Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục Phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm Toán và Dịch Vụ Tin Học TPHCM thực hiện
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục Phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm Toán và Dịch Vụ Tin Học TPHCM thực hiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_tim_hieu_quy_trinh_kiem_toan_khoan_muc_phai_tra_nh.pdf
Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục Phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm Toán và Dịch Vụ Tin Học TPHCM thực hiện
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN & DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM (AISC) THỰC HIỆN Ngành: Kế Toán Chuyên ngành: Kế Toán-Kiểm Toán Giảng viên hướng dẫn: ThS. Thái Thị Nho Sinh viên thực hiện:Huỳnh Hứa Kim Ngân MSSV: 1211180370 Lớp: 12DKKT03 TP. Hồ Chí Minh, 2016 i
- LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi, thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS Thái Thị Nho. Mọi chứng từ cập nhật, kết quả và số liệu trong báo cáo đều được phép của Công ty, không có sự sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay có sự gian trá. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. TPHCM , ngày tháng năm 2016 (SV ký và ghi rõ họ tên) ii
- LỜI CẢM ƠN Kiến thức luôn là nền tảng cho sự thành công và là hành trang cho mỗi người bước vào cuộc sống. Trong quá trình học tập ở Trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM, tôi đã tích lũy được nhiều kiến thức cơ bản do các Thầy, các Cô tận tình giảng dạy, truyền đạt. Để hoàn thành được đồ án này, trước hết tôi xin gởi lời cảm ơn giảng viên trực tiếp hướng dẫn ThS Thái Thị Nhođã quan tâm giúp đỡ, lên kế hoạch hướng dẫn cụ thể để chúng tôi hoàn thành một cách tốt đồ án trong thời gian qua. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc và toàn thể Anh Chị trong Công ty TNHH Kiểm Toán Và Dịch Vụ Tin Học TPHCM.Các anh chị đã hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình làm việc. Thời gian không nhiều nhưng đã cho chúng tôi thêm một số kiến thức cơ bản về công việc kiểm toán, điều này có ý nghĩa quan trọng cho tôi trong việc hoàn thành tốt báo cáo này, đồng thời tạo bước đệm cho tôi có thể tự tin bước vào nghề sau này. Sau cùng, bằng tất cả tấm lòng và tình cảm của mình, tôi xin gửi đến các Thầy , Cô trường Đại học Công nghệ TP.HCM cùng toàn thể Anh Chị Công ty TNHH Kiểm Toán Và Dịch Vụ Tin Học TPHCM lời chúc sức khỏe và thành công trong công việc. TPHCM , ngày tháng năm 2016 iii
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT TÊN 1. BCĐKT Bảng cân đối kế toán 2. BCTC Báo cáo tài chính 3. BCKT Báo cáo kiểm toán 4. BĐSĐT Bất động sản đầu tư 5. BGĐ Ban giám đốc 6. DN Doanh nghiệp 7. GTGT Giá trị gia tăng 8. HĐKD Hoạt động kinh doanh 9. HKT Hàng tồn kho 10. HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ 11. KH Khách hàng 12. KTV Kiểm toán viên 13. NCC Nhà cung cấp 14. NVL Nguyên vật liệu 15. SCT Sổ chi tiết 16. TNHH Trách nhiệm hữu hạn 17. TS Tài sản 18. TSCĐ Tài sản cố định iv
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Bảng hướng dẫn của VACPA đối với việc tính toán mức trọng yếu cho tổng thể BCTC 16 Bảng 4.1: Bảng đánh giá rủi ro và duy trì khách hàng cũ. 37 Bảng 4.2: Bảng dự kiến thời gian làm việc 39 Bảng 4.3: Chương trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp 40 Bảng 4.4: Kiểm tra phân tích đối với khoản phải trả 44 Bảng 4.5: Tổng hợp phát sinh Nợ TK 331 năm 2015 44 Bảng 4.6: Tổng hợp phát sinh Có TK 331 năm 2015 45 Bảng 4.7: Đối chiếu số dư cuối kỳ trên Sổ chi tiết, Sổ cái, BCTC 46 Bảng 4.8: Bảng tổng hợp kết quả trả lời thư xác nhận 48 Bảng 4.9: Bảng tóm tắt kết quả trả lời thư xác nhận 49 Bảng 4.10: Điều giải nội dung và kiểm tra chứng từ gốc các nghiệp vụ bất thường 50 Bảng 4.11: Kiểm tra phát sinh và thanh toán của công ty TNHH Vật Liệu Toàn Cầu Việt Nam 50 Bảng 4.12: Kiểm tra phát sinh và thanh toán của KUNSHAN AMPELITE FIBREGLASS MANUFACTURING CO,.LTD 51 Bảng 4.13: Kiểm tra số dư phải trả/trả trước có gốc ngoại tệ 52 Bảng 4.14: Đánh giá lại CLTG và đưa ra bút toán điều chỉnh 53 Bảng 4.15: Bảng tổng hợp số liệu 54 Bảng 4.16: Tông hợp bút toán điều chỉnh 55 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chữ T tài khoản 331 6 Sơ đồ 2.2: Lập kế hoạch kiểm toán 12 Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty AISC 29 Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty AISC 30 v
- MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 1 1.3. Phạm vi nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 1.5. Kết cấu đề tài 2 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4 2.1. Nội dung và đặc điểm của khoản mục Phải trả NCC 4 2.1.1. Nội dung 4 2.1.2. Đặc điểm 4 2.1.2.1. Nguyên tắc hạch toán 4 2.1.2.2. Kết cấu của khoản mục Phải trả NCC 6 2.1.2.3. Chứng từ sử dụng 6 2.1.2.4. Sổ kế toán sử dụng 7 2.2. Đặc điểm khoản mục Phải trả NCC trong kiểm toán BCTC 7 2.3. Những sai phạm thường gặp đối với khoản mục Phải trả NCC 8 2.4. Mục tiêu kiểm toán 8 2.5. Chuẩn bị kiểm toán 9 2.5.1. Tiền kế hoạch kiểm toán 9 2.5.1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán 10 2.5.1.2. Năng lực chuyên môn của nhóm kiểm toán 10 2.5.1.3. Ký hợp đồng kiểm toán 11 2.5.2. Lập kế hoạch kiểm toán 11 2.5.2.1. Thu thập thông tin cần thiết 12 2.5.2.2. Thực hiện các thủ tục phân tích đối với khoản mục Phải trả NCC 14 2.5.2.3. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán của khoản mục Phải trả NCC 15 2.5.2.4. Nghiên cứu hệ thống KSNB 19 2.5.2.5. Thiết kế chương trình kiểm toán 20 2.6. Thực hiện kiểm toán 20 vi
- 2.6.1. Thử nghiệm kiểm soát 21 2.6.2. Thử nghiệm cơ bản 21 2.6.2.1. Thủ tục phân tích 21 2.6.2.2. Thủ tục kiểm tra chi tiết 22 2.7. Kết thúc kiểm toán 24 2.7.1. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng 24 2.7.2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ 25 2.7.3. Xem xét giả định hoạt động liên tục 25 2.7.4. Đánh giá kết quả và đưa ra ý kiến kiểm toán 25 2.7.5. Lập và phát hành BCKT 26 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM. 27 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty AISC 27 3.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty AISC 28 3.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty AISC 29 3.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty AISC 30 3.5. Quy trình kiểm toán chung tại công ty AISC 31 3.5.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán 31 3.5.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 32 3.5.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 33 CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP DO CÔNG TYTNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY GLS 35 4.1. Sơ lược về công ty TNHH GLS 35 4.1.1. Thông tin chung và hình thức sở hữu vốn 35 4.1.2. Ngành nghề kinh doanh 35 4.1.3. Chế độ kế toán áp dụng 35 4.2. Thực trạng quá trình kiểm toán khỏan mục phải trả nhà cung cấp 36 4.2.1. Tìm hiểu thông tin chung 36 4.2.2. Phân công nhóm kiểm toán viên thực hiện 36 4.2 Ký hợp đồng kiểm toán 37 vii
- 4.2.4. Đánh giá hệ thống KSNB 39 4.2.5. Dự kiến hế hoạch và nội dung kiểm toán 39 4.2.6. Thiết kế chương trình kiểm toán 40 4.2.7. Thực hiện kiểm toán 43 4.2.7.7. Thủ tục phân tích 43 4.2.7.2. Thủ tục kiểm tra chi tiết 43 4.3. Kết thúc kiểm toán 53 4.3.1. Soát xét giấy tờ làm việc của KTV 53 4.3.2. Tổng hợp các bút toán điều chỉnh và kiến nghị 54 4.3.3. Thu thập giri trình của BGĐ 55 4.3.4. Lập và phát hành BCKT 55 CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 58 5.1 Nhận xét 58 5.1.1. Ưu điểm 58 5.1.2. Nhược điểm 58 5.2. Kiến nghị và một số giải pháp 59 KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC 64 viii
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp mới với các loại hình khác nhau được thành lập, hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất, thương nghiệp và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.Để kinh doanh hiệu quả,vấn đề cơ chế quản lý kinh kế trong doanh nghiệp được đặt ra một cách cấp thiết.Kiểm toán đã trở thành một trong những công cụ quan trọng giúp cho nhà quản lý điều hành một cách hữu hiệu mọi hoạt động của doanh nghiệp.Kiểm toán Báo cáo tài chính là loại hình đặc trưng nhất của kiểm toán. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không ngừng đáp ứng các yếu tố đầu vào từ đó phát sinh các khoản phải trả người bán. Khoản phải trả nhà cung cấp là những món nợ chưa thanh toán về hàng hóa và dịch vụ nhận được trong tiến trình kinh doanh bình thường. Khoản này bao gồm các món nợ của việc mua vào nguyên vật liệu, thiết bị, điện nước, sửa chữa và rất nhiều sản phẩm, dịch vụ khác doanh nghiệp nhận được trước ngày kết thúc năm.Song kiểm toán khoản mục Phải trả nhà cung cấp luôn được chú trọng thực hiện và nhận được nhiều sự quan tâm của khách thể kiểm toán và những đối tượng sử dụng BCTC. Đây là khoản mục có rủi ro tiềm tàng cao, phản ánh khả năng chiếm dụng vốn cũng như bị chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp với nhau. Kiểm toán khoản mục phải trả người bán giúp KTV biết được tình hình theo dõi cũng như thanh toán công nợ của công ty khách hàng chính vì thế mà KTV phải thiết kế và vận dụng các thủ tục kiểm toán sao cho rủi ro phát hiện là thấp nhất. Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm Toán và Dịch Vụ Tin Học TPHCM, em đã được tiếp xúc với nhiều quy trình kiểm toán trong đó có quy trình kiểm toán khoản mục Phải trả nhà cung cấp do Công ty thực hiện. Nhằm hệ thống lại những kiến thức đã thu nhận được, em lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu quy trình kiểm toán khoản mục Phải trả nhà cung cấp trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm Toán và Dịch Vụ Tin Học TPHCM thực hiện”. 2. Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề lý luận chung làm cơ sở cho việc tìm hiểu quy trình kiểm toán nợ phải trả. 1
- - Qua thực tế tìm hiểu nắm bắt được quy trình thực hiện kiểm toán khoản mục nợ phải trả người bán cụ thể, từ đó đúc rút được các kinh nghiệm bài học trong quá trình thực hiện kiểm toán. - Từ việc nghiên cứu trên rút ra được những ưu, nhược điểm và đề xuất một số các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ phải trả người bán tại công ty. 3. Đốitượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quy trình kiểm toán nợ phải trả người bán tại công ty TNHH Kiểm Toán và Dịch Vụ Tin Học TPHCM. Cụ thể hơn là nghiên cứu: lập kế hoạch, thiết kế chương trình kiểm toán nợ phải trả người bán, thực hiện kiểm toán nợ phải trả người bán tại công ty khách hàng của công ty TNHH Kiểm Toán và Dịch Vụ Tin Học TPHCM. - Thời gian nghiên cứu từ ngày 28/12/2015 đến ngày 31/03/2016. - Số liệu đề tài thu thập được từ các giấy làm việc lưu trong hồ sơ làm việc của công ty TNHH Kiểm Toán và Dịch Vụ Tin Học TPHCM và báo cáo kiểm toán của công ty. - Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 200, thông tin của khách hàng được kiểm toán cần được bảo mật nên tên thật của công ty khách hàng không nêu. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để phục vụ cho việc triển khai đề tài, tôi đã chú trọng nghiên cứu các văn bản pháp luật, các quyết định liên quan, như về Chế độ kế toán doanh nghiệp, Chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), các Chuẩn mực kiểm toán; tìm hiểu các chu trình kinh doanh; tìm hiểu về kiểm soát nội bộ; tham khảo các kháo luận, chuyên đề nghiên cứu có liên quan. - Phương pháp so sánh: Từ thực trạng đã nghiên cứu, tôi đối chiếu cơ sở lý thuyết với quy trình kiểm toán chung của Công ty TNHH Kiểm Toán và Dịch Vụ Tin Học TPHCM, đối chiếu quy trình kiểm toán chung thực tế áp dụng với quy trình kiểm toán mẫu VACPA . - Phương pháp thu thập tài liệu: Quan sát trên thực tế cách tiến hành quy trình kiểm toán cụ thể để từ đó có thể nắm bắt được từng bước thực hiện của quy trình.Photocopy tài liệu, số liệu được đơn vị kiểm toán cung cấp. 5. Kết cấu đề tài CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 2
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM. CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM. CHƯƠNG 5: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 3
- CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1. Nội dung và đặc điểm của khoản mục Phải trả nhà cung cấp 2.1.1. Nội dung Phải trả nhà cung cấp là khoản mục phản ánh tình hình thanh toán cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng kinh tế đã ký kết.Bên cạnh các khoản nợ tiền mua hàng thì cũng có những trường hợp doanh nghiệp ứng trước tiền hàng cho NCC. Các khoản phải trả nhà cung cấp bao gồm: - Phải trả NCC ngắn hạn là khoản nợ phải trả trong một chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường hoặc một năm, có thể thanh toán khoản nợ từ tài sản ngắn hạn hay thay thế bằng một khoản nợ ngắn hạn khác.Đối với doanh nghiệp hầu hết các khoản phải trả NCC đều là nợ ngắn hạn. - Phải trả NCC dài hạn là khoản nợ phải trả nhiều hơn một chu kỳ hoạt động kinh doanh hoặc hơn một năm.Đó là khoản nợ mà đơn vị được được phép trả góp trong nhiều năm. - Ngoài ra theo mối quan hệ giữa đơn vị và NCC,khoản phải trả NCC được chia thành phải trả NCC bên ngoài và phải trả NCC nội bộ(giữa chi nhánh với tổng công ty hay giữa các các chi nhánh với nhau). 2.1.2. Đặc điểm 2.1.2.1. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung cấp dịch vụ, người bán TSCĐ, BĐSĐT, các khoản đầu tư tài chính theo hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tài khoản này cũng được dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả cho người nhận thầu xây lắp chính, phụ. Không phản ánh vào tài khoản này các nghiệp vụ mua trả tiền ngay. Nợ phải trả cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Trong chi tiết từng đối tượng phải trả, tài khoản này phản ánh cả số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung cấp, người nhận thầu xây lắp nhưng chưa nhận được sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao. 4
- Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theo từng loại nguyên tệ. Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc: - Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán (bên có tài khoản 331) bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch). Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán, khi đủ điều kiện ghi nhận tài sản hoặc chi phí thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước. - Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán (bên Nợ tài khoản 331) bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ (Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó). Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu hoặc người bán thì bên Nợ tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước. - Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải trả cho người bán là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn. Bên giao nhập khẩu ủy thác ghi nhận trên tài khoản này số tiền phải trả người bán về hàng nhập khẩu thông qua bên nhận nhập khẩu ủy thác như khoản phải trả người bán thông thường. Những vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã nhận, nhập kho nhưng đến cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và phải điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán. Khi hạch toán chi tiết các khoản này, kế toán phải hạch toán rõ ràng, rành mạch các khoản chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp nếu chưa được phản ánh trong hóa đơn mua hàng. 2.1.2.2. Kết cấu của khoản Phải trả NCC 5
- Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chữ T tài khoản 331 NỢ TK 331 CÓ - Số tiền đã trả cho người bán vật tư, hàng - Số tiền phải trả cho người bán vật tư, hóa,người cung cấp dịch vụ, người nhận hàng hóa,người cung cấp dịch vụ, người thầu xây lắp. nhận thầu xây lắp. - Số tiền ứng trước cho người bán, - Điều chỉnh số chênh lệch giữa giá tạm ngườicung cấp, người nhận thầu xây lắp tính nhỏ hơn giá thực tế của số vật tư, nhưng chưa nhận được vật tư, hàng hóa, hàng hóa, dịch vụ đã nhận khi có hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức. dịch vụ, khối lượngsản phẩm xây lắp hoàn - Đánh giá lại các khoản phải trả cho thành bàn giao. - Số tiền người bán chấp thuận giảm giá người bán bằng ngoại tệ( tỷ giá ngoại tệ hàng hóa hoặc dịch vụ đã giao theo hợp tăng cao so với Đồng Việt Nam). đồng. Số dư bên Có: Số tiền còn phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, người cung - Chiết khấu thanh toán và chiết khấu cấp dịch vụ, người nhận thầu xây lắp. thương mại được người bán chấp thuận cho DN giảm trừ vào nợ phải trả cho người bán. - Giá trị vật tư, hàng hóa thiếu hụt kém chất lượng khi kiểm nhận và trả lại người bán. - Đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán bằng ngoại tệ( tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam). Số dư bên Nợ :Số tiền đã ứng trước cho người bán hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán theo chi tiết từng đối tượng cụ thể. Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC 2.1.2.3. Chứng từ sử dụng 6
- - Hóa đơn GTGT, chứng từ vận chuyển, biên bản kiểm nghiệm, phiếu chi, phiếu nhập kho . - Các hợp đồng mua bán, đi thuê TS; các biên bản thanh lý hợp đồng mua bán,hợp đồng đi thuê; đơn đặt hàng. - Các kế hoạch sản xuất, giấy đề nghị mua hàng đã được phê duyệt. - Phiếu báo giá, biên bản và báo cáo nhận hàng. 2.1.2.4. Sổ kế toán sử dụng - Sổ chi tiết, sổ tổng hợp tài khoản 331; các biên bản đối chiếu định kỳ về số liệu giữa DN và người bán, giữa DN với ngân hàng - Ngoài ra còn sử dụng một số chứng từ khác như: thẻ kho, nhật ký sản xuất 2.2. Đặc điểm khoản mục Phải trả NCC trong kiểm toán BCTC Trong quá trình sản xuất kinh doanh, quá trình mua hàng và quá trình thanh toán thường không diễn ra đồng thời. Do đó khoản mục Phải trả NCC là khoản mục thường xuyên xuất hiện trong kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Khoản mục này phản ánh nghĩa vụ nợ phải trả của doanh nghiệp đối với các NCC. Nợ phải trả NCC là nguồn tài trợ cho việc hình thành các tài sản của doanh nghiệp, nó có mối liên hệ với rất nhiều khoản mục quan trọng trong BCTC của doanh nghiệp như HKT, TSCĐ Ngoài ra khoản mục này còn liên quan trực tiếp đến quá trình mua các yếu tố đầu vào, ảnh hưởng đến giá vốn và từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khoản mục Phải trả NCC là một chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả của doanh nghiệp, là một khoản mục quan trọng hình thành nên nguồn vốncủa doanh nghiệp. Chính vì nó chiếm giữ một tỷ trọng lớn trong tổng nợ phải trả của doanh nghiệp nên nó ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp, thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp. Tỉ suất tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn Tỉ suất tự tài trợ của doanh nghiệp lớn thì khả năng huy động vốn của doanh nghiệp sẽ thấp, ngược lại tỉ suất này thấp thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của doanh nghiệp kém, tình hình tài chính có khả năng gặp rắc rối vì quá lệ thuộc vào nguồn tài trợ tư bên ngoài, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Nợ phải trả NCC phải được quản lý chặt chẽ vì những sai phạm về việc phản ánh khoản mục này sẽ ảnh hưởng đến việc đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp 7
- bởi vì các tỉ suất quan trọng phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp đều liên quan đến khoản mục phải trả NCC như: khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn . Như vậy nếu khoản mục phải trả NCC bị đánh giá sai sẽ ảnh hưởng đến nhiều chỉ tiêu trong BCTC, khiến người đọc hiểu sai về tình hình tài chính cũng như khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. Bên canh đó khoản mục này còn có mối quan hệ với chi phí sản xuất kinh doanh, giá vốn của doanh nghiệp, từ đó có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận gây ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó, kiểm toán khoản mục phải trà NCC có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong kiểm toán BCTC. 2.3. Những sai phạm thường gặp đối với khoản mục phải trả NCC Khoản phải trả NCC là khoản mục quan trọng trên BCTC. Khoản mục phải trả NCC có quan hệ mật thiết với chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như các tỉ suất đánh giá tình hình tài chính thường liên quan đến nợ phải trả trong đó có khoản phải trả NCC. Do đó, các sai lệch trong ghi chép hay trình bày có thể dẫn đến những sai lệch các tỉ suất về khả năng thanh toán, sai lệch trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Các sai phạm thường gặp đối với khoản phải trả nhà cung cấp là: - Khoản phải trả nhà cung cấp bị cố tình ghi giảm hoặc không được ghi chép đầy đủ.Việc khai thiếu nợ phải trả NCC dẫn đến kết quả làm tăng khả năng thanh toán, dẫn đến khả năng chi phí không được tính toán đầy đủ làm cho lợi nhuận cũng tăng so với thực tế.Do đó KTV phải quan tâm đến mục tiêu Hiện hữu- Đầy đủ của việc ghi chép các khoản phải trả NCC. - Việc phản ánh các khoản phải trả NCC không có thật, ghi khống khoản phải trả NCC làm thay đổi các tỉ suất tài chính, dẫn đến sai lệch tình hình tài chính của DN, cũng là hành vi gian lận rút tiền công quỹ. - Trường hợp không phân loại và trình bày đúng nợ phải trả hay nợ phải thu khi lập BCTC làm cho kết quả kinh doanh của kỳ kế toán không bị ảnh hưởng nhưng khả năng thanh toán thực tế của đơn vị bị hiểu sai do các tỉ suất về khả năng thanh toán bị sai lệch. 2.4. Mục tiêu kiểm toán 8
- Khi kiểm toán khoản mục Phải trả NCC, KTV cần thu thập bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực để có thể đưa ra được kết luận kiểm toán một cách xác thật nhất về tình hình các khoản Phải trả NCC của doanh nghiệp. - Đầy đủ: Tất cả các khoản phải trả NCC phải được ghi nhận đầy đủ vào sổ sách, tài liệu kế toán có liên quan, phải đảm bảo rằng không có khoản công nợ nào bị bỏ sót trong quá trình ghi sổ.Mục tiêu này hướng vào việc xác minh đầy đủ về thành phần cấu thành số tiền phải trả NCC. Đây là mục tiêu được chú trọng nhất trong kiểm toán khoản mục này. - Hiện hữu: Các thông tin phản ánh công nợ phải được đảm bảo bằng sự tồn tại của các khoản công nợ đó.Mục tiêu này hướng tới tính đúng đắn về nội dung kinh tế của công nợ trong quan hệ với nghiệp vụ hình thành nên nó là nghiệp vụ mua hàng và nghiệp vụ thanh toán. - Quyền và nghĩa vụ: Mục tiêu này hướng tới việc xác minh nghĩa vụ trong việc thanh toán công nợ của đơn vị đối với các NCC. - Chính xác: Mục tiêu này hướng tới việc xác minh tính chính xác trong việc tính toán, cộng dồn, chuyển sổ đối với các khoản phải trả NCC. - Đánh giá: Việc tính toán các khoản phải trả NCC phù hợp với Hợp đồng mua bán, Hóa đơn, Biên bản giao nhận hàng hóa- dịch vụ. Các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng trả lại đều được ghi nhận một cách đúng đắn, phù hợp với các chứng từ, tài liệu liên quan. - Trình bày và công bố: Các khoản phải trả NCC được ghi nhận, các nghiệp vụ thanh toán được hạch toán theo đúng các đối tượng chi tiết, ghi nhận đúng nợ phải thu và phải trả. Một nguyên tắc hết sức quan trọng khi hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với NCC là phải tiến hành hạch toán chi tiết theo từng đối tượng NCC, việc hạch toán nhầm lẫn sẽ dẫn đến sai bản chất kế toán và sai sót trong việc trình bày trên BCTC. 2.5. Chuẩn bị kiểm toán Chuẩn bị kiểm toán là bước công việc đầu tiên của tổ chức công tác kiểm toán nhằm tạo ra tất cả tiền đề và điều kiện cụ thể trước khi thực hành kiểm toán. Đây là công việc có ý nghĩa quyết định chất lượng kiểm toán. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán được chia thành hai giai đoạn nhỏ là: Giai đoạn tiền kế hoạch kiểm toán,Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. 2.5.1. Tiền kế hoạch kiểm toán 9
- Quy trình kiểm toán được bắt đầu khi KTV và công ty kiểm toán tiếp nhận một khách hàng. Trong bước này, KTV và công ty kiểm toán cần cân nhắc các vấn đề sau: 2.5.1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán - Khả năng có thể kiểm toán của khách hàng: được xác định căn cứ vào một số yếu tố như tính liêm chính của Ban giám đốc, hệ thống kế toán của khách hàng những yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến đánh giá của kiểm toán viên về việc nếu chấp nhận kiểm toán thì liệu kiểm toán viên có thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán có hiệu lực hay không. - Năng lực và tính độc lập của công ty kiểm toán: Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 220- Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán có đoạn dẫn “Trong quá trình duy trì khách hàng hiện có và đánh giá khách hàng tiềm năng, công ty kiểm toán phải cân nhắc đến tính độc lập và năng lực phục vụ khách hàng của công ty kiểm toán”. Công ty kiểm toán không nên nhận lời kiểm toán khi tính độc lập không được đảm bảo hay xét thấy không đủ năng lực phục vụ khách hàng. - Nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng: thực chất của việc nhận diện các lý do kiểm toán của công ty khách hàng là việc xác định người sử dụng BCTC và mục đích sử dụng của họ vì đây là hai nhân tố chính ảnh hưởng đến số lượng bằng chứng phải thu thập và mức độ chính xác của các ý kiến mà KTV đưa ra trong BCKT; nếu BCTC được sử dụng càng rộng rãi thì mức độ trung thực, hợp lý của các thông tin trên BCTC được đòi hỏi càng cao do đó số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập càng nhiều. 2.5.1.2. Năng lực chuyên môn của nhóm kiểm toán Sau khi đánh giá khả năng có thể chấp nhận cuộc kiểm toán, công ty kiểm toán tiến hành lựa chọn đội ngũ nhân viên thực hiện kiểm toán.Đội ngũ nhân viên kiểm toán phải đảm bảo hai yếu tố: năng lực chuyên môn và tính độc lập. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 – Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC, có đoạn dẫn “ KTV không được nhận làm kiểm toán cho các đơn vị mà mình có quan hệ kinh tế hoặc quyền lợi kinh tế như góp vốn cổ phần, cho vay hay vay vốn từ khách hàng, hoặc là cổ đông chi phối của khách hàng, hoặc có ký kết hợp đồng gia công , dịch vụ, đại lý tiêu thụ hàng hóa KTV không được nhận làm kiểm toán ở những đơn vị mà bản thân có quan hệ họ hàng thân thuộc với những người trong bộ máy quản lý trong đơn vị được kiểm toán”. 10
- Đối với các khách hàng lâu năm công ty kiểm toán cần hạn chế thay đổi KTV vì họ nắm vững những nét đặc thù trong kinh doanh, xây dựng mối quan hệ giữa công ty kiểm toán và doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có chính sách luân chuyển KTV tối đa ba năm một lần để tránh quá quen thuộc gây nên tâm lý làm việc theo lối mòn, mất đi tính khách quan, độc lập. 2.5.1.3. Ký hợp đồng kiểm toán Khi đã chấp nhận kiểm toán cho khách hàng, công ty kiểm toán sẽ ký kết hợp đồng kiểm toán. Đây là bước cuối cùng trong giai đoạn chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 – Hợp đồng kiểm toán, “hợp đồng kiểm toán là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên tham gia ký kết (KH và công ty kiểm toán) về các điều khoản và điều kiện thực hiện kiểm toán của khách hàng và công ty kiểm toán, trong đó xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, quyền và trách nhiệm của mỗi bên, hình thức báo cáo kiểm toán, thời gian thực hiện và các điều khoản về phi, về xử lý khi tranh chấp hợp đồng. Hợp đồng kiểm toán thường bao gồm các nội dung chính sau:thông tin các bên; nội dung dịch vụ; trách nhiệm; giá cả;phương thức thanh toán; thời hạn có hiệu lực; ngôn ngữ sử dụng; số lượng bản hợp đồng chính thức; các thỏa thuận khác. 2.5.2. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toan là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả chung của toàn bộ cuộc kiểm toán. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 – Lập kế hoạch kiểm toán quy định: “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải lập kế hoạch kiểm toán để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả”. Việc lập kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem lại nhiều lợi ích cho cuộc kiểm toán, cụ thể sẽ trợ giúp cho KTV các vấn đề : - Do thời gian và nguồn lực hữu hạn, KTV cần xác định những phần hành trọng tâm để đạt được mục tiêu kiểm toán với chi phí hợp lý.Quá trình lập kế hoạch kiểm toán dựa trên việc vận dụng các khái niệm trọng yếu và rủi ro kiểm toán sẽ trợ giúp hữu hiệu cho KTV trong vấn đề này. - Quá trình lập kế hoạch bao gồm việc tìm hiểu môi trường kinh doanh cũng như kiểm soát nội bộ của KH, giúp KTV ghi nhận những đặc điểm của đơn vị và đưa ra những thủ tục kiểm toán phù hợp. 11
- - Quá trình kiểm toán đòi hỏi sự phối hợp giữa các KTV tham gia, giữa doanh nghiệp kiểm toán với đơn vị Do đó, lập kế hoạch kiểm toán phù hợp giúp KTV sắp xếp tiến trình công việc hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán. - Hỗ trợ việc lựa chọn thành viên nhóm kiểm toán có năng lực chuyên môn và khả năng phù hợp, cũng như tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, giám sát nhóm kiểm toán và soát xét công việc của nhóm. Lập kế hoạch kiểm toán gồm các bước công việc như sau: Sơ đồ 2.2: Lập kế hoạch kiểm toán Thu thập thông tin cần thiết Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro Nghiên cứu hệ thống KSNB Thiết kế chương trình kiểm tóan Nguồn: Chuẩn mực kiểm toán 300- Lập kế hoạch kiểm toán 2.5.2.1. Thu thập các thông tin cần thiết Sau khi ký kết hợp đồng kiểm toán, KTV bắt đầu lập kế hoạch kiểm toán.KTV thu thập thông tin về tình hình kinh doanh của khách hàng để đánh giá rủi ro, lên kế hoạch kiểm toán. Trong giai đoạn này, KTV đưa ra đánh giá ban đầu về mức độ trọng yếu và thực hiện các thủ tục phân tích để xác định thời gian cần thiết thực hiện kiểm toán và việc mở rộng các thủ tục kiểm toán khác. a. Tìm hiểu về ngành nghề, tình hình kinh doanh của khách hàng Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 310 – Hiểu biết về tình hình kinh doanh đã hướng dẫn: “Để thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán viên phải có hiểu biết cần thiết, đầy đủ về tình hình kinh doanh nhằm đánh giá và phân tích được các sự kiện, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị được kiểm toán mà theo kiểm toán viên thì có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính, đến việc kiểm tra của kiểm toán viên hoặc đến báo cáo kiểm toán”. Những hiểu biết về ngành nghề kinh doanh bao gồm những hiểu biết chung về nền kinh tế, sản phẩm, thị trường, các NCC, chi phí, các hoạt động nghiệp vụ, khả năng tài 12
- chính, môi trường lập báo cáo, các đặc điểm quan trọng về sở hữu và quản lý, môi trường và lĩnh vực hoạt động. KTV thu thập thông tin về tình hình kinh doanh từ các nguồn: báo chí; hồ sơ kiểm toán năm trước; trao đổi với nhân viên của đơn vị; các tài liệu do đơn vị được kiểm toán cung cấp; các văn bản pháp lý và các quy định có ảnh hưởng đến đơn vị được kiểm toán. b.Xem xét lại kết quả cuộc kiểm toán trước và hồ sơ kiểm toán chung Các hồ sơ kiểm toán năm trước thường chứa đựng rất nhiều thông tin hữu ích cho KTV về khách hàng, công việc kinh doanh, cơ cấu tổ chức, điều lệ công ty và chính sách tài chính, kế toán. Việc cập nhật và xem xét các các sổ sách của công ty là rất cần thiết vì qua đó KTV không chỉ xác định được các quyết định của nhà quản lý có phù hợp với luật pháp Nhà nước, các chính sách hiện hành của công ty hay không mà còn giúp KTV hiểu được bản chất cũng như sự biến động của các số liệu trên BCTC. Bên cạnh đó thông qua kết quả cuộc kiểm toán trước sẽ biết được những sai phạm khách hàng thường mắc phải khi hạch toán các nghiệp vụ nợ phải trả NCC, từ đó KTV có sự chú trọng những vấn đề này. c.Tham quan nhà xưởng KTV còn tiến hành tham quan nhà xưởng để trực tiếp quan sát quy trình sản xuất, quá trình nhập kho hàng hóa, NVL cũng như cung cấp một cái nhìn tổng thể về việc kinh doanh của khách hàng. Ngoài ra, KTV cũng có được những nhận định ban đầu về phong cách quản lý, tính hệ thống trong việc tổ chức, sắp xếp công việc. d.Nhu cầu thuê chuyên gia Nếu hàng hóa, NVL của KH có tính đặc thù mà KTV không am hiểu hết, khi muốn kiểm tra về khối lượng và chất lượng thì có thể tiến hành thuê chuyên gia. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 620 – Sử dụng tư liệu của chuyên gia, có hướng dẫn: “ Khi có kế hoạch sử dụng tư liệu của chuyên gia thì kiểm toán viên và công ty kiểm toán phải xác định năng lực chuyên môn của chuyên gia này”, “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần phải đánh giá tính khách quan của chuyên gia”, “Kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm chứng minh rằng công việc của chuyên gia có thể đáp ứng được mục đích của cuộc kiểm toán”, “ Kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần phải xác định 13
- xem các tư liệu của chuyên gia có đảm bảo là một bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến cơ sở dẫn liệu đang được xem xét của BCTC hay không”. e.Thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự điều tiết của rất nhiều các quy định khác nhau. KTV tiến hành thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng nhằm nắm bắt được môi trường pháp lý ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng. Các tài liệu cần thu thập: - Giấy phép thành lập và điều lệ công ty: đây là tài liệu quy định những vấn đề mang tính chất nội bộ của đơn vị (cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, các phòng ban ). - Biên bản các cuộc họp Cổ đông, Hội đồng quản trị và BGĐ: là những tài liệu chính thức về các vấn đề quan trọng (xét duyệt mua bán ). - Các hợp đồng và cam kết quan trọng (hợp đồng mua bán, thuê ). - Các quy định mà doanh nghiệp phải tuân thủ còn được thể hiện trong các công văn của cơ quan quản lý. f.BCTC, BCKT hay biên bản thanh tra của năm hiện hành Các BCTC cung cấp dữ liệu về tình hình tài chính và kết quả HĐKD của đơn vị. Đây là tài liệu quan trọng nhất trong một cuộc kiểm toán BCTC. Ngoài ra việc xem xét BCKT, các biên bản thanh tra sẽ giúp KTV nhận thức rõ hơn về thực trạng hoạt động của đơn vị khách hàng và dự kiến phương hướng kiểm tra. 2.5.2.2. Thực hiện các thủ tục phân tích đối với khoản mục Phải trả NCC Khi đã có đầy đủ các thông tin cần thu thập, KVT tiến hành các thủ tục phân tích sơ bộ trên Bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 –Quy trình phân tích, có quy định “Kiểm toán viên phải áp dụng quy trình phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiêu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể có rủi ro.Quy trình phân tích giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác”.Các thủ tục phân tích sử dụng cho việc lập kế hoạch nhằm mục tiêu: - Hiểu biết về những xu hướng hay những biến động bất thường về hoạt động của khách hàng vừa mới diễn ra kể từ lần kiểm toán trước, những biến động về số lượng NCC, khả năng hoạt động liên tục từ đó tìm ra nguyên nhân của sự thay đổi. - Đánh giá sự hiện diện các sai số có thể có trên khoản mục phải trả NCC trong BCTC của khách hàng. 14
- - Từ kết quả phân tích, KTV xác định được các vấn đề nghi vấn, những nghiệp vụ khả nghi. Từ đó KTV có kế hoạch tập trung vào các nghiệp vụ trọng yếu, dễ xảy ra sai sót, gian lận. Kỹ thuật phân tích được các KTV sử dụng gồm phân tích dọc và phân tích ngang. + Phân tích ngang là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các trị số của cùng một khoản mục phải trả NCC. So sánh số liệu kỳ này với số liệu kỳ trước hoặc giữa các kỳ với nhau và qua đó KTV thấy được những biến động bất thường. So sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ước tính của KTV. + Phân tích dọc là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của khoản mục phải trả NCC và các khoản mục khác trên BCTC. 2.5.2.3. Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán khoản mục Phải trả NCC a.Đánh giá tính trọng yếu Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 – Tính trọng yếu trong kiểm toán “Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọng của một thông tin ( một số liệu kế toán) trong BCTC. Thông tin được coi là trọng yếu nếu thiếu thông tin đó hoặc thiếu tính chính xác của thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng BCTC”. KTV cần đánh giá mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC và phân bổ mức đánh giá đó cho từng khoản mục trên BCTC. Mức trọng yếu cho tổng thể BCTC: được xác định tùy thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, thực trạng hoạt động tài chính, mục đích của người sử dụng thông tin. KTV thường căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính sau để xác định: + Doanh thu: được áp dụng khi đơn vị chưa có lãi ổn định nhưng đã có doanh thu. Doanh thu là một trong những nhân tố quan trọng để đánh giá hiệu quả công việc. + Lợi nhuận trước thuế: được áp dụng khi đơn vị có lãi ổn định. Lọi nhuận là chỉ tiêu được nhiều KTV lựa chọn vì đó là chỉ tiêu được đông đảo người sử dụng BCTC quan tâm. + Tổng tài sản: được áp dụng đối với các công ty có khả năng bị phá sản hay có lỗ lũy kế lớn so với vốn góp. Người sử dụng có thể quan tâm nhiều hơn về khả năng thanh toán thì việc sử dụng chỉ tiêu tổng tài sản là hợp lý. +Vốn chủ sở hữu: được áp dụng khi đơn vị mới thành lập, doanh thu và lợi nhuận chưa có hay có nhưng chưa ổn định. Có một số phương pháp để xác định mức trọng yếu cho tổng thể BCTC: 15
- + Phương pháp 1- mức trọng yếu được xác định bằng một tỷ lệ phần trăm so với chỉ tiêu được lựa chọn: Theo phương pháp này, mỗi công ty kiểm toán sẽ lựa chọn cho mình một mức ước lượng và các tỷ lệ thích hợp. Dưới đây là bảng hướng dẫn của VACPA đối với việc tính toán mức trọng yếu cho tổng thể BCTC: Bảng 2.1: Bảng hướng dẫn của VACPA đối với việc tính toán mức trọng yếu cho tổng thể BCTC Cơ sở ước lượng Tỷ lệ ước lượng Lợi nhuận trước thuế 5% - 10% Doanh thu 0.5% - 3% Tổng tài sản 1% - 2% Vốn chủ sở hữu 1% - 5% Nguồn: Hệ thống chương trình kiểm toán mẫu 2013 Sau khi đã xác định cơ sở cho việc tính toán mức trọng yếu, KTV cần có sự điều chỉnh cơ sở này nếu có các khoản mục, nghiệp vụ bất thường có thể làm cho cơ sở tính toán đó không phản ánh đúng quy mô của khách hàng. + Phương pháp 2- mức trọng yếu được lựa chọn từ nhiều giá trị: Theo phương pháp này, KTV sẽ sử dụng các chỉ tiêu khác nhau trên BCTC nhân với các tỷ lệ tương ứng, sau đó sẽ xác định mức trọng yếu bằng cách chọn số lớn nhất hoặc nhỏ nhất. Thông thường theo nguyên tắc thận trọng, KTV thường chọn số nhỏ nhất làm mức trọng yếu cho tổng thể BCTC. Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục: mức sai lệch tối đa của khoản mục đó. Khi phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục, KTV căn cứ vào phương pháp của công ty, bản chất của khoản mục cũng như thời gian và chi phí kiểm tra khoản mục đó để phân bổ cho hợp lý.Có 2 phương pháp xác định mức trọng yếu cho từng khoản mục: + Phương pháp 1 – Phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục theo tỷ trọng giá trị từng khoản mục: giá trị trọng yếu dùng để phân bổ cho từng khoản mục là mức trọng yếu thực hiện (mức trọng yếu thực hiện bằng một tỷ lệ % nào đó so với mức trọng yếu ban đầu cho tổng thể BCTC). Việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu được thực hiện theo hai chiều hướng mà các giân lận và sai sót có thể xảy ra. Đó là sai lệch 16
- do ghi khống (số liệu trên BCTC lớn hơn thực tế) và ghi thiếu (số liệu trên BCTC nhỏ hơn thực tế). Mức trọng yếu phân bổ cho từng khoản mục thường được thực hiện trên những cơ sở chủ yếu sau: căn cứ vào chính sách phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho từng khoản mục trên BCTC; mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát mà KTV đánh giá sơ bộ cho khoản mục; kinh nghiệm của KTV về sai sót và gian lận đối với khoản mục; chi phí kiểm toán cho từng khoản mục. + Phương pháp 2 – Lấy mức trọng yếu của tổng thể làm mức trọng yếu chung cho toàn bộ các khoản mục trên BCTC: theo cách này, KTV không phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục mà lấy một mức trọng yếu chung cho tất cả các khoản mục. Mức trọng yếu này khác nhau ở từng công ty kiểm toán. b.Đánh giá rủi ro kiểm toán Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ, định nghĩa “Rủi ro kiểm toán là rủi ro do KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp kho BCTC đã được kiểm toán còn có những sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán bao gồm 3 bộ phận: rủi ro tiền tang, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện”. Rủi ro kiểm toán tồn tại do những nguyên nhân sau: - Trình độ, khả năng thực tế của KTV. - Giới hạn về thơi gian và chi phí kiểm toán. - Kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán. - Gian lận khó phát hiện hơn sai sót. Việc xác định mức rủi ro kiểm toán cao mong muốn thường dựa vào mức độ của người sử dụng thông tin và khả năng tài chính của khách hàng. Thông thường mức độ rủi ro kiểm toán mong muốn từ 5%-10%.Các thành phần của rủi ro kiểm toán : - Rủi ro tiềm tàng: là khả năng từng nghiệp vụ, từng khoản mục phải trả NCC chứa đựng sai sót trọng yếu khi tính riêng lẻ hoặc tính gộp, mặc dù có hay không có hệ thống KSNB. Để đánh giá rủi ro tiềm tàng, KTV dựa vào các yếu tố ảnh hưởng sau: + Bản chất kinh doanh của KH: rủi ro tiềm tàng thường bị tăng lên bởi những đặc thù của ngành nghề kinh doanh mà nó có thể tạo nên khó khăn cho KTV do tồn tại những khoản không chắc chắn hoặc khả năng tồn tại những gian lận, sai sót trên khoản mục phải trả NCC. 17
- + Kết quả các lần kiểm toán trước: đối với khoản mục được phát hiện có sai phạm trong lần kiểm toán năm trước, rủi ro tiềm tàng được xác định ở mức cao do nhiều loại sai phạm có tính chất hệ thống và các đơn vị thường chậm chạp không tiến hành các biện pháp sửa chữa nên các sai phạm đã xảy ra năm trước có thể vẫn tiếp tục xảy ra trong các năm sau. + Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh không thường xuyên: các nghiệp vụ này có khẳ năng được vào sổ sai nhiều hơn các nghiệp vụ diễn ra hằng ngày do đơn vị thiếu kinh nghiệm trong hạch toán các nghiệp vụ đó, rủi ro tiềm tàng đối với các tài khoản chứa nghiệp vụ này thường được đánh giá cao. Như vậy KTV cần đánh giá lần lượt các yếu tố trên và quyết định mức rủi ro tiềm tàng thích hợp đối với khoản mục phải trả NCC. - Rủi ro kiểm soát: là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu, mà KSNB của đơn vị không thể ngăn chặn hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời. Vì rủi ro kiểm soát phát sinhn từ hệ thống KSNB nên các thành phần của hệ thống KSNB tại đơn vị cũng chính là các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro kiểm soát: + Môi trường kiểm soát: môi trường kiểm soát có ảnh hưởng đến sự nhất quán giữa các chính sách của nhà quản lý và tính hiệu quả của hệ thống kế toán cũng như các thủ tục kiểm soát. Do đó khi tìm hiểu về môi trường kiểm soát, KTV cần thu thập thông tin như đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế toán, các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc thiết kế và thực hiện HTKSNB. + Hệ thống thông tin kế toán: hệ thống kế toán mạnh góp phàn làm cho hệ thống KSNB hoạt động hiệu quả vì kế toán không chỉ cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý mà còn thực hiện việc kiểm tra, giám sát nhiều mặt hoạt động của đơn vị, góp phần bảo vệ tài sản của đơn vị không bị thất thoát, gian lận hay sử dụng lãng phí. + Các thủ tục, hoạt động kiểm soát: KTV cần kiểm tra việc thực hiện các nguyên tắc kiểm soát được đề ra trong doanh nghiệp như: phê duyệt và ủy quyền, phân công phân nhiệm rõ ràng, bất kiêm nhiệm. - Rủi ro phát hiện: là khả năng xảy ra các sai sót hoặc gian lận trên khoản mục phải trả NCC mà không được ngăn chặn hay phát hiện bởi HTKSNB và cũng không được KTV phát hiện trong quá trình kiểm toán. Rủi ro phát hiện phát sinh do ảnh hưởng của các nhân tố: + Các bước kiểm toán không thích hợp, thực hiện không hợp lý quy trình kiểm toán. 18
- + Phát hiện ra bằng chứng nhưng không nhận thức được sai sót, dận đến đưa ra kết luận sai. + KTV hoàn toàn không phát hiện ra được sai sót do có sự thông đồng bên trong doanh nghiệp. Rủi ro kiểm toán là kết quả của ba loại rủi ro trên. Một sai sót khi tiềm ẩn trong BCTC (rủi ro tiềm tàng) nhưng không được ngăn chặn bởi HTKSNB (rủi ro kiểm soát) sẽ có thể được phát hiện thông qua các thủ tục kiểm toán thích hơp. Tuy nhiên, khi các thủ tục kiểm toán thất bại (rủi ro phát hiện), sai sót trên sẽ xuất hiện trên BCTC đã kiểm toán cùng với ý kiến là BCTC trình bày trung thực và hợp lý (rủi ro kiểm toán). Vì ba loại rủi ro này thay đổi đối với từng khoản mục nên rủi ro phát hiện và số lượng bằng chứng kiểm toán cần thuthập cũng thay đổi theo đối với từng khoản mục. 2.5.2.4. Nghiên cứu HTKSNB Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ, có nêu rõ “HTKSNB bao gồm các yếu tố: môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát”. - Môi trường kiểm soát: gồm các yếu tố bên trong (đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, công tác kế toán, ủy ban kiểm soát ) và các yếu tố bên ngoài đơn vị (sự kiểm soát của cơ quan chức năng Nhà Nước, môi trường pháp lý, đường lối phát triển của đất nước ). Môi trường kiểm soát có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các thủ tục kiểm soát. Môi trường kiểm soát mạnh sẽ hỗ trợ đáng kể cho các thủ tục kiểm soát phát huy tác dụng. - Hệ thống kế toán: các quy định về kế toán và các thủ tục kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng để thực hiện các ghi chép kế toán và lập BCTC. - Các thủ tục kiểm soát: là các quy chế và thủ tục do ban lãnh đạo đơn vị thiết lập và chỉ đạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể. Các thủ tục kiểm soát này được thiết lập trong đơn vị dựa trên 3 nguyên tắc: phân công phân nhiệm rõ ràng; bất kiêm nhiệm; ủy quyền và phê chuẩn. Do khoản mục phải trả NCC có liên quan đến quá trình mua hàng nên để nghiên cứu về KSNB đối với khoản mục này cần phải xem xét chu trình mua hàng và thanh toán. - Kho hàng hay bộ phận kiểm soát HTK sẽ chuẩn bị và lập phiếu yêu cầu mua hàng để gửi cho bộ phận mua hàng. 19
- - Bộ phận mua hàng căn cứ vào phiếu yêu cầu mua hàng để xem xét về nhu cầu , chủng loại hàng cần mua, đồng thời khảo sát các NCC, chất lượng, giá cả Sau đó bộ phận này sẽ phát hành đơn đặt hàng. Một liên của đơn đặt hàng gửi đến NCC, các liên còn lại gửi đến bộ phận nhận hàng, bộ phận kho và kế toán công nợ. - Khi tiếp nhận hàng tại kho, bộ phận nhận hàng kiểm tra chất lượng, số lượng lô hàng Mọi nghiệp vụ nhận hàng đều phải lập phiếu nhập hay phiếu báo nhận hàng. - Trong bộ phận kế toán công nợ, các chứng từ cần phải đóng dấu ngày nhận, đánh số thứ tự liên tục để kiểm soát. Thông thường có những cách kiểm tra và đối chiếu như sau: + So sánh số lượng trên hóa đơn với số lượng trên báo cáo nhận hàng và đơn đặt hàng. Mục đích là để không thanh toán vượt quá số lượng đặt hàng và số lượng thực nhận. + So sánh giá cả, chiết khấu trên đơn đặt hàng và hóa đơn để bảo đảm không thanh toán vượt quá số nợ phải trả cho NCC. + Việc xét duyệt chi quỹ để thanh toán cho người bán sẽ do bộ phận tài vụ thực hiện. Trước khi phê chuẩn chi, bộ phận tài vụ có nhiệm vụ kiểm tra sự hợp lệ, hợp lý và đầy đủ của chứng từ. Người ký duyệt chi quỹ phải đánh dấu chứng từ để chúng không được tái sử dụng. - Cuối tháng, bộ phận kế toán công nợ cần đối chiếu giữa SCT người bán với sổ cái. Việc đối chiếu này được thực hiện trên bảng tổng hợp chi tiết và bảng này được lưu lại để làm bằng chứng là đã đối chiếu. 2.5.2.5. Thiết kế chương trình kiểm tóan Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công giữa các KTV cũng như dự kiến về những tư liệu , thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán là những thủ tục kiểm toán cần thực hiện đối với từng khoản mục hay bộ phận được kiểm toán. Chương trình kiểm toán được thiết kế phù hợp sẽ đem lại rất nhiều lợi ích: - Đảm bảo sự phối hợp giữa các KTV cũng như hướng dẫn chi tiết cho các KTV trong quá trình kiểm toán. - Đây là công cụ để người phụ trách kiểm toán quản lý, giám sát cuộc kiểm toán thông qua việc xác định các bước công việc được thực hiện. 2.6. Thực hiện kiểm toán 20
- Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình triển khai một cách chủ động các kế hoạch, chương trình kiểm toán nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực và hợp lý của BCTC trên cơ sở những bằng chứng đầy đủ và đáng tin cậy. Dựa trên chương trình kiểm toán đã xây dựng, KTV thực hiện các thủ tục kiểm toán: thử nghiệm kiểm soát và thử nghiệm cơ bản(Thủ tục phân tích, Thủ tục kiểm tra chi tiết). Trong dó thủ tục kiểm tra chi tiết được xem là thủ tục tốn nhiều thời gian và chi phí nhất. 2.6.1. Thử nghiệm kiểm soát Để đánh giá các các thủ tục kiểm soát trên có hữu hiệu không, KTV có thể thực hiện các thử nghiệm kiểm soát sau: - Căn cứ các nhật ký liên quan để kiểm tra việc ghi chép trên sổ cái nợ phải trả, mục đích là xem xét sự có thật của các nghiệp vụ đã được ghi chép trên sổ cái bằng cách đối chiếu chúng với các nhật ký liên quan. Thử nghiệm này thực hiện trên cơ sở chọn mẫu một số nghiệp vụ trên sổ cái nợ phải trả truy hồi về nhật ký liên quan. - Chọn mẫu một số nghiệp vụ mua hàng, thực hiện các kiểm tra như kiểm tra về sự xét duyệt các nghiệp vụ; đối chiếu giữa đơn đặt hàng, báo cáo nhận hàng và hóa đơn của người bán về giá cả, số lượng - KTV lựa chọn một số nghiệp vụ trên nhật ký và theo dõi việc ghi chép chúng trên SCT. Cách này sẽ cho phép KTV kiểm tra tính đầy đủ của việc ghi chép từ nhật ký lên các sổ chi tiết. - Chọn mẫu để so sánh giữa khoản chi đã ghi trong nhật ký chi tiền với tài khoản phải trả và các chứng từ có liên quan. Thử nghiệm được thực hiện bằng cách chọn ra một số khoản chi trên nhật ký và đối chiếu ngược trở vể với các chứng từ gốc như đơn đặt hàng, hóa đơn, séc chi trả. Khi xem xét những tài liệu này, KTV sẽ có cơ hội để kiểm tra các thủ tục kiểm soát về chi tiền, sự phù hợp giữa các tài liệu. 2.6.2. Thử nghiệm cơ bản 2.6.2.1. Thủ tục phân tích KTV tiến hành các công việc: - So sánh tổng số nợ phải trả NCC năm nay so với năm trước để xem sự biến động tăng giảm. - KTV tiến hành đối chiếu, so sánh số dư nợ của các NCC so với năm trước để tìm ra các NCC có thay đổi bất thường. 21
- - Phân tích một số chỉ tiêu: + Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng số hàng mua trong kỳ= + Tỷ lệ nợ phải trả trên tổng nợ ngắn hạn= + Tỷ lệ nợ phải trả quá hạn= Thông qua thủ tục phân tích so sánh kỳ này với kỳ trước để phát hiện những thay đổi bất thường, KTV cần điều tra rõ nguyên nhân nhằm phát hiện gian lận và sai sót tại doanh nghiệp. 2.6.2.2. Thủ tục kiểm tra chi tiết a. Yêu cầu đơn vị cung cấp bảngtổng hợp chi tiết phải trả NCC để đối chiếu với Sổ cái và SCT Căn cứ bảng kê của người bán đã gửi cho đơn vị trong tháng, nhân viên đơn vị sẽ đối chiếu các số liệu này với số dư trên SCT để lập một bảng tổng hợp. Trong trường hợp đơn vị có tiến hành tổng hợp, KTV chỉ cần kiểm tra lại các bước này xem có được thực hiện tốt không. Nếu đơn vị không tiến hành tổng hợp, KVT có thể tự thực hiện chúng. Mục đích của thử nghiệm này là để chứng minh số liệu trên BCTC là thống nhất với tất cả các khoản phải trả của từng đối tượng trong các sổ chi tiết. Nếu số liệu trên bảng không thống nhất với Sổ cái hay SCT thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân, trao đổi với nhân viên của đơn vị để tìm kiếm sai sót và có sự điều chỉnh thích hợp. Bên cạnh đó cần lưu ý sự thống nhất số liệu của bảng tổng hợp với sổ sách chưa phải là bằng chứng đầy đủ về toàn bộ khoản phải trả vì đôi khi các hóa đơn vào thời điểm cuối năm vẫn có thể không được ghi chép trên sổ sách. b. Gửi thư xác nhận Việc xin xác nhận thường được thực hiện đối với các NCC chủ yếu của đơn vị (ngay cả khi số dư cuối kỳ không có), NCC không cung cấp bảng kê hóa đơn hàng tháng, các khoản phải trả có tính chất bất thường, các khoản phải trả liên quan đến thế chấp tài sản Để nhận diện các đối tượng này, KTV có thể xem trên SCT hoặc phỏng vấn nhân viên đơn vị. Thủ tục này không mang tính chất bắt buộc nhưng nó xuất phát từ những lý do sau: 22
- - Vấn đề đáng quan tâm nhất khi kiểm tra các khoản phải trả là phát hiện các khoản phải trả không được ghi chép. Vì thế qua việc gửi thư xác nhận KTV sẽ phát hiện các khoản phải trả không được ghi nhận. - Nhiều khoản phải trả vào cuối năm có thể đã được đơn vị thanh toán vào đầu năm sau, nghĩa là trước khi KTV hoàn thành cuộc kiểm toán. Đây cũng là một bằng chứng có giá trị về các khoản phải trả NCC đã được ghi chép đầy đủ. c. Chọn mẫu để kiểm tra chứng từ gốc và các tài liệu có liên quan Đây là thủ tục nhằm kiểm tra sự có thực của các khoản phải trả. KTV chọn lựa một số khoản phải trả trên bảng số dư chi tiết cuối năm để kiểm tra chứng từ gốc, hóa đơn, đơn đặt hàng, phiếu chi .Mục tiêu của thủ tục này là xác định các khoản phải trả trên bảng số dư chi tiết có căn cứ hợp lý. d. Kiểm tra các khoản trả trước cho NCC Xem xét các trường hợp phát sinh số dư bên nợ trên các tài khoản phải trả như ứng trước tiền cho người bán, trả lại hàng cho người bán sau khi đã thanh toán tiền Những khoản này phải được trình bày trong khoản mục các khoản phải thu của BCĐKT để đảm bảo trình bày đúng về tình hình tài chính của đơn vị. Nếu đơn vị không trình bày khoản này và số tiền trọng yếu thì KTV phải lập bút toán điều chỉnh để sắp xếp lại khoản mục. e. Tìm kiếm các khoản nợ phải trả không được ghi chép Đây là một nội dung quan trọng trong chương trình kiểm toán nợ phải trả. Gồm các thủ tục kiểm tra sau: - Kiểm tra các nghiệp vụ sau thời điểm khóa sổ: để đảm bảo tính đúng kỳ thì các khoản chi phí của tháng cuối niên độ này phải được đơn vị tính chi phí của niên độ này đồng thời phát sinh các khoản phải trả cuối kỳ nhưng đơn vị lại không ghi chép bút toán đúng kỳ mà lại ghi vào đầu năm sau khi thực chi. Như vậy nợ phải trả cuối kỳ và chi phí của niên độ này bị ghi thiếu một khoản, đồng thời số liệu của niên độ sau cũng bị ảnh hưởng. - Xem xét các trường hợp, các tài liệu: + Các trường hợp hàng về nhưng hóa đơn chưa về hay hóa đơn đã về nhưng hàng chưa nhận được, KTV cần xem xét các hợp đồng ký kết của đơn vị. 23
- + Các hóa đơn của người bán nhận được sau ngày kết thúc niên độ, do người bán có thể gửi hóa đơn chậm vài ngày sau khi gửi hàng đi nên những hóa đơn này thực sự thuộc niên độ kiểm toán và chúng phải được ghi vào nợ phải trả cuối năm. + Ghi thiếu nợ phải trả đồng thời phản ánh thiếu một tài sản, ghi thiếu một khoản nợ phải trả đồng thời phản ánh thiếu một khoản chi phí. Với hai trường hợp này thì trường hợp thứ hai sẽ gây ảnh hưởng trọng yếu hơn vì nó làm lợi nhuận biến đổi. Đối với trường hợp thứ nhất, KTV chỉ điều chỉnh khi nó gây ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC. f. Trình bày và khai báo trên BCTC Cuối cùng KTV cần xem xét việc trình bày và khai báo các khoản phải trả trên BCTC. Do khoản phải trả NCC còn liên quan đến nhiều khoản mục khác nên trong quá trình thực hiện kiểm toán, KTV có thể trao đổi với các KTV phụ trách các phần hành có liên quan để bổ sung thêm thông tin về khoản mục này. 2.7. Kết thúc kiểm toán Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của kiểm toán khoản mục phải trả NCC. Đây là giai đoạn KTV soát xét các thông tin sau ngày lập BCTC, tập hợp các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được khi thực hiện các thủ tục kiểm toán và đưa ra các ý kiến của KTV và các kiến nghị về công tác kế toán khoản mục phải trả NCC. 2.7.1. Xem xét các khoản nợ tiềm tàng Nợ tiềm tàng là một khoản nợ có thể xảy ra trong tương lai, phát sinh từ các hoạt động hay sự kiện xảy ra trong niên độ, nhưng đến ngày kết thúc niên độ vẫn chưa thể xác định được khả năng xảy ra cũng như ước tính được số tiền phải trả. KTV cần tiến hành các thủ tục kiểm toán cần thiết để phát hiện các khoản nợ tiềm tàng và yêu cầu doanh nghiệp khai báo trên Thuyết minh BCTC. Các thủ tục có thể sử dụng: - Trao đổi với Quản lý của đơn vị về khả năng các khoản nợ tiềm tàng chưa được khai báo, yêu cầu đơn vị cung cấp văn bản giải trình xác định là đã khai báo đầy đủ các khoản nợ tiềm tàng mà doanh nghiệp đã xác định được. - Đọc các hợp đồng, khế ước vay, các thông báo từ cơ quan thuế và cơ quan Nhà nước. - Thu thập thông tin từ các khoản bảo lãnh nợ cho đơn vị khác từ xác nhận của ngân hàng. 24
- - Xem xét các tài liệu từ luật sư hay tư vấn pháp lý của đơn vị để tìm ra dấu hiệu của các khoản nợ tiềm tàng. Sau khi thu thập thông tin từ các thủ tục kiểm toán nêu trên, KTV phải đánh giá trường hợp nào phải khai báo khoản nợ tiềm tàng trên Thuyết minh BCTC và trường hợp nào không cần khai báo. 2.7.2. Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ Có hai loại sự kiện xảy ra sau ngày khóa sổ lập BCTC: - Các sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC và đòi hỏi phải điều chỉnh BCTC: đây là những sự kiện cung cấp bằng chứng bổ sung về sự việc đã xảy ra trước ngày kết thúc niên độ và chúng có ảnh hưởng đến sự đánh giá đối với những khoản mục có liên quan trong BCTC. - Các sự kiên không ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC nhưng cần phải công bố trên thuyết minh BCTC: đây là những sự kiện chỉ thực sự phát sinh sau ngày kết thúc niên độ không phải điều chỉnh số liệu trên BCTC nhưng do tầm quan trọng của vấn đề đơn vị vẫn phải công bố trên thuyết minh BCTC. Để xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ, KTV có thể kiểm tra các nghiệp vụ quanh thời điểm khóa sổ, các kế hoạch tài chính, biên bản các cuộc họp quan trọng . 2.7.3. Xem xét giả định hoạt động liên tục KTV và công ty kiểm toán có trách nhiệm xem xét tính hợp lý của giả định hoạt động liên tục của công ty khách hàng. KTV có thể căn cứ vào một số dấu hiệu sau: - Dấu hiệu về mặt tài chính: Đơn vị có các chỉ số tài chính xấu hơn mức bình thường, không có khả năng thanh toán khi nợ đến hạn, mất nguồn hỗ trợ tài chính - Dấu hiệu về mặt hoạt động: Đơn vị bị thiếu thành phần lãnh đạo chủ chốt không thể thay thế, đơn vị bị mất một NCC quan trọng - Các dấu hiệu khác: thay đổi về mặt pháp luật hoặc chính sách của Nhà nước làm ảnh hưởng bất lợi tới đơn vị 2.7.4. Đánh giá kết quả và đưa ra ý kiến kiểm toán Trước khi lập BCKT, KTV phải đánh giá tổng quát về các kết quả thu được. KTV phải đánh giá, xem xét từng khoản mục trên BCTC để xem liệu có khoản mục nào còn tồn tại sai phạm trọng yếu. Căn cứ vào kết quả đánh giá, KTV đưa ra ý kiến về BCTC: 25
- - Ý kiến chấp nhận toàn phần: được sử dụng trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của đơn vị được kiểm toán, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành. - Ý kiến chấp nhận từng phần: được sử dụng trong trường hợp KTV và công ty kiểm toán cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại trừ mà KTV nêu trong BCKT. - Ý kiến không chấp nhận: được đưa ra trong trường hợp các vấn đề không thống nhất với BGĐ là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục đến mức độ mà KTV đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần là chưa đủ để thể hiện tính chất và mức độ sai sót trọng yếu của BCTC. - Ý kiến từ chối: được đưa ra trong trường hợp hậu quả của việc giới hạn phạm vi kiểm toán là quan trọng hoặc thiếu thông tin liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục tới mức mà kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp để có thể cho ý kiến về BCTC. 2.7.5. Lập và phát hành Báo cáo kiểm toán Khâu cuối cùng của quá trình kiểm toán là việc lập và phát hành BCKT. Nội dung trình bày của BCKT có thể khác nhau nhưng phải chuyển đến cho người đọc những đánh giá của KTV về sự phù hợp của thông tin trên BCTCcũng như sự tuân thủ về chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành khi lập BCTC này. Hình thức trình bày của BCKT có thể có nhiều hình thức khác nhau như văn bản hoặc bằng miệng. 26
- CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM. 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty AISC Tên gọi: Công ty TNHH Kiểm Toán Và Dịch Vụ Tin Học TPHCM Tên giao dịch: Auditing and Informatic Services Company Limited (AISC) Địa chỉ: số 389A Điện Biên Phủ,phường 4, quận 3, TPHCM Chi nhánh: Tại Hà Nội- Tại Đà Nẵng- Tại Cần Thơ- Tại Hải Phòng Công ty được thành lập theo Thông báo số 637/TC/CĐKT ngày 21/3/1994 của Bộ Tài Chính và Quyết định số 1292/QĐ-UB-TM ngày 29/4/1994 của UBND Thành phố Hồ Chí Minh, theo giấy phép kinh doanh số 103020 ngày 4/5/1994 của Trọng tài kinh tế TPHCM. Trụ sở giao dịch chính của công ty tại số 389A Điện Biên Phủ,phường 4, quận 3, TPHCM. Vốn chủ sở hữu trên 2 tỷ VND.Cùng với sự tăng lên của nguồn vốn là việc doanh thu của công ty tăng liên tục trong những năm gần đây. Đây là những tín hiệu rất đáng mừng về sự tăng trưởng cũng như phát triển của công ty. Hiện nay AISC đã có trên hơn 500 khách hàng sử dụng tất cả các dịch vụ của AISC cung cấp.Công ty đặt nhiệm vụ và mục tiêu là cung cấp các dịch vụ chuyên ngành cho khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho nhân viên tiến bộ và thành công trong nghề nghiệp của mình, thành công và đạt kết quả tốt về mặt tài chính,Công ty phát triển lớn mạnh có các khoản khen thưởng dành cho nhân viên,Công ty đảm bảo vai trò của mình trong xã hội và phục vụ nhân dân. Công ty hoạt động theo nguyên tắc độc lập, khách quan, chính trực, bảo vệ quyền lợi và bí mật kinh doanh của khách hàng như quyền lợi của chính mình trên cơ sở tuân thủ luật pháp quy định. Nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, chất lượng dịch vụ được cung cấp và uy tín của công ty là những tiêu chuẩn hàng đầu mà mọi nhân viên của AISC luôn luôn thực hiện.Công ty sử dụng phương pháp kiểm toán dựa trên nguyênn tắc chỉ đạo của Chuẩn mực khiểm toán Việt Nam và Chuẩn mực kiểm toán quốc tế phù hợp với luật pháp và quy định của Chính phủ Việt Nam. AISC quan niệm “Sự lớn mạnh của khách hàng là sự phát triển của chính mình”. Công ty đã và đang tạo dựng được một thương hiệu về chất lượng dịch vụ, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và có bằng cấp.Nhờ đó ngay từ khi thị trường chứng khoán ra đời 27
- AISC đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công nhận đủ năng lực kiểm toán các doanh nghiệp tham gia niêm yết chứng khoán. AISC là Công ty kiểm toán duy nhất tại Viêt Nam có liên doanh với một công ty Kiểm Toán Quốc Tế trong lĩnh vực kiểm toán và tư vấn- Công ty liên doanh Price Waterhouse Cooper – AISC. AISC là một trong các công ty kiểm toán độc lập được Ngân hàng Nhà nước cho phép kiểm toán các tổ chức tín dụng và ngân hàng thương mại tại Việt Nam, cũng là một trong các công ty kiểm toán độc lập đầu tiên được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho phép kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanh chứng khoán theo quyết định số 51/2000/QĐ-UBCK2 ngày 19/3/2000 của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước. 3.2. Lĩnh vực hoạt động của công ty AISC 3.2.1.Dịch vụ kiểm toán và đảm bảo là thế mạnh làm nên thương hiệu AISC.Các dịch vụ kiểm toán và đảm bảo của AISC bao gồm: - Kiểm toán báo cáo tài chính; - Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế; - Kiểm toán hoạt động; tuân thủ; nội bộ - Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước; - Kiểm toán báo cáo dự toán, quyết toán vốn đầu tư Xây dựng cơ bản; - Soát xét báo cáo tài chính. 3.2.2. Dịch vụ định giá tài sản và xác định giá trị doanh nghiệp :Với đội ngũ chuyên gia có trình độ cao, am hiểu sâu, giàu kinh nghiệm thực tiễn, luôn luôn nghiên cứu và vận dụng các phương pháp thẩm định mới khoa học vào công việc. Các dịch vụ thẩm định của AISC gồm: - Xác định giá trị doanh nghiệp cho mục đích cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo luật định; - Thẩm định giá trị tài sản và vốn góp liên doanh; - Xác định giá trị doanh nghiệp cho mục đích sáp nhập, chia tách, góp vốn của các cổ đông. 3.2.3. Các dịch vụ kế toán: Kinh tế Việt Nam đang hội nhập vào kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Do vậy, hệ thống chế độ, chuẩn mực kế toán Việt Nam đã có sự thay đổi liên tục cho phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế nên các doanh nghiệp còn 28
- gặp nhiều khó khăn trong việc cập nhật và áp dụng sự đổi mới của hệ thống chế độ kế toán và không thể tự mình giải quyết được. Vì thế, các doanh nghiệp rất cần có sự hỗ trợ từ các chuyên gia tài chính giỏi. Nắm bắt được vấn đề này của các doanh nghiệp, với đội ngũ các chuyên gia kiểm toán có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán.Các dịch vụ kế toán của AISC bao gồm: - Xây dựng các mô hình tổ chức bộ máy tài chính; - Tư vấn hoàn thiện bộ máy kế toán - tài chính có sẵn; - Thiết lập hệ thống kế toán, cập nhập sổ sách kế toán và lập báo cáo tài chính theo định kỳ; - Lập báo cáo tài chính hợp nhất; - Rà soát sổ sách và báo cáo kế toán, báo cáo thuế; - Dịch vụ kế toán trưởng. 3.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty AISC Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty AISC Tổng giám đốc Phòng Phòng Bộ Phòng Phòng kế Phòng KT và đào phận dự án hoạch, hành tư vấn tạo liên đầu tư marketing chính tài doanh tổng chính hợp Văn phòng Chi nhánh Chi nhánh Chi nhánh đại diện Đà Nẵng Hà Nội Cần Thơ Nguồn: Hồ sơ công ty TNHH Kiểm Toán và Dịch Vụ Tin Học TP.HCM(2016) Các chi nhánh được hoạt động tương đối độc lập. Do đó chức năng và nhiệm vụ của các chi nhánh này cũng giống như chức năng và nhiệm vụ của công ty tại TPHCM.Các chi nhánh được quyền ký kết hợp đồng với khách hàng và triển khai hợp đồng đã ký kết sau đó lãi chuyển về cho công ty tiến hành hạch toán.Trong một số trường hợp cần thiết, khi tham gia ký kết và thực hiện các hợp đồng lớn, các chi nhánh sẽ được công ty hỗ trợ về nhân lực và công nghệ để thực hiện hợp đồng. 29
- Các chi nhánh của công ty đều có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán phụ thuộc và được phân cấp thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước như thuế TNDN, thuế GTGT và các nghĩa vụ khác ngay tại địa phương có trụ sở của chi nhánh.Văn phòng đại diện tại Cần Thơ có chức năng nắm bắt và mở rộng thị trường ở miền Đông. Trong tổ chức bộ máy của công ty, các phòng ban hoạt động độc lập nhưng có quan hệ mật thiết với nhau trong suốt quá trình thực hiện các hoạt động của công ty, đặc biệt trong việc thực hiện các chương trình kiểm toán. Khi tiến hành thực hiện các chu trình kiểm toán tại công ty khách hàng, các bộ phận chức năng tại các phòng ban được phân công công việc rõ ràng, chi tiết nhưng có sự đối chiếu , gắn kết với các bộ phận có liên quan nhằm tăng chất lượng của cuộc kiểm toán 3.4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty AISC Bộ máy kế toán của công ty AISC được tổ chức khá đơn giản và gọn nhẹ, đáp ứng yêu cầu về công tác hạch toán kế toán và công tác quản lý hành chính của công ty. Sơ đồ 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán của công ty AISC Kế toán trưởng Kế toán các phần Bộ phận kế toán các Thủ quỹ hành đơn vị trực thuộc Nguồn: Hồ sơ công ty TNHH Kiểm Toán và Dịch Vụ Tin Học TP.HCM(2016) Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong công tác kế toán là VND. BCTC được lập bằng VND và theo quy ước giá gốc. Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 1/1 hàng năm. Ghi nhận doanh thu: Sau khi ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng, công ty sẽ nhận trước 50% giá trị hợp đồng và kế toán sẽ ghi nhận là “Tiền ứng trước của khách hàng”. Tại thời điểm hợp đồng kinh tế đã hoàn thành(BCKT đã hoàn thiện và thanh lý hợp đồng), công ty sẽ nhận toàn bộ số tiền còn lại của hợp đồng.Khi đó kế toán sẽ thực hiện kết chuyển toàn bộ doanh thu của hợp đồng. Tài sản cố định và khấu hao: Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Tỷ lệ khấu hao được áp dụng theo tỷ lệ khấu hao đã đăng ký với cục Quản lý vốn. 30
- Lương và công tác phí: lương và các khoản trích theo lương được áp dụng theo quy định của nhà nước. Ngoài ra nhân viên của công ty được nhận tiền công tác phí khi đi công tác. Tổ chức chứng từ và sổ sách kế toán: được sử dụng theo quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính với hình thức chứng từ ghi sổ. 3.5. Quy trình kiểm toán chung tại công ty AISC 3.5.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán Đây là giai đoạn đầu tiên của quy trình kiểm toán. Nó quan trọng đến cả quá trình kiểm toán, vì vậy cần phải chú trọng đến giai đoạn này nhiều hơn. 3.5.1.1. Tiếp xúc và tìm hiểu khách hàng. - Khách hàng mới: KTV cần tìm hiểu lý do mời kiểm toán, loại hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, tình hình tài chính doanh nghiệp. - Khách hàng cũ: KTV cần thu thập thông tin khách hàng, đánh giá khách hàng đề đưa ra quyết định có nên tiếp tục kiểm toán hay là không. Sau khi xem xét đi đến quyết định kiểm toán thì hai bên sẽ ký hợp đồng kiểm toán. 3.5.1.2. Tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp. Mục đích của việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ là: để lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp và có hiểu quả. Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán:KTV đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm toán đối với cơ sơ dữ liệu nào đó thấp hơn mức tối đa cho phép khi cho rằng các thủ tục kiểm soát có liên quan được thiết kế và thực hiên hữu hiệu. Đây là cơ sở giúp kiểm toán viên giới hạn phạm vi các thử nghiệm cơ bản phải tiến hành các khoản mục có liên quan.Ngược lại, kiểm toán viên thấy mức độ rủi ro kiểm soát được đánh giá là tối đa và xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, kiểm toán viên không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản ở mức độ phù hợp. 3.5.1.3. Lập kế hoạch chuẩn bị kiểm toán. KTV hoạch định phương hướng áp dụng kỹ thuật kiểm toán cho các khoản mục. Tùy vào sự đánh giá mức trọng yếu và rủi ro kiểm toán mà đạt kết quả cao. 3.5.1.4. Đánh giá rủi ro kiểm toán Dựa vào xét đoán nghề nghiệp, KTV sẽ đánh giá rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm toán là cao, thấp hay trung bình. Từ đó KTV sẽ điều chỉnh nội dung, phạm vi các thử nghiệm cơ bản. 31
- 3.5.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán Sau khi kết thúc giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, nhóm kiểm toán viên được phân công sẽ tiến hành kiểm toán theo kế hoạch tại đơn vị khách hàng. Thu thập được các bằng chứng đầy đủ và đáng tin cậy đảm bảo mục tiêu các khoản doanh thu từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là có thực; được ghi nhận chính xác, đầy đủ, đúng kỳ và được trình bày phù hợp với các chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành. Để đạt được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thì các thủ tục kiểm toán phải đạt được độ tin cậy cao. Các thủ tục kiểm toán bao gồm: Thử nghiệm kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát được thiết kế nhằm đánh giá tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trong việc ngăn ngừa, hoặc phát hiện và sữa chữa các sai sót trọng yếu ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Thử nghiệm kiểm soát về cơ bản được thực hiện trên cơ sở chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh và theo dõi từ lúc đặt hàng đến lúc thanh toán (Walk- through) đối với các vấn đề. - Kiểm tra tính liên tục của hóa đơn, đơn đặt hàng bán, lệnh giao hàng. - Kiểm tra sự chính xác trong tính toán của lệnh giao hàng, hóa đơn - Đối chiếu số liệu hạch toán của bộ phận kế toán với các bộ phận khác có liên quan không. - Đối chiếu số liệu doanh thu hạch toán với số liệu kê khai thuế GTGT. Thủ tục phân tích So sánh, phân tích biến động số dư phải trả nhà cung cấp năm nay so với năm trước, cũng như tỷ trọng số dư phải trả nhà cung cấp trong tổng nợ ngắn hạn và dài hạn để phát hiện sự biến động bất thường và đánh giá tính phù hợp với thay đổi trong hoạt động kinh doanh của DN. Thủ tục kiểm tra chi tiết Thu thập Bảng tổng hợp chi tiết các khoản nợ phải trả và trả trước theo từng nhà cung cấp: - Đối chiếu, số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết theo từng nhà cung cấp, BCĐPS, BCTC). - Xem xét Bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, các bên liên quan, nợ lâu ngày số dư không biến động, các khoản nợ không phải là nhà cung cấp, ). Thực hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần). 32
- - Đối với các số dư nợ nhà cung cấp đã quá hạn: Ước tính lãi phải trả và so sánh với số đã ghi sổ. Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng ). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần). Thủ tục kiểm toán số dưđầu kỳ (1): - Chọn mẫu kiểm tra đến chứng từ gốc đối với các số dưcó giá trị lớn. - Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính để chứng minh cho số dưđầu kỳ. - Gửi thư xác nhận (nếu cần). - Xem xét tính đánh giá đối với số dư gốc ngoại tệ - nếu có. - Kiểm tra số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi (đối với các khoản trả trước nhà cung cấp) tại ngày đầu kỳ. Lập và gửi TXN số dư nợ phải trả và trả trước cho các nhà cung cấp. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với các số dư trên sổ chi tiết. Giải thích các khoản chênh lệch (nếu có). Kiểm tra các khoản trả trước cho nhà cung cấp: - Đối chiếu với điều khoản trả trước quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ. - Xem xét mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày kết thúc kỳ kế toán và đánh giá tính hợp lý của các số dư trả trước lớn cho nhà cung cấp. - Xem xét tuổi nợ và các điều khoản thanh toán, đảm bảo việc trích lập dự phòng phải thu quá hạn đối với các khoản trả trước cho nhà cung cấp đầy đủ, chính xác. Kiểm tra các nghiệp vụ bù trừ nợ (1): Xem xét hợp đồng, biên bản thỏa thuận, biên bản đối chiếu và chuyển nợ giữa các bên. Đối với các nhà cung cấp là bên liên quan (1): Kiểm tra việc ghi chép, phê duyệt, giá cả, khối lượng giao dịch Đối với các giao dịch và số dư có gốc ngoại tệ (1): Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi, xác định và hạch toán chênh lệch tỷ giá đã thực hiện/chưa thực hiện đối với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản phải trả nhà cung cấp trênBCTC. 3.5.3. Giai đoạn hoàn thành kiểm toán 3.5.3.1. Gửi thư quản lý cho khách hàng 33
- Sau khi kết thúc thời gian kiểm toán, KTV viết thư quản lý gửi cho Ban giám đốc của khách hàng. Đây là công việc rất quan trọng và cần thiết khi chính thức phát hành báo cáo kiểm toán. Nôi dung thư quản lý bao gồm các bút toán điều chỉnh cũng như những ý kiến đề nghị chỉnh sửa trong hệ thống kế toán của khách hàng. 3.5.3.2. Lập và phát hành báo cáo kiểm toán. KTV lập và phát hành báo cáo gửi cho ban giám đốc công ty khách hàng. 34
- CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC PHẢI TRẢ NHÀ CUNG CẤP DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ TIN HỌC TPHCM THỰC HIỆN TẠI CÔNG TY TNHH GLS 4.1. Sơ lược về công ty TNHH GLS 4.1.1. Thông tin chung và hình thức sở hữu vốn GLS là công ty TNHH hai thành viên trở lên được thành lập tại Việt Nam theo giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký doanh nghiệp số 0312436xxx ngày 28/08/2013 do Sở kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp. Công ty bắt đầu hoạt động kể từ khi giấy phép đầu tư có hiệu lực. Trụ sở chính của công ty đặt tại Số 19 Lô K, đường số 8, Khu dân cư Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM. Tổng số vốn đầu tư của công ty 1.800.000.000 đồng. 4.1.2. Ngành nghề kinh doanh Bán buôn kim loại và quặng kim loại( trừ mua bán vàng miếng); Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; Bán buôn thực phẩm; Bán buôn nông lâm sản nguyên liệu và động vật sống; Bán lẻ hàng hóa( hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ) trong các cửa hàng chuyên doanh; Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các của hàng chuyên doanh; Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh. 4.1.3. Chế độ kế toán áp dụng a. Hình thức kế toán - Về hình thức sổ kế toán: Nhật ký chung - Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán DN Việt Nam theo hướng dẫn tại thông tư số 200/2014/TT-BCTC được Bộ Tài Chính Việt Nam ban hành ngày 22/12/2014, thay cho chế độ kế toán DN ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài Chính. - Kì kế toán: kì kế toán năm. - Năm tài chính: bắt đầu từ 01/01 đến 31/12. 35
- - Đơn vị tiền tệ mà công ty đang sử dụng chủ yếu là Đồng Việt Nam (Ký hiệu quốc gia là “đ”; Ký hiệu quốc tế là “VND”) được dùng để ghi sổ kế toán, lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp. b. Nguyên tắc ghi nhận nợ phải trả Các khoản nợ phải trả được ghi nhận theo nguyên giá và không thấp hơn nghĩa vụ phải thanh toán. Công ty thực hiện phân loại các khoản nợ phải trả là phải trả người bán, phải trả nội bộ và phải trả khác tùy thuộc theo tính chất giao dịch của phát sinh. Các khoản nợ phải trả được theo dõi chi tiết theo kỳ hạn phải trả, đối tượng phải trả, loại nguyên tệ phải trả (bao gồm việc đánh giá lại nợ phải trả thỏa mãn định nghĩa các khỏa mục tiền tệ có gốc ngoại tệ) và các yếu tố khác theo nhu cầu quản lý của Công ty. Tại thời điểm lập BCTC, Công ty ghi nhận ngay một khoản phải trả khi có các bằng chứng cho thấy một khoản tổn thất có khả năng chắc chắn xảy ra theo nguyên tắc thận trọng. Đối với nợ phải trả NCC - Phát sinh Có được ghi nhận khi đơn vị nhận được NVL( thép ) hoặc dịch vụ đã hoàn thành( vận chuyển) và hóa đơn mua vào nhưng chưa thanh toán cho NCC. Trong trường hợp đã nhận được NVL hoặc dịch vụ đã hoàn thành mà cuối tháng vẫn chưa nhận được hóa đơn thì đơn vị sử dụng giá tạm tính để ghi sổ và sẽ điều chỉnh về giá thực tế khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của người bán. - Phát sinh Nợ được ghi nhận khi đơn vị thanh toán cho NCC căn cứ vào Phiếu chi, UNC 4.2. Thực trạng quá trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp tại công ty GLS 4.2.1. Tìm hiểu thông tin chung Tìm hiểu thông tin chung về khách hàng là công việc đầu tiên trong quá trình chuẩn bị kiểm toán. Đối với khách hàng mới, KTV có thể phỏng vấn nhân viên, tham quan nhà xưởng để hiểu rõ hơn về khách hàng, tuy nhiên thu thập tài liệu được xem là cách hữu hiệu nhất để tìm hiểu về khách hàng. Đối với khách hàng cũ như công ty TNHH GLS, KTV chỉ cần cập nhật những thay đổi quan trọng liên quan đến công ty như bộ máy nhân sự, sản phẩm sản xuất, cơ cấu tổ chức 4.2.2. Phân công nhóm kiểm toán viên thực hiện 36
- Trước khi phân công nhóm KTV thực hiện công việc, AISC tiến hành đánh giá năng lực và tính độc lập của KTV. Để đảm bảo cuộc kiểm toán được thực hiện khách quan, công bằng, các KTV trước khi tiến hành công việc phải lập Bản cam kết về tính độc lập Gửi cho Tổng Giám Đốc AISC. Ngoài các KTV trực tiếp thực hiện cuộc kiểm toán còn có các KTV phụ trách công việc kiểm soát quá trình thực hiện và soát xét sau kiểm toán. Trưởng phòng kiểm toán thường là người phụ trách kiểm soát quá trình thực hiện kiểm toán, thảo luận về các vấn đề sai sót hay rủi ro của khách hàng. Phụ trách soát xét sau kiểm toán (file kiểm toán, dự thảo BCTC đã được kiểm toán ) thường là BGĐ của AISC. Đối với các khách hàng cũ như GLS, công ty kiểm toán AISC hạn chế thay đổi KTV vì họ nắm vững những nét đặc thù trong kinh doanh, xây dựng mối quan hệ giữa công ty kiểm toán và doanh nghiệp. 4.2.3. Ký kết hợp đồng kiểm toán AISC xác định công ty GLS là khách hàng cũ. Qua bảng đánh giá rủi ro và duy trì khách hàng cũ, KTV nhận thấy câu trả lời “không” chiếm đa số và đưa ra kết luận không có sự kiện bất thường ảnh hưởng đến quyết định duy trì khách hàng cũ cũng như tính độc lập của KTV. AISC đưa ra quyết định tiếp tục ký hợp đồng kiểm toán. Bảng 4.1: Bảng đánh giá rủi ro và duy trì khách hàng cũ. Ghi chú/ Nội dung Có Không N/A Mô tả 1. Các sự kiện của năm hiện tại DNKiT có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các nguồn lực cần thiết để tiếp tục phục vụ KH. Có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan đến tính chính trực của BGĐ DN? Báo cáo kiểm toán về BCTC năm trước có “ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần”? Có dấu hiệu nào cho thấy sự lặp lại của vấn đề dẫn đến ý kiến kiểm toán như vậy trong năm nay không? Liệu có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại trừ từ chối đưa ra ý kiến trên BCKT năm nay không? Có nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan đến tính chính trực của BGĐ DN không? DN có hoạt động trong môi trường pháp lý đặc biệt, hoạt động trong lĩnh vực suy thoái, giảm 37
- mạnh về lợi nhuận Có vấn đề nào liên quan đến sự không tuân thủ pháp luật nghiêm trọng của BGĐ DN không? Có nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của DN không? Có những vấn đề bất lợi, kiện tụng, tranh chấp bất thường, rủi ro trọng yếu liên quan đến lĩnh vực hoạt động của DN không? DN có nhiều giao dịch quan trọng với các bên liên quan không? DN có những giao dịch bất thường trong năm hoặc gần cuối năm không? DN có những vấn đề kế toán hoặc nghiệp vụ phức tạp dễ gây tranh cãi mà chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể? Trong quá trình kiểm toán năm trước có phát hiện khiếm khuyết nghiêm trọng trong hệ thống KSNB của DN không? Có dấu hiệu cho thấy hệ thống KSNB của DN trong năm nay có khiếm khuyết nghiêm trọng ảnh hướng đến tính tuân thủ pháp luật, tính trung thực hợp lý của các BCTC? 2. Mức phí Tổng phí từ KH có chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu của DNKiT. Phí của KH có chiếm phần lớn trong thu nhập của thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán. KH có khoản phí kiểm toán, phí dịch vụ khác quá hạn thanh toán trong thời gian dài. 3. Quan hệ với KH DNKiT hoặc thành viên của nhóm kiểm toán, trong phạm vi chuyên môn có tham gia vào việc bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến KH. Thành viên BGĐ phụ trách hợp đồng kiểm toán và trưởng nhóm kiểm toán có tham gia nhóm kiểm toán quá 3 năm liên tiếp. Thành viên BGĐ của DNKiT hoặc thành viên của nhóm kiểm toán có quan hệ gia đình hoặc quan hệ cá nhân, quan hệ kinh tế gần gũi với KH, nhân viên hoặc BGĐ của KH. DNKiT hoặc thành viên của nhóm kiểm toán là thành viên của quỹ nắm giữ cổ phiếu của KH. Có ai trong số những người dưới đây hiện là nhân viên hoặc Giám đốc của KH: - thành viên của nhóm kiểm toán (kể cả thành viên BGĐ) - thành viên BGĐ của DNKiT - cựu thành viên BGĐ của DNKiT - các cá nhân có quan hệ thân thiết hoặc quan hệ gia đình với những người nêu trên Có thành viên BGĐ hoặc thành viên nào của nhóm kiểm toán sắp trở thành nhân viên của KH. Liệu có các khoản vay hoặc bảo lãnh, không giống với hoạt động kinh doanh thông thường, giữa KH và DNKiT hoặc thành viên của nhóm kiểm toán. 4. Mẫu thuẫn lợi ích Có bất cứ mâu thuẫn về lợi ích giữa KH này với các KH hiện tại khác. 5. Cung cấp dịch vụ ngoài kiểm toán DNKiT có cung cấp các dịch vụ nào khác cho KH có thể ảnh hưởng đến tính độc lập. 6. Khác Có các yếu tố khác khiến DNKiT phải cân nhắc việc từ chối bổ nhiệm làm kiểm toán. 38
- Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty GLS của AISC(2016) Phụ lục 1: TRÍCH HỢP ĐỒNG KIỂM TOÁN 4.2.4. Đánh giá hệ thống KSNB Việc đánh giá hệ thống KSNB chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và óc xét đoán nghề nghiệp của KTV. Công ty GLS là khách hàng cũ của AISC nên các hồ sơ liên quan đến hệ thống KSNB đã được lưu trong hồ sơ kiểm toán các năm trước. Khi tiến hành kiểm toán năm nay, KTV chủ yếu tìm hiểu xem trong năm 2015 công ty có thay đổi gì lớn trong bộ máy quản lý hay trong chu trình mua hàng và thanh toán, nhà cung cấp, phương pháp hạch toán để đánh giá hệ thống KSNB đối với khoản mục phải trả NCC. Qua tìm hiểu thì KTV nhận thấy công ty không có thay đổi gì lớn ảnh hưởng tới mức làm thay đổi ý kiến của KTV về hệ thống KSNB. Do đó KTV sử dụng kết quả kiểm toán của năm trước. Theo đánh giá của KTV tiền nhiệm, hệ thống KSNB của công ty đối với khoản mục phải trả NCC ở mức trung bình. 4.2.5. Dự kiến kế hoạch và nội dung kiểm toán Dự kiến kế hoạch và nội dung kiểm toán chính là những dự kiến về thời gian thực hiện kiểm toán từng phần hành, thời gian lập dự thảo BCKT và thời gian phát hành BCKT. Sau khi KTV thu thập thông tin, có được những hiểu biết về tính chất, quy mô cuộc kiểm toán. Trưởng nhóm kiểm toán tiến hành dự kiến thời gian thực hiện từng phần hành cụ thể, phân công công việc cho từng thành viên, Công việc này giúp trưởng nhóm có thể quản lý, giám sát được việc thực hiện của các thành viên trong nhóm. Đối với khách hàng GLS, KTV dự kiến thời gian làm việc trong 2 tuần với nội dung cụ thể như sau: Bảng 4.2: Bảng dự kiến thời gian làm việc Ngày thực hiện Nội dung Từ 16/3/2016 đến 17/3/2016 Kiểm toán các khoản mục: - Kiểm tra khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền - Kiểm tra khoản mục hàng tồn kho - Kiểm toán khoản mục TSCĐ - Kiểm toán khoản mục các khoản phải thu- phải trả 39
- - Kiểm toán khoản mục các khoản thuế - Kiểm toán khoản mục doanh thu - Kiểm toán khoản mục chi phí. 22/3/2016 Lập dự thảo BCKT tiếng việt 26/3/2016 Lập dự thảo BCKT tiếng anh 28/3/2016 Gửi dự thảo BCTC đã được kiểm toán. Phát hành BCKT chính thức 2 ngày sau khi BCKT dự thảo ( tiếng việt lẫn tiếng anh) được khách hàng thông qua. Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty GLS của AISC (2016) 4.2.6. Thiết kế chương trình kiểm toán Chương trình kiểm toán sẽ cụ thể hóa các bước công việc cần thực hiện của một khoản mục kiểm toán mà cụ thể là khoản mục phải trả NCC với chi phí và thời gian kiểm toán hợp lý. AISC không xây dựng chương trình kiểm toán cho từng khoản mục trên BCTC riêng cho từng khách hàng mà thực hiện theo hệ thống chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành. Sau khi hoàn thành mỗi thủ tục trong chương trình kiểm toán, KTV ghi tham chiếu, tên và ngày thực hiện lên chương trình kiểm toán tương ứng với thủ tục mà mình thực hiện. Bảng 4.3: Chương trình kiểm toán khoản mục phải trả nhà cung cấp Người Tham STT Thủ tục thực chiếu hiện I. THỦ TỤC CHUNG Kiểm tra chính sách kế toán áp dụng nhất quán với năm 1 trước và phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC T E242 được áp dụng Lập bảng số liệu tổng hợp so sánh với số dư cuối năm 2 trước. Đối chiếu số dư trên bảng số liệu tổng hợp với T E210 BCĐPS và giấy tờ làm việc kiểm toán năm trước (nếu có). II. THỦ TỤC PHÂN TÍCH So sánh, phân tích biến động số dư phải trả nhà cung cấp 1 T 243 năm nay với năm trước, cũng như tỷ trọng số dư phải trả 40
- nhà cung cấp trong tổng nợ ngắn hạn và dài hạn để phát hiện sự biến động bất thường và đánh giá tính phù hợp với thay đổi trong hoạt động kinh doanh của DN. III. KIỂM TRA CHI TIẾT Thu thập Bảng tổng hợp chi tiết các khoản nợ phải trả và trả trước theo từng nhà cung cấp: - Đối chiếu, số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết theo từng nhà cung cấp, BCĐPS, BCTC). - Xem xét Bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất 1 T E244 thường (số dư lớn, các bên liên quan, nợ lâu ngày số dư không biến động, các khoản nợ không phải là nhà cung cấp, ). Thực hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần). - Đối với các số dư nợ nhà cung cấp đã quá hạn: Ước tính lãi phải trả và so sánh với số đã ghi sổ. Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về 2 nội dung, giá trị, tài khoản đối ứng ). Tìm hiểu nguyên T E248 nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần). Thủ tục kiểm toán số dưđầu kỳ (1): - Chọn mẫu kiểm tra đến chứng từ gốc đối với các số dưcó giá trị lớn. - Kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính để chứng minh cho số dưđầu kỳ. - Gửi thư xác nhận (nếu cần). E244 - Xem xét tính đánh giá đối với số dư gốc ngoại tệ - nếu E245 3 có. T E246 - Kiểm tra số dư dự phòng nợ phải thu khó đòi (đối với các E247 khoản trả trước nhà cung cấp) tại ngày đầu kỳ. Lập và gửi TXN số dư nợ phải trả và trả trước cho các nhà cung cấp. Tổng hợp kết quả nhận được, đối chiếu với các số dư trên sổ chi tiết. Giải thích các khoản chênh lệch (nếu có). [Lưu ý: Phải ghi lại cơ sở của việc chọn mẫu. Đối tượng 41
- chọn gửi thư xác nhận thường là: nhà cung cấp có số dư lớn hoặc có các nghiệp vụ phát sinh lớn, hoặc có bù trừ công nợ lớn trong kỳ, nhà cung cấp là các đơn vị thành viên hoặc là các bên liên quan ] Trường hợp thư xác nhận không có hồi âm (1): Gửi thư xác nhận lần 2 (nếu cần). Thực hiện thủ tục thay thế: Thu thập và đối chiếu số liệu sổ chi tiết với các BB đối chiếu nợ của đơn vị - nếu có. 5 Kiểm tra các khoản thanh toán phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán hoặc kiểm tra chứng từ chứng minh tính hiện hữu của nghiệp vụ mua hàng (hợp đồng, hóa đơn, phiếu giao hàng, ) trong năm. Trường hợp đơn vị không cho phép KTV gửi thư xác nhận (1): Thu thập giải trình bằng văn bản của BGĐ/BQT về 6 nguyên nhân không cho phép và thực hiện các thủ tục thay thế khác. Kiểm tra các khoản trả trước cho nhà cung cấp: - Đối chiếu với điều khoản trả trước quy định trong hợp đồng mua bán hàng hóa dịch vụ. - Xem xét mức độ hoàn thành giao dịch tại ngày kết thúc 7 kỳ kế toán và đánh giá tính hợp lý của các số dư trả trước lớn cho nhà cung cấp. - Xem xét tuổi nợ và các điều khoản thanh toán, đảm bảo việc trích lập dự phòng phải thu quá hạn đối với các khoản trả trước cho nhà cung cấp đầy đủ, chính xác. Tìm kiếm các khoản nợ chưa được ghi sổ: - Đối chiếu các hóa đơn chưa thanh toán tại ngày kiểm toán với số dư nợ phải trả đã ghi nhận tại ngày kết thúc kỳ 8 kế toán; - Kiểm tra các nghiệp vụ mua hàng/thanh toán sau ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán; - Kiểm tra các chứng từ gốc, so sánh ngày phát sinh 42
- nghiệp vụ với ngày ghi nhận trên sổ sách để đảm bảo tính đúng kỳ. Kiểm tra các nghiệp vụ bù trừ nợ (1): Xem xét hợp đồng, 9 biên bản thỏa thuận, biên bản đối chiếu và chuyển nợ giữa T E248 các bên. Đối với các nhà cung cấp là bên liên quan (1): Kiểm tra 10 việc ghi chép, phê duyệt, giá cả, khối lượng giao dịch Đối với các giao dịch và số dư có gốc ngoại tệ (1): Kiểm tra việc áp dụng tỷ giá quy đổi, xác định và hạch toán 11 T E252 chênh lệch tỷ giá đã thực hiện/chưa thực hiện đối với các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ. Kiểm tra việc phân loại và trình bày các khoản phải trả nhà 12 T E220 cung cấp trên BCTC. Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty GLS của AISC (2016) 4.2.7. Thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán là giai đoạn quan trọng trong toàn bộ cuộc kiểm toán. Đây là giai đoạn triển khai tất cả các công việc được thiết kế trong giai đoạn lập kế hoạch. Trong giai đoạn này, KTV tiến hành thu thập tất cả các bằng chứng nhằm tìm hiểu xem số dư khoản phải trả NCC có được trình bày trung thực và hợp lý hay không, có đạt được các mục tiêu kiểm toán hay không. Thủ tục kiểm toán đối với khoản phải trả NCC được thực hiện như sau: 4.2.7.1. Thủ tục phân tích Sau khi nhận được thông tin từ khách hàng, KTV so sánh và phân tích biến động số dư phải trả nhà cung cấp năm nay so với năm trước, cũng như tỷ trọng số dư phải trả nhà cung cấp trong tổng nợ ngắn hạn và dài hạn để phát hiện sự biến động bất thường và đánh giá tính phù hợp với thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây là bảng kiểm tra phân tích đối với khoản phải trả: Bảng 4.4: Kiểm tra phân tích đối với khoản phải trả 43
- Nội dung Cuối kỳ Đầu kỳ Chênh lệch Ref 331N - Trả trước cho người bán 357,250,000 1,010,851,873 (653,601,873) -65% 331C - Phải trả người bán 48,855,544,911 1,366,905,458 47,488,639,453 3474% Tổng nợ phải trả ngắn hạn (CĐKT) 58,485,487,578 9,125,390,714 Tổng nợ phải trả dài hạn (CĐKT) 22,457,600,000 - Phải trả người bán/Tổng NPT dài hạn 218% 0% 218% Phải trả người bán/Tổng NPT ngắn hạn 84% 15% 69% Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty GLS của AISC (2016) Kiểm toán viên nhận định: nợ phải trả người bán chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số nợ phải trả của đơn vị. Nợ phải trả năm 2015 tăng so với năm trước đo công ty mới đi vào hoạt động. Sau khi thực hiện thủ tục phân tích, KTV thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết nợ phải trả người bán. 4.2.7.2. Thủ tục kiểm tra chi tiết Kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết để thu thập bằng chứng về tính trung thực và hợp lý của khoản mục nợ phải trả trên Báo cáo tài chính.Các thủ tục kiểm tra chi tiết được thực hiện theo chương trình kiểm toán mẫu do VACPA ban hành. a. Thu thập bảng tổng hợp công nợ trong năm, tiến hành đối chiếu số liệu trên Sổ Cái do kế toán cung cấp với số trên BCTC và SCT. KTV thu thập bảng tổng hợp công nợ trong năm. Công ty TNHH GLS không thực hiện tổng hợp nên KTV sẽ tự tiến hành tổng hợp phát sinh Nợ và Có của tài khoản 331 trong năm 2015 Bảng 4.5: Tổng hợp phát sinh Nợ TK 331 năm 2015 TK đối ứng VND USD 1111 15.104.000 - 1121 315.675.886.571 - 1122 - 66.068.738.004 131 936.555.701 - 244 - 23.133.355.337 515 - 51.761.583 TỔNG 316.627.546.272 89.253.854.924 Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty GLS của AISC (2016) 44
- Qua bảng tổng hợp, khoản trả trước người bán chủ yếu được thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng (TK1121 và TK 1122) và khoản cấn trừ tiền thanh toán tiền hàng với tiền ký quỹ mở LC (TK 244), cấn trừ công nợ trong kỳ (TK 131). Bảng 4.6: Tổng hợp phát sinh Có TK 331 năm 2015 TK đối ứng VND USD 1121 7.006.227.490 - 1331 30.584.654.756 - 153 1.014.342.909 - 156 304.227.513.318 106.836.993.458 2111 2.357.400.000 - 2112 59.643.000 - 2113 642.600.000 - 242 96.065.455 - 413 - 332.689.520 632 95.912.623 - 635 - 12.794.200 6421 635.036.631 - 6422 259.340.234 - 811 35.200 - TỔNG 30.049.794.483 107.182.477.178 Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty GLS của AISC (2016) Qua bảng tổng hợp thấy rằng những khoản phải trả chủ yếu là trả cho nhà cung cấp công cụ dụng cụ và hàng hoá. Hai khoản này chiếm tỷ lệ lớn trên tổng số phải trả . Sau khi tổng hợp các khoản chi tiết chi tiết nợ phải trả nhà cung cấp, KTV tiến hành đối chiếu số liệu trên Sổ Cái do kế toán cung cấp với số trên BCTC và SCT Tuy nhiên công việc này chưa khẳng định được sự chính xác của số liệu trên BCTC mà chỉ khẳng định được việc chuyển số liệu từ Sổ Cái lên BCTC đã chính xác hay chưa. Sau khi đã đối chiếu khớp số liệu giữa Sổ Cái và BCTC, KTV sẽ đối chiếu số liệu giữa Sổ cái tài khoản phải trả NCC với SCT. Bảng 4.7: Đối chiếu số dư cuối kỳ trên sổ chi tiết, sổ cái, BCTC 45
- STT Số dư cuối kỳ Bảng tổng hợp Sổ cái tổng hợp Sổ chi tiết BCTC C/L Ref SD Nợ TK 331 357,250,000 357,250,000 357,250,000 357,250,000 - 1 TK 3311 357,250,000 357,250,000 357,250,000 357,250,000 - SD Có TK 331 48,993,151,192 48,993,151,192 48,993,151,192 48,993,151,192 - 1 TK 3311 48,993,151,192 48,993,151,192 48,993,151,192 48,993,151,192 - Cộng 49,350,401,192 49,350,401,192 49,350,401,192 49,350,401,192 - Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty GLS của AISC (2016) Qua kiểm tra kiểm toán viên nhận thấy số liệu trên bảng tổng hợp khớp với STC, Sổ Cái và BCTC. b. Thu thập biên bản đối chiếu công nợ vào thời điểm cuối kỳ và tiến hành đối chiếu Sau khi đã thu thập bảng tổng hợp phải trả trong năm và tiến hành đối chiếu, KTV thu thập biên bản đối chiếu công nợ do công ty lập vào thời điểm cuối kỳ và tiến hành đối chiếu. Công việc này giúp KTV có thể phát hiện ra những khoản nợ bị ghi sai hay chưa phát sinh trong thực tế. Số lượng NCC của công ty không quá nhiều - khoảng 80 NCC, công ty tiến hành đối chiếu công nợ với 57 NCC thường xuyên (Chiếm khoảng 71% số lượng NCC) CÔNG TY TNHH GLS CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc BIÊN BẢN ĐỐI CHIẾU VÀ XÁC NHẬN CÔNG NỢ Hôm nay, ngày 31 tháng 12 năm 2015 tại văn phòng công ty Vật Liệu Toàn Cầu ,hai bên gồm có: BÊN A: CÔNG TY VẬT LIỆU TOÀN CẦU Địa chỉ: Số 40-42 Đường Số 5, Phường An Lạc A, Quận Bình Tân, Tp. HCM Điện thoại: 0837511482 Fax: 0837511480 Đại diện: Nguyễn Lê C Chức vụ: Giám đốc BÊN B: CÔNG TY TNHH GLS Địa chỉ: Số 6 Nguyễn Khắc Viện,Phường Tân Phú, Quận 7, TP HCM Mã số thuế: 0312684161 46
- Điện thoại: 0936330218 Fax: 0936330216 Đại diện: Trương Quang A Chức vụ: Trưởng phòng kinh doanh Tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2015, Bên B còn nợ bên A số tiền: 16.043.260.644 VND (Mười sáu tỷ bốn mươi ba triệu hai trăm sáu mươi ngàn sáu trăm bốn mươi bốn đồng) Hai bên thống nhất xác nhận các nội dung đã ghi trong biên bản này là đúng. Biên bản này được lập thành 02 bản, có nội dung và giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 01 bản/ ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B GIÁM ĐỐC TRƯỞNG PHÒNG KINH DOANH Sau khi tiến hành đối chiếu, KTV nhận được hầu hết các số dư cuối kỳ là khớp. Chỉ có số dư cuối kỳ của công ty TNHH Xuân Hà là lệch 49.049.414 VND. Sau khi phỏng vấn kế toán thì được biết nguyên nhân là do có một khoản mua hàng của công ty vào ngày 29/12/2015, đến cuối tháng hàng hóa và hóa đơn chưa về nên chưa tiến hành ghi sổ trong khi công ty TNHH Xuân Hà đã ghi nhận nghiệp vụ này.Đến ngày 05/01/2016 hàng hóa và hóa đơn về, kế toán ghi nhận khoản nợ này vào sổ c. Gửi thư xác nhận Đối với những khách hàng chưa tiến hành đối chiếu công nợ và những khách hàng có số dư lớn, KTV tiến hành gửi thư xác nhận. Gửi thư xác nhận là phương pháp thu được bằng chứng có độ tin cậy cao vì đó là thu thập thông tin do bên thứ ba độc lập cung cấp. Thư trả lời sẽ được gửi trực tiếp đến địa chỉ của AISC. (Phụ lục 2: MẪU THƯ XÁC NHẬN GỬI CHO CÔNG TY TNHH THÉP TOP) d. Lập bảng tổng hợp thư xác nhận và đối chiếu với SCT Sau khi thu thập thư xác nhận , KTV tiến hành lập bảng tổng hợp thư xác nhận, thể hiện trên giấy tờ làm việc như sau: 47
- Bảng 4.8: Bảng tổng hợp kết quả trả lời thư xác nhận AISC E246 Tên khách hàng: CÔNG TY TNHH GLS Tên Ngày NộiNgày dung: khóa Kếtsổ: 31/12/2015quả xác nhận tài khoản phải Người thực hiện T 16/03/2016 trả ngắn hạn/dài hạn Người soát xét 1 Q Người soát xét 2 X Công việc thực hiện: 1. Lập bảng tổng hợp kết quả xác nhận các khoản phải trả người bán ngắn hạn/dài hạn 2. Kết quả kiểm tra như sau I. TRẢ TRƯỚC CHO NGƯỜI BÁN 357.250.000 VND A. KẾT QUẢ TRẢ LỜI THƯ XÁC NHẬN Giá trị khoản trả trước cho người bán Số lượng khoản mục Thành tiền % SL % Xác nhận khớp đúng số dư (a) 299.000.000 84% 1 100% Xác nhận không khớp đúng số dư - 0% 0 0% Không thể xác nhận - 0% 0 0% Trả lại qua bưu điện - 0% 0 0% Không nhận được trả lời - 0% 0 0% Tổng cộng 299.000.000 84% 1 100% C= (a+B)/ TỔNG SỐ DƯ 84% II. PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN 29.895.364.616 VND A. KẾT QUẢ TRẢ LỜI THƯ XÁC NHẬN Giá trị khoản trả trước cho người bán Số lượng khoản mục Thành tiền % SL % Xác nhận khớp đúng số dư (a) 9.573.514.738 32% 3 100% Xác nhận không khớp đúng số dư - 0% 0 0% Không thể xác nhận - 0% 0 0% Trả lại qua bưu điện - 0% 0 0% Không nhận được trả lời - 0% 0 0% Tổng cộng 9.573.514.738 32% 3 100% C= (a+B)/ TỔNG SỐ DƯ 32% B. THỦ TỤC THAY THẾ Giá trị Tỷ lệ Khoản được đối chiếu với số tiền nhận được sau này ( Subsequent) - 0% Khoản được đề xuất áp dụng những thủ tục kiểm toán thay thế khác - 0% - 0% Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty GLS của AISC (2016) Sau đó, KTV đối chiếu số được xác nhận trên Thư xác nhận nợ, vay với số liệu trên SCT để xem có khớp đúng số dư không. Nếu kết quả trả lời thư xác nhân không khớp đúng số dư thì KTV sẽ xác định nguyên nhân chênh lệch. Công việc được thể hiện trên giấy tờ làm việc như sau: 48
- Bảng 4.9: Bảng tóm tắt kết quả trả lời thư xác nhận AISC E247 Tên khách hàng: CÔNG TY TNHH GLS Tên Ngày Ngày khóa sổ: 31/12/2015 Người thực hiện T 16/03/2016 Nội dung: Bảng tóm tắt kết quả xác nhận các khoản phải trả ngắn hạn/dài hạn Người soát xét 1 Q Người soát xét 2 X Đối tượng Số dư VNĐ Kết quả trả lời thư xác nhận Những thủ tục thay thế Xác nhận Số tham Xác nhận khớp đúng không khớp Không thể Trả lại qua Không nhận Kiểm tra STT Nợ Có chiếu số dư đúng số dư C/L xác nhận bưu điện được trả lời Subsequent chứng từ I. TRẢ TRƯỚC CHO NGƯỜI BÁN Công ty TNHH 1 Thép SMC 299.000.000 299.000.000 Cộng 299.000.000 299.000.000 II. PHẢI TRẢ NGƯỜI BÁN Công ty TNHH 1 Thép Top PRO 9.558.972.738 9.558.972.738 Viện Cơ Khí Năng Lượng Mỏ 2 VINACOMIM 7.612.000 7.612.000 Công ty TNHH Giám Định VINACONTROL 3 TP.HCM 6.930.000 6.930.000 Cộng 9.573.514.738 9.573.514.738 Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty GLS của AISC (2016) Từ bảng tổng hợp thư xác nhận, các công ty mà KTV thực hiện gửi thư xác nhận đều khớp. e. Chọn mẫu kiểm tra chứng từ KTV tiến hành chọn mẫu từ SCT, sau đó kiểm tra các hóa đơn chứng từ để chứng minh được khoản nợ phải trả được ghi nhận là có thực, đúng số phát sinh, có đầy đủ chứng từ hợp lệ. Với số lượng nghiệp vụ nhiều, KTV không thể kiểm tra chi tiết hết tất cả các nghiệp vụ, vì vậy sẽ tiến hành chọn mẫu một số nghiệp vụ có số phát sinh lớn hay có đối ứng bất thường. KTV đọc lướt các nghiệp vụ trên SCT Tài khoản 331 rồi liệt kê các nghiệp vụ bất thường về giá trị, tài khoản đối ứng và bản chất nghiệp vụ. Tiến hành kiểm tra chứng từ gốc. 49
- Bảng 4.10: Điều giải nội dung và kiểm tra chứng từ gốc các nghiệp vụ bất thường Ngày CT Số CT Nội dung PS Nợ PS Có Ref 16/03/2015 BTCN Hòa Thái Bù trừ công nợ Hòa Thái 147,125,200 E265 (1) 31/12/2015 BTCN Hòa Thái Bù trừ công nợ Hòa Thái HĐ 0000285 375,578,676 E273 (2) Bù trừ công nợ giữa công ty Toàn Cầu 31/03/2015 BTCN 31.03 với công ty GLS 321,404,848 E277 (3) 31/05/2012 BTCN TCAU Bù trừ công nợ với công ty Toàn Cầu 92,446,977 E27 (4) 07/07/2015 NTTK 15.129 Trả lại tiền hàng 7,000,000,000 E279 (5) Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty GLS của AISC (2016) Phụ lục 3: BIÊN BẢN CẤN TRỪ CÔNG NỢ, BẢNG ĐỐI CHIẾU CÔNG NỢ PHẢI THU 16/03/2015 Phụ lục 4: SAO KÊ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG 07/07/2015 Đồng thời KTV sẽ chọn mẫu vài khách hàng có số dư lớn và phát sinh lớn để kiểm tra. Công ty AISC chọn mẫu nhà cung cấp trong nước là công ty TNNH Vật Liệu Toàn Cầu và chọn mẫu nhà cung cấp nước ngoài là KUNSHAN AMPELITE FIBREGLASS MANUFACTURING CO,.LTD Bảng 4.11: Kiểm tra phát sinh và thanh toán của công ty TNHH Vật Liệu Toàn Cầu Việt Nam Ngày CT Số CT Nội dung PS Nợ PS Có Ref 05/10/2015 0001539 NHập kho 185.390 9,269,500,000 E281 (6) 04/12/2015 UNC15.452 Thanh toán tiền hàng 2,800,000,000 E282 (7) 21/12/2015 UNC15.510 Thanh toán tiền hàng 2,700,000,000 E283 (8) 28/12/2015 0000222 Nhập kho 202.490 8,798,873,000 E284 (9) 31/12/2015 UNC15.543 Thanh toán tiền hàng cho VLTC 11,000,000,000 E285 (10) Nguồn: Hồ sơ kiểm toán công ty GLS của AISC (2016) Phụ lục 5: HĐ GTGT 05/10/2015 Phụ lục 6: ỦY NHIỆM CHI 04/12/2015 50