Luận án Đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện quân ủy trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc bộ quốc phòng giai đoạn hiện nay

pdf 201 trang thiennha21 15/04/2022 3410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện quân ủy trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc bộ quốc phòng giai đoạn hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_an_doi_moi_cong_tac_bo_nhiem_can_bo_dien_quan_uy_trung.pdf

Nội dung text: Luận án Đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện quân ủy trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc bộ quốc phòng giai đoạn hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ MINH SƠN ĐỔI MỚI CÔNG TÁC BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ Ở CÁC HỌC VIỆN VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2021
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ MINH SƠN ĐỔI MỚI CÔNG TÁC BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ Ở CÁC HỌC VIỆN VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 9 31 02 02 Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. NGÔ HUY TIẾP HÀ NỘI - 2021
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực; có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Lê Minh Sơn
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nước 6 1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 21 1.3. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án cần tập trung giải quyết 26 Chương 2: ĐỔI MỚI CÔNG TÁC BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ Ở CÁC HỌC VIỆN VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 29 2.1. Khái quát về Quân ủy Trung ương và cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng 29 2.2. Công tác bổ nhiệm và đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng 49 Chương 3: ĐỔI MỚI CÔNG TÁC BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ Ở CÁC HỌC VIỆN VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 71 3.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng 71 3.2. Thực trạng đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng 80 3.3. Nguyên nhân của thực trạng và kinh nghiệm đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng 100 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI CÔNG TÁC BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ Ở CÁC HỌC VIỆN VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG ĐẾN NĂM 2030 113 4.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng đẩy mạnh đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng đến năm 2030 113 4.2. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng đến năm 2030 125 KẾT LUẬN 157 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 171
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW Ban Chấp hành Trung ương BQP Bộ Quốc phòng BTV Ban Thường vụ CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTĐ, CTCT Công tác đảng, công tác chính trị CTQG Chính trị quốc gia ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam LLCT Lý luận chính trị QĐND Quân đội nhân dân QUTW Quân ủy Trung ương
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cán bộ là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng; gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước, của chế độ. Công tác cán bộ là nội dung quan trọng hàng đầu, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền Nhà nước. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (BCHTW) khóa XII khẳng định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng” và “công tác cán bộ là khâu "then chốt" của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị" [39]. Trong công tác cán bộ, bổ nhiệm cán bộ là nội dung rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định việc sử dụng cán bộ. Bổ nhiệm đúng sẽ sử dụng cán bộ có hiệu quả, phát huy được phẩm chất, năng lực của cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ; đồng thời cổ vũ, động viên cán bộ không ngừng phấn đấu vươn lên, trưởng thành và phát triển. Bổ nhiệm sai sẽ làm cho tổ chức trì trệ, rối loạn, công việc bê trễ, nhiệm vụ khó hoàn thành. Đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ sẽ nâng cao chất lượng, “được việc”, “được người”, “được tổ chức” bảo đảm về số lượng, tránh tình trạng hẫng hụt, bị động, chắp vá, không đồng bộ trong công tác cán bộ. Các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng (BQP) có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đội ngũ cán bộ diện Quân ủy Trung ương (QUTW) quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP là những cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, giữ các cương vị chủ chốt, trọng yếu ở các học viện và viện nghiên cứu; trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng học viện và viện nghiên cứu vững mạnh toàn diện, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Thực hiện tốt công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP là yêu cầu khách quan, thường xuyên; góp phần xây dựng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
  7. 2 Nhận thức rõ vai trò của đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP nói riêng, những năm qua, các cấp ủy đảng, trước hết là QUTW, BQP, Tổng cục Chính trị đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác cán bộ nói chung và đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ nói riêng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó có đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP có đủ phẩm chất, năng lực, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Tuy nhiên, việc đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP còn có những hạn chế, khuyết điểm. Trong một số trường hợp, bổ nhiệm cán bộ chưa bảo đảm tính khách quan, công tâm; việc thực hiện quy trình bổ nhiệm có lúc còn mang tính hình thức, thiếu chặt chẽ, làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP. Trong giai đoạn tới, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; yêu cầu xây dựng quân đội "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, ưu tiên một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại", xây dựng học viện và viện “chính quy, tiên tiến, mẫu mực”, đòi hỏi phải xây dựng đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bởi vậy, đẩy mạnh đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu là yêu cầu cấp bách, cần thiết nhằm lựa chọn đúng người vào đúng việc, tạo động lực cho đội ngũ cán bộ các cấp phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành, góp phần xây dựng các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu, với mong muốn góp phần vào thực hiện tốt hơn công tác bổ nhiệm cán bộ ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP.
  8. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích của luận án Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn, xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Tổng quan các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án; đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học và xác định những nội dung luận án cần tập trung giải quyết trong quá trình triển khai thực hiện đề tài. - Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về công tác bổ nhiệm và đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP hiện nay. - Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý được bổ nhiệm và thực trạng đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP những năm qua; chỉ ra ưu điểm, khuyết điểm; nguyên nhân của thực trạng và rút ra những kinh nghiệm. - Xác định phương hướng và những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP đến năm 2030. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP là đối tượng nghiên cứu của luận án. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu công tác bổ nhiệm lần đầu đối với cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP. Các tư liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu luận án được tập trung chủ yếu từ năm 2010 đến 2020. Phạm vi khảo sát thực tế ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP. Phương hướng, giải pháp của luận án có giá trị đến năm 2030.
  9. 4 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN); các nghị quyết, quy chế, quy định của QUTW, BQP, Tổng cục Chính trị về cán bộ, công tác cán bộ và công tác bổ nhiệm cán bộ trong quân đội. 4.2. Cơ sở thực tiễn Luận án được nghiên cứu dựa trên thực tiễn công tác cán bộ và công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP; các báo cáo tổng kết về công tác cán bộ, CTĐ, CTCT của Tổng cục Chính trị, Cục Cán bộ, đảng ủy, thường vụ đảng ủy, cơ quan chính trị ở các học viện và viện nghiên cứu. Luận án kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu liên ngành và chuyên ngành trrên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Các phương pháp được chú trọng đó là: lô gíc - lịch sử; phân tích - tổng hợp; tiếp cận hệ thống, so sánh; điều tra xã hội học; phương pháp chuyên gia và tổng kết thực tiễn. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Xác lập khái niệm và làm rõ nội dung đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP. - Đánh giá đúng thực trạng đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP đến năm 2030. Trong đó, có một số giải pháp mới, mang tính đột phá, như: 4.2.2. Xây dựng, ban hành tiêu chuẩn các chức danh cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng phù
  10. 5 hợp với yêu cầu thời kỳ mới; 4.2.3. Kết hợp chặt chẽ đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng với đổi mới các nội dung của công tác cán bộ; 4.2.4. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện qui trình bổ nhiệm cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển lý luận về đổi mới công tác cán bộ, công tác bổ nhiệm cán bộ trong hệ thống chính trị nói chung; về đổi mới công tác cán bộ trong quân đội và công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện, nhà trường và viện nghiên cứu trực thuộc BQP, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án cung cấp thêm những luận cứ khoa học cho cấp uỷ, tổ chức đảng, cán bộ chủ trì, cơ quan chính trị trong đổi mới công tác cán bộ nói chung và đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP nói riêng. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy và học tập môn Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước trong các cơ sở đào tạo và môn Công tác đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) trong các học viện, nhà trường quân đội. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm: phần mở đầu; phần nội dung với 4 chương, 10 tiết; phần kết luận; danh mục các công trình khoa học đã công bố của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
  11. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về cán bộ, đội ngũ cán bộ * Các sách chuyên khảo, tham khảo - Cao Khoa Bảng (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố, Nxb CTQG, Hà Nội [8]. Tác giả đã nghiên cứu về vị trí, vai trò của xây dựng đội ngũ cán bộ; khái niệm về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chủ chốt. Trên cơ sở đánh giá thực trạng của đội ngũ, tác giả đã nêu ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố. Cuốn sách mới chỉ bàn sâu về nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ và chưa đi sâu nghiên cứu về đổi mới công tác cán bộ nói chung và công tác bổ nhiệm cán bộ nói riêng. - Trịnh Cư, Nguyễn Duy Hùng và Lê Văn Yên (2009), Kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [26]. Trên cơ sở nghiên cứu công tác xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung Quốc, các tác giả cho rằng Trung Quốc rất quan tâm xây dựng đội ngũ trong thời kỳ mở cửa, hội nhập quốc tế. Trung Quốc nghiên cứu nhiều nội dung đổi mới, cải cách công tác tuyển chọn cán bộ, đề cao việc kiểm tra chặt chẽ công tác tuyển chọn, bố trí cán bộ; hoàn thiện chế độ sát hạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Những kinh nghiệm và các giải pháp của Đảng Cộng sản Trung Quốc có giá trị tham khảo để đổi mới một số nội dung của công tác cán bộ, trong đó có bổ nhiệm cán bộ. - Đức Vượng (2010), Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [141]. Thực tiễn quá trình Chủ tịch Hồ Chí Minh rèn luyện, đào tạo và sử dụng cán bộ, sử dụng nhân tài xuyên suốt trong cuộc đời, sự nghiệp và các tác phẩm của Người đã được trình bày trong cuốn sách. Qua nghiên cứu tổng quát những quan điểm, tư tưởng của người về phương hướng, phương pháp phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; tác giả đã
  12. 7 nhấn mạnh về phẩm chất, năng lực cán bộ gồm đức và tài; lựa chọn cán bộ đi đôi với sử dụng cán bộ, bố trí công tác cán bộ hợp lý, khéo léo. Tác phẩm là kho tư liệu quý giá tư tưởng của Hồ Chí Minh về công tác cán bộ; có giá trị tham khảo sâu sắc với luận án. * Luận án tiến sĩ - Trịnh Thanh Tâm (2012), Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng ĐCSVN, Học viện CTQG Hồ Chí Minh [118]. Luận án đã làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng, đặc điểm của đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ và thực trạng của đội ngũ cán bộ chủ chốt diện này, chỉ ra nguyên nhân và kinh nghiệm xây dựng; luận án cũng đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng những năm tới. Trong đó, việc nâng cao chất lượng công tác cán bộ cũng được trình bày chi tiết ở một giải pháp lớn; song, việc đổi mới công tác cán bộ và công tác bổ nhiệm cán bộ luận án chưa đề cập đến. - Nguyễn Khắc Hà (2014), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng ở nước ta giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh [47]. Luận án đã luận giải khái niệm, chức năng, nhiệm vụ, vai trò và đặc điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chuyên trách thi đua, khen thưởng; đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, dự báo tình hình và phương hướng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý chuyên trách công tác thi đua khen thưởng ở nước ta. Từ đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ này. Luận án có giá trị tham khảo trong luận giải các nội dung: khái niệm về cán bộ, cán bộ lãnh đạo quản lý và một số giải pháp về công tác cán bộ hiện nay. - Đới Văn Tặng (2015), Bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh uỷ quản lý ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh
  13. 8 [117]. Luận án đã luận giải khái niệm, chỉ ra vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh uỷ quản lý ở khu vực này; luận án nêu nên các đặc điểm nổi bật, đánh giá thực trạng về tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ đó; dự báo những nhân tố tác động; phương hướng và đề xuất nhiều giải pháp để bảo đảm tính liên tục và phát triển của đội ngũ cán bộ diện ban thường vụ tỉnh uỷ quản lý ở đồng bằng sông Hồng đến năm 2025. Tuy nhiên, công tác bổ nhiệm cán bộ và đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ luận án chưa đề cập đến. * Các bài báo khoa học - Nguyễn Doãn Khánh (2011), Phát huy dân chủ để xây dựng đội ngũ cán bộ của dân, do dân, vì dân, Tạp chí Xây dựng Đảng [66]. Tác giả xác định: “Đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với việc xây dựng đội ngũ cán bộ là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt của công tác xây dựng Đảng” là giải pháp hàng đầu trong thực hiện chiến lược trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tác giả còn làm rõ thực hiện dân chủ trong đánh giá cán bộ, trong quy hoạch cán bộ, trong tuyển chọn, sắp xếp, bố trí, luân chuyển cán bộ, trong xây dựng tiêu chuẩn và thực hiện chuẩn hoá đội ngũ cán bộ. Từ đó, kiến nghị một số vấn đề về phát huy dân chủ trong xây dựng đội ngũ cán bộ của dân, do dân và vì dân. Đây là tài liệu có giá trị trong việc đề xuất giải pháp đổi mới các khâu trong công tác cán bộ nhằm đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch. - Nguyễn Thị Hường (2018), Phẩm chất người lãnh đạo, quản lý trong bối cảnh hội nhập, Tạp chí Tổ chức nhà nước điện tử [62]. Tác giả đưa ra khái niệm, vị trí, vai trò về người lãnh đạo, quản lý trong bối cảnh hội nhập. Từ thực trạng công tác cán bộ, đặc biệt là công tác bổ nhiệm vào các cương vị lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam trong nhiều năm gần đây, tác giả xác định tiêu chuẩn người lãnh đạo, quản lý: phải có kỹ năng lãnh đạo, quản lý; phải là nhà thiết kế chiến lược, khả năng dự đoán tương lai, làm chủ các tình huống dự báo, nhận thức được các cơ hội và rủi ro, phải là người có đức và bản lĩnh chính trị. Mặc dù, bài viết chưa đề cập đến đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ, tuy nhiên đây là tài liệu
  14. 9 tham khảo có giá trị cho luận án đề xuất giải pháp về việc đổi mới tiêu chí đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ diện QUTW quản lý hiện nay. - Vũ Lân (2019), Dựa vào nhân dân để xây dựng đội ngũ cán bộ, Tạp chí Xây dựng đảng [69]. Trên tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khoá XII, tác giả đã khẳng định vấn đề nghị quyết nêu lên rất đúng, rất kịp thời đó là: tầm quan trọng của việc dựa vào nhân dân trong xây dựng đội ngũ cán bộ. So với các đại hội trước, từ đại hội VI đến nay, nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị quyết đã xác định thể hiện một cách toàn diện, sâu sắc hơn. Từ phân tích những nội dung đã phát huy tốt trong bầu cử, giám sát cán bộ và lấy ý kiến nhận xét từ nhân dân, bài viết đưa ra 6 nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ. Các giải pháp này có giá trị trong đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ. 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về công tác cán bộ và công tác bổ nhiệm cán bộ * Các đề tài khoa học - Trương Thị Thông (chủ nhiệm) (2006), Bệnh quan liêu trong công tác cán bộ trong điều kiện Đảng cộng sản cầm quyền - Thực trạng và giải pháp đề phòng và khắc phục, đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện CTQG Hồ Chí Minh [124]. Đề tài tập trung nghiên cứu tổng quát bệnh quan liêu trong công tác cán bộ, đặc biệt là từ khi đổi mới đến nay. Đề tài đã đánh giá thực trạng, nguyên nhân của bệnh quan liêu trong công tác cán bộ ở nước ta, từ đó đề xuất những giải pháp và kiến nghị đề phòng và khắc phục bệnh quan liêu trong công tác cán bộ trong điều kiện Đảng Cộng sản cầm quyền hiện nay. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác bổ nhiệm và đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP hiện nay. - Đỗ Ngọc Ninh (chủ nhiệm) (2010), Công tác xây dựng Đảng thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay, đề tài khoa học cấp cơ sở, Học viện CTQG Hồ Chí Minh [95]. Trong các nội dung nghiên cứu, đề tài đã khái quát các chủ trương lớn, nguyên tắc tổ chức hoạt động; mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, những giải pháp lớn của công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ từ đại hội IV
  15. 10 đến đại hội X. Đề tài tổng kết nhiều lý luận và thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng, nhất là xây dựng đội ngũ cán bộ. Đề tài có giá trị tham khảo trong đánh giá thực trạng đổi mới công tác cán bộ và công tác bổ nhiệm cán bộ. - Trần Minh Tuấn (2011), Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý theo chức danh tại Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Đề tài khoa học cấp Bộ [134]. Xuất phát từ thực tiễn, đề tài nêu rõ tính cấp thiết của đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý theo chức danh và những vấn đề đặt ra cần giải quyết. Đề tài đề cập đến việc đổi mới nội dung công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý, đây cũng là một nội dung có liên quan trong việc thực hiện đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ; nhất là những giải pháp chủ yếu để nâng cao công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý tại Học viện. * Các sách chuyên khảo, tham khảo - Bùi Đình Phong (2006), Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, NXB Lao động, Hà Nội [99]. Các tác phẩm, bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được nghiên cứu và tổng hợp qua cuốn sách thành hệ tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Những tư tưởng đó đến nay vẫn còn nguyên giá trị cả trong lý luận và thực tiễn. Từ thực trạng công tác cán bộ trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, cuốn sách đã nêu ra những nguyên nhân căn bản và đồng thời đề xuất một số giải pháp để vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ. Cuốn sách có giá trị tham khảo quan trọng, trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh để đề xuất đổi mới từng khâu của công tác cán bộ liên quan đến đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ. - Bùi Ngọc Thanh (2008), Một số vấn đề xây dựng Đảng và công tác cán bộ, NXB Chính trị quốc gia [119]. Cuốn sách chia làm hai phần: bàn về một số vấn đề xây dựng Đảng và bàn về một số vấn đề công tác cán bộ. Tác giả đã đánh giá khái quát việc thực hiện tiêu chuẩn cán bộ trong hệ thống chính trị đã được Hội nghị Trung ương 3 khoá VIII của Đảng xác định, bên cạnh chỉ ra ưu điểm, cuốn sách cũng chỉ ra những hạn chế trong công tác cán bộ. Từ đó, đề xuất nhiều giải pháp có giá trị trong việc nâng cao chất lượng công tác cán bộ, trong đó có
  16. 11 vấn đề nghiên cứu hoàn thiện quy trình, trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác bổ nhiệm cán bộ. Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị đối với đánh giá thực trạng và giải pháp đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ. - Nguyễn Minh Tuấn (2012), Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB CTQG, Hà Nội [135]. Cuốn sách luận giải tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ; quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ. Trên cơ sở thực trạng của công tác cán bộ, cuốn sách xác định một số giải pháp tiếp tục đổi mới các khâu trong công tác cán bộ theo hướng đổi mới đồng bộ, tập trung đổi mới khâu mang tính đột phá để tạo bước thay đổi căn bản, rõ rệt và hiệu quả công tác cán bộ; trong đó phải quan tâm xây dựng tổ chức và con người làm công tác tổ chức, cán bộ. - Nguyễn Văn Quynh (chủ biên) (2016), Đổi mới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu của các cơ quan Đảng ở Trung ương [113]. Cuốn sách đề cập đến vấn đề đổi mới công tác xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu của các cơ quan Đảng ở Trung ương. Qua phân tích sâu sắc những kết quả, kinh nghiệm thực tiễn thời gian qua, dựa trên cơ sở lý luận và những yêu cầu đặt ra trong tình hình mới, các tác giả đã xác định quan điểm, mục tiêu và đề xuất sáu nhóm giải pháp đổi mới công tác tham mưu của cán bộ ở các cơ quan Đảng ở Trung ương. - Nguyễn Minh Tuấn (2017), Đổi mới việc đánh giá, sử dụng cán bộ, NXB Lý luận Chính trị [136]. Cuốn sách luận giải sâu sắc cơ sở lý luận về đánh giá, sử dụng cán bộ: khái niệm, vai trò, quan điểm, phương pháp, nội dung quy trình đánh giá và sử dụng cán bộ. Đồng thời, phân tích thực trạng, nguyên nhân của đánh giá, sử dụng cán bộ hiện nay. Trên cơ sở đó, xác định mục tiêu, phương hướng và những giải pháp đổi mới việc đánh giá, sử dụng cán bộ. Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị cho hướng tiếp cận của luận án, đã bước đầu đề cập đến nội dung đổi mới đánh giá, sử dụng cán bộ qua hình thức thi tuyển.
  17. 12 - Nhiều tác giả (2018), Cán bộ, đảng viên đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải đề cao trách nhiệm, gương mẫu đi đầu, Nxb CTQG Sự thật, Hà Nội [96]. Cuốn sách gồm 2 phần: Phần 1. Một số văn bản của Đảng về trách nhiệm nêu gương; Phần 2. Một số bài viết về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Cuốn sách làm rõ những nội dung cụ thể về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cơ quan đơn vị. Đây là tài liệu tham khảo giúp NCS xác định những giải pháp đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ. * Luận án tiến sĩ - Phạm Tất Thắng (2011), Đánh giá cán bộ huyện diện Ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở đồng bằng sông Hồng trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh [122]. Luận án trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá cán bộ huyện diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng. Từ đó, xác định phương hướng và mục tiêu của đánh giá cán bộ; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm đánh giá đúng đối với đối tượng cán bộ trên từ nay đến năm 2020. Trong hệ thống giải pháp, luận án đi sâu khâu nội dung đổi mới đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm. Đây là vấn đề có giá trị tham khảo thiết thực đối với đề tài của luận án. - Nguyễn Văn Côi (2012), Luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ tỉnh uỷ quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học Viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, [24]. Luận án đã luận giải khái niệm, mục đích, vai trò, hình thức và quy trình của luân chuyển cán bộ, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ này được luân chuyển và thực trạng luân chuyển cán bộ ở các tỉnh miền núi phía Bắc, làm rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm. Từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao chất lượng việc luân chuyển cán bộ diện ban thường vụ tỉnh uỷ quản lý ở các tỉnh miền núi phía Bắc thời gian tới. Đây là tài liệu có giá trị cả phần lý luận và các giải pháp đối với đề tài luận án.
  18. 13 - Trần Thị Thanh Nhàn (2014), Quy hoạch cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành uỷ quản lý ở đồng bằng Bắc bộ giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh [93]. Luận án đưa được ra khái niệm tổng quát về quy hoạch cán bộ; cán bộ diện ban thường vụ tỉnh, thành uỷ quản lý ở đồng bằng Bắc bộ; đánh giá sâu sắc thực trạng, làm rõ nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm của công tác quy hoạch cán bộ. Trên cơ sở dự báo những yếu tố tác động, luận án xác định phương hướng và đề xuất năm giải pháp chủ yếu đẩy mạnh quy hoạch cán bộ. Nhiều giải pháp có liên quan đến bố trí, bổ nhiệm cán bộ. - Võ Mạnh Sơn (2015), Phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh uỷ ở Bắc Trung Bộ giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện CTQG Hồ Chí Minh [116]. Luận án trình bày khái niệm, nội dung của công tác cán bộ và phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh uỷ vùng Bắc Trung Bộ; đánh giá thực trạng; làm rõ nguyên nhân của công tác cán bộ; phương thức lãnh đạo công tác cán bộ. Trên cơ sở dự báo những yếu tố tác động, luận án xác định phương hướng và đề xuất giải pháp đổi mới phương thức lãnh đạo công tác cán bộ của các tỉnh uỷ ở Bắc Trung Bộ đến năm 2030. * Các bài báo khoa học - Trần Hậu Thành (2006), Đổi mới công tác cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng [120]. Tác giả đã phân tích những thành tựu và những hạn chế, yếu kém của công tác cán bộ sau 20 năm đổi mới và cho rằng, những hạn chế, yếu kém đó là một nguyên nhân dẫn tới một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Từ đó, tác giả đề xuất nội dung đổi mới các khâu trong công tác cán bộ và những giải pháp tổ chức thực hiện tốt nội dung đổi mới. Tuy nhiên, bài viết chưa bàn sâu về đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ theo hướng nào. - Nguyễn Đức Hạt (2007), Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức cán bộ, Tạp chí Cộng sản [49]. Tác giả đã đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế, yếu kém của công tác tổ chức cán bộ thời gian qua. Để khắc phục những hạn chế, yếu kém đó, theo tác giả cần phải tiếp tục đổi mới tất cả các khâu trong
  19. 14 công tác tổ chức, cán bộ; trong đó có công tác bổ nhiệm, sử dụng cán bộ. Bài viết phân tích sâu sắc nhiều thực trạng công tác cán bộ và có giá trị trong đánh giá thực trạng đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ và đội ngũ cán bộ. - Nguyễn Minh Tuấn (2007), Về thí điểm bổ nhiệm, đề bạt cán bộ sau khi cán bộ trình bày đề án, Tạp chí Xây dựng Đảng [132]. Theo tác giả, việc bổ nhiệm, đề bạt cán bộ sau khi cán bộ trình bày đề án để tuyển chọn, đề bạt cán bộ sẽ góp phần khắc phục tình trạng tiêu cực trong đánh giá, bố trí cán bộ - vốn là vấn đề hết sức nhạy cảm. Đây là sự “cạnh tranh lành mạnh” để cán bộ có chí hướng vươn lên, thể hiện tài năng, trí tuệ, phẩm chất đạo đức của mình. Đó còn là động lực thúc đẩy ý thức tự học tập, tự hoàn thiện nhân cách, là bước tiến dân chủ hóa trong công tác cán bộ. Bài báo là tài liệu thảo có giá trị đối với luận án, nhất là hướng tiếp cận trình bày đề án trước khi bổ nhiệm cán bộ. - Phạm Thông (2012), Cần một cơ chế tuyển chọn, đề bạt cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng điện tử [125]. Theo tác giả, việc đầu tiên và cần thiết là có một cơ chế tuyển chọn, đề bạt cán bộ khoa học, dân chủ, công bằng. Cơ chế đó sẽ loại trừ được những tiêu cực, tuỳ tiện, thiên lệch trong tuyển chọn, sử dụng cán bộ. Đó cũng là điểm xuất phát ngăn chặn tư tưởng cơ hội, thói nịnh bợ, bằng giả, trình độ giả để thăng quan, tiến chức và cũng sẽ góp phần hạn chế có hiệu quả những hiện tượng tiêu cực khác trong công tác cán bộ. - Nguyễn Trần Hoàng (2012), Khắc phục những thiếu sót trong công tác bổ nhiệm cán bộ”, Tạp chí Nhân dân điện tử [56]. Tác giả đã đi sâu phân tích những hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân trong công tác bổ nhiệm cán bộ những năm qua, đồng thời đề ra giải pháp thiết thực nhằm khắc phục những thiếu sót, thực hiện tốt hơn công tác bổ nhiệm cán bộ trong thời gian tới. Bài viết nêu bật được những điểm yếu trong công tác bổ nhiệm cán bộ, do đó là cơ sở tham khảo cho luận án về đề xuất các giải pháp đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ. - Hồng Văn (2013), “Bước đột phá trong công tác cán bộ ở Thái Bình”, Tạp chí Xây dựng Đảng [138]. Bài viết nêu ra cách làm mới của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình, trên cơ sở sửa đổi, bổ sung quy trình bổ nhiệm cán bộ và giới
  20. 15 thiệu cán bộ ứng cử. Việc sửa đổi, bổ sung quy trình bổ nhiệm cán bộ góp phần tăng cường tính dân chủ, phát huy trí tuệ tập thể trong tuyển chọn cán bộ lãnh đạo, quản lý. Để thực hiện tốt điều đó, cần làm tốt khâu đánh giá, tuyển chọn cán bộ để đưa nguồn vào quy hoạch. Mặt khác, hàng năm đều phải thực hiện đánh giá, sàng lọc cán bộ; tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo để cán bộ diện quy hoạch đủ điều kiện cả về phẩm chất và năng lực khi được bổ nhiệm. - Nguyễn Thế Tư (2015), Để thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý có hiệu quả, Tạp chí Xây dựng Đảng [131]. Tác giả đã làm rõ vị trí, ý nghĩa và một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời gian vừa qua. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng thi tuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong bổ nhiệm cán bộ hiện nay. Bài viết đánh giá cách làm mới trong công tác cán bộ thời gian qua là thi tuyển cán bộ. Bài viết chưa đề cập đến nội dung, cách thức thi tuyển, song có giá trị tham khảo cho luận án trong đề xuất hệ giải pháp đổi mới bổ nhiệm cán bộ. - Nguyễn Quang Dung (2016), Đổi mới công tác đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng [29]. Trên cơ sở những hạn chế, yếu kém trong công tác xây dựng Đảng mà Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII chỉ rõ, tác giả nêu vấn đề về đổi mới công tác đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ. Từ đó, tác giả xác định những nội dung cần thực hiện tốt trong công tác đánh giá, lựa chọn, bố trí, sử dụng cán bộ. - Nhị Hà (2016), Đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng [48]. Tác giả đã phân tích rõ những kết quả đạt được và hạn chế trong quy trình “3 bước” của công tác bổ nhiệm cán bộ theo Quyết định số 68-QĐ/TW về "Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử” và sửa đổi bổ sung, cải tiến quy trình bổ nhiệm cán bộ thành quy trình “5 bước”; tác giả so sánh giữa hai quy trình, chỉ ra nhiều điểm mới, chặt chẽ hơn, dân chủ hơn. Từ đó, bài bài đề xuất những biện pháp nhằm thực hiện tốt quy trình bổ nhiệm mới, nâng cao chất lượng cán bộ. - Mai Văn Chính (2017), Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng [22]. Bài viết trình bày những kết quả của công tác đào tạo, bồi
  21. 16 dưỡng cán bộ, chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân. Từ đó, tác giả đề xuất một số nội dung, nhiệm vụ để thực hiện đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn thời kỳ mới. Bài viết đề cập vấn đề sát với luận án, đó là đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đổi mới một khâu của công tác cán bộ. Tuy nhiên, bài viết phạm vi đối tượng nghiên cứu tầm vĩ mô. - Nguyễn Mậu Quyết (2018), Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ đức, đủ tài, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, Tạp chí Cộng sản điện tử [112]. Từ thực tiễn của hệ thống chính trị Việt Nam, tác giả đã phân tích, lý giải nhu cầu khách quan và cấp bách về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược. Tác giả đánh giá: “Cán bộ, đảng viên càng có vị trí trọng trách lớn thì càng đòi hỏi cao về phẩm chất năng lực, trí tuệ, đạo đức, trách nhiệm, ý thức xã hội và tinh thần dân tộc”. Từ đó, tác giả đề xuất 6 giải pháp để xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược đủ đức và tài. Bài báo là nguồn tư liệu quan trọng cho NCS tham khảo để xây dựng những giải pháp đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ mà luận án nghiên cứu. - Lê Xuân Lịch (2019), Những điểm mới về công tác cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng [75]. Bài viết nêu ra những ý nghĩa việc ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoá XII) về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, đã khắc phục căn bản những hạn chế và tạo bước đột phá mới trong công tác cán bộ. Bài viết đã phân tích sâu sắc những điểm mới về xây dựng đội ngũ cán bộ trên cơ sở lấy đức làm gốc, trọng dụng nhân tài và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao; phát huy vai trò của nhân dân trong việc đánh giá cán bộ các cấp ở địa phương; kiểm soát chặt chẽ quyền lực trong công tác cán bộ. - Đặng Xuân Hoan (2019), Đổi mới nội dung và phương pháp bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, Tạp chí Xây dựng Đảng [55]. Bài viết trên cơ sở quan điểm của Đảng về: cán bộ cấp chiến lược; vấn đề bồi dưỡng cán bộ cấp chiến lược, yêu cầu đối với việc bồi dưỡng và định hướng đổi mới nội dung phương pháp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cán bộ cấp chiến lược; đã đưa ra chín nội dung đổi mới cách tiếp cận và tư duy về bồi dưỡng. Vấn đề đối tượng
  22. 17 và nội dung bài viết có liên quan đến luận án, tuy chưa bàn sâu về đối tượng, cách làm cụ thể. - Phạm Văn Định (2019), Về việc kiểm soát quyền lực trong cơ quan tổ chức - cán bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng [46]. Bài viết nêu ra thực trạng của công tác cán bộ trong thời gian vừa qua, chỉ ra nguyên nhân sâu xa của tình trạng làm quyền, lợi dụng quyền lực trong công tác cán bộ là việc kiểm soát quyền lực chưa có hoặc thiếu cụ thể, mạnh mẽ. Từ vấn đề cấp bách đó, tác giả đề xuất năm giải pháp nhằm góp phần kiểm soát quyền lực trong cơ quan tổ chức - cán bộ, trong đó có giải pháp thứ ba là đề xuất tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các kẽ hở trong các quy trình, quy định, bảo đảm các thủ tục công tác cán bộ chặt chẽ, hiệu quả. 1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ và công tác bổ nhiệm cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam * Đề tài khoa học các cấp - Trần Danh Bích (chủ biên) (1999), Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, Chương trình khoa học công nghệ cấp BQP KXB-96, Mã số KXB 96-09 [9]. Trên cơ sở luận giải làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, đề tài đề xuất một hệ thống các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới. Trong hệ thống giải pháp đó, theo tác giả, cần chú trọng vấn đề bố trí, sử dụng cán bộ, thực hiện sự chuyển tiếp các thế hệ cán bộ. Đề tài nghiên cứu tầm vĩ mô các vấn đề liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội, là tài liệu tham khảo thiết thực đối với đề tài luận án. - Cục Cán bộ (2014), Nghiên cứu giải pháp thu hút tài năng phục vụ quân đội trong tình hình mới, đề tài khoa học cấp BQP, mã số 2012.12.027 [25]. Đề tài trình bày khái niệm, vị trí, vai trò của tài năng và thu hút tài năng phục vụ quân đội. Qua khảo sát, đánh giá thực trạng việc thu hút tài năng phục vụ quân đội hiện nay, chỉ ra nguyên nhân; những kinh nghiệm; yêu cầu và những yếu tố tác động. Từ đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu thu hút tài năng phục vụ quân đội trong tình hình mới. Đề tài có nhiều giải pháp có tính mới và khả thi cao như
  23. 18 đổi mới để chính sách tuyển chọn thu hút được tài năng; quy hoạch, đào tạo và tạo điều kiện cho phấn đấu, rèn luyện và trưởng thành. * Các sách chuyên khảo, tham khảo - Nguyễn Văn Quang (chủ biên) (2013), Xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội thời kỳ mới, Nxb QĐND [102]. Trên cơ sơ nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả đánh giá những thành tựu và hạn chế trong xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành khoa học xã hội và nhân văn quân sự, từ đó, đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ đầu ngành khoa học xã hội và nhân văn quân sự, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới. Cuốn sách đề cập nhiều giải pháp có tính khả thi, tuy nhiên chủ yếu là nâng cao và đẩy mạnh thực hiện các khâu trong công tác tổ chức, cán bộ. - Học viện Quốc phòng (2013), Nâng cao năng lực tư duy của cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược trong Quân đội thời kỳ mới, Giáo trình đào tạo cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược, Hà Nội [59]. Cuốn sách trình bày khái niệm và nội dung năng lực tư duy, nâng cao năng lực tư duy của cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược trong quân đội. Từ đó, xác định phương hướng và những giải pháp nâng cao năng lực tư duy của đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược trong quân đội thời kỳ mới. Đây cũng là một tiêu chí quan trọng đối với đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP. - Võ Tiến Trung (chủ biên) (2015), Xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược trong Quân đội thời kỳ mới, Học viện Quốc phòng, Hà Nội [130]. Cuốn sách gồm 2 phần, phần 1, trình bày một số vấn đề cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược trong quân đội. Ở phần 2, cuốn sách xác định phương hướng và những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược trong quân đội thời kỳ mới. Phương hướng và giải pháp được nêu trong cuốn sách có tính khả thi cao trong việc xây dựng đội ngũ quan trọng của quân đội, đội ngũ cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược. - Ngô Xuân Lịch (2016), Xây dựng Đảng bộ Quân đội ngang tầm với nhiệm vụ mới, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội [74]. Cuốn sách tập hợp những bài nói, bài viết của Đại tướng Ngô Xuân Lịch, tập trung chủ yếu bàn về
  24. 19 công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Quân đội trong tình hình mới. Cuốn sách có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn đối với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với QĐND Việt Nam; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị; xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Trong đó, có các nội dung về công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ trong QĐND Việt Nam. * Luận văn, Luận án tiến sĩ - Nguyễn Quang Phát (2001), “Xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội của Quân đội nhân dân Việt Nam trong giai đoạn hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quân sự [98]. Tác giả đã phân tích, làm sáng tỏ cơ sở hình thành và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ chính trị viên; đánh giá thực trạng và những vấn đề đặt ra với công tác xây dựng đội ngũ này trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, luận án xác định phương hướng và những giải pháp cơ bản xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị cấp phân đội theo tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. - Nguyễn Minh Khôi (2011), Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan trong quân đội giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự [68]. Luận án đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan quản lý giáo dục - đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan trong quân đội hiện nay; xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ đó hiện nay. - Phạm Trung Thành (2019), Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự, BQP [121]. Luận án luận giải những vấn đề về lý luận và thực tiễn về đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan; đánh giá đúng thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ này, chỉ ra nguyên nhân, kinh nghiệm, đề xuất phương hướng, yêu cầu và những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện, trường sĩ quan QĐND Việt Nam hiện nay.
  25. 20 * Các bài báo khoa học - Bùi Quang Cường (2012), Quán triệt quan điểm của Đảng trong xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội hiện nay, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự [27]. Bài viết xác định, xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội vững mạnh là một nội dung trọng tâm của công tác xây dựng Đảng bộ Quân đội và xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Để làm tốt việc này cần phải nắm vững các quan điểm của Đảng về tiêu chuẩn chính trị, đạo đức, năng lực của cán bộ; chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; thường xuyên rèn luyện, thử thách cán bộ. Bài viết là tài liệu tham khảo có giá trị đối với luận án trong xác định tiêu chuẩn cán bộ diện QUTW quản lý ở học viện, viện nghiên cứu trực thuộc BQP. - Lương Cường (2012), Xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI), Tạp chí điện tử Quốc phòng toàn dân [28]. Tác giả nêu rõ vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ quân đội là lực lượng nòng cốt trong tổ chức thực hiện đường lối quân sự, quốc phòng của Đảng; quyết định trong tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của quân đội ta. Tác giả cũng chỉ ra thực trạng của công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong thời gian vừa qua, đánh giá nhiều mặt thực hiện tốt và có đổi mới; nêu ra nhiều điểm còn tồn tại, nổi lên là tính phê bình và tự phê bình trong đội ngũ cán bộ. Từ đó, tác giả đề xuất những giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng. - Nguyễn Trần Long (2016), Xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự [76]. Bài viết trình bày quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng đội ngũ cán bộ. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp để làm tốt việc xây dựng đội ngũ cán bộ quân đội trong tình hình mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh được nêu trong bài viết là cơ sở xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội và thực hiện tốt công tác cán bộ trong Quân đội hiện nay. Tuy bài viết không đề cập đến nội dung đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ, nhưng nhiều nội dung có liên quan đến cơ sở lý luận của luận án.
  26. 21 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI 1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về cán bộ và công tác cán bộ Trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh, quân đội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa; từ thực tiễn xây dựng quân đội của mỗi nước, các nhà khoa học ở các nước xã hội chủ nghĩa đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang; về xây dựng tổ chức đảng trong quân đội; về công tác cán bộ và công tác bổ nhiệm cán bộ Trong đó, có một số tác phẩm tiêu biểu như: - Khăm Phăn Phôm Ma Thắt (2005), Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt diện Trung ương quản lý ở nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới, Luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng ĐCSVN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [67]. Luận án đã luận giải khái niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm của cán bộ lãnh đạo chủ chốt; đồng thời phân tích, đánh giá thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian qua của đội ngũ cán bộ diện Trung ương quản lý ở nước CHDCND Lào. Luận án đề xuất phương hướng và 6 giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này trong thời gian tới. - Thẩm Vĩnh Hoa, Ngô Quốc Diệu (2008), Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [53]. Công trình nghiên cứu toàn diện, có hệ thống về cán bộ và công tác cán bộ trong thời kỳ cải cách, mở cửa và hội nhập quốc tế. Công trình khẳng định việc thực hiện tốt công tác cán bộ, tuyển chọn được nhân tài là góp phần chấn hưng đất nước. Cuốn sách luận giải cả lý luận và thực tiễn về các khâu trong công tác cán bộ, từ khâu tuyển chọn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí sử dụng nhân tài. Song song các nội dung cần làm tốt nêu trên, cuốn sách cũng nêu rõ tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ, việc thực hiện chế độ nhân sự cán bộ, chính sách cán bộ và trọng dụng nhân tài, tránh chảy máu chất xám, để góp phần chọn lựa được người tài, giữ được người tài và phát huy tố chất chấn hưng đất nước. - Nhiệm Ngạn Thân (Trung Quốc) (2015), “Phát hiện và sử dụng nhân tài”, sách biên dịch, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội [123]. Nội dung cuốn sách
  27. 22 là kinh nghiệm dụng nhân trong suốt quãng đời 40 năm công tác và phấn đấu của tác giả. Đó là sự tổng kết, kiểm nghiệm lại những điều đã làm về: cách dùng người, lựa chọn cán bộ, nghệ thuật lãnh đạo và giá trị của văn hoá, truyền thông đại chúng. Cuốn sách nêu tầm quan trọng của cán bộ: “là nguồn tài nguyên nhân tài quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, là những người được lựa chọn trong hàng nghìn, hàng vạn người”; và cũng chỉ ra “cán bộ cần phải được tôi luyện trong môi trường khắc nghiệt nhất, từ đó thể hiện năng lực của mình”. Tác giả từ những kinh nghiệm của mình, đưa ra một số cách để phát hiện và sử dụng cán bộ có đức, có tài. - Hủm Pheng Xay Nha Lạt (2010), Bổ nhiệm cán bộ diện Ban Thường vụ thành uỷ Viêng Chăn quản lý giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng ĐCSVN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [60]. Luận văn đã luận giải một số vấn đề về lý luận như khái niệm về bổ nhiệm; cán bộ diện Ban Thường vụ thành uỷ Viêng Chăn quản lý. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và chỉ ra được nguyên nhân mặt mạnh và hạn chế của bổ nhiệm cán bộ diện Ban thường vụ Thành uỷ Viêng Chăn quản lý, tác giả đã đề xuất 07 giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng bổ nhiệm đội ngũ cán bộ này trong giai đoạn hiện nay. - Sam Lan Phan Kha Vong (2015), “Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay”, luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng ĐCSVN, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh [114]. Luận án đã luận giải một số vấn đề về lý luận và thực tiễn của việc xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước CHDCND Lào, đưa ra khái niệm về đội ngũ cán bộ này. Luận án đã nêu được thực trạng; tổng kết hai kinh nghiệm và từ đó, đã nêu ra một số giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh của nước CHDCND Lào đến năm 2025.
  28. 23 - Chu La Phông Say Da Đệt, (2017), Nâng cao năng lực quản lý nhà nước của ĐNCB chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Bò Kẹo, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, Tạp chí Quản lý nhà nước [23]. Bài báo đề cập tính cấp thiết nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho ĐNCB chủ chốt cấp huyện ở Bò Kẹo. Từ việc đánh giá đúng thực trạng, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho ĐNCB này trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu này giúp NCS bổ sung thêm những kiến thức lý luận, thực tiễn cần thiết để xây dựng luận án. - Tập Cận Bình (2018), Tập Cận Bình về quản lý đất nước (tập 1), Nxb CTQG Sự thật, Nxb Ngoại văn Trung Quốc, Hà Nội [11]. Quyển sách tập hợp các bài viết, các bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình. Quyển sách chia làm 18 nội dung với 631 trang, ghi lại một cách sinh động thực tiễn Đảng Cộng sản Trung Quốc do đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân lãnh đạo, hạt nhân đoàn kết dẫn dắt toàn đảng và nhân dân xây dựng và phát triển đất nước. Nội dung thứ 18 - Nâng cao trình độ lãnh đạo của Đảng, đồng chí Tập Cận Bình đã xác định việc cần kíp là: ra sức lựa chọn, bồi dưỡng cán bộ tốt mà Đảng và nhân dân cần. Đây là những kiến thức lý luận và thực tiễn quan trọng giúp NCS đánh giá các vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp mà đề tài luận án nghiên cứu. 1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về cán bộ và công tác cán bộ trong quân đội - P.I.Các-pen-cô (chủ biên) (1981), Giáo trình Công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô, BQP Liên Xô [97]. Cuốn sách được giải dạy tại các học viện quân sự ở Liên Xô, nội dung chủ yếu về công tác xây dựng tổ chức đảng, tổ chức chính trị xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chính trị nói riêng. Giáo trình chỉ rõ cán bộ chính trị là những người tiến hành công tác cán bộ, công tác chính trị; mang tinh thần của Đảng, kỷ luật của Đảng, lòng kiên định và dũng cảm của Đảng để thực hiện mục
  29. 24 tiêu đã đặt ra. Cán bộ tổ chức, chính trị có vai trò quan trọng trong thực hiện xây dựng đội ngũ cán bộ, là người chịu trách nhiệm về công tác tổ chức, cán bộ và về tình hình công tác đảng, công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang Liên Xô. - Trương Tử Nghị (chủ biên) (1986), Giáo trình công tác đảng, công tác chính trị trong học viện, nhà trường Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc trong thời kỳ đổi mới, Nxb Đại học Quốc phòng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc phát hành lần thứ nhất (tháng 6-1986), lần thứ hai (tháng 10-1987) [88]. Bản dịch tiếng Việt do Dương Minh Hào và Dương Thuỳ Trang, Cục Bảo vệ An ninh, Tổng cục Chính trị, Quân đội nhân dân Việt Nam dịch năm 1998. Cuốn sách tổng hợp của nhiều nội dung hướng dẫn về hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, đề cập đến vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tổ chức đảng trong quân đội; những vấn đề giáo dục, đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ Quân Giải phóng nhân dân Trung quốc với yêu cầu, nội dung khá toàn diện cả về phẩm chất, năng lực và phương pháp làm việc. Cuốn sách khẳng định vị trí quan trọng của cán bộ: “Con người là gốc của mọi sản nghiệp, đối với quân đội, công tác cán bộ là cái gốc của công tác xây dựng quân đội, xây dựng hiện đại hoá quân đội phải dựa vào cán bộ”. Cuốn sách đề ra nhiều nội dung nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, trên cơ sở phải nắm chắc đường lối, chính sách của Đảng và quán triệt, chấp hành chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên; xây dựng tinh thần đoàn kết; phải kiên trì nguyên tắc tính đảng; phát huy vai trò của cơ quan chính trị trong thực hiện tốt nghiệp vụ công tác đảng, công tác chính trị, chú trọng vào công tác cán bộ. - Đảng Cộng sản Trung Quốc (2001), “Toàn thư công tác Đảng vụ”, Nxb nghiên cứu Trung Quốc, Bắc Kinh (bản dịch) [43]. Cuốn sách với các nội dung hướng dẫn nghiệp vụ công tác đảng, công tác chính trị của Đảng Cộng sản Trung quốc với định hướng xây dựng đội ngũ lãnh đạo hạt nhân đủ phẩm chất, nhân cách và năng lực. Chú trọng đồng bộ các khâu của công tác cán bộ, nhất là
  30. 25 giới thiệu, khảo sát, đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Cuốn sách thể hiện quan điểm coi trọng công tác tiến cử cán bộ một cách dân chủ, rộng rãi cả vào quy hoạch và trước khi bổ nhiệm. Nhiều hướng dẫn và giải pháp nâng cao thu hút người tài ở mọi lĩnh vực, mở rộng đối tượng thu hút, có nhiều chính sách trọng dụng nhân tài. - Kham Din Xẻn Kham Vông Sả (2002), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn phòng BQP Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Xây dựng ĐCSVN, Học viện Chính trị Quân sự, BQP [65]. Tác giả đã khẳng định tầm quan trọng và tính tất yếu của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn phòng BQP QĐND Lào; đi sâu phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ này và đề xuất 05 giải pháp lớn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn phòng BQP QĐND Lào trong giai đoạn hiện nay. - Bun Thăn Chăn Tha Lim Ma (2004), Bồi dưỡng năng lực công tác của đội ngũ cán bộ ở Cục Chính sách Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Xây dựng ĐCSVN, Học viện Chính trị Quân sự, BQP [21]. Tác giả khẳng định vị trí, vai trò, chức năng của đội ngũ cán bộ ở Cục Chính sách đối với công tác chính sách cán bộ và chính sách khác trong QĐND Lào. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả rút ra nguyên nhân và làm rõ kinh nghiệm. Đồng thời, đề xuất một số giải pháp chủ yếu để bồi dưỡng năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ này. - Seng Nuôn Xay Nha Lạt (2012), Về tiêu chuẩn cán bộ cấp chiến lược trong Quân đội nhân dân Lào hiện nay, Tạp chí Quốc phòng toàn dân [115]. Bài viết đã nêu một số tiêu chuẩn về đạo đức và năng lực của cán bộ cấp chiến lược trong QĐND Lào hiện nay. Tiêu chuẩn cán bộ không tự nhiên mà có, phải qua huấn luyện, rèn luyện, thử thách, đào tạo và bồi dưỡng trưởng thành. Từ đó, tác giả đã nêu nhiều biện pháp góp phần làm cho cán bộ cấp chiến lược trong QĐND Lào đủ phẩm chất, năng lực và tiêu chuẩn cán bộ đáp ứng và thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao.
  31. 26 1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT 1.3.1. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu (kể cả trong nước và nước ngoài) dưới dạng sách chuyên khảo, sách tham khảo, đề tài khoa học, các bài báo đã được công bố liên quan đến đề tài luận án đã có những đóng góp lớn về mặt khoa học. Thể hiện trên những kết quả chủ yếu như sau: Thứ nhất, nhóm công trình nghiên cứu về cán bộ, đội ngũ cán bộ Nhìn chung, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án cho thấy bức tranh khá đầy đủ, toàn diện cả lý luận và thực tiễn về cán bộ, về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Các vấn đề về lý luận như: khái niệm, vị trí, vai trò của cán bộ; quan niệm và phân loại cán bộ; những yêu cầu về phẩm chất đạo đức và năng lực cán bộ. Từ khảo sát thực tiễn, các công trình đã đánh giá thực trạng về cán bộ, đội ngũ cán bộ, làm rõ những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân; xác định mục tiêu, phương hướng và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Những vấn đề về lý luận và thực tiễn nêu trên về cán bộ và đội ngũ cán bộ sẽ được tác giả luận án kế thừa, vận dụng trong thực hiện công trình nghiên cứu của mình. Thứ hai, nhóm công trình về công tác cán bộ và công tác bổ nhiệm cán bộ Các công trình nghiên cứu về công tác cán bộ và công tác bổ nhiệm cán bộ đã đi sâu nghiên cứu các khâu, các nội dung cụ thể của công tác cán bộ như: công tác quy hoạch, luân chuyển cán bộ; công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; công tác đánh giá, sử dụng cán bộ; công tác bổ nhiệm cán bộ và thực hiện chính sách đối với cán bộ. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, các công trình đã đánh giá thực trạng các khâu, các nội dung của công tác cán bộ với nhiều đối tượng cán bộ cụ thể, làm rõ những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân; xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng các mặt công tác cán bộ. Những vấn đề về lý luận và thực tiễn về công tác
  32. 27 cán bộ và công tác bổ nhiệm đội ngũ cán bộ là những tài liệu tham khảo có giá trị trong thực hiện công trình nghiên cứu của mình. Thứ ba, nhóm công trình nghiên cứu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam Các công trình khoa học ở trong nước đã tập trung bàn về các nội dung, các khâu của công tác cán bộ nói chung và công tác cán bộ trong quân đội nói riêng; đi sâu nghiên cứu về vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ quân đội, chức năng, nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy và tổ chức đảng đối với việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên, cán bộ chính trị, chính ủy, chính trị viên. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài đã tập trung làm rõ sự cần thiết, cũng như vị trí, vai trò, nội dung, nguyên tắc tiến hành CTĐ, CTCT; trong đó có các nội dung tiến hành công tác cán bộ. Các công trình khoa học nêu trên đã có những đóng góp cả về mặt lý luận và thực tiễn. Qua tổng quan các công trình khoa học có liên quan cho thấy: các công trình khoa học đã nghiên cứu về cán bộ, đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ và công tác bổ nhiệm cán bộ với các đối tượng, thuộc nhiều chuyên ngành, có phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, chuyên sâu về vấn đề đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP. Bởi vậy, đề tài luận án là một vấn đề độc lập, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố. Nghiên cứu sinh kế thừa phương pháp tiếp cận và một số nội dung cơ bản về lý luận và thực tiễn có liên quan để hoàn thành luận án của mình. 1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết Trên cơ sở quan điểm, lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của ĐCSVN, nghị quyết, quy chế, quy định của QUTW về cán bộ, công tác cán bộ nói chung và công tác bổ nhiệm cán bộ nói riêng, kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan, luận án tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sau:
  33. 28 Một là, luận giải làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn công tác bổ nhiệm, đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP. Trong đó, chú trọng xác lập và làm rõ khái niệm, nội dung và phương thức đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP. Hai là, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện, viện nghiên cứu được bổ nhiệm và thực trạng đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP từ năm 2010 đến nay; làm rõ những ưu điểm, khuyết điểm và nguyên nhân; rút ra những kinh nghiệm trong đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP. Ba là, phân tích, dự báo những yếu tố tác động đến đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP. Xác định phương hướng và yêu cầu đẩy mạnh đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP giai đoạn hiện nay (đến 2020). Bốn là, đề xuất những giải pháp chủ yếu, khả thi đẩy mạnh đổi mới công tác bổ nhiệm cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP giai đoạn hiện nay (đến 2030).
  34. 29 Chương 2 ĐỔI MỚI CÔNG TÁC BỔ NHIỆM CÁN BỘ DIỆN QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ Ở CÁC HỌC VIỆN VÀ VIỆN NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG VÀ CÁN BỘ DIỆN QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ Ở CÁC HỌC VIỆN, VIỆN NGHIÊN CỨU TRỰC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG 2.1.1. Quân ủy Trung ương và Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương 2.1.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Quân ủy Trung ương và Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương * Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Quân ủy Trung ương Quân ủy Trung ương là cơ quan lãnh đạo của ĐCSVN trong QĐND Việt Nam. Theo Điều lệ Đảng, QUTW do Bộ Chính trị chỉ định, bao gồm một số Ủy viên BCHTW công tác trong Quân đội và một số Ủy viên BCHTW công tác ngoài quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo của BCHTW mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương ĐCSVN. Đồng chí Tổng Bí thư là Bí thư QUTW [35, tr.44]. Đứng đầu QUTW là Bí thư QUTW, do đồng chí Tổng Bí thư ĐCSVN làm đảm nhiệm. Phó Bí thư QUTW do đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng BQP đảm nhiệm. Số lượng, cơ cấu Uỷ viên QUTW, tuỳ từng nhiệm kỳ, thường có từ 20 - 22 đồng chí, gồm: Tổng Bí thư; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Bộ trưởng BQP; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; các đồng chí Thứ trưởng BQP, Phó Tổng tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, tư lệnh hoặc chính uỷ quân chủng, tư lệnh hoặc chính uỷ quân khu, Giám đốc Học viện Quốc phòng Nhiệm kỳ 2015 - 2020, có 22 đồng chí được chỉ định vào QUTW. Quân ủy Trung ương thực hiện chế độ tập thể quyết định, cá nhân phụ trách. Trong đó, quyết định tập thể đối với vấn đề lớn như chủ trương, chương trình, kế hoạch thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhiệm vụ quân sự,
  35. 30 quốc phòng, các biện pháp xây dựng quân đội, các vấn đề về công tác cán bộ trong quân đội. QUTW lãnh đạo, chỉ đạo Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam và thông qua Tổng cục Chính trị để lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng và hệ thống chính uỷ, chính trị viên, cơ quan chính trị các cấp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị nhằm xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, làm cơ sở để xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện. Theo Quy định số 59-QĐ/TW, ngày 22 tháng 12 năm 2016 của Bộ Chính trị về “Tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam”, QUTW có chức năng: “Nghiên cứu, đề xuất trình BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, cơ yếu; lãnh đạo mọi mặt trong Quân đội” [14, tr.4]. Cũng theo quy định trên, QUTW có các nhiệm vụ: Một là, nghiên cứu, đề xuất trình BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, cơ yếu, kế hoạch phòng thủ đất nước, phương án tác chiến chiến lược; phương hướng, nhiệm vụ xây dựng, củng cố nền quốc phòng toàn dân, xây dựng Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ; những chủ trương lớn về công tác đảng, công tác chính trị; chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Quân đội và những vấn đề khác mà QUTW đề nghị BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, quyết định. Hai là, phối hợp và hướng dẫn các cấp ủy địa phương, đảng đoàn, ban cán sự đảng, các đảng ủy trực thuộc Trung ương thực hiện nghị quyết, chỉ thị của BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên vững mạnh và thực hiện chính sách hậu phương quân đội Ba là, lãnh đạo xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở Bốn là, xây dựng Đảng bộ Quân đội vững mạnh, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình Lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân
  36. 31 đội. Năm là, lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện kiểm tra, giám sát đối với tổ chức đảng trực thuộc và đảng viên thuộc diện QUTW quản lý; thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền. Sáu là, lãnh đạo công tác hậu cần, kỹ thuật, tài chính, kế hoạch - đầu tư, xây dựng công nghiệp quốc phòng Bảy là, lãnh đạo công tác tình báo quốc phòng, Cơ yếu Chính phủ. Lãnh đạo Quân đội lao động sản xuất, làm kinh tế đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước [14, tr.4-6]. * Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương Ban Thường vụ QUTW, tùy từng nhiệm kỳ, được quyết định số lượng nhân sự cụ thể, thường có từ 6 - 7 đồng chí. Cơ cấu nhân sự gồm các đồng chí: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng BQP, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng thường trực BQP, Thứ trưởng BQP phụ trách công tác hậu cần, kế hoạch - đầu tư, tài chính, kinh tế; Thứ trưởng BQP phụ trách công tác tình báo, cơ yếu và đối ngoại. Thường vụ QUTW nhiệm kỳ 2015 - 2020 gồm có 07 đồng chí [Phụ lục 2]. Theo Quy định số 59-QĐ/TW, chức năng của Ban Thường vụ QUTW được xác định: “(1) Nghiên cứu, đề xuất để QUTW thảo luận, tham mưu với BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, cơ yếu; (2) Quyết định các chủ trương, giải pháp lãnh đạo mọi mặt trong Quân đội; (3) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp mà QUTW đã quyết định”. Cũng theo quy định trên, Ban Thường vụ QUTW có các nhiệm vụ: “(1) Chuẩn bị nội dung và triệu tập hội nghị QUTW; (2) Báo cáo QUTW kết quả những công việc đã triển khai thực hiện giữa hai kỳ họp QUTW và những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, tình hình Quân đội; (3) Đề xuất chủ trương, giải pháp lãnh đạo để QUTW thảo luận, quyết định; (4) Cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định, chương trình, kế hoạch công tác của BCHTW, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và QUTW; (5) Ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo để triển khai các mặt công tác và chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc
  37. 32 cấp ủy cấp dưới thực hiện; (6) Thông qua kế hoạch phòng thủ, phương án tác chiến chiến lược do BQP trực tiếp chỉ đạo; (7) Lãnh đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng và quy định của BCHTW; (8) Báo cáo Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết quả thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, tình hình Quân đội, Dân quân tự vệ và hoạt động của QUTW; (9) Thông báo tình hình đến các ủy viên QUTW và các cấp ủy trực thuộc; giải quyết công việc hằng ngày của QUTW .” [14, tr.7]. 2.1.1.2. Trách nhiệm và quyền hạn quản lý cán bộ của Quân ủy Trung ương và Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương * Trách nhiệm, quyền hạn quản lý cán bộ của Quân ủy Trung ương Theo Quy chế Công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 29 tháng 5 năm 2018 (gọi tắt là Quy chế công tác cán bộ 2018), trách nhiệm và quyền hạn quản lý cán bộ của QUTW được xác định cụ thể như sau: “Một là, cùng với việc thực hiện chức năng tham mưu cho Đảng về công tác cán bộ quân đội, QUTW chịu trách nhiệm trước Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc chấp hành các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương, chính sách, quyết định của Đảng về cán bộ và công tác cán bộ trong quân đội. Hai là, quyết định các chủ trương, chính sách về cán bộ và công tác cán bộ trong quân đội theo nghị quyết, chỉ thị của BCHTW Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng. Ba là, giới thiệu cán bộ quân đội tham gia BCHTW Đảng, ứng cử bầu đại biểu quốc hội; quy hoạch các chức danh Bộ trưởng, Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thứ trưởng BQP. Bốn là, đề nghị Bộ Chính trị về việc nhận xét đánh giá, đề bạt, bổ nhiệm, miễn miện, thôi giữ chức, kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, thôi phục vụ tại ngũ đối với các chức vụ và cấp bậc quân hàm thuộc diện Bộ Chính trị trực tiếp quyết định. Năm là, quyết định uỷ quyền và phân cấp quản lý cán bộ cho Thường vụ QUTW, các cấp uỷ đảng trong quân đội; giao Tổng cục Chính trị thẩm định và xét duyệt một số vấn đề cụ thể về cán bộ. Sáu là, quyết định nhân sự bầu Ủy ban Kiểm tra QUTW, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra QUTW .” [106, tr.9-10].
  38. 33 * Trách nhiệm, quyền hạn quản lý cán bộ của Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương Cũng theo Quy chế công tác cán bộ 2018, trách nhiệm và quyền hạn quản lý cán bộ của Ban Thường vụ QUTW được xác định: “Một là, chịu trách nhiệm trước QUTW về lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, chỉ thị, quyết định của BCHTW Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và QUTW về cán bộ và công tác cán bộ trong quân đội. Hai là, giới thiệu nhân sự bầu Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm và uỷ viên uỷ ban kiểm tra QUTW Ba là, xây dựng quy hoạch cán bộ chỉ huy, quản lý các đơn vị trực thuộc BQP. Bốn là, trình QUTW những nội dung về cán bộ và công tác cán bộ thuộc quyền quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng và QUTW. Năm là, đề nghị Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc nhận xét đánh giá, bổ nhiệm, miễn nhiệm, thôi giữ chức, kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, thôi phục vụ tại ngũ đối với các chức vụ thuộc thẩm quyền quyết định của Ban Bí thư Sáu là, xét duyệt, đề nghị hoặc giới thiệu cấp có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, thôi giữ chức các chức vụ theo quy định của pháp luật. Bảy là, quyết định điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thôi giữ chức, đình chỉ các chức vụ: Giám đốc, chính ủy học viện trực thuộc BQP (trừ Học viện Quốc phòng); phó giám đốc, phó chính uỷ học viện trực thuộc BQP; Giám đốc (Viện trưởng), Phó Giám đốc (Phó Viện trưởng) viện trực thuộc BQP; Cục trưởng (Chủ nhiệm), Phó Cục trưởng (Phó Chủ nhiệm) Cục Chính trị; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Huấn luyện - đào tạo; Cục trưởng Cục Hậu cần - Kỹ thuật; chủ nhiệm khoa giáo viên, Viện trưởng Viện Khoa học quân sự thuộc Học viện Quốc phòng ” [106, tr.10-19]. 2.1.2. Các học viện, viện nghiên cứu và đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy học viện, viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng 2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng Theo Luật Tổ chức chính phủ năm 2016, BQP là một cơ quan trực thuộc Chính phủ Việt Nam; có chức năng tham mưu cho Đảng và Nhà nước
  39. 34 Việt Nam về đường lối, nhiệm vụ quân sự, quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; quản lý nhà nước về lĩnh vực quân sự, quốc phòng trong phạm vi cả nước; quản lý và điều hành QĐND Việt Nam và lực lượng dân quân tự vệ; thực hiện nhiệm vụ chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc và Nhân dân, phòng thủ quốc gia. Bộ Quốc phòng đặt dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và sự quản lý của Chính phủ. Về tổ chức biên chế, BQP có nhiều đơn vị đầu mối trực thuộc: Bộ Tổng tham mưu và các tổng cục; các quân khu, quân đoàn, quân chủng, binh chủng; các học viện, nhà trường; các trung tâm, viện nghiên cứu; các doanh nghiệp quân đội, Trong số các đơn vị trực thuộc BQP, có 12 học viện và viện nghiên cứu, bao gồm: (1) Học viện Quốc phòng, (2) Học viện Lục quân, (3) Học viện Chính trị, (4) Học viện Hậu cần, (5) Học viện Kỹ thuật quân sự, (6) Học viện Quân y, (7) Viện Chiến lược quốc phòng, (8) Viện Lịch sử Quân sự, (9) Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, (10) Viện Quan hệ quốc tế về quốc phòng, (11) Viện Thiết kế BQP, (12) Viện Y học cổ truyền Quân đội. Các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP hoạt động dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của QUTW; sự quản lý, điều hành trực tiếp của BQP. Mỗi học viện, viện nghiên cứu có chức năng, nhiệm vụ cụ thể khác nhau, nhưng đều có chức năng, nhiệm vụ chung là: Tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục - đào tạo cho các loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong và ngoài quân đội; Nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai kết quả nghiên cứu phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; Thực hiện hợp tác quân sự, quốc phòng với quân đội và chính phủ các nước. Ngoài ra, các học viện và viện nghiên cứu thực hiện các nhiệm vụ khác của một đơn vị Quân đội như: tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống, chăm lo sức khỏe bộ đội; tiến hành công tác dân vận, tham gia giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương đóng quân. Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao và yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn, tổ chức biên chế của các học viện và viện nghiên cứu được Bộ trưởng BQP quyết định cụ thể. Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức bộ máy của các học
  40. 35 viện và viện nghiên cứu được tổ chức theo mô hình chung của các học viện, viện nghiên cứu trong quân đội. Hệ thống tổ chức bộ máy bao gồm: (1) Đối với các học viện có: ban giám đốc; các cơ quan chức năng tham mưu (cơ quan chính trị, cơ quan đào tạo, văn phòng, cơ quan khoa học quân sự, cơ quan thông tin khoa học quân sự, cơ quan hậu cần, cơ quan kỹ thuật ); các khoa giáo viên, các viện nghiên cứu trực thuộc học viện; các đơn vị quản lý học viên; các đơn vị phục vụ, bảo đảm. (2) Đối với các viện nghiên cứu có: ban giám đốc; các cơ quan chức năng tham mưu (cơ quan chính trị, cơ quan tham mưu - kế hoạch, văn phòng, cơ quan khoa học quân sự, cơ quan thông tin khoa học quân sự, cơ quan hậu cần, cơ quan kỹ thuật ); các viện, các phòng nghiên cứu trực thuộc, các đơn vị phục vụ, bảo đảm 2.1.2.2. Đảng uỷ, ban thường vụ đảng ủy học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng * Chức năng, nhiệm vụ của đảng ủy học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng Các đảng uỷ học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP là đảng ủy trực thuộc QUTW. Theo Quy định số 59-QĐ/TW, đảng uỷ học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP có chức năng: “Lãnh đạo mọi mặt các đơn vị thuộc quyền; nghiên cứu, đề xuất với cấp ủy cấp trên những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và CTĐ, CTCT” [14, tr.8]. Cũng theo Quy định số 59-QĐ/TW, các đảng uỷ học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP có nhiệm vụ: Một là, nghiên cứu, đề xuất với QUTW những nội dung, biện pháp để thực hiện chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của QUTW về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và tiến hành CTĐ, CTCT. Hai là, lãnh đạo đơn vị chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của đảng uỷ, mệnh lệnh của cấp trên, nghị quyết đại hội đảng bộ và nghị quyết của cấp ủy cấp mình. Ba là, giáo dục, xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên và quần chúng trong
  41. 36 đơn vị Đấu tranh chống các quan điểm sai trái; phòng, chống sự suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống. Bốn là, xây dựng các tổ chức đảng và chi bộ trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu cao Năm là, lãnh đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả CTĐ, CTCT và hiệu lực chế độ một người chỉ huy gắn với chế độ chính ủy, chính trị viên trong quân đội. Sáu là, lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát. Kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và đảng viên. Bảy là, lãnh đạo nâng cao chất lượng huấn luyện - đào tạo, trình độ sẵn sàng chiến đấu, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện Tám là, lãnh đạo công tác hậu cần, kỹ thuật, tài chính, kế hoạch - đầu tư [14, tr.8-9]. * Chức năng, nhiệm vụ của ban thường vụ đảng ủy học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng Theo Quy định số 59-QĐ/TW, ban thường vụ đảng uỷ học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP có các chức năng: “Nghiên cứu, đề xuất để đảng ủy thảo luận, tham mưu với cấp trên những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ chính trị và CTĐ, CTCT; quyết định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo xây dựng đảng bộ và thực hiện nhiệm vụ của đơn vị. Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chủ trương, biện pháp mà đảng ủy đã quyết định” [14, tr.10]. Ban thường vụ đảng uỷ học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP có nhiệm vụ: 1) Chuẩn bị nội dung và triệu tập hội nghị đảng ủy; báo cáo đảng ủy kết quả những công việc đã triển khai thực hiện giữa hai kỳ họp đảng ủy và những vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ chính trị, tình hình đơn vị, đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo để đảng ủy thảo luận, quyết định. 2) Cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên và của đảng ủy; ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo để triển khai các mặt công tác trong đảng bộ. 3) Lãnh đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng và quy định của BCHTW. 4) Báo cáo cấp trên về tình hình đảng bộ và đơn vị; thông báo tình hình đến các đảng ủy viên và cấp ủy trực thuộc. 5) Giải quyết công việc hằng ngày của đảng ủy [14, tr.11-12].
  42. 37 * Cơ cấu tổ chức của đảng ủy và ban thường vụ đảng ủy học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng Ở học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP thành lập đảng bộ trực thuộc Đảng bộ Quân đội. Các đảng bộ học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP là đảng bộ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng. Đảng ủy học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP là cấp ủy trực thuộc QUTW, có số lượng từ 9 đến 17 ủy viên. Theo quy định của Điều lệ Đảng, cấp ủy đảng ở cấp nào do đại hội đảng bộ cấp đó bầu; hội nghị đảng ủy bầu ban thường vụ, số lượng của ban thường vụ không quá một phần ba tổng số cấp ủy viên cùng cấp. Theo đó, số lượng của ban thường vụ đảng ủy học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP có từ 3 đến 5 ủy viên. Hiện tại, các đảng bộ học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP có 188 tổ chức đảng trực thuộc, trong đó có 239 đảng bộ cơ sở trực thuộc và 892 chi bộ cơ sở với tổng số 14.969 đảng viên [Phụ lục 6]. Đại hội đại biểu đảng bộ nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã bầu được 172 đồng chí ủy viên ban chấp hành, 12 bí thư, 12 phó bí thư, có 60 đồng chí là ủy viên ban thường vụ các đảng ủy học viện, viện nghiên cứu. Các đồng chí uỷ viên thường vụ đảng uỷ nhiệm kỳ 2015 - 2020 có độ tuổi trung bình là 55,1; trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cao: 98,3% sau đại học (GS, PGS, TS: 73,33%); trình độ cao cấp lý luận chính trị đạt: 98,3%; trung cấp lý luận chính trị đạt 1,7% [Phụ lục 3]. * Trách nhiệm và quyền hạn lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ (theo phân cấp) của đảng ủy và ban thường vụ đảng ủy học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng Theo Quy chế Công tác cán bộ 2018, trách nhiệm và quyền hạn quản lý cán bộ của đảng ủy học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP như sau: “1) Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chủ trương, chính sách, quyết định của cấp trên về cán bộ và công tác cán bộ trong phạm vi phụ trách; quyết định kiểm tra, giám sát công tác cán bộ của cấp ủy trực thuộc. 2) Chuẩn bị nhân sự đảng ủy, ủy ban kiểm tra đảng ủy nhiệm kỳ mới. 3) Tham gia ý kiến về nhân sự đối với cán bộ trong đơn vị giữ các chức vụ, cấp bậc quân hàm
  43. 38 thuộc thẩm quyền trên quyết định và nguồn quy hoạch các chức danh giám đốc, chính ủy, phó giám đốc, phó chính ủy và sĩ quan cấp tướng”. Cũng theo Quy chế trên, trách nhiệm và quyền hạn quản lý cán bộ của ban thường vụ đảng ủy học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP được xác định: “1)Tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định về cán bộ và công tác cán bộ của cấp mình và cấp trên. 2) Giới thiệu nhân sự bầu chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và ủy viên ủy ban kiểm tra đảng ủy cấp mình. 3) Xây dựng quy hoạch cán bộ chỉ huy, quản lý các đơn vị cấp dưới trực thuộc. 4) Đề nghị tuyển chọn, tuyển dụng vào đội ngũ cán bộ; nhận xét, đánh giá phong, thăng, giáng, tước quân hàm, nâng, hạ lương cán bộ, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễm nhiệm, thôi giữ chức đối với cán bộ trong đơn vị giữ chức vụ, cấp bậc quân hàm thuộc thẩm quyền cấp trên quyết định ”[106, tr.47-50]. 2.1.3. Cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng - Quan niệm, vai trò và đặc điểm 2.1.3.1. Quan niệm về cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng Trước đây, cán bộ được hiểu là “toàn bộ những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp, các lực lượng vũ trang, không phân biệt có chức vụ hay không có chức vụ”. Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về nguồn nhân lực, nhất là có cơ chế tuyển dụng, quản lý, thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, trong thời kỳ đổi mới, Nhà nước từng bước định hình khái niệm cán bộ. Năm 2008, Quốc hội nước CHXHCNVN đã thông qua Luật Cán bộ, công chức và thông qua Luật Viên chức năm 2010. Với Luật Cán bộ, công chức: “Cán bộ là công dân Việt Nam được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận và đoàn thể từ Trung ương đến cấp huyện, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách” [110, tr.8-9]. Tại Hội nghị lần thứ chín, BCHTW khóa X (tháng 01-2009), Đảng ta quan niệm: “cán bộ được hiểu một cách tổng thể, theo nghĩa rộng là cán bộ, công
  44. 39 chức, viên chức; không phân biệt cán bộ và công chức theo Luật cán bộ, công chức” [34, tr.197]. Theo đó, đội ngũ cán bộ được chia thành: cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể (tổ chức) chính trị - xã hội; cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong lực lượng vũ trang; cán bộ tham mưu, khoa học, chuyên gia (ở các cơ quan tham mưu, các đơn vị sự nghiệp công lập) và cán bộ quản lý kinh doanh. Trong đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước, cán bộ thuộc lực lượng vũ trang được quy định cụ thể theo Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân Việt Nam. Theo Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, cán bộ quân đội là "người được giao các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy trong lĩnh vực quân sự hoặc nghiên cứu, giảng dạy các chuyên ngành quân sự" [19, tr.119]. Cán bộ quân đội là sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đảm nhiệm cương vị của sĩ quan, trong đó thành phần chủ yếu là sĩ quan. Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam xác định: “Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được nhà nước phong quân hàm cấp uý, cấp tá, cấp tướng” [20, tr.2]. Theo ngành chuyên môn, cán bộ quân đội có cán bộ chính trị, cán bộ quân sự, cán bộ hậu cần, cán bộ kỹ thuật. Theo chức năng, nhiệm vụ, có cán bộ lãnh đạo, chỉ huy; cán bộ nghiên cứu, giảng dạy; cán bộ chuyên môn nghiệp vụ. Theo cấp bậc, quân hàm có cán bộ cao cấp, trung cấp, sơ cấp; cán bộ cấp tướng, cán bộ cấp tá, cán bộ cấp úy. Theo phân cấp quản lý, có cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; có cán bộ diện QUTW quản lý; có cán bộ diện ban thường vụ đảng uỷ đơn vị quản lý. Cũng như đội ngũ cán bộ trong quân đội, ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP có nhiều loại cán bộ: cán bộ lãnh đạo, chỉ huy; cán bộ nghiên cứu; cán bộ giảng dạy; cán bộ chuyên môn: cán bộ chính trị, cán bộ tham mưu, cán bộ hậu cần, cán bộ kỹ thuật. Theo phân cấp quản lý, có cán bộ diện Ban Bí thư quản lý; có cán bộ diện QUTW quản lý; có cán bộ diện đảng uỷ học viện và viện nghiên cứu quản lý.
  45. 40 Về quản lý và quyết định đối với cán bộ trong quân đội, Điều 3. Quy chế Công tác cán bộ năm 2018 xác định: “Thường vụ Quân ủy Trung ương trực tiếp quyết định một số khâu trong nội dung quản lý cán bộ đối với các chức danh đối với cán bộ chỉ huy, quản lý ; giao Tổng cục Chính trị thẩm định và xét duyệt một số vấn đề cụ thể về cán bộ; ủy quyền cấp ủy cấp dưới quyết định một số khác và những chức danh còn lại” [106, tr.8]. Theo Điều 5, Quy chế Công tác cán bộ năm 2018, Thường vụ QUTW quyết định: “điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, thôi giữ chức, đình chỉ các chức vụ: Giám đốc, Chính ủy học viện trực thuộc BQP (trừ Học viện Quốc phòng); Phó Giám đốc, Phó Chính uỷ các học viện trực thuộc BQP; Giám đốc (Viện trưởng), Phó Giám đốc (Phó Viện trưởng) viện trực thuộc BQP; Cục trưởng (Chủ nhiệm), Phó Cục trưởng (Phó Chủ nhiệm) Cục Chính trị; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Huấn luyện - đào tạo; Cục trưởng Cục Hậu cần - Kỹ thuật; chủ nhiệm khoa, Viện trưởng Viện Khoa học quân sự thuộc Học viện Quốc phòng ” [106, tr.10-19]. Theo Điều 6, Quy chế Công tác cán bộ năm 2018, Tổng cục Chính trị xét duyệt, trình Bộ trưởng BQP quyết định các chức danh: Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, phó chủ nhiệm các khoa giáo viên, Phó Viện trưởng Viện Nghệ thuật quân sự, Phó Cục trưởng Cục Hậu cần - Kỹ thuật thuộc Học viện Quốc phòng; Trưởng phòng (Chủ nhiệm) Chính trị, trưởng phòng đào tạo, chủ nhiệm các khoa giáo viên các học viện (trừ Học viện Quốc phòng); chủ nhiệm bộ môn, giám đốc trung tâm, viện trưởng tương đương bộ môn ở Học viện Quân y; Phó viện trưởng viện Khoa học Xã hội và Nhân văn quân sự BQP; Trưởng phòng (Chủ nhiệm) Chính trị, trưởng phòng Tham mưu - Kế hoạch, viện trưởng, chính trị viên các viện thuộc Viện Khoa học và Công nghệ quân sự; Viện trưởng Viện Kỹ thuật công trình đặc biệt, Viện trưởng Viện Tích hợp hệ thống thuộc Học viện Kỹ thuật quân sự [106, tr.20-24]. Theo đó, cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP bao gồm: (1) Phó Giám đốc, Phó Chính uỷ; Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm chính trị; Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Huấn luyện - đào tạo;
  46. 41 Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Hậu cần - Kỹ thuật; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm các khoa giáo viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Nghệ thuật quân sự; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng của Học viện Quốc phòng, (2) Giám đốc, Chính ủy; các Phó giám đốc, Phó chính uỷ; Chủ nhiệm Chính trị, Trưởng phòng đào tạo, chủ nhiệm các khoa giáo viên các học viện; (3) Giám đốc (Viện trưởng), Phó Giám đốc (Phó Viện trưởng); Chủ nhiệm Chính trị, Trưởng phòng Tham mưu - Kế hoạch, Viện trưởng, Chính trị viên viện trực thuộc viện; (4) Chủ nhiệm bộ môn, giám đốc trung tâm, viện trưởng tương đương bộ môn ở Học viện Quân y; Phó viện trưởng viện Khoa học Xã hội và Nhân văn quân sự BQP; Viện trưởng Viện Kỹ thuật công trình đặc biệt; Viện trưởng Viện Tích hợp hệ thống thuộc Học viện Kỹ thuật quân sự. Từ những luận giải trên đây, có thể quan niệm: Cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng là những cán bộ lãnh đạo, chỉ huy giữ các cương vị chủ chốt ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng, do Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trực tiếp quyết định bổ nhiệm, đề bạt, điều động, luân chuyển, kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật và thực hiện các chính sách cán bộ; có vai trò quan trọng trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng. Như vậy, cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP là một bộ phận quan trọng trong hệ thống tổ chức bộ máy của QĐND Việt Nam. Đó là những cán bộ giữ các cương vị chủ trì, chủ chốt ở các học viện và viện nghiên cứu, có vai trò quan trọng (có tính quyết định), trong lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, các mặt công tác của từng học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP. 2.1.3.2. Vai trò của đội ngũ cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng Trong mọi giai đoạn của cách mạng, cán bộ bao giờ cũng giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân tố cơ bản, quyết định sự thành bại của sự nghiệp
  47. 42 cách mạng. Theo C.Mác, muốn thực hiện được tư tưởng thì cần có những cán bộ, người sử dụng lực lượng thực tiễn. V.I.Lênin đã khẳng định: “Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào” [71, tr.473]. Khi đã giành được chính quyền, lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội, Người nhấn mạnh: “Nghiên cứu con người, tìm những cán bộ có bản lĩnh nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn” [72, tr.449]. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đánh giá cao vai trò của đội ngũ cán bộ. Người chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [82, tr.169], “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [82, tr.173]. Vì vậy, sinh thời, Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ và chăm lo giáo dục, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ đức, đủ tài, “vừa hồng”, “vừa chuyên”; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của cách mạng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, ĐCSVN luôn nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của cán bộ và công tác cán bộ. Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, tại Hội nghị lần thứ bảy BCHTW khóa XII, Đảng ta khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, công tác cán bộ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” [41, tr.5]. Thực tiễn cách mạng đã chỉ rõ, mức độ đúng đắn và việc thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã xác định: “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” [40, tr.293]. Đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP là bộ phận hợp thành đội ngũ cán bộ của Đảng và Nhà nước, có đầy đủ vị trí, vai trò quan trọng trên. Là những cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, giữ các cương vị chủ chốt, trọng yếu ở các học viện và viện nghiên cứu, vai trò của đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý được thể hiện cụ thể như sau:
  48. 43 Thứ nhất, đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP trực tiếp giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, trực tiếp là QUTW, sự quản lý, điều hành của BQP. Đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP là những người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu trong các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, chịu trách nhiệm trước QUTW, BQP về hoạt động lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, thực hiện mọi nhiệm vụ được giao. Có vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả việc thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội, xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP tham gia hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về quân sự, quốc phòng và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Tham mưu cho Đảng, Nhà nước, QUTW, BQP những vấn đề về công tác giáo dục - đào tạo; nghiên cứu khoa học; chỉ huy tham mưu; tiến hành CTĐ, CTCT và công tác hậu cần, kỹ thuật trong quân đội. Nghiên cứu phát triển đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự và chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP không chỉ góp phần bảo đảm sức mạnh chiến đấu của quân đội, mà còn góp phần xây dựng tiềm lực quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân và thế trận chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Thứ hai, đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP có vai trò quyết định trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đơn vị, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, nghiên cứu và phát triển khoa học - công nghệ quân sự Việt Nam. Nhiệm vụ chính trị trung tâm của các học viện, viện nghiên cứu trực thuộc BQP là giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học. Đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP là lực lượng nòng cốt
  49. 44 trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các mặt công tác, các nhiệm vụ được giao. Là lực lượng trọng yếu, nòng cốt của đơn vị, đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP trực tiếp nghiên cứu, quán triệt đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực quốc phòng, quân sự; cụ thể hóa thành các nghị quyết, quyết định, chương trình, kế hoạch hành động; lãnh đạo, chỉ huy, tổ chức các cơ quan, đơn vị thực hiện thắng lợi đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; trực tiếp quán triệt và thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao. Thông qua quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức hoạt động thực tiễn, đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP tổng kết thành những kinh nghiệm, góp phần bổ sung, phát triển lý luận, hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, quân sự; nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo và phát triển khoa học - công nghệ quân sự Việt Nam. Thứ ba, đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP có vai trò rất quan trọng trong xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP giữ vai trò nòng cốt trong xây dựng hệ thống tổ chức ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP vững mạnh. Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy lãnh đạo, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên; xây dựng tổ chức chỉ huy, đội ngũ cán bộ và cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các tổ chức quần chúng vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP được đào tạo cơ bản, có kiến thức và hiểu biết về mọi mặt; được rèn luyện, trưởng thành qua hoạt động lãnh đạo, chỉ huy từ các đơn vị cơ sở, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn chiến đấu, công tác; có phẩm chất chính trị, tư
  50. 45 tưởng và năng lực tốt; nhiều đồng chí tuổi còn khá trẻ, có nhiều triển vọng, có thể đảm đương được những vị trí, chức vụ cao hơn. Đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP là lực lượng kế cận, nguồn cán bộ quan trọng bổ sung vào QUTW, thủ trưởng BQP và các ban, ngành trong hệ thống chính trị; đảm nhiệm các vị trí quan trọng của quân đội, của Đảng và Nhà nước trong tương lai. Thứ tư, đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP là hạt nhân chính trị, trung tâm đoàn kết, quy tụ đội ngũ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ trong đơn vị. Đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP là những người chịu trách nhiệm chính trong trong việc lãnh đạo, chỉ đạo, trực tiếp tuyên truyền, giáo dục, hướng dẫn, tổ chức và kiểm tra các hoạt động của cơ quan, đơn vị cấp dưới. Qua đó, phát huy sức mạnh tập thể, động viên cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền ra sức thi đua, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị mình và thực hiện thắng lợi các quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP có vai trò quan trọng trong xây dựng, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong tổ chức cấp ủy, tổ chức Đảng, trong cơ quan, đơn vị. Là cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, giữ cương vị chủ trì, chủ chốt trong đơn vị, phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng; trình độ, năng lực, phương pháp tác phong và uy tín của đội ngũ đó là điều kiện để quy tụ sự đoàn kết, thống nhất trong cấp ủy, tổ chức đảng, trong cơ quan, đơn vị; là cơ sở để bảo đảm sự vững mạnh toàn diện của tổ chức lãnh đạo, chỉ huy. 2.1.3.3. Đặc điểm đội ngũ cán bộ diện Quân ủy Trung ương quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Quốc phòng Đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP trước hết là những cán bộ, sĩ quan, quân nhân. Bởi vậy, họ có đầy đủ những đặc điểm chung của đội ngũ cán bộ, sĩ quan trong QĐND Việt Nam. Họ sống và hoạt động trong môi trường đặc thù về quân sự, được quản lý
  51. 46 chặt chẽ bởi quy định của điều lệnh, điều lệ, kỷ luật và tính chất, nhiệm vụ của quân đội; được tuyển chọn kỹ về lai lịch chính trị gia đình và bản thân; luôn có yêu cầu cao về phẩm chất chính trị và bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức, lối sống, tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và Nhân dân, đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân; có ý thức tổ chức, kỷ luật tự giác, nghiêm minh; sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng, nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao Với cương vị lãnh đạo, chỉ huy chủ chốt của các học viện và viện nghiên cứu, những cán bộ này còn có những đặc điểm riêng. Cụ thể: Một là, đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP vừa là những cán bộ lãnh đạo, chỉ huy cấp chiến dịch, chiến lược, vừa là những cán bộ nghiên cứu, giảng dạy. Trong QĐND Việt Nam, các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP được xác định là đơn vị cấp chiến dịch, chiến lược. Khác với các đơn vị cấp chiến dịch, chiến lược trong toàn quân, chức năng chủ yếu, nhiệm vụ chính trị trung tâm của các học viện, viện nghiên cứu trực thuộc BQP là giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học. Bởi vậy, đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP vừa là những cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, vừa là những cán bộ nghiên cứu khoa học, vừa trực tiếp giảng dạy. Đây là đặc điểm nổi bật, mang đậm nét đặc trưng của cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP. Là những cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý cấp chiến dịch, chiến lược, đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP có nhiệm vụ tham mưu cho QUTW, BQP những vấn đề về công tác giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, về chỉ huy tham mưu, về tiến hành CTĐ, CTCT, về công tác hậu cần, kỹ thuật trong quân đội. Trực tiếp lãnh đạo, chỉ huy, quản lý đơn vị thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP còn là những nhà khoa học đầu ngành, chủ trì nhiều công trình khoa học lớn của Quân đội và Nhà nước, nghiên cứu phát triển đường lối quân sự, chiến lược quốc phòng,
  52. 47 chiến lược quân sự, khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Những cán bộ này có lòng say mê với công tác nghiên cứu, thích tìm tòi, sáng tạo, thể hiện ở khả năng và chất lượng nghiên cứu khoa học; ứng dụng thành tựu vào thực tiễn và hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trung tâm của học viện và viện nghiên cứu. Đồng thời, họ trực tiếp tham gia công tác giảng dạy, truyền thụ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ huy cho các đối tượng học viên; góp phần bồi dưỡng, rèn luyện học viên phát triển toàn diện. Hai là, đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP được đào tạo cơ bản, chính quy, có trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cao. Đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP được đào tạo rất cơ bản, chuyên sâu, cả đào tạo theo chức vụ và đạo tạo theo học vấn. Về đào tạo theo chức vụ, họ được đào tạo cán bộ cấp phân đội, đào tạo cán bộ cấp trung, sư đoàn và đào tạo cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược. Ngoài đào tạo theo chức vụ, họ còn được đào tạo theo học vấn, từ đào tạo cử nhân, kỹ sư, đào tạo thạc sĩ, đến đào tạo tiến sĩ. Họ đào tạo chính quy ở cả trong và ngoài nước; ở các học viện, nhà trường trong và ngoài quân đội; được đào tạo, bồi dưỡng cả về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị. Bởi vậy, hầu hết đội ngũ cán bộ thuộc diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP có trình độ học vấn, chuyên môn cao: 100% có trình độ từ đại học trở lên; trong đó, 94,3% có trình độ sau đại học; có 78,4 % là tiến sĩ; 56,7% là GS, PGS [Phụ lục 4]. Đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP hiện nay cơ bản đã qua đào tạo hoặc hoàn thiện cao cấp lý luận chính trị. Số cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP có trình độ lý luận chính trị cao cấp là 72,4%; trình độ lý luận chính trị trung cấp là 27,6% so với tổng số [Phụ lục 4]. Đội ngũ cán bộ diện QUTW quản lý ở các học viện và viện nghiên cứu trực thuộc BQP rất đa dạng về ngành nghề, chuyên môn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, bao gồm: khoa học nghệ thuật quân sự; khoa học xã hội và nhân văn; khoa học hậu càn quân sự;