Khóa luận Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)

pdf 90 trang thiennha21 25/04/2022 3700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_van_dung_phuong_phap_tinh_gia_dua_tren_co_so_hoat.pdf

Nội dung text: Khóa luận Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)

  1. TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC)TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨUCÀ MAU (CAMIMEX) Sinh viên thực hiện NGUYỄN THÚY MỘNG MSSV: 13D340301033 LỚP: ĐHKT8A Cần Thơ, 2017
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH KẾ TOÁN VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC)TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨUCÀ MAU (CAMIMEX) Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện ThS.NGUYỄN MINH NHẬT NGUYỄN THÚY MỘNG MSSV: 13D340301033 LỚP: ĐHKT8A Cần Thơ, 2017
  3. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) LỜI CẢM ƠN Trải qua bốn năm trên giảng đường đại học đã giúp em tích góp rất nhiều kiến thức quý báu để chuẩn bị hành trang vào đời lập nghiệp sau này. Thầy cô đã tận tâm giảng dạy, trang bị nhiều kiến thức để em vững tin bước vào đời. Em chân thành cảm ơn quý thầy cô vì những điều đã làm cho em trong suốt thời gian qua. Trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản vàXuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) đã giúp em hiểu thêm về phương pháp tính giá dư ̣ trên cơ sở hoaṭ đôṇ g (ABC), giúp em hiểu rõ hơn về kiến thức đã học ở trường và vận dụng kiến thức đó vào thực tế như thế nào. Do thời gian thực tập còn hạn chế, kiến thức, kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn còn hạn hẹp nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô trong khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng nói chung cùng với các cô chú anh chị trong công ty nói riêng. Qua đây em xin chân thành cám ơn quý thầy cô trường Đại học Tây Đô, cảm ơn thầy Nguyễn Minh Nhật đã hướng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận vừa qua. Đối với công ty, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của ban lãnh đạo và anh chị trong phòng kế toán đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt trong thời gian thực tập tại công ty. Em xin chân thành cảm ơn. Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2017 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thúy Mộng GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật i SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  4. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận“Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)” là do chính tôi thực hiện , các số liệu thu thập để thực hiện trong đề tài này là trung th ực, hợp lý, đề tài không trùng khớp hay sao chép với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào trước đó. Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2017 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thúy Mộng GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật ii SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  5. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Cần Thơ, ngày 12 tháng 05năm 2017 GIÁM ĐỐC (Ký, họ tên, đóng dấu) GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật iii SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  6. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN Cần Thơ, ngày 12 tháng 05 năm 2017 Cán bộ hướng dẫn NGUYỄN MINH NHẬT GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật iv SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  7. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) MỤC LỤC CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.1.1. Mục tiêu chung 2 1.1.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Phương pháp nghiên cứu 2 1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 2 1.3.2. Phương pháp xử lí số liệu 2 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu 3 1.4.2. Phạm vi về thời gian 3 1.4.3. Phạm vi về không gian 3 1.5. Cấu trúc khóa luận 3 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRUYỀN THỐNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) 4 2.1. Khái quát về phương pháp tính giá truyền thống 4 2.1.1. Chi phí sản xuất 4 2.1.1.1.Khái niệm về CPSX 4 2.1.1.2.Phân loại chi phí sản xuất 4 2.1.1.3.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: 5 2.1.2. Giá thành sản phẩm 8 2.1.2.1.Khái niệm về giá thành sản phẩm 8 2.1.2.2.Phân loại giá thành sản phẩm 8 2.1.2.3.Đối tượng tính giá thành sản phẩm 9 2.1.2.4.Tài khoản sử dụng 9 2.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 11 GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật v SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  8. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 2.2. Khái quát về phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) 11 2.2.1. Sự hình thành của phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) 11 2.2.2. Khái niệm phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) 12 2.2.3. Đặc điểm của phương pháp ABC 13 2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin phục vụ công tác tính giá theo phương pháp ABC 13 2.2.5. Trình tự thực hiện phương pháp tính giá ABC 14 2.2.5.1. Phân nhóm chi phí 14 2.2.5.2. Xác định các hoạt động chính trong công ty 14 2.2.5.3. Thiết lập ma trận chi phí - hoạt động EAD (Expense – Activity - Dependent). 15 2.2.5.4. Xác định nguồn sinh phí 15 2.2.5.5. Thiết lập ma trận hoạt động – sản phẩm APD (Activity – Product - Dependence). 16 2.2.6. Ưu và nhược điểm của phương pháp ABC 17 2.2.6.1. Ưu điểm 17 2.2.6.2. Nhược điểm 17 2.2.7. So sánh phương pháp tính giá ABC và phương pháp truyền thống 17 2.2.7.1. Điểm giống nhau 17 2.2.7.2. Điểm khác nhau 18 2.2.8. Mối quan hệ giữa phương pháp tính giá ABC với quản trị dựa trên cơ sở hoạt động ( ABM) 18 2.2.9. Điều kiện vận dụng phương pháp ABC 20 2.2.10. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng phương pháp ABC 20 2.2.10.1. Thuận lợi 20 2.2.10.2. Khó khăn 21 GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật vi SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  9. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG VÀ VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ ABC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CÀ MAU (CAMIMEX) 22 3.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức sản xuất tại công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 22 3.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 22 3.1.2. Đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh 23 3.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác quản lý và tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 24 3.1.3.1.Đặc điểm tổ chức công tác quản lý 24 3.1.3.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 25 3.1.3.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 27 3.1.4. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty 31 3.1.5. Các chính sách kế toán đang áp dụng 32 3.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh 32 3.1.7. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng hoạt động 33 3.1.7.1.Thuận lợi 33 3.1.7.2.Khó Khăn 33 3.1.7.3.Phương hướng hoạt động 33 3.2. Thực trạng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 34 3.2.1.Quy trình công nghệ sản xuất 34 3.2.2. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm 35 3.2.2.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 35 3.2.2.2.Đối tượng tính giá thành 35 3.2.2.3.Kỳ tính giá thành 36 GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật vii SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  10. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 3.2.3. Tổ chức quá trình tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 36 3.2.3.1.Xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 36 3.2.3.2.Xác định chi phí nhân công trực tiếp 39 3.2.3.3.Xác định chi phí sản xuất chung 43 3.2.4. Tính giá thành sản phẩm 52 3.2.4.1.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 52 3.2.4.2.Phương pháp tính giá thành sản phẩm hoàn thành 52 3.3. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 56 3.3.1. Sự cần thiết của việc vận dụng phương pháp ABC tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau 56 3.3.2. Khả năng vận dụng phương pháp ABC tại công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau 56 3.3.3. Lựa chọn mô hình ABC cho công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau. 57 3.3.4. Vận dụng phương tính giá ABC tại công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau. 57 3.3.4.1.Xác định các hoạt động của công 57 3.3.4.2.Xác định các nguồn lực sử dụng 57 3.3.4.3.Lựa chọn nguồn phát sinh chi phí 64 3.3.4.4.Xác định chi phí hoạt động cho từng sản phẩm 64 3.3.4.5.Tính giá thành sản phẩm 67 CHƢƠNG 4: SO SÁNH VÀ NHẬN XÉT PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRUYỀN THỐNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ ABC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CÀ MAU (CAMIMEX) 68 4.1. So sánh phương pháp truyền thông và phương pháp ABC 68 4.2. Nhận xét phương pháp tính giá truyền thống và phương pháp tính giá ABC tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau ( Camimex) 69 GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật viii SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  11. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 4.2.1. Phương pháp tính giá truyền thống 69 4.2.1.1 Ưu điểm 69 4.2.1.2. Hạn chế 70 4.2.2. Phương pháp tính giá ABC 71 4.2.2.1 Ưu điểm 71 4.2.2.2. Hạn chế 72 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 5.1. Kết luận 73 5.2. Kiến nghị 74 5.2.1. Đối với doanh nghiệp 74 5.2.2. Đối với nhà nước 74 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU 75 GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật ix SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  12. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Bảng hệ số tính giá thành sản phẩm 52 Bảng 3.2: Bảng tổng hợp chi phí tính giá thành tháng 12 năm 2016 53 Bảng 3.3: Bảng chi phí nguyên vât liệu trực tiếp 58 Bảng 3.4: Bảng chi phí nhân công trực tiếp 58 Bảng 3.5: Bảng chi phí nhân viên theo hoạt động 58 Bảng 3.6: Bảng phân bổ chi phí khấu hao theo hoạt động tháng 12 năm 2016 60 Bảng 3.7: Bảng ma trận EAD 61 Bảng 3.8: Bảng hệ số tỷ lệ ma trận EAD 62 Bảng 3.9: Bảng ma trận bằng tiền EAD 63 Bảng 3.10: Bảng xác định nguồn phát sinh chi phí các hoạt động 64 Bảng 3.11: Bảng ma trận APD 64 Bảng 3.12: Bảng hệ số tỷ lệ của ma trận APD 65 Bảng 3.13: Bảng giá trị bằng tiền của ma trận APD 66 Bảng 3.14: Bảng tính giá thành sản phẩm theo phương pháp ABC 67 Bảng 4.1: Bảng so sánh giá thành theo phương pháp ABC và phương pháp truyền thống 68 GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật x SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  13. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trưc̣ tiếp 6 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 7 Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 8 Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 10 Sơ đồ 2.5: Sơ đồ mối quan hệ giữa ABC và ABM 19 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 25 Sơ đồ 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán 28 Sơ đồ 3.3: Sơ đồ ghi chép kế toán theo hình thức Nhật ký chung 31 Sơ đồ 3.4:Sơ đồ ghi chép kế toán theo hình thức Nhật ký chung trên phần mềmvi tính 31 Sơ đồ 3.5: Sơ đồ quy trình sản xuất tôm đông block 34 Sơ đồ 3.6:Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trưc tiếp tháng 12 năm 2016 37 Sơ đồ 3.7: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tháng 12 năm 2016 41 Sơ đồ 3.8: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung tháng 12 năm 2016 47 Sơ đồ 3.9: Sơ đồ tập hợp chi phí tính giá thành sản phẩm tháng 12 năm 2016 54 GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật xi SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  14. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế BHTN Bảo hiểm thất nghiệp BTC Bộ tài chính CKTTL Các khoản trích theo lương CBNV Cán bộ nhân viên CKTM Chiết khấu thương mại CPSX Chi phí sản xuất CP Chi phí GGHB Giảm giá hàng bán GTGT Giá trị gia tăng HĐ Hoạt động KT Kế toán KCS Kiểm tra chất lượng KPCĐ Kinh phí công đoàn LĐ Lao động LĐTL Lao động tiền lương NVL Nguyên vật liệu NVLTT Nguyên vật liệu trực tiếp NCTT Nhân công trực tiếp SP Sản phẩm SX Sản xuất SXC Sản xuất chung TL Tiền lương TT Thông tư TK Tài khoản TSCĐ Tài sản cố định TCHC Tổ chức hành chính XDCB Xây dựng cơ bản XNK Xuất Nhâp̣ khẩu VAT Thuế giá trị gia tăng GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật xii SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  15. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Đặt vấn đề Trong xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá đời sống kinh tế, với những điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là điều không thể tránh khỏi. Để tồn tại và phát triển nên mục tiêu cơ bản của các doanh nghiệp là làm thế nào mang lại nhiều lợi nhuận cho mình. Bên cạnh đó, vấn đề luôn được các nhà doanh nghiệp đang tìm hiểu và thực thi những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành với những sản phẩm do chính doanh nghiệp sản xuất ra. Nhưng để có thể thực hiện được điều này thì đó không phải là việc dễ dàng, đơn giản mà đòi hỏi doanh nghiệp phải định hướng được đâu là hướng đi đúng đắn và một chế độ công tác kế toán hợp lý. Để thực hiện được mục tiêu đó, các nhà quản lý doanh nghiệp đã quan tâm rất nhiều đến kế toán quản trị nhằm nâng cao chất lượng trong quản lý cũng như ra quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Mô hình kế toán chi phí dựa trên hoạt động ABC (ActivityBased Costing) có thể được xem là một phần của giải pháp cho vấn đề trên. Ngoài việc cung cấp những thông tin về chi phí một cách đầy đủ, chính xác và được cập nhật cho các nhà quản lý trong việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ABC còn góp phần trong việc nghiên cứu ra những phương pháp để có thể giúp các doanh nghiệp cải thiện hoạt động của mình từ đó nâng cao chất lượng quản lý, cũng như chất lượng hoạt động nhằm tăng năng lực cạnh tranh và sức mạnh kinh tế trong nền kinh tế thị trường mở, không những ở phạm vi Việt Nam mà còn mở rộng ra khu vực và toàn thế giới. Tuy nhiên, thực tế trong các doanh nghiệp phương pháp này được áp dụng một cách hạn chế, một phần bởi bản thân kế toán tại các doanh nghiệp chưa hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng và phương pháp áp dụng ABC, một phần bởi các nghiên cứu về phương pháp này vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy nên Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) lựa chọn phương pháp tính giá truyền thống để tính giá các sản phẩm của công ty. Do đó “Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex)” được chọn làm đề tài nghiên cứu, với mong muốn góp phần hoàn thiện hơn công tác tính giá thành, cải tiến quá trình sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và phục vụ kịp thời cho việc ra quyết định của nhà quản trị. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 1 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  16. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.1.1. Mục tiêu chung Vận dụng phương pháp tính giá ABC tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Khẩu Cà Mau (Camimex), qua đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại Công ty. 1.1.2. Mục tiêu cụ thể - Tìm hiểu thực trạng của phương pháp tính giá hiện đang áp dụng tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex). - Đánh giá thực trạng, phân tích ưu điểm và khả năng vận dụng phương pháp tính giá ABC tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex). - Vận dụng phương pháp tính giá ABC tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản trị chi phí dựa trên cơ sở hoạt động tại Công ty. 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu 1.3.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu Thực hiện đi thực tế và quan sát trực tiếp tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex), số liệu được lấy chủ yếu từ số liệu kế toán tài chính do Phòng kế toán công ty cung cấp và từ các thông tin của công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) trên internet và các tài liệu tham khảo về phương pháp tính giá ABC. 1.3.2. Phƣơng pháp xử lí số liệu Số liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm Excel. Tùy theo mục tiêu và đối tượng sử dụng mà sử dụng những phương pháp phân tích số liệu cho phù hợp. Sau đây là một số phương pháp phân tích số liệu trong đề tài: - Để đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của công ty theo phương pháp truyền thốngtrong tháng 12 năm 2016thìsử dụng phương pháp của kế toán tài chính,tập hợp các loại chi phí sản xuất và cuối tháng kế toán tiến hành kết chuyển chi phí sản xuất tính giá thành sản phẩm theo phương pháp hệ số. - Sử dụng phương pháp thống kê, thống kê lại các số liệu chi phí liên quan đến chi phí NVLTT, NCTT, chi phí SXC cụ thể theo từng loại sản phẩm để tiến hành tính giá theo phương pháp ABC. - Phương pháp đối chiếu và so sánh: Phương pháp này dùng để đối chiếu, so sánh hai phương pháp truyền thống và ABC với nhau từ đó rút ra kết luận về sự chênh lệch giữa hai phương pháp đó nhằm phục vụ cho việc ra quyết định. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 2 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  17. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Tập trung nghiên cứu phương pháp tính giá thành sản phẩm theo cách tiếp cận của kế toán quản trị, trong đó tập trung vào phương pháp ABC 1.4.2. Phạm vi về thời gian - Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ ngày 06/02/2017 đến ngày 12/05/2017. - Số liệu được sử dụng trong đề tài: tháng 12 năm 2016. 1.4.3. Phạm vi về không gian Đề tài tập trung nghiên cứu tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex). 1.5. Cấu trúc khóa luận Khóa luận gồm có 5 chương: Chương 1: Tổng quan. Chương 2: Cơ sở lí luận về phương pháp tính giá truyền thống và phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC). Chương 3: Thực trạng công tác tính giá thành sản phẩm truyền thống và vận dụng phương pháp tính giá ABC tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex). Chương 4: Nhận xét và so sách phương pháp tính giá truyền thống và phương pháp tính giá ABC tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex). Chương 5: Kết luận và kiến nghị. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 3 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  18. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) CHƢƠNG 2:CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ TRUYỀN THỐNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ DỰA TRÊNCƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC) (Doanh nghiệp đang áp dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC) 2.1. Khái quát về phƣơng pháp tính giá truyền thống 2.1.1. Chi phí sản xuất 2.1.1.1. Khái niệm về CPSX Chi phí sản xuất bao gồm nhiều khoản khác nhau như: chi phí về nguyên vật liệu, chi phí về nhân công, chi phí về khấu hao TSCĐ, Nói một cách tổng quát, chi phí sản xuất là hao phí về lao động vật hóa và lao động sống trong một kỳ sản xuất kinh doanh. - Lao động vật hóa là những đối tượng lao động (nguyên vật liệu nói chung), tư liệu lao động (TSCĐ, công cụ dụng cụ). - Lao động sống là tiền lương và các khoản trích lập quỹ BHXH, KPCĐ, BHYT, BHTN được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ. 2.1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất Để phục vụ tốt cho công tác quản lý sản xuất và hạch toán giá thành sản phẩm, doanh nghiệp phải phân loại chi phí và có nhiều cách phân loại: - Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố: Bao gồm 5 yếu tố: + Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị (gồm giá mua, chi phí mua) của các loại nguyên liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo. + Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tiền lương của người lao động. + Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. + Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm toàn bộ chi phí doanh nghiệp đã chi trả về các loại dịch vụ mua từ bên ngoài như tiền điện, nước, điện thoại, vệ sinh và các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. + Chi phí bằng tiền khác: Bao gồm toàn bộ chi phí khác dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được phản ánh ở các chỉ tiêu trên, đã chi bằng tiền trong kỳ báo cáo nhưtiếp khách, hội họp, thuê quảng cáo . GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 4 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  19. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) - Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục: Bao gồm 3 khoản mục: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm các loại nguyên liệu và vật liệu xuất dùng trực tiếp cho việc chế tạo sản phẩm. Trong đó, nguyên vật liệu chính dùng để cấu tạo nên thực thể chính của sản phẩm và các loại vật liệu phụ khác có tác dụng kết hợp với nguyên vật liệu chính để hoàn chỉnh sản phẩm về mặt chất lượng và hình dáng. + Chi phí nhân công trực tiếp: Khoản mục chi phí này bao gồm tiền lương phải trả cho bộ phận công nhân sản xuất sản phẩm và những khoản trích theo lương của họ được tính vào chi phí. Cần phải chú ý rằng, chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận công nhân phục vụ hoạt động chung của bộ phận sản xuất hoặc nhân viên quản lý các bộ phận sản xuất thì không bao gồm trong khoản mục chi phí này mà được tính là một phần của khoản mục chi phí sản xuất chung. + Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng để phục vụ hoặc quản lý quá trình sản xuất sản phẩm. Khoản mục chi phí này bao gồm: chi phí vật liệu phục vụ quá trình sản xuất hoặc quản lý sản xuất, tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất và quản lý ở phân xưởng, Ngoài 2 cách phân loại trên, chi phí sản xuất còn được phân loại theo một số tiêu thức khác: - Chi phí ban đầu và chi phí chuyển đổi. - Chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. - Chi phí bất biến và chi phí khả biến. - Chi phí năm trước và chi phí năm nay. - Chi phí chờ phân bổ và chi phí trích trước. 2.1.1.3. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất: - Chi phí nguyện vật liệu trực tiếp. - Chi phí nhân công trực tiếp. - Chi phí sản xuất chung  Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm tất cả chi phí về nguyên liệu chính, vật liệu phụ, bán thành phẩm mua ngoài, nhiên liệu, được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. - Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất từng loại sản phẩm thì tập hợp chi phí theo từng loại sản phẩm. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 5 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  20. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) - Nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng sản xuất nhiều loại sản phẩm thì tập hợp chung và trước khi tổng hợp chi phí để tính giá thành, phải phân bổ cho từng đối tượng tính giá thành. Tài khoản sử dụng: - Sử dụng tài khoản 621 - Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp. - Tài khoản này không có số dư cuối kỳ 152 621 154 Xuất kho NVL dùng cho sản xuất Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sản phẩm nguyên liệu, vật liệu trực tiếp 111, 112, 331 152 Mua NVL dùng ngay vào sản Nguyên vật liệu thừa dùng xuất sản phẩm không hết nhập kho 133 632 Phần chi phí NVL trực tiếp Thuế GTGT vượt trên mức bình thường được khấu trừ Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trƣc̣ tiếp  Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tất cả các khoản chi phí liên quan đến bộ phận lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm như: tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp; các khoản trích về BHXH, BHYT,KPCĐ, BHTN tính vào chi phí theo quy định. Tài khoản sử dụng: - Sử dụng tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp. - Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 6 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  21. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 334 622 154 Tiền lương phải trả công nhân s ản xuất trực tiếp sản xuất sản phẩm Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp 335 Tiền lương nghỉ Trích trước tiềnphép trả cho lương nghỉ phépcông nhân cho công nhân 632 sản xuất 338 Phần chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường Trích BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho công nhân sản xuất Sơ đồ 2.2: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp  Chi phí sản xuất chung - Chi phí sản xuất chung là các chi phí phát sinh tại xí nghiệp sản xuất, phục vụ chung cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm, ngoại trừ các chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Tài khoản sử dụng: - Sử dụng tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung. - Tài khoản này không có số dư cuối kỳ. Tài khoản có các tài khoản chi tiết như sau: - Tài khoản 6271 - Chi phí nhân viên phân xưởng. - Tài khoản 6272 - Chi phí vật liệu. - Tài khoản 6273 - Chi phí dụng cụ sản xuất. - Tài khoản 6274 - Chi phí khấu hao TSCĐ. - Tài khoản 6277 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. - Tài khoản 6278 - Chi phí bằng tiền khác GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 7 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  22. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 334, 338 627 154 Chi phí nhân viên phân xưởng (Lương BHXH, Cuối kỳ kết chuyển chi phí sản BHYT, BHTN, KPCĐ) xuất chung vào giá thành sản 152, 153, 242 phẩm, dịch vụ Chi phí vật liệu, dụng cụ SX 214 Chi phí khấu hao TSCĐ 111, 112, 138 111, 112, 331 Các khoản thu giảm chi Chi phí dịch vụ mua ngoài 133 Thuế GTGT 111, 112 Chi phí bằng tiền khác 111, 112, 335, 242 Chi phí đi vay phải trả ( nếu được vốn hóa) Sơ đồ 2.3: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung 2.1.2. Giá thành sản phẩm 2.1.2.1. Khái niệm về giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là tổng số chi phí sản xuất mà doanh nghiệp đã haophí để tạo nên một khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn thành trong kỳ. Giá thành phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, và quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả sản xuất và phục vụ sản xuất. 2.1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm - Phân loại theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành: GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 8 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  23. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) Bao gồm 3 loại: + Giá thành kế hoạch: là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất của kỳ kế hoạch dựa trên các định mức và dự toán chi phí của kỳ kế hoạch. + Giá thành định mức: là giá thành được xác định trên cơ sở định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm nhất định trong kỳ kế hoạch. + Giá thành thực tế: là giá thành được xác định trên cơ sở các khoản hao phí thực tế trong kỳ để thực hiện quá trình sản xuất sản phẩm. - Phân loại theo phạm vi tính toán: Bao gồm 2 loại: + Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng). + Giá thành toàn bộ (giá thành tiêu thụ). 2.1.2.3. Đối tƣợng tính giá thành sản phẩm Là những sản phẩm, bán thành phẩm, công việc hoặc lao vụ đã hoàn thành đòi hỏi phải xác định giá thành đơn vị. 2.1.2.4. Tài khoản sử dụng - Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm ở các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, ) hoặc ở các đơn vị kinh doanh dịch vụ (vận tải, bưu điện, du lịch, khách sạn ), gia công chế biến hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 9 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  24. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) Sơ đồ 2.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang 621 154 152 Kết chuyển chi phí NVLTT Hàng hoá, vật liệu gia công chế biến hoàn thành nhập kho 622 138,334 Trị giá sản phẩm hỏng không sữa Kết chuyển chi phí NCTT chữa được, người thiệt hại phải bồi thường 623 641,642,241 Kết chuyển chi phí sử dụng Sản phẩm sản xuất ra sử dụng cho máy thi công tiêu dung nội bộ hoặc sử dụng cho HĐ XDCB không qua nhập kho 111,112,331 241 HĐXDCB không qua nhập kho Chi phí sản xuất thử nhỏ hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản CKTM,GGHB được hưởng tương phẩm sản xuất thử ứng với số NVL đã xuất dùng để sản xuất sản phẩm dở dang 111,112,131 Thu hồi sản phẩm sản xuất thử 241 Chi phí sản xuất thử lớn hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử 155 632 627 Sản phẩm hoàn Xuất phát thành nhập kho thành phẩm Kết chuyển chi phí SXC vào giá thành sản phẩm Sản phẩm, dịch vụ hoàn thành tiêu thụ ngay Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm, được ghi nhận vào giá vốn hang bán GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 10 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  25. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 2.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm Toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sản xuất sản phẩm tạo ra giá thành công xưởng. Giá thành công xưởng của sản phẩm kết hợp với chi phí ngoài sản xuất tạo nên giá thành toàn bộ sản phẩm. Như vậy giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Để hạ thấp giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp phải có biện pháp tiết kiệm chi phí, đồng thời phải có biện pháp đầu tư, sử dụng chi phí hợp lý. Mối quan hệ đó thể hiện qua công thức sau: Chi phí sản xuất Giá thành đơn vị sản phẩm = Khối lượng sản phẩm sản xuất ra trong kỳ 2.2. Khái quát về phƣơng pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) 2.2.1. Sự hình thành của phƣơng pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) Trong những năm của thập niên 1980, nhiều nhà quản trị cũng như kế toán đã không hài lòng với hệ thống tính giá truyền thống. Bên cạnh những ưu điểm, các hệ thống tính giá đó đã bộc lộ một số hạn chế dẫn đến những bất lợi trong việc ra quyết định. Có thể bàn đến hai hạn chế lớn nhất là cách lựa chọn đối tượng tập hợp chi phí và kỹ thuật phân bổ chi phí. Một là: trong phương pháp tính giá truyền thống, đối tượng tập hợp chi phí chủ yếu là theo đơn đặt hàng (hệ thống tính giá theo công việc) hoặc theo phân xưởng, nơi sản xuất (hệ thống tính giá theo quá trình sản xuất). Với đối tượng đó, hệ thống tính giá chỉ mới nhằm mục đích tính giá thành sản phẩm, không chỉ ra mối quan hệ qua lại giữa các hoạt động ở các bộ phận chức năng khác nhau. Những vấn đề như: chi phí gia tăng ở khâu nào, do nguyên nhân nào trong quá trình sản xuất luôn được các nhà quản trị đặt ra trong quá trình hoàn thiện và thiết kế lại quá trình sản xuất nhằm cắt giảm chi phí. Thực tế cho thấy, chi phí phát sinh ở nhiều hoạt động khác nhau trong quá trình sản xuất, nhưng nếu chỉ tập hợp chi phí ở góc độ chung thì không thể kiểm soát chi phí ở doanh nghiệp. Nói cách khác, mục tiêu kiểm soát và hoạch định ở doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh gia tăng chưa được đáp ứng. Hai là, các phương pháp tính giá truyền thống thường lựa chọn một hay một vài tiêu thức để phân bổ chi phí sản xuất chung. Do vậy, giá thành sản phẩm thường không phản ánh đúng giá phí của nó, nhất là khi mức độ tự động hóa trong các doanh nghiệp có xu hướng ngày càng gia tăng. Kết quả là việc ra quyết định giá bán cạnh tranh bị ảnh hưởng đối với những sản phẩm được tính giá quá cao hoặc quá thấp. Để khắc phục những hạn chế đó, người ta bắt đầu nghiên cứu và ứng dụng một phương pháp tính giá thành sản phẩm mới gọi là phương pháp tính giá thành dựa trên cơ sở hoạt động (ABC). Khởi đầu từ ý tưởng của các nhà quản trị vào GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 11 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  26. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) đầu những năm 1980, phương pháp ABC chỉ là một kỹ thuật tính giá thành sản phẩm, dịch vụ bằng cách áp dụng nhiều tiêu thức phân bổ đối với chi phí sản xuất chung để đảm bảo giá thành xác định hợp lý hơn. Đến đầu những năm 1990, các nhà quản trị phát hiện rằng, với cùng một dữ liệu ban đầu nhưng giá thành tính theo phương pháp ABC được sử dụng tốt hơn cho việc thiết kế sản phẩm và thiết kế lại quá trình sản xuất. ABC còn được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của quá trình kinh doanh. Số liệu của phương pháp ABC giúp các nhà quản trị nhìn nhận rõ hơn mối quan hệ giữa thời gian, chất lượng, công suất nhà xưởng, sự linh họat và chi phí của doanh nghiệp. 2.2.2. Khái niệm phƣơng pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) Từ trước đến nay, có khá nhiều khái niệm về phương pháp ABC, mỗi học giả đều có một khái niệm khác nhau về phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động như: - Theo Krumwiede và Roth (1997): “Phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) là một hệ thống kế toán quản trị tập trung đo lường chi phí, các hoạt động, sản phẩm, khách hàng và các đối tượng chi phí. Phương pháp này phân bổ chi phí cho các đối tượng chi phí dựa trên số lượng hoạt động sử dụng bởi đối tượng chi phí đó”. - Đối với Kaplan (1998), cho rằng: “Phương pháp ABC được thiết kế nhằm cung cấp một cách thức phân bổ chính xác chi phí gián tiếp và nguồn lực cho các hoạt động, quá trình kinh doanh, các sản phẩm và dịch vụ. Mục tiêu của phương pháp ABC không phải là phân bổ chi phí chung cho các sản phẩm mà mục tiêu của phương pháp ABC là đo lường và tính giá tất cả các nguồn lực sử dụng cho các hoạt động mà có thể hỗ trợ cho việc sản xuất và phân phối sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng”. - Còn Horngren (2000): “Phương pháp ABC là sự cải tiến của phương pháp tính giá truyền thống bằng việc tập trung vào các hoạt động cụ thể như là các đối tượng chi phí cơ bản. Hệ thống tính giá dựa trên cơ sở hoạt động là tập hợp chi phí cho từng hoạt động và phân bổ chi phí cho từng sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên hoạt động được tiêu dùng bởi sản phẩm hay dịch vụ đó”. - Maher (2001) cho rằng: “Phương pháp ABC là công cụ quản trị dựa trên hoạt động, trước hết, chi phí được phân bổ cho các hoạt động, sau đó sẽ phân bổ cho từng sản phẩm, dịch vụ dựa trên các hoạt động mà sản phẩm hay dịch vụ đã tiêu dùng. Quản trị dựa trên hoạt động sẽ tìm kiếm sự cải tiến không ngừng. Phương pháp ABC cung cấp thông tin về hoạt động và nguồn lực cần thiết để thực hiện chúng”. - Theo Deepak Mohan & Hemantkumar Patil (2003): “Hoạt động dựa trên chi phí là một mô hình chi phí để đo lường chi phí hoạt động, kết quả, các nguồn lực và các đối tượng chi phí. ABC gán nguồn lực cho các hoạt động, các hoạt động đối tượng chi phí theo tiêu thụ thực tế và công nhận mối quan hệ nhân quả của các trình điều khiển chi phí với hoạt động, ABC tập trung nhiều hơn về chi GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 12 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  27. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) phí và nguyên nhân dựa vào quá trình và các hoạt động chứ không phải là về các phòng ban và các chức năng truyền thống”. Qua các khái niệm trênđều nhìn nhận là phương pháp tính giá khắc phục được những nhược điểm của phương pháp tính giá truyền thống. Ngoài ra, phương pháp này còn là một công cụ quản lý chi phí chiến lược, giúp doanh nghiệp xác định hoạt động nào tạo ra giá trị, hoạt động nào không tạo ra giá trị, từ đó không ngừng cải tiến quá trình kinh doanh nhằm hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tóm lại, ABC là một hệ thống đo lường chi phí, tập hợp và phân bổ chi phí của các nguồn lực vào các hoạt động dựa trên mức độ sử dụng các nguồn lực, sau đó chi phí của các hoạt động được phân bổ đến các đối tượng tính giá dựa trên mức độ sử dụng của chúng. 2.2.3. Đặc điểm của phƣơng pháp ABC Về cơ bản phương pháp tính giá ABC khác với phương pháp truyền thống ở hai điểm sau: - Thứ nhất, giá thành sản phẩm theo ABC bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong kỳ, kể cả các chi phí gián tiếp như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. - Thứ hai, phương pháp ABC phân bổ chi phí phát sinh vào giá thành mỗi sản phẩm dựa trên mức chi phí thực tế cho mỗi hoạt động và mức độ đóng góp của mỗi hoạt động vào quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Kết quả là giá thành sản phẩm phản ánh chính xác hơn mức chi phí thực tế kết tinh trong mỗi đơn vị sản phẩm. 2.2.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin phục vụ công tác tính giá theo phƣơng pháp ABC Thu thập thông tin là một công việc rất cần thiết để có thể đạt được sự chính xác của các chi phí sản phẩm cuối cùng. Một phần quan trọng của dữ liệu yêu cầu là những tỉ lệ cần thiết trong mỗi giai đoạn của một hệ thống ABC. Mỗi hoạt động sử dụng một phần của từng nhóm chi phí. Tương tự như vậy, mỗi sản phẩm sẽ sử dụng đến một phần của mỗi hoạt động. Như đã đề cập từ trước, mỗi tỉ lệ thường thể hiện cho một phần của tổng thể chi phí hay hoạt động. Ví dụ, hoạt động lập báo giá sử dụng 0,1 (10%) chi phí hành chính. Có rất nhiều cách để có thể thu được những tỉ lệ này và từng phương pháp cụ thể sẽ tác động đến độ chính xác mong muốn. Ba phương pháp có mức độ chính xác về dữ liệu có thể được sử dụng trong việc ước lượng những tỉ lệ này theo thứ tự là ước đoán, đánh giá hệ thốngvà thu thập dữ liệu thực tế. - Ƣớc đoán Trong trường hợp khi mà không thể có được những số liệu thực tế hoặc những việc thu thập số liệu khá tốn kém, thì có thể ước đoán để tính ra các tỉ lệ. Việc ước đoán có thể được hợp tác thực hiện bởi bộ phận quản lý, bộ phận tài GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 13 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  28. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) chính, và những nhân viên điều hành có liên hệ trực tiếp đến trung tâm tính chi phí. Nhóm này có thể đưa ra được những ước đoán về tỉ lệ chi phí phân bổ trong cả hai giai đoạn của phương pháp ABC. Mức độ chính xác dựa vào sự kết hợp của những người trong nhóm, và những kiến thức của họ về trung tâm chi phí. - Đánh giá hệ thống Một phương pháp khoa học hơn để thu được những tỉ lệ này cho việc tính toán chi phí là việc sử dụng kỹ thuật hệ thống như áp dụng quá trình phân tích thứ bậc (AHP- Analytic Hierarchical Process) (Saaty, 1982; Golden,Wasil, và Harker, 1989). AHP là một công cụ thích hợp nhằm đưa những ý kiến cá nhân chủ quan thành những thông tin thể hiện khách quan hơn về các tỉ lệ. AHP cũng có thể được sử dụng trong giai đoạn hai đó là phân bổ chi phí từ các hoạt động đến từng sản phẩm. Trong bước này, điều quan trọng là phải xác định được một tiêu thức phân bổ chi phí thích hợp để đạt được mức độ chính xác mong muốn. - Thu thập dữ liệu thực tế Phương pháp chính xác nhất và tốn nhiều chi phí nhất để tính toán được tỉ lệ cần thiết đó là thu thập những dữ liệu thực tế. Trong hầu hết các trường hợp, người ta phải tổ chức một bộ máy thu thập, ghi nhận dữ liệu thực tế và có thể đòi hỏi các thiết bị hỗ trợ cho việc thu thập thông tin. Hơn nữa, việc thu thập dữ liệu phải đúng thời điểm và điều tra viên yêu cầu phải có kinh nghiệm. Kết quả thường được phân tích bằng những công cụ thống kê. Ví dụ, lấy mẫu công việc có thể được sử dụng để ước lượng tỉ lệ thời gian dành cho việc giám sát sản xuất một sản phẩm cụ thể. Trong trường hợp này, nhân viên giám sát sẽ được hỏi vào những thời điểm ngẫu nhiên để xác định sản phẩm đang được giám sát. Dựa trên những dữ liệu này, ta có thể thu thập được những thông tin cần thiết. 2.2.5. Trình tự thực hiện phƣơng pháp tính giá ABC 2.2.5.1. Phân nhóm chi phí - Tập hợp các hoạt động vào các tổ hợp chi phí đồng nhất căn cứ vào mục đích sử dụng các nguồn lực của hoạt động. - Lựa chọn các thước đo hoạt động đại diện cho từng tổ hợp, sau đó chi phí sản xuất chung từ những tổ hợp chi phí đồng nhất sẽ được tính vào từng loại sản phẩm dựa trên mức độ tiêu tốn các hoạt động để sản xuất ra loại sản phẩm đó. - Các chi phí theo hoạt động đồng nhất là các chi phí nguồn lực được hoạt động tiêu thụ trong cùng một tỷ lệ. Việc nhận ra các mối quan hệ này cho phép nhà thiết kế kết hợp các chi phí đồng nhất trong một tổ hợp chi phí đơn để đơn giản hóa hệ thống. 2.2.5.2. Xác định các hoạt động chính trong công ty - Phân chia các hoạt động trong công ty ra thành các nhóm có liên quan đến việc sử dụng chi phí với mục đích cung cấp dịch vụ cho các sản phẩm. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 14 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  29. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) - Nhận diện các hoạt động chính trong công ty. - Xác định các kích tố chính yếu và thứ yếu cho các hoạt động chính này. Kích tố chi phí được chọn dựa trên hai tiêu chí là quan hệ nhân quả hợp lý giữa kích tố chi phí và lượng tiêu hao nguồn lực; và các dữ liệu về kích tố chi phí có thể thu thập được trong hệ thống thông tin của doanh nghiệp. 2.2.5.3. Thiết lập ma trận chi phí - hoạt động EAD (Expense – Activity - Dependent). Theo phương pháp ABC, toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến các hoạt động được chia thành 2 loại: Chi phí trực tiếp là các chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng hay hoạt động thì tập hợp trực tiếp đến đối tượng hay hoạt động đó. Chi phí gián tiếp là những chi phí như chi phí điện, nước, lương lao động gián tiếp liên quan đến nhiều hoạt động, do đó các chi phí này cần phân bổ cho các hoạt động một cách trực tiếp hay gián tiếp. Nếu quy nạp trực tiếp, ta thực hiện bằng cách hỏi nhân viên để có được ước tính hợp lý của nguồn lực được tiêu dùng cho mỗi hoạt động là bao nhiêu. Nếu phân bổ gián tiếp đến từng hoạt động thì những tiêu thức phân bổ chi phí trong giai đoạn này phải được ấn định đối với từng nhóm chi phí dựa trên tiêu chí các nguồn phát sinh chi phí. Xác định chi phí của từng trung tâm hoạt động bằng cách thiết lập ma trận Chi phí – Hoạt động (EAD). Theo ma trận này, các nhóm chi phí biểu diễn theo cột và các hoạt động được biểu diễn theo hàng. Nếu hoạt động i có sử dụng loại chi phí j đánh dấu vào ô ij. Sau đó thay thế những dấu đã đánh bằng một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ này được ước lượng bằng cách sử dụng một trong các phương pháp sau sao cho tổng các cột của ma trận EAD bằng 1. Có ba phương pháp được sử dụng trong việc tính toán những tỷ lệ này, có mức độ chính xác theo thứ tự là : Ước đoán, đánh giá hệ thống và thu thập dữ liệu thức tế. Để có được giá trị bằng tiền của từng hoạt động, ta áp dụng công thức sau: j = 1 TCA(i) = ∑ chi phí (j) * EAD (i,j) M Trong đó: TCA(i) : Tổng chi phí của hoạt động i M : Số loại chi phí Chi phí (j) : Giá trị bằng tiền của nhóm chi phí j EAD (i,j) : Hệ số tỷ lệ ở ô i, j của ma trận EAD 2.2.5.4. Xác định nguồn sinh phí Nguồn sinh phí(nguồn phát sinh chi phí) là nguyên nhân gây ra sự phát sinh chi phí. Các chi phí trực tiếp có thể liên kết trực tiếp đến một sản phẩm mà không cần có nguồn sinh phí. Tất cả các chi phí sản xuất khác cần liên kết giữa chi phí, GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 15 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  30. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) hoạt động và sản phẩm. Nguồn sinh phí là các liên kết, mỗi hoạt động đều có thể có một hay nhiều nguồn sinh phí liên quan. Một nguồn sinh phí có thể liên kết một nhóm chi phí trong một hoạt động với sản phẩm, hoặc một nguồn sinh phí có thể liên kết chi phí trong một hoạt động với các hoạt động khác. Nhiều lớp hoạt động có thể cùng tồn tại, một hoạt động có thể liên quan đến hoạt động khác ngay cả trước khi quan hệ với sản phẩm được xác lập. Lựa chọn nguồn phát sinh chi phí phù hợp nhất là dựa trên mối quan hệ giữa chi phí và nguồn phát sinh chi phí cũng như dựa trên trình độ thu thập thông tin của doanh nghiệp. 2.2.5.5. Thiết lập ma trận hoạt động – sản phẩm APD (Activity – Product - Dependence). Sau khi đã xác định được nguồn phát sinh chi phí, kết hợp với dữ liệu về mức độ tiêu dùng các hoạt động (thực chất là tiêu dùng nguồn phát sinh chi phí) của từng loại sản phẩm, chi phí sản xuất chung đã được tập hợp ở các trung tâm hoạt động sẽ được phân phối cho từng loại sản phẩm, dịch vụ. Trong bước này, các hoạt động được sử dụng cho từng sản phẩm được xác định và ma trận Hoạt động – sản phẩm (APD) được lập. Những hoạt động được biểu diễn theo cột còn các sản phẩm được biểu diễn theo hàng. Nếu sản phẩm i sử dụng hoạt động j, ta đánh dấu vào ô ij. Những ô đã đánh dấu được thay thế bằng một tỷ lệ được ước lượng bằng cách sử dụng một trong các phương pháp đã đề cập trong phần trước. Tổng các cột của ma trận APD phải bằng 1. Tính toán giá trị bằng tiền của các sản phẩm Tổng chi phí chung cho sản phẩm i ( OCP(i)) được tính bằng cách nhân giá trị bằng tiền của hoạt động j với tỉ lệ ở ô i, j của ma trận APD, theo công thức như sau: j=1 OCP(i)= ∑ TCA (j) * APD (i,j) M Trong đó: OCP (i) : Chi phí chung của sản phẩm i N : Số hoạt động TCA (j) : Giá trị bằng tiền của hoạt động j APD (i,j) : Tỷ lệ ở ô ij của ma trận APD Tổng chi phí cho từng sản phẩm (Ci) được tính bằng tổng chi phí trực tiếp của sản phẩm i (Di) với chi phí chung cho sản phẩm i (OCP(i)): Ci = Di + OCP(i) GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 16 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  31. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) Chi phí ABC cho từng đơn vị sản phẩm được tính bằng cách chia tổng chi phí cho từng loại sản phẩm (Ci) với số lượng đơn vị sản phẩm i được sản xuất trong kỳ. Tổng chi phí trong kỳ của sản phẩm i Chi phí ABC cho 1 đơn vị sản phẩm i = Số lượng sản phẩm i 2.2.6. Ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng pháp ABC 2.2.6.1. Ƣu điểm - Việc lựa chọn tiêu thức phân bổ dựa trên mức độ hoạt động - Việc xác định giá thành chính xác hơn - Cung cấp thông tin về quá trình và nguyên nhân phát sinh chi phí - Việc áp dụng phương pháp ABC còn góp phần hỗ trợ hoạt động marketing trong việc xác định cơ cấu sản phẩm cũng như chính sách giá. 2.2.6.2. Nhƣợc điểm - Tiêu tốn thời gian, chi phí. - Một số trường hợp không tìm được hoặc khó tìm được nguyên nhân gây ra chi phí. - Đòi hỏi sự hợp tác của nhiều bộ phận trong doanh nghiệp, sự ủng hộ của lãnh đạo trong doanh nghiệp cũng như nhân viên trong doanh nghiệp. 2.2.7. So sánh phƣơng pháp tính giá ABC và phƣơng pháp truyền thống 2.2.7.1. Điểm giống nhau - Cách tập hợp chi phí trực tiếp nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp vào đối tượng tính giá. - Chi phí nhân công trực tiếp của hai phương pháp này có giống một phần là tiêu thức phân bổ chi phí luôn gắn liền với số lượng sản xuất hoặc kết hợp với định mức thời gian sản xuất sản phẩm. - Có cùng đối tượng tính giá thành. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 17 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  32. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 2.2.7.2. Điểm khác nhau Phƣơng pháp tính giá Phƣơng pháp tính giá Nội dung truyền thống ABC Đối tượng tập hợp Chi phí được tập hợp theo Tập hợp dựa trên hoạt chi phí công việc, nhóm sản phẩm động hay nơi phát sinh chi phí: phân xưởng, đội sản xuất Nguồn sinh phí Có nhiều nguồn sinh phí đối - Nguồn sinh phí xác định tượng tập hợp chi phí rõ ràng - Thường có một nguồn sinh phí cho mỗi hoạt động Tiêu thức phân bổ Dựa vào một trong các tiêu - Dựa trên nhiều tiêu thức thức phân bổ sau: Dựa trên phân bổ sản lượng sản phẩm sản xuất - Tiêu thức lựa chọn là ra hoặc chi phí tiền lương nguồn sinh phí ở mỗi hoạt của lao động trực tiếp đối với động chi phí sản xuất chung, giờ máy Tính chính xác và Giá thành được tính quá cao Giá thành được tính với hợp lý hoặc quá thấp độ chính xác cao, do đó độ tin cậy trong việc ra quyết định lớn Kiểm soát chi phí Kiểm soát trên cơ sở trung Kiểm soát chặt chẽ hơn tâm chi phí: Phân xưởng, theo từng hoạt động phòng ban đơn vị Chi phí kế toán Chi phí thấp, đơn giản Khá phức tạp, chi phí khá cao để duy trì phương pháp này Cung cấp thông tin Chỉ cung cấp thông tin về Cung cấp thông tin về quá cho quản trị mức chi phí trình và nguyên nhân phát sinh chi phí 2.2.8. Mối quan hệ giữa phƣơng pháp tính giá ABC với quản trị dựa trên cơ sở hoạt động ( ABM) Quản trị dựa trên hoạt động (ABM) được định nghĩa bởi CAM – I (Consortium for Advanced Management International) như sau: “Đó là một quy GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 18 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  33. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) tắc tập trung vào việc quản trị các hoạt động để cải thiện các giá trị nhận được bởi khách hàng và lợi nhuận nhận được từ việc cung cấp các giá trị đó”. Hai thuật ngữ ABC và ABM không nên được dùng để thay thế cho nhau, đó là hai thuật ngữ riêng biệt. ABC chỉ là một công cụ để xác định chi phí của các hoạt động và các sản phẩm mà các hoạt động đó tạo ra. Trong khi đó, ABM là một triết lý quản trị tập trung vào việc lập kế hoạch, điều hành, đo lường các hoạt động và giúp công ty tồn tại trong một thế giới kinh doanh đầy sự cạnh tranh. ABM sử dụng thông tin có được từ hệ thống ABC để giảm thiểu hoặc loại trừ các hoạt động không làm gia tăng giá trị, và kết quả là cải tiến toàn bộ quá trình. Mối quan hệ giữa ABC và ABM được trình bày theo sơ đồ 2.5. như sau: Quan điểm của ABC - Cắt giảm phí - Hoàn thiện quá Tài nguyên trình SX Quan điểm của ABM - Loại bỏ lãng phí Ngu ồn Các hoạt Đo lường hoạt động ho ạt động động - Nâng cao chất lượng - Ben chmark Đối tượng tính giá Ra quyết định - Tính giá sản phẩm - Tính giá mục tiêu Sơ đồ 2.5: Sơ đồ mối quan hệ giữa ABC và ABM Các thông tin từ hệ thống ABC chỉ ra các hoạt động có khả năng cắt giảm chi phí cao nhất. sau khi xác định được các hoạt động mục tiêu, nhà quản trị nên xác định các hoạt động tốn nhiều chi phí là do vấn đề về tính hiệu quả hay tính hữu hiệu gây ra, hay cả hai Để giảm bớt chi phí, tính hữu hiệu phải luôn luôn được nhấn mạnh hơn tính hiệu quả. Nếu một công việc là một hoạt động không tăng giá trị thì nó không nên được vận hành dù cho nó vẫn đang vận hành hiệu quả. Nhà quản trị trước tiên phải cân nhắc có cần thiết tiến hành một hoạt động nào đó hay không. Chỉ khi nhà điều hành cho rằng hoạt động đó là không thể loại trừ thì việc gia tăng hiệu quả mới được tính đến. Nhà quản trị phải luôn thận trọng trong việc sử dụng các thông tin có được từ hệ thống ABC bởi vì việc sử dụng nguồn thông tin này một cách không hợp lý GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 19 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  34. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) có thể làm cho hệ thống vận hành không tối ưu. Nhà quản trị không nên tối ưu hóa từng bộ phận, bởi vì tối ưu hóa từng bộ phận nghĩa là làm cho toàn hệ thống không được tối ưu. Việc cắt giảm chi phí của một quá trình này có thể làm tăng chi phí của một quá trình khác. Đây là điểm mà hệ thống ABM bị phê bình bởi vì nhà quản lý sử dụng các thông tin từ hệ thống ABC để cải tiến quá trình mà không cân nhắc đến các hậu quả tiêu cực khác như sự ảnh hưởng đến việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Xác định được chính xác giá thành sản phẩm dựa vào phương pháp ABC giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp: - Đưa ra các quyết định về cơ cấu sản phẩm, dịch vụ phù hợp. - Triển khai các biện pháp giảm thiểu chi phí và cải tiến quy trình sản xuất. - Có thể xác định được sản phẩm, dịch vụ nào cần được tiến hành các phương pháp cải thiện chi phí. - Phân tích tốt hơn thị trường nào cần tập trung phát triển, đối tượng khách hàng nào cần hướng tới để có chính sách thay đổi về giá hoặc cung cấp dịch vụ. 2.2.9. Điều kiện vận dụng phƣơng pháp ABC - Sản phẩm, dịch vụ được sản xuất đa dạng về chủng loại, mẫu mã phức tạp về kỹ thuật. Quy trình thực hiện sản phẩm dịch vụ trải qua nhiều công đoạn, nhiều hoạt động. - Các sản phẩm phức tạp, khó sản xuất được báo cáo có lợi nhuận cao, trong khi các sản phẩm đơn giản được xem là có lợi nhuận thấp hoặc bị lỗ. - Doanh nghiệp chỉ sử dụng 1 hoặc 2 tiêu thức để phân bổ chi phí gian tiếp. - Vài sản phẩm được báo cáo là có lợi nhuận cao trong khi không được cung ứng bời nhà cung cấp khác. - Chi phí gián tiếp chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành và tăng liên tục theo thời gian. - Hầu hết chi phí gián tiếp được xác định như chi phí cấp đơn vị. - Giá thành theo phương pháp truyền thống cung cấp không đủ độ tin cậy trong việc định giá sản phẩm, dịch vụ. 2.2.10. Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng phƣơng pháp ABC 2.2.10.1. Thuận lợi - Hầu hết hệ thống ABC cung cấp một báo cáo toàn diện, dễ hiểu về những cấu trúc chi phí. - Quản lý các hoạt động sẽ dẫn đến việc tái cấu trúc lại chuỗi giá trị với chi phí thấp nhất. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 20 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  35. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) - Một số quy trình quản lý như: quản lý chất lượng, quản lý thời gian và quản lý năng lực sản xuất được thực hiện một cách dễ dàng hơn bởi một hệ thống ABC. - Cơ sở phân bổ (cost driver) dựa trên những thủ tục rất chi tiết và hợp lý nên đảm bảo mức độ tin cậy rất cao vào chi phí. - Thuận lợi quan trọng nhất của hệ thống ABC là sự hấp dẫn của nó với hệ thống xác định chi phí tiến bộ, phản ảnh một cách riêng biệt, duy nhất và tính logic của các quy trình sản xuất kinh doanh. 2.2.10.2. Khó khăn - Cơ sở lý luận về phương pháp ABC chưa được nhiều người biết đến, các tài liệu liên quan đến phương pháp này muốn tìm hiểu một cách đầy đủ phải đọc các tài liệu tiếng nước ngoài. Do vậy gây khó khăn cho việc nghiên cứu, tìm hiểu của doanh nghiệp. - Các quy định của báo cáo tài chính về phản ánh báo cáo chi phí theo phương pháp ABC cũng như thông tư hướng dẫn khác chưa có. - Tâm lý của người Việt Nam nói chung là khó thay đổi với thói quen nên vẫn muốn theo phương pháp cũ, chưa mạnh dạng trong việc áp dụng phương pháp mới. - Hệ thống ABC chắc chắn là phức tạp hơn nhiều so với phương pháp truyền thống. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 21 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  36. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG VÀ VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP TÍNH GIÁ ABC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN THỦY SẢN VÀ XUẤT NHẬP KHẨU CÀ MAU (CAMIMEX) 3.1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh và tổ chức sản xuất tại công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 3.1.1. Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản Và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (CAMIMEX) tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân (UBND) Tỉnh Minh Hải, được thành lập vào ngày 13/07/1977 theo quyết định của Sở Thương Mại với tên gọi ban đầu là “ Nhà Máy Chế Biến Đông Lạnh Cà Mau”. Đến ngày 27/08/1978 Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Minh Hải ra quyết định số 76QĐ/UB đổi thành “Xí Nghiệp Đông Lạnh Cà Mau” thuộc Sở Thủy Sản Minh Hải. Theo tinh thần nghị định 338/HĐBT của hội đồng Bộ trưởng (hiện nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc xắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước và nghị định 50/HĐBT về điều lệ xí nghiệp quốc doanh ngày 12/10/1992 đổi thành “ Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản & XNK Cà Mau” theo quyết định 85/UB của Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Cà Mau. Để đáp ứng kịp thời phát triển của nền kinh tế từ cơ chế tập trung chuyển sang cơ chế thị trường, ngày 18/02/1994 “Xí Nghiệp Chế Biến Thủy Sản & XNK Cà Mau” được đổi tên thành “Công Ty Chế Biến Thủy Sản & XNK Cà Mau” (gọi tắt là CAMIMEX). Theo quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 08 tháng 01 năm 2005 của Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Cà Mau về việc phê duyệt phương án và chuyển Công ty “Công Ty Chế Biến Thủy Sản & XNK Cà Mau” thành “Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản & XNK Cà Mau” cho đến nay. Công ty hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2000103908 (số cũ là 6103000065) ngày 12 tháng 01 năm 2006 so Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh Cà Mau cấp. + Tên giao dịch quốc tế là: CAMAU FROZEN SEAFOOD PROCESSING IMPORT EXPORT COPORATION + Tên viết tắt là: CAMIMEX + Trụ sở chính: 333 đường Cao Thắng, Phường 8, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau + Điện thoại: 07803 831608 Fax: 07803 580827 + Email: camimex@hcm.vnn.vn GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 22 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  37. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) + Vốn đầu tư ban đầu của Công ty là 16 tỷ đến đầu năm 2012 tổng tài sản của Công ty lên đến 895 tỷ. Giai đoạn mới thành lập công ty chưa có nhiều nhà cung cấp nên sản phẩm sản xuất ra chưa phong phú, số lượng còn ít. Đồng thời do gấp rút trong khâu tuyển mộ nên đa số công nhân lúc đó tay nghề chưa cao, sản phẩm sản xuất được còn kém chất lượng, thu nhập của người lao động lúc này còn gặp nhiều khó khăn.Tuy nhiên sau một thời gian nỗ lực, công ty đã hoàn thiện về nhiều mặt, trong hoạt động kinh doanh XNK công ty luôn chú trọng đến mặt năng suất, chất lượng, đảm bảo quy trình tôm sản xuất đúng nhu cầu nhằm đảm bảo uy tín, quan hệ làm ăn lâu dài trên thị trường. Với mục tiêu đã được xác định, công ty không ngừng đổi mới quy trình sản xuất công nghệ. Cụ thể công ty đã đầu tư vào nhà xưởng quy trình cấp đông IQF, cùng trang thiết bị chế biến hiện đại được nhập từ Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ, hơn 1.100 công nhân viên của CAMIMEX là những người lành nghề lại thường xuyên có cơ hội tham gia các khóa huấn luyện nâng cao tay nghề, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước do công ty tổ chức. Những năm qua thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng, chủ yếu xuất khẩu trực tiếp qua nước ngoài. Đặc biệt qua các nước Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Canada, Úc, các nước Đông Nam Á, Hiện nay CAMIMEX được công nhận là một đơn vị đứng đầu ngành thủy sản đông lạnh của Việt Nam. Đồng thời, nhờ nằm ở trung tâm của khu vực sản xuất tôm và các loại thủy sản nên hàng năm CAMIMEX chế biến và xuất khẩu hơn 10.000 tấn thành phẩm, thu về gần 100 triệu USD mỗi năm. 3.1.2. Đặc điểm mặt hàng sản xuất kinh doanh Công ty chế biến các mặt hàng thủy sản (đặt biệt là tôm, cá, mực) để xuất khẩu là chính, có tiêu thụ nội địa nhưng số lượng không nhiều. Công ty xây dựng và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, khai thác sử dụng hiệu quả nguồn vốn đảm bảo chi phí đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước. Tuân thủ đúng chính sách chế độ quản lý kinh tế XNK và giao dịch đối ngoại, thực hiện đúng cam kết hợp đồng. Tạo điều kiện thuận lợi khai thác nguồn hàng và giá cả chất lượng sản phẩm. Quản lý tài sản, đảm bảo nguyên tắc tài chính, giải quyết lợi ích người lao động. Đào tạo, bồi dưỡng và không ngừng nâng cao trình độ, tay nghề cho đội ngũ công nhân viên. Tạo mối quan hệ với các đối tác trên nguyên tắc bình đẳng, hợp tác đôi bên cùng có lợi. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, an ninh trật tự trong công ty. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 23 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  38. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 3.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác quản lý và tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 3.1.3.1. Đặc điểm tổ chức công tác quản lý Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty CAMIMEX thực hiện theo mô hình quản lý trực tuyến chức năng. Đây là sự kết hợp hài hòa để thực hiện nguyên tắc tập trung trong công tác quản lý nhằm giúp ban giám đốc chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời đến tận cơ sở về việc tổ chức thu mua, chế biến bảo quản tôm đông lạnh, đặc biệt là công tác xuất nhập khẩu. Việc chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời, sâu sắc đến cơ sở mới đảm bảo được số lượng, giá cả, để đạt yêu cầu, tăng hiệu quả kinh doanh. Mặt khác cơ cấu quản lý trực tuyến chức năng còn phát huy được trí tuệ tập thể, thông qua bộ phận bên dưới gồm có các phó giám đốc và các phòng ban chức năng để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao. Đây cũng là một nghệ thuật tổ chức quản lý của Công ty. Toàn bộ cán bộ của công nhân viên công ty tính đến ngày 31/12/2012 là 1.208 người. Trong đó: + Hợp đồng dài hạn: 940 người. + Hợp đồng ngắn hạn: 268 người. Về trình độ: + Đại học: 114 người. + Cao đẳng: 7 người. + Trung cấp chuyên nghiệp: 106 người. + Lao động phổ thông: 981 người. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 24 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  39. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 3.1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý TỔNG GIÁM ĐỐC P. TGĐ Kinh Doanh P.TGĐ Sản Xuất & Tài chính P. Kế Toán P. Kinh P. TCHC P. Quản Lý P. Kế VP ĐD TP Doanh Tài Vụ và LĐTL Chất Lượng hoạch HCM Xí Nghiệp 5 Xí Nghiệp 2 Xí Nghiệp 4 Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận Ban lãnh đạo - Tổng Giám đốc Là người lãnh đạo chung, là người quản lý cao nhất và chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc quản lý và phụ trách chung về các mặt tài chính. Kế hoạch về phương án sản xuất và phụ trách quản lý tiêu thụ sản phẩm, công tác tổ chức đào tạo cán bộ, công tác lao động tiền lương và thi đua khen thưởng. - Phó Tổng giám đốc phụ trách kinh doanh và tài chính: Với chức năng nhiệm vụ được giao, phó giám đốc phụ trách kinh doanh và tài chính trực tiếp phụ trách phòng kinh doanh và phòng KT- TV, với vai trò là người giám sát điều hành công tác xây dựng kế hoạch phát triển của Công ty, ký các hợp đồng kinh tế, theo dõi và thống kê quá trình sản xuất kinh doanh, xây dựng định mức chi phí và quản lý kỹ thuật. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 25 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  40. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) - Phó Tổng giám đốc điều hành sản xuất: Là người chịu trách nhiệm về sản xuất hàng hóa, kỹ thuật lô hàng, chất lượng sản phẩm. Các phòng ban - Phòng kinh doanh (KD) + Tổ chức thực hiện kế hoạch của Công ty. + Tổ chức các cuộc nghiêng cứu thị trường để có được những chiến lược tiếp thị phù hợp với việc kinh doanh nội và ngoại thương. + Lập hồ sơ các thủ tục xuất khẩu, kiểm tra số lượng lẫn chất lượng xuất nhập khẩu. + Thiết lập và thực hiện các hợp đồng nội và ngoại thương. - Phòng Kế toán – tài vụ (KTTV) + Tham mưu cho Giám đốc về thực hiện công tác quản lý và sử dụng các loại vốn của Công ty. + Thực hiện các công tác hoạch toán, kế toán; thống kê tổ chức ghi chép, kiểm tra số liệu, tài liệu so sánh việc thực hiện kế hoạch và phân tích tình hình sản xuất hoạt động của Công ty. + Nghiên cứu cách quản lý và sử dụng có hiệu quả các loại vốn của Công ty, đề xuất các biện pháp kịp thời để tăng nhanh vòng quay vốn. + Thường xuyên theo dõi hàng tồn kho để có kế hoạch bán hàng năm nhằm thu hồi vốn nhanh. - Phòng tổ chức hành chính – lao động tiền lương (TCHC) + Tham mưu cho Giám đốc quản lý về mặt tổ chức và định biên lao động, lao động tiền lương, thực hiện chính sách về lao động tiền lương, BHXH, BHYT, nâng cao đời sống kinh tế cho các bộ phận công nhân viên. + Thực hiện các chế độ trong báo cáo thống kê về lao động tiền lương theo định kỳ và hướng dẫn công tác lao động tiền lương cho các phân xưởng. + Thực hiện điều động tiếp nhận đề cử khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên không đáp ứng cho nhu cầu sản xuất. + Thực hiện công tác văn thư hành chính, truyền đạt các công tác chỉ thị, quyết định của Ban giám đốc tới các phòng ban, phân xưởng. - Phòng quản lý chất lượng (QM) + Tham mưu cho giám đốc về nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm và chứng nhận vào các tài liệu kỹ thuật kem theo sản phẩm. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 26 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  41. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) + Quản lý theo dõi chất lượng sản phẩm và nguyên vật liệu cho sản xuất, phát hiện kịp thời những sản phẩm kém chất lượng, nghiên cứu nguyên nhân tìm ra biện pháp khắc phục. + Nghiên cứu chế biến mặt hàng mới, chịu trách nhiệm về mẫu mã hàng hóa, về thùng đựng hàng thành phẩm cũng như kích cỡ. - Phòng kế hoạch Tham mưu lập kế hoạch cho Ban giám đốc về kế hoạch mua tôm đầu vào và kế hoạch xuất hàng theo tuần, tháng. Thống kê xuất khẩu báo cáo cho Ban giám đốc và các bộ phận có liên quan, liên hệ với khách hàng mua vật tư, bao bì, hóa chất, - Văn phòng đại diện Thành phố HCM Là văn phòng đại diện của công ty đóng tại TP HCM chịu trách nhiệm theo dõi, giám sát khâu xuất, nhập khẩu, quan hệ đối tác làm ăn với khách hàng trong và ngoài nước. 3.1.3.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Tổ chức bộ máy kế toán của công tuy là một khâu vô cùng quan trọng, là nơi quản lý tất của mọi hoạt động về tài chính như: nguồn vốn, kết quả sản xuất kinh doanh. Bộ phận kế toán của công ty hiện nay được tổ chức theo bộ máy tập trung, sử dụng hệ thống tài khoản Việt Nam, áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 27 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  42. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp KT mua KT thành KT bán KT vật tư, KT công nợ, KT thanh Thủ quỹ KT tiền lương, hàng phẩm hàng nguyên liệu TSCĐ toán CKTTL Thống kê tổng hợp Thống kê thành phẩm Thống kê nguyên liệu Thống kê bán thành phâm Sơ đồ 3.2: Sơ đồ bộ máy kế toán GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 28 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  43. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán viên. - Kế toán trƣởng: Là người chịu trách nhiệm trước Pháp luật và Ban giám đốc về hoạt động tài chính, lãnh đạo trực tiếp phòng kế toán – tài vụ, theo dõi hoạt động của phòng, là trợ lý đắt lực cho Ban giám đốc giải quyết mọi vấn đề, chịu trách nhiệm về hạch toán theo chế độ quy định. Theo dõi và hướng dẫn kế toán phần hạch toán và ghi sổ tình hình kinh tế phát sinh hàng tháng, hàng quý để lên bảng cân đối phát sinh các tài khoản và báo cáo số liệu về các bộ phận để làm cơ sở quyết toán kết quả sản xuất kinh doanh. Trích nộp và thực hiện nghĩa vụ của đơn vị đối với Nhà nước. - Kế toán tổng hợp: Thay thế kế toán trưởng khi vắng mặt, giúp kế toán trưởng theo dõi mọi hoạt động tài chính. Tập hợp số liệu chi tiết phát sinh của từng bộ phận. Cuối tháng, định kỳ lập báo cáo tổng hợp các số liệu nhật ký và sổ cái. Báo cáo thống kê và báo cáo kế toán kịp thời cho kế toán trưởng xử lý, làm quyết toán theo quy định. - Kế toán hàng mua: Theo dõi chặt chẽ các hợp đồng mua hàng, kiểm tra các hóa đơn, tổng hợp đầy đủ, chính xác lượng hàng mua để báo các hàng ngày cho kế toán trưởng. - Kế toán thành phẩm: Mở sổ theo dõi tình hình nhập – xuất – tồn thành phẩm trong kho và tieu thụ thành phẩm của đơn vị, tính thành phẩm hàng ngày về cỡ loại. Cuối ngày tổng hợp báo cáo số dư thành phẩm cho kế toán trưởng hoặc Ban giám đốc. - Kế toán bán hàng: Theo dõi, phản ánh tình hình bán hàng, lập và theo dõi hóa đơn bán hàng, doanh thu báo cáo cho kế toán trưởng và Ban giám đốc. - Kế toán vật tƣ – nguyên liệu: Theo dõi, phản ánh tình hình nhập – xuất – tồn kho và tình hình sử dụng nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ cho sản xuất. mở các thẻ về giá cả, định mức tiêu hao vật liệu để theo dõi hàng tháng, hàng quý, năm và phiếu vật liệu phát sinh trong ngày. Cuối tháng, quý tổng hợp số liệu báo cáo tình hình phát sinh nhập, xuất và tồn kho. Sau mỗi kỳ tổ chức kiểm kê và xử lý hàng thừa, hàng thiếu trong đơn vị để tính giá thành sản phẩm. - Kế toán công nợ, tài sản cố định: Kế toán công nợ theo dõi chặt chẽ các hợp đồng bán hàng, xuất hóa đơn theo quy định của ngành thuế, theo dõi các khoản nợ phải thu, phải trả của khách GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 29 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  44. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) hàng và công nợ phát sinh, báo cáo kịp thời những công nợ chậm trễ để cấp trên tiện xử lý. Theo dõi về tình hình tài sản cố định, về số lượng, chất lượng theo hiệu năng sử dụng của từng loại tài sản. Mở sổ theo dõi tình hình tăng giảm tài sản cố định (những tài sản nào không còn hoạt động được phải báo cáo ngay cho cấp trên để có biện pháp xử lý kịp thời). Trích khấu hao hàng quý, lập báo cáo cho kế toán tổng hợp để làm quyết toán tính giá thành sản phẩm. Phòng kỹ thuật trực tiếp sữa chữa kịp thời những tài sản đã bị hư hỏng nhằm đáp ứng cho việc sản xuất. Đặc biệt là các tủ đông lạnh thành phẩm nhằm phục vụ cho sản xuất được đảm bảo và đạt chất lượng cao. - Kế toán ngân hàng: Theo dõi các khoản tiền gửi, tiền vay, giao dịch với ngân hàng về các khoản phải thanh toán với khách hàng, đối chiếu số dư trên sổ kế toán và sổ phụ ngân hàng, sổ quỹ của thủ quỹ. Lập báo cáo cho tổng hợp quyết toán. - Kế toán thanh toán: Lập phiếu thu, phiếu chi hàng ngày, kiểm tra chứng từ trước khi trình kế toán trưởng và Ban giám đốc ký duyệt thanh toán, theo dõi kịp thời các khoản thanh toán với khách hàng, theo dõi và báo cáo thu – chi – tồn quỹ của công ty trong từng ngày cho kế toán trưởng và Ban giám đốc và thực hiện nghĩa vụ với cấp trên. - Kế toán tiền lƣơng và các khoản trích theo lƣơng: Hàng tháng tính lương và các khoản bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho CBNV và các khoản thu nhập khác. - Thủ quỹ: Là người quản lý tiền mặt trên cơ sở phiếu thu, chi và nhập xuất quỹ hàng ngày đúng theo chế độ nguyên tắc tài chính. Đối chiếu tình hình thu – chi – tồn quỹ hàng ngày với kế toán thanh toán. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 30 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  45. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 3.1.4. Hình thức kế toán áp dụng tại công ty Chứng từ kế toán Sổ, thẻ kế toán Sổ nhật ký Nhật ký chung chi tiết đặc biệt Bảng tổng hợp Sổ cái chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Sơ đồ 3.3: Sơ đồ ghi chép kế toán theo hình thức Nhật ký chung Ghi chú: Ghi hằng ngày. Ghi cuối tháng, hoặc cuối kỳ. Quan hệ đối chiếu kiểm tra. Hiện nay công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chung trên máy vi tính của công ty phần mềm Fast. - Sổ tổng hợp Chứng từ kế - Sổ chi tiết toán Phần mềm kế toán Bảng tổng hợp chứng từ kế toán - Báo cáo tài chính Máy vi tính cùng loại - Báo cáo kế toán quản trị Sơ đồ 3.4:Sơ đồ ghi chép kế toán theo hình thức Nhật ký chung trên phần mềm vi tính GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 31 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  46. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) Ghi chú: Nhập số liệu hàng ngày. In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra. Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ nhật ký chung) và các sổ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ, lập báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị. Cuối kỳ kế toán, tiến hành in báo cáo, sổ sách và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 3.1.5. Các chính sách kế toán đang áp dụng - Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài Chính. - Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định: theo phương pháp đường thẳng. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ - Niên độ kế toán: 1 năm (từ 1/1 đến 31/12) - Hình thức kế toán áp dụng: Công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chung. 3.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh Camimex là công ty duy nhất ở Việt Nam được chứng nhận bởi Naturland để chế biến tôm sinh thái và sản phẩm tôm sinh thái của Camimex đã được nhập khẩu vào thị trường Thụy Điển kể từ năm 2002. Hàng năm, Camimex chế biến và xuất khẩu trên 10.000 tấn thủy sản có giá trị hơn 60 triệu đôla Mỹ ra khắp nơi trên thế giới. Năm 2015, Camimex là công ty sở hữu vùng nuôi sinh thái đầu tiên trên thế giới đạt tiêu chuẩn Châu Âu 834/07 và 889/08. Đó là lý do Camimex có thể sản xuất và xuất khẩu tôm sinh thái ở Việt Nam và trên toàn thế giới. Camimex có 3 nhà máy hiện đại, được trang bị các thiết bị chế biến hiện đại nhập khẩu từ EU, Nhật Bản và Mỹ. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 32 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  47. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 3.1.7. Thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng hoạt động 3.1.7.1. Thuận lợi - Camimex có lợi thế hơn các doanh nghiệp khác nhờ vào vị trí thuận lợi của công ty tại Cà Mau nơi trung tâm của nguồn cung cấp tôm ở Việt Nam. - Công ty đã tự xây dựng được vùng nuôi tôm sinh thái đạt tiêu chuẩn, do vậy chủ động và quản lý được nguồn nguyên liệu đưa vào sản xuất. - Năm 2015, ngành tôm được dự báo có triển vọng tích cực. Thuế chống bán phá giá áp đặt vào sản phẩm tôm Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ được kì vọng sẽ giảm kể từ 2015. 3.1.7.2. Khó Khăn - Hoạt động xuất khẩu tôm vào thị trường Nhật có thể bị ảnh hưởng do đồng yên tiếp tục mất giá và rào cản kháng sinh. Do tôm là mặt hàng có giá trị cao, đồng yên tiếp tục yếu đi khiến nhu cầu tôm có thể giảm. Bên cạnh đó, yêu cầu của Nhật về lượng kháng sinh trong tôm rất khắt khe đặc biệt là nồng độ ethyxyoxin. - Hiện hội chứng tôm chết sớm EMS chưa được khống chế hoàn toàn nên có thể ảnh hưởng đến hoạt động nuôi trồng tôm. - Công suất nhà máy của Công ty hiện chỉ đạt 60% công suất do sự thiếu hụt về nguồn nguyên liệu. 3.1.7.3. Phƣơng hƣớng hoạt động Trong năm 2012 công ty đạt tổng doanh thu 1.033,9 tỷ đồng tương đương 47,047 triệu USD. Lợi nhuận trước thuế 5,56 tỷ đồng. Thời gian tới, dự tính đến năm 2014 đạt 12.000 tấn thành phẩm và đến năm 2016 đạt từ 14.000 – 15.000 tấn thành phẩm/năm, giá trị xuất khẩu năm 2014 đạt 60 triệu USD/năm với doanh thu đạt 1.314 tỷ đồng và lợi nhuận là 6.9 tỷ đồng. Công ty đang tiến đến hoạt động ổn định. Đặc biệt là bộ máy kế toán của công ty, đã phát huy tác dụng theo đúng chức năng của mình trong việc hạch toán cũng như phát triển về vốn, cố gắng duy trì sản xuất kinh doanh để đạt kết quả cao hơn trong thời gian tới. Đề ra những phương án sản xuất, đa dạng hóa các mặt hàng thủy sản, đảm bảo chất lượng tốt và tạo uy tín đủ sức cạnh tranh trên thị trường để luôn hoàn thành nhiệm vụ chỉ tiêu nhà nước giao. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 33 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  48. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 3.2. Thực trạng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 3.2.1. Quy trình công nghệ sản xuất - Mô tả quy trình sản xuất của công ty Tôm vỏ Lặt Cân Lấy Phân Phân nguyên liệu đầu rửa gân cở cở Ra Chạy Châm Chạy Châm nước Xếp khuôn đông nước lần 2 đông lần 1 khuôn bao gói Lo ại tạp Mạ Bao Bảo chất băng gói quản Sơ đồ 3.5: Sơ đồ quy trình sản xuất tôm đông block Diễn giải quy trình: - Lặt đầu, lấy gân: Lặt vỏ đầu phải cẩn thận, khéo léo, đòi hỏi nhẹ nhàng, không làm đứt phần thịt ở đầu tôm. Sau đó lấy gân rửa sạch sẽ và cạo bỏ hết phần dơ ở bụng. Tiếp đó ngâm tôm vào nước lạnh không cho tiếp xúc với nhiệt độ cao, phải rửa tôm bằng nước clorine, nồng độ 20PPM. -Phân cỡ:Là khâu quan trọng về việc phân loại sản phẩm về kích cỡ, chất lượng, đòi hỏi công nhân có tay nghề cao mới làm được. Sau khi lặt vỏ đầu, lấy gân xong ta tiến hành phân cỡ, nếu chưa kịp thời thì phải bảo quản trong nước đá ở nhiệt độ -5 đến -100C, ta phân theo độ lớn và kích cỡ của tôm, trong quá trình phân cỡ phải đảm bảo đồng điều, nhẹ nhàng, chính xác không để tôm lớn nhỏ chênh lệch quá lớn khi xếp hộp bánh tôm sẽ xấu đi. Khi phân cỡ xong, đem từng cỡ kiểm loại, xếp chúng vào cùng loại 1, loại 2 tùy theo mức độ phẩm chất mà phân loại như sau + Loại 1: Tôm phải tươi, còn nguyên vẹn, vỏ không mềm, sáng bóng, thịt tôm không bị biến màu, săn chắc. + Loại 2: Tôm không có mùi ươn, còn nguyên con, tỷ lệ đốt đuôi còn 5 đốt, chấp nhận từ 5 đến 5% tôm bị biến màu nhẹ, hồng nhạt hoặc trắng đục, thịt tôm hơi mềm. Công nhân phân cở xong KCS kiểm tra chất lượng, kích cỡ, loại. - Cân rửa: Sau khi phân cỡ phải rửa tôm bằng nước clorine, nồng độ 10PPM rồi đem cân cho từng khuôn. Mỗi khuôn 2.1kg cho vào một bọc. Trong thời gian chạy đông, nước bị bay hơi làm trọng lượng giảm, do đó ta phải cân 2.1kg thay vì 2.0kg. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 34 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  49. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) Đối với tôm vỏ, trọng lượng phụ trội từ 2,5 – 3% cho mỗi khuôn. + Cỡ 41/50 – 90: bánh tôm (vẫn có quy trình tôm vỏ) con ở giữa không xếp. + Cỡ 91/120: (có quy trình phải xếp), không xếp. -Xếp khuôn:Trước khi xếp khuôn, sau khi cân xong phải nhúng tôm qua hồ nước lạnh có pha nước clorine 5PPM, nhiệt độ từ 0 đến -50C. Mục đích là làm sạch các chất bẩn có trong tôm, hạn chế tối đa việc chậm xếp khuôn. Ta phải xếp trình tự theo lớp, lưng tôm quay qua phía ngoài, bụng tôm quay vào trong để có hình thức đẹp, lưng tôm hơi nghiêng về trên như hình mái ngói. Trong thời gian xếp khuôn nên chú ý loại bỏ những con tôm lọt kích cỡ. - Ngâm hồ chờ đông: Sau khi xếp khuôn ta ngâm trong hồ nước lạnh, đây là khâu quan trọng trong quá trình chế biến. Hình thức bánh tôm đẹp hay xấu là do phần xếp hộp và cấp đông, ta chồng 5 khuôn lên nhau, nước lạnh phải có pha nước clorine, nồng độ 5 PPM. - Chạy đông: Ta ngâm nước một lần và chạy đông, chú ý châm nhẹ nhàng tránh xáo trộn tôm. Chạy đông lần 1 khoảng 3 giờ rồi châm nước lần 2, chạy tiếp đến khi nhiệt độ trung bình của sản phẩm -12 đến -200C. - Ra khuôn: Khi tôm đông đạt nhiệt độ -200C giữa bánh tôm hoặc nhiệt độ đủ đông từ -300C đến 400C thì tiến hành ra khuôn. - Mạ băng bao gói: Sau khi bánh tôm được tách rời khỏi khuôn, dùng dao loại bỏ tạp chất và nhúng vào dung dịch clorine, nồng độ 5 PPM, thời gian từ 1 đến 2 giây. Sau khi mạ băng chọn những khuôn đúng quy định, tôm giống nhau, cùng quy cách cho vào túi PE có ghi rõ cỡ, loại, trọng lượng tịnh, xếp vào thùng carton. Mỗi thùng có 6 bánh tôm cùng cỡ, loại đã bao gói ghi đầy đủ thông tin, yêu cầu, dán nhãn. Mỗi thùng carton KCS kiểm tra đúng sai ra sao (nếu 1 trong 6 bánh tôm không đạt thì loại ra). Ghi phiếu kiểm tra bỏ vào thùng, bao gói đai nẹp chắc chắn. -Bảo quản: Sản phẩm được giữ trong kho với nhiệt độ kho là -180C. Tôm được bao gói hoàn chỉnh, nhanh chón đưa vào kho bảo quản theo đúng vị trí quy định chờ tiêu thụ, hạn chế mở kho để giữ nhiệt độ kho ổn định. Thời gian bảo quản < 12 tháng. 3.2.2. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất và đối tƣợng tính giá thành sản phẩm 3.2.2.1. Đối tƣợng tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng tập hơp chi phí của công ty là theo nhóm sản phẩm : là những sản phẩm làm từ tôm nguyên liệu. Các sản phẩm được sản xuất với nguyên liệu tôm : gồm 2 loại nguyên liệu chính : tôm thẻ (sản phẩm A), tôm sú (sản phẩm B) 3.2.2.2. Đối tƣợng tính giá thành Đối tượng tính giá thành là những sản phẩm hoàn chỉnh là những sản phẩm được ký hiệu là : sản phẩm A, sản phẩm B như trên. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 35 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  50. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 3.2.2.3. Kỳ tính giá thành Kỳ tính giá thành của công ty là theo từng tháng. 3.2.3. Tổ chức quá trình tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất 3.2.3.1. Xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Nguyên vật liệu chính trong quá trình sản xuất sản phẩm là các loại tôm: tôm sú, tôm thẻ. Việc quản lý nhập- xuất – tồn kho nguyên vật liệu do bộ phận kho và phòng kế toán thực hiện theo phương pháp thẻ song song. Kế toán xác định giá thực tế nguyên vật liệu nhập kho là: Giá thực tế nhập Giá ghi trên hóa Chi phí vận kho nguyên liệu = đơn mua hàng + chuyển Việc thu mua nguyên liệu của công ty chủ yếu tập trung ở các trạm thu mua của công ty và mua trực tiếp do các nhà cung cấp nguyên liệu mang đến tận xí nghiệp chế biến. Ngoài ra công ty còn mua tại các khu nuôi tôm công nghiệp sau đó vận chuyển về xí nghiệp. Do đặc trưng của nguyên liệu thuỷ sản nên khi có nguyên liệu về nhập kho thì tiến hành xuất ra để chế biến ngay không để hàng tồn kho. Vì vậy việc tính giá xuất kho của nguyên liệu được tính giống như phương pháp FIFO(nhập trước- xuất trước). Giá nhập kho bao nhiêu thì xuất kho lấy giá bấy nhiêu. Hàng ngày, kế toán nguyên vật liệu nhập kho theo từng khách hàng của từng xí nghiệp, cuối ngày sau khi đối chiếu, kiểm tra lượng nhập kho với thống kê, kế toán nguyên vật liệu tiến hành xuất nguyên vật liệu chính vào sản xuất theo từng xí nghiệp. Trong tháng 12 năm 2016 Công ty tiến hành xuất kho nguyên vật liệu chính dùng để sản xuất tôm đông block cụ thể như sau: - Ngày 01/12/2016 xuất kho Tôm nguyên liệu trị giá 533.973.425 đồng: Nợ TK 621 533.973.425 Có TK 1521 533.973.425 - Ngày 02/12/2016 xuất kho Tôm nguyên liệu trị giá 1.453.649.611 đồng: Nợ TK 621 1.453.649.611 Có TK 1521 1.453.649.611 - Ngày 03/12/2016 xuất kho Tôm nguyên liệu trị giá 1.161.634.075 đồng: Nợ TK 621 1.161.634.075 Có TK 1521 1.161.634.075 GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 36 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  51. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) - Ngày 04/12/2016 xuất kho Tôm nguyên liệu trị giá 934.083.782đồng: Nợ TK 621 934.083.782 Có TK 1521 934.083.782 - Tương tự từ ngày 05/12 đến ngày 31/12/2016 xuất kho Tôm nguyên liệu trị giá 22.476.842.830 đồng: Nợ TK 621 22.476.842.830 Có TK 1521 22.476.842.830 - Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp sang TK 154 tính giá thành thành phẩm tôm đông block: Nợ TK 154 26.560.183.723 Có TK 621 26.560.183.723 Sơ đồ 3.6:Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trƣc tiếp tháng 12 năm2016 1521 621 154 533.973.425 533.973.425 26.560.183.723 26.560.183.723 1.453.649.611 1.453.649.611 1.161.634.075 1.161.634.075 22.476.842.830 22.476.842.830 26.560.183.723 26.560.183.723 Thủ tục chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ - Các chứng từ sử dụng: + Phiếu xuất kho - Trình tự luân chuyển chứng từ Hằng ngày căn cứ vào nhu cầu sản xuất và căn cứ vào lượng tôm thực tế nhập trong ngày, bộ phận sản xuất yêu cầu xuất nguyên liệu đưa vào sản xuất, nhân viên thống kê công ty lập phiếu xuất nguyên liệu, phiếu xuất này là chứng từ duy nhất để kiểm tra sự vận động của nguyên liệu từ kho đến xí nghiệp, Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: + Liên 1: Giao kế toán nguyên liệu làm chứng từ. + Liên 2: Nhân viên thống kê của Công ty giữ và lưu chứng từ GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 37 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  52. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) Đơn vị: Cty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và XNK Cà Mau Mẫu số: S36 – DN Địa chỉ: 333 Cao Thắng, Phường 8, TP. Cà Mau SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN (Ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính) Tài khoản: 621 Tên tài khoản: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Ngày Chứng từ Ghi Nợ TK 621 TK đối tháng ghi Ngày Diễn giải Chia ra Số hiệu ứng Số tiền sổ tháng Nguyên liệu A B C D E 1 2 3 - Số tồn đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ 01/12 01/12 Xuất kho Tôm nguyên liệu 1521 533.973.425 533.973.425 02/12 02/12 Xuất kho Tôm nguyên liệu 1521 1.453.649.611 1.453.649.611 03/12 03/12 Xuất kho Tôm nguyên liệu 1521 1.161.634.075 1.161.634.075 04/12 04/12 Xuất kho Tôm nguyên liệu 1521 934.083.782 934.083.782 05 – 31/12 05 – 31/12 Xuất kho Tôm nguyên liệu 1521 22.476.842.830 22.476.842.830 - Cộng số phát sinh 26.560.183.723 26.560.183.723 - Ghi Có TK 621 154 26.560.183.723 - Số dư cuối kỳ X X X - Sổ này có 01 trang, đánh số từ số 01 đến 01 trang. - Ngày mở sổ: 01/12/2016 Ngày 31 tháng 12 năm 2016 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 38 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  53. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 3.2.3.2. Xác định chi phí nhân công trực tiếp - Chi phí nhân công trực tiếp là những chi phí của những công nhân làm việc tại phân xưởng ở các khâu: xếp hộp, phân cỡ, chế biến và công nhật (là các công nhân thuê ngoài khi có lượng nguyên liệu nhiều), và các khoản trích theo lương (KPCĐ,BHXH, BHYT, BHTN). - Tại công ty tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất được tính theo sản phẩm làm ra và tính theo đơn giá do Ban giám đốc công ty quy định, - Bên cạnh việc hưởng lương theo sản phẩm và phụ cấp thêm giờ như: bao bì, đóng gói Nếu còn các phụ cấp khác thì kế toán phải tiếp tục ghi nhận. - Việc tính lương sẽ do phòng tổ chức hành chánh đảm nhận. Tính cho các công nhân làm việc ở phân xưởng trong 3 khâu chính: Chế biến, phân cỡ, xếp hộp. Ngoài ra còn có công nhân thuê ngoài để vào sản xuất 1 trong 3 khâu đó khi lượng tôm nguyên liệu nhiều gọi là công nhật. Do đặc thù sản xuất của công ty có thuê các lao động bên ngoài chỉ ký hợp đồng công việc đảm nhận mà không ký hợp đồng lao động nên việc trả lương phân ra làm hai loại: Quỹ lương tính BHXH: Là những công nhân trực tiếp làm việc trong các khâu chính của phân xưởng có ký hợp đồng lao động với công ty. Quỹ lương không tính BHXH: Là những lao động thuê ngoài( không có lương căn bản) không ký hợp đồng lao động làm tại các khâu chính của phân xưởng. Công thức xác định tổng quỹ lương tại công ty: Tổng số lƣợng SP Đơn giá tiền lƣơng của Tổng quỹ = hoàn thành của từng công đoạn chế lƣơng ( tháng) x từng công đoàn chế biến biến Tỷ lệ trích các khoản theo lương như sau: + Bảo hiểm xã hội: = 18% x lương cơ bản. + Kinh phí công đoàn = 2% x lương thu nhập + Bảo hiểm y tế = 3% x lương cơ bản. + Bảo hiểm thất nghiệp = 1% x lương cơ bản. Ghi chú: Lương cơ bản là căn cứ để tính các khoản BHXH, BHYT, BHTN cho công nhân nhưng không làm căn cứ để trả lương cho công nhân mà công nhân sẽ nhận lương thu nhập. Kế toán căn cứ vào bảng thanh toán lương và bảng phân bổ tiền lương và BHXH để định khoản cho các nghiệp vụ phát sinh sau: GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 39 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  54. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) Phân bổ tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất (với lượng công nhân 702)với tổng lương thu nhập phải trả là: 1.965.937.827đ. Nợ TK 622 1.965.937.827 Có TK 334(1) 1.965.937.827 - Kết chuyển các khoản chi phí trích theo lương như: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ tính vào chi phí nhân công trực tiếp (lương cơ bản của 702 công nhân là: 679.308.000đ) Nợ TK 622 188.766.517 Có TK 338(2) 39.318.757 Có TK 338(3) 122.275.440 Có TK 338(4) 20.379.240 Có TK 338(6) 6.793.080 Ghi chú + Kinh phí công đoàn: 1.965.937.827 x 2% = 39.318.757 + Bảo hiểm xã hội: 679.308.000 x 18% = 122.275.440 + Bảo hiểm y tế: 679.308.000 x 3% = 20.379.240 + Bảo hiểm thất nghiệp:679.308.000 x 1% = 6.793.080 Phân bổ tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất thuê ngoài(công nhật, thời vụ), số lượng công nhân là 84 với tổng tiền lương phải trả là: 202.499.703đ Nợ TK 622 202.499.703 Có TK 334(8) 202.499.703 Trong năm công ty không có trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất. - Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp(bao gồm các khoản trích theo lương) sang TK 154 để tính giá thành sản phẩm. Nợ TK 154 2.357.204.047 Có TK 622 2.357.204.047 GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 40 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  55. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 334(1) 622 154 1.965.937.827 1.965.937.8272.357.204.047 2.357.204.047 334(8) 202.499.703 202.499.703 338(2) 39.318.757 39.318.757 338(3) 122.275.440 122.275.440 338(4) 20.379.240 20.379.240 338(6) 6.793.080 6.793.080 2.357.204.0472.357.204.047 Sơ đồ 3.7: Sơ đồ hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tháng 12 năm 2016 Thủ tục chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ - Chứng từ sử dụng: + Bảng chấm công + Bảng chấm công làm thêm giờ + Phiếu xác nhận sản phẩm hoăc công việc hoàn thành + Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ (nếu có) + Bảng trích nộp các khoản theo lương + Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội - Trình tự luân chuyển chứng từ Hằng ngày, công việc của công nhân trực tiếp sản xuất sẽ được theo dõi trên bảng chấm công và phiếu xác nhận sản phẩm hoăc công việc hoàn thành. Cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công, phiếu xác nhận sản phẩm hoăc công việc hoàn thành của công nhân trực tiếp sản xuất do các bộ phận gửi về và bảng tổng hợp đơn giá lương chi tiết tiền lương (bảng tổng hợp đơn giá lươngchi tiết tiền lương này do ban giám đốc cty quyết định), trên cơ sở đó bộ phận tính lương sẽ tính ra tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất(lương thu nhập- tính theo sản phẩm làm ra) và các khoản trích theo lương. Phòng hành chính lập bảng tính lương cho từng khu vực sản xuất sau đó chuyển bảng tính lương và bảng chấm công về phòng kế toán- Tài vụ kiểm tra lại. Sau khi kiểm tra và được duyệt của Ban giám đốc, kế toán sẽ dựa vào bảng tính lương để hạch toán vào các tài khoản có liên quan. GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 41 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  56. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) Đơn vị: Cty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và XNK Cà Mau Mẫu số: S36 – DN (Ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC Địa chỉ: 333 Cao Thắng, Phường 8, TP. Cà Mau SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính) Tài khoản: 622 Tên tài khoản: Chi phí nhân công trực tiếp Đơn vị tính: Đồng Việt Nam Ngày Chứng từ Ghi Nợ TK 622 TK đối tháng Số Ngày Diễn giải Chia ra ứng Số tiền ghi sổ hiệu tháng CPTL A B C D E 1 2 3 - Số tồn đầu kỳ - Số phát sinh trong kỳ 31/12 KC01 31/12 Phân bổ tiền lươngcông nhân T12/2016 3341 1.965.937.827 1.965.937.827 31/12 KC01 31/12 Phân bổ tiền lương công nhân thuê ngoài T12/2016 3348 202.499.703 202.499.703 31/12 KC02 31/12 Trích 2% KPCĐ 3382 39.318.757 39.318.757 31/12 KC02 31/12 Trích 18% BHXH 3383 122.275.440 122.275.440 31/12 KC02 31/12 Trích 3% BHYT 3384 20.379.240 20.379.240 31/12 KC02 31/12 Trích 1% BHTN 3386 6.793.080 6.793.080 - Cộng số phát sinh 2.357.204.047 2.357.204.047 - Ghi Có TK 622 154 2.357.204.047 - Số dư cuối kỳ X X X - Sổ này có 01 trang, đánh số từ số 01 đến 01 trang. - Ngày mở sổ: 01/12/2016 Ngày 31 tháng 12 năm 2016 Ngƣời ghi sổ Kế toán trƣởng (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 42 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  57. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 3.2.3.3. Xác định chi phí sản xuất chung Là những khoản chi phí gồm tiền lương, các khoản trích theo lương của bộ phận quản lý điều hành sản xuất, các chi phí khác như chi phí vật liệu phụ, chi phí phân bổ công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí khác bằng tiền phát sinh trong kỳ cho mục đích sản xuất tôm đông block tại công ty. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí nhân viên phân xưởng trong tháng 12 năm 2016 như sau: Ngày 31/12/2016 kết chuyển tiền lương của các bộ phận bán trực tiếp (Ban giám đốc phân xưởng, KCS, thống kê, thủ kho thành phẩm, vận hành sửa chữa ) với tổng tiền lương phải trả: 947.430.969đ (thu nhập thực tế) Nợ TK 6271 947.430.969 Có TK 3341 947.430.969 Đồng thời trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoan (với lương căn bản của 246 lao động là: 464.236.500 đ). Nợ TK 6271 121.080.649 Có TK 3382 18.948.619 Có TK 3383 83.562.570 Có TK 3384 13.927.095 Có TK 3386 4.642.365 Ghi chú: + Kinh phí công đoàn: 947.430.969 x 2% = 18.948.619 + Bảo hiểm xã hội: 464.236.500 x 18% = 83.562.570 + Bảo hiểm y tế: 464.236.500 x 3% = 13.927.095 + Bảo hiểm thất nghiệp: 464.236.500 x 1% = 4.642.365 - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí nhân viên phân xưởng(bao gồm các khoản trích theo lương) sang tài khoản 154 tính giá thành thành phẩm tôm đông block. Nợ TK 154 1.068.511.618 Có TK 6271 1.068.511.618 Kế toán vật liệu phụ phục vụ phân xƣởng sản xuất Tài khoản sử dụng: 6272 “ Chi phí vật liệu phụ” - Phiếu xuất kho số 019/12 ngày 07/12/2016 xuất hoá chất tẩy rửa cho bộ phận vệ sinh công nhật: 3.727.015đ Nợ TK 6272 3.727.015 Có TK 1523 3.727.015 GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 43 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  58. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) - Phiếu xuất kho số 022/12 ngày 08/12/2016 xuất dầu D.O sử dụng lò hơi: 39.391.355đ Nợ TK 6272 39.391.355 Có TK 1524 39.391.355 - Phiếu xuất kho số 024/12 ngày 11/12/2016 xuất vật tư sử dụng sản xuất: 14.925.132đ. Nợ TK 6272 14.925.132 Có TK 1523 14.925.132 - Phiếu xuất kho số 046/12 ngày 13/12/2016 xuất hóa chất sử dụng: 46.760.426đ Nợ TK 6272 46.760.426 Có TK 1523 46.760.426 - Phiếu xuất kho số 200/12 ngày 31/12/2016 xuất nước đá cây sử dụng sản xuất: 12.345.456đ. Nợ TK 6272 12.345.456 Có TK 1523 12.345.456 - Phiếu xuất kho số 24-> 105/12 xuất vật tư bao bì sử dụng sản xuất : 804.241.244đ Nợ TK 6272 804.241.244 Có TK 1522 804.241.244 - Cuối kỳ, kết chuyển chi phí vật liệu phụ sang tài khoản 154 tính giá thành thành phẩm tôm đông block. Nợ TK 154 921.390.628 Có TK 6272 921.390.628 Chi phí dụng cụ sản xuất Tài khoản sử dụng: 6273 “ Chi phí dụng cụ sản xuất” - Phiếu xuất kho số 003/12 ngày 06/12/2016 xuất bảo hộ lao động, cân đồng hồ, bao tay, thau mủ . sử dụng sản xuất. Nợ TK 6273 138.567.394 Có TK 1531 138.567.394 - Phiếu kế toán số 201212 ngày 31/12/2016 phân bổ chi phí công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất(loại phân bổ nhiều lần), Bàn inox dùng chế biens tôm, máy đánh dây niền thùng, thau rôt inox, tủ, bàn ghế phòng điều hành sản xuất, GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 44 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  59. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) Nợ TK 6273 13.949.730 Có TK 242 13.949.730 - Cuối kỳ, kết chuyển sang tài khoản 154 tính giá thành thành phẩm tôm đông block. Nợ TK 154 152.517.124 Có TK 6273 152.517.124 Chi phí khấu hao tài sản cố định Phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng tháng 12/2016: 982.548.749 đ (trong đó: nhà cửa vật kiết trúc: 167.759.642 đ, máy móc thiết bị: 783.263.594đ, phương tiện vận tải: 27.353.466 đ, công cụ dụng cụ: 4.172.047 đ). Nợ TK 6274 982.548.749 Có TK 21411 167.759.642 Có TK 21412 783.263.594 Có TK 21413 27.353.466 Có TK 21412 4.172.047 - Kết chuyển chi phí khấu hao TSCĐ sang TK 154 để tính giá thành tôm đông block. Nợ TK 154 982.548.749 Có TK 6274 982.548.749 Chi phí dịch vụ mua ngoài Tài khoản sử dung: 6277- “Chi phí dịch vụ mua ngoài”. - UNC số 275/12 ngày 28/12/2016 thanh toán tiền điện bằng tiền gửi ngân hàng phục vụ sản xuất T12/2016: 792.909.732đ , VAT 10%. Nợ TK 6277 792.909.732 Nợ TK 1331 79.290.973 Có TK 1121 872.200.705 - Kết chuyển chi phí dịch vụ mua ngoài sang TK 154 để tính giá thành tôm đông block. Nợ TK 154 792.909.732 Có TK 6277 792.909.732 Chi phí bằng tiền khác Tài khoản sử dụng: 6278: Chi phí bằng tiền khác” GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 45 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  60. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) - Phiếu chi số 011/12 ngày 05/12/2016 chi phí rửa xe, bơm mỡ, sửa xe : 590.000 đ. Nợ TK 6278 590.000 Có TK 1111 590.000 - Phiếu chi số 030/12 ngày 07/12/2016 chi thuê xe đưa rước công nhân công nhật: 7.238.000đ Nợ TK 6278 7.238.000 Có TK 1111 7.238.000 - Phiếu chi số 043/12 ngày 12/12/2016 chi phí đổ rác Nợ TK 6278 3.225.000 Có TK 1111 3.225.000 Cuối kỳ, kết chuyển chi phí bằng tiền khác sang TK 154 tính giá thành tôm thành phẩm đông block. Nợ TK 154 11.053.000 Có TK 6278 11.053.000 GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 46 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  61. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) 6271, 6272, 6273, 334 6274, 6277, 6278 154 947.430.969 947.430.969 3382, 3383, 3384, 3386 3.928.930.851 3.928.930.851 18.948.61918.948.619 83.562.570 83.562.570 13.927.095 13.927.095 4.642.365 4.642.365 152 921.390.628 921.390.628 153 138.567.394 138.567.394 242 13.949.730 13.949.730 214 982.548.749 982.548.749 112 872.200.705 872.200.705 1111 11.053.000 11.053.000 3.928.930.8513.928.930.851 Sơ đồ 3.8: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung tháng 12 năm 2016 Thủ tục chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ - Chứng từ sử dụng và trình tự luân chuyển chứng từ: Đối với chi phí nhân viên phân xưởng + Chứng từ sử dụng Bảng tính lương và các khoản trích theo lương quản lý phân xưởng. + Trình tự luân chuyển chứng từ: Cuối tháng, căn cứ vào bảng lương được duyệt của Ban giám đốc, kế toán tiến hành phân bổ lương và các khoản trích theo lương vào các tài khoản có liên quan. Đối với vật tư, bao bì, hoá chất + Chứng từ sử dụng: GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 47 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng
  62. Vận dụng phương pháp tính giá dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) tại Công ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản và Xuất Nhập Khẩu Cà Mau (Camimex) Giấy đề nghị nhận vật tư, phiếu xuất kho vật tư. + Trình tự luân chuyển chứng từ: Khi bộ phận sản xuất có nhu cầu sử dụng vật liệu, nhiên liệu, bao bì bộ phận sử dụng làm phiếu đề nghị cấp vật tư, bao bì, hóa chất. Sau khi được phòng điều hành sản xuất phê duyệt xong, chuyển về phòng kế toán- Tài vụ kiểm tra vật tư, hàng hoá tồn kho, xác nhận rồi chuyển Ban giám đốc phê duyệt giấy này được chuyển cho bộ phận kế toán vật tư tiến hành làm phiếu xuất kho vật tư. Phiếu xuất kho vật tư được lập thành 03 liên: Liên 1: Kế toán vật tư lưu Liên 2: Bộ phận sử dụng lưu Liên 3: Thủ kho lưu và ghi vào thẻ kho chi tiết Cuối tháng, nhân viên thống kê lập phiếu báo cáo vật tư còn lại cuối kỳ chuyển về phòng kế toán tiến hành kiểm tra lại và hoàn chỉnh chứng từ. Sau đó nhập vào máy tính để giúp kế toán biết số vật tư chưa sử dụng hết mà tiến hành điều chỉnh cho khớp với thực tế. Khi vật tư bao bì xuất dùng trực tiếp cho sản xuất được xác định theo phương pháp bình quân gia quyền tại thời điểm ngày cuối cùng của tháng. Đối với công cụ dụng cụ, tài sản cố định: + Chứng từ sử dụng: Bảng trích khấu hao và phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định Bảng phân bổ chi phí công cụ dụng cụ sử dụng nhiều lần. + Trình tự luân chuyển chứng từ: Cuối tháng, căn cứ vào bảng trích khấu hao và phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định, bảng phân bổ chi phí công cụ dụng cụ sử dụng nhiều lần của tháng trước và công cụ, dụng cụ, tài sản tăng, giảm trong kỳ, kế toán tiến hành tính và lập bảng trích khấu hao công cụ dụng cụ, tài sản trong kỳ. Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng thời gian sử dụng TSCĐ theo khung thời gian sử dụng quy định theo thông tư 45/2013/TT- BTC. Mức khấu hao hàng tháng được xác định theo công thức: Mức khấu hao Mức khấu hao Mức khấu hao tăng Mức khấu hao tháng này = tháng trƣớc + thêm trong tháng - giảm trong tháng GVHD: ThS. Nguyễn Minh Nhật 48 SVTH: Nguyễn Thúy Mộng