Khóa luận Ứng dụng mô hình CAMELS trong phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ứng dụng mô hình CAMELS trong phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_ung_dung_mo_hinh_camels_trong_phan_tich_hoat_dong.pdf
Nội dung text: Khóa luận Ứng dụng mô hình CAMELS trong phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Để hoàn thành khóa luận này, lời đầu tiên em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy TS. Phan Khoa Cương, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường đại học Kinh tế Huế nói chung và khoa tài chính Ngân hàng nói riêng, đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Với vốn kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng trong quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Em xin chân thành cảm ơn các anh chị trong Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế - PGD Thành Nội đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình em thực tập tại Ngân hàng. Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy và cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng chúc các anh chị trong Ngân hàng BIDV luôn dồi dào sức khỏe và đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Xin chân thành cám ơn. Huế, ngày 05 tháng 05 năm 2017 Sinh viên Trần Thị Thu Trường Đại học Kinh tế Huế i
- TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CÚU Đề tài nghiên cứu đã sử dụng mô hình Camels để đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2016. Kết quả phân tích dựa trên các các yếu tố của mô hình: “Mức độ an toàn vốn, chất lượng tài sản có, quản lý, thu nhập, thanh khoản và độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường”. Sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu và và thu thập số liệu từ BCTC thường niên của BIDV trong giai đoạn 2014 – 2016. Trong giai đoạn 2014 - 2016, Ngân hàng BIDV đã thể hiện là một Ngân hàng mạnh trong hệ thống của Ngân hàng thương mại và đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm vừa qua. Ngân hàng BIDV là một Ngân hàng lâu đời, có mức an toàn vốn luôn đảm bảo quy định của NHNN, chất lượng tài sản có luôn được duy trì ở tốc độ tăng trưởng cao và ổn định, khả năng thanh khoản của Ngân hàng tốt, mức sinh lời không ngừng được cải thiện, đặc biệt là hoạt động rủi ro được quản trị rất tốt. So với các Ngân hàng cùng quy mô, năng lực BIDV cũng chiếm được nhiều lợi thế nhất định về khả năng tài chính của Ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố đó, thì BIDV cần phải chú trọng đến một số chỉ tiêu làm giảm đi giá trị của Ngân hàng. Khả năng sinh lời của BIDV mặc dù đang ở mức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và có thể nói là ở mức cao, nhưng những năm gần đây đang có sự biến động và giảm nhẹ. Tỷ lệ ROA của BIDV khi so sánh với Ngân hàng VCB và Vietinbank thì lại ở mức thấp hơn hai Ngân hàng so sánh. Còn ROE thì cao hơn Vietinbank nhưng vẫn thấp hơn VCB. Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn đang có xu hướng tăng, khả năng nhạy cảm với rủi ro thị trường cũng gây khó khăn với Ngân hàng. Đối với những việc này, ban lãnh đạo của Ngân hàng đã có những biện pháp khắc phục để Ngân hàng phát triển mạnh hơn trong tương lai. Hoạt động của Ngân hàng trong năm 2016, đang trên đà phát triển mạnh, ngày càng khẳng định được vị trí của mình trên thị trường tài chính. Không ngừng nâng caoTrường giá trị của Ngân Đại hàng và học đạt được Kinh nhiều thành tế tựu đánhHuế kể trong năm 2016. ii
- MỤC LỤC Trang PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 1.1. Giới thiệu về mô hình CAMELS 6 1.1.1. Sơ lươc về mô hình CAMELS 6 1.1.2. Các yếu tố của mô hình CAMELS trong đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 7 1.1.2.1. C – Capital adequacy (Mức độ an toàn vốn) 7 1.1.2.2. A - Assets Quality (Chất lượng TS có) 9 1.1.2.3. M - Management (Năng lực quản trị) 12 1.1.2.5. L- Liquidity (Khả năng thanh khoản) 14 1.1.2.6. S- Sensitivity to Market risk (Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường) 16 1.1.3. Cách thức xếp loại 17 1.1.4. Ý nghĩa của mô hình Camels trong phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần 19 1.1.5. Những ưu, nhược điểm của mô hình CAMELS 20 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá 21 1.1.7 Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài 22 CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS VÀO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM TRONGTrường GIAI ĐOẠN 2014 Đại - 2016 học Kinh tế Huế 24 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát trển Việt Nam 24 iii
- 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 24 2.1.2. Kết quả kinh doanh của BIDV năm 2014 – 2016 25 2.2. Ứng dụng mô hình CAMELS phân tích hoạt động của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2016 28 2.2.1. C- Capital adequacy (Mức độ an toàn vốn) 28 2.1.2. A- Asset quality (Chất lượng tài sản có) 33 2.1.3. M- Management (Năng lực quản lý) 43 2.1.4 E- Earning (Thu nhập) 48 2.1.5 L- Liquidity (Khả năng thanh khoản) 57 2.1.6. S- Sensitivity to Market risk (Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường) 60 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 61 3.1. Đánh giá khả năng cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam 61 3.1.1. Điểm mạnh của BIDV 61 3.1.2. Điểm yếu của BIDV 64 3.1.3. Cơ hội của BIDV 65 3.1.4. Thách thức của BIDV 66 3.2. Giải pháp nâng cao hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 67 3.2.1. Giải pháp thuộc nhóm chỉ tiêu C- Mức độ an toàn vốn 67 3.2.2. Giải pháp thuộc nhóm chỉ tiêu A- Chất lượng tài sản 67 3.2.3. Giải pháp thuộc nhóm chỉ tiêu M- Năng lực quản trị 70 3.2.4. Giải pháp thuộc nhóm chỉ tiêu E- Khả năng sinh lời 70 3.2.5. Giải pháp thuộc nhóm chỉ tiêu L- Khả năng thanh khoản 71 3.2.6. Giải pháp hoàn thiện nhóm chỉ tiêu S- Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường 71 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 I. Kết luận 73 II. KiếTrườngn nghị Đại học Kinh tế Huế 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 iv
- DANH MỤC VIẾT TẮT Viết tắt Đọc BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển VCB Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Vietinbank Ngân hàng Công thương Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Nhà Đồng MHB Bằng Sông Cửu Long NH Ngân hàng TGNH Tiền gửi ngắn hạn DH Dài hạn TMCP Thương mại cổ phần NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước HĐKD Hoạt động kinh doanh TD Tín dụng TS Tài sản CK Cuối kỳ ĐK Đầu kỳ CSH Vốn chủ sở hữu VCSH Vốn chủ sở hữu TN Thu nhập DVNH Dịch vụ Ngân hàng CBQHKH Cán bộ quan hệ khách hàng DPRR Dự phòng rủi ro ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông KKH Không kỳ hạn TCTD Tổ chức tín dụng CKH Có kỳ hạn PGDTrường Phòng Đại giao dhọcịch Kinh tế Huế v
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Vốn điều lệ, Vốn CSH của BIDV năm 2014 - 2016 28 Hình 2.2. Vốn CSH trên tổng tài sản BIDV các năm 2014 - 2016 30 Hình 2.3. So sánh các chỉ tiêu mức độ an toàn vốn với Vietcombank, Vietinbank . 32 Hình 2.4. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV các năm 2014 - 2016 36 Hình 2.5. Cơ cấu tài sản có nội bảng của BIDV các năm 2014 - 2016 37 Hình 2.6. Các chỉ tiêu về chất lượng tài sản của BIDV các năm 2014 - 2016 39 HÌnh 2.7. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 40 Hình 2.8. Tỷ lệ nợ xấu (%) NPLs 40 Hình 2.9. Tỷ lệ chi phí dự phòng (%) 41 Hình 2.10. Khả năng bù đắp nợ xấu (%) 41 Hình 2.11. So sánh các chỉ tiêu về chất lượng tài sản của BIDV với VCB, Vietinbank trong năm 2016 42 Hình 2.12. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV trong giai đoạn 2014 - 2016 47 Hình 2.13. ROA - ROE của BIDV qua các năm 2014 - 2016 51 Hình 2.14. Tỷ lệ ROA (%/năm) 52 Hình 2.15. Tỷ lệ ROE (%/năm) 53 Hình 2.16. So sánh ROA - ROE Ngân hàng BIDV với VCB, Vietinbank trong năm 2016 54 Hình 2.17. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) của BIDV trong các năm 2014 – 2016 56 Hình 2.18. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của BIDV qua các năm 2014 -2016 (%) 57 Hình 2.19: Khả năng thanh toán của BIDV so với VCB và Vietinbank năm 2016 58 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đánh giá 18 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV trong các năm 2014 – 2016 26 Bảng 2.2 Vốn điều lệ, vốn CSH của BIDV qua các năm 2014 – 2016 28 Bảng 2.3. Hệ số tài trợ của BIDV qua các năm 2014 -2016 29 Bảng 2.4. Hệ số an toàn vốn CAR của BIDV qua các năm 2014 -2016 31 Bảng 2.5. So sánh các chỉ tiêu mức độ an toàn vốn của BIDV với VietinBank và Vietcombank năm 2016 32 Bảng 2.6. Cơ cấu tổng tài sản BIDV qua các năm 2014 – 2016 34 Bảng 2.7. Tốc độ tăng trưởng tín dụng các năm 2014 – 2016 của BIDV 35 Bảng 2.8. Cơ cấu tài sản Có nội bảng các năm 2014 – 2016 của BIDV 37 Bảng 2.9. Các chỉ tiêu về chất lượng tài sản của BIDV qua các năm 2014 - 2016 38 Bảng 2.10. So sánh các chỉ tiêu về chất lượng tài sản của BIDV năm 2016 với VietinBank, Vietcombank 42 Bảng 2.11. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV trong các năm 2014 -2016 . 47 Bảng 2.11. Cơ cấu thu nhập từ các hoạt động của BIDV qua các năm 2014 - 2016 49 Bảng 2.12. ROA – ROE các năm 2014 -2016 của BIDV 51 Bảng 2.13. So sánh ROA – ROE với VietinBank, Vietcombanhk năm 2016 54 Bảng 2.14. Phương trình Du Pont_ ROA, ROE BIDV năm 2016 55 Bảng 2.15. NIM – NNIM 55 Bảng 2.16: Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) của BIDV trong các năm 2014 – 2016 56 Bảng 2.17: Tỷ lệ cấp TD so với nguồn VHĐ của BIDV qua năm 2014 -2016 57 Bảng 2.18. Khả năng thanh toán của BIDV qua các năm 2014 -2016 58 Bảng 2.19. Khả năng thanh toán của BIDV so với VCB và Vietinbank năm 2016 . 59 Bảng 2.20. Một số chỉ tiêu thanh khoản của BIDV qua các năm2016 60 Trường Đại học Kinh tế Huế vii
- PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự phát triển của đất nước, những đóng góp của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá là rất lớn. Các ngân hàng thương mại không chỉ tiếp tục khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế, mà còn góp phần ổn định sức mua đồng tiền. Trong suốt quá trình đổi mới và hiện đại hóa đất nước, hệ thống ngân hàng thương mại luôn đóng vai trò quan trọng và là một trong những trung tâm của nền kinh tế. Mọi sự tác động từ kinh tế thế giới, mọi dấu hiện của khủng hoảng, lạm phát, suy thoái, hầu hết đều có thể nhìn thấy qua hệ thống ngân hàng thương mại, đồng thời cũng có thể thông qua chính hệ thống ngân hàng này mà có những tác động tích cực ngược trở lại nhằm điều chỉnh nền kinh tế vĩ mô. Từ vai trò ngày càng quan trọng của dịch vụ ngân hàng, ngân hàng đã được coi là bà đỡ của nền kinh tế. Hoạt động của Ngân hàng có liên quan đến nhiều mặt, nhiều lĩnh vực và nhiều đối tượng khác nhau và là hoạt động chứa nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động Ngân hàng là rủi ro mang tính hệ thống và có thể gây ảnh hưởng lớn cho nền kinh tế hơn bất kì rủi ro của loại hình doanh nghiệp nào. Chính vì thế, việc giám sát và phòng ngừa rủi ro của hệ thống Ngân hàng là việc làm tất yếu và cần thiết. Trong những năm gần đây ngành Ngân hàng phải đối mặt nhiều khó khăn, cùng với khó khăn chung của nền kinh tế, hàng ngàn doanh nghiệp giải thể hoặc phá sản đã làm cho nợ xấu ngân hàng gia tăng. Thêm vào đó, cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng ngày càng diễn ra mạnh mẽ. Hơn nữa thị trường không chỉ dành cho các Ngân hàng trong nước, mà còn mở cửa hội nhập các Ngân hàng thế giới với nguồn vốn khổng lồ và kinh nghiệm dày dặn, làm cho các Ngân hàng trong nưTrườngớc rủi ro cao,sự Đạicạnh tranh học gay g ắtKinh hơn giữa cáctế Ngân Huế hàng trong và ngoài nước, đòi hỏi các Ngân hàng trong nước phải nâng cao chất lượng và khả 1
- năng quản trị. Do đó, để đánh giá dự báo “ sức khỏe” các Ngân hàng và đưa ra các giải pháp phù hợp, kịp thời luôn là yêu cầu không chỉ dành riêng cho các nhà quản lý, cơ quan thanh tra giám sát mà còn là việc vô cùng quan trọng đối với các nhà phân tích, đối tác kinh tế, và các nhà đầu tư. Trước tình hình đó, giải pháp hiệu quả nhất chính là thực hiện phân tích tài chính để tự đánh giá hoạt động của mình một cách chuyên nghiệp nhằm phục vụ cho công tác quản trị, dự báo rủi ro hiệu quả để cải thiện những tồn tại, thiếu sót trong hệ thống Ngân hàng nói chung và mỗi Ngân hàng nói riêng thì đó là tính cấp thiết hơn hết. Hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện đang có nhiều bất cập, non yếu, nguy cơ gây những hệ lụy không mong đợi đối với nền kinh tế - xã hội. Lộ trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam đang được triển khai khá quyết liệt. Điều này thể hiện qua thực tế còn nhiều Ngân hàng yếu kém dẫn đến nợ xấu nặng nề, thanh khoản kém, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển được thành lập năm 1957 với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam. Sau gần 60 năm hoạt động cùng với sự phát triển và kinh nghiệm, BIDV đã trở thành Ngân hàng bán lẻ số một Việt Nam trong năm 2014 và năm 2016. BIDV đã và đang tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao năng lực điều hành, tiếp tục chú trọng đến mọi hoạt động của Ngân hàng. Tuy nhiên, để hoàn thiện hơn nữa và đạt được những thành tựu lớn, đặc biêt là lòng tin dùng của khách hàng thì Ngân hàng cần phải đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh, phân tích tài chính và khả năng quản lý của Ngân hàng. Một trong những phương pháp phân tích tài chính được công nhận rộng rãi đối với việc phân tích tài chính Ngân hàng là phương pháp Camels xây dựng ở Mỹ từ những năm 1980 dựa trên việc phân tích các nhân tố cả định tính và định lượng. Mô hình CAMELS, được các Tổ chức Tín dụng và Ngân hàng được nhiều nước trên thế giới sử dụng để đánh giá, nhằm đưa ra các thang điểm cho các chỉ tiêu xếp loại Ngân hàng cụ thể. Mô hình chủ yếu dựa trên các yếu tốt tài chính, thông qua thang điểm để đưa ra kTrườngết quả xếp hạng các Đại Ngân hàng, học từ đó Kinh các nhà qu ảntế lý biHuếết được “tình hình sức khỏe của các Ngân hàng”. 2
- Từ những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Ứng dụng mô hình CAMELS trong phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam”, để làm khóa luận tốt nghiệp cuối khóa. 2. Mục tiêu nghiên cứu ➢ Mục tiêu chung Ứng dụng mô hình CAMELS trong việc phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong giai đoạn 2014 – 2016. ➢ Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những lý luận và cơ sở thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, trong giai đoạn 2014 – 2016. - Đề xuất những giải pháp để nâng cao hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phân Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 3. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động sản xuất kinh doanh của BIDV trên góc độ các nhóm chỉ tiêu của mô hình CAMELS. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: kết quả kinh doanh của Ngân hàng theo 6 nhóm chỉ tiêu của mô hình CAMELS: Mức độ an toàn vốn, Chất lượng TS có, Quản lý, Lợi nhuận, thnah khoản, độ nhạy với rủi ro thị trường. - Thời gian: 3 năm (2014, 2015, 2016) 5. Phương pháp nghiên ➢ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: ThôngTrường qua việc nghiên Đại cứu tàihọc liệu, tìmKinh kiếm thông tế tin, Huế phương pháp này 3
- giúp chúng ta có kiến thức cơ sở, nền tảng về vấn đề nghiên cứu cũng như có căn cứ để tiến hành phân tích và đưa ra nhận định. Cụ thể, tiến hành tìm hiểu những vấn đề sau: - Tìm hiểu về cơ sở lý luận của mô hình Camels thông qua sách, báo, mạng internet. - Quy định về việc đánh giá mô hình. - Tham khảo một số tài liệu, luận văn liên quan đến mô hình. ➢ Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ báo cáo tài chính đã kiểm toán (bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính), báo cáo thường niên của NH năm 2014, 2015, 2016. Ngoài ra các số liệu, thông tin được lấy từ website chính thức của BIDV, các văn bản pháp luật có liên quan về đánh giá hoạt động Ngân hàng ✓ Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp tỷ số: Đây là một phương pháp truyền thống, được sử dụng phổ biến trong hoạt động phân tích. Dựa trên số liệu thu thập được tiến hành tính toán các chỉ tiêu tài chính của mô hình Camels. Sau đó nhận xét, đánh giá hoạt động, trên cơ sở so sánh giữa các quý và các tỷ lệ tham chiếu. - Phương pháp thống kê: Từ số liệu thu thập, hoặc tính toán để phân vào các nhóm chỉ tiêu của mô hình Camels. ✓ Phương pháp đánh giá số liệu: - Phương pháp đánh giá: Sau khi xử lý số liệu tiến hành phương pháp so sánh, phân tích xu hướng, phân tích tỷ số, phân tích đánh giá theo thang điểm xếp loại để thu được KQ. - Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt độngTrường kinh doanh để xác Đại định xu học hướng, mứcKinh độ biến độngtế củaHuế các chỉ tiêu của mô hình. Để áp dụng được phương pháp này cần phải đảm bảo các điều kiện có thể 4
- so sánh được của các chỉ tiêu (phải thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu so sánh) và theo mục đích phân tích mà xác địch gốc so sánh. Khi so sánh tình hình hoạt động của các Ngân hàng, quy mô Ngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng – thường được đo bằng tổng TS hay vốn điều lệ. Hầu hết các tỷ số phản ánh hoạt động cũng như khả năng sinh lời của Ngân hàng đều rất nhạy cảm, do đó khi so sánh các Ngân hàng khác nhau thì cần phải so ánh với các Ngân hàng có cùng quy mô. Ngoài ra, trong bài Ngân hàng so sánh tình hình hoạt động của BIBV với Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) và Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Hai Ngân hàng này cùng loại hình NH TMCP với BIDV, hơn nữa chúng được coi là có quy mô gần nhất với NH BIDV. - Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các chỉ tiêu trong mỗi nhóm để có những nhận định chung về mỗi khía cạnh; Tổng hợp 5 nhóm chỉ tiêu của mô hình Camels nhằm đánh giá, chấm điểm và xếp loại Ngân hàng. - Phương pháp phân tích SWOT: Từ những kết quả phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của BIDV. Trường Đại học Kinh tế Huế 5
- PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN MÔ HÌNH CAMELS 1.1. Giới thiệu về mô hình Camels 1.1.1. Sơ lươc về mô hình Camels Năm 1979, Hệ thống đánh giá (UFIRS) thống nhất tổ chức tài chính đã được thực hiện tại các tổ chức ngân hàng Mỹ, và sau này trên toàn cầu, theo một khuyến cáo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Hệ thống này đã trở nên nổi tiếng quốc tế với Camels viết tắt, phản ánh năm lĩnh vực đánh giá: vốn, chất lượng tài sản, quản lý, thu nhập và thanh khoản. Năm 1995 Cục Dự trữ Liên bang và OCC thay Camels với Camels, thêm "S" là viết tắt của tài chính (S) stem Mô hình Camels là một mô hình đánh giá quốc tế công nhận mà cơ quan ngân hàng giám sát sử dụng để đánh giá các tổ chức tài chính theo sáu yếu tố đại diện bởi các từ viết tắt " Camels." Cơ quan giám sát ngân hàng chỉ định mỗi điểm trên thang điểm và xếp hạng từ một được coi là tốt nhất và sự đánh giá trên thang điểm từ 1 đến 5, nhưng xếp hạng 3, 4 thậm chí 5 có thể khiến các tổ chức tương ứng với hành động thực thi, giám sát nâng cao, và những hạn chế về mở rộng. Phương pháp xếp loại theo mô hình Camels được NHNN áp dụng trong Quy chế “Xếp loại các TCTD VN” ban hàng kèm theo Quyết định số 06/2008/QĐ- NHNN ngày 12/03/2008 của Thống đốc NHNN. Thông qua các nhân tố, cơ quan giám sát đánh giá và phân hạng TCTD với thang điểm từ mức 1-5 cho mỗi nhân tố, sau đây là mô tả về các mức độ đánh giá mô hình Camels: - Mức 1: Đây là mức cao nhất thực hiện và hoạt động quản lý rủi ro mạnh mẽ luôn cung cấp cho các hoạt động an toàn. Cơ quan quản lý xác định rõ ràng tất cả các rủi roTrường và sử dụng bù đĐạiắp các y ếuhọc tố giảm Kinhnhẹ lo ngại. tếXu hưHuếớng lịch sử và dự báo các biện pháp thực hiện chính luôn tích cực. Các ngân hàng và TCTD trong 6
- nhóm này được đánh giá là chống được những rối loạn kinh tế và tài chính đối ngoại cũng như chịu được những tác động kinh doanh bất ngờ của các điều kiện bên ngoài hơn. Bất kỳ điểm yếu nào đều có thể được xử lý một cách thường xuyên của ban giám đốc và quản lý. Những ngân hàng và TCTD tuân thủ đáng kể với luật pháp và các quy định. Do đó các Ngân hàng và TCTD ở mức này không cần sự giám sát. - Mức 2: Phản ánh tình trạng hoạt động và quản lý rủi ro cũng gần như mức 1. Các ngân hàng và TCTD trong nhóm này chịu sự tấn công của các điều kiện kinh doanh bất lợi và dễ dàng xấu đi nếu những hành động không có hiệu quả trong việc điều chỉnh các lĩnh vực nhất định. Ngân hàng và TCTD đòi hỏi nhiều hơn sự giám sát để giải quyết những thiếu sót. - Mức 3: Hoạt động hiện tại của Ngân hàng và TCTD chưa hoàn thiện ở một vài cấp độ, đã có sự kết hợp của nhiều sự yếu kém, nếu không có sự chuyển hướng trong chính sách hoạt động thì tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng. Ngân hàng và TCTD trong nhóm này có thể nói là hoạt động đang ở sát giới hạn vì thế yêu cầu giám sát được chú ý nhiều hơn. - Mức 4: Hoạt động của Ngân hàng và TCTD là yếu kém, dưới mức trung bình, không tương xứng với quy mô và sự phức tạp của tổ chức. Với tình trạng hoạt động như thế này, nếu không có sự cải thiện sẽ dẫn tới những điều kiện ảnh hưởng đến khả năng tồn tại của Ngân hàng và TCTD. Sự giám sát chặt chẽ phải được áp dụng với tổ chức thuộc nhóm này - Mức 5: Đây là mức thấp nhất, cho thấy tình trạng hoạt động của Ngân hàng và TCTD yếu kém đến mức nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại của tổ chức. Đối tượng thuộc nhóm này có nguy cơ phá sản cao hoặc phải cần đến những giải pháp như cứu trợ khẩn cấp, xáp nhập, mua lại . 1.1.2. Các yếu tố của mô hình Camels trong đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại 1.1.2.1. CTrường – Capital adequacy Đại (Mức đ ộhọc an toàn vKinhốn) tế Huế 7
- ➢ Nguyên tắc cơ bản của mức độ an toàn vốn Vốn tự có là cơ sở để tính toán các giới hạn đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng, vấn đề quản lý vốn của trở thành một yêu cầu pháp lý vì lợi ích của công chúng. Đối với kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng có đủ VTC, có VTC lớn và duy trì được VTC là biểu hiện một Ngân hàng bền vững”. Hiện nay, tỷ lệ an toàn vốn ở nước ta phải tối thiểu 9% theo quyết định, theo thông tư 13/2010/TT-NHNN). Ngoài ra, còn có những quy định về giới hạn an toàn hoat động khác trên cơ sở vốn tự có của Ngân hàng như sau: giới hạn tối đa góp vốn đầu tư, liên doanh liên kết, mua cổ phần; giới hạn về cho vay tối đa môt khách hàng; giới hạn cho vay các đối tượng ưu đãi; giới hạn về mức bảo lãnh tối đa cho môt khách hàng và tổng mức bảo lãnh cho một Ngân hàng; giới hạn về trạng thái ngoại hối mở; giới hạn đầu tư vào tài sản cố định so với vốn tự có. ➢ Các chỉ tiêu cụ thể được sử dụng để đánh giá mức độ vốn an toàn - Cơ cấu vốn, tập trung vào mức độ quan trọng tương đối của vốn cấp I, vốn cấp II: Vốn cấp II tối đâ bằng 100% vốn cấp I. - Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu được tính theo tỉ lệ phần trăm của tổng vốn cấp I và vốn cấp II so với tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro của Ngân hàng. CAR = [(Vốn cấp I + Vốn cấp II) / (Tài sản đã điều chỉnh rủi ro)]*100% Trong đó: Vốn cấp 1 = vốn điều lê + lợi nhuận chưa phân phối + quỹ dư trữ bổ sung vốn điều lệ + Thặng dư cổ phần – (Lợi thế thương mại + đầu tư dài hạn) Vốn cấp II bao gồm: tất cả các nguồn vốn khác như vốn từ phát hành trái phiếu, giấy nợ và các khoảng dự phòng ẩn (như trơ cấp cho các khoản vay và trợ cấp cho các khoản cho thuê). CAR >= 9%, tỉ lệ này cho chúng ta biết nguồn vốn có ổn định để cho vay hay không,Trường nguồn vốn có đápĐại ứng nhu học cầu vay Kinh hay không. tế Huế Theo hiệp ước về vốn của Basel (basel I) thì tỉ lệ tối thiểu để bù đắp cho rủi 8
- ro của hệ số CAR là 8%, ở NHNN Việt Nam qui định 9%. - Hệ số tài trợ hay hệ số đòn bẩy tài chính = Tổng nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu (trung bình = 12,5) Còn được gọi là D/E, tỷ lệ này phản ánh năng lực quản lý và qui mô tài chính của Ngân hàng. Tỉ lệ này càng cao thì mức độ an toàn đới với người gửi tiền và củ nợ của Ngân hàng giảm. Hệ số này phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lâp về mặt tài chính của Ngân hàng. Hệ số càng cao thì khả năng tài chính và mức độ độc lâp về tài chính của Ngân hàng càng cao. - Trái phiếu (chứng khoán) chính phủ / Tổng tài sản Trái phiếu (chứng khoán) chính phủ là một trong những khoản đầu tư có tính thanh khoản an toàn nhất. - Hệ số tao vốn nội bộ (internal capital generation) ICG (%) = Lợi nhuận không chia/ Vốn cấp 1 (>12%); Sau khi sử dụng các chỉ tiêu trên để đánh giá mức độ an toàn vốn, mô hình đi đến xếp hạng. Gồm có 5 hạng, hạng 3,4 và 5 là hạng mà các nhà lãnh đao Ngân hàng cần phải chú ý, hổ trợ từ các cổ đông, 1.1.2.2. A - Assets Quality (Chất lượng TS có) ➢ Nguyên tắc cơ bản của Chất lượng tài sản có Tài sản có là phần sử dụng nguồn vốn đưa vào kinh doanh và duy trì khả năng thanh toán của Ngân hàng. Chất lượng tài sản có là chỉ tiêu tổng hợp nói lên khả năng bền vững về mặt tài chính, khả năng sinh lời, năng lực quản lý và phần lớn rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ. TS Có của NHTM bao gồm tất cả các khoản mục bên phải của bảng cân đối TS, đó là: TS ngân quỹ, TS cho vay, TS đầu tư và TS cố định. Chất lượng TS là yếu tố quyết định hiệu quả HĐ KD của Ngân hàng. Trong tài sản có, chất lượng khoản cho vay và đầu tư là yếu tố quyết định đến chất lượngTrường tài sản có của NĐạigân hàng .học Tổn thất Kinhtrong cho vay tế lớn Huếsẽ dẫn đên thua lỗ, 9
- làm giảm vốn tự có, làm ảnh hưởng đến khả năng chi trả và đây là biểu hiện của năng lực quản lý. [3] Theo Grier (2007), “chất lượng TS yếu là nguyên nhân chính của hầu hết các vụ thất bại trong Ngân hàng”. Thông thường điều này xuất phát từ việc quản lý không đầy đủ trong chính sách cho vay – cả trước kia cũng như hiện nay. Nếu thị trường biết rằng chất lượng TS kém thì sẽ tạo áp lực lên trạng thái nguồn vốn ngắn hạn của NH, và điều này có thể dẫn đến khủng hoảng TK, hoặc dẫn đến tình trạng đổ xô đi rút tiền ở Ngân hàng. Tài sản có của Ngân hàng bao gồm tài sản có khả năng sinh lời và tài sản không sinh lời. Đánh giá chất lượng của tài sản có, trước hết phải xem xét tính hợp lý trong cơ cấu của tài sản có để đáp ứng tốt yêu cầu lợi nhuận cũng như đảm bảo khả năng thanh khoản. Sau đó sẽ đánh giá chất lượng tài sản có thông qua khả năng hoạt động tín dụng. Thông thường hoạt động này được đánh giá dựa trên tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì các TCTD thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm: (1) Nợ đủ tiêu chuẩn, (2) Nợ cần chú ý, (3) Nợ dưới tiêu chuẩn, (4) Nợ nghi ngờ, (5) Nợ có khả năng mất vốn. Nợ xấu bao gồm nợ ở các nhóm 3, 4, 5. Mức trích lập dự phòng nợ và khả năng có thể xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu chính cũng cần được xem xét để đánh giá chất lượng danh mục cho vay. Để đánh giá tính hợp lý trong cơ cấu TS Có của một NHTM có thể sử dụng 02 hệ số cơ cấu sau: - Hệ số cơ cấu tỷ lệ của 04 nhóm TS Có: Ngân quỹ, cho vay, đầu tư và TS cố định. Qua chỉ số này người ta có thể nhận định tính hợp lý của việc sử dụng vốn của Ngân hàng. Ngân hàng nào tỷ trọng TS cho vay và TS đầu tư càng lớn với điều kiện đảm bảo những tỷ lệ thích đáng cho TS ngân quỹ và TS cố định thì cơ cấu TS của NH đó càng hợp lý. - Hệ số cơ cấu tỷ lệ của 02 nhóm TS Có sinh lời và TS Có không sinh lời. Hệ số này choTrường phép nhận định Đạimức độ tậnhọc dụng các Kinh nguồn vốn tếcủa NHuếgân hàng để tối đa 10
- hoá LN. TS như tiền mặt tại quỹ, tiền gửi dự trữ bắt buộc tại NHTW, TS cố định của Ngân hàng là TS Có không sinh lời nhưng không thể thiếu được nhằm đảm bảo khả năng thanh toán, phòng tránh rủi ro cho NHTM. ➢ Chỉ tiêu đánh giá xếp hạng giá trị tài sản có - Nợ quá hạn / Tổng dư nợ : phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng và khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng đó. Đây được xem là chỉ tiêu quan trọng trong việc đánh giá chất lượng hoạt đông tín dụng của một Ngân hàng. - Nợ xấu / Tổng dư nợ : phản ánh khả năng quản lý các khoản cho vay của Ngân hàng. - Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi / Tổng dư nợ: là chỉ tiêu để đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng. Ta cũng có thể thấy rằng: nếu chỉ xét riêng tỷ lệ nợ quá hạn để đi đến kết luận thì trong trường hợp tỷ lệ nợ quá hạn cao nhưng khả năng thu hồi nợ lớn thì vẫn có thể nói chất lượng hoạt động tín dụng cuản Ngân hàng ấy là ổn định. - Chỉ số nợ cần chú ý / Tổng dư nợ: chỉ số bổ sung cho việc xác định tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này thể hiện tỷ trọng nợ xấu trong tổng dư nợ của Ngân hàng. Tỷ lệ càng cao thì công tác tín dụng của Ngân hàng chưa tốt, độ an toàn vốn của Ngân hàng thiếu sự ổn định. - Dự phòng rủi ro / Tổng tài sản dự phòng phải trích theo qui định. - Dự phòng cho vay với ngành kinh tế lớn nhất. - Tài sản có sinh lời / Tổng tài sản có nội bảng >=30% ➢ Chất lượng tài sản có được xếp hạng dựa trên các yếu tố đánh giá sau: - Danh mục cho vay đa dạng: là yếu tố giúp NHTM giảm thiểu rủi ro thông qua việc phân tán các rủi ro. - Tốc độ tăng trưởng tín dụng: Ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý cũng nhưTrường phát triển các loạiĐại hình chohọc vay, hayKinh khả năng tăngtế trưởngHuế tín dụng hạn chế do cạnh tranh trên thị trường. 11
- - Nợ xấu (số lượng, tỷ lệ giữa các nhóm nợ): số lượng, tỷ lệ giữa các nhóm nợ, nguyên nhân nào dẫn đến sự tăng hay giảm của các nhóm nợ nhằm đánh giá mức độ an toàn nguồn vốn của NHTM. - Tỷ lệ trích lập dự phòng: Việc đánh giá tỷ lệ trích lập dự phòng cho thấy khả năng đối phó với các khoản nợ xấu nhằm duy trì và đảm bảo khả năng hoạt động của NHTM. - Cơ cấu TS sinh lời và TS không sinh lời trên tổng TS. - Tỷ lệ cho vay công ty con, công ty trực thuộc, 1.1.2.3. M - Management (Năng lực quản trị) ➢ Nguyên tắc cơ bản của Năng lực quản lý Năng lực quản lý về cơ bản là năng lực của ban giám đốc và quản lý trong việc xác định, đo lường và kiểm soát rủi ro của một tổ chức và đảm bảo cho tổ chức đó hoạt động an toàn, hiệu quả và phù hợp với pháp luật cũng như các quy định hiện hành.[1] Grier (2007) cho thấy rằng quản lý được coi là yếu tố quan trọng nhất trong hệ thống đánh giá Camels bởi vì nó đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của Ngân hàng. Đặc biệt, các quyết định của người quản lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những yếu tố : - Chất lượng tài sản có - Mức độ tăng trưởng của tài sản có - Mức độ thu nhập - Khả năng lập kế hoạch, Trong quá trình HĐ, chất lượng quản lý của ban điều hành Ngân hàng thể hiện ở các tiêu chuẩn sau: - Hiệu quả trong HĐ KD: tiêu chuẩn này biểu hiện ở mức độ và sự tăng trưởng của KQKD. Tiêu chuẩn này cũng được đánh giá bằng việc giữ vững KQKD trongTrường tình trạng có Đại những biếnhọc động Kinhảnh hưởng củatế thị Huế trường. Năng lực quản lý của Ngân hàng còn thể hiện ở khả năng hạn chế tổn thất khi có biến động 12
- ở nhiều phương diện. - Sự tuân thủ pháp luật, các quy chế về HĐ Ngân hàng, tính lành mạnh trong KD. - Độ tín nhiệm của Ngân hàng trong môi trường HĐ. Khả năng nắm bắt kịp thời những tình huống bất lợi, nhận biết sớm các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn đe doạ sự an toàn của Ngân hàng để đưa ra những biện pháp đối phó kịp thời. ➢ Năng lực quản lý được xếp hạng dựa trên những yếu tố đánh giá sau : - Mức độ và chất lượng của hoạt động kiểm tra và hỗ trợ đối với tất cả các hoạt động của Ngân hàng ban quản lý và hội đồng quản trị Ngân hàng. - Năng lực của ban quản lý và hội đồng quản trị, trong từng chức năng nhiệm vụ của mình, để lên kế hoạch và đối phó với những rủi ro có thể có do những thay đổi trong điều kiện kinh doanh hoặc những cải cách để đưa ra những sản phẩm dịch vụ và hoạt động mới. - Khả năng đưa ra và thích ứng với những chính sách nội bộ và kiểm soát hoạt động kinh doanh cũng như rủi ro của những hoạt động chủ yếu. - Tính chính xác kịp thời và hiệu quả của hệ thống thông tin quản lý và hệ thống kiểm soát rủi ro tương ứng với quy mô sự phức tạp và rủi ro của Ngân hàng. - Tính hợp lý của kiểm toán và kiểm soát nội bộ nhằm tạo động lực cho các hoạt động của Ngân hàng được hiệu quả và đảm bảo tính tin cậy cho các báo cáo tài chính và báo cáo thanh tra, các tài sản đảm bảo, đồng thời cũng đảm bảo sự tuân thủ với các quyết định, chỉ thị và hướng dẫn của thanh tra và các chính sách nội bộ. - Mức độ thực hiện và tuân thủ với các quyết định và chỉ thị và khả năng đáp ứng với các khuyến nghị của kiểm toán viên và các thanh tra viên có thẩm quyền. - Kết quả và sự thành công của các nhà lãnh đạo cao cấp. - Mức độ mà ban quản lý và hội đồng quản trị phải chịu sự chi phối, tác động và kiểm Trườngsoát của CSH chính. Đại học Kinh tế Huế - Tính hợp lý của các chính sách khen thưởng , tránh tình trạng tập trung 13
- quyền lực và mâu thuẫn lợi ích. - Xem xét khả năng thích ứng với các yêu cầu có tính pháp lý của NH trong hệ thống, và hoạt động tổng thể của NH cũng như các rủi ro của nó. 1.1.2.4. E- Earning (Khả năng sinh lời) ➢ Nguyên tắt cơ bản của khả năng sinh lời Là chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng sinh lời, công tác quản lý và các hoạt động chiến lược của nhà quản lý thành công hay thất bại cũng như đánh giá sự thành công hay thất bại của một Ngân hàng. Khả năng sinh lời sẽ dẫn đến hình thành thêm vốn, đây là điều hết sức cần thiết để thu hút thêm vốn và sự hổ trợ phát triển trong tương lai từ các phía đầu tư. Ngoài ra, còn cần thết để bù đắp các khoản cho vay bị tổn thất và trích lập dự phòng đầy đủ. Bốn nguồn thu nhập chính của Ngân hàng là: thu nhập từ lãi, thu nhập từ lệ phí hoa hồng, thu nhập từ kinh doanh mua bán, thu nhập khác. ➢ Khả năng sinh lời được xếp hạng dựa trên các yếu tố : - Mức thu nhập, bao gồm cả xu hướng tăng trưởng và mức độ ổn định. - Khả năng đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng vốn từ nguồn lợi nhuận để lại. - Chất lượng và các nguồn của thu nhập, cũng như mức chi phí gắn liền với các hoạt động kinh doanh. - Khả năng đảm bảo dự phòng mất nợ và các dự phòng tài sản khác. - Những rủi ro tiềm ẩn đối với biến động lãi suất, tỷ giá. 1.1.2.5. L- Liquidity (Khả năng thanh khoản) ➢ Nguyên tắt hoạt động Khả năng thanh khoản là yếu tố hết sức nhạy cảm đối với hoạt động của Ngân hàng. Trên thực tiễn cho thấy nhiều Ngân hàng mặt dù có chất lượng tài sản có tốt, nhưng khi có một khoản tiền rút ra mà Ngân hàng không đảm bảo khả năng chi trả, dẫnTrường đến Ngân hàng Đạisẽ mất tín học nhiệm đối Kinh với khách hàngtế vàHuế có thể đưa Ngân 14
- hàng đến tình trạng phá sản. [2] Khả năng thanh khoản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Ngân hàng. Thứ nhất, cần có thanh khoản để đáp ứng kịp thời khả năng thanh toán khi có dòng tiền rút ra, nhu cầu vay mới mà không cần phải thu hồi những khoản cho vay đang trong hạn hoặc thanh lý các khoản đầu tư có kỳ hạn. Thứ 2, cần có thanh khoản để đáp ứng các biến động trong ngày hay theo mùa vụ về nhu cầy rút tiền một cách kịp thời và có trật tự. Có ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi tài sản nhanh chóng với mức chi phí thấp nhất. Ngân hàng là một tổ chức kiếm tiền chủ yếu thông qua đường cong lãi suất, đó là: thường huy đông TGNH với mức lãi suất thấp để cho vay trung và DH với mức lãi suất cao. Việc thanh khoản không ăn khớp này rất nguy hiểm cho các Ngân hàng nếu thiếu thanh khoản, nên yêu cầu Ngân hàng phải luôn đảm bảo khả năng thanh khoản tốt. Do đó, các Ngân hàng thường nắm giữ một tỉ lệ tài sản có tính thanh khoản cao (lý tưởng là 20% - 30%) để đáp ứng nhu cầu thanh khoản thông thường của khách hàng. ➢ Mức độ thanh khoản được đánh giá dựa trên những yếu tố: - Mức độ đầy đủ của nguồn vốn thanh khoản hiện tại và tương lai có thể đáp ứng nhu cầu về thanh khoản mà không ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và tài chính của Ngân hàng. - Các TS có thể dễ dàng chuyển thành tiền mặt mà không gây ra những tổn thất lớn. - Khả năng tiếp cận với thị trường tiền tệ và những nguồn vốn khác - Mức độ đa dạng hóa các nguồn vốn, bao gồm các nguồn trong và ngoài bảng cân đối tài sản - Mức độ phụ thuộc vào các nguồn vốn ngắn hạn, các nguồn vốn dễ biến động, bao gồm các nguồn vốn vay, các khoản tiền gửi lớn nhạy cảm với lãi suất, để sử dụng Trườngcho các tài sản có kỳĐại hạn dài học hơn. Kinh tế Huế 15
- - Xu hướng và tình ổn định của các khoản tiền gửi. - Khả năng của ban lãnh đạo Ngân hàng trong việc xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát tình hình thanh khoản của đơn vị mình, bao gồm cả mức độ hiệu quả của các chiến lược quản lý vốn,các chính sách về thanh khoản hệ thống thông tin quản lý và kế hoạch dự phòng vốn. 1.1.2.6. S- Sensitivity to Market risk (Độ nhạy cảm đối với rủi ro thị trường) ➢ Nguyên tắt cơ bản của độ nhảy cảm đối với rủi ro thị trường Mức độ nhạy cảm đối với rủi ro phản ánh mức độ ảnh hưởng về thay đổi lãi suất, tỉ giá hối đoái, tỷ giá đến giá trị của lợi nhuận hay vốn cổ phần, giá tiêu dùng hoặc giá vốn làm ảnh hưởng đến thu nhập hoặc vốn của Ngân hàng. Khả năng của ban lãnh đạo Ngân hàng trong việc xác định, đo lường, giám sát và kiểm soát rủi ro thị trường; quy mô Ngân hàng; bản chất và mức độ phức tạp về các HĐKD của Ngân hàng; và mức độ đầy đủ về vốn và thu nhập liên quan đến mức độ rủi ro thị trường. Đối với nhiều Ngân hàng, các rủi ro thị trường chủ yếu xuất phát từ trạng thái đầu tư theo đúng kỳ hạn và mức độ nhạy cảm với những thay đổi về lãi suất. Ở một số Ngân hàng lớn hơn, các hoạt động ở nước ngoài có thể là nguyên nhân chủ yếu về rủi ro thị trường và một số khác thì các hoạt động kinh doanh ngoại hối lại là nguyên nhân chính về rủi ro thị trường. ➢ Độ nhạy được đánh giá dựa vào các yếu tố sau - Độ nhạy về thu nhập của Ngân hàng hoặc giá trị kinh tế về vốn đối với những thay đổi bất lợi về lãi suất, tỉ giá hối đoái, giá thị trường hoặc giá vốn. - Khả năng của ban lãnh đạo Ngân hàng trong việc xác định, đo lường, giám sát, và kiểm soát rủi ro đối với rủi ro thị trường dựa vào quy mô NH,mức độ phức tạp và rủi ro trong quá khứ. - Bản chất và mức độ phức tạp về các HĐKD của Ngân hàng; và mức độ đầy đủ vềTrường vốn và thu nhập liênĐại quan đếnhọc mức độKinh rủi ro thị trường.tế Huế 16
- - Tỷ lệ TN lãi ròng cận biên (NIM): NIM phải được đảm bảo ở mức độ nhất định để bảo vệ TN của Ngân hàng trước rủi ro lãi suất. Nếu chi phí huy động vốn tăng nhanh hơn lãi thu từ cho vay và đầu tư hoặc lãi thu được cho vay và đầu tư giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn sẽ làm cho NIM bị thu hẹp lại, rủi ro lãi suất sẽ lớn lên. 1.1.3. Cách thức xếp loại ➢ Cơ sở pháp lý của các điều kiện - Quyết định 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/03/2008 ban hành quy định xếp loại NH TMCP. - Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của TCTD. - Thông tư số 15/2010/TT-NHNN ngày 10/06/2010 quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cho vay trong hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. - Thông tư số 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD. - Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của TCTD. Trường Đại học Kinh tế Huế 17
- Bảng 1.1. Các chỉ tiêu đánh giá Điều Nhóm Tên chỉ tiêu Công thức Nguồn kiện Vốn tự có / Tổng TS 13/2010/TT- CAR ≥ 9% “Có” rủi ro NHNN C Vốn CSH / Tổng TS Vốn CSH/Tổng TS ≥ 3% TS “Có” sinh lời / Cơ cấu TS có nội 06/2008/QĐ- Tổng TS “Có” nội ≥ 75% bảng NHNN bảng Tốc độ tăng trưởng (Dư nợ CK – Dư nợ TD ĐK) / Dư nợ ĐK Nợ quá hạn / Tổng dư Tỷ lệ nợ quá hạn nợ A 493/2005/QĐ- Tỷ lệ nợ xấu – NPLs NPLs / Tổng dư nợ ≤ 5% NHNN Tỷ lệ chi phí dự Dự phòng rủi ro / phòng – Tổng dư nợ Khả năng bù đắp nợ Dự phòng rủi ro / xấu NPLs Lợi nhuận ròng / Tổng ROA TS bình quân Lợi nhuận ròng / ROE VCSH bình quân Tổng thu nhập lãi ròng từ cho vay và đầu tư / E NIM Tổng TS có sinh lợi bình quân (Thu nhập ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi) / NNIM Tổng TS có sinh lợi bình quân Tỷ lệ cấp TD so với Cho vay KH / Nguồn 13/2010/TT- ≤ 80% nguồn vốn huy động vốn huy động NHNN L TS có thanh toán ngay 13/2010/TT- TrườngKhả năng thanh toán Đại học Kinh ≥tế 15% Huế / Tổng nợ phải trả NHNN 18
- 1.1.4. Ý nghĩa của mô hình Camels trong phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Thứ nhất, mô hình Camels cung cấp một khuôn khổ chung trong việc đánh giá HĐ tổng thể của các Ngân hàng là rất quan trọng do xu hướng hội nhập của thị trường TC toàn cầu. Mô hình Camels cung cấp một đánh giá chính xác và nhất quán cho một Nhân hàng về tình hình TC và các HĐ trong các lĩnh vực nhận vốn, chất lượng TS, khả năng quản lý, khả năng tạo TN và khả năng thanh toán. Chất lượng của mỗi thành phần tiếp tục nhấn mạnh đến sức mạnh tiềm tàng của Ngân hàng và làm thế nào Ngân hàng có thể chống lại những rủi ro của thị trường. Trong xu hướng hội nhập nền TC với khu vực cũng như trên thế giới, trước hết là việc các Ngân hàng có 100% vốn nước ngoài được phép thành lập ở VN, hệ thống Ngân hàng chúng ta nên theo một khuôn khổ chung trong việc so sánh với các Ngân hàng nước ngoài. Đây cũng là cơ sở để thị trường thế giới đánh giá tình hình hệ thống Ngân hàng VN. Thứ hai, mô hình đưa ra những cơ sở mà qua đó giúp những nhà nghiên cứu, nhà phân tích, nhà quản lý, những nhà hoạch định chính sách, đưa ra những ý kiến mang tính chất kết luận, dự đoán về HĐ KD của NHTM, Từ đó hỗ trợ việc giám sát trong việc đưa ra các cảnh báo kịp thời về Ngân hàng. Một ví dụ rõ ràng cho nhận định trên là cuộc khủng hoảng TC năm 2008 của Mỹ. Chính nhờ những đánh giá thu được từ mô hình này đã được sử dụng để giúp chính phủ Mỹ đối phó với cuộc khủng hoảng thông qua việc định vị những Ngân hàng cần có sự giúp đỡ đặc biệt, giúp giảm thiểu những tác động tiêu cực từ thị trường TC đến toàn bộ nền kinh tế của Mỹ. Thứ ba, mô hình Camels làm tăng tính hiệu quả từ việc thanh tra giám sát tình hình HĐ của các NHTM của NHNN, từ đó đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho HĐ của toàn bộ hệ thống Ngân hàng nói riêng và thị trường TC nói chung. Theo ông George Gregorash, Chuyên gia tư vấn dự án Nâng cao năng lực giám sát của NHNN,Trường hiệu quả thanh Đại tra theo học phương phápKinh Camels tếthể hiệnHuế khá rõ, cụ thể: Kết luận của thanh tra vẫn còn nguyên giá trị sau 6 tháng đối với 90% TCTD đƣợc 19
- thanh tra; sau 12 tháng tỷ lệ này giảm xuống 80%. Tuy nhiên, sau 18 tháng, phần lớn kết luận thanh tra theo phương pháp Camels sẽ không còn đảm bảo chính xác nữa. Do đó những kết luận của thanh tra phải có tính dự báo cao. Muốn như vậy giữa NHNN và TCTD phải có một "ngôn ngữ" chung để tin và hiểu nhau hơn. 1.1.5. Những ưu, nhược điểm của mô hình Camels ➢ Ưu điểm: Là công cụ hiệu quả để đánh giá, xếp hạng Ngân hàng trong giai đoạn kinh tế hội nhập hiện tại, làm cơ sở để đánh giá mức độ cạnh tranh cũng như khả năng hoạt động hiệu quả của các Ngân hàng khi gia nhập vào môi trường toàn cầu. Dựa vào những tiêu chí của mô hình, ta có thể nhận ra những điểm yếu kém trong tình hình hoạt động tài chính của mỗi Ngân hàng để từ đó tìm cách khắc phục, cải thiện nó theo ý muốn chủ quan của người điều hành. Việc áp dụng mô hình Camels trong giai đoạn hiện tại góp phần trích lọc ra được những Ngân hàng yếu kém, từ đó khoanh vùng quản lý, không gây tác động mạnh đến hệ thống Ngân hàng, giữ cho nó được an toàn, lành mạnh, làm nền tảng vững chắc cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế Việt Nam. Đây là một mô hình đã được áp dụng khá lâu đời tại những quốc gia có nền kinh tế phát triển nên có tính ổn định khá cao và những chỉ tiêu đã được thay đổi linh hoạt để phù hợp qua các thời kì phát triển của nền kinh tế, từ đó có thể thấy được tính linh hoạt, hòa quyện trong tính ổn định, giúp mô hình ngày càng hoàn tiện hơn. ➢ Nhược điểm Nhược điểm lớn nhất của mô hình Camels là nặng về thống kê số liệu và việc phân tích phần lớn dựa vào yếu tố định lượng ngay cả yếu tố M (năng lực quản lý) cũng được định lượng hóa khi phân tích. Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay thì rủi ro đối với ngành Ngân hàng là tất yếu và do vậy nếu quản trị Ngân hàng mà dựa vào hoàn toàn vào các phân tích mang tính định lượng thì sẽ không mangTrường lại kết quả như Đại mong muốn,học thậm Kinh chí có thể làmtế saiHuế lệch những đánh 20
- giá chân thực vào từng thời điểm. Hơn nữa, việc chỉ sử dụng các chỉ tiêu tài chính dựa trên phân tích báo cáo tài chính của mô hình để đánh giá tình hình tài chính của Ngân hàng có thể gặp một số rắc rối do sự khác nhau, thủ thuật trong việc lựa chọn chế độ kế toán, từ đó dẫn đến việc đánh giá không chính xác, không phản ánh đúng bản chất thực tế, cái mà có thể Ngân hàng đang cố tình che đậy. 1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đánh giá ✓ Về nguyên nhân khách quan - Thời gian nghiên cứu ngắn, không đủ thời gian cho các tìm hiểu, phân tích và đánh giá chuyên sâu. - Các chuẩn so sánh có thể thay đổi phụ thuộc vào từng thời kỳ, từng Ngân hàng và tùy vào điều kiện cụ thể mà các chỉ tiêu của mô hình có thể có các sự thay đổi linh hoạt. Nên Ngân hàng dựa vào đó để nhận xét thì không chính xác. - Ảnh hưởng của chất lượng thông tin, BCTC được đem ra nghiên cứu. Thông tin không trung thực, thiếu sự đầy đủ và kịp thời khiến kết luận không có hiệu quả và ý nghĩa. ✓ Về nguyên nhân chủ quan Trình độ chuyên môn của người nghiên cứu cũng có những ảnh hưởng nhất định đến công trình nghiên cứu và kết luận cuối cùng. Do vậy, chỉ dựa vào mô hình Camels mà đưa ra kết luận cuối cùng về một Ngân hàng thì không chính xác, cần phải kết hợp phân tích mô hình Camels với những đánh giá định tính để có thể có các kết quả phân tích một cách kỹ lưỡng, chính xác hơn, ngoài ra cần phải cần bổ sung các yếu tố phi tài chính, các yếu tố xuất phát từ quan hệ với đối tác kinh doanh để có cái nhìn toàn diện. Bà Sakamaki Tsuzuri - Chuyên gia tư vấn Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) trả lời phỏng vấn Thời báo Ngân hàng Việt Nam để gửi tới các nhà quản trị rủi ro tại các TCTD. Theo đó, bà Sakamaki Tsuzuri đã có gợi ý rằng, đối với nền kinh tế nhỏTrường đang tăng trưởng Đại nhanh họcnhư Việt KinhNam, hệ thống tế N gânHuế hàng cũng phát 21
- triển mạnh. Do đó rất cần việc quản lý hệ thống Ngân hàng một cách hiệu quả, đan xen giữa mục tiêu phòng ngừa phá sản của Camels, và đưa ra cơ chế để các Ngân hàng chủ động phát triển lành mạnh, bền vững của First nhằm mang lại hiệu quả hoạt động tốt nhất và bền vững nhất. 1.1.7 Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài Một số đề tài cùng lĩnh vực: Tác giả Nguyễn Thị Tâm Đan (2012) “Ứng dụng mô hình Camels vào phân tích hoạt động và rủi ro tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam VIB” áp dụng mô hình Camels để phân tích tình hình tài chính của Ngân hàng, để từ đó dùng ma trận SWOT để đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hộ và thách thức cho Ngân hàng. Tác giả phân tích khá đầy đủ và chi tiết tong từng mảng tài chính của Ngân hàng. Tuy nhiên, với thời gian nghiên cứu ngắn, và thông tin hạn chế, nên chưa đảm bảo sự tin cậy. Tác giả Hồ Thị Như Thủy (2013) “Ứng dụng mô hình Camels trong phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu’’, đề tài phân tích khá đầy đủ, chi tiết, tìm hiểu và giới thiệu một số mô hình phổ biến trên thế giới về đánh giá hoạt động NHTM. Các chỉ tiêu phân tích khá đầy đủ và có so sánh với các NHTM khác, tiến hành xếp loại theo Quyết định 06/2008/QĐ- NHNN. Đề tài còn đưa ra dự báo hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, tác giả không phân tích chỉ tiêu nhạy cảm của lãi suất và số thông tin thu thập còn hạn chế nên chưa đi sâu vào nghiên cứu hơn. Đề tài “Ứng dụng mô hình Camels để phân tích đánh giá hiệu quả tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng BIDV” tác giả Nguyễn Thị Thanh Nhàn đề tài đã đánh giá được tình hình hoạt động kinh doanh hiệu quả của Ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng nền tài chính năm 2008. Tác giả đã tóm tắt được tình hình hoạt động của Ngân hàng, chỉ ra được những nguyên nhân và đề xuất những biện pháp cải thiện tình hình tài chính trong thời điểm hiện tại. Và cũng so sánh tình hình tài chính cảTrường Ngân hàng với các Đại Ngân hàng học cạnh tranhKinh có cùng tế quy môHuế hoạt động. Mặc 22
- dù trong thời gian khủng hoảng, nhưng theo phân tích của tác giả thì BIDV vẫn đạt được một số mức quy định của NHNN. Kết luận chương I Trong chương 1, luận văn đã đưa ra khái quát những lý luận và cơ sở thực tiễn của mô hình Camels. Gắn kết lý luận và thực tiễn, trong Chương 2, luận văn sẽ nghiên cứu, phân tích cụ thể mô hình Camels để đánh giá hoạt động kinh doanh cũng như phát huy những điểm mạnh và tìm ra những điểm yếu để có biện pháp nâng cao khả năng tái chính của Ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 23
- CHƯƠNG 2: ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CAMELS VÀO PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH CỦA DOANH NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát trển Việt Nam 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – BIDV hiện nay là một trong những định chế tài chính hàng đầu ở Việt Nam, luôn đóng góp tích cực và hiệu quả cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Trong quá trình hoạt động, BIDV được mang những tên gọi khác nhau theo từng thời kỳ xây dựng và phát triển của đất nước. Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (từ ngày 26/4/1957) Được thành lập với nhiệm vụ quản lý vốn ngân sách, cấp phát kịp thời vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất cả các công trình xây dựng đất nước thuộc các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Ngân hàng Đầu tu & Xây dựng Việt Nam (từ ngày 24/6/1981) Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mục tiêu hoạt động về cơ bản không thay đổi nhưng các quan hệ tín dụng trong lĩnh vực xây dựng cơ bản được mở rộng, vai trò tín dụng được nâng cao. Nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế theo kế hoạch Nhà nước, đảm bảo cung ứng vốn lưu động cho các tổ chức xây lắp. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ ngày 14/11/1990) Thời kỳ 1990 – 1994: Ngày 14/11/1990, theo Quyết định số 401/CT – HĐBT củaTrường Chủ tịch Hội đồng Đại Bộ trưởng, học Ngân Kinh hàng Đầu tưtế & XâyHuế dựng Việt Nam 24
- được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam và bắt đầu mở rộng hoạt động bằng việc tự tìm kiếm các nguồn vốn, bên cạnh nguồn vốn được cấp từ Ngân sách để thực hiện cho vay đầu tư phát triển theo chỉ định của Nhà nước. Đây là thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhiệm vụ của BIDV cũng thay đổi: Nhận vốn ngân sách để cho vay các dự án thuộc kế hoạch Nhà nước, huy động các nguồn vốn trung dài hạn để cho vay đầu tư và phát triển; kinh doanh tiền tệ tín dụng và DVNH chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư và xây lắp. Từ ngày 01/01/1995: Đây là mốc đánh dấu sự chuyển đổi cơ bản của BIDV, được phép kinh doanh đa năng tổng hợp như một ngân hàng thương mại, phục vụ chủ yếu cho đầu tư phát triển. Tự huy động nguồn vốn: BIDV chủ động trong việc áp dụng các hình thức huy động vốn bằng VNĐ và ngoại tệ. Ngoài vốn huy động trong nước, BIDV còn huy động vốn nước ngoài, thông qua nhiều hình thức như vay thương mại, vay hợp vốn, vay qua hạn mức thanh toán, theo các hiệp định thương mại, vay tài trợ xuất nhập khẩu, đồng tài trợ và bảo lãnh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (từ ngày 01/05/2012) BIDV bắt đầu hoạt động với tư cách của một NHTMCP, đây thực sự là cuộc cách mạng, là sự chuyển đổi căn bản hoạt động của BIDV sau 55 năm thực hiện nhiệm vụ, vai trò của một NHTMNN. Quá trình cổ phần hóa tạo cho BIDV một mô hình mới, năng động và hiệu quả. Tạo điều kiện để hấp thụ nguồn lực trong và ngoài nước; Tạo sự thúc đẩy để cũng cố các lĩnh vực hoạt động và mở rộng đầu tư cũng như nâng tầm giá trị thương hiệu. 2.1.2. Kết quả kinh doanh của BIDV năm 2014 – 2016 Trường Đại học Kinh tế Huế 25
- Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV trong các năm 2014 – 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng So sánh 2014 2015 2016 Chỉ tiêu 2015/2014 2016/2017 +/- % +/- % Tiền mặt 5.393 6.589 6.954 1.196 22,18 0.365 5,54 TG 23.098 21.719 34.081 -1.379 -5,97 12.362 5,92 NHNNTG TCTD khác 50.062 67.261 68.344 17.199 34,36 1.083 1,61 Cho vay 439.070 590.917 700.722 151.847 34,58 109.805 18,58 Nợ quá hạn 19.348 17.535 25.693 -1.813 -9,37 8.158 46,52 Tổng TS 650.340 850.670 996.785 200.330 30,80 146.115 17,18 TGKKH & TGTT 80.225 107.925 129.488 27.7 34,53 21.563 19,98 TG CKH 374 474 594.352 100 26,74 120.352 25,39 Tổng NVHĐ 488.860 658.707 790.479 169.847 34,74 131.772 20,00 Tổng NV 650.340 850.670 996.785 200.33 30,80 146.115 17,18 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) Tổng TS BIDV đến ngày 31/12/2015 đạt 850.670 tỷ đồng, tăng trưởng 200.330 tỷ đồng tương ứng 30,08%, tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn từ 2010 – 2015, với sự tăng trưởng đột phá nêu trên BIDV đã vươn lên trở thành NHTMCP có quy mô dẫn đầu thị trường. Cùng với đà tăng trưởng đó 2016, tổng tài sản đạt 996.785 tỷ đồng, tăng trưởng 146.115 tỷ đồng tương ứng 17,18% so với năm 2015. Nguồn vốn huy động (bao gồm tiền gửi khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, các khoản tiền gửi tiền vay được ghi nhận vào nguồn vốn huy động) tăng trưởng tốt, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo an toàn thanh khoản hệ thống. Đến 31/12/2016, nguồn vốn huy động đạt 790.479 tỷ đồng, tăng trưởng 20,0% so với năm trướTrườngc, cao hơn mục tiêu Đại đã đượ chọc ĐHĐCĐ Kinh giao (16,5%). tế Huế 26
- Dư nợ tín dụng (bao gồm cho vay các tổ chức và cá nhân, cho thuê tài chính ngoại ngành, đầu tư trái phiếu DN) đạt 622.556 tỷ đồng, tăng trưởng 22,3% so với cuối năm trước. Dư nợ tín dụng tăng trưởng tích cực tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên. Chất lượng tín dụng được kiểm soát quyết liệt và chặt chẽ, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh còn 1,68%, thấp hơn tỷ lệ nợ xấu tối đa do ĐHĐCĐ năm 2015 đặt ra. Ngân hàng cho biết, tính đến cuối năm 2016 tổng tài sản của ngân hàng đạt 997 triệu tỷ đồng, tăng 17,18% so với năm 2015 và gấp 1,5 lần so với năm 2014, chiếm 14% tổng tài sản toàn ngành ngân hàng. Như vậy với con số này, BIDV ngày càng khẳng định vững chắc vị trí số 1 Việt Nam, vượt lên dẫn trước Agribank hơn 20 nghìn tỷ đồng về quy mô tổng tài sản. Tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đến hết năm 2016 đạt hơn 701 nghìn tỷ đồng, trong đó dư nợ tín dụng tổ chức kinh tế và cá nhân đạt hơn 595 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 18,58% so với năm 2015, và hơn 2014 gấp 1,5 lần. Huy động vốn đạt gần 790 nghìn tỷ đồng, trong đó huy động vốn từ dân cư và tổ chức là gần 657 nghìn tỷ đồng, tăng 20,45% so với năm trước và gấp 2 lần so với năm 2014. Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng ước đạt 7.507 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 1,47% trên tổng dư nợ. Năm 2016, BIDV cho biết đã nộp ngân sách 4.627 tỷ đồng, là đơn vị nộp ngân sách trong top đầu của cả nước. Tổng số nợ xấu của BIDV ở mức 14.175 tỷ đồng, tăng 41% so với đầu năm và chiếm 1,95% trên tổng dư nợ. Vào thời điểm đầu năm, tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,68%. Kết quả kinh doanh xuất sắc trong năm qua cũng góp phần quan trọng vào chiến thắng của BIDV trong cuộc bình chọn các giải thưởng trong lĩnh vực Ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế 27
- Trong năm 2014 – 2016, dịch vụ tài chính cá nhân của BIDV cũng đã được ghi nhận với nhiều giải thưởng uy tín trong và ngoài nước. 2.2. Ứng dụng mô hình Camels phân tích hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2014 - 2016 2.2.1. C- Capital adequacy (Mức độ an toàn vốn) ➢ Nguồn vốn tự có Bảng 2.2 Vốn điều lệ, vốn CSH của BIDV qua các năm 2014 – 2016 Đơn vị tính : Nghìn tỷ đồng So sánh Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % Vốn điều lệ 28.112 34.187 34.187 6.075 21,61 - - Vốn chủ sở hữu 33.606 42.335 42.797 8.729 25,97 462 1.09 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) 4500 42.335 41.868 4000 33.606 34.187 34.187 3500 3000 28.112 2500 2000 VĐL – Authorized capital 1500 Vốn CSH – Equity capital 1000 500 0 2014 2015 2016 Hình 2.1. Vốn điều lệ, Vốn CSH của BIDV năm 2014 - 2016 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) Trong 3 năm, từ 2014 – 2016 nguồn VĐL của BIDV tăng 1 lần vào năm 2015. NgàyTrường 25/4/2015, N HNNVNĐại banhọc hành qKinhuyết định vtếề nộ i Huếdung Vốn điều lệ, theo đó Vốn điều lệ của BIDV sau sáp nhập MHB tăng lên 6.075 tỷ đồng tương ứng 28
- với tăng 21,61%. Năm 2016, VĐL của Ngân hàng vẫn giữ nguyên ở mức 34.187 tỷ đồng. Quy mô Vốn điều lệ của BIDV thuộc hàng lớn nhất trong nhóm các Ngân hàng TMCP nhà nước. Đảm bảo cho BIDV tuân thủ tuyệt đối các quy định của Ngân hàng nhà nước về tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động, đồng thời tăng cường năng lực phục vụ khách hàng của BIDV. Vốn CSH của Ngân hàng lại có sự biến động tăng nhưng không theo một chiều nhất định. Năm 2014, vốn CSH đạt 33.606 tỷ đồng, đến năm 2015, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng đạt 42.335 tỷ đồng, tăng 8.729 tỷ đồng, chủ yếu do vốn điều lệ trong năm đã tăng 6.075 tỷ đồng cùng với các khoản mục lớn khác trong cơ cấu vốn chủ sở hữu là lợi nhuận chưa phân phối (4.256 tỷ đồng), các quỹ của ngân hàng (2.464 tỷ đồng). Năm 2016, vốn CSH đạt 42.797 tỷ đồng tăng 462 tỷ đồng so với năm 2015. Sở dĩ nguồn vốn CSH của BIDV trong năm 2016 tăng lên là do sự tăng lên của lợi nhuận chưa phân phối (4.315 tỷ đồng) và các quỹ khác của Ngân hàng (3.335 tỷ đồng). Vốn CSH của BIDV được đánh giá là lớn trong hệ thống các Ngân hàng TMCP. ➢ Hệ số tài trợ Bảng 2.3. Hệ số tài trợ của BIDV qua các năm 2014 -2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng So sánh Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % Vốn CSH 33.606 42.335 42.707 8.729 25,97 372 0,88 Tổng TS 650.340 850.670 996.785 200.330 30,80 146.115 17,18 Vốn CSH / Tổng TS (%) 5,17 4,98 4,28 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của BIDV) Trường Đại học Kinh tế Huế 29
- 120000 6 996,785 100000 5,17 54,98850.670 5 80000 650.340 4,20 4 60000 3 Vốn CSH 40000 2 Tổng TS 20000 33.606 42.335 41.868 0 1 Vốn CSH / Tổng TS (%) 2014 2015 2016 Hình 2.2. Vốn CSH trên tổng tài sản BIDV các năm 2014 - 2016 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) Nhìn chung, tổng TS của Ngân hàng tăng cao vượt bậc. Năm 2014, tổng TS chỉ đạt 650.340 tỷ đồng, nhưng đến năm 2015, thì tổng TS tăng trưởng cao nhất trong 5 năm trở lại đây, trở thành Ngân hàng TMCP dẫn đầu thị trường về quy mô, đạt gần 850.670 tỷ đồng tăng 200.330 tỷ đồng tương ứng tăng trưởng 30,80% so với năm 2014. Đến năm 2016 con số này đã tăng lên 996.785 tỷ đồng, tăng 146.115 tỷ đồng tương ứng 17,18% so với năm 2015. Xét về vốn CSH, qua các năm gần đây vẫn tăng nhưng không tăng mạnh như tốc độ tăng của tổng TS làm hệ số tài trợ của Ngân hàng BIDV qua các năm giảm xuống. Do đó, Ngân hàng BIDV cần đẩy mạnh về mặt tăng trưởng vốn CSH để gia tăng khả năng đảm bảo tài chính của mình. Năm 2014, hệ số tài trợ là 5,17% đến năm 2016 hệ số này giảm còn 4,28% cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của Ngân hàng ngày càng giảm. Tuy nhiên, hệ số vẫn đảm bảo hơn so với các Ngân hàng cạnh tranh. Trường Đại học Kinh tế Huế 30
- ➢ Hệ số an toàn vốn CAR Bảng 2.4. Hệ số an toàn vốn CAR của BIDV qua các năm 2014 -2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng So sánh Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % Vốn cấp 1 31.287 38.254 38.482 6.967 22,27 0.228 0,60 Vốn cấp 2 1.390 2.128 3.031 0.738 53,09 0.903 42,43 Vốn tự có 32.677 40.382 41.513 7.705 23,58 1.131 2,80 Tài sản Có 770.771 1.003.511 1.183.729 232.740 30,20 180.218 17,96 rủi ro CAR (%) 9,67 9,81 10,0 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) BIDV duy trì tương đối tốt yêu cầu đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động của mình. Hệ số CAR của BIDV luôn đảm bảo theo quy định tối thiếu về hệ số an toàn vốn (theo quy định CAR ≥ 9%). Nhìn chung, VTC và tài sản có rủi ro của BIDV qua 3 năm luôn có xu hướng tăng. Năm 2014, vốn tự có của BIDV đạt 32.677 tỷ đồng qua năm 2015 đạt 40.382 tỷ đồng tăng 7.705 tỷ đồng tương ứng tăng 23,58% so với năm 2014, đến năm 2016 đạt 41.513 tỷ triệu đồng, tăng 1.131 tỷ đồng tương ứng 2,80% so với năm 2015. Hệ số CAR qua các năm đều tăng theo tiêu chuẩn VAS đạt hơn 9%. Với hệ số CAR trên giúp BIDV có thể đảm bảo được việc hổ trợ thanh toán các khoản đến hạn, cũng như các hổ trợ thêm các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Hệ số CAR năm 2015 đạt 9,81% tăng 0,14% so với năm 2014, với tốc độ tăng là 1,45%. Năm 2016,Trường hệ số CAR v ẫĐạin tiếp tụ chọc tăng lên Kinhđến 10,0%, tăngtế thêmHuế 0,19% so với năm 2015. Hoạt động tín dụng của BIDV vẫn còn chú trọng đến các mục đầu tư rủi 31
- ro. Những năm gần đây, hoạt động của BIDV ngày càng được mở rộng ngày càng nhiều loại hình dịch vụ Ngân hàng cũng như ngày càng đi sâu các lĩnh vực chấp nhận rủi ro, chính vì thế vốn tự có đóng vai trò hết sức quan trọng. Bảng 2.5. So sánh các chỉ tiêu mức độ an toàn vốn của BIDV với VietinBank và Vietcombank năm 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu BIDV VCB Vietinbank Vốn lưu động 34.187 35.998 37.234 Tổng tài sản 996.785 788.169 948.699 Vốn chủ sở hữu 41.868 49.295 62.972 CAR (%) 10,00 10,80 11,00 VCSH/Tổng TS 4,2 6,25 6,64 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV, VCB, Vietinbank) 1200000 11,00 12 996.785 10,80 948.699 1000000 10,00 10 788.169 800000 8 VĐL – Authorized capital 600000 6.25 6,64 6 Tổng TS 400000 4.20 4 41.868 49.295 62.972 Vốn CSH – Equity capital 200000 34.187 35.978 37.234 2 0 0 CAR (%) BIDV VCB VietinBank Vốn CSH/Tổng TS (%) Hình 2.3. So sánh các chỉ tiêu mức độ an toàn vốn vơi Vietcombank, Vietinbank năm 2016 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) Nhìn vào hình 2.3, ta thấy mức độ an toàn vốn CAR của BIDV cao hơn so với quy định của NHNN, nhưng vẫn còn thấp hơn so với Ngân hàng VCB và Vietinbank. Vietinbank là cao nhất với 11,0% cho thấy Ngân hàng này chú trọng đến việc an toàn vốn là rất cao. Tuy nhiên, BIDV luôn đảm bảo mức an toàn vốn theo đúngTrường quy định của NHNN Đại việ chọc này sẽ giúpKinh Ngân hàng tế có Huế thể đảm bảo được 32
- việc hỗ trợ thanh toán các khoản nợ đến hạn, cũng như hỗ trợ thêm các HĐ KD của mình. Tỷ lệ vốn CSH trên tổng tài sản của BIDV cũng thấp hơn so với hai Ngân hàng cùng so sánh. Mặc dù Ngân hàng có tổng TS có cao nhất, nhưng nguồn vốn CSH lại thấp hơn so với hai Ngân hàng so sánh, dẫn đến tỷ lệ vốn CSH trên tổng tài sản của Ngân hàng thấp. Điều này cân nhắc Ngân hàng về mặt tài trợ phải đẩy mạnh gia tăng vốn CSH để gia tăng khả năng đảm bảo tài chính của mình. 2.1.2. A- Asset quality (Chất lượng tài sản có) ➢ Cơ cấu tài sản Tính đến ngày 31/12/2016, tổng tài sản của BIDV theo báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng đạt 996.785 tỷ đồng, tăng 146.115 tỷ đồng tương ứng 18,18% so với năm 2015. Trường Đại học Kinh tế Huế 33
- Bảng 2.6. Cơ cấu tổng tài sản BIDV qua các năm 2014 – 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng So sánh 2014 2015 2016 Chỉ tiêu 2015/2014 2016/2015 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Tiền mặt và vàng 5.393 0,83 6.589 0,77 6.954 0,70 1.196 22,18 365 5,54 Tiền gửi tại NHNNVN 23.098 3,55 21.719 2,55 34.081 3,42 (1.379) (5,97) 12.362 56,92 Tiền gửi và cv các TCTD khác 50.062 7,70 67.261 7,91 68.344 6,86 17.199 34,36 1.083 1,61 Tổng dư nợ 439.070 67,51 590.917 69,46 700.722 70,30 151.847 34,58 109.805 18,58 Chứng khoán đầu tư 91.817 14,12 121.565 14,29 143.469 14,39 29.748 32,40 21.904 18,02 Góp vốn, đầu tư dài hạn 4.783 0,74 5.251 0,62 8.241 0,83 468 9,78 2.990 56,94 TSCĐ 6.672 1,03 8.535 1,00 9.525 0,96 1.863 27,92 990 11,60 BĐS đầu tư 8.431 1,30 8.974 1,05 9.477 0,95 543 6,44 503 5,61 TSC khác 21.014 3,23 19.859 2,33 15.972 1,60 (1.155) (5,50) (3.887) (19,57) Tổng tài sản 650.340 100,00 850.670 100,00 996.785 100,00 200.330 30,80 146.115 17,18 (Nguồn: Tính toán theo số liệu báo cáo tài chính thường niên Ngân hàng BIDV) 34 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Nhìn vào bảng cơ cấu, ta có thể thấy rõ, tổng tài sản của BIDV tăng mạnh trong 3 năm qua (2104 – 2016). Tổng dư nợ là mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tài sản của Ngân hàng. Sự tăng giảm mục này ảnh hưởng khá nhiều đến sự thay đổi của tổng tài sản, mức tăng của tổng tài sản xuất phát từ tổng dư nợ (năm 2015 tổng dư nợ tăng 151.847 tỷ đồng tương ứng tăng 34,58% so với tổng dư nợ năm 2014). Một phần tổng tài sản của BIDV tăng là do sự sáp nhập của Ngân hàng MHB hoàn tất vào ngày 25/05/2015. Đến năm 2016, tổng tài sản của BIDV đạt 996.785 tỷ đồng trong đó tổng dư nợ đạt 700.722 tỷ đồng (chiếm 70,03% trong tổng cơ cấu tài sản) tăng 18,58% làm cho tổng tài sản chỉ tăng 17,18% so với năm 2015. Tổng tài sản cũng trực tiếp chịu ảnh hưởng khá mạnh vào tổng dư nợ. Trong các năm, nhìn chung tổng dư nợ đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, chiếm trên 65% . Chứng tỏ năng lực cho vay của Ngân hàng rất tốt, được sự tin tưởng của nhiều khách hàng, việc mở rộng thị trường cho vay của Ngân hàng ít gặp khó khăn. Bên cạnh đó, chứng khoán đầu tư, tiền gửi và cho vay các TCTD khác, tiền gửi tại NHNNVN cũng tăng khá cao, nhưng chiếm tỷ trọng không cao so với trong tổng tài sản, nó cũng sẽ làm ảnh hưởng đến ít nhiều đến sự thay đổi của tổng tài sản của Ngân hàng khi nó thay đổi. Cơ cấu tài sản nội bảng ảnh hưởng tới khả năng sinh lời và sự an toàn của Ngân hàng. Năm 2016, Ngân hàng đã tiến hành rà soát lại các khoản mục nợ và chủ động rút khỏi những khoản mục có tính rủi ro cao. BIDV tập trung vào các chứng khoán có độ thanh khoản cao như trái phiếu chính phủ. Đối với khách hàng, thực hiện cơ cấu lại danh mục đầu tư tín dụng, trong đó có tập trung vào tái đánh giá hồ sơ khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời. Bảng 2.7. Tốc độ tăng trưởng tín dụng các năm 2014 – 2016 của BIDV Đơn vị tính: Tỷ đồng Trường Đại học Kinh tế Huế 35
- So sánh Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 +/- % +/- % Dư nợ tín dụng 384.890 439.070 590.917 54,180 14.08 151,847 34.58 đầu kỳ Dư nợ tín dụng 439.070 590.917 700.722 151,847 34.58 109,805 18.58 cuối kỳ Tốc độ tăng 14,08 34,58 18,58 trưởng TD (%) 800000 700.722 0.4 0,35 700000 0.35 590.917 590.917 600000 0.3 500000 439. 070 439.070 0.25 384.890 Dư nợ tín dụng đầu kỳ 400000 0,19 0.2 300000 0.15 0,14 Dư nợ tín dụng cuối kỳ 200000 0.1 100000 0.05 Tốc độ tăng trưởng tín 0 0 dụng (%) 2014 2015 2016 Hình 2.4. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV các năm 2014 - 2016 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) Qua 3 năm, tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV có xu hướng tăng, nhưng lại có sự biến động mạnh vào năm 2015. Năm 2014, tốc dộ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng là 14,08%, đến năm 2015, tốc độ tăng trưởng tín dụng lại tăng một cách đột biến lên đến 34,58% tăng hơn gần 20% so với năm 2014. Nguyên nhân chủ yếu cũng do do sáp nhậpvới Ngân hàng MHB. Đến năm 2016, tốc độ tăng trưởng lại giảm xuống một cách đáng kể còn ở mức 18,58%. Tỷ lệ này cũng phù hợp với sự phát triển của Ngân hàng. Điều này chứng tỏ rằng, sau khi sáp nhập, Ngân hàng đã điều chỉnh,Trường rà soát lại rất tốĐạit tình hình học cho vay, Kinh để giảm thi tếểu n ợHuế xấu và rủi ro đến với Ngân hàng. 36
- Bảng 2.8. Cơ cấu tài sản Có nội bảng các năm 2014 – 2016 của BIDV Đơn vị tính: Tỷ đồng 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 +/- % +/- % TS có sinh lời 608.830 806.712 954.858 241.796 39,71 104.232 12,25 TS có nội bảng 650.340 850.670 996.785 200.330 30,80 146.115 17,18 Cơ cấu tài sản có 93,62 94,83 95,79 nội bảng (%) (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) Nhìn chung cơ cấu tài sản có nội bảng theo quy định của Ngân hàng nhà nước phải ≥ 75%. Ta thấy, cơ cấu tổng tài sản của BIDV trong ba năm đều đạt trên mức quy định rất nhiều. Chứng tỏ Ngân hàng đã sử dụng hiệu quả trong việc sử dụng số lượng tài sản có của mình phục vụ cho việc đầu tư, tìm kiếm cơ hội lợi nhuận cho Ngân hàng. 1200000 95,79 96 1000000 850.670 996.785 95.5 95 800000 650.340 94,83 94.5 Tài sản có sinh lời 600000 94 400000 93,62 93.5 Tài sản có nội bảng 200000 608.830 806.712 954.858 93 0 92.5 Cơ cấu tài sản có nội bảng 2014 2015 2016 (%) Hình 2.5. Cơ cấu tài sản Có nội bảng của BIDV các năm 2014 - 2016 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) Xét về mặt giá trị, TSC sinh lời của Ngân hàng tăng qua các năm, năm 2014 đạt 608.830 tỷ đồng, năm 2015 đạt 806.712 tỷ đồng tăng 197.882 tỷ đồng (24,53%) so với năm 2014, năm 2016 tài sản có sinh lời tiếp tục tăng, đạt 954.858 tỷ đồng tăng 148.145Trường tỷ đồng (18,36%) Đại so vhọcới năm 201 Kinh5. Cùng v ớtếi việ cHuế TSC sinh lời tăng 37
- thì tài sản có nội bảng cũng tăng theo, năm 2014 đạt 650.340 tỷ đồng, năm 2015 đạt 850.670 tỷ đồng và đến năm 2016 đạt 996.785 tỷ đồng. Xét về mặt tỷ lệ, cơ cấu tài sản có nội bảng qua các năm tăng đều, năm 2014 là 93,62%, năm 2015 là 94,83% tăng thêm 1,21% so với năm 2014, và năm 2016 là 95,79% tăng thêm 0,96% so với năm 2015. Điều này cho thấy Ngân hàng quản lý tài sản tương đối tốt, cơ cấu tài sản đa dạng, phân tán được rủi ro và tìm kiếm được nhiều cơ hội đầu tư sinh lời khác nhau, trong đó có một phần tài sản có tính lỏng cao để đáp ứng khả năng thanh toán. ➢ Nợ quá hạn, nợ xấu Bảng 2.9. Các chỉ tiêu về chất lượng tài sản của BIDV qua các năm 2014 - 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 +/- % +/- % Tổng dư nợ 439.070 590.917 700.722 151.847 34,l6 190.805 18,58 Nợ quá hạn 19.348 17.535 25.693 (1.813) (9,37) 8.158 46,52 Nợ xấu 9.057 10.054 13.056 997 11,01 3.002 29,86 Dự phòng rủi ro (6.623) (7.517) (9.363) (894) 13,50 (1.846) 24,56 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 4,41 2,97 3,67 (1.44) - 33.70 - Tỷ lệ nợ xấu (%) NPLs 2,06 1,70 1,86 (0.36) - 16.93 - Tỷ lệ chi phí dự phòng (%) 1,51 1,27 1,34 0.24 - (12.09) - Khả năng bù đắp nợ xấu (%) 73,12 74,77 71,71 (1.64) - 3.05 - (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) Trường Đại học Kinh tế Huế 38
- 800000 700.722 700000 590.917 600000 500000 439.070 400000 2014 300000 200000 2015 19.348 9.057 6.623 100000 17.535 10.054 7.517 2016 0 25.6931 13.056 9.363 Nợ quá hạn Nợ xấu Tổng dư nợ Dự phòng rủi ro Hình 2.6. Các chỉ tiêu về chất lượng tài sản của BIDV các năm 2014 -2016 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, giá trị dư nợ ngày càng tăng. Năm 2015, giá trị tổng dư nợ là 590.917 tỷ đồng tăng 151.847 tỷ đồng tương đương với mức tăng là 34,l6 % so với năm 2014. Đến năm 2016 thì giá trị này là 700.722 tỷ đồng tăng 109.805 tỷ đồng tương đương với tăng 18,58% so với năm 2015. Xét về giá trị nợ quá hạn trong vòng 3 năm trở lại đây có sự biến động, trong năm 2015 giá trị nợ quá hạn là 17.535 tỷ đồng, so với năm 2014 có dấu hiệu giảm 1.813 tỷ đồng tương đương với giảm 9,37%, còn đối với năm 2016 thì giá trị này lại tăng lên 8.158 tỷ đồng tương đương với mức tăng 46,52% so với năm 2015, đây là mức tăng rất cao. Mặc dù giá trị nợ quá hạn tăng lên nếu xét trên lý thuyết là xấu, nhưng nếu xét về khía cạnh thực tế thì giá trị này tăng lên chưa hẳn là xấu, điều này còn chứng tỏ khách hàng của Ngân hàng càng ngày tăng lên và các sản phẩm tín dụng được cho vay nhiều hơn. Xét về giá trị nợ xấu thì tăng đều theo từng năm nhưng vẫn ở mức kiểm soát được. Năm 2015 là 10.054 tỷ đồng tăng 997 tỷ tương đương với mức tăng 11.01% đồng so với năm 2014. Đến năm 2016, giá trị này là 13.056 tỷ đồng tăng 3.002 tỷ đồng tương đương với 29,86% so với năm 2015. Giá trị nợ quá hạn và nợ xấu đều tăng làm cho việc trích lập dự phòng ngày càng tăng,Trường để đảm bảo cho Đại Ngân hàng học không Kinhrơi vào tình tếtrạng Huế thiếu thanh khoản và luôn có một khoản để dự phòng khi có việc xấu nhất xảy ra. 39
- ✓ Tỷ lệ nợ quá hạn 5 4,41 4 3,67 2,97 3 2 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1 0 2014 2015 2016 Hình 2.7. Tỷ lệ nợ quá hạn (%) (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) Tỷ lệ nợ quá hạn qua các năm giảm, có sự biến động không theo một chiều nhất định. Năm 2014, tỷ lệ nợ quá hạn là 4,41%, đến năm 2015 giảm xuống còn 2,97% đây là một dấu hiệu tốt đối với Ngân hàng. Và năm 2016, tỷ lệ này là 3,67% tăng hơn so với năm 2015 là 0,7 %, nhưng vẫn giảm hơn so với năm 2014. Các tỷ lệ đều thấp hơn theo quy định của Ngân hàng nhà nước (≤ 5%) cho thấy chất lượng tín dụng khá tốt, mức độ rủi ro không cao. ✓ Tỷ lệ nợ xấu 2.5 2,06 1,86 2 1,70 1.5 1 Tỷ lệ nợ xấu (%) NPLs 0.5 0 2014 2015 2016 Hình 2.8. Tỷ lệ nợ xấu (%) NPLs (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) Nhìn vào hình 2.9, ta thấy, năm 2014, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng là 2,06%, năm 2015 giảm xuống còn 1,70%, đến năm 2016, tỷ lệ này là 1,86% tăng thêm 0,16% so với năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,06% xuống 1,86% luôn đạt dưới mức quy định của NHNN (≤ 5%), cho thấy Ngân hàng có khả năng quản lý khoản cho vay Trườnghơp lý, chất lượng Đại tín dụng họcngày càng Kinh tăng và công tế tác Huế quản trị rủi ro của NH được thực hiện tốt. 40
- Nhưng Ngân hàng vẫn phải chú trọng nhiều hơn tới việc quản lý các khoản tín dụng để giảm thiểu tỷ lệ này càng ngày càng tốt. Trước tình trạng nợ xấu đang là mối lo ngại lớn của ngành Ngân hàng nói chung và của toàn xã hội nói riêng, BIDV đã sớm có những biện pháp để giải quyết vấn đề này. BIDV đã thực hiện điều chỉnh khẩu vị rủi ro tín dụng phù hợp với tình hình thị trường, nhằm kiểm soát nợ xấu, nâng cao chất lượng danh mục nợ. ✓ Tỷ lệ cho phí dự phòng 1.6 1,51 1.5 1.4 1,34 1,27 1.3 Tỷ lệ chi phí dự phòng (%) 1.2 1.1 2014 2015 2016 Hình 2.9. Tỷ lệ chi phí dự phòng (%) (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) Tỷ lê này có xu hướng giảm qua các năm, năm 2014 là 1,51%, năm 2015 tỷ lệ này là 1,27% và đến năm 2016 là 1,34%. Tỷ lệ này cho thấy BIDV luôn chú trọng đến các khoảng dự phòng, phù hợp với mức vốn cho vay. Ngoài ra, Ngân hàng cũng cần chú ý đến tỷ lệ này, điều chỉnh phù hợp với mức tín dụng, đảm bảo an toàn vốn tín dụng tạo điều kiện cho Ngân hàng phát triển mạnh hơn. ✓ Khả năng bì đắp nợ xấu 75 74,77 74 73,12 73 71,71 72 71 Khả năng bù đắp nợ xấu (%) 70 2014 2015 2016 Hình 2.10. Khả năng bù đắp nợ xấu (%) Trường(Ngu ồĐạin: Báo cáohọc tài chính Kinh thường niên tế củ aHuế Ngân hàng BIDV) 41
- Khả năng bì đắp nợ xấu năm 2014 là 73,12%, năm 2015 là 74,77% và đến năm 2016 tỷ lệ này là 71,74 %, giảm hơn năm 2014 và 2015 do tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm. Bảng 2.10. So sánh các chỉ tiêu về chất lượng tài sản của BIDV với VietinBank, Vietcombank năm 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu BIDV VCB Vietinbank Nợ quá hạn 25.693 6.659 5.559 Nợ xấu 13.056 6.836 6.743 Tổng dư nợ 700.722 452.683 655.126 Dự phòng rủi ro (9.363) (8.125) (6.862) Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 3,67 1,47 0,85 Tỷ lệ nợ xấu (%) NPLs 1,86 1,51 1,03 Tỷ lệ chi phí dự phòng (%) 1,34 1,79 1,05 Khả năng bù đắp nợ xấu (%) 71,71 118,86 101,77 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV, VCB và Vietinbank) 800000 700.722 700000 655.126 600000 500000 452.683 400000 BIDV 300000 VCB 200000 Vietinbank 6.659 100000 25.693 5.559 13.056 6.836 9.363 8.125 0 6.743 6.862 Nợ quá hạn Nợ xấu Tổng dư nợ Dự phòng rủi Hình 2.11. So sánh các chỉ tiêu về chất lượngro tài sản của BIDV với VCB, Vietinbank trong năm 2016 (Nguồn:Trường Báo cáo tài chính Đại thường niênhọc của NgânKinh hàng BIDV, tế VCBHuế và Vietinbank) 42
- Trong năm 2016, tỷ lệ nớ quá hạn của Ngân hàng BIDV cao hơn nhiều so với hai Ngân hàng còn lại. Ngân hàng BIDV là 3,67%, VCB là 1,47% và Vietinbank là thấp nhất 0,85%, cho thấy khả năng quản lý chất lượng tín dụng của BIDV thấp hơn so với hai Ngân hàng cùng so sánh, phải thường xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính và có tình hình đột biến có nguy cơ không trả được nợ để chuyển xuống nhóm nợ xấu và đồng thời lên ngay kế hoạch, biện pháp xử lý. Tỷ lệ nợ xấu trong năm 2016 của BIDV cũng cao hơn so với VCB và Vietinbank. Nhưng tỷ lệ chi phí dự phòng BIDV lại thấp hơn sơ với VCB. Chứng tỏ BIDV quản lý khoản nợ xấu chưa tốt so với Ngân hàng cùng so sánh, mức lập dự phòng chưa phù hợp với tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng hoặc là BIDV đang thưc hiện chính sách trích lập dự phòng nợ xấu đang được nới lỏng và không còn chặt chẽ như trước. 2.1.3. M- Management (Năng lực quản lý) ➢ Cơ cấu quản trị Xác định mục tiêu của BIDV là trở thành định chế tài chính hàng đầu Việt Nam đạt chuẩn ASEAN, Ban điều hành BIDV luôn chú trọng công tác quản trị điều hành với tinh thần thường xuyên đổi mới, nâng cao năng lực quản trị, tiệm cận các thông lệ quốc tế trên tất cả các mặt hoạt động Xác lập mô hình kinh doanh hướng tới khách hàng, thực hiện quản lý tập trung theo khối chức năng chuyên sâu từ Hội sở chính đến các đơn vị thành viên, theo dạng sản phẩm, theo chiều dọc, triển khai quản lý vốn tập trung, khai thác hiệu quả các tiềm lực phục vụ cho chiến lược mở rộng phát triển kinh doanh và quản trị rủi ro theo mô hình của một ngân hàng hiện đại, xây dựng hệ thống quản trị chuyên nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế. Đặc biệt, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi hoạt động ngân hàng bán lẻ một cách đồng bộ và toàn diện từ chiến lược, định hướng, cơ chế, chính sách, mô hình đến triển khai hoạt động. Trường Đại học Kinh tế Huế 43
- Chính sách quản lý và tập trung phát triển của BIDV rất ngắn gọn mà súc tích gắn liền với slogan “BIDV - Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công “ Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà – tác giả của câu khẩu hiệu - cho rằng: Chia sẻ và hợp tác chính là bí quyết làm nên thành công của doanh nghiệp, nhất là trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, nếu không có sự liên kết để phát huy thế mạnh của mỗi bên, chúng ta khó lòng mà tận dụng tốt các thời cơ trong kinh doanh. ➢ Quản lý rủi ro Chuyển đổi toàn diện hoạt động theo mô hình ngân hàng hiện đại, tập trung phát triển ngân hàng bán lẻ. • Quản lý rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất bao gồm rủi ro lãi suất Sổ ngân hàng và rủi ro lãi suất Sổ kinh doanh. Rủi ro lãi suất Sổ ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất đối với thu nhập ròng từ lãi và giá trị kinh tế vốn của BIDV do sự biến động bất lợi của lãi suất. Để quản lý rủi ro lãi suất, BIDV đã ban hành đầy đủ các chính sách, quy định nội bộ, áp dụng hầu hết các công cụ và hạn mức quản lý rủi ro tương ứng với từng sổ theo thông lệ quốc tế như Khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất, thay đổi thu nhập ròng từ lãi (NII), khe hở thời lượng, quản lý rủi ro tín dụng, • Quản lý rủi ro ngoại hối Rủi ro ngoại hối phát sinh từ những biến động bất lợi về tỷ giá hối đoái gây ra sự sụt giảm giá trị đối với trạng thái ngoại tệ mà BIDV nắm giữ. Các hoạt động kinh doanh ngoại hối, góp vốn liên doanh, đầu tư ra nước ngoài của BIDV chịu ảnh hưởng trực tiếp từ sự biến động tỷ giá trên thị trường. Để quản lý rủi ro ngoại hối tốt, BIDV đã ban hành đầy đủ các chính sách, quy định nội bộ, thiết lập hệ thống hạn mức giao dịch ngoại hối, xây dựng các công cụ đo lường và kiểm soát rủi ro ngoại hối theo thông lệ quốc tế như Hạn mức dừng lỗ, Giá trị rủi ro (VaR), Kiểm nghiệm giả thiết (backtest), Trường Đại học Kinh tế Huế 44
- • Quản lý rủi ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản đến nhu cầu rút tiền thường xuyên hoặc đột xuất của khách hàng, cũng có thể bắt nguồn từ sự không phù hợp về quy mô và kỳ hạn giữa các tài sản nợ và tài sản có của ngân hàng trong các thời điểm, đồng thời, ngân hàng chưa thể lường trước và dự phòng đầy đủ cho những giảm sút về nguồn vốn. BIDV đã xây dựng một hệ thống các quy định, quy trình nội bộ đầy đủ về quản lý rủi ro thanh khoản với việc triển khai các mô hình quản lý hiện đại. BIDV chủ trương quản lý thanh khoản trên nguyên tắc tuân thủ các quy định của NHNN, đảm bảo an toàn hệ thống, đồng thời gia tăng đầu tư vào tài sản thanh khoản có tính sinh lời, tăng cường chất lượng tài sản. • Quản lý rủi ro về pháp luật BIDV là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh có điều kiện (ngân hàng - tài chính - tiền tệ) dưới hình thức một NHTCP, do vậy, bên cạnh việc phải tuân thủ các quy định pháp luật chung tại Luật doanh nghiệp, BIDV còn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật chuyên ngành ngân hàng – như Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Ngân hàng nhà nước Để giảm thiểu rủi ro, BIDV đã chủ động xây dựng hệ thống văn bản chế độ tuân thủ và bám sát các quy định của pháp luật chung cũng như pháp luật chuyên ngành. Đồng thời, thường xuyên cập nhật những quy định, cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập. • Quản lý rủi ro hệ thống công nghệ thông tin Để phòng ngừa và hạn chế các rủi ro hệ thống công nghệ thông tin, trong những năm qua, cùng với việc phát triển nguồn nhân lực CNTT hợp lý, BIDV không ngừng đầu tư trang thiết bị, xây dựng một hệ thống CNTT hoàn chỉnh: Cài đặt hệ thống tường lửa, hệ thống IPS/IDS với công nghệ mới nhất cho mạng WAN/LAN, trang bị hệ thống phòng chống virus có bản quyền, được cập nhật thường xuyênTrường và dùng cho Đạitoàn hệ thhọcống BIDV, Kinh xây dựng tếtrung Huếtâm phục hồi thảm 45
- họa theo chuẩn quốc tế, hệ thống lưu trữ SAN cũng như các chính sách an ninh, bảo mật, an toàn hệ thống để giảm thiểu những rủi ro từ hoạt động CNTT. Công tác quản trị và vận hành các hệ thống CNTT tại BIDV được thực hiện và kiểm soát chặt chẽ theo hệ thống quy trình, quy định được ban hành và định kỳ được rà soát, cập nhật. • Hoạt động phát triển nguồn nhân lực Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2016, BIDV có tổng số 23.854 nhân viên, trong đó có trình độ đại học trở lên chiếm 89,2%, trình độ cao đẳng chiếm 2,8%, và 8% có bằng trung cấp hoặc các bằng khác. BIDV nhận thức được rằng nguồn nhân lực là một nhân tố quan trọng hàng đầu cho sự phát triển và thành công của tổ chức. Vì vậy, một trong những mục tiêu quan trọng nhất của BIDV là phải xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ nhân viên đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chiến lược kinh doanh của hệ thống. • Hiệu quả sử dụng nhân viên Năm 2016, Ngân hàng BIDV chi 1.256 tỷ đồng để trả lương cho nhân viên và tổng cộng ngân hàng này có 23.834 nhân viên trên toàn hệ thống. Theo đó, thu nhập bình quân của nhân viên BIDV là 17,5 triệu đồng/người/tháng, thấp hơn gần 1 triệu đồng/tháng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong năm 2016, chi phí lương và phụ cấp cho nhân viên của BIDV cũng tăng hơn 18% lên 1,25 nghìn tỷ đồng. - Công tác tuyển dụng: đa có sự cải tiến về nội dung và hình thức thi tuyển, đảm bảo tính công bằng, minh bạch, khách quan góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, tìm kiếm, thu hút ́ những cán bộ có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn tốt. - Công tác đào tạo: Đội ngũ nhân sự của BIDV thường xuyên được đào tạo và đào tạTrườngo lại, rèn luyện kỹĐại năng nghi họcệp vụ, nângKinh cao trình tế độ chuyênHuế môn, ngoại ngữ Từng khoá học đều xác định rõ mục đích, yêu cầu của chương tŕnh đào tạo, 46
- nội dung được thiết kế, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế của BIDV, đặc biệt đảm bảo đáp ứng yêu cầu phục vụ trong triển khai các nhiệm vụ cấp bách, quan trọng của hệ thống. • Hiệu quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.11. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV trong các năm 2014 -2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 +/- % +/- % Tổng TS 650.340 850.670 996.785 200.330 30,80 146.115 17,18 Tiền gửi KH 440.472 564.583 723.837 124.111 28,18 159.254 28,21 Cho vay KH 439.070 590.917 700.722 151.847 35,58 109.805 18,58 LN trước thuế 6.297 7.949 7.507 1.652 26,34 (0,442) (5,56) Nợ xấu (%) 2,06 1,70 1,86 (0,36) - 0,16 - (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) 1200 996.785 1000 850.67 723.837 800 650.34 700.722 564.583 590.917 600 440.472 439.07 2014 400 2015 200 6.2977.9497.507 0 0 0 2016 0 Tổng TS Tiền gửi KH Cho vay KH LN trước thuế Nợ xấu (%) Hình 2.12. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV trong giai đoạn 2014 - 2016 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) Về quy mô tài sản, tổng tài sản BIDV tăng trưởng cao nhất trong các năm trở lại đây, Trườngtrở thành Ngân hàng Đại TMCP học dẫn đầ uKinh thị trường vtếề quy Huế mô: đạt hơn 996 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 17,18% so với năm 2015, gấp 1,5 lần so với năm 2014. 47
- Vốn điều lệ đạt trên 34 ngàn tỷ đồng, gia tăng gấp 1,2 lần so với năm 2014. Trong đó dư nợ cho vay khách hàng đạt 700.722 tỷ đồng, tăng 109.804 tỷ đồng so với cuối năm 2015. Cơ cấu tín dụng trung dài hạn được cải thiện. Chất lượng tín dụng được kiểm soát quyết liệt và chặt chẽ hướng theo thông lệ quốc tế, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 1,86%, tỷ lệ nợ nhóm 2 là 3,67%. Tiền gửi KH đạt 723.837 tỷ đồng, tăng 28,18% so với năm 2015 và gấp 1,64 lần so với năm 2014. Cho vay KH cũng có xu hướng tăng đều, lợi nhuận trước thuế năm 2016 đạt 7,507 tỷ đồng giảm 442 tỷ đồng so với năm 2015, nhưng lại tăng hơn 1,210 tỷ đồng so với năm 2014. Nhìn chung, thì lợi nhuận trước thuế của BIDV từ năm 2014 – 2016 có sự biến động. 2.1.4 E- Earning (Thu nhập) ➢ Cơ cấu thu nhập Trường Đại học Kinh tế Huế 48
- Bảng 2.11. Cơ cấu thu nhập từ các hoạt động của BIDV qua các năm 2014 - 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % Thu nhập lãi thuần 16.844 73,44 19.315 78,32 22.912 78,36 2.471 14,67 3.598 18,63 Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 1.803 7,86 2.337 9,47 2.103 7,19 534 29,61 (234) (10,00) Lãi thuần từ kinh doanh vàng và ngoại hối 265 1,16 294 1,19 54 1,82 29 10,85 239 81,18 Lãi / lỗ thuần từ mua bán chứng khoán KD 210 0,92 (63) (0,26) 389 1,33 (273) (129,94) 452 (717,20) Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 819 3,57 11 0,05 362 1,24 (807) (98,62) 350 3.101,78 Lãi / lỗ từ mua bán chứng khoán 1.029 4,49 (52) (0,21) - - (1.081) (105,02) 52 (100,00) Lãi thuần từ hoạt động khác 1.594 6,95 2.369 9,61 1.691 5,78 775 48,65 (679) (28,65) Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 372 1,62 449 1,82 1.251 4,28 77 20,83 802 178,57 Tổng thu nhập 22.936 100 24.660 100 29.240 101 1.725 7,52 4.579 18,57 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) 49 Trường Đại học Kinh tế Huế
- Tổng thu nhập của BIDV tăng mạnh trong giai đoạn 2014 – 2016, từ 22.936 tỷ đồng trong năm 2015 lên 24.660 tỷ đồng tăng thêm 1.725 tỷ đồng tương ứng với 7,52% so với năm 2014, đến năm 2016, tổng thu nhập của Ngân hàng tăng lên thành 29.240 tỷ đồng tăng thêm 4.579 tỷ đồng tương ứng với 18,57% so với năm 2015. Ngoài ra, các hoạt động kinh doanh đạt kết quả khá tốt như lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 781 tỷ, tăng 7%, mua bán chứng khoán đầu tư lãi tăng 33% đạt 361 tỷ. Tuy nhiên một số hoạt động kinh doanh có sự sụt giảm như kinh doanh ngoại hối giảm lãi một nửa so với cùng kỳ, lãi từ hoạt động khác giảm 36%. BIDV đã bám sát và thực hiện rất tốt mục tiêu đã đề ra trong năm 2016. Song hành cùng nhiệm vụ kinh doanh, BIDV tiếp tục phát huy vai trò là định chế tài chính hàng đầu, tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước: Chủ động, tích cực nghiên cứu và triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương; Triển khai gói tín dụng 1000 tỷ đồng hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp, 1.000 tỷ hỗ trợ khách hàng cá nhân trong lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy hải sản tại 4 tỉnh miền Trung. Trong tổng thu nhập của BIDV, thì thu nhập lãi thuần lại chiếm tỷ lệ cao nhất, luôn chiếm trên 70% trong cơ cấu của tổng thu nhập và có sự tăng lên trong thời gian qua. Trong năm 2016 đạt 22.913 tỷ đồng, tăng 3.598 tỷ đồng tương ứng 18,63% so với năm 2015 và gấp1,36 lần so với năm 2014. Đến năm 2016, tỷ số này là 78,36%, sự giảm của lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và lãi thuần từ hoạt động khác khiến cơ cấu thu nhập của BIDV chuyển sang mạnh hướng tăng phụ thuộc vào thu nhập từ lãi. Tuy nhiên quá phụ thuộc vào lãi không phải là tốt, bởi nó biến động với tăng trưởng tín dụng và biến động lãi suất. Việc quá phụ thuộc vào nguồn thu từ lãi thuần sẽ làm cho Ngân hàng bất lợi nếu như các khoản vay khó có thể thu hồi. Bên cạnh đó còn có 2 khoản thu rất quan trọng là thu nhập từ kinh doanh vàng và Trườngngoại hối, đầu tư Đạichứng khoán học. Trong Kinh năm 2015, tếdo Ngân Huế hàng sáp nhập 50
- với Ngân hàng MHB, việc kinh doanh vàng và ngoại hối làm cho thu nhập của Ngân hàng tăng lên bù đắp cho đầu tư chứng khoán giảm mạnh làm cho thu nhập của Ngân hàng tăng lên 1.725 tỷ đồng so với năm 2014, đạt 24.660 tỷ đồng vào năm 2015. Đến năm 2016, việc sáp nhập đã đi vào ổn định, nên cả việc đầu tư chứng khoán và các hoạt động kinh doanh vàng và ngoại hối đều tăng lên, làm cho thu nhập của Ngân hàng vào năm này tăng khá mạnh khoảng 4.579 tỷ đồng so với năm 2015, đạt 29.240 tỷ đồng. Ngoài ra, thu nhập của Ngân hàng còn phụ thuộc vào rủi ro của thị trường, sự biến động của lãi suất, tỷ giá, lạm phát, ➢ Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Bảng 2.12. ROA – ROE các năm 2014 -2016 của BIDV Đơn vị tính: Tỷ đồng 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 +/- % +/- % Thu nhập ròng 6.297 7.949 7.507 1.652 26,23 (442) (5,56) TS có bình quân 599.363 750.505 932.727 151.142 25,22 182.222 24,28 VCSH bình quân 32.823 37.971 42.101 5.148 15,68 4.131 10,88 ROA (%/năm) 1,05 1,06 0,80 ROE (%/năm) 19,18 20,93 17,83 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) 1000000 932.727 800000 750.505 599.363 600000 Thu nhập ròng 400000 TS có bình quân VCSH bình quân 200000 32.823 37.971 42.101 6.297 7.949 7.507 0 Trường2014 Đại2015 học Kinh2016 tế Huế Hình 2.13. ROA – ROE của BIDV qua các năm 2014 -2016 51
- Năm 2014, cho thấy thu nhập ròng của Ngân hàng đạt 6.297 tỷ đồng, sang năm 2015 con số này tăng mạnh, tăng khoản 1.652 tỷ đồng tương ứng 26,23% so với năm 2014. Đến năm 2016, thì lại có xu hướng giảm nhẹ, giảm 442 tỷ đồng tương ứng giảm 5,56% so với năm 2015. Nguyên nhân là do có những khoản đóng góp vào thu nhập ròng năm 2016 giảm (lãi thuần từ hoạt động khác giảm), chi phí hoạt động trong năm vừa qua tăng 13% lên 4.653 tỷ đồng trong khi đó chi phí dự phòng lại tăng mạnh 34% lên hơn 2,3 nghìn tỷ đồng. Ngân hàng thực hiện tăng trích lập dự phòng rủi ro theo quy định, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. 1.2 1,05 1,06 1 0,80 0.8 0.6 0.4 0.2 ROA (%/năm) 0 2014 2015 2016 Hình 2.14. Tỷ lệ ROA (%/năm) (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) Dựa vào hình 2.14, hiệu quả sinh lời trên tổng TS trong năm 2014 và 2015 đều lớn hơn 1% nhưng cả hai năm đều ở mức xấp xỉ với 1 khẳng định rằng TS của BIDV có khả năng tạo ra được lợi nhuận nhưng không cao, sang năm 2016, thì tỷ lệ này giảm xuống còn 0,8% (≤1) điều này làm cho khả năng tạo ra lợi nhuận của BIDV bị giảm sút do với tổng tài sản mà Ngân hàng có được. Trong năm 2016 tổng tài sản của BIDV tăng một cách vượt bật là do BIDV thành lập mới 22 chi nhánh và 16 PGD (trong đó 12 CN được thành lập mới trên cơ sở sắp xếp lại mạng lưới tiếp nhận từ MHB). Thu nhập ròng giảm không đáng so với năm 2015 nhưng tổng tài sản lại tăng rất nhiều so với năm 2015 (cuối năm 2016 tổng tài sản của ngân hàng đạt 996.785 tỷ đồng, tăng 17,18% so với năm 2015) làm cho tỷ lệ này giảm làm cho khả năng chuyển tài sản thành dòng tiền ròng cho Ngân hàng giảm đi một cách đáng kể.Trường Đại học Kinh tế Huế 52
- ➢ Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) 22 20,93 21 20 19,18 19 17,.83 18 17 ROE (%/năm) 16 2014 2015 2016 Hình 2.15. Tỷ lệ ROE (%/năm) (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) ROE của Ngân hàng BIDV thuộc con số ấn tượng là luôn duy trì trên mức xấp xỉ 18%. Năm 2014, ROE của BIDV ở mức 19,18% đây là một mức khá cao, được đánh giá rất tốt cho các nhà đầu tư vào Ngân hàng này, qua năm 2015, mức ROE lại tiếp tục tăng, đạt đến 20,93% tăng rất nhiều so với năm 2014, mặc dù trong năm này, cả thu nhập ròng và vốn CSH bình quân đều tăng nhưng tốc độ tăng của thu nhập ròng lớn hơn tốc độ tăng của vốn CSH bình quân. Ngân hàng khá thành công trong việc quản lý biên sinh lợi từ lãi, lãi suất cho vay và huy động được điều hành linh hoạt, bám sát thị trường nhưng vẫn giữ được biên sinh lời khá cao. Tuy nhiên, đến năm 2016, thì tỷ lệ này lại giảm mạnh đáng kể, còn ở mức 17,98%, dấu hiệu giảm xuống này khiến các nhà đầu tư lo sợ và cổ phiếu của BIDV kém hấp dẫn hơn, nhưng mức 17.98% là một mức an toàn và cao hơn so với nhiều Ngân hàng, nên các nhà đầu tư yên tâm cho mức giảm này. Sở dĩ, tỷ lệ này giảm là do thu nhập ròng của Ngân hàng giảm và vốn CSH bình quân lại tại tăng so với năm 2015 (tăng 4.131 tỷ đồng). Do đó BIDV cần có những chính sách kinh doanh hợp lý và hiệu quả hơn trong những năm tới để cải thiện và tăng cao thu nhập ròng, một mặt vừa đem lại thu nhập cho Ngân hàng, một mặt lại vừa đảm bảo cho thu nhập của chủ sở hữu và làm cổ phiếu BIDV hấp dẫn trở lại trên thị trường chứng khoán. Trường Đại học Kinh tế Huế 53
- Bảng 2.13. So sánh ROA – ROE của BIDV với VietinBank, VCB năm 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu BIDV VCB Vietinbank Thu nhập ròng 7.507 8,517 8,530 TS có bình quân 932.727 731.282 864.091 VCSH bình quân 42.101 47.234 59.541 ROA (%/năm) 0,80 1,16 0,99 ROE (%/năm) 17,83 18,03 14,33 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV, VCB, Vietinbank) 20 17,83 18,03 18 16 14,33 14 12 10 8 ROA 6 ROE 4 2 0,.80 1,16 0,99 0 BIDV VCB Vietinbank Hình 2.16. So sánh ROA – ROE Ngân hàng BIDV với VCB, Vietinbank trong năm 2016 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV, VCB, Vietinbank) Năm 2016, trong ba Ngân hàng BIDV, VCB và Vietinbank, thì chỉ số ROA của VCB là cao nhất và BIDV là thấp nhất . Điều này cho thấy, mức độ tạo ra lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân của Ngân hàng là thấp hơn so với hai Ngân hàng cùng so sánh. Tuy nhiên, chỉ số ROE thì BIDV chỉ thấp thua so với VCB nhưng thấp hơn không đáng kể còn cao hơn nhiếu so với Vietinbank. Điều này cho thấy,sự hấp dẫn của cổ phiTrườngếu BIDV chỉ hấ pĐại dẫn sau VCB.học Kinh tế Huế ➢ Phương trình Du Pont_ ROA, ROE 54
- Bảng 2.14. Phương trình Du Pont_ ROA, ROE BIDV năm 2016 Chỉ Thu nhập ròng trên Vòng quay tổng tài Số nhân vốn %/năm tiêu doanh thu (%) sản (vòng) CSH (lần) ROA 25,67 0,03 - 0,80 ROE 25,67 0,03 14,43 11,62 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) Tỷ lệ lãi ròng trên doanh thu của BIDV là 25,67%, tổng tài sản trong một năm quay được 0,03 lần. Do vậy BIDV tạo ra lợi nhuận 0,8%/năm trên tổng tài sản. ROE phụ thuộc vào ROA và số nhân vốn CSH. Ngân hàng là ngành có số nhân vốn CSH cao, sử dụng đòn bẩy tài chính. ROE của BIDV là 11,62 %/năm. Trong thời gian tới, để tăng ROA và ROE, BIDV có thể tăng thu nhập ròng trên doanh thu và số nhân vốn CSH bằng cách đầu tư vào danh mục đầu tư có khả năng sinh lời cao hơn. Tuy nhiên trong khi BIDV vẫn đang thực hiện chiến lược tăng trưởng thận trọng thì ROA, ROE ở mức thấp không phải là một hạn chế của BIDV. ➢ Chỉ số lãi cận biên ròng (NIM) và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (NNIM) Bảng 2.15. NIM – NNIM Đơn vị tính: Tỷ đồng 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 +/- % +/- % Tổng TN lãi ròng từ 17.216 19.764 24.163 2.548 14,80 4.399 22,26 cho vay và đầu tư Tổng TS có sinh lời 144.43 563.338 707.771 880.785 25,64 173.014 24,44 bình quân 3 Thu nhập ngoài lãi 3.569 4.521 3.787 952 26,67 (734) (16,23) Chi phí ngoài lãi (9.637) (11.532) (13.237) (1.895) 19,66 (1.705) 14,78 NIM (%/năm) 3,06 2,79 2,74 NNIM (%/năm) 0,02344 0,02268 0,019328 Trường(Ngu ồĐạin: Báo cáohọc tài chính Kinh thường niên tế củ aHuế Ngân hàng BIDV) 55
- NIM của BIDV giả nhẹ trong các năm qua, giảm từ 3,03% vào năm 2014 xuống còn 2,74% vào năm 2016. Cho biết lợi nhuận của Ngân hàng bị co hẹp dần, và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đang có xu hướng thấp xuống. NIMM của BIDV xấp xĩ 0,02 chứng tỏ tốc độ tăng của các hoạt động thu nhập ngoài lãi bù đắp vừa đủ để chi trả chi phí ngoài lãi, HĐ KD các sản phẩm phi tín dụng đem lại hiệu quả cao cho Ngân hàng. ➢ Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) Bảng 2.16: Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) của BIDV trong năm 2014 – 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 +/- % +/- % Chi phi hoạt động (8.633) (11.087) (12.724) (2.454) 28,43 (1.637) 14,76 Tổng thu nhập 22.936 24.660 29.240 1.725 7,52 4.579 18,57 CIR (%) 37,64 44,96 43,52 7,32 (1,44) (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) 44,96 46 43,52 44 42 40 37,64 38 36 34 CIR (%) 32 2014 2015 2016 Hình 2.17. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) củaa BIDV trong các năm 2014 – 2016 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) Tỷ lệ chi phí trên thu nhập của BIDV đang có sự biến động qua các năm. Năm 2014, chỉ số CIR là 37,64%, qua năm 2015 chỉ số này tăng lên 7,32% đạt 44,96% so với năm Trường2014. Đến năm 2016, Đại chỉ s ốhọc này giả mKinh nhẹ xuống còntế 44,52%. Huế Sở dĩ, hệ số CIR trong năm 2015 tăng cao là do sự sáp nhập với Ngân hàng MHB, tốn chi phí để 56
- sửa chửa làm mới PGD thuộc quyền sở hữu của BIDV. Năm 2016 chỉ số này giảm xuống nhưng vẫn ở mức cao hơn so với năm 2014, chứng tỏ Ngân hàng dần giảm mức chi phí hoạt động ở mức thấp nhất. 2.1.5 L- Liquidity (Khả năng thanh khoản) ➢ Hoạt động huy động vốn Bảng 2.17: Tỷ lệ cấp TD so với nguồn VHĐ của BIDV qua năm 2014 -2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 +/- % +/- % Tổng dư nợ 439.070 590.917 700.722 151.847 34,58 109.804 18,58 Nguồn vốn huy động 488.860 658.707 790.479 169.847 34,74 131.772 20,00 Tỷ lệ cấp TD so với 89,82 89,71 88,65 (0,11) - (1,06) - nguồn vốn huy động (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) 90 89,82 89,71 89.5 89 88,65 88.5 Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động 88 2014 2015 2016 Hình 2.18. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động của BIDV năm 2014 -2016 (%) (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) Nguồn huy động vốn năm 2014 đạt 488.860 tỷ đồng, đến năm 2015 hoạt dộng huy động vốn của Ngân hàng tăng thêm 33,93% đạt 658.707 tỷ đồng. Năm 2016, nguTrườngồn vốn huy độ ngĐại của Ngân học hàng đKinhạt 790.479 ttếỷ đồ ngHuế tăng 131.772 tỷ đồng tương ứng 20% so với năm 2015. Nguồn huy động vốn của Ngân hàng tăng 57
- một cách đáng kể, chứng tỏ càng ngày càng có nhiều khách hàng tin tưởng, quan tâm đến BIDV, cũng như Ngân hàng có chiến lược, chính sách chăm sóc khách hàng, những ưu đãi về các khoản tiết kiệm cũng như các khoản tiền gửi khác thu hút sự quan tâm của khách hàng. Cũng trong năm 2016, BIDV đang triển khai chương trình tiền gửi “Tết yêu thương - Xuân ngập tràn”; Tiết kiệm dự thưởng mừng năm mới 2017, Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ cấp tín dụng đối với các Ngân hàng thương mại là ≤ 80%. Nhưng khi nhìn vào bảng số liệu tính toán đươc, thì tỷ kệ cấp tín dụng của BIDV trong 3 năm đều lớn hơn 80%,. Cao nhất là vào năm 2014, tỷ lệ này đạt 89,82% và tỷ lệ này có xu hướng giảm dần, nhưng vẫn còn vượt mức quy định của NHNN, từ năm 2015 là 89,71% , năm 2016 tỷ lệ này là 88,65% giảm 1,17% so với năm 2014. Khuyến khích Ngân hàng giảm tỷ lệ này xuống đúng với mức quy định của NHNN để đảm bảo an toàn trong thanh khoản, tránh sự mất tín nhiệm với khách hàng và có thể đưa Ngân hàng đến phá sản. Bảng 2.18. Khả năng thanh toán của BIDV qua các năm 2014 -2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng 2015/2014 2016/2015 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 +/- % +/- % Tài sản có thanh 152.547 182.989 222.167 23.854 13,52 45.767 25,94 toán ngay Tổng nợ phải trả 616.734 808.334 954.917 191.600 23,70 146.583 18,13 Khả năng thanh 24,73 22,64 23,27 (2,91) 1,44 toán (%) (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV) Theo quy định của NHNN thì tỷ lệ về khả năng thanh toán thường được đánh giá ở mứcTrường 20 - 30%. Trong Đại 3 năm qua,học khả năngKinh thanh khoản tế củaHuế Ngân hàng đều đạt yêu cầu của NHNN và có xu hướng giảm. Năm 2014 khả năng thanh khoản là 58
- 24,73%, năm 2015 thì tỷ lệ này giảm 2,09%, chỉ còn 22,64% đến năm 2016 thì tỷ lệ này có xu hướng tăng lên trở lại, tăng 0,63% so với năm 2015, nhưng vẫn giảm hơn so với năm 2014 là 1,46%. Ngân hàng đảm bảo khả năng thanh khoản tốt và tỷ lệ này không quá cao, nên Ngân hàng có khả năng sinh lời cao. Bảng 2.19. Khả năng thanh toán của BIDV so với VCB và Vietinbank năm 2016 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu BIDV VCB Vietinbank Tài sản có thanh toán ngay 222.167 230.765 233.729 Tổng nợ phải trả 954.917 738.874 855.727 Khả năng thanh toán (%) 23,27 31,23 27,31 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV, VCB, Vietinbank) 35 31,23 30 27,31 25 23,27 20 15 10 Khả năng thanh toán (%) 5 0 BIDV VCB Vietinbank Hình 2.19: Khả năng thanh toán của BIDV so với VCB và Vietinbank năm 2016 (Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên của Ngân hàng BIDV, VCB, Vietinbank) So với Ngân hàng VCB và Ngân hàng Vietinbank thì khả năng thanh khoản trong năm 2016 của Ngân hàng BIDV là thấp nhất. Khả năng thanh khoản của VCB là cao nhất đạt 31,23%, cao hơn mức quy định của Ngân hàng nhà nước, kế tiếp là Vietinbank 27,31%. Vì khả năng thanh khoản tỷ lệ nghịch với khả năng sinh lời, do vậy mặc dù hệ số thanh khỏan của BIDV thấp nhất trong 3 Ngân hàng so sánh nhưng khTrườngả năng sinh lời lạ iĐại cao nhấ t,học không gây Kinh lãng phí v ốtến. Huế 59