Khóa luận Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt Nam

pdf 68 trang thiennha21 4920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_tim_hieu_mot_so_van_de_ve_lien_hop_thu_vien_ve_cac.pdf

Nội dung text: Khóa luận Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt Nam

  1. MỤC LỤC PHẦN 1 . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài 2 5. Bố cục Niên luận 2 PHẦN 2. NỘI DUNG 3 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LIÊN HỢP THƢ VIỆN 3 1.1. Khái niệm Liên hợp thƣ viện 3 1.2. Lịch sử phát triển Liên hợp thƣ viện 5 1.3 Tình hình phát triển Liên hợp thƣ viện và mô hình Liên hợp thƣ viện trên Thế giới 7 1.3.1. Tình hình phát triển Liên hợp thư viện trên Thế giới 7 1.3.1.1. Tình hình phát triển Liên hợp thư viện ở Châu Mỹ 7 1.3.1.2. Tình hình phát triển Liên hợp thư viện ở châu Âu 9 1.3.1.3. Tình hình phát triển Liên hợp thư viện ở Châu Á 13 1.3.1 4. Tình hình phát triển Liên hợp thư viện ở Nam Phi 17 1.3.2. Mô hình Liên hợp thư viện trên Thế giới 19 1.3.2.1. Cộng hòa Liên bang Đức 21 1.3.2.2. Ấn Độ 22 1.3.2.3. Croatia 23 1.3.2.4. Hàn Quốc 24 CHƢƠNG 2: LIÊN HỢP THƢ VIỆN VỀ CÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ VIỆT NAM 26 2.1. Lịch sử hình thành 26 Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 1
  2. 2.2. Nguồn tin điện tử của Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử 30 2.2.1. Cơ sở dữ liệu EBSCO 30 2.2.2. Cơ sở dữ liệu Blackwells 35 2.2.3. Cơ sở dữ liệu Proquest Central 39 2.2.4. Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến 47 2.2.5. Các CSDL miễn phí khác 48 2.3. Những kết quả hoạt động của Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử 50 2.3.1. Tìm kiếm đối tác tài trợ phát triển Liên hiệp 51 2.3.2. Phát triển nguồn tin điện tử thông qua bổ sung các CSDL và tạp chí điện tử 51 2.3.3. Đào tạo, nâng cao năng lực khai thác thông tin 52 2.3.4. Nâng cao năng lực xuất bản và quản lý các tạp chí khoa học trong nước 53 2.3.5. Điều kiện học tập, nghiên cứu của người dùng tin của Liên hiệp thư viện được cải thiện nhờ tăng cường năng lực phục vụ người dùng tin của thành viên Liên hiệp 54 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP 58 3.1. Một số nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động của Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử 58 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử 60 3.2.1. Tiếp tục đảm bảo sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ 60 3.2.2. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ trong Liên hợp 61 Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 2
  3. 3.3.3. Đầu tư phát triển nguồn tin điện tử 62 3.3.4. Tăng cường marketing các hoạt động và dịch vụ của Liên hợp 62 3.2.5. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong nước và ngoài nước 62 PHẦN 3. KẾT LUẬN 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHẦN 1 . NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong hoạt động thông tin – thƣ viện, nguồn tin có vai trò hết sức quan trọng. Cùng bối cảnh giá cả nguồn tin tăng liên tục mỗi năm việc đảm bảo bổ sung nguồn tin là một việc rất khó khăn và tốn kém. Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT), nguồn tin điện tử, đặc biệt là tạp chí điện tử phát triển mạnh mẽ. Vì thế việc chia sẻ thông tin giữa các thƣ viện trong những năm trở lại đây đã đƣợc chú ý. Ở nhiều nƣớc trên Thế giới việc nghiên cứu xây dựng các Liên hợp Thƣ viện (Library Consortium) đã trở thành phổ biến. Với tiêu chí “Hợp tác – Liên thông – Chia sẻ nghiệp vụ và Tài nguyên thông tin” Liên hợp thƣ viện ra đời để đáp ứng một cách đầy đủ nhất nguồn thông tin cho ngƣời dùng tin trong điều kiện kinh phí nhất định. Liên hợp thƣ viện trên Thế giới ra đời từ rất lâu nhƣng tại Việt Nam vấn đề này còn tƣơng đối mới mẻ và mới chỉ đƣợc nhắc đến trong một vài năm trở lại đây. Những nghiên cứu tiếp cận vấn đề này ở Việt Nam còn rất ít, chủ yếu là Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 3
  4. của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực thông tin – thƣ viện và mới chủ yếu đề cập đến khái niệm, vai trò của Liên hợp thƣ viện. Các nghiên cứu tiếp cận trong nƣớc mới bƣớc đầu phác thảo những nét căn bản về Liên hợp thƣ viện, các xu thế phát triển và xem xét tính khả thi của Liên hợp thƣ viện. Trong những năm qua, các cơ quan thông tin – thƣ viện của Việt Nam đã tiến hành thành lập các liên hợp và Hội thƣ viện tại Việt Nam. Các loại hình tổ chức này đƣợc thành lập với những mục tiêu, mô hình và cơ chế quản lý hoạt động khác nhau. Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử Việt Nam ra đời nhằm tăng cƣờng năng lực nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy và học tập của Việt Nam thông qua việc bổ sung các nguồn tin điện tử cho các thƣ viện ở Việt Nam Để có một cái nhìn tổng quát nhất về nguồn tin điện tử cũng nhƣ các hoạt động của Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử tại Việt Nam tôi đã mạnh dạn tìm hiểu đề tài “Tìm hiểu một số vấn đề về Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử ở Việt Nam” làm khóa luận. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài gồm 2 nội dung chính sau: + Đề tài đi sâu tìm hiểu về Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử Việt Nam; + Từ đó đƣa ra kết luận và kiến nghị nhằm xây dựng Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử ở Việt Nam thành công. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tƣợng nghiên cứu của Khóa luận là Liên hợp thƣ viện về nguồn tin điện tử Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là một số nguồn tin điện tử của Liên hợp thƣ viện về nguồn tin điện tử Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 4
  5. Để thực hiện Khóa luận này tôi sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp tài liệu 5. Bố cục Niên luận Ngoài phần danh mục viết tắt, phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung khóa luận gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về Liên hợp Thƣ viện Chƣơng 2: Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử Việt Nam Chƣơng 3: Nhận xét và kiến nghị Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 5
  6. PHẦN 2. NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LIÊN HỢP THƢ VIỆN 1.1. Khái niệm Liên hợp thƣ viện Các tài liệu xuất bản trong lĩnh vực khoa học thƣ viện đã chứng minh là khái niệm “Liên hợp Thƣ viện” không phải là mới. Tuy nhiên, các Thƣ viện đã không sử dụng chúng rộng rãi cho đến những năm 1980. Liên hợp thƣ viện là một nhóm của hai hoặc nhiều thƣ viện đồng ý hợp tác để thực hiện cùng một mục tiêu nào đó, thông thƣờng là chia sẻ tài nguyên. Liên hợp thƣ viện có liên quan đến hợp tác, phối hợp và cộng tác giữa, và trong số các thƣ viện với mục đích để chia sẻ thông tin. Theo tác giả Kumbar M.F thì về cơ bản: “Liên hợp thƣ viện có nghĩa là một nhóm các thƣ viện cùng nhau với mối quan tâm chung để thành lập Liên hợp”. Theo American Heritage Dictionary: Liên hợp thƣ viện đƣợc hiểu là “Thỏa thuận hợp tác giữa các nhóm hoặc các cơ quan” hoặc “một hội hoặc đoàn thể”. Theo tác giả Sharon L. Bostick thì “Liên hợp thƣ viện là một nhóm của hai hoặc nhiều hơn các thƣ viện đồng ý cộng tác với nhau để thực hiện những mục tiêu nào đó, thông thƣờng là chia sẻ nguồn tin”. Còn theo tác giả Kumba T.S. thì có những yếu tố cùng ảnh hƣởng đến các thƣ viện và khởi xƣớng hoạt động hợp tác giữa các thƣ viện. Một số các yếu tố bao gồm: + Lƣợng tài liệu xuất bản tăng lên dẫn đến bùng nổ thông tin + Số lƣợng ngƣời sử dụng các dịch vụ của thƣ viện phát triển không ngừng với tốc độ cao, đặc biệt trong các cơ quan nghiên cứu và trƣờng đại học. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 6
  7. + Sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và những ứng dụng của công nghệ thông tin để tăng cƣờng khả năng truy cập và lƣu trữ Trong từ điển khoa học TT-TV “Liên hợp thƣ viện” đƣợc xác định: “Một số tổ chức, thƣờng là trong một khu vực địa lý cụ thể với thỏa thuận về các mục tiêu và mục đích chung”. Theo định nghĩa của Lemke D.H. thì một Consortium sẽ bao gồm ít nhất là ba hoặc nhiều hơn ba thành viên: “Một tổ chức chính thức của ba hoặc nhiều hơn ba các cơ quan thành viên thực hiện một số các chƣơng trình và với yêu cầu hàng năm đóng góp hoặc các bằng chứng xác thực khác về những cam kết trong một thời gian dài của các cơ quan thành viên”. Năm 1992, hai tác giả Twiest D.H. và Badke W.B. đã đƣa ra một định nghĩa đơn giản về Consortium: “Sự liên kết, sự kết hợp hoặc sự cộng tác”. Còn theo định nghĩa của Namibia Library and Information Council (NLIC) thì “Liên hợp thƣ viện là sự hợp tác (chính thức hoặc không chính thức) giữa các thƣ viện để chia sẻ tài nguyên, hệ thống và mạng máy tính, phát triển các bộ sƣu tập và chia sẻ các biểu ghi thƣ mục”. Tác giả Jalloh B. đã đƣa ra một định nghĩa toàn diện hơn về “Liên hợp Thƣ viện” vào năm 2000: “Sự hợp tác chính thức của các thƣ viện, nhƣng thƣờng bị giới hạn cho một vùng địa lý, một số các thƣ viện, các loại tài liệu, hoặc một chủ đề quan tâm, đƣợc thiết lập để phát triển và thực hiện chia sẻ tài nguyên giữa các thành viên”. Còn đối với cộng đồng thông tin thƣ viện Việt Nam, trong những năm gần đây cũng đã có những khái niệm về từ Consortium: “Consortium có nghĩa là liên kết, liên hợp lại để tạo ra một tổ hợp các đối tác có cùng mục đích hoạt động”. Khái niệm Liên hợp thƣ viện cũng đƣợc đƣa ra: “Liên hợp thƣ viện là hình thức liên kết giữa các thƣ viện để mua tài liệu điện tử theo cách thức số kinh phí đóng góp để mua tài liệu của từng thành viên giảm đáng kể so với mua Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 7
  8. riêng rẽ, số đầu tên tài liệu tăng, đồng thời tránh đƣợc sự trùng lặp khi mua tài liệu gây lãng phí”. Những nhân tố dẫn đến sự hình thành các Liên hợp - Sự cạnh tranh về kinh tế - Sự thay đổi trong phƣơng thức truy cập và cung cấp thông tin - Sự phát triển của công nghệ thông tin - Tăng cƣờng chất lƣợng Nói tóm lại, có thể có nhiều định nghĩa khác nhau về Liên hợp thƣ viện xuất phát từ những khía cạnh khác nhau khi xem xét vấn đề. Định nghĩa về Liên hợp thƣ viện của Ủy ban Viễn thông Liên bang Mỹ có thể sử dụng làm việc: “Liên hợp thư viện là sự hợp tác của các thư viện ở một địa phương, một vùng hoặc một quốc gia để cung cấp một cách hệ thống và có hiệu quả các nguồn tài nguyên của các thư viện công cộng, trường học và các thư viện đặc biệt khác và các trung tâm thông tin, để tăng cường các dịch vụ cho khách hàng của các thư viện”. 1.2. Lịch sử phát triển Liên hợp thƣ viện Hoa Kỳ có thể đƣợc biết đến nhƣ là nơi sinh ra “Liên hợp Thƣ viện” và đứng đầu thế giới về hình thành các Liên hợp. Có truyền thống về sự hợp tác và chia sẻ tài nguyên giữa các thƣ viện. “Liên hợp thƣ viện” sớm nhất là Triangle Research Libraries Network, đƣợc thành lập năm 1933 bởi Hiệu trƣởng các trƣờng Đại học Bắc Carolina (University of North Carolina) và trƣờng Đại học Duke (Duke University). Theo cuốn sách của Ruth patrick “Nguyên tắc chỉ đạo hợp tác: Phát triển Liên hợp thƣ viện trƣờng đại học – Guideline for Library Cooperation: Development of Academic Library Consortium” xác nhận 125 “Liên hợp thƣ viện trƣờng đại học” (khoảng 90%) đã đƣợc thành lập sau năm 1960. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 8
  9. Trong những năm từ 1960-1970, động cơ thúc đẩy phát triển các “Liên hợp thƣ viện” ở Hoa Kỳ là sự xuất hiện của máy tính và việc tăng cƣờng tự động hóa của các thƣ viện. Kết quả là việc chia sẻ nguồn tài nguyên có thể thực hiện đƣợc và là động cơ thúc đẩy việc thành lập các Liên hợp. Theo nghiên cứu của Hawthorn M. cho thấy giữa những năm 1996-1998 thì sự phát triển liên hợp thƣ viện diễn ra ở khắp Bắc Mỹ. Những năm 90 là “Năm của Liên hợp thƣ viện" (The Consortium fat year). Hầu hết (khoảng 90%) các liên hợp thƣ viện đều đƣợc hình thành sau năm 1960. Patrick cũng mô tả là sau những năm 1960 và đầu năm 1970 bắt đầu hình thành các liên hợp thƣ viện do quá trình tự động hóa thƣ viện. Trong những năm 1960 và 1970, liên hợp thƣ viện bắt đầu phát triển thịnh vƣợng ở Hoa Kỳ. Trong giai đoạn này, tập trung vào việc truy cập đến các nguồn tài liệu khác nhau. Trong những năm cuối 1960 và trong những năm 1970 thì tự động hóa là nhân tố chủ đạo. Các liên hợp thƣ viện có thể đƣợc thành lập với nhiều lý do khác nhau nhƣng tất cả đều có mục tiêu chung là lợi ích kinh tế. Mục tiêu này vẫn đƣợc duy trì cho đến ngày nay. Nhiều liên hợp không có bộ phận quản lý chính thức và tin cậy vào các hội viên để cung cấp tất cả các dịch vụ kinh doanh nhƣng có liên hợp thƣ viện, đặc biệt là thƣ viện lớn thƣờng có văn phòng, giám đốc điều hành và nhân viên Ngày nay, các liên hợp thƣ viện vẫn chia sẻ khả năng truy cập vào các bộ sƣu tập với những hình thức khác nhau. Các Liên hợp vẫn kết hợp sức mua của các thành viên để có giá tốt nhất và có thể mở rộng bao gồm mua tài nguyên điện tử. Một vài liên hợp vẫn chỉ là “hội mua bán – buying clubs” thông thƣờng. Đúng hơn là họ có những mục tiêu khác nhau. 1.3. Tình hình phát triển liên hợp thƣ viện và mô hình liên hợp thƣ viện trên Thế giới Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 9
  10. 1.3.1. Tình hình phát triển liên hợp thư viện trên Thế giới 1.3.1.1. Tình hình phát triển liên hợp thư viện ở Châu Mỹ Hoa Kỳ Liên hợp thƣ viện đã xuất hiện ở Hoa Kỳ từ khi thực tế cần thiết việc chia sẻ nguồn tin khi mà nguồn tin và nguồn tài chính để mua thông tin bị hạn chế. Ngày nay sau hơn 100 năm qua kể từ khi mà một Liên hợp thƣ viện đƣợc hình thành lần đầu tiên ở Hoa Kỳ, Liên hợp thƣ viện tiếp tục phát triển và đóng vai trò quan trọng trong nghề thƣ viện. Đến nay, ở Mỹ hiện có khoảng vài trăm Liên hợp thƣ viện đang hoạt động với quy mô, tổ chức và hoạt động khác nhau. - Lịch sử hình thành Liên hợp thƣ viện đã tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau. Giai đoạn đầu tiên vào khoảng cuối thế kỷ 19, khi đó Hiệp hội thƣ viện châu Mỹ thành lập Ủy ban hợp tác, sau đó đƣợc đổi tên thành Ủy ban điều phối. Liên hợp thƣ viện trƣờng đại học sớm nhất là Mạng thƣ viện nghiên cứu Triangle (Triangle Research Libraries Network – TRLN). TRLN đƣợc biết vẫn tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Ở Hoa Kỳ, động lực thúc đẩy sự phát triển Liên hợp thƣ viện chính thức xuất hiện sau năm 1960 khi quá trình tự động hóa thƣ viện trở nên có triển vọng. Đến cuối năm 1960, Liên hợp thƣ viện đƣợc hình thành một cách cụ thể và đạt đƣợc các sản phẩm tự động hóa cho các thƣ viện thành viên. Cũng nhƣ mô hình Liên hợp thƣ viện của những năm 1960, hợp tác để mua hệ thống thƣ viện tích hợp, tự động hóa vẫn là lý do chủ đạo để hợp tác, nhƣng việc xác định rõ lý do đã đƣợc mở rộng bao gồm các nguồn tin điện tử khác nhau. - Liên hợp thư viện ngày nay Ngày nay, Liên hợp thƣ viện rất phổ biến ở nƣớc Hoa Kỳ và trên thế giới. Có nhiều hình thức Liên hợp thƣ viện tồn tại dƣới dạng riêng biệt của thƣ viện, trong khi đó có nhiều hình thức bao gồm nhiều loại thƣ viện kết hợp với Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 10
  11. nhau, nhƣ thƣ viện trƣờng đại học và thƣ viện công cộng, đƣợc gọi là “Liên hợp thƣ viện kiểu hỗn hợp”. Thƣ viện Alberta là một hình thức của Liên hợp thƣ viện đƣợc phát triển bao gồm tất cả các loại thƣ viện, từ thƣ viện trƣờng học và thƣ viện thành phố. Sự chuyển biến của các Liên hợp thƣ viện đã kéo dài trong nhiều năm và đã giữ lại triết lý gốc về chia sẻ nguồn tin và tăng cƣờng số lƣợng, trong khi luôn luôn xác định những định hƣớng mới về hợp tác thƣ viện. Canada Tại Canađa, liên hợp thƣ viện cũng khá phát triển. Có thể kể ra đây một liên hợp thƣ viện ở Canađa: - Mạng thông tin tri thức nghiên cứu Canada (Canadian Research Knowledge Network – CRKN) Mạng thông tin tri thức nghiên cứu Canada (Canadian Research Knowledge Network – CRKN) là chƣơng trình hợp tác của các trƣờng đại học ở Canada. Đƣợc thành lập vào 1/4/2004, CRKN là một tổ chức phi lợi nhuận. CRKN tiếp tục công việc của dự án Li-xăng Quốc gia Canada và đƣợc đón nhận rộng rãi ở Canada và ở nƣớc ngoài vì vai trò quan trọng trong phát triển cơ sở hạ tầng cho nghiên cứu ở Canada. Để hỗ trợ cho chƣơng trình li-xăng, CRKN đã chủ động tham gia đàm phán li-xăng nội dung dựa trên yêu cầu chính xác của cộng đồng nghiên cứu khoa học tại các trƣờng đại học Canada. Phƣơng pháp đánh giá và những chƣơng trình của CRKN đã đƣợc thiết kế và thực hiện để xác định tác động của những hoạt động này đến công tác nghiên cứu và đổi mới ở các trƣờng đại học Canada. - Liên hợp thông tin y học Toronto Liên hợp thông tin y học Torono thành lập năm 1990 với mục tiêu tăng cƣờng mối quan hệ giữa thƣ viện trƣờng đại học Toronto với thƣ viện các cơ quan y tế liên kết với các khoa y học của các trƣờng đại học khác. Hiện nay, Liên hợp bao gồm các thƣ viện và trung tâm thông tin của hơn 30 đơn vị trong Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 11
  12. vùng Greater Toronto. Nhiệm vụ của Liên hợp là các thành viên sẽ kết hợp để thúc đẩy những tiến bộ trong lĩnh vực y tế nhờ sử dụng tối ƣu các nguồn thông tin, công nghệ và các chuyên môn trong ngành. Những mục tiêu của Liên hợp thông tin y học Toronto: Đảm bảo truy cập tối ƣu tới các nguồn tài liệu dạng in và dạng số hóa; Thuận tiện và hiệu quả cho khách hàng trong sử dụng nguồn thông tin tri thức, Năm 1999, Liên hợp đã tiến hành đàm phán về Li-xăng giữa các thành viên để đạt đƣợc một thỏa thuận quan trọng đối với tất cả các thành viên. - Liên hợp thư viện NEOS Liên hợp thƣ viện NEOS đƣợc thành lập năm 1994 bao gồm 19 thƣ viện của các trƣờng đại học, cao đẳng, bệnh viện và chính quyền ở vùng Alberta. Các thƣ viện thành viên của NEOS đã cam kết trong nhiều hoạt động nhƣ tạo ra và duy trì hệ thống thƣ viện tích hợp trực tuyến; chia sẻ các CSDL, Nhiệm vụ của Liên hợp là cung cấp khả năng truy cập tới các nguồn thông tin với giá rẻ; chia sẻ các nguồn tài liệu khác; chia sẻ về công nghệ, các bộ sƣu tập và các chuyên gia. Ngoài ra, ở Canada còn nhiều Liên hợp thƣ viện khác nhau nhƣ Liên hợp DAISY Canada, Liên hợp thƣ viện Manitoba, Mạng thƣ viện điện tử BC, Liên hợp thƣ viện Ontario, Hiệp hội thƣ viện trƣờng đại học Prairie và Pacific, Liên hợp bổ sung tài liệu giáo dục 1.3.1.2. Tình hình phát triển Liên hợp thư viện ở châu Âu Châu Âu cũng hình thành nhiều liên hợp thƣ viện. Dƣới đây là tình hình liên hợp thƣ viện ở một số nƣớc. Phần Lan Chƣơng trình Thƣ viện điện tử Quốc gia của Phần Lan về bản chất là một Liên hợp thƣ viện. Đến năm 2005, Liên hợp thƣ viện bao gồm 108 thành viên. Tất cả các trƣờng đại học, trƣờng kỹ thuật và thƣ viện công cộng, cũng nhƣ Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 12
  13. 36 viện nghiên cứu đã tham gia vào Liên hợp thƣ viện FinELib. FinELib là một chƣơng trình đƣợc tổ chức chặt chẽ để điều phối những hoạt động hợp tác liên quan đến các thành viên của Liên hợp. Năm 2005, FinELib đƣợc cấp ngân sách trực tiếp để bổ sung nguồn thông tin điện tử chất lƣợng cao, cũng nhƣ phát triển cổng thông tin quốc gia. Ngân sách đƣợc cấp bao gồm cả chi phí cho nhân viên và đào tạo nhân viên. Tổng ngân sách đƣợc cấp cho năm 2005 khoảng 12 triệu euro, bao gồm ngân sách tập trung và ngân sách của các tổ chức, số nhân viên của Liên hợp là 12 ngƣời, FinELib đã ký thỏa thuận Li-xăng bao gồm 19500 tạp chí điện tử; 230 cơ sở dữ liệu; 25000 sách điện tử, từ điển, sách tra cứu Vì vậy, kết quả quan trọng nhất của chƣơng trình FinELib là tạo ra và tăng cƣờng những dịch vụ nội dung chất lƣợng cao trên Internet. Tài liệu điện tử có thể đƣợc sử dụng để cung cấp cho các nhà nghiên cứu, giáo viện và sinh viên đƣợc tăng cƣờng đáng kể so với trƣớc đây, và hơn nữa là có thể truy cập trong toàn đất nƣớc. Hy Lạp HEAL-Link (Hellenic Academic Libraries Link) đƣợc bắt đầu hình thành và hoạt động theo một dự án đƣợc cấp kinh phí từ Bộ Giáo dục Hy Lạp dƣới sự bảo trợ của European Union Structural Funding. Năm 1998 với bản ký kết thỏa thuận với nhà xuất bản Elsevier về quyền truy cập các tạp chí điện tử Sicencedirect. Tiếp theo là nhiều thỏa thuận khác đƣợc ký kết trong năm 1999 và kết quả đạt đƣợc là các thành viên có thể truy cập 3500 tạp chí toàn văn của các nhà xuất bản khác nhau. Trong giai đoạn 3 năm đầu tiên vận hành, các thành viên HEAL-Link đã cam kết vẫn đăng ký mua tài liệu trên giấy, trong khi dự án phải cộng thêm giá thành liên quan đến thỏa thuận Li-xăng Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 13
  14. Bắt đầu từ năm 2003, HEAL-Link đã thỏa thuận với 11 nhà xuất bản để các thành viên là có thể truy cập tới 7500 tạp chí toàn văn. Tháng 11/2004, Bộ Giáo dục cam kết tiếp tục cấp ngân sách tập trung cho 5 năm tới đến năm 2009. Năm 2005, HEAL-Link có 60 thành viên. Các thành viên của HEAL- Link bao gồm tất cả các trƣờng đại học đƣợc cấp kinh phí từ Bộ Giáo dục, cộng thêm với số cơ quan nghiên cứu thuộc Bộ phát triển. Mục tiêu chính của HEAL-Link là cung cấp cho toàn bộ cộng đồng trƣờng đại học và nghiên cứu ở Hy Lạp có thể truy cập vào các tạp chí toàn văn ở dạng điện tử. Sự chấp nhận và sử dụng các tạp chí điện tử HEAL-Link đã vƣợt quá sự mong đợi. Số liệu thống kê từ các nhà xuất bản cho thấy là tần suất sử dụng cao và phát triển liên tục trong nhiều năm qua. Nga Liên hợp thông tin điện tử quốc gia – National Electronic Information Consortium (NEICON) bao gồm 181 cơ quan/tổ chức là thành viên đến năm 2005. Các thành viên của Liên hợp bao gồm thƣ viện các trƣờng đại học, các cơ quan và các tổ chức phi thƣơng mại khác. Mục tiêu ban đầu của NEICON là cung cấp cho các cơ quan/tổ chức ở Nga có khả năng truy cập vào nguồn thông tin khoa học có giá trị thông qua mạng Internet. Ngân quỹ của Liên hợp đƣợc thu từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm tiền lệ phí, ngân sách từ Bộ Văn hóa và những nguồn trợ cấp từ các tổ chức khác nhau. Những kết quả chính của NEICON bao gồm việc bổ sung rất quan trọng về nguồn thông tin điện tử cho các cơ quan, tổ chức ở Nga và sự phát triển ổn định số lƣợng ngƣời sử dụng thông tin điện tử. Năm 2002, ngƣời tham gia dự án eIFL Direct chỉ có duy nhất một vài cơ sở dữ liệu của EBSCO, bao gồm khoảng 3000 tạp chí. Năm 2004, theo thỏa thuận li-xăng đƣợc ký kết với các nhà cung cấp: EBSCO Publishing, Cambridge University Press, Oxford University Press, LexisNexis, và một vài hãng cung Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 14
  15. cấp tài liệu tiếng Nga. Số lƣợng tạp chí có thể truy cập qua hợp đồng của NEICON khoảng 10.000 tạp chí. Số cơ quan, tổ chức đăng ký vào các cơ sở dữ liệu EBSCO trong năm 2002 là 65, nhƣng bây giờ thì NEICON có 181 thành viên. Anh Theo các tài liệu cho thấy ở nƣớc Anh hiện tại cũng có rất nhiều các Liên hợp Thƣ viện khác nhau nhƣ: Liên hợp thƣ viện trƣờng đại học M25, Liên hợp thƣ viện nghiên cứu CURL, Liên hợp thƣ viện số hóa Scôtlen, Liên hợp thƣ viện trƣờng đại học Tây Bắc (NoWAL), Nƣớc Anh có nhiều loại hình Liên hợp thƣ viện khác nhau từ Liên hợp thƣ viện cấp vùng, Liên hợp thƣ viện trên cơ sở tự chủ đến Liên hợp thƣ viện cấp quốc gia về tài nguyên điện tử. Các Liên hợp thƣ viện đƣợc thành lập và đƣợc quản lý theo nhiều phƣơng thức khác nhau. Ví dụ: Mua tài nguyên cho thƣ viện, đào tạo và phát triển nhân viên, thỏa thuận truy cập vào các nguồn thông tin lẫn nhau. Các dạng Liên hợp thƣ viện khác – trong đó có Liên hợp thƣ viện quốc gia – có thể đƣợc cho là Liên hợp thƣ viện để đàm phán với các hãng cung cấp trên cơ sở mức độ quốc gia; các thƣ viện chọn lựa nguồn thông tin tài nguyên mà họ yêu cầu. Cộng hòa Liên bang Đức Đức có hệ thống thƣ viện đƣợc tổ chức rõ ràng nhƣng lại không tuân theo chính sách quốc gia về bổ sung tài liệu điện tử. Mỗi bang (ở Đức có 16 bang) đều có chính sách khác nhau và có những mức độ đàm phán khác nhau về hợp đồng Li-xăng với các công ty. Đến nay, chỉ có 12 bang tham gia vào Liên hợp để đàm phán với các hãng cung cấp điện tử. Liên hợp thƣ viện trƣờng đại học là mô hình tiêu biểu để bổ sung tài liệu điện tử trong bang khác nhau của Đức. Trong nhiều bang, các thƣ viện của trƣờng đại học lớn đã trải qua nhiều thời gian trong công việc đàm phán cho các Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 15
  16. thƣ viện của mình hoặc cho vùng. Trong từng bang, việc thành lập Liên hợp thƣ viện có tác động đòn bẩy trong đàm phán cấu trúc giá mới cho các tạp chí điện tử. Sự hình thành Liên hợp thƣ viện ở Đức và các dự án nghiên cứu về sử dụng và sự chấp nhận các nguồn tài liệu điện tử tại các trƣờng đại học, các cơ quan nghiên cứu ở Đức đƣợc tiến hành song song. 1.3.1.3. Tình hình phát triển Liên hợp thư viện ở Châu Á Hàn Quốc Các thƣ viện ở Hàn Quốc đang có nhiều thay đổi và dịch chuyển mô hình hoạt động. Quyền sở hữu về tài liệu giấy đƣợc thay thế bởi quyền truy cập trực tuyến vào các CSDL, các bộ sƣu tập. Bổ sung cân bằng giữa tài liệu giấy và tài liệu điện tử đang là mối quan tâm chính của các thƣ viện ở Hàn Quốc. Vấn đề chính của các thƣ viện trƣờng đại học khi đăng ký mua tài liệu mới, dễ sử dụng và đánh giá hiệu quả của khai thác trực tuyến tài liệu điện tử. Vì thế mà Liên hợp thƣ viện là mô hình cho các thƣ viện và các dịch vụ thông tin giáo dục và nghiên cứu (KERIS) thành lập và đã đóng vai trọng ở Hàn Quốc. KERIS đƣợc thành lập năm 1999, là cơ quan của Bộ Giáo dục và Phát triển Nguồn nhân lực. KERIS đƣợc hình thành từ hai cơ quan là KMEC và KRIC. Đến tháng 5/1998, hệ thống dịch vụ thông tin nghiên cứu (RISS) đƣợc thành lập. Đến tháng 3/2001, KERIS đƣợc chỉ định là “Trung tâm Thông tin Giáo dục và Nghiên cứu Quốc gia” của Bộ Thông tin và Viễn thông. Đến tháng 1/2003 thì 100% các trƣờng đại học và cơ quan nghiên cứu ở Hàn Quốc đã kết nối với RISS. Hiện tại, KERIS đang thực hiện hai mô hình Liên hợp quốc gia: mô hình Li-xăng quốc gia cho các trƣờng đại học và mô hình hợp tác mua sắm. Chiến lƣợc trợ cấp cho các trƣờng đại học là khác nhau phụ thuộc vào tốc độ sử dụng của những năm trƣớc, đánh giá chia sẻ tài nguyên giữa các trƣờng đại học. Liên quan đến tỷ lệ trợ cấp, KERIS thông báo tỷ lệ hạn chế trong khoảng Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 16
  17. 25-30% tổng lệ phí Li-xăng cho Liên hợp và 50-100% đƣợc sử dụng cho tài liệu trực tuyến. Với Liên hợp sách điện tử, KERIS trợ cấp cho thƣ viện trƣờng đại học xấp xỉ 40% tổng lệ phí Li-xăng. Thống kê năm 2005, ngân quỹ năm để mua tài liệu trực tuyến cho thƣ viện các trƣờng đại học ở Hàn Quốc là 210.000 USD. Ấn Độ Ấn Độ cho thấy việc hình thành liên hợp thƣ viện là cần thiết. Các trƣờng đại học ở Ấn Độ đang tìm một giải pháp để duy trì mua các tạp chí quan trọng trong khi mà giá mua các tạp chí tăng lên và ngân quỹ cho bổ sung tài liệu lại giảm xuống. Số tạp chí quốc tế trung bình đƣợc đăng ký mua của các trƣờng Đại học ở Ấn Độ là 4000 tên. Tại Ấn Độ, mục tiêu của Liên hợp là: Tăng cƣờng lợi ích kinh tế khi mua tài liệu; Thúc đẩy việc sử dụng ngân quỹ hợp lý; Phát triển khả năng kỹ thuật của nhân viên trong vận hành và sử dụng các CSDL xuất bản điện tử. Bộ phát triển nguồn nhân lực (MHRD) đã thành lập Liên hợp về các nguồn tin điện tử cho hệ thống Giáo dục kỹ thuật ở Ấn Độ. Liên hợp có tên là “Liên hợp thƣ viện số hóa Quốc gia về Khoa học và Công nghệ - Indian National Digital Library in Science and Technology (INDEST) Consortium. Mục tiêu là chia sẻ đăng ký hoặc đăng ký trên cơ sở một Liên hợp về các nguồn tin điện tử thông qua một Liên hợp thƣ viện. MHRD đã cung cấp ngân sách theo đề nghị của Liên hợp thƣ viện để đăng ký li-xăng các nguồn tin điện tử cho IISc, IITs, NITs, và một vài cơ quan khác. Ngân sách để đăng ký Li-xăng các nguồn tài liệu điện tử đƣợc các cơ quan lựa chọn dƣới hình thức Liên hợp sẽ đƣợc cấp từ MHRD. Đài Loan Liên hợp đầu tiên với quy mô không đáng kể đƣợc thành lập năm 1998 là Liên hợp các nguồn tin điện tử quan trọng ở Đài Loan (Consortium on Core Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 17
  18. Electronic Resources in Taiwan – CONCERT), là do sự phát triển nhanh các nguồn tin điện tử. CONCERT đã đƣợc cấp kinh phí từ Hội đồng Khoa học Quốc gia và Bộ giáo dục. Tuy nhiên, CONCERT cũng gặp phải một số vấn đề là mô hình để vận hành của Liên hợp, cộng tác phát triển bộ sƣu tập, chƣơng trình đào tạo thích hợp cho các thƣ viện viên Vì thế, để giải quyết những vấn đề trên và sự xuất hiện của sách điện tử (e-book), Taiwan e-Book NET (TEBNET) đã đƣợc thành lập năm 2001 nhƣ là một liên hợp sách điện tử quy mô lớn ở Đài Loan với mục tiêu là tích lũy khối lƣợng sách điện tử với một nhóm các thƣ viện trƣờng đại học để đƣợc lợi về việc giảm giá và chia sẻ tài nguyên chung. Bảng 1. Tóm lược bổ sung của các thư viện thành viên TEBNET Số lƣợng sách điện tử Chi tiêu mua sách điện tử Đơn vị Số lƣợng Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % (USD) Toàn bộ Thành viên lớn nhất 968 13,58 62.534 15,6 Thành viên nhỏ nhất 97 1,36 6.896 0,72 Trƣờng đại học hỗn hợp Thành viên lớn nhất 968 13,58 62.534 15,6 Thành viên nhỏ nhất 109 1,53 4.728 1,18 Trƣờng đại học và cao đẳng kỹ thuật Thành viên lớn nhất 504 7,07 23.112 5,76 Thành viên nhỏ nhất 97 1,36 6.896 0,72 Nguồn: Báo cáo tổng quan của TEBNET Chi phí hoạt động: Trong giai đoạn này, việc thành lập tổ chức và những hoạt động điều phối đã chi phí tổng cộng xấp xỉ 45.000 USD. Tuy nhiên, khi mà TEBNET đƣợc tổ chức trên cơ sở tự nguyện của mỗi thành viên thì chi phí cho phần cứng nhƣ mua thiết bị sẽ không bao gồm trong chi phí giai đoạn đầu. Bảng 2. Chi phí ban đầu của TEBNET Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 18
  19. STT Nhiệm vụ Chi phí (USD) Tỷ lệ (%) I Chi phí hoạt động 1 Quản trị 12.000 26 2 Tƣ vấn 700 4 3 Viễn thông 18.000 41 4 Đàm phán 11.000 24 5 Hỗ trợ kỹ thuật 3.300 5 Tổng 45.000 100 II Chi phí phần cứng Không tính Không tính Nguồn: Báo cáo tổng quan của TEBNET Philipin Liên hợp thƣ viện đã đƣợc thành lập và phát triển trong nhiều năm qua ở Philipin. Các Liên hợp thƣ viện đƣợc thành lập với những mục tiêu cụ thể phù hợp với điều kiện của các thành viên. Một số Liên hợp thƣ viện tiêu biểu đƣợc thành lập ở Philipin bao gồm:  Liên hợp thư viện các cơ quan IIC Đƣợc thành lập năm 1972 do năm cơ quan khởi sƣớng. IIC đƣợc quản lý bởi ban quản trị. Ngân sách đƣợc nhà nƣớc tài trợ và tiền thu từ lệ phí các thành viên. Những thành tựu đạt đƣợc của Liên hợp IIC: Hợp tác phát triển catalog, bảng chỉ dẫn tài liệu giữa các thành viên; phối hợp xây dựng các cơ sở dữ liệu; số hóa các tài liệu quý hiếm của Philipin;  Hiệp hội hệ thống bổ sung sách thư viện các trường đại học (ALBASA) Đƣợc thành lập năm 1973 với 13 cơ quan/tổ chức tham gia. ALBASA đợc khởi sƣớng bởi Quỹ Ford và Quỹ Châu Á. Liên hợp đƣợc quản trị bởi Ban Giám Đốc với mục tiêu là hợp tác bổ sung sách. Những thành tựu đạt đƣợc của ALBASA: hợp tác bổ sung sách, giảm giá thành trong công tác bổ sung, tổ chức triển lãm, hội chợ sách; phát triển kỹ năng nghề nghiệp. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 19
  20.  Liên hợp thư viện DOST-ESEP Thành lập năm 1989 với 8 cơ quan/tổ chức thành viên, đƣợc sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, ngân quỹ đƣợc cấp từ World Bank. Mục tiêu là tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và giáo dục khoa học. Chiến lƣợc mục tiêu: Phát triển bộ sƣu tập, tự động hóa thƣ viện, phát triển nguồn nhân lực các cấp, tài nguyên vật lý. Với kế hoạch: Tiếp tục bổ sung các bộ sƣu tập, thử nghiệm các modum kiểm soát tài liệu, nâng cấp hệ thống, thiết bị phƣơng tiện, mở rộng mạng lƣới liên kết, thực hiện đầy đủ các dịch vụ cung cấp tài liệu và mƣợn liên thƣ viện. Ngoài ra ở Philipin còn có một số Liên hợp thƣ viện khác nữa: Liên hợp Mendiola; Liên hợp Nghiên cứu Châu Âu; Liên hợp Orrtigas; Liên hợp Intramuros; Liên hợp PAARLNET và Liên hợp MINDANET. 1.3.1 4. Tình hình phát triển Liên hợp thư viện ở Nam Phi (Châu Phi) Liên hợp thƣ viện đầu tiên ở Nam Phi đƣợc thành lập đầu tiên năm 1992. Đến nay, sau hơn 10 năm hoạt động đã có nhiều thay đổi và đã mang lại nhiều lợi ích trong quá trình cùng hợp tác. Năm 1992, song song với quá trình chuyển đổi về chính trị, xã hội và kinh tế ở Nam Phi, thì động lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi trong lĩnh vực dịch vụ TT-TV của đất nƣớc với sự thành lập của Liên hợp thƣ viện đầu tiên. Trong thời gian 6 năm, 5 Liên hợp thƣ viện đã đƣợc thành lập và hoạt động thành công. Liên hợp thƣ viện Nam phi có tổ chức và cấu trúc quản trị khác nhau phụ thuộc vào mục tiêu của Liên hợp trong các vùng khác nhau. Những năm đầu tiên của Liên hợp thƣ viện tập trung vào những chức năng truyền thống của Liên hợp thƣ viện: mua một hệ thống thƣ viện trung, chia sẻ tài nguyên, liên kết mua những nguồn thông tin và những thỏa thuận li-xăng ở cấp vùng và phát triển đội ngũ nhân viên. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 20
  21. Những thành tựu đạt đƣợc trong giai đoạn 1992-1998: Liên hợp thƣ viện vùng đƣợc thành lập ở khắp đất nƣớc; nhận đƣợc sự tài trợ từ các quỹ để thúc đẩy hệ thống thƣ viện chung; các tổ chức mới thành lập đƣợc hỗ trợ phát triển tốt với sự bảo trợ và cộng tác của đối tác quốc tế; Liên kết mua các nguồn thông tin điện tử để giảm sự trùng lặp, Trong giai đoạn 1998-2003 Liên hợp thƣ viện đã đạt đƣợc những thành tựu đáng ghi nhận nhƣ đã đƣợc củng cố vai trò và trong nhiều trƣờng hợp đã tăng cƣờng số lƣợng các thƣ viện thành viên. Sự liên kết cấp quốc gia đã hình thành để chỉ đạo và trực tiếp phát triển các Liên hợp thƣ viện và li-xăng cấp quốc gia đã đƣợc thực hiện. Tuy nhiên, trong thời kỳ này thách thức kinh tế cũng nhƣ sự chuyển đổi nhanh và gay gắt. Tác động đến xuất nhập khẩu là rất lớn và có khả năng mua của các thƣ viện đã giảm đi 47%, đồng thời ngân sách hỗ trợ cho dự án cũng bị tác động mạnh. Cuối cùng Bộ Giáo dục đã thực hiện lệnh của Chính Phủ về “chiến lƣợc quy mô và hình thức” trong Kế hoạch Quốc Gia về giáo dục đại học (NPHE) trong giai đoạn 2004-2005, và giảm từ 36 trƣờng xuống còn 21 trƣờng đại học. Giai đoạn này, Liên hợp thƣ viện đạt đƣợc những thành tựu rõ rệt: Sử dụng thuận tiện và hỗ trợ của các hệ thống thƣ viện chung; chia sẻ tài nguyên trong vùng và ngoài vùng nhờ hệ thống ARIEL đƣợc mở rộng; giảm trùng lặp các tài liệu khi bổ sung tài liệu; khởi xƣớng phát triển quỹ trong Liên hợp; Quản lý hiệu quả của tổ chức thông qua cơ sở hạ tầng 4/5 Liên hợp. 1.3.2. Mô hình Liên hợp thư viện trên Thế giới Hoa Kỳ là nƣớc dẫn đầu thế giới về số lƣợng Liên hợp thƣ viện. Theo American Library Directory, hơn 12.700 thƣ viện ở Hoa Kỳ và Canada đã liên kết thành hơn 500 Liên hợp và mạng lƣới. Các Liên hợp khác nhau về hình thức, Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 21
  22. quy mô và không có mô hình hoặc hình thức “Liên hợp thƣ viện” nào đƣợc cho là tốt nhất. Điều này rất khó để phân loại mô hình Liên hợp thƣ viện. Tác giả Hurtt J. đã sử dụng hai tiêu chí để xếp các mô hình liên hợp thƣ viện : - Địa lý: Tất cả các thƣ viện của một bang, thành phố hoặc một nƣớc nào đó. Phạm vi địa lý thƣờng đƣợc quan tâm đến khi thành lập Liên hợp thƣ viện. - Loại hình cơ quan: nhƣ một nhóm các thƣ viện trƣờng đại học, các thƣ viện cơ quan nghiên cứu, các thƣ viện ngành luật hoặc các thƣ viện ngành y. Các tác giả Allen B.M. và Hirshon A. cho rằng có 4 mô hình Liên hợp thƣ viện. Mỗi mô hình có những giá trị, mục tiêu và tình hình khác nhau: - Liên hợp liên kết lỏng lẻo: Liên hợp thƣ viện vùng hoặc địa phƣơng đƣợc thành lập ở mức bình thƣờng, đƣợc quản trị bởi các thƣ viện thành viên và không có nhân viên chính thức và cũng không có quỹ tập trung. Những mô hình Liên hợp thƣ viện này rất linh hoạt và tổng chi phí thấp nên đƣa ra lợi ích mức thấp và có độ rủi ro nhỏ. - Liên hợp thƣ viện đa hình thức, đa trạng thái: thƣờng có nhân viên chính thức, nhƣng sự hợp tác là tự nguyện, kết quả hợp tác chỉ ở mức thấp bởi vì quyền lợi chung là nhỏ. - Liên hợp thƣ viện liên kết chặt chẽ: Liên hợp thƣ viện liên kết chặt chẽ phải có cơ quan bảo trợ và phải có các hội viên trọng tâm hoặc có đặc điểm chung. Liên hợp thƣ viện phải dựa vào ngân sách các cơ quan, hoặc phải cung ứng các nguồn tài nguyên của mình ra bên ngoài. - Liên hợp thƣ viện quốc gia, quỹ tập trung: có các cơ quan bảo trợ và thƣờng phân chia nguồn ngân sách. Cơ quan trung tâm thƣờng bảo đảm các hợp đồng và chi trả phần lớn hoặc toàn bộ các khoản thanh toán của Liên hợp thƣ viện, ví dụ nhƣ đăng ký mua các cơ sở dữ liệu. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 22
  23. Tác giả Kennington D. phân nhóm theo tiêu chí hoạt động hợp tác ở Anh và chỉ ra 4 nhóm chính: - Các thƣ viện tƣơng tự nhau, nhƣ thƣ viện trƣờng đại học, thƣ viện công cộng và thƣ viện đặc biệt; - Các thƣ viện liên quan đến một chủ đề tƣơng tự nhau: nhƣ các thƣ viện ngành luật, y học; - Các thƣ viện quy định những loại thiết bị phục vụ nhƣ nhau: nhƣ hệ thống thƣ viện phục vụ ngƣời sử dụng GEAC; - Các thƣ viện tại các vị trí gần nhau: nhƣ các thƣ viện trong cùng một thành phố. Theo Patrick J.R. thì một Liên hợp thƣ viện sẽ bao gồm những tiêu chí sau: - Các thành viên tham dự sẽ tự trị và báo cáo lên ban quản trị cảu Liên hợp thƣ viện. - Các thƣ viện trƣờng đại học sẽ chiếm số lƣợng hơn một nửa số thành viên của Liên hợp thƣ viện. - Hai hoặc nhiều thƣ viện sẽ liên quan chặt chẽ với nhau trong các hoạt động hơn là cho mƣợn tài liệu liên thƣ viện truyền thống. - Liên hợp thƣ viện sẽ đƣợc phát triển sau giai đoạn thử nghiệm, ví dụ nhƣ một nhóm sẽ tự trình bày kế hoạch cộng tác và ở mức độ tối thiểu là kế hoạch hoạt động liên kết. - Liên hợp thƣ viện sẽ đƣợc tổ chức để theo đuổi những mục tiêu và những hoạt động sẽ mang lại những lợi ích cho các thành viên trƣờng đại học. 1.3.2.1. Cộng hòa Liên bang Đức Hiện nay, ở Đức có 4 loại mô hình Liên hợp đƣợc đề cập nhƣ sau:  Liên hợp Thư viện các trường Đại học trong vùng Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 23
  24. Liên hợp thƣ viện trƣờng đại học là mô hình tiêu biểu bổ sung tài liệu điện tử trong các bang khác nhau của Đức. Trong từng bang sự thành lập Liên hợp thƣ viện có tác động đòn bẩy trong đàm phán cấu trúc giá mới cho các tạp chí điện tử. North Rhime-Westphalia là bang đầu tiên đàm phán về hợp đồng li-xăng cho tất cả các trƣờng đại học và các thƣ viện cơ quan nghiên cứu của bang. Ở Bavaria, một thỏa thuận hợp đồng đã đƣợc tiến hành có thể áp dụng cho toàn bộ các cơ quan nghiên cứu và thƣ viện trƣờng đại học của bang.  Liên hợp thư viện liên vùng Liên hợp thƣ viện Berlin-Brandenburg là một Liên hợp thƣ viện đa cơ quan, đa dạng và liên vùng. Liên hợp này đƣợc hình thành từ nhóm các thƣ viện vật lý Berlin năm 1997 và không lâu sau đƣợc mở rộng cho các thƣ viện trƣờng đại học, cũng nhƣ các thƣ viện nhỏ của các cơ quan nghiên cứu trong vùng Berlin và Potsdam. Mặc dù chỉ là một bang nhỏ ở Đức, nhƣng bang Saarland đã đàm phán thành lập thử nghiệm một hợp đồng về các tạp chí điện tử Springer trong một năm 1999-2000 cho tất cả các thƣ viện công trong bang. Trong vùng Rhineland- Palatinate, 19 thƣ viện trƣờng đại học, cao đẳng và thƣ viện của các cơ quan nghiên cứu khác đã thành lập thử nghiệm để đàm phán hợp đồng đăng ký 190 tạp chí điện tử của nhà xuất bản Springer trong năm 2000.  Liên hợp thư viện của các thư viện cơ quan nghiên cứu Max Planck Society đã tiến hành một nghiên cứu cơ bản trong tất cả 81 thƣ viện cơ quan nghiên cứu. Trong nhiều trƣờng hợp, các thƣ viện cơ quan nghiên cứu hay liên kết với liên hợp vùng tƣơng ứng về thỏa thuận hợp đồng li- xăng các tạp chí điện tử nơi mà các thƣ viện này nằm trong khu vực đó. Các thƣ viện này có lợi ích nhƣ các hội viên trong Liên hợp thƣ viện vùng, đƣợc phép truy cập vào các CSDL tên các bài báo cơ bản, tên của các tài liệu mô tả khác. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 24
  25. Tƣơng tự, các thƣ viện và các cơ quan dịch vụ cung cấp thông tin ở Fraunhofer Society (FHG) đã bắt đầu quá trình đàm phán tập trung về tài liệu điện tử, nhƣng cũng quan tâm đến việc liên kết với hai hội nghiên cứu khác với mục đích để chia sẻ li-xăng truy cập những nguồn tài liệu điện tử. FHG bao gồm 14 cơ quan nghiên cứu ứng dụng gần nhƣ đầy đủ các thƣ viện và trang bị nghiên cứu thông tin.  Liên hợp thư viện các cơ quan nghiên cứu đa dạng, nhiều vùng Liên hợp thƣ viện của các thƣ viên “same-type” – những thƣ viện cần bổ sung các bộ sƣu tập tƣơng tự nhau – đã hình thành với mục đích đàm phán thỏa thuận hợp đồng li-xăng đầy đủ về các tạp chí điện tử cho một nhóm khách hàng đặc biệt. Ở Đức, đây là Liên hợp thƣ viện chủ yếu trong các cơ quan nghiên cứu có ngân sách Liên bang. 1.3.2.2. Ấn Độ  Mô hình 1: Đồng nhất về chủ đề (Homogeneity of subject) Liên hợp Vật lý học thiên thể Ấn Độ đƣợc hình thành do tác động từ một số các thƣ viện của các cơ quan trong lĩnh vực thiên văn học và vật lý học thiên thể ở Ấn Độ, Liên hợp thƣ viện này có tên là FORSA, bao gồm 5 thành viên. Liên hợp đã đăng ký mua tài liệu với nhà cung cấp cả hai dạng: giấy và điện tử. Điểm nổi bật của Liên hợp thƣ viện FORSA: các tạp chí của Liên hợp đã đƣợc đàm phán theo một chủ đề rất tập trung; nhà xuất bản rất tiện lợi cho đàm phán với các thành viên thông qua các đại lý bởi hóa đơn bán hàng sẽ do đại lý cung cấp cho các thành viên riêng lẻ. Vấn đề tồn tại: khái niệm Liên hợp vẫn mới với Ấn Độ nên không có những nguyên tắc chỉ đạo và không có những mô hình mẫu để trợ giúp cho thành lập Liên hợp thƣ viện  Mô hình 2: Đăng ký tên tạp chí phổ biến (Common title subscription) Liên hợp thƣ viện này đã quyết định thỏa thuận để truy cập các tạp chí quan trọng. Mô hình này cho phép các thƣ viện/cơ quan có mối quan tâm lẫn Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 25
  26. nhau, và trong cùng một thời về một hoặc vài các tạp chí cần đƣợc bổ sung. Hiện tại có 6 thành viên đã cam kết chia sẻ lệ phí li-xăng để truy cập tạp chí điện tử Nature. Đặc điểm của mô hình: không có những điều kiện đặt trƣớc về mua tạp chí trên giấy từ các thành viên; hóa đơn thanh toán độc lập cho từng thành viên của Liên hợp đƣợc gửi trực tiếp từ nhà xuất bản Tồn tại của Liên hợp: các thành viên không thể tự do tham gia vào Liên hợp vào bất kỳ thời gian nào trong năm để truy cập các tạp chí điện tử, ngay cả khi họ sẵn sàng có thể đăng ký mua tạp chí in trên giấy.  Mô hình 3: Trả thanh toán theo cơ quan chủ quản (Payment by a Parent organization) Viện nghiên cứu Cơ bản Tata (Tata Institute of Fundamental Research – TIFR) là tổ chức nghiên cứu khoa học hàng đầu của Ấn Độ, có năm chi nhánh trong cả nƣớc. Họ đã tiến hành đàm phán với một nhà xuất bản chính về hợp đồng li-xăng các tạp chí của nhà xuất bản. Thƣ viện chính của TIFR đóng tại Mumbai, đóng vai trò nhƣ tổ chức chính để thanh toán cho các chi nhánh. Các thành viên cũng nhƣ ngƣời sử dụng hài lòng với những thỏa thuận về truy cập bộ sƣu tập các tạp chí điện tử mà họ quan tâm. 1.3.2.3. Croatia Các mô hình Liên hợp thƣ viện Croatia bao gồm:  Mô hình mức quốc gia Ở Croatia, CARNet (Croatia Academic and Research Network) đã bắt đầu triển khai với dự án bổ sung với các CSDL. Các CSDL gồm: Medline, Current, Contents, Ovid Core Medical Collection, Các CSDL đƣợc cài đặt trên máy chủ cục bộ tại Viện Ruer Boskovi và tất cả các thành viên có thể truy cập thông qua CARNet. Bổ sung và bảo trì dịch vụ này đƣợc Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp ngân quỹ. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 26
  27. Một nguồn thông tin khác có khả năng sử dụng ở cấp quốc gia đó là máy chủ EBSCO với những nguồn thông tin điện tử: Acadamic Search Elite, Bussiness Source Premier, Newpaper Source, Truy cập đến nguồn thông tin là truy cập trực tuyến thông qua Internet với đăng ký theo mật khẩu. Ngân quỹ để mua những nguồn thông tin này đƣợc hỗ trợ từ Bộ Khoa học và Công nghệ, và từ OSI (Open Society Institute).  Mô hình Liên hợp thư viện các cơ quan Hiện tại, Croatia chỉ có một Liên hợp thƣ viện các cơ quan cùng quan tâm theo chủ đề/lĩnh vực tại trƣờng đại học Zagreb và thực tế là tại Khoa Nông học của trƣờng. Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp đã mua CSDL CAB (từ 1973-2000), Pestbank and Biological Abstract (năm 2000) trên phần mềm của SilverPlatter để cài đặt tại Khoa Nông học của trƣờng đại học Zagred. Đến năm 2001, đã có thỏa thuận đàm phán để thành lập một Liên hợp với 7 khoa kinh tế và lĩnh vực liên quan trong đó thƣ viện trƣờng Đại học Quốc gia (NUL) nắm vai trò chủ trì. 1.3.2.4. Hàn Quốc KERIS đƣợc thành lập năm 1999, là cơ quan của Bộ Giáo dục và Phát triển Nguồn nhân lực (MOEHRD). KERIS đƣợc hình thành từ hai cơ quan là KMEC và KRIC. Đến tháng 3/2001, KERIS đƣợc chỉ định là “Trung tâm Thông tin Giáo dục và Nghiên cứu Quốc gia” của Bộ Thông tin và Viễn thông. Đến tháng 1/2003 thì 100% các trƣờng đại học và cơ quan nghiên cứu ở Hàn Quốc đã kết nối với RISS. Hoạt động chính của RISS là mở rộng Li-xăng quốc gia về nguồn thông tin trực tuyến của nƣớc ngoài và thúc đẩy liên kết chia sẻ giữa các thƣ viện trƣờng đại học. Hiện tại, KERIS đang thực hiện hai mô hình Liên hợp quốc gia: mô hình Li-xăng quốc gia cho các trƣờng đại học và mô hình hợp tác mua sắm. Bắt đầu từ liên hợp các CSDL trên Web, KERIS đã phát triển tạo ra mô hình Liên hợp sách điện tử. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 27
  28. Nhƣ vậy có thể thấy rằng mô hình Liên hợp thƣ viện của các nƣớc đƣợc thành lập với các tiêu chí khác nhau và cũng khác nhau về quy mô, tổ chức, quản trị Tuy nhiên có thể kết luận về mô hình Liên hợp thƣ viện đƣợc phân nhóm nhƣ sau: Phân loại theo địa lý: + Liên hợp thƣ viện Quốc gia + Liên hợp thƣ viện vùng/miền + Liên hợp thƣ viện tỉnh/thành phố  Phân loại theo loại hình cơ quan + Liên hợp thƣ viện các trƣờng đại học + Liên hợp thƣ viện các cơ quan nghiên cứu + Liên hợp thƣ viện công cộng + Liên hợp thƣ viện hỗn hợp  Phân loại theo tổ chức + Liên hợp thƣ viện liên kết lỏng lẻo + Liên hợp thƣ viện đa trạng thái/hình thức + Liên hợp thƣ viện liên kết chặt chẽ + Liên hợp thƣ viện quốc gia Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 28
  29. CHƢƠNG 2: LIÊN HỢP THƢ VIỆN VỀ CÁC NGUỒN TIN ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 2.1. Lịch sử hình thành Liên hợp Thƣ viện (Library Consortium) là một mô hình đã đƣợc các nƣớc trên thế giới áp dụng từ lâu. Một trong những liên hợp thƣ viện lớn nhất thế giới là Trung tâm Thƣ viện Máy tính Trực tuyến (Online Computer Library Center, viết tắt là OCLC), thành lập năm 1967 hay CONCERT (Liên hợp Thƣ viện các trƣờng đại học và viện nghiên cứu của Đài Loan, thành lập năm 1998). Nhằm tăng cƣờng hiệu quả việc bổ sung tài liệu, tăng cƣờng nguồn tài liệu và sử dụng hiệu quả kinh phí, năm 1997, 5 thƣ viện tại Hà Nội là: Thƣ viện Khoa học và Kỹ thuật Trung ƣơng, Thƣ viện Trƣờng Đại học Bách khoa, Thƣ viện Đại học Quốc gia, Viện Thông tin Khoa học Xã hội và Viện Thông tin Khoa học (Trung tâm KH&CN Quốc gia) đã họp tại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (nay là Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ) thống nhất tăng cƣờng công tác phối hợp bổ sung tài liệu và cuộc họp đã thành lập một Hội đồng phối hợp bổ sung tài liệu. Tháng 11 năm 2003, Mạng Ấn phẩm Khoa học Quốc tế, viết tắt là INASP (International Network for Availability of Scientific Publications), đã tổ chức một buổi thuyết trình về mục đích, hoạt động, dịch vụ của INASP và Chƣơng trình Tăng cƣờng Thông tin Nghiên cứu (PERI) của INASP cho đông đảo các cán bộ thƣ viện của các tỉnh phía Bắc ở Hà Nội và thƣ viện các tỉnh ở phía Nam tại Thƣ viện Đại học Cần Thơ. Mục đích của INASP/PERI là hỗ trợ xây dựng năng lực nghiên cứu của các nƣớc đang phát triển thông qua tăng cƣờng việc tạo ra, truy cập và phổ biến thông tin và tri thức. Mục tiêu cụ thể của PERI là: - Hỗ trợ bổ sung các nguồn thông tin nghiên cứu trong nƣớc và quốc tế; Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 29
  30. - Nâng cao khả năng truy cập vào các nguồn thông tin nghiên cứu trong nƣớc thông qua việc cải thiện năng lực xuất bản và quản lý tạp chí khoa học trong nƣớc; - Hỗ trợ đào tạo về kỹ năng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và đánh giá, quản lý các nguồn tin điện tử. Các chuyên gia của INASP cũng giới thiệu các nguồn tin (CSDL trực tuyến) truy cập miễn phí thông qua INASP/PERI và kinh nghiệm của mình trong việc giúp và hỗ trợ các nƣớc đang phát triển ở châu Phi và châu Á đàm phán, đặt mua tạp chí điện tử với giá ƣu đãi. Các nguồn tin chính đặt mua thông qua PERI là: EBSCO – gồm trên 15,000 tạp chí toàn văn trong 8 CSDL bao trùm hầu hết các ngành khoa học công nghệ, xã hội nhân văn, giáo dục, kinh tế, y học. Blackwells – gồm trên 800 tạp chí toàn văn đã đƣợc thẩm định, bao gồm các lĩnh vực khoa học sự sống, sinh thái học, y học, luật học, kinh tế, kế toán, nghiên cứu văn hóa, lịch sử. Và một số nguồn khác. Nhằm tăng cƣờng năng lực nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy và học tập của Việt Nam thông qua việc bổ sung các nguồn tin điện tử cho các thƣ viện ở Việt Nam, tăng cƣờng việc chia sẻ nguồn lực, sử dụng hiệu quả kinh phí bổ sung tài liệu và tập hợp trong một tổ chức để đàm phán với các nhà xuất bản, nhà phân phối CSDL, tháng 4 năm 2004 tại TP. Hồ Chí Minh, một số tổ chức thông tin và thƣ viện lớn ở Việt Nam gồm: Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (nay là Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia), Thƣ viện Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 30
  31. Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm Thông tin-Thƣ viện Đại học Quốc gia Việt Nam, Thƣ viện Đại học Quốc gia TP. HCM, Thƣ viện Đại học Cần Thơ đã thống nhất thành lập một liên hợp thƣ viện lấy tên là "Liên hợp thư viện Việt Nam về các nguồn tin điện tử" (tiếng Anh là Vietnam Library Consortium on E-resources). Tháng 12 năm 2004, tại Hà Nội, Liên hợp đƣợc thành lập trên cơ sở tự nguyện với 26 thành viên: Bảng 3: Danh sách thành viên Liên hợp Thư viện về các nguồn tin điện tử đến 10/2010 STT Tên cơ quan 1. Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia 2. Thƣ viện Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh 3. Trung tâm Học liệu Đại học Đà Nẵng 4. Thƣ viện Trƣờng Đại học Hoa Sen 5. Trung tâm Thông tin KH&CN Tp. HCM 6. Thƣ viện Trƣờng Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội 7. Thƣ viện Trƣờng Đại học An Giang 8. Thƣ viện Trƣờng Đại học Hà Nội 9. Trung tâm Học liệu Trƣờng Đại học Cần Thơ 10. Thƣ viện trƣờng Đại học Lâm Nghiệp 11. Thƣ viện trƣờng Cao đẳng Hóa chất 12. Trung tâm Học liệu Đại học Huế 13. Thƣ viện Trung tâm Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 31
  32. 14. Trung tâm Thông tin-Thƣ viện, Học viện Công nghệ Bƣu chính viễn thông 15. Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh 16. Trung tâm Thông tin Tƣ liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam 17. Trung tâm Thông tin-Thƣ viện, Đại học Quốc gia Việt Nam 18. Trƣờng Đại học Nha Trang 19. Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên 20. Trung tâm thông tin thƣ viện trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng 21. Trung tâm Thông tin-Thƣ viện trƣờng Đại học Kiến trúc Hà Nội 22. Thƣ viện Quốc gia Việt Nam 23. Trung tâm Thông tin Thƣ viện, Trƣờng Đại học Vinh 24. Trung tâm Thông tin-Tƣ liệu trƣờng Đại học Hàng hải 25. Thƣ viện Trƣờng Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh 26. Thƣ viện Trƣờng Đại học Tây Nguyên Trong các cuộc họp tiếp sau đó, các thành viên của Liên hợp thƣ viện đã bầu ra Ban thƣờng trực lâm thời và nhất trí đề nghị Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là cơ quan điều phối của Liên hợp. Để đảm bảo sự phát triển và hoạt động hiệu quả của Liên hợp, trong Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 116/QĐ-BKHCN ngày 28/1/2010 của Bộ trƣởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia có nhiệm vụ: Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 32
  33. “ 7. Tổ chức và phát triển Thư viện khoa học và công nghệ Quốc gia và Liên hợp thư viện Việt Nam về các nguồn thông tin KH&CN (Vietnam Library Consortium); Chủ trì cập nhật, bổ sung và phát triển nguồn thông tin. Liên hợp thƣ viện đã xây dựng đƣợc quy chế hoạt động của mình, trong đó nhấn mạnh “Liên hợp hoạt động theo tinh thần của Luật Khoa học và Công nghệ và Nghị định 159-2004/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động thông tin khoa học và công nghệ, trên cơ sở tự nguyện và sự đồng thuận của các thành viên tham gia” . Quy chế có đày đủ các quy định về việc điều hành Liên hợp, quyền và nghĩa vụ của các đơn vị tham gia, chia sẻ tài chính 2.2. Nguồn tin điện tử của Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử Liên hợp thƣ viện đã phát triển đƣợc nguồn tin điện tử thông qua bổ sung các CSDL và tạp chí điện tử. Sau đây là một số nguồn tin điện tử chủ yếu của Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử: 2.2.1. Cơ sở dữ liệu EBSCO EBSCO là một bộ cơ sở dữ liệu bao gồm gồm trên 15.000 tạp chí toàn văn trong 8 CSDL bao trùm hầu hết các ngành khoa học công nghệ, xã hội nhân văn, giáo dục, kinh tế, y học CSDL EBSCO cung cấp một nguồn tài nguyên điện tử toàn văn phong phú, có giá trị và đáng tin cậy để hỗ trợ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu. Địa chỉ truy cập:  Tình hình khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu EBSCO: Năm 2007 có 52 đơn vị đăng ký tham gia PERI Việt Nam, trong đó có 22 đơn vị đăng ký sử dụng EBSCO. Kết quả khai thác nguồn tin điện tử đƣợc trình bày trong các biểu đồ 1, 2 và 3 (Nguồn: Số liệu thống kê tình hình sử dụng CSDL EBSCO) Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 33
  34. 30000 26053 25000 20000 15000 12438 11051 10000 5000 0 Tháng 1-6/06 Tháng 7-12/06 Tháng 1-5/07 Biểu đồ 1. Số lần truy cập vào CSDL EBSCO theo các khoảng thời gian. Trung bình mỗi lần truy cập là 54,8 phút 100000 77335 80000 60000 52113 43590 40000 20000 0 Tháng 1-6/06 Tháng 7-12/06 Tháng 1-5/07 Biểu đồ 2. Số lần tìn tin trong CSDL EBSCO Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 34
  35. 30000 23568 22544 20000 13862 10000 0 Tháng 1-6/06 Tháng 7-12/06 Tháng 1-5/07 Biểu đồ 3. Số lần tải bài toàn văn Qua một số thống kê trên dây cho thấy số lần truy cập cao là khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 12. Đây có thể là thời gian bắt đầu năm học, có các lớp hƣớng dẫn đào tạo, khai thác và sinh viên cần tìm đọc tài liệu để tiến hành các đề tài nghiên cứu. Việc truy cập vào các CSDL của EBSCO cũng khác nhau và đƣợc thể hiện ở hình dƣới đây. Regional Business New s 457 Medline 501 New spaper Source 824 MasterFile 657 Library & Information Abstracts 1184 Health Source Nursing 397 Health Source 424 ERIC 1046 EBSCO Publishing Citation 118 Datamonitor Company Profile 19 Clinical Pharmacology 336 Business Source Premier 1206 Academic Search Premier Publication 152 Academic Search Premier 3870 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 Biểu đồ 4. Số lần truy cập vào các CSDL trong CSDL EBSCO Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 35
  36. Trong các CSDL của EBSCO, CSDL Academic Search Premier là đƣợc khai thác nhiều nhất, vì đây là CSDL tổng hợp đa ngành.  Chi phí cho một tài liệu toàn văn tải xuống + Năm 2006, tổng số tải xuống là 46.112 tài liệu, giá thành khoảng 2,4 USD/tài liệu + 5 tháng đầu năm 2007, số tải xuống là 13.862 tài liệu, giá thành khoảng 3,35 USD/tài liệu. Tuy nhiên, chi phí trung bình cho một tài liệu tải xuống trong năm 2007 sẽ tiếp tục giảm xuống, do số liệu thống kê hiện tại mới tính đến tháng 5/2007. + Tổng số bài tải xuống đƣợc thể hiện qua biểu đồ 5. Biểu đồ 5: Tổng số bài tải xuống của CSDL EBSCO + Số bài tải xuống CSDL EBSCO năm 2007 đƣợc thể hiện trong Biểu đồ 6. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 36
  37. Biểu đồ 6: Số bài tải xuống CSDL EBSCO năm 2007  Kinh phí đặt mua CSDL 2008: Đóng góp bổ sung của 12 đơn vị thành viên, mức đóng góp 1.000 USD/đơn vị: 1. Viện Quản lý Kinh tế TƢ 7. ĐH Thái Nguyên 2. ĐH An Giang 8. ĐH Đà Nẵng 3. Thƣ viện KHTH Tp.HCM 9. ĐH Quốc Gia Hà Nội 4. Viện Thông tin KHXH 10. ĐH Đà Lạt 5. ĐH Sƣ phạm TP.HCM 11. Thƣ viện Quốc Gia 6. ĐH Cần Thơ 12. Đại học Huế CSDL EBSCO đã giúp cho Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử phát triển mạnh. Tình hình khai thác và sử dụng CSDL EBSCO đã cho thấy việc truy cập sử dụng CSDL EBSCO tăng đáng kể qua các năm. Nguồn tin có thể sẽ Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 37
  38. đƣợc chia sẻ trên mạng để khai thác phục vụ công tác nghiên cứu, đào tạo và hoạt động chuyên môn của các đơn vị thành viên trong Liên hợp thƣ viện. 2.2.2. Cơ sở dữ liệu Blackwells Cơ sở dữ liệu Blackwells là CSDL chứa khá đầy đủ các lĩnh vực tri thức của nhân loại. Blackwell có khoảng trên một triệu bài báo của trên 850 tạp chí hàng đầu thế giới đã đƣợc thẩm định, bao gồm các lĩnh vực khoa học sự sống, sinh thái học, y học, luật học, kinh tế, kế toán, nghiên cứu văn hóa, lịch sử. Những bài báo, tạp chí đƣợc đƣa vào Blackwell là một quá trình cập nhật nhạy bén và có sự đánh giá, chọn lọc của các chuyên gia hàng đầu thế giới. Do đó, Blackwell là phƣơng tiện, ngƣời “thầy ngoài giảng đƣờng” hỗ trợ đắc lực cho việc học tập và nghiên cứu của ngƣời dùng tin. Địa chỉ truy cập:  Tình hình khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu Blackwells: Nhìn vào biểu đồ 7 ta có thể thấy số lƣợng tài liệu toàn văn tải xuống trong CSDL Blackwells có nhiều biến động qua các tháng trong năm 2006 – 2007. Năm 2006 số lƣợng tài liệu toàn văn tải xuống thấp nhất là vào tháng 07/2006 chỉ có 689 tài liệu và cao nhất là vào tháng 10/2006 với số lƣợng cao là 9565 tài liệu toàn văn đƣợc tải xuống. Sang năm 2007 số lƣợng tài liệu toàn văn tải xuống trong CSDL Blackwells tăng lên đáng kể cao nhất là vào tháng 04/2007 là 12515 tài liệu toàn văn đƣợc tải xuống. Có sự biến động trên có thể là thời gian bắt đầu năm học, có các lớp hƣớng dẫn đào tạo, khai thác và sinh viên cần tìm đọc tài liệu để tiến hành các đề tài nghiên cứu. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 38
  39. 14000 12515 12000 10000 9565 8000 8046 6195 6126 6000 5725 5292 4542 4000 3910 3425 3013 2628 2726 2543 2000 1681 1188 689 0 1/06 2/06 3/06 4/06 5/06 6/06 7/06 8/06 9/06 1/07 2/07 3/07 4/07 5/07 10/06 11/06 12/06 Biểu đồ 7. Biến động về tải bài toàn văn xuống trong CSDL Blackwells CSDL Blackwells đƣợc các trƣờng đại học và các viện nghiên cứu đánh giá cao do hàm lƣợng khoa học cao và có nhiều bài về KH&CN. Do chi phí mua CSDL Blackwells cũng khá cao nên hiện nay chỉ có một số thành viên nòng cốt mới có thể mua quyền truy cập đƣợc. Theo báo cáo hoạt động Liên hợp thƣ viện nguồn tin điện tử 2007-2008 tại Đà Lạt, 21 – 22/8/2008. Liên hợp thƣ viện nguồn tin điện tử mua quyền truy cập CSDL Blackwells cho 07 đơn vị: + Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (NACESTI) + Trung tâm học liệu, Đại học Huế + Trung tâm học liệu, Đại học Đà Nẵng + Trung tâm học liệu, Đại học Cần Thơ + Thƣ viện trung tâm, Đại học Quốc gia TP. HCM + Trung tâm Thông tin Tƣ liệu, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) + Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 39
  40.  Chi phí cho một tài liệu toàn văn tải xuống + Năm 2006, tổng số tài liệu tải xuống là 50.966, chi phí trung bình khoảng 3,57 USD/tài liệu + 5 tháng đầu năm 2007: 0,62 USD/tài liệu + Tổng số bài tải xuống đƣợc thể hiện trong biểu đồ 8: Biểu đồ 8: Tổng số bài tải xuống của Blackwell Nhìn vào biểu đồ trên ta có thể thấy tổng số bài tải xuống trong CSDL Blackwells tăng mạnh từ 38.180 tài liệu năm 2006 tăng lên 59.345 tài liệu năm 2007. Qua biểu đồ ta có thể thấy rõ CSDL Blackwell đƣợc tải xuống sử dụng rất nhiều góp phần nâng cao sự phát triển của Liên hợp.  Kinh phí đặt mua CSDL 2008 + Kinh phí đặt mua do Quỹ Atlantic Philantropies (AP), INASP và Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia (NACESTI) và các đơn vị đặt mua đóng góp đƣợc thể hiện trong Biểu đồ 9. + Mỗi đơn vị thành viên đăng ký đóng góp 4.200 Bảng. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 40
  41. 19,5% 25% 20,5% 53,5% 81,5% 75% 26,5% 2006 2007 2008 Biểu đồ 9: Biểu đồ đóng góp kinh phí mua CSDL Blackwells Nhìn vào biểu đồ đăng ký sử dụng đóng góp CSDL Blackwells chúng ta có thể thấy kinh phí đặt mua do AP, INASP, NACESTI và các đơn vị đặt mua đóng góp. Mỗi đơn vị đăng ký sử dụng đóng góp chi phí khác nhau. Năm 2006 và 2007 đóng góp mua CSDL chỉ do AP, NACESTI đảm nhận. Năm 2006 AP đóng góp 35.000 Bảng chiếm 19,5% còn NACESTI đóng góp 150.000 Bảng chiếm 81,5%. Năm 2007 AP đóng góp tăng lên 40.000 Bảng chiếm 25%, NACESTI đóng góp 120.000 Bảng chiếm 75%. Sang năm 2008 ngoài AP, NACESTI còn có các thành viên khác tham gia đóng góp, AP đóng góp 100.000 Bảng chiếm 53,5%, NACESTI đóng góp 50.000 Bảng chiếm 26.5%, còn lại là do các thành viên khác đóng góp với ~ 39.000 Bảng chiếm 20,5%. Nhƣ vậy, từ năm 2008, không chỉ còn Cục Thông tin KH&CN Quốc gia và nhà tài trợ AP đóng góp kinh phí mà đã có một số thành viên đã bắt đầu có đóng góp kinh phí mua CSDL. Qua đây ta có thể thấy tình hình sử dụng CSDL Blackwell tăng đáng kể về số lƣợng tài liệu tải toàn văn và tổng số bài tải xuống tăng qua các năm do thời gian này là thời gian bắt đầu năm học, có các lớp hƣớng dẫn đào tạo, khai thác và sinh viên cần tìm đọc tài liệu để tiến hành các đề tài nghiên cứu. Kinh phí Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 41
  42. đóng góp để mua tài liệu cũng đƣợc trú trọng ngoài các tổ chức tài trợ còn có các thành viên tham gia đóng góp. 2.2.3. Cơ sở dữ liệu Proquest Central Proquest Central là một hệ thống CSDL có giá trị, đƣợc sử dụng rộng rãi trên thế giới. Có thể đánh giá rằng Proquest Central là một trong những CSDL toàn văn tổng hợp lớn nhất hiện nay. Proquest Central là một trong những CSDL đa ngành, đa lĩnh vực lớn trên thế giới. Proquest bao quát trên 11.250 tạp chí, trong đó có hơn 8.400 tạp chí toàn văn, 479 báo toàn văn, nhiều tài liệu không phải là xuất bản phẩm định kỳ (nhƣ Báo cáo của OxResearch và EIU về 252 quốc gia và khu vực), gần 30.000 luận văn toàn văn; trên 60 nguồn học liệu tham khảo, gồm: Brookings Papers, OEF, Career Guides, Occupational Outlook Handbook; trên 44.000 hồ sơ doanh nghiệp (Hoover’s); trên 3.000 Báo cáo công nghiệp (Snapshots). Proquest bao quát trên 160 lĩnh vực chuyên ngành khác nhau. Năm 2009 Liên hợp thƣ viện các nguồn tin điện tử thống nhất không mua CSDL EBSCO và Blackwell nữa mà chuyển sang đặt mua và sử dụng CSDL Proquest Central. Tháng 4/2009, tổ chức lớp đào tạo Videoconference sử dụng CSDL Proquest Central tại 6 điểm đầu cầu: NACESTI, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế, ĐH Thái Nguyên, ĐH Quốc gia TP Hồ Chí Minh, ĐH Đà Nẵng. Tham dự có 450 học viên. Lớp đào tạo đã nhận đƣợc phản hồi từ các đơn vị. Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử đã tổ chức một số lớp khai thác các nguồn tin. Tháng 09/2009, Liên hợp thƣ viện đã tổ chức lớp đào tạo về Giám sát và đánh giá tình hình sử dụng nguồn tin điện tử, tại Trung tâm Học liệu, Đại học Huế. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 42
  43. Bảng 4: Tình hình sử dụng CSDL Proquest – 01/2009 – 7/2009 STT Tên đơn vị Tóm tắt Toàn văn Tổng số Toàn bộ Liên hợp thƣ viện 9008 25053 34061 1 ĐH Cần Thơ 2344 3476 5820 2 ĐH Nông nghiệp Hà Nội 1173 3135 4308 3 Thƣ viện Khoa học Tổng hợp 1426 2778 4204 4 Trung tâm Thông tin KH&CN 1136 2554 3690 Quốc gia (NACESTI) 5 Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí 384 2259 2643 Minh 6 ĐH Bách Khoa Hà Nội 250 1690 1940 7 ĐH Kiến trúc TP.HCM 262 1372 1634 8 Trung tâm học liệu Thái Nguyên 228 1291 1519 9 ĐH An Giang 213 1259 1472 10 Trung tâm học liệu Đà Nẵng 239 1000 1239 11 ĐH Vinh 113 1055 1168 12 ĐH Hà Nội 271 678 949 13 ĐH Đà Lạt 315 586 901 14 Trung tâm Thông tin KH&CN 251 230 481 Tp. Hồ Chí Minh (CESTI) 15 ĐH Hàng Hải 36 424 460 16 ĐH Sƣ phạm TP.HCM 71 297 368 17 ĐH Lâm nghiệp 34 176 210 18 Trung tâm học liệu Huế 46 147 193 19 Viện Quản Lý Kinh tế TƢ 18 161 179 20 ĐH Dân Lập Hải Phòng 45 97 142 21 Viện Khoa học tài chính 9 125 134 Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 43
  44. 22 ĐH Hoa Sen 47 73 120 23 ĐH Y Tế Công cộng 27 48 75 24 Thƣ viện Quốc Gia 13 31 44 25 Viện Thông tin KHXH 8 9 17 26 Đại học Quốc gia Hà Nội 1 13 14 27 ĐH Nông lâm TP.HCM 2 11 13 28 ĐH Tây Nguyên 4 9 13 29 Hội Nhi Khoa TP.HCM 0 1 1 Nguồn: Báo cáo hoạt động Liên hợp thư viện 2008-2009 Tình hình sử dụng cơ sở dữ liệu Proquest, số lƣợng ƣớc tính cả năm dựa trên lƣợng sử dụng 7 tháng đầu năm 2009 (Bảng 5). Bảng5: Tình hình sử dụng cơ sở dữ liệu 2006 – EBSCO 2007 - EBSCO 2008 – EBSCO 7 tháng đầu năm 2009 - Proquest Tìm Tải về Tìm Tải về Tìm Tải về Tìm Tải về 142.068 50.430 105.729 35.338 139.267 23.320 100.930 58.390 Nguồn: Báo cáo hoạt động Liên hợp thư viện 2008-2009 Nhìn vào bảng ta có thể thấy năm 2009, số lƣợng biểu ghi tìm thấy từ CSDL Proquest Central là 100930 tài liệu còn lƣợng tài liệu tải về là 58390. Số lƣợng tải về cao hơn rất nhiều so với CSDL EBSCO năm 2008 là 23.320 tài liệu. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 44
  45. + Kinh phí đặt mua CSDL 2009 Từ năm 2009, có tỷ lệ kinh phí đƣợc nhà tài trợ cung câp để mua nguồn tin điện tử chỉ còn rất thấp (10%). Hầu hết kinh phí mua CSDL sẽ do thành viên của Liên hợp đảm nhận. Theo kết luận tại Cuộc họp lần thứ 6, các thành viên Liên hợp đóng góp kinh phí mua CSDL Proquest đƣợc phân bổ nhƣ bảng 6. Bảng 6. Thoả thuận đóng góp kinh phí mua CSDL Proquest Central năm 2009 giữa những thành viên + Cục Thông tin KH&CN Quốc gia 50.000 USD + Trung tâm Thông tin KH, Viện KH&CN Việt Nam 30.000 USD + Viện Thông tin KH Xã hội, Viện KHXH Việt Nam 15.000 USD + 4 Trung tâm học liệu 12.000 USD + Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội 5.000 USD + Đại học Quốc gia Hà Nội 5.000 USD + Đại học Quốc gia Tp. HCM 4.000 USD + Các đơn vị Thƣ viện QG, các trƣờng ĐH An Giang, 1.000 USD ĐH Lâm nghiệp, ĐH Tây nguyên, ĐH Nông nghiệp HN, ĐH Sƣ phạm HCM, ĐH Dân lập Hải phòng, Viện Nghiên cứu Quản l‎ kinh tế Trung ƣơng (CIEM), Trung tâm Thông tin KH&CN Tp. Hồ Chí Minh (CESTI), Thƣ viện KHTH Tp. Hồ Chí Minh, )  Tình hình đặt mua và sử dụng của Liên hợp thư viện về các nguồn tin điện tử theo báo cáo hoạt động Liên hợp thư viện về nguồn tin điện tử tại Hạ Long, 15-16/10/2010: Từ năm 2010, không còn kinh phí tài trợ của nhà tài trợ để mua CSDL nữa mà tất cả kinh phí đã do các thành viên trong nƣớc đảm nhận. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 45
  46. Vào 2 ngày 15 – 16/10/2010, cuộc họp lần thứ 8 của Liên hợp Thƣ viện Việt Nam về các nguồn tin điện tử đƣợc tổ chức tại TP. Hạ Long - Tỉnh Quảng Ninh. Ban tổ chức của cuộc họp là Cục Thông Tin KH&CN Quốc Gia, đại diện nhà xuất bản ProQuest và đại diện của công ty iGoup, cùng với sự tham dự của 46 thành viên đại diện cho 26 đơn vị là các Thƣ viện đại học, Thƣ viện công cộng, Thƣ viện chuyên ngành và Trung tâm thông tin trong cả nƣớc. Theo số liệu từ Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, năm 2009, Đại học An giang có số lƣợng truy cập vào CSDL ProQuest đứng hàng thứ 8 trong tổng số 30 đơn vị tham gia. Tại cuộc họp, các thành viên đã báo cáo tình hình sử dụng CSDL Proquest tại đơn vị: Trung tâm học liệu đại học Cần Thơ, Huế, Đà Nẵng, Thƣ viện ĐH An Giang, Thƣ viện Trung tâm ĐHQG TP. HCM, và thảo luận các ý kiến về các hình thức hợp tác trong khuôn khổ Liên hợp thƣ viện (bổ sung nguồn tin nƣớc ngoài, chia sẻ CSDL trong nƣớc, nghiên cứu nghiệp vụ, đào tạo, v.v.) Các đại biểu cũng đƣợc nghe Ông Peter và Kelvin Low – đại diện của nhà xuất bản ProQuest và công ty iGoup – giới thiệu về những cập nhật mới nhất của CSDL Proquest và các sản phẩm thông tin mới. Liên hợp đã thảo luận kế hoạch bổ sung CSDL vào năm 2011, thảo luận về biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững Liên hợp thƣ viện (pháp lý, tài chính, kỹ thuật). +Kinh phí đặt mua CSDL: Đƣợc thể hiện qua biểu đồ 12 với đơn vị nghìn USD Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 46
  47. 200 160 35 39 40 120 50 70 85 80 150 120 100 40 50 50 10 0 2006 2007 2008 2009 2010 AP NASATI Thành viên Biểu đồ 12: Biểu đồ kinh phí đặt mua CSDL Trên thực tế, mức tuyên bố đóng góp và thực tế đóng góp mua CSDL không giống nhau. Biểu đồ 13 cho thấy thực tế này. 160 135 130 110 120 100 80 40 0 2009 2010 Cam kết đóng góp Thực tế tham gia đóng góp Biểu đồ 13: Biểu đồ kinh phí cam kết đóng góp và đóng góp thực tế mua CSDL Proquest Central Qua một số thống kê trên dây cho thấy kinh phí đặt mua CSDL Propuest đã đƣợc các thành viên đóng góp với kinh phí ngày càng lớn. Năm 2006-2007 Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 47
  48. chỉ có tổ chức AP và NASATI đóng góp nhƣng từ năm 2008 các thành viên đã tham gia đóng góp, kinh phí đóng góp lớn dần năm 2008 với kinh phí 39.000 USD tới năm 2010 tăng lên 85.000 USD. Nhƣ vậy ta có thể thấy các thành viên đang ngày càng chú trọng tới sự phát triển của Liên hợp hơn. Nhìn vào biểu đồ 13 ta cũng có thể thấy các thành viên trong viên trong Liên hợp đã cam kết đóng góp cho việc mua CSDL nhƣng mức đóng góp luôn giảm so với mức kinh phí các thành viên đóng góp. Năm 2009 kinh phí cam kết đóng góp của các thành viên là 130.000 USD nhƣng thực tế tham gia đóng góp chỉ có 100.000 USD. Sang năm 2010 thực tế đóng góp cũng giảm, cam kết đóng góp là 135.000 USD nhƣng thực tế tham gia chỉ có 110.000 USD. + Tình hình sử dụng CSDL CSDL Proquest 2009: Biểu đồ 14: Biểu đồ số bài tải xuống Nhìn vảo biểu đồ chúng ta có thể thấy năm 2009 CSDL Proquest số lần tải xuống cao là 72.753 tài liệu. Nhƣng sang năm 2010 số lần tải xuống đã giảm chỉ còn 47.044 tài liệu. Bảng 7: Tình hình sử dụng CSDL Proquest năm 2010 Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 48
  49. STT Tên đơn vị Search Abstract Fulltext Tolal 1 Trung tâm Thông tin 111431 439 998 1437 KH&CN Tp. Hồ Chí Minh (CESTI) 2 ĐH Công nghiệp TP.HCM 156895 275 1093 1368 3 Viện Khoa học Giáo dục 5953 36 128 164 4 ĐH An Giang 64812 311 2843 3154 5 ĐH Cần Thơ 314123 2556 2900 5456 6 Viện Nghiên cứu Quản lý 14045 28 138 166 Kinh tế Trung ƣơng (CIEM) 7 ĐH Đà Nẵng 24185 465 312 777 8 ĐH Đà Lạt 123999 363 2195 2558 9 ĐH Hải Phòng 73854 293 606 899 10 ĐH Nông nghiệp Hà Nội 34970 133 524 657 11 ĐH Bách Khoa Hà Nội 25126 90 287 377 12 Thƣ viện KH Tổng hợp Tp. 18925 83 518 601 Hồ Chí Minh 13 ĐH Sƣ phạm TP.HCM 1307 8 41 49 14 ĐH Huế 8006 53 105 158 15 ĐH Hà Nội 356743 1419 4294 5713 16 Viện Khoa học Tài Chính 26580 76 182 258 17 ĐH Hoa Sen 41634 316 580 896 18 Cục Thông tin KH&CN Quốc 201284 1318 2159 3477 gia (NASATI) 19 ĐH Nông Lâm 20644 57 183 240 20 ĐH Tây Nguyên 35308 12 16 28 21 ĐH Thái Nguyên 32652 127 373 500 Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 49
  50. 22 ĐH Lâm Nghiệp 3712 14 58 72 23 Thƣ viện Quốc Gia 17127 97 473 570 24 ĐH Quốc Gia Hà Nội 9836 141 218 359 25 ĐH Quốc Gia TP.HCM 211773 737 2869 3606 26 ĐH Hàng Hải 15917 97 218 315 27 ĐH Vinh 326202 1983 7373 9356 Nguồn: Báo cáo hoạt động Liên hợp thư viện 2009-2010 2.2.4. Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến là một dịch vụ cho phép độc giả tiếp cận tri thức khoa học đƣợc xuất bản tại Việt Nam và nâng cao hiểu biết của thế giới về nền học thuật của Việt Nam. VJOL (Vietnam Journals Online) là một cơ sở dữ liệu các tạp chí khoa học Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực khoa học tại địa chỉ Mục tiêu của VJOL là quảng bá các tạp chí khoa học tham gia VJOL cũng nhƣ những công trình nghiên cứu mà các tạp chí chuyển tải tới đông đảo bạn đọc hơn. VJOL là CSDL tóm tắt và toàn văn các tạp chí khoa học xuất bản tại Việt Nam với mục tiêu giúp cho độc giả nghiên cứu tiếp cận dễ dàng hơn với tri thức khoa học xuất bản tại Việt Nam và giúp thế giới biết đến nhiều hơn về một nền học thuật của Việt Nam. Tới tháng 9/2007, CSDL Tạp chí khoa học Việt Nam Trực tuyến đã có 16 tạp chí với 34 mục lục, liệt kê 418 bài viết, trong đó 294 bài viết đƣợc cung cấp toàn văn dƣới định file PDF. Các tóm tắt bài viết cũng nhƣ giao diện có thể hiển thị đƣợc ở hai ngôn ngữ: Tiếng Anh và Tiếng Việt. Tháng 9/2007, Liên hợp khai trƣơng chính thức website tạp chí trực tuyến, hiện có 23 tạp chí khoa học đăng tải tại địa chỉ: Mở lớp đào Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 50
  51. tạo kỹ năng dành cho cán bộ biên tập của các tạp chí tham gia dự án, tháng 9/2007. Việc quản lý và duy trì website VJOL sẽ chuyển sang do NACESTI đảm nhiệm. Tháng 03/2009, tổ chức chuyển giao máy chủ VJOL từ Canada về NACESTI quản lý. Với địa chỉ website mới: Tháng 05/2009, tổ chức cuộc họp giới thiệu website Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến, thảo luận quy chế hoạt động của VJOL. Tháng 08/2009, tổ chức lớp đào tạo kỹ năng xuất bản trực tuyến trên VJOL cho biên tập viên các tạp chí tham gia và cán bộ quản trị VJOL của NACESTI. 2.2.5. Các nguồn tin điện tử miễn phí khác Ngoài các CSDL EBSCO, CSDL Blackwells và CSDL Proquest Central Liên hợp thƣ viện còn có các CSDL khác. Các CSDL, tạp chí trực tuyến này có thể truy cập miễn phí qua Chƣơng trình INASP/PERI:  Tạp chí trực tuyến Beech Tree Publishing (IngentaConnect) Nội dung: Gồm 2 tạp chí học thuật quốc tế đã qua thẩm định của giới chuyên môn: Đánh giá các nghiên cứu (Research Evaluation) ; Khoa học và Chính sách công (Science and Public Policy). Chủ đề: Chính sách công về khoa học và công nghệ ; Các công trình nghiên cứu; Tác động của môi trƣờng, y tế, xã hội, Dịch vụ: Tạp chí về Khoa học và Chính sách công bao hàm các chính sách có liên quan đến khoa học, công nghệ cũng nhƣ những tiến bộ, đổi mới trong khoa học, công nghệ ở cả các quốc gia giàu mạnh và các quốc gia nghèo. Có khoảng 35% đối tƣợng sử dụng tạp chí này đang làm việc tại các bộ khoa học và công nghệ, các tổ chức gây quỹ hỗ trợ nghiên cứu, nhóm còn lại đang giảng Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 51
  52. dạy hoặc nghiên cứu tại các trƣờng đại học trên 80 quốc gia. Nội dung các bài viết trong tạp chí Đánh giá Nghiên cứu bao gồm những nhận xét, đánh giá đề cƣơng nghiên cứu (proposal) của từng công trình nghiên cứu, qua đó so sánh hiệu quả công tác nghiên cứu giữa các quốc gia. Website:  Cơ sở dữ liệu Geological Society (SERU) Nội dung: Bộ sƣu tập Lyell Collection là bộ sƣu tập điện tử các tạp chí đƣợc lƣu trữ, Xuất Bản Phẩm Chuyên Biệt và nội dung sách đƣợc xuất bản bởi Hiệp hội Geological Society of London. Bộ sƣu tập tuyển chọn những tài liệu về ngành Khoa Học Đất với chất lƣợng tốt nhất. Chủ đề: Khoa Học Đất Dịch vụ hổ trợ: Cung cấp tài liệu hiện hành và những tài liệu đƣợc lƣu trữ từ năm 1845. Có đầy đủ các tính năng của tài liệu điện tử bao gồm tính năng báo động và liên kết tham chiếu. Nội dung 250 000 trang đã đƣợc giới chuyên môn thẩm định. 15 000 bài báo về Khoa Học Đất. Website:  Tạp chí Nature Publishing Group Nature Publishing Group xuất bản các tạp chí và cơ sở dữ liệu trực tuyến về khoa học ứng dung, vật lý và đời sống, y học. Nội dung gắn liền với tin tức thời sự của các nhà báo đạt giải cao, ý kiến của các chuyên gia. NPG có ảnh hƣởng lớn đến lĩnh vực nghiên cứu hơn bất cứ nhà xuất bản nào khác. Bao gồm các chủ đề về Hóa học, Môi trƣờng và trái đất, Khoa học đời sống, Khoa học vật lý Truy cập tại TTHL  CSDL trực tuyến Optical Society of America Cơ sở dữ liệu trực tuyến Oxford University Press cho phép truy cập vào hơn 120 tạp chí hàng đầu thuộc lĩnh vực khoa học , công nghệ, y khoa và nghệ thuật do Đaị hoc̣ Oxford phát hành. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 52
  53. Bao gồm các chủ đề Y học, Công nghệ, Khoa học xã hội, Kinh tế,Thƣơng mại, Luật, Nghệ thuật & Âm nhạc  Tạp chí trực tuyến của University of California Press Nội dung: Cung cấp quyền sử dụng cho 8 tạp chí của nhà xuất bản Đại học California Các lĩnh vực chính: Nghiên cứu về các lĩnh vực: Lịch sử về khoa học; Nghiên cứu con ngƣời và quy luật sinh học; Xã hội học; Tƣơng tác xã hội Dịch vụ hỗ trợ: Độc giả có thể; Đăng ký gởi thông báo qua email; Đăng ký cung cấp tài liệu qua RSS; Nhận thông báo nội dung cho mỗi nhan đề; Đọc các bài viết ở định dạng PDF và PDF-Plus; Lƣu lại các kết quả tìm kiếm và gởi theo định kỳ; Lƣu lại các bài báo và các tạp chí ƣu thích Website: Ngoài cơ sở dữ liệu, tạp chí trực tuyến mieentrình bày ở trên các thành viên của Liên hợp có thể truy cập vào các cơ sở dữ liệu, tạp chí trực tuyến khác miễn phí nhƣ: Cochrane Library, University of Chicago Press. 2.3. Những kết quả hoạt động của Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử Sau khi nghiên cứu kinh nghiệm của một số nƣớc trong khu vực nhất là của Ấn Độ và Đài Loan, Liên hợp đề xuất đƣợc hoạt động dƣới sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Thông tin và Truyền thông. Liên hợp thƣ viện Việt Nam về các nguồn tin điện tử tập trung vào những hoạt động chính và đạt đƣợc kết quả nhƣ sau: 2.3.1. Tìm kiếm đối tác tài trợ phát triển Liên hợp Một trong các trọng tâm của Liên hợp là tìm kiếm các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế để có thể bổ sung tài liệu. Ban điều hành của Liên hợp với Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là cơ quan điều phối đã xây dựng dự án “Liên hợp thƣ viện các nguồn tin điện tử và Chƣơng trình tặng sách của quỹ Sabre” Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 53
  54. trong 3 năm 2006-2008 với sự tài trợ của tổ chức Atlantic Philanthropies, Mạng Ấn phẩm Khoa học Quốc tế INASP và một số tổ chức khác. Những tổ chức quốc tế này đã tài trợ kinh phí ban đầu để Liên hợp bổ sung một số nguồn tin điện tử trong bảng 8. Mức độ đóng góp của các thành viên Liên hợp thƣ viện đã tăng dần từng năm. 2.3.2. Phát triển nguồn tin điện tử thông qua bổ sung các CSDL và tạp chí điện tử Liên hợp thƣ viện đã phối hợp, chia sẻ kinh phí để đặt mua một số CSDL cho các thành viên của mình. Giai đoạn từ 2005-2008, Liên hợp thƣ viện, đƣợc sự tài tợ của một số tổ chức quốc tế nhƣ AP và INASP đã thống nhất mua CSDL EBSCO với quyền truy cập của tất cả các tổ chức nghiên cứu (kể cả bệnh viện), đào tạo phi lợi nhuận của Việt Nam và CSDL Blackwells (với quyền truy cập cho những thành viên có chia sẻ kinh phí bổ sung; năm 2006 cho 16 đơn vị và năm 2007 cho 05 thƣ viện tại 05 thành phố lớn là Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và Cần Thơ). Từ năm 2009, Liên hợp thƣ viện đã thống nhất lựa chọn mua CSDL Prquest Central. Theo kết luận tại Cuộc họp lần thứ 6, các thành viên Liên hợp đóng góp kinh phí mua CSDL Proquest (xem bảng ). Tổng kết mức độ đóng góp kinh phí mua CSDL cho Liên hợp thƣ viện trong giai đoạn 2006-2010 đƣợc trình bày trong Bảng 8. Bảng 8. Kinh phí đóng góp mua CSDL của Liên hợp thư viện 2006 2007 2008 2009 2010 Tổ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (nghìn (nghìn (nghìn (nghìn (nghìn chức (%) (%) (%) (%) (%) đóng USD) USD) USD) USD) USD) góp kinh phí AP 150 81.08 120 75.00 100 52.91 10 10,0 0 0.00 Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 54
  55. NASA 35 18.92 40 25.00 50 26.46 50 50,0 50 45,4 TI 5 Thành 0 0.00 0 0.00 39 20.63 40 50,0 60 54,5 viên 4 Tổng 185 100 160 100 189 100 100 100 110 100 số Nguồn: Báo cáo của hoạt động Liên hợp thư viện Mức độ đóng góp của các thành viên Liên hợp thƣ viện đã tăng dần từng năm. Bảng 8 cho thấy nếu nhƣ đến năm 2007, 75% kinh phí mua CSDL là do tổ chức AP tài trợ, 25% là do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đóng góp, thì năm 2010, 100% kinh phí mua CSDL cho Liên hợp là do các thành viên cùng đóng góp (trong đó Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đóng 45,45% (50.000 USD), một số thành viên đóng góp phần còn lại (60.000 USD, chiếm 54,54%). Nhờ việc bổ sung đƣợc nguồn tin điện tử trên, điều kiện để nâng cao năng lực nghiên cứu, đào tạo và học tập của Việt Nam đã đƣợc cải thiện đáng kể 2.3.3. Đào tạo, nâng cao năng lực khai thác thông tin Cùng với việc bổ sung nguồn tin điện tử, Liên hợp đã tăng cƣờng đào tạo để nâng cao kỹ năng truy cập tới các nguồn tin điện tử thông qua các buổi giới thiệu về các nguồn tin điện tử và các lớp nâng cao kỹ năng tìm tin cho cán bộ nghiên cứu, giảng viên và sinh viên, đặc biệt là khai thác thông tin trong CSDL EBSCO va Blackwells. Hơn 3.000 ngƣời dùng tin (nhà nghiên cứu, giảng viên và học sinh) đã đƣợc giới thiệu và hƣớng dẫn về cách truy cập thông tin. Liên hợp cũng đã tăng cƣờng kỹ năng về CNTT-TT cho cán bộ thông tin, thƣ viện. Liên hợp đã mở nhiều khóa đào tạo cho các thành viên của mình với sự hỗ trợ về giảng viên và giáo trình của INASP/PERI về “Truy cập các nguồn tin điện tử và bản quyền”, “Đánh giá việc sử dụng các nguồn tin điện tử”, “Cấp phép truy cập và kỹ năng đàm phán”, Trong 2 năm 2005-2006, hơn 150 cán bộ Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 55
  56. của Liên hợp đã đƣợc đào tạo về kỹ năng truy cập nguồn tin điện tử, đƣa tạp chí lên mạng và đánh giá việc sử dụng các nguồn tin điện tử với sự giảng dạy và giáo trình của chuyên gia nƣớc ngoài. Năm 2009, Liên hợp đã tổ chức lớp đào tạo “Giám sát và đánh giá tình hình sử dụng nguồn tin điện tử” cho 26 cán bộ các đơn vị thành viên. Tháng 4/2010, Liên hợp tổ chức lớp đào tạo “Quy tắc biên mục Anh – Mỹ (AACR2)” cho 27 cán bộ biên mục của một số thƣ viện thành viên phía Bắc. 2.3.4. Nâng cao năng lực xuất bản và quản lý các tạp chí khoa học trong nƣớc Nâng cao năng lực xuất bản và quản lý các tạp chí khoa học trong nƣớc thông qua việc mở lớp đào tạo về việc đăng tải các tạp chí nghiên cứu khoa học trực tuyến và hỗ trợ về kỹ thuật và phần mềm miễn phí do Canađa phát triển. Ngày 24/9/2007, CSDL tạp chí trực tuyến của Viêt Nam đã đƣợc khai trƣơng tại Thƣ viện Quốc gia. Tháng 3/2009, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đã phối hợp với INASP tổ chức chuyển giao máy chủ VJOL từ Canada về Việt Nam. Chúng ta đã tổ chức cuộc họp giới thiệu website Tạp chí khoa học Việt Nam trực tuyến, thảo luận quy chế hoạt động của VJOL và tiêng hành lớp đào tạo kỹ năng xuất bản trực tuyến trên VJOL cho biên tập viên các tạp chí tham gia (25) và cán bộ quản trị VJOL của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. Hiện nay 23 tạp chí đã đƣợc lựa chọn và đƣa lên mạng tại địa chỉ Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 56
  57. 2.3.5. Điều kiện học tập, nghiên cứu của ngƣời dùng tin của Liên hợp thƣ viện đƣợc cải thiện nhờ tăng cƣờng năng lực phục vụ ngƣời dùng tin của thành viên Liên hợp Nhờ có nguồn tin điện tử, ngƣời dùng tin đã khai thác đƣợc thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy hay học tập. Số lƣợng tìm tin cũng nhƣ số tài liệu đƣợc tải xuống là đáng kể (Bảng 9). Bảng 9. Tình hình khai thác một số CSDL của Liên hợp thư viện 2006 - EBSCO 2007- EBSCO 2008 -EBSCO 2009 - Proquest Số lƣợt Số tải Số lƣợt Số tải Số lƣợt Số tải Số lƣợt Số tải tìm tin xuống tìm tin xuống tìm tin xuống tìm tin xuống 142.068 50.430 105.729 35.338 139.267 23.320 2.324.072 72.753 Nguồn: Báo cáo hoạt động của Liên hợp thư viện 2010 Giá thành một bài báo tải xuống nói chung là không cao (Bảng 10). Bảng 10. Giá trung bình cho một bài báo được tải xuống năm 2009 STT Tên đơn vị Chi phí (USD/bài tải xuống) Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 57
  58. 1. Trƣờng Đại học Nông nghiệp 1, Hà Nội 0,14 2. Thƣ viện Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí 0,15 Minh 3. Trƣờng Đại học Cần Thơ 0,32 4. Trƣờng Đại học An Giang 0,42 5. Trƣờng Đại học Vinh 0,52 6. Trƣờng Đại học Đà Lạt 0,68 7. Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh 0,93 8. Trƣờng Đại học Hà Nội 0,97 9. Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên 1,21 10. Trung tâm Thông tin KH&CN Tp. Hồ Chí 1,27 Minh 11. Trƣờng Đại học Hàng hải 1,33 12. Trung tâm Học liệu Đại học Đà Nẵng 1,48 13. Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội 1,58 14. Trƣờng Đại học Sƣ phạm Tp. Hồ Chí Minh 1,66 15. Trƣờng Đại học Lâm nghiệp 2,92 16. Viện Quản lý Kinh tế Trung ƣơng 3,42 17. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng 4,31 18. Viện Khoa học Tài chính 4,57 19. Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (NASATI) 7,90 Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 58
  59. 20. Trung tâm Học liệu Đại học Huế 9,52 21. Trƣờng Đại học Hoa Sen 9,72 22. Thƣ viện Quốc gia Việt Nam 13,92 23. Trƣờng Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh 47,12 24. Trƣờng Đại học Tây Nguyên 47,12 25. Đại học Quốc gia Việt Nam, Hà Nội 208,33 26. Trƣờng Đại học Kiến trúc Tp. Hồ Chí Minh không biết 27. Trƣờng Đại học Y tế Công cộng không biết 28. Viện Thông tin KHXH không biết 29. Hội Nhi khoa Tp. Hồ Chí Minh không biết Trung bình cho cả Liên hợp thƣ viện 1,80 Nguồn: Báo cáo hoạt động của Liên hợp thư viện 2009 Việc bổ sung tài liệu đặc biệt là tài liệu điện tử luôn đƣợc Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử chú trọng và phát triển. Liên hợp thƣ viện đã phối hợp, chia sẻ kinh phí để đặt mua một số CSDL cho các thành viên của mình để bổ sung các CSDL và tạp chí điện tử từ đó nguồn tin điện tử của Liên hợp đã tăng dần và đẩy mạnh hoạt động của Liên hợp thƣ viện. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 59
  60. CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Một số nhận xét, đánh giá về tình hình hoạt động của Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử đã góp phần phát triển đƣợc nguồn tin điện tử. Đây là một hoạt động trên cơ sở tự nguyện, xuất phát từ yêu cầu thực tế của hoạt dộng Thông tin – Thƣ viện Việt Nam là cần bổ sung các nguồn tin điện tử trong hoàn cảnh kinh phí hạn hẹp.  Liên hợp đã đạt được một số kết quả sau: Hoạt động của Liên hợp thƣ viện đã đƣợc sự ủng hộ của nhà nƣớc cũng nhƣ của các tổ chức quốc tế; Liên hợp thƣ viện đã xây dựng dự án, kêu gọi tài trợ và đƣợc tài trợ kinh phí là 370 nghìn đô la Mỹ để mua tài liệu điện tử trong 3 năm 2006-2007. Nếu nhƣ năm 2004, 2005 để mua quyền truy cập vào CSDL EBSCO, hàng năm mỗi đơn vị phải trả 35.000 USD, nhƣng hiện nay có thể Liên hợp thƣ viện chỉ phải trả trên 120.000 USD để mua quyền truy cập EBSCO cho cả nƣớc (hàng trăm đơn vị) (Hiện nay Liên hợp Thƣ viện đã quyết định mua Proquest Central thay cho EBSCO). Trong 2 năm 2005-2006, hơn 150 cán bộ của Liên hợp đã đƣợc đào tạo về kỹ năng truy cập nguồn tin điện tử, đƣa tạp chí lên mạng và đánh giá việc sử dụng các nguồn tin điện tử với sự giảng dạy và giáo trình của chuyên gia nƣớc ngoài. Hơn 3.000 ngƣời dùng tin (nhà nghiên cứu, giảng viên và học sinh) đã đƣợc giới thiệu và hƣớng dẫn về cách truy cập thông tin. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 60
  61. Một hình thức hợp tác phổ biến trên thế giới đã bắt đầu đƣợc áp dụng ở Việt Nam với những đặc thù riêng. Đây là một mô hình hợp tác với các thành viên ở tất cả các bộ, các ngành khác nhau và trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Mức độ đóng góp của các thành viên Liên hợp thƣ viện đã tăng dần từng năm. Bảng 2 cho thấy nếu nhƣ đến năm 2007, 75% kinh phí mua CSDL là do tổ chức AP tài trợ, 25% là do Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đóng góp, thì năm 2010, 100% kinh phí mua CSDL cho Liên hợp là do các thành viên cùng đóng góp (trong đó Cục Thông tin KH&CN Quốc gia đóng 45,45% (50.000 USD), một số thành viên đóng góp phần còn lại (60.000 USD, chiếm 54,54%).  Hạn chế: Hoạt động Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử đã đạt đƣợc những kết quả đáng kể tuy vậy vẫn còn một số hạn chế sau: - Tuy Liên hợp thƣ viện đã có dự thảo quy chế đƣợc tất cả các thành viên chấp thuận nhƣng việc thuyết minh, tiến hành để có cơ quan nhà nƣớc đứng ra bảo trợ (Bộ khoa học và Công nghệ, Bộ giáo dục và Đào tạo, ) vẫn chƣa đạt đƣợc. Nguyên nhân là cơ quan điều phối đang chờ văn bản hƣớng dẫn thi hành nghị định 159/2004/NĐ-CP về hoạt động thông tin KH&CN ban hành để làm cơ sở thuyết minh; - Vấn đề đóng hội phí cũng là vấn đề đang bàn bạc do quy chế tài chính của Việt Nam chƣa thuận tiện và các cơ quan TT-TV của Việt Nam không đƣợc phép chuyển thẳng tiền mua tài liệu từ ngân sách cho một nhà xuất bản hoặc phân phối ở nƣớc ngoài để đặt mua tài liệu; - Các cán bộ tham gia quản lý, điều hành và thực hiện các hoạt động của Liên hợp thƣ viện là cán bộ kiêm nhiệm và thực sự chƣa có kinh nghiệm về quản lý liên hợp thƣ viện; Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 61
  62. - Công tác tuyên truyền, phổ biến và tiếp thị các hoạt động và dịch vụ của Liên hợp thƣ viện vẫn còn hạn chế nên nhiều nhà nghiên cứu vẫn chƣa biết đến hoạt động của liên hợp thƣ viện; - Kinh phí để đặt mua các nguồn tin điện tử cho Liên hợp thƣ viện tuy đã tăng dần nhƣng vẫn còn rất hạn hẹp. Nhƣ vậy, khả năng phát triển bền vững của Liên hợp là rất khó; - Việc đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn tin này mới mang tính định lƣợng (số lần truy cập, tìm tin, tải bài toàn văn, ) chứ chƣa có đánh giá nào đƣợc tiến hành về hiệu quả của các tài liệu đƣợc tải xuống. 3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử, Liên hợp cần có những giải pháp cụ thể giúp cho Liên hợp có thể thu hút đƣợc nguồn vốn lớn thúc đẩy hoạt động của Liên hợp phát triển: 3.2.1. Tiếp tục đảm bảo sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ Để hoạt động có hiệu quả, Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử cần có sự bảo trợ của Bộ Khoa học và Công nghệ, thông qua cơ quan thông tin đứng đầu hệ thống là Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. Theo kinh nghiệm của các nƣớc, để triển khai Liên hợp với một nguồn tin nhƣ trên cần một khoản kinh phí mỗi năm vào khoảng 1,5-2 triệu USD. Khoản kinh phí này, xem ra có vẻ rất lớn nhƣng nếu nhƣ với khoản kinh phí nhƣ vậy mà thoả mãn đƣợc 80-90% nhu cầu thông tin cho nghiên cứu và phát triển khoa học, công nghệ thì cũng xứng đáng để đầu tƣ. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng sự bảo trợ từ cơ quan/tổ chức ban đầu là rất cần thiết trong giai đoạn đầu khi Liên hợp thƣ viện đƣợc thành lập và đi vào hoạt động. Tùy theo mỗi Liên hợp thƣ viện khác nhau mà những năm tiếp theo có thể đƣợc tài trợ toàn phần hoặc một phần kinh phí để bổ sung các nguồn thông tin. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 62
  63. Phần kinh phí còn lại do các thành viên phải đóng góp, hoặc đƣợc các tổ chức khác tài trợ. 3.2.2. Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ trong Liên hợp Ngày nay, các thƣ viện đều cần có một đội ngũ cán bộ có kỹ năng thƣ viện lẫn kỹ năng tin học, công nghệ thông tin. Các công nghệ mới có ảnh hƣởng sâu rộng tới mọi mặt trong đời sống và tất nhiên đối với cả các nhân viên thƣ viện. Những công nghệ mới là vấn đề rất đáng quan tâm và đó cũng là trọng tâm khác biệt của các thƣ viện viên trƣớc đây và thƣ viện ngày nay. Do vậy, đội ngũ cán bộ cần thiết phải có những yêu cầu cơ bản đáp ứng trong môi trƣờng mới. + Kiến thức về công CNTT, biết ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác thƣ viện, sử dụng thành thạo các phƣơng tiện kỹ thuật hiện đại của thƣ viện. + Có khả năng phân tích, tổng hợp các nguồn thông tin. Biết hƣớng dẫn, tƣ vấn thông tin cho ngƣời dùng tin. + Có ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh vì các sản phẩm thông tin khai thác trên mạng phần lớn sử dụng bằng tiếng Anh. Mặt khác tiếng Anh là thứ tiếng phổ thông trong quá trình hội nhập quốc tế. + Có khả năng tổ chức, quản lý thƣ viện, khả năng giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực thông tin – Thƣ viện. Cán bộ tham gia quản lý, điều hành Liên hợp thực sự chƣa có kinh nghiệm nên Liên hợp thƣ viện cần mở các lớp nâng cao kỹ năng về CNTT-TT cho cán bộ Thông tin – Thƣ viện của Liên hợp. Mở các khóa đào tạo cho các thành viên của Liên hợp từ đó sẽ giúp cho cán bộ của Liên hợp thành thạo đƣợc các kỹ năng truy cập nguồn tin điện tử, đƣa tạp chí lên mạng và đánh giá đƣợc việc sử dụng các nguồn tin điện tử. Mở các lớp đào tạo về việc đăng tải các tạp chí nghiên cứu khoa học trực tuyến và hỗ trợ về kỹ thuật phần mềm từ đó sẽ nâng cao đƣợc năng lực xuất bản và quản lý các tạp chí khoa học trong nƣớc của cán bộ Liên hợp. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 63
  64. 3.3.3. Đầu tư phát triển nguồn tin điện tử Nguồn tin điện tử của Liên hợp thƣ viện hiện nay vẫn còn hạn chế do vậy Liên hợp cần đầu tƣ phát triển nguồn tin điện tử. Trƣớc hết là thông qua bổ sung các CSDL và tạp chí điện tử Liên hợp sẽ phát triển đƣợc một nguồn tin điện tử với số lƣợng lớn. Liên hợp thƣ viện cần phối hợp, chia sẻ kinh phí để đặt mua một số CSDL cho các thành viên của mình để bổ sung các CSDL và tạp chí điện tử từ đó nguồn tin điện tử của Liên hợp sẽ tăng dần đẩy mạnh hoạt động của Liên hợp thƣ viện. 3.3.4. Tăng cường marketing các hoạt động và dịch vụ của Liên hợp Hiện nay nhiều nhà nghiên cứu vẫn chƣa biết đến hoạt động của Liên hợp thƣ viện do vậy Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử cần tăng cƣờng công tác tuyên truyên, phổ biến và tiếp thị các hoạt động và dịch vụ. Thông qua các buổi giới thiệu các nguồn tin điện tử và hƣớng dẫn về cách truy cập thông tin qua đó giúp Liên hợp thƣ viện đƣợc biết đến. Tổ chức giới thiệu nguồn tin điện điện tử của Liên hợp thông qua các website sẽ giúp cho ngƣời dùng tin (nhà nghiên cứu, giảng viên và học sinh) thông qua website sẽ biết tới hoạt động của Liên hợp. 3.2.5. Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong nước và ngoài nước Kinh phí đặt mua các nguồn tin điện tử cho Liên hợp thƣ viện vẫn còn rất hạn hẹp vì vậy để thu hút sự đầu tƣ của các tổ chức trong nƣớc và quốc tế Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử cần mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức trong nƣớc và ngoài nƣớc để tìm kiếm đối tác tài trợ cho Liên hợp phát triển. Việc tìm kiếm các nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế sẽ giúp cho việc bổ sung tài liệu dễ dàng. Khi mở rộng quan hệ hợp tác trao đổi sẽ giúp cho Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử có những khoản đầu tƣ từ những mối quan hệ đó. Đó sẽ là Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 64
  65. nguồn kinh phí giúp cho Liên hợp thƣ viện có thể bổ sung một số nguồn tin điện tử. Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 65
  66. PHẦN 3. KẾT LUẬN Ngày nay, các thƣ viện phải đối mặt với nhiều áp lực nhƣ lƣợng tài liệu xuất bản tăng lên đến bùng nổ thông tin; ngân sách cho thƣ viện nhỏ; số lƣợng ngƣời sử dụng các dịch vụ của thƣ viện phát triển không ngừng với tốc độ cao; yêu cầu các dịch vụ phải đƣợc tăng cƣờng về chất lƣợng; xuất bản ở dạng tài liệu số hóa đang phát triển mạnh; sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin và những ứng dụng của công nghệ thông tin để tăng cƣờng khả năng truy cập và lƣu trữ Để giải quyết những áp lực trên, các thƣ viện đã cộng tác với nhau để đƣa ra giải pháp cho những áp lực trên đó là thành lập Liên hợp thƣ viện. Đối với các nƣớc phát triển thì Liên hợp thƣ viện đã đƣợc hình thành và phát triển trong nhiều năm qua. Hiện nay trên thế giới đang tồn tại hàng ngàn Liên hợp thƣ viện có quy mô khác nhau: từ quy mô của một địa phƣơng, vùng/miền, tỉnh/thành phố, quốc gia và quốc tế. Liên hợp thƣ viện là một phần không thể thiếu của tổ chức thƣ viện, là một phần sống còn trong môi trƣờng hoạt động hiện nay của chúng ta và tiếp tục là một phần quan trọng của nghề thƣ viện. Động cơ thúc đẩy cho sự hình thành các Liên hợp thƣ viện là do các thƣ viện yêu cầu đƣợc làm việc cùng với nhau để chia sẻ tài nguyên, tìm kiếm và mang lại hiệu quả kinh tế cho tổ chức của mình. Liên hợp thƣ viện về các nguồn tin điện tử ở Việt Nam đƣợc thành lập từ năm 2004 đã đƣợc củng cố và phát triển. Liên hợp ra đời đã đáp ứng đƣợc sự mong mỏi của cộng đồng thông tin thƣ viện Việt Nam. Liên hợp thƣ viện đã có những đóng góp đáng kể vào nâng cao chất lƣợng học tập, nghiên cứu và đào tạo. Hoạt động của Liên hợp đã giới thiệu đƣợc cho cộng đồng các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh viên một nguồn lực thông tin phong phú, thay đổi Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 66
  67. phong cách học tập và nghiên cứu và nâng cao đƣợc kỹ năng cho cán bộ Việt Nam. Đây cũng là một hoạt động để tăng cƣờng hội nhập của Việt Nam với quốc tế. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Sách 1. Cao Minh Kiểm, Đào Mạnh Thắng (2010). Liên hợp thư viện Việt Nam về các nguồn tin điện tử - Một số kết quả hoạt động và nguồn tin phục vụ nghiên cứu và đào tạo về luật. Báo cáo trình bày tại Hội thảo “Thƣ viện Luật Việt Nam – Hợp tác và phát triển”, 2010 2. Đoàn Phan Tân. Thông tin Học: Giáo trình.-H.: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2001.-337tr. 3. Lê Văn Viết. Cẩm nang nghề thư viện.-H.: Văn hoá thông tin.- 2000.- 630tr 4. Nguyễn Viết Nghĩa (2002). Nghiên cứu các giải pháp bổ sung và khai thác nguồn tin điện tử tại Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công nghệ Quốc gia. Kỷ yếu Hội nghị ngành Thông tin Khoa học và công nghệ.-Lần thứ V; 2005, 33-38 5. Nguyễn Viết Nghĩa (2005). Consortium - Hình thức có hiệu quả để bổ sung nguồn tin điện tử. Trong "Kỷ yếu Hội nghị ngành Thông tin Khoa học và công nghệ - Lần thứ V" . Hà Nội : Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia , 2005. . - tr. 33-38 6. Số liệu thống kê tình hình sử dụng CSDL EBSCO, 5/2007 7. Số liệu thống kê tình hình sử dụng CSDL Blackwells, 5/2007 Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 67
  68. 8. Trần Thu Lan, Đào Mạnh Thắng (2007). Liên hiệp thư viện các nguồn tin điện tử: một số hoạt động và việc khai thác các nguồn tin điện tử của Việt Nam. Kỷ yếu Hội thảo khoa học Tiếp cận xây dựng thƣ viện số ở Việt Nam: Hiện trạng và vấn đề”. Hà Nội: Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc Gia, 2007,.-tr.41-51. 9. Vũ Anh Tuấn, Đặng Xuân Chế, Đào Mạnh Thắng. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng và phát triển Liên hợp thư viện Việt Nam để chia sẻ nguồn tin KH&CN (VietNam Library consortium on STI Resource). Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu cấp Bộ. Hà Nội: Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc Gia, 2007, 143 tr. B. Tài liệu trực tuyến 1. Websie: Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến 3. Website: Cơ sở dữ liệu ESBCO 4. Website: Cơ sở dữ liệu Blackwells 5. Website: Mạng Ấn Phẩm Khoa học Quốc tế 6. Tổ chức Atlantic Philanthropies Bàn Thị Năm K52 Thông tin – Thƣ viện 68