Khóa luận Tìm hiểu việc ứng dụng phần mềm Libol trong thư viện trường Đại học Thủy Lợi

pdf 69 trang thiennha21 15/04/2022 5820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu việc ứng dụng phần mềm Libol trong thư viện trường Đại học Thủy Lợi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_viec_ung_dung_phan_mem_libol_trong_thu_vi.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu việc ứng dụng phần mềm Libol trong thư viện trường Đại học Thủy Lợi

  1. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm khóa luận, em đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô giáo trong khoa, giáo viên hướng dẫn và đặc biêt là các cán bộ trong Thư viện trường Đại học Thủy lợi. Em xin được gửi tới cô Nguyễn Thu Thảo, người đã trực tiếp hướng dẫn em lời cảm ơn chân thành nhất. Em xin cảm ơn các cán bộ thư viện trường Đại học Thủy lợi đã nhiệt tình giúp đỡ em để hoàn thành khóa luận này. Nhân đây, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo ở khoa Thông tin – thư viện, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã hết lòng dạy dỗ em trong suốt bốn năm học qua. Do thời gian và trình độ có hạn nên khóa luận của em không tránh được các sai sót. Em mong nhận được những lời góp ý chân thành của toàn thể thầy cô giáo và các bạn. Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Dinh LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận “TÌM HIỂU VIỆC ỨNG DỤNG PHẦN MỀM LIBOL TRONG THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong này là trung thực. Kết 1
  2. quả trình bày trong khóa luận này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà nội, ngày tháng năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Dinh MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU Error! Bookmark not defined. 1. Tính cấp thiết của đề tài 4 2. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 5 3. Đối tƣợng và phạm vị nghiên cứu 6 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 6 5. Tình hình nghiên cứu của đề tài 6 6. Bố cục của đề tài 7 NỘI DUNG 7 Chƣơng 1: Giới thiệu về Trƣờng Đại học Thủy lợi và Thƣ viện Trƣờng Đại học Thủy Lợi 7 1.1 Giới thiệu về trƣờng Đại học Thủy lợi 7 1.1.1 Giới thiệu chung vể trường ĐHTL 7 1.1.2 Đội ngũ cán bộ bao gồm: 9 1.1.3 Cơ sở vật chất 10 1.1.4 Đào tạo 13 1.2 Giới thiệu Thƣ viện trƣờng Đại học Thủy lợi( TVĐHTL). 15 1.2.1 Cơ sở vật chất 15 1.2.2 Tư liệu ấn phẩm 16 2
  3. 1.2.3 Đối tượng phục vụ 16 1.2.4 Thời gian phục vụ 17 1.2.5 Cơ cấu tổ chức quản lý và nhân sự 17 1.2.6 Ứng dụng tin học trong nghiệp vụ và quản lý khai thác thư viện 20 1.2.7 Những đổi mới tại Thư viện Trường Đại học Thuỷ Lợi ( TVĐHTL) 21 Chƣơng 2: Giới thiệu về phần mềm Libol 6.0 22 2.1 Sự hình thành và phát triển của Libol 6.0 23 2.2 Các tính năng của Libol 6.0 24 2.3 Các phân hệ chính của Libol 6.0 26 Chƣơng 3: Ứng dụng phần mềm Libol trong TVĐHTL 30 3.1. Phân hệ Quản lý 31 3.2. Phân hệ Bạn đọc 31 3.2.1. Hồ sơ bạn đọc 33 3.2.2. Thẻ bạn đọc 35 3.2.3. Xử lý lô 36 3.2.4. Thống kê 37 3.3. Phân hệ Biên mục 37 3.3.1. Thư mục 38 3.3.2. Trao đổi dữ liệu 39 3.4 Phân hệ mƣợn trả 39 3.4.1 Ghi mươn ấn phẩm 40 3.4.2 Ghi trả ấn phẩm( tương tự) 40 3.4.3 Gia hạn ấn phẩm: Mã số thẻ, ngày gia hạn cụ thể 40 3.5. Phân hệ bổ sung 44 3.5.1. Đơn đặt 45 3.5.2.Bổ sung 45 3.5.3.Kế toán 46 3.5.4. Kho 46 3.5.5. Thống Kê: 47 3
  4. 3.6. Phân hệ Định kì 47 3.6.1. Mục lục 47 3.6.2. Bổ sung ấn phẩm định kì 48 3.6.3. Khiếu nại 50 3.6.4 Thống kê 50 3.7. Phân hệ OPAC – phân hệ tra cứu trực tuyến 51 3.7.1 Chức năng tra cứu 52 3.7.2. Mượn liên thư viện 53 3.8. Phân hệ sƣu tập số 56 3.9. Phân hệ mƣợn liên thƣ viện 56 KẾT LUẬN 57 A- Nhận xét 57 B- Kiến nghị 59 C- Kết luận 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA THƯ VIỆN ĐẠI HỌC THỦY LỢI 64 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thế kỉ XXI, công nghệ thông tin và viễn thông đã chiếm một vị trí quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống, trở thành động lực cơ bản cho sự phát triển kinh tế xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và viễn thông với những thành tựu của nó như máy tính điện tử, liên lạc, các kĩ thuật lưu giữ đa phương tiện .đã làm đổi thay sâu sắc và toàn diện hầu hết các ngành nghề lĩnh vực, trong đó có ngành Thông tin thư viện. Việc tin học hóa trong hoạt động thư viện đã làm thay đổi căn bản phương thức hoạt động thư viện truyền thống từ xử l{, thu thập đến phục vụ 4
  5. người đọc đồng thời tạo ra các hoạt động dịch vụ thông tin, các sản phẩm thông tin có giá trị đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng tin. Để đáp ứng nhu cầu tin học hóa, các tổ chức, các công ty, các doanh nghiệp đã nghiên cứu và cho ra đời nhiều phần mềm quản trị thư viện, các phần mềm đó liên tục phát triển và có những thay đổi phù hợp với nhu cầu thư viện hơn. Thư viện ngày nay nhờ sự hỗ trợ của phần mềm đã không còn là mô hình thư viện truyền thống như ngày trước mà là một kho tang lưu trữ thông tin tri thức trong đó không nhât thiết các loại sách phải được nhìn thấy trong kho sách của mình. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có khá nhiều các phần mềm quản trị thư viện. Mỗi phần mềm có tính năng riêng biệt phù hợp với điều kiện thực thế của từng thư viện. Có những phần mềm phát triển và chiếm lĩnh được một vị trí nhất định trên thị trường, có những phần mềm có tính ứng dụng chưa cao và có những phần mềm đã lỗi thời và đang dần được thay thế. Việc tìn hiểu về các phần mềm và khả năng ứng dụng của nó là hết sức cần thiết và đặc biệt quan trọng đối với thư viện Việt Nam. Bởi lẽ việc ứng dụng từng phần mêm đối với từng thư viện có phù hợp hay không là điều vô cùng quan trọng. Đây chính là l{ do tôi nghiên cứu đề tài “ Tìm hiểu việc ứng dụng phần mềm Libol trong Thư viện trường Đại học Thủy lợi”. 2. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Khóa luận được nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp thông tin về một số phần mềm thư viện thiêu biểu hiện đang được áp dụng tại các cơ quan Thông tin – thư viện Việt nam. Đồng thời đánh giá những ưu, nhược điểm của các phần mềm khi đưa vào áp dụng trong điều kiện thực tế của các cơ quan, phân tích một số nhân tố liên quan đến việc lựa chọn phần mềm, qua đó giúp 5
  6. các cơ quan có được quyết định đúng đắn khi lựa chọn phần mềm phù hợp cho cơ quan mình. 3. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu - Khóa luận đi sâu tìm hiểu việc ứng dụng các tinh năng nổi bật và các module của phần mềm Libol của Công ty Công nghệ tin học Tinh Vân. - Đánh giá những ưu và nhược điểm của phần mềm nói chung và đưa ra những ứng dụng của các tính năng của phần mềm Libol trong THĐHTL. Từ đó đưa ra một số kiến nghị để phần mềm này ứng dụng một cách tốt hơn trong TVĐHTL và có thể sẽ là một chuẩn mẫu cho các thư viện trường đại học khác. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Khóa luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác Thông tin – thư viện. * Phương pháp nghiên cứu: Thực hiện khảo sát ở TVĐHTL với phương pháp nghiên cứu khoa học như: thu thập, nghiên cứu tài liệu; phương pháp phỏng vấn; quan sát kết hợp với phương pháp tổng hợp đánh giá thông tin. 5. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đã có một số bài báo, khóa luận nghiên cứu về các phần mềm thư viện như Libol, ILib. Song chưa có đề tài nào nghiên cứu, đánh giá về một phần mềm cụ thể tại một thư viện cụ thể. Đề tài của tôi đi sâu tìm hiểu về phần mềm Libol của TVĐHTL để đánh gía sự ứng dụng của thư viện một trường đại học đã ứng dụng phần mềm thư viện như thế nào. Từ đó đưa ra các hướng áp dụng phần mềm cho các thư viện trường đại học khác. Vì vậy tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài này là hoàn toàn phù hợp. Tôi hy vong rằng các kết quả đạt được trong nghiên cứu này sẽ là những đóng góp thiết 6
  7. thực về mặt lý luận cũng như thực tiễn trong việc đánh giá, lựa chọn phần mềm phù hợp cho các cơ quan thông tin thư viện thư viện hiện nay. 6. Bố cục của đề tài Khóa luận bao gồm ba phần: Lời nói đầu, Nội dung, Kết luận. Trong đó phần nội dung được chia thành ba chương như sau: Chương 1: Giới thiệu về Thư viện Trường Đại học Thuỷ lợi (TVĐHTL). Chương 2: Giới thiệu về phần mềm Libol 6.0 . Chương 3: Ứng dụng phần mềm Libol trong Thư viện Trường Đại học Thuỷ lợi (TVĐHTL). Trong quá trình làm khóa luận mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng do thời gian và trình độ có hạn chắc chắn khóa luận của tôi không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn. NỘI DUNG Chƣơng 1: Giới thiệu về Trƣờng Đại học Thủy lợi và Thƣ viện Trƣờng Đại học Thủy Lợi 1.1 Giới thiệu về trƣờng Đại học Thủy lợi Đại học thủy lợi (WRU): Water Resources University Tên trước đây: Học viện Thủy lợi – Điện lực Cơ quan: Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn. Hiệu trưởng hiện nay: GS.TS Nguyễn Quang Kim Địa chỉ: 175 Tây Sơn- Đống Đa- Hà Nội Điện thoại: 04.38 522 201 Fax: 04.35 633 351 Email: dhtl@wru.edu.vn Website: www.wru.edu.vn Năm thành lập: 1959 1.1.1 Giới thiệu chung vể trƣờng ĐHTL 7
  8. ĐHTL thành lập năm 1959 tiền thân là Học viện Thuỷ lợi Điện lực. Trải qua 48 năm xây dựng và trưởng thành, Trường Đại học Thuỷ lợi đã khẳng định là một trường đại học đầu ngành của cả nước đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Nước và là Trung tâm Khoa học Công nghệ có uy tín về Thủy lợi - Thủy điện, Tài nguyên và Môi trường, Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế - xã hội của đất nước, có năng lực hội nhập khu vực và quốc tế. ĐHTL là trường đại học chuyên ngành duy nhất ở Việt nam đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao về lĩnh vực thuỷ lợi, thuỷ điện và tài nguyên nước phục vụ cho các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dân sinh kinh tế và phát triển nông thôn trên phạm vi cả nước. Hiện nay trường đã có một hệ thống giảng đường, phòng thí nghiệm, khu làm việc tương đối khang trang, thư viện, phòng học chuyên dùng và các thiết bị đáp ứng được nhu cầu của một trường Đại học. Trường hiện có trên 600 cán bộ, công nhân viên và giảng viên, 100% giảng viên của Trường đạt chuẩn trong đó năm 2006 có 7 giáo sư, 45 phó giáo sư, 84 Tiến sỹ, 173 thạc sỹ. Đã được Nhà nước phong tặng 2 Nhà giáo nhân dân, 58 Nhà giáo ưu tú. Mạng lưới cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ trải rộng từ Bắc tới Nam. Đến nay Trường đã đào tạo cho đất nước gần 20000 kỹ sư, 429 thạc sỹ, 71 tiến sỹ, trong đó có nhiều người đã trở thành chuyên gia đầu ngành, những cán bộ chủ chốt ở Trung ương và địa phương. Năm học 2006-2007 trường có hơn 10000 học viên và sinh viên đang theo học với các hệ đào tạo chính quy, tại chức, cử tuyển với các cấp học dự bị, cao đẳng, đại học, trên đại học chưa kể các lớp bồi dưỡng sau đại học ngắn hạn. Công tác đào tạo được tiến hành tại 3 cơ sở: Cơ sở chính tại Đống Đa – Hà Nội; Cơ sở 2 tại Bình Thạnh, Tp. Hồ Chính Minh và Trung tâm ĐH2 tại Phan Rang, tỉnh Ninh Thuận. 8
  9. Trong quan hệ hợp tác Quốc tế, Trường đã mở rộng quan hệ hợp tác nghiên cứu và giao lưu với các trường đại học, công ty, viện nghiên cứu và Chính phủ nhiều nước và tổ chức Quốc tế. Với những thành tích đạt được, Nhà trường đã vinh dự được đón nhận những phần thưởng cao quý do Đảng và Nhà nước trao tặng; Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới năm 2000, Huân chương Hồ Chí Minh năm 2004. Năm 2006, Chiến lược phát triển Trường giai đoạn 2006 – 2020 của Trường đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt. Mục tiêu của Chiến lược là toàn diện đảm bảo mang lại cho cán bộ và giảng viên một môi trường thuận lợi, có thể phát huy toàn bộ năng lực và trí tuệ của mình cho sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, tạo cho sinh viên môi trường học tập và nghiên cứu khang trang, hiện đại, tạo cho sinh viên môi trường học tập và nghiên cứu khang trang hiện đại, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng với những kiến thức tiên tiến, các kỹ năng cần thiết để tiến thân, lập nghiệp và sáng nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Phấn đấu trở thành một trong 10 trường Đại học hàng đầu của Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học chất lượng cao, tạo được danh hiệu “Đại học Thuỷ lợi Việt Nam” có uy tín, quan hệ quốc tế rộng rãi đa phương, đa dạng, đủ sức cạnh tranh, hợp tác bình đẳng với các nước trên thế giới và chủ động hội nhập. Với tinh thần đổi mới ĐHTL đang phấn đấu tạo ra những kỳ vọng để bước vào giai đoạn mới - Giai đoạn mang tính bước ngoặt trong lịch sử xây dựng và phát triển của mình để một tương lai không xa có khả năng hợp tác và là một đối tác tin cậy, bình đẳng trong khu vực và thế giới. 1.1.2 Đội ngũ cán bộ bao gồm: 9
  10. Trên 891 cán bộ, công nhân viên và giảng viên; 100% giảng viên đạt chuẩn Có 2 giáo sư và 62 phó giáo sư 98 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 202 Thạc sỹ; Nhà trường luôn tạo điều kiện cho các giáo viên trẻ đi học Thạc sĩ, Tiến sĩ ở nước ngoài bằng các nguồn vốn: ngân sách, tài trợ của các dự án, hợp tác giữa các trường. Từ nay đến 2010 hàng năm có thể có từ 20 đến 30 người được đi học nước ngoài. Tất cả các giáo viên của trường đang học Thạc sĩ, Tiến sĩ trong nước đều phải gửi đi học ở nước ngoài ít nhất 1 năm, để tăng cường vốn ngoại ngữ và kinh nghiệm tổ chức học tập, giảng dạy của nước ngoài. Những ngưòi đã học trên đại học trong nước, trường có kế kế hoạch cho đi thực tập nước ngoài từ 1 năm trở lên. Cán bộ giáo viên của trường tham gia nhiều hội đồng Khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ hay cấp ban, tiểu ban tư vấn, kiểm tra, thẩm định, đánh giá, nghiệm thu các đề tài khoa học công nghệ (KHCN), được nhiều tổ chức trong và ngoài nước đánh giá cao. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực Trường chỉ rõ mục tiêu đối với đội ngũ giảng viên đạt các chuẩn: Tỉ lệ cán bộ giảng dạy/ sinh viên 1:15 Trình độ: 55% trình độ Thạc sỹ, 40% tiến sỹ, số lượng này đều có khả năng giảng dạy và giao tiếp bằng tiếng Anh. 1.1.3 Cơ sở vật chất Cho đến nay, về cơ sở vật chất nhà trường hiện có: 9,78 ha khuôn viên; 6700 m² phòng học; 27 cơ sở thí nghiệm thực hành với 5713 m²; 8900 m² ký túc 10
  11. xá; 1089 m² thư viện; 8222 m² giáo dục thể chất. Các hạng mục công trình luôn được nâng cấp và xây mới theo quy hoạch tổng thể của trường. + Phòng học và Phòng thí nghiệm Trường có trên 50 phòng học, 2 hội trường lớn sức chứa 1000 người, âm thanh ánh sáng hiện đại. Nhà trường đã đầu tư xây dựng được 9 giảng đường chuyên dùng, lắp tổng cộng trên 100 chiếc bảng di động và màn chiếu tại giảng đường, các khoa được trang bị máy chiếu phục vụ kịp thời cho công tác cải tiến giảng dạy đạt hiệu quả cao. Có khu thí nghiệm thuỷ lực hiện đại, 10 phòng thí nghiệm độc lập, 6 cơ sở thí nghiệm khác. Những thiết bị mới được trang bị trong những năm gần đây đều đạt hiệu suất sử dụng cao, phục vụ đắc lực cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất, đặc biệt phòng thí nghiệm địa kỹ thuật đã được cấp giấy chứng nhận LAS tạo điều kiện thuận lợi trong việc hoạt động khoa học công nghệ của Nhà trường. + Thư viện trường Được đưa vào sử dụng từ giữa năm 2006, thư viện Trường Đại học Thuỷ lợi rộng 2294 m² được đầu tư lớn về trang thiết bị, máy móc đang nhanh chóng phát triển theo hướng tin học hoá, hiện đại hoá. Là một bộ phận hữu cơ trong cơ cấu tổ chức đào tạo của Nhà trường, phục vụ quá trình đào tạo sinh viên Đại học, Cao học và Nghiên cứu sinh; góp phần phục vụ đào tạo lại; nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, hiện Thư viện có khoảng 40.000 đầu sách các loại, trên 50 đầu báo, tạp chí cùng hơn 70 máy tính cấu hình cao, với đường truyền Internet ADSL phục vụ cho các nhu cầu học tập, nghiên cứu của cán bộ, giáo viên, sinh viên. + Kí túc xá 11
  12. Khu kí túc xá gồm có 4 dãy nhà 3 tầng gồm 270 phòng ở có đủ điều kiện sử dụng tốt. Trong phòng có giường tầng, công trình phụ khép kín. Nguồn điện nước và các dịch vụ hỗ trợ đầy đủ, hợp lý, thuận tiện cho học viên từ các tỉnh xa về học tập tại trường. Đời sống tinh thần của học viên, sinh viên phong phú với các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ. Môi trường xã hội lành mạnh ổn định, trật tự an toàn kỷ cương được đảm bảo tốt giúp học viên yên tâm học tập và công tác. Hiện nhà trường đang xây dựng khu ký túc xá 11 tầng trang bị hiện đại đã đưa vào sử dụng trong năm 2011 + Khu Giáo dục thể chất Khu Giáo dục thể chất là một quần thể hiện đại đa chức năng với sân bóng, bể bơi, sân tennis, nhà thi đấu thường xuyên mở cửa cho gần 200.000 lượt sinh viên, cán bộ học tập và rèn luyện sức khoẻ mỗi năm. Hiện nay nhà thi đấu đa năng đang được gấp rút hoàn thành. + Trung tâm tin học Thực hiện công tác tin học hoá toàn trường. Với 4 phòng máy, mỗi phòng gần 100 máy tính có thể truy cập internet, trung tâm tin học đáp ứng tốt nhu cầu học tập của sinh viên và là nơi triển khai các chương trình thuộc các dự án liên kết đào tạo giữa trường Đại học Thuỷ lợi với các tổ chức trong và ngoài nước. Cơ sở hạ tầng mạng: ĐHTL đã xây dựng được một hệ thống mạng nội bộ mạnh gồm có đường truyền Internet trực tiếp (leaseline) 4Mbps phục vụ hệ thống Portal, email và hệ thống bài giảng trực tuyến và đường truyền internet gián tiếp, ADSL phục vụ nhu cầu khai thác Internet của toàn thể cán bộ, giáo viên và sinh viên nhà trường. 12
  13. Trạm y tế: có 4 phòng, 2 giường, 1 bàn khám bệnh và đầy đủ trang thiết bị cho một trạm y tế. Đây là nơi quản lý hồ sơ chăm sóc sức khoẻ ban đầu, định kỳ và theo dõi sức khoẻ lâu dài cho hàng ngàn lượt sinh viên và cán bộ công nhân viên trường mỗi năm. Ngoài ra hàng năm trạm y tế còn phối hợp và kết hợp với trạm y tế dự phòng thành phố Hà nội, quận Đống đa và phường Trung liệt phát động nhiều phong trào phòng tránh dịch bệnh, giữ vệ sinh chung và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường. Hạ tầng cơ sở đóng góp một vai trò hết sức quan trọng vào bề dày gần 50 năm phát triển của Trường Đại học Thuỷ lợi. Cơ sở vật chất ngày một đầy đủ, khang trang, sạch đẹp hơn, từng thế hệ sinh viên trưởng thành từ mái trường này tự hào về Trường Đại học Thuỷ lợi, ngôi trường không ngừng đổi mới để hội nhập. 1.1.4 Đào tạo Hiện nay, trường Đại học Thuỷ lợi đang đào tạo gần 10.000 sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh mỗi năm, trong đó: Hệ Đại học 2.600 sinh viên chính quy; 700 sinh viên tại chức; Hàng trăm kỹ sư bằng hai; Trên 300 sinh viên hệ cử tuyển và cao đẳng Các chuyên ngành đào tạo đại học bao gồm 1. Kỹ thuật Công trình; 2. Công nghệ kỹ thuật xây dựng; 3. Kỹ thuật Thủy điện và Năng lượng tái tạo; 13
  14. 4. Kỹ thuật điện; 5. Cấp thoát nước; 6. Kỹ thuật hạ tầng và Phát triển nông thôn; 7. Thủy văn và Tài nguyên nước; 8. Kỹ thuật Tài nguyên nước; 9. Công nghệ thông tin; 10. Kinh tế tài nguyên thiên nhiên; 11. Kỹ thuật cơ khí; 12. Kỹ thuật môi trường; 13. Kỹ thuật bờ biển; 14. Kỹ thuật biển (bắt đâu đào tạo trong năm 2008); 15. Địa kỹ thuật(bắt đâu đào tạo trong năm 2008); 16. Khí tượng(bắt đâu đào tạo trong năm 2008); 17. Quản lý và giảm nhẹ thiên tai; 18. Quản lý tài nguyên thiên nhiên(bắt đâu đào tạo trong năm 2008); Hệ sau Đại học 100 - 200 học viên cao học; 10 - 20 nghiên cứu sinh Các chuyên ngành đào tạo sau đại học 1. Cơ học vật thể rắn; 2. Cơ học chất lỏng; 3. Thuỷ văn học; 4. Phát triển nguồn nước; 5. Chỉnh trị sông và bờ biển; 6. Xây dựng công trình thuỷ; 7. Địa kỹ thuật xây dựng; 14
  15. 8. Cấp thoát nước; 9. Vật liệu và công nghệ vật liệu xây dựng; 10. Tưới tiêu cho cây trồng; 11. Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước; 12. Môi trường đất và nước; 13. Công nghệ môi trường nước và nước thải. 1.2 Giới thiệu Thƣ viện trƣờng Đại học Thủy lợi( TVĐHTL). Ngay từ khi trường ĐHTL thành lập năm 1959, thư viện cũng được ra đời và phát triển đồng hành với sự phát triển của trường. Những ngày đầu thành lập, TV là một tôt trực thuộc phòng đào tạo với một số trang thiết bị đơn sơ, giáo trình phục vụ học tập thiếu thốn. Tổ thư viện đã phục vụ giáo viên và sinh viên bằng số lượng nhỏ sách báo và các tạp chí tiếng Nga và tiếng Trung và rất ít sách Tiếng Việt do các giáo viên của trường dịch được. Từ đó đến nay, TVĐHTL đã trải qua hơn 50 năm thành lập và phát triển gắn với bao thăng trầm của sự phát triển của trường và đất nước. Được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trường, sự ủng hộ của các phòng ban chức năng và sự yêu nghề của khối phục vụ thư viện, TVĐHTL ngày một lớn mạnh về cả cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. 1.2.1 Cơ sở vật chất Thư viện Trường Đại học Thủy lợi Hà nội hiện đang toạ lạc tại tòa nhà A45, trong khuôn viên trường ĐHTL, với diện tích sử dụng khoảng 2.080m2. Thư viện hiện được bố trí, sắp xếp như sau: 01 kho Giáo trình - 195m2 04 kho Tài liệu tham khảo: Kho Ngoại văn - 65m2 Kho Mở - 410m2 15
  16. Phòng Báo - Tạp chí – 130m2 Kho Lưu trữ - 70 m2 03 phòng khai thác đa phương tiện (Multimedia room) - 195m2 03 phòng đọc lớn và sân tự học của sinh viên, tổng diện tích 400m2 có sức chứa khoảng 1.000 chỗ 04 phòng làm việc của các bộ thư viện, phòng máy chủ, phòng họp Thư viện ĐHTL hiện có 1 không gian khép kín, biệt lập và yên tĩnh. Các phòng đọc, kho sách với bàn quầy, giá sách, bàn ghế mới; các trang thiết bị điện tử, an ninh thư viện khá hiện đại, hệ thống đèn, quạt hợp lý, có điều hòa không khí, máy hút ẩm 1.2.2 Tƣ liệu ấn phẩm Theo số liệu kiểm kê đến tháng 9/2009, số lượng tài liệu trong các kho sách của Thư viện Đại học Thủy lợi đang quản lý như sau: + Giáo trình: 450 đầu – 350.000 bản + Tài liệu tham khảo tiếng Việt: 5.310 đầu – 13.302 cuốn + Tài liệu tham khảo tiếng nước ngoài: Tiếng Anh: 1.547 đầu – 1736 cuốn Các ngôn ngữ khác: 4.700 đầu – 7.000 cuốn + Các nguồn tài liệu điện tử: các văn bản pháp luật; đĩa CD kèm theo sách, ngân hàng ảnh các công trình thuỷ lợi + Báo - Tạp chí: Thường xuyên có 12 đầu báo ngày 65 đầu tạp chí , trong đó có 9 đầu báo và tạp chí Tiếng Anh thường xuyên Chưa có tạp chí online 1.2.3 Đối tƣợng phục vụ Đối tượng phục vụ của TVĐHTL bao gồm: - Giảng viên, cán bộ trong trường; - Sinh viên chính qui, tại chức, học viên cao học và NCS tại trường; 16
  17. - Cung cấp giáo trình, tài liệu tham khảo cho một số cơ sở đào tạo tại chức xa trường như Cơ sở 2, ĐH2 và một số trường Đại học khác Theo thống kê đến tháng 6/2009: Sử dụng các dịch vụ Thư viện: phục vụ khoảng 500 đến 2.000 lượt người/ngày. Trong đó Phòng Giáo trình: 500 lượt mượn trả/ngày - Phòng Mở: 200 lượt/ngày - Phòng Báo chí: 100 lượt/ngày 1.2.4 Thời gian phục vụ Thư viện mở cửa tất cả các ngày trong tuần (trừ ngày lễ, Tết). Cụ thể: - Ngày thường: Phòng Nghiệp vụ, Giáo trình, Ngoại văn, Báo - Tạp chí: từ 7h30 đến 17h00 Phòng Đọc Mở: từ 7h30 đến 21h30 - Mùa thi: Phòng Nghiệp vụ, Giáo trình, Ngoại văn, Báo - Tạp chí: từ 7h30 đến 17h00 Phòng Đọc mở: từ 7h30 đến 23h00 1.2.5 Cơ cấu tổ chức quản lý và nhân sự * Cơ cấu tổ chức 17
  18. Cơ cấu nhân sự Thư viện có cơ cấu quản lý theo từng chức năng nghiệp vụ riêng biệt: · Ban Giám đốc: 2 người · Khối Nghiệp vụ thư viện và Quản trị mạng (hiện có 1 người): + Công tác xuất bản, bổ sung (1 người) + Công tác biên mục, tạo các ấn phẩm thư viện (3 người). + Quản trị mạng LAN và hệ thống servers + PCs (1 người) · Khối phục vụ bạn đọc (hiện có 12 người): + Phòng Giáo trình (4 người) + Kho Mở (4 người) + Kho Ngoại văn (1 người) + Phòng Báo chí (1 người) + Hướng dẫn thông tin (2 người) Cụ thế như sau: 1 Nguyễn Thị Phương Thạc sĩ 2005 Giám đốc 18
  19. Trà 2 Hoàng Thị Thanh ĐH 2003 Phó giám đốc Thủy 3 Phùng Ngọc Vinh Trung 1998 Giáo trình cấp 4 Lê Thị Minh Yến ĐH 1996 Báo- tạp chí 5 Vũ Minh Hạnh ĐH 1989 Kho mở 6 Trần Thanh Bình ĐH 2005 Giáo trình 7 Bùi Bích Ngọc ĐH 1997 TP.Nghiệp vụ 8 Lê Thị Thìn ĐH 1999 TP.Giáo trình 9 Trần Sao Mai ĐH 1999 Kho mở 1 Đặng Thanh Mai ĐH 2000 Kho mở 0 1 Phạm Thanh Huyền ĐH 1989 Kho mở 1 1 Ngô Bích Huệ ĐH 1999 Giáo trình 2 1 Lê Thị Kim Thoa ĐH 2006 Nghiệp vụ 3 1 Vũ Quang Sơn ĐH 2006 Nghiệp vụ 4 1 Trịnh Đình Vũ ĐH 2006 Quản trị mạng 5 1 Nguyễn Thị Phương ĐH 2010 Nghiệp vụ 6 Lan 1 Hoàng Minh Hiền ĐH 2010 Ngoại văn 7 19
  20. 1 Nguyễn Trường 2010 Hướng dẫn TT 8 Giang 1 Phạm Đức Cường 2010 Hướng dẫn TT 9 1.2.6 Ứng dụng tin học trong nghiệp vụ và quản lý khai thác thƣ viện Thư viện được lắp đặt các trang thiết bị điện tử, mạng LAN và các thiết bị an ninh thư viện khá hiện đại: - Phần mềm Quản lý Thư viện Libol 6.0; - Mạng LAN kết nối với Internet theo đường Leaseline của Trường; Kết nối Wifi; - 3 servers và 4 switchs CISCO; - Hệ thống máy tính nối mạng: 20 terminals phục vụ bạn đọc tra cứu tìm tin; 88 PCs trong phòng Multimedia; 12 PCs cho các cán bộ làm nghiệp vụ - 04 máy in lazer; 02 máy photocopy - Hệ thống an ninh thư viện: Hệ thống kiểm soát vào/ra tự động bằng thẻ proximity. Cổng từ 3M Các loại tem từ dùng cho sách, băng, đĩa 01 máy khử từ/nạp lại từ cho sách và các loại tài liệu 01 máy khử từ/nạp lại từ cho băng đĩa 06 máy in hoá đơn phục vụ mượn/trả 06 đầu đọc mã vạch cố định (fixed barcode reader) 20
  21. 01 đầu đọc mã vạch di động (mobile barcode reader) 01 máy in mã vạch - 01 máy in thẻ nhựa; - 01 máy ảnh kỹ thuật số; 1.2.7 Những đổi mới tại Thƣ viện Trƣờng Đại học Thuỷ Lợi ( TVĐHTL) Thư viện Trường Đại học Thuỷ Lợi đến nay đã có trụ sở, cơ sở vật chất tương đối khang trang với diện tích sử dụng khoảng 2.080m2. Tầng 1 có kho Giáo trình với diện tích khoảng 200m2 có sức chứa gần 300.000 bản và 3 phòng tự học mỗi phòng khoảng 70m2. Tầng 2 gồm: các phòng: Nghiệp vụ, phòng khai tác đa phương tiện (Multimedia, Server ), phòng Sách ngoại văn. Tầng 3 gồm phòng Đọc mở và các phòng tự học với diện tích khoảng 1.000m2 (gồm cả kho sách Tầng 4). Công tác phục vụ tại TVĐHTL đã được đổi mới bước đầu từ phương thức phục vụ truyền thống sang phục vụ theo hình thức kho mở tự chọn có hỗ trợ của công nghệ thông tin trong việc tra cứu tìm sách. Trung bình Thư viện phục vụ 200 lượt người đọc/ngày, chưa tính đến số lượng người tìm đến thư viện như là nơi lý tưởng cho việc tự học. Trong thời gian sắp tới, bạn đọc đến thư viện không chỉ thoả mãn nhu cầu đọc sách mà còn để thoả mãn nhu cầu tra tìm các nguồn thông tin điện tử trên mạng Internet và Intranet của nhà trường. - Nguồn tài liệu của Thư viện cũng tăng đáng kể cả về nội dung và hình thức: các loại sách, tạp chí, được bổ sung đã giúp cho thư viện tăng cường được khả năng cung cấp Thông tin - Tư liệu phục vụ nhu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu của cán bộ, giáo viên và sinh viên trong trường. - Thư viện được Dự án Đan Mạch đầu tư các trang thiết bị hiện đại đồng thời luôn chú trọng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên tại Trung tâm TV bằng các hình thức toạ đàm, nói chuyện chuyên đề đã giúp 21
  22. Thư viện có những đổi mới trong quy trình phục vụ bạn đọc, giúp cho hiệu quả công việc được nâng cao rõ rệt, làm cho bạn đọc có hứng thú đến thư viện. - Với việc hoàn thành hệ thống mạng thông tin Intranet của nhà trường, đã cải thiện đáng kể việc thông tin liên lạc giữa các đơn vị trong trường cũng như giữa trường với bên ngoài. Hình thành một đầu mối thu thập, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý, đào tạo, nghiên cứu và các hoạt động xã hội khác thông qua Website và hệ thống mạng thông tin của nhà trường. Chƣơng 2: Giới thiệu về phần mềm Libol 6.0 22
  23. 2.1 Sự hình thành và phát triển của Libol 6.0 Libol (Library OnLine), bộ phần mềm giải pháp Thư viện điện tử - Thư viện số được công ty tin học Tinh Vân nghiên cứu và phát triển từ năm 1997; năm 1999 cho ra mắt Lobol phiên bản 1.0 và hiện đã nâng cấp lên 6.0. Đây là phiên bản chuẩn hóa nhất và hoàn thiện nhất về nghiệp vụ quản lý và khai thác thư viện. Điểm nổi bật của Libol 6.0 so với những phiên bản trước đó cũng như với các sản phẩm cùng loại trong nước chính là Phân hệ Quản lý Tư liệu điện tử, cho phép thư viện có thể quản lý các dạng tài liệu số phổ biến, cung cấp tài liệu số tới mọi đối tượng người dùng. Như vậy, thư viện trong tương lai hoàn toàn có thể quản lý một lượng tài nguyên số đa dạng (âm thanh, hình ảnh, video, text) với dung lượng khổng lồ và khả năng lưu trữ phân tán. Với phân hệ này, các thư viện hoàn toàn có thể thực hiện mua bán, trao đổi và cung cấp tài liệu điện tử một cách dễ dàng Được ứng dụng tại gần 70 thư viện công cộng, trung tâm nghiên cứu và thư viện các trường đại học trên toàn quốc, Libol hiện được đánh giá thành công nhất trên thị trường nội địa bởi khả năng ứng dụng CNTT một cách triệt để nhằm tự động hoá tất cả các quá trình hoạt động của một thư viện hiện đại, cung cấp các tính năng cần thiết cho một thư viện để sẵn sàng hội nhập với hệ thống thư viện quốc gia và quốc tế, cũng như quản lý các xuất bản phẩm điện tử. Đây là 23
  24. sản phẩm phần mềm thư viện điện tử và quản lý tích hợp nghiệp vụ thư viện thành công nhất ở Việt Nam. Tính ƣu việt của libol: * Hỗ trợ đầy đủ nhất các chuẩn nghiệp vụ Thư viện của Việt Nam cũng như của Quốc tế. * Giao diện của tất cả các phân hệ hoàn toàn trên Web, rất thuận lợi cho người dùng. * Được kiểm nghiệm thực tế ở rất nhiều đơn vị là cơ quan đầu ngành về hoạt động thông tin thư viện: Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia, Thư viện Khoa học tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội Giải thƣởng * Giải thưởng Sao Khuê 2010 do Hiệp hội phần mềm Việt Nam VINASA trao tặng. * Cúp Vàng "Phần mềm đóng gói - phần mềm thương phẩm" cho sản phẩm CNTT xuất sắc do Hội tin học Việt Nam trao tặng năm 2002 và 2007. 2.2 Các tính năng của Libol 6.0 * Hỗ trợ chuẩn biên mục MARC 21, AACR-2, ISBD; các khung phân loại thông dụng như DDC, BBK, NLM, LOC, UDC, subject headings; chuẩn ISO 2709 cho nhập/xuất dữ liệu; * Liên kết với các thư viện và tài nguyên thông tin trực tuyến trên Internet qua giao thức Z39.50 và OAI-PMH; 24
  25. * Mượn liên thư viện theo giao thức ISO 10161, sử dụng định dạng mã hoá dữ liệu BER/MIME; * Tích hợp với các thiết bị mã vạch, thẻ từ và RFID; các thiết bị mượn trả tự động theo chuẩn SIP 2; * Hỗ trợ đa ngữ Unicode với dữ liệu và giao diện làm việc; các bảng mã tiếng Việt như TCVN 5712, VNI * Công cụ xây dựng, quản lý và khai thác kho tài nguyên số; * Xuất bản các cơ sở dữ liệu hoặc thư mục trên đĩa CD; * Tìm kiếm toàn văn; * Khả năng tuỳ biến cao * Bảo mật và phân quyền chặt chẽ; * Thống kê tra cứu đa dạng, chi tiết và trực quan phục vụ mọi nhóm đối tượng; * Vận hành hiệu quả trên những CSDL lớn hàng triệu bản ghi, Hỗ trợ hệ QT CSDL Oracle hoặc MS SQL Server; * Khai thác và trao đổi thông tin qua web, thư điện tử, GPRS (điện thoại di động) và thiết bị hỗ trợ người khiếm thị; * Tương thích với cả mô hình kho đóng và kho mở; * Hỗ trợ hệ thống thư viện nhiều kho, điểm lưu thông 25
  26. 2.3 Các phân hệ chính của Libol 6.0 * Phân hệ tra cứu trực tuyến OPAC: Là cổng thông tin chung cho mọi đối tượng để khai thác tài nguyên và dịch vụ thư viện theo cách riêng phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân; Là môi trường giao tiếp và trao đổi thông tin giữa bạn đọc với nhau, giữa bạn đọc và thư viện và giữa bạn đọc với các thư viện khác. * Phân hệ bổ sung: Quy trình quản lý ấn phẩm chặt chẽ và xuyên suốt kể từ lúc phát sinh nhu cầu bổ sung, đặt mua, kiểm nhận, gán số đăng ký cá biệt, xếp giá tới lưu kho và đưa ra khai thác. * Phân hệ biên mục: Công cụ mạnh, thuận tiện và mềm dẻo giúp biên mục mọi dạng tài nguyên thư viện theo các tiêu chuẩn thư mục quốc tế; Giúp trao đổi dữ liệu biên mục với các thư viện trên mạng Internet và giúp xuất bản các ấn phẩm thư mục phong phú và đa dạng. * Phân hệ ấn phẩm định kỳ: Tự động hoá và tối ưu hoá các nghiệp vụ quản lý đặc thù cho mọi dạng ấn phẩm định kỳ (báo, tạp chí, tập san ) như bổ 26
  27. sung, đăng ký, kiểm nhận, đóng tập, khiếu nại thiếu số và tổng hợp số có số thiếu. * Phân hệ bạn đọc: Quản lý thông tin cá nhân và phân loại bạn đọc giúp thư viện áp dụng được những chính sách phù hợp với mỗi nhóm bạn đọc và tiến hành các xử lý nghiệp vụ theo lô hoặc theo từng cá nhân. * Phân hệ lƣu thông: Tự động hoá những thao tác thủ công lặp đi lặp lại trong quá trình mượn trả và tự động tính toán, áp dụng mọi chính sách lưu thông do thư viện thiết đặt. Cung cấp các số liệu thống kê về tình hình mượn trả tài liệu phong phú và chi tiết. * Phân hệ sƣu tập số: Theo dõi và xử lý các yêu cầu đặt mua tài liệu điện tử qua mạng, quản lý kho tư liệu số hoá. * Phân hệ mƣợn liên thƣ viện (ILL): Quản lý những giao dịch trao đổi tư liệu với các thư viện khác theo chuẩn quốc tế dưới các vai trò là thư viện cho mượn và thư viện yêu cầu mượn. Cho phép bạn đọc của thư viện này có thể mượn sách tại các thư viện khác. * Phân hệ quản lý: Quản lý, phân quyền người dùng và theo dõi toàn bộ hoạt động của hệ thống. Tích hợp với cơ sở dữ liệu người dùng trên LDAP hoặc Microsoft AD. Cho phép tùy biến ngôn ngữ trên giao diện chương trình. * Giải thưởng chất lượng do Bộ Bưu chính Viễn thông trao tặng cho 10 doanh nghiệp kinh doanh sản xuất phần mềm và nội dung thông tin số đạt thành tích cao năm 2005. * Giải thưởng Sao Khuê 2005 và 2007 do Hiệp hội phần mềm Việt Nam VINASA và Bộ Bưu chính Viễn thông trao tặng. 27
  28. * Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho Sản phẩm, giải pháp phần mềm nghiệp vụ chuyên ngành xuất sắc 2006. Bộ phần mềm Giải pháp Thư viện điện tử - Thư viện số Libol trong những năm qua đã góp phần tạo ra thay đổi tích cực trong hoạt động của ngành Thông tin – thư viện Việt Nam, góp phần số hóa nguồn tài nguyên đồ sộ của các thư viện. Libol hỗ trợ đắc lực cho các cán bộ thư viện trong công tác nghiệp vụ và bước đầu giúp tài nguyên các thư viện được liên kết với nhau Các hoạt động, tính năng của các phân hệ (trừ OPAC) được thiết lập từ phân hệ Quản lý. Phân hệ quản lý được sử dụng bởi người quản trị cao nhất với các khả năng sau: · Tạo mới, quản lý các tài khoản truy cập vào các phân hệ khác và các quyền tương ứng của các tài khoản đang sử dụng. · Thiết đặt các tham số làm việc cho toàn bộ hệ thống cũng như bật/tắt các tính năng của các phân hệ khác. · Cung cấp khả năng lập các báo cáo, thống kê về các hoạt động của người dùng tại phân hệ này cũng như các phân hệ khác. · Tiến hành các hoạt động bảo trì hệ thống như chép phòng dữ liệu, đọc nhật ký hoạt động của toàn chương trình, Chính vì vậy các thao tác của người quản trị thực hiện tại phân hệ Quản lý ảnh hưởng mật thiết tới các phân hệ còn lại. Tính năng chính của Libol là hỗ trợ nghiệp vụ thư viện, đầu tiên là nghiệp vụ quản lý các ấn phẩm. Nghiệp vụ quản lý này bắt đầu từ phân hệ Bổ sung, là nơi tập hợp các yêu cầu bổ sung, kiểm soát việc đặt mua, kiểm nhận, gán số đăng ký cá biệt, biên mục sơ lược, xếp giá và in nhãn, mã vạch. Sau đó, các ấn phẩm (đơn bản và định kỳ) sẽ được biên mục chi tiết tại phân hệ Biên mục. 28
  29. Do tính chất đinh kỳ đặc thù nên các ấn phẩm định kỳ sẽ được quản lý riêng tại phân hệ Định kỳ. Đây là nơi thực hiện các thao tác đăng ký, ghi nhận, khiếu nại, đóng tập đối với từng số ấn phẩm định kỳ. Phân hệ Sưu tập số quản lý các tài liệu điện tử và các tài khoản, yêu cầu về tài liệu điện tử. Phân hệ Bạn đọc quản lý tất cả các thông tin cá nhân và tài khoản bạn đọc. Phân hệ ILL kiểm soát và xử lý các yêu cầu mượn liên thư viện và quản lý toàn bộ thông tin các giao dịch mượn trả liên thư viện dành cho bạn đọc của thư viện cục bộ muốn gửi yêu cầu mượn ấn phẩm tại thư viện khác và các thư viện khác muốn gửi yêu cầu mượn trả đến thư viện cục bộ. Tại Phân hệ OPAC, bạn đọc có thể tra cứu thông tin về các ấn phẩm đơn bản, ấn phẩm định kỳ và tài liệu điện tử đã được thiết đặt từ các phân hệ Biên mục, Ấn phẩm định kỳ, Sưu tập số. Tuy nhiên, phạm vi tra cứu sẽ phụ thuộc vào tài khoản và quyền liên quan của bạn đọc được quản lý tại phân hệ Bạn đọc (với tài liệu điện tử thì sẽ được quản lý tại phân hệ Sưu tập số). Các yêu cầu mượn liên thư viện cũng được tạo ra tại đây và sẽ được chuyển và xử lý tại phân hệ ILL. Phân hệ ILL sẽ liên hệ với các thư viện khác để thực hiện các yêu cầu này. Thông tin từ các phân hệ Bổ sung, Ấn phẩm định kỳ, Bạn đọc và các yêu cầu mượn trả từ phân hệ OPAC được tập trung tại phân hệ Lưu thông để cán bộ thư viện quản lý tất cả các hoạt động mượn trả. 29
  30. Chƣơng 3: Ứng dụng phần mềm Libol trong TVĐHTL Phầm mềm Libol 6.0 được đưa vào hoạt động trong TVĐHTL từ năm 2006. Trước đây TVĐHTL đã áp dụng phần mềm này trong việc quản lý tài liệu và bạn đọc của thư viện nhưng thật sự từ khi áp dụng Libol 6.0 từ năm 2006 mới thực sự có chuyển biến tích cực. Phầm mềm Libol 6.0 mà TVĐHTL đang ứng dụng được mua từ công ty Tinh Vân. Hiện tại TVĐHTL đang sử dụng 7 phân hệ sau trong phần mềm Libol 6.0. Có 2 phân hệ là phân hệ Sưu tập số và phân hệ Muợn liên thư viện là TVĐHTL chưa sử dụng. 1/Phân hệ Quản l{ 2/Phân hệ Bạn đọc 3/Phân hệ Biên mục 4/Phân hệ Mượn trả 5/Phân hệ Bổ sung 6/Phân hệ Định kz 7/Phân hệ OPAC – tra cứu trực tuyến Phần mềm Libol có tính năng phân quyền rõ nét. Tính năng phân quyền là tính năng phân cho mỗi cán bộ thư viện được làm một công việc và nhiệm vụ cụ thể phù hợp với khả năng và chức vụ của mình. Ban lãnh đạo TVĐHTL đã áp dụng tính năng này để dễ quản l{. Tức là mỗi cán bộ thư viện được cung cấp user (tên người dung) và password (mật khẩu) của riêng cá nhân mình theo đúng công việc mình làm. Những cán bộ làm quản l{ cấp cao hơn sẽ có mức phân quyền rộng hơn những cán bộ bình thường. Tính năng này giúp thư viện dễ dàng quản l{ các công việc của thư viện hơn và triệt để hơn trong các công việc thuộc phạm vi của từng cán bộ thư viện. 30
  31. 3.1. Phân hệ Quản lý Phân hệ quản lý được sử dụng bởi người quản trị cao nhất với khả năng tạo mới và gán quyền cho các tài khoản truy cập vào các phân hệ khác cũng như rút bớt quyền hay hủy các tài khoản đang sử dụng. Phân hệ quản lý còn cho phép người quản trị thiết đặt các tham số làm việc cho toàn bộ hệ thống cũng như tắt/bật các tính năng của phân hệ khác. Phân hệ quản lý giúp người dùng khả năng lập các báo cáo, thống kê về các hoạt động của người dùng tại phân hệ này cũng như các phân hệ khác. Qua giao diện của phân hệ nay, người dùng có thể tiến hành các hoạt động bảo trì hệ thống như chép phòng dữ liệu, đọc nhật kí hoạt động của toàn chương trình. Giao diện của phân hệ quản lý + Người dùng mới: Cho phép người dùng tạo mới một tài khoản truy cập vào hệ thống phân hệ trong chương trình. + Mật khẩu: Chức năng này cho phép ta thay đổi lại mật khẩu trong tài khoản. Và mật khẩu Admin có quyền cao nhất trong chương trình. Người dùng đăng nhập vào phân hệ nay sẽ có tất cả mọi quyền trong phân hệ mà họ đăng nhập. 3.2. Phân hệ Bạn đọc 31
  32. *) Các tính năng mà TVĐHTL đã ứng dụng được trong phân hệ bạn đọc - Quản l{ đầy đủ thông tin cá nhân của bạn đọc , cho phép tìm kiếm theo nhiều tiêu chí một cách dễ dàng - Có nhiều cách để nhập thông tin cho độc giả như: nhập hàng loạt theo nhiều định dạng như Excel, XML hay nhập trực tiếp từ cá nhân - Khi cần sửa đổi thông tin của độc giả, cán bộ có thể sửa đổi từng cá nhân hay sửa đổi hàng loạt - Có thể thống kê, báo cáo theo nhiều hình thức, nhiều tiêu chí. *) Ứng dụng cụ thể của phân hệ bạn đọc trong TVĐHTL Phân hệ bạn đọc giúp thư viện trong việc quản lý cộng đồng bạn đọc và tiến hành các hoạt động nghiệp vụ liên quan đến bạn đọc như: cấp thẻ gia hạn thẻ, cắt hiệu lực thẻ. Phân hệ này cho phép người dùng tự tạo ra những khuôn dạng thẻ đọc khác nhau phù hợp với nghiệp vụ và chức năng của thư viện mình. Phân hệ này cũng cho phép thư viện phân loại bạn đọc và quy định về các chính sách riêng biệt và thích hợp cho từng bạn đọc. Cung cấp nhiều phép thống kê theo độ tuổi, nhóm ngành nghề, nhóm bạn đọc, thời gian cấp thẻ, gia hạn thẻ. Gồm 4 phân hệ nhỏ: hồ sơ bạn đọc, thẻ bạn đọc, quản lý lô, thống kê 32
  33. 3.2.1. Hồ sơ bạn đọc 3.2.1.1 . Thông tin hồ sơ + Quản lý hồ sơ: có chức năng quản lý hồ sơ Bạn đọc. Phần này có các chức năng cập nhật và sửa chữa hồ sơ bạn đọc bao gồm tất cả các thông tin cá nhân liên quan đến hồ sơ bạn đọc như: Họ tên, ngày sinh, khóa học, ngành học, ngày cấp thẻ, địa chỉ,quê quán, email, ảnh bạn đọc Giao diện của phần quản lý hồ sơ bạn đọc + Tra cứu: Dùng để tìm kiếm thông tin bạn đọc Khi Cán bộ quản lý muốn biết rõ về một sinh viên nào đó do vi phạm nội quy hay các lý do nào khác thì cán bộ sẽ tra cứu rõ ràng chi tiết bản thân người sinh viên đó với những mục tra cứu đơn giản: Họ tên, , ngày sinh, khóa học, ngành học, ngày cấp thẻ, địa chỉ,quê quán rồi ấn tìm, cán bộ sẽ có thông tin nhanh chóng về sinh viên đó. Và đặc biệt là phần này còn giới hạn kết quả tìm kiếm để tránh việc nhiễu tin. Cán bộ có thể tìm toàn bộ hay giới hạn là 100 người, 300 người Cán bộ TV có thể tra cứu đồng thời nhiều tham số với các thông tin đã có về đối tượng với chức năng như toán tử AND. 33
  34. + Hàng đợi: Phần này hiện ra thông tin của những bạn đọc đã đặt trước nhu cầu về thông tin, cuốn sách nào đó. Mỗi một sinh viên có một user và password riêng khi đăng nhập vào hệ thống và đặt trước yêu cầu khi cuốn sách mình mong muốn đang bận. Phần này chứa các thông tin về bạn đọc như: Họ tên, số thẻ thư viện, nhóm bạn đọc, cơ quan 3.2.1.2. Danh mục Phân hệ nhỏ này chứa các thông tin liệt kê theo danh mục những thông tin liên quan đến bạn đọc như: Dân tộc ( dao, giáy, h’mong ); trình độ văn hóa ( cao đẳng, đai học, thạc sỹ, ); Nhóm ngành nghề ( sinh viên, cán bộ, thẻ tạm thời, giáo viên ); Nhóm bạn đọc; Khoa( các khoa trong trường: cơ khí, công 34
  35. trình, kinh tế ); Tỉnh . Hiện tại phần danh mục các tỉnh và danh mục nhóm bạn đọc chưa được ứng dụng trong TVĐHTL. Danh mục theo nhóm ngành nghề 3.2.1.3. Xuất nhập dữ liệu + Khuôn dạng xuất dữ liệu: Tạo ra các khuôn dạng xuất dữ liệu. Tức là soạn thảo mẫu để xuất cơ sở dữ liêu về mẫu, về tên và về nội dung + Khuôn dạng nhập dữ liệu: Tạo ra các khuôn dạng nhập dữ liệu. Soạn thảo mẫu để nhập cơ sở dữ liêu về mẫu, về tên và về nội dung + Xuất dữ liệu: Nắm rõ từ ID nào đến ID nào, phông chữ, kiểu File xuất, phân cách + Nhập dữ liệu: chọn nguồn, kiểu file, phân cách, chỉ thị, phông chữ 3.2.2. Thẻ bạn đọc 3.2.2.1. Mẫu thẻ Dùng để tạo mẫu, sửa, xóa mẫu thẻ. Phần này có chức năng làm thẻ cho bạn đọc theo mẫu(form) có tên và nội dung cụ thể là các thông tin về bạn đọc như: Họ tên, khóa học, lớp học, ngày cấp thẻ, ngày hết hạn thẻ 3.2.2.2. In thẻ Phần này thuộc về nghiệp vụ của phòng xử lý kĩ thuật. Công việc in thẻ này đòi hỏi người có trình độ và có kinh nghiệm để tránh xảy ra lỗi vì sẽ rất tốn 35
  36. kém khi làm thẻ lỗi. Anh Sơn – phòng kỹ thuật của TVĐHTL là người phụ trách công việc này. 3.2.2.3. In mã vạch Trước khi in thẻ cán bộ thư viện phải in mã vạch để gắn vào mỗi thẻ thư viện. Đó là việc điền thông tin vào cửa sổ sau: từ ID nào đến ID nào?, từ ngày nào đến ngày nào, số thẻ bao nhiêu? ảnh để trang nào? Số cột, hình dạng 3.2.2.4. Theo dõi in thẻ Là quá trình theo dõi các vấn đề liên quan đến việc in thẻ. Anh Sơn là người phụ trách phần này nên các cán bộ khác không thể quản lý được với ID và password mà mình đã được cấp. 3.2.3. Xử lý lô Phần này được sử dụng khi làm các công việc vơi số lượng lớn như xóa thẻ bạn đọc theo lô, sửa thẻ bạn đọc theo lô, gia hạn thẻ bạn đọc theo lô Chỉ với thao tác điền vào mẫu chung nhât để sử lý với số lượng lớn giúp cho công việc nhanh và thuận tiện. Vì phân hệ bạn đọc có số lượng lớn và nhiều vấn đề với số lượng sinh viên nhiều. 36
  37. 3.2.4. Thống kê Phân hệ nhỏ này có chức năng thống kê các vấn đề liên quan đến bạn đọc như độ tuổi, nhóm bạn đọc, thời gian cấp thẻ, thời gian hết hạn thẻ, nhóm ngành nghề, trường, khoa, lớp, Top 20 Phân hệ này giúp người quản lý có số liệu nhanh chóng trong vài phút giúp việc quản lý dễ dàng hơn rất nhiều. 3.3. Phân hệ Biên mục *) Các tính năng mà TVĐHTL đã ứng dụng đựơc trong phân hệ biên mục - Giúp biên mục mọi dạng tài nguyên thư viện theo các tiêu chuẩn thư mục quốc tế; Giúp trao đổi dữ liệu biên mục với các thư viện trên mạng Internet và giúp xuất bản các ấn phẩm thư mục phong phú và đa dạng. 37
  38. - Các trường được lập trình và định dạng theo đúng chuẩn MARC 21 - Nhập biểu ghi linh hoạt, dễ dàng, có thể thêm hoặc bớt trường tùy trường hợp do người sử dụng tùy biến. Có thể nhập biểu ghi từ nhiều cơ sở dữ liệu bên ngoài theo chuẩn Z39.50 với nhiều kiểu định dạng khác nhau. Khi nhập biểu ghi có thể liên kết với thao tác xếp giá trong phân hệ Bổ sung - Tra cứu được theo nhiều tiêu chí và trả về kết quả tương đối chính xác, hỗ trợ tích cực khi cần xóa hay sửa biểu ghi - Xuất biểu ghi ra theo nhiều định dạng - Hỗ trợ in danh mục khá tốt *) Ứng dụng cụ thể của phân hệ biên mục trong TVĐHTL 3.3.1. Thư mục Thiết đặt giá trị ngầm định cho các trường thuộc tính của ấn phẩm tài liệu. Tức là nhập nhẫn trường và giá trị tương đương cho các nhãn trường đó. + Hàng đợi chờ biên mục chi tiết: Tiếp tục biên mục chi tiết cho tất cả các ấn phẩm mà bản ghi của chúng đã được bộ phận bổ sung cập nhật sơ lược vào cơ sở dữ liệu + Hàng đợi chờ duyệt: Là list các tên sách, các ấn phẩm đã được biên mục chi tiết chờ duyệt. Phần này chứa khối lượng nhiều trang vì số lượng chờ duyệt thường lớn. Danh sách hiện ra là thông tin của các ấn phẩm như: Mã tài liệu, nhan đề, ngày nhập và có cột “ chọn”. Nếu thao tác ấn “ chọn” của cấp trên thì ấn phẩm đó sẽ được đưa ra khỏi hàng đợi chờ duyệt. + Tạo mới: Nếu ấn phẩm nào đó chưa được duyệt vì bất kì lý do nào thì sẽ được biên mục lại từ đầu bằng cách tạo mới một biểu ghi. Trong phần, cán bộ biên mục chỉ cần chọn các thuộc tính cho tài liệu cần biên mục như: Loại ấn phẩn (Nghe nhìn, bản đồ, báo ) , phòng 38
  39. + Sửa biểu ghi thư mục: Phần này thực chất là để hỗ trợ biên mục, khắc phục những sai sót trong quá trình biên mục tạo ra. + Xóa: Là các thao tác phụ của phân hệ biên mục. Khi thấy biểu ghi nào không đúng hay các vấn đề liên quan (mất ấn phẩm, ) thì cán bộ biên mục sẽ xóa biểu ghi đó trong cơ sở dữ liệu. + Xem: Chính là toàn bộ danh sách các biểu ghi trong cơ sơ dữ liệu, để cán bộ biên mục xem lại toàn bộ các biểu ghi mà mình đã thao tác. Giao diện hiện lên là : trường, mã trường, chỉ thị, nội dung trường 3.3.2. Trao đổi dữ liệu Phần mềm Libol có chức năng vốn có của mình là trao đổi liên thư viện. Phần này là một trong các phần có chức năng hỗ trợ phân hệ mượn liên thư viện. 3.3.2.1. Xuất khẩu bản ghi Là công việc đưa bản ghi do cơ quan thư viện mình biên mục ra khỏi cơ quan mình với mục đích trao đổi với các cơ quan khác. Các bản ghi được xuất đi bao gồm các thông tin: Nhan đề chính, tác giả, dạng tài liệu, người biên mục 3.3.2.2. Xuất/ Nhập bản ghi qua Z39.50 Là công việc xuất biểu ghi ra ngoài thư viên hay nhập biểu ghi vào cơ sở dữ liệu của thư viện qua kết nối Z39.50. Các cơ quan cùng chức năng có thể sử dụng phần này để trao đổi cơ sở dữ liệu với nhau. Các thông tin ở phần giao diện này gồm: tên máy chủ, cổng dịch vụ, tên cơ sở dữ liệu và phải thỏa mãn các điều kiện tìm kiếm. 3.4 Phân hệ mƣợn trả *) Các ưu điểm của phân hệ mượn trả - Bằng cách kết hợp với thiết bị đọc mã vạch, phân hệ này sử dụng khá tốt làm giảm thiểu thời gian thao tác của cán bộ. 39
  40. - Bằng việc thiết lập chính sách mượn/trả, từng đơn vị sử dụng phần mềm có thể hình thành những đặc trưng riêng, cơ chế riêng về Thư viện của mình qua phần mềm - Kết xuất báo cáo khá tốt theo nhiều tiêu chí, yêu cầu đặc trưng của người dung *) Ứng dụng cụ thể của phân hệ mượn trả trong TVĐHTL Mượn trả ấn phẩm định kì ( 4 ngày) – Sách tham khảo (7 ngày); Giáo trình (4 tháng) Gồm các phân hệ nhỏ giống như mượn trả giáo trình 3.4.1 Ghi mươn ấn phẩm 3.4.2 Ghi trả ấn phẩm( tương tự) 3.4.3 Gia hạn ấn phẩm: Mã số thẻ, ngày gia hạn cụ thể 4 Quá hạn ấn phẩm + Mẫu thư quá hạn (Chứa mẫu in thư quá hạn của bạn đọc) 40
  41. Chứa các mục sau: tên mẫu (gồm mặc định là mẫu quá hạn và có phần tạo mẫu mới), số thứ tự, số ĐKCB, Nhan đề ấn phẩm, ngày mượn, ngày trả, ngày quá hạn, tiền phạt. + Danh sách quá hạn: Chứa danh sách các bạn đọc và các thông tin liên quan của bạn đọc về ấn phẩm mà họ đã quá hạn. + In quá hạn: Có thể in tất cả các bạn đọc quá hạn, in các bạn đọc quá hạn có điều kiện( quá hạn 1 ngày, quá hạn 1 đến 2 ngày ) hoặc in danh sách các bạn đọc được chọn tên như sau: 41
  42. 5 Chính sách: quản l{ chính sách thư viện 6 Giữ chỗ: Quản l{ việc đặt chỗ ấn phẩm 7 Thông kê và báo cáo (Số lượng ấn phẩm đang mượn) (Số lượng ấn phẩm đã mượn) 42
  43. Phần này có chức năng thống kê số lượng các ấn phẩm được mượn theo năm gồm số lượng ấn phẩm đang mượn và số lượng ấn phẩm đã mượn. 8 Phí phạt: Nếu bạn đọc vô tình làm mất ấn phẩm mình đã mượn thì bạn đọc sẽ mua chính ấn phẩm đó và đền cho thư viện. Thống kê lượt bạn đọc vào thư viện Thống kê lượt bạn đọc vào trong kho mở của thư viện, phòng báo, tạp chí. Trên giao diện có các mục có thể chọn lựa như: Phòng (kho mở sách tham khảo, báo tạp chí và kho mở sách ngoại văn), Tháng, năm. Như trên là giao diện thống kê số lượng bạn đọc vào kho báo, tạp chí của thư viện được thống kê theo ngày.( Sơ đồ hình cột) 43
  44. 3.5. Phân hệ bổ sung *) Các tính năng mà TVĐHTL đã ứng dụng được trong phân hệ bổ sung - Quy trình quản lý ấn phẩm chặt chẽ và xuyên suốt kể từ lúc phát sinh nhu cầu bổ sung, đặt mua, kiểm nhận, gán số đăng ký cá biệt, xếp giá tới lưu kho và đưa ra khai thác. - Hỗ trợ khá tốt trong khâu xếp giá, in tem nhãn, mã vạch - Tạo kết quả đầu ra là các báo cáo, sổ tổng quát khá tốt. Cho phép xuất ra nhiều định dạng khác như Excel, XML *) Ứng dụng cụ thể của phân hệ bổ sung trong TVĐHTL Giao diện phân hệ bổ sung 44
  45. Phân hệ bổ sung giúp cán bộ TV quản lý tài liệu ngay từ khi lên kế hoạch bổ sung tài liệu đến khi thanh lý tài liệu (tạo đơn đặt hang, gửi yêu cầu, duyệt mua, quản lý các thông tin về nhà cung cấp, biên mục sơ lược, biên mục chi tiết, xếp giá, phân kho, in tem nhãn, thiết đặt chính sách lưu thông cho ấn phẩm, quản lý tài chính như khai báo thu, chi trong phân hệ bổ sung giúp thống kê, kiểm kê, đóng mở kho, thanh lý tài liệu). 3.5.1. Đơn đặt Ở đây có thể tạo mẫu đơn đặt, mẫu yêu cầu và các thông tin về nhà cung cấp (nhà xuất bản, công ty cung cấp sách báo ) đồng thời giúp cán bộ theo dõi được tiến trình liên quan đến đơn đặt mua 3.5.2.Bổ sung Sau khi sách được mua về Thư viện, sách / tài liệu được biên mục sơ lược, BM chi tiết, phân kho, xếp giá và in tem nhãn (như hình dưới). 45
  46. 3.5.3.Kế toán Phần kế toán giúp cán bộ thư viện khai báo các khoản thu chi liên quan đến tài chính của đơn vị. 3.5.4. Kho 46
  47. Phần nhỏ Kho có tính năng giúp cán bộ kho mở các kỳ kiểm kê định kỳ, thiết đặt hệ thống kho, chuyển kho, kiểm nhận mở khoá lưu thông cho ấn phẩm. Đặc biệt ở đây cán bộ thư viện có thể thanh lý và quản lý được những ấn phẩm đã thanh lý. 3.5.5. Thống Kê: Phần thống kê giúp cán bộ bổ sung phân loại các ấn phẩm theo thời gian và thuộc tính của ấn phẩm. Đó cũng là cơ sở để kiểm tra toàn và tổng hợp tài liệu. 3.6. Phân hệ Định kì 3.6.1. Mục lục Giao diện của phần mục lục hiện ra như sau: 47
  48. Các thông tin bao gồm là: Nhan đề, nơi xuất bản, nước xuất bản, ngôn ngữ, định kì, chỉ số ISSN, phân loại, tiêu đề đề mục, từ khóa. Phân hệ định kì dùng chủ yếu cho báo tạp chí. Cán bộ thư viện có thể chọn các định kì cho tạp chí, ấn phẩm định kì ( hàng tuần, một tuần 2 số, một tuần 3 số, hàng tháng, hàng quý ). Sau khi báo hay tạp chí đã được vào số, cán bộ thư viện có thể thay đổi số bằng cách chỉnh lại các thông tin trong giao diện đó và chọn “ cập nhật”. 3.6.2. Bổ sung ấn phẩm định kì Phần này thuộc về công tác bổ sung do phòng kĩ thuật của thư viện ĐHTL đảm nhận. Công tác bổ sung ấn phẩm định kì không có gì khác so với việc bổ sung sách báo. Tuy nhiên, hàng ngày phòng báo, tạp chí luôn luôn nhận bổ sung các số báo mới ra để phục vụ bạn đọc. Số báo, tạp chí này sẽ được vào sổ. Đây là bản vào sổ của báo : 48
  49. + Yêu cầu bổ sung: Phòng báo, tạp chí sẽ nộp yêu cầu bổ sung lên phòng kĩ thuật làm công tác bổ sung để nhâp báo, tạp chí theo yêu cầu đặt trước hoặc nhu cầu thiêt thực của bạn đọc. Phiêu bổ sung có danh sách các ấn phẩm định kì kèm theo số bản mà cán bộ phòng báo, tạp chí yêu cầu. + Bổ sung một ấn phẩm: bao gồm các công việc bổ sung cho một ấn phẩm, đình kì cho một ấn phẩm, đăng kí cho một ấn phẩm định kì, ghi nhân cho một ấn phẩm định kì, kiểm tra một ấn phẩm định kì và đóng tập. Giao diện hiên ra giống phần mục lục. Cán bộ phòng báo, tạp chí cũng điền vào các thông tin cho một ấn phẩm định kì : Nhan đề, nơi xuất bản, nước xuất bản, ngôn ngữ, định kì, chỉ số ISSN, phân loại, tiêu đề đề mục, từ khóa. Phân hệ định kì dùng chủ yếu cho báo tạp chí. Cán bộ thư viện có thể chọn các định kì cho tạp chí, ấn phẩm định kì ( hàng tuần, một tuần 2 số, một tuần 3 số, hàng tháng, hàng quý ). 49
  50. 3.6.3. Khiếu nại Khi ấn phẩm định kì được nhận về chưa đáp ứng về một hay một số tiêu chuẩn nào đó, cán bộ phòng đó sẽ gửi đơn khiếu nại đến cơ quan cung cấp ấn phẩm định kì. Tại phần này chứa mẫu đơn khiếu nại để làm công việc soạn thảo đơn khiếu nại. Công việc đơn giản là điền vào Form sẵn có các thông tin về ấn phẩm định kì cần khiếu nại. 3.6.4 Thống kê 3.6.4.1. Thống kê + Thống kê theo môn loại, theo kho, theo chủng loại, theo mức định kì, theo nước xuất bản, theo ngôn ngữ. Tác dụng của công tác thống kê là để cho biết nhanh kết quả tìm kiếm có điều kiện trước trong giây lát 50
  51. + Báo cáo: báo cáo theo nguồn, theo trạng thái, báo cáo ấn phẩm mua trong một thời gian nhất định. Giao diện của Libol khi báo cáo và thống kê trong phân hệ định kì 3.7. Phân hệ OPAC – phân hệ tra cứu trực tuyến Cho phép bạn đọc kiểm tra về tình trạng mượn của bản thân mình: như các thông tin về thời hạn sử dụng thẻ đọc, danh sách những ấn phẩm mà bạn đang mượn, những ấn phẩm mượn đã quá hạn, những ấn phẩm mà bạn đang quan tâm tìm kiếm, đang chờ được mượn. Cho phép bạn đọc có thể giao tiếp với Thư viện như: đóng góp các ý kiến, nhận xét, gửi các khiếu nại cho Thư viện hoặc đọc các thông báo sách mới của Thư viện. Là phân hệ dành cho bạn đọc truy cập công cộng, do đó bạn có thể truy cập khai thác mà không cần phải khai báo tên và mật khẩu. *) Các tính năng mà TVĐHTL đã ứng dụng đựơc trong phân hệ OPAC - Đã trở thành cổng thông tin chung cho mọi đối tượng để khai thác tài nguyên và dịch vụ thư viện theo cách riêng phù hợp với nhu cầu của từng cá 51
  52. nhân; Là môi trường giao tiếp và trao đổi thông tin giữa bạn đọc với nhau, giữa bạn đọc và thư viện - Cho phép độc giả tìm kiếm thông tin tài liệu từ đơn giản đến phức tạp. Thông tin thư mục của tài liệu cũng được cung cấp khá chi tiết - Cung cấp trang riêng cho độc giả. Qua đó độc giả có thể kiểm soát được các thông tin về mượn trả của bản thân *) Ứng dụng cụ thể của phân hệ OPAC trong TVĐHTL Giao diện OPAC 3.7.1 Chức năng tra cứu Phân hệ này đưa mọi người dùng tin đến với thư viện qua mạng internet. Giúp người dùng tin có thể tra cứu trực tuyến các tài liệu mong muốn mà không cần đến thư viện. Danh mục có thể tra cứu giống như bạn đang ở thư viện. Các danh mục như: Sách, báo, tạp trí, bài trích, khóa luân, nghe nhìn, hình ảnh, bản đồ Các thông tin sẽ hiện lên như giao diện sau và bạn đọc chỉ cần đánh vào đó các thông tin liên quan đến tài liệu mình mong muốn như: Nhan đề, tên tác giả, năm xuất bản, từ khóa, Trong đó từ khóa là một trường có nhiều ưu điểm nhất đang được đông đảo bạn đọc sử dụng khi tra cứu. 52
  53. + Chức năng đặt mua tài liệu qua mạng: Dịch vụ này cung cấp cho những cán bộ giảng viên trong trường, những sinh viên đã ra trường, hay những cơ quan tổ chức( những người dùng tin) có thể đặt mua tài liệu điện tử toàn văn qua mạng. Muốn sử dụng dịch vụ này, người dùng tin cần đăng kí một tài khoản tại thư viện. 3.7.2. Mượn liên thư viện Đây là danh sách các cơ quan thông tin thư viện cùng hệ thống cho mượn qua mạng. Danh sách Z39.50 Server Tên thư viện Thư viện Quốc hội Mỹ Khoa học tự nhiên 53
  54. Adelaide University, Australia Arizona State University Boston Universty Arkansas Technical University Đại học quốc gia Hà Nội Leeds University Russian State Library Adelaide University, Australia Asdfas Thangnk Máy chủ 199 ? óng + Phục vụ các thư viện khác Mẫu yêu cầu mượn liên thư viện trên Web dành cho các thư viện, tổ chức muốn gửi yêu cầu mượn đến thư viện cục bộ. Đây là mẫu sẵn dành cho các thư viện khác trong cùng hệ thống. Nếu bạn đã từng gửi yêu cầu ILL bằng mẫu này thì bạn có thể nhập mã số do hệ thống cấp phát để sử dụng các thông tin đã nhập lần trước. Đó chính là ID của hệ thống cấp cho bạn. Kí hiệu của Thư viện: nhập tên viết tắt của thư viện, hoặc ký hiệu tên thư viện do OCLC, RLIN, NUC hoặc DOCLINE cấp phát; Mã số yêu cầu: có thể là tổ hợp của các số và chữ cái. Mã số được dùng để phân biệt các yêu cầu của bạn gửi tới thư viện. Bạn cần ghi lại mã số này để cho việc đối chiếu sau này. Sau đó là các thông tin cơ bản 54
  55. về cơ quan thông tin thư viện của thư viện muốn gửi yêu cầu (Tên đơn vị, địa chỉ, số điện thoại, email ) + Phục vụ bạn đọc của thư viện Mẫu yêu cầu mượn liên thư viện trên Web dành cho bạn đọc của thư viện cục bộ muốn yêu cầu mượn ấn phẩm tại các thư viện khác. Đây là yêu cầu của một cá nhân bạn đọc muốn mượn ấn phẩm tại cơ quan thư viện khác. Các loại sách được yêu cầu mượn như: Sách Tạp chí Chương (Sách) Chapter of Book Kỷ yếu hội nghị PROCEEDINGS of a Conference Luận án/Luận văn DISSERTATION/Thesis Báo cáo chính phủ GOVERNMENT Report Báo cáo kỹ thuật TECHNICAL Report 55
  56. Giao diện mẫu yêu cầu mượn của cá nhân Nếu bạn đọc mượn Luận án luận văn thì bạn đọc phải điền đầy đủ các thông tin trên mẫu giao diện trên về: Tác giả, nhan đề, cơ quan bảo vệ, thời gian bảo vệ, số thẻ, mật khẩu, hạn cần mượn, phí tối đa. 3.8. Phân hệ sƣu tập số Hiện nay, thư viện ĐHTL chưa sử dụng hết các chức năng của phần mềm Libol. Đó là việc chưa sử dụng hết các phân hệ trong phần mềm Libol, trong đó có phân hệ Sưu tập số. 3.9. Phân hệ mƣợn liên thƣ viện Đây là phân hệ chưa được TVĐHTL mua trong phần mềm Libol. Khi click chuột vào hai phân hệ này thì một warning hiện ra như sau “Bạn không được cấp quyền sử dụng phân hệ này” 56
  57. (Giao diện của phân hệ khi không được cấp quyền hoặc TV chưa mua) KẾT LUẬN A- Nhận xét + Phần mềm Libol hỗ trợ rất tốt về chuẩn biên mục MARC 21, AACR-2, ISBD; các khung phân loại thông dụng như DDC, BBK, NLM, LOC, UDC, subject headings; chuẩn ISO 2709 cho nhập/xuất dữ liệu: + TVĐHTL đã dung chuẩn Z39.50 và ISO 2790 để xuất và nhập biểu ghi rất tốt. 57
  58. + Tính năng mượn liên thư viện theo giao thức ISO 10161, sử dụng định dạng mã hoá dữ liệu BER/MIME không được thực hiện vì ngay từ ban đầu TVĐHTL đã không mua phân hệ mượn liên thư viện. + Hiện tại phần mềm Libol trong TVĐHTL có tích hợp với các thiết bị mã vạch, thẻ từ, các thiết bị mượn nhưng chưa sử dụng công nghệ RFID và SIP2 + Libol trong TVĐHTL đã hỗ trợ tốt bảng mã Unicode và hiện tại không dùng các bảng mã khác. + Hiện tại phần mềm Libol trong TVĐHTL chưa xây dựng, quản lý và khai thác kho tài nguyên số vì ngay từ ban đầu TVĐHTL đã không mua phân hệ sưu tập số. + Phần mềm Libol trong TVĐHTL chưa xuất bản các cơ sở dữ liệu hoặc thư mục trên đĩa CD vì cơ sở dữ liệu trực tuyến và toàn văn của TVĐHTL không nhiều + Libol trong TVĐHTL chưa làm nhiệm vụ tìm kiếm toàn văn vì CSDL toàn văn của TVĐHTL chưa nhiều. + Libol trong TVĐHTL có khả năng tuỳ biến cao + Libol trong TVĐHTL có tính bảo mật cao nhưng phân quyền chưa chặt chẽ. + Phần mềm Libol trong TVĐHTL có tính năng thống kê tra cứu đa dạng, chi tiết và trực quan phục vụ mọi nhóm đối tượng rất tốt. 58
  59. + TVĐHTL đã ứng dụng hiệu quả trên những CSDL lớn hàng triệu bản ghi, Hỗ trợ hệ QT CSDL Oracle hoặc MS SQL Server của phân hệ Libol và có khả năng chuyển đổi giữa 2 hệ CSDL Oracle và SQL server. + TVĐHTL ứng dụng tốt tính năng khai thác và trao đổi thông tin qua web, thư điện tử nhưng với dịch vụ GPRS (điện thoại di động) và thiết bị hỗ trợ người khiếm thị thì chưa triển khai. Nhìn chung phần mềm Libol có hiệu quả khá cao trong hoạt động thông tin thư viện nói chung và trong thư viện trường Đại học Thủy Lợi nói riêng. Tuy nhiên, với TVĐHTL thì phần mềm này còn chưa được sử dụng triệt để. Cụ thể là có một số phân hệ mà thư viện chưa khai thác hết như: Phân hệ sưu tập số, phân hệ mượn liên thư viện. Đây được coi là 2 tính năng ưu việt của phần mềm libol là liên kết với các thư viện và tài nguyên thông tin trực tuyến trên Internet qua giao thức Z39.50 và OAI-PMH; mượn liên thư viện theo giao thức ISO 10161, sử dụng định dạng mã hoá dữ liệu BER/MIME. Đồng thời chức năng phân quyền của phần mềm Libol 6.0 trong TV còn đang được sử dụng chưa dứt khoát. Tức là sự quản lý theo nghĩa phân quyền còn lỏng lẻo chưa đúng nghĩa của 2 từ phân quyền. Hiện còn có hiện trạng nhiều cán bộ cùng sử dụng quyền của cán bộ trưởng phòng để có nhiều tiện ích trong quá trình làm việc hơn. B- Kiến nghị Cán bộ thư viện đặc biệt là cán bộ thư viện có chuyên môn về kĩ thuật cần tìm hiểu rõ hơn nữa về các tính năng của các phân hệ trong phần mềm libol để sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả hơn. 59
  60. Đồng thời, cán bộ thư viện nên quan tâm hơn nữa đến hai phân hệ là quản lý sưu tập số và phân hệ mượn liên thư viện để tăng cường vốn tài liệu cho thư viện. Cán bộ quản lý thư viện cần quản lý kĩ hơn nữa trong việc phân quyền cho cán bộ cấp dưới, tránh tình trạng sử dụng hỗn độn chung cùng một user và password của một cán bộ thư viện nào đó. Đồng thời chính từng cán bộ thư viện nên ý thức được việc không nên sử dụng quyền của người khác mà không phải của mình được phân. Cán bộ TVĐHTL cần sử dụng triệt để thời gian trống giữa giờ làm việc hơn nữa để tìm hiểu sâu về phần mềm mà thư viện mình sử dụng để đưa ra các ý tưởng hay giải pháp nào đó để phần mềm này được ứng dụng hiệu quả hơn. C- Kết luận Tóm lại trong quá trình hình thành và phát triển của mình, TVĐHTL đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Để mở rộng thư viện ưu thế của thư viện hơn nữa thì thư viện cần phát huy những ưu thế, khắc phục những hạn chế. TVĐHTL trong quá trình ứng dụng những tiện ích của khoa học kĩ thuật đã áp dụng khá tốt phần mềm Libol 6.0. So với các thư viện của các trường Đại học khác thì TVĐHTL là một mô hình thư viện khá tiên tiến và hiện đại. Không chỉ về cơ sở vật chất mà còn vì cách ứng dụng các tiện ích của internet vào các hoạt động của thư viện. Sau khi ứng dụng phần mềm Libol 6.0 vào các hoạt động của thư viện thì công sức của cán bộ thư viện đựơc tiết kiệm đáng kể và hiệu quả hoạt động thư viện cũng tăng đáng kể. Trong từng phân hệ, nhìn chung TVĐHTL đã ứng dụng đựơc hầu hết các tính năng vốn có của phần mềm Libol. Tuy nhiên thì vẫn còn một phân hệ Mượn 60
  61. liên thư viện là thư viện chưa sử dụng với lý do là các tài liệu của ĐHTL rất đặc thù nên rất khó có thể chia sẻ muợn lẫn nhau theo tính năng của phân hệ mượn liên thư viện. Thêm nữa là, phân hệ sưu tập số trong TVĐHTL chưa được mua và sử dụng. Hiện nay, TV đang tiến hành số hoá tài liệu hiện có của TV và trước tiên là số hoá nguồn tài liệu nội sinh. Sau khi tiến hành số hoá thì chắc chắn là phân hệ sưu tập số sẽ được mua và sử dụng trong tương lai không xa. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
  62. 1. Nguyễn Thị Đào. Vấn đề giảng dạy môn tin học tư liệu tại các khoa thông tin thư viện tại các trường Đại học và Cao Đẳng ở nước ta hiện nay// Tạp chí Thông tin & Tư liệu.-2006.- số 3 (sắp in) 2. Nguyễn Thị Thu Điệp. Hệ quản trị thư viện tích hợp và việc áp dụng chúng trong các thư viện Việt Nam .- H.: [ ], 2003. -74tr. 3. Nguyễn Tiến Đức. Xây dựng thư viện điện tử và vấn đề số hóa tài liệu ở Việt Nam // Tạp chí Thông tin & Tư liệu .- 2005.- số 2 .- Tr.14 -18 4. Đỗ Văn Hùng. Tự động hóa công tác Thông tin – Thư viện – Bài giảng.- H.: [ ], 2004.- 67tr. 5. Tạ Bá Hưng, Nguyễn Điến, Nguyễn Thắng. Các tiêu chí đánh giá lựa chọn phần mềm cho thư viện điện tử ở Việt Nam// Tạp chí Thông tin & Tư liệu.- 2005.- số 2 .-Tr 4 – 13 6. Lobanova. Eh.S. Điểm truy nhập trong các mục lục truyền thống và mục lục đọc máy// Tạp chí Thông tin & Tư liệu.- 2000 .- Số 3 .- Tr.28 – 29 7. Ryan Phillippa. Expression of interest to be included on a list of preferred software are providers for Westem Australian Government school libraries. 8. Nguyễn Công Phúc. Quan điểm tổng hợp trong công tác tin học hóa thư viện// Tạp chí Thông tin & Tư liệu .- 2001 .- số 2 .- Tr.22-26. 9. Vũ Văn Sơn. Chọn lựa phần mềm quản trị thư viện// Tạp chí Thông tin & Tư liệu .- 2000 .- số 2 .- Tr. 5-10 10. Đoàn phan Tân. Giáo trình thông tin học trong hoạt động Thông tin Thư viện .- H: Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001 11. Kỷ yếu 20 năm thành lập và phát triển thư viện của Thư viện trường Đại học Thủy lợi 1989 – 2009/ Trường Đại học Thủy lợi. –H.: Thư viện Đại học Thủy lợi, 2009 .- 44tr. 62
  63. 12. Tìm hiểu một số phần mềm thư viện tiêu biểu hiện đang được áp dụng tại các cơ quan thông tin thư viện Việt Nam/ Đinh thị thu Huyền. –H.: Khoa thông tin thư viện, 2006. – 20tr. 13. www.wru.edu.vn 14. www.lib.wru.edu.vn 63
  64. MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA THƢ VIỆN ĐẠI HỌC THỦY LỢI Thư viện trường Đại học Thủy lợi 64
  65. Toàn thể cán bộ TVTL Ngày giới thiệu sách Không gian khép kín của thư viện 65
  66. Phòng tự học lúc đông kín sinh viên Kho sách mở tầng 3 thư viện 66
  67. Kho sách lưu ở thư viện 67
  68. Sinh viên tra cứu sách kho mở tầng 3 Sinh viên đọc sách phòng ngoại văn 68