu chỉnh (nếu có) trước tiên. Đối với TTD nhập khẩu, CV TTQT phải đảm bảo rằng TTD và các tu chỉnh (nếu có) phải liên quan đến BCT chuẩn bị kiểm tra. Ngoài ra, CV TTQT phải kiểm tra các nội dung khác đƣợc thể hiện trên TTD, cụ thể: - Quy định của TTD về thời hạn xuất trình BCT
  54. 45 - Ngày và nơi hết hiệu lực của TTD - Các quy định đặc biệt của TTD - Quy định của TTD về thủ tục đòi tiền, ngân hàng đòi tiền và cách thức gửi BCT - Lập bảng kê theo dõi số lƣợng hàng hóa đƣợc giao (trƣờng hợp TTD có nhiều mã hàng hóa phức tạp) Đối với TTD xuất khẩu, CV TTQT phải kiểm tra các nội dung nhƣ sau: - Tính xác thực của TTD gốc và các tu chỉnh (nếu có) - Tính đầy đủ của TTD và các tu chỉnh (nếu có) liên quan đến BCT xuất trình. Trƣờng hợp một vài tu chỉnh nào đó không xuất trình, cần phải liên hệ với KH để đảm bảo rằng KH không chấp nhận nội dung của tu chỉnh nên không xuất trình - Số dƣ còn lại của TTD dựa trên phần ký hậu TTD - TTD đã đƣợc chuyển nhƣợng lần nào chƣa và số dƣ còn lại sau khi TTD đã đƣợc chuyển nhƣợng (nếu có) - Đã có BCT nào của TTD đã đƣợc xuất trình trƣớc đó nhƣng chƣa đƣợc thanh toán không và lý do chƣa đƣợc thanh toán - Các chỉ dẫn về hoàn tiền, cách thức gửi BCT quy định trong TTD có đầy đủ và chính xác không, có gây nhầm lẫn không. Nếu các chỉ dẫn không đầy đủ và thiếu chính xác, gây hiểu nhầm thì phải liên hệ ngay với NHPH TTD để yêu cầu xác nhận, sửa đổi và bổ sung. 2.2.2.1. Cover Letter (chỉ áp dụng đối với chứng từ L/C nhập khẩu) Cách thức kiểm tra Cover Letter không được UCP hay ISBP đưa ra hướng dẫn nào cụ thể mặc dù nó đóng vai trò quan trọng trong BCT của L/C nhập khẩu. Vì vậy, ABBANK đã hướng dẫn các nội dung mà các CV TTQT phải lưu ý khi đọc Cover Letter, cụ thể là: - Số hiệu L/C - Việc đòi tiền có hợp lý không? Bằng điện hay bằng thƣ
  55. 46 - Số tiền đòi có bằng giá trị hối phiếu (hoặc trị giá tiền mà ngƣời thụ hƣởng L/C đƣợc đòi tiền thể hiện trên đó đơn) trừ đi một số khoản phí đƣợc phép (nếu có) hay không? - Có thể hiện chỉ dẫn trả tiền chƣa? - Chứng từ đƣợc gửi mấy lần và có đúng theo quy định của L/C không? - Số lƣợng chứng từ đƣợc liệt kê trên thƣ gửi chứng từ (nếu có). Lƣu ý đối chiếu cả về số lƣợng và tính chất chứng từ thực nhận - Các bất hợp lệ chứng từ do NH gửi chứng từ phát hiện, liệt kê trên thƣ gửi chứng từ 2.2.2.2. Hối phiếu (Draft): thuộc loại chứng từ tài chính và là một lệnh đòi tiền vô điều kiện của người ký phát hối phiếu dành cho người bị ký phát, yêu cầu người bị ký phát vào một ngày cụ thể phải trả một số tiền nhất định cho người ký phát hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác. Trong nội dung này, ABBANK đƣa ra một số gợi ý kiểm tra tham chiếu theo Hối phiếu và h tính ngày đ o hạn trong ISBP 745 và Điều 14(i) UCP 600. Ngoài ra, ABBANK còn mở rộng đối tƣợng xác thực và đƣa ra hƣớng dẫn chi tiết hơn về cách xác thực so với ISBP 745. Cụ thể, sửa đổi phải đƣợc xác thực bởi ngƣời phát hành hoặc ngƣời khác ngƣời phát hành với điều kiện phải nêu rõ tƣ cách của ngƣời xác thực, việc xác thực phải nêu tên của ngƣời tiến hành xác thực và chữ ký hoặc chữ ký tắt. Các bất hợp lệ của hối phiếu ghi nhận tại TT TTQT ABBANK thƣờng xuất phát từ: giá trị của hối phiếu đòi tiền lớn hơn giá trị của L/C (kể cả trong trƣờng hợp dung sai của L/C cho phép), số hiệu L/C và ngày phát hành L/C thể hiện trên hối phiếu không chính xác, số tiền bằng số và số tiền bằng chữ ghi trên hối phiếu không giống nhau, hối phiếu chƣa đƣợc ký hậu hoặc sai sót trong tên và địa chỉ của các bên liên quan.
  56. 47 2.2.2.3. Hóa đơn thƣơng mại (Commercial Invoice): thuộc loại chứng từ hàng hóa và là một trong những chứng từ vô cùng quan trọng trong phương thức TDCT vì hầu hết các L/C đều yêu cầu xuất trình loại chứng từ này. ABBANK tham chiếu theo Điều 18 của UCP 600 và C1 đến C14 trong ISBP 745 để kiểm tra loại chứng từ này. Ngoài ra, ABBANK còn bổ sung thêm quy định rằng hó đơn thương mại không được thể hiện phần phí và hi phí vượt quá giá trị của hàng hóa. Bên cạnh những quy định trên, ABBANK đƣa ra thêm Hướng dẫn kiểm tr hó đơn lãnh sự (Consular Invoice), cụ thể nhƣ sau: - Tất cả các bản gốc đều phải đƣợc ký, ghi ngày tháng phát hành và phải có tiêu đề nhƣ L/C quy định - Hóa đơn lãnh sự phải liên quan đến hàng hóa đòi tiền - Tất cả sửa chữa, bổ sung, thay đổi đều phải có đóng dấu của Lãnh sự quán - Hóa đơn lãnh sự phải đƣợc phát hành bởi bên mà L/C quy định hoặc thể hiện trên bề mặt là đƣợc ký hoặc đƣợc xác thực bởi lãnh sự quán - Hóa đơn lãnh sự phải thể hiện đầy đủ các nội dung nhƣ quy định của L/C Theo ghi nhận tại ABBANK, các CV TTQT cho biết các bất hợp lệ thƣờng gặp trong hóa đơn thƣơng mại nhƣ sau: - Hóa đơn thƣơng mại không đƣợc phát hành bởi ngƣời thụ hƣởng - Sử dụng hóa đơn chiếu lệ (Profoma Invoice) thay cho hóa đơn thƣơng mại. Proforma Invoice là một chứng từ dự thảo, thƣờng đƣợc phát hành bởi nhà xuất khẩu trƣớc khi nhà xuất khẩu và nhập khẩu ký kết hợp đồng. Vì chỉ là một bản dự thảo nên nó có thể đƣợc sửa chữa và điều chỉnh ngay cả khi 2 bên đã ký kết trên cơ sở hóa đơn chiếu lệ. Ngƣợc lại, hóa đơn thƣơng mại có những nội dung tƣơng tự nhƣ hóa đơn chiếu lệ nhƣng hóa đơn thƣơng mại chỉ đƣợc phát hành khi hai bên đã đàm phán xong và nó không thể tùy tiện sửa chữa, điều chỉnh. Do đó, hóa đơn chiếu lệ không có tính an toàn và tin cậy nên không thể d ng để thay thế cho hóa đơn thƣơng mại.
  57. 48 - Khi L/C có kết hợp cùng với một điều kiện thƣơng mại nhƣng hóa đơn thƣơng mại không chỉ ra điều kiện thƣơng mại đó và nguồn của điều kiện thƣơng mại đƣợc đề cập. Ví dụ như khi L/C thể hiện rằng: “TRADE TERMS: CIF HO CHI MINH SEAPORT, VIET NAM (INCOTERMS 2010)” trong khi đó hóa đơn thương mại chỉ ghi rằng: “CIF HO CHI MINH” thì đây sẽ được xem là một bất hợp lệ vì thiếu nguồn của điều kiện thương mại (INCOTERMS 2010). - Hóa đơn thƣơng mại thể hiện một mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ không phù hợp với yêu cầu của L/C hoặc thể hiện một hàng hóa hoặc dịch vụ không đƣợc yêu cầu trong L/C. Ví dụ như khi L/C quy định: “45A: Description of Goods and or Services: Shirts - long sleeve - 980 pieces, shirts - short sleeve - 1510 pieces, long pants - 980 pieces, shorts - 250 pieces”. Tuy nhiên trong Hóa đơn thương mại xuất trình thể hiện rằng: “Shirts - long sleeve - 980 pieces, shirts - short sleeve - 1510 pieces, long pants - 980 pieces, shorts - 250 pieces, Shorts – long sleeve (FREE OF CHARGE) – 10 Pcs”. Có thể thấy rằng, hóa đơn thương mại đã chỉ ra mặt hàng không được đề cập trong L/C là “Shorts – long sleeve”, kể cả khi mặt hàng này được giao miễn phí (free of charge) thì nó vẫn được xem là không phù hợp với yêu cầu của L/C. 2.2.2.4. Phiếu đóng gói (Packing list – P/L): thuộc loại chứng từ hàng hóa và là một danh sách cung cấp rất nhiều thông tin liên quan đến hàng hóa hoặc dịch vụ mà không đề cập đến giá trị của chúng. P/L rất cần thiết cho thủ tục hải quan và hầu hết đều được yêu cầu xuất trình kèm với hóa đơn thương mại. Bên cạnh việc tham chiếu đến Điều 14 UCP 600 và phần hƣớng dẫn về Phiếu bao gói trong ISBP 745, ABBANK bổ sung thêm các quy định, cụ thể là: - Trƣờng hợp L/C không quy định ngƣời phát hành thì P/L phải đƣợc phát hành bởi ngƣời gửi hàng (trong khi đó, đối với trƣờng hợp trên, ISBP 745 quy định rằng P/L có thể đƣợc phát hành bởi bất cứ tổ chức nào) - P/L phải thể hiện là liên quan đến hàng hóa đƣợc giao và đòi tiền lần này
  58. 49 Ngoài các bất hợp lệ đã đƣợc ABBANK lƣu ý trong hƣớng dẫn kiểm tra BCT nhƣ: mô tả hàng hóa trong P/L mâu thuẫn với các chứng từ khác, P/L thể hiện khối lƣợng hoặc trọng lƣợng mâu thuẫn với các chứng từ vận tải hoặc các chứng từ khác, không đƣợc phát hành bởi bên mà L/C yêu cầu, số lƣợng bản gốc xuất trình không đủ số lƣợng. Các CV TTQT tại ABBANK còn bổ sung thêm bất hợp lệ thƣờng gặp là số Container không phù hợp với vận đơn (bill of lading). (Ví dụ như khi Packing List thể hiện rằng “Container Number: MSCU 120870-8”, trong khi đó Bill of Lading lại thể hiện là “Container Number: CMAC 400300-6”.) 2.2.2.5. Chứng từ vận tải a) Vận tải đơn (Bill of lading – B/L): thuộc loại chứng từ vận tải, chỉ dùng để xác nhận hàng hóa đã được chuyên chở từ cảng đến cảng. Để kiểm tra loại chứng từ này, ABBANK tham chiếu đến Điều 20 UCP 600 và một vài hƣớng dẫn trong Vận tải đơn của ISBP 745, đồng thời ABBANK không đề cập đến các nội dung: giải tỏa hàng hóa với việc xuất trình nhiều vận tải đơn, tên và địa chỉ của đại lý giao hàng tại cảng dỡ hàng. Riêng về cƣớc phí, ABBANK chỉ yêu cầu vận tải đơn phải thể hiện tình trạng cƣớc phí đã đƣợc/ hoặc sẽ đƣợc thanh toán nhƣ theo quy định của L/C mà không đƣa ra hƣớng dẫn cụ thể nhƣ trong ISBP 745. Ngoài ra, ABBANK đƣa ra một hƣớng dẫn khác không có trong UCP 600 và ISBP 745 về chuyển tải, cụ thể: “Nếu B/L thể hiện cụm từ “nhà chuyên chở bảo lưu quyền chuyển tải (the carrier reserves the right to tranship) thì các CV TTQT sẽ không cần xem xét đến cụm từ trên”. Các CV TTQT tại ABBANK cho biết, một số bất hợp lệ thƣờng gặp trong B/L mà nhà xuất khẩu thƣờng gặp phải là: - Cảng xếp hàng (Port of Loading)/ Cảng dỡ hàng (Port of Discharge) khác với yêu cầu trong L/C (ví dụ như L/C quy định trường 44E: Port of Loading/Airport of Departure: Port of Haifa, Israel và trường 44F: Port of Discharge/Airport of Destination: Port of Toronto, Canada. Bill of Lading thể hiện: Port of Loading: Port of Marseille, France và Port of Discharge: Port of Ulsan, South Korea).
  59. 50 Hoặc trong rất nhiều trƣờng hợp, tên cảng thƣờng sai sót trong chính tả, chẳng hạn nhƣ L/C thể hiện rằng hàng hóa sẽ đƣợc xếp tại CHIBA, JAPAN (Port of loading: CHIBA, JAPAN) tuy nhiên trong B/L lại thể hiện rằng hàng hóa đƣợc xếp tại CHIBAT (Port of loading: CHIBAT, JAPAN). Để quyết định đây là một lỗi chính tả có thể bỏ qua hay là một bất hợp lệ, các CV TTQT tại ABBANK sẽ xác minh xem ở Nhật có tồn tại cảng CHIBAT hay không. Nếu không, thì đây sẽ đƣợc cho là lỗi chính tả, ngƣợc lại, đây sẽ đƣợc xem là bất hợp lệ vì mâu thuẫn dữ liệu. - Tổng trọng lƣợng (Gross Weight) thể hiện trong B/L khác với P/L - Xuất trình B/L không hoàn hảo (Unclean Bill of Lading Presented). Các dấu hiệu để nhận biết B/L có hoàn hảo (clean) hay không, không phụ thuộc vào sự hiện diện của chữ “clean”. Thay vào đó, chỉ cần B/L không có các ghi chú về các khiếm khuyết hay tình trạng không tốt của hàng hóa là đủ. - Không chỉ rõ tên của ngƣời chuyên chở hoặc B/L không đƣợc ký theo nhƣ quy định của UCP - Thể hiện phụ phí khi L/C không cho phép - Giao hàng trễ - Ghi chú “On board” không nêu tên tàu cụ thể Để minh họa cho một vài lỗi sai biệt trên, tác giả sử dụng hồ sơ L/C số LCN031917S0 phát hành ngày 29/08/2017 (Phụ lục 5) tại TT TTQT ABBANK là ví dụ. Có thể thấy rằng, B/L của bộ hồ sơ này đã có các lỗi sai biệt như sau: - Sai ngày L/C. Cụ thể, trong L/C quy định trường 31C: Date of Issue: 170829 (29/08/2017), tuy nhiên trong B/L thể hiện ngày phát hành của L/C là 16/11/2017. - Net weight mâu thuẫn với Invoice và P/L. Cụ thể, B/L thể hiện Net weigtht là 9589.00 kg, trong khi đó Invoice và P/L 9586.00 kg. - Ghi chú “on board” không nêu tên tàu cụ thể. Cụ thể: L/C quy định trường 43T: Transshipment: ALLOWED B/L thể hiện cụm từ in sẵn: “Received for Shipment” và các nội dung như sau:
  60. 51 Pre – carriage by: Place of receipt: CHENNAI, INDIA Vessel/ Flight: MAERSK Place of loading: CHENNAI, Vessel/ Flight 2: MS TIGER INDIA Do B/L thể hiện hàng hóa sẽ được chuyển tải bằng 2 tàu là MAERSK và MS TIGER, tuy nhiên trên bề mặt B/L chỉ thể hiện “SHIPPED ON BOARD 16 OCT 2017” mà không ghi rõ rằng hàng hóa đã được xếp lên con tàu cụ thể nào, do đó ABBANK đã xem đây là một bất hợp lệ. b) Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party Bill of Lading - CPBL) CPBL là chứng từ vận tải có các quy định dẫn chiếu đến một hợp đồng thuê tàu (một hợp đồng đƣợc thỏa thuận giữa ngƣời thuê tàu và chủ tàu). Điểm khác biệt lớn nhất giữa CPBL và B/L là B/L đƣợc phát hành bởi các hãng tàu và thƣờng là chủ tàu thì trái lại, CPBL đƣợc phát hành bởi ngƣời thuê tàu cho nhà xuất khẩu. Khi xuất trình vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (nếu đƣợc L/C cho phép), thƣờng thì nhà xuất khẩu chỉ xuất trình vận đơn và không gửi kèm hợp đồng thuê tàu, lý do là vì nếu có gửi kèm hợp đồng thuê tàu thì ngân hàng cũng không kiểm tra (Điều 22(b) UCP 600). Do đó, nếu có bất cứ rủi ro liên quan đến hàng hóa xảy ra, các NHPH phải sử dụng hợp đồng thuê tàu để giải quyết tranh chấp và nhƣ vậy sẽ phải thông qua nhà xuất khẩu. Điều này cho thấy CPBL tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho các ngân hàng và nhà nhập khẩu, do đó các ngân hàng thƣờng không chấp nhận loại vận đơn này (Manabesh Hota 2017). Để kiểm tra chứng từ này, ABBANK tham chiếu đến Điều 22 UCP 600 và trích dẫn các hƣớng dẫn trong Vận tải đơn theo hợp đồng thuê tàu trong ISBP 745. Tuy nhiên chỉ có duy nhất một quan điểm khác biệt so với ISBP 745, đó là các vận đơn thể hiện các cụm từ nhƣ “Tanker Bill of lading” thì sẽ đƣợc cho là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu mà không cần xét đến vận tải đơn đó có dẫn chiếu đến một hợp đồng thuê tàu nào hay không.
  61. 52 Về các bất hợp lệ trên CPBL gần nhƣ tƣơng tự với B/L, bên cạnh đó số lƣợng CPBL đƣợc xử lý tại ABBANK là rất ít vì tính chất rủi ro và dễ dẫn đến tranh chấp của nó. Sau đây, tác giả xin đƣa ra một trƣờng hợp đã xảy ra tại ABBANK khi nhà nhập khẩu đồng ý cho nhà xuất khẩu xuất trình CPBL.  Theo yêu cầu của Công ty A (Việt Nam), ABBANK phát hành L/C thanh toán hợp đồng mua bán với cho công ty B (Ấn Độ) và trong L/C có quy định đồng ý cho công ty B xuất trình CPBL.  Sau khi gửi hàng, công ty B đã xuất trình BCT không kèm hợp đồng thuê tàu đến ABBANK và đề nghị thanh toán. ABBANK sau khi kiểm tra bề mặt BCT thấy BCT hoàn hảo nên đã thanh toán cho công ty B và ký hậu để khách hàng đi lấy hàng theo L/C.  Công ty A phản hồi với ABBANK rằng họ không đổi được lệnh nhận hàng do người chuyên chở gửi văn bản yêu cầu công ty A đóng góp tổn thất chung. Được biết, trong quá trình vận chuyển hàng hóa, tàu của người chuyên chở bị hư hại. Trong hợp đồng của người chuyên chở và người thuê tàu có điều khoản rằng nếu có tổn thất phát sinh trong quá trình vận chuyển thì người nhận hàng sẽ phải chịu trách nhiệm chung.  Công ty A đã mua bảo hiểm cho hàng hóa của mình do đó ABBANK tư vấn công ty A liên hệ với công ty bảo hiểm để bảo lãnh cho công ty A nhận hàng. Ngay sau khi sự việc đáng tiếc trên xảy ra, công ty A cho rằng một phần lỗi nằm ở ABBANK do ABBANK đã cho rằng BCT xuất trình là hoàn hảo trong khi BCT xuất trình không hề gửi kèm hợp đồng thuê tàu, nếu ABBANK kiểm tra đƣợc các điều khoản trong hợp đồng thuê tàu thì có lẽ công ty A không phải chịu tổn thất. ABBANK sau đó đã dẫn chiếu đến Điều 22(b) của UCP để giải thích với khách hàng rằng ngân hàng sẽ chỉ kiểm tra trên bề mặt BCT mà không quan tâm đến các hợp đồng thuê tàu, nên dù công ty B có xuất trình hợp đồng thuê tàu hay không ABBANK cũng sẽ không kiểm tra, vì vậy ABBANK hoàn toàn không có lỗi trong sự việc trên.