Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA

pdf 95 trang thiennha21 21/04/2022 5940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_quy_trinh_kiem_toan_cac_khoan_du_phong_tr.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA

  1. ĐẠI HỌC HU Ế TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ –    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂ Trường Đại học Kinh tế Huế Khóa học 2014 - 2018
  2. ĐẠI HỌC HU Ế TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ –    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: m LớTrường- Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2014 – 2018 năm 2018
  3. Ơn Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế nói chung và quý Thầy, Cô giáo Khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng, đã tận tình truyền đạt những kiến thức chuyên môn bổ ích và quý giá cho tôi. Tất cả những kiến thức tiếp thu trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang vô cùng quý giá để tôi bước vào sự nghiệp tương lai sau này. Bên cạnh đó, tôi cũng xin cảm ơn phòng kiểm toán ông ty TNHH Kiểm toán đã dành thời gian hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể tìm hiểu thực tế và thu thập thông tin phục vụ cho khóa luận này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Cô giáo – T.S đã quan tâm, giúp đỡ và tận tình hướng dẫn cho tôi trong suốt thời gian làm báo cáo thực tập. nhưng do điều kiện trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế nên báo cáo thực tập này không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, kính mong nhận được sự góp ý và chỉ dẫn của quý Thầy, Cô để tôi có thể củng cố kiến thức của mình và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích cho công việc sau này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 04 năm 2018 Trường Đại học KinhSinh viên thtếực hiHuếện i
  4. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC BẢNG vii DANH MỤC BIỂU viii DANH MỤC SƠ ĐỒ ix PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng nghiên cứu 2 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 3 6. Kết cấu của bài khóa luận 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG VÀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 5 1.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm các khoản dự phòng 5 1.1.1. Khái niệm các khoản dự phòng 5 1.1.2. Phân loại các khoản dự phòng 6 1.1.3. Đặc điểm các khoản dự phòng 6 1.2. Các quy định kế toán liên quan đến các khoản dự phòng 8 1.2.1. DTrườngự phòng giảm giá chĐạiứng khoán học kinh doanh Kinh tế Huế 8 1.2.1.1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: 8 1.2.1.2. Phương pháp lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 8 1.2.1.3. Xử lý các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 9 1.2.1.4. Phương pháp hạch toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 10 1.2.2. Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác 10 1.2.2.1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: 10 ii
  5. 1.2.2.2. Phương pháp lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác 11 1.2.2.3. Xử lý khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác 11 1.2.2.4. Phương pháp hạch toán khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác 12 1.2.3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi 12 1.2.3.1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng 12 1.2.3.2. Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi 13 1.2.3.3. Xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi 13 1.2.3.4. Phương pháp hạch toán khoản dự phòng phải thu khó đòi 14 1.2.4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 15 1.2.4.1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng 15 1.2.4.2. Phương pháp lập dự phòng hàng tồn kho 16 1.2.4.3. Xử lý khoản dự phòng hàng tồn kho 17 1.2.4.4. Phương pháp hạch toán khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho 17 1.3. Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo cáo tài chính 18 1.3.1. Mục tiêu kiểm toán 18 1.3.2. Các rủi ro thường gặp trong kiểm toán các khoản dự phòng 19 1.3.3. Quy trình Kiểm toán các khoản dự phòng 19 1.3.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán 20 1.3.3.2. Thực hiện kiểm toán đối với các khoản dự phòng cụ thể 20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA 33 2.1. Khái quát chung về Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 33 2.1.1. GiTrườngới thiệu khái quát vĐạiề AFA học Kinh tế Huế 33 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 33 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh, dịch vụ của Công ty 34 2.1.4 Cơ cấu tổ chức của Công ty 37 2.1.5. Phương pháp thực hiện kiểm toán của công ty 37 2.2. Quy trình kiểm toán chung Báo cáo tài chính của Công ty 39 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 39 iii
  6. 2.2.2. Thực hiện kiểm toán 41 2.2.3. Kết thúc kiểm toán 42 2.3. Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện tại công ty khách hàng ABC. 43 2.3.1. Sơ lược về Công ty khách hàng ABC. 43 2.3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 43 2.3.1.2. Ngành nghề kinh doanh 45 2.3.2. Giai đoạn lập kế hoạch trong kiểm toán các khoản dự phòng tại công ty CP ABC. 45 2.3.2.1. Các công việc thực hiện trước khi kiểm toán 45 2.3.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán 48 2.3.3. Giai đoạn thực hiện kiểm toán trong kiểm toán các khoản dự phòng tại công ty CP ABC 54 2.3.3.1. Chương trình kiểm toán các khoản dự phòng 54 2.3.3.2. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát 56 2.3.3.3. Thực hiện kiểm tra chi tiết các khoản dự phòng 57 2.3.4. Giai đoạn kết thúc kiểm toán trong kiểm toán các khoản dự phòng tại Công ty CP ABC 69 2.3.4.1. Tổ chức hồ sơ, tập hợp giấy tờ làm việc kiểm toán các khoản dự phòng 69 2.3.4.2. Tập hợp các vấn đề cần bổ sung, điều chỉnh 70 2.3.4.3. Kết luận kiểm toán 70 2.3.4.4. Xem xét các sự kiện phát sinh sau kiểm toán và phát hành Báo cáo 71 CHƯƠNGTrường 3: MỘT SỐ ĐỊNH Đại HƯỚNG học VÀ GIẢI Kinh PHÁP HOÀN tế THIỆN Huế QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA 72 3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng 72 3.2. Nhận xét và đánh giá về quy trình Kiểm toán các khoản dự phòng của Công ty 73 3.2.1. Mặt tích cực 73 3.2.2. Mặt hạn chế 74 iv
  7. 3.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng tại Công ty TNHH Kiểm toán và thẩm định giá AFA 76 3.3.1. Hoàn thiện chương trình kiểm toán chung đối với các khoản dự phòng 76 3.3.2. Hoàn thiện công tác tìm hiểu và đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty khách hàng 78 3.3.3. Hoàn thiện việc sử dụng các thủ tục phân tích trong quy trình kiểm toán 79 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81 1. Kết luận 81 2. Kiến nghị 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84 Trường Đại học Kinh tế Huế v
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính DN Doanh nghiệp KTV Kiểm toán viên HTK Hàng tồn kho BCĐKT Bảng cân đối kế toán BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ TK Tài khoản TS Tài sản QLDN Quản lý doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn CP Cổ phần Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Bảng mô tả thử nghiệm kiểm soát đối với dự phòng tổn thất đầu tư TC 22 Bảng 1.2. Bảng mô tả thử nghiệm chi tiết đối với dự phòng tổn thất đầu tư tài chính .24 Bảng 1.3. Bảng mô tả thử nghiệm kiểm soát đối với dự phòng nợ phải thu khó đòi 26 Bảng 1.4. Bảng mô tả thử nghiệm chi tiết đối với dự phòng nợ phải thu khó đòi 28 Bảng 1.5. Bảng mô tả thử nghiệm kiểm soát đối với dự phòng giảm giá HTK 29 Bảng 1.6. Bảng mô tả thử nghiệm chi tiết đối với dự phòng giảm giá HTK 31 Bảng 2.1. Các dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 35 Bảng 2.2. Chỉ tiêu xác định mức trọng yếu tổng thể Overall Materiality (OM) 52 Bảng 2.3. Xác định tỷ lệ phần trăm trên mỗi chỉ tiêu tính OM 52 Bảng 2.3. Mức trọng yếu tổng thể và trọng yếu thực hiện của Công ty ABC 53 Bảng 2.4. Chương trình kiểm toán các khoản dự phòng 54 Bảng 2.5. Các thử nghiệm kiểm soát đối với các khoản dự phòng 56 Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  10. DANH MỤC BIỂU Biểu 2.1. Giấy làm việc của khoản mục dự phòng giảm giá đầu tư 59 Biểu 2.2. Sổ cái tài khoản 2293 của Công ty Cổ phần ABC 62 Biểu 2.3. Giấy làm việc của khoản mục dự phòng phải thu khó đòi 63 Biểu 2.4. Tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn tài khoản 156 của Công ty Cổ phần ABC 67 Trường Đại học Kinh tế Huế viii
  11. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức toàn Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 37 Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán chung BCTC của AFA 39 Sơ đồ 2.3: Các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 48 Trường Đại học Kinh tế Huế ix
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Người xưa có câu: “Biết người, biết ta. Trăm trận, trăm thắng.” Câu nói này quả thực không sai trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhất là trong thời đại ngày nay – thời đại của nền kinh tế thị trường – nền kinh tế tự do cạnh tranh. Muốn tồn tại trong nền kinh tế này, bất cứ một cá nhân hay một doanh nghiệp (DN) nào cũng cần phải có một nguồn lực tài chính vững mạnh. Chính vì vậy những thông tin tài chính luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế và các nhà đầu tư khi đề cập đến một DN. Tuy nhiên, không phải lúc nào các thông tin tài chính mà DN cung cấp cũng trung thực và hợp lý. Do đó cần phải có một bên thứ ba đánh giá tính minh bạch và khách quan của các thông tin này nhằm tạo niềm tin cho những người sử dụng Báo cáo tài chính (BCTC). Đây cũng chính là vai trò và sứ mệnh của kiểm toán BCTC. Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào trong xã hội này cũng đều tồn tại dưới hai khía cạnh: mặt tốt và mặt xấu. Nền kinh tế thị trường cũng vậy, nó là con da hai lưỡi: một mặt nó tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho DN phát triển, mặt khác nó cũng gây ra nhiều khó khăn đe dọa sự sống còn của DN. Để đảm bảo cho tình hình tài chính được ổn định đồng thời để có thể bù đắp cho khoản tổn thất có thể xảy ra, DN sẽ dự trù một khoản ước tính trước để cho vào chi phí. Đó là các khoản dự phòng: dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh, dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác, dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Lợi dụng các khoản dự phòng này DN có thể điều chỉnh BCTC theo mục đích riêng của mình, chẳng hạn như: DN cố tình ghi tăng các khoản dự phòng để làm tăng chi phí, từ đó lợi nhuận sẽ giảm, kéo theo đó thuế thu nhập doanh nghiệp cũng giảm, hoặc ngượcTrường lại DN cố tình khôngĐạitrích họclập các khoKinhản dự phòng tếnhằm Huế làm giảm chi phí trong kì từ đó thổi phồng lợi nhuận để thu hút các nhà đầu tư. Như vậy, đây là khoản mục rất dễ sai phạm. Các khoản dự phòng luôn là đối tượng quan tâm đặc biệt của kế toán và kiểm toán bởi tính trọng yếu của nó cũng như mối liên hệ của nó tới các chỉ tiêu khác trên BCTC. Bởi vậy khi tiến hành kiểm toán SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền BCTC của bất kì DN nào thì kiểm toán các khoản dự phòng luôn được cân nhắc vì rủi ro khi kiểm toán khoản mục này thường cao. Nhận thức được điều đó nên trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA.” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài nghiên cứu là tìm hiểu quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán BCTC của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Trên cơ sở phân tích, đánh giá, so sánh giữa lý thuyết và thực tế để đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình này.  Mục tiêu cụ thể Để làm sáng tỏ mục tiêu chung đã nêu, mục tiêu cụ thể được đặt ra là: Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kiểm toán BCTC nói chung và kiểm toán các khoản dự phòng nói riêng. Thứ hai, tìm hiểu, đánh giá quy trình, cách thức thực hiện kiểm toán trên từng khoản mục dự phòng cụ thể của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thông qua việc xem xét các hồ sơ kiểm toán và quá trình thực tế tại công ty khách hàng. Thứ ba, nêu ra những điểm còn hạn chế trong quy trình này, từ đó đề xuất những phương án khả thi để nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của cuộc kiểm toán. 3. Đối tượng nghiên cứu ĐềTrườngtài có đối tượng Đại nghiên cứu học cụ thể làKinhquy trình kiểmtế toánHuế các khoản dự phòng, các công việc mà kiểm toán viên (KTV) thực hiện khi kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán BCTC, cụ thể là 3 khoản dự phòng chính trong BCTC: - Dự phòng phải thu khó đòi. - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Dự phòng các khoản tổn thất đầu tư tài chính. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 4. Phạm vi nghiên cứu Do điều kiện về thời gian và khả năng còn hạn chế nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi đề tài: - Phạm vi về không gian: Số liệu được sử dụng trong đề tài được thu thập tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. -Phạm vi về thời gian: Số liệu được lấy từ báo cáo kiểm toán của Công ty Cổ phần ABC (Công ty khách hàng của AFA) cho năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12/2016. -Phạm vi về nội dung: Tìm hiểu quy trình kiểm toán thông qua việc nghiên cứu các hồ sơ kiểm toán, các công việc thực hiện khi kiểm toán các khoản dự phòng trong 3 giai đoạn của cuộc kiểm toán. 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành bài khóa luận, tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây: Phương pháp nghiên cứu tài liệu Thu thập, nghiên cứu các Chuẩn mực, chế độ Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cũng như Quốc tế, chương trình kiểm toán mẫu của Hội kiểm toán viên hành nghề (VACPA), giáo trình kiểm toán BCTC, các văn bản pháp luật, quyết định có liên quan đến kiểm toán các khoản dự phòng. Phương pháp thu thập số liệu Phương pháp quan sát: Trực tiếp tham gia kiểm toán tại công ty khách hàng với vai trò Trợ lý kiểm toán để quan sát quá trình các kiểm toán viên tiến hành các thủ tục kiểm toán và thu thập bằng chứng kiểm toán nhằm đưa ra kết luận về việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng của công ty khách hàng. PhươngTrường pháp phỏng vấn:Đạiphỏng học vấn Trư ởngKinh nhóm kiể mtế toán, Huế các anh chị KTV, trợ lý kiểm toán trong nhóm để rõ hơn quá trình thực hiện kiểm toán và thu thập bằng chứng liên quan đến các khoản dự phòng tại công ty khách hàng. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập báo cáo kiểm toán, tài liệu, hồ sơ kiểm toán năm trước liên quan tới kiểm toán các khoản dự phòng tại công ty thực tập để nghiên cứu, phân tích, đánh giá quy trình thực hiện. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp tổng hợp, phân tích: Từ những tài liệu, hồ sơ kiểm toán và những số liệu thu thập được trong quá trình tham gia kiểm toán thực tế tại đơn vị khách hàng, tiến hành tổng hợp chúng một cách hệ thống và khoa học theo quy trình để phân tích và đưa ra những nhận xét, nhận định riêng về tình hình thực hiện quy trình này tại công ty. Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh, đối chiếu quy trình kiểm toán các khoản dự phòng thực tế với những quy trình, chuẩn mực kiểm toán đã học trên lý thuyết. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng tại công ty. 6. Kết cấu của bài khóa luận Kết cấu khóa luận gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về các khoản dự phòng và kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo cáo tài chính. Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Chương 3: Một số định hướng và giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo cáo tại Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Phần III: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG VÀ KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm, phân loại và đặc điểm các khoản dự phòng Nhằm giúp cho DN có nguồn tài chính đủ bù đắp các khoản tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch hay để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh, kế toán có thể sử dụng việc trích lập các khoản dự phòng. Các khoản dự phòng bao gồm: dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư trong hoạt động tài chính (ngắn hạn, dài hạn), dự phòng phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho (HTK). 1.1.1. Khái niệm các khoản dự phòng Các khoản dự phòng kế toán về bản chất chính là các khoản ước tính kế toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam 540 – Kiểm toán các ước tính kế toán: “Ước tính kế toán là một giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến BCTC được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính toán chính xác hơn, hoặc một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập BCTC.” Các khoản dự phòng là các khoản ước tính thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc phương pháp tính toán chính xác. DN dựa vào những xét đoán chủ quan của mình và các quy định của chế độ kế toán hiện hành để lập nên nhằm mục đích đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Theo chuẩn mực kế toán số 18 định nghĩa: “Một khoản dự phòng là khoản nợ phải trảTrườngkhông chắc chắn vềĐạigiá trị ho họcặc thời gian. Kinh” tế Huế Tất cả các khoản dự phòng đều là nợ tiềm tàng vì chúng không được xác định gần như chắc chắn về giá trị và thời gian. Các khoản dự phòng là các khoản đã được ghi nhận là các khoản nợ phải trả (giả định đưa ra một ước tính đáng tin cậy) vì nó là các nghĩa vụ về nợ phải trả hiện tại và chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh tế để thanh toán các nghĩa vụ về khoản nợ phải trả đó. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.1.2. Phân loại các khoản dự phòng Theo khoản 1.1, điều 45, Thông tư 200/2014/TT – BTC, các khoản dự phòng thường gặp gồm có: - Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh: Là dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán DN đang nắm giữ vì mục đích kinh doanh. - Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác: Là khoản dự phòng tổn thất do DN nhận vốn góp đầu tư (công ty con, liên doanh, liên kết) bị lỗ dẫn đến nhà đầu tư có khả năng mất vốn hoặc khoản dự phòng do suy giảm giá trị các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết. - Dự phòng phải thu khó đòi: Là khoản dự phòng phần giá trị các khoản nợ phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác có bản chất tương tự các khoản phải thu khó có khả năng thu hồi. - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Là khoản dự phòng giảm giá HTK khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được so với giá gốc của HTK. Việc trích lập và sử dụng các khoản dự phòng tại mỗi DN đều phải tuân theo quy định chung của Nhà nước cũng như của Bộ Tài chính. Do vậy tìm hiểu về các khoản dự phòng cần có hiểu biết về đặc điểm, cách sử dụng và trích lập các khoản này. 1.1.3. Đặc điểm các khoản dự phòng Các khoản dự phòng, về bản chất là một bộ phận của các ước tính kế toán, vì vậy mang những tính chất cơ bản của các khoản ước tính tế toán. Thứ nhất, các khoản dự phòng là các khoản ước tính phức tạp, đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn, nhiều kinh nghiệm và khả năng xét đoán cao. Để lập các khoản dự phòng, Trườngđòi hỏi phải phân tíchĐại dữ liệ uhọc hiện tại vàKinh cả những dtếự đoán Huế trong tương lai. Chẳng hạn, ước tính nợ phải thu khó đòi cần căn cứ vào tình hình tài chính hiện tại của khách nợ, dự đoán tình hình tài chính của DN đó; ước tính dự phòng giảm giá HTK phải phân tích dữ liệu hiện tại và dự tính bán hàng trong tương lai; ước tính các khoản tổn thất tài chính cũng đòi hỏi DN phải có khả năng dự đoán những biến động trên thị trường tài chính. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Thứ hai, các khoản dự phòng đóng vai trò quan trọng trong việc lập BCTC, mặc dù các khoản này mang tính chất chủ quan và nguy cơ bị phản ánh sai lệch khá lớn. Nguyên nhân của việc những xét đoán chủ quan vẫn được sử dụng rộng rãi trong lập BCTC có thể giải thích bởi lẽ không có một chế độ kế toán chi tiết để áp dụng cho toàn bộ mọi DN. Đối với các khoản dự phòng, tùy thuộc vào hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính cũng như những biến động trên thị trường mới có thể đưa ra những thông tin chính xác trên BCTC. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ chi tiết, cụ thể cho mỗi DN là không khả thi về mặt kinh tế, kĩ thuật. Nếu có thể xây dựng được thì việc áp dụng cũng gặp nhiều khó khăn, cản trở quá trình ra quyết định của nhà quản lý. Việc lập các khoản dự phòng tuy mang nặng tính xét đoán chủ quan song đó cũng là một biện pháp giúp các DN linh hoạt hơn trong điều hành, quản lý. Thứ ba, nếu các khoản dự phòng trên BCTC không được lập thì không thể đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kế toán. Ví dụ, HTK của đơn vị khi ghi nhận thì được ghi nhận theo giá gốc. Tuy nhiên đến cuối kỳ, nếu giá thị trường của HTK giảm xuống thấp hơn giá gốc mà không lập dự phòng giảm giá HTK thì không thể đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Trong trường hợp này, giá trị HTK giảm xuống làm giảm tài sản của DN, phải được phản ánh. Vì vậy, HTK phải được ghi nhận bằng giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Tương tự như vậy với dự phòng phải thu khó đòi. Khi DN lập dự phòng phải thu khó đòi đối với các khoản nợ quá hạn và các khoản nợ không có khả năng thu hồi, thì khi các đối tượng không còn khả năng trả nợ, tổn thất do không thu hồi được các khoản nợ này đã được DN tính một phần vào chi phí của năm trước, tương ứng với doanh thu. Thứ tư, các khoản dự phòng được lập vào cuối mỗi kỳ kế toán và phần lớn dựa vào kinhTrường nghiệm chủ quan Đạicủa các nhà học quản lý. Kinh Nhà quản lý tế phả i Huếthường xuyên xem xét lại các ước tính, so sánh kết quả thực tế với số liệu đã ước tính để điều chỉnh các ước tính khi cần thiết. Trong một số trường hợp, các khoản dự phòng thường là công cụ để các DN che giấu chi phí, thổi phồng lợi nhuận hoặc nâng cao chi phí nhằm gian lận thuế. Vì vậy, việc trích lập các khoản dự phòng thường mang tính tin cậy không cao nên được đánh giá là có tính rủi ro cao trong kiểm toán. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.2. Các quy định kế toán liên quan đến các khoản dự phòng 1.2.1. Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh 1.2.1.1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: Điểm (a), khoản 1, điều 5, Thông tư 228/2009/TT-BTC quy định đối tượng lập dự phòng là các chứng khoán do DN đầu tư bị giảm giá và đảm bảo các điều kiện sau: - Là chứng khoán của DN được DN đầu tư theo đúng quy định của pháp luật. - Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập BCTC có giá trị thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ sách. - Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường thì không được lập dự phòng giảm giá. 1.2.1.2. Phương pháp lập dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh DN lập dự phòng cho các loại chứng khoán bị giảm giá, có biến động giảm giá tại thời điểm lập BCTC năm của năm báo cáo và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư làm căn cứ hạch toán vào chi phí hoạt động tài chính của DN. Điểm (b), khoản 1, điều 5, Thông tư 228/2009/TT-BTC quy định mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công thức sau: Số lượng chứng khoán Giá chứng Mức dự phòng Giá chứng bị giảm giá tại thời khoán hạch giảm giá đầu tư = x - khoán thực tế điểm lập báo cáo tài toán trên sổ kế chứng khoán trên thị trường chính toán - ĐTrườngối với chứng khoán Đại đã niêm yhọcết: giá ch ứKinhng khoán th ựtếc tế trênHuế thị trường được tính theo giá thực tế trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là giá giao dịch bình quân tại ngày trích lập dự phòng; Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng. - Đối với các loại chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau: SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền + Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng. + Đối với các Công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03) công ty chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng. Trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì các DN không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. - Đối với những chứng khoán niêm yết bị hủy giao dịch, ngừng giao dịch kể từ ngày giao dịch thứ sáu trở đi là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán (BCĐKT) gần nhất. DN phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập BCTC và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của DN. 1.2.1.3. Xử lý các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh Điểm (c), khoản 1, điều 5, Thông tư 228/2009/TT-BTC quy định xử lý các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh như sau: - Nếu số dự phòng giảm giá trích lập cho năm nay bằng với số dự phòng giảm giá chứng khoán đã trích thì DN không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá đầu tư tài chính. - Nếu số dự phòng phải lập năm nay cao hơn số dự phòng đang ghi trên sổ kế toán thì DN trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận tăng chi phí tài chính trong kì. - NTrườngếu số dự phòng phĐạiải lập năm học nay th ấpKinh hơn số dự tếphòng Huếđã lập năm trước chưa sử dụng hết thì DN hoàn nhập số chênh lệch đó và ghi giảm chi phí tài chính trong kì. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.2.1.4. Phương pháp hạch toán dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh Khoản 3.1, điều 45, Thông tư 200/2014/TT – BTC quy định: - Khi lập BCTC, căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các khoản chứng khoán kinh doanh, nếu số phải lập kì này lớn hơn số đã lập kì trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2291) - Khi lập BCTC, căn cứ vào biến động giá trị thị trường của các chứng khoán kinh doanh, nếu số phải lập kì này nhỏ hơn số đã lập ở kì trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch ghi: Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2291) Có TK 635 – Chi phí tài chính - Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh trước khi DN 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần: khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh sau khi bù đắp tổn thất, nếu còn được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi: Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (số chưa được dự phòng) Có TK 121 – Chứng khoán kinh doanh (số được ghi giảm khi xác định giá trị của DN) Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu (số dự phòng đã lập cao hơn số tổn thất). 1.2.2. Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác 1.2.2.1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: Điểm (a), khoản 2, điều 5, Thông tư 228/2009/TT-BTC quy định đối tượng trích lập dự phòngTrường là các khoản Đạivốn DN đanghọc đầu tưKinh vào tổ chứ c tếkinh tHuếế khác được thành lập theo quy định của pháp luật như công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà DN đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư). SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.2.2.2. Phương pháp lập dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác Điểm (b), khoản 2, điều 5, Thông tư 228/2009/TT-BTC quy định mức trích lập dự phòng được tính theo công thức sau: Vốn góp Số vốn đầu tư của doanh Mức dự phòng thực tế của Vốn chủ nghiệp tổn thất các = các bên tại - sở hữu x Tổng số vốn góp thực tế khoản đầu tư tổ chức thực có của các bên tại tổ chức tài chính kinh tế kinh tế - Vốn góp thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế được xác định trên BCĐKT của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 411 và 412 Bảng cân đối kế toán – ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). - Vốn chủ sở hữu thực có được xác định tại BCĐKT của tổ chức kinh tế năm trước thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 Bảng cân đối kế toán – ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính). - DN phải lập dự phòng riêng cho từng khoản đầu tư tài chính có tổn thất và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng tổn thất đầu tư tài chính. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào chi phí tài chính của DN. 1.2.2.3. Xử lý khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác Điểm (c), khoản 2, điều 5, Thông tư 228/2009/TT-BTC quy định việc trích lập và hoàn nhập khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào công ty khác được thực hiện ở thời điểm lập BCTC cho từng khoản đầu tư theo nguyên tắc: - NTrườngếu số dư dự phòng Đại phải lập nămhọc nay cao Kinh hơn số dư dtếự phòng Huếđang ghi trên sổ kế toán thì DN phải trích lập bổ sung số chênh lệch đó và ghi nhận vào chi phí tài chính trong kì. - Nếu số dự phòng phải lập năm nay thấp hơn số dư dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì DN phải hoàn nhập số chênh lệch đó và ghi giảm chi phí tài chính trong kì. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.2.2.4. Phương pháp hạch toán khoản dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác Khoản 3.2, điều 45, Thông tư 200/2014/TT – BTC quy định: - Khi lập BCTC, số phải lập trong kì lớn hơn số đã lập ở kì trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2292) - Khi lập BCTC, nếu số phải lập trong kì này nhỏ hơn số đã lập từ kì trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2292) Có TK 635 – Chi phí tài chính - Khi tổn thất thực sự xảy ra, các khoản đầu tư thực sự không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi giá trị thấp hơn giá gốc ban đầu, DN có quyết định dùng khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn đã lập để đền bù tổn thất khoản đầu tư dài hạn ghi: Nợ TK 111/112 Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2292) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính ( số chưa lập dự phòng) Có TK 221/222/228 (giá gốc khoản đầu tư bị tổn thất) - Khoản dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn sau khi bù đắp tổn thất, nếu còn được hạch toán tăng vốn Nhà nước, khi DN 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty CP, ghi: Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2292) Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu 1.2.3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi 1.2.3.1.TrườngĐối tượng và Đại điều kiệ n họclập dự phòng Kinh tế Huế Khoản 1, điều 6, Thông tư 228/2009/TT-BTC quy định đối tượng trích lập dự phòng là các khoản nợ phải thu đảm bảo các điều kiện sau: - Khoản nợ phải thu có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất. - Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi: Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác. Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế ( các công ty, DN tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng, ) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết. 1.2.3.2. Phương pháp lập dự phòng phải thu khó đòi Khoản 2, điều 6, Thông tư 228/2009/TT-BTC quy định DN phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi trên. Trong đó: - Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau: 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm. 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm. 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm. 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 3 năm. - Đối với khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án thì DN dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng. - SauTrường khi lập dự phòng Đại cho từ nghọc khoản nợKinhphải thu khó tế đòi, HuếDN tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý DN. 1.2.3.3. Xử lý các khoản dự phòng phải thu khó đòi Khoản 3, điều 6, Thông tư 228/2009/TT-BTC quy định Việc trích lập hoặc hoàn nhập các khoản dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện ở thời điểm lập BCTC. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN). Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí QLDN. 1.2.3.4. Phương pháp hạch toán khoản dự phòng phải thu khó đòi Khoản 3.3, điều 45, Thông tư 200/2014/TT – BTC quy định: - Khi lập BCTC, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kì kế toán này lớn hơn số dự phòng ở kì kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 642 – Chi phí QLDN Có TK 229 – Dự phòng tổn thất TS (2293) - Khi lập BCTC, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập ở kì kế toán này nhỏ hơn số dự phòng ở kì kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất TS (2293) Có TK 642 – Chi phí QLDN - Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xóa nợ theo quy định của pháp luật hiện hành, căn cứ vào quyết định xóa nợ, ghi: NợTrườngTK 111/112/331 Đại (phần cá nhân,học tổ ch Kinhức phải bồi thư tếờng) Huế Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất TS (2293)_ phần đã lập dự phòng Nợ TK 642 – Chi phí QLDN (phần được tính vào chi phí) Có TK 131/138/128 - Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xóa nợ, nếu sau đó thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được ghi: SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Nợ TK 111/112 Có TK 711 – Thu nhập khác - Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thỏa thuận, tùy trường hợp thực tế kế toán ghi nhận như sau: Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi: Nợ TK 111/112 – Giá bán theo thỏa thuận Nợ TK 642 – Chi phí QLDN ( số tổn thất từ việc bán nợ) Có TK 131/138/128 Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí QLDN, ghi: Nợ TK 111/112 – Giá bán theo thỏa thuận Nợ TK 642 – Chi phí QLDN (số tổn thất từ việc bán nợ) Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất TS (2293) _số đã lập dự phòng Có TK 131/138/128 - Kế toán xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi trước khi DN Nhà nước chuyển thành công ty CP: Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi: Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất TS Có TK 411 – Vốn đầu tư chủ sở hữu 1.2.4. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 1.2.4.1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng Điểm 1, Điều 4, Thông tư 228/2009/TT-BTC quy định: ĐốTrườngi tượng lập dự phòng Đại bao gồ mhọc nguyên vKinhật liệu, dụng ctếụ dùng Huế cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả HTK bị hư hỏng, kém phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kĩ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển ), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là HTK) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau: - Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn HTK. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của DN tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó. 1.2.4.2. Phương pháp lập dự phòng hàng tồn kho Dự phòng là khoản ước tính trước để đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của HTK và nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá. Điểm 2, Điều 4, Thông tư 228/2009/TT-BTC quy định mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau: Lượng vật tư hàng hóa Giá gốc hàng Giá trị thuần có Mức dự phòng thực tế tồn kho tại thời tồn kho theo thể thực hiện giảm giá vật tư = x - điểm lập báo cáo tài sổ kế toán được của hàng hàng hóa chính tồn kho Giá gốc HTK bao gồm: “Chi phí mua, chi phí chế biến và chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại” theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Giá trị thuần có thể thực hiện được của HTK (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của HTK trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính). MứTrườngc lập dự phòng gi ảĐạim giá HTK họcđược tínhKinh cho từng lotếại HTK Huếbị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của DN. Việc lập dự phòng giảm giá HTK phải tính theo từng loại vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá HTK phải được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.2.4.3. Xử lý khoản dự phòng hàng tồn kho Điểm (đ), khoản 1.5, điều 45, Thông tư 200/2014/TT – BTC quy định khi lập BCTC, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng loại HTK, kế toán xác định khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập: - Trường hợp khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập ở cuối kì kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán. - Trường hợp khoản dự phòng giảm giá HTK phải lập ở cuối kì kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá HTK đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán. 1.2.4.4. Phương pháp hạch toán khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho Khoản 3.4, điều 45, Thông tư 200/2014/TT – BTC quy định: - Khi lập BCTC, nếu số dư dự phòng giảm giá HTK phải lập kì này lớn hơn số đã trích lập kì trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294) - Khi lập BCTC, nếu số dự phòng giảm giá HTK phải lập kì này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kì trước, kế toán phải hoàn nhập phần chênh lệch, ghi: Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất tài sản (2294) Có 632 – Giá vốn hàng bán - Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá HTK đối với vật tư, hàng hóa bị hủy bỏ do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, hư hỏng, không còn giá trị sử dụng, ghi: Nợ TK 229 – Dự phòng giảm giá TS ( số được bù đắp bằng dự phòng) NợTrườngTK 632 – Giá vố n Đạihàng bán (học nếu số t ổnKinh thất cao hơn tế số đ ãHuế lập dự phòng) Có TK 152/153/155/156 - Kế toán xử lý khoản dự phòng giảm giá HTK trước khi DN 100% vốn Nhà nước chuyển thành công ty CP: Khoản dự phòng giảm giá HTK sau khi bù đắp tổn thất, nếu được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi: Nợ TK 229 – Dự phòng tổn thất TS (2294) Có TK 411 – Vốn đầu tư của chủ sở hữu SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.3. Kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.3.1. Mục tiêu kiểm toán Bất kì một công việc nào khi tiến hành thực hiện cũng phải hướng tới cái đích. Cũng giống như hoạt động có ý thức của con người, hoạt động kiểm toán – một hoạt động chuyên sâu về nghề nghiệp cũng có mục đích cùng những tiêu điểm hướng tới. Tập hợp các tiêu điểm hướng tới mục đích đó gọi là hệ thống mục tiêu kiểm toán. Kiểm toán các khoản dự phòng đều hướng tới các mục tiêu chung. Mục tiêu chung lại chia thành hai loại cụ thể là sự hợp lý chung và các mục tiêu khác: - Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý và thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở khách thể kiểm toán trong quan hệ với việc lựa chọn mục tiêu khác. Nếu KTV không nhận thấy mục tiêu hợp lý chung đã đạt được thì tất yếu phải dùng đến các mục tiêu khác. - Các mục tiêu khác được đặt ra tương ứng với cam kết của nhà quản lý là mục tiêu hiện hữu phát sinh, mục tiêu đầy đủ, quyền và nghĩa vụ, mục tiêu chính xác cơ học, định giá và phân bổ, phân loại và trình bày. Xác nhận về sự hiện hữu và phát sinh: là sự cam kết về tính có thực của các con số trên BCTC. Xác nhận này nhằm tránh tình trạng khai không đúng hoặc khai khống các khoản tiền không có thực vào BCTC. Xác nhận về sự đầy đủ: là sự cam kết đã bao hàm trong BCTC tất cả các nghiệp vụ, các số dư cần và có thể được trình bày trong các bảng tương ứng. Trái với tính hiện hữu phát sinh, tính đầy đủ có quan hệ với các nghiệp vụ có khả năng bỏ sót trong BCTC. XácTrường nhận về quyề n Đạivà nghĩa vhọcụ: là sự camKinh kết trong tếBCTC Huế các tài sản thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng lâu dài của đơn vị và công nợ thuộc nghĩa vụ thanh toán của đơn vị tại thời điểm lập BCĐKT. Xác nhận về sự phân loại và trình bày: là sự cam kết về sự phù hợp giữa việc phân loại và trình bày các phần hợp thành của BCTC với những quy định đang có hiệu lực về sự phân loại và thuyết minh các bộ phận này. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Xác nhận về sự chính xác cơ học: là xác minh về sự đúng đắn tuyệt đối qua các con số cộng sổ và chuyển sổ: các chi tiết trong số dư (cộng số phát sinh) của tài khoản (TK) cần khớp đúng với các con số ghi trên các sổ phụ tương ứng; số cộng gộp của các TK trùng khớp với số tổng cộng trên các sổ phụ có liên quan; các con số chuyển sổ, sang trang phải thống nhất. 1.3.2. Các rủi ro thường gặp trong kiểm toán các khoản dự phòng Trong kiểm toán, rủi ro kiểm toán là một điều không thể tránh khỏi. Trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ, rủi ro kiểm toán được hiểu là “Rủi ro do Công ty kiểm toán và kiểm toán viên đưa ra ý kiến nhận xét không thích hợp khi Báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn những sai sót trọng yếu.” Khi kiểm toán các khoản dự phòng, rủi ro kiểm toán đối với các khoản này thường được KTV đánh giá là cao. Các rủi ro thường gặp có thể là: - Đối với khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư: Rủi ro kiểm toán là việc không phản ánh chính xác giá trị giảm giá chứng khoán đầu tư do không được ghi giảm giá theo giá thị trường hoặc do DN cố tình trích tăng chi phí để giảm lợi nhuận tránh nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. - Đối với khoản dự phòng phải thu khó đòi: Các khoản phải thu có thể bị ghi tăng bằng cách tạo ra khoản dự phòng không thích hợp cho các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc phản ánh không chính xác, không thích hợp các khoản nợ phải thu khó đòi. - Đối với khoản dự phòng giảm giá HTK: rủi ro do không phản ánh giá gốc hoặc giá trị thuần có thể thực hiện được làm cho việc trích lập dự phòng giảm giá HTK không đượcTrường phản ánh chính Đại xác. học Kinh tế Huế 1.3.3. Quy trình Kiểm toán các khoản dự phòng Kiểm toán các khoản dự phòng thực chất là thực hiện kiểm toán các khoản ước tính kế toán. Do đó khi thực hiện kiểm toán các khoản này, KTV cũng tuân theo quy trình kiểm toán BCTC chung gồm các bước: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.3.3.1. Lập kế hoạch kiểm toán Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các KTV cần thực hiện trong mỗi cuộc kiểm toán. Theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300: “Kế hoạch kiểm toán phải được lập cho mọi cuộc kiểm toán, trong đó mô tả phạm vi dự kiến và cách thức tiến hành công việc kiểm toán.” Việc lập kế hoạch cho cuộc kiểm toán giúp bao quát được các khía cạnh trọng yếu của cuộc kiểm toán, phát hiện gian lận và những vấn đề tiềm ẩn, đảm bảo cho cuộc kiểm toán hoàn thành đúng thời hạn quy định. Lập kế hoạch kiểm toán chính là việc cân đối tích cực giữa nhu cầu và nguồn lực đã có, là việc cụ thể hóa những mục tiêu và phạm vi kiểm toán, đồng thời lượng hóa quy mô từng việc, xác định số nhân lực tham gia kiểm toán, kiểm tra phương tiện và xác định thời gian thực hiện công tác kiểm toán và phương pháp kiểm toán tương ứng. Việc lập kế hoạch kiểm toán thường được triển khai theo các bước chi tiết sau: - Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán. - Thu thập thông tin cơ sở. - Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. - Thực hiện các thủ tục phân tích. - Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán. - Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) của công ty khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát. - Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán. 1.3.3.2. Thực hiện kiểm toán đối với các khoản dự phòng cụ thể Thực hiện kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích hợpTrườngvới đối tượng ki ểmĐại toán cụ họcthể để thu Kinhthập các bằng tế chứ ngHuế kiểm toán. Đó là quá trình triển khai một cách chủ động và tích cực các kế hoạch, chương trình đã ấn định nhằm đưa ra những ý kiến xác thực về mức độ trung thực của các thông tin tài chính trên cơ sở những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và tin cậy. Các khoản dự phòng là một trong những khoản mục cấu thành nên BCTC, do đó việc kiểm toán các khoản dự phòng cũng tuân theo trình tự chung của kiểm toán SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền BCTC. Đối với từng khoản mục dự phòng, KTV thực hiện kiểm toán theo các thủ tục kiểm toán đã được thiết kế sẵn trong chương trình kiểm toán. a. Kiểm toán dự phòng tổn thất đầu tư tài chính  Mục tiêu kiểm toán - Sự tồn tại: xác minh các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh trên BCTC có thật sự tồn tại không. - Sự đầy đủ: xác minh các khoản dự phòng đã được xác định và ghi chép đầy đủ trên sổ kế toán và BCTC. - Sự phê duyệt: khoản dự phòng được trích lập có được phê duyệt bởi Ban Giám đốc hay không. - Sự chính xác: xác minh các khoản dự phòng có được ghi nhận đúng tài khoản, đúng số tiền và đúng kỳ kế toán, sự đúng đắn của việc chuyển sổ, cộng phát sinh, tính số dư và lên BCTC. - Sự đánh giá: xác minh khoản dự phòng được xác định đúng với quy định của chế độ kế toán, được tính toán một cách chính xác. - Sự tình bày và khai báo: xác minh khoản dự phòng có được tình bày trên BCĐKT và Thuyết minh BCTC theo quy định của chế độ kế toán không.  Thử nghiệm kiểm soát - Sau khi tiến hành thu thập thông tin về HTKSNB, KTV đã có những đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát và từ đó thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nếu thấy cần thiết. Trong trường hợp đơn vị thiếu các thủ tục kiểm soát hoặc các thủ tục kiểm soát không có hiệu lực, KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức tối đa, do đó KTV bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát mà thực hiện ngay các thử nghiệm cơ bản. Ngược lại, KTV sẽ đánhTrường giá rủi ro kiểm soát Đại thấp hơn học mức tối Kinhđa và thực hiện tế các Huế thử nghiệm kiểm soát để có thể dựa vào HTKSNB đáng tin cậy và giảm bớt các thử nghiệm cơ bản. - Một số thủ tục kiểm soát nhằm đạt mục tiêu kiểm soát và các thử nghiệm kiểm soát tương ứng được trình bày cụ thể như sau: SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng 1.1. Bảng mô tả thử nghiệm kiểm soát đối với dự phòng tổn thất đầu tư TC Mục tiêu kiểm soát Thủ tục kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát Khoản dự phòng được ghi Yêu cầu khách hàng cung sổ phải có bảng trích lập cấp bảng trích lập dự Tính có thật dự phòng. phòng và các tài liệu liên Lập bảng dự phòng phải quan. dựa trên các chứng từ chứng minh giá gốc, giá trị thị trường của chứng khoán hoặc BCTC đã kiểm toán của DN nhận đầu tư. Bảng dự phòng phải được Xem xét dấu vết của sự kiểm tra độc lập sau đó phê duyệt trên bảng trích Sự phê duyệt phải giải trình với Ban lập dự phòng hoặc phỏng Giám đốc hoặc người có vấn Ban Giám đốc về việc thẩm quyền để được phê phê duyệt đó. duyệt rồi mới ghi sổ. Người kiểm tra độc lập Xem xét các dấu vết của kiểm tra số chứng khoán việc kiểm tra độc lập này. Tính đầy đủ giảm giá cần lập dự phòng có đúng bằng với số chứng khoán trên bảng dự Trường Đạiphòng khọcế toán Kinh đã lập tế Huế không. Người kiểm tra độc lập Xem xét các dấu vết của Sự ghi chép chính xác kiểm tra lại việc ghi chép việc kiểm tra, xem xét từ chứng từ lên sổ, từ sổ cách kiểm tra. lên BCTC có chính xác SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền không. Từ các thông tin về giá trị Xem xét dấu vết của việc thị trường của chứng kiểm tra hoặc phỏng vấn khoán, tình hình vốn góp việc kiểm tra trên thực tế và kết quả kinh doanh của được tiến hành ra sao. bên nhận đầu tư do phòng Kiểm tra chương trình tài chính cung cấp, nhân máy tính hoạt động như viên kiểm tra nguồn gốc thế nào. của các thông tin có đáng Sự đánh giá tin cậy hay không. Người kiểm tra độc lập kiểm tra về việc tính toán trên bảng dự phòng. Thiết lập chương trình máy tính để cập nhật các số liệu từ sổ kế toán, các báo cáo trên và thực hiện công việc tính toán. Sự phân loại và trình bày Kiểm tra độc lập việc trình Phỏng vấn hoặc xem xét bày. dấu vết của việc kiểm tra (Nguồn: Nguyễn Quang Quynh và Ngô Trí Tuệ,2012)  Thử nghiệm cơ bản Thủ tục phân tích - STrườngử dụng các biểu đ ồĐạiđể dự đoán học xu hướ ngKinh giá cả của cáctế ch Huếứng khoán mà DN đầu tư, từ có thể phát hiện được trường hợp có xu hướng giảm giá mà DN không lập hoặc lập thiếu. - Tìm hiểu về các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ chẳng hạn như việc thanh lý khoản đầu tư, bán chứng khoán sớm có thể giúp phát hiện được trường hợp chứng khoán giảm giá hoặc khoản đầu tư bị tổn thất mà không lập dự phòng. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Kiểm tra chi tiết Bảng 1.2. Bảng mô tả thử nghiệm chi tiết đối với dự phòng tổn thất đầu tư tài chính Mục tiêu kiểm toán Kiểm tra chi tiết Kiểm tra khoản dự phòng đã lập trên sổ có căn cứ vào bảng trích lập không. Tính có thật Kiểm tra các chứng từ kèm theo bảng trích lập như bảng giá trị thị trường chứng khoán, BCTC đã được kiểm toán của DN nhận đầu tư. Rà soát lại những chứng khoán có giá trị thị trường nhỏ hơn giá gốc cần phải trích lập dự phòng. Các dữ liệu này KTV yêu Tính đầy đủ cầu bộ phận tài chính cung cấp. Đối chiếu số chứng khoán KTV xác định được với số chứng khoán trên bảng trích lập dự phòng xem có đầy đủ không. Xem xét các báo cáo lãi lỗ của các bên nhận đầu tư để phát hiện về khoản đầu tư bị tổn thất nhưng không được lập dự phòng. i chi u s li u gi a b ng trích l p d Sự ghi chép chính xác Đố ế ố ệ ữ ả ậ ự phòng với sổ cái và BCTC. Chọn mẫu và kiểm tra việc tính toán các Sự đánh giá khoản dự phòng có đúng không hoặc có thể dùng Excel để hỗ trợ việc tính toán. Trường Đại họcKi ểmKinh tra việc trình tế bày Huế khoản dự phòng Sự trình bày trên BCĐKT và Thuyết minh BCTC có đúng quy định không. (Nguồn: Nguyễn Quang Quynh và Ngô Trí Tuệ,2012) SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền b. Kiểm toán dự phòng phải thu khó đòi  Mục tiêu kiểm toán - Sự tồn tại: xác minh các khoản dự phòng phải thu khó đòi trên BCTC có thật sự tồn tại hay không. - Sự đầy đủ: xác minh các khoản dự phòng đã được xác định và ghi chép đầy đủ trên sổ kế toán và BCTC. - Sự phê duyệt: các khoản dự phòng được trích lập, các khoản nợ không thu hồi được xử lý xóa sổ có sự phê duyệt của Ban Giám đốc hay không. - Sự chính xác: xác minh các khoản dự phòng nợ khó đòi có được ghi nhận đúng tài khoản, đúng số tiền và đúng kì kế toán hay không, sự đúng đắn của việc chuyển sổ, cộng số phát sinh, tính số dư trên BCTC - Sự đánh giá: xác minh các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi có được trình bày trên Bảng cân đối kế toán và thuyết minh BCTC theo quy định của chế độ kế toán hay không. Dự phòng phải thu khó đòi được lập cho tất cả các khoản phải thu gồm: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, phải thu khác, phải thu tạm ứng, khoản ứng trước cho người bán. Vì vậy việc trích lập thiếu, tức DN chỉ trích lập đối với khoản phải thu khách hàng là điều có thể xảy ra.  Thử nghiệm kiểm soát - Tương tự như khoản mục dự phòng tổn thất đầu tư tài chính,sau khi tiến hành thu thập thông tin về HTKSNB, KTV đã có những đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát và từ đó thực hiện các thử nghiệm kiểm soát nếu thấy cần thiết. Trong trường hợp đơn vị thiếu các thủ tục kiểm soát hoặc các thủ tục kiểm soát không có hiệu lực, KTV sẽ đánh Trườnggiá rủi ro kiểm soát Đại ở mức tối họcđa, do đó KinhKTV bỏ qua cáctế thử Huế nghiệm kiểm soát mà thực hiện ngay các thử nghiệm cơ bản. Ngược lại, KTV sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để có thể dựa vào HTKSNB đáng tin cậy và giảm bớt các thử nghiệm cơ bản. - Một số thủ tục kiểm soát nhằm đạt được mục tiêu kiểm soát và các thử kiểm soát tương ứng được trình bày cụ thể như sau: SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng 1.3. Bảng mô tả thử nghiệm kiểm soát đối với dự phòng nợ phải thu khó đòi Mục tiêu kiểm soát Thủ tục kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát Khoản dự phòng được ghi sổ phải Yêu cầu khách hàng có bảng kê chi tiết các khoản nợ cung cấp bảng trích lập Tính hiện hữu trích lập, các hợp đồng kinh tế, dự phòng. biên bản đối chiếu công nợ chứng minh cho việc trích lập đó. Khoản dự phòng phải được kiểm Xem xét dấu vết sự phê tra độc lập sau đó phải giải trình duyệt trên bảng trích lập Sự phê duyệt với Ban Giám đốc hoặc người có dự phòng hoặc phỏng thẩm quyền để được phê duyệt rồi vấn Ban giám đốc về sự mới ghi sổ. phê duyệt. Cán bộ quản lý công nợ tại các bộ Phỏng vấn độc lập cán phận (bán hàng, mua hàng) sẽ lập bộ quản lý công nợ của các báo cáo về tình hình công nợ các bộ phận khác và kế phải thu khó đòi gồm thông tin về toán công nợ về việc đối người nợ, số tiền còn nợ, thời gian chiếu có được tiến hành đã quá hạn. không, tiến hành như thế Kế toán công nợ căn cứ và các dữ nào. liệu kế toán của mình lập bảng Tính đầy đủ trích lập dự phòng và số liệu trên các báo báo công nợ do cán bộ quản lý công nợ của các bộ phận Trườngkhác Đại lập đ ể họcxem xét Kinh bảng dự tế Huế phòng kế toán lập có đầy đủ chưa. Nếu chênh lệch phải tìm ra nguyên nhân và điều chỉnh. Người kiểm tra độc lập kiểm tra Xem xét các dấu vết của Sự ghi chép lại việc ghi chép từ chứng từ lên việc kiểm tra, xem xét chính xác SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền sổ, từ sổ lên BCTC có chính xác cách kiểm tra. không. -Khoản dự phòng được giao cho -Phỏng vấn người lập dự người có trình độ chuyên môn, phòng để biết được họ kinh nghiệm lập dự phòng. xác định tỉ lệ trích lập dự -Người kiểm tra và người lập dự phòng như thế nào, tính phòng độc lập nhau để thực hiện toán ra sao. kiểm tra việc tính toán, việc xác - Phỏng vấn độc lập Sự đánh giá định tỷ lệ trích lập có đúng không. người lập dự phòng và -Thiết lập chương trình máy tính người kiểm tra xem có để hỗ trợ tính toán và chương sự đối chiếu số liệu giữa trình máy tính phải được thử họ hay không. nghiệm, đáng in cậy, không có lỗi -Đối với chương trình về kĩ thuật. máy tính, KTV có thể chạy thử để biết được hiệu quả của phần mềm đó. Trách nhiệm kiểm tra việc trình Phỏng vấn hoặc xem xét Sự phân loại và bày khoản dự phòng trên BCTC dấu vết của việc kiểm trình bày phải độc lập với trách nhiệm trình tra. bày khoản mục đó trên BCTC (Nguồn: Nguyễn Quang Quynh và Ngô Trí Tuệ,2012)  Thử nghiệm cơ bản ThTrườngủ tục phân tích: soĐại sánh số dưhọc cuối k ỳKinhvới số dư đầ utế kỳ Huế - Nếu số dư cuối kỳ tăng so với số dư đầu kỳ sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra. Một là, số con nợ tăng lên, từ đó KTV sẽ kiểm tra liệu những người còn nợ DN được trích lập dự phòng có thật sự tồn tại không. Nếu số con nợ không tăng thì trường hợp thứ hai là số tuổi nợ tăng lên dẫn đến tỷ lệ trích lập tăng lên, vì vậy KTV chỉ cần kiểm tra tuổi nợ có chính xác không. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Nếu số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ thì có thể do số người nợ DN giảm xuống. Một số khoản nợ có thể đã thu hồi trong năm hoặc nợ trả bớt tiền, KTV phỏng vấn bộ phận quản lý nợ có thu hồi được khoản nợ nào trong năm không, có người nào trả bớt tiền không. Trường hợp khác có thể xảy ra là việc xử lý xóa nợ dùng dự phòng để bù đắp cũng có thể làm số dư cuối kỳ nhỏ hơn số dư đầu kỳ, để kiểm tra việc này KTV phỏng vấn ban quản trị trong năm có phê duyệt quyết định xử lý xóa nợ nào không. Kiểm ra chi tiết Bảng 1.4. Bảng mô tả thử nghiệm chi tiết đối với dự phòng nợ phải thu khó đòi Mục tiêu kiểm toán Kiểm tra chi tiết Kiểm tra việc ghi sổ các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi có được căn cứ vào bảng kê chi tiết dự phòng nợ phải thu khó đòi hay Tính có thật không. Kiểm tra một số chứng từ như hợp đồng kinh tế, biên bản đối chiếu công nợ để xác minh cho các khoản nợ phải lập dự phòng là có thật. Kiểm tra báo cáo về tình hình công nợ từ các bộ phận khác nhau, dựa vào đó tính được số Tính đầy đủ nợ quá hạn, so sánh với số tiền còn nợ trên bảng dự phòng kế toán đã lập để xem xét liệu số còn nợ quá hạn đó đã được lập dự phòng đủ chưa. Đối chiếu số liệu giữa bảng trích lập dự phòng Sự ghi chép chính xác Trường Đại họcvới sổ cáiKinh và BCTC. tế Huế Chọn mẫu và kiểm tra việc xác định tuổi nợ, Sự đánh giá tỷ lệ trích lập và tính toán có đúng không. Kiểm tra việc trình bày khoản dự phòng trên Sự trình bày BCĐKT và thuyết minh BCTC có đúng quy định không. (Nguồn: Nguyễn Quang Quynh và Ngô Trí Tuệ,2012) SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền b. Kiểm toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho  Mục tiêu kiểm toán - Sự tồn tại: xác minh các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho trên BCTC có thật sự tồn tại không. - Sự đầy đủ: xác minh khoản dự phòng đã được xác định và ghi chép đầy đủ trên sổ kế toán và BCTC. - Sự phê chuẩn: khoản dự phòng được trích lập có được phê duyệt bởi Ban Giám đốc hay không. - Sự chính xác: xác minh các khoản dự phòng có được ghi nhận đúng tài khoản, đúng số tiền và đúng kỳ kế toán, sự đúng đắn của việc chuyển sổ, cộng số phát sinh, tính số dư và lên BCTC. - Sự đánh giá: xác minh khoản dự phòng được xác định đúng với quy định của chế độ kế toán, được tính toán một cách chính xác. - Sự trình bày và khai báo: xác minh khoản dự phòng có được trình bày trên BCĐKT và Thuyết minh BCTC theo quy định của chế độ kế toán không.  Thử nghiệm kiểm soát Một số thủ tục kiểm soát được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu kiểm soát và các thử nghiệm kiểm soát tương ứng nếu khoản mục này được KTV đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa được cụ thể hóa như sau: Bảng 1.5. Bảng mô tả thử nghiệm kiểm soát đối với dự phòng giảm giá HTK Mục tiêu kiểm soát Thủ tục kiểm soát Thử nghiệm kiểm soát Khoản dự phòng được ghi sổ phải Yêu cầu khách hàng cung có bảng trích lập dự phòng các cấp bảng trích lập dự TrườngHTK Đạibị giảm họcgiá để ch ứKinhng minh phòng tế vàHuế các tài liệu liên Tính có thật việc ghi sổ. quan. Lập bảng dự phòng phải dựa trên bảng chi tiết về giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng mặt hàng cụ thể. Bảng dự phòng phải được kiểm Xem xét dấu vết của sự tra độc lập rồi giải trình với Ban phê duyệt trên bảng tính Giám đốc hoặc người có thẩm lập dự phòng hoặc phỏng SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền quyền để phê duyệt rồi mới ghi vấn Ban Giám đốc về việc sổ phê duyệt đó. Sự phê duyệt Các căn cứ để lập dự phòng như Xem xét dấu vết phê duyệt báo cáo về doanh thu ước tính hoặc phỏng vấn trưởng bộ của bộ phận bán hàng, chi phí phận về việc phê duyệt các ước tính của bộ phận sản xuất báo cáo đó. cũng được phê duyệt bởi các trưởng bộ phận. Bộ phận bán hàng cung cấp báo Xem xét dấu vết của việc cáo về giá bán ước tính, chi phí kiểm tra hoặc phỏng vấn bán ước tính cho kế toán. Bộ về cách kiểm tra. phận sản xuất sẽ ước tính chi phí Tính đầy đủ hoàn thành và lập báo cáo chuyển cho kế toán. Kế toán phải căn cứ vào dữ liệu trên sổ kế toán và báo cáo từ bộ phận bán hàng để lập dự phòng theo quy định Người kiểm tra độc lập sẽ kiểm tra lại số liệu trên bảng trích lập dự phòng có đầy đủ không. Người kiểm tra và người ghi sổ Xem xét các dấu vết của Sự ghi chép độc lập nhau. Người kiểm tra việc kiểm tra, xem xét cách chính xác kiểm tra lại việc ghi chép từ kiểm tra. chứng từ lên sổ, từ sổ lên BCTC có chính xác không. Báo cáo về giá bán, chi phí tiêu Xem xét kiểm tra và đánh thụ, chi phí hoàn thành ước tính giá tính hợp lý của quá được cung cấp từ các bộ phận trình phân tích của các bộ khác phải được phân tích, xác phận khác để đưa ra các Sự đánh giá định một cách hợp lý với ngành, báo cáo đó. Trườngthị trưĐạiờng. học KinhKi tếểm tra Huế chương trình máy Thiết lập chương trình máy tính tính hoạt động như thế nào. để cập nhật các số liệu từ sổ kế Kiểm tra dấu vết của người toán, các báo cáo trên và thực kiểm tra hiện công việc tính toán. Sự phân loại Kiểm tra tính độc lập việc trình Phỏng vấn hoặc xem xét và trình bày bày. dấu vết của việc kiểm tra. (Nguồn: Nguyễn Quang Quynh và Ngô Trí Tuệ,2012) SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền  Thử nghiệm cơ bản Thủ tục phân tích - Kiểm tra sự thay đổi của chi phí bán hàng, đặc biệt là chi phí quảng cáo tiếp thị, khuyến mãi. Nếu những khoản chi phí này tăng nhưng hàng bán ra giảm hoặc tăng nhưng không bằng tỷ lệ tăng của những khoản chi phí này thì có thể phát hiện được trường hợp DN không lập dự phòng đối với hàng tồn kho giảm giá. - Thống kê dữ liệu về số lượng, đơn giá, trên sổ chi tiết HTK, sử dụng biểu đồ để nhận biết được xu hướng giá cả, dự đoán được mặt hàng giảm giá, so với xu hướng giá thị trường mà KTV thu thập được. Căn cứ vào đó KTV có thể dự đoán việc trích lập thiếu đối với các mặt hàng bị giảm giá. Kiểm tra chi tiết Bảng 1.6. Bảng mô tả thử nghiệm chi tiết đối với dự phòng giảm giá HTK Mục tiêu kiểm toán Kiểm tra chi tiết Kiểm tra khoản dự phòng trên sổ có căn cứ vào bảng Tính có thật trích lập về giá trị thuần có thể thực hiện được. Rà soát lại những mặt hàng có giá trị thuần có thể thực hiện được nhỏ hơn giá gốc cần phải trích lập dự phòng. Tính đầy đủ Các dữ liệu này KTV yêu cầu bộ phận khác cung cấp. Đối chiếu số liệu KTV tính được với số liệu trên bảng trích lập dự phòng của khách hàng xem thử có khớp đúng không. Đối chiếu số liệu giữa bảng trích lập dự phòng với sổ Sự ghi chép chính xác cái và BCTC. Chọn mẫu và kiểm tra việc tính toán có đúng không Sự đánh giá Trường Đạihoặc cóhọc thể dùng Kinh EXCEL để hỗtếtrợ viHuếệc tính toán. Kiểm tra việc trình bày khoản dự phòng trên BCDDKT Sự trình bày và Thuyết minh BCTC có đúng quy định không. (Nguồn: Nguyễn Quang Quynh và Ngô Trí Tuệ,2012) SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 1.3.3.3. Kết thúc kiểm toán Để kết thúc kiểm toán, KTV cần đưa ra kết luận và công bố báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, KTV phải chú trọng những bước sau: - Soát xét các sự kiện sau ngày lập BCTC Theo chuẩn mực kế toán Quốc tế (ISA 10) có thể phân biệt hai loại sự kiện: Điều chỉnh những sự kiện cung cấp bằng chứng bổ sung về những điều kiện hiện hữu tại thời điểm lập BCĐKT. ( những sự kiện có ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC và cần điều chỉnh). Những sự kiện không cần điều chỉnh chỉ báo những điều kiện phát snh sau ngày thành lập BCĐKT ( Những sự kiện không có ảnh hưởng trực tiếp đến BCTC nhưng cần được công khai và lấy giải trình của các nhà quản lý). Để nhận định được các sự kiện trên, KTV thường sử dụng các thủ tục như xem xét lại các biện pháp mà các nhà quản lý áp dụng, đọc các biên bản đại hội cổ đông, biên bản họp Ban Giám đốc, đọc các văn bản báo cáo sơ bộ gần nhất, trực tiếp thẩm vấn ban quản trị, Sau khi xem xét các sự kiện sau ngày lập BCTC, KTV đánh giá kết quả kiểm toán. Công việc này nhằm khẳng định lại các công việc mà KTV đã thực hiện trong quá trình kiểm toán như đánh giá sự đầy đủ của các bằng chứng kiểm toán, đánh giá tổng hợp sai sót phát hiện được, rà soát lại hồ sơ kiểm toán, xem xét lại các thông tin khác trên BCTC - Lập báo cáo kiểm toán Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế số 700 quy định: “Chuyên gia kiểm toán phải xem xét và đánh giá các kết luận rút ra từ các bằng chứng đã thu thập được và sử dụng nhTrườngững kết luận này đĐạiể hình thành học ý kiế n Kinhcủa mình về tếBCTC.” Huế KTV sử dụng một trong bốn hình thức báo cáo kiểm toán để đưa ra ý kiến của mình: báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần; báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận từng phần; báo cáo kiểm toán với ý kiến không chấp nhận và báo cáo kiểm toán với ý kiến là từ chối đưa ra ý kiến. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ AFA 2.1. Khái quát chung về Công ty Kiểm toán và Thẩm định giá AFA 2.1.1. Giới thiệu khái quát về AFA Tên công ty: Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA. Trụ sở chính: Số 142 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, Quận Hải Châu, T.P Đà Nẵng. Tel: (0236)-3633333. Fax: (0236)-3633338. Website: Chi nhánh tại Hà Nội: 96 Tân Mai, P.Tân Mai, Q. Hoàng Mai, Tp. Hà Nội. Điện thoại: (024) 211 80888. Email: kiemtoanafa.hn@gmail.com Văn phòng đại diện Quảng Ngãi: 101 Nguyễn Trãi, Tp. Quảng Ngãi. Văn phòng đại diện Tây Nguyên: 41A Trần Quang Khải, Tp. Pleiku, Gia Lai. Văn phòng đại diện Quảng Nam: 14 Lý Thường Kiệt, Tp. Tam Kỳ, Quảng Nam. 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA (sau đây gọi tắt là “AFA”), tiền thân là Công ty TNHH Kiểm toán AFA, là một tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động tại Việt Nam, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0401632052 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Đà Nẵng cấp ngày 12/11/2014, thay đổi lần gần nhất vào ngày 01/10/2017. Với tổng số vốn điều lệ của AFA ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là 9,99 tỷ đồng. AFATrường được điều hành Đạibởi đội ngũ học lãnh đạo Kinh và KTV c ó tếnhiều Huế năm kinh nghiệm làm việc cho các hãng kiểm toán lớn của Việt Nam. Chuyên nghiệp, tâm huyết với nghề, năng động, sáng tạo trong công việc cùng với trình độ chuyên môn cao, được đào tạo thường xuyên, liên tục trong nước và quốc tế, đội ngũ AFA đã tham gia kiểm toán và tư vấn cho các DN thuộc nhiều thành phần kinh tế, các Dự án Quốc tế hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền AFA hoạt động theo phương châm “Luôn đồng hành cùng doanh nghiệp” và luôn đề cao nguyên tắc độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của khách hàng trong các dịch vụ mà AFA cung cấp. Mục tiêu hoạt động của AFA là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp những thông tin thiết thực và các giải pháp tối ưu cho việc quản trị và điều hành doanh nghiệp. AFA cam kết cung cấp tới khách hàng các dịch vụ chuyên ngành với chất lượng cao nhất và tham gia vào sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam. Những thế mạnh sau đây làm nên bản sắc và chất lượng dịch vụ của AFA, đó là: - Hiểu biết đầu đủ và sâu sắc về thị trường trong nước và quốc tế. - Am hiểu về đặc điểm của nhiều ngành nghề kinh doanh. - Thường xuyên được mời tham dự các hội thảo về Chuẩn mực kế toán, kiểm toán, thuế, tài chính tại Việt Nam. - Ban lãnh đạo và nhân viên đã có nhiều năm làm việc cho các hãng kiểm toán lớn ở Việt Nam. Chuyên nghiệp, tâm huyết với nghề, có trình độ, năng động và sáng tạo trong công việc, được đào tạo thường xuyên liên tục ở trong nước và quốc tế. - Các cuộc kiểm toán tại DN sẽ do các nhân sự chủ chốt của AFA tham gia trực tiếp, nhằm phát huy tối đa việc tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng. 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh, dịch vụ của Công ty AFA cung cấp đầy đủ các dịch vụ Giá trị gia tăng như kiểm toán, kế toán, tư vấn thuế, tư vấn tài chính và đầu tư, tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn xác định giá trị tài sản, giá trị doanh nghiệp, đào tạo và hỗ trợ tuyển dụng cho các khách hàng trong và ngoài nước nằm trong khuôn khổ các chính sách, chế độ qui định của Nhà nước Việt Nam.Trường Cụ thể: Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Bảng 2.1. Các dịch vụ của Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA Kiểm toán BCTC thường niên. Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế. Kiểm toán và Kiểm toán tuân thủ. soát xét Báo Kiểm toán hoạt động. cáo tài chính Soát xét BCTC. Soát xét thông tin tài chính dựa theo các thủ tục thỏa thuận trước. Các dịch vụ khác về kiểm toán. Kiểm tra đánh giá tính pháp lý của việc đầu tư và tuân thủ trình tự thủ tục đầu tư xây dựng công trình với quy định hiện hành của Nhà nước. Kiểm toán Kiểm tra nguồn dự án cho toàn bộ công trình, số vốn đầu tư cấp quyết toán phát qua các năm, tổng số vốn đầu tư thực hiện cho các công trình, vốn đầu tư vốn đầu tư thực hiện qua các năm. xây dựng cơ Kiểm tra giá trị quyết toán phần xây lắp các hạng mục công trình và bản hoàn toàn bộ công trình. thành Kiểm tra giá trị quyết toán phần vật tư, thiết bị. Kiểm tra giá trị quyết toán chi phí khác, việc phân bổ các chi phí này cho các hạng mục công trình. Kiểm tra báo cáo quyết toán và hồ sơ quyết toán công trình. Ghi sổ kế toán, lập BCTC, báo cáo quản trị. Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán. Cung cấp dịch vụ lập sổ kế toán. DịchTrường vụ Đại học Kinh tế Huế Tư vấn chuyển đổi BCTC theo IAS, IFRS. kế toán Tư vấn sử dụng phần mềm kế toán. Cung cấp nhân viên kế toán và Kế toán trưởng. Cung cấp các dịch vụ kế toán khác. Tư vấn cho các doanh nghiệp về các Luật thuế. Tư vấn kê khai và quyết toán thuế. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Lập hồ sơ xét ưu đãi thuế. Lập hồ sơ giải trình và xin hoàn thuế. Dịch vụ Đại diện cho khách hàng làm việc với các cơ quan thuế. tư vấn thuế Cung cấp dịch vụ tư vấn thuế trọn gói. Hỗ trợ cập nhật các thay đổi về chính sách thuế. Cung cấp dịch vụ soát xét tờ khai quyết toán thuế Thu nhập doanh nghiệp, thuế Thu nhập cá nhân. Các dịch vụ tư vấn khác về thuế. Dịch vụ định giá tài sản: động sản, bất động sản. Nghiên cứu thị trường: tư vấn, định giá bán hàng hóa – dịch vụ của doanh nghiệp chuẩn bị gia nhập thị trường mới, một kênh phân phối Dịch vụ mới. thẩm định giá Xác định giá trị doanh nghiệp: tư vấn, xác định giá trị tổng quát của một doanh nghiệp gồm tài sản cố định, tài sản lưu động. Thẩm định các dự án đầu tư. Các dịch vụ liên quan khác đến dịch vụ thẩm định giá. Tư vấn thành lập và quản lý doanh nghiệp. Tư vấn thủ tục mua bán, sáp nhập, tái cấu trúc và giải thể doanh nghiệp. Soát xét BCTC phục vụ cho việc mua bán, sáp nhập. Dịch vụ Thẩm định tình hình tài chính và giá trị tài sản trong tranh chấp, tài chuyên ngành phán. khác TrườngĐào tạo KTV Đại nội b ộhọc, cập nhậ t Kinhkiến thức về tếkế toán, Huế tài chính, kiểm toán và thuế; đào tạo các kỹ năng về thực hành kế toán. Hỗ trợ tuyển dụng kế toán trưởng, kế toán viên, KTV nội bộ. Các dịch vụ tư vấn tài chính và đầu tư khác. (Nguồn: Trang Web Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA) SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.1.4 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chứ 2.1.5. AFA thực hiện cuộc kiểm toán theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam nhằm đưa ra ý kiến nhận xét về tính trung thực và hợp lý, xét trên các khía cạnh trọng yếu liệu báo cáo tài chính của Công ty được lập theo các Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Hệ thống kế toán Việt Nam và các quy định về kế toán khác có liên quan tại Việt Nam. Cuộc kiểm toán của AFA được thực hiện dựa trên cơ sở hiểu biết sâu sắc về tình hình kinh doanh, HTKSNB và các rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Trước khi đưa ra kế hoạch kiểm toán và để giúp cho việc đánh giá rủi ro, AFA thực hiện việTrườngc dự đoán và phân Đạitích tổng quát.học Với mKinhột số lượng ltếớn các Huế công cụ dự đoán sẵn có, phương pháp tiếp cận này sẽ giúp xác định được các vấn đề tiềm tàng và tăng cường sự hiểu biết sâu sắc đạt được trong suốt quá trình kiểm toán. Phương pháp tiếp cận của AFA cũng phù hợp với các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt về tính hợp lý và tính minh bạch của báocáo tài chính. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Phương pháp tiếp cận này cho phép AFA: • Lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán nhằm cung cấp cơ sở hợp lý cho việc đưa ý kiến về BCTC của doanh nghiệp; • Xác định và tập trung một cách thích hợp vào những rủi ro liên quan tới hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp; • Thực hiện cuộc kiểm toán hiệu quả và tối ưu; • Xác định các yêu cầu và mong muốn của Công ty khách hàng về các dịch vụ chuyên nghiệp nhằm chuẩn bị và thực hiện tốt nhất kế hoạch phục vụ công việc; • Đưa ra những ý kiến tư vấn mang lại lợi ích cho hoạt động của Công ty khách hàng; • Thực hiện cuộc kiểm toán tại Công ty khách hàng theo một cách thức và chất lượng thống nhất. Các đặc tính chủ yếu của phương pháp tiếp cận này là • Tận dụng kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia kế toán, kiểm toán Các chuyên gia về kế toán và kiểm toán của AFA sẽ tham gia vào việc soát xét kế hoạch và thực hiện kiểm toán dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm về hoạt động kinh doanh của khách hàng, công tác quản lý tài chính kế toán. • Tập trung vào các vùng được đánh giá là có rủi ro AFA sẽ thực hiện đánh giá rủi ro đối với hoạt động kinh doanh và từng loại tài khoản và nghiệp vụ chủ yếu của khách hàng. Cách tiếp cận này cho phép AFA xây dựng kế hoạch kiểm toán hiệu quả tập trung vào các vùng, khu vực có rủi ro cao. Để có thể đánh giá rủi ro, cách tiếp cận này yêu cầu các KTV của AFA phải có được: Sự hiểu biết chi tiết về hoạt động kinh doanh của khách hàng và lĩnh vực mà khách hàng hoạt động,Trường hiểu biết về môi Đại trường ki ểhọcm soát và KinhHTKSNB b ộtếcủa kháchHuế hàng và hiểu biết về tổ chức công tác kế toán của khách hàng. • Hợp tác cùng khách hàng AFA sẽ phối hợp chặt chẽ với khách hàng trong quá trình làm việc, tiến hành thảo luận thường xuyên và kịp thời đối với các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình kiểm toán. Nhờ đó, AFA có thể: - Trợ giúp cho quá trình kinh doanh của khách hàng trong suốt năm tài chính; SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Phát hiện được các sai sót một cách kịp thời trước khi cuộc kiểm toán cuối năm được tiến hành; - Giảm thiểu các vướng mắc trong trong quá trình làm việc của khách hàng. • Tính độc lập và tính bảo mật Trong quá trình kiểm toán, AFA cam kết đảm bảo tính độc lập và tính bảo mật của các thông tin thu thập được. Đây cũng là yêu cầu nghề nghiệp và yêu cầu của Công ty nhằm không gây tổn hại đến DN. 2.2. Quy trình kiểm toán chung Báo cáo tài chính của Công ty Quy trình kiểm toán BCTC của công ty bao gồm các giai đoạn công việc cụ thể như sau: LẬP KẾ HOẠCH THỰC HIỆN KẾT THÚC KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN KIỂM TOÁN Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán chung BCTC của AFA 2.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán Trong bước lập kế hoạch kiểm toán, các KTV sẽ thực hiện các thủ tục kiểm toán để đạt được các hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh của khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của khách hàng. Trên cơ sở của sự hiểu biết này để đánh giá các rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát gắn liền với hoạt động kinh doanh và báo cáo tài chính của khách hàng. Cũng trong giai đoạn này các KTV sẽ thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của khách hàng trong năm và làm cơ sở để xác định các rủi ro có thể có đối với báo cáoTrường tài chính và hoạt đ ộĐạing kinh doanh học của kháchKinh hàng. tế Huế Trên cơ sở những hiểu biết và đánh giá trên các KTV sẽ tập trung vào việc đánh giá rủi ro chi tiết cho từng loại TK và nghiệp vụ chủ yếu trên báo cáo tài chính của khách hàng, từ đó lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. Kế hoạch kiểm toán sẽ được lập bởi trưởng nhóm kiểm toán và được soát xét bởi chủ nhiệm kiểm toán phụ trách khách hàng, thành viên Ban Tổng Giám đốc phục vụ khách hàng, thành viên Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm kiểm soát rủi ro. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Các bước thực hiện chi tiết như sau: • Thu thập toàn bộ các tài liệu và thông tin cần thiết để có thể hiểu biết sâu sắc về đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty khách hàng bao gồm việc tìm hiểu về các yếu tố bên trong DN như cơ cấu tổ chức quản lý, mục tiêu kinh doanh, các hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp, các nguồn tài chính và chính sách kế toán của các đơn vị; các yếu tố bên ngoài như môi trường kinh doanh, tình hình cạnh tranh trên thị trường, các vấn đề đặc thù của ngành, các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động kinh doanh của Công ty và quá trình kiểm soát rủi ro như môi trường kiểm soát, quá trình đánh giá rủi ro, kiểm soát hoạt động và thông tin của Ban lãnh đạo Công ty. • Thu thập tài liệu, thực hiện phỏng vấn và quan sát các nhân viên của Công ty để có thể hiểu và đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của doanh nghiệp. Công việc này bao gồm việc tìm hiểu và đánh giá các chu trình kinh doanh sau: - Chu trình lập báo cáo tài chính theo qui định hiện hành; - Qui trình quản lý tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng và các giao dịch bằng tiền trong Doanh nghiệp; - Chu trình quản lý doanh thu, thu nhập khác và các khoản phải thu; - Chu trình quản lý và theo dõi việc sử dụng tài sản cố định và các khoản đầu tư; - Chu trình quản lý và theo dõi hàng tồn kho; chi phí mua sắm; - Chu trình trình quản lý và theo dõi tiền lương và các khoản thanh toán cho người lao động; - Chu trình theo dõi thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước; - Chu trình theo dõi và quản lý các khoản vay, nợ. TrongTrường việc soát xét cácĐại qui trình học này, các Kinh kiểm toán viêntế cHuếủa AFA phải hiểu được về các hoạt động kinh doanh chủ yếu trong mỗi chu trình, việc ứng dụng tin học trong quản lý mỗi chu trình để có thể rút ra các kết luận sơ bộ về mức độ tin cậy của quy trình xử lý các thông tin tài chính. Phân tích sơ bộ tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Công việc này bao gồm việc thu thập các thông tin tài chính và chi tài tài chính của đơn vị; thực hiện tính toán và so sánh các chỉ số và thông tin; phân tích kết quả dựa SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền trên các tính toán ban đầu và phân tích sâu hơn trên cơ sở kết hợp các thông tin với kết quả đạt được trong các tính toán ban đầu. • Đánh giá rủi ro cho các khoản mục chủ yếu trên BCTC của Công ty khách hàng. Công việc này bao gồm việc xem xét các rủi ro phát hiện trong quá trình tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của đơn vị, tìm hiểu về hệ thống kế toán và HTKSNB của đơn vị, phân tích sơ bộ tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong các bước trên và xác định thêm các rủi ro chi tiết liên quan đến từng TK và số dư cụ thể; • Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính. 2.2.2. Thực hiện kiểm toán Việc thực hiện kiểm toán bao gồm việc kiểm tra đánh giá HTKSNB và hệ thống kế toán của khách hàng và kiểm tra chi tiết cho từng chỉ tiêu trình bày trên báo cáo tài chính, tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết cho từng khoản mục trình bày trên báo cáo tài chính. Việc thực hiện kế hoạch kiểm toán sẽ được thực hiện tại các đơn vị bởi các nhóm kiểm toán. Mỗi nhóm kiểm toán sẽ bao gồm có trưởng nhóm và các nhân viên kiểm toán. Toàn bộ công việc kiểm toán đều được soát xét bởi chủ nhiệm kiểm toán, thành viên Ban Tổng Giám đốc phụ trách khách hàng và thành viên Ban Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm kiểm soát rủi ro và chất lượng cuộc kiểm toán. Các bước công việc chi tiết như sau: • Soát xét các thủ tục kiểm soát đối với quy trình ký hợp đồng với khách hàng, theo dõi doanh thu, chi phí và các nghĩa vụ tài chính liên quan; • Soát xét các thủ tục kiểm soát đối với quy trình quản lý chi phí sản xuất kinh doanh, và theo dõi công nợ phải trả; • SoátTrường xét việc tuân thĐạiủ các quy họcchế quản lýKinh và sử dụng tàitế sả nHuế cố định; • Soát xét các thủ tục kiểm soát đối với quy trình quản lý theo dõi tiền lương và các khoản thanh toán, tạm ứng cho cán bộ công nhân viên; • Soát xét việc quản lý theo dõi về thuế và các nghĩa vụ với ngân sách nhà nước; • Soát xét các thủ tục kiểm soát đối với quy trình quản lý và theo dõi hàng tồn kho; SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền • Gửi thư xác nhận và đối chiếu với số liệu kế toán của các khoản tiền gửi ngân hàng, các khoản đầu tư, các phải thu và phải trả tại thời điểm cuối năm; • Đối chiếu các khoản phải thu - phải trả; • Quan sát thực tế đối với các tài sản cố định chủ yếu của các Công ty, kiểm tra việc phản ánh giá trị tài sản cố định chủ yếu tại ngày kết thúc năm tài chính; • Tham gia chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho và tiền mặt trên cơ sở chọn mẫu (nếu có); • Thực hiện kiểm tra trên cơ sở chọn mẫu đối với các số dư và nghiệp vụ kinh tế trình bày trên báo cáo tài chính của đơn vị; • Phân tích và đánh giá một số tỷ suất tài chính chủ yếu; • Thực hiện các thủ tục kiểm toán khác hoặc các thủ tục thay thế cần thiết trong các trường hợp cần thiết; • Tổng hợp và đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết cho từng khoản mục trình bày trên báo cáo tài chính của khách hàng. 2.2.3. Kết thúc kiểm toán • Phân tích tổng thể báo cáo tài chính lần cuối để khẳng định rằng các thông tin trên báo cáo tài chính là phù hợp với thực tế sự hiểu biết của KTV về hoạt động kinh doanh của Công ty. Việc phân tích này bao gồm tính toán các chỉ số, so sánh các chỉ số và thông tin, phân tích kết quả. Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính lần cuối này KTV có thể nhìn nhận đánh giá lại về báo cáo tài chính một cách tổng thể làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán đồng thời có thể cung cấp cho các đơn vị được kiểm toán các vấn đề tư vấn liên quan đến công tác tài chính. Việc phân tích tổng thể BCTC lần cuối cũng xem xét đến việc trình bày các thông tin và chính sách kế toán trong BCTC. • PhânTrường tích soát xét cácĐại sự kiệ nhọc phát sinh Kinh sau ngày khoá tế sổ kHuếế toán. Công việc này được thực hiện chủ yếu bằng cách soát xét các thông tin tài liệu và phỏng vấn. • Lập báo cáo tổng hợp các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán làm cơ sở cho việc lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý. - Lập dự thảo báo cáo kiểm toán và thư quản lý; - Gửi dự thảo báo cáo kiểm toán và Thư quản lý đến Ban lãnh đạo Công ty; SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Thảo luận với Ban lãnh đạo về kết quả kiểm toán và các khuyến nghị mà nhóm kiểm toán đưa ra trong Thư quản lý; - Hoàn chỉnh báo cáo kiểm toán, Thư quản lý và phát hành bản chính thức của báo cáo tài chính đã được kiểm toán. 2.3. Thực trạng kiểm toán các khoản dự phòng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán và Thẩm định giá AFA thực hiện tại công ty khách hàng ABC. 2.3.1. Sơ lược về Công ty khách hàng ABC. 2.3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Tiền thân của Công ty Cổ phần ABC là Chi nhánh Xuất Khẩu Thủy Sản Đà Nẵng được thành lập ngày 26 tháng 2 năm 1983. Năm 1993, Chi nhánh Xuất Khẩu Thủy Sản Đà Nẵng được chuyển đổi thành Công ty XNK ABC, thành lập theo quyết định số 242/TSQĐ ngày 31/3/1993 của Bộ Thủy Sản, là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập. Thực hiện chủ trương của Nhà Nước về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, Seaprodex Danang không thuộc diện giữ lại là doanh nghiệp Nhà Nước nên Bộ Thủy Sản đã có quyết định số 1226/QĐ-BTS ngày 21/10/2005 về việc cổ phần hoá và thành lập Ban chỉ đạo cổ phần hóa. Ngày 09/12/2006, Công ty đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thành lập Công ty cổ phần ABC, và ngày 01/01/2007, Công ty cổ phần ABC chính thức hoạt động với vốn điều lệ 55.000.000.000 đồng. Ngày 12/04/2008, Công ty tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành cổ phiếu phổ thông cho các cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ, ngàyTrường 05/05/2008 Đại h ộiĐại đồng cổ đônghọc Công Kinh ty cổ phần ABCtế đãHuế ra Nghị quyết số 07/NQ-HĐQT về việc thông qua phương án phát hành tăng vốn điều lệ. Vốn điều lệ của Công ty sau quá trình tăng vốn là 75.600.000.000 đồng. Ngày 22/09/2008, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Công ty CP ABC, số 335/UBCK-GCN. Ngày 22/04/2010, Công ty đã có phiên giao dịch đầu tiên trên sàn UpCom. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Ngày 24/03/2012, Công ty đã kết thúc đợt tăng vốn điều lệ từ 75,6 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng và đã có báo cáo bằng văn bản gửi Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước về kết quả chào bán cổ phiếu ra công chúng. Ngày 23/07/2015 Chuyển đổi từ công ty có vốn nhà nước chi phối sang công ty cổ phần nhà nước không chi phối; Sắp xếp lại cơ cấu tổ chức Nhân sự - thay đổi tên viết tắt của Công ty và thay đổi logo công ty; tăng vốn điều lệ từ 100 tỷ lên 120 tỷ đồng. Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, Công ty CP ABC được biết đến như một trong những đơn vị mạnh của khối doanh nghiệp chế biến, kinh doanh, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Từ năm 2007 đến nay, sau khi bước vào hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần, hoạt động của ABC đang dần hoàn thiện theo định hướng của chuỗi giá trị: từ sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản – nuôi trồng- chế biến xuất khẩu thuỷ sản - dịch vụ kho vận. Theo đó, an toàn vệ sinh thực phẩm được kiểm soát chặt chẽ, khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm dễ dàng, tạo lập một hệ thống hoạt động năng động - chuyên nghiệp - hiệu quả, một môi trường làm việc thân thiện, văn hoá là những giá trị được xây dựng và chú trọng hoàn thiện ở Công ty. Với sự nổ lực không ngừng, Công ty CP ABC đã được ghi nhận thành tích hoạt động qua các Huân chương lao động của Nhà nước trao tặng (Hạng ba -năm 1992, Hạng nhì -năm 1998, Hạng nhất -năm 2003), và đặc biệt là danh hiệu Anh Hùng Lao Động trong thời kỳ đổi mới (năm 2000); được vinh danh là Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín 13 năm liền do Bộ Công Thương xét chọn (2004-2016). Bên cạnh đó, Công ty được công nhận là doanh nghiệp có mối quan hệ lao động tốt thông qua các Bằng khen của UBNDTrường Thành phố Đà NĐạiẵng về thànhhọc tích “XuKinhất sắc - tiêu tế biể uHuế trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động”, “Xuất sắc trong thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở” được “Tôn vinh Doanh nghiệp chăm lo tốt đời sống người lao động” và “Doanh nghiệp tiêu biểu” do Liên đoàn Lao động Thành Phố Đà Nẵng trao tặng, và nhiều danh hiệu quan trọng khác. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.3.1.2. Ngành nghề kinh doanh - Chế biến, xuất khẩu thủy sản đông lạnh (Tôm, mực, cá) Sản phẩm chủ đạo của Công ty ngoài tôm thẻ chân trắng, còn có các mặt hàng thủy sản giá trị gia tăng truyền thống khác như mực nang sashimi, cá xiên que Các sản phẩm của Công ty được tiêu thụ với doanh số lớn ở nhiều thị trường trên toàn thế giới bao gồm Nhật, Châu Âu, Mỹ, Châu Á, Châu Úc - Kinh doanh vật tư nhập khẩu (Hạt nhựa, giấy, sắt thép, hóa chất ) Kinh doanh vật tư nhập khẩu là lĩnh vực kinh doanh truyền thống, chuyên nghiệp của Công ty C ABC với hơn 25 năm kinh nghiệm, đã khẳng định được thương hiệu, uy tín với các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước. Công ty chuyên kinh doanh nhập khẩu các loại vật tư: hạt nhựa, sắt thép, giấy, bột giấy, hàng tiêu dùng, thiết bị văn phòng, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất - Sản xuất kinh doanh thức ăn nuôi thủy sản; gia công thức ăn gia súc, gia cầm. Công ty sản xuất, kinh doanh các loại thức ăn nuôi tôm, cá trên dây chuyền thiết bị công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, theo qui trình kiểm soát chặt chẽ, hệ số tiêu tốn thức ăn tối ưu, tổng hợp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho thuỷ sản nuôi. Ngoài ra còn thực hiện các dịch vụ kỹ thuật công nghệ, vật tư, thiết bị phục vụ nuôi trồng thuỷ sản. - Dịch vụ cho thuê kho lạnh. Công ty có hệ thống kho vật tư tại TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Ngoài ra, Công ty còn có hệ thống kho lạnh tại Đà Nẵng có công suất trên 4.000 tấn. Với năng lực thiết bị cao, các đơn vị có thể cung cấp các dịch vụ cấp đông và bảo quản lạnh các loại hàng hoá như thủy sản, súc sản, nông sản và nhiều loại thực phẩm khác cho khách hàng. 2.3Trường.2. Giai đoạn lập kĐạiế hoạch tronghọc kiể mKinh toán các kho tếản dHuếự phòng tại công ty CP ABC. 2.3.2.1. Các công việc thực hiện trước khi kiểm toán Trong những năm gần đây, kiểm toán không còn là một nghề mới mẻ ở nước ta, do đó nhu cầu kiểm toán BCTC của DN khá phổ biến. Chính vì vậy, các công ty kiểm toán ra đời ngày một nhiều để đáp ứng kịp thời nhu cầu đó. Nhằm giữ vững và củng cố chỗ đứng của mình trên thị trường đòi hỏi các công ty kiểm toán phải níu chân được SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền các khách hàng truyền thống (khách hàng cũ) và không ngừng mở rộng tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới. Hàng năm, như một thông lệ, thường là vào thời điểm cuối năm, AFA đều thực hiện gửi Thư ngỏ đến các khách hàng mà Công ty dự định sẽ thực hiện cung cấp dịch vụ – thông thường đây là những khách hàng lâu năm. Đối với các khách hàng mới, qua thảo luận trực tiếp với khách hàng khi họ tìm đến công ty hoặc qua tìm hiểu về nhu cầu của khách hàng, Công ty sẽ gửi Thư ngỏ tới khách hàng. Trong Thư ngỏ này, AFA sẽ tự giới thiệu về Công ty mình cùng với chất lượng dịch vụ mà Công ty cung cấp đồng thời nêu lên những quyền lợi mà khách hàng được hưởng. Mỗi Thư ngỏ của AFA được gửi đi đều có chữ kí của đại diện Ban Giám đốc nên chúng có tính chất như một Thư hẹn kiểm toán, nếu khách hàng đồng ý mời AFA kiểm toán, họ chỉ việc ký xác nhận vào và gửi lại bản sao cho Công ty. Khi nhận được bản sao do khách hàng gửi lại, AFA sẽ chuẩn bị tiến hành kiểm toán. Công ty Cổ phần ABC được nêu lên trong phần thực trạng kiểm toán của báo cáo này là khách hàng truyền thống của AFA nên KTV sẽ hoàn thành giấy làm việc 230.MPQ “Chấp nhận khách hàng thường niên” (Phụ lục 01) để đi đến kết luận có chấp nhận tiếp tục kiểm toán hay không. Sau đó nhằm phục vụ cho mục đích kiểm toán, AFA yêu cầu khách hàng nhanh chóng hoàn thiện hệ thống chứng từ, sổ sách và BCTC như Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của năm tài chính cần kiểm toán và Báo cáo của Ban Giám đốc trong đó có nêu rõ cam kết của Ban Giám đốc trong việc đảm bảo tính trung thực và hợp lý đối với BCTC của công ty mình. Để có thể lập được một kế hoạch kiểm toán chi tiết và hiệu quả, kiểm toán viên phải thựcTrường hiện đầy đủ các côngĐại việc sau: học Kinh tế Huế - Đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro của cuộc kiểm toán; - Lựa chọn thành viên của nhóm kiểm toán; - Lập và thảo luận các điều khoản trong Hợp đồng kiểm toán. Nội dung cụ thể của từng bước như sau: a. Đánh giá, kiểm soát và xử lý rủi ro của cuộc kiểm toán SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Việc đánh giá rủi ro kiểm toán nhằm mục đích chính là để quyết định có thực hiện kiểm toán BCTC cho công ty khách hàng hay không từ đó xây dựng nên chương trình kiểm toán cho phù hợp với rủi ro đó. Căn cứ trên sự đánh giá tổng thể cùng với tình hình thực tế, khả năng suy đoán và kinh nghiệm, kiểm toán viên có thể đánh giá rủi ro ở hai mức sau: - Rủi ro thấp - Rủi ro cao Công việc đánh giá và kiểm soát rủi ro này thường do Ban Giám đốc hoặc chủ nhiệm kiểm toán trực tiếp gặp gỡ và thảo luận với công ty khách hàng từ đó đưa ra kết luận về việc đánh giá. Trải qua quá trình tìm hiểu, AFA đã thu thập thông tin và đưa ra đánh giá rủi ro kiểm toán đối với Công ty Cổ phần ABC là ở mức “Thấp” nên đã đi đến quyết định tiếp tục kiểm toán cho Công ty này. Do đây là khách hàng thường niên của AFA nên kiểm toán viên đã phần nào đưa ra được các hướng xử lý rủi ro kiểm toán một cách hiệu quả. b. Lựa chọn thành viên của nhóm kiểm toán Sau khi đã có đánh giá chung về rủi ro kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán sẽ chỉ định nhóm kiểm toán thực hiện. Theo sự phân công của Công ty, nhóm kiểm toán gồm bốn thành viên (một KTV chính và ba trợ lí kiểm toán). Do Công ty Cổ phần ABC là khách hàng thường niên nên nhóm kiểm toán được lựa chọn sẽ có từ một đến hai KTV đã tham gia thực hiện kiểm toán năm trước vì những KTV này đã có những hiểu biết nhất định về các quy trình kế toán, hoạt động kinh doanh cũng như HTKSNB của công ty khách hàng, do đó họ sẽ có những hướng xử lý thích hợp khi những hệ thống này có những biến động bất thường. c. TrườngLập và thảo luận các Đại điều khoản học trong Hợp Kinh đồng kiểm tế toán Huế Vì những năm trước AFA đã kiểm toán cho Công ty Cổ phần ABC nên Hợp đồng kiểm toán năm nay không có gì thay đổi đáng kể so với Hợp đồng kiểm toán năm trước. Bên cạnh đó, hai bên cũng đã thống nhất bỏ qua việc thảo luận các điều khoản của Hợp đồng. Kiểm toán viên của AFA sẽ tiến hành soạn thảo Hợp đồng kiểm toán để hai bên cùng ký xác nhận trước khi tiến hành kiểm toán. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 47
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền 2.3.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Tìm hiểu các chu trình kế toán Thực hiện các bước phân tích tổng quát Xác định mức trọng yếu Lập và kiểm tra kế hoạch kiểm toán Sơ đồ 2.3: Các bước công việc trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán a. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng Việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng nhằm giúp KTV có được thông tin ban đầu về lĩnh vực cũng như ngành nghè hoạt động kinh doanh của khách hàng một cách đầy đủ. Công ty Cổ phần ABC là khách hàng đã được AFA kiểm toán từ những năm trước. Do đó việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng này chủ yếu thông qua tài liệu từ KTV tiền nhiệm. KTV sẽ cập nhật những thay đổi của công ty khách hàng thông qua những tài liệu mà khách hàng cung cấp hoặc qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng. KTV sẽ hoàn thành giấy làm việc 304.MO “Thông tin chung, hiểu biết về ngành nghề” (Phụ lục 02). ĐốTrườngi với khách hàng ABC, Đại trong họcnăm vừa quaKinh không có stếự thay Huế đổi nào trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty vẫn là chế biến, xuất khẩu thủy sản đông lạnh (Tôm, mực, cá); kinh doanh vật tư nhập khẩu (Hạt nhựa, giấy, sắt thép, hóa chất ); sản xuất kinh doanh thức ăn nuôi thủy sản; gia công thức ăn gia súc, gia cầm và dịch vụ cho thuê kho lạnh (đã nêu rõ ở phần “Sơ lược vể Công ty khách hàng ABC” ở trên). SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 48
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền b. Tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ Tìm hiểu về HTKSNB bao gồm việc đánh giá tổng thể về nhận thức, thái độ, hoạt động của Ban giám đốc công ty khách hàng nhằm khẳng định tính hợp lý và độ tin cậy vào HTKSNB. KTV tiến hành tìm hiểu về HTKSNB dựa trên việc đánh giá các nhân tố sau: - Môi trường kiểm soát - Các thủ tục kiểm soát - Đánh giá rủi ro - Hệ thống thông tin - Hệ thống quản lý Do đây là khách hàng truyền thống của công ty nên việc tìm hiểu HTKSNB được thông qua tài liệu kiểm toán của những năm trước. Những thông tin mà kiểm toán viên thu thập được để đánh giá HTKSNB ở mức độ công ty như sau: - Những nhân vật chủ chốt của công ty có nhiều kinh nghiệm trong việc điều hành hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Giám đốc hiện tại của công ty đã từng có nhiều năm kinh nghiệm làm kế toán trưởng tại đây nên nắm khá chắc tình hình tài chính và các chính sách kế toán của công ty. - Văn hóa kinh doanh của công ty là hướng vào tính liêm chính của Ban Giám đốc, bên cạnh đó là cách cư xử có đạo lý và tuân thủ theo pháp luật. - Do đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh của công ty nên việc quản lý các kho hàng tương đối khó khăn, hàng tồn kho là khá nhiều lại thêm việc công ty cung cấp dịch vụ cho thuê kho vận nên việc quản lý hàng tồn kho khá phức tạp.  Sau khi hoàn thành giấy làm việc 320.MO “Đánh giá rủi ro gian lận” (Phụ lục 03) thì TrườngKTV cho rằng rủi Đạiro kiểm soáthọc ở Công Kinhty ABC là tếthấp hơnHuế mức tối đa và HTKSNB nói chung và đối với các khoản dự phòng nói riêng tại Công ty ABC là khá tin cậy. c. Tìm hiểu các chính sách kế toán áp dụng Việc tìm hiểu này nhằm mục đích là để xây dựng một kế hoạch kiểm toán phù hợp với mức độ tin cậy vào hệ thống kế toán và kiểm soát đồng thời xác định được các nhóm nghiệp vụ quan trọng và các số dư tài khoản mang tính trọng yếu. SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 49
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Một số thông tin mà KTV thu thập được thông qua hồ sơ của kiểm toán viên tiền nhiệm và phỏng vấn trực tiếp như nhau: - Niên độ kế toán, đơn vị tiền tề sử dụng trong kế toán: niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. BCTC và các nghiệp vụ kế toán được lập và ghi sổ bằng Đồng Việt Nam (VND). - Chuẩn mực và chế độ kế toán áp dụng: công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành theo thông tư số 200/2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 và hệ thống chuẩn mực kế toán do Bộ Tài chính ban hành. - Các chính sách kế toán liên quan đến các khoản dự phòng tại Công ty ABC được tóm tắt như sau:  Đầu tư tài chính Các khoản đầu tư vào công ty liên kết và góp vốn dài hạn vào công ty khác được ghi nhận theo giá gốc trừ đi dự phòng. Dự phòng tổn thất đầu tư tài chính được trích lập cho từng khoản đầu tư khi giá thị trường của các khoản đầu tư này nhỏ hơn giá gốc. Việc trích lập dự phòng thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính.  Các khoản nợ phải thu Các khoản nợ phải thu bao gồm: phải thu khách hàng và phải thu khác Các khoản nợ phải thu được ghi nhận theo giá gốc trừ đi dự phòng nợ phải thu khó đòi. Dự phòng nợ phải thu khó đòi được trích lập tại thời điểm cuối kỳ kế toán đối với các khoản phải thu đã quá hạn thu hồi trên 6 tháng hoặc chưa đến hạn thu hồi nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản, đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn Trường Đại học Kinh tế Huế Việc trích lập dự phòng thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 228/2009/TT- BTC ngày 07/12/2009 của Bộ Tài chính.  Hàng tồn kho Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến, và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa diểm và SVTH: Nguyễn Thị Mai Trâm 50